MỤC LỤC
1 Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam 23
1.1 Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam 25
1.2 Những thuận lợi để phát hành trái phiếu quốc tế: 30
2 Điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế 33
3. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện và quản lý việc phát hành trái phiếu 34
4. Thủ tục pháp lý của việc phát hành trái phiếu quốc tế ở Việt Nam 36
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường n
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hiệu quả việc phát hành trái phiếu ra Thị trường vốn quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 39
1.Định hướng: 39
2.Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế 40
2.1 Giải pháp cải thiện thị trường trái phiếu Việt Nam 40
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế 47
2.2.1.Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia: 47
2.2.2.Lựa chọn đối tác bảo lãnh phát hành: 49
2.2.3. Phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế: 49
2.2.4.Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến việc phát hành trái phiếu: 49
Kết Luận 52
Tài liệu tham khảo 54
Lời mở đầu
1.Tính tất yếu của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn. Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn đầu tư trong nước, cần phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài bằng các hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Cùng với các hình thức huy động vốn hiện hữu như vay nợ hỗ trợ phát triển chính thức ODA; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; các hình thức vay thương mại tín dụng xuất khẩu… Trong số các kênh huy động vốn ở Việt Nam ,kênh phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế còn khá mới nhưng được dánh giá cao nhờ khả năng huy động nhanh,khối lượng lớn,đồng thời góp phần đưa thị trường tài chính Việt Nam hội nhập quốc tế . Do vậy, việc nghiên cứu để tiến tới phát hành trái phiếu ra thị trường trái phiếu quốc tế tạo ra một kênh huy động vốn mới là rất cần thiết có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế và chuẩn bị từng bước tham gia vào thị trường vốn quốc tế.
Phát triển nền kinh tế thị trường theo xu hướng mở đã thúc đẩy các hoạt động giao lưu quốc tế. Với những thỏa thuận phối hợp diễn ra trong khu vực và quốc tế nhằm thực hiện phân bổ và khai thác các nguồn lực kinh tế ngày càng có hiệu quả hơn, thúc đẩy hệ thống kinh tế toàn cầu phát triển nhanh. Điều này góp phần hình thành nên hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế đa dạng. Sự đa dạng trong hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển thị trường tài chính quốc tế nói chung, trái phiếu quốc tế với số vốn luân chuyển ngày càng lớn. Thị trường trái phiếu quốc tế là thị trường giao dịch các khoản vốn thông qua việc mua bán các chứng khoán nợ diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trái phiếu là những công cụ nợ mà người phát hành nó có nghĩa vụ trả cho người mua trái phiếu đó một khoản tiền gốc cộng với khoản lãi trong một khoản thời gian nhất định. Những trái phiếu được phát hành chính thức và được giao dịch mua bán trên các trung tâm tài chính quốc tế được gọi là trái phiếu quốc tế bao gồm: trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty.
2.Mục đích nghiên cứu
Hiện nay,một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào thị trường vốn quốc tế qua việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.Tuy nhiên hoạt động này còn chưa thực sụ phát triển thể hiện ở số lượng các doanh nghiệp tham gia còn ít,số lượng phát hành trái phiếu chưa lớn .Do đó em chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hiệu quả việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để phân tích thực trạng của hoạt động này từ đó đề xuất các giải pháp nhằm làm cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế trở nên có hiệu quả trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Đề án tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây,từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện thị trườn trái phiếu Việt Nam nói chung và nâng cao tính hiệu quả của hoạt động phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
4.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm một sô doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có kế hoạch chuẩn bị phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế từ năm 2005 trở lại đây
5.Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khoa học xã hội bao gồm phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp thống kê,phương pháp so sánh,phương pháp phân tích tổng hợp. Đề án sử dụg một số kênh thông tin phù hợp với quá trình phân tích và tổng hợp thực tiễn của hoạt động phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam
6.Kết cấu đề án
Ngoài lời mở đầu,kết luận,danh mục tài liệu tham khảo ,danh mục các chữ viết tắt thì kết cấu đề án gồm 3 phần
Chương 1: Tổng quan về hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế
Chương 2: Thực trạng việc phát hành trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
Chương 1
Tổng quan về hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế
1.1.Trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu quốc tế
1.1.1 Trái phiếu quốc tế
1.1.1.1.Khái niệm:
Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ cho vay nợ do nhà phát hành(bao gồm Chính phủ,chính quyền địa phương,các tổ chức kinh tế của một nước hay các tổ chức tài chính quốc tế) phát hành trên thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vồn của các nhà đầu tư trên thế giới
1.1.1.2 Phân loại
Để phát hành trái phiếu ra thị trường vồn quốc tế ,nhà phát hành có thể sử dụng nhiều loại trái phiếu quốc tế khác nhau
a.Phân loại theo thị trường phát hành
Gồm 2 loại là trái phiếu nước ngoài và trái phiếu Châu Âu( Eurobond)
Trái phiếu nước ngoài là loại trái phiếu doa nhà phát hành ở một nước này phát hành trái phiếu trên thị trường vốn của một nước khác bằng đồng tiền của nước mà trái phiếu được phát hành và người phát hành phải tuân thủ hệ thống pháp lý về phát hành chứng khoán của nước đó.Trái phiếu nước ngoài thường có những tên gọi riêng (trái phiếu nước ngoài được chào bán tại Mỹ được gọi là Yankee,chào bán ở Nhật Bản gọi là trái phiếu Samurai và chào bán ở Anh gọi là Bulldogs )
Trái phiếu Châu Âu là loại trái phiếu được phát hành đồng thời ở nhiều nước ,ở nhiều trung tâm tài chính quốc tế và thông thường được phát hành bằng đồng tiền khác với đồng tiền của nước mà trái phiếu được bán ra ở đó
Trái phiều Châu âu khác với trái phiếu nước ngoài ở chỗ trái phiếu này được phát hành đồng thời ở nhiều nước,nhiều trung tâm tài chính quốc tế
Các công ty đa quốc gia các công ty lớn, các chính phủ các nước ,các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức quốc tế đều có thể phát hành trái phiêu Châu âu. Loại trái phiếu này được chào bán cùng một lúc ở nhiều thị trường khác nhau.Hầu hết các loại trái phiếu Châu Âu đều là trái phiếu vô danh và được đảm bảo thanh toán
b.Phân loại theo lãi suất trái phiếu
Gồm 3 loại: trái phiếu có lãi suất biền động,trái phiếu có lãi suất thả nổi và trái phiếu có lãi suất cố định
Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu mà tiền lãi được thanh toán theo một tỷ lệ cố định đã được ấn định khi phát hành .Lãi trái phiếu thường được trả hàng năm chứ không phải trả nửa năm một lần chủ yếu là do các trái phiếu này là trả vô danh và việc trả hàng năm thuận lợi hơn cho người nắm giữ trái phiếu
Trái phiếu có lãi suất biến đổi: Là một công cụ tài chính ưa chuộng trên thị trường trái phiếu quốc tế vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước.Trái phiếu có lãi suất biền đổi thường được trả nửa năm một lần,mức lãi này được tính dựa trên cơ sở một lãi suất biến đổi.Thông thường lãi được tính dựa vào LIBOR (lãi suất liên ngân hàng thị trường Luân Đôn) cộng thêm một mức chênh lệch được ấn định từ trước . Cũng giống như hầu hết các loại công cụ tài chính có mức sinh lời không cố định ,loại trái phiếu này cho phép nhà đâu tư chuyển một phần lớn rủi ro lãi suất trong việc đầu tư tài chính cho người đi vay
Trái phiếu có thể chuyển đổi : Đầu những năm 90 của thế kỷ 20 trên thị trường trái phiếu quốc tế có thêm việc phát hành loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu.Loại trái phiếu này giống như trái phiếu có lãi suất cố định thông thường về đặc điểm nhưng giá cả và việc thanh toán ,bên cạnh đó nó còn có thêm đặc điểm nữa là nó có thể chuyển thành cổ phiếu trước khi đáo hạn với một mức giá xác định cho mỗi cổ phiếu ( nói cách khác là một trái phiếu có thể chuyển đổi thành bao nhiêu cổ phiếu) .Các công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu này với lãi suất thấp do giá trị tăng thêm mà đặc điểm chuyển đổi thành cổ phiếu mang lại
Trái phiếu chiết khấu: Là trái phiếu cho phép các nhà đầu tư được hưởnh lãi từ trước ,nói cách khác ,nhà phát hành sẽ bán các trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá ,khoản chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá chính là lợi tức của trái phiếu và nhà đầu tư thu được ngay từ khi mua trái phiếu
c.Phân loại theo nhà phát hành
Trái phiếu chính phủ : Là một loại trái phiếu do chính phủ của một nước phát hành ra thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn nước ngoài phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế- xã hội
Trái phiếu ngân hàng: là một loại trái phiếu do các ngân hàng thương mại phát hành ra thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn nước ngoài phục vụ nhu cầu mở rộng tín dụng đầu tư của ngân hàng
Trái phiếu doanh nghiệp: là loại trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành rathị trường vốn quốc tế để vay vốn nước ngoài phục vụ các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,đổi mới thiết bị,công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
Trái phiếu của các tổ chức tài chính quốc tế: là trái phiếu do các tổ chức quốc tế phát hành như ngân hàng phát triển Châu Á, ngân hàng thế giới.....
1.1.2 Thị trường trái phiếu quốc tế
Thị trường trái phiếu quốc tế là nơi các nhà đầu tư và các nhà phát hành từ các nước có nền tảng pháp lý khác nhau gặp gỡ ,giao dịch mua bán trái phiếu
1.1.2.1 Thị trường trái phiếu Châu Âu
a.Khái niệm
Thị trường trái phiếu Châu âu tồn tại từ gần 30 năm nay và hiện là một trong những thị trường trái phiếu quốc tế lớn nhất thế giới;các trái phiếu Châu Âu thường được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn và Lucxembua.Đơn xin niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Lucxembua phải do ngân hàng Lucxembua đệ trình. Hầu hết các đợt phát hành trái phiếu Châu Âu đều dựa theo Luật của nước Anh
Trái phiếu Châu âu có thể được phát hành bằng nhiều đồng tiền như: Đô la( Mỹ) ,Bảng Anh, Franc( Pháp) ,Mark,Yên ....và được bán cho cả nhà đầu tư Châu âu, Nhật bản,Mỹ.... Thông qua việc chào bán công khai diễn ra cung một lúc : thời hạn của các trái phiếu Châu Âu có thể là 5 năm, 7 năm hoặc 10 năm ;công ty xác định hệ số tín nhiệm cho các trái phiếu Châu Âu thường là Moody’s và S&P. Việc thanh toán trên thị trường trái phiếu Châu Âu được thực hiện thông qua Euroclear hoặc CEDEL
Khi phát hành trái phiếu Châu âu ,nhà phát hành có thể không cần công bố hệ số tín nhiệm của mình.Trái phiếu Châu âu có thể chào bán dưới hai hình thức:
Trái phiếu châu âu bán công khai la việc phát hành trái phiếu châu âu rộng rãi công chúng đầu tư
Trái phiếu Châu âu phát hành riêng lẻ là việc không phát hành rộng rãi trái phiếu ra công chúng ,chỉ chào bán hạn chế cho một số nhà đầu tư chuyên nghiệp nhất định
b.Đặc điểm
Không có sự can thiệp của các quy định: Chính phủ các nước quốc gia thường kiểm soát chặt chẽ việc những người nước ngoài phát hành chứng khoán bằng đồng tiền nước họ và chào bán trong phạm vi các nước này.Tuy nhiên, các quốc gia nói chung lại có những giới hạn nghiêm ngặt hơn đối với việc phát hành các loại chứng khoán bằng đồng ngoại tệ và chào bán chúng trên phạm vi các thị trường của nước đó.Thực tế,việc mua bán trái phiếu Châu âu không chịu sự chi phối của luật pháp bất cứ một quốc gia nào
Các yêu cầu công khai thông tin ít nghiêm ngặt hơn: Những yêu cầu công khai thông tin của thị trường trái phiếu Châu âu ít nghiêm ngặt hơn so với yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán Mỹ.Do đó chi phí cho việc công khai thông tin hay đăng ký được giảm đi
Được hưởng ưu đãi về thuế: Trái phiếu Châu âu được miễn thuế và rẩt linh hoạt.Lãi của trái phiếu Châu âu thường không thuộc diện chịu thuế thu nhập.Trước tháng 7/1984 do Luật thuế thu nhập của Mỹ mà các nhà đầu tư nước ngoài không nhận được 30% phần tiền lãi của mình từ các công ty cổ phần của Mỹ.Thuế suất được tính dựa trên cơ sở nước mà người nước ngoài hiện đang cư trú là nước nào và hiệp định song phương về thuê giữa các quốc gia đó và Mỹ quy định
1.1.2.2 Thị trường trái phiếu Châu Á( thị trường trái phiếu con Rồng)
a.Khái niệm
Thị trườn trái phiếu con Rồng là thị trường mới nổi lên ở Châu Á các trái phiếu con rồng được chào bán ở một số thị trường ở Châu Á và thường được niêm yết ở các sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông,Singapore,Đài Bắc. Nếu đủ tiêu chuẩn có thể niêm yết ở Luân Đôn,Lucxembua. Thị trường trái phiêu con Rồng chủ yếu nhằm vào các nhà đầu tư Châu Á- Thái Bình Dương
b. Đặc điểm
Thị trường trái phiếu con Rồng sử dụng hai loại đồng tiền phát hành là đồng USD và Yên Nhật; thời hạn trái phiếu bao gồm các loại 5 năm , 7 năm và 10 năm, song loại trái phiếu có kỳ hạn ngắn thường được các nhà phát hành lựa chọn.
Các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu con Rồng thường yêu cầu nhà phát hành cần phải có hệ số tín nhiệm của các công ty xác định hệ số tín nhiệm là Moody’s hoặc công ty S&P.Việc thanh toán trái phiếu trên thị trường trái phiếu con Rồng cũng được thông qua Euroclear hoặc DEDEL. Tuy nhiên hiện nay nó cũng đang nghiên cứu để có được hệ thống thanh toán bù trừ Châu Á giống như hệ thống thanh toán bù trừ của Châu âu
1.1.2.3 Thị trường trái phiếu Mỹ
a.Khái niệm:
Thị trường trái phiếu Mỹ là một trong những thị trường rộng lớn, rất đa dạng và phong phú ,các trái phiếu phát hành vào thị trường Mỹ phải sử dụng Đô la Mỹ làm đồng tiền phát hành.Ở Mỹ cũng có hai loại thị trường phát hành là thị trường chào bán công khai và thị trường phát hành riêng lẻ
b.Đặc điểm
Thị trường chào bán công khai hay còn gọi là thị trường trái phiếu Yankee: là một trong những thị trường trái phiếu nội địa của Mỹ có quy mô phát hành lớn nhất,cung cấp nguồn vốn dài hạn đối với những nhà phát hành ngoài nước Mỹ.Thời hạn trái phiếu Yankee trong khoảng từ 1 đến 30 năm.Việc xác định hệ số tín nhiệm thường do hai công ty Mood’s và S&P đảm nhận.Khi phát hành nhà phát hành phải đăng ký với Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán của Mỹ (SEC) và việc thanh toán được thực hiện thông qua công ty tín thác ký gửi chứng khoán .Thị trường trái phiếu Yankee đòi hỏi nhà phát hành phải đăng ký với SEC, thời gian đăng ký thường kéo dài và rất phức tạp ,ngoài ra còn phải mất thời gian và chi phí cho việc đáp ứng các yêu cầu về kế toán và lập các văn bản
Thị trường phát hành riêng lẻ: gồm thị trường quy chế 144A và thị trường đầu tư tư nhân
Thị trường quy chế 144A: Vào tháng tư năm 1990,Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã phê chuẩn Quy Chế 144A. Quy chế này cho phép giới hạn một số tổ chức được phép giao dịch loại chứng khoán được phát hành riêng lẻ mà không cần giới hạn thời gian nắm giữ và cũng không cần phải đăng ký với SEC . Đồng thời ,SEC đã thay đổi quy định cho phép những nhà phát hành nước ngoài đặt quan hệ buôn bán với thị trường phát hành riêng lẻ Mỹ thông qua quy chế 144A của SEC và cũng không cần phải đăng ký tại SEC
Quy chế về phát hành chứng khoán 144A của SEC đã thu hút được các nhà phát hành nước ngoài đối với cả hai loại chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.Khi phát hành trên thị trường này nhà phát hành không phải đăng ký với SEC , nó thường được bán trực tiếp cho một nhà đầu tư thuộc tổ chức Qualified Institutional Buyer (QIBs) các nhà đầu tư trong tổ chức này là những nhà đầu tư lớn về chứng khoán ,họ quản lý các danh mục đầu tư trên 100 triệu USD. Đồng thời khi phát hành ,nhà phát hành trên thị trường quy chể 144A thường được nhà quản lý chính bảo lãnh hoàn toàn.Tiến độ phát hành trên thị trường này nhanh,chi phí thấp do việc định giá trái phiếu thường tiếp cận với giá chứng khoán phát hành trên thị trường ,song khả năng thanh toán và tính công khai của trái phiếu thấp hơn thị trường Yankee và phạm vi các nhà đầu tư tham gia bị hạn chế.
Thị trường đầu tư tư nhân: Cũng là một thị chào bán công khai của Mỹ, các trái phiếu phát hành trên thị trường này cũng không đăng ký với SEC và nó được bán trực tiếp cho một số nhà đầu tư nhất định thông qua đại lý.Các nhà phát hành có thể phát hành ở bất kỳ mức độ nào trên thị trường này,với bất kỳ thời hạn nào. Đồng thời nhà phát hành có thể không cần phải xác định hệ số tín nhiệm,và có thể trả nợ dần .Tuy nhiên ,chi phí vay nợ trên thị trường này thường cao hơn thị trường Yankee
1.1.2.4 Thị trường trái phiếu Nhật Bản
a.Khái niệm: Thị trường trái phiếu Nhật Bản cho phép người đi vay được phép phát hành trái phiếu vào thị trường vồn Nhật bằng đồng Yên, tuy nhiên gần đây khi thanh toán,các trái phiếu có thể được thanh toán bằng loại ngoại tệ khác như Đôla Úc...
b.Đặc điểm
Ở Nhật Bản có hai thị trường “Thị trường Samurai: là thị trường chào bán trái phiếu công khai,các nhà phát hành muốn tham gia vào thị trường này phải có điều kiện tiên quyết là đã được xác định hệ số tín nhiệm và phải đạt hệ số tín nhiệm từ B.B.B trở lên.Song gần đây ở thị trường này đã có sự nới lỏng ,các trái phiếu có hệ số tín nhiệm dưới mức B.B.B cũng được xem xét để phát hành.Đối với các công ty,tài sản ròng của công ty đó phải đạt từ 20 tỷ Yên trở lên mới được phép phát hành. Các trái phiếu Samurai chủ yếu được các nghiệp đoàn và các công ty chứng khoán của Nhật bảo lãnh. Tuy nhiên,cũng có không quá 5% trái phiếu của một đợt phát hành được bán ở nước ngoài . Thời hạn phát hành là 5 năm, 7 năm , 10 năm và 12 năm . Các nhà đầu tư chính trên thị trường trái phiếu Samurai là các tổ chức tài chính của Nhật.Trên thị trường thứ cấp,phần lớn trái phiếu Samurai được giao dịch trên thị trường OTC
Thị trường phát hành riêng lẻ- Shibosai: là thị trường cho phép nhà phát hành nước ngoài thực hiện trái phiếu tại Nhật,mà không phải công bố một số tài liệu theo Luật giao dịch chứng khoán .Ở thị trường này các trái phiếu được phát hành với số lượng có hạn,số nhà đầu tư cũng bị hạn chế(ít hơn 50 nhà đầu tư chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn).Các nhà đầu tư phải được xác định hệ số tín nhiệm hoặc có kinh nghiệm về việc tài trợ vốn trong các thị trường vốn chính trong vòng 5 năm vừa qua
1.2. Phát hành trái phiếu quốc tế trên thị trường trái phiếu quốc tế
1.2.1 Những người tham dự vào quá trình phát hành trái phiếu quốc tế
1.2.1.1 Nhà phát hành:
Nhà phát hành trái phiếu quốc tế là những người huy động vốn trên các thị trường vốn quốc tế.Nhà phát hành trái phiếu quốc tế có thể là Chính phủ( bao gồm cả chính quyền địa phương),các tổ chức kinh tế của một nước và các tổ chức tài chính quốc tế
1.2.1.2 Nhà quản lý chính và những nhà đồng quản lý,nhà bảo lãnh
Nhà quản lý là các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng đầu tư quốc tế nhận mua toàn bộ số trái phiếu của nhà phát hành theo Hợp đồng giao vốn.Trong số các nhà quản lý ,một nhà quản lý được chọn làm Nhà quản lý chính. Nhà quản lý chính( đồng thời là nhà bảo lãnh chính) thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là : tư vấn và đàm phán với nhà phát hành về dự thảo thủ tục phát hành,về các vấn đề thời hạn,lãi suất trái phiếu ,giá phát hành ,thị trường phát hành,mức phát hành ,lựa chọn cố vấn pháp lý ,ngân hàng đại lý thanh toán.Tư vấn về vấn đề xác định hệ số tín nhiệm của nhà phát hành,cùng với nhà phát hành và cố vấn pháp lý chuẩn bị những văn bản cần thiết ,mang tính pháp lý như thông cáo phát hành,thoả ước vốn mua trái phiếu của các nhà bảo lãnh ,hợp đồng với đại lý thanh toán
Quản lý phát hành trái phiếu,thành lập và lựa chọn thành viên tham gia hiệp hội bảo lãnh, phân chia phần bảo lãnh cho mỗi thành viên hiệp hội ,trong đó phần bảo lãnh của nhà bảo lãnh chính thường chiếm khoảng 50% tổng mức trái phiếu dự tính phát hành
1.2.1.3 Các nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người bỏ tiền mua các trái phiếu quốc té được chào bán trên các thị trường trái phiếu quốc tế.Các nhà đầu tư gồm 2 loại là các nhà đầu tư chuyên nghiệp( các hiệp hội,các quỹ BHXH ,các công ty đầu tư ...)và các nhà đầu tư cá nhân
1.2.1.4 Cố vấn pháp lý cho nhà phát hành
Có vấn pháp lý là những luật sư có nhiệm vụ tư vấn cho nhà phát hành nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát hành trái phiếu quốc tế cả trong nước và trên thị trường phát hành.Họ có trách nhiệm soạn thảo các văn bản hợp đông kiểm tra,giám sát việc chấp hành pháp luật,kiến nghị xử lý vi phạm hợp đồng dể đảm bảo quyền lợi của nhà phát hành cũng như các nhà đầu tư quốc tế. Do vậy, có hai loại cố vấn pháp lý cho nhà phát hành là cố vấn pháp lý trong nước và cố vấn pháp lý nước ngoài.Trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ không cấn cố vấn pháp lý trong nước song cần cố vấn pháp lý nước ngoài để đảm bảo việc phát hành phù hợp thông lệ quốc tế và luật pháp nơi phát hành
Cố vần pháp lý trong nước có trách nhiệm là đảm bảo tư cách đầy đủ của nhà phát hành căn cứ theo Hiến pháp hoặc các luật pháp có liên quan của nước sở tại.Cố vấn pháp lý trong nước còn có trách nhiệm đảm bảo tính cách pháp lý của những hợp đồng khác nhau theo luật pháp của nước sở tại và cam kết của nhà phát hành với các trái phiếu.Ngoài ra,cố vấn pháp lý trong nước còn phải đảm bảo tính xác thực của mọi tuyên bố liên quan đến hệ thống pháp luật của nước sở tại thể hiện trong văn kiện chào bán
Cố vấn pháp lý nước ngoài chủ yếu chịu trách nhiệm chuẩn bị văn kiện chào bán,họ cũng có trách nhiệm chuẩn bị và thoả thuận các hợp đồng bảo lãnh căn cứ theo yêu cầu pháp lý của nơi phát hành
1.2.1.5 Đại lý niêm yết
Khi thực hiện chào bán công khai,người phát hành phải thực hiện thủ tục niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán nhất định.Chức năng của đại lý niêm yết là liên lạc với sở giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo việc niêm yết trái phiếu cho đợt phát hành .Đại lý niêm yết được chọn làm đại lý cho việc phát hành để thực hiện chức năng nói trên . Tuy nhiên, trên thực tế người quản lý chính thay mặt cho nhà phát hành chịu trách nhiệm về vấn đề đại lý niêm yêt
1.2.1.6 Đại lý tài chính và thanh toán
Đại lý thanh toán là những ngân hàng lớn trên thế giới có tín nhiệm,được chỉ định thay nhà phát hành làm chức năng thanh toán tiền lãi và gốc trái phiếu cho người sở hữu trái phiếu khi đến hạn thanh toán , thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc phát hành...Các nghĩa vụ và quyền lợi đại lý tài chính và thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng Đại lý tài chính và thanh toán được ký kết giữa nhà phát hành và Đại lý tài chính thanh toán
1.2.2 Nội dung chủ yếu các giai đoạn của quá trình phát hành
1.2.2.1Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo cho sự thành công của đợt phát hành .Trong giai đoạn này cần thực hiện các công việc với nội dung chủ yếu sau:
a.Xác định hệ số tín nhiệm: Như đã nêu,theo thống kê quốc tế thì khi phát hành trái phiếu quốc tế ,nhà phát hành cần phải xác định hệ số tín nhiệm.Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể không phải xác định hệ số tín nhiệm.Việc xác định hệ số tín nhiệm thường do các công ty chuyên nghiệp có uy tín trên thế giới đảm nhận như: Moodys Investor Service,Inc(Mỹ) . Standar and Investors Services,Inc(Mỹ) ; Japan Bond Researche Institute( JBRI - Nhật) ;Japan Credit Rating Agency( JCRA-Nhật) ; Nippon Investor Services(NIS-Nhật) ;Mikum & Co (Nhật)
b .Lựa chọn nhà quản lý chính: Nhà quản lý chính là rất quan trọng trong tiến trình phát hành trái phiếu quốc tế quyết định sự thành bại của đợt phát hành.Bới vì họ vừa là người bảo lãnh( chiếm tỷ trọg lớn nhất) vừa tư vấn và cùng với nhà phát hành chuẩn bị nhiếu vần đề rất quan trọng liên quan đến việc phát hành như: Xác định hệ số tín nhiệm,lựa chọn thị trường ,loại trái phiếu lãi suất...Do vậy,khi chon nhà quản lý chính cần hết sức cẩn trọng,phải lựa chọn các công ty có khả năng vốn lớn,có uy tín trên thị trường vốn quốc tế,có khả năng bán trái phiếu cao... Đặc biệt đối với những nước lần đầu phát hành trái phiếu quốc tế,hệ số tín nhiệm thấp,việc lựa chọn các nhà quản lý chính càng quan trọng.Nhà phát hành có thể lựa chọn một hoặc một số công ty làm đồng quản lý chính để đảm bảo thành công cao nhất.Những vấn đề mà nhà phát hành cần xác định là :
Thị trường phát hành: Khi lựa chọn thị trường phát hành phải căn cứ vào phạm vi, quy mô, đối tượng tham gia, các luật lệ và quy định của thị trường ,đảm bảo phù hợp với yêu cầu,lợi ích và khả năng của người phát hành
Loại ngoại tệ cần thu hút khi phát hành: Vấn đề này liên quan đến nhiếu yếu tố bao gồm: thị trường phát hành(khi phát hành trên thị trường Mỹ phải sử dụng đồng Đôla Mỹ, thị trường Nhật là Yên Nhật..),mức độ linh hoạt của ngoại tệ,sự ổn định giá trị tiền tệ,nhu cầu và khả năng sử dụng ngoại tệ của người phát hành,thói quen và sự ưa thích của các nhà đầu tư,đồng thời loại ngoại tệ sẽ là một căn cứ để xác định lãi suất
Mức phát hành: là tổng khối lượng giá trị danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành.Mức này được xác định căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư,khả năng huy động của người phát hành,thời hạn trái phiếu và các điều kiện thị trường.Nếu mức phát hành quá lớn,chi phí phát hành trên một trái phiếu nhỏ nhưng khả năng huy động đủ số vốn dự kiến là khó khăn và một khi phát hành mà không huy động đươc đủ số vốn dự kiến sẽ làm giảm uy tín của người phát hành.Ngược lại,nếu mức phát hành nhỏ,việc huy động vốn dễ dàng hơn nhưng chi phí phát hành trên một trái phiếu sẽ lớn.Để đảm bảo phát hành thành công,với chi phí hợp lý,trước mỗi đợt phát hành cần thăm dò thị trường,tiếp cận với các nhà đầu tư để tìm hiểu nhu cầu mua trái phiếu.Mức phát hành tới ưu cho mỗi đợt nên nhỏ hơn tổng mức cầu của các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán trái phiếu,lãi suất và chi phí phát hành có thể được giảm xuống
Thời hạn trái phiếu: Trái phiếu quốc tế có nhiều thời hạn khác nhau từ 1-30 năm hoặc dài hơn tuỳ ứng thị trường và sự lựa chọn của nhà phát hành. Thời hạn của trái phiếu càng dài thì càng có khả năng chủ động sử dụng vốn,song mức độ rủi ro của trái phiếu lớn và do lãi suất cao nên khả năng huy động khó khăn hơn.Ngược lại,thời hạn ngắn thì khả năng chủ động sử dụng sẽ giảm,rủi ro và lãi suất cũng giảm ,nhưng khả năng phát hành thành công sẽ tăng
Lãi suất trái phiếu Lãi suất được tính theo tỷ lệ %/ năm được xác định căn cứ vào lãi suất của thị trường vốn quốc tế,độ rủi ro của trái phiếu,đồng thời phải căn cứ vào loại tiền tệ phát hành
Thời điểm phát hành: Việc lựa chọn thời điểm phát hành có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với kết quả huy động vốn. Đối với những trái phiếu có hệ số tín nhiệm thấp thì nên tránh những thời điểm có biến động lớn trên thị trường.Nếu phát hành trái phiếu vào thời điểm mà các nước cũng có khối lượng trái phiếu lớn bán ra thị trái phiếu quốc tế sẽ gặp khó khăn trong việc phát hành và có thể bị ép giá,chi phí có thể cao và không đảm bảo khả năng chắc chắn thành công
c.Tiếp cận thị trường và duy trì thị trường:
Đây là một biện pháp cần thiết để thực hiện thành công chiến lược huy động vốn nước ngoài.Đại diện của nhà phát hành sẽ có các buổi gặp gỡ ,tiếp xúc với các nhà đầu tư quốc tế để giới thiệu về tình hình của nhà phát hành và đợt phát hành trái phiếu nhằm tạo ra sự tin tưởng của các nhà đầu tư với nhà phát hành.Mặt khác,thông qua quá trình này,nhà phát hành sẽ nắm bắt chắc chắn nhu cầu của thị trường,khả năng mua trái phiếu của các loại nhà đầu tư,từ đó có thể xác định chính xác và phù hợp về hình thức ,thời hạn,lãi suất trái phiếu,mức phát hành ,phương thức phát hành và thanh toán...để chuẩn bị và hoàn thiện phương án phát hành trái phiếu,đồng thời cũng xác định được các nhà đầu tư lớn và quan trọng trong việc mới họ tham gia mua trái phiếu
d. Chuẩn bị kế hoạch quản lý và sử dụng vốn: Vốn thu được qua phát hành trái phiếu quốc tế là một dạng vốn vay nước ngoài,do đó cần phải quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả nhằm đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho các nhà đầu tư và mới có thể tiếp tục phát hành tốt trong những lần sau. Do vậy,cần phải có kế hoạch sử dụng vốn ,tính toán hiệu quả sử dụng vốn. Vốn vay qua phát hành trái phiếu quốc tế nên được đầu tư cho các công trình sản xuất để đảm bảo việc thanh toán gốc và lãi,giữ uy tín trên thị trường quốc tế
e.Ký kết các hợp đồng: Trong giai đoạn chuẩn bị,rẩt nhiều hợp đồng được ký kết giữa nhà phát hành với các đối tác liên quan, giữa các nhà bảo lãnh trong tập đoàn bảo lãnh,đồng thời nhà phát hành phải được họ chấp thuận cho phép niêm yết.Các văn bản quan trọng mà nhà phát hành phải hoàn thành trong giai đoạn chuẩn bị bao gồm:
Thông báo chào bán(Offering Circular) là thông báo chính thức về đợt phát hành trái phiếu,trong đó bao gồm một số thông tin như ngày phát hành,mức phát hành,giá phát hành ,lãi suất,loại trái phiếu... đi kèm với thông báo chào bán là bản cáo bạch( Prospectus) đây là tài liệu quan trọng đối với nhà đầu tư.Bản cáo bạch trình bày rất chi tiết về tình hình thực tế của nhà phát hành trong những năm gần đây,qua đó các nhà đầu tư có thể thấy được khả năng thanh toán của nhà phát hành
Thoả thuận đặt mua: là hợp đồng giữa nhà phát hành với hiệp hội bảo lãnh về việc bảo lãnh số trái phiếu dự định bán ra.Đây cũng là văn bản cam kết mua trái phiếu của các nhà bảo lãnh để bán lại cho các nhà đầu tư.Các nhà bảo lãnh sẽ được hưởng khoản phí hoa hồng trên giá trị trái phiếu bán ra
Thoả thuận giữa các nhà bảo lãnh: Đây là văn bản thoả thuận về tỷ lệ bảo lãnh của mỗi đợt phát hành trong hiệp hội bảo lãnh,mỗi nhà bảo lãnh trong hiệp hội sẽ nhận bảo lãnh phát hành một số lượng trái phiếu nhất định.Bản thân thoả thuận này,nhà phát hành không có liên quan trực tiếp,song cần thiết để thuận tiện cho việc chuyển giao trái phiếu và thanh toán các khoản chi phí
Thoả thuận đại lý tài chính và thanh toán: Đây là bản hợp đồng quy định việc thanh toán lãi,gốc và các chi phí có liên quan đến phát hành.Các dịch vụ thanh toán này được trao cho ngân hàng đại lý của nhà phát hành trên cơ sở một hợp đồng giữa nhà phát hành với đạu lý tài chính và thanh toán
1.2.2.2 Giai đoạn phát hành và kết thúc phát hành
Sau khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị phát hành,Thông báo chào bán và bảo cáo bạch đã phải được gửi cho các bên có liên quan,các hợp đồng cũng phải được hoàn tất.Đến ngày phát hành trái phiếu như đã ghi trong thông báo chào bán,các trái phiếu sẽ được giao cho các nhà bảo lãnh để họ thực hiện việc bán tr._.ái phiếu cho các nhà đầu tư trên thị trường.Toàn bộ số vốn thu hút từ phát hành sẽ được tập trung vào Đại lý tài chính và thanh toán của nhà phát hành,để thanh toán các khoản chi phí phát hành có liên quan như chi phí in ấn ,chi phí hoa hồng,đại lý thanh toán,chi phí niêm yết..Và thanh toán tiền bán trái phiếu cho nhà phát hành
1.3.Ưu thế và hạn chế của hình thức phát hành trái phiếu quốc tế
Phát hành trái phiếu quốc tế có những ưu thế và hạn chế so với hình thức vay thương mại là:
1.3.1 Ưu thế
Cho phép huy động được một khối lượng vốn lớn bằng ngoại tệ theo mong đợi của nhà phát hành để thực hiện mục tiêu đầu tư đã đề ra
Khi phát hành trái phiếu quốc tế,nhà phát hành được tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư khiến cho các nhà đầu tư hiểu biết về mình hơn.Trên cơ sở này,nhà phát hành có thể nâng cao uy tín của mình trên thị trường vốn quốc tế,từ đó có thể mở rộng các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài khác như đầu tư trực tiếp nước ngoài,vay thương mại,viện trợ...
Độc lập,chủ động trong việc sử dụng vốn vay.toàn bộ số tiền thu được qua bán trái phiếu được chuyển lại cho nhà phát hành sử dụng theo các mục của nhà phát hành.Nhà phát hành có toàn quyền trong việc sử dụng vốn,nhiệm vụ quan trọng đối với họ là đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất,thanh toán cả gốc,lãi dầy đủ,đúng hạn cho các nhà đầu tư.Có như vậy mới đảm bảo được uy tín của mình cho những lần phát hành tiếp sau và cho tất cả các hình thức huy động vốn khác
Chi phí vay nợ thấp: chi phí phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên có thể cao hơn so với vay thường mại do phải chuẩn bị nhiều tài liệu,các nhà đầu tu chưa hiểu biết đầy đủ về người đi vay...Song về lâu dài,chi phí phát hành trái phiếu quốc tế sẽ thấp hơn vay thương mại do giảm được các khoản chi phí về quảng cáo,tiếp thị,các văn bản và đồng thời khi hệ số tín nhiệm của nhà phát hành càng cao thì càng có điều kiện hạ thấp lãi suất vay nợ.Phát hành trái phiếu quốc tế cũng giúp cho nhà phát hành bỏ qua được khâu trung gian trong vay vốn là ngân hàng thương mại,dẫn đến không phải trả lại cho khoản tiền mà các ngân hàng phải dự trữ khi cho vay,do đó,lãi suất trái phiếu cũng có thể giảm xuống và tiến bộ huy động vốn cũng được rút ngắn.
Khả năng huy động vốn lớn,thời gian thanh toán dài.Điều này chủ yếu phụ thuộc vào nhà phát hành.Khả năng huy động vốn là bao nhiêu,thời hạn thanh toán dài hay ngắn phụ thuộc vào tình hình thực tế của nhà phát hành và được thể hiện ở hệ số tín nhiệm của nhà phát hành,và bản cáo trạch....
1.3.2 Hạn chế
Phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về trình tự,thủ tục phát hành,thanh toán trái phiếu.Những thủ tục này là khá phức tạp đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở pháp lý,cơ sở kinh tế,các kỹ thuật nghiệp vụ,từ khâu tính toán xác định hệ số tín nhiệm,lựa chọn thị trường,loại tiền tệ,hình thức phù hợp lựa chọn người bảo lãnh,đại lý thanh toán,tư vấn pháp lý...Cũng như việc chào bán,duy trì thị trường,đồng thời trong trường hợp phát hành trái phiếu chính phủ, nhà phát hành phải cung cấp nhiều thông tín quan trọng liên quán đến tình hình kinh tế,chính trị của đất nước.
Có thể gặp rủi ro về tỷ giá hối đoái khi đến kỳ hạn thanh toán lợi tức và vốn gốc khi có sự biến động tỷ giá hối đoái theo chiều hướng bất lợi cho người phát hành.
Việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn là bất khả kháng,không thể đàm phán để hoãn nợ hoặc giãn nợ như các khoản vay thương mại.Nếu không trả được nợ(hoặc có khó khăn trong việc trả nợ)sẽ ảnh hưởng đến uy tín của người phát hành tiếp theo cũng như tìm kiếm các nguồn vay nợ khác từ nước ngoài.
Khi sử dụng tiền vốn huy động kém hiệu quả làm tăng thêm gánh nặng nợ nần và rủi ro cho nhà phát hành và việc phát hành lần đầu thường phải chịu chi phí tương đối cao.
1.4.Cơ hội và thách thức của việc phát hành trái phiếu quốc tế
1.4.1Cơ hội
Cầu nối giữa thị trường vốn trong nước với thị trường tài chính quốc tế. Việc phát hành trái phiếu quốc tế mở ra một kênh huy động vốn có khả năng đáp ứng các dự án có quy mô lớn, thời gian dài và nguồn lực hầu như không hạn chế. Trong bối cảnh các nước đang phát triển có giới hạn về nguồn vốn tiết kiệm, thì nguồn vốn huy động từ hoạt động phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế có một ý nghĩa to lớn.
Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường vốn trong nước với thị trường vốn nước ngoài. Khi phát hành trái phiếu, chủ thể phát hành trái phiếu chấp nhận điều kiện chung của thị trường tài chính quốc tế, chấp nhận sự cạnh tranh và các điều kiện ràng buộc tín dụng. Không chỉ dừng lại ở thị trường vốn mà còn có cơ hội xác định chi phí sản xuất hàng hóa trong nước, khả năng cạnh tranh giữa hàng hoá trong nước với hàng hóa nước ngoài.
Trái phiếu quốc tế cho phép xác định điểm chuẩn của quốc gia phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế và sẽ là điều kiện tài chính đầu vào của các dự án đầu tư trong nước. Điều này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước lựa chọn khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư, các loại tài sản tài chính để phòng ngừa rủi ro.
Đối với những nước có thị trường tài chính phát triển, ngân sách nhà nước thặng dư, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là công cụ để thực hiện chính sách quản lý nợ quốc gia. Thông qua việc phát hành mới trái phiếu ra thị trường quốc tế, chính phủ có thể chủ động điều tiết danh mục tài sản nợ chính phủ để thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ.
1.4.2 Thách thức
Chấp nhận lãi suất thị trường: Lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế sẽ được quyết định theo thị trường quốc tế và sẽ phản ánh mức chi phí vốn thực tế so với các nước khác. Với chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sản phẩm hàng hóa quốc gia cần phải cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lãi suất trái phiếu quốc tế sẽ phản ánh chi phí vốn thực tế của quốc gia trên thị trường và sẽ giúp cho chính phủ cũng như các công ty tính toán đầu tư vào các dự án có hiệu quả, đảm bảo sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường. Đây là một bước đi chiến lược đảm bảo tính hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế VN trong quá trình hội nhập.
Lãi suất có thể cao hơn lãi suất danh nghĩa của các khoản vay ưu đãi, tín dụng xuất nhập khẩu và vay qua ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên theo dự đoán nguồn ODA sẽ giảm trong tương lai tín dụng xuất nhập khẩu thường kèm theo các ràng buộc đẩy phí vay lên cao, trong khi hệ thống ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốc tế sẽ đa dạng hóa các nguồn vốn vay, tạo kênh huy động vốn trung dài hạn, nếu được quản lý thận trọng, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tài chính quốc gia, hình thức huy động mới này sẽ tạo động lực thúc đẩy tiến trình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế: VN phải đảm bảo tính công khai minh bạch và cập nhật thông tin thường xuyên đối với cộng đồng đầu tư quốc tế. Đồng thời cũng phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu,những yêu cầu về tính công khai và tuân thủ các luật quốc tế.
Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế: Với hình thức huy động vốn qua thị trường trái phiếu quốc tế, một lượng vốn lớn sẽ được thu về trong một thời gian ngắn, cho nên, cần có kế hoạch cụ thể để giải ngân ngay cho đầu tư, tránh ứ động vốn sẽ làm tăng chi phí, gây nên lãng phí trong đầu tư.
Có kế hoạch cụ thể trong thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đáo hạn: Chính phủ cần phải có kế hoạch cân đối nguồn thu và chuẩn bị nguồn ngoại tệ đủ để thanh toán lãi và vốn gốc khi đáo hạn. Nếu việc thanh toán không
được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín của VN trên trường quốc tế, và đến các đợt phát hành tiếp sau.
1.5.Kinh nghiệm và bài học đối với Việt Nam
1.5.1.Kinh nghiệm của Mỹ
Thị trường trái phiếu Mỹ là một thị trưởng rất đa dạng và phong phú thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường này.Sở dĩ được như vậy là do chính phủ Mỹ đã có những biện pháp nhằm đơn giản các thủ tục phát hành để cho các nhà đầu tư nước ngoài thuận lợi trong việc phát hành trái phiếu quốc tế. Đó là quy chế 144A . Quy chế này cho phép giới hạn một số tổ chức được phép giao dịch loại chứng khoán được phát hành riêng lẻ mà không cần giới hạn thời gian nắm giữ và cũng không cần phải đăng ký với SEC . Đồng thời ,SEC đã thay đổi quy định cho phép những nhà phát hành nước ngoài đặt quan hệ buôn bán với thị trường phát hành riêng lẻ Mỹ thông qua quy chế 144A của SEC và cũng không cần phải đăng ký tại SEC
Quy chế về phát hành chứng khoán 144A của SEC đã thu hút được các nhà phát hành nước ngoài đối với cả hai loại chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.Khi phát hành trên thị trường này nhà phát hành không phải đăng ký với SEC , nó thường được bán trực tiếp cho một nhà đầu tư thuộc tổ chức Qualified Institutional Buyer (QIBs) các nhà đầu tư trong tổ chức này là những nhà đầu tư lớn về chứng khoán ,họ quản lý các danh mục đầu tư trên 100 triệu USD. Đồng thời khi phát hành ,nhà phát hành trên thị trường quy chể 144A thường được nhà quản lý chính bảo lãnh hoàn toàn.Tiến độ phát hành trên thị trường này nhanh,chi phí thấp do việc định giá trái phiếu thường tiếp cận với giá chứng khoán phát hành trên thị trường ,song khả năng thanh toán và tính công khai của trái phiếu thấp hơn thị trường Yankee và phạm vi các nhà đầu tư tham gia bị hạn chế. Ngoài ra,các công ty và tập đoàn lớn của Mỹ cũng phát hành trái phiếu ra các thị trường lớn như Thị trường trái phiếu Châu Âu,thị trường trái phiếu Châu Á.Các công ty này có sự chuẩn bị pháp lý rất tốt và tìm hiểu các quy định của từng thị trường trái phiếu kỹ nên đã thành công trong việc phát hành và niêm yết trên các thị trường lớn này
1.5.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Thị trường trái phiếu Nhật Bản là thị trường cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thục hiện phát hành trái phiếu mà không phải công bố một số tài liệu theo quy định của Luật chứng khoán.Tuy nhiên,thị trường trái phiếu Nhật Bản cũng hạn chế các nhà đầu tư cũng như số lượng trái phiếu phát hành và đòi hỏi các nhà đầu tư phải có kinh nghiêmj về việc tài trợ vốn trong các thị trường vốn chính trong vòng 5 năm.Như vậy các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu trên thị trường Nhật Bản cần phải có kinh nghiệm . Đây là một điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm rõ khi phát hành trái phiếu vào thị trường Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cũng tiến hành phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường nước ngoài từ sớm mà chủ yếu là ở các thị trường lớn như thị trường Mỹ,Châu Âu. Nhờ hoạt động này mà chính phủ Nhật Bản đã thu về những nguồn vốn rất lớn phục vụ quá trình phát trỉên kinh tế xã hội.Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã tham gia vào thị trường vốn quốc tế và rất thành công trong việc phát hành trái phiếu quốc tế ra các thị trường trái phiếu lớn do các doanh nghiệp Nhật Bản có hệ số tín nhiệm lớn đã được các công ty đánh giá hệ sô tín nhiệm thông qua.Ngoài ra các doanh nghiệp Nhật Bản còn được chính phủ bảo lãnh trong giai đoạn đầu mới phát hành và các doanh nghiệp Nhật Bản luôn hoàn trả nợ đúng kỳ hạn tạo niềm tin trên thị trường quốc tế
1.5.3 Bài học đối với Việt Nam
Trước khi Việt Nam muốn phát hành trái phiếu quốc tế thành công thì các cơ quan quản lý cần phải phát triển thị trường trái phiếu trong nước. Với thị trường này, nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tham gia giao dịch trái phiếu. Việc phát hành cũng chỉ thực hiện khi điều kiện thị trường quốc tế thuận lợi, đảm bảo thành công với chi phí hợp lý.
Các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế phải theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động được từ phát hành.
Việc phát hành phải tuân thủ các quy định về quản lý nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối theo pháp luật hiện hành và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Điều kiện phát hành quy định trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia được phê duyệt hàng năm, được Bộ Tài chính xác nhận bằng văn bản trước khi phát hành.
Đối tượng tiếp nhận vốn phải là các chương trình, dự án được xác định là trọng điểm quốc gia hoặc các dự án đầu tư có hiệu quả cao, đã hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
Người phát hành phải đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành; phải có đề án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; đã hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ pháp lý cho việc phát hành theo đúng thông lệ quốc tế và luật pháp Việt Nam.
Trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu cấp bách về vốn để thực hiện các dự án đầu tư của nhà nước nhưng chưa đủ điều kiện để tự phát hành, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế có sự bảo lãnh Chính phủ.
Nhưng để có sự bảo lãnh của Chính phủ, ngoài yêu cầu đáp ứng các điều kiện trên, doanh nghiệp đó phải có hệ số tín nhiệm bằng hoặc thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm của quốc gia, phải tuân thủ các quy định của Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh hiện hành của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài.
Ngoài ra, với riêng trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế, dự thảo đưa ra các điều kiện khác phải đảm bảo như phải được thành lập theo luật pháp Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; phải đảm bảo các điều kiện chung trên, riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước, nếu phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh Chính phủ thì doanh nghiệp phải có hệ số tín nhiệm bằng hoặc cao hơn hệ số tín nhiệm quốc gia.
Để nâng cao mức tín nhiệm của chủ thể phát hành trong quá trình tiếp cận nguồn vốn, cần thiết phải có người bảo lãnh phát hành. Thông thường có thể là một tập đoàn tài chính hoặc một ngân hàng đầu tư có uy tín, có kinh nghiệm trên thị trường vốn quốc tế, đã từng giúp một số quốc gia trong khu vực phát hành. Việc lựa chọn sẽ thông qua phương thức đấu thầu cạnh tranh để đảm bảo có lợi nhất cho chính phủ phát hành. Vì vậy các định chế tài chính quốc tế, hoặc các ngân hàng lớn sẽ là tổ chức mà chúng ta lựa chọn làm nhà bảo lãnh phát hành
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả của trái phiếu phát hành là tình hình lãi suất thực tế trên thị trường tài chính quốc tế tại thời điểm phát hành. Thông thường giá trái phiếu được tính dựa trên trái phiếu kho bạc của Mỹ, mà một trong những yếu tố cấu thành lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ là mức lãi suất cơ bản do Cục dự trữ liên bang Mỹ công bố.
Ngoài ra, chính phủ phát hành còn phải tìm hiểu về quy mô, giá cả của các loại trái phiếu mới phát hành, cũng như dự tính quy mô của các đợt phát hành tiếp theo để có thể đánh giá chính xác mức cung trái phiếu trên thị trường.
Chương 2
Thực trạng việc phát hành trái phiếu quốc tế của
doanh nghiệp Việt Nam
2.1 Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam
Mặc dù đã có những bước phát triển trong thời gian qua nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.Phần lớn các doanh nghiệp lớn trong nước đếu là những doanh nghiệp nhà nước,các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ bé và chưa thực sự phát triển.Do đó số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động trái phiếuquốc tế còn rất hạn chế. Hầu hết lượng trái phiếu quốc tế phát hành ra thị trường vốn quốc tế trong những năm gần đây đếu là trái phiếu chính phủ.Từ nguồn vốn thu về từ trái phiếu quốc tế chính phủ tiến hành giải ngân cho các doanh nghiệp vay để đầu tư phát triển.
Đợt phát hành 750 triệu USD Trái phiếu Chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm tại Thị trường chứng khoán New York năm 2005 đã đánh dấu sự có mặt lần đầu tiên của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. Trong đợt phát hành này có tới 255 nhà đầu tư lớn mua Trái phiếu Chính phủ Việt Nam Việt Nam, nhiều hơn rất nhiều so với 150 nhà đầu tư mua Trái phiếu Chính phủ Việt Nam Indonesia trước đó với tổng lượng cầu của nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD, gấp 6 lần lượng chào bán. Sự thành công ngoài mong đợi này đã khiến cho việc tìm nguồn vốn trên thị trường quốc tế trở thành một kênh huy động đầy hứa hẹn đối với Chính phủ cũng như nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.
Sau đợt phát hành, đã có nhiều doanh nghiệp "nhăm nhe" đưa trái phiếu của mình ra thị trường quốc tế và Bộ Tài Chính luôn khẳng định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trình Chính phủ và được đồng ý về nguyên tắc kế hoạch phát hành 800 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Đầu tháng 6/2007,Bộ Tài Chính đã kiến nghị Chính phủ thông qua Nghị quyết phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với thời hạn từ 15 đến 20 năm (hiện tại được mở rộng thời hạn huy động từ 10 đến 30 năm) cho Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama vay lại để đầu tư các dự án...
Trong khi đó, năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến cần phải huy động cho đầu tư phát triển khoảng 554.000 tỷ đồng, tương đương 41,5% GDP (tăng 19,6% so với ước thực hiện năm 2007) nhằm mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 9%. Thế nhưng vấn đề này đang gặp phải khó khăn khi mà ngân sách chỉ có khả năng đáp ứng được 17,5% tổng nguồn vốn. Việc huy động từ các nguồn khác, đặc biệt huy động qua phát hành trái phiếu ngoài nước cũng đang được tính đến.
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tự đứng ra phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường vốn nước ngoài. Nguyên nhân của việc này là do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có những sự chuẩn bị chưa tốt trong việc chuần bị phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Tháng 9/2006, bẩy đề án phát hành trái phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế của bẩy tổng công ty nhà nước đã được gửi lên Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, chỉ có 4 đề án trong số này được chấp thuận đưa vào danh mục đăng ký sử dụng vốn vay của Chính phủ từ nguồn trái phiếu phát hành ra quốc tế bởi đáp ứng được ba điều kiện cơ bản.
Thứ nhất, dự án sử dụng vốn vay này đã hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước theo quy định, có quyết định đầu tư được duyệt... Thứ hai, dự án có nhu cầu sử dụng ngoại tệ và khả năng giải ngân nhanh trong vòng 6 tháng. Thứ ba, phải có phương án tài chính chứng minh khả năng trả nợ.
Qua những đề án được gửi lêm cho thấy sự chuẩn bị của các doanh nghiệp trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế là chưa tốt. Một số tổng công ty đăng ký vốn vay từ nguồn trái phiếu Chính phủ trong khi dự án chỉ mới có danh mục đầu tư mà chưa có quyết định đầu tư nào... Một số tổng công ty đăng ký vốn cho dự án nhưng không có nhu cầu sử dụng ngoại tệ, như vậy cũng không đúng định hướng của việc sử dụng trái phiếu ngoại tệ. Một số tổng công ty không lên kế hoạch, lịch giải ngân trong thời gian ngắn. Đại đa số các tổng công ty xây dựng phương án tài chính chưa rõ ràng, chưa chứng minh được khả năng trả nợ.
Điều này cho thấy sự quan tâm của các tổng công ty là rất cao nhưng sự tiếp cận chỉ mang tính bề ngoài. Huy động vốn qua phát hành trái phiếu khác với các hình thức vay khác do những đặc thù riêng. Để làm tốt phải có hiểu biết, say mê và phải có kiến thức trong khi sự hiểu biết đối với hình thức này của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay còn hời hợt. Tổng công ty nào muốn phát hành thành công trước hết phải xây dựng được một bộ máy có đội ngũ cán bộ chuyên môn
Theo quy định, Bộ Tài chính sẽ phải thẩm định tất cả các đề án sử dụng nguồn vốn vay từ trái phiếu Chính phủ trên cơ sở đáp ứng đủ ba tiêu chí trên. Cũng từ tháng 9/2006, bốn đề án đã được Bộ Tài chính chấp thuận cũng đã được trình lên Thủ tướng. Khi nào Chính phủ có quyết định thì việc phát hành nhanh nhất cũng phải mất 2 tháng.
2.1.1 Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam
Hiện nay thị trường trái phiếu Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển với sự tồn tại của thị trường trái phiếu Chính phủ. Dư nợ trái phiếu còn rất thấp (khoảng 7% GDP) so với các thị trường trong khu vực (Trung Quốc 21%, Thái Lan 33%, Malaysia 62%), chủ thể phát hành không đa dạng, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch, thanh toán còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, một thị trường để giúp hai đối tượng rất quan trọng là doanh nghiệp và chính quyền địa phương huy động vốn thì hầu như chưa tồn tại.
Trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước: Hàng hoá giao dịch trên thị trường trái phiếu chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ nên chưa tạo được sức hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Trái phiếu chính quyền địa phương: Chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục vụ cho việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủ yếu phát hành thông qua công chúng của chính địa phương đó thông qua Kho Bạc Nhà Nước. Hiện nay, chỉ có hai địa phương là Hà nội và TP.HCM là thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thường xuyên, với số lượng lớn nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi tại địa phương.
Trái phiếu doanh nghiệp : Hiện nay Nhà nước rất ưu ái trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nên chỉ mất khoảng 6 đến 8 tuần doanh nghiệp có thể hoàn tất hồ sơ phát hành. Tuy nhiên, nếu đi vay ngân hàng hay phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ. Phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp huy động được lượng vốn lớn. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu trên 1.000 tỉ đồng thì họ có thể tiếp cận nguồn vốn từ phát hành trái phiếu dễ dàng hơn so với việc đi vay hay phát hành cổ phiếu.
Gần đây, ngày 29/11, tại Hà Nội, công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) công bố phát hành thành công 400 tỷ đồng trái phiếu VEC thông qua công ty Chứng khoán Habubank. Trong thời gian tới, VEC sẽ tiếp tục phát hành thêm ra thị trường một khối lượng lớn trái phiếu công trình cho các dự án xây dựng đường cao tốc vào đầu năm 2008. Đây cũng là một trong những dự án phát hành trái phiếu công trình về đường bộ đầu tiên ở Việt Nam của doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh. Theo dự tính, doanh thu từ hoạt động thu phí và các dịch vụ khác sẽ được sử dụng để hoàn trả cả gốc và lãi của trái phiếu.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam khá ảm đạm, việc phát hành thành công 400 tỷ trái phiếu VEC đã cho thấy trái phiếu các dự án của VEC đã có được độ tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư. Đối tượng của đợt phát hành lần này là các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm. Khối lượng bảo lãnh phát hành lớn, tính thanh khoản của trái phiếu VEC trong tương lai sẽ rất tốt và Công ty chứng khoán cũng sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện mua bán lại để tăng tính thanh khoản của trái phiếu đó là những đặc điểm của trái phiếu này.
Việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu được xem là phương thức mang lại nhiều lợi ích như huy động vốn từ các thành phần kinh tế, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn cấp phát, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác, việc phát hành trái phiếu cũng cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một công cụ tài chính, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
Từ những thực trạng trên, có thể rút ra vài nhược điểm của thị trường trái phiếu:
Thứ nhất: Quy mô nhỏ, thanh khoản thấp : Thị trường trái phiếu Việt Nam có quy mô quá nhỏ. Chủ yếu trái phiếu Chính phủ đang ''thống lĩnh'' thị trường, trong khi trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành rất hạn chế. Tính thanh khoản của các loại trái phiếu còn thấp.
Thị trường trái phiếu Chính phủ thiếu một cơ chế giao dịch có khả năng cung cấp thanh khoản cho các trái phiếu Chính phủ như các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng mua lại. trái phiếu Chính phủ phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn, trong khi những người nắm giữ trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp là các nhà đầu tư có tổ chức (trừ các đợt phát hành riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc). Nhu cầu giao dịch phát sinh là các giao dịch lớn và ít mang tính tương thích thời điểm, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu.
Về năng lực hệ thống giao dịch, trái phiếu hiện được niêm yết theo giá và áp dụng nguyên tắc đấu giá giống như cổ phiếu (ưu tiên về giá, ưu tiên về thời gian), không áp dụng biên độ dao động giá. Tuy nhiên, cổ phiếu và trái phiếu là hai loại hàng hóa có đặc điểm và tính chất hoàn toàn khác nhau, việc áp dụng giao dịch trái phiếu và cổ phiếu như nhau trên cùng một hệ thống giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán là không có hiệu quả. Do đó, cần tách biệt giao dịch trái phiếu và giao dịch cổ phiếu ra thành 2 bảng giao dịch riêng biệt là cần thiết. Hơn nữa, giữa các trái phiếu cùng chủ thể phát hành nhưng khác đợt phát hành cũng khác nhau về lãi suất và thời gian đáo hạn. Việc yết giá trái phiếu theo thị giá cũng không làm nổi bật sự khác biệt đó.
Thứ hai: Hệ thống các nhà đầu tư chưa phát triển Hệ thống các nhà đầu tư chưa phát triển, nhất là các nhà đầu tư tổ chức. Hiện nay thiết lập được hệ thống các nhà tạo lập thị trường; các thể chế trên thị trường chưa hoàn chỉnh. Nhiều định chế tài chính trung gian như các quỹ đầu tư tương hỗ, quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty định mức tín nhiệm... chưa được thành lập.
Thị trường trái phiếu vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư và có rất nhiều nguyên nhân khiến các nhà đầu tư ít quan tâm đến loại chứng khoán này. Lý do là giao dịch trái phiếu đòi hỏi một lượng vốn lớn, chỉ thích hợp với các nhà đầu tư có tổ chức, trong khi thị trường trái phiếu hiện nay có rất ít các nhà đầu tư có tổ chức.
Thứ ba: Tính đồng bộ của thị trường này còn thấp Khả năng tập trung và phân bổ nguồn lực tài chính qua thị trường chưa thực sự hiệu quả, còn có sự chưa ăn khớp giữa cơ cấu và kỳ hạn huy động vốn với sử dụng vốn. Sự phối hợp giữa các kênh huy động vốn còn chưa đồng bộ; vai trò của trái phiếu Chính phủ trong việc định hướng lãi suất thị trường còn hạn chế. tỷ lệ huy động vốn dài hạn qua kênh tín dụng ngân hàng hiện nay thấp. Trong khi đó, việc sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn, làm giảm hiệu quả sử dụng và tăng nguy cơ rủi ro tài chính; việc phối hợp điều hành lãi suất giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa thật ăn khớp, tiến trình cải cách hệ thống tổ chức tín dụng còn chậm; việc kiểm soát các dòng vốn trong nền kinh tế chưa thực sự có hiệu quả, vẫn còn tình trạng vốn dài hạn chuyển sang đầu tư ngắn hạn và ngược lại.
Thứ tư: Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh : Khung pháp luật mới được hình thành bước đầu; một số lĩnh vực vẫn chưa có hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh, nhất là lĩnh vực chứng khoán. Các nguyên tắc quản lý và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm toán... tuy đã được áp dụng nhưng còn ở phạm vi hẹp.
Thể chế pháp luật còn thiếu các qui định cần thiết nên hạn chế sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro như hoán đổi lãi suất, mua bán kỳ hạn hay tái mua lại nhằm giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ rủi ro cho mình.
Thứ năm: Tính cạnh tranh thấp : Trái phiếu Chính phủ chưa cạnh tranh được với sự thuận tiện của hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư kỳ phiếu ở các ngân hàng thương mại cùng với tính thanh khoản kém hơn nên chưa thu hút được tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá nhân.
Cơ chế xác định lãi suất đấu thầu trên thị trường sơ cấp hiện không mang tính thị trường vì áp dụng lãi suất chỉ đạo nên chưa thu hút được nhu cầu đầu tư của các cá nhân, tổ chức. Quy định lãi suất đặt thầu phải cao hơn lãi suất chỉ đạo sẽ khiến cho lãi suất trúng thầu mang tính khiên cưỡng chủ quan hơn là mang tính khách quan thị trường. Điều này cũng có thể dẫn tới tình trạng khối lượng trúng thầu sẽ bị hạn chế đi rất nhiều so với khối lượng dự định phát hành và sẽ chỉ bó hẹp trong phạm vi một số nhỏ các nhà đầu tư. Khối lượng trúng thầu thấp cộng với một số nhỏ các nhà đầu tư nắm giữ sẽ làm giảm tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Thứ sáu: Từ phía các công ty, chưa quen với kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu : Thị trường trái phiếu công ty kém phát triển do các công ty chưa quen với việc huy động vốn vay trực tiếp qua phát hành trái phiếu mà vẫn dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, đặc biệt là các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp Nhà nước do có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng, vay ưu đãi. Các đơn vị này cũng thiếu tổ chức định mức tín nhiệm giúp cho việc xác định tín nhiệm và làm tăng tính minh bạch cho các trái phiếu phát hành; chưa xây dựng được đường cong lợi suất phi rủi ro cho trái phiếu Chính phủ phát hành làm tiêu chuẩn cho việc định lãi suất phát hành các công cụ nợ khác như trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị...
Thứ bảy: Thông tin thị trường : Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, nguyên nhân quan trọng khiến thị trường trái phiếu của Việt Nam kém hấp dẫn chính là việc thiếu một hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ. Thể hiện rõ nhất là cho đến nay vẫn chưa có những công ty định mức tín nhiệm.
Hiện nay, trên thị trường đang có 3 loại trái phiếu và được phát hành bởi Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, quy mô phát triển của thị trường này còn nhỏ bé (chỉ chiếm 7% GDP). Bên cạnh những vướng mắc xuất phát từ hệ thống văn bản chính sách khiến tính thanh khoản của trái phiếu không được cao, lượng doanh nghiệp có uy tín tham gia phát hành... thì việc thiếu thông tin cũng khiến cho các nhà đầu tư "dè dặt" hơn trong việc đầu tư vào loại hình này.
Thứ tám: Phí giao dịch cao : Theo quy định, việc giao dịch trái phiếu Chính phủ phải thông qua các Công ty chứng khoán - là tổ chức trung gian thu phí cả người mua lẫn người bán. Để một giao dịch trái phiếu Chính phủ 100 tỉ đồng được hoàn tất thì nhà đầu tư phải mất đến cả 100 triệu đồng tiền phí, mà thông thường những giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ là những giao dịch lớn, ít nhất có giá trị từ 100-300 tỉ đồng. Chính điều này làm cho thị trường trái phiếu Chính phủ của Việt Nam không thu hút được nhiều nhà đầu tư giao dịch, nhất là các ngân hàng nước ngoài
Nhiều chuyên gia cho rằng, trước khi Việt Nam muốn phát hành trái phiếu quốc tế thành công thì các cơ quan quản lý cần phải phát triển thị trường trái phiếu trong nước. Với thị trường này, nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tham gia giao dịch trái phiếu.
2.1.2 Những thuận lợi để phát hành trái phiếu quốc tế:
Hệ số tín nhiệm của Việt Nam tăng lên sẽ tác động vào lãi suất của mình ._. để thực hiện mục tiêu hiện đại hoá và nâng cấp ngành đóng tàu biển của Tổng công ty Công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam (“VINASHIN”) theo Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 01/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế năm 2005, Nghị quyết số 11/2005/NQ-CP của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2005 và Nghị quyết 12/2005/NQ-CP ngày 24/10/2005 của Chính phủ về mức phát hành trái phiếu quốc tế.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Nguồn vốn trái phiếu quốc tế: Là nguồn tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế trong đợt phát hành vào tháng 10 năm 2005 có trị giá danh nghĩa là 750 triệu USD.
Ngân hàng bảo lãnh phát hành: Là Ngân hàng Credit Suisse First Boston (nay là Ngân hàng Credit Suisse, gọi tắt là “CSFB”) là Ngân hàng bảo lãnh phát hành cho Bộ Tài chính theo hợp đồng mua bán trái phiếu ký giữa Bộ Tài chính và CSFB ngày 27/10/2005.
Đại lý thanh toán: Là Ngân hàng New York (Bank of New York) làm đại lý thanh toán trái phiếu cho Bộ Tài chính theo hợp đồng đại lý thanh toán ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng New York ngày 03/11/2005.
Công ty được uỷ quyền: Là Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ đơn vị trực thuộc VINASHIN được VINASHIN uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ qui định tại Điều 6 của Quy chế này và VINASHIN hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty được uỷ quyền .
Hợp đồng cho vay lại: Là hợp đồng cho vay lại nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ số 01/2005/BTC-VINASHIN ký giữa Bộ Tài chính và Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ngày 3 tháng 11 năm 2005.
Điều 3. Nguồn vốn trái phiếu quốc tế được ưu tiên đầu tư cho các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển Việt Nam theo quyết định 914/QĐ-TTg ngày 01/09/2005 của Thủ tướng chính phủ, bao gồm cả việc bổ sung vốn cho các dự án VINASHIN dự kiến thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay của Quỹ hỗ trợ phát triển, vốn tự có hoặc vốn vay từ các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước nhưng chưa thu xếp được.
VINASHIN có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, có hiệu quả, cân đối tài chính của toàn hệ thống để đảm bảo trả nợ đầy đủ và đúng hạn, không dùng nguồn vốn này để xử lý cho các thiệt hại, rủi ro do VINASHIN gây ra.
Điều 4. Bộ Tài chính ủy quyền cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là ngân hàng phục vụ (sau đây gọi là “Ngân hàng phục vụ”) mở tài khoản cho Bộ Tài chính và VINASHIN để tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu quốc tế, thực hiện giám sát việc giải ngân đúng mục đích theo kế hoạch tổng thể do Công ty được uỷ quyền lập theo qui định của Điều 7, Khoản 2 của Quy chế này và giám sát tài sản thế chấp theo Hợp đồng uỷ quyền của Bộ Tài chính.
II. CÁC QUI ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Các điều kiện cho vay lại
1) Trị giá cho vay lại: Bằng trị giá danh nghĩa của đợt trái phiếu quốc tế năm 2005 là 750 triệu USD (Bảy trăm năm mươi triệu Đô la Mỹ).
2) Đồng tiền cho vay lại: Đồng tiền cho vay lại là đồng Đô La Mỹ (USD).
3) Lãi suất cho vay lại: Bằng lãi suất trái phiếu (coupon) là 6,875%/năm tính trên giá trị danh nghĩa của trái phiếu. Lãi trái phiếu được trả 6 tháng một lần theo đúng kỳ hạn thanh toán lãi trái phiếu vào 15/1 và 15/7 hàng năm, kỳ trả lãi đầu tiên vào ngày 15/01/2006.
4) Thời điểm nhận nợ: VINASHIN nhận nợ tính từ ngày 03/11/2005.
5) Thời hạn cho vay lại: Thời hạn cho vay lại bằng thời hạn trái phiếu phát hành. Gốc trái phiếu trả một lần vào ngày đáo hạn trái phiếu là ngày 15/01/2016.
6) Các khoản phí: Hàng năm, VINASHIN phải chịu các khoản chi phí thanh toán trả cho Đại lý thanh toán theo thông báo chính thức của Bộ Tài chính cho từng kỳ hạn cùng với kỳ hạn thanh toán lãi trái phiếu. VINASHIN không phải trả khoản phí cho vay lại trong nước cho Bộ Tài chính.
7) Trả nợ: Gốc, lãi trái phiếu và các khoản phí phát sinh do VINASHIN trực tiếp thanh toán cho Đại lý thanh toán trên cơ sở công văn thông báo của Bộ Tài chính kèm theo các chứng từ do Đại lý thanh toán cung cấp.
8) VINASHIN thực hiện trả nợ bằng đồng đô la Mỹ (USD). Trong trường hợp có khó khăn về ngoại tệ, VINASHIN có thể thực hiện trả nợ bằng Đồng Việt Nam theo thoả thuận từng lần với Bộ Tài chính theo qui định của Điều 11 của Quy chế này. Tỷ giá áp dụng là tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ (USD) do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển tiền.
9) Thủ tục chuyển tiền trái phiếu: Ngay sau khi nhận được tiền, Bộ Tài chính sẽ chuyển ngay toàn bộ số tiền trên vào tài khoản của VINASHIN để VINASHIN sử dụng và VINASHIN cần xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đủ số tiền và gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất sau 1 ngày kể từ ngày tiền đã vào tài khoản.
Điều 6. Công ty được uỷ quyền
VINASHIN giao Công ty được uỷ quyền thay mặt VINASHIN thực hiện các công việc sau đây:
1) Tiếp nhận và quản lý toàn bộ nguồn vốn trái phiếu quốc tế.
2) Thực hiện việc giải ngân, thu hồi nợ đối với các chủ dự án đầu tư, phương án kinh doanh qui định tại Điều 3 của Quy chế này.
3) Thực hiện các nghiệp vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi có hiệu quả cao nhất theo qui định của Quy chế này và phân cấp của VINASHIN.
4) Giám sát việc sử dụng khoản vay và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giám sát chi từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế theo Quy chế và các quy định liên quan của pháp luật.
5) Trả nợ cho Bộ Tài chính khi đến hạn.
6) Thực hiện việc mở, duy trì sổ sách kế toán để theo dõi và hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc tiếp nhận, sử dụng và hoàn trả nguồn vốn trái phiếu quốc tế theo qui định của Quy chế này, các qui định liên quan của pháp luật; Lập và duy trì các báo cáo tài chính đối với việc sử dụng và thanh toán gốc, lãi, phí của Nguồn vốn trái phiếu quốc tế.
VINASHIN ký hợp đồng uỷ quyền với Công ty được uỷ quyền qui định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên căn cứ các qui định của Quy chế này và các qui định về phân cấp, uỷ quyền quản lý nguồn vốn trái phiếu quốc tế của VINASHIN và chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc uỷ quyền của mình theo qui định của pháp luật.
Điều 7. Sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế
1) Yêu cầu về dự án: Các dự án của VINASHIN sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế phải thực hiện theo đúng các qui định của Nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản và đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Nằm trong qui hoạch ngành, qui hoạch kinh tế - xã hội hoặc qui hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp các dự án chưa có trong qui hoạch phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch.
- Có báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với Luật và các văn bản qui phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản.
- Trường hợp đặc biệt, nếu thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các dự án nhóm A chưa được duyệt thì trong quyết định đầu tư phải qui định rõ mức vốn của từng hạng mục công trình, có thiết kế và dự toán hạng mục sử dụng vốn được duyệt.
2) Lập kế hoạch sử dụng vốn
VINASHIN có trách nhiệm lập kế hoạch tổng thể phân bổ nguồn trái phiếu quốc tế cho các dự án, phương án đầu tư, cụ thể cho từng dự án, phương án và có chia theo hàng năm. Kế hoạch này (bao gồm kế hoạch điều chỉnh, bổ sung) phải được chuyển ngay cho Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ làm căn cứ giám sát việc sử dụng vốn.
Công ty được ủy quyền, căn cứ trên kế hoạch tổng thể phân bổ nguồn vốn trái phiếu, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cụ thể cho từng năm, có chia theo quý (bao gồm kế hoạch rút vốn cho các dự án, kế hoạch sử dụng vốn nhàn rỗi. Kế hoạch này phải được VINASHIN phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ để giám sát việc thực hiện
Trên cơ sở kế hoạch sử dụng vốn trái phiếu hàng năm đã được phê duyệt, Công ty được ủy quyền xây dựng chi tiết kế hoạch sử dụng hàng quý và tổng hợp lũy kế tình hình sử dụng từ đầu năm gửi VINASHIN phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ.
Kế hoạch quý phải được gửi trước ngày 15 tháng cuối cùng của quý trước, và kế hoạch năm được gửi trước ngày 15/11 của năm trước.
VINASHIN được phép yêu cầu các chủ dự án nhận nợ ngay theo kế hoạch tổng thể phân bổ nguồn vốn trái phiếu quốc tế, nhưng việc rút vốn chỉ được thực hiện để tạm ứng, thanh toán cho các dự án theo đúng các qui định tại Khoản 3 Điều này. Lãi suất nhận nợ không vượt quá lãi suất cho vay cùng kỳ hạn của ngân hàng thương mại trong nước.
3) Rút vốn thanh toán
- Việc rút vốn để tạm ứng, thanh toán bằng nguồn vốn trái phiếu quốc tế thực hiện theo đúng các qui định về tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và phù hợp với kế hoạch phân bổ vốn tổng thể do VINASHIN phê duyệt.
- Việc rút vốn chỉ được thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền và thực hiện theo các gói thầu của dự án, trừ các chi phí chung của dự án không được phân bổ vào các gói thầu.
- Mức tạm ứng, thời hạn hoàn tạm ứng của các gói thầu phù hợp với qui định của pháp luật và kế hoạch vốn cho dự án trong năm.
- Khối lượng phát sinh phải được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung phải được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh không được đấu thầu) trước khi thanh toán.
- Khi có nhu cầu rút vốn, các chủ dự án cần lập giấy đề nghị rút vốn, gửi cho Công ty được uỷ quyền và xuất trình kèm theo các chứng từ như sau:
i) Đối với các chi phí chung của dự án:
1. Đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng: Quyết định phê duyệt phương án đền bù, giải phóng mặt bằng của cấp có thẩm quyền;
2. Đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác: Các hoá đơn, chứng từ phù hợp với Quyết định đầu tư.
ii) Đối với các gói thầu do Chủ dự án tự thực hiện:
1. Quyết định cho phép tự thực hiện (Trường hợp trong quyết định đầu tư không chỉ định rõ gói thầu hoặc dự án do chủ dự án được phép tự thực hiện);
2. Dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong trường hợp đặc biệt dự toán chưa được phê duyệt nhưng một số vật tư, thiết bị, cấu kiện có giá trị lớn đòi hỏi phải dự trữ hoặc gia công trước hoặc một số chi phí chuẩn bị sản xuất cần thiết để đảm bảo tiến độ thi công thì phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chấp thuận bằng văn bản;
3. Các hợp đồng kinh tế và/hoặc các chứng từ, hoá đơn phù hợp với dự toán công trình được duyệt hoặc Văn bản chấp thuận do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
iii) Đối với các gói thầu khác:
1. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp trong Quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt đề cương khảo sát và lập dự án đầu tư hoặc quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu đã chỉ định đơn vị thực hiện, thì có thể dùng các quyết định này để thay thế.
2. Hợp đồng kinh tế.
3. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành hợp lệ đối với việc thanh toán các gói thầu xây lắp, gói thầu tư vấn.
4. Biên bản bàn giao và phiếu nhập kho đối với việc thanh toán các gói thiết bị mua sắm trong nước chưa lắp đặt.
5. Biên bản nghiệm thu đối với việc thanh toán các gói thiết bị mua sắm trong nước cần lắp đặt.
6. Bộ chứng từ thanh toán hợp lệ đối với việc thanh toán các gói thiết bị nhập khẩu.
7. Các chứng từ khác qui định về điều kiện tạm ứng và thanh toán tại hợp đồng kinh tế.
* Đối với việc hoán đổi nguồn vốn đầu tư: Ngoài các chứng từ qui định trên đây, chủ dự án phải cung cấp cho Công ty được uỷ quyền tài liệu chứng minh việc đã dùng nguồn vốn khác để thanh toán cho nhà thầu.
4) Đối với việc hoán đổi nguồn vốn vay cho đầu tư: Trường hợp chủ dự án có các dự án đầu tư đã và đang thực hiện bằng nguồn vốn vay khác, phù hợp với mục đích đã nêu tại Điều 3 của Quy chế này, có các điều kiện kém thuận lợi hơn việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế (bao gồm các nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng, vốn vay khác) VINASHIN có thể dùng nguồn trái phiếu quốc tế cho các chủ dự án vay để hoán đổi các nguồn vốn này nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư nếu được các chủ nợ chấp nhận và với điều kiện chi phí trả trước không vượt quá chi phí vay của nguồn trái phiếu quốc tế.
5) Sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, VINASHIN thông qua Công ty được uỷ quyền được phép đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi bao gồm (i) nguồn vốn trái phiếu quốc tế trong thời gian các chủ dự án chưa nhận nợ; (ii) nguồn vốn các chủ dự án đã nhận nợ những chưa rút vốn; (iii) nguồn thu nợ từ các dự án đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế và các phương án kinh doanh được duyệt chưa đến hạn trả.
Việc sử dụng nguồn nhàn rỗi phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ Bộ Tài chính khi đến hạn cũng như đến tiến độ rút vốn thanh toán của các dự án đầu tư, phương án kinh doanh được duyệt; ưu tiên cho vay đối với các dự án đóng tàu xuất khẩu và các nhu cầu vốn lưu động khác của các đơn vị thành viên; hỗ trợ các chương trình và mục tiêu khác của VINASHIN trong từng thời kỳ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Công ty được uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ bảo toàn và phát triển vốn trong phạm vi giấy phép hoạt động của Công ty do Ngân hàng Nhà nước cấp, theo uỷ quyền và phân cấp của VINASHIN, bao gồm cả việc vay vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để bù đắp cho các khoản thiếu hụt tiền mặt tạm thời để thực hiện giải ngân, rút vốn thanh toán hoặc trả nợ cho Bộ Tài chính.
Trong thời gian các dự án chưa rút,VINASHIN được quyền sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi theo các qui định của pháp luật và Quy chế này. Toàn bộ thu nhập từ việc đầu tư tạm thời các khoản vay đã nhận nợ của các chủ dự án, sau khi trừ đi các chi phí kinh doanh liên quan, Công ty được uỷ quyền báo cáo VINASHIN và phân bổ toàn bộ cho các chủ dự án theo số dư thực tế của khoản tiền nhàn rỗi trong kỳ hạch toán của mỗi chủ dự án. Các chủ dự án không được hạch toán khoản thu này vào thu nhập hoạt động tài chính mà phải giảm trừ trực tiếp vào chi phí đi vay để tính toán chi phí vốn hoá của dự án, phương án đầu tư theo qui định của pháp luật.
Công ty được uỷ quyền phải mở sổ theo dõi riêng nguồn vốn chờ thanh toán của các chủ dự án, độc lập với các tài sản khác của Công ty được uỷ quyền, cũng như các tài sản của các tổ chức, cá nhân khác do Công ty được uỷ quyền quản lý, giữ hộ để hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhận nợ, rút vốn thanh toán và kinh doanh tạm thời các khoản vay đã nhận nợ của các chủ dự án, làm căn cứ để Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát quá trình rút vốn thanh toán.
Điều 8. Thanh toán gốc, lãi và phí trái phiếu
1) VINASHIN có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, kịp thời gốc, lãi và các khoản phí liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế theo thông báo của Bộ Tài chính và trong mọi trường hợp không làm phương hại hay ảnh hưởng đến các quyền và quyền được bồi thường của Bộ Tài chính theo các Thỏa thuận đã ký giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng bảo lãnh phát hành và Đại lý thanh toán (Bank of New York).
2) Trước 3 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán lãi trái phiếu, VINASHIN tạm thời tính toán số lãi trái phiếu phải trả và chuyển đủ số tạm tính vào tài khoản của VINASHIN mở tại BIDV.
3) Sau khi nhận được các chứng từ đòi tiền gồm chứng từ thanh toán gốc, lãi và các khoản phí phát sinh, các chứng từ liên quan đến phí do Đại lý thanh toán (Bank of New York) cung cấp, Bộ Tài chính kiểm tra sự chính xác của các chứng từ và sao gửi toàn bộ các chứng từ kèm theo yêu cầu thanh toán cho VINASHIN.
4) Căn cứ yêu cầu thanh toán của Bộ Tài chính, VINASHIN thanh toán trực tiếp các khoản gốc, lãi, phí trực tiếp vào tài khoản của Đại lý thanh toán để hoàn trả cho người nắm giữ trái phiếu.
5) Trong trường hợp Bộ Tài chính ứng trả thay hoặc VINASHIN trả nợ bằng đồng Việt Nam thì Bộ Tài chính thanh toán trực tiếp cho Đại lý thanh toán để hoàn trả cho người nắm giữ trái phiếu.
Điều 9. Đảm bảo thanh toán, bồi thường
VINASHIN thực hiện các biện pháp để đảm bảo cho việc thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu quốc tế như sau:
1) VINASHIN thoả thuận với các chủ dự án và quyết định mức lãi suất cho vay lại đối với các chủ dự án để đảm bảo việc trả lãi, phí hàng năm của trái phiếu, bù đắp các chi phí liên quan và có dự phòng.
2) VINASHIN được phép phân bổ khoản phí phát hành trái phiếu ban đầu cho các chủ dự án sử dụng nguồn trái phiếu quốc tế theo hình thức thu hộ - chi hộ.
3) VINASHIN phải yêu cầu các chủ dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế mua bảo hiểm tài sản hình thành từ nguồn trái phiếu quốc tế theo qui định của pháp luật.
4) VINASHIN, thông qua Công ty được uỷ quyền trích lập các quỹ dự phòng theo qui định của pháp luật. Ngoài ra, VINASHIN được phép lập và hạch toán toàn bộ chênh lệch thu - chi phát sinh từ việc sử dụng nguồn trái phiếu quốc tế vào Quỹ dự phòng trả nợ trái phiếu quốc tế. Quỹ dự phòng trả nợ trái phiếu quốc tế chỉ được dùng để trả nợ cho nguồn vốn trái phiếu quốc tế. Sau khi trả hết nợ trái phiếu (gốc, lãi, phí), VINASHIN phải kết chuyển toàn bộ số dư của quỹ dự phòng trả nợ trái phiếu quốc tế vào thu nhập từ hoạt động tài chính để nộp thuế theo qui định của pháp luật.
5) Tối thiểu 6 tháng trước khi đến hạn trả nợ gốc trái phiếu, VINASHIN lập và gửi Bộ Tài chính phương án huy động nguồn tiền trả nợ và định kỳ hàng tháng báo cáo Bộ Tài chính tiến độ thực hiện phương án và các nội dung bổ sung, điều chỉnh phương án nếu có.
6) Tài sản thế chấp và đảm bảo tiền vay:
VINASHIN sử dụng toàn bộ tài sản hình thành của khoản vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ để thế chấp và đảm bảo cho khoản vay lại. Trong trường hợp, tài sản được hình thành từ nhiều nguồn vốn thì tài sản thế chấp, đảm bảo được tính toán theo tỷ trọng đóng góp của từng nguồn vốn. VINASHIN sẽ cung cấp cho Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ toàn bộ danh sách các dự án và toàn bộ tài sản mà VINASHIN đầu tư bằng nguồn tiền phát hành trái phiếu quốc tế được sử dụng để thế chấp và đảm bảo tiền vay.
Bộ Tài chính ký hợp đồng uỷ quyền cho Ngân hàng phục vụ thực hiện quyền giám sát đối với các tài sản thế chấp và đảm bảo của khoản vay này và trong trường hợp cần thiết áp dụng các chế tài về thế chấp tài sản và đảm bảo tiền vay theo pháp luật và các qui định của ngân hàng hiện hành để thu hồi nợ.
7) Trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có quyền áp dụng các chế tài về thế chấp tài sản và đảm bảo tiền vay theo qui định của pháp luật để thu hồi nợ.
8) Quyền ưu tiên thanh toán nợ: Quyền ưu tiên cao nhất về các nghĩa vụ nợ phải thanh toán được dành cho khoản vay từ nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Trong một thời điểm, nếu VINASHIN có các nghĩa vụ nợ đến hạn thì quyền thanh toán trước tiên là thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu quốc tế của Chính phủ.
9) Trong trường hợp VINASHIN không thực hiện được các nghĩa vụ của mình, Bộ Tài chính có quyền tuỳ theo sự lựa chọn của mình yêu cầu VINASHIN bồi thường theo qui định của pháp luật, kể cả việc yêu cầu tất cả các ngân hàng phục vụ phong toả các tài khoản của VINASHIN để trả nợ.
Điều 10. Trường hợp ứng vốn
1) Trong trường hợp đột xuất, VINASHIN chưa thu xếp kịp tiền để thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ đến hạn, VINASHIN phải có công văn đề nghị Bộ Tài chính ứng vốn trước để trả nợ. Thời hạn thông báo phải trước ngày đến hạn 01 tháng (trường hợp trả lãi và phí) và trước 03 tháng (trường hợp trả nợ gốc).
2) Lãi suất ứng vốn thanh toán và lãi chậm trả: Để được ứng vốn trả nợ, VINASHIN phải ký với Bộ Tài chính một Hợp đồng phụ trên cơ sở Hợp đồng cho vay lại số 01/2005/BTC-VINASHIN ký giữa Bộ Tài chính và VINASHIN ngày 03/11/2005 với các điều kiện được hai bên thoả thuận cụ thể về thời hạn hoàn trả và lãi suất ứng vốn, trên nguyên tắc VINASHIN nhận nợ bằng đồng USD với lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất cho vay USD của các ngân hàng thương mại trong nước tại thời điểm ứng vốn nhưng không thấp hơn lãi suất trái phiếu. Lãi suất chậm trả sẽ bằng 150% của lãi suất ứng vốn tính trên số ngày quá hạn thực tế.
3) Thủ tục thanh toán: Trong trường hợp Bộ Tài chính ứng vốn cho VINASHIN thì việc trả nợ do Bộ Tài chính thực hiện trực tiếp vào tài khoản của Đại lý thanh toán. Sau khi thực hiện, Bộ Tài chính sẽ thông báo chính thức số tiền đã ứng cộng với phí chuyển tiền thanh toán để chính thức ghi vào Hợp đồng vay phụ.
4) Bộ Tài chính chỉ ứng vốn để thanh toán cho một kỳ hạn lãi và lần ứng vốn tiếp chỉ thực hiện khi lần ứng trước đã được VINASHIN hoàn trả.
5) Toàn bộ thủ tục ứng vốn được thực hiện theo Quy chế quản lý Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài tại Quyết định số 10/2006/QĐ-BTC ngày 28/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 11. Trả nợ bằng đồng Việt Nam
1) Thông báo trước: Trong trường hợp có khó khăn về ngoại tệ, VINASHIN có thể trả bằng đồng Việt Nam . Để thực hiện việc trả nợ bằng đồng Việt Nam, VINASHIN phải thông báo chính thức cho Bộ Tài chính bằng văn bản trước ngày đến hạn trả nợ 01 tháng (đối với phần trả lãi và phí) và trước 03 tháng (đối với khoản thanh toán trả gốc) để Bộ Tài chính thu xếp việc chuyển đổi tiền Việt Nam thành đồng đô la Mỹ.
2) Thủ tục thanh toán: VINASHIN chuyển toàn bộ số tiền đồng Việt Nam tương đương với số tiền USD do Bộ Tài chính thông báo có thể thu xếp được và qui đổi theo tỷ giá nêu tại Điều 5, Khoản 8 trên đây cộng thêm phí chuyển tiền dự kiến phải trả ngân hàng vào tài khoản do Bộ Tài chính chỉ định. Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho Đại lý thanh toán theo quy định tại Điều 8, Khoản 5 của Quy chế này.
3) Quyết toán khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam: Sau khi thực hiện việc chuyển tiền cho Đại lý thanh toán, Bộ Tài chính sẽ thông báo chính thức cho VINASHIN số tiền Việt Nam tương ứng với số ngoại tệ đã thanh toán (bao gồm cả phí chuyển tiền). Quyết toán khoản tiền chuyển được thực hiện ngay sau khi Bộ Tài chính chuyển tiền thanh toán cho Đại lý thanh toán.
i) Trường hợp số tiền Việt Nam phải trả vượt số tiền mà VINASHIN đã chuyển cho Bộ Tài chính thì Bộ Tài chính sẽ thông báo chính thức cho VINASHIN bằng văn bản số tiền còn thiếu và trong vòng 2 ngày làm việc VINASHIN phải chuyển đủ số tiền Việt Nam còn thiếu vào tài khoản của Bộ Tài chính.
ii) Trường hợp số tiền Việt Nam phải trả thấp hơn số tiền mà VINASHIN đã chuyển cho Bộ Tài chính thì Bộ Tài chính sẽ thông báo chính thức cho VINASHIN bằng văn bản số tiền thừa và trong vòng 2 ngày làm việc Bộ Tài chính phải chuyển trả số tiền thừa vào tài khoản của VINASHIN.
Điều 12. Chế độ hạch toán, báo cáo, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán
1) VINASHIN có trách nhiệm thực hiện việc hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
2) VINASHIN có trách nhiệm lập và gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo về kế hoạch sử dụng vốn theo qui định tại Điều 7, Khoản 2 của Quy chế này.
3) Định kỳ hàng tháng, quý, năm VINASHIN có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện rút vốn và bố trí, sử dụng vốn trái phiếu tạm thời nhàn rỗi gửi cho Bộ Tài chính.
Báo cáo phải gửi trước ngày 05 của tháng kế tiếp đối với báo cáo tháng; trước ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo đối với báo cáo Quý; và trước ngày 31/01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
4) Kết thúc năm tài chính, VINASHIN lựa chọn công ty kiểm toán để thực hiện kiểm toán toàn bộ các báo cáo tài chính năm do Công ty được uỷ quyền lập và nộp cho Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày sau khi có Biên bản kiểm toán.
5) VINASHIN chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn từ nguồn trái phiếu quốc tế đúng mục đích và có hiệu quả của các đơn vị, tổ chức trong hệ thống của mình.
6) VINASHIN (bao gồm các đơn vị vay lại vốn của VINASHIN từ nguồn trái phiếu Quốc tế) có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, quyết toán vốn đầu tư theo qui định hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm của VINASHIN
1) Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguồn tiền phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ được vay lại theo đúng mục tiêu mà Chính phủ đã phê duyệt. Mọi hành vi sử dụng sai mục đích hoặc không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo Hợp đồng cho vay lại sẽ bị xử lý theo pháp luật qui định.
2) Chịu trách nhiệm nhận nợ, hoàn trả cho Bộ Tài chính theo đúng các thoả thuận của Hợp đồng cho vay lại, hợp đồng vay phụ (nếu có) và qui định của Quy chế này.
3) Thông qua Công ty được uỷ quyền mở và duy trì các sổ sách kế toán, tập hợp các tài liệu chứng từ phù hợp về việc rút vốn và sử dụng khoản vay này theo các qui định tại Điều 7 Quy chế này.
4) Gửi các kế hoạch, báo cáo cho Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ về tình hình sử dụng tiền và thanh toán các nghĩa vụ trái phiếu theo quy định tại Điều 7, Khoản 2; Điều 9, Khoản 5 và Điều 12 của Quy chế này.
Điều 14. Trách nhiệm của Ngân hàng phục vụ
1) Thực hiện chức năng thanh toán theo đúng qui định hiện hành.
2) Thực hiện việc quản lý việc tiếp nhận, thực hiện việc chuyển tiền hoàn trả nguồn vốn trái phiếu quốc tế của VINASHIN theo uỷ quyền của Bộ Tài chính, báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính về tình hình rút vốn, đánh giá về thực trạng sử dụng vốn của VINASHIN và các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
3) Thực hiện chức năng giám sát những tài sản thế chấp và đảm bảo tiền vay hình thành từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế đảm bảo các tài sản này không được dùng vào các mục đích khác với mục đích đã đề cập tại Điều 9, Khoản 6 của Quy chế này và theo đúng các quy định tại Hợp đồng ủy quyền ký với Bộ Tài chính.
4) Thực hiện đúng các qui định tại “Thoả thuận khung về việc hợp tác quản lý nguồn vốn của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam được Bộ Tài chính cho vay lại từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế” ký giữa VINASHIN và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 03/11/2005.
5) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng vốn trái phiếu quốc tế của VINASHIN.
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1) Cung cấp cho VINASHIN các văn bản pháp lý (bản sao) liên quan đến đợt phát hành trái phiếu quốc tế , bao gồm:
- Thoả thuận mua bán trái phiếu (Purchase Agreement) ký giữa Bộ Tài chính và Ngân Hàng Bảo lãnh phát hành (Ngân hàng CSFB);
- Thoả thuận Đại lý thanh toán (Fiscal Agent Agreement) ký giữa Bộ Tài chính và Bank of New York;
- Bảng quyết toán các khoản chi phí khấu trừ vào tiền phát hành trái phiếu quốc tế do Bộ Tài chính và Ngân hàng bảo lãnh phát hành thực hiện.
2) Chuyển tiền kịp thời vào tài khoản của VINASHIN khi tiền về đến tài khoản của Bộ Tài chính.
3) Kiểm tra toàn bộ số tiền lãi, phí đến hạn kèm theo chứng từ thực tế do Đại lý thanh toán cung cấp và thông báo kịp thời cho VINASHIN để thực hiện việc thanh toán.
4) Trong trường hợp cần thiết, phải ứng vốn hoặc trả nợ bằng đồng Việt Nam, Bộ Tài chính cần thực hiện việc thanh toán kịp thời các nghĩa vụ thanh toán (gốc, lãi, phí của trái phiếu) cho Đại lý thanh toán.
5) Thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình sử dụng vốn trái phiếu quốc tế cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu quốc tế của VINASHIN.
Điều 16.
Mọi sự thay đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp với tình hình thực tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
CHÍNH PHỦ
________
Số: 07/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2007
NGHỊ QUYẾT
Về việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2007/NQ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2007 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế năm 2007,
QUYẾT NGHỊ:
1. Chấp thuận việc phát hành trái phiếu Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế trong năm 2007 (sau đây gọi là trái phiếu quốc tế) với các nội dung sau:
a) Hình thức phát hành theo phương thức phát hành trái phiếu toàn cầu và theo quy tắc 144/Điều khoản S;
b) Mức phát hành 1 tỷ đôla Mỹ (USD);
c) Thời hạn trái phiếu từ 15 đến 20 năm;
d) Loại ngoại tệ phát hành: đôla Mỹ (USD);
đ) Mục đích sử dụng: cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận tải, Dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy Thủy điện Hủa Na.
2. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền ký các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu quốc tế với các điều khoản theo thông lệ quốc tế và quyết định mọi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quốc tế.
3. Giao Bộ Tư pháp làm tư vấn pháp lý Việt Nam đối với đợt phát hành trái phiếu quốc tế.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức việc phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2007. Sau khi thực hiện xong việc phát hành trái phiếu quốc tế, Bộ Tài chính tổng kết và báo cáo Chính phủ.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam xây dựng phương án sử dụng vốn hiệu quả, trả nợ đầy đủ (gốc và lãi) đúng hạn.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan cung cấp cho Bộ Tài chính các số liệu cần thiết liên quan đến Bản cáo bạch phục vụ việc phát hành trái phiếu quốc tế năm 2007.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP, BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng CP,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b) M305
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5938.doc