Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh

Tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh: ... Ebook Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------› ¶ š------ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TUẤN KHANH NGƯỜI THỰC HIỆN: SV. NGUYỄN THỊ BÍCH HIỀN Lớp: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP B - K50 NGƯỜI HƯỚNG DẪN ThS. ĐẶNG VĂN TIẾN HÀ NỘI - 2009 LỜI CẢM ƠN Thực tập là quá trình sinh viên có thể vận dụng kiến thức về lý thuyết đã học vào vận dụng thực tế .Nó còn tạo điều kiện để sinh viên củng cố lại các kiến thức cũ từ các môn học có liên quan đến chuyên ngành của mình và tạo điều kiện để hiểu sâu hơn và đúng hơn kiến thức mình đã có. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh,em được tìm hiểu về thực tế hoạt động kinh doanh của công ty ,được vận dụng kiến thức mình học .Được sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy Đặng Văn Tiến và các cô chú ,anh chị trong công ty em đã hoàn thành đề tài của mình .Để có kết quả này em xin chân thành cảm ơn thầy Tiến và các cô chú ,anh chị trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Hiền MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Mục lục ii Danh mục bảng iv Danh mục sơ đồ v DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 1 .Một số chỉ tiêu về lao động 24 Biểu 2: Vốn và nguồn vốn của công ty 25 Biểu 3: Kết quả sản xuất kinh doanh 27 Biểu 5 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng 32 Biểu 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng 36 Biểu 7 : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo các mặt hàng 40 Biểu 8 : Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty 43 Biểu 10 : Tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng hàng hoá cho công ty 51 Biểu 11 : Đánh giá của khách hàng về sản phẩm và hình ảnh của công ty 53 Biểu 12 : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo quý 56 Biểu 13 : Mục tiêu kế hoạch phát triển của công ty cổ phần vật liệu xây dựng (2009-2011) 61 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các loại kênh phân phối 10 Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 22 Sơ đồ 1.3 Mô hình bộ máy kế toán 23 Sơ đồ 1.4: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty 35 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bất kỳ một doanh nghiệp ,tổ chức ,đơn vị nào bước vào kinh doanh thì luôn hướng tới mục tiêu tồn tại , phát triển và đạt được lợi nhuận cao nhất.Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nghĩ tới việc gắn hoạt động của mình với biến động của thị trường và việc không thể thiếu để giúp doanh nghiệp có được vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo đó là tiêu thụ .Qúa trình tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.Vấn đề đặt ra là làm sao có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm ,hàng hoá.Dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại để làm được điều đó thì cần phải nghiên cứu thị trường , từ đó có thể định ra chiến lược kinh doanh , chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vật liệu xây dựng là nguyên liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng .Không có vật liệu xây dựng chúng ta không thể xây dựng lên những ngôi nhà khang trang ,trường học ,công viên…v.v .Năm vừa qua thị trường vật liệu xây dựng không ngừng biến động .Ở thời điểm đầu năm giá vật liệu xây dựng nói chung tăng quá cao khiến cho nhiều công trình xây dựng phải bỏ dở dang nhiều chủ đầu tư phải chịu lỗ.Việc tiêu thụ vật liệu xây dựng trong nước cũng gặp không ít khó khăn cho dù giá vật liệu xây dựng những tháng cuối năm có giảm. Để thấy rõ hơn về việc tiêu thụ sản phẩm mà cụ thể là về vật liệu xây dựng, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần vật liệu Tuấn Khanh tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài :“Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1.2.1 Mục tiêu chung: Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty để thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm từ đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá lý luận về tiêu thụ - Phản ánh được thực trạng tiêu thụ của công ty trong những năm gần đây - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty - Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu : - Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh - Nghiên cứu các tài liệu của công ty trong 3 năm ( từ năm 2006-2008) PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tài liệu: 2.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài: 2.1.1.1 Một số lý luận về thị trường: a. Khái niệm về thị trường: Thị trường nói chung: Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hoá không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường Thị trường và kinh tế thị trường là những vấn đề phức tạp. Từ những nghiên cứu sơ lược, cổ xưa cho đến những nghiên cứu quy mô khoa học ngày nay phạm trù thị trường luôn được đưa thêm những nội dung mới. Tuỳ từng điều kiện và giác độ nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm thị trường khác nhau : - Khái niệm cổ điển cho rằng: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá. Theo khái niệm này người ta đã đồng nhất thị trường với chợ và những địa điểm mua bán hàng hoá cụ thể. Trong kinh tế hiện đại ít dùng khái niệm này. - Khái niệm hiện đại về thị trường rất nhiều: + Theo sự tương tác của các chủ thể trên thị trường người ta cho rằng:thị trường là quá trình người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết giá cả và số lượng hàng hoá mua bán. Theo quan niệm này tác động và hình thành thị trường là một quá trình không thể chỉ là thời điểm hay thời gian cụ thể. +Theo nội dung, chúng ta có thể quan niệm: thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Như vậy, thị trường vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tố thực. Bản chất của thị trường là giải quýết các quan hệ. Có thể tổng hợp lại rằng, người bán và người mua là hai lực lượng cơ bản trên thị trường. Đó cũng là hình ảnh cụ thể nhất của 2 yếu tố cung-cầu của thị trường. Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được tính bằng tiền. Thị trường tư liệu sản xuất : Là tập hợp những cá nhân hay tổ chức mua các sản phẩm là những tư liệu sản xuất : các loại máy móc , thiết bị nguyên vật liệu, nhiên liệu, hoá chất , dụng cụ để sử dụng vào việc sản xuất ra các sản phẩm khác hay dịch vụ khác để bán ra thị trường. Thị trường vật liệu xây dựng : Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện. b. Đặc điểm của thị trường tư liệu sản xuất và thị trường vật liệu xây dựng: - Đặc điểm của thị trường tư liệu sản xuất : Ít người mua hơn : người hoạt động trên thị trường này thông thường có quan hệ với ít người mua hơn so với những người hoạt động trên thị trường tiêu dùng. Sản phẩm của quá trình mua bán này có thể là tư liệu sản xuất cho quá trình sản xuất khác Người mua ít nhưng có quy mô lớn hơn : nhiều thị trường tư liệu sản xuất có đặc điểm là tỉ lệ tập trung người mua rất cao : một vài người mua tầm cỡ chiếm hầu hết khối lượng mua. Người mua tập trung theo vùng địa lý Nhu cầu phát sinh : nhu cầu về hàng tư liệu sản xuất đều bắt nguồn từ nhu cầu hàng tiêu dùng .Khi nhu cầu về hàng tiêu dùng giảm thì nhu cầu về tất cả những thứ hàng tư liệu sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất ra chúng cũng giảm. Nhu cầu ít hoặc không co giãn : tổng nhu cầu có khả năng thanh toán về nhiều mặt hàng tư liệu sản xuất và dịch vụ không chịu tác động nhiều của biến động giá cả .Nhu cầu đặc biệt không co giãn trong những khoảng thời gian ngắn vì những người sản xuất không thể thay đổi nhanh các phương án sản xuất của mình. Người đi mua hàng là những người chuyên nghiệp : hàng tư liệu sản xuất đều do nhân viên cung ứng được đào tạo đi mua .Họ là những người có năng lực để đánh giá về các thông tin kỹ thuật nên họ sẽ giúp cho việc mua hàng có hiệu quả về chi phí - Đặc điểm thị trường vật liệu xây dựng : + Thị trường vật liệu xây dựng được phát triển tương ứng cùng với thị trường xây dựng.Thị trường vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tiến lên hiện đại hoá, cung ứng cho thị trường xây dựng các vật liệu cần thiết như sắt thép, xi măng, đá ốp lát, gốm sứ vệ sinh, gạch men kính, kính nổi, tấm lợp kim loại, kết cấu thép, sơn nước... + Thị trường vật liệu xây dựng nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác. Chẳng hạn, sắt, thép, xi măng là đầu vào cho các công trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc... của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng .Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng. +Sự phát triển của thị trường vật liệu xây dựng bị tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển của thị trường bất động sản. + Chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế (quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh). + Một người mua nhiều người bán c. Hành vi mua hàng của khách hàng mua tư liệu sản xuất: Những người mua tư liệu sản xuất có thể mua sắm theo hình thức trực tiếp , có đi có lại hay đi thuê. Khi mua sắm, người mua tư liệu sản xuất phải thông qua nhiều quyết định .Số quyết định tuỳ thuộc vào dạng tình huống mua. Những người mua tư liệu sản xuất phải chịu nhiều ảnh hưởng khi họ thông qua các quyết định mua sắm của mình .Thực tế người mua tư liệu sản xuất nhạy cảm với cả yếu tố kinh tế và cá nhân .Trong trường hợp hàng hoá của người cung ứng về cơ bản tương tự như nhau, người mua tư liệu sản xuất có ít cơ sở để lựa chọn hợp lý .Vì mua của bất cứ cung ứng nào cũng đáp ứng nhu cầu mua sắm,nên những người mua này sẽ xem cách cư sử cá nhân mà họ nhận được .Trong trường hợp ,các hàng hoá cạnh tranh nhau có sự khác biệt rất cơ bản thì người mua tư liệu sản xuất chú ý nhiều hơn đến việc lựa chọn và coi trọng hơn những yếu tố kinh tế. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua hàng tư liệu sản xuất: Các yếu tố môi trường : những người mua tư liệu sản xuất chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố trong môi trường kinh tế hiện tại và sắp tới như mức cầu chủ yếu ,quan điểm kinh tế và giá trị của đồng tiền .Trong một nền kinh tế suy thoái , những người mua tư liệu sản xuất giảm bớt việc đầu tư vào nhà máy , thiết bị và dự trữ.Những người mua tư liệu sản xuất cũng chịu sự tác động của những sự phát triển về công nghệ ,chính trị và cạnh tranh trong môi trường Tiềm lực kinh tế : Các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế sẽ chọn được các phương hướng kinh doanh có lợi và họ sẵn sàng mua các tư liệu sản xuất có chất lượng cao và quy trình công nghệ tốt. Phương hướng kinh doanh : phương hướng kinh doanh sẽ quyết định sự lựa chọn tư liệu sản xuất ,lựa chọn công nghệ sản xuất Điều kiện tự nhiên : điều kiện đát đai ,khí hậu ,thuỷ văn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định mua tư liệu sản xuất của các nhà sản xuất .Tư liệu sản xuất được mua phải thoả mãn các yêu cầu đặt ra của điều kiện tự nhiên. 2.1.1.2 Một số lý luận về tiêu thụ sản phẩm: a. khái niệm tiêu thụ sản phẩm : Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất .Để thực hiện giá trị sản phẩm ,hàng hoá lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá sản phẩm , hoặc cung cấp lao vụ ,dịch vụ cho khách hàng ,được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán , quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ. Tiêu thụ hàng hoá theo nghĩa đầy đủ là quá trình gồm nhiều hoạt động :nghiên cứu thị trường , nghiên cứu người tiêu dùng,lựa chọn ,xác lập các kênh phân phối,các chính sách và hình thức bán hàng,tiến hành quảng cáo, các hoạt động xúc tiến và cuối cùng thực hiện các công việc tại bán hàng tại địa điểm bán. Trong doanh nghiệp thương mại tiêu thụ hàng hoá được hiểu là hoạt động bán hàng .Hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp là một quá trình thực hiện chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu tiền về do bán hàng. b. Vị trí, vai trò của tiêu thụ: Trong quá trình tái sản xuất ,vốn của các tổ chức sản xuất –kinh doanh vận động không ngừng qua các giai đoạn khác nhau .Qua mỗi giai đoạn vận động ,vốn thay đổi hình thái cả về vật chất và giá trị .Do đó việc quan sát và nắm bắt các quá trình kinh doanh trong các doanh nghiệp sẽ góp phần cung cấp những thông tin cần thiết ,kịp thời cho ban lãnh đạo trong việc tìm ra biện pháp quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh . Tuy nhiên để đánh giá chính xác chất lượng công tác của doanh nghiệp trên toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như trong từng khâu ,từng giai đoạn ,từng hoạt động của nó thì cần phải tiến hành phân chia các hoạt động kinh doanh thành các giai đoạn khác nhau . Do tính chất và đặc điểm kinh doanh khác nhau nên việc phân chia quá trình kinh doanh trong các đơn vị cũng khác nhau: Đối với doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất , quá trình kinh doanh được chia làm ba giai đoạn : giai đoạn cung cấp ,giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp kinh doanh vật tư, hàng hoá( doanh nghiệp thương mại )thì quá trình kinh doanh gồm 2 giai đạon : giai đoạn cung cấp (thu mua) và giai đọan tiêu thụ. Đối với đơn vị kinh doanh tiền tệ (các tổ chức tín dụng ,tổ chức tài chính, ngân hàng ) quá trình kinh doanh có thể chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn cung cấp ( huy động vốn nhàn rỗi ) và giai đoạn tiêu thụ(cho vay) Tóm lại dù là loại doanh nghiệp nào thì quá trình kinh doanh cũng đều phải có giai đoạn tiêu thụ ,nó giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất.Nhờ có tiêu thụ mà giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hoá được thực hiện thông qua việc chuyển giao khối lượng sản phẩm hoàn thành hoặc cung cấp các lao vụ , dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá thoả thuận.Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị phần ,thu lợi nhuận tạo dựng vị thế và uy tín của mình trên thị trường ,thể hiện khả năng và trình độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp cũng như đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng xã hội .Mở rộng tiêu thụ hàng hoá là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. c. Nội dung tổ chức tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp: c.1) Nghiên cứu thị trường : Mục đích của nghiên cứu thị trường: - Xác định khả năng bán một mặt hàng ( về khối lượng) hoặc một nhóm mặt hàng trên địa bàn xác định. - Nâng cao khả năng cung ứng ,phục vụ khách hàng. - Xác định thị phần của doanh nghiệp trên địa bàn đã đang và sẽ hoạt động - Xác định các nhóm khách hàng tương lai của doanh nghiệp ứng dụng của nghiên cứu thị trường : Thu thập thông tin thị trường Nghiên cứu nhu cầu thị trường Nghiên cứu kênh phân phối Đánh giá mức độ nhận biết của một thương hiệu và hình ảnh của thường hiệu Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu giá và định vị giá Đánh giá thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm ,thương hiệu Định vị thương hiệu. c.2)Lựa chọn sản phẩm ,tổ chức sản xuất: - Về lượng phải thích ứng với quy mô thị trường, dung lượng thị trường. - Về chất lượng phải phù hợp với yêu cầu, tương xứng với trình độ tiêu dùng. - Thích ứng về mặt giá cả: được người tiêu dùng chấp nhận và tối đa hóa được lợi ích người bán. c.3) Định giá : Trên thị trường ,các doanh nghiệp,tổ chức trung gian và người tiêu dùng khi tham gia quá trình trao đổi để thoả mãn nhu cầu mong muốn của họ thì giá cả là thước đo cơ bản quyết định cho sự lựa chọn của họ ViÖc ®Þnh gÝa trong kinh doanh lµ rÊt phøc t¹p ®ßi hái doanh nghiÖp ph¶i nghiªn cøu c¸c yÕu tè kh¶ n¨ng n¾m b¾t th«ng tin kh¶o s¸t thùc tÕ ®Ó cã quyÕt ®Þnh ®óng ®¾n gi¸ c¶ cho mét hµng ho¸ trong mét kho¶ng thêi gian nµo ®ã. Mục tiêu định giá của doanh nghiệp bao gồm: Tăng khối lượng sản phẩm bán ra ,từ đó giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm để tăng lợi nhuận và giữ được thế đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Bảo đảm cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường và đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được những bất lợi từ phía đối thủ cạnh tranh. Khi ®Þnh gÝa doanh nghiÖp cÊn ph¶i c©n nh¾c nh÷ng vÊn ®Ò sau: - Phải bù đắp chi phí sản xuất (giá thành sản phẩm) và đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận cho DN - Cần nắm chắc thông tin để biết rõ sản phẩm nào cần phải bán được với mức giá nào. Các căn cứ cho việc định giá : - Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh : định giá nhằm đạt được một số tập hợp các mục tiêu nào đó .Các mục tiêu phải phù hợp với nhau ,phải rõ ràng phù hợp với mục tiêu của chiến lược tiêu thụ .ở những giai đoạn khác nhau mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau .Vì vậy giá bán sản phẩm của doanh nghiệp cũng khác nhau. - Căn cứ vào cầu thị trường của doanh nghiệp : ở mỗi mức giá khác nhau cầu thị trường khác nhau có ảnh hưởng đến doanh số bán .Sự thay đổi của cầu theo giá được biểu hiện bằng độ co giãn của cầu theo giá. - Căn cứ vào chi phí lưu thông : chi phí tạo cơ sở cho việc định giá hành hoá.Nếu cùng một mặt hàng mà chi của doanh nghiệp cao hơn đối thủ cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải định giá cao hơn hoặc doanh nghiệp phải chịu thu lãi ít và đều ở thế bất lợi trong cạnh tranh. - Căn cứ vào sản phẩm đối thủ cạnh tranh : giá cả và chất lượng sản phẩm của đối thủ là cơ sở cho việc định giá sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể cử người quan sát ,khảo sát và so sánh .Nếu chất lượng hàng hoá của tương đương của đối thủ doanh nghiệp có thể đinh giá thấp hơn và ngược lại.Tuy nhiên đối thủ cũng có thể thay đổi giá để cạnh tranh trở lại với doanh nghiệp. - Căn cứ vào sản phẩm của doanh nghiệp : đặc tính của thương phẩm và chu kỳ sống của sản phẩm có ảnh hưởng đến việc định giá của sản phẩm đó Với sản phẩm mau hỏng hoặc lỗi mốt thì cần có chế độ định giá linh hoạt để đẩy mạnh hoạt động bán ra , hạn chế hao hụt ,tồn đọng .Khi định giá sản phẩm cũng cần xem xét xem sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống. c.4)Kênh phân phối và phương thức bán hàng : -Kênh phân phối : + khái niệm : Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay cơ sở sản xuât kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau ,tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng hoá ,dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng Hệ thống phân phối gồm: người sản xuất , người tiêu dùng và những trung gian thương mại. + Các loại kênh phân phối : Người tiêu dùng Người sản xuất (1) (2) Bán lẻ (3) Bán buôn Bán lẻ (4) môi giới trung gian Bán buôn Bán lẻ Sơ đồ 1.1: Các loại kênh phân phối Kênh 1 : cung ứng trực tiếp hàng hoá từ người cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng .Đảm bảo hàng hoá lưu chuyển nhanh ,giảm chi phí lưu thông quan hệ giao dịch mua bán đơn giản , thuận tiện. Kênh 2 : lưu chuyển phân phối qua khâu trung gian –người bán lẻ.Đây cũng là loại kênh ngắn ,thuận tiện cho người tiêu dùng ,hàng hoá lưu chuyển nhanh,người cung ứng được giải phóng khỏi chức năng bán lẻ .Người bán lẻ thường là các siêu thị ,cửa hàng có điều kiện quan hệ trực tiếp với người sản xuất ,người nhập khẩu ,thuận tiện giao nhận ,vận chuyển. Kênh 3 : việc giao nhận hàng hoá qua nhiều khâu trung gian-bán buôn bán lẻ .Đây là loại kênh dài.Từng khâu của quá trình sản xuất lưu thông được chuyên môn hoá thuận lợi cho phát triển sản xuất ,mở rộng thị trường sử dụng có hiệu quả cơ so vật chất và vốn Kênh 4 : hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng như kênh 3 nhưng trong quan hệ mua bán ,giao dịch xuất hiện môi giới trung gian nó giúp cả người sản xuất và người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về thị trường hàng hoá đem lại hiệu quả cho các bên tham gia. - Phương thức bán hàng: Kết quả tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp phụ thuọcc vào việc sử dụng các hình thức, phương pháp và thủ thuật bán hàng ,thiết lập và sử dụng hợp lý các kênh tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể áp dụng linh hoạt một hay nhiều phương thức tiêu thụ để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp mình : Phương thức tiêu thụ trực tiếp : Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho tại các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp (không qua kho ).Theo phương thức này bên mua uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho , phân xưởng hoặc giao hàng tay ba( các doanh nghiệp mua bán thẳng).Người nhận sau khi ký nhận vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là bán (hàng đã chuyển quyền sở hữu) và được hạch toán vào doanh thu. Phương thức bán buôn: Bán buôn là hình thức bán hàng với số lượng lớn, người mua có thể là doanh nghiệp sản xuất , doanh nghiệp thương mại hoặc doanh nghiệp xuất khẩu(nhập khẩu) .Hàng hoá bán buôn khi xuất bán vẫn nằm trong quá trình lưu thông , chưa đến tay người tiêu dùng. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác.Theo phương thức này , doanh nghiệp lập chứng từ cho từng lần bán hàng và kế toán tiến hành hạch toán sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh .Hàng hoá được xác định tiêu thụ khi doanh nghiệp giao xong hàng cho người mua và người mua ký vào chứng từ giao hàng .Có 2 hình thức bán buôn: + Bán buôn qua kho bao gồm :bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng tại kho cho bên mua và bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng theo hợp đồng + Bán buôn không qua kho :có hai hình thức là vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán và vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán. Phương thức bán lẻ : Bán lẻ là phương thức bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng với số lượng ít .Phương thức này thực hiện ở các quầy hàng ,người bán giao cho khách hàng và thu tiền tại quầy Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận (chuyển hàng theo hợp đồng): Theo phương thức này , người bán chuyển hàng cho người mua theo một địa điểm ghi trong hợp đồng và số hàng đó vẫn thuộc quyền so hữu của người bán.Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (một phần hoặc toàn bộ) thì số hàng đó mới được coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng đó. Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: Đây là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý ) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (bên đại lý)để bán .Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức nhận hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Phương thức bán hàng trả góp ,trả chậm: Bán hàng trả góp,trả chậm là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần.Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua, số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Phương thức hàng đổi hàng: Đây là phương thức doanh nghiệp dùng sản phẩm ,hàng hoá của mình để đổi lấy sản phẩm hàng hoá của người khác.Số sản phẩm ,hàng hoá mang đi trao đổi coi như bán được và số sản phẩm ,hàng hoá nhận về coi như mua được.Gía trao đổi là giá là giá bán của phẩm hàng hoá đó trên thị trường Phương thức này có lợi cho cả hai bên vì nó tránh được việc thanh toán bằng tiền ,tiêt kiệm được vốn lưu động mà vẫn tiêu thụ được hàng hoá. c.5) Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ: Xóc tiÕn b¸n hµng lµ nh÷ng ho¹t ®éng nh»m thóc ®Èy c¸c c¬ héi b¸n hµng th«ng qua c¸c ho¹t ®éng chÝnh sau: qu¶ng cáo, khuyÕn m¹i, héi chî triÓn l·m, chµo hµng, quan hÖ c«ng chóng vµ c¸c ho¹t ®éng kh¸c. - Qu¶ng c¸o : Qu¶ng c¸o lµ h×nh thøc doanh nghiÖp tr¶ tiÒn ®Ó ®­îc truyÒn tin ®Õn nhãm kh¸ch hµng tiÒm n¨ng th«ng qua c¸c vËt m«i giíi qu¶ng c¸o nh­ biÓn hiÖu b¨ng h×nh ... nh»m l«i kÐo kh¸ch hµng mua s¶n phÈm cña doanh nghiÖp. Để hoạt động quảng cao có hiệu quả cần nắm chắc các nội dung cơ bản các chương trình và các bước trong quá trình thực hiện quảng cáo. Các nội dung cơ bản trong quá trình quảng cáo : + Xác định mục tiêu quảng cáo + Xác định ngân sách quảng cáo + Quyết định nội dung quản cáo + Quyết đinh phương tiện quảng cáo + Đánh giá hiệu quả quảng cáo - Tuyên truyền : Tuyên truyền là hình thức quan hệ với cộng đồng.Tuyên truyền có thể tác động sâu sắc đến mức độ hiểu biết của xã hội , tăng sự hiểu biết của xã hội đối với sản phẩm hoặc doanh nghiệp , tạo danh tiếng tốt ,tạo hình ảnh tốt về doanh nghiệp ,xử lý các tin đồn các hình ảnh bất lợi cho doanh nghiệp lan tràn ra ngoài. Để đạt được mục tiêu và những nội dung cơ bản ,daonh nghiệp cần nắm vững các quyết định và ra quyết định tuyên truyền kịp thời Những quyết đinh chủ yếu trong tuyên truyền : + Xác định mục tiêu tuyên truyền + Thiết kế thông điệp và chọn công cụ truyền thông điệp trong tuyên truyền + Đánh giá kết quả tuyên truyền - KhuyÕn m¹i : KhuyÕn m¹i lµ viÖc dµnh cho kh¸ch hµng nh÷ng lîi Ých nhÊt ®Þnh nh»m xóc tiÕn b¸n hµng . Các hình thức khuyến mại: hàng mẫu, phiếu thưởng ,gói hàng chung,quà tặng,giảm giá… Chào hàng : chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng múa bán hàng hoá trong một thời gian nhất định ,được chuyển giao cho một hay nhiều người đã xác định và phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá Chào hàng được thực hiện thông qua việc tiếp xúc với khách hàng cụ thể nên khả năng điều chỉnh thông tin và cách thưc tiếp xúc cho phù hợp với những phản hồi của khách hàng hay giải đáp các thắc mắc của khách hàng rất tốt .Vì vây có thể thuyết phục được những khách hàng đặc biệt hoặc trong tình trạng đặc biệt Để hoạt động chào hàng đạt kết quả cao cần chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ ,hiểu biết về sản phẩm ,thị trường ,biết nghệ thuật giao tiếp và phù hợp về quy mô với khối lượng công việc đã dự kiến thực hiện c.6 )Đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ: §¸nh gi¸ kÕt qu¶ tiªu thô nh»m x¸c ®Þnh møc ®é thùc hiÖn so víi c¸c chØ tiªu ®Æt ra vµ x¸c ®Þnh nguyªn nh©n ®Ó lµm c¬ së ®iÒu chØnh nh»m ®¹t ®­îc kÕt qu¶ tèt h¬n trong c¸c kú sau. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ nhằm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh . d. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm: - Chất lượng sản phẩm . - Gía bán sản phẩm. - Chiến lược và chính sách về sản phẩm. - Thiết bị công nghệ kỹ thuật. - Nghệ thuật bán hàng. - Gía bán của hàng hoá cùng chủng loại. - Thị hiếu người tiêu dùng - Thị trường tiêu thụ - Thời tiết khí hậu. e. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: - Doanh thu bán hàng : là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thu bán hàng = Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Gía bán đơn vị sản phẩm -Kết quả tiêu thụ = Doanh thu thuần – giá vốn – chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp. - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm =Khối lượng nhập trong kỳ + Khối lượng tồn kho năm trước – Khối lượng tồn kho cuối kỳ - Hiệu quả sử dụng chi phí = Doanh thu / chi phí - Tỉ suất lợi nhuận trên vốn = lợi nhuận sau thuế /chi phí 2.1.2 Cơ sở thực tiễn về tiêu thụ vật liệu xây dựng: 2.1.2.1 Vai trò của vật liệu xây dựng: Trong công tác xây dựng bao giờ vật liệu cũng đóng vai trò chủ yếu .Vật liệu là một trong các yếu tố quyết định chất lượng ,giá thành và thời gian thi công công trình. Vật liệu xây dựng là phần vật chất tạo nên công trình nên nó quyết định đến tất cả các công đoạn trong công nghệ xây dựng: Từ khảo sát, thiết kế đến thi công, bảo dưỡng, sử dụng. Không thể có công trình tốt nếu chỉ dùng vật liệu kém. Ngành vật liệu xây dựng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại , từ giản đơn đến phức tạp, chất lượng vật liệu ngày càng được nâng cao . Vật liệu xây dựng được phân chia theo 2 cách chính : - Theo bản chất có 3 loại : + Vật liệu vô cơ + Vật liệu hữu cơ + Vật liệu kim loại - Theo nguồn gốc có 2 nhóm chính : + Vật liệu đá nhân tạo + Vật liệu đá thiên nhiên 2.1.2.2 Đặc điểm của vậi liệu xây dựng: - Đặc điểm của vật liệu đá thiên nhiên : Vật liệu đá thiên nhiên được chế tạo từ đá thiên nhiên bằng cách gia công cơ học . Và từ xa xưa nó đã được sử dụng phổ biến trong xây dựng với những đặc điểm : + Cường độ chịu nén cao. + Khả năng trang trí tốt . + Bền vững trong môi trường. + Nó là vật liệu địa phương, hầu như ở đâu cũng có do đó giá thành tương đối thấp. +Khối lượng thể tích lớn, việc vận chuyển và thi công khó khăn. + Ít nguyên khối và độ cứng cao nên quá trình gia công phức tạp. Đặc điểm của vật liệu đá nhân tạo : Đá nhân tạo được sản xuất từ cốt liệu đá tự nhiên kết hợp keo đặc biệt có khả năng làm việc cao như Acrylic hoặc Polyester .Những vật liệu này được ứng dụng làm mặt quầy giao dịch, mặt bàn, mặt bếp hoặc các ứng dụng trang trí trên tường. Đá nhân tạo có đặc điểm : + Độ bền cao. + Dễ dàng chế tác bằng các máy móc tương tự như nghề mộc. + Có tính linh hoạt trong thiết kế. + Dễ dàng lau chùi 2.1.2.3 Tình hình cung cầu vật liệu xây dựng ở Việt Nam thời gian qua: a. Nhu cầu về vật liệu xây dựng : Hơn 10 năm qua, ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đã có bước phát triển thực sự lớn mạnh, gặt hái được nhiều thành công. Tốc độ phát triển ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian qua luôn luôn ở mức 2 con số. Đây là tốc độ phát triển rất mạnh. Song song với việc phát triển xây dựng là nhu cầu vật liệu xây dựng. Ở nước ta tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng cao. Nhu cầu vật liệu xây dựng cho nhà ở, nhà máy, công trình hết sức lớn. Nếu như năm 2000 nhu cầu xi măng ở Việt Nam mới ở mức 13 triệu tấn thì đến năm 2004 đã là 26 triệu tấn, tăng 2 lần năm 2000 và tăng gấp 10 lần so với năm 1990. Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhu cầu gạch ốp lát ceramic còn ở mức dưới 1 triệu m2 thì đến năm 2004 đã lên tới trên 100 triệu m2/năm. Tương tự, nhu cầu kính xây dựng vào những năm 1990 chỉ mới ở mức khoảng 3 triệu m2 thì đến năm 2004 đã là 80 triệu m2. Các loại vật liệu trang trí hoàn thiện, sơn, vật liệu chống thấm... cũng có mức tăng trưởng rất ngoạn mục. Đồng thời với nhu cầu về số lượng là sự đòi hỏi của thị trường về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng tăng lên rất nhanh và diễn ra ở._. tất cả chủng loại vật liệu xây dựng. Có thể nói, trong hơn 10 năm qua sự bùng nổ về nhu cầu vật liệu xây dựng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng trước đây chưa hề có trên thị trường Việt Nam thì trong thời gian qua đã xuất hiện với quy mô lớn, đa dạng. Theo dự báo của ngành thì trong vòng 5 năm tới nhu cầu vật liệu xây dựng tăng trưởng ở mức cao, khoảng trên dưới 10%/năm và ngày càng đòi hỏi nhiều chủng loại vật liệu xây dựng mới, chất lượng cao, tính năng ưu việt. b. Cung ứng về vật liệu xây dựng: Trong 20 năm qua ngành công nghiệp vật lệu xây dựng Việt Nam đã được đầu tư phát triển mạnh mẽ .Nhu cầu vật liệu xây dựng ở Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai là rất lớn cả về giá trị tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng; số lượng lẫn yêu cầu chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo thị hiếu của người tiêu dùng trong tiến trình hội nhập quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao, ngành vật liệu xây dựng đã chuẩn bị cho mình bước đi và tiến trình cụ thể, trong đó coi trọng việc đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất của các nước phát triển, lấy quy mô công suất vừa và lớn làm hướng chủ đạo.Đến nay sản phẩm vật liệu xây dựng Việt Nam rất đa dạng và phong phú , chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu trong nước và bước đầu đã xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.Theo số liệu điều tra : - Năm 2007 sản lượng xi măng là 36.8 triệu tấn tăng 2,76 lần so với năm 2000 và 14 lần so với năm 1990 Sản lượng gạch ốp lát ceramic, granite năm 2007 là 230 triệu m2 tăng 5,5 lần so với năm 2000 và tăng 115 lần so với năm 1990. Năng lực sản xuấtt gạch ôp lát hiện nay lên đến 321 triệu m2 (trong đó có 54 triệu m2 gạch framile, có 6 triệu m2 gạch cotto) - Sứ vệ sinh năm 2007 đạt 8.5 triệu sản phẩm tăng 3,86 lần so với năm 2000 và tăng 280 lần so với năm 1990 Kính xây dựng năm 2007 là 80 triệu m2 tăng 2,6 lần so với năm 2000 và tăng 35 lần so với năm 1990 Đá ốp lát năm 2007 là 6 triệu m2 tăng 4 lần so với năm 2000 và tăng 400 lần so với năm 1990. Trước năm 1995 hầu hết các loại Vật liệu xây dựng cao cấp đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, sang đến năm 1995 khi đã phát triển trong nước, hàng vật liệu xây dựng nội địa đã thay thế dần hàng nhập khẩu.Đến năm 2000 bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài. Mới đầu kim ngạch xuât khẩu không lớn nhưng tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng gấp 10 .3 lần so với năm 2001 bình quân tăng hàng năm 47.5% Hàng vật liệu xây dựng Việt Nam có mặt trên 100 thị trường các nước là cơ sở để hội nhập quốc tế Bên cạnh đó, hàng năm Việt Nam còn phảị nhập khẩu một số chủng loại mặt hàng như nguyên liệu sản xuất (caolanh, felolsput,frite, men, màu ,bông sợi thuỷ tinh, đá granite), phụ kiện sứ vệ sinh, một số loại sản phẩm như kính màu kính phản quang, kính an toàn, kính mỹ thuật, gạch ốp lát ,đá granite khối ,sứ vệ sinh... Đầu tư phát triển vật liệu xây dựng là nhu cầu và lợi thế của Việt Nam. Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tuy phân bố không đều nhưng có ở hầu hết các vùng trong cả nước. Việt Nam có đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có kinh nghiệm, khả năng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới một cách nhanh nhậy. Đồng thời, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ lớn về vật liệu xây dựng đang ở trong thời kỳ phát triển đất nước. Chính từ các lợi thế kể trên, mặc dù những năm qua và cả những năm sắp tới chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn cho đầu tư, nhưng chúng ta đã xây dựng được một ngành vật liệu xây dựng có trình độ công nghệ tương đối cao và quy mô tương đối lớn. 2.2 Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1 Thu thập số liệu: Số liệu điều tra sơ cấp thu thập từ quá trình điều tra thực tế tại địa bàn nghiên cứu Số liệu thứ cấp thu thập từ thông tin trên mạng ,các giáo trình kinh tế , báo cáo khoa học liên quan… 2.2.2 Xử lý số liệu: Kiểm tra các số liệu thu thập được ,chon lọc số liệu cho thông tin cần thiết Tính toán các chỉ tiêu được kiểm tra tính chính xác.Dùng công cụ xử lý : Xử lý số liệu phức tạp qua chương trình ecxcel còn số liệu đơn giản thì dùng máy tính bỏ túi ,các số liệu được xử lý sẽ dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế .Số liệu sau khi xử lý xong thì được sắp xếp theo mục đích cần phân tích. 2.2.3 Phương pháp cụ thể : a. Phương pháp thống kê : Phương pháp thống kê được xử dụng chủ yếu là thu thập các số liệu về đối tượng nghiên cứu, tổng hợp lại và hệ thống hoá tài liệu thu thập được theo trình tự để thuận lợi cho quá trình phân tích tài liệu thu được để phát hiện ra các vấn đề về bản chất và quy luật của hiện tượng trong điều kiện ,thời gian và địa điểm cụ thể ,rút ra kết luận và đề xuất biện pháp giải quyết. b.Phương pháp so sánh : Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu cần nghiên cứu .Thông qua đó có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình của công ty , những mặt phát triển hay kém phát triển ,hiệu quả hay kém hiệu quả của công ty trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm ,để từ đó tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. PHẦN III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu : 3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty vật liệu xây dựng Tuấn Khanh được thành lập theo quyết định số 0103005575 , đăng ký lần đầu ngày 13/10/2004 TÊN CÔNG TY : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TUẤN KHANH TÊN GIAO DỊCH : TUAN KHANH CONSTRUCTION MATERIAL JOINT STOCK COMPANY TÊN VIẾT TẮT : TUAN KHANH CM.,JSC Địa chỉ : Phú Mỹ ,Mỹ Đình-Từ Liêm-Hà Nội Giám đốc : Nguyễn Tuấn Khanh Điện thoại : 04.38374184 Fax : 04.38374184 Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/10/2004.Ban đầu mới thành lập công ty gặp không ít khó khăn cả về vốn và cơ sở vật chất .Nhưng công ty cũng đã khắc phục được dần dần và luôn cố gắng phấn đấu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán vật liệu xây dựng với những ngành nghề kinh doanh sau : + Xây dựng dân dụng ,công nghiệp,giao thông thuỷ lợi + Buôn bán và sản xuất vật liệu xây dựng ,sắt ,thép ,kim khí, cơ khí ,điện máy , đồ dùng cá nhân và gia đình + Đại lý mua, đại lý bán , ký gửi hàng hoá + Vận tải hàng hoá , vận chuyển hành khách + Lữ hành nội địa , quốc tế Do vậy chức năng chủ yếu của công ty là : + Buôn bán vật liệu xây dựng + Cung cấp các dịch vụ về xây dựng 3.1.2 Bộ máy tố chức quản lý và kế toán của công ty: a.Bộ máy tổ chức quản lý:: Giám đốc Phòng kế toán tài vụ Phòng kinh doanh Phòng quản lý kho Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Để phân công trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh ,cơ cấu tổ ủa công ty : chức bộ máy của công ty được chia thành các bộ phận: - Giám đốc : Là người đứng đầu công ty phụ trách chung mọi mặt của công ty - Phòng kế toán tài vụ : Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thiết lập các sổ sách, chứng từ theo đúng yêu cầu của Bộ tài chính ban hành, thường xuyên thông tin kinh tế giúp giám đốc quyết định mọi hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp về mặt tài chính. - Phòng kinh doanh : Thực hiện chức năng kinh doanh ,bán buôn ,bán lẻ ,đề ra kế hoạch kinh doanh và thực hiện nó .Tìm hiểu thị trường tiêu thụ. - Phòng quản lý kho : Giám sát mọi hoạt động mua bán của công ty, ghi chép đầy đủ số liệu hàng hoá nhập xuất kho, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép sổ sách, chứng từ của phòng kế toán. b.Bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán viên 1 Kế toán viên 2 Sơ đồ 1.3 Mô hình bộ máy kế toán Kế toán trưởng : phụ trách phòng kế toán chịu trách nhiệm quản lý ,hướng dẫn ,kiểm tra ,đôn đốc công việc của kế toán viên trong phòng .Có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán ,là tham mưu cho giám đốc trong việc sử dụng hiệu vốn có hiệu quả. Kế toán viên 1 : theo dõi tình hình tiền mặt ,tiền gửi ngân hàng,tiền vay và trả nợ ngân hàng ,theo dõi tình hình nhập ,xuất kho sản phẩm ,tổng hợp doanh thu bán hàng và theo dõi chi tiết công nợ ,xác định kết quả kinh doanh. Kế toán viên 2 : theo dõi tình hình tăng giảm tài sản của công ty và tính chi phí phân bổ khấu hao trong từng tháng ,tập hợp chi phí sản xuất ,tính giá thành sản phẩm, làm nhiệm vụ thu chi quản lý tiền ,chịu trách nhiệm thống kê tổng hợp theo dõi các khoản phải thu phải trả. 3.1.3 Tình hình lao động: Ngành ngề kinh doanh chính của công ty là kinh doanh thương mại nên số lượng lao động thực tế của công ty qua các năm còn ít và được thể hiện qua bảng sau: Biểu 1 .Một số chỉ tiêu về lao động TT Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1 Lao động thực tế Bình quânLao động theo hợp đồng ngắn hạn Người 12 14 15 116,66 107,14 111,8 2 Người 10 3 Tổng quỹ lương theo Đơn giá Đồng 282.080.736 393.944.600 540.000.000 139,65 137,07 138,3 4 Lương bình quân Đồng/ng 1.958.894 2.344.908 3.000.000 119,7 127,93 122,9 ( Nguồn :phòng kế toán) Các chỉ tiêu về lao động đều tăng qua các năm : Số lượng lao động thực tế bình quân tăng không nhiều năm 2007 tăng 11,6 % so với năm 2006 và đến năm 2008 để giúp bộ phận kế toán làm việc có hiệu quả hơn trong công việc công ty đã tuyển 1 kiểm toán làm cho số lượng lao động của năm 2008 tăng 7,14 % so với năm 2007 . Trong năm 2008 công ty nhận được hợp đồng của công ty bảo tàng Hồ Chí Minh cho việc phá vỡ bê tông và làm mặt bằng móng của công trình Mitec nên công ty đã làm hợp đồng ngắn hạn thêm 10 nhân công .Vì làm kinh doanh thương mại nên lao động trong công ty ngoài những người làm việc ở các bộ phận chính có trình độ học vấn cao thì những người còn lại ở tổ lái xe chỉ học đến trung học cơ sở nhưng họ là những người khoẻ mạnh , trung thực và có đầy đủ bằng cấp lái xe .Công việc kinh doanh của công ty có những lúc không thật sự thuận lợi nhưng công ty luôn cố gắng để có những đãi ngộ tốt cho nhân viên của mình đặc biệt là vào các dịp lễ tết . Ngoài ra công ty còn tạo điều kiện cho nhân viên ở các bộ phận được tham gia các buổi tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ . Thu nhập của người lao động cũng dần được cải thiện .Nếu năm 2006 thu nhập bình quân là 1.958.894 đồng/ người thì đến năm 2007 đã tăng hơn năm 2006 là 19,7 % và năm 2008 mức thu nhập bình quân tăng hơn mức thu nhập bình quân của năm 2007 là 27,93 % từ 2.344.908 đồng/người của năm 2007 lên 3.000.000 đồng / người của năm 2008 3.1.4 Vốn và nguồn vốn của công ty : Ban đầu khi mới thành lập số lượng vốn kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh chưa nhiều nhưng qua quá trình phát triển công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình bằng số vốn tự có và đi vay bên ngoài. Biểu 2: Vốn và nguồn vốn của công ty Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ Đồng Đồng Đồng 1.Vốn kinh doanh 1.155.933.591 2.082.398.967 3.158.617.396 180,15 151,68 165,3 Vốn cố định 242.775.565 850.749.298 1.228.477.619 350,43 144,40 224,94 Vốn lưu động 913.158.026 1.231.649.669 1.936.139.777 134,88 157,20 145,61 2. Nguồn vốn 1.155.933.591 2.082.398.967 3.158.617.396 180,15 151,68 165,3 Chủ sở hữu 1.032.669.181 1.065.248.537 1.096.541.734 103,15 102,93 103,03 vay 123.264.410 1.017.150.430 2.062.075.662 825,17 202,73 409 ( Nguồn :phòng kế toán) Trong những năm đầu , công ty dành phần lớn số vốn để kinh doanh nên chưa có điều kiện để trang bị cơ sở vật chất cho mình . Năm 2006 lượng vốn để đầu tư cho phương tiện vận tải mới chỉ có 242.775.565đ nhưng cũng đã tăng gấp nhiều lần so với năm 2005( vốn cố định : 20.884.629đ ) .Đến năm 2007 để mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài số vốn tự có doanh nghiệp đã đi vay ngân hàng để đầu tư thêm cho phương tiện vận tải , điều này được thể hiện bằng việc lượng vốn cố định của năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 250,43 % tương đương là 607.973.733 đ .Và năm 2007, khi thị trường bất động sản đã sôi động hẳn lên , nắm bắt tình hình đó công ty đã tăng lượng vốn cho tài sản lưu động lên đáng kể . Năm 2006 , vốn lưu động là 913.158.026 đ thì đến năm 2007 nó đã tăng hơn 34,88% so với năm 2006. Không chỉ dừng lại ở quy mô hiện tại đến năm 2008 doanh nghiệp tiếp tục tăng lượng vốn kinh doanh của mình lên . Trong đó vốn cố định tăng 44,4% vốn lưu động tăng 57,2 % so với năm 2007 . Như vậy, lượng vốn cố định bình quân qua 3 năm tăng 122,94 % còn lượng vốn lưu động bình quân qua 3 năm là 45,61 % . Tuy tốc độ phát triển của vốn kinh doanh của năm 2008 có giảm nhưng nhìn chung thì lượng vốn của doanh nghiệp đều tăng qua các năm điều này chứng tỏ doanh nghiệp luôn cố gắng phát huy tốt nguồn vốn của mình trong việc kinh doanh và để phấn đấu cho những mục tiêu của mình trong tương lai mặc dù trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trên con đường phát triển và tồn tại. 3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: Là doanh nghiệp mới thành lập được mấy năm nhưng với sự nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn ,công ty đã đạt được một số kết quả nhất định trong những năm qua .Tình hình kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua các bảng 3. Các chỉ tiêu kinh tế ( doanh thu , lợi nhuận, giá vốn hàng bán) của các năm được thể hiện cụ thể qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh : Doanh thu năm 2006 tăng 214,09 % so với năm 2005 ,đạt 2.649.545.308đ. Năm 2005 lúc đó doanh nghiệp mới thành lập được hơn một năm, mới bước vào kinh doanh nên quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ ,việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn lại thêm đó là thời điểm thị trường bất động sản bị đóng băng . Đến năm 2006 ,thị trường bất động sản đã ấm dần lên , tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiêu thụ của vật liệu xây dựng. Biểu 3: Kết quả sản xuất kinh doanh TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh ( %) (Vnd) (vnd) (vnd) 07/06 08/07 BQ 1 Doanh thu thuần 2.649.545.308 3,841.534.194 6.998.366.766 144,99 182,18 162,52 2 Giá vốn hàng bán 1.576.357.134 2.250.337.455 3.305.038.189 142,76 146,87 144,79 3 Lợi nhuần thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 42.907.950 45.249.205 160.620 105,46 0,35 6,11 4 Tổng lợi nhuận trước thuế 42.907.950 45.249.205 44.874.413 105,46 99,17 102,26 5 Lợi nhuận sau thuế 30.893.724 32.579.356 32.308.857 105,46 99,17 102,26 6 Nộp ngân sách 14.000.000 19.879,359 12.564.556 142,00 63,20 94,73 ( Nguồn : phòng kế toán) Năm 2007, doanh thu tăng 45% so với năm 2006 đạt 3.841.534.194 đ là do : - Doanh nghiệp mở rộng hơn quy mô sản xuất ( giá vốn hàng bán năm 2006 là 1.576.357.134 đ thì đến năm 2007 nó đã tăng 42,76% so với năm 2006 với giá vốn là 2.250.337.455 đ ) - Sự leo thang của giá bán sản phẩm Doanh thu năm 2008 tăng 82,18 % so với năm 2007 .Doanh thu tăng là do năm 2008 công ty ngoài tiêu thụ sản phẩm của nguyên vật liệu xây dựng còn cung cấp các dịch vụ khác như : vận chuyển đất thải, cho thuê xe,xúc đất đào lòng đường ,ca máy xúc,đào móng công trình ,san ủi ,giờ máy xúc .Mặc dù doanh số công ty đạt được là khá cao so với năm 2007 nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại giảm rất mạnh so với năm 2007 ,giảm 99,65 % .Một phần là do sự tăng lên của giá vốn hàng bán ( tăng 46,87%) và do sự tăng lên của giá nguyên liệu đầu vào làm cho chí phí quản lý của doanh nghiệp trong năm 2008 chiếm một con số lớn hơn cả giá vốn hàng bán . Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm nhưng bù lại doanh nghiệp có khoản thu nhập khác từ việc thanh lý tài sản nên lợi nhuận trước và sau thuế chỉ bị giảm 0,83% so với năm 2007 . Bình quân các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiêp qua 3 năm đều tăng trừ chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và nộp ngân sách.Điều này chắc chắn vừa là động lực vừa là mục tiêu thôi thúc doanh nghiệp tìm ra những giải pháp kinh doanh tốt hơn cho năm tới. 3.2 Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty : 3.2.1 Chủng loại sản phẩm tiêu thụ : Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá cho nên đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế .Chính vì thế mà nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp ,nhu cầu nhà ở ,công sở trường học , đường xá ngày càng tăng nhanh . Để tạo nên các công trình này thì vật liệu xây dựng chính là đầu vào chủ yếu. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên chức năng cơ bản của doanh nghiệp là lưu chuyển hàng hoá giữa người sản xuất và người tiêu dùng .Qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp gồm ba khâu : mua vào-dự trữ -bán ra . Và ở đây hàng hoá chính là khâu cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng hoá .Công ty kinh doanh chủ yếu về sản phẩm là vật liệu xây dựng. Sản phẩm của vật liệu xây dựng cũng rất đa dạng về chủng loại .Để đưa ra quyết định nên kinh doanh loại sản phẩm nào của vật liệu xây dựng với số lượng là bao nhiêu doanh nghiệp còn phải căn cứ vào đặc điểm của chúng và tìm hiểu tình hình thị trường tiêu thụ cũng như thị hiếu của khách hàng .Chủng loại sản phẩm chủ yếu mà công ty nhập về để tiêu thụ trong 3 năm gần đây được thể hiện qua biểu 4. Qua biểu trên ta thấy được các chủng loại sản phẩm của công ty gồm có 6 loại chính: cát , gạch , ngói , đá , đất màu , xi măng . Việc nhập các hàng hoá này về tiêu thụ có xu hướng tăng giảm qua các năm . Cụ thể là : Trong các chủng loại sản phẩm của công ty nhập thì chỉ có : cát đen , cát vàng , đá 1x2 , gạch xây 2 lỗ, xi măng bút sơn là được nhập đều đặn còn các loại khác như : gạch xây, ngói các loại , đá bây … có năm nhập, có năm không nhập. Biểu 4 : Chủng loại sản phẩm nhập về để tiêu thụ Tt Tên vật tư hàng hoá đvt Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1 Cát đen m3 52.900 59.423 79.437 112,33 133,68 122,54 2 C¸t vµng m3 10.165 13.350 9.800 131,33 73,4 98,18 3 G¹ch x©y Viªn 533.065 4 G¹ch x©y 2 lç Viªn 140.000 211.400 176.000 151 83,25 112,21 5 G¹ch chÎ 250x250 Viªn 23.100 6 G¹ch chÎ 300x300 Viªn 1,230 7 Ngãi bß TL Viªn 50 8 Ngãi 2.2A2 Tõ Liªm Viªn 1.800 9 G¹ch x©y 6 lç Viªn 850 10 §¸ 1x2 m3 2.160 3.600 3.610 166,67 100,27. 129,27 11 Xi m¨ng Hoµng Th¹ch Kg 95.000 60.000 63,15 12 Gach R150 1 Hång Viªn 9.150 13 Gach R150 1/2A 1 Hång Viªn 1.000 14 Xi m¨ng Bót S¬n Kg 20.000 70.000 60.000 350 85,71 173..2 15 Ngãi 2.A1 - TL Viªn 70 16 Ngãi bß A1 Viªn 24 17 §Êt mÇu trång c©y m3 1.244 714 57,39 18 G¹ch N§ 250 A1S Viªn 3.200 19 G¹ch ®Æc ®«ng thµnh Viªn 116.300 77.500 66,63 20 Đá 2x4 m3 513,5 ( Nguồn : phòng quản lý kho) Năm 2006 số lượng các sản phẩm nhập không nhiều vì công ty lo ngại thị trường vật liệu xây dựng sẽ ảm đảm và trầm lắng như năm 2005 . Các sản phẩm được nhập đều đặn chính là chủng loại sản phẩm chủ lực của công ty.Ta có thể thấy số lượng của chúng được nhập về năm 2007 tăng so với năm 2006 . Trong đó xi măng Bút Sơn là tăng nhiều .Năm 2006 công ty chỉ nhập xi măng Bút Sơn với số lượng nhỏ là 20.000 kg thì đến năm 2007 số lượng được nhập lên đến 70.000 kg , tăng 250 % so với năm 2006 .Còn đối với xi măng Hoàng Thạch năm 2006 công ty đã không nhập thêm vì trong kho vẫn còn tồn nhiều của năm 2005 .Năm 2007,công ty đã nhập khá nhiều xi măng Hoàng Thạch (nhập 95.000 kg) là vì số lượng xi măng của năm 2006 còn tồn từ năm 2005 đã tiêu thụ hết ,lượng tiêu thụ của nó nhanh hơn xi măng Bút Sơn lại thêm năm 2007 giá nhập vào của xi măng Hoàng Thạch giảm so với giá nhập vào của xi măng Bút Sơn .Một số sản phẩm : gạch xây 6 lỗ, gạch xây ,ngói các loại , gạch chẻ …năm 2006 công ty có nhập thêm nhưng mức tiêu thụ của chúng rất chậm nên sang năm 2007 cả năm 2008 công ty đã không nhập thêm . Năm 2007, công ty có nhập thêm một số loại sản phẩm mới: gạch NĐ 250 A1S, gạch đặc đông thành , đất màu trồng cây. Do sức tiêu thụ của chúng không tốt nên đến năm 2008 công ty nhập ít hơn . Số lượng nhập của đất màu trồng cây giảm 42,61% ,của gạch đặc đông thành giảm 33.37 % còn gạch NĐ 250 A1S thì không nhập . Năm 2008 , chỉ có :cát đen , đá 1x2 là được nhập nhiều hơn năm 2007. Số lượng cát đen được nhập tăng 33,68% ,đá 1x2 tăng 0,27 % so với năm 2007.Còn : cát vàng, gạch xây 2 lỗ, xi măng thì đều bị giảm .Khi nhận thấy đá 1x2 có thể tiêu thụ được nên năm 2008, công ty nhập thêm một loại khác của đá đó là loại đá 2x4 .Những tháng đầu năm 2008 giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng cao hơn cả năm 2007 .Trước tình hình đó công ty đã giảm nhập những sản phẩm mà mình định kinh doanh vì nếu nhập nhiều thì sẽ làm chi phí đầu vào của công ty bị đội lên trong khi đó tình hình tiêu thụ lại có vẻ chậm hơn năm 2007 .Do giá của cát đen và đá 1x2 là giảm nhẹ so với năm 2007 nên công ty mới quyết định nhập nhiều hơn . 3.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty: 3.2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng: Hiện nay thị trường của công ty chỉ tập trung trên địa bàn Hà nội . Điều này cho thấy quy mô thị trường của công ty quá hẹp .Công ty hầu như chỉ bán sản phẩm cho các khách hàng trên địa bàn Hà Nội .Công ty phân phối sản phẩm theo kênh trực tiếp nên mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng trong địa bàn Hà Nội.Khách hàng chủ yếu của công ty là các trường học, công ty xây dựng và các công ty cổ phẩn thương mại khác .Trong đó nhóm khách hàng thứ nhất và thứ ba là nhóm khách hàng khó tính hơn , yêu cầu cao về chất lượng, về thời hạn giao nhận, thanh toán . Mỗi khách hàng đều có mục đích sử dụng sản phẩm cho mình vì thế công ty cần chú trọng đến công tác bán hàng trực tiếp cho các đối tượng này. Việc tiêu thụ sản phẩm của các nhóm khách hàng có sự tăng giảm bất thường qua các năm .Có lúc tăng lên rất mạnh nhưng có lúc lại giảm xuống cũng không kém. Với nhóm công ty khác : nhóm này là thị trường tiêu thụ mạnh nhất của công ty về cát và đá các loại .Còn đối với việc tiêu thụ gạch , xi măng thì nó đứng sau nhóm các công ty xây dựng.Năm 2006 ,2007 chủng loại cát được tiêu thụ ở thị trường này lần lượt chiếm 84,65% và 40% trong tổng số cát được tiêu thụ của công ty.Tuy nhiên chỉ có gạch các loại được tiêu thụ ở thị trường này năm 2007 là tăng so với năm 2006 ,tăng 692,9%. Thị trường này đã tiêu thụ khá lớn gạch xây, gạch xây 2 lỗ và loại sản phẩm là gạch đặc đông thành .Trong khi gạch tiêu thu tăng lên mạnh thì cát các loại và đá lại giảm khá mạnh đặc biệt là đá các loại. Năm 2007 đá các loại được tiêu thụ bị giảm tới 98,27% .Năm 2008 lại có sự hoán đổi đá và cát các loại tiêu thụ tăng lên mạnh thì gạch bị giảm đi Chủng loại xi măng phải đến năm 2007 mới có thể được tiêu thụ ở thị trường này một lượng tiêu thụ khá lớn (75.750 kg). Nhưng đến năm 2008 lượng tiêu thụ bị chững lại giảm 79,54 % so với năm năm 2007. Biểu 5 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng Chỉ tiêu đvt 2006 2007 2008 So sánh (%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 07/06 08/07 Bq 1. Cát các loại m3 68.318 100 70.156 100 93.000 100 102.69 132.56 116.67 -Nhóm công ty khác 57.838 84,65 27.938 40 33.017 36 48,31 118,17 75,55 -Nhómtrường học 3.581 5,24 19.607 28 9.827,8 10,57 547,52 50,11 165,63 -Nhóm các công ty xây dựng 6.899 10,11 22.566 32 50.155.2 53,93 327,09 222,26 269,62 2.Gạch các loại viên 2.055,4 100 398.805 100 169.694 100 194,04 42,55 90,86 -Nhóm công ty khác 926,2 45,06 73.435 18,41 73.226 43,16 792,6 99,71 281,12 -Nhómtrường học 510,8 24,85 131.220 32,9 10.000 5,89 25.689 7,62 442,43 -Nhómcác công ty xây dựng 618.4 30.09 194,150 48.69 86,468 50.95 31,395 44.53 1,182.37 3.Đá các loại m3 492.475 100 3.806,3 100 4.069 100 0,77 106,9 9,07 -Nhóm công ty khác 170.795 34,68 2.955 77,63 3.445 84,66 1,73 116,58 14,2 -Nhóm trường học 55.235 11,21 508,5 13,36 238 5,85 0,92 46,8 6.56 -Nhóm các công ty xây dựng 266.445 54,11 342,8 9,01 386 9,49 0,12 112,6 3,6 4.Xi măng các loại kg 68.100 100 139.250 100 104.550 100 204,47 75,62 124,43 -Nhóm công ty khác 75.750 54,4 15.500 15 20,46 -Nhóm trường học 3.050 4,47 20.500 14,72 48.950 47 672,13 238,78 386,97 -Nhóm các công ty xây dựng 65.050 95,53 43.000 30,88 40.100 38 66,1 93,25 78,51 5.Đất màu m3 1.224 100 714 100 -Nhóm các công ty xây dựng 1.224 100 714 100 58,33 ( Nguồn : phòng kinh doanh) Với nhóm trường học : nhóm này không phải là thị trường tiêu thu lớn so với nhóm công ty xây dựng và nhóm các công ty khác .Nhưng cũng là thị trường tiêu thụ khá ổn định của công ty.Trong số sáu chủng loại sản phẩm của công ty thì có đến bốn chủng loại đã có mặt ở thị trường này.Các chủng loại sản phẩm được tiêu thụ qua các năm ở nhóm thị trường này đã thể hiện đúng đặc điểm của thị trường này.Để tạo điều kiện cho học sinh có một môi trường học tập tốt thì ngoài việc nâng cao chất lượng giảng dạy , các trường học đều chú trọng đến việc nâng cấp cơ sở vật chất của mình .Chính vì thế khi việc nâng cấp cơ sở vật chất được tiến hành thì nhu cầu về vật liệu xây dựng sẽ tăng cao . Năm 2007 một số trường học ( mầm non tư thục hoa Anh Đào, THCS Đoàn Thị Điểm , trường tiểu học dân lập Lê Quý Đôn…) đã xây dựng thêm các lớp học nên số lượng cát , gạch ,xi măng các loại được thị trường này tiêu thụ tăng rất cao so với năm 2006 .Chủng loại cát được tiêu thụ tăng 447,52% , gạch tăng 25.589 % , xi măng tăng 572,13 % so với năm 2006.Chủng loại đá được các trường học này tiêu thụ nhiều trong năm 2006 để làm móng , đổ bê tông nên đến năm 2007 các trường học đã nhập ít hơn làm cho số lượng của chủng loại này được tiêu thụ giảm 99.08 % .Năm 2008 ít trường học có nhu cầu sửa chữa xây dựng lại thêm cơn bão giá vật liệu xây dựng nên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cho nhóm trường học hầu như bị giảm mạnh .Trong bốn nhóm sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường này chỉ có xi măng là vẫn tăng mạnh, còn lại thì bị giảm .Cát các loại bị giảm 49,89 %, gạch giảm 92,38 %,đá giảm 53,2 % so với năm 2007. Với nhóm các công ty xây dựng : cả sáu chủng loại sản phẩm của công ty đều được tiêu thụ ở thị trường này . Đây là nhóm khách hàng tiềm năng nhất của công ty. Nhóm này có nhu cầu cao và đa dạng về các sản phẩm của nguyên vật liệu xây dựng . Năm 2007 ,hai chủng loại sản phẩm của công ty là cát và gạch được nhóm này tiêu thụ rất nhiều so với năm 2006. Sản phẩm đá của công ty chỉ có hai loại nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng này trong khi họ lại cần các loại khác nên số lượng đá được tiêu thụ của năm 2007 bị giảm 99,88% ngoài ra xi măng cũng là sản phẩm được tiêu thụ bị giảm 33,9% so với năm 2006.Năm 2008, trước tình hình thị trường vật liệu xây dựng lúc bấy giờ đã làm cho nhóm khách hàng này thận trọng và cân nhắc trong việc nhập các loại vật liệu xây dựng .Điều này ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cho nhóm này. Có lẽ cát luôn là sản phẩm có tốc độ tiêu thụ mà không mấy bị ảnh hưởng bởi giá cả của thị trường vật liệu xây dựng. Loại sản phẩm này vẫn được nhóm khách hàng các công ty xây dựng tiêu thụ nhiều nó tăng 122,26 % so với năm 2007. Nếu năm 2007 nhóm các công ty xây dựng không chú ý lắm đến sản phẩm đá các loại của công ty thì sang năm 2008 họ lại nhập nhiều sản phẩm này của công ty hơn năm 2007 làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm này tăng 12,6 % so với năm 2007 .Các chủng loại sản phẩm còn lại của công ty được tiêu thụ bởi nhóm này đều bị giảm so với năm 2007. 3.2.2.2 Tình hình tiêu thụ qua kênh phân phối sản phẩm của công ty: Các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm mọi cách để có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm .Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì có nhiều cách để phân phối .Và kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ các nhà sản xuất đến người tiêu dùng nhờ đó mà khắc phục được những ngăn cách dài về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa hàng hoá và dịch vụ với người muốn sử dụng chúng . Công ty cổ phẩn vật liệu xây dựng Tuấn Khanh mới chỉ có thị trường tiêu thụ là trên địa bàn Hà Nội nên ở đây công ty chỉ đóng vai trò là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.Chính vì thế hiện nay,công ty đang sử dụng kênh phân phối trực tiếp.Công ty bán hàng cho khách hàng của mình theo cách: chào hàng đến tận chân công trình và tham gia đấu thầu hoặc khách hàng tự tìm đến mua do uy tín của công ty. Khi có đơn đặt hàng ,hợp đồng phòng quản lý kho sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra việc xuất hàng và cử người vận chuyển hàng tới tận tay khách hàng . Thông qua kênh phân phối trực tiếp ,công ty có thể tăng cường mối quan hệ với khách hàng ,nắm bắt được nhu cầu thị trường và tình hình giá cả, đó sẽ là điều kiện thuận lợi để gây thanh thế và uy tín cho công ty . Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh Người tiêu dùng Sơ đồ 1.4: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty Kênh phân phối này rất phù hợp với thị trường tiêu thụ hiện tại của công ty nhưng nếu công ty muốn mở rộng thị trường tiêu thụ của mình thì kênh tiêu thụ kiểu này sẽ không thể đáp ứng được ,nó sẽ không mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh . 3.2.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng: Sản phẩm là tất cả những cái gì có thể thoả mãn nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý ,sử dụng hay tiêu dùng, mua của khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được chấp nhận khi nó thoả mãn nhu cầu nào đó của khách hàng .Đối với mỗi doanh nghiệp lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà lợi nhuận chỉ có được sau khi tiêu thụ sản phẩm .Trong kinh doanh hiếm có công ty nào chỉ có một sản phẩm duy nhất vì nếu chỉ có một sản phẩm duy nhất sẽ khó tránh khỏi rủi ro và không đảm bảo mục tiêu an toàn trong sản xuất kinh doanh .Vì thế cần phải đa dạng hoá sản phẩm .Nhờ bán sản phẩm doanh nghiệp sẽ thu được giá trị. Hiểu được vấn đề đó công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh cũng đã lựa chọn cho mình những chủng loại sản phẩm thích hợp để tiêu thụ .Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của công ty qua 3 năm được thể hiện ở biểu 6. Biểu 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng Tt Mặt hàng Đvt Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1 Cát đen m3 56.653,5 57.577,5 82.44._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHien 27.5.2009.doc
Tài liệu liên quan