LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC
37Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
Nghiên cứu tính toán lực khí động tác động xe du lịch
trong điều kiện gió ngang
Study on computation of aerodynamic force acting on sedan
in crosswind conditions
Đỗ Tiến Quyết
Email: gvsd87@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 01/7/2020
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 28/9/2020
Ngày chấp nhận đăng: 30/9/2020
Tóm tắt
Xe du lịch là phương tiện giao thông đ
6 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tính toán lực khí động tác động xe du lịch trong điều kiện gió ngang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường bộ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Khi xe chuyển động
trong điều kiện gió ngang, lực và mô - men khí động tác động lên vỏ xe du lịch tĕng lên đáng kể. Lực bên
và mô - men xoay thân xe có thể ảnh hưởng đến sự ổn định chuyển động của xe du lịch. Bài báo trình bày
phương pháp tính toán các hệ số lực, mô - men khí động tác động lên vỏ xe du lịch trong trường hợp gió
ngang có các góc nghiêng từ 00 đến 450. Kết quả bài báo cho thấy giá trị hệ số lực bên, hệ số mô - men
xoay thân xe có giá trị lớn nhất tại góc nghiêng 250.
Từ khoá: Xe du lịch; lực bên; mô - men xoay thân xe; gió ngang.
Abstract
The sedan is a widely used road vehicle in Vietnam. When the sedan moves in crosswind conditions, the
forces and aerodynamic torques act on the body of sedan increase significantly. The side force and yaw
moment can affect sedan movement stability. The paper presents the method of calculating the force
coefficients, the torque coefficients of the sedan moves in crosswind conditions wind with different angles
00 to 450. The results of the article show that the value of the side force coefficient, yaw moment coefficient
has a maximum at an angle of 250.
Keywords: Sedan; side force; yaw moment; crosswind.
1. GIỚI THIỆU
Nghiên cứu khí động trên ô tô được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, theo
nhiều kết quả nghiên cứu, các kết cấu xe con hiện
nay việc giảm lực cản khí động là rất khó khĕn, và
phải đầu tư rất nhiều thời gian cho việc mô phỏng
cũng như thí nghiệm thực tế. Khi vận tốc của xe
ô tô ngày một được tĕng cao thì nghiên cứu về sự
ổn định chuyển động (do lực ngang và mô - men
xoay thân xe) ngày càng trở nên cấp thiết [1].
Để xác định các lực, mô - men khí động tác dụng
lên vỏ xe du lịch trong điều kiện gió ngang các nhà
nghiên cứu thường sử dụng 2 phương pháp: mô
phỏng lý thuyết bằng phần mềm chuyên dụng và
thí nghiệm trong các ống khí động. Trong điều kiện
gió ngang khi mô phỏng lý thuyết các nhà nghiên
cứu có 2 lựa chọn: Mô phỏng sử dụng 1 nguồn gió
(1 inlet) hoặc 2 nguồn gió (2 inlet). Mô phỏng sử
dụng 2 nguồn gió thường được sử dụng trong các
nghiên cứu rất chuyên sâu về khí động và thường
được tiến hành tại các trung tâm máy tính lớn. Mô
phỏng sử dụng 1 nguồn gió sẽ giảm được không
gian tính toán, từ đó sẽ giảm thiểu thời gian tính
toán. Vì vậy, trong bài báo này nhóm tác giả lựa
chọn sử dụng phần mềm Ansys Fluent trong tính
toán mô hình 1 nguồn gió. Mục tiêu của bài báo là
xác định các hệ số lực, mô - men khí động tại vận
tốc 20 m/s với các góc nghiêng khác nhau 00:50:450.
Hình 1. Mô hình nghiên cứu ổn định gió ngang
sử dụng 1 nguồn gió [2]
Người phản biện: 1. PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoan
2. TS. Nguyễn Đình Cương
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
38 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
Để thực hiện các tính toán bằng phần mềm Fluent
cần thực hiện các bước sau: Tiền xử lý; xây dựng
mô hình 3D, chia lưới, thiết lập thuật giải; hậu xử
lý; xuất kết quả.
2. TIỀN XỬ LÝ
2.1. Mô hình 3D
Trong bài báo này nhóm tác giả sử dụng xe Toyota
Altis 2017 là xe tham khảo. Xe Toyota Altis có kích
thước dài × rộng × cao là 4.620×1.775×1.460 (mm)
như minh họa hình 2.
Hình 2. Thông số kích thước xe Toyota Altis tham khảo
Để đảm bảo thời gian tính toán nhưng không ảnh
hưởng nhiều đến độ chính xác của kết quả, nhóm
tác giả lựa chọn các giả thiết sau với mô hình 3D:
bỏ qua các gờ trên bề mặt vỏ xe; bỏ qua gương
chiếu hậu, coi gầm xe là phẳng tuyệt đối [3]. Mô
hình 3D của xe du lịch tham khảo được minh họa
trên hình 3.
Hình 3. Mô hình 3D xe du lịch
2.2. Chia lưới mô hình
Vùng không gian chia lưới là vùng không gian bao
quanh vật thể, được giới hạn trong quá trình mô
phỏng. Việc lựa chọn các kích thước của vùng
không gian này được thực hiện sao cho bài toán
mô phỏng sát với điều kiện vận hành thực thế
nhằm đạt được kết quả có độ chính xác và độ tin
cậy cao đồng thời khối lượng tính toán.
Vùng không gian mô phỏng có dạng hình hộp chữ
nhật với các kích thước như bảng 1 đảm bảo điều
kiện chảy tầng trong mô phỏng khí động học.
Bảng 1. Kích thước vùng không gian mô phỏng
Kích thước Giá trị (mm)
Dài 20.000
Rộng 80.000
Cao 40.000
Để đảm bảo độ chính xác và giảm khối lượng tính
toán thì vùng không gian mô phỏng được chia
thành 3 vùng khác nhau, càng gần vỏ xe thì kích
thước điểm lưới càng nhỏ. Vận tốc dòng khí tại bề
mặt vỏ xe được coi bằng 0, vì vậy vùng không gian
gần sát vỏ xe được chia thành các lớp. Kiểu lưới
được sử dụng là Tet 4 và Wed 6. Kết quả chia lưới
của mô hình được minh họa trên hình 4.
Hình 4. Chia lưới của mô hình tính toán
Để đảm bảo yêu cầu hội tụ của bài toán mô phỏng,
Fluent khuyến cáo người sử dụng chia lưới theo
yêu cầu: Min Orthogonal Quality > 0,1 và Max
Skewness <0,95 [4].
Trong quá trình mô phỏng của bài báo, các kết quả
về chỉ số đánh giá độ hội tụ được trình bày trong
bảng 2. Các giá trị này phù hợp với khuyến cáo của
phần mềm Fluent.
Bảng 2. Chỉ số Skewness và Orthogonal Quality trong
quá trình mô phỏng
Parameter Min Max Average
Skewness 1,84e-4 0,82 0,21
Orthogonal
Quality 0,15 0,97 0,78
2.3. Thiết lập thuật giải
Trong nghiên cứu khí động học ô tô, phương trình
Navier - Stoke được sử dụng để mô tả dòng chảy
không khí bao quanh vỏ xe. Đây là phương trình
vi phân vẫn chưa có lời giải bằng phương pháp
giải tích.
Để giải các phương trình này, phần mềm Fluent có
đưa ra các mô hình dòng rối (giải gần đúng bằng
phương pháp lặp) như sau: k - epsilon (2 eqn);
k - omega (2 eqn); Transition k-kl-omega (3eqn);
Transition SST (4 eqn); Reynolds Stress (7 eqn);
k - omega (2 eqn); Scale - Adaptive Simulation
(SAS); Detached Eddy Simulation (DES); Large
Eddy Simulation (LES).
Tác giả lựa chọn thuật giải của mô hình dòng
rối k - epsilon (2 eqn) với điều kiện lớp biên
Non-Equilibrium Wall Functions [3].
2.700 mm
4.620 mm
LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC
39Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phổ vận tốc và áp suất
Hình 5. Phổ vận tốc tại mặt phẳng đi qua trọng tâm xe và song song với mặt đường
Hình 6. Phổ áp suất tại mặt phẳng đi qua trọng tâm xe và song song với mặt đường
Nhận xét:
Đồ thị hình 5 cho thấy khi góc nghiêng tĕng lên thì
vùng không gian phía sau xe (vùng màu xanh đậm)
tĕng lên. Đây chính là vùng xoáy phía sau xe, vùng
xoáy này là nguyên nhân chính tạo ra lực cản, lực
ngang khí động. Nếu kích thước vùng xoáy càng lớn
thì lực cản, lực nâng khí động càng lớn. Kích thước
vùng xoáy phía sau xe này phụ thuộc vào hình dạng
khí động học của xe. Để cải thiện suất tiêu hao nhiên
liệu cần giảm kích thước vùng xoáy này.
Đồ thị hình 6 cho thấy khi góc nghiêng tĕng lên áp
suất cao (vùng màu đỏ) tác động lên vỏ xe tĕng
tương ứng. Khi góc nghiêng nhỏ thì vùng màu đỏ
tập trung ở phía đầu xe. Khi góc nghiêng tĕng lên
vùng màu đỏ tập trung ở đầu xe và phía bên hông
xe (theo hướng gió). Đồng thời kích thước vùng
màu xanh (áp suất thấp) cũng tĕng dần khi góc
nghiêng thay đổi từ 00 đến 450. Do đó lực cản và
lực ngang cũng tĕng lên (điều này phù hợp với quy
luật phổ hình 5).
3.2. Các hệ số lực, mô - men khí động
3.2.1. Hệ số cản
Hệ số cản được tính theo công thức:
r
x
x 2
2F
C =
Av
(1)
Trong đó:
Cx : Hệ số cản;
Fx : Lực cản khí động;
v: Vận tốc dòng khí;
A: Diện tích cản chính diện.
Nhận xét:
Đồ thị hình 7 cho thấy, khi xe đi thẳng (góc 00) giá
trị lực cản là Cx= 0,32 (phù hợp với các công bố về khí động học xe sedan). Khi góc nghiên là 50 giá trị
hệ số cản giảm. Sau đó hệ số cản tĕng gần như
tuyến tính khi góc nghiêng tĕng đến 450. Giá trị Cx
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
40 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
nhỏ nhất tại góc nghiêng 50 vì tại góc nghiêng này
lực cản tĕng lên không đáng kể (tĕng 7%) nhưng
diện tích cản chính diện đã tĕng lên tương đối
nhiều (tĕng 20%). Khi góc nghiêng tĕng từ 150 đến
450 thì giá trị lực cản tĕng lên nhanh chóng (vùng
không gian màu xanh đậm trên phổ hình 5 tĕng lên
nhanh chóng), nhưng diện tích cản chính diện chỉ
tĕng theo quy luật hình sin. Do đó hệ số cản khi góc
nghiêng từ 150 đến 450 tĕng gần như tuyến tính.
Hình 7. Hệ số cản theo các góc nghiêng khác nhau
3.2.2. Hệ số lực bên
Hệ số lực bên được tính theo công thức:
r
2
C =
Av
2Fy
y (2)
Trong đó:
Cy : Hệ số lực bên;
Fy : Lực bên.
Hình 8. Đồ thị hệ số lực ngang theo các góc nghiêng
khác nhau
Nhận xét:
Đồ thị hình 8 cho thấy, khi góc nghiêng tĕng từ 00
đến 300 thì giá trị hệ số lực ngang tĕng lên tương
ứng. Sau đó giá trị hệ số lực ngang giảm tại góc
nghiêng 400. Do xe du lịch có chiều dài (4,6 m) lớn
hơn chiều rộng (1,6 m) nên quy luật hệ số cản và
hệ số lực ngang là khác nhau. Khi xe chuyển động
thẳng (góc nghiêng 00) giá trị lực ngang gần như
bằng 0 (do xe đối xứng theo phương dọc), do đó
giá trị hệ số ngang rất nhỏ (xấp xỉ bằng 0). Khi góc
nghiêng tĕng từ 50 đến 300 giá trị tĕng lên nhanh
chóng. Hệ số lực bên đạt cực đại tại giá trị góc
nghiêng 250. Sau đó giá trị hệ số lực bên giảm nhẹ
tại góc nghiêng từ 350 đến 450.
3.2.3. Hệ số nâng
Hệ số nâng được tính theo công thức:
r
2
C =
Av
2Fzz (3)
Trong đó:
Cz: Hệ số nâng;
Fz: Lực nâng khí động.
Hình 9. Đồ thị hệ số nâng theo góc nghiêng
Nhận xét:
Đồ thị hình 9 cho thấy hệ số nâng đạt giá trị âm (là
lực ép) khi góc nghiêng từ 00 đến 100, sau đó giá
trị lực nâng tĕng tương ứng với góc nghiêng từ 150
đến 400. Giá trị âm tại các góc nghiêng nhỏ (<100)
được giải thích là do giả thiết gầm xe phẳng tuyệt
đối và vùng xoáy phía đuôi xe chưa lớn. Tuy nhiên,
khi góc nghiêng tĕng từ 150 đến 450 thì kích thước
vùng xoáy phía đuôi xe tĕng lên nhanh chóng (hình
4,5) do đó giá trị hệ số nâng tĕng lên tương ứng.
3.2.4. Hệ số mô men lắc dọc
Hệ số mô - men lắc dọc được tính theo công thức:
r
2
C =
Av
xMx
M
l
2 (4)
Trong đó:
CMx: Hệ số mô - men lắc dọc;
Mx: Mô - men lắc dọc.
Hệ
số
cá
n
Góc nghiêng (Độ)
Hệ
số
lự
c n
gan
g
Góc nghiêng (Độ)
Hệ
số
nâ
ng
Góc nghiêng (Độ)
LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC
41Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
Hình 10. Đồ thị hệ số mô - men lắc dọc theo góc nghiêng
Nhận xét:
Đồ thị hình 10 cho thấy, khi góc nghiêng nhỏ (<100)
giá trị hệ số mô - men lắc dọc không đáng kể (vì
mô - men lắc dọc phụ thuộc vào lực nâng). Khi
góc nghiêng tĕng từ 150 đến 450 thì giá trị hệ số
mô - men lắc dọc thay đổi theo quy luật phức tạp.
Nguyên nhân là do ngoài phụ thuộc vào lực nâng,
mô - men lắc dọc còn phụ thuộc nhiều vào lực bên.
3.2.5. Hệ số mô - men lắc ngang
Hệ số mô - men lắc ngang được tính theo công thức:
r
2
C =
Av
y
My
M
l
2 (5)
Trong đó:
CMy: Hệ số mô - men lắc ngang;
My: Mô - men lắc ngang.
Hình 11. Đồ thị hệ số mô - men lắc ngang theo
góc nghiêng
Nhận xét:
Đồ thị hình 11 cho thấy hệ số mô - men lắc ngang
biến thiên phức tạp theo góc nghiêng. Vì mô - men
lắc ngang phụ thuộc vào lực cản và lực nâng. Do
giá trị lực cản và lực nâng thay đổi theo quy luật
không giống nhau khi góc nghiêng thay đổi từ 00
đến 450.
3.2.6. Hệ số mô - men xoay thân xe
Hệ số mô - men xoay thân xe được tính theo
công thức:
r
2
C =
Av
zMz
M
l
2
Trong đó:
CMz: Hệ số mô - men xoay thân xe;
Mz: Mô - men xoay thân xe.
Hình 12. Đồ thị hệ số mô - men xoay thân xe theo
góc nghiêng
Nhận xét:
Đồ thị hình 12 cho thấy giá trị hệ số mô - men xoay
thân xe thay đổi theo góc nghiêng gần giống với quy
luật parabol. Giá trị cực đại của hệ số mô - men xoay
thân xe tại góc nghiêng 250. Mô - men xoay thân
xe phụ thuộc chủ yếu vào lực bên. Do đó khi góc
nghiêng từ 00 đến 250 quy luật của hệ số mô - men
xoay thân xe và lực bên là giống nhau. Khi góc
nghiêng từ 300 đến 450 thì giá trị lực cản tĕng lên
đáng kể (hình 6) do đó nó ảnh hưởng đáng kể đến
giá trị của mô - men xoay thân xe.
Hệ số mô - men xoay thân xe là một thông số quan
trọng để đánh giá sự ổn định chuyển động của xe
trong điều kiện gió ngang. Theo tác giả Hucho tỷ lệ
biến thiên CMz trên tỷ lệ biến thiên góc tương đối β (góc nghiêng của nguồn gió inlet với thân xe) là chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá sự ổn định chuyển động
của xe [3]. Cụ thể, nếu (ΔCMz/Δβ) > 0 thì chuyển động của xe rất mất ổn định, nếu (ΔCMz/Δβ) > 0 thì chuyển động của xe được xem xét như là không
ổn định, nếu (ΔCMz/Δβ) < 0 thì chuyển động của xe được coi như là ổn định. Kết quả đồ thị hình 11
cho thấy xe du lịch tham khảo mất ổn định chuyển
động khi góc nghiêng tĕng từ 00 đến 250. Khi góc
nghiêng tĕng từ 300 đến 450 thì xe chuyển động
ổn định. Do đó góc nghiêng nằm trong lân cận 250
được coi là vùng làm việc nguy hiểm trong điều
kiện có gió ngang ứng với mẫu xe tham khảo.
4. KẾT LUẬN
Khi xuất hiện gió ngang các lực và mô - men khí
động theo các phương đều thay đổi mạnh và ảnh
(6)
Hệ
số
m
ô -
m
en
lắc
dọ
c
Hệ
số
m
ô -
m
en
xo
áy
thâ
n x
e
Hệ
số
m
ô -
m
en
lắc
ng
ang
Góc nghiêng (Độ)
5 10 15 20 25 30 35 40 45
Góc nghiêng (Độ)
Góc nghiêng (Độ)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
42 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
hưởng rất nhiều đến sự chuyển động của xe. Các
giá trị hệ số lực nâng, lực bên đều có giá trị cao tại
các góc gió tương đối lớn.
Việc tính toán hệ số Cy, CMz đã chỉ ra xe du lịch tham khảo sẽ chuyển động mất ổn định khi góc
nghiêng tĕng từ 00 đến 250. Đây là cơ sở bước
đầu cho những nghiên cứu chuyên sâu về động
lực học chuyển động của xe du lịch trong điều kiện
gió ngang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Pascal Theissen (2012), Unsteady Vehi-
cle Aerodynamics in Gusty Crosswind, Dok-
tor-Ingenieurs, Technische universitat
Munchen.
[2] Y. E. William (2013), Investigation of crosswind
aerodynamics for road vehicles using CFD
technique, Eleventh International Conference
of Fluid Dynamics Alexandria, Egypt.
[3] W.H.Hucho (1998), Aerodynamics of Road
Vehicles: From Fluid Mechanics to Vehicle
Engineering, SAE International.
[4] Introduction to ANSYS Fluent, Release 14.5,
November 15 (2012).
Đỗ Tiến Quyết
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình
đào tạo, nghiên cứu);
+ Năm 2010: Tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Ô tô và Xe chuyên dụng, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội.
+ Năm 2014: Tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí động lực, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội.
+ Năm 2017: Nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí động lực, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội.
- Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, Khoa Ô tô, Trường Đại học Sao Đỏ.
- Lĩnh vực quan tâm: Khí động học ô tô, động lực học ô tô.
- Email: gvsd87@gmail.com.
- Điện thoại: 0968568115.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tinh_toan_luc_khi_dong_tac_dong_xe_du_lich_trong.pdf