Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng gây mê chó bằng Zoletil 50 để thực hiện phẫu thuật ngoại khoa trong điều kiện Việt Nam: ... Ebook Nghiên cứu ứng dụng gây mê chó bằng Zoletil 50 để thực hiện phẫu thuật ngoại khoa trong điều kiện Việt Nam
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 11959 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ứng dụng gây mê chó bằng Zoletil 50 để thực hiện phẫu thuật ngoại khoa trong điều kiện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
-----------&-----------
bïi thÞ phîng liªn
Nghiªn cøu øng dông g©y mª chã b»ng Zoletil 50 ®Ó thùc hiÖn phÉu thuËt ngo¹i khoa trong ®iÒu kiÖn ViÖt Nam
LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
Chuyªn ngµnh: Thó y
M· sè: 60.62.50
Ngêi híng dÉn khoa häc: ts. Vò nh qu¸n
Hµ néi - 2008
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ cha tõng ®îc ai c«ng bè trong bÊt k× c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T«i xin cam ®oan r»ng c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®· ®îc chØ râ nguån gèc. Mäi sù gióp ®ì ®· ®îc c¶m ¬n.
T¸c gi¶ luËn v¨n
Bïi ThÞ Phîng Liªn
Lêi c¶m ¬n
Më ®Çu cña LuËn v¨n cho t«i xin ®îc ch©n thµnh c¶m ¬n sù gióp ®ì cña c¸c thÇy, c« gi¸o Bé m«n Ngo¹i – S¶n, c¸c thÇy, c« gi¸o trong Khoa Thó y; c¸c thÇy, c« gi¸o Khoa sau §¹i häc, Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi, cïng toµn thÓ c¸c thÇy, c« gi¸o ®· gi¶ng d¹y t«i trong thêi gian häc Cao häc ë nhµ trêng, ®Æc biÖt, t«i xin c¶m ¬n TS. Vò Nh Qu¸n, ThÇy gi¸o ®· tËn t×nh híng dÉn, gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn LuËn v¨n.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n phßng kh¸m thó y 191 ¢u C¬ - T©y Hå – Hµ Néi cïng b¹n bÌ ®ång nghiÖp gÇn xa vµ gia ®×nh ®· gióp ®ì ®éng viªn t«i hoµn thµnh ch¬ng tr×nh häc tËp cao häc vµ hoµn thµnh LuËn v¨n tèt nghiÖp.
Hµ Néi, ngµy 16 th¸ng 12 n¨m 2008
T¸c gi¶
Bïi ThÞ Phîng Liªn
Môc lôc
Lêi cam ®oan i
Lêi c¶m ¬n ii
Môc lôc iii
Danh môc c¸c b¶ng v
Danh môc c¸c biÓu ®å viii
DANH MỤC VIẾT TẮT
P : Thể trọng con vật
AND : Acid deoxyribonucleic
Danh môc c¸c b¶ng
STT
Tªn b¶ng
Trang
4.1 Sự thay đổi thân nhiệt khi gây mê bằng đường tiêm tĩnh mạch 36
4.2 Sự thay đổi tần số hô hấp khi gây mê bằng đường tiêm tĩnh mạch 38
4.3 Sự thay đổi tần số tim mạch khi gây mê bằng đường tiêm tĩnh mạch 40
4 Sự thay đổi thân nhiệt khi gây mê bằng đường tiêm bắp 42
4.5 Sự thay đổi tần số hô hấp khi gây mê bằng đường tiêm bắp 44
4.6 Sự thay đổi tần số tim mạch khi gây mê bằng đường tiêm bắp 46
4.7 Sự thay đổi thân nhiệt khi gây mê bằng đường tiêm dưới da 49
4.8 Sự thay đổi tần số hô hấp khi gây mê bằng đường tiêm dưới da 51
4.9 Sự thay đổi tần số tim mạch khi gây mê bằng đường tiêm dưới da 53
4.10 Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học khi gây mê liều 0,1ml/kg P 56
4.11 Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học khi gây mê liều 0,2 ml/kg P 57
4.12 Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học khi gây mê liều 0,3 ml/kg P 58
4.13 Thời gian mê của chó 61
4.14 Tác động của thuốc mê trong một số trường hợp phẫu thuật ngoại khoa 63
Danh môc c¸c biÓu ®å
STT
Tªn biÓu ®å
Trang
4.1 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi thân nhiệt khi gây mê bằng tiêm tĩnh mạch 37
4.2 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tần số hô hấp khi gây mê bằng tiêm tĩnh mạch 39
4.3 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tần số tim mạch khi gây mê bằng tiêm tĩnh mạch 41
4.4 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi thân nhiệt khi gây mê bằng tiêm bắp 43
4.5 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tần số hô hấp khi gây mê bằng tiêm bắp 45
4.6 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tần số tim mạch khi gây mê bằng tiêm bắp 47
4.7 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi thân nhiệt khi gây mê bằng tiêm dưới da 50
4.8 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tần số hô hấp khi gây mê bằng tiêm dưới da 52
4.9 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tần số tim mạch khi gây mê bằng tiêm dưới da 54
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, chó được con người thuần hoá và coi như người bạn gần gũi, thân thiện. Chó dễ nuôi, trung thành với chủ, các giác quan rất phát triển, thông minh và có tính thích nghi cao với những điều kiện sống khác nhau, do vậy chó được nuôi phổ biến trên khắp thế giới. Những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, do vậy việc nuôi chó để giữ nhà, làm kinh tế, làm cảnh và đặc biệt hơn là để làm bạn được quan tâm và chú ý trong mỗi gia đình ở nước ta. Chính vì nhu cầu cao cho các mục đích khác nhau mà thời gian gần đây có rất nhiều giống chó ngoại được nhập vào nước ta làm phong phú thêm về số lượng và chủng loại các giống chó. Bên cạnh đó, nhu cầu của người nuôi chó về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp cho chó cũng ngày một cao và đa dạng. công việc đòi hỏi người bác sỹ thú y trực tiếp điều trị phải thành thạo tất cả những kỹ năng thăm khám, chẩn đoán, thực hiện những phẫu thuật ngoại khoa từ đơn giản đến phức tạp. Đối với động vật, một công tác không thể thiếu trong điều trị ngoại khoa chính là công tác gây mê. Thuốc gây mê làm cho động vật chìm vào trạng thái yên tĩnh, giúp cho bác sỹ thú y dễ dàng thăm khám bệnh, con vật hoàn toàn an toàn trong quá trình thực hiện các ca phẫu thuật khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm ra thuốc gây mê, có rất nhiều loại thuốc đã được giới thiệu, nhưng không phải loại thuốc nào cũng đạt hiệu quả cao và dễ dàng sử dụng. Có những loại gây ra rất nhiều phản ứng phụ không mong muốn, có những loại không gây cho con vật trạng thái mê sâu, có những loại liều gây mê và liều gây chết rất gần nhau nên không an toàn…Bởi vậy, tìm ra một loại thuốc gây mê tốt luôn là mục đích của các nhà khoa học cũng như các bác sỹ điều trị trực tiếp. Thuốc gây mê cho động vật tốt cần đạt những tiêu chuẩn như sau:
- Tạo được trạng thái mê sâu khi sử dụng
- Gây giãn cơ
- Làm con vật mất cảm giác đau
- An toàn và đào thải nhanh.
Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc gây mê dùng cho động vật được những nhà sản xuất có uy tín giới thiệu là có hiệu quả rất tốt. Xuất phát từ nhu cầu điều trị và mong muốn tìm ra một loại thuốc gây mê thích hợp trong điều kiện hoạt động thú y tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng gây mê chó bằng Zoletil 50 để thực hiện phẫu thuật ngoại khoa trong điều kiện Việt Nam”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát những thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng của chó khi gây mê bằng thuốc Zoletil 50
- Ảnh hưởng của Zoletil 50 đến một số chỉ tiêu huyết học
- Xác định được thời gian mê tương ứng với liều lượng thuốc mê sử dụng
- Áp dụng để thực hiện các phẫu thuật.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là một số giống chó nội và ngoại được nuôi phổ biến tại nước ta hiện nay: Chó ta, Fox, Bec-giê, Bocxer, Tây Ban Nha, Nhật, Bull dog, Damatien, Rottweiler, Poodle, Golden, Labrado.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu phần nào đánh giá được hiệu quả sử dụng thuốc gây mê Zoletil 50 trong phẫu thuật ngoại khoa.
- Đề ra liều lượng và đường đưa thuốc thích hợp đối với từng trường hợp phẫu thuật ngoại khoa để ca phẫu thuật đạt hiệu quả tốt cả về điều trị lẫn kinh tế
2. TỔNG QUAN
2.1. Thuốc mê
2.1.1. Định nghĩa
Thuốc mê là thuốc có tác dụng ngừng tạm thời hoạt động của các chức phận bị chi phối trực tiếp bởi hệ thần kinh trung ương, trừ các trung khu hô hấp, tuần hoàn ở hành tuỷ.
Ý nghĩa của việc sử dụng thuốc mê là làm cho người và động vật mất hết linh cảm và cảm giác đau, mất phản xạ vận động, làm mềm các cơ trơn, tạo điều kiện cho phẫu thuật được dễ dàng.
2.1.2. Các học thuyết và cơ chế tác dụng của thuốc mê
Mặc dù đã có lịch sử rất lâu, nhưng cơ chế của thuốc mê đến nay vẫn chưa được giải thích đầy đủ.
Học thuyết của Meyer và Overton, 1901: thuốc mê hoà tan được trong nước và mỡ nên thấm và tế bào thần kinh.
Học thuyết về sức căng bề mặt của Traube, 1904: Thuốc mê làm giảm sức căng bề mặt nên gắn vào tế bào thần kinh.
Học thuyết của Hober, 1907: Thuốc mê làm giảm tính thấm của màng tế bào.
Theo Shane, 1958- Thuốc mê làm thay đổi sự vận chuyển ion cần thiết cho sự khử cực của tế bào thần kinh.
Học thuyết của Quastel, 1952: Thuốc mê làm giảm sử dụng oxy của tế bào thần kinh.
Theo Larnabee và Holaday, 1952: Thuốc mê làm giảm sự dẫn truyền các synap thần kinh.
Học thuyết của Pauling, 1961: thuốc mê tạo nên các hydrat vi tinh thể hoặc các clathrat trong hệ thống thần kinh trung ương, tụ thành các vi tinh thể không dẫn. Thuyết này dề cập tới mối liên quan giữa các phân tử của thuốc mê với những phân tử nước trong não.
Theo Clement và Wilson, 1962: thuốc mê làm thay đổi các men oxy-phosphoryl hoá. [3] [2]
2.1.3. Động học của thuốc mê:
Sự phân bố của các thuốc mê trong cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Đường đưa thuốc: tiêm tĩnh mạch và qua đường hô hấp, thuốc có mặt ngay tức thời, nhanh đạt nộng độ cao trong huyết tương. Nếu tiêm bắp nồng độ thuốc có tác dụng trong huyết tương đạt chậm hơn.
Khả năng phân bố của thuốc: thuốc có thể phân bố theo 2 pha
+ Pha 1: Các thuốc tác động nên hệ thần kinh trung ương có khả năng hoà tan nhiều trong lipid sẽ nhanh chóng đạt nồng độ cao trong não và các mô bào có nhiều mao quản tới như: tim, gan, thân. Các mô bào này chỉ chiếm 7% trọng lượng cơ thể nhưng lại có tới 70% lượng máu từ tim đi tới. Do vậy, hàm lượng thuốc đạt ngưỡng tác dụng gây mê trong não xẩy ra rất nhanh. Ví dụ: Ở người chỉ khoảng 40 giây thuốc đã vào trong não.
+ Pha 2: Sự phân bố thuốc kéo dài khoảng vài phút. Trong thời gian này nồng độ thuốc trong não rất cao, theo tuần hoàn thuốc cũng đi đến những mô bào khác. Trước tiên thuốc đến các cơ bắp, sau đó đến những mô bào ít mao quản hơn: mỡ và các tổ chức còn lại (chiếm khoảng 43% trọng lượng cơ thể). Lượng thuốc có mặt trong cơ và các mô bào khác nhiều hay ít, nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào loại thuốc mê, đường đưa thuốc, liều lượng và mục đích điều trị.
Khả năng thải trừ thuốc: thuốc mê bay hơi thải trừ trực tiếp không qua biến đổi, thuốc khác tham gia biến đổi ở gan, thải ra ngoài qua nước tiểu và phân. Lượng thuốc từ các mô bào: cơ, mỡ sẽ trở lại huyết tương theo tuần hoàn đến nơi tác dụng vào gan, thân thải ra ngoài.[2] [4]
2.1.4. Các loại thuốc mê:
* Một thuốc mê lý tưởng cần đạt được 5 yêu cầu sau:
- Khởi mê và giải mê nhanh, thuốc ít hay không có tác dụng phụ, không gây tai biến khi gây mê. Sau mê con vật tỉnh nhanh, nhanh hồi phục sức khoẻ.
- Nhanh chóng đạt được độ mê sâu
- Có tác dụng giãn cơ thích hợp cho phẫu thuật.
- Có phạm vi an toàn rộng.
- Liều trung bình không gây độc cho bệnh súc.
Các thuốc mê không bay hơi tiêm tĩnh mạch phối hợp với các thuốc giãn cơ phần nào đạt được 3 tiêu chuẩn đầu. Trong lâm sàng, khi gây mê cho gia súc dạ dày đơn, hay phối hợp các thuốc mê bay hơi với các thuốc mê không bay hơi nhưng phải giảm bớt liều lượng, do vậy 2 tiêu chuẩn sau cũng được đáp ứng.[13] [17]
2.1.4.1. Các thuốc mê theo đường hô hấp:
Thuốc mê bay hơi có tác dụng không chỉ trên động vật cao cấp mà còn có tác dụng trên cả đơn bào, tế bào thực vật, do thuốc làm mất cảm giác, mất vận động, ngừng trao đổi chất, ức chế hô hấp tế bào một cách có hồi phục. Khi ngừng cho thuốc, mọi hoạt động sinh lý lại trở lại bình thường. Đối với thuốc mê bay hơi, tính chất vật lý của thuốc có liên quan đến tác dụng gây mê hơn là công thức cấu tạo. Thuốc càng dễ bay hơi, tác dụng gây mê càng nhanh.
Thuốc mê bay hơi làm giảm hô hấp tế bào, giảm sử dụng năng lượng, giảm tính thấm của màng neuron thần kinh với Na+; làm chậm phát sinh điện thế màng, ngừng hoạt động của synap thần kinh, dẫn đến gián đoạn xung động thần kinh ở các tế bào trung gian.
Trong nhóm này gồm 2 loại:
- Thuốc mê dạng khí: dinitơ oxyt, cyclopropan…
- Thuốc mê lỏng, bay hơi: ete, clorofoc, etylclorua, halothan, tricloetylen…
Có thể tóm tắt đặc điểm của một số thuốc mê như sau:
Dinitơ oxyt (N2O)
Là chất khí không màu, không mùi, vị hơi ngọt. Tỷ trọng (so với không khí) là 1,527. Dễ tan trong nước và trong dầu mỡ. Không bắt cháy, không gây nổ. Tác dụng tại chỗ, không gây kích thích. Trong gây mê có rất nhiều ưu điểm. Giai đoạn kích thích ngắn, không gây nôn. Kích thích nhẹ hô hấp và tuần hoàn. Không có tác dụng thứ phát. Không độc đối với thai. Nhược điểm là không làm giãn cơ nhiều, dễ làm ngạt tế bào nên cần phối hợp với 20% oxy. Thường hay dùng kết hợp với Halothan, ete, bacbiturat…
Cyclopropan (C3H6)
Là chất khí không màu, mùi ete. Tỷ trọng (so với không khí) là 1,879. Có thể bắt cháy và nổ. Không gây kích thích cục bộ. Tác dụng giảm đau và giãn cơ tốt. Ức chế hô hấp, ức chế trực tiếp gây loạn nhịp tim. Không ảnh hưởng đến gan, thận. Có tác dụng gây mê nhanh, chóng tỉnh sau mê. Thường dùng 4-20% phối hợp oxy. Gây mê tốt cho ngựa, lừa, dê cừu, lợn, chó, mèo…
Ete (C2H5-O-C2H5)
Là chất lỏng, không màu, mùi đặc biệt, vị cay, dễ bay hơi, dễ bắt cháy, tan trong 10 phần nước, tan tốt trong rượu, clorofoc, các dầu. Điểm sôi là 3405. Phải đựng trong lọ màu, nút kín vì nếu gặp không khí, ánh sáng, dễ chuyển thành peroxyl etyl. Ete gây mê phải thật tinh khiết, trung tính.
Có tác dụng sát trùng nhẹ. Khi bôi lên da, niêm mạc gây kích ứng. Làm giảm đau và giãn cơ tốt. Kích thích nhẹ hệ thần kinh giao cảm nên làm tăng nhẹ huyết áp. Ít tan trong máu nên thời kỳ đầu của mê tương đối dài. Giai doạn kích thích rõ. Nồng độ gây mê là 90-130mg/100ml máu. Nồng độ làm ngừng hô hấp là 130-170mg/100ml máu. Ete gây tiết dịch mạnh ở niêm mạc đường hô hấp, gây phản xạ co thắt thanh quản và nôn. Dùng atropin sulphat làm chất tiền mê để chống lại những tác dụng phụ đó. Ở giai đoạn phẫu thuật thuốc có tác dụng gây giãn cơ rất tốt. Thuốc thải trừ nhanh chủ yếu qua đường hô hấp, một ít qua da và thận. Một phần rất nhỏ được giữ lại trong cơ thể (4-5 ngày), nên chú ý khi mổ thịt gia súc có mùi ete.
Tác dụng trên các loài gia súc được ghi nhận như sau:
- Trâu bò: không nên sử dụng vì gây tiết dịch nhiều, nôn nhiều dẫn dến gây ngạt, viêm phổi…ngoài ra còn gây chương hơi dạ cở.
- Lợn: không dùng vì giai đoạn kích thích rất mạnh, gây tai biến. Cần dùng chất tiền mê.
- Chó, mèo: giai đoạn kích thích kéo dài vì thế dùng phối hợp rượu: clorofoc: ete theo tỷ lệ 1:2:3
- Thỏ: dùng tốt, không gây tai biến.
- Gia cầm không dùng vì ức chế trung khu hô hấp.
Nếu bị trúng độc con vật sẽ bị ức chế trung khu hô hấp làm ngừng hô hấp dẫn đến tử vong. Bởi vậy chúng ta phải lưu ý những vấn đề sau:
- Gây mê: chỉ dùng gây mê cho chó, mèo, thỏ.
- Gây phản kích thích các trung khu ở hành não, dùng phối hợp với camphora theo tỷ lệ 1:4.
- Gây tê cục bộ
- Làm dung môi hoà tan: iodfoc, alcaloit, mỡ…
- Chống chỉ định trong các bệnh tim mạch, gan, thận và các bệnh đường hô hấp. Không dùng đối với con vật già yếu, suy nhược.
- Cho thuốc theo đường hô hấp: trung bình 3-4ml/kg P.
Clorofoc (CHCL3)
Là chất lỏng, không màu, trung tính, mùi đặc biệt, vị nồng và ngọt. Ít tan trong nước (1:200). Tan tốt trong rượu, ete. Hoà tan các chất mỡ và một số chất vô cơ và hữu cơ. Không bắt cháy. Phải bảo quản trong lọ kín, tối màu. Dưới tác dụng của ánh sáng, không khí sẽ biến đổi thành photgen độc:
CHCL3 + 1/2O2 → COCL2 (photgen) + HCL
Clorofoc gây kích ứng da và niêm mạc. Tác dụng lâu tại chỗ sẽ bị tụ máu, rát, đau. Lúc đầu kích thích các đầu mút thần kinh cảm giác, sau đó hạ thấp cảm giác đau cục bộ. Nếu dùng lâu sẽ gây hoại tử nơi cho thuốc. Tác dụng mê nhanh hơn ete, giai đoạn kích thích ngắn. Ức chế mạnh giao cảm nên gián tiếp làm cường phó giao cảm, làm chậm nhịp tim, đồng thời ức chế trung tâm vận mạch, làm giãn mạch và hạ huyết áp, chậm tuần hoàn. Kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng tiết dịch có thể gây tắc thở, viêm phổi. Ở nồng độ cao gây ngừng hô hấp do phản xạ. Dễ gây ngất. Sau gây mê có thể gây viêm phổi, suy tim, gan, thận.
Clorofoc hấp thu được qua da, niêm mạc. Trong cơ thể hầu như không bị phân huỷ, hấp thu vào các tổ chức và được giữ nhiều trong các tổ chức chứa nhiều lipoit. Có thể tồn trong cơ thể 5-12 ngày. Thuốc được thải trừ qua phổi và thận. Thuốc ảnh hưởng lớn đến chất lượng thịt.
Thuốc tạo ra tác dụng khác nhau trên các loài gia súc khác nhau:
- Trâu bò: giai đoạn kích thích ngắn nhưng rất mạnh. Các tuyến dịch tiết nhiều gây nôn, viêm phổi sau mê. Gây chướng hơi dạ cỏ, không nên dùng.
- Ngựa: giai đoạn kích thích rất mạnh, ảnh hưởng nhiều đến tim và hô hấp. Cần gây mê cơ sở trước bằng chloralhydrat, morphin. Dùng morphin kết hợp với atropin sulphat: 0,1g morphin + 0,05g atropoin hoà tan trong 10ml nước cất, tiêm dưới da 30 phút trước khi gây mê.
- Lợn: giai đoạn khích thích ngắn, tác dụng mê sâu, ít xảy ra tai biến.
- Chó: Thường dùng phối hợp với ete theo tỷ lệ 1:3
- Mèo: Không dùng vì phản ứng rất mạnh
- Gia cầm: có thể dùng gây mê nhanh.
Khi sử dụng quá liều lượng, thuốc sẽ làm con vật bị trúng độc, gây giảm hô hấp và hoạt động tim, gây mê sâu dễ dẫn đến gây ngừng thở và ngất. Có thể gây ngừng tim trực tiếp.Chữa bằng tiêm các thuốc kích thích hô hấp(cobelin, hỗn hợp camphora – ete…). Trong trường hợp ngừng tim, tiêm adrenalin 0,1% trực tiếp vào tim, cho thở bằng oxy, xoa bóp tim…Ngoài ra thuốc còn có thể dùng trong một số trường hợp như
- Làm giảm đau do viêm cơ, xương, thấp khớp. Trộn với dầu thông hoặc metyl salixylat 1:1, xoa bóp.
- Cho ngửi chữa trúng độc strychnin và các chất kích thích thần kinh trung ương
- Chữa động kinh, co giật
- Bảo quản nước tiểu
- Dung môi hoà tan các chất hữu cơ
- Chống chỉ định các bệnh tim mạch, gan, thận…các gia súc già, gầy yếu, gia súc chuẩn bị giết thịt.
Liều lượng sử dụng: Liều gây mê không quá 3-4ml/kg thể trọng (P)
Ngựa 30-90ml; Lợn 8-15ml; chó 1-4 ml.
Halothan (Fluothan)
Là chất lỏng, bay hơi, không mầu, mùi clorofoc. Thuốc không bốc cháy, ít tan trong nước, tan tốt trong lipoit. Cần bảo quản trong lọ kín, tránh ánh sáng để không tạo thành hơi photgen độc.
Halothan không gây kích ứng da và niêm mạc. Có tác dụng làm giảm đau bề mặt. Tác dụng gây mê gấp 2 lần clorofoc, 4 lần mạnh hơn ete. Gây mê không ngắn hơn ete nhưng thời gian tỉnh nhanh hơn. Dễ sử dụng, ít kích thích niêm mạc đường hô hấp, ít gây buồn nôn. Nồng độ thấp không ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn, nhưng nồng độ đạt được đến giảm đau và giãn cơ thì gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim và giảm hô hấp do tác dụng ức chế hành não và trực tiếp lên tim. Đào thải nhanh khỏi cơ thể. Sau 10 giờ không còn vết trong tổ chức, không ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
- Ngựa: Dùng tốt. Nên gây mê cơ sở bằng các bacbiturat
- Lợn: Giai đoạn kích thích gây run cơ, nôn. Nên dùng chất tiền mê
Khi trúng độc, con vật bị giảm và rối loạn nhịp tim, ức chế hô hấp, gây ngất.
Liều lượng sử dụng: gây mê kín hoặc nửa kín với đậm độ ban đầu là 2-3%, sau giảm xuống 0,8-0,3%
Metoxyfluran
Là chất lỏng trong suốt, không màu, mùi đặc biệt, vị ngọt. Không tan trong nước, tan trong cồn, ete, clorofoc. Tác dụng gây mê yếu hơn halothan nhưng mạnh hơn clorofoc và ete. Tác dụng xảy ra muộn và thời gian hồi tỉnh chậm. Không có giai đoạn kích thích.Trâu bò và ngựa dùng tốt. Gây mê sâu hơi khó. Dùng được cho các loại gia súc khác.
Thuốc gây ra một số tác dụng phụ là làm giảm nhẹ huyết áp, ức chế nhẹ hô hấp. Có thể gây ảnh hưởng tới gan. Liều lượng: 0,02ml/kg P/1 phút. Không dùng với súc vật già yếu.
Etyl clorua (Kelen; Kaethylium chloratum)
Là chất lỏng không màu, rất dễ bay hơi, ít tan trong nước, dễ tan trong rượu và ete. Dễ bắt cháy, cần được bảo quản trong lọ kín, thành dầy. Thuốc có tác dụng gây tê tại chỗ vì bốc hơi nhanh, dùng khi trích nhọt, áp-xe nông. Không gây kích ứng niêm mạc. Không độc đối với phổi và thận nhưng độc với tim và gan. Không làm giãn cơ hoàn toàn, chỉ dùng gây mê nông trong các phẫu thuật nhỏ.
Tricloetylen (Trilen)
Là chất lỏng, mùi gần như clorofoc, ít độc hợn clorofoc. Không bắt cháy, không tan trong nước, tan trong lipoit. Phản ứng với với xút tạo ra dicloaxetylen độc. Phải dùng lối gây mê nửa kín. Bốc hơi nhanh nên có tác dụng gây tê tại chỗ.
Thường dùng phối hợp với dinitơ oxyt. Không gây nôn và bệnh súc tỉnh nhanh sau mê. Không dùng gây mê sâu vì thời gian mê ngắn.
Enflurane (ethrane):
Là dung dịch trong suốt, không màu, không bốc cháy.Thuốc có tác dụng gây mê kém hơn halothane.Chỉ số an toàn lớn, không gây độc cho các tổ chức.
Khả năng kích thích cơ tim mẫn cảm với adrenalin kém hơn so với các thuốc khác nên ít gây loạn nhịp tim. Thuốc an thần ít gây nguy hiểm.
Có thể gây trạng thái kích thích quá mẫn đối với mèo.
Trong thời gian gây mê, đặc biệt khi mê sâu có thể dẫn đến tai biến shock giống như phản ứng thuốc (hay gặp trên người).
2.1.4.2. Các thuốc gây mê ngoài đường hô hấp:
Thuốc ngủ hay các thuốc mê dùng ngoài đường hô hấp có tác dụng ức chế các chức phận dẫn truyền thần kinh của hệ lưới não giữa mà vai trò của nó là dẫn dắt và chọn lọc những thông tin từ ngoại vi vào vỏ não. Do vậy não không nhận được các kích thích từ ngoại vi vào.
Khi vào cơ thể thuốc ngủ còn làm tăng tích luỹ acid γ – amino butyric acid (GABA) và glycocol (glycin) ở giữa các tế bào thần kinh trung gian của não. Các chất này ức chế tiền synap.
Các thuốc mê không bay hơi đã có sự liên quan tương đối chặt chẽ giữa tác dụng dược lý với cấu trúc hoá học phân tử của thuốc. Khi thay đổi công thức phân tử của thuốc sẽ làm thay đổi độ ion hoá và độ tan của thuốc trong lipit. Kết quả sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu của thuốc vào não và ái lực của thuốc với lipit trong cơ thể gia súc cũng bị thay đổi theo.
Thuốc được dùng bằng các cách: cho uống, thụt trực tràng , tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch…Trong thú y được dùng nhiều hơn so với các thuốc mê đường hô hấp vì có nhiều ưu điểm. Cho thuốc đơn giản, thuận tiện hơn, không cần các máy móc hiện đại và nhiều người tham gia gây mê. Giai đoạn mê xảy ra nhanh hơn và thường bỏ qua giai đoạn hưng phấn. Tránh được các hiện tượng nôn, tiết dịch…Thuận tiện trong phẫu thuật răng, hàm, mặt.
Thiopental natri:
Đây là dạng chất bột kết tinh nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, tan trong nước. Ra không khí màu hồng. Ở dạng dung dịch dễ bị phá huỷ (không để quá 4 h)
Tác dụng dược lý của thuốc là kích thích cục bộ nơi cho thuốc. Khi tiêm tĩnh mạch có tác dụng gây mê . Liều thấp có tác dụng gây mê kéo dài 15-20 phút, liều cao 30-40 phút. Giai đoạn kích thích ngắn và yếu. Thuốc kích thích trung tâm hô hấp và tuần hoàn ở hành tuỷ gây giảm huyết áp, giảm hô hấp, tăng tiết nước bọt. Có thể dùng gây mê cho nhiều loại gia súc. Chú ý ở trâu bò gây chướng hơi dạ cỏ. Ở ngựa giai đoạn kích thích mạnh và gây nhịp thở chane-stock.. Sử dụng quá liều thuốc sẽ gây trúng độc cho con vật: ngạt thở, rối loạn nhịp tim, có thể ngừng hô hấp. Chữa bằng các thuốc kích thích thần kinh trung ương như cafein, camphora, strychnin…
Liều lượng sử dụng: Tiêm bắp: trâu bò: 0,01-0,015ml/kg P. Ngựa 0,0075-0,015ml/kg P. Lợn 0,005-0,01ml/kgP.
Pentobacbitan natri:
Đây là chất bột kết tinh nhỏ mầu vàng, vị đắng. Tan trong nước và cồn, không tan trong ete. Không phối hợp với các acid và cloralhydrat. Tác dụng gây mê dài hơn thiopentan natri (30-60 phút), giai đoạn kích thích ngắn. Có ức chế trung khu hô hấp và tuần hoàn ở hành tuỷ. Ở súc vật nhai lại gây chướng hơi dạ cỏ. Dùng gây mê sau khi đã dùng các thuốc tiền mê. Giải độc, làm yên tĩnh trong trúng độc các thuốc kích thích thần kinh trung ương.
Liều lượng
- Cho uống: dê, cừu 0,04-0,06/ kg P; lợn 0,01-0,6/kgP
- Tiêm tĩnh mạch: trâu bò 0,015-0,03/kg P; ngựa 0.015-0.03/kg P; lợn 0,012-0,03/kgP.
Uretan (NH2 – CO – O – C2H5)
Đây là chất kết tinh, không màu, vị đắng, hoà tan trong nước, cồn, ete, clorofoc, glycerin, dầu mỡ. Thuốc có tác dụng gây ngủ và gây mê xảy ra chậm, kéo dài. Dùng lặp lại nhiều lần sẽ gây tích luỹ. Thuốc có tác dụng lợi niệu. Dùng gây mê tốt cho súc vật thí nghiệm.
Liều lượng
- Tiêm tĩnh mạch: chó (kết hợp MgSO4) 0,3/kg P, mèo , thỏ 0,1/kg P
- Cho uống: chó 1,0-1,5/kgP, mèo 0,75/kgP, thỏ 0,75-1/kgP
Chloral hydrat (Chloratum hydratum) CCl3 – CH(OH)2
Là chất kết tinh trắng trong, mùi đặc biệt, vị đắng. Dễ tan trong nước, cồn, ete, clorofoc và dầu mỡ. Ở ngoài không khí dế chảy nước. Ở dạng dung dịch dễ bị phân huỷ. Khi tác dụng trên da và niêm mạc gây kích ứng mạnh. Dùng dung dịch đậm đặc gây viêm da, có thể hoại tử tổ chức. Cho uống gây nôn, đi lỏng, xung huyết niêm mạc bộ máy tiệu hoá. Dùng thụt trực tràng cũng gây xung huyết. Vì vậy cho uống phải dùng dung dịch loãng 1%. Dùng thụt trực tràng phải trộn với các thuốc nhầy như thảo mộc, paraphin…
Chloral hydrat được hấp thu dễ dàng qua niêm mạc đường tiêu hoá, đặc biệt hấp thu nhiều ở trực tràng. Dùng thụt trực tràng có tác dụng nhanh hơn cho uống. Tiêm tĩnh mạch có tác dụng gây mê rất nhanh tránh được giai đoạn kích thích. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương phụ thuộc vào hàm lượng thuốc trong máu. Liều gây mê sâu rất gần với liều độc, gây ảnh hưởng tới hô hấp và vận chuyển máu. Lúc đầu hô hấp rõ và sâu, sau đó yếu và trở nên nhát ngừng. Cloral hydrat ức chế trung khu vận mạch làm nhịp tim giảm, huyết áp hạ. Thân nhiệt hạ từ 3-50C do ức chế trung khu điều hoà thân nhiệt.
Khi trúng độc gây rối loạn hô hấp, liệt hô hấp. Ức chế hoạt động tim, hạ huyết áp, thân nhiệt giảm mạnh Chữa trúng độc camphora, cafein, strychnin…cho thở oxy và xoa dầu nóng toàn thân.
Trên các loại gia súc khác nhau thuốc cho tác dụng khác nhau
- Trâu bò: làm giảm nhu động dạ cỏ, gây chướng hơi dạ cỏ, ức chế hô hấp nhiếu ở liều gây mê sâu. Chỉ dùng gây mê nông.
- Ngựa: có ít tác dụng phụ. Gây mê sâu có ảnh hưởng hô hấp. Nên dùng phối hợp các thuốc mê khác.
- Lợn: dùng gây mê tốt
- Chó, thỏ: dùng gây mê tốt.
- Mèo: rất mẫn cảm với cloranhydrat-ít dùng
Sử dụng thuốc trong các trường hợp gây ngủ, giảm đau và gây mê. Chống co giật trong các trường hợp: trúng độc strychnin và các thuốc kích thích thần kinh trung ương khác. Không sử dụng trong các trường hợp con vật bị yếu tim, gan, thận.
Liều lượng
- Tiêm tĩnh mạch: Trâu bò 0,06-0,08/kgP; ngựa 0,08-0,1/kgP; lợn 0,1-0,12/kg P; chó 0,2-0,25/kgP; mèo 0,2/kg P
- Cho uống: Trâu bò 0,08-0,1/kgP; ngựa 0,08-0,1/kgP; lợn 0,13/kgP; Chó 0,25/kgP
- Thụt trực tràng: trâu bò 0,16/kgP; ngựa 0,1-0,16/kgP; chó 0,5-0,6/kgP
Cồn etylic (spiritus aethelicus): C2H5OH
Đây là chất lỏng không màu, mùi thơm đặc biệt. Hoà lẫn trong nước và các dung môi hữu cơ (ete, clorofoc, axeton…) sôi ở 780C, dễ bắt cháy. Nồng độ cồn trong nước tương ứng với độ cồn. Những tác dụng dược lý của thuốc được ghi nhận là:
- Tác dụng sát trùng do cồn làm đông vón protein vi khuẩn. Cồn 700 có tác dụng sát trùng tốt nhất. Nếu nồng độ cồn cao hơn làm đông vón lớp protein vi khẩn bề mặt, tạo thành lớp màng chắn làm cồn không tác dụng xuống lớp sâu được. Nếu nồng độ cồn thấp hơn không đủ tiêu diệt một số loài vi khuẩn.
- Tác dụng lên da và niêm mạc: do bay hơi nên gây cảm giác lạnh. Khi ngăn chặn sự bay hơi cồn ngấm sâu vào các tổ chức bên trong kích thích vào các đầu mút thần kinh cảm giác gây cảm giác tê dẫn đến tác dụng giảm đau. Nồng độ cồn cao có thể gây hoại tử.
- Tiêm dưới da gây kích ứng. Cồn 300 làm tăng thân nhiệt, 400 gây viêm, trên 600 gây hoại tử tổ chức.
- Cho uống: Kích thích đầu mút thần kinh cảm giác ở xoang miệng và đường tiêu hoá; gây tiết nước bọt, tăng tiết dịch đường tiêu hoá, tăng nhu động dạ cỏ.
Khi cho uống cồn được hấp thu nhanh qua niêm mạc dạ dày (20-40%), ruột non, ruột già. Sau khi uống vài phút rượu đã có mặt trong máu. Được phân bố đều trong máu, qua được hàng rào máu não, qua được nhau thai. Trong cơ thể phần lớn bị oxy hoá nhờ alchol-dehydrogenaza (AD) và aldehyt-oxydaza (AO). 85-95% lượng cồn được chuyển hoá, 0,5-5% thải nguyên vẹn qua phổi, 0,1-10% qua thận. Cồn được thải trừ hết 18 tiếng sau khi uống.
Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương giống như các loại thuốc mê khác, thể hiện các giai đoạn của quá trình mê. Giai đoạn kích thích kéo dài. Giai đoạn mê đến chậm. Khi nồng độ cồn trong máu đạt đến 0,8‰ não bị ức chế không kiểm soát được các trung tâm, phản xạ tuỷ sống chậm. 2‰ tác dụng giảm đau, say. 3‰ say hoàn toàn, phản xạ rối loạn. 4‰ rượu tác dụng lên hành não làm ngừng tim, liệt trung tâm hô hấp gây chết. Ở liều lượng thấp làm tăng huyết áp và tăng cường độ hô hấp. Với liều gây mê làm giảm hô hấp và huyết áp. Do dễ hoà tan trong nước nên phân tán đều trong cơ thể. Không chỉ tích luỹ trong các tổ chức lipit mà còn trong cơ và phủ tạng. Để có tác dụng gây mê cần một lượng rất lớn, dễ gây độc. Vì vậy không dùng gây mê sâu.
Tác dụng của rượu đối với trao đổi chất là tác dụng hai chiều. Một mặt rượu có tác dụng thuốc mê – làm giảm trao đổi chất, mặt khác là một chất oxy hoá nhanh trong cơ thể, tạo ra năng lượng. Từ 1g alcol cho 7,4 calo (1g lipit cho 9,4 calo, 1g protit cho 4,4 calo, 1g gluxit cho 4,1 calo). Rượu kích thích quá trình hấp thu và tiêu hoá thức ăn.
Rượu tác dụng làm giảm thân nhiệt rất rõ, do hai cơ chế: làm giãn mạch ngoại biên và ức chế trung tâm điều tiết thân nhiệt.
Thuốc tác dụng lên một số loài gia súc như sau:
- Trâu bò: tác dụng tốt so với một số loại thuốc gây mê khác. Tiêm tĩnh mạch tránh được giai đoạn kích thích. Không gây tiết dịch đường hô hấp, ít gây nôn, tránh được các tai biến. Tăng nhu động dạ cỏ, không gây chướng hơi.
- Ngựa: giai đoạn kích thích vừa phải. Gây mê sâu gây ức chế hô hấp. chỉ dùng gây mê cơ sở.
- Lợn: rất mẫn cảm với rượu.Liều lượng lớn gây nôn, động kinh, co giật, có thể bị liệt hô hấp.
- Chó: tiêm chậm tĩnh mạch gây mê tốt.
Khi dùng thuốc cần lưu ý
- Dùng gây mê chủ yếu cho các súc vật nhai lại, nồng độ không qua 330 hoà trong nước muối sinh lý.
- Giảm đau trong viêm cơ, viêm não, co giật.
- Phục hồi, kích thích gia súc sau công việc nặng.
- Giảm sốt.
- Sát trùng dùng cồn 700
Không sử dụng cho gia súc mắc các bệnh tim, gan ,thận.
Cồn metylic (alcohol methylicus) CH3OH
Là chất lỏng không màu, mùi rượu. Hoà tan trong nước, ete, dầu mỡ…Thuốc có tác dụng giống cồn etylic. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương kéo dài (3-4 ngày). Kích ứng niêm mạc.
Nếu đưa thuốc quá liều, trong cơ thể cồn etylic bị hoá thành formol và axit formic dẫn đến trúng độc. Biểu hiện là huỷ hoại thần kinh trung ương , teo thần kinh thị giác, liệt hành não gây chết.
Giải độc bằng cách rửa dạ dày bằng dung dịch NaHCO3 12,5‰ và dung dịch glucoza đẳng trương. Tiêm cafein, ephedrin, morphin (dưới da).
Thuốc chủ yếu dùng trong phóng thí nghiệm.
2.1.4.3. Những đặc tính của thuốc gây mê Zoletil:
Zolentil là một loại thuốc gây mê tổng quát dạng tiêm, gồm hai thành phần có tác dụng bổ sung: tiletamin (Chất gây mê phân tán mạnh nhất trong họ phenicyclidine, có tác động gây ngủ, làm mất cảm giác đau nhanh và hữu hiệu) và zolazepam (thuốc an thần thuộc họ benzodiazenpine có khả năng làm giãn các cơ lớn, chống co giật).
Sự kết hợp giữa zolazepam và tiletamine tạo nên một thuốc gây mê chất lượng tốt cho chó, mèo, thú hoang dã, động vật thí nghiệm và các loài thú khác. Dược động học của zolazepam và tiletamine cho phép kết hợp chúng lại với nhau để tạo nên một tác động gây mê an toàn, vừa đảm bảo đạt đến một mức độ gây mê thích hợp, vừa đảm bảo việc loại thải cùng lúc để thú có thể phục hồi nhanh về trạng thái sinh lý bình thường.
Trong thực hành thú y Zoletil giúp gây mê dễ dàng và nhanh chóng hơn so với các phương pháp làm an thần, giảm đau và gây mê khác. Thuốc khô._.ng gây ói mửa hơn những thuốc an thần khác (Ví dụ: xylazine), không gây suy giảm tuần hoàn, tim mạch như những chất gây mê khác (ví dụ: acepromazine, barbituric). Nếu cần kéo dài thời gian gây mê thì ta có thể dễ dàng sử dụng các liều bổ sung. Thuốc dễ dàng làm giãn cơ hoàn toàn và tức khắc trong những ca phẫu thuật quan trọng như các loại thuốc mê bay hơi. Hiện nay Zoletil là loại thuốc gây mê đa giá duy nhất có thể được sử dụng hoàn toàn cho thú hoang dã, thú nhỏ hay thú sản xuất (thịt, sữa…).
Những lợi điểm chính của Zoletil:
- Sự phối hợp của zolazepam và tiletamine tạo nên một hiệu quả như mong muốn, theo sau là một sự hồi tỉnh êm ái và nhẹ nhàng.
- Qua thử nghiệm trên một vài loài cho thấy Zoletil không gây độc cho thận và gan.
- Zoletil tạo nên sự giãn cơ hoàn toàn giúp việc phẫu thuật dễ dàng hơn. Mức độ giãn cơ đạt được với Zoletil tương tự như các thuốc mê bay hơi giúp tạo nên những điều kiện tối ưu cho phẫu thuật vùng bụng và chỉnh hình.
- Zolazepam làm tăng iệu quả giảm đau của tiletamine.
- Zoletil cho phép phẫu thuật can thiệp vào những ca bệnh đau đớn nhất bằng các loại bỏ những cử động không điều kiện do đau gây ra và làm giảm nguy cơ gây sốc trong phẫu thuật.
- Zoletil có thể được phân liều để tạo tác động gây ngủ trong trường hợp cần cầm cột thú.
- Có chứa một tác nhân an thần nên không đòi hỏi thuốc tiền mê an thần.
- Gây mê nhanh qua tiêm mạch hoặc tiêm bắp.
Tiêm bắp: sau 3-5 phút
Tiêm mạch: sau 30-60 giây với cơ giãn ngay tức khắc.
- Mức độ mê cực đại đạt đến không tới 10 phút sau khi tiêm bắp.
- Nhờ vào độ an toàn cao của Zoletil, thời gian gây mê có thể dược kéo dài bằng những lần tiêm bổ sung, (thường qua đường tĩnh mạch) mà không gây tích tụ chất độc cho thú.
- Hồi tỉnh trung bình 30 phút đến 2 giờ sau khi phẫu thuật.
Zoletil được chỉ định phục vụ công tác gây mê trong thú y. Sản phẩm cho kết quả rất tốt, từ việc giữ thú bất động cho đến thăm khám, gây mê sâu trong phẫu thuật. Như chúng ta biết, công việc thăm khám cho động vật rất đa dạng, từ lấy mẫu máu, mô đến vận chuyển thú, cân đo thú, từ tiểu phẫu ở ngoài da, cơ đến đại phẫu ở xương hoặc bụng. Bởi vậy một loại thuốc gây mê có nhiều ưu điểm như Zoletil là một chế phẩm vô cùng cần thiết. Zoletil có thể dùng cho các loài động vật: gia súc (chó, mèo, heo, trâu, bò, dê, cừu, ngựa…); thú hoang dã (gấu, nai, sư tử, cọp…); thú thí nghiệm (chuột, chuột lang…).
Quy trình gây mê với Zoletil được tiến hành thông qua các bước như sau:
* Trên chó mèo:
Nên sử dụng atropine sulphate trước khi tiêm để tránh xảy ra bất cứ sự sốc mạch nào và giảm tiết dịch (như sự tiết nước bọt) với liều như sau:
- Chó: 0,1mg/kg thể trọng, tiêm dưới da, 15 phút trước khi tiêm Zoletil
- Mèo: 0,05mg/kg thể trọng, tiêm dưới da, 15 phút trước khi tiêm Zoletil
Sau khi đã tiêm tiền mê, thuốc gây mê được chuẩn bị bằng cách pha bột Zoletil vô trùng vào lọ nước pha. Bơm nước vào lọ, lắc kỹ để đảm bảo là bột đã được hoà tan hoàn toàn thành dạng dung dịch để sãn sàng đưa vào sử dụng. Liều dùng được áp dụng như sau:
Liều
Tiêm bắp
Tiêm mạch
Chó
7 – 12 mg/kg
5 – 7 mg/kg
Mèo
7 – 10 mg/kg
5 – 7,7 mg/kg
Tiêm bổ sung
1/3 – 1/2 liều khởi đầu
Khi sử dụng thuốc, chúng ta nên lưu ý một số điểm như sau:
- Zoletil không tích tụ và có thể tiêm lặp lại.
- Khi cần tiêm thêm zoletil, chỉ nên tiêm 1/3 hay 1/2 liều khởi đầu là đủ.
- Tổng cộng lượng zoletil tiêm vào (khởi đầu và bổ sung) không được quá liều tối đa là 30mg/kg thể trọng trên chó và 72mg/kg thể trọng trên mèo (liều gây chết vào khoảng 100 mg/kg thể trọng tiêm bắp trên cả hai loài)
- Trên các động vật không phải thú nuôi trong nhà, liều dùng thay đổi theo từng loài khác nhau. Thông tin cụ thể được nhà sản xuất nghiên cứu và lưu trữ.
- Liều nên được chia ra dựa trên mức độ mê yêu cầu và tùy thuộc vào mục đích gây mê (thăm khám, cầm cột, tiểu phẫu, đại phẫu…)
- Không sử dụng kết hợp Zoletil với phenothiazines (acepromazine, chlorpromazine). Chloramphenicol làm giảm sự thải loại thuốc mê.
- Nên gây mê thú trong môi trường ấm áp và yên tĩnh suốt thời gian gây mê và hồi tỉnh. Thời gian hồi sức có thể kéo dài hơn trên thú béo phì hay thú già. Khi những thuốc gây mê khác như barbiturat hay thuốc mê bay hơi được kết hợp với zoletil, liều nên được giảm xuống.
- Không sử dụng zoletil cho những động vật bị suy tim và suy hô hấp nặng, suy tuỵ, động vật đạng được điều trị với những dược phẩm có bản chất là phosphate hữu cơ, động vật cao huyết áp trầm trọng.
- Sản phẩm Zoletil chưa được tái lập có thể bảo quản trong 2 năm. Sau khi tái lập, thuốc nên được sử dụng trong 48 giờ khi được giữ ở nhiệt độ phòng, 2 tuần nếu được giữ trong tủ lạnh. Hơn 90% đặc tính gây mê của Zoletil được bảo toàn trong 12 ngày. Trong thực tế dung dịch Zoletil sau pha được sử dụng vài tuần mà không thấy bất cứ sự suy giảm hiệu quả nào.[18] [17] [24]
* Trên thú hoang và động vật thí nghiệm:
Zoletil đã được nghiên cứu và thử nghiệm trên nhiều động vật khác nhau và kết quả cho thấy thuốc có tác dụng rất tốt trên các động vật thuộc họ linh trưởng, họ mèo, họ chó, họ có guốc, họ bò sát, chim và các thú thí nghiệm. Đặc biệt, có thể làm đậm đặc Zoletil lên 400mg/ml để giảm lượng thuốc mê sử dụng trong trường hợp gây mê từ xa (súng bắn gây mê). Thuốc không gây kích ứng trên tất cả các họ động vật kể trên. Liều trung bình (tiêm bắp) trên một số động vật hoang dã đã được thử nghiệm và cho kết quả như sau:
Loài thú
Linh trưởng
Họ mèo
Họ chó
Họ gấu
Họ bò
Liều
4-6 mg/kg
4-7,5 mg/kg
5-11 mg/kg
3,5-8 mg/kg
3,5-33 mg/kg
2.1.5. Tương tác của thuốc mê với các thuốc khác:
Thuốc mê có tác dụng hiệp đồng với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: thuốc an thần, giảm đau bằng tác dụng cộng hay tác dụng tăng tiềm lực.
Tác dụng hiệp đồng với các thuốc gây giãn cơ như: Curare, succunylcholin, guaifenesin và kháng sinh thuộc nhóm aminoglucozid. Khi phối hợp với thuốc ức chế trung khu hô hấp có thể làm ngừng hô hấp. Điều trị bằng thuốc neostigmine kết hợp với calci chlorid tiêm tĩnh mạch.[15] [19] [21]
2.1.6. Tác dụng có hại của thuốc mê:
Các thuốc mê luôn gây thiếu oxy tại các mô bào là do chúng ức chế trung khu hô hấp. Trước tiên, thuốc mê bay hơi kích thích niêm mạc đường hô hấp gây phản xạ ngừng hô hấp. Do sự thiếu hụt oxy trong não đã làm tăng tính thấm của màng tế bào, dẫn đến hiện tượng thuốc mê trong não cao sẽ ức chế các trung khu điều hành quan trọng ở hành não: tuần hoàn, hô hấp…gây shock.
Các tế bào của tim, gan và não rất mẫn cảm với sự thiếu hụt oxy nên nhanh chóng bị mất các chức năng
TIÊM TĨNH MẠCH HAY NGỬI THUỐC MÊ
_____________________________________Hàng rào máu / não
THUỐC HẤP THU VÀO MÁU
VÀO NÃO
ỨC CHẾ TRUNG KHU HÔ HẤP
GÂY THIẾU OXY
TĂNG TÍNH THẤM CỦA MÀNG MÁU / NÃO
TĂNG LƯỢNG THUỐC TRONG NÃO
TRÚNG ĐỘC
Sự thiếu oxy của tế bào tổ chức trong quá trình gây mê
* Biểu hiện bệnh lý:
Sự thiếu hụt oxy càng lớn thì biến đổi bệnh lý càng nhiều, kéo dài càng gây nguy hiểm: - Tăng tính thấm của hàng rào máu não. Trung tâm hô hấp, vận mạch bị giảm chức năng hay bị ngừng. Tất cả các trung tâm quan trọng đều bị ức chế. Giảm trương lực cơ tim, gây rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp. Ức chế khả năng chuyển hoá và giải độc thuốc; ức chế khả năng trao đổi năng lượng. Giảm khả năng biến đổi, chuyển hoá sinh học, chức năng bài tiết chất độc. Giảm khả năng thực bào. Giảm trao đổi năng lượng. Trao đổi glucozid phải chuyển sang kỵ khí, giảm khả năng tạo ATP vòng và tăng tạo lactac. Do huyết áp bị giảm dẫn đến thần kinh giao cảm bị kích thích: tăng tiết adrenalin và noradrenalin làm co mạch do đó giảm lượng máu đến các tế bào gan, thận. Thận bị giảm khả năng tạo urin, tăng khả năng gây độc. Đường tiêu hoá bị tổn thương, tăng tính thấm của niêm mạc ruột. Cân bằng kiềm toan bị thay đổi, thường tăng acid. Tặng lượng khí CO2 dẫn đến máu trong phổi có tính acid. Tăng acid dẫn đến bệnh rối loạn trao đổi acid, mất trương lực cơ, con vật bị liệt.
Các tác hại khác được ghi nhận là:
Nôn và tăng tiết nước bọt xảy ra sớm, đặc biệt với gia súc tiếp súc lần đầu với thuốc mê. Thiobarbiturate gây hạ huyết áp và loạn nhịp ở cơ tâm thất gây ngoại tâm thu. Pentotal có thể làm giảm khả năng gây rối loạn nhịp tim.
Một số thuốc tăng khả năng mẫn cảm của cơ tim với catecholamin làm tâm thất đập nhanh và tạo các sợi tơ huyết trong mạch quản. Thuốc có tác dụng mạnh nhất là fluothane, sau đó đến metofane. Các thuốc khác như ether, enfluran, isofluran không có tác dụng này.
Các thuốc an thần là dẫn xuất của phenothiazin: butyphenon, β1-blockers, valiun, ketamin và lidocain có khả năng phòng và trị chứng loạn nhịp tim.
Có thể sử dụng atropin để phòng và trị tác dụng trên của thuốc.
Với hệ hô hấp: động vật có thể ngồi thở, thở thể bụng, nhịp thở không đều, chậm và nông, có khi thở shelstock (thở nhát ngừng), sau đó ngừng thở rồi chết do ngạt. Giảm nhiệt độ cơ thể. Trung khu hô bị ức chế.
Cơ bắp bị co giật hay co cứng, là nguyên nhân gây động kinh.
Các thuốc mê có chứa nhóm halozen: chrolin, bromin hay flourin sau khi hấp thu vào máu là nguyên nhân gây độc cho gan, thận.
Tăng thân nhiệt đột ngột hay gặp ở những cơ thể có sẵn yếu tố di truyền gây dị ứng với thuốc mê.[14] [15] [23]
* Sử dụng thuốc mê ở động vật có chửa sẽ gặp các tác dụng phụ như sau:
- Trên tim, mạch máu: tăng lực đẩy của tim. Tăng khối lượng máu do tăng lượng huyết tương, làm giảm số lượng tế bào máu trên một đơn vị thể tích. Kết quả gây thiếu máu chức năng. Tuần hoàn ngoại vi kém dễ gây phù nề tứ chi. Gây đau tê các vùng xa trung tâm.
Lượng tiểu cầu trong máu tăng gần gấp đôi, tăng các yếu tố đông máu, tăng quá trình kích thích (con vật ở trong trạng thái luôn bị kích thích). Do vậy bệnh sơ cứng mạch máu dễ xảy ra.
- Trên trao đổi chất: làm tăng tỷ lệ chuyển hoá, tăng lượng oxy.
- Trên hệ hô hấp: tăng trao đổi khí ở phổi, giảm áp lực của khí CO2 trong máu làm máu có xu thế kiềm, thận cần làm việc bù bới sự xuất hiện của HCO3 – trong cơ thể. Giảm áp lực của CO2 với Hb với máu trong phổi bị kiềm hoá.
Phổi bị giảm dung lượng do áp lực của thai trong tử cung. Các chức năng khác của phổi cũng bị giảm, giảm khả năng dự trữ khí O2 trong mô bào. Con mẹ bị nhiễm độc thai nghén dễ bị nôn. [22]
2.2. Quá trình mê của động vật:
Dựa vào các dầu hiệu lâm sàng, Authur Guedel (1920) đã chia thành 4 giai đoạn trong quá trình gây mê.
- Giai đoạn giảm đau: con vật mất dần cảm giác do thuốc mê gắn vào các trung tâm cao cấp của vỏ não. Cảm giác đau và cảm giác nhiệt độ giảm nhiều hoặc mất hẳn. Phản xạ từ đường hô hấp trên kích thích các trung tâm giao cảm làm mạch nhanh, huyết áp hơi tăng, nhịp thở tăng nhẹ, đồng tử mắt chỉ hơi giãn. Giai đoạn này không xảy ra khi dùng thuốc mê không bay hơi gây mê. Giai đoạn giảm đau chỉ ứng dụng trong phẫu thuật nhỏ và giảm đau trong sản khoa.
- Giai đoạn hưng phấn: Là giai đoạn thuốc mê ức chế vỏ đại não, làm cho các trung khu ở vỏ não không điều khiển được các miền ở dưới vỏ, không điều khiển được hệ thần kinh thực vật, làm cho hệ thần kinh thực vật hoàn toàn độc lập. Con vật vận động, dãy dụa nhiều, kêu nhiều. Đồng tử mắt giãn do cường giao cảm. Trung khu vận mạch bị kích thích gây tăng huyết áp. Nhịp thở tăng nhanh và không đều. Con vật nôn, tiết nước bọt, tiểu tiện nhiều. Ở lợn và trâu bò giai đoạn này ngắn, ở ngựa và súc vật ăn thịt giai đoạn này mạnh và kéo dài. Khi gây mê bằng thuốc mê không bay hơi giai đoạn hưng phấn ngắn và không rõ.
- Giai đoạn phẫu thuật: Thuốc mê ức chế xuống vùng dưới vỏ. Đặc trưng bằng trạng thái giãn cơ. Phản xạ không điều kiện bị mất. Nhiệt độ cơ thể giảm từ 1-40C do quá trình trao đổi chất giảm, gồm 4 giai đoạn nhỏ.
+ Giai đoạn 1: con vật ở trạng thái mê rất nông. Chưa giãn cơ. Đồng tử mắt co nhẹ. Nhịp thở đều, sâu. Huyết áp giảm nhẹ
+ Giai đoạn 2: Bắt đầu giãn cơ. Các phản xạ không điều kiện đã mất. Nhịp thở chậm, đều, huyết áp hơi hạ. Thổi vào tai không có phản ứng.
+ Giai đoạn 3: Cơ giãn hoàn toàn, nhịp thở chậm và sâu. Đồng tử mắt hơi giãn do trung tâm dây thần kinh III bắt đầu bị liệt. Khi kích thích vào giữa các ngón chân không có phản ứng. Chú ý không được vượt quá giai đoạn này.
+ Giai đoạn 4: Cơ không còn trương lực. Đồng tử mắt giãn hoàn toàn. Thở rất nhẹ do liên sườn bị liệt hoàn toàn, chỉ còn thở bằng cơ hoành. Đồng tử giãn hoàn toàn. Huyết áp hạ nhiều. Ở giai đoạn này trung khu hô hấp, tuần hoàn ở hành tuỷ bị ức chế, rất gần với giai đoạn ngừng hô hấp.
Giai đoạn ngừng hô hấp: thuốc mê ngấm vào hành tuỷ ức chế trung khu hô hấp và tuần hoàn gây ngừng thở và hạ huyết áp đột ngột. Tim đập rất yếu. Có hiện tượng tím tái, con vật có thể chết rất nhanh.
Khi bệnh súc tỉnh lại sau gây mê, các giai đoạn sẽ ngược lại. Thường gặp hiện tượng giấc ngủ sau gây mê, dài hay ngắn phụ thuộc vào loại thuốc mê và gia súc gây mê.[15] [21] [2]
2.3. Các phương pháp gây mê động vật
Hầu hết các bộ phận trên cơ thể gia súc đều có thần kinh chi phối, do đó khi ta phẫu thuật gia súc chúng sẽ bị đau. Nếu nhẹ thì gia súc giãy giụa, nặng thì con vật sẽ bị choáng và nguy hiểm đến tính mạng, nhất là đối với những con vật mẫn cảm như chó, ngựa v.v..Khi gia súc được gây mê toàn thân con vật sẽ nằm yên tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật, dễ cầm máu, con vật không giãy giụa ít gây nhiễm trùng vết mổ do bụi đất bắn vào, phẫu thuật viên yên tâm tiến hành phẫu thuật, rút ngắn thời gian phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Đối với gia súc, nếu chỉ dùng gây mê toàn thân để phẫu thuật thì gọi là gây mê đơn thuần. Gây mê toàn thân đồng thời có ứng dụng gây mê cục bộ gọi là gây mê tổng hợp. Trong khi gây mê có dùng từ hai loại thuốc trở lên, gọi là gây mê hỗn hợp. Khi tiến hành gây mê hỗn hợp, dùng thuốc trước tiên có thể làm cho con vật ở trạng thái yên tĩnh hoặc mê ở mức nông, gọi là gây mê tiền kỳ. Sau đó dùng thuốc làm cho gia súc mê đạt yêu cầu phẫu thuật (mê vừa, mê sâu) gọi là phương pháp gây mê cơ sở. Dùng thuốc làm cho gia súc rơi vào trạng thái ngủ gà, ngủ gật, làm giảm phản xạ hoặc mất phản xạ, cơ nhão gọi là mê nông (mê không hoàn toàn). Loại mê này thường dùng trong các phẫu thuật nhỏ như chọc dò, mổ áp-xe, cắt bỏ khối u lành…Dùng thuốc làm cho gia súc ngủ say, phản xạ mất, các cơ bắp nhão gọi là mê hoàn toàn, mê sâu. Loại gây mê này dùng trong các phâuc thuật phức tạp, phẫu thuật lớn (cắt nối ruột, mổ dạ cỏ).
Thuốc dùng để gây mê toàn thân cho gia súc phải đảm bảo an toàn, tác dụng nhanh nhưng phải thải trừ cũng nhanh. Gia súc sau khi được gây mê xong phải trở lại trạng thái bình thường nhanh, dễ khống chế liều lượng, ít có tác dụng phụ. Phải kiểm tra kỹ trước khi gây mê toàn thân, chú ý đến tình trạng hoạt động của tim mạch (gia súc tim bị loạn nhịp, viêm cơ tim, viêm nội mạc thì không nên tiến hành gây mê toàn thân). Ngoài ra, gia súc bị bệnh đường hô hấp, bệnh gan, thận, thiếu máu, gầy yếu quá sức, sốt kéo dài cũng không được gây mê toàn thân. Trước khi gây mê toàn thân phải cho gia súc nhịn đói từ 6-12 giờ để đề phòng gia súc nôn mửa, thức ăn lọt vào khí quản, gây nguy hiểm cho gia súc. Ngoài ra cho gia súc nhịn đói còn để tăng hiệu lực thuốc trong trường hợp gây mê bằng phương pháp cho uống.
2.3.1.Phương pháp gây mê toàn thân cho ngựa
Thuốc gây mê toàn thân cho ngựa an toàn và có hiệu lực nhất hiện nay là chloral hydrat. Thường người ta dùng dung dịch chloral hydrat 10% để tiâm vào tĩnh mạch cho ngựa. Phương pháp cho uống và thụt vào trực tràng chỉ dùng trong trường hợp gây mê nông hoặc trấn tĩnh cho gia súc.
* Phương pháp tiêm tĩnh mạch
- Cách pha chế thuốc: chloral hydrat khi tiêm vào mạch máu sẽ gây dung huyết, nồng độ cao, khả năng gây dung huyết của nó càng mạnh. Để hạn chế tác dụng phụ này, người ta cho vào dung dịch chloral hydrat 10-15% đường gluco hoặc dung dịch natri citrat 5%. Ngoài ra, chloral hydrat còn có tính kích thích mạnh, để giảm bớt tính kích thích của nó người ta cho vào dung dịch chloral hydrat một ít muối magiê sunphat (5% magiê sunphat và 7% dung dịch đường gluco).
Khi pha dung dịch chloral hydrat không được hấp tiệt trùng ở nhiệt độ cao vì dưới tác dụng của nhiệt độ cao, chloral hydrat sẽ phân giải cho phản ứng toan tính làm gia súc bị trúng độc toan, thuốc mất tác dụng gây mê.
Khi pha thuốc, phải hấp tiêu độc dung môi trước, rồi để nguội còn 700C mới cho chloral hydrat vào. Dung dịch chloral hydrat sau khi pha chế phải được đựng trong lọ màu và phải dùng ngay, để lâu sẽ mất tác dụng vì nó rất dễ bị phân giải. Để đề phòng gia súc bị trúng độc toan, có thể tiêm cho gia súc 100-150ml dung dịch bicarbonat natri 5%.
- Liều lượng: Dùng chloral hydrat dể gây mê toàn thân cho ngựa bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch với liều 10g cho 100kg trọng lượng cơ thể con vật. Đồng thời thêm từ 5-6g magiê sunphat.
Khi tiến hành gây mê toàn thân, cần phải chú ý xem trạng thái thần kinh, độ tuổi, trọng lượng cơ thể, tình trạng dinh dưỡng của con vật để quyết định dùng liều lượng thích hợp cho từng cá thể. Không nên dùng liều lượng một cách máy móc, dễ gây tai biến hoặc không đạt yêu cầu mê trong phẫu thuật.
- Cách tiến hành: Buộc ngựa vào trong giá cố định (gần bàn mổ, vị trí định vật gia súc để mổ). Trước tiên tiêm vào tĩnh mạch gia súc khoảng 1/2 liều lượng để gia súc yên tĩnh. Ngựa trung bình tiêm khoảng 300ml dung dịch chloral hydrat 7% và dung dịch magiê sunphat 4%. Chú ý khi tiêm chloral hydrat và tĩnh mạch cho ngựa phải tiêm chậm, đề phòng thuốc lọt ra ngoài tĩnh mạch gây viêm tĩnh mạch hoá mủ.
Những biểu hiện khi gia súc mê là sau khi tiêm được khoảng 150ml dụng dịch chloral hydrat gia súc có hiện tượng hưng phấn nhẹ, nhãn cầu hơi dao động, mạch nhanh và mạnh, phản xạ mí mắt giảm, nhãn cầu dần dần trở lại bình thường, phản xạ của giác mạc vẫn còn. Sau đó, phản xạ của giác mạc giảm dần rồi mất hẳn. Các cơ bắp nhão. Dùng kim kích thích mạnh da vùng phẫu thuật, gia súc không phản ứng là đạt yêu cầu mê trong phẫu thuật. Đối với gia súc non, gia súc gầy yếu có phản ứng nhanh với chloral hydrat. Thông thường thời gian gây mê duy trì tưg 1 giờ 30 dến 2 giờ. Nếu phẫu thuật chưa xong con vật đã tỉnh lại, có thể tiêm thêm thuốc, nhưng không được tiêm quá nhiều (không được tiêm quá 7g cho 100kg trọng lượng cơ thể gia súc)
Hộ lý, chăm sóc gia súc sau khi gây mê toàn thân: sau khi phẫu thuật xong, phải nhanh chóng cởi dây thừng buộc gia súc. Nếu gia súc có thể đứng dậy được ngay, ta phải hỗ trợ cho gia súc đứng dậy, rồi dìu gia súc đứng vào giá cố định 4 trụ. Sau khi mê, các cơ bắp của 4 chân chưa được hồi phục hoàn toàn, gia súc dễ bị ngã dẫn đến gãy xương, trật khớp hoặc các tai biến khác. Do đó khi buộc gia súc đứng trong giá 4 trụ, phần ngực và bụng của gia súc phải có dây thừng thật chắc buộc đỡ cho gia súc. Nếu gia súc chưa tỉnh hoản toàn, phải có người thường xuyên bên cạnh nó, đề phòng gia súc tự đứng dậy nhưng sức còn yếu lại ngã xuống rất dễ gây tai biến. Phải chú ý che ấm cho gia súc, nhất là về mùa đông càng phải chú ý chống rét cho gia súc. Cần phải giãư ấm cho gia súc sau khi gây mê toàn thân vì sau khi gia súc mê, nhiệt độ cơ thể gia súc giảm từ 1-20C. Nếu không chống rét cho gia súc, nó rất dễ bị kế phát viêm phổi. Có thể cho gia súc ngửi amoniac để kích thích hô hấp, tiêm thuốc trợ tim bằng cafein natri benzoat.
Trúng độc và phương pháp cấp cứu: Thường dùng chloral hydrat để gây mê cho ngựa, ngựa rất ít khi xảy ra trúng độc (liều trúng độc đến chết là từ 90-100g cho một con ngựa từ 250-300kg). Khi có hiện tượng trúng độc, đồng tử mắt giãn to, hô hấp rối loạn, mạch đập nhanh và loạn nhịp, huyết áp giảm thấp, cuối cùng chết vì liệt hô hấp. Phát hiện có hiện tượng trúng độc ta phải ngừng tiêm thuốc, có thể tiêm vào tĩnh mạch dung dịch gluco và cafein natri benzoat hoặc tiêm adrenalin. Nhưng nói chung là kết quả thấp, tốt nhất phải cẩn thận, đề phòng trúng độc khi gây mê.
* Phương pháp cho uống:
Có thể cho ngựa uống dung dịch chloral hydrat bằng ống thông dạ dày của ngựa. Dùng chloral hydrat cho ngựa uống hiệu quả gây mê không cao, nên chỉ dùng trong những phẫu thuật nhỏ. Liều lượng thường dùng từ 20-35g cho một con ngựa trung bình. Chloral hydrat kích thích mạnh niêm nạc ruột, nên phải pha loãng với tỷ lệ 1/20, hoặc thêm vào dung dịch chloral hydrat 5% tinh bột dễ tan để giảm bớt sự kích thích của chloral hydrat với niêm mạc dạ dày và ruột.
* Phương pháp gây mê bằng thụt trực tràng
Trường hợp không tiêm được vào tĩnh mạch, không có ống thông dạ dày để cho uống, người ta có thể thụt dụng dịch chloral hydrat vào trực tràng với liều từ 8-10g cho 100kg trọng lượng cơ thể. Niêm mạc trực tràng có khả năng hấp thu thuốc nhanh hơn phương pháp cho uống. Nhưng nếu thụt vào trực tràng một số lượng nước lớn, sẽ kích thích gia súc thải phân, đồng thời sẽ thải thuốc ra hết. Do đó không nên thụt vào trực tràng với số lượng vượt quá 1-1,5lít. Thường người ta rửa ruột để gia súc thải bớt phân ra trước khi thụt thuốc vào trực tràng.
Ngoài phương pháp gây mê cho ngựa bằng chloral hydrat người ta còn có thể dùng dung dịch rompun 2% tiêm tĩnh mạch cho ngựa với liều 3-5ml/kg thể trọng.
2.3.2.Phương pháp gây mê toàn thân cho trâu bò
Đối với trâu bò, nói chung khi phẫu thuật người ta ít gây mê toàn thân, chỉ cần gây tê cục bộ, kết hợp với cố định gia súc là có thể tiến hành phẫu thuật được, kể cả những phẫu thuật phức tạp như mổ dạ cỏ, mổ bụng lấy thai v.v..
Trong thực tế hiện nay, chưa có laọi thuốc nào có thể gây mê thật tốt đối với trâu bò. Đối với những trâu bò có tính hung dữ đặc biệt, nếu cần thiết phải áp dụng phương pháp gây mê ở mứac làm cho con vật lâm vào trạng thái trấn tĩnh.
Thường người ta dùng cồn để gây mê cho trâu bò là tương đối an toàn, nhưng đôi khi cũng gây nguy hiểm. dùng chloral hydrat để gây mê toàn thân cho trâu bò ở mức mê vừa rất dễ xảy ra tai biến. Do đó, muốn gây mê cho trâu bò ở mức độ vừa người ta thường gây mê phối hợp với cồn 400. Để gây mê toàn thân cho trâu bò, người ta thường dùng công 960 loại tinh khiết để pha thành cồn 30-400 trong nước muối sinh lý 0,9%, hấp nóng ở nhiệt độ 30-400C, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch. Liều lượng 30-40ml cồn 960 ( pha thành cồn 400 để tiêm cho 100kg trọng lượng cơ thể gia súc). Để làm giảm bớt các tác dụng phụ của cồn như hô hấp khó khăn, huyết áp hạ, tim loạn nhịp có thể cho thêm 5g đường gluco vào trong 100ml dung dịch cồn 30-400 để tiêm. Trong thực tế, qua nhiều lần phối hợp chloral hydrat và cồn tiêm vào tĩnh mạch để gây mê cho trâu bò ở mức độ mê vừa và mê sâu thấy kết quả rất an toàn.
Cách tiến hành: Trước khi gây mê tiêm cho trâu bò 0,001-0,002g atropin để giảm bớt sự tiết dịch của trâu bò khi tiêm thuốc mê vào cơ thể. Dùng dung dịch chloral hydrat 10% trong dung dịch gluco 5%, cứ 100kg trọng lượng cơ thể gia súc, tiêm vào tĩnh mạch từ 50-70ml (tiem thật chậm). Sau khi tiêm chloral hydrat, tiêm dùn dịch cồn 30-400 đã được hâm nóng ở nhịêt độ 30-400C, tiêm thật chậm (mỗi phút tiêm không quá 15ml), cứ 100kg trọng lượng cơ thể gia súc tiêm 100ml. Sau khi tiêm hết liều, gia súc ở vào trạng thái mê vừa đến mê sâu.
2.3.3.Phương pháp gây mê toàn thân cho lợn
Thuốc gây mê toàn thân cho lợn tương đối an toàn là chloral hydrat. Có thể pha thành dung dịch 10% tiêm vào tĩnh mạch tai cho lợn: 1ml cho 1kg thể trọng cơ thể. Nếu không tiêm được tĩnh mạch tai thì có thể pha chloral hydrat thành dung dịch 5% trong dung dịch natri clorua 0,9% để tiêm vào xoang bụng của lợn với liều 3ml cho 1kg trọng lượng cơ thể. Phương pháp này có tác dụng gây mê nhanh đối với lợn gây và được nhịn đói từ 6-12 giờ trước khi gây mê. Sau khi tiêm hết liều từ 10-15 phút gia súc sẽ mê.
2.3.4. Phương pháp gây mê toàn thân cho chó
Gây mê toàn thân cho chó thường người ta gây mê hỗn hợp. Trước tiên dùng atropin sunphat tiêm vào dưới da cho chó 0,0005-0,001 cho một con chó từ 10-40kg để giảm bài tiết. Sau đó tiêm vào dưới da cho chó 0,01-0,03 morphin. Sau khi tiêm morphin 30 phút dùng dung dịch chloral hydrat 10% thụt vào trực tràng cho chó từ 40-50-60ml tuỳ theo chó lớn nhỏ.
Ngoài chloral hydrat, người ta còn dùng combelem tiêm tĩnh mạch 1-2ml. Hoặc có thể dùng dung dịch rompun 2% tiêm vào bắp thịt cho chó với liều 1ml/kg trọng lượng cơ thể.[12][7][8]
3. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung
- Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng và một số chỉ tiêu huyết học qua các mốc thời gian trước và sau khi sử dụng thuốc gây mê Zoletil cho chó.
- Nghiên cứu sự khác nhau về chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, chỉ tiêu huyết học của chó sau khi được đưa thuốc gây mê qua 3 đường khác nhau là tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da.
- Nghiên cứu liều dùng thuốc gây mê thích hợp cho một số trường hợp phẫu thuật ngoại khoa phổ biến như triệt sản, khâu vết thương, cắt đuôi, cắt tai, mổ đẻ, mổ bàng quang…
3.2. Nguyên liệu nghiên cứu:
- Thiết bị: Sử dụng máy chuyên dụng để kiểm tra chỉ tiêu sinh lý của các mẫu máu đã lấy.
- Dụng cụ: Nhiệt kế điện tử dùng trong thú y, tai nghe, đồng hồ đếm giây, ống nghiệm, bơm kim tiêm, kim bướm.
- Thuốc:
+ Thuốc tiền mê: Atropin sulpate
+ Thuốc gây mê: Zoletil 50 của hãng thuốc thú y Virbac
Thí nghiệm được tiến hành tại phòng khám thú y 191 Âu Cơ – Hà Nội. Các thí nghiệm về máu được làm tại Công ty TNHH Công nghệ và xét nghiệm y học 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
3.3. Phương pháp nghiêm cứu:
3.3.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đo thân nhiệt của chó bằng cách sử dụng nhiệt kế điện tử đặt vào trực tràng. Nhiệt kế điện tử sẽ báo chính xác nhiệt độ của chó. Tiến hành đo thân nhiệt trước khi gây mê, 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút sau khi gây mê.
- Đếm tần số hô hấp bằng cách sử dụng ống nghe nghe vùng phổi kết họp quan sát sự vận động của bụng và lồng ngực. Đếm số lần thở của chó trong 15 giây, nhân kết quả với 4 để được tần số hô hấp trong vòng 1 phút. Thời điểm đo giống như trên.
- Xác định tần số tim mạch bằng cách dùng ống nghe áp vào vùng tim của chó, đếm nhịp đập trong 15 giây, nhân kết quả với 4 để được tần số tim mạch trong vòng một phút. Thời điểm đo giống như trên.
- Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch chân trước của chó bằng cách sử dụng bơm tiêm và kim bướm. Mẫu máu được bảo quản trong ống nghiệm có chất chống đông.
3.3.2. Phương pháp xét nghiệm máu:
Dùng máy chuyên dụng để xác định toàn bộ các chỉ tiêu huyết học của máu chó đã lấy qua các thời điểm: số lượng hồng cầu, bạch cầu, tỷ trọng…
3.3.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập được xử lý toán thống kê sinh học trên máy vi tính băng phần mềm Excel.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khảo sát một số chỉ tiêu lâm sàng của chó trước và sau khi gây mê bằng các đường đưa thuốc khác nhau và liều lượng khác nhau:
Để phục vụ cho công tác thí nghiệm và thu thập kết quả, các trường hợp chó đến khám tại phòng khám thú y được tiến hành khám và chỉ định sử dụng Zoletil hỗ trợ việc phẫu thuật. Lựa chọn các liều lượng thuốc gây mê khác nhau tiêm cho con vật để khảo sát và đánh giá những phản ứng của cơ thể . Thuốc Zoletil 50 là thuốc được sản xuất thành dạng bột, đóng hộp kèm với một lọ nước cất pha dung tích 5ml. Trong một lọ bột Zoletil 50 chứa 125mg Tiletamine hydrrochloride và 125mg Zolazepam hydrochloride. Liều Zoletil 50 cơ bản được sử dụng là liều 5mg/kg thể trọng (5mg/kg P), tương đương liều dạng dung dịch 0,1ml/kg P sau khi đã pha. Đây là liều gây mê cơ bản theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên sản phẩm là có thể đáp ứng rất tốt công tác gây mê cho một số phẫu thuật ngoại khoa đơn giản và thường xuyên thực hiện tại các phòng khám thú y. Sau đó thí nghiệm được tiến hành thêm với liều gấp đôi (0,2ml/kg P) và gấp ba (0,3ml/kg P) liều cơ bản.
Ngoài việc nghiên cứu các liều lượng thuốc khác nhau, nghiên cứu tác động của thuốc khi đưa vào cơ thể con vật bằng các đường khác nhau cũng có giá trị ứng dụng rất cao trong công tác thực tế của bác sỹ thú y. Thí nghiệm được tiến hành theo ba đường đưa thuốc là tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp và tiêm dưới da. Công việc thăm khám trên động vật là rất đa dạng mà đôi khi lại gặp sự “bất hợp tác” từ phía con vật nên việc hiểu và ứng dụng linh loạt các cách gây mê khác nhau sẽ là giải pháp hữu hiệu. Nghiên cứu sự thay đổi các chỉ tiêu lâm sàng khi đưa thuốc bằng tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da sẽ cho thấy mức độ phản ứng khác nhau của cơ thể với thuốc mê, sự khác nhau về hiệu quả gây mê từ đó chủ động đề ra kế hoạch và thời gian cho công tác thăm khám. Những thông số cần thiết về các chỉ tiêu lâm sàng được thu thập vào những mốc thời gian cố định để đảm bảo tính khoa hoặc của thống kê sinh học và đánh giá được sự sai khác giữa các thời điểm đó.
Bảng 4.1: Sự thay đổi thân nhiệt khi gây mê bằng đường tiêm tĩnh mạch
Tuổi
Chỉ tiêu
< 3 tháng
3 - 6 tháng
> 6 tháng
n
n
n
Liều 0,1
Trước gây mê
3
38.60
±
0.21
3
38.00
±
0.06
3
37.97
±
0.33
Sau gây mê 15 phút
3
38.30
±
0.25
3
37.77
±
0.09
3
37.83
±
0.34
Sau gây mê 30 phút
3
38.17
±
0.23
3
37.60
±
0.06
3
37.67
±
0.27
Sau gây mê 45 phút
3
38.13
±
0.22
3
37.50
±
0.06
3
37.57
±
0.27
Sau gây mê 60 phút
3
38.30
±
0.25
3
37.63
±
0.03
3
37.67
±
0.27
Liều 0,2
Trước gây mê
3
38.73
±
0.15
3
38.10
±
0.36
3
37.93
±
0.34
Sau gây mê 30 phút
3
38.23
±
0.19
3
37.60
±
0.32
3
37.67
±
0.27
Sau gây mê 60 phút
3
38.13
±
0.19
3
37.47
±
0.33
3
37.17
±
0.12
Sau gây mê 90 phút
3
38.17
±
0.15
3
37.50
±
0.36
3
37.57
±
0.29
Sau gây mê 120 phút
3
38.20
±
0.15
3
37.67
±
0.37
3
37.67
±
0.33
Liều 0,3
Trước gây mê
3
38.80
±
0.12
3
38.17
±
0.26
3
37.97
±
0.24
Sau gây mê 30 phút
3
38.20
±
0.15
3
37.70
±
0.26
3
37.50
±
0.25
Sau gây mê 60 phút
3
37.87
±
0.15
3
37.40
±
0.25
3
37.30
±
0.15
Sau gây mê 90 phút
3
37.63
±
0.22
3
37.30
±
0.25
3
37.17
±
0.13
Sau gây mê 120 phút
3
37.67
±
0.24
3
37.37
±
0.19
3
37.37
±
0.15
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi thân nhiệt khi gây mê bằng tiêm tĩnh mạch
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi đưa thuốc bằng đường tiêm tĩnh mạch con vật có những thay đổi về các chỉ tiêu sinh lý như sau
-Liều 0,1ml/kg P làm thân nhiệt con vật đã giảm nhanh sau khi tiêm thuốc mê 15 phút. Mức độ giảm trung bình là 0,220C. Nhiệt độ giảm thấp nhất vào thời điểm k._.