CHƯƠNG 1 - CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước tiến sâu vào nền kinh tế thế giới, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước không ngừng phát triển, đương nhiên theo sau đó là những hệ lụy về môi trường. Mặt khác, bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động cần được tiến hành đồng thời với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn các ngành công nghiệp đang phát triển rất mạnh.
Một môi trường thành phần rất cầ
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các công cụ kinh tế khả thi đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TPHCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thiết đối với con người đó là môi trường nước. Vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch cho muôn loài và nhất là cho con người là vô cùng quan trọng. Song song với việc bảo vệ và cung cấp nguồn nước sạch thì cũng cần quan tâm đến vấn đề nước thải, vốn là một thành phần có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường nước.
Mặt khác nước ta lại đang trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới nên việc xây dựng phát triển các khu công nghiệp là rất cần thiết. Nhưng việc các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp mọc lên một cách ồ ạt và thải ra môi trường một lượng lớn chất thải đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề và không còn khả năng tự làm sạch nữa. Làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân.
Chính vì thế mà hiện nay, việc quản lý nguồn nước thải là một vấn đề nan giải của các nhà quản lý môi trường trên thế giới và cả ở Việt Nam. Thế nhưng, tình trạng của môi trường nước hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng bởi thiếu kiểm soát trong việc xả thải và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, đặc biệt là các loại nước thải công nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế phát triển rất mạnh đặc biệt là phát triển công nghiệp với 9 Khu Công nghiệp, 3 Khu chế xuất và hơn 6000 doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó thì ở TP.Hồ Chí Minh cũng đang đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề quan tâm của người dân cũng như cơ quan quản lý nhà nước.
Nên chăng cần đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải bảo vệ chất lượng môi trường nước, xây dựng nó thành vấn đề không của riêng ai mà là của toàn xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững của cả nhân loại đang sống trên hành tinh này.
Từ đó đặt ra yêu cầu bức bách là phải giảm bớt và kiểm soát được tình hình ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ra một số Nghị định và Thông tư liên tịch… về thực hiện thu phí và thuế bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phồ Hồ Chí Minh và một số Luật Bảo Vệ Môi Trường, Pháp lệnh về Phí và Lệ phí, Thuế Môi trường….
Trước những yêu cầu thực tế, đề tài:“Nghiên cứu ứng dụng các công cụ kinh tế khả thi đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh“ được thực hiện với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra các giải pháp quản lý nước thải công nghiệp có hiệu quả và thích hợp hơn cho Thành Phố.
Mục đích nghiên cứu:
1.2.1 Mục đích:
Thống kê các loại công cụ kinh tế hiện nay đang sử dụng trên địa bàn ở trong nước.
Đánh giá khả năng sử dụng các loại công cụ kinh tế hiện nay đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu các loại công cụ kinh tế đang được sử dụng trên trên thế giới
Ưùng dụng các công cụ có hiệu quả khả thi phù hợp với điều kiện hiện tại trên địa bàn Thành Phố.
1.2.2 Yêu cầu:
Xác định hiệu quả của việc ứng dụng các công cụ kinh tế có tính khả thi vào nước thải trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung nghiên cứu:
- Tiến hành phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên dịa bàn.
- Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn TP. HCM
- Các công cụ kinh tế đã và đang áp dụng và hiệu quả của việc áp dụng
- Đề xuất các giải pháp để áp dụng các công cụ có tính khả thi và hiệu quả hơn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát thực địa.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp dự báo.
- Xây dựng mô hình mô phỏng về hiệu quả áp dụng.
- Phương pháp thu thập thông tin.
1.5 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ kinh tế này nhằm khuyến khích hành vi tích cực đối với Môi trường và có kết quả rất khả quan tại các nước OECD, dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều tạo ra những khuyến khích sau:
Thay đổi trực tiếp mức giá cả hoặc chi phí
Thay đổi gián tiếp các mức giá cả hoặc chi phí thông qua những biện pháp tài chính hoặc thuế khóa, ngân sách;
Tạo lập và hỗ trợ thị trường
Tình hình sử dụng công cụ khuyến khích kinh kinh tế của 6 nước ( Ý, Thụy Điển, Hà Lan, Mỹ, Pháp, CHLB Đức) cho kết quả : có tổng cộng 85 công cụ đã được sử dụng, trung bình có khoảng 14 công cụ/ quốc gia. Khoảng 50% số này là phí/ thuế, 30% là trợ giá, số còn lại là các khoản khác như hệ thống ký thác - hoàn trả và các chương trình chuyển nhượng. Trong đó, những công cụ khuyến khích kinh tế thành công nhất là phí ô nhiễm tại Hà Lan, một số kinh nghiệm của Mỹ trong chuyển nhượng giấy phép phát thải và một số hệ thống ký thác – hoàn trả ở Thụy Điển.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã đặt ra một số các Nghị định và Bộ luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là ban hành ra các công cụ kinh tế trong đó có công cụ Phí bảo vệ môi trường, Thuế tài nguyên… là một trong những công cụ hữu hiệu và quan trọng của Nhà nước trong việc kiểm soát môi trường là vấn đề đang được quan tâm được quy định chính thức và được quốc hội thông qua trong Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 1994.
Cho đến nay ở Việt Nam đã có rất nhiều người nghiên cứu về các công cụ kinh tế nay và đã soạn thảo thành những tài liệu bổ ích như:
TS Trần Thanh Tâm có biên soạn quyển “ Quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế”, năm 2004
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển với “ Kinh tế môi trường”, năm 2005
PGS.TS Hoàng Xuân Cơ với “ Giáo trình kinh tế môi trường” – Nhà xuất bản Giáo Dục, năm 2005.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, “Quản lý môi trường và đô thị” Đại học kinh tế quốc dân, năm 2004
Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu và các tác giả khác cũng đã nghiên cứu về vấn đề này…
1.6 Giới hạn đề tài:
- Phạm vi không gian: địa bàn TP. HCM.
- Phạm vi thời gian: tháng 7 – tháng 12 năm 2007.
- Vấn đề: Ứng dụng đối với nước thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. HCM.
CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI CÔNG CỤ KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Quan điểm về khả năng sử dụng các công cụ kinh tế như là một công cụ hữu ích cho bảo vệ môi trường
Công cụ kinh tế là gì?
Hiện nay theo quan niệm chung, khi nói về các công cụ kinh tế, người ta thường đưa ra những định nghĩa dưới những đặc trưng cơ bản của nó:
Công cụ kinh tế là những phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi phí và lợi ích của những hoạt động Kinh tế thường xuyên tác động đến Môi trường nhằm mục đích trách nhiệm tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy hoại môi trường.
Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh của thị trường để đề ra các quyết định nhằm đạt tới mục tiêu môi trường, từ đó sẽ có cách ứng xử hiệu quả chi phí cho bảo vệ môi trường.
Công cụ kinh tế đơn giản là việc Chính phủ có thể thay đổi hành vi ứng xử của mọi người thông qua việc lựa chọn những phương thức Kinh tế khác nhau hoặc giảm thiểu các chi phí trên thị trường nhằm mục tiêu môi trường.
Công cụ kinh tế là biện pháp “ cung cấp những tín hiệu của thị trường để giúp cho những người ra quyết định ghi nhận những hậu quả môi trường trong việc lựa chọn của họ”.
Từ các khái niệm được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau như vừa nêu ở trên, có thể rút ra hai điểm cơ bản nhằm làm sáng tỏ hơn bản chất bên trong của các công cụ Kinh tế nhằm mục tiêu thực thi các chính sách về môi trường là:
Thứ nhất : Công cụ kinh tế hoạt động thông qua cơ chế trên thị trường, chúng có chức năng làm tăng giá cả các hành động làm tổn hại đến môi trường lên và hạ giá cả các hành động bảo vệ môi trường xuống.
Thứ hai : Công cụ kinh tế sẽ tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức hoặc cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ.
Rõ ràng chúng ta có thể nhận thấy rằng, Công cụ kinh tế hoàn toàn có tính tương phản với công cụ điều hành và kiểm soát (CAC : Commen And Control ), bởi lẽ Công cụ kinh tế hoạt động theo cơ chế có tính linh hoạt và mềm dẻo dựa trên cơ sở lợi ích và chi phí về mặt kinh tế, chúng làm thay đổi hành vi của những cá nhân hay tổ chức làm tổn hại đến môi trường thông qua việc khuyến khích hoặc thưởng phạt về kinh tế. Như vậy khi chúng ta sử dụng công cụ kinh tế trong nhiều trường hợp, chúng còn tạo ra khả năng ý thức tự nguyện chấp hành đối với những hành vi ứng xử môi trường. Chính vì vậy người ta cho rằng công cụ kinh tế là loại công cụ sử dụng rất có hiệu quả trong bối cảnh của cơ chế thị trường.
Vai trò của công cụ kinh tế đối với quản lý tài nguyên và môi trường:
Để làm sáng tỏ vai trò của công cụ Kinh tế trong việc sử dụng cho quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, đối chiếu với các loại công cụ khác như công cụ điều hành và kiểm soát chúng ta có thể nhận thấy vai trò hơn hẳn của công cụ này như sau:
Tăng hiệu quả chi phí:
Từ thực tiễn của việc áp dụng các công cụ Kinh tế cho quản lý môi trường, người ta đã rút ra kết luận rằng nếu cùng một mục tiêu môi trường cần đạt được như nhau khi sử dụng công cụ Kinh tế (EIs) so với công cụ điều hành và kiểm soát (CAC) thì công cụ EIs có chi phí thấp hơn. Sử dụng công cụ Kinh tế là liên quan đến giá cả , chính vì vậy việc sử dụng giá cả và cung cấp tính linh hoạt trong việc ứng phó với những tín hiệu giá cả, cho phép các cá nhân và doanh nghiệp sẽ tìm kiếm đến chi phí có tính hiệu quả hơn trong khả năng lựa chọn của họ.
Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới:
EIs không ra lệnh cho chiến lược kiểm soát mà những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm . Tuy nhiên EIs có tác động đến hoạt động Kinh tế một cách tích cực để phát triển và lựa chọn chi phí kiểm soát hiệu quả mà không theo quy ước nào.
Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn:
Như đã nêu trên EIs cơ bản dựa vào thị trường, bản thân chúng sẽ phát hiện ra chiến lược hiệu quả chi phí, cho phép gặp gỡ các mục tiêu môi trường can đạt thông qua việc chi phí hiệu quả nhất .EIs hướng tới sức mạnh thị trường để xác định việc lựa chọn công nghệ có chi phí thấp nhất, với tính chất vượt trội này cho thấy khi chúng ta sử dụng công cụ CAC khó có thể thực hiện được.
Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường:
Do chi phí thấp khi sử dụng EIs, mặc khác chúng tác động đến quyền lợi kinh tế của các cá nhân hay doanh nghiệp, do vậy người ta phải tính đến việc sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.
Hành động nhanh chóng và mềm dẻo hơn:
Khi sử dụng EIs cho phép thực hiện một cách nhanh chóng, linh hoạt và mềm dẻo so với việc công cụ CAC, bởi lẽ nó có thể được điều chỉnh kịp thời thông qua cơ chế giá cả thị trường, sử dụng tín hiệu thị trường thường cho phép nhận được những thông tin phản hồi nhanh hơn và nắm bắt được tính hiệu của việc thực hiện quản lý sử dụng EIs.
Ngoài những vai trò và tính hơn hẳn của công cụ Kinh tế như vừa nêu ở trên, chúng còn có những vai trò khác trong việc thúc đẩy định hướng hành động ngày càng thân thiện hơn với môi trường trong mọi hoạt động kinh tế xã hội diễn ra thường xuyên , nó làm cho sự thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế, đây là yếu tố rất quan trọng liên quan đến công cụ giáo dục và nâng cao nhận thức quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một sự phát triển có tính bền vững.
Từ những phân tích trên cho thấy sử dụng công cụ kinh tế cho quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là một loại công cụ rất hữu ích.
Những công cụ kinh tế đang được sử dụng tại Việt Nam để bảo vệ môi trường:
Hiện nay Việt Nam là quốc gia được xếp vào diện các nước có nền kinh tế chuyển đổi, điều đó có nghĩa là chúng ta đang chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhận định này cũng phù hợp với quan điểm của Đảng trong mục tiêu chiến lược và quan điểm phát triển đến năm 2010 đó là “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản”.
Do có sự đổi mới và thay đổi về cơ chế kinh tế từ năm 1996 đến nay, bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, cơ chế thị trường cũng đang đặt ra cho chúng ta những thách thức về suy giảm nguồn tài nguyên suy thoái và ô nhiễm môi trường buộc chúng ta phải sử dụng các công cụ kinh tế để điều chỉnh lại sự ô nhiễm và suy thoái đó.Những công cụ kinh tế chúng ta đã và đang sử dụng bao gồm:
Thuế Tài nguyên
Thuế tài nguyên là công cụ Kinh tế chúng ta đã sử dụng tại Việt Nam đầu những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đây là sự thay đổi so với trước đó, từ chổ chúng ta không có quy định về thuế tài nguyên đến bước ngoặc chúng ta đã có những Pháp lệnh về Thuế Tài nguyên. Trong pháp lệnh Thuế tài nguyên do Chủ tịch hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký ngày 9/4/1990 đã đưa ra mức thuế suất cho một số nhóm tài nguyên thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thuế suất Tài nguyên của Việt Nam theo pháp lệnh năm 1990
STT
Nhóm tài nguyên
Thuế suất (%)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Khoáng sản kim loại
Riêng Vàng
Khoáng sản không phải kim loại
Riêng: - Đá quý
- Dầu mỏ, khí đốt
Sản phẩm của rừng tự nhiên
Cá, các loại thủy sản tự nhiên khác
Tài nguyên khác
2 – 10
5 - 21
1 – 12
3 – 15
6 – 20
10 – 40
3 – 10
1 – 10
(Nguồn : Aùp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở hà Nội NXBCTQG, Hà Nội- 1999.)
Nhìn vào bảng thuế suất chúng ta có thể nhận thấy rằng thời kỳ này chúng ta đã chú trọng đến những điều chỉnh tài nguyên và bảo vệ môi trường, thuế chủ yếu tập trung vào hai loại là khai thác khoáng sản và rừng và hải sản tự nhiên khác, đặc biệt đối với khai thác rừng tự nhiên, thuế suất điều chỉnh ở mức cao nhất 10 – 40%.
Đến năm 1998, trước yêu cầu thực tế nhằm góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên được tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, pháp lệnh thuế Tài nguyên sửa đổi dược ban hành theo quyết định số 05/ 1998/ PL - UBTVQH10 do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký vào ngày 19/04/1998. Trong pháp lệnh này gồm 8 chương và 21 điều quy định khá chi tiết và cụ thể. Tại điều 6 quy định biểu thuế suất được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây.
BẢNG 2.2 Biểu thuế suất thuế tài nguyên sửa đổi 1998
STT
Nhóm, loại tài nguyên
Thuế suất(%)
1
Khoáng sản kim loại ( Trừ vàng và đất hiếm)
Vàng
Đất hiếm
1 – 5
2 – 6
3 - 8
2
Khoáng sản không kim loại ( trừ đá quý và than)
Đá quý
Than
1 – 5
3 – 8
1 - 3
3
Dầu mỏ
6 – 25
4
Khí đốt
0 – 10
5
Sản phẩm rừng tự nhiên:
Gỗ các loại ( trừ gỗ cành, ngọn)
- Gỗ cành, ngọn
Dược liệu ( trừ Trầm hương, Ba kích, Kỳ nam)
Trầm hương, Ba kích, Kỳ nam
c. Các loại sản phẩm rừng tự nhiên khác
10 – 40
10 – 5
5 – 15
20 – 25
5 - 20
6
Thủy sản tự nhiên ( trừ hải sâm, bào ngư, ngọc trai )
- Hải sâm, bào ngư, ngọc trai
1 – 2
6 - 10
7
Nước thiên nhiên ( trừ nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp )
Nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thủy điện
Nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp )
0 -5
0 – 2
2 – 10
8
Tài nguyên thiên nhiên khác ( trừ yến sào)
- Yến sào
0 – 10
10 - 20
(Nguồn : Pháp lệnh thuế tài nguyên ( sửa đổi). NXBCTQG, Hà Nội – 1998 Tr.10)
Như vậy thông qua biểu thuế suất này, chúng ta có thể nhận thấy về chủng loại tài nguyên chịu thuế đã mở rộng hơn so với biểu thuế năm 1990. Quy định biểu thuế chi tiết hơn, đối với từng loại tài nguyên đã chú trọng tới tầm quan trọng của nó và ý nghĩa tới bảo tồn, tiết kiệm tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường.Ví dụ dầu mỏ đã mở rộng biểu thuế lên mức 25%, hay sản phẩn rừng tự nhiên, gỗ các loại ở mức cao nhất 10 -40%, biểu thuế còn làm rõ trầm hương, ba kích, kỳ nam có mức thuế từ 20- 25%.
Thông qua biểu thuế ban hành năm 1990 và biểu thuế sửa đổi năm 1998 đã chứng minh cho sự thay đổi nhận thức cũng như đáp ứng nhu cầu thực tế trong việc sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh việc khai thác tài nguyên hướng tới mục tiêu tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Phí môi trường
Theo quan điểm của Việt Nam hiện nay phí môi trường là các khoản thu nhằm bù đắp chi phí của nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo vệ môi trường, đây là những khoản thu bắt buộc những người được hưởng dịch vụ phải đóng góp cho nhà nước hoặc cho tổ chức quản lý làm dịch vụ đó phải trực tiếp phục vụ lại cho người đóng phí. Như vậy việc thực hiện phí môi trường cần phải đạt được 2 mục đích cơ bản… Thứù nhất là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm; Thứ hai là tăng nguồn thu nhập để chi cho những hoạt động cải thiện môi trường.
Hiện nay, Phí môi trường cơ bản của Việt Nam có hai loại là Phí nước thải và Phí rác thải đô thị.
Phí nước thải
Phí nước thải ở Việt Nam là một công cụ kinh tế mới được ban hành và đang được triển khai thực hiện trong cả nước, trên cơ sở Nghị định 67/2003/NQ – CP do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 13/06/2003 nhằm hạn chế môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, khắc phục ô nhiễm môi trường. Trong Nghị định này tại chương 2 điều 6 quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ % trên bảng giá của 1m3 nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế GTGT. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng ( trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch) thì mức thu được xác định theo người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường nơi khai thác và giá cung cấp cho 1m3 trung bình tại địa phương.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm được quy định theo Nghị định 67/ 2003/ NĐ – CP ngày 13 tháng 6 năm 2003.
Phí rác thải đô thị
Phí rác thải đô thị là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm, về cơ bản loại phí này chủ yếu được sử dụng ở khu vực đô thị, quy định thu phí do UBND thành phố hoặc các tỉnh quy định, do vậy mức thu phí có thể khác nhau và phụ thuộc vào từng địa phương. Ví dụ ở Hà Nội phí rác thải các hộ gia đình quy định thu bình quân đầu người theo tháng và có phân biệt nội thành và ngoại thành, nhưng nhìn chung mức thu phí chưa đủ bù vô chi phí, phải trợ cấp của thành phố. Hay ở thành phố Lạng Sơn là một ví dụ điển hình cho thu phí nước thải. Để tăng cường hiệu quả thu gom vệ sinh rác thải đô thị Lạng Sơn, UBND tỉnh đã giao cho công ty TNHH Huy Hoàng thực hiện thu gom rác thải ở địa bàn thị xã Lạng Sơn trước đây và nay là thành phố Lạng Sơn và một số khác thị trấn khác trong tỉnh.
Theo quyết định số 478QĐ/UB – KT ngày 1/7/1993 của UBND tỉnh Lạng Sơn, công ty TNHH Huy Hoàng được phép thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thị xã Lạng Sơn, mức phí được quy định ở bảng 2.3.
Bảng 2.3 Mức phí thu gom rác thải tại thị xã Lạng Sơn áp dụng từ 6/1993 -1/2002
TT
Đối tượng
VNĐ/ tháng
1
Các hộ gia đình không kinh doanh
8000
2
Các hộ gia đình có cửa hàng kinh doanh và các hộ kinh doanh tại chợ
12000
3
Các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ (khách sạn nhà trọ tư nhân, dịch vụ rửa ô tô, xe máy, hàng đồng, kinh doanh hàng tươi sống)
30000
4
Khách sạn, nhà hàng kinh doanh ăn uống
50000
5
Các cơ quan, bệnh viện, trường học, nhà máy, khách sạn lớn
Theo HĐ
(Nguồn: Theo quyết định số 478 QĐ/ UB – KT của UBND tỉnh Lạng Sơn ngày 1/7/1993)
Hiện nay, tỷ lệ thu phí trên địa bàn công ty quản lý đạt ở mức cao (96%). Căn cứ Nghị định thu phí và lệ phí của Chính Phủ ban hành, mọi khoản phí công ty thu được phải nộp cho ngân sách nhà nước. Các khoản phí thu được sau đó sẽ chuyển từ ngân sách nhà nước cho công ty để thanh toán các dịch vụ. Phí thu gom hiện chiếm khoảng 30% tổng nguồn thu của công ty; 70% nguồn thu còn lại Công ty được Ngân sách trợ cấp. Đây là một bước tiến đáng kể vì trước năm 1993, nhà nước phải trợ cấp 100% chi phí cho doanh nghiệp thu gom rác thải (là công ty Môi trường đô thị Lạng Sơn). Các hộ gia định ở Lạng Sơn tỏ ra sẵn sàng chi trả phí rác thải vì họ được hưởng dịch vụ thu gom rác tốt và hiệu quả hơn.
Do mức phí thu gom rác thải còn thấp nên thu không đủ chi và nhà nước vẫn trả thêm chi phí cho Công ty. Do đó, từ tháng 2/2002, công ty được tăng thêm mức phí thu gom, thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4 Mức phí thu gom rác thải tại thị xã Lạng Sơn áp dụng từ 2/2002
TT
Đối tượng
VNĐ/ tháng
1
Các hộ gia đình không kinh doanh
8000
2
Các hộ có cửa hàng kinh doanh và các hộ kinh doanh tại chợ
20000
3
Các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ
Kinh doanh tươi sống.
Khách sạn, nhà trọ tư nhân, dịch vụ rửa ô tô, xe máy.
Giết mổ:
+ Gia cầm.
+ Gia súc, đại gia súc.
30000
50000
30000
100000
4
Khách sạn, nhà hàng kinh doanh ăn uống.
100000
5
Cơ quan, bệnh viện, trường học, nhà máy, khách sạn lớn.
20000 - 200000
(Nguồn: Nghị quyết số 28/2002/NQ/HĐNDK XIII của HĐND Tỉnh Lạng Sơn ngày 28/01/2002.)
Từ những ví dụ trên cho thấy chúng ta cũng rất mềm dẻo trong việc giao quyền tự chủ các địa phương có những quy định phù hợp với hoàn cảnh của từng địa bàn trong việc thu phí rác thải, đặc biệt là phí rác thải đô thị. Đảm bảo tính hiệu quả và nguyên tắc chung về hoạt động tài chính đối với lĩnh vực thu phí.
Các phí dịch vụ môi trường khác
Các phí dịch vụ môi trường khác chủ yếu được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của cơ chế thị trường cung và cầu về dịch vụ môi trường, những vấn đề bức bách cần phải giải quyết có tính chất cộng đồng hay cục bộ địa phương. Những loại phí nhỏ lẻ này về cơ bản chưa có điều chỉnh từ phía Nhà nước, ví dụ ở khu vực nông thôn đã xuất hiện phí vệ sinh, phí đuổi chuột, khuyến khích nuôi mèo. Trong cộng đồng doanh nghiệp xuất hiện phí dịch vụ tư vấn môi trường, xử lý chất thải theo hợp đồng thỏa thuận, thu mua phế thải có khả năng tái chế, tái sử dụng…
2.2.3 Đặt cọc hoàn trả và ký quỹ môi trường
Đặt cọc hoàn trả
Về loại công cụ này chưa có quy định của Nhà nước nhưng do vận hành của cơ chế thị trường, đã xuất hiện có tính tự phát ở nước ta trong một số lĩnh vực. Ví dụ đối với những cửa hàng bán bia chai, chẳng hạn như bia Hà Nội khách hàng phải đặt cọc 2000 đồng trước khi bán chai bia đã mua về nhà và được trả lại chỉ khi người mua trả cho chủ cửa hàng vỏ chai còn đảm bảo nguyên vẹn.
Ký quỹ môi trường
Loại công cụ này chúng ta đã có Thông tư liên tịch số 126/199/TTLT – BTC –BCN – BKHCNMT ngày 22/10/1999 về “ Hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản”. Trong thông tư này về cơ bản có 5 nội dung gồm đối tượng và mục đích của việc ký quỹ; Căn cứ phương pháp xác định mức tiền ký quỹ; Trình tự thủ tục ký quỹ; Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ; Tổ chức thực hiện. Có thể thấy trong văn bản này quy định khá rõ ràng và cụ thể cho các đối tượng khai thác khoáng sản.
Mục đích của việc ký quỹ: Việc ký quỹ bằng một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra theo quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản.
Quỹ môi trường
Quỹ môi trường là loại công cụ kinh tế được sử dụng khá phổ biến hiện nay cho mục đích bảo vệ môi trường. Hiện nay ở Việt Nam xét về loại quỹ này có thể chia thành ba loại, đó là Quỹ môi trường Quốc Gia, Quỹ môi trường địa phương và Quỹ môi trường nghành.
Quỹ môi trường quốc gia
Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia được thành lập theo quyết định số : 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 để huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nhằm hỗ trợ các chương trình, dự án , các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở quyết định này do Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây đã có quyết định số 53/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 16/07/2002 “ Về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường việt Nam”, điều lệ gồm 7 chương và 24 điều. Hiện nay Quỹ đang quá trình đi vào hoạt động.
Các lĩnh vực hỗ trợ tài chính trước mắt: Xử lý chất thải; phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường; nghiên cứu và triển khai công nghệ thân thiện môi trường; bảo tồn đa dang sinh học; Giáo dục, truyền thông môi trường và phát triển bền vững.
Ngoài các lĩnh vực hỗ trợ tài chính trước mắt, quỹ còn có các nội dung ưu tiên hỗ trợ như hỗ trợ các dự án nằm trong danh mục xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; Xử lý chất thải khu đô thị, làng nghề, bệnh viện, khắc phục sự cố môi trường; Nghiên cứu và triển khai công nghệ thân thiện với môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm…
Quỹ môi trường địa phương
Quỹ môi trường địa phương của nước ta có thể được kể đến đó là quỹ môi trường Hà Nội và quỹ môi trường Thành phố HCM. Đối với quỹ môi trường Hà Nội được ban hành trên cơ sở hỗ trợ của dự án VIE/97/007 với vốn điều lệ ban đầu là 100.000 USD, chủ yếu hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Thành phố với lãi suất ưu đãi nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Quỹ môi trường thành phố HCM có số vốn ban đầu lớn hơn, mục tiêu chủ yếu là cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp công nghiệp có hoạt động sản xuất sạch hơn.
Quỹ môi trường nghành
Trong thực tế chúng ta có quỹ môi trường ngành than, quỹ môi trường ngành này hình thành trước quỹ môi trường địa phương và quỹ bảo vệ môi trường Quốc gia. Nguồn vốn của quỹ chủ yếu được thu từ 1% giá thành của hoạt động khai thác than, ngoài ra Quỹ cũng nhận được các nguồn tài trợ khác như phí môi trường, vốn ODA và các nguồn tài trợ quốc tế. Nguồn tài trợ của Quỹ cho công tác bảo vệ môi trường nằm trong giới hạn của ngành than phủ xanh bãi đỗ thải các khu mỏ, nạo vét khai thông dòng chảy sông suối do hoạt động khai thác mỏ gây ra, chăm sóc sức khỏe công nhân ngành mỏ, xây dựng trạm xử lý nước sạch tại nhà máy sàng tuyển than cửa Ông…
Các cơ chế tài chính khác
Các cơ chế tài chính khác cũng là một dạng của công cụ kinh tế được sử dụng cho bảo vệ môi trường như đầu tư cho bảo vệ môi trường, thưởng phạt do gây ô nhiễm môi trường.
Về đầu tư cho bảo vệ môi trường chỉ tính giai đoạn 1991 -1995 tỷ lệ chi cho bảo vệ môi trường/ GDP là 0.18%. Nếu tính tỷ lệ chi BVMT/Tổng chi NSNN là 0,7%. Như vậy so với yêu cầu đầu tư cho bảo vệ môi trường, đầu tư ngân sách nhà nước còn ở mức thấp. Hiện nay theo tinh thần nghị quyết của Bộ chính trị số: 41-NQ/TW ngày 15/11/2002 về “ Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, để tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường cần đa dạng hóa nguồn đầu tư. Riêng ngân sách Nhà nước cần có mục chỉ riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng chi tiêu để bảo đảm đến năm 2006 đạt mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách Nhà nước là tăng tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Về thưởng phạt gây ô nhiễm môi trường, chúng ta cũng đã có những chế tài của Nhà nước và địa phương. Ví dụ như phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm, hay mới đây Hà Nội có chế tài đối với các xe chở vật liệu xây dựng gây ô nhiễm.
Trong thực tế thì vừa qua, mặc dù chúng ta đã có một số chế tài cho công tác bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao.
Công cụ kinh tế áp dụng cho nước thải công nghiệp tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Các nhà kinh tế học từ lâu đã ủng hộ ý tưởng đưa các chính sách khuyến khích kinh tế nhiều hơn vào các chính sách về môi trường. Những chính sách này có thể đóng vai trò giúp cho các chính sách về môi trường trở nên sắc sảo hơn trong nhiều trường hợp, cũng như giúp làm tăng đáng kể tính hiệu quả về chi phí của các chính sách này. Hiện nay công cụ kinh tế áp dụng đối với nước thải công nghiệp chỉ có Phí Bảo vệ môi trường:
Cơ sở lý luận của công tác thu phí môi trường
Môi trường và sự phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia đều có mối quan hệ rất chặt chẽ, nền kinh tế thực sự mà trong đó tất cả chúng ta sống và làm việc như một hệ thống mở. Điều này có nghĩa rằng để cung cấp những hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người thì nền kinh tế phải khai thác tài nguyên từ môi trường (biến chúng thành những sản phẩm hoàn hảo để tiêu thụ) và thải trở lại môi trường chung quanh một khối lượng lớn những tài nguyên đã bị hao mòn hoặc đã qua quá trình biến đổi hóa học, thành những chất thải… Do đó, đã nảy sinh ra mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, tức là muốn phát triển kinh tế thì việc tác động vào môi trường là không thể tránh khỏi. Điều này tạo ra những áp lực lên khả năng có hạn của môi trường thiên nhiên trong việc xử lý các loại chất thải.
Ngoài ra thì môi trường cũng có tác động không nhỏ đến việc phát triển kinh tế. Ô nhiễm môi trường nước có tác động trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến sức lao động của xã hội. Điều này có tác động trực tiếp đến nền kinh tế xã hội.Vì vậy, bảo vệ môi trường là mục tiêu chính để phát triển bền vững.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã đặt ra một số các Nghị định và Bộ luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là ban hành ra các công cụ kinh tế trong đó có công cụ Phí bảo vệ môi trường là một công cụ hữu hiệu và quan trọng của Nhà nước trong việc kiểm soát môi trường là vấn đề đang được quan tâm, được quy định chính thức và được Quốc hội thông qua trong Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 1994.
Ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ kinh tế này nhằm khuyến khích hành vi tích cực đối với Môi trường và có kết quả rất khả quan tại các nước OECD, dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều tạo ra những khuyến khích sau:
Thay đổi trực tiếp mức giá cả hoặc chi phí
Thay đổi gián tiếp các mức giá cả hoặc chi phí thông qua những biện pháp tài chính hoặc thuế khóa, ngân sách.
Tạo lập và hỗ trợ thị trường.
Chính vì những thành công của bước đầu thực hiện áp dụng các công cụ kinh tế này ở các nước đã kiểm soát và hạn chế được vấn đề ô nhiễm môi trường tại các nước và làm thay đổi thái độ của người dân về môi trường theo hướng tích cực hơn, cùng nhau bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ hàng đầu ở các nước này… và trong Điều 16 Nghị định 67/2003/NĐ-CP) ngày 13/06/2003 đã ban hành các điều luật về phí bảo vệ môi trường và Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp được thu từ ngày 01/01/2004. Cho đến nay đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác thu phí bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ môi trường
Pháp lệnh về phí và lệ phí
1 . Nghị định số 67/2003/NĐ – CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Nghị định gồm 3 chương, 18 điều
._.
Chương I: Gồm 5 điều quy định chung về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; các trường hợp không thu phí bảo vệ môi trường; trường hợp áp dụng điều ước Quốc tế.
Chương II: Gồm 8 điều quy định về mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Chương III: Gồm 5 điều quy định về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; các đối tượng nộp phí vi phạm các quy định sẽ được xử lý theo pháp luật; hiệu lực thi hành Nghị định này; người chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Thông tư liên tịch của bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường số 125/2003/TTL – BTC – BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/ NĐ – CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Thông tư này gồm 7 phần:
Phần I: Quy định cụ thể về đối tượng áp dụng phí bảo vệ môi trường và phạm vi điều chỉnh.
Phần II: Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Phần III: Cách xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Phần IV: Quy định cụ thể nghĩa vụ và nhiệm vụ của các bên có liên quan; chế độ thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ thẩm định Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
Phần V: Quy định về chế độ thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, phần phí bảo vệ môi trường nộp vào ngân sách nhà nước.
Phần VI: Quy định về chứng từ thu và đồng tiền nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
phần vii: Quy định cụ thể về việc tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
3. Quyết định số 19./2004/QĐ –UB ngày 30 tháng 07 năm 2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Quyết định này gồm 4 điều:
Điều 1: Quy định về thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố: đối tượng chịu phí, mức thu phí, đơn vị chịu trách nhiệm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Điều 2: Quy định nhiệm vụ của các đơn vị thu phí, chế độ quản lý và sử dụng tiền phí thu được.
Điều 3: Hiệu lực thi hành của Quyết định này.
Điều 4: Các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
4. Công văn liên Sở Tài chính – Sớ Tài nguyên và Môi trường số 5090/CVLS/C – TNMT ngày 20 tháng 08 năm 2004 của ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 190/2004/QĐ – UB ngày 30 tháng 07 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Công văn này gồm 6 phần:
Phần I: Đối tượng áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Phần II: Quy định mức thu phí, xác định số phí phải nộp, thời điểm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Phần III: Việc kê khai, thẩm định và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Phần IV: Quy định chế độ quản lý, sử dụng tiền phí thu được.
Phần V: Việc tổ chức thực hiện của đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân phường, xã; Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ban quản lý các Khu chế xuất – khu công nghiệp tập trung, ban quản lý Khu công nghệ cao; Sở Tài nguyên và Môi trường ( Chi cục Bảo vệ môi trường).
Phần VI: Quy định việc xử phạt.
5. Nghị định của Chính phủ số 106/2003/NĐ – CP ngày 23 tháng 09 năm 2003 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh cực phí, lệ phí
Nghị định này gồm 5 chương, 22 điều:
Chương I: Gồm 8 điều quy định chung về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc xử phạt; tình tiết giảm nhẹ; tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; các hình thức xử phạt.
Chương II: Gồm 9 điều quy định hành vi vi phạm hành chính và các hình thức xử phạt về thẩm định về phí, lệ phí; về đăng ký, về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; về mức thu phí, lệ phí; về quy trình, thủ tục lập, báo cáo phương án thu phí; về quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí; về chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; về miễn, giảm phí, lệ phí; chế độ kế toán trong lĩnh vực phí, lệ phí; về công khai chế độ thu phí, lệ phí.
Chương III: Gồm 2 điều quy định thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí;
Chương IV: Gồm 2 điều quy định việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí;
Chương V: Gồm 1 điều quy định hiệu lực thi hành và các cơ quan có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
6. Công văn số 807/CT – TTHT ngày 11 tháng 08 năm 2004 Cục thuế TP.Hồ chí Minh về việc đăng ký chứng từ thu phí nước thải
Quy định về đăng ký thu phí, về chứng từ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; chế độ báo cáo tình hình thu phí.
7. Công văn số 548 KB/TB ngày 25 tháng 08 năm 2004 của Kho bạc Nhà nước TP.Hồ Chí Minh về việc mở và sử dụng tài khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
Quy định đối tượng mở tài khoản; phạm vi sử dụng tài khoản; hồ sơ mở tài khoản.
2.4 Tình hình áp dụng trong việc quản lý môi trường hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh
Hiện trạng và diễn biến môi trường nước:
Tiêu chuẩn chất lượng nước trình bày trong Bảng 3.1
Bảng 2.5 . Tiêu chuẩn cho chất lượng nước mặt
STT
Thông số
TCVN 5942-1995
TCVN 5942-1995
(Nuôi thủy sản)
TCVN 6774-2000
A
B
1
pH
6 – 8,5
5,5 – 9,0
6,5 – 8,5
6,5 – 8,5
2
DO (mg/l)
≥ 6
≥ 2
≥ 5
≥ 5
3
BOD5 (mg/l)
≤ 4
≤ 25
≤ 10
≤ 10
4
Dầu mỡ (mg/l)
Không phát hiện
≤ 0,3
Không có váng dầu mỡ
Không có váng dầu mỡ
5
Coliform (MPN/100ml)
≤ 5.000
≤ 10.000
≤ 1.000
Không có quy định
Ghi chú:
TCVN 5942 – 1995, nước mặt loại A: Tiêu chuẩn chất lượng nước có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).
TCVN 5942 – 1995, nước mặt loại B: Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho mục dích khác (nước dùng cho dùng cho nông nghiệp và nuôi thủy sản có quy định riêng).
TCVN 5943 – 1995, nuôi thủy sản: Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ phục vụ nuôi thủy sản.
TCVN 6774 – 2000: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh.
Hiện trạng môi trường nước mặt tại vùng thượng lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai
Nhìn chung, khu vực thượng và trung lưu các sông lớn trong khu vực (trước Hồ Trị An trên sông Đồng Nai, trước đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, toàn bộ sông Bé, sông La Ngà) chưa bị ô nhiễm rõ rệt ( mặc dù có nơi, có lúc bị ô nhiễm cục bộ) do các chất thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp: mức độ ô nhiễm hữu cơ còn thấp (BOD5 6mg/l); ô nhiễm do các chất dinh dưỡng và hiện phú dưỡng hóa nguồn nước ở mức thấp ( hàm lượng tổng N<0.1 mg/l, tổng P < 0.02 mg/l); mức độ ô nhiễm do các tác nhân độc hại ( các kim loại nặng: Cu, Pb, Zn, Fe, Hg, Cd… thuốc bảo vệ thực vật, phenol, dầu mở…) trong nước sông vùng thượng và trung lưu đều nhỏ hơn mức cho phép của WHO hoặc tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đối với nguồn nước loại A ( cho phép đưa vào các nhà máy nước), riêng hàm lượng chất rắn lơ lững ( phù sa) ở sông suối vùng thượng lưu vào mùa lũ khá cao. Đây là hậu quả của nước mưa chảy tràn qua các vùng đất canh tác nông nghiệp trên các triền đồi làm rửa trôi đất, gây xói mòn đất, đặc biệt khi thảm thực vật này càng suy giảm.
Các sông, suối ở khu vực thượng và trung lưu hệ thống sông Đồng Nai nói chung là có khả năng tự làm sạch rất cao, chất lượng nước tại phần lớn các đoạn sông suối thượng nguồn đều đạt tiêu chuẩn nguồn loại A cho phép khai thác sử dụng cho sinh hoạt. Tuy nhiên cũng có nhiều đoạn sông, hồ chứa đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ rõ rệt như thác Cam Ly và một số hồ ở khu vực thành phố Đà Lạt, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ rõ rệt ở hồ Trị An xung quanh khu vực các làng nuôi cá bè. Một dấu hiệu bất thường xảy ra tại đây vào tháng 4/2002 làm cho cá bè nuôi bị chết hàng loạt. Nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước hồ tụt giảm đến mức kỷ lục 0,7 đến 1,2 mg/l và kéo dài suốt một đoạn gần 10 Km từ sau cầu La Ngà kèm theo các mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ mặt hồ.
Hiện trạng môi trường nước mặt trên các kênh rạch nội thành, nội thị.
Nhìn chung, các kênh rạch nội thành, nội thị đã bị ô nhiễm rất nặng nề. Chỉ bằng cảm quan thôi cũng có thể nhận thấy rất rõ rằng, hầu như toàn bộ các kênh rạch nội thành Thành Phố Hồ Chí Minh ( bao gồm 5 hệ thống kênh rạch chính: Nhiêu Lộc – Thị nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ – Bến Nghé, Kênh Đôi – Kênh Tẻ, Tham Lương – Bến Cát) đã bị ô nhiễm rất nặng nề, luôn xuất hiện các mùi hôi thối nồng nặc, nhất là vào những thời điểm triều kiệt trong ngày, mà các nguyên nhân của sự ô nhiễm đó đã được phân tích rõ, trong đó đáng chú ý nhất là 2 nguyên nhân chính: (1) Việc xây cất nhà cửa trên và ven kênh rạch (ước khoảng 23.437 căn vào thời điểm năm 1995) xả trực tiếp mọi thứ chất thải xuống dòng kênh và (2) do tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp của Thành Phố ước khoảng 700.000 m3/ ngày chưa được xử lý thích đáng cùng với khoảng 450 tấn rác mỗi ngày.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên các kênh rạch nội thành đã được nhiều cơ quan quan tâm theo dõi và tiến hành các nghiên cứu khảo sát. Chất lượng nước kênh có sự diễn biến phức tạp theo thời gian. Từ năm 1993, Trung tâm CEFINEA đã phối hợp cùng với Trung tâm Bảo vệ môi trường (EPC), và một số cơ quan khác tiến hành khảo sát phân tích chất lượng nước tại một số điểm đặc trưng trên 5 hệ thống kênh rạch nội thành TPHCM. Các kết quả phân tích vào thời điểm đó đã chỉ cho thấy bức tranh tổng quát về tình hình ô nhiễm nguồn nước trên các kênh rạch của thành phố:
- Kênh đôi bị ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Nồng độ BOD5 dao động từ 48 đến 127 mg/l khi nước ròng, hàm lượng chất lơ lững từ 83 đến 200mg/l, nồng độ oxy hòa tan (DO) xấp xỉ bằng 0, hàm lượng Coliform khoảng từ 6.105 đến 1,2.106 MPN/100ml. Kênh đôi còn bị nhiễm mặn với hàm lượng Cl- lên đến 3900mg/l và SO42- đến 378 mg/l vào thời điểm giao mùa.
- Kênh Tàu Hủ cũng bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Nồng độ DO cũng xấp xỉ bằng 0 mg/l, BOD5 = 58÷204 mg/l, hàm lượng chất rắn lơ lửng không lớn từ 24 đến 78 mg/l, hàm lượng Coliform cũng tương tự như đối với kênh đôi . Hàm lượng Hg từ 0,002 đến 0,01 mg/l, Pb từ 0,05 đến 0,1 mg/l.
- Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè bị ô nhiễm nặng chủ yếu do nước thải sinh hoạt. Nồng độ oxy hòa tan thường xuyên cũng xấp xỉ bằng 0 mg/l, BOD5 = 52÷202 mg/l, COD = 80 ÷393 mg/l, riêng N-NH3 từ 6÷29,8 mg/. Ô nhiễm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ngoài nước thải đô thị ra còn do rác và phân với khoảng 2.070 cầu tiêu công cộng (vào thời điểm đó).
- Hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm bị ô nhiễm nặng nề do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từ các làng nấu cồn, dệt nhuộm và chế biến thực phẩm: bún, miến, thủy hải sản tươi sống, rượu bia,…cùng với nước thải sinh hoạt của cộng đồng dân cư, dân sinh sống trên lưu vực. Nồng độ BOD5 rất cao từ 3800 ÷ 8400 mg/l và COD có chỗ lên đến 13,450 mg/l. Trên suốt chiều dài đoạn kênh, không khí hai bên bờ kênh bị ô nhiễm nặng bởi các mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ lòng kênh, một số đoạn gần như bị nghẹt bít do lượng rác ứ đọng quá nhiều.
- Kênh Tham Lương bị ô nhiễm nặng chủ yếu do nước thải công nghiệp từ rất nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghiệp trên lưu vực như: Hóa chất Tân Bình, bột ngọt và mì ăn liền VIFON, dầu Tường An, dầu Tân Bình, dệt Thành Công…Nước kênh có độ màu tương đối cao do nước thải của các nhà máy thải ra, hàm lượng DO xấp xỉ bằng 0 mg/l, BOD5 bằng 184 đến 361 mg/l, Hg = 0,002 ÷ 0,07 mg/l, Pb = 0,05÷0,17 mg/l.
Trong vòng 5 năm qua chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch nói trên nhìn chung không có biến động rõ rệt, có lúc thì tăng lên cũng có lúc giảm đi. Mặc dù chưa có đầy đủ chuỗi số liệu quan trắc diễn biến chất lượng nước trên hệ thống các kênh rạch nội thành TPHCM, tuy nhiên dựa vào một số kết quả quan trắc trong chương trình quan trắc môi trường quốc gia, đối với môi trường nước của TPHCM (các điểm quan trắc đại diện cho chất lượng nước kênh rạch nội thành và hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ), có thể nhận thấy phần nào diễn biến về mức độ ô nhiễm hữu cơ nguồn nước kênh rạch nội thành TPHCM như trong bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết quả quan trắc môi trường nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Điểm quan trắc
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
DO (mg/l)
Cầu Trương Minh Giảng
0,00
0,43
0,48
0,78
1,60
0,98
1,27
1,15
Cầu Bông
0,00
0,68
0,53
0,93
1,20
1,07
1,25
1,09
Cầu Điện Biên Phủ
0,00
0,76
0,68
1,55
1,10
1,14
1,34
1,22
Cầu Ba Son
1,30
1,28
1,25
1,90
1,10
2,05
2,21
1,98
BOD5 (mg/l)
Cầu Trương Minh Giảng
97
45
51
46
51
52
58
57
Cầu Bông
81
22
14
28
25
31
30
34
Cầu Điện Biên Phủ
82
22
15
24
30
27
27
25
Cầu Ba Son
48
9
8
13
23
24
25
22
COD (mg/l)
Cầu Trương Minh Giảng
170
69
77
77
70
75
78
77
Cầu Bông
138
32
24
45
30
41
42
45
Cầu Điện Biên Phủ
155
36
25
35
37
38
40
36
Cầu Ba Son
109
15
13
26
34
36
35
29
Ghi chú:
Các chỉ số lưu trong bảng là giá trị trung bình cộng của tất cả các số liệu quan trắc hàng năm.
Mỗi năm tiến hành 4 đợt quan trắc cách nhau 3 tháng( theo quý).
Mỗi đợt quan trắc thực hiện 3 lần lấy mẫu trong cùng một ngày (sáng, trưa, chiều) và phân tích độc lập.
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quan trắc nhiều năm của tram quan trắc quốc gia vùng III.)
Dựa trên các số liệu quan trắc có được, có thể rút ra một số nhận xét về diễn biến chất lượng nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè như sau:
-Nước Kênh bị ô nhiễm hữu cơ ở mức cao tại tất cả các vị trí quan trắc dọc kênh ( DO thấp và BOD, COD rất cao). Sự thiếu hụt oxy hoà tan trong nước Kênh đã dẫn đến tình trạng phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ, bốc mùi hôi thối nồng nặc, nhất là vào những lúc triều kiệt. Với mức độ ô nhiễm này, nuồn nước hầu như không thể sử dụng được cho bất kỳ một mục đích nào.
- Mức độ ô nhiễm hữu cơ có khuynh hướng giảm dần từ phía thượng nguồn ra hạ lưu hầu hết các đợt quan trắc.
- Mức độ ô nhiễm hữu cơ có khuynh hướng được cải thiện dần từ 1995 đến nay. Điều này phù hợp với thực trạng giải tỏa dần các nhà vệ sinh, nhà xây cất trên và ven kênh rạch, cộng với việc nạo vét bờ kênh và chỉnh trang lại 2 bờ kênh. Qua đó có thể thấy rằng, mức độ ô nhiễm kênh rạch bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tình trạng nhà cửa xây cất lụp xụp trên kênh rạch và lấn chiếm bờ kênh, vứt bỏ trực tiếp các chất thải xuống kênh một cách vô tội vạ.
Qua kết quả phân tích trên cho thấy, chất lượng nước các kênh rạch tiêu thoát nước tại TP. HCM đã ở mức ô nhiễm rất nặng với đủ mọi thành phần ô nhiễm, đặc biệt do sự tích tụ nhiều năm nên hầu hết các khu vực, bùn đáy đã dâng cao cản trở dòng chảy, thậm chí nhiều nơi lòng kênh bị biến mất do các hộ dân lấn chiếm. Do vậy, chỉ có cách đầu tư kinh phí để nạo vét bùn đáy, khơi thông dòng chảy, khống chế hữu hiệu các nguồn chất thải vào mới có thể khôi phục được cảnh quan ban đầu của hệ thống kênh rạch thoát nước trong khu vực đô thị.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Khi con người bắt đầu trồng trọt, chăn nuôi thì đồng ruộng dần phát triển ở Miền đông bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông. Cư dân ít nên nguồn tài nguyên rất dồi dào đối với các nhu cầu của con người. Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu.Các đô thị trở thành nơi tập trung cư dân đông đúc. Các tác động của con người đối với nguồn nước càng trở nên rõ rệt, nhất là nguồn nước gần khu vực công nghiệp và đô thị. Trong điều kiện dân số và sức sản xuất phát triển mạnh mẽ, các tác động này tăng lên nhanh chóng. TP.HCM, một trung tâm kinh tế lớn ở Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng mà trong đó có rất nhiều nguyên nhân:
Ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt:
Việc không kiểm soát chặt chẽ được tốc độ quá trình đô thị hóa và dân số tăng nhanh là hai tác nhân quan trọng gây ô nhiễm nguồn nước. TP.HCM có dân số chiếm 1/10 dân số của cả nước với tốc độ tăng dân số nhanh chóng. Cũng như các thành phố lớn khác, TP.HCM đang phải đối mặt với tình hình tăng dân số cơ học không kiểm soát được, khiến mật độ dân số cao, diện tích nhà ở, diện tích cây xanh ngày càng bị thu hẹp. Dân số tăng kéo theo tổng lượng nước thải và chất thải tăng, đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm.
Đặc điểm nước thải sinh hoạt đô thị là hàm lượng chất hữu cơ cao là môi trường cho các loài vi khuẩn gây bệnh. Trong nước thải còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, có khả năng gây hiện tượng phú dưỡng trong nguồn nước. Trong các vùng dân cư đô thị, ngoài nước thải sinh hoạt, nước mưa cũng có thể gây ô nhiễm sông hồ. Nồng độ chất bẩn trong nước mưa phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố như cường độ mưa, đặc điểm mặt phủ, độ bẩn đô thị và không khí… Nước mưa của trận đầu tiên trong mùa mưa và của đợt đầu tiên thường có nồng độ chất bẩn cao. Hàm lượng chất lơ lững có thể từ 400 đến 800 mg/l, BOD5 từ 40 đến 120 mg/l. Nước thải đô thị và nước mưa đợt đầu còn chứa lượng lớn vi khuẩn, trong đó có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Tổng số vi khuẩn gây bệnh tính theo coliform có thể tới hàng trăm ngàn /1 lít.
Ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp
Mỗi ngày ở TP.HCM tiếp nhận hơn 200.000m3 nước thải công nghiệp. Chỉ hơn 40% số đó được xử lý. Thành phần nước thải sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, chất liệu sản phẩm… Trong nước thải sản xuất, ngoài các loại cặn lơ lững, còn nhiều tạp chất hóa học khác nhau: các chất hữu cơ (acid, este, phenol, dầu mỡ), các chất độc (cianua, arsen, thủy ngân, muối đồng…), các chất gây mùi, các loại muối khoáng và một số đồng vị phóng xạ.
Dầu và các sản phẩm dầu có tác động nguy hiểm nhất đối với nguồn nước. Chúng tạo thành màng mỏng trên mặt nước cản trở quá trình hòa tan ôxy vào nguồn nước. Trong nước thải các nhà máy giấy, ngoài các hợp chất hóa học như kiềm, este, cồn, acid sunfuric… còn có nhiều loại cặn và sơ sợi với hàm lượng rất lớn.
Bảng 2.7. Bảng thống kê lượng nước thải một số ngành công nghiệp chính trên địa bàn TP.HCM
STT
NGÀNH CÔNG NGHIỆP
LƯỢNG NƯỚC THẢI (m3 / ngày)
01
Thực phẩm
33,160
02
Bột giấy và giấy
49,228
03
Dệt nhuộm
21,580
04
Thuộc da
768
05
Sơ chế mủ cao su
11,545
06
Bột giặt
370
07
Chăn nuôi
824
Tổng
117,475
(Nguồn : [Bảng báo cáo về các thông số nước thải của chi cục bảo vệ tài nguyên môi trường - số liệu thống kê năm1998 ])
Ô nhiễm từ nước thải y tế
Lượng nước thải từ phẩu thuật, xét nghiệm, khám chữa bệnh… chưa qua xử lý đã tăng lên đến con số báo động, với hơn 17000m3/ngày. Kết quả phân tích các hàm lượng mẫu này cho thấy, chúng bị ô nhiễm nặng nề mặt hữu cơ và vi sinh, với hàm lượng vi sinh cao gấp 100 – 1000 lần tiêu chuẩn cho phép. Trong nước thải y tế còn chứa rất nhiều vi sinh gây bệnh.
Ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp
Ngoài ra cũng phải kể đến một hiện tượng, đó là thời gian gần đây có không ít người dân sử dụng phân vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác một cách quá mức đã và đang làm ô nhiễm môi trường. Việc mở rộng mạng lưới tưới tiêu cũng đang có thể đưa chất ô nhiễm nội thành ra ngoại thành.
Khai thác nước ngầm ồ ạt cũng gây ô nhiễm nguồn nước
Do nguồn nước máy không đáp ứng đủ, nên ngay trong nội thàn TP.HCM, rất nhiều người dân phải khoan giếng để lấy nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm bằng các giếng khoan ồ ạt đã hạ thấp mực nước ngầm sẽ dẫn đến nhiều tác hại tự nhiên và xã hội. Trước hết, hiện tượng này sẽ phá vỡ hệ cân bằng nước tự nhiên, thay đổi về thủy lực nước ngầm và cả nước mặt. Khi thủy lực của các tầng nước giảm, nước mặt bị ô nhiễm do sinh hoạt của con người có thể xâm nhập vào các tầng nước ngầm, ranh giới mặn cũng bị kéo sâu vào so với nước. Như vậy, chất lượng nước đã bị giảm đi. Bên cạnh đó, mực nước ngầm giảm sẽ làm tăng hiện tượng sụt lún mặt đất, nhiều nơi mực nước ngầm hạ thấp đến 30m so với mặt đất, mực nước ngầm ở tầng nông cũng đang bị tụt giảm, hiện đã giảm 0,4m – 1,8m so với năm 2000.
Các dự án của thành phố trong việc cải tiến dòng kênh, xử lý nước thải thực hiện chậm chạp, biện pháp vớt rác trên bề mặt kênh đã không đem lại hiệu quả như mong đợi. Công tác bảo vệ môi trường chỉ thực sự thu hút được kết quả khi chính quyền có những hành động đón đầu, ngăn chặn từ trước chứ không phải để môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm nghiêm trọng, khi đó chúng ta mới tìm phương hướng cải thiện.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước kênh rạch tại các đô thị trong vùng trước tiên phải kể đến việc xả trực tiếp nước thải trực tiếp từ các đô thị ( cả sinh hoạt lẫn công nhiệp) vào nguồn tiếp nhận mà không hề qua xử lý. Việc lấy mẫu phân tích bổ sung chất lượng nước tại các miệng cống xả chính của các trung tâm đô thị trọng điểm trong vùng nghiên cứu đã được CEFINEA tiến hành trong nhiều năm qua. Chất lượng nước tại các điểm quan trắc tại mỗi vị trí quan trắc có sự dao động rất lớn về mặt nồng độ các chất theo thời gian, thậm chí ngay từng giờ trong ngày.
Mức độ ô nhiễm các sông chính thuộc hệ thồng sông Sài Gòn – Đồng Nai được đánh giá theo 5 cấp : (1) ô nhiễm rất nặng, (2) ô nhiễm nặng, (3) ô nhiễm trung bình, (4) ô nhiễm nhẹ và (5) chưa bị ô nhiễm.
2.4.3 Ý nghĩa kinh tế của suy thoái môi trường
Mối tương quan tỷ lệ thuận giữa phát triển kinh tế – xã hội và suy thoái tài nguyên môi trường nhất là ở các vùng trọng điểm, đã gần như là một quy luật mà không có những trường hợp ngoại lệ, và chính quy luật đó sẽ quyết định trạng thái bền vững hay không bền vững của sự phát triển.
Sự suy thoái môi trường ở một mức độ nhất định nào đó là một hậu quả khó có thể tránh khỏi do hoạt động của con người. Bất cứ sự khai thác nguồn tài nguyên không tái sinh nào cũng nhất định dẫn đến sự suy giảm một phần hay toàn bộ nguồn tài nguyên ấy, và dẫn đến sự gia tăng tiêu thụ khoáng chất, năng lượng và gây ô nhiễm không khí , nước tiếng ồn và các chất thải nguy hại. Ngay cả việc sử dụng tài nguyên có thể tái sinh trên một cơ sở bền vững cũng bao hàm sự khai thác vơ vét trữ lượng để tạo nên mức tăng trưởng tối đa.
Vấn đề đặt ra ở đây không phải là ngăn chặn hay xóa bỏ tất cả những sự suy thoái môi trường mà làm thế nào để tối thiểu hóa hay ít ra là giữ cho sự suy thoái đó ở mức phù hợp với mục tiêu phát triển của xã hội. Khi sự suy thoái môi trường được xem xét trong mục tiêu của phạm vi của mục tiêu phát triển xã hội thì không phải tất cả mọi sự phá rừng, sự xói mòn đất hay sự ô nhiễm nước, không khí và đất đều đáng ngăn cản cả.
Việc ô nhiễm nguồn nước và không khí cao quá mức không có nghĩa tuyệt đối mà là so với khả năng tự làm sạch của môi trường, cũng như so với các mục tiêu và trở lực của xã hội. Điều này không có nghĩa là các cá nhân ( chủ nguồn thải) đều được phép lạm dụng khả năng tự làm sạch của môi trường một cách miễn phí. Nếu làm như vậy thì không phải chỉ tạo ra ô nhiễm quá mức mà bản thân nguồn tài nguyên – tức khả năng tự làm sạch của môi trường cũng sẽ bị suy giảm. Hơn nữa, khi việc thải các chất thải gia tăng và khả năng đồng hóa chất thải bị giảm, các chủ nguồn thải cần phải trả một chi phí cơ hội gồm 2 phần: (1) chi phí sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm tới mức nó không còn được dùng cho một mục đích sử dụng nào khác, và (2) chi phí tổn hại năng suất cải tài nguyên khi mức độ thải cao hơn một ngưỡng cho phép nhất định. Phí sự dụng tài nguyên cần được đặt đủ cao để có thể giới hạn các chất thải ở mức mà nó có khả năng được đồng hóa và không làm giảm khả năng tự làm sạch của không khí và nước.
Ngăn ngừa thì thường ít tốn kém hơn là chữa trị, phục hồi. Một khi sự suy thoái môi trường quá mức đã diễn ra, nó không còn đáng để cố gắng đưa trở về mức độ mà lẽ ra là tối ưu về mặt xã hội nếu có sự ngăn ngừa từ trước, bởi làm như vậy, chi phí sẽ cao hơn, tính hiệu quả sẽ thấp hơn và đặc quyền đặc lợi thì nhiều hơn. Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp không những cho phép cơ sở sản xuất dễ dàng thỏa mãn được các quy định ngày càng khắt khe hơn về mặt môi trường mà còn thu được những lợi nhuận nhất định về mặt kinh tế.
Tóm lại, những biểu thị vật chất của sự suy thoái môi trường, như là tốc độ phá rừng và xói mòn đất, mức độ ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và sự tập trung quá mức dân cư ở thành thị, có khuynh hướng cường điệu vấn đề, bởi vì có vẻ như là chúng muốn nói rằng mọi sự suy thoái đều có thể ngăn ngừa hay đáng được giảm bớt. Những biểu thị vật chất này dựa vào những quan sát triệu chứng bên ngoài hơn là các nguyên nhân nằm ẩn bên trong, nên thường thiếu sự phân tích sâu sắc về vấn đề làm sao giải quyết được vấn này. Nhưng, như chúng ta vẫn thấy rõ rằng, lệnh cấm đốn gỗ không làm ngưng được việc đốn gỗ (chứ đừng nói chi đến việc phá rừng), cũng không khác gì hơn lệnh cấm nấu rượu cách đây vài chục năm.
2.4.4 Nguyên tắc xác lập và cách tính phí bảo vệ môi trường tại Tp. HCM
Nguyên tắc và phương pháp tiếp cận
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ :
Cơ sở sản xuất công nghiệp;
Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thủy sản; cơ sở hoạt động giết mổ gia súc;
Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát; cơ sở thuộc da, tái chế da;
Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;
Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy tập trung;
Cơ sở khai thác chế biến khoáng sản;
Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;
Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:
là các đơn vị, tổ chức có nước thải được quy định trên mục a.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải, như sau:
Bảng 2.8 Bảng mức thu phí theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải
công nghiệp
Chất gây ô nhiễm có trong nước thải
Mức thu
( đồng/ kg chất ô nhiễm có trong nước thải)
Tên gọi
Ký hiệu
Môi trường tiếp nhận
A
B
C
D
Nhu cầu oxy sinh hóa
ABOD
300
250
200
100
Nhu cầu oxy hóa học
ACOD
300
250
100
100
Chất rắn lơ lững
ATSS
400
350
300
200
Thủy ngân
AHg
20.000.000
18.000.000
15.000.000
10.000.000
Chì
Apb
500.000
450.000
400.000
300.000
Arsenic
AAS
1.000.000
900.000
800.000
600.000
Cadmium
ACd
1.000.000
900.000
800.000
600.000
Kể từ đầu năm 2007 thì khi thu phí bảo vệ môi trường, đã bỏ chỉ tiêu về BOD có trong nước thải. Tính từ chỉ tiêu COD trở xuống các chỉ tiêu dưới.
Trong đó môi trường tiếp nhận nước thải bao gồm 4 loại A, B, C và D được xác định như sau:
Môi trường tiếp nhận A bao gồm 19 quận nội thành : quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức , nội thành, nội thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III.
Môi trường tiếp nhận B bao gồm 5 huyện ngoại thành : huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V và ngoại thành, ngoại thị của các đô thị đặc biệt, loại I, Loại II và loại III.
Môi trường tiếp nhận nước thải loại C : ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại I và các xã không thuộc đô thị, trừ các xã thuộc môi trường tiếp nhận nước thải thuộc nhóm D.
Môi trường tiếp nhận nước thải loại D : các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Đô thị loại đặc biệt I, II, III, IV và V được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ- CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cách xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất thải gây ô nhiễm theo công thức sau:
=
Mức thu phí BVMT đối với nước thải CN Của chất gây ô nhiễm thải ra MT Tiếp nhận tương ứng (đồng/Kg)
10-3
Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (m3)
Tổng lượng nước thải ra(m3)
x
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng)
x
x
Trường hợp nước thải công nghiệp của một đối tượng nộp phí có nhiều chất gây ô nhiễm quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 67/2003/NĐ – CP thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải.
Số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí phải nộp
=
S ( Số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm)
Trong đó :
- Tổng lượng nước thải ra môi trường được tính như sau :
+ Theo đo đạc thực tế ;
+ Ước tính theo định mức nước thải ứng từng loại ngành nghề , hoặc lấy bằng 80% lượng nước sử dụng .
-Hàm lượng từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải được xác định như sau :
+ Theo đo đạc thực tế ;
+ Theo nồng độ trung bình của từng loại nước thải ứng với những ngành nghề khác nhau;
+ Theo tải lượng từng chất ô nhiễm ứng với từng loại ngành nghề khác nhau .
Công tác tổ chức thực hiện - kê khai, thẩm định và nộp phí
Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ:
Kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thải nước theo đúng quy định trong vòng 10 ngày đầu của quý tiếp theo và đã bảo đảm tính chính xác của việc kê khai.
Nộp đủ, đùng hạn số tiền phí phải nộp vào tài khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại kho bạc nhà nước địa phương theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng chậm nhất không quá 20 ngày của quý tiếp theo.
Quyết toán tiền phí phải nộp hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch.
Khi có thay đổi nguyên liệu, sản phẩm, dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ hoặc sau khi lắp đặt thiết bị xử lý nước thải làm thay đổi tổng lượng nước thải và chất lượng nước thải, chủ cơ sở có trá._., qui trình kê khai, nộp phí bảo vệ mơi trường.
Tính đến 30/11/2006 đã cĩ 2.473 lượt doanh nghiệp nộp phiếu kê khai với tổng số tiền là 8.100 triệu đồng. Tổng số lượt doanh nghiệp đã được CC BVMT thơng báo phí bảo vệ mơi trường phải nộp là 2.473 với tổng số tiền là 8.100 triệu đồng.
Trong tổng số 24 quận huyện đã cĩ 22 quận huyện đã cĩ các doanh nghiệp nộp phí. Cịn 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ chưa cĩ doanh nghiệp nộp phí, hoặc chỉ cĩ 1 đến 2 doanh nghiệp nộp phí mơi trường với số tiền nộp khơng đáng kể.
Trong các KCN – KCX thì đã cĩ 12/14 khu cĩ các doanh nghiệp nộp phí bảo vệ mơi trường, cịn KCN Tân Phú Trung và Khu Cơng nghệ cao thì chưa cĩ doanh nghiệp nào nộp phí mơi trường.
Tính đến 30/11/2006 đã cĩ 1.561 lượt doanh nghiệp (1.561/2000 - đạt 78%) nộp phí bảo vệ mơi trường tại Kho bạc, với số tiền thu được là 5.880 triệu đồng (5.880/5.000 - đạt 117%).
Bảng4.1 Bảng thống kê tình hình kê khai và nộp phí của các doanh nghệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Quận –Huyện KCN - KCX
Doanh nghiệp kê khai
Lưu lượng ( m3)
Mức phí phải nộp ( VNĐ)
Q.1
26
503.718
154.336.800.
Q.2
50
456.35.
117.372.700
Q.3
6
60.500
22.094.550
Q.4
23
770.460
142.662.000
Q.5
331
2.806.350
819.924.450
Q.6
172
789.690
526.602.900
Q.7
51
1.077.900
154.701.500
Q.8
63
962.580
188.378.000
Q.9
45
1.475.500
325.190.000
Q.10
79
169.400
71.158.200
Q.11
35
463.716
51.141.000
Q.12
122
2.047.180
112.792.500
Q.Bình Tân
74
306.200
50.986.500
Q. Tân Phú
119
1.917.960
86.293.305
Q. Tân Bình
24
582.900
161.797.500
Q.Thủ Đức
76
4.466.500
947.345.000
Q.Bình Thạnh
22
715.400
67.935.000
Q. Phú Nhuận
40
150.750
38.242.500
Q. Gò Vấp
295
2.98.770
507.113.100
H.Bình Chánh
163
550.440
109.160.850
H.Củ Chi
72
2.556.550
592.418.400
H.Hooc Môn
166
4.636.125
271.267.500
H. Nhà Bè
12
18.270
5.875.200
H. Cần Giờ
0
0
KCN Bình Chiểu
16
194.910
43.795.300
KCN Tân Thới Hiệp
22
416.775
154.226.300
KCN Vĩnh Lộc
43
155.770
60.987.750
KCN Tân Tạo
82
1.389.870
146.128.800
KCN Lê Minh Xuân
71
365.250
13.996.350
KCN Hiệp Phước
21
396.225
34.575.450
KCN Tân Bình
79
708.885
307.275.600
KCN Tây Bắc Củ Chi
25
152.700
8.970.360
KCN Tân Thuận
74
1.648.670
85.068.600
KCX Linh Trung I
28
3.015.975
62.331.340
KCX Linh Trung II
37
1.117.100
29.590.000
(Nguồn : www.hepa.gov.vn [ theo số liệu kê khai năm 2005])
Những khuyến nghị để thực hiện tốt các công cụ kinh tế
- Để thực hiện tốt các công cụ kinh tế ở Việt Nam, trước hết chúng ta phải thực hiện những nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng công cụ kinh tế, hai nguyên tắc như đã nêu ở trên đó là PPP và BPP.
- Về mặt vĩ mô, Nhà nước nên có những cơ chế chính sách cho việc hình thành và khuyến khích sử dụng công cụ kinh tế trong Quản lý môi trường. Cụ thể là phải thể hiện trong các điều luật, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, coi công cụ kinh tế là một tất yếu trong bối cảnh của cơ chế kinh tế thị trường. Có những thể chế chính sách phù hợp.
- Về mặt vi mô phải có đội ngũ con người thực thi tốt các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, từ việc nghiên cứu xây dựng các loại công cụ kinh tế cho đến triển khai thực hiện. Đội ngũ này phải được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ. Thực tế cho thấy hiện nay chúng ta đang thiếu trầm trọng đội ngũ này, do vậy nhiều công cụ kinh tế hình thành nhưng khả năng thực thi không được. Nên loại bỏ dần đội ngũ thực thi trái ngành trái nghề, có chương trình đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực thực hiện công cụ kinh tế cho Quản lý môi trường.
- Để thực hiện tốt công cụ kinh tế nên có sự phối hợp với các loại công cụ khác như công cụ pháp lý, công cụ tuyên truyền giáo dục và công cụ kỹ thuật.
- Sử dụng công cụ kinh tế là vấn đề nhạy cảm, do vậy khi tiến hành xây dựng cũng như thực hiện nên có sự đối chiếu so sánh, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực và trên thị trường quốc tế để đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng, cân đối giữa Kinh tế và môi trường đảm bảo tính hiệu quả không trên lệch quá bên nào.
- Muốn thực hiện tốt công cụ kinh tế phải không ngừng hoàn thiện cơ chế thị trường, ứng với mỗi thời kỳ sẽ có những loại công cụ kinh tế phù hợp với thời kỳ đó.
4.4 Những cách thức áp dụng hiện nay trên địa bàn trong nước và ở các nước phát triển khác
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Việt Nam:
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải, như sau:
Bảng 4.2 Bảng mức thu phí theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp.
Chất gây ô nhiễm có trong nước thải
Mức thu
( đồng/ kg chất ô nhiễm có trong nước thải)
Tên gọi
Ký hiệu
Môi trường tiếp nhận
A
B
C
D
Nhu cầu oxy sinh hóa
ABOD
300
250
200
100
Nhu cầu oxy hóa học
ACOD
300
250
100
100
Chất rắn lơ lững
ATSS
400
350
300
200
Thủy ngân
AHg
20.000.000
18.000.000
15.000.000
10.000.000
Chì
Apb
500.000
450.000
400.000
300.000
Arsenic
AAS
1.000.000
900.000
800.000
600.000
Cadmium
ACd
1.000.000
900.000
800.000
600.000
Kể từ đầu năm 2007 thì khi thu phí bảo vệ môi trường, đã bỏ chỉ tiêu về BOD có trong nước thải. Tính từ chỉ tiêu COD trở xuống các chỉ tiêu dưới.
Trong đó môi trường tiếp nhận nước thải bao gồm 4 loại A, B, C và D được xác định như sau:
Môi trường tiếp nhận A bao gồm 19 quận nội thành : quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức , nội thành, nội thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III.
Môi trường tiếp nhận B bao gồm 5 huyện ngoại thành : huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V và ngoại thành, ngoại thị của các đô thị đặc biệt, loại I, Loại II và loại III.
Môi trường tiếp nhận nước thải loại C : ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại I và các xã không huộc đô thị, trừ các xã thuộc môi trường tiếp nhận nước thải thuộc nhóm D.
Môi trường tiếp nhận nước thải loại D : các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Đô thị loại đặc biệt I, II, III, IV và V được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ- CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất thải gây ô nhiễm theo công thức sau:
=
Mức thu phí BVMT đối với nước thải CN Của chất gây ô nhiễm thải ra MT Tiếp nhận tương ứng (đồng/Kg)
10-3
Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (m3)
Tổng lượng nước thải ra(m3)
x
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng)
x
x
Trường hợp nước thải công nghiệp của một đối tượng nộp phí có nhiều chất gây ô nhiễm quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 67/2003/NĐ – CP thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải.
Số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí phải nộp
=
S ( Số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm)
Trong đó :
- Tổng lượng nước thải ra môi trường được tính như sau :
+ Theo đo đạc thực tế ;
+ Ước tính theo định mức nước thải ứng từng loại ngành nghề , hoặc lấy bằng 80% lượng nước sử dụng .
- Hàm lượng từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải được xác định như sau :
+ Theo đo đạc thực tế ;
+ Theo nồng độ trung bình của từng loại nước thải ứng với những ngành nghề khác nhau;
+ Theo tải lượng từng chất ô nhiễm ứng với từng loại ngành nghề khác nhau .
Công tác tổ chức thu phí bảo vệ môi trường hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh:
1. Lập kế hoạch
Trưởng phòng Thu phí lập kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm căn cứ vào kết quả thực hiện của tháng trước, quý trước, năm trước. Kế hoạch này phải được Chi cục trưởng phê duyệt và phổ biến cho tất cả các nhân viên trong phòng.
Giám sát việc thực hiện kế hoạch: Phiếu giám sát thực hiện hoạt động thu phí sẽ được thực hiện hàng tháng (BM 05-KSQT -TP).
2. Xác định đối tượng thu phí
Cán bộ được phân công quản lý quận – huyện, KCN chịu trách nhiệm thống kê đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP. HCM 1 lần vào đầu năm kế hoạch.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm soạn Công văn gửi phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện yêu cầu bổ sung danh sách các doanh nghiệp mới trên địa bàn quận – huyện vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm. Trưởng phòng lập danh sách chính thức trình Chi cục trưởng phê duyệt (BM 02 – KSQT - TP).
Cán bộ được phân công quản lý quận – huyện chịu trách nhiệm thông báo cho các đơn vị cung cấp nước sạch, UBND phường – xã liên quan, mọi thay đổi từ đối tượng nộp phí phải nộp phí nước thải công nghiệp sang đối tượng nộp phí nước thải sinh hoạt và ngược lại.
3. Phổ biến các quy định về thu phí
Lãnh đạo phòng in ấn tài liệu, in biểu mẫu (theo quy định của Nhà nước) khi can thiết. Quy trình in ấn tài liệu tuân thủ theo thủ tục mua hàng và đánh giá nhà cung ứng.
Lãnh đạo phòng và cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trường (pTNMT) quận – huyện, Ban Quản Lý Khu Chế Xuất – Khu công nghiệp (Hepza, Ban Quản Lý Khu công nghệ cao) tổ chức phổ biến chương trình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu từ các nơi trên, bằng chứng hướng dẫn là chữ ký của các doanh nghiệp trong danh sách (BM 02_KSQT_TP).
Khi có sự thay đổi về chính sách hay quy định mới về lĩnh vực phí bảo vệ môi tường đối với nước thải công nghiệp thì trưởng phòng lập tờ trình cho Chi cục trưởng quyết định về việc thực hiện thông tin tuyên truyền trên báo, đài.
Cán bộ được phân công quản lý địa bàn phát tờ khai nộp phí và hướng dẫn cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo mẫu có sẵn của Nhà nước (Mẫu số 02 Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trong thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT) và tiếp tục rà soát, bổ sung danh sách cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu phí tại từng quận – huyện. Thời hạn các doanh nghiệp hoàn thành và nộp Tờ khai tối đa là 20 ngày sau.
4. Tiếp nhận tờ khai nộp phí của các doanh nghiệp
Cán bộ được phân công quản lý địa bàn sẽ tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường bưu điện:
Tờ khai chuyển đến qua đường bưu điện : văn thư Chi cục đóng dấu ngày đến.
Tờ khai do Phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện chuyển đến trực tiếp : kiểm tra số liệu Tờ khai và ký nhận ngày nhận.
Tờ khai do doanh nghiệp nộp trực tiếp : Ký nhận ngày nhận và gửi lại cho doanh nghiệp 01 bản.
5. Thẩm định tờ khai phí của các doanh nghiệp
Sau khi nhận được Tờ khai, cán bộ được phân công quản lý địa bàn kiểm tra các thông tin do doanh nghiệp kê khai trong vòng một ngày và so sánh với các tài liệu về định mức lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải của các ngành nghề để có kết luận sơ bộ: Chấp nhận; không chấp nhận, bổ sung thêm thông tin, yêu cầu kê khai lại.
Cán bộ được phân công quản lý địa bàn tổ chức khảo sát, lấy mẫu, đánh giá nước thải tại doanh nghiệp theo kế hoạch. Việc lấy mẫu, đánh giá này do một đơn vị tư vấn bên ngoài nằm trong danh sách các nhà cung ứng đã được Chi cục trưởng phê duyệt và yêu cầu đơn vị tư vấn phải có kết quả phân tích sau 10 ngày lấy mẫu. Số lượng doanh nghiệp thẩm định trong tổng số các doanh nghiệp tham gia nộp phí bảo vệ môi trường.
Cán bộ được phân công quản lý địa bàn gởi công văn cho doanh nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường, đơn vị tư vấn.
Cán bộ được phân công quản lý địa bàn đánh giá, lấy mẫu tại doanh nghiệp theo nội dung ghi trong công văn và lập biên bản làm việc.
Cán bộ được phân công quản lý địa bàn xem xét kết quả thẩm định do đơn vị tư vấn cung cấp trình Trưởng phòng duyệt trước khi trình Chi cục trưởng ký trong các trường hợp sau:
Nếu đồng ý với kết quả thẩm định thì sẽ thông báo đến doanh nghiệp sau khi nhận kết quả 7 ngày.
Nếu không đồng ý với kết quả thẩm định thì không sử dụng kết quả và sẽ tổ chức thẩm định lại lần 2 theo kế hoạch.
Cán bộ được phân công quản lý địa bàn tổ chức đánh giá, lấy mẫu theo yêu cầu của doanh nghiệp từ lần thứ 2 trở đi (Mọi chị phí doanh nghiệp chịu).
6. Thông báo nộp phí
Khi chưa có kết quả thẩm định : cán bộ được phân công quản lý địa bàn ra thông báo tạm thu mức kê khai của đối tượng nộp phí trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được phiếu kê khai của doanh nghiệp.
Sau khi có kết quả thẩm định: cán bộ được phân công quản lý địa bàn thực hiện truy thu (nếu số phí tạm nộp ít hơn số phí phải nộp). Trong trường hợp đối tượng nộp phí có số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp nhưng tiếp tục phát sinh số phí phải nộp thì số phí đã nộp vượt được trừ vào số phí phải nộp các quý tiếp theo.
Cán bộ được phân công quản lý địa bàn thông báo số phí phải nộp (Mẫu số 03 Thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trong Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT) được thực hiện như sau: Nếu sai số giữa Tờ khai của đối tượng nộp phí và kết quả thẩm định trong giới hạn cho phép là 30% thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí.
Cán bộ được phân công quản lý địa bàn gửi thông báo nộp phí cho phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện để chuyển cho các doanh nghiệp chịu phí trên địa bàn.
7. Xác định doanh nghiệp đã nộp phí
- Cán bộ được phân công quản lý địa bàn hàng tháng sẽ lập danh sách các doanh nghiệp đã nộp phí nước thải công nghiệp (BM 03 – KSQT_TP).
- Cán bộ được phân công quản lý địa bàn lập danh sách các doanh nghiệp đã nộp phí nước thải công nghiệp có sử dụng nước cấp cho tổng Công ty Cấp nước thành phố để Công ty Cấp nước ngưng thu và hoàn trả phí nước thải sinh hoạt cho các doanh nghiệp này (theo thõa thuận với Tổng Công ty cấp nước TP).
8. Kiểm tra việc kê khai nộp phí
Hàng tháng cán bộ được phân công quản lý địa bàn phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện, Hepza kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các đối tượng thực hiện và kê khai, nộp phí đúng thời hạn quy định.
Hàng tháng cán bộ được phân công quản lý địa bàn gửi biên lai thu phí (do Bộ Tài chính tổng cục thuế phát hành) cho Phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện, Hezpa để chuyển đến các doanh nghiệp đã nộp phí và cập nhật số tiền phí doanh nghiệp đã nộp.
9. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện thu phí bảo vệ môi trường
Trường hợp thu phí chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về công tác thu phí bảo vệ môi trường; tiến độ thực hiện và phương hướng cần giải quyết, khắc phục. Việc kiểm tra, giám sát được lập thành báo cáo định kỳ ½ tháng, 1 tháng, 1 quý, 6 tháng và năm (BM 05_KSQT _TP) và trình cho Chi cục trưởng.
10. Xử lý vi phạm
Cán bộ được phân công quản lý địa bàn gởi Công văn đề nghị đến các cơ quan chức năng (UBND uận – huyện, Thanh tra sở ) để xử lý các trường hợp không hoặc chậm kê khai nộp phí.
11.Quản lý và sử dụng tiền phí thu được:
Trưởng phòng Tổng hợp – Tài vụ có trách nhiệm : Mở tài khoản, lập sổ sách kế toán; lập trình kế hoạch sử dụng phí bảo vệ môi trường; chuyển tiền phí thu được vào tài khoản theo quy định; quyết toán chi phí.
QUY TRÌNH THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Lập kế hoạch
Xác định đối tượng thu phí
Phổ biến cac quy định về thu phí
Tiếp nhận tờ khai
Thẩm định
Thông báo
Xác định doanh nghiệp đã nộp phí
Kiểm tra việc thực hiện kê khai nộp phí
Kiểm tra, giám sát quá trình thu phí
Xử lý vi phạm
Quản lý & sử dụng số tiền thu được
- Lập danh sách
- Thông báo đối tượng nộp phí cho các bên liên quan
- In tài liệu, biểu mẫu
- Tổ chức tập huấn
- Thông tin tuyên truyền
- phát tờ khai hướng dẫn kê khai
Trực tiếp hoặc qua bưu điện
- Thẩm tra sơ bộ
- Yêu cầu kê khai
- Tổ chức lấy mẫu, đánh giá
- Thông báo kết quả thẩm định
- Thông báo tạm nộp
- Thông báo chính thức
- Gửi thông báo cho phòng TNMT, Hepza
- Lập danh sách các doanh nghiệp đã nộp phí
- Lập danh sách gửi Cty Cấp nước
Phối hợp phòng TNMT quận – huyện, Hepza
Lập báo cáo trình Chi cục trưởng
Gửi công văn đề nghị
- Mở tài khoản, lập sổ sách kế toán
- Lập, trình kế hoạch sử dụng phí BVMT
- Chuyển tiền thu phí được vào tài khoản theo quy định
- Quyết toán chi phí
b) Mức phí áp dụng tại Malaysia
Tại Malaysia thì phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải được tính ba phần, thứ nhất đĩ là mức phí trong quá trình sản xuất (được dùng cho cơng tác quản lý mơi trường), thứ hai là mức phí cơ bản, thứ ba là phí tăng thêm khi nước thải cĩ nồng độ BOD cao hơn mức tiêu chuẩn.
Cách tính :
Bảng 4.3
Phí trong quá trình sản xuất
Phí cơ bản
Phí mở rộng
M$ 100 (gần 40USD)
M$ 10*lượng thải*BOD(PPM)*10-6
M$100*lượng thải*(BOD – BODtiêu chuẩn )*10-6
c) Mức phí áp dụng tại Philippine
Cấu trúc phí cho đối tượng sử dụng: EUS= phí cố định + phí khả biến
Phí cố định: chi phí cho phân tích giám sát sự tuân thủ dựa trên cơ sở tỷ lệ lượng thải
Bảng 4.4
Các chất thơng thường
Kim loại nặng
Q< 30 m3/ ngày = $120
31< Q < 150 m3/ngày =$215
Q> 150m3/ngày = $320
Q< 150m3/ngày = $215
Q> 150m3/ngày = $320
- Phí khả biến = Khối lượng chất ơ nhiễm (M) * mức phí
M = Lưu lượng (m3) * Nồng độ BOD (mg/l) * ngày/năm * 0.001
Mức phí tính theo tải lượng BOD:
BOD< 50mg/l = $0.09/kg
BOD> 50mg/l = $0.54/kg
Nhìn vào cách tính phí ô nhiễm đối với nước thải công nghiệp tại Việt Nam và các nước khác ta có những nhận xét sau:
Sai số 30% trong kê khai của đối tượng nộp phí và kết quả thẩm định là quá lớn. Cần điều chỉnh sai số ở mức phù hợp hơn để doanh nghiệp có thể chấp nhận được và không làm thất thu ngân sách Nhà nước.
Để đảm bảo tính công bằng và lấy được mẫu kê khai xác thực từ các doanh nghiệp cơ sở thì các cơ quan thẩm định nên phân tích chi tiết và chính xác hơn, có mức tính phí cho từng loại ngành nghề khác nhau cho phù hợp.
Cách tính phí ô nhiễm tại Việt Nam còn lỏng lẽo và mang tính đại trà hơn rất nhiều so với các nước khác cùng áp dụng loại phí này nên rất dễ làm cho các doanh nghiệp khai gian, khai không xác thực với mức thải tại cơ sở mình hoạt động.
Đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp nhằm bảo vệ môi trường phát triển bền vững bằng các công cụ kinh tế đối với nước thải Công nghiệp
Nhằm góp phần cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên nước trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh để phát triển bền vững, dựa trên những kết quả nguyên cứu và thu thập trên thực tế rõ ràng, tác giả xin có một số đề xuất như sau:
1. Trước hết là nhận xét công thức xác định số phí bảo vệ môi trường hiện có
Đối với nước thải công nghiệp:
- Phí cố định được tính trên mỗi m3 nước sử dụng;
- Phí lũy tiến tính trên khối lượng chất vượt mức tiêu chuẩn quy định.
Các thông số chọn lựa để tính phí ô nhiễm:
Trên thực tế, nước thải của các cơ sở sản suất, dịch vụ... có vài chục đến vài trăm tác nhân hóa học, vật lý, sinh học khác nhau. Tuy nhiên để đánh giá chất lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn, nhiều quốc gia trên thế giới chỉ chọn ra một vài thông số đặt trưng đối với từng nguồn thải. Đối chiếu giá trị quan trắc thực tế của các thông số này với tiêu chuẩn thải, có thể đánh giá mức độ vi phạm tiêu chuẩn môi trường và từ đó tính mức thu phí.
Công thức tính mức phí phạt ô nhiễm đối với các đối tượng vi phạm tiêu chuẩn môi trường về nước thải:
Công thức sau đây có thể được áp dụng dể tính mức phí phạt ô nhiễm đối với nước thải :
P =
Trong đó:
P - tổng số tiền phạt đối với 1 lần vi phạm tiêu chuẩn thải (đồng);
n - mức tác nhân ô nhiễm đặc trưng đối với từng nguồn thải;
Ai - mức phạt cho từng đơn vị khối lượng (tải lượng) của tác nhân gây ô nhiễm thứ i (đồng) giá trị Ai cần tính sao cho mức độ ô nhiễm liên tục 1 năm (365 ngày) đủ bằng giá thành 1 hệ thống xử lý ô nhiễm đối với hệ thống đó;
Cthi - nồng độ đo thực tế của tác nhân ô nhiễm thứ i (mg/l hoặc mg/m3);
Ctci - nồng độ cho phép của tác nhân ô nhiễm thứ i theo tiêu chuẩn thải quy định (mg/l hoặc mg/m3);
Q - lưu lượng của dòng thải có chứa tác nhân ô nhiễm thứ i đưa váo môi trường(m3/s hoặc m3/ngày);
K1 - hệ số đặc trưng cho” vùng sinh thái nhạy cảm đối với môi trường”, có thể quy định như sau:
K1 = 3,0 áp dụng cho nguồn thải ở các vùng nội thành, nội thị, các khu tập thể, các đoạn sông trong vòng 5km so với điểm lấy nước vào nhà máy nước của thành phố, thị xã, thị trấn có dân số trên 50.000 người; bên trong các vùng di sản văn hóa cấp quốc tế, quốc gia, các khu du lịch, bãi tắm; các khu di tích lịch sử cấp quốc gia; các khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, vườn quốc gia;
K1 = 2,0 áp dụng cho các huyện, xã có mật độ dân số lớn hơn 1000 người/km2; các đoạn sông trong vòng 10km so với điểm lấy nước nước vào nhà máy nước của thành phố, thị xã, thị trấn có dân số trên 50.000 người; bên trong các vùng di sản văn hóa, các khu di tích lịch sử cấp quốc tế, quốc gia; các khu bảo tồn thiên nhiên cấp địa phương, các khu nuôi trồng thủy sản đặc trưng;
K1 = 1,5 áp dụng cho các vùng nông thôn không thuộc ngoại ô các thành phố,thị xã có mật độ dân số 500-1000 người/km2;các đoạn sông trong vòng 15km so với điểm lấy nước nước vào nhà máy nước của các khu dân cư; các điêm trong vòng bán kính < 5km cách vùng di sản văn hóa,các khu di thích lịch sử cấp quốc tế, quốc gia; các khu bảo tồn thiên nhiên cấp địa phương, các khu nuôi trồng thủy sản tập trung;
K1 = 1,0 áp dụng cho các khu vục còn lại không thuộc các vùng sinh thái nói trên;
K2 - hệ số chỉ số lần nguồn ô nhiễm vượt tiêu chuẩn thải(tính thừ lần quan trắc/thanh tra đầu tiên đến lần quan trắc/thanh tra cuối cùng trong thời gian này nguồn thải vượt tiêu chuẩn cho phép):
K2 = 1,0 nếu số ngày vượt tiêu chuẩn < 5;
K2 = 1,2 nếu số ngày vượt tiêu chuẩn 5- 10;
K2 = 1,5 nếu số ngày vượt tiêu chuẩn 10 - 30;
K2 = 2,0 nếu số ngày vượt tiêu chuẩn 30 - 60;
K2 = 5,0 nếu số ngày vượt tiêu chuẩn > 60;
Nếu thời gian nguồn thải liên tục vượt tiêu chuẩn thải quy định 60 ngày, cơ quan quản lý môi trường của địa phương hoặc trung ương có thể áp dụng các biện pháp sử lý theo quy định của pháp luật.
2. Đối với chính sách Quản lý Tài nguyên nước, những ưu tiên trong công tác cải cách bao gồm :
+ Hình thành một tổ chức thích hợp quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (gọi tắt là tổ chức lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai) với các thể chế hoạt động cụ thể;
+ Thực hiện đồng bộ chính sách tiết kiệm nước, sử dụng hợp lý tài nguyên nước đồng thời thực hiện thống nhất bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý nước thải đạt yêu cầu quy định của các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn ;
+ Đối với các lĩnh vực sử dụng nước khác như: công nghiệp, năng lượng, nuôi thủy sản và sinh hoạt, có thể áp dụng các nguyên tắc sử dụng nước tương tự như thủy lợi. Riêng đối với nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp trong vùng, nên áp dụng cơ chế giá nước lũy tiến theo khối lượng nước sử dụng nhằm khuyến khích tiết kiệm nước và do đó có thể bảo đảm nguồn nước ở cuối mạng lưới;
+ Cần tiến hành các nghiên cứu nhằm cụ thể hóa Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở mức độ phù hợp nhất với mục tiêu quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai. Trong các trường hợp này cần xác lập cơ cấu thu phí rõ ràng đối với tất cả những hoạt động nào trong vùng có xả nước thải ô nhiễm vào nguồn nước; cơ cấu biểu giá lệ phí thích hợp cho từng nhóm đối tượng nguồn thải khác nhau (ví dụ nước thải sinh hoạt khác với nước thải công nghiệp và dịch vụ) và cho từng khu vực thải khác nhau (tùy theo khả năng tự làm sạch của từng đoạn sông, bản chất tự nhiên của từng nguồn nước – mặn, ngọt hay lợ). Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là việc xác định phân giá cơ sở hợp lý và khả thi để thu phí nước thải là bao nhiêu để bù đắp lại những chi phí cơ hội của việc sử dụng nước tiềm năng? Chi phí này phải bao gồm tất cả các khoảng chi phí đầu tư và vận hành các nhà máy xử lý nước thải tập trung ở cuối nguồn thải cộng với phí tổn về kinh tế do ô nhiễm môi trường nước và còn có thể bao gồm cả chiết khấu trong đó;
+ Cần nghiên cứu điều chỉnh Luật Tài nguyên nước ít nhất là ở quy định về cơ quan cấp/ thu hồi giấy phép xả nước thải cho thống nhất với Luật Bảo Vệ Môi Trường (thích hợp nhất là giao cho Sở Tài Nguyên Và Môi Trường thành phố thực hiện chức này, vì họ là cơ quan giám sát chất lượng nước thải nên họ được quyền thu hồi giấy phép xả thải nếu chủ nguồn thải vi phạm luật định);
+ Khuyến khích các cơ sở công nghiệp thực hiện các chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp hay sản xuất sạch hơn và kết hợp xử lý cuối đường ống.
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN:
Đề tài ”Nghiên cứu ứng dụng các công cụ kinh tế khả thi đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo đề cương đã được phê duyệt, bám sát mục tiêu của đề tài và đã đáp ứng được ba mục tiêu chính đặt ra cho đề tài là:
Làm sáng tỏ mối quan hệ mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh; và
Phân tích và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng công cụ thu phí đối với nước thải công nghiệp hiện nay và phản ánh những hiện trạng và diễn biến của sự ô nhiễm môi trường liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp nhằm bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép rút ra những kết luận sau đây:
1 - Bản chất của kinh tế môi trường đã được nhận diện rõ sau quá trình nghiên cứu. Cốt lõi của nó nằm ở một trình tự gồm 3 bước nối tiếp nhau một cách lôgic:(1) đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái môi trường, (2) tìm kiếm các nguyên nhân kinh tế của sự suy thoái môi trường và (3) đề ra những biện pháp, công cụ thích hợp để ngăn chặn và cải thiện sự suy thoái môi trường, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững;
2 - Những thất bại về thị trường và chính sách – nguyên nhân sâu xa của sự ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên tại TP.Hồ Chí Minh, hoàn toàn có thể chuyển thành những thành công về thị trường và chính sách bằng cách sửa chữa những sai lầm trong quá khứ thông qua các biệp pháp cải cách chính sách, và như vậy môi trường và tài nguyên sẽ được bảo vệ tốt hơn, và phát triển bền vững hơn.
3 - Quy trình thu phí nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày13 tháng 06 năm 2003 của chính phủ được Chi cục bảo vệ môi trường thiết lập rất chi tiết và theo trình tự logic chặt chẽ .
4 - Việc áp dụng Công cụ thu phí môi trường là một vấn đề khá mới mẽ trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và hiện nay Công cụ này vẫn chưa chấp nhận một cách suôn sẻ, đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Từ đó, đặt ra vấn đề là phải có những chính sách, giải pháp phù hợp để thực hiện thành công việc thu phí ô nhiễm môi trường nước.
5 - Dù chưa thể đánh giá được hiệu quả của công cụ thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại thời điểm này nhưng hi vọng rằng sự có mặt của nó sẽ làm tăng ý thức BVMT của các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, cũng như việc sử dụng hợp lý nguồn thu này vào các mục đích phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường hướng đến sự phát triển bền vững.
Tóm lại: Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nuớc thải công nghiệp trên địa bàn tuy chưa tương xứng với quy mô phát triển công nghiệp nhưng đã đạt được kết quả đáng kể trong bước đầu thực hiện.
5.2 KIẾN NGHỊ:
Để công tác thu phí nước thải công nghiệp được thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm chỉnh, cần phải hoàn thiện hơn về thể chế cũng như các biện pháp kỹ thuật và nêu cao được ý thức cộng đồng trong vấn đề BVMT. Sau đây là một vài kiến nghị trong quá trình nghiên cứu của đề tài này.
Sai số 30% trong kê khai của đối tượng nộp phí và kết quả thẩm định là quá lớn. Cần điều chỉnh sai số ở mức phù hợp hơn để doanh nghiệp có thể chấp nhận được và không làm thất thu ngân sách Nhà nước .
Để biết được chính xác lưu lượng nước thải của doanh nghiệp thải ra , nên bắt buộc các doanh nghiệp lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng. Điều đó sẽ đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp .
Nhà nước nên có biện pháp trợ giúp công nghệ kỹ thuật, đào tạo nhân lực về quản lý môi trường nhiều hơn nữa và khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến công trình công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm .
Cần số ban hành số liệu định mức chung về nồng độ các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải cho từng loại ngành nghề .
Cần thực hiện các biện pháp nhắc nhở, cảnh cáo, xử phạt đối với doanh nghiệp không chấp hành việc kê khai đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và thực hiện không nghiêm chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường .
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp xã hội, các doanh nghiệp sản xuất về vai trò của phó bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường .
Ở mỗi khu công nghiệp cần có trạm xử lý tập trung.Vì vậy cần đôn đốc các khu công nghiệp lên kế hoạch và xây dựng sớm đi vào hoạt động để giảm thiểu bớt các chất ô nhiễm thải ra môi trường.
Tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với các doanh nghiệp và địa phương về bảo vệ môi trường .
Cần xử nặng đối với các doanh nghiệp cố tình không chấp hành việc kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường và vi phạm tiêu chuẩn xả thải ra môi trường .
Trong quyết định số 190/2004/UĐ-UB ngày 30/7/2004 của UBND Thành phố về việc thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối nước thải chưa đề cập đến vai trò của UBND quận huyện. Đề nghị UBND Thành phố giao cho UBND các quận huyện (phòng Tài nguyên & Môi trường) lập kế hoạch thu phí bảo vệ môi trường hàng năm trình duyệt và giám sát thực hiện thường xuyên.
Bộ Tài nguyên & Môi trường sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP theo hướng thu phí theo định mức phát thải của từng loại hình sản phẩm công nghiệp.
._.