Lời mở đầu
Thuỷ sản là loại thực phẩm được người tiêu dùng trên thị trường thế giới ưa thích sử dụng và là mặt hàng có tính thương mại quốc tế cao.
Việt Nam sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường đã lựa chọn chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở chủ động tham gia vào quá trình tự do hoá thưong mại, tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế và xây dựng một nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Thông qua đó làm tăng giá trị kim n
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thống kê xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gạch cho đất nước. Từ nhiều năm qua, các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được phát triển cả về số lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Nó đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cho đến nay thì xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ song cũng còn tồn tại một số bất cập. Trong bối cảnh đó, những nghiên cứu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế được đặt ra như là nhiệm vụ cấp thiết không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản hiện nay mà còn bởi những thôi thúc của yêu cầu tăng tích luỹ, tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đang gia tăng mạnh để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng xuất khẩu của chính ngành thuỷ sản cũng như của nền kinh tế nước ta hiện nay. Trong thời gian thực tập tại Viện Khoa học Thống kê, được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn em đã lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là “Nghiên cứu thống kê xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam”. Trên cơ sở đi sâu vào đề án môn học mà mình đã làm trước đây, đề tài nhằm nghiên cứu, tìm hiểu một cách kỹ càng hơn tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây và trên cơ sở đó nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này bao gồm ba chương chính:
Chương I: Một số vấn đề chung về thống kê thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản
Chương II: Một số phương pháp phân tích thống kê và các chỉ tiêu phản ánh xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam
Chương III: Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 1997 - 2004
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Thống kê và trực tiếp hướng dẫn là PGS. TS. Tăng Văn Khiên cùng với sự giúp đỡ của cán bộ trong Viện Khoa học Thống kê.
Chương I
Một số vấn đề chung về thuỷ sản, xuất khẩu
thuỷ sản và thống kê xuất khẩu thuỷ sản
1. Những vấn đề chung về thuỷ sản
1.1 Tiềm năng thuỷ sản Việt Nam
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có tiềm năng dồi dào để phát triển thuỷ sản thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế của đất nước. Là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Châu á, Việt Nam có bờ biển trải dài hơn 3260 km từ Móng Cái – Quảng Ninh (phía Bắc) đến Hà Tiên – Kiên Giang (phía Nam), có diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2 (rộng gấp 3 lần diện tích đất liền). Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, là nơi có thể dùng làm căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác đồng thời làm nơi trú đậu cho các tàu thuyền trong mùa mưa bão. biển Việt Nam còn có nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông (112 cửa sông)…và trên 4000 ha rừng ngập mặn. Đó là tiềm năng to lớn để Việt Nam phát triển hoạt động kinh tế hướng biển, đặc biệt là phát triển khai thác và nuôi tròng hải sản. Bên cạnh đó, trong đất liền Việt Nam còn có diện tích mặt nước ngọt, nước lợ có thể sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1,7 triệu ha.
1.1.2. Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
Theo những đánh giá mới nhất, trong toàn vùng biển Việt Nam, trữ lượng và khả năng khai thác đối với từng loại thuỷ sản như sau:
- Trữ lượng cá biển là 4,2 triệu tấn với khoảng trên 2000 loài cá. Trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.
- Có trên 1600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 – 60 nghìn tấn/ năm, trong đó có giá trị cao là tôm biển, tôn hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ.
- Có khoảng 2500 loài loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 – 70 nghìn tấn/năm)
- Hàng năm, Việt Nam có thể khai thác từ 45 đến 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ, …
- Ngoài ra, biển Việt Nam còn rất nhiều loài thuỷ sản quý như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai,…
Nhìn chung, với đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có đa dạng nhiều loài, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Thêm vào đó, chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng theo mùa, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10 x 20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất lớn (20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%.
Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 – 100m (23,4%). Theo số liệu thống kê, khả năng khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600 nghìn tấn. Nếu kể cả các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700 nghìn tấn/năm, thấp hơn so với sản lượng đã khai thác ở khu vực này trong một số năm qua. Trong khi đó, nguồn lợi vùng xa bờ vẫn còn …
Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước. Tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%).
Bên cạnh nguồn lợi thuỷ sản biển, Việt Nam cũng có nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên nội địa khá phong phú. Cá nước ngọt có 544 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống với thành phần giống loài phong phú và sự đa dạng sinh học cao. Trong 544 loài có nhiều loài có giá trị kinh tế. Cá nước lợ, mặn có 186 loài chủ yếu.
Một số loài có giá trị kinh tế như cá song, cá hồng, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá đối, cá lìa. Tôm có 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế như tôm sú, tôm lớt, tôm rảo, tôm nương, tôm hùm bông, tôm càng xanh, … Nhuyễn thể có một số loài chủ yếu như trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc…
Theo đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn khá lớn, nhất là trong lĩnh vực đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản. So với các nước khác, tài nguyên thuỷ sản của Việt Nam được xem là ở mức tương đương, thậm chí có phần vượt trội hơn so với Thái Lan – nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới hiện nay.
1.2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân
Cùng với các ngành kinh tế khác, ngành thuỷ sản có vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân nói chungvà trong đời sống hàng ngày của nhân dân nói riêng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở việc tham gia vào cơ cấu bữa ăn với thực phẩm có chất lượng cao về dinh dưỡng. Nhiều sản phẩm thuỷ sản truyền thống đã xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày, trở thành nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực không thể thiếu của người dân Việt Nam. “Cơm– canh – cá’’ đã trở thành công thức truyền thống chung trong bữa ăn của các hộ gia đình Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia Đông Nam á khác trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Ngoài ra nó còn thể hiện ở đóng góp vào nền kinh tế, tạo ra mặt hàng xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động của xã hội, …
1.2.1.Tác động của phát triển thuỷ sản tới tăng trưởng kinh tế của đất nước.
GDP (Gross Domestic Production) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, có vai trò quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế của một ngành kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân được dùng rộng rãi nhất là so sánh đóng góp của mỗi ngành cho nền kinh tế. Đánh giá này được thực hiện dựa vào chỉ số số phần trăm GDP và giá trị xuất khẩu của mỗi ngành so với GDP của quốc gia và tổng giá trị xuất khẩu của đất nước trong thời kỳ nhất định và mức giá có thể so sánh được. áp dụng phương pháp tiêu dùng cuối cùng để tính hoạt động thuỷ sản bao gồm việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Kết quả tính toán GDP của ngành thời kỳ 1996 - 2002 được thể hiện trong bảng sau:
GDP của cả nước và của toàn ngành thuỷ sản thời kỳ 1996 - 2002
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Cả nước
213832998
231263999
244596000
256272000
273666000
292500002
313135000
Thuỷ sản
3293038
15127092
17042428
18219177
26148451
33942791
37942791
CsốVgdp
(%)
6,22
6,54
6,97
7,11
9,55
11,41
12,12
Ghi chú: Vgdp – Chỉ số % GDP của mỗi ngành so với GDP của quốc gia trong một thời kỳ nhất định theo mức giá so sánh được.
Theo bảng trên, tỷ trọng GDP của ngành thuỷ sản chiếm trong GDP quốc gia khá cao. Năm 2001 là 11,41%, năm 2002 là 12,12%. Nó đã đánh giá đúng vai trò và vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy kể từ năm 2001 ngành thuỷ sản đã xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia (có tỷ trọng GDP từ 10% trở lên). Thuỷ sản đang ngày càng trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn có ưu thế trong giai đoạn hiện nay của nước ta vì GDP có chiều hướng gia tăng liên tục trong cơ cấu kinh tế của cả nước, chứng tỏ xu hướng đầu tư vào ngành thuỷ sản đang phát huy hiệu quả và có sức hấp dẫn cao.
Chỉ số so sánh tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của các ngành kinh tế
Ngành
1997
1998
1999
2000
2001
Nông, lâm nghiệp &thuỷ sản
0,5307
0,1617
1,0958
0,5952
0,4917
Nông, lâm nghiệp
0,5776
0,5969
1,1287
0,4744
0,3677
Kthác Ntrồng thuỷ sản
0,1189
0,7465
0,7988
1,7026
1,5443
Công nghiệp & xây dựng
1,5483
1,4457
1,6149
1,5557
1,4249
Dịch vụ
0,8756
0,8806
0,4682
0,7737
0,9188
Qua đây cho thấy đối với ngành nông, lâm nghiệp hệ số nhỏ hơn 1 và có xu hướng ngày càng nhỏ thể hiện sự chuyển đổi cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế đang diễn ra. Với ngành khai thác nuôi trồng thuỷ sản đến năm 1999 còn nhỏ hơn 1 nhưng từ năm 2000 hệ số này đã tăng lên nhiều đạt từ 1,5 – 1,7/năm. Chính vì vậy ngành khai thác nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế và làm cho tốc độ tăng của nền kinh tế cao lên. Hệ số này của ngành khai thác nuôi trồng thuỷ sản là cao nhất so với các ngành còn lại. Đây là một biểu hiện tốt của sự phát triển ngành xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Khi xét chỉ số GDP/ vốn đầu tư (G/Iv) của các ngành kinh tế quốc dân
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Cả nước
2,88
2,61
2,69
2,57
2,47
2,36
Nông, lâm nghiệp &thuỷ sản
5,53
4,81
4,98
4,31
3.98
3,58
Nông, lâm nghiệp
5,25
4,68
5,07
4,61
4,32
3,83
Khai thác nuôi trồng thuỷ sản
10,26
6,52
4,25
2,70
2,36
2,37
Công nghiệp & Xâydựng
2,51
2,52
2,53
2,38
2,39
2,33
Dịch vụ
2,46
2,13
2,23
2,20
2,09
2,00
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư trong nền kinh tế tương ứng với bao nhiêu đồng GDP. Chỉ số G/Iv của khối nông lâm nghiệp và thuỷ sản và riêng ngành khai thác nuôi trồng thuỷ sản cao hơn ngành công nghiệp , xây dựng và dịch vụ. Chỉ số này của cả nước và của các ngành đều có xu hướng giảm, nhất là ngành khai thác nuôi trồng thuỷ sản sau đó đến ngành nông, lâm nghiệp. Đối với riêng ngành khai thác nuôi trồng thuỷ sản, năm 1996 chỉ số này là 10,26 cao hơn rất nhiều so với các ngành khác và nó đã giảm dần xuống còn 2,37 trong năm 2001. Để giải thích cho sự giảm này cần xem xét đầu tư thời gian qua của ngành khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1996 ngành khai thác nuôi trồng thuỷ sản chưa được quan tâm đầu tư nên vốn đầu tư cho ngành này còn rất ít (0,72%) làm cho chỉ tiêu G/Iv cao (mẫu số nhỏ). Từ năm 1997 trở đi vốn đầu tư cho ngành bắt đầu tăng lên (từ 0,72% năm 1996 lên 2,5% năm 2001).
Chỉ số ICOR (/) cho biết muốn tăng thêm một đồng GDP thì cần tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Đối với quy mô cả nước thì ICOR bình quân từ 5,08 đến 6,59 còn với ngành khai thác nuôi trồng thuỷ sản chỉ số này giảm từ 15,97 (năm 1997) xuống còn 4,4 (năm2001). Chỉ số này của ngành còn nhỏ hơn so với ngành công nghiệp và xây dựng (4,8), ngành dịch vụ (8,4) và nhỏ hơn nhiều so với ngành nông, lâm nghiệp (10,59). Nó nói lên hiệu quả của đầu tư. Và như vậy có thể nói đầu tư vào lĩnh vực thuỷ sản đang là sự đầu tư có lợi nhất vì chỉ cần bỏ ra ít vốn mà mang lại hiệu quả cao.
Chỉ số ICOR của ngành thuỷ sản
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Vốn đầu tư
657371
1020555
1214389
1729309
1732084
2691635
2860798
GDP thuỷ sản
13293038
15127092
17042482
18219177
26689183
33382541
37942791
rl
-
363184
193834
514920
2776
959550
69164
rGDP
-
1834055
1915390
1176695
847006
6693358
4560250
ICOR
-
0,1980
0,1012
0,4376
0,0003
0,1434
0,0371
1.2.2. Tác động của ngành thuỷ sản tới giải quyết việc làm
Trong xu hướng số lao động thiếu việc làm ngày càng tăng ở phạm vi cả nước thì việc mỗi ngành tự tạo ra việc làm và thu hút lao động vào ngành của mình là tác động đáng kể tới giải quyết lao động, việc làm nói chung. Sự tác động như vậy không những làm tăng thu nhập cho ngành, cho đất nước mà còn làm giảm sức ép của nạn dư thừa lao động. Sự phát triển của ngành thuỷ sản đã tạo ra hàng loạt chỗ làm việc và đã thu hút được một lực lượng lao động đáng kể tham gia vào các công đoạn sản xuất. Tác động của ngành thuỷ sản tới giải quyết lao động, việc làm được thể hiện qua hai tiêu chí sau:
Thứ nhất là số lao động được sử dụng trong ngành thuỷ sản. Số lao động có việc làm thường xuyên trong ngành thuỷ sản đã tăng liên tục từ 3120 nghìn lao động (năm 1996) lên 3400 nghìn lao động (năm 2000). Tỷ lệ tăng lao động có việc làm bình quân trong thời kỳ 1996 – 2000 là 2,17% tương ứng với mức tăng 70.855 người/năm. Điều này có nghĩa là hàng năm ngành thuỷ sản đã tạo thêm được gần 71.000 chỗ làm việc ổn định. Còn số lao động thiếu việc làm thường xuyên trong ngành thuỷ sản (tức là lao động theo mùa vụ có số ngày làm việc nhỏ hơn 183 ngày/năm) cũng tăng lên từ 178.671 lao động (năm 1996) lên 314745 lao động (năm 2000), tốc độ tăng bình quân 15,21%. Như vậy có thể thấy ngành thuỷ sản hiện nay đang có tác động tích cực tới giải quyết lao động, việc làm cho ngành, cho đất nước.
Thứ hai là số lao động nữ được sử dụng trong ngành thuỷ sản chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các phân ngành nuôi trồng thuỷ sản (64%), chế biến thuỷ sản (82%), dịch vụ hậu cần thuỷ sản (tỷ lệ nữ khá cao – chưa có thống kê cụ thể).
1.2.3. Tác động của ngành thuỷ sản tới xoá đói giảm nghèo.
Tác động của phát triển thuỷ sản tới xoá đói giảm nghèo được xét trên hai mặt là giảm tỷ lệ hộ nghèo cho các hộ đang hoạt động thuỷ sản và thu hút hộ nghèo tham gia các hoạt động thuỷ sản để vượt nghèo. Xét trên phương diện vĩ mô, tác động của phát triển thuỷ sản tới xoá đói giảm nghèo thể hiện qua:
Cải tạo cơ sở hạ tầng: Ngành thuỷ sản thông qua thực hiện các chương trình kinh tế lớn của ngành là nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt hải sản, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản cùng với các chương trình hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như ADB, DANIDA, …nhiều cơ sở hạ tầng của ngành thuỷ sản đã được xây dựng và cải tạo. Nó góp phần tạo nguồn lực về đất đai, tàu thuyền, cầu cảng, tiền vốn, thông tin, khoa học kỹ thuật và công nghệ cho toàn ngành nói chung và cho những người lao động nghèo nói riêng.
Đổi mới các chính sách vĩ mô, mở rộng thị trường: Sự phát triển nhanh chóng của ngành thuỷ sản đã thúc đẩy sự ra đời của một loạt các chương trình phát triển thuỷ sản (chương trình 773, chương trình nuôi trồng thuỷ sản, chương trình xuất khẩu thuỷ sản, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, nghị quyết 09 của ban chấp hành Trung ương Đảng về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, các chính sách cho vay ưu đãi để phát triển thuỷ sản, chính sách tự do hoá thương mại…). Các chính sách vĩ mô đã mở ra hướng phát triển cho sản xuất thuỷ sản nói chung và cho người lao động nghèo nói riêng. Bên cạnh đó, các chương trình, chính sách này luôn có sự tiếp cận của những hộ nghèo tới các nguồn lực, tạo điều kiện cho các hộ nghèo có nhiều cơ hội để vượt nghèo.
Tạo việc làm tăng thu nhập: Từ tác động của cải tạo cơ sở hạ tầng và sự ra đời của các chính sách vĩ mô phù hợp đã tạo ra nhiều việc làm cho người dân lao động. Việc làm trong ngành thuỷ sản lại là những cơ hội rất dễ tiếp cận đối với những người nghèo thường có hạn chế về vốn và trình độ kỹ thuật. Chính vì vậy phát triển thuỷ sản được coi là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay.
Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản bảo đảm cho sản xuất thuỷ sản giảm bớt được các rủi ro, được khách hàng chấp nhận về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm và vùng sản xuất, tránh cho họ gặp phải những rủi ro từ môi trường và nguồn lợi, tạo cơ hội thoát nghèo cho các hộ làm nghề cá nhỏ ven bờ, góp phần tích cực hơn nữa trong việc xoá đói giảm nghèo.
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thuỷ sản đang làm giảm đáng kể hộ nghèo và tăng hộ giàu cho nhiều vùng trong cả nước. Theo số liệu thống kê và điều tra mẫu cho thấy tác động của nuôi trồng thuỷ sản trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất tới xoa đói giảm nghèo qua hai tiêu chí là tỷ lệ hộ giàu/nghèo và thu nhập.
1.2.4. Tác động của ngành thuỷ sản tới mở rộng quan hệ thương mại quốc tế .
Phát triển của ngành thuỷ sản nói chung, của xuất khẩu thuỷ sản nói riêng đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho quan hệ thương mại quốc tế. Nếu năm 1996 quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản mới chỉ dừng lại ở con số 30 nước thì đến năm 2001 hàng thuỷ sản Việt Nam đã có bán tại 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 con số này đã là 75 nước và vùng lãnh thổ, và đến năm 2005 hàng thuỷ sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 105 nước và vùng lãnh thổ. Quan hệ thương mại thuỷ sản được mở rộng tại Mỹ và các nước EU là một đóng góp đáng kể của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.
Quan hệ thương mại thuỷ sản được mở rộng đã dẫn đến các quan hệ với nhiều ký kết song phương và đa phương với các nước Đan Mạch, Nhật bản, Na Uy, Nga, Mỹ, Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế (FAO, SEAFDEC, DANIDA, UNDP, ADB, WB…) Các ký kết này đã phát huy hiệu quả to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của ngành thuỷ sản nói riêng và của cả nước nói chung. Cũng trên cơ sở này tạo điều kiện cho Việt Nam hiểu đầy đủ hơn về pháp luật và thông lệ quốc tế giúp cho kinh tế Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
1.3.Thực trạng của thuỷ sản Việt Nam.
Ngành thuỷ sản hiểu theo nghĩa thông thường bao gồm hai phân ngành là khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản.
1.3.1. Khai thác thuỷ sản
Nhìn chung sản lượng khai thác liên tục tăng từ 843,1 nghìn tấn năm 1992 lên 1856,6 nghìn tấn năm 2003 (tăng hơn hai lần). Trong đó sản lượng khai thác biển có xu hướng tăng nhanh hơn so với sản lượng khai thác nội địa.Sản lượngkhai thác nội địa bị sụt giảm mạnh trong giai đoạn năm 2001 đến nay chủ yếu do diện tích mặt nước được chuyển mạnh sang nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng khai thác biển ngày càng chiếm phần lớn trong sản lượng thuỷ sản khai thác. Năm 1995 sản lượng khai thác biển chiếm 82,8%, sản lượng khai thác nội địa chiếm 17,2% và đến năm 2003 tỷ lệ khai thác biển tăng lên 88,7% còn tỷ lệ khai thác nội địa đã giảm xuống 11,3%. Tỷ lệ khai thác biển tăng nhưng gần đây các hoạt động đánh bắt ven bờ đã suy giảm rõ rệt. Ngành thuỷ sản chỉ có thể tăng sản lượng đánh bắt chủ yếu bằng cách mở rộng các hoạt động đánh bắt xa bờ. Sự chuyển dịch từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ cũng đồng nghĩa với sự chuyển dịch từ đánh bắt với giá trị thấp sang đánh bắt với giá trị cao. Nắm bắt được điều này Chính phủ đã có những chính sách cho vay vốn tín dụng đầu tư cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ. Tuy nhiên do tỷ lệ tàu hoạt động có lãi thấp nên việc mở rộng đánh bắt hải sản xa bờ còn bị ảnh hưởng. Trong tổng sản lượng hải sản khai thác năm 2003 thì sản lượng hải sản khai thác xa bờ đạt 837414 tấn chiếm 50,1%, sản lượng hải sản khai thác gần bờ đạt 810086 tấn. Tuy chỉ chiếm dưới 50% nhưng sản lượng hải sản khai thác gần bờ đã vượt quá giới hạn cho phép khai thác tới 100 nghìn tấn. Đánh giá chung về chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Ngọc Hồng cho rằng chương trình đã giúp ngành thuỷ sản phát triển được lực lượng tàu có công suất lớn để vươn ra xa khơi, từng bước thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp theo hướng giảm áp lực khai thác ven bờ; loại bỏ dần phương tiện nhỏ, lạc hậu, năng suất thấp, khai thác có tính chất sát hại nguồn lợi; trang bị tàu có công suất lớn với thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ khai thác tiên tiến góp phần nâng cao năng suất, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản vùng ven bờ, tạo tiền đề cho việc khai thác hải sản viễn dương sau này.
Cơ cấu sản lượng thuỷ sản khai thác theo giống, loài không có biến động nhiều. Trong đó, cá chiếm tỷ lệ lớn từ 73 – 84%, tôm chỉ chiếm từ 5 – 7% (trong sản lượng tôm khai thác thì tôm biển chỉ chiếm từ 5,5 – 7%), còn lại là các thuỷ sản khác.
Trong sản lượng thuỷ sản khai thác, 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng từ 46 – 48%) tiếp đến là 8 tỉnh Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 19 – 20%), 6 vùng còn lại chỉ chiếm khoảng 32 – 35%, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong sản lượng thuỷ sản khai thác là các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc. Nếu tính theo vùng miền thì miền Bắc chỉ chiếm 16% còn lại miền Nam chiếm 84%.
1.3.2. Nuôi trồng thuỷ sản
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và vùng biển ven bờ. Ngay trong những năm đầu hình thành ngành, hoạt động nuôi trồng đã được đẩy mạnh nhằm tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho đời sống dân sinh và quân đội. Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển với tốc độ nhanh chóng. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đã tămg từ 172,9 ngàn tấn (1992) lên 998,3 ngàn tấn (2003), tốc độ tăng trưởng bình quân 18,9%/năm, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng 6,3%/năm của sản lượng thuỷ sản khai thác.
Nuôi trồng thuỷ sản có liên quan chặt chẽ vơí diện tích mặt nước. Quá trình tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng diễn ra đồng thời với quá trình tăng trưởng diện tích nuôi trồng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2002 vùng này chiếm 69,7% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (9%). ở các vùng còn lại diện tích không đáng kể. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sản lượng nhanh lên do năng suất nuôi trồng tăng lên. Diện tích nuôi trồng tăng lên từ 453,6 ngàn ha (1995) lên 865,4 nghìn ha (2003) hay tăng 91,5% trong khi sản lượng tăng 156,6%.
Trong giai đoạn 1995 – 2003, cơ cấu sản lượng thuỷ sản theo giống loài cũng có xu hướng thay đổi. Cá là loài thuỷ sản được nuôi đại trà có sản lượng lớn nhất. Tỷ lệ cá đã tăng từ 53,7% (1995) lên 60,1% (2003). Gần đây việc nuôi tôm đã phát triển rầm rộ, chủ yếu là tôm nước lợ do nhu cầu trong nước và nhất là xuất khẩu. Tỷ lệ sản lượng tôm tăng nhanh nhất từ 14,2% (1995) lên tới 28,3% (2003). Bên cạnh tôm thì gần đây cua biển cũng được nuôi nhiều chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Các tỉnh này chiếm 78% sản lượng cua nuôi cả nước. Trong lúc đó các tỉnh phía Bắc chỉ có 13%. ở miền Trung việc nuôi cua không có nhiều điều kiện thuận lợi nhất là về khâu giống. Ngoài ra việc nuôi trồng nhuyễn thể bao gồm ngao, sò lông, trai ngọc và nuôi rong biển bắt đầu được phát triển. Từ khi có các chính sách mới của Nhà nước thì ngành nuôi trồng đã có bước phát triển nhảy vọt. Căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ đã cho phép các địa phương chuyển đổi cơ cấu sản xuất công nghiệp, chuyển một phần diện tích trồng lúa, màu kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản (Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 15-06-2001). Chỉ riêng năm 2001 đã có 190 nghìn ha từ trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.
Khác với lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn có thể tiếp tục phát triển.
1.4. Phương pháp thống kê thuỷ sản
Thuỷ sản đang là ngành rất phát triển và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Nhưng một vấn đề đang được đặt ra ở nước ta hiện nay là việc thống kê thuỷ sản đang gặp rất nhiều khó khăn do tính chất “chim trời, cá biển”
Thống kê thuỷ sản ở nước ta hiện nay được thực hiện theo Quyết định số657/2002/QĐ-TCTK ngày 2/10/2002 của Tổng cục Thống kê. Trong đó, diện tích nuôi trồng thuỷ sản bao gồm nhiều loại khác nhau (diện tích chuyên nuôi trồng thuỷ sản có thể cho thu hoạch 2 vụ mỗi năm, diện tích luôn canh một vụ lúa + 1 vụ tôm hoặc cá, diện tích nuôi xen canh tôm hoặc cá + lúa hoặc rừng lâm nghiệp ngập nước…chỉ được tính một lần mỗi năm như hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế. Đó là chưa phản ánh được quy mô phát triển về diện tích nuôi trồng thuỷ sản vì nhiều diện tích trước đây chỉ nuôi một vụ trong năm nay đã có thể nuôi hai vụ, chưa đồng nhất với phạm vi tính năng suất thuỷ sản trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các loại diện tích trên. Thống kê sản lượng sản phẩm thuỷ sản chủ yếu theo phân tổ: cá, tôm, thuỷ sản khác. Trong khi ngành thuỷ sản phát triển đa dạng, phong phú, các loại sản phẩm thuỷ sản ngày càng nhiều với các phẩm cấp và chất lượng rất khác nhau không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trong các nhóm sản phẩm thuỷ sản bao gồm những loại có giá trị chênh lệch nhau rất lớn; riêng nhóm thuỷ sản khác giá trị chênh lệch càng lớn hơn, ví dụ: mực, cua, ghẹ, yến sào, sò huyết, ngọc trai,….. xếp cùng nhóm với ốc, hến, ngao, rau câu, tảo,….Việc phân tổ trên gặp khó khăn cho việc áp dụng giả tính toán giá trị sản xuất thuỷ sản.
2. Xuất khẩu thuỷ sản
2.1. Đặc điểm nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới
Thuỷ sản là một trong những mặt hàng thực phẩm quan trọng đối với đời sống con người và là nguồn cung cấp protein chính cho con người. Trong tiêu dùng thực phẩm hiện nay, thuỷ sản chiếm hơn 15% protein từ động vật. Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng dưới ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu như sự gia tăng dân số thế giới và thuỷ sản có khả năng thay thế khá hoàn hảo đối với các loại thịt gia súc, gia cầm. Và đây đã trở thành xu hướng chung của thế giới từ những thập niên cuối của thế kỷ 20, đặc biệt là tại Châu Âu (Anh, Bỉ, Pháp…). ngày nay xu hướng này càng được củng cố vững chắc hơn do mức an toàn về vệ sinh thực phẩm của thuỷ sản cao hơn các loại thực phẩm khác (50% thuỷ sản đánh bắt từ môi trường tự nhiên). trong khi đó dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng (dịch bò điên, dịch cúm gà, bệnh than,…).
Do ưu điểm của loại thực phẩm này, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trên thị trường thế giới đã tăng mạnh và tạo thành làn sóng chuyển từ tiêu dùng thịt gia cầm sang tiêu dùng thuỷ sản. Vì vậy, tiêu dùng thuỷ sản đã được xem mặt hàng thực phẩm đắt đỏ và là thứ hàng “xa xỉ” đối với những người có thu nhập thấp.
Ngày nay, cùng với sự gia tăng sản lượng thuỷ sản, quá trình cải thiện thu nhập của các tầng lớp dân cư,…. Mặt hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới dần mất đi tính chất xa xỉ và có xu hướng bình dân hoá tiêu dùng. Tiêu dùng thuỷ sản không chỉ tập trung ở các nước phát triển mà còn đang tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Thuỷ sản ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và coi như một loại sản phẩm có chất lượng cao, ít bị ô nhiễm,ít gây bệnh tật. Vì vậy, xu hướng thời gian tới thị trường buôn bán thuỷ sản thế giới sẽ sôi động hơn, với mức tiêu dùng sẽ nhiều, cao hơn và sẽ có nhiều quốc gia tham gia vào mậu dịch quốc về hàng thuỷ sản .
2.2. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Trước đây thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam khá hạn hẹp. Nhật Bản là nhà nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản lớn nhất trên thế giới và đã trở thành đối tác nhập khẩu hải sản chính của Việt Nam từ những năm 1970. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã thay đổi rất nhiều cuối những năm 90. Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu thuỷ sản đến 105 nước và vùng lãnh thổ (năm 2005). Các thị trường tiêu thụ thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam là Mỹ,Trung Quốc, Nhật Bản, EU…đang có nhu cầu cao và đa dạng về các sản phẩm thuỷ sản mà Việt Nam có khả năng nuôi trồng và đánh bắt chế biến và xuất khẩu với khối lượng lớn như cá, tôm, nhuyễn thể hai mảnh …do lượng người thiêu thụ lớn và sở thích đa dạng. Trong số các thị trường xuất khẩu thuỷ sản mới, Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó, thị trường Nhật Bản thường chiếm tỷ trọng 50 – 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến nay chỉ còn dưới 30%. Mỹ đã vượt lên thay thế Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam vào năm 2001 và chiếm 35,4% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào năm 2003. Năm 1998 Việt Nam xuất hàng thuỷ sản sang Mỹ là 80 triệu USD. Con số này đã tăng lên 300 triệu USD vào năm 2000 và vượt qua Nhật Bản năm 2001 và đạt giá trị là 500 triệu USD. Năm 2002 – một năm được coi là sóng gió đối với toàn ngành thuỷ sản nhưng Mỹ vẫn là nước đứng đầu về nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam và đã nhập các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam với tổng giá trị là 650 triệu USD. Số lượng mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ thì ngày càng được mở rộng. Và thị trường Mỹ cần được chú trọng mở rộng hơn nữa bởi vì nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ sản hàng năm của thị trường này rất lớn (khoảng 10 tỷ USD), tăng trưởng nhập khẩu thuỷ sản hàng năm vào nước này khá cao (4 -9%). Người tiêu dùng ở Mỹ thuộc nhiều tầng lớp rất phân biệt về văn hoá và thu nhập nên các sản phẩm tiêu thụ ở Mỹ rất đa dạng.
Hiện nay thì Nhật Bản vẫn là đối tác hàng đầu của các doanh nghiệp chuyên doanh thuỷ sản Việt Nam vì bất cứ biến động nào của thị trường này cũng gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Năm 2002, giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 540,6 triệu USD, chiếm 26,8% tổng kim ngạch, đứng thứ hai sau Mỹ. Việc tiế._.p tục khai phá những tiềm năng của thị trường này vẫn là giải pháp quan trọng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bởi vì mức tiêu thụ hải sản hàng năm tại Nhật Bản khoảng 8,5 triệu tấn, cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoại trừ Trung Quốc (khoảng 32,5 triệu tấn) nơi dân số lớn hơn Nhật Bản gấp gần 10 lần. Khả năng tự cung cấp thuỷ sản của Nhật Bản giảm xuống mạnh làm cho nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của nước này tăng lên nhanh.
Thị trường EU đã suy giảm thị phần từ năm 1998 đến năm 2002 và đã có nhích lên đôi chút vào năm 2003. Tuy nhiên nhu cầu về hàng thuỷ sản Việt Nam của thị trường này tương đối ổn định và có vai trò đa dạng hoá thị trường xuất khẩu Việt Nam trong trường hợp gặp khó khăn ở thị trường Mỹ và Nhật Bản. đây cũng là khu vực nhập khẩu thuỷ sản rất lớn (gấp hơn hai lần Nhật Bản).
Tuy Trung Quốc không phải là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới (chỉ hơn 1 tỷ USD/năm) nhưng là nước láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng về tiêu dùng và văn hoá với Việt Nam. Theo đánh giá của Bộ thuỷ sản, nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của Trung Quốc khá đa dạng từ những loại sản phẩm giá trị thấp như cá nục, cá bạc má, cá hồ,…đến những loại thượng hạng như tôm hùm, cá song, cá sú, vây cá mập… Mặt khác thị trường này cũng không yêu cầu cao về chất lượng như EU, Mỹ, Nhật Bản song cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế và văn hoá thì yêu cầu sẽ ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Trung Quốc mới đạt 10 triệu USD nhưng đến năm 2001 đã đạt 299 triệu USD (24,5% của nhập khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc). Ba năm gần đây, Trung Quốc (cả Hồng Kông) luôn là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam, kim ngạch Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản, gấp ba lần EU. Trung Quốc hiện nay được đánh giá là một thị trường tiềm năng đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam, bởi vì số lượng người tiêu dùng rất lớn, gần về địa lý, nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế đang tiến triển tốt đẹp ở Trung Quốc và người tiêu dùng có nhu cầu sản phẩm thuỷ sản đa dạng.
Thị trường các nước NICs châu á là khu vực thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Đây là khu vực thị trường có mức tiêu thụ khá lớn và chủng loại sản phẩm tiêu thụ rất đa dạng rất phù hợp với cơ cấu nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. thị trường này sẽ trở nên quan trọng trong tương lai. Đáng chú ý nhất là Hàn Quốc và Đài Loan. Năm 2003,xuất khẩu thuỷ sản sang hai thị trường này đạt 177,767 triệu USD, chiếm 8% giá trị xuất khẩu của toàn quốc.
2.3. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu
Từ năm 1986 đền nay kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 1986 giá trị kim ngạch xuất khẩu mới đạt 0,1020 tỷ USD. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ (1997) đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Năm 1992, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng lên 0,3077 tỷ USD, đến năm 2000 xuất khẩu thuỷ sản đã có bước nhảy vọt đạt mức 1,4020 tỷ USD (tăng 44,38% so với năm 1999). Trong năm 2002, mặc dù có những khó khăn về thị trường nhưng lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vượt qua con số 2 tỷ USD (2,104 tỷ USD). Năm 2003 sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của Irắc, dịch bệnh SARS, thiên tai, dịch bệnh tôm, các rào cản từ thị trường nhập khẩu như việc kiểm soát ngặt nghèo về dư lượng kháng sinh ở EU, và hậu quả của vụ kiện cá tra, cá basa, tôm của Mỹ. Mặc dù vậy ngành thuỷ sản đã đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2003 là 2,2 tỷ USD. Năm 2004 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,397.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Năm
Chỉ tiêu
1992
1993
1996
1998
2000
2001
2002
2003
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản (triệuUSD)
Tỷ lệ tăng so với năm trước(%)
3. Tỷ trọng XK thuỷ sản so với tổng kim ngạch XK (%)
308
-
11,9
556
30,2
13,7
697
12,1
9,6
818
9,4
9,6
1479
57,5
8,7
1778
20,2
10,3
2023
13,8
11,0
2200
8,7
9,6
Nguồn: Tổng cục hải quan
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, thuỷ sản luôn duy trì vị trí thứ ba về kim ngạch từ nhiều năm nay sau xuất khẩu dầu thô và xuất khẩu may mặc và là một trong những động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Về tỷ trọng, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước dao động từ 8,2 – 13,7%. Như vậy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước hầu như không tăng trong giai đoạn 1992 – 2003. Điều này có thể lý giải bởi sự gia tăng nhanh trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nền kinh tế.
Để thấy được sự phát triển trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong
những năm qua cần xem xét vị trí về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường thuỷ sản thế giới. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ vị trí không đáng kể (1992) vươn lên thứ 9 năm (2001), thứ 8 (2002) trên thế giới. Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của thế giới đã tăng lên rất nhanh trong những năm vừa qua. Nếu như năm 1992 tỷ trọng của Việt Nam là 0,7% thì của năm 1994 là 1,2%, của năm 1998 là 1,6% và đến năm 2001 là 3,2%.
Với tiềm năng về sản xuất thuỷ sản trải rộng trên phạm vi cả nước, tham gia vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta hiện nay có 34 tỉnh và 3 tổng công ty Nhà nước xuất khẩu thuỷ sản. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu tập trung vào 9 tỉnh và 1 tổng công ty xuất khẩu với mức đức kim ngạch xuất khẩu của mỗi đơn vị hiện nay từ 50 đến gần 400 triệu USD/năm.
2.3.2. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu
Trrong tất cả các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu từ trước đến nay, tôm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao. Trước những năm 1990 kim ngạch xuất khẩu tôm luôn chiếm 70% giá trị xuất khẩu thuỷ sản hàng năm. Từ năm 2000 trở lại đây, tôm chỉ còn chiếm tỷ lệ tương đối trên 50% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2003 lần đầu tiên vượt mức 1 tỷ USD, chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu tôm trên toàn cầu. Năm 2004 giá trị xuất khẩu tôm chiếm 52%, tăng 17,3%về giá trị, tăng 11,8% về khối lượng. Giá trị xuất khẩu từ cá chiếm 22,8%, tăng 16,2% về giá trị, tăng 35,5% về khối lượng so với cùng kỳ. Riêng cá tra, cá basa chiếm 12,51% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và bằng 53,3% nhóm sản phẩm cá. Sản lượng cá tra, cá basa tăng 55%, giá trị tăng 53,75% so với cùng kỳ. Mặt hàng mực và bạch tuộc có sản lượng khai thác đạt thấp, giá trị xuất khẩu chiếm 6,7%, tăng 40,2% về giá trị, tăng 32,1% về khối lượng so với cùng kỳ. Sản phẩm thuỷ sản khô chiếm 4,2% tăng 32,2% về giá trị, tăng 52,4% về khối lượng so với cùng kỳ. Các sản phẩm thuỷ sản khác giảm cả về lượng (-32,4%),và giảm cả về giá trị (-35,4%).
2.4. Thống kê xuất khẩu thuỷ sản
Phục vụ phân tích kinh tế vĩ mô, xây dựng chính sách thương mại quốc gia, giám sát thị trường, giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế … thống kê xuất khẩu thuỷ sản là hết sức cần thiết đối với các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của nước ta hiện nay. Ngành hải quan đã thực hiện báo cáo số liệu hàng hoá xuất nhập khẩu trong đó có sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Tổng cục hải quan tiến hành thu thập số liệu, tổng hợp và báo cáo thông tin sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu thông qua tờ khai hải quan với phạm vi đảm bảo, phù hợp với phương pháp thống kê quốc tế
Chương II
Một số phương pháp phân tích thống kê và các chỉ tiêu phản ánh xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam
Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, từ các biểu hiện về lượng nhằm nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Khi phân tích thống kê người ta căn cứ vào các tài liệu báo cáo và điều tra đã được tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và biểu hiện các chỉ tiêu đó dưới dạng các bảng số liệu hoặc đồ thị thống kê nhờ vào sự hỗ trợ của các phương pháp chuyên môn của khoa học thống kê, rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết. Trong phân tích thống kê tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu, điều kiện cụ thể về nội dung và đặc điểm của hiện tượng, nguồn số liệu hiện có mà xây dựng mô hình phân tích cho phù hợp trên cơ sở áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích thống kê. Sau đây là một số phương pháp phân tích thống kê:
1. Phương pháp phân tổ thống kê
1.1.Khái niệm chung
1.1.1.Khái niệm
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Nếu căn cứ vào một tiêu thức thì sẽ chia tổng thể thống kê ra các tổ còn nếu căn cứ vào một số tiêu thức thì có các tiểu tổ.
1.1.2. Yêu cầu lựa chọn tiêu thức phân tổ
Việc lựa chọn tiêu thức phân tổ phải đảm bảo hai yêu cầu sau:
Phải phân tích lý luận để lựa chọn tiêu thức bản chất phù hợp với mục đích nghiên cứu bởi vì không phải tất cả các tiêu thức thống kê đều là các tiêu thức phân tổ.
Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để lựa chọn tiêu thức thích hợp. Trong điều kiện không gian này thì tiêu thức này là thích hợp, tiêu thức khác lại không. Khi điều kiện thay đổi thì tiêu thức cũng phải thay đổi cho phù hợp.
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê có một số nhiệm vụ sau đây:
Phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu bởi vì dựa vào lý luận kinh tế xã hội để phân biệt những hiện tượng khác nhau mà phân chia hợp lý.
Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Nó thể hiện khi chúng ta phân chia chính xác các bộ phận và tỷ trọng như thế nào.
Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp tương quan, phương pháp cân đối…
1.2. Các loại hình phân tổ thống kê
Trong thống kê có thể phân tổ theo một tiêu thức (gọi là phân tổ giản đơn) hoặc phân tổ theo hai hay nhiều tiêu thức (gọi là phân tổ kết hợp)
1.2.1. Phân tổ theo một tiêu thức (Phân tổ giản đơn)
Cách tiến hành phân tổ được thực hiện theo 4 bước:
Bước 1. Chọn tiêu thức phân tổ: căn cứ vào mục đích nghiên cứu và bản chất của hiện tượng để xác định tiêu thức phân tổ cho phù hợp (cũng cần phải xét đồng thời đến điều kiện cụ thể của hiện tượng)
Bước 2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ
Việc xác định số tổ phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức. Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, các tổ đựơc hình thành thường do các loại hình khác nhau. Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng thì phải tuỳ theo lượng biến của tiêu thức nhiều hay ít mà phân tổ được giải quyết theo các cách khác nhau cho phù hợp. Trường hợp số lượng các lượng biến ít thì mỗi lượng biến có thể hình thành nên một tổ. Trong trường hợp số lượng các lượng biến nhiều thì phải căn cứ vào quan hệ lượng – chất để tiến hành phân tổ vì khi lượng biến tích luỹ đến một mức độ nào đó thì chất mới thay đổi và hình thành một tổ mới. Mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến với giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất và giới hạn trên là lượng biến lớn nhất để hình thành nên tổ đó. Chênh lệch giữa hai giới hạn này được gọi là khoảng cách tổ. Khoảng cách tổ không nhất thiết phải bằng nhau song trong tổng thể đồng chất thì khoảng cách tổ đều nhau và trị số khoảng cách tổ được xác định như sau:
Xmax - Xmin
h = ---------------------------
n
Trong đó : Xmax là lượng biến lớn nhất
Xmin là lượng biến nhỏ nhất
n là số tổ định chia
Bước 3. Phân phối các đơn vị vào từng tổ tương ứng .
Căn cứ vào lượng biến của từng đơn vị để phân đơn vị đó vào tổ có trị số của tiêu thức theo khoảng cách tổ phù hợp đã được xác định.
Bước 4. Xác định tần số phân phối
1.2.2. Phân tổ theo nhiều tiêu thức (Phân tổ kết hợp)
Phân tổ kết hợp là phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức một. ở mỗi tiêu thức cũng được tiến hành giống như phân tổ theo một tiêu thức. Có thể phân tổ theo 2, 3, 4 tiêu thức hoặc nhiều hơn nữa nhưng không quá nhiều vì như thế thì phân tổ sẽ quá nhỏ. Khi tổng thể được chia thành các tổ quá nhỏ thì khó phân tích và khó biểu hiện. Chúng ta chỉ lựa chọn những tiêu thức có ý nghĩa nhất.
2. Phương pháp đồ thị thống kê
2.1. Khái niệm
Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng.
Đồ thị thống kê có thể biểu thị:
- Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu
- Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian
- So sánh các mức độ cả hiện tượng
- Mối liên hệ giữa các hiện tượng
- Trình độ phổ biến của hiện tượng
- Tình hình thực hiện kế hoạch
2.2. Các loại đồ thị thống kê
2.2.1. Biểu đồ hình cột
Biểu đồ hình cột là loại biểu đồ biểu hiện các tài liệu thống kê bằng các hình chữ nhật hay khối chữ nhật thẳng đứng hoặc nằm ngang có chiều rộng và chiều sâu bằng nhau còn chiều cao tương ứng với các đại lượng cần biểu hiện.
Biểu đồ hình cột dùng để biểu hiện quá trình phát triển, phản ánh cơ cấu và thay đổi cơ cấu hoặc so sánh cũng như biểu hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng .
2.2.2. Biểu đồ diện tích
Biểu đồ diện tích là loại biểu đồ trong đó các thông tin thống kê được biểu hiện bằng các loại diện tích hình học như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình ô van,….
Biểu đồ diện tích thường được dùng để biểu hiện kết cấu và biến động cơ cấu của hiện tượng
2.2.3. Biểu đồ tượng hình
Biểu đồ tượng hình là loại đồ thị thống kê trong đó các tài liệu thống kê được thể hiện bằng các hình vẽ tượng trưng.
Biểu đồ tượng hình đựôc dùng trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin trên các phương tiện sử dụng rộng rãi.
2.2.4. Đồ thị đường gấp khúc
Đồ thị đường gấp khúc là loại đồ thị thống kê biểu hiện các tài liệu bằng một đường gấp khúc và nối liền các điểm trên một hệ toạ độ, thường là hệ toạ độ vuông góc.
Đồ thị đường gấp khúc được dùng để biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng, biểu hiện tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo một tiêu thức nào đó hoặc biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch theo từng thời gian của các chỉ tiêu nghiên cứu.
2.2.5. Biểu đồ hình màng nhện
Biểu đồ hình màng nhện là loại đồ thị thống kê dùng để phản ánh kết quả đạt được của hiện tượng lặp đi lặp lại về mặt thời gian, ví dụ phản ánh về biến động thời vụ của một chỉ tiêu nào đó qua 12 tháng trong năm.
Biểu đồ hình màng nhện cho phép ta quan sát và so sánh không chỉ kết quả giữa các tháng khác nhau trong cùng một năm mà cả kết quả giữa các tháng cùng tên của các năm khác nhau cũng như xu thế biến động chung của các năm.
3. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian
3.1. Khái niệm chung
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Để nghiên cứu và phân tích sự biến động của hiện tượng qua thời gian, trong thống kê người ta sử dụng phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian.
3.1.1. Khái niệm
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Kết cấu của dãy số thời gian
Một dãy số thời gian có dạng tổng quát như sau:
t
t
t
t
….
t
y
y
y
y
….
y
Trong đó
t: Thời gian thứ i (i = )
y: giá trị của hiện tượng nghiên cứu tương ứng với thời gian thứ i (i = )
n: số lượng các mức độ trong dãy số thời gian
Vậy kết cấu của dãy số thời gian gồm 2 thành phần
_ Thời gian: có thể là ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm … Độ dài giữa hai thời gian giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian (có thể dài ngắn khác nhau)
_ Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu bao gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu. Các trị số của chỉ tiêu có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số thời gian.
3.1.2. Phân loại
a. Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm
Dãy số thời kì : Dãy số thời kì là dãy số biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong từng khoảng thời gian nhất định
Các mức độ trong dãy số thời kì có thể cộng lại với nhau qua thời gian để phản ánh mặt mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kì dài hơn.
Dãy số thời điểm : Dãy số thời điểm là dãy số phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu tại các thời điểm nhất định.
Các mức độ trong dãy số thời điểm không thể cộng lại theo thời gian vì con số cộng này không có ý nghĩa kinh tế.
b. Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu có dãy số chỉ tiêu tương đối, dãy số chỉ tiêu tuyệt đối và dãy số chỉ tiêu bình quân
Dãy số tuyệt đối : Dãy số chỉ tiêu tuyệt đối là dãy số mà các chỉ tiêu ở đó là chỉ tiêu tuyệt đối (trị số tuyệt đối)
Dãy số tương đối: Dãy số chỉ tiêu tương đối là dãy số mà các chỉ tiêu có các mức độ là tương đối
Dãy số bình quân: Dãy số chỉ tiêu bình quân là dãy số mà các chỉ tiêu có các trị số là số bình quân.
3.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số biến động theo thời gian
3.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian
Mức độ bình quân theo thời gian là số trung bình của các mức độ của hiện tượng nghiên cứu trong dãy số thời gian.
Đây là một chỉ tiêu phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian.
Giả sử ta có dãy số thời gian với các mức độ y, y, y, … , y. Gọi là mức độ trung bình của dãy số.
a. Đối với dãy số thời kì: Tuỳ theo điều kiện để tính số bình quân mà có sự vận dụng linh hoạt giữa các chỉ tiêu khác nhau
Với các chỉ tiêu tuyệt đối (các lượng biến có quan hệ tổng)
Trong đó y: Là mức độ thứ i trong dãy số thời gian (i =)
n : là số lượng các mức độ trong dãy số thời gian
Với các mức độ (lượng biến) có quan hệ tích
=
b. Đối với dãy số thời điểm (thông thường các mức độ là số tuyệt đối)
Trường hợp dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau
=
Trong đó n-1: là số các khoảng cách thời gian.
Trường hợp dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau và thời gian nghiên cứu là liên tục
Trong đó: t là độ dài thời gian tương ứng có các mức độ y.
3.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
a. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn thể hiên mức tăng (giảm)tuyệt đôi giữa 2 thời gian liền nhau. Nó là hiệu số giữa mức độ kì nghiên cứu (y) và mức độ kì đứng liền trước đó (y).
Công thức:
= y - y (i = )
Trong đó là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
b. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc phản ánh sự tăng (giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên y làm gốc cố định. Nó là hiệu số giữa mức độ kì nghiên cứu (y) và mức độ đầu tiên trong dãy số (y)
Nếu kí hiệu là lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc thứ i thì
= y - y (i = )
Và ta có:
c. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân là số bình quân cộng của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn. Nếu kí hiệu là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân thì :
3.2.3. Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh sự phát triển của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian.
a. Tốc độ phát triển liên hoàn
Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa 2 thời gian liền nhau. Nếu kí hiệu t là tốc độ phát triển liên hoàn thì:
(i = )
b. Tốc độ phát triển định gốc
Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự phát triển của hiện tượng nghiên cứu trong các khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định. Nếu kí hiệu T là tốc độ phát triển định gốc thì:
.
Mặt khác
c. Tốc độ phát triển bình quân
Tốc độ phát triển bình quân là chỉ tiêu thể hiện nhịp độ phát triển đại diện cho cả một thời kì và tính bằng trung bình nhân giản đơn của các tốc độ phát triển liên hoàn.
3.2.4. Tốc độ tăng (giảm)
Tốc độ tăng (giảm) là chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa 2 thời gian nghiên cứu tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. Nó còn nói lên nhịp điệu của sự tăng (giảm) qua thời gian. Tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (giảm) sau đây:
a. Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn với mức độ kì gốc liên hoàn. Nếu kí hiệu a là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì
(lần)
Nếu t tính bằng % thì a= t- 100 (%) (i =)
b. Tốc dộ tăng (giảm) định gốc
Tốc dộ tăng (giảm) định gốc là tỷ số giữa lượng tăng hoặc giảm định gốc với mức độ kì gốc cố định. Nếu kí hiệu A là tốc độ tăng (giảm) định gốc thì
c. Tốc độ tăng (giảm) bình quân
Tốc độ tăng (giảm) bình quân phản ánh nhịp điệu tăng (giảm) đại diện trong một thời kì nhất định và tính qua tốc độ phát triển bình quân. Nếu kí hiệu là tốc độ phát triển bình quân thì ta có:
= - 1 (lần)
hay
3.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) phản ánh cứ 1% tăng (giảm) liên hoàn tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.
Gọi glà giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) thì
(Với a tính theo đơn vị là %)
4. Phương pháp phân tích tương quan
Liên hệ tương quan là liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ, sự thay đổi của hiện tượng này có thể làm cho hiện tượng có liên quan thay đổi theo nhưng không có ảnh hưởng hoàn toàn quyết định và không biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá biệt mà phải qua quan sát số lớn các đơn vị.
Phương pháp phân tích tương quan là một phương pháp toán học áp dụng vào việc phân tích thống kê nhằm biểu hiện và nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêucủa hiện tượng kinh tế - xã hội.
Khi phân tích tương quan không thể xác định quan hệ và mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của tất cả các chỉ tiêu của hiện tượng mà chỉ thể hiện trên hai hay một số chỉ tiêu nào đó được xem là chủ yếu (có tương quan mạnh hơn) với giả thiết các chỉ tiêu khác còn lại coi như không thay đổi.
Quá trình phân tích tương quan bao gồm các công việc cụ thể sau:
Phân tích định tính về bản chất của mối liên hệ, đồng thời dùng phương pháp phân tổ hoặc đồ thị để xác định thực tế của mối quan hệ tương quan, tính chất và xu thế của mối quan hệ đó
Biểu hiện cụ thể mối liên hệ tương quan bằng một phương trình hồi quy và tính các tham số của phương trình hồi quy nói trên.
Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bằng các hệ số tương quan hoặc tỷ số tương quan.
4.1. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai chỉ tiêu số lượng
4.1.1.Phương trình hồi quy tuyến tính
Nếu gọi y và x là các trị số thực tế của các chỉ tiêu kết quả và nguyên nhân có thể xây dựng được phương trình hồi quy đường thẳng như sau:
Trong đó a và b được xác định sao cho đường hồi quy lý thuyết mô tả gần đúng nhất mối liên hệ thực tế.
Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất ( tức là = Min) xây dựng được hệ phương trình chuẩn tắc xác định các hệ số a và b của phương trình đường thẳng như sau:
Hoặc
Trong đó:
a là tham số tự do nói lên mức ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài x tới sự biến động của y.
b là hệ số hồi quy nói lên ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân x tới tiêu thức kết quả y. Cụ thể mỗi khi x tăng thêm một đơn vị thì thì y tăng bình quân b đơn vị.
4.1.2. Hệ số tương quan
Hệ số tương quan là chỉ tiêu đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính
Công thức tính:
Hệ số tương quan dùng để xác định mối liên hệ chọn ra tiêu thức có tác dụng chủ yếu hoặc thứ yếu và từ đó ra quyết định có tiếp tục nghiên cứu hay không. Hệ số tương quan xác định phương hướng cụ thể của mối liên hệ (r > 0 thể hiện mối liên hệ thuận và ngược lại), dùng trong nhiều trường hợp dự đoán thống kê và tính sai số của dự đoán.
Hệ số tương quan r luôn nằm trong khoảng giá trị từ -1 đến 1 (-1≤ r ≤ 1). Khi r =±1 thì đó là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ, giá trị tuyệt đối của r càng gần 1 thì mối liên hệ càng chặt chẽ, còn nếu r = 0 thì không hề có mối liên hệ tương quan tuyến tính.
4.2. Liên hệ tương quan phi tuyến giữa hai tiêu thức số lượng
Liên hệ tương quan phi tuyến là mối liên hệ tương quan giữa các tiêu thức không biểu hiện được bằng các đường thẳng mà bằng các đường cong, các hình dáng khác nhau.
4.2.1.Một số dạng phương trình hồi quy thường gặp
a. Phương trình Parabol
Phương trình Parabol thường được vận dụng khi tiêu thức nguyên nhân tăng hoặc giảm với một lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả biến động với một lượng không đều nhau.
Phương trình hồi quy có dạng:
Trong đó a, b, c là các tham số của phươnng trình hồi quy và cũng được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
b. Phương trình Hypebol
Phương trình Hypebol được vận dụng khi tiêu thức nguyên nhân tăng thì tiêu thức kết quả giảm với tốc độ không đều nhau.
Phương trình hồi quy có dạng sau:
Các tham số a, b được xác định bằng phương pháp OLS. Do đó a, b thoả mãn hệ phương trình sau:
c. Phương trình hàm mũ
Phương trình hàm mũ vận dụng khi trị số của tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân.
Phương trình hồi quy hàm mũ có dạng như sau:
Các tham số a, b được xác định bằng phương pháp OLS.
Do đó a,bthoả mãn hệ phương trình sau:
4.2.2. Tỷ số tương quan
Tỷ số tương quan dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan phi tuyến. Ký hiệu là
Tỷ số tương quan được tính theo công thức sau
Tỷ số tương quan nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (). Khi thì không tồn tại quan hệ tương quan giữa x và y, còn khi thì x và y có mối liên hệ hàm số. Khi càng gần 1 thì mối liên hệ tương quan càng chặt chẽ.
4.3. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa nhiều tiêu thức
4.3.1. Phương trình hồi quy
Trong đó
x1, x2, …, xn là các nhân tố tác động đến y
có thể xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
4.3.2. Hệ số tương quan
Để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bội người ta thường tính hai loại hệ số tương quan sau:
a. Hệ số tương quan bội
Hệ số tương quan bội dùng để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ
giữa tiêu thức kết quả với tất cả các tiêu thức nguyên nhân được nghiên cứu.
Hệ số tương quan bội được ký hiệu là R.
b. Hệ số tương quan riêng
Hệ số tương quan riêng là chỉ tiêu đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ riêng giữa tiêu thức kết quả với từng tiêu thức nguyên nhân trong điều kiện loại trừ ảnh hưởng của các tiêu thức nguyên nhân khác.
Chương III
Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 1997 - 2004
1. Phân tích xu thế biến động xuất khẩu thuỷ sản
1.1. Đặc điểm xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời kỳ 1997 -2004.
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không chỉ góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn thực sự làm giàu cho đất nước. Bởi vì, sản phẩm thuỷ sản của chúng ta khai thác, nuôi trồng và chế biến ngay từ trong nước, mang xuất khẩu sẽ trực tiếp mang ngoại tệ về cho đất nước mà không phải trừ đi các khoản như chi phí cho nguyên liệu nhập khẩu…. Không giống như các sản phẩm xuất khẩu khác, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu bao nhiêu là thu được bấy nhiêu ngoại tệ. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu bao nhiêu là thu được bấy nhiêu ngoại tệ. Ví dụ như chúng ta xuất khẩu 100 triệu USD hàng may mặc trong đó tiền nhập nguyên liệu là 85 triệu USD và xuất khẩu được 50 triệu USD hàng thuỷ sản.
Loại hàng xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD )
Nguyên liệu nhập khẩu (triệu USD )
Ngoại tệ thu về
(triệu USD )
May mặc
100
85
15
Thuỷ sản
50
0
50
Như vậy kim ngạch xuất khẩu của hàng thuỷ sản chỉ bằng một nửa của hàng may mặc nhưng hàng thuỷ sản lại mang lại hiệu quả cho xã hội cao hơn hàng may mặc. Cụ thể là hàng thuỷ sản xuất khẩu mang về 50 triệu ngoại tệ còn hàng may mặc xuất khẩu chỉ mang về có 15 triệu ngoại tệ ( mới gần bằng 1/3 của hàng thuỷ sản xuất khẩu). Qua đây cho ta thấy hiệu quả của xuất khẩu thuỷ sản, làm giàu đất nước.
Trong thời kỳ 1997 - 2004 sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam thu được kết quả như sau:
Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam 1997-2004
Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
12898,0
10320,0
14422,8
22352,7
22136,5
24684,6
32735,1
27685,1
8596,1
10381,0
12145,4
12014.1
24252,8
19776,5
22799,3
34535,6
17298,8
15412,1
15555,4
22025,9
35966,3
32377,6
30929,4
41174,6
18546,0
15034,8
18211,4
22247,6
27964,5
34669,5
34896,9
44435,9
24153,4
15520,2
17445,5
23622,2
35358,8
42048,5
50705,0
40400,6
17304,9
16106,7
31912,3
24589,3
35783,7
44815,3
38843,1
42441,5
24585,7
15652,5
20398,6
22481,4
36613,0
41894,5
49921,8
46930,7
21143,0
23595,7
18608,0
30990,8
36070,5
44152,7
45057,2
46809,9
16054,8
18381,4
18046,2
28296,0
34603,0
45113,2
44941,8
50894,7
15745,8
18680,4
20187
24237,3
34032
43696,1
53647,4
56191,2
16015,8
18415,4
20203,4
25032,6
24817,3
42723,9
36892,6
50991,7
14019,3
23056,0
24629,7
34032,7
28892,1
42705,5
40697,2
48834,3
206397,5
200556,2
229963,7
291922,6
375409,5
458657,9
482066,8
531325,8
Nguồn: Trung tâm tin học – Bộ thuỷ sản
Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng thuỷ sản xuất khẩu có thể chia ra làm hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn 1997 - 1998 và giai đoạn 1999 – 2004.
1.1.1. Giai đoạn 1997 - 1998
Đây là giai đoạn mà xuất khẩu thuỷ sản đã thoát khỏi giai đoạn suy thoái, bước vào thời kỳ nhảy vọt cả về số lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu. Sự thay đổi này cũng bắt đầu cùng lúc khi ngành thuỷ sản được Nhà nước cho phép tiến hành một loạt các cải cách quan trọng, xuất khẩu trở thành lĩnh vực thí điểm đầu tiên (1981). Chính phủ cho phép Bộ thuỷ sản được tái sử dụng một khoản lớn ngoại tệ để đầu tư, nhập khẩu nguyên vật liệu cần thiết cũng như được hưởng lợi nhuận siêu ngạch từ chênh lệch tỷ giá ngoại hối.
Xuất khẩu góp phần phát triển đội tàu đánh bắt cá thu, cá ngừ đại dương, hướng nuôi trồng vào những mặt hàng có giá trị và sản lượng xuất khẩu cao đặc biệt là tôm. Mặt khác thúc đẩy cho sự ra đời của nhiều nhà máy chế biến. Tuy vậy sản lượng thuỷ sản xuất khẩu trong giai đoạn này cũng mới chỉ đạt từ 200 đến gần 230 ngàn tấn/năm. Ngành thuỷ sản đã nhận ra được những yếu tố tác động đến tăng trưởng xuất ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36531.doc