Tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên: ... Ebook Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
95 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
CHU HỒNG THẮNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RỐI LOẠN
CHUYỂN HOÁ Ở NGUỜI TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI XÃ HOÁ THƯỢNG HUYỆN ĐỒNG HỶ -
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
CHU HỒNG THẮNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RỐI LOẠN
CHUYỂN HOÁ Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI XÃ HOÁ THƯỢNG HUYỆN ĐỒNG HỶ -
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành Nội khoa
Mã số: 60 72 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG HỒNG THÁI
THÁI NGUYÊN - 2008
Lời cảm ơn !
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt
của các cơ quan, đơn vị, các thầy cô giáo, các nhà khoa học, gia đình và
bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, bộ môn
Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên; Ban giám đốc, các phòng, khoa
Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên; Ban giám đốc, các phòng ban
Sở Y tế Thái Nguyên; Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;
Đảng uỷ, HĐND, UBND, Trạm Y tế và các ban ngành xã Hoá Thượng,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo các bộ môn Trường Đại học Y-
Dược Thái Nguyên đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt quá trình học tập.
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn: TS. Dương Hồng Thái, người
thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn: Bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình, những người luôn giúp đỡ và động viên tôi trong học tập,
công tác cũng như trong cuộc sống.
Tác giả
Chu Hồng Thắng
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BMI Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)
BMMNB Bệnh mạch máu ngoại biên
CCVC Công chức viên chức
Cre Creatinin
CT Cholesterol toàn phần
DTH Dịch tễ học
ĐH, CĐ, THCN Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
Glu Glucose
HA Huyếp áp
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương
HLA Human leucocyte antigen
(kháng nguyên bạch cầu người)
ISH International Society of hypertention
(Hội tăng huyết áp quốc tế)
JNC Join National Committee
(Uỷ ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ)
KTHA Không tăng huyết áp
NaCl Natri clorua
NST Nhiễm sắc thể
PTTH Phổ thông trung học
TBMMN Tai biến mạch máu não
THA Tăng huyết áp
THCS Trung học cơ sở
WC Waist Circumference (vòng bụng)
WHO World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)
WHR Waist/Hip Ratio (tỷ số vòng bụng/vòng mông)
YTNC Yếu tố nguy cơ
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1.Định nghĩa và phân loại bệnh THA 3
1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh THA 4
1.3. Biểu hiện của bệnh THA 9
1.4. Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA 10
1.5. Tình hình bệnh tăng huyết áp và các nghiên cứu bệnh tăng huyết
áp ở một số nước trên Thế giới
11
1.6. Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam 13
1.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về rối loạn chuyển hoá và
các yếu tố liên quan đến bệnh THA
15
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Địa điểm nghiên cứu 24
2.3. Thời gian nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 25
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu 26
2.7. Xử lý số liệu 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ 34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu xã Hóa Thượng 34
3.2. Thực trạng về bệnh THA 36
3.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan với bệnh THA 41
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 49
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 49
4.2. Thực trạng bệnh THA 52
4.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan với bệnh THA 62
KẾT LUẬN 73
KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ PHỤ LỤC 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây
tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc
bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do
THA [53].
Tỷ lệ bệnh THA rất cao và có xu hướng tăng rất nhanh không chỉ ở các
nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Bệnh THA gây
nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch
vành, suy thận... phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật
đắt tiền. Chính vì thế, bệnh THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA
chiếm khoảng 10% - 15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tại Hoa Kỳ,
hàng năm chi phí cho phòng, chống bệnh THA trên 259 tỷ đô la Mỹ [53].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch
tại thành phố Hà Nội năm 2001-2002, tỷ lệ THA ở người lớn là 23,2%, cao gần
ngang hàng với các nước trên thế giới [25]. Tỷ lệ THA trong các nghiên cứu về
dịch tễ học luôn vào khoảng từ 20% đến 25% [53]. Một số nghiên cứu mới đây
cho thấy tỷ lệ THA người lớn (trên 25 tuổi) ở một số vùng Việt Nam đã lên đến
33,3% [18]. Bệnh THA còn liên quan đến một số rối loạn chuyển hoá glucose
máu, lipid máu... Các rối loạn chuyển hoá này vừa là nguyên nhân gây THA vừa
là hậu quả của THA và như vậy khi bị THA bệnh ngày càng nặng lên nhanh
chóng và tử vong do các biến chứng tại tim, não, thận. Đây là vòng xoắn bệnh lý
mà chúng ta cần quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do các
yếu tố liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít
vận động vẫn còn phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được
những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh THA [3].
Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ.
Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng
gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn nghèo
chưa đủ tiền theo dõi, điều trị, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học
vấn thấp... Do đó cần xây dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong
phòng, chống bệnh THA. Chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu thực trạng
bệnh THA và một số rối loạn chuyển hoá ở người THA tại xã Hóa Thượng,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2. Đánh giá một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan đến bệnh tăng
huyết áp tại cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa THA
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi HA tối
đa, HA tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu, HA tâm trương
(HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2
lần được bác sỹ chẩn đoán là THA [3], [8], [69].
Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều
nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau.
THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: tai biến mạch
máu não, bệnh mạch vành...
1.1.2. Phân loại THA
Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Theo
WHO/ISH (năm 2003) chia lại THA làm 3 độ [8], [17], [20], [69]:
Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)
Ph©n ®é THA
HuyÕt ¸p (mmHg)
T©m thu T©m tr•¬ng
THA ®é I 140 – 159 90 – 99
THA ®é II 160 – 179 100 – 109
THA ®é III 180 110
- Liên Uỷ ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị THA Hoa
Kỳ (Join National Committee – JNC) lại đưa phân loại hơi khác qua các kỳ họp
(JNC IV 1988, JNC V 1993, JNC VI 1997) và gần đây JNC VII (năm 2003) chia
THA như sau [46]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003)
Ph©n ®é THA
HuyÕt ¸p (mmHg)
T©m thu T©m tr•¬ng
B×nh th•êng <120 <80
TiÒn THA 120 – 139 80 – 89
THA ®é I 140 – 159 90 – 99
THA ®é II 160 100
- Cách phân loại THA tại Việt Nam: xuất phát từ cách phân độ THA của
WHO/ISH và JNC, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau [12]:
Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay
Ph©n lo¹i
HuyÕt ¸p (mmHg)
T©m thu T©m tr•¬ng
HA tèi •u < 120 < 80
HA b×nh th•êng 120 – 129 80 – 84
HA b×nh th•êng cao 130 – 139 85 – 89
THA ®é 1 (nhÑ) 140 – 159 90 – 99
THA ®é 2 (trung b×nh) 160 – 179 100 – 109
THA ®é 3 (nÆng) 180 110
THA t©m thu ®¬n ®éc 140 < 90
Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn.
1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh THA
Cơ chế bệnh sinh gồm THA nguyên phát và THA thứ phát [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
1.2.1. THA nguyên phát
THA nguyên phát chiếm tới 90% các trường hợp [3], cơ chế bệnh sinh đến
nay chưa được rõ ràng, người ta cho rằng một số yếu tố sau đây có thể gây
THA:
- Tăng hoạt động thần kinh giao cảm sẽ làm tim ở trạng thái tăng động do
tăng hoạt động của tim dẫn đến tăng cung lượng và tăng tần số tim. Toàn bộ hệ
thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại
vi để lại hậu quả cuối cùng là THA động mạch [8].
S¬ ®å c¬ chÕ bÖnh sinh THA do t¨ng ho¹t ®éng thÇn kinh giao c¶m vµ t¨ng
cung l•îng tim [41]:
- Tác dụng co mạch của adrenalin và noradrenalin: hai chất này do tuỷ
thượng thận bài tiết ra, khi hệ giao cảm bị kích thích. Adrenalin có tác dụng co
mạch dưới da nhưng lại làm giãn mạch vành, mạch não, mạch cơ vân nên chỉ
làm THA tối đa. Noradrenalin làm co mạch toàn thân nên làm tăng cả HA tối đa
và HA tối thiểu [22].
- Vai trò của hệ RAA: Renin - Angiotensin - Aldosteron [8], [41].
Renin là enzym được tế bào của tổ chức cạnh cầu thận và một số tổ chức
khác tiết ra khi có yếu tố kích thích. Yếu tố kích thích tiết renin là nồng độ muối
trong huyết tương và kích thích thụ thể của adrenecgic. Khi renin được tiết ra
sẽ chuyển 2 globulin (được tổng hợp từ gan) gọi là angiotensinogen thành
angiotensin I (là peptid có 10 acid amin), theo máu đến tuần hoàn phổi được
T¨ng ho¹t ®éng
thÇn kinh giao c¶m
T¨ng huyÕt ¸p hÖ
thèng ®éng m¹ch
T¨ng cung
l•îng tim
Co th¾t ®éng m¹ch
ngo¹i vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
tách khỏi chất vận chuyển và cắt đi 2 acid amin nhờ coverting enzym ở phổi còn
lại 8 acid amin được gọi là angiotensin II có rất nhiều tác dụng [22]:
+ Trên mạch máu: Angiotensin II làm co các tiểu động mạch sát với mao
mạch nơi mà thành tiểu động mạch còn cơ trơn. Tác dụng co mạch của của
angiotensin II mạnh gấp 30 lần so với noradrenalin.
+ Kích thích lớp cầu của vỏ thượng thận làm tăng bài tiết aldosterol do tác
dụng lên enzym 20α hydroxylase, là enzym chuyển cholesterol thành 20α
hydroxy cholesterol, gây tăng giữ nước và giữ muối.
+ Kích thích trực tiếp lên ống thận làm tăng tái hấp thu natri.
+ Kích thích vùng postrema (diện sau cùng ở nền não thất IV) là vùng có
những tế bào nhạy cảm với tác dụng của angiotensin II, do đó làm tăng trương
lực mạch máu và làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến THA.
+ Kích thích các cúc tận cùng thần kinh giao cảm tăng bài tiết noradrenalin
và giảm sự tái nhập noradrenalin trở lại các cúc tận cùng.
+ Làm tăng tính nhạy cảm của noradrenalin đối với mạch máu.
Từ những hiểu biết trên ta thấy angiotensin II có tác dụng rộng khắp toàn
bộ hệ thống động mạch, làm tăng sức cản noại vi và tăng thể tích dịch lưu hành
là cơ sở THA.
- Giảm chất điều hoà HA: prostaglandin E2 và kali krein ở thận có chức
năng sinh lý là điều hoà huyết áp, hạ canxi máu, tăng canxi niệu khi chất này bị
ức chế hoặc thiếu gây THA.
- Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh của THA: natri có vai trò trong
bệnh THA cả trên thực nghiệm và trong điều trị. Trong điều kiện bình thường các
hormon và thận sẽ hiệp đồng để thải natri làm cho lượng natri trong máu ổn
định. Hiện tượng ứ natri xảy ra khi lượng natri sẽ tăng giữ nước, hệ thống mạch
sẽ tăng nhạy cảm với angiotensin và noradrenalin [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Sơ đồ vai trò R.A.A trong tăng huyết áp
HÖ thèng c¹nh tiÓu cÇu thËn (vµ
mét sè c¸c tæ chøc kh¸c)
Angiotensinogen
(2 globulin do gan s¶n xuÊt)
Renin
Angiotensin I
Angiotensin II
Converting anzyme
(ë tuÇn hoµn phæi)
ChÊt trung gian
Angiotensin III
Co ®éng m¹ch
KÝch thÝch vá th•îng thËn
t¨ng s¶n xuÊt aldosteron
T¨ng t¸i hÊp thu
muèi vµ n•íc
T¨ng thÓ tÝch m¸u
T¨ng søc kh¸ng cña
®éng m¹ch ngo¹i vi
T¨ng huyÕt ¸p
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.2.2. THA thứ phát
Bệnh nhân THA có nguyên nhân rõ ràng như:
- Bệnh thận ở nhu mô thận đều có thể gây THA thứ phát. Cơ chế gây THA
do thận liên quan đến thể tích lòng mạch hoặc tăng hoạt động renin - angiotensin
- aldosteron, giảm sản xuất chất giãn mạch cần thiết (có thể là prostaglandin
hoặc bradykinin) giảm bất hoạt các chất giãn mạch hoặc kém thải trừ natri nên
natri bị giữ lại làm THA [36].
- THA do dị dạng động mạch thận: có khoảng 75% bệnh nhân hẹp động
mạch thận là do xơ vữa đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi, 25% còn lại do dị dạng
xuất phát từ lớp cơ (thường gặp ở đối tượng trẻ tuổi). THA do bệnh mạch thận là
do giảm tưới máu nhu mô thận, do hẹp nhánh chính hoặc nhánh phụ động mạch
thận dẫn đến hoạt hoá hệ R.A.A, angiotensin II được giải phóng gây co mạch
trực tiếp [41].
- U tuỷ thượng thận là nguyên nhân hiếm gặp gây THA (chiếm tỷ lệ 1 - 2%
THA). Là khối u tế bào ưa crôm sản xuất và phóng thích ra lượng lớn
catecholamin (norepinephrine hoặc epinephrin hoặc cả hai) [36].
- Do cường aldosteron và hội chứng cushing: Hậu quả angiotensin II kích
thích làm tăng aldosteron gây giữ natri bằng cách kích thích sự trao đổi natri và
kali ở ống thận gây giữ nước làm tăng thể tích tuần hoàn gây THA. Cường
aldosteron có thể do khối u hoặc quá sản vỏ thượng thận hai bên [41]. Cường
aldosteron tiên phát chiếm 0,3% tổng số bệnh nhân THA.
- Hẹp eo động mạch chủ: Chiếm khoảng 7% bệnh nhân tim bẩm sinh.
Đường kính động mạch chủ có thể bị nhỏ hoặc bị thắt ở trên bất kỳ vị trí nào của
động mạch nhưng hay gặp nhất ở đoạn dưới nơi xuất phát của động mạch dưới
đòn trái. Trong hẹp eo động mạch chủ gây THA ở chi trên trong khi lại hạ HA ở
chi dưới, HA ở chi trên cao hơn HA ở chi dưới 30 mmHg [36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
- THA ở phụ nữ có thai: Bệnh THA xuất hiện nặng lên trong thời kỳ có
thai gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi. Tỷ lệ tử vong của mẹ là 10%, của con là
33% [12].
- Sử dụng estrogen: Đây cũng là dạng phổ biến nhất của THA thứ phát. Cơ
chế do tăng hoạt động hệ R.A.A do estrogen kích thích tổng hợp angiotensin và
làm tăng angiotensin II làm cường aldosteron thứ phát. Trường hợp này chỉ xảy
ra ở 5% phụ nữ sử dụng thuốc và HA trở lại bình thường sau 6 tháng dừng thuốc
[8].
- Các nguyên nhân khác: THA kết hợp với tăng kali máu, bệnh to đầu chi,
tăng canxi máu do cường tuyến cận giáp.
1.3. Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp
1.3.1. Lâm sàng
Bệnh nhân bị THA đa số đều không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện
ra bệnh. Hay gặp nhất đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dương, ngoài ra có thể
có hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi..., một số các triệu chứng khác tuỳ
thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của THA [36].
* Đo HA là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định.
Phương pháp korotkoff dùng huyết áp kế thủy ngân hoặc các loại huyết áp kế
khác được chuẩn lại 6 tháng 1 lần. Số đo HA được đánh giá theo tiêu chuẩn của
Hội Tim mạch học Việt Nam như sau:
Tại phòng khám: Khi bệnh nhân có trị số HA 140/90mmHg. Sau khám lại
lâm sàng ít nhất 2 hoặc 3 lần khác nhau. Mỗi lần khám được đo ít nhất 2 lần [17].
Tại nhà khi đo nhiều lần đúng phương pháp THA có trị số HA >135/85
mmHg.
- Các dấu hiệu lâm sàng khác: Bệnh nhân có thể béo phì, mặt tròn, cơ chi
trên phát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động mạch chủ. Tìm các biểu hiện
vữa xơ động mạch trên da (u vàng, u mỡ…).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim
trái. Sờ và nghe động mạch để phát hiện các trường hợp nghẽn hay tắc động
mạch cảnh.
- Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn, trong hẹp
động mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc phát hiện thận to, thận đa nang.
- Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch máu não cũ hoặc nhẹ.
1.3.2. Cận lâm sàng
Mục đích để đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương thận và tìm nguyên
nhân.
1.3.2.1. Những xét nghiệm tối thiểu
* Máu: công thức máu, ure, creatinin, điện giải đồ, cholesterol toàn phần,
HDL - C, LDL - C, glucose, acid uric trong máu.
* Nước tiểu: protein, hồng cầu…
* Soi đáy mắt, điện tâm đồ, X quang tim, siêu âm tim…
1.3.2.2. Những xét nghiệm hay trắc nghiệm đặc biệt
* Đối với THA thứ phát hay THA khó xác định nghi ngờ có bệnh mạch
thận: chụp UIV nhanh, thận đồ.
* U tuỷ thượng thận định lượng catecholamin nước tiểu 24h
1.4. Tổn thƣơng cơ quan đích có thể gặp trong THA
- Tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân tử
vong cao nhất đối với THA: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạch vành
gây nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp...[12]. THA thường xuyên sẽ làm cho thất
trái to ra, về lâu dài, thất trái bị giãn; khi sức co bóp của tim bị giảm nhiều thì sẽ
bị suy tim, lúc đầu suy tim trái rồi suy tim phải và trở thành suy tim toàn bộ. Về
lâm sàng, lúc đầu người bệnh mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, về sau với gắng
sức vừa cũng khó thở và đến giai đoạn cuối của bệnh thì khó thở cả khi đi ngủ.
Ngoài ra người bệnh còn có da xanh, phù, tím tái…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Về cận lâm sàng có các biểu hiện sớm trên điện tâm đồ như: thiếu máu cơ tim,
blook nhánh phải hoàn toàn, blook nhánh phải không hoàn toàn, tăng gánh thất
trái, ngoại tâm thu thất, dày thất trái…
- Não: Tai biến mạch máu não thường gặp như: nhũn não, xuất huyết não
có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp tai biến mạch máu
não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc
bệnh não do THA với lú lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội
[12].
- Thận:
+ Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh.
+ Xơ thận gây suy thận dần dần.
+ Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính.
+ Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ renin và
angiotensin II trong máu tăng gây cường aldosteron thứ phát.
- Mạch máu: THA là yếu tố gây vữa xơ động mạch [65], phồng động
mạch chủ.
- Mắt: Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Theo Keith-Wagener
Barker có 4 giai đoạn tổn thương đáy mắt [8]:
+ Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bóng
+ Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch
(dấu hiệu Salus Gunn)
+ Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc nhưng chưa có phù gai thị
+ Giai đoạn IV: Phù lan toả gai thị
1.5. Tình hình bệnh tăng huyết áp và các nghiên cứu bệnh THA ở một số
nƣớc trên thế giới
Bệnh THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức
cao, đặc biệt các nước phát triển. Tại các nước phát triển có hình thái bệnh tật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không nhiễm
trùng là chính, trong đó có bệnh THA. Điều tra tại Hoa Kỳ năm 1999 - 2000 trên
đối tượng là người trưởng thành cho thấy tỷ lệ HA bình thường là 39%, 31%
thuộc nhóm tiền THA và 29% là THA [57]. Tỷ lệ hiện mắc hiệu chỉnh theo tuổi
ở nam là 39% so với nữ 23,1%. Nhưng tỷ lệ THA ở nam chỉ cao hơn ở nữ lứa
tuổi trước tuổi 45. Ở độ tuổi 45 - 54, tỷ lệ THA ở nữ bắt đầu nhỉnh hơn ở nam
giới và ở các độ tuổi lớn hơn tỷ lệ THA ở nữ cao hơn nam [55]. THA được coi
là nguyên nhân chủ yếu hoặc góp phần chính trong 11,4% các ca tử vong ở Mỹ
năm 2003. Trong vòng 10 năm (1993 - 2003), tỷ lệ tử vong do THA tăng 29,3%,
số ca tử vong tăng 56,1%. THA giai đoạn II trở lên (HA 160/95 mmHg) làm
tăng nguy cơ đột quỵ thêm 4 lần so với người có HA bình thường [51]. THA
cũng tăng nguy cơ phát triển suy tim ứ huyết 2 - 3 lần. Năm 1999 - 2000 có tới
37,5 triệu lượt bệnh nhân phải đi khám vì THA tại Mỹ. Ước tính chi phí trực
tiếp và gián tiếp cho THA năm 2003 đã lên tới 65,3 tỷ USD [57].
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới về bệnh THA ở
người trưởng thành: tại Canada (1995) tỷ lệ THA là 22%, Mêhicô (1998) 19,4%;
Tây Ban Nha (1996) 30%; Cu Ba (1998) 44%; Trung Quốc (2001) 27%; Thái
Lan (2001) 20,5%; Singapore (1998) 26,6%; Châu Phi (2007) 21,3% [60]. Một
nghiên cứu ở Brasil, với nhóm tuổi từ 20 đến 69 tuổi có tỷ lệ THA là 23,6% [56].
Kiểm soát huyết áp có hiệu quả cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và biến
chứng của các bệnh tim mạch. Tuy vậy, tỷ lệ kiểm soát tốt huyết áp bằng thuốc
trên thế giới chỉ đạt từ 25 - 40%. Điều trị thuốc hạ áp tích cực cho phép giảm số
đo huyết áp tâm thu 6,3 mmHg so với nhóm chứng không dùng thuốc hạ áp tích
cực, hơn nữa nhóm chứng không dùng thuốc hạ áp tích cực lại làm tăng số đo
HA thêm 4,8 mmHg. Các mô hình như bệnh nhân tự theo dõi HA, nhân viên y
tế theo dõi phải được xây dựng và đánh giá thêm. Giáo dục truyền thống trực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
tiếp cho người bệnh hoặc thầy thuốc đơn thuần không có tác dụng đáng kể trong
việc làm giảm số đo HA ở bệnh nhân THA.
Phân tích tổng hợp khác trên các thử nghiệm phòng tiên phát bệnh mạch
vành cho thấy: thay đổi các nguy cơ về lối sống (hút thuốc, chế độ luyện tập thể
lực thường xuyên, chế độ ăn) dù không thay đổi đáng kể tử lệ tử vong chung và
tử vong riêng do bệnh động mạch vành song đã có tác dụng làm giảm HA tâm
thu xuống 3,9 mmHg (95% CI: 3,6 - 4,2); giảm HA tâm trương xuống 2,9
mmHg (95% CI: 2,7 - 3,1) thêm ngoài tác dụng của thuốc hạ áp. So sánh việc
dùng thuốc tích cực, thay đổi lối sống đơn thuần cũng đã đạt hiệu quả tương tự
50% khi dùng thuốc. Hơn nữa phân tích này cũng cho thấy các biện pháp can
thiệp yếu tố nguy cơ thông quan tư vấn giáo dục đến từng cá nhân người THA
hay đến từng hộ gia đình có hiệu quả nhiều hơn trong việc giảm các yếu tố nguy
cơ và cũng dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân THA có nguy cơ cao.
Như vậy, để quản lý và giám sát bệnh THA hiệu quả ở cộng đồng, cần
phối hợp việc điều trị thuốc hạ áp với những biện pháp can thiệp các yếu tố nguy
cơ THA nhằm thay đổi các hành vi lối sống theo chiều hướng có lợi cho người
THA. Điều kiện quyết định là phải nâng cao nhận thức, tìm hiểu các rào cản
trong suy nghĩ và thực hành của người dân để có thể xây dựng, thay đổi và điều
chỉnh các biện pháp giáo dục sức khoẻ phù hợp và có hiệu quả với từng địa
phương. Vậy cần phải có nhiều nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp và các yếu tố
liên quan ở nhiều địa phương khác nhau để có thể đưa ra những kế hoạch chiến
lược, cũng như kế hoạch chi tiết cho chương trình phòng chống bệnh tăng huyết
áp tại các địa phương.
1.6. Nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam
Theo điều tra năm 1982, tỷ lệ THA chung là 1,95% và ở người trên 60
tuổi tỷ lệ THA là 9,2% [30].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Năm 1999, theo điều tra của Phạm Gia Khải và cộng sự, tỷ lệ THA là
16,05% [23]. Năm 2002, theo điều tra của Viện Tim mạch trung ương, tỷ lệ
THA là 23,2% [26].
Theo số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2001 - 2002 của Việt Nam, tỷ lệ
tăng huyết áp ở nam giới từ 16 tuổi trở lên là 15,1% và nữ giới là 13,5% [4].
Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam về tần suất THA và các yếu tố
nguy cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001 - 2002 (trên 5012 người) cho
thấy tần suất THA ở người trưởng thành là 16,5%; trong đó THA độ 1, độ 2, độ
3 lần lượt là 10,2%; 4,2% và 1,9%. Tỷ lệ được điều trị thuốc hạ áp chỉ chiếm
11,5%, trong số đó kiểm soát HA tốt (đưa HA về bình thường) chỉ chiếm 19,1%
[26]. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi cao, giới nam, chỉ số khối cơ thể tăng,
béo bụng, chỉ số vòng bụng/vòng mông tăng, rối loạn đường máu, rối loạn mỡ
máu, uống nhiều rượu, tiền sử gia đình huyết thống trực hệ có người THA. Yếu
tố liên quan mạnh nhất đến THA là tuổi và mức độ béo phì. Tỷ lệ người dân
hiểu biết đúng tất cả các yếu tố nguy cơ chỉ chiếm 23% (18,8% nông thôn so với
29,5% ở thành thị), trong khi hiểu biết sai về các yếu tố nguy cơ chiếm hơn 1/3
dân số (44,1% ở nông thôn so với 27,1% ở thành thị) [26].
Theo điều tra mới nhất một nghiên cứu của Trường Đại học Y- Dược Thái
Nguyên, cho thấy tỷ lệ THA ở vùng nông thôn Thái Nguyên cũng rất cao chiếm
tỷ lệ 33,3% (đối với đối tượng từ 18 tuổi trở lên) [18].
THA và các yếu tố nguy cơ (nhất là các yếu tố lối sống, vốn có thể thay
đổi được) đã trở thành vấn đề cần giải quyết không những chỉ bằng thuốc điều
trị kiểm soát HA, mà cần hàng loạt các biện pháp giáo dục truyền thông sức
khoẻ nhằm vào các yếu tố nguy cơ đặc biệt là các yếu tố nguy cơ về lối sống có
khả năng thay đổi theo chiều hướng tích cực có lợi cho bệnh nhân bị THA.
Tình trạng quản lý bệnh nhân THA ở Việt Nam, cho đến nay chưa có hệ
thống quản lý và dự phòng đối với bệnh THA. Các hoạt động y tế mới chỉ tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
trung vào công tác điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện, chưa có mô hình dự
phòng, ghi nhận và quản lý bệnh THA tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền
bệnh THA tại cộng đồng chưa sâu rộng, các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo
cán bộ cho công tác phòng chống THA tại các cơ sở còn nhiều hạn chế nên việc
nghiên cứu thực trạng bệnh THA và các yếu tố liên quan ở các địa phương là rất
cần thiết cho phòng và chống bệnh THA ở cộng đồng.
1.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về rối loạn chuyển hoá và các
yếu tố liên quan đến bệnh THA
1.7.1. Tăng glucose máu
Bệnh đái tháo đường hay đi cùng với bệnh tăng huyết áp. Người ta thấy
khoảng 30 -50% bệnh nhân đái tháo đường bị tăng huyết áp, những bệnh nhân
này thường béo. Ngược lại, xét nghiệm glucose máu thấy tăng cao ở 1/3 số bệnh
nhân tăng huyết áp [10].
Năm 1976, Berghen và cộng sự cũng nhận thấy sự gia tăng insulin khi đói
và sau khi uống 100g glucose ở bệnh nhân THA chưa điều trị. Năm 1987,
Ferranini và cộng sự lần đầu tiên đã chứng minh ở người trẻ bị tăng huyết áp
chưa điều trị với trọng lượng và sự dung nạp glucose bình thường có sự kháng
insulin ở mô ngoại biên và liên quan đến mức độ tăng huyết áp. Năm 1988, Shen
và cộng sự so sánh sự đáp ứng glucose, insulin ở người huyết áp bình thường
với người bệnh tăng huyết áp chưa điều trị và tăng huyết áp được điều trị. Kết
quả cho thấy ở các bệnh nhân THA này có tình trạng kháng insulin [trích dẫn 5].
Người ta đã dễ dàng nhận thấy một tỷ lệ đáng kể các bệnh nhân tăng
huyết áp có kháng insulin và tăng insulin máu, nhưng cũng chưa chắc đây là
quan hệ nhân quả. Sự kháng insulin hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 hoặc béo phì. Hai bệnh này gặp nhiều trong những người bị tăng huyết áp
hơn những người có huyết áp bình thường. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
chứng minh rằng tăng insulin máu và kháng insulin có cả ở những bệnh nhân:
THA, gầy và không bị đái tháo đường [23].
Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy bệnh đái tháo đường có tỷ
lệ cao hơn ở những người THA. Huỳnh Văn Minh nghiên cứu 181 người tại Huế
gồm 73 người huyết áp bình thường: 33 người dưới 40 tuổi (18%), 40 người trên
40 tuổi (22%) và 108 trường hợp bị THA (60%). Kết quả có sự gia tăng nồng độ
insulin khi đói và nhất là 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ở bệnh nhân
THA. Sự gia tăng này cao hơn so với nhóm chứng có huyết áp bình thường. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001, trong khi nồng độ đường máu ở hai
nhóm không có sự khác biệt (p> 0,05). Điều này cho phép kết luận rằng: có sự
cường insulin máu, biểu thị sự kháng insulin, một yếu tố nguy cơ mới ở bệnh
nhân THA. Tần suất cường insulin máu và kháng insulin ở bệnh nhân THA
nguyên phát là 41,7% trong đó 30,5% được phát hiện mà không cần nghiệm
pháp dung nạp glucose [35].
Phạm Tử Dương điều tra 219 bệnh nhân THA trên 4693 người tại Hà Nội
trong 5 năm (1994-1998) thì có 5 trường hợp đái tháo đường (2,3%) [10].
Trương Thanh Hương nghiên cứu 38 bệnh nhân THA điều trị ngoại trú
tại Viện Tim Mạch từ tháng 6/1995 đến tháng 3/1996 thấy mức glucose máu lúc
đói lớn hơn 7,77 mmol/l có 1/38 ca = 3% [21].
Năm 1998, Nguyễn Thị Dung nghiên cứu 1160 bệnh nhân THA tại bệnh
viện Việt Tiệp, trong số 79,3% trường hợp xét nghiệm đường máu lúc đói có
14,5% số trường hợp bị đái tháo đường (glucose máu tĩnh mạch lúc đói >7,8
mmol/l) [9].
Phạm Gia Khải nghiên cứu 571 người THA tại Hà Nội trong 2 năm
(1998-1999) thì có 17 trường hợp đái tháo đường, chiếm 2,97% [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
1.7.2. Rối loạn lipid máu
Được gọi là rối loạn lipid máu khi có rối loạn một hoặc nhiều thành phần
sau: tăng cholesterol toàn phần, tăng triglycerid, tăng LDL-C, giảm HDL-C,
giảm apoprotein AI, tăng apoprotein B [11].
Chẩn đoán rối loạn lipid máu khi:
- Cholesterol toàn phần: > 5,2 mmol/l
- Triglycerid : > 2,3 mmol/l
- HDL- C: < 0,9 mmol/l
- LDL- C: > 3,12 mmol/l.
Nghiên cứu về các mức lipid máu ở những trường hợp THA không có tai
biến. Một phân tích lượng lipid máu tại chỗ trên 3182 bệnh nhân không bị đái
tháo đường, chưa có biến chứng (2425 nữ và 757 nam) có mặt ở thành phố
Patna - Ấn Độ trong khoảng từ 1992 - 1998, được so với nhóm chứng có 4131
người. Kết quả: cholesterol toàn phần trung bình có tăng nhẹ ở những người có
THA (191,8 mg/dl) so với nhóm chứng (190,1 mg/dl) (p ≤0,05) và tỷ lệ
cholesterol HDL toàn phần trung bình cũng cao hơn (4,65 so với 4,48) ở những
._.
người THA (p<0,05), 1069 (chiếm 33,6%) bệnh nhân có cholesterol ở mức lớn
hơn 200 mg/dl trong khi ở 850 (chiếm 26,7%) có lượng triglycerid vượt quá 200
mg/dl ở những người trong nhóm có THA. Tỷ lệ cholesterol HDL toàn phần
không bình thường (>4,5) xuất hiện trong 1600 (50,3%) người có THA; kết quả
này đã chỉ ra rằng tỷ lệ cholesterol HDL toàn phần không bình thường là phổ
biến ở hầu hết những người THA chưa biến chứng có rối loạn lipid máu ở mức
độ khác nhau [67].
Thực tế cho thấy rằng THA động mạch và tăng cholesterol máu thường
được phối hợp với sinh bệnh học về gen. Điều này làm cho nguy cơ bệnh tim
mạch tăng lên theo cấp số nhân ở những bệnh nhân này. Vì vậy cần phải thấy
được tầm quan trọng của tăng lipid máu ở những bệnh nhân THA.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Năm 1998, ở Việt Nam nghiên cứu trên 118 bệnh nhân bị bệnh tim mạch
cho thấy cholesterol tăng trong 44% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, 51,9% số bệnh
nhân tăng huyết áp, triglycerid tăng trong 24% và 40,4%, apoprotein B tăng
trong 92% và 75%, HDL- C giảm trong 68% và 67,3%, apoprotein AI giảm
trong 80% và 71,1% [11]. Nghiên cứu 144 bệnh nhân tăng huyết áp cho thấy:
khi xét nghiệm sinh hoá lipid máu: 37,2% có tăng cholesterol máu; 25% tăng
triglycerid máu; 33,6% có giảm HDL-C [33].
1.7.3. Béo phì
Béo phì là hậu quả của tình trạng mất cân bằng năng lượng, trong đó năng
lượng ăn vào vượt quá năng lượng tiêu hao trong một thời gian dài. Béo phì
ngày càng phổ biến ở trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Hiện nay số người
mắc béo phì trên toàn cầu đã vượt quá 250 triệu, chiếm 7% dân số người trưởng
thành trên thế giới. Các nước ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ tỷ lệ béo
phì đã lên trên 20%. Ở các nước phát triển tỷ lệ người béo phì cũng đang có xu
hướng tăng nhanh. Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân (BMI ≥ 23) ở nam giới trưởng
thành là 10,1% và ở nữ giới trưởng thành là 13,2% [3].
Béo phì rất có hại cho tim mạch vì hay dẫn đến THA và xơ vữa động
mạch, cuối cùng dẫn đến rút ngắn tuổi thọ rõ rệt. Nhiều nghiên cứu cho thấy
béo phì có tương quan thuận với huyết áp. Tỷ lệ THA tăng theo mức độ béo phì,
tỷ lệ THA tăng dần theo mức độ thừa cân ở cả nam và nữ giới. Người béo phì độ
II có tỷ lệ THA từ 33% - 39% so với người tiền béo phì tỷ lệ THA chiếm 17% - 24% [26].
Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 7610 người tại Hà Nội từ tháng 4/1998
đến tháng 4/1999 thấy chỉ số BMI trung bình của quần thể nghiên cứu là 20,09
2,72. Nhóm BMI từ 22 trở lên đã có nguy cơ THA [23].
Tại Nam Phi, tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố: trọng
lượng, chiều cao, vòng mông và vòng bụng tới THA (điều tra trên 431 sinh viên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Kết quả cho thấy: 18% sinh viên bị tăng cân (BMI 25 - 29,9), 6,5% béo phì
(BMI 30) và 26,8% giảm cân. HA, BMI, WHR, WC đều tăng đáng kể cùng
với tuổi. Chỉ 1,6% sinh viên có THA, 1% hút thuốc lá và 4,4% nghiện hút.
Nghiên cứu cho thấy BMI, WC và WHR có mối tương quan với HA và tuổi [66].
Gus, Moreira và cộng sự (Brazil - 1998) nghiên cứu sự liên quan giữa
BMI, WHR và chu vi vòng bụng với tỷ lệ THA trong một mẫu đại diện 1088
người trưởng thành ở Porto Alegre - Brazinl. Tiêu chuẩn được gọi là béo bệu
khi: hoặc BMI 27 (cho cả hai giới); hoặc WHR 0,95 (với nam) và 0,80
(với nữ); hoặc WC 96cm (với nam) và 92 cm (với nữ). Kết quả nghiên cứu
cho thấy: béo phì tính theo BMI có sự liên quan với THA ở cả hai giới [58].
Một số nghiên cứu khác cũng nhận thấy béo phì có mối liên quan với các
mức HA. Nguy cơ THA ở người thừa cân, béo phì cao gấp 2 lần so với người
bình thường và cao gấp 3 lần so với người nhẹ cân [9], [23], [30].
Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự,
WHR 0,80 có nguy cơ tương đối liên quan chặt chẽ (theo chiều thuận) với
THA. Điều này có nghĩa là: vòng bụng càng to thì nguy cơ THA càng cao [23].
Ngoài ra, trên các đối tượng béo phì có sự thay đổi bất lợi về các chỉ số sinh hoá
như tăng lipid máu toàn phần, tăng cholesterol ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ [3].
Ở những người béo phì có THA, chỉ cần giảm 5 kg là HA đã giảm nhiều. Người
ta tính rằng, nếu giảm 10 kg thì HA tâm thu có thể giảm từ 5 đến 20 mmHg,
đồng thời còn có nhiều lợi ích khác như giảm tỷ lệ mắc đái tháo đường, hạ lipid máu...
1.7.4. Thói quen hút thuốc lá
Khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại hoá
chất có hại cho sức khoẻ. Nicotin là chất có trong thuốc lá. Nicotin được hấp thụ
qua da, niêm mạc miệng, mũi hoặc hít vào phổi. Khi hút một điếu thuốc, người
hút đưa vào cơ thể từ 1 đến 2 mg nicotin. Nicotin có tác dụng chủ yếu làm co
mạch ngoại biên, làm tăng nồng độ serotonin, catecholamin ở não, tuyến thượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
thận làm THA [3]. Hút một điếu thuốc lá, HA tâm thu có thể tăng lên tới 11
mmHg, HA tâm trương tăng lên đến 9 mmHg, kéo dài 20 – 30 phút. Hút thuốc
nhiều có thể có cơn THA kịch phát [12]. Một nghiên cứu trên công nhân viên
nhà máy thuốc lá, nơi chịu đựng bụi và khói thuốc lá nhiều thấy tỷ lệ bệnh THA
cao hơn rõ rệt [26].
Monocit carbon (khí CO) có nồng độ cao trong khói thuốc và được hấp
thụ vào máu, nó gắn với hemoglobin với lực mạnh hơn 20 lần so với ô xy [3], do
đó làm giảm lượng ô xy chuyển đến các bộ phận trong cơ thể, gây thiếu máu và
góp phần hình thành các mảng vữa xơ động mạch. Vì vậy, hút thuốc lá là một
nguy cơ tiềm tàng dẫn đến phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Mặc dù không
phải là một nguyên nhân THA song đây cũng là một yếu tố đe doạ quan trọng
đến bệnh THA. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người THA có hút thuốc lá cao
hơn 50 - 60% so với những người THA không hút thuốc lá [29].
Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu về dịch tễ học bệnh THA kết quả cho
thấy: ở nhóm người hút thuốc lá nhiều (trên 8 điếu/ngày) có tỷ lệ THA cao hơn
hẳn nhóm không hút thuốc lá, nhưng nếu hút thuốc lá dưới 8 điếu/ngày thì tỷ lệ
THA giữa nhóm có hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc là không có sự khác
biệt rõ ràng [53].
Năm 1998 - 1999, Phạm Gia Khải và cộng sự tại Hà Nội đã tiến hành
nghiên cứu trên các đối tượng nghiện thuốc lá, có 1450 người chiếm tỷ lệ
19,03% (nam: 1399 người chiếm 96,48%; nữ 51 người chiếm 3,51%). Số điếu
hút trung bình là 22,14 4,7 điếu/ngày tức khoảng 1 bao (20 điếu)/ngày/người.
Tỷ lệ THA chung ở nhóm những người nghiện thuốc lá là 15,86% [23].
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2-3 lần [3]. Khi
hít khói thuốc vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch
máu. Khói thuốc gây THA cấp tính và THA dao động. Hút thuốc còn giảm tác
dụng của các thuốc điều trị THA [29].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
1.7.5. Thói quen uống rượu
Theo WHO năm 2001, có khoảng 140 triệu người trên thế giới nghiện
rượu, 400 triệu người sử dụng rượu ở mức nguy hại, dẫn đến tai nạn và tử vong.
Ở Việt Nam tỷ lệ lạm dụng rượu ước tính 8% dân số và 4% là nghiện rượu [3].
Rượu được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, chủ yếu đoạn đầu ruột non và đạt
hàm lượng trong máu cao nhất sau khi uống từ 30 đến 90 phút. Đã có một số
nghiên cứu được báo cáo về sự liên quan của uống rượu nhiều và THA, nhưng
cơ chế của liên quan này vẫn còn chưa rõ ràng. Có những ý kiến chưa thống
nhất nhưng đa số thừa nhận uống nhiều rượu làm THA. Một số nghiên cứu cho
thấy THA ở 20-30% số người lạm dụng rượu [3]. Hơn nữa rượu còn có thể gây
rối loạn nhịp tim, rối loạn điều hoà lipoprotein và triglycerid, làm tăng nguy cơ
nhồi máu cơ tim và các bệnh lý về mạch máu.
Các thực nghiệm cho thấy rằng với khối lượng lớn, ethanol có tác dụng co
mạch trực tiếp. Giảm tiêu thụ rượu xuống tới dưới 3 lần uống trong ngày (30ml
rượu) làm giảm HA ở bệnh nhân có điều trị [30].
Uống nhiều rượu hay gây THA, càng uống nhiều HA càng cao. Vùng nào
tiêu thụ nhiều rượu, nơi đó nhiều người bị THA [17]. Rượu uống nhiều còn làm
mất hiệu quả của những thuốc chữa THA. Qua điều tra dịch tễ học bệnh THA ở
Việt Nam trong 4 năm (1989 - 1992) nhận thấy lạm dụng rượu ở người THA cao
hơn những người bình thường. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải về dịch tễ học
bệnh THA tại Hà Nội năm 1999 thấy uống rượu có mối liên quan chặt chẽ với
THA ở cả 2 giới [23]. Khoảng 10% trường hợp THA liên quan đến uống rượu.
Uống rượu thường xuyên trên 3 cốc/1ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA [3].
1.7.6. Thói quen ăn mặn
Muốn sống được, cơ thể con người ta cần có muối, nhưng ăn quá nhiều
muối sẽ làm ứ nước trong cơ thể, tăng khối lượng tuần hoàn và HA cũng tăng
lên. Một số nghiên cứu điều tra khẩu phần ăn từng vùng, các nhà nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
thấy rằng vùng nào ăn nhiều muối thì có tỷ lệ THA cao hơn. Như vậy, lượng
muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây THA trong các quần thể.
Ở Nhật Bản, sau khi vận động nhân dân ăn ít muối, tỷ lệ mắc bệnh chảy
máu não giảm 40%, tắc mạch não giảm 24,6%. Nghiên cứu của Katz.A.,
Rosenthal T., Maoz C. tại Israel về hiệu quả của chế độ muối khoáng tác động
lên HA 24 giờ ở người lớn tuổi THA: Chế độ ăn muối hàng ngày được điều
chỉnh cho ít Na và tăng K, Mg trong 6 tháng. Một máy đo HA tự động đo HA cứ
20 phút một lần vào ban ngày và 30 phút một lần vào ban đêm. Nghiên cứu
được làm trước và sau 6 tháng bắt đầu chế độ ăn này. Kết quả giảm ăn Na và
tăng ăn cả K và Mg có thể có tác dụng trong việc khống chế THA [trích dẫn 33].
Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn nhiều muối (trên 14g/ngày) sẽ gây THA;
trong khi ăn ít muối (dưới 1g/ngày) gây giảm HA động mạch. Theo WHO
(1990) nên ăn dưới 6g/ngày [69]. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày
là một trong những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và cách điều trị mà
không phải dùng thuốc tốt nhất.
Việt Nam ở vùng nhiệt đới, với trên 3000 km bờ biển, nhân dân ở các
vùng ven biển này chủ yếu là lao động thuần tuý nên họ có thói quen ăn mặn. Vì
vậy, tác động của chế độ ăn gây ra THA ở nước ta có thể là tác nhân có ý nghĩa.
Một nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An là nơi người dân hay ăn mặn, mỗi ngày
trung bình ăn 13,9g muối, thì tỷ lệ THA 17,9%, còn người dân ở Hà Nội ăn nhạt
hơn, chỉ có 10,5g muối thì chỉ có 10,6% bị THA [16]. Một số nghiên cứu cho
thấy: vùng ven biển ăn mặn có tỷ lệ THA cao rõ hơn ở vùng đồng bằng và miền
núi. Một điều tra dịch tễ học: so sánh 1128 và 909 cặp đôi giữa nhóm THA và
nhóm đối chứng thấy rằng, tỷ lệ số người ăn mặn THA cao hơn rõ rệt so với
nhóm những người bình thường [53].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Ngoài những yếu tố nguy cơ đã nghiên cứu ở trên còn có những yếu tố
như là: stress, uống cà phê, thuốc tránh thai, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia
đình...
Tóm lại, THA là một bệnh rất phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia
tăng. Hiện nay bệnh THA đã được WHO và nhiều quốc gia chú trọng, đưa ra
nhiều biện pháp tích cực, trong đó có tăng nguồn kinh phí cho công tác phòng
chống bệnh. Để có những giải pháp hữu hiệu trong phòng chống bệnh THA,
chúng ta cần nghiên cứu một cách có hệ thống, ở nhiều địa phương khác nhau.
Xây dựng những mô hình thí điểm trong việc phát hiện sớm, quản lý và điều trị
tại cộng đồng. Mặt khác xác định được các yếu tố nguy cơ gây bệnh THA để áp
dụng các giải pháp can thiệp cộng đồng, nhằm phòng mắc bệnh THA, giảm tỷ lệ
tử vong nguyên nhân do THA vào thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu được chọn là người dân có tuổi 25 đến 64, đang
sinh sống tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Hoá Thượng là một xã miền núi của huyện Đồng Hỷ, có chiều dài là
12 km, địa hình nhiều đồi núi, xóm xa nhất cách trung tâm xã 7 km. Xã có diện
tích tự nhiên là 1.355,14 ha với 846,2 ha đất nông nghiệp (chiếm 62%). Số dân
là 13.017 nhân khẩu gồm 2.278 hộ, toàn xã có 8 dân tộc. Người dân tộc Kinh
chiếm khoảng 65%, dân tộc khác 35%. Xã có 17 xóm, thu nhập bình quân của
người dân trong xã thấp, chủ yếu nông nghiệp, với 8,3% hộ nghèo. Cơ cấu kinh
tế chính của địa phương là nông, lâm nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công [50].
2.3. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả: theo thiết kế cắt ngang
Chúng tôi dựa vào thiết kế nghiên cứu STEPWise của WHO đối với bệnh
tăng huyết áp và có hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại
Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên [69].
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: được tính theo công thức [15]:
α
2
1 / 2 2
pq
n Z
d
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Trong đó:
n = cỡ mẫu; p = 0,333 (Tỷ lệ THA trong điều tra trước); q = 0,667
d = 0,03
Chúng tôi lấy Z1-α/2 = 1,96 (độ tin cậy 95%), áp dụng công thức trên ta
được n = 948. Để đảm bảo lượng mẫu chắc chắn, chúng tôi lấy hệ số điều chỉnh
cỡ mẫu lên gấp 2 lần, nên cỡ mẫu nghiên cứu 1.896.
* Kỹ thuật chọn mẫu:
Chọn chủ đích: xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Chọn xóm: toàn bộ 17 xóm thuộc xã Hoá Thượng
Chúng tôi thống kê danh sách đối tượng 25-64 tuổi của từng xóm trong
toàn xã được 9.128 người, sau đó lập danh sách theo bảng số ngẫu nhiên và
chọn theo danh sách để lấy ra 2.000 người mời tham gia điều tra (để đảm bảo
đạt 1.896 người tham gia điều tra).
Chọn mẫu mô tả cận lâm sàng:
Tất cả những người có tăng huyết áp đều được làm các xét nghiệm:
+ Xét nghiệm máu có 3 chỉ số: định lượng cholesterol toàn phần, glucose,
creatinin.
+ Xét nghiệm nước tiểu: định lượng protein niệu
+ Điện tâm đồ
Một số tiêu chuẩn đối tượng được loại khỏi đối tượng nghiên cứu: đang bị
ốm nặng, phụ nữ đang có thai, đã bị THA thứ phát (chỉ chọn đối tượng THA
nguyên phát và hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến sai số của đối tượng nghiên cứu).
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1. Thông tin chung về tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp
của đối tượng khu vực nghiên cứu
+ Nhóm tuổi chia làm 4 nhóm : 25 – 34; 35 – 44; 45 – 54; 55 – 64.
+ Giới (nam, nữ), dân tộc, trình độ học vấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
2.5.2. Thực trạng mắc bệnh THA của các đối tượng ở khu vực điều tra
+ Tỷ lệ mắc bệnh THA theo địa điểm, dân tộc, tuổi, giới.
+ Phân độ bệnh THA.
+ Tình hình quản lý và điều trị bệnh THA tại cộng đồng.
2.5.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan tới bệnh THA
+ Một số thông số xét nghiệm ở người THA và liên quan đến tuổi, nghề nghiệp,
thói quen của đối tượng THA.
+ Tỷ lệ thừa cân, béo phì với bệnh THA.
+ Đánh giá sự liên quan giữa một số thói quen ăn uống, lối sống, mức độ hoạt
động thể lực với bệnh THA.
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu
Chúng tôi sử dụng một số kỹ thuật nghiên cứu:
Định tính (Qualitative Research): đối với thói quen ăn uống...
Định lượng (Quantitative Research): xét nghiệm, thời gian hoạt động thể
lực trong ngày và trong tuần, lượng bia rượu hàng ngày và hàng tuần... trong
điều tra nghiên cứu.
2.6.1. Kế hoạch điều tra thu thập số liệu
Bước 1: Chuẩn bị điều tra
- Tiến hành chọn đối tượng điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên.
- Liên hệ và tổ chức chuẩn bị địa điểm, đối tượng điều tra, hướng dẫn cụ
thể về chế độ ăn uống, sinh hoạt và thời gian làm xét nghiệm theo đúng chỉ định.
- Chuẩn bị các dụng cụ, nguyên vật liệu cho điều tra như: cân, thước dây,
mẫu biểu điều tra, máy đo huyết áp, máy xét nghiệm, máy điện tim và dụng cụ
liên quan...
Bước 2: Hướng dẫn cán bộ điều tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Tổ chức hướng dẫn cho điều tra viên cách thức chọn mẫu, tổ chức tiến
hành điều tra, phương pháp phỏng vấn, khám, xét nghiệm, thu thập thông tin,
nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra...
Bước 3: Tiến hành điều tra thu thập thông tin tại thực địa, làm xét nghiệm
tại trạm y tế
2.6.2. Quy trình điều tra
Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn
Sử dụng phiếu đo nhân trắc, huyết áp và xét nghiệm
Làm xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tâm đồ
(cho đối tượng tăng huyết áp)
2.6.2.1. Phỏng vấn các hành vi nguy cơ
Các hành vi nguy cơ (hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn mặn, hoạt động thể
chất) thu thập bằng cách phỏng vấn các đối tượng. Kỹ năng phỏng vấn của cán
bộ y tế bảo đảm tính chính xác của thông tin, nên phải được tập huấn kỹ.
- Đánh giá thói quen hút thuốc lá: bằng cách hỏi đối tượng xem họ có hút
thuốc không, thời gian bắt đầu hút, số lượng hút hiện tại và trước kia. Cũng chú
ý cả việc hút thuốc thụ động, hút thuốc lào và nhai thuốc lào khi ăn trầu. Người
có thói quen hút thuốc lá: là người hút thường xuyên, liên tục, ngày nào cũng
hút, mỗi ngày ít nhất là 10 điếu thuốc lá.
- Thói quen uống rượu: khai thác đầy đủ thông tin về loại rượu thường
uống, số lượng, tần suất sử dụng. Sử dụng đơn vị uống chuẩn để tính lượng
ethanol đã uống. Đơn vị uống chuẩn là lượng đồ uống có rượu bao gồm 10 gram
rượu nguyên chất (ethanol). Đó là lượng rượu mà một người bình thường có thể
chuyển hoá được trong một giờ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Cách tính một đơn vị uống chuẩn ở các loại đồ uống có rượu:
+ Bia 6-12% 285 ml
+ Rượu vang 15-17% 120 ml
+ Rượu ngọt 20-25% 60 ml
+ Rượu trắng 40-45% 30 ml
Uống rượu an toàn:
+ Với nam giới: dưới 04 đơn vị uống chuẩn / ngày
+ Với nữ giới: dưới 02 đơn vị uống chuẩn / ngày
+ Một tuần có 2 ngày không uống rượu
- Khẩu phần ăn: chủ yếu quan tâm đến thói quen ăn mặn, lượng rau xanh, quả chín.
Thói quen ăn mặn khá phổ biến trong chế biến thức ăn hàng ngày và sử
dụng muối, nước mắm, bột canh để chấm thức ăn. Việc đánh giá tương đối khó
khăn, do đó chủ yếu thông qua phỏng vấn đối tượng. Người có thói quen ăn
mặn: là người ăn thích ăn mặn hơn người trong gia đình (ăn mặn liên tục từ 4 - 7
ngày/tuần).
Để lượng hoá được rau xanh, quả chín ta dùng đơn vị chuẩn tương đương
với 80 gram rau xanh, quả chín (1/2 bát con rau xanh; 01 quả kích thước trung
bình các loại quả: táo Trung Quốc, lê, cam, dứa; 03 quả chuối; 01 cốc nước quả
tươi hoặc sinh tố...). Ngày điều tra là các ngày trong tuần kể cả những ngày mà
bữa ăn có thể được cải thiện hơn ngày thường (ngày nghỉ...).
- Đánh giá về hoạt động thể chất bao gồm về loại công việc, phương tiện đi
lại, thể thao, vui chơi giải trí thường xuyên của các đối tượng trong 12 tháng qua.
+ Hoạt động nặng: đào đất, cày ruộng, tập tạ, chạy nhanh, khuân vác, gánh
đất, cưa xẻ, chạy đường dài, thể thao gắng sức, đạp xe ≥ 16 km/giờ ...
+ Hoạt động vừa: làm ruộng, đạp xe, đi bộ vừa phải, lau chùi nhà cửa, bơi
lội, leo cầu thang, chơi cầu lông, bóng chuyền, công nhân điện nước ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
+ Hoạt động nhẹ: tập thể dục nhẹ, đi bộ chậm, tập dưỡng sinh, bán hàng,
làm thủ công, làm vườn cắt hoa/tỉa cành, cán bộ văn phòng...
+ Nghỉ hoặc không hoạt động: xem tivi, đọc sách báo, ngồi/nằm nghỉ thư
giãn...
2.6.2.2. Đo huyết áp (HA)
Đo HA bằng máy HA kế đồng hồ được kiểm chuẩn và đo lại bằng huyết
áp kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản.
- Các điều kiện về đối tượng khi đo huyết áp:
+ Không được hoạt động mạnh trước khi đo 1 giờ.
+ Nghỉ ngơi, thoải mái ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA.
+ Không uống cà phê, các loại đồ uống có caphein 30 phút trước khi đo,
không uống rượu trước khi đo.
+ Không hút thuốc lá 30 phút trước khi đo.
+ Không dùng các loại kích thích giao cảm ngoại lai (như: thuốc chống
ngạt mũi, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử).
+ Khi đo đối tượng cần được yên tĩnh, dễ chịu, thoải mái, không lạnh,
không mót tiểu, không tức giận hoặc xúc động
- Tư thế đối tượng: ngồi trên ghế, lưng được nâng thẳng, tay để trần và
nâng ngang tim.
- Đo 2 lần cách nhau hai phút rồi lấy trung bình của hai lần đo. Nếu 2 lần
đo chênh lệch >10mHg thì đo lần 3 và lấy số trung bình của lần đo thứ 2 và thứ 3 [17].
- Một số lỗi thường gặp khi đo HA: không biết đối tượng đã uống caphein
trong vòng 30 phút trước đó hay không, không đo đúng tư thế, không đo HA 2
lần hoặc đo lại ngay dưới 1 phút, làm tròn số khi đọc kết quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
2.6.2.3. Đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông
Đo vòng bụng, vòng mông bằng thước dây không giãn FIGURE FINDER
độ chính xác tính bằng mm. Đo chiều cao bằng thước LEICESTER độ chính xác
tính bằng cm. Cân nặng: dùng cân TANITA sản xuất tại Nhật Bản, độ chính xác
tính bằng 0,1kg.
Các mốc đo:
+ Vòng bụng (vòng eo) đo ở eo bụng, là điểm giữa bờ dưới của mạng
sườn và điểm trên mào chậu. Đối tượng đứng thẳng, tay buông thõng, ngực ưỡn,
nhìn thẳng về phía trước và đo ở cuối thì thở ra.
+ Đo vòng mông ở mức nhô nhất phía sau mấu chuyển lớn xương đùi
chiếu ngang gò mu. Nếu khó xác định, để đối tượng cử động khớp háng rồi sờ
vào đầu mấu chuyển lớn để xác định điểm mấu chuyển. Khi đó, đối tượng đứng
thẳng, cơ mông chùng, bỏ hết vật dụng trong túi quần để có thể đo chính xác
từng mm.
+ Đo chiều cao: Đối tượng tháo bỏ giầy, dép, không đội mũ, nón, khăn sau
đó đứng vào bàn thước để đo chiều cao. Khi đo, hai gót chân, mông, vai và đầu
chạm vào thước sao cho 2 điểm chạm của thước chạm sát vào bờ tường thẳng
(nền đặt thước đo phải phẳng), vai buông lỏng, mắt nhìn về phía trước, giữ cho
đỉnh đầu ở vị trí cao nhất khi đo; hạ dần thước đo chiều cao từ trên xuống; đọc
số đo theo một cột dọc của thước cho đến mức cuối cùng.
+ Cân nặng: Đặt cân ở vị trí ổn định trên một mặt phẳng, đối tượng chỉ
mặc quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ hoặc cầm một vật gì.
Chỉnh cân ở vị trí thăng bằng. Đối tượng đứng trên bàn cân, tay buông thõng,
nhìn thẳng về phía trước. Ghi số đo trên bàn cân chính xác tới từng mức 0,1kg.
Tất cả các số đo nhân trắc đều được đo 2 lần và ghi vào hồ sơ.
* Xác định tỷ lệ thừa cân tại của các đối tượng nghiên cứu ở khu vực điều
tra. Các số đo nhân trắc (BMI, WHR...).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
- Số đo vòng eo: Bình thường < 90 cm (nam); < 80 cm (nữ).
Có nguy cơ 90 cm (nam); 80cm (nữ).
- Chỉ số BMI được tính theo quy định ASEAN về chỉ số khối cơ thể: [3], [5].
BMI = Trọng lượng cơ thể (kg) / [chiều cao (m)]2
Bảng 2.1. Phân loại béo phì theo BMI của ASEAN
Ph©n lo¹i BMI (kg/m2)
ThiÕu c©n < 18,5
B×nh th•êng 18,5 - 22,9
TiÒn bÐo ph× 23 - 24,9
BÐo ph× ®é 1 25 - 29,9
BÐo ph× ®é 2 30
2.6.3.4. Chẩn đoán THA
Chẩn đoán theo WHO/ISH (2003): HA tối đa (HA tâm thu) 140 mmHg
và/hoặc HA tối thiểu (HA tâm trương) 90 mmHg [8], [17], [20], [69].
Bảng 2.2. Phân loại độ tăng huyết áp ở người trưởng thành
Ph©n lo¹i
HuyÕt ¸p (mmHg)
T©m thu T©m tr•¬ng
THA ®é I (nhÑ) 140 – 159 90 – 99
THA ®é II (trung b×nh) 160 – 179 100 – 109
THA ®é III (nÆng) 180 110
Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn để
xếp loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
2.6.2.5. Các kỹ thuật xét nghiệm
Lấy mẫu xét nghiệm do cán bộ chuyên khoa của Trung tâm Y tế Đồng Hỷ
thực hiện tại Trạm Y tế xã Hoá Thượng.
Phân tích kết quả tại labo xét nghiệm của Trung tâm Y tế Đồng Hỷ. Phân
tích thông số hoá sinh máu: định lượng creatinin huyết thanh, định lượng
cholesterol toàn phần huyết thanh, định lượng glucose huyết thanh, định lượng
creatinin huyết thanh được thực hiện trên máy hoá sinh bán tự động CHEM-5Plus.
Định lượng protein nước tiểu được thực hiện trên máy phân tích nước tiểu
Hand Ureader tự động 11 thông số (do Hungary sản xuất) .
Bảng 2.3. Nhận định và đánh giá kết quả xét nghiệm
ChØ sè BÖnh phÈm Gi¸ trÞ b×nh th•êng
Cholesterol toµn phÇn HuyÕt thanh 3,9 - 5,2 mmol/l
Glucose HuyÕt thanh 3,9 - 6,4 mmol/l
Creatinin HuyÕt thanh 44 – 106 mol/l
Protein N•íc tiÓu kh«ng cã
Các giá trị được lấy theo tài liệu xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng [27].
Điện tâm đồ: trên máy điện tim 3 kênh do hãng Nihon Kohden Nhật Bản
sản xuất. Giấy ghi điện tâm đồ theo quy định Bộ Y tế.
Đọc kết quả điện tâm đồ: do bác sỹ chuyên khoa tim mạch Bệnh viện
huyện Đồng Hỷ với tiêu chuẩn do Viện Tim mạch quy định. Để xác định việc
ảnh hưởng của THA đối với cơ quan đích tại tim, chúng tối tiến hành tìm một số
biểu hiện chủ yếu trong điện tâm đồ [40], [49]:
+ Không tổn thương (bình thường):
Sóng P: D1, D2, aVF, V3, V4, V5, V6 bao giờ cũng dương; aVR bao giờ
cũng âm; thời gian P tiêu biểu có bề rộng trung bình là 0,08s, tối đa 0,11s...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Khoảng cách PQ: bình thường trung bình 0,15s, tối đa 0,20s, tối thiểu
0,11s...
Phức bộ QRS: ở các chuyển đạo ngoại biên với tư thế tim trung gian thì
QRS ở các chuyển đạo mẫu điều dương; ở các chuyển đạo trước tim với V1, V2
thì QRS âm, với V5, V6 thì QRS dương; thời gian QRS trung bình 0,07s, tối đa
0,10s, tối thiểu 0,05s...
Đoạn ST: bình thường đồng điện hoặc hơi chênh lên (không vượt quá
0,5mm) ở chuyển đạo ngoại biên và thường chênh lên ở chuyển đạo trước tim
(không vượt quá 1,5mm ở V4 và 1mm ở các chuyển đạo trước tim khác)...
Ngoài ra còn xem sóng T, khoảng QT trong điện tim
+ Tăng gánh thất trái, dày thất trái: tiêu chuẩn để đánh giá “tăng gánh thất
trái” = hằng số Sokolow – Lyon: RV5 + SV1 ≥ 35 mm; dày thất trái = tăng gánh
thất trái + ST chênh xuống ở V5, V6.
+ Ngoại tâm thu thất: khoảng RR’< RR ; thất đồ QRS’ giãn rộng (≤0,13s),
bất thường về hình dạng, méo mó có móc khác hẳn QRS cơ sở ; ST-T’ trái chiều
với QRS’ (là biến đổi thứ phát của ST-T).
+ Thiếu máu cơ tim: khi T âm nhọn, đối xứng, nếu là thiếu máu ở một
vùng dưới thượng tâm mạc hoặc T dương cao, nhọn đối xứng nếu là thiếu máu
dưới nội tâm mạc [49].
+ Ngoài ra còn có các hình ảnh: blook nhánh phải hoàn toàn, blook nhánh
phải không hoàn toàn
2.7. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 10.0 trên máy vi tính. Sử dụng các thuật toán
thống kê trong y sinh học để xử lý và phân tích số liệu [15], [37].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu ở xã Hoá Thƣợng
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới
Giíi
Nhãm tuæi
Nam N÷ Tæng sè
n % n % n %
25 – 34 248 25,5 312 27,2 560 26,4
35 – 44 242 24,8 264 23,1 506 23,9
45 – 54 249 25,6 252 22,0 501 23,6
55 – 64 200 20,5 203 17,7 403 19,0
Tæng sè 939 100,0 1031 100,0 1970 100,0
Nhận xét:
Ở nam giới: Tỷ lệ các nhóm tuổi tương đối đồng đều.
Ở nữ giới: Tỷ lệ nhóm từ 25-34 tuổi là cao nhất (27,2%); từ 55-64 tuổi
thấp nhất (17,7%).
0.00
5.00
10.00
5.0
0.00
25.00
30.00
25 – 34 35 – 44 45 – 54 55 – 64
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới
22,5%
27,2%
24,8% 23,1%
25,6%
22,0%
20,5%
17,7%
Tỷ lệ %
Tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và giới
Giíi
D©n téc
Nam N÷ Tæng sè
n % n % n %
Kinh 638 67,9 675 65,5 1313 66,6
Tµy 41 4,4 47 4,6 88 4,5
Nïng 57 6,1 56 5,4 113 5,7
S¸n d×u 195 20,8 247 23,9 442 22,5
Kh¸c 8 0,8 6 0,6 14 0,7
Tæng sè 939 100,0 1031 100,0 1970 100,0
Nhận xét: Tỷ lệ người Kinh cả nam và nữ đều cao nhất (nam: 67,9%;
nữ: 65,5%), thứ hai là người Sán Dìu, người dân tộc khác chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn và giới
Tr×nh Giíi
®é häc vÊn
Nam N÷ Tæng sè
n % n % n %
Mï ch÷ 10 1,1 31 3,0 41 2,1
Ch•a häc hÕt tiÓu häc 84 8,9 192 18,6 276 14,0
TiÓu häc (cÊp I) 285 30,4 337 32,7 622 31,6
THCS (cÊp II) 400 42,6 346 33,6 746 37,9
PTTH (cÊp III) 88 9,4 77 7,5 165 8,4
§H,C§, THCN 72 7,7 48 4,7 120 6,1
Tæng sè 939 100,0 1031 100,0 1970 100,0
Nhận xét: Đa số người dân có trình độ tiểu học (31,6%) và trung học cơ
sở (37,9%); tỷ lệ người chưa học hết tiểu học còn cao chiếm tới 14%; người có
trình độ phổ thông trung học trở lên chiếm tỷ lệ thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp và giới
Giíi
NghÒ nghiÖp
Nam N÷ Tæng sè
n % n % n %
N«ng d©n 656 69,9 768 74,5 1424 72,3
C¸n bé, CCVC 35 3,7 38 3,7 73 3,7
C«ng nh©n 42 4,5 25 2,4 67 3,4
Bu«n b¸n 31 3,3 71 6,9 102 5,2
H•u trÝ 91 9,7 82 8,0 173 8,8
Kh¸c 84 8,9 47 4,6 131 6,6
Tæng sè 939 100,0 1031 100,0 1970 100,0
Nhận xét: Trong các đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nông dân: 72,3%,
các đối tượng khác chiếm tỷ lệ thấp.
3.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo nhóm tuổi và giới
G
iíi
Nhãm
tuæi
Nam N÷ Tæng sè
Sè kh¸m
(n)
Sè
THA
Tû lÖ
%
Sè kh¸m
(n)
Sè
THA
Tû lÖ
%
Sè kh¸m
(n)
Sè
THA
Tû lÖ
%
25 – 34 248 10 4,0 312 11 3,5 560 21 3,8
35 – 44 242 35 14,5 264 31 11,7 506 66 13,0
45 – 54 249 60 24,1 252 77 30,6 501 137 27,3
55 – 64 200 85 42,5 203 40 19,7 403 125 21,0
Tæng sè 939 190 20,2 1031 159 15,4 1970 349 17,7
Nhận xét: Tỷ lệ THA chung ở những người từ 25- 64 tuổi là 17,7%
Ở nam giới: tỷ lệ THA nhóm tuổi 55 - 64 là cao nhất: 42,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Ở nữ giới: tỷ lệ THA cao nhất là nhóm tuổi từ 45 - 54: 30,6%.
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc
Nhãm
D©n téc
Tæng sè
THA Kh«ng THA p
n % n %
Tµy 88 26 29,5 62 70,5
<0,05 Nïng 113 33 29,2 80 70,8
Kinh 1313 267 20,3 1046 79,6
S¸n d×u 442 21 4,8 421 95,2
Kh¸c 14 2 14,2 12 85,8
Tæng sè 1970 349 1621
Nhận xét: Người dân tộc Tày và dân tộc Nùng có tỷ lệ THA cao hơn tốt
các dân tộc khác (p<0,05).
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn
Nhãm
Tr×nh ®é
Tæng sè THA Kh«ng THA p
n % n %
§¹i häc, CĐ, THCN 120 53 44,2 67 55,8
<0,05
PTTH 165 49 29,7 116 70,3
THCS 746 169 22,._.ng thời gian tới. Sự
cải thiện này phụ thuộc vào chiến lược tuyên truyền nhận biết và kiểm soát THA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
để ngăn ngừa hoặc trì hoãn được các biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ và
tiến triển suy thận mãn. Thực tiễn Việt Nam cho thấy THA và các biến chứng
liên quan ngày càng tăng, tình trạng nhận biết và nhận thức THA còn khá sơ sài,
cần sớm có chương trình kiểm soát THA mà một trong những trọng tâm là đẩy
mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. Do đó, bệnh THA cần
được tiếp tục nghiên cứu, nhất là đưa ra những mô hình can thiệp phòng, quản lý
và điều trị bệnh THA ở cộng đồng càng sớm, càng tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
KẾT LUẬN
Qua điều tra những người từ 25 – 64 tuổi tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Thực trạng bệnh THA
- Tỷ lệ THA của những người từ 25 – 64 tuổi ở một xã vùng núi phía Bắc là
17,7%. Tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ giới (20,3% và 15,4%).
- Tỷ lệ THA ở ng ười làm việc trí óc cao hơn ở người lao động chân tay (nhóm
hưu trí là cao: 47,4%, tiếp đến là nhóm cán bộ CCVC: 30,1% và nông dân có tỷ
lệ THA thấp (13,5%).
- THA độ I chiếm tỷ lệ cao nhất (11,98%), độ II (3,96%) và độ III là thấp nhất
(1,78%).
- Tỷ lệ người bị THA không biết mình bị THA còn cao (75,31%).
- Tỷ lệ người bị THA chưa được điều trị thường xuyên chiếm 57,89%.
- Tỷ lệ những người THA bị thiếu máu cơ tim chiếm 39,9%; tăng gánh thất trái
chiếm 3,2%.
2. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan đến bệnh THA
- Trong số người THA có: 3,69% tăng glucose máu, 7,88% tăng cholesterol
máu, 10,86% có protein niệu và đặc biệt có 34,07% tăng creatinin máu. Tuổi
càng cao thì tỷ lệ rối loạn chuyển hoá càng nhiều và có tỷ lệ biến chứng tại thận
cao.
- Nguy cơ mắc bệnh THA ở nam cao gấp 1,39 lần so với nữ giới.
- Tỷ lệ THA tăng lên rõ rệt theo tuổi, khi tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng tăng,
nhất là trên 45 tuổi tỷ lệ THA từ 27,3% - 31,0%.
- Béo phì, lạm dụng rượu bia, thường xuyên ăn mặn, hút thuốc lá, lười vận động
sẽ có nguy cơ THA gấp 1,5 đến 3,35 lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
KHUYẾN NGHỊ
Để góp phần làm giảm tỷ lệ THA và ở cộng đồng chúng tôi đưa ra các
khuyến nghị như sau:
1. Cần xây dựng các mô hình can thiệp quản lý, điều trị và phòng bệnh THA
tại cộng đồng như: quản lý, điều trị thường xuyên những người bị THA
tại Trạm Y tế; tiến hành khám và xét nghiệm sàng lọc nhằm phát hiện
sớm bệnh THA, cũng như các biến chứng của THA.
2. Chính quyền các địa phương nên đưa ra những hương ước, khế ước nhằm
hạn chế các yếu tố nguy cơ như rượu, bia, thuốc lá...xây dựng làng văn
hoá và sức khoẻ.
3. Để nâng cao nhận thức của người dân về bệnh THA nên tăng cường
truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh THA qua các phương
tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích, tư vấn tại các cơ sở y tế và hộ
gia đình...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.
Đào Duy An (2003), “Điều tra ban đầu chỉ số huyết áp và tỷ lệ tăng
huyết áp ở người dân tộc thiểu số thị xã Kon Tum”, Tạp chí Tim mạch
học Việt Nam, số 35, tr 47–50.
2.
Đào Duy An (2005), “Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm
soát tăng huyết áp: Thách thức và vai trò của truyền thông - Giáo dục
sức khoẻ”, Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt tháng 12, tr 36–47.
3. Bộ Y tế (2006), “Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ
ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm”, NxbY học, tr 6.
4. Bộ Y tế, “Báo cáo Y tế Việt Nam 2006”, tr 48–49.
5.
Phạm Gia Bình (2006), “Bệnh Đái tháo đường – Tăng Glucose máu”,
Nxb Y học, tr 369–379.
6.
Nguyễn Thị Chính (1999), “Vài con số cần biết về tăng huyết áp”, Tạp
chí Y học Việt Nam, số 12, tr 44–46.
7.
Phạm Chí Cường (2003), “Nghiên cứu những biến đổi hình ảnh điện
tâm đồ và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn Thạc sĩ Y học, tr 41–53.
8.
Nguyễn Huy Dung (2005), “22 bài giảng chọn lọc Nội khoa Tim mạch”,
Nxb Y học, tr 81–88.
9.
Nguyễn Thị Dung (2000), “Nhận xét về 1160 bệnh nhân tăng huyết áp
điều trị nội trú tại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng”, Tạp chí Y học
Việt Nam, số 3 , tập 245, 246, tr 24–29.
10.
Phạm Tử Dương, Nguyễn Văn Quýnh (1998), "Tình hình quản lý và
điều trị bệnh tăng huyết áp ở một tập thể cán bộ trong 4 năm 1994-
1998", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Tạp chí Tim Mạch học,
(16), tr 129–136.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
11.
Phạm Tử Dương và cộng sự (1998), "Xử trí chứng rối loạn lipid máu",
Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Tạp chí Tim Mạch học, (16), tr 73–84.
12. Phạm Tử Dương (2007), “Bệnh tăng huyết áp”, Nxb Y học, tr 17 – 47.
13.
Đào Thu Giang, Nguyễn Kim Thuỷ (2006), “Tìm hiểu mối liên quan
giữa thừa cân béo phì với tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Y học
thực hành, số 5, tr 12–14.
14.
Bùi Thị Hà (1999), “Đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở những bệnh nhân
điều trị tại Bệnh viện đa khoa Việt Tiệp năm 1998”, Tạp chí Y học thực
hành, số 9, tr 19–21.
15.
Đỗ Hàm (2007), “Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học”,
Nxb Y học, tr 16–103.
16.
Vũ Đình Hải (2002), “Cập nhật về tăng huyết áp”, Tạp chí Thông tin Y
dược, số 3, tr 11–14.
17.
Vũ Đình Hải (2008), “Để phòng và chữa tăng huyết áp nên sống thế
nào”, Nxb Y học, tr 11–15.
18. Nguyễn Thu Hiền (2007), “Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng
huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Khoá
luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, tr 23–34.
19.
Trần Nguyệt Hồng (1999), “Điện tâm đồ ở tư thế đứng trên bệnh nhân
tăng huyết áp (động mạch)”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 6, tr 11–24.
20.
Hội tim mạch học TPHCM (1999), “Các hướng dẫn của Hội tăng huyết
áp Quốc tế – Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999”, Chuyên đề tăng huyết
áp – Tạp chí Y học Việt Nam, số 12, tr 2–8.
21.
Trương Thanh Hương (2002), “ Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng
huyết áp”, Hội thảo khoa học: Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán
và điều trị bệnh tim mạch”, tr 37–51.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
22. Đỗ Công Huỳnh (2006), “Một số chuyên đề sinh lý học”, Nxb Y học, tr 80 – 82.
23.
Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Bạch
Yến (2000), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Tạp
chí Tim mạch học, số 21, tr 258–282.
24.
Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2002), “Dich tễ tăng
huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở vùng đồng bằng Thái Bình-2002”, Tạp
chí Tim mạch học Việt Nam, số 22, tr 11–18.
25.
Phạm Gia Khải (2003), “Sự phát triển của bệnh tăng huyết áp và các
yếu tố nguy cơ ở nước ta”, Tạp chí Thông tin Y dược, số 1, tr 19–20.
26. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc
Quang và cộng sự (2003), “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy
cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 – 2002”, Tạp chí Tim mạch học,
số 33, tr 9–34.
27.
Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1998), “Xét nghiệm sử dụng
trong lâm sàng”, Nxb Y học, tr 38–67.
28. Bùi Quang Kinh (1995), “Đặc điểm lâm sàng và các biến chứng của
bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện 4 từ 1985-1994”, Tạp chí Y học Quân
sự, phụ san 2, tr 1–2.
29.
Lý Ngọc Kính, Hoàng Mai Anh, Lê thị Thu, Nguyễn Hoài An và cộng
sự (2004), “Các bệnh liên quan tới thuốc lá và cách phòng ngừa”, Nxb
Y học, tr 25–27.
30.
Phạm Thị Kim Lan (2002), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của người
tăng huyết áp tại nội thành Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên
khoa cấp II, tr 26 – 48.
31.
Nguyễn Thị Loan (1999), “Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp và một số
yếu tố nguy cơ ở đồng bào dân tộc thiểu số”, Luận văn Thạc sĩ, tr 31-35.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
32.
Nguyễn Thị Loan, Lại Phú Thưởng (1999), “Nhận xét hình ảnh điện
tâm đồ ở 86 bệnh nhân tăng huyết áp động mạch”, Tạp chí Y học thực
hành, số 3, tr 36–37.
33.
Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (1997), “Kết quả bước đầu
nghiên cứu rối loạn chuyển hoá Lipid ở 3 nhóm bệnh nhân đái tháo
đường, tăng huyết áp và đái tháo đường có tăng huyết ápi”, Tạp chí Y
học thực hành, số 3, tr 51–53.
34.
Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự (2002), “Các yếu tố liên quan đến tăng
huyết áp ở tuổi 15 - 75 trong cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long”,
Tạp chí Y học dự phòng, số 2, tr 24–28.
35.
Huỳnh Văn Minh, Trần Đỗ Trinh, Trần Đức Thọ (1999), "Cường
insulin một yếu tố nguy cơ mới ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
những năm 2000 ", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 17, tr 36–42.
36.
Nguyễn Văn Nhương (2008), “ăn uống và điều trị bệnh cao huyết áp”,
Nxb Thanh niên, tr 17–19.
37.
Đào Ngọc Phong (2003), “Phương pháp nghiên cứu sức khoẻ cộng
đồng”, Nxb Y học, tr 103–108.
38.
Đặng Duy Quý, Nguyễn Phú Kháng (2003), “Một số yếu tố nguy cơ
tăng huyết áp kháng trị”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 34, tr 56– 58.
39.
Nguyễn Văn Quýnh (2003), “Mối liên quan giữa thời gian phát hiện
bệnh và quá trình điều trị với các biến chứng của tăng huyết áp nguyên
phát”, Tạp chí Y học thực hành, số 9, tr 30–33.
40.
Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1993), “Điện tâm đồ”, Nội khoa cơ sở,
Nxb Y học, tr 137–151.
41.
Trường Đại học Y Hà Nội (2007), “Sinh lý bệnh”, Bộ môn Miễn dịch –
Sinh lý bệnh, tr 338–349.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
42.
Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đăng Tuấn Đạt (2006), “Thực
trạng và các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở
lên tại tỉnh ĐăkLăk, năm 2005”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, số
2, tr 92–98.
43.
Nguyễn Quý Thắng (2005), “Một số nhận xét bước đầu về bệnh cao
huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh này ở cán bộ diện tỉnh
quản lý năm 2004”, Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, tr 14–23.
44.
Lê Anh Tuấn (2003), “Đặc điểm dịch tễ hội tăng huyết áp tại Hà Nộii”,
Tạp chí Y học thực hành, số 3, tr 204–206.
45.
Phạm Thắng (2003), “Tỷ lệ tăng huyết áp ở người già tại một số vùng thành
thị và nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Y dược, số 2, tr 27–29.
46. Phạm Thắng (2003), “Tăng huyết áp”, Tạp chí Thông tin Y dược, số 10, tr 2–5.
47.
Trần Đức Thành, Nguyễn Phú Kháng, Hoàng Mai Trang (2002), “Một
số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp kịch phát”, Tạp chí Y dược học
Quân sự, số 1, tr 54–57.
48.
Lại Phú Thưởng, Mông Thị Hoa, Phạm Thị Nhuận(1998), “Thử tìm hiểu
yếu tố liên quan tới tăng huyết áp động mạch ở 200 người tăng huyết áp
tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực
hành, số 11, tr 10–13.
49.
Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (2007), “Hướng dẫn đọc điện tim”,
Nxb Y học, tr 78–123.
50.
UBND xã Hoá Thượng (2007), “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Hoá
Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2007”, tr 1–2.
51.
Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Vũ Thị Vựng, Phạm Thiện Ngọc
(2005). “Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số hoá sinh trên các đối
tượng tăng huyết áp ở xã Xuân Canh - Đông Anh – Hà Nội”, Tạp chí
nghiên cứu Y học, số 6, tr 41–49.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
52.
Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Vũ Thị Vựng, Phạm Thái Sơn (2006),
“Nghiên cứu xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến
bệnh tăng huyết áp của nhân dân xã Xuân Canh - Đông Anh – Hà Nội”,
Tạp chí nghiên cứu y học, số 1, tr 83–89.
53.
Nguyễn Lân Việt (2007), “Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích
hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng”, Đề tài NCKH
cấp Bộ, tr 1–31.
TIẾNG ANH
54. Cheung BM, Wat NM, Man YB, Tam S, Cheng CH, Leung GM, Woo J,
Janus ED, Lau CP, Lam TH, Lam KS (2008), "Relationship between the
metabolic syndrome and the development of hypertension in the Hong
Kong Cardiovascular Risk Factor Prevalence Study-2" (CRISPS2),
Department of Medicine, University of Hong Kong, Am J Hypertens.
Jan; 21(1), 17-22 pp
55. Collins R, Winkleby MA (2002), “African – American women and men
at high and low risk for hypertension:a signal detection analysis of
NHANES III, 1998 – 1994”, Prev Med, 2113 - 18 pp.
56. Costa JS, Barcellos FC, Sclowitz ML, Sclowitz IK, Castanheira M,
Olinto MT, Menezes AM, Gigante DP, Macedo S, Fuchs SC (2007),
“Hypertension prevalence and its associated risk factors in adults:
apopulation-based study in Pelotas”, Universidade do Vale do Rio dos
Sinos, Arq Bras Cardiol, Jan;88(1):59-65 pp.
57. Fields LE, Burt VL, Cutler JA, Hughes J, Roccella EJ, Sorlie P (2004),
“The burden of aldult hypertension in the United States, 1999 – 2000”, a
rising tide Hypertension, 398-404 pp.
58. Gus-M, Moreira-LB, Pimentel-M, Gleisener-AL, Moraes-RS, Fuchs-FD
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
(1998), “Associationof verious measurements of obesity and the
prevalence of hypertension”, Arq-Brass-Cardio, 70(2), 11-4 pp.
59. Janghorbani M, Amini M, Gouya MM, Delavari A, Alikhani S, Mahdavi
A (2008), " Prevalence and risk factors of arterial hypertension among
urban Africans inworkplace: the obsolete role of body mass index", J
Hypertens Mar;26(3), 419-26 pp.
60. Longo-Mbenza B, Nkoy Belila J, Vangu Ngoma D, Mbungu S (2007),
"Nationwide survey of prevalence and risk factors of prehypertension
and hypertension in Iranian adults", Division of Cardiology, Kinshasa
University Clinics, Congo. Niger J Med, Jan-Mar;16(1):42-9 pp.
61. Li J, Xu C, Sun Z, Zheng L, Li J, Zhang D, Zhang X, Liu S, Zhao F, Hu
D, Sun Y (2008), "Prevalence and risk factors for isolated untreated
systolic hypertension in rural Mongolian and Han populations" Division
of Cardiology, Shengjing Hospital of China Medical University,
Shenyang, PR China, Acta Cardiol, Jun 63(3), 389-93 pp
62. Medik VA, Veber VR, Rubanova MP, Kopina MN, Kazymov MS,
Bachmanov AA, Shmat'ko DP, Zakharova IuV (2007), "The prevalence
of the arterial hypertension and associated risk factors among
population of various gender and age", Probl Sotsialnoi Gig
Zdravookhranenniiai Istor Med, Sep-Oct;(5), 3-5 pp
63. Mohan V, Deepa M, Farooq S, Datta M, Deepa R (2007), " Prevalence,
awareness and control of hypertension in Chennai--The Chennai Urban
Rural Epidemiology Study ", Madras Diabetes Research Foundation, Dr
Mohan's Diabetes Specialities Center, Gopalapuram, Chennai, India. J
Assoc Physicians India, May;55:326-32 pp.
64. Oanca ME, Azoicai D, Manole A, Ivan A (2007), "Contributions to the
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
knowledge of clinical and epidemiological features of essential arterial
hypertension in Moldavia, Romania" Rev Med Chir Soc Med Nat Iasi.
Oct-Dec;111(4), 1012-6 pp.
65. Perticone F, Maio R, Sciacqua A, Andreozzi F, Iemma G, Perticone M,
Zoccali C, Sesti G (2008), "Endothelial dysfunction and C-reactive
protein are risk factors for diabetes in essential hypertension",
Department of Experimental and Clinical Medicine G. Salvatore,
University Magna Graecia of Catanzaro, Catanzaro, Italy, Epub Oct 10,
Diabetes Jan;57(1):167-71 pp.
66. Steyn N.P, Senekal M, Brits S (2000), “Weight and health status of
black female students”, S. Afr. Med. J, Feb, 90 (2), 146-52 pp.
67. Thakur A.k, Achari V (2000), “A study of Lipid levels incom- plicated
hypertension”, Indian-Heart J, Mar-Apr, 52(2), 173-7 pp.
68. Weycker D, Nichols GA, O'Keeffe-Rosetti M, Edelsberg J, Khan ZM,
Kaura S, Oster G (2007), " Risk-factor clustering and cardiovascular
disease risk in hypertensive patients", Policy Analysis, Inc., Brookline,
Massachusetts 02445, USA. J Hypertens, Jun;20(6):599-607 pp.
69. World Health Organization (2005), “Preventinh chronic diseases avital
investment”, 28-29 pp
70. Xu C, Sun Z, Zheng L, Zhang D, Li J, Zhang X, Liu S, Li J, Zhao F, Hu
D, Sun Y (2008), "Prevalence of and risk factors for isolated systolic
hypertension in the rural adult population of Liaoning Province, China"
Division of Cardiology, Shengjing Hospital of China Medical
University, Shenyang, China, J Int Med Res, Mar-Apr;36(2), 353-6 pp
25.5
71.6
17.5
56.3
19.5
54.3
10
40.4
0
10
20
30
40
50
60
70
80
BM ®•îc ¨n riªng vµ
nhiÒu chÊt DD
BM ®•îc ¨n kiªng BM ®•îc NVYT
ch¨m sãc
BM ®•îc CS tèt
Tr•íc can thiÖp
Sau can thiÖp
%
PHIẾU ĐIỀU TRA
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG
Mã phiếu: ……………….. (điều tra viên không viết vào đây)
LỜI GIỚI THIỆU
Xin chào anh/chị! Tôi là …………………………. thuộc Sở Y tế Thái Nguyên tiến hành điều tra về
bệnh tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ của người trưởng thành ở địa phương chúng ta. Chúng tôi
mời anh/chị tham gia đợt điều tra này. Những thông tin mà anh chị cung cấp sẽ rất có ích cho việc
xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh tăng huyết áp trong giai đoạn tới. Chúng tôi sẽ tuyệt đối giữ
bí mật những thông tin này. Trong qúa trình phỏng vấn anh/chị có quyền từ chối trả lời những câu
hỏi mà anh/chị không muốn trả lời hoặc yêu cầu ngừng phỏng vấn bất cứ lúc nào. Cuộc phỏng vấn
của chúng ta sẽ kéo dài trong khoảng 45 phút.
Thoả thuận của
đối tượng
Đồng ý Ký, ghi rõ họ tên:
Không đồng ý Ký, ghi rõ họ tên:
Thời gian bắt đầu phỏng vấn ………. giờ ………….. phút
THÔNG TIN VỀ NHÂN KHẨU VÀ TIỀN SỬ
Câu hỏi Trả lời
1 Giới tính
Nam 1
Nữ 2
2
Ngày, tháng, năm sinh?
Không biết (đánh số 77- 77- 7777)
….../…../…… Nếu biết, chuyển câu 4
Ngày tháng năm
3 Hiện nay, anh/chị bao nhiêu tuổi? ……. Tuổi
4
Tổng cộng, anh/chị đi học được bao nhiêu
năm (không kể đi nhà trẻ, mẫu giáo)
……. Năm
5 Cấp học cao nhất mà anh/chị đã học xong
Cấp I (tiểu học) 1
Cấp II (Trung học cơ sở) 2
Cấp III (Phổ thông trung học) 3
SĐH, ĐH, CĐ, THCN 4
Khác (ghi rõ) ……………
6 Dân tộc
Dân tộc Kinh 1
Sán dìu 2
Khác (ghi rõ)……………..
7
Nghề nghiệp chính của anh/chị trong 12
tháng qua là gì?
Nông dân 1
Cán bộ 2
Công nhân 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Buôn bán 4
Hưu trí 5
Khác (ghi rõ)…………….
8
Từ trước đến nay có cán bộ y tế nào nói
anh, chị bị tăng huyết áp không ?
Có 1
Không 2
9
Anh/chị có biết số đo huyết áp của bản thân
không?
Có 1
Không 2
10
Nếu có, số đo huyết áp của anh/chị khoảng
bao nhiêu
Chỉ số HA ……../……..mmHg
11
Nếu hiện tại dùng thuốc hoặc một biện
pháp hạ áp, xin anh/chị hãy liệt kê cụ thể
Dùng thuốc hạ áp
Chế độ ăn kiêng
Áp dụng các phương pháp giảm cân
Giảm, bỏ thuốc lá
Luyện tập thể dục
Dùng thuốc nam, lá cây
Khác (ghi rõ)…………
Không nhớ/không trả lời
1
2
3
4
5
6
7
99
12
Anh/chị có biết để phát hiện bệnh bệnh tăng
huyết áp sử dụng biện pháp nào?
Đo huyết áp thường xuyên
Xét nghiệm máu
Siêu âm tim mạch
Không biết
1
2
3
4
13
Trong gia đình anh/chị có ai bị bệnh tăng
huyết áp không ?
Có 1
Không 2
ĐÁNH GIÁ HÀNH VI
Sử dụng thuốc lá
Câu hỏi Trả lời
14
Hiện tại, anh/chị có hút các sản phẩm
thuốc lá không? (ví dụ: thuốc lá điếu,
thuốc lào, xì gà hoặc tẩu).
Có 1
Không 2 Nếu không, chuyển câu 22
15
Nếu có
Anh /chị có hút các sản phẩm thuốc lá
Hàng ngày không?
Có 1
Không 2 Nếu không, chuyển câu 18
16
Anh/chị hút thuốc lá hàng ngày năm
bao nhiêu tuổi?
…. Tuổi
Không nhớ (đánh số 77)
17
Trung bình, anh/chị hút bao nhiêu điếu
mỗi ngày (ghi rõ loại thuốc lá/lào)?
Tên thuốc……… …điếu
18
Anh /chị có nhớ lần đầu tiên anh/chị
hút thuốc cách đây bao lâu không?
(Chỉ chọn 1 trong 3 lựa chọn ở bên )
…….Năm
Hoặc ………Tháng
Hoặc………. Tuần
Không nhớ (đánh số 77)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Anh/chị đã hút thuốc lá/lào trong
khoảng thời gian bao lâu? (Cộng tất cả
số thời gian mà đối tượng đã hút từ
trước đến giờ)
Số năm……………
Số tháng………….
Không nhớ (đánh số 77)
20
Nếu anh/chị đã bỏ hút thuốc, anh/chị
đã bỏ được bao nhiêu năm rồi?
Số năm………..
Số tháng………
Không bỏ 1
Không nhớ (đánh số 77)
21
Anh/chị có thường xuyên nhai thuốc
lào hoặc nhai thuốc lá không? (ví dụ
nhai cùng với trầu)?
Có, hiện tại vẫn 1
Dùng 2
Không, đã từng nhai 3
Chưa bao giờ 99
Không trả lời
22
Anh/chị đã từng sống/làm việc cùng
với người hút thuốc lá/lào không?
(Sống trong môi trường phải ngửi khói
thuốc lá).
Có 1
Không 2
Không biết 77
23
Nếu có, Anh/chị phải sống trong môi
trường đó bao lâu?
Số năm ………
Số tháng ………
Không nhớ (đánh số 77)
Tiêu thụ rượu
24 Trong vòng 12 tháng qua anh/chị có
uống bia, rượu không?
Có
Không
1
2 Nếu không, chuyển 28
25 Anh/chị hãy dùng loại bia/rượu nào
nhất? (ghi rõ tên loại)
………………..
26
Trong vòng 12 tháng qua, anh/chị
uống loại bia, rượu mà anh/chị hay
dùng nhất như thế nào?
Hàng ngày 1
5-6 ngày/tuần 2
1-4 ngày/tuần 3
1-3 ngày/tháng 4
ít hơn 1 lần/tháng 5
27
Anh/chị uống bia/rượu, trung bình
uống bao nhiêu một ngày?
Không biết
(đánh số 77)
Rượu Bia
……….ml ……...ml
28
Trong vòng 1 tháng qua anh/chị có
uống bia, rượu không?
Có 1
Không 2 Nếu không, chuyển 30
29
Trong vòng 7 ngày qua anh/chị uống
bao nhiêu bia/rượu mỗi ngày
Bia Rượu
Ngày thứ 1 ………….ml ………..ml
Ngày thứ 2 …………..ml ………..ml
Ngày thứ 3 …………..ml ………..ml
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ngày thứ 4 …………..ml ………..ml
Ngày thứ 5 …………..ml ………..ml
Ngày thứ 6 …………..ml ………..ml
Ngày thứ 7 …………..ml ………..ml
Không biết (đánh số 77)
Chế độ ăn
Câu hỏi Trả lời
30
Trong 1 tuần, trung bình bao nhiêu
ngày anh/chị ăn quả chín?
……ngày/tuần
Không biết (đánh số 77)
31
Bao nhiêu lần anh/chị ăn quả chín
trong 1 ngày?
…… lần/ngày
Không biết (đánh số 77)
32
Trong 1 tuần, trung bình bao nhiêu
ngày anh/chị ăn rau/củ (trừ khoai, sắn)?
……. Ngày/tuần
Không biết (đánh số 77)
33
Bao nhiêu lần anh/chị ăn rau/củ trong
1 ngày?
………. Lần/ngày
Không biết (đánh số 77)
34
So các những người khác anh/chị là
người ăn gia vị mặn như thế nào
Ăn mặn 1
Ăn nhạt 2
Ăn bình thường 3
Hoạt động thể lực
Công việc
35
Công việc của anh/chị có liên quan đến các
hoạt động mạnh (như nhấc nặng, đào bới,
công việc xây dựng, cưa gỗ, chạy hoặc chơi
thể thao phải gắng sức) trong vòng ít nhất 10
phút mỗi lần không?
Có 1
Không 2 Nếu không, chuyển 39
36
Trong năm vừa qua, bao nhiêu tháng anh/chị
làm việc nặng
…………... tháng
37
Trong một tuân tiêu biểu, bao nhiêu ngày
anh/chị làm những công việc nặng như thế?
………. Ngày/tuần
38
Trong một ngày, anh/chị phải làm những công
việc nặng như thế bao lâu?
………: ……./ngày
Giờ phút
39
Công việc của anh/chị có liên quan đến các
hoạt động cường độ vừa phải làm tăng nhẹ
nhịp thờ hoặc nhịp tim (như đi nhanh, mang
các nhẹ, dọn dẹp nhà, làm ruộng, sơn hoặc
trát vữa nhà, làm vườn, bơi, leo cầu thang)
trong vòng ít nhất 10 phút mỗi lần không?
Có 1
Không 2 Nếu không, chuyển 42
40
Trong một tuần tiêu biểu, bao nhiêu ngày
anh/chị làm những công việc có cường độ vừa
phải như thế?
…… ngày/tuần
41 Trong một ngày, anh/chị phải làm những công ……. : ……./ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
việc cường độ vừa phải như thế trong bao lâu? Giờ phút
Đi lại
42
Trong ngày anh/chị có đi bộ hoặc đạp xe trong
vòng ít nhất 10 phút liên tục để đi từ nơi này
đến nơi khác không?
Có 1
Không 2 Nếu không, chuyển 45
43
Trong 1 tuần tiêu biểu, bao nhiêu ngày anh/chị
đi bộ hoặc đạp xe trong vòng ít nhất 10 phút
liên tục để đi từ nơi này đến nơi khác?
……. Ngày/tuần
44
Trong 1 ngày, anh/chị đi nộ hoặc đạp xe bao
lâu?
…….:………/ngày
Giờ phút
Các hoạt động thể thao giải trí
45
Anh/chị có tham gia hoạt động thể thao, tập
thể hình hoặc các hoạt động giải trí có làm
tăng mạnh nhịp thờ hoặc nhịp tim (chạy, đá
bóng…) trong vòng ít nhất 10 phút một lần
không?
Có 1
Không 2 Nếu không, chuyển 48
46
Trong một tuần tiêu biểu, bao nhiêu ngày
anh/chị chơi thể thao có cường độ mạnh?
………..ngày/tuần
47
Trong một ngày, anh/chị chơi thể thao có
cường độ bao lâu?
………: ………/ngày
Giờ phút
48
Anh/chị có chơi các môn thể thao có cường độ
vừa phải mà làm tăng nhẹ nhịp tim, nhịp thở
(như đi bộ, đạp xe, bơi, bóng chuyền) ít nhất
trong 10 phút liên tục?
Có 1
Không 2 Nếu không, chuyển 51
49
Trong một tuần tiêu biểu, bao nhiêu ngày
anh/chị chơi các môn thể thao có cường độ
vừa phải?
……….ngày/tuần
50
Trong một ngày, anh/chị chơi thể thao có
cường độ vừa phải trong bao lâu?
……….:
………./ngày
Giờ phút
Thói quen nghỉ ngơi tĩnh tại
51
Trong một ngày tiêu biểu, anh chị, ngồi hoặc
nằm dựa trong bao lâu?
……..: ……../ngày
Giờ phút
Thời gian kết thúc phỏng vấn: ……… giờ……. Phút Ngày….tháng….năm …….
Cán bộ phỏng vấn (ký)
Họ tên………………………………
PHIẾU ĐO NHÂN TRẮC, HUYẾT ÁP VÀ XÉT NGHIỆM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tỉnh: Thái Nguyên Huyện: Đồng Hỷ Xã: Hoá Thượng
Tên đối tượng:…………………………... thôn…………………………Mã đtg
1. Huyết áp: Lần 1: / mmHg; Lần 2: / mmHg; Lần 3: / mmHg.
(Chỉ đo HA lần 3 khi lần 1 và 2 chênh nhau > 10mmHg hoặc ở ranh giới giữa cao và bình thường)
(HATT 140mmHg; HATTr 90mmHg) Người thực hiện ký
2. Chiều cao: …………. cm
3. Cân nặng: …………. kg BMI 23: 1= có; 2= không
4. Vòng eo: …………. cm 1. Nữ: 80cm 2. Nam > 90 cm
5. Vòng hông: ………….cm Người thực hiện ký
6. Xét nghiệm: Có : 1
Không: 2
XN máu 3 chỉ số
(cholesterol; glucose; creatinin)
XN
nước tiểu
(protein)
Điện
tâm đồ
Phiếu
trắc nghiệm
Phỏng vấn
Lấy máu ngay
Ghi lấy hẹn
(2b) (2c) (1) (3)
Người thực
hiện (ký)
(2a)
SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN
TRUNG TÂM Y TẾ ĐỒNG HỶ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------
Đồng Hỷ, ngày tháng năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHIẾU ĐIỆN TÂM ĐỒ
Họ tên:…………………………..……………Mã đối tượng ........................................................................
Xóm……………………., thôn………………….., xã Hoá thượng.
Kết quả điện tim:
- Chuyển đạo mẫu: .........................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
- Nhịp, tần số:…………………………...góc .............................................................................................
- Trục:……………………………………tư thế tim ......................................................................................
- P:…………………………….………….PQ ...............................................................................................
- QRS: .............................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
- ST: ................................................................................................................................................................
- T: .................................................................................................................................................................
- QT: ...............................................................................................................................................................
- Chuyển đạo trước tim: ...............................................................................................................................
Kết luận:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
BS CHUYÊN KHOA NGƯỜI VIẾT PHIẾU
Họ tên: ………………………….
Họ tên: ………………………
SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN
TRUNG TÂM Y TẾ ĐỒNG HỶ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------
Đồng Hỷ, ngày tháng năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHIẾU XÉT NGHIỆM HÓA SINH MÁU
(3 chỉ số)
Họ tên:………………………………………..……..Nam/Nữ Mã đối tượng…………………
Xóm………………….., thôn…………………………………………..…, xã Hóa Thượng.
Tên XN Trị số bình thường Kết quả
1. Cholesterol 3,9 - 5,2 mmol/L mmol/L
2. Glucose 3,9 - 6,4 mmol/L mmol/L
3. Creatinin Nam: 62 - 120 mol/L
Nữ: 53 - 100 mol/L
mmol/L
BÁC SỸ XÉT NGHIỆM NGƯỜI VIẾT PHIẾU
Họ tên: ………………………………………
Họ tên:………………………………….
SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN
TRUNG TÂM Y TẾ ĐỒNG HỶ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------
Đồng Hỷ, ngày tháng năm 2007
PHIẾU XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU
Họ tên:…………………………………..……..Nam/Nữ Mã đối tượng……………………
Xóm………………….., thôn…………………………………………..…, xã Hóa Thượng.
Tên XN Trị số bình thường Kết quả
1. Định lượng Protein Không có g/l
BÁC SỸ XÉT NGHIỆM NGƯỜI VIẾT PHIẾU
Họ tên: ………………………………………
Họ tên:………………………………….
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9322.pdf