Tài liệu Nghiên cứu thành phần sâu nhện hại, đặc điểm sinh học sinh thái của sâu cuốn la Omiodes indicata (F.) trên đậu xanh vụ xuân hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu thành phần sâu nhện hại, đặc điểm sinh học sinh thái của sâu cuốn la Omiodes indicata (F.) trên đậu xanh vụ xuân hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thành phần sâu nhện hại, đặc điểm sinh học sinh thái của sâu cuốn la Omiodes indicata (F.) trên đậu xanh vụ xuân hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
NGUYỄN THỊ SOA
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU NHỆN HẠI,
ðẶC ðIỂM SINH HỌC SINH THÁI CỦA SÂU CUỐN LÁ
Omiodes indicata (F.) TRÊN ðẬU XANH VỤ XUÂN HÈ 2011
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ðẶNG THỊ DUNG
HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đựơc cảm ơn và các thông tin trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của giáo viên hướng dẫn, cơ sở đào tạo, các
thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đặng
Thị Dung đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Bộ môn côn trùng và tập
thể cán bộ Ban đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Soa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 4
1.4 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sâu hại ñậu xanh 4
2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 6
2.1 Tình hình sản xuất ñậu xanh 6
2.2 Tình hình sâu hại ñậu ñỗ 13
3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 25
3.2 ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 25
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 25
3.4 Phương pháp bảo quản mẫu vật 29
3.5 Phương pháp ñịnh loại 30
3.6 Các chỉ tiêu ñiều tra và phương pháp tính toán xử lý số liệu 30
3.7 Xử lý số liệu 31
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Thành phần sâu hại, nhện hại ñậu xanh vụ xuân hè năm 2011 tại
Gia Lâm – Hà Nội 32
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. iv
4.2 Thành phần cây ký chủ của sâu cuốn lá O. indicata vụ xuân hè
năm 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội 39
4.3 Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá O. indicata trên ñậu xanh vụ xuân
hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội 41
4.4 Nghiên cứu về sâu cuốn lá ñậu xanh O indicata (F.) 44
4.4.1 ðặc ñiểm hình thái của sâu cuốn lá O. indicata 44
4.4.2 ðặc ñiểm sinh vật học của sâu cuốn lá O. indicata 48
4.5 Ảnh hưởng của sự gây hại của sâu cuốn lá O. indicata trên ñậu
xanh ở các giai ñoạn sinh trưởng khác nhau ñến năng suất 60
5. KẾT LUẬN - ðỀ NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.2 ðề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 73
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
AVRDC Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á
CT Công thức
Ctv Cộng tác viên
FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations
Mð Mật ñộ
NN Nông nghiệp
NXB Nhà xuất bản
P.1000 Khối lượng 1000 hạt
To Nhiệt ñộ
RH% Ẩm ñộ
SCL Sâu cuốn lá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu xanh trên thế giới và một số
nước qua các năm 2006 – 2008 8
2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu xanh ở Việt Nam qua các
năm từ 1996 – 2005 9
4.1 Thành phần sâu hại, nhện hại ñậu xanh vụ xuân hè 2011 tại Gia
Lâm, Hà Nội 34
4.2 Tỷ lệ các loài sâu hại ñậu xanh 37
4.3 Thành phần cây ký chủ của sâu cuốn lá ñầu nâu O. indicata (F.) 40
4.4 Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá O. indicata (F.) vụ xuân tại Gia
Lâm, Hà Nội 42
4.5 Kích thước của các pha phát triển của SCL ñầu nâu O. indicata 45
4.6 Thời gian phát dục của sâu cuốn lá O. indicata với thức ăn là lá
ñậu xanh 51
4.7 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn thêm ñến thời gian sống của
trưởng thành sâu cuốn lá O. indicata 52
4.8 Ảnh hưởng của thức ăn thêm ñến sức ñẻ trứng của trưởng thành
sâu cuốn lá O. indicata 54
4.9 Sức ñẻ trứng hàng ngày của sâu cuốn lá O. indicata 56
4.10 Tỷ lệ trứng nở của sâu cuốn lá O. indicata (F.) 58
4.11 Tỷ lệ vũ hóa và tỷ lệ giới tính của sâu cuốn lá O. indicata (F.) 59
4.12 Năng suất ñậu xanh ở các giai ñoạn cây bị hại 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. vii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên bảng Trang
4.1 Aphis craccivora Koch 35
4.2 Maruca vitrata (Geyer) 35
4.3 Ogyia postica (Wi) 35
4.4 Spodoptera litura (F.) 35
4.5 Hypomeces squamosus (F.) 35
4.6 Archips asiaticus Walsingham 35
4.7 Omiodes indicata (F.) 36
4.8 Tetranychus cinnabarinus Boisd 36
4.9 Nezara viridula Linnaeus 36
4.10 Epicauta impressicornis Pie. 36
4.11 Tỷ lệ các họ trong 6 bộ 37
4.12 Tỷ lệ các loài trong 6 bộ 37
4.13 Triệu chứng SCL O.indicata trên ðậu xanh 41
4.14 Triệu chứng SCL O.indicata trên ðậu tương 41
4.15 Triệu chứng SCL O.indicata trên ðậu ñen 41
4.16 Triệu chứng SCL O.indicata trên Tía tô trắng 41
4.17 Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá ñầu nâu O. indicata vụ xuân 2011
tại Gia Lâm, Hà Nội 42
4.18a Trứng SCL O. indicata ñẻ riêng lẻ 1 quả 44
4.18b Trứng SCL O. indicata ñẻ hàng dọc 44
4.19 Sâu cuốn lá O. indicata Tuổi 2 → cuối tuổi 5 từ trái sang phải 46
4.20 Nhộng SCL O. indicata 47
4.21 Trưởng thành SCL O. indicata 47
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. viii
4.22 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn thêm ñến thời gian sống của
trưởng thành sâu cuốn lá O. indicata 53
4.23 Ảnh hưởng của thức ăn thêm ñến sức ñẻ trứng của trưởng thành
sâu cuốn lá O. indicata 54
4.24 Nhịp ñiệu ñẻ trứng của sâu cuốn lá O. indicata 57
4.25 Tỷ lệ trứng nở của sâu cuốn lá Omiodes indicata (F.) 58
4.26 Tỷ lệ giới tính của sâu cuốn lá O. indicata (F.) 59
4.27 Ảnh hưởng của sâu cuốn lá O. indicata ñến năng suất ñậu xanh 61
4.28 CTI: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn 4 lá kép 63
4.29 CT2: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn 6 lá kép 63
4.30 CT3: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn ra hoa – quả non 63
4.31 CT4: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn quả chắc xanh 63
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 1
1. MỞ ĐẦU
1.1. ðặt vấn ñề
ðậu xanh (Vigna radiata L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị
kinh tế cao, là cây thực phẩm có giá trị ñược xếp thứ 3 sau cây lạc và ñậu
tương và có nhiều ñóng góp quan trọng trong hệ thống sản xuất cây lương
thực, cây thực phẩm và ñời sống của con người. ðó là khả năng cung cấp
dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa (bảng 1,2 phụ lục) làm thuốc ñể chữa trị bệnh cho
người (Phạm Văn Thiều, 2001) [23].
Ngoài ra, hạt ñậu xanh còn là nguyên liệu của ngành chế biến thực
phẩm, chế biến thành bánh kẹo, như bánh ñậu xanh Hải Dương với chất lượng
cao, ổn ñịnh ñã ñược tín nhiệm lâu năm ở trong và ngoài nước. Bên cạnh ñó thì
rau giá ñậu xanh (1 kg hạt ủ ñược 7 – 8 kg rau giá) có chứa nhiều sinh tố E và
các sinh tố khác nên giá trị cao ñể thay thế một số loại rau tươi trong các mùa
vụ thiếu rau, rau giá lại còn có thể tồn trữ (từ hạt) và sản xuất dễ dàng (Dương
Minh, 1999)[19]. Lá non của ngọn cây ñậu xanh có thể làm rau, dưa muối.
Thân, lá cây ñậu xanh làm thức ăn cho chăn nuôi, còn thân lá già ñem phơi
khô, nghiền nhỏ làm bột giữ trữ cho gia súc (Phạm Văn Thiều, 2001) [23].
Bên cạnh giá trị về dinh dưỡng, ñậu xanh còn có giá trị sử dụng rất cao,
thích hợp cho việc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, do sản phẩm của nó dễ
tiêu thụ và ít biến ñộng về giá cả ( [30]. Mặt khác, thân cây
ñậu xanh còn dùng làm phân hữu cơ góp phần cải tạo và tăng ñộ phì cho ñất.
Trên thế giới ñậu xanh ñược phân bố rộng rãi từ 40º vĩ Bắc – 40º vĩ
Nam, cho ñến nay ñậu xanh ñược trồng khắp các nước nhiệt ñới và Á nhiệt
ñới của các Châu lục. Tuy nhiên, ðậu xanh ñược trồng nhiều nhất là ở ðông
Nam Á, Australia, Tây Ấn ðộ và ðông Châu Phi (Trần ðình Long, 2006)
[18]. Trên thế giới có 58 nước trồng ñậu xanh, với diện tích khoảng 1 triệu ha
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 2
và sản lượng hàng năm khoảng 6,8 triệu tấn (FAOSTAT, 2010)[9].
Ngoài ra ñậu xanh còn là loại dược liệu tốt, ñược các danh y sử dụng
trong việc chữa trị bệnh và bồi bổ sức khỏe cho người. Trong sách “ Nam
dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh và “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trần có
ghi: Vỏ hạt ñậu xanh có vị ngọt, tính nhiệt, không ñộc, có tác dụng giải nhiệt,
giải bách ñộc. Dùng nấu ăn tiêu phù thủng, hạ bế, giải nhiệt ñộc, giải các chất
ñộc của thuốc và kim loại. Hạt ñậu xanh còn dùng ñể chữa bệnh ñái tháo
ñường, chữa phù thủng, sưng quai hàm, nhức nhối. Bột ñậu xanh quấy với
nước uống chữa ñược cho bệnh nhân trúng phải thuốc có chất ñộc, ngất ñi
nhưng tim còn ñập (Trần ðình Long và ctv, 1998) [17].
Giá trị kinh tế, ñậu xanh là cây họ ñậu có giá trị kinh tế cao do thành
phần dinh dưỡng, giá trị dùng làm thuốc, chu kỳ sinh trưởng ngắn, kỹ thuật
canh tác ñơn giản, ñầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, ñặc biệt lại rất phù hợp với
nông dân nghèo ít vốn. Cây ñậu xanh có tác dụng cải tạo ñất, còn thích hợp
với việc trồng xen, trồng gối, luân canh với nhiều loại cây trồng khác, nên khi
mở rộng diện tích gieo trồng sẽ ít ảnh hưởng ñến diện tích cây lương thực và
các cây trồng khác, hơn nữa ñậu xanh gần ñây ñã gieo trồng ñược 3 vụ trong
năm (nếu ñất ñủ ẩm và không úng) từ ñó, ñã góp phần làm tăng hệ số sử dụng
ñất, mang lại hiệu quả kinh tế trên ñơn vị diện tích và ñã trở thành cây rất
ñược ưa chuộng trong hệ thống ña canh (Phạm Văn Thiều, 2001)[23].
Do nhiều công dụng và dễ sử dụng nên ñậu xanh ñược trồng rộng rãi
trong nhân dân. Tuy vậy việc mở rộng sản xuất ñậu xanh cũng gặp phải
không ít khó khăn. Trong các yếu tố ảnh hưởng ñến năng suất sản lượng ñậu
xanh như : giống, phân bón, kỹ thuật trồng trọt, ñiều kiện khí hậu, sâu bệnh
hại, công nghệ sau thu hoạch... thì yếu tố sâu bệnh hại là yếu tố ảnh hưởng
tương ñối quan trọng.
Trong số hàng trăm loại sâu hại trên cây họ ñậu nói chung, sâu cuốn lá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 3
ñược xem là 1 trong những loài dịch hại tương ñối quan trọng, chúng gây hại
trong suốt quá trình sinh trưởng của cây – gây ảnh hưởng gián tiếp tới năng
suất và phẩm chất hạt. Theo kết quả thống kê của nhiều nước trồng ñậu ñỗ,
thiệt hại do sâu bệnh gây ra có thể từ 53 – 98% nếu không tiến hành các biện
pháp phòng trừ.
ðể góp phần nhỏ vào công tác nghiên cứu sâu hại cây trồng nông
nghiệp nói chung, sâu hại ñậu xanh nói riêng và biện pháp phòng trừ chúng,
tôi tiến hành thực hiện ñề tài :
"Nghiên cứu thành phần sâu nhện hại, ñặc ñiểm sinh học sinh thái
của sâu cuốn lá Omiodes indicata (F.) phổ biến trên cây ñậu xanh vụ xuân
hè 2011 tại Gia Lâm- Hà Nội"
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Nghiên cứu xác ñịnh thành phần sâu hại, nhện hại trên cây ñậu xanh;
ñặc ñiểm sinh học sinh thái của loài sâu cuốn lá ñậu xanh O. indicata (F.) tại
Gia Lâm – Hà Nội trong vụ xuân hè 2011, thí nghiệm ảnh hưởng của sâu
cuốn lá ñến các giai ñoạn phát triển của cây ñậu xanh, ñể có tài liệu khoa học
làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại ñậu
xanh ñạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra thu thập thành phần sâu, nhện hại ñậu xanh vụ xuân hè năm
2011 Gia Lâm – Hà Nội.
- ðiều tra thành phần cây ký chủ của sâu cuốn lá O. indicata
- ðiều tra diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá O. indicata
- Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái loài sâu cuốn lá phổ biến O. indicata
(Hình dáng, kích thước, màu sắc của tất cả các pha phát dục: trứng, sâu non,
nhộng, trưởng thành).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 4
- Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài sâu cuốn lá O. indicata
(Thời gian phát dục các pha, sức ñẻ trứng, tỷ lệ trứng nở, khả năng gây hại).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của sâu cuốn lá ñến các giai ñoạn phát triển
của cây ñậu xanh.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Trong những năm gần ñây, trên cây trồng nói chung và trên cây ñậu
xanh nói riêng ñối tượng gây hại là không ít, bệnh hại, côn trùng hại... chúng
làm giảm năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng.
Sâu cuốn lá Omiodes indicata (F.) là một trong những thành phần gây
hại trên ñậu xanh, chúng cuốn lá, ăn lá, làm mất diệp lục, giảm khả năng
quang hợp lá, gián tiếp làm giảm năng suất và phẩm chất hạt ñậu.
Vấn ñề tìm hiểu nữa là theo dõi xem chúng gây hại và ảnh hưởng mạnh
nhất giai ñoạn nào trong quá trình phát triển của ñậu xanh.
Vì vậy tôi nghiên cứu thành phần sâu hại, nhện hại, nghiên cứu ñặc
ñiểm sinh học, sinh thái, tập tính sinh học, việc gây hại ở các giai ñoạn khác
nhau dẫn ñến sai khác nhau về năng suất, phẩm chất ñậu xanh như thế nào.
ðể từ ñó ñưa ra biện pháp phòng trừ kịp thời và ñạt hiệu quả cao.
1.4. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sâu hại ñậu xanh
Cây ñậu xanh là cây trồng mà thân và lá ñều chứa hàm lượng dinh
dưỡng cao, nên trong quá trình sinh trưởng và phát triển bị khá nhiều loại sâu
hại khác nhau phá hại, sâu phá hại ngay từ khi trồng cho tới khi thu hoạch,
sâu phá hại tất cả các bộ phận của cây cả trên mặt ñất và dưới mặt ñất. Tác hại
của sâu trên ñồng ruộng nhìn thấy. Chính chúng là nguyên nhân làm giảm
năng suất và phẩm chất ñậu xanh. Nhưng ñôi khi cũng nhầm lẫn với những
hiện tượng bệnh lý do thiếu các nguyên tố trong ñất, thời tiết khí hậu và môi
trường gây ra. Mối quan hệ giữa côn trùng và cây trồng cũng chịu ảnh hưởng
trực tiếp của môi trường sống và phụ thuộc vào ñiều kiện ngoại cảnh. Thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 5
phần sâu hại ñậu xanh cũng như mức ñộ phổ biến phụ thuộc vào ñiều kiện
sinh thái, mối quan hệ giữa thiên ñịch và sâu hại, biện pháp canh tác và ñặc
tính sinh vật học của từng loại. Vì vậy cần xác ñịnh thành phần sâu hại trên
ñậu xanh cho từng vùng, xác ñịnh sâu hại phổ biến trên cây ñậu xanh của
vùng ñó. Xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học sinh thái, quy luật phát sinh phát triển
của sâu phổ biến ñể từ ñó làm cơ sở xây dựng những biện pháp phòng trừ
thích hợp, nhằm vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ ñược môi
trường sinh thái vì cùng một loài sâu hại có thể ở vùng này là chính nhưng ở
vùng kia là thứ yếu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 6
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Tình hình sản xuất ñậu xanh
* Sản xuất ñậu xanh trên thế giới
Cây ñậu xanh (Mungbean, Green bean) có tên khoa học Vigna
radiata (L.) là cây ñậu ñỗ quan trọng ñứng hàng thứ ba sau ñậu nành và ñậu
phụng (2 loại cây công nghiệp ngắn ngày). ðậu xanh có nguồn gốc từ Ấn ðộ
và Trung Á, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt ñới và Á nhiệt ñới, là cây
trồng khá quen thuộc ở Châu Á và rất phổ biến ở nước ta. Cây ñậu xanh
có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với các vùng
có ñiều kiện khắc nghiệt. Khu vực ðông và Nam Châu Á, cây ñậu xanh
ñược trồng nhiều ở các quốc gia như Ấn ðộ, Pakistan, Bangladesh, Sri
Lanka, Nepal Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến ðiện, Inñônexia; hiện
nay ñã ñược phát triển tại một số quốc gia ở vùng ôn ñới, ở Châu Úc, lục ñịa
Châu Mỹ (Phạm Văn Thiều, 2001) [23].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Châu Á (AVRDC) ñã có
tập ñoàn giống ñậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong ñó
có giống cho năng suất 18 - 25 tạ/ha và thâm canh có thể ñạt gần 40
tạ/ha. Mặt khác, giá trị sinh học của ñậu xanh rất quan trọng, phân ñạm
mà cơ thể cây ñậu xanh hấp thụ và giữ lại ñược là 40,66% nên có tác dụng
rất tốt trong cải tạo, bồi dưỡng ñất vì sau khi trồng ñậu xanh ñất ñược tơi
xốp và tăng ñược một lượng ñạm khoảng 30 - 70 kg/ha. Tuy nhiên, năng
suất của cây ñậu xanh rất thấp, khoảng 6 - 8 tạ/ha vì chưa ñược ñầu tư ñúng
mức nên gần ñây nhiều nước ñã chọn ñược giống cho năng suất bình quân
10 - 12 tạ/ha với các ưu ñiểm là hạt to, màu ñẹp, thời gian sinh trưởng ngắn,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 7
chín tập trung, chống chịu một số sâu bệnh hại chính (Phạm Văn Thiều,
2001) [23]. Ngày nay, các nhà chọn giống ñang nghiên cứu tạo ra giống ñậu
xanh có thể cải thiện năng suất và tính kháng bệnh. Ấn ðộ có 22 trung tâm
khắp cả nước nghiên cứu về cây ñậu xanh. Thái Lan cũng có nhiều trung
tâm và các viện trường tham gia nghiên cứu về cây ñậu xanh.
ðậu xanh ñứng thứ 3 trong các cây họ ñậu và ñứng ñầu trong số các
cây trồng thuộc chi Vigna cả về diện tích và sản lượng, diện tích ñậu xanh
trên thế giới khoảng 3,4 - 3,6 triệu ha với sản lượng 1,4 - 1,8 triệu tấn (Niên
giám thống kê (2005) [22].
Trên thế giới, ñậu xanh phát triển mạnh ở khu vực Nam Á và ðông
Nam Á như Ấn ðộ, Thái Lan, Philipin, Miến ðiện, Indonesia,…Và gần ñây,
ñậu xanh ñược phát triển rộng rãi hơn ñến một số vùng ở Ôn ñới như ở Châu
Âu, lục ñịa châu Mỹ. Về diện tích gieo trồng, ñậu xanh ñược gieo trồng trên
thế giới khoảng 1 triệu ha, sản lượng hàng năm ước ñạt 6,8 triệu tấn, trên 58
nước khác nhau. Trong ñó nước có diện tích gieo trồng ñậu xanh lớn nhất là
Trung Quốc (0,22 triệu ha) kế ñến là Ấn ðộ (0,15 triệu ha) tiếp theo là các
nước như Nhật Bản, Phillipin…
Năng suất ñậu xanh, cho ñến nay còn rất thấp, do chưa ñược quan tâm
ñúng mức, các tiến bộ kỹ thuật chưa ñược áp dụng vào sản xuất, cho nên năng
suất chỉ ñạt khoảng 7 tạ/ha. Gần ñây nhiều nước ñã chú ý hơn trong công tác
nghiên cứu, chọn tạo giống ñậu xanh mới có năng suất từ 10 – 12 tạ/ha trở
lên, hạt to, màu hạt ñẹp, có thời gian sinh trưởng ngắn, chín tương ñối tập
trung, có sức ñề kháng khá với những loại sâu hại chính (Trần ðình Long và
ctv, 1998) [17]. Diện tích, năng suất sản lượng ñậu xanh của thế giới và một
số nước ñược thể hiện qua bảng 2.1.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 8
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu xanh trên thế giới và một
số nước qua các năm 2006 – 2008
Diện tích(1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng(1000 tấn)
2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008
Trung
Quốc
213 218 228 11,3 11,3 11,2 2419 2466 2566
Ấn ðộ 150 150 150 2,8 2,8 2,8 420 420 420
Thái Lan 23 23 23 4,0 4,0 4,0 92 92 92
Thế giới 943 941 934 7,2 7,1 7,1 6813 6688 67119
FAOSTAT(2010) [9].
Qua ñó cho thấy Trung Quốc là nước có diện tích gieo trồng ñậu xanh
lớn nhất ñến năm 2008 ñạt 228 nghìn ha và năng suất ñạt 11,2 tạ/ha. ðây là
quốc gia có nhiều ñầu tư vào công nghệ trồng trọt là một yếu tố hết sức quan
trọng, quyết ñịnh ñến năng suất và sản lượng ñậu xanh. Trong các nước nêu
trên, Thái Lan tuy là nước có truyền thống trồng ñậu xanh nhưng năng suất lại
rất thấp, biên ñộ dao ñộng năng suất lại không cao chỉ xoay quanh 4 tạ/ha vào
những năm 2006 – 2008 ( [30].
ðể ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, nhiều quốc
gia ñã xây dựng chiến lược nghiên cứu và phát triển ñậu xanh một cách ñộc
lập với chương trình nghiên cứu phát triển các cây ñậu ñỗ khác.
* Sản xuất ñậu xanh ở Việt Nam
Ở nước ta, cây ñậu xanh ñã ñược trồng lâu ñời ở nhiều vùng ñồng bằng
ñến các tỉnh trung du, miền núi, suốt từ Nam chí Bắc. Mặc dù vậy, nó vẫn bị
xem là cây trồng phụ, trồng xen, gối, nhằm tận dụng ñất, tranh thủ lao ñộng,
cho nên về năng suất ñậu xanh tại Việt Nam chưa ñược cao so với trên thế
giới (Phạm Văn Thiều, 2001) [23]. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu xanh ở
nước ta có nhiều thay ñổi ñược thể hiện qua bảng 2.2.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 9
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ñậu xanh ở Việt Nam qua các
năm từ 1996 – 2005
Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn ha)
1996 190,0 6,3 120,0
1997 205,5 6,3 130,0
1998 221,5 6,5 144,1
1999 200,4 7,2 144,1
2000 209,4 6,9 144,6
2001 210,0 7,6 160,5
2002 201,9 7,1 144,1
2003 206,9 7,6 158,1
2004 203,1 7,5 152,3
2005 205,0 7,6 155,9
Nguồn www.fao.org, năm 2005
Giai ñoạn 1996 – 1998 ñậu xanh tăng nhanh cả về diện tích, năng suất,
sản lượng. Sản lượng tăng từ 120 nghìn tấn lên ñến 130 nghìn tấn từ năm
1996 ñến năm 1997 và ñến năm 1998 là 144,1 nghìn tấn. ðây là những năm
có diện tích trồng ñậu xanh cao nhất trong thập niên vừa qua. Năng suất ñậu
xanh cũng tăng dần từ 6,3 tạ/ha các năm 1996, 1997 và 6,5 tạ/ha năm 1998.
Năm 1999, nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nên năng suất ñậu xanh tăng
lên 7,2 tạ/ha, nhưng về diện tích có giảm ñi so với trước. ðến năm 2000, gieo
trồng ñậu xanh theo hướng tăng vụ là chủ yếu, từ ñó diện tích ñậu xanh tăng 9
nghìn ha so với năm 1999 và sản lượng cũng tăng ñáng kể.
Phát huy thành công của năm trước, sang năm 2001 diện tích ñậu xanh
tăng ñạt ñến mức cao nhất 210 nghìn ha, năng suất cũng nhảy vọt ñến 7,6
tạ/ha và sản lượng cũng ñạt mức cao nhất 160,5 nghìn tấn. ðến năm 2002, có
sự biến ñộng lớn trong sản xuất ñậu xanh, về diện tích giảm 8,1 nghìn ha so
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 10
với năm 2001, năng suất còn 7,1 tạ/ha, và sản lượng còn 144,1 nghìn tấn.
Việc cải thiện năng suất ñậu xanh của những năm 2003 trở về sau tăng
lên ñáng kể, ñạt bằng mức cao nhất (7,6 tạ/ha năm 2001) là nhờ áp dụng
nhiều hơn các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất và những năm sau ñó, năng
suất ñậu ñược ổn ñịnh mức 7,5 – 7,6 tạ/ha (năm 2004 và năm 2005)
Nhìn chung, cho ñến nay mặc dù Việt Nam là một nước Nông nghiệp
nhưng cả về diện tích, năng suất và sản lượng ñậu xanh chưa cao và phân bố
không ñều ở các vùng trong nước.
Ở Việt Nam, ñậu xanh ñã ñược trồng lâu ñời, khắp nơi trong cả nước,
nhưng bị xem là cây trồng phụ tận dụng ñất ñai, lao ñộng nên năng suất rất
khiêm tốn. ðậu xanh chiếm diện tích khoảng 40 nghìn ha, năng suất trung
bình 6 - 7 tạ/ha. Các nhà tuyển chọn giống ñậu xanh ñã ñạt ñược những kết
quả ñáng ghi nhận với nhiều giống mới như: ðX - 044, ðX - 06, ðX – 92 - 1,
V87 - 13, HL89 - E3, V91 - 15…là những giống ngắn ngày, chín tập trung
cho năng suất khi thâm canh ñạt 15 - 17 tạ/ha. Tiềm năng năng suất ñậu xanh
của chúng ta khá lạc quan. Tuy nhiên vì là cây chống ñói, lấp vụ, xen canh
nên ít ñược ñầu tư ñúng mức, vì vậy cần thiết phải xây dựng qui trình kỹ thuật
thâm canh tổng hợp ñể trong tương lai gần Việt Nam sẽ ñứng ñầu về kinh
nghiệm canh tác ñậu xanh. Như vậy có thể xem ñậu xanh là cây trồng dân dã
nhưng giá trị kinh tế cao vì là nguồn thực phẩm có nhiều dinh dưỡng, ña dạng
trong ñời sống, thích hợp với tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài hạt, lá
non và ngọn của cây ñậu xanh có thể làm rau, muối dưa; thân lá xanh làm
thức ăn chăn nuôi. Từ năm 1983, diện tích, năng suất và sản lượng tăng
nhưng chậm và không liên tục. Năng suất ñậu xanh thời kỳ 1981 - 1985 là 5,5
tạ/ha, 1986 - 1991 là 5,9 tạ/ha. Năm 1999 là năm có năng suất cao nhất: 8,2
tạ/ha nhờ sự chuyển ñổi giống mới. Năng suất ñậu xanh ở các tỉnh phía Nam
thường cao hơn các tỉnh phía Bắc, một số vùng ở An Giang, ðồng Tháp, Hậu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 11
Giang ñã ñạt gần 20 tạ/ha trong vụ ðông Xuân vì có nhiều ñiều kiện thích
hợp cho canh tác ñậu xanh. Từ ñó rút ra những yếu tố làm hạn chế năng suất
ñậu xanh là: Giống, chế ñộ canh tác, chăm sóc, và ñặc biệt bảo vệ thực vật
không ñúng biện pháp khoa học mặt khác ñậu xanh khá mẫn cảm với một số
loại sâu bệnh nên chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật còn cao (Phạm Văn
Thiều, 2001) [23].
Cây ñậu xanh ở nước ta tập trung chủ yếu là các tỉnh phía Bắc,
miền ðông Nam bộ và Tây nguyên…Hướng chủ yếu ñể mở rộng diện tích
cây ñậu xanh trước mắt là tăng thêm vụ trồng xen như:
+ Ở vùng ñất bãi ven sông, sau khi thu hoạch xong vụ mùa ñông xuân
(ngô, lạc…) có thể tranh thủ làm thêm một vụ ñậu xanh hè, kịp trước khi
nước sông lên to, diện tích này ở các tỉnh phía Bắc khá lớn, có thể mở ra hàng
chục ngàn ha trên ñất loại này.
+ Phát triển một vụ ñậu xanh hè vào thượng tuần tháng 6 trên các chân
ñất 1 màu + 1 lúa, sau ñó cấy lúa mùa muộn bằng các giống phản ứng ánh
sáng như Mộc tuyền, Bao thai lùn, hoặc trên chân ruộng làm 2 lúa + 1 màu.
+ Áp dụng rộng rãi biện pháp trồng xen, trồng gối cây ñậu xanh vào
các cây trồng khác như: ngô, khoai lang, dâu tằm, sắn, hoặc cây công nghiệp
lâu năm, cây lâm nghiệp ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây chưa khép tán...
+ Ở vùng Nam bộ và Tây nguyên có thể làm thêm 1 vụ ñậu xanh
hè và 1 vụ ñậu xanh thu ñông.
+ Ở ñồng bằng sông Cửu Long cũng tận dụng ñiều kiện ñể phát triển
vụ ñậu tương ñông xuân.
+ Ở Nam bộ ngoài các diện tích ñất trà cao trồng ñậu xanh dựa vào
nước trời theo truyền thống, các nơi ñã mở rộng diện tích ra vùng ñất thấp 1-
2 vụ lúa, có ñiều kiện tưới tiêu hoặc trồng xen vào vườn cây lâu năm, cây
công nghiệp trồng mới.
Cây họ ñậu nói chung và cây ñậu xanh nói riêng với ñặc ñiểm ở bộ rễ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 12
hình thành nốt sần với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium viagna ñể tạo
nên hệ thống rễ cố ñịnh nitơ. Nhờ vậy ñã cung cấp một lượng ñạm ñáng kể
góp phần cải tạo và nâng cao ñộ phì cho ñất. Những loại cây này ñặc biệt có ý
nghĩa trong việc cải tạo ñất ñai nông nghiệp bị rửa trôi và phong hóa nhanh,
làm hàm lượng mùn và dinh dưỡng thấp, nhất là ñất bạc màu, ñất phù sa cổ,
ñất dốc tụ...
Ở nước ta, ñậu xanh ñược trồng nhiều ở các vùng ñồng bằng và trung
du. Khu vực Duyên Hải Nam Trung bộ, diện tích cây ñậu xanh hàng năm
khoảng 10.000 ha (Phạm Văn Thiều, 2001) [23].
Trong nước, cây ñậu xanh cũng ñã ñược trồng từ lâu ñời ở tất cả các
vùng từ ñồng bằng ñến trung du và miền núi, suốt từ Bắc ñến Nam với diện
tích trồng ñậu xanh trong nước ñến nay khoảng 205 nghìn ha (Lê Văn Tiềm,
2008) [24].
Bởi vì trong sản xuất nông nghiệp qua một giai ñoạn lịch sử khá dài,
con người phải chống chọi lại với nạn ñói, từ ñó sản xuất lương thực ñã trở
nên nhu cầu cấp thiết nhất ñể cứu ñói con người. Từ ñó các quốc gia và các
nhà khoa học ñã tập trung sức nghiên cứu, sản xuất về cây lương thực nhiều
hơn. Mãi ñến, những năm 70 của thế kỷ XX cây ñậu xanh mới ñược xác ñịnh
là cây trồng quan trọng và từ ñó vườn thử nghiệm ñậu xanh quốc tế (IMN) và
trung tâm nghiên cứu Rau màu Châu Á (AVRDC) ñược thành lập, ñồng thời
nhiều chương trình nghiên cứu về cây ñậu xanh ñã ñược khai triển ở một số
nước như Ấn ðộ, Philipin, Thái Lan, Mỹ, Australia (AVRDC, (1983) [29])
Tuy nhiên, việc tập trung sản xuất cây lương thực vẫn còn là tập quán
của nhiều vùng, cây ñậu xanh vẫn ñược coi là cây trồng phụ dùng ñể tận dụng
ñất ñai, lao ñộng…và thường ñược trồng trên ñất xấu, ñiều kiện canh tác
không ñảm bảo, giống ñậu xanh sử dụng là các giống cũ của ñịa phương
không ñược chọn lọc, ñó là những nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 13
triển của cây ñậu xanh trong những năm qua. ðể chuyển ñổi dần dần cơ cấu
cây trồng nông nghiệp ngắn ngày theo hướng có lợi cho sản xuất, an toàn cho
môi trường, việc ñưa cây ñậu ñỗ vào luân, xen canh, tăng vụ là hướng ñi ñúng
ñắn. Từ ñó nhiều quốc gia tập trung nghiên cứu và tạo ra nhiều giống ñậu
xanh mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích
ứng rộng ñể cung cấp cho sản xuất. Nhưng do vì chưa ñược thử nghiệm,
tuyển chọn cho từng vùng sinh thái và các biện pháp kỹ thuật kèm theo, nên
việc phát triển các giống ñậu xanh tốt, năng suất cao vào sản xuất còn rất
chậm, việc ñầu tư thâm canh cũng chưa ñược nghiên cứu kỹ, nhất là công tác
bảo vệ thực vật, thời vụ gieo trồng và ñầu tư phân bón. Nông dân rất thiếu
thông tin, do ñó mà năng suất ñậu xanh ở nước ta thời ñiểm ñó rất thấp, chỉ
ñạt 5 – 6 tạ /ha (Phạm Văn Thiều, 2001) [23].
2.2. Tình hình sâu hại ñậu ñỗ
Có rất nhiều yếu tố hạn chế sự phát triển của cây ñậu xanh. Nhưng yếu tố
sâu hại là yếu tố ñược các nhà khoa học cũng như những nhà sản xuất quan tâm.
* Các nghiên cứu trên thế giới.
Cũng như các cây trồng khác, cây ñậu xanh bị nhiều loài sâu phá hại,
chúng làm ảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát triển dẫn ñến giảm năng suất
Kết quả ñiều tra của các nhà khoa học tại vùng Nam và ðông Nam Á
cho thấy, trên ñậu xanh có 11 loài sâu hại (Trần ðình Long và ctv, 1998)[17].
ðậu xanh là loại cây trồng khá mẫn cảm với nhiều loài sâu bệnh hại.
Theo kết quả ñiều tra thành phần sâu hại tại Philippin, người ta ñã phát hiện
ñược 26 loài côn trùng gây hại ñậu xanh. ðặc biệt gần ñây những kết quả ñiều
tra tại Bắc Australia ñã cho thấy có tới trên 130 loài sâu hại cây ñậu ñỗ, trong
ñó ñậu xanh và ñậu ñen là chủ yếu (ðoàn Thị Thanh Nhàn, 1996)[20].
Các loài sâu hại thường gặp trên ñậu xanh bao gồm:
Sâu cuốn lá (Omiodes indicata (F.)) là loài phổ biến gây hại nghiêm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 14
trọng, ñặc biệt nếu chúng gây hại ở thời ñiểm cây còn nhỏ thì sẽ ảnh hưởng
rất lớn ñến năng suất. Sâu non kéo màng kết các lá lại với nhau, thường là các
lá non trên ngọn, chúng gặm làm xơ xác bên trong.
Sâu khoang (Spodoptera litura (F.)) là loài ăn tạp, nó ăn lá hoa quả ñậu
xanh. Sâu non ban ngày núp dưới ñất và ăn vào ban ñêm. Sâu khoang mới nở
sống tập trung và gặm ăn chất xanh của lá. Khi lớn dần, sâu phân tán và gây
hại, chúng cắn thủng lá hoặc khuyết lá.
Sự gây hại của sâu ñục quả làm ảnh hưởng ñến chất lượng hạt, và năng
suất có thể giảm từ 20 – 40%. ðiển hình có loài Maruca vitrata chúng ăn các
nụ hoa, quả non, lá và chồi non của cây._. ñậu, ñặc ñiểm nhận biết gây hại của
loài này trên quả ñậu ñó là một lớp phân phủ bên ngoài quả.
Dòi ñục thân, chúng gây hại ở giai ñoạn cây con, ấu trùng của loài này
có thể phá hại toàn bộ phần ruột của thân, cuống lá, làm giảm tốc ñộ phát
triển của cây, gây hiện tượng héo, cây còi cọc và tạo ñiều kiện thuận lợi cho
các loài bệnh khác xâm nhập.
Theo Gazzoni và ctv, (1994) [36] thì trên cây ñậu tương vùng nhiệt ñới,
thành phần sâu hại rất phong phú: gây hại mầm và thân có 34 loài, gây hại lá
có 25 loài, hại quả và hạt có 22 loài. Tổng số các loài sâu gây hại trên ruộng
ñậu tương là 81 loài. Tùy theo vùng ñịa lý khác nhau mà sâu hại chính cũng
khác nhau.
Theo Hinson và Hartwig, (1982) [40] thì thành phần sâu hại ñậu tương
ở các vùng khác nhau là khác nhau. Ở Bắc Mỹ có 33 loài, Trung và Nam Mỹ
có 30 loài và các nước Phương ðông có 26 loài.
Còn theo Hill và Waller (1985) [38] thì trên ñậu tương ở vùng nhiệt ñới
có 2 nhóm sâu nguy hiểm ảnh hưởng ñến năng suất hạt là nhóm sâu ñục quả
thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera: Tortricidae, Pyralidae) và nhóm sâu ăn hoa
do các loài ban miêu (Meloidae) thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera). Trong số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 15
29 loài gây hại, có 7 loài là sâu hại chính, trong ñó sâu ñục quả có 2 loài
(Etiella zinekenella và Maruca testulalis), ban miêu (Epicauta sp. ), rệp
(Aphis fabae ), rầy xanh lá mạ (Empoasca), bọ rùa (Epilachna sp.) và mọt hạt
(Callaso bruchus spp.) và 22 loài sâu hại thứ yếu.
Còn theo Campbell và Reed, (1986) [32], Ở ðông Nam Á trên cây ñậu
tương có 12 loài sâu hại và 1 loài nhện hại quan trọng ñó là sâu xanh
(Heliothis armigera), dòi ñục thân 2 loài, sâu xám, sâu khoang, sâu keo da
láng, sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fab.); (Archips micacaeana), sâu ñục
quả (Etiella zinckenella) và nhện Tettranychus urticae)
Theo Waterhouse, (1993) [60] cho thấy, ở 10 nước thuộc vùng ðông
Nam Á, trên cây ñậu tương có 17 loài sâu hại chính, trong ñó các loài ñục
quả, dòi ñục thân (Melanagromyza) và sâu cuốn lá (Lamprosema indicata
Fabr.) là rất phổ biến.
Còn ở Nhật Bản, theo Takashi Kobayashi, (1978) [51] và Setokuchi,
(1986) [49] thì ñậu tương bị 25 loài sâu hại chính, trongg ñó có 4 loài sâu ñục
quả, 20 loài bọ xít, 1 loài muỗi ñục quả. Trong số ñó có 7 loài hại nghiêm
trọng là sâu ñục quả (Legumininova glyinivorella, Etiella zinckenella), bọ xít
xanh (Nezara antennata), muỗi ñục quả (Asphondylia sp.)
Theo Turnipseed và Kogan, (1976) [56] thì sâu bọ ñã tấn công vào tất
cả các bộ phận trên cây ñậu tương như rễ, nốt sần, hạt nảy mầm, thân, lá, hoa,
quả, và hạt. Khi cây ñậu tương ñược ñem ñến trồng ở vùng ñất lạ nào ñó, thì
chúng sẽ bị ngay các loài sâu hai gây hại. Quần thể sâu hại rất phong phú,
song tùy vào từng ñiều kiện sinh thái của từng vùng mà sự phát triển của sâu
hại trên ñồng ruộng là khác nhau. Thường ở những khu vực nóng ẩm thì sự
phát triển và hoạt ñộng của sâu mạnh hơn ở những khu vực lạnh và khô. Sâu
hại thường gây hại cho ñậu tương ở vùng nhiệt ñới nhiều hơn ở vùng ôn ñới
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Braxin thấy tổn thất do sâu ñục thân gây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 16
ra làm giảm sút ñáng kể cho mùa màng. Chúng có thể phá hại 50% số cây ở
ñầu vụ, làm tổn thất nhiều ñến năng suất ñậu tương. ðiển hình là dòi ñục thân
(Melanagromyza sojae (Zehntner)) chuyên gây hại dẫn ñến tỷ lệ nảy mầm
thấp, sức sống của cây mầm giảm, hạt khô, hàm lượng dầu và protein trong
hạt giảm khả năng bảo quản kém.
ðậu tương là cây trồng chính ở vùng Bắc Mỹ trong số các loài cây họ
ñậu. Ngành côn trùng học trên ñậu tương ở Mỹ phát triển mạnh từ những năm
ñầu của thập kỷ sáu mươi. ðã có trên 14.000 bài báo về các loài chân ñốt trên
ñậu tương và nhiều cuốn sách viết về các loài sâu hại nguy hiểm trên cây ñậu
tương, ñặc biệt có nhiều tạp chí ñăng các bài báo về sâu hại ñậu tương gần
ñây ở Mỹ ñã phát hiện thấy 11 loài sâu hại chính trên ñậu tương (Michael và
Irwin, 1978) [45].
Theo Cui và ctv, (1995) [33], kết quả ñiều tra sâu ăn lá hại ñậu tương từ
1983 – 1884 ở Nanjing, Jiangsu (Trung Quốc ) cho thấy có tới 47 loài gây hại,
trong ñó những loài quan trọng nhất ñó là: Lamprosema indicata Fabr.(=
Omiodes indicata); Prodennia litura = (Spodoptera litura ) và Ascotis
sebenaria.
Theo Saha và Saharia, (1983) [48], có tới 32 loài sâu hại ñậu tương ở
Assam (Ấn ðộ) trong ñó những loài quan trọng nhất là: Diacrisia obliqua (=
Spilosoma obliqua); Chrysodeixis eriosoma, Nacoleia vulgaria, Nezara
viridula và Epilachna sp.
Tại Philipines, (Rejerus, 1978) [47] ñã ñánh giá tính ña dạng của sâu hại
ñậu tương khi trồng ñộc canh hoặc xen canh với ñậu xanh - lạc – cà chua –
ngô. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 30 loài sâu hại ñậu tương ñã ñược ghi
nhận, ñậu tương trồng xen với chỉ riêng ngô hoặc với tất cả các cây trên ñều có
số lượng loài lớn nhất, trong ñó Lamprosema indicata luôn chiếm ưu thế.
Thiệt hại về năng suất và sản lượng ñậu ñỗ do sâu hại gây ra theo ước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 17
tính của các nhà khoa học thì con số này dao ñộng trong phạm vi từ 53 – 98%
nếu không áp dụng các biện pháp phòng trừ (Saha, 1983) [48]. Cụ thể thiệt
hại về năng suất trên ñậu xanh là 32 – 37%, ñậu tương 22 – 48%, ñậu ñũa 66
– 100% (Rejesus, 1978) [47].
Qua tổng kết các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học [35,
36,54,55] về ñậu tương cho thấy mức ñộ thiệt hại kinh tế chủ yếu do nhóm
sâu ăn lá gây nên. Sự phá hại của cùng lúc nhiều loài sâu ăn lá và sâu ñục quả
trong giai ñoạn sinh trưởng sinh dưỡng sẽ dẫn ñến năng suất ñậu tương bị
giảm so với số lượng lớn. Ở thời kỳ trước khi ra hoa, từ 30 – 50% diện tích lá
có thể bị mất mà không ảnh hưởng ñáng kể ñối với sản lượng. Như vậy có
nghĩa là cây ñậu tương có khả năng bù ñắp tổn hại bằng cách sinh ra lá mới và
tăng cường quang hợp ở những lá tầng thấp. Tuy nhiên sau khi kết thúc quá
trình sinh trưởng sinh dưỡng, khả năng của cây ñậu tương chống lại sự mất lá
và giữ vững sản lượng ñã bị suy giảm. Khi diện tích lá bị mất từ 50 – 67%
vào lúc ra hoa kết quả thì sẽ dẫn tới làm giảm năng suất khi thu hoạch
(Turnipseed, 1972) [55].
Các nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học trên cũng cho biết: Khi
kết thúc giai ñoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nếu mất lá thì năng suất cây ñậu
tương giảm từ 16 – 67%, tùy thuộc vào giai ñoạn sâu hại và mức ñộ gây hại.
Còn khi diện tích lá bị mất nghiêm trọng có thể làm giảm chiều cao cuối cùng
và làm quả chín sớm, làm giảm kích thước quả, giảm trọng lượng hạt, mất lá
cũng làm chất lượng hạt giảm, ñặc biệt là protein.
Các loài sâu cuốn lá ñậu tương L. indicata, Homona coffearia
(Tortricidae)...ñược phân bố rộng ở trên các cây trồng họ ñậu Leguminoseae ở
Triều Tiên, Philipines, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn ðộ, Trung Quốc, ðài Loan,
Brazil (Gazzoni và ctv, 1994) [36]. Những ñặc tính sinh học sinh thái cơ bản
của các loài sâu cuốn lá này cũng ñược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 18
Theo Rejerus, (1978) [47], ở Philipines, ngài sâu cuốn lá ñậu tương
Hedylepta indicata có kích thước trung bình, màu vàng da cam, với 3 vạch
ñen chạy ngang cánh trước và 2 vạch ñen trên cánh sau. Sâu non màu hơi
xanh có ñầu mầu nâu nhạt. Còn trưởng thành loài Homona coffeari
(Tortricidae) thì có hình dạng giống như một cái chuông. ðầu màu nâu vàng,
trên cánh trước có các vết tối không rõ rệt. Sâu non có thể phân biệt ñược một
cách dễ dàng vì có ñầu màu ñen nhô ra phía trước.
Năm 1978, Lamp [43] ñã tổng kết có 2 loài sâu cuốn lá ñậu tương
thường xuyên gây hại trên ñồng ruộng, ở Papua New Guinea có các loài sâu
cuốn lá ñậu tương thuộc họ ngài sáng Pyralidae là Hedylepta indicata và
Lamprosema diemenalis.
ðể phòng trừ sâu hại ñậu tương, ở Mỹ người ta ñã sử dụng tổng hợp
các biện pháp như luân canh, sử dụng các chế phẩm sinh học (vi khuẩn
Baccilus thuringiensis, nấm Beauveria globulifera …) dùng thuốc hóa học
với liều lượng thấp ñể bảo vệ kẻ thù tự nhiên. Ở các nước phát triển, biện
pháp phòng trừ sâu hại hiện ñại nhất ñều dựa trên sự hiểu biết về ngưỡng gây
hại kinh tế (EIL), chỉ tiến hành phòng trừ khi mật ñộ sâu hại trên ñồng ruộng
thấp hơn EIL (Hinson và Hartwig, 1982) [40].
Trên thế giới ñã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu hại ñậu tương
cũng như kẻ thù tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, ñối với mỗi loài sâu hại thì
mức ñộ gây hại là khác nhau, bên cạnh các loài côn trùng có hại còn có một
lượng ñáng kể các loài côn trùng có ích. Chúng có thể hạn chế ñược lượng
sâu hại mà không ảnh hưởng xấu ñến môi trường sức khỏe của con người.
Về biện pháp sinh học, Weiser (1985) [62] cho rằng: “Ngày nay biện
pháp sinh học ngày càng nổi bật với vấn ñề bảo vệ thực vật vì nó là một ñặc
tính tự nhiên, không ñộc và an toàn cho sinh vật quần”. Tính tự nhiên của vấn
ñề chính là vấn ñề sinh học, buộc phải có sự hợp tác quốc tế một cách chặt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 19
chẽ. Sâu hại không có ý thức biên giới chính trị, cũng như thế ñối với kẻ thù
tự nhiên của sâu hại. Vấn ñề phòng chống sâu hại thành công hay không
chính là ở vấn ñề chủ ý không nhập nội kẻ thù tự nhiên từ các nước khác.
Bên cạnh biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại ñậu tương thì biện
pháp chọn, tạo ra các dòng, giống chống chịu với loài sâu hại cũng ñã ñược
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Shrivastava và Shrivastava (1988) [50] ñã kiểm tra khả năng chống
chịu L. indicata của 40 giống ñậu tương cho thấy không có giống ñậu tương
nào kháng ñược L. indicata . Nhưng các giống JS 78 – 41, IS – 78- 9+10, JS
73-2, JS 72-185, JS 72 – 20, JS 71 – 5 và JS 78 – 67 là mẫn cảm với L.
indicata hơn các giống khác.
Trong việc phòng trừ sâu hại nói chung và các loài sâu cuốn lá nói
riêng. Ngoài các biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp sinh học, giống chống
chịu thì biện pháp sử dụng thuốc hóa học là cần thiết ñể ngăn ngừa sự phát
triển của dịch hại và bảo vệ năng suất cây trồng.
Tại bang Madhya Prades (Ấn ðộ) ñã tiến hành khảo sát hiệu lực phòng
trừ của 7 loài thuốc trừ sâu, kết quả cho thấy các thuốc Monocrotophos
0,04%; Endosulfan 0,07% và Demeton – methyl 0,05%, ñều có hiệu lực
phòng trừ L. indicata [50].
Một số nước trên thế giới ñặc biệt là vùng ðông Nam Á ñã có nhiều
công trình nghiên cứu về sâu hại trên ñậu rau ñặc biệt nghiên cứu trên ñậu ñũa
(Vigna neiguiculata). Trong những năm 1978 – 1979, người ta ñã ñiều tra
ñược 20 loài sâu hại trên cây ñậu ñũa (Gupta và ctv, 1982) [37]
Theo kết quả của các nhà khoa học ở vùng ðông Nam Á và Nam Á cho
thấy trên cây ñậu ñũa có 10 loài sâu hại chính [32]. Theo Waterhouse (1998)
[60], trên ñậu Cô ve ở vùng ðông Nam Á ñã phát hiện 13 loài sâu hại thuộc 3
bộ côn trùng. Cũng theo ông ở tài liệu này, vùng ðông Nam Á ñã ghi nhận có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 20
30 loài sâu hại trên ñậu ñũa thuộc 6 bộ côn trùng và số lượng này ở từng nước
như sau: Malaysia có 26 loài, Thái Lan có 20 loài, Singapore có 17 loài,
Indonesia có 15 loài, Myanmar và Campuchia mỗi nước có 11 loài, Lào có 10
loài, Brunei có 5 loài (Campel and Reed, 1986) [32].
Trên cây ñậu ñũa, số lượng sâu hại chính cũng ña dạng và phong phú,
như ở Nam Niger, loài rầy xanh (Empoasca colichi Paoli) và sâu ñục quả
(Cydia plychora (Meyr) là những loài sâu hại phổ biến (Eruch và ctv, 1984)
[35]. Còn ở vùng ðông Uttar Parades (Ấn ðộ), sâu hại quan trọng nhiều hơn
ñó là các loài: rầy xanh (Empoasca kerri Pruthi), ruồi ñục thân (O.phaseoli),
rệp ñậu (Aphis craccivora Koch), Acrocercops spp, sâu ñục quả ñậu
(Euchrysops cnejus (F), bọ trĩ hại hoa (Megalurothips distalis (Karny) và bọ
xít (Riptortus) [37].
Ở Bắc Kinh Trung Quốc, Sâu ñục quả (Maruca vitrata (Geyer) và sâu
ñục quả (Lampides boeticus (L.) ñược coi là những sâu hại quan trọng trên
ñậu ñũa (Luo và ctv, 1992) [44]. Còn bọ trĩ hại hoa (Megalurothips usitatus
(Bagn.) là loài sâu hại quan trọng trên ñậu ñũa ở ðài Loan (Niann, 1990) [46].
Ở Myanmar và Campuchia có 11 loài sâu hại chính trên ñậu ñũa, nhưng
ở Myanmar chỉ có 2 loài sâu hại quan trọng, ñó là sâu xanh (H. armigera) và
sâu khoang (Spodoptera litura (F.). Còn ở Campuchia có 4 loài sâu hại quan
trọng, ñó là sâu xanh (H. armigera), rệp (Aphis modicella), sâu ñục quả (M.
vitrata) và sâu khoang (Spodoptera litura (F).
Indonesia trong số 15 loài sâu hại thì có 7 loài sâu hại quan trọng và
chủ yếu trên cây ñậu ñũa, ñó là ruồi ñục thân (O.phaseoli), sâu xanh (H.
armigera), bọ xít dài (Leptocorisa acuta (Thunb.), sâu sa (Agrius convolvuli
(L.), bọ nẹt (Parasa lepida (Cramer)), sâu khoang (Spodoptera litura (F.), rệp
ñậu (Aphis craccivora Koch).
Tại hai nước, Thái Lan và Singapore cũng ñã ghi nhận ñược nhiều loài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 21
sâu hại chính (Thái Lan: 20 loài, Singapore: 17 loài) nhưng mỗi nước chỉ có 2
loài hại chính quan trọng trên ñậu ñũa, ở Thái Lan chủ yếu sâu khoang
Spodoptera litura (F.) và sâu xanh (H. armigera), ở Singapore cũng chủ yếu
là sâu khoang (Spodoptera litura (F.) và Valanga nigricornis (Burmeis).
Hai tác giả Pompam Suddhiyam và Sämai Kowsurat [58]. Cũng ñã chỉ
ra rằng trên cây ñậu ñỗ ở Thái Lan có 4 loài sâu hại chính là: Bọ phấn, rệp
ñậu, sâu ñục quả và sâu xám.
Ở Lào, trong số 10 loài sâu hại chính có tới 4 loài sâu hại chủ yếu, ñó là
rệp (Aphis modicella), sâu xanh (H. armigera), câu cấu xanh lớn (Hypomeces
squamosus Fabr), ruồi ñục thân (O. phaseoli).
Trên ruộng trồng ñậu ở Malaysia có 26 loài sâu hại chính, trong ñó 7
loài sâu hại quan trọng ñó là sâu khoang (Spodoptera litura (F.), sâu xanh
(H.armigera), câu cấu xanh lớn (Hypomeces squamosus (Fabr), sâu ñục quả
(M. vitrata), ruồi ñục thân (O. phaseoli), bọ xít dài (Leptocorisa acuta
(Thunb.) và mọt ( Callosbruchus chinensis (L.).
Theo kết quả nghiên cứu của (Karel, 1985) [41] thì sâu ñục quả
(Maruca vitrata (Geyer) và (H. armigera), là 2 loài sâu nguy hiểm nhất trên
ñậu Côve. Thiệt hại do 2 loài này gây ra trên hoa ttrung bình là 31%, trên quả
sâu xanh gây hại khoảng 13%, sâu ñục quả là 31%. Năng suất hạt cũng bị
giảm từ 33 – 53% do hai loài này gây ra.
Brunei có 4 loài sâu hại chính trên ñậu ñũa, có sâu ñục quả (Maruca
vitrata (Geyer), sâu xanh (H. armigera), sâu khoang (Spodoptera litura (F.),
rệp ñậu (Aphis craccivora Koch) và rệp (Aphis modicella) [60].
Kết quả nghiên cứu của Campel và Reed (1986) [32], ở Ấn ðộ có trên
200 loài sâu hại ñậu ñỗ, ở giai ñoạn cây con chúng cắn chết cây, làm khuyết
và giảm mật ñộ cây.
Qua những kết quả nghiên cứu của các tác giả ở vùng ðông Nam Á cho
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 22
thấy thành phần sâu hại vô cùng phong phú trên cây ñậu và cũng thấy ñược
rằng ở mỗi vùng sinh thái khác nhau dẫn ñến thành phần sâu hại chính và
thành phần sâu hại quan trọng cũng khác nhau. Nhưng dù có khác nhau nhưng
vẫn tập trung chủ yếu một số loài sâu hại quan trọng như: sâu ñục quả
(Maruca vitrata (Geyer), sâu xanh (H. armigera), sâu khoang (Spodoptera
litura (F.), rệp ñậu (Aphis craccivora Koch) bọ xít dài (Leptocorisa acuta
(Thunb.)...Tuy nhiên thành phần sâu hại của từng nơi có nhiều hay ít thì sự
gây hại của chúng cũng rất lớn nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
* Nghiên cứu trong nước.
Theo kết quả ñiều tra cơ bản 1967 – 1968 của Viện Bảo vệ thực vật
[27] về thành phần sâu hại ñậu tương cho thấy trên ñậu tương có 88 loài sâu
hại, trong ñó thường xuyên xuất hiện có 43 loài, sâu hại chính có trên 10 loài
(chiếm 12,5% số loài).
Theo kết quả nghiên cứu về sâu hại ñậu tương trong các năm 1983 –
1984 của Lương Minh Khôi và ctv (1985) [12], Lương Minh Khôi [13, 14]
trên các vùng Hà Nội, Thanh Hóa ñã thu thập ñược 35 loài sâu hại thuộc 6 bộ,
trong ñó có 14 loài sâu, nhện hại chính là: Rệp ñậu, ruồi ñục thân, ruồi ñục lá,
sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu ño xanh, sâu xanh, sâu ñục quả, bọ xít xanh, câu
cấu xanh, châu chấu, sâu róm, bọ phấn trắng và nhện ñỏ.
Các tác giả Nguyễn Anh Diệp, Trần Huy Thọ và Lương Minh Khôi
(1988) [6] ñã tiến hành về mô tả ñặc ñiểm hình thái 5 loài ruồi ñục thân họ
Agromyzidae là:
- Ruồi ñục lá ñậu tương Japanagromyza tristella Thomson
-Ruồi ñục ngọn ñậu tương Melanagromyza dolichostigmma De Meiger.
- Ruồi ñục thân ñậu tương Melanagromyza sojae (Zehntner)
- Ruồi ñục gốc ñậu tương Ophiomyla phaseoli Tryon
- Ruồi ñục thân ñậu tương Ophiomyla centrosematis
ðây là mô tả ñầu tiên ở nước ta về 5 loài ruồi này. Trong số 5 loài trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 23
thì ruồi ñục thân ñậu tương Melanagromyza sojae là một trong những loài sâu
hại ñậu tương nghiêm trọng ñối với tất cả các thời vụ trồng ñậu tương trong
năm. Tuy mức ñộ tác hại của các thời vụ là khác nhau.
Theo Nguyễn Công Thuật (1995) [25], trên ñậu tương ở miền Nam có
6 loài sâu hại chủ yếu, ñó là ruồi ñục thân, sâu cuốn lá, sâu keo da láng, sâu
ñục quả, bọ xít xanh và rệp ñậu tương cùng 17 loài sâu hại thứ yếu.
Theo ðặng Thị Dung (1997) [7], trong ñiều kiện vùng Hà Nội và phụ
cận năm 1996, trên ñậu tương xuân và hè – thu xuất hiện 8 loài sâu hại chính
(sâu xám, dòi ñục lá, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu ño xanh, sâu xanh, và các
loài bọ xít thuộc họ pentatomidae.
Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá ñậu tương, một số tác
giả ñề cập tới vấn ñề sử dụng giống chống.
Theo Lương Minh Khôi, (1988) [15], qua 2 năm 1983 – 1984, ñiều tra
theo tập ñoàn 600 giống ñậu tương của VIR chưa thấy giống ñậu tương nào
kháng sâu cuốn lá. Vụ ñậu tương Xuân năm 1986, ñã tiến hành ñánh giá tập
ñoàn 7 giống có triển vọng, kết quả cho thấy giống AK02 có thời gian sinh
trưởng ngắn hơn, bị sâu cuốn lá ñậu tương hại nhẹ hơn các giống khác.
Theo kết quả nghiên cứu về sâu hại ñậu tương 1983 của Viện Bảo vệ
thực vật [29] cho thấy: sâu có mặt trên cây ñậu tương từ khi cây có 2 lá ñơn tới
khi quả ñẫy hạt. Giai ñoạn cây con nguy hiểm nhất là dòi ñục thân
Melanagromyza sojae. Giai ñoạn tăng trưởng từ 3 – 6 lá kép, chủ yếu là sâu
cuốn lá Lamprosema indicata, sâu ăn tạp, các loài chích hút như rệp, bọ trĩ.
Giai ñoạn ra hoa, tiếp tục các loại sâu ăn lá, ngoài ra còn phát sinh ra các loài
thuộc bộ cánh cứng (Epicauta gorhami, Platymycterus sieversi…). Giai ñoạn
hình thành quả và hạt, tiếp tục có các loại sâu hại lá cuối vụ, nhưng chủ yếu là
sâu ñục quả Etiella zinckenella và bọ xít xanh Nezara viridula. Về thí nghiệm
phòng trừ sâu hại ñậu tương, hóa chất có hiệu lực với sâu cuốn lá là Wofatox
và Bi58, phun 4 lần trong 1 vụ, lần ñầu tiên khi ñậu tương có 2 lá kép, lần thứ 2
khi ñậu tương có 3 – 6 lá kép, lần thứ 3 khi ñậu hình thành quả non và lần thứ 4
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 24
khi quả vào chắc. ðối với sâu cuốn lá, phòng trừ bằng các loại thuốc trên thì tỷ
lệ gây hại giảm 66,5 – 93,7% (ở vụ xuân), 53,8 – 77,7% (vụ ñông) so với ñối
chứng các công thức có xử lý + phun thuốc.
Kết quả ñiều tra cơ bản côn trùng năm 1967 – 1968 ở phía Bắc và ñiều
tra cơ bản côn trùng hại cây trồng ở các tỉnh phía Nam năm 1977 – 1978 ñã
công bố thành phần danh mục thành phần sâu hại trên hầu hết các loại cây
trồng chính ở nước ta. Về thành phần sâu hại trên cây họ ñậu chỉ có 2 danh
mục: Một danh mục cho cây ñậu tương và một danh mục khác chung cho các
cây ñậu ñỗ (Viện BVTV, 1976, 1999) [27], [28].
Trong danh mục “côn trùng hại ñậu ñỗ” theo kết quả ñiều tra cơ bản côn
trùng năm 1967 – 1978 ñã ghi nhận có 39 loài sâu hại, trong ñó có 5 loài thu
thập ñược trên ñậu ñũa và ñậu cô ve ñó là bọ xít ve (Coptosoma subaencus
(Westwood), bọ xít xanh vai vàng Nezara torquata (Fabricius), ruồi ñục thân
(Ophiomiya sp.), bọ xít xanh cánh gụ (Plautia crossota (Dallas) và sâu ño xanh
(Plusia eriosoma (Doubleday) [27].
Theo Hoàng Anh Cung và ctv (1996) [2], khi nghiên cứu sử dụng thuốc
hợp lý trên ñậu rau ñã ghi nhận ñược 5 loài sâu hại ñậu ăn quả ñó là sâu xám
(Agrotis ypsilon Rott), rệp ñậu (Aphis laburni Kalt), sâu ñục quả (Maruca
vitrata Geyer), bọ phấn (Bemisia myricae) và sâu khoang (Spodoptera litura
Fab.).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung (2000) [21], khi nghiên
cứu về sâu hại trên cây ñậu rau, ñã xác ñịnh có 39 loài sâu hại ở ngoại thành Hà
Nội và phụ cận, trong ñó phổ biến một số loài quan trọng như: Sâu ñục quả
(Maruca vitrata Geyer), ruồi ñục lá ñậu (Liriomyza sativae Blanchard), rệp ñậu
màu ñen (Aphis craccivora). Nhện ñỏ 2 chấm (Tetranychus cinnabarinus
Boisd), nhện trắng (Polyphagotasonemus latus Bank), sâu khoang (Spodoptera
litura Fab.), sâu cuốn lá (Hedylepta indicata Fabricius).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 25
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
- ðịa ñiểm nghiên cứu:
+ Thí nghiệm ngoài ñồng ñược tiến hành tại vườn thí nghiệm trường
ðH Nông nghiệp Hà Nội.
+ Thí nghiệm ở trong phòng thí nghiệm ñược tiến hành tại phòng nhân
nuôi bán tự nhiên của bộ môn côn trùng, Trường ðH Nông nghiệp Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu:
ðề tài ñược thực hiện trong thời gian từ tháng 5/2010 ñến tháng 6/2011
3.2. ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
3.2.1. ðối tượng nghiên cứu
- Sâu cuốn lá trên ñậu xanh
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Giống ñậu xanh Mốc tiêu Hà Nội trồng phổ biến tại Gia Lâm, Hà Nội.
3.2.3. Dụng cụ nghiên cứu
Vợt, ống nghiệm, ống hút, ñĩa petri, hộp mica các kích cỡ, lồng lưới 50
x 50 x 100cm, kính lúp ñiện, panh, xô nhựa, chậu trồng cây ñậu xanh (30 x
40cm, mật ong, ñường kính trắng, cồn (hóa chất bảo quản mẫu vật) ...
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. ðiều tra thu thập thành phần sâu hại, nhện hại trên ñậu xanh vụ
xuân hè năm 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội.
ðể thực hiện nội dung này, tôi sử dụng phương pháp ñiều tra tự do,
ñiểm ñiều tra cũng như ñịnh kỳ ñiều tra không cố ñịnh. Thu thập toàn bộ mẫu
vật sâu hại, nhện hại bắt gặp về nuôi tiếp cho tới khi nhộng hóa trưởng thành
ñể giám ñịnh thành phần loài.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 26
3.3.2. ðiều tra thành phần cây ký chủ của sâu cuốn lá O. indicata (F.) vụ
xuân hè năm 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội
Phương pháp: Tiến hành ñiều tra sự có mặt của O. indicata trên tất cả
các cây trồng có mặt trên ñịa bàn Gia Lâm – Hà Nội, ñặc biệt là cây họ ñậu.
Nếu thấy xuất hiện sâu non sâu cuốn lá O. indicata ký chủ trên ñó thì tiến
hành thu bắt sâu non mang về nuôi tiếp bằng thức ăn là lá cây ñó. Theo dõi
chúng ñến trưởng thành, và xác ñịnh xem có chính xác là O. indicata. Nếu
ñúng là O. indicata ăn và ngủ nghỉ và sinh sản trên cây ñó. Thì ñó chính là
cây ký chủ của chúng.
3.3.3. ðiều tra diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá ñậu xanh O. indicata (F.) vụ
xuân hè năm 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội
Sử dụng phương pháp ñiều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng do Cục
Bảo vệ thực vật quy ñịnh năm 1995 [4]. ðiều tra 5 ñiểm chéo góc, mỗi ñiểm
1m2. Tách toàn bộ các tổ lá có trên ñiểm ñiều tra ñể xác ñịnh mật ñộ. Việc
ñiều tra tiến hành trong suốt thời gian sinh trưởng phát triển của cây ñậu xanh.
3.3.4. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái của sâu cuốn lá O. indicata (F.)
+ Nguồn sâu: Tiến hành thu sâu non tuổi lớn hoặc nhộng trong tổ cuốn
lá về phòng thí nghiệm nuôi tiếp ñể thu trưởng thành. Cho trưởng thành ghép
ñôi tập thể trong lồng lưới có cây ñậu xanh ñể thu trứng.
* Phương pháp nghiên cứu:
+ Pha trứng: Sau khi trưởng thành cho ghép ñôi trong lồng lưới có ñặt
chậu cây ñậu xanh. Hàng ngày quan sát trứng, mô tả hình dạng, kích thước, màu
sắc của trứng từ khi ñẻ cho ñến khi sắp nở. ðo kích thước trứng (n =100).
+ Pha sâu non: Khi có trứng nở thì tiến hành nuôi sâu non. Quan sát sự
sinh trưởng của sâu non. ðo kích thước cơ thể từng tuổi, mô tả ñặc ñiểm hình
thái sâu non các tuổi (n ≥ 30)
+ Pha nhộng: Sâu non trong phòng và ngoài ñồng tiếp tục nuôi tới khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 27
hoá nhộng. Mô tả màu sắc hình thái của nhộng khi bắt ñầu vào nhộng tới khi
sắp vũ hoá. ðo kích thước nhộng (n ≥ 30)
+ Pha trưởng thành: Trưởng thành vũ hóa từ nhộng sẽ mô tả ñặc ñiểm
hình thái, màu sắc, ño kích thước cơ thể, chiều dài thân và chiều rộng sải
cánh. Mô tả ñặc ñiểm khác nhau giữa con ñực và con cái (số cá thể n ≥ 30).
3.3.5. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh vật học của sâu cuốn lá O. indicata (F.)
ðể nghiên cứu một số ñặc ñiểm của sâu cuốn lá trước hết phải
chuẩn bị hàng loạt cây ñậu xanh sạch. Gieo ñậu thành băng nhà lưới, có theo
dõi. Sau ñó ñưa chậu cây vào lồng nuôi sâu cách ly. Nguồn sâu thu thập kết
hợp cùng nguồn nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái.
* Thí nghiệm nghiên cứu tập tính hoạt ñộng của sâu cuốn lá O. indicata
- Quan sát trưởng thành ở ngoài ñồng ruộng và ở trong phòng thí
nghiệm ñể xác tập tính hoạt ñộng thường ngày của chúng.
- Xác ñịnh vị trí ñẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá.
* Thí nghiệm nghiên cứu thời gian phát dục các pha
- ðối với pha trứng:
+ Theo dõi số lượng trứng ñẻ và thời gian phát dục pha trứng:
Tiến hành thu thập sâu non tuổi lớn ngoài ñồng ruộng về nuôi cho ñến pha
trưởng thành. Sau ñó ghép ñôi theo cặp thả trong lồng lưới nuôi sâu, có bổ
sung thức ăn. Theo dõi số trứng ñược ñẻ từng ngày, sự thay ñổi màu sắc qua
các ngày ñồng thời xác ñịnh thời gian phát dục của pha trứng (n = 100).
- Pha sâu non:
+ Số sâu non ñược nở cùng ngày ñược tiến hành nuôi cá thể (n ≥ 30)
trong hộp petri, dưới ñáy hộp có giấy thấm nước, hàng ngày thay thức ăn là lá
ñậu xanh. Theo dõi thời gian lột xác chuyển tuổi và sức ăn mỗi cá thể cho tới
khi sâu non vào nhộng.
- Pha nhộng:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 28
+ Khi sâu non vào nhộng tiến hành soi nhộng dưới kính lúp ñiện ñể xác
ñịnh tỷ lệ nhộng ñực, nhộng cái. Xác ñịnh thời gian phát dục của nhộng cho
tới khi nhộng vũ hoá ( n ≥ 30). Tính tỷ lệ nhộng vũ hoá.
- Pha trưởng thành:
+ Theo dõi thời gian phát dục của trưởng thành: Những cá thể nhộng vũ
hoá cùng ngày (ñực, cái) cho ghép ñôi trong lồng lưới có cây ñậu xanh. Hàng
ngày quan sát trứng của từng cặp ñể xác ñịnh thời gian tièn ñẻ trứng. Số cá
thể theo dõi là n ≥ 30 cặp.
* Thí nghiệm nghiên cứu thời gian sống, sức ñẻ trứng của trưởng thành
dưới ảnh hưởng của yếu tố thức ăn thêm
+ Theo dõi thời gian sống của trưởng thành với các thức ăn thêm
khác nhau.
ðể tìm hiểu thời gian sống của trưởng thành ở các ñiều kiện thức ăn
thêm khác nhau, chúng tôi thu thập sâu non, nhộng ngoài ñồng ñem về trong
phòng theo dõi tiếp cho tới khi nhộng hóa trưởng thành. Sau ñó thả trưởng
thành vào các lồng nuôi cách ly, trong có ñặt các chậu cây ñậu xanh cùng các
thức ăn thêm khác nhau.
CT1: Mật ong nguyên chất
CT2: Mật ong 50%
CT3: Nước ñường 50%
CT4: Nước lã
Số cá thể theo dõi ở mỗi công thức: n = 30.
+ Theo dõi sức ñẻ trứng của trưởng thành ở các ñiều kiện thức ăn thêm
khác nhau
Thí nghiệm ñược tiến hành với các công thức thức ăn tương tự như
trên. Mỗi công thức thí nghiệm theo dõi 10 cặp ñực cái nuôi riêng rẽ. Ghép
trưởng thành ñực cái vũ hóa cùng ngày, thả vào màn có ñặt các chậu cây ñậu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 29
xanh và cho ăn thêm. Theo dõi và ñếm số trứng ñẻ từng ngày, xác ñịnh nhịp
ñiệu ñẻ trứng trung bình qua các ngày. Tính toán sức ñẻ trứng của trưởng
thành cái.
* Thí nghiệm nghiên cứu tỷ lệ trứng nở
+ Những quả trứng ñẻ cùng ngày ñược tách riêng cho vào hộp Petri có
lót giấy hút ẩm. Hàng ngày theo dõi tỷ lệ nở của 100 quả trong ñiều kiện
phòng thí nghiệm.
* Thí nghiệm xác ñịnh tỷ lệ giới tính
+ Tất cả những cá thể nhộng thu ñược từ ngoài ñồng và nuôi trong
phòng ñược tiến hành soi dưới kính lúp ñiện ñể xác ñịnh tỷ lệ giới.
3.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của giai ñoạn sinh trưởng cuả cây ñậu xanh
ñến sức gây hại của sâu cuốn lá O. indicata
Thí nghiệm ñược bố trí 4 công thức:
CT.1: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn 4 lá kép
CT.2: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn 6 lá kép
CT.3: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn ra hoa – quả non
CT.4: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn quả chắc xanh.
CT.5: Cây không có sâu (ñối chứng)
Mỗi công thức theo dõi 30 cây bằng cách treo thẻ. Mỗi cây thả 1 sâu non
tuổi 2. Theo dõi sức gây hại của chúng ảnh hưởng ñến năng suất.
Khi quả ñậu xanh chín, thu hoạch quả ñể riêng rẽ theo từng công thức.
so sánh năng suất với cây không bị sâu cuốn lá gây hại.
3.4. Phương pháp bảo quản mẫu vật
Mẫu vật thu thập ñược, tiếp tục nuôi cho ñến trưởng thành ñể phân loại.
Mẫu vật ñược xử lý và bảo quản theo các phương pháp sau:
+ Bảo quản mẫu ướt: ðối với mẫu trứng, sâu non, nhộng và trưởng
thành (trừ trưởng thành bộ cánh vảy) của sâu hại và thiên ñịch sâu cuốn lá ñậu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 30
xanh, tiến hành giết mẫu bằng cách cho vào nước nóng, sau ñó vớt ra ngâm vào
dung dịch cồn 70% hoặc Foocmol 5 %. Tiến hành thay dung dịch khi cần thiết.
+ Bảo quản mẫu khô: ðối với mẫu vật là trưởng thành bộ cánh vảy,
tiến hành căng cánh trên tấm xốp, sau ñó ñem phơi hoặc sấy khô và bảo quản
trong hộp petri hoặc hộp kính có ñệm bông
3.5. Phương pháp ñịnh loại
- Các mẫu vật bảo quản theo 2 phương pháp trên ñem về bộ môn côn
trùng ñể ñịnh loại theo tài liệu chuẩn quốc tế.
3.6. Các chỉ tiêu ñiều tra và phương pháp tính toán xử lý số liệu
Tổng số sâu bắt._.
30/4 – 6/5 7/5 – 14/5 15/5 – 22/5 22/5 – 29/5
Thời gian thí nghiệm
Nhộng ñực
Nhộng cái
Hình 4.26. Tỷ lệ giới tính của sâu cuốn lá O. indicata (F.)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 60
Qua bảng 4.11. cho thấy: Tỷ lệ vũ hóa trong phòng là khá cao. Trong
ñiều kiện nhiệt ñộ trung bình là 24,8oC và ẩm ñộ 86% thì tỷ lệ vũ hóa là cao
nhất ñạt 91,4%, trong ñiều kiện nhiệt ñộ trung bình 29,1oC và ẩm ñộ trung
bình là 73,6% thì tỷ lệ vũ hóa tương ứng ñạt 79,1%. Qua bảng tôi nhận thấy
ñiều kiện nhiệt ñộ, ẩm ñộ ảnh hưởng rất lớn ñến tỷ lệ vũ hóa.
Qua các ñợt nuôi thí nghiệm, kết quả thể hiện qua bảng 4.11 và hình
4.26 tỷ lệ nhộng cái ở 4 ñợt nuôi lần lượt là 57,1%, 62,8%, 58,9%, 53,8% còn
tỷ lệ % nhộng ñực lần lượt là 42,8%, 37,2%, 41,0%, 46,16%. Qua ñây ta nhận
thấy trưởng thành cái chiếm tỷ lệ luôn lớn hơn trưởng thành ñực. ðây là một
trong những nguyên nhân làm tăng số lượng cá thể ở thế hệ sau.
4.5. Ảnh hưởng của sự gây hại của sâu cuốn lá O. indicata trên ñậu xanh
ở các giai ñoạn sinh trưởng khác nhau ñến năng suất
Bên cạnh các yếu tố tác ñộng ñến làm thay ñổi năng suất của ñậu xanh
như: giống, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc, mật ñộ, sâu bệnh hại. Trong
ñó yếu tố sâu bệnh hại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn ñến năng suất,
chất lượng ñậu xanh. ðể góp phần làm rõ một trong những yếu tố ảnh hưởng
ñến năng suất, chất lượng ñậu xanh. Tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
sâu hại ñến năng suất ñậu xanh trên ñịa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Tiến hành ñeo thẻ các cây bị sâu cuốn lá hại theo giai ñoạn sinh trưởng
của cây ñậu xanh (CT.I: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn 4 lá kép; CT.II: Sâu
gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn 6 lá kép; CT.III: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai
ñoạn ra hoa – quả non; CT.IV: Sâu gây hại ñậu xanh ở giai ñoạn quả chắc
xanh; CT.V: Cây không có sâu (ñối chứng). Mỗi giai ñoạn treo thẻ 30 cây.
Khi quả ñậu xanh chín, thu hoạch cây ñeo thẻ, so sánh năng suất với cây
không bị sâu cuốn gây hại.
Năng suất của ñậu xanh ñược hợp thành từ các nhân tố: số cây thu
hoạch; số quả chắc/cây; số hạt/quả và khối lượng 1000 hạt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 61
Bảng 4.12. Năng suất ñậu xanh ở các giai ñoạn cây bị hại
Công thức
thí nghiệm
(CT)
Số quả
TB/cây
(quả)
Số hạt
TB/quả
(hạt)
P1000 hạt
(g)
Năng suất
TB
(g/cây)
CT. I 13,23c 9,10a 60 120,15c
CT. II 17,13b 9,23a 60 158,23b
CT. III 19,56a 9,16a 60 179,16a
CT. IV 20,26a 9,33a 60 189,17a
ðối chứng
(Không bị hại)
20,73a 9,36a 60 191,00a
LSD0,05 1,81 0,55 14,01
CV% 5,3 3,2 18,30
Ghi chú:CV%: Hệ số biến ñộng; LSD: Sự sai khác có ý nghĩa; TB:Trungbình.
Trong phạm vi cùng cột các giá trị mang cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý
nghĩa ở mức α = 0,05.
120.15
158.23
179.16
189.17 191
0
50
100
150
200
250
Công thức thí nghiệm
N
ăn
g
s
u
ất
t
ru
n
g
b
ìn
h
c
ủ
a
m
ộ
t
câ
y
(g
)
CT. I
CT. II
CT. III
CT. IV
ðối chứng (Không bị hại)
Hình 4.27: Ảnh hưởng của sâu cuốn lá ñến năng suất ñậu xanh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 62
Qua bảng 4.12 và hình 4.27 chúng tôi thấy: Cây bị sâu cuốn lá gây hại
làm giảm năng suất ñáng kể, năng suất giảm tùy thuộc vào các giai ñoạn cây
bị sâu cuốn lá ñầu nâu gây hại. Cây bị sâu cuốn lá ở giai ñoạn 3 - 4 lá kép thì
năng suất thấp nhất, và tiếp ñó là cây bị sâu cuốn lá gây hại ở giai ñoạn 5 – 6
lá kép, nếu cây ñậu xanh ở giai ñoạn ra hoa kết quả mà bị sâu cuốn lá gây hại
cũng làm giảm năng suất. Nhưng không ñáng kể. Lý do mà năng suất giảm là,
do loài sâu cuốn lá gây hại, chúng ăn lá cây ñậu xanh, làm giảm khả năng
quang hợp, giảm khả năng tích lũy dinh dưỡng ñể hình thành quả, nuôi quả.
Cây ñậu xanh có 2 giai ñoạn sinh trưởng nối tiếp nhau ñó là sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng làm bàn
ñạp cho quá trình sinh trưởng sinh thực. Quá trình tạo năng suất phụ thuộc
vào cả 2 quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu cây
bị hại từ lúc 3 – 4 lá kép thì lúc ñó vừa làm giảm khả năng quang hợp tổng
hợp dinh dưỡng cho cây nó làm cho cây yếu, sinh trưởng phát triển chậm, cây
còi cọc, thời gian tích lũy dinh dưỡng rút ngắn, làm khả năng nuôi hoa - quả
giảm và dẫn tới năng suất giảm.
Tuy nhiên, giai ñoạn cây 3 - 4 lá kép, 5 - 6 lá kép ñây là giai ñoạn sinh
trưởng sinh dưỡng của cây nên có hiện tượng sinh ra lá mới bù lại lá bị mất,
bị gây hại. Nhưng giai ñoạn này là giai ñoạn mà chất lượng và số lượng thức
ăn dồi dào, thích hợp cho sâu non sâu cuốn lá. Bên cạnh ñó, thời ñiểm này
mật ñộ sâu non cao nên khả năng gây hại lớn. Khi cây chuyển sang giai ñoạn
sinh trưởng sinh thực, lúc này mật ñộ sâu non sâu cuốn lá giảm một mặt do
chất lượng thức ăn giảm, lá ñậu già ñi, mặt khác do phần lớn sâu non ñã hóa
nhộng và vũ hóa. Do vậy năng suất của ñậu xanh giảm không ñáng kể khi sâu
cuốn lá gây hại giai ñoạn sinh trưởng sinh thực.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 63
Hình 4.28. CTI: Sâu gây hại ñậu
xanh ở giai ñoạn 4 lá kép
Hình 4.29. CT2: Sâu gây hại ñậu
xanh ở giai ñoạn 6 lá kép
Hình 4.30. CT3: Sâu gây hại ñậu
xanh ở giai ñoạn ra hoa – quả non
Hình 4.31. CT4: Sâu gây hại ñậu
xanh ở giai ñoạn quả chắc xanh
Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Soa, 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 64
5. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thời gian thực hiện ñề tài, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận sau:
1. Thành phần sâu hại, nhện hại trên ñậu xanh rất ña dạng, phong phú.
Tại Gia Lâm – Hà Nội thu ñược 26 loài, 16 họ, 6 bộ. Trong ñó cần chú ý
phòng trừ những loài phổ biến là: Sâu cuốn lá Omiodes indicata (F.), sâu
khoang (Spodoptera litura F.), bọ xít xanh (Nezara viridula Linnaeus), Rệp
ñen (Aphis craccivora Koch)
2. Khả năng tồn tại của SCL trong tự nhiên là rất lớn vì có nhiều loài ký
chủ phụ của nó. Tại Gia Lâm – Hà Nội thu ñược 9 loài cây ký chủ.
3. Trên ñồng ruộng, SCL xuất hiện từ rất sớm, từ 1 lá kép ñến cuối vụ,
mật ñộ cao ở giai ñoạn cây 4 – 6 lá kép. Nên tiến hành phun thuốc ở giai ñoạn
4 – 6 lá kép
4. ðặc ñiểm hình thái của sâu cuốn lá ñậu xanh O. indicata
* Trứng: Trứng có hình bầu dục, lúc mới ñẻ có màu trắng ñục, lúc gần
nở có vàng chanh.
* Sâu non: Sâu non có 5 tuổi. Ở mỗi tuổi có màu sắc và kích thước ñặc
trưng
* Nhộng: có màu sắc thay ñổi theo ngày. Nhộng có kích thước trung
bình 10,17 ± 0,82 x 2,13 ± 0,17 mm.
* Trưởng thành: Cơ thể màu nâu vàng, râu ñầu hình sợi chỉ. Cánh trước
màu vàng nâu, có 3 vân ngang lượn sóng màu nâu ñậm trên cánh trước và có
2 vân ngang lượn sóng trên cánh sau. Kích thước cơ thể của trưởng thành
trung bình 9,10 ± 0,71 X 19,25 ± 1,18mm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 65
5. ðặc ñiểm sinh học, sinh thái
Vòng ñời của sâu cuốn lá ñậu xanh O. indicata là 29,83 ± 0,88
ngày ở ñiều kiện nhiệt ñộ trung bình 26,76
o
C, ẩm ñộ 75,07%.
Trưởng thành sâu cuốn lá O. indicata trên ñậu xanh có thời gian ñẻ
trứng 6 – 8 ngày, sức ñẻ trứng của trưởng thành phụ thuộc vào thức ăn thêm,
ngoài ra còn phụ thuộc vào ẩm ñộ và nhiệt ñộ môi trường xung quanh. Tỷ lệ
nở của trứng trung bình ñạt 72,09% (ở ñiều kiện 28,7
o
C và ẩm ñộ 80,9%), tỷ
lệ vũ hóa trung bình ñạt 88,65% (ở ñiều kiện 26,6
o
C và ẩm ñộ 76,2%), tỷ lệ
giới tính 1 : 1,14
6. ðậu xanh bị sâu cuốn lá O. indicata gây hại ở giai ñoạn 4 – 6 lá kép
thì năng suất thu ñược là thấp nhất, ñậu xanh bị hại ở giai ñoạn ra hoa - quả
non, quả chắc xanh thì năng suất có giảm nhưng không ñáng kể
5.2. ðề nghị
Tiếp tục nghiên cứu sự ña dạng các loài chân ñốt trên sinh cảnh ñậu
xanh và vai trò những loài thiên ñịch quan trọng, ñánh giá vai trò của chúng
trong việc ñiều hòa số lượng chủng quần sâu hại trên sinh cảnh ñồng ruộng
ñậu xanh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần ðình Chiến. 1997. Thành phần côn trùng và nhện lớn bắt mồi sâu hại
chính trên ñậu tương tại một số tỉnh miền Bắc. Kết quả NCKH - ðại
học Nông nghiệp I, quyển 3. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, trang 23 – 27.
2. Hoàng Anh Cung, Vũ Lữ, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Duy Trang, Nguyễn
Thị Me, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Quốc Khánh (1996): Nghiên
cứu sử dụng hợp lý thuốc BVTV trên rau và áp dụng trong sản xuất
1990 – 1995. Tuyển tập công trình nghiên cứu BVTV (1990 – 1995).
Tr 222 – 239.
3. Vũ Quang Côn, Khuất ðăng Long và ðặng Thị Dung. 1996. Kết quả
nghiên cứu bước ñầu về thành phần, sinh học, sinh thái của các loài
ký sinh trên ñậu tương ở phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Bảo vệ thực vật,
số 5/1996, trang 36 – 44.
4. Cục bảo vệ thực vật. 1995. Phương pháp ñiều tra và phát hiện sâu bệnh hại
cây trồng. Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 150 trang.
5. ðường Hồng Dật (2006), Cây ñậu xanh - Kỹ thuật thâm canh và biện pháp
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, NXB lao ñộng xã hội, 116tr
6. Nguyễn Anh Diệp và ctv. 1986. Ruồi hại ñậu tương (Agromyzidae,
Diptera) ở Việt Nam và biện pháp phòng trừ. Tạp chí bảo vệ thực vật
số 2/1986, trang 64 – 67.
7. ðặng Thị Dung. 1997. Côn trùng ký sinh sâu hại ñậu tương, một số ñặc
tính sinh học, sinh thái của ong Temelucha sp. Ký sinh trên sâu cuốn
lá ñậu tương (Lamprosema indicate) vụ xuân hè 1996 tại Gia Lâm –
Hà Nội. Kết quả NCKH Nông nghiệp 1995 – 1996 - ðại học Nông
nghiệp I. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 1997, trang 95 – 98.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 67
8. ðặng Thị Dung. 1997. Quan hệ giữa côn trùng với sâu hại chính trên ñậu
tương năm 1996 ở vùng Hà Nội và phụ cận. Kết quả NCKH - ðại học
Nông nghiệp I, quyển 3. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 1997, trang 18 – 22.
9. FAOSTAT / FAO Statistics Division 2010 / 28 December 2010
10. Hà Quang Hùng. 1998. Ong ký sinh dòi ñục than ñậu tương tại Gia Lâm –
Hà Nội. Tạp chí bảo vệ thực vật số 5/1988. trang: 184 – 187.
11. Hà Quang Hùng và Vũ Quang Côn. 1990. Một số kết quả ñiều tra thống
kê nguồn gen côn trùng có ích vùng Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và
CNTP, số 2/1990, trang 84 – 88.
12. Lương Minh Khôi và ctv. 1985. Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại ñậu
tương trong các năm 1983 – 1984. Tạp chí bảo vệ thực vật. Số 2/1985,
trang 49 – 53.
13. Lương Minh Khôi và ctv.1987. Thông báo kết quả về ruồi ñục thân ñậu
tương. Tạp chí bảo vệ thực vật, số 4/1987, trang 142 – 147. (Ko chuẩn)
14. Lương Minh Khôi. 1987. Kết quả nghiên cứu sâu hại ñậu tương năm
1987. Báo cáo khoa học Viện bảo vệ thực vật.
15. Lương Minh Khôi và ctv. 1988. Một số nghiên cứu về sâu cuốn lá ñậu
tương (Lamprosema indicate Farb.). Tạp chí bảo vệ thực vật, số
2/1998, trang 42 – 48.
16. Phạm Văn Lầm. 1993. Kết quả bước ñầu thu thập và ñịnh loại thiên ñịch của
sâu hại ñậu tương. Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 1/1993, trang 12 – 15.
17. Trần ðình Long, Lê Khả Trường (1998), Cây ñậu xanh, NXB Nông
nghiệp, 128tr
18. Trần ðình Long, Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Văn Thắng, và CTV. 2006.
Kết quả nghiên cứu và phát triển ñậu ñỗ giai ñoạn 2001 – 2005, Kỷ
yếu hội nghị tổng kết khoa học và công nghệ nông nghiệp 2001 –
2005” NXB NN.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 68
19. Dương Minh (1999), Giáo trình cây Hoa màu (Bắp - ðậu xanh – Khoai
lang), ðH Cần Thơ. NXB ðH Cần Thơ. Tr 1- 3.
20. ðoàn Thị Thanh Nhàn (chủ biên), Nguyễn Văn Bình, Vũ ðình Chính,
Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự và Bùi Xuân Sửu (1996), Giáo trình
cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.)
21. Nguyễn Thị Nhung (2000), “ Nghiên cứu sâu hại nhóm cây ñậu ăn quả (ñậu
ñũa, ñậu xanh, ñậu cô ve, ñậu ñỏ) và biện pháp phòng chống chúng ở
các vùng chuyên canh rau ngoại thành Hà Nội và phụ cận”. Luận án
Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
22. Niên giám thống kê (2005), Nxb. Thống Kê, Hà Nội.
23. Phạm Văn Thiều (2001), Cây ñậu xanh, kỹ thuật trồng và chế biến sản
phẩm, NXB Nông nghiệp.
24. Lê Văn Tiềm (2008), Giáo trình cao học phân bón và cây trồng, Viên
khoa học nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
25. Nguyễn Công Thuật. 1995. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng –
nghiên cứu và ứng dụng. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, trang 211 – 212.
26. Lê Văn Thuyết, Hà Minh Trung và ctv. 1985. ðánh giá thiệt hại của sâu
và bệnh ñậu tương trong phòng thí nghiệm phòng trừ hóa học. Tạp chí
bảo vệ thực vật, số 3: 106 – 110.
27. Viện bảo vệ thực vật. 1976. Kết quả ñiều tra côn trùng cơ bản 1967 –
1968. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, trang. 451 – 454.
28. Viện bảo vệ thực vật (1999): “ Kết quả ñiều tra côn trùng” 1977 – 1978
NXB Nông nghiệp Hà Nội.
29. Viện bảo vệ thực vật. 1983. Kết quả bước ñầu ñiều tra côn trùng ký sinh ở
vùng Chèm Hà Nội. Báo cáo khoa học của nhóm côn trùng có ích.
Viện bảo vệ thực vật, trang 72 – 77.
30.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 69
B. TIẾNG ANH
31. AVRDC Annual report for 19, (1983). “The Asian vegetable research and
development center. Taiwan”.
32. Campel, W. V. and Reed W. 1986. Food Legumes Improverment for
Asian Farming Systems. Limits Imposed by Biological Factors: Pests.
33. Cui, Q. L. and J. Y. Gai. 1995. Survey of leaf feeding insecst on soybean
in Nanjing. Soybean Genetics, Newsletter.
34. Ezuch, MI; Taylor, AT. (1984). “ Efects of time intercroping with maize
on cowpea susceptibility to three major pets”. Tropical Agricllture,
1984. Pps: 82-86.
35. Gazzoni, D. L and H. C. Mintor. 1979. Effect to soybean Pests in Artificial
condition. Annual Journal of Entomology, Vol. II. P: 47 – 57.
36. Gazzoni, D. L et al. 1994. Tropical Soybean – Improvement and
Production. Insects . FAO: Rome, p: 81 – 102.
37. Gupta P. H, singh J. (1982), “ Important insect pests of cowpes (Vigna
unguiculata. Walt) in agroecoytem of caster Uttar Pradesh”, Indica
Jour of Zootomy, 22(2), Pps: 91-95.
38. Hill. D. S & J. M. Waller, 1985. Pests and Diseases of Tropical Crops.
Volume 2 – Field Handbook. (Produced by Longman Group FE. Ltd.
Printed in Hongkong. P: 320 – 324.
39. Hill, L.D. 1976. Word Soybean Research. International Soybean
onference. Illinoisa (USA), August.
40. Hinson, K.and E. E. Hartwig, 1982. Soybean production in the tropics. Food
and Agriculture organization of the United Nation: Rome, p: 66 – 71
41. Karel, AK (1985). “ Yield losses from control of bean pod borer, Maruca
testulalis Gwyer (Lepidoptera, Pyralidae) and Hehothis armigera
(Lepidoptera, Noctuidae)”. Journal of Economic Entomology, 1985.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 70
Pps: 1323-1326.
42. Kosol Charerson and Niatsuasa. 1992. Natural enemises of Vegetable
Crops Pests. Kamphaen Sean Camaps 8/12/1992.
43. Lamp, K. P. 1978. Pest of Winged bean and their control in Papus New.
In “Pest of grain legumes: Ecology and Control” (Singh, S.R.et al, eds
Academic Press: London, New York, San Fransisco, P: 53 – 58.
44. Luo Q. H. H. J. Wang, X. Y. Xiao, M. Zang (1992), “ Study on the
regularity of outbreak and control of the cowpea borers”, Abstracts
Proceeding XIX Internationnal congress of Entomology, June 28- July
4, 1992, Beijjing, China, Pps: 419.
45. Michael, E. I. 1978. Pests of Soybean in the USA and their control. In
“Pest of grain legumes: Ecology and Control” (Singh, S.R.et al, eds
Academic Press: London, New York, San Fransisco, P: 141 – 149.
46. Niann T. C (1990), “ The population dynamis and control of bean flower
thrips Megalurothrips usiatus (Bagnal), Abstracts.3rd Inter.
Confer.on plant Protection in the Tropics, 20-23 Macch, 1990,
Genting Highlacds, Pahang, Malaysia, Pps. 317.
47. Rejesus, R. S. 1978. Pest of grain legumes: Ecology and Control in the
Philippiness. In “Pest of grain legumes: Ecology and Control” (Singh,
S.R.et al, eds Academic Press: London, New York, San Fransisco, P:
47 - 53.
48. Saha, N. N. Saharia. 1983. Insects ịnjurious to Soybean in Assam. Journal
of research Assam – Agriculture University. P: 167 – 169.
49. Setokuchi, O. H Nakagawa and N. Yoshida. 1986. Damage and control of
stink bugs on auturm Soybean in Kagoshima Prefecture. Proceedings
of Asociation for plant protection of Kyushu, 32, p: 130 – 133.
50. Shrivastava, K. K. and B. K. Shrivastava. 1988. Varietal resistance and
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 71
toxicity of insecticides against leaf follders Lamprosema indicata Fab.
on soybean. Pesticides, 22: 12, 45 - 47
51. Takashi Kobayashi. 1978. Pests of Grain Legumes including Soybean
and their control in Japan. In “Pest of grain legumes: Ecology and
Control” (Singh, S.R.et al, eds Academic Press: London, New York,
San Fransisco, P: 59 – 65.
52. Thakur, N. S. A. 1988. Bio – Eficacy of various insecticides against
soybean leaf follder in Meghalaya. Indian Journal of plant protection.
P: 9 – 12.
53. Thompson, W. R. ,F. R. S. 1946. A catalogue of the Parasites and
Predators of insect Pests. Section1, part 7. Belleville ont. Canada: the
. Imperial parasite Service, p: 285 – 289.
54. Todd, J. M. and Morgan, L. M. 1972. Effects of hand defoliation on Yield
and Seed weight of Soybean. J. Econ. Entomol. 65.:567 – 570
55. Turnipseed, S. G. 1972. Response of Soybean to foliage losses in South
Carolina. J. Econ. Entomol. 65: 224 – 229.
56. Turnipseed, S. G and Kogan, M. 1976. Soybean Entomology. An. Rev.
Entomol. 21: 247 – 282.
57. Peerasak Sprinives, 1991. Mungbean Breeding and genetic resources in
Thailand. Proceeding of the mungbean meeting 90, tropical
Agricultural Research Center, Japan, Bangkok, 1991, P.31 - 42.
58. Pompam Suddhiyam and Somjai Kowsurat. Cowpea ((Vigna unguiculata.
Walt). http:// www google.com.vn/ Maruca testulalis.
59. Van Schoonhoven, A. 1978. Pest of bean in latin American and their
control. In “ Pest of grain legumes: Ecology and Control” (Singh,
S.R.et al, eds Academic Press: London, New York, San Fransisco, P:
151 – 166..
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 72
60. Waterhouse, D. F. 1993. The major arthropod pest and weeds of riculture
in Southeast Asia: Distribution, Importane and Origin.
ACIAR…Canberra, Australia, p: 10 – 44.
61. Waterhouse D. S (1998). “ Themajor Arthropod pests and weeds of
Agriculture in Southeast Asia”. ACIAR Canberra, Australia, 1998.
62. Weiser, J.. 1958. Insect patholgy and Biological control. First
International Conference of Insects nd Biological control. Praha 13 –
18/8/1958.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 73
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh sâu hại trên ñậu xanh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 74
Một số hình ảnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 75
Bảng 1: Thành phần sinh hóa của bột ñậu xanh.
Thành phần ðậu xanh không tách vỏ ðậu xanh ñã tạh vỏ
Tỷ lệ phần ăn ñược 100,0 100,0
ðộ ẩm 10,4 10,1
Protein 24,0 24,5
Dầu (%) 1,3 1,2
Khoáng (%) 3,5 3,5
Chất xơ (%) 4,1 0,9
Hydratcacbon (%) 5,7 5,9
Năng lượng (Kcal/100g) 33,4 34,8
Ca (%) 12,4 7,5
P (%) 32,6 40,5
Sắt (mg/100g) 7,3 8,5
Caroten (mg/100g) 94,0 49,0
Bảng 2: Thành phần Aminoaxit của protein ñậu xanh
Aminoaxit Bột ñậu xanh Thực phẩm tiêu chuẩn
FAO/WHO - 1972
Isoleucine 35 40
Leucine 73 70
Lycine 58 55
Methionin + Cystine 17 35
Phenyalanin + Tyosine 60 60
Threonine 36 40
Tryptophan 11 10
Valin 41 50
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 76
SỐ LIỆU XỬ LÝ THỐNG KÊ TRÊN IRRISTAT 4.0
1.Ảnh hưởng của thức ăn thêm ñến thời gian sống của trưởng thành
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NL FILE SOA 5 8/ 9/** 19:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V002 NL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 0.000000 0.000000 0.00 1.000 2
* RESIDUAL 8 8.00000 1.00000
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 8.00000 .727273
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGS FILE SOA 5 8/ 9/** 19:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
VARIATE V003 TGS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 33.7367 11.2456 166.60 0.000 2
* RESIDUAL 8 .540001 .675001E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 34.2767 3.11606
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOA 5 8/ 9/** 19:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS NL TGS
I 3 2.00000 9.53333
II 3 2.00000 7.16667
III 3 2.00000 6.50000
IV 3 2.00000 4.86667
SE(N= 3) 0.577350 0.150000
5%LSD 8DF 1.88268 0.489135
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SOA 5 8/ 9/** 19:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
NL 12 2.0000 0.85280 1.0000 50.0 1.0000
TGS 12 7.0167 1.7652 0.25981 3.7 0.0000
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 77
2. Ảnh hưởng của thức ăn thêm ñến sức ñẻ trứng của trưởng thành
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NL FILE SOA 4 8/ 9/** 19: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V002 NL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 0.000000 0.000000 0.00 1.000 2
* RESIDUAL 8 8.00000 1.00000
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 8.00000 .727273
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE ST FILE SOA 4 8/ 9/** 19: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
VARIATE V003 ST a
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 525.120 175.040 10.71 0.004 2
* RESIDUAL 8 130.789 16.3486
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 655.909 59.6281
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOA 4 8/ 9/** 19: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS NL ST
I 3 2.00000 25.3867
II 3 2.00000 28.8867
III 3 2.00000 22.0000
IV 3 2.00000 11.2200
SE(N= 3) 0.577350 2.33443
5%LSD 8DF 1.88268 7.61232
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SOA 4 8/ 9/** 19: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
a
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
NL 12 2.0000 0.85280 1.0000 50.0 1.0000
ST 12 21.873 7.7219 4.0433 18.5 0.0039
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 78
3. Số quả trung bình/cây
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SQ FILE SOA 26/ 8/** 16:54
--------------------------------------------------------------PAGE 1
VARIATE V003 SQ so qua trung binh/cay
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO
PROB ER
SQUARES SQUARES
LN
========================================================================
1 CT$ 4 115.084 28.7710 30.87
0.000 3
2 NL 2 4.11734 2.05867 2.21
0.171 3
* RESIDUAL 8 7.45600 .932000
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 126.657 9.04695
------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOA 26/ 8/** 16:54
--------------------------------------------------------------PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
CT$ NOS SQ
I 3 13.2333
II 3 17.1333
III 3 19.5667
IV 3 20.2667
DC 3 20.7333
SE(N= 3) 0.557375
5%LSD 8DF 1.81754
----------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL a
NL NOS SQ
1 5 18.2400
2 5 18.8000
3 5 17.5200
SE(N= 5) 0.431741
5%LSD 8DF 1.40786
------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SOA 26/ 8/** 16:54
------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL
|
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
|
SQ 15 18.187 3.0078 0.96540 5.3 0.0001 0.1714
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 79
4. Năng suất trung bình/cây
SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE SOA 3 26/ 8/** 21:49
-------------------------------------------------------------PAGE 1
ANOVA FOR SINGLE EFFECT - CT$
--------------------------------------------------------------
VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB
NS 2188.6 5 57.576 9 38.01 0.000
ANOVA FOR SINGLE EFFECT - NL
--------------------------------------------------------------
VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB
NS 54.401 2 946.03 12 0.06 0.944
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOA 3 26/ 8/** 21:49
---------------------------------------------------------------- PAGE
2
MEANS FOR EFFECT CT$
-----------------------------------------------------------------------
CT$ NOS NS
I 3 120.150
II 3 158.233
III 3 179.160
IV 3 189.177
DC 2 191.000
DV 1 199.800
SE(N= 3) 4.38085
5%LSD 9DF 14.0146
------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
-----------------------------------------------------------------------
NL NOS NS
1 5 168.064
2 5 171.462
3 5 164.866
SE(N= 5) 13.7552
5%LSD 12DF 42.3846
------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SOA 3 26/ 8/** 21:49
-------------------------------------------------------------PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL
|
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
|
NS 15 168.13 28.612 30.758 18.3 0.0000 0.9441
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 80
5. Số hạt chắc trung bình/quả
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SH FILE SOA 2 26/ 8/** 21: 1
--------------------------------------------------------------PAGE 1
VARIATE V003 SH so hat chac trung binh tren qua
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO
PROB ERs
SQUARES SQUARES
LN
========================================================================
1 CT$ 4 .149333 .373333E-01 0.43
0.783 3
2 NL 2 .196000 .980000E-01 1.14
0.369 3
* RESIDUAL 8 .690667 .863334E-01
-----------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1.03600 .740000E-01
-----------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOA 2 26/ 8/** 21: 1
-------------------------------------------------------------PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-----------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SH
I 3 9.10000
II 3 9.23333
III 3 9.16667
IV 3 9.33333
DC 3 9.36667
SE(N= 3) 0.169640
5%LSD 8DF 0.553180
-----------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
------------------------------------------------------------
NL NOS SH
1 5 9.18000
2 5 9.14000
3 5 9.40000
SE(N= 5) 0.131403
5%LSD 8DF 0.428491
-----------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SOA 2 26/ 8/** 21: 1
-------------------------------------------------------------PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL
|
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
|
SH 15 9.2400 0.27203 0.29383 3.2 0.7831 0.36
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2130.pdf