Tài liệu Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp tại Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương: PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Lương thực là một trong những nhu cầu tối cần thiết để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhân loại, quyết định sự tồn vong của mỗi quốc gia. Chúng ta nói đến sản xuất lương thực là nói tới sản xuất nông nghiệp và người nông dân. Muốn đảm bảo được vấn đề về lương thực, thực phẩm thì trước hết phải quan tâm chăm lo cho người nông dân có cuộc sống ổn định vì họ chính là người trực tiếp ... Ebook Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp tại Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp tại Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm ra sản phẩm.Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập để phát triển là vấn đề tất yếu đối với mỗi quốc gia. Sự phát triển của nền kinh tế đất nước sẽ gắn liền với sự phát triển của các thành phần kinh tế và quá trình đô thị hoá, điều này sẽ dẫn đến một thực trạng là diện tích đất sản xuất bình quân đầu người ngày một giảm hiện tại ở đồng bằng Sông Hồng còn 500 m2/người (Theo đề án miễn TLP của Bộ Tài chính Tháng 9 năm 2007), bên cạnh đó sự gia tăng dân số nhanh sẽ gây sức ép rất lớn lên sản xuất lương thực và vấn đề đảm bảo an ninh lương thực của đất nước. Kết hợp với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nước ta có rất nhiều cơ hội mới nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức đặt ra như: Phải cắt bỏ trợ cấp cho nhiều mặt hàng trong nước, đặc biệt là hàng nông sản có sức cạnh tranh kém sẽ đứng trước nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều mặt hàng ngoại nhập tràn vào thị trường trong nước. Trong khi đó, giá vật tư nông nghiệp không ổn định và liên tục tăng cao, góp phần tăng thêm chi phí trong sản xuất của người nông dân. Sản phẩm làm ra bán với giá rẻ hoặc bị tư thương ép giá, làm cho người dân điêu đứng, thu nhập và mức sống đã thấp nay còn thấp hơn. Để giảm bớt gánh nặng đó và cũng đáp ứng được sự mong mỏi chờ đợi của người dân, tạo điều kiện cho họ giảm một khoản chi phí và có thêm nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, do đó chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp của chính phủ ra đời là cần thiết.
Thuỷ lợi có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nên chủ trương miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống cho nông dân. Nhà nước đã đầu tư số vốn rất lớn để xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, trường học, đường điện, công trình văn hoá, thực hiện chính sách miễn thuế nông nghiệp, khuyến nông, khuyến ngư. Chỉ tính trong 3 năm gần đây vốn đầu tư của Nhà nước dành cho nông nghiệp tăng đáng kể, năm 2005 là 14.740 tỷ đồng, trong đó thuỷ lợi 9.497 tỷ đồng; năm 2006 là 35.581 tỷ đồng cho thuỷ lợi 30.052 tỷ đồng; kế hoạch năm 2007 là 25.413 tỷ đồng, cho thuỷ lợi 18.143 tỷ đồng (Đề án miễn TLP của Bộ Tài chính Tháng 9 năm 2007).
Cùng với nhiều địa phương khác trong cả nước Huyện Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương, đã nhanh chóng bắt tay vào công tác thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp. Tuy nhiên, khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí để hỗ trợ nông dân thì Ngân sách nhà nước phải bù đắp khoản kinh phí này, mặt khác phải có chính sách sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm và công bằng giữa các đối tượng sử dụng nước, đồng thời nâng cao chất lượng hệ thống công trình thuỷ lợi. Do đó câu hỏi đặt ra: Được miễn thì chất lượng dịch vụ có được đảm bảo như trước hay không? Chính sách được nông dân đón nhận như thế nào? Thuận lợi và khó khăn để chính sách đi từ lý luận đến thực tiễn? Giúp người dân hiểu được để họ cùng tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước có hiệu quả hơn. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp tại Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá tình hình thực thi chính sách miễn TLP cho nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình thực hiện cho phù hợp.
Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của chính sách miễn thuỷ lợi phí
Phân tích tình hình thu chi, nợ đọng TLP của các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi.
Phân tích thực trạng cung cấp nước, sử dụng nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp của các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy lợi và các hộ nông dân.
Đề xuất các giải pháp để khắc phục khó khăn và hoàn thiện quá trình thực thi chính sách miễn TLP cho nông nghiệp
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi và các hộ nông dân
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương
Phạm vi thời gian: Từ tháng 01/2009 đến tháng 5/2009.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Chính sách miễn thuỷ lợi phí và tình hình thực hiện tạị huyện Tứ Kỳ – Tỉnh Hải Dương
PHẦN IICƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Thuỷ lợi
Theo giáo trình kinh tế thuỷ nông: ‘Thuỷ lợi là sự tổng hợp các biện pháp khai thác sử dụng nguồn nước trên mặt đất và nước ngầm, đấu tranh phòng chống những thiệt hại do nước gây ra đối với nền kinh tế quốc dân và với dân sinh đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Công trình thuỷ lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
Hệ thống thuỷ lợi là tập hợp các công trình thuỷ lợi từ đầu mối tới mặt ruộng, nó có mối liên hệ mật thiết liên hoàn, tương hỗ, phụ thuộc nhau để phục vụ công tác tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và các ngành tham gia lợi dụng tổng hợp nguồn nước của các hệ thống công trình thuỷ lợi, nó bao gồm: Công trình đầu mối, mạng lưới kênh mương, mạng lưới kênh chứa, máy bơm, trạm bơm. Các công trình này thường nằm ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên, chịu sự phá hoại của sinh vật và sự tác động của con người.
Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi “Thủy lợi phí" là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi.
Mọi cá nhân và tổ chức được hưởng lợi về tưới nước và tiêu nước hay các dịch vụ khác từ các công trình thuỷ nông do nhà nước quản lý đều phải trả tiền thuỷ lợi phí cho các dịch vụ thuỷ nông. Để đảm bảo và duy trì và khai thác tốt các công trình thuỷ nông bằng sự đóng góp công bằng, hợp lý của những diện tích được hưởng lợi về nước.
Thuỷ lợi phí bao gồm các khoản thu có liên quan đến cung ứng dịch vụ thuỷ lợi như: Tưới tiêu nước cho lúa, mạ, màu, cây công nghiệp, sử dụng mặt nước làm phương tiện giao thông và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Các khoản khấu hao, chi phí sửa chữa thường xuyên các máy móc, thiết bị nhà xưởng, kho tàng, các phương tiện khác dùng vào việc duy trì, khai thác, quản lý các công trình thuỷ lợi, chi về điện, xăng dầu, chi lương cho cán bộ nhân viên và chi phí quản lý của các dịch vụ thuỷ lợi.
Đối với người dân thuỷ lợi phí là một phần chi phí sản xuất được tính ngay từ đầu hay chính là phần chi phí đầu vào của một quá trình sản xuất. Theo nghị định 112/HĐBT ngày 25/8/1984 thì mức thu thuỷ lợi phí cao hay thấp là tuỳ thuộc vào điều kiện từng vùng, từng địa phương.
Đối với công ty, HTX dịch vụ thuỷ lợi thì thuỷ lợi phí chính là giá sản phẩm mà công ty làm dịch vụ cho người dân. Nó được dùng để nộp cho nhà nước và trang trải cho các khoản chi trong công ty.
Vai trò của thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp
Nước ta là một nước nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp liên quan tới cây trồng, vật nuôi nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Câu thành ngữ “ Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” đã được nhân dân ta đúc kết từ ngàn đời nay, trong đó yếu tố về nước đóng vai trò quan trọng nhất có khả năng làm thay đổi kết quả trong sản xuất. Vì thế dịch vụ về nước (thuỷ lợi) được coi là ngành mũi nhọn chiếm vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Thuỷ lợi có nhiệm vụ điều hoà tưới nước cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Củng cố và bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn sản xuất cho người và của cải xã hội, chinh phục tự nhiên nhằm sử dụng triệt để các nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cải tạo đất, hạn trừ úng, từ đó mới có điều kiện mở rộng diện tích đất canh tác, thâm canh tăng vụ. Nâng cao hệ số sử dụng đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt năng suất sản lượng cao. Do đó ở đâu có hệ thống thuỷ lợi đảm bảo ở đó đời sống nhân dân được ổn định, nông thôn phát triển. Các chính sách đổi mới nông nghiệp có cơ sở để hoàn thiện và phát huy sức mạnh, những vùng nông thôn có mục tiêu xoá đói giảm nghèo thường là những vùng còn nhiều khó khăn do chưa có hệ thống thuỷ lợi phát triển. Ngoài việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi còn phục vụ các ngành khác như: Giao thông đường thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản, phát điện, dịch vụ du lịch, cung cấp nước cho các ngành công nghiệp.Vì vậy trong quá trình thực hiện nhằm đưa nông nghiệp phát triển lên một bước thì việc đẩy mạnh các biện pháp phát triển thuỷ lợi là hết sức cần thiết.
2.1.2. Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuỷ lợi phí
Mô hình trợ giá đầu vào cho nông dân
Đất nước hội nhập với nền kinh tế chung toàn thế giới, đòi hỏi tất cả các ngành kinh tế cũng phải chuyển mình theo. Nhưng đối với nông dân đây là việc làm hết sức khó khăn, không thể nói là làm được ngay. Hội nhập kéo theo đó là không có bất cứ một hình thức trợ cấp trợ giá nào cho riêng các sản phẩm trong nước. Do đó miễn thuỷ lợi phí được coi là một hình thức trợ giá đầu vào cho nông dân vừa thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta mà không vi phạm hiệp ước về thương mại giữa các nước.
Tác động của chính sách trợ giá đầu vào
P1
P
Q
Q1
Q2
S1
cssss
P2
a
b
S2
d
e
(Nguồn: Giáo trình chính sách Nông nghiệp, 2002)
P1, S1 là giá và cung nông sản trước trợ giá
P2, S2 là giá và cung nông sản sau trợ giá
- Giá giảm: ∆P = P1 – P2
- Sản lượng tăng: ∆Q = Q2 – Q1
Do giá đầu vào thấp nên nông dân tăng sản xuất. Sản phẩm tăng lên từ Q1 lên Q2. Lợi ích người sản xuất tăng từ a lên a + b + c
b là phần thặng dư tăng thêm do tiết kiệm được chi phí ở mức sản lượng cũ (khoản chi của Chính phủ)
c là phần thặng dư tăng thêm do tăng sản lượng
d là phần chi phí tăng thêm để sản xuất ra lượng sản phẩm từ Q1 lên Q2
* Xét về mặt an sinh xã hội: Thặng dư người sản xuất tăng thêm là b + c; Chính phủ phải chi cho trợ giá là b + c + e => An sinh xã hội bị giảm một lượng là e.
* Xét về mặt dịch chuyển tài nguyên: Do trợ giá đầu vào cho sản xuất nên nguồn lực sẽ được sử dụng thêm là c + d + e; Tiết kiệm được ngoại tệ là phần c + d => Tài nguyên được sử dụng thêm là e
Vậy trợ giá đầu vào cho sản xuất Nông nghiệp mãi mãi là không tốt, chúng ta chỉ trợ giá cho một số mặt hàng thiết yếu không nên trợ giá cho tất cả các mặt hàng.
Mô hình quy luật cung cầu, thặng dư người sản xuất, thặng dư người tiêu dùng.
MC
MC
ATCCC
ATCCC
Trang trại, hộ nông dân trước khi miễn thuỷ lợi phí
Trang trại, hộ nông dân sau khi miễn thuỷ lợi phí
Cung, cầu thị trường sau khi miễn thuỷ lợi phí
P
Q
Q
Qs
Qs
D
S
Ss
E
F
P
Ps
(PGS.TS. Nguyễn Văn Song- Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 346 - Tháng 3/2007)
Khi Nhà nước ban hành chính sách miễn thuỷ lợi phí sẽ ảnh hưởng tới cung của trang trại, hộ nông dân và toàn ngành nông nghiệp. Khi thuỷ lợi phí được tính vào giá thành sản xuất của sản phẩm nông nghiệp, lượng cung sản phẩm của trang trại, hộ nông dân là q với mức giá là P, đồng thời lượng cung của ngành nông nghiệp là Q, điểm cân bằng cung cầu của ngành nông nghiệp tại E. Khi có miễn thuỷ lợi phí, chi phí đầu vào của các trang trại, hộ nông dân giảm. Vì vậy lượng cung của các trang trại, hộ nông dân tăng lên. Cũng chính vì vậy cung của toàn ngành nông nghiệp dịch chuyển từ S sang Ss làm cho lượng cung của ngành nông nghiệp tăng từ Q tới Qs giá các sản phẩm sẽ giảm xuống từ P đến Ps. Điểm cân bằng mới tại F thay cho điểm E trước khi miễn thuỷ lợi phí. Như vậy, mặt tích cực của Chính sách miễn thuỷ lợi phí là sản phẩm nông sản sẽ được cung nhiều hơn, xét dưới góc độ an toàn lương thực sẽ được đảm bảo hơn; Phân phối lại thặng dư của xã hội: Người nông dân được lợi do được trợ cấp đầu vào, người tiêu dùng được lợi do sản phẩm nông nghiệp bán ra với giá rẻ hơn; Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn sẽ được giảm bớt do lượng cung tăng.
Tuy nhiên, chính sách miễn thuỷ lợi phí thể hiện một số hạn chế như: Làm mất cân bằng thị trường nông sản; Một số lượng nông dân làm ăn không hiệu quả (Sản xuất lượng sản phẩm từ Q đến Qs) nếu không có miễn thuỷ lợi phí đã bị “Phá sản sáng tạo” đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. Số lượng nông dân này tồn tại trong nền kinh tế được là nhờ giá tưới tiêu nước bằng 0; Vì hệ thống thủy nông vẫn phải hoạt động bình thường thậm chí còn cao hơn khi so với khi không miễn giảm thủy lợi phí (Ý thức tiết kiệm kém của nông dân). Do đó toàn bộ chi phí của hệ thống thuỷ nông do ngân sách nhà nước chi trả. Mà ngân sách chủ yếu thu từ thuế nên tạo ra phúc lợi xã hội âm; Do không phải trả tiền nên gây lãng phí nguồn nước cạn kiệt nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường nước. Mặt khác ý thức bảo quản duy tu thuỷ nông cũng không được coi trọng gây xuống cấp nhanh hơn.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi chính sách miễn TLP cho nông nghiệp
Sự quản lý của nhà nước
Yếu tố về sự quản lý của nhà nước tới chính sách miễn thủy lợi phí cho nông dân là hết sức quan trọng. Mà người chịu trách nhiệm chính ở đây là các cơ quan chức năng bộ NN&PTNT, Bộ tài chính và các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy lợi cấp tỉnh cấp xã. Phải nhanh chóng hoàn tất các thủ tục về mặt hành chính tạo điều kiện để chính sách ưu việt của nhà nước sớm tới tay người nông dân. Thêm vào đó các mục hướng dẫn phải chi tiết rõ ràng cụ thể từng đối tượng được hưởng lợi từ chính sách này.Có trách nhiệm thực hiện công tác quy hoạch kế hoạch rõ ràng sử dụng hợp lý nguồn nước tránh tình trạng lãng phí tài nguyên nước và đảm bảo công bằng giữa các hộ đầu nguồn nước và cuối nguồn nước.
Sự tham gia của người dân
Người dân có vai trò rất quan trọng đóng vai trò trực tiếp thực hiện mục đích của chính sách này. Khi đã được giảm một phần chi phí trong sản xuất người dân cũng đã bớt đi được một gánh nặng thì lúc này ý thức để xây dựng cộng đồng là cần thiết hơn cả. Tự bản thân mỗi nông dân cần phải sử dụng nước một cách tiết kiệm, cùng góp công góp sức xây dựng hệ thống kênh mương hoàn chỉnh dẫn nước tới ruộng không bị thất thoát nhiều. Giúp cho các hộ ở cuối nguồn nước cũng dẫn được nước về ruộng của mình, không xả rác bừa bãi làm tắc dòng chảy, cản trở dòng nước lưu thông ảnh hưởng tới sản xuất.
Thời gian thực hiện
Yếu tố về thời gian tức là khoảng thời gian từ khi bắt đầu ban hành nghị định về việc miễn giảm thủy lợi phí cho tới khi chính sách thực sự đến với người nông dân.Trong điều kiện hoàn tất thủ tục về mặt hành chính cũng như ngân sách nhà nước là có hạn, do đó từng bước đi đều được tính toán cụ thể chi tiết đảm bảo công bằng với tất cả các đối tượng hưởng lợi từ chính sách. Chính vì vậy mà thời gian đôi khi bị chậm hơn so với kế hoạch, ảnh hưởng xấu tới mục tiêu của chính sách đề ra. (Cả nước được miễn TLP bắt đầu từ 01/01/2008, nhưng tới tháng 7 mới có ngân sách rót về địa phương, theo báo NNVN số 103 (2950) ngày 21/05/2008)
Điều kiện tự nhiên
Đây là ảnh hưởng của ngoại cảnh, do hầu hết các công trình thủy lợi nằm ở ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phá hoại của thời tiết cũng như các vi sinh vật và quan trọng hơn nữa, đa số các kênh mương được xây dựng từ trước là bằng đất chưa được kiên cố hóa. Nguồn nước bơm vào những km kênh mương này thường bị thất thoát nhiều hơn những kênh mương đã được kiên cố hóa. Trong quá trình quản lý và sử dụng ít chú ý hoặc không quan tâm tới công tác này dẫn tới tình trạng thiếu nước ở những hộ có ruộng ở cuối nguồn hoặc vùng chân ruộng quá cao nước không thể dẫn tới được hoặc dẫn tới được nhưng quá ít không đủ lượng nước cần thiết cho cây sinh trưởng phát triển. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất và gây ra sự bất công bằng làm giảm tính ưu việt của chính sách.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Ở Việt nam
2.2.1.1. Thực trạng phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Từ sau cách mạng tháng Tám – 1945 nhà nước đã có nhiều chuyển biến về chế độ chính trị, cũng như về kinh tế, nền kinh tế ngày càng được phát triển đặc biệt là kinh tế nông nghiệp – nền kinh tế chủ yếu của nước ta. Bởi thế công tác thuỷ lợi và thuỷ lợi phí luôn có sự thay đổi, cho đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư như sau:
Sắc lệnh số 68/SL ngày 18/6/1949 về việc “Ấn hành kế hoạch thực hành các công tác thuỷ nông và thể lệ bảo vệ công trình thuỷ nông nhằm huy động người dân, bằng cách giúp đổi công và của vào việc xây dựng, tu bổ và khai thác công trình thuỷ nông”.
Nghị định 1028/TTg ngày 29/9/1956 “ Ban hành điều lệ tạm thời về thuyền bè, đi lại trên nông giang quy định thu vận tải phí theo loại thuyền bè, xà lan”.
Nghị định 66/CP ra đời ngày 5/6/1962. Nghị định này quy định mức thu thuỷ lợi phí từ 80 – 140kg thóc/ha được tưới nước đủ cả vụ. Đối tượng trả thuỷ lợi phí là HTX nông nghiệp, nhà nước thu và quản lý số thóc qua ngành lương thực và ngành tài chính.”
Nghị định 141/CP ngày 26/9/1963 Chính phủ ban hành nghị định này kèm theo điều lệ quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ nông. Bước đầu thực hiện việc phân công, phân cấp, phát huy vai trò của người dân tham gia quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và trả thuỷ lợi phí.
Đối với các hệ thống thuỷ nông loại nhỏ và tiểu thuỷ nông có liên quan đến nhiều hợp tác xã trở lên, các chi phí về quản lý tu bổ, khai thác đều do HTX và nông dân có ruộng đất hưởng mức cùng nhau thoả thuận đóng góp.
Nghị định số 112/HĐBT ngày 25/8/1984: Về thu thuỷ lợi phí thực hiện trong phạm vi cả nước, thay cho nghị định số 66/CP. Đây là nghị định đầu tiên được áp dụng chung trong cả nước kể từ khi đất nước thống nhất. Mục đích của nghị định nhằm đảm bảo: Duy trì và khai thác tốt công trình thuỷ nông bằng sự đóng góp công bằng hợp lý của những diện tích được hưởng lợi về nước. Nghị định quy định thuỷ lợi phí thu bằng thóc và được quy đổi thành tiền theo giá thóc do nhà nước quy định. Mức thu theo tỷ lệ phần trăm năng suất lúa bình quân trên đơn vị diện tích hec-ta được tưới theo mùa vụ, loại công trình (từ 4% - 8%).
Nghị định 143/2003 NĐ-CP: “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi”. Trong đó quy định việc giao công trình thuỷ lợi cho tổ chức hợp tác dùng nước, cá nhân quản lý. Đặc biệt Nghị định quy định mức thu thuỷ lợi phí đối với tất cả các hộ sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi, nhằm giảm bớt mức thu đối với đối tượng sử dụng nước tưới cây lương thực và đảm bảo sự công bằng trong việc sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi. Nghị định 143/2003 NĐ-CP quy định như sau:
Khung mức thủy lợi phí, tiền nước quy định tại khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được quy định cụ thể như sau:
a) Thủy lợi phí được thu bằng đồng Việt Nam.
Đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn thủy lợi phí.
Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì giảm từ 50% đến 70% mức thủy lợi phí.
b) Khung mức thủy lợi phí đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước trồng lúa, rau, màu, cây vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày
Khung mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa: Đơn vị: 1.000 đồng/ha
Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 50% đến 70% mức trên.
Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu thì thu bằng 40% đến 60% mức trên.
Trường hợp lợi dụng thủy triều để tưới tiêu thì thu bằng 70% mức tưới tiêu bằng trọng lực ở vùng không chịu ảnh hưởng thủy triều.
Đối với diện tích trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ đông thì mức thu thủy lợi phí tối thiểu thu bằng 30% đến 50% mức thu tưới lúa.
c) Khung mức thủy lợi phí áp dụng đối với việc sản xuất muối tính bằng 2% giá trị muối thành phẩm.
d) Khung mức tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất lương thực.
e) Đối với đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước được cấp bù số tiền do thực hiện miễn thuỷ lợi phí tính theo mức thu quy định tại điểm a, b, c và các tiết 3, 4 của Biểu mức thu tiền nước tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
f) Đối với đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc có một phần vốn ngân sách nhà nước và thu thuỷ lợi phí theo thoả thuận được cấp bù số tiền do thực hiện miễn thuỷ lợi phí tính theo mức thu quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định này.
Nghị định số 154/2007 NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2007 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định một số điều:
Miễn thuỷ lợi phí đối với:
Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp, bao gồm: đất do nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng
Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư được miễn thuỷ lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; không phân biệt trong hay ngoài hạn mức giao đất.
Mức miễn thu thuỷ lợi phí được xác định theo khung mức thuỷ lợi phí quy định tại điểm b, c và các mục 3, 4 và 5 của điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP.
Không miễn thuỷ lợi phí đối với:
Diện tích đất vượt hạn mức giao cho hộ gia đình, cá nhân;
Các doanh nghiệp hoạt động cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, tiêu nước cho sản xuất công nghiệp, nước cấp cho các nhà máy nước sạch, thuỷ điện, kinh doanh du lịch, vận tải qua cống, âu thuyền và các hoạt động khác được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi.
Các tổ chức, cá nhân nộp thuỷ lợi phí cho tổ chức hợp tác dùng nước theo thoả thuận để phục vụ cho hoạt động của các tổ hợp tác dùng nước từ vị trí cống đầu kênh của hợp tác dùng nước đến mặt ruộng.
Bộ máy quản lý và tổ chức sử dụng hệ thống thuỷ lợi
Tổ chức bộ máy quản lý
Đối với các công trình công cộng, bán công, hiện nay vấn đề quản lý sẽ là yếu tố quyết định đến việc phát huy công suất tăng tuổi thọ công trình từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng công trình. Công trình thuỷ lợi là công trình bán công có đặc điểm riêng là nằm trên diện tích lớn, đi qua nhiều địa phương, nhiều vùng dân cư và có nhiều người cùng sử dụng. Việc sử dụng của hộ này gây ảnh hưởng tới sử dụng của hộ khác ví dụ: Các hộ ở đầu nguồn tuyến kênh nếu lấy quá nhiều nước với thời gian dài cho ruộng nhà mình sẽ làm cho các hộ ở phía cuối kênh thiếu nước hoặc chậm thời vụ. Do vậy công tác quản lý mang tính cộng đồng nhiều hơn là cá nhân các hộ dùng nước. Công tác tổ chức bộ máy quản lý cần đảm bảo công trình có chủ thể quản lý, phục vụ đúng đối tượng, tiết kiệm và công bằng trong cộng đồng những người dùng nước. Đây sẽ là yếu tố cơ bản để đảm bảo giữ vững công trình thuỷ lợi, phát huy tối đa công suất phục vụ hiệu quả cho sản xuất. Để quản lý, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi có các tổ chức sau:
Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi:
Tính đến ngày 31/12/2006, toàn quốc có 110 doanh nghiệp làm nhiệm vụ quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi.
Về hình thức tổ chức của các doanh nghiệp, hiện nay có các loại hình sau:
- Công ty Nhà nước quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (96 DN);
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên (9DN);
- Công ty cổ phần quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (3DN);
- Công ty xây dựng tham gia quản lý khai thác (2DN).
Các loại hình khác
Ngoài loại hình trên, còn có một số loại hình tổ chức khác thuộc nhà nước cũng tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi như :
- Chi cục Thuỷ lợi (Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cà Mau);
- Trung tâm Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu);
- Ban Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (Tuyên Quang);
- Trạm quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thuộc các huyện (Yên Bái).
Tổ chức hợp tác dùng nước
Cùng với các tổ chức thuộc Nhà nước, hiện nay còn có các tổ chức hợp tác dùng nước tham gia quản lý, khai thác công trình thuỷ nông nội đồng, gồm các loại hình:
- Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ tổng hợp hoặc chuyên khâu.
- Ban quản lý thuỷ nông.
- Tổ đường nước, đội thuỷ nông.
- Hội dùng nước.
- Một số công trình nhỏ ở một số nơi được giao trực tiếp cho người dân quản lý.
(Theo đề án miễn TLP cho nông nghiệp – Bộ tài chính,2007)
Tổ chức sử dụng
Tổ chức sử dụng tốt là yếu tố quyết định đến việc phát huy tối đa công sức thiết kế và kéo dài tuổi thọ công trình. Trong bối cảnh hiện nay do điều kiện giao ruộng cho từng hộ nông dân và khoán sản phẩm đến từng hộ nông dân. Sự điều hành không còn như thời kỳ HTX, công trình thuỷ lợi có nhiều địa phương, nhiều hộ nông dân cùng sử dụng vì vậy việc tổ chức sử dụng, khai thác công trình thuỷ lợi rất khó khăn. Nó bao gồm quản lý các đối tượng theo mục đích sử dụng, lập kế hoạch khai thác sử dụng nguồn lợi từ công trình thuỷ lợi, tổ chức tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm nguồn nước. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nông dân cùng làm” để đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa nguồn lực sẵn có.
2.2.1.2. Thực trạng miễn thuỷ lợi phí ở Việt Nam hiện nay
Thực hiện Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001 và Nghị định số 143 ngày 28/11/2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh trong những năm qua đã đạt được những hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Pháp lệnh và tình hình thực tế của người dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn nên Nhà nước đã có chính sách miễn thuỷ lợi phí. Đây là một chủ trương lớn nhằm khắc phục một phần khó khăn cho hộ, gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cũng nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã phát biểu một số ý kiến về việc miễn giảm thuỷ lợi phí. Việc miễn, giảm thuỷ lợi phí đã được Nhà nước ta thực hiện kể từ khi ban hành Nghị định 143/NĐ-CP ngày 28-11-2003, trong đó có quy định rõ là Không thu khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn; không thu tiền điện bơm tiêu úng, không thu chi phí chống hạn vượt định mức. Miễn giảm khi thiên tai, mất mùa và miễn hoàn toàn ở các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn. Vì vậy, theo tính toán của Cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) 2007, với mức thu thủy lợi phí hiện tại, Nhà nước đã hỗ trợ khoảng 50 - 60% chi phí cho người dân, thể hiện sự ưu việt của Nhà nước ta. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT hàng năm đề nghị Chính phủ cấp bù và hỗ trợ chống úng, hạn cho các địa phương, như năm 2005 kinh phí chống hạn là 143,8 tỷ đồng, năm 2006 là 48 tỷ đồng và đầu năm 2007 là 95,1 tỷ đồng (đề án miễn TLP cho nông nghiệp,9/2007)
Thực trạng miễn thủy lợi phí ở một số địa phương trong cả nước
Miễn thuỷ lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức và diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu chuyển quyền sử dụng từ 1/1/2008 được coi là cú hích đầu tiên để nông nghiệp, nông thôn phát triển và giảm dần các khoản đóng góp cho nông dân. Theo Bộ Tài chính, việc thu thủy lợi phí không còn phát huy tác dụng. Cụ thể năm 2006, cả nước chỉ thu được hơn 900 triệu đồng thủy lợi phí, trong khi tổng nợ đọng thủy lợi phí trên toàn quốc lên tới 377 tỉ đồng ước tính, mỗi năm nông dân sẽ được hưởng lợi hơn 1.000 tỷ đồng nhờ chính sách này.
Theo phương án được đề xuất, việc miễn thủy lợi phí sẽ được thực hiện theo hạn điền nhằm hỗ trợ bà con nông dân, ngư dân nghèo phát triển sản xuất, ổn định đời sống và tiếp tục miễn hoàn toàn đối với các vùng kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, Nhà nước không thể bao cấp về nguồn nước đến từng mảnh ruộng mà chỉ cung cấp đến hệ thống kênh cấp 1- 2, còn lại được chuyển giao cho các tổ chức khai thác, quản lý các công trình thuỷ lợi. Sau đó, các tổ hợp tác dùng nước ở các địa phương, các đơn vị quản lý ._.phải cùng bà con nông dân đưa nước vào ruộng theo thoả thuận. Các tổ chức này ở địa phương cần tự chủ về tài chính, thoả thuận với người dân mức thu hoặc do chính người dân quản lý để đáp ứng cho công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đã được chuyển giao, phân cấp. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí duy tu, bảo dưỡng đối với các công trình do tổ hợp tác quản lý. Hộ dùng nước vượt hạn điền, các đơn vị dùng nước cho công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ vẫn phải trả thuỷ lợi phí theo quy định.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT 2007, nước ta hiện có 75 hệ thống thuỷ lợi lớn, 1.967 hồ chứa nước, 10.000 trạm bơm, 1.000km kênh trục lớn, 5.000 cống tưới tiêu, 23.000km bờ bao (ước trị giá 120.000 tỷ đồng), đảm bảo nước tưới cho trên 6,85 triệu ha lúa, cung cấp nước ngọt để ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, sản xuất 5 tỷ m3 /năm dành cho nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, cấp nước cho 1 triệu ha rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, việc thu thủy lợi phí hiện chỉ đáp ứng trên 50% nhu cầu tu sửa cho hệ thống, vì vậy ngành thuỷ lợi phải dành số tiền đó vào việc quản lý, chi lương, tiền điện, nếu khi hệ thống kênh mương xuống cấp không thể phục vụ hết công suất thì đành bó tay, ước tính, miễn, giảm thuỷ lợi phí cho nông dân thì ngân sách Nhà nước hàng năm phải chi tối thiểu 1.500 tỷ đồng.
Theo Ông Đoàn Thế Lợi ở (Cục Thuỷ lợi) thì đưa ra 4 phương án, trong đó có 3 phương án do Cục Thủy lợi đề xuất, một của Viện Khoa học Thủy lợi. Trong số này, phương án 1 cũng gần giống với quan điểm trên, tức là miễn toàn bộ thủy lợi phí cho các vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Các vùng khác áp dụng mức thu thấp nhất hoặc giảm 30% theo mức thu thấp nhất quy định tại NĐ 143.
Phương án 2 nghiêng về việc phân cấp, chuyển giao hợp lý các công trình thủy lợi cho các tổ chức hợp tác sử dụng nước quản lý. Các tổ chức này sẽ tự chủ về tài chính, tự thỏa thuận với dân về mức thu, các DN hiện nay sẽ không thực hiện việc thu thuỷ lợi phí nữa.
Riêng phương án 3 thì cho rằng nên giữ nguyên mức thu như hiện nay.
Cuối cùng, phương án 4 là đẩy mạnh phân cấp, quản lý các hệ thống thủy lợi lớn, liên tỉnh hiện do Bộ NN-PTNT quản lý. Các công trình nhỏ nên giao cho các tổ chức, hợp tác dùng nước và UBND tỉnh có quyền quy định mức phí, tùy theo điều kiện thực tế mỗi địa phương.
Tại Vĩnh Phúc
Nhìn từ việc làm thí điểm của tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, lợi ích của việc giảm thủy lợi phí không chỉ dừng lại ở những con số như giảm 50% trong hai năm 2003 – 2004; số tiền bà con không phải nộp thủy lợi phí lên tới 12 tỷ đồng, mà còn thực sự mang lại khí thế lao động mới trên các vùng quê, diện tích sản xuất ngày càng được mở rộng. Mặc dù việc miễn, giảm thủy lợi phí sẽ khiến các công ty quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi gặp khó khăn nhưng theo ông Nguyễn Đức Sinh -Trưởng phòng Thuỷ lợi (Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc) ” Việc miễn, giảm Thủy lợi phí đã giúp 80% dân số sản xuất nông nghiệp được hưởng lợi. Bởi Thủy lợi phí hiện chiếm 1/5 giá trị của một sản phẩm nông nghiệp, đây là con số rất có ý nghĩa đối với nông dân nghèo, góp phần giảm bớt áp lực”.
Tại Hưng Yên
Bên cạnh đó ở Hưng Yên tỉnh quyết định giảm 50% thuỷ lợi phí từ vụ chiêm năm 2007 và miễn 100% cho vụ mùa và vụ đông năm 2007, là những tỉnh đi đầu cả nước về miễn giảm thuỷ lợi phí. Nhưng phòng NN-PTNT huyện Văn Giang báo cáo là đến thời điểm này tỉnh mới chi trả được 50% tiền miễn vụ chiêm cho các HTX làm dịch vụ nước, còn vụ mùa và vụ đông chưa chi trả xong, đẩy các HTX vào cảnh hoạt động khó khăn, nợ nần chồng chất. Trong khi đó nông dân thì gánh hậu quả là nước đến cũng bập bõm như nước trời.
2.2.4. Ở nước ngoài
Nhìn chung ở những nước có nền kinh tế phát triển thì mức đầu tư cho thuỷ lợi rất cao, khoảng 10000USD/ha. Do đó các công trình thuỷ lợi đầu mối không những chỉ là những công trình vững chắc về kỹ thuật mà còn là những công trình kỹ thuật có kiến trúc hiện đại. Có hệ thống kênh mương được bê tông hoá nên làm việc rất ổn định và chống thấm tốt. Có hệ thống thiết bị quản lý trang bị hiện đại, hệ thống đóng mở được cơ khí hoá và điều khiển từ xa. Có công tác quản lý khai thác hệ thống đạt trình độ cao bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ. Chức năng quy định rõ ràng đến từng nguời.
Ở Thái Lan, chính phủ cho rằng muốn duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay. Và muốn giữ được vị trí số một về xuất khẩu gạo của thế giới thì vấn đề thuỷ lợi phải được đặt lên hàng đầu. Theo đánh giá của các nhà kinh tế Thái Lan thuỷ lợi đã làm tăng năng suất lao động nông nghiệp. Nên việc đầu tư cho công trình thuỷ lợi của Thái Lan chủ yếu tập trung vào sản xuất hàng hoá lớn đó là vùng đồng bằng trung tâm. Chính phủ đứng ra trực tiếp quy hoạch và đầu tư các công trình thuỷ lợi mà nông dân không phải đóng góp và trả bất kỳ một khoản chi phí nào cho việc tưới tiêu nước.
Ở Trung Quốc, hệ thống quản lý thuỷ lợi được hình thành trên nguyên tắc ai là người đầu tư xây dựng công trình thì người đó làm chủ quản lý công trình, thay đổi có tính chất quyết định nhất là việc chuyển đổi từ hình thức tổ chức quản lý từ đội thuỷ lợi mà các thành viên của nó chỉ gồm các thành viên của uỷ ban làng xã thành các nhóm thuỷ nông làng xã bao gồm các thành viên là những người nông dân hoạt động tương đối độc lập với các uỷ ban xã.
Ở Malayxia, để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển, Chính phủ đã đầu tư xây dựng toàn bộ các công tình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp mà nông dân không phải trả bất cứ một khoản thuỷ lợi phí nào.
PHẦN IIIĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, một trong 3 vùng năng động của Việt Nam hiện nay, gần Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật.
Tứ Kỳ nằm giữa vùng châu thổ sông Hồng, có phía Bắc giáp thành phố Hải Dương; Phía Tây giáp huyện Gia Lộc; Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà; Phía Tây Nam giáp huyện Ninh Giang và phía Nam giáp Hải Phòng.
Nằm dọc theo tỉnh lộ 391 (trước đây là 191), nối quốc lộ 5 và quốc lộ 10 đi Hải Phòng và Thái Bình, cách Hà Nội 60 km về phía Tây Bắc, cách Hải Phòng 40 km về phía Nam và Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 14 km về phía Tây Bắc. Lãnh thổ của huyện được bao bọc bởi sông Thái Bình, sông Luộc và hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải (gồm sông Tứ Kỳ và sông Cầu Xe). Những thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sông, tạo điều kiện cho huyện giao lưu kinh tế - văn hoá với bên ngoài.
Huyện Tứ Kỳ gồm 1 thị trấn và 26 xã, diện tích tự nhiên của huyện là 170 km2, chiếm 9,77% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Dân số của huyện năm 2008 là hơn 170 nghìn người, mật độ dân số là 1.000 người/km2 và được phân bố tương đối đồng đều giữa các xã, thị trấn trong huyện.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai và thổ nhưỡng
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình đất đai của huyện có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cốt đất phổ biến từ 1,0m - 2,0m. Xét về tiểu vùng địa hình không đồng đều, cao thấp xen kẽ nhau giữa vùng cao và bãi trũng, phía Tây Bắc địa hình khá bằng phẳng, phía Đông và Đông Nam chịu ảnh hưởng nhiều của thuỷ triều sông Thái Bình và sông Luộc, do đó một bộ phận diện tích vùng thấp, bị nhiễm mặn, chủ yếu thuộc các xã: An Thanh, Văn Tố và Tứ Xuyên. Tuy vậy, so với nhiều địa phương nằm trong vùng đất phù sa sông Thái Bình thì Tứ Kỳ vẫn là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng.
Về thổ nhưỡng, đất đai của huyện được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình và sông Hồng dưới hình thức pha trộn, đất đai Tứ Kỳ mang đầy đủ các tính chất của đất phù sa cổ được bồi đắp lâu ngày, đất có mầu xám, có cấu trúc hạt nhẹ, xen với đất thịt nhẹ, tầng canh tác từ 10-15 cm, thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau mầu thực phẩm khác.
3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu và thuỷ văn
* Thời tiết - Khí hậu
Huyện Tứ Kỳ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa tương đối rõ rệt, mùa nóng và mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ thấp nhất của huyện là từ 17,8-18,40C, cao nhất từ 27,4 - 29,70C, nhiệt độ trung bình là 24,20C. Khí hậu và số giờ nắng trong năm tương đối thích hợp cho việc canh tác 3 vụ trong năm tạo cho huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp thâm canh, năng suất cao.
Trên địa bàn huyện có nhiều vùng đất trũng, điều kiện thuỷ văn tương đối thuận lợi, tạo điều kiện nuôi trồng thuỷ sản.
Hàng năm huyện có lượng mưa khá lớn, thay đổi trong khoảng từ 1-496 mm. Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và hiện tượng xói mòn rửa trôi đất tại các vùng dốc. Các tháng 7,8,9 mưa nhiều, cường độ lớn có thể gây ngập úng ở một số xã vùng trũng và ven sông, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.
* Thủy văn
Trên địa phận huyện Tứ Kỳ có 2 con sông lớn là sông Thái Bình, đoạn qua Tứ Kỳ có chiều dài là 28,5 km, sông Luộc đoạn qua Tứ Kỳ có chiều dài là 20 km. Nước thuỷ triều theo cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thuỷ văn cũng như môi trường thiên nhiên của huyện.
Bên cạnh sông lớn, huyện còn có trên 57,5 km sông Bắc Hưng Hải, đây lại là điểm cuối của hệ thống sông Bắc Hưng Hải, nên toàn bộ nước dồn về Tứ Kỳ để đổ ra sông Thái Bình (qua cống Cầu Xe) và ra sông Luộc (qua cống An Thổ). Do hầu hết hệ thống bơm tiêu úng của Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương đổ nước ra sông Bắc Hưng Hải, nên vào mùa mưa nhiều gặp lúc thuỷ triều cao, hệ thống bờ kênh Bắc Hưng Hải ở Tứ Kỳ chịu áp lực lớn như sông Thái Bình và sông Luộc. Đặc biệt vào mùa hạ nước thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường. Với đặc điểm thuỷ văn như vậy, nên nhiệm vụ chống lụt luôn được đặt ra với chính quyền và nhân dân trong huyện.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình đất đai, dân số và lao động
* Tình hình đất đai:
Đất đai của huyện Tứ Kỳ thuộc nhóm đất thịt nhẹ là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng.
Huyện Tứ Kỳ có diện tích đất tự nhiên là 17.066,67 ha, với 1.1490,03 ha đất nông nghiệp. Diện tích đất cây hàng năm, trong năm 2006 là 8.862,21 ha, đến năm 2008 giảm xuống còn 8.683,25 ha.
Trong khi đất nông nghiệp ngày càng giảm đi thì đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất thổ cư và đất chuyên dùng) đang tăng dần, cụ thể: năm 2006, diện tích đất phi nông nghiệp là 5.478,74 ha, chiếm 31,2% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2008 tăng lên 5.537,54 ha, chiếm 32,45% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp thì diện tích đất chuyên dùng có sự biến động tăng dần, năm 2006 là 2.579,69 ha, đến năm 2008 tăng lên 2.627,91 ha; đất thổ cư cũng vậy, trong năm 2006 có 1.414,77 ha, đến năm 2008 tăng lên 1.425,2 ha.
Hiện nay, huyện Từ Kỳ vẫn còn một phần diện tích đất chưa sử dụng, nhưng chiếm tỷ lệ không lớn khoảng 0,24% tổng diện tích đất tự nhiên. tuy nhiên, việc khai hoang, cải tạo diện tích đất này sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hay sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp diễn ra chậm. Cụ thể, năm 2006, diện tích đất chưa sử dụng của huyện là 45,48 ha, đến năm 2008 giảm xuống còn 40,43 ha.
Năm 2008, bình quân đất nông nghiệp/khẩu là 680,02 m2; bình quân đất nông nghiệp/hộ là 2.714,12 m2.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tứ Kỳ trong 3 năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển(%)
SL
%
SL
%
SL
%
07/06
08/07
BQ 3 năm
A. Tổng DT đất tự nhiên
Ha
17066.67
100
17066.7
100
17066.67
100
I. Diện tích đất nông nghiêp
11542.45
67.63
11515.8
67.48
11490.03
67.32
99.77
99.78
99.77
1. Đất sản xuất nông nghiệp
Ha
10217.4
88.52
10131.3
87.98
10041.43
87.38
99.16
99.11
99.14
1.1. Đất trồng cây hàng năm
ha
8862.21
86.74
8773.95
86.6
8683.25
86.47
99.00
98.97
98.99
a. Đất trồng lúa
Ha
8681.46
97.96
8594.62
97.96
8502.62
97.92
99.00
98.93
98.96
b. Đất trồng cây hàng năm khác
Ha
180.75
2.04
179.33
2.04
190.67
22
99.21
106.32
102.71
1.2. Đất trồng cây lâu năm
ha
1355.19
13.26
1357.38
13.4
1487.09
14.8
100.16
109.56
104.75
2. Đất nuôi trồng thủy sản
ha
1267.16
10.95
1313.45
11.38
1369.67
11.89
103.65
104.28
103.97
3. Đất nông nghiệp khác
Ha
11.6
0.1
11.6
0.1
14.76
13
100.00
127.24
112.80
II. D.Tích đất phi nông nghiệp
ha
5478.74
32.1
5508.18
32.27
5537.54
32.45
1.01
100.53
10.05
1. Đất ở
Ha
1414.77
25.82
1419.43
25,77
1425.2
25.74
100.33
100.41
100.37
2. Đất chuyên dùng
Ha
2579.69
47.09
2603.31
47.26
2627.91
47.46
100.92
100.94
100.93
3. Đất tôn giáo tín ngưỡng
ha
19.69
0.36
19.69
0.36
19.69
0.36
100.00
100.00
100.00
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Ha
135.1
2.48
135.15
2.47
136.02
2.47
100.04
100.64
100.34
5. Đất sông, mặt nước chuyên dùng
ha
1315.62
24.14
131562
24.01
1315.91
23.89
10000.00
1.00
100.01
6. Đất phi nông nghiệp khác
Ha
13.82
0.25
13.82
0.25
13.82
0.25
100.00
100.00
100.00
III. Đất chưa sử dụng
Ha
45.48
0.27
42.73
0.25
40.43
0.24
93.95
94.62
94.28
B. Các chỉ tiêu tính toán
1. BQDT đất nông nghiệp/khẩu
M2
677.49
678.04
680.02
100.08
100.29
100.186545
2. BQDT đất nông nghiệp/hộ
M2
2710
2712.14
2714.12
100.08
100.07
100.075986
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tứ Kỳ)
* Tình hình dân số và lao động
Tình hình dân số và lao động của huyện Tứ Kỳ được thể hiện qua Bảng 3.2. Trong năm 2008, dân số của huyện là 169.892 người, trong đó nữ chiếm 51% và nam giới chiếm 49%. Hiện nay, tỉ lệ dân số thành thị của huyện là rất nhỏ chỉ chiếm 3,79% tổng dân số của huyện, tương đương với 6.438 người. Như vậy, nếu phân theo thành thị và nông thôn thì tỷ lệ dân số ở nông thôn chiếm đa số, còn dân số thành thị chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, do huyện chỉ có một thị trấn có quy mô không lớn.
Trong cơ cấu lao động của huyện thì lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu vẫn là ngành nông nghiệp (bao gồm cả thủy sản), các ngành khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2006, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 79,72 % tổng số lao động, đến năm 2008 giảm xuống còn 72,68 %. Điều này cho thấy cơ cấu lao động của huyện cũng đang dần dần chuyện dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác như công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ, tuy nhiên số lượng này vẫn còn rất nhỏ.
Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, năm 2008, toàn huyện có 91.789 lao động, trong đó lao động nông nghiệp, chiếm 72,68%; lao động trong ngành thương mai, dịch vụ chiếm 13,76% và lao động ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 13,56%. Số lao động trong ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 31,91%/năm. Lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, tốc độ giảm bình quân 3 năm là 4,95%/năm. Như vây, cơ cấu lao động của huyện cơ bản chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Xu hướng của việc chuyển dịch lao động trong những năm tới là: lao động nông nghiệp ngày một giảm đi và chuyển sang các ngành nghề khác như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Vì vậy, huyện cần có biện pháp sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Tứ Kỳ trong 3 năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển (%)
SL
%
SL
%
SL
%
07/06
08/07
BQ
1. Tổng dân số
Người
170370
100
169842
100
169892
100
99.69
100.03
99.86
- Thành thị
Người
6555
3.85
6434
3.79
6438
3.79
98.15
100.06
99.10
- Nông thôn
Người
163815
96.15
163408
96.21
163454
96.21
99.75
100.03
99.89
2. Giới tính
Người
170370
100
169842
100
169892
100.00
99.69
100.03
99.86
- Nam
Người
81758
47.99
81899
48.22
83248
49.00
100.17
101.65
100.91
- Nữ
Người
88612
52.01
87943
51.78
86644
51.00
99.25
98.52
98.88
2. Cơ cấu lao động
Người
88566
100
90991
100
91789
100
102.74
96.45
99.55
- Nông nghiệp, thủy sản
Người
70602
79.72
70108
77.05
66712
72.68
99.30
90.98
95.05
- Công nghiệp, xây dựng
Người
11125
12.56
10371
11.4
12630
13.76
93.22
116.45
104.19
TM - DV
Người
6839
7.72
10512
11.55
12447
13.56
153.71
113.20
131.91
4. Tổng số hộ
Hộ
42592
100
42460
100
42600
100
99.69
100.33
100.01
(Nguồn: Phòng Thồng kê huyện Tứ Kỳ)
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế, xã hội của huyện
* Hệ thống giao thông, thủy lợi
Giao thông
Do đặc thù về vị trí địa lý, hệ thống giao thông của huyện Tứ Kỳ tương đối phong phú bao gồm: Giao thông đường bộ và giao thông đường thủy. Tuy vậy, giao thông đường bộ vẫn là mạng giao thông chủ yếu của huyện.
Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ năm 2008 là 1.040,8 km, trong đó tỉnh lộ 42 km gồm: đường 391 (26 km), đường 17A (5 km), 17D (11 km); đường do huyện quản lý là 32,6 km, đường liên xã, liên thôn, liên xóm là 966,2 km (trong đó, đường có kết cấu vật liệu cứng là 516 km, còn lại là đường đất và đường ra đồng). 100% xã, thị trấn có đường ô tô về đến trung tâm, trong đó đường nhựa có 20/27 xã, thị trấn.
Đường sông: Mạng lưới đường sông của huyện Tứ Kỳ có tổng chiều dài là 106 km, gồm 48,5 km đường thuộc sông Luộc, sông Thái Bình và 57,5 km thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải. Đây là mạng lưới giao thông không kém phần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Dọc theo hệ thống sông có 02 Âu thuyền (Âu Cầu xe và Âu An thổ), 15 bến đò, 01 cầu phao và khoảng 20 bến xếp dỡ hàng hóa phục vụ nhu cầu của địa phương. Tuy nhiên do ảnh hưởng của bãi bồi, độ sâu cũng như chiều rộng lòng sông và các âu thuyền, cống ,… đã làm cản trở tàu thuyền lớn qua lại. Thực tế trong những năm qua, việc khai thác giao thông đường thủy để phát triển kinh tế vẫn chưa được quan tâm đầu tư và khai thác.
Thủy lợi
Là một huyện thuần nông, nằm ở hạ lưu hệ thống kênh Bắc Hưng Hải có cột nước thấp, xung quanh đều có sông bao bọc lại vừa bị ảnh hưởng của thủy triều và ảnh hưởng hệ thống kênh Bắc Hưng Hải, nên khâu thủy lợi luôn được huyện rất quan tâm đầu tư, coi đó là khâu mấu chốt trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, mạng lưới kênh mương tưới tiêu được phát triển rất mạnh. Đến năm 2008, toàn huyện có 96 trạm bơm với tổng công suất 386.000 m3/h và 290 km kênh mương tưới và 250 km kênh tiêu, trong đó có 101 km được kiên cố hóa, chiếm 22,22%. Và đặc biệt là bắt đầu từ năm 2008 nông dân đã được miễn tiền thuỷ lợi phí. Kết quả việc miễn thuỷ lợi phí và việc kiên cố hóa kênh mương trong những năm vừa qua đã góp phần giúp ngành nông nghiệp thâm canh tăng vụ, thau rửa phèn tăng độ phì của đất, thu hẹp hạn hán, mở rộng diện tích trồng mầu lên 30-35% tổng diện tích đất canh tác, đưa hệ số sử dụng đất từ 2,2 lần năm 2002 lên 2,38 lần năm 2008 (Phòng thống kê huyện). Tuy nhiên, do nông dân được miễn không phải đóng tiền thuỷ lợi phí nữa nên hệ thống thủy lợi của huyện cũng như trách nhiệm và sự quản lý của các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông vẫn còn nhiều bất cập đó là: tỷ lệ chủ động tưới tiêu còn thấp, chủ động tưới khoảng 5.125 ha (51%) diện tích đất canh tác và chủ động tiêu 3.000 ha (34%) diện tích đất canh tác, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương thấp (22,22%), chủ yếu vẫn là kênh đất được xây dựng lâu năm, mặc dù được tu bổ nhưng vẫn liên tục xuống cấp gây khó khăn cho việc điều tiết nước phục vụ sản xuất. Do kênh dẫn nước là kênh đất mà hiện nay được miễn thuỷ lợi phí, nước được bơm theo lịch nên nước bị thất thoát rất nhiều. Mùa hạn hán thì bơm lâu nước mới tới được chân ruộng và không được lưu giữ lại lâu do bị ngấm xuống đất nhiều, Mùa mưa thì thoát nước chậm dẫn tới úng lụt trong thời gian dài. Hiện nay, huyện đang thực hiện dự án xây dựng trạm bơm tiêu Bình Hàn với công suất thiết kế 7 máy 8.000 m3/h, dự kiến sẽ hoàn thành vào trong năm 2009, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần cải thiện đáng kể hệ thống thủy lợi của huyện.
* Hệ thống điện nước:
Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều sử dụng mạng lưới điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 451 km đường dây điện (trong đó, đường 35 KV có 83 km, 10 KV có 18 km, 04 KV có 350 km) và 75 trạm biến áp, 83 máy biến áp với dung lượng 21.080 KV.
Nhìn chung, huyện Tứ Kỳ đầu tư cho công tác xây dựng hệ thống lưới điện khá tốt, đáp ứng sự gia tăng phụ tải và bảo đảm an toàn cung cấp điện cho địa phương, với 100% xã, thị trấn có điện và 100% số hộ dân trong huyện được dùng điện. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện 0,4 KV phát triển không có quy hoạch, mang tính chắp vá, không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời do xây dựng đã lâu và ít được tu sửa lên hệ thống lưới điện trung áp, đặc biệt là lưới điện 10 KV đang trong tình trạng xuống cấp, thiết bị trạm và đường dây lạc hậu gây tổn thất điện năng lớn và không đảm bảo độ tin cậy cấp điện cho các hộ phụ tải, dễ gây sự cố trong vận hành và thiếu an toàn. Vì vậy, hệ thống lưới điện của huyện cần được cải tạo, nâng cấp để đảm bảo phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Hệ thống cấp nước trong những năm qua tiếp tục được đầu tư xây dựng để phục vụ nhu cầu nước sạch cho nhân dân, hiện nay, toàn huyện có 7/27 xã, thị trấn có trạm cấp nước sạch và trên 70% số hộ trong toàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh.
* Hệ thống thông tin liên lạc: Toàn huyện có 27 đài phát thanh ở 27 xã, thị trấn, số giờ phát thanh 60 phút/ngày đảm bảo chuyển tải thông tin đến toàn thể nhân dân. Mạng viễn thông nông thôn những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đến nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có Bưu điện văn hóa xã phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân, hệ thống công trình viễn thông liên tục được đầu tư sửa chữa nâng cấp, đưa tỷ lệ số máy điện thoại/100 dân tăng từ 0,63 máy/100 dân năm 2000 lên 6,9 máy/100 dân năm 2007; tổng số xã, thị trấn trong huyện có điểm truy cập Internet công cộng từ 0/27 xã, thị trấn năm 2000 lên 20/27 xã, thị trấn năm 2007, đạt 74,1%. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để khai thác các nguồn thông tin phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
* Hệ thống Y tế: Toàn huyện có 27 trạm Y tế ở 27 xã, thị trấn, 01 bệnh viện, 01 Trung tâm Y tế dự phòng và 01 cơ sở tư nhân khám chữa bệnh cho nhân dân. trong những năm vừa qua, ngành Y tế đã có nhiều cố gắng để phục vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tốt nhất. Năm 2007, tỷ lệ nhân viên y tế/1 vạn dân là 15 người, trong đó số y bác sỹ/1 vạn dân là 6,8 người.
* Về giáo dục: Đến năm 2008, toàn huyện có 89 trường học (có 20 trường đạt chuẩn quốc gia), trong đó có 29 trường mầm non, với 223 phòng học, 276 giáo viên và 5.405 học sinh; 29 trường tiểu học với 448 phòng học, 561 giáo viên và 11.503 học sinh; 27 trường trung học cơ sở, với 215 phòng học, 614 giáo viên và 10.662 học sinh; 4 trường phổ thông trung học, với 86 phòng học, 196 giáo viên và 5.908 học sinh. Trong những năm qua, các trường học luôn được cải tạo tu sửa, nâng cấp và xây mới để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Toàn huyện được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học hàng năm luôn ở mức cao trên 99%. Tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp luôn ở mức cao và nằm trong tốp những huyện dẫn đầu tỉnh.
Nhìn chung, chất lượng giáo dục của huyện luôn được giữ vững và phát triển, số giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi của các trường đều tăng lên so với những năm trước. Hội đồng giáo dục, Hội phụ huynh học sinh đều có nhiều đổi mới trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, UBND huyện luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn mới.
3.1.3. Cơ cấu kinh tế chung của huyện Tứ Kỳ
Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và tỉnh Hải Dương, với những chính sách cởi mở, kinh tế của huyện Tứ Kỳ đang từng bước ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của huyện. Qua Bảng 3.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2008 của huyện là 12,91%, đây là mức tăng trưởng khá cao so với mặt bằng chung cả nước. Cơ cấu kinh tế của huyện có xu hướng chuyển dịch tương đối rõ và cơ bản đúng hướng. Trong ngành nông nghiệp mặc dù tốc độ phát triển và giá trị sản xuất hàng năm vẫn tăng song tỷ trọng trong cơ cấu chung giảm dần qua các năm. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,05% năm 2006 lên 26,98% năm 2008; Ngành thương mại và dịch vụ tăng từ 28,99% năm 2008 lên 29,94% năm 2008. Sự chuyển dịch này đã tạo ra một cơ cấu mới cho nền kinh tế, đây là sự chuyển dịch tích cực, nhằm khai thác tốt các lợi thế, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2006-2008
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ giai đoạn (2006-2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tốc độ phát triển (%)
SL
%
SL
%
SL
%
n07/06
n08/07
BQ
3 năm
Giá trị sản xuất
1. Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định)
Tỷ đồng
1121
100
1266
100
1426
100
112.93
112.64
112.79
- Nông nghiệp - Thủy sản
Tỷ đồng
560
49.96
576
45.5
614.3
43.08
102.86
106.65
104.74
- Công nghiệp - Xây dựng
Tỷ đồng
236
21.05
330
26.1
384.7
26.98
139.83
116.58
127.67
- Thương mại - dịch vụ
Tỷ đồng
325
28.99
360
28.4
427
29.94
110.77
118.61
114.62
2. Tổng giá trị sản xuất (theo giá thực tế)
Tỷ đồng
1654
100
1871
100
2098
100
- Nông nghiệp - Thủy sản
Tỷ đồng
847
51.21
918
49.06
987
47.01
- Công nghiệp - Xây dựng
Tỷ đồng
371
22.43
469
25.07
569
27.12
- Thương mại - dịch vụ
Tỷ đồng
436
26.36
484
25.87
542
25,87
Chỉ tiêu bình quân
- Giá trị sản xuất/hộ
Tr.đồng
9.7
11
11.9
113.40
108.18
- Giá trị sản xuất/khẩu
Tr.đồng
38.8
44.1
45.3
113.66
102.72
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tứ Kỳ)
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Địa điểm nghiên cứu: Gồm 2 xã là Minh Đức và Tân Kỳ, do đặc điểm tự nhiên và thổ nhưỡng của huyện ở các khu vực là khác nhau nên có những vùng có thể vừa trồng lúa vừa xen trồng mầu, và nơi khác chuyên trồng mầu hoặc chuyên trồng lúa. Đối với 2 xã được chọn làm địa điểm nghiên cứu là các xã điển hình, đại diện cho những xã có đặc điểm về tự nhiên và thổ nhưỡng thích hợp cho chuyên trồng lúa và chuyên trồng mầu. Lúa và các loại rau mầu là những loại cây trồng có nhu cầu về nước là khác nhau nên sẽ phản ánh được tình hình chung của toàn huyện về việc thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp của nhà nước.
Tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ, mỗi xã 30 hộ, phỏng vấn trực tiếp các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông, các cán bộ thuỷ nông các cấp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Là các số liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:
Các tài liệu về hệ thống công trình thủy lợi, cách thu thủy lợi phí của nhà nước, cách sử dụng nước trong hộ nông dân từ sách báo, luận văn, luận án, đề tài liên quan.
Các văn bản pháp luật của nhà Nước, các quyết định của UBND Tỉnh, các nghị định, thông tư của Chính phủ, giáo trình chính sách nông nghiệp, dự án phát triển nông thôn, các website của Tổng cụ thống kê, các đơn vị cung cấp dịch vụ thủy nông các cấp có liên quan.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tứ Kỳ năm 2008.
Các báo cáo về tình hình thu và chi thủy lợi phí tại các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi, HTX, tình hình nợ đọng thủy lợi phí của các hộ qua 3 năm 2006-2008.
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân, sử dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, các hộ, các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông,cán bộ thủy nông các cấp
Bước 1: Chọn mẫu điều tra lần 1
Được sự giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, các UBND xã và sự liên hệ trực tiếp với các trưởng thôn, chúng tôi lựa chọn 10 hộ điều tra phỏng vấn thử(lần1). Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của huyện, tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay tại địa bàn. Các hình thức cung cấp dịch vụ thủy lợi tại các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy nông, các HTX. Xem xét thực trạng của hệ thống công trình thủy lợi, quá trình tưới và tiêu úng trên địa bàn. Điều tra lần 1 còn đánh giá mức độ tin cậy trong việc cung cấp số liệu và là cơ sở để chọn mẫu điều tra 2.
Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra (xem phụ lục)
Nội dung phiếu điều tra gồm:
Những thông tin chung về chủ hộ: họ tên, địa chỉ, giới tính, tuổi, số nhân khẩu và lao động, tổng diện tích canh tác có tưới và tiêu nước,tình hình kinh tế hộ, điều kiện sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, máy móc, vốn, …); tình hình sản xuất lúa, rau màu (cơ cấu giống gieo trồng, năng suất, sản lượng, …); tình hình đầu tư, chi phí (giống, phân bón, thuốc BVTV, …) , … Đồng thời xây dựng một số câu hỏi định tính nhằm gợi ý cho các hộ nông dân đánh giá, đưa ra những ý kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến đề tài như: mong muốn, nhu cầu nguyện vọng của họ …ai là người trực tiếp đưa ra quyết định trong sản xuất? Trước và sau khi có chính sách miễn thủy lợi phí, ý kiến của hộ về vấn đề nà._.ng tính chất hỗ trợ nông dân là chủ yếu
XNKTCTTL có sự thay đổi về tính chất, trước đây là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng hiện nay trở thành doanh nghiệp công ích dịch vụ xã hội.
Đại diện cho các cấp chính quyền tại địa bàn huyện Tứ Kỳ trưởng phòng NN&PTNT huyện có ý kiến:
Tên người được phỏng vấn: Nguyễn Văn Bột
Chức vụ : Trưởng phòng nông nghiệp huyện Tứ Kỳ
Trách nhiệm trong việc quản lý TLP: Giám sát Thu – Chi, nợ đọng TLP trong địa bàn huyện
Ý kiến đánh giá:
Trước khi được miễn TLP nông dân mất một khoản chi phí lớn cho dịch vụ về nước. Xí nghiệp thuỷ nông và các HTX rất khó khăn trong việc đi thu TLP, nợ đọng mỗi năm lại tăng lên và nhanh chóng trở thành nợ khó đòi.
Sau khi được miễn
Nông dân phấn khởi không phải đóng tiền TLP, XNKTCTTL không phải đi thu như trước mà vẫn có kinh phí cấp từ trên đều đặn.
Đảm bảo an sinh xã hội nông dân tăng thu nhập, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
Giữ lại được phần diện tích đất nông nghiệp để sản xuất vì hiện tại trên địa bàn đang xuất hiện nhiều khu công nghiệp, làm cho môi trường ở nông thôn bị ô nhiễm nặng khó có thể lường trước được
Bên cạnh việc đa số các hộ giảm được phần lớn chi phí trong sản xuất thì cũng có rất nhiều ý kiến phản ánh là nước không tới được chân ruộng, cán bộ thuỷ nông tinh thần trách nhiệm kém gây lãng phí nước. Nước đến không đủ và kịp thờ vụ làm ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất cây trồng.
Đại diện cho HTX Minh Đức và Tân Kỳ chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức trả lời phỏng vấn:
Tên người được phỏng vấn: Nguyễn Mạnh Chung
Chức vụ : Chủ nhiệm HTX Minh Đức
Trách nhiệm trong việc quản lý TLP: Quản lý trực tiếp phân công chỉ đạo công tác tưới tiêu nước phục vụ sản xuất
Ý kiến đánh giá:
Trước khi được miễn TLP đi đòi tiền nước của nông dân thật vất vả, có những hộ tới tận nhà đòi 4-5 lần mới được, có những hộ nợ hết vụ này tới vụ khác mà cắt nước của họ thì không nỡ.
Sau khi được miễn ai cũng phấn khởi, chi phí sản xuất được giảm bớt, nông dân tranh thủ tiết kiệm nước khi không phải đóng tiền mà vẫn có nước tội gì không trồng trọt thêm.
Có một số ít hộ ở khu vực đồng cao là chịu thiệt thòi vì nước chẳng bao giờ tới được chân ruộng, hầu hết các hộ phải tự bơm hoặc tát. Các hộ ở đầu nguồn nước thì luôn luôn yên tâm về vấn đề nước vì họ là người được đem đến lợi ích nhiều hơn cả. Một số hộ cuối nguồn thì phải tát thêm vào ruộng
Cán bộ thuỷ nông luôn chú ý canh chừng và coi sóc hệ thống kênh mương đảm bảo đủ nước và kịp thời vụ cho bà con sản xuất
Dưới đây là ý kiến đánh giá của một người đại diện cho các hộ nông dân, có diện tích trồng trọt là 9 sào và có tới 5 sào có chân ruộng cao nước không thể tới được và thường xuyên phải bơm tát thêm mới đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Tên người được phỏng vấn: Bùi Văn Hải
Chức vụ : nông dân xã Tân Kỳ
Ý kiến đánh giá:
Trước khi được miễn TLP chúng tôi được cấp nước đầy đủ lắm, thiếu nước là báo cáo ngay. Nhưng chi phí cho thuỷ lợi khá tốn kém vì vậy tổ dịch vụ làm không tốt chúng tôi không trả tiền.
Sau khi được miễn, không phải trả tiền nước nên bớt được chi phí cho sản xuất ai cũng vui mừng. Nhưng có những vụ họ cấp nước quá ít khiến cho hộ cuối nguồn như tôi lại không có nước để sản xuất. Phản ánh lên xã, xã bảo chờ xem xét lại không giải quyết ngay, như vậy lại mất thêm chi phí và công sức bơm tát vào ruộng, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng, thành ra chính sách của chính phủ chỉ mang lại lợi ích cho các hộ gần nguồn nước mà thôi.
4.2.2. Đối với các hộ nông dân
4.2.2.1. Tình hình tưới và tiêu nước của các hộ sản xuất qua các mùa vụ trong năm
Bảng 4.7:
Chỉ tiêu
ĐVT
Nhóm hộ 1 (<=5sào)
Nhóm hộ 2
Nhóm hộ 3
(5>A<8 sào)
(>= 8 sào)
Số hộ
Hộ
n=17
n=30
n=13
Diện tích gieo trồng
Sào
Vụ
Vụ Mùa
Vụ Đông
Vụ chiêm
Vụ Mùa
Vụ Đông
Vụ chiêm
Vụ Mùa
Vụ Đông
chiêm
6
5
2.6
8.3
7.2
5
10
8,7
6
Đất lúa
Sào
4
3
0
6.4
4.5
0
8.1
5.2
0
Đất lúa xen mầu
Sào
1
0
0
1
0
0
2
0
0
Đất chuyên mầu
Sào
1
2
2.6
0.9
2.7
5
0
3.5
6
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ nông dân)
Trong số 30 hộ điều tra phỏng vấn, chúng tôi phân chia thành 3 nhóm hộ chủ yếu dựa trên tổng số diện tích các hộ canh tác. Nhóm hộ 1 gồm có 17 hộ với diện tích canh tác nhỏ hơn 5 sào, nhóm hộ 2 gồm có 30 hộ với diện tích canh tác nằm trong khoảng 5 sào tới 8 sào, 13 hộ còn lại thuộc nhóm hộ 3 có diện tích canh tác từ 8 sào trở lên. Qua tìm hiểu điều tra thực tế cho thấy, trước khi có chính sách miễn TLP các hộ có diện tích gieo trồng lớn đa phần là các hộ có số nhân khẩu nhiều hơn các hộ có diện tích gieo trồng nhỏ và mức độ thâm canh tăng vụ trên diện tích canh tác cũng lớn hơn. Nhưng sau khi có chính sách miễn TLP của chính phủ thì thâm canh tăng vụ không chỉ nằm trong con số ít ỏi của 13 hộ có diện tích canh tác lớn, mà hầu hết các hộ đều có một phản ứng chung đó là trước đây khi sử dụng thì phải trả tiền nước cho các HTX thì mới canh tác được, rau mầu là cây cần nhiều nước muốn trồng tăng vụ thì phải tốn thêm một khoản chi phí khá cao nhưng hiện nay tiền nước không phải mất tâm lý chung của nông dân là “không mất gì tội gì không làm” nên đa phần diện tích gieo trồng ở mỗi vụ đều được tăng thêm, có thể trồng xen một số loại cây mầu ngắn ngày cho năng suất cao chứ không trồng độc canh cây lúa như trước đây, cụ thể; Nhóm hộ 1, thay vì trồng 5 sào toàn lúa như trước đây các hộ nông dân đã có thêm những diện tích trồng xen và chuyên mầu cho năng suất cao, ở vụ chiêm đã tăng thêm 1 sào trồng xen lúa và mầu. Vụ mùa diện tích lúa được giảm bớt diện tích chuyên mầu tăng 2 sào, đặc biệt ở vụ đông trước đây gần như để phơi ải và không gieo trồng do thiếu nước và chi phí về tưới cho cây trồng quá tốn kém lại vất vả nhưng hiện nay đã có tới 2.6 sào được gieo trồng. Cũng giống như nhóm hộ 1, nhóm hộ 2 có diện tích gieo trồng vụ đông khá lớn trung bình có 5 sào trồng mầu, nhóm hộ 3 có 6 sào trồng mầu và ở các vụ khác diện tích lúa giảm hẳn thay vào đó là diện tích chuyên mầu như bí xanh, dưa hấu là 3.5 sào ở nhóm hộ 3.
4.2.2.2. Tình hình tưới và tiêu nước của các hộ sản xuất tại những vùng khác nhau trên cùng một địa bàn
Bảng 4.8:
ĐVT: 1000đ VND
Chỉ tiêu
Trước khi có chính sách
Sau khi có chính sách
So sánh (%)
Ruộng đầu nguồn
Ruộng cuối nguồn
Ruộng đầu nguồn
Ruộng cuối nguồn
Đầu nguồn
Cuối nguồn
Tiền thuỷ lợi phí
22.5
19.7
0
0
-
Tiền điện
0
0
0
0
-
Tiền máy bơm dầu
0
35
0
41
117.14
Khấu hao máy bơm
0
5
0
5
Tổng
22.5
59.7
0
45
0
75.38
Như chúng ta đã biết diện tích đất trồng trọt ở tất cả các địa phương trong cả nước hầu hết là không bằng phẳng, đất đai ở huyện Tứ Kỳ cũng không là ngoại lệ, có những vùng quá trũng thì gây ra tình trạng úng ngập, những chỗ quá cao thì khô hạn và thiếu nước thường xuyên vì vậy có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng. Trong thực tế do có những vị trí chân ruộng quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng tới việc tưới tiêu và để đảm bảo sự công bằng cho tất cả người dân những vị trí chân ruộng đó đã được chia đều tới tất cả các hộ. Nhưng ruộng đất đã được chia từ rất lâu mà các trạm bơm tưới tiêu thì những năm gần đây mới được xây dựng. Trước đây khi chưa được miễn TLP nông dân trả tiền nước như nhau thì không có ý kiến gì. Chính sách miễn TLP của nhà nước với mục đích là ai cũng được hưởng lợi như nhau, nhưng thực tế đang diễn ra tại huyện Tứ Kỳ lại hoàn toàn khác. Bảng số liệu 4.7 cho ta thấy sau khi miễn TLP các đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất là các hộ có mảnh ruộng đầu nguồn tức là gần nguồn nước nhất. Họ vừa không phải đóng tiền TLP mà vẫn được cung cấp nước đầy đủ quanh năm. Còn các hộ ở cuối nguồn nước thì luôn thiếu nước và không kịp thời vụ, khiến cho chi phí mặc dù có giảm hơn so với trước khi được miễn TLP nhưng vẫn còn cao, điều này dẫn tới sự bất công bằng trong nhóm các đối tượng được hưởng lợi từ chính sách, cụ thể:
Trước khi có chính sách miễn TLP:
Các hộ ở đầu nguồn nước chỉ phải trả chi phí cho thuỷ lợi trung bình 1 sào là 22.500đ, các hộ cuối nguồn phải trả 19.700đ, cộng thêm tiền nước tự bơm, tát vào ruộng nhà mình trung bình mỗi sào ruộng cao là 40.000đ kể cả tiền khấu hao máy bơm nước. Nên tổng chi phí cho thuỷ lợi của các hộ đầu nguồn trung bình tính cho 1 sào là 22.500đ, các hộ cuối nguồn có tổng chi phí cho thuỷ lợi là 59.700đ.
Sau khi có chính sách miễn TLP:
Các hộ đầu nguồn không phải trả một đồng nào cho chi phí về nước tất nhiên rất phấn khởi và không có ý kiến gì. Mà sự bất công bằng lại rơi về phía những hộ cuối nguôn. Được miễn tiền nước và nước chỉ được bơm theo lịch nên đã gây ra tình trạng đầu kênh úng ngập cuối kênh khô hạn, các ruộng đầu nguồn nước tràn trề và khi chảy về tới các ruộng ở cuối kênh thì nước vừa hết. Họ được miễn tiền nước trên thực tế nhưng lại phải bỏ tiền nhiều hơn để bơm nước từ xa vào ruộng nhà mình trung bình mỗi sào phải bơm thêm 41.000đ và 5000 tiền khấu hao máy cho máy bơm. Do đó, sau khi được miễn TLP, các ruộng đầu nguồn có chi phí về thuỷ lợi là 0đ, còn các hộ cuối nguồn phải chi phí thêm cho thuỷ lợi là 41.000đ tức là vẫn phải trả tới 75.38% tiền nước và mới chỉ được miễn 24.62%, trong khi đó mục đích của chính sách là miễn hoàn toàn. Như vậy chính sách miễn TLP của nhà nước đã gây ra sự mất công bằng giữa các đối tượng được hưởng lợi.
4.2.2.3. Tình hình sản xuất của các hộ trồng mầu
Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy chính sách miễn TLP của chính phủ đã mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân và phần lớn trên những diện tích trồng lúa được hưởng lợi nhiều hơn cả. Nhưng mặt khác chính sách lại làm giảm việc đa dạng hoá cây trồng, làm giảm thâm canh tăng vụ của các hộ trồng mầu, trái ngược với mục tiêu làm tăng diện tích được tưới của chính sách. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu những dẫn chứng cụ thể dưới đây. Các cây trồng đại diện đó là khoai tây, cà chua và súp lơ, vì đây là loại cây được nhân dân trồng mầu nhiều nhất trên địa bàn 2 xã được điều tra. Chúng tôi tiến hành tổng hợp với 2 nhóm hộ đầu nguồn và cuối nguồn nước, dựa trên chi phí sản xuất cho từng loại cây để đánh giá chi phí của từng loại cây trên cơ sở đó chỉ ra mức độ ảnh hưởng của chính sách tới các hộ trồng mầu trên địa bàn 2 xã điều tra. Dưới đây chỉ là những chi phí bắt buộc phải chi bằng tiền còn những chi phí về phân chuồng là tự có ở mỗi hộ do họ tận dụng được từ chăn nuôi, công lao động cũng không thuê, hộ xác định lấy công làm lãi.
Diễn giải
ĐVT
Khoai Tây
Cà Chua
Súp Lơ
Đầu nguồn
Cuối nguồn
Đầu nguồn
Cuối nguồn
Đầu nguồn
Cuối nguồn
Năng suất
kg
350
320
1000
920
1400
1300
Trước khi miễn TLP
Tổng chi gồm TLP
đồng
555.700
563.800
1297.000
1323.000
525.000
546.000
Chi cho thuỷ lợi
đồng
25.700
30.800
67.000
74.000
45.000
57.000
Sau khi miễn TLP
Tổng chi gồm TLP
đồng
530.000
560.500
1230.000
1304.000
480.000
527.000
Chi cho thuỷ lợi
đồng
0
33.500
0
93.000
0
66.000
Bảng số liệu trên cho ta thấy, đối với mỗi loại cây trồng khác nhau và vị trí chân ruộng ở gần nguồn nước hay xa nguồn nước thì chi phí về thuỷ lợi của các hộ nông dân là khác nhau. Cụ thể, tại địa bàn 2 xã điều tra thì khoai tây, cà chua và súp lơ là các loại cây phổ biến vào mỗi vụ đông và thường cho năng suất khá cao.Đối với hộ đầu nguồn trung bình 1 sào khoai tây cho 350kg củ, các hộ ở cuối nguồn nước được năng suất là 320 kg/sào thấp hơn hộ đầu nguồn là 30 kg/sào. Với cây trồng là cà chua thì các hộ đầu nguồn đạt được năng suất là 1tấn, các hộ cuối nguồn đạt được năng suất 920 kg/ sào. Với cây trồng là súp lơ, năng suất các hộ đầu nguồn đạt được là 1400 cây, hộ cuối nguồn là 1300 cây. Khi tìm hiểu nguyên nhân thì chúng tôi được biết là do nguồn nước của các hộ ở cuối nguồn tới bập bõm và chảy rất chậm nên cây thiếu nước và khả năng chống rét kém, sinh trưởng và ra củ, quả chậm, còn các hộ đầu nguồn mỗi khi bơm nước tranh thủ tháo hết nước vào ruộng nhà mình, nước ngập chân ruộng mà các ruộng cuối nguồn vẫn chưa chảy tới. Thêm vào đó là chi phí cho thuỷ lợi ở các ruộng cuối nguồn kể cả trước khi miễn thuỷ lợi phí đều cao hơn các hộ đầu nguồn. Nhưng sau khi miễn TLP thì chi phí của tất cả các hộ ở cuối nguồn trồng mầu đều tăng lên. Chi phí cho khoai tây tăng lên 2.700đ/sào, chi phí cho cà chua tăng lên 19.000đ/sào, cho súp lơ là 9.000đ/sào. Chi phí trong sản xuất tăng lên nhưng giá thành lại hạ xuống năm 2008 vừa qua giá rau quả giảm mạnh, với khoai trước khi miễn có giá 4000/kg, sau khi miễn giảm xuống còn 3.500đ/kg, với cà chua giảm từ 10.000đ/kg xuống còn 5000-7000đ/kg, với súp lơ giảm từ 2.500đ/cây xuống còn 1.500đ/cây. Như vậy sau khi được miễn TLP, chi phí của các hộ trồng mầu tăng lên và giá thành đơn vị sản phẩm giảm xuống, làm giảm thu nhập của người nông dân, do đó sẽ không khuyến khích đa dạng hoá cây trồng tận dụng nguồn nước trong sản xuất.
4.4. Đánh giá chung về chính sách miễn thuỷ lợi phí qua quá trình thực hiện tại huyện Tứ Kỳ
Đối với các hộ nông dân
Thuận lợi
Chính sách miễn TLP ra đời đáp ứng được sự mong mỏi chờ đợi của hầu hết nhân dân trong huyện. Mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân, đặc biệt là những người trồng lúa mà nhân dân trong huyện nhà nào cũng trồng chủ yếu 2 vụ lúa/ năm. Giảm bớt được chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất khi mà chi phí đầu vào của hầu hết các loại phân bón, giống, thuốc BVTV đều tăng, thêm vào đó là cạnh tranh với hàng hoá nông sản nước ngoài.
Góp phần tạo công ăn việc làm cho người nông dân khi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, giảm thiểu nguy cơ giảm dần diện tích đất nông nghiệp nhường chỗ cho các khu công nghiệp là tiền đề giúp các hộ nông dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Tránh sự di dân từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm gây mất trật tự xã hội kéo theo nhiều tệ nạn khác xảy ra.
Khó khăn
Được miễn TLP khiến cho nông dân và các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi không có mối quan hệ ràng buộc về mặt tài chính. Các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi đang là đơn vị sản xuất kinh doanh nay trở thành dịch vụ hoạt động công ích, điều này khiến cho ý thức trong trách nhiệm quản lý nguồn nước kém, cung cấp nước mà không quan tâm tới hiệu quả công việc. Nước tới ruộng thiếu và không kịp thời. Các hộ nông dân khi cần nước thì không có khiến cho việc lấy nước rất khó khăn. Khu vực đầu nguồn thì tràn trề nước, cuối nguồn khô cạn gây mất công bằng và lãng phí nguồn nước.
- Đối với các HTX trong huyện Tứ Kỳ
Thuận lợi
Không phải lo thu thuỷ lợi phí như trước, do đó cũng không mất thêm khoản chi phí cho bộ phận nhân công đi thu tiền của dân, không có tình trạng nợ đọng xảy ra mà mỗi vụ vẫn có ngân sách cấp về.
Khó khăn
Ngân sách của tỉnh cấp về chậm sẽ gây khó khăn cho HTX trong việc cung cấp nước tưới cho bà con nông dân. Hiện nay HTX không còn kinh doanh dịch vụ về nước như trước nữa đòi hỏi HTX phải có hướng điều chỉnh mới. Phải tìm cách phục vụ bà con nông dân theo hướng khác đây là một thách thức đặt ra cho các HTX. Hướng kinh doanh mới mà phục vụ dân tốt dân sẽ khen, không tốt dân lại mắng lại kiện cáo. Do đó các HTX muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả, muốn tồn tại được thì phải linh động và cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và nhà nước.
4.4. Đưa ra một số đề xuất và giải pháp để khắc phục khó khăn và hoàn thiện quá trình thực thi chính sách miễnTLP cho nông nghiệp
Để khắc phục những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí mà HTX, hộ nông dân gặp phải chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
Đối với HTX
Thứ nhất, Chính sách miễn TLP cho nông nghiệp là phải tiến tới tăng diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của cán bộ HTX phải được nâng lên một bước, để phục vụ dân tốt hơn thì trách nhiệm phải nặng nề hơn, phải theo dõi sát sao hệ thống kênh mương, đoạn nào bị hư hỏng có vấn đề phải nhanh chóng báo cáo lại và phối hợp với các hộ nông dân cùng làm. Khi bơm xong nước không phải là hết nhiệm vụ mà còn phải kiểm tra dòng chảy có bị ách tác không? Nguồn nước có đúng là chảy đúng hướng không hay lại bị tràn kênh gây thất thoát nước.
Thứ hai, Phải đảm bảo nước được chảy từ đầu kênh tới cuối kênh bằng cách đóng hết các cống kênh mương nhỏ lại cho nước chảy hết hệ thống kênh mương chính sau đó mở các kênh nhỏ kênh nhánh như vậy sẽ đảm bảo hầu hết các hộ đều được dẫn nước tới chân ruộng.
Thứ ba, HTX cần phải tuyên truyền giải thích rõ cho nông dân về chính sách miễn TLP của nhà nước. Miễn TLP cho nông dân không đồng nghĩa với việc miễn hết tất cả không phải đóng một khoản nào, đó là quan điểm sai lầm nghiêm trọng. Các hộ nông dân vẫn phải đóng phí thuỷ lợi nội đồng, những đoạn kênh mương nhỏ bị hư hỏng vẫn phải tổ chức đóng góp xây dựng tránh hiểu nhầm của người dân trong việc ỉ lại vào sự bao cấp của nhà nước để người dân có ý thức hơn trong việc dọn dẹp mương máng dẫn nước đến ruộng tránh thất thoát nước.
Thứ tư, HTX cần phối hợp với UBND trong việc thu nợ TLP bằng cách yêu cầu các hộ chi trả số nợ đọng thủy lợi phí, nếu các hộ không chi trả thì khi nào có bất cứ một khoản nào mà các hộ góp công sức như đào vét hệ thống kênh đất dẫn tới ruộng nhà mình thì HTX có quyền trừ nợ và không phải trả cho những hộ còn nợ.
Thứ năm, để duy trì hoạt động của tổ thuỷ nông và đảm bảo chất lượng tưới tiêu cho sản xuất như trước thì HTX cần họp thông báo với nhân dân về tình hình thu chi khó khăn, qua đó xin ý kiến dân về việc đóng góp thêm. Hoặc bằng cách giao, khoán các công trình nhỏ, các trạm bơm nhỏ cho từng nhóm hộ dân tự quản lý hướng dẫn họ cách vận hành sử dụng, không những việc làm hiệu quả mà còn tạo công ăn việc làm cho chính bản thân, lại không mất thêm bất kỳ khoản đóng góp nào.
Thứ sáu, HTX có nhiệm vụ hỗ trợ nhân lực cũng như mặt tài chính cho các hộ nông dân để họ tự biết cách duy tu bảo dưỡng công trình, phân phối nước hiệu quả. Về mặt dịch vụ sửa chữa phải có ngay lực lượng để sửa chữa và khắc phục kịp thời có như vậy người dân mới bớt được nỗi khổ vì trông chờ nước.
Đối với các hộ nông dân:
Thứ nhất, các hộ nông dân cần chủ động đề nghị với HTX giao các trạm bơm nhỏ cho một nhóm hộ họ tự quản lý, như vậy họ sẽ phải hạch toán chi phí nguồn nước chắc chắn sẽ được đảm bảo dẫn tới ruộng các hộ khi họ tự phục vụ cho chính mình. Cuối vụ tổng hợp tiền điện bơm tát, tiền trả sửa chữa thường xuyên, tiến khấu hao, toàn bộ số tiền được chia đều cho các hộ. Nhưng phải nằm dưới sự giám sát của HTX.
Thứ hai, các hộ nông dân cần phối hợp với bộ phận nông giang luôn luôn rà soát kiểm tra dòng chảy, cần có ý thức cộng đồng trong việc sử dụng nước trong khi ruộng nhà mình thừa nước mà ruộng cuối nguồn bập bõm thiếu nước. Phải có ý thức hơn trong việc thu dọn rác thải đồng ruộng, chủ động trong việc dọn dẹp mương máng để dẫn nước vào ruộng. Các thôn cần nghiêm khắc với tình trạng xả nước bừa bãi phạt hành chính thật nặng với hành vi làm tắc kênh mương, dòng chảy, phạt 50.000đ đối với 1lần vi phạm. Phải phân công trách nhiệm và công việc cụ thể rõ ràng cho từng người, trong việc dọn dẹp, tu sửa mương máng, ai không làm tốt công việc thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, có như vậy mới hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí nước.
Thứ ba, mỗi hộ, hoặc một nhóm hộ cần chủ động trong việc tưới tiêu của mình bằng cách yêu cầu UBND huyện, xã hỗ trợ một phần để mỗi khu vực chân ruộng cao có một giếng khoan đảm bảo nước cho sản xuất khi mà việc lấy nước từ dịch vụ thuỷ lợi quá khó khăn. Nếu không có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà lại đảm bảo công bằng giữa các hộ trong việc sử dụng nước.
PHẦN VKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện miễn TLP tại huyện Tứ kỳ chúng tôi nhận thấy Chính sách thuỷ lợi phí đã bước đầu đi vào cuộc sống của người dân. Chính sách ra đời mặc dù vẫn còn một số ý kiến không đồng tình nhưng hầu hết người dân đón nhận với sự phấn khởi vui mừng vì từ nay không phải đóng TLP giảm bớt được một phần chi phí trong sản xuất. Thực tế cho thấy chính sách đã có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của HTX cũng như hoạt động sản xuất của người dân, dưới đây là một số kết luận được rút ra trong quá trình thực thi chính sách tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Một là, do được miễn từ ngày 01/01/2008 nhưng mãi tới tháng 6 năm 2008 HTX mới nhận được tiền cấp bù, làm cho HTX hết sức khó khăn trong quá trình hoạt động vì không có kinh phí hoạt động. Dân phải ứng trước số tiền TLP cho HTX vì vậy rất mất thời gian cho việc trả lại tiền cho người dân. Đó là chưa kể tới tình trạng một số người không hiểu lại cho rằng được miễn từ đầu năm mà tới tận thời điểm này vẫn bị thu TLP.
Hai là, Miễn TLP giúp cho các HTX không mất thời gian đi thu tiền tinh giảm nguồn nhân lực bớt cồng kềnh lại không có tình trạng nợ đọng xảy ra. Giúp cho những HTX trước đây kinh doanh không hiệu quả thì nay được cấp bù hết và vẫn được hưởng 95.000đ/ha diện tích được tưới.
Bên cạnh đó những HTX kinh doanh hiệu quả thì số tiền này chỉ đủ để HTX chi trả những khoản để quản lý, duy trì cho HTX hoạt động. Nếu có thêm chi phí khác thì rất khó khăn mà đợi bao cấp ở trên thì thời gian bị kéo dài ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sản xuất của nông dân như: Hệ thống kênh mương bị ùn tắc, bị vỡ mà HTX không có kinh phí để tu sửa đã làm cho nước bị thất thoát nhiều, nước không chảy được tới khắp các chân ruộng.
Ba là, chính sách miễn thuỷ lợi phí làm cho các hộ nông dân còn nợ tiền HTX càng ỷ lại không trả và có nguy cơ trở thành nợ khó đòi và miễn cường xoá nợ cho họ.
Bốn là, chính sách miễn thuỷ lợi phí đã mang lại lợi ích cho phần lớn các hộ nông dân đặc biệt là các hộ gần nguồn nước. Nó giúp các hộ trồng lúa giảm bớt chi phí sản xuất để có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhưng lại làm tăng chi phí cho các hộ trồng rau mầu và ảnh hưởng trực tiếp tới việc đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, làm mất công bằng giữa các hộ đầu nguồn nước và cuối nguồn nước.
Năm là, thủy lợi phí là sợi dây ràng buộc giữa người nông dân và xí nghiệp thủy nông, xí nghiệp thủy nông với các HTX. Khi miễn hoàn toàn thủy lợi phí, người nông dân không phải đóng tiền, xí nghiệp thủy nông không thu tiền, hai bên không có ràng buộc về vật chất, nên tiếng nói của người nông dân với xí nghiệp thủy nông không có trọng lượng. Trách nhiệm của cán bộ thuỷ nông không cao trong việc chú ý bơm nước đủ và đúng thời điểm, như vậy nhà nước đầu tư nhiều mà nông dân nhận được chăng bao nhiêu.Tình trạng trên dễ dẫn tới hiện tượng tham ô, bớt xén định mức ở nhiều cán bộ thuỷ nông.
5.2. Kiến nghị
Đối với chính phủ: Đề nghị cần có những điều chỉnh về chính sách nhằm đảm bảo công bằng giữa các hộ nông dân.Đề nghị đẩy mạnh phân cấp quản lý hệ thống kênh mương, giao các công trình thuỷ lợi nhỏ cho người dân, tổ hợp tác dùng nước để tăng cường công tác duy tu bảo dưỡng vận hành hiệu quả.
Đối với UBND tỉnh Hải Dương: Đề nghị cấp đúng, đủ và kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ để các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi làm tốt công việc của mình. Đồng thời phải có những đợt kiểm tra thực tế đột xuất tại các cơ sở, xem xét các tổ chức cung ứng dịch vụ thuỷ lợi có làm đúng với tinh thần và trách nhiệm của mình chưa? Tránh tình trạng thông đồng bao che cho nhau giảm bớt định mức mà cấp trên đã giao cho.
Đối với UBND xã: Cán bộ trong xã cần phải phối hợp với các hộ nông dân trong việc quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tránh tình trạng lãng phí nước đầu kênh úng ngập cuối kênh khô hạn. UBND các xã phối hợp với các HTX tiếp tục thu phần nợ đọng còn lại.
Đối với công ty khai thác công trình thuỷ nông: Phải đảm đúng tinh thần trách nhiệm của mình bưom đúng và đủ theo định mức được giao, đảm bảo kịp thời và nhanh chóng. Tránh tình trạng lơ là hình thành tư tưởng ỷ lại, thiếu trách nhiệm làm hết việc là thôi không quan tâm tới hiệu quả công việc.
Đối với HTX: Cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của cán bộ HTX. Mở các lớp tập huấn cho người dân để họ biết cách duy tu bảo dưỡng công trình, biết cách phân phối nước, nạo vét kênh mương. Phải phối hợp với xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trong việc cung cấp nước tưới đủ và kịp thời cho nông dân.
Đối với người dân: Cần nâng cao ý thức trong việc dọn dẹp mương máng, tránh ách tác dòng chảy gây lãng phí nước, xả rác đúng nơi quy định tránh ô nhiễm nguồn nước.
MôC LôC
3.1.3. Cơ cấu kinh tế chung của huyện Tứ Kỳ 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 35
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 35
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 35
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 36
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 38
3.2.3.1. Xây dựng khung phân tích 38
3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh 40
3.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả 40
3.2.4. Phương pháp đánh giá so sánh trước sau 40
3.2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 40
Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 42
4.1. Tìm hiểu thực trạng công tác thủy lợi tại huyện Tứ Kỳ 42
4.1.2 Thực trạng miễn thủy lợi phí tại tỉnh Hải Dương 43
4.2. Thực trạng thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí tại huyện Tứ Kỳ 44
4.2.1. Đối với Xí nghiệp KTCTTL Huyện Tứ Kỳ 44
4.2.1.1. Tình hình thu chi TLP trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp 44
4.2.1.2. Thực trạng thu- chi thủy lợi phí trước và sau khi có chính sách miễn thủy lợi phí của HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức và Tân Kỳ 51
4.2.1.3. Tình hình nợ đọng thủy lợi phí của HTX DV nông nghiệp Minh Đức và Tân Kỳ 55
4.2.1.4 Ý kiến đánh giá của cán bộ thuỷ nông 56
4.2.2. Đối với các hộ nông dân 60
4.2.2.1. Tình hình tưới và tiêu nước của các hộ sản xuất qua các mùa vụ trong năm 60
4.2.2.2. Tình hình tưới và tiêu nước của các hộ sản xuất tại những vùng khác nhau trên cùng một địa bàn 63
4.2.2.3. Tình hình sản xuất của các hộ trồng mầu 65
4.4. Đánh giá chung về chính sách miễn thuỷ lợi phí qua quá trình thực hiện tại huyện Tứ Kỳ 67
4.4. Đưa ra một số đề xuất và giải pháp để khắc phục khó khăn và hoàn thiện quá trình thực thi chính sách miễnTLP cho nông nghiệp 68
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Kiến nghị 72
danh môc b¶ng
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tứ Kỳ trong 3 năm (2006-2008) 26
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Tứ Kỳ trong 3 năm (2006-2008) 28
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ giai đoạn (2006-2008) 34
Bảng 3.4: Khung phân tích 39
Bảng 4.1: Mức thu TLP trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp 45
Bảng 4.2: Tình hình thu chi TLP của XNKTCTTL Huyện Tứ Kỳ trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp 49
Bảng 4.3: Tình hình nợ đọng TLP của XNKTCTTL 51
Bảng 4.4: Tình hình thu chi TLP của HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp 52
Bảng 4.7: 61
Bảng 4.8: 63
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40. TUYEN.doc