Bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
----------eờf----------
NGUYễN PHạM HùNG
Nghiên cứu tính mẫn cảm của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với một số loại thuốc trừ sâu hiện đang được sử dụng phổ biến năm 2009
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. TàO MINH TUấN
Hà Nội - 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3832 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tính mẫn cảm của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với một số loại thuốc trừ sâu hiện đang được sử dụng phổ biến năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này là trung thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phạm Hùng
Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và gia đình.
Với tất cả tấm lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Tào Minh Tuấn, người đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biến ơn chân thành tới các thầy cô giáo bộ môn Bệnh cây Nông Dược - Khoa Nông học và Khoa sau đại học-Trường đại học Nông nghiệp I đã có sự giúp đỡ quí báu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Kim Oanh, Th.S Nguyễn Thị Ngọc, Th.S. Nguyễn Thị Thu Hằng, KS. Hà Minh Thành, và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Bắc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo địa phương và bà con nông dân nơi tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả các bạn bè, người thân và gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2009
Học viên Nguyễn Phạm Hùng
Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục đồ thị vii
Danh mục ảnh vii
Danh mục các chữ viết tắt
AChE
Acetylcholin esterase
BVTV
Bảo vệ thực vật
EST
Esterase
GABA
Gamma amibutyric axit
GSTs
Glutation-S – Transferases
nAChRs
Nicotinic acetylcholine
kdr
Knockdown
s-kdr
super knockdown
LC50
Lethal concentration 50
LC95
Lethal concentration 95
LD50
Lethal doses 50
LKC
Liều khuyến cáo
NSP
Ngày sau phun
NXB
Nhà xuất bản
PTNT
Phát triển Nông thôn
CF
Correction factor
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Các lứa rầy nâu phát sinh trong 2 năm 1981 và 1982 tại Hà Nội. 5
4.1. Diễn biến mật độ rầy nâu tại Quất Lưu - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc 36
4.2. Diễn biến mật độ rầy nâu tại Nghĩa Tân - Nghĩa Hưng – Nam Định 37
4.3. Diễn biến mật độ rầy nâu tại Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội 38
4.4. Số loại thuốc thương phẩm và số loại hoạt chất thuốc trừ sâu trên lúa đã được nông dân sử dụng tại Quất Lưu, Tô Hiệu, Nghĩa Hưng. 40
4.5. Các nhóm thuốc trừ sâu trên lúa được nông dân tại Quất Lưu, Tô Hiệu, Nghĩa Tân sử dụng 41
4.6. Tỷ lệ % hộ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu dưới dạng hỗn hợp và đơn lẻ 44
4.7. Số lần phun thuốc trừ sâu và khoảng cách giữa hai lần phun trong một vụ lúa 45
4.8. Mức độ mẫn cảm với hoạt chất Imidacloprid của rầy nâu các quần thể nghiên cứu và dòng mẫn cảm. 46
4.9. Mức độ mẫn cảm với hoạt chất Fipronil của rầy nâu các quần thể nghiên cứu và dòng mẫn cảm. 48
4.10. Mức độ mẫn cảm với hoạt chất Fenobucarb của rầy nâu các quần thể nghiên cứu và dòng mẫn cảm. 49
4.11. Hiệu lực phòng trừ rầy nâu hại lúa của 3 loại thuốc thí nghiệm tại Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội 52
4.12. Hiệu lực phòng trừ rầy nâu hại lúa của 3 loại thuốc thí nghiệm tại Quất Lưu – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc 53
4.13. Hiệu lực phòng trừ rầy nâu hại lúa của 3 loại thuốc thí nghiệm tại Nghĩa Tân - Nghĩa Hưng – Nam Định 53
Danh mục đồ thị
STT
Tên đồ thị
Trang
1. Diễn biến mật độ rầy nâu trên đồng ruộng ở 3 địa điểm nghiên cứu 39
2. Giá trị Ri của 3 loại hoạt chất thí nghiệm ở 3 quần thể rầy nâu nghiên cứu. 51
3. Hiệu lực ở 7NSP của 3 loại thuốc thí nghiệm ở các 3 địa điểm nghiên cứu 54
Danh mục ảnh
STT
Tên ảnh
Trang
1. Vòng đời rầy nâu 4
2. Trưởng thành cánh dài và cánh ngắn của rầy nâu 6
3. Rầy nâu gây hại dưới gốc lúa 8
4. Hiện tượng gây hại do rầy nâu gây ra trên đồng ruộng 10
5. Máy nhỏ giọt Mycro syrine 27
6. Chuyển bị mạ để nhân nuôi rầy 30
7. Các quần thể rầy nâu tự nhiên được cách ly với nhau bằng các lồng chuyên dụng 31
8. Lúa được chuẩn bị để dùng trong thí nghiệm. 33
9. Hộp nhựa dùng trong thí nghiệm. 34
1. Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
Vấn đề an ninh lương thực hiện đang được nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt nam đặt lên hàng đầu. ở nước ta trong các cây lương thực, cây lúa có một vị trí quan trọng nhất góp phần đảm bảo an ninh lượng thực quốc gia.
Theo thống kê sơ bộ năm 2008 sản lượng lúa ở Việt Nam đạt khoảng 38 triệu tấn (theo số liệu của Cục thống kê). Để đạt được sản lượng này nhiều tiến bộ khoa học trong thâm canh cây lúa đã được áp dụng, tuy nhiên việc thâm canh, tăng vụ tại các vùng trồng lúa trọng điểm đã tạo điều kiện cho các loại dịch hại trên cây lúa phát triển và bùng phát thành dịch. Trong các loại dịch hại gây hại nghiêm trọng trên lúa, rầy nâu Nilaparvata lugens Stal là một đối tượng dễ bùng phát thành dịch gây hại trực tiếp và đồng thời còn là tác nhân truyền các bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cho cây lúa.
Để phòng trừ rầy nâu hại lúa biện pháp chính vẫn là sử dụng các loại thuốc BVTV. Hiện nay trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt nam đã có 36 loại hoạt chất với 249 tên thương phẩm thuốc BVTV có hoạt chất dưới dạng đơn hay hỗn hợp được đăng ký với mục đích trừ rầy nâu, trong số đó có những chất có lịch sử được sử dụng phòng trừ rầy nâu trên 30 năm và hiện nay vẫn được sử dụng như Fenobucarb, Dimethoate; Isoprocarb.... Trong thực tế sản xuất đã xuất hiện việc nông dân phải dùng liều cao hơn khuyến cáo để đạt được hiệu quả phòng trừ rầy nâu. Chính vì vậy việc tiến hành đánh giá mức độ mẫn cảm của rầy nâu đối với một số loại thuốc hiện đang được nông dân dùng là cần thiết để bước đầu có những cơ sở dẫn liệu trong việc quản lý tính kháng của rầy nâu với một số thuốc trừ sâu cũng như việc quản lý việc sử dụng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn.
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề này chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính mẫn cảm của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với một số loại thuốc trừ sâu hiện đang được sử dụng phổ biến năm 2009 ”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Xác định mức độ mẫn cảm của rầy nâu với 3 loại hoạt chất thuốc trừ sâu là: Fenobucarb, Fipronil và Imidacloprid ở một số quần thể rầy nâu thuộc các tỉnh Nam Định, Hà Nội và Vĩnh Phúc.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
Điều tra diễn biến mật độ quần thể rầy nâu ở các địa điểm nghiên cứu.
Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên lúa của nông dân ở các địa phương nghiên cứu.
Xác định mức độ mẫn cảm của rầy nâu với 3 loại hoạt chất thuốc trừ sâu là: Fenobucarb, Fipronil và Imidacloprid ở một số quần thể rầy nâu thuộc các tỉnh Nam Định, Hà Nội và Vĩnh Phúc.
Xác định hiệu lực của các thuốc trừ sâu có hoạt chất Fenobucarb, Fipronil và Imidacloprid ngoài đồng ruộng ở các địa điểm nghiên cứu.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Từ những năm 50 – 60 của thế kỷ 20 đến những năm đầu của thế kỷ 21 rầy nâu Nilaparvata lugens trở thành một trong những loài sâu hại chủ yếu trên đồng ruộng ở Việt Nam. Tại nhiều nước ở Châu á trong đó có Việt Nam, thuốc trừ sâu hóa học là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng trừ rầy nâu. Tuy nhiên do việc sử dụng thuốc hóa học thường xuyên, liên tục và quá liều lượng sử dụng đã làm cho hiệu lực phòng trừ ngoài đồng ruộng của các thuốc trừ rầy có biểu hiện kém hiệu lực.
Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu trên lúa và những tác động của chúng đối với rầy nâu sao cho việc phòng trừ an toàn hiệu quả nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của chúng tới môi trường và con người là đòi hỏi thực tế trước mắt và lâu dài. Chính vì vậy được sự đồng ý của trường Đại học NN1 - Hà Nội chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tính mẫn cảm của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với một số loại thuốc trừ sâu hiện đang được sử dụng phổ biến năm 2009 ”.
2.2 Các nghiên cứu về rầy nâu
2.2.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái học của rầy nâu
Rầy nâu hay còn được gọi là muội nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal, thuộc giống Nilaparvata, thuộc họ muội bay Delphacidae, bộ nhỏ Fulgoromorpha, bộ phụ Auchenorrhynacha bộ cánh đều Homoptera.
Rầy nâu Nilaparvata lugens gây hại trên lúa đã được tìm ra ở Hàn Quốc năm thứ 18 sau Công nguyên, còn ở Nhật Bản là năm 697 (O. Mochida and T. Okada 1979) [51]. Rầy nâu được Stal đặt tên đầu tiên vào năm 1854 là Delphax lugens Stal. Sau đó được đổi tên thành Nilaparvata bởi Muir và Giffard năm 1924. Rầy nâu phân bố chủ yếu ở nhiều nước phía Đông á và một số đảo thuộc Thái Bình Dương
Rầy nâu sinh sống chủ yếu trên cây lúa (Oryza sativa L.), nhưng ngoài ra chúng còn phát triển trên 1 số giống lúa dại và cỏ môi Leersia hexandra.
Một vòng đời của rầy nâu dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, nếu nhiệt độ 25oC thì vòng đời của rầy nâu khoảng 28 – 32 ngày còn nhiệt độ 28oC thì khoảng 23 – 25 ngày. Tại vùng nhiệt đới thì khoảng thời gian của 1 vụ lúa kéo dài từ 78 – 230 ngày tùy thuộc vào từng loại giống, Trong 1 vụ lúa thì rầy nâu có thể có từ 2 - 8 lứa chẳng hạn như ở miền Nam của Nhật Bản thì rầy nâu có 5 lứa trong 1 vụ, còn ở Trung Quốc là 5 hoặc 6 lứa, trong khi đó ở Indonesia có từ 4 đến 5 lứa (O. Mochida and T. Okada 1979) [51] . Tuy nhiên tùy thuộc vào địa hình mà số lứa rầy trong năm cũng khác nhau. Chẳng hạn như ở Quảng Đông Trung Quốc vùng giữa tỉnh có 8-9 lứa rầy, phía đông có từ 7-8 lứa nhưng chỉ có 7 lứa ở phía bắc. [39]
ảnh 1: Vòng đời rầy nâu ( Sổ tay phòng trừ rầy nâu)
ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu trong 2 năm 1981-1982 ở Hà Nội của Trần Huy Thọ và Nguyễn Công Thuật [12] trong một năm rầy nâu phát sinh 9 lứa và diễn biến mật độ liên quan đến giai đoạn sinh trưởng của cây lúa được chúng tôi trình bày ở bảng 1. Số liệu trong bảng 1 cho thấy rầy nâu xuất hiện ở các trà lúa sớm trong khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3. Trong 9 lứa rầy xuất hiện trên 1 năm có hai lứa rầy có mật độ cao và gây hại nặng là lứa tháng 5 ở vụ Chiêm Xuân và lứa tháng 10 ở vụ mùa.
Bảng 2.1: Các lứa rầy nâu phát sinh trong 2 năm 1981 và 1982 tại Hà Nội.
Lứa rầy
Năm 1981
Năm 1982
Ngày đỉnh cao rầy non
Mật độ rầy (con/khóm)
Giai đoạn sinh trưởng cây lúa
Ngày đỉnh cao rầy non
Mật độ rầy (con/khóm)
Giai đoạn sinh trưởng cây lúa
1
25/2
1,5
Lúa xuân đẻ nhánh
15/1
Mạ xuân
2
6/4
7,6
Đứng cái
31/3
0,14
Lúa con gái
3
6/5
46,5
Trỗ
30/4
1,2
Đứng cái đòng
4
6/6
5,4
Chắc hạt
26/5
6,1
Trỗ –chín
5
6/7
1,9
Mạ mùa, lúa chét
1/8
0,1
Mạ mùa lúa chét
6
6/8
4,2
Lúa mùa con gái
6/8
0,8
Lúa mùa con gái
7
1/9
25,5
Đứng cái
6/9
2,2
Đứng cái - đòng
8
1/10
298,7
Đòng – trỗ
6/10
3,8
Trỗ
9
1/11
25,8
Vào chắc
6/11
1,3
Vào chắc
Trưởng thành của rầy nâu có 2 dạng cánh ngắn và cánh dài, dạng cánh dài: con cái dài (kể cả cánh) 4,5 – 5,5 mm. Mặt bụng màu nâu vàng đỉnh đầu nhô ra phía trước. Mắt kép màu nâu non, phần gốc râu có 2 đốt phình to, đốt roi râu dài nhỏ, nhiều đốm, bụng rộng, phía cuối dạng rãnh. Con đực dài (kể cả cánh) 3,6 – 4,0 mm đa số màu nâu tối, bé, gầy hơn con cái cuối bụng dạng loa kèn.
ảnh 2: Trưởng thành cánh dài và cánh ngắn của rầy nâu (budidayatanamanpadi.com/hama.php?hal=3)
Dạng cánh ngắn: con cái dài 3,5 – 4,0 mm, thô, lớn, cánh trước kéo dài tới giữa đốt bụng thứ 6 bằng cả chiều dài cánh trước của dạng cánh dài. Con đực dài 2,0 - 2,5 mm, gầy đa số màu nâu đen, cánh trước kéo dài tới 2/3 chiều dài của bụng.
Rầy non: lưng màu nâu đậm, phần ngực có đốm dạng mây không quy củ. Đốt thứ 4 – 5 phần bụng có vân ngang màu hổ phách, bụng màu trắng sữa, mầm cánh kéo dài tới đốt thứ 4 của bụng.
Trứng hình bầu dục dài hơi cong, cuối quả trứng hơi thon nắp quả quả trứng tựa hình thang.
Theo nghiên cứu của Suenaga (1963) khi trồng lúa trong chậu thì 1 con rầy nâu cái có thể có 2000 noãn bào, còn theo Kuno (1968) quan sát 1 con rầy nâu cái ở thế hệ thứ 3 có thể đẻ khoảng 805-908 trứng (E. Kuno 1979) [47].
Cũng như những loài rầy khác, vài ngày sau khi vũ hóa thì trưởng thành rầy nâu bắt đầu giao cấu và đẻ trứng. Vì vòng đời của trưởng thành rầy nâu khá ngắn nên trên đồng ruộng rất khó quan sát được ngày mà chúng đẻ nhiều trứng nhất. Theo Kisimoto (1965) rầy cái trưởng thành cánh ngắn ở thế hệ thứ nhất chỉ sống được khoảng 9 ngày, nhưng theo Kuno và Hokyo (1970) thì rầy cái trưởng thành cánh ngắn chỉ sống được 8,1 ngày ở thế hệ đầu (E. Kuno 1979) [47].
Sự xuất hiện rầy dạng cánh dài và cánh ngắn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng. Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao dinh dưỡng phong phú thì xuất hiện dạng cánh ngắn nhiều và ngược lại thì xuất hiện dạng cánh dài nhiều. Rầy dạng cánh ngắn có thời gian sống dài , tỷ lệ đực cái cao, số lượng trứng nhiều và có thời gian đẻ trứng sớm hơn vì thế khi rầy cánh ngắn xuất hiện nhiều thì hiện tượng cháy rầy dễ xảy ra.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh (Đại học Tây Bắc) thì với môi trường bình thường thì rầy nâu cánh dài xuất hiện đực cái với tỷ lệ 1:1, còn với môi trường điều kiện thuận lợi thì xuất hiện rầy cánh ngắn với tỷ lệ đực cái là 1:3. Rầy trưởng thành thường tập trung thành đám ở trên thân cây lúa phía dưới khóm để hút nhựa, khi bị khua động thì lẩn trốn bằng cách bò ngang hoặc nhảy sang cây khác hoặc xuống nước, hoặc bay xa đến chỗ khác. Ban ngày trưởng thành ít hoạt động ở trên lá lúa, chiều tối bò lên phía trên thân lúa hoặc lá lúa. Khi lúa ở thời kỳ chín, phần dưới của thân lúa đã cứng khô thì ban ngày chúng tập trung phía trên cây lúa hoặc chỗ non mềm gần cuống bông để hút nhựa. Rầy trưởng thành có xu hướng ánh sáng mạnh (trừ rầy trưởng thành cánh ngắn) do đó đêm tối trời lặng gió, trời bức chúng bay vào đèn nhiều nhất là khoảng 20-23h.
Cũng giống như nhiều loại côn trùng khác như ruồi, sâu cuốn lá, rệp... có khả năng di chuyển 1 khoảng cách dài nhờ gió thì rầy nâu là loại có khả năng di chuyển cao nhất có thể đến vài trăm km hoặc hơn. Những nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa thu thì rầy nâu bắt đầu di cư sang những vùng có nhiệt độ thích hợp hơn nhưng chúng chỉ di chuyển vào ban ngày nếu nhiệt độ <130C. Theo báo cáo của Asahina và Tsuruoka (1968) đã thấy rầy nâu bay vào đèn trên tàu biển cách đất liền 500km về phía Nam của Nhật Bản. Điều đó cho thấy rầy nâu không thể qua đông ở những nước có nhiệt độ ôn hòa mà chúng sẽ di chuyển đến từ những nước có khí hậu nhiệt đới như Philippines, Việt Nam... (R. Kisimoto 1979) [46].
2.2.2 Tình hình gây hại của rầy nâu trong sản xuất lúa ở Việt Nam cũng như thế giới
Rầy nâu là loài côn trùng chuyên chích hút nhựa cây, cả giai đoạn rầy cám đến trưởng thành chúng sống ở dưới gốc lúa dùng miệng để hút dịch cây. Nếu bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo, còn nếu bị hại nặng có thể gây ra hiện tượng cháy rầy khiến cả ruộng bị khô héo màu trắng tái hoặc trắng có thể làm năng suất bị sụt giảm đến 50% hay mất trắng.
ảnh 3: Rầy nâu gây hại dưới gốc lúa (www.rd1677.com/.../top_chainat.php?id=58898)
Rầy nâu đã từng là loài dịch hại thứ yếu trên lúa trong những năm 1960 ở nhiều khu vực của Châu á (Pathak and Dhaliwal, 1981) [61], tuy nhiên nó đã trở thành loài dịch hại quan trọng trên lúa vào những năm 1970 (Heinrichs and Mochida, 1984) [37].
Trong những năm 1970, rầy nâu đã gây hại nhiều vụ lúa trên nhiều quốc gia thuộc vùng nhiệt đới Châu á, trung bình trong một năm ở 11 quốc gia rầy nâu gây tổn thất trên 300 triệu USD. (Dyck and Thomas, 1979) [31].
ở Thái Lan rầy nâu gây hại chủ yếu bắt đầu từ 1975, cho đến năm 2000 đã có 3 khoảng thời gian mà rầy nâu gây hại bùng phát thành dịch. Sản lượng gạo bị thiệt hại trong năm 1990 ước tính khoảng 1,5 -1,8 triệu tấn gây thiệt hại hơn 200 triệu USD. (P. Vungsilaputr 2001) [69].
Trong nước, rầy nâu có mặt ở khắp các vùng trồng lúa nhất là các vùng trồng lúa thâm canh. Chúng có mặt ở vùng đồng bằng, ven biển trung du, cho đến các vùng núi cao như Điện Biên, Mù Cang Chải. ở Việt Nam do cách biệt về địa lý mà điểm ranh giới là đèo Hải Vân nơi hướng gió Tây Nam đổi hướng ra biển Đông ngăn chặn sự lây lan của các quần thể rầy nâu giữa hai miền đã hình thành nên hai quần thể rầy nâu ở miền Nam và miền Bắc.
Trong vòng 30 năm qua, rầy nâu luôn là một trong các loài sâu hại quan trọng nhất trên cây lúa. Trong các năm cuối của thập kỷ 70, 80 diện tích bị nhiễm rầy nâu trong khoảng 1 triệu ha. Đến năm 2000 diện tích bị nhiễm rầy nâu và rầy lưng trắng cả nước là 570.000 ha trong đó có 34.000 ha bị nhiễm nặng và có 420 ha bị cháy rầy. Mật độ rầy phổ biến là 1000-4000 con/m2, nơi cao là 5000-10.000 con/m2. Năm 2000 ở miền Bắc có 208.000 ha bị nhiễm trong đó có 66.000 bị nhiễm nặng [19]. ở miền Nam trong 2 năm 1999 và 2000 diện tích bị nhiễm rầy tương ứng là 340.000 và 380.000 ha [20]. Đến năm 2007 tổng diện tích lúa bị hại do rầy nâu là 773 nghìn ha trong đó có hơn 94 nghìn ha bị nặng và 65 ha bị cháy rầy.
ảnh 4: Hiện tượng gây hại do rầy nâu gây ra trên đồng ruộng
(agriqua.doae.go.th/.../plant/rice/bhopper.html)
Ngoài việc gây hại trực tiếp với cây lúa bằng việc chích hút nhựa cây làm giảm năng suất rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tháng 9/2006, theo kết quả giám định vi rút của các mẫu lúa và rầy nâu tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ cây lúa bị nhiễm bệnh VLLXL là 59% và có tới 44% mẫu rầy nâu có vi rút trong cơ thể.
2.2.3 Các biện pháp phòng trừ
Trên thế giới việc sử dụng thuốc hóa học có qui luật tăng dần, năm sau nhiều hơn năm trước cả về số lượng lẫn chủng loại. Cũng như bất kỳ biện pháp BVTV nào khác biện pháp dùng thuốc hóa học cũng có ưu điểm riêng của nó, xong nếu dùng thuốc không đúng kỹ thuật hay quá lạm dụng thuốc sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng tạo ra tình trạng kháng thuốc của các đối tượng dịch hại (Plant Protection Centre 1996) [62]. Sự bùng phát số lượng hay thúc đẩy một đối tượng dịch hại thứ yếu trở thành dịch hại chủ yếu (Parrella 1996) [60], (Weitraub and Rami Horowitz 1999) [71].
Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân muốn đạt được thành quả đã phải chống chọi lại rất nhiều loại sinh vật gây hại. Các loại dịch hại là những lực lượng thiên nhiên lớn đã, đang và sẽ là mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới. Để bảo vệ cây trồng chống lại các loài dịch hại, con người đã phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: biện pháp thủ công, biện pháp vật lý, biện pháp canh tác, biện pháp hóa học ... trong đó biện pháp hóa học lâu nay được coi là biện pháp chủ lực và nó đã phát huy vai trò tích cực trong thời gian qua. Thực sự biện pháp hóa học cho hiệu quả cao, nhanh đơn giản và dễ sử dụng , vào những năm 1939-1942 với sự phát hiện ra tính diệt sâu của DDT và sau đó là hàng loạt các thuốc trừ sâu Clo hữu cơ ra đời thì thuốc hóa học trừ dịch hại được coi là một thành tựu khoa học lớn của loài người. Vào thập kỷ 50-60 của thế kỷ 20 biện pháp hóa học đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết nhiều vụ dịch hại lớn trên thế giới , góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất cây trồng (Phạm Văn Lầm 1994) [6]. Các nước Châu Âu và ở Mỹ dần dần đã hình thành một thói quen sử dụng thuốc như là một biện pháp không thể thiếu được trong quy trình canh tác đối với các loại cây trồng như lúa mì, khoai tây và các loại cây trồng khác (Nguyễn Công Thuật 1995) [14]. Đặc biệt để trừ các loại sâu hại trên lúa đã có hàng trăm loại thuốc trừ sâu được khảo nghiệm và sử dụng rộng rãi. Với việc phát triển nhiều loại thuốc trừ sâu đã kéo theo nhiều hậu quả không mong muốn như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, gây ô nhiễm môi trường, phát triển tính chống chịu thuốc của các loài dịch hại, tiêu diệt thiên địch, phá vỡ mối cân bằng sinh học gây ra sự bùng phát số lượng dịch hại.
2.2.2.1 Biện pháp sử dụng giống chống chịu:
Do tác hại nghiêm trọng của rầy nâu, từ lâu trên thế giới vấn đề phòng trừ rầy nâu đã được nghiên cứu. Một trong những biện pháp phòng trừ rầy nâu đang được sử dụng phổ biến ở Châu á nói chung và Việt Nam nói riêng là sử dụng giống chống chịu. Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng trong việc đảm bảo năng suất đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như Wiseman (1987) [72], Heinrichs (1994) [36], Smith (1994) [66].
Từ năm 1966, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau nhằm xác định các nguồn gen kháng rầy nâu. Nhờ chọn lọc hàng loạt với gần 26 nghìn giống lúa đã chọn được khoảng 500 giống chỉ bị thiệt hại ở các mức điểm từ 1-5 với cả 3 biotip rầy nâu. Trong đó có 268 giống chống biotip 1, 110 giống chống biotip 2 và 95 giống chống biotip 3.
Tại ấn Độ (1974-1976) đã đánh giá khoảng 3000 giống lúa trong đó 106 giống được xác định là có khả năng kháng rầy nâu (Kalode và Khrishna, 1979) [45].
Còn ở Nhật Bản từ 1972-1976 tại Trại thí nghiệm trồng trọt trung ương đã tiến hành đánh giá các tập đoàn giống nhập nội và trong nước, xác định thêm được 14 giống lúa có khả năng kháng rầy nâu cao ngoài những giống kháng đã xác định được tại IRRI và nhiều nơi khác.
Theo Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (2005) đã có 9 gen kháng rầy nâu cơ bản tìm được trên các giống lúa. Nhưng cho đến năm 2006 theo công bố của Jena và ctv [44] tại IRRI đã phát hiện ra gen kháng Bph 18 trên giống lúa dại Oryza austrliensis và bước đầu tạo ra giống lúa mang gen kháng rầy là IR 65482-7-216-1-2.
Theo nghiên cứu của Hán Thị Nhung và cộng sự (1988) [11] ở Việt Nam từ năm 1985 một số địa phương có nhận xét là rầy nâu có khả năng sinh sống trên các giống lúa mới kháng rầy nâu biotip 2 như NN3A, NN6A, NN9A (IR – 13240-10-1), NN4B (IR42)... Tuy nhiên trong vụ Đông Xuân 1987 -1988 ở Hậu Giang và An Giang đã xuất hiện trường hợp cháy rầy ở các ruộng gieo giống NN9A và IR 64. Đặc biệt trong vụ Hè thu và vụ mùa năm 1988 ở Minh Hải gần 20.000 ha gieo giống IR42 bị cháy rầy. Khả năng thích ứng với các giống lúa của rầy nâu hiện nay đã tăng lên rõ rệt kể cả các giống mang gen kháng Biotip 2, 3, 4. Tuy vậy khả năng đó cũng khác nhau tùy điều kiện sinh sống của rầy nâu và tùy theo giống lúa. Các giống mang 2 gien kháng Biotip 3, 4 còn có sức kháng cao. Theo đó rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1988 về cơ bản vẫn là Biotip 2 nhưng khả năng thích ứng đang tăng lên rõ rệt, đang chuyển biến thành Biotip mới hoặc một dạng sinh học mới theo vùng.
Theo Nguyễn Văn Luật và Lương Minh Châu (1990) [9] ở Đồng bằng sông Cửu Long do việc gieo trồng rộng rãi và liên tục các giống kháng Biotip 2 như IR36, NN6A, IR42.. rầy nâu đã thích nghi dần trong điều kiện chọn lọc tự nhiên và ngoài đồng ruộng các giống lúa trên đã bị nhiễm nặng. Tác giả đã điều tra tình hình kháng rầy của một số giống lúa trên nhiều tỉnh thành ở phía Nam và thấy rằng giống lúa IR64, IR68, OM88, IR29723 có khả năng kháng rầy nâu trên địa bàn các tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang, Hồ Chí Minh, Long An.
Nghiên cứu của Nguyễn Công Thuật và Nguyễn Mạnh Chinh (1991) [13] cho biết sau đợt cháy rầy rộng khắp ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 1977-1978 hàng loạt giống kháng rầy với các nguồn gen mới như IR36, IR42, IR8423, NN9A, MTL58, MTL61... đã được đưa vào sản xuất. Tác hại của rầy nâu đã bị đẩy lùi, hiện tượng cháy rầy không thấy xuất hiện trên các giống lúa mới. Tuy nhiên sang năm 1987 diện tích nhiễm rầy nâu ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng dần lên. Do vậy trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10/1990 tác giả đã tiến hành nhiều đợt đánh giá với các bộ giống lúa nhận được qua chương trình khảo nghiệm lúa quốc tế. Tổng số giống đã đánh giá 244 giống, trong đó có 203 giống đánh giá trong nhà lưới, 42 giống đánh giá trên đồng ruộng. Trong số này đã xác định có 11 giống kháng ở cấp 1- cấp 3, 19 giống kháng vừa cấp 3, 1 giống kháng cấp 4,5 tổng cộng là 30 giống kháng chiếm 12,6% còn lại là 214 giống (87,6%) có phản ứng từ nhiễm vừa đến nhiễm nặng. Trong số các giống kháng chú ý là những giống như BG367-2, BG379-2, IR29723-143-3-1-2, IR 35266-28-3-1-2-2.
Đến năm 1995 Nguyễn Công Thuật và ctv [15] đã đưa ra một số giống lúa có tính kháng rầy tốt cho các vùng trồng lúa thâm canh ở phía Bắc như giống CT89-1, CT89-2, CT89-3, giống 84-1, C70-2043.
2.2.2.2 Biện pháp canh tác
Dịch rầy nâu bùng phát trong những năm gần đây ở miền Nam Việt Nam cũng bắt nguồn bởi việc canh tác quá nhiều vụ trong 1 năm tạo điều kiện rất nhiều cho sự phát sinh phát triển của rầy nâu. Theo nghiên cứu của Nyoman Oka (1975) [58] ở đảo Solomon thì nếu trồng liên tiếp 2 vụ lúa thì mật độ rầy nâu sẽ phát triển liên tục cho đến tận tháng 9 nhưng khi để 1 khoảng thời gian nghỉ giữa 2 vụ lúa thì mật độ rầy nâu đã giảm đi một nửa ở vụ kế tiếp.
Việc xử lý cỏ trước khi gieo trồng lúa cũng làm giảm đáng kể mật độ rầy nâu và được thí nghiệm lần đầu tiên vào năm 1968 [41] tại IRRI, sau đó được thí nghiệm trong nhà lưới năm 1971 [42], trên những vùng đất có địa hình khác nhau vào năm 1972 [43].
Qua quá trình nghiên cứu của Takai (1971) [68] thì việc gieo lúa theo hàng đã làm giảm đáng kể số lượng rầy nâu trên đồng ruộng ngoài ra nó sẽ có thuận lợi khi phun thuốc như làm giảm công lao động, tiết kiệm thuốc và tăng hiệu quả của thuốc hóa học.
Theo sổ tay phòng trừ rầy nâu của Bộ NN và PTNT Việt Nam [1] khuyến cáo việc gieo sạ giữa 2 vụ cũng phải cách nhau từ 20-30 ngày, nên chọn thời điểm gieo sạ ngay sau khi đỉnh điểm rầy vào đèn. Không gieo sạ quá dầy vì khi gieo dầy cần phải cung cấp nhiều lượng phân đạm dẫn đến độ ẩm trong ruộng cao tạo điều kiện cho rầy phát triển.
Việc gieo sạ lúa bằng máy đang được áp dụng ở nước ta đang mang lại hiệu quả rõ rệt, theo những nghiên cứu từ năm 1992 đến năm 1998 thì mật độ rầy nâu ở ruộng sạ hàng chỉ có từ 2-4 con/m2 trong khi đó ở ruộng sạ vãi thì có đến vài chục con/m2. Việc sạ hàng cũng làm giảm chi phí thóc giống cũng như chi phí về phân đạm trong 1 vụ. [24]
2.2.2.3 Biện pháp sinh học
Một trong những cách trừ rầy nâu hiện nay là dùng thiên địch tuy nhiên số lượng thiên địch của rầy nâu đang có nguy cơ giảm do việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu. Theo nghiên cứu của Shui-chen Chiu (1979) [29] đã ghi nhận được có 79 loài thiên địch trong đó có 42 loài động thực vật ký sinh và 37 loài động vật ăn thịt.
Động thực vật ký sinh đã được ghi nhận xuất hiện ở Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka, Philippines... trong đó có 19 loài thuộc Bộ cánh màng.
Nghiên cứu của Ooi (1986) [59] cho thấy mật độ rầy nâu trên các thửa ruộng canh tác bình thường cao hơn 3 lần so với ruộng dùng kỹ thuật IPM. Bởi vì trên ruộng canh tác bình thường mật độ Bọ xít mù xanh thấp hơn so với ruộng IPM do người nông dân đã sử dụng thuốc hóa học.
Khi áp dụng biện pháp sử dụng thiên địch vào phòng trừ rầy nâu đòi hỏi người nông dân cần phải tuân thủ chặt chẽ biện pháp IPM vì nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến thiên địch của rầy nâu. Theo Phạm Văn Lầm và ctv (2002) [8] có thể lợi dụng loài nhện lớn bắt mồi để phòng trừ rầy nâu. Theo nghiên cứu của các tác giả ở một số nơi thuộc đồng bằng sông Hồng vào thời điểm rầy nâu phát sinh rộ thì nhóm nhện lớn bắt mồi chiếm khoảng 39,4% - 80,6% tổng số các thể bắt mồi ăn thịt.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra mật độ rầy nâu trên ruộng Nếp phun thuốc 5 lần/vụ cao hơn từ 2-3 lần so với ruộng Nếp không phun thuốc trừ sâu. Trong nhóm nhện lớn bắt mồi thì các loài thuộc họ nhện sói có tỷ trọng đạt tương đối cao trung bình từ 13,0% - 16,3%. Một nhện sói vân hình đinh ba ở giai đoạn nhện non tuổi 3 sau 24h có khả năng tiêu diệt được 3,8 – 5,1 rầy non tuổi 4 của rầy nâu. Đến tuổi 8 thì nhện non của nhện sói vân hình đinh ba đã ăn được trung bình 7,9 – 14,3 con rầy non tuổi 4 trong 24h. Đặc biệt trong 24h một trưởng thành cái loài P. pseudoannulata không mang bọc trứng có sức ăn mồi rất lớn trung bình khoảng từ 17,3 – 34,1 rầy non tuổi 5 của rầy nâu.
Theo Nguyễn Hồng Thủy (1995) [16] khi nghiên cứu các loài côn trùng ký sinh gồm 2 loại ong: Ong ký sinh trứng rầy Anagrus optabilis, Gonatocerus sp và côn trùng bắt mồi như: bọ xít mù xanh, bọ xít nước, bọ rùa đỏ, bọ ba khoang, bọ cánh cộc, bọ xít gọng vó... ở Hải Phòng năm 1994 – 1995 đã phát hiện 1 con bọ xít mù xanh có thể ăn 1,59 rầy non/ngày và 12,81 trứng rầy/ngày, bọ xít nước có thể ăn 4-7 rầy non/ngày, còn ong ký sinh có thể tiêu diệt từ 10-15% trứng rầy.
Gần đây dưới sự nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ [25] sử dụng biện pháp trừ rầy nâu bằng nấm xanh ký sinh (Metarhizium anisopliae). Sau khi thu thập và phân lập 38 mẫu xác rầy nâu ngoài đồng ruộng ở Sóc Trăng đã cho kết quả nấm xanh gây chết 52,6%. Với việc phòng trừ rầy nâu bằng nấm ký sinh ở Sóc Trăng, mật độ rầy nâu đã giảm đáng kể sau 7 ngày phun cho đến 28 ngày sau phun trong khi đó thì với thuốc hóa học chỉ kéo dài đến ngày thứ 14 sau phun.
2.2.2.4 Biện pháp hóa học
Chiến lược quản lý tính kháng của một loại thuốc trừ sâu được khuyến cáo đó là nhấn mạnh luân phiên sử dụng những loại thuốc trừ sâu còn hiệu quả từ những nhóm hóa chất khác nhau với việc sử dụng những hóa chất mới và những phương pháp khác của quản lý dịch hại tổng hợp.
Theo ghi nhận ở Đài Loan hơn 50% số thuốc trừ sâu dùng trên lúa là để phòng trừ rầy nâu. Sự phát triển của các loại thuốc hóa học trừ rầy nâu ở Châu á càng ngày càng phát triển chẳng hạn như Nhật Bản nơi mà rầy nâu gây hại đến kinh tế từ nhiều năm trước. Dịch rầy nâu đã được ghi nhận ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ 7, theo nghiên cứu của Suenaga và Nakatsuka (1958) thì dầu cá voi đã được sử dụng để trừ rầy nâu từ những năm 1670 – 1840, sau đó chúng được thay thế bởi dầu lửa vào năm 1897. DDT được sử dụng vào những năm trước thế chiến thứ 2 để thay thế dầu lửa nhưng chúng cũng sớm bị thay thế bởi BHC. Thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ được sử dụng lần đầu vào năm 1952, vào năm 1964 thì thuốc trừ sâu nhóm Carbamate được sử dụng ở Nhật Bản [35]. Đến giữa thập kỷ 1990 thì 2 nhóm thuốc là Phenylpyzarole, Neonicotinoid điển hình là 2 hoạt chất Fipronil và Imidacloprid được sử dụng để trừ rầy ở rất nhiều nước vùng Đông á [49]. Cho đến bây giờ nhóm thuốc Neonicotinoid đang được sử dụng phổ biến ở các nước Châu á để phòng trừ rầy nâu có thể kể đến như Thiamethoxam, Dinotefuran, Thiacloprid, Clothianidin. [74]
2.._.3 Tính kháng thuốc trừ sâu của côn trùng
2.3.1 Một số khái niệm về tính kháng thuốc
2.3.1.1 Khái niệm về tính kháng thuốc (Resistance)
Sự giảm sút phản ứng của một quần thể động thực vật đối với một loại thuốc trừ dịch hại do kết quả của việc dùng thuốc thường xuyên, khiến chúng trở nên chịu đựng được những lượng thuốc lớn mà với lượng thuốc này có thể tiêu diệt được hầu hết các cá thể của một quần thể cùng loài chưa chống thuốc có thể được hiểu là tính kháng thuốc.
Như vậy sau những thời gian dài sử dụng thuốc ở một vùng một nòi chống thuốc có thể được hình thành khi một bộ phận của quần thể sâu hại có khả năng chống chịu được với thuốc khi tiếp xúc trong một thời gian dài. Bộ phận quần thể sâu hại này tạo được vượt qua tác động của thuốc, rồi phát triển dần lên chiếm ưu thế trong quần thể. Khả năng này sẽ di truyền sang đời sau dù các cá thể ở thế hệ sau có hay không tiếp xúc với thuốc.
2.3.1.2 Khái niệm về tính kháng chéo (Cross Resistance)
Hiện tượng một loài dịch hại khi đã hình thành tính chống chịu đối với một loại thuốc BVTV thì đồng thời cũng có khả năng chống được một số loại thuốc khác mà nó chưa hề tiếp xúc có thể được hiều là tính kháng chéo. Nguyên nhân là do cơ chế kháng đối với những thuốc này giống nhau. Những loại thuốc bị một loài dịch hại nào đó chống được hợp thành phổ chống chịu.
Tính kháng chéo là hiện tượng khi một loài côn trùng nào đó không những kháng với các hợp chất thuốc được sử dụng liên tục qua nhiều thế hệ mà còn kháng được một hay nhiều hợp chất khác mà dòng kháng đó chưa hề tiếp xúc (Nina Svae Johansen 2001) [56]
2.3.1.3 Khái niệm về tính đa kháng (Multiple Resistance)
Đặc tính của một loại sâu hại sau khi tạo được tính chống chịu với một loại thuốc có thêm khả năng chống chịu với nhiều chủng loại thuốc cùng nhóm hoặc khác nhóm có thể được hiểu là tính đa kháng.
Cũng có thể hiểu tính đa kháng là hiện tượng một loài côn trùng nào đó tăng khả năng chịu đựng với nhiều loại thuốc trừ sâu. Hiện tượng đa kháng xảy ra là do có nhiều cơ chế kháng khác nhau cùng tồn tại và hoạt động trong loài kháng tạo ra phổ kháng tương đối rộng cho từng loài sâu hại. Loài đa kháng được hình thành khi chúng có phổ kháng với nhiều nhóm thuốc trừ sâu riêng biệt sử dụng đồng thời hay liên tiếp trong một thời gian dài ở địa phương (Hama 1987) [34].
Để đánh giá mức độ kháng thuốc của một quần thể sâu hại nào đó người ta sử dụng chỉ số kháng thuốc Ri (Resistance index)
Theo FAO chỉ số Ri được tính theo công thức:
LD50 của quần thể nghi là kháng thuốc
Ri = --------------------------------------------------
LD50 của dòng mẫn cảm
Với Ri ≥ 10 => quần thể sâu hại đã có tính kháng thuốc.
Ri quần thể sâu hại chưa có tính kháng thuốc.
Nhưng với điều kiện khi không có dòng mẫn cảm của loài sâu hại nào đó thì theo nghiên cứu của TS Tào Minh Tuấn [21] có thể sử dụng LC95 với liều khuyến cáo để đánh giá mức độ mẫn cảm với thuốc trừ sâu và đã được áp dụng để đánh giá mức độ kháng thuốc của sâu tơ hại bắp cải khi đó chỉ số Ri được tính theo công thức:
LC95 của quần thể nghi là kháng thuốc
Ri = -------------------------------------------------
Liều khuyến cáo
Ri > 50 => quần thể sâu hại đã có tính kháng thuốc.
2.3.2 Các cơ chế kháng thuốc
Các cơ chế cho phép côn trùng sống sót qua tiếp xúc với thuốc trừ sâu có thể chia thành 2 nhóm, đó là cơ chế chuyển hóa và không chuyển hóa. Cơ chế không chuyển hóa liên quan đến giảm tính thấm qua lớp cutincul và cơ chế liên quan đến điểm đích, điểm mà ở đó thuốc trừ sâu tác động. Cơ chế điểm đích làm giảm tác động qua lại giữa thuốc trừ sâu và phân tử đích của nó thông qua đột biến các gen chịu trách nhiệm tổng hợp phân tử đích. Ngoài ra còn hai kiểu khác của tính kháng liên quan đến giảm tính thấm qua lớp cuticul và thay đổi tập tính để tránh bị thuốc trừ sâu tác động.
2.3.2.1 Cơ chế kháng không chuyển hóa
2.3.2.1.1. Giảm khả năng thấm
Thuốc trừ sâu muốn tiêu diệt côn trùng thì trước hết phải xâm nhập được vào cơ thể côn trùng một lượng nhất định rồi sau đó mới tác động đến “vị trí tác động” của thuốc. Côn trùng có phản xạ ngăn cản hoặc hạn chế hấp thụ thuốc vào cơ thể chúng qua sự thay đổi cấu tạo của lớp lipit sáp và protein biểu bì.
Tính thấm qua da giảm do tầng cuticulin hoặc lớp mỡ dưới da dày hơn ở các cá thể kháng so với các cá thể mẫn cảm. Những dòng sâu kháng thuốc còn có thể hạn chế hoặc ngăn cản sự xâm nhập của các thuốc qua vỏ sợi trục và nội quan. Sự giảm tính thấm là cơ chế chủ yếu làm giảm mức độ nhạy cảm của các vị trí tác động đối với thuốc ở côn trùng (Motoyamo và cộng sự 1990) [52].
Khi nghiên cứu so sánh khả năng thấm qua màng cuticul của thuốc Fenvalerate đã được đánh dấu phóng xạ cho thấy tỉ lệ thấm qua màng ở dòng kháng thấp hơn dòng mẫn cảm (Heisswolf và cộng sự 1986) [38], (Motoyamo và cộng sự 1990) [52].
2.3.2.1.2 Giảm mức độ mẫn cảm ở vị trí đích
Thuốc trừ sâu sau khi xâm nhập vào côn trùng, chất độc tác động lên côn trùng ở các vị trí đích nhất định gọi là vị trí tác động. ở côn trùng kháng thuốc tại các vị trí tác động có hiện tượng giảm mẫn cảm với các loại thuốc trừ sâu thông qua đột biến các gen chịu trách nhiệm tổng hợp phân tử đích.
Có 3 cơ chế (Nina Svae Johansen 2001) [56] làm giảm mức độ mẫn cảm ở vị trí đích tốt nhất là:
- Hình thức sản xuất của Acetylcholin esterase (AchE) không nhạy cảm đối với hợp chất lân hữu cơ và Carbamate.
- Sự thay đổi kênh Na+ là knockdown (kdr) là nguyên nhân của tính kháng thuốc đối với Pyrethroid.
- Sự biến đổi của GABA (axit gamma amibutiric) tại kênh ra vào Chloride của điểm trên màng tế bào thần kinh (xinap) nơi mà nguyên nhân kháng đối với nhóm thuốc Cyclodienes.
Acetylcholin esterase (AchE)
Enzym Acetylcholiesterase vị trí tác động của 2 nhóm thuốc trừ sâu Carbamat và Organophosphate, quá trình thủy phân enzim AchE sẽ tạo ra kích thích hoạt động cho chất dẫn truyền xung động thần kinh acetylcholine trên màng sau xinap khiến côn trùng tử vong. Sự thay đổi AChE thành dạng không mẫn cảm với là nhờ các đột biến trong gen mã hoá AChE lần đầu được phát hiện trên nhện Tetranychus urticae năm 1964 sau đó được phát hiện trên nhiều dòng ruồi dấm với các thay thế amino axít đơn lẻ hoặc tổ hợp khác nhau gây nên giảm sút mức mẫn cảm khác nhau của enzyme này với thuốc trừ sâu. Có hai kiểu kháng chính ở điểm đích này với thuốc trừ sâu Lân hữu cơ và Carbamate đã được phát hiện. Kiểu thứ nhất có đột biến thay thế glycine bằng serin trong điểm hoạt động của enzim AChE và kiểu thứ hai là đột biến trong điểm hoạt động nhưng làm giảm áp lực của thuốc trừ sâu với AChE. (Gunning và cộng sự 2001) [33] (G. M. Nordhus 2005) [57].
Các kênh Na+ đóng mở phụ thuộc vào điện thế
Các thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroid và DDT gây rối loạn sự dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách làm gián đoạn chức năng bình thường của các kênh Na+ dọc sợi trục thần kinh của tế bào thần kinh côn trùng. Tác dụng của Pyrethroid đến các kênh Na+ này dẫn đến sự phá huỷ động thái hoạt động bình thường của chúng, việc đó lặp đi lặp lại làm cho hệ thần kinh bị rối loạn hoạt động dẫn đến côn trùng mất khả năng vận hành và chết. Đột biến điểm thay thế leucin bằng phenylalanine "kdr" làm cho các amino axit thay thế cổng điện thế Na+ của côn trùng giảm tính mẫn cảm với thuốc trừ sâu từ 10 đến 20 lần đối với DDT và Pyrethroid. Nhưng với đột biến điểm thay thế methionine bằng threonine "super kdr" thì có thể làm giảm tính mẫn cảm của các amino axit thay thế đến hơn 500 lần. Với việc phát triển của công nghệ PCR có thể tìm ra tính kháng kdr và s-kdr ở một vài loại côn trùng khác nhau chẳng hạn như ở con muỗi Anopheles stephensi, con ruồi trâu Haematobia irritans. (G. M. Nordhus 2005) [57].
Các thụ quan Gama aminobutyric acid (GABA)
Thụ quan GABA thuộc một siêu họ các thụ quan chuyển tiếp tín hiệu thần kinh mà nó được hình thành bởi sự oligohóa 5 tiểu đơn vị tạo thành một cổng truyền ion. Tính kháng điểm đích GABA với các thuốc trừ sâu Cyclodiene như diledrin là do sự thay thế alanin thành serin hoặc glycine được phát hiện ở ruồi giấm Drosophila
Giống với AchE, sự giảm tính nhạy cảm của các thụ quan GABA là do sự thay đổi trong cấu trúc protein. Nhưng kháng giống như AchE, chỉ một đột biến đơn gây ra một axit amin đặc hiệu bị thay bằng một axit amin khác dẫn đến các mức độ kháng cao với cyclodiene. Các đột biến điểm khác đã tìm thấy nhưng không đột biến gây nên tính kháng hoặc hiếm khi gắn liền với tính kháng (T. Brucee 1986) [28].
Thụ quan nicotinic acetylcholine (nAChRs).
Ngoài 3 cơ chế kể trên thì gần đây theo nghiên cứu của Zewen Liu (2008) [74] báo cáo về cơ chế làm giảm mức độ mẫn cảm ở thụ quan nicotinic acetylcholine (nAChRs). Thụ quan nAChRs là kênh ion chứa tác động choline dẫn truyền nhanh đến xinap của côn trùng và hệ thần kinh trung ương của động vật có xương sống. Thụ quan nAChRs là vị trí tác động đến của nhóm thuốc trừ sâu Neonicotinoid, hoạt chất Imidacloprid là thuốc đầu tiên của nhóm thuốc Neonicotinoid được dùng vào năm 1991 sau đó thì có thêm 1 vài hoạt chất khác cùng nhóm được phát triển như: Nitenpyram (1995), Acetamiprid (1996), Thiamethoxam (1998), Thiacloprid (2000), Clothianidin (2002), Dinotefuran (2002).
2.3.2.2 Cơ chế chuyển hóa
Trong cơ chế này khi phân tử thuốc trừ sâu xâm nhập vào cơ thể, dưới tác dụng của các enzim khác nhau trong cơ thể sâu hại kháng thuốc nó sẽ bị phân giải theo nhiều con đường khác nhau như oxy hoá, thủy phân, hydro hoá, khử clo, ankyl hoá, ... trở thành các chất không độc.
Có 3 cơ chế giải độc được biết:
- Oxi hoá làm tăng trao đổi chất của thuốc trừ sâu bởi hệ thống ánh sáng P450 Cytochrom nhờ enzim Monooxygenase
P450 Monooxygenase là một họ của các enzym ưa nước, chứa hem đa dạng và quan trọng liên quan đến sự giải độc một lượng lớn các chất nội sinh như hóc môn trẻ, ecdysteroid, pheromon và các chất ngoại sinh như allochemical thực vật, thuốc trừ sâu, promutagene. Báo cáo đầu tiên về tính kháng thuốc của P450 monooxygenases được trình bày vào năm 1960, từ đó các báo cáo về tính kháng P450 monooxygenases đã được nghiên cứu trên vài loại côn trùng khác nhau và có thể kể ra như P450 A monooxygenases CYP6D1 trên con ruồi nhà M. domestica đã hình thành tính kháng với Pyrethroid. Tính kháng DDT nhờ thay thế các amino axit ở P450 CYP6G1. (G. M. Nordhus 2005) [57].
- Tăng cường hoạt động của enzim vận chuyển Glutation-S - Transferase (GSTs).
GST thuộc vào loại enzim có thể giải độc cả chất nội sinh và bao gồm hợp chất xenobiotic của thuốc trừ sâu (Salinas & Wong 1999). Có ít nhất 6 lớp GST đã được tìm thấy ở trên côn trùng và đã xác định được chúng nằm trên các cụm gen rải rác trong bộ gen. GST có thể giải độc những thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroid, Lân hữu cơ, DDT và Carbamate (G. M. Nordhus 2005) [57].
Sun (1991) [67] lần đầu tiên phát hiện liên kết Glutathion như là hoạt động giải độc đối với Parathion và Methyl Parathion ở sâu tơ. Mức độ phân giải khá cao đối với loại thuốc này đã phát hiện trong dòng kháng so với dòng mẫn cảm. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt tính TDP đối với một số thuốc trừ sâu lân hữn cơ là Phenthoate, Profennofos, Mevinfos ở dòng sâu tơ kháng thuốc lân hữu cơ đã thể hiện hoạt tính GST sẽ cao hơn 3-4 lần dòng mẫn cảm.Trong hầu hết các trường hợp, tính kháng gây nên bởi GST là do sự biểu hiện của gen bị thay đổi (tăng phiên mã) hay những thay đổi về mặt cấu trúc của gen, chứ không phải là do sự khuyếch đại gen.
- Tính kháng thuốc trừ sâu bởi esterase (EST)
EST là tổ hợp của rất nhiều enzim, tất cả các enzim EST đều có khả năng hydrolyse hóa các liên kết ester với sự có mặt của nước và từ đó các thuốc trừ sâu chứa các liên kết ester dễ bị thoái hóa bởi các esterase đặc biệt là với các thuốc nhóm Lân hữu cơ và Carbamat khi esterase được sản xuất nhiều trong cơ thể côn trùng. Tính kháng nhờ tăng khả năng sản xuất esterase được tìm hiểu trên nhiều loại côn trùng khác nhau như muỗi, ruồi nhà, nhện và bọ phấn. Nhưng nghiên cứu sâu trên con rệp Myzus persicae hại cà chua và con muỗi nhà Culex mosquitoes. Nghiên cứu ở hai đối tượng trên, việc sản xuất ra nhiều esterase là nhờ nhân đôi các gen mà với loài rệp Myzus persicae tính kháng thuốc chính là sự liên kết cùng với mở rộng một trong hai loại E4 hoặc cắt bớt từ FE4 (fast-E4) (G. M. Nordhus 2005) [57].
2.4 Tình hình kháng thuốc trừ sâu của rầy nâu
Theo số liệu của FAO năm 1991 [32] đã thống kê được cho đến năm 1989 đã có 504 loài côn trùng kháng thuốc trong đó có 283 loài gây hại nghiêm trọng cho nông nghiệp. Trong 504 loài côn trùng thì Bộ cánh đều chiếm 10,1% (51 loài), Bộ hai cánh chiếm nhiều nhất với 35,1% (177 loài)...
Theo tổng hợp của G. P. Georghiou (1991) [32] trên thế giới rầy nâu đã xuất hiện tính kháng với 16 hoạt chất thuộc 6 nhóm thuốc khác nhau. Ghi nhận của tác giả cho đến năm 1974 ở miền Nam Việt Nam rầy nâu đã xuất hiện tính kháng với DDT, Diazinon, Malathion, Methyl parathion
Rầy nâu Nilaparvata lugens là một loài sâu hại rất nghiêm trọng trên đồng ruộng ở những vùng có mật độ rầy nâu cao thường xảy ra hiện tượng cháy rầy mặc dù đã được nông dân phun rất nhiều thuốc hóa học để phòng trừ do vậy tính mẫn cảm của rầy nâu đã được nhiều nước ở Châu á nghiên cứu. Nhưng có lẽ Nhật Bản là nơi nghiên cứu về tính mẫn cảm của rầy nâu nhiều nhất và sớm nhất. Đã có những nghiên cứu từ những năm 1967 của Nagata & Kukuda với các hoạt chất như Malathion, Diazinon, MTMC, BHC, DDT, Carbaryl, MIPC với cả 3 loài rầy. Đến năm 1976 Nagata và các cộng sự [53] đã một lần nữa xác định lại tính mẫn cảm của rầy nâu với các hoạt chất để từ đó xác định được tính kháng thuốc thì thấy giá trị LD50 của hoạt chất Malathion tăng từ 7 đến hơn 10 lần, Diazion tăng từ 2 đến 3 lần, Carbaryl tăng từ 2 đến 3,5 lần... Năm 1969 tại IRRI cũng đã ghi nhận hiệu quả của Diazinon giảm rõ rệt sau 3 năm sử dụng, đến năm 1976 tại IRRI cũng đã ghi nhận sự giảm sút hiệu lực của Carbofuran [40]. Đến những năm của thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20 đã có nhiều tài liệu thông báo rầy nâu kháng một số loại thuốc như ở Trung Quốc sau 7 năm sử dụng giá trị LD50 của BHC tăng 22 lần, Monocrotophos tăng 78 lần, Methamidophos tăng 13 lần, Carbaryl tăng 39 lần, Isoprocorb tăng 34 lần và Deltamethrin tăng 15 lần [53]. Năm 1992 quần thể rầy nâu ở Suphan buri của Thái Lan được đánh giá với 11 loại thuốc và cũng thấy rằng giá trị LD50 tăng từ 10 đến 40 lần so với giá trị LD50 xác định năm 1977 (Nagata, 2002) [55]. Theo nghiên cứu của Nagata ở Nhật Bản nếu sử dụng nhóm thuốc BHC 4 lần trong vụ xuân thì đến vụ mùa giá trị LD50 sẽ bị giảm từ 14 đến 19 lần. [54]
Liu Zewen và cộng sự (2003) [74] cho biết ở Nam Ninh Trung Quốc giá trị LD50 của Imidacloprid với rầy nâu tăng 11,35 lần trong 25 thế hệ và tăng 72,83 lần so với rầy mẫn cảm. Nhưng Yanhua Wang và cộng sự (2008) [70] cũng nghiên cứu rầy nâu ở Nam Ninh thấy giá trị LD50 của Imidacloprid tăng từ 135 – 301 lần, của Fipronil tăng 10,5 lần và của Buprofezin rất thấp.
Nghiên cứu của Jai-Ki Yoo và cộng sự (2001) [73] trên rầy nâu cho thấy LD50 của Carbofuran tăng từ 51-68 lần, Fenobucarb tăng từ 93 đến 101 lần, Diazinon tăng từ 6 - 7 lần ở Hàn Quốc sau 19 năm.
Nghiên cứu của Matsumura (2008) [49] từ những năm 1992-2003 giá trị LD50 của hoạt chất Imidacloprid với rầy nâu ở một số tỉnh thuộc Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc chỉ dao động từ 0,09 - 2 nhưng cho đến năm 2006 thì giá trị LD50 ở các địa điểm nghiên cứu ở 3 nước với Imidacloprid đã dao động trong khoảng 0,43 – 2,42. Trong đó cao nhất là Việt Nam với giá trị LD50 ở Tiền Giang là 1,63 – 2,42 tuy nhiên giá trị LD50 của Fipronil và Thiamethoxam đối với rầy nâu ở các địa điểm nghiên cứu lại thấp.
ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về tính kháng thuốc của rầy nâu từ những năm 1987 của Viện BVTV. Khi đó đã xác định được giá trị LD50 của các hoạt chất như Fenobucarb, Carbaryl, Carbofuran, MIPC, Fenitrothion... Nhưng đến năm 2001 cũng dưới sự nghiên cứu của Nguyễn Thị Me [10] thì giá trị LD50 đã tăng lên đáng kể như ở Thái Bình MIPC tăng 12 lần, Carbofuran tăng 7,3 lần, Fenitrothion tăng 3,7 lần. ở Hải phòng giá trị LD50 cũng tăng 11,5 lần với MIPC, BPMC tăng 2,3 lần, Fenitrothion tăng 3,1 lần.
Nghiên cứu của Lương Minh Châu (2007) [2] ở một số địa điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long cho rằng để trừ rầy nâu tốt thì khi sử dụng một số hoạt chất như Imidacloprid, Fipronil, Buprofezin và Etofenprox cần phải tăng liều lượng lên so với liều khuyến cáo.
Theo Ngô Thanh Trà (2008) [18] thì giá trị LD50 của một số hoạt chất với rầy nâu ở Tiền Giang rất cao chẳng hạn như giá trị LD50 của Fenobucarb từ 912,9 – 6125,2, của Fipronil từ 38,1 – 83,4, của Imidacloprid từ 384,3 – 405, 6.
3. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm:
- Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) thuộc các quần thể tự nhiên được thu thập ở các địa điểm nghiên cứu: Quất Lưu - Bình Xuyên – Vĩnh Phúc, Nghĩa Tân - Nghĩa Hưng – Nam Định, Tô Hiệu - Thường Tín – Hà Nội.
- Dòng rầy nâu mẫn cảm được Viện BVTV nhân nuôi từ năm 2007 có nguồn gốc từ dòng rầy của Nhật Bản nuôi từ năm 1989.
3.1.1 Các trang thiết bị, dụng cụ nghiên cứu
- Nhà lưới, lồng lưới (bao gồm lồng to có kích thước 60x60x120 cm, lồng nhỏ có kích thước 40 x 40 x 60 cm), các trang thiết bị cần thiết khác phục vụ cho nghiên cứu trong phòng thí nghiệm như điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm, lọ thủy tinh, micro pipet, mycro syrine, bình CO2
ảnh 5: Máy nhỏ giọt Mycro syrine
- Các dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm ngoài đồng ruộng như khay, cốc đong và dụng cụ để pha thuốc trừ sâu có độ chính xác cao, bình phun thuốc trừ sâu loại 10 lít.
3.1.2 Thuốc trừ sâu thử nghiệm
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 3 loại thuốc trừ sâu đã và đang được nông dân trồng lúa ở các địa điểm nghiên cứu sử dụng nhiều trong việc phòng trừ sâu hại lúa, đó là các thuốc:
Bassa 50 EC: thuộc nhóm độc II, trong 100 ml thuốc thương phẩm có chứa 50 gam hoạt chất Fenobucarb. Thuốc thuộc nhóm thuốc carbamate. Thuốc kìm hãm hoạt động của enzim Acetylcholin esterase quá trình thủy phân enzim AchE sẽ tạo ra kích thích hoạt động của chất dẫn truyền xung động thần kinh Acetylcholine trên xinap khiến côn trùng có thể bị tử vong. Thuốc có đặc tính tiếp xúc không có tác dụng nội hấp.
Confidor 700 WG: thuộc nhóm độc II, trong 100 g thuốc thương phẩm có chứa 70 gam hoạt chất Imidacloprid. Thuốc thuộc nhóm thuốc Neonicotinoid. Thuốc tác động đến thần kinh trung ương, làm tê liệt thụ quan nicotin-axetylcolin màng sau xinap. Thuốc có đặc tính tác dụng nội hấp, tiếp xúc và vị độc.
Regent 800 WG: thuộc nhóm độc II, loại thuốc này chứa 80 gam hoạt chất Fipronil trong 100 g thuốc thương phẩm. Thuốc này thuộc nhóm Phenylpyrazol, thuốc có tác động ức chế hoạt động của GABA, chất điều khiển kênh ion Chloride nằm trên tế bào thần kinh xinap dẫn đến làm ngưng dòng ion đi qua. Có hiệu lực cao với các loài sâu hại đã hình thành tính kháng thuốc với các nhóm Lân hữu cơ, Pyrethroid, Cacbamat thuốc có đặc tính tiếp xúc, vị độc.
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm
Thí nghiệm trong phòng: các nghiên cứu trong phòng được tiến hành tại Phòng thí nghiệm - Trung tâm Kiểm định và khảo nghiệm thuốc Bảo vệ thực vật phía Bắc - Cục Bảo vệ thực vật.
Các nghiên cứu thực địa: địa điểm thu thập mẫu và tiến hành các thí nghiệm ngoài đồng ruộng tại 3 địa điểm là những vùng trồng lúa có mức độ thâm canh cao và có điều kiện khí hậu đặc trưng.
- Thường Tín - Hà Nội: đây là một huyện có diện tích trồng lúa lẫn cây mầu lớn của tỉnh Hà Tây cũ, cách Hà Nội 15 km về phía Nam.
- Nghĩa Hưng – Nam Định: là một huyện nằm gần biển của tỉnh Nam Định, cách TP Nam Định khoảng 60 km.
- Bình Xuyên – Vĩnh Phúc: là một huyện có diện tích trồng lúa quanh năm với diện tích lớn. Địa điểm này nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Đông Bắc.
Như vậy 3 địa điểm mà chúng tôi đã chọn đều có ý nghĩa rất lớn về mặt sản xuất và chúng có những kiểu khí hậu hoặc luân canh cây trồng khác nhau, sự khác biệt này cũng có thể làm ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của rầy nâu giữa các địa điểm nghiên cứu.
3.2.2 Thời gian
Từ tháng 1/2009 đến tháng 11/2009
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra diễn biến mật độ rầy nâu trên đồng ruộng
Thời gian điều tra: định kỳ 7 ngày 1 lần trong suốt vụ xuân 2009.
Phương pháp: tiến hành theo phương pháp của Cục Bảo vệ thực vật (1987) [3], Viện Bảo vệ thực vật (2000) [23]. Cụ thể như sau:
Tại mỗi địa điểm nghiên cứu chọn 3 ruộng khác nhau và cách nhau khoảng 300 mét, mỗi ruộng chọn 5 điểm trên 2 đường chéo góc. Tại mỗi điểm điều tra 4 khóm, mỗi khóm dùng khay tráng dầu có kích thước 20 cm x 20 cm đập 2 đập, đếm số rầy nâu có trong khay.
Chỉ tiêu theo dõi: mật độ (con/khóm)
3.3.2 Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên lúa của nông dân
Phương pháp: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp trên đồng ruộng đối với nông dân (29-35 nông dân/điểm nghiên cứu) dựa trên một bộ mẫu các câu hỏi (phụ lục). Bộ câu hỏi này nhằm thu thập các thông tin sau:
- Các loại thuốc bảo vệ thực vật nông dân đã và đang sử dụng để trừ sâu hại lúa trên đồng ruộng của họ.
- Số lần phun thuốc trong một vụ lúa.
- Khoảng cách giữa hai lần phun thuốc
- Phương thức sử dụng thuốc của nông dân.
3.3.3 Thu thập và nhân nuôi rầy nâu
Chuẩn bị mạ: sử dụng giống Nhị ưu 63
ảnh 6: Chuẩn bị mạ để nhân nuôi rầy
Thu thập rầy cái cánh ngắn ngoài đồng ruộng bằng ống nghiệm hoặc ống hút chuyên dụng. Sau đó rầy cái được thả vào các khay mạ (2 tuần tuổi) để lấy trứng. Các khay được thay sau 24 h để đảm bảo mức độ đồng đều vê tuổi của rầy nâu sau này. Các khay mạ sau khi cho rày trưởng thành đẻ trứng được cách ly hoàn toàn với các quần thể rầy nâu bằng lồng có kích thước 120 cm x 60 cm x 60 cm và được chăm sóc cho tới khi rầy nâu phát triển thành trưởng thành để dùng cho thí nghiệm. Số rầy trưởng thành không dùng làm thí nghiệm thì tiếp tục được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm của Trung tâm KĐ và KN thuốc BVTV phía Bắc để làm tăng số lượng rầy lên cho đến thế hệ thứ 5, sau đó thì tiêu hủy toàn bộ.
ảnh 7: Các quần thể rầy nâu tự nhiên được cách ly với nhau bằng các lồng chuyên dụng.
Đối với dòng rầy nâu mẫn cảm cũng được nuôi trong lồng kính cho đến lúc rầy trưởng thành rộ tiến hành đưa các khay mạ (10-14 ngày sau gieo) để lấy trứng. Sau đó các khay mạ này được cách ly hoàn toàn với các nguồn rầy nâu khác cho đến khi có rầy nâu trưởng thành mới bắt đầu tiến hành thí nghiệm.
3.3.4 Xác định mức độ mẫn cảm của rầy nâu đối với một số thuốc trừ sâu
Chỉ tiêu: giá trị LD50 và LD95
Phương pháp xác định LD50 và LD95: Sử dụng phương pháp nhỏ giọt của T.S Matsumura đã được IRRI công nhận để thử tính kháng thuốc của rầy nâu (Matsumura 2009) [50]. Việc đánh giá tiến hành trên rầy trưởng thành cái cánh dài từ thế hệ thứ nhất đến thế hệ thứ năm. Các bước tiến hành như sau:
- Thuốc dùng để làm thí nghiệm trong phòng đều là thuốc kỹ thuật với hàm lượng hoạt chất từ 97% - 98%, mỗi 1 loại thuốc được tính toán với độ lệch CF sao cho sau khi tính toán sẽ được 1 lượng thuốc với 100% là hoạt chất cần để thử. Công thức tính CF như sau:
CF = 100% / % a.i của thuốc ban đầu.
Để chuẩn bị 1 lượng thuốc với hàm lượng là 10000 ppm trong 2,5 ml dung dịch aceton thì ta có công thức tính toán như sau:
Lượng thuốc cần dùng = CF x 10000 àg/ml x 2,5 ml.
Sau khi đã có dung dịch mẹ thì chúng tôi tiến hành pha loãng ra 20 nồng độ với công thức C1V1 = C2V2
Trong đó: C1: nồng độ thuốc ở liều 1
C2: nồng độ thuốc ở liều 2
V1: thể tích liều thuốc 1 dùng để pha chế
V2: thể tích liều thuốc 2 dùng để pha chế
ở đây chúng tôi tiến hành pha loãng nồng độ sau bằng 1/2 nồng độ trước. Sau khi pha loãng nồng độ bắt đầu tiến hành thử mức độ mẫn cảm của rầy nâu trưởng thành cánh dài. Đầu tiên chúng tôi tiến hành thử thăm dò: giai đoạn này được tiến hành với các nồng độ thuốc khác nhau để tìm ra thang với 5 – 6 nồng độ sao cho nồng độ cao nhất sẽ làm chết 90-95% số cá thể được thử và nồng độ thấp nhất sẽ làm chết từ 5-15% số cá thể được thử. Sau giai đoạn thí nghiệm này thang nồng độ đạt tiêu chuẩn trên sẽ được chọn để dùng cho giai đoạn thí nghiệm chính thức.
Giai đoạn thí nghiệm chính thức: thang 5 nồng độ đã chọn được dùng để thử cho rầy nâu cánh dài trưởng thành. Mỗi nồng độ nhắc lại 3 lần với mỗi lần nhắc lại số rầy nâu là 15 con. Rầy nâu trưởng thành sẽ được gây mê bằng khí CO2 trong vòng 30s sau đó được nhỏ thuốc bằng Microsyrine rồi thả rầy nâu đã được xử lý thuốc vào trong hộp nhựa có mạ 10 - 14 ngày tuổi được cuốn bông để theo dõi.
ảnh 8: Lúa được chuẩn bị để dùng trong thí nghiệm.
ảnh 9: Hộp nhựa dùng trong thí nghiệm.
Chọn 20 rầy nâu cái trưởng thành cánh dài đại diện cho mỗi quần thể sau đó rầy nâu được gây mê bằng khí CO2 và đem cân để xác định trọng lượng trung bình của 1 cá thể rầy nâu.
Sau 24h xử lý thuốc tiến hành đếm số lượng rầy nâu chết trong từng lần nhắc lại. Số liệu về số lượng rầy nâu chết của từng lần nhắc lại, của mỗi công thức được xử lý bằng chương trình Poloplus của IRRI để thu được các giá trị LC50; LC95 và các chỉ số khác có liên quan.
Các chỉ số LD50; LD95 được tính toán dựa trên lượng hoạt chất trong lượng thuốc được nhỏ trên rầy, trọng lượng giọt thuốc nhỏ lên rầy và số cá thể rầy có trong 1 gam trọng lượng.
3.3.5 Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đới với rầy nâu ngoài đồng ruộng
Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với liều lượng khuyến cáo của các loại thuốc nghiên cứu. Mỗi công thức nhắc lại 4 lần.
Thuốc Liều lượng khuyến cáo
Regent 800 WG 30 g/ha
Bassa 50 EC 1,5 l/ha
Confidor 700 WG 80 g/ha
Chỉ tiêu điều tra: đếm số rầy nâu trong khay ở thời điểm trước phun và sau phun thuốc 1, 3, 7, 10 ngày
Phương pháp điều tra: Mỗi ô điều tra 5 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm 4 khóm, mỗi khóm dùng khay tráng dầu có kích thước 20 cm x 20 cm đập 2 đập.
Thời điểm xử lý: Các thuốc được phun khi rầy nâu tuổi nhỏ (1-2) với mật độ rầy cám khoảng 20 – 40 con/khóm.
Hiệu lực của thuốc với rầy nâu được hiệu đính theo công thức Henderson Tilton:
Ta x Cb
H = (1 - ------------------) x100
Tb x Ca
Trong đó: Ta: số rầy nâu ở ô công thức sau khi xử lý thuốc
Tb: số rầy nâu ở ô công thức trước khi xử lý thuốc
Ca: số rầy nâu ở ô đối chứng sau khi xử lý thuốc
Cb: số rầy nâu ở ô đối chứng trước khi xử lý thuốc.
Hiệu lực của các thuốc được phân tích thống kê theo phương pháp đa biên độ Duncan bằng chương trình IRRISTAT 4.0.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Diễn biến mật độ rầy nâu tại các địa điểm nghiên cứu.
Hiện nay rầy nâu Nilaparvata lugens là một trong những loài sâu hại nguy hiểm trên đồng ruộng, để phòng trừ rầy nâu có hiệu quả thì cần phải nắm rõ về diễn biến mật độ của chúng để từ đó có biện pháp phòng trừ sao cho có hiệu qủa nhất và ít chi phí nhất.
4.1.1 Diễn biến mật độ rầy nâu tại Quất Lưu – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
Các kết quả điều tra diễn biến mật độ rầy nâu tại Quất Lưu – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc trên giống lúa Q5 ngày cấy 10/2/09 -15/2/09 được chúng tôi giới thiệu trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diễn biến mật độ rầy nâu tại Quất Lưu - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/khóm)
Nhiệt độ
(oC)
ẩm độ
(%)
13/3/09
Đẻ nhánh
0
22,0
87
20/3/09
0,50
24,0
94
27/3/09
1,50
23,7
86
3/4/09
2,40
21,9
89
10/4/09
Đứng cái
- đòng
3,00
24,4
87
17/4/09
9,80
26,1
86
24/4/09
15,00
28,8
84
1/5/09
18,40
25,0
85
8/5/09
Trỗ
Chín sáp
20,60
24,3
95
15/5/09
32,20
27,0
87
22/5/09
41,80
28,1
81
29/5/09
3,60
23,4
92
5/6/09
Chắc hạt
1,50
26,1
79
Kết quả thu được từ bảng 4.1 cho thấy mật độ rầy nâu có xu hướng tăng dần lên theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và đạt đỉnh cao ở giai đoạn cây lúa trỗ với mật độ 41,80 con/khóm. Giai đoạn này cây lúa phát triển tốt cộng với điều kiện nhiệt độ thích hợp nên rầy nâu phát triển thuận lợi.
4.1.2 Diễn biến mật độ rầy nâu tại Nghĩa Hưng – Nam Định
Các kết quả điều tra diễn biến mật độ rầy nâu tại Nghĩa Hưng – Nam Định trên giống Bắc thơm 7 ngày cấy 20/2/09-22/2/09 được chúng tôi giới thiệu trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Diễn biến mật độ rầy nâu tại Nghĩa Tân - Nghĩa Hưng – Nam Định
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/khóm)
Nhiệt độ
(oC)
ẩm độ
(%)
11/3/2009
Đẻ nhánh
0,10
20,8
84
18/3/2009
1,25
21,2
89
25/3/2009
1,75
22,4
84
1/4/2009
1,93
18,5
91
8/4/2009
Đứng cái
- đòng
2,73
23,6
87
15/4/2009
13,03
25,9
86
22/4/2009
39,55
27,5
85
29/4/2009
24,72
23,9
90
6/5/2009
Trỗ
Chín sáp
1,98
25,6
87
13/5/2009
5,75
27,0
87
20/5/2009
7,10
28,1
81
27/5/2009
5,40
23,4
92
3/6/2009
Chắc hạt
3,97
26,1
79
Kết quả điều tra diễn biến mật độ rầy nâu tại Nghĩa Hưng – Nam Định cho thấy giai đoạn đầu của cây lúa mật độ rầy nâu thấp do thời tiết không thích hợp cho việc phát sinh phát triển nhưng đến giai đoạn đứng cái - đòng thì mật độ đạt đỉnh 39,55 con/khóm. Sau đó mật độ rầy nâu giảm do nông dân tiến hành phun thuốc để phòng trừ vì giai đoạn này rất quan trọng sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này.
4.1.3 Diễn biến mật độ rầy nâu tại Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội.
Các kết quả điều tra diễn biến mật độ rầy nâu tại Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội trên giống KD18 ngày cấy 10/2/09-14/2/09 được chúng tôi giới thiệu trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ rầy nâu tại Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/khóm)
Nhiệt độ
(oC)
ẩm độ
(%)
10/3/2009
Đẻ nhánh
0
21,9
84
17/3/2009
0,50
24,2
94
24/3/2009
1,20
24,4
82
31/3/2009
3,54
20,3
92
7/4/2009
Đứng cái
- đòng
6,30
24,5
88
14/4/2009
10,45
26,6
85
21/4/2009
19,05
29,1
83
28/4/2009
23,80
24,3
82
5/5/2009
Trỗ
Chín sáp
59,52
24,8
94
12/5/2009
47,62
26,5
84
19/5/2009
9,52
27,2
77
26/5/2009
4,35
24,1
87
2/6/2009
Chắc hạt
2,20
28,2
79
Qua bảng 4.3 rầy nâu bắt đầu xuất hiện gây hại muộn hơn ở 2 địa điểm trên nhưng mật độ rầy nâu đạt đỉnh ở giai đoạn cây lúa trỗ – chín với mật độ 59,52 con/khóm thì lại cao hơn so với 2 địa phương trên. Sau đó mật độ giảm do bà con nông dân tiến hành phun thuốc để phòng trừ.
0
10
20
30
40
50
60
70
Đẻ
nhánh
Đứng cái-
đòng
Trỗ -
Chínsáp
Chắc
hạt
Giai đoạn sinh trưởng._.workshop, Malaysia, pp. 228-233.
Huang B. C. et al. (2001), “Sustainable management of brown planthopper in Guangdong province of south China”, Inter-country forecasting system and managemnet for borwn planthopper in east Asia, Viet Nam, November 13-15-2001, pp. 187-197.
International Rice Research Institute (1995), Program report for 1994. Los Banos, Laguna Philippines.
IRRI (1968), “Annual report for 1968”, Los Banos, Laguna Philippines, pp. 402.
IRRI (1972), “Annual report for 1971”, Los Banos, Laguna Philippines, pp. 238.
IRRI (1973), “Annual report for 1972”, Los Banos, Laguna Philippines, pp. 246.
Jena K.K., Jeung J.U,. Lee J.H., Choi H.C., Brar D.S. (2006), “Hight-resolution mapping of a new Brown planthopper (PBH) resistance gen, Bph18 (t) and maker – assisted selection for BPH resistance in rice (Oryza sativa L.)”, Summary from Theory application genetics. pp. 1192-1194.
Kalode M. B., Khrishna T. S. (1979), “Varietal resistance to brown planthopper in India”, International Rice Research Institute: Brown planthopper: Threat to rice production in Asia, International Rice Research Institute. Los Banos, Laguna Philippines, pp. 187-199.
Kisimoto R. (1979), “Brown planthopper migration”, International Rice Research Institute: Brown planthopper: Threat to rice production in Asia, International Rice Research Institute. Los Banos, Laguna Philippines, pp. 119-129.
Kuno E. (1979), “Ecology of the brown planthopper in temperate regions”, International Rice Research Institute: Brown planthopper: Threat to rice production in Asia, International Rice Research Institute. Los Banos, Laguna Philippines, pp. 54-60.
Liu Z. et al. (2008), “Insect nicotinic acetylcholine receptors (nAChRs): Important amino acid residues contributing to neonicotinoid insecticides selectivity and resistance”, African Journal of Biotechnology Vol. 7(25), pp. 4935-4939.
Matsumara M. et al. (2008), “Species-specific insecticide resistance to Imidacloprid and Fipronil tin the rice planthoppers Nilapavarta lugens and Sogatella furcifera in East and South-east Asia”, Pest manag sci 64, pp. 1115-1121.
Matsumura M. et al. (2009), “Topical application method for monitoring insecticide resistance in rice planthoppes in Asia”, Training course on insecticide resistance monitoring, Viet Nam, July 31-2009.
Mochida O. and Okada T. (1979), “Taxonomy and biology of Nilaparvata lugens”, International Rice Research Institute: Brown planthopper: Threat to rice production in Asia, International Rice Research Institute. Los Banos, Laguna Philippines, pp. 27-36.
Motoyamo N., Suganuma T. and Meakoshi Y. (1990), “Biochemical and physilogical characristics of insecticide resistance in Diamondback moth”, Faculty, Horti, Chiba Uni. Japan, No. 45, pp. 411- 418.
Nagata T. et al. (2000), “Recent status of insecticide resistance of long-distance migrating rice planthoppers monitored in Japan, China and malaysia”, Inter-country forecasting system and managemnet for borwn planthopper in east Asia, Viet Nam, November 13-15-2001, pp. 169-177.
Nagata T., Masuda T. and Moriya S. (1979) “Development of insecticide resistance in the brown planthopper, Nilapavarta lugens Stal”, Jap. J. appl. Ent. Zool. 14(3), pp. 264-269.
Nagata T. (2002), “Monitoring on insecticide resistance of the borwn planthopper and the white backed planthopper in Asia”, Asia-Pacific Entomol. 5(1), pp. 103-111.
Nina S. V. (2001), “Overview of insecticide resistance, Biological control of crop pest”, Proceeding of Vietnamese-Norwegical workshop, 2001, Norway, pp. 81- 85.
Nordhus G. M. (2005),“Molecular methods inspecies identification of Liriomyza s.. and the study of insecticide resistance in Liriomyza spp., Bemisia tabaci and Myzus persicae”, pp. 22-28.
Oka I. N. (1979), “Cultural control of the brown planthopper”, International Rice Research Institute: Brown planthopper: Threat to rice production in Asia, International Rice Research Institute. Los Banos, Laguna Philippines, pp. 363-370.
Ooi (1986), “Insecticides disrupt natural control of N.lugens in Sekingchan, Malaysia”, Biological control in the tropies proceedings of the first Regional Symposium on Biological control, Serdang, Selandor Malaysia 4-6 Sep 1985, pp. 109-120.
Parrella M. P. (1996), “Biology of Liriomyra”, Annual Review Entomology, No. 32, pp. 201-223.
Pathak M. D., Dhaliwal G. S. (1981), “Trends and strategies for rice insect problems in Tropical Asia”, IRRI Research paper series, No. 64:15, pp ; [3 fig]; 6 pp, of ref.
Plant Protection Centre (1996), Pest Risk Assessment (PRA) for the vege-table leaf mine Liriomyra sativae, Norsk Institute for Planteforsking, Norway.
Rice planthopper project (2009), “Workshop/training on Toxicology and insecticide resistance monitoring”, International Rice Research Institute, Los Banos, Laguna Philippines, 27 April – 1 May 2009.
Rosell R. C., Bedford I. D., Frohlich D. R., Gill R. J., Brown J. K. and Markham P. G. (1997), “Analysis of morphological variation in distinct populations of Bemisia tabaci (Homoptera: Aleyrodidae)”, Annuals of the Entomological Society of America, No. 5, pp. 575-589.
Saravia (1986), “Quantitative genetic models and the evolution of pesticide resistance: Strategies and tactics for management”, National Academy Press, Washington D.C, pp. 222-236.
Smith C. M. (1994), “Intergration of Rice Insect Control Strategies and Tactics”, In: Biology and Management of rice insect pest, IRRI, Philippines, pp. 693-709.
Sun C. N, et. al. (1991), “Glutathione-S- Transferases and insect resistance to insecticides, Biochemical sites of insecticide action and resistance”,
Takai A. (1971), “Control of the brown planthopper with several insecticides”; Kontjetsu-no-Noyku 15, pp. 22-24.
Vungsilabutr P. (2001), “Population managenment of the rice brown planthopper in Thailand”, Inter-country forecasting system and managemnet for borwn planthopper in east Asia, Viet Nam, November 13-15-2001, pp. 213-228.
Wang Y. et al (2008), “Susceptibility to neonicotinoids and risk of resistance development in the brown planthopper, Nilaparvata lugens (Stal) (Homoptera: Delphacidae)”, Pest manag sci 64, pp. 1278-1284.
Weintraub P. G. and Rami Horowitz (1999), “Effects of Translaminar versus Conventional Insecticides on Liriomyza huidobrensis (Diptera Agromy-zidae) and Diglypus isaea (Hymenoptera: Eulophidae) populations in celery”, Journal of Economic Entomology, Vol. 91 (5). pp. 150-155.
Wiseman B. R. (1987), “Host plant resistance to insect in crop protection in 21st century, 11th Int’l Congress of Plant Protection, Procedings, Philippines, pp. 505-509.
Yoo J. K et al. (2001), “Altered acetylcholinesterase as a resistance mechanism in the brown planthopper, Nilaparvata lugens Stal”, Appl. Entomol. Zool. 37 (1), pp. 37-41 (2002).
Zewen L. et al (2003), “Selection for imidacloprid resistance in Nilaparvata lugens: cross-resistance patterns and possible mechanisms”, Pest manag sci 59, pp. 1355-1359.
Phụ lục
Phiếu điều tra tình hình sử dụng
thuốc trừ sâu trên lúa
Tên chủ hộ: ......................................................................................................
Địa chỉ: Thôn ...............................................Xã ...............................................
Huyện .............................................Tỉnh ............................................
1. Tình hình canh tác:
Ruộng chuyên canh trồng lúa Loại đất.....................................
Ruộng trồng luân canh cây trồng Loại đất ...................................
2. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu:
Loại thuốc dùng
Tên thuốc
Lượng dùng/bình
Ghi chú
Khi pha thuốc Ông (bà) có đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc
Khi pha thuốc Ông (bà) có theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc hay tăng liều lượng
Ông (bà) bắt đầu phun thuốc sau khi gieo (cấy) bao nhiêu ngày .......................
Thông thường bao nhiêu ngày Ông (bà) phun thuốc 1 lần................. và có phun định kỳ như vậy không
Tính ra mỗi vụ Ông (bà) phun bao nhiêu lần ................ Phun bằng bình phun mấy lít ..........................
Số bình phun cho 1 sào cho 1 lần phun .........................................
Khi phun thuốc gia đình Ông (bà) tham khảo ý kiến gì trong những gợi ý sau:
+ Loại sâu gây hại, mức độ phổ biến của sâu hại
+ Bà con xung quanh
+ Người bán thuốc
+ Cán bộ kỹ thuật của Trạm BVTV hay HTX
+ Nghe quảng cáo báo đài
Tình hình SD thuốc ở các địa điểm nghiên cứu
Nhóm thuốc
Hoạt chất
Tên thương phẩm
Địa điểm nghiên cứu
Tô Hiệu
Quất Lưu
Nghĩa Tân
Pyrethroid
Etofenprox
Trebon 10 EC
-
-
6,67
Alpha cypermethrin
Fastac 5 EC
6,67
3,33
23,33
Antaphos 50 EC
-
10,0
-
Bestox 5 EC
-
6,67
-
Supertox 50EC
-
3,33
Permethrin
Peran 10 EC
36,67
13,33
-
Tungperin 50 EC
-
3,33
-
Permecide 50 EC
-
3,33
-
Galaxy 50 EC
-
3,33
-
Alpha cypermethrin + Profenofos
Profast 210 EC
3,33
-
-
Cypermethrin
Cymerin 10 EC
-
3,33
-
Cymkill 25 EC
-
3,33
-
Cyperkill 25 EC
-
3,33
-
Superrin 100 EC
-
3,33
-
SecSaigon 5 EC
-
3,33
-
Alpha cypermethrin + Dimethoate
Cyfitox 200 EC
-
3,33
-
46,67
66,67
30,00
Carbamate
Fenobucarb
Bassa 50 EC
26,67
-
50
26,67
-
50
Lân hữu cơ
Profenofos + Alpha cypermethrin
Profast 210 EC
3,33
-
-
Acephate
Lancer 40 EC
-
3,33
-
Mace 97 SP
-
3,33
-
Profenofos
Binhfos 50 EC
-
3,33
-
3,33
10,0
-
Avecmectin
Abamectin + Fipronil
Scorpion 36EC
-
-
16,67
Abamectin
Aremec 36 EC
-
3,33
-
Phumai 3,6 EC
-
3,33
-
Song mã 24,5 EC
-
3,33
-
Smash 1 EC
-
3,33
-
Tập kỳ 1,8 EC
-
3,33
-
Abatimec 2,6 EC
3,33
-
-
Binhtox 1,8 EC
3,33
3,33
-
Abamectin + Azadirachtin
Fimex 25 EC
-
3,33
-
Emamectin
Chim ưng 3,8 EC
-
6,67
-
Emaben 2,0 EC
-
10,00
-
Hifi 1,8 EC
-
3,33
-
Brightin 1,8 EC
-
3,33
-
B40 super 2,0 EC
-
3,33
-
6,67
50
16,67
Nhóm thuốc
Hoạt chất
Tên thương phẩm
Địa điểm nghiên cứu
Tô Hiệu
Quất Lưu
Nghĩa Tân
Phenylpyrazol
Fipronil
Regent 800 WG
43,33
36,67
73,33
Tango 800 WG
-
6,67
10,00
Finico 800 WG
-
3,33
-
Rigell 800 WG
-
10,00
-
Fipronil + Abamectin
Scorpion 36EC
-
-
16,67
43,33
56,67
100,00
Nereitoxin
Cartap
Padan 95 SP
10,00
-
26,67
Thiosultap sodium
Sadavi 95 WP
-
23,33
-
Cartap + Acetamiprid
Hugo 95 SP
-
3,33
-
10,00
26,67
26,67
Neonicotinoid
Thiamethoxam
Actara 25 WG
-
20,00
33,33
Imidacloprid
Sectox 100 EC
-
20,00
-
Midan 10 WP
-
6,67
-
Amico 10 EC
-
3,33
-
Acetamiprid + Buprofezin
Penalty 40 WP
-
-
6,67
Acetamiprid + Imidacloprid
Sutin 5 EC
3,33
-
3,33
3,33
50,00
43,33
Điều hòa sinh trưởng côn trùng
Acetamiprid + Buprofezin
Penalty 40 WP
-
-
6,67
Buprofezin
Butyl 10 WP
3,33
-
-
3,33
-
6,67
Nhóm thuốc
8
6
7
Hoạt chất
11
15
10
Thương phẩm
10
39
10
Kết quả xử lý thống kê
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLVP 1/12/ 9 14:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
MEANS FOR EFFECT CT
-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS HL1NSP HL3NSP HL7NSP HL10NSP
Bassa 50 EC 4 50.3500a 76.3925a 80.7800a 65.7375a
Regent 800 WG 4 28.4650c 67.2450c 78.1025c 76.3600c
Confidor 700 WG 4 36.2725b 75.0875b 84.2700b 82.6900b
SE(N= 4) 0.691301 1.08719 0.314917 0.514191
5%LSD 9DF 2.21151 3.47797 1.00744 1.64493
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLVP 1/12/ 9 14:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL |
(N= 16) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
HL1NSP 16 43.354 22.349 1.3826 3.2 0.0000 0.2381
HL3NSP 16 74.725 7.7242 2.1744 2.9 0.0000 0.9830
HL7NSP 16 83.458 5.1756 0.62983 0.8 0.0000 0.0001
HL10NSP 16 80.909 3.7896 1.0284 1.3 0.0000 0.9749
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HLHATAY 1/12/ 9 14:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
VARIATE V006 HL10NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 4095.73 1365.24 59.05 0.000 2
* RESIDUAL 8 184.970 23.1212
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 4280.70 389.155
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLHATAY 1/12/ 9 14:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
MEANS FOR EFFECT CT
-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS HL1NSP HL3NSP HL7NSP HL10NSP
Bassa 50EC 3 62.0000a 79.3733b 75.1067b 55.5800b
Regent 800 WG 3 41.1100c 53.8833c 54.2467c 57.1100b
Confidor 700 WG 3 60.1633b 93.3167a 94.7333a 94.2733a
SE(N= 3) 1.16412 0.655713 1.47650 2.77616
5%LSD 8DF 3.79606 2.13821 4.81471 9.05278
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLHATAY 1/12/ 9 14:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL1NSP 12 58.987 15.678 2.0163 3.4 0.0000
HL3NSP 12 77.853 15.388 1.1357 1.5 0.0000
HL7NSP 12 79.098 17.081 2.5574 3.2 0.0000
HL10NSP 12 74.798 19.727 4.8085 6.4 0.0000
Nam Dinh
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL Nam Dinh 23/ 1/ 8 1:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 9
VARIATE V011 HL10NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 33336.5 8334.12 ****** 0.000 3
2 LN$ 3 2.78634 .928781 1.16 0.366 3
* RESIDUAL 12 9.59885 .799904
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 19 33348.9 1755.20
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RAY ND 23/ 1/ 8 1:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 10
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HL1NSP HL3NSP HL7NSP
Bassa 50 EC 4 66.9900a 79.8950a 71.9744a
Regent 800 WG 4 40.8520b 51.0238c 62.9232b
Confidor 700 WG 4 29.4425c 81.5025b 82.0900a
SE(N= 4) 0.627757 0.511066 0.606169
5%LSD 12DF 1.93433 1.57477 1.86781
CT$ NOS HL10NSP
Bassa 50 EC 4 63.3404b
Regent 800 WG 4 62.8508c
Confidor 700 WG 4 82.2200a
SE(N= 4) 0.447187
5%LSD 12DF 1.37793
------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RAY TT 23/ 1/ 8 1:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 11
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |LN$ |
(N= 20) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
HL1NSP 20 30.459 31.688 1.2555 4.1 0.0000 0.8990
HL3NSP 20 55.328 41.244 1.0221 1.8 0.0000 0.0737
HL7NSP 20 55.861 41.386 1.2123 2.2 0.0000 0.5230
HL10NSP 20 55.495 41.895 0.89437 1.6 0.0000 0.3655
Kết quả chạy poloplus
=fenobucarb
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
fenobucarb
Data file: C:\Users\hungkdt\Desktop\so lieu ty le chet\Feno\HT.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
fenobucarb
parameter standard error t ratio
fenoHTay -1.316 0.199 -6.613
SLOPE 1.522 0.174 8.763
Variance-Covariance matrix
fenoHTay SLOPE
fenoHTay 0.395811E-01 -0.290056E-01
SLOPE -0.290056E-01 0.301755E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
fenoHTay 0.554 45. 2. 2.94 -0.935 0.065 -0.565
2.215 45. 12. 10.45 1.549 0.232 0.547
8.860 45. 26. 25.22 0.784 0.560 0.236
35.440 45. 35. 38.47 -3.467 0.855 -1.467
70.887 45. 44. 42.07 1.932 0.935 1.167
chi-square: 4.1877 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 1.3959
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 fenoHTay 7.316 lower 4.388 3.485
upper 11.603 13.886
LD90 fenoHTay 50.842 lower 28.458 24.177
upper 133.368 231.895
LD95 fenoHTay 88.084 lower 44.691 37.235
upper 288.298 579.207
=fenobucarb
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
fenobucarb
Data file: C:\Users\hungkdt\Desktop\so lieu ty le chet\Feno\MC.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
fenobucarb
parameter standard error t ratio
fenoMC 0.565 0.118 4.779
SLOPE 1.338 0.147 9.084
Variance-Covariance matrix
fenoMC SLOPE
fenoMC 0.139645E-01 0.740302E-02
SLOPE 0.740302E-02 0.217074E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
fenoMC 0.035 45. 3. 4.62 -1.617 0.103 -0.794
0.069 45. 12. 8.11 3.885 0.180 1.507
0.554 45. 24. 26.85 -2.853 0.597 -0.867
2.215 45. 35. 38.30 -3.303 0.851 -1.383
4.430 45. 45. 41.64 3.360 0.925 1.906
chi-square: 9.1981 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 3.0660
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 fenoMC 0.378 lower 0.153 0.091
upper 0.850 1.255
LD90 fenoMC 3.432 lower 1.382 1.082
upper 24.268 124.412
LD95 fenoMC 6.412 lower 2.248 1.728
upper 71.987 578.237
=fenobucarb
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
fenobucarb
Data file: C:\Users\hungkdt\Desktop\so lieu ty le chet\Feno\ND.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
fenobucarb
parameter standard error t ratio
fenoND -1.072 0.188 -5.701
SLOPE 1.516 0.190 7.977
Variance-Covariance matrix
fenoND SLOPE
fenoND 0.353237E-01 -0.287172E-01
SLOPE -0.287172E-01 0.361135E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
fenoND 0.277 45. 2. 3.19 -1.188 0.071 -0.690
1.108 45. 12. 8.78 3.222 0.195 1.212
4.430 45. 20. 21.93 -1.931 0.487 -0.576
17.722 45. 32. 36.15 -4.151 0.803 -1.557
35.443 45. 44. 40.67 3.331 0.904 1.684
chi-square: 7.5358 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 2.5119
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 fenoND 5.091 lower 2.326 1.442
upper 9.946 13.705
LD90 fenoND 35.664 lower 16.388 13.357
upper 205.862 971.211
LD95 fenoND 61.928 lower 25.009 20.013
upper 553.901 4076.632
=fenobucarb
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
fenobucarb
Data file: C:\Users\hungkdt\Desktop\so lieu ty le chet\Feno\VP.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
fenobucarb
parameter standard error t ratio
fenoVP -1.916 0.268 -7.142
SLOPE 1.834 0.222 8.279
Variance-Covariance matrix
fenoVP SLOPE
fenoVP 0.719602E-01 -0.541612E-01
SLOPE -0.541612E-01 0.490924E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
fenoVP 1.108 45. 2. 3.43 -1.431 0.076 -0.804
4.430 45. 11. 12.00 -1.003 0.267 -0.338
8.860 45. 25. 20.46 4.538 0.455 1.358
35.440 45. 34. 37.38 -3.384 0.831 -1.345
70.887 45. 43. 42.01 0.993 0.933 0.594
chi-square: 4.7689 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 1.5896
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 fenoVP 11.078 lower 6.964 5.593
upper 16.934 20.194
LD90 fenoVP 55.348 lower 32.510 28.120
upper 145.469 269.173
LD95 fenoVP 87.327 lower 46.825 39.813
upper 287.597 626.214
=fipronil
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
fipronil
Data file: G:\so lieu ty le chet\Fipro\HT.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
fipronil
parameter standard error t ratio
fiproHT 0.390 0.110 3.541
SLOPE 1.344 0.173 7.785
Variance-Covariance matrix
fiproHT SLOPE
fiproHT 0.121220E-01 0.481285E-02
SLOPE 0.481285E-02 0.298079E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
fiproHT 0.017 45. 2. 2.05 -0.054 0.046 -0.038
0.138 45. 13. 10.78 2.217 0.240 0.774
0.554 45. 21. 23.79 -2.787 0.529 -0.832
2.215 45. 34. 36.35 -2.352 0.808 -0.890
4.430 45. 43. 40.42 2.580 0.898 1.272
chi-square: 3.7035 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 1.2345
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 fiproHT 0.513 lower 0.294 0.226
upper 0.830 0.999
LD90 fiproHT 4.608 lower 2.434 2.045
upper 14.138 27.872
LD95 fiproHT 8.586 lower 4.015 3.290
upper 34.870 83.125
=fipronil
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
fipronil
Data file: G:\so lieu ty le chet\Fipro\MC.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
fipronil
parameter standard error t ratio
fiproMC 1.604 0.220 7.278
SLOPE 1.570 0.176 8.909
Variance-Covariance matrix
fiproMC SLOPE
fiproMC 0.486027E-01 0.334060E-01
SLOPE 0.334060E-01 0.310436E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
fiproMC 0.010 45. 1. 4.68 -3.684 0.104 -1.798
0.017 45. 11. 7.28 3.720 0.162 1.506
0.035 45. 14. 12.56 1.442 0.279 0.479
0.277 45. 30. 34.98 -4.982 0.777 -1.785
0.554 45. 43. 40.07 2.935 0.890 1.400
chi-square: 10.879 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 3.6265
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 fiproMC 0.095 lower 0.042 0.027
upper 0.234 0.418
LD90 fiproMC 0.623 lower 0.248 0.196
upper 6.071 62.453
LD95 fiproMC 1.061 lower 0.371 0.288
upper 16.945 309.710
=fipronil
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 26 NOV 2009
fipronil
Data file: C:\Documents and Settings\admin\Desktop\so lieu ty le chet\Fipro\ND.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
fipronil
parameter standard error t ratio
fiproND 1.415 0.168 8.397
SLOPE 1.449 0.161 8.973
Variance-Covariance matrix
fiproND SLOPE
fiproND 0.283840E-01 0.197091E-01
SLOPE 0.197091E-01 0.260822E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
fiproND 0.010 45. 3. 4.97 -1.966 0.110 -0.935
0.017 45. 10. 7.38 2.618 0.164 1.054
0.277 45. 32. 33.30 -1.301 0.740 -0.442
0.554 45. 38. 38.61 -0.613 0.858 -0.262
1.108 45. 43. 42.01 0.991 0.934 0.593
chi-square: 2.602 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 0.867
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 fiproND 0.106 lower 0.075 0.070 0.060
upper 0.143 0.152 0.170
LD90 fiproND 0.809 lower 0.559 0.525 0.466
upper 1.304 1.455 1.849
LD95 fiproND 1.442 lower 0.936 0.871 0.763
upper 2.570 2.945 3.973
=fipronil
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
fipronil
Data file: G:\so lieu ty le chet\Fipro\VP.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
fipronil
parameter standard error t ratio
fiproVP 0.947 0.166 5.712
SLOPE 1.405 0.161 8.736
Variance-Covariance matrix
fiproVP SLOPE
fiproVP 0.274706E-01 0.196296E-01
SLOPE 0.196296E-01 0.258801E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
fiproVP 0.010 45. 2. 2.37 -0.370 0.053 -0.247
0.035 45. 8. 6.91 1.093 0.153 0.452
0.069 45. 13. 11.87 1.125 0.264 0.381
0.554 45. 28. 32.73 -4.726 0.727 -1.582
2.215 45. 44. 41.65 2.347 0.926 1.333
chi-square: 4.6908 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 1.5636
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 fiproVP 0.212 lower 0.122 0.097
upper 0.388 0.511
LD90 fiproVP 1.731 lower 0.817 0.667
upper 6.597 14.932
LD95 fiproVP 3.139 lower 1.316 1.048
upper 15.691 42.684
=Imidacloprid
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
Imidacloprid
Data file: C:\Users\hungkdt\Desktop\so lieu ty le chet\Imida\HT.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Imidacloprid
parameter standard error t ratio
ImidaHT 0.884 0.132 6.692
SLOPE 1.018 0.111 9.146
Variance-Covariance matrix
ImidaHT SLOPE
ImidaHT 0.174646E-01 0.784273E-02
SLOPE 0.784273E-02 0.123777E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
ImidaHT 0.010 45. 3. 7.37 -4.372 0.164 -1.761
0.017 45. 16. 9.82 6.182 0.218 2.231
0.554 45. 30. 33.54 -3.538 0.745 -1.211
2.215 45. 40. 40.34 -0.345 0.897 -0.169
4.243 45. 44. 42.25 1.747 0.939 1.088
chi-square: 10.756 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 3.5854
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 ImidaHT 0.135 lower 0.030 0.011
upper 0.434 0.745
LD90 ImidaHT 2.457 lower 0.704 0.494
upper 37.206 454.680
LD95 ImidaHT 5.590 lower 1.355 0.941
upper 166.963 4363.493
=Imidacloprid
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
Imidacloprid
Data file: C:\Users\hungkdt\Desktop\so lieu ty le chet\Imida\MC.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Imidacloprid
parameter standard error t ratio
ImidaMC 3.424 0.412 8.309
SLOPE 2.334 0.262 8.918
Variance-Covariance matrix
ImidaMC SLOPE
ImidaMC 0.169820 0.103710
SLOPE 0.103710 0.685131E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
ImidaMC 0.010 45. 2. 6.58 -4.585 0.146 -1.934
0.010 45. 10. 6.58 3.415 0.146 1.441
0.017 45. 15. 12.55 2.448 0.279 0.814
0.069 45. 32. 34.81 -2.814 0.774 -1.003
0.138 45. 43. 41.65 1.349 0.926 0.766
chi-square: 8.0684 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 2.6895
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 ImidaMC 0.034 lower 0.022 0.017
upper 0.057 0.075
LD90 ImidaMC 0.121 lower 0.069 0.060
upper 0.397 1.019
LD95 ImidaMC 0.173 lower 0.091 0.078
upper 0.728 2.331
=Imidacloprid
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
Imidacloprid
Data file: C:\Users\hungkdt\Desktop\so lieu ty le chet\Imida\ND.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Imidacloprid
parameter standard error t ratio
ImidaND 0.839 0.146 5.744
SLOPE 1.447 0.168 8.608
Variance-Covariance matrix
ImidaND SLOPE
ImidaND 0.213500E-01 0.160768E-01
SLOPE 0.160768E-01 0.282760E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
ImidaND 0.017 45. 2. 3.87 -1.872 0.086 -0.995
0.069 45. 12. 10.62 1.376 0.236 0.483
0.138 45. 19. 16.76 2.241 0.372 0.691
1.108 45. 32. 37.13 -5.125 0.825 -2.011
2.215 45. 44. 41.12 2.881 0.914 1.530
chi-square: 8.0852 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 2.6951
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 ImidaND 0.263 lower 0.122 0.082
upper 0.559 0.823
LD90 ImidaND 2.021 lower 0.859 0.687
upper 13.122 62.230
LD95 ImidaND 3.602 lower 1.340 1.049
upper 35.793 254.051
=Imidacloprid
=
PoloPlus Version 2.0
Date: 25 NOV 2009
Imidacloprid
Data file: C:\Users\hungkdt\Desktop\so lieu ty le chet\Imida\VP.txt
Number of preparations: 1
Number of dose groups: 5
Model: Probit
Natural Response Parameter: no
Convert doses to logarithms: yes
LDs: 50 90 95
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Imidacloprid
parameter standard error t ratio
ImidaVP 3.536 0.454 7.782
SLOPE 2.258 0.266 8.490
Variance-Covariance matrix
ImidaVP SLOPE
ImidaVP 0.206452 0.117315
SLOPE 0.117315 0.707144E-01
Chi-squared goodness of fit test
prep dose n r expected residual probab std resid
ImidaVP 0.010 45. 2. 8.20 -6.203 0.182 -2.395
0.010 45. 10. 8.20 1.797 0.182 0.694
0.017 45. 21. 15.49 5.512 0.344 1.730
0.069 45. 37. 37.10 -0.102 0.824 -0.040
0.277 45. 44. 44.50 -0.498 0.989 -0.708
chi-square: 9.7116 degrees of freedom: 3 heterogeneity: 3.2372
Effective Doses
dose limits 0.90 0.95 0.99
LD50 ImidaVP 0.027 lower 0.017 0.013
upper 0.051 0.080
LD90 ImidaVP 0.100 lower 0.053 0.045
upper 0.522 2.826
LD95 ImidaVP 0.145 lower 0.069 0.058
upper 1.067 8.525
._.