Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang

Tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang: ... Ebook Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang

pdf133 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TÚ HUY NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY CAM ƢU TÚ TẠI HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG . Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS: ĐÀO THANH VÂN Thái Nguyên, năm 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Tú Huy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Tôi nhận được sự chỉ dẫn tận tình của Thầy: PGS.TS Đào Thanh Vân - Phó trưởng khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu... và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo: PGS.TS Đào Thanh Vân đã giúp đỡ, hướng dẫn và động viên để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Khoa Sau đại học, Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trung tâm cây ăn quả và các UBND các xã có cây cam ưu tú đã cung cấp số liệu của huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang. Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi trong suất quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Nguyễn Tú Huy MỤC LỤC MỞ ĐẦU:............................................................................................ 01 1. Tính cấp thiết của để tài:.................................................................. 01 2. Mục tiêu của đề tài:.......................................................................... 02 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:........................................ 03 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: ... 04 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: ........................................................... 04 1.2. Nguồn gốc của cây cam: .............................................................. 04 1.3. Giới thiệu một số giống cam đang trồng phổ biến ở Việt Nam.....08 1.4. Một số yêu cầu về sinh thái và dinh dưỡng của cây cam: ............11 1.5. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và trong nước: …................15 1.6. Giới thiệu các vùng trồng cam trong nước:...................................21 1.7. Nghiên cứu về cây cam: ................................................................27 1.7.1. Đặc điểm thực vật học của cây cam:..........................................27 1.7.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống và phương pháp nhân giống.....31 1.7.3. Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và công dụng của quả cam.35 Chƣơng 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 37 2.1. Vật liệu nghiên cứu: ..................................................................... 37 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. ....................................... 37 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: .............................. 42 3.1. Điều kiện tự nhiên và tính chất đất trồng cam của huyện Hàm Yên..... 42 3.1.1. Vị trí địa lí...................................................................................42 3.1.2. Địa hình, địa mạo.......................................................................42 3.1.3. Điều kiện khí hậu........................................................................43 3.1.4. Tính chất đất trồng cam của huyện Hàm Yên ......................44 3.2. Tình hình sản xuất cam của huyện Hàm Yên.................................... 52 3.2.1. Diện tích sản xuất cam của toàn huyện năm 2005, 2006, 2007.....52 3.2.2. Diện tích cam chia theo độ tuổi năm 2007.........................54 3.3. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú......................56 3.3.1. Kết quả điều tra tuyển chọn cây cam ưu tú........................56 3.3.1.1. Nguồn gốc, vị trí, đất đai của cây cam được tuyển chọn:....... 57 3.3.1.2. Đặc điểm hình thái của các cây cam được tuyển chọn:......... 58 3.3.1.3. Số quả và năng suất quả ở các cây được tuyển chọn: ............60 3.3.1.4. Đặc điểm về kích thước, màu sắc và tỷ lệ ăn được của quả:…….. .. 62 3.3.1.5. Đặc điểm quả của các cây cam tuyển chọn:………………………….63 3.3.1.6. Một số chỉ tiêu lý tính quả của các cây cam được tuyển chọn ……65 3.3.1.7. Một số chỉ tiêu sinh hoá quả của các cây tuyển chọn………. .67 3.3.1.8. Tình hình sâu, bệnh hại đối với các cây ưu tú được tuyển chọn…69 3.3.2. Tổng hợp kết quả tuyển chọn cây cam ưu tú ………………..71 Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ: .............................................................. 75 Kết luận: .............................................................................................. 75 Đề nghị: ….......................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................... 77 DANH MỤC BẢNG, BIỂU STT Tên bảng Trang 1.1 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng trên thế giới năm 2007 15 1.2 Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2007 17 1.3 Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2001-2007 18 1.4 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2007 20 1.5 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2007 20 1.6 Thành phần dinh dưỡng có trong một quả có múi 35 3.1 Đặc điểm khí hậu trong các tháng của huyện Hàm Yên (bình quân 2 năm 2007, 2008) 43 3.2 Vị trí, đặc điểm và loại hình sử dụng đất khi lấy mẫu 45 3.3 Kết quả phân tích mẫu đất của 9 xã tuyển chọn cam ưu tú: 47 3.4 Kết quả phân tích các nguyên tố vi lượng trong 3 mẫu đất trồng cam chu kỳ 1 và 3 mẫu đất trồng cam chu kì 2 51 3.5 Diện tích cây cam của huyện Hàm Yên (3 năm 2005,2006,2007) 53 3.6 Diện tích 9 xã vùng cam của huyện năm 2007 55 3.7 Số lượng cây cam Hàm Yên bình tuyển qua các năm 56 3.8 Nguồn gốc, vị trí, đất đai của các cây cam được tuyển chọn 57 3.9 Đặc điểm hình thái tán cây cam được tuyển chọn 59 3.10 Số quả, năng suất/cây được tuyển chọn qua các năm. 61 3.11 Đặc điểm về kích thước, màu sắc và tỷ lệ ăn được của quả 62 3.12 Đặc điểm quả của các cây được tuyển chọn 64 3.13 Một số chỉ tiêu lý tính của quả/ các cây cam được tuyển chọn 66 3.14 Một số chỉ tiêu sinh hoá quả của các cây ưu tú 67 3.15 Tình hình sâu bệnh hại trên các cây được tuyển chọn 70 3.16 Tuổi cây, địa chỉ, nguồn gốc nhân giống của 5 cây ưu tú nhất 71 3.17 Tổng hợp các đặc điểm của 5 cây cam ưu tú nhất được tuyển chọn 72 Tên Biểu 2.1 Thang điểm đánh giá cây cam ưu tú 40 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cam sành (Citrus nobilis Lour) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, ưa khí hậu ẩm nhưng cũng có thể chịu rét. Vùng có thể trồng được cây cam sành từ 35 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Nhiệt độ cây có thể sinh trưởng được là 12 – 390C, nhiệt độ thích hợp là 23 – 290C, cây ngừng sinh trưởng khi có nhiệt độ nhỏ hơn 100C và lớn hơn 400C, cây bị hại khi nhiệt độ -5 0C và nhiệt độ lớn hơn 450C. Đối với Việt Nam cây cam sành cũng có thể trồng được khắp nơi trên cả nước trong đó có một số nơi nổi tiếng với cây cam như: cam sành Bắc Quang (Hà Giang), cam sành Bố Hạ (Bắc Giang), cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành đồng bằng sông Cửu Long… do vậy, cây cam sành là một trong những loại cây ăn quả được nhiều người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới rất ưa chuộng bởi nó có hương vị thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao, bảo quản được lâu trong quá trình sử dụng. Nhưng bên cạnh đó cây cam sành đang dần bị mất đi diện tích trồng trọt của nó bởi một số các yếu tố điều kiện không phù hợp như đất đai, dinh dưỡng, sâu bệnh hại… đây cũng là những thách thức đối với các nhà quản lý, nhà khoa học cần có biện pháp nghiên cứu, phối hợp nhằm khôi phục những diện tích đã bị thoái hoá và mở rộng diện tích trồng cam trên các địa bàn đã nổi tiếng với cây cam sành. Hàm Yên là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, có điều kiện về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cây cam sành. Hiện nay toàn huyện có 2.365 ha diện tích đất trồng cam, trong đó có 1.776 ha cam cho thu hoạch. Nhiều hộ nông dân có diện tích đất trồng cam trên 05 ha; nhiều hộ có thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/năm. Tuy nhiên hiện nay quy mô các trang trại cam ở Hàm Yên còn nhỏ, phát triển chưa có chiến lược rõ ràng, người dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình là chính. Các giống cam chất lượng cao chưa được trồng đại trà, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng quả, đại đa số hộ nông dân trồng cam trong vùng là người dân tộc thiểu số, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn đơn lẻ, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, công tác bảo vệ thực vật chưa được quan tâm nhiều, một số sâu bệnh nguy hiểm như sâu đục cành, sâu vẽ bùa, bệnh loét, greening, tristeza…gây hại cây, huỷ quả, làm cho các vườn cam xuống cấp nhanh. Diện tích đất đã trồng cam qua chu kỳ I rất lớn trong khi đó diện tích đất có khả năng trồng mới còn rất ít. Hiện tại, công tác giống chưa được coi trọng, chưa tuyển chọn được những cây ưu tú giống tốt của địa phương để nhân giống. Việc quản lý nhân giống chưa được chặt chẽ, nhiều hộ nông dân tự chiết cành nhân giống từ những cây không đủ tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng cây cam bị bệnh ngay khi mới được nhân giống là vấn đề không thể tránh khỏi. Nông dân chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học về lai tạo, nhân giống cam, quýt. họ cũng chưa đưa được các giống mới chất lượng cao vào sản xuất, việc đầu tư chăm sóc còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những vấn đề cấp thiết ở huyện Hàm Yên nói riêng và trên cả nước nói chung. Dựa trên quy chế hướng dẫn “Bình tuyển, công nhận, quản lý và sử dụng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm” (Ban hành kèm theo Quyết định số 67/QĐ-BNN, ngày 24 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và để mở rộng diện tích trồng cam với những cây giống cam tốt có năng suất cao, chất lượng tốt thì việc “Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ƣu tú tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” là rất cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới quá trình sản xuất cam tại vùng Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang; - Nghiên cứu bình tuyển, chọn lọc cây cam ưu tú làm vật liệu khởi đầu cho công tác nhân giống cam tại Hàm Yên – Tuyên Quang. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thông qua quá trình điều tra, tuyển chọn loại trừ được các cây bị nhiễm sâu bệnh, năng suất, phẩm chất kém từ đó đánh giá được các cây cam ưu tú có triển vọng có đặc tính gen di truyền quý của địa phương, là cơ sở để bảo tồn tính đa dạng sinh học và sử dụng có hiệu quả các nguồn gen quý đó nhằm phục vụ cho công tác chọn tạo giống tại địa phương. Kết quả nghiên cứu, tuyển chọn được các cây ưu tú là cơ sở để nhân giống phục vụ cho sản xuất, đảm bảo cho việc mở rộng vùng cam chất lượng cao (cam chu kỳ 2), có tính đặc thù riêng của vùng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện Hàm Yên được bền vững đặc biệt là nghề trồng cam nói riêng và nghề trồng cây ăn quả nói chung. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cây cam sành (Citrus nobilis Lour) thuộc loại cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ bởi điều kiện ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của quả. Mỗi vùng đều có những điều kiện sinh thái nhất định ảnh hưởng đến quá trình sống cũng như bảo tồn nguồn gen của chúng, qua quá trình chọn lọc tự nhiên có những giống mang được các đặc tính gen quý đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Công tác chọn giống hiện nay đang được các cấp các ngành và người sản xuất cam của huyện Hàm Yên nói riêng và cả nước nói chung rất quan tâm, cần được chú trọng bảo tồn bởi việc tìm ra các nguồn giống, nguồn gen quý được coi như một đặc sản của một địa phương nhất định. Có thể duy trì và nhân rộng ra sản xuất bằng các phương pháp, quy trình chọn tạo, nhân giống vô tính hiện đại. Nghiên cứu điều tra tuyển chọn các cây cam ưu tú có khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái tại địa phương là biện pháp hiệu quả nhất. Để giải quyết vấn đề cấp bách trên, cần nhanh chóng tiến hành điều tra xác định, phân tích mẫu cần thiết của các cây cam được tuyển chọn trong quần thể cam sành tại địa phương, có biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng làm cây đầu dòng dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật để nhân rộng ra sản xuất đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc tìm ra giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. 1.2. Nguồn gốc và phân loại của cây cam 1.2.1. Nguồn gốc Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cam quýt, song nhìn chung nhiều tác giả cho rằng cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Theo Angler và Tanaka cho rằng cây cam có nguồn gốc ở Ấn Độ và Miến Điện. Các tác giả Trung Quốc thì cho rằng phần lớn các loài hiện trồng ở Trung Quốc đều là nguyên sản (trừ bưởi, song cũng đã được nhập vào Trung Quốc cách đây 2000 năm) [28]. Ở Trung Quốc nghề trồng cam quýt đã có cách đây 3.000-4.000 năm, từ thời Hán đã khá phát triển sang thời Tống đã có cuốn “Quýt lục” của Hàn Ngạn Trực, ghi chép tỉ mỷ về phân loại, cách trồng và chế biến [28]. Việt Nam nằm trong khu vực này cho nên cũng có nhiều giống cam quýt có nguồn gốc ở nước ta. Trong tập đoàn cam, quýt ta thấy có nhiều cây trồng hoang dại (cây chỉ xác, cây gai xọng, cây tắt…) là những loài tổ tiên của cây cam, quýt [28]. 1.2.2. Hệ thống phân loại Cây có múi thuộc nhiều chủng loại khác nhau, ngoài chi Citrus chỉ có 2 chi khác đã được trồng là chi Poncirus (cam ba lá) và chi Fortunnella (quất) do đó công tác phân loại có gặp nhiều khó khăn nhất là phân loại nông nghiệp. Có nhiều tác giả phân loại trên thế giới như: Swingle, Hodgson, Bailey, Tanaka, Scora, Reece... Qua bảng phân loại cam quýt cho thấy cam quýt hiện nay có mối quan hệ họ hàng với tổ tiên của chúng. Họ Họ phụ Chi Chi phụ Giống Giống phụ Loài Thứ (Family) (Subfamilias) (Tribus) (Subtribus) (Generos) (Subgeneros) (Especies) (Variete) Rutoideea RUTACEAE Dictyomatoideae Flindersioideae F.margarita Quất ôvan cao 3-4m quả chính như cam, rất thơm Spathelioideae F.japonica Quất tròn, màu vàng đỏ, cây và quả nhỏ hơn loài trên Toddalioideae E.polyandra Quất Malaisia Rhabdodendroideae Sevenninia Clauseneae Triphasineae Pleiosperinium Aurantibideae Balsamositrineae Burkillanthus Citreae Linonocitrus Hesperethusa Citropsis F.hindsil Quất Hồng Kông – cây nhỏ Citrineae Atalantia Uefortunella Fortunellta Protocitrus Eremocitrus Poncirus P.trifoliata-Rat Là giống có 3 lá chét, quả tròn chống chịu khá, làm gốc ghép tốt Clymenia Microcitrus C. medica: chanh yên Citrus Eucitrus C.limon: chanh có núm C.aurantifolia:chanh vỏ mỏng C.auratium: cam chua C.sinensis: cam ngọt C.reticulata: quýt C.grandis: bưởi C.paradisi: bưởi chùm C.indica: cây mọc dai ở Hymalaya C.tachibana: cây làm gốc ghép tốt Cilnchangensis C.latipes Papeda C.micrantha C.celebica C.macroptera C.hystri SƠ ĐỒ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CAM, QUÝT (Swingle 1948) [28]. - Chi Poncirus (cam ba lá): không trồng ở Việt Nam mà chỉ mới được nhập vào để dùng làm gốc ghép vì có nhiều ưu điểm: chống được rét, chống được bệnh chảy gôm, chịu được bệnh tristeza, chịu đất ẩm nhưng không chịu được đất hạn, đất mặn nhiều vôi [18]. - Chi Fortunellta (quất): trồng chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Giống quả nhỏ, màu vàng như cam nhưng ít múi (3-7) múi, mỗi múi chỉ có 1-2 hạt. Quả chua nên không dùng ăn tươi mà chủ yếu trồng làm cảnh hoặc lấy quả làm gia vị [18]. - Chi Citrus: gồm rất nhiều nhóm và nhiều giống + Giống chanh yên và phật thủ (Citrus medica): được thuần dưỡng rất sớm ở Trung Quốc, Ấn Độ, bán đảo Đông Dương. Chanh có 2 loại chính là chanh vỏ mỏng và chanh núm. Chanh núm (Citrus limon): gốc ở miền Trung và miền Tây Bắc Ấn Độ, không ưa các khí hậu nhiệt đới ẩm mà thích những nơi khí hậu không quá nóng nhưng không quá lạnh và hơi khô ít trồng ở Việt Nam, giá trị kinh tế thấp. Chanh vỏ mỏng (Citrus aurantifolia): nguồn gốc ở những vùng nóng và mưa nhiều. Cây nhỏ, nhiều cành, nhiều gai, cuống lá gần như không có eo lá, quả thường nhỏ, vỏ mỏng hình trái xoan, nhiều nước rất chua. Khi chín vỏ quả còn xanh hoặc chỉ hơi vàng [18]. Cam chua (Citrus aurantium): trồng rất giống cam về hình dạng nhưng lá có cánh to hơn, quả không tròn và nhẵn như cam. Nước chua, vỏ và múi hơi đắng như bưởi. Trước đây, cam chua rất hay được trồng dùng làm gốc ghép cho cây cam ngọt vì tăng sức chống rét, chống ẩm, úng, chống bệnh chảy gôm do phytophtora gây ra nhưng lại mẫn cảm với bệnh tristeza nên không được dùng nữa [18]. Quýt (Citrus reticulata) theo Swingle những đặc điểm chính của quýt là nhiều múi (9-13 múi), vỏ dễ bóc, hạt nhỏ, lá mầm xanh lục, nhưng theo Praloran loài Citrus reticulata này phức tạp có thể chia thành các nhóm phụ đó là: * Quýt Satsuma chịu rét tốt, trồng tại Nam Nhật Bản, ở độ vĩ tuyến cao nhất so với các cây có múi khác. Quýt Satsuma chín sớm, thường không có hạt và có nhiều loài phụ. * Quýt Kinh (cam sành) quả to, vỏ hơi dày khó bóc, đáy quả hơi lõm xuống, một số hạt lá mầm màu xanh, thịt quả khi chín có màu đỏ vàng giống như quýt nên Praloran cho rằng đó là một giống lai giữa cam (C.sinensis Osbeck) và quýt (C.reticulata Blanco). Nhiều tác giả xếp quýt King vào loại C.nobilis, chủ yếu phân bố ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam [18]. Cam sành của Việt Nam cũng thuộc loại này. Nguồn gốc lai của giống này rất rõ vì có nhiều đặc tính giữa cam và quýt: quả tròn, quả dẹt, vỏ quả khi dày, mỏng, lá mầm chỉ có một số ít là xanh còn đa số là trắng. Trung bình có từ 15 – 25 hạt/quả. 1.3. Giới thiệu một số giống cam đang trồng phổ biến ở Việt Nam 1.3.1. Giống cam Xã Đoài Là giống cam được chọn lọc ở vùng Nghi Lộc - Nghệ An, giống cam này chịu hạn tốt, chịu đất xấu, đất ven biển. Giống cam này có lá màu xanh đậm, hình lá thuôn dài, cành có gai, lá đứng, eo lá rộng. Cam Xã Đoài thích ứng rộng, có 2 dạng quả: dạng có quả tròn và dạng có quả tròn dài. Dạng có quả tròn dài cho năng suất cao hơn, trọng lượng quả trung bình 180-200g, hương vị thơm ngon nhưng có nhược điểm là nhiều hạt, xơ bã nhiều [17]. 1.3.2. Giống cam Sông Con Mang tên con sông vùng xứ Nghệ, giống cam này được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc từ một giống nhập nội. Có thể là do dạng đột biến mầm của cam Washington Navel. Cây sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung. Giống cam này có lá bầu, gân phía lưng nổi rõ, hoa màu xanh bóng, có phản quang, hoa bất dục đực 50%. Khối lượng quả trung bình đạt 200-220g, hình cầu, mọng nước, vỏ quả mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm. Cây ghép sau 3 năm cho quả, sau 4 năm có thể đưa vào kinh doanh khai thác. Cây chiết hoặc cây từ giâm cành sau 3 năm cho quả. Giống cam Sông Con cho năng suất trung bình, có khả năng chống chịu được một số sâu bệnh và có tính thích ứng rộng nên đã được trồng ở nhiều vùng như trung du, đồi núi, ven biển và vùng đồng bằng. Cam Sông Con được trồng phổ biến khắp các vùng trong cả nước [17]. 1.3.3. Giống cam Hamlin Có nguồn gốc từ Mỹ, được nhập vào nước ta qua cộng hòa Cuba trong những năm 80, lá hình ô van, xanh không đậm, cành thưa, ít gai, tán cây hình ô van, hay hình cầu. Quả có dạng hình cầu, vỏ mỏng, khi chín có màu đỏ da cam, thịt quả mọng nước, ít xơ bã, ít hạt, hương vị thơm ngon. Cây 9 năm tuổi cao 4-4,5m có đường kính tán 3-4m. Giống cam này thuộc loại chín sớm, cây có năng suất cao nhưng khối lượng quả bình quân nhỏ. Cam Hamlin trồng ở vùng đồng bằng hay bị nhiễm bệnh loét, chảy gôm. Đất ven biển rất thích hợp cho loại cam này, đây là một trong nhiều giống cam chuẩn của thế giới [17]. 1.3.4. Giống cam Valencia Có nguồn gốc từ Mỹ, cây phân cành ngắn, tán hình cầu hay ô van. Lá gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang, cành ít gai, quả to, có khối lượng trung bình đạt 200-250g, hình ô van, vỏ hơi dày, mọng nước, ít hạt, ít xơ bã, giòn. Cây 9 năm tuổi có chiều cao 4-5m, đường kính tán 3,5-4m. Giống cam này là giống chín muộn, cho năng suất cao. Có thể trồng giống cam này ở các vùng miền núi, đồng bằng và đồng bằng ven biển. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, giống này hay bị nhiễm bệnh chảy gôm [17]. 1.3.5. Giống cam Vân Du Được nhập nội từ những năm của thập kỷ 40 thế kỷ XX. Đây là một trong các giống cam chủ lực của nước ta. Cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày, có gai, lá hơi thuôn, mành xanh đậm, eo lá hơi to, quả hình tròn hay ô van, vỏ dày, mọng nước, giòn, ngọt, nhiều hạt. Giống cam này cho năng suất khá cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại, chịu hạn và được phổ biến rộng [17]. 1.3.6. Giống cam bù Hà Tĩnh Được trồng từ lâu đời ở vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh, có nơi gọi là quýt. Giống có 3 dạng hình chủ yếu: - Dạng vỏ dày, quả có thành cao, phẩm chất rất tốt, ăn rất ngon. - Dạng hoàn toàn giống cam sành nhưng quả có thành cao, vỏ mỏng hơn, nhiều hạt. - Dạng có quả hình cầu, chín muộn, vỏ quả đẹp. Cam bù Hà Tĩnh có tính chống chịu khá, thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc. Năng suất quả ở cây 9-11 năm tuổi có thể đạt 35-40 tấn/ha nếu trồng ở mật độ 800-1200 cây/ha [17]. 1.3.7. Giống cam dây (Cam mật) Phổ biến ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam Bộ. Ở vùng Tiền Giang, cam này chiếm 80% diện tích trồng cam, quýt. Cây phân cành thấp, tán lá hình dù lan rộng. Cây đạt 5 năm tuổi cao 3-4m, đường kính tán 5-6m, cành ít gai, gai ngắn. Lá xanh đậm có eo nhỏ. Cây có thể ra hoa 3 vụ trong năm, có thể đạt 1000-1200 quả/cây/năm. Khối lượng quả trung bình đạt 220-260g. Khi cam chín có vỏ màu vàng, thịt quả vàng đậm, ngọt, nhiều hạt (20-23 hạt/quả). Vỏ quả hơi dày, ít thơm hơn các giống cam trồng ở phía Bắc [17]. 1.3.8. Giống cam sành Bố Hạ Giống nội địa được trồng nhiều ở Bố Hạ (Hà Bắc cũ). Tán nhỏ, hình tháp, khung cành nhỏ, góc độ phân cành nhỏ, nhiều cành tăm, cành không gai, lá nhỏ màu xanh đậm, chóp tù, mép lá hơi gợn sóng, mùi hắc, eo lá nhỏ. Ra hoa, kết quả và chín muộn hơn các giống khác. Thường chín vào tháng 12 đầu tháng 1 trùng với tết nguyên đán. Quả to vỏ dầy, sần sùi, tép mịn, nhiều nước, nhiều bã, nhiều hạt, ruột và nước quả có màu đỏ đẹp. Giống này đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, tán nhỏ có thể trồng dầy [17]. 1.3.9. Giống cam Naven Còn gọi là cam rốn: nguyên sản ở Califocnia (Mỹ), được trồng ở Việt Nam từ những năm 1937 hiện còn trồng dải rác ở một số vùng ở nước ta. Đặc điểm: lá và tán cây tương tự như cam Sông Con, quả trung bình 230g/quả, có thể đạt 290g/quả, đường kính xấp xỉ 7,6cm, khi chín vỏ quả màu vàng xám, có 11-12 múi, thịt qủa màu vàng đậm, không hạt, vị ngọt đậm thơm, năng suất kém hơn cam Vân Du [17]. 1.3.10. Giống cam sành Đồng bằng sông Cửu Long Được trồng ở nhiều tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Cây cho quả sớm sau 2 năm trồng, thời gian thu hoạch quả dải rác quanh năm thường tập trung nhất vào tháng 8-12. Thời gian từ ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8-9 tháng, năng suất trung bình trên 30kg/cây/năm (cây 5 năm tuổi). Quả dạng hình cầu hơi dẹp, vỏ có màu xanh đến xanh vàng khi chín và sần sùi không đẹp, khối lượng trung bình 235-245g, vỏ dày 3-5mm, tép có màu vàng cam đậm nhiều nước, vị ngọt chua (brix 8-10%), mùi rất thơm, thường có khá nhiều hạt (8-16 hạt/quả) [17]. 1.4. Một số yêu cầu về sinh thái và dinh dƣỡng của cây cam 1.4.1. Yêu cầu về sinh thái + Vũ Công Hậu (1996) [16] cho rằng: Tuổi thọ của các cây có múi thường cao, đặc biệt ở những nơi khí hậu ôn hoà, đất tốt nhưng có độ dốc thoát nước tốt. Ở Việt Nam, các tỉnh miền núi không hiếm những cây bưởi sống tới 40-50 năm. Ở các vườn cam vùng á nhiệt đới, hoặc nhiệt đới nhưng trồng đúng kỹ thuật, chọn địa điểm thích hợp, tuổi thọ vườn cam là 30-40 năm, tối đa tới 50-60 năm. + VIR. Catalog (1982) [35] cho rằng: cam và quýt có yêu cầu khí hậu khác nhau nhiều. Cam mọc tốt hơn ở vùng á nhiệt đới, khí hậu khô mùa hè ẩm, mùa đông ấm và mưa nhiều. - Nhiệt độ: do cây cam có nguồn gốc vùng á nhiệt đới vì vậy, chúng không chịu được nhiệt ở độ quá thấp hoặc quá cao, nói chung chịu nóng tốt hơn chịu lạnh. + Theo Bain F.M-1949 [30] ở giới hạn nhiệt độ 00C và 500C cây cam mới hoàn toàn ngừng sinh trưởng, nhiệt độ 13 – 390C cây sinh trưởng bình thường và thích hợp nhất là từ 23 – 290C. + Miller E.V và cộng sự (1939) [34] cho rằng: một vùng trồng cam quýt tốt phải có nhiệt độ trung bình lớn hơn 210C, cao nhất không quá 400C và thấp nhất không dưới 50C. + Hoàng Ngọc Thuận (2000) [20] đa số các giống cam có thể sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12- 390C, nhiệt độ 400C kéo dài trong nhiều ngày cây cam sẽ ngừng sinh trưởng. + Nghiên cứu của Hodgson R.W (1937) [33] cho rằng: khi nhiệt độ xuống thấp -20C cây vẫn sống được từ 2-7 ngày, ở nhiệt độ -60C cây cam mới chết hẳn. Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm ≥ 170C đều có thể trồng được cây cam. Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các vùng khác đều có thể phù hợp và trồng được cây cam. - Ẩm độ và nước: cây cam là cây ưa độ ẩm trung bình, nhưng nước cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng, cần nhiều nhất trong thời kỳ lúc hạt nảy mầm và lúc ra hoa kết quả, tối thiểu phải đạt 1270mm/năm. Do đó vườn trồng cam đều phải chú ý tới hệ thống tưới tiêu phục vụ tưới cho cây nhất là trong vụ khô. + A. Haury và cộng sự (1978) [29] cho rằng: trong điều kiện rất ẩm, với lượng mưa hàng năm cao hơn 4.000mm, các giống Osceola, Dancy cho mã quả đẹp, thịt quả mềm nhiều nước, vị ngọt. Giống Tagelo mineola vị ngon nhưng vách múi khá dai. Giống Orlando thịt quả mịn, mềm, rất nhiều nước, nhưng ít thơm. Giống Clementin vị ngọt nhưng mã quả xấu. Quýt King thịt quả mềm nhiều nước, thơm nhưng nhiều hạt, vỏ xanh . + Việt Nam có tổng lượng mưa phù hợp với cây cam tuy nhiên do phân bố trong năm không đều, nên mùa khô vẫn cần tưới nước cho cây. Ngược lại cây cam không chịu được ngập úng (khi ngập úng rễ bị thối, lá rụng và cây sẽ chết). - Ẩm độ không khí: cam không ưa ẩm độ không khí quá thấp, quả ngoài rìa tán chất lượng thường không bằng ở giữa tán do độ ẩm ở đó ổn định hơn. Độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng, nhất là bệnh chảy gôm. Độ ẩm không khí cần đạt ±70% đủ ẩm quả lớn đều, mã quả đẹp, vỏ mỏng, múi nhiều nước ít rụng. - Ánh sáng: cam là loại cây ưa sáng, nhưng thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Đủ ánh sáng cây quang hợp thuận lợi, hình thành các chất hữu cơ được tốt, tạo nên năng suất cao phẩm chất tốt. Ngược lại thiếu ánh sáng làm cho cây yếu ớt, đậu quả ít, năng suất và phẩm chất đều giảm. Cường độ ánh sáng không nên quá mạnh thích hợp nhất là ±2000 lux (tương ứng với cường độ chiếu sáng của mặt trời lúc 16-17h trong ngày mùa hè). 1.4.2. Yêu cầu về dinh dưỡng - Đất có 2 chức năng quan trọng đó là cung cấp nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đất thích hợp nhất đối với cây cam là những đất giữ được một hàm lượng nước ổn định, mực nước ngầm thấp dưới 1m, đất thoát nước và có kết cấu tốt. Ở Tây Ban Nha người ta cho rằng thành phần đất trồng cam tốt như sau: Sét 15-20% Limon (bụi) 15-20% Cát mịn 20-30% Cát thô 30-35% Đất có đá vôi càng tốt nhưng chỉ với tỷ lệ 5-10% nếu vượt quá 30-40% thì có hại cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. - Cam quýt mọc tốt ở nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt trung bình hoặc thịt nhẹ, rất mẫn cảm với nồng độ muối và không chịu được trong điều kiện bị ngập úng. Tầng dày của đất phải trên 1m, độ pH đất cây cam có yêu cầu tương đối rộng từ 4-8 nhưng phù hợp nhất là 5,5-6,5. * Các nguyên tố đa lượng + Đạm là nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng của cây cam có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất của quả. Đạm xúc tiến sự phát triển của cành, lá và hình thành các đợt lộc mới trong năm. Đủ đạm cây sinh trưởng khoẻ nhiều lộc, lá xanh, quang hợp mạnh, ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả cao, quả to nhiều nước, năng suất ổn định [13]. - Thiều đạm làm lá cam bị mất diệp lục lá ngả vàng, cành quả nhỏ và mảnh lá rụng và chết khô dẫn tới làm giảm năng suất và phẩm chất quả [13]. + Lân: rất cần cho cho cây cam trong quá trình phát triển của bộ rễ và trong gian đoạn phân hoá mầm hoa. Lân có ảnh hưởng đến phẩm chất quả rõ rệt: làm giảm lượng axit trong quả, cho tỷ lệ đường/axit cao; làm cho hương vị của quả thơm hơn, lõi quả chặt hơn màu sắc của quả đẹp hơn [13]. - Thiếu lân rễ không phát triển được, cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, năng suất và phẩm chất giảm. + Kali: có nhiều trong quả, lộc non. Cây được cung cấp đủ kali cho quả to, ngọt, chóng chín, chịu được cất giữ khi vận chuyển. Nhưng thừa kali gây hiện tượng hấp thu canxi, magie kém làm cây sinh trưởng về cành lá kém, đốt ngắn, chậm lớn, quả tuy to những mã quả xấu, vỏ dày, thịt quả thô [13]. - Thiếu kali lá nhỏ và không bám chặt vào cành, thân có hiện tượng chảy gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh, sản lượng giảm... + Canxi: thiếu canxi rễ phát triển kém, khả năng hút dinh dưỡng giảm, lá vàng rụng, hoạt động của vi sinh vật ở vùng rễ kém làm cho việc hút dinh dưỡng ở cây kém cho nên bón vôi làm tăng độ pH cũng như cung cấp canxi cho cam quýt. + Magiê, sắt: thiếu magiê lá chuyển màu vàng rụng nhiều cây dễ bị bệnh, thiếu Fe cây chịu rét kém... + Các nguyên tố vi lượng: đồng, mo, bo, kẽm, manggan… cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến cam quýt, tuỳ từng loại đất và mức độ thiếu hụt mà biểu hiện các ảnh hưởng này nhiều hay ít [13]. 1.5. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và trong nƣớc 1.5.1. Tình hình sản xuất cam trên thế giới Hiện nay cam quýt được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của các vùng cam quýt trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở các vùng. Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề cam quýt cũng sớm phát triển và n._.gược lại. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng trên thế giới năm 2007 Chỉ tiêu Năm Các châu lục trên thế giới Thế giới Châu Phi Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Đại Dương Diện tích (ha) 2005 1.407.150 3.354.056 564.121 2.493.020 32.188 7.850.535 2006 1.395.459 3.710.888 581.184 2385.966 38.777 8.112.274 2007 1.395.875 3.859.604 565.480 2.461.984 39.662 8.322.605 Năng suất (tạ/ha) 2005 88,4 117,8 183,6 187,7 208,4 157,1 2006 90,5 116,0 193,4 194,9 195,5 158,0 2007 90,5 116,2 191,6 188,6 195,9 156,5 Sản lượng (tấn) 2005 12.441.907 39.534.075 10.359.744 46.811.134 671.060 109.817.920 2006 12.929.181 43.072.363 11.241.686 46.507.942 758.316 114.210.125 2007 12.642.090 44.873.491 10.835.669 46.522.167 777.128 115.650.545 Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics – năm 2008 [32]. Năm 2005 diện tích cam quýt của toàn thế giới là 7.850.535 ha, năng suất trung bình đạt 157,1 tạ/ha, sản lượng đạt 109.817.920 tấn. Đến năm 2007 diện tích là 8.322.605 ha và sản lượng là 115.650.545 tấn đều tăng, có năng suất hơi giảm đạt 156,5 tạ/ha. So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2007, châu Á có tổng diện tích lớn nhất sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu Đại Dương 39.662 ha - Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa, Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây phát triển rất mạnh. Về năng suất được ổn định từ năm 2005 đến năm 2007 năng suất trung bình đạt trong khoảng 187,7 tạ/ha đến 194.9 tạ/ha. Tuy nhiên vùng cam châu Đại Dương có diện tích nhỏ nhất nhưng năng suất trung bình lại rất cao năm 2005 năng suất đạt 208,4 tạ/ha, năm 2006 đạt 195,5 tạ/ha, năm 2007 đạt 195,9tạ/ha. Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất cam, quýt gồm các nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có diện tích lớn nhất năm 2005 là 3.354.056 ha, chiếm 42,7%, năm 2006 là 3.710.888 ha, chiếm 45,7%, năm 2007 là 3.859.604 ha, chiếm 46,4% tổng diện tích của toàn thế giới. Tuy nhiên năng suất và sản lượng đạt thấp hơn vùng châu Mỹ. Năm 2005 sản lượng của vùng châu Á đạt 39.534.075 tấn, chiếm 35,9%, năm 2006 đạt 43.072.363 tấn, chiếm 37,7%, năm 2007 đạt 44.873.491 tấn chiếm 38,8% tổng sản lượng của toàn thế giới. Năm 2005 sản lượng của vùng châu Mỹ đạt 46.811.134 tấn, chiếm 42,7%, năm 2006 đạt 46.507.942 tấn, chiếm 40,7%, năm 2007 đạt 46.522.167 tấn chiếm 40,2% tổng sản lượng của toàn thế giới. Vùng sản xuất cam, quýt châu Phi có năng suất trung bình đạt thấp nhất. - Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cam quýt, hầu hết các nước châu Á đều sản xuất cam quýt. Tuy nhiên năng suất bình quân vẫn còn đang ở mức thấp, đó là do điều kiện kinh tế, xã hội của các nước này có những hạn chế nhất định, nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều và đang tồn tại sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Hàn Quốc) và sự canh tác truyền thống của Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin... tình trạng sâu bệnh hại nhiều nghiêm trọng [31]. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của FAO về tình hình sản xuất cam quýt ở một số nước châu Á năm 2007 như sau: Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2007 TT Vùng, lãnh thổ Năm 2006 Năm 2007 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) 1 Trung Quốc 370.000 90,7 385.500 87,5 2 Ấn Độ 421.500 81,4 440.000 88,6 3 Nhật Bản 4.280 147,1 4.350 149,4 4 Inđônêxia 72.390 231.3 72.400 231,2 5 Philippin 1.936 27,0 2.000 30,0 6 Thái Lan 20.000 175,0 20.000 175,0 Nguồn: FAO STAT/FAO Statistics – năm 2008 [32]. Diện tích lớn nhất ở vùng này là Ấn Độ năm 2005 có 421.500 ha năng suất đạt 81,4tạ/ha, năm 2007 diện tích và năng suất có tăng hơn diện tích 440.000 ha, năng suất đạt 88,6 tạ/ha. Đứng thứ 2 là Trung Quốc năm 2006 có 370.000 ha, năng suất đạt 90,7 tạ/ha, năm 2007 có 385.500 ha, năng suất đạt 87,5 tạ/ha. Về năng suất bình quân ở Inđônêxia đạt cao nhất 231,2 tạ/ha và Philippin thấp nhất đạt 30,0 tạ/ha. 1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở trong nước Cam quýt được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước. Từ những năm hoà bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh như Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2 vùng chuyên canh cam có kinh nghiệm, một số gia đình cũng đã biết làm giàu từ cây cam nhưng trên thị trường cam quýt vẫn là một mặt hàng vô cùng quý hiếm Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường quốc doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường trồng cam quýt như Sông Lô, Cao Phong, Sông Bồi, Thanh Hà, Sông Con... đã hình thành một số vùng trồng cam chính ở nước ta như: vùng Nghệ An khoảng 1.000ha, vùng tây Thanh Hoá 500 ha, vùng Xuân Mai (Hoà Bình) 500 ha, vùng Việt Bắc 500 ha và các vùng còn lại khác 500ha [19]. Thời kỳ này có khoảng 3.000 ha cam quýt và phát triển khá mạnh mẽ, sản lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn. Trên thị trường cam quýt đã có giá phải chăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng. Năng suất bình quân những năm đó vào khoảng 135 – 140 tạ/ha. Thời kỳ này vùng cam đất đỏ bazan Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha [19]. Thời kỳ từ năm 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam có xu hướng giảm dần, những diện tích được trồng vào thời kỳ 1960-1965 thì nay đã già cỗi, sâu bệnh rất nặng. Vì vậy, đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc trồng lại. Tuy nhiên vào thời điểm đó, ở miền Nam, diện tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên nhất là khu vực tư nhân, các tỉnh có diện tích cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp... [19]. Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2001-2007 ST T Tình hình sản xuất cam Năm 2001 2004 2005 2006 2007 1 Diện tích (ha) 73.600 82.700 87.200 84.800 86.700 2 Diện tích cho thu hoạch (ha) 51.000 55.500 60.100 62.300 64.600 3 Năng suất (tạ/ha) 88,5 97,4 100,9 98,1 102,5 4 Sản lượng (tấn) 451.000 541.000 606.400 611.000 662.000 Nguồn: Nguyễn Văn Nghiêm 19/02/2009 [17]. Vào đầu những năm của thế kỷ 21 trở lại đây so với những năm 1975 của thế kỷ 20 thì diện tích, năng suất và sản lượng của cam được tăng lên rất mạnh và dần ổn định. Với số liệu thống kê ở bảng 1.3 thì diện tích sản xuất cam quýt được tăng vọt từ năm 2001 là 73.600 ha đến năm 2004 tăng lên 82.700 ha sau đó ổn định qua các năm từ 2004 – 2007. Diện tích cao nhất đạt 87.200 ha, dưới năm 2005 là năm 2007 diện tích đạt 86.700 ha. Cùng với tổng diện tích thì diện tích cho thu hoạch sản phẩm cũng tăng dần đều, thấp nhất năm 2001 là 51.000ha, cao nhất năm 2007 là 64.600 ha. Năng suất trung bình năm 2001 rất thấp chỉ đạt 88,5 tạ/ha và tăng dần từ năm 2004 từ 97,4 tạ/ha lên 102,9 tạ/ha năm 2007. Tổng sản lượng cam quýt cũng đạt cao nhất vào năm 2007 đạt 662.000 tấn tuy rằng tổng diện tích cam quýt không tăng, ngược lại còn giảm so với năm 2005 là 500 ha. Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùng cho năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng cam đồng bằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía Bắc với nhiều giống cam đặc sản, chất lượng như: cam Yên Bái, cam Bắc Quang, quýt Bắc Sơn, cam sành Hàm Yên... với tổng diện tích của cả nước năm 2007 là 86.700ha, phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng cam có diện tích lớn là Đồng bằng sông Cửu Long 47.900 ha, vùng Đông Bắc 13.100 ha và vùng Bắc Trung bộ 8.600 ha. Bảng 1.4. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2007 ST T Vùng trồng Tình hình sản xuất Tổng diện tích (ha) Diện tích cho thu hoạch (ha) Năng suất trung bình (tạ/ha) Tổng sản lượng (tấn) 1 Đồng bằng sông Hồng 6.100 5.400 105,4 56.900 2 Vùng Đông Bắc 13.100 8.800 59,2 52.100 3 Vùng Tây Bắc 1.400 700 72,9 5.100 4 Bắc Trung Bộ 8.600 6.100 83,4 50.900 5 Nam Trung Bộ 1.100 900 32,2 2.900 6 Tây Nguyên 900 600 58,3 3.500 7 Đông Nam Bộ 7.600 5.600 122,1 68.400 8 Đồng bằng sông Cửu Long 47.900 36.500 115,7 422.200 Tổng cộng 86.700 64.600 102,5 662.000 Nguồn: Nguyễn Văn Nghiêm 19/02/2009 [17]. Diện tích cây cam ở các vùng hiện đang cho thu hoạch cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long 36.500 ha so với tổng diện tích của toàn vùng là 47.900 ha chiếm 76,2%, thấp nhất là vùng cam Tây Nguyên diện tích cho thu hoạch sản phẩm là 600 ha so với tổng diện tích toàn vùng là 900 ha chiếm 66,6%. Năng suất bình quân của cả nước hiện rất thấp, chỉ đạt 102,5 tạ/ha. Vùng Đông Nam bộ đạt năng suất cao nhất là 122,1 tạ/ha. tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long 115,7 tạ/ha và Đồng bằng sông Hồng đạt 105,4 tạ/ha, thấp nhất là vùng Nam Trung bộ đạt 32,2 tạ/ha. Tổng sản lượng cam năm 2007 đạt 662.000 tấn riêng vùng cam của Đồng bằng sông Cửu Long đạt 422.200 tấn chiếm 63,7% tổng sản lượng cao nhất trong 8 vùng trồng cam trên cả nước. Thấp nhất là vùng Nam Trung bộ đạt 2.900 tấn chiếm 4,4% tổng sản lượng tuy rằng tổng diện tích và diện tích cho thu hoạch của vùng này cao hơn vùng Tây Nguyên 200 ha. Trong những năm gần đây nhìn chung xu thế phát triển cam quýt chậm lại, giảm đi nhất là miền Bắc. Nguyên nhận chính là sâu, bệnh nhiều, chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả, chưa tạo ra được những giống tốt có khả năng chống chịu sâu bệnh, để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. 1.6. Giới thiệu các vùng trồng cam trong nƣớc 1.6.1. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long Gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí địa lý từ 90 15’ đến 100 30’ vĩ độ Bắc và 1050 đến 1060 45’ độ kinh Đông. Đây là vùng tận cùng phía nam đất nước thuộc châu thổ sông Cửu Long, địa hình rất bằng phẳng, bằng hoặc cao hơn mực nước biển 3-5m [19]. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ lượng mưa, độ ẩm không khí .... được phân bố theo 2 mùa trong năm khá rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11và mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau và sự phân bố này tương đối ổn định qua các năm [18]. Về chế độ nhiệt: vùng đồng bằng sông Cửu Long có chế độ nhiệt cao và rất ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm 25,5 – 29,80C, tháng nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình 24 -250C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 21 – 220C. Tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ trung bình 28 – 29 0C, nhiệt độ tối cao không quá 38 – 390C, bức xạ nhiệt lớn và ổn định [18]. Về chế độ mưa và độ ẩm: lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 1.300 – 1.600 mm, tập trung vào mùa mưa 90%, chỉ có 10% ở các tháng mùa khô, tháng 11 là mưa ổn định nhất, còn các tháng khác đặc biệt là tháng 7 và tháng 8 số ngày mưa và lượng mưa rất biến động. Mùa khô có 2 tháng, tháng 1 và 2 là mưa ít nhất, mỗi tháng chỉ có 2-3 ngày. Độ ẩm không khí trung bình 83-85%, tháng khô hạn nhất độ ẩm không khí còn 75% [18]. Nói chung vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu để phát triển sản xuất cây có múi. Lịch sử trồng cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời, ngay từ ngày đầu khai phá vùng đất Nam Bộ. Do quá trình lịch sử lâu đời nên người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long rất có nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi. Chủ yếu cam quýt được trồng ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu nông dân thường phải lên liếp trồng cam quýt để tránh mực nước ngầm cao vào những tháng lũ (tháng 9-10). Trước đây đa số nông dân nhân giống bằng chiết cành, một số ít nhân giống bằng hạt, song hiện nay họ đã biết áp dụng các kỹ thuật nhân giống tốt hơn bằng cách ghép. Đặc biệt trong kỹ thuật chăm sóc, người ta đã biết điều khiển tầng, tán, chiều rộng, chiều cao cây để sử dụng được tối đa năng lượng mặt trời, dinh dưỡng khoáng, nước, không khí trong đất, hình thành một sự cân bằng khá hoàn chỉnh trong môi trường sinh thái vùng đồng bằng [18]. Ở đây cũng có tập đoàn loài cam quýt rất phong phú như: cam chanh, cam sành, bưởi, chanh giấy, quýt... theo Grawfurd, cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị thơm ngon vượt xa loại cam mang từ Trung Quốc vào cùng mùa. Các giống được ưu chuộng và trồng nhiều hiện nay là: cam sành, cam mật, quýt tiều (hay quýt hồng), quýt xiêm, quýt đường, bưởi đường, bưởi Năm Roi, bưởi Long Tuyền.... năng suất của các giống trên ở điều kiện khí hậu, đất đai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao. Cam quýt được phát triển nhiều và mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngoài yếu tố khí hậu, đất đai thuận lợi còn do cam quýt có giá trị và hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác. Số liệu điều tra của Trường Đại học Cần Thơ tháng 12/1992 cho thấy: lãi thuần trên 1ha quýt là 82,4 triệu đồng, cam đạt 54,6 triệu đồng, chanh 43,7 triệu và bưởi 21 triệu đồng. Nhìn chung vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế về điều kiện khí hậu nhất là chế độ nhiệt ổn định, ôn hoà, khả năng mở rộng diện tích cam quýt còn lớn, có tập đoàn giống phong phú, đa dạng, nhiều giống hiện tại được coi là những giống tốt, cho năng suất cao, cho hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có những hạn chế nhất định, đó là: - Chế độ nhiệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cao, ôn hoà trong suốt cả năm cho sinh trưởng của cam quýt, song do không có mùa Đông lạnh, biên độ nhiệt độ ngày đêm những tháng quả chín ngắn, nên khả năng hình thành các sắc tố anthoxyan ở vỏ cam quýt kém, mã quả xấu, khi chín vỏ quả vẫn còn xanh, cần phải có công nghệ degreening sau thu hoạch thì quả mới có mã đẹp. Cũng do nhiệt độ cao, nên quả thường nhiều hạt, tỷ lệ xơ bã cao, vách múi dai. - Đất phù sa là loại đất tốt thích hợp với cam quýt, song ven các sông Tiền, sông Hậu hoặc các cù lao mạch nước ngầm cao gây cản trở tới việc ăn sâu của rễ cam quýt và ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng. - Sâu bệnh sẽ phát triển rất nhanh, do vậy chi phí cho công tác bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh rất tốn kém. 1.6.2. Vùng khu IV cũ Gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ vĩ độ 18 đến 20 030’ vĩ độ Bắc. Trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, gồm một cụm gồm các nông trường chuyên trồng cam, với diện tích năm 1990 là 1.600 ha. Đây là vùng trồng cam tập trung có ưu thế về tiềm năng đất đai, đặc biệt là kinh nghiệm sản xuất vì có đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân được đào tạo chuyên nghiên cứu và sản xuất cây có múi. Vùng Phủ Quỳ nằm ở phía tây Bắc thuộc tỉnh Nghệ An, từ vĩ độ 19009’ đến 19030’ vĩ độ Bắc và 105024’ độ kinh Đông, thuộc địa phận huyện Nghĩa Đàn và một phần huyện Quỳ Hợp. Diện tích tự nhiên 730.000 ha, trong đó đất đỏ bazan chiếm hơn 40%, ngoài ra còn có các loại đất khác như: Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến (gần 30%), đất đá vôi, đất phù sa không được bồi hàng năm... cũng là những loại đất trồng cam quýt tốt. Là vùng đồi núi, nhưng phần lớn diện tích đất có độ dốc từ 3-60 rất thuận lợi cho trồng cam quýt và các cây trồng lâu năm khác [19]. Về điều kiện khí hậu: do ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông - Bắc (gió lạnh) và Tây – Nam (gió nóng), nên khí hậu vùng Phủ Quỳ phân thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa Đông vùng Phủ Quỳ từ 15 – 170C. Nhiệt độ tối thấp trong tháng lạnh nhất (tháng1) xuống tới 20C. Số ngày có nhiệt độ thấp dưới 100C ở Phủ Quỳ thường có tới 10 ngày. Đây là một hạn chế lớn đối với vùng sinh trưởng của cam quýt. Ngược lại về mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây – Nam nên khí hậu rất khô và nóng. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa nóng từ 27-300C, nhiệt độ tối cao trung bình là 33-33,6 0 C. Nhiệt độ tuyệt đối cao trong tháng nóng nhất (tháng 7) lên tới 420C. Lượng mưa ở vùng Phủ Quỳ xấp xỉ 1.600 mm/năm, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa nóng, gây hiện tượng xói mòn đất, trong khi các tháng mùa đông lại ít mưa, lượng bốc hơi lớn, gây hiện tượng hanh khô thiếu nước [18]. Do những hạn chế về mặt khí hậu, thời tiết cho nên mặc dù có nhiều ưu thế về mặt đất đai và trình độ khoa học kỹ thuật, song sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ vẫn thường không ổn định. Vấn đề đặt ra ở vùng sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ là cần phải đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, để hạn chế được những tác hại do thời tiết, khí hậu sinh ra. Mặt khác, việc thay đổi cơ cấu giống cũng rất cần thiết, bởi vì từ trước tới nay vùng Phủ Quỳ sản xuất cam là chính, ít chú ý tới các loại khác trong họ cam. 1.6.3. Vùng miền núi phía Bắc Gồm các tỉnh nằm trong dải vĩ độ từ 22-23 vĩ độ Bắc như: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Thái Nguyên, điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với 2 vùng kể trên. Về điều kiện khí hậu, do vị trí địa lý nằm sát vành đai á nhiệt đới, lại có địa hình đồi núi và độ cao so với mặt nước biển tương đối cao, cho nên điều kiện khí hậu có mùa đông lạnh và mùa hè tương đối nóng. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 21-220C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng1) từ 14-150C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng7) từ 27-280C. Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình ở mỗi tỉnh và mỗi địa phương trong tỉnh khác nhau cũng gây nên sự biến đổi phức tạp về điều kiện khí hậu. Đây là một trong những khó khăn đối với việc bố trí cơ cấu giống cây trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc [18]. Lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ 1.600 – 1.800 mm. Riêng trung tâm Bắc Quang lượng mưa rất lớn từ 2.500 – 3.200 mm. Tuy nhiên, sự phân bố của mưa không đều, lượng mưa phần lớn tập trung vào các tháng mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng khác lượng mưa không đáng kể. Đặc biệt ở miền núi phía Bắc (trừ vùng Đông Bắc) ít bão và chỉ bị ảnh hưởng của bão. Đất đai rất da dạng, gồm các loại đất Feralit phát triển trên đá biến chất như: đá Gơnai, đá vôi, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, phù sa không được bồi ven các sông suối, đất dốc tụ do quá trình rửa trôi xói mòn tạo thành... Địa hình phức tạp, chia cắt, độ dốc lớn. Phần lớn độ dốc từ 100 trở lên, những đất có độ dốc nhỏ hơn 100 thích hợp với trồng cây ăn quả thâm canh thường diện tích nhỏ, phân tán. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai các tỉnh miền núi phía Bắc thích hợp với trồng cây ăn quả có múi. Trên thực tế, cam quýt đã là một cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cam quýt được trồng ở những vùng đất ven các sông, suối như: sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Thương, sông Chảy... được trồng thành từng khu tập trung 500 ha hoặc 100 ha như Bắc Sơn - Lạng Sơn; Bạch Thông - Bắc Kạn; Hàm Yên, Chiêm Hoá – Tuyên Quang; Bắc Quang - Hà Giang... tại những vùng này cam quýt trở thành nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân, đem lai hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loai cây trồng khác trên cùng loại đất. Đặc biệt, ở miền núi phía Bắc là nơi có tập đoàn giống cam quýt phong phú và đa dạng. Qua kết quả điều tra của Hoàng Ngọc Thuận (1993) [21] và Đỗ Đình Ca (1995) [4] ở 2 vùng Lạng Sơn và Bắc Quang - Hà Giang cho thấy chỉ 2 vùng đã có tới 33 giống thuộc 5 loài khác nhau, trong đó có nhiều giống quýt quý như: quýt chum, quýt chun (quýt sen), quýt đường, quýt đỏ, quýt vàng Bắc Sơn, quýt vàng Bắc Quang. Những giống này cho năng suất rất cao trong điều kiện sinh thái địa phương, có những cây ở lứa tuổi từ 15-20 năm đạt từ 350 – 500 kg quả/cây, phẩm chất tốt, thích hợp với phát triển làm hàng hoá. Có thể nói, vùng núi các tỉnh phía Bắc cũng là tiềm năng phát triển cam quýt lớn, đặc biệt có ưu thế về điều kiện khí hậu, khả năng mở rộng diện tích và tập đoàn giống phong phú, đa dạng. Khí hậu ở miền núi các tỉnh phía Bắc, ngoài thích hợp với sinh trưởng phát triển bình thường của cam quýt, còn có ưu thế nổi bật so với vùng đồng bằng sông Cửu Long là có mùa Đông lạnh, biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa các tháng chênh lệch lớn làm cho quả cam quýt dễ phát mã, thể hiện đúng đặc trưng của giống, vì vậy mã quả cam quýt ở phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn ở phía Nam, quả ít hạt hơn, mọng nước và ít xơ bã [19]. Hạn chế cơ bản của việc phát triển cam quýt ở vùng miền núi phía Bắc là: + Địa bàn phân tán, ít có vùng tập trung lớn như vùng Phủ Quỳ - Nghệ An hoặc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mới chỉ có một số vùng tương đối tập trung trồng nhiều cam quýt đó là: Bắc Sơn - Lạng Sơn (khoảng trên 500ha), Hàm Yên – Tuyên Quang (trên 2000 ha); Bắc Quang – Hà Giang (trên 2000 ha). + Địa hình dốc, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế nhiều đến việc mở rộng vùng sản xuất cam quýt làm hàng hoá. + Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất gặp niều khó khăn do trình độ dân trí còn thấp, tính thích ứng với nền kinh tế hàng hoá còn chậm. Sản xuất chủ yếu theo lối kinh nghiệm, thường chỉ độc canh một giống, nên dễ bị ứ đọng sản phẩm, sâu bệnh phát sinh gây hại nhiều, công tác tuyển chọn nhân giống chưa được chú trọng dẫn đến sự thoái hoá giống, phẩm chất ngày càng xuống cấp. Khắc phục những trở ngại trên, phát huy thế mạnh của các tỉnh miền núi phía Bắc về điều kiện tự nhiên khí hậu để sản xuất hàng hoá quả có múi, chỉ có thể làm từng bước và bắt đầu từ việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là những tiến bộ kỹ thuật về giống vào những vùng sản xuất có kinh nghiệm, trên cơ sở đó phát triển ra các vùng khác. 1.7. Nghiên cứu về cây cam 1.7.1. Đặc điểm thực vật học của cây cam 1.7.1.1. Rễ: gồm 2 loại + Rễ chính có thể ăn sâu đến 2 m, tuỳ thuộc và từng loại tính chất đất. + Rễ ngang (rễ phụ) thường tập trung ở tầng đất 0 – 20 cm nhiều nhất là rễ tơ phân bố nông và mật độ cao ở 0 – 10 cm. Rễ ngang có thể ăn rộng gấp 2- 3 lần đường kính tán nhưng tập chung ở phạm vi 50cm trong và ngoài hình chiếu tán. - Sự sinh trưởng của rễ có tính chu kỳ và xen kẽ với các đợt cành. Rễ sinh trưởng trước cành gần 1 tháng sau đó cành mới bắt đầu sinh trưởng (ra lộc non) một năm rễ cam quýt có 3 thời kỳ hoạt động mạnh. + Trước khi ra cành vụ xuân (Khoảng tháng 2 - 3) sau rụng qủa sinh lý đợt đầu đến lúc cành bé xuất hiện từ tháng 6 đến đầu tháng 8, sau khi cành thu đang phát triển mạnh khoảng tháng 10. Sự phát triển của bộ rễ cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình nhân giống như sự phân bố rễ cam sành Bố Hạ của cây nhân giống bằng hạt và cây nhân giống bằng chiết: ở tầng đất 0-10 cm cây gieo bằng hạt bộ rễ phân bố chỉ có 17,95%, cây nhân giống bằng chiết cành bộ rễ phân bố ở tầng này là chủ yếu chiếm tới 47,4%. Ngược lại ở tầng đất 30-40 cm bộ rễ phân bố của cành chiết chỉ có 9,02% trong khi đó phân bố của bộ rễ ở cây gieo hạt lên tới 24,8% và cây gieo bằng hạt bộ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 20-30 cm (41,1%) [28]. Dựa vào sự phát triển của rễ và cành cũng như dựa vào các biện pháp nhân giống khác nhau từ đó ta có biện pháp bón phân hợp lý. * Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ. + Nhiệt độ: rễ bắt đầu sinh trưởng ở 120C thích hợp nhất là 24 - 260C Nhiệt độ cao hơn 370C rễ ngừng sinh trưởng. + Độ thoáng của đất. + Độ pH của đất: từ 4- 8 thích hợp nhất từ 5,5 - 6,5 + Chất dinh dưỡng nhiều mùn tơi xốp 1.7.1.2. Thân, cành * Thân: cam quýt có đặc điểm là (tự rụng ngọn) sau khi cành phát triển đến mức nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn rụng đi hiện tượng này liên tục xảy ra trong các đợt lộc làm cho cam quýt không có thân chính rõ rệt và có nhiều loại thân khác nhau: Thân gỗ, thân bụi hoặc thân nửa bụi. * Cành: đặc điểm và chức năng của các loại cành. - Phân cành cam quýt ra làm 3 loại cành. + Cành sinh trưởng dinh dưỡng: là những cành không mang hoa và quả, cành lớn lên về chiều dài và đường kính có tác dụng làm tăng sự phát triển của cả cây. - Sự sinh trưởng của cành: một năm cam quýt ra nhiều đợt cành [28]: + Cành Xuân ra vào tháng 2,3,4 là cành mang hoa và quả, cành thường ngắn, mật độ lá dầy thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu. + Cành Hè được mọc ra từ cành xuân cùng năm, thường ra vào tháng 5,7 là cành dài nhất, cành có mật độ lá thưa và to. + Cành Thu: ra vào tháng 8,9 được mọc ra chủ yếu từ cành xuân và cành hè cùng năm. + Cành Đông: ra vào tháng 11,12 thường sinh ra trên cành quả vô hiệu. Cành đông là cành yếu nhất trong 4 loại cành. Đối với cam quýt nói riêng và nhóm cây ăn quả nói chung hiện tượng ra quả cách năm là một trong những hiện tượng thường xuyên xảy ra xen kẽ nhau giữa các thời vụ gây thiệt hại cho người nông dân trong khi thu hoạch như thừa sản phẩm, bị ép giá, thiếu sản phẩm không có bán... để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm này các nhà khoa học cũng đã khuyến cáo tới người nông dân một số biện pháp. Cắt tỉa hợp lý khống chế được lượng cành hè và cành thu hàng năm. Tỉa hoa quả nhất là những năm sai quả thu hái quả sớm đối với những năm sai quả đầu tư phân bón hợp lý (năm nào sai quả thì bón tăng lên bón nhiều lần hơn để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây) Phòng trừ sâu bệnh hại giữ cho bộ lá được phát triển tốt. 1.7.1.3. Lá Lá cam có eo lá phụ thuộc vào từng loài, eo lá là đặc điểm để phân biệt giữa các giống. Tuổi thọ lá có thể tồn tại trên cây từ 15 đến 24 tháng nhưng lá hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, mùa Đông thường rụng nhiều hơn. Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng nhất là trọng lượng quả do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng bộ lá xanh và tồn tại lâu trên cây là biện pháp tăng năng suất và chất lượng quả. 1.7.1.4. Hoa Là loại hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ, tràng hoa thường có màu trắng, riêng hoa chanh có màu tím. Hoa thường có 5 cánh, nhị nhiều có từ 20- 40 nhị. Hoa được phân hoá từ mùa đông năm trước trong điều kiện khô và nhiệt độ thấp. Cam chanh thường phân hoá hoa từ tháng 11 đến tháng 12, cam sành từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Tuy nhiên có loài yêu cầu nhiệt độ không nghiêm ngặt lắm như chanh tứ thời, chanh yên có thể phân hoá hoa vào các tháng khác nhau trong năm. 1.7.1.5. Quả - Cam thuộc loại quả mọng, vỏ quả dày, mỏng khác nhau tuỳ từng loài, giống, được chia làm 2 phần, phần vỏ ngoài và phần vỏ giữa. + Phần vỏ ngoài: gồm lớp biểu bì trên là biểu bì của tử phòng do các tế bào sừng dày lên, xen kẽ có các khí khổng. + Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: lớp sắc tố và lớp trắng. - Lớp sắc tố màu trắng do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một lớp mỏng do đó khi quả xanh nhờ có diệp lục mà quả có thể quang hợp được còn khi quả chín vỏ quả chuyển xang màu vàng hoặc màu đỏ. - Lớp trắng dưới lớp sắc tố là lớp cùi độ dày mỏng của lớp cùi này phụ thuộc vào từng giống. Thành phần hoá học của lớp trắng: 75% là nước, còn lại là chất khô trong đó có (20% protein, 44% là đường, 33% xenlulo, 3% là khoáng) [28]. Quá trình phát triển của quả được trải qua quá trình thụ phấn, thụ tinh, bầu sẽ phát triển thành quả. Quá trình này xảy ra 2 đợt rụng quả sinh lý; Đợt 1: sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (vào tháng 3,4) quả còn nhỏ, mang theo cả cuống khi rụng. Đợt 2: khi quả đạt đường kính 3-4 cm (cuối tháng 4) quả rụng không mang theo cuống. Sau 2 lần rụng quả sinh lý này quả lớn rất nhanh (tốc độ trung bình 0,5- 0,7 mm/ngày). Tốc độ lớn chậm lại ít ngày vào lúc trước khi hình thành hạt sau đó lại tăng dần cho tới khi thu hoạch [28]. 1.7.1.6. Hạt Gồm nhiều phôi từ 1-7 phôi gọi là hiện tượng đa phôi trong đó có 1 phôi hữu tính cón các phôi khác gọi là phôi vô tính. Thường phôi vô tính nảy mầm thành cây khoẻ hơn mầm từ phôi hữu tính và có khuynh hướng giống mẹ nhiều hơn. Do đó nếu gieo hạt cam quýt và có chọn lọc cẩn thận, ta có thể được các cây con tốt. Mặt khác, qua nghiên cứu thấy rằng nếu lấy mầm của cây mọc từ phôi vô tính ghép tạo cây mới, sẽ được một cây ghép khỏe hơn và cho năng suất quả cao hơn cây ghép bằng mắt lấy từ chính cây mẹ đó. Đó chính là cơ sở để có thể phục tráng giống cam quýt đã thoái hoá. - Hình dạng, kích thước và trọng lượng, số lượng hạt thay đổi trong quả tuỳ thuộc vào giống và loài. 1.7.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống và phương pháp nhân giống 1.7.2.1. Nghiên cứu về chọn tạo giống Công tác chọn tạo giống cam quýt trước đây và nay chủ yếu nghiên cứu tuyển chọn các giống ở địa phương và nhập nội từ nước ngoài. Từ lâu nhân dân ta đã chú ý chọn lọc các giống cam quýt tốt và đã được lưu giữ nhiều trong các địa phương của cả nước. Tuy nhiên việc chọn giống theo phương pháp khoa học chưa được áp dụng nhiều. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000), [20]: Muốn đạt được hiệu quả trong công tác chọn tạo giống cam mới chúng ta cần xác định phương hướng và tìm ra phương pháp thích hợp như: tuyển chọn các cây ưu tú có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, phầm chất tốt từ những giống tốt ở địa phương, xác định gốc ghép thích hợp cho các giống, các dòng đã tuyển chọn, liên tục kiểm tra sâu bệnh hại đặc biệt là bệnh Greening và tristeza bằng phương pháp phân tích, giám định mẫu. Tiêu chuẩn để trồng được cam, quýt trước tiên phải đảm bảo không có nguồn bệnh greening, không có rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, rệp muội và các đối tượng sâu ăn lá khác. Do đó việc ứng dụng công nghệ sinh học vi ghép đỉnh sinh trưởng để nhân giống tạo ra các cây ưu tú sạch bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất [3]. Việc sử dụng các nguồn vật liệu là các giống nhập nội cũng rất cần thiết trong chọn giống cam quýt. Các giống nhập nội có thể sử dụng làm vật liệu để lai tạo các dạng hình phôi tâm mới, hoặc nghiên cứu thử nghiệm và khu vực hoá ngay cùng với các gốc ghép thích hợp. Theo sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả miền Na._.g khó bóc thơm ngon 116 MK 71 trắng 0.52 xốp 10,7 tròn dẹt rỗng ít khó bóc rất thơm khá ngon 117 MK 70 trắng 0,51 xốp 5,3,6 tròn dẹt rỗng ít khó bóc rất thơm khá ngon 118 MK 214 trắng 0.15 chặt 15,8 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc TB TB 119 MK 182 trắng 0.2 chặt 18,4 tròn dẹt rỗng ít khó bóc rất thơm khá ngon 120 MK 183 vàng 6.2 xốp 15,5 dài dẹt rỗng ít BT TB TB 121 MK 181 vàng 0.2 xốp 13,2 tròn dẹt rỗng ít BT TB ngon 122 MK 180 vàng 0.2 xốp 13,3 x rỗng ít Dễ TB tb 123 MK 172 vàng Xốp 13,2 tròn dài dẹt rỗng ít BT TB ngon TB 124 MK 171 vàng 0.25 Xốp 13,0 tròn dài dẹt rỗng ít BT TB ngon TB 125 MK 170 vàng 0.2 Chặt 15,4 tròn dài dẹt rỗng ít BT TB ngon TB 126 MK 169 vàng 0.25 Xốp 9,4 tròn dài dẹt rỗng ít Dễ bóc TB ngon TB 127 MD147 vàng 0.25 chặt 30,5 tròn ko rỗng khó thơm ngon 128 MD148 vàng 0.15 chặt 16,0 tròn ko rỗng khó bóc rất thơm ngon 129 MD149 vàng 0.15 chặt 15,7 tròn rỗng ít bình thường thơm ngon 130 MD150 vàng 0.2 chặt 18,7 tròn ko rỗng bình thường thơm ngon 131 MD151 trắng 0.1 chặt 14,2 dẹp dài rỗng ít khó bóc thơm ngon 132 MD152 trắng 0.1 chặt 13,1 tròn ko rỗng khó bóc thơm ngon 133 MD153 trắng 0.1 chặt 13,6 dẹp dài rỗng nhiều khó bóc thơm ngon 134 MD154 vàng 0.1 chặt 18,5 dẹp dài rỗng khó bóc thơm ngon 135 MD155 vàng 0.1 chặt 13,8 dẹp dài rỗng dễ bóc thơm ngon 136 MD156 vàng 0.1 chặt 13,7, dẹp dài rỗng khó bóc thơm ngon 137 MD157 vàng 0.1 chặt 15,6 dẹp dài rỗng khó bóc thơm ngon 138 MD158 trắng 0.1 chặt 9,9 tròn dẹp ko rỗng bình thường thơm ngon 139 MD159 trắng 0.1 chặt 9,5 dẹp dài rỗng bình thường thơm ngon 140 MD160 trắng 0.1 chặt 14,5 dẹp dài ko rỗng bình thường thơm ngon 141 MD161 trắng 0.1 chặt 10,1 dẹp dài rỗng khó bóc thơm ngon 142 MD162 trắng 0.1 chặt 13,6 dẹp dài ko rỗng bình thường thơm ngon 143 MD133 vàng 0.25 chặt 12,5 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 144 MD134 vàng 0.15 chặt 13,7 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 145 MD135 vàng 0.2 chặt 12,5 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 146 MD136 vàng 0.2 chặt 15,2 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 147 MD137 vàng 0.2 chặt 15,2 Tròn dẹt ko rỗng BT rất thơm ngon khá 148 MD138 vàng 0.2 chặt 14,2 Tròn dẹt ko rỗng BT rất thơm ngon khá 149 MD139 vàng 0.5 chặt 12,2 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 150 MD140 vàng 0.25 chặt 12,4 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 151 MD141 vàng 0.15 chặt 11,4 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm rất ngon 152 MD142 vàng 0.15 chặt 11,6 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 153 MD143 vàng 0.15 chặt 10,4 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 154 MD144 vàng 0.1 chặt 10,1 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 155 MD145 vàng 0.1 chặt 16,0 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 156 MD146 vàng 0.2 chặt 16,2 Tròn dẹt ko rỗng khó bóc rất thơm ngon khá 157 YL277 vàng 0.2 xốp 13,5 tròn dẹt rỗng ít BT TB TB 158 YL 278 vàng 0.2 xốp 15,9 dài dẹt rỗng ít BT TB TB 159 YL 279 vàng 0.2 xốp 15,8 tròn dẹt rỗng ít BT TB ngon 160 YL 280 vàng 0.2 xốp 15,5 tròn dẹt rỗng ít Dễ TB TB 161 YL 281 vàng 0.2 xốp 18,7 tròn dẹt rỗng ít BT TB TB 162 YL 282 vàng 0.18 chặt 15,5 tròn dẹt rỗng ít Dễ TB TB 163 YL 283 vàng 0.2 xốp 13,0 tròn dẹt rỗng ít Dễ TB TB 164 YL 284 vàng 0.2 xốp 15,6 tròn dẹt rỗng ít BT TB TB 165 YL 285 vàng 0.2 xốp 13,6 tròn dẹt rỗng ít BT TB TB 166 YL 286 vàng 0.15 chặt 13,8 tròn dẹt rỗng ít BT TB TB 167 YL 287 vàng 0.15 chặt 13,4 tròn dẹt rỗng ít BT TB TB 168 YL 288 vàng 0.18 chặt 15,5 tròn dẹt rỗng ít BT TB TB 169 TT275 Trắng 0.25 Chặt 18,2 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 170 TT274 Trắng 0.1 Chặt 18,6 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 171 TT273 Trắng 0.2 Chặt 15,8 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm Ngon TB 172 TT272 Trắng 0.2 Chặt 17,7 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 173 TT271 Trắng 0.5 Chặt 17,2 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 174 TT270 Trắng 0.15 Chặt 16,0 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 175 TT269 Trắng 0.15 Chặt 15,1 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 176 TT268 Trắng 0.2 Chặt 18,2 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 177 TT267 Trắng 0.15 Chặt 13,4 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 178 TT266 Trắng 0.15 Chặt 15,4 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 179 TT265 Trắng 0.2 Chặt 18,4 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 180 TT264 Trắng 0.1 Chặt 15,2 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 181 TT263 Trắng 0.15 Chặt 14,4 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 182 TT262 Trắng 0.2 Chặt 18,1 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 183 TT261 Trắng 0.2 Chặt 18,0 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm Ngon TB 184 TT260 Trắng 0.2 Chặt 18,3 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 185 TT259 Trắng 0.2 Chặt 17,9 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 186 TT258 Trắng 0.15 Chặt 15,7 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 187 TT257 Trắng 0.15 Chặt 17,6 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 188 TT256 Trắng 0.2 Chặt 18,3 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 189 TT255 Trắng 0.2 Chặt 17,5 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 190 TT241 Trắng 0.1 Chặt 18,4 Tròn dẹt K.rỗng Khó bóc Rất thơm N. khá 191 TT254 Trắng 0.15 Chặt 18,3 Tròn K.rỗng Khó Thơm Khá 192 TT253 Trắng 0.1 Chặt 17,4 Tròn K.rỗng Khó Thơm Khá 193 TT252 Trắng 0.15 Chặt 17,7 Tròn K.rỗng Khó Thơm Khá 194 TT251 Trắng 0.15 Chặt 18,6 Tròn ít rỗng Khó Thơm Khá 195 TT242 Trắng 0.15 Chặt 18,8 Tròn K.rỗng Khó Thơm Khá 196 YT109 Vàng 0.25 Chặt 23,6 Tròn dẹp Rỗng ít Khó bóc TB N.Khá 197 YT 110 Vàng 0.15 Chặt 25,4 Tròn dẹp Rỗng ít Khó bóc TB N.Khá 198 YT115 Trắng 0.15 Xốp 28,2 Tròn dẹp Rỗng ít Khó bóc TB N.Khá 199 YT116 Vàng 0.15 Xốp 30,8 Tròn dẹp Rỗng ít Khó bóc TB N.Khá 200 YT117 Vàng 0.2 Xốp 253 Dài dẹp Rỗng ít Khó bóc TB N.Khá 201 YT118 Vàng 0.15 Chặt 24,0 Tròn dẹp Rỗng ít Khó bóc TB N.Khá 202 YT119 Vàng 0.2 Xốp 15,4 Tròn dẹp Rỗng ít Khó bóc TB TB 203 YT125 Vàng 0.2 Xốp 20,8 Tròn dẹp Rỗng ít Dễ bóc TB TB 204 YT124 Vàng 0.2 Xốp 16,7 Tròn dẹp Rỗng ít BT TB TB 205 YT126 Vàng 0.2 Xốp 15,6 Tròn dẹp Rỗng ít Dễ bóc TB TB 206 YT127 Vàng 0.2 Xốp 15,0 Tròn dẹp Rỗng ít Dễ bóc TB Ngon 207 YT121 Vàng 0.5 Xốp 18,2 Tròn dẹp Rỗng ít BT TB TB 208 YT122 Vàng 0.15 Chặt 18,3 Tròn dẹp Rỗng ít BT TB TB 209 YT123 Vàng 0.25 Xốp 15,8 Tròn dẹp Rỗng ít Dễ bóc TB TB 210 YT128 Vàng 0.15 Xốp 15,7 Tròn dẹp Rỗng ít Dễ bóc TB TB 211 YT129 Vàng 0.15 Chặt 15,0 Tròn dẹp Rỗng ít Khó bóc TB TB 212 YT130 Vàng 0.15 Chặt 13,6 Tròn dẹp Rỗng ít TB TB TB 213 YT131 Vàng 0.15 Chặt 15,8 Tròn dẹp Rỗng ít BT BT ngon.k 214 YT132 Vàng 0.18 Chặt 12,7 Tròn dẹp Rỗng ít Khó bóc BT TB 215 yp 049 Trắng 0,2 Xốp 21,9 Tròn R/ít Khó Ngon Ngon 216 yp 050 Trắng 0,1 Chặt 21,3 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 217 yp 051 Trắng 0,5 Chặt 21,8 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 218 yp 052 Trắng 0,15 Chặt 21,9 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 219 yp 053 Trắng 0,15 Chặt 21,0 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 220 yp 054 Trắng 0,15 Chặt 21,4 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 221 yp 055 Trắng 0,15 Xốp 20,7 Tròn R/ít Khó Thơm Ngon 222 yp 056 Trắng 0,15 Chặt 21,5 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 223 yp 057 Trắng 0,2 Chặt 21,8 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 224 yp 058 Trắng 0,1 Chặt 20,2 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 225 yp 059 Trắng 0,1 Chặt 20,1 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 226 yp 060 Trắng 0,15 Chặt 20,0 Tròn R/ít Khó Thơm Ngon 227 yp 061 Trắng 0,15 Chặt 21,6 Tròn R/ít Khó Thơm Ngon 228 yp 062 Trắng 0,15 Chặt 20,9 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 229 yp 063 Vàng 0,15 Xốp 21,8 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 230 yp 064 Vàng 0,15 Chặt 21,2 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 231 yp 065 Trắng 0,9 Chặt 21,4 Tròn K/rỗng TB TB TB 232 yp 066 vàng 0,1 Chặt 20,7 Tròn K/rỗng TB Thơm Ngon 233 yp 067 Trắng 0,1 Chặt 19,8 Tròn Rỗng TB TB Ngon 234 yp 068 Trắng 0,2 Xốp 18,6 Tròn Rỗng Khó Thơm Ngon 235 yp 069 Trắng 0,2 Chặt 18,2 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 236 yp 075 Vàng 0,2 Chặt 17,3 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 237 yp 076 Vàng 0,9 Chặt 17,0 Tròn K/rỗng TB Thơm Ngon Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 238 yp 077 Vàng 0,2 Xốp 15,8 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 239 yp 078 Vàng 0,2 Xốp 20,9 Tròn R/ít Khó Thơm Ngon 240 yp 079 Vàng 0,2 Xốp 18,0 Tròn R/ít Khó Thơm Ngon 241 yp 080 Vàng 0,2 Xốp 20,9 Tròn R/ít Khó Thơm Ngon 242 yp 048 vàng 0,1 Chặt 20,6 Tròn K/rỗng TB Thơm Ngon 243 yp 081 Vàng 0,2 Chặt 17,3 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 244 yp 082 Vàng 0,9 Chặt 17,4 Tròn K/rỗng TB Thơm Ngon 245 yp 083 Trắng 0,15 Xốp 20,7 Tròn R/ít Khó Thơm Ngon 246 yp 084 Trắng 0,15 Chặt 21,0 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 247 yp 085 Trắng 0,2 Chặt 21,5 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 248 yp 086 Vàng 0,2 Xốp 20,8 Tròn R/ít Khó Thơm Ngon 249 yp 087 Trắng 0,1 Chặt 20,5 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 250 yp 088 Trắng 0,15 Chặt 20,8 Tròn R/ít Khó Thơm Ngon 251 yp 089 Trắng 0,1 Chặt 19,5 Tròn Rỗng TB TB Ngon 252 yp 092 Trắng 0,5 Xốp 18,4 Tròn Rỗng Khó Thơm Ngon 253 yp 093 Trắng 0,2 Chặt 18,6 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 254 yp 094 Vàng 0,2 Chặt 17,3 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 255 yp 095 Trắng 0,2 Xốp 21,4 Tròn R/ít Khó Ngon Ngon 256 yp 096 Trắng 0,1 Chặt 21,7 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 257 yp 097 Trắng 0,15 Chặt 21,0 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 258 yp 098 Trắng 0,2 Chặt 21,5 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 259 yp 099 Trắng 0,1 Chặt 20,8 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 260 yp 105 Trắng 0,15 Chặt 21,6 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 261 yp 106 Trắng 0,15 Chặt 21,2 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 262 yp 107 Trắng 0,15 Chặt 21,3 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 263 yp 108 Trắng 0,15 Chặt 20,4 Tròn K/rỗng Khó Thơm Ngon 264 TY 040 vàng 0.2 xốp 20,0 tròn dài rỗng ít khó bóc TB ngon 265 TY 038 vàng 0.18 chặt 15,6 tròn dẹt rồng ít bt TB TB 266 TY 041 vàng 0.15 chặt 23,5 dẹp dài rỗng nhiều bt TB TB 267 TY 042 vàng 0.2 xốp 18,0 tròn dài rỗng ít khó bóc TB TB 268 TY 043 vàng 0.25 chặt 20,6 tròn dài rỗng ít bt rất thơm TB 269 TY 044 trắng 0.2 xốp 19,7 tròn dẹt rỗng ít khó bóc rất thơm khá ngon 270 TY 045 trắng 0.2 xốp 18,5 tròn dẹt rỗng ít khó bóc rất thơm khá ngon 271 TY 046 trắng 0.2 xốp 21,1 tròn dẹt rỗng ít khó bóc rất thơm khá ngon 272 TY 047 trắng 0.2 chặt 18,3 tròn dẹt rỗng ít khó bóc rất thơm khá ngon 273 BX273 vàng 0.2 chặt 20,8 tròn dẹt rỗng ít khó bóc TB ngon khá 274 BX274 vàng 0.1 chặt 25,4 tròn dẹt nt BT TB ngon khá 275 BX 275 vàng 0.3 chặt 20,5 tròn dẹt nt BT TB ngon khá 276 BX276 vàng 0.2 chặt 20,7 tròn dẹt nt BT TB ngon khá 277 BX277 vàng 0.2 chặt 20,0 tròn dẹt nt BT TB ngon khá 278 BX278 vàng 0.1 chặt 18,6 tròn dẹt nt BT BT ngon khá 279 BX279 vàng 0.2 chặt 22,4 tròn dẹt nt BT TB ngon khá 280 BX280 trắng 0.3 chặt 15,0 tròn dẹt nt BT BT ngon khá 281 BX281 vàng 0.2 chặt 23,5 tròn dẹt nt BT BT ngon khá 282 BX282 vàng 0.1 chặt 20,8 tròn dẹt nt BT BT ngon khá 283 BX283 vàng 0.1 chặt 20,9 tròn dẹt nt BT BT ngon khá 284 BX284 trắng 0.1 chặt 25,8 tròn dẹt nt BT BT ngon khá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 13. Một số chỉ lý tính của các cây cam đƣợc tuyển chọn ST T Mã số cây Đặc điểm vách múi Đặc điểm múi quả Đặc điểm tép quả Đặc điểm dịch quả Màu sắc Dễ tách Khó tách Vừa phải Dạng múi quả Số múi quả Hình dạng Độ chắc Màu sắc Màu dịch Vị dịch 1 PL 001 vµng x ko ®Òu 12,6 thu«n dµi võa ph¶i vµng vµng ngät chua 2 PL 002 vµng x ®Òu 11,3 thu«n dµi võa ph¶i vµng vµng ngät chua 3 PL 003 vµng x ko ®Òu 11,3 thu«n dµi cøng vµng vµng ngät chua 4 PL 004 vµng x ko ®Òu 11,3 thu«n dµi võa vµng vµng ngät chua 5 PL 029 vµng x 12,4 thu«n dµi võa vµng vµng ngät fa chua 6 PL 033 vµng x ®Òu 12,1 thu«n dµi võa vµng vµng ngät fa chua 7 PL 101 vµng x ko ®Òu 11,7 thu«n dµi võa vµng vµng ngät chua 8 PL 102 vµng x ko ®Òu 10,4 thu«n dµi dÔ n t¸ vµng vµng ngät chua 9 PL 103 vµng x ko ®Òu 12,7 thu«n dµi võa vµng vµng ngät chua 10 PL 104 vµng x ko ®Òu 11,7 thu«n dµi võa vµng vµng ngät chua 11 PL 201 tr¾ng x x 13,0 trßn mÒm vµng vµng Ngät chua 12 PL 202 tr¾ng x x 13,0 trßn mÒm vµng vµng Ngät chua 13 PL 217 vµng x ko ®Òu 11,3 dµi võa vµng vµng ngät chua 14 PL 218 vµng x ko ®Òu 11,4 dµi võa vµng vµng ngät chua 15 PL 219 vµng x ®Òu 12,6 dµi võa vµng vµng ngät chua 16 PL 220 tr¾ng x ®Òu 11,8 trßn mÒm vµng vµng ngät 17 PL 221 tr¾ng x ®Òu 13,4 trßn mÒm vµng vµng ngät chua 18 PL 222 tr¾ng x ®Òu 12,3 trßn võa vµng vµng ngät chua 19 PL 223 vµng x x ®Òu 12,7 dµi mÒm vµng vµng ngät chua 20 PL 224 tr¾ng x ®Òu 13,1 trßn võa vµng vµng ngät chua 21 PL 225 tr¾ng x ®Òu 13,4 trßn mÒm vµng vµng ngät chua 22 PL 226 tr¾ng x ®Òu 10,3 trßn mÒm vµng vµng ngät chua 23 PL 227 tr¾ng x ®Òu 13,3 trßn mÒm vµng vµng ngät 24 PL 228 tr¾ng x ko ®Òu 12,8 trßn mÒm vµng vµng ngät 25 PL 229 tr¾ng x ®Òu 12,4 trßn mÒm vµng vµng ngät 26 PL 230 vµng x ®Òu 10,7 dµi võa vµng vµng ngät chua 27 PL 231 vµng x ko ®Òu 12,3 dµi võa vµng vµng ngät chua 28 PL 232 tr¾ng x ®Òu 12,0 dµi võa vµng vµng ngät chua 29 PL 233 vµng x ko ®Òu 13,3 dµi võa vµng vµng ngät chua 30 PL 234 vµng x ®Òu 12,4 dµi võa vµng vµng ngät chua 31 PL 238 vµng x ko ®Òu 11,7 dµi võa vµng hång ngät 32 PL 239 vµng x ®Òu 12,2 dµi võa vµng vµng ngät chua 33 PL 240 vµng x ko ®Òu 12,4 dµi cøng vµng vµng ngät chua 34 PL 246 vµng x ko ®Òu 11,3 thu«n dµi võa ph¶i vµng vµng ngät chua 35 PL 248 vµng x ko ®Òu 12,7 thu«n dµi mÒm, dÔ n t¸ vµng vµng ngät chua 36 PL 250 vµng x ®Òu 12,8 thu«n dµi võa ph¶i vµng vµng ngät chua 37 PL 36 vµng x ®Òu 12,2 dµi cøng vµng vµng ngät chua 38 PL005 Vµng x ®Òu 10,2 Thu«n dµi MÒm dÔ n t¸ Vµng §á Ngät pha chua 39 PL009 Tr¾ng K.§Òu 12,1 Thu«n dµi MÒm dÔ n t¸ Vµng Hång ®á Ngät pha 40 PL011 Tr¾ng x §Òu 12,5 Trßn MÒm Vµng Vµng hång Ngät fa chua 41 PL012 Tr¾ng x §Òu 13,4 Trßn MÒm Vµng Vµng Ngät fa chua 42 PL013 Tr¾ng x §Òu 11,2 thu«n dµi MÒm Vµng Vµng hång Ngät fa chua 43 PL014 Tr¾ng x §Òu 12,4 Trßn MÒm Vµng Vµng Ngät fa chua 44 PL015 Tr¾ng x §Òu 12,5 Trßn MÒm Tr¾ng Vµng Ngät fa chua 45 PL016 Tr¾ng vµng x §Òu 12,5 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät 46 PL017 Tr¾ng vµng x §Òu 12,6 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät 47 PL018 Tr¾ng vµng x §Òu 12,3 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät 48 PL019 Tr¾ng vµng x §Òu 12,5 Trßn Võa ph¶i Vµng §á Ngät 49 PL020 Vµng x K.§Òu 13,4 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 PL021 Vµng x K.§Òu 11,2 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät 51 PL022 Tr¾ng x K.§Òu 12,4 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät 52 PL023 Vµng x K.§Òu 13,4 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät 53 PL024 Vµng x K.§Òu 12,5 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät 54 PL025 Vµng 12,4 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät 55 PL026 Vµng x §Òu 12,5 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät 56 PL027 Vµng x K.§Òu 11,8 Trßn Võa ph¶i Vµng §á Ngät 57 PL028 Vµng x §Òu 12,2 Trßn Võa ph¶i Vµng Vµng Ngät 58 PL030 Vµng x §Òu 12,4 Trßn MÒm Vµng Vµng Ngät 59 PL031 Vµng x §Òu 10,4 Trßn MÒm Vµng Vµng Ngät 60 PL032 vµng x ko ®Òu 13,2 trßn DT võa ph¶i vµng vµng ngät fa chua 61 PL034 Vµng x K.§Òu 12,3 Trßn MÒm dÔ n t¸ Vµng Vµng Ngät 62 PL035 Vµng x §Òu 10,5 Trßn MÒm Vµng Vµng Ngät 63 MK 210 vàng đều 12,8 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Vàng Ngọt chua 64 MK 192 vàng ko đều 11,9 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt fa chua 65 MK 191 vàng ko đều 11,4 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt fa chua 66 MK 190 vàng ko đều 11,4 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt fa chua 67 MK 189 vàng đều 12.6 thuôn dài mềm, vừa phải Vàng Đỏ Ngọt fa chua 68 MK 211 trắng đều 12.8 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Vàng Ngọt chua 69 MK 205 trắng đều 12.7 thuôn dài mềm, dễ nát Trắng Vàng Ngọt chua 70 MK 216 Trắng x đều 12,9 thuôn dài mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 71 MK 208 trắng đều 12,4 thuôn dài mềm, dễ nát Trắng Vàng Ngọt chua 72 MK 193 vàng x ko đều 11,3 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 73 MK 96 vàng ko đều 11,1 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt chua 74 MK 195 vàng đều 12,5 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt chua 75 MK 194 trắng đèu 12,4 thuôn dài mềm, vừa phải Vàng Đỏ Ngọt chua 76 MK 168 vàng x đều 12,3 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 77 MK 167 vàng x đều 12,8 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 78 MK166 x ko đều 11,8 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 79 MK 165 vàng x đều 12,3 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 80 MK 204 trắng đều 12,1 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Vàng Ngọt chua 81 MK 212 vàng đều 12,3 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Vàng Ngọt chua 82 MK 186 vàng x đều 12,6 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 83 MK 185 vàng x ko đều 11,4 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 84 MK 188 vàng ko đều 11,8 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt chua 85 MK 187 vàng đều 12,6 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt chua 86 MK 236 trắng x x 11,3 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 87 MK 235 vàng x ko đều 13,7 x x vàng vàng x 88 MK 237 trắng x x 13,0 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 89 MK 164 Trắng x ko đều 14,9 thuôn dài mềm, dễ nát trắng vàng ngọt fa chua 90 MK 163 Trắng x ko đều 12,8 tròn mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 91 MK 074 vàng x ko đều 13,3 x vừa phải vàng vàng ngọt chua 92 MK 073 vàng x đều 12,4 x dễ nát vàng vàng ngọt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 MK 176 vàng x ko đều 13,7 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 94 MK 175 vàng x ko đều 11,6 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 95 MK 174 vàng x ko đều 11,5 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 96 MK 173 vàng x đều 12,4 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 97 MK 203 trắng đều 12,6 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Vàng Ngọt chua 98 MK 215 vàng đều 11,5 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Vàng Ngọt chua 99 MK 213 trắng đều 12,4 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Vàng Ngọt 100 MK 209 trắng đều 12,4 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Vàng Ngọt chua 101 MK 200 vàng đều 12,8 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt chua 102 MK 199 vàng ko đều 11,9 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt chua 103 MK 198 vàng đều 12,7 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt chua 104 MK 197 vàng ko đều 11,6 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt chua 105 MK 114 vàng x ko đều 12,4 x cứng vàng vàng ngọt chua 106 MK 113 vàng x ko đều 12,0 x vừa vàng vàng ngọt chua 107 MK 112 vàng x ko đều 12,7 x dễ nát vàng vàng ngọt chua 108 MK 111 vàng x ko đều 14,0 x x vàng vàng ngọt chua 109 MK 184 vàng x đều 12,6 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 110 MK 179 vàng x ko đều 11,5 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 111 MK 178 vàng x đều 12,4 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 112 MK 177 vàng x đều 12,8 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 113 MK 206 trắng đều 12,2 thuôn dài mềm, dễ nát Trắng Vàng Ngọt chua 114 MK 207 trắng ko đều 13,7 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Vàng Ngọt chua 115 MK 72 trắng x x 14,0 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 116 MK 71 trắng x đều 11,7 tròn dài mềm vàng vàng ngọt chua 117 MK 70 vàng x ko đều 10,3 tròn dài mềm trắng vàng ngọt chua 118 MK 214 trắng ko đều 14,9 thuôn dài mềm, dễ nát Vàng Đỏ Ngọt chua 119 MK 182 vàng x ko đều 12,6 tròn dài mềm trắng vàng ngọt chua 120 MK 183 vàng x ko đều 11,9 tròn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 121 MK 181 vàng x đều 12,7 tròn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 122 MK 180 vàng x đều 12,6 tròn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 123 MK 172 vàng x đều 12,2 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 124 MK 171 vàng x ko đều 11,4 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 125 MK 170 vàng x ko đều 11,6 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 126 MK 169 vàng x ko đều 13,8 thuôn dài mềm, dễ nát vàng đỏ ngọt fa chua 127 MD147 vàng x đều 12,2 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 128 MD148 vàng x x 12,6 tròn vàng vàng Ngọt chua 129 MD149 vàng x x 12,7 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 130 MD150 vàng x x 11,4 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 131 MD151 trắng x x 12,6 tròn mềm trắng vàng Ngọt chua 132 MD152 trắng x x 10,9 tròn mềm trắng vàng Ngọt chua 133 MD153 trắng x x 13,7 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 134 MD154 trắng x x 10,6 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 135 MD155 trắng x x 13,6 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 136 MD156 trắng x x 13,8 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 137 MD157 trắng x x 11,1, tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 138 MD158 trắng x x 10,0 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 139 MD159 trắng x x 10,5 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 140 MD160 trắng x x 13,0 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 141 MD161 trắng x x 11,5 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 142 MD162 trắng x x 10,8 tròn mềm vàng vàng Ngọt chua 143 MD133 vàng x đều 11,9 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 144 MD134 vàng x đều 11,0 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 145 MD135 vàng x đều 12,4 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 146 MD136 vàng x đều 12,7 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 147 MD137 vàng x đều 9,6 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 148 MD138 vàng x đều 9,9 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 149 MD139 vàng x đều 10,1 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 150 MD140 vàng x đều 10,5 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 151 MD141 vàng x đều 12,3 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 152 MD142 vàng x đều 12,5 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 153 MD143 vàng x đều 13,8 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 154 MD144 vàng x đều 13,0 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 155 MD145 vàng x đều 12,4 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 156 MD146 vàng x đều 13,6 tròn thuôn dài Mềm, dễ nát vàng vàng ngọt fa chua 157 YL277 vàng x đều 12,8 thuôn dài Mềm vàng vàng ngọt 158 YL 278 vàng x ko đều 11,4 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 159 YL 279 vàng x đều 12,3 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 160 YL 280 vàng x đều 12,5 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 161 YL 281 vàng x ko đều 12,3 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 162 YL 282 vàng x đều 11,4 thuôn dài dễ nát vàng vàng ngọt 163 YL 283 vàng x ko đều 12,8 thuôn dài cứng vàng vàng ngọt chua 164 YL 284 vàng x ko đều 11,1 thuôn dài vừa vàng vàng ngọt chua 165 YL 285 vàng x ko đều 11,0 thuôn dài vừa vàng vàng ngọt chua 166 YL 286 vàng x ko đều 11,5 thuôn dài dễ nát vàng vàng ngọt chua 167 YL 287 vàng x ko đều 13,6 thuôn dài dễ nát vàng vàng ngọt chua 168 YL 288 vàng x ko đều 11,4 thuôn dài dễ nát vàng vàng ngọt chua 169 TT275 Trắng x K.Đều 12,2 Tròn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 170 TT274 Trắng x Đều 13,9 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 171 TT273 Trắng x K.Đều 10,8 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 172 TT272 Trắng x Đều 12,7 Tròn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 173 TT271 Trắng x Đều 15,3 Tròn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 174 TT270 Trắng x Đều 12,8 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 175 TT269 Trắng x Đều 12,4 Tròn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 176 TT268 Trắng x K.Đều 12,5 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 177 TT267 Vàng x Đều 10,0 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 178 TT266 Trắng x Đều 12,4 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 179 TT265 Trắng x K.Đều 12,7 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 180 TT264 Trắng x Đều 10,9 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 181 TT263 Trắng x Đều 12,0 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 182 TT262 Trắng x K.Đều 13,1 Tròn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 183 TT261 Trắng x Đều 12,3 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 184 TT260 Trắng x Đều 13,6 Tròn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 185 TT259 Trắng x Đều 10,4 Tròn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 186 TT258 Trắng x Đều 11,8 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 187 TT257 Trắng x K.Đều 12,9 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 188 TT256 Trắng x Đều 13,4 Tròn dài Mềm Trắng Vàng Ngọt chua 189 TT255 Trắng x Đều 12,7 Tròn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 190 TT241 Trắng x K.Đều 12,0 Tròn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 191 TT254 Trắng x đều 13,6 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 192 TT253 Trắng x k 14,3 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 193 TT252 Trắng x đều 14,8 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 194 TT251 Trắng x đều 13,9 Tròn Vừa Vàng Vàng Ngọt 195 TT242 Trắng x đều 11,0 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 196 YT109 Vàng x K.Đều 12,1 Thuôn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt 197 YT 110 Vàng x Đều 11,6 Thuôn dài Mềm Vàng đỏ Đỏ Ngọt pha chua 198 YT115 Trắng x Đều 10,9 Tròn dài Vừa phải vàng Vàng Ngọt 199 YT116 Vàng x K.Đều 13,8 Thuôn dài Mềm Vàng đỏ đỏ Ngọt 200 YT117 Vàng x K.Đều 13,5 Thuôn dài Mềm Vàng đỏ đỏ Ngọt chua 201 YT118 Vàng x Đều 12,4 Thuôn dài Vừa phải Vàng đỏ đỏ Ngọt 202 YT119 Vàng x K.Đều 11,2 Thuôn dài Vừa phải Vàng Vàng Ngọt 203 YT125 Vàng x Đều 12,3 Thuôn dài Vừa phải Vàng Vàng Ngọt 204 YT124 Vàng x Đều 12,0 Thuôn dài Cứng khô Vàng Vàng Ngọt chua 205 YT126 Vàng x K.Đều 11,4 Thuôn dài Vừa phải Vàng Vàng Ngọt chua 206 YT127 Vàng x Đều 11,8 Thuôn dài Vừa phải Vàng Vàng Ngọt chua 207 YT121 Trắng x Đều 12,8 Thuôn dài Vừa phải Vàng Vàng Ngọt chua 208 YT122 Vàng x K.Đều 11,4 Thuôn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 209 YT123 Vàng x Đều 12,0 Thuôn dài Vừa phải Vàng Vàng Ngọt chua 210 YT128 Trắng x K.Đều 11,0 Thuôn dài Vừa phải Vàng Vàng Ngọt chua 211 YT129 Vàng x Đều 12,8 Thuôn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 212 YT130 Trắng x K.Đều 11,6 Thuôn dài Vừa phải Vàng Vàng Ngọt chua 213 YT131 Vàng x K.Đều 11,4 Thuôn dài Mềm Vàng Vàng Ngọt chua 214 YT132 Vàng x K.Đều 11,0 Thuôn dài Dễ nát Vàng Vàng Ngọt chua 215 yp 049 Trắng x K/đều 12,8 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 216 yp 050 Vàng x Đều 12,5 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 217 yp 051 Trắng x K/đều 14,0 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 218 yp 052 Trắng x Đều 13,6 Tròn Mềm Trắng Vàng Ngọt 219 yp 053 Trắng x Đều 14,0 Tròn Cứng Vàng Vàng Ngọt 220 yp 054 Trắng x Đều 15,4 Dài Mềm Vàng Vàng Ngọt 221 yp 055 Trắng x Đều 14,6 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 222 yp 056 Trắng x K/đều 12,6 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 223 yp 057 Trắng x K/đều 12,7 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 224 yp 058 Trắng x K/đều 14,2 Tròn Cứng Vàng Vàng Ngọt 225 yp 059 Vàng x K/đều 14,6 Tròn Mềm Trắng Vàng Ngọt 226 yp 060 Trắng x K/đều 14,4 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 227 yp 061 Trắng x K/đều 12,7 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 228 yp 062 Trắng x K/đều 13,6 Tròn Mềm Trắng Vàng Ngọt 229 yp 063 Vàng x K/đều 17,8 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 230 yp 064 Vàng x K/đều 14,9 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 231 yp 065 Vàng x Đều 15,5 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 232 yp 066 Trắng x Đều 14,3 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 233 yp 067 Trắng x Đều 14,5 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 234 yp 068 Trắng x Đều 12,7 Tròn Mềm Trắng Vàng Chua 235 yp 069 Trắng x Đều 13,5 Thuôn Mềm Vàng Vàng Ngọt 236 yp 075 Trắng x K/đều 14,1 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 237 yp 076 Trắng x K/đều 14,2 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 238 yp 077 Trắng x K/đều 14,0 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 239 yp 078 Vàng x K/đều 14,5 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 240 yp 079 Vàng x Đều 12,9 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 241 yp 080 Vàng x Đều 12,6 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 242 yp 048 Trắng x Đều 14,7 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 243 yp 081 Trắng x K/đều 14,1 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 244 yp 082 Trắng x K/đều 14,6 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 245 yp 083 Trắng x Đều 14,8 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 246 yp 084 Trắng x K/đều 12,1 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 247 yp 085 Trắng x K/đều 12,7 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 248 yp 086 Vàng x Đều 12,9 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 249 yp 087 Vàng x K/đều 14,2 Tròn Mềm Trắng Vàng Ngọt 250 yp 088 Trắng x K/đều 14,7 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 251 yp 089 Trắng x Đều 14,3 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 252 yp 092 Trắng x Đều 12,8 Tròn Mềm Trắng Vàng Chua 253 yp 093 Trắng x Đều 13,2 Thuôn Mềm Vàng Vàng Ngọt 254 yp 094 Trắng x K/đều 14,7 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 255 yp 095 Trắng x K/đều 10,3 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 256 yp 096 Vàng x Đều 12,9 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 257 yp 097 Trắng x K/đều 12,5 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 258 yp 098 Trắng x K/đều 12,4 Tròn Mềm Vàng Vàng Ngọt 259 yp 099 Trắng x K/đều 14,0 Tròn Cứng Vàng Vàng Ngọt 260 yp 105 Trắng x Đều 13,2 Tròn Mềm Trắng Vàng Ngọt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 261 yp 106 Trắng x Đều 14,9 Tròn Cứng Vàng Vàng Ngọt 262 yp 107 Trắng x Đều 15,0 Dài Mềm Vàng Vàng Ngọt 263 yp 108 Trắng x K/đều 13,7 Tròn Mềm Trắng Vàng Ngọt 264 TY 040 trắng x đều 11,2 thuôn dài mềm, dễ nát vàng vàng ngọt chua 265 TY 038 vàng x đều 12,9 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 266 TY 041 vàng x ko đều 11,4 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 267 TY 042 vàng x ko đều 11,6 thuôn dài cứng khô vàng vàng ngọt chua 268 TY 043 trắng x đều 12,8 thuôn dài mềm vàng vàng ngọt chua 269 TY 044 trắng x đều 13,3 thuôn dài mềm vàng vàng ngọt chua 270 TY 045 trắng x đều 12,5 tròn dài mềm vàng vàng ngọt chua 271 TY 046 trắng x ko đều 15,0 tròn dài mềm trắng vàng ngọt chua 272 TY 047 vàng x ko đều 12,8 tròn dài mềm trắng vàng ngọt chua 273 BX273 vàng x ko đều 13,2 thuôn dài vừa phải vàng hồng ngọt 274 BX274 vàng x ko đều 13,0 thuôn dài vừa phải vàng hồng ngọt 275 BX 275 vàng x ko đều 13,9 thuôn dài vừa phải vàng hồng ngọt 276 BX276 vàng x ko đều 12,1 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 277 BX277 vàng x ko đều 12,5 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 278 BX278 vàng x ko đều 13,2 thuôn dài vừa phải vàng hồng ngọt 279 BX279 vàng x ko đều 12,8 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt chua 280 BX280 vàng x đều 13,6 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt 281 BX281 vàng x ko đều 13,0 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt 282 BX282 vàng x ko đều 12,5 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt 283 BX283 vàng x đều 12,4 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt 284 BX284 vàng x ko đều 12,1 thuôn dài vừa phải vàng vàng ngọt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mã số: PL003 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mã số: MK074 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mã số: MK 235 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mã số: MK 236 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mã số: MK 237 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9349.pdf
Tài liệu liên quan