Tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn: ... Ebook Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn
117 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6281 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
NGUYỄN VĂN THÀNH
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ BÒ THỊT Ở HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ MINH NGUYỆT
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Thành
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Phạm Thị Minh Nguyệt - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, Viện đào tạo sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn UBND huyện Pác Nặm, Phòng Thống kê, Phòng Nông lâm nghiệp, Phòng Tài nguyên môi trường, Trạm Thú y, UBND các xã đã cung cấp số liệu thực tế và những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2009
Tác giả
Nguyễn Văn Thành
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ, sơ đồ viii
Tài liệu tham khảo 97
Phụ lục 100
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
Bình quân
CC
Cơ cấu
DT
Diện tích
ĐVT
Đơn vị tính
GO
Giá trị sản xuất
GTSX
Giá trị sản xuất
IC
Chi phí trung gian
KST
Ký sinh trùng
LĐ
Lao động
LMLM
Lở mồm long móng
MI
Thu nhập hỗn hợp
NN
Nông nghiệp
NXB
Nhà xuất bản
SL
Số lượng
THCS
Trung học cơ sở
THT
Tụ huyết trùng
TW
Trung ương
UBND
Uỷ ban nhân dân
VA
Giá trị gia tăng
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1 Tăng trọng bê thịt 11
2.2 Số lượng đàn bò ở các châu lục 14
2.3 Tốc độ phát triển đàn bò thịt thế giới và châu lục 14
2.4 Số lượng đàn bò thịt các châu trên thế giới 17
2.5 Quy mô đàn bò Việt Nam theo từng vùng (2003 -2007) 19
3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất huyện Pác Nặm (2006-2008) 27
3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2006-2008) 30
3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2006-2008) 33
3.4 Tình hình cơ bản xã điều tra (tháng 2 năm 2009) 35
3.5 Ma trận SWOT 38
4.1 Số hộ chăn nuôi bò thịt của huyện (2006 - 2008) 42
4.2 Tình hình phân bổ đàn bò thịt của huyện (2006 - 2008) 44
4.3 Cơ cấu đàn bò thịt chia theo độ tuổi (tháng 3/2009) 47
4.4 Tình hình dịch bệnh trên đàn bò tại huyện qua các năm 53
4.5 Kết quả tiêm phòng cho đàn bò trong những năm gần đây 54
4.6 Số lượng bò thịt được mua bán (năm 2008) 57
4.7 Quy mô chăn nuôi bò của hộ năm 2009 58
4.8 Cơ cấu đàn bò thịt của hộ chia theo độ tuổi 59
4.9 Hình thức chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra 59
4.10 Mục đích chăn nuôi bò của hộ theo các dân tộc 60
4.11 Số lượng chuồng trại của các dân tộc theo giá trị 62
4.12 Số lượng bò thịt được mua bán ở các hộ điều tra (2008) 64
4.13 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo hình thức chăn nuôi 66
4.14 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo giống bò 69
4.15 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo độ tuổi bò 71
4.16 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo quy mô 73
4.17 Kết quả thực hiện đề án phát triển đàn bò của huyện tới tháng 3/2009 77
4.18 Khoảng cách từ hộ chăn nuôi bò thịt tới nơi tiêu thụ 79
4.19 Phân tích ma trận SWOT trong phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm 81
4.20 Kế hoạch về số lượng bò và sản lượng thịt bò giai đoạn 2007 - 2015 86
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
STT
Tên biểu đồ
Trang
2.1 Sản lượng bò thịt hơi xuất chuồng ở Việt Nam trong những năm qua 23
4.1 Cơ cấu đàn bò trong huyện 45
4.2 Biến động quy mô đàn bò thịt ở huyện Pác Nặm 46
4.3 Cơ cấu các giống bò trên địa bàn huyện Pác Nặm năm 2009 48
4.1 Sơ đồ dòng sản phẩm bò thịt tại huyện Pác Nặm 65
4.2 Cải tạo đàn bò địa phương theo hướng “Mông” hoá 90
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thịt bò là loại thịt đỏ giầu dinh dưỡng, là loại thực phẩm được ưa chuộng và được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bò thịt dễ chăm sóc và nuôi dưỡng, thích nghi trong các điều kiện môi trường chăn nuôi khác nhau, thức ăn cho bò thịt là các loại cỏ, các sản phẩm phụ từ trồng trọt, nguồn thức ăn cho bò có ở mọi nơi trên trái đất.
Ở Việt Nam, chăn nuôi bò thịt có vai trò quan trọng với người nông dân, việc phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông thôn không những làm tăng sản phẩm cho xã hội mà còn góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, đất đai, vốn…), tăng thu nhập cho nông hộ, tham gia vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo. Chăn nuôi bò thịt là cơ sở để phát huy triệt để các tiềm năng sẵn có cùng các lợi thế so sánh của vùng, đặc biệt là vùng trung du miền núi, làm đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững. Chăn nuôi bò thịt ở nước ta trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng chậm, năng suất chăn nuôi thấp do kiểu chăn nuôi mang nặng tính truyền thống trên cơ sở khai thác tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là chính, việc đầu tư cho thâm canh bò thịt còn nhiều hạn chế, chăn nuôi bò thịt ở nước ta chỉ mới bắt đầu hình thành một số trang trại chăn nuôi lớn tập trung theo hướng hàng hoá.
Pác Nặm là một huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, nằm phía Đông Bắc của tổ quốc. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số chiếm 98,9%; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 56,15% (tháng 12/2008). Thu nhập của các hộ dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó chăn nuôi bò thịt là một thế mạnh của huyện, bình quân toàn huyện có 1,66 con bò/hộ và nếu chỉ xét những hộ chăn nuôi bò thì bình quân có 2,75 con bò/hộ.
Chăn nuôi bò thịt chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh tế của các hộ dân tộc của tỉnh nói chung và của Pác Nặm nói riêng. Theo nghiên cứu của Helvetas năm 2005, thu nhập từ chăn nuôi bò thịt dao động từ 23 đến 43% tổng thu nhập hàng năm của hộ. Do đó, phát triển chăn nuôi bò có thể giúp tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân cư nông thôn, nhất là người dân tộc. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, có Chợ bò Nghiên Loan nổi tiếng khu vực miền Bắc về buôn bán trâu bò thuận lợi cho phát triển đàn bò thịt cũng như việc tiêu thụ sản phẩm của nó và đặc biệt có sự quan tâm của Chính quyền các cấp về phát triển đàn bò thịt cả số lượng và chất lượng, nhân dân cần cù lao động, có tập quán chăn nuôi bò lâu đời. Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt của Pác Nặm còn gặp một số khó khăn và một số điểm chưa được làm sáng tỏ, như:
Trong các hình thức chăn nuôi bò thịt của hộ hiện nay ở địa phương, hình thức nào mang lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất.
Quá trình cải tạo đàn bò trên địa bàn huyện còn ở tốc độ chậm, chưa phát huy hết lợi thế tiềm năng sẵn có của vùng. Công tác cải tạo giống, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý… chưa được quan tâm đúng mức.
Việc tiêu thụ bò thịt trên địa bàn huyện diễn ra hết sức tự nhiên, chưa có sự định hướng, can thiệp của Chính quyền địa phương, có nguy cơ dẫn tới quy mô đàn bò bị sụt giảm trong tương lai.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn”.
Các câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này là:
- Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm những năm qua thế nào?
- Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện là gì? Sự kết hợp giữa chúng nói lên điều gì?
- Các giải pháp nào cần được áp dụng và triển khai để phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện?
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở địa phương, phát hiện điểm hạn chế và khó khăn, từ đó đề xuất định hướng và một số giải pháp khả thi khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt và những giải pháp về tiêu thụ sản phẩm của ngành có hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt.
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn những năm qua, xác định những nhân tố ảnh hưởng.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn một cách có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về lĩnh vực chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn với chủ thể là hộ nông dân chăn nuôi bò thịt.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Tập trung vào ba xã: Nghiên Loan, Công Bằng và Bằng Thành.
1.3.2.2 Về thời gian
Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở địa phương, hộ chăn nuôi bò thịt được thu thập trong 3 năm 2006 - 2008, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình chăn nuôi, tiêu thụ bò thịt năm 2009. Các định hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn từ khâu chăn nuôi đến tiêu thụ áp dụng đến năm 2015.
1.3.2.3 Về nội dung
Nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Sản xuất
Chăn nuôi là một quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
Có nhiều khái niệm về sản xuất. Sau đây là 2 khái niệm chính:
Theo giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp I (1996): Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người là lực lượng sản xuất chủ yếu đóng vai trò quyết định. Do có hai quan niệm khác nhau về sản xuất, nên dẫn đến cách tính khác nhau:
- Theo quan niệm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS) thì sản xuất là tạo ra của cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có 2 ngành sản xuất là nông nghiệp và công nghiệp.
- Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên hiệp quốc, quan niệm về sản xuất rộng hơn. Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, nên trong xã hội có ba ngành sản xuất là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Quá trình sản xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào để tiến hành sản xuất cho đến khi có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho.
Có 2 phương thức sản xuất là
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào, thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Theo chúng tôi: Sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phục vụ đời sống con người.
1.1.1.2 Tiêu thụ - kênh tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, là quá trình chuyển hoá quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế. Quá trình tiêu thụ, hàng hoá, dịch vụ được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, vòng quay chu chuyển vốn của đơn vị sản xuất kinh doanh được hoàn thành. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tạo điều kiện thu hồi chi phí sản xuất kinh doanh và tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trên thị trường được cấu thành bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Chủ thể tham gia vào quá trình tiêu thụ là người sản xuất, kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ, người sử dụng các hàng hoá, dịch vụ và các tác nhân trung gian trong khâu tiêu thụ.
- Đối tượng tiêu thụ là: Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và tiền tệ.
Kênh tiêu thụ: có rất nhiều khái niệm về kênh tiêu thụ, theo giáo trình Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm - Trường đại học Kinh tế quốc dân: Một số người cho rằng kênh tiêu thụ là đường đi của sản phẩm, hàng hoá từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Một số người khác cho rằng kênh tiêu thụ là một dãy chuyển quyền sở hữu các sản phẩm hàng hoá khi chúng chuyển qua các tác nhân tới người tiêu dùng…
Theo chúng tôi: kênh tiêu thụ là luồng các sản phẩm hàng hoá đi từ sản xuất đến người sử dụng cuối cùng, qua mỗi tác nhân giá trị của nó lại tăng lên.
Các thành viên tham gia kênh tiêu thụ: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng.
Có thể khái quát các kênh tiêu thụ chủ yếu như sau
- Kênh trực tiếp: là kênh cấp không, bao gồm người sản xuất và người tiêu dùng/ người sử dụng cuối cùng, không qua tác nhân trung gian nào.
- Kênh gián tiếp: thường gồm 3 kênh chủ yếu sau
+ Kênh một cấp, bao gồm: một tác nhân trung gian là người bán lẻ
+ Kênh hai cấp, bao gồm: hai tác nhân trung gian là người bán buôn, và người bán lẻ.
+ Kênh ba cấp, bao gồm: ba tác nhân trung gian người bán buôn, người môi giới và người bán lẻ.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng nhưng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Thông qua tiêu thụ thì giá trị và giá trị sử dụng của của hàng hóa được thực hiện. Qua quá trình tiêu thụ, hàng hóa được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của người sản xuất kinh doanh được hoàn thành tạo cơ sở thu hồi chi phí và tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác động đến chu kỳ sản xuất sau, đến thời gian chu chuyển vốn, hiệu suất sử dụng đồng vốn.
Tiêu dùng là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng là người cuối cùng cua kênh phân phối, họ mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình. Quyết định của người tiêu dùng phụ thuộc vào giá của sản phẩm, giá của sản phẩm thay thế, chất lượng sản phẩm…, ngoài ra thu nhập là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tiêu dùng. Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng là cơ sở để giải thích các quyết định của người tiêu dùng.
Nếu việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra thuận lợi với mức giá chấp nhận được thì người sản xuất sẽ tiếp tục quá trình sản xuất một cách bình thường. Ngược lại nếu việc tiêu thụ sản phẩm gặp trở ngại hoặc giá quá thấp thì người sản xuất sẽ điều chỉnh quy mô sản xuất phù hợp với diễn biến của thị trường. Bởi vì mọi nỗ lực của người sản xuất sẽ trở nên vô ích khi giá của sản phẩm ở dưới mức cho phép. Lý thuyết kinh tế thị trường đã khẳng định rằng, tiêu thụ là yếu tố quyết định sản xuất cả về quy mô và chiều hướng biến động.
2.1.2 Vai trò, đặc điểm chăn nuôi bò thịt
2.1.2.1 Vai trò của việc chăn nuôi bò thịt
Trước đây, Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nước ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Trâu và bò được nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích trước hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày ruộng, lấy phân bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe... Với mục đích cày ruộng nên trâu được nuôi nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng. Bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, ven biển đất cát nhẹ. Nuôi trâu bò với phương thức chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn. Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trường sống bất lợi như quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nước. Có những năm trâu bò đổ ngã lên tới trên 20% tổng đàn tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc hay Ninh Thuận ở miền Trung. Trong cuộc sống tự nhiên khắc nghiệt như vậy chỉ những con bò có khối lượng nhỏ mới có cơ hội tồn tại vì chúng cần ít dinh dưỡng hơn cho duy trì sự sống. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên này đã hình thành nên giống trâu bò địa phương của ta nhỏ con, dễ nuôi, sinh ra để “cày ruộng”.
Từ năm 1995, đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, trâu bò cũng đang được chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc dù vậy, một nước chủ yếu là nông nghiệp như nước ta, với người nông dân, con trâu, con bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp với những lợi ích như sau:
Thứ nhất, tăng sản phẩm thịt, sữa cho xã hội, do vậy mà giảm nhập khẩu sữa bột, thịt đỏ (thịt trâu và bò). Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng lên, thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm thịt bò sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Chăn nuôi bò thịt sẽ đáp ứng được yêu cầu đó
Thứ hai, phát triển chăn nuôi bò thịt sẽ giúp tăng thu nhập từ bán bê giống, bò thịt cho người chăn nuôi. Một con bê nuôi thịt sau 10 - 12 tháng cho 250 - 300 kg thịt hơi, với giá trung bình 40.000đ/kg thịt hơi thì thu từ bán bò thịt của người chăn nuôi sẽ là 10 - 12 triệu đồng.
Thứ ba, giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có điều kiện cơ khí hóa.
Thứ tư, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm rạ, thân cây ngô, lá mía… và chuyển chúng thành thức ăn cho bò.
Thứ năm, là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản.
Ngoài ra, chăn nuôi bò còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động phụ hay lao động nhàn rỗi trong gia đình, nhờ đó góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.
Có thể nói chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng giúp cho nông dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, thoát khỏi đói nghèo.
2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật về chăn nuôi bò thịt
Bò thịt là động vật có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trường sống, do đó yếu tố thời tiết khí hậu có ảnh hưởng tác động trực tiếp tới chu kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng.
Bò là tài sản có giá trị của nông dân, trước kia khi máy móc chưa phát triển bò được sử dụng làm sức kéo còn phổ biến. Ngày nay, ở nhiều nơi máy móc đã thay thế dần vai trò của con bò trong khâu làm đất, bò đã trở thành một loại tài sản đặc biệt, một loại hàng hóa có giá trị của nông dân và chăn nuôi bò thịt đã trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là một thuộc tính phổ biến, một tất yếu khách quan của sự phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Các sản phẩm của chăn nuôi bò thịt được tiêu thụ rộng khắp mọi nơi. Do đó, để phát triển chăn nuôi bò thịt cần phải có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định.
Đất đai là nơi diễn ra quá trình sản xuất chăn nuôi bò thịt, gồm: diện tích đồng cỏ tự nhiên, diện tích trồng cỏ, diện tích xây dựng chồng trại.
Bò là loài gia súc ăn cỏ, là gia súc nhai lại có dạ dày 4 túi, nhờ có cấu tạo đặc biệt của dạ dày và sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ mà bò có khả năng tiêu hóa các loại thức ăn như rơm lúa, cỏ và các loại thức ăn thô xơ khác, trong cơ cấu khẩu phần ăn hàng ngày cỏ và thức ăn thô xanh chiếm tới 90%, đó là những loại rẻ tiền, thậm chí không cần phải mua nhưng lại có khẳ năng tăng trọng khá cao, sản xuất ra thịt bò - một thứ hàng hóa đắt tiền.
Trong kỹ thuật nuôi bò thịt, nuôi bò cái sinh sản và nuôi bê lấy thịt có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Bò cái sinh sản là nguồn cung cấp bê nuôi thịt. Nuôi bê đực giống bò Vàng đến 24 tháng tuổi có thể đạt 190 - 230 kg. Tăng trọng qua từng thời kỳ (Bảng 2.1):
Bảng 2.1: Tăng trọng bê thịt
Chỉ tiêu
ĐVT
Tháng tuổi
Sơ sinh
6
12
18
21
24
1. Bò Vàng Việt Nam
Khối lượng cuối kỳ
kg/con
14
76
125
176
202
230
Tăng trọng
g/ngày
-
289
272
284
289
310
Tăng trọng
kg/tháng
-
8,7
8,2
8,5
8,6
9,3
2. Bò lai Sind
Khối lượng cuối kỳ
kg/con
20
95
160
230
267
310
Tăng trọng
g/ngày
-
416
361
388
411
478
Tăng trọng
kg/tháng
-
12,5
10,8
11,7
12,3
14,3
Nguồn: [8]
Thực tế cho thấy rằng, nuôi bò thịt sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nuôi lợn và gia cầm với cùng một mức đầu tư và chăm sóc nuôi dưỡng. Tuy nhiên nuôi bò thịt cần mức đầu tư ban đầu về giống và chuồng trại cao hơn và thời gian thu lợi lâu hơn vì chu kỳ sinh học của con bò dài hơn các vật nuôi khác. Mặc dù vậy, vấn đề này có thể giải quyết được vì hiện nay ở nông thôn đang có rất nhiều kênh tín dụng khác nhau với lãi suất khá ưu đãi. Nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với tất cả các nguồn vốn đó. Vấn đề là ở chỗ họ cần được trợ giúp về kỹ thuật nuôi bò thịt nhằm sử dụng có hiệu quả vốn vay để phát triển kinh tế gia đình.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt
* Yếu tố tự nhiên:
Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức ăn thô xanh khác, nghĩa là tác động gián tiếp đến chăn nuôi bò thịt thông qua nguồn thức ăn của chúng. Sự phân bố của lượng mưa cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt. Mùa mưa, cỏ dồi dào, bò phát triển tốt, ngược lại, vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, cây cỏ không phát triển được, bò bị thiếu thức ăn nên tăng trọng kém..
Nước cần cho sự sống của bò thịt, trung bình mỗi ngày một con bò cần 30 - 45 lít nước, do đó trong chăm sóc nuôi dưỡng cần phải thường xuyên bổ sung nước uống cho bò, cùng với một lượng muối ăn nhất định, vì muối của cơ thể cũng bị mất theo mồ hồi cùng với nước. Đồng thời nước cũng cần cho sự sinh trưởng phát triển của cỏ; ngược lại, nó cũng gây ra các khó khăn cho quá trình tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt, vì nguồn nước là một trong những môi trường dễ lây truyền bệnh dịch.
* Yếu tố kỹ thuật:
Giống giữ vị trí rất quan trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; trong chăn nuôi bò thịt, con giống cần chọn lọc lai tạo phải theo mục đích của sản xuất là lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được yêu cầu về tầm vóc, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng; thành tựu khoa học trên thế giới về công tác cải tạo giống vật nuôi nói chung đã khẳng định “con đường nhanh nhất để cải tạo chất lượng giống vật nuôi là sử dụng giống có nguồn gen cao sản của thế giới để lai tạo với các giống nội, tạo ra con lai thương phẩm năng suất cao, chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu” [17].
Quy trình kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt, gồm: đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn về số lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển của bò ở các độ tuôi, cung cấp nước uống, tổ chức tiêm phòng bệnh định kỳ, giữ gìn vệ sinh khu vực chăn nuôi… thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt sẽ bảo đảm phát huy tối đa đặc tính di truyền của giống, nâng cao tỷ lệ nuôi sống, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất, cũng như các gia súc khác, bò không thể tồn tại khi không có thức ăn và không thể cho năng suất cao khi nguồn thức ăn không ổn định hoặc thức ăn kém chất lượng. Thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên bãi chăn đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều phế phụ phẩm đang còn bị lãng phí chưa được tận thu để nuôi bò. Một số giống cỏ nhập nội đã được trồng thử và chọn lọc, nhưng hiện nay mới chỉ được trồng ở một số cơ sở chăn nuôi bò giống và một số rất ít các địa phương. Nói chung việc đưa tiến bộ kỹ thuật và thức ăn và nuôi dưỡng bò ở nước ta còn nhiều hạn chế, tình trạng bò bị thiếu thức ăn, nhất là vào mùa khô và bị thiếu dinh dưỡng vẫn còn khá phổ biến.
* Yếu tố kinh tế thị trường: thứ nhất, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong các mắt xích quan trọng quyết định sản xuất chăn nuôi bò thịt, sự ổn định của thị trường thịt bò là động lực giúp cho chăn nuôi bò thịt phát triển vì nó trực tiếp liên quan tới cung, cầu và giá cả của chúng. Thứ hai, khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng góp phần tích cực đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt phát triển vì nó góp phần tao ra các giống mới có năng suất và chất lượng cao thích nghi với điều kiện sinh thái, tạo ra quy trình chăn nuôi hiệu quả, công nghệ nhân giống hiện đại... Thứ ba, lao động, việc ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất là một trong những nguyên nhân là cho chăn nuôi bò thịt phát triển, để nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động phải có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt. Thứ tư, vốn đầu tư để sử dụng cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua con giống, cải tạo hay trồng mới đồng cỏ chăn nuôi, đầu tư cho các quá trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh tiêu thụ sản phẩm và các chi phí khác.
Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng tới việc chăn nuôi bò thịt như: giao thông và các cơ sở hạ tầng nông thôn khác; các chính sách quản lý của Nhà nước…
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên thế giới
Chăn nuôi bò phát triển hầu hết ở các quốc gia thuộc các châu lục và các vùng trên thế giới (Bảng 2.2), trong đó quy mô đàn bò châu Phi bằng 16,95% trong tổng đàn bò thế giới, châu Mỹ là 34,70%, châu Á là 35,38%, châu Âu là 10,21% và châu Úc là 2,77% [20].
Bảng 2.2: Số lượng đàn bò ở các châu lục
ĐVT: triệu con
Châu lục
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng đàn
1.316
1.319
1.325
1.333
1.345
1.348
1.358
Châu Phi
209
215
224
223
229
229
230
Châu Mỹ
447
456
459
466
468
472
480
Châu Á
460
456
455
460
468
468
471
Châu Âu
165
156
151
147
143
141
139
Châu Úc
37
36
36
37
38
38
38
Nguồn: [20]
Bảng 2.3 cho thấy, trong những năm qua quy mô đàn bò thịt trên thế giới có sự tăng trưởng nhưng thấp. Tốc độ tăng trưởng từng khu vực trên thế giới khác nhau, châu Phi có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn các châu lục khác trên thế giới (1,64%); châu Á tăng trưởng ổn định; riêng châu Âu đàn bò thịt trong những năm qua giảm bình quân khoảng 2,66% trong tổng đàn.
Bảng 2.3: Tốc độ phát triển đàn bò thịt thế giới và châu lục
ĐVT: %
Châu lục
1998
1999
2000
2001
2002
2003
BQ
Tổng đàn
0,19
0,47
0,62
0,85
0,25
0,71
0,53
Châu Phi
3.17
4,00
-0,34
2,61
0,11
0,44
1,64
Châu Mỹ
-0,87
-0,15
1,10
1,64
0,03
0,70
0,51
Châu Á
1,99
0,83
1,47
0,32
0,88
1,81
1,08
Châu Âu
-5,36
-3,29
-2,70
-2,62
-1,12
-1,82
-2,66
Châu Úc
-0,56
-1,04
3,48
1,03
1,28
-1,76
0,72
Nguồn: [20]
Phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng bò thịt ở từng nước trên thế giới khác nhau thường khác nhau. Ở những nước có nền kinh tế phát triển, thì việc tổ chức sản xuất chăn nuôi được đầu tư cao theo hướng tập trung hoá và thâm canh hoá, năng suất chăn nuôi đạt cao hơn ở các nước đang phát triển. Các quốc gia châu Âu và các nước công nghiệp phát triển khác là những quốc gia xây dựng ngành chăn nuôi bò thịt ở trình độ khoa học kỹ thuật cao theo hướng tập trung hoá và thâm canh nhằm đạt được năng suất cao trên mỗi đầu gia súc, các quốc gia thuộc châu Á và châu Phi thì phát triển chăn nuôi bò thịt ở trình độ thấp, chủ yếu là phát huy tiềm năng sẵn có để tăng quy mô đàn. Nguyên nhân có sự khác biệt về trình độ chăn nuôi giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới là do đặc điểm phát triển sản xuất ngành chăn nuôi quyết định. Việc xây dựng ngành công nghiệp chăn nuôi ở bất kỳ quốc gia nào cũng là một quá trình phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu của chiến lược phát triển chăn nuôi bao gồm tài nguyên, trình độ kỹ thuật, vốn đầu tư, chính sách và sự tham gia của người sản xuất.
Những nước đang phát triển, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế - xã hội còn ở mức thấp, việc đầu tư cho chăn nuôi chỉ ở mức hạn chế, cái quan tâm chính là giải quyết vấn đề lương thực, do vậy năng suất chăn nuôi thấp. Nguyên nhân cơ bản làm cho đàn gia súc ở các nước đang phát triển có năng suất thấp là do thiếu thức ăn cả về lượng và chất, việc sử dụng thức ăn hiện có thường gặp trở ngại do không áp dụng được các biện pháp kỹ thuật để có thể làm tăng năng suất chăn nuôi. Đặc điểm chăn nuôi ở những quốc gia này là chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi ít, chất lượng con giống, năng suất vật nuôi chưa được cải thiện.
Những nước phát triển, nhờ có tiềm lực kinh tế, sản xuất chăn nuôi được xây dựng ở trình độ khoa học kỹ thuật cao. Nguồn tài nguyên chăn nuôi trong nước được phát huy triệt để, không những thế các quốc gia này còn nhập về những nguyên liệu, vật tư phục vụ cho các nhu cầu sản xuất chăn nuôi mà trong nước không có. Năng suất chăn nuôi ở các quốc gia này luôn đạt ở mức cao. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các công nghệ mới vào chăn nuôi triệt để trên tất cả các công đoạn, gồm công nghệ lai tạo và cấy gen; tự động hoá trong chăm sóc, nuôi dưỡng và trong khai thác, thu hoạch sản phẩm; chế biến và bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm; kiểm soát chế độ dinh dưỡng tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Một mô hình chăn nuôi bò ở Mỹ khá thành công đó là họ đã chia các hộ chăn nuôi ra làm 3 nhóm: nhóm 1 bao gồm các hộ chăn nuôi nhỏ sản xuất bê lai đến 6 tháng tuổi. Các hộ này có bò cái lai Sind được gieo tinh và nuôi bê lai đến 6 tháng tuổi và sau đó bán các bê lai này cho nhóm 2. Như vậy, để có sản phẩm tiêu thụ, người nông dân này chỉ mất một thời gian từ 16 tháng (chu kỳ đầu) đến 13 tháng (các chu kỳ kế tiếp). Số hộ này có thể bao gồm toàn bộ các hộ chăn nuôi bò trong khu vực. Nhóm 2: những người chăn nuôi sản xuất bò lai đến khi vỗ béo (kho._.ảng 18 tháng tuổi). Các hộ này mua bê lai 6 tháng tuổi từ nhóm 1, sau đó nuôi dưỡng chăm sóc đến lúc 18 tháng tuổi. Chu kỳ quay vòng vốn nhóm này là 12 tháng. Các hộ chăn nuôi thuộc nhóm này đòi hỏi phải có bãi chăn thả. Nhóm 3: những người chăn nuôi chuyên vỗ béo. Các hộ này mua bò lai lúc 18 tháng tuổi, sau đó nuôi vỗ béo trong vòng 3 tháng để xuất thịt. Các hộ này đòi hỏi phải có chuồng trại, nguồn cung cấp thức ăn ổn định. Nhóm này có thể ghép chung với nhóm 2. Bằng biện pháp này, việc quay vòng đồng vốn sẽ nhanh chóng và người chăn nuôi quy mô nhỏ có thể tham gia tích cực vào hệ thống sản xuất.
Ngành chăn nuôi bò lấy thịt khá phổ biến tại các nước trên thế giới, một số nước chăn nuôi bò thịt hàng hóa xuất khẩu với khối lượng lớn như Mỹ, Canada, Braxin, Argentina, Australia, New Zealand. Số liệu thống kê của FAO cho thấy trong những năm qua chỉ có các nước châu Á và Châu Mỹ là có số đàn bò thịt tăng mạnh. Các nước khác số lượng ổn định và tập trung phát triển về chất lượng sản phẩm.
Bảng 2.4: Số lượng đàn bò thịt các châu trên thế giới
ĐVT: triệu con
Châu lục
1995
1997
1999
2001
2004
2005
Tổng đàn
1.099
1.085
1.091
1.112
1.134
1.197
Châu Phi
120
125
133
135
136
142
Châu Mỹ
323
323
321
335
352
385
Châu Á
489
475
483
489
497
504
Châu Âu
132
126
119
116
112
127
Châu Úc
35
36
36
37
37
39
Nguồn: [20]
Sự khác biệt về năng suất chăn nuôi bò thịt giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển, theo tài liệu nghiên cứu của FAO về sản xuất và sức khoẻ động vật cho thấy: trọng lượng trung bình khối thịt xẻ của mỗi đầu bò đã giết mổ ở châu Âu (đại diện cho hệ thống nuôi thức ăn tinh và rơm cỏ) là 185kg, ở châu Á - Thái Bình Dương và 120kg [11].
* Giống bò: hiện nay chăn nuôi bò trên thế giới phát triển theo hướng chuyên dụng, thuận tiện cho việc đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cho phù hợp với mục đích chăn nuôi nhằm tạo ra năng suất sản phảm lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong chăn nuôi bò thịt, để đạt được mục đích của chăn nuôi, các nhà khoa học đã tạo ra những giống bò hướng thịt, có thể trọng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60% trọng lượng cơ thể. Cụ thể những giống bò thịt cao sản tiêu biểu hiện nay được nuôi dưỡng trên thế giới [13]:
- Bò Hereford (Anh), được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, như Mỹ, Nam Mỹ, Canada, Áo, Nam Phi… bò cái nặng khoảng 550 - 650kg, bò đực nặng khoảng 800 - 900kg (có thể đạt tới 1.100kg), tỷ lệ thịt xẻ từ 58 - 62%.
- Bò Santa-Gertrudis (Mỹ), là giống bò tạp giao giữa bò Hereford và bò Zebu của Ấn Độ, bò cái nặng khoảng 550 - 650kg (có con đạt 750 - 780kg), bò đực nặng 830 - 1.180kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 60 - 66%.
- Bò Charolais và bò Limousin (Pháp): bò Charolais, trọng lượng con cái 680 - 780kg, con đực 1.000 - 1.200kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 60 - 62%. Bò Limousin, trọng lượng bò cái nặng 540 - 600kg, bò đực nặng 1.000 - 1.100kg, tỷ lệ thịt xẻ tới 70%, đây là giống bò thịt có tỷ lệ thịt xẻ cao nhất hiện nay.
- Bò Red Sindhi, trọng lượng bò cái nặng 340kg, bò đực nặng 420kg, tỷ lệ thịt xẻ 50%.
Nhu cầu thịt bò trên thế giới ngày một tăng cao. Đây là cơ hội và điều kiện cho các quốc gia đang phát triển có đàn bò thịt lớn và sự thuận lợi về các nguồn lực sẵn có là đồng cỏ, lao động cùng các điều kiện tự nhiên thích hợp đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt, tạo ra nhiểu sản phẩm phục vụ cho suất khẩu. Sản lượng thịt bò hàng năm trên thế giới sản xuất ra đạt khoảng 58.449 triệu tấn, khu vực có sản lượng thịt bò sản xuất nhiều nhất là châu Mỹ (chiếm 48,23% sản lượng thịt bò sản xuất trên thế giới), châu Âu là 20,22%, châu Á là 19,92%, còn lại là các khu vực và châu lục khác. Số lượng bò thịt được giết mổ hàng năm trên thế giới khoảng 286 triệu con, châu Âu có số lượng thịt bò giết mổ chiếm 36,98% tổng lượng bò giết mổ hàng năm trên thế giới, châu Phi là 31,93%, châu Á là 15,25%, còn lại là các châu lục khác [20].
Kinh nghiệm chăn nuôi của các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam: từ những kinh nghiệm của các nước có nền chăn nuôi phát triển chúng ta thấy rằng chăn nuôi của Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề khó khăn không chỉ ở vấn đề kỹ thuật mà còn là tổng thể của cả ngành hàng. GS. Lê Viết Ly cho rằng chăn nuôi hộ gia đình của nước ta có quy mô rất nhỏ, nhưng do bối cảnh người dân còn nghèo, đồng thời do tập quán, thói quen nên không thể bỏ được hình thức chăn nuôi với quy mô rất nhỏ này. Dù có ưu điểm là dễ quản lý, không phải đầu tư lớn nhưng hình thức chăn nuôi với quy mô rất nhỏ, nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu tại Việt Nam hiện nay cũng tiềm ẩn các nguy cơ dịch bệnh, năng suất, sản phẩm không đồng đều. Để giải quyết vấn đề này các tác động đơn thuần về kỹ thuật sẽ không đem lại hiệu quả. Vì vậy, bài học quý báu cho những người chăn nuôi là liên kết những người chăn nuôi nhỏ lẻ lại với nhau, sản xuất theo 1 quy trình kỹ thuật chung, tạo nguồn số lượng sản phẩm lớn, đồng bộ về chất lượng để thu hút những người buôn bán, tạo thị trường tập trung tại chỗ, nâng cao thu nhập, ổn định chất lượng và số lượng để tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này.
2.2.2 Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở Việt Nam
Bò thịt ở Việt Nam được nuôi ở tất cả các vùng và khu vực trong cả nước. Do điều kiện tự nhiên và thế mạnh của từng vùng và khu vực mà quy mô đàn bò chăn thả khác nhau. Hiện tại, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, quy mô đàn bò khu vực Bắc Trung Bộ là 1.280,9 nghìn con, chiếm 19,05% tổng đàn bò cả nước, Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 18,13%. Khu vực Tây Bắc có quy mô đàn bò thấp nhất trong cả nước (chiếm 4,25%). Còn lại đàn bò phân bổ đều ở các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Quy mô đàn bò Việt Nam và từng vùng như sau:
Bảng 2.5: Quy mô đàn bò Việt Nam theo từng vùng (2003 -2007)
ĐVT: nghìn con
2003
2004
2005
2006
2007
Cả nước
4.394,4
4.907,7
5.540,7
6.510,8
6.724,7
Đồng bằng sông Hồng
542,3
604,5
685,8
793,0
792,7
Đông Bắc
577,8
618,8
675,5
783,0
832,8
Tây Bắc
193,5
209,7
224,3
272,1
286,2
Bắc Trung Bộ
899,0
990,3
1.110,9
1.248,1
1.280,9
Duyên hải Nam Trung Bộ
842,1
917,9
1.007,3
1.199,6
1.218,9
Tây Nguyên
476,0
547,1
616,9
747,9
756,3
Đông Nam Bộ
534,6
599,6
682,1
787,3
867,3
Đồng bằng sông Cửu Long
329,1
419,8
537,9
679,8
689,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Hiện nay, trong tổng đàn bò cả nước quy mô đàn bò thịt là chủ yếu (chiếm khoảng 99%), còn lại là bò sữa.
Chất lượng giống: các giống bò thịt đang nuôi dưỡng ở nước ta phần lớn là giống bò vàng địa phương, chiếm gần 80% trong tổng đàn, còn lại 20% là các giống bò lai [14].
* Các giống bò vàng địa phương bao gồm [13]:
- Bò Ngệ An: màu lông vàng sẫm, có sọc đen kéo dài từ u đến mông. Tầm vóc trung bình, bò cái trưởng thành nặng 200kg, bò đực nặng 270 - 280kg, bê sơ sinh nặng 14 -15kg, tỷ lệ thịt xẻ bò đực đạt 53 - 55%, bò cái đạt 43%. Giống bò này ít bệnh tật, chịu nóng tốt.
- Bò Thanh Hoá: màu lông vàng tươi, bụng và yếm vàng nhạt, da mỏng và mịn. Tầm vóc trung bình, bò cái trưởng thành nặng 200 - 250kg, bò đực 300 - 350kg, bê sơ sinh nặng 14 - 15kg, tỷ lệ thịt xẻ bò đực đạt 50 - 53%.
- Bò Laisind: lông có màu hơi vàng cánh dán, tai cúp, yếm phát triển, vai cao. Đây là giống bò thịt được lai tạo giữa bò Red Sindhi (gốc Ấn Độ và Pakistan nhập vào Việt Nam từ năm 1920 - 1924) với bò cái vàng của các địa phương tạo thành, giống bò này càng nhiều máu Red Sindhi thì có trọng lượng cơ thể cao hơn, tỷ lệ thịt xẻ nhiều hơn. Trọng lượng bò cái trưởng thành nặng đến 280 - 320kg, bò đực 400 - 450kg, bê sơ sinh nặng 18 - 25kg, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 12 - 13% so với các giống bò địa phương khác.
- Bò Mông (bò H’Mông): có nguồn gốc xuất xứ từ vùng núi cao giữa Việt Nam và Trung Quốc, được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn và Hà Giang. Bò có ba màu lông chủ yếu là đỏ cánh gián, vàng đậm và đen tuyền. Bò đực có u vai to nổi rõ, trường mình, cơ bắp phát triển. Bò đực trưởng thành có trọng lượng từ 450 - 550kg, bò cái từ 220 - 250kg; tỷ lệ thịt xẻ đạt 50 - 55%. Giống bò này có đặc thù sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ, ở vùng núi có độ cao trên 800m so với mực nước biển [9].
* Các giống bò thịt nhập ngoại: bò Hereford (Anh); bò Santa-Gertrudis (Mỹ); bò Charolais và bò Limousin (Pháp). Ngoài ra còn các giống bò Red Sindhi, Brahman Sahiwal. Các giống bò ngoại được nhập chủ yếu là bò đực, mục đích dung để cải tạo giống bò địa phương ở nước ta, tuy nhiên mức độ lai tạo còn thấp. Theo số liệu của Công ty ký thuật truyền giống gia súc Trung ương, 70% tổng đàn bò thịt trong cả nước được chăn nuôi ở các tỉnh trung du và miền núi, trong đó đàn bò thịt lai chỉ chiếm 5 - 10%.
Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có một đơn vị thực hiện chức năng nuôi giữ, sản xuất và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò, đó là Công ty kỹ thuật truyền giống gia súc Trung ương. Công ty có 5 đơn vị thành viên bao gồm: Trung tâm tinh đông lạnh Moncađa (Ba Vì - Hà Nội); Xí nghiệp Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Thanh Ninh (Bỉm Sơn - Thanh Hoá); Trung tâm Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Vinh (Thành phố Vinh - Nghệ An); Xí nghiệp Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Miền Trung (Nha Trang - Khánh Hoà); Xí nghiệp Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Miền Nam (Quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh).
* Một số mô hình về chăn nuôi bò thịt ở nước ta [7]:
- Mô hình chăn nuôi bò thịt thành phố Hồ Chí Minh: là Công ty có số lượng bò và diện tích đất trồng cỏ thâm canh và chăn thả lớn nhất Vịêt Nam. Công ty giống bò thịt sữa TPHCM có tổng số trên 1.000 ha trồng cỏ, trong đó trên 800 ha trồng cỏ thâm canh để thu cắt và chăn thả luân phiên. Hiện nay Công ty có tổng đàn bò là 3.350 con, trong đó có 910 là bò sữa và 2.440 là bò thịt bao gồm các giống Lai Sind và các giống bò thịt nhập ngoại từ úc như Brahman, Droughtmaster và Charolais.
Năm 2001 Công ty bắt đầu nhập và nuôi bò thịt thuần ngoại và cá giống cỏ hỗn hợp nuôi bò từ Úc. Công ty đã đúc rút được kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt :
1) Bò thịt cần chăn thả càng nhiều càng tốt, giúp bò vận động trên bãi chăn, giảm chi phí thức ăn tại chuồng còn tăng thời gian đực tiếp xúc với đàn tăng tỷ lệ đậu thai. Không thả đực và cái trong chuồng bê tông trơn trượt hiệu quả thấp và dễ gây tai nạn. Rỉ mật đường, khô dầu bông chỉ cho ăn bổ sung đàn mang thai, nuôi con. Bò cái hậu bị từ 15 tháng tuổi thả chung với bò đực giống đủ tiêu chuẩn.
2) Số lượng thức ăn thô xanh và diện tích trồng đồng cỏ là các yếu tố quyết định đến kết qủa chăn nuôi bò thịt. Đồng cỏ chăn thả khi xây dựng nên để lại hoặc trồng cây bóng mát thành hàng hoặc thành cụm để bò nghỉ và tránh nắng.
3) Chuồng trại và máng ăn hợp lý, đầy đủ cho từng con, cho ăn cỏ làm nhiều lần trong ngày, không cho ăn quá nhiều một lần tỷ lệ sử dụng thấp..
4) Tuổi vỗ béo tối ưu cho bò thịt là từ 12 - 24 tháng tuổi.
5) Chăn nuôi bò thịt ít bệnh, sức đề kháng cao, ít phải can thiệp khi đẻ. Bê dễ bị viêm khớp vào mùa mưa khi chuồng ẩm ướt, tỷ lệ loại thải 1-2%. Thực hiện chế độ tiêm phòng định kỳ: tụ huyết trùng và LMLM.
Công ty có đồng cỏ thâm canh cho chăn nuôi: Trên 200 ha cỏ thâm canh cho chăn thả luân phiên bao gòm: Ruzi 132 ha, Signal 120 ha, Panicum 60 ha. Trên 126 ha cỏ thâm canh để cắt và chế biến bao gồm cỏ Voi 73ha năng suất 30 tấn/ha/lứa 35 ngày, cỏ hỗn hợp úc 49 ha có tưới phun, năng suất 350 - 400 tấn/ha và cỏ Styloplus cao đạm trồng được 4 ha.
- Mô hình chăn nuôi bò thịt của Tổng Công ty cao su Việt Nam:
Để phát huy về thế mạnh về lợi thế lao động, đất đai và nguồn thức ăn thô xanh trên địa bàn, từ năm 2002 Tổng Công ty Cao Su đã có chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát triển chăn nuôi bò để tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho công nhân các Công ty cao su thành viên. Tổng Công ty Cao su Việt Nam đã hình thành một số trại bò giống chăn nuôi tập trung trên 200 bò cái sinh sản tại Lộc Ninh là mô hình cho các Công ty học tập, nhằm sản xuất con giống cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi bò cho công nhân. Các Trung tâm giống cung cấp các dịch vụ tập huấn đào tạo, tham quan về kỹ thuật chăn nuôi và trồng cỏ nuôi bò cho các kỹ thuật viên và công nhân. Hiện nay 50 người đã được tập huấn đào tạo trong đó có 4 Bác sỹ thú y, 12 kỹ sư chăn nuôi thú y và 33 kỹ thuật viên. Sau 4 năm Tổng Công ty cao su đã có đàn bò 5.000 con trong đó trên 3.000 là bò cái sinh sản với số vốn đầu tư trên 32 tỷ đồng. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là theo hộ công nhân, việc giải quyết thức ăn thô xanh chủ động. Các hộ chăn nuôi trồng cỏ thâm canh tổng số trên 150 ha với các giống cỏ Xả, cỏ Voi năng suất 400 - 500 tấn/ha.
Tình hình tiêu thụ bò thịt ở Việt Nam được thể hiện qua biểu đồ 2.1:
-
50,000.0
100,000.0
150,000.0
200,000.0
250,000.0
2000
2003
2004
2005
2006
2007
Năm
Sản lượng thịt lợn xuất chuống (tấn)
Biểu đồ 2.1: Sản lượng bò thịt hơi xuất chuồng ở Việt Nam trong những năm qua
Biểu đồ trên cho thấy, nhu cầu tiêu dùng thịt bò trong nước ngày càng cao, hiện nay sản xuất thịt bò trong nước mới chiếm 5,2% tổng sản lượng thịt hơi (tương đương 0,85kg thịt xẻ/người/năm, chiếm 3,1% tổng sản lượng thịt xẻ), trong khi đó tỷ lệ này của các nước trên thế giới từ 25 - 30%. Số lượng thịt bò bình quân/người của ta hiện nay rất thấp so với các nước khác trong khu vực: Trung Quốc 9,8kg /người/ năm, Nhật 9,6 kg, Singapore 18kg và Malaysia 33,7 kg/người/năm. Tiêu thụ thịt bò của Trung Quốc cao gấp 11 lần nước ta hiện nay.
Phát triển chăn nuôi bò thịt tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi đồng thời sử dụng tiềm năng về phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp. Phát triển chăn nuôi bò thịt là một trong những định hướng chiến lược của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010.
Hàng năm nước ta vẫn phải sử dụng khoảng 6,7 triệu USD để nhập các loại thịt cao cấp từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là thịt bò để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và du lịch.
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Pác Nặm là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc giáp huyện Bảo Lạc và huyện Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp huyện Ba Bể; phía Đông giáp huyện Ngyên Bình của tỉnh Cao Bằng; phía Tây giáp huyện Na Hang của tỉnh Tuyên Quang; dọc theo huyện là trục đường 258b (trục đường liên tỉnh). Là huyện nằm giáp với khu du lịch nổi tiếng Vườn quốc gia Ba Bể. Pác Nặm có diện tích đất tự nhiên 47,539km2, được phân bổ cho 10 xã..
3.1.1.2 Thời tiết khí hậu
Pác Nặm thuộc vùng nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh và khô hanh, ít mưa; mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,70C; tháng rét nhất là tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ xuống thấp nhất đến 30 hoặc 50C; nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, có lúc lên tới 390 hoặc 400C.
Mưa ở Pác Nặm tương đối nhiều, lượng mưa bình quân hàng năm tương đối cao, năm 2008 là 1.979mm và phân bổ không đều trong năm, mưa nhiều nhất vào các tháng 6, 8 và 9. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%.
3.1.1.3 Địa hình và đất đai
* Địa hình
Pác Nặm có địa hình đa dạng như rừng núi, gò đồi, núi đá…, trong đó vùng đồi núi chiếm trên 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình đồi núi có độ dốc lớn, gập gềnh, chia cắt mạnh, tiến xuống Nam, cuối huyện giáp với huyện Ba Bể, độ cao trung bình từ 400 - 1.200m so với mặt biển. Ruộng đất chủ yếu là khe dọc, nhỏ, bậc thang và phân tán.
* Sông ngòi
Pác Nặm có hệ thống sông suối tương đối dày đặc, có ba sông lớn: sông Năng, sông Công Bằng, sông Nghiên Loan. Hệ thống suối bao gồm 40 con suối lớn nhỏ khác nhau.
* Đất và tình hình sử dụng
Pác Nặm được chia làm 10 xã, xã có diện tích lớn nhất là xã Bằng Thành (chiếm 18,11%) và nhỏ nhất là xã Giáo Hiệu (chiếm 5,69%). Đất đai của huyện gồm các loại đất chủ yếu: đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất Feralit mùn vàng nhạt, đất vàng trên đá mác ma axit… các loại đất này phân bố không đồng đều ở các xã.
Năm 2008 diện tích đất nông nghiệp là 24.696,92 ha, chiếm 51,95% trong tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 1.028,49 ha, chiếm 2,16%; đất chưa sử dụng bao gồm đất bằng, đất bằng và núi đá không có rừng cây là 21.813,59 ha, chiếm 45,89%.
Trong diện tích đất nông nghiệp, đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 4.447,49 ha, chiếm 18,01%; đất lâm nghiệp chiếm 81,94% ứng với 20.236,32 ha; còn lại 0,05% là đất nuôi trồng thuỷ sản.
Đất và tình hình sử dụng đất được thể hiện cụ thể qua bảng 3.1:
Qua 3 năm tình hình sử dụng đất của huyện không có nhiều biến động. Đất nông nghiệp, thuỷ sản biến động không đáng kể, bình quân qua 3 năm tăng 0,11%, năm 2006 diện tích là 24.641,08 ha, chiếm 51,83% trong tổng số diện tích đất tự nhiên, đến năm 2008 tăng 55,9 ha. Diện tích đất nông nghiệp tương đối ổn định là do:
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất huyện Pác Nặm (2006-2008)
ChØ tiªu
N¨m 2006
N¨m 2007
N¨m 2008
So s¸nh(%)
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC (%)
2007/2006
2008/007
BQ
Tæng diÖn tÝch ®Êt tù nhiªn
47.539,00
100,00
47.539,00
100,00
47.539,00
100,00
100,00
100,00
100,00
I. §Êt n«ng nghiÖp, thuû s¶n
24.641,08
51,83
24.674,43
51,90
24.696,92
51,95
100,14
100,09
100,11
1. §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp
4.442,52
18,03
4.441,95
18,00
4.447,49
18,01
99,99
100,12
100,05
1.1 §Êt trång c©y hµng n¨m
4.194,76
94,42
4.195,10
94,44
4.200,47
94,46
100,01
100,13
100,07
§Êt trång lóa
1.677,50
39,99
1.687,65
40,23
1.725,83
41,09
100,61
102,26
101,43
§Êt dïng vµo ch¨n nu«i
120,31
2,87
127,54
3,04
129,99
3,10
106,01
101,92
103,94
§Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c
2.396,95
57,14
2.379,91
56,73
2.344,65
55,83
99,29
98,52
98,90
1.2 §Êt trång c©y l©u n¨m
247,76
5,58
246,85
5,56
247,02
5,55
99,63
100,07
99,85
2. §Êt l©m nghiÖp
20.187,13
81,92
20.221,10
81,95
20.236,32
81,94
100,17
100,08
100,12
2.1 §Êt rõng s¶n xuÊt
11.148,28
55,22
11.143,19
55,11
11.158,41
55,14
99,95
100,14
100,04
2.2 §Êt rõng phßng hé
9.038,85
44,78
9.077,91
44,89
9.077,91
44,86
100,43
100,00
100,21
3. §Êt nu«i trång thuû s¶n
11,43
0,05
11,38
0,05
13,11
0,05
99.56
115,20
107,09
4. §Êt n«ng nghiÖp kh¸c
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
-
-
-
II. §Êt phi n«ng nghiÖp
991,11
2,08
1.019,91
2,15
1.028,49
2,16
102,91
100,84
101,87
III. §Êt cha sö dông
21.906,81
46,08
21.844,66
45,95
21.813,59
45,89
99,72
99,86
99,79
1. §Êt b»ng cha sö dông
38,11
0,17
37,67
0,17
37,29
0,17
98,85
98,99
98,92
2. §åi nói cha sö dông
21.455,16
97,94
21.393,45
97,93
21.362,76
97,93
99,71
99,86
99,78
3. Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y
413,54
1,89
413,54
1,89
413,54
1,90
100,00
100,00
100,00
Nguån: Phßng Tµi nguyªn vµ M«i trêng huyÖn Pác Nặm
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng chậm qua 3 năm, năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,57 ha ứng với giảm 0,01%; năm 2008 so với năm 2007 tăng 5,54 ha, ứng với mức tăng 0,12%. Bình quân qua 3 năm tăng 4,97 ha, ứng với tăng 0,05%. Diện tích đất nông nghiệp biến động chủ yếu là do diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi tăng (bình quân tăng 3,97%), diện tích đất trồng lúa tăng (bình quân 1,43%). Xu hướng này phù hợp với định hướng của huyện là tập trung vào chăn nuôi và khai hoang ruộng đất.
Diện tích đất lâm nghiệp qua 3 năm cũng tăng nhẹ (bình quân tăng 0,12%). Trong đó đất rừng phòng hộ tăng bình quân 0,21%; đất rừng sản xuất tăng 0,04%. Nguyên nhân là do huyện có quy hoạch bổ sung, thực hiện dự án 661 tăng diện tích rừng trồng phục vụ cho sản xuất và phòng hộ, thực hiện giao đất giao rừng lâu dài cho người dân, kết hợp với chính sách phát triển địa phương nên diện tích đất lâm nghiệp tăng.
Đất nuôi trồng thuỷ sản tăng mạnh, bình quân qua 3 năm tăng 7,09%, là do huyện thực hiện ô mẫu 30 triệu đồng/ha và được người dân hưởng ứng tích cực.
Tình hình đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng, bình quân qua 3 năm tăng 1,87%. Diện tích tăng chủ yếu là do đất ở tăng, dân số tăng do vậy nhu cầu cho diện tích đất ở cũng tăng.
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện chiếm 45,89% tương ứng với diện tích 21.813,59 ha (năm 2008) trong tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng.
Là huyện phía Bắc của tỉnh miền núi phía Bắc, diện tích đất đồi là chủ yếu (diện tích chưa sử dùng còn nhiều) với những độ cao thấp khác nhau, cùng các đặc điểm về thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng mới và chăm sóc cỏ. Những đặc điểm trên tạo cho Pác Nặm có những tiềm năng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò thịt.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động
Pác Nặm có số dân năm 2008 là 29.545 người, trong đó dân số nông nghiệp chiếm 95,44% trong tổng số dân toàn huyện. Mật độ dân số bình quân là 621 người/km2. Pác Nặm là một huyện miền núi nên mật độ dân số ở mức thấp, dân cư phân bổ thưa thớt. Dân số sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, sự đa dạng về ngành nghề trong huyện là thấp so với các huyện khác trong tỉnh.
Tổng số hộ trên toàn huyện là 5.452 hộ, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 95,27% tương ứng là 5.194 hộ; lao động chủ yếu của huyện Pác Nặm là lao động nông nghiệp với tổng số là 14.144 người chiếm 91,52%. Qua 3 năm số hộ tham gia vào hoạt động dịch vụ, thương mại và công nghiệp, xây dựng tăng không đáng kể (bình quân chỉ tăng 1,27%), điều này chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu giữa các năm theo xu hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ còn chậm, chưa phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của đất nước.
Tỷ lệ hộ nghèo ở mức rất cao so với cả nước. Năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 60,45%, đến năm 2008 vẫn chiếm 56,15% ứng với 3.026 hộ nghèo. Do đó, việc phát triển nông nghiệp theo mũi nhọn là hết sức cần thiết, đặc biệt là phát triển chăn nuôi và nghiên cứu đầu ra cho bò thịt giúp hộ chăn nuôi đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tình hình dân số của huyện được thể hiện chi tiết qua bảng 3.2:
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
2007/2006
2008/2007
BQ
I. Tổng số nhân khẩu
người
28.962
100,00
28.859
100,00
29.545
100,00
99,64
102,38
101,00
1. Khẩu nông nghiệp
khẩu
27.648
95,46
27.545
95,45
28.197
95,44
99,63
102,37
100,99
2. Khẩu phi nông nghiệp
khẩu
1.314
4,54
1.314
4,55
1.348
4,56
100,00
102,59
101,29
II. Tổng số hộ
hộ
5.285
100,00
5.354
100,00
5.452
100,00
101,31
101,83
101,57
1. Hộ nông nghiệp, thuỷ sản
hộ
5.043
95,42
5.101
95,27
5.194
95,27
101,15
101,82
101,48
2. Hộ CN-XD
hộ
8
0,15
8
0,15
10
0,18
100,00
125,00
111,80
3. Hộ TM-DV
hộ
234
4,43
238
4,45
240
4,40
101,71
100,84
101,27
III. Tổng số lao động
lao động
15.152
100,00
15.096
100,00
15.454
100,00
99,63
102,37
100,99
1. Lao động Nông-Lâm-TS
lao động
13.876
91,58
13.820
91,55
14.144
91,52
99,60
102,34
100,96
2. Lao động CN-XD
lao động
43
0,28
43
0,28
50
0,32
100,00
116,28
107,83
3. Lao động TM-DV
lao động
1.233
8,14
1.233
8,17
1.260
8,15
100,00
102,19
101,09
IV. Một số chỉ tiêu BQ
1. Mật độ dân số
người/km2
609
-
607
-
621
-
99,67
102,31
100,98
2. BQ người/hộ
người/hộ
5,48
-
5,39
-
5,42
-
98,36
100,54
99,44
3. BQ lao động/hộ
lao động/hộ
2,87
-
2,82
-
2,83
-
98,35
100,53
99,43
4. BQ LĐ NN/Hộ NN
LĐNN/hộ
2,75
-
2,71
-
2,72
-
98,46
100,51
99,48
5. Tỷ lệ hộ nghèo
%
60,45
-
52,27
-
56,15
-
86,47
107,42
96,38
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Pác Nặm
3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông: Pác Nặm có tổng chiều dài đường bộ trục đường 258b là 37km. Trong những năm gần đây, mạng lưới đường giao thông liên huyện và liên xã liên tục được mở, tu sửa và nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn mấy năm gần đây được đầu tư mở rộng thực hiện theo phương châm dân cùng góp và quản lý. Nhưng nhìn chung, hệ thống đường giao thông còn nhiều hạn chế do đặc điểm địa hình tạo nên.
Hệ thống thuỷ lợi: hệ thống thuỷ lợi của huyện đa phần đều là các công trình nhỏ, quy mô tưới ít. Đến năm 2008, toàn huyện có trên 90 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ (đập mương, phai mương, kênh dẫn nước), đáp ứng nhu cầu nước tưới cho trên 50% tổng diện tích lúa của huyện.
Hệ thống điện lưới: toàn huyện có 30 trạm biến áp với tổng công suất 180KVA. Trong năm 2008, ngành điện cung ứng gần 2 triệu KW. Đó là con số còn rất hạn chế vì số hộ được sử dụng điện chỉ chiếm khoảng 65% tổng số hộ toàn huyện. Hệ thống điện lưới nông thôn huyện hiện nay đang được đầu tư xây dựng và củng cố.
Về giáo dục: toàn huyện có 29 trường học, trong đó: 10 trường Mầm non; 9 trường Tiểu học; 2 trường Phổ thông cơ sở; 7 trường Trung học cơ sở; 1 trường Phổ thông trung học. Về cơ sở vật chất các trường nhìn chung chưa được đầu tư đồng bộ, hầu hết các trường đều chưa có phòng thư viện, phòng thí nghiệm; số phòng học nhà tạm chiếm trên 40%. Chưa xã nào đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; Pác Nặm hoàn thành phổ cập THCS tại thời điểm tháng 12/2008.
Về văn hoá: 100% số xã có bưu điện văn hoá và nhà văn hoá, trong đó có 02 làng văn hoá cấp tỉnh. hàng năm có trên 70% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá.
Về y tế: toàn huyện có 1 bệnh viện huyện; 10 trạm y tế cấp xã, trình độ tay nghề y, bác sỹ cơ bản đáp ứng được công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng của huyện chưa hoàn thiện để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống và lưu thông hàng hoá. Đây là một khó khăn cho việc tiêu thụ bò thịt.
3.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện
Giá trị sản xuất (tính theo giá cố định) của huyện năm 2008 đạt 50.342 triệu đồng. Trong đó: giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp chiếm 80,95% đạt 40.753 triệu đồng; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 4.971 triệu đồng, chiếm 9,87%; ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp, nhưng có tốc độ phát triển cao, năm 2006 đạt 1.475 triệu đồng, đến năm 2008 tăng 3.143 triệu đồng, mức tăng bình quân qua 3 năm của ngành thương mại - dịch vụ là 76,94%.
Tính theo giá cố định, tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn huyện đạt 14,16%. Trong đó mức tăng cao nhất là ngành thương mại - dịch vụ với mức tăng là 76,94% và thấp nhất là ngành nông lâm nghiệp đạt 108,20%.
Tính theo giá hiện hành, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn huyện qua 3 năm đạt 59,04%. Trong đó mức tăng thấp nhất là ngành nông lâm nghiệp với mức tăng đạt 53,49% và cao nhất là ngành thương mại - dịch vụ với mức tăng đạt 145,11%. Tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau là do đặc thù của từng ngành sản xuất.
Giá trị sản xuất tính trên nhân khẩu (theo giá hiện hành) của huyện năm 2008 đạt 5,86 triệu đồng/nhân khẩu; qua 3 năm có sự tăng trưởng khá nhanh, bình quân tăng 57,46%; năm 2006 đạt 2,36 triệu đồng/nhân khẩu, năm 2007 tăng 2,24 triệu đồng/nhân khẩu (đạt 4,60 triệu đồng/người/năm).
Mặc dù giá trị sản xuất của huyện vẫn còn rất khiêm tốn so với các huyện khác trong tỉnh, song với tốc độ tăng như hiện nay và theo kế hoạch của huyện thì trong tương lai, kinh tế của Pác Nặm sẽ có bước phát triển đáng kể.
Các chỉ tiêu kinh tế của huyện Pác Nặm được thể hiện qua bảng 3.3:
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
SL
(triệu
đồng)
CC
(%)
SL
(triệu đồng)
CC
(%)
SL
(triệu đồng)
CC
(%)
2007/2006
2008/2007
BQ
I. Tổng GTSX (theo giá cố định)
38.628
100,00
45.375
100,00
50.342
100,00
117,47
110,95
114,16
1. Nông lâm nghiệp
34.808
90,11
38.901
85,73
40.753
80,95
111,76
104,76
108,20
2. Công nghiệp - Xây dựng
2.345
6,07
3.326
7,33
4.971
9,87
141,83
149,46
145,60
3. Thương mại - Dịch vụ
1.475
3,82
3.148
6,94
4.618
9,17
213,42
146,70
176,94
II. Tổng GTSX (theo giá hiện hành)
68.396
100,00
132.739
100,00
172.997
100,00
194,07
130,33
159,04
1. Nông lâm nghiệp
63.606
93,00
114.778
86,47
149.857
86,62
180,45
130,56
153,49
2. Công nghiệp - Xây dựng
2.934
4,29
9.094
6,85
11.990
6,93
309,95
131,85
202,16
3. Thương mại - Dịch vụ
1.856
2,71
8.867
6,68
11.150
6,45
477,75
125,75
245,11
III. Một số chỉ tiêu BQ
1. Theo giá cố định
GTSX/nhân khẩu
1,33
-
1,57
-
1,70
-
117,89
108,37
113,03
GTSX/lao động
2,55
-
3,01
-
3,26
-
117,90
108,38
113,04
GTSX NN/LĐ NN
2,51
-
2,81
-
2,88
-
112,21
102,36
107,17
2. Theo giá hiện hành
GTSX/nhân khẩu
2,36
-
4,60
-
5,86
-
194,77
127,30
157,46
GTSX/lao động
4,51
-
8,79
-
11,19
-
194,79
127,31
157,48
GTSX NN/LĐ NN
4,58
8,31
-
10,60
-
181,18
127,57
152,03
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Pác Nặm
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
* Căn cứ chọn điểm nghiên cứu:
Với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn, vì điều kiện thực hiện đề tài không cho phép chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên khắp các địa phương trong huyện mà chỉ chọn xã đại diện để tiến hành nghiên cứu.
* Chọn xã nghiên cứu: căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình phát triển chăn nuôi bò của các xã trong huyện, chúng tôi chọn ba xã Nghiên Loan - đại diện cho xã vùng thấp của huyện, Công Bằng - đại diện cho xã vùng cao và Bằng Thành - đại diện cho xã có cả vùng thấp và vùng cao làm đểm nghiên cứu.
Tình hình cơ bản của xã nghiên cứu:
- Xã Nghiên Loan: diện tích đất tự nhiên là 5.745,09 ha, có 15 thôn, 981 hộ, 5216 khẩu, có 975 hộ nông nghiệp với 5.189 khẩu. Là xã có Chợ bò Nghiên Loan nổi tiếng của cả nước về buôn bán trâu bò.
- Xã Công Bằng: diện tích đất tự nhiên là 5.335,21 ha, có 13 thôn, 515 hộ, 2.771 khẩu, có 511 hộ nông nghiệp với 2.755 khẩu. Là xã tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng, có chợ Công Bằng cũng là một nơi buôn bán và tiêu thụ số lượng bò đáng kể.
- Xã Bằng Thành: diện tích đất tự nhiên là 8.610,07 h._.ã khác trên địa bàn huyện, do các xã còn lại có những điểm tương đồng với xã nghiên cứu như là hình thức chăn nuôi, giống bò, quy mô...
- Các chủ chương chính sách và một số chương trình khác liên quan đến phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt của UBND tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Pác Nặm và Chính quyền địa phương.
- Căn cứ theo kế hoạch đến năm 2015 sản lượng thịt bò ở Việt Nam đạt khoảng 310 nghìn tấn hơi, tương đương với 144 nghìn tấn thịt xẻ, lúc này tỷ lệ thịt bò cũng mới chỉ chiếm 3% tổng sản lượng thịt xẻ (4,707 triệu tấn). Muốn tăng tỷ lệ thịt bò lên 6% tổng sản lượng thịt và được 1,5 kg/người/năm, nước ta phải nhập 139 nghìn tấn thịt xẻ (1,5kg/người/năm), tương đương với đầu tư một khoản tiền là 350 triệu USD. Tuy vậy, tổng số thịt bò tiêu thụ năm 2015 mới đạt 3,0kg/người/năm, tương đương 30% thịt bò tiêu thụ năm 2005 của Trung Quốc. Năm 2020 sản lượng thịt bò hơi đạt 424,9 nghìn tấn thịt hơi, tương đương với 200 nghìn tấn thịt xẻ. Kế hoạch về số lượng bò và sản lượng thịt bò của nước ta đến năm 2015 thể hiện qua bảng 4.20:
Bảng 4.20: Kế hoạch về số lượng bò và sản lượng thịt bò giai đoạn 2007 - 2015
ĐVT
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Số lượng
Triệu con
6,77
7,11
7,46
7,84
8,23
8,64
9,07
9,53
10,00
Tốc độ tăng đàn
%
4,00
5,00
5,00
5,00
5,00
5,00
5,00
5,00
5,00
Sản lượng thịt bò hơi
1000 tấn
174,90
189,77
205,90
222,37
239,05
255,78
273,17
291,20
310,13
Tốc độ tăng
%
10,00
8,50
8,50
8,00
7,50
7,00
6,80
6,60
6,50
Thịt bò/người
kg
2,05
2,20
2,36
2,51
2,67
2,82
2,98
3,13
3,30
Dân số
Triệu người
85,20
86,30
87,40
88,50
89,60
90,70
91,80
92,90
94,00
Nguồn: Theo đề án phát triển đàn bò Bộ Nông nghiệp, 2007
4.3.2 Định hướng thúc đẩy chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt
4.3.2.1 Định hướng chăn nuôi bò thịt
- Phát triển chăn nuôi bò thịt nằm trong chiến lược tổng thể phát triển sản xuất chăn nuôi của huyện Pác Nặm. Huyện Pác Nặm đã và đang thực hiện Đề án phát triển đàn bò (2006 - 2010), nhằm tăng quy mô và chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn, với mục tiêu đến 2010 có tổng đàn bò là 12.194 con.
- Phát triển chăn nuôi bò thịt phải gắn với công tác lai tạo và cải tạo chất lượng giống theo hướng thịt, trước mắt đến 2015 là theo hướng “Mông” hoá.
- Đầu tư cho chăn nuôi bò thịt phải chú trọng đầu tư theo chiều sâu, là cơ sở cho việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất và tăng hiệu quả chăn nuôi.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá.
4.3.2.2 Định hướng tiêu thụ bò thịt
- Khuyến khích hộ chăn nuôi vỗ béo những con bò không đủ tiêu chuẩn làm giống (trên 24 tháng tuổi) bằng hình thức nuôi nhốt và thay thế vào đó là nuôi những con bò đủ tiêu chuẩn làm giống bằng hình thức bán chăn thả có sự kết hợp.
- Có sự liên hệ giữa Chính quyền địa phương, hộ chăn nuôi bò thịt, các chủ thu gom địa phương và các lái buôn ngoài tỉnh giúp quá trình tiêu thụ thuận lợi, các bên cùng có lợi.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối tạo điều kiện cho việc mua - bán bò trên địa bàn ngày càng thuận lợi.
- Quảng bá hình ảnh và chất lượng bò thịt Pác Nặm.
4.3.3 Một số giải pháp thúc đẩy chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt
Từ thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn huyện Pác Nặm cho ta thấy những điểm hạn chế như cơ cấu giống trong tổng đàn hiện nay chủ yếu là giống bò vàng địa phương năng suất thấp, thiếu thức ăn cho bò trong mùa đông, hệ thống cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối còn hạn chế gây cản trở cho việc tiêu thụ bò thịt... Chúng tôi thấy giải pháp để thay đổi cơ cấu giống trong đàn cần được trú trọng hàng đầu.
4.3.3.1 Thay đổi cơ cấu giống trong đàn
Chất lượng giống có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt. Với thực trạng giống bò thịt hiện có của địa phương, phần lớn là giống có năng suất thấp, chính vì vậy giải pháp về giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển chăn nuôi bò thịt ở địa phương. Việc cải tạo chất lượng giống bò thịt ở Pác Nặm theo hướng nâng cao năng suất thịt là giải pháp mang tính chiến lược bền vững, góp phần làm tăng nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi bò thịt ở Pác Nặm cả về lượng và chất.
* Mục tiêu giải pháp về giống
Cải thiện đàn bò thịt hiện đang nuôi dưỡng tại huyện Pác Nặm theo hướng “Mông” hoá - to về tầm vóc, tăng trọng lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ cao, thích nghi với điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu tại Pác Nặm, phù hợp với các hình thức chăn nuôi bò thịt của huyện.
* Cải tạo giống bò thịt hiện tại theo hướng “Mông” hoá
- Quan điểm về cải tạo đàn bò thịt ở Pác Nặm
Với tầm vóc bé, trọng lượng nhỏ và tỷ lệ thịt xẻ thấp của giống bò vàng địa phương là nguyên nhân chính làm cho năng suất trong chăn nuôi bò thịt thấp, giá thành sản xuất sản phẩm cao. Có hai hướng nâng cao được năng suất chăn nuôi bò thịt ở Pác Nặm: một là, thay thế hoàn toàn các giống cũ bằng các giống mới có năng suất cao phù hợp với địa phương; hai là, cải tạo đàn giống hiện đang nuôi dưỡng theo hướng nâng cao năng suất thịt.
Trong thực trạng chăn nuôi bò thịt hiện nay ở Pác Nặm (có tới 80% là giống bò vàng địa phương), thì việc thay thế tới 80% giống bò hiện đang nuôi dưỡng bằng giống mới có năng suất cao hơn là không khả thi với một số lý do chính sau: chi phí thay đổi giống cho toàn huyện là rất lớn và không thể giải quyết ngay trong một thời gian ngắn, việc thay đổi còn phụ thuộc vào nguồn cung ứng giống; thêm vào đó, những giống mới được thay thế cần phải thích nghi được với điều kiện tự nhiên, và điều kiện chăn nuôi của địa phương.
Như vậy, cải tạo đàn bò vàng địa phương về tầm vóc và trọng lượng là giải pháp phù hợp với đặc điểm chăn nuôi ở Pác Nặm nhằm nâng cao năng suất trong chăn nuôi bò thịt. Trên địa bàn Pác Nặm và những vùng lân cận có giống bò Mông đạt những tiêu chuẩn làm giống và đó cũng là một nguồn gen quý của cả nước nói chung và của huyện nói riêng. Trong thời gian từ nay tới 2015, thực hiện việc cải tạo đàn bò địa phương theo hướng “Mông” hoá là giải pháp khả thi nhất.
* Công tác cải tạo đàn bò thịt địa phương theo hướng “Mông” hoá:
- Thống kê và lựa chọn bò cái sinh sản đủ tiêu chuẩn.
- Bình tuyển bò đực Mông.
- Loại thải các bò không đủ tiêu chuẩn làm giống
- Chỉ sử dụng bò đực Mông đã qua bình tuyển thụ tinh trực tiếp hoặc gián tiếp (thụ tinh nhân tạo) cho số bò cái sinh sản đủ tiêu chuẩn.
Cải tạo giống bò địa phương theo hướng “Mông” hoá được tóm tắt bằng sơ đồ 4.2:
Để quá trình cải tạo đàn bò thịt nhanh và hiệu quả, cần: thành lập hệ thống kỹ thuật viên làm công tác giống ở khắp các xã trên địa bàn huyện; mở lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi bò đực giống và chăm sóc bò cái sinh sản cho hộ chăn nuôi; các kỹ thuật viên làm công tác lấy tinh của những bò đực Mông đạt tiêu chuẩn qua bình tuyển (có chính sách hỗ trợ về kinh phí cho hộ chăn nuôi, chăm sóc thoả đáng) - Giữ tinh đông lạnh của giống bò đực Mông (nếu cần), sau đó tiến hành thụ tinh nhân tạo cho những bò cái đủ tiêu chuẩn của các hộ dựa trên chu kỳ sinh sản của bò cái và sự ủng hộ từ phía hộ chăn nuôi; thường xuyên mở lớp tập huấn để các hộ chăn nuôi cập nhật kiến thức tiên tiến nhất về chăn nuôi bê đến 24 tháng tuổi, đồng thời bình tuyển những con bò bước vào tuổi trưởng thành, nếu đạt tiêu chuẩn thì khuyến cáo, có chính sách hỗ trợ hộ để lại làm giống, nếu không đạt tiêu chuẩn, khuyến khích hộ nhanh chóng đưa vào nuôi nhốt vỗ béo rồi bán.
BÒ CÁI SINH SẢN
BÒ CÁI TƠ
Bê cái được
bú sữa
Bê đực được
bú sữa
Bê cái
sinh trưởng
Bê đực
sinh trưởng
NUÔI NHỐT
(Vỗ béo trong thời gian 3 tháng)
Hệ thống thu gom địa phương
và lái buôn ngoài tỉnh
BÒ ĐỰC MÔNG
Lấy
tinh
Sơ đồ 4.2: Cải tạo đàn bò địa phương theo hướng “Mông” hoá
Chúng tôi dự kiến, nếu thực hiện tốt giải pháp này, đến năm 2015 sẽ cải tạo được khoảng 60% giống trong đàn.
4.3.3.2 Tăng cường chủ động về thức ăn
Chế biến một số phụ phẩm làm thức ăn cho bò: những công nghệ chế biến này phải đảm bảo đơn giản dễ áp dụng không tốn kém và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Chế biến rơm bằng Urê để làm tăng giá trị dinh dưỡng cho bò:
Tỷ lệ giữa rơm và thóc thường biến động từ 0,7 : 1 đến 1 : 1. Như vậy hàng năm ở huyện Pác Nặm có vài nghìn tấn rơm, đây là một loại phụ phế phẩm nông nghiệp khá lớn cần được sử dụng có hiệu quả. Nhưng hiện nay phần lớn rơm bị bỏ lại trên đồng ruộng hoặc đốt thành tro làm phân bón. Rơm chưa chế biến chứa nhiều chất xơ, rất khó tiêu hoá, nghèo protein, và muối khoáng nên trâu bò không ăn được nhiều. Để nâng cao giá trị dinh dưỡng của rơm rạ người ta đã áp dụng phương pháp chế biến rơm bằng Urê. Ở nước ta giá Urê còn đắt nên Viện chăn nuôi đã cải tiến phương pháp chỉ sử dụng lượng Urê thấp, đồng thời bổ sung thêm vôi để chế biến rơm đã thu được kết quả tốt. Các nhà khoa học Bộ môn nghiên cứu bò Viện Chăn nuôi đã làm thí nghiệm và rút ra kết kuận như sau:
Trong mùa khô (mùa thiếu thức ăn xanh cho bò) nếu bổ sung rơm ủ Urê và một phần protein nhỏ, bò có thể tăng 400g/ngày.
Khi đầu tư thức ăn bổ sung có hàm lượng protein và năng lượng cho đàn bê lai hướng thịt không gây lỗ cho chăn nuôi quảng canh mà lãi suất trên vốn đầu tư đạt 11,52 - 47,52 %.
- Áp dụng hệ thống chăn nuôi trồng cây thức ăn dưới tán cây hoặc hàng rào quanh vườn:
Ở huyện Pác Nặm có số lượng đáng kể về diện tích đất rừng. Lợi dụng cây thức ăn mọc dưới tán để chăn nuôi đây là phương thức có nhiều ý nghĩa. Cái lợi của phương thức chăn nuôi bò dưới tán cây là:
+ Tăng độ phì của đất do phân và nước tiểu của con vật thải ra.
+ Bớt cỏ dại trên đất trồng.
+ Tăng giá trị trên một đơn vị diện tích từ sản phẩm của cây và của gia súc.
+ Lợi dụng bóng mát, giảm nhiệt cho gia súc vào mùa nóng.
Trồng một số loại cây họ đậu và cây bụi vừa là cây thức ăn gia súc vừa có tác dụng chống xói mòn và làm giầu dinh dưỡng cho đất. Ví dụ cây keo dậu là cây được rất nhiều nước nhiệt đới nghiên cứu và áp dụng , được coi là cây thức ăn gia súc nhiệt đới lý tưởng.
- Quy hoạch và sử dụng đất trống, nghèo dinh dưỡng để trồng một số loại cỏ có năng suất cao như cỏ voi, cỏ VA 06....
Nếu thực hiện tốt giải pháp này, dự kiến đến 2012 hộ chăn nuôi trên địa bàn sẽ đủ cỏ cho chăn nuôi bò thịt trong cả năm.
4.3.3.3 Tổ chức tốt mạng lưới thị trường
Tiêu thụ bò thịt là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, là mục tiêu cơ bản quyết định đến sự phát triển chăn nuôi bò thịt, vì vậy tiêu thụ bò thịt và giá bán bò thịt được mọi người chăn nuôi quan tâm và là nỗi lo thường xuyên của người chăn nuôi. Trong cơ chế thị trường, việc phát triển chăn nuôi bò thịt phải tính đến thị trường tiêu thụ ổn định và tiềm năng. Để cùng hộ chăn nuôi tháo gỡ trong tiêu thụ bò thịt, chúng tôi đưa ra một số giải pháp thị trường như sau:
- Hoàn thiện mạng lưới thị trường để giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm bò thịt sản xuất ra: xây dựng và nâng cấp hệ cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối buôn bán trâu bò; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi, chủ thu gom và các lái buôn ngoài tỉnh tham gia thị trường bò thịt; tổ chức liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi, lò mổ, với nhà hàng, siêu thị.
- Nâng cao được vị thế của người chăn nuôi khi tham gia thị trường, đáp ứng được các nhu cầu cho sản xuất: xây dựng được nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thịt bò Pác Nặm (dựa trên tiêu chuẩn thịt bò Mông) từ đó nhằm nâng cao được giá trị sản phẩm, giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc. Bằng cách: xây dựng được các nhóm chăn nuôi và liên kết thành hiệp hội chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt bò Pác Nặm; có một qui trình kỹ thuật chăn nuôi bò lấy thịt theo hướng chất lượng (tài liệu đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng); có được nhãn hiệu tập thể trên sản phẩm thịt bò Pác Nặm khi bán tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội và các tỉnh thành khác; nhãn hiệu tập thể được công nhận bởi Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.
Để bò thịt có thể tiêu thụ tốt, trong tương lai cần phát triển công nghiệp chế biến tại chỗ, mặc dù là rất khó khăn đối với một huyện còn nghèo như Pác Nặm. Tuy nhiên, đó là một việc hết sức cần thiết và nên làm vì nông nghiệp sẽ khó có thể phát triển nếu như không phát triển ngành công nghiệp chế biến song song. Nhưng trước mắt, khuyến khích xây dựng các điểm giết mổ, bán thịt bò tại huyện. Thêm vào đó nên quy hoạch hình thành các điểm thu mua tại các xã, tiến tới hình thành các chợ mua bán trâu bò mà trung tâm các xã đều có 1 điểm tập trung thu gom bò.
4.3.3.4 Các nhóm giải pháp khác
* Phối hợp hài hoà các hình thức chăn nuôi:
- Khuyến khích các hộ áp dụng hình thức chăn nuôi bò bán chăn thả và có bổ sung thêm thức ăn tại chuồng nhằm góp phần tăng quy mô và cải thiện đàn bò thịt ở địa phương.
- Khuyến cáo cho hộ chăn nuôi áp dụng hình thức nuôi nhốt đối với bò loại thải, không đủ tiêu chuẩn làm giống, có độ tuổi trên 24 tháng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho hộ chăn nuôi, và đồng thời sử dụng vốn mua những con giống tốt từ ngoài địa phương làm giống gây dựng quy mô ở hộ góp phần xoá đói giảm nghèo.
* Làm tốt công tác thú y:
- Duy trì tốt mạng lưới thú y từ huyện đến cơ sở, công tác tiêm phòng định kỳ các bệnh thường gặp.
- Đầu tư đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động của mạng lưới thú y từ huyện đến cơ sở.
- Tập huấn về thụ tinh nhân tạo và lấy tinh cũng như giữ tinh đông lạnh cho bò nhằm bảo vệ và nhân rộng nguồn gen giống bò Mông quý của địa phương.
- Thực hiện kiểm dịch nghiêm túc trong vận chuyển và giết mổ gia súc, hạn chế gây ảnh hưởng đến hoạt động của người kinh doanh.
- Thực hiện đúng các quy định của pháp lệnh thú y trong công tác kiểm dịch động vật vận chuyển ra - vào địa bàn, nhằm kiểm soát và ngăn chặn bệnh dịch có hiệu quả.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua nghiên cứu về tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đã khái quát được vai trò, đặc điểm của chăn nuôi bò thịt và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nó; chỉ ra kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt của các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam; đưa ra hai mô hình về chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam.
2. Đã đánh giá thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện và xác định được những nhân tố ảnh hưởng.
- Tốc độ phát triển đàn bò thịt ở huyện Pác Nặm trong những năm gần đây còn chậm, quy mô chăn nuôi của hộ trên địa bàn nhỏ lẻ.
- Năng suất chăn nuôi bò thịt ở huyện còn thấp, nguyên nhân là:
+ Giống bò vàng địa phương chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn bò, làm cho năng suất chăn nuôi gặp nhiều hạn chế. Giống bò Mông là giống bò có thể trạng tầm vóc tương đối lớn, thích nghi với điều kiện sống và phù hợp với các hình thức chăn nuôi ở địa phương, cần được bảo tồn và nhân rộng.
+ Hộ chăn nuôi áp dụng các hình thức chăn nuôi chưa phù hợp, chủ yếu là áp dụng hình thức bán chăn thả.
Đa số các hộ áp dụng hình thức bán chăn thả (chiếm khoảng 80%), còn lại khoảng 20% số hộ chăn nuôi áp dụng hình thức nuôi nhốt, thường là các hộ thuộc dân tộc Mông có kiến thức chăn nuôi và chịu khó.
Hiệu quả sử dụng lao động của các hộ chăn nuôi bò thịt theo hình thức nuôi nhốt cao hơn so với của các hộ theo hình thức bán chăn thả. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ hiệu quả chi phí thì các hộ chăn nuôi bò thịt theo hình thức bán chăn thả lại đạt cao hơn nhiều so với ở hình thức nuôi nhốt.
- Huyện Pác Nặm đã hình thành được mạng lưới thú y tương đối hoàn chỉnh, được hoạt động tương đối hiệu quả và thống nhất, cần được duy trì và tổ chức tốt hơn nữa.
- Các chợ đầu mối trên địa bàn huyện và hệ thống thu gom năng động đã thúc đẩy quá trình tiêu thụ bò thịt trên địa bàn gặp nhiều thuận lợi.
3. Để thúc đẩy quá trình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở huyện phát triển, các hộ chăn nuôi cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như thay đổi cơ cấu giống trong đàn, tăng cường chủ động về thức ăn, tổ chức tốt mạng lưới thị trường, phối hợp hài hoà các hình thức chăn nuôi và làm tốt hơn nữa về công tác thú y.
5.2 Kiến nghị
* Đối với Nhà nước:
- Chính sách đầu tư: cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chăn nuôi sẽ giúp cho các quá trình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đến hộ chăn nuôi được nhanh chóng, thuận tiện, tạo điều kiện hình thành và ổn định mạng lưới dịch vụ phục vụ cho quá trình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn.
- Chính sách tín dụng: tiếp tục tạo điều kiện cho người chăn nuôi bò thịt vay vốn ưu đãi, không có lãi xuất để phát triển đàn bò với thời gian cho vay dài (ít nhất là 5 năm), hạn mức vay phù hợp với năng lực và quy mô chăn nuôi bò mà hộ có thể.
- Chính sách đất đai: khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuê đất trống và đồi núi trọc để phát triển chăn nuôi bò thịt.
* Đối với chính quyền địa phương:
- Tạo điều tốt nhất để người chăn nuôi, các chủ thu gom, lò mổ kết hợp được với nhà hàng, siêu thị lớn nhằm giúp họ tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững.
- Nhanh chóng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng ở các chợ đầu mối nhằm tạo điều kiện tốt cho việc tiêu thụ bò thịt gặp thuận lợi nhất.
- Tổ chức và quản lý tốt mạng lưới thú y nhằm nhân rộng giống bò mông nhanh chóng, có hiệu quả; đồng thời làm tốt công tác kiểm dịch, hạn chế thấp nhất sự lây lan dịch bệnh từ bên trong cũng như bên ngoài.
* Đối với người chăn nuôi:
- Mỗi người chăn nuôi đều cần có ý thức gìn giữ và chăm sóc tốt những con giống tốt, đặc biệt là giống bò Mông làm cơ sở nhân rộng giống tốt, góp phần thực hiện giải pháp “Mông” hoá đàn bò.
- Tăng cường học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt nói chung và kỹ thuật nuôi nhốt của dân tộc Mông nói riêng.
- Quan tâm công tác cải tạo, trồng mới cỏ và đồng thời chú ý tới khâu chế biến, bảo quản giải quyết thức ăn cho bò thịt trong mùa đông.
- Luôn ủng hộ, tuân thủ mọi kế hoạch, chủ trương, chính sách của Nhà nước và Chính quyền địa phương về phát triển chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Đinh Văn Cải và cộng tác viên Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, “Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao khả năng sản xuất bò thịt ở Việt Nam”, Báo cáo tổng kết chương trình nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, lâm nghiệp và giống vật nuôi giai đoạn 2001-2005 (Lĩnh vực chăn nuôi).
Nguyễn Văn Chung (2005). “Cỏ và chế biến cỏ để phát triển đàn bò thịt ở Lạng Sơn”. Tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm.
Công ty Kỹ thuật truyền giống gia súc TW - Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam (2004), Số 126/CV-CVTG/KHKT “Về việc cải tạo đàn bò Việt Nam”, Hà Nội ngày 03 tháng 06 năm 2004.
Cục khuyến nông và khuyến lâm (1998), Dự án sử dụng các giống bò thịt Zeebu để cải tiến giống bò thịt vàng Việt Nam hai năm 1999 - 2000, Hà Nội 12.1998.
Vũ Chí Cương, Nguyễn Xuân Hòa (2002). “Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn chủ yếu dùng cho bò”, Viện chăn nuôi.
Bùi Minh Hạnh (2002). “Hiện trạng và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò tại hai Huyện Như Xuân và bá Thước (Thanh Hoá)”, http: google.com.vn.
http: google.com.vn.
Nguyễn Bá Mùi, Tôn Thất Sơn (2003). “Tài liệu tập huấn Kỹ thuật chăn nuôi”, Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm mô hình nhóm sở thích chăn nuôi bò thịt chất lượng cao liên kết với các kênh tiêu thụ cao cấp, siêu thị, nhà hàng và khách sạn, Đào Thế Anh, Hoàng Xuân Trường, Paule Moustier, Lê Việt Hùng và Hoàng Văn Sang, tại xã Hạ Thôn - huyện Hà Quảng - Cao Bằng, báo cáo tổng kết dự án Superchain năm 6/2007- 7/2008.
Lê Đức Ngoan, Trần Thị Bích Hường Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (2007). “Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò ở nông hộ tại hai vùng đồng bằng và miền núi tỉnh Quảng Ngãi”. http: google.com.vn.
Tài liệu nghiên cứu FAO về sản xuất và sức khoẻ động vật - 90 (1993). “Ứng dụng công nghệ sinh học vào thức ăn gia súc ở các nước đang phát triển”, Hà Nội.
Đỗ Khắc Thịnh (1999). “Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kinh tế quản trị kinh doanh 1995 - 1999, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Lê Văn Thông - Lê Hồng Mận (2001). “Nuôi bò thịt và phòng chữa bệnh thường gặp”, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
Đặng Trần Tính (2000). “Kết quả bước đầu thực hiện chương trình cải tạo đàn bò vàng Việt Nam”, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ - Hội chăn nuôi Việt Nam.
Nguyễn Xuân Trạch (2005). “Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi gia súc nhai lại”. NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2005.
Nguyễn Xuân Trạch (2006). “Giáo trình chăn nuôi trâu bò”, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trung tâm Khuyến nông và khuyến lâm (1999). “Chương trình giống vật nuôi (1999 - 2005”), Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Berthouly C., 2008. Characterisation of the cattle, buffalo and chicken populations in the northern Vietnamese province of Ha Giang. Thesis of AgroParis Tech. 243 p.
Dao The Anh and Vu Trong Binh, 2005. Agriculture contracts, cooperative action by farmers and poor people’s participation in Northern Vietnam. In ADB/M4P, Linking farmers to markets through contract farming, Hanoi, ADB, pp. 13-19.
Faostat - Agriculture, The source of FAO statical data,
Huyen LTT, Lemke U., Valle Zarat A., 2006. Ruminant breed and production system in North Vietnam and their contribution to smallholder households in mountainous area. Thesis of University of Hoheinhem, Stuttgart. 72 p.
7. Thân lá cây ngô dùng làm thức ăn
8. Các loại cỏ, lá cây rừng
Phụ lục 3: Một số hình ảnh chuồng trại ở các xã điều tra
. Chủ thu gom tập kết bò đã mua
6. Chủ thu gom tập kết bò đã mua
Phụ lục 5: Quy mô đàn bò trên thế giới
Nguồn: Phòng Thống kê của FAO, 2009
PHIẾU ĐIỀU TRA
NÔNG HỘ CHĂN NUÔI BÒ
Phiếu số……
(Ngày …tháng … năm 2009)
I. Một số thông tin chung về hộ
- Họ tên chủ hộ: ………………………..………. Nam (nữ)…….. Tuổi ………………
- Dân tộc: …………
- Thôn (bản) ………………….….……..…… xã ……………………………….……..
Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn
- Trình độ văn hoá: 1) Mù chữ
2) Tiểu học
3) Trung học cơ sở
4) Trung học phổ thông
5) Khác - Ghi cụ thể …………………………………..……..
- Tổng nhân khẩu trong hộ: …………… khẩu
Trong đó: + Trong độ tuổi lao động: ………… khẩu
+ Dưới độ tuổi lao động: …………. khẩu
+ Trên độ tuổi lao động: ………….. khẩu
- Phân loại hộ: 1) Giàu 2) Khá 3) Trung bình 4) Nghèo
II. Thông tin về chăn nuôi bò
1. Hiện trạng quy mô chăn nuôi, ước tính giá trị và nguồn gốc các loại bò của hộ? Tổng: ………. con.
Độ tuổi của bò
(tháng tuổi)
Số lượng (con)
Tổng ước tính giá trị (nếu bán) (triệu đồng)
Giống bò
Nguồn gốc
1 - 12
13 -24
25 - 36
>36
2. Hình thức chăn nuôi:
chăn thả tự do (thả rông). Mô tả quá trình chăn thả (nếu có) …………………………………….................................…………………………………
…………………………………….................................…………………………………
bán chăn thả (sáng đi chăn tối dẫn về chuồng). Mô tả quá trình bán chăn thả (nếu có)
…………………………………….................................…………………………………
…………………………………….................................…………………………………
nuôi nhốt (nhốt 100% thời gian). Mô tả quá trình bán chăn thả (nếu có)
…………………………………….................................…………………………………
…………………………………….................................…………………………………
khác. Mô tả (nếu có) …………………………………………………………………..
…………………………………….................................…………………………………
3. Mục đích chính khi chăn nuôi bò:
Chuyên thịt ; Cày kéo - bán thịt ; Sinh sản - bán thịt ; Lấy sữa ; Khác
(Ghi chú: Mục đích nào nhiều đánh dấu X)
4. Thức ăn thường sử dụng cho chăn nuôi bò của gia đình ta gồm những loại nào? Nguồn gốc những loại thức ăn đó (phát triển tự nhiên; cải tạo; trồng mới; sản phẩm phụ trồng trọt; mua ngoài)
STT
Loại thức ăn
Nguồn gốc thức ăn
Ghi chú
1
2
3
4
5
- Ông (bà) cho biết:
+ Những tháng nào thì nguồn thức ăn cho bò là nhiều nhất?
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
+ Những tháng nào trong năm thì nguồn thức ăn khan hiếm nhất?
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
+ Trong năm, hộ ông (bà) có thiếu thức ăn chăn nuôi bò không? nếu có thì thiếu vào những tháng nào?
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
5. Mô tả hệ thống chuồng trại: Nền……........………; mái ..............................................;
tường……………………; diện tích…………. m2; khoảng cách từ chuồng tới nhà ở………m;
Giá trị chuồng trại: .......................... (1000 đồng).
Thời gian sử dụng: ........................... năm.
6. Dịch vụ thú y:
Gia đình có tiêm phòng cho đàn bò không?
Nếu có: thì tiêm mấy lần/năm…../lần; tiêm những loại vacxin gì? ............................................................................................................................................
Chi phí cho 1 lần tiêm: ……………………Nếu không: xin giải thích rõ vì sao? ..............................................................................................................................................
Khi cần điều trị bò ốm gia đình mua thuốc tận đâu?................................. ai là người chữa bệnh cho đàn bò ốm:............................................................................................................
- Gia đình có gặp khó khăn về dịch vụ thú y cho bò không? Mô tả: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................………
III. Thông tin về tiêu thụ bò thịt
1. Theo ông (bà) thì giá bán bò thịt tại địa phương (huyện) so với nơi khác (ngoài huyện) như thế nào?
1) Cao hơn 2) Thấp hơn
3) Như nhau 4) Không rõ
2. Theo ông (bà) thì tiêu chuẩn nào sau đây bán được giá cao?
- Giống bò nào? ...................................
- Trọng lượng bò lúc xuất bán? ......................... kg thịt tinh
- Tuổi bò? ................................ tháng tuổi
- Hình dáng bên ngoài? Mô tả: ............................................................................................
…………………………………….................................……………………………….....
...............................................................................................................................................
- Yếu tố khác: .......................................................................................................................
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
3. Trong năm 2008 hộ ông (bà) đã …..… lần dắt bò đi bán? Đã bán được …..... con?
Nếu có bán được, thì thu thập thêm thông tin:
Chỉ tiêu
ĐVT
Con thứ
1
2
3
4
Tuổi lúc bán (tại thời điểm bán)
Tháng
Đã nuôi bao lâu (kể từ khi mua)
Tháng
Giống bò?
-
Bán cho ai?
-
Địa điểm bán bò
-
Tổng thu
SP chính
1000 đồng
SP phụ
1000 đồng
Chi phí trung gian (IC)
Con giống
1000 đồng
Thức ăn
1000 đồng
Thú y
1000 đồng
Lãi vay
1000 đồng
Khấu hao chuồng trại
1000 đồng
Công lao động
công
Nếu thêm: ................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
IV. Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi và bán bò hiện nay của hộ
Thuận lợi
đã có
Khó khăn
cần giải quyết
Giải pháp của hộ dự định giải quyết khó khăn
Đề xuất hỗ trợ để cùng giải quyết khó khăn
1. đã có KN CN bò
1. Thiếu giống bò tốt
2. đã có giống
2. Thiếu vốn mua bò
3. đã có vốn
3. Thiếu kỹ thuật CN bò
4. có lao động
4. Thiếu TA xanh vào vụ đông
5. có đủ thức ăn
5. Không có dịch vụ đầu ra
V. Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò
1. Gia đình ông bà có được nhận chương trình hay dự án hỗ trợ trong chăn nuôi bò không? Nếu có cụ thể được hỗ trợ như thế nào: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nếu không thì vì sao? Tại thôn và xã chưa có dự án ; gia đình chưa phải là hộ được lựa chọn: ; Nguyên nhân khác: giải thích .................................................................................................................................................2. Theo ông bà khả năng ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ tới hiệu quả chăn nuôi bò ở mức độ nào?
Cao: ; Trung bình ; Thấp:
VI. Đề xuất khác của hộ nhằm cải thiện thu nhập của hộ trong chăn nuôi bò? (lựa chọn 1 hay nhiều đáp án)
Đào tạo cho đội ngũ thú y viên thôn bản
Giúp nông dân tổ chức thành lập các nhóm cùng sở thích chăn nuôi bò
Cho vay vốn ưu đãi để phục vụ chăn nuôi bò
Tập huấn kỹ thuật cho nông dân nghèo
Tư vấn về thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Xây dựng các chợ/điểm thu gom bò tại địa phương
Hình thức khác:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của gia đình ông (bà)!
Người được phỏng vấn
Người điều tra
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc