NGHIÊN CỨU Thị trường NHẬT BẢN ĐỂ nâng CAO NĂNG LỰC cành TRANH CỦA ĐỒ GỖ NỘI THẤT Việt Nam

Tài liệu NGHIÊN CỨU Thị trường NHẬT BẢN ĐỂ nâng CAO NĂNG LỰC cành TRANH CỦA ĐỒ GỖ NỘI THẤT Việt Nam: ... Ebook NGHIÊN CỨU Thị trường NHẬT BẢN ĐỂ nâng CAO NĂNG LỰC cành TRANH CỦA ĐỒ GỖ NỘI THẤT Việt Nam

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu NGHIÊN CỨU Thị trường NHẬT BẢN ĐỂ nâng CAO NĂNG LỰC cành TRANH CỦA ĐỒ GỖ NỘI THẤT Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI “NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐỒ GỖ NỘI THẤT VIỆT NAM “ Đồ gỗ nội thất Khái niệm và phân loại về đồ gỗ nội thất Nói một cách tồng quát nhất đồ gỗ nội thất là toàn bộ các đồ đạc và các loại tiện nghi làm thành phía bên trong của một nhà ở được làm hoàn toàn bằng gỗ hoặc làm chủ yếu bằng gỗ có kết hợp với các loại vật liệu khác (sắt, nhôm, da, vải…)Trong số những loại đồ dùng trong nhà, đồ gỗ nội thất là loại được ưa chuộng nhất do những tính năng riêng biệt của nó Có nhiều cách để phân loại đồ gỗ nội thất. Nếu phân loại theo mã HS (do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam qui định), đồ gỗ nội thất được chia làm 5 nhóm: Ghế gỗ (Mã HS: 9410.61- ghế gỗ đã nhồi đệm và 9401.69 – các loại ghế gỗ khác) : Ghế tựa, ghế bành, ghế xoay, ghế băng, ghế trẻ em.. Đồ gỗ nội thất văn phòng (Mã HS: 9403.30): bàn làm việc, bàn họp, tủ sách… Đồ gỗ nội thất nhà bếp (Mã số HS: 9403.40): chạn đựng bát, tủ đựng cốc chén… Đồ gỗ nội thất phòng ngủ (Mã HS: 9403.50): giường ngủ, nôi cho trẻ em, bàn trang điểm, tủ quần áo… Đồ gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn (Mã HS: 9403.60): bàn nước, bàn ăn, tủ tường, kệ đựng Tivi, giá sách… Đặc điểm của đồ gỗ nội thất. Đồ gỗ nội thất là sản phẩm vừa mang tính đồ dùng trong nhà, vừa mang tính chất trang trí và lại sử dụng vật liệu tự nhiên để chế tạo nên có những đặc điểm riêng biệt, đòi hỏi người sử dụng cũng như người sản xuất, kinh doanh phải nắm bắt được để bảo quản và sử dụng tốt hơn. Sản phẩm đồ gỗ nội thất có những đặc điểm sau: Đồ gỗ nội thất là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, điều đó có nghĩa là để sản xuất ra được các sản phẩm đồ gỗ nội thất cần phải có nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là gỗ. Hiện nay, người ta sử dụng nhiều loại gỗ khác nhaudể sản xuất đồ gỗ nội thất như: gỗ thông, gỗ cao su, gỗ sồi, gỗ tạp, gỗ bạch đàn, gỗ anh đào, gỗ tần bì, gỗ bạch dương, gỗ chò, gỗ teak… Đồ gỗ nội thất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, do đó đòi hỏi rất lớn sự khéo léo tay nghề vững vàng của lực lượng công nhân lao động. Các sản phẩm này đôi khi cùng là một sản phẩm như nhau nhưng do hai người thợ làm khác nhau thì cũng có thể có những chi tiết hơi khác nhau. Đồ gỗ nội thất là đồ dùng, tuy nhiên, chúng cũng đồng thời mang tính chất trang trí cho căn phòng nen các sản phẩm này phải đáp ứng được những yêu cầu về thẩm mỹ, về đặc điểm của căn phòng cũng như những đặc điểm về văn hoá tôn giáo…của người sử dụng. Do vậy, khi sản phẩm sản xuất đồ gỗ nội thất phải hết sức chú ý đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau bởi vì họ có những yêu cầu khác nhau về mặt hàng này. Gỗ là vật liệu rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu, thời tiết. Chẳng han, nếu khí hậu rất khô thì đồ gỗ nội thất thường hay bị cong vênh, biến dạng và nứt; còn nếu khí hậu ẩm ướt thường xuyên thì đồ gỗ sẽ dễ bị mục và bị mối mọt. Chính vì thế, khi sản xuất đồ gỗ nội thất, phải nghiên cứu kỹ đặc tính khí hậu của các nước nhập khẩu (thậm chí nghiên cứu cả khí hậu các vùng miền khác nhau trong phạm vi nước đó). Cần xử lý đỗ thật tốt trước khi chế biến, để tạo ra những sản phẩm phù hợp với điều kiện thời tiết đó. Sản phẩm thay thế của sản phẩm đồ gỗ nội thất tương đối phong phú và rất dễ tìm trên thị trường. Đó là sản phẩm đồ nội thất bằng các chất liệu khác ngoài gỗ như: sắt, nhựa, Inox…Các sản phẩm thay thế này thậm chí còn giống hệt đồ gỗ nội thất về chức năng, kiểu dáng kích thước. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Khái niệm về cạnh tranh Từ lâu, khái niệm về cạnh tranh được các học giả của các trường phái kinh tế khác nhau rất quan tâm. Các học giả thuộc trường phái tư sản cổ điển cho rằng: cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một khả năng hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng với khả năng của mình. Ở Việt Nam, đề cập đến cạnh tranh một số nhà khoa hoc cho rằng cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá- dịch vụ (mua và bán) và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lơi thế để hạ thấp giá các yếu tố đầu vào” của chu trình sản xuất- kinh doanh và nâng cao giá “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất, giành được mức lợi nhuận cao nhất. Như vậy trên qui mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hoá lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích luỹ và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Và từ đó, cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh tế thích nghi được các điều kiện thị trường, đào thải các doanh nghiệp ít khả năng thích ứng với thị trường, dẫn đến quá trình tập trung hoá trong từng ngành,vùng, quốc gia… Các khái niệm cạnh tranh kể trên chưa thực sự đầy đủ, bởi vì có nhiều hình thức cạnh tranh không chỉ bằng giá. Ngoài ra, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức cạnh tranh là khác nhau và phạm vi cũng như cấp độ khác nhau. Như vậy, cạnh tranh là một sự tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tim moi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, dành lấy khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất, nhằm nâng cao vị thế của mình. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu thụ là lợi ích tiêu dùng. Phân loại cạnh tranh Xét theo chủ thể cạnh tranh: Cạnh tranh giữa người bán và người mua Cạnh tranh giữa những người mua với nhau Cạnh tranh giữa những người bán với nhau Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể: Cạnh tranh dọc Cạnh tranh ngang Xét theo hình thái cạnh tranh: Cạnh tranh hoàn hảo, hay còn gọi là cạnh tranh thuần tuý Cạnh tranh không hoàn hảo Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh: Cạnh tranh lành mạnh Cạnh tranh không lành mạnh Xét theo công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hoá: Cạnh tranh trước khi bán hàng Cạnh tranh trong khi bán hàng Cạnh tranh sau khi bán hàng Ngoài các hình thức cạnh tranh nêu trên, người ta còn xét theo một số chỉ tiêu khác nữa: Điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm, tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hoá… ở từng dân tộc, khu vực, từng quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới; cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh giữa cộng đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản xuất tiêu dùng khác nhau. Vai trò của cạnh tranh. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là một nền kinh tế năng động, có tính cạnh tranh cao. Vì nói đến kinh tế thị trường là nói tới cạnh tranh, không có cạnh tranh không còn gọi là nền kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và qui luật của nó. Chính vì vậy, vai trò của cạnh tranh ngày càng được thể hiện một cách rõ nét. Một số vai trò chủ yếu của cạnh tranh được thể hiện như sau: Thứ nhất: cạnh tranh buộc các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên một cách tối ưu và đồng thời khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vảo sản xuất. Vì tài nguyên sử dụng làm đầu vào cho sản xuất không phải là vô hạn mà là hữu hạn, thậm chí còn khan hiếm theo thời gian. Nên việc tạo ra cạnh tranh một cách tối đa có mục đích nhằm đảm bảo rằng khách hàng được cung cấp những loại hàng hoá và dịch vụ họ mong muốn ở mức giá mà nó phản ánh những chi phí cơ hội để sản xuất ra những hàng hoá dịch vụ đó. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm, các nhà sản xuất không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá thành thấp hơn. Như vậy, cạnh tranh sẽ dẫn đến kết quả là làm cho giá cả hàng hoá ngày càng có xu hướng giảm, lượng hàng hoá trên thị trường ngày càng tăng phù hợp vởi mong muốn, nguyện vọng của người tiêu dùng. Thứ hai, cạnh tranh làm cho người tiêu dùng gắn liền với sản xuất, sản xuất ngày càng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Tức là sản xuất ngày càng xuất phát từ chính nhu cầu của người tiêu dùng. Do cạnh tranh mà ngày nay các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích nhu cầu để từ đó lập kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất, kịp thời nhất và hiệu quả nhất. Sản xuất với năng suất số lượng ngày càng tăng. Điều này có ảnh hưởng rất tốt đến người tiêu dùng vì họ được tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng cao, với giá cả lại phải chăng, chủng loại cũng phong phú hơn dẫn đến sự lựa chọn dễ dàng hơn. Cạnh tranh đã góp phần thay đổi một quan niệm cổ điển: “sản xuất được cái gì thì bán cái đó” sang một quan điểm hiện đại và đúng đắn hơn: “sản xuất cái mà thị trường cần” Thứ ba, Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội. Trong quá trình cạnh tranh, những doanh nghiệp nào kinh doanh kém hiệu quả, chi phí bình quân cao sẽ loại ra khỏi thị trường. Ngược lại, những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, chi phí bình quân thấp sẽ tạo môi trường tốt để phát triển. Điều này tạo ra một áp lực lớn buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, tối ưu hoá đầu vào trong sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển thì phải không ngừng phấn đấu vươn lên. Mặt khác tổng sức cạnh tranh các doanh nghiệp của một nước tạo thành sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Điều đó có nghĩa la cạnh tranh sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế bởi lẽ nền kinh tế chỉ có sức cạnh tranh cao khi có nhiều doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao. Một lần nữa cần khẳng định rằng: cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, là động lực cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ có những ưu điểm, mà nó còn có những nhược điểm cố hữu mang đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh một mặt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác nó cũng là nguyên nhân dẫn đến tùnh trạng phân hoá trong xã hội một cách ghê gớm. Kẻ thắng, người bại dễ dàng hình thành trong thị trường tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay độc quyền trên thị trường.Do vậy, cần có sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh, có hiệu quả. Sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Khái niệm sức cạnh tranh của hàng hoá và các cấp độ của sức cạnh tranh. Khái niệm về sức cạnh tranh: Cạnh tranh ở đây là nói đến hành vi của chủ thể, vì vậy có hành vi của doanh nghiệp kinh doanh, của cá nhân kinh doanh và của một nền kinh tế, không có hành vi của hàng hóa. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía minh, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của minh trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó, một khả năng nào đó hoặc một năng lực nào đó của chủ thể, được gọi là sức cạnh tranh của chủ thể đó hoặc khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn chỉ một sức mạnh một khả năng duy trì được vị trí của một hàng hoá nào đó trên thị trường (hàng hoá này là của một doanh nghiệp nào đó, một quốc gia nào đó) thì ta cũng dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hoá”, hoặc sức cạnh tranh của hàng hoá cũng thể hiện mức độ hấp dẫn của hàng hoá đó đối với khách hàng. Sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội của sản phẩm đó so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. Các cấp độ của sức cạnh tranh Sức cạnh tranh có thể phân chia thành 4 cấp độ khác nhau: Sức cạnh tranh cấp độ quốc gia, cấp độ ngành, cấp độ doanh nghiệp, và cấp độ sản phẩm hàng hoá. Sức cạnh tranh của bốn cấp độ trên đây có mối liên hệ tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ sức cạnh tranh trên. Một sản phẩm hàng hoá được coi là có sức cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu hàng hoá về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng độc đáo hay khác biệt về thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và sức cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Vì sức cạnh tranh của hàng hoá có được thường là do sức cạnh tranh của chủ thể doanh nghiệp. Điểu này cho thấy tầm quan trọng của chủ thể doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, cũng như việc xây dựng một thương hiệu hàng hoá mạnh, có tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường đó. 1.2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá. Sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế là tổng hoà sức cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Như vậy có thể nói các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế bao hàm các yếu tố từ phạm vi doanh nghiệp, ngành công nghiệp đến phạm vi quốc gia. Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế có thể được tập hợp thành 4 nhóm cơ bản: Nhóm các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh Đối với trường hợp này, sức cạnh tranh được xem là sức cạnh tranh thực sự và bằng lợi thế so sánh. Trước hết đó chính là sự dồi dào các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lực con người (lao động) và nguồn vốn. Các yếu tố này được thể hiện qua các mức giá bình quân thấp và đó cũng chính là cơ sở căn bản của lợi thế so sánh và sức cạnh tranh. Một yếu tố khác là năng suất lao động của nhà sản xuất được phản ánh bằng các hế số đầu vào thấp. Lợi thế so sánh giúp một nước xác định được mặt hàng cần sản xuất và nên xuất khẩu. Có thể coi lợi thế so sánh là điều kiện cần để có được khả năng cạnh tranh quốc tế về sản phẩm xuất khẩu nhưng đây chưa phải là điều kiện đủ. Lợi thế so sánh không phải là yếu tố tĩnh như nhiều quan điểm vẫn thường đưa ra, mà có thể thay đổi năng động do lợi thế so sánh của một nước không thể phụ thuộc vào các yếu tố tương đối tĩnh như tài nguyên thiên nhiên và đất đai mà nó còn phụ thuộc vào các yếu tố động là lao động và vốn (công nghệ, máy móc, thiết bị,…) vì vậy lợi thế so sánh có thể thay đổi nhờ vào ứng dụng những công nghệ mới thông qua R&D, FDI và liên kết sản xuất qua biên giới để vận dụng lợi thế so sánh về tài nguyên của các nước và lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Ngoài ra, phân tích lợi thế so sánh còn cần tính khả năng nâng cao trình độ thành thạo của công nhân và thay đổi mô hình sản xuất của các nước. Micheal E.Porter đã đưa ra: “Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia” để giải thích tại sao một quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm nhất định. Lý thuyết này cho rằng khả năng cạnh tranh của một ngành sản xuất phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Hình 1.1: Các yếu tố qui định lợi thế cạnh tranh của quốc gia Chiến lược cơ cấu và cạnh tranh giữa các công ty Điều kiện các yếu tố sản xuất Điều kiện cầu Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan Nguồn: Giáo trình Kinh doanh Quốc tế( tập 1 ) Ông đã xác định bốn nhóm yếu tố mà mỗi một quốc gia đều có sẵn, nhưng với mức độ khác nhau và các yểu tố đó hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia, đó là: (1) các điều kiện về yếu tố sản xuất; (2) điều kiện cần; (3) các ngành có liên quan và các ngành hỗ trợ; (4) Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh giữa các công ty. (Hình 1.1) (Thực tế về năng lức canh tranh quốc gia của Việt Nam) Nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế đất nước Sức cạnh tranh quốc tế là khả năng cạnh tranh của một đất nước trong việc nhận thức ró mục đích của chính sách kinh tế tập trung. đặc biệt là đối với tăng trưởng thi nhập và việc làm mà không gặp phải các khó khăn trong cán cân thanh toán. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được xác định bởi năng suất của nền kinh tế quốc gia đó, trong khi đó năng suất là yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh cạnh tranh quốc tế. Tăng trưởng kinh tế tác động trực tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất. Nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế đất nước có 3 yếu tố đặc biệt là liên quan đến viễn cảnh tăng trưởng kinh tế đất nước và tạo ra khả năng cạnh tranh: tài trợ và nợ nước ngoài, tiết kiệm và đầu tư, tỷ giá hối đoái. Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh vĩ mô Nhóm các yếu tố trong môi trường nội địa Môi trường nội địa bao gồm: (1) môi trường luật pháp, chính trị, sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật đầy đủ nghiêm minh, chính sách thương mại sẽ có ảnh hưởng đến cơ chế khuyến khích xuất khẩu, rào cản thương mại trong nước và tiếp cận thị trường nước ngoài. Chính sách tỷ giá liên quan đến tỷ gia hối đoái thực và tỷ giá hối đoái so sánh giữa các nước xuất khẩu và nước bạn hàng; (2) môi trường kinh tế: là sự ổn định và phát triển của nền kinh tế trong nước; (3) cấu trúc cạnh tranh: là sự đa dạng nhiều hình thức kinh doanh, sự tham gia các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Nhóm các yếu tố thị trường nước ngoài Đó là các yếu tố tương tự như những yếu tố trong môi trường nội địa; ngoài ra, còn kèm theo các yếu tố khác: (4) trình độ công nghệ; sự chênh lệch về trình độ va hiệu quả ứng dụng công nghệ; (5) cấu trúc phân phối: là khả năng phân phối ra thị trường có hiệu quả sản phẩm ra thị trường nước ngoài;(6) yếu tố địa lý, cơ sở hạ tầng của nước ngoài; (7) yếu tố văn hoá: là sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo, con người dẫn đến những thói quen tiêu dùng, tập quán kinh doanh khác nhau Môi trường kinh doanh vi mô. Theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của micheal E. Porter thí các yếu tố tham gia quyết định cường độ cạnh tranh: Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành quyết định tính chất và mức độ tranh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo cho mức lợi nhuận được cao nhất có thể. Thường thỉ cạnh tranh trở nên khốc liệt khi ngành ở giai đoạn bão hoà, suy thoái hoặc có đông đối thủ cạnh tranh băng vai phải lứa với các chiến lược kinh doanh đa dạng và do những rào cản kinh tế làm cho các doanh nghiệp khó sự di chuyển sang ngành khác. Nguy cơ đe doạ nhập ngành từ các đối thủ tiềm ẩn Khi các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh ở một lĩnh vực, một ngành hoặc một thị trường sẽ mang theo năng lực sản xuất mới với mong muốn chiếm lĩnh thị phần thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đủ khả năng vượt qua những cản trở nhất định. Theo quan điểm của ME.porter, các rào cản ngăn sự xâm nhập của một công ty bao gồm: (1) Hiệu quả kinh tế do qui mô; (2) Sự khác biệt hay ấn tượng vế sản phẩm; (3) Yêu cầu về vốn; (4) Chi phí chuyển đổi; (5) Kênh phân phối; (6) Chính sách của Chính phủ; (7) Sự phản ứng của các nhà cạnh tranh. Quyền thương lượng của người mua: Đối với doanh nghiệp bất kỳ thì mọi việc chỉ có ý nghĩa khi tiêu thụ được sản phẩm và có lãi. Chính vì vậy, sự tín nhiệm của khách hàng luôn là tài sản có giá trị quan trọng của doanh nghiệp và doanh nghiệp có được điều đó là do biết cách thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Còn người mua luôn muốn trả giá cho sản phẩm thấp, vì vậy họ sẽ thực hiện ép giá, gây áp lực đòi chất lượng cao hơn hoặc được phục vụ tốt hơn đối với doanh nghiệp khi có điều kiện và điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Quyền thương lượng của người cung ứng Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào luôn muốn thu nhiều nhất lợi nhuận có thể, vì vậy khi có điều kiện họ có thể đe doạ tăng giá hoặc giảm giá chất lượng sản phẩm đặt mua nhằm làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong thực tế, các doanh nghiệp luôn phải ứng phó một cách thường xuyên đến nguồn cung ứng ngay trong nội bộ doanh nghiệp, có thể đó là lực lượng lao động, đặc biệt với những lao động có trình độ cao vì khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là một tiền đề quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Nguy cơ đe doạ từ những sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế luôn có tác động lớn đến mức lợi nhuận tiềm năng của ngành, nhất là những sản phẩm luôn có chu kỳ sống ngắn. Vì phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của việc đổi mới công nghệ nên thường có ưu thế về chất lượng và giá thành sản phẩm, mặc dù giá thành ban đầu có thể cao so với các sản phẩm hiện có bán trên thị trường. Biện pháp chủ yếu được sử dụng để hạn chế sự tác động của sản phẩm thay thế là tăng cường đầu tư cho R&D, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý…nhằm đáp ứng giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tăng cường tính độc đáo khác biệt của sản phẩm trên thị trường. Nhóm các yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp Nhân tố vốn hay tư bản bao gồm tiền và tài sản để mua trng thiết bị, vật tư công nghệ, lao động và các nhu cầu khác cho sản xuất. Trong nhân tố này cũng cần các tri thức vể quản lý tư bản sao cho việc sử dụng có hiệu quả. Mặt khác, trong kinh doanh luôn tồn tại nhu cầu về vốn. Doanh nghiệp nào tìm được biện pháp để giải quyết hữu hiệu vấn đề vốn sẽ có thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và dễ dàng chiếm được ưu thế trong cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Nhân sự Ngày nay tất cả các doanh nghiệp dù là mới thành lập, hay hoạt động lâu năm, dù là có xuất khẩu hay không xuất khẩu hàng hoá thỉ nhân sự vẫn là vấn đề then chốt đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn có những chiến lược cạnh tranh tốt thì họ cần một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý bởi họ chính là những người sẽ định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai. Nhân sự có thể coi là tài nguyên vô giá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể quản lý tốt được nhân sự là một vấn đề không hề đơn giản, điều đó đòi hỏi nghệ thuật của người lãnh đạo. Công nghệ sản xuất: Yếu tố công nghệ là yếu tố không kém phần quan trọng đối với sản xuấtcủa các doanh nghiệp trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Công nghệ đang dần trở thành nhân tố cạnh tranh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, vì chỉ có những công nghệ tiến tiến mới tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao đồng thời đảm bảo năng suất lao động cao. Nếu chỉ sử dụng các công nghệ lạc hậu thì giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu sẽ rất thấp vì có quá nhièu đối thủ cạnh tranh trong thị trường đó. Thương hiệu sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, yếu tố thương hiệu ngày càng đóng vai trò quyết định. Một thương hiệu sản phẩm chứa đựng trong đó nhiều hơn một cái tên, mộtcái logo… vì đó chính là thể hiện năng lực, uy tín, tiềm năng của doanh nghiệp trong việc sản xuất sản phẩm đó. Có thể nói, thương hiệu là sụe phản ánh trung thực việc sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như thế nào. Chỉ có những sản phẩm có thương hiệu mới đủ sức mạnh để cạnh tranh trong một nền kinh tế hội nhập cao, mức độ cạnh tranh cao với nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký từ khác các nước, các khu vực. Các nhân tố khác: Ngoài những nhân tố trên, thì còn có những nhân tố khác như trang thiết bị của doanh nghiệp, vấn đề tài chính…và mỗi yếu tố đều có vai trò tác động nhất định của mình đến sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu do doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, chỉ có một sự kết hợp đồng bộ các yếu tố này sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững, duy trì sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia xuất khẩu khác trong dài hạn. 1.2.4.3.. Các nhóm chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá. Nhóm các chỉ tiêu định lượng. Sản lượng, doanh thu mà hàng hoá xuất khẩu đem lại cho từng năm Đây là một chỉ tiêu đơn giản, dễ tính toán nhưng rất quan trọng, vì nó nhằm đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Có thể hiểu sản lượng là tổng khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đã sản xuất ra trong một giai đoạn, một khoảng thời gian nhất định. Đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu thì người ta quan tâm đến sản lượng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp; khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đưa ra trên thị trường là bao nhiêu. Nếu sản lượng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp tăng cao qua các năm. điều đó có nghĩa là thị trường đầu ra của doanh nghiệp ổn định và doanh nghiệp đã tạo được cho mình một khả năng tốt trong việc duy trì và giữ vững thị phần so với đối thủ cạnh tranh, tình trạng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của doanh nghiệp vẫn đang tiến triển thuận lợi. Để có thêm đánh giá chính xác hơn sức cạnh tranh của hàng hoá thì bên cạnh chỉ tiêu sản lượng người ta cong sử dụng chỉ tiêu doanh thu. Doanh thu bán hàng là tổng số tiền mà doanh nghiệp thực tế đã thu được tỏng một thời kỳ nhất định nhờ bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của mình. Nếu doanh thu qua các năm tăng với tốc độ cao, chứng tỏ giá bán của hàng hoá được duy trì ổn định, hàng hoá đó được thị trường chấp nhận. Còn nếu sản lượng tiêu thụ lớn mà doanh thu không cao có nghĩa là giá cả của hàng hoá đó thấp, trị giá xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp giảm và có thể là thể hiện sức cạnh tranh của hàng hoá giảm. Công thức: Doanh thu = Giá bán 1 đơn vị sản phẩm * sản lượng. Thị phần và tốc độ phát triển của thị phần Đây là một trong những chỉ tiêu hay sử dụng nhất để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần của sản phẩm xuất khẩu của một nước trong một thời kỳ nhất định (thường tính là một năm) và tỷ lệ phần trăm mà sản phẩm xuất khẩu của một nước đã chiếm được trong thời kỳ đó. Khi nói đến thị phần, người ta đề cập đến các loại thị phần sau: Thị phần của sản phẩm so với thị phần toàn thế giới Là tỷ lệ phần trăm giưa doanh thu sản phẩm xuất khẩu của một nước so vơi dung lượng thị trường của sản phẩm đó tính trên toàn thế giới trong một thời kỳ nhất định Công thức: Độ lớn của chỉ tiêu này nói lên vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, cũng như giúp cho chúng ta biết được mức độ chấp nhân tiêu dùng sản phẩm của khách hàng đang sản xuất kinh doanh như thế nào. Nếu như sản phẩm của một nước có thị phần lớn tại một thị trường nhất định hay tại nhiều thị trường thì chứng tỏ sản phẩm xuất khẩu của nước đó đã khá thành công trong việc đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và khả năng chấp nhận của khách hàng đối với sản phẩm của nước đó cao. Thị phần của sản phẩm so với phân đoạn thị trường mà nó phục vụ Mỗi ngành và cả doanh nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề là làm thế nào để có thể thoả mãn được tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong khi nguồn lực của quốc gia, của doanh nghiệp lại có hạn. Nhu cầu của khách hàng lại phong phú, đa dạng và luôn luôn thay đổi. Do vậy, doanh nghiệp thường phải cố gắng tìm ra cho minh một vài đoạn thị trường mà mình có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trên đoạn thị trường đó. Thị phần của sản phẩm so với phân đoạn thị trường mà nó phục vụ là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu sản phẩm xuất khẩu của một nước so với dung lượng đoạn thị trường đã cung cấp sản phẩm đó Công thức: Giá thành, giá bán và lợi nhuận Trong một thị trường có nhiều sản phẩm tương đồng nhau về chất lượng, mẫu mã, bao bì, thì lúc này giá chính là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Trong khi chi phí sản xuất được hiểu là toàn bộ các khoản hao phí vật chất được tính bằng tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, có đặc điểm là luôn vận động mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng phức tạp của ngành nghề sản xuất, qui trình sản xuất. Còn giá thành sản phẩm, dịch vụ là toàn bộ những chi phí tính bằng tiền để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm phản chiếu toàn bộ hiệu quả của biện pháp kinh tế, tổ chức, quản lý, và kỹ thuật hiện tại của doanh nghiệp. Lợi nhuận là khoản còn lại sau khi trừ đi chi phí và thuế trng thu nhập của một công ty. Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Và cách làm như thế nào để đạt được những mục tiêu này thì đó chính là chiến lược của công ty. Điều này có nghĩa là những mong muốn được đề cập như là tăng thị phần, tạo ra một hình ảnh mới, đạt được % tăng trưởng về doanh số hay nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Giá bán một đơn vị sản phẩm là tổng của giá thành xuất xưởng, chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo… và lợi nhuận dự kiến của sản phẩm Công thức: ZXK = Zx + C1 + C2 + Pdk Trong đó: ZXK : Giá bán 1 sản phẩm xuất khẩu Zx: Giá thành xuất xưởng cho 1 sản phẩm. C1: Chi phí vận chuyển bảo hiểm cho 1 sản phẩm C2: Chi phí quảng cáo tiếp thị cho 1 sản phẩm. Pdk: Lợi nhuận dự kiến cho một sản phẩm. Nhóm các chỉ tiêu định tính : Chất lượng hàng hoá xuất khẩu Khi mua bất cứ một sản phẩm nào, chất lượng và giá cả là hai yếu tố luôn được khách hàng quan tâm đầu tiên. Ngày nay khi mức sống của người tiêu dùng được nâng cao thi nhu cầu về hàng hoá có chất lượng càng cần được chú ý thoả mãn hơn. Nếu trên thị trường có nhiều người bán cùng một mặt hàng vói công dụng giá cả, ngang nhau thi khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Thậm chí trong hàng hoá vói giá đắt mà chất lượng cao thì xu hướng mua mặt hàng này vẫn có thể tăng lên. Làm cho doanh thu tăng, dẫn đến lợi nhuận tăng, ngoài ra điều đó còn giúp sản phẩm chiếm được lòng tin của khách hàng, gây được ấn tượng tốt về hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm. Mức độ hấp dẫn về kiểu dáng, mẫu mã của hàng hoá xuất khẩu Tạo ra nét độc đáo cho sản phẩm xuất khẩu được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá đó so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, điều đó còn tuỳ thuộc vào môi trường văn hoá, luật pháp, cạnh tranh của mỗi quốc gia. Sự khác biệt giữa sản phẩm cùng loại của nước mình so với nước kh._.ác nhằm mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩuvà cũng vì một mục tiêu bao trùm là nâng cao lợi thế của sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên trong khi cố gắng tạo ra nét độc đáo cho sản phẩm, doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo được tính hoàn mỹ, không làm thay đổi một cách quá lớn về đặc điểm chung của sản phẩm, và trên hết là phải phù hợp hơn với nhu cầu, thị hiếu, văn hoá của quốc gia mà tại đó người tiêu dùng đang sống, tránh gây ra những cú sốc về văn hoá. Mức ấn tượng về hình ảnh, nhãn hiệu hàng hoá của nhà sản xuất. Trong chiến lược sản phẩm, người ta đặc biệt quan tâm đến các quyết định gắn nhãn sản phẩm. Điều này càng dễ hiểu hơn đối với các sản phẩm được xuất khẩu, vì nhãn mác có vai trò căn bản là cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại đối với các thị trường mới. Nhãn hiệu sản phẩm xuất khẩu được hiểu là tên, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng hoặc một sự kết hợp nào đó những yếu tố kể trên nhằm xác nhận rằng hàng hoá hay dịch vụ của một người bàn hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với hàng hoá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, nhãn hiệu xác nhận người bán hay người sản xuất. Nói đến nhãn hiệu người thường ngầm hiểu yếu tố đảm bảo chất lượng đằng sau nó. Nhãn hiệu thương mại của hàng hoá tạo nên lòng tin, độ tin cậy đối với hàng hoá. Còn đối với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng trên thị trường thì người tiêu dùng khi mua những sản phẩm đó sẽ có cảm giác bớt băn khoăn, cũng như là không mất nhiều thời gian để ra quyết định mua sản phẩm. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh & Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự cần thiết ph ải nâng cao năng lực cạnh tranh Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu là yêu cầu khách quan và sống còn của các nhà kinh doanh quốc tế. Ngày nay, khi các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ít nhiều mang tính quốc tế và xu hướng quốc tế hoá, vì vậy hội nhập dường như đã trở thành sự lựa chọn tất yếu và hàng đầu của các nền kinh tế trên thế giới. Thị trường thế giới đã trở nên thống nhất , khái niệm thị trường nội địa đã trở nên lạc hậu khi các rào cản ngày càng được giảm thiểu và dần dần được dỡ bỏ. Đối với doanh nghiệp Ở đây cũng phân biệt sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá với sức cạnh tranh cua doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Sức cạnh tranh của hàng hoá có được do sức cạnh tranh của chủ thể (doanh nghiệp, nền kinh tế..) tạo ra; nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp không phải chỉ do sức cạnh tranh của hàng hoá tạo ra mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của hàng hoá có ảnh hưởng lớn và thể hiên sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì sự ảnh hưởng chủ yếu của sản phẩm đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp muốn duy trì phát triển thị trường đang hoặc sẽ tiến hành kinh doanh thì rất cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên các thị trường đó. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, nếu doanh nghiệp chỉ trông chờ vào các thị trường truyền thống thì chắc chắn đến một lúc nào đó họ sẽ rất khó để có thể cạnh tranh với một đối thủ có những điều kiện tương tự. Yêu cầu về nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường mà doanh nghiệp có lợi thế có lợi thế so sánh đang trở nên cấp bách và là hướng đi đúng đắn, lâu dài cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường toàn cầu, nơi không còn sự can thiệp của chính phủ, của các hàng rào thương mại quốc gia. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu chính là nâng cao khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với nhu cầu người tiêu dùng quốc tế. Một mặt, tổng số sức cạnh tranh của doanh nghiệp của một nước tạo thành sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi sức cạnh tranh cấp quốc gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước(đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế). Đối với nền kinh tế quốc dân muốn tăng trưởng phát triển ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì cần thiết tạo lập một vị trí trên thị trường quốc tế. Vị thế nền kinh tế của một quốc gia lại được xây dựng từ chính các doanh nghiệp, từ các sản phẩm xuất khẩu của quốc gia đó. Xây dựng hình ảnh, nâng cao sức cạnh tranh của một nền kinh tế suy cho cùng thì việc quan trọng đầu tiên đó là xây dựng hình ảnh, thương hiệu, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thể giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Đối với xã hội Việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu góp phần đem lại cho người tiêu dùng nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm cùng chủng loại, chất lượng tương tự với mức giá rẻ. Điều này rõ ràng có tác dụng thúc đẩy phúc lợi xã hội đi lên. Mở rộng các khái niệm này có thể thấy rằng cái lợi đối với người tiêu dùng khong chỉ còn bó hẹp trong một quốc gia riêng lẻ nữa mà đó là cả một thị trường toàn cầu, người tiêu dùng được sử dụng hàng hoá có tính cạnh tranh cao nhất, do các doanh nghiệp, các nền kinh tế có lợi thế cao nhất về hàng hoá sản xuất ra. Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu một mặt tạo ra điều kiện thu được nguồn lợi nhuận từ bên ngoài quốc gia, mặt khác đó cũng chính là yếu tố tác động đến các sản phẩm nhập khẩu vào quốc gia và sản phẩm tự sản xuất trong nước, giúp cho người tiêu dùng trong nước có nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu sử dụng của mình. Tóm lại, dù là đối với doanh nghiệp, với nền kinh tế, hay xã hội thì nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu là hoạt động có tác động mạnh mẽ, có hiệu quả cao giúp doanh nghiệp, quốc gia nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế, đồng thời cũng giúp cho người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng những mặt hàng có tính cạnh tranh cao hơn (đa dạng về chủng loại, mẫu mã; hiện đại, chất lượng tốt…) Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Có thể hiểu công cụ cạnh tranh là các yếu tố, các chính sách, các kế hoạch, chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. Việc lựa chọn các công cụ và biện pháp nào cho phù hợp để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể là cả một nghệ thuật trong cạnh tranh. Nếu sử dụng đúng thì sẽ dành được thắng lợi, và ngược lại thí sẽ thất bại. Khi đó không những không duy trì được vị thế mà còn làm cho vị thế đó giảm đi so với trước đó. Cạnh tranh bằng sản phẩm Để đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng biến động hết sức nhanh chóng, đa dạng hơn, phong phú hơn, cao cấp hơn và độc đáo hơn, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược sản phẩm phát triển theo các hướng: Đa dạng hoá sản phẩm Đa dạng hoá sản phẩm thực chất là quá trình mở rộng danh mục hàng hoá, tạo nên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả của doanh nghiệp, của quốc gia. Sự tiến bộ nhanh chóng, không ngừng của khoa học công nghệ, cùng với sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu thị trường khiến vòng đời của sản phẩm đang ngày càng bị rút ngắn lại. Doanh nghiệp cần có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá để hỗ trợ cho nhau. Trong quá trình mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng hoá sản phẩm với các hình thức khác nhau. Có thể dùng hình thức hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập thị trường mới, có thể đa dạng hóa theo chiều sâu của mỗi loại sản phẩm hoặc đa dạng hoá theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm, hoặc có thể sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng có chung chủng loại nguyên liệu gốc hoặc sử dụng tổng hợp các chất liệu để sản xuất một số sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Nâng cao chất lượng sản phẩm Có thể hiểu chất lượng sản phẩm là mức độ, là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó. Chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh lợi hại trên thị trường. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao thì chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ ngày càng cao thì chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, để đưa được hàng hoá vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, chất lượng hàng hoá cần phải đạt được mức “ chất lượng hàng hoá quốc tế” và phải được một số tổ chức có uy tín chứng nhận. Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đưa ra khái niêm: “ Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn” . Nếu theo như khái niệm này thì chất lượng hàng hoá có thể giải thích theo2 nghĩa, chất lượng với các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và chất lượng sản phẩm với sự phù hợp với nhu cầu thị trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm phải xét đến cả hai khía cạnh trên. Cạnh tranh bằng giá bán của sản phẩm Giá cả là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp dự định có thể được từ người mua qua việc trao đổi sản phẩm trên thị trường. Giá cả có một vai trò rất quan trọng, đối với doanh nghiệp nó là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá, còn đối với người tiêu dùng nó là một trong những yếu tố quyết định hành vi mua hàng. Giá cả là dấu hiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động thị trường. Thông qua giá cả, doanh nghiệp có thể nắm bắt được sự tồn tại, sức chịu đựng cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong cạnh tranh, giá cả được sử dụng như một công cụ cạnh tranh hứu hiệu thông qua chính sách định giá bán. Khi đưa ra chính sách định giá bán doanh nghiệp cần phải xem xét các vấn đề như: Lượng cầu đối với sản phẩm, chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên nhiều trường hợp doanh nghiệp phải chấp nhận bán với giá thấp hơn già thành vì mục tiêu khác như: để thâm nhập thị trường dễ dàng hơn. Để cuối cùng là phải nhận dạng đúng thị trường cạnh tranh, từ đó có chính sách định giá riêng cho mỗi loại sản phẩm nhằm đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu và giá bán sản phẩm. Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối Lựa chọn hệ thống kênh phân phối Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và đây cũng là giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và lợi nhuận. Để tiêu thụ sản phẩm, công việc đầu tiên của doanh nghiệp là lựa chọn kênh phân phối sản phẩm một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn hàng để bù đắp chi phí sản xuất và thu hồi vốn. Xây dựng được một hệ thống mạng lưới phân phối tốt có nghĩa là xây dựng một nền tảng vững chắc để phát triển thị trường, bảo vệ thị phần của doanh nghiệp, của quốc gia đối với sản phẩm xuất khẩu. Một số biện pháp yểm trợ bán hàng Trong nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây thì hoạt động yểm trợ khách hàng chưa được quan tâm một cách đúng đắn do cơ chế phân phối chủ yếu là cấp phát. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động yểm trợ bán hàng thật sự cần thiết và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kết quả của hoạt động bán hàng, được thể hiện ở doanh số và doanh thu của sản phẩm. Hoạt động yểm trợ bán hàng không chỉ nâng cao số lượng sản phẩm được tiêu thụ mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Các hoạt động yểm trợ bán hàng có một vài hoạt động chính sau: Quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, hội chợ, hậu bán hàng, bảo hành… Cạnh tranh bằng các công cụ khác Định hướng khách hàng Định hướng khách hàng là việc doanh nghiệp hoạt động theo phương châm “sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ phải trên cơ sở nhu cầu khách hàng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ là mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm, dịch vụ đó”. Dịch vụ sau bán hàng Ngày nay khách hàng không chi chú ý đến giá cả hàng hoá, chất lượng sản phẩm mà ngày càng quan tâm đến dịch vụ hậu mãi khi mua bất kỳ sản phẩm nào. Do đó, bố trí các cơ sở chăm sóc khách hàng ở những nơi thuận tiện với đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, tận tình phục vụ là một công cụ tuyệt vời có thể hỗ trợ tốt cho việc bán hàng. Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán cũng là một công cụ canh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Phương thức thanh toán gọn nhẹ hay rườm rà, nhanh hay chậm; ngoài ra khả năng thương mại điện tử của doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là trên những thị trường có trình độ hiện đại cao, do đó cúng sẻ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Lý thuyết về Nghiên cứu thị trường. Để một sản phẩm có thể thâm nhập và phát triển và trụ vững được trên một thị trường thì đầu tiên sản phẩm đó phải phù hợp với những đặc điểm riêng có của thị trường đó. Vậy làm thế nào để biết sản phẩm đó có phù hợp với thị trường đó hay không? Có thể thâm nhập và phát triển trên thị trường đó hay không. Để biết được điều đó, trước tiên chúng ta cần phải tiến hành “Nghiên cứu thị trường”. Tuy nhi ên, sản phẩm kh ông ch ỉ c ần th âm nh ập được v ào thị trường, m à c òn c ần thâm nh ập ng ày c àng s âu, c òn c ần ph ải ph át tri ển tr ên thị trường đ ó, c ần ph ải thay đ ổi theo s ự thay đ ổi c ủa thị trường. Cho n ên, công vi ệc nghiên cứu thị trường không chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu là xong, mà ng ư ợc l ại, nghiên cứu thị trường cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU & SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. 2.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. Trong khoảng 10 năm gần đây, sản phẩm gỗ và thị trường xuất khẩu lâm sản Việt Nam bắt đẩu phát triển tương đối mạnh. Từ một nước xuất khẩu nguyên liệu gỗ là chủ yếu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng hàng thứ 15 trên thế giới. Đồ gỗ nội thất của Việt Nam đã bắt đầu có mặt tại nhiều nước trên thế giới.Hơn thế nữa, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã bắt đầu có vị trí ổn định và được người tiêu dùng tại các thị trường lơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…hết sức ưa chuộng. 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu: Đến thời điểm này, Việt Nam đã có khoảng 750 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chế biến, sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong tổng số 1200 cơ sở chế biến gỗ trong cả nước, trong đó có 8 đơn vị đạt kim ngạch xuất khẩu trên 15 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam không ngừng tăng lên. Đồ gỗ nội thất không ngừng tăng lên đóng góp rất lớn vào sự thành công của ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, đưa sản phẩm gỗ chính thức lọt vào TOP 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và nằm trong câu lạc bộ 1 tỷ USD trở lên. Trong câu lạc bộ ấy, sản phẩm gỗ là một trong 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (cùng với ngành Thuỷ sản, hàng dệt may, hàng giày dép, và dầu thô). Đồ thị biểu hiện vị trí của hoạt động xuất khẩu gỗ trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ( năm 2006-2007) Sau nhiều năm phát triển, với những nỗ lực to lớn của toàn ngành, ngành chế biến đồ gỗ (trong đó có ngành đồ gỗ nội thất) đã thực sự trở thành một trong ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta và là một ngành có đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ không ngừng tăng lên qua các năm. Và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bảng 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Năm Tổng KNXK của Việt Nam (Triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) KNXK Đồ gỗ của Việt Nam (TriệuUSD) Tốc độ tăng trưởng (%) KNXK ĐGNT của Việt Nam Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ trọng của KNXK ĐGNT trong tổng KNXK của Việt Nam (%) Tỷ trọng KNXK ĐGNT Việt Nam trong tổng KNXK đồ gỗ của Việt Nam(%) 1996 7.200 - 212 - 172 - 2.4 81 1997 9.200 27.8 225 6.1 182 5.9 2 80.8 1998 9.400 2.2 191 -15.1 157 -13.9 1.7 82 1999 11.500 22.3 200 4.7 163 4.1 1.4 81.5 2000 14.500 26.1 250 25 204 25.3 1.4 81.7 2001 15.000 3.4 334 33.6 266 30 1.8 79.5 2002 16.700 11.3 435 30.2 361 36 2.2 83 2003 19.900 19.2 560 28.7 463 28.3 2.3 82.7 2004 26.500 33.2 1.100 96.4 867 87.2 3.3 78.8 2005 32.400 20 1.600 45.5 1264 45.8 3.9 79 2006 39.605 22.24 1930 20.6 2007 48.400 22.2 2400 24.35 2 tháng 2008 8.711 472 2008* 3000* 25* Trung bình ( Nguồn : Niêm giám thống kê Việt Nam các năm và số liệu của hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam) (Ghi chú: * số liệu dự đoán) Ta nhận thấy, mặc dù tỷ trong kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm đồ gỗ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước còn khá nhỏ bé (chưa đạt 5% ), nhưng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cũng đã không ngừng tăng l ên qua các năm.Xét từ năm 1996 đến nay, xuẩt khẩu đồ gỗ của Việt Nam có thể chia làm 2 giai đoạn chính : (1996-2003)-(2004-2007) T ừ năm 1996 - 2003, kim ngạch ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng đều, năm 1996 đạt 212 triệu USD, năm 2000 đạt 250 triệu USD, đến năm 2003 l à 560 triệu USD. Trong giai đoạn n ày tốc độ tăng trưởng lại có thể chia làm hai mức chính : từ (1996-1999) với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt dưới 10%, cụ thể là năm 1997 đạt 6.1%, năm 1999 đạt 4.7%, thậm chí năm 1998 còn giảm 15.5%. ; và từ (1999-2003) tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó, trung bình tăng 25%-33% (mức tăng trưởng hai con số). Năm 2004 ngành thương mại trong nước đánh dấu sự bứt phá kỳ diệu của ngành xuất khẩu đồ gỗ với kim ngạch vượt qua cột mốc 1 tỷ USD, với mức tăng 96,4%-. tăng gần gấp đôi so với kim ngạch xuất khẩu năm 2003. với giá trị xuất khẩu là 1100 triệu USD. tăng 540 triệu USD so với năm 2003 (560 triệu USD). Đó cũng là tiền đề cho sự ra đời của Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Trong hơn 3 năm qua kể từ khi có chỉ thị 19, chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã đi dần vào chiều sâu và tiếp tục đi lên. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư từ các nước vào Việt Nam Năm 2005, xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục bứt phá với kim ngạch đạt 1,56 tỷ USD, tăng 45,5% so với năm 2004 và chính thức đứng vào top 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của cả nước (sau dầu khí, giày dép, dệt may, thuỷ sản). Với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1.9 tỷ USD năm 2006. tăng 20,6 % so với năm 2005, xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn duy trì vững chắc vị trí top 5 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các năm (2004-2007), giá trị xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng hai con số với giá trị xuất khẩu cao. Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thì mạnh dạn mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Các doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường quy mô sản suất với những tên tuổi được nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển. Trong danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghiệp 100% vốn trong nước, đã chứng tỏ sự vươn lên của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước vốn lâu nay thường bị xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu của Bộ Công thương, tháng 12/07, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đỗ gỗ cả nước đạt 261,22 triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 11/07 và tăng 45,1% so với tháng 12/06. Cả năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 24,35 % so với năm 2006. Và chỉ trong hai tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã đạt 472 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng đó kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam được dự báo kim ngạch sẽ tiếp tục tăng trong năm 2008 và có thể đạt 3000 triệu USD. Trong chiến lược xuất khẩu đồ gỗ do Bộ Thương mại xây dựng, tới năm 2010, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt 5,56 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với con số dự kiến 3 tỷ USD năm 2008. Đó quả là một mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, tuy nhiên ông Nguyễn Tôn Quyền cho rằng những con số trên sẽ thành hiện thực vì uy tín của công nghiệp gỗ Việt Nam khẳng định trên thị trường thế giới. 2.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... để tái xuất sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp( nước thứ 3), đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp chứ không chuyển qua các thị trường trung chuyển như trước nữa. Việc chuyển sang xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn khẳng định được vị thế của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường gỗ thế giới . Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá. Đến nay, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 120 nước trên thế giới, nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào 3 khu vực thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước. Bảng 2.2. Thị phần các nước nhập khẩu đồ gỗ nội thất chủ yếu của Việt Nam (Đơn vị : triệu USD ; %) Năm Tổng XK Mỹ EU Nhật Bản Các nước khác 2001 KN 335 16.1 93.1 96.1 129.7 Thị phần 100% 4.8 27.8 28.7 38.7 2002 KN 435 44.7 99.5 117.7 173.1 Thị phần 100% 10.3 22.9 27.1 39.7 2003 KN 567 115.5 160.7 136.3 154.5 Thị phần 100% 20.4 28.3 24.0 27.3 2004 KN 1139 318.9 373.1 222.1 224.9 Thị phần 100% 28.0 32.7 19.5 19.8 2005 KN 1563 567.0 420.5 240.9 334.6 Thị phần 100% 36.3 29.6 15.4 21.4 2006 KN 1930 744.1 521.9 286.5 377.2 Thị phần 100 38.6 27.0 14.9 19.5 2007 KN 2400 994.29 633.1 300.6 472 Thị phần 100 41.43 26.38 13 19.67 Bình quân KN 1195.6 400.1 328.8 200 266.6 Thị phần 100 25.45 27.8 20.23 26.58 ( Nguồn : Bộ Công Thương Việt Nam) Theo số liệu đã được thống kê của Bộ Thương mại từ các năm.( nay là Bộ Công Thương) thì ta nhận thấy trong những năm gần đây, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng mạnh được duy trì. Theo đó, đồ gỗ nội thất của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã tăng đột biến trong 3 năm gần đây (2004-2007) và Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất lớn nhất vào thị trường Mỹ. Nếu như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang Mỹ chỉ đạt 16,1 triệu USD ( với thị phần là 4.8%) thì đến năm 2004 con số này đã lên đến 318,9 triệu USD và năm 2005 là 567.0 triệu USD Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 744 triệu USD, tăng 31,3% so với năm 2005 và tăng gấp 2,33 mức xuất khẩu của năm 2004, đưa thị phần của Mỹ lên 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam so với 28% năm 2004. Năm 2007 là 994.29 triệu USD chiếm tới 41,43 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của cả nước, tăng 61,75 lần so với năm 2001. Đây quả là con số đáng kinh ngạc. Thị phần bình quân trong giai đoạn 2001-2007 của Mỹ đạt 25.45% cao nhất trong số các thị trường nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam. Kim ng ạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Mỹ tăng đột biến được giải thích là do thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam giảm mạnh, trung bình từ 50%-60% xuống còn 0%-3%. Mặt khác, các công ty Hoa Kỳ đang có xu hướng khai thác thêm nguồn hàng ngoài Trung Quốc để đối phó với thuế chống bán phá giá đối với hàng đồ gỗ dùng trong phòng ngủ nhập từ nước này và để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung từ phía Trung Quốc. Dự báo, trong năm 2008, Mỹ vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch không ngừng tăng mạnh. Tiếp theo đó là Nhật Bản.Trong nhiều năm liến Nhật Bản luôn giữ vị trí là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Mặc dù thị phần xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản có xu hướng giảm dần theo các năm (một phần là do kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng một cách đột biến), tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản cũng tăng lên một cách đều đặn.( Để nhận thấy được điều đó, ta có thể tham khảo thêm các biểu đồ dưới đây).Ví như năm 2002, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản là 117.7 triệu USD tăng 21.6 triệu USD so với năm 2001, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 18.6 triệu USD , 2003-2004 có mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2001-2007 với mức tăng thêm là 85.8 triệu USD. Năm 2007 so với năm 2006, mức tăng lại giảm xuống còn 14.1 triệu USD. Điều đó cho thấy mặc dù đồ gỗ là một mặt hàng được coi là xuất khẩu chủ lực sang thị trường Nhật Bản nhưng mức tăng trưởng cúng khá trầm lắng. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng được đánh giá là thị trường lớn nhất cho đồ gỗ nội thất vì theo thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản thì hàng năm tiêu dùng cho đồ gỗ nội thất tại nước này xấp xỉ 2 tỷ USD/tháng Trên thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm gần đây và đồ gỗ là mặt hàng xếp thứ 5 trong danh sách các mặt hàng của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn vào thị trường này. Trong số 27 thành viên của EU, đồ gỗ nội thất Việt Nam mới chỉ thâm nhâp được vào 20 thị trường, trong đó, Anh là nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất trong các nước EU, tiếp đến là Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nga, Áo, Ý, Ba Lan,... Đặc biệt là Áo và Nga, kim ngạch xuất khẩu sang Áo và Nga năm 2007 tăng mạnh nhất so với năm 2006 lần lượt 282,88% và 225,22%. Hiên nay, kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong khối EU đang chiếm khoảng 28.8 % tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất cả nước. Ngoài ba thị trường trọng điểm trên, sản phẩm gỗ của Việt Nam còn được xuất sang một số thị trường ở các khu vực khác như: Trung Quốc, các nước ASEAN, Autralia, Canada…Trong đó có một số thị trường có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Ví dụ như Trung Quốc, tốc độ tăng trưỏng của năm 2007 tăng so với năm 2006 là 78,56%.... Có một điều đặc biệt là, trong những năm (2001-2007), nếu chỉ xét riêng về mặt thị phần, hai thị trường lớn nhất của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam là Mỹ và Nhật Bản đã có một sự chuyển đổi đáng thú vị. Trong giai đoạn từ (2001-2003) Nhật Bản luôn là nhà nhập khẩu lớn hơn Mỹ và là nhà nhập khẩu của sản phẩm đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam. tiếp theo đó mới là thị trường Mỹ. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2004 trở đi thì vị trí đối tác số một đươc nhường cho thị trường Mỹ, và Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ hai.(Từ bảng 2.2 ta có các đồ thị sau ) Còn nếu xét về mặt sản lượng, trong khi kim ngach xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản tăng đều và ổn định qua các năm thì kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ tăng lên một cách đột biến. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Mỹ từ năm 2001-2007 tăng lên 61.75 lần. còn của Nhật Bản trong vòng 7 năm đó chỉ tăng c ó 3,12 l ần. Điều này có thể dễ dàng được giải thích một cách chung nhất, là do chiu ảnh hưởng đồng thời của hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực năm 2001, đồng thời trong những năm gần đây Mỹ có xu hướng mở rộng và chuyển đổi thị trường nhập khẩu để tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung là Trung Quốc, vì vậy họ tìm đến Việt Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ đáng tin cậy ở châu Á. Và bên cạnh đó là tình trạng chững lại của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn vừa qua. 2.1.3.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ là sản phẩm thô( gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt... xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính : -Nhóm thứ nhất : sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu... làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa... - Nhóm thứ hai : Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn... làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải... - Nhóm thứ ba : Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn ghế, tủ... áp dụng công nghệ trạm khắc, khảm. - Nhóm thứ tư : sản phẩm gỗ dăm sản xuất từ gỗ rừng trồng mõ nhanh như gỗ keo, gỗ bạch đàn... Trong những năm trở lại đây tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu xét theo như mặt hàng luôn luôn thay đổi tuỳ từng thời kỳ, một mặt do trước đây trình độ gia công của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu nên không sản xuất được các sản phẩm có yêu cầu cao của các bạn hàng như Mỹ, EU và Nhật Bản, mặt khác do nhu cầu của thị trường chủ yếu mà Việt Nam đang cung cấp có nhu cầu tăng cao trong một số loại mặt hàng vào những thời điểm nhất định. Cơ cấu sản phẩm cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu sản phẩm gỗ xuất khẩu là gỗ nội thất, trong đó chủ yếu là nội thất phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và văn phòng. Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam , mặt hàng đồ gỗ nội thất phòng ngủ đứng đầu trong tỉ lệ các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu với tỷ lệ khoảng 28.8 %, tiếp đến là các sản phẩm nội thất phòng khách 22.7% nội thất văn phòng 12.6 %, thấp nhất là các loại sản phẩm gỗ trang trí 2.1%, nội thất nhà bếp 2.9% và gỗ ván 5.6% ( theo số liệu năm 2006) (Theo bang 2.1 ta nh ận th ấy trong s ố sản phẩm g ỗ xuất khẩu th ì sản phẩm đồ gỗ nội thất chi ếm t ỷ tr ọng r ất l ớn ... theo bang do ta co bieu đo sau, bi ểu đo do the hi ên … ) (Biểu đồ 2.2. : Kim ngạch xuất khẩu gỗ nội thất của Việt Nam : ) Tóm lại, đối với đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam, đây chính là mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu chiếm khoảng 90%, là mặt hàng không những trong hiện tại đang đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mà còn hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Các thị trường trên thế giới ngày càng tiêu thụ nhiều sản phẩm đồ gỗ nội thất của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản...Cụ thể năm 2005 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là 1.563 tỷ USD thì trong đó có đến 1.4 tỷ USD là sản phẩm gỗ nội thất, chiếm đến 89 %. Trong năm 2006 thì tỷ lệ này là 91 %. Một thực tế có thể thấy, với mức tỷ trọng cao như vậy thì tốc độ tăng trưởng của sản phẩm gỗ nội thất cũng thể ._.o phù hợp với từng thị trường. Việc tham gia tích cực vào hệ thống thông tin ngành chế biến đồ gỗ nội thất chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được các thông tin về thị trường Nhật Bản một cách tỷ mỷ, rộng rãi và sâu sắc hơn hẳn. Từ đó, họ có thể xây dựng được các chính sách phát triển sản xuất và mở rộng thị trường đúng hướng, cũng như tự giới thiệu mình với các bạn hàng với chi phí thấp nhất. Việc xây dựng hệ thống thông tin này đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia và hợp tác của các cơ quan quản lý hữu quan: Bộ Thương Mại, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Tổng cục Hải quan…cũng như sự hợp tác của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đày đủ và kịp thời. Thứ hai, Nhà nước cần tổ chức tuần lễ hội chợ triển lãm ngành nghề gỗ tại Việt Nam với sự kết hợp sức mạnh của các ngành thương mại, du lịch, văn hoá truyển thống…để tạo nên một ngày hội, một tuần lễ đầy ấn tượng với khách hàng nước ngoài. Thứ ba, Bộ Thương Mại, Cục xúc tiến thương mại và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cần tổ chức các đợt tham gia hội chợ, triển lãm tại Nhật Bản vơi gian hàng chung trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất của Việt Nam với qui mô lớn, mang tinh thần ý chí chung và sự hợp tácbình đẳng cho từng doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia triển lãm với các gian hàng rải rác, nhìn vào khong tạo được sự thống nhất, tổng thể thế mạnh của đồ gỗ nội thất Việt Nam, làm giảm hiệu quả quảng bá của Việt Nam. Từ đó, tạo điểu kiện để thương hiệu đồ gỗ nội thất Việt Nam có khả năng thâm nhập sâu rộng hơn trong thị trường các nước đối tác. Thứ tư, cần sớm xây dựng sàn giao dịch điện tử cho mặt hàng đồ gỗ nội thất, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng nước ngoài trong việc tiếp cận đến sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Một số kiến nghị khác Nhà nước nên thành lập một trung tâm nghiên cứu khoa học về công nghệ chế biến gỗ thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam dể nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chế biến gỗ và tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ. Một ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu không thể thiếu một trung tâm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, ở các nước có nền kinh tế lâm nghiệp phát triển đểu có các viện nghiên cứu về công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm gỗ. Thậm chí, ở Nhật Bản hoặc Canada, ở bản thân các doanh nghiệp chế biến gỗ lớn đều có các trung tâm nghiên cứu sản phẩm gỗ. Các kết quả nghiên cứu khoa học của trung tâm này sẽ đưa ra được các giải pháp công nghệ tiên tiến, sáng tạo nhiều mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm mới, giảm tiêu hao nguyên liệu tới mức tối đa, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành hạ dể phù hợp vớí thực tế thiếu thốn nguyên liệu gỗ của nước ta. Để các biện pháp trên thật sự có hiệu quả cần phải có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp thực hiện của cả Nhà nước, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất. . 4.2.2. Giải pháp để nầng cao năng lực cạnh tranh của đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. 4.2.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước và Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. Nâng cao hiệu quả của các cuộc đàm phán với Nhật Bản. Theo dự kiến,Việt Nam và Nhật Bản có thể hoàn tất việc ký kết hiệp định thương mại tự do song phương vào tháng 11 năm 2008.Chính phủ Nhật Bản muốn giảm mức thuế nhập khẩu trung bình 5,05% hiện nay đối với hàng hóa của Việt Nam xuống 2,8% vào năm 2018. Trong khi đó, Nhật Bản cũng muốn Việt Nam giảm 1 nửa mức thuế hiện nay đối với hàng hoá Nhật, từ 14% xuống 7%.Nhật Bản sẽ giảm thuế cho nhiều mặt hàng của Việt Nam và loại bỏ thuế cho hàng ngàn mặt hàng khác ngay khi hiệp định có hiệu lực. Chính phủ cần đẩy mạnh đàm phán để tiến tới kí kết FTA song phương với Nhật Bản. làm cơ sở pháp lý và phương hướng thúc đẩy cho quan hệ thương mại giưa hai nước. “Hiệp định Bảo hộ đầu tư Nhật- Việt I” ( kí tháng 11/2003), Sáng kiến chung Việt - Nhật ( kí tháng 12/2003) và Sáng kiến hợp tác Việt Nam-Nhật Bản do bộ trưởng bộ thương mại công nghiệp Nhật Bản đưa ra trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1/2004, “Tuyên bố Tokyo” bày tỏ quyết tâm của hai bên về tăng cường hơn nữa quan hệ song phương giữa hai bên (19/10/2006 -tại Tokyo) …là những tín hiệu tốt đẹp trong quan hệ Việt Nam- Nhật Bản, song chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các cuộc tiếp xúc và đàm phán với phía Nhật Bản để có được những hiệp định có ý nghĩa thật sự quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Bởi vì, theo xu thế tự do hoá toàn cầu và khu vực, chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản đang có xu hướng cởi mở hơn. Điều đó, đồng thời đem lại tác động hai mặt cho việc xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Đó là giảm bớt các rào cản, có những thuận lợi hơn trước tuy nhiên môi trường cạnh tranh cũng quyết liệt hơn. Vì vậy hơn bao giờ hết chúng ta cần phải đạt được những thoả thuận song phương để tự tạo ra lợi thế cho mình trong cạnh tranh để thâm nhập và trụ vững được trong thị trường đầy tiềm năng này. Thi ết l ập quan h ệ v ới c ác hi ệp h ội v ề đồ gỗ n ội th ất Nhật Bản đ ể h ợp t ác kinh doanh. Hi ện nay, ở Nhật Bản c ó c ác Hi ệp h ội v ề đồ gỗ nội thất sau: + Hi ệp h ội c ác nh à sản xuất đồ gỗ nội thất Nhật Bản ( Fed eration of J apan Funit ure Man ufact urers Associati ons) + + + + 4.2.2.2 . Giải pháp từ phía doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất. 1) Nghiên cứu thị trường và cơ hội xuất khẩu. “Nhập gia tuỳ tục” là một nguyên tắc không thể thiếu khi tiếp cận bất cứ một thị trường nào. Thị trường Nhật Bản rất đa dạng và năng động, vì vậy các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Nhật nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán, văn hoá tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả để đưa ra những quyết định nhạy cảm về hàng hoá xuất khẩu hay dịch vụ có thể phù hợp nhanh chóng được với xu hướng của người tiêu dùng.   Hơn nữa, đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất ,hoạt động nghiên cứu thị trường và cập nhật thông tin về thị trường lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, do đặc điểm của nhóm hàng này là yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, văn hoá, xu hướng thẩm mỹ, đặc điểm về điều kiện khí hậu... đặc biệt là đối với thị trường nổi tiếng là khắt khe như Nhật Bản. Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu thị trường TSN( taylor Safres Nelson) thì các doanh nghiệp Việt Nam ít nghiên cứu thị trường nhất thế giới. Tổng chi phí nghiên cứu thị trường tính trên đầu người chỉ đạt 0.12 USD; tổng chi phí quảng cáo trên đầu người đạt 0.24 USD thấp nhất trong số 60 quốc gia được điều tra. Trong khi đó, Nhật Bản dẫn đầu Châu Á và đứng thứ 7 trên thế giới. Vậy nếu các doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường Nhật Bản thì trước hết phải học cách quảng cáo sản phẩm đề xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản, nghiên cứu kỹ thị trường Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá cũng như tính cách kinh doanh của người Nhật Bản. Do đó, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu Việt Nam cần hết sức coi trọng đến hoạt động này để đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với những đặc điểm tiêu dùng của người Nhật Bản, cạnh tranh được với những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Để có thông tin về khách hàng và thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ trực tiếp với Vụ Châu Á- Thái Bình Dương, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Văn phòng đại diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của tổ chức xúc tiến thương mại JETRO, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên dành ngân sách thích đáng để có tổ chức những cuộc đi khảo sát, thăm dò thị trường Nhật Bản. Những cuộc thăm dò thị trường như vậy sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin chính xác, hơn nữa, đó cũng còn có thể là những thông tin mà đối thủ cạnh tranh của họ chưa hề có được. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường này rất tốn kém và phức tạp, vì thế nếu các doanh nghiệp tiến hành một cách đơn lẻ thì khó mang lại hiệu quả cao, chính vì vậy các doanh nghiệp nên liên kết với nhau trong việc tìm hiều và nghiên cứu thị trường Nhật Bản. Có thể liên kết với các doanh nghiệp trong nước hoăc doanh nghiệp nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…) để có được những thông tin chính xác hơn. 2) Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Có ba yếu tố quyết định đến chủ yếu đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đó là sản phẩm (chất lượng, mẫu mã…), giá cả và thương hiệu của sản phẩm. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ nội thất trên thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam cần thực hiện một cách đồng thời các biện pháp tác động đến cả 3 yếu tố nêu trên. Các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Để không ngừng nâng cao chất lượng, đồng thời liên tục đổi mới và đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã của đồ gỗ nội thất, các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện các biện pháp sau đây: Đổi mới công nghệ chế biến đồ gỗ nội thất Công nghệ là điều quyết định nhất đến năng suất chất lượng của sản phẩm, nâng cao khả năng tận dụng nguyên liệu, với những công nghệ khác nhau có thể tạo ra những chủng loại sản phẩm khác nhau, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu sang Nhật Bản nên đầu tư vào các công nghệ chế biến gỗ tiên tiến, hiện đại, nhất là hệ thống thiết kế mẫu mã sản phẩm, công nghệ sấy khô, sơn phủ bề mặt và công nghệ hoá chất , kỹ thuật số phục vụ chế biến gỗ. Để khắc phục tình trạng đồ gỗ bị cong vênh, biến dạng và nứt do khí hậu khô của Nhật Bản, cần phải đầu tư công nghệ và thiết bị riêng. Đồi mớí và đa dạng hóa kiếu dáng, mẫu mã sản phẩm Khách hàng Nhật Bản có quan điểm mua sắm là mua hàng bằng mắt, nghĩa là yếu tố đẹp được đặt lên hàng đầu trong việc thu hút sự quan tâm của khách hàng. Để đồ gỗ nội thất của Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường Nhật Bản thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo được sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm và phải đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng Nhật Bản. Để tạo ra nhiều kiểu dáng phong phú, đa dạng cho mặt hàng đồ gỗ nội thất, đòi hỏi doanh nghiệp phải đào tạo cho mình một đội ngũ chuyên gia thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, đội ngũ thiết kế mỹ thuật chuyên nghiệp, am hiếu sở thích, màu sắc, kết cấu hình dáng trang trí của ngưởi tiêu dùng Nhật Bản. Nếu doanh nghiệp có đủ tài chính, có thể thuê các chuyên gia thiết kế của nước ngoài, đặc biệt là chuyên gia người Nhật Bản với lợi thế là am hiểu về thị trường và tâm lý của người Nhật Bản. Khi thiết kế và sản xuất sản phẩm cho thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần nắm rõ các đặc điểm như kích thước phải nhỏ hơn các sản phẩm cùng loại xuất đi Mỹ hay Châu Âu do diện tích nhà ở, văn phòng của người Nhật Bản nhìn chung là nhỏ nên kích thước đồ dùng trong nhà cũng phải nhỏ hơn. Người Nhật nói chung không thích gam màu chói loá, mà thích màu trầm như đen, nâu. Mặt khác, nên kết phối nhiều loại nguyên liệu trong một sản phẩmđể tạo ra sự phong phú hơn về mẫu mã. Mỗi sản phẩm phải được thiết kế để có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là đòi hỏi thiết yếu của người tiêu dùng Nhật Bản, nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng hàng đầu. Chỉ khi đáp ứng tốt nhu cầu này thì sản phẩm mới được uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Sống trong môi trường có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản được đánh giá là có những yêu cầu khắt khe nhất đối với chất lượng sản phẩm. Họ đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý hơn nữa công tác nâng cao chất lượng sản phẩm. Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm gồm: Thứ nhất: Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào, bảo quản tốt nguyên liệu, tránh để xuống cấp nhanh chóng. Thứ hai, tuân thủ đúng qui trình kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng. Trên mỗi khâu của quá trình sản xuất, đều cần có một bộ phận kiểm tra, đánh giá để qua từng công đoạn, chất lượng luôn được đảm bảo. Thứ 3: Đặt ra những qui định và yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng đối với từng công đoạn sản xuất. Thứ 4: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người công nhân kỹ thuật tham gia vào tất cả các khâu sản xuất ra sản phẩm về tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh về giá. Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng thường có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu phải chấp nhận thực tế này để chào hàng cạnh tranh. Tăng cường chủ động đi khảo sát thị trường, thăm các siêu thị của Nhật Bản để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật là rất cần thiết.   Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trên thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản hầu hết là các nước Châu Á, thậm chí là các nước Đông Nam Á. Do trong cùng một khu vực địa lý, có những đặc điểm kinh tế rất giống nhau, nên việc định giá sản phẩm cũng có những điểm tương đồng nhau. Do vậy doanh nghiệp cần phải cân nhắc hết sức cẩn thận khi đưa ra những quyết định về giá cho mặt hàng đồ gỗ nội thất của mình. Để mức giá vừa đảm bảo bù đắp chi phí và có khả năng chớp có hội thị trường, doanh nghiệp cần phải xây dựng một cơ cấu giá hợp lý trước khi báo giá chính thức cho khách hàng. Cơ cấu này bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cũng như các loại thuế phải nộp. Một cơ cấu giá hợp lý phải thoả mãn các mục đích sau: + Tạo ra một khung chi tiết cho phép người sản xuất dựa vào đó để tính toán mức giá. + Có thể bán theo mức giá cụ thể khác nhau tuỳ theo tình hình đàm phán cụ thể. + Là cơ sở để so sánh các mức giá cạnh tranh. + Là công cụ để phát hiện những khoản phí bất hợp lý nhằm nâng cao khả năng tiết kiệm chi phí trong các giai đoạn sản xuất và xuất khẩu. Khi báo giá, doanh nghiệp xuất khẩu phải lựa chọn mức giá cụ thể hoặc mức cơ cấu giá để thông báo cho người mua. Đồng thời, khi báo giá ngưòi xuất khẩu cũng phải đưa ra nhũng vấn đề liên quan đến luật lệ thương mại, giúp cho người mua và người bán hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của họ như các khoản và điều kiện bớt giá, đồng tiền và phương thức thanh toán. Để có thể thực hiện có hiệu quả các giải pháp về nâng cao tính cạnh tranh về sản phẩm và tính cạnh tranh về giá của sản phẩm đồ gỗ nội thất xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp nên Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, quản lý chất lượng, giảm giá thành: Hiện nay Nhật Bản đang có chương trình cử chuyên gia của tổ chức JODC (Japan Overseas Development Corporation) sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương trình JESA-I) hoặc trong các lĩnh vực cải tiến kỹ thuật công nghệ, quản lý chất lượng, hiện đại hoá hệ thống kế toán, tư vấn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp (Supporting Industries) bảo vệ môi trường... (JESA-II). Chương trình JESA-II giành cho các hiệp hội, tổ chức nhà nước và tư nhân với toàn bộ chi phí do phía Nhật chịu. JESA-I giành cho các doanh nghiệp với 75% chi phí do phía Nhật chịu. Thông tin về chương trình này có thể tìm hiểu qua Văn phòng đại diện JETRO. Các giải pháp nâng cao uy tín và thương hiệu của sản phẩm Trong 3-4 năm gần đây, đồ gỗ xuất khẩu luôn nằm trong 5 mặt hàng có doanh số tăng nhanh. Tuy nhiên, nếu so sánh với cường quốc xuất khẩu đồ gỗ ở Châu Á là Trung Quốc, thì đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam chỉ giới hạn ở mức khiêm tốn, với vài thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Mỹ, EU… Nguyên nhân của tình trạng này là do hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, trong khi các nước cung cấp nguyên liệu chính cho Việt Nam là Inđônêxia và Malaixia đang có chiều hướng hạn chế nguồn này. Mặt khác các hợp đồng xuất khẩu đã ký của doanh nghiệp Việt Nam với đối tác đều đi kèm với các mẫu mã thiết kế riêng của theo từng đơn đặt hàng. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng Nhật Bản, nhà sản xuất buộc phải đầu tư thêm phân xưởng gia công. Đây là khó khăn rất lớn cho ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu trong nước, tạo nguy cơ cho nhiều doanh nghiệp sao chép kiểu dáng sản phẩm của nước ngoài mà không có sản phẩm thương hiệu Việt Nam Trong khi đó, người tiêu dùng Nhật Bản rất coi trọng chữ tín trong mọi hoạt động kinh doanh,họ sẽ mất lòng tin nếu doanh nghiệp xuất khẩu không đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như thời hạn giao hàng theo đúng như qui định trong hợp đồng. Do vậy, các doanh nghiệpViệt Nam phải luôn đảm bảo đúng thời hạn giao hàng như đã định. Muốn làm được điều này, ngay từ khi kí kết hợp đồng với đối tác Nhật Bản, các doanh nghiệp phải bắt tay ngay vào tổ chức sản xuất (thậm chí là liên kết với các doanh nghiệp khác trong nước để cùng sản xuất). Đồng thời, phải tiến hành chuẩn bị ngay các phương tiện xếp dỡ, vận chuyển để có thể có đủ năng lực, nên phấn đấu xuất khẩu theo điều kiện giao hàng CIF để chủ động trong việc thuê tàu vận chuyển và mua hàng bảo hiểm. Bên cạnh đó, để nâng cao uy tín đồ gỗ nội thất của mình, các doanh nghiệp cần phải tạo dựng được cho mình một thương hiệu sản phẩm trên thị trường Nhật Bản. Có như vậy, mới có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Để xây dựng được thương hiệu, trước hết các doanh nghiệp cần phải lựa chọn được mô hình thương hiệu hợp lý, phù hợp với mặt hàng đồ gỗ nội thấtvà điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp về tài chính, nhân lực, thị trường… Đối với mặt hàng đồ gỗ nội thất, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai mô hình thương hiệu: mô hình thương hiệu gia đình( thương hiệu chung cho tất cả hàng hoá, sản phẩm của một doanh nghiệp) và mô hình thương hiệu tập thể ( thương hiệu của một nhóm mặt hàng hay một số thương hiệu hàng hoá nào đó, do một cơ sở sản xuất hay một cơ sở khác sản xuất và kinh doanh, thường là trong cùng một khu vực địa lý, gắn với các yếu tố xuất xứ, địa lý nhất định). Hai mô hình này rất phù hợp với doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, hạn chế về mặt tài chính Để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm trên thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất Việt Nam cần : + Đăng ký hoàn tất thủ tục về sở hữu trí tuệ và bản quyền, nhãn mác hàng hoá tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam( Cục sở hữu trí tuệ_ Bộ Khoa học và công nghệ). + Yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ quảng bá sản phẩm của Nhật Bản và áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương mại theo đúng qui định của nước này. + Nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng Nhật Bản để đưa ra các thương hiệu và hình thức quảng cáo phù hợp nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người Nhật Bản về những nét độc đáo của sản phẩm Việt Nam. + Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ của các Đại sứ, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, các tổ chức quốc tế để thu xếp ổn thoả các tranh chấp về thương mại nếu có trên thị trường Nhật Bản. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Xúc tiến thương mại sẽ giúp gây được sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, giúp lôi kéo được người tiêu dùng và gợi ý được ý muốn sẵn sang mua hàng của họ. Do đó, xúc tiến thương mại là hoạt động cực kỳ quan trọng trong việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập vào thị trường mục tiêu. Các doanh nghiệp cần biết rõ hơn tính chất, đặc điểm hội chợ chuyên ngành của Nhật Bản để việc tham gia hội chợ, triển lãm, lễ hội tại Nhật Bản có hiệu quả thực sự, tránh lãng phí. Ngoài ra, tại Nhật Bản, việc tham gia hội chợ, triển lãm có ý nghĩa và mục đích khác nhau so với việc tham gia hội chợ, triển lãm tại các nước Châu Mỹ và EU. Tại Nhật Bản, tham gia hội chợ, triển lãm với mục đích là giới thiệu sản phẩm mới, duy trì quan hệ với khách hàng đang kinh doanh và mở rộng quan hệ các khách hàng mới chứ không phải là cứ đi hội chợ là đỏi hỏi phải ký ngay hợp đồng như ở các nước EU… Chính vì thế, các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh đồ gỗ nội thất của Việt Nam cần chú ý lựa chọn hội chợ cho phù hợp và xác định mục đích tham gia hội chợ để chuẩn bị cho tốt nhất. Mỗi năm, tại Nhật Bản có khoảng 30 hội chợ lớn nhỏ về đồ gia dụng, trong đó có sản phẩm đồ gỗ nội thất. Nhiều hội chớ có qui mô rất lớn, thu hút được đông đảo doanh nghiệp các nước tham dự như: Hội chợ Tokyo International Gift Show tổ chức vào mùa thu hàng năm, thu hút trên 2000 doanh nghiệp tham gia; hội chợ International Furniture Fair Tokyo tổ chức vào tháng 11 hàng năm với sự có mặt khoảng trên 500 doanh nghiệp… Bên cạnh việc tham gia hội chợ, triển lãm, các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ nội thất của Việt Nam cũng nên quan tâm đến việc tăgn cường các hoạt động quảng cáo cho sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng tại Nhật Bản. Nhật Bản có hệ thống báo trung ương và địa phương vô cùng đa dạng và phong phú cùng với hệ thống các kênh truyền hình…Đây là các phương tiện quảng cáo phổ biến nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự sử dụng có hiệu quả các phương thức quảng cáo này. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Việt Nam, thích hợp nhất là nên lựa chọn việc đăng quảng cáo trên một số tuần báo, nguyệt san, đặc san (ở Nhật Bản có khoảng 2.250 báo) vì nó có thể giúp chúng ta nhắm đúng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, cũng cần chú ý, hầu hết các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình của Nhật Bản không liên hệ trực tiếp với khách hàng mà thông qua 5 hãng quảng cáo hàng đầu Nhật Bản là Dentsu Inc, Tokyo Agency, International Inc, Daiko Advertising Inc và Asatsu Inc. Đồng thời, trong thị trường này kiểu quảng cáo bằng ngôn ngữ và hình ảnh được đánh giá là có hiệu quả, còn trong khi đó kiểu quảng cáo giật gân, so sánh hoặc nói xấu đối thủ cạnh tranh thưòng không được chấp nhận trên thị trường này. Các doanh nghiệp nên chú ý tới một phương tiện quảng cáo cũng rất hiệu quả với chi phí tương đối thấp đó là quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng. Tại Nhật Bản, các phương tiện giao thông công cộng hàng năm vận chuyển khoảng 21 tỷ lượt người, nên nếu quảng cáo trên phương tiện này thì có thể truyền đạt thông tin tới rất nhiều người ở đủ mọi lứa tuổi, giới tính, làm ở nhiều ngành nghê với các mức thu nhập khác nhau… Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cần đạt chứng chỉ FSC. Yếu tố quyết định để người tiêu dùng ở các nước chọn một sản phẩm gỗ chế biến không chỉ là chất lượng hay mẫu mã, mà còn là xuất xứ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó. Đây là xu hướng chung của người tiêu dùng thế giới cũng như người tiêu dùng Nhật Bản, đối tượng chính của sản phẩm gỗ Việt Nam. FSC (Forest Stewardship Council) tên của Hội đồng quản trị rừng quốc tế cũng là một loại chứng chỉ rừng do chính hội đồng này quản lý. FSC là chương trình toàn cầu kiểm định nguyên liệu đến thành phẩm. FSC trong ngành chế biến gỗ giống như chứng chỉ ISO, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế áp dụng cho các ngành nghề như HACCP, tiêu chuẩn chất lượng của ngành thuỷ sản, GMP đối với ngành dược, hoặc SA 8000 tiêu chuẩn sử dụng lao động và trách nhiệm xã hội trong ngành giày da và dệt may…Chứng chỉ FSC ngày càng trở nên quan trọng với sản phẩm gỗ chế biến xuất khẩu của Việt Nam. Bởi nó đảm bảo cho người tiêu dùng những sản phẩm mà họ đang sử dụng là những sản phẩm thân thiện với môi trường. Theo số liệu thống kê của Hội đồng quản trị rừng quốc tế hiện có trên 3000 đơn vị, tổ chức có chứng chỉ FSC, bao gồm: các công ty chế biến, chủ rừng doanh nghiệp thương mại…Trong số hơn 1000 doanh nghiệp chế biến Việt Nam chỉ có 84 doanh nghiệp có chứng chỉ FSC. Qua khảo sát trên2000 công ty có chứng chỉ trên thế giới ta thấy, nhờ có chứng chỉ FSC mà doanh thu của các công ty gia tăng đáng kể 5) Các điểm cần chú ý khi phát triển trên thị trường Nhật Bản Ngoài việc thực hiện các biện pháp trên, doanh nghiệp nên quan tâm đến một số điểm cần lưu ý khi hoạt động trên thị trường Nhật Bản như sau: Nắm bắt được thị hiếu:  -       Tính đa dạng của thị trường (4 mùa, lứa tuổi, khu vực v.v..). -        Sản xuất phải gắn kết với thị trường (Market-in). Điều quan trọng là phải có phản ứng nhanh nhậy với khuynh hướng của người tiêu dùng.  -        Không phải là “có cầu mới có cung” mà phải chuyển sang cách nghĩ “cung tạo ra cầu”. -         Chuẩn bị nhiều chủng loại sao cho phong phú cho dù chỉ một mặt hàng để người tiêu dùng có thể lựa chọn (Ví dụ: to nhỏ, nhiều chức năng, hình thái v.v..)   Định giá thành sản phẩm: Thị trường quyết định giá cả. Người tiêu dùng Nhật Bản có đặc điểm nếu họ thấy cần thiết thì dù đắt cũng mua. Ngược lại, những thứ mà thị trường không ưa thì giá dù rẻ cũng không thể bán được. Tuy nhiên, dù giá sản phẩm tại Việt Nam có rẻ đi chăng nữa, song nếu giá vận chuyển và thuế cao sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên và có thể cao hơn so với hàng hoá cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, việc định giá chào hàng không nên dựa vào giá bán lẻ tại thị trường Nhật Bản.   Bảo đảm thời gian giao hàng: Điều tối quan trọng là phải bảo đảm thời hạn mà bên mua yêu cầu. Nếu giao hàng chậm không bảo đảm được thời hạn giao hàng sẽ làm mất đi cơ hội bán hàng. Nếu mất uy tín, bên mua sẽ không đặt hàng đến lần thứ hai. Duy trì chất lượng sản phẩm:  -        Không nhất thiết mọi chủng loại hàng hoá đều phải có chất lượng cao, mà điều quan trọng là chất lượng hàng hoá phải ổn định.   -      Không nên đưa ra những sản phẩm có chất lượng vượt quá yêu cầu sử dụng cần thiết. Vì nếu cố đầu tư để có chất lượng cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và người tiêu dùng sẽ không muốn mua nữa.   Luật lệ thủ tục của nhập khẩu của Nhật Bản rất rườm rà, phức tạp. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược nhằm đáp ứng những yêu cầu trên, chủ động và vạch ra những chiến lược lâu dài trên thị trường này. Các doanh nhân Nhật rất trọng chữ tín, giờ hẹn, trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải tạo ấn tượng tốt trong buổi gặp mặt đầu tiên, coi trọng lời hứa dù là việc rất nhỏ. Mặt khác nên tạo cơ hội để các doanh nhân Nhật tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của bạn. Bởi khi giao dịch chính thức thì doanh nghiệp Nhật Bản lại nổi tiếng là trung thành và ổn định với bạn hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý đến việc chọn đối tác khi làm ăn ở Nhật và phải kiên trì với các hợp đồng có số lượng nhỏ, kéo dài rất lâu của doanh nhân Nhật. Nhu cầu của người Nhật thay đổi thường xuyên vì vậy các nhà nhập khẩu có khuynh hướng bắt đầu từ cái nhỏ, số lượng ít trước khi quyết định cái lớn hơn. Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam từ chối các đơn hàng nhỏ lẻ hoặc không đủ kiên trì tiếp tục, không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh dẫn đến mất khách hàng tiềm năng trong tương lai. Hệ thống phân phối hàng hoá Nhật Bản có sự cấu kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối theo vòng khép kín và bài ngoại, hạn chế bán các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong hệ thống phân phối của Nhật Bản còn tồn tại song song hệ thống nhập khẩu. Theo đó, bất cứ một công ty nào cũng có thể nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào từ nước ngoài song song với các tổng đại lý nhập khẩu. Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo dưỡng, bảo hành của hệ thống nhập khẩu song song không tốt vì các tổng đại lý cỏ thể từ chối chăm sóc sản phẩm được nhập khẩu theo hệ thống nhập khẩu song song. Nhận định về năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản ông Shigeru Takayama- chuyên gia tư vấn cao cấp của JETRO nhận định:“Chỉ có đồ gỗ Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với đồ gỗ Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản”. Điều này rất có khả năng trở thành hiện thực vì hàng Việt Nam có những điểm mạnh và cơ hội khác để thâm nhập thị trường Nhật Bản. Với tất cả những ưu thế, cùng một số giải pháp điều chỉnh, hi vọng rằng trong tương lai: đồ gỗ Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh và bền vững trên thị trường Nhật Bản. KẾT LUẬN Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ năm 2004, đồ gỗ đã chính thức trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Từ đó đến nay, xuất khẩu sản phẩm gỗ đã vươn lên và duy trì ở vị trí thứ 5 trong câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp to lớn của mặt hàng đồ gỗ nội thất ( chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chung của cả nước) Trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu của đồ gỗ nội thất Việt Nam, Nhật Bản là một trong những thị trường lớn với kim ngạch luôn tăng đều đặn qua các năm. Hiện nay, Nhật Bản đang đứng ở vị trí thứ 2 ( chỉ sau Mỹ) về kim ngạch xuất khẩu trong số các thị trường trọng điểm của Việt Nam. Và thị trường này được đánh giá là đầy tiềm năng cho phát triển đồ gỗ nội thất của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi kinh doanh trên thị trường này do sức cạnh tranh còn yếu, chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào, công tác xúc tiến thương mại chưa hiệu quả, tay nghề công nhân lao động còn kém, công nghệ chế biến gỗ còn lạc hậu… Do vậy, để có thể khai thác một cách hiệu quả thị trường trọng điểm đầy tiềm năng này, ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ nội thất. Để làm được điều đó, chúng ta cần thực hiện đồng thời việc khắc phục những hạn chế nội tại của ngành công nghiệp chế biến gỗ và tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản. Đề tài đã đưa ra những giải pháp hữu ích phù hợp với đặc điểm của thị trường Nhật Bản. Tuy vậy, luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong quá trình nghiên cứu như bố cục, hạn chế về mặt thời gian, số liệu…Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và tất cả những ai quan tâm đến đề tài. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7343.doc
Tài liệu liên quan