Lời cảm ơn
Sau hơn hai tháng làm việc khẩn trương với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô và bạn bè, luận văn cử nhân Xã Hội Học của tôi đã được hoàn thành.
Nhân dịp này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo - Tiến sỹ Lê Thị Quý người đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên, lời chỉ bảo quý báu ngay từ những bước đầu định hướng đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trong và ngoài khoa Xã Hội Học, những người
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu & tìm hiểu thực trạng của sự phân công vai trò giữa người cha & người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại khoa.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các bạn lớp Xã Hội Học K43, cùng các bạn trong và ngoài khoa Xã Hội Học đã cổ vũ, động viên đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu.
Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn của mình tới những người thân yêu trong gia đình đã dành cho tôi mọi sự động viên, hỗ trợ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài.
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm đầu mở cửa, nền Kinh Tế Thị Trường một mặt đã đem lại những thành tựu kinh tế, xã hội nhất định nhưng mặt khác, dưới những tác động tiêu cực của nó cùng với sự mở cửa du nhập một cách ồ ạt của văn hoá phương Tây đã làm biến đổi nhiều mặt của xã hội. Hệ thống giá trị, chuẩn mực đã ít nhiều biến đổi, lối sống đạo đức của giới trẻ đang có xu hướng suy giảm dần đi những giá trị tốt đẹp.
Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của nhân tố con người nên đã đặt con người vào trung tâm của chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội và đưa công tác giáo dục lên mặt trận hàng đầu.
Trong bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên báo Nhân Dân, số 526 ngày 1-6-1969, Bác Hồ có viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt cho các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân . Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ . . .Trước hết, các gia đình (tức là ông bà, cha mẹ, anh chị) phải làm tốt công việc ấy.” Chính vì vậy, Đảng và Nhà Nước ta đã xây dựng một nền giáo dục dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ ba mũi nhọn: Gia Đình - Nhà Trường - Xã Hội . Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy - giáo dục nhà trường - thì hệ thống giáo dục phi chính quy trong đó có giáo dục gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên những con người có ích cho xã hội. Gia đình được coi là trường học đầu tiên của trẻ, là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con người ngay từ khi con người được sinh ra cho đến lúc trưởng thành, với những người thầy đầu tiên là người Cha và người Mẹ .
Trong xã hội truyền thống, đối với việc giáo dục con cái, giữa người cha và người mẹ có sự phân công rất rành rẽ: Cha là người dạy con trai Chữ - Nghĩa ; Mẹ là người dạy con gái Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Và cha là người có quyền ra các quyết định về mọi công việc gia đình trong đó bao gồm cả những quyết định về giáo dục con cái. Sự phân công này không những thể hiện sự bất bình đẳng giữa đứa con trai và đứa con gái mà còn thể hiện sự bất bình đẳng về địa vị, vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục, dạy dỗ con cái.
Xã hội phát triển, khoa học đã chứng minh rằng một đứa trẻ sẽ phát triển hoàn thiện về nhân cách và thể chất khi nó nhận được sự giáo dục đầy đủ của cả cha lẫn mẹ. Như vậy, kiểu giáo dục riêng rẽ trong xã hội truyền thống đã không còn phù hợp trong một xã hội phát triển, hiện đại nữa mà thay vào đó cả người cha và người mẹ đều phải cùng gánh vác một trách nhiệm như nhau, cùng tham gia vào quá trình giáo dục con cái. Tuy nhiên, không phải là dễ dàng để có thể đạt được sự bình đẳng này bởi một mặt xã hội tạo cho người phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào các quá trình hoạt động xã hội hơn nhưng mặt khác, vẫn còn tồn tại những quan niệm truyền thống mang tính cổ hủ, lạc hậu, ràng buộc, chi phối, kìm hãm sự phát triển cũng như khả năng hoà nhập xã hội của người phụ nữ, đó là những quan niệm như: “ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm ” hay “ Nhất Nam viết hữu, thập Nữ viết vô”. . .
Người phụ nữ một mặt vừa tham gia lao động sản xuất, mặt khác lại phải gánh vác các công việc gia đình như nội trợ, chăm sóc, dạy dỗ con cái, do đó việc chăm sóc và dạy dỗ con cái vẫn được coi là trách nhiệm chính của người phụ nữ còn trách nhiệm chính của người đàn ông là kiếm tiền để nuôi sống gia đình. Một vấn đề nổi lên từ thực trạng này là sự bất bình đẳng Giới trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình trong đó có lĩnh vực giáo dục con cái. Đây là một vấn đề được Liên Hợp Quốc xem xét là một trong bốn vấn đề cần được quan tâm hàng đầu hiện nay: Dân số, Môi trường sinh thái, Chuyển giao công nghệ và Bình đẳng Giới. Đó là điều cần thiết bởi vì cho đến nay chưa có một quốc gia nào trên thế giới mà ở đó người phụ nữ được hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Những phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng nam - nữ vẫn còn đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Ở Việt Nam, vấn đề “Giới” cũng đang trở thành một vấn đề rất được các nhà nghiên cứu quan tâm . Các đề tài nghiên cứu về “Giới” ở Việt Nam thường tập trung nghiên cứu ở một số hướng chính như nghiên cứu về phụ nữ và gia đình. Những đề tài đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống gia đình vẫn còn chưa đầy đủ cũng như chưa khai thác hết được những khía cạnh đa dạng và phức tạp của mối quan hệ này. Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu về mối quan hệ giới trên cơ sở tiếp cận một lĩnh vực của đời sống gia đình đó là lĩnh vực giáo dục đạo đức. Hướng đi của đề tài này là nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên trên cơ sở đó rút ra những kết luận và bước đầu đưa ra những đề xuất, kiến nghị với mong muốn có thể rút ngắn khoảng cách giới trong gia đình. Với khuôn khổ nhỏ hẹp của một khoá luận tốt nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội với đặc trưng là một đô thị lớn của Việt Nam. Trong quá trình phát triển đi lên của đất nước, Hà Nội được coi là một trong hai đô thị có tốc độ phát triển và khả năng hội nhập lớn nhất nhưng đồng thời cũng là nơi diễn ra những biến đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội đặc biệt là trong tư tưởng, lối sống đạo đức của thanh thiếu niên và hệ thống giá trị chuẩn mực trong gia đình hiện nay.
II. Ý NGHĨA KHOA HỌC -Ý NGHĨA THỰC TIỄN:
Tuy rằng đề tài này không thuộc nhóm đề tài nghiên cứu lý luận mà ở đây tôi chủ yếu vận dụng các lý thuyết, phương pháp, các phạm trù khái niệm của Xã Hội Học và một số nghành khoa học có liên quan vào nghiên cứu thực tiễn nhưng nó cũng có những ý nghĩa nhất định.
Trước hết, trong quá trình tìm tòi nghiên cứu, tôi đã có thể hiểu sâu hơn về các lý thuyết Xã Hội Học, những quan điểm tiếp cận “Giới” và nhất là vấn đề “Bình đẳng Giới” - một vấn đề đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu và vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.
Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm đến việc đưa ra kết luận, khuyến nghị tôi mong muốn đề tài nghiên cứu của mình có thể đóng góp được phần nào những thông tin sâu hơn về một khía cạnh của vấn đề “Giới” cho các nhà quản lý xã hội, các nhà hoạch định chính sách và cho những người quan tâm đến vấn đề này.
III. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1.Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu về sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của vai trò giới trong sự hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên.
Trên cơ sở của những mục đích nghiên cứu trên tôi đã đặt ra cho mình những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau.
3.2.Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu nhận thức của người cha và người mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên.
- Tìm hiểu về nội dung giáo dục đạo đức hay những giá trị đạo đức nào mà cha mẹ quan tâm và ai là người thường xuyên giáo dục những nội dung đó.
- Tìm hiểu về thời gian giáo dục của người cha và người mẹ trong việc giáo dục con cái.
- Tìm hiểu về phương pháp giáo dục của người cha và người mẹ đối với con cái trong độ tuổi vị thành niên.
IV. ĐỐI TƯỢNG - KHÁCH THỂ - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên.
4.2.Khách thể nghiên cứu:
Các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên trong các gia đình đô thị.
4.3.Phạm vi nghiên cứu:
Phường Thịnh Quang - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội.
4.4. Mẫu nghiên cứu :
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 195 mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên trong đó nam là 92 người chiếm tỷ lệ 51%, nữ là 88 người chiếm tỷ lệ là 49% và 10 mẫu được chọn để tiến hành phỏng vấn sâu .
V. PHƯƠNG PHÁP LUẬN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5.1. Phương pháp luận:
Sự phân công vai trò giới trong giáo dục con cái là một vấn đề xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến nhân tố con người - nhân tố được coi là một động lực của sự phát triển xã hội. Nghiên cứu vấn đề này ta phải đặt nó trong mối liên hệ tác động qua lại với các vấn đề xã hội khác như : Sự chuyển đổi của nền kinh tế, những tác động của các chính sách mới của Đảng và Nhà Nước, sự biến đổi của một số yếu tố văn hoá. Những nguyên tắc của phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy Vật Lịch Sử, Chủ nghĩa Duy Vật Biện Chứng, phương pháp nghiên cứu Nữ Quyền và phương pháp luận của Xã Hội Học sẽ giúp chúng ta làm rõ điều này, cụ thể là:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan: nghiên cứu bản thân sự vật, hiện tượng như chúng đang tồn tại trong thực tế, không phán đoán một cách chủ quan. Các kết luận phải được phản ánh từ thực tế.
- Nguyên tắc nghiên cứu sự vật trong sự phát triển: Mỗi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển. Vì vậy, khi nghiên cứu cần nhìn nhận sự vật như nó đang tồn tại trong một giai đoạn cụ thể và trong suốt cả một quá trình vận động, phát triển.
Nguyên tắc nghiên cứu sự vật trong một chỉnh thể toàn vẹn: nghiên cứu phụ nữ trong mối tương quan với nam giới
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trưng cầu ý kiến.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp chọn mẫu.
- Phương pháp nghiên cứu nữ quyền
- Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích, xử lý tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo.
VI. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
- Hiện nay, các bậc cha mẹ đều nhận thức được vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên cũng như tầm quan trọng của cả hai giới trong việc dạy dỗ con cái.
- Tuy người cha có tham gia vào việc giáo dục đạo đức cho con cái nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về người mẹ.
- Giáo dục đạo đức trong gia đình vẫn dựa trên những chuẩn mực đạo đức truyền thống cũ.
- Yếu tố bản sắc giới có ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên của các bậc cha mẹ trong các gia đình đô thị .
VII. KHUNG LÝ THUYẾT:
Môi trường KT-VH-XH
Nhận thức của Cha Mẹ về vai trò giới
trong việc giáo dục con cái
Sự phân công vai trò giữa Cha và Mẹ
trong giáo dục con cái
Phương
pháp
giáo
dục
Thời
gian
giáo
dục
Nội
dung
giáo
dục
Kết quả của việc giáo dục con cái
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I.CÁC LÝ THUYẾT - QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN :
1.1. Lý thuyết vị thế - vai trò:
Lý thuyết vị thế - vai trò cho phép nghiên cứu hành vi của cá nhân trong hệ thống những cấp độ cá nhân - nhóm xã hội.
Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và quyền lợi kèm theo. Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với các vị trí đó. Mỗi một cá nhân trong xã hội đều có những vị trí nhất định ngay từ khi sinh ra và hình thành những chức năng cụ thể với quyền và nghĩa vụ phù hợp. Chính những quyền và nghĩa vụ cao, thấp khác nhau của các vị trí xã hội sẽ tạo ra thứ bậc của chúng. Nếu xem xét vị trí xã hội một cách độc lập với những quyền và nghĩa vụ tương ứng thì chúng ta không thể xác định được hay so sánh được thứ bậc cao thấp giữa các vị trí xã hội của các cá nhân bởi khi tách ra như vậy thì các cá nhân lại ở những vị trí xã hội tương đồng. Mỗi một xã hội, mỗi một nền văn hoá lại có những cách nhìn nhận của riêng mình về các vị trí xã hội của cá nhân. Những cách nhìn nhận đó sẽ xác định các quyền lợi và trách nhiệm nhất định được thực hiện song song với nhau ở mỗi một vị thế xã hội. Mỗi một cá nhân có nhiều vị trí xã hội do vậy cũng có nhiều vị thế xã hội.
Cá nhân có thể có vị thế đơn lẻ nếu xuất phát từ một vị trí xã hội bất kì trong cơ cấu xã hội và quyền hạn, trách nhiệm tương ứng với vị trí xã hội đó. Cá nhân có thể có vị thế tổng quát bao gồm các vị thế cơ bản mà cá nhân có.
Các vị thế xã hội còn được chia thành 2 loại: Vị thế gán cho và vị thế đạt được. Trong đó, vị thế gán cho liên quan đến những gì mà xã hội thừa nhận đối với cá nhân đó ngay từ khi nó tham gia vào cấu trúc xã hội và không phụ thuộc vào việc cá nhân đó có chấp nhận hay không. Đó là những yếu tố tự nhiên bẩm sinh như: tuổi, giới tính, chủng tộc, dòng họ, thành phần xuất thân. Ví dụ: người già có vị thế cao hơn người trẻ tuổi, người phụ nữ được coi là có vị thế xã hội thấp hơn người nam giới, người da đen có vị thế thấp hơn người da trắng . . . Vị thế xã hội của những người già, người trẻ, phụ nữ, nam giới, người da đen hay da trắng ngay từ khi sinh ra đã được xã hội quy gán tuỳ thuộc vào quan niệm hay cách nhìn nhận về vị trí xã hội của họ.
Vị thế đạt được là những vị thế mà các cá nhân giành được bằng sự cố gắng, nỗ lực, bằng khả năng của cá nhân trong quá trình hoạt động sống.
Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở những vị thế xã hội tương ứng của cá nhân. Để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, cá nhân phải thực hiện những hành động phù hợp. Nghĩa là khi xã hội nhìn nhận vị thế nào đó của cá nhân đồng thời cũng đã xác định một mô hình hành vi tương ứng và mong đợi cá nhân thực hiện mô hình hành vi đó. Như vậy, vai trò xã hội của cá nhân là việc thực hiện những hành vi nhằm thoả mãn sự mong đợi của xã hội để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế xã hội của mình. Những đòi hỏi, mong đợi của xã hội đối với vai trò của cá nhân thường dựa trên các chuẩn mực xã hội. Chính vì vậy mà vai trò xã hội của các cá nhân luôn luôn biến đổi và khác nhau ở các xã hội khác nhau, thậm chí ở các nhóm xã hội khác nhau và ở từng thời kì khác nhau. Bởi các chuẩn mực xã hội không phải là một phạm trù bất biến mà nó có thể thay đổi ở từng thời kỳ khác nhau, có thể khác nhau ở các xã hội khác nhau và thậm chí khác nhau ngay cả giữa các nhóm xã hội khác nhau đang tồn tại trong cùng một thời điểm lịch sử.
Như vậy, ứng với mỗi vị thế xã hội bao gồm những quyền hạn và trách nhiệm là những vai trò xã hội bao gồm những mô hình hành vi tương ứng mà cá nhân phải thực hiện.
Lý thuyết vị thế - vai trò cho phép chúng ta nhận định được vị thế, vai trò của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội. Nó cho phép ta xác định được vị thế nào của người phụ nữ là vị thế gán cho và vị thế nào là vị thế đạt được; cho phép chúng ta xác định được những mô hình hành vi mà họ phải thực hiện để thoả mãn những mong đợi của xã hội, của gia đình sao cho phù hợp với những vị thế đó. Chúng ta cũng có thể so sánh được thứ bậc cao hay thấp trong tương quan vị thế - vai trò giữa nam giới và nữ giới trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Từ đó ta có thể nhìn nhận và đánh giá được sự phân công vai trò giữa hai giới trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình trong đó có lĩnh vực giáo dục con cái.
1.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng :
Cơ cấu xã hội hay cấu trúc xã hội bao gồm nhiều thành phần khác nhau trong một hệ thống xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Xã hội mà chúng ta đang sống cũng được xem như một hệ thống có cấu trúc nhất định bao gồm nhiều nhóm xã hội vi mô khác nhau có mối liên hệ tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau. Mỗi một nhóm xã hội vi mô lại có một cơ cấu riêng của nó, thực hiện những chức năng riêng biệt trong sự thống nhất chức năng chung của cả xã hội tổng thể. Cơ cấu xã hội được phân chia ở hai cấp độ khác nhau. Nếu tiến hành phân chia ở cấp độ vĩ mô nghĩa là ta đang phân chia xã hội tổng thể ra thành nhiều nhóm xã hội khác nhau.
Còn ở cấp độ vi mô ta lại tiếp tục phân tích từng nhóm xã hội, từng bộ phận, thành phần của xã hội tổng thể mà ta vừa chia được thành những cơ cấu xã hội nhỏ hơn. Với cách tiếp cận này ta có thể áp dụng để phân tích cơ cấu gia đình bởi gia đình cũng được coi là một nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội tổng thể, cũng có một cấu trúc nhất định và thực hiện những chức năng riêng trong sự thống nhất chức năng chung của toàn xã hội.
Giữa cấu trúc và chức năng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau một cách chặt chẽ bởi chức năng là phương thức thực hiện hoạt động sống của cả cấu trúc. Chức năng được thực hiện để thoả mãn nhu cầu, để bảo đảm cho cơ cấu ổn định và phát triển. Có thể nói chức năng chính là mặt động của cấu trúc, thực hiện tốt chức năng sẽ duy trì được cấu trúc. Ngược lại, cấu trúc cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện chức năng. Những biến đổi của cấu trúc có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện chức năng. Nói tóm lại, sự biến đổi nào của cấu trúc cũng dẫn đến sự biến đổi của chức năng và sự biến đổi nào của chức năng cũng dẫn đến sự biến đổi của cấu trúc.
Cấu trúc và chức năng không phải là một phạm trù bất biến mà nó biến đổi hay duy trì phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội. Chức năng phụ thuộc vào chính những yếu tố quyết định nhu cầu, đó là: khả năng của các cá nhân, bối cảnh Kinh tế - Xã hội - Văn hoá hay các giá trị, chuẩn mực bởi chức năng được thực hiện nhằm để thoả mãn nhu cầu.
Cấu trúc xã hội muốn duy trì trước hết phụ thuộc vào sự biến đổi xã hội. Sự biến đổi xã hội càng diễn ra châm chạp thì cấu trúc càng ổn định. Cấu trúc tồn tại một cách ổn định và bền vững hơn chức năng và yếu tố làm cho cấu trúc bền vững nhất là các giá trị chuẩn mực.
Nếu lý thuyết vị thế vai trò cho phép ta giải thích những biểu hiện và nguyên nhân của hành vi ở cấp độ vi mô thì lý thuyêt cấu trúc chức năng giúp ta phân tích các yếu tố và mối quan hệ giữa chúng ở cấp độ vĩ mô. Áp dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng vào nghiên cứu gia đình có thể lý giải được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, lý giải được ảnh hưởng của sự biến đổi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đến cơ cấu gia đình và các thành phần trong cơ cấu gia đình hay nói cách khác chính là mối liên hệ giữa gia đình với tư cách là một nhóm xã hội với xã hội tổng thể.
1.3.Quan điểm tiếp cận Giới :
Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu về nam giới và nữ giới đặt trong mối quan hệ qua lại với nhau. Trước hết, ta phải làm rõ sự khác biệt và đồng nhất giữa nam giới và nữ giới ở những đặc điểm tự nhiên bẩm sinh không thể thay đổi được; những đặc điểm xã hội do học hỏi mà có; những đặc điểm do xã hội quy gán; những đặc điểm có tính lịch sử và có thể thay đổi được.
Tiếp cận “Giới” phải chú ý đến mối quan hệ của hai giới trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình, trong lao động, trong hưởng thụ các giá trị vật chất - tinh thần, về quyền và nghĩa vụ của mỗi giới trong gia đình và ngoài xã hội. Như vậy, bằng cách so sánh những chức năng tự nhiên và xã hội giữa nam giới và nữ giới, bằng cách so sánh mọi khía cạnh của quá trình thực hiện vai trò giáo dục đạo đức cho con cái, so sánh những xuất phát điểm đi lên của từng giới ta có thể đánh giá được sự phân công vai trò giữa nam giới và nữ giới trong giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên trong các gia đình đô thị .
Quan điểm tiếp cận giới đòi hỏi phải nghiên cứu mối quan hệ giới trong bối cảnh Kinh tế - Xã hội, trong những giai đoạn phát triển của lịch sử để thấy được những nguyên nhân xã hội quy định mối quan hệ giới.
Vận dụng quan điểm tiếp cận giới trong nghiên cứu mối quan hệ Giới cần phải dựa trên sự phân tích khách quan khoa học, dựa trên những số liệu thực tế để không có cái nhìn thiên lệch về giới nào. Từ đó, ta có thể đưa ra các giải pháp, khuyến nghị hữu hiệu nhằm thiết lập sự bình đẳng giới trên mọi mặt, phát huy năng lực, khả năng sáng tạo của cả hai giới đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
II. HỆ THỐNG KHÁI NIỆM CƠ SỞ:
2.1.Khái niệm gia đình:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về gia đình trong đó có một định nghĩa được nhiều nhà Xã Hội Học thừa nhận, đó là:
“Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về quyền lợi và trách nhiệm, giữa họ có những ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng thời có những quy định rõ ràng về quyền được phép và cấm đoán quan hệ tình dục giữa các thành viên trong gia đình.”
* Khái niệm Cơ cấu gia đình:
Khái niệm Cơ cấu gia đình nằm trong khái niệm Cơ cấu xã hội.
“ Cơ cấu xã hội là một tập hợp những quan hệ có xu hướng ổn định và theo một khuôn mẫu nào đó. Mỗi vị trí trong cơ cấu xã hội là một địa vị xã hội gắn liền với nó là những quyền và nghĩa vụ.”
Nói đến cơ cấu là nói đến quan hệ nội tại chi phối toàn bộ sự vật.
Cơ cấu gia đình bao gồm các yếu tố như số lượng các thành viên, thành phần và các mối quan hệ trong gia đình. Cơ cấu gia đình chỉ tồn tại thông qua hoạt động của các thành viên trong gia đình. Đó là một quá trình được thiết chế hoá.
Cơ cấu gia đình có thể được phân chia dựa trên sự khác biệt về số người, số thế hệ và tính chất của mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Cơ cấu quyền uy là một trong ba loại cơ cấu gia đình. Cơ cấu quyền uy cho biết những quyết định căn bản trong đời sống gia đình thuộc về ai. Trong cơ cấu quyền uy gia trưởng, vợ phải phục tùng chồng. Trong cơ cấu quyền uy dân chủ, sự phân bố vai trò của các thành viên trong gia đình trước hết dựa vào các phẩm chất, năng lực cá nhân của vợ hoặc chồng, các thành viên trong gia đình đều có thể tham dự vào việc quyết định các công việc quan trọng của gia đình.
2.2.Khái niệm Giới:
Khi đề cập đến khái niệm “Giới” ta phải đi từ khái niệm “Giới tính” để thấy sự khác biệt giữa hai khái niệm này từ đó hiểu rõ hơn về khái niệm “Giới”.
*Giới tính:
Là một khái niệm sinh học để chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ - hai cá thể người. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con người và di truyền nòi giống. Con người sinh ra đã được xác định những đặc điểm khác nhau về giới tính.
*Giới:
Là một khái niệm để chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói đến Giới là nói đến hành vi xã hội của nam giới và nữ giới, nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam và nữ.
“Giới” và “Giới tính” khác nhau ở các đặc trưng của nó. Giới tính có đặc trưng sinh học còn “Giới” có những đặc trưng xã hội. Hai cá thể “Nam” và “Nữ” sinh ra đã được quy định về giới tính nhưng phải trải qua cả một quá trình học hỏi những giá trị, chuẩn mực mà xã hội đã quy định mới có thể mang trong mình những đặc tính giới, mới có thể trở thành nam giới và nữ giới.
*Bản sắc giới:
Bản sắc giới liên quan đến sự nhận thức của cá nhân về nam giới hay nữ giới. Nói cách khác cá nhân cảm nhận mình đúng là giới nào đó phù hợp với nền văn hoá. Bản sắc giới thường phù hợp với giới tính của cá nhân nhưng không phải mọi trường hợp bản sắc giới đều đồng nhất với giới tính của cá nhân đó. Tuỳ thuộc vào từng xã hội mà có sự giao thoa giữa hai giới, có người phụ nữ có những phẩm chất của nam giới và ngược lại.
*Vai trò giới:
Vai trò giới là những mong đợi của xã hội với một chàng trai hay một cô gái về những mô hình hành vi ứng xử phù hợp với phụ nữ hoặc nam giới.
* Bình đẳng Giới:
Trong một thời gian dài, “Bình đẳng Giới” được coi là sự ngang bằng nhau về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội với phương châm: Phụ nữ có thể làm tất cả những gì mà đàn ông có thể làm, phụ nữ có quyền tương đương với nam giới. Giải quyết bình đẳng theo cách này gặp phải một hạn chế là giữa nam giới và nữ giới có những khác biệt về tự nhiên.
Gần đây, các nhà nghiên cứu giới đã đưa ra những quan niệm mới về sự bình đẳng giới. Những quan niệm này tỏ ra rất tích cực trong việc khắc phục những hạn chế cũ . Bình đẳng giới biểu hiện một sự công bằng mà trong đó phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện tốt nhất, tương đương nhau về hưởng thụ chính đáng những thành quả lao động của bản thân, thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ kể cả trong gia đình và ngoài xã hội. “Bởi vì cơ sở của sự bình đẳng là hướng về sự nâng cao khả năng của con người mà nó cần phải được phân phối đều cho cả hai giới ” (Một vài suy nghĩ về ý nghĩa và tầm quan trọng của CEDAW trong thực tiễn - Ts. Lê Thị Quý). Bình đẳng giới là mọi vấn đề của cả hai giới phải được xem xét trong quan hệ với nhau và dựa trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt tự nhiên của cả hai giới.
2.3 Khái niệm Đạo Đức:
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về “Đạo Đức”. Trong các quan điểm về “Đạo Đức” thì quan điểm của chủ nghĩa Mác-xit về “Đạo đức mới” tỏ ra phù hợp nhất với quan điểm về đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay. Quan niệm Mác-xit cho rằng “Đạo Đức mới” là mức độ cao của quá trình phát triển đạo đức. “Đạo Đức mới” được định nghĩa là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội. ( Đạo Đức học - Trần Hậu Khiêm - NXB Giáo Dục, 1997)
2.4.Khái niệm Giáo dục:
Giáo dục, hiểu theo nghĩa rộng là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách con người, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm của xã hội và loài người.
Hiểu theo nghĩa hẹp thì giáo dục là quá trình hình thành nhân cách về mặt “Đức” (niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, hành vi, thói quen).
2.5.Khái niệm Xã hội hoá:
Xã hội hoá là một quá trình trong đó cá nhân học cách trở thành một thành viên của xã hội thông qua việc học tập, lĩnh hội các giá trị chuẩn mực của xã hội và đóng các vai trò xã hội.
Quá trình xã hội hoá của cá nhân diễn ra ngay từ khi cá nhân đó sinh ra cho đến khi mất đi. Nói các khác xã hội hoá là một quá trình diễn ra suốt đời của một cá nhân.
Quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra trong môi trường xã hội hóa. Môi trường xã hội hoá được hiểu là tất cả những nhân tố, điều kiện cơ bản cho quá trình xã hội hoá diễn ra. Một trong ba môi trường xã hội hoá cơ bản của mỗi cá nhân là môi trường gia đình. Môi trường gia đình là phức hợp của các mối quan hệ trong gia đình: quan hệ hôn nhân, quan hệ vật chất - tinh thần, quan hệ cha mẹ - con cái. Mỗi một mối quan hệ nhất định này chỉ ra các cương vị cơ bản của mỗi thành viên đồng thời cũng chỉ ra các vị trí - vai trò; chỉ ra các quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên đó. Gia đình đại diện cho xã hội truyền đạt những tri thức cơ bản nhất về quan hệ giữa người với người. Nếu trẻ em sinh ra trong một môi trường gia đình tốt thì quá trình xã hội hóa sẽ diễn ra thuận lợi, dễ dàng. Gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển hoàn thiện một con người xã hội .
2.6.Vị thành niên:
Vị thành niên là một giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của một con người từ 10 - 19 tuổi theo quy định của WHO. Giai đoạn này có sự biến đổi đột ngột, mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm hồn, giai đoạn chuyển từ trẻ con sang người lớn; đánh dấu giai đoạn “ hình thành giới tính”. Quá trình biến đổi này gọi là dậy thì và giai đoạn này được gọi là “vị thành niên”, tức là “ không còn là trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người lớn”. . . ( trang 5, Vị thành niên với SKSS, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - dự án Vie/97/P12 )
III. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Vấn đề “Giới” là một vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, thông qua các nghiên cứu về gia đình và phụ nữ.
Trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình và chế độ tư hữu Nhà Nước.” Ăng-gen đã đề cập đến sự hình thành và phát triển của gia đình. Bên cạnh đó ông còn xem xét vấn đề bình đẳng Nam - Nữ trong mối quan hệ gia đình và xã hội trong quá trình biến đổi của xã hội.
Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về Giới đi sâu vào các khía cạch khác nhau của vấn đề này.
Trong cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.” NXB Lao Động do Lê Minh chủ biên, các tác giả đã đi sâu phân tích sự bất bình đẳng giới trong các công việc gia đình khiến cho người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Tiến sĩ Vũ Tuấn Huy với đề tài “Biến đổi cơ cấu gia đình và vai trò người phụ nữ” đã phân tích những chiều cạnh của biến đổi gia đình và những yếu tố tác động đến phân công vai trò giới và những tác động của nó đến vai trò của người phụ nữ.
Tác giả Lê Ngọc Hùng và Trần Thị Vân Anh với công trình “Phụ nữ - Giới và phát triển” - 1997 đã mô tả thực trạng vấn đề bình đẳng giới trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
Với đề tài “Bạo lực trong gia đình - Bất bình đẳng trong quan hệ giới”, Tiến sĩ Lê Thị Quý đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề bạo lực trong gia đình. Tác giả đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và khẳng định rằng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình cũng là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới và là một vấn đề xã hội cần phải quan tâm.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo đăng trên các tạp chí Xã Hội Học, tạp chí khoa học và phụ nữ như: “ Người phụ nữ Việt Nam trong gia đình Nông Thôn” của tác giả Mai Kim Châu, bài “ Khác biệt nam - nữ nông thôn Đồng Bằng Bắc Bộ” của tác giả Vũ Mạnh Lợi. Với các hướng tiếp cận khác nhau nhưng đều hướng đến việc tìm hiểu về mối quan hệ giới trong gia đình.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đã giúp cho những người quan tâm đến vấn đề “Giới” có được cái nhìn đa dạng từ nhiều chiều cạnh, là cơ sở khoa học, là những tư liệu quý giá cho những nghiên cứu Xã Hội Học sau này.
IV.LỊCH SỬ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH VÀ NGOÀI XÃ HỘI QUA CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH.
Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ thứ bậc giữa nam giới và nữ giới biểu hiện một cách sâu sắc. Người phụ nữ có địa thấp kém, luôn đứng sau và phục tùng mọi mệnh lệnh của nam giới. Người phụ nữ phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Họ không được phép học hành, t._.hi cử và càng không được tham gia vào các hoạt động xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới, tư tưởng Mac - Lênin đề xướng ủng hộ bình đẳng nam - nữ đã trở thành tư tưởng chủ đạo ở Việt Nam . Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nêu lên những tư tưởng khẳng định quyền bình đẳng nam -nữ trong mọi lĩnh vực Kinh tế - Chính trị, trong gia đình và ngoài xã hội. Người nói: “Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội chỉ còn một nửa” và “Người phụ nữ Việt Nam đứng ra ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”.
Trong luận cương chính trị năm 1930, đồng chí Tổng Bí Thư Trần Phú đã khẳng định: ba nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ.
Trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1964, Hiến pháp 1980 đã có những điều khoản khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ. Hiến pháp năm 1992 lại một lần nữa cho thấy rằng Nhà Nước ta công nhận quyền bình đẳng giữa người nam giới và người nữ giới. Có thể nói, địa vị - vai trò của người phụ nữ Việt Nam đã dần dần được khẳng định và được hợp pháp hoá bằng những văn bản pháp luật với những tư tưởng rất tiến bộ.
Trên phạm vi toàn thế giới, quyền của người phụ nữ cũng đã được bảo vệ bằng các công ước, đạo luật quốc tế.
Ngày 18/12/1979, Đại Hội Đồng LHQ đã thông qua công ước về việc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ( Convention on the Elimination of All Form of Discrimination Against Women - CEDAW).
Công ước này có hiệu lực thi hành từ tháng 9 năm 1981 và là văn kiện có tính chất pháp lý bắt buộc thực hiện nam - nữ bình đẳng đầu tiên trong lịch sử. Công ước đã đề cập đến vấn đề hôn nhân và gia đình, đề ra các tiêu chuẩn quốc tế về bình đẳng nam - nữ, quy trách nhiệm của chính phủ trong việc đề ra các biện pháp hiệu quả nhằm loại trừ sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong mọi vấn đề liên quan đến hôn nhân và quan hệ gia đình . Đồng thời công ước cũng đưa ra những quy định về quyền quyết định như nhau của phụ nữ và nam giới: “ Các quốc gia tham gia công ước phải đảm bảo trên cơ sở bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ . Các quyền và trách nhiệm như nhau giữa vợ và chồng trong thời gian hôn nhân cũng như khi ly hôn.” (điều 16)
Đến nay, công ước về phụ nữ đã được phê chuẩn và cam kết thực hiện trên 119 quốc gia . Điều này càng chứng tỏ rằng địa vị của người phụ nữ ngày càng được khẳng định và sự bất bình đẳng giới đang dần được khắc phục.
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU :
Phường Thịnh Quang - một phường ven đô nửa làng, nửa phố nằm ở phía Bắc quận Đống Đa giáp với 4 phường: Láng Hạ , Nhân Chính, Ngã Tư Sở. Phường nằm sát 3 trục đường lớn là: đường số 6, đuờng Láng và đường Thái Thịnh . Diện tích toàn phường là: 0.545 km2 . Phường có dân số đông gồm 16.569 người trong đó nam có 8.192 người và nữ có 8377 người chia làm 67 tổ dân phố và 11 cụm dân cư . Dân cư trong địa bàn phường chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức nhà nước (CBCNVC Nhà Nước), cán bộ hưu trí hưởng chính sách và nhân dân lao động, còn lại là các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ. Cơ cấu dân cư của phường thể hiện tính đa dạng. Các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn phường có 4 cơ quan xí nghiệp, có 2 bệnh viện và chiếm số lượng nhiều nhất là khối trường học gồm có 11 trường.
Các hoạt động Đoàn thể, Chính trị - Xã hội của phường rất được chú trọng đặc biệt là công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của phường trong nhiều năm qua đã được triển khai và thực hiện tốt . Ở mỗi ban ngành, đoàn thể cũng đã xây dựng riêng cho mình những chương trình hoạt động có liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em như Hội Liên Hiệp Phụ Nữ phường, Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc phường, Đoàn Thanh Niên phường . . . và đặc biệt là hai ban chuyên trách của phường là Hội Đồng Giáo Dục và Uỷ Ban Bảo Vệ Chăm Sóc & Giáo Dục trẻ em (UBBVCS & GD TE). Rất nhiều trương trình, hoạt động đã được triển khai sâu rộng tới từng cụm dân cư, từng hộ gia đình như: phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới, phong trào “ Ông bà mẫu mực con cháu thảo hiền”, những buổi toạ đàm về giáo dục trẻ em ở gia đình được tổ chức ở cấp cụm dân cư và cấp phường. . . đã tác động rất nhiều đến nhận thức của các bậc cha mẹ về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục và quản lý trẻ tại gia đình . Hơn nữa, lãnh đạo Đảng và gia đình đã không ngừng nâng cao sự phối kết hợp giáo dục một cách chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nên việc giáo dục đạo đức cũng như tri thức cho thanh thiếu niên ngày càng được thực hiện tốt . Tuy vậy với sự phát triển đô thị hoá nhanh chóng và ồ ạt cùng với những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng đem lại những bất cập cho công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em như vấn đề tệ nạn xã hội, sự di cư của những gia đình lao động ngoại tỉnh trong đó có cả trẻ em cũng tham gia vào việc lao động kiếm sống . . . nên một bộ phận trẻ em còn chưa ngoan, còn làm trái pháp luật, trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở một số gia đình của một số bậc cha mẹ chưa cao, một số trẻ em đang có nguy cơ mất môi trường gia đình . . . UBBVCS & GD TE của phường đã xây dựng những chương trình mục tiêu cụ thể cho mình trong những năm tới đây nhằm mục đích nâng cao chất lượng của việc chăm sóc và giáo dục trẻ em ở các gia đình trên địa bàn phường.
Với những đặc điểm địa lý - kinh tế - dân cư như trên, ta có thể thấy rằng Thịnh Quang là một phường mang những nét đặc trưng của một đô thị đang có nhiều biến đổi trong quá trình biến đổi chung của đất nước.
II. NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỀ SỰ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI Ở ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN.
Lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Người có tài mà không có Đức là người vô dụng, người có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó”. Cha ông ta xưa cũng có câu: “ Dạy con từ thưở còn thơ . . .”
Ngay từ khi sinh ra, con người đã tham gia vào quá trình xã hội hóa - quá trình mà ở đó mỗi cá nhân phải học hỏi, lĩnh hội các giá trị chuẩn mực trong xã hội và học cách đóng các vai trò xã hội của mình. Môi trường Xã Hội Hoá đầu tiên của mỗi cá nhân là gia đình mà trong đó người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên sẽ truyền đạt cho các con của mình những tri thức cơ bản nhất về các mối quan hệ xã hội của con người. Giáo dục đạo đức trong gia đình đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi những gì mà cá nhân lĩnh hội được từ nền giáo dục của gia đình sẽ là nền tảng đầu tiên trong suốt cả quá trình học hỏi sau này của mỗi cá nhân để trở thành một con người có nhân cách trong xã hội. Có thể nói, trong bất kì thời đại nào thì “Đạo Đức” là một yếu tố luôn được đề cao, coi trọng, là cái chuẩn để đánh giá, nhìn nhận một con người. “ Tiên học Lễ, hậu học Văn” - trong những giá trị truyền thống của dân tộc Việt nam, thì “Đạo làm Người ” là một giá trị mà bất cứ người nào cũng cần phải học, cũng cần phải vươn tới. Đây là một giá trị bất biến, xuyên suốt từ thế hệ này sang thế hệ khác, được bảo lưu từ xã hội truyền thống cho đến xã hội hiện đại ngày nay. Xuất phát từ truyền thống giáo dục đạo đức và coi trọng đạo đức của con người Việt Nam, từ sự đánh giá, đề cao của xã hội về mặt đạo đức nên các bậc cha mẹ có con ở tuổi vị thành niên đều nhận thức được sự quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái mình. Qua điều tra, thu thập thông tin, chúng tôi đã thu được kết quả là tất cả 180 người với tỷ lệ 100% mẫu nghiên cứu khi được hỏi: “Theo ông (bà) thì việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên có quan trọng hay không? ” đều có cùng một câu trả lời: “ Việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên là rất quan trọng”. Cùng với câu trả lời này là rất nhiều nguyên nhân được đưa ra. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những câu trả lời cho câu hỏi mở : “ Theo Ông (bà) tại sao giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên lại quan trọng như vậy? ” chúng tôi đã quy về thành những nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân thứ nhất là : giáo dục đạo đức cho trẻ ở độ tuổi vị thành niên sẽ giúp cho trẻ trưởng thành và thành đạt trong cuộc sống, trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này. Có 31,6 % người trong số 180 người được hỏi có ý kiến như vậy. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu với một số trường hợp và họ đã bầy tỏ quan điểm của mình
“. . . để trở thành một người công dân tốt, giúp ích cho xã hội thì giáo dục đạo đức trong gia đình là rất cần thiết đối với trẻ vị thành niên vì giáo dục giúp cho trẻ có ý thức và như vậy trẻ mới có sự trưởng thành, có bản lĩnh và sự chuẩn bị cho cuộc sống sau này. . .”
( Bà V.K .O, 43 tuổi, công tác tại ngân hàng Ngoại Thương cho biết.)
“ . . . gieo tính cách, gặt số phận, con cái nếu được dạy dỗ chu đáo sẽ bước vào đời dễ dàng và thuận lợi hơn . . .”
( Ông N.H.D, 50 tuổi, Buôn bán, phường Thịnh Quang, Hà Nội.)
Với tỷ lệ 17,2 % người trong tổng số người được hỏi, một lý do khác được đưa ra là: đạo đức cũng như tri thức là hai yếu tố không thể thiếu được đối với mỗi con người.
“. . . cha mẹ phải giáo dục cho con cái cả về đạo đức cũng như tri thức, nếu thiếu một trong hai mảng đó thì con cái khó có thể hình thành được nhân cách tốt trên đường đời và thành đạt trong cuộc sống. Đầu tiên phải là vai trò của cha mẹ sau đó nhà trường cũng phải kết hợp giáo dục với gia đình khi các cháu đến trường học tập . . .”
( Nữ giáo viên, 45 tuổi, phường Thịnh Quang, Hà Nội)
“ Đạo đức là tính năng cần thiết cho cuộc sống, theo tôi muốn làm gì thì làm trước hết phải có đạo đức đã nên các cụ mới có câu “dạy con từ thửa còn thơ, dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về chứ. ” ( Ông M.Đ , 47 tuổi, Công nhân, Phường Thịnh Quang, Hà Nội )
Biểu đồ 1- tại sao GDĐĐ cho trẻ vị thành niên lại quan trọng (%)
a.trở thành công dân có ích, thành đạt c.giai đoạn biến đổi tâm sinh lý
b.môi trường xã hội phức tạp d.chưa phát triển hoàn thiện
e.đạo đức rất cần thiết
Để đánh giá về con người mới trong một xã hội phát triển hiện đại, mỗi người có một tiêu chí, một cách nhìn nhận riêng cho mình. Có người cho rằng một con người mới phải có đầy đủ cả hai mặt Đức và Tài. Nhưng cũng có người lại quan niệm chỉ cần có Tài là đủ. Tuy nhiên, quan niệm đề cao một phía Đức hay Tài là một quan niệm sai lầm. Bởi vì trong bất cứ một xã hội nào dù là truyền thống hay hiện đại thì một con người đều cần phải có đầy đủ cả hai mặt Đức và Tài. Giáo dục là một quá trình toàn vẹn, lâu dài và xuyên suốt quá trình sống của mỗi người. Trong bất cứ hệ thống giáo dục nào dù là gia đình hay nhà trường và xã hội thì con người đều được lĩnh hội những tri thức đạo đức, tri thức khoa học hay gọi một cách chung nhất là những tri thức xã hội. Chỉ có như vậy thì cá nhân mới được coi là một con người hoàn thiện và có thể giúp ích cho xã hội. Các bậc cha mẹ đều nhận thức được vấn đề này vì vậy mà họ cho rằng cần phải giáo dục Đạo đức cũng như Tri thức cho trẻ ngay từ lứa tuổi vị thành niên thì sau này trẻ mới có thể trở thành một người công dân tốt, có ích cho xã hội, trưởng thành và vững bước trên đường đời
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước ta đã nhận thức một cách rõ ràng về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nên đã rất chú trọng tới việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên. Một mặt đưa những chương trình giáo dục đạo đức trở thành những môn học cụ thể và bắt buộc cho tất cả các cấp học, từ cấp I cho đến Đại học. Mặt khác lại tiến hành phổ biến trên một phạm vi rộng lớn những chính sách, chương trình hành động với nhiều chủ đề về gia đình và trẻ em. Những chương trình này được thực hiện không chỉ dừng lại với mục đích quan tâm, chăm sóc trẻ em nói chung và giúp đỡ những trẻ em thiệt thòi, bất hạnh mà còn được thực hiện nhằm mục đích tác động vào nhận thức của người lớn, những bậc làm cha, làm mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em đối với sự phát triển hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất đạo đức và năng lực của trẻ sau này. Có thể nói, bên cạnh truyền thống giáo dục đạo đức và coi trọng đạo đức của người Việt Nam thì chính sự quảng bá rộng rãi của các chương trình, các chính sách trên tới từng phường, xã, từng gia đình đã góp phần nâng cao nhận thức của cha mẹ, làm cho họ nhận thức một cách sâu sắc hơn về vai trò của mình và sự quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái.
“. . . Trẻ lớn lên bắt đầu từ ngôi nhà của gia đình vì vậy cho nên việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên là quan trọng mà xuất phát đầu tiên là từ cha mẹ . . .”
(Chị M.T.T, 37 tuổi, bác sĩ, phường Thịnh Quang, Hà Nội.)
Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc giáo dục Đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên là do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong giai đoạn này. Các bậc cha mẹ tỏ ra rất quan tâm đến con cái. Họ nhận thức được rằng tuổi vị thành niên là giai đoạn đang diễn ra những biến đổi về mặt tâm sinh lý, là giai đoạn mà trẻ đang học cách làm người lớn hay nói cách khác là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành nhân cách của một con người. Mặt khác, ở tuổi này trẻ chưa có sự phát triển hoàn thiện về mặt thể chất nên sự phát triển trong năng lực nhận thức và hành vi còn bị hạn chế. Vì vậy, họ cho rằng hơn lúc nào hết giáo dục Đạo đức cho lứa tuổi vị thành niên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng giá trị cho trẻ trong cuộc sống sau này.
Khi được hỏi “Tại sao bác lại cho rằng giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên lại rất quan trọng?”, bác N.V.M, 46 tuổi, là bộ đội cho rằng:
“. . . Trẻ em tuổi vị thành niên có nhiều biến đổi về tâm lý, nhận thức nên rất cần phải dậy dỗ. Cha mẹ phải giúp chúng nhận thức được cái đúng, cái sai những cái mà tự bản thân chúng không thể nhận thức được. Giáo dục đạo đức cho con cái không chỉ cho chúng những nhận thức đúng đắn mà còn giúp chúng thấy được sự quan tâm của cha mẹ đối với mình. Như vậy khi chúng lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội . . .”
“. . . Việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên là hết sức cần thiết vì lúc này trẻ đang hình thành tính cách và nhận thức. Nếu để chậm hơn là sẽ muộn . . .”
( Chị L.T.H , 39 tuổi, Nội trợ, phường Thịnh Quang, Hà Nội.)
Chúng tôi tiến hành điều tra và thu được kết quả là có 34,4% trong số 180 người được hỏi có ý kiến như trên. Đây là một con số không phải là quá lớn nhưng cũng cho ta thấy được sự quan tâm của các bậc cha mẹ thể hiện trong nhận thức về sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho con cái ở lứa tuổi này.
Bên cạnh đó, sự chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp, tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường, sự mở cửa du nhập ồ ạt của những trào lưu văn hoá mới và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng ở các thành phố, đô thị lớn đã xuất hiện những mặt trái của nó. Những vấn đề xã hội như tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng; hiện tượng sách báo,văn hoá phẩm có nội dung xấu đang lan tràn trên thị trường; những lối sống, những tư tưởng không lành mạnh . . . đang tác động một cách tiêu cực tới lứa tuổi vị thành niên - lứa tuổi đang diễn ra những biến đổi về mặt tâm sinh lý nên dễ bị lôi kéo nhất. Các bậc cha mẹ khi nhận xét về tình hình đạo đức của thanh thiếu niên hiện nay đã tỏ ra rất lo ngại. Họ cho rằng những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã làm cho môi trường xã hội trở nên rất phức tạp, làm cho thanh thiếu niên hiện nay có sự suy giảm trong nhiều giá trị đạo đức, có biểu hiện coi nhẹ các chuẩn mực đạo đức trong gia đình, dễ bị lôi kéo, sa ngã vào những tệ nạn xã hội. Đây cũng là một lý do tác động đến nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Họ cho rằng trong môi trường xã hội phức tạp hiện nay thì cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục nhiều hơn nữa đối với con cái để chúng không bị sa ngã. Ông N.V.B , 50 tuổi , cho biết : “ Tôi nghĩ là giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên quan trọng lắm vì sẽ giúp cho chúng biết cách cư xử xác định được lối sống lành mạnh, có đạo đức, thấy được sự sai đúng, phân biệt được tốt xấu . . .”
“ Thời buổi này phức tạp lắm, nếu gia đình mà không quan tâm giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên thì tụi nó sẽ sống buông thả, tự do, sống không có mục đích và ngoài vòng pháp luật, dễ bị sa ngã, hư hỏng.”
( Bà Đ.M.H , 45 tuổi, P. Thịnh Quang .)
“ Theo tôi đó là tại vì trẻ vị thành niên khá nông nổi, bồng bột, hầu như các cháu chưa có khả năng giữ vững lập trường, không có bản lĩnh, nghị lực trước những cái xấu cám dỗ, hay bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội, những hành vi, lối sống không lành mạnh ngoài xã hội cho nên tạo dựng cho các cháu nề nếp thông qua giáo dục là rất quan trọng.”
(Chị M.T.G , 37 tuổi, Công an, phường Thịnh Quang, Hà Nội.)
Trong số 180 người được hỏi có 12,2% người cho rằng trong môi trường xã hội phức tạp hiện nay thì việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên là rất cần thiết.
Như vậy, qua những thông tin thu được từ phỏng vấn sâu, qua phân tích số liệu điều tra, ta có thể nói rằng các bậc cha mẹ đã có nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ ở tuổi vị thành niên. Có hai nguyên nhân dẫn tới nhận thức đúng đắn của các bậc cha mẹ là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó nguyên nhân chủ quan là kỳ vọng và mong đợi của cha mẹ đối với sự đóng góp cho xã hội, sự thành đạt của trẻ vị thành niên trong cuộc sống sau này. Nguyên nhân khách quan bao gồm hai nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất là do những ảnh hưởng của môi trường Kinh tế - Xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức của trẻ vị thành niên. Thứ hai là do những tác động tích cực của các chủ trương chính sách, các chương trình, hoạt động có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Những nguyên nhân này đã đem lại một nhận thức đầy đủ cho các bậc cha mẹ về việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Từ việc nhận thức đúng đắn vai trò của mình, các bậc cha mẹ sẽ thực hiện tốt vai trò đó bởi nhận thức là cơ sở của hành động. Con người có nhận thức đúng đắn thì mới có thể hành động một cách đúng đắn, phù hợp với nhận thức của mình.
III. SỰ PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN.
3.1. Nhận thức về Trách nhiệm giáo dục Đạo Đức của cha - mẹ đối với con cái ở độ tuổi vị thành niên.
Từ thế kỷ 19, K.Marx và Anghen đã chỉ ra rằng lịch sử loài người có ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất đó là : Bất bình đẳng về chủng tộc, bất bình đẳng về giai cấp và bất bình đẳng về “Giới”.
Thật vậy, trong năm hình thái Kinh tế - Xã hội mà loài người đã trải qua thì người ta chỉ nhắc đến chế độ Mẫu hệ trong hình thái Kinh tế - Xã hội đầu tiên, khi mà loài người vẫn còn đang ở thời kỳ sơ khai, mông muội nhất đó là xã hội Nguyên Thuỷ. Chế độ Mẫu hệ xuất hiện và đi cùng với nó là hình thức hôn nhân đối ngẫu. Trong gia đình đối ngẫu, những người con thường nhìn nhận người mẹ hơn là người cha, người đàn ông phải phụ thuộc vào người đàn bà. Họ phải lao động để nuôi sống một gia đình mà người phụ nữ nắm mọi quyền hành trong tay. Tuy nhiên hôn nhân đối ngẫu đã nhanh chóng nhường chỗ cho hôn nhân một vợ một chồng .
Gia đình gia trưởng xuất hiện và mọi quyền lực của người phụ nữ lại chuyển sang cho người đàn ông. Bằng chứng là nam giới nắm mọi quyền lực xã hội còn người phụ nữ ngày càng bị đẩy lùi vào trong nhà. K.Marx và Anghen cho rằng đây là sự thất bại có tính chất lịch sử của người phụ nữ. Chế độ Phụ hệ đã tồn tại hàng chục thế kỷ, người phụ nữ trong hàng chục thế kỷ đó đã phải chịu sự thiệt thòi bất công trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Văn hoá, Giáo dục, Gia đình . . . Cho đến khoảng giữa thế kỷ 18, khi phong trào Nữ Quyền xuất hiện cùng với nó là các cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho nữ giới với những tuyên ngôn, khẩu hiệu: “Tất cả nam giới và phụ nữ sinh ra có quyền bình đẳng ” và “ Đàn ông có những quyền của họ và không có gì nhiều hơn, phụ nữ có những quyền của họ và không có gì kém hơn” thì từng bước những người phụ nữ mới dần tìm lại được vị trí của mình trong xã hội. Tuy nhiên cho đến nay, khi mà xã hội loài người đã trải qua rất nhiều nền văn minh, chứng kiến bao nhiêu sự phát triển vượt bậc thì vấn đề bất bình đẳng nam nữ vẫn còn tồn tại. Ở tất cả các quốc gia trên thế giới người ta vẫn đang phải tiếp tục đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho nữ giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ở Việt Nam vấn đề bình đẳng giới đã được nhận thức từ rất sớm. Trong luận cương chính trị năm 1930 đồng chí Tổng Bí Thư Trần Phú đã khẳng định rõ ba nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là : Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ. Trong suốt quá trình đổi mới xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn chú trọng vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Đến nay quyền bình đẳng của người phụ nữ đã được pháp luật của nhà nước công nhận. Phụ nữ đã được hưởng những quyền lợi tương đương với nam giới ở các lĩnh vực như: Chính trị, Kinh tế, Lao động, Văn hoá - Xã hội, Giáo dục và Gia đình. Việt Nam đã được xếp vào hàng những nước có chỉ số phát triển con người trung bình với chỉ số HDI ( Human Development Index) đứng thứ 110/ 174 và chỉ số GDI ( the Gender related Development Index) chỉ số đo mức độ bình đẳng giới là 0,662/1,00 đứng thứ 91/143 (Một vài suy nghĩ về ý nghĩa và tầm quan trọng của CEDAW trong thực tiễn - T.S Lê Thị Quý ). Trên thực tế, sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong xã hội mà đặc biệt là trong gia đình. Cũng giống như những người phụ nữ ở các nước đang phát triển khác, phụ nữ Việt Nam vừa phải đảm nhận trách nhiệm ngoài xã hội, vừa phải gánh vác các công việc trong gia đình trong khi đó sự chia sẻ của người đàn ông là không đáng kể. Sự phân công lao động giữa nam giới và nữ giới diễn ra ở hầu hết các gia đình trên mọi lĩnh vực của đời sống gia đình trong đó có cả lĩnh vực giáo dục đạo đức cho con cái. Nhìn vào biểu đồ tần suất thể hiện người có trách nhiệm giáo dục đạo đức cao hơn đối với con cái ở độ tuổi vị thành niên ta có thể thấy rõ sự phân công vai trò giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên giữa người cha và người mẹ và sự bình đẳng trong việc thực hiện vai trò chỉ là tương đối
* Biểu đồ2 - Ai có trách nhiệm cao hơn trong việc giáo dục đạo đức (%)
* biểu đồ 3- ai là người có trách nhiệm giáo dục (%)
Có một sự khác biệt khá lớn giữa hai biểu đồ: “ai là người có trách nhiệm giáo dục đạo đức cao hơn” và “ai là người có trách nhiệm giáo dục cho con cái ”. Số liệu trong biểu đồ 3 không cho chúng ta thấy được sự phân công vai trò giới trong việc giáo dục con cái vì tỉ lệ phần trăm cả cha và mẹ cùng có trách nhiệm trong giáo dục rất cao: 96,1% trong khi tỉ lệ phần trăm cho thấy sự phân công vai trò giáo dục lại rất thấp, chỉ có 3,9% tỉ lệ cha hoặc mẹ là người có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho con cái. Tuy nhiên khi được hỏi “ Nếu cả cha và mẹ cùng giáo dục đạo đức cho con cái thì ai là người có trách nhiệm cao hơn ?” thì sự phân công vai trò giới trong giáo dục con cái mới được thể hiện rõ. Tỉ lệ % cả cha và mẹ có trách nhiệm giáo dục như nhau chỉ chiếm có 1/3 trong tổng số những người trả lời (32,2%) trong khi đó tỉ lệ % cho rằng trách nhiệm giáo dục con cái là của riêng cha hoặc của riêng mẹ chiếm tới 2/3 (nếu cộng gộp 2 tỉ lệ % trên là 64,4%).
Như vậy, rõ ràng trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên có sự phân công vai trò giới. Số liệu thu thập được cũng cho thấy có xu hướng cha mẹ cùng đảm nhiệm vai trò giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên(32.2%). Điều đó cho thấy rằng những tư tưởng về sự bình đẳng trong việc thực hiện vai trò giữa hai giới cũng đã xuất hiện. Nhưng quan niệm về vấn đề này cũng còn rất hạn chế ở chỗ không thể xác định rõ trách nhiệm của ai cao hơn ai không phải vì sự đảm nhận trách nhiệm như nhau mà là vì tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện mà trách nhiệm của người này phải cao hơn người kia : “. . .không thể xác định rõ ai cao hơn ai, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh và điều kiện của từng gia đình mà trách nhiệm của cha hoặc mẹ có vai trò lớn hơn. . .”(Ông M.Đ, 40 tuổi, thợ hàn ). Sự bình đẳng về vai trò giáo dục như trong quan niệm mà ta vừa thấy chỉ là sự bình đẳng một cách tương đối. Xu hướng cha mẹ cùng đảm nhận trách nhiệm giáo dục đạo đức như nhau chiếm một tỉ lệ không lớn khi đem so sánh với tỉ lệ % của sự phân công vai trò giáo dục. Sự phân công vai trò giữa nam giới và nữ giới trong các lĩnh vực của đời sống gia đình trong đó có lĩnh vực giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên vẫn là một xu hướng có tính phổ biến trong các gia đình hiện nay. Cùng là sự phân công vai trò giáo dục nhưng giữa xã hội truyền thống và xã hội hiện nay có sự khác nhau về nội dung. Trong xã hội truyền thống, con trai được học chữ và học những quy tắc đạo đức Khổng Tử còn con gái chỉ được học nữ công gia chánh và những quy tắc ứng xử của một người phụ nữ trong gia đình. Vì vậy mà trong gia đình, người cha thường đảm nhận việc giáo dục đạo đức cho con trai còn người mẹ đảm nhận việc truyền thụ cho con gái những nội dung mà xã hội yêu cầu ở một người phụ nữ. Khác với những khuôn mẫu của thời phong kiến, ngày nay, người phụ nữ - người mẹ lại đảm nhận trách nhiệm giáo dục đạo đức cho con cái là chính mặc dù trong quan niệm của mình, người đàn ông vẫn cho rằng họ mới là người có trách nhiệm cao hơn trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Trong những phần sau, các số liệu điều tra và các thông tin thu thập được về thời gian giáo dục đạo đức cho con cái trong ngày, về người có trách nhiệm giáo dục đạo đức cao hơn cho con cái trong gia đình sẽ cho chúng ta thấy rõ sự mâu thuẫn giữa nhận thức, quan niệm và hành động giáo dục đạo đức thực tế của người cha và sự phân công vai trò giáo dục đạo đức cho con cái trong độ tuổi vị thành niên giữa người cha và người mẹ.
* Biểu đồ 4 tương quan giới - ai có trách nhiệm cao hơn.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: tỉ lệ nam giới quan niệm rằng cha là người có trách nhiệm cao hơn trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên cao hơn tỷ lệ nữ giới ( 62,9% nam giới so với 37,1% nữ giới) còn tỉ lệ nữ giới cho rằng mẹ là người có trách nhiệm cao trong giáo dục đạo đức cho con cái lại cao hơn tỉ lệ nam giới (38,9% nam giới trong khi đó nữ giới chiếm 61,1% trong số những người trả lời mẹ có trách nhiệm giáo dục cao hơn). Như vậy, cả hai giới đều nhận trách nhiệm cao hơn về mình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên. Chúng ta có thể nhìn vào biểu đồ tương quan giới về lý do tại sao người cha hay người mẹ lại cho rằng mình có trách nhiệm cao hơn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ ở tuổi vị thành niên.
* Biểu đồ 5 - tại sao lại có trách nhiệm giáo dục cao hơn (%)
a. Mẹ có nhiều thời gian hơn cha d. Cách giáo dục của cha khác mẹ
b. Thiên chức của người phụ nữ e. Cha có quyền cao nhất
c. Cha là trụ cột f. cha có hiểu biết kinh nghiệm
g. Cha mẹ có trách nhiệm như nhau
Ta có thể thấy các lý do trên thể hiện rất rõ quan niệm về sự chênh lệch trong năng lực, phẩm chất, địa vị và vai trò của nam giới và nữ giới trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên . Tất cả những lý do trên được tổng hợp một cách chính xác và trung thực từ những phương án cụ thể mà người trả lời đưa ra trước câu hỏi “ Tại sao cha (mẹ) lại có trách nhiệm cao hơn trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên ?”. Trong những phương án đưa ra để giải thích tại sao cha là người có trách nhiệm cao, ta thấy tỉ lệ nam giới đều cao hơn so với nữ giới. Ví dụ như 78,3% nam giới cho rằng cha biết cách giáo dục hơn mẹ trong khi chỉ có 21,7% nữ giới công nhận điều này. Hay tỉ lệ nữ giới cho rằng vì cha là trụ cột trong gia đình nên cha là người có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho con cái cao hơn mẹ chỉ chiếm 25,0% trong khi nam giới chiếm tỉ lệ rất cao, lên tới 75%. Đối với hai phương án: cha là người có quyền lực cao nhất trong gia đình và cha là người có hiểu biết xã hội, có kinh nghiệm sống nhiều hơn mẹ thì tỉ lệ phần trăm tương quan giữa nam và nữ cũng có sự chênh lệch như trên (tỉ lệ % của nam giới gấp đôi so với tỉ lệ phần trăm của nữ giới : 66,7% so với 33,3% và 63,6% so với 36,4%.)
Điều đặc biệt ở đây là ý nghĩa của các phương án được đưa ra. Ta có thể thấy tất cả các phương án đưa ra giải thích tại sao cha lại là người có trách nhiệm giáo dục cao hơn mẹ đều có tỉ lệ % nam giới cao hơn nữ giới. Các phương án này đều nói lên sự vượt trội, hơn hẳn về năng lực, phẩm chất của người đàn ông so với người phụ nữ và đặc biệt là sự khẳng định quyền lực và địa vị cao nhất của người đàn ông trong gia đình. Như vậy, trong quan niệm của người đàn ông thì sự bình đẳng giới gần như không tồn tại bởi lẽ họ cho rằng người phụ nữ luôn thua kém họ về mọi mặt, từ năng lực, phẩm chất cá nhân đến vị thế xã hội. Chính vì sự vượt trội này mà họ cho rằng mình phải đảm nhận trách nhiệm cao hơn trong mọi công việc trong đó có cả việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Nếu chỉ dựa vào những câu trả lời và dãy số liệu trên thì dường như ta có thể đi đến kết luận rằng trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên, người nam giới là người nắm giữ trách nhiệm chính còn người phụ nữ chỉ đóng vai trò tham gia. Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của tảng băng, nó không phản ánh đúng thực trạng của vấn đề. Muốn đánh giá đúng thực trạng của sự phân công vai trò giới trong giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên người ta còn phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác như: thời gian giáo dục, nội dung giáo dục đạo đức . . .
Ngược lại với những người đàn ông, những người phụ nữ khi nhận trách nhiệm giáo dục cao hơn về phía mình lại đưa ra những lý do giải thích gắn liền với nghĩa vụ và phận sự của mình. Có 54,4% nữ giới cho rằng người mẹ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn người cha nên người mẹ có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho con cái cao hơn người cha. Tuơng tự như vậy 62,5% là tỉ lệ nữ giới trả lời mẹ có trách nhiệm cao hơn cha vì thiên chức của người phụ nữ là chăm sóc, nuôi dạy con cái, người phụ nữ vốn rất dịu dàng và gần gũi với con cái nên đó là trách nhiệm của người mẹ. Có 83,3% nữ giới cho rằng con cái có ngoan ngoãn hay hư hỏng là do cách giáo dục, dạy dỗ của người mẹ nên người mẹ phải có trách nhiệm cao hơn người cha trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Có thể nói, sự bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại một ._.y những phẩm chất đấy hết cháu ạ...”
(Ông N.V.T, 50 tuổi, buôn bán, phường Thịnh Quang.)
Như vậy, trong quan niệm của mình các bậc cha mẹ cũng đã dần xoá bỏ được nếp nghĩ về sự phân biệt con trai và con gái. Tuy nhiên, trong số 180 người được hỏi, tỉ lệ % người trả lời là phân biệt con trai hay con gái trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên chỉ chiếm 42,5%. Tỉ lệ cha mẹ trả lời là có phân biệt con trai và con gái vẫn cao hơn, số liệu mà chúng tôi thu được là 57,2%. Như vậy, trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên, các bậc cha mẹ vẫn phân biệt giáo dục cho con trai riêng và giáo dục cho con gái riêng. Các lý do mà họ đưa ra chủ yếu liên quan đến hai khía cạnh là: sự phát triển không đồng đều giữa con trai, con gái trong độ tuổi vị thành niên và sự khác biệt về những phẩm chất, tính cách giới. Các nhà Xã hội học nghiên cứu về Giới cho rằng giai đoạn từ 13- 17 tuổi - tuổi vị thành niên được coi là giai đoạn quan trọng trong quá trình xã hội hóa vai trò giới. Bởi vì đây là giai đoạn mà mỗi cá nhân lĩnh hội những giá trị, chuẩn mực trong đó có cả những giá trị chuẩn mực quyết định phẩm chất, tính cách giới một cách chủ động và tích cực hơn. Ở giai đoạn này các cá nhân có thể ý thức một cách sâu sắc về bản sắc giới và học cách đóng những vai trò giới của mình. Mặt khác, nếu xét về khía cạnh giới tính sinh học thì tuy trong cùng một giai đoạn phát triển, cùng một lứa tuổi nhưng giữa con trai và con gái có sự phát triển khác nhau. Con gái thường có những biến đổi về mặt sinh học sớm hơn con trai nên có sự nhận thức về bản sắc giới thường là sớm hơn con trai. Nên trong việc giáo dục đạo đức cho con cái, các bậc cha mẹ đã phân biệt giáo dục giữa con trai và con gái.
“ . . .ở tuổi vị thành niên, con gái thường có những hiểu biết về giới tính và phát triển sớm hơn con trai, “ nữ thập tam, nam thập lục ” con gái phát triển từ lúc 13 tuổi còn con trai đến 16 tuổi mới phát triển nên phải chú ý giáo dục cho con gái sớm hơn con trai. . . ”
(Ông H . H, 65 tuổi, Chuyên viên, phường Thịnh Quang, Hà Nội)
“. . . trong tuổi này, đặc điểm tâm sinh lý của con trai và con gái là khác nhau nên cần phải chú ý giáo dục cho con trai và con gái tuỳ thuộc vào từng lúc biến đổi đó . . .”
( Ông N.T, 44 tuổi, Công chức, phường Thịnh Quang, Hà Nội)
Mặt khác, dù là trong xã hội truyền thống hay trong xã hội ngày nay, những phẩm chất, tính cách giới cơ bản vẫn được quy định cho mỗi giới. Xã hội vẫn luôn đòi hỏi ở người con trai sự mạnh mẽ, táo bạo, dũng cảm, kiên nhẫn. . .và ở người con gái là sự dịu dàng, ý tứ , cần cù, khéo léo. . .Vì vậy mà các bậc cha mẹ vẫn chú trọng đến những đặc điểm, phẩm chất ấy trong quá trình giáo dục con cái. Họ giáo dục cho con trai và con gái đúng với những gì mà xã hội mong đợi. Và như đã phân tích ở trên, xu hướng người mẹ đảm nhận việc giáo dục cho con gái những đức tính của một người phụ nữ, cha đảm nhận việc dạy cho con trai những đặc điểm, phẩm chất của một người đàn ông vẫn chiếm ưu thế. Chúng tôi đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn sâu và các bậc cha mẹ đã bầy tỏ quan niệm của mình về vấn đề này. Qua đó, ta có thể thấy rõ những ảnh hưởng của bản sắc giới trong việc giáo dục đạo đức cho con cái thể hiện ở sự phân biệt giáo dục giữa con trai và con gái trong những nội dung giáo dục.
“ . . .ngoài những đức tính chung cần phải có, con trai và con gái cần có những đức tính theo giới tính ví dụ như con trai phải nam tính con gái phải nữ tính . . .”
(Bà Đ.K.C, 51 tuổi, Cán bộ ngành Giáo Dục)
“ . . .vì tính cách của cháu gái và cháu trai khác nhau nên cần phải có sự giáo dục khác nhau. Trước hết phải dạy cho con gái ý thức được mình là con gái, phải mang trong mình những tố chất của một người con gái như dịu dàng, thuỳ mị, cần cù, chịu thương, chịu khó . . .”
(Ông N.V.B, 50 tuổi, Kế toán, phường Thịnh Quang, Hà Nội)
“ . . .song song với việc định hình tính cách ở lứa tuổi vị thành niên thì sự phân biệt về giới tính cũng được định hình rõ. Vì vậy phải giáo dục cho cháu trai đức tính mạnh mẽ, nhanh nhẹn và cơ thể khoẻ mạnh còn giáo dục cháu gái phải khéo léo, dịu dàng, ý tứ. . .”
(Chị N.T.S, 37 tuổi, buôn bán, phường Thịnh Quang, Hà Nội)
Như vậy, một bộ phận lớn các bậc cha mẹ cho rằng giữa con trai và con gái ở giai đoạn vị thành niên có những sự khác nhau cơ bản về mặt giới tính sinh học ( tâm sinh lý) cũng như những đặc điểm, phẩm chất, tính cách giới ( bản sắc giới). Chính vì những sự khác nhau ấy mà trong những nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên cũng cần phải có sự khác nhau. Điều này cho thấy được sự phân biệt về mặt giới và giới tính trong quan niệm của các bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, những lý do mà họ đưa ra đều thể hiện sự mong muốn cho đứa con trai và con gái trong tuổi vị thành niên có thể nhận thức được và định hình cho mình những phẩm chất, tính cách cơ bản nhất và cần thiết nhất của mỗi giới trong các mối quan hệ xã hội của mình. Nói tóm lại yếu tố bản sắc giới vẫn có ảnh hưởng nhất định trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên của các bậc cha mẹ trong gia đình đô thị hiện nay.
4.2. Sự phân biệt giáo dục đạo đức cho con trai và con gái ở lứa tuổi vị thành niên qua phương pháp giáo dục của cha và mẹ :
Các cá nhân ngay từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành và trong suốt cả cuộc đời luôn gắn liền với quá trình học hỏi và đóng vai. Quá trình này đồng nghĩa với quá trình xã hội hoá hay nói một cách chính xác nhất thì đó chính là quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Xét dưới góc độ giới thì quá trình xã hội hoá vai trò giới chính là quá trình mà con trai, con gái học hỏi những chuẩn mực, quy tắc và đóng những vai trò xã hội phù hợp với giới tính của mình là phụ nữ hay nam giới, phù hợp với những gì mà xã hội mong đợi. Các nhà xã hội học theo quan điểm học hỏi xã hội như T.Parson và Anndrecva cho rằng giai đoạn trong gia đình là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành bản sắc giới của mỗi cá nhân. Môi trường gia đình được coi là môi trường xã hội hoá vai trò giới đầu tiên và quan trọng của mỗi cá nhân. Trong gia đình, vai trò giới và bản sắc giới biểu hiện một cách cụ thể và rõ ràng nhất trong các hoạt động sống của gia đình, trong quan hệ ứng xử giữa cha mẹ - những đại diện tiêu biểu cho hai giới. Con trai và con gái qua những hoạt động, những quan hệ ứng xử ấy hình thành những quan niệm và cách nhìn nhận về vai trò và bản sắc giới. Bên cạnh đó, sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ qua những nội dung giáo dục về chuẩn mực đạo đức, qua những phương pháp giáo dục về khuôn mẫu, hành vi ứng xử đối với con cái sao cho phù hợp với giới tính cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hình bản sắc giới cho con cái. Khi trẻ còn nhỏ, việc định hình bản sắc giới cho con cái biểu hiện qua việc chọn đồ chơi, may quần áo cho con . . . Còn ở giai đoạn vị thành niên, khi trẻ đã có được nhận thức sâu sắc về Giới và Giới tính của mình thì sự giáo dục của cha mẹ trở nên cụ thể hơn, đi sâu hơn trong các nội dung giáo dục và có sự phân biệt hơn trong phương pháp giáo dục thông qua việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Ở giai đoạn này, các bậc cha mẹ thường có sự phân biệt giữa con trai và con gái. Trong nghiên cứu này không đề cập đến khía cạnh phân biệt đối xử ưu tiên cho con trai hay con gái hơn mà chỉ muốn xác minh sự ảnh hưởng của yếu tố bản sắc giới trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên qua sự phân biệt cách giáo dục cho con trai và con gái của các bậc cha mẹ. Trong bất kỳ một xã hội nào sự phân định cơ bản về bản sắc giới giữa nam giới và nữ giới đều giống nhau. Trong xã hội truyền thống, đã là nam giới thì cần phải mạnh mẽ, chủ động, năng nổ, xốc vác để phù hợp với vai trò của một người trụ cột trong gia đình và ngoài xã hội. Còn một người phụ nữ được coi là nữ tính thì phải có sự dịu dàng, mềm yếu, nhạy cảm và phục tùng các mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Những đặc điểm, phẩm chất được quyết định cho mỗi giới là bất di bất dịch trong xã hội truyền thống. Ngày nay, khi xã hội đã phát triển, có những phẩm chất, tính cách vốn chỉ có ở nam giới thì xã hội cũng đòi hỏi phải có ở nữ giới và ngược lại. Nói cách khác là đã có sự giao thoa về bản sắc giới giữa nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, những đặc điểm, phẩm chất cơ bản được coi là đặc trưng nhất thì vẫn được bảo lưu và mong đợi nhiều hơn ở giới này hay ở giới kia. Xã hội vẫn mong đợi nhiều hơn ở nữ giới sự dịu dàng, ý tứ và mong đợi nhiều hơn ở nam giới sự mạnh mẽ, cương quyết. Bởi vậy mà các bậc cha mẹ vẫn phân biệt những nội dung giáo dục đạo đức riêng cho con trai và con gái ngay cả trong phương pháp giáo dục cũng có sự phân biệt giới tính như vậy.
“ Song song với sự định hình tính cách ở tuổi vị thành niên thì sự phân biệt về giới tính cũng định hình rõ. Con trai có tính cách mạnh mẽ hơn con gái nên đối với con trai cần phải nghiêm khắc hơn, cứng rắn hơn trong cách giáo dục còn ở con gái, cách giáo dục có sự mềm mỏng, nhẹ nhàng hơn.” Khi được hỏi “ Ông bà có sự phân biệt trong cách giáo dục giữa con trai và con gái không và sự phân biệt đó như thế nào?”, Ông N.Q.T , 45 tuổi, là bộ đội đã bày tỏ quan điểm của mình về sự phân biệt trong cách giáo dục con trai và con gái của mình. Một ý kiến khác cũng tương tự như vậy:
“ Về giáo dục chung thì giống nhau nhưng phương pháp giáo dục phải khác nhau vì một bên là phái mạnh, một bên là phái yếu. Đối với con trai thì cha mẹ phải dạy bảo một cách trực tiếp, con trai mạnh mẽ thì có thể mắng, có thể nói nặng lời thậm chí những gia đình nào nghiêm khắc thì có thể đánh con nữa. Nhưng đối với con gái thì phải dạy bảo gián tiếp vì con gái yếu đuối , nhạy cảm cả về thể lực lẫn tâm hồn nên cần phải dạy bảo sự dịu dàng, ý tứ qua những lời khuyên và tâm sự. Về khoản này thì tôi thấy là mẹ hợp hơn cha” (Ông N.V.A 47 tuổi, Hoạ sĩ thiết kế, Đài Truyền Hình Việt Nam),
“trong việc giáo dục con cái, có việc thì phân biệt, có việc thì không, ví dụ như với con trai phải mắng quát nhiều hơn, phải cấm đoán và ra lệnh vì con trai như thường khó bảo hơn con gái còn con gái thì cha mẹ phải khuyên bảo, phân tích cho những điều không nên làm và điều nên làm”
( Chị B.M.T, 39 tuổi, Viên chức Nhà nước, phường Thịnh Quang, Hà Nội).
Các ý kiến trên cho thấy sự phân biệt trong phương pháp giáo dục đạo đức cho con trai và con gái ở tuổi vị thành niên đều xuất phát từ sự khác nhau trong những đặc điểm, phẩm chất giới gọi chung là bản sắc giới của nam giới và nữ giới. Đối với mỗi giới, cha mẹ cho rằng cần phải có những phương pháp giáo dục riêng sao cho phù hợp với những đặc điểm, phẩm chất đó.
Các bậc cha mẹ được hỏi đều có con trong độ tuổi vị thành niên nên trong quan niệm về khác biệt giới còn có cả nhận thức về những đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Đó là một nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt phương pháp giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái ở tuổi vị thành niên. họ cho rằng tuy cùng trong một giai đoạn phát triển nhưng lại có sự khác nhau trong từng thời điểm và cấp độ. Đối với con gái, sự phát triển tâm lý và cơ thể thường diễn ra ngay từ những năm đầu của tuổi vị thành niên thậm chí còn sớm hơn một đến hai năm. Còn ở con trai, những biến đổi tâm sinh lí lại diễn ra muộn hơn con gái, thường là 2 đến 3 năm sau khi bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên. nhận thức được cả sự quan trọng của việc định hình và sự khác biệt về bản sắc giới cũng như sự phát triển không đồng đều về mặt tâm lý và sinh lý giữa con trai và gái nên các bậc cha mẹ cho rằng cần phải có những cách giáo dục riêng đối với con trai và con gái.
“ .. trong tuổi vị thành niên, biến đổi tâm sinh lý của con trai và con gái là khác nhau, theo tôi cũng cần phải áp dụng những phương pháp khác nhau trong việc dạy dỗ con cái. đối với con trai thì cần phải định hướng bằng những mệnh lệnh còn với con gái thì cần phải định hướng sớm hơn con trai bầng cách phân tích, khuyên bảo nhẹ nhàng, nhưng lại thấm sâu vào trong suy nghĩ của nó..”
( Bà V.K.O, 43 tuổi, công tác tại Ngân hàng Ngoại Thương)
“ Theo tôi, con trai và con gái có giới tính khác nhau, có nhận thức khác nhau, tiếp thu theo các phương thức khác nhau và thể hiện tính cách cũng khác nhau. vả lại ở tuổi này chúng đã tự coi mình là người lớn, đòi hỏi cha mẹ phải tôn trọng mình vì thế mà cha mẹ phải là những người bạn lớn của con mình, phải hiểu được những diễn biến trong tâm lý và tính cách của con mình để giáo dục. Muốn giáo dục cho con trai thì cần phải kết hợp cả phân tích khuyên bảo nhưng lại phải nghiêm khắc, dứt khoát, vừa mềm mỏng lại vừa có uy lực. Con gái thì dễ bảo hơn, tình cảm hơn nên cần phải nhẹ nhàng tâm sự, hướng dẫn cho con những cách ứng xử đúng mực..”
( Ông N.V.T, 50 tuổi, Buôn án, phường Thịnh Quang, Hà Nội)
Các bậc cha mẹ đều cho rằng, đối với mỗi giới thì cần phải có những phương pháp giáo dục phù hợp với bản sắc giới để có thể giúp trẻ định hình một cách rõ nết về những đặc điểm phẩm chất giới của mình. Yếu tố bản sắc giới đã ảnh hưởng dẫn đến cả phương pháp giáo dục mà cha mẹ lựa chọn để giáo dục cho những đứa con trai và những đứa con gái trong tuổi vị thành niên của mình.
Các nhà Xã hội học nghiên cứu về giới đã chỉ ra rằng, có sự khác biệt giữa cha và mẹ trong quá trình xã hội hóa vai trò cũng như trong việc định hình bản sắc giới cho trẻ em.
Mặc dù người cha chỉ tham gia “vai phụ” trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Nhưng khi điều tra về sự phân biệt trong giáo dục đối với con trai và con gái thì số liệu thu thập được lại cho thấy rằng xu hướng người cha có phân biệt trong việc giáo dục đạo đức đối với con cái ở tuổi vị thành niên lại nhiều hơn ở người mẹ. Có một sự khác biệt về giới trong hiện tượng này. nhìn vào biểu đồ dưới đây ta thấy tỉ lệ % nam giới phân biệt con trai và con gái trong việc giáo dục đạo đức 64.1% gần gấp đổi so với tỉ lệ % nữ giới phân biệt giới tính của con trong việc giáo dục đạo đức 35.9% trong số những người trả lời là có phân biệt một lần nữa trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên ở các gia đình đô thị lại có mặt của yếu tố bản sắc giới.
Các nhà Xã Hội Học nghiên cứu về Giới đã chỉ ra rằng, có sự khác biệt giữa cha và mẹ trong quá trình xã hội hoá vai trò cũng như trong việc định hình bản sắc giới cho trẻ em. Trong quá trình này, người cha lại có ảnh hưởng mạnh hơn người mẹ. Một nghiên cứu dựa trên phân tích 39 tài liệu về xã hội hoá vai trò giới ở trẻ em đã chỉ ra rằng sự đối xử của người cha đối với con cái rất có ý nghĩa trong khi đó sự đối xử của người mẹ không có nhiều ý nghĩa trong việc định hướng vai trò giới và bản sắc giới cho một đứa trẻ. Những đặc điểm phẩm chất giới của nam giới và nữ giới quyết định việc đối xử với con trong quan hệ cha, mẹ với con cái. đồng thời nó cũng quyết định việc định hướng cho con cái trong những hoạt động giải trí hay trong những hoạt động học tập do quan niệm của người cha về một đứa con trai là phải có tính cách mạnh mẽ, cứng rắn do đó người cha thường khuyến khích con trai chơi những trò chơi mạo hiểm, phiêu lưu và người cha sẽ có phản ứng mạnh nếu như nó chơi những trò chơi của con gái. Ngược lại, trong tâm trí của người mẹ chỉ cần con cái được khoẻ mạnh, bình yên là đủ do đó mà người mẹ thường không muốn cho con chơi những trò chơi mạo hiểm và dù con trai có chơi trò chơi của con gái hay con gái chơi trò chơi của con trai đều không quan trọng. Hay trong việc giáo dục đạo đức con cái, người cha luôn là người có quyền uy cao nhất, có tính cách mạnh mẽ cho nên người cha thường chú ý đến những đức tính thể hiện sự nam tính để giáo dục con trai và cách giáo dục con trai cũng thể hiện sự cứng rắn và nghiêm khắc. Chính vì sự đối xử của cha có ý nghĩa đối với con cái nên dưới sự giáo dục đặc trưng trong nội dung và phương pháp của ngưòi cha như vậy mà đứa con trai sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ ngừời cha; sẽ học hỏi những phẩm chất, tính cách của người cha. Như đã phân tích ở trên số liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra biểu hiện xu hướng cha có sự phân biệt giáo dục đạo đức đối với con trai và con gái trong độ tuổi vị thành niên nhiều hơn mẹ. Bên cạnh đó, những phỏng vấn sâu vừa nêu trên cũng biểu hiện quan niệm về sự phân biệt rất rõ ràng bản sắc giới của con trai và con gái. Những người cha khi được hỏi đã trình bày rất cụ thể những đặc tính của một người con gái được coi là nữ tính, những đặc tính đó đối lập hẳn với đặc tính của một đứa con trai. Cũng từ đó mà người cha đã phân biệt rõ ràng từng nội dung giáo dục và cách thức giáo dục cho con gái như thế nào để con gái có thể cảm nhận một cách đúng đắn về giới mà mình thuộc về hay nói cách khác là có thể định hình đúng bản sắc giới của mình. Với một người cha như vậy thì những đứa con trai sẽ thể hiện rõ nam tính còn những đứa con gái sẽ thể hiện rõ nữ tính của mình. Ngược lại hẳn với người cha, người mẹ đối xử hay giáo dục đứa con bằng tình yêu thương của mình. Tình yêu thương đó nếu đúng mực thì những đứa con đó sẽ được hưởng một sự chăm sóc chu đáo nhưng nếu ngưòi mẹ yêu thương con một cách quá mức thì tình yêu thương đó sẽ trở nên vị kỷ, gây ra một sức ép, áp lực đối với con cái tạo ra cho những đứa con một tư thế luôn luôn ở trong vòng tay của mẹ. Những đứa con sẽ trở nên yếu đuối, không phát triển được một cách tự nhiên, không có được sự cọ xát ở bên ngoài xã hội, ít có sự tiếp xúc cả hai giới. Kết qủa của nó là ở những đứa con, cả phần nam tính và nữ tính đều bị mờ nhạt mà như chúng ta đã biết, sự giao tiếp đầy đủ với cả hai giới sẽ làm cho đứa trẻ nhận thức được một cách đúng đắn về giới tính của mình, giúp cho đứa trẻ định hình một cách nhanh chóng những yếu tố thuộc về bản sắc giới, vai trò giới của mình. Có thể nói yếu tố bản sắc giới có ảnh hưởng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên của các bậc cha mẹ. Giáo dục đạo đức trong gia đình là một quá trình nối tiếp và diễn ra liên tục. Trong quá trình này từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữa người trên và người dưới, giữa cha mẹ và con cái ta luôn thấy sự có mặt của yếu tố bản sắc giới. Nó xuất hiện ở ngay đầu quá trình giáo dục ảnh hưởng, chi phối đến nội dung, cách thức giáo dục trong suốt quá trình và một lần nữa lại xuất hiện ở cuối quá trình giáo dục. Bản sắc giới vừa đóng vai trò là nguyên nhân, vừa đóng vai trò là kết quả.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN - GIẢI PHÁP - KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Cho đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21 này, nhân loại trên thế giới đã chứng kiến rất nhiều bước phát triển nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như KHKT, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá, Tư tưởng. Hoà chung với sự tiến bộ của toàn nhân loại, đất nước ta cũng đang trên đà tiến lên XHCN với công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển về mọi mặt. Với hệ tư tưởng XHCN công bằng, dân chủ, xã hội đã thực hiện sự phân phối đồng đều về các cơ hội xã hội cho nhiều lớp người khác nhau. tuy nhiên sự công bằng bình đẳng ở một số lĩnh vực vẫn chỉ đạt được ở mức tương đối, trong xã hội vẫn còn tồn tại sự phân tầng giữa lớp người giàu và lớp người nghèo và đặc biệt là sự bất bình đẳng gíới từ nhiều thế kỷ nay vẫn chưa hề bị xoá bỏ. Nó thể hiện một cách rõ nét nhất trong các mối quan hệ giới ở các gia đình hiện nay. Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi không thể đi hết tất cả các lĩnh vực của đời sống gia đình mà chỉ hướng đến việc tìm hiểu sự phân công vai trò giới trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuồi vị thành niên giữa người cha và người mẹ, qua đó thấy được sự bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục đạo đức trong gia đình. Qua quá trình điều tra nghiên cứu, trên cơ sở phân tích những số liệu, thông tin đã thu thập được, chúng ta đã đi đến những nhận xét và kết luận sau đây:
Các bậc cha mẹ trong các gia đình đô thị đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên và vai trò của cha mẹ đối với sự hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên. Truyền thống giáo dục đạo đức và sự coi trọng đạo đức của người ViệtNam đã tác động đến nhận thức của các bậc cha mẹ. Bên cạnh đó, những yếu tố mới như những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình và trẻ em cũng đã góp phần nâng cao nhận thức của cha mẹ về vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Những hiểu biết của cha mẹ về những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên cũng là nguyên nhân dẫn đến nhận thức đúng đắn của cha mẹ về việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Do đặc điểm nơi cư trú là một đô thị lớn, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đô thị, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, sự du nhập một cách lan tràn những yếu tố văn hoá nước ngoài đã làm cho môi trường xã hội đô thị trở nên phức tạp. Các bậc cha mẹ cho rằng lứa tuổi vị thành niên chịu nhiều ảnh hưởng lớn nhất trong các lứa tuổi khác nhau của một đứa trẻ từ môi trường xã hội xung quanh. Vì vậy mà trong một môi trường xã hội phức tạp như vậy, việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên càng trở nên quan trọng hơn.
- Các nội dung giáo dục đạo đức mà cha mẹ quan tâm giáo dục cho trẻ vị thành niên ở các gia đình đô thị hiện nay vẫn dựa trên cơ sở những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản, bên cạnh đó có sự phất triển thêm một số nội dung giáo dục đạo đức mới được coi là cần thiết đối với một con người trong xã hội hiện đại ngày nay.
- Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên có sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ biểu hiện ở tất cả các khía cạnh của nó.
+ Trách nhiệm giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên: trách nhiệm chính vẫn thuộc về ngừời mẹ còn người cha chỉ đóng vai phụ và sự chia sẻ trách nhiệm giáo dục của người cha gần như là rất ít ỏi.
+ Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên: sự phân công vai trò cũng thể hiện rất rõ ở khía cạnh này. Người cha và người mẹ thường đảm nhận vai trò giáo dục chính trong những nội dung phù hợp với giới tính của mình. Người cha thường giáo dục những đức tính thuộc về nam giới còn người mẹ thường giáo dục cho con những đức tính thuộc về nữ giới. Do quan niệm về sự vượt trội trong năng lực phẩm chất và trình độ của mình so với người phụ nữ nên người đàn ông thường đảm nhận giáo dục những nội dung mà đòi hỏi phải có trình độ cao như “năng động, sáng tạo”. Những qui tắc, chuẩn mực của mô hình các quan hệ xã hội trong xã hội truyền thống quy định cho nam giới cũng ảnh hưởng đến những nội dung mà người cha nhận trách nhiệm giáo dục là chính như nội dung tôn trọng luật pháp . . .
+ Phương pháp giáo dục: ở hầu hết tất cả các phương pháp được chọn để giáo dục cho con cái, người mẹ thường có xu hướng lựa chọn cao hơn người cha, đặc biệt là các phương pháp đó đều đòi hỏi một khối lượng thời gian và công sức rất lớn. Trong khi đó, ở những phương pháp giáo dục có tính gián tiếp, tiết kiệm thời gian và công sức thì người cha lại có xu hướng lựa chọn nhiều hơn. Quan niệm về sự phân công lao động giữa người phụ nữ và nam giới có ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái. Bên cạnh đó, những quan niệm về sự vượt trội trong năng lực, phẩm chất và trình độ của người nam giới cũng có ảnh hưởng nhất định trong sự lựa chọn các phương pháp giáo dục của người cha.
+ Thời gian giáo dục: Việc dành một khoảng thời gian trong ngày để giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên giữa người cha và người mẹ cũng biểu hiện sự phân công vai trò rất rõ rệt. Mặc dù người đàn ông quan niệm rằng họ có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên cao hơn người mẹ nhưng họ lại dành rất ít thời gian cho việc giáo dục con cái. Trong khi đó đúng với những gì mà người mẹ đã ý thức về vai trò chính của mình, họ là người dành nhiều thời gian để giáo dục con cái. Với sự chênh lệch về khoảng thời gian dành cho việc giáo dục con cái thì vai trò giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên của mẹ một lần nữa lại được khẳng định là cao hơn so với người cha.
Trong tất cả các khía cạnh của quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên, ta luôn thấy tần suất sự có mặt của người mẹ trong những tình huống đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức là rất cao. Trong sự phân công vai trò giới giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục cho con cái ở tuôỉ vị thành niên, người nam giới - người cha luôn luôn ở một vị trí hết sức thuận lợi so với nữ giới. Sự bất bình đẳng vẫn tiếp tục diễn ra trên những lĩnh vực giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng và ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống gia đình nói chung.
Trong lĩnh vực giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên, yếu tố bản sắc giới giữ một vai trò rất quan trọng, nó chi phối, ảnh hưỏng và tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức của trẻ vị thành niên, sự định hình bản sắc giới của trẻ vị thành niên và quy định cả sự phân công vai trò giáo dục giữa người cha và người mẹ.
+ Yếu tố bản sắc giới đã quy định những nội dung giáo dục đạo đức riêng cho đứa con trai và đứa con trai sao cho phù hợp với giới tính của mình. Đứa con trai sẽ nhận được sự giáo dục của cha trong những nội dung giáo dục mang đậm bản sắc cuả người nam giới còn đứa con gái sẽ nhận được sự giáo dục của người mẹ trong những nội dung giáo dục mang đậm bản sắc của người nữ giới. Yếu tố bản sắc giới không những đã có ảnh hưởng đến những nội dung giáo dục đạo đức cho đứa con trai và đứa con gái mà còn quy định cả vai trò giáo dục riêng biệt giữa người cha và người mẹ trong những nôi dung giáo dục và đối với những đứa con.
+ Yếu tố bản sắc giới cũng thể hiện rất rõ trong việc phân biệt phương pháp giáo dục mà người cha và người mẹ sử dụng để giáo dục đạo đức cho con trai và con gái. Người cha và người mẹ có sự phân biệt rất rõ trong các phương pháp giáo dục cho các con. Những đữa con trai thường được giáo dục bằng những phương pháp mạnh, cứng rắn, nghiêm khắc và đứa con gái lại được giáo dục bằng những phương pháp nhẹ nhàng mềm mỏng phù hợp với bản sắc giới mà xã hội đã qui định cho chúng. Bên cạnh đó bản sắc giới còn ảnh hưởng mạnh đến quá trình xã hội hoá vai trò giới của một đứa trẻ trong đó bản sắc giới của nam giới đã được chứng minh là có ý nghĩa hơn so với bản sắc giới của nữ giới. Những đặc điểm giới tính của người cha có thể phát huy được sự nam tính ở đứa con trai và nữ tính ở đứa con gái trong khi đó những đặc điểm giới tính của mẹ có thể sẽ làm lu mờ cả sự nam tính và nữ tính của đứa con trai và con gái. Do vậy mà người cha thường có xu hướng phân biệt con trai và con gái trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên hơn là nữ giới.
II. Giải pháp - Khuyến nghị :
Có thể nói trong tất cả các dạng bất bình đẳng xã hội thì bất bình đẳng giới tồn tại lâu nhất trong lịch sử loài người. Bởi thế mà các cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho nữ giới cũng tuy đã bắt đầu từ hơn một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa kết thúc. Bình đẳng giới cho đến nay vẫn là mục tiêu của nhiều quốc gia trong quá trình phát triển của mình. Để xoá bỏ được bất bình đẳng giới thì cần phải có sự nỗ lực chung của toàn xã hội. Bắt đầu từ những chủ trương, chính sách của Nhà Nước, đến những biến đổi trong cơ cấu gia đình và cuối cùng là sự giác ngộ trong tư tưởng của mỗi cá nhân. Với hy vọng sẽ rút ngắn được khoảng cách giới trong gia đình và ngoài xã hội, chúng tôi xin được đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:
Tuy Luật pháp của nước ta đã công nhận quyền bình đẳng của người phụ nữ nhưng trong thực tế một số điều khoản còn chưa được áp dụng. Vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi và thường xuyên những điều luật trong đó khẳng định rõ quyền bình đẳng của người phụ nữ là rất cần thiết đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - những nơi xa trung tâm, trình độ dân trí không cao, người dân không có điều kiện tiếp xúc kịp thời hoặc chưa hiểu biết rõ về những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước.
Nâng cao vai trò của các đoàn thể đặc biệt là vai trò của hội phụ nữ ở các cấp cơ sở như phường, xã trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực vi phạm đến quyền lợi của người phụ nữ.
Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bình đẳng giới bằng cách xây dựng nhiều hơn nữa những chương trình hành động có liên quan và thực hiện trên một phạm vi rộng lớn bằng hình thức tuyên truyền, cổ động nhằm mục đích tác động vào những quan niệm đã lỗi thời kiểu “ trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong nhiều người dân thành phố hiện nay.
Yếu tố kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên những bất bình đẳng giới trong gia đình xuất phát từ quan niệm về người tạo ra thu nhập cho gia đình luôn gắn liền với vai trò là người chủ gia đình. Vì vậy cần phải đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước. Tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất cho các hộ gia đình để thực hiện giải phóng dần lao động của người phụ nữ trong gia đình bằng sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại. Đối với những vùng nông thôn, miền núi Đảng và Nhà Nước ta cần thực hiện những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình để những người dân nông thôn có điều kiện tiếp xúc với những tiến bộ không chỉ ở các mặt KHKT mà còn trong lối sống, trong những tư tưởng, giá trị mới tiến bộ.
Thành lập các tổ chức nghiên cứu về vấn đề giới để có thể đi sâu nghiên cứu và tìm ra những hướng đi đúng đắn trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Nhà nước cần mạnh dạn hơn nữa trong việc trao quyền lực cho phụ nữ bằng cách khuyến khích và tạo cơ hội nhiều hơn nữa cho người phụ nữ để họ có thể chiếm giữ những vị trí cao trong xã hội.
Một trong những giải pháp rất quan trọng nữa là phải nâng cao trình độ văn hoá cho người phụ nữ để họ có thể nhận thức một cách đúng đắn về địa vị của mình trong xã hội.
Cần phải xây dựng một nếp nghĩ về sự bình đẳng giới cho trẻ ngay từ khi còn ở trong gia đình vì vậy giáo dục về sự bình đẳng giới trong gia đình là điều hết sức cần thiết. Trước hết người cha và người mẹ cần phải được giác ngộ về bình đẳng giới để có thể xây dựng một mối quan hệ bình đẳng, hình thành nên một khuôn mẫu ứng xử mà con cái có thể học hỏi theo.
Cha mẹ không nên có sự phân biệt cao thấp, đối xử “khinh - trọng” giữa con trai và con gái vì cách đối xử của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của con cái.
Với những giải pháp, khuyến nghị vừa nêu chúng tôi hy vọng có thể góp phần rút ngắn được khoảng cách giới trong gia đình và ngoài xã hội.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0059.doc