NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MỘT KÊNH TRUYỀN DẪN DÙNG KỸ THUẬT TRẢI PHỔ
DS-SS
MỤC LỤC
Nguyên lí trải phổ trong DS-SS
1.1 Khái niệm
1.2 Nguyên lí trải phổ
1.3 Ưu nhược của kỹ thuật trải phổ
1.4 Các hệ thống thông tin dùng kỹ thuật
trải phổ
Cách thiết kế mã giã ngẫu nhiên(PN)
2.1 Giới thiệu
2.2 Các loại mã trải phổ
2.3 Cách thiết kế mã giả ngẫu nhiên
Sơ đồ khối của một kênh truyền vô tuyến ứng
dụng kỹ thuật trải phổ
3.1 Sơ đồ khối của hệ thống trải phổ
3.2 Ng
21 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thiết kế một kênh truyền dẫn dùng kỹ thuật trải phổ DS-SS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên lí hoạt động
3.3 Dạng phổ tần của của các khối
Xây dựng sơ đồ nguyên lí cho từng khối
PHẦN 1
NGUYÊN LÍ TRẢI PHỔ
1.1 Khái niệm:
Trải phổ là quá trình biến đổi một tín hiệu có băng thông hẹp thành một tín hiệu có băng thông rộng hơn nhiều lần làm mật độ phổ công suất của tín hiệu sẽ giảm đi đáng kể
Các kỹ thuật trải phổ giải quyết được rất nhiều vấn đề thông tin như khả năng can nhiễu,ghép kênh phân chia mã cho các ứng dụng đa truy cập chia mã,Khả năng nâng cao chất lượng nhờ việc sử dụng kỹ thuật trải phổ được đặc trưng bằng độ lợi xử lí của hệ thống trải phổ.Độ lợi xử lí là độ khác biệt về chất lượng của hệ thống dùng trải phổ so với hệ thống không dùng trải phổ trong khi các điều kiện khác la giống nhau. Độ lợi xử lí được xấp xỉ bằng tỉ lệ băng thông trải với tốc độ thông tin(thông thường là khá lớn).
Nguyên lí trải phổ:
Quá trình trải phổ được thực hiện bằng cách nhân tin hiệu bản tin(mesage)
có tốc độ bit R với một tìn hiệu trải phổ giả tạp âm PN có tốc độ chip Rc>>R.Sau đó tín hiệu thu được lại được điều chế một lần nữa để tạo nên phổ tần rất giông như dạng nhiễu nền không gây ảnh hưởng đáng kể đến tìn hiệu khác.
Tín hiệu PN đóng vai trò như một “mã” được biết trước cả ở máy phát lẫn máy thu chủ định.Vì máy thu chủ định biết trước được mã nên có thể giải trải phổ tín hiệu SS để nhận được bản tin.Mặt khác một máy thu không chỉ định không biết được mã,vì thế ở các điều kiện bình thường nó không thể giải mã bản tin.
1.3 Ưu nhược điểm của kỹ thuật trải phổ
Ưu điểm:
Mật độ phổ công suất thấp.
Khả năng chông nhiễu cao,chống lại các nhiễu cố tình hoặc vô tình.
Có khả năng loại trừ hay giảm nhẹ của truyền sóng nhiều tia.
Có khả năng dùng chung băng tần với người sử dụng khác nhờ đặc trưng tìn hiệu giống tạp âm của nó.
Tinh bảo mật rất cao do sử dụng mã giả ngẫu nhiên PN,mỗi người sử dụng được mã hóa ở một mã khác nhau.Điều này làm cho việc phát hiện thuê bao khác là việc vô cùng khó khăn và hầu như không thể.
Nhược điểm:
Đồng bộ mã PN rất khó do ảnh hưởng của môi trường truyền.
Việc mã hóa và giải mã rất phức tạp,tốc độ cao,đòi hỏi độ chính xác rất cao.
1.4 Các hệ thông thông tin trải phổ :
Ở các hệ thống thông tin di động thông thường,độ rộng băng tần là vấn đề quan tâm chính và các hệ thống này được thiết kế để sử dụng càng ít độ rộng băng tần càng tốt.Ở các hệ thống điều chế biên độ song biên,độ rộng băng tần càng thiết để phát một nguồn tín hiệu tương tự gấp hai lần độ rộng băng tần của nguồn này.Ở các hệ thống điều tần ,độ rộng băng tần này có thể bằng vài lần độ rộng băng tần nguồn,phụ thuộc vào chỉ số điều chế.Đối với các tín số độ rộng băng tần cần thiết có cùng giá trị với tốc độ bit của nguồn.Độ rộng băng tần chính xác trong trường hợp này phụ thuộc vào kiểu điều chế.
Ở các hệ thồng thông tin trải phổ,độ rộng băng tần của tín hiệu có thể được mở rộng thông thường hàng trăm lần trước khi phát.Khi chỉ có một người sử dụng trong băng tần SS thì băng tần như vậy không có hiệu quả.Tuy nhiên,ở môi trường nhiều người sử dụng,họ có thể dùng chung băng tần SS và hệ thống trở nên có hiệu quả mà vẫn duy trì được các ưu điểm của kỹ thuật trải phổ.
Tóm lại,hệ thống được coi là trải phổ nếu:
Tín hiệu được phát chiếm độ rộng băng tần lớn hơn độ rộng băng tần tối thiểu cần để phát thông tin.
Trải phổ được thực hiện bằng một mã độc lập với dữ liệu.
Có 3 kỹ thuật trải phổ cơ bản:
• Trải phổ chuỗi trực tiếp (DS/SS – Direct Sequence Spread Spectrum)
• Trải phổ nhảy tần (FH/SS – Frequence Hopping Spread Spectrum)
• Trải phổ dịch thời gian (TH/SS – Time Hopping Spread Spectrum)
PHẦN II
CÁCH THIẾT KẾ MÃ GIẢ NGẪU NHIÊN(PN)
2.1 Giới thiệu:
Các tín hiệu trải phổ băng rộng tựa tạp âm được tạo ra từ các mã giã ngẫu nhiên hay còn gọi là các mã trải phổ
Mã trải phổ có thể chia thành hai nhóm chính: mã giả ngẫu nhiên(PN codes) và mã trực giao(Orthogonal codes).Trong đó PN codes có tính tự tương quan rất tốt,điều này tạo ra một số phân biệt ổn định về các thành phần đa đường.Trong khi đó mã trực giao hoàn toàn là trực giao khi thời gian được hiệu chỉnh đồng bộ.Do đó,theo lý thuyết trong truyền đồng bộ,chúng cho phép số người dùng đồng thời với số mã khác nhau.
Một mâu thuẫn trong thiết kế mã là nếu tính tương quan càn tốt thì tính tương quan chéo càng xấu.Xét hai loại mã trên,PN codes có tính tự tương quan rất tốt thì tính tương quan chéo càng xấu.trong khi đó mã trực giao thì ngược lại.
Các loại mã trải phổ :
Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận về một số chuỗi thông dụng : chuỗi m,chuỗi Gold,chuỗi Kasaki và chuỗi Walsh.
Chuỗi m (dãy ghi dịch tuyến tính có độ dài cực đại) :
Có nhiều loại mã PN khác nhau được sử dụng trong kỹ thuật trải phổ, trong đó loại quan trọng nhất là các mã PN được tạo ra từ dãy ghi dịch cơ số hai có độ dài cực đại hay dãy m. Các dãy cơ số hai m được tạo ra bằng cách sử dụng thanh ghi dịch có mạch hồi tiếp và các mạch cổng hoặc loại trừ (XOR).
Một dãy thanh ghi dịch tuyến tính được xác định bởi một đa thức tạo mã tuyến tính g(x) bậc m > 0.
g(x) = gm xm + g m-1 x m-1 + g m-2 x m-2 + ... + g 1x + g 0 (2.1).
Đối với chuỗi cơ số hai có giá trị {0,1} , g i bằng 0 hoặc 1và g m = g 0 = 1.
Đặt g(x) = 0, ta được sự hồi quy sau:
1 = g o + g 1 x + g 2 x 2 + ... + g m-2 x m-2 + g m-1 x m-1 + x m (2.2).
Với xk thể hiện đơn vị trễ, phương trình hồi quy trên xác định các kết nối hồi tiếp trong mạch thanh ghi dịch như hình (2.1).
Trong mạch thanh ghi dịch, các mạch XOR thực hiện phép cộng mod 2. Nếu
gi = 1 khóa tương ứng của mạch đóng, nếu gi ≠1 thì khóa này mở.
Hình 2.1. Bộ tạo dãy ghi dịch tuyến tính
Thanh ghi dịch là một mạch cơ số 2 trạng thái hữu hạn có m phần tử nhớ.
Mỗi phần tử nhớ là một Flip-Flop hai trạng thái {1,0}. Vì thế số trạng thái khác không cực đại của mạch là 2m -1. Số này bằng chu kỳ cực đại của chuỗi ra C = (co , c1 ,c2 ,...).
Trong hình (2.1), trạng thái của thanh ghi dịch ở xung đồng hồ thứ i là:
S i = { S i (1), S i (2), S i (3), ... S i (m)}
Đầu ra của thanh ghi dịch ở xung đồng hồ thứ i là:
Ci-m = Si (m).
Thay 1=Ci vào phương trình (2.1) ta được điều kiện hồi quy của chuỗi ra:
Ci = g1 ci-1+g2 ci-2 + ... +gm-1 ci-m+1 + ci-m
Hay
Ci+m = g1ci+m-1 + g2ci+m-2+ ... +gm-1ci+1 + ci (mod 2) (2.2).
với i >=0.
Như vậy ứng với mỗi đa thức tạo mã nhất định, ta sẽ xác định được giá trị hồi
quy Ci và xây dựng được thanh ghi dịch bằng bậc m của đa thức. Số phần tử trong thanh ghi dịch bằng bậc m của đa thức.Trạng thái của thanh ghi dịch thay đổi theo điều kiện hồi quy được xác định bởi một đa thức tạo mã g(x). Đầu ra thanh ghi dịch sẽ cho ta một chuỗi cơ số hai có độ dài cực đại hay chuỗi m.
Thí dụ,ta xét đa thức tạo mã g(x)= x5+x4+x3+x+1. Sử dụng (2.2) ta được sự hồi quy ci=ci-1+ ci-3+ ci-4+ ci-5(mod 2) và xây dựng thanh ghi dịch hồi tiếp có hình như sau:
Hình 2.2. Mạch thanh ghi dịch cho đa thức tạo mã g(x)= x5+x4+x3+x+1
Vì bậc của đa thức g(x) là m=5,nên ta có 5 đơn vị nhớ(5 phần tử thanh ghi dịch) trong mạch.Đối với mọi trạng thái khởi đầu khác không (s0#{0,0,0,0}),trạng thái của thanh ghi dịch thay đổi theo điều kiện hồi quy được xác định bởi đa thức tạo mã g(x).Giả sử trạng thái khởi đầu của thanh ghi dịch là s0=11111 thì chuỗi ra của thanh ghi dịch:
c=1111101000100101011000011100110..
Nhận xét: Sau 31 xung clock thì các đơn vị nhớ trong thanh ghi sẽ trở về trạng thái ban đầu,chuỗi tạo ra có chiều dài N=2m-1=31 bit,đây là chu kì cực đại của thanh ghi dịch;m bit đầu tiên của chuỗi ra bằng các bit được nạp ban đầu vào thanh ghi dịch.Nếu giá trị ban đầu của s0=0001 thì chuỗi ngõ ra thanh ghi dịch (dịch sang phải N-i=31-18=13 đơn vị) là:
c =1000011100110111110100010010101..
Bảng trạng thái của thanh ghi dịch:
Clock
Trạng thái
Output
Clock
Trạng thái
Output
Clock
Trạng thái
Output
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
11111
01111
10111
01011
00101
00010
10001
01000
00100
10010
01001
10100
0
1
1
1
1
0
1
0
0
0
1
0
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
01010
10101
11010
01101
00110
00011
00001
10000
11000
11100
01110
00111
0
1
0
1
0
1
1
0
0
0
0
1
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
10011
11001
01100
10110
11011
11101
11110
11111
01111
10111
Lặp lại
1
1
0
0
1
1
0
1
1
1
Lặp lại
Nếu ta sử dụng giá trị nạp ban đầu khác không khác nhau cho thanh ghi dịch hồi tiếp tuyến tính m phần tử,ta có thể nhận được chuỗi-m khác nhau; tất cả các chuỗi là dịch vòng so với nhau.Giả sử biểu thị tập chuỗi được tạo ra bởi g(x).Tập sẽ tạo nên một không gian vectơ có
Để thí dụ, ta xét g(x)=,mạch thanh ghi dịch được mô tả như sau:
Clock
Trạng thái
0
1
2
3
4
5
6
111
011
001
100
010
101
110
Hình 2.3. Mạch thanh ghi dịch cho đa thức tạo mã
g(x)=x3+x2+1
Và tập được cho bởi:
Trong đó c là dịch vòng trái của c
Tốc độ đồng hồ của mạch hình 2.1 bị hạn chế bởi tổng các thời gian trễ trong một ô ghi dịch và thời gian trễ trong tất cả các cổng “hoặc loại trừ” ở mạch
hồi tiếp. Cụ thể tốc độ đồng hồ không thể nhanh hơn:
(2.3).
ở đây τ là thời gian trễ. Để thực hiện tốc độ cao với tốc độ đồng hồ nhanh đến:
(2.4).
ta có thể dùng dạng tốc độ cao như hình 2.4
Hình 2.4 Mạch ghi dịch tốc độ cao
Chuỗi-m có hàm tự tương quan như sau:
(2.5).
Hình 2.5 Hàm tự tương quan tuần hoàn có hình đinh ghim của dãy m
Chuỗi Gold
Các chuỗi-m mặc dầu có tính tương quan rất tốt nhưng tính tương quan chéo không tốt.Các chuỗi Gold là một cải tiến của chuỗi-m.Nó cung cấp một số lượng mã nhiều hơn,đồng thời cải thiện tính tương quan chéo giữa các mã.Ta có thể xây dựng một tập gồm N+2 các chuỗi Gold có độ dài N= từ một cặp các chuỗi m được ưa chuộng có chu kỳ N.Cặp chuỗi ưa chuộng,a và b chẳng hạn, là cặp chuỗi m có hàm tương quan chéo ba trị : {-1,-t(m),t(m)-2}, trong đó:
(2.6)
Tập hợp các chuỗi Gold bao gồm cặp chuỗi ưu chuộng a và b và các tổng mod 2 của a với dịch vòng của b là:
(2.7)
trong đó b ={} là dịch vòng trái của b.
Ví dụ ta xét hai đa thức nguyên thủy bậc m =3 là g(x)= và g(x)= .Hàm tự tương quan chéo của cặp chuỗi-m này sẽ có 3 giá trị:{-1,-3,-5};
vì thế là cặp ưu chuộng của chuỗi-m.Sơ đồ mạch tạo chuỗi Gold với giá trị nạp ban đầu cho cả 2 thanh ghi dịch là 101 như sau:
Hình 2.6 Bộ tạo cặp chuỗi Gold cho cặp ưu chuộng
Chuỗi ngõ ra của thanh ghi dịch là: a=1011100 và b=1010011 .Hai chuỗi này có chu kỳ tuần hoàn là N= = 7.Tập hợp chuỗi Gold gồm N+2=9 chuỗi tương ứng mỗi chuỗi có chiều dài bằng 7 được tạo gồm có :
(2.8)
Hàm tương quan chéo tuần hoàn của hia chuỗi a = và b = trong đó có giá trị đối với chuỗi cơ số hai,như sau:
(2.9)
trong đó n+I (nZ) được tính theo mod N(chia N lấy dư).Đại lượng tương quan chéo cực đại cho hai chuỗi Gold bất kỳ trong một tập bằn hằng số t(m).
Lưu ý rằng trước khi tính hàm tương quan ta phải chuyển đổi các giá trị 0 và 1 thành +1 và -1.
Hình 2.7 Tương quan chéo tuần hoàn đối với dãy Gold
Chuỗi Kasami :
Một thủ tục tương tự thủ tục tạo dãy Gold nhưng tạo một tập hợp nhỏ hơn M= dãy nhj phân tuần hoàn chu kỳ n=-1 với m chẵn.
Trong thủ tục này :
Tạo một dãy m tên a.
Tạo một dãy nhị phân b bằng cách lấy mẫu +1 bit một lần (trong +1 bit liên tiếp của a lấy bit đầu tiên ,dịch vòng +1 bit và lặp lại).Dãy b tuần hoàn với chu kỳ -1.
Lấy n =-1 trong dãy a và b: Ta tạo một dãy mới bằng cách cộng modulo-2 những bit từ a và những bit từ phiên bản dịch vòng -2 của -1 bit dãy b đang xét.
Kể cả dãy a trong tập ,ta có 1 tập dãy nhị phân chiều dài
n =-1 gọi là Kasami.
Những hàm tương quan chéo và hàm từ tương quan của những dãy này lấy những giá trị từ tập {-1,}giá trị tương quan chéo cực đại của 1 tập dãy bất kỳ cảu tập là:
Giá trị thỏa mãn giới hạn Welch đối với tập dãy.Do đó dãy Kasami là tối ưu.
Hình 2.8 Tương quan chéo của các dãy Kasami
Mã trực giao(Chuỗi Walsh):
Chuỗi Walsh-Hadamard tạo ra tập mã trực giao rất công dụng trong CDMA và được ứng dụng trong cả IS-95 và DS-WCDMA.Các hàm Walsh được tạo ra từ các hàng mã của môt ma trận vuông đặc biệt gọi la ma trận Hadamard. Các ma trận Hadamard (m là lũy thừa của 2),có thể tạo ra theo thủ tục lặp như sau:
(2.10)
Với điều kiện đầu là m=1 ta có ma trận Hadamard H2 như sau:
(2.11)
là kí hiệu ma trận bù của .Chẳng hạn:
(2.12)
Khi m=2 ta có:
= (2.13)
(2.14)
v.vCác từ mã khác nhau Hadamard mang tính trực giao.Nghĩa là tổng tích điểm của mọi cặp từ mã bằng 0 khi các bit 0 được chuyển đổi thành +1 và các bit 1 được chuyển đổi thành -1. Khi vẽ các mã Hadamard phụ thuộc vào thời gian thì chúng chúng trở thành các ham Wash.
Tính chất:
Một hàng bất kì khác một hàng khác ở chính xác N/2 vị trí(N là kích thước của ma trận H).Do đó một hàng của ma trận chứa tất cả 0,một hàng khác chứa N/2 số 1 và N/2 số 0.
Mỗi ký tự tự phát được biến đổi bởi môt hàm Waslh,do đó hệ số trải phổ là N. Mã trải phổ trực giao thường được dùng nếu tất cả người sử dụng của cùng một trạm gốc được đồng bộ thời gian chính xác đến từng chip,vì tương quan chéo giữa các bản dịch của hàm Walsh thường bằng không.
PHẦN III
SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MỘT KÊNH TRUYỀN VÔ TUYẾN ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TRẢI PHỔ
DS-SS
Sơ đồ khối của một kênh truyền dùng kỹ thuật trải phổ
Hình 3.1 Sơ đồ khối chức năng của hệ thống thông tin trải phổ điển hình đối với cả
hai cấu hình mặt đất và vệ tinh
Nguyên lí hoạt động
Nguồn có thể là số hay tương tự. Nếu nguồn là tương tự, đầu tiên nó được số hóa bằng sơ đồ biến đổi tương tự/số (analog-to-digital A/D) nào đó như là điều chế xung mã (Pulse-Code Modulation – PCM) hay điều chế delta (DM).
Bộ nén dữ liệu loại bỏ hoặc giảm bớt độ dư thông tin trong nguồn số. Sau đó tín hiệu ra được mã hóa bằng bộ mã hóa sửa sai, đưa thêm độ dư mã hóa vào nhằm mục đích phát hiện và sửa các sai có thể phát sinh khi truyền qua kênh tần số vô tuyến (Radio Frequency - RF). Phổ của tín hiệu nhận được trải ra trên dải thông mong muốn, tiếp sau là bộ điều chế có tác dụng dịch phổ đến dải tần phát được gán. Sau đó tín hiệu đã điều chế được khuếch đại và gửi qua kênh truyền mặt đất hoặc vệ tinh.
Kênh truyền gây ra một số tác động xấu: nhiễu, tạp âm, suy hao công suất tín hiệu. Chú ý rằng bộ nén/giải nén dữ liệu và bộ mã sửa sai/ giải mã là tùy chọn. Chúng dùng để cải thiện chất lượng hệ thống. Vị trí của các chức năng trải phổ và điều chế có thể đổi lẫn cho nhau. Hai chức năng này thường được kết hợp và thực hiện như một khối duy nhất.
Tại đầu thu, máy thu cố gắng khôi phục lại tín hiệu gốc bằng cách khử các
quá trình sử dụng ở máy phát; nghĩa là tín hiệu thu được giải điều chế, giải trải
phổ, giải mã và giải nén để nhận được tín hiệu số. Nếu nguồn là tương tự, tín
hiệu số được biến đổi thành tương tự nhờ bộ D/A.
PHẦN 4 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ PHẦN MÁY THU
4.1 Khối điều chế tương tự sang số(ADC):
Trong khối này gồm có 2 bộ:
Delta modulator (bộ điều chế delta)
Diphase encoder (bộ mã hóa dipha)
Sơ đồ nguyên lí bộ điều chế delta thích nghi
Hình 4.1 Sơ đồ nguyên lí bộ điều chế delta
Tín hiệu audio từ micro sẽ được khuyếch đại bởi thiết bị VOGAD(Voice Operated Gain Adjusting Device) trước khi đưa vào bộ điều chế delta.
Sau đó tín hiệu sẽ được điều chế số (điều chế delta) được thực hiện bởi bộ CVSD(FX609J),ngõ ra tín hiệu số sẽ là chân số 3 của FX609J. Ngõ ra dữ liệu ở chân số 4 của CVSD sẽ đưa đến khối trải phổ để thực hiện trải phổ tín hiệu.
Sơ đồ nguyên lí bộ mã hóa dipha :
Dữ liệu số từ dạng NRZ sẽ được chuyển sang dòng dữ liệu dạng diphase. Đây thực ra chỉ là mạch trừ để tạo ra tín hiệu diphase(khi dữ liệu là bit 1 sẽ chuyển thành mức logic 1 và 0,còn khi dữ liệu là 0 thì sẽ đảo ngược mức logic trước đó )
Hình 4.1 Dạng tín hiệu NRZ và Diphase
Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lí bộ mã hóa diphase
4.2 Khối tạo mã giã PN và trải phổ
Hình 4.3 Sơ đồ khối tạo mã giả PN và trải phổ
Trong phần này mã PN được tạo ra là mã PN chuỗi m có chiều dài N=127 bit(chip) được thực hiện bởi 74HC164.Sau đó tín hiệu sẽ được trải phổ thông qua cổng XOR 74AC86.
Để tạo xung clock cho các khối thì có thêm bộ tạo xung clock
Hình 4.4 Sơ đồ nguyên lí khối tạo xung clock
Khối tạo xung clock ở đây tạo ra các tần số là: 4Mhz,1Mhz,31.25Khz.
4.3 Khối điều chế số (BPSK)
Hình 4.5 Sơ đồ nguyên lí khối điều chế số BPSK
Khối điều chế thực hiện điều chế bằng phương pháp BPSK bằng con TFM1H,ngõ ra của tín hiệu điều chế này ra ở chân số 3 được đưa đến bộ khuyếch đại công suất trước khi được phát đi.
4.4 Khối điều chế analog và khuyếch đại công suất
Hình 4.6 Sơ đồ nguyên lí khối điều chế analog và khuyếcch đại công suất
Tín hiệu sau khi điều chế được khuyếch đại bước đầu bằng con MAX-8 MMIC(monolithic microwave integrated circuit),tiếp tục sau đó được module khuyếch đại lớp A ”Motorola CA4812” khuyếch đại công suất lên khoảng 100mW.Sau đó tín hiệu được đưa qua bộ lọc thông dải xoắn ốc để giới hạn băng thông trước khi phát ra không gian.
Từ phần trình bày những khối ở trên ta có mạch nguyên lý cho phần máy pháy như sau:
Hình 4.7 Sơ đồ khối máy phát
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ PHẦN MÁY THU
Khối giải điều chế analog (tạo tín hiệu trung tần IF(70Mhz))
Hình 4.8 Sơ đồ nguyên lí khối điều chế analog
Tín hiệu trải phổ nhận từ anten(f=435Mhz) đầu tiên được khuyếch đại bởi bộ nhiễu thấp,tiếp theo là một bộ lọc xoắn ốc và cuối cùng là bộ nhiễu thấp MAN1-LN và MAR8.Tín hiệu này sẽ được trộn với sóng mang(7 DBm,365Mhz) từ bộ dao động tạo tín hiệu trải phổ ổn định ở tần số trung tần là 70Mhz và tiếp tục sẽ được lọc bởi bộ PIF70,trước khi được chia thành 3 đường tín hiệu giống nhau.
Khối giải trải phổ tín hiệu trung tần IF(70Mhz)
Mỗi đường tín hiệu được chia ra từ bộ PIF70 (late,ontime và early) từ tín hiệu trung tần IF 70Mhz tiếp tục được khuyếch đại bởi bộ khuyếch đại MAR6.Một cấu hình DBM giống như một khóa dịch 2 pha(BPSK-biphase shift keyer) được đưa vào bởi các ngõ vào của các mã PN từ khối giải trải phổ (chân 3,4,5 của 74HC164).
Ngõ ra của tín hiệu giải trải phổ được thêm vào bộ mạch khuyếch đại IF,FM công suất thấp NE605.Một bộ dao động thứ 2 có f=64Mhz được trộn với tín hiệu giải trải phổ để tạo ra tín hiệu giải trải phổ co f=6Mhz.
Ngõ ra của hai kênh early và late sẽ được đưa đến khối khôi phục và bám tín hiệu trải phổ,ngõ ra dữ liệu của kênh on time(punctual) được đưa đến khối khôi phục sóng mang và dữ liệu diphase.
Hình 4.9 Sơ đồ nguyên lí khối giải trải phổ
Khối bám tín tín hiệu trải phổ và tạo tốc độ chip ½ PN code
Khối này có chức năng tạo ra các mã tương quan,đồng bộ và bám tín hiệu trải phổ.Bộ khuyếch đại vi sai có nhiệm vụ kết nối các tín hiệu từ 2 kênh early và late.Tín hiệu sau khi qua bộ vi sai sẽ được dùng để điều chỉnh tần số ổn định của điện thế được điều khiển bởi bộ lọc thông thấp và mạch dao động thạch anh(VCXO).Bộ VCXO cung cấp một trạng thái ổn định cao và tạo ra f=8Mhz ở ngõ ra.
Tần số ngõ ra của bộ VCXO sẽ được chia 2 để tạo thành f=4Mhz bởi 74HC404.Ngõ ra của tín hiệu xung clock này được đưa vào bộ tạo mã PN(127 chip).Ngõ ra của bộ PN giúp tái tạo lại hiệu xung clock bởi xung clock tần số gốc là 8Mhz(74HC164).Từ 74HC164 sẽ tạo ra ba đường tín hiệu PN ở ngõ ra,3 mã PN giống nhau (early,on-time và late) nhưng giữa chúng có chu kỳ xung clock khác nhau một nữa.Vì vậy mà mã early sẽ sớm hơn mã late chu kỳ một xung clock.Từ đây mỗi ngõ ra của bộ tạo mã PN này sẽ được đưa vào các bộ tương quan(correlators) để thực hiện giải trải phổ.
Hình 4.10 Sơ đồ nguyên lí khối bám tín hiệu trải phổ và tạo tốc độ chip ½ mã PN
Khối giải điều chế số BPSK
Ngõ ra dữ liệu giải trải phổ từ kênh on time được khuyếch đại bởi MAR8 trước khi được gấp đôi tần số(f=12Mhz) trong mạch RK3(mạch lấy bình phương và mạch PLL).Sau đó tín hiệu được đưa qua thạch anh 12 Mhz để hiệu chỉnh độ lệch pha trước khi được tái lập về tần số sóng mang bằng bộ dao động 6Mhz.Ngõ ra của bộ dao động 6Mhz sẽ được đệm và khuyếch đại để tạo thành các mức logic 0,+5V ở ngõ ra,chúng được kết hợp với ngõ ra của kênh on time(NE605) để cấu thành một bộ so pha(TUF1).Ngõ ra điện áp của bộ so pha này sẽ được khuyếch đại,so ngưỡng và dùng một bộ so sánh điện áp (LM311) để tạo thành các mức logic 0,+5 ở ngõ ra.
Hình 4.11 Sơ đồ nguyên lí khối giải điều chế số BPSK
Khối giải điều chế giải điều chế tín hiệu diphase,delta và khuyếch đại audio.
Hình 4.12 Sơ đồ nguyên lí khối giải tín hiệu diphase,delat và khuyếch đại audio
Ngõ ra của bộ điều chế số BPSK không thể nào khôi phục lại được sự phân cực của dữ liệu gốc khi mà pha của dữ liệu gốc đã bị mất trong quá trình gấp đôi tần số.Đây la lý do mà dữ liệu lại được mã hóa diphase tại máy phát có thể được khôi phục chính xác chiều phân cực ở máy thu.
Cấu hình của bộ phát hiên cạnh là những cổng OR để tạo ra các xung âm cho cả cạnh lên và cạnh xuống của bộ so sánh dòng dữ liệu dipahse ở ngõ ra.Ngõ ra của bộ phát hiện cạnh kích Mono A.Mono A được thiết lập để tạo ra một xung dương ở ngõ ra với thời gian là 75% chu kì của phần tủ bit diphase.Ngõ ra của Mono A sẽ kích Mono B để tạo ra một xung dương ở ngõ ra với thời gian là 25% chu kì của phần tử bit diphase
Tiếp tục Mono B lại kích Mono C tạo ra một xung dương ở ngõ ra với thời gian là 50% chu kì của phần tủ bit.
Các flip-flop D1 và D2 được khóa bởi ngõ ra và của Mono C.
Xung âm và ở ngõ ra Mono C trước và sau bất kỳ sự dịch chuyển bất kỳ giữa các bit nào.Vì vậy D1 và D2 được khóa,ngõ ra của chúng sẽ khác nhau nếu bit được mã hóa diphase xuất hiện tương ứng 1 lần,hoặc cùng lúc nếu bit được mã hóa diphase là 0.
Nếu ngõ ra của D1 và D2 được kết nối với cổng OR thì ngay lập tức dữ liệu NRZ sẽ được tạo ra.Xung clock được khôi phục tại ngõ ra Q của Mono A.
Xung clock được khôi phục và dữ liệu sẽ được đưa đến mạch điều chế delta(được thực hiện bởi FX609J),để khôi phục lại tín hiệu audio và được khuyếch đại để đưa ra loa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thiet_ke_mot_kenh_truyen_dan_dung_ky_thuat_trai_p.doc