Nghiên cứu thống kê tình hình nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

Lời nói đầu Đói nghèo là một ván đề mang tính toàn cầu, nếu vấn đề nghèo đói không được giải quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng Quốc tế, quốc gia đặt ra như hoà bình, ổnr định, công bằng xã hội... không thể giải quyết được. Sau 5 năm học ở trường với vốn kiến thức đã tiếp thu được cộng với qui chế của nhà trường đã tạo cho tôi có điều kiện đi thực tập nhằm củng cố kiến thức đã học. Qua 14 tuần thực tập cùng với thời gian nghiên cứu sâu hơn thành luận văn tốt nghiệp tôi đã nghiên cứu

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thống kê tình hình nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham khảo, tìm hiểu, thu thập tài liệu về lý luận thống kê và chế độ thống kê hiện hành, góp phần nắm vững lý luận và các quy định về kinh tế - tài chính có liên quan đến hoạt động thống kê. Sau khi nghiên cứu các tài liệu hiện có của đơn vị thực tập cộng với sự hướng dẫn tận tình của mọi người. Kết quả thu được trong thời gian thực tập đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Do bước đầu đi thực tập, chưa nắm vững hết nội dung và yêu cầu đề ra nên không thể tránh được thiếu sót, rất mong được sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn để tôi có thể đi sâu nghiên cứu chuyên đề củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở nhà trường, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ mà trường và khoa đã đề ra. Để hoàn thành đề tài thực tập này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giảng dạy, trang bị cho tôi kiến thức và hiểu biết về chuyên môn. Tôi đặc biệt cảm ơn Tiến sỹ Trần Thị Kim Thu đã hướng dẫn, truyền thụ kiến thức giúp tôi vượt qua khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng chí trưởng phòng cùng các đồng chí trong phòng Thống kê, Phòng lao động - thương binh xã hội UBND huyện Nghĩa Đàn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian làm đề tài thực tập và luận văn tốt nghiệp. Chính sự giúp đỡ tận tình và hữu ích đó đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp đúng thời hạn. Sau khi kết thúc khoá học tôi có được vốn kiến thức chuyên ngành về Thống kê kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc làm công tác thống kê. Nghệ An, ngày 20 tháng 7 năm 2003 Người thực hiện Nguyễn Văn Kiên Mục lục Trang Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài 2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương I Tổng quan về tình hình nghèo đói ở nước ta I. Khái niệm nghèo đói 1. Khái niệm chung 1.1. Khái niệm 1.2. Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo đói của Việt Nam 2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói 2.1. Xác định chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm a. Khái niệm b. Quy trình xác định chuẩn nghèo đói 2.2. Xác định về sự thay đổi mức nghèo qua các năm 2.3. Công thức tính tỉ lệ nghèo đói 2.4. Chuẩn mới xác định nghèo đói II. Vấn đề nghèo đói ảnh hưỏng đến kinh tế xã hội III. Tình hình nghèo đói ở nước ta hiện nay Chương II Nghiên cứu thống kê tình hình nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An I. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Đàn 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý 1.2. Tài nguyên thiên nhiên 2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1. Tình hình dân số và lao động 2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất 2.3. Điều kiện xã hội 2.4. Hoạt động kinh tế II. Thực trạng về nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An 1. Tình hình chung về nghèo đói của các hộ nông dân ở Nghĩa Đàn 2. Phân tích biến động tình hình nghèo đói của các hộ nông dân huyện Nghĩa Đàn thời kỳ 1996 – 2000 III. Nguyên nhân nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn. 1. Nguyên nhân khách quan 2. Nguyên nhân chủ quan 3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn 3.1. Điều kiện sản xuất của các hộ nghèo đói 3.2. Thực trạng sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân nghèo đói a. Trồng trọt b. Chăn nuôi và các ngành nghề khác 3.3. Phân tích thống kê các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói 3.4. Tình hình chi tiêu của các hộ nghèo đói 3.5. Tình hình nhà ở, tư liệu sản xuất, các phương tiện sinh hoạt của các hộ nghèo đói Chương III Các chủ trương biện pháp xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn- Nghệ An I. Tình hình xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân trong 5 năm 1996 - 2000 ở huyện Nghĩa Đàn 1. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo 2. Kết quả thực hiện xoá đói giảm nghèo trong 5 năm 1996 - 2000 2.1.Kết quả chung 2.2.Kết quả thực hiện các dự án thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo 2.3.Những tồn tại trong công tác xoá đói giảm nghèo II. Những giải pháp chủ yếu góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân ỏ huyện Nghĩa Đàn 1. Những thuận lợi và khó khăn 2. Những quan điểm xoá đói giảm nghèo 3. Phương hướng, mục tiêu xoá đói giảm nghèo 4. Những giải pháp chủ yếu góp phần xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn a Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về xoá đói giảm nghèo b Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo c. Triển khai thực hiện các chính sách chương trình dự án d. Các dự án e. Dự án hỗ trợ người nghèo về văn hoá, thông tin f. Dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo g. Các chính sách dự án khác 5. Kết luận Danh mục các tài liệu tham khảo 5 5 6 6 8 8 8 8 9 10 11 11 11 12 12 12 13 15 19 19 19 19 21 22 22 26 28 28 29 29 30 31 32 32 32 34 34 37 37 38 42 44 44 49 49 49 50 50 51 53 54 55 56 57 58 58 59 60 62 65 65 65 67 70 *********************** Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài: Xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ngay từ khi nước ta mới dành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo là một thứ "giặc", như giặc dốt, giặc ngoại xâm. Người căn dặn phải làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì đủ khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm. Tư tưởng đó đã xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách về công tác xoá đói giảm nghèo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp. Thực hiện chương trình mục tiêu đa quốc gia xoá đói, giảm nghèo, quiyết định 133 và quyết định 135 của Thủ tưởng Chính phủ giao cho các cấp, các ngành thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo đồng thời đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu. Đây là nhiệm vụ cấp mắt, thường xuyên và lâu dài. Làm tốt công tác xoá đói, giảm nghèo sẽ góp phần đem lại sự công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nông nghiệp nông thôn Việt Nam có nhiều mặt biến chuyển tốt. Song quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, một số phát triển trở thành hộ giàu, thu nhập và đời sống tăng lên rõ rệt. ở những vùng khác nhau đã có những ông chủ trang trại, chủ trại rừng, chủ nuôi trồng thuỷ sản... Bên cạnh một số hộ giàu, khá trong nông thôn hiện nay đại bộ phận kinh tế hộ nông dân còn thuộc diện trung bình và đói nghèo đặc biệt là ở vùng nông thôn và miền núi. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay 90% số hộ nghèo của cả nước là nằm ở nông thôn và chiếm từ 13% đến 15% dân số nông thôn, trong đó vùng sâu, vùng xa và miền núi chiếm tới 40%. Phần lớn hộ nghèo này lại nằm trong loại hộ thuần nông. Vì thế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển ngành nghề đa dạng với xoá đói giảm nghèo ở nông thôn vốn là hai mặt của một vấn đề. Trong những năm qua được sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đoàn thể quần chúng, phong trào xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng đựoc phát triển sâu rộng đã giúp cho nhiều hộ vượt qua đói nghèo và vươn lên khá giả, một số nơi đã thanh toán được nạn đói kinh niên. Chủ trương chính sách của Đảng ta là: Xoá đói giảm nghèo đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp, thu hẹp dần khoảng cách thu nhập giữa các vùng và các tầng lớp dân cư. Mặc dầu Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách và giải pháp để giải quyết vấn đề đói nghèo, nhưng khi thực hiện không thể áp dụng máy móc cho tất cả các vùng, địa phương, mà phải nghiên cứu một cách nghiêm túc về thực trạng và các nguyên nhân đói nghèo. Trên cơ sở lý luận và giải pháp chung để đưa ra những biện pháp cụ thể cho mỗi địa phương nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đó là điều mà Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Đàn đang cần giải quyết. Xuất phát từ mục đích và ý nghĩa trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:"Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An". 2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: a/ Phân tích đánh giá thực trạng và nguyên nhân đói nghèo của hộ nông dân huyện Nghĩa Đàn. b/ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, xem xét đánh giá vấn đề đói nghèo của các hộ nông dân trong cơ chế thị trường nông thôn hiện nay. c/ Nghiên cứu đề xuất những giải pháp chủ yếu xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An trong những năm tới - giai đoạn 2001 - 2005. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a/ Đề tài nghiên cứu trong mối liên hệ với các nhóm hộ giàu, khá và trung bình để có sự so sánh và đánh giá, từ đó tìm ra giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân. b/ Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu một số hộ nghèo đói đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau của huyện Nghĩa Đàn. Trong khuôn khổ những hộ nghèo đói nói chung, không tách riêng 2 loại hộ nghèo hay hộ đói, có nghĩa là nghiên cứu những hộ có mức sống dưới mức chuẩn nghèo quy định. c/ Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ nông dân nghèo đói qua việc điều tra, khảo sát và phân tích các chỉ tiêu về thu nhập, cơ sở vật chất, điều kiện sản xuất và đời sống (Thông qua tài liệu nghiên cứu điều tra các hộ giàu nghèo). Chương I Tổng quan về tình hình nghèo đói ở nước ta I. Khái niệm nghèo đói 1. Khái niệm chung ở Việt Nam đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá nghèo đói. Song các ý kiến sau đây là đáng lưu ý nhất: 1.1. Khái niệm: Tách riêng nghèo và đói thành 2 khái niệm riêng: a/Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện, trong khái niệm nghèo lại chia ra: - Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những đảm bảo ở mức tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn mặc ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp. - Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng dân cư tại địa phương đang xét. b/Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường thiếu nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Tóm lại: Nghèo đói nói chung là một bộ phận dân cư có mức sống thấp hơn chuẩn mực nghèo đói được áp dụng cho địa phương đang xét. 1.2. Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo đói của Việt Nam: - Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân một người tháng hoặc năm được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật qui đổi, thường lấy lương thực (gạo) để đánh giá. Khái niệm thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuần tuý (tổng thu nhập trừ đi chi phí sản xuất). Song cần nhấn mạnh chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức nghèo đói. - Chỉ tiêu phụ: là dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại ... Cần lấy chỉ tiêu thu nhập biểu hiện bằng giá trị cơ bản để phản ánh mức sống. Song trong điều kiện giá cả không ổn định thì cần thiết sử dụng hình thức hiện vật, phổ biến là qui ra gạo tiêu chuẩn (gạo thường). Việc sử dụng hình thức hiện vật qui đổi nhằm loại bỏ được ảnh hưởng của các yếu tố giá cả, từ đó có thể so sánh được mức thu nhập của người dân theo thời gian và không gian dễ dàng, thuận tiện. Đặc biệt đối với người nghèo nói chung và người nông dân nghèo nói riêng, chỉ tiêu lượng kilogam gạo bình quân một người một tháng có ý nghĩa thực tế. Giải quyết vấn đề nghèo đói ở nông thôn là một trong những vấn đề xã hội vừa cơ bản lâu dài vừa cấp bách trước mắt và là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước ta hiện nay. Song đây cũng là một vấn đề xã hội rất phức tạp và nan giải, tính phức tạp của nó thể hiện ở 3 điểm cơ bản sau: - Nghèo đói là một trong những vấn đề xã hội có tính toàn cầu mà hầu hết các quốc gia đều quan tâm đấu tranh quyết liệt, song sự thành công còn rất hạn chế. - Nghèo đói là vấn đề mang tính xã hội rất sâu sắc nhưng nguyên nhân của nghèo đói rất đa dạng, trong đó nguyên nhân chủ yếu từ kinh tế. Do đó, giải pháp quan trọng nhất là phải bằng kinh tế, nhưng trong định hướng phát triển kinh tế thị trường, nếu không có giải pháp hợp lý thì mặt trái của nó lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. - Nghèo đói là vấn đề xã hội phải được nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi người quan tâm với trách nhiệm xã hội cao. Song việc giải quyết nghèo đói luôn gắn với quá trình phát triển, không chỉ theo kiểu hành chính và cứu tế xã hội. Để đánh giá được tình trạng nghèo đói của một quốc gia, một vùng đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề nghèo đói, trước hết là khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực... Nghĩa là cần phải có một quan điểm khoa học về hiện tượng kinh tế xã hội này. 2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói - Tiêu chuẩn nghèo quốc gia thuộc chức năng của Tổng Cục Thống kê nghiên cứu, qui định thống nhất trong phạm vi cả nước để các ngành các cấp có căn cứ đánh giá qui mô và mức độ nghèo toàn quốc, từng vùng, từng địa phương nhằm phục vụ việc triển khai chính sách kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và so sánh quốc tế. - Tiêu chuẩn nghèo quốc gia được qui định riêng cho khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Định kỳ 2 – 3 năm 1 lần, Tổng Cục Thống kê tổ chức điều tra và xác định lại mức chuẩn theo chỉ số giá hàng lương thực, thực phẩm, dịch vụ để thông báo cho các ngành, các địa phương thống nhất sử dụng. - Tuy nhiên, trong những giải pháp chính sách cụ thể, tuỳ theo điều kiện thực tế, một số địa phương và các ngành chức năng có thể đưa ra chuẩn mực nghèo riêng cao hơn hoặc thấp hơn để phục vụ sự lãnh đạo từng thời kỳ. - Tổng cục Thống kê đã hướng dẫn cách tính chuẩn nghèo ở Việt Nam, tại Công văn số 458/TCTK/XHMT ngày 26/06/1997. Nhiều tỉnh, thành phố dựa trên cơ sở đó đã xác định chuẩn nghèo của địa phương. Để giúp các địa phương xác định được tỉ lệ hộ nghèo đói hàng năm, năm1999 Vụ Xã hội - Môi trường hướng dẫn lại phương pháp tính chuẩn nghèo đói (đường nghèo khổ) như sau: 2.1. Xác định chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm: Với mức nhiệt lượng 2100 Kcal một người/ngày hàng năm. a. Khái niệm: Tiêu chuẩn nghèo được xác định bằng cách so mức thu nhập bình quân đầu người một tháng tính theo thời giá đủ để mua được một lượng lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người/ngày là 2100 kcal. Những hộ có mức thu nhập thấp hơn mức nói trên đều thuộc diện hộ nghèo đói. Chuẩn nghèo đói đuợc xác định riêng cho thành thị, nông thôn và chung cho tỉnh, thành phố dựa trên cơ cấu tiêu dùng thực tế của các hộ đã được điều tra tại địa bàn tỉnh, thành phố hàng năm và giá cả thực tế của năm báo cáo. b. Quy trình xác định chuẩn nghèo đói: - Xác định cơ cấu mặt hàng (rổ hàng hoá) và định lượng của từng mặt hàng lương thực, thực phẩm chính. - Xác định đơn giá bình quân từng mặt hàng từ số liệu thống kê tiêu dùng. - Sử dụng các mặt hàng lương thực, thực phẩm chính theo đơn giá từng mặt hàng đã được xác định để làm căn cứ tính mức chi lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng 2100 kcal/ngày. Mức chi lương thực, thực phẩm thiết yếu bằng mức chi lương thực, thực phẩm chính cộng thêm 15,6 % cho khu vực thành thị và 10,6 % cho khu vực nông thôn. Các loại lương thực, thực phẩm thiết yếu công thức tính như sau: Mức chi lương thực, thực phẩm thiết yếu bình quân một người tháng từng khu vực = Mức chi lương thực, thực phẩm chính bình quân một người tháng từng khu vực (1000đ). ----------------------------------------- Tỉ trọng mức chi lương thực, thực phẩm chính trong mức chi lương thực, thực phẩm thiết yếu của từng khu vực thuộc tỉnh, thành phố. Trường hợp nhiệt lượng tiêu dùng bình quân đầu người được tính từ 12 mặt hàng cao hơn hoặc thấp hơn 2100 kcal thì phải điều chỉnh lượng tiêu dùng 12 mặt hàng theo tỉ lệ 2100 kcal chuẩn chia cho lượng kcal thực tế được tính của 12 mặt hàng để xấp xỉ hoặc bằng 2100 kcal cho một người/ ngày. Tương ứng với 2100 kcal là mức chi lương thực, thực phẩm chính bình quân đầu người một tháng. 2.2. Xác định về sự thay đổi mức nghèo qua các năm: Mức nghèo lương thực, thực phẩm: - Tính được bằng cách lấy mức nghèo lương thực, thực phẩm của năm trước nhân với chỉ số giá lương thực, thực phẩm của năm báo cáo. 2.3. Công thức tính tỉ lệ nghèo đói: Tỉ lệ hộ nghèo đói khu vực nông thôn (%) = Tổng số hộ nghèo đói điều tra ở nông thôn ------------------------------------ Tổng số hộ điều tra ở khu vực nông thôn Tỉ lệ hộ nghèo đói khu vực thành thị (%) = Tổng số hộ nghèo đói điều tra ở thành thị ----------------------------------- Tổng số hộ điều tra ở khu vực thành thị Tỉ lệ hộ nghèo đói chung ( % ) = Tổng số hộ nghèo đói điều tra ở 2 khu vực ---------------------------------------- Tổng số hộ điều tra ở 2 khu vực 2.4. Chuẩn mới xác định nghèo đói: Theo điều 1 ngày 01/11/2000 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê sau khi thống nhất cùng các ban ngành đã đưa ra tiêu chuẩn để xác định nghèo đói hiện nay; cụ thể như sau: - Vùng thành thị: 150.000 đồng người tháng. - Vùng nông thôn đồng bằng 100.000 đồng người tháng. - Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng người tháng. Những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức thu nhập trên được xác định là hộ nghèo đói. II. Vấn đề nghèo đói ảnh hưỏng đến kinh tế xã hội Vào những năm đầu thập niên 90, Việt Nam vẫn là một nước nghèo trên thế giới, chỉ tiêu kinh tế bình quân đầu người rất thấp, tỉ lệ nghèo đói còn cao. Hơn 90% số người nghèo đói ở nông thôn sản xuất thuần nông, qui mô nhỏ và lạc hậu, nhất là ở nông thôn trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường bước đầu hình thành, có một số đặc điểm đáng chú ý đặc biệt vấn đề kinh tế đã ảnh hưởng lớn tới sự nghèo đói . Cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra ở nước ta trong những năm 80 và đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, nhằm giải quyết khủng hoảng đưa đất nước ta vào thế ổn định và phát triển là biến đổi quan trọng. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu những năm 80, nó biểu hiện rất rõ trong lĩnh vực kinh tế, các cơ sở kinh tế từ trung ương đến địa phương nhất là các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đều gặp rất nhiều khó khăn. ở nông thôn, hầu hết các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, thiên tai liên tiếp xảy ra, lưu thông phân phối bị ách tắc, nên các hộ nông dân nhất là ở vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo lâm vào cảnh nghèo đói nghiêm trọng. Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường đã mở ra những khả năng mới, cho nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thu hút thêm nhiều lao động tạo thêm nhiều việc làm mới cho nhiều ngành nghề phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đó nền kinh tế thị trường cũng phát sinh những mặt trái của nó: Một bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng và sự phân hoá giàu nghèo cũng gia tăng về tỉ lệ, mức độ. Nghèo đói vẫn tồn tại như một thực tế, nhất là tỉ lệ hộ nghèo đói ở nông thôn còn nhiều và phân hoá giàu nghèo cũng diễn ra khá phổ biến ở khu vực này. Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường và xu hướng đô thị hoá nông thôn, hiện tượng này vẫn còn tiếp tục diễn ra. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương xoá đói giảm nghèo đi đôi với phát triển kinh tế. Mức sống dân cư thấp với tình trạng nghèo đói thì các hộ gia đình chỉ đảm bảo được nhu cầu tối thiểu, càng ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa cuộc sống của dân cư càng khó khăn. ở đây tập trung nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác cũ kỹ, cơ sở hạ tầng thấp kém vì thế cuộc sống của họ càng thêm khó khăn. Do nghèo đói thường xuyên nên thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất và còn do ít tiếp cận với khoa học kỹ thuật dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh kém. Từ đó các chương trình dự án của Nhà nước về kinh tế giúp hộ nghèo đói cũng trở nên khó khăn, làm cho nền kinh tế chung trở nên chậm phát triển. Ngoài những đặc điểm về kinh tế vấn đề nghèo đói còn ảnh hưởng đến xã hội, đó là họ không đủ điều kiện tiếp xúc với giáo dục và y tế dẫn đến trình độ dân trí và sức khỏe yếu kém. Do trình độ dân trí thấp hiểu biết ít, thiếu thốn về vật chất dẫn đến dễ mắc phải các tệ nạn xã hội và mặt nào đó chính tệ nạn xã hội lại đẩy họ vào cảnh nghèo đói gay gắt hơn. Nó dẫn tới sự phân hoá về thu nhập, mức sống và phân tầng xã hội càng mạnh mẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội. Nói tóm lại, nghèo đói là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế trở nên yếu kém, là sự bất bình đẳng trong xã hội thể hiện ở mức phân hoá giàu nghèo. Không những thế vấn đề nghèo đói đặc biệt ảnh hưởng và liên quan chặt chẽ với xã hội, bởi nghèo đói hiện nay chính là một vấn đề xã hội bức xúc cần giải quyết, là nguyên nhân làm cho xã hội không ổn định, các tệ nạn xã hội cũng từ đây xảy ra. Bởi vậy, vấn đề trước mắt là cần xoá đói giảm nghèo triệt để, tránh trường hợp tái nghèo. III. Tình hình nghèo đói ở nước ta hiện nay Từ kết quả đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, kinh tế nước ta đã tăng trưởng với nhịp độ nhanh, kể cả tổng sản phẩm trong nước và GDP bình quân đầu người, vượt mục tiêu kế hoạch: Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 6,7 % năm (thời kỳ 96 - 2000). Sản xuất trong nước vượt quá tiêu dùng và có tích luỹ, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân tuơng đối ổn định, hộ nghèo dần giảm xuống. Tuy vậy, mặt khuyết tật của nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường là phát sinh sự phân hoá ở hai cực giàu nghèo. Với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong 4 năm ( 96 - 99 ), thu nhập bình quân đầu người một tháng đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tính chung cả nước: thu nhập bình quân đầu nguời năm 1996 là 226,7 nghìn đồng một tháng và đến năm 1999 là 295 nghìn đồng một tháng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 8,8 %/ năm. Mặc dù thu nhập bình quân cả nước đều tăng lên nhưng một số bộ phận dân cư vẫn không có điều kiện để tăng thu nhập và ở vào tình trạng nghèo đói. Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, những năm qua bằng nhiều biện pháp khác nhau như vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở giúp dân, Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, chúng ta đã giảm đáng kể tình trạng nghèo đói ở nước ta từ 3,8 triệu hộ nghèo đói ( chiếm 30 % ) năm 1992 xuống còn 2,6 triệu hộ (chiếm 17,7 %) năm 1997 và đến năm 2000 còn 11,4 %, riêng khu vực thành thị còn 3,8 % nông thôn là 14,3 % hộ nghèo đói. Bảng 1: Tỉ lệ hộ nghèo đói phân theo vùng và khu vực: Chỉ tiêu Năm 1996 ( % ) Năm 2000 ( % ) Tốc độ phát triển BQ thời kỳ 1996-2000 Cả nước - Đông Bắc và Tây Bắc - Đồng bằng sông Hồng - Bắc Trung Bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - ĐB Sông Cửu Long 19,23 27,24 11,01 30,80 23,14 29,45 6,47 16,25 11,4 15,3 5,9 17,4 13,6 20,1 4,4 8,7 87,75 86,57 85,56 86,70 87,56 90,89 90,81 85,54 (Tài liệu xuất bản - LĐ- XH năm 2002) Qua đó, ta thấy bình quân thời kỳ 1996 - 2000 mỗi năm số hộ nghèo giảm 12,25% trong tổng số hộ nghèo cả nước và các vùng đều giảm tương đối đồng đều, đặc biệt có 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,9 % và 4,4 %, bên cạnh đó vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên tỉ lệ hộ nghèo còn cao: 17,4 % và 20,1 %. Theo báo Lao động - Xã hội số 42 năm 1998 tính đến hết năm 1997 cả 61 tỉnh, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo. Bằng nhiều hình thức và giải pháp khác nhau, các địa phương, tổ chức đoàn thể, ngân hàng phục vụ người nghèo đã huy động được gần 3000 tỉ đồng (riêng ngân hàng phục vụ người nghèo 2258 tỉ đồng), cho 3 triệu lượt hộ nghèo đói vay vốn để phát triển sản xuất tạo việc làm. Mức vay bình quân 1,3 triệu đồng hộ, thời gian từ 1 đến 2 năm, với mức lãi suất phổ biến từ 1 đến 1,2 % tháng. Một số tỉnh sử dụng ngân sách địa phương bù phần chênh lệch để giảm lãi suất cho vay xuống còn 0,5 % tháng hoặc cho người nghèo vay không lấy lãi. Đã mở hàng trăm lớp hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo đói nhất là các tỉnh vùng khu 4, vùng núi phía Bắc và vùng đồng bằng Nam bộ. Từ năm 1998 chương trình xoá đói giảm nghèo là một trong 7 chương trình mục tiêu quốc gia. Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng chương trình này bằng 8 dự án cụ thể nhằm mục tiêu đến năm 2000 là: giảm tỉ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 17,7 % năm 1997 xuống còn 11,4 % năm 2000 bình quân giảm 300 nghìn hộ năm. Mở rộng diện tích các xã có điện, đường giao thông, trạm y tế, trường học, chợ, nước sạch, đặc biệt phấn đấu giải quyết vấn đề đuờng giao thông, trạm y tế, trường học ở các xã nghèo. Tổng nguồn vốn cho chương trình trong giai đoạn 98- 2000 là 10.023 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương 33,1 %, ngân sách địa phương là 66,9 %. Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 là xoá bỏ toàn bộ tình trạng nghèo đói. * Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói song phổ biến là các nguyên nhân sau: - Về nguyên nhân khách quan: Do điều kiện tự nhiên và môi trường như đất canh tác ít, đất xấu, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, thường bị thiên tai mất mùa. Do bất lợi về mặt địa lý như xa xôi hẻo lánh, không có đường giao thông, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm… Điều này thể hiện ở mức thu nhập bình quân người tháng và tỉ lệ hộ nghèo đói ở các tỉnh vùng núi trung du Bắc bộ, vùng Bắc Trung bộ và Tây Nguyên. - Về nguyên nhân chủ quan: Là do bản thân người nghèo có trình độ thấp kém, không biết tổ chức làm ăn, đông người ít lao động, bệnh tật, thiếu vốn thiếu tư liệu sản xuất, không biết tiết kiệm, lười lao động và mắc các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, còn do thể chế và chính sách như: chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa hoàn thiện về chính sách phát triển sản xuất, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo (thuế, tín dụng ưu đãi). Thiếu chính sách trợ giúp đối với các gia đình chính sách xã hội, chính sách hạn chế tệ nạn xã hội, việc áp dụng chính sách còn hạn chế, không phù hợp. Phân tích thực trạng tìm ra nguyên nhân của sự nghèo đói trong các vùng nông thôn nước ta hiện nay có thể giúp chúng ta có suy nghĩ về một chiến lược tạo việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo ở nước ta với một quan điểm mới: * Giải pháp xoá đói giảm nghèo của nước ta bao gồm: 1- Giải quyết ruộng đất và hỗ trợ công cụ sản xuất cho người nghèo, phát triển tín dụng cho người nghèo. 2- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung vào vùng cao, vùng sâu đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng và vùng biên giới. 3 - Vận động định canh định cư. 4 - Hỗ trợ cho người nghèo về giáo dục và y tế. 5 - Hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật cho người nghèo. 6- Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. 7- Giải pháp về tài chính: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, địa phương tập trung chủ yếu cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và một phần cho điều chỉnh ruộng đất, hỗ trợ giáo dục, y tế, các nguồn khác chủ yếu cho người nghèo vay vốn, hỗ trợ giống, cách làm ăn. - Thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo. Chương II Nghiên cứu thống kê tình hình nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Đàn. 1. Điều kiện tự nhiên Huyện Nghĩa Đàn nằm trong khoảng 190013' vĩ độ Bắc và 105018' đến 105035' độ kinh Đông. - Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá. - Phía Nam giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳnh Lưu. - Phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Thanh Hoá. - Phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp. Là huyện miền núi, cửa ngõ giao lưu giữa các huyện phía Tây của tỉnh Nghệ An với các huyện miền xuôi và vùng đồng bằng để tạo đà phát triển kinh tế hàng hoá. Là đầu mối giao thông Bắc nam và Đông Tây điều kiện tốt cho giao thông vận tải, buôn bán, trao đổi nông sản và sản phẩm công nghiệp thương mại dịch vụ giữa các vùng trong tỉnh và toàn quốc. Nghĩa Đàn có địa hình khá thuận lợi so với các huyện vùng Trung du miền núi của tỉnh. Đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông nam, bao quanh các dãy núi có độ cao từ 300m - 400m... Đặc điểm địa hình bề mặt của huyện Nghĩa Đàn có 8% diện tích tự nhiên là đồng bằng thung lũng, 65% là đồi núi thấp, thoải, 27% là đồi núi tương đối cao. Đặc điểm địa hình đó đã tạo cho địa phương nhiều vùng đất thoải, bằng với quy mô diện tích lớn thuận lợi để phát triển kinh tế - nông - lâm nghiệp kết hợp có hiệu quả cao. Toàn huyện có 14 loại đất chính thuộc 2 nhóm lớn theo nguồn gốc phát sinh là đất thuỷ thành và đất địa thành. * Nhóm đất thuỷ thành: Có diện tích 17.400 ha, chiếm 24,3% diện tích toàn huyện. Nhóm này có 6 loại đất (đất phù sa ven sông được bồi đắp hàng chục năm, đất phù sa không được bồi đắp, đất phù sa có nhiều sản phẩm Beramit, đất nâu vàng phát triển trên vùng phù sa cổ lỗ tích). * Nhóm đất địa thành: Có diện tích 54.132 ha, bao gồm 7 loại đất chính (đất phelanit đỏ vàng tức là đất đỏ Bazan (13.439 ha, đất đen trên đá típ, đất đen Cacbonat, đất Pheralit đỏ vàng trên đá vôi, đất Pheralit đỏ và trên đá cát kết). Điểm lợi thế nổi bật và điều kiện tự nhiên của Nghĩa Đàn là có nguồn tài nguyên khoáng sản (đá bọt Bazan làm phụ gia xi măng, đá vôi... tài nguyên rừng và đất đai mà trong đó có 13.439 ha đất đỏ Bazan thích hợp trồng cây lâu năm như: Cam, cà phê, cao su, sở và dứa nguyên liệu... Đất đai của huyện Nghĩa Đàn được hình tành 4 vùng sản xuất thuận lợi cho quy hoạch phát triển sản xuất hàng hoá tập trung 4 vùng đất đó là: * Vùng Đông nam: Chủ yếu phát triển cây cà phê, cây cao su, cây lúa. * Vùng Đông Bắc: Chủ yếu phát triển cây dứa, cây cam, cây mía. * Vùng Tây nam: Chủ yếu phát triển cây cà phê, cây cao su, cây lúa, cây mía. * Vùng Tây Bắc: Chủ yếu phát triển cây cam, cây mía, cây cà phê. Ngoài ra, vùng Trung tâm thị trấn Thái Hoà, Nghĩa Quang, Nghĩa Hòa chủ yếu tập trung sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, hình thành cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung như: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... Phát triển cây lâu năm như cam, cà phê, cao su trên đất đỏ ._.Bazan là thế mạnh, sản xuất và hình thành cơ sở chế biến các loại sản phẩm này phục vụ cho xuất khẩu nông sản như cà phê chè, cao su mủ khô. Cùng với phát triển cây lâu năm là cây công nghiệp ngắn ngày như: Mía, dứa và các loại cây công nghiệp khác để làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy trên địa bàn. Bên cạnh sản xuất trồng trọt, Nghĩa Đàn đang đẩy mạnh phát triển sản xuất chăn nuôi nói chung và phát triển chăn nuôi bò sữa nói riêng. Ngoài thế mạnh của trồng trọt trên đất đỏ Bazan thì Nghĩa Đàn còn có thế mạnh là nghề rừng, trồng mới và chăm sóc rừng, xây dựng làng nghề phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chế biến đồ mộc cao cấp. Xây dựng và phát triển trung tâm thương mại của vùng Tây Bắc Nghệ An. * Tình hình sử dụng đất đai năm 2002: - Tổng diện tích đất tự nhiên : 74.014 ha * Đất nông nghiệp : 26.097 Trong đó: + Đất ruộng + lúa màu : 3.700 ha. + Đất nương rẫy : 1.169 ha. + Đất trồng cây hàng năm khác : 9.583 ha. + Đất vườn tạp : 3.859 ha. + Đất trồng cây lâu năm : 6.589 ha. + Đất trồng có chăn nuôi : 11 ha. + Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản : 329 ha. * Đất lâm nghiệp có rừng : 13.445 ha - 18,3% - Rừng tự nhiên :10.414 ha Trong đó: - Đất có rừng sản xuất : 4.501 ha - Đất có rừng phòng hộ : 5.388 ha - Đất có rừng đặc dụng : 525 ha - Rừng trồng : 3.031 ha * Đất chuuyên dùng : 7.629 ha - 10,3% * Đất chưa sử dụng : 26.135 ha - 35,4% Trong đó: - Đất bằng chưa sử dụng : 1.405 ha - Đất đồi núi chưa sử dụng : 21.135 ha - Đất mặt nước chưa sử dụng : 232 ha - Đất khác : 3.363 ha * Đất ở : 1.079 ha - 1,5% 1.2 Tài nguyên thiên nhiên * Thời tiết khí hậu: Thời tiết khí hậu trên địa bàn toàn huyện nhìn chung thuận lợi cho cây trồng, gia súc phát triển - Nhiệt độ bình quân hàng năm: 22,80 C - Nhiệt độ cao tuyệt đối: 41,10C - Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 0,20 C - Tổng nhiệt bình quân năm: 8.5030 C Trong đó: - Vụ đông xuân: 3.6000 C - Vụ hè thu: 4.9030 C + Lượng mưa bình quân năm là: 1.457 mm. Mưa tập trung ở các tháng 8,9,10 gây úng, lụt các vùng thấp ở dọc sông Hiếu. - Các tháng 6, 7, 8 có nhiều ngày độ ẩm xuống thấp 60% - 65%, gió lào kết hợp cùng nhiệt độ cao làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất của nhiều loại cây trồng (vụ hè thu). + Rét: Trong vụ đông xuân song hành với hạn là rét số ngày có nhiệt độ dưới 150 C là trên 30 ngày ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng. Ngoài ra, gió bão, sương muối cũng gây tác hại không nhỏ cho nhiều loại cây trồng... * Nguồn nước: Nghĩa Đàn có sông Hiếu, sông Dinh chảy qua. Trên địa bàn có 122 hồ đập lớn, nhỏ có dung tích chứa khoảng 85 triệu m3 nước. Ngoài ra, Nghĩa Đàn có rất nhiều khe, suối cháy quanh năm (tuy nhiên, mùa mưa thì gây ách tắc giao thông..., với điều kiện có nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm hiện tại, giúp cho Nghĩa Đàn có điều kiện thuận lợi làm công tác thuỷ lợi tưới cho cây trồng cạn và cây lúa nước. 2/ Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện: 2.1- Dân số lao động và đất đai: Toàn huyện có 32 đơn vị xã, thị trấn với 40.977 hộ gồm 188.090 nhân khẩu. Trong đó: - Hộ nông nghiệp có: 32.207 hộ gồm 180.283 khẩu. Toàn huyện có 41.108 người là đồng bào dân tộc thiểu số và có 8.215 người theo đạo Thiên chúa (chủ yếu là 5 xã Đông Nam và Tây Nam huyện). - Số người trong độ tuổi lao động (nam từ 16 - 60 tuổi, nữ từ 16 - 55 tuổi) là 88.950 người, trong đó lao động có việc làm 83.000 người. - Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện: 83.000. + Ngành nông nghiệp: 70.706. + Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 6.500. + Thương mại dịch vụ nhà hàng: 1.320.000. + Vận tải, thông tin liên lạc: 1.569. + Quản lý nhà nước, QPAN: 527. + Giáo dục - Đào tạo: 1.725. + Y tế, hoạt động cửa trợ xã hội: 422. + Hoạt động Đảng, đoàn thể: 231. Trong cơ cấu lao động làm việc thì chủ yếu ở lĩnh vực ngoài quốc doanh. Thực hiện kinh tế thị trường, sự phân công lao động cũng đã chuyển dịch theo các ngành sản xuất. Đến nay, lao động nông nghiệp.chiếm 73,1%. - Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,28% (năm 2001) và 0,95% (năm 2002). Với tốc độ tăng dân số như hiện nay thì ước tính đến năm 2005 quy mô dân số Nghĩa Đàn là 195.600 người. * Đặc điểm kinh tế - xã hội: - Cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống các công trình giao thông: Nghĩa Đàn là huyện có điều kiện hệ thống giao thông tương đối thuận lợi. Đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện 33km. Có Quốc lộ 48 nối từ Quốc lộ 1 đến huyện Quế Phong, biên giới Lào và đường tỉnh lộ 545; 598 nối Nghĩa Đàn với Tân Kỳ, Đô Lương, Thanh Chương. Đường sắt chạy từ ga Giát (Quỳnh Lưu) đến trung tâm huyện (Thái Hoà). Ngoài ra, huyện Nghĩa Đàn còn có hệ thống đường thuỷ khá tốt là Sông Hiếu, sông Dinh thích hợp cho việc vận tải thuỷ... Đối với giao thông nội huyện, 100% số xã đã có đường ô tô vào xã, trong đó có khoảng 285 km đường nhựa, đường bê tông, đường cấp phối liên xã đã được xây dựng và tu sửa khá tốt. Về cơ bản giao thông nông thôn ở huyện Nghĩa Đàn trong những năm gần đây đã được dầu tư xây dựng, bảo dưỡng khá tốt. Đảm bảo phục vụ tốt giao thông đi lại của nhân dân và phục vụ dân sinh, kinh tế thuận lợi. - Hệ thống các công trình thuỷ lợi: Trong những năm qua, bằng nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và của nhân dân đóng góp, đã tập trung đầu tư, tu bổ, làm mới hệ thống kênh mương. Tu sửa hồ, đập đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện có 225 km kênh chính và kênh nhánh đã được kiên cố hoá đảm bảo tưới tiêu cho (2.500 ha) lúa nước vụ, tích trữ nước để tưới cho cây lâu năm (cây trồng cạn). Toàn huyện có 122 hồ đạp lớn nhỏ có dung tích chứa 85.000 m3 nước đảm bảo đủ tưới cho 2.500 ha lúa và 6.000 ha cây lâu năm và cây màu. - Hệ thống điện: Đến nay 32 xã, thị trấn trong toàn huyện đã có lưới điện quốc gia, một sô xã sử dụng điện thông qua các nông trường quốc doanh. Nhìn chung, chất lượng mạng lưới điện trung và cao áp đảm bảo tốt, riêng lưới điện 0,4 KV chất lượng kém. Tình trạng quản lý điện còn nhiều thiếu sót, thất thoát điện năng nhiều dẫn đến giá điện của sản xuất và sinh hoạt còn khá cao. Có vùng lên tới: 2.100 đồng/kw. - Bưu chính viễn thông: Mạng lưới Bưu chính viễn thông đã được mở rộng, đến nay đã có 32 xã, thị trấn có máy điện thoại; 20 điểm bưu điện văn hóa xã, tổng số máy điện thoại khoảng: 5.300 máy, bình quân một máy/34 người dân. Vùng trung tâm huyện đã có phủ máy di động, phát hành báo chí và thư tín trong ngày đến tất cả các xã trong huyện. - Dịch vụ công cộng: * Các cơ sở y tế: Toàn huyện có một bệnh viện trung tâm và 3 bệnh viên khu vực (phân viên); số giường bệnh 432, tổng số y, bác sỹ : 178 người; số thôn bản đã có y tế: (400 xóm); đã có 32 trạm y tế cấp xã đã được xây dựng kiên cố, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được đảm bảo tốt... Tuy nhiên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, khả năng phục vụ chưa cao. * Cơ sở giáo dục: Toàn huyện có 123 cơ sở giáo dục với gần 6 vạn học sinh, trong đó gồm: 5 trường PTTH, 32 trường THCS, 51 trường Tiểu học, 34 trường Mẫu giáo, 1 trường dạy nghề. Nhìn chung, chất lượng giáo dục những năm gần đây đạt kết quả khá cao. Hàng năm 5% - 8% số học sinh các cấp đạt học sinh giỏi tỉnh và 18 - 24% học sinh giỏi cấp huyện, đã có 32 xã/32 xã đã được công nhận phổ cập tiểu học và xoá mù chữ, có 4 trường chuẩn Quốc gia về giáo dục, có 8 xã đạt phổ cấp THCS. Tuy vật, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc học tập còn hạn chế, không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn quá khó khăn. Toàn huyện hiện có 120 phòng học tranh tre. * Công tác văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao: Được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp. Hoạt động của các cụm văn hóa cơ sở có hiệu quả. Các hoạt động văn hóa có truyền thống được khơi dậy và chú ý đúng mức như lễ hội cồng chiêng, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình thể thao, làng văn hóa được chú trọng đúng mức. Đã có trên 25 làng văn hóa, hơn 15 nghìn gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Hoạt động của đài TH-TT huyện chất lượng ngày một nâng cao. Nhìn chung, hoạt động văn hóa thông tin, TDTT của huyện luôn giữ vững thành tích cáo trong cụm, trong vùng và toàn tỉnh. Tuy vậy, đời sống văn hóa tinh thần ở Nghĩa Đàn vẫn còn nhiều mặt đáng phải quan tâm. Tệ nạn xã hội đang là vấn đề nhức nhối, đặc biệt là tệ nạn nghiện hút, số người nhiếm HIV ngày một tăng. * Cơ sở vật chất, kỹ thuật khác: Các phương tiện, dịch vụ sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình cũng đang phát triển. Toàn huyện có 540 xe ôtô vận tải các loại. Đảm bảo dịch vụ vận tải, vận chuyển phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm... - Cơ sở hạ tầng của dân cư phát triển khá, hiện nay khoảng 85% hộ gia đình có nhà ở đã được kiên cố. Bảng 2: Tình hình đất đai, dân số và lao động của Nghĩa Đàn năm 2000 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu ( % ) I. Tổng diện tích đất tự nhiên: 1. Đất nông nghiệp - Đất trồng cây hàng năm - Đất trồng cây lâu năm - Mặt nước dùng cho nông nghiệp 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất chuyên dùng 4. Đất ở 5. Đất chưa sử dụng và sông suối II. Tổng số nhân khẩu: - Lao động nông nghiệp III. Tổng số hộ - Khẩu nông nghiệp - Lao động nông nghiệp V. Các chỉ tiêu bình quân - Đất nông nghiệp / khẩu NN - Đất nông nghiệp / hộ NN - Đất canh tác / khẩu NN - Đất canh tác / hộ NN Ha ,, ,, ,, ,, ,, ,, ,, ,, Người ,, ,, ,, Hộ ,, m2 ,, ,, 74.014 26.097 15.246 6.589 4.262 21.302 7.327 1.104 17.683 188.090 16.264 40.977 180.283 32.207 1.700 3.100 1.000 4.700 35,25 53,42 25,25 16,33 28,78 10,37 1,5 23,9 78,59 2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất: - Hệ thống giao thông: Toàn huyện gần 30 km đường quốc lộ 48 và có con đường Hồ Chí Minh cắt ngang qua 5 xã với chiều dài 56 km. Hệ thống giao thông nội huyện tổng số 1.255,7 km, trong đó phân cho xã quản lý : 1.009 km. Nhìn chung, hệ thống giao thông nội vùng được sự quan tâm của nhà nước nay đường bê tông đã lên tới : 122,1 km, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các vùng, thêm vào đó có con đường rộng 7 m, nền đá do nhà máy đường NAT&L làm để vận chuyển vùng nguyên liệu mía cho nông dân. - Hệ thống điện năng, phát thanh truyền hình, bưu điện huyện có: 130 trạm biến áp, tổng số công suất 150 kw, 100% xã có điện, 26 xã có bưu điện văn hóa xã, có 01 trạm truyền hình phủ sóng cho toàn huyện. Số xã có máy điện thoại 31/32 xã. Bảng 3: Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Nghĩa Đàn Cơ sở vật chất kỹ thuật ĐVT Số lượng Máy kéo các loại - Máy kéo cỡ lớn ( trên 12 CV ) - Máy kéo cỡ nhỏ Máy bơm Máy nghiền thức ăn gia súc Xe ô tô các loại Xe công nông Xe trâu bò kéo 7. Đàn gia súc Trâu, Bò Lợn 8. Máy xay xát lúa Chiếc ,, ,, ,, ,, ,, ,, ,, Con Con ,, 56 19 37 126 346 601 176 4.218 41.170 56.000 354 - Hệ thống thuỷ lợi: Nhà nước đã đầu tư cho công trình thuỷ lợi với tổng số vốn đầu tư: Phục vụ tưới tiêu cho: 3.100 ha lúa nước và 1.250 ha cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Mặc dầu thuận lợi như thế nhưng các vùng sâu, vùng vẫn còn sử dụng công cụ thô sơ chủ yếu là dúng sức cày kéo của trâu bò. 2.3- Điều kiện xã hội: * Hệ thống y tế - Giáo dục: Hiện có 2 Trung tâm y tế và 2 phòng khám đa khoa khu vực, 32/32 xã có trạm y tế và có cán bộ y tế tận thôn bản. Toàn huyện có: 34 trường Mẫu giáo - Nhà trẻ, 51 trường Tiểu học; 32 trường THCS; 6 trường THPT; có 01 Trung tâm GDTX; 01 Trung tâm dạy nghề. Nghĩa Đàn là huyện miền núi với diện tích 15.246 ha, bình quân 01 mật độ dân có : 393người/km2. Diện tích canh tác 1.000m2/nhân khẩu NN. * Dân trí giáo dục: Hiện nay phổ cập Tiểu học hàng năm ngành giáo dục vẫn tổ chức chặt chẽ và đồng loạt vào mùa nghỉ hè cho 32/32 xã. Hoạt động văn hóa ngày càng được phát huy, đã có 19/32 xã đón xã văn hóa. 2.4- Hoạt động kinh tế: Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ, coi phát triển nông nghiệp là quan trọng để phát triển nông nghiệp và mọi lĩnh vực, phấn đấu hình thành cơ cấu kinh tế. - Nông nghiệp chiếm tỷ trọng : 38,68%. - Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng: - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 20,16%. - Thương mại dịch vụ chiếm: 40,16% Đẩy nhanh công nghiệp hoá nông thôn bằng cách chọn lọc các tập đoàn giống tốt và cây con phù hợp với điều kiện phát triển ở Nghĩa Đàn. Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, công trình bê tông hoá kênh mương, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - phát huy các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm. II. Thực trạng về nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An 1. Tình hình chung về nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn Nghèo đói là một trong những lực cản lớn trên con đường phát triển đi lên của đất nước, để tiến tới dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Việc xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo về kinh tế đối với hộ nông dân nghèo ở nông thôn là tiền đề cần thiết để giữ cho công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thành công. Nghĩa Đàn là huyện miền núi, diện tích đất canh tác ít và từ lâu chủ yếu là độc canh cây lúa. Những năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội ở Nghĩa Đàn đã có những bước chuyển biến quan trọng. Kết cấu hạ tầng cơ sở đã có sự đầu tư đáng kể, những vấn đề nông nghiệp nông thôn đã được chú ý đúng mức, sản xuất phát triển với nhịp độ 106,8 % thời kỳ 1996 - 2000. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, năm 2000 tỉ lệ hộ nghèo đói toàn huyện là 14,45 %. Đây là tỉ lệ khá cao so với cả nước song đó cũng là cố gắng lớn của nhân dân huyện Nghĩa Đàn, vì vậy thực trạng nghèo đói của các hộ nông dân đang là mối quan tâm lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Đàn Bảng 4: Tình hình giàu nghèo qua các năm của huyện Nghĩa Đàn Năm Hộ giàu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo đói Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1996 1997 1998 1999 2000 2.442 3.179 3.870 5.000 6.146 6,4 8,2 9,6 12,5 15,0 7.707 8.839 9.843 11.438 12.293 20,2 22,8 25,0 28,6 30,0 14.973 15.406 15.748 15759 16.617 39,24 39,74 40,0 39,4 40,55 13.034 11.343 10.000 7.799 5.921 34,16 20,26 25,4 19,5 14,45 Qua bảng về tình hình nghèo đói của các hộ nông dân vào thời điểm 31/ 12 hàng năm ta thấy số hộ giàu khá tăng nhanh, năm 1996 chỉ có 2.442 hộ giàu chiếm 6,4 % thì năm 2000 đã có 6.146 hộ chiếm 15 % tổng số hộ toàn huyện. Bên cạnh đó hộ nghèo đói cũng giảm xuống, năm 1996 có 13.034 hộ nghèo đói chiếm 34,16 % nhưng đến năm 2000 giảm xuống còn 5.921 hộ chiếm 14,45 % tổng số hộ toàn huyện. 2. Phân tích biến động tình hình nghèo đói của các hộ nông dân huyện Nghĩa Đàn thời kỳ 1996 - 2000. Thu thập số liệu về tình hình nghèo đói của các hộ nông dân cho ta biết về số hộ nghèo đói, năm 1996 có 13.034 hộ và đến năm 2000 giảm xuống còn 5.921 hộ, trong thời kỳ này qua các năm số hộ nghèo đói đều giảm xuống như chúng ta đã biết (qua bảng 5 ). Song sự giảm xuống này về số hộ chưa phản ánh hết thực chất của vấn đề, bởi còn có sự biến động tăng lên của tổng số hộ trong toàn huyện qua các năm. Do đó, chúng ta sử dụng thêm chỉ tiêu tỉ lệ % số hộ nghèo đói qua các năm để phân tích sự biến động đó. Bảng 5: Biến động nghèo đói của các hộ nông dân huyện Nghĩa Đàn Năm Hộ nghèo đói Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn Tốc độ phát triển liên hoàn Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc Tốc độ phát triển định gốc Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1996 1997 1998 1999 2000 13034 11343 10000 7799 5921 34,16 29,26 25,4 19,5 14,45 - -1691 -1343 2201 1878 - -4,9 -3,86 -5,9 -5,1 - 87,02 88,16 77,99 75,92 - 85,66 86,81 76,77 74,1 - -1691 -3034 -5235 -7113 - -4,9 -8,76 -14,66 -19,71 - 87,03 76,72 59,84 15,43 - 85,86 74,36 57,08 42,3 BQ 9619 24,55 1778 4,94 82,27 80,84 - - - - Sau khi tính toán cho ta thấy bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1996 - 2000 có 9.619 hộ nghèo đói, tương ứng chiếm 24,55 %, hàng năm có 1.778 hộ thoát khỏi nghèo đói, tương ứng mỗi năm tỉ lệ nghèo đói giảm 4,94 %, tính về số hộ thì mỗi năm số hộ nghèo đói giảm 17,73% và tính về tỉ lệ thì mỗi năm tốc độ giảm của tỉ lệ nghèo đói là 19,16 % hộ thoát khỏi nghèo đói trong tổng số tỉ lệ hộ nông dân nghèo đói. Cứ như vậy liên tục trong 5 năm số hộ nghèo đói giảm được 7113 hộ tương ứng giảm 54,57 % và tỉ lệ hộ nghèo đói giảm 19,71 % tương ứng giảm 57,69% trong tổng số hộ và tỉ lệ nghèo đói toàn huyện. Ngoài các chỉ tiêu chung trên, trong thời kỳ này năm 1997 hộ nghèo đói giảm 1.691 hộ ( tỉ lệ giảm 4,9 %) song đến năm 1998 hộ nghèo đói giảm 1343 hộ (tỉ lệ giảm 3,86 %) và năm 1999 hộ nghèo đói giảm là 2201 hộ (tỉ lệ giảm 5,9 %), đến năm 2000 hộ nghèo đói giảm 1.878 hộ (tỉ lệ giảm 5,1 %). Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chương trình xoá đói giảm nghèo là một trong 7 chương trình mục tiêu quốc gia, Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Đàn đã chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo lên hàng đầu, là mục tiêu phấn đấu về kinh tế của toàn huyện. Bằng các biện pháp cụ thể như giúp đỡ hộ nghèo đói vay vốn sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ứng dụng sản xuất, giúp đỡ người nghèo cây, giống con giống ban đầu để có thể có điều kiện khắc phục khó khăn vươn lên sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính nhờ vậy mà trong những năm trọng điểm của công tác xoá đói giảm nghèo hộ nghèo đói đã giảm một cách đáng kể. Riêng năm 2000 số hộ nghèo giảm ít, một phần do áp dụng tiêu chuẩn để đánh giá nghèo đói cao hơn so với các năm trước đó. Có một số hộ mặc dù theo tiêu chuẩn cũ đã thoát khỏi nghèo đói nhưng với chuẩn mới cao hơn nên vẫn còn thuộc diện hộ nghèo. Tóm lại, trong thời kỳ 1996-2000 từ sau hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo (133) và chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa (135). Nghĩa Đàn là huyện miền núi nên đã được sự quan tâm của Tỉnh, chương trình đã nhanh chóng được triển khai với quyết tâm lớn tinh thần chủ động sáng tạo của Đảng bộ, các Đoàn thể quần chúng và toàn thể nhân dân huyện Nghĩa Đàn. Bởi vậy, đến nay tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm xuống còn 14,45%, sau5 năm tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm bớt 19,71%. Đạt được kết quả này là nhờ sự giúp đỡ về chính sách của nhà nước và quá trình phấn đấy vươn lên của bản thân các hộ nghèo đói . III. Nguyên nhân nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn 1. Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan gây nên tình trạng nghèo đói của các hộ nông dân gồm các nguyên nhân sau: - Do địa hình phức tạp, đất canh tác ít và nghèo dinh dưỡng dẫn đến năng suất cây trồng thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém không đồng bộ và đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. - Dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp chưa phát triển làm hạn chế khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Huyện có tỉ lệ dân tộc 56 % và 12 xã đặc biệt khó khăn, vì vậy phong tục tập quán ở nông thôn miền núi còn nhiều hạn chế cộng với các hủ tục đã gây tốn kém, lãng phí, nó cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói. Những nguyên nhân này không những chỉ tác động đến người nghèo mà tất cả các hộ đều chịu tác động của các nguyên nhân trên trong các điều kiện sản xuất. Song do các hộ có tiềm lực kinh tế dồi dào hơn, có kinh nghiệm trong sản xuất, thích ứng phù hợp với điều kiện nên hạn chế được các tác động nói trên. Họ biết biến đổi cây trồng vật nuôi, cải tạo đất đai, có vốn đầu tư vào sản xuất vì vậy năng suất cây trồng vật nuôi của họ có hiệu quả hơn các hộ nghèo đói. 2. Nguyên nhân chủ quan Qua điều tra và phân tích chúng ta thấy hộ nghèo đói thường thiếu tiền chi tiêu trong sinh hoạt, tái sản xuất giai đoạn và tái sản xuất mở rộng. Nguyên nhân đó là do thu nhập thấp, từ đó có thể thấy được một số nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói như sau: - Một số hộ nông dân trở nên bần cùng, đời sống thiếu thốn chẳng những không có vốn sản xuất mà chỉ đảm bảo bữa ăn hàng ngày cũng gặp khó khăn. - Bản thân họ cũng không có kiến thức để vận dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường. - Một số hộ do thiếu ăn nên nợ nần nhiều năm, vì vậy không đủ sức vươn lên, nhiều lúc phải bán sản phẩm non. - Không năng động tìm việc làm những lúc nông nhàn, mắc phải các tện nạn xã hội và còn do lười lao động. - Sinh con quá nhiều, thiếu lực lượng lao động. - Thiếu vốn sản xuất, nguồn vốn có thể vay từ quỹ xoá đói giảm nghèo còn hạn chế. Trong khi để vay qua ngân hàng người nghèo thì số vốn quá ít không đủ để đầu tư sản xuất kinh doanh nên khi vay đã dùng số vốn đó để chi tiêu hàng ngày dẫn đến cụt vốn và ngân hàng không cho vay tiếp. Còn một số nguyên nhân từ phía chính quyền địa phương còn có những quan điểm, nhìn nhận đánh giá và thiếu lòng tin vào các hộ nghèo, gây cho hộ nghèo những khó khăn sự mặc cảm thiếu tự tin chủ động vươn lên thoát khỏi nghèo đói. - Trong điều kiện thiếu ăn nên vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng không đảm bảo. Vì vậy, vấn đề ốm đau bệnh tật đã làm cho các hộ nghèo đói phải chi phí quá lớn và dẫn đến nghèo đói hơn. - Ngoài ra, còn nhiều những nguyên nhân đan xen kết hợp dẫn tới tình trạng nghèo đói của các hộ nông dân như: ốm đau tàn tật, thiếu ruộng đất sản xuất, các hộ gia đình chính sách, gia đình liệt sỹ, thương binh, già cả neo đơn mà phần trợ cấp xã hội quá ít ỏi không đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của hộ. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước cho thấy: Muốn xoá đói giảm nghèo thì phải giải quyết cơ bản những nguyên nhân gây ra nghèo đói. Nguyên nhân nghèo đói rất đa dạng và mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Bởi vậy, chúng ta đi vào xem xét cụ thể điều kiện và thực trạng sản xuất, chi tiêu của các hộ nông dân nghèo đói để biết rõ hơn nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An . 3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn 3.1. Điều kiện sản xuất của các hộ nghèo đói : Qua số liệu về điều kiện sản xuất của các hộ điều tra cho ta thấy: - Điều kiện đất đai: đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất bởi nếu hộ nông dân mà thiếu đất tức là thiếu tư liệu để sản xuất. Ta thấy đất đai của hộ giàu là 9.310 m2 trong khi đó hộ nghèo chỉ có 7.000 m2, chỉ bằng 75,18 % của hộ giàu. - Điều kiện nhân khẩu, lao động: Nhân khẩu hộ giàu bình quân là 4,1 người một hộ trong khi đó các hộ nghèo là 5,0 người một hộ. Số lượng lao động của các hộ giàu là 3,8 người một hộ chiếm 92,68 % số người trong hộ, trong khi đó số lao động của các hộ nghèo đói là 2,2 người một hộ chỉ chiếm 44% số người trong hộ. Về cơ cấu cho ta thấy rõ hộ nghèo đói lực lượng lao động ít và người ăn theo nhiều, chỉ tính riêng về lao động thì người làm không đủ để nuôi nhiều người ăn theo, cho nên dẫn đến nghèo đói là tất yếu. - Trình độ văn hóa của hộ giàu cao, 62,5 % chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 3 và 6,2 là trình độ trên cấp 3 nhưng hộ nghèo đói chỉ có 12,6 % là trình độ cấp 3 và có đến 8,5 % chủ hộ là mù chữ. Trong nhóm hộ nghèo đói có một số hộ không có lao động chính, phần lớn là bệnh tật già cả, neo đơn và mắc bệnh kinh niên. Các hộ giàu khá ngoài các yếu trên còn kinh doanh thêm các nghè phụ, tận dụng lao động lúc nông nhàn. Còn lao động của các hộ nghèo đói ngoài chăm sóc ruộng vườn, lúc nông nhàn vẫn không có nghề để làm vì chất lượng lao động thấp, trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến tiếp thu các kỹ thuật tiến bộ và chuyển đổi cây giống con giống cho phù hợp. - Vốn dùng vào sản xuất của hộ giàu là 6.650 nghìn đồng trong một năm còn hộ nghèo đói là 1.357 nghìn đồng trong một năm chỉ bằng 20,4 % số vốn của hộ giàu, ngoài ra so với các hộ có mức sống trung bình thì vốn dùng vào sản xuất của các hộ nghèo đói chiếm 53,84 % - Vì điều kiện thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, lao động các hộ nghèo đói phải đi làm thuê đổi công cho các gia đình khác để đổi sức kéo cho khâu làm đất hoặc lấy tiền thuê sức kéo, mua vật tư vì vậy họ không đủ thời gian chăm sóc các sản phẩm của mình nên năng suất thấp, chất lượng kém đối với cây trồng vật nuôi. Cũng theo kết quả điều tra của một số hộ do nghèo đói nên con cái họ phải nghỉ học hay học không đến nơi đến chốn. Vì các khoản chi phí đóng góp cho giáo dục đối với hộ nghèo đói là quá lớn. Đây cũng là nguyên nhân trẻ em nghèo đói bỏ học hoặc học không có chất lượng và cũng là nguyên nhân làm cho các hộ nghèo đói đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Bảng 6: Điều kiện đất đai, lao động, trình độ văn hóa và vốn sản xuất của các nhóm hộ điều tra ở Nghĩa Đàn tại thời điểm 31/12 /2000. Chỉ tiêu ĐVT BQ chung Hộ giàu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo đói I. Đất đai 1. Đất nông nghiệp - Cây hàng năm - Cây lâu năm - Thủy sản 2. Đất lâm ngiệp II. Nhân khẩu, Lao động - Bình quân nhân khẩu/ hộ - Bình quân lao động/ hộ III. Trình độ văn hóa Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 THCN,CNKT, CĐ- ĐH VI. Vốn dùng vào S/xuất Trồng trọt Chăn nuôi Sản xuất khác m2 ,, ,, ,, ha người ,, % ,, ,, ,, ,, " 1000đ ,, ,, ,, 8.100 4.733 2.045 1.323 4,7 2,98 2,93 28,15 31,43 37,5 2,88 3.850 1.156,5 1.163,0 1.530,5 9.310 5.300 2.500 1.519 4,1 3,8 11,7 25,8 62,5 6,2 6.650 7.720 1.920 2.950 8.583 4.900 2.183 1.500 4,6 3,2 20,0 29,4 50,6 3,5 5.350 1.340 1.660 2.350 7.766 4.666 1.900 1.200 4,8 2,8 3,2 32,4 40,1 24.3 1,8 2.520 870 720 930 7.000 4.200 1.700 1.100 5,0 2,2 8,5 48.5 30,4 12,6 1.357 532 495 330 Phần trước đã nêu trình độ của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của dậy và phát triển, giúp các hộ tăng thu nhập giảm nghèo đói. 3.2. Thực trạng sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân nghèo đói: a. Trồng trọt: Nghĩa Đàn là huyện miền núi chủ yếu sản xuất nông nghiệp, qua số liệu điều tra cho ta thấy được kết quả sản xuất của các hộ nghèo đói như sau: Bảng 7: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của các hộ nông dân nghèo đói trong số hộ điều tra: Cây trồng Diện tích ( m2 ) Năng suất ( tạ/ ha ) Sản lượng ( kg ) Giá trị SX (GO, 1000đ) Chi phí trung gian (IC, 1000đ ) Giá trị gia tăng ( VA, 1000đ) Lúa Ngô Khoai Lạc 3.067 350 280 215 31 11 34 12 952 38,5 95,2 25,8 1.774 70 96 142 284 12 16 28 1.490 58 80 114 Tổng 1.742 Qua bảng ta thấy thu nhập ngành trồng trọt chủ yếu là trồng lúa, ngô, khoai, lạc, song với mức thu nhập này thì sẽ không đủ ăn. Riêng lương thực (lúa + ngô) là 990,5 kg/ hộ, trong đó số nhân khẩu bình quân hộ nghèo đói là 4,7 khẩu/ hộ, nếu tính bình quân lương thực mỗi người một năm là 990,5/4,7 bằng 210 kg và không đủ bình quân một người tháng là 210/12 bằng 17,5 kg người/ tháng, qui ra gạo chỉ có khoảng 12,25kg/ người/ tháng (theo tiêu chuẩn dưới 13 kg gạo người/ tháng là đói). Nguyên nhân là do đất ít lại nghèo chất dinh dưỡng do không có đầu tư phân bón cộng với lao động ít, không biết áp dụng kỹ thuật canh tác. Cũng bởi do thiếu vốn để đầu tư sản xuất, tập quán canh tác cũ kỹ và thiếu hiểu biết dẫn đến năng suất thấp, sản lượng ít. Riêng lúa năng suất bình quân chung toàn huyện cũng đạt 52 tạ/ ha còn các hộ giàu khá năng suất đạt từ 50 tạ đến 60 tạ/ ha, vậy mà các hộ nghèo đói do sản xuất kém nên năng suất chỉ có 31 tạ/ ha. Vì vậy, để giải quyết vấn đề ăn cho gia đình quả là một thách thức lớn đối với các hộ nghèo đói, đòi hỏi họ phải tìm cách khác để kiếm sống, vào rừng tìm sản phẩm bán lấy tiền mua lương thực, sản xuất không được chú trọng. b. Chăn nuôi và các ngành nghề khác: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi và một số ngành khác qua điều tra đa mục tiêu năm 2000 như sau: Bảng 8: Hiệu quả sản xuất hộ nghèo đói một số ngành trong tổng số hộ điều tra: ( bình quân 1 hộ/ năm ) Chỉ tiêu Giá trị sản xuất ( GO, 1000đ ) Chi phí trung gian ( IC, 1000đ ) Giá trị gia tăng ( VA, 1000đ ) 1. Chăn nuôi - Gia súc - Gia cầm 2. Làm vườn 3. Lâm ngiệp 4. Thủy sản 5. Dịch vụ, thu # 1.029 648 331 410 810 260 230 326 286 40 74 129 65 32 703 412 291 336 681 196 178 Tổng 2.093 Về chăn nuôi đa số hộ giàu khá giám đầu tư nhiều cho nên lãi cao, nhiều hộ nuôi lợn nái, lợn thịt, gà tam hoàng, vịt siêu trứng, đầu tư chuồng trại, giống, thức ăn và biết học hỏi kỹ thuật chăn nuôi nên gia súc gia cầm lớn nhanh và cho lãi cao. Còn các hộ nghèo đói qua số liệu điều tra chủ yếu là chăn nuôi tận dụng, thức ăn là sản phẩm phụ gia đình (khoai, sắn, cám), nhân giống cũng không được chú trọng, công tác thú y không được quan tâm mà nguyên nhân là do thiếu vốn, thiếu lao động và thiếu hiểu biết về công tác chăm sóc con giống nên hiệu quả sản xuất không cao, hơn nữa các hộ nghèo đói chủ yếu chăn nuôi theo kiểu tận dụng nên thường nuôi ít con giống. Do vậy, hàng năm nguồn thu từ chăn nuôi ít, đó là chưa kể do những hộ do không biết chăn nuôi nên con giống sinh ra ốm yếu, kém phát triển và còn có trường hợp bị mất con giống. Nhìn vào bảng ta thấy dẫu sao thu nhập từ chăn nuôi cũng là một trong những nguồn thu của hộ nghèo đói. Vì vậy, giải pháp về thị trường, giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi của các hộ nông dân nghèo đói là những vấn đề cần được qua tâm. Có như vậy những hộ nghèo đói mới có cơ hội, điều kiện học hỏi kinh nghiệm sản xuất và tham gia vào sản xuất để thực sự tạo ra nguồn thu nhập từ chăn nuôi. Đồng thời mở rộng sản xuất phát triển đa dạng chăn nuôi tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi hộ nghèo đói trong toàn huyện giúp họ thoát khỏi nghèo đói. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp cũng là nguồn thu đáng kể của các hộ nghèo đói. Bởi do tập quán sinh hoạt của người dân nơi đây nên nhiều khi các hộ cứ nhìn vào cái ăn ở trong rừng, bỏ bê cả việc đồng áng nhà cửa nhiều ngày để đi vào rừng săn bắt, lấy gỗ củi và các sản phẩm khác về bán. Song tài nguyên rừng cũng chỉ có hạn, rồi các hộ nghèo đói sẽ chẳng còn có thể kiếm được thu nhập từ rừng nữa mà còn tàn phá rừng hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó cũng có một số hộ nghèo nhận trồng rừng và đem lại nguồn thu nhập cho họ, song các hộ nghèo do ít đầu tư về chi phí sản xuất ban đầu và ít kinh nghiệm trong việc trồng rừng bởi vậy hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao. Hộ nghèo đói còn có nguồn thu nhập từ làm vườn, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản, trong đó làm vườn chủ yếu là bán sản phẩm trong vườn một cách ngẫu nhiên theo tập quán chứ c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2290.doc
Tài liệu liên quan