Tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty đầu tư sản xuất & xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An: ... Ebook Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty đầu tư sản xuất & xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty đầu tư sản xuất & xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH
¶
BÁO CÁO
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ, CAO SU NGHỆ AN
Giáo viên hướng dẫn: TS. CHU THỊ KIM LOAN
Sinh viên thực hiện : HOÀNG CÔNG ĐỨC
Lớp : KE 2 – NGHỆ AN
NGHỆ AN - 2009
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong trường, của quý công ty, gia đình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Chu Thị Kim Loan, giảng viên Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, người đã trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám đốc công ty và các phòng ban của Công ty Đầu tư sản xuất - xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện tốt cho tôi tiếp xúc với thực tế và tình hình tiêu thụ cà phê của công ty.
Nhân đây tôi cũng chân thành cảm ơn BCN Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành đề tài này.
Ngày 30 tháng 04 năm 2009
Người thực hiện
Hoàng Công Đức
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Biểu 2.1 Các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam 23
Biểu 2.2 Kết quả xuất khẩu cà phê niên vụ 2006 - 2007 24
Biểu 3.1 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2006 -2008 34
Biểu 3.2 Tình hình sử dụng vốn của công ty 37
Biểu 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 38
Biểu 4.1 Tình hình diện tích và sản lượng, năng suất qua 3 năm 42
Biểu 4.2 Sản lượng thu mua từ các nông trường thuộc công ty 45
Biểu 4.3 Kết quả thu mua cà phê của công ty qua 3 năm 46
Biểu 4.4 Tình hình tiêu thụ cà phê của công ty qua 3 năm 49
Biểu 4.5 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty sang các nước 51
Biểu 4.6 Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu việt nam 53
Biểu 4.7 Tỷ lệ hạt cà phê lọt sàng của công ty giai đoạn 2000 - 2008 54
biểu 4.8 Chất lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của công ty 54
Biểu 4.9 Chi phí cho một tấn cà phê xuất khẩu 56
Biểu 4.10 Giá bán cà phê của công ty giai đoạn 2006 – 2008 59
Biểu 4.11 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 - 2008 60
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới về lượng cà phê sản xuất, và xuất khẩu chỉ sau Brazil. Hàng năm xuất khẩu cà phê của nước ta đạt từ 500 - 800 tấn, thu ngoại tệ về cho đất nước từ 400 - 700 triệu USD, chiếm 19% đến 20% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Sản xuất cà phê đã trở thành một ngành sản xuất kinh doanh quan trọng của nhiều vùng, nhiều tỉnh.
Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, tự do hóa thương mại, các doanh nghiệp của nước ta đang đứng trước rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Với mục tiêu hàng đầu là sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế, mỗi doanh nghiệp đều phải xác định cho mình chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tiềm lực bản thân, tình hình thị trường trong nước và thế giới.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc để vạch ra cho mình chiến lược và kế hoạch sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm để làm sao tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, tạo thế đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước... Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, tiêu thụ của mình, tìm ra nguyên nhân của thực trạng. Đó là một cơ sở quan trọng trong việc lập kế hoạch của doanh nghiệp trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
Nghệ An là tỉnh có diện tích đất đỏ bazan trù phú, phân bố ở các huyện miền núi và điều kiện khí hậu phù hợp cho cây cà phê phát triển. Chính vì vậy, cây cà phê từ lâu đã trở thành một trong những loại cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh với những nông trường cà phê có quy mô lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngoài các nông trường sản xuất, trên địa bàn tỉnh ra đời nhiều doanh nghiệp quốc doanh cũng như doanh nghiệp tư nhân chế biến và xuất khẩu cà phê. Công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An là một ví dụ điển hình, là doanh nghiệp đầu ngành về xuất khẩu cà phê tại Nghệ An. Trong quá trình hoạt động, công ty đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên tình hình tiêu thụ của công ty vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội), Công ty đầu tư sản xuất & xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty đầu tư sản xuất & xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An".
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê của Công ty Đầu tư sản xuất & xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An trong thời gian qua, đề xuất ra các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cà phê trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
- Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ cà phê của công ty Đầu tư sản xuất & xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm cà phê của Công ty Đầu tư & xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành tại Công ty Đầu tư sản xuất & xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An.
* Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu là trong ba năm từ 2006 - 2008, số liệu sơ cấp được thu nhập vào năm 2008.
- Thời gian tiến hành đề tài: Từ 02/2009 đến 04/2009
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số lý luận cơ bản về thị trường
2.1.1.1 Khái niệm thị trường
Trong nền kinh tế hiện nay, ta không chỉ xem thị trường là nơi tiêu thụ và trao đổi hàng hoá, mà còn là nơi khẳng định giá trị sản phẩm và là nơi chứa đựng tổng số cung - cầu của một loại hàng hoá.
Có một số khái niệm như sau:
- Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
- Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá. Nói rộng hơn thị trường được coi là lĩnh vực trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ là môi giới. Tại đây người bán hàng và người mua tác động qua lại lẫn nhau và xác định giá và sản lượng lưu thông trên thị trường.
- Thị trường là một biểu hiện của sự phân công lao động, hễ khi nào và ở đâu có sự phân công lao động xã hội và sản xuất thì khi ấy sẽ có thị trường.
- Thị trường là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, nó là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hoá.
- Thị trường là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá, là thước đo khách quan của phát triển và căn cứ xác lập kế hoạch... mọi doanh nghiệp, là môi trường kinh doanh cạnh tranh tốt nhất để thúc đẩy sản xuất.
Cho dù định nghĩa nào đi nữa cũng không thể tách khỏi quan điểm cốt lõi là: Thị trường bao gồm toàn bộ sự trao đổi hàng hóa, được diễn ra trong một thời điểm và một không gian nhất định.
*Vai trò và yếu tố cấu thành thị trường nông nghiệp.
- Trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa thì thị trường là vấn đề quan trọng bậc nhất của các doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình trao đổi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong nông nghiệp. Vấn đề chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm chủ, chi phối thị trường là điều kiện bắt buộc trong ý chí và hành động của mọi doanh nghiệp, mọi người khi tham gia vào thị trường trao đổi và mua bán hàng hoá dịch vụ nông nghiệp. Có thị trường sẽ có tất cả, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thì tất cả các tài sản, sản phẩm đang có chỉ là con số không tròn trĩnh.
- Các yếu tố cấu thành thị trường: Cầu, cung và giá cả thị trường. Tổng hợp các nhu cầu của khách hàng tạo nên cầu về hàng hoá. Tổng hợp các nguồn cung ứng sản phẩm cho khách hàng tạo nên cung hàng hoá. Sự tương tác giữa cầu và cung của một loại hàng hoá ở một địa điểm và thời điểm cụ thể tạo nên giá cả thị trường. Có thể nghiên cứu các yếu tố của thị trường theo các quy mô khác nhau. Nghiên cứu tổng cầu, tổng cung và giá cả thị trường trên quy mô toàn nền kinh tế quốc dân. Hoặc nghiên cứu cầu, cung một loại hàng hoá cụ thể trên một địa bàn xác định (ở một vùng, tỉnh). Đối với một doanh nghiệp thương mại dịch vụ có quy mô toàn quốc, có hoạt động xuất, nhập khẩu phải nghiên cứu tổng cầu - cung cả trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Vai trò của thị trường trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp:
Thị trường có vị trí trung tâm. Thị trường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa nông nghiệp. Trên thị trường người mua, người bán, người trung gian gặp nhau trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
Vai trò của thị trường đối với thương mại, dịch vụ nông nghiệp: Thị trường đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu. Kích thích sản xuất ra sản phẩm mới, chất lượng cao. Thị trường là công cụ điều tiết của Nhà nước đến hoạt động thương mại và toàn nền kinh tế. Thị trường dự trữ hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội bảo đảm việc điều hoà cung cầu. Thị trường là một yếu tố chủ yếu thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, môi trường kinh tế xã hội. Là cầu nối giữa doanh nghiệp thương mại với bên ngoài, đó là khách hàng, doanh nghiệp khác, ngành khác. Thị trường phá vỡ ranh giới của nền sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự cung. Phát triển các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng, giải phóng con người khỏi công việc nặng nhọc, giành nhiều thời gian nhàn rỗi. Thị trường hàng hoá dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn đến sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.
2.1.1.2 Các quy luật thị trường
Trên thị trường có nhiều quy luật kinh tế hoạt động đan xen và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện như các quy luật:
- Quy luật giá trị: Quy luật này quy định hàng hoá sản xuất và trao đổi dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là chi phí bình quân trong xã hội.
- Quy luật cạnh tranh: Quy luật này quy định hàng hoá sản xuất ra ngày càng phải có chi phí thấp hơn, chất lượng lại tốt hơn để thu lợi nhuận cao hơn, lúc đó mới có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại.
- Quy luật cung cầu: Quy luật này thể hiện mối quan hệ giữa cầu và khả năng cung ứng trên thị trường. Quy luật này quyết định cung và cầu luôn có xu hướng dịch chuyển xích lại gần nhau để tạo thế cân bằng trên thị trường.
- Quy luật giá trị thặng dư: Quy luật này yêu cầu hàng hoá bán ra phải bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông, đồng thời phải có một khoản lợi nhuận để tái sản xuất sử dụng lao động và tái sản xuất mở rộng.
Trong các quy luật trên thì quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa. Quy luật giá trị muốn thể hiện yêu cầu của mình thông qua sự vận động của quy luật cung cầu, ngược lại quy luật cung cầu của mình thông qua sự vận động của quy luật giá trị là giá cả.
2.1.1.3 Phân loại theo thị trường
Tùy theo mục đích tiếp cận thị trường của mình mà ta có thể phân loại thị trường theo nhiều phương diện khác nhau:
* Phân loại thị trường theo các yếu tố sản xuất
- Thị trường tiêu dùng
- Thị trường tư liệu sản xuất
* Phân loại thị trường theo khu vực địa lý
- Thị trường thế giới
- Thị trường khu vực
* Phân loại thị trường theo quá trình lưu thông
- Thị trường buôn bán
- Thị trường bán lẻ
* Phân loại thị trường theo mức độ cạnh tranh
- Thị trường độc quyền
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
2.1.1.4 Chức năng của thị trường
- Chức năng thừa nhận: Hoạt động mua bán chỉ được tiến hành khi người bán và người mua đã thỏa thuận với nhau những điều kiện cần thiết về tất cả thông tin về sản phẩm. Nếu hàng hóa được người tiêu dùng chấp nhận thì lúc đó thị trường mới thừa nhận nó.
- Chức năng thực hiện: Thị trường thực hiện hành vi trao đổi hàng hóa, thực hiện tổng số cung và cầu trên thị trường, thực hiện tổng số cung cầu từng loại hàng hóa, thực hiện giá trị và thực hiện việc trao đổi giá trị. Thông qua chức năng này của thị trường nông sản hàng hóa hình thành trên các giá trị trao đổi của mình lúc này thì vòng luân chuyển hàng hóa và tiền tệ được thực hiện.
- Chức năng điều tiết kích thích: Thị trường được xem như bàn tay vô hình điều tiết các quan hệ cung cầu và tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Hàng hóa sau khi được thị trường thừa nhận và hoàn thành chức năng thực hiện thì các yếu tố giá cả, khối lượng hàng hóa bán ra và lượng sản phẩm và người có nhu cầu sẽ ràng buộc với nhau chứ không độc lập biến đổi. Thị trường sẽ điều tiết các yếu tố đó về vị trí cân bằng để đảm bảo lợi ích mỗi bên.
- Chức năng thông tin: Trong tất cả các khâu trên thì quá trình sản xuất kinh doanh chỉ có thị trường mới có chức năng phát tín hiệu của thị trường và thông qua thông tin này người sản xuất và người tiêu dùng có thể điều chỉnh những hành vi của mình để có lợi cho mình nhất. Trong các kinh doanh thì nắm bắt thông tin chính xác và kịp thời là rất quan trọng.
Bốn chức năng trên chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, các hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều có bốn chức năng này. Mỗi chức năng đều có tầm quan trọng riêng nhưng chi phí chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng khác mới được thực hiện.
2.1.2 Khái niệm và phân loại kênh tiêu thụ
2.1.2.1 Khái niệm kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ là tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn bán và người bán lẻ, thông qua đó hàng hóa được thực hiện trên thị trường.
* Kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:
Việt Nam đã có nhiều loại hàng nông sản phẩm đáp ứng thị trường trong nước và nước ngoài. Hàng nông sản của Việt Nam có nhiều loại do tính đa dạng và phức tạp về địa hình ở mỗi vùng.Mỗi khu vực nông sản tiêu thụ ở nội địa của mỗi vùng, mỗi tỉnh cũng bị chèn ép bởi nông sản nước ngoài đưa vào và xuất khẩu cũng đang gặp sự cạnh tranh lớn. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng sản phẩm hàng hóa năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, năng suất hàng hóa của ta chưa nhiều thường xẩy ra ứ đọng, không tiêu thụ được, giá cả bấp bênh v.v... Công nghệ bảo quản, chế biến không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để tạo dựng vị thế trên thị trường trong nước và thế giới cần có nhiều giải pháp, các giải pháp này phải được giải quyết đồng bộ, có lựa chọn, có mục tiêu, bước đi vững chắc, trong đó lựa chọn kênh tiêu thụ nông sản phẩm trong thị trường tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng cần nghiên cứu giải quyết.
* Ví trị kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:
1- Kênh tiêu thụ sản phẩm nối liền giữa cung và cầu. Kênh nào càng an toàn vững chắc thì chuyển tải được càng nhiều hàng hóa phù hợp với kế hoạch kinh doanh, càng có tính chất quyết định trong quá trình bán hàng, đảm bảo tốt việc thu tiền, tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sự an toàn của các kênh tiêu thụ không như nhau. Việc chọn kênh tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh.
2- Chọn kênh tiêu thụ sản phẩm là chiến lược khách hàng. Vậy kênh nào giúp khách hàng yên tâm về thị trường tiêu thụ ổn định cũng như tăng thêm thị phần thì kênh đó thể hiện tính trung tâm của chiến lược khách hàng.
3- Kênh tiêu thụ sản phẩm có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như giá cả, khuyến mại, sản phẩm, nhất là sản phẩm mới. Giá cả biến động theo hướng có lợi thì tiêu thụ có quan hệ cùng chiều (quan hệ dương) và ngược lại là (quan hệ âm). Phương thức bán hàng phải phù hợp với từng thị trường. Tiêu thụ sản phẩm mới phải có cách xâm nhập thị trường, không đưa ngay vào kênh bền vững.
4- Kênh tiêu thụ sản phẩm có vai trò đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Chọn kênh tiêu thụ thích hợp sẽ giảm được chi phí tiêu thụ, qua đó góp phần tăng lợi nhuận, thuận lợi cho cạnh tranh và tăng khối lượng bán ra trên thị trường.
5- Kênh tiêu thụ sản phẩm đôi khi còn được con người sử dụng vào mục đích phi kinh tế, thông qua kênh tiêu thụ để nhằm mục đích chính trị và quân sự như cấm vận của Mỹ trước đây đối với Việt Nam và hiện nay đối với Cu Ba...
6- Kênh tiêu thụ sản phẩm còn có tác dụng thu hút lao động và tạo việc làm. Kênh tiêu thụ hình thành sẽ tạo điều kiện cho giới trung gian phát triển, qua đó mà thu hút lao động và tạo việc làm, tạo điều kiện chuyển một phần lao động nông nghiệp sang dịch vụ thực hiện phân công lại lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Sự ra đời kênh tiêu thụ sản phẩm còn có tác dụng thúc đẩy hệ thống thông tin phát triển, góp phần vào sự hình thành hệ thống thông tin thị trường.
Kênh tiêu thụ sản phẩm là sản phẩm của yêu cầu trao đổi sản phẩm. Lúc đầu mới có trao đổi sản phẩm, kênh tiêu thụ còn đơn giản. Khi sản xuất hàng hóa phát triển thì kênh tiêu thụ sản phẩm ngày càng đa dạng, là sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa. Nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu dịch vụ càng lớn và qua đó càng tạo nên sự đa dạng của kênh tiêu thụ sản phẩm, do vậy trong hoạt động kinh doanh phải tính đến kênh nào có hiệu quả.
Trong doanh nghiệp, các nông hộ thì tiêu thụ sản phẩm là hoạt động có định hướng cụ thể, trong đó kênh tiêu thụ có ảnh hưởng đến thu tiền và chu kỳ kinh doanh sau. Kênh tiêu thụ sản phẩm là vấn đề có tính chất kinh tế khoa học, rất phức tạp và đa dạng, đòi hỏi phải nghiên cứu, lựa chọn cho thích hợp với từng loại sản phẩm cụ thể trong điều kiện nhất định.
2.1.2.2 Phân loại kênh tiêu thụ
Các loại kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:
* Phân loại kênh tiêu thụ theo tính chất tiếp xúc gồm có:
1- Kênh trực tiếp là kênh không có trung gian, là cầu nối gắn liền người sản xuất với người tiêu dùng. Kênh trực tiếp thường xảy ra ở kiểu sản xuất cổ truyền, ở miền núi, vùng dân tộc ít người, quy mô sản xuất nhỏ, người sản xuất gần người tiêu thụ (kênh tiêu thụ đến thẳng người sản xuất để mua hoặc người sản xuất phục vụ tận nhà) và sản phẩm tươi sống khó bảo quản.
+ Ưu điểm của kênh trực tiếp là sản phẩm nhanh đến tay người tiêu dùng, chủ động, đơn giản về thời gian và khách hàng, nhanh thu hồi vốn.
+ Nhược điểm của kênh tiêu thụ trực tiếp là:
- Khó khăn đối với sản xuất quy mô lớn như các trang trại hoặc các doanh nghiệp tư nhân 400 - 500 ha lúa ở Cà Mau, hoặc trang trại chăn nuôi bò sữa 12.000 - 16.000 con ở Mỹ. Khó khăn đối với những nơi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tập trung như từ ngoại thành vào nội thành phố lớn.
- Hạn chế đối với sản xuất hàng cao cấp vì sản xuất hàng cao cấp đòi hỏi phải phân loại, phân cấp sản phẩm và đòi hỏi công nghệ bao bì và đóng gói công phu không phù hợp với loại kênh này.
- Hạn chế phát triển thương mại và khó khăn cho phát triển phân công hợp tác lao động xã hội vì không điều kiện hình thành tầng lớp trung gian, không tạo ra sự phân công lao động mới trong nông nghiệp.
2- Kênh gián tiếp là kênh có trung gian tham gia. Trung gian là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Các loại trung gian bao gồm: Người thu gom, đại lý, hợp tác xã tiêu thụ, các cửa hàng, người bán lẻ, người bán buôn, trung thị, siêu thị, đại lý siêu thị, các công ty và tổng công ty xuyên quốc gia.
Trung gian là cần thiết là quan trọng, song trung gian có tính hai mặt, cần phải phát huy tính tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của nó.
* Những tính tích cực của trung gian cần được phát huy:
- Phải sử dụng trung gian như là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng để đảm bảo hình thành mạng lưới phân phối ổn định, tiến bộ và hợp lý.
- Giúp cho ổn định giá cả, nhất là các mặt hàng chiến lược quan trọng như thóc, gạo. Những năm vừa qua, các doanh nghiệp Nhà nước đã góp phần ổn định giá cả thóc, gạo.
- Giúp phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt trung gian Nhà nước đứng ra làm trung gian xuất nhập khẩu rất có lợi nếu thực hiện đúng chức năng yêu cầu.
* Một số mặt tiêu cực của trung gian cần phải hạn chế:
- Qua nhiều trung gian làm cho giá mua tăng lên đối với người tiêu dùng, nếu không quản lý chắt chẽ những người này sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách, chữ tín của những người sản xuất.
- Độc quyền của các trung gian lớn: Phải hạn chế độc quyền của các trung gian lớn, phải cạnh tranh lành mạnh.
* Phân loại theo độ dài kênh:
1- Kênh phân phối ngắn: Là dạng kênh phân phối trực tiếp từ doanh nghiệp đến người sử dụng sản phẩm hoặc có sử dụng người mua trung gian tham gia xen giữa khách hàng và doanh nghiệp.
2- Kênh phân phối dài: Là kênh phân phối có nhiều loại, nhiều cấp mua trung gian. Hàng hóa của doanh nghiệp có thể được chuyển dần quyền sở hữu cho một loại các nhà buôn bán lớn đến nhà buôn bán nhỏ rồi qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
* Phân loại theo số cấp:
Kênh 1: Là kênh trực tiếp từ người cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng. Kênh này có đặc điểm nhanh, giảm chi phí lưu thông, quan hệ giao dịch và chi phí mua bán.
Kênh 2: Lưu chuyển phân phối qua trung gian, người bán lẻ. Đây là loại kênh ngắn. Thuận lợi cho người tiêu dùng cuối cùng. Hàng hóa nhanh, người cung ứng cuối cùng được giải phóng khỏi chức năng bán lẻ như siêu thị, cửa hàng lớn.
Kênh 3: Nhiều khâu trung gian và bán buôn, bán lẻ, từng khâu được chuyên môn hoá, thuận lợi mở rộng thị trường, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật.
Kênh 4: Hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng như kênh 3. Nhưng trong quan hệ mua bán, giao dịch xuất hiện môi giới trung gian. Nó giúp cả người sản xuất và người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về thị trường, đem lại hiệu quả cho các bên tham gia.
Kênh tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm nhưng phải đảm bảo các yếu tố như:
+ Đảm bảo tính linh hoạt và đồng bộ của hệ thống.
+ Giảm tối thiểu chi phí lưu thông.
+ Đạt được mục tiêu mở rộng thị trường.
+ Quản lý và điều tiết, kiểm soát được hệ thống kênh tiêu thụ.
Người tiêu dùng cuối cùng
Nhà sản xuất hay nhập khẩu
Bán lẻ
Bán buôn
Bán lẻ
Bán lẻ
Bán buôn
Trung gian
1
2
3
4
Người tiêu dùng cuối cùng ngoài nước
Bán lẻ trong nước
Bán buôn ngoài nước
Chủ thầu sản xuất
Đại diện thương mại
Người
sản
xuất
SƠ ĐỒ 2.1 KÊNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
- Mục tiêu các yếu tố chi phối việc lựa chọn kênh tiêu thụ.
* Mục tiêu định lượng gồm: Tối đa hoá lượng tiêu thụ, tối đa hóa doanh thu, tối thiểu hoá chi phí trung gian và tối thiểu hóa chi phí tiêu thụ.
- Mục tiêu chiến lược: Đó là mục tiêu chiếm lĩnh khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
- Các yếu tố chi phối việc lựa chọn kênh tiêu thụ
1- Yếu tố thị trường
2- Đặc điểm của sản phẩm
3- Đặc điểm của xuất khẩu nông nghiệp và sản phẩm cây liên quan đến kênh tiêu thụ sản phẩm.
4- Mức độ và tính chất phân phối sản phẩm.
5- Năng lực của tổ chức trung gian.
2.1.3 Giá cả sản phẩm
a. Khái niệm & phân loại
Các yếu tố sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không đều được thể hiện ở giá cả. Chất lượng sản phẩm tốt mà giá cả sản phẩm lại thấp thì lúc đó doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các nhà kinh tế học cổ điển, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mark cho rằng giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Tuy nhiên khái niệm đó chỉ phù hợp và đầy đủ trong điều kiện sản xuất hàng hóa giản đơn. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, bao trùm lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội thì khái niệm lại trở nên phức tạp hơn. Do vậy giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng hợp của các yếu tố như cung - cầu, tích lũy tiêu dùng, trong nước và nước ngoài.
- Giá cả xuất khẩu: Việt Nam thường sử dụng hai loại CIF và FOB.
* Giá giao hàng tại cảng người bán (FOB) là giá người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro mất mát, hư hại hàng kể từ đó. Điều kiện FOB chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hoặc đường sông.
* Giá giao hàng đến cảng người mua (CIF): Theo điều kiện CIF, người bán phải chịu các phí tổn, cước phí cần thiết và mua bảo hiểm hàng hóa để đưa hàng lên cảng quy định. Người bán phải hoàn thành nghĩa vụ khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng quy định và người mua phải chịu mọi phí tổn, rủi ro mất mát về hàng hóa từ lúc đó.
b. Phương pháp định giá:
1- Định giá dựa vào chi phí bình quân:
P = AFC + AVC + lợi nhuận
Trong đó:
P : Giá bán sản phẩm
AFC: Chi phí cố định bình quân
AVC: Chi phí biển đổi bình quân
Phương pháp này hiện tính an toàn vì giá bán hàng không chỉ bù đắp được chi phí mà còn có lãi.
2- Phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí cộng thêm
Đây là phương pháp phổ biến của doanh nghiệp. Căn cứ vào giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cộng thêm một tỷ lệ vào giá thành để bù đắp các chi phí quản trị chung và đạt một lợi nhuận thỏa đáng theo mục tiêu. Sau đó căn cứ vào hình thức tiêu thụ mà xác định mức chiết khấu thương mại hợp lý.
3- Phương pháp định giá theo tỷ lệ lợi nhuận mục tiêu (theo doanh thu)
Gọi chi phí bình quân = ATC, tỷ lệ lợi nhuận mục tiêu = K, giá bán được xác định đủ bù đắp chi phí và đạt được lợi nhuận nhất định:
P = ATC + k*P => P =
Mà ta có: ATC = =
=> P = *
Trong đó: TC: tổng chi phí
FC: tổng chi phí cố định
VC: tổng chi phí biến đổi
Q: tổng sản lượng
Công thức này giả định cầu tại từng mức giá đủ lớn để tiêu thụ khả thi (Q khả thi). Có tác dụng giúp doanh nghiệp xem xét có nên tăng cường doanh số bán, mở rộng thị trường hay không. Ngoài ra, việc định giá sản phẩm còn được thực hiện trên cơ sở phân tích thị trường và cạnh tranh theo các hướng:
- Thay đổi sản phẩm phù hợp với mức giá đã định: Doanh nghiệp xác định mức giá thị trường, sau đó tập trung sản xuất chi phí phù hợp, lợi nhuận hợp lý theo giá thị trường đã định.
- Định giá theo thời giá: Doanh nghiệp định giá theo giá thị trường hoặc giá của các doanh nghiệp khác.
- Định giá theo sự chấp nhận của người mua trên cơ sở hiểu biết về khách hàng và phản ứng của họ.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Mục tiêu trong sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu tiêu thụ các mặt hàng của mình trên thị trường. Vậy có thể nói thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi, chuyển nhượng, nơi kết hợp giữa cung và cầu. Tuy nhiên thị trường không chỉ là đơn thuần trong các lĩnh vực đó mà nó còn hoạt động theo quy luật lưu thông tiền tệ. Đó là yếu tố không những ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tiêu thụ của doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các quy luật của thị trường điều tiết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
- Giá cả các mặt hàng: Giá cả là sự thể hiện bằng tiền của giá trị, trong nền kinh tế thị trường, giá cả là tín hiệu phản ánh quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán, giữa các nhà sản xuất kinh doanh và thị trường. Đối với các doanh nghiệp, giá cả còn được xem như tín hiệu đáng tin cậy, phản ánh tình hình biến động của thị trường.
- Chất lượng sản phẩm hàng hóa: Chất lượng sản phẩm xuất ra là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được người tiêu dùng chấp nhận khi nó không ngừng được nâng cao. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng giá trị và thời gian sử dụng của sản phẩm, tiết kiệm hao phí lao động xã hội. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm, tăng chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Chính sách là những sách lược, biện pháp cụ thể của Nhà nước để can thiệp và các hoạt động kinh tế một cách khách quan nhằm điều chỉnh mọi định hướng và hoạt động theo đúng mục tiêu đã định trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, tình hình thực tiễn của sản xuất kinh doanh. Các chính sách như tín dụng ngân hàng, xuất nhập khẩu... để có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng đó, mức độ tăng trưởng của ngành, mức độ đa dạng hóa sản phẩm, cơ cấu chi phí. Với nguyện vọng của các doanh nghiệp bảo vệ thị phần của doanh nghiệp mình. Điều này sẽ làm cho sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thêm gay gắt. Sự cạnh tranh của các đối thủ là không ổn định nên muốn sản phẩm của doanh nghiệp mình chiếm lĩnh được thị trường thì họ phải nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của mình, của các đối thủ cạnh tranh và thủ pháp của họ để đưa ra các đối sách phù hợp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
- Các chính sách vi mô và vĩ mô: Tiêu thụ hàng hóa là quá trình cực kỳ nhạy cảm với mọi biến động của thị trường, của Chính phủ, chính sách của công ty. Vì vậy muốn quá trình tiêu thụ hàng hóa tốt thì các chính sách vi mô, vĩ mô phải thật thích hợp với thực tế, với điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển và đạt yêu cầu chất lượng giá cả đối với người tiêu dùng.
2.1.5 Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu
Kế hoạch kinh doanh là phương án cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu trong kinh doanh, dựa vào kết quả thu được của việc nghiên cứu các khâu nêu trên. Các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh đầy đủ nhằm ứng phó với những dự đoán về diễn biến của quá trình xuất khẩu hàng hóa cũng như mục tiêu sẽ đạt được khi thực hiện quá trình này. Nội dung của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh gồm:
- Doanh nghiệp cần có một định hướng rõ ràng trên cơ sở phân tích các yếu tố về môi trường kinh doanh, đưa ra những đánh giá tổng quát về cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của mình. Định hướng là một quá trình ấn định những nhiệm vụ, mục tiêu và các phương pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó. Thực chất việc định hướng là hoàn thành những mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra xuất phát từ bản chất của một hệ thống có tổ chức để thực hiện các hoạt động của mục đích chung của doanh nghiệp.
- Xây dựng các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đặt ra trước đó. Cụ thể đó là những biện pháp về sản phẩm, sản xuất và tìm kiếm thị trường... với kế hoạch chi tiết trong từng lĩnh vực. Nên bước này đòi hỏi cần phải chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng, cụ thể dựa trên cơ sở phân tích các thông tin có liên quan.
Như vậy, có thể thấy rằng công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh là một công tác quan trọng và cần thiết đối với hoạt động của một doanh nghiệp, một kế ._.hoạch kinh doanh.
2.1.6 Một số lý luận về sản xuất và kinh doanh cà phê
2.1.6.1 Đặc điểm cây cà phê
Cây cà phê cao 4m, hoa mọc ra từ kẽ lá và nở trong thời gian ngắn, chúng có thể thụ phấn trong vài giờ đồng hồ. Sau 3 - 4 ngày thì hoa rụng, hoa nở sau mùa khô ngay khi gặp những cơn mưa đầu tiên. Một cây cà phê trưởng thành có thể có từ 30.000 - 40.000 bông hoa. Chu kỳ nở hoa tương đối dài, chia thành thời kỳ chớm ra hoa, thời kỳ hoa ra rộ và thời kỳ hoa ra muộn. Từ số hoa và đậu quả ta có thể ước đoán về khả năng vụ cà phê tới. Dự đoán này có vai trò quan trọng đối với các nước sản xuất cà phê trong việc định giá tình hình thị trường và nó gây ảnh hưởng lớn đến hình thành và phát triển cây cà phê.
Trên thế giới có khoảng 15 triệu ha đất trồng cà phê, với khoảng 21 tỷ cây đã cho thu hoạch, cà phê được trồng khoảng 70 - 80 nước. Trong đó khoảng 50 nước trồng cà phê với quy mô lớn và có ý nghĩa kinh tế. Khu vực trồng cà phê lớn nhất là Nam Mỹ với 5,2 triệu ha. Tại châu Phi khoảng 3,9 triệu ha còn Bắc và Trung Mỹ khoảng 1,9 triệu ha, châu Á hiện nay có 1,7 triệu ha.
Nhiệt độ trung bình phù hợp với sự phát triển của cây cà phê là từ 18 đến 250C, nhiệt độ không được vượt quá 300C và cũng thấp hơn 130C. Cây cà phê có khả năng thích ứng cao, chúng thích ứng khoảng 250C, tuy nhiên khi độ ẩm không khí không đủ, loại cà phê này rất nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn rõ rệt. Cà phê rất sợ giá rét, nhiệt độ không bao giờ được thấp hơn 00C, một chút giá rét về buổi sớm cũng có thể không những ảnh hưởng làm mất mùa đối với vụ đang thu hoạch mà còn ảnh hưởng xấu đến vụ sau. Cây cà phê một năm cần một lượng nước mưa từ 1.500 - 2.000 mm.
- Cà phê yêu cầu cao đối với đất trồng. Đất phải sâu, xốp, thông thoáng, thấm ướt và có độ pH trung bình hoặc hơi chua. Lớp đất mặt phải nhiều mùn, một mặt để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và giữ độ ẩm, mặt khác giảm sự rửa trôi đất bởi những trận mưa và gió chắn.
Ánh sáng
Nhiệt độ
Địa lý
Đất
Cây cà phê
Nước
Gió
Chất lượng
Sản lượng
SƠ ĐỒ 2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY CÀ PHÊ
2.1.6.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu cà phê
Cà phê là một cây trồng có tầm quan trọng đối với cơ cấu xã hội, góp phần vào việc phát triển và nâng cao mức sống của con người. Cà phê còn là động lực phát triển kinh tế. Thông qua kinh doanh cà phê, người ta mới có điều kiện kiếm tiền tại rất nhiều vùng trồng cà phê sản xuất nông nghiệp mang năng tính chất tự cung tự cấp, những sản phẩm nông nghiệp làm ra thường chỉ để phục vụ bản thân người trồng. Ngoài ra sản xuất cà phê góp phần gắn bó người nông dân với đồng ruộng, hạn chế nạn bỏ quê ra thành phố. Trên toàn thế giới có khoảng từ 20 - 25 triệu người ở các nước trồng cà phê cũng như tiêu thụ cà phê sống nhờ vào cây này.
Với việc xuất khẩu cà phê, các nước trồng cà phê có thể dùng một phần ngoại tệ thu được để nhập khẩu thiết bị, máy móc và hàng tiêu dùng hoặc để thanh toán nợ nần. Tại trên 19 quốc gia thu nhập xuất khẩu cà phê đóng trên 25% xuất khẩu của nước đó. Trong một số trường hợp xuất khẩu cà phê mang lại tới 80% thu nhập ngoại tệ cả nước. Nhìn chung trên bình diện toàn cầu thì số quốc gia lệ thuộc vào xuất khẩu cà phê đang giảm đi. Thông qua phát triển kinh tế và đa dạng hóa ngày càng tăng nên xuất khẩu ngày một đa dạng, phong phú hơn.
Việc sản xuất, kinh doanh cà phê có thể do Nhà nước quản lý hết sức chặt chẽ hoặc cũng có thể do thị trường hoàn toàn chi phối, với kinh doanh buôn bán thường xẩy ra ở hai thái cực này, song xu hướng tự do hoá thị trường đang ngày càng phổ biến hơn (xem phần phụ lục 1).
2.1.6.3 Những kênh tiếp thị và hệ thống tiếp thị cà phê
Tùy theo loại cà phê, diện tích trồng cách thức xử lý, xử lý ướt hoặc xử lý khô sẽ hình thành kênh tiêu thụ cà phê khác nhau.
Về nguyên tắc, những người hoặc cơ quan, tổ chức sau đây có thể tham gia vào mạng lưới kinh doanh cà phê (xem phụ lục 2)
Người trồng, các hợp tác xã, người chế biến, người buôn và nhà xuất khẩu tùy theo điều kiện cụ thể những đối tượng kể trên có thể có một hay nhiều chức năng khác nhau. Ví dụ như người trồng có thể thực hiện mọi công đoạn cho đến khi xuất khẩu hoặc người xuất khẩu kiêm luôn việc xử lý cà phê vì có cơ sở phù hợp.
Xu hướng chung là cơ cấu sản xuất tiểu nông càng nhỏ bé bao nhiêu thì thông thường kênh tiêu thụ càng dài bấy nhiêu.
2.1.6.4 Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam
Xuất khẩu cà phê là loại hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi toàn thế giới. Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích lợi nhuận, thúc đẩy hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh mang lại đột biến kinh tế nhưng cũng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với nhiều hệ thống kinh tế bên ngoài khác nhau mà không dễ kiểm soát. Ngoài ra ngành cà phê là một ngành kinh tế nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và người trồng cà phê, theo xu hướng của thị hiếu.
* Vai trò của kinh doanh sản xuất cà phê:
- Giúp tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đẩy kim ngạch xuất khẩu lên cao, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu chi ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước đảm bảo cho sự phát triển kinh tế.
- Tăng cường sản xuất và xuất khẩu sẽ tạo thêm việc làm và thu nhập chính đáng cho hàng triệu người lao động.
- Cải thiện môi sinh, phủ xanh cây trồng đồi núi trọc, củng cố an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê là một vấn đề có ý nghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Vì vậy cần có những nhận thức đúng đắn về vấn đề này để vạch ra chiến lược phát triển cà phê xuất khẩu hợp lý và hiệu quả nhất.
- Giúp tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, ổn định giá cả, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước, khai thác tốt tiềm năng ở Tây Nguyên.
- Sản xuất cà phê xuất khẩu thu hút hàng trăm triệu lao động, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân, giúp sản xuất trong nước phát triển, từ đó thúc đẩy tăng GDP và GNP.
- Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế nước ta gắn với phân công lao động quốc tế.
- Thông qua xuất khẩu cà phê của Việt Nam tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng khi đã gia nhập vào thị trường thương mại thế giới WTO nên đòi hỏi phải tổ chức sản xuất với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó xuất khẩu cà phê đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý, sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức FAO, toàn thế giới có gần 80 nước trồng cà phê (31 nước châu Phi, 15 nước Trung Mỹ, 10 nước Nam Mỹ, 13 nước châu Á, 6 nước châu Đại Dương) với tổng diện tích trên 11 triệu ha, sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Theo ICO, sản lượng cà phê toàn thế giới năm 1992 là 5.684.580 tấn, năm 2002 là 6.489.000 tấn, đến năm 2006 là 7.680.000 tấn. Trong đó 5 nước Brazin, Colombia, Việt Nam, Mehico, Cotdivoa chiếm 87% sản lượng. Châu Mỹ La Tinh, nơi có lịch sử trồng cà phê lâu đời nhất chiếm 80% sản lượng toàn thế giới. Châu Phi là lục địa thứ 2 sau Mỹ La Tinh chủ yếu trồng cà phê, tiếp đến là châu á và các châu khác.
Tùy tình hình thị trường mà có thể dao động từ 70 đến 80 triệu tấn cà phê nhân. Khối lượng cà phê xuất khẩu còn phụ thuộc vào giá cả, mức thu hoạch, lượng tồn dư trong kho, sự điều tiết xuất khẩu cũng như thói quen tiêu dùng. Cơ cấu xuất khẩu các loại cà phê như sau: 50% loại arabica xử lý ướt, 20% arabica xử lý khô, 30% robusta.Trong 10 năm qua thì lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới tăng liên tục. Trong năm 2002, giá cà phê thế giới giảm mạnh là do khủng khoảng thừa của năm 1999 để lại. Tuy nhiên từ năm 2003 đến năm 2007 thì giá cà phê liên tục tăng. Đến năm 2008 thì lượng xuất khẩu chung của cả thế giới tăng và giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng lên đáng kể (998 USD/tấn).
ĐỒ THỊ 2.1 Sản lượng cà phê thế giới giai đoạn 1998 - 2008
Năm 2004 và năm 2008 thì sản lượng cà phê thế giới lên đến gần 128 triệu bao. Đến năm 2008 sản lượng cà phê tăng lên nhưng giá cũng được cải thiện rất nhiều.
2.2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Trong khoang thời gian 5 năm trở lại đây ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển đáng mừng, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê vối.
Trong vụ 2006 - 2007 cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài cà phê nhân sống thì chúng ta còn xuất khẩu được cà phê 869,7 tấn cà phê hòa tan trị giá 2.770.341 USD, bình quân 3.190 USD/tấn. Số cà phê này được xuất khẩu sang 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản 232 tấn, Đài Loan 141,5 tấn và Đức 104,6 tấn.
Thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam càng được mở rộng. Đặc biệt một số nước sản xuất cà phê như châu Mỹ La Tinh cũng mua cà phê Việt Nam như Ecuador, Mexico, Nicaragua và Pêru... Nước nhập khẩu lớn nhất là Đức 114,383 tấn, sau đó đến Tây Ban Nha 88,527 tấn, Mỹ 87,932 tấn, tiếp đến là Ý, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Bỉ, Pháp. Đó là 10 nước hàng đầu nhập khẩu cà phê niên vụ 2006 - 2007 của Việt Nam.
Biểu 2.1 Các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam
Nước nhập khẩu
Khối lượng (kg)
Trị giá (USD)
Giá BQ
Thị phần
Đức
114.382.986
123.533.625
1,08
14,57
Tây Ban Nha
88.526.631
95.608.761,5
1,08
11,28
Hoa Kỳ
87.931.685
87.052.368,2
0,99
11,2
Ý
56.123.382
62.858.187,8
1,12
7,15
Ba Lan
40.495.644
44.950.164,8
1,11
4,16
Hµn Quèc
38.491.394
41.185.791,6
1,07
4,9
NhËt B¶n
31.133.034
36.736.980,1
1,18
3,97
Anh
25.865.756
26.641.728,7
1,03
3,29
BØ
21.667.934
24.051.406,7
1,11
2,76
Ph¸p
18.720.491
20.218.130,3
1,08
2,38
Các nước Asean mua cà phê Việt Nam có Philippines 16.547 tấn, Malaysia 12.367 tấn, Singapore 5.690 tấn và Indonesia 806 tấn.
Thị trường Nga và Đông Âu có Nga đã nhập của Việt Nam 14.175 tấn, Romani 7.576 tấn, Bulgaria 5.343 tấn, Slovenya 3.417 tấn, Czech 3.064 tấn, Gruzia 11.875 tấn, Hunggaria 1.787 tấn, Yugoslavia 1.684,6 tấn, Ucraina 153 tấn, Latvia 216,5 tấn, Acmerica 38,4 tấn. Đây là những con số đáng mừng cho thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn không tăng.
Biểu 2.2 Kết quả xuất khẩu cà phê niên vụ 2006 - 2007
Thời gian
Khối lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Giá BQ
Tháng 10
56.522
45.970.678
813,3
Tháng 11
54.977
45.790.063
832,9
Tháng 12
63.038
57.305.443
909,1
Quý 4 (năm 2006)
174.537
149.066.184
854,1
Tháng 1
64.289
66.030.133
1027,1
Tháng 2
52.289
55.480.035
1061,0
Tháng 3
79.613
89.008.222
1118,0
Quý 1(năm 2007)
196.191
210.518.389
1073,0
Tháng 4
73.172
81.795.192
1117,8
Tháng 5
81.034
92.606.346
1142,8
Tháng 6
74.676
85.988.349
1151,5
Quý 2 (năm2007)
228.882
260.389.887
1137,7
Tháng 7
52.898
61.423.208
1161,2
Tháng 8
76.885
90.056.693
1171,3
Tháng 9
46.065
55.540.436
1205,7
Quý 3 (năm 2007)
175.847
207.020.337
1177,3
Tổng niên vụ 2005 - 2006
775.457
826.994.798
1066,5
(Nguồn: Hội thảo triển vọng Hiệp hội cà phê 2008)
Một thực tế cho thấy cà phê Việt Nam xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Lượng cà phê xuất khẩu thường là cà phê nhân thô, chất lượng còn chưa cao, phẩm chất không đồng đều và chất lượng không ổn định, độ ẩm còn cao trên 13%, tỷ lệ hạt lỗi còn cao, hạt khô và hạt chưa chín còn lẫn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê. Một phần đó cũng do công tác thu hái, chế biến, bảo quản chưa tốt, các xí nghiệp chế biến không được trang bị một cách đồng bộ cũng như do ý thức của người làm công tác xuất khẩu còn chưa cao nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê Việt Nam.
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu một số nét cơ bản về công ty ĐT&XNK cà phê, cao su Nghệ An
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty
Công ty ĐT&XNK cà phê - cao su Nghệ An là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 2993/QĐ-UB ngày 22/7/1987 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
Công ty có đủ tư cách pháp nhân để:
- Thực hiện mọi giao dịch liên doanh liên kết hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh với các tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
- Thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh về việc đầu tư mở rộng sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê - cao su trên địa bàn tỉnh.
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tên giao dịch quốc tế: Nghe An coffe rubber in production and import - excompany
Tên viết tắt: Rucofpec
Trụ sở: Số 17 đường Quang Trung, thành phố Vinh, Nghệ An
Nay đã chuyển về số 25 đường 48 thị xã Thái Hòa, Nghệ An
Vị trí theo bản đồ Thái Hòa - Nghĩa Đàn
BẢN ĐỒ HUYỆN NGHĨA ĐÀN VÀ THỊ XÃ THÁI HÒA
(Tỷ lệ: 1/240.000)
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu
1- Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch của tỉnh để xây dựng kế hoạch đầu tư trồng mới hàng năm, kế hoạch phát triển theo hướng nông - lâm - công nghiệp kết hợp mà cây trồng chính là cà phê, cao su.
2- Tổ chức dịch vụ cho sản xuất, thu mua, chế biến sản phẩm cà phê, cao su và các sản phẩm khác do các đơn vị trực thuộc sản xuất theo kế hoạch của Công ty để kinh doanh xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
3- Thực hiện kinh doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
4- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ, công nhân.
5- Chỉ đạo, quản lý các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty theo một cơ chế thống nhất.
6- Bảo vệ môi trường, an ninh - quốc phòng, an toàn xã hội trên địa bàn của Công ty, hoàn thành nhiệm vụ với Nhà nước.
Quyền của Công ty:
1- Công ty có quyền quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của UBND tỉnh giao.
2- Có quyền giao lại cho các đơn vị trực thuộc (nông trường, trạm, trại) quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Công ty đã nhận của Nhà nước. Được điều chỉnh các nguồn lực đã giao cho các đơn vị trực thuộc trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của Công ty.
3- Có quyền đầu tư, liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam để phát triển cà phê, cao su và các loại cây ăn quả (nếu có) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4- Được tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh với mục tiêu nhiệm vụ của Công ty.
5- Đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo yêu cầu sản xuất và khả năng vốn đầu tư.
6- Đặt chi nhánh văn phòng đại diện của Công ty trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật.
7- Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với giấy phép đã đăng ký sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Công ty và nhu cầu thị trường. Kinh doanh những ngành nghề khác phải được Sở chủ quản chấp nhận và cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung.
8- Được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
9- Được quy định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ trên cơ sở hạch toán đầy đủ, kinh doanh có lãi theo từng thời điểm.
10- Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, đơn giá, tiền lương, vật tư... trên một đơn vị trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước và ngành chủ quản.
11- Được phân cấp hạch toán, tuyển chọn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động.
12- Được mời và tiếp các đối tác kinh doanh đầu tư trong và ngoài nước đến quan hệ mua, bán sản phẩm và đầu tư phát triển cà phê, cao su với Công ty. Được cử cán bộ đi tham quan học tập, nghiên cứu ở nước ngoài theo nhu cầu của Công ty sau khi đã báo cáo và được Sở chủ quản, UBND tỉnh đồng ý.
Trách nhiệm quản lý tài chính như sau:
1- Được sử dụng nguồn vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn có hiệu quả và phát triển. Trường hợp cần sử dụng nguồn vốn của quỹ Công ty vào mục đích khác thì phải được cấp có thẩm quyền đồng ý nhưng phải đảm bảo nguyên tắc có hoàn trả.
2- Chỉ được huy động vốn, các nguồn tín dụng khác theo pháp luật, phải chịu trách nhiệm tài chính để thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển. Được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty tại các ngân hàng để vay vốn kinh doanh, đầu tư theo quy định của pháp luật.
3- Được thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung của Công ty (quỹ đầu tư, xây dựng cơ bản, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ...) tỷ lệ trích chế độ quản lý và sử dụng các quỹ này theo nguyên tắc, quy định của Bộ Tài chính.
4- Được sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau khi đã làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Lập quỹ đầu tư phát triển, các quỹ khác theo quy định để chia cho các đơn vị trực thuộc, người lao động theo cống hiến của mỗi người vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm hoặc theo cổ phần (nếu có).
5- Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hay các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao.
Nghĩa vụ của Công ty:
1- Công ty có nhiệm vụ nhận và bảo toàn phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Nhà nước giao.
2- Công ty có nghĩa vụ thực hiện:
- Các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài sản của Công ty tại thời điểm giao và nhận vốn.
- Trả các khoản tín dụng Công ty trực tiếp vay hoặc trả các khoản tín dụng được Công ty bảo lãnh cho các đơn vị trực thuộc vay theo hợp đồng bảo lãnh khi đơn vị không có khả năng trả.
3- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm với UBND tỉnh về hiệu quả hoạt động của mình và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do Công ty thực hiện.
4- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm, 5 năm phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ Nhà nước giao cho và nhu cầu thị trường.
5- Ký kết và thực hiện đầy đủ hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng, ủy quyền và bảo lãnh các hợp đồng kinh tế cho các đơn vị trực thuộc theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
6- Công ty có nhiệm vụ nộp tất cả các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
7- Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, báo cáo kế toán định kỳ, đột xuất, chế độ kiểm toán, các chế độ khác theo quy định của Nhà nước.
Chức năng lãnh đạo:
- Hoạch định các chiến lược phát triển ngắn, trung và dài hạn.
- Quản lý các đơn vị thành viên về vốn phân cấp, chỉ đạo việc báo cáo thực hiện nhiệm vụ hàng năm, giúp đỡ hỗ trợ các đơn vị thành viên khi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh
+ Giám đốc Công ty
Giám đốc Công ty do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất của Công ty.
+ Phó Giám đốc:
Các Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công.
+ Kế toán trưởng
Giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty, có các quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
+ Các phòng ban chuyên môn:
Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) trong quản lý điều hành công việc theo phần hành được giao.
+ Các đơn vị trực thuộc Công ty:
- Nông trường Tây Hiếu I.
- Nông trường Tây Hiếu II.
- Nông trường Tây Hiếu III.
- Nông trường Đông Hiếu.
Giám đốc
Phó Giám đốc SXKD
Bí thư Đảng uỷ
Công đoàn
Phòng trực Đảng
Phòng TC - HC
Phòng Tài vụ
Phòng Kế hoạch
Phòng Kinh doanh
Phòng Kỹ thuật
Nông trường TH1, Nông trường TH2, Nông trường TH3, Nông trường Cờ ĐỏNông trường Đông Hiếu, Xí nghiệp chế biến và chi nhánh kinh doanh dịch vụ
Các đội sản xuất
SƠ ĐỒ 3.1 BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
- Nông trường Cờ Đỏ.
- Xí nghiệp Chế biến
- Văn phòng Công ty: Số 25 đường 48, phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An
- Chi nhánh: Số 17 đường Quang Trung, thành phố Vinh, Nghệ An
Các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu. Tùy theo điều kiện cụ thể của Công ty mà các đơn vị trực thuộc có thể được mở tài khoản chuyển thu, chuyển chi tại ngân hàng phù hợp.
Các đơn vị trực thuộc được Giám đốc giao vốn, tài sản và các nguồn lực khác để sử dụng, sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Công ty giao.
Phải chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, phát triển vốn. Chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh được giao theo sự phân công của Công ty. Chịu trách nhiệm cuối cùng về nhiệm vụ tài chính của đơn vị trực thuộc.
Các đơn vị trực thuộc có quy chế hoạt động riêng.
Được quyền trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng, các tổ chức kinh tế, tập thể, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở tuân thủ quy chế của Công ty.
Lập các phương án sản xuất kinh doanh bao gồm kế hoạch đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, hợp tác kinh doanh.
Được phép đề nghị mở rộng hay thu nhỏ quy mô sản xuất kinh doanh.
Tài chính của Công ty
Công ty thực hiện chế độ hạch toán 2 cấp tự chủ tài chính trong kinh doanh phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty.
Vốn điều lệ gồm có:
- Vốn được Nhà nước giao tại thời điểm thành lập Công ty.
- Vốn Nhà nước bổ sung cho Công ty (nếu có)
- Phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung theo quy định hiện hành
- Các nguồn vốn khác (nếu có)
Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi. Có trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinh doanh của Công ty, kể cả phần góp vốn vào các doanh nghiệp khác.
3.1.3 Tình hình sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm
Qua biểu trên, tổng số lao động qua các đều có sự biến động. Năm 2007 tăng 12,49% (262 người) so với năm 2006, năm 2007 lại giảm đi 3,73% (88 người) so với năm 2008, tốc độ tăng bình quân 4,38%. Con số lao động tăng lên là chủ yếu do việc bổ sung lao động trực tiếp. Tuy nhiên trong năm qua có sự cân đối lại lao động để phù hợp với quy mô sản xuất nên có sự giảm đi về lao động trực tiếp.
Lao động gián tiếp cũng có biến đổi, tuy nhiên cũng không đáng kể và có xu hướng giảm đi do sự tổ chức lại cơ cấu hoạt động của Công ty.
BIỂU 3.1 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2006 -2008
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
SL
CC%
SL
CC%
SL
CC%
07/06
08/07
BQ
Tổng số LĐ
2098
100,00
2360
100,00
2272
100,00
112,49
96,27
104,38
1- Theo giới tính
LĐ nam
1011
48,18
1160
49,16
1010
45,29
114,73
87,06
100,90
LĐ nữ
1087
51,82
1200
50,84
1262
54,71
110,40
105,17
107,78
2- Theo loại LĐ
LĐ gián tiếp
175
8,34
164
6,95
151
6,65
93,71
92,07
92,89
LĐ trực tiếp
1923
91,66
2196
93,05
2121
93,35
114,20
96,58
105,39
3- Phân theo KV
Nông nghiệp
1778
84,75
2100
88,98
2150
94,63
118,11
102,38
110,25
CN-XD
265
12,63
175
7,42
80
3,52
66,03
45,71
55,87
Kinh doanh DV
55
2,62
85
3,60
42
1,85
154,55
49,41
101,98
4- Theo trình độ
Trên ĐH
2
0,09
2
0,08
2
0,08
100,00
100,00
100,00
ĐH và CĐ
70
3,33
68
2,88
75
3,31
97,14
110,29
103,72
TC, học nghề
200
9,54
225
9,54
220
9,68
112,50
97,77
105,14
Chưa qua ĐT
1826
87,04
2065
87,50
1975
86,93
113,08
95,64
104,36
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty)
Do đặc điểm của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2006 chiếm 84,75%, năm 2007 là 88,98% và năm 2008 tăng lên 94,63%. Số lượng ở lĩnh vực khác rất ít, chiếm xấp xỉ từ 2 – 13% tổng số lao động của Công ty, số lao động này chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và quản lý.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tốt hay không một phần được quyết định bởi trình độ của người quản lý, điều hành. Trong những năm qua, số lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng tại công ty có sự biến động đáng kể. Năm 2007, số lao động có trình độ cao đẳng trở lên giảm 2.86% so với năm 2006. Nhưng sang năm 2008, con số này đã tăng 10,29% so với năm 2007. Nguyên nhân của hiện tượng này là do năm 2007 có một số lao động đến tuổi nghỉ hưu, và sang năm 2008 công ty đã bổ sung thêm những lao động trẻ có trình độ. Với định hướng đầu tư phát triển theo chiều sâu, công ty đã thực hiện tổ chức lại nhằm tinh giảm số lượng nhân viên quản lý nhưng nâng cao chất lượng đội ngũ này. Bên cạnh đó, do việc cơ giới hóa quy trình sản xuất nên số lượng lao động gián tiếp mùa vụ (thường là lao động chưa qua đào tạo) của công ty đang giảm xuống mặc dù diện tích cà phê của công ty đang tăng lên.
Qua bảng lao động của Công ty thì tình hình lao động của Công ty có sự biến động trong 3 năm qua nhưng không đáng kể. Sự biến động này theo một xu hướng tích cực và hợp lý là thu gọn bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3.1.4 Tình hình sử dụng vốn của Công ty qua 3 năm
Quy mô sản xuất của Công ty cũng khá rộng, bao gồm nông trường Tây Hiếu I, nông trường Tây Hiếu II, nông trường Tây Hiếu III, nông trường Đông Hiếu, nông trường Cờ Đỏ. Diện tích gieo trồng của vùng Phủ Quỳ này chủ yếu là của Công ty ĐT&XNK cà phê - cao su Nghệ An nên việc phân bổ nguồn vốn hợp lý là việc rất cần thiết và quan trọng để phát triển.
Ta thấy tổng nguồn vốn tăng lên liên tục trong các năm. Năm 2007 tăng 2,54%, tương đương 233 triệu đồng, năm 2008 so với năm 2007 tăng 2,14%, tương đương với 202 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 2,34%.
Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị đặc trưng riêng của cây cà phê Phủ Quỳ được trồng từ thời Pháp thuộc nên Công ty đầu tư một lượng khá lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho đa số lao động nông thôn.
Công ty ĐT&XNK cà phê - cao su Nghệ An với sản phẩm chủ yếu vẫn là cà phê và cao su nên nguồn vốn kinh doanh chủ yếu được phân bố cho hai nguồn này. Vốn trồng, kinh doanh cà phê của Công ty được tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 tăng 3,63% so với năm 2005 (233 triệu đồng), năm 2008 tăng 3,04% so với năm 2007 (202 triệu đồng). Nguyên nhân lượng vốn đầu tư tăng ít hơn là do diện tích trồng mới của cây cà phê không tăng lên, và công ty đã ổn định diện tích trồng để có chiến lược kinh doanh đi vào chiều sâu của cây cà phê. Tốc độ tăng bình quân của 3 năm là 3,33%.
Qua biểu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là do nguồn vốn tự bổ sung. Nguồn vốn tự bổ sung chiếm 43,41% tổng nguồn vốn, còn vốn ngân sách chỉ chiếm 11,43%. Hiệu quả kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả, chất lượng sản phẩm được khẳng định. Vì vậy lợi nhuận của Công ty ngày một cao, khối lượng vốn được bổ sung vào vốn kinh doanh cà phê ngày một nhiều.
BIỂU 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
SL
CC%
SL
CC%
SL
CC%
07/06
08/07
BQ
1. Tổng nguồn vốn
9.166
100
9.399
100
9.601
100
102,54
102,14
102,34
- Vốn dài hạn
7.182
78,35
7.388
78,6
7.570
78,85
102,9
102,5
102,7
- Vốn ngắn hạn
1.984
21,65
2.011
21,4
2.031
21,15
101,4
101,0
101,2
2. Vốn KD cà phê
6.416
70
6.649
70,74
6.851
71,36
103,6
103,0
103,3
- Vốn dài hạn
5.027
54,84
5.233
55,68
5.415
56,4
104,1
103,5
103,8
+ Vốn ngân sách
1.048
11,43
1.048
11,15
1.230
12,81
100,0
117,4
108,7
+ Vốn tự bổ sung
3.979
43,41
4.185
44,53
4.185
43,59
105,2
100
102,6
- Vốn ngắn hạn
1.389
15,15
1.416
15,07
1.436
14,96
101,9
101,4
101,7
+ Vốn ngân sách
1.199
13,08
1.199
12,76
1.199
12,49
100,0
100,0
100,0
+ Vốn tự bổ sung
190
2,07
217
2,31
237
2,47
114,2
109,2
111,7
3. Vốn ĐTXDCB
5.894
64,3
1.668
17,75
1.668
17,37
28,3
100,0
64,15
- Vốn ngân sách
5.883
64,18
1.266
13,47
1.266
13,19
21,52
100,0
60,76
- Vốn tự bổ sung
11
0,12
402
4,28
402
4,19
36,45
100,0
68,22
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty)
3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm
BIỂU 3.3 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
07/06
08/07
BQ
1. Tổng doanh thu
193,1
201,27
285,48
104.23
141,84
121,59
* Doanh thu từ cà phê
192,23
200,56
284,65
104,33
141,93
121,68
* Doanh thu từ sản phẩm khác
0,87
0.71
0,83
81,61
116,90
97,67
2. Lợi nhuận
2.94
2.89
4.56
98,30
157,78
124,93
3. Nộp ngân sách
0.98
0,91
1.32
92,85
145,05
116,05
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Qua số liệu thống kê ở trên ta thấy tuy trong thời gian qua nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động bất lợi nhưng công ty vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi. Với doanh thu chủ yếu là từ sản xuất kinh doanh cây cà phê, sự biến động của doanh thu của cây cà phê gây nên sự biến động doanh thu của toàn công ty. Qua 3 năm doanh thu từ các sản phẩm khác của công ty giảm 2.33% nhưng doanh thu từ cà phê tăng 21,68%. Nhờ đó doanh thu của công ty tăng 21,59%. Lợi nhuận của công ty tăng trung bình trong 3 năm là 24,93%. Đây là tiền đề thuận lợi để công ty tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất trong những năm tới. Với sự phát triển của công ty, hàng năm công ty đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
3.2 Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Là nguồn số liệu có sẵn, liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Niên giám thống kê các năm, sách báo, văn kiện, các báo cáo của Công ty, nguồn từ internet...
- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu điều tra qua thực tế, phỏng vấn...
3.2.1Các phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1 ._. lượng và nhịp độ tiêu thụ của thị trường.
Việc công ty tìm ra công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong đó giảm thiểu đầu tư vào phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và lượng tưới tiêu để đạt năng suất chưa phải là cao nhất nhưng bảo đảm được lợi nhuận tốt nhất. Tổ chức FAO ước tính độ co giãn của giá đối với tiêu dùng cà phê ở các nước công nghiệp phát triển là -0,34%, có nghĩa là giá cà phê tăng lên 1% thì lượng người tiêu dùng cà phê giảm xuống 0,34% và ngược lại. Nếu giá cà phê giảm 1% thì lượng người tiêu dùng cà phê tăng lên 0,34%. Các nhà nghiên cứu khác cho rằng giá ở các nước có thu nhập cao thì độ co giãn của giá đối với tiêu thụ cà phê là -0,2% đến -0,3%, trong khi cả nước có mức thu nhập thấp thì con số này lại là -0,4 đến -0,5% có nghĩa là mức tiêu thụ của người tiêu dùng cà phê ở các nước có mức thu nhập thấp đối với sự thay đổi giá là lớn, ở đó được coi cà phê là loại hàng xa xỉ.
Chính vì sự phản ứng của người tiêu dùng đã làm cho giá cả thay đổi, bởi họ có phản ứng quay sang người tiêu dùng một loại sản phẩm khác thay thế sẽ làm cho lượng cà phê dư thừa gây ảnh hưởng đến giá bán, từ đó làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty.
Theo quy luật thương mại quốc tế, nước nhỏ tham gia vào thị trường thế giới phải chấp nhận giá vì lượng hàng hóa quá ít, việc khống chế mức cung cà phê không làm ảnh hưởng đến thị trường. Mặc dù Việt Nam đứng thứ hai trong xuất khẩu cà phê thế giới nhưng việc điều chỉnh lượng cung không ảnh hưởng nhiều lắm đến thị trường thế giới. Mặc khác cà phê là mặt hàng có tính đồng nhất cao, ít có khả năng tạo ra sự khác biệt, nếu đặt giá cao sẽ làm cho khách hàng chọn đối thủ cạnh tranh của mình. Chính vì thực tế này nên khi đưa ra giá sản phẩm công ty chấp nhận giá bán của thị trường đi từ chi phí trên cơ sở mức giá thị trường là mục tiêu cần đạt được là khả năng cạnh tranh về giá.
Công ty thường xác định giá của mình một phần dựa vào chi phí sản xuất và chế biến, phần khác dựa vào mức giá theo giá FOB, bán trừ lùi so với giá của trường NEWYORK là 100 - 150 USD/tấn. Sau khi định giá FOB trừ đi phần lợi nhuận của công ty thì lúc đó công ty xác định mức giá thu mua cà phê của các hộ nông dân, ngoài các công ty và nông trường khác thì tùy thuộc vào hợp đồng của họ.
Qua đây ta thấy mức giá của công ty bị ảnh hưởng rất lớn bởi thị trường thế giới. Năm 2007 giá bán cà phê của thế giới giảm nên công ty cũng có mức giá bán thấp so với năm 2006 và năm 2008.
Biểu 4.10 Giá bán cà phê của công ty giai đoạn 2006 – 2008
ĐVT: USD/tấn
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
07/06
08/07
BQ
1. Giá trong nước
-
-
-
-
-
-
- Cà phê nhân
978,6
858
998,5
87,68
116,38
101,01
- Cà phê rang xay
1.980
1.780
2.100
89.90
117,98
102,99
2. Giá xuất khẩu
-
-
-
-
-
-
- Cà phê nhân
817,9
759.5
976,9
92,29
128,62
108,95
- Cà phê rang xay
2.180
2.105
2.300
96,55
109,26
102,71
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ công ty)
Đối với thị trường trong nước mặc dù giá cả có biến đổi tuy nhiên biến đổi này là không đáng kể, chỉ có năm 2007 là giá cà phê của công ty xuống thấp do ảnh hưởng của thế giới. Năm 2007 giá cà phê nhân của công ty giảm xuống 12.32% so với năm 2006, còn đến năm 2008 cà phê nhân lại tăng lên khá cao (đạt 998,5 USD/tấn), tăng 16,38% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 1,01%.
Giá cà phê nhân xuất khẩu cũng có thay đổi, ảnh hưởng lớn nhất của năm 2007 làm giá cà phê của năm đó xuống giá đến mức thấp nhất giảm từ 817,9 USD/tấn xuống còn 759,5 USD/tấn, giảm 7,71% so với năm 2006, còn đến năm 2008 giá cà phê nhân xuất khẩu được tăng lên đến mức khá cao 976,9 USD/tấn, tăng 28,62% so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,95%. Cà phê rang xay là loại sản phẩm mới mà công ty mới đầu tư vào sản xuất, có tăng nhưng không đáng kể, vì cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty chưa đảm bảo cho việc sản xuất cà phê rang xay có hiệu quả, nên công ty chỉ sản xuất ở mức cầm chừng. Tuy nhiên đến năm 2007 thì cà phê rang xay có giảm, do số lượng xuất khẩu không lớn lắm và giá cà phê rang biến động không lớn, đồng thời giá tăng lên vào năm 2008 nên không có ảnh hưởng nhiều đến tổng thu nhập của công ty. Tốc độ tăng giá cà phê rang xuất khẩu bình quân cả 3 năm là 2,71%.
Xuất khẩu cà phê của công ty chủ yếu là cà phê nhân nên giá cả hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Giá cả lên xuống thất thường làm ảnh hưởng rất nhiều đến các chiến lược hoạch định của công ty trong sản xuất kinh doanh.
Biểu 4.11 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 - 2008
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
07/06
08/07
BQ
Tổng doanh thu
192.23
200.56
284.65
104.33
141.93
121.69
DT tiêu thụ trong nước
81.63
54.28
87.65
66.50
161.48
103.62
Doanh thu từ xuất khẩu
110.60
146.28
197
132.26
134.67
133.46
Tổng chi phí
189.46
197.93
280.42
104.47
141.68
121.66
Lợi nhuận
2.77
2.63
4.23
94.95
160.84
123.57
Lợi nhuận/Chi phí
1.46
1.33
1.62
90.88
113.52
101.57
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ công ty)
Sản lượng hàng hóa tiêu thụ công ty chủ yếu là xuất khẩu, chính vì vậy, doanh thu của công ty cũng chiếm phần lớn là từ hoạt động xuất khẩu, chiếm trên 60% tổng doanh thu. Doanh thu của công ty trong 3 năm đều gia tăng. Tuy nhiên doanh thu tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước có sự biến động: năm 2007 giảm 33,5% so với năm 2006, tương ứng với 27,35 tỷ đồng; năm 2008 lại tăng 61,48% so với năm 2007, tương ứng với 33,37 tỷ đồng. Sự biến động này là do việc giá cà phê rang trong nước giảm mạnh vào năm 2007 và sau đó tăng cao vào năm 2008. Mặc dù giá cà phê xuất khẩu năm 2007 cũng giảm nhưng do sản lượng xuất khẩu tăng nên giá trị xuất khẩu không giảm. Trung bình cả 3 năm doanh thu của công ty tăng 21,69%. Kết quả kinh doanh của công ty tuy có biến động nhưng xét chung trong thời gian qua công ty đều kinh doanh có lãi và tốc độ tăng lợi nhuận trung bình 3 năm là 23,57%. Hệ số lợi nhuận – chi phí của công ty khá cao cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Đó chính là sự cố gắng nỗ lực của công ty trong việc đầu tư sản xuất theo chiều sâu, giảm giá thành sản phẩm và thay đổi chiến lược về thị trường tiêu thụ cà phê.
4.2 Phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty
4.2.1 Phương hướng đẩy mạnh sản xuất
Khi đất nước đang dần chuyển sang một nền kinh tế mới, đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong giai đoạn cần vốn. Để hòa mình cùng không khí đất nước đi lên của nền kinh tế hóa toàn cầu, nhập vào WTO và các tổ chức kinh tế nhỏ khác như APEC thì Công ty Đầu tư sản xuất xuất nhập khẩu cà phê cao su Nghệ An đã có những phương hướng cụ thể cho kế hoạch sản xuất cà phê của Công ty. Trong những năm tới đây thì Công ty đang dần cổ phần hóa nên khả năng về quản lý và sản xuất có những mặt thay đổi tích cực trông thấy.
Quy hoạch đất trồng cà phê một cách hợp lý, thực hiện chính sách giao đất cho từng hộ nông dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn, công sức, đầu tư khai phá đất chưa sử dụng để tăng diện tích trồng mới cà phê của Công ty. Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng như hiện nay của cả thế giới và cả tình hình tiêu thụ cà phê có xu hướng tăng mạnh như hiện nay.
Thực hiện hiện đại hóa công nghiệp, đi sâu vào chất, nghiên cứu những loại cà phê mới có chất lượng đảm bảo cho xuất khẩu cà phê trong những năm tới, thuần chủng và đồng bộ hóa giống, phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật. Thực hiện thâm canh theo chiều sâu ngay từ đầu làm tăng năng suất và chất lượng cà phê, nâng cao sản lượng cà phê năm 2010 hơn gấp 1,5 lần so với năm 2008.
Hiện đại hóa công nghệ chế biến, xây thêm xí nghiệp chế biến cà phê nhân và cà phê rang xay. Cải tiến và xây dựng những bộ máy đã quá cũ và lỗi thời của Công ty. Vì vó đã làm cho chi phí sản xuất tăng lên mà chất lượng cà phê lại không được tốt hơn, thay đổi phương thức quản lý có thể làm giảm một lượng chi phí giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Phủ Quỳ hơn.
Tích cực huy động vốn đầu tư hỗ trợ phát triển, làm cho đời sống của công nhân ổn định, từ đó làm cho họ yên tâm sản xuất và thu hoạch cà phê trong thời gian chín nhất.
4.2.2 Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu
Đẩy mạnh công tác thu hút nhân tài, có cơ chế mới trong tuyển nhân tài, về khâu marketing và chiến lược xuất khẩu cà phê hợp lý và hiệu quả. Đồng thời cũng phân công hợp lý về cán bộ phòng xuất khẩu cà phê. Đẩy mạnh công tác thị trường nước ngoài. Mở thêm văn phòng đại diện ở nước ngoài nhằm nghiên cứu thêm về thị hiếu người tiêu dùng nước bạn và học hỏi thêm cơ chế quản lý hiệu quả. Công ty phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu tăng từ hơn 13 nghìn tấn lên đến 20.000 tấn với giá chênh lệch không quá cao so với giá trung bình chung của cả nước không quá lớn đến 90%.
Thực hiện đầu tư khoa học kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chế biến, đa dạng hoá sản phẩm để tăng cường xuất khẩu cà phê với giá cao hơn nữa và đã qua chế biến. Nâng dần chất lượng cà phê của Công ty ngang tầm với chất lượng cà phê xuất khẩu của thế giới.
4.2.3 Phương hướng về tổ chức quản lý
Tăng cường kiểm tra, thanh tra về công tác thực hiện, tránh thất thoát trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Làm đúng theo quy chế của Nhà nước về luật lao động, luật bảo vệ môi trường và quy chế chế độ kế toán.
Công ty hiện nay vẫn là Công ty nhà nước nên việc cải cách tổ chức hành chính trong cơ quan là việc cần thiết mà xã hội ta đang quan tâm. Công ty đang dần chuyển sang cổ phần hoá nên việc cải cách hành chính là rất cần thiết của. Công ty làm việc phải nhất quán với nhau từ trên xuống duới, hợp lý từ các phòng ban với nhau. Nâng cao trình độ quản lý của Công ty lên cao hơn nữa. Công ty phải làm việc vừa nhanh gọn vừa có hiệu lực, năng động sáng tạo, phù hợp với tình hình đất nước đổi mới như hiện nay.
4.3 Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty
4.3.1 Giải pháp về chất lượng sản phẩm
Cải tiến và nâng cao chất lượng cà phê đang là vấn đề nóng bỏng của ngành cà phê Việt Nam.
Chương trình nâng cao chất lượng cà phê đi từ sản xuất - thu hoạch- chế biến - bảo quản và cuối cùng là khâu tiêu thụ. Bao gồm cả nâng cao trình độ người trồng và chăm sóc, chế biến cà phê.
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới về tất cả các loại cà phê nhân cà phê rang xay v.v... bao gồm:
Phát triển và mở rộng sản xuất cà phê Arabica nhằm tăng tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao. Hiện nay Nhà nước có khoảng 530.000 ha cà phê chủ yếu là cà phê vối, tập trung ở các tỉnh phía nam. Hiện nay giống cà phê Catimo đang được trồng thí nghiệm. Các vùng từ các tỉnh phía Trung và Bắc bộ phù hợp với loại cà phê Arbica. Chúng ta cần đầu tư tích cực, có hiệu quả để phát triển có hiệu quả hơn nữa, đồng thời nhân rộng cà phê hơn nữa. Vì loại cà phê này có hương vị phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hơn, được người tiêu dùng ưu ái hơn.
Hiện nay chúng ta đang thí điểm một số nơi về giống cà phê Catimo, đây là loại cà phê đảm bảo chất lượng tốt, năng suất cao, thích ứng được nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau. Làm được điều này chúng ta cần:
1- Chọn giống và chọn đất thích hợp
2- Chế độ phân bón hợp lý và theo quy trình trồng mới của trung tâm nghiên cứu giống cây mới.
3- Phòng trừ sâu, bệnh kịp thời
Hiện nay ta đang cố gắng nâng cao số lượng xuất khẩu cà phê với giá không được quá chênh lệch với giá thị trường giao dịch thế giới.
Quản lý tốt quy trình công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thu hoạch và chế biến bảo quản sản phẩm. Vì một lý do nào đó mà phải thu hoạch sớm lúc quả còn xanh thì sẽ gây thiệt hại rất lớn như: Vừa hụt sản lượng vừa kém chất lượng, hương vị cà phê sẽ không được như của chính nó. Thu hoạch lúc còn non là nguyên nhân cà phê có màu đen và có vị đắng, không được dịu và có vị chát.
Những mùi vị lạ như: Cà phê có mốc, mùi men, mùi có vị khói, mùi hóa chất... đều sản sinh trong quá trình chế biến không đúng quy trình và công nghệ. Vì vậy thu hoạch quả chín là nguyên nhân dẫn đến bước đầu làm cà phê có chất lượng tốt. Ngoài ra còn cần chế biến đúng quy trình công nghệ và bảo quản lúc chế biến là yếu tố dẫn đến chất lượng cà phê được đảm bảo và giữ nguyên tính chất vốn có của nó.
Hiện nay Công ty đang thực hiện phổ biến 3 phương pháp chế biến quả khô, chế biến quả ướt và chế biến nửa ướt. Dù thực hiện đúng quy trình nào đi chăng nữa cũng đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ chế biến, bảo quản và luôn lưu ý cà phê không vượt độ ẩm 13%.
4.3.2 Giải pháp về mở rộng thị trường
a. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
* Nâng cao công tác tiếp thị để không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu.
Để xuất khẩu cà phê ngày càng nhiều với mức lợi nhuận thu về lớn nhất, giá bán cao nhất, đội ngũ nhân viên của Công ty phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng về chiến lược thị trường và kế hoạch marketing cho sản phẩm cà phê của mình. Lựa chọn được phương thức thích hợp nhất với chất lượng cà phê của Công ty đang có lợi thế. Áp dụng các quy luật cung cầu, giá trị và giá cả, thị hiếu người tiêu dùng và cả phong tục tập quán của họ... giúp cho thương hiệu cà phê Phủ Quỳ được biết đến nhiều hơn.
Trong thời gian tới yêu cầu về thị trường của Công ty là vô cùng quan trọng và được ưu tiên hàng đầu. Nước ta đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là cơ hội với những thuận lợi về thuế quan và các vấn đề khác, nhưng đem lại thách thức nếu chúng ta không thật sự hiểu về thị trường nước ngoài. Đây cũng chính là con dao hai lưỡi nếu ta "sử dụng" nó không hợp lý. Cần khôi phục những thị trường truyền thống và mở rộng những thị trường tiềm năng.
* Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng con đường thương mại
Thứ nhất: Chọn thị trường và đào tạo người có khả năng môi giới tốt nhất. Nếu không được chúng ta có thể tuyển mộ những người có chuyên môn về lĩnh vực này (có thể là cán bộ công nhân viên của Công ty, có thể là người Việt Nam đang ở nước đó, có thể là lưu học sinh, Việt kiều v.v...) chụp ảnh mẫu sản phẩm, tiến tới gửi sản phẩm mới.
Ví dụ: Công ty có thể chọn một số nước hợp lý nhất để cử người sang đó. Nhiệm vụ của người môi giới là phải làm thế nào đó để người tiêu dùng ở nước đó chấp nhận. Người môi giới, giới thiệu sản phẩm và cũng là trung gian trao đổi thay cho Công ty, hợp đồng với nước đó phải đúng theo quy định của pháp luật và luật thương mại toàn cầu. Khi hoàn tất phải được cả hai ngân hàng hai bên bảo lãnh.
Hai là: Thực hiện chính sách "mưa dầm thấm lâu" bằng cách tìm môi giới thương mại làm đại lý cho sản phẩm của Công ty ngay bên nước bạn. Phương thức này Công ty sẽ áp dụng trong năm nay, tuy nhiên chưa thật sự đạt hiệu quả và chưa áp dụng một cách đa dạng và rộng khắp mà chỉ thông qua các đại lý của nước ngoài là chủ yếu. Một hình thức của môi giới thương mại này mà nó có thể kết hợp cả hai bên. Người tiêu dùng nước ngoài với Công ty theo cách này là thông qua một số người Việt Nam ở nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật... có cửa hàng bán các sản phẩm tiêu dùng có thể làm đại lý cho cà phê của Công ty mình. Mô hình này có lợi thế là giảm bớt chi phí cho người trung gian không chuyên nghiệp, góp phần làm giảm giá bán của sản phẩm cà phê khi xâm nhập thị trường mới này làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Mô hình có thể trực tiếp với một nhân thân của Công ty làm trung gian, làm cơ sở bảo lãnh cho việc thanh toán tiền hàng. Tất nhiên phải đúng với quy định của Nhà nước và địa lý của nước ngoài.
* Tăng cường nghiên cứu thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới tiềm năng.
Thứ nhất: Cà phê Công ty phải tiếp tục có vị trí xứng đáng ở các thị trường truyền thống trước đây như: Đức, Mỹ, Phillipines. Ở những nước này sức mua của người tiêu dùng tăng lên vì tiêu dùng cà phê được mọi người sử dụng rộng rãi hơn trong cơ quan, công sở.
Thứ hai: Nhật, Úc, Mỹ là 3 thị trường lớn và tiềm năng của cả ngành cà phê Việt Nam, có sức tiêu thụ lớn nhất nhì thế giới. Các nhà xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ hơn về thị trường tiềm năng này nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất để đưa tiêu thụ cà phê của Công ty lên cao nhất.
Thứ ba: Trung Quốc là một nước có dân số đông nhất thế giới với nền kinh tế phát triển. Trước đây, cư dân của quốc gia này có tập tục hay nói cách khác có xu hướng uống cà phê những năm gần đây đã có chiều hướng thay đổi theo thị hiếu chung của thế giới hơn. Các nước Brazin, Combia đang có chiến lược xâm nhập vào thị trường này nhưng Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn là giáp với Trung Quốc, làm giảm chi phí rất nhiều mặt. Bởi vậy trong giai đoạn tới Công ty có những chiến lược tiêu thụ xuyên quốc gia và xâm nhập vào thị trường gần nhất, hiệu quả nhất. Điều này Công ty phải nghiên cứu được tập quán, hương vị và nhu cầu về cà phê của họ như thế nào và cũng có thể xuất khẩu cà phê nhân của Công ty khi chưa thực sự có khả năng bán cà phê tinh chế rồi.
b. Giải pháp mở rộng thị trường nội địa
Bên cạnh việc kích cầu về tiêu dùng cà phê nội địa, cần chú trọng giáo dục tâm lý cho khách hàng dùng cà phê đúng chất lượng, tin dùng cà phê của Công ty, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm nội địa bằng chất lượng và thương hiệu, cạnh tranh với sản phẩm nổi tiếng như Trung Nguyên, Mê Trang v.v... bằng chất lượng mới và tinh thần mới với giá thành giảm, nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó cần thành lập các trung tâm hướng thị nhằm cung cấp các thông tin về thị trường cho người sản xuất và tiêu dùng dưới hình thức cung cấp dịch vụ, tổ chức tốt hệ thống kênh tiêu thụ hàng hóa theo hướng đa dạng các kênh phân phối.
- Đối với mạng lưới tiêu thụ trong nước
Người sản xuất
Người tiêu dùng thành phố
Thu gom
Buôn bán
Thu gom
Buôn bán
Bán lẻ
Bán lẻ
Bán lẻ
Bán lẻ
SƠ ĐỒ 4.1 KÊNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRONG THÀNH PHỐ
Hạn chế kênh 1 vì lượng hàng hóa tiêu thụ không lớn (kênh này đang chiếm tỷ trọng lớn); duy trì kênh 2, 3; tăng cường kênh 4, 5; đặc biệt phải chú ý chợ trung tâm buôn bán và cơ chế vận hành
- Đối với mạng lưới tiêu thụ ra nước ngoài
Người sản xuất
Thu gom
Thu gom
HTX NN
HTX NN
DN CB
DN CB
Các doanh nghiệp xuất khẩu
Hệ thống kênh tiêu thụ và người tiêu dùng nước ngoài
SƠ ĐỒ 4.2 KÊNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ NƯỚC NGOÀI
Phát triển kênh 1, 2, 3, đặc biệt kênh 2, 3 trên cơ sở hình thành các vùng hàng hóa tập trung, nâng cao năng lực cạnh tranh từ tiêu thụ nước ngoài. Phương thức chủ yếu ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Duy trì kênh 4, 5 ở vùng hàng hóa không tập trung.
4.3.3 Giải pháp về vốn
Tạo nguồn vốn cho xuất từ các nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài.
+ Vốn trong nước:
- Tận dụng triệt để và bổ sung thêm nguồn vốn khấu hao của các đơn vị thành viên.
- Sử dụng những nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi.
- Sử dụng có hiệu quả vốn của Nhà nước giao cho: Vốn đầu tư từ ngân sách, vốn tín dụng đầu tư lãi suất ưu đãi, các chương trình quốc gia khác, chương trình y tế.
- Huy động mọi nguồn đóng góp của cán bộ công nhân viên trong ngành thông qua liên kết, hợp đồng khoán sản phẩm.
- Khai thác các nguồn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác trong nước bằng lãi suất thương mại.
- Sử dụng điều hòa nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị thành viên.
+ Vốn nước ngoài:
- Các khoản vay ngân hàng và tổ chức kinh tế nước ngoài theo lãi suất thương mại: Tín dụng xuất khẩu, vốn vay lưu động...
- Vay vốn thông qua liên doanh liên kết: Việc vay vốn là một vấn đề khó khăn, tuy nhiên Việt Nam đã gia nhập WTO, APEC v.v... nên vấn đề vay vốn kinh doanh xuất nhập khẩu phần nào được cải thiện và thuận lợi hơn. Vậy nên kinh doanh có hiệu quả luôn là yêu cầu đầu tiên cho việc vay vốn.
Ngoài ra Công ty cần củng cố và xây dựng thành một hệ thống kinh tế với các Công ty cùng loại để cùng nhau bảo vệ lợi ích cho nhau và cùng phát triển hơn nữa. Tạo được hình mẫu cho sản phẩm của mình để thuận lợi hơn cho việc ký kết hợp đồng xuất khẩu.
4.3.4 Một số giải pháp khác
a. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ xuất khẩu
Đổi mới công nghệ sản xuất và chế biến xuất khẩu tốt nhất, yêu cầu phải có một đội ngũ chuyên môn đạt trình độ như ngoại thương, ngoại ngữ, có thể áp dụng được máy móc, thiết bị tiến bộ, hiện đại vào ngay điều kiện của Công ty mình. Vì vậy công tác đào tạo, tập huấn và truyền thông rộng rãi đến với tận người sản xuất cuối cùng là rất cần thiết cho Công ty.
Mở rộng mạng lưới khuyến nông đến tận vùng trồng cà phê để đưa kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực thâm canh cà phê. Tổ chức tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý công nhân trong lĩnh vực chế biến và kiểm tra chất lượng cà phê.
b. Hoàn thiện chính sách vĩ mô
+ Chính sách tỷ giá
Có chính sách tỷ giá chủ động và hỗ trợ năng lực cạnh tranh. Chính phủ gần đây đã tiếp tục nới lỏng chính sách bằng việc giảm tỷ lệ kết hối ở mức phổ biến hơn và cho phép tỷ giá được linh hoạt hơn, không cố giữ tỷ giá VND/USD một cách cứng nhắc nữa. Chính phủ cũng đã cải cách những chính sách trong ngân hàng theo hướng thị trường. Đồng thời khi đã tham gia vào nhiều tổ chức thương mại và kinh tế thế giới thì đã có nhiều ngân hàng có chính sách phù hợp hơn với các yêu cầu về vốn của các doanh nghiệp, lãi suất hấp dẫn hơn. Những thay đổi cơ bản này chắc chắn sẽ làm cho sự thành công của các doanh nghiệp được thuận lợi, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới hơn. Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và cải cách về các chính sách vĩ mô, điều chỉnh tỷ giá giữa VND/USD thì phần nào đã khép dần khoảng cách tỷ giá quy định của ngân hàng Trung ương với thị trường tự do.
+ Chính sách thuế
- Điều chỉnh thời gian thu thuế và giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hợp lý hơn nữa để nông dân có thời gian lựa chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi nhất và giảm thiểu mức thuế nông nghiệp cho người nông dân nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống.
- Điều chỉnh tỷ lệ thuế để lại cho địa phương theo hướng tăng dần để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn.
- Miễn giảm thuế nông nghiệp trong thời gian các địa phương gặp thiên tai hay các vấn đề khác làm ảnh hưởng đến sản xuất.
- Thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi gặp khó khăn.
- Giảm thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, máy móc hay công nghệ hiện đại.
+ Chính sách xuất khẩu
Trước hết bãi bỏ giấy phép kinh doanh xuất khẩu đối với những mặt hàng nông sản không nằm trong danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý xuất khẩu, tiến tới thay đổi cota cà phê bằng thuế, khi chưa bỏ được hạn ngạch thì áp dụng đấu thầu công khai. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh được tự do giao dịch trên thị trường thế giới về xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp hình thành tổ chức, hiệp hội hợp tác để thống nhất về quy cách hàng hóa, ký kết hợp đồng dài hạn, đảm bảo thanh toán để hạn chế bớt rủi ro, tránh hiện tượng ép giá trong buôn bán.
+ Chính sách đầu tư
Nhà nước cần đặc biệt quan tâm về đầu tư toàn bộ tới quá trình sản xuất và xuất khẩu, cụ thể đầu tư vào các mặt sau:
- Đầu tư cho vùng sản xuất tập trung, hình thành các vùng chuyên canh phục vụ cho xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện...)
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong đó đầu tư vào nghiên cứu cải tạo giống mới năng suất hiệu quả hơn.
- Đầu tư cho nâng cấp đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ở cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm xây dựng chiến lược thị trường.
+ Chính sách ruộng đất
Giải quyết nhanh việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho các hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ yên tâm khai thác và sử dụng đất sản xuất cà phê có hiệu quả. Các chính sách về đất cần áp dụng phổ biến, cặn kẽ cho người dân hiểu rõ để thực hiện tốt.
+ Chính sách kích cầu:
Mục tiêu là khuyến khích người tiêu dùng và các đối tượng trong chuỗi ngành hàng tham gia khôi phục lại hình ảnh của sản phẩm và tăng tiêu thụ nội địa. Ngoài ra hướng tới hai mục tiêu cụ thể: Liên kết với người tiêu dùng và tăng cường quan hệ thể chế.
Chính sách này là vấn đề quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước áp dụng các biện pháp sau nhằm thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng trong nước:
- Tăng thu nhập cho người tiêu dùng bằng nhiều cách.
- Tạo ra mẫu mã phong phú, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
- Giá cả phải luôn đảm bảo hợp lý với phần đông người dân.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chính của Việt Nam, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng từ xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân trong ngành này, đặc biệt là nông dân và tiểu thương. Trong gần chục năm trở lại đây cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau xuất khẩu gạo, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazin. Nhiều hộ ở các vùng trồng cà phê nhanh chóng trở nên giàu có trong thời gian này. Tuy nhiên việc dựa quá nhiều vào thị trường thế giới mà không có biện pháp hỗ trợ thương mại hiệu quả đã khiến Việt Nam nói chung và Công ty đầu tư xuất nhập khẩu cà phê cao su Nghệ An lâm vào cuộc khủng hoảng cà phê trầm trọng khắp cả thế giới năm 1998.
Điều kiện sản xuất cà phê của Công ty khá thuận lợi cũng đã đáp ứng phần nào chất lượng và sản lượng cho Công ty khi trong giai đoạn đổi mới chiến lược kinh doanh, xuất khẩu cà phê của Công ty. Công ty có nguồn nhân lực khá dồi dào, thuận lợi về đất đai, điều kiện tự nhiên và giao thông nông thôn. Kéo theo những thuận lợi về điều kiện sản xuất và nguồn nhân lực của Công ty thì số lượng tiêu thụ của cà phê của Công ty qua các năm tăng lên đáng kể, đẩy lợi nhuận của Công ty lên cao hơn so với thời gian trước.
Công ty đang có chiến lược mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu khác. Đây cùng là bước đi đúng của Công ty, tuy nhiên đến bây giờ mới triển khai là hơi muộn. Nhìn chung Công ty đầu tư sản xuất xuất nhập khẩu cà phê cao su Nghệ An đang có quy mô nhỏ với số lượng bạn hàng xuất khẩu như trên cũng là một thành công của Phòng kế hoạch và Phòng xuất khẩu nhập khẩu.
Công ty cũng gặp một số khó khăn trong giai đoạn này như công nghệ sau thu hoạch còn yếu kém, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu, không đồng bộ nên chất lượng cà phê chưa được cao, không đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cà phê chất lượng cao của một số nước và khách hàng.
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đối với Nhà nước
- Hình thành tổ chức hỗ trợ xuất khẩu
- Thường xuyên tiến hành điều tra mức tổng cầu trong nước, xu hướng và đối tượng tiêu thụ.
- Thiết lập nhóm chuyên gia xây dựng chiến lược tiêu thụ cà phê nội địa, học tập kinh nghiệm phát triển thị trường trong nước của các tổ chức quốc tế và các nước tiêu thụ lớn khác, đặc biệt là nước sản xuất.
- Chính phủ cần hỗ trợ về tài chính cho chương trình xúc tiến thương mại thị trường cà phê trong nước và chương trình phát triển toàn diện cà phê bền vững. Đưa nội dung xúc tiến thương mại trong nước trong nội dung phát triển tổng thể ngành cà phê phát triển bền vững, đặc biệt chú trọng đến phương thức quản lý và định hướng.
* Đối với ngành cà phê Việt Nam:
- Đổi mới tiêu chuẩn chất lượng và hoàn thiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng. Đây là công việc mang tính cấp thiết mà ngành cà phê Việt Nam cần thực hiện để nâng cao hiệu quả cụ thể.
- Đầu tư thêm cho Viện nghiên cứu cà phê để có thể tiến hành nghiên cứu và đưa các loại giống mới tốt hơn về năng suất và chất lượng đảm bảo môi trường.
- Nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội cà phê, cao su Việt Nam.
- Cần đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu.
5.2.2 Về phía Công ty
- Cần tích cực tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu, mở rộng địa bàn tiêu thụ sản phẩm cà phê của Công ty. Ngoài ra Công ty cần tăng cường công tác khai thác tiềm năng tiêu thụ cà phê trong nước. Trong vòng 5 năm tới số lượng tiêu thụ cà phê tăng lên 10 - 20%.
- Cần đào tạo cán bộ quản lý và người lao động của Công ty, đặc biệt là cán bộ chuyên ngành về xuất khẩu, tạo thêm cơ hội để họ tiếp cận với thị trường hơn nữa.
- Cần xem xét kỹ hơn và cẩn thận các tình huống khi thành lập văn phòng đại diện ở nước bạn. Mở rộng mạng lưới khách hàng, đồng thời nghiên cứu cách đưa cà phê sang nước bạn để bán lẻ tới tận nhà rang xay và người tiêu dùng.
- Cần quảng bá thương hiệu của mình hơn nữa, tạo mới sản phẩm của mình mà không làm khách hàng nghi ngờ về chất lượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình Maketting nông nghiệp – TS Đỗ Thành Xương. NXB Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
2- Giáo trình nghiên cứu Maketting - Đại học KTQD Hà Nội
3- Giáo trình kinh tế vĩ mô - Đại học KTQD Hà Nội
4- Cẩm nang nghiệp vụ Marketing dùng cho các doanh nghiệp. TS. Phan Thăng. NXB Thống kê. 2008
5- Khách hàng và doanh nghiệp hợp tác cùng phát triển. Vũ Thị Phượng. NXB Thống kê. 2008
6- Giáo trình kinh tế thương mại và dịch vụ. TS. Đinh Văn Đãn và ThS. Nguyễn Viết Đăng. NXB Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
7- Báo cáo của các Ban xuất nhập khẩu tại các hội nghị tổng kết của Công ty.
8- Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty
9- Báo cáo của các phòng ban, phòng kế toán tài vụ Công ty
10- Các website:
PHỤ LỤC 1. QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ
Nguồn từ các
nước nông nghiệp
Sản xuất
cà phê
Tự tiêu thụ của
người trồng cà phê
Chế
biến
Các nguồn
hàng khác
Kinh doanh
trung gian
Chế biến cà phê
rang xay
Chế biến cà phê
hòa tan
Xuất khẩu
cà phê nhân
Nhập kho
tái chế
Thị trường
trong nước
Thị trường
nước ngoài
Bán buôn
và bán lẻ
Bán buôn
và bán lẻ
Xuất
khẩu
PHỤ LỤC 2. DÒNG CHẢY HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ ĐỐI VỚI CÀ PHÊ NHÂN
Người trồng
CP cỡ nhỏ
Người trồng
CP trung bình
Người trồng
CP cỡ lớn
Nhà buôn
HTX cỡ nhỏ
Người chế biến
Hãng chế biến
Nhà nước, tư nhân
HTX cỡ lớn
Nhà buôn
hãng đại diện
Bán đấu giá
Người môi giới
Tiêu thụ
trong nước
Hãng nhập
khẩu độc lập
Đại diện, văn
phòng mua bán
Tổ chức tiếp thị Nhà nước, nửa Nhà nước
Tổ chức tiếp thị Nhà nước, nửa Nhà nước
Kinh doanh tại New York, London
Thị trường CK New York
Thị trường
Loko, New York
Thị trường
Hãng nhập khẩu độc lập
Hãng rang xay, hãng nhập khẩu
Ngành công nghiệp cà phê
Sự lưu thông hàng hóa Dòng chảy tiền tệ
Trồng trọt
Kinh doanh
Chế biến
Kinh doanh
Kinh doanh
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45. BAI NOP.doc