BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thanh Vũ
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC XÃ CÙ LAO
THUỘC TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều tổ chức tập thể và cá nhân. Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài
261 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã Cù Lao thuộc tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cảm ơn cô đã không quản công khó khăn, dành nhiều thời gian và
công sức chỉ bảo cho tôi.
TS. Phạm Văn Ngọt cùng các Thầy cô Khoa Sinh trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các giảng viên thỉnh giảng đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức khoa học quý báu trong suốt khóa học.
Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực
hiện đề tài.
Phòng Khoa học công nghệ và sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi theo học và làm luận văn.
Phòng Thống kê, phòng Tài nguyên môi trường các huyện Long Hồ, Trà Ôn
và Vũng Liêm. Ủy ban nhân dân các xã An Bình, Đồng Phú, Hòa Ninh, Bình Hòa
Phước, Lục Sĩ Thành, Phú Thành, Thanh Bình, Quới Thiện. Sở văn hóa, thể thao và
du lịch, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Vĩnh Long. Các chủ hộ nhà vườn, các cơ sở
dịch vụ du lịch trên các cù lao nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ, và cung cấp những
số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài này.
Các tác giả của những tài liệu mà tôi dùng tham khảo hoặc trích dẫn trong
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2009
Nguyễn Thanh Vũ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu, hình ảnh
thu thập và phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào. Các số liệu và tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn
trong luận văn tôi đều chú thích nguồn rõ ràng, chính xác.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 06 năm 2009
Học viên thực hiện
Nguyễn Thanh Vũ
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B : Hướng Bắc.
B.H.Phước : Bình Hòa Phước.
DLST : Du lịch sinh thái.
ĐV : Động vật.
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long.
GAP : Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt).
HST : Hệ sinh thái.
H/P : Họ phụ.
IBA : Indol butiric axit.
IUCN : International Union for Conservation of Nature (Tổ chức bảo tồn
thiên nhiên thế giới).
NAA : α- Napthyl axêtic axit.
NN : Nông Nghiệp
NQ – BCT : Nghị Quyết – Bộ Chính Trị
PBZ : Paclobutrazol
PE : Polyethylene.
QĐ/UBT : Quyết định/Ủy Ban Tỉnh.
THPT : Trung học phổ thông.
Tmax : Nhiệt độ cao nhất.
Tmin : Nhiệt độ thấp nhất.
Ttb : Nhiệt độ trung bình
TNDLST : Tài nguyên du lịch sinh thái.
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp.
TV : Thực vật.
UBND : Ủy Ban Nhân Dân.
WTTC : World Travel and Tourism Council (Hội đồng Du lịch và Lữ hành
Thế giới).
WTO : World Tourism Organisation (Tổ chức Du lịch Thế giới).
WTO : World Trade Organisation (Tổ chức Thương mại Thế giới).
X : Thu nhập/Diện tích đất canh tác.
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, nhất là từ khi Việt Nam chính
thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Phát triển du lịch đã và
đang là một lợi thế to lớn và góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, nhất là miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi
nhiều yếu tố: Cảnh quan rất đẹp, truyền thống văn hóa, ẩm thực phong phú…trong
đó có Vĩnh Long là vùng đất nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL giữa sông Tiền -
sông Hậu với các cù lao An Bình, cù lao Dài, cù lao Mây…Trên các cù lao sông
rạch chằng chịt, quanh co, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa rất lớn, được
phủ xanh bởi nhiều loại cây ăn trái với chủng loại phong phú và hương vị đặc biệt.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ,
nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc sản như: Nhãn, bưởi, cam
sành, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài… và các loại thuỷ sản nước ngọt có giá
trị kinh tế cao như cá tai tượng, cá điêu hồng, tôm càng xanh, cá tra,…Các vườn cây
phát triển tươi tốt quanh năm, tạo sự hấp dẫn cho du khách bằng hình thức du lịch
sinh thái (DLST) miệt vườn, du lịch trang trại mang nét độc đáo của vùng sông
nước. Không chỉ có những vườn cây xanh mướt, đầy trái ngọt và hệ thống sông,
rạch nhiều tôm cá, các cù lao ở Vĩnh Long còn được biết đến với các di tích lịch sử
văn hóa, các đình làng, chùa chiền, các giá trị văn hoá khó “trộn lẫn” với bất kỳ đâu
về những truyền thuyết, những câu hò, điệu lý, những bài ca vọng cổ…chắc chắn sẽ
mang lại những điều lý thú và bổ ích đối với du khách trong và ngoài nước khi đến
tham quan vùng đất “chín rồng” này.
Phát triển du lịch sinh thái vườn không chỉ góp phần giúp nông dân tăng thêm
nguồn thu nhập mà còn là giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn. Đây
cũng là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng bền vững, đặc biệt là phong trào cải tạo vườn tạp thay thế những vườn cây ăn
trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Ngoài ra,
ngành du lịch còn có kế hoạch phối hợp với ngành công nghiệp đưa các chủng loại
gốm mỹ nghệ và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khác của Vĩnh Long trưng bày
và bán tại các điểm vườn, nhằm góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch và giúp
người dân thêm thu nhập nhờ xuất khẩu các mặt hàng tại chỗ.
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch ở các xã cù lao chưa tương xứng với
tiềm năng vốn có. Đặc biệt, chưa phát huy hết vai trò của hệ sinh thái (HST) vườn
cây ăn trái trong hoạt động phát triển du lịch, cho nên việc nghiên cứu tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao là một bước đi cần thiết để vạch cơ sở
khoa học cho các chính sách quản lý, quy hoạch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch
bền vững, là một hành động tham gia thực hiện định hướng của chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 là: “Phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn
hóa khi bước vào thế kỉ XXI, góp phần tích cực để nước ta trở thành “Việt Nam
xanh” trên bản đồ thế giới”, và cũng để góp phần thực hiện Nghị quyết số 21/NQ -
BCT giao nhiệm vụ cho các tỉnh, thành ĐBSCL đến năm 2010 - 2015 phải tập trung
khai thác mọi nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; đưa ĐBSCL
thành vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, nâng mức sống của nhân dân trong vùng
ngang bằng mức bình quân cả nước, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững
cho hoạt động DLST ở các xã cù lao. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn kiến thức,
thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung, các xã cù
lao nói riêng, điều chỉnh các hoạt động du lịch ở địa phương, nhằm thỏa mãn nhu
cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng
đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
+ Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển DLST ở các xã
cù lao. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu hệ sinh thái vườn cây ăn trái, có phân tích
hiệu quả kinh tế các mô hình vườn cây ăn trái, trong đó chú trọng hiệu quả kinh tế
vườn kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái.
+ Do vị trí địa lý của các cù lao nằm trên hai dòng sông lớn của ĐBSCL là
sông Hậu và sông Cổ Chiên một nhánh của sông Tiền, tạo nên thế tam giác trong
địa bàn của tỉnh Vĩnh Long có thể hình thành các tua DLST, đồng thời do thời gian
và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ tập trung khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch,
thực trạng phát triển du lịch và nghiên cứu một số nét chính, cơ bản về hệ sinh thái
vườn cây ăn trái ở cù lao Dài (huyện Vũng Liêm), cù lao Mây (huyện Trà Ôn) và cù
lao An Bình (huyện Long Hồ) có liên quan đến phát triển loại hình du lịch sinh thái
miệt vườn đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long.
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
+ Thời gian:
Việc tiến hành nghiên cứu để thực hiện đề tài từ tháng 11 năm 2008 đến
tháng 7 năm 2009.
+ Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu gồm 08 xã thuộc 03 cù lao của Vĩnh Long, trong đó
cù lao An Bình có 4 xã An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước (B.H.Phước), Đồng
Phú, cù lao Dài có 2 xã Thanh Bình, Quới Thiện và cù lao Mây có 2 xã Phú Thành,
Lục Sĩ Thành.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Những vấn đề về du lịch và hệ sinh thái vườn đã và đang được các nhà khoa
học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu về mô
hình vườn, các mô hình vườn kết hợp du lịch sinh thái còn hạn chế so với các tài
liệu khoa học khác. Sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hệ
sinh thái vườn và du lịch.
1.1. Tài liệu ngoài nước
- Soemarwoto và các cộng tác viên, 1975, đã khảo sát vườn nhà. Tác giả nhấn
mạnh sự phân biệt vườn nhà và sự kết hợp vườn nhà với trồng trọt, chăn nuôi.[4]
- Karyono,1990, đã khảo sát cấu trúc vườn nhà trên đất nông thôn của lưu vực
Citarum của Indonesia. Tác giả mô tả sự phân bố các loài thực vật, sự phân tầng
trong không gian, hệ thống canh tác... Ông đã nêu lên ba kiểu canh tác nông lâm cổ
truyền là: Vườn, vườn nhà và vườn rừng.[74]
- Long, Chun Lin, 1990, đã khảo sát về hệ sinh thái nông nghiệp và các dạng
vườn nhà ở Xishuangbana của Trung Quốc. Tác giả đã nghiên cứu và giới thiệu,
mô tả vườn nhà dựa trên thành phần, cấu trúc và những thay đổi đã xãy ra của vườn
nhà.[75]
- Inskeep, 1991, nhấn mạnh vai trò của các hoạt động du lịch đối với môi
trường và kinh tế. Tác giả đề ra những mục đích phải đạt được để phát triển du lịch
bền vững: Tối ưu hóa các lợi ích kinh tế xã hội, bảo tồn môi trường và tài nguyên
thiên nhiên, văn hóa, xã hội và khai thác có hiệu quả các tài nguyên này, bảo vệ và
khai thác có hiệu quả các giá trị bản địa truyền thống.[73]
- Geoffey Wall, 1993, đã đề ra một số chỉ tiêu đánh giá cho sự phát triển du
lịch bền vững. Có thể xem là các tiêu chuẩn chung cho sự đánh giá thành công của
sự phát triển du lịch bền vững.[31]
- M.Mowforth và I.Munt, 1998, đề cập đến phát triển du lịch bền vững và đưa
ra một số nguyên tắc bền vững trong du lịch như: Bền vững sinh thái, bền vững văn
hóa, bền vững kinh tế, có sự tham gia của cộng đồng địa phương.[76]
Các công trình nghiên cứu về vườn chủ yếu mô tả, chưa đi sâu phân tích cấu
trúc, chức năng, hiệu quả kinh tế của vườn cũng như tiềm năng của vườn cây ăn trái
trong hoạt động du lịch. Chưa có nghiên cứu đề cập kết hợp vườn với phát triển du
lịch sinh thái để tăng nguồn thu nhập cho người dân nông thôn.
1.2. Tài liệu trong nước
- Lâm Quang Huyên, 1985, đã nêu một số khía cạnh về kinh tế xã hội của
vườn nhà.[23]
- Lê Công Kiệt, 1987, khảo sát kiểu vườn nhà tiêu biểu vùng Bảy Núi, An
Giang. Tác giả giới thiệu tầm quan trọng, lợi ích của vườn nhà và công dụng của
một số loài cây.[31]
- Hoàng Hòe, 1987, mô tả các mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam. Tác giả
đã điều tra, nhận xét đánh giá tổng quát về vườn, rừng. Tuy nhiên, công trình quan
tâm nhiều về rừng hơn vườn.[4]
- Nguyễn Đăng, 1990, đã cho biết kinh tế vườn gần đây phát triển nhanh ở
miền Trung, miền Nam, và tác giả đã tập trung phân tích các vườn chuyên canh cây
rau, cây ăn quả…[17]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1992, nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà Đồng bằng
sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt chú trọng về vườn cây ăn trái
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã phân tích một số nét đặc tưng cơ bản
của hệ sinh thái vườn nhà.[1]
- Trần Thế Tục, 1995, đã nêu hiện trạng vườn gia đình, phương pháp cải tạo
hợp lí, đầu tư đúng mức, khai thác tốt mảnh vườn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho
xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.[47]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,1996, nghiên cứu một số mô hình vườn nhà ở Đồng
bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt phân tích đặc điểm kinh
tế xã hội, hiệu quả kinh tế và điều kiện tự nhiên nhằm có cơ sở đề xuất một số biện
pháp xử lý và phương hướng phát triển mô hình vườn cho thích hợp.[3]
- Trần Hợp, Phạm Tạo, Lê Minh, 1997, khi nghiên cứu vườn nhà đã tập trung
chính vào cây cảnh trong kiến trúc gia thất.[22]
- Nguyễn Văn Hoan, 1997, đã nêu lên giá trị dinh dưỡng của rau, cách trồng và
thu hoạch trong vườn của gia đình, tác giả cũng nêu lên lịch thời vụ và thu hoạch
của cây rau.[18]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2000, tác giả đã trình bày các biện pháp khảo sát các
mô hình vườn, đặc biệt là các vườn rau cùng với môi trường nước, các dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật tồn động trên rau.[5]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2004, đã trình bày một cách chi tiết những kiến thức
cơ bản về đa dạng sinh học cũng như những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học,
nguyên tắc bảo tồn ở cấp loài, cấp quần thể, quần xã, trong đó có nêu một số nét
liên quan đến vườn.[6]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2006, đã nêu lên khái niệm, cấu trúc, hệ sinh thái
vườn, tầm quan trọng và vai trò của vườn đối với đời sống con người.[9]
- Sở thương mại – du lịch Vĩnh Long, 1999, Với đề tài “xây dựng quần thể du
lịch sinh thái khu tam giác giai đoạn 1999 – 2010”, đã khảo sát, đánh giá hiện trạng và
tiềm năng du lịch và nhân văn của Vĩnh Long và khu vực. Đề tài chưa chú trọng
nhiều đến hệ sinh thái vườn trên các cù lao, cũng như không đi sâu phân tích cấu
trúc, chức năng và hiệu quả kinh tế của mô hình vườn kết hợp với DLST.[36]
- Phạm Trung Lương, Đăng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình,
Nguyễn Ngọc Khánh, 2000, đã nghiên cứu những vấn đề về tài nguyên và môi
trường du lịch Việt Nam, phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ tài nguyên
và môi trường.[27]
- Trần Văn Mậu, 2001, cung cấp những khái niệm cơ bản và nghiên cứu về văn
minh du lịch, nội dung và phương pháp tổ chức cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ
cho du khách.[29]
- Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn
Lanh, Đỗ Quốc Thông, 2002, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiển về phát
triển du lịch sinh thái, đã trình bày tiềm năng, hiện trạng cùng với một số giải pháp
phát triển DLST ở Việt Nam, nhưng chú ý nhiều đến các vườn quốc gia, các hệ sinh
thái rừng nhiệt đới và ven biển.[28]
- Thế Đạt, 2003, giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản nói chung và các loại
hình du lịch ở Việt Nam trong đó có đề cập đến đặc điểm, nhiệm vụ của DLST.[16]
- Lê Huy Bá, Thái Nguyên Lê, 2006, đã trình bày những vấn đề như: ô nhiễm
môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái, tài nguyên cảnh quan, sử dụng hợp lý
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch sinh thái, thực trạng và giải
pháp phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.[13]
- Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, 2007, đã cung cấp những vấn đề lý luận
và bức tranh chung về tài nguyên du lịch Việt Nam, giới thiệu tiềm năng du lịch
sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam.[70]
- Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu, 2008, nêu lên những mối quan
hệ giữa du lịch và môi trường, tầm quan trọng của tài nguyên môi trường tự nhiên
và xã hội đối với sự hình thành và phát triển du lịch, cùng với những quan điểm về
du lịch và phát triển bền vững.[40]
Như trên đã có các công trình nghiên cứu về vườn, về du lịch và du lịch sinh
thái, nhưng nhìn chung, các tác giả ít chú ý đến hệ sinh thái vườn cây ăn trái trên
các cù lao, và chưa có công trình nào nghiên cứu mô hình vườn kết hợp với các dịch
vụ du lịch sinh thái.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận chung
2.1.1. Những quan điểm cơ bản
* Khái niệm về du lịch sinh thái
Từ những năm 1990 – 1991 ở một số nước đã phát triển dần loại hình du lịch
sinh thái (Ecotourism) như ở các nước Úc, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp,
Thụy Điển, Đan Mạch…Ở Việt Nam loại hình DLST này tuy có muộn hơn, từ
những năm 1995 – 1996 mới bắt đầu ở một số tỉnh, thành như: Thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM), thành phố Huế, Thủ đô Hà Nội, Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng
Tàu…Nhưng loại hình du lịch này luôn được chú ý, và trong kế hoạch từ năm 2001
đến năm 2010 nhiều nơi đã có quy hoạch mở rộng loại hình DLST này.[16]
“Du lịch sinh thái” là một khái niệm tương đối mới và rộng, cho đến nay vẫn
còn được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Khái niệm tương đối hoàn
chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain đưa ra năm
1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi,
với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới
hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”[28]
Năm 1991, Tổ chức Du lịch Sinh thái Quốc tế có khái niệm: “Du lịch sinh thái
là loại du lịch lữ hành có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên, bảo tồn được môi
trường và mang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương”[40]
Allen Koszowski năm 1993 đưa ra khái niệm: “DLST được phân biệt với các
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi
trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề.
DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức
được giáo dục để bản thân du khách trở thành những người đi đầu trong công tác
bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch
đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài
chính do du khách mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc
bảo tồn thiên nhiên”.[28]
Buckley năm 1994 quan niệm: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản
lý bền vững, hổ trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST”
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) năm 1996: “Du lịch sinh
thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường tại những khu thiên nhiên
còn tương đối hoang sơ với mục đích để thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn
hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho nhân
dân địa phương”.[40].
Theo Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998 “Du lịch sinh thái là du lịch có
mục đích với các khu vực tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên
của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ
hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính
cho cộng đồng địa phương”[13].
Như vậy, các khái niệm đều có chung nội dung cơ bản: “Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục cao về tự nhiên, có
đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương”.
Ở Việt Nam, trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tổ chức,
các nhà khoa học trong và ngoài nước về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan.
Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát
triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 9 tháng 9 năm 1999
và đã đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương”.[13]
Theo Lê Huy Bá năm 2000 “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các
hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch
yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ
sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du
lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền
và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”[13]
Mặc dù các khái niệm về du lịch sinh thái còn có những điểm chưa thống nhất
và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những
đặc điểm cơ bản nhất của khái niệm về DLST được Tổ chức Du lịch Thế giới
(WTO) tóm tắt lại như sau:[28]
- Du lịch sinh thái bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên mà ở đó mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng
như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
- Du lịch sinh thái phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải
về môi trường.
- Du lịch sinh thái diễn ra ở mức độ nhỏ với số lượng hạn chế của du
khách và được điều hành bởi các công ty du lịch vừa và nhỏ.
- Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi
trường tự nhiên và văn hóa – xã hội.
- Du lịch sinh thái hổ trợ cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên.
- Tập trung vào sự tham gia, quyền sở hữu, và các cơ hội kinh doanh của
địa phương, đặc biệt cho cư dân ở nông thôn.
* Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm
tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung như: Tính đa ngành,
tính đa thành phần, đa mục tiêu, tính liên vùng, tính mùa vụ, tính chi phí và tính xã
hội. Bên cạnh những đặc trưng của ngành du lịch nói chung, DLST cũng có những
đặc trưng riêng của nó như:[28], [39].
- Tính giáo dục cao về môi trường: Du lịch sinh thái hướng con người
tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về
đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây nên
những áp lực lớn đối với môi trường, và DLST có vai trò làm cân bằng giữa mục
tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa
dạng sinh học: Những hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát
triển bền vững. Các cơ quan cung ứng các dịch vụ du lịch, các công ty du lịch, các
cơ quan bảo tồn, các đơn vị tổ chức và du khách phải có trách nhiệm tích cực thực
hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, giảm đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực
của hoạt động du lịch lên môi trường sống.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương
chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương
mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục
du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần
nâng cao nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng, tăng
cường phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho quần chúng.
- Người hướng dẫn viên phải có kiến thức về tài nguyên thiên nhiên và
văn hóa bản địa: Các chương trình hoạt động chủ yếu do các hướng dẫn viên có
kiến thức về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa xây dựng để hoạt động,
người hướng dẫn viên đóng vai trò trung gian giữa thiên nhiên, cộng đồng dân cư
địa phương với du khách. Họ là những người phải chịu trách nhiệm giới thiệu các
đặc điểm về tự nhiên, văn hóa, lối sống và đồng thời giám sát các hoạt động của du
khách.
* Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về
môi trường, qua đó có các ý thức tham gia vào các công tác bảo tồn. Du khách khi
rời khỏi nơi mình đến tham quan phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị
của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa.
Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, tích cực tham gia
vào các hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn
hóa khu vực.
- Bảo vệ môi trường và duy trì HST. Mọi hoạt động DLST phải được quản lý
chặt chẽ để giảm thiểu các tác động đến môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ
hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường và
duy trì phát triển các hệ sinh thái. Đây được xem là một trong những nguyên tắc cơ
bản, quan trọng vì:
+ Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu
hoạt động của du lịch sinh thái.
+ Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các
hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ sinh
thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái.[89]
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. Các giá trị văn hóa bản địa là
một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của HST ở một khu
vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của
cộng đồng dân cư địa phương sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có
của khu vực và sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó, hậu quả của quá trình này sẽ tác
động trực tiếp đến du lịch sinh thái.
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đây
vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. DLST sẽ dành
một phần đáng kể lợi nhuận để đóng góp vào việc cải thiện môi trường sống của
người dân địa phương. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn huy động tối đa sự tham gia
của người dân địa phương trong việc hướng dẫn du khách, đáp ứng chổ lưu trú,
cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho du khách…thông qua đó sẽ
tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương.
2.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái
* Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên
nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch là một
dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999 đưa ra
khái niệm: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du
lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
nên tài nguyên du lịch sinh thái (TNDLST) là một bộ phận quan trọng của tài
nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và
các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên
đó.Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là
TNDLST mà chỉ có các thành phần và các tổng thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị
văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra
các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung,
du lịch sinh thái nói riêng, mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.[28]
Tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, một số loại
tài nguyên du lịch sinh thái chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp
ứng nhu cầu của du khách du lịch sinh thái như:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh
học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các Vườn Quốc Gia, các khu bảo
tồn thiên nhiên…)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp(NN) như: Vườn cây ăn trái, trang trại,
làng hoa cây cảnh…
- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn
tại của hệ sinh thái tự nhiên như phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền
thống gắn với các truyền thuyết…của cộng đồng dân cư địa phương.
* Những đặc điểm cơ bản của tài nguyên du lịch sinh thái
- TNDLST phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức
hấp dẫn lớn. Bản thân tự nhiên rất đa dạng và phong phú, có nhiều hệ sinh thái đặc
biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm,
được xem là những TNDLST đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách như hệ
sinh thái đất ngập nước ĐBSCL, HST rừng ngập mặn, hệ sinh thái núi cao…
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động của con
người. Sự thay đổi tính chất của một số hợp phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay
mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của
con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đặc trưng đó
và tất nhiên TNDLST sẽ bị ảnh hưởng dưới nhiều mức độ.
- Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau. Có loại tài
nguyên sinh thái được khai thác quanh năm, song cũng có loại ít nhiều phụ thuộc
vào mùa vụ. Du khách có thể đến tham quan những vườn cây ăn trái đặc sản trên
các cù lao Vĩnh Long vào mùa hè có sầu riêng, chôm chôm, nhãn, xoài, măng cụt,
mận..., vào mùa đông có nhãn, chôm chôm, bưởi năm roi, cam sành …
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư, ít được quản lí
nên dễ bị biến đổi, suy giảm do những tác động trực tiếp của người dân như chặt
cây, săn bắn… và thường được khai thác tại chổ để tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa
mãn những nhu cầu của du khách.
- Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Điều này
dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế nhiều
TNDLST đặc sắc như các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm có thể bị mất đi do những
tai biến tự nhiên hoặc tác động của con người. Cho nên chúng ta cần nắm được các
quy luật của tự nhiên, lường trước những tác động của con người đến TNDLST để
có những định hướng, giải pháp khai thác hợp lý, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ,
tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên vô giá này nhằm phát triển DLST.[28]
2.1.3. Du lịch sinh thái với phát triển bền vững
Năm 1995, Hội nghị chính thức về phát triển du lịch bền vững được tổ chức tại
Lanzarota, Tây Ban Nha. Hội nghị đã đưa ra một Hiến chương về du lịch bền vững.
Năm 1997, trong báo cáo “Chương trình nghị sự 21 trong ngành công nghiệp du
lịch và lữ hành: Hướng đến sự phát triển bền vững về môi trường” WTO và WTTC
đã xác định du lịch bền vững là:“Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu
của du khách và cộng đồng địa phương trong hiện tại trong khi vẫn duy trì và nâng
cao những cơ hội đó cho các thế hệ tương lai. Du lịch bền vững dựa trên sự q._.uản lý
tất cả các tài nguyên theo cách mà các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được
thỏa mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hóa, sự đa dạng sinh học, các quá
trình sinh thái cơ bản và các HST. Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản
phẩm được quản lý trong sự hài hòa với môi trường, cộng đồng và các nền văn hóa
địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du
lịch”.[40]
Như vậy về lâu dài, sự phát triển của du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn các
giá trị môi trường, xã hội và sinh thái trong khi vẫn duy trì hoặc nâng cao hiệu quả
của các hoạt động du lịch. Vì vậy, các hệ thống quản lý phải chú ý đảm bảo giảm
thiểu tối đa những tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến với môi trường.
DLST với bản chất và mục tiêu hoạt động là đảm bảo cho việc bảo tồn và
mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng dân cư địa phương quản
lý các tài nguyên của họ. Đây chính là điểm mấu chốt về bản chất để xem du lịch
sinh thái như một hoạt động bảo tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài
nguyên và môi trường. Khái niệm tài nguyên và môi trường ở đây không chỉ được
hiểu đơn thuần về mặt tự nhiên mà còn mang tính văn hóa - xã hội. Các cộng đồng
địa phương có thể mang lại những điều hấp dẫn cho khách du lịch thông qua nền
văn hóa truyền thống và các di sản xã hội, qua sự tiếp xúc thân mật và cởi mở mà
họ dành cho du khách. Chính vì vậy những di sản văn hóa, những phong tục tập
quán cùng với cách cư xử của người dân trong cộng đồng địa phương là một phần
của sản phẩm du lịch và được nhìn nhận như một tài nguyên du lịch có giá trị bên
cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên. Những tài nguyên văn hóa – xã hội này
cũng cần được bảo tồn và phát triển bền vững.[28]
Sự phát triển của DLST theo đúng nghĩa sẽ giành được sự ủng hộ của người
dân địa phương, bởi vì du lịch sinh thái đem lại công ăn việc làm và lợi ích kinh tế,
văn hóa cho họ. Ngoài ý nghĩa với việc bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên
môi trường, hoạt động DLST cũng mang tính bền vững do được sự ủng hộ của
người dân địa phương. Nếu người dân phản ứng sự có mặt của du khách hoặc có
những ứng xử không hài lòng du khách thì đó cũng là những nguyên nhân làm hạn
chế và thậm chí phá vỡ các hoạt động du lịch sinh thái.
Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bền vững:[13]
- DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản và đa dạng
của cộng đồng, cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của DLST.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội, văn hóa.
- Nên thành lập các chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, tăng
cường quản lý các di sản, tài nguyên thiên nhiên, giảm tiêu thụ, giảm chất thải nhằm
nâng cao chất lượng môi trường.
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên (chủng loài động vật, thực vật, các hệ sinh
thái đặc thù…) và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Gắn liền các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia. Hỗ
trợ kinh tế cho địa phương, tránh gây thiệt hại cho các HST đặc trưng.
- Vận động, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không
chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, cho môi trường sinh thái mà còn tăng
cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.
- Đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài giữa các nhóm có quyền lợi và công chúng,
giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương.
- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Phải nghiên cứu, cung cấp cho du khách đầy đủ những thông tin và có trách
nhiệm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến với môi trường tự nhiên, xã hội và
văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của du khách.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập, xử lí thông tin
Thu thập những tài liệu có liên quan từ các nguồn tin cậy: Chủ hộ vườn nhà,
các điểm du lịch sinh thái, liên hệ Ủy Ban Nhân Dân (UBND) các xã cù lao, phòng
Thống kê và phòng Tài nguyên môi trường các huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Trà
Ôn. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ và Tiền Giang. Cục
Thống kê tỉnh Vĩnh Long, Thư viện Vĩnh Long, và các sở ban ngành có liên quan
để xin số liệu tham khảo...Sắp xếp và xử lí tài liệu một cách có hệ thống, phân tích
từng nội dung đưa ra những kết luận đúng đắn nhất.
2.2.2. Phân tích, tổng hợp, so sánh
Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho
phù hợp với mục đích của từng phần. Phân tích hiệu quả kinh tế vườn và hiệu quả
dịch vụ du lịch sinh thái, đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái trên các xã cù lao. Tính hiệu quả kinh tế các mô hình vườn gồm:
. Tổng thu
. Tổng chi
. Thu nhập = Tổng thu – Tổng chi
. Thu nhập/ m2(X)= Thu nhập / Diện tích canh tác
. Doanh lợi (Thu nhập/1 đồng chi) = Thu nhập / Tổng chi
. Tổng thu nhập của hộ = Thu nhập từ NN + Thu nhập ngoài NN.
2.2.3. Thực địa
Đây là phương pháp rất quan trọng vì nó phản ánh thực tiễn khách quan của đề
tài nghiên cứu như: Lập phiếu phỏng vấn, điều tra 250 hộ có vườn cây ăn trái và 20
điểm dịch vụ DLST trên các cù lao nghiên cứu, khảo sát, chụp hình, lấy mẫu và
định danh các loài thực vật trồng và hoang dại, xác định mô hình vườn cây ăn trái,
mô hình vườn kết hợp với hoạt động du lịch.
2.2.4. Khai thác phần mềm xử lý thông tin
Các số liệu và hình ảnh trong luận văn được xử lý bởi phần mềm Photoshop,
Microsoft office word 2003, Microsoft office excel 2003.
2.2.5. Bản đồ, biểu đồ
Sử dụng các bản đồ, biểu đồ để làm tăng tính trực quan của đề tài, không chỉ
cho biết đặc điểm, phân bố, mạng lưới mà còn thể hiện một số kết quả của công
trình nghiên cứu.
2.2.6. Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho
phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI,
TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC XÃ CÙ LAO
3.1. Vị trí địa lý
* Tỉnh Vĩnh Long
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long (nguồn:
Vĩnh Long nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, vị trí địa lí của tỉnh
nằm ở tọa độ: Từ 9o32’40” đến 10o39’48” Vĩ Bắc và từ 105o41’18” đến 106o17’03”
Kinh Đông.
Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, các phía theo chiều
kim đồng hồ thứ tự tiếp giáp 07 tỉnh thành sau (hình 3.1):
. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang
. Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre
. Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh
. Phía Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, Hậu giang
. Phía Tây giáp thành phố Cần Thơ
. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
* Cù lao Dài
Cù lao Dài gồm hai xã Thanh Bình và Quới Thiện thuộc huyện Vũng Liêm
nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông (nhánh Cổ chiên) với tổng diện tích tự nhiên là
4.409 ha, có vị trí giáp giới như sau:
. Phía Bắc giáp xã Chánh An (Mang Thít) và tỉnh Bến Tre (ranh giới sông
Pang Tra)
. Phía Nam giáp xã Đông Thành Đông và tỉnh Trà Vinh
. Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre
. Phía Tây giáp các xã Quới An, Trung Thành Tây và Trung Thành Đông (ranh
giới sông Cổ Chiên)
Cù lao Dài, xét về quan hệ kinh tế vùng, cù lao nằm giữa thị xã Vĩnh Long
(cách 30 km về phía Tây Bắc từ xã Quới Thiện) và thị xã Trà Vinh (cách khoảng 25
km về phía Đông Nam từ xã Quới Thiện) thông qua sông Cổ Chiên là một tuyến
giao thông thủy quan trọng nối liền thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh
Miền Tây, đồng thời nằm giữa ba chân vạc Huyện lỵ: Mang Thít, Vũng Liêm và
Chợ Lách với khoảng cách tương ứng 6,5 km (đường chim bay), cách thị trấn Vũng
Liêm khoảng 5 km từ xã Thanh Bình. Cù lao Dài có tiềm năng phát triển và cung
cấp hàng nông sản, đặc biệt, vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái.
Cù lao Dài nằm giữa sông Cổ Chiên và trên tuyến du lịch TP.HCM – ĐBSCL,
khả năng tiếp cận bằng đường thủy từ thành phố Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre,
TP.HCM… đều thuận tiện. Do đặc điểm về vị trí địa lý cù lao Dài ngoài điểm du
lịch quan trọng trên tuyến du lịch Vĩnh Long - Vũng Liêm, còn được xem là điểm
kết nối hai tuyến du lịch quan trọng dọc sông Tiền và dọc sông Hậu.
* Cù Lao Mây
Cù lao Mây gồm hai xã Lục Sĩ Thành và Phú Thành thuộc huyện Trà Ôn với
tổng diện tích tự nhiên là 4.273,4 ha, có vị trí giáp giới như sau:
. Phía Bắc giáp xã Ngãi Tứ (Tam Bình) và xã Mỹ Hòa (Bình Minh)
. Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Thiện Mỹ, Tích Thiện và thị trấn Trà Ôn
. Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng
. Phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Cần Thơ (ranh giới sông Hậu)
Cù lao Mây, xét về mối quan hệ kinh tế vùng, cách thị xã Vĩnh Long khoảng
58 km (từ xã Phú Thành) về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ khoảng 13 km
(từ xã Phú Thành) về hướng Tây Bắc, đồng thời cách thị trấn Trà Ôn khoảng 3 km
về phía Nam (từ xã Lục Sĩ Thành) và 8 km (từ xã Phú Thành). Cù lao Mây nằm trên
tuyến sông huyết mạch của khu vực (sông Hậu) nối liền TP.HCM và các tỉnh miền
Tây, và giáp với sông Măng (sông Mang Thít) nối liền sông Cổ Chiên và sông Hậu
là tuyến giao thông thủy ngắn nhất từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM. Đồng thời, do
tiếp giáp với thị trấn Trà Ôn nên có điều kiện thuận lợi về giao lưu thương mại dịch
vụ, trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản. Kinh tế vườn là thế mạnh của hai
xã cù lao. Cù lao Mây có nhiều tiềm năng phát triển DLST do có ưu thế phong cảnh
sông nước miệt vườn của vùng miền tây Nam Bộ, và có vị trí thuận lợi để du khách
tiếp cận từ thanh phố Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Đến với cù lao Mây, du
khách có thể thưởng thức khí hậu trong lành giữa vườn cây trái vùng sông nước.
Tương lai, thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển lớn mạnh, cù lao Mây sẽ là
vành đai của một thành phố lớn vùng sông nước phía Tây của Tổ quốc. Do đó, cù
lao này cần tích cực chuẩn bị cho mình chổ đứng xứng đáng ở vị trí vành đai của
thành phố lớn. Cần có những quy hoạch lại các vườn cây ăn trái của xã vừa có hiệu
quả kinh tế, vừa là những điểm vườn tham quan cho khách du lịch thập phương. Du
khách đến nơi đây không chỉ ngắm cây, ăn trái mà còn thưởng ngoạn những vẽ đẹp
khác như cây kiểng, hoa kiểng, cá kiểng, thú kiểng…tạo ra môi trường thiên nhiên
cho khách tham quan du lịch. Nghĩa là phải định hướng phát triển kinh tế xã hội và
xây dựng cảnh quan môi trường, phát triển dịch vụ DLST ở vùng sông nước.
* Cù lao An Bình
Cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ, có bốn xã An Bình, Bình Hòa Phước,
Hòa Ninh và Đồng Phú với tổng diện tích tự nhiên là 6.182 ha, có vị trí giáp giới
như sau:
. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang
. Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre
. Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Long, xã Thanh Đức, xã Mỹ An (Mang thít)
. Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và thành phố Vĩnh Long
Cù lao An Bình nằm trên dòng sông Cổ Chiên, có nhiều tiềm năng phát triển
và cung cấp hàng nông sản, đặc biệt là vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh
thái. Bên cạnh, cù lao cũng nằm tiếp giáp với trung tâm tỉnh lỵ Vĩnh Long, nằm trên
tuyến giao thông thủy quan trọng của vùng là sông Cổ Chiên, có quốc lộ 57 đi qua
nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Bến tre thông qua phà Đình Khao nên rất thuận lợi
về mặt giao thông thủy bộ, một lợi thế hết sức quan trọng cho việc đầu tư phát triển
về kinh tế - xã hội và du lịch. Cũng giống như cù lao Dài, khách du lịch có thể tiếp
cận cù lao An Bình bằng đường thủy từ TP.HCM, Bến Tre, Trà Vinh và thành phố
Cần Thơ là điểm thuận lợi để xây dựng các tua du lịch đi qua cù lao này.
Nhìn chung, các cù lao An Bình, cù lao Mây, và cù Lao Dài là những khu vực
tập trung khá nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Với vị trí địa lý nằm
ở nơi tiếp giáp các tỉnh lân cận, bao quanh tỉnh, các khu vực trên có lợi thế vừa phát
quy được thế mạnh của chính mình, vừa có điều kiện thuận lợi trong khai thác tiềm
năng của toàn tỉnh và của các vùng phụ cận.
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số, lao động và thu nhập
- Trên các cù lao nghiên cứu có 8 xã, 81 ấp, 19.811 hộ, trong đó mật độ bình
quân là 585 người/km2, năm 2007 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trên các xã cù lao trung
bình khoảng 0,94% giao động giữa các xã từ 0,85 – 1,00%. Số hộ, nhân khẩu, mật
độ dân số phân bố theo đơn vị hành chính các xã được ghi nhận trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Phân bố số hộ, nhân khẩu, mật độ dân số và lao động ở các xã cù lao
Số nhân khẩu (người)
Tên xã Diện tích (ha)
Tổng
số hộ Tổng số Nam Nữ
Mật độ
(người
/
km2)
Số lao
động
(người)
An Bình 1.589,0 2.710 11.121 5.328 5.793 700 6.922
Đồng Phú 2.025,0 3.053 13.227 6.342 6.885 653 7.274
Hòa Ninh 1.175,0 2.228 10.000 4.796 5.204 851 5.972
B.H.Phước 1.393,0 2.236 9.891 4.742 5.149 710 4.669
Thanh Bình 2.479,0 2.596 11.728 5.708 6.020 473 6.447
Quới Thiện 1.930,0 2.424 10.532 5.137 5.395 545 5.837
Lục Sĩ Thành 2.268,2 2.604 11.657 5.663 5.994 514 7.095
Phú Thành 2.005,2 1.960 8.762 4.355 4.407 437 4.205
Tổng cộng 14.864,4 19.811 86.918 42.071 44.847 585 48.448
(Nguồn: Niên giám Thống kê các huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Trà Ôn, 2007 và
UBND các xã cù lao, 2007)
- Trên các cù lao đều là các xã nông nghiệp nên phần lớn hộ dân sống bằng
nghề sản xuất nông nghiệp (chủ yếu trồng cây ăn trái lâu năm) chiếm khoảng 90%,
các ngành nghề khác còn lại chiếm tỷ trọng không cao, nhất là các cù lao thuộc hai
huyện Trà Ôn và Vũng Liêm (Bảng 3.2) và (Biểu đồ 3.1).
Bảng 3.2: Lao động theo khu vực ở các huyện có các xã cù lao nghiên cứu
(Đơn vị: Người)
Các khu vực chính Long Hồ Trà Ôn Vũng Liêm Tổng cộng
Lao động khu vực nhà nước 2.269 2.246 1.888 6.403
Lao động nông nghiệp 52.164 76.284 78.686 207.134
Lao động công nghiệp 13.673 2.396 5.005 21.074
Thương nghiệp và dịch vụ 14.666 7.787 8.294 30.747
Tổng cộng 82.772 88.713 93.873 265.358
(Nguồn: Niên giám Thống kê các huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Trà Ôn, 2007)
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động theo khu vực (đơn vị %)
78,06
7,94
11,59 2,41 Lao động khu vực Nhà Nước
Lao động nông nghiệp
Lao động công nghiệp
Thương nghiệp và dịch vụ
Với nghề làm vườn, thời gian lao động của người dân chiếm khoảng 60 – 70 %
tổng ngày công trong năm. Thực tế cho thấy đối với hộ gia đình, thường thiếu lao
động cần phải thuê mướn vào mùa thu hoạch trái cây, nhưng ngày công chưa sử
dụng đúng mức, thừa lao động xảy ra lúc nông nhàn. Đây là vấn đề cần quan tâm để
sử dụng có hiệu quả lao động trên các xã cù lao trong tương lai. Nguồn lao động dồi
dào chiếm khoảng 55% tổng dân số các xã cù lao. Trình độ người lao động ngày
càng được nâng cao do tiếp thu tốt các kiến thức khoa học kỹ thuật thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng phát triển ngày một rộng khắp, lại có kinh nghiệm
trong nghề trồng cây ăn trái truyền qua nhiều thế hệ sẽ là một điều kiện thuận lợi
cho quá trình phát triển kinh tế xã hội trên các xã cù lao.
- Trên các cù lao chủ yếu là dân tộc Kinh. Phần lớn theo đạo phật, một ít theo
đạo thiên chúa giáo, tin lành và cao đài.
- Theo UBND các xã thì thu nhập bình quân trên đầu người ở các xã cù lao
trung bình khoảng 7 – 8 triệu đồng/người/năm. Cao nhất là xã Qưới Thiện 9,0 triệu
đồng/năm/người, thấp nhất là xã Đồng Phú 6,0 triệu đồng/người/năm.
3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.2.2.1. Nông nghiệp
Điều kiện sản xuất NN trên các cù lao có nhiều thuận lợi, với những ưu thế về
nguồn nước, đất đai màu mỡ do phù sa bồi đắp hàng năm cùng với hệ thống đê bao
khép kín nên nhân dân mạnh dạn đầu tư cho sản xuất NN góp phần nâng cao sản
lượng và phẩm chất nông sản.
- Trồng trọt: Trên các xã cù lao chủ yếu trồng các loại cây ăn trái có giá trị
kinh tế cao, chủ yếu là nhãn tiêu da bò, bưởi năm roi, chôm chôm, sầu riêng …Theo
thống kê năm 2007, tổng diện tích trồng cây ăn trái trên các cù lao nghiên cứu là
8.391,9 ha chiếm 92,6 % diện tích đất nông nghiệp và 56,45 % diện tích đất tự
nhiên (An Bình là 3.931,3 ha, cù lao Dài 2.290 ha, cù lao Mây 2.170,6 ha).
- Chăn nuôi: Do các dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong các năm qua, nên
tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên các xã cù lao có bước phát triển chậm.
Tổng sản lượng năm 2007 có 17.775 con gia súc và 84.341 con gia cầm. Công tác
tiêm phòng vắc xin phòng chống dịch bệnh hàng năm đã được quan tâm thực hiện
và đạt kế hoạch.
- Nuôi trồng thủy sản: Do điều kiện đặc thù là cù lao, xung quanh là nước bao
bọc, hệ thống sông rạch chằn chịt nên việc đầu tư phát triển thủy sản nước ngọt rất
được chú trọng, nhất là nuôi cá bè ven sông, đào mương vườn ven sông để nuôi cá.
Nuôi trồng thủy sản ở các xã cù lao khá phát triển vừa đáp ứng nhu cầu của địa
phương và xuất khẩu, các loài thủy sản được nuôi chủ yếu là cá tra (245,7 ha), cá
điêu hồng (204 bè), ba sa, nuôi nhữ tôm…chủ yếu nuôi ở dạng công nghiệp. Hiện
nay, một số bệnh như bệnh gan thận có mủ, bệnh xuất huyết ở cá tra, bệnh đỏ mang,
vây, đuôi ở cá điêu hồng đã gây một số khó khăn cho nông dân nuôi thủy sản.[58],
[59], [60], [61], [62], [63], [64], [65].
3.2.2.2. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (TTCN), thương mại – dịch vụ
- Cù lao Dài có các cơ sở cung cấp nguyên liệu lác, se lác, dệt chiếu - thảm,
mộc gia dụng phát triển ở quy mô vừa và nhỏ dưới hình thức sản xuất hộ gia đình.
Bên cạnh đó còn có các nghề khác như xay xát, sửa chữa máy móc, chế biến nước
chấm, may mặc, mua bán nhỏ…có nhưng chiếm tỷ trọng thấp. Theo thống kê 2007,
trên cù lao có khoảng 765 cơ sở-hộ TTCN với khoảng 1.024 lao động. Có 399 cơ sở
mua bán nhỏ lẻ, có 05 bến xe hon đa khoảng 150 chiếc, 03 bến đò ngang có 06
chiếc, có 02 điểm mua bán tập trung.
- Cù lao An Bình có các cơ sở cơ khí, đóng tủ bàn ghế, sửa chữa tàu thuyền,
sửa chữa điện tử, may mặc, cưa xẻ gỗ, chằm lá, các cơ sở gia công hàng nông sản
xuất khẩu, chế biến nước chấm…đang được đầu tư phát triển. Trên các xã thuộc cù
lao này có khoảng 228 cơ sở TTCN với khoảng 1.213 lao động và khoảng 1.128 hộ
dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ. Có 03 bến đò ngang với 7 chiếc, 01 bến phà Đình Khao,
07 bến xe hon đa khách với khoảng 200 chiếc, có 06 điểm mua bán tập trung (chợ).
- Cù lao Mây có 03 cơ sở xẽ gỗ, 1 cơ sở gốm mỹ nghệ, 19 trại mộc sửa chữa
ghe tàu, 2 mô hình đan lác-lục bình, 01 làng nghề làm bánh tráng, 03 cơ sở sửa chữa
cơ khí, 01 lò bánh mì, 1 lò bún, 259 cơ sở dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu của người dân địa phương, đã giải quyết được việc làm cho hàng ngàn
lao động. Có 05 bến xe hon đa khoảng 330 chiếc, 09 bến đò có 21 chiếc, nổi bật
nhất là khu vực chợ nổi thường xuyên có hơn 300 ghe lớn nhỏ mua bán, vào những
ngày tết nguyên đán lên đến khoảng 500 nghe. Các dịch vụ đưa rước khách bằng xe
hon đa, đò dọc…ngày càng phát triển.[58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65].
Nhìn chung, trên các cù lao nghiên cứu, người dân đã tận dụng những ngành
nghề truyền thống có tiềm năng của địa phương. Các cơ sở công nghiệp và TTCN
trên các xã cù lao chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có sự đầu tư đúng mức để thúc
đẩy phát triển. Thương mại và dịch vụ bước đầu phát triển với nhiều hình thức đa
dạng nhưng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường và khách du lịch.
3.2.2.3. Địa chính
Hiện trạng sử dụng đất trên các xã cù lao theo mục đích bao gồm 4 nhóm
chính: Đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất thổ cư, và đất chưa sử dụng, sông
rạch (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Cơ cấu các nhóm đất chính trên các Cù lao năm 2007
Loại đất Cù lao
An Bình
Cù lao
Dài
Cù lao
Mây
Tổng
cộng
Tổng diện tích tự nhiên (ha) 6.182,00 4.409,00 4.273,40 14.864,40
Đất nông nghiệp (ha) 3.960,58 2.513,20 2.538,43 9.012,21
Đất chuyên dùng (ha) 118,25 119,46 62,22 299,93
Đất thổ cư (ha) 255,99 140,24 111,88 508,11
Đất chưa sử dụng, sông rạch (ha) 1.847,18 1.636,10 1.560,87 5.044,15
(Nguồn: UBND các xã cù lao, 2007)
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu diện tích các nhóm đất chính (Đơn vị %)
33,93
2,02
60,633,42
Đất nông nghiệp (ha)
Đất chuyên dùng (ha)
Đất thổ cư (ha)
Đất chưa sử dụng, sông rạch.
Quỹ đất chưa sử dụng trên các cù lao chủ yếu là đất bãi bồi ven sông có tiềm
năng khai thác sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, hiện đã và đang được
các đối tượng sử dụng đất đưa vào nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả, cho nên có
thể nói 100% quỹ đất đã được khai thác và sử dụng. Trong đó, diện tích dành cho
nông nghiệp cao, chiếm 61% tổng diện tích tự nhiên (Bảng 3.3), điều này đã phản
ánh rõ nét về thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên các cù lao là dựa vào ngành
nông nghiệp là chủ yếu và trong đó tập trung vào phát triển các vườn cây ăn trái lâu
năm là một tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái trên các xã cù lao.
3.2.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Giao thông đường bộ trên các xã cù lao chủ yếu là giao thông
nông thôn, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã xây dựng đường
đan lưu thông xe hai bánh suốt hai mùa mưa nắng nối liền các ấp trong xã và đường
trãi nhựa nối liền các xã trên cù lao. Tổng chiều dài đường giao thông trên các cù
lao là 305,5 km, trong đó có 248,57 km đường liên ấp (cù lao Mây có 43,15 km, cù
lao Dài có 78,26 km, và cù lao An Bình có 127,16 km), 57,93 km đường liên xã và
hương lộ (cù lao Mây có 5,5 km, cù lao Dài có 16,98 km, và cù lao An Bình có
35,45 km). Ngoài ra, có Quốc lộ 57 đi qua cù lao An Bình trên dài 2,97 km nối liền
Vĩnh Long và Bến Tre. Nhìn chung, mạng lưới giao thông bộ trên các xã cù lao đã
phân bố đều khắp và có khả năng đáp ứng được việc đi lại của người dân.
Tuy nhiên, chất lượng đường giao thông chưa phát triển đồng bộ. Đường đan
còn hẹp (1,2 m – 1,5 m), chưa phủ hết các ấp trong xã, cần nâng cấp và mở rộng để
phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.
Giao thông thủy trên các xã cù lao chủ yếu bằng các phương tiện ghe máy, đò
chèo. Ngoài các trục giao thông chính như sông Hậu, sông Cổ Chiên, Sông Pang
Tra, trên cù lao Dài còn có các sông lớn như Cần Thư, Thanh Lương, Bình Thủy,
Cồn cỏ, Rạch Vọp, Cù lao Mây có các sông Phú Thạnh, Rạch Mái Dầm, Kinh
Xáng,…,cù lao An Bình có các sông Hòa Ninh, Kinh Mương Lộ, Rạch Cái Tài,
Rạch Vàm Bà Vú, sông Cái Muối…kết hợp với hệ thống sông rạch chằng chịt tạo
điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa ở địa phương và ra các khu vực xung
quanh và là điều kiện để nghiên cứu phát triển những loại hình dịch vụ du lịch trên
sông rạch.[58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65].
- Điện: Năm 2007, mạng lưới điện đã khép kín địa bàn các xã cù lao, trung
bình tỉ lệ hộ sử dụng điện trên 95% (Qưới Thiện 98,57%, Hòa Ninh 97%, Đồng Phú
95,17%, Lục Sĩ Thành 91,21%, Phú Thành 92,7%, An Bình 98%, Bình Hòa Phước
95,8%, Thanh Bình 98,0%). Còn một số ít hộ chưa vô điện là do nằm ngoài bán
kính 500 mét. Nhìn chung, nguồn điện đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội của địa phương.
- Nước: Người dân chủ yếu sử dụng nước sông rạch qua xử lý thông thường
như lắng phèn trong lu – bể chứa, dùng bột xử lý hoặc dùng cây nước bơm tay. Số
hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn phổ thông đạt 100%. Trên cù lao Mây, An
Bình đều có trạm cấp nước, nhưng quy mô còn nhỏ, số hộ sử dụng nước máy còn
rất ít khoảng 15,79 % (cù lao An Bình khoảng 23,10 %, cù lao Mây 9,99 %, cù lao
Dài 0,00%). Riêng cù lao Dài chưa có điều kiện xây dựng nhà máy nước. Hiện tại,
các xã cù lao cần đầu tư xây dựng thêm các nhà máy nước để đảm bảo cho nhu cầu
sử dụng nước sạch của người dân địa phương và du khách. Hiện nay, do việc sử
dụng hóa chất trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ven các
sông lớn, các bãi bồi, một phần do hoạt động nhiều của các loại tàu máy (đánh bắt
cá, khai thác cát…) là những nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước trên các xã cù lao.
- Bưu chính viễn thông: Đảm bảo yêu cầu thông tin liên lạc ở địa phương,
mạng lưới điện thoại ngày một phát triển.Thực hiện đề án tin học trong quản lý
hành chính cũng như đem tin học và dịch vụ internet vào đời sống cộng đồng dân
cư trên các xã cù lao đã bước đầu đem lại kết quả khả quan; Mỗi xã đều có bưu điện
văn hóa, bình quân tỉ lệ hộ sử dụng điện thoại cố định là 49,75% (cù lao Mây 35%,
cù lao Dài 45,5%, và An Bình khoảng 59,3%), các sóng di động phủ kín các xã cù
lao. Hệ thống thông tin liên lạc đã đảm bảo được nhu cầu của người dân địa phương
cũng như khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng trên các cù lao.
3.2.3. Văn hóa xã hội
- Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục trên các xã cù lao đã có những bước tiến đáng
kể về hệ thống trường lớp (Bảng 3.4). Huy động trẻ 05 tuổi vào mẫu giáo đạt trên
95%, trẻ 06 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, xét tuyển học sinh tốt nghiệp cấp I và cấp II từ
95 -100%. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, hoạt động của các Trung
tâm học tập cộng đồng ngày càng đi vào nề nếp. Thực hiện tốt việc đổi mới giáo
dục phổ thông, hưởng ứng cuộc vận động 04 không trong ngành giáo dục. Phần lớn
trường lớp được bê tông, ngói hóa, cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy và học.
Tuy nhiên, nhiều trường chỉ đảm bảo chổ dạy và học chưa có đủ chổ vui chơi giải
trí nhằm kết hợp giáo dục tri thức và thể chất cho học sinh. Hiện đang xây dựng 01
trường THPT Hòa Ninh ở xã Hòa Ninh, bắt đầu khai giảng từ năm học 2009 - 2010.
Bảng 3.4: Hệ thống trường lớp trên các cù lao nghiên cứu
Cấp học Số trường Số lớp Số giáo viên Số phòng học Số học sinh
Mầm non 8 69 76 47 1.982
Tiểu học 20 257 336 187 5.985
THCS 8 133 289 84 4.592
Tổng cộng 36 459 701 318 12.559
(Nguồn: UBND các xã cù lao, 2007)
- Y tế: Có sự kết hợp tốt giữa Đông và Tây y đáp ứng được nhu cầu chăm sóc
cho sức khỏe của nhân dân, tiêm chủng cho trẻ em đủ liều đạt 100%, giảm trẻ em
suy dinh dưỡng, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm…Năm 2007, khám và điều trị ban đầu cho 97.240 lượt người. Vận động nhân
dân đăng ký thực hiện những tiêu chí sức khỏe đến tất cả các hộ gia đình, thường
xuyên có những kế hoạch hỗ trợ bệnh nhân nghèo như: tặng quà, khám và điều trị
miễn phí, cấp thẻ bảo hiểm miển phí…Việc khám và điều trị, thái độ phục vụ nhân
dân của đội ngũ y, bác sĩ được nâng lên. Tất cả các xã đều có trạm y tế, các ấp đều
có tổ y tế góp phần phục vụ khá tốt công tác điều trị ban đầu cho nhân dân địa
phương. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sĩ vẫn còn thiếu
(Bảng 3.5), vẫn chưa đáp ứng tốt công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân và
khách du lịch khi đến nghỉ dưỡng trên các cù lao. Trung bình 01 bác sĩ cho 10.864
người dân.
Bảng 3.5: Hệ thống cơ sở y tế trên các cù lao nghiên cứu
Các cù lao An Bình Cù lao Dài Cù lao Mây Tổng cộng
Trạm y tế 4 2 2 8
Phòng bệnh 32 11 15 58
Giường bệnh 30 16 16 62
Số Bác sĩ 4 2 2 8
Số Y sĩ 13 4 4 21
Số dược sĩ 5 0 2 7
Số dược tá 2 2 0 4
Số lương y 4 2 2 8
Phòng thuốc nam 4 2 2 8
(Nguồn: UBND các xã cù lao, 2007)
- Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao: Thực hiện cuộc vận động toàn dân xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đến nay tất cả các ấp đã thực hiện và có
khoảng 98% hộ đăng ký tham gia. Thường xuyên duy trì các hoạt động của nhà văn
hóa các xã, trạm truyền thanh ở các ấp đảm bảo thông tin kịp thời các chủ chương
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Hàng năm, đều có tổ chức hội thao
như bóng đá mini, bóng chuyền, cầu lông, giao lưu văn nghệ nhân các ngày lễ lớn.
Tổ chức thi hát Karaokê giữa các xã cù lao, tiếng hát nông dân, trên các cù lao có 8
đội ca tài tử với khoảng 50 thành viên tham gia phục vụ nhân dân địa phương trong
các ngày lễ tết và thường xuyên phục vụ du khách ở các điểm du lịch sinh thái, đặc
biệt vẫn duy trì được các lễ hội ở đình làng, chùa chiền. Tuy nhiên, các phong trào
chưa sâu rộng, công tác xã hội hóa còn hạn chế, cơ sở vật chất, sân bãi, phương tiện
phục vụ vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân còn thiếu thốn, chưa đáp ứng
yêu cầu trong phát triển văn nghệ, thể dục, thể thao hiện nay.
3.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên trên các xã cù lao
3.3.1. Khí hậu – Thời tiết
Khí hậu có thể xem là thành phần tự nhiên quan trọng, có ý nghĩa đối với sự
phát triển du lịch. Các cù lao nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình, có
chung một đặc điểm khí hậu nóng ẩm quanh năm và tương đối ổn định, hàng năm
có hai mùa mưa nắng rõ rệt với sự phân hóa các đặc tính nhiệt độ, lượng mưa, độ
ẩm và thoát hơi nước.
- Ẩm độ: Ẩm độ không khí qua các tháng trong năm biến thiên từ 74 – 85%,
bình quân từ 82 - 83%, ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 7 đến tháng
10 dương lịch giá trị trung bình 86 - 87 % và thấp nhất là vào tháng 1 đến tháng 3
dương lịch ẩm độ trung bình 76 - 77% (Bảng 3.6)
Bảng 3.6: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
2005 78 78 74 74 80 83 85 84 85 84 83 80 81
2006 79 75 78 78 81 86 85 86 86 84 81 79 82
2007 79 78 79 78 85 85 86 87 86 86 81 83 83
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long, 2007)
- Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bức xạ quang hợp trong năm là 79.560
kcal/m2. Bức xạ quang hợp trong tháng là 6.630 cal/m2. Ngày có lượng bức xạ thấp
nhất cũng đạt trên 170 cal/cm2/ngày. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt
2.181– 2.676 giờ/năm, số giờ nắng bình quân trong ngày là 7,5 giờ, số giờ nắng
trung bình trên tháng trong mùa khô đạt trên 250 giờ/tháng và vào mùa mưa dao
động từ 170 – 207 giờ/tháng.
Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển về nông nghiệp
trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.[51], [54], [56].
- Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của các cù lao khá lớn, khoảng 1.400 –
1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi vào các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến
tháng 4 dương lịch) khoảng 116 – 179 mm/tháng. Mùa khô đạt khoảng 4 – 6
mm/ngày, mùa mưa đạt khoảng 3 mm/ngày.[52], [55], [57].
- Nhiệt độ:
Chế độ nhiệt tương đối cao và khá điều hòa, nhiệt độ trung bình cả năm từ
27– 28 oC, không có tháng nào nhiệt độ xuống thấp hơn 19 oC. Nhiệt độ tối cao 37,2
oC, nhiệt độ tối thấp 19,4oC. Biên độ nhiệt trong năm thấp nhưng biên đ._.khô, cá đồng…). Chợ Nổi có lượng ghe
trung bình khoảng 200 chiếc neo đậu, bán chủ yếu các loại hàng tươi sống. Chợ Nổi
trên sông tấp nập suốt ngày đêm. Ban đêm Chợ Nổi lại dùng đèn bình thấp sáng để
buôn bán. Nhìn từ xa chợ như một thành phố trên sông. Điểm đặc biệt của Chợ Nổi
là hàng gì thì treo vào cây sào tre cặm trước mũi ghe với chiều cao chừng 2- 3 m,
ghe bán củ cải treo củ cải, bán củ sắn treo củ sắn, bán bắp cải thì treo bắp cải, khi
hết hàng thì hạ sào xuống. Thịt cá có xuồng nhỏ chèo dòng dòng theo ghe lớn bán.
Những người dân sinh ra và lớn lên tại tại dòng sông thuộc vùng đất Trà Ôn rất
tự hào về chợ nổi quê mình. Tuổi thơ của họ đã gắn với chợ nổi. Dòng sông và chợ
nổi đã trở nên thân thương. Đó là món quà quí mà thiên nhiên đã tặng cho người
dân Trà Ôn. Các sản phẩm cây ăn trái bán trên chợ nổi đối với họ hiện nay là sản
phẩm rất đẹp để phục vụ cho du lịch. Đây là một thứ vẻ đẹp tiềm ẩn mà chúng ta
chưa khám phá.
Khi Bình Minh sẽ trở thành thị xã, Cần Thơ là thành phố lớn trực thuộc trung
ương và Chợ nổi Trà Ôn chỉ cách Bình Minh khoảng 15 km, và Cần Thơ khoảng 20
km, khi hàng hóa phát triển, dịch vụ, du lịch khu vực này mạnh lên, chợ Trà Ôn
cũng có ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực và chợ sẽ sung túc hơn. Vì lẽ đó Chợ
Nổi Trà Ôn cần sớm được quy hoạch định hình, khẳng định ưu điểm của Chợ Nổi.
Chính Chợ nổi là nơi chuyển hàng hóa nhanh, nhất là hàng nông sản tươi sống ở
trong khu vực, vì ở đây rất thuận lợi cho giao thông thủy đi khắp các vùng, là đường
huyết mạch từ TP.HCM xuống tới Cà Mau. Bên cạnh, Trà Ôn cần tập trung khai
thác tiềm năng du lịch sinh thái vườn trên cù lao Mây kết hợp với Chợ Nổi để giới
thiệu với du khách về vùng nước thanh bình, vườn cây sum suê trĩu quả làm sống
lại nét văn hóa vùng sông nước. Chợ nổi đã trở thành một nét đặc sắc không thể
thiếu trong đời sống cộng đồng ở đất Phương Nam. Đồng thời phải chú ý nhiều đến
về vấn đề môi trường và trật tự an toàn giao thông đường thủy ở khu vực chợ
nổi.[10], [85].
Phụ lục 8
MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI ĐIỂN HÌNH TRÊN CÁC CÙ LAO
8.1. Du lịch trang trại Vinh Sang
Đến Vinh Sang du khách có thể tham quan vườn cây trái với nhiều loại đặc
sản, câu cá sấu, cưỡi đà điểu. Đặc biệt là các hoạt động chèo xuồng, giăng lưới, chài
cá hoặc tát ao bắt cá...những con cá nước ngọt tươi rói sẽ càng hấp dẫn hơn khi du
khách tự tay mình chế biến món cá nướng thưởng thức ngay tại vườn cùng với rượu
nếp nguyên chất hoặc rượu Đào Tiên, hoà mình vào nếp sông dân dã của người dân
miền sông nước, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà
qua loại hình Đờn ca tài tử, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách cảm giác thoải mái
giữa một không gian thật An Bình. Nghỉ qua đêm tại Vinh Sang với các phòng trên
bè nổi trên sông.
Tại du lịch Vinh Sang, du khách còn có thể tham gia vào các hoạt động khác
như: Tắm sông - trượt nước, các bạn trẻ có thể đi xe đạp dạo quanh đường làng
xuyên qua những vườn cây trái trên Cù lao An Bình. Bên cạnh đó, du khách còn
được cưỡi ngựa quanh bờ hồ, đạp vịt trong ao và du khách còn có thể chụp được
những tấm hình trong trang phục vua chúa làm kỷ niệm...Từ du lịch Vinh Sang, du
khách đi bằng tàu du lịch vào sâu trong các con rạch nhỏ, tham quan những làng
nghề truyền thống nổi tiếng của miệt vườn Nam Bộ nằm ven sông. Du khách được
thưởng ngoạn nghề làm kẹo dừa truyền thống của người dân cù lao An Bình tại khu
du lịch Vinh Sang, thưởng thức những viên kẹo dừa thơm ngọt. Về món ăn, du
khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản như: Cá lóc nướng rơm, cá điêu
hồng gói giấy bạc và nướng lá chuối, heo sữa quay lu, bánh xèo... Nhưng độc đáo
nhất là các món ăn ở trang trại mang tính hoang dã như: Đà điểu nướng xiên, đà
điểu lúc lắc, heo mọi quay lu... Du khách còn có thể mua quà lưu niệm như: Bộ tách
trà, túi da, trứng đà điểu và một số sản phẩm đặc trưng của các tỉnh ĐBSCL... Đặc
biệt, những sản phẩm này được làm từ sơ dừa, da đà điểu và da cá sấu. Đây là khu
du lịch khá quy mô và độc đáo giữa Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, diện
tích khuôn viên còn hẹp (2,2 ha) và đường đến trang trại Vinh Sang còn lắm khó
khăn. Đến Vĩnh Long, phải qua phà An Bình, chạy xe máy trên con đường xi-măng
hẹp và quanh co. Đường thủy phải đi đò rất tốn kém. Nếu như khắc phục được
nhược điểm này, khu du lịch Vinh Sang sẽ ngày càng phát huy thế mạnh bởi các trò
chơi cảm giác mạnh như: cưỡi đà điểu và câu cá sấu.[80], [90].
8.2. Du lịch sinh thái Sông Tiền
Du khách sẽ được thư giãn khi thả bộ tham quan vườn cây trái xanh ngát , trĩu
quả với đủ loại như: Nhãn, xoài, chôm chôm, các loại mận…cho trái quanh năm và
tận hưởng không khí trong lành của vùng sông nước miệt vườn. Du khách có thể
câu cá, nghe đờn ca tài tử và thưởng thức những món ăn dân dã miệt vườn hấp dẫn
“không thể quên” như: Cá rô chiên xù, lẩu canh chua bông so đũa, bông điên điển,
ốc nướng tiêu, cá hấp bầu... và uống chút rượu làng quê để giữ gìn bản sắc văn hóa
truyền thống. có cá tai tượng chiên xù trứ danh, được khách ngợi khen nhờ chén
mắm nêm mà vợ anh Tám Tiền phải cố gắng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua
từng "đời" thực khách, pha chế sao cho đủ vị chua, ngọt, mặn, cay một cách hài
hòa. Chị còn một món "độc": cá lóc nướng trui bằng gáo dừa cá có màu vàng, rất
thơm ngon. Du khách cũng có thể nghỉ đêm trong những chòi lá ẩn mình trong
vườn cây trái.[82], [87].
8.3. Du lịch sinh thái An Bình
Điểm du lịch sinh thái An Bình chỉ 1,8 ha nhũng cách bố trí nhà khách trên ao
dưới những vòm cây cho ta cảm giác rất thoáng mát, đến đây khách có thể mua quà
lưu niệm, câu cá sấu, cá nước ngọt và nghỉ trưa. Đặc biệt là ngồi ngắm cảnh sông
Tiền, nhâm nhi vài ly rượu với những món rất dân dã như: Cháo hến, ốc đắng cuốn
bánh tráng, dừa nạo và rau thơm, gỏi trái cóc, canh chua cá rô, cá lóc hấp bầu, cá
lóc nướng trui... Các món ăn này "càng dân dã" hơn khi khách được tham dự vào
một vài công đoạn như: tự câu cá, hái rau, bắt ốc...[87]
8.4. Du lịch sinh thái Mười Đậy
Đặc trưng là nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hòa, phía sau nhà là vườn
nhãn, bưởi, mận, sapôchê... Nhà được các công ty du lịch chọn là nơi phục vụ khách
du lịch ăn trưa và nghỉ đêm. Du khách được ngủ trên chiếc ghế bố trong những căn
phòng thoáng mát chung với chủ nhà.
8.5. Du lịch sinh thái Ba Hùng
Với định hướng trồng cây đặc sản: Cam, bưởi, sầu riêng, chôm chôm, xoài,
nhãn cùng nhiều loài cây, hoa cảnh, và hệ thống nhà nghỉ biệt lập bằng tranh, tre,
nứa lá giữa vườn cây đặc sản. Có khoảng 35 chiếc xe đạp địa hình cho du khách
thuê đi thăm cù lao.
8.6. Vườn hoa kiểng Bác Sáu Giáo
Vườn bác Sáu Giáo, nằm bên bờ rạch Cái Muối. Bác Sáu Giáo là một nghệ
nhân cây cảnh, tạo dáng nghệ thuật bonsai ít ai bì kịp. Không du khách nào đến
vườn bác Sáu mà không ghi lại một vài tấm ảnh bên những cây cảnh quý hiếm đầy
tính nghệ thuật. Đây cũng là một nét khá đặc sắc thu hút du khách đến với vườn
Vĩnh Long. Cùng với hàng trăm loại cây cảnh: Mai vàng, mai chiếu thủy, lài...,
xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng.
8.7. Cơ sở sản xuất cây giống và du lịch sinh thái Tám Hổ
Một khu vườn rộng gần 2 ha, được trồng đủ các loại cây ăn trái để có đủ trái
cây phục vụ khách tham quan bốn mùa. Cây ăn trái tại khu vườn này được lai
giống, ươm mầm bởi một số nông dân nhiều kinh nghiệm làm vườn. Do đó, vườn
ông Tám chẳng những có được nhiều loại trái cây ngon phục vụ du khách, cung cấp
cây giống tốt cho các nhà vườn trong vùng, mà nơi đây thường được chọn làm điểm
giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa nhà nông và nhà sản xuất trong khu vực. Du
khách đến đây có thể vừa ăn trái cây, vừa uống “rượu đào ông Hổ” và trao đổi kỹ
thuật nhân giống, trồng và chăm sóc các giống cây đặc sản.
8.8. Nhà cổ Cai Cường
Là một trong những điểm đến hấp dẫn của tua du lịch miệt vườn An Bình.
Ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp đầu thế kỷ XIX, xây dựng trên nền cẩn
đá xanh nguyên khối vững chãi. Ngôi nhà đã hơn 100 năm tuổi, nhưng nhờ con
cháu trân trọng giữ gìn nên vẫn còn nguyên vẻ đẹp kiến trúc ban đầu. Nhà có 3
gian, bề ngang 15 mét với các hàng cột tròn. Hàng cột chính cao tới 6 m. Kiến trúc
bên ngoài ngôi nhà được sử dụng vật liệu tinh xảo của Pháp và một số nước châu
Âu khác. Thiết kế nội thất theo kiểu Đông Phương, rất cầu kỳ và lộng lẫy. Bao bọc
xung quanh ngôi nhà là vườn nhãn xanh tươi. Trong vườn nhãn có nhiều nhà mát
cho khách nghỉ ngơi, ăn trưa; có gian triển lãm nông cụ làm lúa nước, đánh bắt thủy
sản của người dân ĐBSCLtừ xưa đến nay. Du khách ngồi trong nhà cổ mát rượi,
vừa nhâm nhi tách trà, thưởng thức trái cây vừa nghe đờn ca tài tử. Khách ngẫu
hứng có thể tham gia ca hát cùng với những nghệ sĩ miệt vườn.[8], [83], [84].
Phụ lục 9
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẢNH QUAN TRÊN CÁC CÙ LAO
Hình 9.1: Nhà nghỉ đêm của chú Ba Hùng ẩn mình trong vườn cây trái
Hình 9.2: Homstay dạng nhà xưa của chú Ba Lình
Hình 9.3: Homestay trên sông của chú Mười Đậy
Hình 9.4: Du khách tham quan sông nước miệt vườn
Hình 9.5: Vườn hoa kiểng nhà ông Sáu Giáo
Hình 9.6: Du khách tham quan cơ sở sản xuất giống Tám Hổ
Hình 9.7: Du khách nghe đàn ca tài tử ở nhà xưa Cai Cường
Hình 9.8: Điểm du lịch sinh thái Mai Quốc Nam 2
Hình 9.9: Nhà khách trên ao vườn ở điểm DLST An Bình
Hình 9.10: Du khách câu cá sấu ở khu du lịch trang trại Vinh Sang
Hình 9.11: Mô hình đặt vó trên sông rạch
Hình 9.12: Chùa Tiên Châu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia
Hình 9.13: Đình Hậu Thạnh di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Hình 9.14: Đình Hòa Ninh di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Hình 9.15: Nuôi ong mật trong vườn nhãn ở cù lao An Bình
Hình 9.16: Người dân cù lao Dài thu hoạch cây lác
Hình 9.17: Người dân cù lao Dài với chiếc máy se lõi sợi lác
Hình 9.18: Người dân làng nghề dệt chiếu trên cù lao Dài
Hình 9.19: Người dân cù lao cúng đình Hình 9.20: Làm bánh tráng cù lao Mây
Hình .21: Chợ nổi Trà Ôn
Phụ lục 10
DANH MỤC THỰC VẬT GHI NHẬN ĐƯỢC TRÊN CÁC CÙ LAO NGHIÊN CỨU
10.1. Thực vật trồng
S
TT Họ Tên khoa học Tên Việt Nam
Số
lượng
hiện
diện
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Acanthaceae Peristrophe bivalvis (L.) Merr. Lá cẩm -
2 Acanthaceae Thunbergia grandiflora Roxb. Cát đằng -
3 Agavaceae Agave americana L. var. marginata Bail. Thùa Mỹ -
4 Agavaceae Cordyline fruticosa (L.) var.Tricolor Hort. Huyết dụ đỏ +
5 Agavaceae Dracaena fragrans var. massangeana Hort. Phất vụ thơm +
6 Agavaceae Dracaena sanderiana forma virescens Hort. Phất vụ xanh -
7 Agavaceae Sanseviera hyacinthoides (L.) Druce. Lưỡi cọp vằn -
8 Agavaceae S. trifasciata var. hahnii Hort. Lưỡi mèo -
9 Agavaceae S. zeylanica Willd. var. laurentii Hort Lưỡi cọp mép vàng -
10 Amaranthaceae Amaranthus tricolor L. var. splendenss Bail. Dền lửa -
11 Amaranthaceae Celosia argentea L. Mào gà đuôi lương +
12 Amaranthaceae C. cristata L. Mào gà đỏ +
13 Amaranthaceae C. cristata (L.) forma plumosa (Voss.) Bakh. Mào gà tua -
14 Amaranthaceae Gomphrena globosa L. Nở ngày +
15 Amaryllidaceae Crinum asiaticum L. Đại tướng quân +
16 Amaryllidaceae Hippeastrum equestre Herb. var. splenders Hort. Lan huệ đỏ -
17 Amaryllidaceae H. equestre Herb. var. Fulgidum Hort. Lan huệ vàng cam -
18 Ancardiaceae Anacardium occidentale L. Đào lộn hột -
19 Anacardiaceae Mangifera indica L. Xoài +++
20 Anacardiaceae Spondias cytherea Sonn Cóc ++
21 Annonaceae Annona muricata L. Mãng cầu xiêm +
22 Annonaceae A. squamosa L. Mãng cầu ta -
23 Annonaceae Cananga odorata (Lamb.) Hook. f. & Thoms. Hoàng Lan -
24 Annonaceae Polyalthia longifolia (Lam.) Hook. f. Var. Pendula. Huyền diệp -
25 Apiaceae Apium graveolens L. Rau cần tây +
26 Apiaceae Centella asiatica (L) Urb Rau má *
27 Apiaceae Eryngium foetidum L. Ngò tây ++
28 Apocynaceae Adenium obesum Roem. et Sch. Sứ thái -
29 Apocynaceae Allamanda cathartica L. Huỳnh anh +
30 Apocynaceae Cascabella thevetia (L.) Lippold. Thông thiên +
31 Apocynaceae Catharanthus roseus L. G. Don. Dừa cạn +
32 Apocynaceae Nerium oleander L. Trước đào +
33 Apocynaceae Plumeria acutifolia (Ait.) Woods. Sứ cùi -
34 Apocynaceae P. obtusum L. Đại lá tà -
35 Apocynaceae Tabernaemontana coronaria (Jacq.) Wild. Ngọc bút +
36 Apocynaceae Wrightia religiosa (Teisjm. &Binn.) Hook.f. Mai chấn thủy +
37 Araceae Alocasia odora C. Koch. Bạc hà ++
38 Araceae Caladium bicolor (Ait.) Vent. Môn đốm -
39 Araceae Dieffenbachia amoena Hort. Dumbanne. Môn trường sinh +
40 Araceae D. seguinae (Jacq.) Shott. Môn trường sinh xanh +
41 Araceae Epipremnum pinnatum (L.) Engler cv. Aureum Nichols. Trầu bà vàng -
42 Araceae Spathiphyllum patinii N. E. Br. Bạch phiến -
43 Araceae Zamioculcas zamiiforlia (G. lodd) Engler. Kim phát tài +
44 Araliaceae Polycias filicifolia Balf . Đinh lăng lá ráng +
45 Araliaceae P. serrata Balf. Đinh lăng răng +
46 Asparagaceae Aspagarus plumosus Bak. Thủy tùng -
47 Asteraceae Cosmos sulphureus Cav. Cúc chuồn ++
48 Asteraceae Enydra fluctuans Lour. Rau ngổ +
49 Asteraceae Gerbera jamesonii Hook Cúc đồng tiền +
50 Asteraceae Helianthus annuus L. Hướng dương -
51 Asteraceae Lactuca sativa L. Xá lách +
52 Asteraceae Tagetes erecta L. Vạn thọ nhật ++
53 Asteraceae Tithonia tagetiflora Desv. Sơn quì lá tròn -
54 Balsaminaceae Impatiens balsamina L. Móng tay +
55 Bassellaceae Bassella rubra L. Mồng tơi +
56 Bignoniaceae Crescentia cujete L. Đào tiên -
57 Bignoniaceae Pachyptera hymenaea (DC.) Gentry Ánh hồng -
58 Bignoniaceae Spathodea campanulata P. Beauv. Hoa chuông đỏ -
59 Bixaceae Bixa orellana L. Điều nhuộm -
60 Bombacaceae Ceiba pentandra (L.) Gaertn Gòn +
61 Bombacaceae Durio zibethinus Murr. Sầu riêng +++
62 Boraginaceae Cordia latifolia Roxb. Lá trắng -
63 Brassicaceae Brassica campestris L. Cải dưa -
64 Brassicaceae B. chinensis L. Cải bẹ trắng -
65 Brassicaceae B. oleracea L. Cải bẹ dúng -
66 Brassicaceae B. oleraceae (L.) var. capitata L. Bắp cải -
67 Brassicaceae B. integrifolia (Willd.) O.F. Schultz. Cải ngọt +
68 Brassicaceae Raphanus sativus (L.) Var. longipinnatus Bail. Củ cải +
69 Bromeliaceae Ananas comosus (L.) Merr. Thơm +
70 Cactaceae Cereus peruvianus (L.) Mill. Nọc trụ -
71 Cactaceae Hylocereus undatus (Haw.) Britt & Rose. Thanh long -
72 Cactaceae Nopalea cochenellifera (L.) Salm – Dyck. Tay cùi -
73 Cannaceae Canna edulis Ker. Chuối củ -
74 Cannaceae C. generalis Bail. Ngải hoa +
75 Cannaceae C. glauca Rosc. Ngải hoa vàng -
76 Cannaceae C. silvestris Rosc. Ngải hoa đỏ -
77 Caricaceae Carica papaya L. Đu đủ ++
78 Casuarinaceae Casuarina equisetifolia J.R & G. Fost. Phi lao -
79 Commelinaceae Tradescentia discolor L’ Hérit Lẻ bạn -
80 Combretaceae Quisqualis indica L. Sử quân tử -
81 Combretaceae Terminalia catappa L. Bàng biển ++
82 Convolvulaceae Ipomaea aquatica Forssk. Rau muống *
83 Convolvulaceae I. batatas (L.) Lamk. Khoai lang *
84 Convolvulaceae I. quamoclit L. Tóc tiên -
85 Crassulaceae Kalanchoe blossfieldiana Poelln. Trường sinh xuân +
86 Crassulaceae K. pinnata (Lamk.) Oken. Thuốc bỏng +
87 Cucurbitaceae Benincasia hispida (Thunb.) Cogn. In DC. Bí đao -
88 Cucurbitaceae Citrullus lanatus (Thunb.) Mats. & Nak. Dưa hấu -
89 Cucurbitaceae Cucumis sativus var. conomon (Thunb.) Mak. Dưa gang -
90 Cucurbitaceae Cucurbita pepo L. Bí ngô -
91 Cucurbitaceae Lagenaria siceraria (Mol.) Stadley. Bầu +
92 Cucurbitaceae L. siceraria (Mol.) Stadley. Var. siceraria. Bầu hình bầu -
93 Cucurbitaceae Luffa cylindrica (L.) M.J. Roem. Mướp hương +
94 Cucurbitaceae Momordica charantica L. Khổ qua +
95 Cucurbitaceae M. cochinchinensis (Lour.) Spreng. Gấc -
96 Cupressaceae Cupressus lusitanica Mill. Tùng mốc -
97 Cupressaceae Sabina chinensis (L.) Antoine. Tùng xà -
98 Cupressaceae Thuja orientalis L. Trắc bá diệp -
99 Cycadaceae Cycas pectinata Griff. Thiên tuế +
100 Cyperaceae Cyperus involucratus Poiret. Thủy trúc -
101 Dioscoreaceae Dioscorea alata L. Khoai ngọt -
102 Dioscoreaceae D. esculenta (Lour.) Burk. Khoai từ -
103 Dipterocarpaceae Dipterocarpus alatus Roxb. Dầu rái -
104 Dipterocarpaceae Hopea odorata Roxb. Sao đen -
105 Elaeocarpaceae Muntingia calabura L. Trứng cá +
106 Euphorbiaceae Acalypha hispida Burm .f. Tai tượng đuôi chồn -
107 Euphorbiaceae A. siamensis Oliv. ex Gage Trà hàng rào ++
108 Euphorbiaceae A. wilkesiana Muell. Arg. Tai tượng trổ -
109 Euphorbiaceae Baccaurea ramiflora Lour. Dâu ta +
110 Euphorbiaceae Codiaeum variegatum var. pictum Muell. Arg. Ngũ sắc +
111 Euphorbiaceae Euphorbia antiquorum L. Xương rồng +++
112 Euphorbiaceae E. milii Ch. des Moulins. Xương rắn ++
113 Euphorbiaceae E. pulcherrima Willd. Ex Klotzch. Trạng nguyên +
114 Euphorbiaceae Excoecaria cochinchinensis Lour. Đơn lá đỏ -
115 Euphorbiaceae Hura crepitans L. Mã đậu +
116 Euphorbiaceae Jatropha multifida L. Bạch phụ -
117 Euphorbiaceae J. podagrica Hook. f. Dầu lai có củ -
118 Euphorbiaceae J. pandurifolia Andr. Dầu lai lá đơn -
119 Euphorbiaceae Manihot esculenta Crantz. Khoai mì +
120 Euphorbiaceae Pedilanthus tithymaloides cv. variegatus. Hort. Cẩm thạch -
121 Euphorbiaceae Phyllanthus acidus (L.) Skeels. Chùm ruột +
122 Euphorbiaceae Sauropus androgynus (L.) Merr. Bồ ngót +++
Fabaceae
123 H/P Mimosoideae Calliandra emarginata Benth. Kiều hùng chót lõm -
124 H/P Mimosoideae Neptunia oleracea Lour. Rau nhúc ++
125 H/P Mimosoideae Pithecellobium dulce (Roxb) Benth. Me keo -
126 H/P Mimosoideae Samanea saman (Jacq.) Merr. Còng ++
127 H/p Caesalpinioideae Bauhinia purpurea L. Móng bò đỏ -
128 H/p Caesalpinioideae Cassia fistula L. Bò cạp nước +
129 H/p Caesalpinioideae C. grandis L.f. Ô môi -
130 H/p Caesalpinioideae C. splendida Vogel. Muồng vàng +
131 H/p Caesalpinioideae C. surattensis Burm. f. Muồng biển +
132 H/p Caesalpinioideae Caesalpinia pulcherrima (L.) Sw. Kim phượng -
133 H/p Caesalpinioideae Delonix regia (Hook.) Raf. Phượng vĩ -
134 H/p Caesalpinioideae Tamarindus indica L. Me +
135 H/p Papilionoidae Arachis hypogea L. Đậu phọng -
136 H/p Papilionoidae Erythrina orientalis (L.) Murr. Vông nem +
137 H/p Papilionoidae Pachyrrhizus erosus (L.) Urban. Củ sắn ++
138 H/p Papilionoidae Phaseolus aureus Roxb. Đậu xanh +
139 H/p Papilionoidae Phaseolus vulgaris L. Đậu ve +
140 H/p Papilionoidae Sesbania grandiflora (L.) Pers. So đũa ++
141 H/p Papilionoidae
Vigna unguiculata (L.) Waip. subsp. Sesquipedalis (L.)
Verde.
Đậu đũa +
142 Guttiferae Calophyllum inophyllum L. Mù u +
143 Guttiferae Garcinia mangostana L. Măng cụt ++
144 Heliconiaceae Heliconia bihai (L.) Sweet. Chuối tràng pháo -
145 Heliconiaceae H. psittacorum Sesse & Moc. Mỏ két +
146 Lamiaceae Coleus amboinicus Lour. Húng chanh -
147 Lamiaceae C. blumei Benth. Tía tô cảnh +
148 Lamiaceae Leonurus artemisia (Lour.) Hu. Ích mẫu -
149 Lamiaceae Mentha aquatica L. var. aquatica. Húng lũi +
150 Lamiaceae M. arvensis L. var. Javenica (Bl.) Hook.f. Húng cây +
151 Lamiaceae Ocimum basilicum L. Húng quế ++
152 Lamiaceae Orthosiphon stamineus Benth. Râu mèo -
153 Lauraceae Persea americana Mill. Bơ -
154 Limnocharitaceae Limnocharis flava (L.) Buch. Cù nèo ++
155 Liliaceae Allium fistulosum L. Hành hương +
156 Liliaceae A. odorum L. Hẹ +
157 Lythraceae Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. Bằng lăng tím -
158 Malpighiaceae Malpighia glabra L. Xơ ri +
159 Malvaceae Abelmoschus esculentus (L.) Moench. Đậu bắp +
160 Malvaceae Hibiscus rosa-sinensis L. Dâm bụt +++
161 Malvaceae H. schizopetalus (Mast.) Hook.f. Bụp rìa -
162 Malvaceae H. syriacus L. Bụp xi ri -
163 Malvaceae Malvaviscus arboreus var. penduliflorus (DC.) Schery. Bụp giàn xay +
164 Marantaceae Calathea allovia Lindl. Củ lùn +
165 Meliaceae Lansium domesticum Hiern. var. langsat Jack. Bòn bon ++
166 Meliaceae Melia azedarach L. Xoan +
167 Menispermaceae Cyclea peltata (Lamk.) Hook & Thomps. Dây sâm -
168 Moraceae Artocarpus altilis (Park.) Fosb. Sa kê +
169 Moraceae A. heterophyllus Lamk. Mít ++
170 Moraceae Ficus elastica Roxb. Đa búp đỏ -
171 Moraceae F. racemosa L. Sung +
172 Moraceae F. religiosa L. Bồ đề -
173 Musaceae Musa spp. Chuối các loại *
174 Myrtaceae Callistemon citrinus (Curtis.) Skeels. Tràm liểu -
175 Myrtaceae Eucalyptus camaldulensis Dehnhart. Bạch đàn đỏ +
176 Myrtaceae Melaleuca cajuputi Powel. Tràm -
177 Myrtaceae Psidium guiava L. Ổi +++
178 Myrtaceae Syzygium semarangense (Bl.) Merr. & Perry. Mận +++
179 Nelumbonaceae Nelumbo nucifera Gaertn. Sen -
180 Nyctaghinaceae Bougainvillea spectabilis Willd. Bông giấy +++
181 Nymphaeaceae Nymphaea rubra Roxb. ex Salisb. Súng đỏ +
182 Ochnaceae Ochna atropurpurea DC. Mai đỏ +
183 Ochnaceae O. integerrima (Lour.) Merr. Mai vàng +++
184 Oxalidaceae Averrhoa carambola L. Khế +
185 Oxalidaceae A. bilimbi L. Khế tàu +
186 Palmae Areca catechu L. Cau +
187 Palmae Chrysalidocarpus lutescens Wendl. Cau vàng +
188 Palmae Cocos nucifera L. Dừa +++
189 Palmae Cyrtostachys lakka Becc. Cau đỏ bẹ +
190 Palmae Dypsis pinnatifrons Mart. Cau tua +
191 Palmae Hyophorbe lagenicaulis (H. amaricaulis Mart.) Cau sâm banh +
192 Palmae Licuala grandis H. Wendl. Mật cật to -
193 Palmae Livistona saribus (Lour.) Merr. Ex Chev. Kè nam -
194 Palmae Nypa fruticans Wurrnb. Dừa nước +++
195 Palmae Veitchia merrilli H. Wendl. Cau trắng +
196 Pinaceae Araucaria columnaris (G. Fortst.) Hook. Vương tùng -
197 Piperaceae Piper betle L. Trầu +
198 Piperaceae P. lolot C. DC. Lá lốt +
199 Piperaceae P. nigrum L. Tiêu +
200 Poaceae Bambusa blumeana Schultes. Tre gai -
201 Poaceae B. variabilis Munro. Tầm vong -
202 Poaceae B. vulgaris Schrader & Wendl. Tre mở -
203 Poaceae Cymbopogon citratus (DC.) Stapf. Sả ++
204 Poaceae Dendrocalamus asper (Schult.) Back. Ex Heyne. Tre mạnh tông -
205 Poaceae Saccharum officinarum L. Mía +++
206 Poaceae Schizostachyum blumei Ness. Trúc -
207 Poaceae S. chilianthum Kurz. Tre lục bình -
208 Poaceae Zea mays L. Bắp +
209 Polygonaceae Antigonon leptopus Hook . & Arn. Tigôn +
210 Polygonaceae Polygonum odorarum Lour. Rau răm ++
211 Portulacaceae Portulaca grandiflora Hook. Mười giờ ++
212 Punicaceae Punica granatum L. Lựu -
213 Rosaceae Rosa chinensis Jacq. Hoa hồng -
214 Rubiaceae Ixora coccinea L. Trang đỏ +
215 Rubiaceae I. coccinea Trang lùn +
216 Rubiaceae I. finlaysoniana Wall. Trang trắng +
217 Rubiaceae I. macrothyrsa (Teijsm. & Binn.) F. Moore. Trang đỏ to +
218 Rubiaceae I. stricta Roxb. Trang vàng +
219 Rubiaceae Morinda citrifolia L. var bracteata Hook.f. Nhàu +
220 Rubiaceae Mussaenda philippica A. C. Rich var. aurorae. Hort. Bướm bạc philippin. -
221 Rutaceae Citrus aurantifolia (Christm. & Panz.) Sw. Chanh ta +++
222 Rutaceae C. grandis (L.) Osb. var. grandis. Bưởi *
223 Rutaceae C. grandis var. Racemosa (Roem) B.C Bưởi đắng -
224 Rutaceae C. hystrix DC. Trúc -
225 Rutaceae C. nobilis Lour. var. nobilis. Cam sành +++
226 Rutaceae Citrifortunella microcarpa (Bunge.) Wijnands. Tắc +
227 Rutaceae Feroniella lucida (Scheff.) Sw Cần thăng -
228 Rutaceae Murraya paniculata (L.) Jack. Nguyệt quế -
229 Rutaceae Triphasia trifolia (Burm. F.) P. Wils. Kim quít ++
230 Sapindaceae Dimocarpus longan Lour. Nhãn *
231 Sapindaceae Nephelium lappaceum L. Chôm chôm +++
232 Sapotaceae Chrysophyllum cainito L. Vú sữa +
233 Sapotaceae Manilkara achras (Mill.) Fosb. Xa bô chê +
234 Sapotaceae Pouteria zapota (Jacq.) Moore & Stearn. Lê ki ma -
235 Saururaceae Houttuynia cordata Thunb. Giấp cá +++
236 Scrophulariaceae Limnophila chinensis (Osb.) Merr. Rau om Trung quốc -
237 Solanaceae Capsicum frutescens L. var. microcarpum (DC.) Bail. Ớt hiểm ++
238 Solanaceae C. frutescens L. var. acuminatum Bail. Ớt sừng trâu +
239 Solanaceae Lycopersicon esculentum (L.) Mill. Cà chua ++
240 Solanaceae Nicotiana tabacum L. Thuốc lá -
241 Solanaceae Solanum melongena L. Cà dái dê +
242 Sterculiaceae Pentapetes phoenicea Tí ngọ -
243 Trapaceae Trapa bicornis Osb. Var. cochinchinensis (Lour.) Ấu -
244 Verbenaceae Duranta erecta L. Chuổi ngọc -
245 Verbenaceae Lantana camara L. Thơm ổi +
246 Verbenaceae Premna serratifolia L. Cách ++
247 Verbenaceae Vitex negundo L. Ngũ trảo -
248 Zingiberaceae Curcuma zedoaria (Berg.) Christm. Nghệ đen -
249 Zingiberaceae Etlingera elatior (Jack) R. M. Sm. Đa lộc +
250 Zingiberaceae Zingiber galagan (L.) Gagn. Riềng -
251 Zingiberaceae Z. officinale Roscoe. Rừng +
10.2. Thực vật hoang dại
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Acanthaceae Acanthus ebracteatus Vahl. Ô rô ++
2 Acanthaceae Hemigraphics brunelloides (Lam.) Bremek. Bán tự vườn ++
3 Acanthaceae Ruellia macrosiphon Kurz. Nổ ống to ++
4 Acanthaceae R. tuberosa L. Trái nổ *
5 Amaranthaceae Achyranthes aspera L. Cỏ sướt +
6 Amaranthaceae Alternanthera repens paronichyoides A. St Hilaire. Dệu ++
7 Amaranthaceae Amaranthus viridis L. Dền xanh -
8 Amaranthaceae A. spinosus L. Dền gai -
9 Amaranthaceae A. tricolor Dền canh ++
10 Annonaceae Annona glabra L. Bình bát +
11 Araceae Aglaodorum griffithii Shott. Mái dầm *
12 Araceae Colocasia esculenta (L.) Schott. Môn nước +++
13 Araceae Cryptocoryne ciliata Wydler. Mái dầm ++
14 Araceae Lasia spinosa (L.) Thw. Móp gai -
15 Araceae Pistia stratiotes L. Bèo cái +
16 Asclepiadaceae Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. Hà thủ ô nam -
17 Asteraceae Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt heo +++
18 Asteraceae Blumea glandulosa DC. Cải trời +++
19 Asteraceae Colobogyne. sp Cúc vàng bò -
20 Asteraceae Eclipta alba (L.) Hassk. Cỏ mực *
21 Asteraceae Eupatorium odoratum L. Cỏ hôi ++
22 Asteraceae Pluchea indica (L.) Less. Cúc tần -
23 Asteraceae Sphaeranthus indicus L. Chân vịt +
24 Asteraceae Spilanthes oleracea L. Cúc áo +
25 Asteraceae Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze. Cốc đồng *
26 Asteraceae Synedrella nodiflora (L.) Gaertn. Bọ xít ++
27 Asteraceae Vernonia cinerea (L.) Less. Bạch đầu ông ++
28 Bignoniaceae Dolichandrone spathecea (L.f) K. Schum. Quao nước +
29 Boraginaceae Heliotropium indicum L. Vòi voi +++
30 Combretaceae Combretum quadrangulare Kurz. Trâm bầu -
31 Commelinaceae Commelina diffusa Burm. f. Rau trai *
32 Convolvulaceae Ipomaea congesta R. Br. Bìm bìm tím ++
33 Convolvulaceae I. triloba L. Bìm 3 thùy ++
34 Convolvulaceae Merremia gemella (Burm.f.) Hall. f. Bìm bìm đôi ++
35 Cucurbitaceae Gymnopetalum cochinchinenis (Lour.) Kurz. Cứt quạ +
36 Cuscutaceae Cuscuta sp. Dây tơ hồng +
37 Cyperaceae Cyperus rotundus L. Cỏ cú ++
38 Cyperaceae C. tegetiformis Roxb. Lác chiếu +++
39 Cyperaceae Fimbristylis miliacea (L.) Vahl. Cỏ chác +
40 Cyperaceae Rhynchospora corymbosa (L.) Britton. Chủy tử +
41 Cyperaceae Scirpus grossus L.f. Lác hến +
42 Euphorbiaceae Breynia vitis-idaea (Burm.) C.E.C. Fischer. Củ đề -
43 Euphorbiaceae Glochidion littorale Bt. Muối -
44 Euphorbiaceae Phyllanthus nirurii L. Chó đẻ +++
Fabaceae
45 H/P Mimosoideae Leucoena glauca (L.) Benth. Keo Dậu -
46 H/P Mimosoideae Mimosa pigra L. Mai dương +
47 H/P Mimosoideae M. pudica L. Mắc cở +
48 H/P Mimosoideae Pueraria phaseoloides Đậu ma +++
49 H/p Caesalpinioideae Cassia alata L. Muồng trâu +
50 H/P Papilionoideae Crotalaria pallida Aiton. Lục lạc ba lá tròn +
51 H/P Papilionoideae Derris trifolia Lour. Cóc kèn +++
52 Lamiaceae Hyptis rhomboidea Mart. & Gal. É lớn đầu ++
53 Leeaceae Leea rubra Bl. Ex Spreng. Củ rối +
54 Lemnaceae Lemna minor L. Bèo cám +
55 Malvaceae Abelmoschatus moschatus Medicus. Bụp vang ++
56 Malvaceae Hibiscus mutabilis L. Phù dung -
57 Malvaceae H. tiliaceus L. Bụp tra *
58 Malvaceae Urena lobata L. Ké hoa đào ++
59 Malvaceae U. sinuata L. Ké khuyết ++
60 Maranthaceae Schumannianthus dichotomus (Benth & Hook) Gagn. Lùng nước +
61 Melastomataceae Melastoma affine D. Don. Muôi đa hùng ++
62 Moraceae Ficus hispida L.f . Ngái -
63 Pandanaceae Pandanus amaryllifolius Roxb. Dứa thơm +
64 Pandanaceae P. kaida Kurz. Dứa gai +
65 Onagraceae Jussiaea erecta L. Rau mương ++
66 Onagraceae Ludwidgia octovalvis (jacq.) Raven spp. Rau dừa nước -
67 Oxalidaceae Oxalis corniculata L. Me đất nhỏ +
68 Palmae Caryota mitis Lour. Đủng đỉnh -
69 Parkeriaceae Ceratopteris siliquosa (L.) Copel. Ráng gạt nai +
70 Passifloraceae Passiflora foetida L. Nhãn lồng +++
71 Piperaceae Peperomia pellucida Kunth. Càng cua ++
72 Poaceae Brachiaria mutica (Forssk.) Stapf. Cỏ lông +
73 Poaceae Chloris barbata Sw. Lục lông +
74 Poaceae Echinochloa crus-galii (L.) P. Beauv. Lòng vực -
75 Poaceae Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu -
76 Poaceae Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Cỏ tranh -
77 Poaceae Pennisetum alopecuroides (L.) Spreng. Cỏ đuôi voi +
78 Poaceae Sporobolus tenuissinus (Schr.) O. Ktze. Cỏ trứng rận -
79 Polygonaceae Polygonum pulchrum Bl. Nghể ++
80 Pontederiaceae Eichhornia crassipes (Maret.) Solms. Lục bình +++
81 Pontederiaceae Monochoria hastata (L.) Solms. Rau mác ++
82 Portulacaceae Portulaca oleracea L. Rau sam +
83 Pteridaceae Acrostichum aureum L. Ráng đại +
84 Schizeaceae Lygodium flexuosum (L.) Sw. Bòng bòng dẻo +
85 Scrophulariaceae Scoparia dulcis L. Cam thảo nam ++
86 Solanaceae Physalis angulata L. Thù lù cạnh +
87 Sonneratiaceae Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Bần chua +++
88 Verbenaceae Clerodendrum paniculatum L. Ngọc nữ đỏ +
89 Verbenaceae Stachytarpheta jamaicencis (L.) Vahl. Đuôi chuột +
90 Vitaceae Cayratia trifolia (L) Domino Dây vác ++
91 Vitaceae Cissus modeccoides Pl. Chìa vôi +
92 Zingiberaceae Costus speciosus (Koenig.) Smith. Cát lồi -
Chú thích:
- Phân loại thực vật chủ yếu dựa theo “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ năm 1999 – 2000, tập 1-3, Nxb Trẻ.
- Danh mục thực vật xếp theo thứ tự họ: A, B, C, D…
- Ký hiệu số lượng thực vật hiện diện: -: Rất ít; +: Ít; ++: Trung bình; +++: Nhiều; *: Rất nhiều
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7442.pdf