Nghiên cứu tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn lịch sử, địa lý địa phương cho HS Trung học phổ thông (THPT) Cà Mau

Đề TàI NGHIÊN CứU KHOA HọC ***** NGHIêN CứU TổNG HợP, XâY DựNG NộI DUNG Và PHươNG PHáP GIảNG DạY MôN LịCH Sử, ĐịA Lý ĐịA PHươNG CHO HọC SINH PHổ THôNG Cà MAU Cơ quan chủ trì : Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau Cơ quan chủ quản : Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cà Mau Những người thực hiện : ã Thạc sĩ Thái Văn Long – Chủ nhiệm ã Cử nhân Nguyễn Hữu Thành ã Cử nhân Bùi Sơn Hải ã Cử nhân Lê Văn Luận ã Cử nhân Nguyễn Minh Đáng ã Cử nhân Trần Quang Thịnh Cà MAU – NăM 2000 LờI NóI ĐầU “Ng

doc198 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn lịch sử, địa lý địa phương cho HS Trung học phổ thông (THPT) Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp dạy môn Lịch sử, Địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau” là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, nhằm mục đích thực hiện chương trình dạy và học Lịch sử, Địa lý địa phương cho học sinh phổ thông tỉnh Cà Mau theo qui định của Bộ Giáo dục-Đào tạo và đáp ứng yêu cầu cấp bách của địa phương. Nội dung đề tài được cấu trúc theo 2 phần chính: Lịch sử địa phương và Địa lý địa phương tỉnh Cà Mau. Mỗi phần có các nội dung cụ thể bao gồm : Mục đích yêu cầu, cấu trúc nội dung chương trình và phương pháp dạy- học Lịch sử hoặc Địa lý địa phương. -Các bài học cụ thể theo yêu cầu nội dung của chương trình và được trình bày khá chi tiết nhằm đảm bảo được yêu cầu thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung bài học. -Cuối mỗi bài học có các câu hỏi đặt ra nhằm giúp giáo viên hoặc học sinh củng cố trọng tâm bài học. Ngoài ra còn có nhiều bài đọc thêm nhằm cập nhật thông tin và giúp giáo viên, học sinh tham khảo bổ sung kiến thức cho các nội dung chính của bài học. *Đề tài do nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện, gồm: ã Nhà giáo ưu tú, Thạc sĩ Thái Văn Long – Phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau. ã Cử nhân Nguyễn Hữu Thành – Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau. ã Nhà giáo ưu tú, Cử nhân Bùi Sơn Hải – Trưởng phòng THPT Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu. ã Cử nhân Nguyễn Minh Đáng – Chủ tịch Công đoàn Ngành giáo dục tỉnh Cà Mau. ã Cử nhân Lê Văn Luận – Chủ nhiệm Khoa Địa lý trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Bạc Liêu. ã Cử nhân Trần Quang Thịnh – Chủ tịch Công đoàn trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển. Để thực hiện nội dung đề tài trên nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo và sử dụng nhiều tài liệu được công bố trên các sách, báo, tạp chí ở trong và ngoài tỉnh; các báo cáo, dự án và nhiều tài liệu, văn bản có giá trị khoa học và pháp lý khác của các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thể các cấp trong tỉnh. Chúng tôi xin được phép sử dụng và cảm ơn tất cả các cơ quan, đơn vị, trường học, các tác giả và tập thể tác giả là chủ sở hữu của các tài liệu trên. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này chúng tôi cũng đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý kiến và tạo nhiều điều kiện thuận lợi khác của: -Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh Cà Maụ -Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện (Thành Phố) trong tỉnh. -Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cà Mau là cơ quan chủ quản. -Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau là cơ quan chủ trì. -Các cơ quan Ban, Ngành, Đoàn thể các cấp trong tỉnh. -Các cơ quan quản lý giáo dục, trường học và cơ sở giáo dục khác trong tỉnh. -Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; cán bộ, công chức các Ban, Ngành có liên quan trong tỉnh. -Các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và các em học sinh phổ thông trong tỉnh. -Đặc biệt là sự góp ý kiến của giáo viên đang giảng dạy môn Lịch sử, Địa lý bậc trung học phổ thông (cấp THCS, THPT) trong tỉnh. Đến nay đề tài đã hoàn thành, nhân dịp này chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả tập thể, cá nhân nêu trên và rất mong được sự đóng góp tiếp để nội dung đề tài ngày càng hoàn thiện. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn. nhóm nghiên cứu PHầN Mở ĐầU I-MụC ĐíCH Và Lý DO CHọN Đề TàI: 1-Cà Mau là mảnh đất cực Nam của Tổ quốc, là một trong hai biểu tượng của Tổ quốc Việt Nam ta “Từ Lạng Sơn đến Cà Mau”. Từ trước đến nay, nhiều người hiểu về Cà Mau như là nơi thiên nhiên đặc biệt ưu đãi nên hết sức giàu có. Nếu hiểu như vậy là chúng ta chưa hiểu hết về Cà Mau. Vì trên vùng rừng vàng biển bạc, ruộng đồng thẳng cánh cò bay này từ bao đời nay người dân Cà Mau đã luôn luôn đứng trước đầu sóng ngọn gió, đấu tranh chống lại thiên nhiên, chống lại kẻ thù giành quyền làm chủ mảnh đất do chính bàn tay lao động của mình tạo ra, đồng thời cũng vững vàng trước mọi thử thách gian truân của lịch sử, đã kế tục nhau dùng máu của mình để viết lên những trang sử chói lọi của tinh thần anh hùng bất khuất chống địa chủ, thực dân, phong kiến và đế quốc. Máu của nhiều thế hệ người Việt nam anh hùng từ khắp nơi trên đất nước ta đã đổ xuống mảnh đất thân yêu này để bảo vệ nền độc lập thống nhất và toàn vẹn của Tổ quốc. Máu của anh hùng, liệt sỹ Phan Ngọc Hiển và các vị tiền bối cách mạng khác đã đổ trong thời kỳ chống Pháp; máu của các anh hùng, liệt sỹ Nguyễn Việt Khái, Lý Văn Lâm, Hồ Thị Kỷ, Dương Thị Cẩm Vân... đã đổ xuống trong thời kỳ chống Mỹ. Và biết bao tấm gương sáng ngời của những anh hùng liệt sỹ khác thuộc các lực lượng vũ trang, thanh niên, phụ nữ, nông dân, trí thức...dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đã tạo nên những sự kiện lịch sử kế thừa đậm đà truyền thống tốt đẹp trong dựng nước, giữ nước của dân tộc và của địa phương. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lịch sử tỉnh nhà nêu trên phải được giáo dục cho học sinh thông qua bộ môn Lịch sử và Địa lý địa phương. 2-Tại Cà mau qua thực tế khảo sát của nhóm nghiên cứu chúng tôi trong nhiều năm về sự hiểu biết của học sinh phổ thông với những nội dung hết sức cơ bản về lịch sử, địa lý địa phương Cà Mau thì đa số các em còn rất mơ hồ, nhiều học sinh không nắm được. Rõ ràng là vấn đề nêu trên đặt ra cho ngành GD-ĐT Cà Mau nói riêng và tỉnh nhà nói chung một yêu cầu giảng dạy lịch sử, địa lý điạ phương cho học sinh phổ thông trong nhà trường theo qui định của Bộ GD-ĐT là hết sức cần thiết. 3-Lịch sử, địa lý địa phương theo qui định của Bộ GD-ĐT được coi như một nội dung của môn lịch sử, địa lý trong trường phổ thông. Việc tổ chức dạy và thi cử đều phải thực hiện theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT ban hành. Tuy nhiên ở tỉnh Cà Mau việc giảng dạy và học tập lịch sử, địa lý địa phương chưa được coi trọng đúng mức. Tình trạng đó có nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là việc thiếu tài liệu với tư cách như là bộ giáo trình (Sách giáo khoa) về lịch sử địa phương, địa lý địa phương dùng cho giáo viên và học sinh. Để nhằm mục đích khắc phục tất cả tình trạng hạn chế trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài khoa học cấp Tỉnh với tên đề tài là: “Nghiên cứu tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn Lịch sử, Địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau”. -Đề tài được Sở Giáo dục – Đào tạo Cà Mau là cơ quan chủ trì thực hiện. -Sở Khoa học Công nghệ – Môi trường Cà Mau là cơ quan chủ quản. II-NHIệM Vụ CủA Đề TàI: 1-Tổng hợp, xây dựng nội dung chương trình giảng dạy lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau. 2-Trình bày phương pháp nghiên cứu giảng dạy, học tập lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau. III-ĐốI TượNG Và PHạM VI NGHIêN CứU CủA Đề TàI: 1-Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu đề tài là Nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau. 2-Phạm vi nghiên cứu: “Tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau” có phạm vi rộng lớn cả về không gian, thời gian, nội dung và phương pháp, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên do thời gian, kinh phí, nguồn tư liệu và khả năng của nhóm nghiên cứu, trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu: -Xây dựng nội dung phương pháp giảng dạy lịch sử, địa lý địa phương. -Cho đối tượng học sinh trung học (THCS, THPT) trên địa bàn tỉnh Cà Mau. IV-PHươNG PHáP NGHIêN CứU: -Vận dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử, địa lý trong việc tổng hợp xây dựng nội dung lịch sử, địa lý địa phương. -Vận dụng các phương pháp lý luận dạy học thông qua nghiên cứu các lý luận về giáo dục học và quá trình giáo dục, quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông. -Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra quan sát khảo sát, tổng hợp thông qua các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. -Ngoài ra còn vận dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tâm lý học, xã hội học trong việc xây dựng các nội dung và phương pháp giảng dạy. PHầN THứ NHấT LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG I-MụC ĐíCH YÊU CầU DạY Và HọC LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG Cà MAU: Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “Lịch sử địa phương”. Theo PGS – TS Nguyễn Cảnh Minh và Đỗ Hồng Thái thì: muốn hiểu đúng khái niệm “Lịch sử địa phương” trước hết ta cần hiểu thuật ngữ “địa phương” trong Tiếng Việt. “Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác trong nước”. Như vậy địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác, là bộ phận cấu thành của đất nước. địa phương hiểu theo nghĩa cụ thể, là những đơn vị chính của một quốc gia, đó là những tỉnh, thành phố, huyện, xã, thôn, bản, làng, buôn, ấp .v.v... Với nghĩa khái quát, trừu tượng, địa phương được hiểu là những vùng đất, khu vực nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không giống địa giới hành chính) để phân biệt với các vùng đất khác. Ví dụ: Miền Bắc, Miền Nam, Miền Trung, Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long .v.v... Nhưng cũng có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. Như vậy thủ đô của một quốc gia hay từng khu vực của thủ đô được xem là địa phương. Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp .v.v... Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn, do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại. Giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ đặc biệt. Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói vậy không có nghĩa một công trình nghiên cứu lịch sử dân tộc là kết quả của phép tính cộng các cuốn lịch sử địa phương. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta thấy rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gần với một vị trí không gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi không gian địa phương, mang ý nghĩa rộng đối với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Chính vì vậy có những sự kiện lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc hoặc rộng hơn là lịch sử thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có nhu cầu tìm hiểu về cuộc sống và những hoạt động của chính mình ở những khoảng thời gian và những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử ở địa phương với lịch sử của dân tộc và rộng lớn là lịch sử thế giới. -Dạy và học lịch sử địa phương Cà Mau có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông trong tỉnh. Thông qua việc học lịch sử địa phương, hoạt động của nhà trường có điều kiện để gắn liền với xã hội, lý luận đi đôi với thực hành. Việc học lịch sử địa phương tỉnh nhà còn bồi dưỡng cho các em học sinh những kỹ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức lý thuyết vào thực tiễn đang đòi hỏi ở địa phương. Từ hoạt động thực tiễn đó, các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương tỉnh nhà, song vẫn tuân theo qui luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Hoạt động học tập nghiên cứu lịch sử địa phương tỉnh nhà sẽ như nhịp cầu nối tình cảm của nhà trường với nhân dân địa phương trong tỉnh, cũng là biện pháp để khai thác sức sáng tạo tiềm tàng của nhân dân địa phương. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong phú, sinh động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch sử và hiểu sâu sắc các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng ở bài học lịch sử. Tri thức lịch sử địa phương tỉnh Cà Mau chúng ta sẽ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc lòng tự hào chân chính về những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ giữ gìn di sản văn hoá, di tích lịch sử .v.v... Lịch sử địa phương Cà Mau nếu được chúng ta tổ chức giảng dạy tốt ở các trường phổ thông trong tỉnh là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Giảng dạy lịch sử địa phương tỉnh Cà Mau sẽ góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh của tỉnh nhà. Nó có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ tỉnh ta lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Học sinh tự hào về đất nước, dân tộc Việc Nam, bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương Cà Mau chúng ta từ trước đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học sinh không những tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh Cách mạng mà cũng tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng, sản xuất, tự hào về những nghề thủ công truyền thống, về sự tài giỏi khéo léo của những nghệ nhân ở địa phương tỉnh ta đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng. Giới thiệu cho học sinh những nghề truyền thống, gây cho các em có ý thức bảo vệ và phát triển nghề truyền thống thủ công địa phương cũng là một trong những nội dung hướng nghiệp của bộ môn lịch sử. II- NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP DạY Và HọC LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG: 1-Một số yêu cầu về nội dung và phương pháp: Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông là thể hiện mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, “Cái riêng không tồn tại ngoài mối liên hệ với cái chung”. Đúng như vậy, việc giảng dạy lịch sử địa phương Cà Mau trong chương trình lịch sử dân tộc làm cho học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm lịch sử chung và riêng, nhận thức những hình thái kinh tế – xã hội, các giai đoạn phát triển của lịch sử. Tài liệu lịch sử địa phương Cà Mau này sẽ giúp học sinh hiểu và giải thích được những nét riêng biệt, đặc thù trong các hiện tượng lịch sử. Điều này rất quan trọng để phát triển tư duy lịch sử của học sinh. Dạy học lịch sử địa phương Cà Mau là chúng ta phải làm sao làm cho học sinh thấy rõ ý nghĩa lịch sử tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng ở khắp mọi nơi trên đất nước ta, bước đầu đem lại những thành quả to lớn, cụ thể trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân lao động ở địa phương mình. Dạy học lịch sử địa phương Cà Mau nếu được tổ chức, chỉ đạo tốt sẽ góp phần giáo dục lòng tự hào về quê hương tỉnh nhà của học sinh. Cho nên những thành tựu trong chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương Cà Mau chúng ta phải làm cho học sinh thấy rõ nó cũng có ảnh hưởng đến sự thắng lợi của cách mạng cả nước. Sự hy sinh anh dũng của con em địa phương chúng ta trong sự nghiệp giữ nước đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông cho thế hệ trẻ tỉnh nhà hiện tại và mai sau. Lịch sử địa phương giáo dục học sinh lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ, qua giảng dạy phải làm cho học sinh xác định nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó của địa phương mình. Việc giảng dạy lịch sử địa phương Cà Mau phải làm sao cho học sinh nắm vững hơn khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “Tự nhiên – con người – xã hội”, thấy được vai trò của con người tác động thiên nhiên phục vụ nhiều nhất cho con người.... Phải chỉ ra cho học sinh hiểu rõ rằng, chỉ trong chế độ xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khi nhân dân thực sự “Làm chủ thiên nhiên – làm chủ con người – làm chủ xã hội”, thì việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên mới góp phần tích cực vào việc phát triển lịch sử, đem lại no ấm, hạnh phúc cho con người. Dạy học lịch sử địa phương của tỉnh nhà chính là việc cụ thể hoá một cách sinh động, chi tiết những tri thức lịch sử dân tộc. Do đó những sự kiện, hiện tượng lịch sử không thể tách rời vị trí không gian cụ thể, nhưng những vị trí không gian đó có sự “thay đổi” theo cơ cấu đơn vị hành chính địa phương (chủ yếu do tỉnh ta thời gian qua đã có nhiều thay đổi do việc nhập, tách tỉnh, huyện, xã.v.v...) Chính vì vậy khi trình bày những sự kiện, hiện tượng lịch sử, cần chú ý xác định rõ vị trí không gian, địa danh lịch sử ở thời điểm sự kiện xảy ra và ở vị trí không gian hiện tại để học sinh dễ theo dõi, hình dung, tái tạo lịch sử một cách chính xác. Như vậy sẽ có những sự kiện, hiện tượng lịch sử gắn với các đơn vị hành chính, nhưng cũng có sự kiện, hiện tượng không hẳn như vậy. Chẳng hạn, một cuộc khởi nghĩa, một trận đánh, thường liên quan tới nhiều địa phương (xét theo khung giới hành chính) khác nhau. Để giúp học sinh nắm vững vấn đề này không thể thiếu đồ dùng trực quan (có thể là bản đồ, sơ đồ, sa bàn .v.v...). Khi dạy học lịch sử địa phương tỉnh nhà, giáo viên sẽ có ý kiến nhận xét, đánh giá về vai trò của cá nhân, quần chúng trong lịch sử, về sự đóng góp của địa phương tỉnh ta với toàn quốc, về mối quan hệ giữa các địa phương trong quá trình phát triển của lịch sử.v.v... Thực tế của việc dạy học cho thấy không ít giáo viên dù đã nắm vững quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhưng khi vận dụng vào các trường hợp cụ thể thường lúng túng. Việc đánh giá vai trò của cá nhân và quần chúng không thể áp đặt chủ quan, càng không thể vận dụng một cách máy móc, giáo điều quan điểm Mácxit – Lêninnít. Lịch sử địa phương của tỉnh nhà chúng ta thường rất cụ thể và đòi hỏi khách quan, vì vậy khi nêu tên các nhân vật lịch sử ở địa phương trong tỉnh không đòi hỏi ở họ sự tiêu biểu toàn diện mà có thể là về một lĩnh vực hoạt động nào đó. Có những nhân vật có tác dụng tích cực ở một thời kỳ lịch sử này, sau lại giảm đi ở một thời kỳ khác và ngược lại (nhất là trong thời bình cũng không ít cán bộ do nhiều nguyên nhân đã bị thoái hoá biến chất...). Lại có những nhân vật có những đóng góp, cống hiến to lớn trong một thời kỳ, nhưng sau đó lại mang tác dụng tiêu cực, thậm chí có quan điểm sai lầm, phản động, hoặc không lành mạnh đối với địa phương.v.v... Đây là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi người giáo viên phải thận trọng, tỉ mỉ, khi cần thiết cần trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, các cấp lãnh đạo địa phương để có nhận xét thỏa đáng. Vì thế, chúng ta không thể dùng ý chí chủ quan để phủ nhận sạch trơn những công lao của các nhân vật lịch sử, cần đánh giá đúng những cống hiến về từng mặt ở từng thời điểm lịch sử cụ thể. Việc nêu tên những người đã khuất đã khó, song việc lựa chọn để nêu tên những người còn sống ở địa phương càng khó hơn. Cần phải lắng nghe ý kiến rộng rãi của các tổ chức quần chúng nhân dân, mặt khác phải có quan điểm khoa học khi xem xét sự cống hiến, vai trò của họ đối với địa phương, so với người đương thời, đặc biệt là những người đi trước. Theo chương trình lịch sử bậc phổ thông trung học thì nội dung ngoài phần lịch sử thế giới, chủ yếu là phần lịch sử Việt nam. Riêng phần lịch sử Việt nam nội dung chủ yếu là lịch sử dân tộc từ thời kỳ nguyên thuỷ tới nay; trong đó chương trình lịch sử cách mạng Việt Nam bao gồm những vấn đề quan trọng như : -Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm trước thành lập Đảng (1925-1930). -Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3.2.1930). -Phong trào cách mạng (1930- 1931) và cuộc đấu tranh hồi phục lực lượng cách mạng. -Cuộc vận động dân chủ (1936-1939). -Cuộc vận động cách mạng Tháng Tám (1939-1945) và Cách mạng Tháng Tám thành công (19.8.1945). -Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946). -Những năm đầu kháng chiến toàn quốc (1946-1950). -Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến và kháng chiến thắng lợi (1951-1954). -Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới (1954-1975). -Cách mạng XHCN ở Miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền nam (1954-1965). -Nhân dân hai miền Nam-Bắc trực tiếp đương đầu với Đế quốc Mỹ xâm lược (1965-1973). -Cuộc đấu tranh giành toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, đi đến thắng lợi hoàn toàn (1973-1975). -Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN (1975-1991). Trong khi đó thì lịch sử cách mạng địa phương Cà Mau không thể tách rời với lịch sử của dân tộc, ngược lại khi giảng dạy lịch sử dân tộc giai đoạn này thì giáo viên không thể bỏ qua sự liên hệ với thực tiễn lịch sử của địa phương Cà Mau. Chính vì vậy với chương trình lịch sử địa phương Cà Mau đòi hỏi phải dạy cho học sinh những nội dung chuyên về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, trong xây dựng CNXH; về lòng biết ơn đối với công lao to lớn của Đảng, của Bác Hồ trong tổ chức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc; về sự tin tưởng vào con đường đi lên CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã chọn; bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, yêu dân tộc Việt Nam anh hùng, trong đó có nhân dân Cà Mau thân yêu. Khi giáo viên trình bày nội dung những sự kiện của lịch sử cách mạng dân tộc qua quá trình lịch sử bậc trung học (cấp THCS, THPT), nhất thiết phải làm sống lại quá khứ hào hùng của lịch sử cách mạng địa phương Cà Mau vào những thời kỳ này. -Như vậy ngoài những bài lịch sử địa phương Cà Mau theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo vừa mới ban hành được áp dụng thực hiện từ năm 2000-2001 như : ở lớp 6 tiết 33 (Tham quan hoặc giới thiệu một di tích lịch sử gần nhất ở địa phương); ở lớp 7 tiết 33; ở lớp 8 tiết 65, 66; ở lớp 9 tiết 64, 65, 66; ở lớp 11 tiết 33. Chúng ta tái hiện lịch sử cách mạng nói chung có thể minh hoạ bằng thực tiễn của địa phương Cà Mau. Thật vậy, trong suốt quá trình lịch sử dân tộc bậc trung học với mỗi sự kiện, hiện tượng đều có liên quan mật thiết với địa phương. Chính vì vậy và cũng thông qua đó chúng ta tổ chức dạy và học lịch sử đạt yêu cầu tạo hình ảnh một sự vật cụ thể, vừa tạo biểu tượng về không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra sự kiện lịch sử và những nhân chứng lịch sử, vừa liên hệ thực tế với nội dung đó bằng những vấn đề thuộc về lịch sử cách mạng địa phương Cà Mau. Trong nhà trường dạy cho học sinh học lịch sử là để các em hình dung rõ ràng các giải thích đúng, có cơ sở khoa học về lịch sử, biến cố lịch sử. Như chúng ta biết là các sự kiện, hiện tượng lịch sử không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên là mà nó có nguyên nhân và tuân theo những qui luật nhất định. Do đó, khi dạy lịch sử người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp cho học sinh nắm được bản chất các sự kiện lịch sử rút ra từ các bài học lịch sử. Để thực hiện được những yêu cầu này ngoài những phương pháp đặc trưng bộ môn thì việc gắn với những sự kiện lịch sử địa phương Cà Mau là hết sức quan trọng. Điều quan trọng là giáo viên không áp đặt những kết luận có sẵn trong sách giáo khoa mà cần tổ chức bài học thành những vấn đề học tập, tìm hiểu sự kiện lịch sử có liên quan ở địa phương tỉnh nhà. Từ đó giúp học sinh độc lập suy nghĩ, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng của mình, có thể học sinh đánh giá, nêu ra nhiều ý kiến khác nhau xuất phát từ sự hiểu biết những sự kiện đó ở địa phương khác nhau trong tỉnh. Chính việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thảo luận với các tư liệu lịch sử địa phương của mình sẽ giúp cho chúng ta giáo dục tốt hơn về truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh và cũng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn, thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Lịch sử là những sự kiện đã đi qua nhưng không biến mất mà vẫn còn để lại dấu vết của nó qua ký ức của nhân loại, của các nhân chứng lịch sử, qua những thành tựu văn hoá vật chất, qua các hiện tượng lịch sử, qua các bia, đền, tượng đài, các công trình văn hóa, qua sách báo, qua tranh ảnh, qua các ngành nghề truyền thống địa phương... Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày đúng đắn về lịch sử. để thực hiện tốt yêu cầu trên và tổ chức dạy lịch sử địa phương cho học sinh, không có hình thức nào hữu hiệu bằng việc chúng ta tổ chức cho : -Các nhân chứng lịch sử, các nhân vật lịch sử đến kể lại cho học sinh các vấn đề có liên quan đến các sự kiện lịch sử cách mạng địa phương. -Tổ chức cho học sinh đi học tập ở hiện trường, ở các bảo tàng lịch sử địa phương, ở các nhà truyền thống cách mạng địa phương (xã, huyện, tỉnh). -Tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử địa phương. -Tổ chức sưu tầm các sử liệu, tranh ảnh, hiện vật có liên quan đến lịch sử địa phương. -Tổ chức cho học sinh đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ, các nhà tưởng niệm, các bia ghi công, các tượng đài, các anh hùng liệt sĩ ở địa phương (xã, huyện, tỉnh). -Tổ chức học sinh đi viếng các nhân vật gắn liền với lịch sử địa phương, các anh hùng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Vì vậy trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đề xuất một vài hoạt động ngoại khoá trong việc dạy và học lịch sử địa phương sẽ được trình bày ở nội dung tiếp theo. 2-Tổ chức thông qua hoạt động tham quan học tập: Trong công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của giáo dục - đào tạo nói riêng thì hình thức giáo dục ngoài nhà trường là một nhu cầu hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá, tham quan học tập, đặc biệt là hoạt động tham quan học tập lịch sử cách mạng địa phương. Thực tế đã qua, các hoạt động trên đã và đang được khơi dậy mạnh mẽ trong các nhà trường. Tuy nhiên yêu cầu về chất lượng, nội dung hiệu quả giáo dục, phương pháp quản lý, tổ chức là những vấn đề được quan tâm và đặt ra ở các nhà trường phổ thông. Vì vậy cần phải được quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động này theo chương trình cụ thể, có kế hoạch, phương pháp tổ chức và nội dung cụ thể bao gồm : 1-Tham quan các di tích lịch sử, lịch sử văn hoá, di tích văn hóa, văn hoá cổ, di tích lịch sử cách mạng ở địa phương trong hai thời kỳ kháng chiến trên địa bàn trường (xã, huyện, tỉnh). 2-Thăm và đặt hoa, dâng hương đài tưởng niệm lịch sử các nghĩa trang liệt sĩ hoặc các anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên, địa phương mang tên tại địa phương (xã, huyện, thị, tỉnh). 3-Tham quan bảo tàng cách mạng Cà Mau, các nhà truyền thống cách mạng địa phương. 4-Tham quan các khu căn cứ cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến trong tỉnh. 5-Thăm giao lưu với các đơn vị quân đội ở địa phương, đặc biệt là các đơn vị anh hùng trong thời kỳ kháng chiến. 6-Thăm các cá nhân anh hùng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các nhân chứng lịch sử, các gia đình anh hùng liệt sĩ ở địa phương. 7-Tham quan Hòn khoai, đài tưởng niệm các liệt sĩ, mộ các liệt sĩ khởi nghĩa Hòn khoai. 8-Tổ chức cho học sinh gặp gỡ giao lưu, trao đổi về truyền thống cách mạng địa phương, nghe phát biểu giáo huấn về yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ngành quân sự, công an, văn hoá thông tin, các tổ chức đoàn thể các cấp ở địa phương (xã, huyện, tỉnh). 9- Tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống, tham gia các hoạt động, các cuộc vận động, các phong traò ở địa phương như : phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc, thăm nom các gia đình liệt sỹ, thương binh, những Bà mẹ Việt nam anh hùng. 10-Tổ chức cho học sinh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, nghe kể chuyện chiến đấu, chuyện lịch sử, chuyện sản xuất với các anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các nhân chứng lịch sử, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, các nghệ nhân và những người tiêu biểu khác trong phong trào xây dựng, sản xuất và bảo vệ tổ quốc ở địa phương. 3-Tổ chức học tập thông qua các cuộc thảo luận, hái hoa học tập. Trong quá trình tổ chức học tập lịch sử địa phương cho học sinh, căn cứ vào mục đích và yêu cầu của từng nội dung mà chúng ta có những hình thức dạy học khác nhau. Trong cuộc sống và hoạt động bản thân của học sinh cũng thường đặt ra những câu hỏi vì sao ? Tại sao ? Nguyên nhân nào ? Do đâu ? Làm thế nào ? Quan hệ ra sao ? Như thế nào ? ở đâu ? Do ai ?... Căn cứ vào những vốn hiểu biết đã được trang bị, các em sẽ tìm kiếm những câu trả lời thích hợp. Chúng ta biết rằng quá trình nhận thức của con người luôn đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ cảm tính đến lý tính, từ kinh nghiệm đến lý luận. Đó chính là những nấc thang giúp cho học sinh đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. Mặt khác vì học sinh luôn luôn phải đáp ứng những vấn đề của cuộc sống, của hiện thực khách quan mà các học sinh này chưa sáng tỏ trên cơ sở của mối liên hệ với những vấn đề đã biết, đã nắm vững. Đối với việc tổ chức học tập lịch sử địa phương cho học sinh thì với việc tổ chức hình thức thảo luận, trao đổi đàm thoại, hái hoa học tập sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách thiết thực, gắn bó với cuộc sống hiện tại và tương lai của học sinh. Qua đó học sinh sẽ hình thành và phát triển tư duy độc lập sáng tạo. Biết diễn đạt được tư tưởng, biết khái quát, lập luận trên cơ sở những hiểu biết của mình về lịch sử cách mạng địa phương. Từ đó chúng ta có thể đánh giá được kết quả lĩnh hội về lĩnh vực giáo dục này mà có những điều chỉnh._. và bổ sung. Vì vậy hình thức tổ chức hoạt động thảo luận, trao đổi, đàm thọai, hái hoa học tập trong học sinh là một trong những hình thức cần thiết và quan trọng trong việc dạy lịch sử địa phương cho học sinh. Để thực hiện tốt hoạt động nêu trên nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục, khi tổ chức chúng ta cần lưu ý: a-Đối với các buổi thảo luận, dạ hội lịch sử: -Vấn đề được đưa ra thảo luận cần liên hệ gắn bó với những ngày lễ kỷ niệm lớn của địa phương, của cả nước, gắn với các chủ điểm giáo dục hàng tháng, liên hệ đến nội dung của bài học lịch sử hoặc các bộ môn khoa học xã hội khác. -Đề tài phải nằm trong nội dung lịch sử của địa phương, là một chủ đề riêng hoặc chủ đề tổng hợp, có thể có nhiều tài liệu để học sinh tham khảo hoặc đi thực tế điều tra khảo sát. Thí dụ: nhân ngày 13/12 hàng năm là ngày truyền thống của tỉnh Cà Mau thì nên chọn ngay đề tài về cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12/1940 hoặc chọn đề tài nói về nhà giáo- nhà báo- nhà văn- nhà thơ Phan Ngọc Hiển, người tổ chức thắng lợi khởi nghĩa Hòn Khoai. Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng 03/2 có thể chọn đề tài sự thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Cà Mau hoặc đề tài về các chiến sĩ cộng sản kiên trung ở Cà Mau. Nhân kỷ niệm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) nên chọn đề tài về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 tại Cà Mau. Nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 có thể chọn đề tài về truyền thống đấu tranh vẻ vang của lực lượng vũ trang Cà Mau hoặc các chiến thắng vang dội của lực lượng vũ trang Cà Mau trong thời kỳ chống Mỹ ( Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là). b-Đối với các buổi thi theo hệ thống câu hỏi: Người chủ trì cũng phải xác định mục đích, yêu cầu nhiệm vụ của cuộc thi phần thảo luận nêu trên. Tuy nhiên về hình thức và tính chất thì có khác hơn so với buổi thảo luận, ở đây giáo viên nêu sẵn một hệ thống câu hỏi có chủ đích và trình tự nêu ra để học sinh thi đua trả lời theo các hình thức chia tổ, đội hoặc nhóm để thi với nhau, có thể trong đội hoặc đội bạn bổ sung cho câu trả lời hoàn chỉnh hoặc các câu hỏi độc lập xung quanh một chủ đề giáo dục cho trước để học sinh hái hoa hoặc bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời theo yêu cầu câu hỏi đặt ra. Cũng có thể có câu hỏi dưới dạng học sinh tự nêu vấn đề có liên quan với chủ đề để tự trình bày hoặc cho đội bạn trả lời. Do đó, trong hình thức trên vấn đề thiết lập mối quan hệ giáo dục và lĩnh hội không phải chủ yếu giữa giáo viên và học sinh mà còn có mối quan hệ giữa học sinh với học sinh. Đương nhiên trong bất kỳ hình thức giáo dục nào thì giáo viên vẫn giữ vai trò chủ đạo. 4-Tổ chức học tập thông qua hình thức kể chuyện. Kể chuyện lịch sử là hình thức giáo dục, trong đó người trình bày dùng lời nói để truyền đạt các nội dung theo chủ đề nhất định. Qua đó học sinh tiếp thu một cách có ý thức. Đây là phương pháp giáo dục cổ truyền được sử dụng phổ biến trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Riêng với việc học tập lịch sử địa phương thì phương pháp này giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi vì qua phương pháp này học sinh có thể lĩnh hội tri thức được giáo dục có hệ thống theo yêu cầu của nội dung cơ bản cần giáo dục. Mặt khác còn được báo cáo viên mở rộng có giới hạn những tri thức cần thiết khác. Rõ ràng là trong thời gian nhất định, chỉ dựa vào chủ yếu là lời nói của giáo viên hoặc báo cáo viên, học sinh có thể lĩnh hội được một khối lượng kiến thức theo yêu cầu. Đồng thời với hình thức và phương pháp này giáo viên hoặc báo cáo viên sẽ chủ động về mặt thời gian, chủ động trình bày nội dung cần giáo dục một cách có hệ thống theo một lôgic chặt chẽ hướng vào những yêu cầu thiết thực nhất trong giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh. Khác với các bộ môn khoa học xã hội khác trong nhà trường phổ thông, đối với bộ môn lịch sử địa phương thì hiệu quả thực sự của việc giáo dục là ở chỗ trên cơ sở học sinh hiểu và nắm chắc được các kiến thức cơ bản và thiết thực, học sinh biết vận dụng vào việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cho nên việc lựa chọn nội dung để kể chuyện là một yêu cầu hết sức cần thiết. Do đó, đề tài thuyết trình bao giờ cũng phải có trọng tâm, trọng điểm, phải nêu được bản chất sự vật, hiện tượng và mối quan hệ của chúng với nhau hoặc với các sự vật, hiện tượng khác, tránh lan man, quá chi tiết để giúp học sinh tư duy năng động và sáng tạo. Về hình thức có thể tổ chức cho học sinh nghe kể chuyện về lịch sử địa phương thông qua các buổi sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ lớn, sinh hoạt dưới cờ ... Tùy theo điều kiện và cơ sở vật chất của nhà trường hoặc nơi tổ chức kể chuyện lịch sử cho học sinh mà có thể bố trí số lượng cho học sinh. Thí dụ: Nhân ngày truyền thống tỉnh Cà Mau có thể chọn đề tài Nhà giáo Phan Ngọc Hiển và khởi nghĩa Hòn khoai 13/12/1940. Địa điểm có thể là dưới sân cờ, ở trong hội trường, ở trong lớp học hoặc ở thực địa nơi có liên quan đến sự kiện trên. Kiến thức cơ bản cần đạt là nội dung và trong đề tài này khi thuyết trình báo cáo viên phải bám sát vào nội dung đó để giúp học sinh hiểu và nắm vững. Trên cơ sở đó báo cáo viên sẽ giúp học sinh có thể xác định được con đường thực hiện lý tưởng cách mạng của nhà giáo cộng sản Phan Ngọc Hiển và những đồng đội của Ông đã chấp nhận hy sinh cho độc lập dân tộc, cho quê hương đất nước. Đồng thời qua đó giúp học sinh hiểu đúng đắn con đường mà Đảng ta, cả dân tộc ta trong đó có những con người ưu tú của quê hương đã chọn là đấu tranh cách mạng giải phóng đất nước, thà hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ, làm kẻ mất nước ... Bằng vào ngần ấy sự kiện làm cho các em tự hào với những người con của quê hương, với khởi nghĩa Hòn khoai, với những cống hiến của địa phương cho cách mạng cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. III-CHƯƠNG TRìNH LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG Cà MAU: Gồm có 5 chương và 21 bài cụ thể như sau: Chương I: Cà Mau vùng đất con người. Bài 1: Quá trình hình thành tỉnh Cà Mau. Bài 2: Cà Mau-thiên nhiên của con người. Chương II: Cà Mau trong thời kỳ 1930-1945: Bài 3: Sự hình thành chi bộ đầu tiên Cà Mau. Bài 4: Đại hội thành lập Quận ủy Cà Mau tiến tới thành lập Tỉnh ủy Cà Mau. Bài 5: Khởi nghĩa Hòn khoai 13/12/1940. Bài 6: Cách mạng tháng 8 ở Cà Mau. Chương III: Cà Mau trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Bài 7: Tình hình Cà Mau sau Cách mạng tháng tám. Bài 8: Mặt trận Tân Hưng ở Cà Mau. Bài 9: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Cà Mau. Bài 10: Cà Mau khu tập kết 200 ngày đêm. Chương IV: Cà Mau trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bài 11: Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Cà Mau sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Bài 12: Phong trào đồng khởi ở Cà Mau với sự kiện Làng rừng. Bài 13: Nhân dân Cà Mau đấu tranh chống Mỹ- Ngụy (1960-1968). Bài 14: Chiến Thắng Đầm Dơi- Cái Nước- Chà Là. Bài 15: Nhân dân Cà Mau những ngày thương nhớ Bác. Bài 16: Nhân dân Cà Mau kiên cường chống “Bình định”, bảo vệ quê hương. Bài 17: Nhân dân Cà Mau đấu tranh chống Mỹ –Ngụy (1969-1973). Bài 18: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy muà xuân năm 1975 ở Cà Mau. Chương V: Cà Mau thời kỳ sau giải phóng đến nay. Bài 19: Cà Mau những năm đầu giải phóng. Bài 20: Những thành tựu của tỉnh Minh Hải (Cà Mau-BạcLiêu) sau 22 năm giải phóng (1975-1996). Bài 21: Tỉnh Cà Mau sau 4 năm tái lập (1997-2000). CHƯƠNG I Cà MAU VùNG ĐấT CON NGƯời Bài 1 Quá trình hình thành tỉnh cà mau i- quá trình khẩn hoang đất cà mau. Cà Mau là một tỉnh được khai khẩn muộn màng nhất so với các tỉnh trong nước. Sách Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có chép: “Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành hào, sông Bảy háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời Tự Đức, Cà Mau vẫn là vùng rừng Đước, Vẹt, Tràm không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn”. Đến đầu thế kỷ XVII, vùng đất Cà Mau dân cư vẫn thưa thớt, đất đai còn hoang vu. Trước khi Nhà Nguyễn cai quản, vùng đất Cà Mau đã từng thuộc vào Phù Nam, Chân Lạp. Cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu dẫn một số người Trung Hoa chống lại Triều đình Mãn Thanh, phục Minh đến Chân Lạp và vùng Hà Tiên lập nên 7 xã trong đó có 2 xã cực nam là Rạch Giá và Cà Mau. Trước nay có bị giặc xâm lược, ông đã cáo phong và dâng nạp phần đất hai xã để được Nhà Nguyễn che chở vào năm 1714. Mạc Thiên Tứ, con của Mạc Cửu đã vâng lệnh Triều đình Chúa Nguyễn lập ra Đạo Long Xuyên (ở vùng đất Cà Mau ngày nay), tổ chức mang tính chất quân sự. Đến năm Gia Long thứ 7 (1808), Đạo Long Xuyên được đổi ra Huyện Long Xuyên thuộc Trấn Hà Tiên (lúc đó đất Nam bộ là 3 Dinh : Dinh Trấn Biên, Dinh Phiên Trấn, Dinh Long Hồ và một Trấn Hà Tiên). Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), Nhà Nguyễn đã đặt một quan Tri Huyện để cai trị. Là vùng đất mới được hình thành vài trăm năm nhưng cũng để lại một số địa danh lịch sử gắn liền với Triều đại Nhà Nguyễn như: nền Công chúa, Ao Kho, Lán tượng, Rạch Long ẩn, Xóm Long ẩn, Cạnh đền... Cùng với bước đi của lịch sử, Nam bộ được chia thành 6 tỉnh (Lục tỉnh Nam kỳ: Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Tỉnh Hà Tiên có 3 Phủ, 7 Huyện. Cà Mau thuộc Huyện Long Xuyên, Phủ An Biên (Hà Tiên), Tỉnh Hà Tiên. Cùng với người Khơ me, người Hoa, người Việt (Kinh) đã khai khẩn vùng cực nam của Tổ quốc. Họ đã đổ biết bao mồ hôi, công sức và có khi cả máu của mình để tồn tại trước một vùng đất giàu tiềm năng, song cũng không mấy thuận lợi “Dưới sông Sấu lội, trên rừng Cọp um” hay một vùng nước đen “ Tuk – Kh mâu”. II- Sự THàNH LậP TỉNH Cà MAU QUA CáC ThờI Kỳ LịCH Sử: 1-Trước năm 1976: Để ổn định về hình thức trong việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chia Nam kỳ ra 20 tỉnh. Ngày 18/02/1882, một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá được hợp lại thành tỉnh Bạc Liêu. Ngày 09/03/1956, theo sắc lệnh 143/VN, Chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà Mau, quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai: Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau. Ngày 22/10/1956, Chính quyền Sài Gòn ra sắc lệnh 143/VN ?? đổi tên tỉnh Cà Mau thành tỉnh An Xuyên. Về phía chính quyền cách mạng thì lập thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu dựa theo sự phân định địa giới hành chính của địch để thuận tiện cho lãnh đạo phong trào cách mạng ở mỗi nơi. 2-Từ 1976 – 1996: Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 02/1976, Chính phủ lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất một số tỉnh ở Miền Nam. Hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Tỉnh Minh Hải có 2 thị xã: thị xã Cà Mau và thị xã Minh Hải và có 7 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển. Minh Hải là tỉnh rộng nhất đồng bằng Sông Cửu Long và rộng thứ nhì ở Nam Bộ. Ngày 11/7/1977, Hội đồng chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định số 181-CP giải thể huyện Châu Thành. Các xã của huyện này được nhập vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình. Ngày 29/12/1978, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 326-CP lập thêm 6 huyện mới: Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn. Số huyện trong tỉnh tăng lên 12 huyện. Ngày 30/8/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 94/HĐBT giải thể huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước. Tỉnh còn lại 2 thị xã và 11 huyện. Ngày 17/5/1984, Hội động Bộ trưởng ra nghị định số 75-HĐBT đã đổi tên thị xã Minh Hải là thị xã Bạc Liêu. Hợp nhất huyện Hồng Dân và huyện Phước Long lấy tên là huyện Hồng Dân. Hợp nhất huyện Cái Nước và huyện Phú Tân thành huyện Cái Nước. Ngày 17-18/12/1984 với hai quyết định của Hội đồng Bộ trưởng đổi tên huyện Năm Căn (cũ) thành huyện Ngọc Hiển (mới). Đổi tên huyện Ngọc Hiển (cũ) thành huyện Đầm Dơi (mới). Chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Như vậy tỉnh Minh Hải có 2 thị xã Cà Mau và Bạc Liêu và 9 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Ngọc Hiển. 3-Thời kỳ từ cuối năm 1996 đến nay: Ngày 06/11/1996, Quốc hội khóa IX, trong kỳ họp thứ X đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh là Cà Mau và Bạc Liêu và thực hiện từ ngày 01/01/1997. Tỉnh Bạc Liêu hiện nay có diện tích 2.484,96 km2 với dân số 772.078 người, gồm 1 thị xã (Bạc Liêu) và 3 huyện (Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân). Tỉnh Cà Mau hiện nay có diện tích 5.211 km2 với dân số 1.133.747 người, gồm 1 Thành Phố (Cà Mau) và 6 huyện (Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển). Cà Mau là vùng đất mới cả về địa chất và lịch sử, nhưng là vùng đất đầy tiềm năng, con người Cà Mau được hội nhập khi xưa đi mở đất và nói như Ông Võ Văn Kiệt (Cố vấn BCH Trung ương Đảng) phát biểu tại Đại hội lần thứ III, tỉnh Đảng bộ Minh Hải tháng 07/1983: “Là một tỉnh có rất nhiều bè bạn. Mảnh đất hào hiệp và phóng khoáng này đã tiếp hàng vạn người phiêu bạt đi tìm cuộc sống trước đây. Trong 2 cuộc kháng chiến hàng vạn người khắp nước đã về đây chiến đấu và ngã xuống tại đây, để lại đây biết bao là kỷ niệm”. Cà Mau là vùng đặc biệt về lịch sử như Ông Võ Văn Kiệt đã nhận xét. Cà Mau là vùng đất có cả biển Đông và biển Tây. Tiềm năng của rừng của đất rất lớn. Rừng ngập mặn có giá trị trên thế giới về hệ sinh thái đứng sau rừng Amazon. Biển Cà Mau cũng đầy hứa hẹn của hải sản và đầu khí trong tương lai. Câu hỏi: 1-Vùng đất Cà Mau được khai khẩn như thế nào? 2-Tỉnh Cà Mau được thành lập như thế nào? 3-Khái quát giai đoạn lớn của tỉnh Cà Mau? 4-Thực hành cho học sinh sưu tầm các tư liệu, mẩu chuyện ở địa phương liên quan đến quá trình khai khẩn đất Cà Mau. 5-Thực hành cho học sinh tìm hiểu nguồn gốc một địa danh gắn với quá trình phát triển tỉnh Cà Mau. Bài 2: Cà mau – thiên nhiên và con người i-vài nét về điều kiện tự nhiên của tỉnh cà mau: Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, là phần mũi của bán đảo Cà Mau. Có ranh giới chung với 2 tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu; giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. +Bắc giáp tỉnh Kiên Giang. +Nam giáp biển Đông. +Đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông. +Tây giáp với vịnh Thái Lan. Về hành chính tỉnh có một Thành Phố (Cà Mau) và 6 huyện: Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Đầm Dơi. Gồm 82 xã, phường, thị trấn. (tính đến thời điểm cuối năm 2000). Cà Mau có khí hậu cận xích đạo, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ ít thay đổi. Nhiệt độ trung bình là 26oc, biển từ ba phía nên khí hậu ôn hoà, ít khi xảy ra bão lụt. Cà Mau có hai mùa: mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Có số giờ nắng cao: Năm 1968 là 2.498 giờ. Năm 1970 là 2.116 giờ. Lượng mưa năm cao nhất là 2.945 mm, năm 1979 và năm thấp nhất là 1.446 mm năm 1942. Cà Mau được hình thành của quá trình bồi tụ phù sa sông Cửu Long tạo nên. Hai dòng hải lưu và biển Đông và vịnh Thái Lan đón nhận phù sa của sông Cửu Long bồi đắp dần theo năm tháng tạo nên vùng đất cực kỳ màu mỡ. Đồng thời cũng tạo một bãi bồi là nơi quan trọng để tôm cá và các sinh vật biển sinh sản và phát triển, tạo ra ngư trường lý tưởng ở biển Cà Mau. Đồng bằng Cà Mau màu mỡ và bằng phẳng, độ dốc không lớn, độ cao từ 0,5 đến 3m so với mực nước biển, đưa nông nghiệp của tỉnh Cà Mau đạt gần một triệu tấn lương thực trong những năm qua. Cà Mau không phải chỉ độc canh của cây lúa mà các loại cây hoa màu, cây lương thực cũng rất phát triển, rau, đậu bí, dừa, đay (bố). Trong thời gian qua đã xuất hiện một số trái cây đặc sản của Cà Mau như dâu Cái Tàu, dưa hấu Cái Keo. Ngành chăn nuôi thuộc vào hệ rừng ngập nước gồm có rừng đước (rừng mọc ở bãi bồi nước mặn và nước lợ) ở các huyện Cái Nước, Ngọc Hiển, Đầm Dơi là chủ yếu. Rừng tràm (rừng mọc ở nước ngọt và nước lợ) chủ yếu là các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời. Rừng đước và rừng tràm nối tiếp nhau bao quanh lấy mũi Cà Mau từ Đông sang Tây. Ngoài ra còn những “lõm” rừng tràm mọc rãi rác. Rừng sát của mũi Cà Mau đứng thứ nhì trên thế giới về tầm quan trọng và diện tích, chỉ đứng sau rừng sát bên bờ sông Amazon của châu Mỹ La Tinh. Năm 1930, diện tích rừng ở Cà Mau – Bạc Liêu (mà chủ yếu ở Cà Mau) chiếm khoảng 300.000 ha. Qua chiến tranh tàn phá bởi chất độc hoá học, bom đạn của kẻ thù, nạn cháy rừng và sự tác động của con người, ngày nay chúng ta còn lại gần 200.000 ha trong đó có một số diện tích là trồng mới. Cà Mau có mật độ kênh rạch, sông ngòi như mạng nhện, mật độ cao nhất trong cả nước. Có những con sông lớn, sâu dẫn phù sa đến mọi nơi, sông chảy ra vịnh Thái Lan như sông “Trèm Trẹm” Trẹm, rạch Cái Tàu, sông Ông Đốc, sông Bảy Háp... Sông chảy ra biển Đông như sông Bờ Kè, sông Gành Hào... Hệ thống kênh đào như kênh Cà Mau-Bạc Liêu, Cà Mau-Phụng Hiệp, kênh đào Mương Điều, kênh 16. Thuận lợi về giao thông đường thủy, lại là sự khó khăn về giao thông đường bộ. Vì đất thấp, sông ngòi nhiều. Hiện nay tỉnh Đảng bộ cùng Chính quyền và nhân dân đã hoàn thành xóa cầu khỉ và đang bê tông hoá đường nông thôn, đưa điện về đến được các xã và tận mũi đất. Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi về tôm cá và thủy hải sản, là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất cả nước. Thiên nhiên ưu đãi, nơi đất lành chim đậu, Cà Mau có nhiều sân chim, vườn chim. Ngay tại trung tâm Thành Phố Cà Mau cũng có vườn chim tại Lâm Viên 19/5. Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên đang được Chính quyền và Đảng bộ các cấp cũng như mỗi người dân Cà Mau rất quan tâm. Ngoài tiềm năng đã nêu còn một tiềm năng to lớn là nguồn dầu khí ngoài biển khơi của Cà Mau mà tương lai gần nay mai sẽ là khu công nghiệp lớn, khu công nghiệp Khí, Điện, Đạm Khánh An được xây dựng sẽ góp phần làm giàu thêm cho Cà Mau và Tổ Quốc. Ii- dân cư và con người cà mau: -Đất Cà Mau là nơi hội tụ của dòng người mở đất. Họ đến đây từ nhiều miền quê khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau, kể cả hoàn cảnh của đất nước như người Hoa. Có 3 dân tộc đến sớm và chủ yếu ở Cà Mau là dân tộc Kinh (người Việt), người Khơme và người Hoa. Trong đó người Kinh (Việt) chiếm 92,2%, người Khơme chiếm 4,1% và người Hoa chiếm 3,3%. Ngoài ra một số dân tộc khác mới tới sau này như người Chăm, Thái, Nùng, Mường... từ vài ba thập kỷ trở lại đây. Người Hoa cũng rời bỏ quê hương Tổ quốc vì họ không chấp nhận chế độ phong kiến nhà Mãn Thanh. Người Khơme do cuộc chiến tranh, ngoại xâm và nội chiến đã đẩy một bộ phận người Khơme xuống đất Cà Mau. iii-tiềm năng chính của cà mau : Cà Mau có 3 tiềm năng chính là Nông – Lâm – Ngư, đây là một tỉnh có được thiên nhiên ưu đãi. Ngoài ra còn phải kể đến thế mạnh của ngành du lịch sinh thái, ngành dầu khí trong tương lai. 1-Về nông nghiệp : -Là tỉnh đất đai màu mỡ, được hình thành từ phù sa châu thổ, rất thích nghi với điều kiện trồng các loại cây: lúa, hoa màu, cây công nghiệp, mưa thuận gió hòa, rất ít gió bão. Về cây lúa phần lớn trồng một vụ, nay đã có nhiều vùng thuộc thành phố Cà Mau, Thới Bình, Trần Văn Thời trồng lúa hai vụ, tổng sản lượng lúa đạt gần triệu tấn/ năm. Sau cây lúa là cây lương thực màu như ngô, khoai, đậu, bí... Cây dừa có mặt khắp tỉnh Cà Mau, song tập trung nhiều ở Cái Nước, Trần Văn Thời. Cà Mau cũng có những vườn cây ăn trái nổi tiếng từ xưa tới nay như dưa hấu Cái Keo, dâu Cái Tàu. Cùng với trồng trọt là chăn nuôi, người nông dân Cà Mau đã kết hợp thả vịt với trồng lúa, đặc biệt phát triển mạnh ở huyện Cái Nước và Trần Văn Thời. Sau đàn vịt là đàn heo cũng được nhân dân phát triển mạnh. 2- Về ngư nghiệp : Là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Thủy sản đa dạng về chủng loại. Bờ biển dài 253 km từ Đông sang vịnh Thái Lan. Thềm lục địa bằng phẳng, có nhiều cửa sông lớn là ngư trường lý tưởng của ngành hải sản. Hiện nay ta đang xây dựng cảng Hòn Khoai tạo điều kiện cho đánh bắt xa bờ phát triển. Trong quá trình chuyển đổi kinh tế hiện nay sẽ tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển. Đến năm 2000, hải sản đạt 190.000 tấn, bình quân tăng 9,5% hàng năm. Ngày 06/07/2000, Chính phủ đã chấp thuận chuyển đổi qui hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm-ngư nghiệp theo hướng phát triển mạnh thủy sản, với quan điểm phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển Nông – Lâm – Ngư bền vững. 3-Về lâm nghiệp : Diện tích rừng của Cà Mau có khoảng 130.000 ha, chia thành hai loại: Rừng ngập mặn dọc theo ven biển bãi bồi giáp từ Bạc Liêu bao quanh mũi đất giáp với Kiên Giang chủ yếu là đước, vẹt, già. Rừng tràm nằm sâu trong đất liền chủ yếu nối từ U Minh thượng của tỉnh Kiên Giang đến huyện U Minh – Thới Bình và Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau. Rừng ngập nước ở Cà Mau được xếp thứ hai sau rừng ngập nước ở Braxin trên thế giới. Điều đó cho thấy rừng Cà Mau giá trị như thế nào về mặt khoa học. Mặt khác rừng ngập nước Cà Mau còn là lá phổi cho khu vực bán đảo Cà Mau. Đồng thời rừng ngập nước ở Cà Mau còn được ví như một hồ nước mênh mông để phát triển thủy sản. 4-Về công nghiệp – xây dựng và dịch vụ du lịch : Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chúng ta dự kiến đến 2005, công nghiệp – xây dựng – dịch vụ chiếm tỷ trọng là 55%. Trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 36%, dịch vụ 19%. Trong công nghiệp, tỉnh Cà Mau đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng cụm công nghiệp Khí, Điện, Đạm – Khánh An. Đây là một khả năng mở ra rất lớn cho kinh tế tỉnh nhà. Từ cụm công nghiệp đó sẽ mở ra cho các ngành công nghiệp mới. Trong công nghiệp chế biến cũng mở ra một khả năng chế biến thủy hải sản, phục vụ cho xuất khẩu. Sau khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đòi hỏi chúng ta phải xây thêm các nhà máy chế biến mới, nâng cấp nhà máy cũ để có thể chế biến được 250.000 tấn thủy sản trong tương lai. Cũng là xứng với danh là tỉnh xuất khẩu thủy hải sản đứng đầu cả nước. Ta tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ sở như : đường giao thông, các cảng và sân bay. Trong đó có hai đường quốc lộ : 1A và 63. Đặc biệt là tu sửa, nâng cấp thành phố Cà Mau để xứng đáng là trung tâm của tỉnh lỵ Trong dịch vụ ta chú trọng đến dịch vụ khai thác như thông tin, thương mại đặc biệt chú ý đến nông thôn. Đồng thời cũng xây dựng khu du lịch sinh thái rừng tràm, rừng ngập mặn. Trong đó đầu tư khu du lịch Đất Mũi – Khai Long – Hòn Khoai. Cà Mau là một tỉnh Nông – Lâm – Ngư đang chuyển dịch sang Ngư - Nông – Lâm và đặc biệt phát triển công nghiệp với sự trợ giúp của Trung ương, đồng thời cũng mở ra rất lớn về du lịch - dịch vụ. Câu hỏi: 1-Em hãy nêu những nét chính về tự nhiên của Cà Mau? 2-Cộng đồng cư dân Cà Mau đã hình thành như thế nào? 3-Tiềm năng của tỉnh Cà Mau như thế nào? Nêu khái quát? 4-Thực hành, ngoại khóa : Giáo viên tổ chức cho học sinh đi tham quan, học tập ngoài trời, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến thiên nhiên và con người ở Cà Mau hoặc ở địa phương nơi học sinh cư trú. (Kèm bản đồ vị trí tỉnh Cà Mau) Bài đọc thêm đỗ thừa luông, đỗ thừa tự với cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 1871 Trong thời thuộc Pháp, trước khi phong trào Cần Vương ra đời, nơi xứ U Minh xa xôi hẻo lánh, đã có người đứng lên chống Pháp. Đó là anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự, hai nông dân ở Rạch Cái Tàu (nay thuộc huyện U Minh tỉnh Cà Mau). Theo Huỳnh Minh, tác giả của “Bạc Liêu xưa và nay” thì hai Ông là con của cử nhân Đỗ Văn Nhân, gốc ở Lai Vung – Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp), xuống định cư ở Rạch Cái Tàu từ nhiều năm. Hai ông là người giỏi võ, không chịu nổi trước cảnh áp bức dân lành của thực dân Pháp và tay sai, nên đêm 30 tết năm Tân mùi (1871) đã tụ họp bạn bè, người thân và những nông dân quanh vùng Cái Tàu, cắt máu ăn thề đồng tâm khởi nghĩa. Buổi lễ đầu tiên chỉ có khỏang 30 người, được tổ chức tại nhà ông Đỗ Thừa Luông. Buổi lễ tuy đơn sơ nhưng rất trang nghiêm. Sau khi tuyên bố lý do lập Nghĩa Đoàn và đọc lời khai hội, tất cả mọi người đều phủ phục trước bàn thờ Tổ quốc hô vang câu “Bình tây sát tả, Việt Nam muôn năm”. Kế đó, mọi người tuần tự cắt máu nguyện thề “Tận trung báo quốc, tận nghĩa vì dân”. Sau cùng, mọi người đều thống nhất gọi tổ chức của họ là Nghĩa Đoàn và Đỗ Thừa Luông được bầu làm Trưởng Đoàn, Đỗ Thừa Tự làm phó trưởng Đoàn, nhiều người khác phụ trách các chi nhánh ở các nơi. Trong Nghĩa Đoàn có nhiều người Minh Hương tham gia và đông đảo nhân dân vùng Cái Tàu ủng hộ, nhất là tầng lớp thanh niên. Vì vậy, chưa đầy một tháng, đội quân đã lên đến khoảng 200 người. Lúc đầu nghĩa quân được vũ trang bằng dao, mác, mã tấu, song hồng... hết sức thô sơ. Để có thêm vũ khí trang bị cho nghĩa quân, ngay trong mùa xuân năm đó (1871), Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự đã tổ chức dùng hỏa công diệt gọn hai toán quân tuần tiễu của Pháp, thu được nhiều súng ống. Hai ông đã sử dụng chiến thuật du kích khéo léo và lợi dụng địa thế hiểm trở của rừng U Minh nên đã tạo được nhiều kết quả to lớn, có lần chiếm cả đại bác và tiêu diệt được nhiều tàu địch. Đến năm Nhâm Thân (1872) Nghĩa Đoàn đã chiếm cứ một vùng đất khá rộng lớn, từ rạch Cái Tàu đến An Biên ( Rạch Giá), gần như cả vùng U Minh ở đâu cũng có bóng dáng của Nghĩa Quân. Cũng trong năm này người Minh Hương đã đề nghị với Đỗ Thừa Luông nên tạo mối quan hệ với Thiên Địa Hội để làm vây cánh. Đỗ Thừa Luông cho đây là kế sách hay, nên cho người về Bạc Liêu liên hệ với Thiên Địa Hội, từ đó trong Nghĩa Đoàn, người Minh Hương ngày càng đông. Theo những câu chuyện truyền khẩu thì không những hai ông Luông và Tự đều giỏi võ mà còn có sức mạnh phi thường. Có lần nghĩa quân tấn công chiếm được khẩu đại bác của địch ở ven rừng U Minh, trên đường đi chuyển về căn cứ, khẩu pháo bị lún sình không kéo lên được, lúc đó đội quân tiếp viện của Pháp đang kéo đến, Đỗ Thừa Luông cử Tự đem quân chặn đường tiếp viện của địch, còn ông đích thân lội xuống nước trổ thần lực kéo khẩu đại bác ra khỏi nơi sình lầy 200m và đem về căn cứ an toàn. Tiếc rằng, lòng yêu nước và võ công hai ông có thừa nhưng mưu lược lại hạn chế. Biết được yếu điểm này, quân Pháp đã tổ chức cho tình báo trà trộn vào Nghĩa Đoàn và nắm được tình hình của nghĩa quân. Ngày 08/ 7 năm Nhâm Thân (1872), quân Pháp mở cuộc hành quân lớn và đã bao vây được Bộ chỉ huy của Đỗ Thừa Luông, nghĩa quân chống trả mãnh liệt nhưng chỉ mới được hơn hai ngày đã không còn đạn dược. Quân địch càng lúc càng áp sát, loa phóng thanh của địch liên tục vang lên những lời khuyến dụ. Đỗ Thừa Luông nhận thấy tình hình nguy cấp, muốn lui quân để bảo toàn lực lượng nhưng không có lối thoát. Đến tối hôm đó, hai ông tập trung số nghĩa quân còn sống sót, mang theo dao găm và mã tấu lặng lẽ thoát vòng vây của địch. Một tiếng súng nổ xé tan bầu không khí im lìm, mở màn một cuộc chiến không cân sức, Đỗ Thừa Luông thét lớn một tiếng thảm khốc, tên lính Pháp đang đứng gác ngã xuống vì chiếc dao găm được phóng ra từ tay Đỗ Thừa Luông. Súng nổ vang trời, tiếng thét la dậy đất hòa với tiếng kêu thê thảm của những người bị thương. Nghĩa quân hăng say chiến đấu, hai thanh mã tấu của Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự như hai con dao long đang vũ lộng giữa quân thù, dao đến đâu đầu rơi đến đó. Hai ông bị thương khắp mình, máu tuôn xối xả nhưng vẫn cố gắng vung dao cố chọc thủng vòng vây để đưa nghĩa quân ra ngoài. Nhưng sức người có hạn, mã tấu, dao găm không thể chống lại súng thép đạn đồng, nên cuối cùng hai ông đã vĩnh viễn ra đi mang theo hoài bão lớn lao của mình. Mờ sáng hôm sau, khắp bãi chiến trường, mùi máu tanh nồng nặc, xác chết ngổn ngang, thây chẳng toàn thây, xác quân thù xen lẫn xác nghĩa quân. Đỗ Thừa Luông đứng sừng sững lưng tựa vào thân cây tràm tay nắm chặt lấy nhánh tràm như chưa muốn rời xa quê hương, mắt vẫn mở to trông về phía trước như đang trực diện với quân thù. Đỗ Thừa Tự khắp mình nhuộm máu đang ngồi tựa lưng vào chân anh, tay phải cầm chặt chuôi dao đang cắm ngập xuống đất, mắt nhìn về phía tả như đang lo cho toán nghĩa quân. Những tên lính Pháp và lũ tay sai còn sống đang lặng lẽ kéo lê từng cái xác của đồng bọn, thỉnh thoảng lén nhìn thi thể của hai ông Luông, Tự như không thể tin rằng đó là hai người chết. Hoài bão đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi tuy không thành công, nhưng tinh thần và khí tiết của hai ông Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự đã làm chấn động đến người Pháp. Trong “Niên giám tổng quát về Đông Dương” của Pháp có đoạn viết: “... Làng Tân Thạnh nằm trên hai bờ sông Cái Tàu, có 600 cư dân, tất cả làm nghề đốn củi và đánh cá. Tinh thần dân chúng ở làng này rất sôi động và có ý chí chống đối chính quyền từ lâu. Năm 1872, chính làng này là nơi anh em Đỗ Thừa ẩn náu, họ là những người làm điên đảo toàn xứ sở này: “Xóm Cái Tàu có nhiều nhà quốc sự Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự với chú Lào Bang” (Theo Trần Phước Thuận, báo Cà Mau, Xuân 1999) chương ii cà mau trong thời kỳ 1930 – 1943 Bài 3: sự thành lập chi bộ đầu tiên ở cà mau 1-Phong trào đấu tranh của nhân dân Cà Mau trước khi có Đảng: Cùng với tiếng súng chống Pháp của nhân dân cả nước, nhân dân Cà Mau ngay từ năm 1861 đã nhận chìm xuồng tại các cửa sông Bồ Đề – Rạch Tàu ngăn quân xâm lược. Năm 1873 nhân dân vùng mũi đất đã cùng anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự chống Pháp ở vùng sông Cái Tàu. Đồng thời nhân dân cũng ủng hộ và tham gia nghĩa quân Nguyễn Trung trực, Nguyễn Hữu Huân để đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước. Cũng trong thời gian này nhân dân Cà Mau đã nổi dậy giết chết tên thực dân Pháp EsCaMye và tri huyện Phan Tử Long. Đây là những tên cướp nước và bán nước đầu tiên bị trừng trị nơi mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc. Năm 1924, nhân dân Cà Mau dưới sự lãnh đạo của Trần Văn Nghĩa và Trần Văn Thời đã chống lại sự cướp đất của PaTisti, tên PaTisti bị thương, tên Hương quản phải quỳ gối xin lỗi bà con, người nông dân đã bảo vệ được ruộng vườn của mình. Tháng 05/1927 cuộc đấu tranh của nhân dân Ninh Thạnh Lợi dưới sự lãnh đạo của Trần Kim Trúc (Hương chủ Chọt) chống lại bọn thực dân và bọn cường hào để bảo vệ đất đai. Tiêu biểu hơn cả là anh em Mười Chức đấu tranh chống lại bọn địa chủ cướp đất của gia đình mình vào tháng 02/1928. Cuộc đấu tranh của nông dân Đồng Nọc Nạng có tiếng vang lớn trong cả nước. Ngày 17/08/1928, Toà đại hình Cần Thơ phải xử và kết tội bọn địa chủ sang đoạt đất đai của nông dân. Những cuộc đấu tranh của nhân dân Cà Mau ngay từ ngày đầu Pháp xâm lược và những tiếp đó trong cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nó thể hiện tính tất yếu lòng yêu nước nói chung của nhân dân Việt Nam, đồng thời nó mang tính chất riêng của quê hương Cà Mau. Đồng thời cũn._.ưởng bình quân trong giai đoạn này là 42,4%. Đây là kết quả đáng được khích lệ, tuy nhiên so với các trung tâm du lịch và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì thành tích trên còn quá khiêm tốn. Doanh thu thuần tuý về du lịch: năm 1991 đạt 4.550 triệu đồng, đến năm 1999 đạt 27.075 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân 55%/năm. Bộ máy quản lý Nhà nước được kiện toàn, hệ thống kinh doanh du lịch phát triển với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được tăng cường. Đến nay cả tỉnh đã có 325 phòng Khách sạn, trong đó có 150 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Ba Khách sạn được xếp hạng sao, từ 2 đến 3 sao theo tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch. Các phương tiện vận chuyển khách cũng được tăng cường theo hướng hiện đại hơn, các khu vui chơi giải trí cũng được xây dựng nhằm đáp ứng một phần nhu cầu vui chơi giải trí, tham quan của du khách và nhân dân trong tỉnh. Những thành tựu đạt được trong những năm qua là rất đáng phấn khởi, đó là nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi, sự tâm huyết của bao thế hệ cán bộ, công nhân viên công tác trong ngành du lịch của tỉnh nhà. Thành tích đạt được của ngành du lịch Cà Mau tuy rất lớn, nhưng so với tiềm năng du lịch của tỉnh nhà thì còn rất khiêm tốn. Sản phẩm du lịch của tỉnh nhà còn rất đơn điệu, vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành chưa nhiều, các điểm du lịch, các di tích lịch sử văn hoá thiếu vốn đầu tư để tôn tạo. Thế mạnh của du lịch Cà Mau là du lịch sinh thái nhưng chưa có qui chế phối hợp và khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng trên. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành du lịch tuy có nhiệt tình, có tâm huyết, nhưng thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại ngữ. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch có tiến bộ hơn nhưng vẫn còn ít. Quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều vấn đề cần phải cụ thể hóa hơn. Mối quan hệ, phối hợp giữa các ngành, các địa phương để tháo gỡ những khó khăn từ du lịch đã có chuyển biến nhưng chưa thường xuyên chặt chẽ. Những khó khăn yếu kém đó đã hạn chế kết quả hoạt động của ngành du lịch Cà Mau. Để phát triển mạnh du lịch trong tình hình mới, ngành du lịch Cà Mau cần phải tập trung làm tốt một số việc sau đây: 1-Thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong tình hình mới. Quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo cụ thể sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển du lịch, tập trung vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái nhằm tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng có sức hấp dẫn đến du khách. 2-Tiếp tục triển khai mạnh mẽ chương trình hành động phát triển du lịch và các sự kiện về du lịch tỉnh Cà Mau năm 2000, nhất là đẩy mạnh in ấn phát hành ấn phẩm du lịch nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh nhà cho du khách và nhân dân trong tỉnh, phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài phát thanh truyền hình nhằm đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch, coi trọng việc đầu tư nâng cấp, bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng Mũi Cà Mau thành khu du lịch sinh thái với tên gọi: “Công viên Văn hoá du lịch Mũi Cà Mau”; trước hết đầu tư một số hạng mục công trình như : nạo vét kinh mương, san lấp mặt bằng, một số công trình kiến trúc khác như: xây dựng bãi đậu tàu thuyền, hệ thống vệ sinh, nhà nghỉ chờ, nhà quản lý, nhà hàng, hệ thống đường bộ... nhằm phục vụ cho nhu cầu hết sức cấp thiết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh và du khách cả nước, cố gắng đưa công trình vào sử dụng cuối năm 2000. 3-Không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, cải thiện môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, cải thiện đi lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Ngành du lịch chỉ đạo cho các đơn vị cơ sở có kế hoạch cải tạo nâng cấp các cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống, phương tiện đi lại, thường xuyên kiểm tra về vệ sinh, thái độ phục vụ, chất lượng phục vụ của các đơn vị trong ngành nhằm phục vụ tốt hơn cho du khách. 4-Chăm lo xây dựng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức lao động cả về chính trị, nhất là chuyên môn nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của ngành du lịch Cà Mau trong tình hình mới. 5-Có chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy các thành phần kinh tế trong tỉnh đầu tư vào hoạt động kinh doanh du lịch, nhằm thúc đẩy ngành du lịch Cà Mau phát triển một cách đồng bộ, đa dạng với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, nhiều khu du lịch hấp dẫn. Tôi hy vọng Cà Mau trong tương lai sẽ là điểm hẹn của du khách trong và ngoài nước. Bài 20 Các vùng kinh tế Cà Mau Quá trình phát triển kinh tế đồng thời với phát triển kinh tế ngành là việc hình thành sự phân công lao động theo vùng. Trên cơ sở đặc thù tự nhiên và hiện trạng kinh tế - xã hội, tập quán canh tác của các khu vực kinh tế trong tỉnh, Cà Mau thời gian qua được chia làm 3 vùng kinh tế: -Vùng kinh tế nội địa. -Vùng kinh tế ven biển. -Vùng kinh tế biển. 1-Vùng kinh tế nội địa: Có diện tích 366.000 ha, bằng 70,3% diện tích toàn tỉnh. Dân số năm 1997 khoảng 950.000 người, bằng 84% dân số toàn tỉnh. Mật độ trung bình 260 người/km2. Nhiệm vụ chính là phát triển nông lâm nghiệp theo hệ sinh thái nước ngọt. Là vùng cung cấp lương thực và thực phẩm cho tỉnh, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Ngoài sản xuất nông nghiệp vùng, còn một diện tích rừng tràm rộng lớn. Việc trồng mới, khôi phục, bảo vệ hệ sinh thái ngọt này là nhiệm vụ quan trọng thứ hai. Công việc này vừa có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học, vừa có ý nghĩa kinh tế. Nhiệm vụ thứ ba của vùng là phát triển công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm. Trung tâm của vùng là Thành phố Cà Mau – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn nhất của tỉnh. Vùng kinh tế nội địa được chia thàng 3 tiểu vùng: -Tiểu vùng ngọt hoá Quản lộ – Phụng Hiệp: diện tích khoảng 55.000 ha, hướng sản xuất chủ yếu là lúa tăng vụ nhờ nước ngọt sông Hậu; trồng mía, khóm, một số loại cây ăn trái, rau đậu và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nước ngọt. -Tiểu vùng U Minh hạ: diện tích khoảng 170.000 ha. Hướng sản xuất chủ yếu là khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng tràm; hình thành vùng sản xuất lúa, rau sạch; lúa xuất khẩu. Đồng thời cũng là vùng trồng tập trung các loại cây công nghiệp như mía, khóm (vùng nguyên liệu). Một số chỉ tiêu: lúa 70.000 ha, rừng tràm 58.000 ha, mía 7.000-8.000 ha. -Tiểu vùng phía nam Cà Mau: diện tích 141.000 ha. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa, là vùng đang còn chịu ảnh hưởng mạnh của triều biển, đất dễ bị nhiễm mặn. Hướng sản xuất chủ yếu là lúa kết hợp nuôi cá đồng; trồng cây công nghiệp (dừa); phát triển công nghiệp chế biến. 2-Vùng kinh tế ven biển: Với diện tích 154.800 ha, chiếm 29,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số khoảng 170.000 người, mật độ trung bình 110 người/km2. Vùng có hướng sản xuất chính là nuôi trồng thủy sản, khôi phục phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đây là vùng kinh tế động lực của tỉnh. 3-Vùng kinh tế biển: Bao gồm vùng biển, thềm lục địa và các đảo gần bờ của Cà Mau. Đây là vùng kinh tế có ý nghĩa chiến lược của tỉnh, trên cơ sở phát triển ngành khai thác xa bờ, khai thác và dịch vụ khai thác dầu khí tự nhiên, vận tải biển và du lịch sinh thái. Gắn liền việc khai thác với bảo vệ, đảm bảo an ninh chủ quyền vùng biển. Tốc độ tăng trường kinh tế của Cà Mau trong một số năm gần đây khá nhanh. Tuy vậy bình quân một số mặt về kinh tế, xã hội theo đầu người còn thấp. Để vững bước tiến vào thế kỷ XXI, việc tăng cường vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là quan trọng và cấp bách. Đồng thời phải đặc biệt coi trọng yếu tố con người. Với nguồn lực sẵn có, biết tổ chức khai thác hợp lý, nền kinh tế Cà Mau chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu mới. Một vùng đồng bằng màu mỡ, đất rộng người thưa, quanh năm chan hòa ánh nắng mặt trời, có rừng, có biển, lắm cá, nhiều tôm, tiềm năng nông nghiệp ít có tỉnh sánh bằng. Nếu khai thác tốt tiềm năng này, Cà Mau sẽ là một tỉnh giàu và sẽ là một tỉnh làm giàu cho cả nước, đặc biệt là nguồn xuất khẩu thủy hải sản. Câu hỏi: 1-Nêu những nội dung chủ yếu của 3 vùng kinh tế ở Cà Mau . 2-Triển vọng phát triển kinh tế của Cà Mau những năm tới như thế nào ? Bài đọc thêm: Thời cơ và động lực để thủy sản ngành kinh tế mũi nhọn Cà Mau phát triển Nhìn một cách tổng thể, những năm qua thủy sản Cà Mau đang trên đà phát triển với tốc độ khá nhanh. Nếu lấy mốc thời gian năm 1990 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Cà Mau chỉ đạt 31 triệu USD so với 145,24 triệu USD năm 1999 thì chúng ta sẽ thấy sự nhảy vọt rõ rệt. Đặc biệt 8 tháng đầu năm 2000 đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành kinh tế thủy sản Cà Mau: tổng sản lượng khai thác ước đạt 175.660 tấn, tăng hơn cùng kỳ 145.73%. Riêng sản lượng tôm đạt 103,86% chỉ tiêu kế hoạch năm 2000; tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu được 156 triệu 829 ngàn USD, tăng 186,61% so với cùng kỳ và đạt 100,53% chỉ tiêu cả năm. Ngoài ra thủy sản còn được tiêu thụ nội địa hơn 31,52 tỷ đồng. Như vậy, thời gian chỉ mới 8 tháng mà tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Cà Mau đã đạt chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Động lực nào thúc đẩy nền kinh tế thủy sản phát triển nhanh chóng ? ông Diệp Thanh Hải, Phó giám đốc Sở Thủy sản Cà Mau lý giải: “Trước hết phải cần nhấn mạnh rằng lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã đánh giá đúng vai trò và vị trí của kinh tế thủy sản Cà Mau , xác định đây là nền kinh tế chủ đạo có khả năng chi phối đến nền kinh tế – xã hội của tỉnh Cà Mau, trong đó con tôm giữ vai trò số một. Từ đó mà tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển ngành kinh tế thủy sản đưa nó đi vào chiều sâu. Đặc biệt sau cơn bão số 5 (năm 1997), được Chính phủ quan tâm đầu tư vốn hàng trăm tỷ đồng để khôi phục và phát triển nghề khai thác thủy sản ở Cà Mau. Theo đó, tỉnh cũng quan tâm đầu tư phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trong vùng kinh tế ven sông, ven biển. Với các mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh năng suất cao. Các công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đã đầu tư đổi mới công nghệ, năng động trong việc tìm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm...” Thật vậy, có thể khẳng định sau cơn bão số 5 (năm 1997) được Chính phủ đầu tư vốn ưu đãi, đã tiếp sức cho ngành kinh tế thủy sản Cà Mau tăng tốc nhanh. Hiện nay Cà Mau có đội tàu khai thác biển 4.350 chiếc với tổng công suất 260.000 CV. Trong đó có hơn 1.000 chiếc với công suất lớn đủ khả năng vươn ra khai thác các ngư trường xa bờ, dài ngày trên biển (chiếm hơn 20% so với đội tàu cả nước). Nếu đơn giản đi những yếu tố khó khăn vướng mắc do điều kiện khách quan và chủ quan của nghề khai thác biển ở Cà Mau hiện nay, thì sẽ chính đội tàu này 8 tháng đầu năm 2000 đã đóng góp cho kinh tế thủy sản Cà Mau 126.200 tấn thủy sản nguyên liệu các loại. Còn nghề nuôi trồng thủy sản trong tỉnh đang từng bước hình thành như thế nào ? các mô hình sản xuất chuyên môn rừng – tôm, lúa – tôm đang được mở rộng với qui mô đại trà ở một số nơi có điều kiện thích hợp. Phương pháp nuôi tôm theo phương pháp quảng canh từng bước bị thu hẹp trên vùng đất Cà Mau. Người nông dân đã năng động hơn, áp dụng phương pháp nuôi tôm quảng canh cải tiến có hiệu quả và năng suất cao. Đặc biệt mô hình nuôi tôm sú công nghiệp đã được định hình ở Cà Mau. Hiện nay một số nơi đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi tôm công nghiệp thí điểm bước đầu đã cho thấy có hiệu quả thiết thực, đang mở ra một triển vọng cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau phát triển và mới đây thêm một cơ hội nữa cho ngành kinh tế thủy sản Cà Mau phát triển. Chính phủ đã đồng ý cho phép tỉnh Cà Mau điều chỉnh quy hoạch sản xuất trên qui mô toàn tỉnh. Có thể nói, quyết định trên là động lực, là điều kiện tiên quyết để vực dậy tiềm năng kinh tế thủy sản ở vùng Bán đảo Cà Mau. Theo đề án quy hoạch sản xuất thì Cà Mau sẽ mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trong vùng kinh tế ven sông, ven biển; đồng thời bố trí sản xuất tổng hợp trong vùng kinh tế nội địa, trong vùng kinh tế này có khoanh ô nuôi tôm theo từng tiểu vùng thích hợp. Trước mắt tỉnh Cà Mau sẽ chuyển dịch từ 40.000 – 45.000 ha bằng các hình thức tôm – vườn, hoặc nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Theo đó, tỉnh Cà Mau sẽ tập trung mọi nguồn lực để đầu tư thực hiện đề án điều chỉnh quy hoạch sản xuất. Theo cách tính toán của kỷ sư Nguyễn Thông Nhận, công tác tại Sở Thủy sản Cà Mau thì tổng số vốn đầu tư phục vụ cho chuyển dịch 40.000 ha khoảng 1.838 tỷ đồng, bao gồm: đầu tư cho cải tạo hệ thống thủy lợi, các kinh trục dẫn nước, sản xuất con giống, công nghệ chế biến, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật... Với hướng này, trong tương lai không xa sẽ làm thay đổi toàn bộ cục diện kinh tế thủy sản ở Cà Mau. Điều dễ nhận thấy rằng, trước đây công nghệ chế biến thủy sản ở Cà Mau còn thô sơ lạc hậu, công suất chế biến còn thấp, thì đến nay toàn tỉnh Cà Mau có 19 nhà máy chế biến thủy sản (15 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu, 2 nhà máy chế biến bột cá và 2 nhà máy chế biến chả cá) tổng công suất hơn 48.000 tấn / năm. Hiện nay Cà Mau đang xúc tiến xây dựng thêm nhà máy chế biến thủy sản ở Đồng Cùng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước với tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 26 tỷ đồng. Công ty chế biến thủy sản Minh phú cũng đang được đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất . Hiện nay Cà Mau có 7 băng chuyền IQF dạng phẳng công suất 4.300 tấn / năm. Dự kiến sang năm 2001 sẽ đầu tư mở rộng thêm từ 10 – 12 băng chuyền IQF, nâng công suất lên khoảng 25.000 tấn / năm, từng bước thay thế dần tủ đông Block truyền thống. Một số công ty, xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ để chế biến từ sơ chế lên tinh chế để nâng cao giá trị sản phẩm, mạnh dạn đầu tư cho chế biến để chuyển sang chế biến hàng hoá giá trị gia tăng. Hiện nay tỉnh Cà Mau có khoảng 13 cụm kinh tế biển, nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lạc hậu chưa phát huy được hiệu quả tích cực. Tỉnh đang có kế hoạch đầu tư phát triển các cụm kinh tế biển trọng điểm, đặc biệt chú ý đầu tư xây dựng dịch vụ hậu cần nghề biển, đồng thời xúc tiến xây dựng 2 công trình cảng cá Cà Mau và Hòn Khoai để sớm đưa vào sử dụng. Lợi thế Cà Mau là chiều dài bờ biển 254 km, với ngư trường rộng 80.000 km2, có nhiều loài thủy sản đa dạng và phong phú. Do vậy việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cảng cá là một vấn đề bức thiết làm vệ tinh cho nghề khai thác biển ở Cà Mau phát triển. Vấn đề khó khăn đối với kinh tế ở Cà Mau hiện nay là nguồn nhân lực. Đây là yếu tố khá quan trọng để thúc đẩy cho ngành kinh tế mũi nhọn này phát triển. Theo ông Diệp Thanh Hải, phó giám đốc Sở thủy sản tỉnh Cà Mau thì vấn đề này đang được lãnh đạo tỉnh và Sở thủy sản quan tâm. Vì vậy một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế thủy sản đang được triển khai thực hiện. Theo kế hoạch, đến năm 2005 tỉnh Cà Mau sẽ đào tạo 200 kỹ sư thủy sản, 1.000 cán bộ trung cấp, 2.000 thuyền trưởng, máy trưởng tàu đánh cá loại 4, loại 5; 5.000 ngư phủ, 10.000 công nhân kỹ thuật nuôi tôm và 5.000 lao động chế biến trong các nhà máy chế biến thủy sản. Như vậy, có thể nói chiến lược phát triển kinh tế thủy sản Cà Mau đã được phác thảo trên cơ sở phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của mảnh đất này. Vấn đề còn lại là việc triển khai thực hiện. Trong quá trình này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan trong việc đầu tư vốn, kỹ thuật, nhân lực và các biện pháp linh hoạt và sáng tạo, làm thế nào phát huy một cách tối đa tiềm năng kinh tế thủy sản mà thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng Bán đảo Cà Mau. (Theo Ngô Minh Tòng – Bài đăng trên Báo Cà Mau số 378-2000) quy mô phát triển trường, lớp, học sinh, cán bộ, giáo Viên từ năm học 1996 -1997 đến năm học 2000-2001 Năm học 1996-1997 Năm học 1997-1998 Năm học 1998-1999 Năm học 1999-2000 Năm học 2000-2001 Trường X X X X X NT – MG 23 27 30 32 33 Tiểu học 176 193 221 234 235 THCS (cấp 2) 54 64 71 86 88 PTCS (cấp 1,2) 9 THPT (cấp 3) 15 16 16 16 17 Trung tâm GDTX 5 5 5 6 6 Lớp X X X X X NT- MG 315 363 421 443 434 Tiểu học 6.378 6.380 6.477 6.427 6.211 THCS 1.128 1.316 1.477 1.599 1.741 THPT 170 200 251 325 424 Bổ túc THCS 13 15 18 10 11 Bổ túc THPT 23 25 40 27 55 Học sinh X X X X X NT- MG 6.926 8.698 9.887 10.302 10.633 Tiểu học 195.474 196.309 195.128 189.729 180.152 THCS 49.834 58.356 66.128 72.903 76.433 THPT 8.170 9.689 12.109 15.677 20.410 Bổ túc THCS 520 752 682 270 361 Bổ túc THPT 1.005 1.127 1.680 1.023 2.326 Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh Từ năm học 1996-1997 đến năm học 1999-2000 Năm học 1996-1997 Năm học 1997-1998 Năm học 1998-1999 Năm học 1999-2000 1- Tiểu học (%) X X X X -Tốt 57,41 57,83 62,78 66,77 -Khá tốt 38,35 37,87 34,46 30,87 -Cần cố gắng 4,24 4,30 2,77 2,35 2- THCS (%) X X X X -Tốt 50,36 53,13 54,98 57,70 -Khá 39,90 38,08 38,37 35,69 -Trung bình 8,96 8,48 6,28 6,37 -Yếu 0,78 0,29 0,37 0,22 3-THPT (%) X X X X -Tốt 38,00 39,53 42,18 45,13 -Khá 44,66 45,22 46,14 45,29 -Trung bình 16,63 14,17 11,08 8,85 -Yếu 0,71 1,08 0,60 0,72 Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên Từ năm học 1996-1997 đến năm học 2000-2001 (Số liệu đầu năm học) Năm học 1996-1997 Năm học 1997-1998 Năm học 1998-1999 Năm học 1999-2000 Năm học 2000-2001 *Tổng số CB, GV, NV 8.975 9.712 10.799 11.062 (*)11769 1-Cán bộ Sở, phòng GD-ĐT 151 121 125 123 152 2-CBQL trường, trung tâm 592 646 737 793 830 3-Tổng số giáo viên 7.668 8.211 9.119 9.360 10.010 -Giáo viên Mầm non 419 572 555 546 546 +Tỷ lệ giáo viên / lớp 1,30 1,30 1,09 1,24 1,26 +Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn (%) 50,83 52,79 67,87 75,00 -Giáo viên Tiểu học 5.669 5.903 6.471 6.345 (*) 6665 +Tỷ lệ giáo viên / lớp 0,89 0,92 0,99 0,99 1,05 +Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn (%) 49,42 55,71 83,26 85,00 -Giáo viên THCS 1.343 1.523 1.792 2.070 (*) 2341 +Tỷ lệ giáo viên / lớp 1,19 1,16 1,18 1,28 1,33 +Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn (%) 66,14 66,12 74,95 80,00 -Giáo viên THPT 237 213 301 295 379 +Tỷ lệ giáo viên / lớp 1,29 1,06 1,02 0,91 0,89 +Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn (%) 92,82 93,89 98,80 99,00 -Giáo viên trường THSP, các trung tâm. 104 79 4- Nhân viên 564 734 818 786 777 Ghi chú: (*) Kể cả hợp đồng và giáo viên làm công tác Đoàn, Đội trong trường học. Thống kê số liệu cơ sở vật chất Từ năm học 1996-1997 đến năm học 1999-2000 Năm học 1996-1997 Năm học 1997-1998 Năm học 1998-1999 Năm học 1999-2000 *Tổng số phòng học 4.011 4.510 4.845 5.093 Chia ra: +Phòng học cán bộ, BCB 2.403 2.857 3.360 3.433 Tỷ lệ % 59,91 63,35 69,35 67,41 +Phòng học tạm 1.608 1.653 1.485 1.660 Tỷ lệ % 40,09 36,65 30,65 32,59 +Số phòng học ba ca 478 248 73 72 Thống kê kết quả xếp loại học lực học sinh Từ năm học 1996-1997 đến năm học 1999-2000 Năm học 1996-1997 Năm học 1997-1998 Năm học 1998-1999 Năm học 1999-2000 1- Tiểu học (%) X X X X -Giỏi 5,30 5,33 5,18 5,87 -Khá 23,60 23,51 23,59 24,94 -Trung bình 59,35 61,40 61,51 60,81 -Yếu 11,75 9,76 9,72 8,38 2- THCS (%) X X X X -Giỏi 1,64 2,00 1,61 1,96 -Khá 15,27 17,94 17,24 19,39 -Trung bình 62,63 63,05 63,24 62,36 -Yếu 19,14 15,71 16,95 15,44 -Kém 1,30 1,30 0,96 0,83 3-THPT (%) X X X X -Giỏi 2,21 2,13 2,03 2,52 -Khá 11,37 12,21 14,68 18,10 -Trung bình 54,99 50,73 46,06 47,74 -Yếu 29,35 31,99 34,17 29,33 -Kém 2,09 2,91 3,06 2,32 Kết quả thi tốt nghiệp các cấp Năm học 1996-1997 Năm học 1997-1998 Năm học 1998-1999 Năm học 1999-2000 1- Tiểu học X X X X -Số học sinh tốt nghiệp 21.940 23.375 26.439 27.101 -Tỷ lệ % 91,50 95,95 98,76 97,35 2- THCS X X X X -Số học sinh tốt nghiệp 4.548 6.871 8.342 10.899 -Tỷ lệ % 65,90 84,66 85,40 94,96 3-THPT X X X X -Số học sinh tốt nghiệp 1.153 2.273 2.218 2.714 -Tỷ lệ % 65,50 97,30 93,35 86,65 4-Bổ túc THCS X X X X -Số học sinh tốt nghiệp 110 520 545 659 -Tỷ lệ % 43,30 77,15 74,25 80,17 5-Bổ túc THPT X X X X -Số học sinh tốt nghiệp 380 781 579 988 -Tỷ lệ % 60,90 90,60 77,82 82,82 (Trích sách Giáo khoa Địa lý lớp 9 – NXBGD - 1999, từ trang 83 đến 85). Chương iii: địa lý tỉnh địa phương Bài 23 ôn tập 1-Hãy xác định vị trí địa lý và giới hạn của tỉnh em. Điền vào lược đồ tự vẽ tên các tỉnh lân cận. 2-Diện tích của tỉnh em ? Tỉnh gồm có bao nhiêu huyện, Thành phố. Điền vào lược đồ tên các huyện, Thành phố và thị xã. 3-Hãy mô tả địa hình tỉnh em và nêu những đặc điểm chính. 4-Khí hậu tỉnh em có đặc điểm gì về nhiệt độ, gió, lượng mưa trong năm, trong các mùa ? -Có những loại thời tiết gì đặc biệt ảnh hưởng (tốt, xấu) đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ? (Nếu có thể, hãy vẽ một biểu đồ về nhiệt độ và lượng mưa trong năm). Bài 24 ôn tập 1-Trong tỉnh em có những sông nào chảy qua ? Chảy theo hướng nào ? -Điền vào lược đồ các sông nói trên. Những đặc điểm chính của các sông đó là gì ? (lượng nước, chế độ dòng chảy, tác dụng đối với sản xuất và sinh hoạt ?). 2-Tỉnh em có những loại thổ nhưỡng nào ? đặc điểm của từng loại ? Chúng được phân bố ở đâu ? Chúng có giá trị gì đối với sản xuất nông nghiệp ? 3-Thảm thực vật trong tỉnh em có những loại gì ? (rừng, đồng cỏ, ruộng lúa,...). Gồm những loại cây gì ? Chúng được phân bổ ở đâu ? (Nếu có thể cho biết tỷ lệ diện tích phân bổ). 4-Các loại tài nguyên khác có những gì ? (khoáng sản, năng lượng, thủy sản,...). 5-Hãy nhận xét chung về hoàn cảnh tự nhiên của tỉnh em. Bài 25 ôn tập 1-Tỉnh em có bao nhiêu dân ? Tỉ lệ so với cả nước là bao nhiêu ? vẽ biểu đồ biểu thị tỉ lệ đó. 2-Mật độ dân số tỉnh em là bao nhiêu ? Có những thành phần dân tộc nào? 3-Dân cư tỉnh em thuộc loại hình cư trú nào ? (Nếu có thể cho biết tì lệ từng loại). 4-Sự phân bố dân cư ra sao ? Bài 26 ôn tập 1-Nhìn chung, tỉnh em có những ngành kinh tế nào ? (nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, du lịch,...). Những ngành nào tương đối phát triển, kém phát triển ? Đa số dân cư tham gia sản xuất trong những ngành nào ? 2-Về sản xuất công nghiệp (kể cả tiểu thủ công nghiệp), tỉnh em có những ngành (ngành nhỏ) nào ? Tình hình sản xuất ra sao ? Những ngành nào nổi tiếng nhất với những sản phẩm gì ? Phân bố ở đâu ? (Nếu có thể, cho biết khả năng phát triển trong tương lai). 3-Về nông nghiệp, trong tỉnh em có những ngành sản xuất nhỏ nào ? Tình hình sản xuất của từng ngành ra sao ? Các nông phẩm chính là gì ? Phân bố ở đâu? (Nếu có thể, cho biết khả năng phát triển trong tương lai). Bài 27 ôn tập 1-Ngoài hai ngành sản xuất: công nghiệp và nông nghiệp, tình hình phát triển các ngành kinh tế khác (lâm nghiệp, ngư nghiệp) trong tỉnh em ra sao ? Sản phẩm là gì ? Phân bố ở đâu ? (Nếu có thể, cho biết khả năng phát triển trong tương lai). 2-Tỉnh em có những loại phương tiện giao thông vận tải gì ? (đường sắt, đường bộ, đường biển, đường sông, ...). Các tuyến đường chính là những tuyến nào ? Vai trò của những tuyến đường đó trong nền kinh tế ra sao ? Điền vào lược đồ các tuyến đường giao thông chính. 3-Các mối quan hệ kinh tế giữa tỉnh em và các tỉnh lân cận, các tỉnh khác trong cả nước ra sao ? Các sản phẩm nào được trao đổi với các tỉnh đó ? (Nếu có hàng xuất khẩu thì là hàng gì ? xuất đi nước nào và nhập về những gì ?) 4-Các Thành phố, thị xã, thị trấn nào trong tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất quan trọng và nổi tiếng (về các ngành sản xuất công nghiệp, du lịch...) ? phần kết luận Việc nghiên cứu đề tài này của chúng tôi là sự vận dụng lý luận về phương pháp giảng dạy và học tập nói chung ở Trường Trung học phổ thông, để thực hiện việc dạy và học tập lịch sử , địa lý địa phương cho học sinh phổ thông ở tỉnh Cà Mau, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho học sinh, trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới mà các Nghị quyết của Đảng về văn hoá - giáo dục đã khẳng định. Những vấn đề mà chúng tôi đã trình bày, ngoài việc dựa vào tài liệu theo thư mục tham khảo, chúng tôi còn dựa vào kinh nghiệm của bản thân trong thời gian chúng trực tiếp làm giáo viên, làm quản lý trường học. Chúng tôi cũng dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ quản lý giáo dục, của các giáo viên, của các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương, đặc biệt là Hiệu trưởng trường phổ thông và giáo viên dạy các bộ môn lịch sử và địa lý ... ở trong tỉnh. Ngoài các cuộc trao đổi, khảo sát, xin ý kiến các đối tượng trên, chúng tôi còn tiến hành tìm hiểu, quan sát và khảo sát hoạt động dạy và học lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông trong tỉnh. Chúng tôi cũng dựa vào các công trình nghiên cứu, biên soạn đã được tổng kết đánh giá ở trong nước và ở địa phương. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã nhận được sự đồng tình, cỗ vũ, ủng hộ và góp ý kiến của nhiều giáo viên. Từ đó, chúng tôi đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân trong công tác quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tình cảm cách mạng cho học sinh ở các trường phổ thông. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài và bước đầu có sử dụng một vài kết quả ở tỉnh Cà Mau, chúng tôi có thể nêu ra một số kết luận khái quát như sau: 1-Công tác dạy và học lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh là một yêu cầu hết sức bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế hầu hết các trường Trung học phổ thông trong tỉnh Cà Mau đã có Tổ chức giáo dục vấn đề này. Phần lớn công việc đều thực hiện một cách tự phát; việc quản lý công tác này trong các trường còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề chưa giải quyết, chưa xác định rõ nội dung và hình thức Tổ chức dạy và học như thế nào cho có hiệu quả. 2-Chất lượng dạy và học các môn khoa học xã hội, nhân văn; đặc biệt là môn lịch sử, địa lý địa phương còn nhiều hạn chế, chưa có điều kiện thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, khám phá nhằm phát huy tối đa nội lực sáng tạo của học sinh, các nhà trường chưa có kế hoạch và điều kiện Tổ chức cho học sinh đi tham quan, học tập thực tế ngoài lớp học gắn với nội dung giáo dục ở nhà trường với thực tiễn lịch sử, địa lý địa phương, nhất là trong công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và giảng dạy bộ môn lịch sử, địa lý địa phương. 3-Trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh của các trường phổ thông trung học ở Cà Mau hiện nay, về nội dung còn rất chung chung; tư liệu lịch sử, các địa danh, các di tích lịch sử có liên quan đến nội dung giáo dục mặc dù rất nhiều và đã được thẩm định nhưng còn tản mạn và nằm rải rác ở các cơ quan chuyên môn, ở các địa phương cần tiến hành thống kê tổng hợp, thu thập thành tư liệu đã có để giúp vào các tiết dạy trên lớp và các hoạt động ngoại khóa tốt hơn, tránh tình trạng dạy học còn đơn điệu chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể và hiệu quả giáo dục không cao. Những vấn đề được trình bày trong nội dung đề tài nghiên cứu khoa học này phần nào sẽ góp phần giải quyết được các yêu cầu và khắc phục dần thực trạng tồn tại trên nhằm đưa công tác giảng dạy và học lịch sử, địa lý địa phương đi vào nề nếp trong các trường phổ thông trong tỉnh. Vì vậy, để kết quả nghiên cứu này bước đầu được ứng dụng, triển khai vào công tác dạy và học lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau được tốt hơn, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất: Sở giáo dục và đào tạo cần có văn bản pháp quy quy định rõ việc dạy và học lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông nói chung là một trong những nội dung giáo dục bắt buộc trong nhà trường. Trong đó cần phân định rõ phần cứng thực hiện theo phân phối chương trình do Bộ giáo dục và đào tạo quy định đối với bậc trung học và phần mềm do giáo viên hoặc do hiệu trưởng tự chọn và quyết định trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài này. Thứ hai: Truyền thống cách mạng địa phương gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng, các sự kiện cách mạng, các anh hùng liệt sỹ, các nhân chứng lịch sử; gắn liền với tự nhiên và xã hội, với quá trình lao động và phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Nhiều địa danh, nhiều sự kiện về kinh tế –xã hội, nhiều nhân vật đã đi vào huyền thoại gắn với những chiến công oanh liệt của địa phương, tạo nên bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh dũng nối tiếp truyền thống vẻ vang của dân tộc, của nhân dân địa phương Cà Mau. Tuy nhiên đến nay, mặc dù đã có nhiều chương trình nghiên cứu, tổ chức nhiều hội thảo khoa học về các đề tài lịch sử cách mạng địa phương, xây dựng, tôn tạo được một số di tích, bia, tượng đài... nhưng vẫn chưa nhiều, chưa thống kê tổng hợp, tổng kết được hết những vấn đề có liên quan đến truyền thống cách mạng oanh liệt của thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở Cà Mau. Do đó chúng tôi kiến nghị với các cơ quan chức năng Nhà nước ở địa phương không những phải quan tâm đầu tư tôn tạo và phát huy tác dụng các khu di tích cách mạng mà còn phải tiếp tục xây dựng bia, tượng đài kỷ niệm và Tổ chức nhiều hội thảo, nhiều chương trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến lịch sử cách mạng địa phương và địa lý địa phương. Thứ ba: ngành giáo dục và đào tạo tỉnh, các trường phổ thông cần liên kết phối hợp với các ngành, các địa phương và thu thập các tư liệu cần thiết có liên quan đến nội dung dạy và học lịch sử, địa lý địa phương phù hợp với từng địa phương, từng trường phổ thông nhằm phục vụ tốt cho việc giáo dục, giảng dạy và học tập hai bộ môn này. Thứ tư: chúng tôi đề nghị giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau là cơ quan chủ trì và giám đốc Sở khoa học – công nghệ và môi trường Cà Mau là cơ quan chủ quản sau khi chúng tôi hoàn thành bảo vệ đề tài và được Hội đồng khoa học tỉnh Cà Mau chấp thuận thông qua thì cho phép chúng tôi được triển khai đưa vào giảng dạy ngay đối với các trường phổ thông trong tỉnh qua sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau. Qua đó chúng tôi sẽ có điều kiện tiếp tục nghiên cứu, bổ sung tiếp những vấn đề được đặt ra và còn hạn chế của đề tài này./- --------------------------- (Người kiểm tra nhập liệu: Dương Hồng Sang) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA7064.doc
Tài liệu liên quan