Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội

Đặt vấn đề Theo quan điểm hiện đại, mỗi doanh nghiệp được xem như một tế bào sống cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế. Tế bào đó cần có quá trình trao đổi chất với môi trường bên ngoài thì mới tồn tại và phát triển được. Vốn chính là đối tượng của quá trình trao đổi đó, nếu thiếu hụt doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán không đảm bảo sự sống cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác vốn là điều kiện tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.Trong cơ chế cũ các doanh nghiệp nhà nước được bao

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp hoàn toàn về vốn nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp hoàn toàn phải tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy vấn đề quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp trở nên vô cùng quan trọng. Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, nó tham gia vào hầu hết các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tác động mạnh mẽ tới khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một Công ty cổ phần hạch toán kinh doanh độc lập, trong những năm gần đây Công ty cổ phần Chương Dương gặp khó khăn về nhiều mặt nhất là về tình hình sử dụng vốn lưu động. Vấn đề cấp bách của Công ty là tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Xuất phát từ nhận thức trên, sau khi học xong trương trình khoá học, được sự nhất trí của khoa Quản Trị Kinh Doanh và thầy giáo hướng dẫn, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: " Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội". * Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty. Nghiên cứu trong phạm vi toàn doanh nghiệp từ năm 2001 đến năm 2003. * Nội dung nghiên cứu: + Đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. + Đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động. Phân tích kết cấu vốn lưu động trong các khâu: . Vốn lưu động trong khâu dự trữ. . Vốn lưu động trong khâu sản xuất. . Vốn lưu động trong khâu lưu thông. + Phân tích tình hình chu chuyển vốn lưu động. . Vòng quay vốn lưu động. . Kỳ luân chuyển vốn lưu động. . Hệ số đảm nhận vốn lưu động. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu và thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Kế thừa các tài liệu, báo cáo, phỏng vấn trực tiếp cán bộ công nhân viên Công ty. - Phương pháp xử lý phân tích. + Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế. + Sử dụng phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. + Sử dụng máy vi tính để tính toán và chế bản. Phần I Cơ sở lý luận về vốn lưu động I. Vốn lưu động, đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp. 1.Vốn sản xuất. Vốn là yếu tố tiền đề của mọi quá trình đầu tư do vậy quản lý và sử dụng vốn hay tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản lý tài chính. Mục đích quan trọng nhất của quản lý và sử dụng vốn là đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất. Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn là vốn. Tiền trở thành vốn khi nó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lưu thông. Khái niệm vốn sản xuất trong doanh nghiệp được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn sản xuất được chia thành hai bộ phận đó là vốn cố định và vốn lưu động. Tỷ trọng của hai loại vốn này tùy thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ quản lý và quan hệ cung cầu hàng hóa. 2.Vốn lưu động. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài vốn cố định các doanh nghiệp còn phải sử dụng vốn tiền tệ để mua sắm các đối tượng dùng vào sản xuất. Ngoài số vốn dùng trong phạm vi sản xuất doanh nghiệp còn cần một số vốn trong phạm vi lưu thông. Đó là vốn nằm ở khâu sản phẩm chưa tiêu thụ, tiền để chuẩn bị mua sắm thiết bị lao động mới và trả lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp.... Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản lưu động và vốn trong lưu thông. Vốn lưu động thể hiện dưới hai hình thức: + Hiện vật gồm: nguyên vật liệu,bán thành phẩm và thành phẩm. + Gía trị: là biểu hiện bằng tiền, giá trị của nguyên vật liệu bán thành phẩm, thành phẩm và giá trị tăng thêm của việc sử dụng lao động trong quá trình sản xuất, những chi phí bằng tiền trong quá trình lưu thông. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên thay đổi từ hình thái vật chất này sang hình thái vật chất khác: Tiền - dự trữ sản xuất - vốn trong sản xuất - thành phẩm - tiền. Do hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, xen kẽ nhau, chu kỳ này chưa kết thúc đã bắt đầu chu kỳ sau, nên vốn lưu động của doanh nghiệp luôn luôn tồn tại trong tất cả các hình thái vật chất để thực hiện mục đích cuối cùng của sản xuất là tiêu thụ sản phẩm. Quá trình tiêu thụ bao gồm quá trình xuất hành và thu tiền. Hai quá trình này không phải lúc nào cũng tiến hành cùng một lúc. Bên cạnh đó các chứng từ thanh toán giữa hai bên còn phải thông qua ngân hàng, bưu điện.... Chỉ khi nào bên bán thu được tiền hay có giấy báo đã thu được tiền của ngân hàng thì quá trình sản xuất và tiêu thụ đó mới được hoàn thành. Đến đây vốn lưu động mới thực hiện được một vòng chu chuyển của mình. 3. Đặc điểm của vốn lưu động. Ngoài những đặc điểm chung của vốn sản xuất, vốn lưu động có những đặc điểm nổi bật sau đây: - Khi vốn lưu động tham gia vào sản xuất thì bị biến dạng, chuyển hóa từ hình thái này sang hình thái khác. - Vốn lưu động tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất. II. Phân loại vốn lưu động. Như khái niệm đã nêu, vốn lưu động là hình thái giá trị của nhiều yếu tố tạo thành, mỗi yếu tố có tính năng tác dụng riêng. Để lập kế hoạch quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta tiến hành phân loại vốn lưu động. Có nhiều cách phân loại vốn lưu động. 1. Phân loại vốn lưu động theo nội dung: Theo cách phân loại này vốn lưu động được phân loại như sau: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm vốn nguyên liệu chính, phụ. Vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng sửa chữa thay thế, vốn vật tư bao bì đóng gói, vốn công cụ dụng cụ... - Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm: Vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, vốn chi phí chờ phân bổ. - Vốn lưu động: Trong khâu lưu thông gồm có vốn thành phẩm, các khoản phải thu, vốn bằng tiền mặt, hàng hóa mua ngoài để tiêu thụ. 2. Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành: Theo nguồn hình thành vốn lưu động được chia thành các loại sau: * Vốn lưu động tự có: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, vốn ngân sách của nhà nước cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn tự hình thành... * Vốn liên doanh liên kết: hình thành khi các doanh nghiệp cùng góp vốn với nhau để sản xuất kinh doanh có thể bằng tiền vật tư hay tài sản cố định. * Nợ tích lũy ngắn hạn ( vốn lưu động coi như tự có): là vốn mà tuy không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng do chế độ thanh toán, doanh nghiệp có thể và được phép sử dụng hợp pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ( tiền lương, BHXH chưa đến kỳ trả, nợ thuế, tiền điện, tiền nước chưa đến hạn thanh toán, các khoản phí tổn tính trước.... ) * Vốn lưu động đi vay: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác. * Vốn tự bổ sung: Được trích từ lợi nhuận hoặc các quỹ khác của doanh nghiệp. Như vậy việc phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính, mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó, doanh nghiệp cần xem xét nguồn tài trợ tối ưu để giảm chí phí sử dụng vốn của mình. 3. Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng, vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại: vốn thường xuyên và vốn tạm thời. - Vốn thường xuyên là loại vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng lâu dài và ổn định. Nó bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn do nhà nước cung cấp và vốn vay dài hạn của ngân hàng và cá nhân tổ chức kinh tế khác. Vốn này sử dụng để tạo ra nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh. -Vốn tạm thời là vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính tạm thời của doanh nghiệp. Việc phân loại này giúp người quản lý xem xét và quyết định việc huy động các nguồn vốn cho phù hợp với thời gian sử dụng của yếu tố sản xuất kinh doanh. * Phân loại theo các giai đoạn luân chuyển của vốn lưu động. Người ta chia vốn lưu động thành: - Vốn trong dự trữ sản xuất. - Vốn trong sản xuất. - Vốn trong lĩnh vực lưu thông: như vốn trong thành phẩm, vốn trong thanh toán, các vốn bằng tiền. Vốn lưu động Vốn lưu động trong sản xuất Vốn lưu động trong lưu thông Vốn trong dự trữ sản xuất Vốn trong sản xuất Vốn trong thành phẩm Vốn tiền tệ Vốn trong thanh toán Vốn lưu động định mức Vốn lưu động không định mức III. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố hợp thành: 1. Khái niệm kết cấu vốn lưu động: Kết cấu: là quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn lưu động cá biệt trong tổng số vốn lưu động, từ đó giúp ta phát hiện ra những sai sót, bất hợp lý trong cơ cấu mà điều chỉnh bổ sung kịp thời. Kết cấu vốn lưu động của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Vì vậy việc phân tích kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý có hiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác thông qua việc thay đổi kết cấu vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc những hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của từng doanh nghiệp. 2.Kết cấu của vốn lưu động có thể chia ra thành 4 loại chính : a) Vốn bằng tiền: gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển. ở các nước phát triển thị trường chứng khoán thì chứng khoán ngắn hạn cũng được xếp vào khoản mục này. Vốn bằng tiền được sử dụng để trả lương cho công nhân, mua sắm nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền thuế, trả nợ… Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không lãi. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việc giữ tiền mặt là cần thiết. Khi doanh nghiệp giữ đủ lượng tiền mặt cần thiết thì doanh nghiệp không bị lãng phí vốn tiền mặt,vừa có được lợi thế trong kinh doanh như: b) Đầu tư ngắn hạn: doanh nghiệp có thể sử dụng một phần vốn của mình để đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn như góp vốn liên doanh ngắn hạn… nhằm mục tiêu sinh lợi. Đặc biệt các khoản đầu ta chứng khoán ngắn hạn của doanh nghiệp còn có ý nghĩa là bước đệm quan trọng trong việc chuyển hóa giữa tiền mặt và các tài sản có tính lợi kém hơn. Điều này giúp doanh nghiệp sinh lợi tốt hơn và huy động được một lượng tiền đủ lớn đảm bảo nhu cầu thanh khoản. c) Các khoản phải thu: Cạnh tranh là cơ chế của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trong cơ chế cạnh tranh cần phải nỗ lực vận dụng các chiến lược cạnh tranh đa dạng, từ cạnh tranh giá đến cạnh tranh phi giá cả như hình thức quảng cáo, các dịch vụ trước, trong và sau khâu bán hàng. Mua bán chịu cũng là hình thức cạnh tranh khá phổ biến và có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp. d) Hàng tồn kho: Trong quá trình sản xuất, việc tiêu hao đối tượng lao động diễn ra thường xuyên liên tục, nhưng việc cung ứng nguyên vật liệu thì đòi hỏi phải cách quãng, mỗi lần chỉ mua vào một lượng nhất định. Do đó, doanh nghiệp phải thường xuyên có một lượng lớn nguyên vật liệu, nhiên liệu… nằm trong quá trình dự trữ, hình thành nên khoản mục vốn dự trữ. Vốn dự trữ là biểu hiện bằng tiền của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bán thành phẩm, bao bì, vật liệu bao bì… Loại vốn này thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối trong vốn lưu động. IV. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn lưu động chủ yếu ta đánh giá trên góc độ: hiệu suất sử dụng đồng vốn, nghĩa là trong kế hoạch một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng giá trị hàng hóa, bao nhiêu đồng lợi nhuận và hiệu suất sử dụng của nó. 1. Chỉ tiêu trực tiếp: Là những chỉ tiêu phản ánh khả năng sản xuất của vốn lưu động. Một đồng vốn có khả năng đem lại nhiều đồng lợi nhuận thì việc quản lý và sử dụng vốn đó được coi là có hiệu quả. a) Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được mấy đồng doanh thu thuần. b) Sức sinh lợi của vốn lưu động, cho một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hai chỉ tiêu này càng cao càng tốt chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. 2. Chỉ tiêu gián tiếp : Là những chỉ tiêu góp phần tăng khả năng sinh lợi của vốn lưu động một cách gián tiếp. a) Chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là số vòng quay vốn lưu động trong kỳ ( thường là 1 năm ) : VN Công thức được tính như sau: ( vòng/kỳ) Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng lớn, trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. b) Kỳ luân chuyển bình quân NV ( số ngày trung bình của một vòng luân chuyển ) (Ngày/vòng) Tổng mức luân chuyển của toàn bộ doanh nghiệp là tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ trong năm. Tổng mức luân chuyển của toàn Xí nghiệp cũng có thể chia thành ba bộ phận: - Mức luân chuyển riêng của giai đoạn cung cấp, là tổng lượng tiền đã bỏ vào sản xuất kinh doanh ( giá trị nguyên vật liệu … ) - Mức luân chuyển riêng của giai đoạn sản xuất. Đó là lượng giá trị thành phẩm ( cả nửa thành phẩm đã bán ra ) đã nhập kho tiêu thụ, tính theo giá thành sản phẩm. - Mức luân chuyển của giai đoạn tiêu thụ : đó là tổng giá trị sản phẩm đã tiêu thụ, giống như mức luân chuyển toàn doanh nghiệp. Hai chỉ tiêu VN và NV có thể tính chung cho toàn bộ Công ty hoặc có thể cho từng khâu cung cấp sản xuất và tiêu thụ, nhằm qui định nhiệm vụ và đánh giá kết quả sử dụng vốn riêng của từng khâu và toàn bộ Công ty. Điều đó cũng giúp cho việc hạch toán kinh tế nội bộ Công ty. c) Chỉ tiêu doanh lợi vốn lưu động DVLĐ Chỉ tiêu này thể hiện: cứ sử dụng 100đ vốn lưu động, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. d) Chỉ tiêu mức độ đảm nhận của vốn lưu động ( Mđ): Chỉ tiêu " mức đảm nhận của vốn lưu động" chỉ rõ để có 100đ doanh thu thuần phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn lưu động. Ngoài ra để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh không thể không nói đến hệ số khả năng thanh toán ( lần ) Hệ số này càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp và tài sản lưu động dư thừa không tạo nên doanh thu. Hệ số thanh toán ngắn hạn chấp nhận được với hệ số k = 2. Nhưng để đánh giá hệ số thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp tốt hay xấu thì ngoài việc đưa vào hệ số k còn phải xem xét 3 yếu tố sau: + Bản chất ngành kinh doanh + Cơ cấu tài sản lưu động + Hệ số quay vòng của một số loại tài sản lưu động như: hệ số quay vòng các khoản phải thu, hệ số quay vòng hàng tồn kho và hệ số quay vòng vốn lưu động. ( lần ) Hệ số thanh toán nhanh thể hiện giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Các loại tài sản được xếp vào loại chuyển nhanh thành tiền gồm: các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu của khách hàng. Còn hàng tồn kho và các khoản ứng trước không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng thành tiền. Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. 3. Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty. *Tỷ suất tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về tài chính của Công ty, nếu tỷ suất này càng cao thì mức độ độc lập tự chủ càng lớn. Nguồn vốn chủ sở Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn *Tỷ suất thanh toán hiện hành: đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Nếu tỷ suất này lớn hơn hoặc bằng 1 thì Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tổng TSLĐ Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng số nợ ngắn hạn *Tỷ suất thanh toán vốn lưu động: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 thì vốn bằng tiền quá lớn gây ứ đọng vốn, nếu nhỏ hơn 0,1 thì vốn bằng tiền không đủ trang trải cho hoạt động của Công ty. Vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán VLĐ = Tổng TSLĐ *Tỷ suất thanh toán tức thời: Tỷ suất này cho biết khả năng đáp ứng nhanh các khoản nợ ngắn hạn nếu lớn hơn 0,5 thì Công ty có đủ khả năng thanh toán. Tổng số vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng nợ ngắn hạn Phần II đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần chương dương. 1).Khái quát lịch sử phát triển của công ty. Công ty cổ phần Chương Dương được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trước đây có tên gọi là: Công ty Mộc và trang trí nội thất - trực thuộc Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, theo quyết định số 5620/QĐ/BNN-TCCB ngày 30 tháng 12 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, về việc chuyển Công ty Mộc và trang trí nội thất thành Công ty cổ phần Chương Dương, có trụ sở đóng tại số 10 Chương Dương, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000071 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 28 tháng 2 năm 2001. 2). Nhiệm vụ của công ty: Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất chế biến lâm sản, xuất nhập khẩu các loại gỗ, sản xuất ván sàn, trang trí nội thất và đồ mộc dân dụng khác. Sản phẩm chính của Công ty là ván sàn trang trí nội thất các loại đã được xuất khẩu sang trị trường Nhật Bản và Đài Loan. Ngoài những mặt hàng xuất khẩu ra, Công ty còn sản xuất đồ mộc và hàng trang trí nội thất phục vụ cho trị trường trong nước theo đơn đặt hàng của khách. 3- Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty: Mô hình tổ chức và hạch toán kinh doanh của Công ty: Gồm các phòng ban, phân xưởng như phân xưởng Mộc I, II,....Các phân xưởng này tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh nên hoạt động sản xuất các phân xưởng theo một quy trình sản xuất độc lập tương đối, mỗi phân xưởng sẽ chịu sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm theo đơn đặt hàng mà công ty đã ký. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng tổ chức kế toán Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tổ chức hành chính Phân xưởng mộc III Phân xưởng mộc II Phân xưởng mộc I Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 3.1.Về lao động. Công ty có đội ngũ lao động khá lớn, trong đó chủ yếu là lao động trực tiếp. Đây cũng là đặc thù của nghành chế biến, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, sản xuất dựa trên năng lực sản xuất của máy móc thiết bị kết hợp với sức lao động của con người. Biểu 01: Tình hình lao động của Công ty. Đơn vị tính: (người) số TT Loại lao động số lượng giới tính Trình độ Nam Nữ ĐH CĐ THCN LĐPT 1 Lao động trực tiếp 98 72 26 0 0 22 76 2 Lao động gián tiếp 24 15 9 17 7 0 0 3 Tổng số lao động 122 97 35 17 7 22 76 Qua số liệu trên ta thấy lao động gián tiếp chiếm 19,67% trong tổng số 122 lao động. Trình độ của lao động gián tiếp tương đối cao 70,83% là đại học. Những con số này khá hợp lý với quy mô của Công ty. 3.2- Cơ cấu tổ chức sản xuất ở công ty: Trong các đơn vị sản xuất, công nghệ sản xuất sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức quản lý nói chung và tổ chức công tác kế toán nói riêng. Việc nghiên cứu quy trình công nghệ sẽ giúp cho công ty thấy được khâu yếu, khâu mạnh trong dây chuền sản xuất. Từ đó có phương hướng đầu tư cho thích hợp, đồng thời giúp cho công ty thấy được cho phí sản xuất cho ra đã hợp lý chưa, nó có góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm hay không? Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí ở công ty Cổ Phần Bắc Chương Dương. Quy trình công nghệ của nghành gỗ nói chung bao gồm: - Chuẩn bị các dụng cụ làm ván sàn, làm hàng mộc các loại. - Các sản phẩm ván sàn, sản phẩm mộc và trang trí nội thất khác. Qúa trình sản xuất sản phẩm ván sàn, sản phẩm mộc phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm và đặc tính của sản phảm như kích cỡ, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc,... Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào trang thiết bị kỹ thuật, phương pháp gia công,... Do đó các sản phẩm khác nhau thì quá trình sản xuất sản phẩm cũng khác nhau. Sản phẩm chính của công ty là sản xuất ván sàn xuất khẩu, hàng mộc gia dụng khác... 4.Tình hình tổ chức kế toán của công ty: Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý và để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá của lao động kế toán. Bộ máy kế toán của công ty được tiến hành theo hình thức kế toán tập trung. Sơ đồ trình tự hệ thống hoá thông tin kế toán: Sổ cái Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng đối chiếu Số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Đối chiếu, kiểm tra Phòng kế toán của công ty gồm 5 người, mỗi người phụ trách một phần hành kế toán cụ thể: 01 kế toán trưởng, 01 kế toán thanh toán, 01 kế toán vật tư, 01 kế toán tổng hợp, 01 thủ quỹ. Nhìn chung công tác tổ chức lao động tại phòng kế toán của công ty là hợp lý. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty: Kế TOáN TRƯởNG Thủ quỹ Kế TOáN tổng hợp Kế TOáN vật tư, thành phẩm, hàng hoá, kế toán tiền lương, bhxh Kế TOáN THANH TOAN, Kế TOáN CÔNG Nợ, Kế TOáN tscđ 5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty Cổ phần Chương Dương. - Về vị trí điạ lý: công ty đóng ở trung tâm kinh tế của cả nước lại nằm trên đường vành đai của thành phố Hà Nội do đó thuận tiện về giao thông, vận chuyển hàng hoá, tiếp cận nhanh các thông tin khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới. -Về cơ sở vật chất: Công ty có phương tiện vận chuyển, đi lại thuận tiện, công trình nhà xưởng đảm bảo yêu cầu cho sản xuất và bảo quản sản phẩm. - Về dây chuyền sản xuất: dây chuyền được nhập từ Đài Loan năm 1992. Hiện nay một số đã lạc hậu khó đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty do vậy một số khâu công ty phải thuê ngoài hoặc làm thủ công khiến cho thời gian sản xuất bị kéo dài và giá thành tăng cao. - Về tài chính: Công ty chưa có nguồn vốn đủ mạnh để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến máy móc thiết bị. Công ty vẫn phải vay vốn của ngân hàng phải trả lãi hàng năm cho nên lợi nhuận của công ty giảm. - Về thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của công ty ngày càng bị cạnh tranh gay gắt, thị trường trong nước ngày càng bị thu hẹp do có nhiều công ty mới sản xuất cùng loại sản phẩm mở ra tại các tỉnh thành. Đây là khó khăn rất lớn của công ty. Phần III đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Chương Dương. 1. Phân tích khái quát về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty: Để hiểu khái quát tình hình nguồn vốn và cơ cấu tài sản của Công ty ta đi phân tích qua bảng tóm tắt của bảng cân đối kế toán trong 3 năm qua 2001, 2002, 2003, kết quả được tổng hợp trong biểu 02. Tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty đã giảm so với năm 2001. Phần tài sản của Công ty cho thấy trong năm 2001 có sự chênh lệch giữa tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản lưu động chiếm tới 57,7% trong tổng tài sản, trong khi đó tài sản cố định chiếm 42,3% trong tổng tài sản. Năm 2002 và 2003 Công ty đã có những biến chuyển trong cơ cấu tài sản, tỷ trọng giữa tài sản lưu động và tài sản cố định của Công ty dao động bình quân. Phần nguồn vốn, năm 2001 nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn 72,3% trên tổng nguồn vốn trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm có 27,7% cho thấy Công ty vay nợ rất nhiều và khả năng rủi ro là rất cao. Tuy nhiên đến năm 2002 thì nợ phải trả của Công ty giảm nhanh xuống chỉ còn 63,3% đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng từ năm 2001 là 1.929.539.353đ nhưng đến năm 2002 là 2.023.913.553đ (chiếm 36,7% trên tổng nguồn vốn). Năm 2003 nợ phải trả của Cônh ty giảm từ 3.485.116.907 năm 2002 xuống còn 3.187.426.299 (chiếm 57,3%) bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng tăng lên từ 2.023.913.553 năm 2002 đến 2003 là 2.376.027.114 (chiếm 42,7%). Công ty đang lỗ lực phấn đấu giảm số nợ phải trả và tăng nguồn vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này chứng tỏ quy mô vốn đã mở rộng, Công ty chú trọng đến việc đầu tư tài sản nói chung và máy móc thiết bị nói riêng, đồng thời khả năng huy động vốn trong kỳ của doanh nghiệp cũng tăng lên có nghĩa là hoạt động sản xuất Công ty có hướng đi lên. Như vậy, để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định thì Công ty cần phải thường xuyên huy động các nguồn lực từ bên ngoài. Điều này dẫn đến nợ vay quá lớn, đó sẽ là gánh nặng cho Công ty trong việc trả nợ vay và lãi vay. Trong những năm gần đây, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Công ty đang dần tăng đó là dấu hiệu rất tốt để cho Công ty tạo thế chủ động về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. BIểU 02: cơ cấu tàI sản và nguồn vốn của xí nghiệp trong 3 năm. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Chênh lệch 2001-2002 Chênh lệch 2002-2003 1000 đồng % 1000 đồng % 1000 đồng % ± % ± % I. Tài sản 6.968.482.319 100 5.509.080.460 100 5.563.453.414 100 -1.459.401.859 -20,9 54.372.954 1,0 1.Tài sản lu động 4.017.600.571 57,7 2.733.902.941 49,6 2.851.590.816 51,3 -1.283.697.630 -32,0 117.687.875 4,3 2.Tài sản cố định 2.950.881.748 42,3 2.775.177.519 50,4 2.711.862.598 48,7 -175.704.229 -6,0 -63.314.921 -2,3 II. Nguồn vốn 6.968.482.319 100 5.509.080.460 100 5.563.453.413 100 -1.459.401.859 -20,9 54.372.953 1,0 1. Nợ phải trả 5.038.942.966 72,3 3.485.166.907 63,3 3.187.426.299 57,3 -1.553.776.059 -30,8 -297.740.608 -8,5 2. Vốn CSH 1.929.539.353 27,7 2.023.913.553 36,7 2.376.027.114 42,7 94.374.200 4,9 352.113.561 17,4 2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và nguồn hình thành vốn của Công ty: Cơ cấu vốn có tác dụng rất lớn đến quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để xác định được cơ cấu nguồn vốn Công ty sử dụng trong kỳ hoạt động ta tiến hành so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa cuối năm và đầu năm. Cơ cấu vốn của Công ty được tổng hợp trong biểu 03: Biểu 03: Cơ cấu nguồn hỡnh thành vốn Nguồn hình thành 2001 2002 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Nợ phải trả 5.038.943 72,3 3.485.167 63,5 3.187.426 58,91 Nợ ngắn hạn 4.855.826 69,68 3.402.050 62,03 3.104.309 57,37 Nợ dài hạn 183.117 2,62 83.117 1,51 83.117 1,53 Nợ khác 0 0 0 II. Vốn CSH 1.929.539 27,7 1.999.614 36,5 2.223.347 41,09 Vốn kinh doanh 1.626.000 23,33 1.632.631 29,77 1.761.351 32,55 Quỹ đầu tư và phát triển 0 0 0 Lãi chưa phân phối 303.539 4,35 346.700 6,32 339.733 6,27 Quỹ khen thởng 0 20.283 0,37 122.263 2,26 Tổng nguồn vốn 6.968.482 100 5.484.781 100 5.410.773 100 Xét về tổng quan cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Chương Dương trong năm 2001 là chưa hợp lý, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn chiếm quá cao 72,3% không tốt đối với quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng đến năm 2002 và 2003 thì tỷ lệ này đã tương đối hợp lý. Qua bảng trên cho thấy nguồn hình thành vốn của Công ty. Nợ phải trả của Công ty bao gồm nợ ngắn hạn ( hay các khoản vay ngắn hạn ), nợ dài hạn (hay các khoản vay dài hạn ) và nợ khác, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Năm 2001, nợ phải trả là 5.038.943.000đ ( chiếm 72,3% trong tổng nguồn vốn ) trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chỉ có 183.177.000đ ( chiếm 2,62% trong tổng nguồn vốn) Năm 2002, nợ phải trả là 3.485.167.000đ ( chiếm 63,5% trong tổng nguồn vốn) trong đó nợ ngắn hạn là chủ yếu chiếm 48.5% trong tổng nguồn vốn và nợ dài hạn chỉ chiếm 2.1% trong tổng nguồn vốn. Năm 2003, nợ phải trả là 3.187.426.000 đ ( chiếm 58,91% trong tổng nguồn vốn ) trong đó nợ ngắn hạn chiếm 57,37% và nợ dài hạn là 1,53% trong tổng nguồn vốn. Như vậy, các khoản nợ phải trả của Công ty vẫn chủ yếu là nợ ngắn hạn, nhưng các khoản nợ này đang có tỷ trọng giảm dần qua các năm. Năm 2001 có tỷ trọng là: 69,68% đến năm 2002 giảm xuống còn 62,03% và đến năm 2003 chỉ còn 57,37%. Bên cạnh đó nợ dài hạn đang có xu hướng giảm dần đây là một dấu hiệu không tốt. Ta thấy ngay rằng tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của Công ty chênh lệch quá lớn do đó không hợp lý. Nợ ngắn hạn quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng rủi ro tài chính rất cao. Công ty nên có một số biện pháp thay đổi, tăng khả năng vay dài hạn hơn nữa và giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn xuống thấp hơn nưã. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong ba năm qua chiếm tỷ trọng cao trong vốn chủ sở hữu, chủ yếu dựa vào nguồn vốn liên doanh và nguồn vốn tự bổ sung. Nguồn vốn vay cán bộ công nhân viên, Công ty đã tận dụng tối đa nguồn vốn vay này để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty có chính sách thích hợp huy động vốn đúng đắn, đảm bảo quyền lợi cho người gửi, với lãi suất cao nên Công ty đã thu hút được lượng vốn đáng kể. Qua vài năm gần đây nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn kinh doanh và các quỹ được thể hiện như sau: Năm 2001 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp chỉ chiếm 27,7% trong tổng nguồn vốn, chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh và lợi nhuận chưa phân phối. Năm 2002 và 2003, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng khá cao và tương đối hợp lý, dao động từ 31,5 % đến 41,09% trong tổng nguồn vốn. Mặt khác cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Chương Dương được đánh giá qua các hệ số về cơ cấu tài chính cho thấy mức độ phụ thuộc hay độc lập tài chính của Công ty với các khoản vay hay tự tài trợ. Biểu 04: Cỏc hệ số cơ cấu tài chớnh của Cụng ty Chỉ tiờu 2001 2002 2003 Hệ số nợ 0,72 0,63 0,57 Tỷ suất tài trợ 0,28 0,37 0,43 Hệ số nợ dài hạn 0 0,04 0,02 Nhìn vào biểu đồ ta thấy hệ số nợ của Công ty năm 2001 là rất cao, hệ số này cao tỷ lệ thuận với khả năng rủi ro tài chính, nhưng hệ số này đã giảm và._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23234.doc
Tài liệu liên quan