TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 387
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP TƯỜNG KÈ TRÊN
HỆ CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐỂ ỔN ĐỊNH BỜ KÈ SÔNG CỔ CHIÊN
CỦA THÀNH PHỐ VĨNH LONG
THE STUDY AND APPLICATION OF SYSTEMS SOLUTIONS EMBANKMENT
WALL ON REINFORCED CONCRETE PILES TO STABILIZE EMBANKMENTS
CO CHIEN RIVER CITY OF VINH LONG
PGS. TS. Võ Phán, KS. Nguyễn Văn Tuấn Anh
Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM
TÓM TẮT
Các công trình kè ven s
5 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng giải pháp tường kè trên hệ cọc bê tông cốt thép để ổn định bờ kè sông cổ chiên của thành phố Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông Cổ Chiên có lớp đất yếu thường có giá trị chuyển vị
ngang lớn. Ngoài ra, việc san lấp sau lưng tường trên đất yếu thường gây độ lún và
gia tăng áp lực lên tường kè. Kết quả mô phỏng đánh giá chuyển vị ngang của công
trình kè sông Cổ Chiên trên đất yếu cho phép rút ra các nhận định hữu ích trong
tính toán thiết kế công trình kè. Vì thế chọn giải pháp tường kè trên hệ cọc bê tông
cốt thép để ổn định nền đất yếu là phù hợp với khu vực ven sông Cổ Chiên.
ABSTRACT
The riverside embankment works Co Chien weak soils usually have large
horizontal displacement values. In addition, filling the back wall on soft ground
subsidence and often causes increased pressure on the embankment wall.
Simulation results evaluate horizontal displacement of the Co Chien River
embankment works on soft soil that allows to draw useful assessment of design
calculations embankment works. So select system solutions embankment wall on
reinforced concrete piles to stabilize the soft ground is suitable for areas along the
Co Chien River.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra ngày càng nhiều và
mỗi lúc càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở khu vực sông Cổ Chiên. Sạt lở bờ sông rất đa
dạng có đoạn sạt lở làm sụp đổ các nhà ở, các công trình cầu đường giao thông, cơ sở
kinh tế ven sông. Nguyên nhân sạt lở ở các khu vực sạt lở cũng khác nhau. Có đoạn sạt
lở do công phá của dòng chảy, do khai thác cát bừa bải, có đoạn sạt lở do diễn biến lòng
sông bên lở bên bồi, dịch chuyển các đoạn cong... Có đoạn sạt lở do con người, chất tải
ra mép bãi sông, xây nhà cửa sát bờ sông, xây dựng cầu giao thông đã làm co hẹp dòng
chảy, dòng lũ. Nên đưa ra giải pháp tường kè trên hệ cọc bê tông cốt thép nhằm để giải
quyết ổn định trên nền đất yếu ven sông.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ĐẤT NỀN
Nghiên cứu về lý thuyết: Nghiên cứu các phương pháp phân tích ổn định và tính
toán lý thuyết về cọc chịu tải trọng ngang theo phương pháp giải tích.
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
388 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Mô phỏng tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn: Sử dụng phương pháp
phần tử hữu hạn bằng phần mền Plaxis để mô phỏng, phân tích sự sức chịu tải ngang
theo mô hình Hardening-Soil.
3. MÔ TẢ CÔNG TRÌNH VÀ TÍNH TOÁN
3.1. Mô tả công trình
Tổng chiều dài kè là 9 km. Kết cấu có cọc bê tông cốt thép kích thước 30 cm x
30 cm, cấp độ bền B22,5, Lcọc = -19,30 m. Dầm mũ có kích thước 50 cm x 50 cm, cấp
độ bền B20. Dầm ngang có kích thước 20 cm x 30 cm, cấp độ bền B20. Sàn dày 0,15 m,
cấp độ bền B20. Tường chắn sóng BTCT để giảm sóng do tàu thuyền và do gió, tường
chắn sóng có kích thước: cao 1,75 m, dày 0,2 m, cấp độ bền B20.
Hình 1. Mặt cắt công trình kè
Hình 2. Mặt bằng công trình kè
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 389
3.2. Cấu tạo địa chất
Lớp 1: Sét hữu cơ màu xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo chảy- chảy, bề dày từ
1 m đến 8 m.
Lớp 2: Cát pha hạt mịn màu xám xanh, đen, trạng thái chặt vừa, bề dày từ 2,5 m
đến 15,3 m.
Lớp 3: Sét màu nâu đỏ, vàng, xám xanh, trạng thái nửa cứng- cứng, bề dày 1,5 m
đến 12 m.
Bảng 1. Chỉ tiêu cơ lý của các loại đất
Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Cát Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
Dung trọng riêng γ kN/m3 19 18,1 19,8 19,5
Góc ma sát trong ϕ độ 30 7,49 27,23 11,6
Lực dính c kN/m2 0,1 12 0,7 2,9
Hệ số thấm Kv cm/s 5x10-2 4,8x10-5 4,4x10-3 4,7x10-5
Độ ẩm tự nhiên W % 22,3 37,2 20,4 22,5
3.3. Mô hình mô phỏng trong plaxis 2D
Hình 3. Mô hình 2D của bài toán
4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Sức chịu tải ngang của cọc theo tiêu chuẩn Việt Nam 10304-2014
Chuyển vị ngang y0 và góc xoay ψ0, tại cao trình đầu cọc
3 4 3
0 0 0 1,332 1,05 10 3, 263 7,37 10 3,8 10 ( )HH HMy H x M x x x x x mδ δ − − −= + = + =
4 4 3
0 0 0 1,332 7,37 10 3, 263 8, 44 10 3,7 10 ( )MH MMH x M x x x x x radψ δ δ − − −= + = + =
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
390 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Chuyển vị ngang y0 và góc xoay ψ0, tại cao trình đỉnh kè
3 3
0 0 0
0 0 0
3 3
3 3
3 2
1,332 2,45 3,263 2,453,8 10 3,7 10 2,45 0,028( )
3 1957,5 2 1957,5
n
H l Mly xl
EI EI
x xx x x m
x x
ψ
− −
Δ = + + +
= + + + =
2
0 0
0
2
3 3
2
1,332 2,45 3, 263 2,453,7 10 9,8 10 ( )
2 1957,5 1957,5
Hl Ml
EI EI
x xx x rad
x
ψ ψ
− −
= + +
= + + =
4.2. Kết quả theo mô hình trong plaxis 2D
Hình 4. Lưới biến dạng của bài toán
Hình 5. Chuyển vị ngang của hàng cọc trong và ngoài
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 391
Chuyển vị ngang tại cao trình đỉnh kè theo Plaxis 2D hàng cọc trong 48,929x10-
3(m) và hàng cọc ngoài 48,934x10-3(m).
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
1. Khi tính toán chuyển vị ngang của cọc theo giải tích và phần mềm Plaxis kết
quả tính toán theo Plaxis chênh lệch khoảng 70% so với giải tích (theo giải tích là
28x10-3m và theo phần mềm 48x10-3m).
2. Chuyển vị ngang của 2 hàng cọc tại đỉnh kè trên hệ cọc gần như nhau
48,929x10-3(m) và 48,934x10-3(m).
3. Chuyển vị ngang theo kết quả mô phỏng lớn nhất tại độ sâu 6,1 m so với đỉnh
kè.
5.2. Kiến nghị
1. Lựa chọn các giải pháp xử lý nền nhằm giảm áp lực đất theo phương ngang và
đảm bảo điều kiện ổn định công trình.
2. Việc phân tích tính toán kè cần thiết tính tải trọng động và sóng va chạm vào
kè.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Võ Phán, Phan Lưu Minh Phượng (2010), Cơ học đất, Nhà xuất bản Xây Dựng.
2. PGS. TS. Châu Ngọc Ẩn (2010), Cơ học đất, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
3. PGS. TS. Bùi Trường Sơn (2011), Địa chất công trình, NXB Đại học quốc gia Tp Hồ Chí
Minh.
4. TCVN 10304:2014, Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.
5. Wood D.M (1990), Embankments on soft clays, Ellis Horwood.
6. Đỗ Văn Đệ (2010), Phần mềm Plaxis ứng dụng vào tính toán các công trình Thủy công,
NXB Xây dựng.
Người phản biện: GS. TSKH. Nguyễn Văn Thơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ung_dung_giai_phap_tuong_ke_tren_he_coc_be_tong_c.pdf