Nghiên cứu Tổng đài điện tử số SPC

lời nói đầu Chiến lược số hoá mạng Viễn thông Việt Nam là sự phát triển hạ tầng cơ sở thông tin, là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển và góp phần nâng cao đời sống xã hội của con người. Thừa kế những thành tựu của các ngành công nghệ điện tử, bán dẫn, quang học, công nghệ tin học, nền Công nghệ Viễn thông Thế giới đã có một bước tiến kỳ diệu đưa xã hội loài người bước sang một kỷ nguyên văn minh mới đó là kỷ nguyên thông tin. Với mạng viễn thông của nước ta hiện nay chúng ta có thể thâm nh

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu Tổng đài điện tử số SPC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập vào mọi nơi, mọi chỗ trên đất nước cũng như trên thế giới để nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Để phục vụ mục đích này, mạng điện thoại đóng vai trò vô cùng quan trọng và nó không ngừng được cải tiến và mở rộng. Điều này ghi nhận sự đóng góp tích cực của ngành Bưu Điện. Hoà cùng với liên lạc thông tin trong nước thì liên lạc với Thế giới ngày càng quan trọng hơn, mà mạng lưói Viễn thông Việt Nam cần phải đáp ứng được. Hàng loạt các tổng đài điện tử số đã, đang được trang bị và đưa vào khai thác ở hầu hết các trung tâm tỉnh, trung tâm miền và các cửa ngõ đi Quốc tế. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và sự phát trển của mạng Viễn thông, tổng đài điện tử ALCATEL 1000E10 đã được đưa vào sử dụng ở Việt Nam từ năm 1990. Như vậy cấu trúc của một Tổng đài như thế nào và hoạt động của nó ra sao. Để tìm hiểu vấn đề này em đã được thầy Nguyễn Đức Thuận và các thầy cô trong khoa Điện tử Viễn thông - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giao cho đề tài : “Nghiên cứu Tổng đài điện tử số SPC “ mà cụ thể là Tổng dài điện tử ALCATEL 1000E10B và em đã lấy nó làm đồ án tốt nghiệp cho mình. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã rất cố gắng để có một quyển đồ án hoàn thiện theo khả năng của mình. Nhưng do thời gian có hạn cũng như còn hạn chế về tài liệu tham khảo và kiến thức hiểu biết nên quyển đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi thiếu xót và chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu đề ra.Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Đức Thuận, các thầy cô trong khoa cùng bạn bè đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành quyển đồ án tốt ngiệp này. Hà Nội, ngày 10/2/2000 Sinh viên Phùng Tố Nga. Phần I Tổng quan về tổng đài điện tử SPC. Chương I Giới thiệu chung I-/ Đặc điểm chung về tổng đài SPC. ở các tổng đài điện tử làm việc theo nguyên lý điều khiển theo các chương trình ghi sẵn (Stored Program Control), người ta sử dụng các bộ xử lý giống như các máy tính để điều khiển hoạt động của tổng đài. Tất cả các chức năng điều khiển sử dụng đặc trưng bởi một loạt các lệnh đã ghi sẵn trong bộ nhớ. Các số liệu trực thuộc tổng đài như: số liệu về thuê bao, các bản phiên dịch địa chỉ, các thông tin về tạo tuyến, tính cước thống kê,v.v.. cũng được ghi sẵn trong các bộ nhớ số liệu.Và qua mỗi bước xử lý sẽ nhận được một sự quyết định tương ứng với các nghiệp vụ đó. Các chương trình và số liệu ghi trong các bộ nhớ có thể thay đổi được khi cần thay đổi nguyên tắc diều khiển hay nguyên tắc của hệ thống. Nhờ vậy người quản lý có thể linh hoạt trong quá trình điều hành tổng đài. Công việc đưa vào dịch vụ mới cho thuê bao và thay đổi các dịch vụ cũ đều dễ dàng thực hiện thông qua các lệnh người - máy. Khả năng điều hành để đáp ứng nhanh và có hiệu quả đối với các yêu cầu của thuê bao. ở một số dịch vụ đặc biệt thuê bao có thể được thực hiện bằng các thao tác từ máy thê bao như : yêu cầu báo thức,... Nhờ có trung tâm điều hành và bảo bảo dưỡng được trang bị các thiết bị trao đổi người - máy cùng với hệ thống xử lý nên công việc điều hành và bảo dưỡng dược thực hiện dễ dàng. Đồng thời, nó còn bao quát cả các công việc quản lý mạng như lưu lượng các tuyến và xử lý đường vòng,..Tại đây còn nhận được các thông tin về cước, hỏng hóc,sự cố,v.v.. từ các tổng đài khu vực. Các bộ xử lý có khả năng hoàn thành công việc ở tốc độ rất cao nên có thời gian để chạy các chương trình thử vòng để phát hiện lỗi tự động thời gian và nhân lực phục vụ cho phép đo thử này. II-/ Ưu điểm của tổng đài SPC. 1-/ Trường chuyển mạch. Trường chuyển mạch được cấu tạo theo phương thúc tiếp thông hoàn toàn và hầu như không có tổn thất. Tốc độ thao tác chuyển mạch nhanh, chỉ mất vài Ms. Tạp âm chuyển mạch hầu như không có. 2-/ Hệ thống điều khiển. Sử dụng các thiết bị điều khiển có tốc độ lầm việc cao,các hệ thống xử lý có công suất lớn có khả năng xử lý chuỗi lệnh phức tạp, do đó, nó có khả năng thực hiện những nhiệm vụ khó khăn như: công việc xử lý cuộc gọi, công việc điều hành và bảo dưỡng tổng đài. Thiết bị điều khiển được cấu trúc theo kiểu Modul nên rất thuận tiện cho công việc phát triển dung lượng tổng đài. 3-/ Xử lý sự cố. ở các tổng đài điện tử SPC đều được đưa vào chương trình phán đoán lỗi, vì vậy, khi có sự cố xảy ra thì tổng đài điện tử số SPC xử lý sự cố rất nhanh và đơn giản. Vì chúng có cấu trúc kiểu các phiến mạch in chân cắm nên ta chỉ việc tháo phiến có sự cố ra và thay phiến mới vào. 4-/ Ưu điểm về dịch vụ. Khả năng linh hoạt : Đối với tổng đài SPC, công việc thay đổi các dịch vụ cho thuê bao được thực hiện dễ dàng nhờ các thao tác lệnh. Một số các dịch vụ có thể được thực hiện bằng chính thuê bao. Tổng dài SPC còn có thể cung cấp nhiều dịch vụ nâng cao cho thuê bao một cách dễ dàng. 5-/ Ưu điểm về điều hành. Phát triển dung lượng dễ, lắp đặt nhanh bởi vì tổng đài có cấu trúc dạng Modul ở cả hệ thống điều khiển lẫn hệ thống điện thoại nên việc phát triển dung lượng trong từng gian đoạn được thực hiện dễ dàng và kinh tế. Phối hợp dễ dàng với các hệ thống báo hiệu của các hệ thống tổng đài khác. Có thể thay đổi só liệu và phương thức điều hành thông qua hệ thống trao đổi người - máy. Các trang thiết bị kèm theo cho phòng chuyển mạch của tổng đài điện tử SPC giảm đi rất nhiều so với hệ thống tổng đài cơ điện. 6-/ Bảo dưỡng. ở tổng đài điện tử SPC, công việc kiểm tra các đường dây thuê bao và các đường trung kế được tiến hành tự động và thường xuyên. Sự cố trong hệ thống cũng được phát hiện tự động bằng các chương trình cài đặt ghi sẵn, các kết quả đo thử và tìm sự cố được in ra. Vì vậy rất thuận tiện cho công việc bảo dưỡng hàng ngày. Chương II Cấu trúc và chức năng các khối trong tổng đài spc. Đường dây thuê bao Trường Chuyển Mạch Thiết bị Báo Hiệu Thiết bị báo hiệu kênh chung Thiết bị báo hiệu kênh riêng Thiết bị ngoại vi chuyển mạch Phân phối báo hiệu Đo thử trạng thái Điều khiển đấu nối BUS chung Thiết bị trao đổi người-Máy Bộ xử lý trung tâm Các Bộ nhớ Hình 1 : Sơ đồ khối của tổng đài SPC Thiết bị kết cuối Mạch điện đường dây Trung kế tương tự Trung kế số Hình 1: Sơ đồ khối của tổng đài SPC I-/ Sơ đồ khối tổng đài SPC. Tuy các tổng đài điện tử hiện nay đang sử dụng trên thế giới có nhiều đặc điểm khác nhau. Nhưng về cơ bản thì chúng đều có sự giống nhau về cơ cấu phân bổ các khối chức năng và có sơ đồ như hình vẽ trên. Bao gồm: + Thiết bị đầu cuối: Gồm các mạch điện thuê bao, mạch trung kế, thiết bị tập trung và xử lý tín hiệu,v.v.. + Thiết bị chuyển mạch: Bao gồm các tầng chuyển mạch thời gian, không gian hoặc ghép kết hợp. + Thiết bị báo hiệu: Hệ thống báo hiệu kênh chung CCS và hệ thống báo hiệu kênh riêng CAS. + Thiết bị ngoại vi chuyển mạch: Bao gồm các thiết bị phân phối báo hiệu, thiết bị đo thử, thiết bị đấu nối hợp thành. Đây là thiết bị ngoại vi cho hệ thống điều khiển. + Bộ điều khiển trung tâm: Bao gồm bộ xử lý trung tâm và các bộ nhớ. + Thiết bị trao đổi người máy: Là các loại thiết bị như màn hình, bàn phím, máy in... để trao đổi thông tin vào/ra phục vụ công tác điều hành và bảo dưỡng tổng đài. Ngoài ra, các tổng đài điện tử còn có các khối chức năng như: tính cước, đồng bộ mạng, xử lý thông tin, thiết bị giao tiếp thuê bao xa. II-/ Chức năng - nhiệm vụ của các khối chức năng trong tổng đài SPC. 1-/ Thiết bị kết cuối. Gồm các mạch điện kết cuối thuê bao tương tự, mạch điện kết cuối thuê bao số, tập trung thuê bao, kết cuối trung kế tương tự, kết cuối trung kế số. Mỗi đường dây thuê bao, trung kế đều có một mạch điện riêng. 1.1. Khối mạch kết cấu thuê bao tương tự. Các chức năng cơ bản của khối này có thể tóm tắt bằng từ BORSHT: - Chức năng cấp nguồn - B (Battery): Có chức năng cấp nguồn cho đường dây thuê bao. - Chức năng bảo vệ quá áp - O (Over voltage protectio): Có nhiệm vụ chống quá áp cho tổng đài. - Chức năng cấp dòng chuông cho thuê bao - R (Ringing Current): cấp dòng chuông tần số từ 16 - 25 Hz, điện áp cấp chuông là 75 - 110 V. - Chức năng giám sát - S (Supervision): thực hiện chức năng giám sát trạng thái đường dây thuê bao như: thuê bao nhấc máy, thuê bao đặt máy, thuê bao phát xung thâp phân (Pulse), thuê bao ấn phím Flash,... - Chức năng mã hoá/giải mã - C (Code/ Decode): Mỗi thuê bao đều được trang bị bộ biến đổi Analog - Digital và ngược lại. - Chức năng cầu sai động - H (Hybrid): hực hiện biến đổi chế độ truyền thong tin hai dây thành bốn dây và ngược lại. - Chức năng kiểm tra, đo thử - T (Testing): Có chức năng kiểm tra trạng thái của các đường dây thuê bao như: đứt, chập, thuê bao để kênh máy, máy điện thoại hỏng thiết bị chuông, thiết bị thoại,v.v... 1.2. Khối mạch kết cuối thuê bao số. Khối mạch này cũng có các chức năng sau: - Kiểm tra trạng thái đường dây thuê bao, chống quá ápvà cấp nguồn cho đường dây thuê bao. - Ghép và tách kênh, truyền dẫn. Khối này khi phát thì có nhiệm vụ tách hai kênh thông tin và một kênh báo hiệu đưa xuống hệ thống điều khiển báo hiệu, khi thu thì ghép lại hai kênh thông tin và báo hiệu. 1.3. Khối tập trung thuê bao. Khối này gồm một bộ tập trung số được cấu tạo từ các thiết bị ghép kênh sơ cấp, chuyển đổi nối tiếp - song song, thiết bị chuyển mạch tập trung thuê bao. - Ghép và tách kênh: Phương thức này là ghép kênh phân chia thời gian TDM (Time Division Multiplex). Sau khi ghép kênh sẽ được tuyến PCM có tốc độ cơ số 2,048 Mb/s (tương đương với 32 kênh khi thu thì thực hiện tách kênh). - Chuyển đổi nối tiếp và song song: Các tuyến PCM cơ sở tốc độ 2,048 Mb/s sẽ được đưa vào bộ chuyển đổi nối tiếp song song để chuyển đổi 8 bit nối tiếp trong một khe thời gian thành 8 bit song song truyền dẫn trên tuyến PCM 8 mạch dây để chuyển tới thiết bị chuển mạch tập trung thuê bao. Khi thu thì thực hiện ngược lại. - Bộ chuyển mạch tập trung thuê bao: Bộ chuyển mạch này thường là bộ chuyển mạch thời gian làm việc theo nguyên lý điều khiển đầu ra. Bộ này làm nhiệm vụ trao đổi các khe thời gian thông tin thoại cũng như các loại âm báo thuê bao và tín hiệu địa chỉ đa tần ở dạng PCM. 1.4. Khối mạch kết cuối trung kế tương tự. Khối này bao gồm các mạch điện trung kế dùng cho các cuộc gọi ra, gọi vào và gọi chuyển tiếp. Nó cũng có chức năng tương tự như khối kết cuối thuê bao tương tự: + Cấp nguồn cho đường trung kế. + Bảo vệ chống quá áp. + Giám sát cuộc gọi. + Phối hợp báo hiệu. + Thực hiện biến đổi A/D. 1.5. Khối mạch kết cấu trung kế số. Khối kết cuối trung kế số thực hiện giao tiếp giữa tổng đài này với tổng đài đối phương. Các chức năng được thực hiện ở kết cuối trung kế số có thể được tóm tắt như sau: GAZPACHO,trong đó: - G (Gerieation of frame): Tạo khung PCM để truyền đi các thông tin số tới tổng đài . - A (Aligment of frame) - Đồng bộ khung: Đồng chỉnh khung tín hiệu số PCM sa cho các đường PCM được đấu vào trường chuỷen mạch đều có cùng một tốc độ, cùng pha. - Z (Zero string suppression)-Nén dãy bit “O”: Vì dãy tín hiệu PCM có nhiều quãng chứa nhiều bit “0” bên thu sẽ khó khôi phục tín hiệu đồng bộ. Vì vậy khi phát người ta phải nén các quãng tín hiệu có nhiều bit “0” liên tiếp. - P (Polar conversion): Khối chức năng này thực hiện biến đổi các tín hiệu nhị phân đơn cực từ hệ thống đưa ra thành dãy tín hiệu nhị phân lưỡng cực để truyền đi trên đường dây và ngược lại. - A (Arlam processing): Khối này thực hiện xử lý cảnh cáo trên đường truyền dẫn PCM như: cảnh báo mất đường truyền, cảnh báo mất đồng bộ khung, lệch pha,... - C (Clock recovery) - Khôi phục lại tín hiệu đồng hồ: Từ luồng tín hiệu số dầu vào thiét bị này sẽ tách các thông tin về xung nhịp đồn bộ làm các giá trị tham khảo cho thiết bị tạo dao động của tổng đài. Nhờ đó mà tổng đài lm việc đồng bộ với các tổng đài liên quan. - H (Hunt during reframe)-Tách thông tin đồng bộ:Nhiệm vụ của khối này là tìm các thông tin về khug tín hiệu số từ luồng các tín hiệu số đầu vào. - O (Offce Signalling)- Báo hiệu: Thực hiện chức năng chèn/ tách các thông tin báo hiệu giữa các tổng đài với nhau thông qua các đường dây trung kế. 2-/ Thiết bị chuyển mạch. Hệ thống chuyển mạch là một trong các bộ phận chủ yếu và quan trọng của tổng đài điện tử. Nó bao gồm chức năng sau: - Chức năng chuyển mạch: Làm nhiệm vụ thiết lập tuyến nối giữa hai hay nhiều thuê bao của tổng đài hoặc giữa tổng đài này với tổng đài khác. - Chức năng truyền dẫn: Trên cơ sở tuyến nối đã thiết lập, thiết lập này thực hiện chức năng truyền dẫn tiếng nói, số hiệu và tín hiệu báo hiệu giữa các thuê bao với nhau với chất lượng và độ tin cậy cao. Có hai loại hệ thống chuyển mạch đó là hệ thống chuyển mạch tương tự và hệ thống chuyển mạch số: 2.1. Hệ thống chuyển mạch tương tự. Hệ thống chuyển mạch tương tự được chia làm hai phương thức: Chuyển mạch tương tự theo không gian và chuyển mạch tương tự theo thời gian. - Chuyển mạch tương tự theo không gian (Space Division Switching): Trong phương thức này đối với một cuộc gọi thì một tuyến nối vật lý sẽ được thiết lập giữa đầu vào và đầu ra của trường chuyển mạch. Nó được duy trì trong suốt thời gian thiết lập cuộc gọi nhưng nó không tiến hành bất kỳ một quá trình xử lý nào đối với tín hiêu mà nó chuyển mạch. - Chuyển mạch tương tự theo thời gian (Time Division Switching): Phương thức này còn được gọi là PAM (Pulse Amplitude Modulation) hay cuyển mạch theo phương pháp điều biên xung. 2.2.Hệ thống chuyển mạch số (hay còn gọi là chuyển mạch PCM): ở phương thức này thì một tuyến nối vật lý sẽ được sử dụng chung cho một số kênh thoại trên cơ sở phân chia các khe thời gian xác định và theo chu kỳ với một tốc độ lặp xác định. Đối với tín hiệu thoại tần số lấy mẫu là 8 KHz nên cứ 12ms tiếng nói lại được truyền đi một lần. Mỗi lần chuyển đi gọi là một mẫu và được mã hoá theo phương thức PCM. 3-/ Bộ xử lý trung tâm (Bộ điều khiển trung tâm). Thiết bị Phối hợp Bộ xử lý trung tâm Bộ nhớ chương trình Bộ nhớ phiên dịch Bộ nhớ Số liệu Vào Ra Hình 2 : Sơ đồ bộ xử lý trung tâm. Bộ điều khiển trung tâm bao gồm một xử lý trung tâm, các bộ nhớ trực thuộc và thiết bị vào ra làm nhiệm vụ phối hợp để đưa các thông tin vào và lấy các lệnh ra. -Bộ xử lý trung tâm: Là một bộ xử lý có tốc độ cáo và khả năng xử lý tùy thuộc vào vị trí chuyển mạch của nó. Bộ vi xử lý này được thiết kế tối ưu để xử lý các cuộc gọi và các công việc khác nhau có liên quan trong tổng đài. - Bộ nhớ chương trình: Dùng để ghi lại các chương trình điều khiển các thao tác chuyển mạch. - Bộ nhớ phiên dịch: Chứa các thông tin về loại đường dây thuê bao và đường trung kế. - Bộ nhớ số liệu: Dùng để ghi lại tạm thời các số liệu cần thiết trong qúa trình xử lý các cuộc gọi như: địa chỉ thuê bao, trạng thái của đường dây thuê bao và đường trung kế. Bộ nhớ số liệu chỉ là bộ nhớ tạm thời, thông tin thay đổi liên tục từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cuộc gọi. Bộ nhớ chương trình và bộ nhớ phiên dịch là các bộ nhớ bán cố định, số liệu hay chương trình không thay đổi trong quá trình xử lý cuộc gọi. 4-/ Thiết bị ngoại vi chuyển mạch. Gồm có các thiết bị đo thử trạng thái đường dây thuê bao và trung kế,thiết bị phân phối báo hiệu, thiết bị điều khiển đấu nối. Do bộ xử lý trung tâm có tốc độ làm việc tấ nhanh mà các thiết bị chuyển mạch thì lại làm việc với tốc độ chậm hơn, do đó cần phải có các thiết bị ngoại vi chuyển mạch để phối hợp thao tác giữa hai thiết bị có tốc độ làm việc khác nhau. Ngoài ra, nó con có nhiệm vụ biến dổi tín hiệu điều khiển ở dạng các tổ hợp logic đầu ra của bộ xử lý sang dạng tín hiệu điện phù hợp để điều khiển thiết bị chuyển mạch. - Thiết bị đo thử trạng thái đường dây (Scanner): Có nhiệm vụ phát hiện và thông báo cho bộ xử lý trung tâm tất cả các biến cố báo hiệu và các tín hiệu trên đường dây thuê bao và trung kế nối với tổng đài. Thiết bị này được chia làm hai nhóm: + Thiết bị dành riêng cho từng nhóm đường thuê bao và trung kế. + Thiết bị dùng chung như thiết bị thu phát hiện chọn số, thiết bị thu phát báo hiệu liên tổng đài. Tốc độ đo thử trạng thái đường dây thuê bao hay trung kế pụ thuộc vào tốc đô tối đa mà các biến cố hay tín hiệu xuất hiện. - Thiết bị phân phối báo hiệu (Distributor): Đây là tầng đệm giữa bộ xử lý trung tâm có công suất tín hệu nhỏ nhưng có tốc độ làm việc cao và có các mạch tín hiệu đường dây có công suất lớn nhưng có tốc độ làm việc thấp. Thiết bị này có nhiệm vụ điều khiển các rơle, cung cáp các dạng tín hiệu ở mạch đường dây thuê bao hay mạch nghiệp vụ dưới sự điều khiển của bộ xử lý trung tâm. - Thiết bị điều khiển đấu nối (Marker): Làm nhệm vụ chuyển giao các lệnh thiết lập và giải phóng các tuyến nối vật lý qua bộ chuyển mạch từ bộ xử lý trung tâm. 5-/ Thiết bị ngoại vi báo hiệu. Thực tế trong mạng viễn thông hiện nay có nhiều hệ thống tổng đài khác nhau, cùng với các hệ thống báo hiệu khác nhau. Do đó, để cho các tổng đài có thẻ phối hợp làm việc vói nhau thì cần phải có thiết bị ngoại vi báo hiệu. Có hai loại thiết bị ngoại vi báo hiệu: - Thiết bị báo hiệu kênh riêng (CAS): có nhiệm vụ xử lý, phối hợp với các loại thông tin báo hiệu kênh riêng ở dạng thập phân, đa tần hoặc hệ thống kênh riêng cho báo hiệu PCM.Các thông tin báo hiệu này được truền theo kênh hoặc gắn liền với kênh thoại cho từng loại cuộc gọi. - Thiết bị báo hiệu kênh chung (CCS - Common Chanel Signallig): ở hệ thống này, tất cả các kênh thông tin báo hiệu cho tất cả các cuộc gọi giữa hai tổng đài được truyền đi trên một kênh báo hiệu độc lập với các kênh thoại. Điều này đã dẫn đến tốc độ thiết lập nối nhanh hơn và có thể đưa vào nhiều dịch vụ nâng cao cho thuê bao. Thiết bị báo hiệu kênh chung đóng vai trò phối hợp và xử lý các loại báo hiệu trên mạng báo hiệucho các mục đích điều khiển trong tổng đài. 6-/ Thiết bị trao đổi người - máy. Thiết bị này dùng để điều hành, quản lý và bảo dưỡng tổng đài trong thời gian khai thác. Thiết bị này bao gồm màn hình, bàn phím, máy in,v.v.. Chúng dược dùng để đưa các lệnh quản lý và bảo dưỡng vào thiết bị xử lý thao tác và bảo dưỡng của tổng đài. Sau đó kết quả xử lý được đưa ra màn hình và được in ra qua máy in khi cần thiết. Ngoài ra hệ thống này còn tự động chuyển các loại thông tin về trạng thái làm việc của các thiết bị trong tổng đài hoặc các thông tin cảnh báo hệ thống và hiển thị để thông báo kịp thời cho người quản lý biết được trạng thái làm việc của thiết bị. 7-/ Hệ thống BUS. Để phục vụ cho viêc trao đổi thông tin liên lạc giữa bộ xử lý trung tâm và các thiết bị ngoại vi, đồng thòi các loại thông tin diều khiển từ bộ xử lý trung tâm đến các thiết bị ngoại vi và ngược lại đều được truyền qua hệ thống này. Phần II Nghiên cứu tổng đài ALCATEL1000 E10B Chương I Giới thiệu sơ lược về ALCATEL 1000 E10B. I-/ Vai trò. ALCATEL1000E10B là hệ thống tổng đài số do hãng ALCATEL CIT sản xuất. Thế hệ tổng đài đầu tiên là tổng đài E10A(Tổng đài điện tử sử dụng kỹ thuật phân kênh theo thời gian) được sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1970. Để tăng thêm dung lượng và phát triển các kỹ thuật mới, công ty CIT đã cho ra đời thế hệ tổng đài thứ hai là E10B , một hệ thống chuyển mạch có khả năng thao tác cao hơn và có độ uyển chuyển mềm dẻo hơn. Với tính đa năng ứng dụng , A1000E10B có thể được sử dụng cho chuyển mạch có dung lượng khác nhau, từ các tổng đài nội hạt dung lượng nhỏ cho đến các tổng đài có dung lượng lớn hay tổng đài quá giang hay cửa ngõ Quốc tế. Nó còn có khả năng thích nghi với các vùng có mật độ dân cư khác nhau và với mọi loại hình khí hậu . Tổng đài A1000E10B có thể cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông hiện đại. Nó có thể đấu nối vào các mạng : Mạng liên kết đa dịch vụ, mạng điện thoại tương tự hoặc số , mạng chuyển mạch gói, mạng thông tin di động, mạng máy tính, mạng khai thác và bảo dưỡng,... Hiện nay A1000E10 có thể quản lý mọi hệ thống báo hiệu và nó đã xâm nhập vào khoảng 80 nước trên thế giới . Với sự hỗ trợ bằng kỹ thuật hiện đại hiện hành,với công nghệ tiên tiến, với hệ thống đa sử lý A8300 của ALCATEL và phần mềm mềm dẻo,đa dạng cấu trúc mở, sự phát triển của A1000E10 là chìa khoá trong phương thức phát triển mạng toàn cầu của ALCATEL. Thêm vào đó ALCATEL còn phát triển các hệ thống vệ tinh và chiếm 50% các vệ tinh được chế tạo trên thế giới. Trong thực té, A1000E10 đang dẫn đầu Châu Âu trong lĩmh vực các hệ thống viễn thông qua vệ tinh. II-/ các giao tiếp ngoại vi. Mạng số liệu Mạng dịch vụ hỗ trợ Mạng vận hành và bảo dưỡng Mạng điện thoại Mạng CCITT No7 NT PABX (2) (4) (3) (5) (6) (7) (8) Hình 3: Cấu trúc chức năng tổng thể của E 10B (1) ALCATEL E10 ( ( : (1): Thuê bao chế độ 2,3 hoặc 4 dây. (2): Xâm nhập ISDN cơ sở tốc độ 144Kb/s(2B+D). (3): Xâm nhập ISDN cơ sở tốc độ 2Kb/s(30B+D). (4)&(5): Luồng PCM tiêu chuẩn (2Mb/s,32 kênh, CCITT G732). (6)&(7): Liên kết số lượng tương tự hoặc số tốc độ 64 Kb/s hoặc PCM tiêu chuẩn. (8): Đường số liệu 64 Kb/s (giao thức X25,giao tiép Q3) hoặc đường tương tự với tốc độ nhỏ hơn 19.200 b/s ( giao thức V24 ). III-/ các dịch vụ được cung cấp. 1-/ Xử lý gọi A1000E10 xử lý các cuộc gọi vào/ ra mạng chuyển mạch Quốc gia và Quốc tế. Nó còn truyền số liệu giữa các thuê bao ISDN mà nó quản lý cũng như truyền số liệu vào / ra mạng chuyển mạch gói. Các cuộc gọi gồm: +Các cuộc gọi nội hạt: tư nhan, công cộng. +Các cuộc gọi trongvùng: Ra, vào, chuyển tiếp. +Các cuộc gọi Quốc gia: ra, vào, chuyển tiếp. +Các cuộc gọi Quốc tế: tự động, bán tự động, gọi ra, gọi vào. +Các cuộc gọi nhân công: gọi ra, gọi vào. +Các cuộc gọi đến các dịch vụ đặc biệt. +Các cuộc gọi đo kiểm. 2-/ Các thuộc tính của thuê bao tương tự và thuê bao số. 2.1 Các thuộc tính của thuê bao tuơng tự. +Các đường chỉ gọ vào hoặc chỉ gọi ra. +Đường dây không cần quay số (đường nóng). +Đường không tính cước. +Đường tạo tuyến tức thời. +Đường tính cước tức thời. +Xung tính cước đường tư nhân 12 hoặc 16 KHz. +Đường chuyển xung đảo cực nguồn. +Các đường nhóm: đường gọi ra, gọi vào, 2 chiều, ưu tiên, quay sốvào trực tiếp DDI, đường riêng tư nhân trong một nhóm. +Đường ưu tiên VIP, đường lập hoá đơn chi tiết. +Dịch vụ bắt giữ, chờ gọi. +Quay lại con số thuê bao tự động (con số cuối cùng). +Dịch vụ thoại 3 hướng. +Ngắt cuộc gọi, quay số tắt, chuyển tiếp gọi. +Gọi lại tự động nếu bận, tạm cấm gọi ra. +Dịch vụ vắng mặt, dịch vụ đánh thức. 2.2 Các thuộc tính của thuê bao số. Thuê bao số cũng có thể dùng mọi loại dịch vụ như thuê bao tương tự. Ngoài ra, nó còn có một số thuộc tính sau: -Dịch vụ mạng: +Chuyển mạch kênh 64Kb/s giữa các thuê bao số. +Chuyển mạch kênh trong dải tần cơ số (300 - 3400). -Dịch vụ từ xa: +Fax nhóm 2 và nhóm 3. +Fax nhóm 4 (64Kb/s) . +Alphamopaic Video Tex. +Teletex với Modem cho kênh B hoặc X25 để phối hợp với kênh B (64Kb/s). +64Kb/s Audio Video Tex. +64Kb/s Audio Graphy. -Dịch vụ hỗ trợ: +Xung cước trên kênh D. +Tăng giá thành cuộc gọi. +Liệt kê các cuộc gọi không trả lời. +Hiển thị con số chủ gọi. +Dấu con số chủ gọi. +Quản trị dịch vụ khung. 3-/ Chức năng chuyển mạng dịch vụ. Khi cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ đươc mạng trí tuệ xử lý thì phần áp dụng của mạng chuyển mạch dịch vụ SSP của A1000E10 cho phép xâm nhập vào điểm điều khiển báo hiệu(SCP) của mạng trí tuệ. SCP quản lý quá trình xử lý gọi. 4-/ Đấu nối với Người điều hành. Hệ thống ALCATEL1000E10 OCB283 sử dụng hệ thống đấu nối với Người điều hành là SYSOPE, đó là: -Một Modul mềm dẻo, có thể được sử dụng để quản lý từ vài hệ thống đến vài trăm hệ thống nội hạt ở xa trong một hoặc nhiều vùng khác nhau. -Hoạt động với độ tin cậy cao, phần mềm của nó có cấu trúc phân cấp, có thể thay đổi tại bất kỳ thời điểm nào và nó đề cập đến nhiều chức năng : các nhóm lưu lượng, hoá đơn tính toán đo lường tải và lưu lượng. 5-/ Chức năng vận hành và bảo dưỡng. -Quản trị/ giám sát các sự cố, quản trị theo khiếu nại, tự động đo kiểm đường dây thuê bao, trung kế, hiển thị cảnh báo, xác định vị trí lỗi, thống kê các cuộc gọi, vận hành thiết bị đầu cuối thông minh. -Giám sát vận hành: Thuê bao, nhóm, têm dịch vụ, thiết bị thuê bao,lệnh trao đổi, phiên dịch, tạo tuyến, tính cước, báo hiệu số 7. -Quản trị cước: LAMA-tính cước tại chỗ CAMA- tính cước tập trung, lập hoá đơn chi tiết, thoại công cộng, các vùng theo thời gian. -Quản trị sự hoạt động của tổng đài: Đo lường (lưu lượng, các đường thuê bao,xung tính cước, phiên dịch, đếm thời gian gọi). -Bảo an dùng mã khoá (PASSWORD) cho trạm vận hành và cho người điều hành để tránh xâm nhập không được phép. IV-/ Thông số kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật của bất kỳ một tổng đài nào đều phụ thuộc rất lớn vào môi trường của nó . Tại tổng đài A1000E10 ta có: -Dung lượng xử lý cực đại của hệ thống là 280 CA/s (cuộc thử/giây), theo khuyến nghị Q543 của CCITT về tải kênh, tức là 1.000.000 BHCA(cuộc thử/giờ ). -Dung lượng đấu nối của ma trận chuyển mạch chính đến 2048 PCM, nó cho phép: +Xử lý đến 25.000 Erlangs. +Có thể đấu nối cực đại đến 200.000 thuê bao. +Có thể đấu nối cực đại đến 60.000 trung kế. Hệ thống còn sử dụng kỹ thuật tự điều chỉnh để tránh sự cố khi quá tải. Kỹ thuật này được phân bố từng mức của hệ thống dựa vào số lượng cuộc gọi được xử lý. Chương II Cấu trúc tổng thể của tổng đài ALCATEL 1000 E10 B (OCB-283). I-/ Cấu trúc chức năng. 1-/ Cấu trúc chức năng tổng thể. Mạng điện thoại Mạng vận hành và bảo dưỡng Phân hệ truy cập thuê bao Phân hệ đấu nối và điều khiển Phân hệ vận hành và bảo dưỡng Mạng báo hiệu số 7 của CCITT NT ( ( : Hình 4: Cấu trúc chức năng của A1000E10. Mạng bổ xung Mạng số liệu ALCATEL 1000E10 OCB 283 PABX Hệ thống Alcatel 1000 E10 đuợc lắp đặt tại trung tâm của mạng viễn thông có liên quan . Nó gồm 3 khối chức năng riêng biệt: +Phân hệ truy nhập thuê bao:để đấu nối thuê bao tương tự và thuê bao số. +Phân hệ đấu nối và điều khiển: thực hiện chức năng đấu nối và xử lý gọi. +Phân hệ vận hành và bảo dưỡng: hỗ trợ mọi chức năng cần thiết cho điều hành và bảo dưỡng. Vì mỗi khối chức năng có một nhiệm vụ riêng tương ứng với mỗi khối sẽ là một phần mềm riêng. 2-/ Cấu trúc chức năng của tổ điều khiển OCB 283. SMX COM BT ETA PU/PE URM Mạch vòng ghép thông tin OM MQ GX MR TX TR PC CSNL CSND CSED Mạch và máy thông báo TMN Máy tính Alarms (cảnh báo) Hình 5: Cấu trúc chức năng của tổ điều khiển OCB 283 LR LR 2.1 Bộ thời gian cơ sở (BT). Bộ thời gian cơ sở dùng để phân phối thời gian và đồng bộ cho các đường mạng (LR) và PCM và cả đồng hồ cho thiết bị nằm ngoài tổng đài. 2.2 Ma trận chuyển mạch chính(SMX). SMX là ma trận vuông với một tầng T , có cấu trúc kép hoàn toàn. Nó cho phép phát triển đấu nối đến 2048 đường mạng (LR), còn gọi là đường ma trận. Các đường LR là các đường ghép kênh gồm 32 kênh, không mã hoá HDB3 và có cấu trúc tương tự như tuyến PCM. Ma trận đấu nối trung tâm (MCX) có thể thực hiện các kiểu đấu nối sau: +Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ một kênh vào nào với bất kỳ một kênh ra nào. Có thể thực hiện đồng thời đấu nối,số lượng của cuộc nối bằng số lượng kênh ra. Chúng ta có thể hiểu rằng một cuộc đấu nối là sự trao đổi thông tin giữa kênh vào và kênh ra. + Đấu nối bất kỳ một kênh vào nào với M kênh ra. + Đấu nối N kênh vào với bất kỳ N kênh ra nào (Có cùng cấu trúc khung) MXC do COM (Bộ điều khiển cuyển mạch ma trận) điều khiển. Nó có nhiệm vụ: - Thiết lập, giải phóng đấu nối bằng việc xâm nhập vào bộ nhớ điều khiển ma trận. Sự xâm nhập này cho phép viết vào địa chỉ khe thời gian ra địa chỉ của khe thời gian vào. - Phòng vệ đấu nối, bảo đảm đấu nối để chuyển mạch số liệu chính xác. 2.3. Bộ điều khiển trung kế PCM (URM). URM cung cấp giao tiếp giữa các PCM bên ngoài và OCB - 283. Các PCM có thể đến từ: - Đơn vị đầu nối từ các thuê bao ở xa (CSND) hoặc từ bộ tập trung thuê bao xa (CSED). - Từ tổng đài khác, sử dụng báo hiệu kênh kết hợp hoặc báo hiệu số 7. - Từ thiết bị thông báo số ghi sẵn. Trong thực tế URM thực hiện các chức năng sau: + Biến đổi mã HDB3 thành mã cơ số 2 (PCM - LR). + Biến đổi mã cơ số 2 thành mã HDB3 (LR - PCM). - Chiết và xử lý báo hiệu kênh kết hợp trong khe thời gian 16 (PCM - OCB). - Thêm báo hiệu kênh kết hợp vào khe 16 (OCB - PCM). 2.4. Quản trị thiết bị phụ trợ (ETA). ETA cung cấp các chức năng sau: - Tạo tone (GT). - Thu phát tần số (RGF). - Thoại hội nghị (CCF). - Đồng hồ cho tổng đài. 2.5. Bộ điều khiển giao thức báo hiệu số 7 (PUPE) và bộ điều khiển báo hiệu số 7 (PC). Đối với các đấu nối cho các kênh báo hiệu 64 Kb/s, các đấu nối báo thường trực được thiết lập qua ma trận đấu nối thiết bị xử lý giao thức báo hiệu số 7 (PUPE). Chức năng của PUPE: - Xử lý mức hai kênh báo hiệu. - Tạo tuyến bản tin (một phần trong mức 3) PC thực hiện các chức năng sau: - Quản trị mạng ( một phần của mức 3) - Phòng vệ PUPE. - Các chức năng quan trắc khác mà không liên quan trực tiếp đến báo hiệu số 7 của CCITT. 2.6. Bộ xử lý gọi (MR). Bộ xử lý gọi có nhiệm vụ thiết lập và giải phóng đấu nối cho các cuộc gọi thông tin. Sau khi tham khảo số liệu cơ sở của thuê bao trong bộ phiên dịch con số, MR sẽ đưa ra quyết định cần thiết để xử lý các cuộc thông tin với các danh mục về báo hiệu nhận được. Ngoài ra MR còn thực hiện các chức năng quản trị như điều khiển kiểm tra trung kế, các quan trắc. 2.7.Bộ quản trị số liệu cơ sở (Bộ phiên dich - TR). TR nhận chức năng quản trị phiên dịch, phân tích, quản trị cơ sở dữ liệu của thuê bao, trung kế. TR hỗ trợ cho MR, với yêu cầu từ MR, với các đặc tính của thuê bao và trung kế cần thiết cho thiết lập và giải phóng thông tin. TR còn có nhiệm vụ phối hợp giữa con số quay và nhận được với địa chỉ của trung kế hoạc thuê bao (Tiền phân tích, phân tích, phiên dịch). 2.8.Tính cước và đo lường lưu thoại (TX). TX đảm nhiệm chức năng tính cước cho các cuộc thông tin. Nó thực hiện: - Tính toán số lượng cước cho từng cuộc thông tin - Lưu trữ số liệu cước cho từng thuê bao được tổng đài chuyển mạch phục vụ. - Cung cấp các thông tin cần thiết co lấy hoá đơn chi tiết với các lệnh từ SMM. - Chức năng quan trắc (thuê bao hoặc trung kế). 2.9. Quản lý ma trận chuyển mạch (GX). Chức năng của GX là xử lý và giám sát chất lượng các đường đầu nối : - Thiết lập và giải phóng tuyến nối từ bộ điều khiển (MR) hoặc từ bộ phân bố bản tin (MQ) - ._.Nhận biết các tín hiệu lỗi trong đấu nối do bộ điều khiển chuyển mạch ma trận gây ra. Đồng thời GX thực hiện chức năng giám sát kết cuối của các thành phần đấu nối (các đường xâm nhập LA và các đường nội bộ tới LCXE) định kỳ hoặc theo yêu cầu từ các đường nhất định. 2.10. Bộ phân bố bản tin (MQ). Ngoài chức năng phân chia và tạo khuôn dạng cho các bản tin nội bộ, MQ còn có nhiệm vụ giám sát các đường đấu nối bán thường trực (các đường số liệu) và chuyển các bản tin giữa các mạch vòng thông tin (chức năng cổng). 2.11. Mạch vòng thông tin (Token ring). Tổng đài A1000 E10 sử dụng từ 1 đến 5 mạch vòng thông tin để chuyển thông tin từ trạm này đến trạm kia với giao thức riêng phù hợp với chuẩn định IEEE 802.5. - Mạch vòng đơn (cấu hình rút gọn) được gọi là mạch vòng giữa các trạm MIS. - Một mạch vòng MIS để trao đổi giữa các chức năng điều khiển hoặc giữa các chức năng điều khiển và phần mềm vận hành bảo dưỡng. - Từ 1 đến 4 mạch vòng xâm nhập trạm MAS để trao đổi giữa các chức năng đấu nối (URM, COM, ETA, PUPE) và các chức năng điều khiển. 2.12. Chức năng vận hành và bảo dưỡng (OM) Phần mềm vận hành và bảo dưỡng (OM) thực hiện tất cả các chức năng của phân hệ vận hành và bảo dưỡng. Nó cho phép xâm nhập đến mọi thiết bị phần cứng và phần mềm của A 1000 E10 qua các thiết bị đầu cuối phụ trợ, môi trường từ tính, máy đầu cuối thông minh, các chức năng này có thể phân làm hai nhóm: - Vận hành áp dụg thoại - Vận hành và bảo dưỡng hệ thống Bên cạnh đó phân hệ điều hành và bảo dưỡng còn thực hiện các chức năng: - Nạp phần mềm và số liệu cho các phân hệ đấu nối điều khiển và cho các đơn vị xâm nhập thuê bao số. - Cập nhật tin tức về hoá đơn chi tiết. - Tập trung số liệu cảnh báo từ các trạm đấu nối và điều khiển qua các mạch vòng cảnh báo. - Phòng vệ tập trung cho toàn hệ thống. SMM 1 x 2 OPERATION AND MAINTENANCE SUBSYSTEM subscriber access subsystem csnl csnd csed CONNECTION AND CONTROL SUBSYSTEM SMT (1to28)x2 SMX STS 1x3 SMC 2 to 14 com 1 to 4 mas circuit and announcemen t machines LR SMA 2to37 1 MIS ALARMS GENERAL SUPEVISORY REM Hình 6 : Sơ đồ cấu trúc phần cứng của tổng đài E10B LR SMM 1x2 PCM PCM II-/ Cấu trúc phần cứng. - CSNL : Đơn vị truy nhập thuê bao gần. - CSND : Đơn vị truy nhập thuê bao xa. - CSED : Trạm tập trung thuê bao xa. - MAS : Bộ ghép kêh thâm nhập trạm điều khiển chính. - MIS : Bộ ghép kênh liên trạm. - REM : Mạng quản lý thông tin. - ALARMS : Cảnh báo. - SMC : Trạm điều khiển chính. - SMT : Trạm điều khiển trung kế. - SMA : Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ. - SMX : Trạm điều khiển ma trận. - SMM : Trạm khai thác bảo dưỡng. - STS : Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian. Về mặt phần cứng, OCB 283 bao gồm 6 trạm trong đó có 5 trạm điều khiển (SMC, SMT, SMA, SMX, SMM ), 1 trạm đồng bộ và cơ sở thời gian, cùng với hệ thống ma trận chuyển mạch. Các trạm được nối với nhau bởi một hay nhiều tuyến ghép kênh thông tin ( MIS hoặc MAS ). III-/ Cấu trúc phần mềm (ML). ML là một tập hợp phần mềm bao gồm chương trình và số liệu, nó được đặt trong một trạm đa xử lý (SM) và nó thực hiện một chức năng riêng. Một ML = 1 Hypervisor - đơn vị thực hiện điều khiển. Một ML = 1 đơn vị tải. Mỗi ML có một tổ chức nội bộ ( hệ thống + áp dụng ) mà Hypervisor và ML khác không thể biết được, ML đặc trưng bằng: - Một kiểu: Xác định chức năng của ML (ví dụ TR mà ML đảm bảo chức năng phiên dịch). Trong chức năng tải của tổng đài và chức năng phòng vệ, một kiểu ML có thể có nhiều đơn vị đóng nhất, ví dụ: 2 MLTR. - Một địa chỉ hệ thống: Mỗi ML có một địa chỉ hệ thống riêng (AS ), địa chỉ này được sử dụng để xác định ML trong hệ thống. - Một hoặc hai Archieve : Archieve hệ thống, Archieve trạm. - Một SM: được cài đặt trong từng trạm, với một tệp phân nhiệm cho biết địa chỉ vật lý của trạm của từng ML. - Một trạng thái. * Danh sách các phần mềm chức năng (ML). MR: Xử lý gọi - Thiết lập và giải phóng thông tin. TX: Tính cước cuộc gọi, đo lường lưu thoại. Tính cước cho các cuộc thông tin, quan trắc trung kế và thuê bao, tính toán cước, quản trị và thời gian tính cước. TR: Quản trị cơ sở dữ liệu và thuê bao, phiên dịch. Phân tích: tạo tuyến trung kế, cơ sở dữ liệu thuê bao và trung kế. MQ: Phân bố bản tin: Phân bố bản tin đến các bộ điều khiển PCM và các bộ quản trị thiết bị phụ trợ, cấu hình phân hệ đấu nối. GX: Điều khiển hệ thống ma trận: Quản trị phân hệ đấu nối trung tâm. PUPE: Quản trị giao thức báo hiệu số 7: Xử lý giao thức báo hiệu số 7, quản trị trạng thái trung kế báo hiệu số 7, chuyển mạch bản tin của đơn vị đấu nối thuê bao số. PC: Điều khiển báo hiệu số 7: Quản tị mạng báo hiệu số 7, phòng vệ ML, PUPE, quan trắc lưu lượng. OC: Tạo tuyến bản tin OM: Chuyển mạch các bản tin liên quan đến phần mềm vận hành, bảo dưỡng, xâm nhập vào phần mềm vận hành bảo dưỡng. URM: Điều khiển PCM: Quản trị báo hiệu kênh kết hợp, các đường PCM đấu nối CSND với CSED. ETA: Quản trị thiết bị phụ trợ, quản trị trạng thái của các thiết bị phụ trợ. COM: Điều khiển chuyển mạch ma trận thiết lập giám sát và giải phóng đấu nối. SM: Điều khiển trạm, các chức năng hệ thống, cấu hình các bộ xử lý. CSN: Đơn vị xâm nhập thuê bao số: Quản trị trạng thái của thuê bao, quản trị xâm nhập thuê bao số. CSE: Bộ tập trung thuê bao xa: Quản trị các trạng thái thuê bao và các thiết bị tâp trung thuê bao xa. OM: Phần mềm vận hành bảo dưỡng: Vận hành và bảo dưỡng, lưu số liệu, chương trình. Chương III Các trạm điều khiển trong OCB- 283. SMC, SMA, SMT, SMM, SMX, STS. I-/ Trạm điều khiển chính (SMC) 1-/ Vai trò vị trí của trạm điều khiển chính smc Trạm điều khiển chính thực hiện các chức năng sau : MR : Xử lý cuộc gọi TR : Quản trị cơ sở dữ liệu và thuê bao, phiên dịch. TX : Tính cước cho các cuộc thông tin. MQ : Phân bố bản tin. GX : Quản trị đấu nối, quản lý hệ thống ma trận chuyển mạch. PC : Quản lý mạng báo hiệu số. Tuỳ theo cấu hình và lưu lượng xử lý mà có thể có một hay vài trạm SMC. Và các trạm SMC có thể chỉ có một hay nhiều chức năng tuỳ thuộc vào phần mềm được cài đặt trong nó. Trạm SMC được đấu nối với các môi trường thông tin sau : - Bộ ghép kênh liên trạm MIS để trao đổi thông tin giữa SMC với SMM. - Bộ ghép kênh thâm nhập trạm điều khiển chính MAS (từ 1đến 4 MAS) để trao đổi thông tin giữa SMC với SMA, SMT và SMX. - Mạch vòng cảnh báo MAL, để chuyển các cảnh báo nguồn từ SMC đến SMM. 2-/ Cấu trúc chức năng. 2.1. Cấu trúc tổng quát của một trạm điều khiển Một trạm điều khiển gồm: - Một hoặc nhiều Coupler. - Một hoặc nhiều đơn vị xử lý. - Một bộ nhớ chung. - Các coupler đặc biệt cho chức năng chuyển mạch hoặc xử lý số liệu vào /ra. MAIN PROCESSER UNIT PUP COMMON MEMORY SECONDARY PROCESSER UNIT PUS SECONDARY MULTIPLEX Coupler CMS MAIN MULTIPLEX coupler CMP CPECIFIC COUPLERS BSM A B Tokenring A B Tokenring local bus Hình 7: Cấu trúc tổng quát của một trạm điều khiển. 2.2 Cấu trúc trạm điều khiển chính. Gồm: - Một Coupler chính đấu nối với mạch vòng thông tin (CMP). - Một đơn vị xử lý chính (PUP). - Một bộ nhớ chung (MC). - Một đến bốn đơn vị xử lý phụ (PUS). MIS CMP PUP MC PUP 1 PUP 4 CMS 1 CMS 4 MAS 1 MAS 4 LOCAL BUS BSM Hình 8 : - Một đến bốn coupler phụ đấu với mạch vòng thông tin MAS (CMS). 3-/ Kiểu vật lý của SMC. SMC được tổ chức xung quanh một bus tiêu chuẩn BSM có kích cỡ 16 bit. Các bảng mạch in khác nhau được đấu nối với bus này và chúng sử dụng BUS như một phương tiện thông tin. Có thể có 13 bảng thuộc 5 loại khác nhau được nối trên bus BSM (bus giữa các trạm đa xử lý) trong một trạm SMC. - Bảng ACAJA kết hợp với bảng ACAJB đảm bảo cho việc quản trị trao đổi giữa MIS và BSM. - 4 bảng ACAJA kết hợp với ACAJB để thực hiện việc quản trị trao đổi giữa các MAS và BSM. - 3 bảng ACMCQ (nay được thay bằng một bảng ACMCS) thực hiện chức năng của bộ nhớ chung cho dung lượng là 4M b. - Một bảng ACUTR thực hiện chức năng xử lý chính (PUP) - 4 bảng ACUTR thực hiện chức năng xử lý phụ (PUS). Bảng ACALA không được đấu nối với bus BSM thực hiện chức năng thu nhập cảnh báo nguồn và chuyền các cảnh báo này đến mạch vòng cảnh báo MAL. Một trạm SMC có tối đa 17 bảng + 2 bảng nguồn. Tiêu thụ cực đại 5v<160w 3.1 Bảng xử lý ACUTR ở hệ thống OCB 283 board ACUTR được tổ chức xung quanh một con vi xử lý 68020 (ACUTR3) hoặc 68030 (ACUTR4)gồm một đơn vị xử lý cho các trạm đa xử lý, được gọi là đơn vị xử lýchính (PUP) hay đơn vị xử lý phụ (PUS). ACUTR được gắn với bus BSM bắt buộc, với bus nội hạt BL(khi nó là PUP). Một trạm SMC có thể gồm một hay nhiều board ACUTR. Thực hiện đấu nối board ACUTR với bus BSM theo kiểu 116 bit (khi địa chỉ nhỏ hơn 16MBytes) hoặc theo kiểu 32 bit (khi địa chỉ lớn hơn16 MBytes). Chế độ 32 bit cho phép MP 68020 hoạt động với toàn bộ dung lượng (32 bit địa chỉ 32 bit số liệu). Chế độ này là tự động khi địa chỉ gửi bằng 68020 vượt quá 16 MBytes. 3.2 Board ACMCS. Bảng nhớ chung 16 Mb. ACMCS là bảng nhớ chung 16 Mb của các trạm điều khiển SM trong OCB 283. Nó được bảo vệ bằng mã tự sửa sai và có thể truy nhập qua bus BSM và bus BL (bus local). Nó giao tiếp với : - Bus BSM với việc xâm nhập có ưu tiên. Bus số liệu là bus 16 bit cho địa chỉ nhỏ hơn 16 Mb và 32 bit cho địa chỉ nằm giữa 16 Mb và 4GB. Để hoạt động được thì ACMCS phải được nối với bảng xử lý chính (MASTER- bảng chữ) thông qua bus BSM. - Bus nội hạt (BL) là bus xâm nhập nhanh đến bảng chữ. Bus địa chỉ là 1 bus 32 bit và nó chỉ xâm nhập đến bus địa chỉ nhỏ hơn 16 Mb. 3.3 Board ACAJA/ACAJB - Bảng kết nối (Coupler). Coupler được tổ chức xung quanh một bộ xử lý 68020 cho phép đấu nối đến một trạm mà trong trạm gồm 1 bus BSM và các bộ dồn kênh tokenring. Coupler liên kết với phần mềm tương thích thực hiện CMIS và CMAS phù hợp với chức năng và vị trí đấu nối với MIS hoặc MAS. Coupler có thể đóng vai trò như một trạm xử lý cho việc khởi tạo và nạp chương trình. Khi ấy nó là Coupler chính (CMP). Còn không thì nó sẽ là Coupler phụ (CMS). Coupler mạch vòng thông tin được đấu nối với bus BSM, 2 vòng thông tin. Coupler bao gồm hai bảng mạch in ACAJA và ACAJB. Board ACAJA được tổ chức xung quanh bộ xử lý 32 bit 68020 hoạt động ở tần số 15.6 Mhz. Hai board nối với nhau qua một bus riêng. Nguồn cấp cho hai board khác nhau. Board ACAJB cho phép đọc địa chỉ vật lý của trạm đa xử lý (APSM). II-/ TRạM ĐIềU KHIểN THIếT Bị PHụ TRợ (SMA). 1-/ Vai trò, vị trí của trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA. SMA bao gồm ETA và PUPE, có nhiệm vụ: - ETA: Quản trị thiết bị phụ trợ, quản trị Tone. - PUPE: Điều khiển giao thức báo hiệu số 7 của CCITT. Tuỳ thuộc vào cấu hình và lưu lượng của tổng đài mà SMA có khi chỉ có ETA hoặc PUPE hay có cả hai phần mềm trên. Các thiết bị phụ trợ của OCB 283 là: - Các bộ thu phát đa tần. - Các mạch hội nghị. - Các bộ tạo Tone. - Quản trị đồng hồ - Các bộ thu phát báo hiệu số 7 của CCITT Trạm SMA được nối với SMX bằng 8LR để chuyển báo hiệu tạo ra hoặc để phân tích báo hiệu nhận được SMA còn nhận được sự phân phối thời gian cơ sở từ STS thông qua SMX. Ngoài ra, SMA được nối với MAS để trao đổi thông tin với các trạm khác và nối với mạch vòng cảnh báo MAL để thu thập cảnh báo nguồn đưa về cho khai thác bảo dưỡng SMM. 2-/ Cấu tạo của một trạm SMA. SMA gồm các bảng mạch in sau: - Một bộ nhớ chung MC. - Một bộ phối hợp ghép kênh chính PUP. - Một đơn vị xử lý phụ PUS. - 1 đến 12 bộ phối hợp dành cho việc : + Xử lý các tín hiệu thoại (CTSV) : có chức năng . Tạo và thu tần số. Có 8 mạch trên một Coupler . . Thoại hội nghị có 8 mạch với 4 đầu vào trên 1 Coupler . . Phát tín hiệu Tone có 32 bộ phát trên 1 Coupler . Đo tạp âm, kiểm tra tạp âm thoại. + Báo hiệu đa giao thức (CSMP). Dùng để xử lý các giao thức báo hiệu số 7 và điều khiển đường số liệu mức cao (HDLC). CMP Mas Pup mc pus bl bsm Ctsv1 Ctsv2 clock n Csmp12 To connection Chain HìNH 9: Cấu trúc chức năng của sma + Quản trị đồng hồ CLOCK. 3-/ Dạng vật lý của SMA. SMA được tổ chức xung quanh bus 16 bit là bus BSM tiêu chuẩn. Bus này được coi như phương tiện truyền tin giữa các board khác nhau. Có thể đấu nối 16 board với bus BSM: - Board ACAJA và ACAJB có nhiệm vụ quản lý trao đổi thông tin qua MAS. - 1 board ACMCQ hoặc ACMCS cấp bộ nhớ cho trạm. - 1 board ACUTR đảm nhận chức năng xử lý cuộc gọi. - Cực đại còn có 12 board dành cho các hoạt động khác của trạm: + 1 đến 9 board ICTSH phối hợp xử lý tín hiệu thoại. + 1 đến 2 board ACHIL phối hợp xử lý đa thủ tục. + 1 board ICHOR phối hợp đồng hồ. Ngoài ra người ta đưa vào trong trạm nhưng không liên kết với bus BSM những board sau: - 1 cặp board ICID thực hiện liên kết giữa các nhánh của ma trận chuyển mạch SMX và SMA. - 1 board ACALA để thu và phát cảnh báo xuất hiện ở SMA đến mạch vòng cảnh báo MAL. * Chức năng các board : 3.1 Board ICTSH Có 4 chức năng cơ bản: - Chức năng thông tin đồng thời giữa các thuê bao (có thể trao đổi đồng thời 4 thuê bao với nhau). Chức năng này cho phép: + Bổ xung đặc tính nghe trộm vào một cuộc thoại hội nghị. + Hiển thị các cuộc chờ gọi. + Thiết lập cuộc gọi qua người điện thoại viên. Có thể lập 8 mạch thoại hội nghị (mỗi hội nghị là 4 thuê bao) trên 1 board ICTSH. - Chức năng tạo Tone: Cho phép tạo 32 tín hiệu âm thanh trên 1 board ICTSH Các tín hiệu này là chuỗi của 1,2,3 hay 4 tần số và cực đại là 8 tần số. Các tần số và nhịp thời gian được chuyền từ khi khởi tạo SMA và tồn tại trong quá trình hoạt động. - Chức năng tạo và thu tần số (RGF) : Các đầu cuối RGF phân tích và chuyền các tín hiệu tần số âm thanh. Nhìn chung các tín hiệu này là đơn hoặc đa tần liên quan tới một mã báo hiệu. Trong OCB 283, một đầu cuối RGF được định vị động bởi các phân tử lệnh điều khiển bên trong một mã báo hiệu. Nó phát hiện sự tồn tại của tín hiệu khi nhận và chuyền tần số tạo bởi chúng từ các trạm lệnh. 8 terminal RGF có thể được lắp trên 1 board ICTSH. - Chức năng nhận biết điều chế: Vận hành và giám sát các thông báo ghi sẵn. Nó được xử lý như một mã riêng của RGF và hoạt động như một bộ nhận biết tín hiệu tiếng nói. Nó là phần mềm xác định kiểu chức năng cài đặt bởi board ICTSH và được nạp khi khởi tạo trạm. 3.2 Board ACHIL Thực hiện chức năng xử lý (mức 2) cho 16 kênh báo hiệu HDLC và kiểm tra khung. Với nghĩa HDLC tức là: Khi phát: gửi cờ, tính toán mã chu kì thặng dư (CRC) chèn số 0. Khi thu: bỏ chèn các số 0, kiểm tra CRC và nhận cờ. Với nghĩa của báo hiệu số 7 của CCITT, nghĩa là: Khi phát : Tự động gửi các khung làm đầy và phát lại theo lệnh các khung trạng thái. Khi thu: Tự động phân tích và nhận biết các khung làm đầy (các khung này không mang tin). 3.3 Board ICHOR Bảo đảm độ ổn định thời gian chính xác cho tổng đài OCB 283. Thông tin về thời gian thực hiện chức năng chuyển mạch kép, nó cho phép các bản tin được đặt nhãn và xác định. Board này phải biết được sự trôi pha để tránh việc điều chỉnh lại thời gian và việc mất thời gian đột ngột khi phần cứng có sự cố. 3.4 Board ACAJA/ ACAJB. Board ACAJA/ ACAJB là Coupler đấu nối trạm SMA với MAS để trao đổi thông tin hai chiều với các đơn vị điều khiển. Các thông tin được trao đổi: - Báo hiệu kênh riêng (CAS) từ các board ICTSH. Thông tin về việc thu, phát các tín hiệu tần số âm thanh. - Các bản tin vào /ra từ các ứng dụng được thực hiện bởi các bộ xử lý ở trong SMA (các bản tin định vị, các bản tin báo hiệu số 7....) 3.5 Board ACALA. Bảng này đảm nhận việc thu thập cảnh báo. Nó có một nguồn riêng.Trong SMA, cảnh báo đượ các sinh ra từ các bộ cung cấp nguồn và được chuyền qua các bộ chuyển đổi. 3.6 Board ICID. - Nhận 8 đường LR và cơ sở thời gian liên quan đi qua board ICID từ một nhánh của ma trận chuyển mạch chính SMX. - Chuyền đi 8 đường xâm nhập (8 LA) và 4 cơ sở thời gian có liên quan (DT) bằng 8 LR - Đồng bộ các đường LR đến từ SMX và các LR hỗ trợ - Thêm các bit vào LR. - Tạo ra các tín hiệu đi kèm với LA. - Phát tín hiệu sẵn có hỗ trợ lẫn nhau trong ICID. - Xử lý LA đi được truyền bởi các UR (đơn vị có đấu nối) và phát LR đi. Logic b Logic b Logic đIều khiển Bộ phối hợp dồn kênh chính (cmp) 8 Các modul thu nhận Giao diện pcm bên ngoài Thiết bị cơ sở 32 Giao diện ma trận chuyển mạch chính (sab) 4 Logic a Logic đIều khiển Bộ phối hợp dồn kênh chính (cmp) 8 Các modul thu nhận Bộ dồn kênh thâm nhập trạm đa xử lý (mas) Tuyến nối pcm Tới ma trận chuyển mạch chính Hình 10a: III-/ Trạm điều khiển trung kế (SMT). 1-/ Các chức năng của SMT. SMT đảm nhận chức năng giao tiếp giữa trung tâm chuyển mạch và PCM. Đến trung tâm chuyển mạch là các PCM được lấy từ đơn vị xâm nhập thuê bao số ở xa (CSND), từ bộ tập chung thuê bao xa (CSED), từ các thiết bị thông báo số đã được ghi sẵn và từ trung tâm chuyển mạch khác. Thực chất SMT là trạm phần cứng gồm các bộ điều khiển PCM hay còn gọi là đơn vị đấu nối ghép kênh (URM), thực hiện các chức năng: - Khi hướng từ PCM vào trung tâm chuyển mạch; nó biến đổi mã nhị phân từ mã HDB 3, tách báo hiệu kênh riêng (CAS) từ khe 16, quản lý báo hiệu truyền trong khe 16 và đấu nối các kênh giữa PCM và LR - Khi hướng từ trung tâm chuyển mạch đến PCM (thực hiện ngược lại) Thực hiện biến đổi mã nhị phân thành mã HDB 3 chèn báo hiệu vào khe 16 quản trị kênh báo hiệu trong khe 16 và đấu nối giữa các kênh LR và PCM. 2-/ Vị trí của trạm SMT. - SMT sử dụng các đường PMC để đấu nối với các phần tử bên ngoài như: đơn vị xâm nhập thuê bao số ở xa CSND, bộ tập trung thuê bao xa CSED, các trung kế của tổng đài khác...(có tối đa 32 đường PCM). - Ma trận đấu nối gồm cực đại 32 LR tạo thành 4 nhóm GLR có nhiệm vụ mang nội dung của CCS 7 và kênh thoại. - SMT còn được đấu nối với MAS để trao đổi thông tin giữa SMT và các trạm điều khiển, nối với cả mạch vòng cảnh báo MAL để cảnh báo. 3-/ Cấu trúc tổng thể của một SMT. Mỗi SMT quản lý 32 đường PCM chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm 4 PCM gọi là LOGUR do phần mềm điều khiển đấu nối quản lý. để cho việc xử dụng được tốt, LOGUR cũng như logic nhận biết đều được ghép đôi, chỉ có phần đầu cuối kết nối PCM và bảng chọn logic tích cực là không được ghép đôi. Nhìn chung 1 SMT gồm hai mức logic: - Một logic chỉ huy mà xử lý chức năng chuyển mạch và bảo vệ cho chức năng chuyển mạch. - Một logic dự phòng mà hàng ngày quan hệ với logic chỉ huy thực hiện chức năng sửa chữa theo yêu câù từ trạm SMM. Logic dự phòng sẽ chuyển thành logic chỉ huy khi có yêu cầu thay thế từ SMM hay có sự hỏng hóc của logic chỉ huy chính 3.1 Tổ chức Module. Một Module quản lý 4 PCM (mỗi PCM gồm 32 kênh) gồm 2 phần: - Một PCM logic cuối gồm 4 bảng ICTR1 (mỗi bảng cho 1 PCM ) thực hiện. + Khi thu: Biến đổi mã HDB3 thành mã nhị phân và khôi phục đồng hồ từ đường truyền. + Khi phát: Biến đổi mã nhị phân thành mã HDB3 và thu hồi đồng hồ nội hạt. - Một logic nhận biết có cấu trúc kép là LAC 0 và 1 có chức năng: + Đồng bộ liên kết thu bằng đồng hồ local. + Dò tìm cảnh báo. + Liên kết các kênh thoại và kênh số liệu. + Tách báo hiệu từ khe 16. + Thêm báo hiệu vào khe 16. + Tính toán và chèn CRC4.Mỗi LAC do một board ICMOD quản lý. LOGUR 0 LOGUR 1 Coupling MAS 4 8 Acquisition logic 0 PCM end Acquisition logic 1 4 4 PCM Acquisition logic 0 PCM end Acquisition logic 1 4 4 PCM 8 4LA 4LA Modul 0 Modul 7 Hình 10b : Cấu trúc tổng thể của SMT Module LAC 0 do LOGUR 0 điều khiển còn module LAC 1 được điều khiển bởi LOGUR1. ICTR2 Transcoder ICTR3 Transcoder ICTR1 Transcoder Transcoder ICTR4 Sửa sai cảnh báo CRC4 Trộn đồng bộ Phát báo hiệu Thu báo hiệu Acquisition logic LAC 0 IC MOD LA LTM LVSM BUS số liệu Acquisition logic LAC 0 IC MOD LA LVSM LTM Hình 11: Sơ đồ tổ chức của một module gồm 4PCM PCM PCM PCM PCM 3.2 Tổ chức của LOGUR * Vị trí của LOGUR trong trạm SMT: Toàn bộ lưu lượng của cả 32 PCM được quản lý bởi một nửa hệ thống. Sự lựa chọn logic hoạt động do bảng giám sát SMT đảm nhiệm bao gồm: - Các yêu cầu chuyển đổi theo chu kỳ. - Các yêu cầu chuyển đổi khi có sự cố tại logic hoạt động. - Các yêu cầu chuyển đổi nhân công. - Các yêu cầu chuyển đổi theo lệnh Người - Máy. * Cấu tạo của LOGUR Một LOGUR quản lý 8 logic nhận biết (8 LAC) liên kết với nó và quản lý thông tin 2 chiều với LOGUR khác cùng với các phân tử bên ngoài.các chức năng này do 3 bộ xử lý thực hiện: - Hai bộ xử lý phụ A và B : Thực hiện công việc chuyển mạch và quản lý các cảnh báo của logic được nối với chúng (board ICPRO-A và board ICPRO-B) - Một bộ xử lý chính : Thực hiện việc quản lý trao đổi, điều khiển các nhiệm vụ được đảm trách bởi các bộ xử lý phụ. Một bộ nhớ trao đổi để trao đổi thông tin giữa bộ xử lý chính và hai bộ xử lý phụ cùng với thông tin của logic khác (board ICMEC). Các bộ xử lý phụ có một bộ nhớ chung gồm các bảng biến đổi mã dùng trong xử lý báo hiệu kênh riêng (board ICCTM và board ICCAT). Sự trao đổi với các trạm điều khiển thông qua Coupler đấu nối với mạch vòng MAS board ACAJA và board ACAJB). Qua board ICDIM, giao tiếp giữa MAS và ICPRO và giữa Coupler với các modul để phát và thu báo hiệu CAS được thực hiện. Trong SMT có hai LOGUR được cài đặt là LOGUR 0 và LOGUR 1 . Có từ 1 đến 8 modul (mỗi modul đấu với 4 PCM) trong một trạm SMT. Tổng trang bị cho các modul gồm:- 4 board ICTR1 được cấp bởi 1 board mẹ là ICTRM. 2 board ICMOD được điều khiển bởi LOGUR 0 và LOGUR 1. ACAJA/ACAJB Board ICDIM ICCTM/ICCAT Bộ nhớ trao đổi Bộ xử lý chính Module 7 Module 6 Module 5 Module 4 Module 1 Bảng biến đổi MAS Bộ xử lý phụ A Bộ xử lý phụ A Bộ xử lý phụ B Module 0 Module 3 Module 2 Tới LOGUR khác LOGIC chính 4 4LVSM 4LTM Hinh 12 Sơ đồ cấu trúc LOGUR 4-/ Dạng vật lý của SMT. - Hai ngăn là diện tích cần có để lắp đặt 1 SMT với 12 kiểu bảng mạch in và các Coupler chính ACAJA, ACAJB. - Có 6 kiểu board tự động tương ứng với bộ điều khiển PCM là: ICPRO,ICDIM, ICSDT, ICCTM, ICCLA. + Board ICMOD thực hiện chức năng của logic thu nhận LAC. + Board ICTR1 thực hiện kết cuối PCM. + Board ACALA là Coupler cảnh báo. + Board ICID để chọn lựa nhánh. Trong SMT có thể lắp đặt cực đại 49 board + 4 board nguồn (cho 32 PCM). Nếu cả trạm sử dụng 32 PCM thì sẽ tiêu thụ tối đa là 170w. IV-/ Trạm điều khiển ma trận (SMX). Để thực hiện chức năng đấu nối, trong tổng đài Alcatel 1000E10 có phân hệ tập chung đấu nối được xây dựng từ hệ thống ma trận chuyển mạch CCX, bộ nhớ khuyếch đại và chọn nhánh SAB, ma trận chuyển mạch chính MCX, trạm điều khiển ma trận SMX. Và ngoài ra còn phải có chức năng phòng vệ đấu nối. 1-/ Hệ thống ma trận chuyển mạch (CCX). CCX thiết lập sự đấu nối ở các kênh thời gian của các đơn vị đấu nối thuê bao nội hạt (CSNL) và ở các trạm SMT, SMA. 1.1 Chức năng của CCX: - Đấu nối đơn hướng giữa một kênh vào (VE) và một kênh ra (VS). Số lượng các cuộc nối bằng số lượng kênh ra. - Đấu nối 1 kênh vào với m kênh ra - Đấu nối N kênh vào với N kênh ra có cùng một cấu trúc khung. Chức năng này còn được gọi là đấu nối đa kênh N * 64 Kb/s. - Đấu nối 2 chiều sử dụng 2 cuộc nối đơn hướng giữa phía chủ gọi (A) và phía bị gọi (B). Đồng thời CCX còn đảm bảo việc: - Chuyển mạch giữa thiết bị phụ trợ và các kênh tiếng để chuyển các tín hiệu báo tần số âm thanh. - Phân bổ các Tone và các bản tin thông báo đến các kênh ra. - Trao đổi thường xuyên giữa các kênh mang liên kết số liệu hay liên kết báo hiệu giữa mạch và mạch hoặc giữa mạch và trạm SMA. 1.2 Tổ chức của CCX. CCX bao gồm: - Ma trận chuyển mạch chủ (MCX): + Chuyển mạch 16 bit, trong đó có 3 bit dự phòng. SAB thu và truyền các LA (các liên kết truy nhập) đến từ các UR và tạo các đường LR (LRa cho MCXA và LRb cho MCXB). Trong đó : CAL: Tính toán chẵn lẻ. :Kiểm tra chẵn lẻ. COMP: So sánh từng bit. LAE: Đường nối thâm nhập tới (Liaison d’ Acces entrante) LAS: Đường nối thâm nhập đi (Liaison d’ Acces Sortante). * Các hoạt động được xử lý bởi SAB là: - Khuyếc đại các LR trên đường phát và thu. - Chuyển đổi phù hợp 8 bit/16 bit, giành 8 bit cho mỗi kênh. - Xử lý 3 bit điều khiển . - Chọn nhánh để chuyển mạch. - Giao tiếp phân bổ thời gian giữa các UR và MCX. - Giao tiếp LA khi phát và thu. Mỗi board ICID quản lý 8 LR (1 nhóm LR + 1 DT) từ cùng một nhánh của MCX. + Chuyển mạch ma trận 2048*2048 LR với 1 tầng T. + Thiết bị chuyển mạch 64 LR. - Chức năng chọn lựa khuyếc đại nhánh: + Lựa chọn và khuyếc đại. + Giao tiếp với các trạm đấu nối CSNL, SMT, SMA. + Giao tiếp phân bố thời gian. MCXB Ma trận chuyển mạch chính (MCXA) Chọn nhánh Và khuếch đạI (SAB) SMT SMA CSNL LA LA LRB Chọn nhánh Và khuếch ĐạI (SAB) SMT SMA CSNL LA LA LRA LRA LRA LRB Các trạm or csnl Các trạm or csnl Hệ thống ma trận chuyển mạch ma trận chuyển mạch chính Hình 13 : Tổ chức của CCX. - Các đường ma trận LR có tốc độ 4Mb/s được đấu nối theo modul gồm 8 LR. Tất cả đều được ghép đôi để đảm bảo sự hệ thống. 2-/ Bộ khuếch đại và chọn nhánh (SAB). M C X A M C X B CAL CAL SABB SABA COMP COMP SABB SABA LAE P/R LAE LREB LREA LRSB LRSA LAS LAS + DISPO Hình 14: Sơ đồ bộ khuếch đại và chọn nhánh. SAB được gắn trong các rack mà có các phần được nối đến CCX. Các phần này là CSNL, SMT, SMA được gọi theo trật tự thuộc về một nhóm gọi là các đơn vị đấu nối UR. Nhiệm vụ chính của SAB là thực hiện giao tiếp giữa UR và hai nhánh của ma trận chuyển mạch chính MCXA và MCXB. 3-/ Ma trận chuyển mạch chính (MCX). Bao gồm cả hai nhánh A và B. Về phần cứng, nó được tạo nên từ các SMX (trạm điều khiển đấu nối). Mỗi nhánh của MCX gồm từ 1 đến 8 SMX. Mỗi SMX nhận được một tín hiệu thời gian ghép 3 (8Mhz và đồng bộ khung) đến từ STS sau đó lựa chọn rồi phân bố thông tin đến tổng đài và đến các giao diện LR (ILR). Mỗi SMX xử lý 256 LR đi và 256 LR đến bên trong giao tiếp đường mạng (ILR) của nó. Mỗi ma trận chuyển mạch thời gian đều có khả năng xử lý trao đổi các khe thời gian của 2048 đường LR vào với các khe thời gian của 256 LR ra của nó. Thiết bị điều biến có độ lớn là: - 64 LR cho ma trận chuyển mạch T. - 16 LR cho giao tiếp mạng liên lạc. 256 LRS (0 đến 255) MAS MAS MAS 256 LRS (255 đến 511 ) 256 LRS (1792 đến 2047 ) 1 2 3 4 5 6 7 8 Ma trận 2048*256 Bộ phối hợp Ma trận Bộ phối hợp dồn kênh ilr bsm ilr Smx1 256LRE (256đến511) 1 2 3 4 5 6 7 8 Ma trận 2048*256 Bộ phối hợp Ma trận Bộ phối hợp dồn kênh ilr bsm ilr Smx2 1 2 3 4 5 6 7 8 Ma trận 2048*256 Bộ phối hợp Ma trận Bộ phối hợp dồn kênh ilr bsm ilr 256 LRE (0đến 255) Smx8 256LRE ( 256 đến 511) 256 LRE ( 1792 đến 2047) Hình 15: Cấu trúc của một nhánh ma trận chuyển mạch. ILR: Giao diện đường nối ma trận. LRE: Đường nối ma trận tới. LRS: Đường nối ma trận đi. BOM: Bus trạm đa xử lý (16 bit). MAS: Bộ dồn kênh thâm nhập SMX. 4-/ Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch (SMX). Bộ phối hợp ma trận Bộ phối hợp Dồn kênh chính (CMP) Ma trận chuyển mạch phân kênh theo thời gian 2048 lre (max) 256 lrs (max) Giao tiếp đường nối ma trận (ilr ) 256 lrs Bộ dồn kênh thâm nhập trạm đa xử lý (mas) Giao tiếp đường nối ma trận (ilr ) Tới smx khác Tối đa 1792 lcxe (Tơí từ smx khác) Hình 16: cấu trúc của SMX. 4.1 Cấu tạo của SMX Bao gồm: - 1 CMP (main multiplex coupler) cho phép truyền tin tức 2 chiều với MAS và là bộ xử lý cho phần mềm bộ điều khiển ma trận chuyển mạch (ML COM). - 1 Coupler liên kết với ma trận chuyển mạch T. - Các giao diện LR (ILR) cho tối đa 256 LR vào và 256 LR ra. - 1 ma trận chuyển mạch T có dung lượng cực đại là 2048 LR vào và 256 LR ra. 4.2 Phần giao tiếp lệnh. - Qua MAS thu chỉ thị lệnh do các trạm SMC chuyển tới. - Viết, đọc các bộ nhớ lệnh của ma trận đấu nối. - Điều khiển xử lý - Chuyển các trả lời đến các trạm SMC. - Giao tiếp với STS. Sau đó chọn đồng hồ nhịp 3 để từ STS phân phối cho tổng đài (trường chuyển mạch). - Bộ xử lý và chức năng kết nối (Coupling) đến MAS giống bộ xử lý trong trạm SMC. Có 3 kiểu board: - Coupler chính CMP: ACAJA, ACAJB. - Coupler ma trận: RCMP. 4.3 Phần giao tiếp đường ma trận: RCID. - RCID thực hiện trao đổi với các LR vào hay với các LR ra từ thiết bị chọn lựa nhánh SAB, có nghĩa là: + Phân bổ các LR theo dạng đúng với các ma trận của các trạm ma trận chuyển mạch khác của nhánh. + Truyền thông tin đã thu được từ ma trận của trạm chuyển mạch có liên quan đến SAB trên các LR ra. - Xử lý các bit kết quả kiểm tra từ các bộ khuyếc đại UR đến. - Phân bố các liên kết thời gian đến các UR. - Kích hoạt các kiểm tra bằng yêu cầu đấu nối và truyền dẫn. - Trang bị theo kiểu modul: 16 đường ma trận. Một board RCID có khả năng giao tiếp LR cho 16 LR vào và 16 LR ra. 4.4 Phần ma trận đấu nối. Có nhiệm vụ chuyển mạch giữa các kênh vào và các kênh ra. Hoạt động trên cơ sở sử dụng phương thức truy nhập bộ nhớ một cách đối ngẫu. - Kiểu bộ nhớ đệm: cho phép lưu các mẫu có liên quan đến 2 khung và vị trí lưu sẽ theo thứ tự giống thứ tự khung và các khe thời gian trong khung. - Dưới sự điều khiển của bộ nhớ điều khiển, việc đọc/ viết được thực hiện tại từng khung. - Kiểu bộ nhớ điều khiển: Địa chỉ khe thời gian đầu vào thứ j liên quan đến việc đấu nối giữa khe thứ j và khe thứ đầu i được lưu giữ trong từng địa chỉ của bộ nhớ điều khiển và nó cũng là địa chỉ của khe thời gian đầu vào thứ i. Bộ nhớ này được viết dưới sự điều khiển của các đơn vị điều khiển và được đọc ra tại thời điểm của cơ sở thời gian. Ma trận có dung lượng cực đại 2048 LR vào và 256 LR ra, tạo nên từ hai module 1024LRE* 256LRS. Sự liên kết của các ma trận chuyển mạch cơ sở 64LR* 64LR tạo thành mẫu module. Sự sắp xếp gồm 32 cột của 4 khối chuyển mạch cơ sở cho phép có được ma trận chuyển mạch theo thời gian của SMX với dung lượng cực đại 2048LR vào và 256LR ra. Bất kì một đầu nối bên trong nào của các kênh thời gian đều qua một khối cơ sở. Trung bình thời gian chuyển qua một khung là 125Ms. 4.5 Board ma trận chuyển mạch RCMT. Board này gồm 4 ma trận chuyển mạch 64LR* 64LR. Giữa hai board có mối liên hệ khác nhau. Truy nhập đến board này là tốc độ 4 Mb/s. Tốc độ hoạt động bên trong là 16 KHz. Mối liên hệ trao đổi ở phía trước của board. V-/ Trạm vận hành bảo dưỡng ( SSM) 1-/ Vai trò , vị trí của trạm SMM * Trạm SMM đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN265.doc
Tài liệu liên quan