Nghiên cứu thành phần thiên địch trên rệp muội hại cam quýt, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài thiên địch chính tại Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội, vụ xuân năm 2009

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ----------eờf---------- lương thị huyền Nghiên cứu thành phần thiên địch trên rệp muội hại cam quýt, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài thiên địch chính tại Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội, vụ xuân năm 2009 Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: bảo vệ thực vật Mã số: 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: gs.ts. nguyễn văn đĩnh Hà Nội - 2009 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong

doc103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thành phần thiên địch trên rệp muội hại cam quýt, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài thiên địch chính tại Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội, vụ xuân năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này, đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lương Thị Huyền Lời cám ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suất thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Côn Trùng – Khoa Nông Học, Viện Đào tạo sau Đại học – Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi, các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm đó! Tác giả luận văn Lương Thị Huyền Mục lục Lời cam đoan lxxiii Lời cám ơn lxxiii Mục lục lxxiii Danh mục bảng lxxiii Danh mục hình lxxiii Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 4.1. Thành phần rệp muội trên cây có múi thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 35 4.2. Thành phần rệp muội trên cây có múi thời kỳ kinh doanh tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 36 4.3. Diễn biến mật độ rệp muội xanh Aphis citricola Van Der Goot hại cây có múi thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 38 4.4. Diễn biến mật độ rệp muội xanh Aphis citricola Van Der Goot hại cây có múi thời kỳ kinh doanh tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 40 4.5. Mức độ hại của rệp muội xanh Aphis citricola Van Der Goot trên vườn cây có múi thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Xuân Mai-Chương Mỹ-Hà Nội 42 4.6. Mức độ hại của rệp muội xanh trên vườn cây có múi thời kỳ kinh doanh tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 43 4.7. Thành phần thiên địch của rệp muội hại cây có múi tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 44 4.8. Tần suất xuất hiện thiên địch trên rệp muội hại cây có múi tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 46 4.9. Mật độ thiên địch chính trên rệp muội hại cây có múi thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 47 4.10. Mật độ thiên địch chính trên rệp muội hại cây có múi thời kỳ kinh doanh tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 49 4.11. Kích thước các pha phát dục của ruồi bắt mồi Syrphus ribesii Linne 53 4.12. Thời gian phát dục của ruồi bắt mồi Syrphus ribesii Linne 55 4.13. Kích thước các pha phát dục của ruồi bắt mồi Metasyrphus sp. 58 4.14. Thời gian phát dục của ruồi bắt mồi Metasyrphus sp. 58 4.15. Khả năng ăn rệp muội xanh Aphis citricola Van Der Goot của ấu trùng ruồi bắt mồi Syrphus ribesii Linne 60 4.16. Khả năng ăn rệp muội xanh Aphis citricola Van Der Goot của ấu trùng ruồi bắt mồi Metasyrphus sp. nên có độ lệch chuẩn 61 4.17. Sự lựa chọn con mồi của ấu trùng ruồi Syrphus ribesii Linne, Metasyrphus sp. 62 4.18. Mật độ ruồi ăn rệp trong các vườn trồng giống cây có múi khác nhau tại 3 địa điểm khác nhau 63 4.19. ảnh hưởng của chế độ canh tác đến mật độ ruồi ăn rệp 64 4.20. Sự bắt gặp ruồi Syrphus ribesii Linne ăn rệp muội trên một số cây trồng tại khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 65 Danh mục hình STT Tên hình Trang 1. Triệu chứng gây hại của rệp muội xanh 34 2. Diễn biến mật độ rệp muội xanh Aphis citricola Van Der Goot hại cây có múi thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 39 3. Diễn biến mật độ rệp muội xanh Aphis citricola Van Der Goot hại cây có múi thời kỳ kinh doanh tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 39 4. Mật độ thiên địch chính trên rệp muội hại cây có múi thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 48 5. Mật độ thiên địch chính trên một đợt rệp muội hại cây có múi thời kỳ kinh doanh tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 50 6. Ruồi ăn rệp Syrphus ribessii Linne 51 7. Ruồi ăn rệp Metasyrphus sp. 56 8. Mật độ ruồi ăn rệp trong các vườn trồng giống cây có múi khác nhau tại 3 địa điểm khác nhau 63 9. ảnh hưởng của chế độ canh tác đến mật độ ruồi ăn rệp 64 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Cây cam quýt được coi là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả có nhiều chất khoáng đặc biệt nhiều Vitamin, nhất là vitamin A, C rất cần thiết cho cơ thể con người. ở nước ta cam quýt được trồng rất nhiều, đặc biệt là ở các vùng Trung Du miền núi phía Bắc (Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hoà Bình, Hà Nội...). ở vùng đồi Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) hiện nay được trồng rất nhiều giống cho năng suất cao, chất lượng tốt như: Bưởi Diễn, cam Xã Đoài, cam Đường Canh... Các giống này hiện nay được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Đặc điểm của cây cam quýt là cành lá phát triển khoẻ, một số loài có gai, hoa màu trắng, quả tròn thay đổi tuỳ theo giống. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong quả cam quýt rất cao, đặc biệt là hàm lượng vitamin C chứa từ 40 – 90g/100g thịt quả, hàm lượng đường chứa 6 -12g/100g thịt quả và nhiều axit hữu cơ khác. Ngoài ra, quả cam quýt còn chứa nhiều chất khoáng như phospho, sắt, canxi, muối vô cơ... có tác dụng rất tốt đối với cơ thể con người [14]. Ngoài giá trị dinh dưỡng, thì giá trị kinh tế của ngành trồng cây cam quýt cũng rất cao, mang lại thu nhập cho người làm vườn. Bởi vậy, diện tích trồng cây cam quýt ngày càng được mở rộng trên khắp cả nước, đặc biệt là cây Bưởi Diễn hiện nay được người làm vườn thích trồng. Do cây Bưởi Diễn có kỹ thuật trồng đơn giản hơn các cây có múi khác, cây sinh trưởng phát triển khoẻ. Mặt khác, Bưởi Diễn cho thu hoạch quả muộn hơn, không vào chính vụ mà vào dịp giáp tết nguyên đán đó cũng là ưu điểm mà các nhà làm vườn quan tâm chọn lựa. Sản phẩm cây có múi chiếm phần lớn trong thị trường hoa quả ở Việt Nam. Sản phẩm mà nước ta sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường trong nước mà phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Do tình hình sâu bệnh hại trên cây có múi rất nhiều đã làm giảm năng suất đáng kể hàng năm, chất lượng kém, chu kỳ kinh tế ngắn nhiều người trồng cây có múi đã phải chặt bỏ vườn cam để thay thế cây trồng khác. Trong những loài sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây có múi như nhện, rệp muội, rệp sáp, rầy chổng cánh, bệnh loét...thì nhóm rệp muội hiện nay gây hại rất nhiều vào các đợt lộc non. Chúng chích hút dịch chồi non làm cho chồi non bị cong queo, gây úa vàng, rệp muội còn tiết ra dịch dính trên lá tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển làm giảm khả năng quang hợp của lá cũng như làm giảm chất lượng quả. Biện pháp phòng trừ dịch hại trên cây có múi mà nông dân thường sử dụng là phun thuốc trừ sâu bệnh. Số lần phun rất nhiều, không đúng liều lượng, không đúng lúc cứ thấy có sâu hại là phun đã làm bùng phát dịch hại nghiêm trọng, đặc biệt là thuốc trừ sâu đã tiêu diệt một lượng lớn thiên địch trong vườn cây có múi. Một trong những giải pháp mà hiện nay các nha khoa học quan tâm trong phòng trừ sâu hại trên cây có múi là sử dụng quy trình IPM trên cây có múi. Đặc biệt quan tâm đến sử dụng thành phần thiên địch trong tự nhiên, bảo vệ và khích lệ chúng phát triển. Để có thể bảo vệ và khích lệ các loài thiên địch của sâu hại trong đó có nhóm rệp muội thì chúng ta cần phải nghiên cứu về quy luật sinh sống, sự phân bố của thiên địch và quá trình chu chuyển thức ăn giữa sinh vật bắt mồi và vật mồi trong tư nhiên. Rệp muội là loài sâu hại có chu kỳ sống ngắn, sức tăng quần thể nhanh nên dễ gây thành dịch. Tuy nhiên trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái vườn cây cam quýt thì rệp muội là thức ăn của nhiều loài thiên địch như: Các loài bọ rùa, ruồi ăn rệp, ong ký sinh… Để hiểu rõ về các loài thiên địch của rệp muội trên cây có múi chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần thiên địch trên rệp muội hại cam quýt, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài thiên địch chính tại Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội, vụ xuân năm 2009” 1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Rệp muội là một loài gây hại rất nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây hoa và cây cảnh... Bởi vậy nó có thể gây hại quanh năm theo chu kỳ trồng luân chuyển các cây khác nhau trong năm. Đây cũng là nguyên nhân rệp muội gây hại một số cây trước đây là thứ yếu bây giờ trở thành chủ yếu, đặc biệt là nhóm cây ăn quả có múi. Vào các đợt lộc trong năm rệp xuất hiện và gây hại làm cho lộc non cong queo, gây úa vàng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời thì các đợt lộc bị gây hại nghiêm trọng. ở nước ta, đã có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về các loài rệp muội hại cây trồng như: Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [30], (2002) [29], Quách Thi Ngọ (2000) [25], (2005) [28], Nguyễn Viết Tùng (1992) [40], Vũ Ngọc Thuấn (1996) [35], Trương Khắc Minh (2007) [24], Nguyễn Văn Huỳnh, Vũ Thanh Hoàng (1997) [20] đều cho rằng tác hại những loài rệp muội ngày càng to lớn và nhanh chóng, vì rệp muội sinh sản vô tính đẻ con tuỳ khẳ năng, sinh sản không lớn nhưng với vòng đời ngắn ngủi nên chúng có khẳ năng tích luỹ số lượng lớn, mật độ tăng nhanh và gây hại lớn. Rệp muội hút chất dinh dưỡng của cây, làm cho lá non, ngọn non, lộc non biến dạng, hoa quả bị rụng, phẩm chất năng suất giảm. Hơn thế nữa một số loài còn là môi giới truyền bệnh Virus cho một số cây trồng. Nhiều công trình nghiên cứu về rệp hại đã đề cập tới các đặc điểm sinh học, đặc tính gây hại của từng loài, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sức tăng quần thể vv..., làm cơ sở cho các biện pháp phòng chống đối với chúng. Trong các biện pháp phòng chống rệp muội, biện pháp mà người trồng cam quýt quan tâm là sử dụng thuốc hoá học. Biện pháp này không những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người mà nó còn tiêu diệt rất nhiều loài thiên địch trong vườn cây cam quýt. Cây cam quýt tuy có rất nhiều loài sâu hại nhưng cũng có rất nhiều thiên địch sống trong đó, nếu chúng ta có biện pháp phòng trừ hợp lý, bảo vệ các loài thiên địch đó thì biện pháp sử dụng thuốc hoá học chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Hiện nay các nhà khoa học quan tâm đến biện pháp sinh học, đặc biệt là những kẻ thù tự nhiên - trọng điểm của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Nhiều loài kẻ thù tự nhiên đã được nghiên cứu nhân nuôi trở thành sản phẩm thương mại như tác nhân sinh học có ý nghĩa áp dụng phòng chống dịch hại có hiệu quả. ở Thái Lan hiện nay nhiều nông dân nhân nuôi thủ công bọ mắt vàng (Chrysopa sp) phòng trừ hiệu quả rệp hại rau. Một số kẻ thù tự nhiên được nhân nuôi để sử dụng trong biện pháp sinh học ở Ashaboa trong đó loài Aphisdius spp là thiên địch của loài rệp muội (2007) [6]. ở Việt Nam biện pháp sinh học trên cây có múi chưa được áp dụng một cách rộng rãi, đặc biệt là vấn đề bảo vệ nhóm kẻ thù tự nhiên chưa được người trồng cam quýt chú ý. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng kiến vàng Oecophylla smaragdina trong các vườn cam quýt là một tập quán rất lâu đời của nhiều bà con trồng cam quýt. Nhiều nhà nông trồng cam quýt cho rằng vườn cam quýt có kiến vàng trái sẽ bóng, ngọt và nhiều nước. Do có tập quán lâu đời nên nhiều nông dân có kinh nghiệm tốt trong việc nuôi và phát triển kiến vàng. Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm liên tục của trường Đại Học Cần Thơ cũng đã ghi nhận: ngoài khả năng làm gia tăng chất lượng trái, kiến vàng (Oecophylla smaragdina) còn có khả năng rất cao trong việc khống chế bọ xít hại cam (Rhynchocoris humeralis), sâu bướm phượng (Pailio spp). Bên cạnh đó, kiến vàng còn có khả năng hạn chế sự bộc phát của nhiều loài dịch hại khác như sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella), rầy chổng cánh (Diaphorina citri), rầy mềm (Toxoptera spp.), các loài nhện (Phyllocoptruta oleivora, Panonychus citri, Polygo-tarsonemus latus) và bệnh vàng lá gân xanh do vi khuẩn Liberobacter assiaticum gây ra. Do vậy, có thể sử dụng kiến vàng như một tác nhân phòng trị sinh học rất tốt trong qui trình IPM trên cam, quýt, chanh, bưởi [14]. Tuy nhiên loài thiên địch chính chuyên ăn rệp muội là ruồi bắt mồi ăn rệp (Syrphus sp). Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng và Hồ Thị Thu Giang (2005 – 2006) [13] khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ruồi bắt mồi Syrphus ribessii Linne và rệp muội gây hại trên một số cây trồng tại vùng Gia Lâm - Hà Nội năm 2005 - 2006 cho thấy: Ruồi bắt mồi Syrphus ribessii Linne là loài phổ biến và khá đa thực. Thức ăn chính của ruồi Syrphus ribessii Linne là các loài rệp muội Lipaphii erysimi Kaltenbach, Myzus pericae Sulzer, Aphis gossypii Glover, Schizaphis graminum Rondani, Brevicoryne brassicae Linne. Ruồi Syrphus ribessii Linne có sự chu chuyển từ cây vụ đông sang cây vụ xuân và vụ hè tại Gia Lâm - Hà Nội trong sự điều hoà số lượng rệp muội hại cây trồng. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đây đã góp phần hạn chế sự thiệt hại do rệp muội gây ra trong thực tiễn sản xuất cam quýt ở nước ta. Tuy vậy, cũng còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại nói chung và rệp hại nói riêng trên cam quýt, nhằm giảm bớt những tổn thất cho sản xuất, đảm bảo một nền nông nghiệp sạch và bền vững. 1.3. Mục đích của đề tài Xác định thành phần thiên địch và vai trò loài thiên địch chính của rệp muội để từ đó xây dựng các biện pháp lợi dụng chúng trong hệ thống biện pháp quản lý tổng hợp rệp hại cam quýt. 1.4. Yêu cầu của đề tài 1. Xác định thành phần thiên địch và rệp muội hại cam quýt tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội. 2. Tìm hiểu tần suất xuất hiện thiên địch của rệp muội, xác định loài thiên địch chính. 3. Xác định các đặc điểm sinh học cơ bản của loài thiên địch chính như thời gian các pha phát triển, sức ăn mồi, sự lựa chọn ký chủ (các loài rệp). 4. Xác định các đặc điểm sinh thái học cơ bản của loài thiên địch chính (nơi cư trú, ảnh hưởng của các điều kiện canh tác). 2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 2.1. Những nghiên cứu trên thế giới 2.1.1. Những nghiên cứu về rệp muội Rệp muội nằm trong tổng họ Aphidoidae (tổng họ rệp muội) thuộc bộ cánh đều Homoptera, là nhóm côn trùng chích hút nhựa cây. Nhưng hoá thạch của rệp muội (Triassoaphis cubitus) đã được biết đến từ kỷ Triassic. Điều đó cho thấy tổng họ rệp muội đã xuất hiện từ 280 triệu năm trước đây thuộc kỷ Cacbon, từ đó rệp muội được phát triển và hoàn thiện dần để trở thành các loài rệp muội ngày nay. Theo các nhà khảo cổ học cho biết hình thức sinh sản thông qua trứng không được thụ tinh của rệp muội xuất hiện vào cuối kỷ Cacbon và đầu kỷ Permian, hình thức sinh sản đơn tính chu kỳ (hình thức sinh sản đơn tính xen kẽ sinh sản hữu tính) được hình thành vào cuối kỷ Permian và được coi là kết quả của sự biến đổi thời tiết trong kỷ này. Một số đặc điểm hình dạng của rệp như: cấu trúc gân cánh, vòi và chân của rệp muội xuất hiện vào cuối kỷ Jurassis, nhưng lông đuôi và ống bụng của rệp muội thì xuất hiện muộn hơn ở kỷ Cretaceous (Shuposhnikov, 1977) [66]. Trong tổng họ rệp muội, họ rệp muội (Aphididae) là họ lớn nhất. Họ này xuất hiện muộn cùng với sự xuất hiện của họ hoa hồng (Heic, 1967) [56]. Mặc dù sự xuất hiện của họ rệp muội từ rất lâu, song sự phát hiện và quan tâm của con người với chúng mới được bắt đầu từ 1568. Brigida G vaf Mercado (1990) và Lai (1989) [59] thì rệp muội thường phát sinh ở những nước nhiệt đới. Về ký chủ đã gây hại trên 120 loài thực vật tập trung chủ yếu ở các họ Rutaceae, Rubiaceae, Anonaceae, Moraceae và Theaceae… Ký chủ chính của rệp muội là cam, quýt, chanh, chè, ca cao, cà phê… Rệp muội đen gây hại trên cam quýt chủ yếu 2 loài Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus. Rệp muội đen thường có kích thước rất nhỏ, cơ thể mềm hình quả lê, trên lưng ở phía đuôi có một đôi ống bụng, râu đầu hình sợi chỉ, chân phát triển, màu sắc đen nâu hoặc nâu đỏ, kích thước của con cái trưởng thành phổ biến dạng không cánh dài khoảng 1,7 - 2,1mm; có cánh dài 1,7 - 1,8 mm. Theo tài liệu Citrus pest a field guide (1997) [54] các tác giả đã nói về vòng đời của rệp muội từ khi sinh ra trải qua các lần lột xác thành con trưởng thành có thể mất một tuần. Cả 2 loại hình có cánh và không cánh trưởng thành đều đẻ con. Đôi cánh có phát triển hay không phụ thuộc vào yếu tố thức ăn cũng như số lượng quần thể của chúng. Chúng tấn công tất cả các cây họ cam, quýt và gây hại cho hoa, lá non, lộc non, ngọn non. Van Emden H. F (1972) [55] cho biết trên thế giới có 3805 loài rệp muội được phân bố thành 10 họ phụ. Đến 1976 Ghosh A. K đã công bố trên thế giới có hơn 4000 loài rệp muội trong đó vùng Đông Nam á có hơn 1000 loài. Đứng về phân vùng địa lý thì tổng họ rệp Aphidoidae có số loài nhiều nhất. ở Bắc Mỹ, Châu Âu, miền Trung và Đông Châu á, xong chỉ có vùng Đông Nam á là vùng có đầy đủ các nhóm trong tổng họ Aphidoidae. 2.1.2. Thiên địch của rệp muội Về thành phần thiên địch của rệp muội đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Đối với mỗi loài rệp muội tồn tại, phát triển ở từng miền sinh thái thường kéo theo một tập đoàn thiên địch riêng biệt. Người ta chỉ ra rằng thiên địch trên rệp cải ở Bungari bao gồm các loài ăn thịt chính là Episyrphus balteatus (Degeer), Sphaerophoria rueppellii (Wied.), Syrphus ribesii (Linne) và Metasyrphus corollae (F.). Thiên địch trên rệp xám Brevicoryne brassicae (L.) hại cải bắp ở Tajikistan (Liên xô cũ) gồm 20 loài trong đó đáng chú ý là các loài ăn thịt: Coccinella septempunctata (L.), Chrysoperla carnea (Steph.), Metasyrphus corollae (F.), Episyrphus balteatus (Degeer). ở ấn Độ (1981) đã công bố rệp Aphis fabae, Lipaphis erysimi, Aphis gossypii bị ong Ephedrus plagiato và Diaeretiella rapae ký sinh. Những loài rệp này cũng bị giòi ăn rệp Episyrphus balteatus (Degeer) tấn công. Thiên địch của rệp muội thuộc bộ hai cánh được xác định nằm trong hai họ là Syrphidae và Tachinidae. Các loài thuộc họ Tachinidae là các loài ký sinh. Còn các loài ruồi bắt mồi ăn rệp tập trung trong họ Syrphidae. Theo một số tài liệu, người ta đã định danh và miêu tả được 6000 loài thuộc 200 giống nằm trong 3 họ phụ của họ Syrphidae, bao gồm: Syrphinae, Microdontinae và Eristalinae. Nhiều tác giả đã nghiên cứu đánh giá vai trò thiên địch của rệp muội. Manhmoud (1983) [60] khẳng định tính chủ đạo của ruồi ăn rệp trong vai trò thiên địch đối với rệp muội. Khi đánh giá về ảnh hưởng của thiên địch trong quần thể rệp xám Brevicoryne brassicae (L.) trên hai cánh đồng, người ta thấy các loài ruồi bắt mồi ăn rệp chiếm 53,04% tổng số các loài ăn rệp so với loài đứng thứ 2 là bọ mắt vàng Chrysopa carnea (Steeph.) chiếm 29,71%. So sánh vai trò của các loài ký sinh và các loài ăn thịt rệp xám Brevicoryne brassicae (L.) hại cải bắp, các tác giả cho rằng giòi ăn rệp là quan trọng hơn nhiều so với ký sinh rệp. Kirishan và cộng tác viên (1990) [58] đã nghiên cứu vai trò của hai loài ruồi ăn rệp trong điều khiển quần thể của 3 loài rệp Brevicoryne brassicae (L.), Myzus persicae Sulzer và Lipaphis erysimi Kaltenbach. Kết quả thực nghiệm: các tác giả cho biết cả pha ấu trùng ruồi Episyphus balteatus thứ tự ăn được 209, 289, 233 con rệp/ấu trùng, còn cả pha ấu trùng của ruồi Ischiodon scutellaris thứ tự ăn được 210, 173, 218 con rệp/ấu trùng. Cũng chính tác giả cho biết thêm, tại vùng Himachal Pradesh (ấn Độ), côn trùng ăn thịt, chủ yếu là giòi ăn rệp và giòi năn (Cecidomyiidae) làm giảm 20% quần thể rệp. Mutin, V.A (2005) [61], trong hội nghị lần thứ 3 về ruồi ăn rệp, các nhà khoa học Nhật Bản cho biết đã thu thập và định danh được 630 loài có mặt ở vùng biển và trong lục địa nước này. Với 282 loài đặc hữu của vùng chiếm 44,8% trong đó 90 loài chiếm 14,3% có mặt ở cả vùng đảo và trong lục địa. Chỉ tính riêng phần lục địa thì có 12,2% loài đặc hữu và 18,3% tổng số loài đại diện cho vùng đảo. Xét riêng trong hệ động vật của Hokkaido thì có 40% loài ruồi bắt mồi đặc hữu cho vùng, đại diện cho Honshu chiếm 57% và ở Sikkoku có 58%. Sharma và Bhalla (1988) [65] đã nghiên cứu sinh học của 6 loài ruồi ăn rệp xám Brevicoryne brassicae (L.) ở ấn Độ, ấu trùng của các loài ruồi Metasyrphus confrater, Scaeva pyrastri, Macrosyrphus sp, Episyrphus balteatus, Metayrphus corollae và Ischiodon scutellais (F.) có sức ăn khá lớn. Trong suốt thời gian phát dục một ấu trùng có thể ăn được 418,8; 384,9; 268,2; 252; 235,1 và 222,8 con rệp/loài (lần lượt theo thứ tự loài). Thời gian sống của ruồi trưởng thành khi cho hút mật ong 10% là 4 – 24 ngày. Rao và CTV (1997) [63] đã đánh giá khả năng ăn mồi của Episyrphus balteatus (Deg.). Theo tác giả, trong suốt thời gian phát dục của ruồi, một ruồi ăn được tối đa 396 con rệp, số rệp bị ăn này chỉ bằng 50% số rệp mà chúng có thể ăn được khi nuôi trong phòng vì ở ngoài đồng chúng phải mất thời gian đi tìm kiếm thức ăn. ở Philippine, Alfier và Calilung (1981) [47] tiến hành nuôi sinh học ruồi bắt mồi Ichiodon scutellaris (F.) với con mồi là hai loài rệp phổ biến Melanaphis sacchari (Zhnt) và Rophalosiphum maidis (Fitch) đã xác định thời gian phát dục của các pha phát triển. Trong đó pha trứng 3 - 4 ngày, ấu trùng 5 - 7 ngày (3 tuổi), nhộng 4 - 12 ngày, trưởng thành con đực sống 7 - 8 ngày, trưởng thành con cái sống 11 - 12 ngày. Một ruồi cái đẻ được từ 32 - 51 trứng. Khả năng ăn rệp của ấu trùng tuổi 1 là 37 rệp, tuổi 2 là 50 rệp (với cả 2 loại rệp) nhưng ở tuổi 3 ăn 71 rệp mía Melanaphis sacchari (Zhnt) hoặc 58 rệp ngô Rophalosiphum maidis (Fitch). Chandler (1968), Ito & Iwao(1977), Tenhunberg & Poehling (1991) dẫn theo J.P.Sutheland, (2001) [67] khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa kích thước của tập đoàn rệp và vị trí đẻ trứng, đều quan sát thấy: con cái ruồi bắt mồi ăn rệp họ Syrphidae thích đẻ trứng ở tập đoàn rệp trẻ và tránh những cây đã bị rệp phá hại nặng. Họ giải thích điều này trên lập luận đảm bảo rằng trứng có cơ hội nở cao, không bị đào thải cùng tập đoàn rệp đã quá già. Hơn nữa, loài Epistophe nitidiollis (Syrphidae) chủ yếu được tìm thấy trên các tập đoàn rệp trẻ. Basant K Agarwala & Hironori Yasuda (2001) [48] đã xem xét mối tương tác giữa các loài bắt mồi ăn rệp. Thí nghiệm được tiến hành trên cây dâm bụt có loài rệp bông Aphis gossypii gây hại. Quan sát thấy: loài bọ cánh cứng Scymnus posticalis Sicard có mặt trên quần thể rệp Aphis gossypii Glover đầu tiên. Sau đó ấu trùng của nó cùng với ấu trùng của ruồi bắt mồi ăn rệp Eupeodes freguens (Matsumura) khống chế quần thể rệp trong 3 tuần, khi đó không có sự tham gia của các loài bọ rùa ăn thịt kích thước lớn. Sự tương tác giữa hai loài này được nghiên cứu trên sự ảnh hưởng của lớp sáp bao phủ cơ thể loài Scymnus posticalist (Matsumura). Kết quả cho thấy rằng: ấu trùng tuổi 1 lớp sáp bao phủ mỏng nhất. Từ tuổi 2 đến tuổi 4 lớp sáp dày dần lên đã chống lại sự cạnh tranh của ấu trùng ruồi bắt mồi một cách có hiệu quả. Theo Herve - Brazil (1926) ở Đông Dương có 47 loài ruồi bắt mồi ăn rệp thuộc 22 giống đã được nhận dạng. Năm 1929 người ta đã bổ sung thêm 4 loài thuộc giống Chilosia. Năm 1976 - 1979, thu được 121 loài ruồi ăn rệp ở đỉnh núi Munt la Schera (Thụy Sỹ), trong đó có gần 90% số loài di cư theo chiều gió tới. ở Cộng hoà Czech & Slovakia người ta đã thu được 63 loài ruồi ăn rệp họ Syrphidae trong đó loài Episyrphus balteatus (Degeer) là loài có số lượng cao nhất. Khi nghiên cứu ruồi ăn rệp ở cao nguyên Tien – shan & Pamir (Liên xô cũ), người ta đã thu được 101 loài, song chúng không phải đều là loài bản xứ. (Theo Pek (1982) [62]. Mới đây nhất, trong hội nghị lần thứ 3 về ruồi ăn rệp, các nhà khoa học Nhật Bản cho biết đã thu thập và định danh được 630 loài có mặt ở vùng biển và trong lục địa nước này. Với 282 loài đặc hữu của vùng chiếm 44,8% trong đó 90 loài chiếm 14,3% có mặt ở cả vùng đảo và trong lục địa. Chỉ tính riêng phần lục địa thì có 12,2% loài đặc hữu. Và 18,3% tổng số loài đại diện cho vùng đảo. Xét riêng trong hệ động vật của Hokkaido thì có 40% loài ruồi bắt mồi đặc hữu cho vùng, đại diện cho Honshu chiếm 57% và ở Sikkoku có 58% [60]. Một số tác giả cũng đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tới bản tính của ruồi Syrphus corollae (F.), họ kết luận rằng ruồi mới vũ hoá thích vùng tối hơn, trong khi đó con đực 4 - 8 ngày tuổi thích vùng trắng hơn vùng có 2 màu, còn con cái 2 ngày tuổi thích vùng có tương phản ánh sáng cao, con đực 8 - 10 ngày tuổi thích vùng tối đồng màu. Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái của ruồi bắt mồi ăn rệp tập trung vào hình dạng vân, màu sắc cơ thể của ruồi trưởng thành. Đây là các đặc điểm chủ yếu đã và đang được sử dụng để định loài. Bên cạnh phương pháp chủ đạo này, ngày nay nhiều nhà khoa học đề cập đến sự kết hợp giữa phương pháp so sánh hình thái với phân tích bộ gen. Vì cho rằng một số loài ruồi ăn rệp phổ biến có tính mềm dẻo trong biểu hiện kiểu hình. Graham J. Hollaway [48] cùng các đồng nghiệp của mình đã tiến hành quan sát trên ruồi bắt mồi Episyrphus balteatus De Geer và 3 loài Metasyrphus thì thấy hình dạng, màu sắc các vân trên cơ thể ruồi trưởng thành có sự thay đổi theo mùa. Điều này được lý giải dựa trên giả thuyết “Sự thay đổi màu vân cơ thể có liên quan và ảnh hưởng tới khả năng điều hòa thân nhiệt của động vật”. Tuy nhiên, sự thay đổi này không phải bị chi phối bởi một yếu tố duy nhất là nhiệt độ môi trường mà còn nhiều yếu tố khác. Ví dụ, ở một số loài ruồi thuộc họ Syrphidae, thời gian phát dục của pha nhộng quyết định cuối cùng tới màu vân trên cơ thể của ruồi trưởng thành (Heal, 1979, 1981, Ottenheim và cộng tác viên, 1995). Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa kích thước của tập đoàn rệp và vị trí đẻ trứng, Chandler (1968), Ito & Iwao(1977), Tenhunberg & Poehling (1991) (dẫn theo J.P. Sutheland, 2001 [65] đều quan sát thấy: con cái ruồi bắt mồi ăn rệp họ Syrphidae thích đẻ trứng ở tập đoàn rệp trẻ và tránh những cây đã bị rệp phá hại nặng. Họ giải thích điều này trên lập luận đảm bảo rằng trứng có cơ hội nở cao, không bị đào thải cùng tập đoàn rệp đã quá già. Hơn nữa, loài Epistrophe nitidiollis (Syrphidae) chủ yếu được tìm thấy trên các tập đoàn rệp trẻ. Sương mật từ rệp là một tín hiệu cho ruồi nhận biết để bắt đầu đẻ trứng bên cạnh hoặc lên trên tập đoàn rệp. Hood Hendeson (1982) đã tiến hành thí nghiệm và rút ra mấu chốt của vấn đề đó là sự xuất hiện của amino axit và đường trong sương mật - các chất có tính hấp dẫn đối với ruồi. Một thí nghiệm khác, làm tăng hàm lượng sương mật lên thì thấy trứng ruồi được đẻ nhiều hơn ngay cả khi mật độ rệp tại đó thấp. Cũng nghiên cứu về vị trí đẻ trứng của con cái, tác giả Scholz và Poehling (1999) cho biết, con cái có khả năng nhận diện được nơi có mật độ rệp cao cũng như nơi có mật độ rệp thấp. Trên thực tế, con cái thích đẻ trứng ở nơi có mật độ rệp cao. Markhmoor và Verma (1989) khi nghiên cứu sinh học của loài ruồi Metasyphus confrater (Wied), các tác giả nhận thấy mối quan hệ khá chặt giữa đỉnh cao về mật độ của rệp xảy ra vào tuần cuối tháng 4 và đầu tháng 5 với sự xuất hiện của kẻ thù thấy trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 9,1 - 14,30C, ẩm độ 75% (tháng 9 đến tháng 2 năm sau) con cái đã giao phối và có thời gian đẻ trứng là 21 ngày, thời gian thế hệ là 52,6 ngày. Khi nhiệt độ 13,6 - 19,40C, ẩm độ 65% (tháng 2 đến tháng 4) con cái đã giao phối và có thời gian đẻ trứng là 12 ngày, thời gian thế hệ là 34,74 ngày. Số lượng trứng đẻ là 17,34 trứng trong mùa đông và 56,3 trứng trong mùa hè. Các tác giả cũng kết luận rằng khả năng ăn rệp của giòi thay đổi theo các tháng trong năm. Sandersw (1981) đã nghiên cứu bản năng đẻ trứng của ruồi Syrphus corollae (F.) và thấy con cái thích đẻ trứng vào quần thể rệp ở những lá nằm ngang gần giữa hơn ở lá dưới. Nếu có hai quần thể rệp tương tự nhau thì vị trí ưu tiên bao giờ cũng nằm ở mặt dưới của lá hơn là mặt trên của lá. Màu đen và hơi đen có tính hấp dẫn cao hơn cho hoạt động đẻ trứng của ruồi đặc biệt là cho vị trí đẻ. Xuất hiện trên tập đoàn rệp cùng ruồi bắt mồi còn có bọ rùa, chuồn chuồn cỏ… Sự cạnh tranh về thức ăn tất yếu xảy ra. Basant K. Agarwala & Hironori Yasuda [47] đã xem xét mối tương tác giữa các loài bắt mồi ăn rệp. Thí nghiệm được tiến hành trên cây dâm bụt có loài rệp bông (Aphis gossypii) gây hại. Quan sát thấy: loài bọ cánh cứng Scymnus posticalis Sicard có mặt trên quần thể rệp Aphis gossypii Glover đầu tiên. Sau đó ấu trùng của nó cùng với ấu trùng của ruồi bắt mồi ăn rệp Eupeodes freguens (Matsumura) khống chế quần thể rệp trong 3 tuần, khi đó không có sự tham gia của các loài bọ rùa ăn thịt kích thước lớn. Sự tương tác giữa hai loài này được nghiên cứu trên sự ảnh hưởng của lớp sáp bao phủ cơ thể loài Scymnus posticalist (Matsumura). Kết quả cho thấy rằng: ấu trùng tuổi 1 lớp sáp bao phủ mỏng nhất. Từ tuổi 2 đến tuổi 4 lớp sáp dày dần lên đã chống lại sự cạnh tranh của ấu trùng ruồi bắt mồi một cách có hiệu quả. Không chỉ có sự cạnh tranh về thức ăn với các loài thiên địch ăn rệp khác mà ruồi ăn rệp cũng bị ong ký sinh bậc hai. Đây chính là mặt hạn chế của ruồi bắt mồi ăn rệp đã được Rotheway nêu ra từ 1984 [63]. Rotheway cho rằng hầu hết các loài ruồi bắt mồi đều bị ong ký sinh. 2.2. Những nghiên cứu trong nước 2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần và đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp muội hại cây trồng Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của rệp muội đen (Aphis craccivora Kock), Nguyễn Thị Kim Oanh, Lê Văn Ninh (2007) [31] cho thấy: Rệp muội đen Aphis craccivora Kock có hai loại hình: rệp cánh ngắn và rệp cánh dài. Loại hình cánh dài có chiều dài là 1,33 - 1,93 mm, rộng 0,67 - 1,00 mm; loại hình cánh ngắn có chiều dài là 1,3 - 1,8 mm, rộng 0,9 - 1,05 mm. Cơ thể có màu đen bóng hơi ngả nâu, mép trước trán phẳng, râu có 6 - 7 đốt, các râu gần gốc có màu tối, gần ngọn có màu nâu hơi xanh, phần ngọn đốt râu cuối dài hơn nhiều phần so với phần gốc của nó. Về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của rệp muội Aphis craccivora Kock: bắt rệp muội tuổi 1 nuôi trên lá lạc non ở 3 ngưỡng nhiệt độ 20oC; 25oC; 30oC. Rệp non có bốn tuổi. Thời gian trưởng thành trước đẻ khoảng một ngày. Thời gian vòng đời tương đối dài từ 7,6 - 9,1 ngày. Thời gian trưởng thành là từ 6,9 - 7,4 ngày. Tuổi thọ của rệp muội đen trung bình là từ 14,5 - 15 1 ngày. Khi nghiên cứu về rệp muội, Quách Thị Ngọ (2000) [26] đã tiến hành điều tra trên 30 loại cây trồng bao gồm: Cây lương thực, cây thực phẩm, cây công._. nghiệp, cây ăn quả, cây cảnh... thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và phụ cận, một số tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc và đặc biệt là các tỉnh ngoại thành Hà Nội. Kết quả thu thập được 45 loài rệp muội và đã xác định được tên 32 loài thuộc 5 họ phụ. Tác giả cho biết thêm rằng, trong 32 loài đã xác định được tên thì có 7 loài là những loài rất phổ biến: Aphis craccivora Kock, Aphis glycines Mats, Aphis gossypii Glover, Rhopalosiphum maidis Fich, Brevicoryne brassicae Linne, Myzus persicae Sulzer, Ceratovacuna lanigera Zehnther. Nguyễn Thị Kim Oanh (2002) [29] nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài rệp xanh đen (Pleotrichophorus chrysanthemi Theobadld) trên cây hoa cúc ở Hà Nội, tác giả cho biết: rệp xanh đen là loài gây hại hoa khá nặng. Các pha phát dục của rệp non (4 tuổi) và rệp trưởng thành. Vòng đời của rệp ở nhiệt độ 25oC dài hơn ở 30oC, tuổi thọ của rệp ở 25oC lại ngắn hơn ở 30oC. Rệp có khả năng sinh sản cao ở 25oC (18,6 con/rệp mẹ) và thời gian sinh sản dài (6 - 7 ngày), còn ở nhiệt độ 30oC khả năng sinh sản thấp hơn và thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Mật độ rệp và tỷ lệ rệp bị ong ký sinh cao ở cuối vụ hoa. Rệp chủ yếu bị ký sinh bởi ong Lysiphlebuss sp. Theo Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Văn Hai (2006) [14] nghiên cứu về rệp muội hại cây có múi ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: loài rệp muội Toxoptera aurantii và T.citricidus có đặc điểm cả hai loài đều có hình trái lê màu đen, nâu đen hoặc nâu đỏ, bóng. Kích thước của thành trùng cái (không cánh - dạng phổ biến) dài khoảng 1,7 - 2,1 mm. Thành có cánh dài 1,7 - 1,8 mm. Phần đuôi của Toxoptera aurantii có 8 - 19 lông nhỏ, T.citricidus có đến 25 - 40 lông nhỏ, râu đầu của Toxoptera aurantii có nhiều dải nối giữa các đốt, trái lại T.citricidus chỉ có duy nhất một dải nối lồi ở giữa chiều dài của các đốt râu. Rệp muội chủ yếu sinh sản đơn tính, đẻ con. Trên cam, quýt, chanh, bưởi rệp còn gây hại bằng cách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo còi cọc, không phát triển. Ngoài ra rệp còn tiết ra mật ngọt làm cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái hai loài rệp muội là rệp xám Brevicoryne brassicae Linne và rệp đào Myzus persicae Sulzer, các tác giả Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa (2005) [28] cho biết: rệp non của rệp xám và rệp đào đều có 4 tuổi, vòng đời ngắn thường từ 5,6 - 12,75 ngày. Rệp xám phát sinh trên đồng ruộng quanh năm, riêng có rệp đào phát sinh theo mùa. Rệp xám có 2 đỉnh cao: Đỉnh cao thứ nhất thường vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, phá trên cải bắp muộn. Mật độ đạt trên 514 - 1461,3 con/m2. Đỉnh cao thứ 2 vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 phá trên cải canh, cải trắng và cải bắp vụ sớm, mật độ thay đổi từ 154 - 1271,5 con/m2. Rệp đào có 1 đỉnh cao thường vào cuối tháng 2 đến đầu hoặc giữa tháng 3 với mật độ 605,3 – 1220,1 con/m2. Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [30] rệp muội nằm trong tổng họ Aphidoidae (tổng họ rệp muội) thuộc bộ cánh đều Homoptera là nhóm côn trùng chích hút nhựa cây. Các loài rệp muội đều có nguồn gốc ôn đới, chính vì vậy rệp muội vùng ôn đới phong phú hơn nhiều so với vùng nhiệt đới. Tại vùng ôn đới rệp muội có chu kỳ phát triển hàng năm phức tạp, chúng thường trải qua 5 loại hình: Rệp mẹ nguồn mùa xuân, rệp di cư mùa xuân, rệp trinh nữ đẻ con mùa hè, rệp di cư mùa thu, rệp đực và cái sinh sản hữu tính đẻ trứng qua đông. Nguyễn Viết Tùng (1992) [40] rệp muội (thuộc họ Aphididae) là nhóm côn trùng chích hút có tác hại to lớn và sâu sa đến năng suất và phẩm chất nhiều loại cây trồng thông qua sự gây hại trực tiếp cũng như vai trò của môi giới truyền bệnh Virus của chúng. ở vùng đồng bằng Sông Hồng nhóm sâu hại này khá phổ biến, rất hiếm loại cây trồng nào không bị rệp muội gây hại. Cho đến nay việc phòng chống chủ yếu vẫn dựa vào thuốc hoá học. Biện pháp đơn độc này đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái đồng ruộng. Vũ Ngọc Thuấn (1996) [35] cho rằng tác hại những loài rệp muội ngày càng to lớn và nhanh chóng, vì rệp muội sinh sản đơn tính đẻ con tuỳ khẳ năng, sinh sản không lớn nhưng với vòng đời ngắn ngủi nên chúng có khẳ năng tích luỹ số lượng lớn, mật độ tăng nhanh và gây hại lớn. Rệp muội hút chất dinh dưỡng của cây, làm cho lá non, ngọn non biến dạng, hoa quả bị rụng, phẩm chất năng suất giảm. Hơn thế nữa một số loài còn là môi giới truyền bệnh Virus cho một số cây trồng. Trương Khắc Minh (2007) [24] khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài rệp đen Aphis craccivora trên cây lạc ở Thanh Hoá cho biết: Các pha phát dục của rệp gồm rệp non (4 tuổi) và rệp trưởng thành. Vòng đời trung bình của rệp là 8,97 ± 0,56 ngày ở nhiệt độ 16,6 - 24,2 0C. Sức sinh sản là 12,23 ± 1,57 con/rệp mẹ và thời gian sinh sản dài (6 - 10 ngày). Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [30] rệp thường tập trung gây hại ở lá non và ngon non cây cam, chanh hoặc trên đỉnh hoa làm cho lá bị cuốn lại ghồ ghề, ngọn xoắn. Khi mật độ rệp cao nó có thể nằm cả mặt trên, mặt dưới của lá non, ngọn non và còn bám cả phần thân. Rệp thường tạo một lớp muội đen phủ trên các lá, ngọn cây cam chanh. ở giai đoạn cây có hoa, quả rệp gây hại làm hoa bị thui hoặc quả bị rụng non. Rệp xuất hiện phổ biến ở các vùng trồng cam chanh ở Việt Nam. Loài Aphid nerri thường bám ở phần thân còn non và Aphid gossypii xuất hiện rải rác ở mặt dưới của lá bánh tẻ và thường vào khoảng tháng 3 - 4 trong năm. Nguyễn Văn Huỳnh, Vũ Thanh Hoàng (1997) [20] rệp muội đen là loài côn trùng rất nhỏ chiều dài 2mm mầu nâu đen có chân màu phợt, thường sống tập trung thành quần thể rất đông, ở các đọt non chúng hút chất nhựa cả chất kích thích sinh trưởng ở đầu ngọn làm chồi non và lá non không phát triển được, phân của chúng thải ra quyến rũ kiến đến cộng sinh và lớp nấm mồ hóng đến phủ đen phát triển trên mặt lá làm giảm khẳ năng quang hợp. Hơn nữa rệp cam chanh cũng như các loài rệp khác có thể truyền bệnh Virus qua sự trích hút của chúng, đặc biệt loài này là tác nhân truyền “Tristera” rất quan trọng ở các nước có dùng cam đắng làm gốc ghép trong điều kiện bình thường của vùng nhiệt đới, rệp cam chanh cũng như các loài rệp khác thuộc họ Aphididae thường không có cánh và đẻ rất nhanh trong một thời gian ngắn. Sau đó khi hết thức ăn hay mật độ qua đông chúng sẽ mọc cánh, bắt cặp rồi chuyển đi tìm nguồn thức ăn mới để đẻ con và tạo thành một quần thể mới. Kiến lửa, kiến cao cẳng, kiến hôi thường hay đến cộng sinh với các loài rệp này để ăn chất mật ngọt do rệp thải ra và đồng thời bảo vệ chúng xua đuổi các côn trùng, do đó sự có mặt của các loài kiến này trên cây đánh dấu sự tấn công của rệp muội đen trên cây. Không cần phải trị gì cả vì thiệt hại không lớn và các loài thiên địch của chúng như bọ rùa, giòi thuộc họ Syrphidae thường phát triển rất mạnh để khống chế chúng trước khi chúng lan rộng. Trong trường hợp cây còn bị rệp tấn công phá hoại, mật độ rệp quá cao có thể phun một lần thuốc trừ rệp thông thường. Cao Văn Chí (2008)[3]. Trong vụ xuân 2008 tại Xuân Mai - Hà Nội và Cao Phong - Hoà Bình, đã thu thập được 5 loài rệp muội là Aphis spiraecola Patch (Aphis citricola Van Der Goot), Aphis nerri Boyer de Fon, Aphis gossypii Glover, Toxoptera aurantti (Boyer de Fon), Myzus persicae (Sulzer). Trong đó loài rệp muội xanh Aphis spiraecola Patch là loài gây hại phổ biến với mật độ rất nhiều (Tần xuất bắt gặp > 40%) trên cây cam Xã Đoài tại Xuân Mai - Hà Nội; gây hại với mật độ trung bình (Tần xuất bắt gặp 10 - 40%) trên cây Bưởi Diễn, cam Đường Canh tại Xuân Mai - Hà Nội và cây cam Xã Đoài tại Cao Phong - Hoà Bình. Các loài rệp muội khác xuất hiện với mật độ ít và rất ít trên các cây có múi tại hai điểm điều tra. Rệp muội xanh Aphis spiraecola Patch bắt đầu xuất hiện vào trung tuần tháng 2, trên cây cam Xã Đoài mật độ rệp muội xanh cao vào trung tuần đến cuối tháng 3; tại Xuân Mai - Hà Nội là 664,75 ± 184,78 con/1lộc non đến 678,68 ± 182,86 con/1 lộc non; tại Cao Phong - Hoà Bình là 325,98 ± 80,33 con/1 lộc non đến 329,75 ± 71,72 con/1 lộc non. Sau đó mật độ rệp giảm dần vào đầu tháng 4. Trên các cây Bưởi Diễn, cam Đường Canh mật độ rệp xuất hiện rất ít ở các điểm điều tra. Qua kết quả trên chúng tôi thấy rệp muội xanh xuất hiện và gây hại chủ yếu trùng với đợt lộc xuân của cây Bưởi Diễn, cam Xã Đoài, cam Đường Canh. ở các nhiệt độ nuôi khác nhau, số con đẻ ra và thời gian đẻ con của rệp muội xanh là khác nhau. ở nhiệt độ 200C một rệp mẹ đẻ được 11,93 con và thời gian đẻ con của rệp trưởng thành là 5,53 ngày, ở nhiệt độ 250C rệp đẻ được 12,17 con/rệp mẹ và thời gian đẻ con là 5,23 ngày. Còn ở nhiệt độ 300C là 9,10 con/rệp mẹ, thời gian đẻ con là 6,27 ngày. Rệp muội xanh hại nhiều nhất trên các lộc non, trên lộc bánh tẻ rệp xuất hiện rất ít và hầu như không xuất hiện trên lộc già ở cả hai điểm điều tra. 2.2.2. Những nghiên cứu về thiên địch của rệp muội Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng và Hồ Thị Thu Giang (2005 – 2006) [13] khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ruồi bắt mồi Syrphus ribessii Linne và rệp muội gây hại trên một số cây trồng tại vùng Gia Lâm - Hà Nội năm 2005 - 2006 cho thấy: Ruồi bắt mồi Syrphus ribessii Linne là loài phổ biến và khá đa thực. Thức ăn chính của ruồi Syrphus ribessii Linne là các loài rệp muội Lipaphii erysimi Kaltenbach, Myzus pericae Sulzer, Aphis gossypii Glover, Schizaphis graminum Rondani, Brevicoryne brassicae Linne. Ruồi Syrphus ribessii Linne có sự chu chuyển từ vụ đông sang cây vụ xuân và vụ hè tại Gia Lâm - Hà Nội trong sự điều hoà số lượng rệp muội hại cây trồng. Nghiên cứu về thiên địch của rệp muội, Phạm Văn Lầm (2005) [21] đã tiến hành điều tra thu thập thiên địch của rệp muội hại cây trồng ở nhiều nơi trong nhiều năm. Tác giả đã xác định được 52 loài thiên địch của một số loài rệp muội hại cây trồng. Chúng thuộc 4 bộ côn trùng Coleoptera, Diptera, Hymenoptera, Neuroptera. Tác giả cũng nhận định: giòi ăn rệp có vai trò rất lớn trong hạn chế số lượng của rệp muội màu đen (Aphis craccivora Kock). Theo Nguyễn Hữu Huân (2006) [14] khi nghiên cứu về quản lý dịch hại trên cây có múi đã kết luận: có rất nhiều loài thiên địch trên rệp muội như: bọ rùa (Coccidae), ruồi ăn rệp (Syrphidae), các loại kiến sư tử (Chrysops) và các loại ong ký sinh khác nhau. Các loài này có thể khống chế đến 95% mật độ rệp muội trong điều kiện tự nhiên. Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [30] khi nghiên cứu ảnh hưởng của kẻ thù tự nhiên trên rệp muội đã xác định được 20 loài thiên địch của 6 loài rệp muội: Bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabricius), bọ rùa đỏ (Micraspis vincta Gorrha), bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata Fabricius), bọ rùa (Harmonia sp), bọ rùa 6 vằn (Menochilus sexmaculatus Fabricius), bọ rùa 4 chấm (Menochilus quadriplagitus Swartz), bọ rùa 2 mảnh đỏ (Lemnia biplaiata Swartz), bọ rùa 10 chấm (Lemnia bissellata Mulsant), bọ rùa chữ nhân (Coccinella transversalis Fabricius), bọ rùa vàng mai rùa (Oenopia sauziti Mulsant), bọ rùa (Ileleis sp), ruồi ăn rệp (Ischiodon scutellaris Fabr), ruồi ăn rệp (Epistrophe balteata De Geer), ong ký sinh (Aphidius sp), ong ký sinh (Perilampus sp), ong ký sinh (Prospaltella berlesei Howard), ong ký sinh (Blastothrix kermivora Ishii), ong ký sinh (Anicetus sp), ong ký sinh (Lysiphlebus japonicus Ashmead), ong xanh (Tetrastichus sp). Saing Sophath (2004) [33] nghiên cứu khả năng ăn rệp muội của bọ rùa 6 vằn trên cây bưởi cho thấy: mỗi con bọ rùa 6 vằn có thể ăn từ 17,3 - 22,6 con rệp/ngày. Nguyễn Viết Tùng (1990) [39] đã thu thập được 7 loài ruồi ăn rệp: Paragus crenulatus Thomson, Ischiodon scutellaris Fabricius, Epistrophe balteata Degeer, Ischyrosyrphus glaucius Linne, Melanostoma sealare, Syrphus searius Weide mann, Paragus tibialis Fallen. Hà Quang Hùng và cộng tác viên (2004) [16] điều tra trên 7 loại cây trồng vùng Hà Nội, đã thu thập và xác định được 7 loài ruồi ăn rệp họ Syrphidae: Clythia sp, Syrphus confrater Weide mann, Syrphus ribesii Linne, Megasphis zonata Fabricius, Episyrphus balteatus Degeer, Ischiodon scutellaris Fabricius, Paragus quadrifaciatus Meigen và đã nuôi sinh học 1 loài phổ biến nhất là Syrphus ribesii Linne. Nguyễn Thị Kim Oanh (2002) [29] đã thu thập được 2 loài ruồi bắt mồi ăn rệp: Ischiodon scutellaris Fabricius, Epistrophe cinctella Zett khi nghiên cứu về rệp muội. Lần đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Văn Huỳnh và Phan Văn Biết (2005) [19] đã tiến hành điều tra thành phần loài, đánh giá khả năng ăn rệp và khảo sát chu kỳ sinh trưởng của một số loài phổ biến trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả thu được 19 loài ruồi ăn rệp thuộc họ Syrphidae trên các loại cây ăn quả, cây hoa màu và cây dại ven đường. Tuy nhiên, chỉ một số loài tìm được ấu trùng trong quần thể rệp là Ischiodon scutellaris, Paragus crenulatus, Eristalis sp., Episyrphus sp. và Dideopsis aegrotus Fabricius. Ba loài phổ biến nhất cũng là ba loài được khảo sát về chu kỳ sinh trưởng và khả năng ăn rệp với ba loài rệp Aphis gossypii Glover, A.cracciora Khoch và Toxoptera citricidus. Kết quả được ghi nhận: Ischiodon scutellaris, Paragus crenulatus, Dideopsis aegrotus có vòng đời rất ngắn khoảng 3 tuần và khả năng ăn rệp trong điều kiện nhà lưới của chúng rất cao, ví dụ như Dideopsis aegrotus sau 48 giờ, ở điều kiện nhiệt độ T = 27 - 300 C, độ ẩm RH = 67 - 75%, ruồi ăn trung bình 205,51 con rệp. Cũng nghiên cứu về vai trò của ruồi ăn rệp họ Syrphidae trong quần thể rệp muội hại cây trồng, các tác giả Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa (2005) [28] đã đưa ra nhận định: trên đồng ruộng cải bắp, thuốc lá ít phun thuốc trừ sâu, ấu trùng ruồi ăn rệp có khả năng hạn chế mật độ rệp từ 20,1 - 89,3%. Trên quần thể rệp đậu có tỷ lệ số dòi tuổi 2 - 3 trên số rệp muội là 1/45 thì không cần phòng trừ. Hồ Thị Thu Giang, Hà Quang Hùng, Nguyễn Thị Kim Oanh, Trần Đình Chiến, Lê Ngọc Anh (2006 - 2007) [7] khi nghiên cứu thành phần ruồi ăn rệp bộ Diptera trên đậu rau và rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm - Hà Nội trong 2 năm 2006 - 2007 đã thu thập được 7 loài ruồi ăn rệp thuộc 2 họ Chamaemyidae và Syrphidae. Trong đó loài Syrphus ribesii Linne và Leucopis sp. xuất hiện với mức độ phổ biến cao. Xuất hiện với mức độ phổ biến trung bình là các loài ruồi Syrphus confrater Wiedemann, Ichiodon scutellaris Fabricius, Episyrphus balteatus de Geer, Paragus quadrifaciatus Meigen. Loài Megasphis zonata Fabricius rất ít phổ biến trên ruộng. Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng, (2007) [12] nghiên cứu khả năng ăn rệp của ruồi Syrphus ribesii Linne và Clythia sp. cho thấy: với ruồi ăn rệp Syrphus ribesii Linne, ở giai đoạn ấu trùng ăn tất cả các loài rệp muội và trong đợt nuôi thứ nhất cả giai đoạn ấu có thể tiêu thụ 253,86 rệp/6 ngày (trung bình 1 giòi ăn 39,55 rệp trên ngày), đợt nuôi thứ 2 ăn là 218,10 rệp/6 ngày (trung bình 1 giòi ăn 35,54 rệp/ngày), đợt nuôi thứ 3 ăn là 188,69 rệp/6 ngày (trung bình 1 giòi ăn 31,51 rệp/ngày). Đối với ruồi Clythia sp. ăn rệp đen ở đợt nuôi thứ nhất cả giai đoạn ấu trùng ăn hết 78,95 ± 3,08 (trung bình 1 giòi ăn 17,14 ± 0,88 rệp/ngày), đợt nuôi thứ 2 ăn 79,80 ± 3,73 (trung bình 1 giòi ăn 17,47 ± 0,54 rệp/ngày), đợt nuôi thứ 3 ăn 77,50 ± 4,45 (trung bình 1 giòi ăn 16,89 ± 1,07 rệp/ngày). Hà Quang Hùng, Bùi Minh Hồng (2008) [18]. Miêu tả đặc điểm các loài ruồi ăn rệp muội thuộc họ Syrphidae: Clythia sp, Syrphus ribesii Linne, Syrphus conferater Wiedemann, Megasphis zonata Fabricius, Paragus quadrifaciatus Meigen, Episyrphus balteatus de Geer, Ichiodon scutellaris Fabricius, Ischyrosyrphus glaucius Linnaeus, Dideoides lata Coquillett. Cao Văn Chí (2008) [3] khi nghiên cứu về thành phần thiên địch trên rệp muội hại cây có múi đã thu được 7 loài thiên địch ăn rệp muội xanh là Micraspis discolor Fabricius, Menochilus sexmaculatus Fabricius, Lemnia biplagiata Swartz, Coccinella transversalis, Micrapis satoi Fabr, Syrphus ribesii Linne, Episyrphus balteatus De Geer. Trong 7 loài có 5 loài bọ rùa thuộc họ Coccinellidae, bộ Cleoptera; 2 loài ruồi ăn rệp thuộc họ Diptera, bộ Syrphidae. Loài ruồi Syrphus ribesii Linne và bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius là hai loài thiên địch chính có mặt thường xuyên trên rệp muội xanh hai cây có múi. Ruồi Syrphus ribesii Linne có khoảng vòng đời trung bình (khoảng 24,22 - 24,36 ngày). Thời gian các pha phát dục dao động trong khoảng: pha trứng 2,73 - 2,87 ngày; pha ấu trùng khoảng 7,13 ngày; pha nhộng 7,79 - 7,83 ngày; pha trưởng thành 6,53 - 6,57 ngày. Khả năng tiêu diệt con mồi của ấu trùng ruồi Syrphus ribesii Linne và ấu trùng bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius là khá lớn. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng ấu trùng hai loài này thích vật mồi là rệp muội xanh hơn là rệp muội đen. Cụ thể là ở lần nuôi thứ nhất cả 3 tuổi của một ruồi Syrphus ribesii Linne ăn tổng số 184,70 con rệp muội xanh trong khi chỉ ăn 151,10 con rệp muội đen; cả 4 tuổi của một bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius ăn tổng số 134,2 con rệp muội xanh trong khi chỉ ăn 66,8 con rệp muội đen. Lần nuôi thứ 2 cũng tương tự với số rệp muội xanh và rệp muội đen bị cả 3 tuổi ấu trùng loài ruồi Syrphus ribesii Linne ăn theo thứ tự là 176,70 và 148,80 con rệp; cả 4 tuổi ấu trùng loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius ăn theo thứ tự là 101,5 và 76,9 con rệp. Loài ruồi Syrphus ribesii Linne và bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius có khẳ năng ăn được nhiều loài rệp muội khác nhau hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1 Địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi và khu vực thị trấn Xuân Mai - huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. 3.2. Thời gian thực hiện đề tài Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 07 năm 2009. 3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Rệp muội hại cây cam quýt - Thành phần thiên địch trên rệp muội hại cam quýt - Loài thiên địch chính trên rệp muội hại cam quýt 3.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên cây cam quýt tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi và khu vực thị trấn Xuân Mai - huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội như: cam Xã Đoài, Bưởi Diễn, cam Đường Canh và một số cây trồng khác. 3.4. Dụng cụ nghiên cứu - Hộp thuỷ tinh, lọ đựng mẫu, đĩa petri, lam kính - Vợt bắt trưởng thành, bút lông, bình tam giác - Cồn 900, kim côn trùng, ống nghiệm nhỏ, bông thấm nước - Kính lúp tay điều tra ngoài đồng - Lọ nhựa đục lỗ để giữ trưởng thành ngoài đồng - Hôp nhựa nuôi sâu, giấy lọc - Sổ ghi chép số liệu điều tra, số liệu thí nghiệm - Mật ong, đường, lồng lưới hoặc vải màn 3.5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, thu thập thành phần thiên địch và rệp muội trên cây cam quýt tại thị trấn Xuân Mai - huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. - Đánh giá tần suất xuất hiện thiên địch trên rệp muội, xác định loài thiên địch chính trên rệp muội. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học cơ bản của loài thiên địch chính như: thời gian của các pha phát triển, sức ăn mồi, sự lựa chọn ký chủ (các loài rệp). - Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học cơ bản của loài thiên địch chính (nơi cư trú, ảnh hưởng của các điều kiện canh tác...). 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu 3.5.2.1. Phương pháp điều tra thành phần thiên địch và rệp muội Để thực hiện việc điều tra thu thập thành phần thiên địch và rệp muội trên cam quýt chúng tôi dựa vào phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập I và III – Viện Bảo vệ thực vật (1997, 2000) [42] [43], cụ thể như sau: 3.5.2.1.1. Phương pháp điều tra thành phần rệp muội - Xác định khu vực điều tra rệp muội: tiến hành điều tra thành phần rệp muội trên cam quýt ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh tại các vườn trồng cam quýt khu vực Xuân Mai. - Điều tra định kỳ 7 ngày một lần theo 5 điểm chéo gốc. Mỗi điểm điều tra 5 cây nhỏ hoặc 1 cây lớn. Mỗi cây điều tra 3 tầng tán (trên, giữa, dưới), 4 hướng (đông, tây, nam, bắc). Mỗi cây điều tra 12 lộc non và phân làm 5 cấp hại như sau: + Cấp 0: Không có rệp. + Cấp 1: Rệp xuất hiện lẻ tẻ, rải rác, không quá 1/4 diện tích lộc non. + Cấp 2: Mật độ rệp xuất hiện chưa dày đặc, diện tích lộc non có rệp 1/4 – 1/2. + Cấp 3: Mật độ dày đặc, lộc non bị hại nặng, diện tích lộc non có rệp 1/2 – 3/4. + Cấp 4: Mật độ dày đặc, lộc non bị hại rất nặng, diện tích lộc non có rệp là > 3/4. - Mỗi lần điều tra cần ghi chép đầy đủ về tình hình sinh trưởng của cây, những thay đổi về khí hậu thời tiết, chăm sóc... Nếu vào các đợt rệp xuất hiện rộ cần điều tra bổ sung thêm. 3.5.2.1.2. Phương pháp điều tra thành phần thiên địch trên rệp muội Điều tra thành phần thiên địch của rệp muội hại cam quýt ngay trong đợt lộc thu để xác định loài thiên địch chính thuộc nhóm bắt mồi, ký sinh hay vật gây bệnh. Khi sang lộc xuân có cơ sở để thực hiện nghiên cứu đề tài. - Chọn địa điểm điều tra thành phần thiên địch, mức độ hiện diện của chúng phụ thuộc vào tình trạng của tập đoàn rệp hại để đánh giá mức độ phổ biến của thiên địch; có thể chọn 3 - 5 địa điểm điều tra. Trong điều tra thành phần, địa điểm điều tra không cần cố định. - Lịch điều tra 7 ngày 1 lần. - Phương pháp điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 cây nhỏ hoặc 1 cây lớn và điều tra tự do ngẫu nhiên. + Quan sát bằng mắt để phát hiện các loài thiên địch, theo dõi các hoạt động của chúng (đẻ trứng, giao phối, săn mồi, đang tìm vật chủ...). + Thu mẫu rệp muội (nếu có) đã bị chết do các nguyên nhân khác nhau. + Vợt bắt những thiên địch biết bay hoặc thu bắt bằng tay đối với những thiên địch hoạt động chậm chạp. + Đối với cây cao dùng những dụng cụ chuyên dùng hứng phía dưới và khua đập, rung tán lá để thu bắt những loài thiên địch rơi xuống. Để có thành phần các loài bắt mồi ăn thịt, khi điều tra thực địa cần thu bắt tất cả các đối tượng nghi là bắt mồi ăn thịt rệp hại mang về phòng thí nghiệm. Nếu đối tượng thu thập ở tất cả các pha trước trưởng thành (trứng, ấu trùng, nhộng) thì phải nuôi đến khi trưởng thành để lấy mẫu làm tiêu bản phục vụ cho việc xác định tên khoa học của chúng. Để có kết luận loài thu được là bắt mồi ăn rệp hại cần dựa vào cơ sở sau: * Quan sát trực tiếp hoạt động săn mồi của nó ở thực địa. * Kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó ở trong nước và ngoài nước. *Tiến hành thử tính ăn mồi của các loài mới thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm. * Về điều tra thu thập thành phần ký sinh trên rệp muội cần tiến hành như sau: Đối với các ký sinh ấu trùng thì phải thu thập pha ấu trùng của rệp muội đem về phòng thí nghiệm nuôi theo dõi, sử dụng lộc non của cây cam quýt để nuôi. ấu trùng được nuôi cho đến khi chúng hoàn toàn phát dục (nếu chúng không bị ký sinh) hoặc ra ký sinh. ở pha trưởng thành của rệp muội nếu thấy có hiện tượng nghi là ký sinh cũng mang về nuôi để lấy ký sinh. Để có thành phần sinh vật gây bệnh cho rệp muội, khi điều tra thực địa tiến hành thu những cá thể rệp muội đã bị chết hoặc do triệu chứng bị bệnh đem về phòng thí nghiệm tiếp tục theo dõi. Từ những cá thể rệp muội bị bệnh đem phân lập các sinh vật gây bệnh theo phương pháp chuyên đối với từng nhóm sinh vật gây bệnh. - Trong quá trình điều tra thu thập thành phần thiên địch dựa vào mật độ và tần suất xuất hiện của từng loài thiên địch để chọn loài thiên địch chủ yếu mà theo dõi và nghiên cứu quy luật phát sinh và đánh giá vai trò hữu ích của chúng trong hạn chế số lượng rệp muội hại cây cam quýt. 3.5.2.2. Phương pháp tìm hiểu tần suất xuất hiện thiên địch trên rệp muội Khi nghiên cứu các loài thiên địch trên rệp muội hại cam quýt thì trong đợt lộc xuân quan sát, theo dõi loài thiên địch đó xuất hiện khi nào, mật độ là bao nhiêu sau khi rệp muội xuất hiện (ngày) và lúc rệp muội rộ, sau khi đợt lộc đó kết thúc thì loài thiên địch đó có mật độ là bao nhiêu. Chỉ tiêu theo dõi: mật độ thiên địch sau khi rệp xuất hiện và kết thúc đợt lộc xuân. 3.5.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học cơ bản của loài ruồi bắt mồi chính (họ Syrphidae, bộ Diptera) Thu bắt các pha của loài bắt mồi ăn rệp muội hại cây có múi ngoài tự nhiên thả vào hộp nuôi sâu bằng thuỷ tinh (chiều dài 25 cm, chiều rộng 15 cm, chiều cao 15 cm), miệng hộp dùng vải màn để đậy kín, trong hộp có giấy lọc để ẩm, lộc non cây có múi có rệp; mang về phòng thí nghiệm. Hàng ngày theo dõi thời gian phát dục, khẳ năng ăn rệp của loài bắt mồi. Khi trưởng thành loài bắt mồi đẻ trứng, ngắt lá có trứng đặt vào hộp nuôi sâu, theo dõi thời gian trứng nở qua các ngày. Thu được sâu non tiến hành nuôi sâu non theo phương pháp nuôi cá thể, cho từng ấu trùng non vào hộp nuôi sâu (n ≥ 30). Trong mỗi hộp nuôi sâu có giấy lọc để ẩm, lộc non cây có múi có rệp. Theo dõi tiếp thời gian phát dục của ấu trùng, bao nhiêu ngày thì hoá nhộng và thời gian phát dục của nhộng. Khi nhộng vũ hoá trưởng thành, chọn những cá thể vũ hoá cùng ngày để ghép đôi, thả vào hộp nuôi sâu, tiếp tục theo dõi đến khi trưởng thành chết. * Thử sức ăn của ấu trùng loài bắt mồi: mỗi hộp nuôi sâu có 1 ấu trùng và 1 lá cam Xã Đoài có 50 con rệp muội. Hàng ngày đếm số rệp còn lại trên lá, sau đó tiếp tục thay lá và thả 50 con rệp muội vào. Theo dõi cho đến khi ấu trùng vào nhộng. Chỉ tiêu theo dõi: thời gian phát dục (ngày) từng pha của ruồi ăn rệp, khả năng ăn rệp (con/ngày) của ấu trùng ruồi. * Nghiên cứu khả năng lựa chọn con mồi (các loài rệp)của ấu trùng ruồi ăn rệp: Thí nghiệm nuôi 10 ấu trùng của ruồi ăn rệp bằng các loài rệp khác nhau (rệp muội xanh, rệp sáp bột, rệp sáp vảy ốc đỏ). Để đói ấu trùng của ruồi trong 24 giờ trong hộp nuôi sâu, sau đó thả đồng loạt các loài rệp khác nhau vào với số lượng mỗi loài là 50 con. Sau 24 giờ thả rệp đếm số rệp còn lại trong hộp nuôi sâu. Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng các loài rệp đã bị ăn sau 24 giơ thả. 3.5.2.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học cơ bản của ruồi bắt mồi ăn rệp (nơi cư trú, ảnh hưởng của điều kiện canh tác, giống cam quýt khác nhau) - Tiến hành điều tra loài ruồi ăn rệp trên các vườn trồng cam, quýt, bưởi, chế độ chăm sóc, trồng xen các loài cây trồng khác nhau trong vùng trồng cam quýt theo 5 điểm chéo góc. Mỗi vườn điều tra chọn đại diện cho 1 địa điểm khác nhau và chế độ canh tác khác nhau để đánh giá. - Ghi chép số liệu và đánh giá ảnh hưởng của chế độ canh tác khác nhau đến loài ruồi bắt mồi chính trên cam quýt, nơi cư trú nào phù hợp với loài ruồi ăn rệp. - Chỉ tiêu theo dõi: mật độ ruồi bắt mồi ăn rệp trong các vườn trồng giống cam quýt khác nhau, có chế độ canh tác khác nhau. Từ những nghiên cứu trên đề xuất biện pháp bảo vệ và khích lệ loài ruồi bắt mồi ăn rệp, các loài thiên địch khác trên rệp muội trong các vườn trồng cam quýt; giúp người nông dân nhận biết được vai trò hữu ích của các loài thiên địch để họ hạn chế sử dụng thuốc hoá học, nếu cần phải sử dụng thì sử dụng như thế nào để tránh gây hại đến tập đoàn thiên địch trên vườn cam quýt. 3.5.2.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu - Tính mật độ rệp muội hại cam quýt theo công thức: S Số rệp đếm được Mật độ rệp muội (con/lộc non) = S Số lộc non điều tra - Tính tỷ lệ hại của rệp muội: S Số lộc non bị hại Tỷ lệ hại (%) = x 100 S Số lộc non điều tra - Chỉ số hại được tính theo công thức: (a x 0) + (b x 1) + (c x 2) + (d x 3) + (e x4) Chỉ số hại(%) = x 100 5 x (a + b + c + d + e) Trong đó: a, b, c, d, e là số chồi bị hại ở cấp 0, 1 ,2, 3, 4. - Tính mật độ thiên địch trên rệp muội: S Số thiên địch đếm được ở các pha Mật độ thiên địch (con/cây) = S Số cây điều tra - Tần suất xuất hiện của một loài thiờn địch ăn rệp muội. Trong đó: A: Số lần xuất hiện của loài A B: Tổng số lần điều tra - Kích thước từng pha phát dục (mm) Trong đó: X: Kích thước trung bình cơ thể Xi: Giá trị kích thước cơ thể thứ i N: Số cá thể theo dõi Sx: Độ lệch chuẩn - Thời gian phát dục trung bình của một cá thể (ngày) Trong đó: X: Thời gian phát dục trung bình của một cá thể Xi: Thời gian phát dục của một cá thể thứ i N: Tổng số cá thể theo dõi Ni: Số cá thể có thời gian phát dục là Xi sx: Độ lệch chuẩn - Thời gian sống của thiờn địch trưởng thành (ngày) Trong đó: A: Thời gian sống trung bình của thiên địch trưởng thành Ai: Thời gian sống của các cá thể đến ngày thứ i N: Tổng số cá thể theo dõi Ni: Số cá thể sống đến ngày thứ i sx: Độ lệch chuẩn - Các số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê sinh học thông dụng, sử dụng phần mềm IRRSTAT để so sánh và phân tích. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Sơ lược về điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng của khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội 4.1.1. Vị trí địa lý Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi nằm cạnh quốc lộ 21 cách Hà Nội 30,5 km về phía Tây Nam. Có tọa độ địa lý: kinh tuyến 105o32, - 105o35,10,, Đông, vĩ tuyến 20o52, - 20o30,30,, Bắc (Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật - Trạm bảo vệ thực vật cam chanh Xuân Mai, 1987). 4.1.2. Thời tiết khí hậu Quan sát riêng từng yếu tố thời tiết, khí hậu trong bảng ở phụ lục nhận thấy: Nhiệt độ: Các tháng 5 - 6 - 7 có nhiệt độ trung bình/tháng cao, đồng thời cũng là khoảng thời gian có các đợt nắng nóng cao nhất với nhiệt độ trung bình cao nhất là 32,9oC. Ngược lại các tháng 1 và 2 là những tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình/tháng từ 17,9 - 21,9oC, ở thời gian này có nhiều ngày nhiệt độ xuống thấp đến 12,5oC. Trong khi đó các tháng 5 - 6 - 7 có nhiệt độ trung bình/tháng tương đối dao động từ 29,2 đến 32,9oC. ẩm độ: ẩm độ trung bình các tháng từ 79,9 - 88,5%, trong đó tháng 4 có ẩm độ cao đạt 88,5%. Lượng mưa: Trong 7 tháng năm 2009 tổng lượng mưa đạt 1196,1 mm. Trong đó tập trung vào tháng 5 - 6 và tháng 7 chiếm tới 85,41%, tháng 1 - 2 lượng mưa ít chiếm 3,52 %, tháng 3 - 4 lượng mưa trung bình chiếm 11,07%. 4.1.3. Sơ lược về tình hình phát triển cây ăn quả có múi và công tác phòng chống loài rệp muội khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội Trước đây, Khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội là vùng có diện tích lớn trồng tập trung cây ăn qủa có múi của khu vực các tỉnh phía Bắc, một số nông trường đã trồng tập trung và chuyên canh cây ăn quả có múi với diện tích hàng ngàn hécta, cung cấp một khối lượng lớn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước như Nông trường cam Xuân Mai. Hiện nay ở khu vực này, cây ăn qủa có múi vẫn được trồng tập trung nhưng diện tích bị thu hẹp và sản lượng khô._.ệt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu nước ngoài Agarwala, B.K. & Yasuda, H. (2000), Competitive ability of ladybird predators of aphids: A review of Cheilomenes sexmaculata (Fabr.) (Coleoptera: Coccinellidae) with a worldwide checklist of preys, Journal of Aphidology, 14, 1-20. Aguiar, A.M.F., A. Fernandes and F.A. Ilharco. (1994), On the sudden appearance and spread of the black citrus aphid Toxoptera citricidus (Kirkaldy), (Homoptera: Aphidoidea) on the island of Madeira, Bocagiana Museu Municipal do Funchal (Historia Natural) 168:1-7. Alfiler A.R, Calilung V.I (1981), “The life history and voracity of the Sysphid predator, Ischidon scutellaris (F.) (Diptera, Syrphidae)”, Philippine Entomologist, 4(1/2), pp 105 – 117. Basant K. Agarwala & Hironori Yasuda (2001), “Larval interation in aphidophagous predators effectiveness of wax cover as defence shield of Scymnus larvae against predation from sysphids” Bishop, G.W. (1965), Green peach aphid distribution and potato leaf roll virus occurrence in the seed potato producing areas of Idaho, Journal of Economic Entomology 58:150-153. Booth, R.G., Cox, M.L. & Madge, R.B. (1990), IIE Guides to Insects of Importance to Man. 3. Coleoptera. CAB International, Wallingford, UK, 384 p. Biology of Aphis spiraecola Patch Infesting Chromolaena odorata in Kerala, India, Blackman, R.L. and V.F. Eastop. (1984), Aphids on the world's crops. John Wiley & Sons, N.Y. 466 p. Carver, M. (1978), The black citrus aphids, Toxoptera citricidus (Kirkaldy) and T. aurantii (Boyer de Fonscolombe) (Homoptera: Aphididae), Journal of the Australian Entomological Society 17:263-270. Citrus pest a field guide (1997), A companion to citrus pest and their natural Enemies Integrated pest managemen in Australia. Emden H. F. Van (1972), Aphid Tecnology, Academic Press, London & New York XTV – 344pp. Graham J. Holloway, Clife G. Marriott and Helen J. Crocker, “Phenotypic plasticity in hoveflies the relationship between colour pattern and season in Episyphus balteatus and other Syrphidae” Heic O. E. (1967), “Studies on fossil Aphids (Homoptera: Aphididae)” Spolia Zool Mus. Hauniensis. Krishan, C. Sharma and Orn P. Bhalla (1990), “Syrphids in the management of aphid pests of vegetable crops, India”, 3rd Internation Conference on plant protection in the tropics – Malaysia, p 260. Lai O. P. (1989), “Effect of different host plants on development and fertility of black citrus aphid Toxoptera aurantii ( Homoptera, Aphididae) India” Journal of Agricultural Sciences 59(1), pp 46 – 47. Mahmoud TT. , Khalil FM. , Awadalla KT. (1983), “Population dynamics of aphids and enemies on peach trees in Mosul region Iraq”, Mesopotamia journal of Agrculture, 16(2), pp 167 – 183. Mutin, V.A (2005), “The Japan sea region as center of Syrphid endemism and dispersal center of arboreal faurna”, 3rd International Symposium of Syrphidae, Leiden 2 - 5 September 2005. Pek, L. V. (6/1982), “The effect of garlis extract on Syrphus corollae F. Chrysopa carnea (Steph.) and Coccinella septempunctata L”, Review of Applied Entomology, p. 859. Rao, B.S. Rao, A.S.; Nagalingam (1997), “Biology of two coccinnellid predators on three species of aphids infesting different crop”, Madras Agricultural Journal 84 (2) 53 – 56, India. Rotheray GE (1984), Host relations, “life cycle and multiparasitism in some parasitoids of aphidophagous Syrphidae (Diptera)”, Ecological entomology, Merreyside country Meseumes, Liverpool UK, 9(3), pp 303 – 310 Sharma, K.C.: Bhalla, O.P (8/1988), “Biology of six syrphid predators of (Brevicoryne brassicae) Indian journal of Agricultural Sciences”, 58, 652 – 654. Shaposhnikov G.K (1977), The trend of evolution Zhurual Obshchei Biologu. J. P. Sutheland, M. S. Sullivan and G. M. Poppy, “Oviposition behaviour and host colony size discrimination in Episyrphus balteatus De Geer (Diptera: Syrphidae)”, Bulletin of Entomological research (2001) 91, pp 411 – 417 Walker, K. (2007), spiraea aphid (Aphis spiraecola) Pest and Diseases Image Library, Updated on 28/12/2007 7:41:28 AM. Available online: phụ lục Số liệu khí tượng khu vực Xuân Mai, chương mỹ, Hà Nội 7 tháng đầu năm, năm 2009 Yếu tố khí tượng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 Nhiệt độ TB (oC) 17,9 21,9 22,3 24,2 29,5 32,9 29,2 Nhiệt độ tối cao 26,1 25,9 27,5 30,6 36,2 38,3 35,5 Nhiệt độ tối thấp 12,5 17,5 17,7 17,8 22,5 27,9 24,5 Lượng mưa TB (mm) 19,9 22,2 26,5 105,9 253,2 453,5 314,9 Độ ẩm TB (%) 79,9 81,5 82,9 88,5 87,9 83,4 81,7 Diễn biến mật độ rệp muội xanh hại cây có múi - Vườn kiến thiết cơ bản 20/3 27/3 3/4 BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC Mean 2.8 39.617 2.433 8.93 175.12 2.75 14.5 326.57 5.25 Standard Error 0.3882 6.6772 0.394 1.18 19.442 0.53 1.375 33.966 0.96 Median 2 22.5 2 5 132 2 14.5 312 2 Mode 0 12 0 0 316 0 0 664 2 Standard Deviation 3.0073 51.721 3.055 9.12 150.6 4.12 10.65 263.1 7.432 Sample Variance 9.0441 2675.1 9.334 83.2 22680 16.9 113.4 69219 55.24 Kurtosis 4.7368 7.1718 4.253 -0.3 -0.414 12.7 -1.21 -0.462 5.758 Skewness 1.8776 2.7183 2.026 0.89 0.5114 3.19 0.067 0.5693 2.399 Range 15 243 12 34 644 24 36 997 36 Minimum 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Maximum 15 243 12 34 644 24 36 997 36 Sum 168 2377 146 536 10507 165 870 19594 315 Count 60 60 60 60 60 60 60 60 60 Largest(1) 15 243 12 34 644 24 36 997 36 Smallest(1) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0.7769 13.361 0.789 2.36 38.904 1.06 2.751 67.965 1.92 10/4 17/4 24/4 BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC Mean 24.35 443.97 9.88 52.43 690.48 14.93 183.02 701.77 22.63 Standard Error 2.624 32.949 1.51 5.614 90.202 1.701 19.249 89.464 2.889 Median 22 460.5 4 45 341 12 154.5 343.5 20 Mode 0 664 2 0 316 12 0 316 12 Standard Deviation 20.32 255.22 11.7 43.49 698.7 13.18 149.1 692.98 22.38 Sample Variance 413 65139 136 1891 488182 173.6 22232 480224 500.8 Kurtosis -1.1 -1.038 1.65 -0.44 2.6289 1.049 -0.103 1.8919 12.38 Skewness 0.308 -0.367 1.39 0.545 1.6255 1.03 0.6376 1.5129 3.14 Range 64 924 52 165 3153 56 558 2854 125 Minimum 0 0 0 0 12 0 0 10 0 Maximum 64 924 52 165 3165 56 558 2864 125 Sum 1461 26638 593 3146 41429 896 10981 42106 1358 Count 60 60 60 60 60 60 60 60 60 Largest(1) 64 924 52 165 3165 56 558 2864 125 Smallest(1) 0 0 0 0 12 0 0 10 0 Confidence Level(95.0%) 5.25 65.931 3.01 11.23 180.49 3.404 38.518 179.02 5.781 1/5 8/5 15/5 BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC Mean 152.7 353.1 18.23 81.72 125.4 12.68 33.15 30.32 4.67 Standard Error 17.89 43.014 1.804 12.11 20.06 1.341 5.537 7.169 0.9 Median 134 250 13.5 31 47 12 24 6 1.5 Mode 0 359 12 0 31 21 0 0 0 Standard Deviation 138.6 333.19 13.97 93.83 155.4 10.39 42.89 55.53 6.97 Sample Variance 19203 111014 195.3 8805 24146 107.9 1840 3084 48.6 Kurtosis 1.757 1.4936 1.698 -0.154 1.77 -0.56 9.357 6.432 1.78 Skewness 1.079 1.4784 1.154 1.131 1.602 0.529 2.917 2.589 1.75 Range 668 1244 64 324 630 42 224 254 25 Minimum 0 10 0 0 1 1 0 0 0 Maximum 668 1254 64 324 631 43 224 254 25 Sum 9162 21186 1094 4903 7524 761 1989 1819 280 Count 60 60 60 60 60 60 60 60 60 Largest(1) 668 1254 64 324 631 43 224 254 25 Smallest(1) 0 10 0 0 1 1 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 35.8 86.072 3.61 24.24 40.14 2.683 11.08 14.34 1.8 22/5 BD CXĐ CĐC Mean 3.68 14.55 2.93 Standard Error 0.92 2.326 0.67 Median 1 6 1 Mode 0 0 0 Standard Deviation 7.1 18.01 5.17 Sample Variance 50.4 324.5 26.7 Kurtosis 5.31 4.006 5.95 Skewness 2.47 1.793 2.52 Range 31 89 21 Minimum 0 0 0 Maximum 31 89 21 Sum 221 873 176 Count 60 60 60 Largest(1) 31 89 21 Smallest(1) 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 1.83 4.654 1.34 Diễn biến mật độ rệp muội xanh hại cây có múi - Vườn kinh doanh 20/3 27/3 3/4 BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC Mean 2.4333 16.35 3.6 5.75 51.117 3.02 9.55 136.6 4.667 Standard Error 0.4154 1.6347 0.355 0.75 3.6461 0.37 0.947 12.979 0.832 Median 1 13.5 4 5 48.5 2 10 125 2 Mode 0 12 4 0 78 0 0 124 2 Standard Deviation 3.2174 12.662 2.751 5.77 28.243 2.83 7.338 100.53 6.443 Sample Variance 10.351 160.33 7.566 33.3 797.66 8.02 53.84 10107 41.51 Kurtosis 3.7816 0.9638 0.177 0.85 -1.293 4.1 -0.5 4.2239 11.06 Skewness 1.7917 1.0145 0.505 1.11 -0.007 1.48 0.336 1.3647 3.123 Range 15 56 12 24 98 15 29 562 36 Minimum 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Maximum 15 56 12 24 98 15 29 562 36 Sum 146 981 216 345 3067 181 573 8196 280 Count 60 60 60 60 60 60 60 60 60 Largest(1) 15 56 12 24 98 15 29 562 36 Smallest(1) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0.8311 3.271 0.711 1.49 7.2959 0.73 1.896 25.97 1.664 10/4 17/4 24/4 BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC Mean 15.17 206.72 9.82 23.92 325.98 14.95 30.067 329.75 19.52 Standard Error 1.516 15.062 1.38 2.542 40.143 1.676 2.9919 35.841 1.681 Median 15 215.5 5 24 316 12 25 316 16.5 Mode 0 245 2 0 456 12 45 316 12 Standard Deviation 11.74 116.67 10.7 19.69 310.95 12.98 23.175 277.62 13.02 Sample Variance 137.9 13611 115 387.7 96688 168.6 537.08 77074 169.5 Kurtosis -1.08 -0.815 2.95 2.096 19.709 1.263 1.059 4.968 1.864 Skewness 0.191 -0.133 1.61 0.96 3.5412 1.081 0.707 1.8246 1.026 Range 38 465 52 98 2142 56 112 1511 65 Minimum 0 0 0 0 12 0 0 10 0 Maximum 38 465 52 98 2154 56 112 1521 65 Sum 910 12403 589 1435 19559 897 1804 19785 1171 Count 60 60 60 60 60 60 60 60 60 Largest(1) 38 465 52 98 2154 56 112 1521 65 Smallest(1) 0 0 0 0 12 0 0 10 0 Confidence Level(95.0%) 3.034 30.138 2.77 5.087 80.326 3.354 5.9867 71.718 3.363 1/5 8/5 15/5 BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC BD CXĐ CĐC Mean 21.03 153.23 18.48 18.63 36.65 11.73 13.93 12.8 5.1 Standard Error 2.495 18.661 1.839 1.88 5.266 1.302 1.486 2.198 0.92 Median 16 124 14 22.5 25 11 12 5 2 Mode 0 124 12 0 31 1 0 0 1 Standard Deviation 19.33 144.55 14.24 14.57 40.79 10.09 11.51 17.03 7.09 Sample Variance 373.5 20893 202.9 212.2 1664 101.8 132.4 289.9 50.3 Kurtosis -0.87 1.8392 1.474 -0.376 6.553 -0.17 -1.37 1.16 1.1 Skewness 0.528 1.4294 1.139 0.331 2.386 0.715 0.129 1.482 1.54 Range 65 644 64 55 212 42 35 65 25 Minimum 0 10 0 0 0 1 0 0 0 Maximum 65 654 64 55 212 43 35 65 25 Sum 1262 9194 1109 1118 2199 704 836 768 306 Count 60 60 60 60 60 60 60 60 60 Largest(1) 65 654 64 55 212 43 35 65 25 Smallest(1) 0 10 0 0 0 1 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 4.992 37.34 3.68 3.763 10.54 2.606 2.973 4.398 1.83 22/5 BD CXĐ CĐC Mean 2.78 9.867 1.72 Standard Error 0.79 1.715 0.34 Median 1 3 1 Mode 0 0 0 Standard Deviation 6.15 13.28 2.61 Sample Variance 37.9 176.5 6.82 Kurtosis 9.79 1.733 5.28 Skewness 3.11 1.57 2.21 Range 31 53 12 Minimum 0 0 0 Maximum 31 53 12 Sum 167 592 103 Count 60 60 60 Largest(1) 31 53 12 Smallest(1) 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 1.59 3.432 0.67 Mật độ thiên địch chính trên rệp muội hại cây có múi - Thời kỳ kiến thiết cơ bản Ngày 3/4 Menochilus sexmaculatus Fabricius Micraspis discolor Fabricius Syrphus ribesii Linne Metasyrphus sp. Mean 3.0444 2.5778 0.333 0.29 Standard Error 0.3905 0.3938 0.177 0.08 Median 3 2 0 0 Mode 0 0 0 0 Standard Deviation 2.6195 2.6414 1.187 0.55 Sample Variance 6.8616 6.9768 1.409 0.3 Kurtosis -0.5713 -0.888 16.65 2.44 Skewness 0.5845 0.6211 4.086 1.79 Range 9 9 6 2 Minimum 0 0 0 0 Maximum 9 9 6 2 Sum 137 116 15 13 Count 45 45 45 45 Largest(1) 9 9 6 2 Smallest(1) 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0.787 0.7936 0.357 0.16 Ngày 10/4 Menochilus sexmaculatus Fabricius Micraspis discolor Fabricius Syrphus ribesii Linne Metasyrphus sp. Mean 6.0889 4.8667 7.267 4.49 Standard Error 0.5162 0.4667 0.678 0.69 Median 6 5 7 4 Mode 9 2 9 0 Standard Deviation 3.4629 3.1305 4.55 4.63 Sample Variance 11.992 9.8 20.7 21.4 Kurtosis -0.8104 -0.621 1.97 5 Skewness 0.0248 0.3338 0.899 1.81 Range 12 12 23 23 Minimum 0 0 0 0 Maximum 12 12 23 23 Sum 274 219 327 202 Count 45 45 45 45 Largest(1) 12 12 23 23 Smallest(1) 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 1.0404 0.9405 1.367 1.39 Ngày 17/4 Menochilus sexmaculatus Fabricius Micraspis discolor Fabricius Syrphus ribesii Linne Metasyrphus sp. Mean 2.7778 2.5333 1.822 1.4 Standard Error 0.3718 0.3848 0.331 0.29 Median 2 2 0 0 Mode 0 0 0 0 Standard Deviation 2.4944 2.5814 2.219 1.94 Sample Variance 6.2222 6.6636 4.922 3.75 Kurtosis -0.1555 -0.675 -1.5 -0.2 Skewness 0.7616 0.7357 0.561 1.17 Range 9 9 6 6 Minimum 0 0 0 0 Maximum 9 9 6 6 Sum 125 114 82 63 Count 45 45 45 45 Largest(1) 9 9 6 6 Smallest(1) 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0.7494 0.7755 0.667 0.58 Mật độ thiên địch chính trên rệp muội hại cây có múi - Thời kỳ kinh doanh Ngày 4/4 Menochilus sexmaculatus Fabricius Micraspis discolor Fabricius Syrphus ribesii Linne Metasyrphus sp. Mean 3.5333 3.2444 0.778 0.24 Standard Error 0.3782 0.3855 0.25 0.08 Median 3 3 0 0 Mode 2 2 0 0 Standard Deviation 2.537 2.5863 1.677 0.53 Sample Variance 6.4364 6.6889 2.813 0.28 Kurtosis -0.7546 -0.864 5.709 3.91 Skewness 0.3351 0.4599 2.485 2.14 Range 9 9 7 2 Minimum 0 0 0 0 Maximum 9 9 7 2 Sum 159 146 35 11 Count 45 45 45 45 Largest(1) 9 9 7 2 Smallest(1) 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0.7622 0.777 0.504 0.16 Ngày 18/4 Menochilus sexmaculatus Fabricius Micraspis discolor Fabricius Syrphus ribesii Linne Metasyrphus sp. Mean 6.3778 4.7333 4.667 3.04 Standard Error 0.5196 0.4339 0.581 0.44 Median 6 5 5 3 Mode 9 2 0 0 Standard Deviation 3.4856 2.9108 3.896 2.93 Sample Variance 12.149 8.4727 15.18 8.59 Kurtosis -0.7872 -0.706 -0.27 0.19 Skewness 0.0757 0.2422 0.531 0.76 Range 13 12 15 12 Minimum 0 0 0 0 Maximum 13 12 15 12 Sum 287 213 210 137 Count 45 45 45 45 Largest(1) 13 12 15 12 Smallest(1) 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 1.0472 0.8745 1.171 0.88 Ngày 25/4 Menochilus sexmaculatus Fabricius Micraspis discolor Fabricius Syrphus ribesii Linne Metasyrphus sp. Mean 4.5111 2.8667 1.889 1.42 Standard Error 0.3809 0.3822 0.324 0.28 Median 4 2 1 1 Mode 4 0 0 0 Standard Deviation 2.5551 2.5637 2.177 1.86 Sample Variance 6.5283 6.5727 4.737 3.48 Kurtosis -0.7399 -0.965 -1.48 0.15 Skewness 0.055 0.4937 0.536 1.24 Range 9 9 6 6 Minimum 0 0 0 0 Maximum 9 9 6 6 Sum 203 129 85 64 Count 45 45 45 45 Largest(1) 9 9 6 6 Smallest(1) 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0.7676 0.7702 0.654 0.56 Kích thước các pha phát dục của ruồi Syrphus ribesii Linne Pha trứng ấu trùng đẫy sức Nhộng Trưởng thành Chiều dài chiều rộng Chiều dài Chiều rộng Chiều dài Chiều rộng Chiều dài Chiều rộng Dài sải cánh Mean 1.88 0.8367 9.88 2.47 6.2733 2.74 8.433 2.25 16.07 Standard Error 0.0504 0.0422 0.192 0.05 0.1359 0.07 0.159 0.0529 0.251 Median 1.9 0.8 9.7 2.4 6.4 2.75 8.6 2.2 16.7 Mode 1.9 0.6 8.9 2.4 5.9 2.9 7.9 2.2 17.5 Standard Deviation 0.2759 0.2312 1.054 0.25 0.7446 0.36 0.87 0.2898 1.373 Sample Variance 0.0761 0.0534 1.11 0.06 0.5544 0.13 0.756 0.084 1.885 Kurtosis -0.914 0.658 -1.45 -1 -1.103 -0.8 -0.47 -0.916 -0.43 Skewness 0.1279 0.721 0.145 0.32 -0.252 -0.1 -0.65 0.164 -0.84 Range 1 0.7 3.1 0.8 2.6 1.3 3.1 1 4.5 Minimum 1.4 0.6 8.4 2.1 5 2.1 6.5 1.8 13.2 Maximum 2.4 1.3 11.5 2.9 7.6 3.4 9.6 2.8 17.7 Sum 56.4 25.1 296.4 74.1 188.2 82.1 253 67.5 482 Count 30 30 30 30 30 30 30 30 30 Largest(1) 2.4 1.3 11.5 2.9 7.6 3.4 9.6 2.8 17.7 Smallest(1) 1.4 0.6 8.4 2.1 5 2.1 6.5 1.8 13.2 Confidence Level(95.0%) 0.103 0.0863 0.393 0.09 0.278 0.13 0.325 0.1082 0.513 Thời gian phát duc của ruồi Syrphus ribesii Linne Đợt nuôi 1 Trứng Sâu non tuổi1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Nhộng Trưởng thành Vòng đời Đời Mean 2.6667 2 2.567 2.13 7.4333 6.6 23.4 30 Standard Error 0.0998 0 0.092 0.06 0.1639 0.13 0.265 0.3523 Median 3 2 3 2 8 6 23 30 Mode 3 2 3 2 8 6 23 30 Standard Deviation 0.5467 0 0.504 0.35 0.8976 0.72 1.453 1.9298 Sample Variance 0.2989 0 0.254 0.12 0.8057 0.52 2.11 3.7241 Kurtosis -0.6986 -2.06 3.39 -0.778 -0.6 0.456 0.5164 Skewness -0.0503 -0.28 2.27 -0.399 0.79 0.032 0.3701 Range 2 0 1 1 3 2 7 9 Minimum 2 2 2 2 6 6 20 26 Maximum 4 2 3 3 9 8 27 35 Sum 80 60 77 64 223 198 702 900 Count 30 30 30 30 30 30 30 30 Largest(1) 4 2 3 3 9 8 27 35 Smallest(1) 2 2 2 2 6 6 20 26 Confidence Level(95.0%) 0.2041 0 0.188 0.13 0.3352 0.27 0.542 0.7206 Thời gian phát dục của ruồi Syrphus ribesii Linne Đợt nuôi 2 Trứng Sâu non tuổi1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Nhộng Trưởng thành Vòng đời Đời Mean 2.8667 2.0333 2.6 2.2 7.8333 6.6 24.13 30.733 Standard Error 0.1244 0.0333 0.091 0.07 0.1523 0.12 0.261 0.3214 Median 3 2 3 2 8 6.5 24 30.5 Mode 3 2 3 2 8 6 25 30 Standard Deviation 0.6814 0.1826 0.498 0.41 0.8339 0.67 1.432 1.7604 Sample Variance 0.4644 0.0333 0.248 0.17 0.6954 0.46 2.051 3.0989 Kurtosis -0.7148 30 -1.95 0.53 -0.785 -0.5 -0.42 -0.673 Skewness 0.1702 5.4772 -0.43 1.58 -0.05 0.69 -0.17 -0.092 Range 2 1 1 1 3 2 6 7 Minimum 2 2 2 2 6 6 21 27 Maximum 4 3 3 3 9 8 27 34 Sum 86 61 78 66 235 198 724 922 Count 30 30 30 30 30 30 30 30 Largest(1) 4 3 3 3 9 8 27 34 Smallest(1) 2 2 2 2 6 6 21 27 Confidence Level(95.0%) 0.2545 0.0682 0.186 0.15 0.3114 0.25 0.535 0.6573 Kích thước các pha phát dục của ruồi Metasyrphus sp. Pha trứng Ấu trùng đẫy sức Nhộng Trưởng thành Chiều dài chiều rộng Chiều dài Chiều rộng Chiều dài Chiều rộng Chiều dài Chiều rộng Dài sải cánh Mean 2.0267 1.32 12.62 2.63 6.94 2.9 13.16 4.8467 26.16 Standard Error 0.0409 0.0566 0.185 0.03 0.0792 0.04 0.174 0.0926 0.332 Median 2 1.25 12.5 2.6 6.95 2.9 13 4.75 26 Mode 1.9 1.5 13 2.5 7 2.9 13 4.5 25 Standard Deviation 0.2243 0.3101 1.014 0.16 0.4336 0.21 0.955 0.507 1.818 Sample Variance 0.0503 0.0961 1.029 0.03 0.188 0.04 0.911 0.2571 3.306 Kurtosis -0.4015 0.1133 0.358 -1.2 0.1026 0.2 -0.15 -1.238 -1.13 Skewness 0.1924 0.8409 0.746 0.35 -0.178 0.65 0.733 0.0287 -0.01 Range 0.9 1 3.8 0.5 1.9 0.9 3.5 1.5 6 Minimum 1.6 1 11.2 2.4 5.9 2.5 12 4 23 Maximum 2.5 2 15 2.9 7.8 3.4 15.5 5.5 29 Sum 60.8 39.6 378.7 79 208.2 86.9 394.8 145.4 784.7 Count 30 30 30 30 30 30 30 30 30 Largest(1) 2.5 2 15 2.9 7.8 3.4 15.5 5.5 29 Smallest(1) 1.6 1 11.2 2.4 5.9 2.5 12 4 23 Confidence Level(95.0%) 0.0837 0.1158 0.379 0.06 0.1619 0.08 0.356 0.1893 0.679 Thời gian phát dục của ruồi Metasyrphus sp. Đợt nuôi 1 Trứng Sâu non tuổi1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Nhộng Trưởng thành Vòng đời Đời Mean 2.7667 2.0333 2.7 2.3 7.6 7.2 24.6 31.8 Standard Error 0.1143 0.0333 0.085 0.09 0.1702 0.16 0.261 0.3569 Median 3 2 3 2 8 7 25 32 Mode 3 2 3 2 8 7 25 32 Standard Deviation 0.6261 0.1826 0.466 0.47 0.9322 0.89 1.429 1.9547 Sample Variance 0.392 0.0333 0.217 0.22 0.869 0.79 2.041 3.8207 Kurtosis -0.4528 30 -1.24 -1.2 -0.568 -0.6 0.09 -0.444 Skewness 0.2014 5.4772 -0.92 0.92 -0.449 0.22 0.24 0.2113 Range 2 1 1 1 3 3 6 8 Minimum 2 2 2 2 6 6 22 28 Maximum 4 3 3 3 9 9 28 36 Sum 83 61 81 69 228 216 738 954 Count 30 30 30 30 30 30 30 30 Largest(1) 4 3 3 3 9 9 28 36 Smallest(1) 2 2 2 2 6 6 22 28 Confidence Level(95.0%) 0.2338 0.0682 0.174 0.17 0.3481 0.33 0.534 0.7299 Thời gian phát dục của ruồi Metasyrphus sp. Đợt nuôi 2 Trứng Sâu non tuổi1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Nhộng Trưởng thành Vòng đời Đời Mean 2.9333 2.2333 2.633 2.3 8.0667 7.13 25.3 32.433 Standard Error 0.1262 0.0785 0.089 0.09 0.1433 0.18 0.272 0.4002 Median 3 2 3 2 8 7 25 32 Mode 3 2 3 2 8 7 25 32 Standard Deviation 0.6915 0.4302 0.49 0.47 0.7849 1.01 1.489 2.1922 Sample Variance 0.4782 0.1851 0.24 0.22 0.6161 1.02 2.217 4.8057 Kurtosis -0.7699 -0.257 -1.78 -1.2 -1.332 -0.6 -0.39 -0.523 Skewness 0.0874 1.3283 -0.58 0.92 -0.121 0.58 -0.09 0.3696 Range 2 1 1 1 2 3 6 8 Minimum 2 2 2 2 7 6 22 29 Maximum 4 3 3 3 9 9 28 37 Sum 88 67 79 69 242 214 759 973 Count 30 30 30 30 30 30 30 30 Largest(1) 4 3 3 3 9 9 28 37 Smallest(1) 2 2 2 2 7 6 22 29 Confidence Level(95.0%) 0.2582 0.1606 0.183 0.17 0.2931 0.38 0.556 0.8186 Khả năng ăn rệp muội của ruồi Syrphus ribesii Linne Đợt 1 Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Tổng Mean 62 84.4 63.5 210 Standard Error 1.6125 1.8148 1.784 3.48 Median 63 83.5 65 210 Mode 55 65 210 Standard Deviation 5.099 5.7388 5.642 11 Sample Variance 26 32.933 31.83 121 Kurtosis -1.3309 -0.908 5.428 3.7 Skewness -0.2074 -0.016 -2.28 -1.2 Range 14 18 19 43 Minimum 55 75 49 184 Maximum 69 93 68 227 Sum 620 844 635 2099 Count 10 10 10 10 Largest(1) 69 93 68 227 Smallest(1) 55 75 49 184 Confidence Level(95.0%) 3.6476 4.1053 4.036 7.88 Đợt 2 Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Tổng Mean 54.3 83.8 57 195 Standard Error 2.0712 2.0591 1.758 3.25 Median 54 83 56 197 Mode 55 56 197 Standard Deviation 6.5498 6.5115 5.558 10.3 Sample Variance 42.9 42.4 30.89 106 Kurtosis 1.3157 -1.519 0.13 0.45 Skewness 0.8112 0.1021 0.626 -0.9 Range 23 18 18 32 Minimum 45 75 49 174 Maximum 68 93 67 206 Sum 543 838 570 1951 Count 10 10 10 10 Largest(1) 68 93 67 206 Smallest(1) 45 75 49 174 Confidence Level(95.0%) 4.6855 4.6581 3.976 7.36 Khả năng ăn rệp muội của ruồi Metasyrphus sp. Đợt 1 Rệp muội xanh Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Tổng Mean 52.7 84.2 83.8 221 Standard Error 1.4836 1.34 4.577 4.11 Median 54.5 83.5 88.5 224 Mode 55 89 89 232 Standard Deviation 4.6916 4.2374 14.47 13 Sample Variance 22.011 17.956 209.5 169 Kurtosis -0.5378 -1.902 -1.66 -1.7 Skewness -0.934 0.0346 -0.26 -0.3 Range 13 10 37 35 Minimum 45 79 65 202 Maximum 58 89 102 237 Sum 527 842 838 2207 Count 10 10 10 10 Largest(1) 58 89 102 237 Smallest(1) 45 79 65 202 Confidence Level(95.0%) 3.3562 3.0313 10.35 9.29 Đợt 2 Rệp muội xanh Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Tổng Mean 51.6 83.5 79.1 214 Standard Error 1.077 2.182 5.902 5.95 Median 52.5 80.5 76 216 Mode 55 79 99 Standard Deviation 3.4059 6.9001 18.66 18.8 Sample Variance 11.6 47.611 348.3 354 Kurtosis 0.0229 1.7875 -1.95 -1.6 Skewness -0.9846 1.366 0.044 -0 Range 10 23 45 53 Minimum 45 76 56 189 Maximum 55 99 101 242 Sum 516 835 791 2142 Count 10 10 10 10 Largest(1) 55 99 101 242 Smallest(1) 45 76 56 189 Confidence Level(95.0%) 2.4364 4.936 13.35 13.5 Sự lựa chọn vật mồi của ruồi Syrphus ribesii Linne Rệp sáp mềm Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Tổng Mean 0.2 0.4 0.4 1 Standard Error 0.1333 0.2211 0.221 0.39 Median 0 0 0 0.5 Mode 0 0 0 0 Standard Deviation 0.4216 0.6992 0.699 1.25 Sample Variance 0.1778 0.4889 0.489 1.56 Kurtosis 1.4063 2.0455 2.045 -0.9 Skewness 1.7788 1.6577 1.658 0.86 Range 1 2 2 3 Minimum 0 0 0 0 Maximum 1 2 2 3 Sum 2 4 4 10 Count 10 10 10 10 Largest(1) 1 2 2 3 Smallest(1) 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0.3016 0.5002 0.5 0.89 Rệp sáp vảy đỏ Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Tổng Mean 0 0.3 0.2 0.5 Standard Error 0 0.1528 0.133 0.22 Median 0 0 0 0 Mode 0 0 0 0 Standard Deviation 0 0.483 0.422 0.71 Sample Variance 0 0.2333 0.178 0.5 Kurtosis -1.224 1.406 0.57 Skewness 1.0351 1.779 1.18 Range 0 1 1 2 Minimum 0 0 0 0 Maximum 0 1 1 2 Sum 0 3 2 5 Count 10 10 10 10 Largest(1) 0 1 1 2 Smallest(1) 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0 0.3456 0.302 0.51 Sự lựa chọn vật mồi của ruồi Metasyrphus sp. Rệp sáp mềm Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Tổng Mean 0.4 0.5 0.4 1.3 Standard Error 0.1633 0.1667 0.221 0.45 Median 0 0.5 0 1 Mode 0 1 0 0 Standard Deviation 0.5164 0.527 0.699 1.42 Sample Variance 0.2667 0.2778 0.489 2.01 Kurtosis -2.2768 -2.571 2.045 -0.4 Skewness 0.4841 0 1.658 0.8 Range 1 1 2 4 Minimum 0 0 0 0 Maximum 1 1 2 4 Sum 4 5 4 13 Count 10 10 10 10 Largest(1) 1 1 2 4 Smallest(1) 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0.3694 0.377 0.5 1.01 Rệp sáp vảy đỏ Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Tổng Mean 0 0.6 0 0.6 Standard Error 0 0.1633 0 0.16 Median 0 1 0 1 Mode 0 1 0 1 Standard Deviation 0 0.5164 0 0.52 Sample Variance 0 0.2667 0 0.27 Kurtosis -2.277 -2.3 Skewness -0.484 -0.5 Range 0 1 0 1 Minimum 0 0 0 0 Maximum 0 1 0 1 Sum 0 6 0 6 Count 10 10 10 10 Largest(1) 0 1 0 1 Smallest(1) 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0 0.3694 0 0.37 Mật độ ruồi ăn rệp trong các vờn cây có múi Tại: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi Syrphus ribesii Linne Metasyrphus sp. Bưởi Diễn cam Xã Đoài cam Đường Canh Bưởi Diễn cam Xã Đoài cam Đường Canh Mean 1.9333 3.6 1.644 1.53 3.7111 1.87 Standard Error 0.2094 0.3936 0.23 0.17 0.4388 0.19 Median 1 3 2 1 3 1 Mode 1 1 0 1 3 1 Standard Deviation 1.4045 2.6406 1.54 1.16 2.9436 1.31 Sample Variance 1.9727 6.9727 2.371 1.35 8.6646 1.71 Kurtosis 0.1826 3.0914 -0.43 3.79 2.3271 0.42 Skewness 1.2565 1.6031 0.634 2.2 1.5895 1.02 Range 4 11 5 4 11 5 Minimum 1 1 0 1 1 0 Maximum 5 12 5 5 12 5 Sum 87 162 74 69 167 84 Count 45 45 45 45 45 45 Largest(1) 5 12 5 5 12 5 Smallest(1) 1 1 0 1 1 0 Confidence Level(95.0%) 0.422 0.7933 0.463 0.35 0.8843 0.39 Tại: Khu Chiến Thắng Xuân Mai Syrphus ribesii Linne Metasyrphus sp. Bưởi Diễn cam Xã Đoài cam Đường Canh Bưởi Diễn cam Xã Đoài cam Đường Canh Mean 1.0667 2.6444 0.933 1.16 2.2889 1.07 Standard Error 0.2301 0.4022 0.172 0.19 0.4103 0.19 Median 1 1 0 1 1 1 Mode 0 1 0 1 0 0 Standard Deviation 1.5433 2.6981 1.156 1.24 2.752 1.25 Sample Variance 2.3818 7.2798 1.336 1.54 7.5737 1.56 Kurtosis 2.4659 2.2131 -0.41 4.87 5.2111 2.64 Skewness 1.8636 1.3849 0.874 2.22 2.0119 1.55 Range 5 11 4 5 12 5 Minimum 0 0 0 0 0 0 Maximum 5 11 4 5 12 5 Sum 48 119 42 52 103 48 Count 45 45 45 45 45 45 Largest(1) 5 11 4 5 12 5 Smallest(1) 0 0 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0.4637 0.8106 0.347 0.37 0.8268 0.38 Tại: Trường cao đẳng Cộng đồng Nông nghiệp Hà Tây Syrphus ribesii Linne Metasyrphus sp. Bởi Diễn cam Xã Đoài cam Đờng Canh Bởi Diễn cam Xã Đoài cam Đờng Canh Mean 1.2444 2.4889 1.044 1.22 2.3556 1.18 Standard Error 0.2182 0.3476 0.165 0.18 0.4035 0.18 Median 1 1 1 1 1 1 Mode 1 1 0 1 0 1 Standard Deviation 1.464 2.3318 1.107 1.2 2.7065 1.19 Sample Variance 2.1434 5.4374 1.225 1.45 7.3253 1.42 Kurtosis 2.643 2.4761 -0.34 5.3 5.5286 3.07 Skewness 1.8734 1.3316 0.751 2.33 2.0732 1.58 Range 5 11 4 5 12 5 Minimum 0 0 0 0 0 0 Maximum 5 11 4 5 12 5 Sum 56 112 47 55 106 53 Count 45 45 45 45 45 45 Largest(1) 5 11 4 5 12 5 Smallest(1) 0 0 0 0 0 0 Confidence Level(95.0%) 0.4398 0.7006 0.333 0.36 0.8131 0.36 ảnh hưởng của chế độ canh tác đến mật độ ruồi ăn rệp Syrphus ribesii Linne Metasyrphus sp. Vườn chăm sóc theo nông dân Vườn trồng xen cây ngắn ngày Vườn áp dụng ICM Vườn chăm sóc theo nông dân Vườn trồng xen cây ngắn ngày Vườn áp dụng ICM Mean 1.1333 3.1778 3.667 1.58 3.2444 3.47 Standard Error 0.1544 0.3543 0.391 0.17 0.2624 0.18 Median 1 3 3 1 3 3 Mode 1 1 3 1 3 3 Standard Deviation 1.0357 2.3769 2.62 1.16 1.7601 1.18 Sample Variance 1.0727 5.6495 6.864 1.34 3.098 1.39 Kurtosis 5.3019 3.4476 5.104 3.48 -0.641 -0.1 Skewness 2.034 1.66 2.072 2.1 0.2372 0.56 Range 5 10 12 4 7 5 Minimum 0 1 0 1 0 1 Maximum 5 11 12 5 7 6 Sum 51 143 165 71 146 156 Count 45 45 45 45 45 45 Largest(1) 5 11 12 5 7 6 Smallest(1) 0 1 0 1 0 1 Confidence Level(95.0%) 0.3112 0.7141 0.787 0.35 0.5288 0.35 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan