LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động về mọi mặt, phải biết tận dụng các đòn bẩy kinh tế một cách linh hoạt và hiệu quả. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cùng với sức lao động và đối tượng lao động doanh nghiệp cần phải có tư liệu lao động, trong đó tư liệu quan trọng nhất là tài sản cố định ( TSCĐ). Việc nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ sẽ góp phần làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên, từ đó đến hiệu
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thống kê tại sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 – 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả sản xuất tăng lên. Vấn đề sử dụng hợp lý công suất của TSCĐ sẽ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khi TSCĐ được đưa vào sử dụng. Do vậy, việc nghiên cứu thống kê TSCĐ một cách đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm được thực trạng TSCĐ của Công ty mình, từ đó có những kế hoạch đầu tư kinh doanh cho phù hợp.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8, em đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu thống kê tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 – 2008” để viết chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề ngoài lời nói đầu và kết luận gồm:
- Chương I: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8
- Chương II: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ cấu, tình hình khấu hao và hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 trong giai đoạn 2000 -2008
- Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường quản lý tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 trong thời gian tới.
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8
I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 được thành lập năm 1973 với tên gọi là Đoàn khảo sát thiết kế, có trụ sở đóng tại Chương Mỹ - Hà Tây. Là đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể khái quát qua các giai đoạn như sau:
*Giai đoạn I (1973 – 1989): Cuộc chiến tranh chống Mỹ đã bước sang một giai đoạn mới, sau tết Mậu thân 68, tình hình có nhiều thay đổi – yêu cầu quy mô lớn hơn để chuẩn bị chiến dịch mùa Xuân năm 1975. Các chiến trường cần đạn dược, khí tài, phương tiện chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đặc biệt là chi viện sức người. Do đó, cần có nhiều đường để đảm bảo thông suốt. Với tên gọi là Đoàn khảo sát thiết kế, địa bàn hoạt động chủ yếu là nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Nhiệm vụ của công ty trong thời kỳ này là khảo sát thiết kế tìm ra con đường nhanh nhất, ngắn nhất để kịp thời chi viện sức người sức của cho tiền tuyến. Sau khi thống nhất đất nước, ba nước Đông Dương hoàn toàn giải phóng, thì nhiệm vụ chủ yếu là khảo sát thiết kế nâng cấp cầu đường, bến cảng, sân bay, giúp nước bạn Lào xây dựng Tổ quốc và phát triển đất nước.
Năm 1989: Để thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đoàn khảo sát thiết kế được chuyển trụ sở từ Chương Mỹ - Hà Tây ra Km9 – đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
* Giai đoạn II ( 1990 – 1995): Thời kỳ đầu của giai đoạn này nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đoàn khảo sát thiết kế phải tự tìm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm của mình, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Và do yêu cầu nâng cao vai trò quản lý và phát triển các loại giao thông, đồng thời cải tiến quản lý, sản xuất - kinh doanh theo cơ chế mới nên trong giai đoạn này nhiệm vụ cơ bản là xây dựng các công trình cầu đường giao thông, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình kè chống xói lở, sản xuất các loại vật liệu cung cấp cho xây lắp các công trình giao thông
Năm 1995 căn cứ qui chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị Định số 388 – HĐTB ngày 20 – 11 – 1991 và Nghị định số 156 – HĐTB ngày 7 – 5 – 1992 của Hội đồng bộ trưởng, sửa đổi bổ sung Nghị định 388 – HĐTB. Bộ giao thông vận tải vận tải đã ra Quyết định số 3925 QĐ/TCCB – ngày 16 – 8 – 1995 thành lập: Công ty tư vấn xây dựng giao thông 8. Có trụ sở đóng tại km9 – đường Nguyễn Trãi – quận Thanh Xuân – Hà Nội. Là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng – hạch toán độc lập. Là đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.
* Giai đoạn III (từ năm 1996 đến nay): Ban đầu tách ra hạch toán độc lập với nhiệm vụ chính là tư vấn cho khách hàng và khảo sát thiết kế xây dựng các công trình giao thông và dân dụng.
Theo quyết định số 3852/QĐ – BGTVT, ngày 09/12/2004 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Công ty tư vấn xây dựng giao thông 8 chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang cổ phần hóa với tên gọi mới là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 thuộc Tổng công ty xây dựng giao thông 8 và đổi mới bộ máy quản lý cho phù hợp với một Công ty cổ phần. Do yêu cầu đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh trong môi trường đầy những thử thách, khó khăn của cơ chế thị trường, Công ty đã từng bước thực hiện những quyết sách có tính " đột phá " mà trước hết là vấn đề tổ chức bộ máy và con người, phải tinh giảm, gọn nhẹ và chuyên môn hoá "đội ngũ quản lí gián tiếp, tăng lực lượng lao động và các bộ phận sản xuất trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân.
Trải qua hơn 30 năm phấn đấu và xây dựng đơn vị, công ty từng bước duy trì và phát huy được vai trò là đơn vị khoa học kỹ thuật, địa bàn hoạt động rộng từ Bắc vào Nam, cả nước bạn Lào. Số cán bộ công nhân viên ngày một tăng, sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Ghi nhận các thành tích đó, Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba. Lực lượng tự vệ được tặng Huân chương chiến công hạng ba. Được nhà nước Lào tặng thưởng nhiều Huân chương tự do Ít Xa Na cho tập thể và cán bộ công nhân viên có thành tích giúp bạn Lào.
II. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8
Chức năng
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 hoạt động trong lĩnh vực tư vấn khảo sát, thiết kế giao thông vận tải chức năng chủ yếu của công ty là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Cụ thể, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là:
- Tư vấn xây dựng công trình giao thông
- Tư vấn xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, các công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, điện… trong và ngoài nước.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, cấu kiện thép, trang trí nội, ngoại thất công trình.
- Đào đắp, xan lấp mặt bằng, hạ tầng các công trình.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà đất.
- Xây dựng và lắp đặt hạ tầng các công trình bưu chính viễn thông.
- Khai thác và chế biến vật liệu xây dựng.
- Khai thác và tuyển quặng ( trừ quặng Nhà nước cấm)
- Sản xuất và mua bán máy móc, thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bưu chính viễn thông ( trừ thiết bị thu phát sóng).
- Thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình.
Nhiệm vụ
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp của các cổ đông.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của Công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra.
- Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định của Luật kế toán và Luật thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
- Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin về hoạt động của Công ty cho các cổ đông theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý Công ty theo quy định của Bộ Luật lao động.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty.
Công ty là thành viên của Tổng công ty xât dựng công trình giao thông 8 nên ngoài nhiệm vụ SXKD trên, Công ty còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà Tổng công ty giao – có trách nhiệm nghiên cứu xấy dựng chiến lược phát triển mà Tổng Công ty – tham gia khảo sát thiết kế các công trình mà Tổng công ty trúng thầu.
III. Cơ cấu tổ chức của Công ty Tư vấn xây dựng giao thông
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc phụ trách XN thí nghiệm và XDTN
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó giám đốc phụ trách nội chính, kinh doanh
2
1
4
8
7
6
5
3
15
16
14
13
12
11
10
9
Ghi chú
1. Phòng tổ chức cán bộ - lao động
2. Phòng kế hoạch dự toán
3. Phòng kế toán tài chính
4. Phòng hành chính
5. Phòng kỹ thuật KCS
6. Phòng thiết kế 1
7. Phòng thiết kế 2
8. Xí nghiệp thí nghiệm
9. Đội khảo sát 1
10. Đội khảo sát 2
11.Đội khảo sát 3
12. Đội địa chất
13. Đại diện phía Nam
14. Đại diện tại Lào
15. Đội xây dựng thực nghiệm
16. Phòng thí nghiệm
2. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc, phó giám đốc và các phòng, đội
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc
Chức năng:
Giám đốc là chủ tài khoản, là người chịu trách nhiệm toàn bộ mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp phát triển tăng trưởng kinh tế, thu được lợi nhuận cao. Bảo đảm đời sống cho người lao động, đóng góp cho Nhà nước và xây dựng các quỹ phúc lợi, tái sản xuất phát triển.
Nhiệm vụ
- Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chung trong Công ty, quyết định những vấn đề chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức điều phối công tác giữa các Phó giám đốc, quyết định những vấn đề các Phó giám đốc còn có những ý kiến khác nhau.
- Phân công nhiệm vụ cho các phòng ban và đôn đốc thực hiện.
- Trực tiếp phụ trách một số chuyên đề nghiệp vụ, trong trường hợp cụ thể Giám đốc có thể trực tiếp giải quyết một số công việc thuộc các lĩnh vực đã phân công, uỷ quyền cho Phó giám đốc và điều chỉnh sự phân công, ủy quyền giữa các Phó giám đốc.
2.2. Chức năng nhiệm vụ của Phó giám đốc
Chức năng
Công ty có hai phó giám đốc là người giúp giám đốc theo phận sự phân công như phó giám đốc phụ trách nội chính, kinh doanh, phụ trách khối văn phòng. Là thủ trưởng cơ quan, các công tác đối nội, kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các chỉ thị nghị quyết, quy chế, nội qui qui định của công ty. Đôn đốc các phòng Kế hoạch dự toán bảo đảm cho công tác điều hành sản xuất, phòng Tổ chức cán bộ - lao động, phòng Hành chính kíp thời phục vụ sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ
- Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật phải nắm chắc toàn bộ công tác kỹ thuật của Công ty, chỉ đạo xây dựng đề cương cho công tác khảo sát thiết kế, các công trình chỉ định thầu, trúng thầu. Nghiên cứu ứng dụng khoa học tiến tiến vào thực tế hoạt động của Công ty. Chỉ đạo biên soạn giáo trình kỹ thuật cho công nhân học và thi tay nghề.
- Phó giám đốc phụ trách thí nghiệm và xây dựng thực nghiệm phải quản lý chỉ đạo chất lượng các phòng Thí nghiệm trung tâm và hiện trường. Đảm bảo công tác hoạt động có kết quả chính xác, đưa ra những chỉ tiêu kỹ thuật giúp người lãnh đạo có quyết sách đúng.
- Các phó giám đốc ngoài những việc được giám đốc phân công cụ thể, còn phải thường xuyên báo cáo giám đốc những ý kiến đề xuất trong công tác tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh mà còn liên hệ mật thiết với nhau để hỗ trợ cho nhau trong quá trình công tác.
2.3. Phòng tổ chức cán bộ - lao động
Phòng tổ chức cán bộ - lao động gồm 7 người.
Chức năng:
Phòng tổ chức cán bộ - lao động là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công ty có chức năng tham mưu cho cấp ủy và Ban Giám đốc trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ chính sách, thi đua khen thưởng, kỷ luật và một số vấn đề khác liên quan đến người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng quy hoạch, tổ chức bộ máy sản xuất và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty báo cáo cấp ủy và Ban giám đốc Công ty trình Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt.
- Căn cứ tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải của Bộ và hướng dẫn của Tổng công ty, lập hồ sơ xếp hạng, nâng hạng hoặc xuống hạng theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, định mức lao động, các quy chế về tiền lương, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật..v.v.
- Công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá cán bộ và đội ngũ cán bộ của Công ty.
- Quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
- Giải quyết thủ tục về chế độ khi tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, điều động, nâng bậc, nghỉ hưu, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là thành viên thường trực của hội đồng thi đua và hội đồng kỷ luật của Công ty.
- Tổng hợp quy hoạch, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, lập kế hoạch cân đối lao động, kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp bố trí lao động phù hợp với yêu cầu SXKD của công ty.
- Nghiên cứu việc tổ chức lao động khoa học, xây dựng định mức lao động nội bộ, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuân khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước, của ngành và của Tổng công ty, xây dựng quy chế trả lương cho người lao động.
- Căn cứ vào chế độ chính sách tiền lương, BHXH, BHYT…của Nhà nước và hướng dẫn của tổng công ty, tham mưu với lãnh đạo Công ty việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động trong công ty, là thành viên thường trực của hội đồng lương công ty.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho công nhân viên toàn Công ty.
- Lập kế hoạch bảo hộ lao động.
- Kết hợp với các phòng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và lập báo cáo kết quả SXKD hàng năm theo mẫu biểu quy định của Tổng công ty và tham gia bảo vệ trước Tổng công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Công ty phân công.
2.4. Phòng kế hoạch dự toán
Nhân viên của phòng kế hoạch dự toán gồm có 20 người
Chức năng
Phòng kế hoạch dự toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và phó giám đốc nội chính kinh doanh về công tác kế hoạch lập dự toán khảo sát thiết kế, vật tư thiết bị. Nắm bắt thông tin tìm kiếm việc làm – lập kế hoạch tiến độ theo dõi các công trình ( đầu vào)
Nhiệm vụ
- Nghiên cức thị trường
- Thu nhập, sàng lọc các tài liệu, thông tin liên quan đến kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành, địa phương… tham mưu cho lãnh đạo kế hoạch tiếp cận với khách hàng có nhu cầu thuê dịch vụ tư vấn.
- Tổng hợp số liệu các phòng nghiệp vụ về năng lực của công ty để quảng bá, tiếp thị và cung cấp thông tin cho khách hàng nhằm tìm kiếm việc làm.
- Thực hiện công tác dự thầu, đấu thầu tư vấn: Phối hợp với các phòng nghiệp vụ của công ty thực hiện tiếp cận, nghiên cứu sơ bộ, lập hồ sơ dự thầu tư vấn, giao dịch thương thảo với khách hàng trong quá trình đấu thầu tư vấn.
- Nhận yêu cầu đối với các dự án được chỉ định thầu: Xem xét các yêu cầu của khách hàng khác (kể cả việc thay đổi, bổ xung, chỉnh lý hợp đồng hay đơn đặt hàng).
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác chuẩn bị kế hoạch về: nhân lực, thiết bị, kinh phí… để triển khai thực hiện các dự án.
- Lập trình duyệt và bảo vệ dự toán khảo sát thiết kế, chi phí tư vấn xây dựng trước các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cân đối năng lực thực hiện các dự án: Xem xét phương án thuê chuyên gia, cộng tác viên, nhà thầu phụ đối với các dự án có quy mô lớn so với năng lực của đơn vị nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án.
- Giao nhiệm vụ sản xuất: Cân đối năng lực các phòng, tổ đội sản xuất, phối hợp với các phòng nghiệp vụ, làm việc với đơn vị nhận khoán, tính toán và soạn thảo quyết định giao khoán theo quy định của Công ty, trình giám đốc phê duyệt.
- Theo dõi thực hiện các dự án: Cử các cán bộ kế hoạch theo dõi, đôn đốc các đơn vị sản xuất được giao nhiệm vụ thực hiện dự án trong suốt quá trình từ khi triển khai đến khi kết thúc dự án.
- Tham mưu giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án: Cập nhập thông tin, các nghiệp vụ kinh tế – kỹ thuật liên quan đến dự án giữa công ty và khách hàng, phối hợp với các phòng chức năng lên phương án giải quyết, soạn thảo các văn bản trình lãnh đạo.
- Lập các báo cáo định kỳ về: tiến độ, khối lượng, chất lượng, sản lương thực hiện các dự án theo mẫu biểu của Tổng công ty, các ban ngành chức năng và của Công ty.
- Giao nhận hồ sơ, sản phẩm của dự án đối với khách hàng.
- Nghiệm thu sản phẩm và thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng kinh tế các dự án với khách hàng.
- Tham gia nghiệm thu, thanh quyết toán nội bộ với các đơn vị sản xuất.
- Tham gia đánh giá chất lượng thực hiện dự án.
- Lập kế hoạch và báo cáo kết quả SXKD hàng năm: Phối hợp với các phòng nghiệp vụ lập báo cáo kêt quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo mẫu biểu của Tổng công ty và tham gia bảo vệ trước Tổng công ty.
- Thực hiện các công tác khác khi cấp ủy và ban giám đốc yêu cầu: Soạn thảo các quy định quản lý của Công ty…
2.5. Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán gồm có 12 người
Chức năng:
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán.
- Theo dõi, phán ánh sự vận động của vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ kế toán qua từng thời kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Kết hợp với các phòng ban khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.
Nhiệm vụ
- Quản lý chặt chẽ công tác tài chính, bảo đảm tài chính cho các đơn vị sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, tham mưu cho lãnh đạo về công tác tài chính, hạch toán theo dõi các công trình đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.
- Quan hệ giao dịch với các Công ty tài chính và ngân hàng.
- Hạch toán và kế toán phân tích đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Theo dõi, quản lý các nguồn tài sản cố định và lưu động, khấu hao, thay mặt Công ty tính toán các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước và cấp trên.
- Lập kế hoạch tài chính và có đề xuất cho lãnh đạo Công ty kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, quản lý công tác tài chính chặt chẽ. Sổ sách thu chi minh bạch.
- Cử cán bộ thu nợ các khoản đối tác, khách hàng còn nợ.
2.6. Phòng hành chính – thiết bị
Cán bộ công nhân viên của phòng gồm có 7 người
Chức năng
Phòng hành chính – thiết bị là phòng tham mưu và tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: Quản lý văn phòng, quản lý thiết bị sản xuất, giao dịch với khách đến làm việc, duy trì nội quy cơ quan, giữ gìn trật tự an ninh trong Công ty…
Nhiệm vụ
- Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty lĩnh vực giao dịch, quan hệ với khách hàng đến làm việc.
- Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính và con dấu. Theo dõi công văn đi, đến đúng, kịp thời. Thực hiện công tác lưu trữ các tai liệu thường và tài liệu quan trọng.
- Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kì và bất thường.
- Tổ chức thực hiện công tác phục vụ các cuộc họp, hội nghị của Công ty.
- Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ Đảng.
- Xây dựng kế hoạch, hợp đồng, mua sắm, quản lý trang thiết bị.
- Xây dựng định mức, quản lý, theo dõi hoạt động các phương tiện vận tải của Công ty.
- Quản lý xây dựng cơ bản trụ sở của Công ty.
- Quản lý tài sản thiết bị dụng cụ làm việc.
- Duy trì thực hiện nội quy, nội vụ cơ quan, giờ giấc làm việc.
- Tham gia bảo vệ môi sinh, môi trường, phòng cháy chữa cháy của Công ty.
- Theo dõi công tác pháp chế của Công ty.
- Quản lý toàn bộ các loại máy móc, thiết bị của Công ty.
- Kết hợp với các phòng chức năng lập kế hoạch đầu tư, mua sắm các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
- Mở sổ theo dõi, giao nhận các loại máy móc, thiết bị với các đơn vị trong công ty.
- Lập kế hoạch bảo dưỡng định kì và thường xuyên, đề xuất các phương án sửa chữa, thay thế linh kiện, đảm bảo cho các loại máy móc, thiết bị hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban Giám đốc Công ty giao.
2.7. Phòng kỹ thuật KCS
Phòng kỹ thuật KCS gồm 30 người
Chức năng:
- Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, quy trình, quy phạm, các quy định kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua tác nghiệp của phòng.
- Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phuc vụ cho hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty.
- Quản lý và cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ xản xuất.
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ cụ thể của phòng trong công tác quản lý kỹ thuật qua các giai đoạn của quá trình SXKD thể hiện cụ thể ở những nội dung chính sau:
- Thu thập, tiếp cận các thông tin về hệ thống quản lý kỹ thuật, quy trình, quy phạm, các quy định kỹ thuật của cơ quan chức năng áp dụng trong hoạt động sản xuất của công ty. Phổ biến và hướng dẫn cho các bộ phận sản xuất, nghiệp vụ của công ty để thực hiện trong quá trình tác nghiệp.
- Soạn thảo các qui định kỹ thuật chung đối với các hồ sơ, sản phẩm khảo sát thiết kế.
- Soạn thảo đề cương kỹ thuật các công trình xây dựng giao thông.
- Kiểm tra, soát xét, chất lượng các sản phẩm, hồ sơ của công ty.
- Các công việc khác theo sự phân công của Ban giám đốc công ty.
2.8. Phòng thiết kế
Phòng thiết kế gồm 25 người
Chức năng:
Phòng thiết kế có chức năng thiết kế các công trình Công ty trúng thầu hoặc được chỉ định thầu theo đề cương kỹ thuật được duyệt. Đề xuất những giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất vào trong lĩnh vực thiết kế các công trình giao thông đường bộ, cầu cống, bến cảng, nhà ga, sân bay,…
Nhiệm vụ:
- Lập dự án tiền khả thi và tổng hợp mức đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
- Lập dự án khả thi và tổng mức đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
- Thiết kế kỹ thuật và tổng hợp dự toán xây dựng các công trình giao thông.
- Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình giao thông.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc Công ty phân công.
2.10. Xí nghiệp thí nghiệm và xây dựng thực nghiệm
Xí nghiệm thí nghiệm và xây dựng gồm 35 cán bộ công nhân viên.
Chức năng:
Xí nghiệp thí nghiệm có chức năng là kiểm tra đánh giá các kết quả của mẫu vật liệu, đất đá, cát sỏi, nhựa đường, xi măng, sắt thép phục vụ yêu cầu thiết kế và thi công cầu đường, nhà ga, bến cảng, sân bay…
Nhiệm vụ.
- Đánh giá cường độ nén, mặt đường, kiểm định chất lượng cầu cống xác định độ co giãn của bê tông, nhựa đường…
- Đánh giá chất lượng công trình để nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào ứng dụng.
- Đánh giá chất lượng công trình để nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng khai thác.
2.11. Các đội – các trạm đại diện
Các đội - trạm đại diện gồm 62 người
Chức năng:
Các đội – các trạm đại diện có chức năng trực tiếp sản xuất, xác định hiện trạng, đánh giá nguyên nhân sự cố các Công trình giao thông.
Nhiệm vụ:
- Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ.
- Khảo sát địa hình các công trình giao thông đường bộ.
- Thiết kế các công trình giao thông đường bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Công ty giao.
IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Lĩnh vực hoạt động
- Tư vấn thiết kế, khảo sát, xây dựng: Đây luôn là thế mạnh của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8. Hiện nay, Công ty thực hiện tư vấn cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng tại Việt Nam trong các khâu: cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, lập dự án đầu tư, thiết kê, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp.
- Thi công xây lắp: Là lĩnh vực góp phần chủ lực trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tư xây dựng, phát triển nhà và đô thị của Công ty. Đặt mục tiêu “an toàn – chất lượng – tiến độ” lên hàng đầu, Công ty chú trọng đầu tư thiết bị máy móc thi công, đặc biệt là yếu tố con người.
- Đầu tư phát triển nhà và đô thị: Những năm qua, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 được Ủy ban thành phố giao làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn và đã hoàn thành đồng bộ, bàn giao nhiều dự án. Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện đầu tư dự án tại nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước và nước bạn Lào.
- Một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác: Bên cạnh những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 còn tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh khác và không ngừng mở rộng quy mô, chất lượng các hoạt động này, trong đó phải kể đến lĩnh vực: Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, cấu kiện thép, trang trí nội, ngoại thât công trình; kinh doanh bất động sản; khai thác và chế biến vật liệu xây dựng…Đây là chủ trương quan tâm đầu tư các dự án có lợi thế, đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng thị trường của Công ty.
Đặc điểm nguồn lực
2.1. Đặc điểm về lao động
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông 8 được xây dựng và hình thành từ một tập thể các kỹ sư giỏi về chuyên môn kỹ thuật viễn thông, điện tử, xây dựng và kinh tế, mỹ thuật, kiến trúc,… với một tâm huyết đi chuyên sâu về tư vấn khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình giao thông, xây dựng dân dụng, thủy lợi, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp…
Đội ngũ quản lý trẻ của Công ty đa phần đã tốt nghiệp đại học thuộc các lĩnh vực tin học, kỹ thuật điện tử, kiến trúc, xây dựng, giao thông, kinh tế, ngoại thương, một số đang theo học các khóa đào tạo sau đại học. Một số kỹ sư đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoan, thăm dò địa chất với sự nhiệt tình, cần mẫn trong công việc, có khả năng tiếp thu phân tích và vận dụng các kinh nghiệm và triển khai thực hiện các công nghệ mới. Công ty có đội ngũ kỹ sư tư vấn thiết kế, thi công các công trình xây dựng được đào tạo bài bản từ môi trường kỹ, mỹ thuật uy tín chất lượng.
Để luôn theo kịp các yêu cầu của quý khách hàng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Công ty luôn đặc biệt coi trọng đầu tư cán bộ làm công tác dịch vụ kỹ thuật, công tác đào tạo và học tập, khuyến khích cán bộ nhân viên nâng cao trình độ, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến. Mỗi nhân viên đều được đảm nhận những vị trí phù hợp với những vị trí phù hợp với thế mạnh của mình, có điều kiện phát huy hết tài năng. Ngoại ngữ cũng là một tiêu chuẩn không thể thiếu với nhân viên của Công ty.
2.2. Đặc điểm về vốn
Như chúng ta đã biết để tiến hành sản xuất kinh doanh thì điều kiện tiên quyết của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có vốn. Vốn được biểu hiện là giá trị của toàn bộ tài sản do Doanh nghiệp quản lý và sử dụng tại một thời điểm nhất định. Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sỡ hữu nhất định.
Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vốn tự có, tuy nhiên trong những năm gần đây để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường Công ty phải đầu tư thêm rất nhiều trang thiết bị do vậy với nguồn vốn tự có Công ty không thể đảm bảo được hết nên Công ty đã huy động nguồn vốn từ bên ngoài làm tăng tỷ lệ vốn thuê ngoài lên tới 39,79%.
Đặc điểm về tài sản
Để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh và các họat động khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động, phân phối và sử dụng một khối lượng tài sản nhất định. Tùy theo quy mô giá trị của tài sản và thời gian dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai mà người ta chia tài sản thành tài sản cố định và tài sản lưu động. Đối với Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh Công ty không ngừng nâng cao đổi mới, đầu tư thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác khảo sát, thiết kế, khoan thăm dò địa chất, thí nghiệm và tư vấn giám sát. Từ năm 2000 – 2008, Công ty đã đầu tư thiết bị trị giá gần 7.800 triệu đồng trong đó nhóm thiết bị quản lý luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số TSCĐ của Công ty.
Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm truyền thống của Công ty là các sản phẩm thuộc lĩnh vực tư vấn:
- Đo đạc lập bản đồ địa hình các điểm xây dựng công trình
- Khảo sát địa chất công trình để cấp tài liệu địa chất công trình phục vụ cho bước lập dự án đầu tư đến bước lập thiết kế kỹ thuật thi công các công trình xây dựng cơ bản
- Thực hiện các công việc tư vấn xây dựng khác như tư vấn đấu thầu, mời thầu, chọn thầu và giám sát kỹ thuật xây lắp
Do đó sản phẩm của Công ty có đặc điểm sau:
Thứ nhất, tính không sờ thấy được của sản phẩm dịch vụ.
Thứ hai, giá trị các hoạt động tư vấn xây dựng giao thông gắn liền với người cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng giao thông. Thiếu những người cung cấp dịch vụ thì không thể hoạt động được. Đặc điểm này khác với đặc điểm hàng hóa vật chất ở chỗ: Hàng hóa vật chất vẫn tồn tại không phụ thuộc vào sự có mặt của người cung ứng hàng hóa.
Thứ ba, sản phẩm của hoạt động tư vấn xây dựng giao thông không ổn định về chất lượng, chất lượng dịch vụ giao thông phụ thuộc vào người cung ứng.
Thứ tư, tính không lưu giữ được khi nhu cầu mua dịch vụ của Công ty thấp, Công ty có thừa khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tuy nhiên sự dư thừa khả năng cung ứng dịch vụ đó của Công ty không thể lưu giữ để sử dụng khi nhu cầu về dịch vụ của khách hàng tăng mạnh vượt quá khả năng cung ứng của Công ty.
Thứ năm, sản phẩm hoàn thành không nhập kho mà được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm không thể hiện rõ ( vì đã quy định giá cả, người mua, người bán trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu).
Đặc điểm thị trường và khách hàng
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 hoạt động trong lĩnh vực, tư vấn, thiết kế nên khách hàng của công ty là
Thị trường của Công ty, trong những năm gần đây, phát triển ổn định cho thấy uy tín của Công ty không ngừng tăng cao, các sản phẩm dịch vụ tư vấn do Công ty cung cấp có chất lượng vượt trội và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Các khách hàng truyền thống của Công ty không chỉ là của Bộ giao thông vận tải mà còn có Bộ quốc phòng, Bộ công nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trong cả nước, và cả các công ty tư vấn xây dựng quốc tế.
V. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Phải nói rằng, từ k._.hi bắt đầu cổ phần hóa và người lao động làm chủ đồng vốn của mình, Công ty làm ăn ngày càng phát đạt. Công ty đã ký kết được 54 hợp đồng kinh tế với tổng kinh phí tư vấn trên 10 tỷ đồng, thực hiện được trên 60 hợp đồng kinh tế có giá trị, doanh thu đạt gần 20 tỷ đồng, thu được hơn 10 tỷ đồng lợi nhuận. Thu nhập bình quân đầu người trên 5 triệu đồng/ người/ tháng. Để thích ứng với nền kinh tế thị trường đầy khắc nghiệt, Công ty đã áp dụng phương thức quản trị doanh nghiệp theo hướng linh hoạt, nhạy bén, xây dựng, cơ chế hoạt động mang tính cạnh tranh cao. Theo đó, Công ty đã chủ động tham gia các cuộc đấu thầu xây dựng quy mô lớn. Với uy tín được tạo dựng lâu năm và tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc, Công ty đã tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát cùng với Ban quan lý dự án, đơn vị thi công xử lý nhanh các vướng mắc kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trong cả nước như: Đường mòn Hồ Chí Minh, quốc lộ 5, quốc lộ 8, quốc lộ 9, quốc lộ 24….Ngoài ra Công ty còn có một số công trình ở nước bạn Lào: Quốc lộ 18, 13, 6, 7. Hầu hết các chủ đầu tư đều đánh giá cao uy tín của Công ty thông qua chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, giá cả và việc thực hiện nghiêm túc các cam kết theo yêu cầu, giao ước đã ký kết.
Ngoài ra, Công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, cấu kiện thép, trang trí nội, ngoại thất công trình… đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Toàn bộ các sản phẩm và dịch vụ của Công ty thực hiện trong thời gian qua đều đạt chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.
Chương II: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích
quy mô, cơ cấu, tình hình khấu hao và hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8
trong giai đoạn 2000 – 2008
I. Những vấn đề chung về tài sản cố định
1. Khái niệm về TSCĐ
Theo giáo trình thống kê kinh tế, TSCĐ được định nghĩa như sau: “ TSCĐ là những tư liêu lao động có tính chất vật chất (hữu hình), có giá trị lớn và được sử dụng lâu dài (lớn hơn mức quy định). Trong quá trình sản xuất - kinh doanh hình thái vật chất hầu như không thay đổi, còn giá trị giảm dần trong suốt thời gian tồn tại và các tài sản không có hình thái vật chất (vô hình).
Theo giáo trình thống kê kinh doanh: Để tiến hành sản xuất, kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động, đơn vị cơ sở còn cần phải có tư liệu lao động. Trong đó, bộ phận các tư liệu lao động thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau đây được coi là TSCĐ:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản (TSCĐ hữu hình) hay do tài sản mang lại (TSCĐ vô hình)
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Các tiêu chuẩn trên thường thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế (nhất là tiêu chuẩn về mặt giá trị).
Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ của doanh nghiệp như sau: Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn và được sử dụng lâu dài trong quá trình sản xuất, còn hình thái hiện vật tự nhiên thì hầu như không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng và những TSCĐ không có hình thái vật chất, biểu hiện một lượng giá trị đã được đầu tư dùng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
2. Phân loại TSCĐ
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có các cách phân loại sau:
2.1. Theo quyền sở hữu
Theo tiêu thức phân loại này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia ra thành: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
+ TSCĐ tự có: là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu, tặng…
+ TSCĐ thuê ngoài: Là những tài sản mà doanh nghiệp phải đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. TSCĐ thuê ngoài được chia thành: TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
Tiêu thức phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được tình hình TSCĐ của doanh nghiệp mình bao nhiêu phần là tự có và bao nhiêu phần là đi thuê. Từ đó có biện pháp quản lý và đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất
2.2. Theo tính chất và tình hình sử dụng TSCĐ
Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:
+ TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ TSCĐ chưa dùng vào sản xuất kinh doanh
+ TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý
Tiêu thức phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được hiệu quả thực sự của những TSCĐ nào đã được sử dụng trong quá trình sản xuất, từ đó có kế hoạch khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
2.3. Theo đặc tính
Theo tiêu thức này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
+ TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái, vật chất, được chia thành các nhóm sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc, thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị, dụng cụ quản lý.
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
- Các TSCĐ hữu hình khác.
+ TSCĐ Vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh. Bao gồm các loại sau:
- Quyền sử dụng đất
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Chi phí về bằng phát minh sáng chế
- Chi phí nghiên cứu phát triển
- Chi phí về lợi thế thơng mại
- Quyền đặc nhượng
- Nhãn hiệu thương mại…..
Tiêu thức phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được một cách tổng quát cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Từ đó doanh nghiệp có những lựa chọn về các dự án đầu tư có những điều chỉnh sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
2.4. Theo vai trò của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo tiêu thức phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành:
+ TSCĐ tích cực: Máy móc thiết bị
+ TSCĐ thụ động: Nhà xưởng
Tiêu thức phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được những TSCĐ nào đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có biện pháp quản lý, khai thác và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất
3. Vai trò của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất, kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động, đơn vị cơ sở còn cần phải có tư liệu lao động. Tài sản cố định là một trong những tư liệu lao động quan trọng nhất. Nó là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh , cùng với sức lao động, TSCĐ đã góp phần biến những tư liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc mở rộng và đổi mới TSCĐ tức là nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho sản xuất, giải phóng sức lao động, mang lại năng suất cao, tạo ra nhiều sản phẩm, mang lại doanh thu, lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nhu cầu về đầu tư đổi mới TSCĐ thay thế cho những TSCĐ hiện có đã trở thành vấn đề sống còn trong sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 nói riêng.
Mặt khác, TSCĐ là một bộ phận của của cải quốc dân nên việc mở rộng TSCĐ cũng là mở rộng quy mô của cải quốc dân, từ đó phát huy khả năng khai thác và sử dụng cho hoạt động kinh tế xã hội.
Mỗi doanh nghiệp có nguồn lực về TSCĐ là khác nhau nên tùy thuộc vào điều kiện về vốn, quy mô và chất lượng TSCĐ để tiến hành sản xuất kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất, từ đó thu được lợi nhuận cao
Như vậy, TSCĐ không chỉ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là bộ phận không thể thiếu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
II. Hướng phân tích tài sản cố định của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8
1. Nghiên cứu quy mô và biến động quy mô TSCĐ theo các chỉ tiêu khác nhau
- Tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ theo giá ban đầu và giá còn lại
- Tổng giá trị TSCĐ hiện có binh quân theo giá ban đầu và giá còn lại
- Mức trang bị TSCĐ cho một lao động
2. Nghiên cứu tình hình biến động TSCĐ
- Lượng tăng (hoặc giảm) TSCĐ
- Hệ số tăng (hoặc giảm) TSCĐ
3. Nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo các hình thức khác nhau
- Theo quyền sở hữu:
- Theo tính chất và tình hình sử dụng TSCĐ
- Theo đặc tính
- Theo vai trò của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
4. Nghiên cứu tình hình khấu hao TSCĐ, thông qua các chỉ tiêu
- Mức khấu hao năm
- Tỷ suất khấu hao
5. Nghiên cứu trạng thái TSCĐ, thông qua các chỉ tiêu
- Hệ số hao mòn TSCĐ
- Hệ số còn lại TSCĐ
- Hệ số loại bỏ
- Hệ số đổi mới
6. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng TSCĐ
- Theo doanh thu
-Theo lợi nhuận
III. Các phương pháp thống kê vận dụng để phân tích TSCĐ của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8
1. Phương pháp phân tổ
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
Các số liệu sau khi thu thập thường là số liệu thô chưa thể tổng hợp, phân tích. Sau khi tiến hành phân tổ ta có thể sử dụng số liệu đó để tổng hợp, phân tích và đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác.
Trong nghiên cứu thống kê TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8, phân tổ thường được áp dụng để theo dõi cơ cấu TSCĐ
2. Phương pháp bảng thống kê
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý, rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Các tài liệu sau khi đã thu thập được chưa qua sử lý rất khó để so sánh đối chiếu, phân tích. Vì vậy, sau khi tiến hành sắp xếp lại các tài liệu đó trong bảng thống kê có thể giúp ta tiến hành mọi việc so sánh đối chiếu, phân tích theo các phương pháp khác nhau, từ đó nêu lên bản chất sâu sắc của hiện tượng nghiên cứu.
Trong nghiên cứu thống kê TSCĐ, ta có thể sử dụng bảng giản đơn để nghiên cứu quy mô TSCĐ, tình hình khấu hao TSCĐ, trạng thái TSCĐ, hiệu quả sử dụng TSCĐ.
3. Phương pháp số tương đối
Số tương đối là số biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng.
Số tương đối được sử dụng để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến… của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử nhất định.
Trong nghiên cứu thống kê TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8, phương pháp số tương đối được dùng để nghiên cứu tình hình biến động TSCĐ và trạng thái TSCĐ.
4. Phương pháp đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hay đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê.
Nhìn vào đồ thị thống kê, người xem không cần mất nhiều công đọc các con số, bảng biểu mà vẫn có thể nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng
Đồ thị thống kê được sử dụng để theo dõi tình hình biến động quy mô TSCĐ, tình hình khấu hao TSCĐ, hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các năm hay cơ cấu TSCĐ
Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Phương pháp phân tích dãy số thời gian là phương pháp nghiên cứu biến động mặt lượng của hiện tượng qua thời gian dựa vào một dãy các số liệu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Phân tích dãy số thời gian giúp ta nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của hiện tượng qua thời gian, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8, phương pháp phân tích dãy số thời gian được sử dụng để đánh giá thực trạng TSCĐ của Công ty qua các năm từ, đó có biện pháp quản lý, sử dụng TSCĐ một cách hợp lý.
IV. Nguồn thông tin sử dụng để nghiên cứu thống kê tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8
1. Hệ thống thông tin trong Công ty
Cạnh tranh là một quy luật trong nền kinh tế thị trưòng, là sự sống còn của doanh nghiêp. Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng giao thông, chứa đựng những yếu tố cạnh trạnh mạnh mẽ. Việc nắm bắt đầy đủ, kịp thời những thông tin về TSCĐ sẽ giúp công ty nắm được khả năng về vốn cố định của Công ty và năng lực sản xuất của mình từ đó ra quyết định sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Hệ thống thông tin của Công ty tương đối hoàn thiện, gồm bốn hệ thống con, đó là các hệ thống ghi chép nội bộ, hệ thống tình báo, hệ thống nghiên cứu và hệ thống hỗ trợ quyết định.
Hệ thống ghi chép nội bộ: Đảm bảo cung cấp những số liệu hiện thời, Công ty đã phát triển những hệ thống ghi chép nội bộ tiên tiến có sử dụng máy tính để cung cấp thông tin nhanh và đầy đủ hơn.
Hệ thống tình báo: Với hệ thống này Ban giám đốc có thể nắm được những thông tin hàng ngày, tình hình đang diễn ra về những diễn biến của môi trường bên ngoài.
Hệ thống nghiên cứu thông tin của Công ty được dùng để thu thập những thông tin liên quan đến một vấn đề cụ thể đặt ra trước tổ chức.
Hệ thống hỗ trọ quyết định: Công ty đã sử dụng các phương pháp thống kê và các mô hình quyết định để hỗ trợ việc ra quyết định sản xuất kinh doanh.
2. Phương pháp thu thập thông tin
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn nên việc nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời, là việc hết sức quan trọng. Những thông tin nội bộ tại Công ty thường được lấy từ các báo cáo, sổ sách của Công ty. Thông tin bên ngoài có thể lấy từ đối tác, đối thủ cạnh tranh, tổ chức có liên quan, các nhà cung cấp, chính phủ….
TSCĐ của Công ty được phân cấp tới từng bộ phận, phòng ban, vì thế mỗi bộ phận sẽ trực tiếp quản lý những tài sản đó và báo cáo tình hình TSCĐ do mình quản lý tới phòng tài chính kế toán. Dựa trên những thông tin đó phòng tài chính kế toán tài chính sẽ tổng hợp và trình giám đốc.
3. Hệ thống báo cáo TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8
TỔNG CÔNG TY XDCTGT 8 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY CP TVXDGT 8 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biểu 1: BIỂU BÁO CÁO KIỂM KÊ TSCĐ NĂM N
TT
Nhóm TS
Tên loai TS
Kí hiệu
Công suất TS
Nước sản xuât
Năm sản xuất
Năm sử dụng
Số đăng kí
Số động cơ
Số khung
Chất lượng % khi mua
Nguồn vốn
Giá khấu hao
giá trị còn lại
Hiện trạng sử dụng
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
I
Nhóm thiết bị động lưc,công tác
1
2
…
III
Nhóm thiết bị quản lý
1
2
…
IV
Dụng cụ đo lường thí nghiệm
1
2
…
V
Nhóm phương tiện vận tải
1
2
…
VI
Nhóm nhà cửa
1
2
…
TỔNG CỘNG
Biểu 2: BÁO CÁO KIỂM KÊ GIÁ TRỊ TSCĐ NĂM N
Kiểm kê 0h này 01/01/N
STT
Nguồn vốn
Giá khấu hao
KH cơ bản trong năm
KH cơ bản cộng dồn
Giá trị còn lại
vốn vay
Ghi chú
Đã trả
Còn nợ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
Máy móc thiết bị
2
Phuơng tiện vận tải
3
Nhà cửa kiến trúc
Tổng cộng
TỔNG CÔNG TY XDCTGT 8 Biểu 3: BIỂU TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
CÔNG TY CP XDGT 8 NĂM N
TT
Tên và loại
số thẻ TCSĐ
Năm sử dụng
Nước sản xuất
Nguyên giá
KH lỹ kế đến cuối năm n-1
Giá trị còn lại đến đầu năm n
Khấu haonăm n
Giá trị còn lại cuối năm n
A
Nhóm thiết bị động lưc, công tác
1
2
…
B
Nhóm thiết bị quản lý
1
2
…
C
Dụng cụ đo lường thí nghiệm
1
2
…
D
Nhóm phương tiện vận tải
1
2
3
…
E
Nhóm nhà cửa vật dụng kiến trúc
1
2
…
TỔNG CỘNG
CÔNG TY XDCTGT8 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY CP TƯ VẤN XDGT 8 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biểu 4: BÁO CÁO TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TT
Nhóm TS
Tên loai TS
Kí hiệu
Công suất TS
Nước sản xuât
Năm sản xuất
Năm sử dụng
Số đăng kí
Số động cơ
Số khung
Chất lượng % khi mua
Nguồn vốn
Giá khấu hao
giá trị còn lại
Hiện trạng sử dụng
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
I
TĂNG TÀI SẢN
1
2
…
I
GIẢM TÀI SẢN
1
2
…
…
TỔNG CỘNG
V. Nội dung phân tích cụ thể
1. Nghiên cứu quy mô và biến động quy mô tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8
1.1. Nghiên cứu quy mô và biến động quy mô TSCĐ theo tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo nguyên giá
Để biết được qui mô các nguồn vốn Công ty đã đầu tư vào TSCĐ từ khi mới thành lập đến nay ta có bảng số liệu sau:
Bảng 1: Biến động tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo giá ban đầu của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 – 2008
Chỉ tiêu
Năm
Giá trị TSCĐ có cuối năm theo giá ban đầu (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
2000
6539
-
-
-
-
-
-
-
2001
6782
243
243
103,72
103,72
3,72
3,72
65,39
2002
6938
156
399
102,30
106,10
2,30
6,10
67,82
2003
7081
143
542
102,06
108,29
2,06
8,29
69,38
2004
7228
147
689
102,08
110,54
2,08
10,54
70,81
2005
7509
281
970
103,89
114,83
3,89
14,83
72,28
2006
8101
592
1562
107,88
123,89
7,88
23,89
75,09
2007
8151
50
1612
100,62
124,65
0,62
24,65
81,01
2008
7791
-360
1252
95,58
119,15
-4,42
19,15
81,51
BQ
7369,38
156,50
-
102,21
-
2,21
-
-
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty
Trong đó:
: Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối liên hoàn
: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc
: Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
: Tốc độ tăng (giảm) định gốc
: Tốc độ phát triển liên hoàn
: Tốc độ phát triển định gốc
Đồ thị 1: Biểu hiện tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo giá ban đầu của Công ty giai đoạn 2000 – 2008
Nhìn vào bảng số liệu 1 và đồ thị 1 ta thấy tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo giá ban đầu của Công ty tăng dần từ năm 2000 đến năm 2007, cụ thể: Năm 2000 tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ theo giá ban đầu là 6539 triệu đồng nhưng sang đến năm 2007 nó đã tăng lên tới 8151 triệu đồng tức là tăng 24,65% hay 1612 triệu đồng, trong đó, đặc biệt là năm 2006 giá trị TSCĐ có tốc độ tăng lớn nhất, tăng 7,88% hay 592 triệu đồng so với năm 2005 là do trong năm này để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường Công ty đã đầu tư toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đi vào công nghệ mới nhằm phục vụ cho quá trình khảo sát, thăm dò, tư vấn đạt hiệu quả cao. Công ty đã tăng cường các thiết bị chuyên dùng và sử dụng máy móc hiện đại: Máy tính, máy in, máy vi tính, laptop…
Nhưng sang đến năm 2008 giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo giá ban đầu lại giảm xuống còn 7791 triệu đồng giảm 4,42% hay 360 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 có nhiều TSCĐ được đưa vào sử dụng từ rất lâu có những TSCĐ được đưa vào từ năm 1995 nay đã trích hết khấu hao và Công ty cũng đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một loạt những TSCĐ không cần dùng làm cho lượng TSCĐ giảm xuống.
Tuy vậy, trong cả giai đoạn bình quân giá trị TSCĐ mỗi năm của Công ty vẫn đạt 7369,38 triệu đồng.
1.2. Nghiên cứu quy mô và biến động quy mô theo tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo giá còn lại
Để biết được tổng giá trị TSCĐ danh nghĩa còn lại của Công ty tại thời điểm cuối mỗi năm ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2: Biến động quy mô tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo giá còn lại của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông8 giai đoạn 2000 - 2008
Chỉ tiêu
Năm
Giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ theo giá còn lại
(triệu đồng)
Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
2000
937
-
-
-
-
-
-
-
2001
951
14
14
101,49
101,49
1,49
1,49
9,37
2002
960
9
23
100,95
102,45
0,95
2,45
9,51
2003
968
8
31
100,83
103,31
0,83
3,31
9,6
2004
1007
39
70
104,03
107,47
4,03
7,47
9,68
2005
1119
112
182
111,12
119,42
11,12
19,42
10,07
2006
1325
206
388
118,41
141,41
18,41
41,41
11,19
2007
1355
30
418
102,26
144,61
2,26
44,61
13,25
2008
936
-419
-1
69,08
99,89
-30,92
-0,11
13,55
BQ
1077,69
-0,13
-
99,99
-
-0,01
-
-
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty
Đồ thị 2: Biểu hiện tổng TSCĐ hiện có cuối năm theo giá còn lại của Công ty
giai đoạn 2000 - 2008
Nhìn vào bảng số liệu 2 và đồ thị 2 ta thấy tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo giá còn lại của Công ty tăng dần từ năm 2000 đến năm 2007, cụ thể: Năm 2000 tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo giá còn lại là 937 triệu đồng nhưng sang đến năm 2007 nó đã tăng lên tới 1355 triệu đồng tức là tăng 44,61% hay 418 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này mặc dù tổng hao mòn TSCĐ tăng lên qua mỗi năm nhưng hàng năm Công ty cũng đầu tư thêm rất nhiều TSCĐ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên làm cho giá trị còn lại của TSCĐ tăng dần lên qua mỗi năm. Nhưng sang đến năm 2008 giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo giá còn lại giảm xuống còn 936 triệu đồng giảm 30,92% hay 419 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 có nhiều TSCĐ được đưa vào sử dụng từ rất lâu có những TSCĐ được đưa vào từ năm 1995 nay đã trích hết khấu hao và Công ty cũng đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một loạt những TSCĐ không cần dùng làm cho lượng TSCĐ giảm xuống do đó làm giảm giá trị còn lại của TSCĐ. Tuy vậy, trong cả giai đoạn bình quân giá trị TSCĐ hiện có cuối năm theo giá còn lại mỗi năm của Công ty vẫn đạt 1077,69 triệu đồng.
1.3. Nghiên cứu quy mô và biến động quy mô theo tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá ban đầu
Để nghiên cứu quy mô và biến động quy mô TSCĐ của Công ty theo tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá ban đầu ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3: Biến động tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá ban đầu của Công ty giai đoạn 2000 – 2008
Chỉ tiêu
Năm
Giá trị TSCĐ bình quân theo giá ban đầu
(triệu đồng)
Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng
(%)
Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
2000
6447,75
-
-
-
-
-
-
-
2001
6702,75
255
255
103,95
103,95
3,95
3,95
64,48
2002
6862,25
159,5
414,5
102,38
106,43
2,38
6,43
67,02
2003
7013,25
151
565,5
102,20
108,77
2,20
8,77
68,62
2004
7158
144,8
710,25
102,06
111,02
2,06
11,02
70,13
2005
7372
214
924,25
102,99
114,33
2,99
14,33
71,58
2006
7809,25
437,3
1361,5
105,93
121,12
5,93
21,12
73,72
2007
8189,75
380,5
1742
104,87
127,02
4,87
27,02
78,09
2008
8094,5
-95,25
1646,8
98,84
125,54
-1,16
25,54
81,90
BQ
7294,39
205,84
-
102,88
-
2,88
-
-
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty
Đồ thị 3: Biểu hiện tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá ban đầu của Công ty giai đoạn 2000 - 2008
Nhìn vào bảng số liệu 3 và đồ thị 3 ta thấy tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá ban đầu của Công ty tăng dần từ năm 2000 đến năm 2007, cụ thể: Năm 2000 tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá ban đầu là 6447,75 triệu đồng nhưng sang đến năm 2007 nó đã tăng lên tới 8189,75 triệu đồng tức là tăng 27,02% hay 1742 triệu đồng. Nhưng sang đến năm 2008 giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá ban đầu lại giảm xuống còn 8094,5 triệu đồng giảm 1,16% hay 95,25 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 Công ty có nhiều TSCĐ được đưa vào sử dụng từ rất lâu có những TSCĐ được đưa vào từ năm 1995 nay đã trích hết khấu hao và công ty cũng đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một loạt những TSCĐ không cần dùng, tuy nhiên Công ty cũng đầu tư thêm một số TSCĐ mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy giá trị TSCĐ bình quân trong năm này giảm nhẹ. Trong cả giai đoạn bình quân giá trị TSCĐ hiện có bình quân của Công ty vẫn đạt 7294,39 triệu đồng.
1.4. Nghiên cứu quy mô và biến động quy mô TSCĐ theo tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá còn lại
Để nghiên cứu TSCĐ theo tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá còn lại ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4: Biểu hiện biến động tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá còn lại của Công ty giai đoạn 2000 - 2008
Năm
Giá trị TSCĐ bình quân theo giá còn lại (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
2000
928,5
-
-
-
-
-
-
-
2001
944
15,5
15,5
101,67
101,67
1,67
1,67
9,29
2002
955,5
11,5
27
101,22
102,91
1,22
2,91
9,44
2003
964
8,5
35,5
100,89
103,82
0,89
3,82
9,56
2004
987,5
23,5
59
102,44
106,35
2,44
6,35
9,64
2005
1063
75,5
134,5
107,65
114,49
7,65
14,49
9,88
2006
1222
159
293,5
114,96
131,61
14,96
31,61
10,63
2007
1340
118
411,5
109,66
144,32
9,66
44,32
12,22
2008
1145,5
-194,5
217
85,49
123,37
-14,51
23,37
13,40
BQ
1061,11
27,125
-
102,66
-
2,66
-
-
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty
Đồ thị 4: Biểu hiện tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá còn lại của Công ty giai đoạn 2000 - 2008
Nhìn vào bảng số liệu 4 và đồ thị 4 ta thấy tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá còn lại của Công ty tăng dần từ năm 2000 đến năm 2007, cụ thể: Năm 2000 tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ theo giá còn lại là 928,5 triệu đồng nhưng sang đến năm 2007 nó đã tăng lên tới 1340 triệu đồng tức là tăng 44,32% hay 411,5 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này mặc dù tổng hao mòn TSCĐ tăng lên qua mỗi năm nhưng hàng năm Công ty cũng đầu tư thêm rất nhiều TSCĐ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên làm cho giá trị TSCĐ tăng dần lên qua mỗi năm. Nhưng sang đến năm 2008 giá trị TSCĐ bình quân theo giá còn lại giảm xuống còn 1145,5 triệu đồng giảm 14,51% hay 194,5 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 có nhiều TSCĐ được đưa vào sử dụng từ rất lâu có những TSCĐ được đưa vào từ năm 1995 nay đã trích hết khấu hao và Công ty cũng đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một loạt những TSCĐ không cần dùng làm cho lượng TSCĐ giảm xuống do đó làm giảm giá trị còn lại của TSCĐ. Tuy vậy, trong cả giai đoạn bình quân giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo theo giá còn lại mỗi năm của Công ty vẫn đạt 1061,11 triệu đồng.
Nghiên cứu quy mô và biến động quy mô theo mức trang bị TSCĐ cho một
lao động
Để nghiên cứu quy mô và biến động quy mô theo mức trang bị TSCĐ cho một lao động ta có bảng sau:
Bảng 5a: Mức trang bị TSCĐ cho lao động của Công ty giai đoạn 2000 – 2008
Chỉ tiêu
Năm
Giá trị TSCĐ bình quân theo giá ban đầu (triệu đồng)
Số lao động bình quân (người)
Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động (triệu đồng/người)
2000
6447,75
167
38,61
2001
6702,75
172
38,98
2002
6862,25
172
39,91
2003
7013,25
175
40,08
2004
7158
178
40,22
2005
7372
185
39,85
2006
7809,25
195
40,05
2007
8189,75
202
40,23
2008
8094,5
198
40,81
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính các năm của Công ty
Đồ thị 5: Biểu hiện mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động của Công ty
giai đoạn 2000 – 2008
Bảng 5b: Biến động chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho một lao động của Công ty giai đoạn 2000 - 2008
Chỉ
tiêu
Năm
Mức trang bị TSCĐ cho
1 lao đồng (triệu đồng/người)
Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối
(triệu đồng/người))
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
2000
38,61
-
-
-
-
-
-
2001
38,98
0,37
0,37
100,96
100,96
0,96
0,96
2002
39,91
0,93
1,3
102,39
103,37
2,39
3,37
2003
40,08
0,17
1,47
100,43
103,81
0,43
3,81
2004
40,22
0,14
1,61
100,35
104,17
0,35
4,17
2005
39,85
-0,37
1,24
99,08
103,21
-0,92
3,21
2006
40,05
0,2
1,44
100,50
103,73
0,50
3,73
2007
40,23
0,18
1,62
100,45
104,20
0,45
4,20
2008
40,81
0,58
2,2
101,44
105,70
1,44
5,70
BQ
39,88
0,28
-
100,70
-
0,70
-
Qua bảng số liệu 5b và đồ thị 5 ta thấy mức trang bị TSCĐ của Công ty tăng dần từ năm 2000 đến năm 2004, tức là tăng 4,17% hay 1,61 triệu đồng/người so với năm 2000. Nhưng sang năm 2005 mức trang bị TSCĐ lại giảm xuống còn 39,85 triệu đồng/người, tức là giảm 0,92% hay 0,37 triệu đồng/người so với năm 2004, nguyên nhân là do trong năm này tốc độ tăng của TSCĐ nhỏ hơn tốc độ tăng của lao động. Từ năm 2006 đến năm 2008 mức trang bị TSCĐ của Công ty dần được cải thiện và liên tục tăng, đặc biệt năm 2008 mức trang bị TSCĐ cho lao động của Công ty tăng lên tới 40,81 triệu đồng/người, tức là tăng 1,44% hay 0,58 triệu đồng/người so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tốc độ phát triển của TSCĐ lớn hơn tốc độ phát triển của lao động. Điều đó chứng tỏ Công ty ngày càng quan tâm đến việc trang bị TSCĐ cho lao động. Mức trang bị bình quân TSCĐ cho một lao động của cả giai đoạn là 39,88 triệu đồng/người.
2. Nghiên cứu tình hình biến động tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 - 2008
Do sự biến động của quy mô sản xuất, kinh doanh làm cho TSCĐ luôn có sự biến động theo thời gian. Để biết được tình hình biến động TSCĐ của Công ty biến động ra sao ta có bảng số liệu sau:
Bảng 6: Tình hình biến động tài sản cố định của Công ty trong
giai đoạn 2000 – 2008
Chỉ tiêu
Năm
Giá ban
đầu TSCĐ có đầu năm (triệu đồng)
Giá ban đầu TSCĐ tăng trong năm (triệu đồng)
Giá ban đầu TSCĐ giảm trong năm (triệu đồng)
Giá ban đầu TSCĐ có cuối năm (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm) (triệu đồng)_
Hệ số tăng (giảm) (%)
2000
6312
285
58
6539
227
3,6
2001
6539
315
72
6782
243
3,72
2002
6782
327
171
6938
156
2,3
2003
6938
336
193
7081
143
2,06
2004
7081
359
212
7228
147
2,08
2005
7228
495
214
7509
281
3,89
2006
7509
808
216
8101
592
7,88
2007
8101
655
605
8151
50
0,62
2008
8151
573
933
7791
-360
-4,42
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty
Qua bảng số 6 ta thấy tình hình biến động TSCĐ qua mỗi năm có sự biến động khác nhau: Từ năm 2000 đến năm 2007 biến động tương đối và biến động tuyệt đối của TSCĐ đều có giá trị dương điều đó chứng tỏ trong mỗi năm giá trị TSCĐ tăng lớn hơn giá trị TSCĐ giảm. Đặc biệt trong năm 2006 TSCĐ tăng rất nhiều, tăng 7,88% hay 592 triệu đồng, nguyên nhân là do trong năm này để tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Công ty đã đầu tư thêm rất nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Riêng năm 2008, biến động tương đối và biến động tuyệt đối của TSCĐ đều có giá trị âm điều đó chứng tỏ trong năm nay giá trị TSCĐ tăng nhỏ hơn giá trị TSCĐ giảm, nguyên nhân là do, trong năm nà._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2071.doc