Tài liệu Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phẩn giống gia cầm Lương Mỹ trong bối cảnh dịch cúm gia cầm: ... Ebook Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phẩn giống gia cầm Lương Mỹ trong bối cảnh dịch cúm gia cầm
115 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phẩn giống gia cầm Lương Mỹ trong bối cảnh dịch cúm gia cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi
NGUYỄN MẬU THÁI
Nghiªn cøu t×nh h×nh s¶n xuÊt vµ tiªu thô
s¶n phÈm cña c«ng ty cæ phÇn gièng gia cÇm l¬ng mü trong bèi c¶nh dÞch cóm gia cÇm
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẬU DŨNG
Hµ Néi - 2010
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn .ii
Mục lục iii
Danh mục bảng biểu vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ . vii
Danh mục các chữ viết tắt viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng gia cầm chết và tiêu huỷ năm 2004 - 2005 22
Bảng 2.2. Sản phẩm chăn nuôi của thế giới giai đoạn 1975 - 2005 23
Bảng 2.3. 10 quốc gia đứng đầu về sản lượng thịt gia cầm trên thế giới 24
Bảng 2.4. Tình hình phát triển chăn nuôi qua các năm 29
Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 - 2008 34
Bảng 3.2. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty năm 2008 36
Bảng 3.3. Tình hình vốn của công tý trong những năm gần đây 37
Bảng 4.1. Số địa phương xảy ra tình hình dịch bệnh trong năm 2008 47
Bảng 4.2. Sự thay đổi trong chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty 53
Bảng 4.3. Tình hình đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất trong bối cảnh cúm 55
Bảng 4.4.Tình hình lao động của công ty trong thời gian qua 56
Bảng 4.5 . Thay đổi về chất lượng lao động trong bối cảnh cúm 57
Bảng 4.6. Nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất giống gia cầm 59
Bảng 4.7. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuât gia cầm giống của công ty thời kỳ không cúm và có dịch cúm gia cầm năm 2008 61
Bảng 4.8. Quy mô sản xuất giống gia cầm cũa công ty những năm qua 63
Bảng 4.9. Kết quả sản xuất giống gia cầm của Công ty năm 2008 65
Bảng 4.10. Các hình thức tiêu thụ giống gia cầm trên thị trường của Công ty những năm qua 67
Bảng 4.11. K.quả tiêu thụ các loại giống gia cầm theo mục đích chăn nuôi 70
Bảng 4.12. Các hình thức tiêu thụ giống gia cầm của các đại lý năm 2008 71
Bảng 4.13. Các hình thức tiêu thụ giống gia cầm của Công ty năm 2008 73
Bảng 4.14. Thị trường tiêu thụ giống gia cầm của công ty năm 2008 74
Bảng 4.15. Sản lượng và giá trung bình của gia cầm giống năm 2008 75
Bảng 4.16. Sự biến động giá sản phẩm giống gia cầm giữa 2 thời kỳ 76
Bảng 4.17. Tình hình tuân thủ những quy định của Nhà nước về cơ sở ấp trứng và chăn nuôi gia cầm 78
Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế sản xuất giống gia cầm của công ty năm 2008 80
Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá của các đại lý về cung ứng sản phẩm của công ty 82
Bảng 4.20 . Ý kiến đánh giá của các đại lý về cung ứng S.phẩm của công ty 83
Bảng 4.21. Giải pháp thị trường tiêu thụ 96
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá 8
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty 38
Hình 4.1. Sự thay đổi về quy mô sản xuất giống gia cầm của công ty 64
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu sản xuất gia cầm giống năm 2008 66
Hinh 4.3. Kênh tiêu thụ tại Công ty cổ phấn giống gia cầm Lương Mỹ 72
Biểu đồ 4.4. Sự biến động giá sản phẩm giống thời kỳ dịch cúm gia cầm 77
Hình. 4.6. Liên kết bốn nhà trong chăn nuôi 93
Lêi cam ®oan
- T«i xin cam ®oan r»ng, sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ cha tõng ®îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo.
- T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®îc c¸m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n nµy ®· ®îc chØ râ nguån gèc.
Hµ Néi, th¸ng 02 n¨m 2010
T¸c gi¶ luËn v¨n
NguyÔn MËu Th¸i
Lêi c¶m ¬n
T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n thÇy gi¸o híng dÉn khoa häc TS. NguyÔn MËu Dòng ®· tËn t×nh gióp ®ì, híng dÉn t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn luËn v¨n vµ hoµn thµnh luËn v¨n. §Ó hoµn thµnh b¶n luËn v¨n nµy t«i còng xin c¸m ¬n c¸c c¬ quan vµ c¸ nh©n sau ®©y ®· t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn:
- Bé m«n Kinh tÕ và Tài nguyªn m«i trêng - Khoa Ph¸t triÓn n«ng th«n - Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi, ViÖn ®µo t¹o sau ®¹i häc - Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi.
- C«ng ty cæ phÈn gièng gia cÇm L¬ng Mü.
T«i xin c¶m ¬n gia ®×nh vµ c¸c b¹n ®ång nghiÖp ®· gióp ®ì t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i hoµn thµnh b¶n luËn v¨n nµy.
Hµ Néi, th¸ng 02 n¨m 2010
T¸c gi¶ luËn v¨n
Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
CF : Chi phÝ
DT : DiÖn tÝch
§.gi¸ : §¬n gi¸
§VT : §¬n vÞ tÝnh
NCTN : Nghiªn cøu thùc nghiÖm
NN : N«ng nghiÖp
S.lîng : Sè lîng
TSC§ : Tµi s¶n cè ®Þnh
VC : VËn chuyÓn
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt). Ðặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn 80% dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu: Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa) cho đời sống con người; Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; Cung cấp sức kéo; Cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản; Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Gia cầm là loài vật nuôi có khả năng sinh sản nhanh nhất, vòng đời ngắn nhất, vốn đầu tư ít và quy mô chăn nuôi linh hoạt, vì vậy trong những năm gần đây gia cầm là đối tượng nuôi quan trọng trong các chương trình xoá đói giảm nghèo. Gia cầm được nuôi ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp. Đàn gà 75% tập trung ở các tỉnh phía Bắc (từ khu 4 cũ trở ra), trong khi đàn vịt lại phân bố tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (hơn 50% tổng đàn vịt cả nước). Phần lớn gia cầm (70 - 80%) được nuôi theo phương thức quảng canh, bán thâm canh trong các nông hộ, mỗi hộ 20 - 30 con, một số ít nuôi thâm canh (công nghiệp) trong các trang trại với quy mô 1000 - 2000 con. Thịt gia cầm sản xuất ra chiếm 15% lượng thịt các loại, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Trứng gia cầm sản xuất ngày càng tăng nhưng còn ở mức độ thấp (dưới 50 quả/người/năm). Các giống gia cầm nuôi chủ yếu vẫn là các giống địa phương (80%) năng suất thấp, các giống cao sản nhập nội năng suất cao hãy còn ít (20%) [2]. Những năm gần đây xu hướng chăn nuôi các giống gà thả vườn, lông màu đang được quan tâm và phát triển với tốc độ nhanh.
Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời, đầu tư ít, tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thấp (trên dưới 2kg thức ăn/kg thịt hơi), quay vòng nhanh (gà giống chuyên thịt nuôi 40-60 ngày/lứa, gà nội 90- 120 ngày/lứa) phát triển được khắp mọi miền của đất nước, sản phẩm dễ tiêu thụ, được coi là món ăn "bổ dưỡng" và chưa có sản phẩm động vật nào thay thế được.
Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm cũng giống như bất cứ ngành kinh tế nào khác, phải đối mặt với một số rủi ro nhất định, những năm gần đây, ngành chăn nuôi bị đe doạ bởi dịch cúm gia cầm. Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi rút thường chỉ gây bệnh cho gia cầm (gồm cả chim) . Tuy nhiên các vi rút cúm gia cầm cũng có thể gây bệnh cho người , thậm chí gây tử vong . Vi rút H5N1 là một loại vi rút cúm gia cầm đặc biệt mà gần đây đã lan truyền rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ðầu năm 2004, những trường hợp nhiễm H5N1 ở người đầu tiên đã được phát hiện tại Việt nam và Thái lan. Ðến năm 2005, những ca bệnh cúm này ở người cũng được ghi nhận tại Cam-pu-chia , In-đô-nê-xia và Trung quốc. Tháng 1 năm 2006, các trường hợp mắc bệnh và tử vong đầu tiên ở Thổ-nhĩ-kỳ và I-rac đã được báo cáo [3].
Hàng triệu con gia cầm đã bị tiêu huỷ và các vụ dịch cúm gia cầm đã gây ra những đình trệ và thiệt hại lớn về kinh tế, đặc biệt là tại một số nước Ðông Nam Á. Tại Việt Nam, kể từ tháng 12 năm 2005, vụ dịch cúm gia cầm đầu tiên đã xuất hiện ngày 6 tháng 12 năm 2006.
Trong các đợt dịch cúm A(H5N1) ở Việt Nam, gần như toàn bộ cách tỉnh thành trên toàn quốc đều có dịch. Quốc lệnh [19] ban hành là phải tiêu huỷ hết toàn bộ các đàn gà trong vùng có dịch. Nghiêm cấm lưu hành thịt, và các sản phẩm từ gà cho đến khi có lệnh mới. Hậu quả theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm ngày 5/5/04, tổng số gia cầm mắc bệnh, bị chết và thiêu huỷ gần 44 triệu con gia cầm. Tổng thiệt hại của ngành gia cầm được ước tính là lên đến hơn 3000 tỉ đồng.
Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ được thành lập từ năm 1975 do Chính phủ Cu Ba giúp đỡ xây dựng và lấy tên là Xí nghiệp gà sinh sản 2/12, sau đó đổi tên thành xí nghiệp gà Gramm. Năm 1993 đổi tên thành Công ty giống gia cầm Lương Mỹ trực thuộc tổng công ty chăn nuôi Việt Nam; đến năm 2003, công ty tiến hành cổ phần hoá và lấy tên là Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ.
Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ có bề dày lịch sử, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất giống gia cầm và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà cho dân; Dây truyền công nghệ tiên tiến, quy trình khép kín đảm bảo an toàn trong sản xuất chăn nuôi; Đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra; Thị trường rộng, truyền thống và ổn định trong nhiều năm.
Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty đứng trước những khó khăn như: Đảm bảo giống gia cầm sạch bệnh, an toàn cho người chăn nuôi trong điều kiện dịch cúm gia cầm bùng phát; Thị trường rộng, khó kiểm soát số lượng và chất lượng con giống; Xuất hiện nhiều đơn vị cạnh tranh cung cấp giống gia cầm; Khó khăn trong công tác vận chuyển, duy trì sức khoẻ cho giống gia cầm.
Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm ở Công ty cổ phẩn giống gia cầm Lương Mỹ đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch cúm gia cầm diễn ra thường xuyên, phức tạp như những năm gần đây. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá. Nhằm đáp ứng tốt yêu cầu người tiêu dùng. Tiêu thụ là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của nhà nước. Các đơn vị sản xuất kinh doanh được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, tự hạch toán cân đối trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp tự do quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào" số lượng bao nhiêu? bán cho ai? với mức giá nào? Vì vậy họ phải quan tâm sử dụng chi phí đầu vào như thế nào? Tổ chức tiêu thụ ra sao? để đạt được kết quả cao nhất mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
Do vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng năng động tìm ra hướng đi cho mình. Một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp quan tâm là khách hàng, phải tìm được mọi cách để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm sản xuất có sức cạnh tranh và được người tiêu dùng chấp nhận.
Xuất phát từ tình hình thực tế của ngành chăn nuôi, diễn biễn của dịch cúm gia cầm diễn ra thường xuyên và phức tạp trong những năm gần đây. Để nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giống gia cầm và đánh giá sự tác động của dịch cúm gia cầm đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ chúng tôi lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phẩn giống gia cầm Lương Mỹ trong bối cảnh dịch cúm gia cầm ".
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phẩn giống gia cầm Lương Mỹ trong bối cảnh dịch cúm gia cầm. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm và giảm được nguy cơ tái bùng phát dịch cúm gia cầm.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm trong bối cảnh cúm gia cầm.
- Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm của công ty trong bối cảnh dịch cúm gia cầm (ảnh hưởng của cúm gia cầm đến chiến lược sản xuất tiêu thụ; ảnh hưởng đến việc cung cấp các yếu tố đầu vào; ảnh hưởng đến quy trình sản xuất; ảnh hưởng đến chi phí sản xuất; đến kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm)
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm để nâng cao kết quả sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm của Công ty.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ:
1. Chiến lược sản xuất, tiêu thụ của công ty thay đổi như thế nào trong bối cảnh cúm gia cầm?
2. Trong bối cảnh cúm gia cầm, công ty đã gặp khó khăn gì và thay đổi quy trình sản xuất?
3. Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến chi phí sản xuất, kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giống gia cầm?
4. Công ty đã thực hiện những biện pháp gì để hạn chế ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm?
5. Những giải pháp nào cần đề xuất nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm của Công ty trong thời gian tới?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề kinh tế, tổ chức sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ giống gia cầm ở Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Hiện nay sản phẩm của công ty rất đa dạng, ngoài sản phẩm chính là giống gia cầm còn có các sản phẩm phụ như trứng giống, các sản phẩm gia cầm loại, hỏng.... Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ có cơ sở tại 2 địa điểm là Miền Bắc (xã Hoàng Văn Thụ), chi nhánh miền Trung (tỉnh Quảng Nam). Để có sự tập trung trong nghiên cứu, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là sản phẩm gia cầm giống của công ty cổ phần gia cầm giống Lương Mỹ, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm trong một số năm gần đây 2003 - 2008 và đề xuất định hướng giải pháp cho tới năm 2012.
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất
- Khái niệm về sản xuất [12]
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ đầu ra [12, tr.12]. Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng các đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,…, Xn)
Trong đó:
Q: Là số lượng một loại sản phẩm nhất định;
X1, X2, …, Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
+ Vốn sản xuất: Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi khi tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá.
+ Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành sản xuất nông nghiệp, mà còn rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.
+ Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm,… cũng có tác động tới quá trình sản xuất.
2.1.1.2. Tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
- Khái niệm về tiêu thụ
+ Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng hoá. Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá chuyển dịch từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành.
+ Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất [11].
Do đó, hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố sau:
* Chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua.
* Đối tượng là sản phẩm hàng hoá tiền tệ.
* Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá phải thông qua thị trường, thị trường được coi là một nơi mà ở đó người mua và người bán tự tìm đến với nhau để thoả mãn nhu cầu của cả hai bên.
Chức năng của thị trường: Chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hoá, dịch vụ; Chức năng thực hiện; Chức năng điều tiết kích thích sản xuất và tiêu dùng xã hội; Chức năng thông tin.
Các quy luật của thị trường: Quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư.
- Kênh phân phối sản phẩm:
+ Khái niệm: Kênh phân phối sản phẩm là sự kết hợp qua lại với nhau giữa người sản xuất và người trung gian để thực hiện việc chuyển giao hàng hoá một cách hợp lý nhất, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng [24].
+ Các loại kênh phân phối sản phẩm (Hình 2.1):
Kênh trực tiếp:
Người sản xuất
Người tiêu dùng
Người sản xuất
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Kênh một cấp: Kênh hai cấp:
Người sản xuất
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Người sản xuất
Đại lý
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Kênh ba cấp:
Hình 2.1. Sơ đồ các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
* Kênh trực tiếp:
Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, không thông qua khâu trung gian. Người sản xuất kiêm luôn bán hàng. Họ có hệ thống các cửa hàng, siêu thị để bán các sản phẩm sản xuất ra.
Ưu điểm của kênh này là đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, đảm bảo cho sự giao tiếp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo tín nhiệm của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh, doanh nghiệp thường thu lợi nhuận cao hơn. Song cũng có nhiều hạn chế như: chi phí khấu hao bán hàng tăng, chu chuyển vốn chậm, quản lý phức tạp.
* Kênh gián tiếp:
Người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống trung gian.
- Kênh một cấp: Gồm một người trung gian gần nhất với người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường, người trung gian này thường là người bán lẻ.
Kênh này có nhiều điểm tương đồng với kênh tiêu thụ trực tiếp. Tuy nhiên có hạn chế là quy mô lưu thông hàng hoá ít, phân bố trong kênh chưa cân đối hợp lý.
- Kênh hai cấp: Gồm hai người trung gian trên thị trường tiêu dùng, thành phần trung gian có thể là nhà bán buôn hoặc bán lẻ. Kênh này có thể áp dụng đối với một số nhà bán buôn hoặc bán lẻ.
Kênh này có ưu điểm là do mua bán theo từng đoạn nên có tổ chức kênh chặt chẽ, quy mô hàng hoá lớn và quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên có nhiều rủi ro do phải qua các khâu trung gian.
- Kênh ba cấp: Bao gồm ba người trung gian, kênh này dễ phát huy tác dụng tốt nếu người sản xuất kiểm soát được và các thành phần trong kênh chia sẻ lợi ích một cách hợp lý.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm:
+ Sản xuất: Muốn tiêu thụ được thuận lợi khâu sản xuất phải đảm bảo số lượng một cách hợp lý, cơ cấu sản phẩm thích hợp với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm cao, giá cả sản phẩm hạn và phải được cung ứng đúng thời gian.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác nó còn ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Giá cả các mặt hàng: Giá cả là sự thể hiện bằng tiền của giá trị, trong nền kinh tế thị trường giá cả là một tín hiệu phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán, giữa các nhà sản xuất kinh doanh và thị trường xã hội. Đối với doanh nghiệp, giá cả được xem là một tín hiệu đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động trên thị trường.
+ Chất lượng sản phẩm hàng hoá: Chất lượng sản phẩm hàng hoá là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời góp phần tăng cường uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Hành vi của người tiêu dùng: Mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hoá độ thoả dụng, vì thế trên thị trường người mua lựa chọn sản phẩm hàng hoá xuất phát từ sở thích, quy luật và nhiều nhân tố khác. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn.
+ Chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Các chính sách trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng đó. Do đó từng doanh nghiệp phải có đối sách phù hợp trong cạnh tranh để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình.
2.1.1.3. Vai trò của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình hết sức quan trọng.
+ Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, phân phối, tiêu thụ. Trong đó mỗi khâu giữ một chức năng nhất định và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để tái sản xuất các khâu của quá trình tái sản xuất phải hoạt động đều đặn, nhất là khâu tiêu thụ.
+ Thông qua tiêu thụ, tính hữu ích của sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp mới được thị trường chấp nhận.
+ Tiêu thụ sản phẩm là quá trình gặp gỡ trực tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp, do vậy nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường, trong việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các khách hàng.
Một khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên, không chỉ có ý nghĩa là sản phẩm sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận mà thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được mở rộng cùng với sự tăng lên của uy tín sản phẩm và lượng khách hàng mới.
+ Tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả công tác nghiên cứu thị trường.
+ Tiêu thụ sản phẩm không những thu hồi được tổng chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư. Đây là nguồn quan trọng nhằm tích luỹ vào ngân sách, quỹ của doanh nghiệp, nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên.
+ Tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong việc phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận…).
Vậy tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay. Nói cách khác tiêu thụ hay không tiêu thụ được sản phẩm, quyết định sự tồn tại hay không tồn tại, sự phát triển hay không phát triển của các doanh nghiệp sản xuất. Để thấy được điều này cần tìm hiểu rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa tiêu thụ sản phẩm của từng đơn vị, từng mặt hàng cụ thể. Qua đó ta sẽ hiểu tại sao mỗi doanh nghiệp đều không ngừng tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu.
2.1.2. Khái niệm và phân loại gia cầm
- Gia cầm là những những vật nuôi trong gia đình, môi trường sống thích hợp nhất là môi trường trên cạn.
- Gia cầm giống là gia cầm 1 ngày tuổi dùng để nuôi với các mục đích khác nhau, lấy thịt hoặc nuôi sinh sản.
+ Gia cầm giống nuôi lấy thịt: Là loại gia cầm 1 ngày tuổi sử dụng nuôi với mục đích lấy thịt.
+ Gia cầm giống nuôi lấy trứng: Là loại gia cầm 1 ngày tuổi sử dụng nuôi với mục đích lấy trứng.
2.1.3. Đặc điểm ngành chăn nuôi gia cầm
2.1.3.1. Quá trình hình thành gia cầm giống
Nghề chăn nuôi gia cầm được hình thành từ rất lâu đời ở nước ta là một nghề truyền thống và là nghề mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Gia cầm giống được hình thành dựa trên đàn giống gia cầm bố mẹ sản xuất ra quả trứng giống. Quả trứng có phôi sau một thời gian áp dụng các quy trình ấp nở (21 ngày) thì con gia cầm giống 1 ngày tuổi được sản xuất ra. Sau khi nở ra, gia cầm giống được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình đối với từng mục đích chăn nuôi khác nhau.
2.1.3.2. Đặc điểm của gia cầm giống
- Vật nuôi sống ở môi trường cạn:
Từ đặc điểm này tạo ra thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình chăn nuôi. Người sản xuất có thể đa dạng các phương thức hoạt động kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt khác, nếu không có biện pháp hợp lý sẽ dẫn đến dễ bị bệnh dịch và ô nhiễm môi trường.
- Nuôi gia cầm có nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào phương hướng chăn nuôi. Do đó, cần phải được chọn lọc giống sao cho phù hợp với mục đích phát triển sản xuất. Con giống được coi là bước đột phá là yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả chăn nuôi cao của hình chăn nuôi và là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi. Nuôi để sử dụng lấy thịt chọn những giống có khả năng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, thịt thơm ngon. Nuôi để sử dụng lấy trứng chọn giống có khả năng đẻ nhiều trứng, khối lượng cơ thể nhỏ, khả năng tận dụng thức ăn tốt. Nuôi với mục đích lấy cả thịt và trứng chọn con giống có khối lượng vừa phải đồng thời có khả năng đẻ trứng tương đối nhiều.
- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia cầm đa dạng
Thức ăn sử dụng là nền tảng cho việc phát triển chăn nuôi. Người sản xuất có thể dựa vào sản phẩm của ngành trồng trọt như thóc, ngô, đỗ, lạc,... và các sản phẩm tự nhiên như tôm, cua, cá, ốc,... Hình thức chăn nuôi này vừa tiếp kiệm được lượng thức ăn đáng kể nên giảm giá thành, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi này so với phương thức chăn nuôi quảng canh có thời gian nuôi ít hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Phương thức chăn nuôi gia cầm
Theo số liệu báo cáo của Cục chăn nuôi hiện nay nước ta đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu, đó là chăn nuôi trong nông hộ (chăn nuôi nhỏ, lẻ, thả rông), chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa, thả vườn, chạy đồng), chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, trang trại).
+ Chăn nuôi trong nông hộ: Chăn nuôi gà theo phương thức phân tán, nhỏ lẻ trong nông hộ là rất lớn. Thống kê trong cả nước, bình quân mỗi hộ gia đình chỉ chăn nuôi 28-30 con gia cầm. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo. Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời (nhiều nhà khoa học khẳng định nghề nuôi gà ở nước ta có từ cách đây khoảng 3.200 - 3.500 năm) và vẫn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là sự đầu tư thấp, gà được nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn trong vườn là chính, đồng thời tự ấp và nuôi con. Do chăn thả tự do môi trường chăn nuôi không đảm bảo, không có sự cách ly của đàn gia cầm của các hộ gia đình cùng thôn, xóm nên vật nuôi dễ mắc bệnh, dễ lây lan mỗi khi có dịch, tỷ lệ nuôi sống thấp (chỉ đạt 50 - 60%), hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi truyền thống có một số ưu điểm nhất định như: dễ thực hiện với quy mô nhỏ trong các hộ gia đình nông thôn, phù hợp với các giống gia cầm địa phương có thịt thơm ngon. Vì vậy theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2004 có 65% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gia cầm theo phương thức này với số gia cầm sản xuất hàng năm khoảng 85 - 90 triệu con (chiếm 45% tổng số gia cầm).
+ Chăn nuôi bán công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Mục đích chăn nuôi đã mang đậm tính hàng hoá. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là quy mô đàn gia cầm không dừng lại ở một vài chục con mà 200 - 500 con, đàn gia cầm vừa thả, vừa nhốt và được bổ sung thức ăn công nghiệp, đồng thời áp dụng các quy trình phòng bệnh nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao, thời gian rút ngắn, vòng quay vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, ước tính khoảng 5,1% số hộ nuôi theo phương thức này với số lượng gia cầm sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 20 - 25%.
+ Chăn nuôi công nghiệp: Chăn nuôi gia cầm công nghiệp mới bắt đầu chính thức hình thành ở nước ta từ năm 1974 khi Nhà nước có chủ trương phát triển ngành ngành kinh tế này. Mặc dù trước đó vào cuối thập kỷ 1960 một số đàn gà công nghiệp lần đầu tiên đã được nhập khẩu vào miền Nam nhưng vẫn chưa hình thành một ngành chăn nuôi công nghiệp thực sự. Điểm đáng chú ý của ngành chăn nuôi gia cầm công nghiệp ở Việt Nam là hệ thống sản xuất giống các cấp không đồng bộ, các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty nước ngoài chỉ tập trung đầu tư sản xuất con giống thương phẩm 1 ngày tuổi từ đàn bố mẹ nhập ở nước ngoài, ít hoặc không chú ý đến tự xây dựng và sản xuất giống ông bà, cụ kỵ hoặc nuôi gia cầm thịt, trứng thương phẩm. Tỷ trọng hàng hoá sản xuất chăn nuôi công nghiệp vẫn thấp chỉ mới đạt khoảng 35 - 40% trong tổng sản phẩm gia cầm.
2.1.4. Đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm
2.1.4.1. Đặc điểm về sản xuất gia cầm giống
Gia cầm có khả năng tự ấp trứng để nở ra con. Ngày nay số lượng gia cầm giống được chăn nuôi nhiều nhưng với sự trợ giúp của máy móc chuyên dụng (máy ấp trứng và máy nở) thì việc ấp nở ra gà được thực hiện dễ dàng và quy mô hơn. Người sản xuất chỉ cần đưa trứng giống máy, hàng ngày thao tác đúng theo quy trình sau 23 ngày thì gia cầm giống con ra đời.
Một trong những khâu quan trọng làm tăng khả năng sản xuất của đàn mái sinh sản là biện pháp bảo quản và ấp trứng nhân tạo. Công tác này không ngừng phát triển, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong ngành chăn nuôi gia cầm.
- Ấp trứng nhân tạo: Ngoài phương pháp sử dụng đàn gà bố mẹ ấp khoảng 20 - 30 quả còn có nhiều cách khác nhau [36].
+ Ấp bằng đèn: Sử dụng những sọt bằng đèn dầu hoặc bóng đèn điện để ở giữa, trứng được xếp xung quanh, trứng được đựng trong những túi lưới mỗi túi 30 quả trứng.
+ Ấp bằng thóc: Dùng thóc rang nóng rồi sử dụng thóc đó để ủ trứng.
+ Ấp bằng nước nóng: Sử dụng nước nóng để cung cấp nhiệt cho trứng
+ Ấp nhiệt phôi: Sử dụng trứng già để ấp trứng non, xếp xen kẽ nhau.
+ Ấp bằng tủ thủ công: Sử dụng bếp dầu, bếp than để dốt két nước trong tủ cung cấp nhiệt để ấp.
Các phương pháp ấp trên, đến giai đoạn nở đều phải làm pho giải (ủ trứng ở ngoài tủ ấp).
+ Ấp bằng tủ ấp nở bán thủ công: Sử dụng ấp bằng điện, bếp than hoặc bếp dầu.
+ Ấp bằng máy ấp nở công nghiệp: Sử dụng hoàn toàn bằng điện để ấp nở.
Hiện nay đa số gia cầm giống được sản xuất bằng máy nở công nghiệp, chỉ còn tỷ lệ nhỏ các hộ nông._. dân sản xuất nhỏ lẻ tự sản xuất con giống bằng phương pháp dùng gia cầm để ấp.
- Chọn trứng và khử trùng trứng.
Trước khi đưa trứng vào ấp, khâu chọn trứng và khử trùng trứng cũng là khâu quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đạt tỷ lẹ phôi cao hay thấp.
Trứng được chọn là những quả có ngoại hình cân đối, khối lượng đủ tiêu chuẩn của giống. Nếu trứng bẩn phải tiến hàng rửa trứng bằng foocmol 0,9%. Sau khi nhặt chọn, chuyển về kho phải được xông, sát trùng và được chuyển về kho bảo quản. Trứng được xông sát trùng cho tỷ lệ nở cao hơn không xông sát trùng là 2 - 3%/phôi [36].
- Bảo quản trứng
Là việc rất cần thiết. Mục đích là giữ cho phôi không phát triển trong giai đoạn từ khi gà đẻ đến khi vào ấp, làm sao cho khối lượng trứng và đơn vị Haugh giảm ít nhất. Trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam mùa hè, thu thì việc bảo quản trứng càng cần thiết hơn.
Trong thời gian bảo quản, mỗi ngày nên đảo trứng một lần kết hợp với chuyển trứng ra khỏi kho lạnh 1 - 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ trên 240C để đánh thức phôi. Công tác này sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình ấp nở sau này, tránh hiện tượng phôi nghỉ trong thời gian bảo quản.
Trong phòng bảo quản phải đảm bảo độ ẩm, duy trì độ ẩm 70 - 80%. Nếu bảo quản ở độ ẩm thấp trong quá trình bảo quản trứng sẽ bị mất nhiều nước, đến giai đoạn ấp thì phôi phát triển yếu, tỷ lệ trứng chết tắc cao, tỷ lệ nở sẽ thấp. Nếu bảo quản ở ẩm độ quá cao tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động xâm nhập vào trứng làm cho tỷ lệ chết phôi cao khi ấp.
2.1.4.2. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm gia cầm
Gia cầm giống là hàng hoá tươi sống nên việc tiêu thụ rất quan trọng. Nếu không tiêu thụ kịp thời hàng hoá sẽ bị giảm giá trị rất nhiều. Do là hàng hoá tươi sống nên chất lượng bị ảnh hưởng bởi thời gian, thời tiết và quá trình tiêu thụ. Nếu tiêu thụ khi con giống còn non, lông đang còn ướt thì con giống sẽ đẹp và tỷ lệ nuôi sống sau này sẽ cao. Còn nếu bán con giống khi con giống đã khô, thôi phiên thì tỷ lệ nuôi sống giảm.
Do đó, giả cả trên thị trường con giống thay đổi rất nhanh, sáng một giá, chiều một giá do chất lượng con giống đã bị giảm đi. Việc bán hết hàng theo đúng phiên nở là rất cần thiết, nếu không sẽ phải giảm giá hàng hoá.
Bên cạnh đó, gần 60% sản phẩm thịt gia cầm được sản xuất và tiêu thụ tại chỗ. Người dân ít có điều kiện tiếp cận với những dịch vụ chăn nuôi. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu dùng nội vùng, bày bán tại chợ, ít có sự mua bán lưu thông từ vùng này sang vùng khác. Với loại hình này, kiểm soát thú y cấp độ Nhà nước còn hạn chế không theo dõi, giám sát được.
Khoảng 40% sản phẩm thịt gia cầm mang tính công nghiệp và bán công nghiệp tập trung chủ yếu vào khu vực Nhà nước và các trang trại tự nhân đang có xu hướng phát triển mạnh với sự tham gia của một số công ty nước ngoài. Mô hình này rất sôi động thông qua hoạt động vận chuyển mua bán con giống và các sản phẩm chăn nuôi qua mạng lưới phân phối từ người sản xuất qua người thu gom đến các đại lý cấp tỉnh, huyện và xã đến người mua là những trang trại chăn nuôi.
Như vậy, hệ thống phân phối tiêu thụ bao gồm nhiều tác nhân. Khó xác định phạm vi trong nước dẫn đến không xác định được lai lịch nguồn gốc, xuất phát của gia câm. Không thể lập được mối liên hệ giữa các địa điểm cung ứng và sản xuất.
Hệ thống sản xuất có đặc trưng chủ yếu là các trang trại nhỏ chỉ bán với số lượng ít, đầu tư cho sản xuất thấp và thiếu sự quan tâm tổ chức chăn nuôi dẫn đến không chú trọng theo dõi thú y, kỹ thuật chăn nuôi, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên, đây là loại hình có vị trí quan trọng cho nông dân và cung cấp thực phẩm tại chỗ, không phải mua, ngoài ra có thể bán để tăng thu nhập.
Hệ thống thu gom làm pha trộn các giống và các loại gia cầm giống nguồn gốc khác nhau. Gia cầm được giao bán với thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng con giống.
2.1.4.3. Tổ chức và quản lý trong chăn nuôi gia cầm
Các tổ chức trong hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi có quan hệ mật thiết chặt chẽ, phục vụ và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu có sai sót trong hệ thống tổ chức chăn nuôi thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi, làm cho kết quả và hiệu quả sản xuất của ngành chăn nuôi sẽ không cao.
Để thúc đẩy sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng hàng hoá, chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi thống nhất trong cả nước từ hệ thống cung cấp giống, dịch vụ thú y, chế biến thức ăn gia súc đến hệ thống tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
2.1.5. Cúm gia cầm và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ gia cầm giống trong bối cảnh dịch cúm
2.1.5.1. Khái niệm dịch cúm gia cầm
Cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm, thuỷ cầm (hay chim) và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa học là Avian influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là những retrovirus, mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính). Biến chủng H5N1 của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai. Hiện giờ, chưa một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó xảy ra [1], [25].
2.1.5.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ gia cầm giống trong bối cảnh dịch cúm gia cầm
a. Mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm giống
Giữa sản xuất và tiêu thụ gia cầm giống có mối quan hệ khăng khít với nhau, trong đó sản xuất quyết định đến quá trình tiêu thụ. Vì sản xuất tạo ra khối lượng sản phẩm cho quá trình tiêu thụ. Sản xuất gia cầm giống phải đảm bảo đủ số lượng cho nhu cầu của người chăn nuôi, nhất là sau khi có một đợt dịch cúm gia cầm chấm dứt. Ngược lại, tiêu thụ gia cầm giống lại có tác động trở lại với quá trình sản xuất gia cầm giống. Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm thì mới quyết định có nên sản xuất tiếp, quy mô bao nhiêu? Việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ gia cầm giống hiện nay cũng rất quan trọng bởi vì tiêu thụ gia cầm giống nhiều, giá bán hợp lý sẽ kích thích sản xuất phát triển.
Quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu gia cầm giống: Cần lợi dịch lợi thế so sánh của từng vùng trong sản xuất gia cầm giống để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời có thể tiến hành nhập khẩu những loại sản phẩm gia cầm giống mà ta không có khả năng hoặc không có lợi thế sản xuất.
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất gia cầm giống
- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện khí hậu thời tiết: Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ gia cầm giống. Vì điều kiện thời tiết, khí hậu ảnh hưởng lớn dến việc sản xuất và chăn nuôi gia cầm do đó ảnh hưởng tới việc tiêu thụ. Vì vậy phải không ngừng nghiên cứu tự nhiên, tìm hiểu để có những giải pháp phù hợp.
+ Môi trường: Không khí, nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm do đó ảnh hưởng đến việc sản xuất, chăn nuôi và tiêu thụ gia cầm giống.
- Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội
+ Dân số: Là nhân tố tạo ra nhu cầu lớn và đa dạng các giống gia cầm đồng thời cung cấp lao động cho quá trình sản xuất gia cầm giống. Đây là một trong những nhân tố kích thích để cho ngành sản xuất gia cầm giống không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng các chủng loại con giống và cải tiến phương thức tổ chức tiêu thụ để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu thị trường.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật: Trong sản xuất gia cầm giống muốn đạt năng suất cao và phẩm chất tốt phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để thực hiện quy trình sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Hiện nay ở nước ta vấn đề này được áp dụng chưa nhiều ơr các cơ sở sản xuất con giống.
+ Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu sẵn có và cung ứng kịp thời tạo điều kiện cho sản xuất gia cầm giống phát triển, đặc biệt là với vùng nông thôn.
+ Hệ thống chính sách của Nhà nước: Bao gồm chính sách đầu tư của Nhà nước, chính sách thuế, chính sách giá cả đều có những ảnh hưởng nhất định đối với quá trình sản xuất và tiêu thụ gia cầm giống.
- Nhóm nhân tố về tổ chức và kỹ thuật
+ Giống và cơ cấu mùa vụ: Trong sản xuất gia cầm giống thì giống là yếu tố kỹ thuật quan trọng để không ngừng tăng năng suất và sản lượng. Sự tiến bộ trong công tác giống gia cầm tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
+ Kỹ thuật và công nghệ: Là yếu tố làm thay đổi bản chất của quá trình sản xuất gia cầm giống truyền thống nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Quy mô sản xuất: Có tác động đến phát triển sản xuất, nên phát triển theo chiều hướng tăng quy mô sản xuất lớn. Trong sản xuất gia cầm giống chủ yếu là tăng quy mô sử dụng nguyên liệu.
+ Hình thức tổ chức sản xuất:
Điều đáng quan tâm trong công tác tổ chức là sản xuất các loại gia cầm giống là sản xuất loại gia cầm nào vào thời điểm nào? Hợp tác xã hay hộ nông dân, tổ chức kinh tế. Hình thức tổ chức sản xuất phải làm sao tạo sự chủ động cao nhất cho người nông dân.
+ Trình độ người lao động: Phải được nâng cao để thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trong quá trình sản xuất gia cầm giống.
+ Đầu tư chi phí: Ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất con giống.
c. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ gia cầm giống
- Nhân tố sản xuất: Sản xuất với số lượng vừa phải, cơ cấu sản phẩm gia cầm thích hợp với nhu cầu người chăn nuôi, giá sản phẩm gia cầm giống phù hợp và chất lượng con giống ngày càng được đảm bảo và lớn nhanh, thời gian thu hoạch sản phẩm chăn nuôi ngắn, ít bệnh tật. Bên cạnh đó cũng phải chú ý đến khâu cung ứng kịp thời.
- Thị trường tiêu thụ gia cầm giống: Thị trường chịu ảnh hưởng bởi quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu như các thị trường khác. Nó là sự kết hợp chặt chữ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường chấp nhận thì quy mô sản xuất sẽ được duy trì và phát triển mở rộng.
- Giá cả sản phẩm gia cầm giống: Được xem như một tín hiệu đáng tin cậy, phản ánh tình hình biến động của thị trường. Vì vậy luôn luôn phải quan tâm đến giá bán không để mất khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm: Để tạo điều kiện cho quá trình tiêu thụ phải tăng cường chất lượng các loại sản phẩm gia cầm giống, đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn giống loại 1.
- Hành vi người tiêu dùng: Khi thu nhập của người tiêu dùng cao họ có nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm thịt, trứng gia cầm chất lượng cao, an toàn do đó con giống có uy tín, an toàn sạch bệnh sẽ được người chăn nuôi chấp nhận. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng đúng vì nó còn bị giới hạn bởi đặc tính, thói quen tiêu dùng các sản phẩm gia cầm.
- Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: Hiện nay vấn đề này đã xuất hiện được quan tâm trên thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm giống.
- Sự hoàn thiện các kênh phân phối sản phẩm, công tác tiếp thị quảng cáo cũng ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình tiêu thụ. Nếu kênh tiêu thụ hoàn hảo thì lượng gia cầm giống lưu thông ngày càng nhiều, công tác quảng cáo và tiếp thị tốt người chăn nuôi biết đến sản phẩm gia cầm giống nhiều hơn, tạo điều kiện cho cả quá trình tiêu thụ.
- Chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
2.1.5.3. Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến sản xuất và tiêu thụ
Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm rất lớn đối với sản xuất và tiêu thụ gia cầm. Năm 2004 là năm dịch xảy ra mạnh và gây thiệt hại nặng nề nhất cho người chăn nuôi. Lượng gia cầm chết và tiêu huỷ do dịch cúm gia cầm được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Số lượng gia cầm chết và tiêu huỷ năm 2004 - 2005
Stt
Diễn giải
Tổng số gia cầm trước dịch (triệu con)
Tổng số gia cầm chết, tiêu huỷ
(triệu con)
Tỷ lệ % tiêu huỷ so với tổng số
Trong đó
Gà (triệu con)
Tỷ lệ (%)
Thuỷ cầm (triệu con)
Tỷ lệ (%)
Cả nước
261,8
43,94
16,79
30,41
69,20
13,53
30,8
A
Miền Bắc
152,4
12,52
8,22
10,54
84,2
1,98
15,8
1
ĐB sông Hồng
65,5
9,21
44,06
7,71
83,9
1,50
16,3
2
Đông Bắc
42,2
0,94
2,22
0,90
96,56
0,032
3,44
3
Tây Bắc
8,0
0,47
5,92
0,46
97,52
0,012
2,48
4
Bắc Trung Bộ
36,6
1,90
5,19
1,47
77,19
0,43
22,81
B
Miền Nam
109,3
31,41
28,73
19,86
63,22
11,55
36,78
5
Miền Trung
16,20
1,21
7,47
0,83
68,89
0,376
31,11
6
Tây Nguyên
9,64
1,32
13,68
1,30
98,45
0,020
1,55
7
Đông Nam Bộ
25,11
9,63
38,36
7,80
78,67
2,05
21,33
8
ĐBS Cửu Long
58,39
19,25
32,97
10,15
52,72
9,10
47,28
Nguồn: Hiệp hội chăn nuôi gia cầm
Toàn quốc: Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy 43.941.504 con chiếm 16,79% trong đó gà là 30.407.638 con chiếm 69,20%; thuỷ cầm 13.533.866 con chiếm 30,80%. Tỷ lệ chết và tiêu huỷ khác nhau ở các vùng khác nhau. Cao nhất là Đông Nam Bộ (ĐNB): 38,36%; Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): 32,97%; thấp nhất là vùng Đông Bắc: 2,22%. Qua bảng 2.1 cho thấy tỷ trọng chăn nuôi ở Miền Nam cao hơn rất nhiều so với Miền Bắc.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ giống gia cầm và dịch cúm gia cầm một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm
- Về phát triển chăn nuôi:
Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua. Sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng nhanh hơn sản lượng thịt bò và thịt lợn. Năm 1970, sản lượng thịt gia cầm thế giới chỉ đạt 15,1 triệu tấn, thịt lợn là 38,3 triệu tấn, thịt bò 60,4 triệu tấn nhưng đến năm 2005 sản lượng của các loại thịt này tăng lên tương ứng là: 81; 102,5 và 60,4 triệu tấn. Sản lượng thịt gia cầm năm 1970 chỉ xấp xỉ 50% sản lượng thịt lợn và bằng 25% sản lượng thịt bò nhưng đến năm 2005 sản lượng thịt gia cầm đã tăng cao hơn 25% so với thịt bò và bằng 75% thịt lợn. Trứng gia cầm tăng từ 19,5 triệu tấn năm 1970 lên 59,2 triệu tấn năm 2005.
Bảng 2.2. Sản phẩm chăn nuôi của thế giới giai đoạn 1975 - 2005
Đơn vị tính: 1000 tấn
Năm
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gia cầm
Trứng gia cầm
1970
38.349
35.799
15.101
19.538
1975
43.724
41.674
18.684
22.232
1980
45.551
52.683
25.965
26.251
1985
49.285
59.973
31.206
30.764
1990
53.363
69.873
41.041
35.232
1995
54.207
80.091
54.771
42.857
2000
56.951
90.095
69.191
51.690
2005
60.437
102.523
81.014
59.233
Tốc độ tăng (%)
57,6
186,4
436,5
203,2
Sản lượng thịt và trứng của các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển. Hiện tại, sản lượng thịt của các nước đang phát triển chiếm 55% sản lượng thịt thế giới, sản lượng trứng chiếm 68%. Mặt khác, do tốc độ phát triển nhanh nên đã tạo ra sự mất cân đối: Bắc, Trung Mỹ và Châu Âu bị chia sẻ thị phần bởi các nước châu Á, Mỹ La tinh như: Trung Quốc, Brazil [41].
- Về sản lượng thịt:
Trong các loại thịt gia cầm thì thịt gà chiếm tỷ lệ cao. Trong những năm giữa của thập kỷ 80 thịt gà chiếm 88,3% tổng lượng thịt gia cầm sau đó giảm xuống và ổn định ở mức 86%, phần còn lại là các loại thịt gia cầm khác như thịt gà tây, thịt vịt, thịt ngan và thịt ngỗng. Ở các nước đang phát triển chủ yếu sản xuất các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), còn thịt gà tây chỉ được sản xuất với lượng nhỏ ở các nước phát triển [41].
Bảng 2.3. 10 quốc gia đứng đầu về sản lượng thịt gia cầm trên thế giới
Quốc gia
Sản lượng năm 1970 (1.000 tấn)
Tỷ lệ (%)
Quốc gia
Sản lượng năm 2007 (1000 tấn)
Tỷ lệ (%)
Mỹ
4.645
30,8
Mỹ
18.538
22,9
Liên Xô
1.071
4,1
Trung Quốc
14.689
18,1
Trung Quốc
971
6,4
Brazil
8.895
11,0
Pháp
637
4,2
Mêhico
2.272
2,8
Italia
626
4,1
Pháp
1.971
2,4
Anh
578
3,8
Italia
1.965
2,4
Tây Ban Nha
499
3,3
Anh
1.573
1,9
Nhật Bản
490
3,2
Tây Ban Nha
1.341
1,7
Canada
447
3,0
Indonesia
1.268
1,6
Brazil
378
2,5
Nhật
1.240
1,5
Tổng 10 nước
10342
68,4
Tổng 10 nước
53.752
66,3
Thế giới
15101
100
Thế giới
81.014
100
Ngành chăn nuôi gia cầm có biến động mạnh trong những năm qua: sản lượng tăng mạnh theo thời gian, sản lượng thịt và trứng gia cầm của các nước đang phát triển tăng cao hơn so với các nước phát triển. Các nước ở khu vực Châu Á và Nam Mỹ đặc biệt là Trung Quốc và Brazil là những nước phát triển mạnh về chăn nuôi gia cầm. Sản lượng trứng gia cầm năm 2007 của các nước đang phát triển chiếm 68% tổng sản lượng trứng thế giới, chỉ riêng Trung Quốc chiếm 41,1%; Sản lượng thịt chiếm 55% sản lượng thịt thế giới. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh ở một số nước Đông, Nam Á và Nam Mỹ như Trung Quốc và Brazil. Ngược với Trung Quốc, Brazil là quốc gia có nhiều hạn chế về khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn cho gia cầm như khô dầu đậu tương. Do vậy để duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi gia cầm như hiện nay có thể đẩy giá khô dầu đậu tương lên cao làm cho giá gia cầm thế giới cũng tăng theo và đây cũng là bài học giống như đối với thị trường thép trong mấy năm qua. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gia cầm có thể bị giảm mạnh nếu dịch cúm gia cầm không được ngăn chặn.
2.2.1.2. Diễn biến dịch cúm gia cầm trên thế giới
Virus cúm gia cầm phân bố khắp toàn cầu, vì vậy dịch bệnh đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới [30].
Năm 1983 - 1984 ở Mỹ, dịch cúm gà xảy ra do chủng virus H5N2 ở 3 bang Pensylvania, Virginia, Newtersey làm chết và tiêu huỷ hơn 19 triệu gà. Cũng trong thời gian này tại Ireland người ta đã phải tiêu huỷ 270 nghìn con vịt tuy không có triệu chứng lâm sàng nhưng đã phân lập được virus cúm chủng độc lực cao (HPAI) để loại trừ bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Năm 1977 ở Minesota đã phát hiện dịch trên gà tây do chủng H7N7.
Năm 1986 ở Australia dịch cúm gà xảy ra tại bang Victoria do chủng H5N2.
Năm 1997 ở Hồng Kông dịch cúm gà xảy ra do virus cúm typ A subtyp H5N1. Toàn bộ đàn gia cầm của lãnh thổ này đã bị tiêu diệt vì đã gây tử vong cho người [11]. Như vậy đây là lần đầu tiên virus gia cầm đã vượt “rào cản về loài” để lây cho người ở Hồng Kông làm cho 18 người nhiễm bệnh, trong đó có 6 người chết [40] .
Năm 2003, ở Hà Lan dịch cúm gia cầm xảy ra với quy mô lớn do chủng H7N7, 30 triệu gia cầm bị tiêu huỷ, 83 người lây nhiễm và 1 người chêt, gây thiệt hại về kinh tế hết sức nghiêm trọng [23].
Cuối năm 2003 đầu năm 2004 đã có 11 quốc gia ở châu Á thông báo có dịch cúm là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Inđônêxia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam và Paskistan.
Từ cuối năm 2003 đến nay dịch cúm gia cầm diễn biến hết sức phức tạp, đã có hơn 50 nước trên thế giới phát hiện thấy virus cúm gia cầm, dịch đã tái xuất hiện trở lại ở một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan,…
- Hàn Quốc: Dịch cúm gia cầm xảy ra từ ngày 12/12/2003 đến ngày 24/03/2004 do chủng virus H5N1 gây bệnh cho gà. Đợt dịch thứ 2 kết thúc ngày 10/12/2004 do chủng virus H5N2 gây ra.
- Nhật Bản: Dịch cúm gia cầm H5N1 phát ra ngày 12/01/2004 đến ngày 05/03/2004, đã tiêu huỷ 275.000 gà. Đợt dịch thứ 2 xảy ra từ ngày 01/7/2005 đến ngày 09/12/2005 do chủng virus H5N2 gây bệnh cho gà.
- Thái Lan: Ở dịch đầu tiên được xác định vào ngày 23/01/2004 ở tỉnh Chiang Mai do chủng virus H5N1 gây bệnh cho gà, vịt, ngỗng, chim cút, gà tây, cò, hổ. Đợt dịch thứ 2 từ ngày 03/7/2004 đến ngày 14/02/2005. Sau đó dịch vẫn xảy ra rải rác, ngày 17/03/2005 dịch xảy ra trên 1 đàn gà 50 con ở tỉnh Sukhothai. Tháng 8/2006 dịch đã tái phát trở lại ở gia cầm và ở người.
- Campuchia: Dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ ngày 24/01/2004, ổ dịch cuối cùng được ghi nhận vào tháng 04/2005, virus gây bệnh cho gà, vịt, ngỗng, gà tây, gà nhật, chim hoang.
- Lào: Dịch cúm gia cầm H5N1 bắt đầu xuất hiện từ 27/01/2004 đến 13/02/2004 ở 3 tỉnh, đã tiêu huỷ hơn 155.000 gà.
- Inđônêxia: Ổ dịch đầu tiên xuất hiện ngày 06/02/2004, đợt dịch thứ 2 xảy ra ngày 25/11/2005 do chủng virus H5N1 gây bệnh cho gà, vịt, chim cút và lợn (lợn không có triệu chứng lâm sàng).
- Trung Quốc: Ổ dịch H5N1 đầu tiên phát hiện ngày 06/02/2004, virus phân lập từ gà, vịt, ngỗng, chim cút, bồ câu, chim trĩ, thiên nga đen, ngỗng đầu khoang, mòng đầu đen, mòng đầu nâu, vịt lông đỏ và chim cốc.
- Malayxia: Ổ dịch H5N1 đầu tiên phát hiện ngày 19/8/2004 ở tỉnh Kalantan, đợt dịch thứ 2 phát ra ngày 22/11/2004, số gia cầm tiêu huỷ trên 18.000 con. Trong tháng 7 và tháng 8 năm 2006 dịch xảy ra rất nặng nề trên người.
- Hồng Kông: Dịch H5N1 xảy ra ngày 26/01/2004, ca bệnh cuối cùng ghi nhận vào ngày 10/01/2005, virus đươc phân lập từ chim cắt, diệc xám, diệc Trung Quốc.
- Pakistan: Ổ dịch đầu tiên ghi nhận ngày 28/01/2004 do các subtyp H7N3 và H9N2 xảy ra trên gà tây, ổ dịch cuối cùng được ghi nhận vào tháng 11/2005.
- Canada: Đã xảy ra dịch cúm gia cầm do các subtyp H7N3, H3, H5, H5N2 ở gà, gà tây vào các ngày 19/02/2004 và 09/03/2004. Ca bệnh cuối cùng được ghi nhận vào ngày 22/11/2005.
- Hoa Kỳ: Một ổ dịch cúm gia cầm H7N2 (chủng virus độc lực thấp) duy nhất xảy ra trên gà vào ngày 11/02/2004 tại bang Delaware.
- Nam Phi: Một ổ dịch cúm H6 xảy ra ở gà công nghiệp và kết thúc ngày 25/03/2004; một ổ dịch khác do H5N2 xảy ra ngày 06/08/2004 ở đà điểu và kết thúc vào đầu tháng 12/2004.
- Ai Cập: Trong năm 2004, đã phát hiện một ổ dịch H10N7 trên vịt hoang dã.
- Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên: Từ ngày 25/2 – 26/3/2005 dịch cúm gia cầm H7N3 đã xảy ra ở Bình Nhưỡng.
- Cuối tháng 3/2005 tại Myanmar đã phát hiện hàng ngàn gà chết nghi nhiễm virus cúm gia cầm, tuy nhiên đến nay chưa có báo cáo xác định bệnh cúm xảy ra.
- Kazăctan: Ổ dịch đầu tiên được ghi nhận ngày 02/08/2005 do subtyp H5N1 gây bệnh cho ngỗng, vịt.
- Nga: Ổ dịch đầu tiên được ghi nhận ngày 24/07/2005 do subtyp H5N1 gây bệnh cho gà, gà tây, ngỗng, vịt.
- Rumani: Ổ dịch đầu tiên được ghi nhận ngày 22/10/2005 do subtyp H5N1 gây bệnh cho gà, gà tây, vịt, thiên nga, diệc.
- Ukraina: Ổ dịch đầu tiên được ghi nhận ngày 08/12/2005 do subtyp H5N1 gây bệnh cho gà. [30], [31].
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ giống gia cầm ở Việt Nam trong bối cảnh dịch cúm gia cầm
2.2.2.1. Những kết quả đạt được
Theo số liệu của Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT sau gần 20 năm đổi mới chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững với giá trị sản xuất lớn. Ngành chăn nuôi đạt 9059,8 tỷ đồng năm 1986 và tăng lên 21.199,7 tỷ động năm 2002 chiếm 17,8 đến 21,3% giá trị sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm có giá trị sản xuất 1.701 tỷ đồng năm 1986 tăng lên 3.712,8 tỷ đồng năm 2002 chiếm 18 - 19% trong chăn nuôi. Như vậy chăn nuôi gia cầm chỉ đứng sau chăn nuôi lợn, có vai trò quan trọng trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Tổng đàn gia cầm 1986 có 99,9 triệu con đến 2003 đạt 254 triệu con (gà 185 triệu con; vịt, ngan, ngỗng 69 triệu con), tốc độ tăng bình quân 7,85%/năm. Trong đó số lượng đàn gà thời gian 1990 - 1993 tăng từ 80,18 triệu con lên 185 triệu con, tốc độ tăng bình quân 7,7%/năm. Một số vùng kinh tế sinh thái có số lượng gia cầm lớn như: Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ là hai vùng có số lượng gia cầm lớn nhất tương ứng 50 và 34,5 triệu con; vùng Bắc Trung Bộ 27 triệu con; Đồng bằng Sông Cửu Long 26,6 triệu con (chủ yếu là thuỷ cầm); Đông Nam Bộ 20,4 triệu con [15].
Sản lượng trứng gia cầm năm 2003 đạt 4,79 tỷ quả, trong đó có khoảng 3,10 tỷ quá trứng gà và 1,69 tỷ quả trứng vịt các loại. Trong cơ cấu tổng thu từ ngành chăn nuôi từ ngành chăn nuôi của hộ gia cầm, mức thu nhập từ các vật nuôi có sự khác biệt lớn: thu từ chăn nuôi lợn 68%, thu từ chăn nuôi gia cầm 19,02%, thu từ chăn nuôi khác 12,6% (theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê), ước tính giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm năm 2003 đạt khoảng 13 ngàn tỷ đồng [6].
Bảng 2.4. Tình hình phát triển chăn nuôi qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
So sánh (%)
05/04
06/05
07/06
08/07
SL gia cầm
Tr.con
218,2
219,9
220,9
226,03
247,3
100,8
100,5
102,3
109,4
Số lượng gà
Tr.con
159,2
159,9
152,0
157,97
179,0
100,4
95,1
103,9
113,3
SL thịt gia cầm
Ng.tấn
316,4
321,9
340,4
358,77
417,0
101,7
105,7
105,4
116,2
Nguồn: Theo số liệu Cục chăn nuôi
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Tăng trưởng giai đọan 2004 - 2008 đạt 2,74% về số lượng đầu con, trong đó giai đọan trước dịch cúm tăng 9,02% và giảm trong dịch cúm gia cầm 6,67%. Sản lượng đầu con đã tăng từ 218,2 triệu con năm 2004 và đạt cao nhất vào năm 2008: 247,3 triệu con. Do dịch cúm gia cầm, năm 2004, đàn gà giảm còn 159,23 triệu con, bằng 86,2% năm 2003; năm 2005, đàn gà đạt 159,89 triệu con, tăng 0,9% so với 2004. Chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm.
2.2.1.2. Tình hình kinh doanh gia cầm
a. Tình hình buôn bán, giết mổ, chế biến
- Tình hình trước dịch cúm:
Trước khi dịch cúm bùng phát, hệ thống giết mổ, chế biến gia cầm ở nước ta hết sức lạc hậu. Hầu hết gia cầm (cả gà và vịt) được giết mổ thủ công, phân tán ở khắp mọi nơi (tại chợ buôn bán gia cầm, trên hè phố, trong thôn xóm, trong hộ gia đình v.v...); vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm. Trước dịch, cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biến thịt, nhưng nguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò, sản lượng thịt gà, vịt không đáng kể. Vì vậy, hơn 95% sản phẩm thịt gia cầm được tiêu thụ ở dạng tươi sống .
- Tình hình sau dịch:
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến sản phẩm gia cầm. Tính đến ngày 01/3/2006, toàn quốc có 136 cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm, và thường giết mổ chung cả gà và vịt. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có 45 cơ sở, Đông Nam Bộ: 26, Đồng bằng sông Hồng: 26, Nam Trung Bộ: 11, Tây Nguyên: 11, Đông Bắc: 9, Bắ trung Bộ: 7 và Tây Bắc có 1 cơ sở, với công suất giết mổ gần 90.000 con/ngày. Một số tỉnh, thành phố tổ chức tốt việc giết mổ, chế biến tập trung như Đà Nẵng, Hà Nội, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, với công xuất giết mổ gần 60.000 con/ngày nhưng đã quy hoạch từ hơn 50 cơ sở nhỏ lẻ tập trung thành 3 cơ sở giết mổ tập trung để giám sát chặt chẽ cả đầu vào, đầu ra. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền công nghiệp, tự động, với công xuất lớn như Công ty Phú An Sinh, An Nhơn, Vinafood, Huỳnh Gia Huynh Đệ, Công ty cổ phần Phúc Thịnh v.v...Nhiều doanh nghiệp đã phát triển chăn nuôi gắn liền với giết mổ, chế biến của đơn vị để đảm bảo khép kín, an toàn nguồn nguyên liệu.
b. Tình hình thị trường sản phẩm
- Thị trường trước dịch cúm gia cầm:
Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hòan toàn tiêu thụ trong nước. Gà sống và sản phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên, chợ nông sản và các chợ thành thị. Sản phẩm không chế biến, không bao gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...Nguyên nhân chủ yếu do:
+ Tập quán, truyền thống chợ làng quê, thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống của người tiêu dùng đã hình thành từ lâu, khó thay đổi ngay.
+ Nguồn thu nhập thấp, khó chấp nhận sản phẩm chế biến, giá thành cao.
+ Chăn nuôi tự cung, tự cấp, giết mổ tại nhà.
+ Nhà nước và các địa phương chưa có quy hoạch và chính sách hỗ trợ công nghiệp chế biến, giết mổ.
Từ những nguyên nhân trên, làm cho thị trường sản phẩm qua giết mổ, chế biến trong thời gian dài không thể phát triển.
- Thị trường khi xảy ra dịch cúm
Do tâm lý e ngại lây truyền bệnh dịch, do không có công nghiệp chế biến, giết mổ, sản phẩm không được chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nên người dân không sử dụng sản phẩm gia cầm. Trong thời gian từ tháng 9-12/2006, thị trường gần như hoàn toàn đóng băng, sản phẩm thịt, trứng ứ đọng, gây tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi và gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng. Điều đó cho thấy, khi công nghiệp chế biến, giết mổ chưa phát triển thì cả chăn nuôi và thị trường đều không bền vững.
Hiện nay trước tình hình dịch cúm, một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị trường một lượng sản phẩm bảo đảm vệ sinh nhất định, bước đầu tạo niềm tin và thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sau khi dịch cúm gia cầm tạm lắng, việc quản lý buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyển, buôn bán, sử dụng gia cầm sống, nhất là tại các vùng nông thôn đang có chiều hướng phát triển trở lại cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công nghiệp.
2.2.1.5. Những tồn tại và khó khăn
Chăn nuôi gia cầm mặc dù đã đạt được những thành tích đáng khích lệ nhưng còn mang nặng tính tự cấp tự túc và manh mún.
Hệ thống giống gia cầm còn nhiều bất cầm, năng suất và tiềm năng di truyền các giống trong nước còn quá thấp, chưa được chọn lọc, cải tạo, phục tráng. Mặc khác, chăn nuôi trong nông hộ chưa được đầu tư, người dân nuôi lẫn cả gia cầm đẻ, thịt nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật mới.
Trong thời gian qua một số giống gia cầm cao sản nhập nội chủ yếu là giống bố mẹ, thương phẩm. Mặt khác nuôi trong điều kiện trang thiết bị lạc hậu xuống cấp, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý nên không phát huy được tiềm năng con giống, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn nhiều hạn chế.
Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi tại chỗ hợp lý, mất cân đối về giá trị dinh dưỡng; bảo quản, chế biến nguyên liệu thức ăn kém nên bị mốc, mọt, độc tố nhiều. Thức ăn sản xuất ra bán với giá cao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Công tác thú y tuy có nhiều tiến bộ nhưng chưa bảo đảm được an toàn dịch bệnh nên tỷ lệ nuôi sống của đàn gia cầm nuôi chăn thả trong dân thấp, đặc biệt dịch cúm gia cầm còn đang phức tạp gây cản trở cho sự phát triển sản xuất.
Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy như pháp lệnh thú y, pháp lệnh về quản lý giống vật nuôi nhưng trên thực tế chưa đi sâu vào cuộc sống.
Quản lý thị trường còn nhiều yếu kém, giống và sản phẩm chăn nuôi nhập lậu chưa được ngăn chặn triệt để để gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong nước đồng thời không kiểm ._.hư thịt lợn dịch tai xanh, trâu bò dịch lở mồm long móng,... nên người tiêu dùng chuyển sang dùng các sản phẩm từ gia cầm. Từ nhu cầu đó việc tiêu thụ gia cầm giống được phát triển mạnh.
4.3.5. Công tác quảng cáo, tiếp thị và thông tin tuyên truyền
Công tác quảng cáo, tiếp thị và thông tin tuyên truyền đã được Công tác quan tâm, chú trọng, việc quảng bá tiếp thị sản phẩm là hết sức quan trọng trong công tác tiêu thụ. Trong những năm qua Công ty đã tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào thị trường cung cấp cho người chăn nuôi những sản phẩm giống có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết của địa phương cộng với các biện pháp hỗ trợ các đại lý, người chăn nuôi về kỹ thuật nuôi, chăm sóc và kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh vì thế đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm trên thị trường.
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GIỐNG GIA CẦM TRONG BỐI CẢNH DỊCH CÚM GIA CẦM
4.4.1. Định hướng và mục tiêu chăn nuôi giống gia cầm giai đoạn 2009 - 2015
4.4.1.1. Định hướng phát triển
- Gia cầm là một trong các loại vật nuôi chủ lực cần tiếp tục được đầu tư phát triển; chăn nuôi gia cầm phải bảo đảm sự phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh, hiệu quả cao.
+ Chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hoá lớn theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung tại từng địa phương.
- Ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, chuồng trại, quy trì nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng , hạ giá thành sản phẩm.
- Gắn sản xuất với giết mổ, chế biến, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trên cơ sở xây dựng được hệ thống giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.4.1.2. Mục tiêu
- Mục tiêu lâu dài:
+ Chủ động kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm; giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra: đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm gia cầm.
+ Tạo ra bước đột phá mới về hệ thống chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp.
+ Nâng cao năng suất, hiệu quả và tăng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm từ 30% năm 2003 lên 35% vào năm 20 10 và 40% vào năm 20 15 trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.
- Mục tiêu cụ thể:
Lộ trình và mục tiêu cụ thể đổi mới chăn nuôi, giết mổ và chế biến gia cầm được chia ra 3 giai đoạn như sau:
a. Giai đoạn chuyển đổi (năm 2006-2007)
+ Khống chế được dịch cúm gia cầm.
+ Đổi mới phương thức và tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi gà cụ thể như sau: Chăn nuôi nhỏ lẻ: giảm từ 72% (năm 2005) xuống 65% (năm 2007) với số lượng gà là 122 triệu con, sản lượng thịt 256 ngàn tấn, sản lượng trứng 1, 1 tỷ quả; Chăn nuôi bán công nghiệp: tăng từ 20% (năm 2005) lên 25% (năm 2007) với số lượng gà là 46 triệu con, sản lượng thịt 235 ngàn tấn, sản lượng trứng 1,1 tỷ quả; Chăn nuôi công nghiệp: tăng từ 8% (năm 2005) lên 10% (năm 2007) với số lượng gà là 19 triệu con, sản lượng thịt 200 ngàn tấn , sản lượng trứng 684 triệu quả.
+ Đổi mới phương thức và tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi thuỷ cầm tính toán ban đầu như sau: Chăn nuôi nhỏ lẻ và thả đồng: giảm từ 93% (năm 2005) xuống còn 63% (năm 2007) với số lượng. thuỷ cầm 22 triệu con, sản lượng thịt 80 ngàn tấn, sản lượng trứng 435 triệu quả; Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp: tăng từ 7% (năm 2005) lên 37% (năm 2007) với số lượng thuỷ cầm 13 triệu con, sản lượng thịt 137 ngàn tấn, sản lượng trứng 488 triệu quả.
+ Giảm từ 8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm xuống còn khoảng 7 triệu hộ.
+ Xây dựng được các cơ sở chế biển, giết mổ tại tất cả các tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Dự kiến cuối năm 2ọ07, toàn quốc có 105 cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm với tổng công suất đạt 135 triệu con.
b. Giai đoạn phục hồi (năm 2008-2010)
+ Khống chế được dịch cúm gia cầm.
+ Đổi mới phương thức và tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi gà cụ thể như sau: Chăn nuôi nhỏ lẻ: giảm từ 65% (năm 2007) xuống 56% (năm 2010) với số lượng gà là 130 triệu con, sản lượng thịt 273 ngàn tấn, sản lượng trứng 1,2 tỷ quả; Chăn nuôi bán công nghiệp: tăng từ 25% (năm 2007) lên 29% (năm 20 10) với số lượng gà là 56 triệu con, sản lượng thịt 342 ngàn tẩn. sản lượng trứng 1,6 tỷ quả; Chăn nuôi công nghiệp: tăng từ 10% (năm 2007) lên 15% (năm 2010) với số lượng gà là 36 triệu con, sản lượng thịt 378 ngàn tấn, sản lượng trứng 1,3 tỷ quả;
+ Đổi mới phương thức và tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi thuỷ cầm cụ thể như sau: Chăn nuôi nhỏ lẻ và thả đồng: giảm từ 63% năm 2007 xuống còn 52% năm 2010 với số lượng thuỷ cầm 21 triệu con, sản lượng thịt 76 ngàn tấn, sản lượng trứng 413 triệu quả; Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp: tăng từ 37% (năm 2007) lên 48% (năm 20 10) với số lượng thuỷ cẩm 19 triệu con, sản lượng thịt 200 ngàn tấn, sản lượng trứng 7 13 triệu quả;
+ Giảm từ 7 triệu hộ chăn nuôi gia cầm xuống còn khoảng 6 triệu hộ;
+ Toàn quốc có 121 cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm với tổng công suất 210 triệu con vào cuối năm 2010.
c. Giai đoạn phát triển (năm 2011-2015)
+ Đổi mới phương thức và tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi gà cụ thể như sau: Chăn nuôi nhỏ lẻ: giảm từ 56% (năm 2010) xuống 43% (năm 2015) với số lượng gà là 152 triệu con, sản lượng thịt 3 19 ngàn tấn, sản lượng trứng 1,37 tỷ quả: Chăn nuôi bán công nghiệp: tỷ lệ ổn định ở mức 29% với số lượng gà là 100 triệu con, sản lượng thịt 510 ngàn tấn, sản lượng trứng 2,4 nơi quả; Chăn nuôi công nghiệp: tăng từ 15% (năm 2010) lên 28% (năm 2015) với số lượng gà là 98 triệu con, sản lượng thịt 1.0 19 ngàn tấn , sản lượng trứng 3,5 tỷ quả;
+ Đổi mới phương thức và tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi thuỷ cầm cụ thể như sau: Chăn nuôi nhỏ lẻ và thả đồng: giảm từ 52% (năm 2010) xuống còn 48% (năm 2015) với số lượng thuỷ cầm 24 triệu con, sản lượng thịt 88 ngàn tấn, sản lượng trứng 480 triệu quả; Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp: tăng từ 48% (năm 2010) lên 52% (năm 2015) với số lượng thuỷ cầm 26 triệu con, sản lượng thịt 273 ngàn tấn, sản lượng trứng 975 tỷ quả;
+ Giảm từ 6 triệu hộ chăn nuôi gia cầm xuống còn khoảng 5 triệu hộ;
+ Toàn quốc có 170 cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm với tổng công suất 600 triệu con vào cuối năm 2015.
4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm ở Công ty cổ phẩn giống gia cầm Lương Mỹ trong bối cảnh dịch cúm
4.4.2.1. Giải pháp chung
(1). Nhóm giải pháp về chính sách của Nhà nước
- Xây dựng quy trình vệ sinh thú y cho các hộ chăn nuôi, xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, xử lý tốt chất thải chăn nuôi.
- Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc và công tác thú y cho các đại lý, các hộ chăn nuôi để họ có thể tự chữa trị được các bệnh thông thường. Quán triệt pháp lệnh thú y và nâng cao ý thức phòng bệnh cho đàn gia cầm.
- Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở cấp xã có đại lý tiêu thụ và hộ chăn nuôi về kỹ thuật phòng dịch..
- Mặt khác cần tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát việc buôn bán, vận chuyển thuốc thú y ở các cơ sở, dịch vụ thú y, giúp cho các hộ chăn nuôi có lượng thuốc bảo đảm chống được các mầm bệnh.
- Ban hành chính sách xã hội hoá công tác thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Cải thiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ thú y
+ Tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ của lực lượng cán bộ thú y từ cấp huyện đến cấp cơ sở.
+ Hỗ trợ 100% chi phí bảo hộ lao động, tăng mức phụ cấp lao động ngoài giờ
+ Có biện pháp chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ thú y tham gia các hoạt động phòng nhũng dịch bệnh có tính chất nguy hiểm.
- Trong bối cảnh cúm tạm ngừng nhập giống từ nước ngoài vào thị trường trong nước. Nếu cho nhập, chỉ nhập con giống ở những nước không có dịch.
(2). Giải pháp về thức ăn
Trên thị trường hiện nay thức ăn cho chăn nuôi là rất phong phú và đa dạng. Rất nhiều công ty, trung tâm, cơ sở cung cấp các loại thức ăn sẵn cho cho mỗi loại gia súc, từng giai đoạn sinh trưởng như cám của công ty CP, Cargill, Con cò, Con heo vàng,... nhưng không hoàn toàn phù hợp với sinh trưởng của đàn gia súc của Công ty. Trong những năm qua, nguồn thức ăn của đàn gia súc Công ty tự thu gom và tự chế biến của các hộ nông dân nhỏ lẻ và các chợ đầu mối. Vì vậy chưa thực sự chủ động về về số lượng và kiểm soát chất lượng nguồn thức ăn.
Chúng tôi đề xuất công ty nên xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn bằng cách ký hợp đồng thu mua các sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngô, sắn,... với các hộ, các xã xung quanh trong địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội và huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Vì ở đây có điều kiện rất thuận lợi để trồng các loại cây nông nghiệp phục vụ cho chăn nuôi. Như vậy sẽ góp phần giúp công ty chủ động hơn về số lượng, chất lượng nguyên liệu và giảm được các khoản chi phí trung gian trong việc thu gom nguyên liệu.
(3) Giải pháp thú y phòng trừ dịch bệnh
Hiện nay vấn đề dịch bệnh là thách thức lớn cho ngành chăn nuôi nói chung, kinh doanh giống gia cầm của Công ty nói riêng. Việc phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia cầm tốt sẽ tạo điều kiện để chăn nuôi gia cầm theo hướng hàng hoá phát huy hiệu quả hơn. Nhu cầu về sản phẩm của chăn nuôi là rất lớn, nhưng trước thực tế người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm sạch nên Công ty cần có biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc của mình đặc biệt trong quá trình vận chuyển, dịch bệnh tại các đại lý và hỗ trợ ở các hộ chăn nuôi. Vừa để đảm bảo đồng vốn của mình bỏ ra cho kinh doanh được thu về vừa đảm bảo chất lượng đàn gia súc giống đáp ứng nhu cầu thị trường.
(4) Giải pháp hợp tác trong chăn nuôi
Giải pháp này được dựa trên cơ sở có sự kết hợp 4 nhà đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bất kỳ ngành sản xuất nào thì vai trò của bốn nhà là vô cùng quan trọng, có thể kết hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, liên kết với nhau. Có Nhà nước tạo hành lanh pháp lý thì các tổ chức đoàn thhể, các cá nhân mới có thể quy hoạch và xác định được mục tiêu, phương án kinh doanh của mình. Còn lại ba nhà tích cực hỗ trợ cho nhau, có nhà nông không có nhà khoa học và nhà kinh doanh thì sản phẩm đó sẽ không thể phát triển lên được.
Bên cạnh việc kết hợp thì việc hợp tác giữa các hộ chăn nuôi, giữa đại lý với các hộ với nhau và giữa đại lý, các hộ chăn nuôi với Công ty là rất cần thiết và cần được tăng cường. Sự hợp tác này sẽ góp phần hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm trong chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh.
Nhà nước
Nhà khoa học
Nhà chăn nuôi
Nhà kinh doanh
Ký kết hợp đồng số lượng, thời gian, giá
Tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ khó khăn
Cung cấp giống, kỹ thuật, quy trình sản xuất, bảo quản, chê biến
Hình. 4.6. Liên kết bốn nhà trong chăn nuôi
(5). Giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm
Để góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của Công ty, các đại lý và hộ chăn nuôi trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên. Việc phát triển dịch vụ bảo hiểm dịch bệnh nguy hiểm ở đàn gia cầm là giải pháp cho sự phát triển lâu dài và bền vững cho ngành chăn nuôi nói chung. Nhìn chung, thực tế hiện nay dịch vụ này chưa phát triển do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh nên có tính rủi ro lớn. Để dịch vụ này có thể thực hiện được, chúng tôi đề nghị:
- Nhà nước cần ban hành khung pháp lý cho sự hình thành và phát triển dịch vụ này.
- Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình thí điểm bảo hiểm dịch bệnh cho đàn gia cầm. Mô hình này có thể giao cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức cá nhân co nguyện vọng tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Người chăn nuôi tham gia mua bảo hiểm sẽ được bồi thường khi có dịch bệnh xảy ra.
- Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia phát triển dịch vụ này trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ khi các tổ chức, cá nhân xảy ra rủi ro bất khả kháng đứng trước nguy cơ tan vỡ hoặc phá sản.
4.4.1.2. Giải pháp cụ thể
4.4.1.2.1. Nhóm giải pháp về sản xuất
(1) Công ty cổ phẩn giống gia cầm Lương Mỹ
- Chiến lược sản xuất
+ Mở rộng quy mô chăn nuôi đà gà bố mẹ đặc biệt tại Chi nhánh miền Trung để đảm bảo cung cấp đủ lượng giống cung cấp và mở rộng thị trường ở khu vực miền Trung và miền Nam.
+ Tiến hành nghiên cứu và sản xuất thức ăn chăn nuôi cung cấp cho thị trường phù hợp với chủng loại gà giống cung cấp. Tiến tới xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, tổ chức kinh doanh và mở rộng kinh doanh sản phẩm này.
+ Kết hợp với các xã huyện Chương Mỹ, huyện Lương Sơn quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty trong những năm tới.
- Đàn bố mẹ
+ Cần giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ.
+ Nghiên cứu các giống gia cầm vừa cho năng suất cao và có khả năng chống chịu lại dịch bệnh.
+ Nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm gia cầm phù hợp với từng vùng miền khác nhau đảm bảo về chất lượng và an toàn dich bệnh.
+ Nghiên cứu các công thức về thức ăn, các quy trình chăn nuôi mới, các quy trình thú y mới để giảm được nguy cơ dịch bệnh xảy ra.
+ Cần chuyển giao các đàn giống có năng suất và chất lượng cao đảm bảo an toàn dịch bệnh để cung cấp cho người chăn nuôi.
+ Tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu rõ hơn về công tác giống để giảm thiểu việc tự nhân giống của các hộ gây ra chất lượng không đảm bảo.
- Phân xưởng ấp trứng
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật và các quy trình ấp nở.
+ Cải tiến trang thiết bị cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam để nâng cao tỷ lệ nở và chất lượng con giống, giảm tỷ lệ thối, tỷ lệ tắc trong quá trình ấp nở.
(2) Đại lý và các hộ chăn nuôi
- Nên áp dụng các phương thức chăn nuôi mới đảm bảo an toàn dịch bệnh: nuôi nhốt trong vườn; nuôi nhốt hoàn toàn chuồng; nuôi thả đồi,... Yêu cầu đảm bảo về việc giám sát và kiểm soát được dịch bệnh nếu có dịch và vừa cho năng suất và chất lượng.
- Áp dụng các quy trình chăn nuôi gia cầm mới đảm bảo an toàn dịch bệnh, các quy trình tiêm phòng cúm gia cầm H5N1, H5N9 đúng theo tiến trình và thời gian tiêm.
- Tăng nguồn ăn thô cho đàn gia súc như: thóc, ngô, sắn, rau, bèo... ở những thời điểm sinh trưởng, phát triển quan trọng như trước thời gian xuất bán, thời kỳ đẻ trứng,...
- Lập sổ ghi chép, theo dõi đàn gia cầm, khi giao nhận sản phẩm gia cầm phải được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận về nguồn gốc và đảm bảo an toàn dịch bệnh.
- Khi có dịch xảy ra phải báo với các cơ quan thú y biết để khoanh vùng xử lý và không được bán chạy các đàn gia cầm bị bệnh.
- Tăng cường công tác tiêu độc, khử trùng trong chuồng trại chăn nuôi, chất thải phải được xử lý để giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường vì đây là nơi dễ phát tán dịch bệnh.
- Công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về dịch bệnh phải thường xuyên để người chăn nuôi hiểu về tác hại của dịch cúm gia cầm cũng như cách phòng chống dịch cúm gia cầm khi có dịch xảy ra.
- Cải thiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ thú y như:
+ Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ của lực lượng thú y từ cấp huyện đến cấp cơ sở..
+ Hỗ trợ 100% chi phí bảo hộ lao động, tăng mức phụ cấp lao động ngoài giờ.
+ Có biện pháp chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ thú y tham gia các hoạt động phòng những dịch bệnh có tính chất nguy hiểm.
4.4.1.2.2. Nhóm giải pháp về tiêu thụ
(1) Công ty cổ phẩn giống gia cầm Lương Mỹ
Tự thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty nên xây dựng giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm được thể hiện qua bảng 4.21.
- Đẩy mạnh mở rộng thị trường các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.
- Xây dựng và phát triển hệ thống cán bộ kỹ thuật quản lý thị trường. Đây là một trong những hoạt động mà một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Tập đoàn CP group đã thực hiện khi gia nhập vào thị trường Việt Nam. Xây dựng được đội ngũ này sẽ giúp công ty thực hiện được các nhiệm vụ sau:
+ Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm giống.
Bảng 4.21. Giải pháp thị trường tiêu thụ
Chỉ tiêu
Nội dung cụ thể
- Phát triển thị trường
- Sản xuất gắn với nhu cầu thị trường
- Đa dạng hoá các kênh tiêu thụ
- Bảo vệ môi trường
- Hạn chế phát triển sản xuất theo hướng tự phát chạy theo giá thị trường
- Chọn lựa sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường
- Xây dựng quy trình sản xuất gia cầm giống đảm bảo sạch bệnh, an toàn cho người và con giống.
- Tăng cường sự hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp, với Chính phủ, với thị trường.
- Phát triển mạnh mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm
- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ qua các các trung tâm khuyến nông, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp,...
- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm ra vào.
- Tiêu huỷ các đàn gia cầm mắc bệnh,...
+ Hỗ trợ các đại lý và hộ chăn nuôi về kỹ thuật nuôi, chăm sóc và cách phòng, điều trị các bệnh gia cầm, dịch cúm gia cầm.
+ Hỗ trợ, giám sát các đại lý tiêu thụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và tiêu thụ gia cầm giống.
+ Thay mặt cho công ty giải quyết các vấn đề có liên quan đến các địa phương trong những vụ việc có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm giống và quá trình sản xuất của các hộ chăn nuôi.
+ Cùng với các địa phương, các đại lý và các hộ chăn nuôi trong công tác khoanh vùng, quản lý và dập dịch khi có dịch xảy ra.
+ Tìm hiểu tình hình thực tế, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền, từng địa phương để đề xuất với Công ty nghiên cứu và kinh doanh loại gia cầm phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
- Quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền thanh, truyền hình và các biện pháp bảo vệ thương hiệu.
(2). Đại lý tiêu thụ và hộ chăn nuôi
- Hoàn thiện hệ thống trạm kiểm soát tại các khu vực có đường giao thông chưa thuận lợi và kiểm soát nghiêm ngặt 24/24 giờ. Những người vận chuyển không có giấy phép kiểm dịch, tem kiểm dịch thường tìm những đường khó đi, ít kiểm soát để tránh bị bắt và tiêu huỷ.
- Các địa phương cần sớm quy hoạch các khu chăn nuôi riêng biệt, cách xa khu dân cư và hỗ trợ các hộ chăn nuôi trong việc di chuyển, xây dựng chuồng trại ở nơi quy hoạch đảm bảo đủ các điều kiện cho sản xuất và môi trường sinh thái.
- Cần xây dựng một chế tài xử phạt nghiêm, nặng đối với các hộ sản xuất không tuân thủ quy định của Nhà nước.
- Tạo một thị trường tiêu thụ mạnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho người sản xuất và người chăn nuôi. Môi trường có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống. Vì vậy cần phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển bền vững theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái.
PHẦN V. KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ đã có nhiều cố gắng để xây dựng, khẳng định uy tín trên thị trường giống gia cầm và đang trở thành một địa điểm cung cấp gia cầm giống đáng kể ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Với chủ trương phát triển mạnh về chăn nuôi và sản xuất gia cầm giống và lợi thế về điều kiện đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật và thị trường ổn định trong nhiều năm qua, Công ty đã tiến hành quy hoạch lại sản xuất, đầu tư xây dựng chuồng trại, máy móc thiết bị nhằm mục tiêu sản xuất ra con giống có chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện của người chăn nuôi. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ gia cầm giống của Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ trong bốn cảnh dịch cúm gia cầm, chúng tôi thu được kết quả như sau:
1. Trong bối cảnh chiến lược sản xuất, kinh doanh của công ty đã có sự điều chỉnh theo hướng phát triển, cải tiến công nghệ; Áp dụng chính sách giá linh hoạt từng thời kỳ, theo vùng miền; Phát triển các kênh tiêu thụ trực tiếp và tăng cường các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi.
2. Các nguồn lực đầu vào có sự thay đổi đáng kể trong thời kỳ dịch cúm gia cầm như thiết bị, vật tư bị tăng từ 2 đến 3 lần; Số lượng và chất lượng lao động công ty đều có sự điều chỉnh tăng về số lượng và nâng cao chất lượng lao động nhằm đối phó hiệu quả với dịch cúm gia cầm.
3. Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm, hầu hết các sản phẩm giống của Công ty đều phải giảm giá bán từ 30% đến trên 40% tuỳ từng loại sản phẩm. Cụ thể như giống RossoB 308 hướng thịt giảm 10.000 đồng/con với tỷ lệ giảm 25% với với thời kỳ không có dịch; Giống Babcock MB siêu trứng giảm xuống còn 8.000 đồng/con với tỷ lệ giảm cao nhất đạt 46,67%.
4. Tiêu thụ gia cầm giống của Công ty chủ yếu là giống gà RossBN 308 hướng thịt với tỷ lệ 58,9% Babcock MB siêu trứng 19,3%; RossoB 308 hướng thịt 15,2% và ISA color Bố mẹ hướng thịt 6,6%. Các kênh tiêu thụ gia cầm giống chiếm tỷ lệ cao nhất là kênh tiêu thụ qua hệ thống đại lý tiêu thụ.
5. Ảnh hưởng của quy trình công nghệ, ảnh hưởng của nguồn gốc trứng, ảnh hưởng của giá bán, các yếu tố thời vụ, thông tin tuyên truyền là những nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ gia cầm giống trong bối cảnh dịch cúm gia cầm.
6. Trên cơ sở phân tích thực trạng, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trong bối cảnh dịch cúm gia cầm.
- Nhóm giải pháp về sản xuất: Mở rộng quy mô chăn nuôi đà gà bố mẹ; Tiến hành nghiên cứu và sản xuất thức ăn chăn nuôi cung cấp cho thị trường phù hợp với chủng loại gà giống cung cấp; Kết hợp với các xã huyện Chương Mỹ, huyện Lương Sơn quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty trong những năm tới.
+ Kiểm soát hiệu quả đàn bố mẹ như tiêm phòng dịch bệnh; Nghiên cứu giống mới; Cải tiến quy trình chăn nuôi, chế biến thức ăn; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật và quy trình ấp nở; Cải tiến trang thiết bị cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam để nâng cao tỷ lệ nở và chất lượng con giống, giảm tỷ lệ thối, tỷ lệ tắc trong quá trình ấp nở.
- Nhóm giải pháp về tiêu thụ: Cần đẩy mạnh mở rộng thị trường các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam; Xây dựng và phát triển hệ thống cán bộ kỹ thuật quản lý thị trường; Quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền thanh, truyền hình và các biện pháp bảo vệ thương hiệu.
2. ĐỀ NGHỊ
2.1. Đối với Nhà nước
- Cần có những chính sách riêng cho phát triển sản xuất gia cầm giống như ưu đãi về đất đai, thuế, vốn sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn dịch bệnh.
- Quản lý và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển và tiêu dùng các sản phẩm gia cầm.
- Căn cứ điều kiện và diễn biến của dịch cúm gia cầm mà có những chính sách phù hợp, kịp thời để bảo vệ ngành chăn nuôi, bảo vệ sản xuất trong nước và khống chế dịch bệnh.
- Cần có chính sách cụ thể đối với công tác nhân giống gia cầm trong bối cảnh dịch cúm. Yêu cầu cụ thể hoá nhiệm vụ của các cơ quan chức năng như Cục, chi cục thú y; Trung tâm khuyến nông; các tác nhân tham gia kinh doanh và sự hỗ trợ của Nhà nước trong công tác này.
+ Thống kê nhanh tổng đầu con và số đàn gia cầm giống cả gà công nghiệp và gà thả vườn hiện còn lưu giữ ở các cơ sở giống cấp ông bà, bố mẹ, kể cả các cơ sở chăn nuôi gia đình có nuôi giống cấp bố mẹ để có địa chỉ cụ thể.
+ Cục và Chi cục Thú y; Trung tâm Khuyến nông xác nhận chất lượng đàn giống có thể nhân giống đưa ra sản xuất; cấp thuốc cần thiết theo quy trình phòng dịch bệnh và bắt buộc cơ sở nuôi giống phải áp dụng đúng quy trình phòng dịch. Tiến hành cấp giấy phép cho phép sản xuất và lưu thông con giống.
+ Trung tâm Khuyến nông Trung ương: xây dựng chính sách hỗ trợ tức thì một phần thức ăn cho những đàn giống được xác nhân cho phép nhân giống sản xuất của các cơ sở chăn nuôi giống trong nước, kể cả tư nhân, trong vòng sáu tháng nhằm hỗ trợ họ nhân nhanh đàn giống đúng chất lượng.
+ Với các giống gà thả vườn được nuôi ở các hộ: Nếu đảm bảo an toàn dịch bệnh thì khuyến khích họ giữ đàn mái và cấp con trống nhằm thay đàn trống cho họ để sản xuất giống trên cơ sở thực hiện đúng các quy trình phòng dịch và vệ sinh môi trường. Chi cục Thú y ở địa phương phải quản lý và cho phép họ sản xuất giống để lưu thông trong địa bàn giới hạn.
+ Với các công ty nước ngoài: Cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn dịch bệnh như các cơ sở sản xuất giống trong nước; đồng thời tạm cấm nhập giống từ ngoài vào Việt Nam. Nếu cho nhập, chỉ nhập con giống ở những nước không có dịch bệnh.
2.2. Đối với chính quyền địa phương
- Cần xây dựng quy hoạch chi tiết cho các vùng phát triển sản xuất chăn nuôi phù hợp với quy hoạch của địa phương và đảm bảo theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị chức năng trong việc quản lý, giám sát việc thực hiện sản xuất gia cầm giống đảm bảo an toàn dịch bệnh theo đúng quy định của Nhà nước.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi.
- Có các chế tài xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Anh (2005), Báo cáo về dịch cúm gia cầm tại Hội nghị kiểm soát dịch cúm gia cầm khu vực Châu Á do FAO, OIE tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ 23 - 24 tháng 2 năm 2005.
2. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2005), Báo cáo tổng kết công tác 2 năm (2004, 2005) phòng chống dịch cúm gia cầm, Hội nghị tổng kết 2 năm phòng chống dịch cúm gia cầm ngày 18 tháng 4 năm 2005, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005), Dự án sử dụng vacxin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao H5N1, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Hướng dẫn biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm trên đàn vịt và có phản ứng huyết thanh dương tính, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005), Dự án sử dụng vacxin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực H5N1, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2007), Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Hà Nội.
7. Breytenbach J.H (2003), Tiêm chủng, một phần của chiến lược khống chế bệnh cúm gà, (Nguyễn Thị Mến, Bùi Văn Đông dịch), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y.
8. Đặng Vũ Bình (1999), Di truyền và chọn lọc giống vật nuôi, Giáo trình cao học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh (2004), Bệnh cúm ở gia cầm và biện pháp phòng chống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Caroline Yuen (2004), Đánh giá tiêm chủng vacxin cúm gà H5 năm 2003 tại Hồng Công, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y.
11. Mai Ngọc Cường (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội
12. Trần Văn Chử (2000), Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đỗ Kim Chung, Phạm Văn Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Kim Chung (2006), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các hoạt động của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương trong điều kiện có sự tác động của dịch cúm gia cầm, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
15. Cục chăn nuôi - Tóm tắt chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 - Tại Hội thảo “Định hướng và chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020”.
16. Cục thú y (2004), Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Cục thú y (2005), Sổ tay hướng dẫn phòng chống bệnh cúm gia cầm và bệnh cúm trên người, Hà Nội.
18. Phạm Thị Mỹ Dung (2004), Phân tích hoạt động kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Phạm Văn Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Trần Văn Đức (1993), Những biện pháp kinh tế tổ chức chủ yếu trong sản xuất của hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Phó tiến sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
21. Nguyễn Mạnh Hùng, Hồng Thanh (1994), Chăn nuôi gia cầm, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
22. Nguyễn Quý Khiêm (1960), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ấp nở trứng gà tam hoàng và Goldline tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Hương, Luận văn thạc sỹ KHNN, Hà Nội.
23. Phạm Sỹ Lăng (2004), Hội thảo một số biện pháp khôi phục đàn gia cầm sau dập dịch, Hà Nội.
24. Lý thuyết quản lý kinh tế theo lý thuyết hệ thống (1994), NXB Thống kê, Hà Nội.
25. Lê Văn Năm (2004), Bệnh cúm gà, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y.
26. Tô Thị Phượng (1996), Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Vũ Thị Ngọc Phùng và cộng sự (1997), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê Hà Nội, tr 15.
28. Quyết định số 17 ngày 27 tháng 2 năm 2007 về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm và Quyết định số 1405 TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 92 ngày 19/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm, Tạp chí Hiệp hội chăn nuôi gia cầm, số 2 (18) (2007).
29. Nguyễn Hoài Tao, Nguyễn Tuấn Anh, Một số thông tin về dịch cúm gia cầm, Tạp chí chăn nuôi, số 3 - 2004.
30. Tô Long Thành (2004), Thông tin cập nhật về tái xuất hiện cúm gia cầm tại các nước châu Á, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y.
31. Tô Long Thành (2006), Kinh nghiệm phòng chống dịch cúm gia cầm và sử dụng vacxin cúm gia cầm tại Trung Quốc, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y.
32. Nguyễn Hải Thanh (1997), Một số mô hình tối ưu áp dụng trong nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
33. Nguyễn Văn Thiên (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Thu (1982), Những vấn đề cơ bản về nâng cao HQKT của nền sản xuất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
35. Vũ Thị Phương Thuỵ (1999), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
36. Nguyễn Đức Trọng (1998), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở của trứng vịt CV Super M dòng ông và dòng bà ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ KHNN, Viện KHKTNN Việt Nam.
37. Cục chăn nuôi (2007), Chiến lược chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
38. Lê Thụ (1993), Định giá và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, NXB thống kê, Hà Nội.
39. Đặng Văn Tiến (1996), Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau sạch ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
40. Nguyễn Hoài Tao, Nguyễn Tuấn Anh: “Một số thông tin về dịch cúm gia cầm”, Chăn nuôi số 3 - 2004, tr27.
41. index.aspx? in dex=detailNews&num=21&TabID=4&NewsID=148
42. Chuyende channuoi/2008/10/15265.html
43. tro_lai -1-21251439.html
44.
45.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHKT09018.doc