Nghiên cứu thị trường dự án sân Golf ở Mỹ Đức - Hà Nội

MỤC LỤC 1. Phân tích cung-cầu đối với việc chơi golf hiện nay 1.1. Phân tích cầu Hiện nay, cả nước có khoảng 5.000 người chơi golf, trong đó có 2.000 tay gậy chơi thường xuyên. Chơi golf không chỉ là hoạt động giải trí thông thường mà còn được coi là dấu hiệu của sự thành đạt trong giới kinh doanh, các nhà hoạt động chính trị, ngoại giao... Do vậy số lượng người Việt chơi golf đang có xu hướng tăng rất nhanh. Bên cạnh đó, khách du lịch đến VN chơi golf ngày càng nhiều. Ông Phạm Từ, Phó tổng

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thị trường dự án sân Golf ở Mỹ Đức - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cục trưởng Tổng cục Du lịch lấy một ví dụ, khách du lịch từ Hàn Quốc đến Việt Nam đạt hơn 300.000 lượt trong năm 2005 và 9 tháng đầu năm 2008 con số này là xấp xỉ 360.000 lượt. Rất nhiều khách Hàn Quốc đến để chơi golf, vì Việt Nam là điểm du lịch hấp dẫn và rẻ. (Hàn Quốc là nhóm khách hàng quan trọng nhất chiếm khoảng 45%, Nhật Bản là khách hàng đông thứ 2 với khoảng 25%, khách Việt Nam chiếm khoảng 10% nhưng có xu hướng tăng rất nhanh, (nguồn “hiệp hội golf thủ chuyên nghiệp Châu Á”)). 1.2. Phân tích cung Nhu cầu tăng mạnh trong khi cả nước mới chỉ có 14 sân golf hoạt động là lý do một loạt dự án mới đang được triển khai. Miền Bắc có sân golf Hà Nội (100% vốn đầu tư của Nhật Bản), sân golf Kim Nỗ (liên doanh với Thái Lan), Ngôi sao Đại Lải, Flamingo Đại Lải, Sky Lake Golf (100% vốn Hàn Quốc) và Long Sơn cũng vốn đầu tư Hàn Quốc. Dải đất miền Trung cũng không chịu kém cạnh với những dự án tầm cỡ 100 triệu USD như sân golf Đà Nẵng do VinaCapital đổ vốn đầu tư. Theo bộ Kế hoạch và đầu tư, cả nước hiện có 141 dự án sân golf ở 39 tỉnh, thành phố. * Các sân golf hiện có tại Việt Nam 1-Kings’Island Golf Resort and Country Club - Đồng Mô, Ba Vì, Hà Tây; 2-Chi Linh Star Golf and Country Club - Chí Linh, Hải Dương; 3-Tam Dao Golf resort - Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc; 4-Ha Noi Golf Club - Sóc Sơn, Hà Nội; 5-Dam Vac Golf Course - Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc; 6-Van Tri Golf Club - Ba Đình, Hà Nội; 7-Vietnam Golf and Country Club - quận 9, Tp.HCM; 8-Song Be Golf Resort - Thuận An, Bình Dương; 9-Long Thanh Golf Club and Residental Estate - Long Thành, Đồng Nai; 10-Bongchang Dong Nai Golf Resort - Trảng Bom, Đồng Nai; 11-Dalat Palace Golf Club - Đà Lạt, Lâm Đồng; 12-Ocean Dunees Golf Club - Phan Thiết, Bình Thuận; 13-Paradise Golf Club and Beach Resort - Vũng Tàu; 14-Phoenix Golf Course - Lương Sơn, Hòa Bình. Riêng Hà Nội mới đang có 18 dự án sân golf. 8 dự án sân golf gồm cả đã hoàn chỉnh và đang triển khai của Hà Nội cộng với 10 dự án sân golf tại Hà Tây (1 đã hoạt động, 2 đang xây và 7 đang nghiên cứu) khiến Thủ đô "mới" được sở hữu tổng cộng 18 sân golf thời điểm mở rộng. 3 sân golf đã được đưa vào hoạt động đó là: 1-Kings’Island Golf Resort and Country Club - Đồng Mô, Ba Vì, Hà Tây; 2-Van Tri Golf Club - Ba Đình, Hà Nội; 3-Ha Noi Golf Club - Sóc Sơn, Hà Nội; Mặc dù vậy, có ý kiến cho rằng: “18 sân golf chưa phải là nhiều”. 8 dự án sân golf (trên) và thêm 10 dự án khác khi hòa nhập với Hà Tây, những theo UBND TP Hà Nội, số lượng này so với một số vùng lãnh thổ trong khu vực thì vẫn chưa phải là nhiều. Báo cáo Thường trực Thành ủy gần đây, lãnh đạo Hà Nội nêu ví dụ: Thái Lan có hơn 400 sân golf, trong đó riêng Thủ đô Bangkok và khu ngoại ô (bán kính 70km) có gần 200 sân; Singapore diện tích chỉ vỏn vẹn 648,1km2 mà có tới 15 sân golf từ 18 - 36 lỗ; Malaysia có 38 sân golf trong đó riêng Thành phố Kuala Lumpur (diện tích 243,5km2) có 11 sân golf; Hongkong có 17 sân golf; Indonesia 32 sân golf... Hơn nữa, cũng theo UBND TP Hà Nội, một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc... có mùa đông khắc nghiệt, người chơi golf thường di chuyển đến những nơi khí hậu nhiệt đới để chơi golf trong thời gian khoảng 3 tháng mỗi năm. Do đó, nhiều nước trong khu vực như Thái Lan , Singapore , Malaysia ... đã nắm bắt được nhu cầu này và phát triển khá nhanh các sân golf, tạo điều kiện phát triển ngành du lịch. 2. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu 2.1. Phân đoạn thị trường Gofl đang là một môn thể thao thời thượng của chính khách, các đại gia lẫn các trưởng giả mới phất đang học đòi làm sang tại Việt Nam. Sau những thảm cỏ xanh, bóng trắng, những cú vụt gậy trong tiếng vỗ tay cổ vũ không quá náo nhiệt ở những nơi có danh lam thắng cảnh đẹp nhất nước vẫn ẩn chứa những điều không phải ai cũng biết. Không riêng gì Việt Nam, mà cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới, golf vẫn là môn thể thao tốn kém bậc nhất. Tiền thuê sân, mua gậy, mua bóng… ngốn một khoản rất lớn và rất cao so với mức sống bình quân tính trên đầu người của Việt Nam. Ở nước ta, hiện chỉ có khoảng vài ngàn người chơi golf. Trong số đó, chỉ tầm hơn 2000 người chơi thường xuyên, và chủ động tiếp cận môn thể thao được ví như dành cho giới quý tộc này. Chỉ tính sơ qua lệ phí tham dự của hầu hết các sân golf lớn trong cả nước mới thấy hãi: từ 18 ngàn đến trên 100 ngàn USD. Một số tiền quá lớn cho một môn thể thao nếu chỉ với mục đích rèn luyện sức khỏe là chính. Và nếu đã xưng là “dân chơi golf” thì trong túi bạn ít nhất cũng phải có 3 thẻ hội viên của rải rác các sân. Chưa hết, khoản kinh phí đầu tư vào dụng cụ để chơi (túi gậy 14 cây, bóng, găng tay…), tiền tip cho caddie cũng đắt kinh người. Do vậy, và chắc chắn, những người chủ động chọn môn thể thao này để rèn luyện phải có mức thu nhập cao. Thậm chí, “đẳng cấp” golfer trong nước được đánh giá cao hơn rất nhiều về khoản tiền tip (tiền boa cho nhân viên) so với khách ngoại quốc. Giới caddie (phục vụ) tại sân golf Đà Lạt thường xôn xao vào mỗi cuối tuần vì sự xuất hiện một đại gia đến từ Vũng Tàu. Sau một ngày “quần thảo” cùng vị này, một caddie nhận tiền tip 1 triệu đồng là bình thường. Chơi trong nước chán, không ít đại gia sẵn sàng bỏ tiền ra thử sức, cũng như khám phá các sân golf lớn ở Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Đối với họ, chuyện xách một túi gậy golf ra nước ngoài giờ đây giống như xách một cây vợt tennis để tranh thủ rèn luyện thể thao cho khỏe người khi đi công tác xa thôi. Nếu đã biết chút ít về môn thể thao tốn kém này thì bạn cũng đừng hết hồn khi vô tình nghe được câu chào xã giao của họ: “Thế bữa trước đi California (Mỹ) anh có ghé chơi thử lỗ số 7 bên sân Coyote Moon không?”. Đặc biệt, những đại gia này thường nhắm vào việc len chân vô các sân có những hố golf nằm trong danh sách tốp 500 của thế giới (The best hole in the Wolrd) như một cách khẳng định vị thế lẫn đẳng cấp. Có người đã nói vui, nhưng hoàn toàn chính xác: “Chơi golf không cần phải nhiều tiền, mà phải cần rất, rất nhiều tiền”. Chi phí cho chơi golf: Túi đựng dụng cụ có giá từ vài trăm đến vài ngàn USD tùy loại và tùy nhãn hiệu. Bóng có 2 loại trung bình và cao cấp, giá từ 50 đến trên 100 USD/hộp (12 trái). Kế đến là bộ gậy (14 cây), mỗi gậy trung bình giá khoảng 100 USD trở lên nhưng chỉ là hàng Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... được chế biến bằng hợp kim bình thường. Gậy cao cấp với nguyên liệu thân bằng titanium, đầu gậy graphite xuất xứ từ Mỹ giá lên đến vài ngàn USD. Găng tay là thứ rẻ nhất vì ở Việt Nam đã có thể sản xuất với hiệu Foojoy giá... 10 USD. Kế đến phải đóng lệ phí tham gia tập luyện và thi đấu tại các sân với giá xê dịch từ 15 đến trên 100 ngàn USD, mà mỗi người thường phải có 2 – 3 thẻ hội viên của vài sân khác nhau. Ngoài ra còn các khoản linh tinh khác cũng không kém phần đắt đỏ. Mỗi buổi chơi, hội viên chi từ 2-4 triệu đồng, bằng một tháng lương cán bộ, công chức hạng trung ở Việt Nam. Qua đây, chúng ta có thể phân đoạn thị trường những người chơi golf ở Việt Nam thành những đoạn sau: Khách hàng là những người có thu nhập cao ở miền Bắc. Khách hàng là những người có thu nhập cao ở miền Trung. Khách hàng là những người có thu nhập cao ở miền Nam. Khách hàng là những người nước ngoài đến Việt Nam du lịch hoặc làm việc. 2.2. Khách hàng mục tiêu. Với dự án sân golf ở Mỹ Đức-Hà Nội thì khách hàng mục tiêu là: Chính khách, nhà ngoại giao. Doanh nhân thành đạt. Họ có thu nhập cao. Ở HN và vùng lân cận. 3. Những đối thủ cạnh tranh hiện tại 3.1. Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. 1-Kings’Island Golf Resort and Country Club - Đồng Mô, Ba Vì, Hà Tây; Vị trí: Sân golf quốc tế Đồng Mô nằm trong quần thể khu du lịch Đảo Vua - Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Đặc điểm: Đây là sân golf 36 hố tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại phía bắc Việt Nam, là một trong những sân golf có cảnh quan đẹp nhất Đông Nam Á, được xây dựng trên diện tích 350ha mặt đất và 1500ha mặt hồ với phong cảnh đồi núi nhấp nhô huyền ảo dọc theo bờ hồ Đồng Mô tạo cho sân golf một vị thế đẹp. Sân gôn Đồng Mô do Công ty TNHH Thung lũng Vua là chủ sở hữu và quản lý. Sân golf Đồng Mô gồm hai sân golf 18 lỗ: Sân golf Lakeside (bên hồ) và sân golf Mountain View (hướng núi), nhà Câu lạc bộ, một khách sạn 80 phòng, 50 biệt thự, một sân tập, các hoạt động thể thao nước, bãi tắm, các tiện nghi phụ trợ và những cơ sở hạ tầng liên quan. Sân golf Lakeside bắt đầu hoạt động từ năm 1993. Đây là một sân golf tiêu chuẩn 72 par (7.100 thước Anh) do Công ty Pacific Coasit Design Pty.Ltd của Australia thiết kế. Sân golf Mountain View được khai trương và đưa vào sử dụng từ ngày 2004 với những dãy núi hùng vĩ bao quanh. Sân Mountain View được thiết kế trên địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa cảnh đẹp của hồ nước cùng những dãy núi xa xa và rừng cây bao bọc xung quanh. Đặc biệt độ khó của sân golf thực sự sẽ là một thử thách của bất kỳ tay golf nào. Nét nổi bật của sân golf Đảo Vua được nằm trên một hòn đảo thơ mộng, xứ sở của những huyền thoại gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Đến với sân gôn Đảo Vua, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác thoải mái trong những giờ phút nghỉ ngơi thư giãn và đắm mình trong một khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt. Ở đây các tay golf có cơ hội được thử sức và vượt qua chính mình tại những hố golf đầy tính thách thức. Sân golf Đồng Mô được các nhà thiết kế, các hội viên đánh giá là một trong những sân golf đẹp nhất khu vực Đông Nam Á. 2-Ngôi sao Chí Linh. Cách Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh chừng 60 - 70 km, sân gôn Ngôi Sao Chí Linh (thị trấn Chí Linh - Hải Dương) nằm ngay vị trí trung tâm tam giác phát triển kinh tế du lịch phía Bắc, được đánh giá là một sân gôn hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà cả vùng Đông Nam Á. Ngôi Sao Chí Linh đã nhanh chóng trở thành một điểm sáng du lịch, trung tâm thể thao, vui chơi, nghỉ dưỡng, xúc tiến đầu tư... cao cấp của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trải rộng trên diện tích 325 ha trong lòng một thung lũng tuyệt đẹp với một hồ nước tự nhiên nép mình bên những dải đồi xanh hùng vĩ bao quanh, sân gôn Ngôi Sao Chí Linh được xây dựng 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế AAA. Những thảm cỏ xanh được chăm sóc, xén tỉa mỗi ngày, những con đường nhỏ uốn mình vòng quanh mép hồ, các rặng cây, các dốc thoải ven đồi, là điểm dừng chân với những quán nhỏ đơn sơ nép mình trong tán cây thơ mộng... Độc đáo Ẩn hiện trong khung cảnh thơ mộng ấy là 18 hố gôn (giai đoạn 1) được bố trí khoa học với các bẫy cát kín đáo sẵn sàng "bẫy" ngay cả các nhà chơi gôn chuyên nghiệp. Điểm cao nhất của sân gôn Ngôi sao Chí Linh chính là nhà Câu lạc bộ. Tòa nhà tròn với thiết kế độc đáo, toàn bộ hệ thống cửa và tường bao được xây dựng bằng kính trong suốt cho phép du khách và khán giả có thể chiêm ngưỡng phần lớn diện tích sân với 28/36 hố gôn. Đến nay, đã có trên 200 tỷ VNd được đầu tư để xây dựng sân gôn Ngôi Sao Chí Linh. Chủ đầu tư đã không tiếc công sức để xây dựng sân gôn này đúng với khẩu hiệu đặt ra: "Nơi tốt nhất để chơi gôn". Phần lớn các công nghệ tiên tiến nhất, vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới đã được sử dụng tại đây. Chẳng hạn: các loại cỏ Turf chuyên dụng - loại cỏ tốt nhất dùng cho sân gôn - được nhập khẩu từ Úc để sử dụng tại đây; hệ thống tưới linh hoạt điều khiển bằng máy tính của hãng Rainbird được nhập khẩu từ Mỹ, các loại thiết bị bảo dưỡng sân gôn hàng đầu thế giới của hãng Toro được nhập khẩu từ Mỹ... Sân gôn này do IGCS - một công ty hàng đầu của Úc thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn gôn quốc tế chuyên nghiệp nhưng đồng thời vẫn tạo dựng, gìn giữ, và khai thác tối đa các vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên. Chủ đầu tư cũng thuê chính các nhà chơi gôn chuyên nghiệp nước ngoài, đem theo kinh nghiệm quản lý và phát triển gôn đến nắm giữ các vị trí điều hành chủ chốt. Nhờ thế, sân gôn Ngôi sao Chí Linh cũng là một sân gôn của Việt Nam được quản lý một cách chuẩn mực, tạo được sự hài lòng, sự đánh giá cao nhất từ những khách chơi gôn hay khách tham quan... Nhờ sự cẩn trọng, công phu như vậy của chủ đầu tư, Ngôi sao Chí Linh đã nhanh chóng nổi tiếng ngay từ khi đi vào hoạt động. Tháng 11/2004 (một năm sau khi khai trương giai đoạn I), sân gôn này đã được chọn làm nơi tổ chức giải gôn nhà nghề quốc tế đầu tiên tại Việt Nam mang tên Carlsberg Masters Vietnam 2004 (CMV). Giải gôn này hội tụ trên 100 tay gôn nhà nghề danh tiếng thế giới và châu á như Corey Pavin - cựu vô địch giải gôn Mỹ mở rộng, Thongchai Jaidee - ngôi sao của Asian Tour... Năm 2005, Ngôi sao Chí Linh tiếp tục được lựa chọn là nơi tổ chức giải gôn CMV 2005. Tháng 2 vừa qua, Sân gôn Ngôi sao Chí Linh cũng đã được chọn và tổ chức thành công giải gôn Johnnie Walker-Asia Series trong chuỗi giải amateur châu Á, mở màn cho giải gôn nhà nghề Johnnie Walker Classic diễn ra tại Bắc Kinh vào đầu tháng 4 vừa qua. Sân gôn trẻ tuổi Ngôi sao Chí Linh tự hào được lọt vào danh sách các sân gôn hàng đầu Đông Nam Á, được chọn đăng cai tổ chức các giải gôn nhà nghề và amateur lớn của khu vực và châu lục. "Hữu xạ tự nhiên hương", Ngôi sao Chí Linh đã trở thành "điểm hẹn" của các chính khách, doanh nhân, các nhà ngoại giao... Việt Nam và thế giới. Có đến trên 90% trong số trên 900 hội viên Câu lạc bộ Gôn Ngôi sao Chí Linh là các chính khách, nhà ngoại giao, doanh nhân... Sẽ không quá lời khi khẳng định rằng, Ngôi sao Chí Linh cũng là một địa điểm xúc tiến đầu tư lý tưởng của Hải Dương và của cả nước. Bởi, trong những cuộc chơi gôn giữa các chính khách, nhà ngoại giao, doanh nhân cũng là lúc các ý tưởng hợp tác, cơ hội đầu tư thành hình, các mâu thuẫn được tháo ngòi, tình bạn được xây dựng... Đó, cũng là một trong những mục tiêu chính mà tỉnh Hải Dương và chủ đầu tư - Cty CP sân gôn Ngôi sao Chí Linh - hướng tới. Trung tâm du lịch đa đạng Ngôi sao Chí linh cũng đồng thời trở thành một điểm đến lý tưởng của du lịch gôn,thu hút ngày càng nhiều khách du lịch từ các nước Đông nam Á và thế giới đến đánh gôn và tham quan. Một cán bộ lãnh đạo tỉnh Hải Dương nói: "Chúng tôi quyết tâm phát huycao nhất lợi thế là trung tâm tam giác phát triển kinh tế, du lịch miền Bắc, lợi thế địa hình tự nhiên của Chí Linh. Trong đó, loại hình du lịch gôn, thể thao gôn được lựa chọn do những lợi thế nhiều mặt của nó sẽ tác động trực tiếp tới thu hút đầu tư đối với Hải Dương và với cả vùng". Quyết sách táo bạo ấy của Hải Dương đã nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư mà kết quả là sự ra đời của Cty Cp Ngôi sao Chí Linh cùng dự án xây dựng sân gôn tại đây. Cũng cần nhắc tới sự ủng hộ rất cao của các cấp chính quyền địa phương cùng nhân dân đã dành cho dự án. Chỉ nhờ sự ủng hộ đó mà trong thời gian rất ngắn, hàng trăm hộ dân đã tự nguyện nhận đền bù, bàn giao mặt bằng. Chỉ 18 tháng sau ngày được chấp thuận đầu tư, dự án xây dựng sân gôn Ngôi sao Chí Linh đã khai trương giai đoạn I, đem lại cơ hội phát triển cho tỉnh Hải Dương, cho chủ đầu tư. Đồng thời, tạo công ăn việc làm cho trên 500 con em địa phương với thu nhập ổn định,nâng cao đời sống cho chính những người dân đã ủng hộ dự án. Hiện nay, giai đoạn 2 của Dự án xây dựng sân gôn Ngôi sao Chí Linh đã bắt đầu khởi công. Theo đó, 18 hố gôn tiếp theo, 2 khách sạn với 100 phòng tiêu chuẩn 5 sao, 300 biệt thự sinh thái, các công trình phụ trợ... sẽ tiếp tục được xây dựng. Khi hoàn thành, sân gôn Ngôi sao Chí Linh sẽ thực sự trở thành một viên ngọc quý về cảnh quan, về xúc tiến đầu tư không chỉ của tỉnh Hải Dương mà còn của cả nước. Ông Đoàn Văn An - Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty CP sân gôn Ngôi sao Chí Linh vốn là người sinh ra, lớn lên tại Hải Dương đã tin tưởng khẳng định: "Với vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, đặc biệt với những chính sách, định hướng phát triển táo bạo, hợp lý của tỉnh, sự ủng hộ của nhân dân Hải Dương đang dành cho dự án, chắc chắn sân gôn Ngôi sao Chí Linh sẽ là một trong những dự án thành công nhất, tiêu biểu nhất cho định hướng phát triển của Hải Dương". 3-Sân gôn Tam Đảo. Với diện tích 136 ha khu dịch vụ resort và gôn Tam Đảo toạ lạc tại huyện Tam Đảo, phía bắc tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 65km. Là khu dịch vụ resort và gôn đầu tiên do công ty Việt Nam đầu tư, sân gôn Tam Đảo được thiết kế bởi IMG, công ty hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực thiết kế sân gôn, quản lý, và marketing trong thể thao. Với những điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật, sân gôn Tam Đảo có thể phục vụ 250 khách chơi gôn. Sân gôn dự kiến hoạt động 25 tới 48 năm. 3.2. Những đối thủ cạnh tranh khác. Một trong số những đối thủ của các sân gôn là những công ty du lịch. Những chuyến du lịch sang châu Âu, Thái Lan trong 5 ngày tới một tuần luôn hấp dẫn những khách hàng thuộc giới thượng lưu, đối tượng khách chủ yếu của sân gôn. Nhất là trong điều kiện hiện tại, việc đi du lịch đang là một thú chơi sành điệu của những bậc đại gia cần tìm nơi giải trí. Một đối thủ khác là những dịch vụ mua sắm, ăn uống cuối tuần. Đó là những dịch vụ tiêu tốn thời gian của những vị khách hàng, nhất là nếu kết hợp nó với đi du lịch. Còn rất nhiều loại dịch vụ tiêu tốn thời gian và tiền bạc khác, đó đều là những đối thủ của sân gôn. Tuy ảnh hưởng của chúng đôi khi không rõ ràng nhưng đang dần trở nên mạnh mẽ. 4. Thực trạng việc xây dựng sân golf ở Viêt Nam hiện nay 4.1. Việt Nam đang bội thực sân golf “Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam đất nông nghiệp lại bị tấn công mãnh liệt, có tổ chức, qui mô rộng và đầy quyết tâm như hiện nay... Trong những “sát thủ” của cây lúa, của nghề nông ngày càng đông... nay là sân golf, mai có thể là bóng chày hay nhiều môn thể thao quý tộc khác”. GS.TS Trần Duy Quy (nguyên Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cảnh báo. Theo báo cáo gần đây của 51/64 tỉnh, thành gửi Bộ Tài nguyên Môi trường về tình hình thu hồi đất để xây dựng sân golf, trên địa bàn cả nước hiện có 123 sân golf được chấp thuận về chủ trương đầu tư, được cấp phép xây dựng với tổng diện tích là 38.445 ha, trong đó có 15.264 ha đất nông nghiệp (đất trồng lúa là 2.433 ha). “Xé nát”... đồng lúa. Khu vực có nhiều sân golf nhất là Đông Nam Bộ - 36 sân golf, trong đó Tp.HCM có 13 sân golf, Bà Rịa - Vũng Tàu 12 sân golf, Bình Dương và Đồng Nai mỗi tỉnh có 4 sân golf. Trước đây, báo chí nói nhiều đến Long An vì chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm (từ cuối 2004 đến đầu năm 2007), tỉnh này đã chấp thuận đầu tư một loạt 13 dự án sân golf, đồng thời tiếp nhận 5 dự án khác với diện tích 9.500 ha. Thấy sự phát triển không bình thường, cuối tháng 4/2008 các nhà chức trách Long An mới quyết định chỉ chọn 3 dự án sân golf tại 3 huyện là Thủ Thừa, Cần Giuộc, Đức Hoà với tổng diện tích 720 ha; các dự án sân golf còn lại phải chuyển mục đích đầu tư khác. Đi sâu vào ĐBSCL, tại vùng lúa Hậu Giang có một dự án sân golf với diện tích 232 ha cũng đã được chính quyền địa phương chấp thuận. Sân golf được xây dựng trên vùng đất lúa của xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành. Chủ dự án không phải là người nước ngoài, mà là Công ty Golf Hậu Giang (Việt Nam), hiện nay đang lập qui hoạch chi tiết. Dân không đồng tình, nhưng ông Phó chủ tịch UBND tỉnh thì cho rằng: “Khu vực này trồng lúa cho năng suất không cao và không phải vùng lúa cao sản”(?). Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, hầu hết đất sản xuất đều là “bờ xôi ruộng mật”, đất trồng lúa màu mỡ. Mấy năm nay Hưng Yên là một trong những điển hình về việc lấy đất nông nghiệp để xây khu công nghiệp, khu đô thị. Đến thời điểm này tỉnh đã quy hoạch tới 20 khu công nghiệp tập trung, cần tới 6.155 ha đất vào năm 2015 và 9.035 ha vào năm 2020. Điều này đồng nghĩa với hàng chục nghìn ha đất trồng lúa sẽ tiếp tục bị “bức tử”. Ngoài những nhà máy mọc san sát dọc quốc lộ 5, tiến đến là quốc lộ 39, không hiểu vì sao Hưng Yên đã đưa cả sân golf, khu vui chơi giải trí về đồng lúa. Đó là quy hoạch 180 ha đất lúa tại 2 xã Long Hưng, Nghĩa Trụ (huyện Văn Giang) đã được phê duyệt cho khu tổ hợp dịch vụ Văn Giang mà thực chất là dự án sân golf 18 lỗ? “Nuốt chửng” cả... cù lao. Cù lao Thới Sơn (huyện Châu Thành, Tiền Giang), có diện tích tự nhiên 1.200 ha. Nhờ vị trí địa ly đắc địa nên lâu nay Thới Sơn là điểm du lịch nổi tiếng của ĐBSCL. Hàng năm cù lao xanh thu hút hơn 300.000 lượt khách, trong đó 2/3 là khách quốc tế. Thế nhưng, người dân Thới Sơn mừng chưa kịp vui khi nghe tin cả cù lao sẽ bị giải toả trắng để làm sân golf. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Mêkông - Thới Sơn, muốn “nuốt chửng” cả Thới Sơn với một dự án được quảng bá là rất “hoành tráng”, với số vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, chưa kể tiền giải toả, đền bù. Trong khi sân golf bị các nhà môi trường thế giới phản đối, vì muốn duy trì nó phải sử dụng rất nhiều hoạt chất để trừ sâu, nuôi cỏ... Sân golf tuy đẹp nhưng không hề có bóng chim. Còn chủ dự án cù lao Thới Sơn dự định xây dựng một sân golf 36 lỗ, rộng 180 ha để “tái tạo môi trường cù lao xanh”, gắn liền với các khu vui chơi, khu biệt thự cao cấp, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu trung tâm thương mại, khu trung tâm hội nghị... Cuộc sống của 1.678 hộ dân đã bao đời nay, hết kháng chiến chống Pháp, đến chống Mỹ vẫn bám trụ trên đất cù lao dự kiến sẽ được dồn về khu tái định cư ở cuối cù lao (?). Ông Nguyễn Hùng Dũng, Chủ tịch UBND xã Thới Sơn cho biết: dự án xây dựng sân golf Thới Sơn đang trong giai đoạn lấy ý kiến, nhưng đã gây nên một dư chấn mạnh mẽ trong nhân dân và chính quyền cơ sở, không một ai đồng tình. 4.2. Sân golf đang hoạt động thua lỗ Mặc dù phí chơi golf dù đắt như vậy nhưng nó cũng chỉ bù đắp một phần rất nhỏ để duy trì một sân golf. Kinh phí đầu tư xây dựng, duy trì (bảo dưỡng, nuôi cỏ, phun thuốc trừ sâu, cải tạo cảnh quan…) và các chi phí khác (hướng dẫn tập, sắm sửa công cụ tập và thi đấu, tiền công người phục vụ, nhặt bóng…) lên đến hàng triệu đô la Mỹ. Vì vậy, đầu tư xây dựng sân gôn mà chỉ để chơi gôn, thì thua lỗ là điều không thể tránh khỏi. 4.3. Tình trạng phân lô đem bán Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy, động cơ đầu tiên và lớn nhất của các nhà đầu tư vào các dự án sân gôn là chiếm đất, kinh doanh bất động sản như cắt một phần đất để xây biệt thự, nhà nghỉ, xây các công trình dịch vụ và cho thuê kinh doanh. Thông thường, chi phí thuê đất ở các dự án sân gôn khá thấp (ví dụ giá đền bù cho nông dân ở Long An là 350 triệu đồng/1 ha; giá đền bù một sào Bắc bộ cho dự án sân gôn ở Văn Giang, Hưng Yên là 36 triệu đồng). Thời hạn cho thuê đất là 50 năm và có thể gia hạn thêm 30 năm nữa, nên sau khi thuê được đất thì coi như là thuộc quyền sở hữu của mình, chủ sân gôn có thể đem cắt bán, cho thuê với giá cao hơn gấp nhiều lần so với giá thuê của Nhà nước. Theo phân tích của nhiều nhà khoa học thì động cơ làm sân gôn ở Việt Nam hiện nay là làm tăng giá trị bất động sản ở bên cạnh nhờ tính thương hiệu của sân gôn mà thôi. Mỗi mét vuông đất nông nghiệp, chủ đầu tư chỉ phải trả nông dân khoảng trăm nghìn, thậm chí chỉ vài ba chục nghìn đồng, nhưng khi nó gắn với sân gôn, một mét vuông đất có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Sân gôn Long Thành (Đồng Nai) là một ví dụ. Theo quy hoạch, trong tổng diện tích 1.900 ha đất của dự án sân gôn này (thực tế dự án này đang chiếm diện tích 328 ha), ngoài sân gôn sẽ có khách sạn cao cấp 5 sao 22 tầng, một khu đô thị cao cấp với khoảng 1.000 biệt thự, có bến cảng tàu cánh ngầm cao tốc, trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị... Một quan chức Hội gôn Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận số sân gôn hoạt động hiệu quả, thu được tiền từ chơi gôn ở khu vực phía Nam chỉ có sân Thủ Đức, sân Sông Bé, còn sân Long Thành chủ yếu thu lời từ kinh doanh bất động sản. Giá đất các sân gôn ở Hà Tây trước đây sẽ tăng chóng mặt, khi Hà Tây đã chính thức sáp nhập với Hà Nội. Thủ đoạn “lách” luật phổ biến của các nhà đầu tư sân gôn hiện nay là cấu kết với một bộ phận cán bộ tha hóa, biến chất ở địa phương xây dựng dự án gôn gắn với các mục tiêu khác, đặc biệt là gắn với mục đích du lịch sinh thái, xây dựng khu công nghiệp - đô thị mới, thương mại - dịch vụ… khi được phê duyệt sẽ tự ý chuyển đổi mục đích. Mô hình sân gôn - du lịch sinh thái và mô hình sân gôn -khu công nghiệp - khu đô thị mới, sân gôn - thương mại - dịch vụ đang khá thịnh hành. Đồng Nai là một trong những trường hợp điển hình về mô hình này. Hiện, Đồng Nai có 2 sân gôn đang hoạt động, gồm sân Long Thành (328ha) và sân Sông Mây (242ha). Tỉnh này cũng đang xem xét phê duyệt cho ba dự án sân gôn mới bao gồm: Dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp sân gôn rộng 250 ha do câu lạc bộ Xanh làm chủ đầu tư tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch; Dự án Cụm công nghiệp - đô thị dân cư kết hợp sân gôn rộng 643 ha tại xã Phước Bình, huyện Long Thành do công ty Phước Gia làm chủ đầu tư; và dự án sinh thái và sân gôn rộng 130 ha tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch do công ty Tín Nghĩa làm chủ đầu tư. Như vậy, có thể thấy rất rõ, người ta làm sân gôn nhưng không phải để chơi gôn mà chủ yếu là chiếm đất, kinh doanh bất động sản. Việc xin cấp phép đầu tư vào các dự án xây sân gôn chỉ là thủ đoạn nhằm chiếm những khu đất đẹp, những thửa ruộng được coi là “bờ xôi, ruộng mật” đã thấm bao mồ hôi nước mắt của người nông dân hết thế hệ này đến thế hệ khác đem bán và biến nó thành khu đô thị, phân lô, bán nền. 4.4. Các mối đe doạ từ sân golf Đã từ hàng chục năm nay, các nhà khoa học và bảo vệ môi trường cảnh báo về hiểm hoạ từ các dự án sân gôn. Sân gôn chỉ nhằm thoả mãn được sở thích và lợi ích của một nhóm rất nhỏ người trong xã hội nhưng nó là thảm hoạ đối với môi trường sống, huỷ hoại sức khoẻ hàng triệu con người và đe doạ an ninh lương thực, những vấn đề toàn cầu mà cả nhân loại đang phải gồng mình đối phó. Huỷ hoại môi trường và sức khoẻ cộng đồng: một sân gôn 18 lỗ cần tới 150.000m3 nước sạch mỗi tháng, tương đương nhu cầu của 20.000 hộ gia đình. Tài nguyên nước lãng phí một cách hết sức phi lý. Để có thảm cỏ đẹp cho sân gôn, người ta phải nhập một loài cỏ chuyên dùng từ nước ngoài, đòi hỏi chế độ chăm bón hết sức khắt khe, sử dụng hàng loạt hoá chất độc hại để trừ nấm, trừ sâu, trừ cỏ dại và các loại phân hóa học khác. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ, mỗi héc-ta sân gôn sử dụng khoảng 1,5 tấn hoá chất trong một năm, tức là gấp ba lần so với canh tác nông nghiệp. Nếu nhân con số này với 128 ha của sân gôn Kim Nỗ, Đông Anh, thì mỗi năm môi trường Hà Nội lại được “bổ sung” gần 200 tấn hóa chất từ môn chơi này thải ra. Số hoá chất này ngấm xuống lòng đất huỷ hoại mọi sự sống trong lòng đất (một con giun cũng khó lòng sống nổi). Chúng thấm sâu xuống các mạch nước ngầm huỷ hoại môi trường sống của các loài thuỷ sinh ở các dòng sông, con suối, ao hồ, ruộng vườn lân cận; lan tỏa trên mặt đất huỷ hoại sự sống của các loài côn trùng (một con sâu cũng không thoát được sự tìm diệt của thuốc trừ sâu). Vì vậy, trong các sân gôn luôn thiếu vắng, nếu không muốn nói là không bao giờ có tiếng chim hót; tan trong không trung, gây nhiễm độc bầu không khí, tán phát theo các làn gió, con người hít phải sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây ung thư. Để có sân gôn bằng mọi giá, người ta còn phá cả rừng nguyên sinh kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực về môi trường, làm biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, sụt đất sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn. Ví dụ, để dựng sân gôn Tuyền Lâm 36 lỗ, Đà Lạt phải phá 60 ha rừng với hàng chục nghìn cây thông lâu năm. Ai dám chắc là những cánh rừng thông cực quý của Lâm Đồng bị phá trụi lại không gây nguy hiểm gì cho môi trường. Do ảnh hưởng của sử dụng hóa chất ở sân gôn, các dòng sông, nguồn nước và các mảnh đất nông nghiệp xung quanh bị nhiễm độc, không những huỷ hoại môi trường mà còn tác động trực tiếp đến sức khoẻ của người dân sống xung quanh khu vực. Đáng tiếc là cho đến nay, chúng tôi chưa có được thông tin từ các nhà khoa học về tác động của sân gôn đến sức khoẻ cộng động, nhưng nếu có những cuộc khảo cứu nghiêm túc, thì kết quả cho thấy sẽ đúng như những gì chúng ta đã nghĩ tới. Đe doạ an ninh lương thực quốc gia và tác động đến cuộc sống của nhiều người dân. Trung bình một sân gôn chiếm khoảng 300 ha đất. Nếu 123 sân gôn được xây dựng thì cả nước sẽ mất gần 40.000 ha, một diện tích không nhỏ. Theo lập luận của một số cán bộ có thẩm quyền phê duyệt dự án sân gôn thì phần lớn các sân gôn nằm ở các thửa đất xấu, hiệu quả canh tác thấp. Câu trả lời trên của các nhà chức trách không thuyết phục được dư luận. Thực tế cho thấy, các dự án sân gôn đang đua nhau hướng đến vùng đồng bằng chuyên canh lúa. Đó là một điều hết sức vô lý. Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ để minh hoạ cho sự thật trên như sau: Năm 2007, Hưng Yên cấp phép dự án xây dựng khu đô thị dịch vụ-thương mại Văn Giang, trong đó trung tâm là sân gôn 18 lỗ tại 2 xã Nghĩa Trụ và Long Hưng chiếm 180 ha và nằm hoàn toàn trên cánh đồng lúa của 2 xã này. Cách sân gôn này khoảng 20 km về phía Bắc là dự án khu du lịch sinh thái và sân gôn Long Biên 36 lỗ của Hà Nội với số vốn đầu tư lên đến 1.500 tỉ đồng và chiếm 500 ha đất bồi phì nhiêu ven sông Hồng, giữa cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Tuy. Cũng vào đầu năm 2007, Hà Nội đã công bố quy hoạch chi tiết khu luyện tập thể thao và vui chơi giải trí Mễ Trì quy mô 32 ha, trong đó, sẽ dành 10 ha xây dựng sân gôn 9 lỗ. Vừa qua, Tập đoàn Tuần Châu Hạ Long đã tiến hành lễ động thổ dự án khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí Tuần Châu - chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) với diện tích 254 ha. Trong đó, ngoài sân gôn 18 lỗ, còn có một khu đô thị hiện đại và khu vui chơi, du lịch sinh thái rộng 93 ha nằm ngay tại cánh đồng lúa hai vụ thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Được biết tại tỉnh Hà Tây và huyện Lương Sơn, Hoà Bình (đã sáp nhập với Hà Nội), một số dự án sân gôn do các công ty Hàn Quốc làm chủ đầu tư cũng đã và đang được triển khai xây dựng dọc theo quốc lộ 6 và thị trấn Xuân Mai, chiếm hàng trăm héc ta đất, điển hình là sân gôn hồ Văn Sơn, sân gôn Long Vân và sân gôn chùa Trầm. Nhìn chung các sân gôn này đều nằm trên những cánh đồng phì nhiêu đang canh tác với năng suất cao. Điều đáng nói ở đây là, chính quyền các địa phương chỉ nhận thấy một số quyền lợi trước mắt mà chưa nhìn rõ cái hại lâu dài đối với nước, với dân. Một héc ta đất trồng lúa hai vụ, một năm trung bình thu 10-12 tấn thóc, 40.000 ha giành cho sân gôn, cả nước một năm sẽ mất gần nửa triệu tấn lương thực. Nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đi kèm với nó là đô thị hoá. Đô thị hoá cũng sẽ chiếm một phần không nhỏ đất canh tác. Theo quy hoạch đến ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25037.doc