Nghiên cứu thống kê qui mô, cơ cấu & hiệu quả sử dụng vốn Sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 - 2007

Tài liệu Nghiên cứu thống kê qui mô, cơ cấu & hiệu quả sử dụng vốn Sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 - 2007: LỜI MỞ ĐẦU Vốn là điều kiện cần thiết để thành lập doanh nghiệp, là một trong những nhân tố quan trọng để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng vốn hợp lý sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng 99 em nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu thống kê qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 –... Ebook Nghiên cứu thống kê qui mô, cơ cấu & hiệu quả sử dụng vốn Sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 - 2007

doc106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thống kê qui mô, cơ cấu & hiệu quả sử dụng vốn Sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2007 ”. Kết cấu của chuyên đề thực tập, ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về Công ty xây dựng 99 và vốn sản xuất kinh doanh Chương II: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê vốn sản xuất kinh doanh và phương pháp thống kê phân tích vốn sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Trong điều kiện hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển các công ty muốn đứng vững trên thị trường, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng và tính cạnh tranh cao phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới đó vào sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó công ty phải có một lượng vốn nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG 99 VÀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG 99 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng 99 1.1. Giới thiệu chung về công ty - Tên giao dịch: Công ty xây dựng 99. - Đơn vị quản lý: Tổng công ty xây dựng Trường Sơn – Bộ Quốc Phòng. - Giám đốc công ty: Ông Trần Đức Hưởng. - Tổng số công nhân viên: 459 người. - Trụ sở chính: Km 182 + 305 – QL1A – Pháp Vân – Cầu Giẽ – Hà Nội. - Tel: 046451444 – Fax: 046451442. - Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng các công trình giao thông (cầu, đường, cống, cầu cảng, sân bay…) Xây dựng các công trình thuỷ lợi (hồ, đập, kênh, mương…) Xây dựng các công trình dân dụng, điện năng (đường dây, trạm biến áp…) Sửa chữa xe máy thiết bị công trình. - Phạm vi hoạt động trong và ngoài nước. - Hình thức hoạt động: Hạch toán độc lập. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty xây dựng 99 – Lữ đoàn 99 thuộc Binh đoàn 12 – Tổng công ty xây dựng Trường Sơn tiền thân là Trung đoàn 99 – thuộc Bộ Tư lệnh Đoàn 559, được thành lập ngày 23/5/1972 tại chiến trường Bình Trị Thiên vào thời điểm chiến tranh chống đế quốc Mỹ ác liệt nhất.Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Trung đoàn 99 ( Lữ đoàn 99 ) giữ một vị trí quan trọng đặc biệt. Sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, Lữ đoàn 99 đã nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ mới, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng. Đơn vị đã xây dựng những tuyến đường, cầu cống, ngầm tràn đảm bảo giao thông thông suốt, xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện, công trình dân dụng và các cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình quốc phòng và xây dựng các công trình phục vụ cho dân sinh. a. Giai đoạn từ tháng 5/1972 đến tháng 5/1975 Nhiệm vụ của đơn vị trong giai đoạn này là Trung đoàn công binh cầu – phà, đảm bảo giao thông để các quân – binh đoàn tiến vào miền Nam thống nhất đất nước. Trong chiến tranh ác liệt dưới mưa bom, bão đạn của đế quốc Mỹ, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 99 đã kiên cường, dũng cảm, bắc hàng trăm cây cầu –phà, bảo dưỡng và mở mới hàng trăm km đường, đáp ứng kịp thời trong các chiến dịch. Điển hình là bắc cầu phao qua sông Gianh, cầu phao Long Đại, cầu phao qua sông Thạch Hãn vào giải phóng thành cổ Quảng Trị – là địa danh trọng điểm bom Mỹ phá hoại. Cuối năm 1972 Trung đoàn được lệnh cơ động chuyển sang đất bạn Lào. Khi chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung đoàn được lệnh về nước, tham gia bắc hàng nghìn mét cầu – phà trên Quốc Lộ 1 từ Quảng Trị đến Biên Hoà với tiến độ thi công rất nhanh, đảm bảo an toàn cho các quân – binh đoàn cơ động, hành quân thần tốc vào giải phóng Sài Gòn. Qua quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, Trung đoàn 99 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến công hạng 1 – 2 – 3 … Đặc biệt là khi chiên dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, ngày 12/9/1975 Trung đoàn 99 Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. b. Giai đoạn từ tháng 5/1975 đến tháng 5/1987 Ngay sau khi kết thúc chiến tranh tháng 5/1975 Trung đoàn 99 bước vào thế trận mới. Ngày 12/9/1975 Trung đoàn 99 vinh dự được Đảng, Quốc hội, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiệm vụ yêu cầu mới trong giai đoạn này được đặt ra cho đơn vị là phải nhanh chóng cùng toàn dân, toàn quân bắt tay vào xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Xác định nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng. Mở đầu là tham gia thi công các cầu trên tuyến đường sắt Thống nhất đoạn từ Minh Cầm – Tiên An. Sau đó là đường sắt Chí Linh – Phả Lại, Mai Pha – Na Dương ( Tỉnh Lạng Sơn ), Núi Hồng – Quán Triều (Thái Nguyên) Trung đoàn được tặng thưởng cờ luân lưu của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đoàn thanh niên được Tổng cục chính trị tặng cờ luân lưu. Ngày 16/4/1987 xuất phát từ nhiệm vụ mới của Binh đoàn 12, quyết định sáp nhập thêm 2 Trung đoàn cầu là Trung đoàn 99 và Trung đoàn 547 vào Trung đoàn 99. Trụ sở của Trung đoàn năm trên Thịnh Đán – Tp Thái Nguyên – Tỉnh Bắc Thái. Năm 1987 do yêu cầu chuyển hướng chiến lược của Binh đoàn 12, đã quyết định sáp nhập thêm hai Trung đoàn cầu thiện chiến trong chiến tranh là Trung đoàn 79 và Trung đoàn 547 vào mang tên Trung đoàn 99 anh hùng. c. Giai đoạn từ tháng5/ 1987 đến nay Tháng 01/1989 chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh. Trung đoàn 99 có tên doanh nghiệp quân đội là Công ty xây dựng 99 thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12). Đơn vị thực hiện cơ chế, với 2 phiên hiệu (Trung đoàn và Công ty) kinh tế kết hợp với quốc phòng với chức năng nhiệm vụ vừa giáo dục rèn luyện xây dựng con người, củng cố quốc phòng vững mạnh, vừa tự hạch toán kinh doanh độc lập thành doanh nghiệp Nhà nước không có bao cấp của trên. Ngành nghề kinh doanh là xây dựng cầu - đường giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, sân bay, bến cảng và các công trình xây dựng dân dụng khác. Hiện nay công ty xây dựng 99 là công ty cầu duy nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng. Từ năm 1989 thành doanh nghiệp quân đội công ty đã trúng nhiều gói thầu lớn, có chất lượng cao như : thi công cầu - đường Bắc Thăng Long –Nội Bài, nâng cấp cải tạo Quốc Lộ 5 km 30 – km 62 Hà Nội – Hải Dương, Hợp đồng 1A1, Hợp đồng 2 – 3 – 4 trên Quốc lộ 1A là công trình liên doanh nước ngoài, và thi công các cầu trên quốc lộ Láng Trung – Hoà Lạc. Hàng năm bảo đảm đủ việc làm liên tục, sản lượng đạt tăng trưởng năm sau cao hơn so với năm trước từ 15 – 20 %, bảo đảm thu nhập cho người lao động đạt từ 1,2 đến 1,3 lần lương quốc phòng. Các chính sách xã hội được bảo đảm theo qui định của Nhà nước. Đơn vị đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đội ngũ chuyên môn kĩ thuật. Năm 1995 có 20 đ/c có trình độ kĩ sư – trung cấp thì đến năm 2007 có 05 thạc sĩ, 60 kĩ sư - cử nhân, 92 trung cấp, 18 cao đẳng, 253 đ/c có trình độ sơ cấp – thợ các loại riêng (riêng đội ngũ cán bộ chỉ huy có 95% trình độ đại học). Đơn vị đã kết hợp tốt sản xuất kinh doanh với xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện. Duy trì chế nghiêm chế độ, điều lệnh Quân đội, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, thực hiện tốt chương trình học tập chính trị. Từ thành tích đã đạt được trong thời kỳ đổi mới, Công ty xây dựng 99 đã được khen thưởng: 04 Huân chương Chiến công (02 hạng nhì, 02 hạng ba), 02 Huân chương Lao động hạng ba (01 của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh), 30 cờ thi đua hàng năm của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố, Bộ Quốc Phòng, Bình đoàn 12 trao tặng và nhiều Bằng khen, Giấy khen các loại. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1. Chức năng Công ty xây dựng 99 là một công ty cầu mạnh của Tổng công ty xây dựng Trường Sơn. Chức năng của công ty là sản xuất ra các sản phẩm xây dựng và sửa chữa xe máy thiết bị công trình. Các sản phẩm xây dựng đó là: Các công trình giao thông như: cầu, đường, cống, cầu cảng và sân bay… Các công trình thủy lợi như: hồ, đập, kênh, mương… Các công trình dân dụng, điện năng như: đường dây, trạm biến áp… 2.2. Nhiệm vụ Khi mới thành lập nhiệm vụ của đơn vị là mở đường Trường Sơn chi viện chiến đấu cho chiến trường Miền Nam giải phóng đất nước. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đơn vị thực hiện 2 cơ chế với 2 phiêu hiệu ( Trung đoàn và Công ty ). Công ty thực hiện nhiêệm vụ “kinh tế kết hợp với quốc phòng” vừa giáo dục rèn luyện xây dựng con người, củng cố quốc phòng vững mạnh, vừa tự hạch toán kinh doanh độc lập thành doanh nghiệp Nhà nước không có bao cấp ở trên. Về nhiệm vụ kinh tế trong đăng ký ngành nghề của giấy phép kinh doanh là: Xây dựng các công trình giao thông cầu, đường các loại, sân bay, bến cảng, nhà ga và các công trình dân dụng khác. 3. Cơ cấu tổ chức của công ty 3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty 3.2. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban. 3.2.1. Giám đốc công ty * Chức năng Là người đứng đầu, lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động của Công ty, có quyền quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty. Trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn các Phó Giám đốc Công ty, các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị thành viên thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ của cấp trên giao và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ Công ty đã đề ra. * Nhiệm vụ Chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công tác tổ chức cán bộ của Công ty. Quyết định về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đề cử cán bộ đi công tác nước ngoài. Quyết định các vấn đề về thành lập duy trì và tổ chức bộ máy quản lý điều hành sản xuất kinh doanh để đảm bảo hiệu quả cao. Quyết định việc phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty, tỷ lệ phân phối tiền lương sản phẩm cho các bộ phận trực thuộc Công ty. Quyết định việc hợp tác đầu tư, đối ngoại, liên doanh kinh tế trong và ngoài nước của Công ty…. 3.2.2. Phó giám đốc kiêm chính uỷ * Chức năng Chịu trách nhiệm chính về hoạt động Công tác Đảng, Công tác Chính trị trong Công ty. Kiêm Bí thư Đảng uỷ Công ty. Thủ trưởng cơ quan Công ty. * Nhiệm vụ Chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị của Công ty. Trực tiếp chỉ đạo công tác chính sách hậu phương Quân đội, chỉ đạo xây dựng đơn vị và là Thủ trưởng cơ quan Công ty. Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo lao động, phân bố cán bộ các phòng, các đơn vị trong toàn Công ty, khi có phương án tổ chức sản xuất của Giám đốc… Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật * Chức năng Giúp việc cho Giám đốc Công ty về các vấn đề kỹ thuật, công tác huấn luyện khung DBĐV. * Nhiệm vụ Trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các lĩnh vực: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán các công trình theo các hợp đồng do Công ty ký kết, lập hồ sơ đấu thầu, mời thầu theo yêu cầu của chủ đầu tư. Phụ trách công tác giám sát chất lượng công trình, kiểm tra công tác thi công các công trình do Công ty thực hiện Chủ trì công tác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất; tham mưu cho Giám đốc Công ty ứng dụng các quy trình khoa học công nghệ mới, phần mềm vào sản xuất kinh doanh của đơn vị… 3.2.4. Phó giám đốc kiêm Giám đốc Xí nghiệp * Chức năng Giúp việc và điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Giám đốc Công ty. Kiêm chức Giám đốc Xí nghiệp. * Nhiệm vụ Phụ trách điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị của Xí nghiệp. Tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trong phạm vi của mình. Chịu trách nhiệm công tác rà soát, bổ sung, xây dựng và soạn thảo các nội quy, quy định, quy chế theo lĩnh vực công tác được phân công. Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tham mưu lãnh đạo Công ty đề xuất các quy trình khoa học công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất kinh doanh của đơn vị. 3.2.5. Phòng quản lý thi công Tham mưu cho giám đốc Công ty về quyết định chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Công ty, quyết định các giải pháp kỹ thuật phục vụ cho công tác thi công công trường. Tham dự lập hồ sơ đấu thầu phần thuyết minh, công nghệ, biện pháp tổ chức thi công, Kiểm tra soát xét khối lượng hồ sơ dự thầu. Dự thảo hợp đồng kinh tế, trình giám đốc Công ty xem xét và ký hợp đồng với khách hàng những phần việc được giám đốc công ty giao. Phân khai khối lượng thi công các công trình, trình giám đốc công ty duyệt để giao cho các xí nghiệp, các đội thực hiện. Kiểm tra rà soát các khối lượng thi công, khối lượng phát sinh cùng phòng KTKH trình duyệt cơ quan có thẩm quyền. Kết hợp với các phòng chức năng trong công ty để thẩm định, kiểm toán, thanh lý hợp đồng các công trình đã hoàn thành. Đôn đốc kiểm tra soát xét hồ sơ hoàn công các đơn vị trước khi đưa vào bàn giao nghiệm thu công trình cho chủ đầu tư. 3.2.6. Phòng kinh tế kế hoạch Phòng Kinh tế – Kế hoạch có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy công ty trong lĩnh vực đấu thầu, tiếp thị việc làm: về chiến lược phát triển của công ty, các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh. Lập hồ sơ dự thầu, đấu thầu Dự thảo hợp đồng kinh tế, trình giám đốc công ty xem xét và kí hợp đồng với khách hàng, với chủ đầu tư. Phân khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trình giám đốc công ty duyệt để giao cho các xí nghiệp, các đội trực thuộc thực hiện. Lập, điểu chỉnh dự toán công trình khi có phát sinh khối lượng, khi thay đổi đơn giá hoặc các chế độ khác có liên quan đến dự toán được duyệt. Kết hơp cùng phòng tài chính kế toán làm phiếu giá thanh toán với các chủ đầu tư. Kết hợp với phòng quản lý thi công, phòng taì chính kế toán để thẩm định, kiểm toán các công trình đã hoàn thành. 3.2.7. Phòng tài chính kế toán * Chức năng Tham mưu cho Giám đốc Công ty về quyết định các định hướng và các giải pháp về công tác Tài chính. Tổ chức áp dụng các chủ trương chính sách về công tác Tài chính đúng Pháp luật, đảm bảo theo đúng nguyên tắc quy định. Tham gia tham mưu cho lãnh đạo chỉ huy về công tác khoán đối với các đơn vị sản xuất trực thuộc . Điều hành, lập kế hoạch và tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác huy động vốn đảm bảo cho sản xuất. * Nhiệm vụ Thực hiện chức năng quản lý, giám sát, quản lý thu, chi Tài chính và hạch toán Kế toán toàn Công ty. Thực hiện kế hoạch hoá công tác Kế toán, đảm bảo công tác Kế toán đạt hiệu quả cao. Tham gia quan hệ tìm kiếm việc làm trong thị trường . Kết hợp với Phòng Kinh tế Kế hoạch nghiệm thu, lập phiếu giá thanh toán các công trình với chủ đầu tư. Kết hợp với các Phòng liên quan thẩm định kiểm tra, kiểm toán các công trình. Tham gia dự thảo các hợp đồng kinh tế trình Giám đốc Công ty xem xét ký hợp đồng với khách hàng và chủ đầu tư. Phân tích đánh giá tình hình Tài chính và lập báo cáo Tài chính định kỳ theo quy định của cơ quan cấp trên, cơ quan Thuế, Ngân hàng... 3.2.8. Phòng tổ chức lao động và đời sống Phối hợp với các Cơ quan chức năng, các đơn vị thực hiện các Quyết định về tổ chức biên chế và xây dựng lực lượng. Xây dựng kế hoạch và biên chế lực lượng hàng năm, từng thời kỳ theo phương án sản xuất kinh doanh của Công ty; Xác định số lao động tăng, giảm của các năm và từng thời kỳ. Xây dựng Quy chế tuyển dụng lực lượng lao động và ký kết hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Bộ Quốc phòng Kết hợp với Phòng Chính trị quản lý và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động. 3.2.9. Phòng Chính trị * Chức năng Tham mưu cho Đảng uỷ, Giám đốc Công ty về Công tác Đảng, công tác Chính trị trong toàn Công ty. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kiêm Chính uỷ. * Nhiệm vụ Đảm nhiệm công tác tư tưởng và công tác tổ chức của Đảng và tổ chức thực hiện công tác chính trị trong đơn vị. Để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng với thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị 3.2.10. Phòng Xe máy vật tư * Chức năng Công tác xe máy - vật tư đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Công ty, dưới sự chỉ huy điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy công ty về công tác khai thác bảo đảm và quản lý sử dụng xe máy - vật tư, kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị và về việc điều động các thiết bị, con người phục vụ nhiệm vụ SXKD. Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng trang thiết bị xe máy, vật tư, nhiên liệu và phụ tùng xe máy. * Nhiệm vụ Chỉ đạo các đơn vị tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng xe máy đúng định kỳ. Chỉ đạo các xí nghiệp, các đội quản lý sử dụng vật tư, xe máy, xăng dầu. Nắm bắt kịp thời thông tin giá cả thị trường, kiểm tra giám sát hướng dẫn cho các xí nghiệp, các đội thực hiện việc mua bán vật tư đúng chủng loại, chất lượng, giá cả hợp lý. Nắm chắc tình hình số lượng, chất lượng lái thợ, có kế hoạch và tham gia tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ lái thợ và chuyên môn kỹ thuật chuyên nghành. 4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 4.1. Đặc điểm về sản phẩm Khác với những công ty sản xuất kinh doanh khác sản phẩm của công ty là các sản phẩm có đặc trưng của ngành xây dựng: Sản phẩm thường mang tính đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư và chủ yếu là của Nhà nước. Sản phẩm có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa và thường có yêu cầu chất lượng cao. Sản phẩm là các công trình cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện ở nơi có công trình và thường đặt ngoài trời. Sản phẩm là sản phẩm tổng hợp liên ngành, mang ý nghĩa toàn diện cà về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng. 4.2. Đặc điểm về lao động Do đặc điểm của ngành kinh tế xây dựng có nhiều điểm khác biệt và phức tạp hơn so với các ngành kinh tế khác nên cơ cấu lao động của ngành nói chung và của công ty nói riêng cũng có những đặc trưng riêng: Tổng số lao động tính đến hết năm 2007 là 560 người trong đó lao động nữ là 30 còn lại là nam. Lao động trực tiếp là 465 người chiếm 81,010%, lao động gián tiếp là 94 người chiếm 18,990%. Đối với các công ty xây dựng, cần số lượng lao động trực tiếp thi công công trình là lớn, công nhân làm việc trong các đội, phân xưởng là nhiều… Lao động có trình độ Đại học, trên đại học là 59 người chiếm 11,919%; cao đẳng, trung cấp là 95 người chiếm 19.192%; lao động có đào tạo là 224 người chiếm 45.253 %; còn lao động giản đơn là 117 người chiếm 23,636 ( Riêng đội ngũ cán bộ chỉ huy có 95% trình độ đại học). Qua đó, ta thấy công ty có đội ngũ lao động có trình độ chiếm tỷ trọng tương đối cao tạo điều kiện và cơ hội cho công ty phát triển trong tương lai. 4.3. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh Đặc điểm của hoạt động xây dựng đòi hỏi nhiều vốn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, độ rủi ro lớn… Do vậy, mà việc đầu tư vốn vào các dự án cần phải được tính toán chặt chẽ, chính xác và hợp lý. Công ty xây dựng 99 là một doanh nghiệp nhà nước có quyền tự huy động vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn sử dụng trong sản xuất kinh doanh của công ty rất lớn và vòng quay vốn là chậm. Nguồn vốn của công ty được huy động tử nhiều nguồn khác nhau nhưng cơ bản là 3 nguồn sau: Nguồn ngân sách cấp. Nguồn tổng công ty. Nguồn vốn vay. 4.4. Đặc điểm thị trường và khách hàng Công ty xây dựng 99 là một công ty mạnh của Bộ Quốc Phòng về mảng cầu đường. Hiện nay công ty có thị trường rất rộng rãi, địa bàn hoạt động của công ty có mặt ở 18 tình tập trung ở 2 miền Bắc, Trung. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao năng lực đấu thầu và khả năng cạnh tranh về thị trường với các công ty cầu khác. Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng trong nước, đặc biệt là khách hàng Quân đội. Công ty đã tiến hành xây dựng nhiều công trình lớn và đã được đưa vào sử dụng như: Đường Hồ Chí Minh, các cầu trên Quốc lộ Láng – Hòa Lạc, cầu – đường Bắc Thăng Long – Nội Bài… 5. Một số kết quả đạt được của Công ty xây dựng 99 những năm gần đây Những năm vừa qua, sản xuất kinh doanh đạt và vượt chỉ tiêu của Binh đoàn giao, tài chính ổn định, vốn được bảo toàn và phát triển, đời sống người lao động có bước cải thiện. 5.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 4 năm qua. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Giá trị sản xuất Doanh thu DT thuần Lợi nhuận 2004 169124 157687 135809 2078 2005 185825 181978 163143 2574 2006 195243 190235 179581 2844 2007 230245 218155 203787 3157 Năm 2006 công ty đã tiếp thị và thắng thầu 12 công trình .Đưa vào sử dụng 8 công trình. Công ty được chủ đầu tư đánh giá cao về tiến độ, an toàn chất lượng, giữ vững được uy tín tạo lòng tin đối với chủ đầu tư. Một số công trình tiêu biểu có giá trị kinh tế lớn đã được đưa vào sử dụng: Công trình cầu số 7 - BC3 (Quảng Ninh), cầu vượt đường sắt Q.lộ 2 - thị xã Vĩnh Yên, cầu Cống Thần - Hà Tây, 3 cầu Cồn Vành - Thái Bình, phà Vĩnh Thịnh - Hà Tây, các cầu Quốc lộ 4A - Cao Bằng, cầu Xe - dự án S4 tỉnh lộ 191- Hải Dương, cầu Đồng Dành - Dự án 18- S2, đường QL6 (Sơn La), cầu Ghềnh - QL1(Ninh Bình), đường QL279 (Điện Biên)… 5.2. Công tác đầu tư và hoạt động tài chính Công ty đã đầu tư mua sắm một số xe máy, thiết bị hơn 12.464 triệu đồng. Đầu tư ván khuôn thép hình hơn 5,3 tỉ đồng. Các thiết bị mới đưa vào sử dụng có hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu tiến độ của các công trình. Góp phần tăng năng lực sản xuất. Công tác tài chính đã chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất đảm bảo đời sống và mua sắm trang thiết bị, đã bám các chủ đầu tư thu nợ các công trình thi công xong. Công tác nghiệp vụ đã cùng các phòng kinh tế tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và thống nhất trong công tác hạch toán. Đã kiểm kê đánh giá lại tài sản, nâng nguồn vốn chủ sở hữu. Kịp thời phân tích kết quả lỗ, lãi trong sản xuất kinh doanh và bảo toàn phát triển nguồn vốn lành mạnh, an toàn. 5.3. Một số hoạt động khác Công tác quản lý vật tư, xe máy và đầu tư thiết bị: Đã đảm bảo cung ứng cho các công trình cơ bản kịp thời, nhất là các công trình trọng điểm, cơ quan kết hợp với các đơn vị chủ động mua vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế và thuê thêm thiết bị xe máy tại chỗ phục vụ có hiệu quả. Đã tích cực sửa chữa xe máy đưa vào hoạt động kịp thời, chi phí sửa chữa các loại xe máy: 724,2 triệu đồng. Công tác tiếp thị đấu thầu tìm việc làm tích cực, bảo đảm đủ việc làm cho các đơn vị. Được Tổng Công ty đánh giá là đơn vị có giá trị sản lượng cao và tìm việc làm khá. Ngoài ra đang tiếp tục quan hệ với các bộ, ngành, chủ đầu tư các dự án và liên danh với các đơn vị bạn trong và ngoài quân đội tìm thêm việc làm ổn định lâu dài. Công tác điều hành từng bước đổi mới và chuyển biến tích cực, chỉ huy và các phòng chức năng của Công ty, Xí nghiệp thường xuyên sâu sát bám nắm chỉ đạo đơn vị cơ sở, cử cán bộ chốt các công trình trọng điểm. Kịp thời giúp đơn vị giải quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc bảo đảm tiến độ được các Ban điều hành Tổng Công ty đánh giá cao. Đã xây dựng và thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001-2000. Công tác nghiệm thu thanh toán, thu hồi vốn đã được chỉ đạo chặt chẽ, có nhiều giải pháp tích cực. Năm 2004 đã thu hồi được: 131.231,4 triệu đồng. Năm 2005 đã thu hồi được: 104.310,5 triệu đồng. II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hình thái tiền tệ của toàn bộ giá trị các TSCĐ và đầu tư dài hạn và giá trị các TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Hoặc có thể nói, tổng vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ) được doanh nghiệp dùng vào quá trình tái sản xuất. Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại qũi tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quĩ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tức là mục đích tĩch lũy không phải là mục đích tiêu dùng như một vài quĩ tiền tệ khác trong doanh nghiệp. Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra hoạt động kinh doanh. Song với một số quĩ tiền tệ khác trong doanh nghiệp, vốn sản xuất kinh doanh sau khi ứng ra được sử dụng vào kinh doanh và sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để đáp ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động sau. Vốn kinh doanh không thể bị tiêu mất đi như một số quĩ khác trong doanh nghiệp, mất vốn đồng nghĩa với nguy cơ phá sản. 2. Phân loại vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, quản lý vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả là vấn đề quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Muốn quản lý có hiệu quả ta phải phân loại chúng. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà có nhiều cách phân loại khác nhau. Dưới đây em xin trình bày phân loại vốn theo 2 hình thức: Theo phương thức luân chuyển giá trị và theo nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh. 2.1. Theo phương thức luân chuyển giá trị Trong điều kiện thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, để tiến hành sản xuất và bàn giao sản phẩm, các doanh nghiệp cần có một số vốn mua sắm vật tư, thiết bị, máy móc… và vốn bằng tiền khác gọi là chung là vốn sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất bao gồm vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ). Vốn cố định. a. Khái niệm. VCĐ là hình thái tiền tệ của giá trị các tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Trong đó, phần VCĐ là biểu hiện bằng tiền của giá trị các tài sản cố định là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số VCĐ của doanh nghiệp. Bộ phận này có đặc điểm là sau mỗi lần tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh giá trị của nó bị giảm dần do có một phần giá trị của nó được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm dưới hình thức khấu hao. Vì vậy, khi tính các chỉ tiêu có liên quan đến qui mô VCĐ thì với bộ phận VCĐ này người ta thường tính theo qui mô còn lại của nó. b. Đặc điểm VCĐ Với khái niệm đã trình bày ở trên ta thấy được rằng đặc điểm vận động của VCĐ được quyết định bởi đặc điểm của TSCĐ. Một là, Vốn cố định luân chuyển và vận động theo đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định. Hai là, Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định. Ba là, Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm luỹ kế lại, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại dần dần giảm xuống cho đến khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Những đặc điểm luân chuyển trên đây của vốn cố định đòi hỏi việc quản lý vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các tài sản cố định. c. Phân loại VCĐ Để quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì cần phân loại VCĐ. * Phân loại VCĐ theo TSCĐ. VCĐ được chia ra: VCĐ dùng để mua sắm TSCĐ hữu hình. VCĐ dùng để đầu tư TSCĐ vô hình. + VCĐ dùng để mua sắm TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do đơn vị nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. + VCĐ dùng để đầu tư vào TSCĐ vô hình. TSCĐ vô hình là các tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, nhưng xác định được giá trị và do đơn vị nắm giữ được sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. * Phân loại VCĐ theo nguồn gốc hình thành Theo nguồn gốc hình thành VCĐ bao gồm: Nguồn vốn ngân sách cấp Nguồn vốn đi vay Nguồn vốn tự bổ sung từ các quĩ doanh nghiệp, nguồn vốn liên quan Vốn lưu động a. Khái niệm VLĐ là hình thái tiền tệ của giá trị các tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong đó, phần VLĐ là hình thái tiền tệ của giá trị các tài sản lưu động cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp. Qui mô VLĐ tại thời điểm thống kê được xác định theo công thức: Qui mô VLĐ tại thời điểm thống kê = Tổng giá trị của TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn tại thời điểm đó VLĐ của doanh nghiệp xây dựng thường được tính tại một thời điểm nhất định là cuối kỳ nghiên cứu, nhưng do tình hình hoạt động kinh tế cụ thể trong doanh nghiệp, qui mô VLĐ luôn biến động. Do đó, để phản ánh VLĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ, thống kê phải tính VLĐ bình quân với phương pháp tính là bình quân theo thứ tự thời gian. b. Đặc điểm Đặc điểm vận động của VLĐ được quyết định chủ yếu bởi đặc điểm vận động của TSLĐ. Vậy đặc điểm vận động của VLĐ như sau: VLĐ khác với VCĐ ở tính chất sản xuất và mức độ chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm. VLĐ không tham gia nhiều lần như VCĐ mà chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh và do đó toàn bộ giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Tình chất này làm cho việc tính giá thành được thuận tiện, đưa toàn bộ giá trị Nguyên vật liệu đã dùng vào chi phí kinh doanh mà không cần phải trích khấu hao từng phần. VLĐ phải trả qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn ở nhiều bộ phận quản lý khác nhau, ở mỗi khâu và giai đoạn đó VLĐ bị thay đổi hình thái nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối các bộ phận của VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục. c. Phân loại Vốn lưu động trong doanh nghiệp được thể hiện bằng các tài sản ngắn hạn sau: Vốn bằng tiền Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu Các khoản hàng tồn kho Các tài sản ngắn hạn khác Để quản lý VLĐ tốt cần thiết phải tiến hành phân loại VLĐ của doanh nghiệp thành các thành phần theo các tiêu thức khác nhau. * Theo vai trò và công dụng của VLĐ Theo tiêu thức này vốn lưu động bao gồm: Vốn lưu động trong khâu dự trữ. Vốn lưu động trong khâu sản xuất. Vốn lưu động trong khâu ._.lưu thông. VLĐ trong khâu dự trữ bao gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn bán thành phẩm mua ngoài, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật liệu đóng gói, bao bì và vốn vật rẻ tiền mau hỏng. VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm: Vốn sản phẩm dở dang, vốn bán thành phẩm tự chế và vốn chi phí chờ phân bổ. VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm: Vốn thành phẩm, vốn hàng hóa mua ngoài, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán Việc phân loại vốn này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ đảm bảo VLĐ ở từng khâu theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. * Theo hình thái tồn tại Vốn lưu động sẽ là khoản tiền tồn quĩ và tiền gửi ngân hàng; vốn lưu động tồn tại dưới các khoản phải thu, những khoản thế chấp, ký cược, ký quĩ, các khoản ứng và trả trước, vốn lưu động tồn tại dưới dạng hàng tồn kho. Cách phân loại này giúp chúng ta thấy được tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng của mỗi loại vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển. * Theo nguồn hình thành VLĐ bao gồm vốn pháp định, vốn vay Ngắn hạn, vốn tự bổ sung và vốn kinh doanh. 2.2. Theo nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh Xét trên góc độ tài chính thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả (Vốn đi vay) và nguồn vốn chủ sở hữu. 2.2.1. Nợ phải trả(Vốn đi vay) Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải trả hay phải phải thanh toán cho các đơn vị bạn, các tổ chức kinh tế xã hội hoặc cá nhân. Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả được phân thành: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác. Nợ ngắn hạn là các khoản tiền nợ doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ trong một thời gian ngắn ( không quá một năm ) và bao gồm: Vay ngắn hạn Nợ dài hạn đến hạn trả Phải trả cho người bán, ngưòi nhận thầu Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước Lương, phụ cấp phải trả cho CNV Các khoản phải trả nội bộ Các khoản phải trả, phải nộp khác Nợ dài hạn là các khoản tiền doanh nghiệp nợ các đơn vị, cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội sau một năm trở lên mới phải hoàn trả và bao gồm: Vay dài hạn cho đầu tư phát triển Nợ thuê mua tài sản cố định ( thuê tài chính ) Nợ khác là các khoản nợ phải trả như nhận ký quĩ, ký cược dài hạn, tài sản thừa chờ xử lý và các khoản chi phí phải trả. 2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu có thể được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn: Đối với các doanh nghiệp nhà nước, do mọi hoạt động của doanh nghiệp này đều là do Nhà nước cấp vốn hoặc đầu tư vốn, nên Nhà nước là chủ sở hữu vốn. Đối với các doanh nghiệp liên doanh và công ty TNHH thì chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn. Đối với các công ty cổ phần thì chủ sở hữu vốn là các cổ đông. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu vốn là cá nhân hoặc một hộ gia đình. Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, có thể phân thành 2 nguồn cấp một là: Nguồn vốn – quĩ, Nguồn kinh phí và quĩ khác. a. Nguồn vốn – quĩ Là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nguồn này được hình thành chủ yếu do chủ doanh nghiệp và các chủ đầu tư khác đóng góp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp và đóng góp bổ sung hay trích bổ sung từ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn – quĩ được hợp thành từ 7 nguồn cấp hai như sau: Nguồn vốn kinh doanh Chênh lệch đánh giá lại tài sản Chênh lệch tỷ giá Quĩ đầu tư phát triển Quĩ dự phòng tài chính Lợi nhuận chưa phân phối Nguồn vốn đầu tư Xây dựng cơ bản b. Nguồn kinh phí và quĩ khác Là nguồn được hình thành từ trích lợi nhuận và từ kinh phí do ngân sách cấp và kinh phí quản lý do các đơn vị phụ thuộc nộp. Nguồn kinh phí và quĩ khác được hợp thành từ 5 nguồn cấp hai như sau: Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm Quĩ khen thưởng phúc lợi Quĩ quản lý cấp của cấp trên Nguồn kinh phí sự nghiệp Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 3. Vai trò của vốn sản xuất kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có những yếu tố cơ bản như: Vốn, lao động, đất đai, tài sản. Trong đó, vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Vai trò của vốn được thể hiện ở những đặc điểm sau: Thứ nhất, vốn là điều kiện đầu tiên phải có để thành lập doanh nghiệp và để đầu tư các khoản cần thiết ban đầu như vốn pháp định, vốn dùng để mua sắm xây dựng nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị. Qua đó ta thấy vốn là điều kiện cần thiết cho sự ra đời của doanh nghiệp. Thứ hai,vốn là một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường. Các dự án, công trình muốn thực hiện được và có hiệu quả thì nhất thiết phải bỏ đủ vốn và đúng tiến độ. Thứ ba, vốn là điều kiện để duy trì sản xuất, là cơ sở để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, ứng dụng các thành tựu Khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh và quyết định khả năng đổi mới TSCĐ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất đặc biệt là tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó, đóng góp vào ngân sách nhà nước lớn, phúc lợi xã hội gia tăng tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động làm cho nên kinh tế của đất nước ngày càng đi lên. Nếu thiếu vốn thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, với nền kinh tế thị trường phát triển rất mạnh mẽ, với sự cạnh tranh và đào thải gay gắt giữa các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải năng động, nắm bắt nhu cầu thị trường đầu tư để đổi mới máy móc và qui trình công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm. Để làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn. Như vậy, nhu cầu về vốn trở thành vấn đề bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Nó quyết định cơ cấu đầu tư, đảm bảo sự sống còn cho doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, thiếu vốn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội làm ăn. Tóm lại, vốn có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền KTQD. Nhờ có vốn mà sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Song để phát huy được sức mạnh vai trò của vốn trong các doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải sử dụng bảo vốn sao cho hiệu quả. CHƯƠNG II: LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh hiện đang sử dụng tại công ty xây dựng 99 Tại Công ty xây dựng 99 hiện nay đang sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mô vốn sản xuất kinh doanh và nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh. Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mô vốn Các chỉ tiêu phản ánh qui mô vốn bao gồm 2 chỉ tiêu: Tổng vốn sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất kinh doanh bình quân Tổng vốn sản xuất kinh doanh Tổng vốn sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu thời điểm phản ánh hiện trạng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Tổng vốn sản xuất kinh doanh tại thời điểm cuối kỳ được xác định bằng VCĐ tại thời điểm cuối kỳ + VLĐ tại thời điểm cuối kỳ. Nguồn thông tin để tính tổng vốn sản xuất kinh doanh lấy từ báo cáo tài chính của công ty. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân Tổng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường được tính tại một thời điểm nhất định là cuối kỳ nghiên cứu nhưng do tình hình hoạt động kinh tế cụ thể trong doanh nghiệp, qui mô tổng vốn sản xuất kinh doanh luôn biến động. Do đó, để phản ánh khối lượng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, thống kê phải tính vốn sản xuất kinh doanh bình quân. Vậy, vốn sản xuất kinh doanh bình quân là chỉ tiêu thời kỳ phản ánh khối lượng vốn sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. Nguồn thông tin để tính toán lấy từ báo cáo tài chính của công ty. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ được tính theo các công thức sau: Mặt khác do tổng vốn sản xuất kinh doanh = Vốn cố định + Vốn lưu động nên vốn sản xuất kinh doanh bình quân được tính theo công thức: Ngoài ra, từ liên hệ cân đối: Tổng vốn = Vốn đi vay + Vốn chủ sở hữu nên tổng vốn bình quân còn được tính theo công thức: 1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn Để nghiên cứu tình hình sử dụng vốn Công ty xây dựng 99 đã phân tổ vốn sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau nhằm phản ánh nhiều mặt của việc sử dụng vốn, đáp ứng mọi nhiệm vụ nghiên cứu kinh tế. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh theo phương thức luân chuyển giá trị bao gồm: Vốn cố định. Vốn lưu động. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn hình thành bao gồm: Vốn chủ sở hữu. Vốn đi vay. Nguồn thông tin để tính cơ cấu vốn theo các tiêu thức khác nhau lấy từ bao cáo tài chính của công ty. Nhận xét: Qua hệ thống chỉ tiêu đang sử dụng tại công ty xây dựng 99 ta thấy các chỉ tiêu đó chưa phản ánh được đầy đủ các mặt của vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Hệ thống chỉ tiêu đó mới chỉ phản ánh được qui mô vốn và cơ cấu vốn của công ty chưa cho biết việc sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả không hay là tình hình trang bị vốn cho lao động như thế nào để từ đó đưa ra các biện pháp đúng đắn và chính xác. Vì vậy để quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả hơn công ty cần sử dụng thêm 2 nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị vốn cho lao động và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. 2. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê vốn sản xuất kinh doanh Hệ thống chỉ tiêu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau đây: 2.1. Đảm bảo tính hướng đích Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu về vốn phải đảm bảo phục vụ cho một mục đích quản lý, sử dụng có hiệu quả. Hệ thống chỉ tiêu phải đáp ứng đúng yêu cầu, đúng đối tượng cần cung cấp, có tính thiết thực cao. Tránh việc tính toán sử dụng các chỉ tiêu ngoài mục đích gây tốn thời gian, công sức tính toán. 2.2. Đảm bảo tính hệ thống Các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu về vốn phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, việc tính toán những chỉ tiêu này cũng là tiền đề, cơ sở để tính toán và so sánh các chỉ tiêu khác. Hệ thống chỉ tiêu phải bao gồm các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm đánh giá tổng quát tình hình quản lý, sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở công ty. Các chỉ tiêu này phải đảm bảo tính so sánh được: Ví dụ như khi có chỉ tiêu về Tổng vốn bình quân và lao động bình quân ta có thể tính toán được chỉ tiêu mức trang bị vốn cho lao đông… 2.3. Đảm bảo tính khả thi Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu đó phải được ứng dụng vào trong nghiên cứu, hệ thống chỉ tiêu phải giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa nhu cầu cung cấp thông tin với khả năng về mọi mặt để thu thập thông tin và tính toán phân tích các chỉ tiêu nêu ra. Mỗi chỉ tiêu phải đảm bảo khả năng tính toán nghĩa là các chỉ tiêu này phải được đảm bảo có nguồn số liệu tương ứng để tính toán nó. Việc tính toán các chỉ tiêu phải tương đối đơn giản không nên quá phức tạp. 2.4. Đảm bảo tính hiệu quả Việc tính toán và so sánh các chỉ tiêu phải đem lại một hiệu quả nhất định, phục vụ cho một mục đích nhất định, tránh gây lãng phí thời gian, công sức, tiền của khi tính toán. 2.5. Đảm bảo tính linh hoạt Hệ thống chỉ tiêu cần thường xuyên được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu mới và sự phát triển của doanh nghiệp. 3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê vốn sản xuất kinh doanh 3.1. Nhóm I: Các chỉ tiêu phản ánh qui mô vốn sản xuất kinh doanh 3.1.1. Tổng vốn sản xuất kinh doanh (TV) Tổng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu thời điểm được thể hiện ở chỉ tiêu: Tổng vốn sản xuất kinh doanh có ở đầu kỳ và cuối kỳ và được tính theo các công thức sau: TV đầu kỳ = VCĐ đầu kỳ + VLĐ đầu kỳ TV cuối kỳ = VCĐ cuối kỳ + VLĐ cuối kỳ TV đầu kỳ = Vốn đi vay đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu đầu kỳ TV cuối kỳ = Vốn đi vay cuối kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ Chỉ tiêu tổng vốn sản xuất kinh doanh có ở đầu kỳ và cuối kỳ là các số thời điểm phản ánh hiện trạng của vốn kinh doanh tại các thời điểm thống kê trong kỳ nghiên cứu. Nguồn thông tin để tính tổng vốn sản xuất kinh doanh có ở đầu kỳ và cuối kỳ lấy từ bảng cân đối kế toán đầu kỳ và cuối kỳ. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân( ) Vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng vốn sản xuất kinh doanh của công ty trong một thời kỳ. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ được xác định theo các công thức sau: Trong trường hợp có tài liệu về tổng vốn có ở ngày đầu của các tháng trong kỳ thì tổng vốn có bình quân trong kỳ được tính theo công thức tổng quát sau: Mặt khác do Tổng vốn sản xuất kinh doanh = Vốn cố định + Vốn lưu động nên Vốn sản xuất kinh doanh bình quân được tính theo công thức: Ngoài ra, từ liên hệ cân đối: Tổng vốn = Vốn đi vay + Vốn chủ sở hữ nên tổng vốn bình quân còn được tính theo công thức: 3.2. Nhóm II: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh Theo phương thức luân chuyển giá trị Theo phương pháp này thì có 2 chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh: Cơ cấu Vốn cố định Cơ cấu Vốn lưu động 3.2.2. Theo nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh Theo phương pháp này thì có 2 chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh: Cơ cấu vốn chủ sở hữu Cơ cấu vốn đi vay 3.3. Nhóm III: Các chỉ tiêu phản ánh trang bị vốn cho lao động Đánh giá tình hình trang bị vốn cho lao động thông qua tính và so sánh 3 chỉ tiêu: Mức trang bị TV cho lao động ( MTV ) Chỉ tiêu cho biết một lao động được trang bị bao nhiêu đơn vị tổng vốn và được tính theo công thức sau: Trong đó: là tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ là số lao động có bình quân trong kỳ Mức trang bị VCĐ cho lao động ( MVCĐ ) Chỉ tiêu cho biết một lao động được trang bị bao nhiêu đơn vị vốn cố định và được tính theo công thức sau: Trong đó: là vốn cố định bình quân trong kỳ là số lao động có bình quân trong kỳ Mức trang bị VLĐ cho lao động ( MVLĐ ) Chỉ tiêu cho biết một lao động được trang bị bao nhiêu đơn vị vốn lưu động và được tính theo công thức sau: Trong đó: là vốn lưu động bình quân trong kỳ là số lao động có bình quân trong kỳ 3.4. Nhóm IV: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Đánh giá tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, thông qua tính và so sánh một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, gồm các chỉ tiêu: 3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn Hiệu quả tổng vốn được phản ánh qua tính và so sánh các chỉ tiêu: a. Hiệu năng ( năng suất ) tổng vốn (HTV) Năng suất tổng vốn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Trong đó: Q – chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Q có thể được tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm qui chuẩn và tính bằng tiền tệ ( GO, VA, NVA, DT, DT’) là tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ Chỉ tiêu cho biết cứ 1 đơn vị TV đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh. guồn thông tin để tính toán lấy từ báo cáo tài chính. b. Tỷ suất lợi nhuận ( Mức doanh lợi ) tổng vốn ( RTV ) Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn biểu hiện quan hệ so sánh giữa lợi nhuận với tổng vốn đã sử dụng trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Trong đó: M là lợi nhuận trong kỳ là tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ Chỉ tiêu cho biết cứ 1 đơn vị tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị lợi nhuận hay cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên TV trong kỳ là bao nhiêu %. Nguồn thông tin để tính toán chỉ tiêu lấy từ báo cáo tài chính của công ty. c. Vòng quay Tổng vốn ( LTV ) Vòng quay tổng vốn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu với tổng vốn bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Trong đó: DT là doanh thu trong kỳ. DT’ là doanh thu thuần trong kỳ. là tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu cho biết trong kỳ tổng vốn sản xuất kinh doanh quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Nguồn thông tin để tính toán chỉ tiêu là các báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán quí, năm. 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ thông qua tính và so sánh một số chỉ tiêu sau: a. Hiệu năng ( năng suất ) Vốn cố định (HVCĐ ) Năng suất VCĐ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ với vốn cố định bình quân trong kỳ. Trong đó: là vốn cố định bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu cho biết cứ 1 đơn vị VCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả. Nguồn thông tin để tính toán là các báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. b. Tỷ suất lợi nhuận ( Mức doanh lợi ) Vốn cố định ( RVCĐ ) Tỷ suất lợi nhuận VCĐ là đại lượng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận thu được sau quá trình sản xuất và vốn cố định bình quân đã sử dụng trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Trong đó: M là lợi nhuận thu được trong kỳ. Chỉ tiêu trên cho biết cứ 1 đơn vị VCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy đơn vị lợi nhuận hay cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên VCĐ trong kỳ đạt bao nhiêu %. Nguồn thông tin để tính lấy từ báo cáo tài chính của công ty. 3.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ( HVLĐ ) Để đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ta cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung của Vốn lưu động Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ chu chuyển của Vốn lưu động 3.4.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung của Vốn lưu động a. Hiệu năng ( Năng suất ) Vốn lưu động ( HVLĐ ) Năng suất vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh bình quân với vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Chỉ tiêu trên cho biết cứ 1 đơn vị VLĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả. Nguồn thông tin để tính lấy từ các báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán quí, năm. b. Tỷ suất lợi nhuận ( Mức doanh lợi ) vốn lưu động (RVLĐ ) Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa mức lợi nhuận thu được với vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Chỉ tiêu trên cho biết cứ 1đơn vị VLĐ bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận hay cho biết tỷ suất tính trên vốn lưu động trong kỳ đạt bao nhiêu %. Nguồn thông tin để tính lấy từ báo cáo tài chính của công ty. 3.4.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ chu chuyển của vốn lưu động a. Vòng quay vốn lưu động ( LVLĐ ) Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thu được trong kỳ với vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức: Chỉ tiêu cho biết trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Nguồn thông tin để tính chỉ tiêu lấy từ báo cáo tài chính của công ty. b. Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động ( Đ ) Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và được tính theo công thức sau: ( Ngày ) Trong đó: N là số ngày theo lịch kỳ nghiên cứu. Trong thực tế, N thường được qui ước tính theo số chẵn: Nếu kỳ nghiên cứu là tháng thì N = 30,nếu là quí thì N = 90 và nếu là năm thì N = 360. Chỉ tiêu cho biết VLĐ của doanh nghiệp quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày Từ 2 chỉ tiêu trên ta có nhận xét như sau: Nếu LVLĐ >1 và Đ < 1 thì tốc độ chu chuyển VLĐ của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu nhanh hơn so với kỳ gốc và ngược lại. Tốc độ chu chuyển nhanh làm cho doanh nghiệp tiết kiệm được Vốn lưu động. Số Vốn lưu động doanh nghiệp tiết kiệm được tính theo công thức sau: Trong đó: DT1 là doanh thu của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu DT’1 là doanh thu thuần của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu Nếu tốc độ chu chuyển VLĐ kỳ nghiên cứu nhanh hơn kỳ gốc thì Số VLĐ doanh nghiệp tiết kiệm được nhỏ hơn 0 phản ánh số vốn doanh nghiệp tiết kiệm được và ngược lại nếu tốc độ chu chuyển VLĐ kỳ nghiên cứu chậm hơn kỳ gốc thì số VLĐ doanh nghiệp tiết kiệm được lớn hơn 0 phản ánh số vốn doanh nghiệp sử dụng lãnh phí hơn kỳ trước 3.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Hiệu quả Vốn chủ sở hữu được phản ánh qua tính và so sánh các chỉ tiêu sau: Hiệu năng ( Năng suất ) vốn chủ sở hữu ( HVSH ) Năng suất vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ với vốn chủ sở hữu bình quân cùng kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Trong đó: Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh trong kỳ là chỉ tiêu phản ánh vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu trên cho biết cứ 1 đơn vị Vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả. Nguồn thông tin để tính lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Vòng quay vốn chủ sở hữu ( LVSH ) Vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu được trong kỳ với vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Chỉ tiêu trên cho biết trong kỳ Vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Nguồn thông tin để tính là các báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Tỷ suất lợi nhuận ( doanh lợi ) vốn chủ sở hữu ( RVSH ) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận thu được với vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Chỉ tiêu trên cho biết cứ 1 đơn vị vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị lợi nhuận hay cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên Vốn chủ sở hữu trong kỳ đạt bao nhiêu %. Nguồn thông tin để tính lấy từ báo cáo tài chính. II. LỰA CHỌN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUI MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 1.Thực trạng các phương pháp thống kê vận dụng tại công ty 99 Có nhiều phương pháp thống kê được sử dụng để nghiên cứu về vốn sản xuất kinh doanh. Mỗi phương pháp có một ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng khác nhau. Mặt khác, mục đích nghiên cứu cũng quyết định việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà có sự lựa chọn các phương pháp thống kê khác nhau khi nghiên cứu về vốn sản xuất kinh doanh. Tại Công ty xây dựng 99 hiện nay đang sử dụng phương pháp dãy số thời gian khi nghiên cứu về vốn sản xuất kinh doanh. Mặc dù phương pháp này cho thấy được sự biến động của các chỉ tiêu thống kê theo thời gian nhưng chưa cho thấy được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động đó. Vì vậy phải tiến hành lựa chọn các phương pháp thống kê khác nhau khi nghiên cứu về qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng của vốn sản xuất kinh doanh ở công ty trong những năm gần đây. 2. Một số phương pháp thống kê vận dụng để phân tích qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty 2.1. Phương pháp phân tổ a. Khái niệm Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. b. Tác dụng Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra nếu không áp dụng phương pháp này. Tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu đòi hỏi phải tổng hợp theo từng tổ, từng bộ phận. Phân tổ thống kê là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác. c. Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tổ để nghiên cứu thống kê vốn SXKD của doanh nghiệp Phương pháp phân tổ được vận dụng khi nghiên cứu về vốn. Trong thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể vận dụng phương pháp phân tổ để phân chia tổng vốn sản xuất kinh doanh thành các thành phần theo các tiêu thức khác nhau. Để từ tài liệu đã phân tổ đó giúp chúng ta có thể phân tích được qui mô, cơ cấu về vốn sản xuất kinh doanh. Dưới đây là bảng phân tổ vốn sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau: Bảng: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh theo phương thức luân chuyển giá trị Năm TV (tr.đồng) VCĐ VLĐ Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Bảng: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn hình thành Năm TV (tr.đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN ĐI VAY Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) 2.2. Phương pháp bảng thống kê a. Khái niệm Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. b. Tác dụng Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế nói chung và trong phân tích thống kê nói riêng. Các tài liệu trong bảng thống kê đã được sắp xếp lại một cách rất khoa học, nên có thể giúp chúng ta tiến hành mọi việc so sánh đối chiếu, phân tích theo các phương pháp khác nhau nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Nếu biết trình bày và sử dụng thích đáng các bảng thống kê, thì việc chứng minh vấn đề sẽ trở nên rất sinh động, có sức thuyết phục hơn cả những bài văn dài. c. Đặc điểm vận dụng phương pháp bảng thống kê khi nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phương pháp này được vận dụng để trình bày các số liệu về vốn theo các tiêu thức khác nhau.Từ đó có thể tính toán và phân tích được các chỉ tiêu có liên quan. Mặt khác, nó cũng được vận dụng để trình bày các số liệu tính toán được từ số liệu cơ bản là vốn. Một số ví dụ cụ thể như sau: Bảng : Biến động mức trang bị tổng vốn cho 1 lao động Chỉ tiêu Năm (tr.đồng) (người) MTV (tr.đ/người) Bảng : Bảng thể hiện hiệu quả sử dụng tổng vốn qua các năm Năm (tr.đồng) DT (tr.đồng) HTV (tr.đ/tr.đ) 2.3. Phương pháp đồ thị a. Khái niệm Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất qui ước các tài liệu b. Tác dụng Đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Vì vậy, người xem không cần mất nhiều công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đồ thị thống kê làm cho người hiểu biết ít về thống kê vẫn có thể lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng. c. Đặc điểm vận dụng phương pháp đồ thị khi nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong thống kê vốn sản xuất kinh doanh, ta có thể sử dụng phương pháp đồ thị thống kê để biễu diễn sự phát triển của vốn sản xuất kinh doanh qua thời gian, cơ cấu tổng vốn và biến động của cơ cấu tổng vốn… Đồ thị sử dụng trong nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh là biểu đồ hình cột và biểu đồ kết cấu. 2.4. Phương pháp dãy số thời gian a. Khái niệm Dãy số thời gian là các dãy số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Các hiện tượng nghiên cứu là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quí, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số. b. Tác dụng Dãy số thời gian cho phép phân tích được đặc điểm biến động và qui luật biến động của hiện tượng qua thời gian. Thông qua dãy số thời gian xác định được mức độ biến động của hiện tượng qua thời gian thông qua tính toán 5 chỉ tiêu: Mức độ bình quân qua thời gian Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển Tốc độ tăng (giảm) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn Thực hiện việc dự đoán về mức độ của hiện tượng trong tương lai c. Điều kiện vận dụng phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phương pháp dãy số thời gian được vận dụng để nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu thống kê theo thời gian. Do đó, khi nghiên cứu về vốn sản xuất kinh doanh, nó được dùng để phân tích một số chỉ tiêu sau: Phân tích sự biến động của vốn sản xuất kinh doanh theo thời gian. Phân tích sự biến động của VCĐ và VLĐ theo thời gian. Phân tích sự biến động của Vốn chủ sở hữu và Vốn đi vay theo thời gian. Phân tích sự biến động của kết cấu VCĐ và VLĐ theo thời gian. Phân tích sự biến động của kết cấu Vốn chủ sở hữu và vốn đi vay theo thời gian. Dự đoán các chỉ tiêu này trong tương lai. Mặt khác, vận dụng phương pháp dãy số thời gian khi nghiên cứu về vốn cho phép chúng ta xác định được mức độ của sự biến động vốn qua thời gian thông qua tính toán 5 chỉ tiêu sau: Mức độ bình quân qua thời gian Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển Tốc độ tăng (giảm) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn 2.5. Phương pháp chỉ số a. Khái niệm Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Chỉ số thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tư._.quay tổng vốn của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 tăng không đều qua các năm. Năm 2000 tổng vốn của doanh nghiệp quay được 7.63 vòng, đến năm 2002 tổng vốn của doanh nghiệp quay được 8.78 vòng nhưng đến năm 2007 giảm tổng vốn của doanh nghiệp chỉ quay được 5.31 vòng. Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ Theo phương thức luân chuyển giá trị Vốn sản xuất kinh doanh đươc chia thành VCĐ và VLĐ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ ta cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu sau: * Năng suất VCĐ tính theo giá trị sản xuất (HVCĐ) Bảng 10a: Năng suất VCĐ tính theo doanh thu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm GO VCĐ (tr.đồng) Năng suất VCĐ tính theo GO Tốc độ phát triển 2000 97456 8216.4 11.86 - 2001 114689 8650 13.26 111.80 2002 135895 9671.5 14.05 105.96 2003 141047 12923.5 10.91 77.65 2004 169124 15917 10.63 97.43 2005 185825 17992 10.33 97.18 2006 195243 21527 9.07 87.80 2007 230245 27124 8.49 93.61 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Năng suất VCĐ tính theo doanh thu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ. Kết quả tính toán ở bảng 10a cho thấy: Năng suấta VCĐ tính theo doanh thu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 tăng không đều qua các năm. Năm 2000 cứ 1 triệu đồng VCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 11.86 triệu đồng giá trị sản xuất, đến năm 2002 tạo ra được 14.05 triệu đồng giá trị sản xuất nhưng đến năm 2007 chỉ tạo ra được 8.49 triệu đồng giá trị sản xuất. * Năng suất VCĐ tính theo doanh thu (HVCĐ) Bảng 10b: Năng suất VCĐ tính theo doanh thu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm DT(tr.đồng) VCĐ (tr.đông) Năng suất VCĐ tính theo DT(trđ/trđ) Tốc độ phát triển(%) 2000 80825 8216.4 9.84 - 2001 95356 8650 11.02 112.06 2002 121847 9671.5 12.60 114.28 2003 131585 12923.5 10.18 80.82 2004 157687 15917 9.91 97.30 2005 181978 17992 10.11 102.10 2006 190235 21527 8.84 87.37 2007 218155 27124 8.04 91.01 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Nhìn vào kết quả tính toán ở bảng 10b ta thấy: Năng suất VCĐ tính theo doanh thu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 tăng không đều. Năng suất VCĐ tăng trong giai đoạn 2000 – 2000 sau đó giảm đến năm 2005 tăng trở lại và lại giảm trong giai đoạn 2005 – 2007. Năm 2000 cứ 1 triệu đồng VCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 9.84 triệu đồng doanh thu đến năm 2002 tạo ra được 12.6 triệu đồng doanh thu nhưng đến năm 2007 giảm chỉ tạo ra được 8.04 triệu đồng doanh thu. * Năng suất VCĐ tính theo doanh thu thuần Bảng 10c: Năng suất VCĐ tính theo doanh thu thuần của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm DT' ( tr.đồng) VCĐ (tr.đông) Năng suất VCĐ tính theo DT'(trđ/trđ) Tốc độ phát triển(%) 2000 62590 8216.4 7.62 - 2001 75758 8650 8.76 1.15 2002 104482 9671.5 10.80 1.23 2003 111690 12923.5 8.64 0.80 2004 135809 15917 8.53 0.99 2005 163143 17992 9.07 1.06 2006 179581 21527 8.34 0.92 2007 203787 27124 7.51 0.90 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Nhìn vào kết quả tính toán ở bảng 10c ta thấy: Năng suất VCĐ tính theo doanh thu thuần của Công ty xây dựng 99 giai đoạn 2000 – 2007 tăng không đều. Năng suấ VCĐ tính theo doanh thu thuần tăng trong giai đoạn 2000 – 2002 sau đó giảm, đến năm 2005 tăng trở lại và trong năm 2006, 2007 lại có xu hướng giảm. Cụ thể: Năm 2000 cứ 1 triệu đồng VCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 7.62 triệu đồng doanh thu thuần, đến năm 2002 tạo ra được 10.8 triệu đồng doanh thu thuần nhưng đến năm 2007 giảm còn 7.51 triệu đồng doanh thuần. * Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (RVCĐ) Bảng 12d: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm M(tr.đồng) VCĐ (tr.đông) Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn(trđ/trđ) Tốc độ phát triển(%) 2000 1067 8216.4 0.13 - 2001 1398 8650 0.16 124.45 2002 1698 9671.5 0.18 108.63 2003 1858 12923.5 0.14 81.89 2004 2078 15917 0.13 90.81 2005 2574 17992 0.14 109.58 2006 2844 21527 0.13 92.35 2007 3157 27124 0.12 88.10 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ. Kết quả tính toán ở bảng 10d cho thấy tỷ suất lợi nhuận của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 tăng không đều. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ tăng trong giai đoạn 2000 – 2002 ,giảm ở giai đoạn 2003 – 2004 sau đó lại tăng trở lại nhưng với tốc độ không bằng giai đoạn đầu, năm 2006, 2007 lại có xu hướng giảm.Cụ thể: Năm 2000 cứ 1 triệu đồng VCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0.13 triệu đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2007 giảm chỉ tạo ra được 0.12 triệu đồng lợi nhuận. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ Khi phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ ta cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu sau: * Năng suất VLĐ tính theo giá trị sản xuất ( HVLĐ ) Bảng 11a: Năng suất VLĐ tính theo giá trị sản xuất của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm GO VLĐ (tr.đồng) Năng suất VLĐ tính theo GO Tốc độ phát triển 2000 97456 2371.1 41.10 - 2001 114689 2906 39.47 96.03 2002 135895 4234.5 32.09 81.30 2003 141047 5236 26.94 83.95 2004 169124 4939.5 34.24 127.10 2005 185825 6647 27.96 81.66 2006 195243 10240 19.07 68.20 2007 230245 13952.5 16.50 86.52 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Năng suất VLĐ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ. Kết quả tính toán ở bảng 11a cho thấy: Năng suất VLĐ tính theo giá trị sản xuất của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 tăng trong giai đoạn đầu sau đó lại giảm. Cụ thể: Năm 2000 cứ 1 triệu đồng VLĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 41.1 triệu đồng giá trị sản xuất, đến năm 2007 giảm chỉ tạo ra được 16.5 triệu đồng giá trị sản xuất. * Năng suất VLĐ tính theo doanh thu (HVLĐ) Bảng 11b: Năng suất VLĐ tính theo doanh thu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm DT(tr.đồng) VLĐ (tr.đông) Năng suất VLĐ tính theo DT(trđ/trđ) Tốc độ phát triển(%) 2000 80825 2371.1 34.09 - 2001 95356 2906 32.81 96.26 2002 121847 4234.5 28.77 87.69 2003 131585 5236 25.13 87.34 2004 157687 4939.5 31.92 127.03 2005 181978 6647 27.38 85.76 2006 190235 10240 18.58 67.86 2007 218155 13952.5 15.64 84.16 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Kết quả tính toán ở bảng 11c cho thấy: Năng suất VLĐ tính theo doanh thu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 tăng trong giai đoạn đầu sau đó giảm ở giai đoạn sau Năm 2000 cứ 1 triệu đồng VLĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 34.09 triệu đồng doanh thu nhưng đến năm 2007 giảm chỉ còn 15.64 triệu đồng doanh thu. * Năng suất VLĐ tính theo doanh thu thuần ( HVLĐ ) Bảng 11c: Năng suất VLĐ tính theo doanh thu thuần của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm DT' (tr.đồng) VLĐ (tr.đồng) Năng suất VLĐ tính theo DT'(trđ/trđ) Tốc độ phát triển(%) 2000 62590 2371.1 26.40 - 2001 75758 2906 26.07 0.99 2002 104482 4234.5 24.67 0.95 2003 111690 5236 21.33 0.86 2004 135809 4939.5 27.49 1.29 2005 163143 6647 24.54 0.89 2006 179581 10240 17.54 0.71 2007 203787 13952.5 14.61 0.83 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Kết quả tính toán ở bảng 11c cho thấy: Năng suất VLĐ tính theo doanh thu thuần của Công ty thời kỳ 2000 – 2007 có xu hướng giảm. Năm 2000 cứ 1 triệu đồng VLĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 26.40 triệu đồng doanh thu thuần nhưng đến năm 2007 giảm chỉ còn 14.61 triệu đồng doanh thu thuần. * Tỷ suất lợi nhuận VLĐ ( RVLĐ ) Bảng 11d: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm M(tr.đồng) VLĐ (tr.đồng) Tỷ suất lợi nhuận VLĐ(trđ/trđ) Tốc độ phát triển(%) 2000 1067 2371.1 0.45 - 2001 1398 2906 0.48 106.90 2002 1698 4234.5 0.40 83.35 2003 1858 5236 0.35 88.49 2004 2078 4939.5 0.42 118.55 2005 2574 6647 0.39 92.05 2006 2844 10240 0.28 71.72 2007 3157 13952.5 0.23 81.47 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ. Kết quả tính toán ở bảng 11d cho ta thấy tỷ suất lợi nhuận VLĐ của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 có xu hướng giảm. Năm 2000, cứ 1 triệu đồng VLĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0.45 triệu đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2007 chỉ tạo ra được 0.23 triệu đồng lợi nhuận. * Vòng quay VLĐ ( LVLĐ ) Bảng 11e: Vòng quay VLĐ của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm DT(tr.đồng) VLĐ (tr.đồng) Vòng quay VLĐ (trđ/trđ) Tốc độ phát triển(%) 2000 80825 2371.1 34.09 - 2001 95356 2906 32.81 96.26 2002 121847 4234.5 28.77 87.69 2003 131585 5236 25.13 87.34 2004 157687 4939.5 31.92 127.03 2005 181978 6647 27.38 85.76 2006 190235 10240 18.58 67.86 2007 218155 13952.5 15.64 84.16 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) * Độ dài bình quân 1 vòng quay VLĐ ( ĐVLĐ) Bảng 11f: Độ dài bình quân 1 vòng quay VLĐ của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm L (vòng) Số ngày theo lịch(ngày) Độ dài bình quân 1 vòng quay VLĐ(ngày) Tốc độ phát triển(%) 2000 34.09 360 10.56 - 2001 32.81 360 10.97 1.04 2002 28.77 360 12.51 1.14 2003 25.13 360 14.33 1.15 2004 31.92 360 11.28 0.79 2005 27.38 360 13.15 1.17 2006 18.58 360 19.38 1.47 2007 15.64 360 23.02 1.19 Nhận xét: Số vòng quay của VLĐ và độ dài bình quân 1 vòng quay VLĐ là 2 chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển của VLĐ. Kết quả tính toán ở bảng 11e, 11f ta thấy: Chỉ tiêu Vòng quay VLĐ có xu hướng giảm còn chỉ tiêu độ dài bình quân 1 vòng quay VLĐ lại có xu hướng tăng lên. Qua đó, cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ trong giai đoạn này giảm. Cụ thể: Năm 2000 VLĐ quay được34.09 vòng nhưng đến năm 2007 VLĐ chỉ quay được 15.64 vòng. Thứ hai, năm 2000 VLĐ quay 1 vòng hết 10 ngày nhưng đến năm 2007 thì chậm hơn mất 23 ngày. Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là một bộ phận trong Tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Để đánh giá hiệu quả Vốn chủ sở hữu của công ty phải thông qua tính và so sánh các chỉ tiêu sau: * Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo giá trị sản xuất (HVCSH ) Bảng 12a: Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo giá trị sản xuất của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm GO( tr. đồng) Vốn chủ sở hữu (tr.đồng) Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo GO(trđ/trđ) Tốc độ phát triển 2000 97456 7090 13.75 - 2001 114689 7329.5 15.65 113.82 2002 135895 7809.5 17.40 111.18 2003 141047 8301.5 16.99 97.64 2004 169124 8766.5 19.29 113.54 2005 185825 9216.5 20.16 104.51 2006 195243 10143 19.25 95.49 2007 230245 11819.5 19.48 101.19 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Năng suất vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Kết quả tính toán ở bảng 12a cho thấy: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của giá trị sản xuất lớn hơn tốc độ phát triển của vốn chủ sở hữu. Cụ thể: Năm 2000 cứ 1 triệu đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 13.75 triệu đồng giá trị sản xuất, đến năm 2007 tạo ra được 19.48 triệu đồng Giá trị sản xuất. * Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo doanh thu ( HVCSH ) Bảng 12b: Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo doanh thu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm DT(tr.đồng) Vốn chủ sở hữu (tr.đồng) Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo DT(trđ/trđ) Tốc độ phát triển(%) 2000 80825 7090 11.40 - 2001 95356 7329.5 13.01 114.12 2002 121847 7809.5 15.60 119.93 2003 131585 8301.5 15.85 101.59 2004 157687 8766.5 17.99 113.48 2005 181978 9216.5 19.74 109.77 2006 190235 10143 18.76 94.99 2007 218155 11819.5 18.46 98.41 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo doanh thu cũng la chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Kết quả tính toán ở bảng 14b cho thấy năng suất vốn chủ sở hữu tính theo doanh thu của Công ty xây dựng 99 giai đoạn 2000 – 2007 có xu hướng tăng. Cụ thể Năm 2000 cứ 1 triệu đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được11.40 triệu đồng doanh thu nhưng đến năm 2007 đã tạo ra được18.46 triệu đồng doanh thu. Năm 2005 năng suất vốn chủ sở hữu tính theo doanh thu tăng nhiều nhất ( 1 triệu tạo ra được 19.74 triệu đồng doanh thu ) * Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo doanh thu thuần ( HVCSH ) Bảng 12c: Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo doanh thu thuần của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm DT' ( tr.đồng) Vốn chủ sở hữu (tr.đồng) Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo DT'(trđ/trđ) Tốc độ phát triển(%) 2000 62590 7090 8.83 - 2001 75758 7329.5 10.34 1.17 2002 104482 7809.5 13.38 1.29 2003 111690 8301.5 13.45 1.01 2004 135809 8766.5 15.49 1.15 2005 163143 9216.5 17.70 1.14 2006 179581 10143 17.70 1.00 2007 203787 11819.5 17.24 0.97 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Kết quả tính toán ở bảng 14c cho thấy: Năng suất vốn chủ sở hữu tính theo doanh thu thời kỳ 2000 – 2007 có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của doanh thu lớn hơn tốc độ phát triển của vốn chủ sở hữu. Cụ thể: Năm 2000, cứ 1 triệu đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 8.83 triệu đồng doanh thu thuần nhưng đến năm 2007 thì 1 triệu đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 17.24 triệu đồng doanh thu thuần. * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ( RVCSH ) Bảng 12d: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm M(tr.đồng) Vốn chủ sở hữu (tr.đồng) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (trđ/trđ) Tốc độ phát triển(%) 2000 1067 7090 0.15 - 2001 1398 7329.5 0.19 126.74 2002 1698 7809.5 0.22 113.99 2003 1858 8301.5 0.22 102.94 2004 2078 8766.5 0.24 105.91 2005 2574 9216.5 0.28 117.82 2006 2844 10143 0.28 100.40 2007 3157 11819.5 0.27 95.26 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Kết quả tính toán ở bảng 14d cho thấy: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của lợi nhuận lớn hơn sự phát triển của vốn chủ sở hữu. Cụ thể: Năm 2000, cứ 1 triệu đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra đươc0.15 triệu đồng lợi nhuận, đến năm 2007 tạo ra được 0.27 triệu đồng lợi nhuận. * Vòng quay vốn chủ sở hữu ( LVCSH ) Bảng 12e: Vòng quay vốn chủ sở hữu của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm DT(tr.đồng) Vốn chủ sở hữu (tr.đồng) Vòng quay vốn chủ sở hữu (vòng) Tốc độ phát triển(%) 2000 80825 7090 11.40 - 2001 95356 7329.5 13.01 114.12 2002 121847 7809.5 15.60 119.93 2003 131585 8301.5 15.85 101.59 2004 157687 8766.5 17.99 113.48 2005 181978 9216.5 19.74 109.77 2006 190235 10143 18.76 94.99 2007 218155 11819.5 18.46 98.41 ( Nguông số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Nhận xét: Vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Kết quả tính toán ở bảng 14e cho thấy: Vòng quay vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000 – 2007 và tăng nhiều nhất là năm 2005 ( vốn chủ sở hữu quay được 19.74 vòng). Cụ thể: Năm 2000 vốn chủ sở hữu quay được11.4 vòng nhưng đến năm 2007 vốn chủ sở hữu quay được 18.46 vòng. Phân tích ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Phân tích sự biến động của giá trị sản xuất do ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh Để thấy được ảnh hưởng của vốn tới giá trị sản xuất ta tiến hành phân tích các mô hình sau: MH1: Biến động của giá trị sản xuất năm 2007 so với năm 2000 do ảnh hưởng của năng suất TV tính theo GO và tổng vốn bình quân Theo số liệu ở bảng 1 ta có: GO1= GO2007 = 230245 triệu đồng, 48582.3 triệu đồng GO0 = GO2000 = 97456 triệu động, triệu đồng MH phân tích: (1) Ta có: = 230245 triệu đồng = 97456 triệu đồng Phải tính: = 9.205 * 48582.3 = 446703.002 triệu đồng Thay vào công thức (1) ta có: (lần) Biến động tương đối: (lần) (lần) (lần) Biến động tuyệt đối: triệu đồng triệu đồng triệu đồng Nhận xét: Giá trị sản xuất của công ty năm 2007 so với năm 2000 tăng 136.26 % tức là tăng 132789 triệu đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do sự biến động của năng suất TV theo giá trị sản xuất làm cho giá trị sản xuất của công ty năm 2007 so với năm 2000 giảm 48.46% tức là giảm 216458 triệu đồng Do sự biến động của tổng vốn bình quân làm cho giá trị sản xuất của công ty năm 2007 so với năm 2000 tăng 358.36% tức là tăng 349247 triệu đồng. MH2: Biến động của giá trị sản xuất thời kỳ 2007 so với năm 2000 do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Năng suấtVCĐ tính theo GO (HVCĐ ), tỷ trọng VCĐ trong TV (kVCĐ) và TV bình quân ( ) MH phân tích: Đã biết: =GO1=230245 trđ =GO0=97456 trđ Phải tính: =11.861*0.637*48582.3=367061.479 trđ =11.861*0.776*48582.3=447158.096 trđ Thay vào MH2 ta có: IGO =2.3626=0.627*0.821*4.588 (lần) Biến động tương đối: (lần) (lần) (lần) (lần) Biến động tuyệt đối: triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng Nhận xét: Giá trị sản xuất của công ty năm 2007 so với năm 2000 tăng 136.26% tức là tăng 132789 triệu đồng do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Do sự biến động của Năng suất VCĐ theo Giá trị sản xuất làm cho Giá trị sản xuất của công ty năm 2007 giảm so với năm 2000 37.3% tức là giảm 136816.479 triệu đồng Do sự biến động của tỷ trọng VCĐ bình quân trong TV bình quân làm cho Giá trị sản xuất của công ty năm 2007 giảm so với năm 2000 17.9% tức là giảm 80096.617 triệu đồng Do sự biến động của TV bình quân làm cho Giá trị sản xuất năm 2007 tăng so với năm 2000 358.8% tức là tăng 349702.096 triệu đồng Phân tích sự biến động của Doanh thu do ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh MH1: Biến động của Doanh thu năm 2007 so với năm 2000 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Năng suất TV tính theo DT và TV bình quân Theo số liệu đã trình bày ở trên ta có: DT1=DT2007 =218155 triệu đồng DT0 =DT2000=80825 triệu đồng MH phân tích: (3) Ta có: triệu đồng Cần tính: =7.634*48582.3=370877.278 triệu đồng Thay vào MH(3) ta có: Biến động tương đối: (lần) (lần) (lần) Biến động tuyệt đối: triệu đồng triệu đồng triệu đồng Nhận xét: Doanh thu của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 169.9% tức là tăng 137330 triệu đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do sự biến động của Năng suất TV theo Doanh thu làm cho Doanh thu năm 2007 so với năm 2000 giảm 41.2% tức là giảm 152722.278 triệu đồng Do sự biến động TV bình quân làm cho Doanh thu năm 2007 so với năm 2000 tăng 358.9% tức là tăng 290052.278 triệu đồng MH2: Biến động của Doanh thu thời kỳ 2000 – 2007 do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Năng suất VCĐ tính theo Doanh thu, tỷ trọng VCĐ trong TV và TV bình quân MH phân tích: (4) Đã biết: =DT1=218155 trđ =DT0=80825 trđ Phải tính: =9.837*0.637*48582.3=304424.902 trđ =9.837*0.776*48582.3=370853.57 trđ Thay vào MH2 ta có: IDT =2.699=0.717 *0.821*4.588 (lần) Biến động tương đối: (lần) (lần) (lần) (lần) Biến động tuyệt đối: triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng Nhận xét: Doanh thu của công ty năm 2007 so với năm 2000 tăng 169.9% tức là tăng 137330 triệu đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do sự biến động của năng suất VCĐ tính theo DT làm cho Doanh thu năm 2007 so với năm 2000 giảm 28.3% tức là giảm 86269.902 triệu đồng. Do sự biến động của tỷ trọng VCĐ bình quân trong TV bình quân làm cho Doanh thu năm 2007 so với năm 2000 giảm 17.9% tức là giảm 66428.668 triệu đồng. Do sự biến động của TV bình quân làm cho Doanh thu năm 2007 so với năm 2000 tăng 358.8% tức là tăng 290028.57 triệu đồng. Phân tích sự biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh Để phân tích sự biến động của Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2000 ta tiến hành phân tích mô hình sau: MH: Biến động của Lợi nhuận ( M ) năm 2007 so với năm 2000 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận TV (RTV) và TV bình quân () Mô hình phân tích: Theo số liệu ở bảng trên ta có: M1=M2007 =3157 triệu đồng M0 =M2000 =1067 triệu đồng MH phân tích: (5) Đã biết: =M1 =3157 triệu đồng =M0 =1067 triệu đồng Phải tìm: =0.101*48582.3=4906.812 triệu đồng Thay vào MH (5) ta có: Biến động tương đối: (lần) (lần) (lần) Biến động tuyệt đối: triệu đồng triệu đồng triệu đồng Nhận xét: Lợi nhuận của công ty năm 2007 so với năm 2000 tăng 195.9% tức là tăng 2090 triệu đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do sự biến động của tỷ suất lợi nhuận TV làm cho Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2000 giảm 35.66% tương ứng giảm 1749.812 triệu đồng Do sự biến động của TV bình quân làm cho Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2000 tăng 359.9% tương ứng tăng 3839.812 triệu đồng III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua Những mặt đạt được Trong thời gian qua, cán bộ công nhân viên cùng ban giám đốc công ty đã cố gắng không ngừng để đưa công ty vượt qua mọi khó khăn, thử thách hoàn thành nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng mà tổng công ty giao. Kết quả tính toán cho thấy tình hình sử dụng vốn SXKD của công ty thời kỳ 2000 – 2007 về cở bản đạt hiệu quả, cụ thể: Qui mô TV, VCĐ, VLĐ hàng năm tăng lên. Trong đó, qui mô VCĐ của công ty tăng cho biết công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu: Đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ để tăng năng suất lao động. Mặt khác, VCĐ tăng góp phần làm tăng giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận…Qui mô VLĐ tăng phản ánh qui mô sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng phát triển. Mức trang bị TV, VCĐ, VLĐ cho lao động đều có xu hướng tăng lên qua các năm. Điều này thể hiện trình độ kỹ thuật sản xuất của công ty được nâng cao. Qua đó cho biết chất lượng lao động được nâng cao góp phần làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng. Hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu tăng trong giai đoạn 2000 – 2007. Những kết quả đạt được đó là do những nguyên nhân chủ quan sau: Công ty đã đẩy mạnh công tác đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách huy động mọi nguồn vốn có thể Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế của đất nước Công ty đã quan tâm, chú trọng đến các công trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình. Có nhiều công trình được đánh giá cao. Công ty đã áp dụng tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISO 9001 – 2000 Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân khách quan sau: Sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng công ty, của Đảng bộ và các cấp ủy Đảng trong quá trình hình thành và phát triển. Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện mọi mặt trong sản xuất kinh doanh, trong việc thực hiện các chính sách cho cán bộ công nhân viên và người lao động. Được sự chi viện, giúp đỡ của các đơn vị bạn và đơn vị quốc phòng. Công ty đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết thống nhất, cán bộ công nhân viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của ban quản lý và điều hành công ty. Tinh thần tích cực, tự lực tự cường, dám nghĩ dám làm của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong công ty Những mặt chưa được Bên cạnh những thành công đó, tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cũng có những hạn chế sau: Qui mô VLĐ còn lớn, nhất là những khoản phải thu chưa thu hồi được còn tăng. Cơ cấu vốn của công ty có sự mất cân đối, vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Hiệu quả sử dụng TV có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Hiệu quả sử dụng VCĐ cũng có xu hướng giảm phản ánh khả năng khai thác công suất, máy móc thiết bị còn thấp. Giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận tăng là do tăng qui mô tổng vốn còn năng suất TV tính theo Giá trị sản xuất, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận lại giảm. Điều này cần phải xem xét. Nguyên nhân là do: Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động và đặc biệt trong những năm gần đây giá cả nguyên vật liệu ở mức cao gây khó khăn cho công ty làm cho chi phí cho sản xuất kinh doanh tăng Khi qui mô sản xuất kinh doanh ở mức vừa phải, năng suất ở mức tối đa thì tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh. Cũng với điều kiện sản xuất đó, qui mô sản xuất kinh doanh tăng thì chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng. Việc huy động vốn sản xuất kinh doanh còn chưa đạt hiệu quả, việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh chưa tốt dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng giảm dần. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới và định hướng quản lý, vốn sản xuất kinh doanh Ngày nay, khi đất nước đang trên con đường CNH – HĐH thì ngành xây dựng cũng đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế. Công ty xây dựng 99 có những định hướng cơ bản về việc quản lý sử dụng vốn trong thời gian tới. Việc mở rộng qui mô sản xuất là việc làm tất yếu song phải kết hợp với hiệu quả. Tìm ra các biện pháp đê quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả Công ty chú trọng, quan tâm hơn nữa tới chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm. Phấn đấu đưa sản phẩm của công ty đạt trình độ để có thể đạt chuẩn chất lượng của Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm quốc tế. Mở rộng thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Phấn đấu trong tương lai, sản phẩm của công ty sẽ có mặt nhiều trên thị trường khu vực và quốc tế. Trong thời gian tới phải tìm ra các biện pháp để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Một số kiến nghị và giải pháp Giải pháp về vốn Để sử dụng vốn có hiệu quả, đạt kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trước hết công ty cần phải khai thác triệt để mọi nguồn vốn của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn sẵn có với chi phí thấp nhất mà doanh nghiệp cần tận dụng. Việc tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tiết kiêm và hiệu quả là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế - tài chính. Trong quá trình sử dụng vốn, tiến hành các biện pháp làm tăng vòng quay của vốn để nhanh chóng đưa vốn quay trở lại sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời bảo toàn nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh cân đối giữa nguồn vốn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với VCĐ, cần chú trọng đến công tác đổi mới thiết bị, thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cao chất lượng quản lý VCĐ, bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân Đối với VLĐ, cần xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Ở khâu dự trữ cần có mức dự trữ tồn kho hợp lý để tối thiểu hóa chi phí dự trữ và không bị gián đoạn sản xuất. Ở khâu sản xuất, cần áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo được chất lượng, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ. Khi phát hiện vật tư bị ứ đọng cần phải xử lý kịp thời. Giải pháp về thống kê Trong những năm gần đây, trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân, công tác thống kê ít được coi trọng như những năm trước đây Vai trò của công tác thống kê là rất quan trọng trong hoạt động quản lý của mỗi doanh nghiệp. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì nguồn thông tin thị trường phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác. Những thông tin đó chỉ có thể thu thập được qua thống kê Mặt khác, thống kê còn đưa đến cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong đó có yếu tố vốn từ đó giúp công ty đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời, hiệu quả. Do đó, phải coi trọng vai trò của công tác thống kê trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, công ty phải tiến hành đào tạo 1 đội ngũ cán bộ thống kê có năng lực, trình độ chuyên môn, nhanh nhạy, năng động để công tác thống kê phát huy được tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoạch định các chính sách phát triển của công ty. Giải pháp về công tác công nghệ Phải tiến hành sửa chữa bảo dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng cao, kịp tiến độ thi công. Thị trường ngày càng mở rộng, khả năng cạnh tranh giữa các công ty ngày càng cao, công ty muốn trúng thầu được các công trình đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao. Muốn vậy công ty phải luôn đổi mới công nghệ để phù hợp với nhu cầu đó. Giải pháp về công tác quản lý Nâng cao ý thức của người lao động trong việc cải tiến, giữ gìn TSCĐ hiện có nhằm kéo dài thời gian hoạt động của chúng. Đó cũng là nâng cao việc quản lý, sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao kiến thức về chuyên môn cho cán bộ công nhân viên và người lao động giúp cho người lao động nhanh chóng cập nhật thông tin, kỹ thuật mới của thị trường. KẾT LUẬN Muốn nền kinh tế phát triển vững thì quốc phòng cũng phải vững chắc. Trước yêu cầu đó vấn đề nâng cao quản lý, sử dụng vốn đối với mỗi doanh nghiệp quốc phòng trở nên cấp bách và cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận của hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh và vận dụng một số chỉ tiêu thống kê, một số phương pháp thống kê đã đề xuất ở trên để đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng 99 qua đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Nghiên cứu qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là vấn đề phức tạp do đó nó cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để hoàn thiện hơn nữa hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá. Kết quả nghiên cứu trong chuyên đề này hy vọng sẽ góp phần nâng cao việc quản lý, sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Cuối cùng, cho em gửi lời cảm ơn đến thầy Bùi Huy Thảo và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11980.doc
Tài liệu liên quan