Nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh hòa Bình giai đoạn 1997-2005

LỜI NÓI ĐẦU CNH-HĐH là nhiệm vụ hàng đầu mang tính chiến lược của nước ta. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 đề ra nhiệm vụ “đẩy mạnh CNH- HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Ngành công nghiệp nước ta nói chung và ngành công nghiệp của tỉnh Hoà Bình nói riêng có vị trí hết sức quan trọng, là bộ phận chủ đạo trong sự nghiệp CNH- HĐH của đất nước ta. Vì vậy qua thời gian thực tập tại Cục thống kê

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh hòa Bình giai đoạn 1997-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoà Bình em chọn đề tài: “Nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005” để viết chuyên đề tốt nghiệp. Kết cấu chuyên đề ngoài lời nói đầu và phần kết luận gồm có 3 phần: Phần 1: Khái quát chung về tỉnh Hoà Bình và ngành công nghiệp của tỉnh Phần 2: Phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp Phần 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH HOÀ BÌNH VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH 1. Khái quát chung về tỉnh Hoà Bình 1.1.Về vị trí địa lí Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên là 4663 Km2, chiếm 1,41% diện tích cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía nam giáp hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình; phía Đông giáp tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp hai tỉnh Sơn La và Thanh Hoá. Hoà Bình nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc xuống vùng đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ 6, là một lợi thế để phát huy một cách triệt để phục vụ cho kinh tế- xã hội của tỉnh và của ngành công nghiệp. Hoà Bình có mạng lưới giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ phát triển hơn so với các tỉnh trong vùng và phân bố đều khắp; đường liên tỉnh, liên vùng nối Hoà Bình với các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La. Với lợi thế này Hoà Bình có được điều kiện thuận lợi trong giao lưu hợp tác kinh tế với thủ đô Hà Nội, các tỉnh trong vùng cũng như cả nước. 1.2.Về điều kiện tự nhiên Hoà Bình là một tỉnh miền núi, có độ cao trung bình là 300m so với mặt nước biển, có hai huyện vùng cao là huyện Đà Bắc và huyện Mai Châu có độ cao trung bình là 560m và 500m. Có 11 ngọn núi cao trên 1000m, trong đó núi có độ cao cao nhất là 1373m như núi Pu Canh - huyện Đà Bắc và núi Phu Ýuc - huyện Đà Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm 2005 là 23,9oC, độ ẩm trung bình năm 2005 là 82,6%. Là một tỉnh miền núi, có nhiều đồi núi cao, địa hình phức tạp, mật độ dân số thấp, bình quân toàn tỉnh là 160 người/km2, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị xã Hoà Bình 628,6 người/km2, Đà Bắc có mật độ dân số thấp nhất 63,2 người/km2. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4749 km2. Dân số trung bình là 810130 người, với chỉ số phát triển năm 2005 là 100,84 %. Tỉnh Hoà Bình có tất cả 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn và sống xen kẽ nhau. Năm 2005, theo số liệu thống kê,toàn tỉnh tỉ lệ sinh là 1,77 %, tỉ lệ chết là 0,6 %, tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,17 % về dân số. Tỉnh Hoà Bình có nhiều núi đá vôi có thể khai thác đá để sản xuất đá các loại và sản xuất vôi làm vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, v.v…như ở huyên Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Yên Thuỷ, Mai Châu, Kỳ Sơn…;có mỏ than ở Lạc Thuỷ, Kim Bôi; quặng P2O5 ở Lạc Sơn. Đặc biệt Hoà Bình có mỏ nước khoáng ở Kim Bôi; có vàng xa khoáng ở Kim Bôi, Mai Châu, Kỳ Sơn…Ngoài ra, Hoà Bình còn có 44202 ha cây hàng năm, 6466 ha cây lâu năm; 123402,4 ha rừng tự nhiên và 43917,4 ha rừng trồng,… đó là những điều kiện tự nhiên ưu đãi và là những thế mạnh cuả tỉnh Hoà Bình để có thể phát triển ngành công nghiệp. 1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội Có thể khái quát một số tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hoà Bình như sau: - Về giá trị sản xuất: năm 2004 tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh là 3.565.450 triệu đồng; năm 2005 là 4.031.555 triệu đồng. So với năm 2004 giá trị sản xuất năm 2005 đạt 113,07 %. Trong năm 2005, giá trị sản xuất ngành nông – lâm - thuỷ sản là 1.361.949 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 33,78 % giá trị sản xuất toàn tỉnh. Ngành công nghiệp và xây dựng có giá trị sản xuất la 1.454.509 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,08 % tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Ngành dịch vụ có giá trị sản xuất là 1.215.097 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,14 % tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Như vậy cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Điều đó cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Hoà Bình đã từng bước chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ khi trong một thời gian dài trước đây tỉnh Hoà Bình duy trì cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp hay nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ. Như vậy, hiện nay ngành công nghiệp đã có vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của tỉnh với 36,08 % tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Giá trị tăng thêm của toàn tỉnh năm 2004 là 2.138.698 triệu đồng; năm 2005 là 2.331.608 triệu đồng, so với năm 2004 đạt 109,02 % (tăng 9,02 %). Tỷ trọng giá trị tăng thêm chiếm trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh năm 2004 là 59,98 %; năm 2005 là 57,83 %. Như vậy, năm 2005 nền kinh tế tỉnh Hoà Bình có sự tăng trưởng khá so với năm 2004. - Về thu – chi ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh năm 2004 là 1.218.287 triệu đồng; năm 2005 là 1.465.522 triệu đồng, so với năm 2004 đạt 120,29 %, tăng 20,29 %. Trong đó, thu từ ngân ngân sách trung ương trợ cấp năm 2004 là 896.766 triệu đồng; năm 2005 là 1.198.622 triệu đống so với năm 2004 đạt 133,66 % (tăng 33,66 %). Thu từ ngân sách trung ương trợ cấp chiếm trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh năm 2004 đạt tỷ trọng 73,61 %; năm 2005 đạt tỷ trọng 81,79 %. Tổng chi ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh năm 2004 là 1.319.717 triệu đồng; năm 2005 là 1.710.264 triệu đồng, so với năm 2004 đạt 129,59 % (tăng 29,59 %). Trong đó, chi cho đầu tư phát triển năm 2004 là 220.221 triệu đồng (chiếm 16,69 % tổng chi ngân sách toàn tỉnh); năm 2005 là 318.377 triệu đồng (chiếm 18,62 % tổng chi ngân sách toàn tỉnh).So với năm 2004, chi cho đầu tư phát triển năm 2005 đạt 144,57 % (tăng 44,57 %). Cân đối thu - chi toàn tỉnh, năm 2004 thâm hụt 101.430 triệu đồng; năm 2005 thâm hụt 244.742 triệu đồng. Như vậy, thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh Hoà Bình từ ngân sách trung ương hỗ trợ còn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2004 là 73,61 %, năm 2005 là 81,79 % tổng thu toàn tỉnh. Mặc dù thu từ ngân sách trung ương trợ cấp là rất lớn nhưng cân đối thu – chi trên địa bàn tỉnh vẫn bội chi, năm 2004 là (-) 101.430 triệu đồng, năm 2005 là (-)244.742 triệu đồng. Có thể nói, tỉnh Hoà Bình cho đến nay vẫn chưa thể tự cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn, mà còn phụ thuộc phần lớn vào nguồn kinh phí Trung ương cấp về hàng năm. - Về xuất, nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 là 16.941 (1000USD); năm 2005 là 19.000 (1000USD), so với năm 2004 đạt 112,15 %, tăng 12,15 %. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2004 là 8.165 (1000USD); năm 2005 là 7.482 (1000USD), so với năm 2004 đạt 91,63 %, giảm 9,37 %. Cân đối xuất, nhập khẩu năm 2004 xuất siêu 8.776 (1000USD), năm 2005 xuất siêu 11.518 (1000USD). Hàng hoá xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là rau, quả muối, hàng mây tre đan, và hàng may mặc. Còn hàng nhập khẩu chủ yếu nhập nguyên liệu cho sản xuất như nguyên liệu cho may mặc, linh kiện điện tử,…phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Công nghiệp Hoà Bình đang có từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chung của đất nước. -Theo số liệu thống kê năm 2005, GDP bình quân đầu người là 4,255 triệu đồng/người/năm. Như vậy, bình quân 1 tháng của 1 người dân Hoà Bình có thu nhập theo GDP là 354.583 đồng. Tổng số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh có 214 đơn vị, số đơn vị đã được sử dụng điện là 214/214 đơn vị (đạt 100 %), số đơn vị được trang bị điện thoại là 194, số đơn vị chưa có điện thoại là 20. Dân số trung bình toàn tỉnh là 810.130 người; trong đó, nam là 401.440 người, chiếm tỷ trọng 49,55 %. Tổng số cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên là 11.932 người, so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 456.483 người là một con số rất khiêm tốn. Mạng lưới trường học được duy trì và phát triển, quy mô giáo dục, chất lượng giáo dục được điều chỉnh theo tiêu chuẩn của Bộ. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường theo hướng chuẩn hóa. Cơ sở trường lớp được xây mới và nâng cấp có đủ điều kiện cho con em các dân tộc đến trường. Hiện nay, Hoà Bình có 2 trường trung học chuyên nghiệp, 2 trường cao đẳng, 2 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, hàng năm cho ra trường khoảng hai nghìn học viên. Tình hình sức khoẻ dân cư có nhiều biến chuyển rõ rệt: tỷ lệ chết giảm xuống còn 0,427 % năm 2005. Do tăng cường công tác phòng chống và chữa trị nên các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm đã giảm nhanh. Đời sống văn hoá không ngừng được nâng cao, giờ đây phong trào gia đình văn hoá, làng văn hoá đã trở thành một phong trào sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Tình hình chính trị ổn định, các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh sống thân ái,đoàn kết cùng hướng tới mục tiêu chung xây dựng một tỉnh Hoà Bình giàu, mạnh. 2. Khái quát chung về ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình 2.1. Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp Hoà Bình Trong những năm đầu tái lập tỉnh, nền kinh tế Hoà Bình nói chung và ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình nói riêng còn nghèo nàn, thiếu thốn và còn rất nhỏ bé. Vị trí của ngành công nghiệp trong thời kỳ này là rất khiêm tốn, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ chiếm 18,9 % giá trị sản xuất toàn bộ nền kinh tế. Trải qua 15 năm với những định hướng, chiến lược phát triển đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền địa phương, ngành công nghiệp Hoà Bình hiện nay đã có vị trí xứng tầm, là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 36,08% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2005. Ngành công nghiệp Hoà Bình trong những năm qua đã không ngừng phát triển mạnh mẽ, càng ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân vì vậy khi công nghiệp phát triển sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn tỉnh đi lên. Hơn nữa, ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế, sự nghiệp CNH- HĐH của cả nước nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng đã có được những kết quả đáng khích lệ: năng suất lao động không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống, sản phẩm sản xuất ra không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Phát triển ngành công nghiệp luôn gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng, để công nghiệp phát triển cần phải có cơ sở hạ tầng phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển sẽ toạ điều kiện thuận lợi cho các ngành khác phát triển theo. Ngành công nghiệp hàng năm đều giải quyết một số lượng lớn lao động, góp phần ổn định trật tự chính trị, xã hội và cụ thể hoá mục tiêu nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. 2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp Hoà Bình Hoà Bình là một tỉnh miền núi, được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản phong phú. Ngành công nghiệp Hoà Bình gồm có công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Trong đó ngành công nghiệp chế biến là phát triển mạnh mẽ hơn cả và là bộ phận quan trọng nhất trong toàn ngành công nghiệp của Hoà Bình. Công nghiệp Hoà Bình hiện nay tập trung vào một số ngành nghề là thế mạnh của tỉnh như khai thác vật liệu xây dựng các loại, khai thác các loại khoáng sản, Suối khoáng Kim Bôi được khai thác rất có hiệu quả, sản xuất xi măng, gạch nung , vôi cục, nước máy, đường, mật và sản phẩm may mặc. Bên cạnh đó là sự phát triển của các ngành nghề thủ công truyền thống của nguời dân Hoà Bình. Như vậy, với những lợi thế của mình các ngành nghề sản xuất công nghiệp của Hoà Bình là rất phong phú và đa dạng. Một trong những nhân tố quyết định đến mọi quá trình sản xuất đó là lực lượng lao động. Tại Hoà Bình, nguồn lao động nói chung và lao động công nghiệp nói riêng có chất lượng rất khiêm tốn. Đa số lao động làm việc trong các ngành sản xuất công nghiệp là lao động chưa qua đào tạo hoặc có qua đào tạo nhưng ở trình độ thấp. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp Hoà Bình, hiện nay một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm phát triển công nghiệp của tỉnh là thu hút đội ngũ lao động có chất lượng về tỉnh. Đồng thời, tỉnh liên tục mở thêm nhiều lớp đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá của tỉnh. Bên cạnh lao động, nguồn vốn cũng là một nhân tố mang tính quyết định tới sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn sẽ quyết định quy mô sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp, quyết định tình hìnhcông nghiệp hoá, trang bị khoa học kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tỉnh Hoà Bình nói chung vẫn là một tỉnh nghèo, lượng vốn trong dân cư thường có quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Nguồn vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là các cơ sở công nghiệp cá thể. Hoà Bình là một tỉnh nghèo, miền núi nên được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh, hàng năm Nhà nước chi một khoản không nhỏ ngân sách đầu tư cho Hoà Bình nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. Hiện nay, việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính có nhiều thuận lợi, đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư sản xuất công nghiệp trong tỉnh. Trong thời gian gần đây, nhận thấy rõ được vai trò của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Hoà Bình đã có nhiều chính sách mở nhằm thu hút nguồn vốn này về với địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, co chính sách miễn giảm thuế cho các cơ sở này, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định. Ngành công nghiệp Hoà Bình rất đa dạng về ngành nghề vì vậy sản phẩm công nghiệp của tỉnh là rất phong phú. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh: than các loại, đá các loại, cát các loại, xi măng, giấy, gạch nung, vôi cục, bia, nước máy, đường, mật, quần áo. Các sản phẩm là nguyên vật liệu chủ yếu cung cấp cho thị trường trong tỉnh, phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng trong tỉnh. Các mặt hàng khác như đường, quần áo, …ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương còn có sản phẩm xuất khẩu ra bên ngoài. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hoà Bình hiện nay có uy tín, chất lượng và rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu ra bên ngoài hiện vẫn phải thông qua uỷ quyền thương mại qua các cơ sở khác của các tỉnh bạn. 2.3. Một số kết quả của công nghiệp Hoà Bình Theo như số liệu thống kê năm 2005 cho thấy công nghiệp tỉnh Hoà Bình đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung của tỉnh. Cụ thể là: Số cơ sở sản xuất công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình là 5.612 cơ sở, trong đó khu vực kinh tế trong nước có 5606 cơ sở (khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 5.595 cơ sở), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 6 cơ sở. Trong số các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 183 cơ sở công nghiệp khai thác, chiếm tỷ trọng 3,26 % tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn; có 5426 cơ sở công nghiệp chế biến, chiếm tỷ trọng 96,69 %; có 3 cơ sở sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, chiếm tỷ trọng 0,08 %. Lao động công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 19.491 người. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước có 18.116 người, chiếm tỷ trọng 92,95 % (khu vực kinh tế ngoài nhà nước có 14.668 người); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 1.375 người, chiếm tỷ trọng 7,05 %. Trong tổng số lao động hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 2.795 người hoạt động trong ngành công nghiệp khai thác, chiếm 14,34 %; có 16.466 người hoạt động trong ngành công nghệp chế biến, chiếm 84,48 %; có 230 người hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, chiếm 1,18 %. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh đạt 832.334 triệu đồng. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 751.920 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,34 % (khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 281.411 triệu đồng, khu vực kinh tế nhà nước là 470.509 triệu đồng); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 80.414 triệu đồng, chiếm 9,66%. Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh: ngành công nghiệp khai thác đạt 122.936 triệu đồng, chiếm 14,77 %; ngành công nghiệp chế biến đạt 628.935 triệu đồng, chiếm 75,56 %; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước đạt 80.463 triệu đồng, chiếm 9,67 %, (trong đó chủ yếu là khu vực kinh tế nhà nước với 79.943 triệu đồng giá trị sản xuất). Tốc độ phát triển giá trị sản xuất năm 2005 đạt 119,92 %. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh đạt 311.895 triệu đồng. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 282.142 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,46 % (khu vực kinh tế nhà nước là 174.922 triệu đồng, khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 136.973 triệu đồng); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 29.753 triệu đồng, chiếm 9,54 %. Trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh: ngành công nghiệp khai thác đạt 51.233 triệu đồng, chiếm 16,43 % (khu vực kinh tế nhà nước đạt 17.35 triệu đồng); ngành công nghiệp chế biến đạt 205.448 triệu đồng, chiếm 65,87 % (khu vực kinh tế nhà nước đạt 102.726 triệu đồng); ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước đạt 55.214 triệu đồng, chiếm 17,7 % (khu vực kinh tế nhà nước đạt 54.845 triệu đồng). Tốc độ phát triển giá trị tăng thêm ngành công nghiệp là 116,27 %. Doanh thu của ngành công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh đạt 759.567 triệu đồng. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 429.426 triệu đồng, chiếm 56,54 %; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 256.758 triệu đồng, chiếm 33,8 %; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 73.383 triệu đồng, chiếm 9,66 %. Tổng nguồn vốn của các cơ sở công nghiệp năm 2005 là 184.659,3 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu có 142.573,5 triệu đồng, chiếm 77,21 %. Tài sản cố định theo giá còn lại là 68.829,3 triệu đồng. Tài sản lưu động là 115.830 triệu đồng. PHẦN HAI PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp. 1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp hiện đang được sử dụng tại cục thống kê Hoà Bình. * Chỉ tiêu số cơ sở sản xuất công nghiệp Cơ sở sản xuất công nghiệp là các cơ sở kinh tế có đầy đủ các điều kiện: có địa điểm sản xuất được xác định, có hoạt động sản xuất chính là công nghiệp, phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm được quy định trong danh mục sản phẩm công nghiệp. Số cơ sở sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tuyệt đối, thời điểm và đơn vị tính là số cơ sở hay số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Chỉ tiêu số cơ sở sản xuất công nghiệp được xác định: + theo thành phần kinh tế: Xác định được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu do thành phần nào năm giữ, quản lý; +theo ngành kinh tế: Nghiên cứu ngành nghề nào được phát triển nhất và được chu trọng nhất. +theo vùng lãnh thổ: Biết được sự phát triển công nghiệp nằm chủ yếu ở vùng nào. Chỉ tiêu số cơ sở sản xuất công nghiệp được báo cáo định kỳ theo quyết định số 735/2002/QĐ-TCTK ngày 15/11/2002 của tổng cục trưởng tổng cục thống kê, thông qua biểu Số lượng doanh nghiệp chia theo ngành công nghiệp và loại hình kinh tế (có đến 31/12/…); biểu Số cơ sở và lao động của công nghiệp cá thể thời điểm 31/12/…) * Chỉ tiêu lao động công nghệp Lao động của cơ sở công nghiệp là tổng số lao động mà cơ sở quản lý, sử dụng và trả lương, trả công hoặc bằng hình thức thu nhập hỗn hợp (tiền công và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh) . Lao động bình quân chia theo ngành công nghiệp và loại hình kinh tế tính trên cơ sở số liệu bằng (=) (lao động có ở đầu năm cộng (+) lao động có ở cuối năm) chia (:) 2 Cơ cấu lao động công nghiệp có thể được nghiên cứu theo các tiêu thức: giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, loại hình kinh tế, ngành công nghiệp. Lao động công nghiệp được báo cáo định kỳ theo quyết định 735/2002/QĐ-TCTK của tổng cục trưởng tổng cục thống kê, thông qua biểu: Lao động bình quân chia theo ngành công nghiệp và loại hình kinh tế, và biểu: Số cơ sở và lao động của công nghiệp cá thể thời điểm 31/12/… * Chỉ tiêu tổng nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp Tổng nguồn vốn là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, các quỹ và các khoản nợ của doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả: là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay (vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay trong nước, vay ngoài nước), các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương, phụ cấp…) và các khoản phải trả khác. Nguồn vốn chủ sở hữu: là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên,… Số liệu tổng nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp được thu thập thông qua các cuộc điều tra: điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hàng năm. * Chỉ tiêu tài sản cố định cho sản xuất công nghiệp Tài sản cố định là toàn bộ giá trị tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định theo giá còn lại (tài sản cố định theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế) + Nguyên giá: là toàn bộ giá trị của các tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình theo nguyên giá lúc đầu. + Giá trị hao mòn luỹ kế: là toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định luỹ kế đến thời điểm đầu và cuối năm. Tài sản cố định dùng cho sản xuất công nghiệp dưới hình thái hiện vật là những tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong ngành công nghiệp. Trong quá trình sử dụng tham gia hoàn toàn và nhều lần vào các chu kỳ sản xuất và giữ nguyên hình thái ban đầu thời kỳ tồn tại. Hình thái giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm theo mức độ hao mòn khác nhau, biểu hiện dưới hình thức khấu hao nhằm tái sản xuất tài sản cố định. Qui mô tài sản cố định là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm và có thể được tính theo đơn vị hiện vật và giá trị (tiền) Khi xác định số lượng tài sản cố định theo hình hình thái hiện vật có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu mô hình của từng loại tài sản cố định, là cơ sở để lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa lớn, hiện đại hoá và tái sản xuất tài sản cố định trong từng cơ sở công nghiệp. Nhưng nghiên cứu tài sản cố định theo hình thái hiện vật không cho phép tổng hợp được toàn bộ tài sản cố định của từng cơ sở công nghiệp. Khi nghiên cứu số lượng tài sản cố định theo hình thái giá trị cho phép tổng hợp được toàn bộ tài sản cố định của từng cơ sở công nghiệp. Căn cứ vào chi phí, có thể đánh giá tài sản cố định theo các phương pháp: + Giá trị ban đầu hoàn toàn: là toàn bộ chi phí để mua sắm hoặc xây dựng mới, chuyên chở, lắp đặt và chạy thử (nếu có) tài sản cố định đó vào thời kỳ hình thành nó. Đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu hoàn toàn phản ánh đúng tổng số vốn đã thực tế bỏ ra để có TSCĐ, là cơ sở để tính khấu hao TSCĐ và lập bảng cân đối TSCĐ. Tuy nhiên, đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu hoàn toàn không xác định được trạng thái và giá trị còn lại của TSCĐ, không cho phép nghiên cứu biến động thuần tuý về mặt khối lượng của TSCĐ. + Giá trị khôi phục hoàn toàn: là tổng số tiền cần thiết phải chi ra để mua sắm, xây dựng, chuyên chở, lắp đặt và chạy thử TSCĐ (nếu có) trong điều kiện hiện tại vào thờ điểm nghiên cứu. Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục hoàn toàn cho phép xác định được số vốn cần thiết phải bỏ ra để tái sản xuất TSCĐ cùng loại trong điều kiện hiện tại; xác định mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ và lập bảng cân đối TSCĐ. Tuy nhiên, dùng giá này cũng không cho phép xác định được trạng thái và giá trị còn lại của TSCĐ +Giá trị ban đầu (hoặc khôi phục) hoàn toàn đã trừ hao mòn (còn gọi là giá trị còn lại) của TSCĐ: là giá trị của TSCĐ còn lại tại thời điểm nghiên cứu. Công thức xác định: Gcl = Gbd (kp) - Tổng số hao mòn của TSCĐ Đánh giá TSCĐ theo giá còn lại cho phép phản ánh tương đối chính xác trạng thái, năng lực sản xuất của TSCĐ, phản ánh số tiền còn lại cần phải tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao. Nguồn số liệu được sung cấp thông qua điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hàng năm. * Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp (GO) Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị của sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Gồm các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, tập thể, cá thể, hỗn hợp, doanh nghiêpj có vốn đầu tư nước ngoài, hộ tiểu thủ công nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước. Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định) gồm 5 yếu tố: +Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm, nội dung chủ yếu này gồm: - Giá trị của những sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu (NVL) của cơ sở sản xuất công nghệp và những sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công . Những sản phẩm trên phải kết thúc khâu chế biến cuối cùng tại cơ sở và đã làm xong thủ tục nhập kho. -Giá trị những bán thành phẩm, vật bao bì, đóng gói, công cụ, phụ tùng do hoạt dộng sản xuất công nghiệp của cơ sở công nghiệp tạo ra, đã xuất bán ra ngoài cơ sở hoặc cho các cán bộ khác không phải là hoạt động công nghiệp của cơ sở nhưng có hạch toán riêng, như thương mại, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… Tuy bán thành phẩm chưa phải là thành phẩm nhưng vì đã bán ra ngoài, kết thúc khâu chế biến tại doanh nghiệp nên được coi như thành phẩm. +Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho ngoài Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công nghiệp, nó có biểu hiện ở việc khôi phục lại hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng chứ không làm thay đổi giá trị sử dụng ba đầu của sản phẩm. Giá trị công việc có tính chất công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của cơ sở phải là giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho các đơn vị bên ngoài cơ sở hoặc các bộ phận khác trong đơn vị có hạch toán riêng. Còn đối với giá trị công việc có tính chất công nghiệp phục vụ cho sản xuất công nghiệp tại đơn vị như: Sửa chữa thiết bị, máy móc, sửa chữa sản phẩm hỏng… không được tính vì giá trị của nó đã được thể hiện vào giá trị thành phẩm của công nghiệp. Công việc có tính chất công nghiệp không sản xuất ra sản phẩm mới mà chỉ làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm. Do đó chỉ được tính vào giá trị sản xuất phần giá tị của bản thân công việc có tính chất công nghiệp, không được tính giá trị ban đầu của sản phẩm. + yếu tố 3: Giá trị của phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu đã tiêu thụ. Vì tất cả các loại sản sản phẩm được tính ở yếu tố 3 không phải là mục đích trực tiếp của sản xuất mà chỉ là những sản phẩm thu hồi do quá trình sản xuất tạo ra. Bởi vậy qui định chỉ được tính những sản phẩm thực tế đã tiêu thụ và thu được tiền. + Yếu tố 4: Giá trị của hoạt động cho thuê thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của đơn vị. Yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc, thiết bị của dây chuyền sản xuất trong đơn vị không sử dụng mà cho bên ngoài thuê có kèm theo công nhân vận hành. Trường hợp chỉ thuê máy móc, thiết bị mà không có kèm theo người điều khiển thì không tính vào giá trị sản xuất công nghiệp. + Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm đang chế tạo dở dang trong công nghiệp. Trong thực tế ở phần lớn các ngành yếu tố 5 chiếm tỷ trọng không đáng kể trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Việc tính yếu tố này theo giá cố định lại rất phức tạp. Nên quy định tính yếu tố “ giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo” vào giá trị sản xuất theo giá cố định chỉ áp dụng đối với ngành chế tạo máy bị máy móc có chu kỳ sản xuất dài. Còn những đơn vị thuộc những ngành khác không tính yếu tố này. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành: -Theo nguồn thông tin khai thác từ chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp, Giá trị sản xuất = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Thuế VAT phát sinh phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh phải nộp, thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp + Thuế VAT theo phương pháp trực tiếp phải nộp + Thu do bán sản phẩm phụ (đối với trường hợp doanh thu tiêu thụ nhỏ không hạch toán riêng, không tách ra được để đưa về các ngành tương ứng) + Thu do cho thuê thiết bị, máy móc có người điều khiển và các tài sản khác (không kể đất) + Thu do bán phế liệu thu hồi, sản phẩm kèm theo tận thu được trong quá trình sản xuất + Giá trị các mô hình, công cụ …là tài sản cố định tự trang bị cho đơn vị (gọi tắt là tài sản tự trang tự chế) + Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ thành phẩm hàng tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang và các chi phí dở dang còn lại khác. - Đối với kinh tế tập thể và cá thể Giá trị sản xuất = Tổng số lao động hoặc số hộ sản xuất trong năm * (Giá trị sản xuất bình quân 1 lao động của đơn vị điều tra chọn mẫu) Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh: - Đối với các đơn vị thực hiên chế độ hạch toán kế toán doanh nghiệp Giá trị sản xuất năm báo cao theo giá so sánh = Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá hiện hành (:) chia chỉ số giá bán của người sản xuất bình quân năm báo cáo so với năm gốc - Các trường hợp còn lại Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá so sánh bằng (=) Khối lượng sản phẩm sản xuất năm báo cáo nhân (*) Đơn giá người sản xuất bình quân năm gốc Giá trị sản xuất công nghiệp được cung cấp theo chế độ báo cáo định kỳ công nghiệp (quyết định 735/2002/QĐ-TCTK) hàng tháng theo biểu: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định hay giá thực tế) * Chỉ tiêu giá trị tăng thêm công nghiệp (VA) Giá trị tăng thêm công nghiệp là phần giá trị do ngành công nghiệp sáng tạo ra trong năm. Qui mô của giá trị tăng thêm là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, được tính theo đơn vị giá trị (theo giá hiện hành và so sánh). -Đối với kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, hỗn hợp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian Giá trị tăng thêm bao gồm các yếu tố sau: - Thu của người lao động: chi phí nhân công gồm: lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; tiền bốc vác nguyên vật liệu chưa hạch toán vào lương; tiền lưu trú và phụ cấp đi đường trong công tá._.c; tiền thưởng chưa nằm trong quỹ lương; chi ăn trưa, ca ba; phong bao hội nghị, báo cáo viên; các khoản thu nhập bằng hiện vật của người lao động chưa tính vào quĩ lương. - Thuế sản xuất: Thuế VAT hàng bán nội địa phát sinh phải nộp; thuế VAT hàng nhập khẩu phát sinh phải nộp; thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh phải nôp; thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế môn bài; các lệ phí coi như thuế sản xuất (Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh ban hành theo pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10). - Khấu hao tài sản cố định. - Giá trị thặng dư: lời tức thuần từ hoạt động kinh doanh; lãi trả tiền vay ngân hàng; chi mua bảo hiểm tai nạn rủi ro… Giá trị thặng dư được tính theo công thức sau: Giá trị thặng dư bằng (=)Giá trị sản xuất trừ (-) Chi phí trung gian (-) Thu của người lao động (-) thuế sản xuất (-) khấu hao tài sản cố định -Đối với kinh tế cá thể: Giá trị tăng thêm =Giá trị sản xuất –Chi phí trung gian Để bóc tách giá trị tăng thêm theo các yếu tố cấu thành của nó như: Thu của người lao động, khấu hao TSCĐ, thu nhập hỗn hợp… cần dựa vào hệ số và các tỷ lệ điều tra của hệ thống tài khoản quốc gia để tính. Chỉ tiêu Giá trị tăng thêm có nguồn số liệu được sung cấp thông qua điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hàng năm. * Chỉ tiêu Doanh thu công nghiệp Doanh thu công nghiệp là doanh thu của tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ do hoạt động công nghiệp của cơ sở công nghiệp tạo ra (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu). Doanh thu công nghiệp bao gồm: - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm vật chất ( thành phẩm và bán thành phẩm) và doanh thu từ dịch vụ gia công chế biến cho bên ngoài. - Doanh thu các công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài và làm cho bộ phận không sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp có hạch toán độc lập. - Doanh thu cho thuê thiết bị, máy móc trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp -Doanh thu từ bán phế phẩm, phế liệu và phụ phẩm thu hồi trong kỳ. - Doanh thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài công nghiệp không hạch toán độc lập. - Doanh thu từ các dịch vụ khác. Nguồn thông tin thu thập được xác định thông qua điều tra mẫu hàng tháng các doanh nghiệp công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể. ** Dưới đây là các phương án của các cuộc điều tra công nghiệp và mẫu các báo cáo định kỳ: *Phương án điều tra doanh nghiệp: + Mục đích điều tra: Điều tra doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin về các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, tài sản…) và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm trước, nhằm đánh giá thực trạng và năng lực các doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết để tính các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản quốc gia và so sánh quốc tế đối với khu vực doanh nghiệp; Cập nhập cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp phục vụ các yêu cầu thống kê doanh nghiệp và các yêu cầu khác. + Đối tượng điều tra: Là các doanh nghiệp có hạch toán kinh tế độc lập được thành lập, chịu sự điều tiết bởi Luật doanh nghiệp nhà nước, luật hợp tác xã, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước 1/1/2005 và hiện đang tồn tại. Trong đó, bao gồm cả những doanh nghiệp hoạt động theo thời vụ không sản xuất đủ 12 tháng trong năm trước, những doanh nghiệp tạm dừng sản xuất kinh doanh để đầu tư đổi mới, sửa chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất, những doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ sát nhập, giải thể nhưng vẫn còn bộ máy quản lý để có thể trả lời được các câu hỏi trong ophiếu điều tra (trường hợp không còn bộ máy quản lý để trả lời các câu hỏi của phiếu điều tra thì không đưa vào đối tượng điều tra) + Phạm vi điều tra: Gồm toàn bộ các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra nói trên, đang hoạt động trong các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (trừ các hợp tác xã của 3 ngành này); công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện, khi đốt và nước; xây dựng; thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; khách sạn và nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính tín dụng; hoạt động khoa học và công nghệ; các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; hoạt động văn hoá và thể thao; hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. + Đơn vị điều tra: Là các doanh nghiệp thuộc phạm vị điều tra, có đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, cụ thể gồm: Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thuỷ sản); Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; Doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê toàn bộ dây chuyền sản xuất kèm theo cả lao động, thì doanh nghiệp đi thuê báo cáo toàn bộ lao động, kết quả sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách của dây chuyền đi thuê tạo ra. Đồng thời, doanh nghiệp co thuê vẫn là đơn vị điều tra và báo cáo số lao động còn lại, toàn bộ giá trị tài sản, nguồn vốn cho thuê và kết quả sản xuất kinh doanh là khoản thu về cho dây chuyền sản xuất cùng với các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê toàn bộ dây chuyền sản xuất theo hình thức cho thuê tài chính thì bên đi thuê báo cáo toàn bộ lao động, nguồn vốn và giá trị tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách của dây chuyền đi thuê. Đồng thời, doanh nghiệp cho thuê vẫn là 1 đơn vị báo cáo theo ngành hoạt động là “cho thuê tài chính” (lưu ý: chỉ tiêu nguồn vốn và giá trị tài sản không bao gồm giá trị của dây chuyền sản xuất đã thuê) + Nội dung điều tra: Thu thập những thông tin cơ bản về doanh nghiệp tại địa bàn điều tra mẫu số lượng doanh nghiệp; Thu thập thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mẫu điều tra. * Phương án điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: + Mục đích điều tra: Thu thập một số thông tin về cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm: Tính toán các chỉ tiêu thống kê phản ánh số lượng và kết quả hoạt động của khu vực sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phục vụ thống kê tài khoản quốc gia và các thống kê chuyên ngành; Cung cấp thông tin phục vụ nghiên cứu, quản lý, hoạch định chính sách phát triển khu vực sản xuất kinh doanh cá thể nói chung và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp nói riêng. + Đối tượng điều tra: Là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế (trừ các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), kể cả các cơ sở tạm thời đóng cửa tại thời điểm điều tra vì lý do thời vụ hoặc các lý do khác. + Đơn vị điều tra: Là các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là một đơn vị điều tra. Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể được định nghĩa như sau: Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là cơ sở kinh tế thuộc sở hữu tư nhân, chưa đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. + Phạm vi điều tra: Điều tra mẫu về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể: Mẫu điều tra số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh đại diện cho huyện, quận. Mỗi huyện, quận chọn một số xã, phường đại diện làm địa bàn điều tra số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Tại các địa bàn xã, phường mẫu, tiến hành điều tra toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đang hoạt động . Điều tra mẫu về kết quả sản xuất kinh doanh đại diện theo ngành kinh tê và theo tỉnh, thành phố (riêng công nghiệp đại diện theo quận, huyện). + Nội dung điều tra: Thu thập những thông tin cơ bản về có sở sản xuất kinh doanh cá thể tại các địa bàn điều tra mẫu số lượng cơ sở ; Thu thập thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể thuộc mẫu điều tra. * Phương án điều tra mẫu hàng tháng áp dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể. + Mục đích điều tra: Thu thập những thông tin cơ bản về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể, để tính một số chỉ tiêu công nghiệp hàng tháng phục vụ công tác quản quản lý của cơ quan nhà nước các cấp và đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư và các đối tượng dùng tin khác. + Đối tượng điều tra: Là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, các cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp và các cơ sở công nghiệp cá thể có hoạt động sản xuất công nghiệp và trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp thuộc danh mục điều tra. + Đơn vị điều tra: Là các cơ sở kinh tế có đầy đủ các điều kiện sau: Có địa điểm sản xuất được xác định; Có hoạt động sản xuất chính là công nghiệp; Phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm được qui định trong danh mục sản phẩm điều tra kèm theo phương án điều tra. + Phạm vi điều tra: Cuộc điều tra được tiến hành trên 64 tỉnh, thành phố của cả nước với các cơ sở kinh tế đang hoạt động sản xuất trong các ngành: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước được chọn vào mẫu điều tra. + Nội dung điều tra: - Đối với cơ sở thuộc doanh nghiệp: Tên cơ sở, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, khối lượng sản phẩm tồn kho đầu tháng, khối lượng sản phẩm xuất kho trong tháng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong tháng, giá trị sản phẩm tiêu thụ trong tháng, khối lượng sản phẩm xuất kho chế biến tiếp ở doanh nghiệp, khối lượng sản phẩm dự tính sản xuất của tháng tiếp theo, doanh thu thuần của hoạt động sản xuất công nghiệp thực hiện trong tháng, tình hình sản xuất trong tháng. - Đối với cơ sở công nghiệp cá thể: Tên cơ sở, địa chỉ, ngành hoạt động chính, doanh thu của hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng, thuế tiêu thụ phát sinh phải nộp trong tháng, khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng, tình hình sản xuất trong tháng. Biểu số: 06 CN-T Số lượng doanh nghiệp Đơn vị báo cáo: Ban hành theo pháp lệnh chia theo ngành công nghiệp Cục thống kê…. Kế toán và Thống kê và loại hình kinh tế Đơn vị nhận báo cáo Ngày nhân báo cáo: (Có đến 31-12- 2001) Tổng cục Thống kê Chia theo loại hình kinh tế Mã Tổng DN NN DN NN Công ty Công ty Công ty Công ty Công ty Doanh DN 100% Liên doanh Liên doanh Hợp số số trung địa TNHH TNHH cổ phần cổ phần hợp nghiệp vốn với với tác ương phương Nhà nước tư nhân nhà nước khác danh tư nhân ĐTNN DNNN các đơn vị khác xã A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tổng số Chia theo ngành CN cấp 1,2 .. Ngày…tháng…năm 200… Người lập biểu Người kiểm tra biểu Cục trưởng Cục Thống kê (Ký) (Ký) (Ký, đóng dấu) (Họ,tên) (Họ, tên) (Họ, tên) Biểu số: 05 cn-T Lao động bình quân Đơn vị báo cáo: Ban hành theo pháp lệnh chia theo ngành công nghiệp Cục thống kê:… Kế toán và Thống kê và loại hình kinh tế Đơn vị nhận báo cáo: Ngày nhận báo cáo: năm…. Tổng cục Thống kê Đơn vị tính: Doanh nghiệp Chia theo loại hình kinh tế Mã Tổng DN NN DN NN Công ty Công ty Công ty Công ty Công ty Doanh DN 100% LD LD Hợp số số trung địa TNHH TNHH cổ phần cổ phần hợp nghiệp vốn với với các tác ương phương nhà nước tư nhân nhà nước khác danh tư nhân ĐTNN DNNN đơn vị khác xã A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tổng số Chia theo ngành CN cấp 1,2 Ngày…tháng…năm200….. Người lập biểu Người kiểm tra biểu Cục trưởng Cục thống kê (Ký) (Ký) (Ký, đóng dấu) (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên) Biểu số: Số cơ sở và lao động Đơn vị báo cáo: Ban hành theo Pháp lệnh của công nghiệp cá thể Cục thống kê: Kế toán và Thống kê thời điểm 31/12/… Đơn vị nhận báo cáo: Ngày nhận báo cáo: Tổng cục Thống kê Mã Số Lao động công nghiệp có đến 31/12 (người) số cơ sở Tổng số Trong tổng số Lao động nữ Lao động được trả công A B 1 2 3 4 Tổng số: ( Chia theo ngành CN cấp 1,2 ) Người lập biểu Người kiểm tra biểu Cục trưởng Cục thống kê (Ký) (Ký) (Ký, đóng dấu) (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên) Biểu số: Đơn vị báo cáo: Ban hành theo Pháp lệnh Giá trị sản xuất Cục thống kê: Kế toán và Thống kê chia theo ngành công nghiệp Đơn vị nhận báo cáo: Ngày nhận báo cáo: và loại hình kinh tế Tổng cục Thống kê (theo giá cố định) năm… Chia theo loại hình kinh tế Nội dung Mã Tổng DN NN DN NN Công ty Công ty Công ty Công ty Công ty Doanh DN 100% LD LD Hợp Cá chỉ tiêu số số trung địa TNHH TNHH cổ phần cổ phần hợp nghiệp vốn với với các tác thể ương phương nhà nước tư nhân nhà nước khác danh tư nhân ĐTNN DNNN đơn vị khác xã A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tổng số Chia theo ngành CN cấp 1,2 .. Ngày…tháng…năm 200….. Người lập biểu Người kiểm tra biểu Cục trưởng Cục thống kê (Ký) (Ký) (Ký, đóng dấu) (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên) Hệ thống chỉ tiêu cục thống kê Hoà Bình hiện đang sử dụng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: chỉ tiêu cơ sở sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu lao động công nghiệp, chỉ tiêu tổng nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu tài sản cố định dùng trong sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu giá trị tăng thêm công nghiệp, chỉ tiêu doanh thu công nghiệp. Trong nhóm chỉ tiêu điều kiện sản xuất có: chỉ tiêu cơ sở sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu lao động công nghiệp, chỉ tiêu nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu tài sản cố định dùng trong công nghiệp đã phản ánh đầy đủ các điều kiện cơ bản để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đó là địa điểm sản xuất kinh doanh, là lao động sản xuất, là nguồn vốn và tài sản cố định trang bị cho cơ sở sản xuất. Trong nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh bao gồm chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu giá trị tăng thêm công nghiệp, chỉ tiêu doanh thu công nghiệp đã phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp trên nhiều góc độ nghiên cứu và tương đối đầy đủ. Để đánh giá vai trò, vị trí của từng bộ phận trong toàn ngành cần thiết phải bổ xung các chỉ tiêu cơ cấu của các chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp để từ đó cho thấy được sự chuyển dịch giữa các bộ phận trong ngành công nghiệp. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm chỉ tiêu cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1; chỉ tiêu cơ cấu lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1; chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp1; chỉ tiêu cơ cấu tài sản cố định dùng trong công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1; chỉ tiêu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phân kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1; chỉ tiêu cơ cấu giá trị tăng thêm công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1; chỉ tiêu cơ cấu doanh thu công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1. Để có thể đánh giá và nhận xét hiệu quả kinh tế trong sản xuất công nghiệp cần thiết phải có nhóm chỉ tiêu hiệu quả. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp. Đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ là căn cứ quan trọng khi ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định. 1.2. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp 1.2.1.Nguyên tắc lựa chọn * Đảm bảo tính hướng đích Hệ thống chỉ tiêu xây dựng phải phù hợp với mục đích nghiên cứu đó là phải phản ánh quy luật, xu thế phát triển, trình độ phổ biến của ngành công nghiệp trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể * Đảm bảo tính hệ thống, thống nhất Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, góp phần có được cái nhìn tổng quát đầy đủ về ngành công nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu phải thống nhất về tên gọi, về phạm vi, nội dung và phương pháp tính với các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác trên thế giới, có nghĩa là đảm bảo tính so sánh được. *Đảm bảo tính khả thi Các chỉ tiêu được xây dựng phải gọn, nội dung rõ ràng, dễ thu thập thông tin, phù hợp với khả năng về nhân lực, tài lực, vật lực. * Đảm bảo tính linh hoạt: Các chỉ tiêu có thể bớt đi hay bổ xung tuỳ theo điều kiện, yêu cầu của từng thời kỳ, từng mục đích nghiên cứu * Đảm bảo tính chính xác, hiệu quả Các chỉ tiêu xây dựng phải chính xác, kịp thời, đầy đủ và mang tính khái quát cao. Tiết kiệm được chi phí tính toán nghiên cứu không để một chi tiết thừa nào trong hệ thống 1.2.2. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình. Nhóm chỉ tiêu điều kiện sản xuất và nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất đã và đang thể hiện hiệu quả trong công tác thống kê công nghiệp, đưa ra bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp một cách chính xác, kịp thời. Vì vậy hai nhóm chỉ tiêu này vẫn được giữ nguyên trong hệ thống chỉ tiêu được lựa chọn. Trong hệ thống chỉ tiêu được lựa chọn sẽ được bổ xung thêm hai nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu cơ cấu của các chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh và nhóm chỉ tiêu hiệu quả. + Nhóm chỉ tiêu cơ cấu của các chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp * Chỉ tiêu cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1 Cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế phản ánh tỷ trọng số cơ sở của từng thành phần kinh tế chiếm trong tổng số cơ sở trong toàn ngành. Cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp được tính bằng cách đem so sánh số cơ sở của từng thành phần kinh tế với tổng số cơ sở trong toàn ngành công nghiệp. Đơn vị tính: %. Cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp phản ánh tỷ trọng số cơ sở của từng ngành công nghiệp chiếm trong toàn ngành, được tính bằng cách đem so sánh số cơ sở của từng ngành công nghiệp với tổng số cơ sở trong toàn ngành công nghiệp. Đơn vị tính: %. * Chỉ tiêu cơ cấu lao động tham gia sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1 Cơ cấu lao động tham gia sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế phản ánh tỷ trọng số lao động công nghiệp của từng thành phần kinh tế chiếm trong tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp, được tính bằng cách đem so sánh số lao động công nghiệp của từng thành phần kinh tế với tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp, đơn vị tính: %. Cơ cấu lao động tham gia sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp phản ánh tỷ trọng số lao động công nghiệp trong từng ngành công nghiệp với tổng số lao động công nghiệp trong toàn ngành công nghiệp, được tính bằng cách đem so sánh số lao động công nghiệp của từng ngành công nghiệp với tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. * Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1 Cơ cấu nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế phản ánh tỷ trọng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp của từng thành phần kinh tế với tổng nguồn vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp, được tính bằng cách đem so sánh nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp của từng thành phần kinh tế với tổng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp, đơn vị tính: %. Cơ cấu nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp phản ánh tỷ trọng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp của từng ngành với tổng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp, được tính bằng cách đem so sánh nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp của từng ngành công nghiệp với tổng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp, đơn vị tính: %. * Chỉ tiêu cơ cấu tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1 Cơ cấu tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế phản ánh tỷ trọng tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp của từng thành phần kinh tế so với tổng tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp, được tính bằng cách đem so sánh tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp của từng thành phần kinh tế so với tổng tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp, đơn vị tính: %. Cơ cấu tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp phản ánh tỷ trọng tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp của từng ngành công nghiệp so với tổng tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp, được tính bằng cách đem so sánh tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp của từng ngành công nghiệp so với tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp, đơn vị tính %. * Chỉ tiêu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế phản ánh tỷ trọng giá trị sản xuất của từng thành phần kinh tế so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp, được tính bằng cách đem so sánh giá trị sản xuất công nghiệp của từng thành phần kinh tế so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp, đơn vị tính: %. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành kinh tế cấp 1 phản ánh tỷ trọng của giá trị sản xuất của từng ngành công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, được tính bằng cách đem so sánh giá trị sản xuất công nghiệp của từng ngành công nghiệp so với giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp, đơn vị tính: %. * Chỉ tiêu cơ cấu giá trị tăng thêm công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1 Cơ cấu giá trị tăng thêm công nghiệp theo thành phần kinh tế phản ánh tỷ trọng của giá trị tăng thêm công nghiệp của từng thành phần kinh tế so với tổng giá trị tăng thêm công nghiệp của toàn ngành, được tính bằng cách đem so sánh giá trị tăng thêm công nghiệp của từng thành phần kinh tế so với tổng giá trị tăng thêm công nghiệp của toàn ngành công nghiệp, đơn vị tính %. Cơ cấu giá trị tăng thêm công nghiệp theo ngành kinh tế cấp 1 phản ánh tỷ trọng giá trị tăng thêm công nghiệp của từng ngành công nghiệp so với tổng giá trị tăng thêm công nghiệp của toàn ngành, được tính bằng cách đem so sánh giá trị tăng thêm công nghiệp của từng ngành so với giá trị tăng thêm công nghiệp của toàn ngành, đơn vị %. * Chỉ tiêu cơ cấu doanh thu công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1 Cơ cấu doanh thu công nghiệp theo thành phần kinh tế phản ánh tỷ trọng doanh thu công nghiệp của từng thành phần kinh tế so với tổng doanh thu công nghiệp của toàn ngành, được tính bằng cách đem so sánh doanh thu công nghiệp của từng thành phần kinh tế so với tổng doanh thu công nghiệp của toàn ngành, đơn vị tính: %. Cơ cấu doanh thu công nghiệp theo ngành kinh tế cấp 1 phản ánh tỷ trọng doanh thu công nghiệp của từng ngành công nghiệp so với tổng doanh thu công nghiệp của toàn ngành, được tính bằng cách so sánh doanh thu công nghiệp của từng ngành công nghiệp so với doanh thu công nghiệp của toàn ngành công nghiệp, đơn vị tính: %. + Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất công nghiệp Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của cơ sở công nghiệp. Nó là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất, kinh doanh với chi phí sản xuất, kinh doanh (chỉ tiêu hiệu quả thuận), hoặc ngược lại (chỉ tiêu hiệu quả nghịch). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh còn được gọi là các chỉ tiêu năng xuất. Kết quả kinh tế: bao gồm GO,VA, Doanh thu Chi phí kinh tế: bao gồm lao động, vốn, tài sản cố định * Chỉ tiêu năng xuất lao động: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động +Năng xuất lao động sống: Là năng xuất lao động tính theo GO, phản ánh cứ một lao động tham gia sản xuất thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất +Năng xuất lao động xã hội: Là năng xuất lao động tính theo VA,GDP, phản ánh cứ một lao động tham gia sản xuất thu được bao nhiêu đơn vị giá trị tăng thêm Đơn vị tính của chỉ tiêu năng suất lao động có thể được tính theo đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. * Chỉ tiêu năng suất vốn: Biểu hiện cứ một đơn vị vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được mấy đơn vị kết quả Trong đó: : kết quả sản xuất kinh doanh (GO, VA, Dthu, Lợi nhuận) : Vốn đầu tư bình quân * Chỉ tiêu năng suất tài sản cố định: Biểu hiện cứ một đơn vị tài sản cố định đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh trong kỳ làm ra bao nhiêu đơn vị kết quả. Trong đó: : là GO, VA, Dthu hay Lợi nhuận : là giá trị tài sản cố định bình quân 2. Các phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp 2.1 Phương pháp phân tổ thống kê Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Phương pháp phân tổ thống kê nêu lên được đặc trưng của từng loại hình của từng bộ phận cấu thành hiện tượng phức tạp, đánh giá tầm quan trọng của mỗi bộ phận, nêu lên mối liên hệ giữa các bộ phận, rồi từ đó nhận thức được các đặc trưng chung của toàn bộ. Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê; là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác. Phương pháp phân tổ thống kê được vận dụng để phân chia tổng thể nghiên cứu theo các tiêu thức nghiên cứu thành các tổ có qui mô và đặc điểm khác nhau, từ đó việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn. Nếu việc phân tổ không chính xác, tổng thể được chia thành những bộ phận không đúng với thực tế, thì mọi chỉ tiêu tính ra cũng không giúp ta rút ra được những kết luận đúng đắn. *Chỉ tiêu cơ sở sản xuất công nghiệp được phân tổ dựa trên các tiêu thức: - theo thành phần kinh tế chia thành: + cơ sở sản xuất công nghiệp nhà nước: Nhà nước và địa phương + cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước: tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp + cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - theo ngành công nghiệp chia thành: + cơ sở sản xuất công nghiệp khai thác + cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến + cơ sở sản xuất công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước Ngoài ra, chỉ tiêu cơ sở sản xuất công nghiệp còn được phân tổ theo tiêu thức lãnh thổ; theo tiêu thức quy mô lao động; theo tiêu thức quy mô tài sản cố định; theo tiêu thức quy mô nguồn vốn. * Chỉ tiêu lao động tham gia sản xuất công nghiệp được phân tổ dựa trên các tiêu thức: - theo thành phần kinh tế chia thành: + lao động công nghiệp nhà nước: Nhà nước và địa phương + lao động công nghiệp ngoài nhà nước: tập thể,tư nhân, cá thể, hỗn hợp. + lao động công nghiệp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - theo ngành công nghiệp: + lao động công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác, + lao động công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, + lao động công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước Ngoài ra, chỉ tiêu lao động tham gia sản xuất công nghiệp còn được phân tổ theo tiêu thức giới tính, theo trình độ văn hoá… * Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp được phân tổ dựa trên các tiêu thức: - theo thành phần kinh tế chia thành: + giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước: Nhà nước và địa phương + giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước: tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp + giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - theo ngành công nghiệp chia thành: + giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác + giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến + giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước * Chỉ tiêu giá trị tăng thêm được phân tổ dựa trên các tiêu thức: - theo thành phần kinh tế chia thành: + giá trị tăng thêm công nghiệp nhà nước: Nhà nước và địa phương + giá trị tăng thêm công nghiệp ngoài nhà nước: tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp + giá trị tăng thêm công nghiệp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - theo ngành công nghiệp chia thành: + giá trị tăng thêm công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác + giá trị tăng thêm công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến + giá trị tăng thêm công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước * Chỉ tiêu doanh thu công nghiệp được phân tổ dựa trên các tiêu thức: - theo thành phần kinh tế chia thành: + doanh thu công nghiệp nhà nước: nhà nước và địa phương + doanh thu công nghiệp ngoài nhà nước: tập thể, tư nhân, cá thể và hỗ hợp + doanh thu công nghiệp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - theo ngành công nghiệp chia thành: + doanh thu công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác + doanh thu công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến + doanh thu công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 2.2 Phương pháp đồ thị Phương pháp đồ thị là phương pháp trình bày và phân tích số liệu thống kê bằng biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê trên cơ sở sử dụng kết hợp giữa số liệu với hình vẽ, đường nét, màu sắc và mỹ thuật, thu hút sự chú ý của người đọc, giúp cho người đọc nhận thức được những nét khái quát về đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đồ thị thống kê có thể biểu thị kết cấu và thay đổi kết cấu của hiện tượng, sự phát triển của hiện tượng theo theo thời gian, tình hình thực hiện kế hoạch, mối liên hệ giữa các hiện tượng, so sánh giữa các mức độ của hiện tượng. Căn cứ theo nội dung phản ánh, có thể chia đồ thị thống kê thành các loại sau: đồ thị kết cấu, đồ thị phát triển, đồ thị hoàn thành kế hoạch hoặc định mức, đồ thị so sánh và đồ thị phân phối. Căn cứ vào hình thức biểu hiện, có thể chia đồ thị thống kê thành các loại như sau: biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích, đồ thị đường gấp khúc. Vận dụng phương pháp đồ thị trình bày đồ thị phát triển và đồ thị kết cấu của các chỉ tiêu số cơ sở sản xuất công ._. 10,96 2000 100 57,78 35,42 0,23 0,11 33,21 1,87 6,81 2001 100 57,46 35,77 0,23 0,11 33,58 1,86 6,77 2002 100 57,26 35,99 0,22 0,11 33,81 1,85 6,75 2003 100 65,12 29,81 0,48 0,86 23,07 5,40 5,07 2004 100 59,68 30,17 0,53 1,41 20,53 7,70 10,15 2005 100 56,54 33,80 0,62 1,51 22,34 9,33 9,66 Theo số liệu bảng 3.31 và bảng 3.32 cho thấy, doanh thu công nghiệp Hoà Bình năm 1997 là 220.928 triệu đồng, trong đó: thành phần kinh tế quốc doanh có doanh thu công nghiệp là 121.525 triệu đồng, chiếm 55,01 %; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có doanh thu công nghiệp là 75.872 triệu đồng, chiếm 34,34%; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có doanh thu công nghiệp là 23.531 triệu đồng, chiếm 10,65 %. Năm 2005 doanh thu công nghiệp là 759.567 triệu đồng, trong đó: thành phần kinh tế quốc doanh là 429.426 triệu đồng, chiếm 56,54%; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 288.603 triệu đồng, chiếm 33,8 %; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 73.383 triệu đồng, chiếm 9,66 %. Như vậy, từ 1997 đến 2005 doanh thu công nghiệp tăng 538.639 triệu đồng bao gồm thành phần kinh tế quốc doanh tăng 307.901 triệu đồng; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng 212.731 triệu đồng; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 49.852 triệu đồng. Bảng 3.33: Tình hình biến động doanh thu công nghiệp Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 Năm Doanh thu công nghiệp Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 220928 1998 265371 44443 44443 12,012 12,012 0,2012 0,2012 2209.3 1999 220007 -45364 -921 0,8291 0,9958 -0,171 -0,004 2653.7 2000 365592 145585 144664 16,617 16,548 0,6617 0,6548 2200.1 2001 386009 20417 165081 10,558 17,472 0,0558 0,7472 3655.9 2002 422176 36167 201248 10,937 19,109 0,0937 0,9109 3860.1 2003 530592 108416 309664 12,568 24,017 0,2568 14,017 4221.8 2004 633371 102779 412443 11,937 28,669 0,1937 18,669 5305.9 2005 759567 126196 538639 11,992 34,381 0,1992 24,381 6333.7 TBình 67329,9 1,1669 0,1669 Theo số liệu bảng 3.33 cho thấy, doanh thu công nghiệp trong giai đoạn này biến động tương đối không ổn định. Năm 1997 doanh thu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 220.928 triệu đồng, đến năm 2005 doanh thu công nghiệp là 759.567 triệu đồng, tăng 538.639 triệu đồng (hay 2,4381 lần) so với năm 1997. Năm 1999 là năm có biến động giảm duy nhất trong thời kỳ nghiên cứu, giảm 45.364 triệu đồng. Các năm còn lại lượng doanh thu không ngừng tăng lên nhưng với nhịp độ không đều. Năm 2000 là năm có tốc độ phát triển cao nhất đạt 1,6617 lần, năm 1999 có tốc độ phát triển là 0,8291 lần. Bình quân một năm doanh thu công nghiệp tăng 67.329,9 triệu đồng, tương ứng 16,69 %. Tiến hành dự báo doanh thu công nghiệp trong hai năm 2006, 2007 ta có bảng sau: Bảng 3.34: Dạng hàm Phương trình R2 SE Tuyến tính Y= 94597,13+ 65605,17* t 0,92013 56589,55 Parabol Y= 226106,29- 6126,72*t+ 7173*t2 0,9766 33087,29 Hyperbol Y= 562897,13- (446262,06/t) 0,46161 146922,84 Mũ Y= 175669,49* 0,5559t 0,80758 0,20862 Theo kết quả tính toán ta lựa chọn mô hình parabol là xu thế phát triển doanh thu công nghiệp: Y= 226106,29- 6126,72*t+ 7173*t2 Tiến hành dự báo doanh thu hai năm 2006, 2007 ta có: * Dự đoán điểm: + Năm 2006: Doanh thu công nghiệp ước đạt 882157,95 triệu đồng + Năm 2007: Doanh thu công nghiệp ước đạt 1026668,19 triệu đồng * Dự đoán khoảng: + Năm 2006: Doanh thu công nghiệp ước đạt từ 751133,85 triệu đồng đến 1013182,05 triệu đồng. + Năm 2007: Doanh thu công nghiệp ước đạt từ 854831,69 triệu đồng đến 1198504,69 triệu đồng 2.8. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 Bảng 3.35:Một số chỉ tiêu hiệu quả của ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Hoà Bình (giai đoạn 1997- 2005) Chỉ tiêu/ Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2004 2005 GO (triệu đồng) 251506 286700 315636 373545 409950 502744 649049 832334 VA (triệu đồng) 111750 124822 132254 145807 164534 191404 268234 311895 T (người) 10310 10289 11403 12325 15291 16440 18380 19491 Vc (triệu đồng) 170918 193550 271454 236787 260465 282932 366942 411388 K (triệu đồng) 302574 307753 405815 343801 378181 415276 602768 684446 Ws (triệu đồng/người) 24,3944 27,86471 27,6801 30,3079 26,81 30,581 35,313 42,704 Wxh(triệu đồng/người) 10,839 12,1316 11,5982 11,8302 10,76 11,643 14,594 16,002 H(VA/K) 0,36933 0,405591 0,3259 0,4241 0,4351 0,4609 0,445 0,4557 H(VA/Vc) 0,65382 0,644908 0,48721 0,61577 0,6317 0,6765 0,731 0,7582 Theo số liệu bảng 3.35 cho thấy năng suất lao động sống trong giai đoạn này có tăng lên. Năm 1997 là 24,3944 triệu đồng/ người; đến năm 2005 năng suất lao động sống tăng lên 42,704 triệu đồng/ người, tăng 18,3096 triệu đồng/ người. Bình Quân trong cả giai đoạn này năng suất lao động sống tăng 2,2887 triệu đồng/ người/ năm. Năng suất lao động xã hội tăng lên từ 10,839 triệu đồng/ người năm 1997 lên đến 16,002 triệu đồng/ người năm 2005. Trong cả thời kỳ nghiên cứu năng suất lao động xã hội tăng 5,163 triệu đồng/ người. Bình quân năng suất lao động xã hội tăng 0,645 triệu đồng / người/ năm. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng vốn có tăng nhưng rất chậm. Cần thiết phải có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản cố định trong các cơ sở công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp tỉnh nhà phát triển nhanh chóng trong tương lai gần 2.9. Phân tích một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình Bảng 3.36: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình Chỉ tiêu Đơn vị tính 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Than các loại 1000 tấn 17,4 16,3 5 6,3 7,0 16,3 10 11 7,1 Đá các loại 1000 m3 142 223 211 347 474 770,9 1293 1007 1533 Cát các loại 1000 m3 127 198 157 218,3 306 274,4 325 69 85 Xi măng 1000 tấn 104,5 141,6 146,5 187,5 199,2 226,7 251,3 305 313 Giấy tấn 2235 1669 1719 1731 2724 1350 1464 1729 3607 Gạch nung 1000 viên 66512 74714 73072 77649 100769 117788 120730 131813 179043 Vôi cục tấn 23090 18064 15205 17254 32500 26064 12418 16282 20530 Bia các loại 1000 lít 3350 2885 2448 2571 2782 2826 3043 2250 3147 Nước máy 1000 m3 3050 2665 2311 2386 2348 2479 2704 2850 2969 Đường, mật tấn 2546 3327 7063 11834 5343 6059 8636 11196 6477 Quần áo 1000 chiếc 279,7 378 564 548 911,1 1271 1782 2092 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Trong 9 năm qua với chính sách sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và hướng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược. Trong thời gian này đã có một số sản phẩm đã không chỉ dừng lại tiêu dùng trong tỉnh mà còn được xuất ra các tỉnh ngoài. Cụ thể là một số mặt hàng: + Đá các loại: Sản lượng khi thác năm 1997 là 142 ngàn m3; năm 2005 là 1533 ngàn m3, tăng 1391 ngàn m3, tương ứng tăng 9,8 lần. Tốc độ tăng bình quân trong cả thời kỳ là 34,63%/năm. Giá trị khai thác đá góp một phần không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp khai thác của Hoà Bình. Đây là nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn trên địa bàn tỉnh, cần có kế hoạch khai thác sản phẩm một cách hiệu quả nhất với tiềm năng của tỉnh. + Xi măng: Sản lượng sản xuất năm 1997 là 104,5 ngàn tấn; đến năm 2005 sản lượng xi măng được sản xuất đã lên tới 313 ngàn tấn, tăng 208,5 ngàn tấn hay tăng gần hai lần so với năm 1997. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 14,7 %. Với ba nhà máy xi măng lò đứng hiện nay Hoà Bình đã tự chủ được xi măng trong xây dựng cơ sở hạ tầng trong tỉnh. + Gạch nung: Sản lượng gạch nung năm 1997 là 66512 ngàn viên; đến năm 2005 sản lượng đã lên tới 179043 ngàn viên, tăng 112531 ngàn viên (hay 1,69 lần) so với năm 1997. Tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 13,18%. + Đường mật: Đây là một trong các sản phẩm thế mạnh của địa phương, sản xuất với sản lượng lớn. Năm 1997 là 2546 tấn, năm 2000 và năm 2004 sản lượng tăng lên đến 11834 tấn và 11196 tấn. Nói chung trong qui hoạch phát triển cần chú trọng đến nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ để đường đứng ở vị trí xứng đáng với tiềm năng của tỉnh. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này đạt 12,38 %. 3. Một số kiến nghị và giải pháp để phát triển ngành công nghiệp Hoà Bình trong thời gian tới 3.1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình. Công nghiệp Hoà Bình trong những năm qua đã có những bước tiến mạnh mẽ. Từ một tỉnh có ngành công nghiệp chậm phát triển, lạc hậu, với xuất phát điểm rất thấp, công nghiệp Hoà Bình đã không ngừng phát triển trong thời gian qua. Với các nhân tố điều kiện sản xuất công nghiệp: cơ sở sản xuất, lao động tham gia sản xuất công nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp, tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp không ngừng phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, từ đó kết quả sản xuất công nghiệp: giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu công nghiệp cũng có mức tăng trưởng ấn tượng, trong giai đoạn 1997- 2005 hàng năm bình quân giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,13%; giá trị tăng thêm công nghiệp tăng 13,69%; doanh thu công nghiệp tăng 16,69 %. Xác định được vai trò, vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua chính quyền tỉnh đã có sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt cho phát triển công nghiệp: với một chiến lược phát triển công nghiệp đúng đắn của Uỷ ban nhân dân đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp tỉnh. Cùng với đó là nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu nông lâm nghiệp dồi dào, phong phú là tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Một lợi thế mang tính cạnh trang để Hoà Bình thu hút các nhà đầu tư đó là nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công thấp. Bên cạnh đó, Hoà Bình vẫn gặp phải một số trở ngại hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp. Đó là, mức sống dân cư, trình độ dân trí còn thấp so với các tỉnh bạn; lao động chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ trong nhiều lĩnh vực; nguồn vốn huy động tham gia vào ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế; các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh phải thông qua hình thức nhờ cậy, uỷ thác xuất khẩu vì Hoà Bình không được cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu. Biết phát huy những thuận lợi và giải quyết khéo léo những khó khăn đối với ngành công nghiệp Hoà Bình, cùng với những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của lãnh đạo chính quyền và các ban ngành có liên quan của địa phương trong thời gian tới công nghiệp Hoà Bình sẽ có được những bước phát triển mạnh mẽ và khả quan hơn nữa. 3.2. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới Hoà Bình luôn xác định phát triển công nghiệp là mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đai hoá. Định hướng phát triển ngành công nghiệp được uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình đề ra là: Đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tăng trưởng 25 % mỗi năm, xây dựng, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, coi trọng việc giảm chi phí đầu vào sản xuất. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng các nhà máy xi măng Trung Sơn huyện Lương Sơn, Kim Sơn huyện Kim Bôi với tổng công xuất 2,2 triệu tấn/năm. Đến năm 2010, phấn đấu một số sản phẩm truyền thống của địa phương đạt sản lượng: Xi măng 8,5 triệu tấn, đá xây dựng 4.100 m3; điện thương phẩm 400 triệu Kwh; sản phẩm may mặc 2750 nghìn sản phẩm; giấy và bột giấy 33 nghìn tấn … Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các nguồn vốn từ bên ngoài vào sản xuất trên địa bàn tỉnh; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã đăng ký trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp triển khai đầu tư xây dựng, đi vào sản xuất. Khuyến khích đầu tư các công trình thuỷ điện có qui mô nhỏ trên địa bàn, khai thác tốt nguồn tài nguyên nước. Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Lương Sơn, sớm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, qui hoạch mới khu công nghiệp Bắc Lương Sơn và Nam Lương Sơn, mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn hiện có. Khu công nghiệp bờ trái sông Đà được xác định là khu công nghệ sạch tập trung ưu tiên cho sản xuất các mặt hàng như các thiết bị điện tử, quang học, may mặc, giày da… Xây dựng hạ tầng thiết yếu cho các cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã. Qui hoạch mới tạo mặt bằng các cụm cơ sở sản xuất công nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh. Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi, gạch nung ở các huyện một cách hợp lý vừa đảm bảo phát triển sản xuất, vừa giữ gìn môi trường sinh thái. Qui hoạch mới cụm công nghiệp Trung Minh dọc quốc lộ 6 thuộc huyện Kỳ Sơn tạo thành chuỗi công nghiệp Lương Sơn - Kỳ Sơn - Thị xã Hoà Bình. Trong giai đoạn 2006-2010 thu hút các nhà đầu tư lấp đầy khu công nghiệp Lương Sơn (mở rộng), khu công nghiệp Bờ trái, lấp 30 % diện tích các khu công nghiệp còn lại. Mỗi huyện , thị xã có khoảng 10-15 dự án đầu tư cho sản xuất công nghiệp vào các cụm công nghiệp đi vào sản xuất. Tiểu thủ công nghiệp, tiếp tục phát triển, mở rộng các mặt hàng các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, mây tre đan, thêu ren, chạm khắc gỗ; sản xuất gắn chặt với thị trường, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, phát triển thương hiệu… Củng cố, phát triển, các hình thức hợp tác đa dạng liên doanh, liên kết, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nhằm mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. 3.3. Kiến nghị và giải pháp phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới 3.3.1. Tổ chức sắp xếp lại sản xuất Tỉnh Hoà Bình nói riêng và Việt Nam nói chung đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi và những nguy cơ, thử thách mới trong một thời kỳ mới, thời kỳ của hội nhập và mở cửa. Một trong những nhiệm vụ kinh tế hàng đầu hiện nay là thực hiện chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH có hai vấn đề phải chú ý: Một là, chuyển dịch cơ cấu toàn bộ, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế; huy động đồng bộ mọi điều kiện, mọi biện pháp, mọi yếu tố để phát triển kinh tế. Hai là, chú trọng cải tạo, nâng cao trình độ hiện đại của trang thiết bị, đồng thời đổi mới quy trình công nghệ trong sản xuất và quản lý ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống. Từ những yêu cầu trên và dựa trên tình hình thực tế tại địa phương, trong thời gian tới chúng ta cần phát triển công nghiệp, ưu tiên các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực – nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường. Tiếp tục hoàn thiện công tác điều tra quy hoạch phân vùng, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ cần tập trung ưu tiên hợp lý vào các vùng trọng điểm. Các vùng trọng điểm là các cực phát triển của nền kinh tế, bao gồm các vùng lãnh thổ trọng điểm, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, cụm hay điểm công nghiệp đặc biệt. Ưu tiên đối với các vùng trọng điểm là nhằm phát triển mạnh hơn, tạo nên những mũi nhọn phát triển, tác động đến phát triển nền kinh tế, thực hiện những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi kinh tế. Đối với công nghiệp ở Hoà Bình có thể coi là các vùng trọng điểm như: thành phố Hoà Bình, thị trấn Lương Sơn, thị trấn Bo- Kim Bôi, thị trấn Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn, phố Vãng- Mai Châu, thị trấn Cao Phong, Kỳ Sơn… Bên cạnh công tác quy hoạch phân vùng, cần nghiên cứu củng cố, duy trì và phát triển thêm các làng nghề truyền thống, chẳng hạn như nghề dệt vải thổ cẩm ở phố Vãng- Mai Châu hiện nay mới chỉ dừng lại ở kinh tế phụ gia đình, sản xuất chủ yếu bằng thủ công, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường còn ít, nhiều nơi còn chưa biết đến. Cần phải mở rộng quy mô hơn, đưa CNH- HĐH vào quá trình sản xuất để tăng năng xuất lao động. Cần phải được tổ chức lại sản xuất với quy mô lớn, tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và cả ở nước ngoài. Việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất còn nhằm khai thác các lợi thế của từng địa phương. Đối với Hoà Bình có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, nguồn lực lao động rất dồi dào. Về tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên ưu đãi cho Hoà Bình nhiều núi đá vôi và đá để sản xuất vật liệu xây dựng. Nhu cầu về xây dựng hiện nay ngày càng lớn, nếu biết phát huy thế mạnh này hơn nữa công nghiệp Hoà Bình còn có thể phát triển mạnh hơn nữa. Ngoài ra, Hoà Bình còn có các khoáng sản khác như than mỡ, quặng P2O5, có vàng sa khoáng và đặc biệt có nguồn nước khoáng Kim Bôi rất dồi dào và có chất lượng cao, nhưng việc phát huy thế mạnh còn nhiều hạn chế, công tác tổ chức sản xuất còn làm chưa tốt, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu nên sản phẩm làm ra chưa dành được uy tín trên thị trường. 3.3.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng Để đẩy mạnh sản xuất và giao lưu rộng rãi với trong và ngoài nước, việc xây dựng kết cấu hạ tầng là tối cần thiết, đặc biệt đối với một số tỉnh như tỉnh Hoà Bình. Xây dựng kết cấu hạ tầng bao gồm: việc khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông, khôi phục, nâng cấp và mở thêm một số tuyến giao thông trọng yếu như giao thông liên xã, liên thôn (xóm, bản). Cải tạo và nâng cấp một số cảng sông trên và dưới hạ lưu sông Đà. Tiếp tục phát triển và hiện đại hoá mạng thông tin quốc gia, phát triển nguồn điện, cải tạo và mở rộng lưới điện, cải thiện việc cấp thoát nước ở đô thị và nguồn nước cho nông thôn, vùng núi cao. Tăng đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội như: giáo dục, văn hoá, y tế, khoa học thông tin, thể thao… 3.3.3. Giải pháp về vốn Để đẩy mạnh và phát triển công nghiệp trên địa bàn, một trong những điều kiện quan trọng, đó là phải giải quyết được vấn đề về vốn đầu tư ban đầu và vốn lưu động để duy trì và phát triển sản xuất. Nguồn vốn còn rất tiềm năng trong dân cư nhưng chưa được huy động hiệu quả. Có thể giải quyết nhu cầu về vốn cho sản xuất công nghiệp theo các hướng: Một là, với các hộ có vốn nhưng thiếu lao động hoặc khoa học kỹ thuật thì đây là nguồn vốn dự trữ trong nội địa rất lớn nếu có biện pháp huy động vốn phù hợp. Hai là, đối với các cơ sở chưa có đủ vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng lại có lao động và trình độ khoa học kỹ thuật để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh công nghiệp thì có thể tạo vốn đầu tư bằng nhiều cách: có thể đi vay cá nhân hoặc ngân hàng đầu tư nếu dự án khả thi, hoặc huy động vốn bằng cách cùng nhau hợp tác để sản xuất. Ngoài ra, nguồn vốn còn có thể được huy động ở các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc từ các nguồn của cá nhân cả ở trong và ngoài nước. 3.3.4. Giải pháp về công nghệ Công nghệ sản xuất vẫn là vấn đề nan giải nhất đối với nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Bởi vì, mặt bằng dân trí chung của nhân dân Hoà Bình còn thấp, việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, nhất là kỹ thuật và công nghệ mới còn nhiều hạn chế. Thói quen canh tác tiểu nông va tự cung tự cấp còn khá nặng nề. Tác phong và tư duy trong sản xuất kinh doanh công nghiệp còn nhiều hạn chế, mới mẻ, chưa theo kịp với cơ chế thị trường. Để có thể giải quyết được vấn đề công nghệ cho sản xuất, kinh doanh công nghiệp ở tỉnh Hoà Bình, cần làm tốt các vấn đề sau: Một là, Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình cần có những quan tâm thích đáng đến việc hướng dẫn, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà tỉnh Hoà Bình có ưu thế, chẳng hạn như công nghệ khai thác đá, sản xuất vôi và sản xuất đá các loại, sản xuất gạch, ngói, khai thác cát, sỏi, vàng sa khoáng, nước khoáng… Hai là, cần phải tăng cường giao lưu với các tỉnh bạn như Hà Nội, Hà Tây, Nam Hà, Ninh Bình…để học tập kinh nghiệm, kỹ thuật để đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp mới như các ngành về thủ công, mỹ nghệ, thuê, ren, dệt, mây, tre, đan…đó là những ngành nghề mà nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình hàon toàn có khả năng và tiềm năng để có thể triển khai sản xuất kinh doanh. Ba là, mở rộng các hoạt động sản xuất gia công, chế biến phục vụ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh như ngành: may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh. Trong mọi ngành nghề, có thể tiến hành đổi mới và tiếp thu công nghệ mới một cách tuần tự từng bước, nhưng cũng có thể tiếp thu ngay những công nghệ tiên tiến để đi tắt đón đầu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất lao động cao, giá thành hạ và chất lượng sản phẩm tốt, đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế. 3.3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên liệu Đối với Hoà Bình, thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp có những khó khăn nhất định, mà đặc trưng nổi bật là do mật độ dân số thưa, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, núi cao, vực sâu tương đối phổ biến. Mặt khác, sức mua của nhân dân không lớn do mức thu nhập chung của nhân dân trong tỉnh còn thấp. Để giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm công nghiệp cần phải giải quyêt các vấn đề sau: Một là, Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình cần chú ý tạo mọi điều kiện để nâng cao mức sống của nhân dân trong tỉnh bằng các dự án như: xoá đói giảm nghèo, 137,747, các dự án về điện, đường, trường, trạm…đặc biệt cần quan tâm đến nhân dân các vùng sâu, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Hai là, đồng thời với huy động thị trường tại chỗ, cần kết hợp mở rộng thị trường ra bên ngoài như thị trường của các tỉnh bạn, thị trường trong nước và thị trương nước ngoài. Ba là, kết hợp việc bán sản phẩm với việc trao đổi hàng hoá theo phương thức hàng đổi hàng, vì người dân Hoà Bình mà nhất là nhân dân các vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng cao vẫn còn thói quen trao đổi hàng hoá, hoặc mang hàng hoá đi bán mới có tiền để mua những vật dụng cần thiết. Bốn là, đồng thời với việc bán hàng lấy tiền ngay, cần kết hợp cả phương thức bán hàng trả chậm, trả góp để nhân dân vẫn có thể mua được hàng hoá khi chưa có đủ tiền mặt. Vấn đề thị trường nguyên liệu: cố gắng tập trung khai thác nguyên liệu tại chỗ của địa phương là chính, để giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu. Chỉ nhập khẩu những loại nguyên liệu mà địa phương không có nguồn cung cấp. Trong việc nhập khẩu nguyên liệu thì ưu tiên nhập nguyên liệu trong nước, đồng thời dần dần có giải pháp thay thế dần các loại nguyên liệu nhập khẩu. 3.3.6. Giải pháp về nguồn nhân lực Con người vẫn là yếu tố quyết định với việc tổ chức, quản lý và sản xuất kinh doanh. Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần phải có con người biết tổ chức, biết quản lý và nắm được khoa học - kỹ thuật, quy trình công nghệ và những kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhân dân Hoà Bình nhìn chung trình độ dân trí còn thấp, số cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp còn rất nhỏ bé. Còn thiếu những cán bộ chu chốt, những chuyên gia đầu ngành. Để giải quyết được vấn đề về nguồn nhân lực cho việc phát triển công nghiệp ở Hoà Bình cần giải quyết các vấn đề sau: Một là, cần tăng cường công tác đào tạo đối với các lĩnh vực quản lý kinh tế, chuyên gia nghiên cứu khoa học kỹ thuât và công nghệ, đào tạo nghề cho thanh niên. Phải coi đây là chiến lược lâu dài và là công tác thường xuyên của các ngành, các cấp. Hai là, cần có các cơ chế chính sách để thu hút các cán bộ, các chuyên gia kỹ thuật, công nghệ về địa phương công tác. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn, sinh sống và phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ba là, mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và đào tạo nghề ở các tỉnh bạn để du nhập vào địa phương mình, đặc biệt chú trọng phát triển thành các làng nghề, các khu công nghiệp. 3.3.7. Về cơ chế chính sách Các giải pháp trên đều có thể thực hiện được, tuy mức độ nhanh, chậm có khác nhau, nhưng để có thể duy trì và phát triển công nghiệp của Hoà Bình có thể đi lên từng bước vững chắc, thì cần phải có chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, phải có người, cơ quan, tổ chức đứng ra tổ chức, điều hành, kịp thời rút kinh nghiệm và nhân ra các điển hình tiên tiến. Về cơ chế chính sách: cần phải được đề ra một cách đồng bộ và ổn định lâu dài như các chính sách về thuế, về lãi tín dụng…Ngoài các chính sách chung của Nhà nước, địa phương cần có các cơ chế chính sách cụ thể ưu tiên đối với nhân dân các vùng dân tộc ít người và vùng sâu, vùng cao. Cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh, sản xuất những ngành hàng, mặt hàng mới. Cần có chiến lược phát triển kinh tế lâu dài và ổn định, đi lên từng bước vững chắc. Phát triển kinh tế phải kết hợp với công tác đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, và phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho mọi chuẩn mực. Không ít các cơ sở kinh tế sản xuất kinh doanh công nghiệp ở Hoà Bình trong những năm qua đã được đầu tư và đi vào sản xuất nhưng hiệu quả kinh tế đem lại còn nhiều hạn chế hoặc thua lỗ kéo dài, ta phải lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho thời gian tới. Về tổ chức thực hiện: Sở công nghiệp tỉnh Hoà Bình hướng dẫn cho các huyện thị thực hiện chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đông thời có định hướng cho cơ sở, giúp cơ sở hoàn thành các thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh. Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động tỉnh Hoà Bình cần mở các lớp đào tạo nghề cho thanh niên dưới nhiều hình thức linh động, sáng tạo và hiệu quả cao. Ngoài ra cần chú ý đào tạo và thu hút các chuyên gia giỏi về cho tỉnh trong các lĩnh vực quản lý và khoa học –công nghệ. Cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tránh tư tưởng cục bộ địa phương, phân biệt dân tộc, tôn giáo. 3.4. Kiến nghị và giải pháp về công tác thống kê công nghiệp Trong công tác thống kê, mọi sản phẩm thống kê đều chịu ảnh hưởng trực tiếp nguồn số liệu ban đầu thông qua chế độ báo cáo định kỳ và các cuộc điều tra. Vì vây, để có được những sản phẩm thống kê có chất lượng, kịp thời, đáng tin cậy cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn số liệu. Để giải quyết được vấn đề này cần thiết có những giải pháp sau: Một là, với các báo cáo định kỳ tại các cơ sở sản xuất công nghiệp cần có tài liệu hướng dẫn ghi báo cáo chi tiết, cụ thể tránh có nhiều cách hiểu của cán bộ thống kê tại cơ sở dẫn đến hiểu sai, ghi sai nội dung thông tin cần thu thập. Hai là, với các cuộc điều tra công nghiệp cần có kế hoạch và phương án điều tra tỉ mỉ, cụ thể, khoa học. Đội ngũ điều tra viên phải được trang bị nghiệp vụ thống kê trong điều tra thống kê, chất lượng điều tra viên phải được coi trọng vì trình độ điều tra viên quyết định đến kết quả của cuộc điều tra. Với mỗi cuộc điều tra cần mở các lớp tập huấn cho điều tra viên và phải sát hạch chất lượng đối với điều tra viên. KẾT LUẬN Công nghiệp luôn có vai trò động lực và nòng cốt trong suốt quá trình phát triển kinh tế. Phát triển công nghiệp không mang ý nghĩa riêng lẻ, cục bộ, mà nó là trung tâm, là đòn bẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, góp phần đưa xã hội tiến đến dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Song để thực hiện thắng lợi được mục tiêu phát triển công nghiệp đề ra, cần phải nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Đảng, với sự năng động, sáng tạo của từng địa phương, từng cơ sở, biết phát huy các tiềm năng sẵn có, biết chớp đúng thời cơ, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ từ bên ngoài, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, phải có bước đi thích hợp, biết tập trung các nguồn lực và giải quyết những mâu thuẫn chủ yếu của từng giai đoạn phát triển của địa phương. Hiện nay, Hoà Bình là một trong những tỉnh nghèo, nhu cầu phát triển công nghiệp càng đặt ra gay gắt để thúc đẩy nền kinh tế xã hội chung của tỉnh cùng phát triển. Ngành công nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân tỉnh Hoà Bình, vị trí của nó ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế. Những giải pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp nêu trên là cần thiết và có tính khả thi cao. Có thể nói, là một tỉnh đi sau, Hoà Bình cũng có những lợi thế nhất định như về tiềm năng phát triển còn phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu nông lâm nghiệp. Với chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự quan tâm giúp đỡ phát triển của Đảng và Nhà nước cho một tỉnh miền núi, Hoà Bình đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp, tập trung phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH- HĐH. Bằng các biện pháp giáo dục- đào tạo đa dạng, các hình thức chuyển giao công nghệ hiện đại, tiên tiến và đúc rút kinh nghiệm từ các địa phương khác để có thể đi tắt đón đầu thành công. Với quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh muốn vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhất định Hoà Bình sẽ khắc phục được nhưng tồn tại, yếu kém, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đã đề ra, trong đó có phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Kinh tế Hoà Bình phát triển sẽ từng bước trang bị cho mình cơ sở vật chất tương đối hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến tới tăng tích luỹ từ nội bộ, góp phần cùng các tỉnh thực hiện thành công mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước./ MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Ngày…….tháng……năm 2007 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP Ngày…..tháng…..năm 2007 TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5530.doc
Tài liệu liên quan