Tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm của một số làng nghề huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang: ... Ebook Nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm của một số làng nghề huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
150 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm của một số làng nghề huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------- c & d -----------------
PHẠM THỊ PHƯỢNG
NGHIÊN CỨU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA MỘT SỐ LÀNG NGHỀ HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH VĂN ĐÃN
HÀ NỘI 2009
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan r»ng, sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ cha ®îc sö dông ®Ó b¶o vÖ häc vÞ nµo
T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®îc c¸m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®· ®îc chØ râ nguån gèc.
Ngêi thùc hiÖn
Phạm Thị Phượng
LỜI CẢM ƠN
§Ó hoµn thµnh ®Ò tµi nghiªn cøu nµy, ngoµi sù nç lùc cè g¾ng cña b¶n th©n, t«i cßn ®îc sù quan t©m gióp ®ì nhiÖt t×nh cña rÊt nhiÒu tËp thÓ trong vµ ngoµi nhµ trêng.
Nh©n dÞp nµy, t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi toµn thÓ c¸c thÇy c« gi¸o trong, c¸c nhµ khoa häc khoa kinh tÕ vµ ph¸t triÓn n«ng th«n, Khoa Sau ®¹i häc trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi, ®Æc biÖt lµ sù gióp ®ì tËn t×nh cña TS. §inh V¨n §·n, gi¶ng viªn khoa Kinh tÕ trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi, ngêi híng dÉn khoa häc.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù gióp ®ì cña ban l·nh ®¹o trêng Cao ®¼ng N«ng L©m, B¾c Giang, Khoa tµi chÝnh kÕ to¸n trêng Cao ®¼ng N«ng L©m – n¬i t«i c«ng t¸c vµ lµm viªc. Sù gióp ®ì cña l·nh ®¹o Së NN & PTNT B¾c Giang, phßng Thèng kª, phßng c«ng th¬ng, phßng Tµi nguyªn vµ m«i trêng huyÖn ViÖt Yªn, B¾c Giang, UBND x· T¨ng TiÕn, UBND x· V©n Hµ ®· t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi trong viÖc t×m hiÓu thùc tÕ vµ thu thËp sè liÖu, th«ng tin liªn quan ®Õn ®Ò tµi.
T«i còng xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù gióp ®ì ®éng viªn vÒ mäi mÆt cña ®ång nghiÖp, b¹n bÌ vµ gia ®×nh.
Ngêi thùc hiÖn
Ph¹m ThÞ Phîng
Môc lôc
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các chữ viết tắt
v
Danh mục các bảng biểu và sơ đồ
vi
1. Đặt vấn đề
1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
5
2.1. Cơ sở lý luận
5
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của tiêu thụ sản phẩm
5
2.1.2. Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề
7
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề
9
2.1.4. Nội dung nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm ngành nghề
13
2.1.5. Sản phẩm của các làng nghề
19
2.2. Cơ sở thực tiễn
23
2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề trên thế giới
23
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề tại Việt Nam
24
2.2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan
26
3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
27
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
27
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
30
3.1.3. Nhận xét chung
37
3.2. Phương pháp nghiên cứu
39
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
39
3.2.2. Thu thập các tài liệu
40
3.2.3. Xử lý số liệu
43
2.3.4. Phương pháp phân tích
43
3.3. Một số chỉ tiêu nghiên cứu
45
4. Kết quả nghiên cứu
46
4.1. Thực trạng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề trên địa bàn huyện Việt Yên
46
4.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển làng nghề tại Việt Yên
46
4.1.2. Tình hình cung ứng các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề trên địa bàn huyện Việt Yên
48
4.1.3. Kết quả và hiệu quả phát triển một số ngành nghề của huyện
49
4.2. Thực trạng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề điều tra
52
4.2.1. Tình hình cơ bản của các chủ thể kinh tế trong các điểm nghiên cứu
52
4.2.2. Thực trạng về cung ứng sản phẩm làng nghề ở điểm nghiên cứu tại huyện Việt Yên
60
4.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề nghiên cứu
63
4.2.4. Hiệu quả tiêu thụ của một số sản phẩm tại các làng nghề nghiên cứu
93
4.2.5 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề
95
4.3. Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hoá của các làng nghề ở huyện Việt Yên - Bắc Giang
99
4.3.1. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
99
4.3.2. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm làng nghề
102
4.4. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của các làng nghề ở huyện Việt Yên trong thời gian tới
106
4.4.1. Định hướng tiêu thụ sản phẩm nghề trên địa bàn nghiên cứu
106
4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ở huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang
108
5. Kết luận và kiến nghị
119
5.1. Kết luận
119
5.2. Kiến nghị
120
Tài liệu tham khảo
122
Phụ lục
124
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BQ
- CNH – HĐH
- ĐVT
- GTSX, GTHH
- HTX
- NNNT
- TN
- TTCN
- LĐGĐ
- NN, SPNN
- TLSX
- THC, THK
- HH, HC, HK
- HTN
- MTĐ
: Bình quân
: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
: Đơn vị tính
: Giá trị sản xuất, Giá trị hàng hoá
: Hợp tác xã
: Ngành nghề nông thôn
: Thu nhập
: Tiểu thủ công nghiệp
: Lao động gia đình
: Nông nghiệp; Sản phẩm nông nghiệp
: Tư liệu sản xuất
: Tổng hộ chuyên, tổng hộ kiêm
: Hàng hoá; Hộ chuyên; Hộ kiêm
: Hộ thuần nông
: Mây tre đan
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Biểu 3.1
Số liệu khí tượng trung bình (1995 - 2005) tại Bắc Giang
28
Biểu 3.2
Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Việt Yên (06 - 08)
32
Biểu 3.3
Tình hình cơ sở vật chất của huyện năm 2006 - 2008
36
Biểu 3.4
Số lượng mẫu điều tra theo đối tượng hộ
42
Biểu 3.5
Ma trận SWOT
44
Bảng 4.1
Một số chỉ tiêu về phát triển làng nghề của huyện Việt Yên trong 3 năm (06 - 08)
47
Bảng 4.2
Tình hình cung ứng một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề tại huyện Việt Yên qua 3 năm (2006 -2008)
49
Bảng 4.3
Kết quả và hiệu quả SXKD của một số ngành nghề nông thôn của huyện trong 3 năm ( 2006 - 2008)
51
Bảng 4.4
Tình hình sử dụng đất đai của hộ điều tra năm 2008
54
Bảng 4.5
Lao ®éng b×nh qu©n cña cơ së vµ hộ ®iÒu tra tại các làng nghề nghiên cứu n¨m 2008
56
Bảng 4.6
Tình hình chung về nhóm hộ, cơ sở sản xuất điều tra năm 2008
57
Bảng 4.7
Tình hình vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cơ sở và các hộ điều tra năm 2008
60
Bảng 4.8
Khối lượng sản phẩm ngành nghề sản xuất của các cơ sở và các hộ điều tra năm 2008
61
Bảng 4.9
Lượng sản phẩm được tiêu thụ của các HTX điều tra năm 2008
64
Bảng 4.10
Lượng sản phẩm nghề tiêu thụ của các nhóm hộ điều tra năm 2008 trên địa bàn huyện Việt Yên
67
Bảng 4.11
Giá trị s¶n phÈm nghÒ tiªu thô cña các nhóm hộ điều tra tại các làng nghề nghiên cứu n¨m 2008
70
Bảng 4.12
Số lượng, GTHH, cơ cấu thị phần tiêu thụ sản phẩm nghề của hai HTX điều tra ở Huyện Việt Yên năm 2008
72
Bảng 4.13
Số lượng, cơ cấu thị phần tiêu thụ sản phẩm nghề của hộ điều tra ở làng nghề mây tre đan huyện Việt Yên năm 2008
77
Bảng 4.14
Số lượng, cơ cấu thị phần tiêu thụ sản phẩm nghề của hộ điều tra ở làng nghề mây tre đan huyện Việt Yên năm 2008
78
Bảng 4.15
Bảng giá trị hàng hoá của sản phẩm nghề theo thị trường tại làng nghề mây tre đan
80
Bảng 4.16
Số lượng, c¬ cÊu thÞ phÇn tiªu thô sản phẩm nghÒ cña hé ®iÒu tra ở lµng V©n huyÖn Việt Yên năm 2008
82
Bảng 4.17
Bảng giá trị sản phẩm nghề của các nhóm hộ theo thị trường tại làng Vân huyện Việt Yên
84
Bảng 4.18
Phân phối sản phẩm theo các kênh tiêu thụ năm 2008
88
Bảng 4.19
Giá bán một số sản phẩm hàng hoá chủ yếu của HTX, hộ điều tra qua các kênh tiêu thụ năm 2008
90
Bảng 4.20
Phân tích ma trận SWOT
92
Bảng 4.21
Hiệu quả tiêu thụ một số sản phẩm tại các làng nghề nghiên cúu năm 2008 ở Việt Yên - Bắc Giang.
94
Bảng 4.22
Ý kiến đánh giá của khách hàng
103
Biểu đồ 3.1
Cơ cấu GTSX của huyện Việt Yên năm 2008
33
Biểu đồ 4.1
GTHH của các nhóm hộ điều tra tại hai làng nghề nghiên cứu
68
Biểu đồ 4.2
Cơ cấu thị phần GTHH của HTX Vân Hương
73
Biểu đồ 4.3
Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm nghề theo thị trường tại làng nghề mây tre đan
79
Biểu đồ 4.4
Tình hình tiêu thụ một số SP nghề theo thị trường tại làng Vân
83
Sơ đồ 2.1
Mèi quan hÖ gi÷a gi¸ c¶ víi lưîng cÇu s¶n phÈm
14
Sơ đồ 2.2
Các loại kênh phân phối
18
Sơ đồ 4.1
Kênh tiêu thụ sản phẩm của HTX mây tre đan
85
Sơ đồ 4.2
Kênh tiêu thụ sản phẩm của HTX Vân Hương
86
Sơ đồ 4.3
Kênh tiêu thụ sản phẩm nghề của làng nghề mây tre đan
86
Sơ đồ 4.4
Kênh tiêu thụ sản phẩm nghề của làng nghề Vân Hà
87
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tiêu thụ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi ngành kinh tế nói riêng và với nền kinh tế đất nước nói chung. Đối với làng nghề để tồn tại và phát triển được thì tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ nhanh, mạnh sẽ là động lực thúc đẩy ngành nghề phát triển và sản xuất nông nghiệp cũng phát triển. Bên cạnh đó cũng chính nhờ sự tham gia của các tổ chức cá nhân trong tiêu thụ tạo thành hệ thống kênh phân phối đã góp phần làm cân bằng hơn cơ cấu sản phẩm giữa các vùng miền trong cả nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm cũng đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, gián tiếp góp phần vào việc giải quyết một lực lượng lớn lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất và sử dụng hết lao động gia đình. Qua đó góp phần vào việc đảm bảo an sinh xã hội.
Hiện nay, nền kinh tế của nước ta là một nền kinh tế mở và chúng ta đang tích cực chủ động hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước khác trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mức độ hợp tác ngày càng cao nhưng mức độ cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì hai xu hướng hợp tác và cạnh tranh sẽ ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Hợp tác càng chặt thì cạnh tranh cũng ngày càng quyết liệt. Hàng hóa của nước ta có điều kiện mở rộng và xâm nhập vào thị trường thế giới nhưng hàng hóa nước ngoài cũng sẽ tràn vào Việt Nam. Điều này đã gây ra sự tác động không nhỏ tới các chủ thể kinh tế và các thành phần kinh tế trong nước. Vì vậy trong điều kiện mới mỗi nhà sản xuất dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào muốn tồn tại được thì không còn cách nào khác là phải chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ trong nước, mở rộng ra thị trường nước ngoài, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Bởi vì tiêu thụ sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nó là giai đoạn cuối cùng của một chu kỳ SXKD chuyển sản phẩm từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng và là nhân tố quyết định tới sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Cơ sở sản xuất có thị trường tiêu thụ sản phẩm thì mới có điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất.
Đối với các làng nghề của Việt Nam nói chung và các làng nghề trên địa bàn huyện Việt Yên, Bắc Giang nói riêng cũng đang đứng trước khó khăn về đầu ra cho sản phẩm do khủng hoảng kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá nước ngoài, nên trong cơ chế thị trường hiện nay việc sản xuất ra sản phẩm đã khó nhưng để bán được sản phẩm lại càng khó hơn. Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành bại của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Hàng năm các làng nghề của huyện Việt Yên cung cấp cho thị trường rất nhiều loại sản phẩm với khối lượng tương đối lớn đáp ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề này còn nhiều hạn chế. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, đa dạng hóa sản phẩm chưa cao, đặc biệt là chưa tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm, chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các làng nghề khác trong nước và sản phẩm của một số nước trong khu vực. Vì vậy mà tốc độ tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chưa cao, khối lượng tiêu thụ còn khiêm tốn so với nhu cầu và tiềm năng của các thị trường.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các làng nghề ngày càng chiếm lĩnh và mở rộng được thị trường? đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của làng nghề, những vấn đề phát sinh trong tiêu thụ sản phẩm của làng nghề? Đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của làng nghề? Giải pháp của làng nghề trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu và sức mua của người tiêu dùng dự báo sẽ giảm.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên chúng tôi đã chọn nội dung nghiên cứu: “Nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm của một số làng nghề huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” Qua đó có những giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm ngành nghề của một số làng nghề trên địa bàn huyện Việt Yên, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, từ đó định hướng những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Gãp phÇn hÖ thèng ho¸ lý luËn vµ thùc tiÔn vÒ tiªu thô s¶n phÈm ngành nghề cña c¸c lµng nghÒ.
- §¸nh gi¸ thùc tr¹ng tiªu thô một số s¶n phÈm ngành nghề chñ yÕu cña c¸c lµng nghÒ ë huyÖn ViÖt Yªn.
- §Ò xuÊt mét sè định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đạt hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các sản phẩm ngành nghề chủ yếu của một số làng nghề trên địa bàn huyện Việt Yên.
- Các chủ thể kinh tế bao gồm: cơ sở sản xuất, người bán lẻ, người bán buôn và người tiêu dùng các sản phẩm của làng nghề.
- Những vấn đề kinh tế, tổ chức quản lý trong tiêu thụ sản phẩm
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm mây tre đan ( làng nghề mây tre đan Tăng Tiến và Rượu (làng Vân) trên địa bàn huyện Việt Yên.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của hai làng nghề nghiên cứu.
Nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các làng nghề thuộc huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: + Số liệu thu thập, phân tích sản phẩm làng nghề chủ yếu của huyện giai đoạn 2006 – 2008
+ Số liệu điều tra 2008 về tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ở các điểm nghiên cứu tại huyện Việt Yên.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của tiêu thụ sản phẩm
a. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các nhà sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán các sản phẩm được thực hiện, giữa hai khâu này có sự khác nhau, quyết định đến bản chất hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm làng nghề được cấu thành từ các yếu tố sau:
- Chủ thể kinh tế tham gia: Người bán và người mua
- Đối tượng tiêu thụ: Sản phẩm ngành nghề
- Thị trường: Có thể hiểu rằng thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh tế, là nơi chứa đựng tổng số cung - cầu, là nơi tập hợp nhu cầu các loại sản phẩm hàng hoá. thị trường bao gồm thị trường trong tỉnh và thị trường ngoài tỉnh và thị trường nước ngoài.
b.Ý nghĩa, vai trò của tiêu thụ sản phẩm
- Đối người sản xuất
Thứ nhất: là cơ sở để ra quyết định trong sản xuất kinh doanh
Đây được coi là vai trò quan trọng nhất, người sản xuất sẽ căn cứ vào thị phần thị trường, tốc độ tiêu thụ sản phẩm và sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm làm cơ sở để ra quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, biết được sản phẩm nào mình có thế mạnh, sản phẩm nào chưa thực sự được người tiêu dùng chấp nhận, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng tiêu thụ trên để từ đó có sự thay đổi chiến lược, cải thiện dịch vụ bán hàng, nâng cao hình ảnh của cơ sở sản xuất trên thị trường. Phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu và dần hoàn thiện những sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Tất cả vì mục tiêu giảm tối thiểu chi phí, những bất lợi đến từ thị trường nhằm tăng lợi nhuận.
Thứ hai: là cơ sở đánh giá đối thủ cạnh tranh, sự hoạt động của các nhân sự trong hoạt động công tác thị trường.
Trong kinh tế thị trường các nhà sản xuất luôn tìm cách loại bỏ đối thủ cạnh tranh độc chiếm thị trường. Vì vậy từ thực tiễn tiêu thụ sản phẩm sẽ biết được năng lực cạnh tranh của mình cũng như của đối thủ để có kế hoạch đối phó kịp thời.
- Về phương diện xã hội
Thứ nhất: Tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần làm cân đối cung cầu
Thông qua hệ thống kênh phân phân phối của các cơ sở sản xuất sẽ làm cho dòng sản phẩm luôn luôn lưu động trên các thị trường, các vùng miền trong cả nước, đảm bảo lợi ích của cả người tiêu dùng và người sản xuất. Cung cầu cân bằng sẽ hạn chế sự biến động giá cả gây bất lợi cho người tiêu dùng khi giá lên cao cũng như người sản xuất khi giá xuống thấp.
Thứ hai: Giải quyết việc làm, đóng góp vào NSNN
Tiêu thụ sản phẩm thuận lợi các cơ sở sản xuất sẽ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất từ đó sẽ tuyển thêm lao động đáp ứng điều kiện hiện tại mới của cơ sở sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nghĩa là sản xuất diễn ra một cách bình thường và trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp cho các đơn vị xác định phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo.
Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng xã hội nói chung và của từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, cơ sở sản xuất sẽ xây dựng được các kế hoạch phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2.1.2. Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề
Đặc điểm của sản phẩm làng nghề:
Sản phẩm làng nghề đa dạng mang đậm tính chất truyền thống, mạng đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Làng nghề ở nông thôn Bắc Giang chủ yếu là làng nghề truyền thống, nên sản phẩm sản xuất ra mang đậm tính chất truyền thống. Mặt khác do dạy nghề là hình thức truyền nghề, nên giữ được bí quyết, giữ được nét độc đáo của sản phẩm nghề mà địa phương khác, làng khác không thể làm được. Vì nét độc đáo, truyền thống đó của sản phẩm mà nó tạo nên thương hiệu của sản phẩm, do đó nó chi phối được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn khi muốn mua rượu thì phải đến Làng Vân, muốn mua sản phẩm mây tre đan phải đến làng nghề mây tre đan Tăng Tiến. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng đa dạng, phong phú, nên các làng nghề đã nhanh chóng đổi mới, sản xuất đa dạng, phong phú loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Hơn thế nữa, trong xu thế hội nhập, nhiều sản phẩm làng nghề đã xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bởi vậy sản phẩm của làng nghề tất yếu phải đa dạng và phong phú thể loại, mẫu mã phù hợp với nhu cầu trong và ngoài nước, đồng thời chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường.
Mỗi một sản phẩm mang một nét đặc trưng riêng cho từng ngành. Là sản phẩm của làng nghề nó bao gồm sản phẩm nghề . Mỗi một loại sản phẩm có những đặc điểm riêng cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đa chủng loại:
Mỗi làng nghề trong nông thôn rất đa dạng về sản phẩm, từ sản phẩm nghề được sản xuất dưới hình thức thủ công như mây tre đan bao gồm các loại sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày như rổ, rá, thúng, nia…đến những sản phẩm dùng cho trang trí nội thất…đều cần đến sự khéo léo và sự tinh xảo. ngoài sản phẩm nghề mây tre đan còn có sản phẩm đồ uống như rượu…để đáp ứng ngày càng tăng của nhu cầu trong xã hội
Thứ hai: Đối với sản phẩm ngành nghề thời gian sử dụng có thể kéo dài tuỳ thuộc vào tính năng của sản phẩm cũng như cách sử dụng chúng.
Thứ 3: Sản phẩm đồ uống phải qua chế biến.
Đặc điểm của thị trường sản phẩm làng nghề
- Thị trường sản phẩm làng nghề vừa mang tính rộng khắp vừa mang tính tập trung
Rộng khắp là để đảm bảo nhu cầu và cuộc sống của người tiêu dùng. Mỗi một vùng có một điều kiện tự nhiên sinh thái khác nhau và mỗi làng nghề có sản phẩm khác nhau, tạo nên những sản phẩm mang đặc thù riêng của từng miền nên không thể đáp ứng sự đa dạng trong tiêu dùng của người dân. Muốn đáp ứng được nhu cầu đó thì cần có sự trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền đó chính là xây dựng nên hệ thống kênh phân phối cho các sản phẩm. Sản phẩm nghề được tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu.
- Giá cả, cung cầu trên thị trường luôn luôn biến động: Đối với sản phẩm ngành nghề như sản phẩm mây tre đan phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày giá bán cũng phụ thuộc rất nhiều vào tính thời vụ, phụ thuộc vào hình thức tiêu thụ và sự biến động giá cả trên thị trường. đối với sản phẩm ngành nghề là Rượu thì giá cả còn phụ thuộc vào các tháng trong năm cụ thể như vào dịp lễ tết, hội làng thì giá cả thường tăng. Và khi giá cả của nguyên liệu đầu vào biến động thì cũng làm cho giá cả của rượu cũng thay đổi.
- Kênh tiêu thụ sản phẩm làng nghề:
Sản phẩm để tiêu dùng phần lớn là trao đổi gián tiếp giữa người sản xuất và người sử dụng. Do đặc thù của sản phẩm, giá cả và tính phổ biến, quy mô sản xuất mà sản phẩm làng nghề chủ yếu tiêu thụ qua kênh gián tiếp từ người sản xuất qua trung gian mới đến người tiêu dùng, một bộ phận không lớn được tiêu thụ qua kênh trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Sản phẩm được các trung gian ( người thu gom, người bán buôn, các đại lý) thu mua sau đó bán cho người tiêu dùng hoặc xuất khẩu sang thị trường thế giới. Hiện nay các sản phẩm mây tre đan ngoài tiêu thụ trong nước thì còn được các tổ chức, cá nhân thu gom. Các trung gian này thu mua sản phẩm sau bán cho người tiêu dùng và xuất khẩu sang một số nước như EU, Mỹ, Nhật,...
Từ những vấn đề trên chúng ta thấy tiêu thụ sản phẩm luôn gắn với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Những thông tin phản ánh đúng nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng sẽ là kim chỉ lam cho định hướng phát triển sản xuất và ngược lại nếu thông tin sai hay định hướng không tốt sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất như: Sản xuất ra sản phẩm không phù hợp với cái mà thị trường cần, hàng hoá không tiêu thụ được, dẫn đến thua lỗ.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề.
* Yếu tố sản xuất
Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Điều hành tốt hệ thống sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi cơ sở, hộ sản xuất có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả các tác nhân có tham gia đóng góp vào hoạt động của hệ thống tiêu thụ, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của người sản xuất.
Vì vậy các cơ sở, các hộ nên sản xuất với số lượng thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giá sản phẩm của làng nghề ngày càng hạ và chất lượng ngày càng tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ ểan phẩm trên thị trường.
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề
Thị trường chịu ảnh hưởng bởi quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu như các thị trường khác. Nó là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường chấp nhận thì quy mô sản xuất sẽ được duy trì và phát triển mở rộng.
* Chất lượng sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là một trong những vũ khí cạnh tranh sắc bén, là một yếu tố góp phần vào việc khẳng định vị trí của người sản xuất trên thị trường.
Khi mức sống của hầu hết các bộ phận nhân dân ngày càng cao, nhu cầu của họ ngày càng tăng, thị trường có nhiều sự lựa chọn thì chỉ có những sản phẩm có chất lượng “đủ tốt” mới gây được sự chú ý của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm không những thu hút được nhiều khách hàng, mà còn tạo cho người sản xuất nâng giá bán một cách hợp lý, tăng lợi nhuận. Đồng thời chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho việc kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển và mở rộng thị trường, cải thiện tình hình tài chính của người sản xuất.
Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng phát triển, các sản phẩm có chất lượng cao, hình thức hấp dẫn luôn được ưa chuộng, nó làm cho hoạt động tiêu thụ cũng ngày càng phụ thuộc vào yếu tố này.
* Giá cả sản phẩm tiêu thụ
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán trong quan hệ cung cầu và yếu tố cạnh tranh. Mỗi một làng nghề có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau. Mỗi mức giá đưa ra phải căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường, mức giá quy định của Nhà nước. Giá cả có ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra; sự đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm, về vị trí của người sản xuất; nó quyết định đến việc mua sản phẩm hàng hoá của khách hàng; và là phương thức cạnh tranh của người sản xuất trên thị trường.
* Hành vi người tiêu dùng: Khi thu nhập của người tiêu dùng cao thì nhu cầu của họ là những sản phẩm có chất lượng cao, đẹp tuy nhiên không phải điều này lúc nào cũng đúng vì nó còn bị giới hạn bởi đặc tính, thói quen tiêu dùng và đặc tính của sản phẩm.
* Mẫu mã bao bì
Đây là cảm nhận đầu tiên của khách hàng về sản phẩm hàng hoá. Ngày nay người ta thường đánh giá chất lượng hàng hoá thông qua bao bì, vì vậy nhà sản xuất cũng nên chú ý thiết kế sao cho phù hợp với chất lượng và giá cả sản phẩm đem ra tiêu thụ. đối với sản phẩm mây tre đan hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, hình thức cũng đẹp hơn nhưng phần lớn vẫn chưa đáp ứng được sự hài lòng của người tiêu dùng.
* Các hình thức quảng cáo
Trong môi trường cạnh tranh, quảng cáo sản phẩm không thể tách rời hoạt động sản xuất kinh doanh, là vấn đề có tính chất chiến lược của sản xuất và tiêu thụ. Quảng cáo sẽ cung cấp thông tin tới người tiêu dùng về sản phẩm và bản thân người sản xuất. Song phải lưu ý quảng cáo mang tính hai mặt. Sử dụng quảng cáo phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản: lượng thông tin cao nhất; nội dung phù hợp; đảm bảo tính pháp lý, tính nghệ thuật và tính trung thực của thông tin đưa ra, phù hợp với khả năng kinh phí của người sản xuất.
Quảng cáo gắn liền với chữ tín, nếu quảng cáo sai sự thật thì sản phẩm của nhà sản xuất sẽ bị tẩy chay khỏi thị trường.
* Trình độ tổ chức quản lý tiêu thụ
+ Hình thức bán hàng
Người sản xuất có thể áp dụng nhiều hình thức bán hàng thông qua các kênh phân phối. Có thể có các cách bán hàng:
Bán hàng có người bán: là hình thức cổ điển truyền thống được thực hiện bởi các nhân viên bán hàng. Người bán và người mua đối diện để tìm hiểu, thoả thuận về các vấn đề liên quan đến hàng hoá và phương thức bán hàng.
Bán hàng không có người bán: là phương pháp bán hàng hiện đại trong đó hàng hoá được bày bán trong tầm tay của người mua hàng với giá cả được niêm yết. Người mua được tự do lựa chọn hàng hoá sau đó thanh toán thẳng với người thu tiền.
Bán hàng bằng quảng cáo và bằng sự tư vấn nhằm giúp khách hàng hiểu biết về sản phẩm và người sản xuất, qua đó khách hàng có thể tìm thấy nhu cầu này sẽ được thoả mãn bởi các sản phẩm, dịch vụ của người sản xuất.
Bán hàng theo khách hàng trọng điểm: việc bán hàng được định hướng theo tư thế của “tỷ lệ vàng”, tức là số khách hàng này có thể tiêu thụ 80 – 85% doanh số bán của người sản xuất.
Bán hàng qua cơ sở trung gian: người sản xuất lựa chọn các nhà bán buôn, các nhà bán lẻ, các đại lý hoặc môi giới để tiếp tục thực hiện quá trình chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Ngoài ra còn hình thức bán hàng qua thư tín, qua điện thoại, qua internet hoạc thông qua hội chợ triển lãm, hội thảo, bán hàng trao tay …
+ Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, người bán buôn, bán lẻ, đại lý, người môi giới … được hình thành một cách khách quan. Để xây dựng được mạng lưới tiêu thụ hợp lý và sử dụng các loại hình trung gian có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao các doanh nghiệp phải căn cứ vào tính chất đặc điểm của sản phẩm, cũng như các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà sử dụng các mạng lưới tiêu thụ khác nhau.
+ Các hoạt động dịch vụ khác
Dịch vụ ở đây có thể được hiểu là tất cả các hoạt động hỗ trợ nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng như vận chuyển miễn phí, bảo hành sản phẩm, quà tặng kèm theo …
* Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là những người có sản phẩm hàng hoá cùng loại với người sản xuất kinh doanh hay những sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau. Lực lượng này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng đối thủ cạnh tranh càng nhiều việc tiêu thụ càng khó khăn và phức tạp. hiện nay trên thị trường mặt hàng thủ công mỹ nghệ đang bị cạnh tranh gay gắt không chỉ trong nước mà còn cạnh tranh với các nước trong khu vực.
* Chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm:
Việc định hướng trong tiêu thụ đặc biệt là trong xuất khẩu sản phẩm là điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản nghề truyền thống trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Công nghệ chế biến : quá trình kiểm định chất lượng sản phẩm ( Rượu), đầu tư các máy móc hiện đại trong phân loại và chế biến là điều kiện làm tăng chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ phát triển.
- Công nghệ chế biến sau thu hoạch sản phẩm nông nghiệp: quá trình kiểm định chất lượng sản phẩm, đầu tư các máy móc hiện đại trong phân loại và chế biến là điều kiện làm tăng chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ phát triển.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm ngành nghề
a. Nghiên cứu thị trường
Trong cơ chế thị trường hiện nay có thể nói rằng, thị trường là điều kiện để người sản xuất tồn tại và phát triển. Cho nên khi nghiên cứu nhu cầu thị trường phải được coi là hoạt động có tính chất tiền đề, có tầm quan trọng để đảm bảo xác định đúng đắn phương hướng phát triển sản kinh doanh. Để nắm được nhu cầu của thị trường, việc nghiên cứu phải được tiến hành qua ba bước sau:
Bước một: Tổ chức thu thập hợp lý các nguồn thông tin về nhu cầu, thị hiếu của thị trường đối với loại sản phẩm hàng hoá mà các nhà sản xuất đã, đang và có thể sản xuất. Các thông tin gồm: địa điểm, sức mua, sức bán, giá cả chấp nhận, mức độ ổn định của thị trường … nắm được các thông tin nhanh, kịp thời, chính xác để xác định phương hướng kinh doanh mới pháp huy được lợi thế vốn có.
Bước hai: Phân tích sử lý đúng đắn các loại thông tin đã thu thập từ đó phân ra các loại thị trường. Phân tích lựa chọn những thông tin có ích để tránh sai lầm khi ra quyết định.
Bước ba: Xác định khả năng đáp ứng của người sản xuất đối với thị trường.
b. Nghiên cứu giá cả : Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. Trong nền kinh tế của thị trường giá cả ẩn chứa nhiều mối quan hệ, nó liên quan tới sự cạnh tranh, sự tồn tại và phát triển sản phẩ._.m hàng hoá đó trên thị trường. Nó thể hiện mối quan hệ tổng cung và tổng cầu về sản phẩm cũng như giữa người mua với người bán.
S¬ ®å 2.1: Mèi quan hÖ gi÷a gi¸ c¶ víi lîng cÇu s¶n phÈm
P1
P
P0
P2
0
Q1
Q0
Q2
Q
D
S
B
A
z
C
Giả sử: A là điểm cân bằng thị trường
D: Cầu thị trường về sản phẩm của người sản xuất
S: Khả năng cung sản phẩm của người sản xuất
P: Giá cả Q: Lượng sản phẩm hàng hoá
Mục tiêu của nhà kinh doanh là đưa hai điểm B và C tiến gần tới điểm A.
Giá cả còn phản ánh tình hình biến động của thị trường, chất lượng và uy tín của sản phẩm. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc xác định giá cả hợp lý cho sản phẩm là vô cùng quan trọng, giúp nhà kinh doanh tối đa hoá hiệu quả kinh tế.
- Giá cả của sản phẩm bao gồm : giá cổng trại, giá bán buôn và giá bán lẻ
- Việc xác định giá cả tiêu thị sản phẩm phải đảm bảo cho nhà sản xuất bảo tồn được vốn để phục vụ sản xuất và có lãi. Giá tiêu thụ sản phẩm của nhà kinh doanh được quyết định bởi tổng chi phí sản xuất và chi phí lưu thông sản phẩm. Tuỳ vào tính chất hoạt động của nhà kinh doanh, dựa vào thị trường cạnh tranh hay dựa theo chu kỳ sống của sản phẩm. Thường có một số phương pháp định giá sau:
+ Định giá dựa vào chi phí bình quân
P = AFC + AVC + Lợi nhuận
Trong đó:
P: Giá bán sản phẩm
AFC: Chi phí cố định bình quân
AVC: Chi phí biến đổi bình quân
Phương pháp này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có lãi.
+ Định giá dựa vào cơ sở phân tích điểm hoà vốn
Phv = FC/Qhv + AVC
Trong đó: FC: Tổng chi phí cố định
Qhv: Sản lượng hoà vốn
Phv: Giá tại điểm hoà vốn
Phương pháp này giúp các nhà sản xuất biết được mức giá cần đặt ra để khi tiêu thụ hết lượng Qhv sản phẩm thì nhà kinh doanh sẽ hoà vốn.
c. Nghiên cứu khách hàng
Với phương châm “khách hàng là thượng đế ” nên nhà sản xuất phải biết được sở thích, nhu cầu của “thượng đế” thì mới làm thoả mãn nhu cầu và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng được. Nhà sản xuất cần nắm được các thông tin như: người tiêu dùng hay mua loại sản phẩm hàng hoá gì? mua ở đâu? số lượng bao nhiêu? mua khi nào? trong năm. Trên cơ sở đó nhà sản xuất có thể định hướng được chính sách phân phối đúng đắn, nắm bắt được thời cơ để đưa hàng hoá ra thị trường nhằm đạt hiệu quả tiêu thụ cao nhất.
Ngoài ra nhà sản xuất còn phải nắm được tập tính, thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó có chiến lược tiêu thụ cho phù hợp. Nhìn chung:
- Người tiêu dùng thường muốn thuận tiện khi mua hàng, nhanh gọn.
- Người tiêu dùng muốn mua hàng hoá có chất lượng cao.
- Người tiêu dùng muốn mua hàng hoá mới kèm theo dịch vụ hỗ trợ.
- Người tiêu dùng muốn mua hàng hoá với giá phải chăng, phương thức thuận tiện.
d. Nghiên cứu cạnh tranh
Nghiên cứu cạnh tranh là nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và đề ra định hướng, biện pháp giải quyết phù hợp với doanh nghiệp mình.
Nhìn chung mọi doanh nghiệp đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Xét quan điểm cạnh tranh trên 4 cấp độ:
- Cạnh tranh mong muốn tức là với cùng một lượng thu nhập người ta có thể dùng vào các mục đích khác nhau: Mua sắm các trang thiết bị trong gia đình, đi du lịch...khi dùng mục đích này có thể thôi không dùng mục đích khác, dùng cho mục đích này nhiều sẽ hạn chế mục đích khác. Cơ cấu chi tiết có thể phản ánh một xu hướng tiêu dùng, do đó tạo ra cơ hội hay đe dọa hoạt động tiêu thụ.
- Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm khác nhau để cùng thoả mãn một mong muốn. Mong muốn về phương tiện đi lại hoặc mong muốn về giống có thể gây ra sự cạnh tranh.
- Cạnh tranh cùng loại sản phẩm
- Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu
Trong 4 loại cạnh tranh trên mức độ gay gắt dần từ 1 đến 4. Khi xem xét cạnh tranh nhà sản xuất phải tính tới cả 4 cấp độ để quyết định các phương án cho hoạt động tiêu thụ của mình, nghĩa là phải xác định và dự đoán trước vấn đề gì sẽ xẩy ra trong thời gian cạnh tranh thì nhà sản xuất phải tìm khoảng thời gian cạnh tranh. Nếu tiềm lực của nhà sản xuất còn thấp kém, không đủ sức cạnh tranh thì nhà sản xuất phải tìm khoảng trống thị trường để lé tránh, tức là tìm những sản phẩm mà đối thủ bỏ qua để sản xuất và tìm thị trường mục tiêu của để tối đa hoá doanh thu cho mình.
e. Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm
Theo quan điểm tổng quát kênh phân phối là một loại hoạt động tập hợp các nhà sản xuất và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nói cách khác, đây là một nhóm tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghệ, để họ có thể mua và sử dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hoá từ người sản xuất qua, hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng.
Phân phối góp phần không nhỏ trong quá trình cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm, đúng thời gian, đúng vị trí trên cơ sở kênh hay luồng hàng.
Các yếu tố cấu thành hệ thống kênh phân phối bao gồm:
- Người cung ứng: Nhà sản xuất, công ty thương mại
- Người trung gian: Đại lý, người bán buôn, người bán lẻ, người môi giới
- Người tiêu dùng cuối cùng: Khách hàng
Tuỳ từng điều kiện khác nhau mà doanh nghiệp áp dụng các kênh khác nhau sao cho vừa giảm được chi phí marketing, vừa tăng cường được lượng bán sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ.
Các loại kênh phân phối: Có hai loại kênh phân phối đó là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp, kênh gián tiếp lại có nhiều mức độ trung gian khác nhau.Ta có thể thấy qua sơ đồ sau:
Người sản xuất, cung ứng
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người bán buôn
Người bán lẻ
Đại lý
(4)
(1)
(2)
(3)
Sơ đồ 2.2: Các loại kênh phân phối
Kênh (1): kênh trực tiếp Kênh (2,3,4): kênh gián tiếp
Tuỳ từng điều kiện khác nhau mà có thể áp dụng các kênh khác nhau sao cho vừa giảm được chi phí marketing, vừa tăng cường được lượng bán sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ.
Nếu kênh tiêu thụ hoàn hảo thì lượng tiêu thụ sản phẩm ngày càng lớn, công tác khuyếch trương sản phẩm tốt khách hàng biết đến giá trị đích thực mang lại của sản phẩm từ các nghề truyền thống sẽ tạo điều kiện cho cả quá trình tiêu thụ được diễn ra một cách thuận lợi.
f. Nghiên cứu các hoạt động yểm trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
* Thông tin quảng cáo
Là hình thức truyền thông trực tiếp được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin như truyền hình, phát thanh, áp phích, báo chí … qua đó đưa các thông tin cần thiết nhằm kích thích thị hiếu của người tiêu dùng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Quảng cáo được thực hiện trên một phạm vi không gian, thời gian và một khoảng chi phí nhất định.
* Khuyến mại
Khuyến mại là hình thức khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm bằng các ưu đãi có điều kiện. Ví dụ khi mua khối lượng hàng hoá lớn sẽ được giảm giá hay chiết khấu tỷ lệ cho khách hàng. Một số nhà sản xuất còn có hình thức khuyến mại đặc biệt dành cho khách hàng mua được sản phẩm có phiếu trúng thưởng. Từ đó kích thích tâm lý tới người tiêu dùng sẽ mua nhiều lần, nhiều lượng sản phẩm của người sản xuất hơn. Thường thì việc khuyến mại chỉ diễn ra trong một giai đoạn cần thiết nào đó, nhằm nâng cao thông tin và uy tín của nhà sản xuất nhất là khi có sản phẩm mới thị trường cũ hay sản phẩm cũ thị trường mới.
g. Xây dựng, lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường
Sản phẩm hàng hoá, nhu cầu và thị hiếu của thị trường có nhiều loại. Do đó cần phối hợp chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường để tìm ra được sự kết hợp có hiệu quả nhất.
* Nội dung của chiến lược sản phẩm cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Loại sản phẩm mà người sản xuất đã và đang sản xuất kinh doanh còn được thị trường và người tiêu dùng chấp nhận không? Nếu như sản phẩm đã và đang sản xuất kinh doanh không được thị trường chấp nhận nữa thì phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm như thế nào cho có hiệu quả.
- Việc thay đổi cải tiến sản phẩm cũ bằng các sản phẩm mới như thế nào để được thị trường chấp nhận?
- Thời điểm thay đổi sản phẩm cũ được tiến hành vào lúc nào là thích hợp trên cơ sở nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm?
* Nội dung của chiến lược thị trường
- Nghiên cứu khái quát thị trường: Đánh giá đặc điểm chủ yếu của thị trường, xác định được những thuận lợi, khó khăn của mỗi thị trường, từ đó chọn được thị trường mục tiêu tương lai phù hợp với tiềm năng của người sản xuất.
- Nghiên cứu chi tiết thị trường: tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng làm cơ sở cho việc lựa chọn xác định thị trường, tức là nghiên cứu trực tiếp người tiêu dùng, để có biện pháp phù hợp
2.1.5. Sản phẩm của các làng nghề
a. Làng nghề
* Khái niệm
Làng nghề trong nông thôn hiện nay ở nước ta phát triển rất phong phú, đa dạng với nhiều nghề khác nhau, có nhiều nghề mới hình thành nhưng cũng có những nghề truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Các ngành nghề này đều bắt nguồn từ những yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống đơn giản của nông dân. Sau này cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, cũng có những sản phẩm của nghề truyền thống bị mai một đi, nhưng bên cạnh đó có nhiều sản phẩm được cải tiến về mẫu mã, phong phú về chủng loại. Vì vậy mà sản phẩm của các làng nghề không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn được ưa chuộng ngày càng nhiều ở các nước trên thế giới.
Ở góc độ quản lý Nhà nước chưa có quy định thống nhất về việc đánh giá, xác định các làng nghề và NNTT nên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thống nào. NNTT vẫn đang là vấn đề tranh luận và có nhiều tên gọi khác nhau: nghề cổ truyền, TTCN, nghề phụ, nghề truyền thống …
Theo quy định tạm thời của Cục chế biến nông lâm sản và NNNT (cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực này) thì:
(1) Làng nghề là làng (thôn ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong làng. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35 – 40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề và có thể sống bằng chính nguồn thu nhập từ ngành nghề (nghĩa là thu nhập từ ngành nghề chiếm trên 50% thu nhập của các hộ) và giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương.
(2) Làng nghề truyền thống là làng nghề đạt các tiêu chí ở mục (1) đã hình thành từ lâu đời (100 năm trở lên), sản phẩm có tính riêng biệt được nhiều nơi biết đến. Có những làng nghề truyền thống lâu đời và đã từng nổi tiếng nhưng nay phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó khăn, thậm chí có những làng đã và đang mai một, nên đối với những làng nghề đã từng có 50 hộ hoặc có khoảng 1/3 tổng số hộ hay lao động cùng làm một NTT thì cũng được gọi là LNTT.
(3) Làng nghề mới là những làng nghề mới được hình thành do phát triển từ các LNTT hoặc tiếp thu những nghề mới và đã đạt được các tiêu chí như ở mục (1).
Như vậy, chúng ta thấy rằng ngành nghề nông thôn gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, nhất là với sản xuất nông nghiệp. Trong thực tế ngành nghề nông thôn được phát triển trong các cộng đồng làng, xã hay làng nghề. Đặc biệt làng nghề ở Việt Nam có bề dày lịch sử, nhưng nhìn chung quy mô sản xuất nhỏ, phân tán mà lao động thủ công là chính, lực lượng lao động thường mang tính chất gia đình, không qua đào tạo chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cha truyền con nối. Sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu nội địa, vài năm gần đây mới quan tâm đến thị trường xuất khẩu.
* Tiêu chí xác định làng nghề: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra các tiêu chí để xác định làng nghề , nghề truyền thống, làng nghề truyền thống như sau:
- Làng nghề
+ Tỷ lệ lao động làm nghề phải đạt ít nhất 30% tổng số lao động toàn làng.
+ Thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp phải đạt từ 50% tổng thu nhập toàn làng trở lên.
+ Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Nghề truyền thống: Là nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, bao hàm trong nó giá trị văn hóa phi vật thể.
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
- Làng nghề truyền thống: Là làng đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận.
b. Sản phẩm của làng nghề
Các sản phẩm của làng nghề đã thể hiện được tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc. Từ những viên gạch, viên ngói, đầu rồng đến những vật dụng sinh hoạt gốm sứ bị chôn vùi dưới đất qua bao thời đại vẫn còn giữ nguyên nét tinh xảo, tài hoa của bàn tay khối óc người thợ thủ công.
Có thể nói sản phẩm làng nghề hàm chứa tinh hoa văn hóa và trở thành di sản văn hóa dân tộc vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu như: Mây tre đan, gốm sứ, đồ gỗ, dệt, thêu ren, sơn mài, chạm khắc đá, kim khí, thực phẩm chế biến... Hiện nay cả nước có khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau trong đó có rất nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm: Tơ lụa Vạn Phúc có hàng nghìn năm lịch sử, mây tre đan Phú Vinh hơn 700 năm, gốm sứ Bát Tràng có lịch sử gần 500 năm... Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống quý báu từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ.
Sản phẩm của làng nghề có nét riêng và độc đáo, tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó; sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng. Ở đó không chỉ tập trung một hay nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được. Những sản phẩm của làng nghề không chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà một số còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Bên cạnh sản phẩm nghề còn có các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp: sản phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi.
Đối với sản phẩm làng nghề trên địa bàn huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang rất đa dạng phong phú như các sản phẩm được làm từ nguyên liệu mây, tre của làng nghề mây tre đan. Sản phẩm tạo ra phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và trang trí nội thất và Rượu của làng Vân nổi tiếng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phÈm của làng nghề trên thế giới
Phát triển các làng nghề góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình phát triển đó có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Quá trình CNH nông thôn ở một số nước thành công là do họ có những định hướng, quan tâm đúng đắn và hệ thống chính sách đồng bộ. Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước giúp chúng ta tham khảo.
a. Thái Lan
Là một nước láng giềng có điều kiện tự nhiên như Việt Nam, Chính phủ Thái Lan cũng đã rất chú trọng phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Do vậy mà NNTT được khôi phục và phát triển mạnh như chế biến nông sản, chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, làm gốm sứ cổ truyền … Ngành chế biến nông sản truyền thống trở thành thế mạnh của Thái Lan giúp cho nông dân giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và nâng cao thu nhập. Với sự kết hợp giữa tay nghề của các nghệ nhân tài hoa và công nghệ hiện đại nên những sản phẩm trang sức, gốm sứ làm ra đạt chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Những mặt hàng này không những đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong nước mà còn nhờ có chính sách xuất khẩu nên năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đồ gốm của Thái Lan đạt trên 300 triệu bạt (tương đương 12 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu của trang sức mỹ nghệ đạt gần 3 tỷ USD. Nghề gốm cổ truyền Thái Lan đã phát triển theo hướng CNH – HĐH và trở thành hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ 2 sau gạo. Cho đến nay 95% hàng xuất khẩu của Thái Lan là đồ trang trí nội thất và lưu niệm .
Như vậy, phát triển NNNT ở Thái Lan đã tạo việc làm tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm từ 26,9% xuống còn 14,7% (1991).
b. Philippin
Chính phủ Philippin đã rất quan tâm đến vấn đề CNH nông thôn với nhiều chương trình dự án phát triển ngành nghề truyền thống. Từ những năm 1978 – 1982, chính phủ tập trung vào nghề truyền thống sản xuất hàng tiêu dùng đơn giản, chế biến thực phẩm và chế tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, với các chính sách hỗ trợ như tài chính, tín dụng, thuế, công nghệ, thông tin và xuất khẩu. Ngành nghề chế biến nông sản và thực phẩm của Philippin được quan tâm phát triển hơn, đặc biệt là chế biến nước dừa tinh khiết gọi là NATA - đó là món ăn lâu đời của người dân. Cả nước có hơn 300 cơ sở chế biến NATA, sản phẩm này vừa tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này của Philippin đạt 14 triệu USD, trong đó 85% được xuất sang Nhật .
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề tại Việt Nam
Theo thống kê, tính đến nay, cả nước có khoảng 2.017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,... thu hút hàng triệu lao động, kể cả lao động nhàn rỗi. Trong một ý nghĩa khác, việc duy trì và phát triển được các làng nghề truyền thống với nhiều thợ giỏi, nghệ nhân giỏi, có tay nghề cao cũng là cách duy trì các di sản văn hóa dân tộc từ đời này sang đời khác. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của làng nghề đạt 750 triệu USD, năm 2008 ước đạt khoảng 850 triệu USD. Sản phẩm chủ yếu gồm hàng chục loại khác nhau và được xuất khẩu sang thị trường 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, từ giữa năm nay, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, những khó khăn của làng nghề ngày càng hiện rõ. Vào giữa năm 2008, các ngân hàng thương mại thực hiện chủ trương siết chặt tiền tệ, tín dụng, khiến nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp làng nghề đã thiếu càng trở nên thiếu hơn.
Thời kỳ hoàng kim của hàng thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975 đến 1986. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 40%, cao điểm đạt 53,4% (năm 1979). Giai đoạn trước 1990, thị trường chủ yếu là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo những thỏa thuận song phương. Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi những biến động chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD). Từ sau năm 2000, thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN, do những nỗ lực tìm kiếm thị trường. Trong đó, EU chiếm 50% giá trị xuất khẩu, Nhật Bản được xem là thị trường chính ở châu á, với 5% tỷ trọng. Mỹ là thị trường đầy triển vọng. Số các nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, từ 50 năm 1996, tăng lên 133 nước vào năm 2005; và hiện nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Theo một con số thống kê gần đây, giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chính yếu qua các năm từ 2000 đến 2006 như sau: 2000 đạt 235 (triệu USD), 2001 đạt 235, 2002 đạt 331, 2003 đạt 367, năm 2004 đạt 450, năm 2005 đạt 560 và 630,4 vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 17,87%.Với thị trường EU ta xuất khẩu mặt hàng chính là gỗ, trong đó, Đức, Pháp, Hà Lan đã chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu. Tỷ lệ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 21,28%, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8%. Thị trường Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 3,79 triệu USD năm 2004 (tăng 16,6% so với 2003). Khách hàng Nhật rất ưa thích mặt hàng gỗ và số lượng khách du lịch cũng gia tăng. Hiện có nhiều công ty Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, thị trường Nam Phi cũng tăng trưởng với nhiều triển vọng khi nhiều công ty Việt Nam đang tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Nam Phi. Thị trường nội địa có sức mua yếu, trong khi kinh nghiệm thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Mặt khác, ngành hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống Việt Nam hiện tại còn thiếu tính liên kết giữa khoa học và mỹ thuật học với việc chế tạo, sản xuất sản phẩm.
Chúng ta mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ cho ngành, vẫn chưa có chiến lược phát triển toàn diện ngành hàng này trong việc phát triển sản xuất, từ khâu giống, vùng nguyên liệu cho đến tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ".
2.2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề là vấn đề quan trọng. đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề, với các vấn đề như: tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động, ô nhiễm môi trường, đề đất đai, lao động, thu nhập và vốn trong các làng nghề. Nhưng báo cáo chưa đề cập đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề.
Báo cáo tổng kết đề tài “ Điều tra nghiên cứu môi trường làng nghề Vân Hà” trên địa bàn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang của TS Lê Văn Công Viện địa lý - Viện KH và CNVN chỉ đề cập đến tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cảnh báo những tác hại của việc ô nhiễm đối với đời sống người dân. Tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục.
Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Thanh Lê “nghiên cứu tác động của phát triển làng nghề truyền thống đến kinh tế hộ nông dân ở huyện Việt Yên – Bắc Giang”. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đi sâu phân tích tác động của phát triển làng nghề đến các vấn đề kinh tế của hộ nông dân như sản xuất nông nghiệp, nguồn lực sản xuất, hiệu quả sản xuất, đồng thời có sự so sánh với làng không có nghề. Luận văn đã đi sâu phân tích tác động của sự phát triển đó đến các vấn đề lao động, vốn, đất đai, thu nhập và so sánh giữa hộ chuyên, hộ kiêm và hộ thuần nông. Thấy rõ được vai trò phát triển làng nghề đến hoạt động kinh tế của từng loại hộ nông dân khi tham gia vào sản xuất ngành nghề. Tuy nhiên luận văn cũng chưa đề cập đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề đó.
Đối với luận văn của chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề về tiêu thụ sản phẩm của làng nghề, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ đi sâu vào một số vấn đề như khả năng tiêu thụ của sản phẩm, thị phần thị trường tiêu thụ, kênh tiêu thụ sản phẩm, giá bán của sản phẩm và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề...
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía tây nam Tỉnh Bắc Giang, có phạm vi ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tân Yên.
- Phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ.
- Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang
- Phía Tây giáp huyện Yên Phong và huyện Hiệp Hoà
Huyện có toạ độ địa lý:
+ 21011’29’’ đến 21020’26’’ vĩ độ Bắc
+ 10600’08’’ đến 10609’57’’ kinh độ Đông
Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế -xã hội. Đây là địa bàn đầu mối của một số tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 37, tỉnh lộ 272, nối vùng đồng bằng tỉnh Bắc Giang với các huyện miền núi phía Tây Bắc và Bắc của tỉnh và các tỉnh lân cận. Trên địa bàn huyện còn có các tuyến giao thông huyết mạch xuyên Việt như Quốc lộ 1A cũ và 1A mới, đường sắt Bắc Nam và giao thông đường thuỷ trên sông Cầu. Việt Yên nằm tương đối gần với thủ đô Hà Nội (cách 42 km ) và một số trung tâm kinh tế – văn hoá - du lịch như thành phố Bắc Giang, thành phố Bắc Ninh ... Với vị trí địa lý của mình Việt Yên có điều kiện để phát huy hết thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế xã hội và rất thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hoá.
b. Đặc điểm khí hậu thời tiết
Việt Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm có mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10 ) và mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Những đặc điểm chung của khí hậu và thời tiết huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi trình bày tại biểu 3.1.
Bảng 3.1: Sè liÖu khÝ tîng trung b×nh (1995 - 2005) t¹i B¾c Giang
ChØ tiªu
NhiÖt ®é kh«ng khÝ TB (0C)
Lîng ma (mm)
Sè ngµy ma (ngµy)
§é Èm kh«ng khÝ TB (%)
Lîng bèc h¬i (mm)
Sè giê n¾ng (giê)
Th¸ng 1
16,8
25,1
9,0
80.0
71.0
56.5
Th¸ng 2
17,6
26,3
9,0
82.0
64.0
45.0
Th¸ng 3
30,3
80,3
17
86.0
57.0
47.0
Th¸ng 4
24,1
91,8
14
87.0
61.0
81.0
Th¸ng 5
26,9
213,2
16
84.0
83.0
166.2
Th¸ng 6
28,9
295,6
16
84.0
87.0
164.9
Th¸ng 7
29,0
300,8
17
84.0
85.0
172.6
Th¸ng 8
28,6
259,1
15
85.0
75.0
185.9
Th¸ng 9
27,5
145,8
11
83.0
84.0
182.9
Th¸ng 10
25,0
89,4
9
80.0
100.0
174.4
Th¸ng 11
21,4
46,4
7
78.0
91.0
140.6
Th¸ng 12
18,3
29,7
5
76.0
88.0
114.3
C¶ n¨m
23,7
1603,5
145
82.4
946.0
1531.3
Nguån: Tr¹m khÝ tîng B¾c Giang
Số liệu biểu 3.1 cho thấy chế độ nhiệt của vùng phân hoá theo mùa rõ rệt, trong năm có 3 tháng nhiệt độ bình quân nhỏ hơn 200C. Đây là điều kiện rất thích hợp cho việc phát triển cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt là các loại rau màu thực phẩn ưa nhiệt độ thấp. Với nhiệt độ bình quân cả năm cao cho phép huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang phát triển đa dạng hóa sản xuất trồng nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
- Chế độ mưa và bốc hơi, độ ẩm không khí :
Việt Yên có lượng mưa bình quân năm là 1.603 mm nhưng phân bố không đều, tập trung vào tháng 5 đến tháng 9 (chiếm 85,4 % tổng lượng mưa cả năm).
Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6 và tháng 7. Trong 2 tháng này thường có những cơn mưa với cường độ lớn gây xói mòn rửa trôi đất và ảnh hưởng lớn đến cây trồng nông nghiệp. Ngoài ra một số xã có địa hình trũng thấp thường hay bị úng ngập trong mùa này. Mùa khô lượng mưa bình quân 26 mm/ tháng gây khô hạn, đặc biệt là tháng 1 trong năm.
Lượng bốc hơi bình quân của vùng là 946 mm/ năm. Các tháng trong mùa khô hanh (tháng 11, 12 và tháng 1, 2 năm sau) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,3 – 4,8 lần gây khó khăn cho sản xuất vụ Đông Xuân về nước tưới với những nơi đất cao hệ thống tưới tiêu không chủ động, song lại rất phù hợp với các loại cây ăn quả á nhiệt đới cần có một mùa đông khô lạnh để nghỉ sinh trưởng phân hoá mầm hoa .
- Gió bão :
Hướng gió chủ đạo của vùng là Đông Bắc .Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,9 m/ s, tháng có tốc độ gió cao nhất trung bình là tháng 8 (2,7 m/s). Mỗi năm thường có từ 2 - 3 cơn bão đổ vào kéo theo mưa lớn từ 200 - 300 mm gây ngập úng, thiệt hại cho vụ mùa .
Từ những số liệu khí hậu thời tiết nêu trên cho ta thấy vùng có tổng tích ôn khá lớn, độ ẩm trung bình các tháng đều trên 76% cho phép phát triển trồng tập đoàn cây đa dạng và phong phú và gieo trồng nhiều vụ cây ngắn ngày ở các công thức luân canh trong năm .
Tóm lại
Huyện Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi để giao lưu với các trung tâm kinh tế - kỹ thuật của Bắc Giang cũng như với các tỉnh khác. Điều kiện khí hậu thời tiết đất đai cho phép huyện bố trí phát triển một hệ thống nông nghiệp đa dạng với những mô hình hợp lý.
Diện tích đất xám bạc màu khá lớn thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương và rau màu các loại theo hướng hàng hoá.
Tuy nhiên, với khí hậu nhiệt đới mang lại mưa phùn và độ ẩm cao ở những tháng đầu năm gây khó khăn cho việc bảo quản sản phẩm mây tre đan vì sản phẩm hay bị mốc nên ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm đất đai của huyện
Đất đai là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong đời sống sản xuất của con người, nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất. Nó tác động rất lớn đến sản xuất, đặc biệt là yếu tố quan trọng với công tác khuyến nông trong việc chọn lựa các vùng đất cho phù hợp với các giống cây trồng.
Diện tích đất tự nhiện của huyện là 17.156,62 ha. Qua bảng 3.2 cho thấy, so với năm 2006 và năm 2007 thì năm 2008 bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 1,4% với diện tích cụ thể là 275,2 ha (năm 2008 so với năm 2006). Bình quân đất nông nghiệp năm đạt 0,0587 ha/người giảm 0,0014 ha so với năm 2006. Nguyên nhân là do đưa đất nông nghiệp sang đất thổ cư và đất chuyên dùng xây dựng khu công nghiệp và các công trình giao thông thuỷ lợi.
Diện tích đất chuyên dùng và thổ cư tăng lên qua các năm là do quy hoạch sản xuất, sự gia tăng về dân số dẫn đến gia tăng nhu cầu về đất và nhà ở. Năm 2008 đất chuyên dùng là 3645,67 ha chiếm 21,25%, tốc độ bình quân qua 3 năm tăng 3,59%, đất thổ cư là 1.910,16 ha chiếm 11,13%, tốc độ bình quân 3 năm tăng 0,8%.
Tóm lại, tài nguyên đất ở Vệt Yên đa dạng, thích nghi nhiều loại cây trồng như lúa, hoa mầu, cây công nghiệp ngắn ngày, lâm nghiệp. Tuy nhiên độ phì đất: kali, lân, khoáng ở một số diện tích còn nghèo, cần những biện pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường đầu tư theo chiều sâu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
b. Tình hình dân số và lao động của huyện
Dân số và lao động là nhân tố chủ lực điều tiết quá trình sản xuất và quyết định kết quả của quá trình sản xuất. Do đó, trình độ của con người quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Tình hình dân số và lạo động của huyện Việt Yên thể hiện qua bảng 3.2.
Qua bảng 3.2 cho thấy, ở Việt Yên tốc độ phát triển bình quân dân số qua 3 năm tăng 1,12%. Cùng với việc gia tăng về dân số thì số hộ cũng tăng tốc độ bình quân 3 năm tăng 2,09%. Số hộ nông nghiệp là 31.758 hộ chiếm 81,38%, số hộ phi nông nghiệp là 7.266 hộ chiếm 18,62%. Do tăng số hộ lên, nên số hộ trong các ngành nghề cũng tăng nhưng số hộ nông nghiệp giảm bình quân 0,43%, trong khi đó các hộ phi nông nghiệp tăng mạnh 15,93%. Năm 2008 toàn huyện có tổng số 80.425 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 70.090 lao động chiếm 87,15%, còn lại là lao động ngành nghề khác. Tốc độ lao động tăng các ngành nghề khác khá cao, đặc biệt là CN - TTCN tăng bình quân 3 năm là 12,26%. Điều dễ nhận thấy là trong tình trạng đất canh tác có xu hướng ngày càng giảm đi thì người lao động cần phải tìm cho mình một công việc khác ngoài nông nghiệp nếu hộ muốn nâng cao thu nhập. Đây là một xu hướng tốt trong việc phân công lại lao động, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn.
Bảng 3.2 Tình hình biến động đất đai, dân số và kế._. mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại là tốt, tuy nhiên nếu mở rộng quy mô sản xuất khi đó sản phẩm tạo ra lớn hơn thì đây là một vấn đề còn hạn chế.
- Điều kiện sản xuất còn nhiều hạn chế về công nghệ cũng như cơ sở vật chất đẫn đến chất lượng sản phẩm và giá cả của sản phẩm bị ảnh hưởng
- Trình độ của các chủ hộ còn hạn chế, đặc biệt là các kiến thức về thị trường.
4) Qua nghiên cứu chúng tôi thấy được một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của làng nghề trên địa bàn huyện:
- Sự phát triển chưa tập trung và mạnh của các làng nghề trên địa bàn huyện Việt Yên, quy mô còn nhỏ là do 3 nguyên nhân chủ yếu: kiến thức và trình độ tay nghề của người sản xuất; chất lượng và hình thức sản phẩm thiếu vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm; thiếu hoạt động về hỗ trợ tiêu thụ, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và sự biến động giá cả trên thị trường.
5) Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề nghiên cứu trên địa bàn huyện là:
- Xác định đúng vị thế, tiềm năng phát triển của các làng nghề, trong đó quan trọng là quy hoạch các cụm phát triển ngành nghề trọng điểm trong nông thôn. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng và tìm kiếm thị trường mới; đổi mới công nghệ; đa dạng hoá sản phẩm; nâng cao chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm; tăng cường các biện pháp yểm trợ tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu để khảng định vị thế của sản phẩm và cần có chính sách hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm...
5.2. Kiến nghị
Xuất phát từ vấn đề tồn tại trong tiêu thụ sản phẩm của làng nghề trên địa bàn huyện Việt Yên chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
5.2.1. Đối với Nhà nước
- Cần có chính sách, cơ chế phù hợp để làng nghề phát triển, nhất là các chính sách cho vay vốn để đầu tư. Giải quyết tốt các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho người sản xuất.
5.2.2. Đối với tỉnh, huyện
- Tiến hành quy hoạch hợp lý làng nghề vừa đảm bảo nhu cầu mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các cơ sở ngành nghề
- Phối hợp với các cơ quan chức năng đào tạo cho lực lượng lao động có tay nghề, kỹ thuật cho các lao động trẻ, các chủ hộ, chủ cở sở sản xuất có kiến thức chuyên môn về quản lý kinh doanh.
-Tạo điều kiện cho các cơ sở, các hộ sản xuất nghề tiếp cận với phương hướng sản xuất mới, cần hỗ trợ họ trong việc tìm kiếm thị trường, và tiếp cận với mẫu mã sản phẩm mới.
- Cần tăng cường việc nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, chợ đầu mối
- Chỉ đạo các ban ngành, nhất là các ban ngành thông tin đại chúng phối hợp với các chủ cơ sở, chủ hộ làm tốt công tác quảng bá sản phẩm đồng thời cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho các chủ sản xuất.
5.2.3. Đối với các chủ cơ sở, hộ sản xuất
- Chủ động sảng tạo trong việc tiếp cận công nghệ mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tìm kiếm thị trường nhằm tạo thị trường đầu ra ổn định cho sản xuất, ký kết hợp đồng với các nhà buôn.
- Có kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường để tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả
- Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo, marketing nhằm tăng cường sự hiểu biết của khách hàng đối với sản phẩm của mình.
- Bố trí lao động hợp lý, cân đối giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất ngành nghề.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Xuân Bình (2001), Marketing lý thuyết và vận dụng, NXB khoa học và xã hội, trung tâm nghiên cứu Nhật Bản.
2. Hoàng Ngọc Bích (2004) Marketing nông nghiệp, NXB trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
3. Lê Văn Công (2008), Điều tra nghiên cứu môi trường làng nghề Vân Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, Viện địa lý - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.
4 Đỗ Kim Chung (2005), Dự án phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Trương Đình Chiêu (2002), Quản trị Marketing ( kênh phân phối ), NXB Thống kê Hà Nội.
6. Trần Minh Đạo (2003), Marketing, NXB Thống kê Hà Nội.
7. Phạm Vân Đình – Đỗ Kim Chung (1997) Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Hà Nội
8. Đức Hải (2/2009), Mẫu mã sản phẩm làng nghề còn thiếu đa dạng và những điểm yếu của làng nghề và doanh nghiệp làng nghề, Báo Hà Nội mới.
9. Phạm Thanh Lê (2006), Nghiên cứu tác động của phát triển làng nghề đến kinh tế hộ nông dân huyện Việt Yên, Bắc Giang - Luận văn Thạc sỹ kinh tế.
10. Ngọc Loan (2/2009), Xúc tiến thương mại cho sản phẩm làng nghề vươn xa, Báo Hà Nội mới.
11. Bïi V¨n M¹nh “Mét sè gi¶i ph¸p nh»m ®Èy m¹nh c«ng t¸c tiªu thô s¶n phÈm trong doanh nghiÖp”.
12. Trần Bình Nam (1/2008), khủng hoảng lương thực thế giới
Nguyễn Hữu Ngoan, Tô Dũng Tiến (2005). Giáo trình Thống kê Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Một số vấn đề công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001-2020, NXB Nông nghiệp, Hà Nội..
15. §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi – Trung t©m nghiªn cøu ®µo t¹o qu¶n trÞ n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n (2004), Qu¶n trÞ hîp t¸c x· n«ng nghiÖp.
16 Trần Sửu (2001), năng lực cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa, NXB Đại học Bách Khoa Hà Nội.
17. Vũ Thị Phương Thụy (1998), Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Chuyên đề tiến sỹ chuyên nghành kinh tế quản lý và kế hoạch hoá kinh tế Nhà nước, Đại học Nông nghiệp Hà nội.
18. Ngô Doãn Vinh (2003), Nghiên cứu chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển xã hội ở Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Yên ( 11/7/2007), Động lực phát triển công nghiệp – Nông thôn Bắc Giang , Báo Bắc giang.
20. UBND huyện Việt Yên (2007), Niên giám Thống kê huyện Việt Yên năm 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.
21. UBND huyện Việt Yên (2008), Niên giám Thống kê huyện Việt Yên năm 2007, NXB Thống kê, Hà Nội.
22. UBND huyện Việt Yên (2007), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2006 và nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2007. Bắc Giang.
23. UBND huyện Việt Yên (2008), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2007 và nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2008. Bắc Giang.
24. UBND huyện Việt Yên (2009), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008 và nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2009. Bắc Giang.
25. UBND huyện Việt Yên, Bắc Giang (2006), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2006-2010.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quy trình sản xuất rượu làng Vân
Phụ lục 2: Cơ cấu thị phần GTHH sản phẩm nghề của hộ điều tra ở làng nghề mây tre đan năm 2008
Chỉ tiêu
ĐVT
Tổng khối lîng bán ra
Hộ chuyên
Hộ kiêm
Giá bán BQ (1000đ)
Giá trị hàng hoá
So sánh (%)
Tổng GTHH (1000đ)
Cơ cấu GTHH (%)
Hộ chuyên (1000đ)
Hộ kiêm (1000đ)
GTHH của HC/Tổng GTHH
GTHH của HK/Tổng GTHH
1. Rá tre nhỏ
Sản lượng tiêu thụ
chiÕc
372600
270000
102600
0,60
223560,0
100,00
162000,0
61560,0
72,46
27,54
Tiêu thụ trong tỉnh
372600
270000
102600
0,60
223560,0
100,00
162000,0
61560,0
72,46
27,54
2.Tăm Mành
Sản lượng tiêu thụ
Kg
10433
7560
2873
22,00
229526,0
100,00
166320,0
63206,0
72,46
27,54
Tiêu thụ trong tỉnh
10433
7560
2873
22,00
229526,0
100,00
166320,0
63206,0
72,46
27,54
3 Rổ
Sản lượng tiêu thụ
chiÕc
25511
16255
9256
6,59
168117,5
100,00
107120,5
60997,0
63,72
36,28
1. Tiêu thụ trong tỉnh
14211
9314
4897
6,59
93650,5
55,71
61379,3
32271,2
65,54
34,46
2. Tiêu thụ ngoài tỉnh
11300
6941
4359
6,59
74467,0
44,29
45741,2
28725,8
61,42
38,58
- Bắc Ninh
4240
2263
1977
6,59
27941,6
16,62
14913,2
13028,4
53,37
46,63
- Quảng Ninh
2972
1971
1001
6,59
19585,5
11,65
12988,9
6596,6
66,32
33,68
- Hải Dương
3226
2062
1164
6,59
21259,3
12,65
13588,6
7670,8
63,92
36,08
- Các nơi khác
862
645
217
6,59
5680,6
3,38
4250,6
1430,0
74,83
25,17
4. Rá
Sản lượng tiêu thụ
chiÕc
22557
14455
8102
6,49
146394,9
100,00
93813,0
52582,0
64,08
35,92
1. Tiêu thụ trong tỉnh
13137,04
8725
4412
6,49
85259,4
58,24
56625,5
28633,9
66,42
33,58
2. Tiêu thụ ngoài tỉnh
9420
5730
3690
6,49
61135,8
41,76
37187,5
23948,1
60,83
39,17
- Bắc Ninh
3586
1799
1787
6,49
23273,1
15,90
11676,9
11596,3
50,17
49,83
- Quảng Ninh
3208
1902
1306
6,49
20819,9
14,22
12346,2
8473,7
59,30
40,70
- Hải Dương
2125
1679
446
6,49
13791,3
9,42
10895,9
2895,3
79,01
20,99
- Các nơi khác
501
350
151
6,49
3251,5
2,22
2271,5
980,0
69,86
30,14
Cơ cấu thị phần GTHH sản phẩm nghề của hộ điều tra ở làng nghề mây tre đan năm 2008
Chỉ tiêu
ĐVT
Tổng khối lượng bán ra
Hộ chuyên
Hộ kiêm
Giá bán BQ (1000đ)
Giá trị hàng hoá
So sánh (%)
Tổng GTHH (1000đ)
Cơ cấu GTHH (%)
Hộ chuyên (1000đ)
Hộ kiêm (1000đ)
GTHH của HC/Tổng GTHH
GTHH của HK/Tổng GTHH
5. Nia
Sản lượng tiêu thụ
chiÕc
3356
2150
1206
26,45
88766,20
100,00
56867,50
31898,70
64,06
35,94
1. Tiêu thụ trong tỉnh
1789
1004
785
26,45
47319,05
53,31
26555,80
20763,25
56,12
43,88
2. Tiêu thụ ngoài tỉnh
1567
1146
421
26,45
41447,15
46,69
30311,70
11135,45
73,13
26,87
- Bắc Ninh
445
327
118
26,45
11770,25
13,26
8649,15
3121,10
73,48
26,52
- Quảng Ninh
420
298
122
26,45
11109,00
12,51
7882,10
3226,90
70,95
29,05
- Hải Dương
540
423
117
26,45
14283,00
16,09
11188,35
3094,65
78,33
21,67
- Các nơi khác
162
98
64
26,45
4284,90
4,83
2592,10
1692,80
60,49
39,51
6. Dần
Sản lượng tiêu thụ
chiÕc
14999
10971
4028
8,95
134241,05
100,00
98190,45
36050,60
73,14
26,86
1. Tiêu thụ trong tỉnh
8832
6345
2487
8,95
79046,40
58,88
56787,75
22258,65
71,84
28,16
2. Tiêu thụ ngoài tỉnh
6167
4626
1541
8,95
55194,65
41,12
41402,70
13791,95
75,01
24,99
- Bắc Ninh
1856
1355
501
8,95
16611,20
12,37
12127,25
4483,95
73,01
26,99
- Quảng Ninh
1481
1052
429
8,95
13254,95
9,87
9415,40
3839,55
71,03
28,97
- Hải Dương
2325
1825
500
8,95
20808,75
15,50
16333,75
4475,00
78,49
21,51
- Các nơi khác
505
394
111
8,95
4519,75
3,37
3526,30
993,45
78,02
21,98
Chỉ tiêu
ĐVT
Tổng khối lượng bán ra
Hộ chuyên
Hộ kiêm
Giá bán BQ (1000đ)
Giá trị hàng hoá
So sánh (%)
Tổng GTHH (1000đ)
Cơ cấu GTHH (%)
Hộ chuyên (1000đ)
Hộ kiêm (1000đ)
GTHH của HC/Tổng GTHH
GTHH của HK/Tổng GTHH
7. Sàng
Sản lượng tiêu thụ
chiÕc
12296
7838
4458
8,92
109680,32
100,00
69914,96
39765,36
63,74
36,26
1. Tiêu thụ trong tỉnh
6707
3970
2737
8,92
59826,44
54,55
35412,40
24414,04
59,19
40,81
2. Tiêu thụ ngoài tỉnh
5589
3868
1721
8,92
49853,88
45,45
34502,56
15351,32
69,21
30,79
- Bắc Ninh
1747
1347
400
8,92
15583,24
14,21
12015,24
3568,00
77,10
22,90
- Quảng Ninh
1241
996
245
8,92
11069,72
10,09
8884,32
2185,40
80,26
19,74
- Hải Dương
1969
1258
711
8,92
17563,48
16,01
11221,36
6342,12
63,89
36,11
- Các nơi khác
632
267
365
8,92
5637,44
5,14
2381,64
3255,80
42,25
57,75
8. Thúng
Sản lượng tiêu thụ
chiÕc
6477
5466
1011
19,62
127078,74
100,00
107242,92
19835,82
84,39
15,61
1. Tiêu thụ trong tỉnh
3052
2400
652
19,62
59882,61
47,12
47090,37
12792,24
78,64
21,36
2. Tiêu thụ ngoài tỉnh
3425
3066
359
19,62
67196,13
52,88
60152,55
7043,58
89,52
10,48
- Bắc Ninh
1438
1080
359
19,62
28222,38
22,21
21187,23
7035,14
75,07
24,93
- Quảng Ninh
743
743
0
19,62
14581,56
11,47
14577,66
3,90
99,97
0,03
- Hải Dương
923
923
0
19,62
18109,36
14,25
18109,26
0,10
100,00
0,00
- Các nơi khác
320
320
0
19,62
6282,84
4,94
6278,40
4,44
99,93
0,07
( Nguồn số liệu điều tra năm 2008)
Phụ lục 3: Số lượng, c¬ cÊu thÞ phÇn GTHH sản phẩm nghÒ cña hé ®iÒu tra ở lµng V©n năm 2008
Chỉ tiêu
ĐVT
Tổng khối lưîng bán ra
Hộ chuyên
Hộ kiêm
Giá bán BQ (1000đ)
Giá trị hàng hoá
So sánh (%)
Tổng GTHH (1000đ)
Cơ cấu GTHH (%)
Hộ chuyên (1000đ)
Hộ kiêm (1000đ)
GTHH của HC/Tổng GTHH
GTHH của HK/Tổng GTHH
1. Rượu g¹o nÕp
S¶n lưîng tiªu thô
LÝt
116226
80586
35640
25,51
2964925,26
100,00
2055748,86
909176,40
69,34
30,66
1. Tiªu thô trong tØnh
66559
42445
24114
25,51
1697920,09
57,27
1082771,95
615148,14
63,77
36,23
2. Tiªu thô ngoµi tØnh
49667
38141
11526
25,51
1267005,17
42,73
972976,91
294028,26
76,79
23,21
- Bắc Ninh
16619
13989
2630
25,51
423950,69
14,30
356859,39
67091,30
84,17
15,83
- Hà Nội
11050
9856
1194
25,51
281885,5
9,51
251426,56
30458,94
89,19
10,81
- Hải Phòng
18342
13524
4818
25,51
467904,42
15,78
344997,24
122907,18
73,73
26,27
- Các nơi khác
3656
772
2884
25,51
93264,56
3,15
19693,72
73570,84
21,12
78,88
2. Rượu g¹o tÎ
S¶n lưîng tiªu thô
LÝt
123236
84966
38270
13,63
1679706,68
100,00
1158086,58
521620,10
68,95
31,05
1. Tiªu thô trong tØnh
76332
51311
25021
13,63
1040405,16
61,94
699368,49
341035,22
67,22
32,78
2. Tiªu thô ngoµi tØnh
46904
33655
13249
13,63
639301,52
38,06
458718,09
180584,88
71,75
28,25
- Bắc Ninh
13227
9841
3386
13,63
180284,01
10,73
134132,83
46150,61
74,40
25,60
- Hà Nội
8898
8242
656
13,63
121279,74
7,22
112338,90
8936,87
92,63
7,37
- Hải Phòng
19010
13097
5913
13,63
259106,3
15,43
178512,11
80597,38
68,90
31,10
- Các nơi khác
5769
2475
3294
13,63
78631,47
4,68
33734,25
44900,02
42,90
57,10
3. Rượu s¾n
S¶n lưîng tiªu thô
LÝt
208792
151912
56880
6,06
1265279,52
100,00
920586,72
344692,80
72,76
27,24
1. Tiªu thô trong tØnh
28832
20812
8020
6,06
174721,92
13,81
126120,72
48601,20
72,18
27,82
2. Tiªu thô ngoµi tØnh
179960
131100
48860
6,06
1090557,6
86,19
794466,00
296091,60
72,85
27,15
- Bắc Ninh
20156
12114
8042
6,06
122145,36
9,65
73410,84
48734,52
60,10
39,90
- Lào Cai
56543
38557
17986
6,06
342650,58
27,08
233655,42
108995,16
68,19
31,81
- Sơn La
74413
65262
9151
6,06
450942,78
35,64
395487,72
55455,06
87,70
12,30
- Các nơi khác
28847
15168
13679
6,06
174812,82
13,82
91918,08
82894,74
52,58
47,42
Phụ lục 4: PhiÕu ®iÒu tra c¬ së s¶n xuÊt, hé s¶n xuÊt n¨m 2008
Ngêi pháng vÊn
X· …………………………………huyÖn ViÖt Yªn, tØnh B¾c Giang.
Thêi gian ®iÒu tra
I. Nh÷ng th«ng tin c¬ b¶n vÒ C¬ së, hé s¶n xuÊt
1. Hä tªn chñ c¬ së, hé
Tuæi: Giíi tÝnh: Nam - N÷
a. Tr×nh ®é v¨n hãa: CÊp 1 - CÊp 2 - CÊp 3
b. Tr×nh ®é chuyªn m«n: Trung cÊp - Cao ®¼ng - §¹i häc
c. Thµnh phÇn:
- C¸n bé - N«ng d©n - Hu trÝ - Cùu chiÕn binh
2. Sè nh©n khÈu……………………………………….(ngêi)
3 S¶n phÈm s¶n xuÊt
5. D©n téc
II. T×nh h×nh vèn
ChØ tiªu
Tæng sè (1000®)
L·i suÊt
(%)
Ghi chó
I. Ph©n theo ®Æc ®iÓm vèn
1. Vèn cè ®Þnh
2. Vèn lu ®éng
II. Ph©n theo nguån vèn
1. Vèn tù cã
2. Vèn ®i vay
T×nh h×nh vay vèn cña hé
Nguån
Lîng vèn vay (tr.®)
L·i suÊt (%/th¸ng)
Vay khi nµo
thêi gian vay (th¸ng)
Môc ®Ých vay *
- Ng©n hµng NN PTNT
- N. hµng ChÝnh s¸ch XH
- C¸c héi PN, CCB...
- Vay t nh©n
- Vay b¹n bÌ, hµng xãm
- Vay cña ®èi tîng kh¸c
*Môc ®Ých vay: (1) Vay cho SX trång trät (2) Cho ch¨n nu«i, (3)Cho ngµnh nghÒ (4) Cho dÞch vô; (5) Cho môc ®Ých kh¸c
- ¤ng/bµ cã muèn vay thªm vèn cho s¶n xuÊt trång trät kh«ng? Cã Kh«ng
NÕu cã: Lîng muèn vay thªm: ………….. triÖu ®ång
- ¤ng/bµ cã muèn vay thªm vèn cho ph¸t triÓn ngµnh nghÒ kh«ng? Cã Kh«ng
NÕu cã: Lîng muèn vay thªm: ………….. triÖu ®ång
- ¤ng bµ cã gÆp khã kh¨n g× trong vay vèn kh«ng: Cã Kh«ng
NÕu cã, xin cho biÕt cô thÓ khã kh¨n g×?
III. t×nh h×nh vÒ lao ®éng
Lao ®éng
Tæng sè c«ng
(Ngµy c«ng)
§¬n gi¸
(1000®/ngµy c«ng)
Ghi chó
1. L§ gia ®×nh
2. L§ thuª ngoµi
a. Thuª thêng xuyªn
b. Thuª theo thêi vô
c. L§ kü thuËt
Tæng sè (1+2)
IV. Chi phÝ vµ kÕt qu¶ s¶n xuÊt cña c¸ hé và cơ sở điều tra
S¶n phÈm
§VT
Khèi lîng s¶n phÈm
Tæng gi¸ trÞ s¶n lîng (1000®)
Tæng chi phÝ (1000®)
Tæng thu nhËp (1000®)
1. C¸c s¶n phÈm ngµnh nghÒ
-
2. SPNN
-
¦íc tÝnh tæng thu nhËp trong n¨m 2008 cña hé th«ng qua lao ®éng cña c¸c thµnh viªn trong hé: ……………………………… ®ång
B×nh qu©n thu nhËp n¨m 2008 theo ®Çu nh©n khÈu trong hé: ……………………………. ®ång
¦íc tÝnh thu nhËp tõ c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña hé (n¨m 2008)
Tõ trång trät: ………………………………… ®ång
Tõ ch¨n nu«i: ………………………………… ®ång
Tõ ngµnh nghÒ phi n«ng nghiÖp: ………………….. ®ång
Tõ c¸c c«ng viÖc kh¸c: ……………………………. ®ång
Tæng sè: …………………………………………. ®ång
Møc thu nhËp trªn ®èi víi gia ®×nh lµ:
§ñ ; T¹m ®ñ ; ThiÕu ; Kh¸c: ……………
Gia ®×nh cã ý ®Þnh më réng s¶n xuÊt hoÆc t×m kiÕm thªm viÖc lµm ®Ó t¨ng thu nhËp kh«ng?
Cã Kh«ng - NÕu cã th× b»ng c¸ch nµo:
- Ph¸t triÓn s¶n xuÊt trång trät - Më réng ph¸t triÓn ngµnh nghÒ phi n«ng nghiÖp ®ang lµm
- Ph¸t triÓn s¶n xuÊt ch¨n nu«i - Më thªm ngµnh nghÒ míi
- Lµm thªm c¸c c«ng viÖc kh¸c: …………………..
§Ó më réng s¶n xuÊt hoÆc t¹o thªm viÖc lµm gia ®×nh cã g× khã kh¨n ?
- VÒ vèn cho s¶n xuÊt - VÒ tiªu thô s¶n phÈm
- VÒ nguyªn liÖu - VÒ thuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép
- VÒ kü thuËt - VÒ c¸c chÝnh s¸ch hç trî cña Nhµ níc
- VÒ lao ®éng - C¸c lý do kh¸c: …………………
V. t×nh h×nh tiªu thô s¶n phÈm
VÒ cung cÊp nguyªn liÖu cho s¶n xuÊt:
§ñ hay thiÕu: … ……….. Cã kÞp thêi hay kh«ng: ………………………………..
Cã ®¸p øng chÊt lîng kh«ng ………… ………………………………………….
Nguyªn liÖu thêng mua ë ®©u: ………………………………………………………………….
Về tiêu thụ sản phẩm
ChØ tiªu
ĐVT
Lo¹i s¶n phÈm
……
1.Lîng b¸n
- % b¸n t¹i nhµ
%
- % b¸n trong tØnh
%
- % b¸n ngoµi tØnh
%
- % xuÊt khÈu
%
2. Gi¸ b¸n
1000đ
- Trùc tiÕp cho ngêi tiªu dïng
1000đ
- Cho ngêi b¸n lÎ
1000đ
- Cho ngêi thu gom
1000đ
- xuÊt khÈu
1000đ
3. §èi tîng mua
% ngêi tiªu dïng trùc tiÕp
%
% ngêi b¸n lÎ
%
% ngêi thu gom
%
VI. c¸c ý kiÕn pháng vÊn
1. Gi¸ cña s¶n phÈm
Thêi gian ®iÒu tra
Thêi gian ®iÒu tra
Thêi gian ®iÒu tra
a. Cao b. ThÊp c. Trung b×nh
2. ViÖc tiªu thô s¶n phÈm cña «ng, bµ hiÖn nay gÆp nh÷ng khã kh¨n g×?
3. ¤ng, bµ cã n¾m ®îc th«ng tin vÒ gi¸ c¶ trªn thÞ trêng kh«ng?
Thêi gian ®iÒu tra
Thêi gian ®iÒu tra
a. Cã b. Kh«ng
4. Trong t¬ng lai «ng, bµ muèn b¸n s¶n phÈm cho ®èi tîng nµo?
Thêi gian ®iÒu tra
Thêi gian ®iÒu tra
a. B¸n trùc tiÕp cho ngêi tiªu dïng b . B¸n cho ngêi b¸n lÎ
Thêi gian ®iÒu tra
c. B¸n cho ngêi thu gom
5. ¤ng, bµ b¸n s¶n phÈm cña m×nh theo h×nh thøc thanh to¸n nµo?
Tr¶ tiÒn ngay (%)……………………………………………….
Tr¶ chËm (%)…………………………………………………..
6. ¤ng, bµ cã yªu cÇu g× vÒ tiªu thô s¶n phÈm kh«ng?
7. Theo «ng, bµ nh÷ng nguyªn nh©n nµo ¶nh hëng ®Õn tiªu thô s¶n phÈm cña c¸c lµng nghÒ hiÖn nay?
…………………………………………………………………………………………………
8. ¤ng, bµ cã ®îc tham dù líp båi dìng t×m hiÓu vÒ thÞ trêng kh«ng?
Thêi gian ®iÒu tra
Thêi gian ®iÒu tra
a. Cã b. Kh«ng
9. Theo «ng, bµ líp båi dìng t×m hiÓu thÞ trêng cã t¸c dông g× ®èi víi viÖc tiªu thô s¶n phÈm cña lµng nghÒ? cÇn trang bÞ thªm nh÷ng g×?
………………………………………………………………………………………………….
10. C¸c kiÕn nghÞ cña hé gia ®×nh víi nhµ níc vµ ®Þa ph¬ng
§Ó më réng, ph¸t triÓn s¶n xuÊt ngµnh nghÒ phi n«ng nghiÖp cña gia ®×nh còng nh cña ®Þa ph¬ng «ng (bµ) cã kiÕn nghÞ g×?
- Më réng quy m«, ph¸t triÓn ngµnh nghÒ míi - Hç trî n©ng cÊp c¬ së h¹ tÇng
- Hç trî vÒ vèn - Hç trî vÒ tiªu thô s¶n phÈm
- Hç trî ®µo t¹o lao ®éng kü thuËt - Hç trî dÞch vô kü thuËt s¶n xuÊt
- B¶o trî s¶n xuÊt ngµnh nghÒ phi n«ng nghiÖp - Hç trî cung øng vËt t
- Cã c¬ chÕ, chÝnh s¸ch, gi¶i ph¸p hç trî ®ång bé
11. ¤ng, bµ cã kiÕn nghÞ g× víi Nhµ níc vÒ ®Çu ra cho s¶n phÈm? ……………………………
Cảm ơn ông bà
PhiÕu t×m hiÓu ngêi tiªu dïng s¶n phÈm
I - Th«ng tin vÒ chñ hé
1. Hä tªn :……….............................................; Tuæi:…………..; Giíi tÝnh:…………….
2. §Þa chØ:............................................................................................................................
3. Tr×nh ®é v¨n ho¸:
CÊp I ( ) CÊp II ( ) CÊp III ( )
Trung cÊp ( ) Cao ®¼ng ( ) §¹i häc ( )
4. Xin cho biÕt viÖc lµm cña anh chÞ?
C«ng chøc nhµ níc ( ) VÒ hu ( )
Qu©n ®éi, c¶nh s¸t ( ) Sinh viªn ( )
Bu«n b¸n ( ) C«ng nh©n ( )
NghÒ kh¸c ( nªu cô thÓ ) .............
II .T×nh h×nh vÒ hé
5. Lo¹i hé
ThÞ TrÊn ( ) N«ng th«n ( )
6. Gia ®×nh hiÖn cã bao nhiªu khÈu sèng ë nhµ? ........................khÈu ................ngêi lín
7. Gia ®×nh cã bao nhiªu lao ®éng, tæng sè ngêi, trong ®ã .......n÷
Thu nhËp cña hé trong n¨m?
Nguån thu nhËp
Sè lîng ( 1000®)
Gi¸ ®¬n vÞ
Gi¸ trÞ
L¬ng
TiÒn chuyÓn, biÕu
Kinh doanh
Thu nhËp kh¸c
Tæng sè
III - Tiªu dïng s¶n phÈm........................................................
8. Tiªu dïng
Gia ®×nh cã hay mua s¶n phÈm .........................................................................®Ó sö dông ?
Cã ( ) ThØnh tho¶ng ( ) Kh«ng bao giê ( )
NÕu kh«ng t¹i sao?
Gi¸ ®¾t ( ) Kh«ng cã b¸n ( ) Kh«ng ®Ñp ( )
Kh¸c (nªu cô thÓ)...............................................................................................................
NÕu cã, gia ®×nh thêng mua s¶n phÈm m©y tre ®an nµo?................................................
Rîu ………………….., s¶n phÈm n«ng nghiÖp nµo?...............................
Mçi lÇn gia ®×nh mua bao nhiªu lÝt? .........................
Gia ®×nh thêng mua nhiÒu lo¹i s¶n phÈm trªn……………………………
vµo th¸ng mÊy trong n¨m?..................................
§èi víi s¶n phÈm n«ng nghiÖp
Tù s¶n xuÊt ( ) Mua ( ) C¶ hai ( )
NÕu gia ®×nh mua, mua ë ®©u ?
Chî ( ) Cña hµng ®¹i lý quª ( ) Hµng xãm ( )
Siªu thÞ ( ) Ngêi b¸n lÎ ( )
Gi¸ gia ®×nh mua lµ bao nhiªu?
+ L¬ng Thùc
Cao nhÊt ............... ThÊp nhÊt ............... Trung b×nh ..........
VËy gi¸ anh chÞ mua lµ: ®¾t ( ) RÎ ( ) Hîp lý ( )
NÕu ®¾t, rÎ th× bao nhiªu lµ hîp lý .............:......
+ Thùc phÈm tõ ch¨n nu«i ( thÞt lîn)
Cao nhÊt ............... ThÊp nhÊt ............... Trung b×nh ..........
+ Thùc phÈm tõ ch¨n nuôi ( thÞt gµ)
Cao nhÊt ............... ThÊp nhÊt ............... Trung b×nh ..........
VËy gi¸ anh chÞ mua lµ: ®¾t ( ) RÎ ( ) Hîp lý ( )
NÕu ®¾t, rÎ th× bao nhiªu lµ hîp lý .............:......
S¶n phÈm n«ng nghiÖp kh¸c: …………………………………………………………………………………………………….
§èi víi s¶n phÈm phi n«ng nghiÖp
- S¶n phÈm m©y tre ®an ………………………………………………………………………….
Tù s¶n xuÊt ( ) Mua ( ) C¶ hai ( )
NÕu gia ®×nh mua, mua ë ®©u ?
Chî ( ) Cña hµng ®¹i lý quª ( ) Hµng xãm ( )
Siªu thÞ ( ) Ngêi b¸n lÎ ( )
Gi¸ gia ®×nh mua lµ bao nhiªu?
+ S¶n phÈm……………………………
Cao nhÊt ............... ThÊp nhÊt ............... Trung b×nh ..........
VËy gi¸ anh chÞ mua lµ: ®¾t ( ) RÎ ( ) Hîp lý ( )
NÕu ®¾t, rÎ th× bao nhiªu lµ hîp lý .............:......
+ S¶n phÈm……………………………
Cao nhÊt ............... ThÊp nhÊt ............... Trung b×nh ..........
VËy gi¸ anh chÞ mua lµ: ®¾t ( ) RÎ ( ) Hîp lý ( )
NÕu ®¾t, rÎ th× bao nhiªu lµ hîp lý .............:......
+ S¶n phÈm……………………………
Cao nhÊt ............... ThÊp nhÊt ............... Trung b×nh ..........
VËy gi¸ anh chÞ mua lµ: ®¾t ( ) RÎ ( ) Hîp lý ( )
NÕu ®¾t, rÎ th× bao nhiªu lµ hîp lý .............:......
+ S¶n phÈm……………………………
Cao nhÊt ............... ThÊp nhÊt ............... Trung b×nh ..........
VËy gi¸ anh chÞ mua lµ: ®¾t ( ) RÎ ( ) Hîp lý ( )
NÕu ®¾t, rÎ th× bao nhiªu lµ hîp lý .............:......
+ S¶n phÈm……………………………
Cao nhÊt ............... ThÊp nhÊt ............... Trung b×nh ..........
NÕu ®¾t, rÎ th× bao nhiªu lµ hîp lý .............:......
- S¶n phÈm Rîu, ………………………………………………………………………….
+ Rîu
Cao nhÊt ............... ThÊp nhÊt ............... Trung b×nh ..........
NÕu ®¾t, rÎ th× bao nhiªu lµ hîp lý .............:......
9. Gia ®×nh cã gÆp khã kh¨n g× khi mua s¶n phÈm
Cã ( ) Kh«ng ( )
10. Gia ®×nh gÆp khã kh¨n g× khi sö dông c¸c s¶n phÈm kÓ trªn kh«ng?
Cã ( ) Kh«ng ( )
NÕu cã ®ã lµ khã kh¨n g×:
H×nh thøc kh«ng ®Ñp ( ) chÊt lîng ( ) Gi¸ c¶ ( )
Kh¸c ( nªu cô thÓ ) ...............................................................................................................................
11. Gia ®×nh cã ®Ò nghÞ g× ®Ó hoµn thiÖn s¶n xuÊt hoÆc tiªu thô c¸c s¶n phÈm kÓ trªn kh«ng?
.........................................................................................................................................................
Xin C¶m ¬n !
PhiÕu t×m hiÓu ngêi b¸n lÎ s¶n phÈm………………………
Hä tªn ngêi ®îc pháng vÊn..............................................................................................
§Þa chØ:.................................................................................................................................
Tuæi:..............................( n¨m sinh:...................) Giíi tÝnh: Nam ( ) N÷ ( )
I - Th«ng tin vÒ ngêi ®îc pháng vÊn
1.Tr×nh ®é v¨n ho¸:
CÊp I ( ) CÊp II ( ) CÊp III ( )
Trung cÊp ( ) Cao ®¼ng ( ) §¹i häc ( )
2. Anh chÞ tham gia bu«n b¸n s¶n phÈm nh thÕ nµo?
Thu gom ( ) B¸n bu«n ( ) B¸n lÎ ( )
II. Ngêi b¸n lÎ
3 - anh ( chÞ) b¸n lÎ s¶n phÈm............ ®îc mÊy n¨m? ..............n¨m
4. anh ( chÞ) vËn chuyÓn b»ng ph¬ng tiÖn nµo?
¤ t« t¶i ( ) Xe m¸y( ) Xe c¶i tiÕn ( ) Xe th« s¬ ( )
5. anh chÞ b¸n bao nhiªu mçi ngµy?.....................................................?
Bao nhiªu mçi th¸ng ?................... Bao nhiªu mçi n¨m?..........
6. Anh chÞ cho biÕt tû lÖ lo¹i s¶n phÈm bu«n b¸n, gi¸ mua vµ gi¸ b¸n theo tõng lo¹i, gi¸ trung b×nh ë th¸ng b¸n Ýt lµ bao nhiªu?
Lo¹i s¶n phÈm phi NN
Tû lÖ mua ®îc(%)
Gi¸ mua
Gi¸ b¸n
Lo¹i s¶n phÈm NN
7. Anh chÞ cho biÕt yªu cÇu cña kh¸ch hµng ®èi víi s¶n phÈm mµ anh, chÞ b¸n
ChØ tiªu
Kh¸ch hµng cña anh chÞ yªu cÇu cô thÓ
KÝch cì
H×nh d¹ng
Mµu s¾c
ChÊt lîng
Gi¸ c¶
Kh¸c
8. anh chÞ mua s¶n phÈm ………………………………………………………tõ :
Ngêi b¸n bu«n ( ) Ngêi thu gom ( )
HTX ( ) Ngêi n«ng d©n ( )
Ngêi kh¸c ( xin nªu cô thÓ )....................................
Anh chÞ mua ë chî nµo( xin ghi râ tªn chî, x·, huyÖn, tØnh) ............................................
9. Anh chÞ mua s¶n phÈm dùa trªn hîp ®ång víi ngêi b¸n?
Cã ( ) Kh«ng ( )
10. Theo anh chÞ lo¹i s¶n phÈm nµo b¸n ch¹y?
Lo¹i s¶n phÈm
Tû lÖ mua ®îc(%)
Gi¸ mua
Gi¸ b¸n
11. anh chÞ cã nh÷ng khã kh¨n g× trong viÖc bu«n b¸n ?
Cã ( ) kh«ng( )
NÕu cã, ®ã lµ khã kh¨n g×?
NÕu cã, ®ã lµ khã kh¨n g×?......................................................................................................
Mua Sản phẩm tõ hộ:
- VÊn ®Ò mẫu mã của sản phẩm:..............................................................
ChÊt lîng:.....................................................................................................................................
.Giá cả của sản phẩm……………………
Hîp ®ång víi hộ sản xuất , cơ sở SX....................................................................
VÊn ®Ò kh¸c:............................................................................................................................
.12.Anh chÞ cã ®Ò nghÞ g× ®Ó hoµn thiÖn viÖc bu«n b¸n sản phẩm………………..?
Cã ( ) Kh«ng ( )
NÕu cã, ®ã lµ nh÷ng ®Ò nghÞ g×?
PhiÕu t×m hiÓu ngêi b¸n bu«n
Hä tªn ngêi ®îc pháng vÊn........................................................
§Þa chØ:.................................................................................................................................
Tuæi:..............................( n¨m sinh:...................) Giíi tÝnh: Nam ( ) N÷ ( )
I - Th«ng tin vÒ ngêi ®îc pháng vÊn
1.Tr×nh ®é v¨n ho¸:
CÊp I ( ) CÊp II ( ) CÊp III ( )
Trung cÊp ( ) Cao ®¼ng ( ) §¹i häc ( )
2. Anh chÞ tham gia bu«n b¸n sản phẩm............................................................... nh thÕ nµo?
Thu gom ( ) B¸n bu«n ( ) B¸n lÎ ( )
II- Ngêi b¸n bu«n
3 - anh ( chÞ) b¸n bu«n sản phẩm...........................................®îc mÊy n¨m? ..............n¨m
anh ( chÞ) vËn chuyÓn b»ng ph¬ng tiÖn nµo?
¤ t« t¶i ( ) Xe m¸y( ) Xe c¶i tiÕn ( ) Xe th« s¬ ( )
4. Thêng anh ( chÞ) B¸n nhiÒu vµo nh÷ng th¸ng nµo?..................................
Mçi ngµy bao nhiªu (1.000đ)? ...................
Anh chÞ b¸n Ýt trong nh÷ng th¸ng nµo?.............................Mçi ngµy bao nhiªu?...............
5. Anh chÞ cho biÕt tû lÖ lo¹i sản phẩm bu«n b¸n, gi¸ mua vµ gi¸ b¸n theo tõng lo¹i, gi¸ trung b×nh ë th¸ng b¸n nhiÒu lµ bao nhiªu?
Loại SP phi nông nghiệp
Tû lÖ mua ®îc(%)
Gi¸ mua
Gi¸ b¸n
Loại SP nông nghiệp
6. Anh chÞ mua sản phẩm tõ đâu?
Ngêi thu gom ( ) HTX ( ) Ngêi b¸n sØ ( )
Ngêi nhËp khÈu ( ) Vô ( ) Ngêi kh¸c ( xin nªu cô thÓ) ....................
Xin h·y cho biÕt tû lÖ sản phẩm anh chÞ mua? Tõ Việt Yên..............% N¬i kh¸c:.........%
8. Anh chÞ sản phẩm ……………………………………………………………….. dùa trªn:
Hîp ®ång víi HTX ( ) Hîp ®ång víi ngêi thu gom ( )
9. Anh chÞ tr¶ tiÒn mua sản phẩm………………………………………………… nh thÕ nµo?
TiÒn mÆt ( ) øng vèn tríc ( )
Trả chậm ( ) Ph¬ng thøc kh¸c ( nªu cô thÓ)..................
10. anh chÞ b¸n sản phẩm ………cho ai, nh÷ng ®èi tîng mua bao nhiªu %?
Ngêi tiªu dïng ( )...........% Ngêi xuÊt khÈu( ) .................%
Ngêi b¸n xØ, lÎ( ) ...........% Nhµ hµng, kh¸ch s¹n ( ) .............%
Ngêi mua bu«n( ) .............% C«ng së, trêng häc( )..................%
Kh¸c ( nªu cô thÓ) .....................................................................................................
§Þa ®iÓm b¸n cña anh chÞ?.............................................................................
Ph¬ng thøc vËn chuyÓn khi b¸n?
Ngêi b¸n tù chuyÓn ®Õn n¬i ngêi mua ( ) Ngêi mua ®Õn n¬i mua ( )
11. anh chÞ cã nh÷ng khã kh¨n g× trong viÖc bu«n b¸n ?
Cã ( ) kh«ng( )
NÕu cã, ®ã lµ khã kh¨n g×?......................................................................................................
Mua Sản phẩm tõ hộ:
- VÊn ®Ò mẫu mã của sản phẩm:....................ChÊt lîng:............................Giá cả của sản phẩm…………
Hîp ®ång víi hộ sản xuất , cơ sở SX..........................................................................
VÊn ®Ò kh¸c:.........................................................................................................................
12.Anh chÞ cã ®Ò nghÞ g× ®Ó hoµn thiÖn viÖc bu«n b¸n sảnphẩm…………………………………?
Cã ( ) Kh«ng ( )
NÕu cã, ®ã lµ nh÷ng ®Ò nghÞ g×?
Xin C¶m ¬n !
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHKT09040.doc