Nghiên cứu thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập, diễn biến mật độ của sâu hại chính trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức An Lão Hải Phòng

Tài liệu Nghiên cứu thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập, diễn biến mật độ của sâu hại chính trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức An Lão Hải Phòng: ... Ebook Nghiên cứu thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập, diễn biến mật độ của sâu hại chính trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức An Lão Hải Phòng

doc105 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6020 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập, diễn biến mật độ của sâu hại chính trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức An Lão Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- NguyÔn thÞ trang Nghiªn cøu thµnh phÇn s©u h¹i vµ thiªn ®Þch trªn rau hä hoa thËp, diÔn biÕn mËt ®é cña s©u h¹i chÝnh trong nhµ l­íi cã m¸i che vô §«ng Xu©n 2008-2009 t¹i Mü §øc An L·o H¶i Phßng LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: b¶o vÖ thùc vËt M· sè: 60.62.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: gS.TS.NG¦T.hµ quang hïng Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN - T«i xin cam ®oan r»ng, sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ ch­a ®­îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo. - T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n ®· ®­îc c¶m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®­îc chØ râ nguån gèc. T¸c gi¶ NguyÔn ThÞ Trang Lêi c¶m ¬n Trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ viÕt luËn v¨n, chóng t«i ®· nhËn ®ùîc sù quan t©m gióp ®ì, t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi cña c¸c thÇy, c« vµ c¸n bé cña bé m«n C«n trïng, Khoa N«ng häc, Ban chñ nhiÖm, c¸n bé Khoa Sau ®¹i häc trõêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi vµ c¸n bé Trung t©m Gièng vµ Ph¸t triÓn N«ng – L©m nghiÖp C«ng nghÖ cao H¶i Phßng. §Æc biÖt trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ hoµn thµnh luËn v¨n tèt nghiÖp chóng t«i ®· nhËn ®­îc sù chØ dÉn s©u s¾c, tËn t×nh cña GS.TS NG¦T. Hµ Quang Hïng, Bé c«n C«n trïng - Khoa N«ng häc – Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi. Nh©n dÞp nµy t«i xin c¶m ¬n tÊt c¶ b¹n bÌ, ng­êi th©n ®· lu«n ®éng viªn vµ t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp, thùc hiÖn vµ hoµn thµnh luËn v¨n. Chóng t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n vµ ghi nhËn nh÷ng gióp ®ì quý b¸u ®ã. Hµ Néi, th¸ng 8 n¨m 2009 T¸c gi¶ NguyÔn ThÞ Trang MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật BRHX Bén rễ hồi xanh BNTT Bọ nhảy trưởng trành CT Công thức HHTT Họ hoa thập tự NLCMC Nhà lưới có mái che NĐT Ngày điều tra GĐST Giai đoạn sinh trưởng TB Trung bình DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Thành phần sâu hại và mức độ phổ biến của chúng trên rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 29 4.2 Tỷ lệ thành phần loài sâu hại rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 30 4.3 Thành phần thiên địch và mức độ phổ biến của chúng trên rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 33 4.4 Tỷ lệ thành phần loài thiên địch (CTKS, CT và nhện bắt mồi)của sâu hại rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng. 34 4.5 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của bọ nhảy sọc cong (P. striolata) trên rau cải xanh trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng. 36 4.6 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của bọ nhảy sọc cong (P. striolata) trên su hào trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 37 4.7 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của bọ nhảy sọc cong (P. striolata) trên bắp cải trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão - Hải Phòng 39 4.8 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của bọ nhảy sọc cong (P. striolata) trên cải chíp trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 40 4.9 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên rau cải xanh trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 44 4.10 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên su hào trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng. 45 4.11 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên cải bắp trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng. 46 4.12 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên rau cải chíp trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng. 47 4.13 Kích thước các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata F. 50 4.14 Thời gian phát dục pha phát của bọ nhảy Phyllotreta striolata 54 4.15 Khả năng sinh sản của bọ nhảy (Phyllotretas striolata Fabr.) 55 4.16 Tỷ lệ trứng nở, vũ hoá của nhộng và tỷ lệ chết tự nhiên của sâu non loài Phyllotretra striolata Fabr trong phòng thí nghiệm 56 4.17 Ảnh hưởng của thuốc hoá học mật độ trưởng thành Phyllotreta striolata trên các công thức thí nghiệm. 58 4.18 Hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV đối với trưởng thành Phyllotreta striolata trong nhà lưới 60 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Tỷ lệ thành phần loài sâu hại rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 31 2 Tỷ lệ thành phần loài thiên địch (CTKS, CT và nhện bắt mồi)của sâu hại rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng. 34 3 Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong (P. striolata) trên 4 loại rau HHTT trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 43 4 Diễn biến tỷ lệ % bọ nhảy sọc cong (P. striolata) trên 4 loại ru HHTT trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 43 5 Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên 4 loại rau HHTT trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 49 6 Diễn biến tỷ lệ %cây bị hại do sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên 4 loại rau HHTT trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 49 7 Các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius 53 8 Mật độ bọ nhảy sọc cong P. striolata qua các giai đoạn sinh trưởng sau khi sử lý đất 58 9 Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ bọ nhảy sọc cong P. striolata trong nhà lưới tại Mỹ Đức-An Lão-Hải Phòng 60 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Rau là loại cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Trong các loại rau thì rau họ hoa thập tự (Brassiceae) là nhóm cây thực phẩm quan trọng cho loài người. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất cho việc trồng loại rau này là sự phá hoại nghiêm trọng của các loại sâu hại như sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang... Mức độ tàn phá của chúng đã đặt ra không ít những bài toán khó cho các nhà khoa học và nguời sản xuất.[40] Để bảo vệ nông sản của mình, người sản xuất không ngừng tăng cường việc sử dụng biện pháp hoá học giảm thiểu thiệt hại bất chấp những nguy cơ tiềm tàng của nó đồng thời cùng với sự thiếu hiểu biết, chạy theo lợi nhuận đã gây ra những hậu quả đáng lo ngại: ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, tiêu diệt các loài thiên địch, hình thành tính kháng thuốc của dịch hại…[26] . Và quan trọng hơn là chúng ảnh hưởng trực tiếp tới con người và tiềm ẩn những nguy cơ về sau. Những bài học đau xót do sự thiếu hiểu biết, chạy theo lợi nhuận, sự chậm trễ, buông lỏng quản lý trong nhiều năm qua, dư luận xã hội hiện nay về vấn đề an toàn thực phẩm đã dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc sử dụng thuốc hoá học. Và việc sản xuất rau sạch, rau an toàn là cần thiết hơn bao giờ hết. Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới WTO, rau không chỉ giải quyết vấn đề thực phẩm trong nước mà còn là một loại hàng hoá có giá trị lớn vươn ra thị trường thế giới [39]. Nắm bắt được tiềm năng của loại mặt hàng này, nhiều đơn vị trên phạm vi cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng đã bước vào sản xuất rau an toàn trong nhà có lưới chắn côn trùng và có mái che kết hợp với các thiết bị hiện đại như điều khiển tưới nhỏ giọt, phun sương…[36] bằng chương trình máy tính tự động để nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn đưa chúng trở thành một loại hàng hoá có giá trị cao. Biện pháp canh tác này có hiệu quả rất cao trong việc giảm thiểu tối đa những rui ro do thời tiết và giải phóng một lượng lớn sức lao động. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là sự ảnh hưởng của sâu bệnh hại trong nhà lưới có mái che, liệu những kỹ thuật canh tác hiện đại này có đảm bảo cho cây trồng tránh được những tác hại do sâu bệnh hại gây ra không nếu có thì sự sinh trưởng phát triển của chúng ra sao và biện pháp phòng chống chúng như thế nào cho hiệu quả nhất? Để góp phần tìm ra câu trả lời cho vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập, diễn biến mật độ của sâu hại chính trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức An Lão Hải Phòng.” 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích của đề tài Trên cơ sở xác định thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập, diễn biến mật độ của sâu hại chính trong nhà lưới có mái che từ đó đề xuất biện pháp phòng chống sâu hại hợp lý. 1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu 1-Điều tra thàng phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự trồng trong nhà lưới có mái che sản xuất rau an toàn vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức An Lão Hải Phòng. 2-Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự trồng trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức An Lão Hải Phòng. 3- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu hại chính trên rau HHTT trồng trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức An Lão Hải Phòng. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng chống sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự trồng trong nhà lưới có mái che. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài Các công trình nghiên cứu về sinh thái học đều khẳng định hệ sinh thái đồng ruộng luôn luôn tồn tại nhiều mối quan hệ giữa các sinh vật với cây trồng và điều kiện môi trường. Chúng có mối quan hệ khăng khít, không ngừng tác động qua lại lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Số lượng quần thể của mỗi loài không thể tăng lên hay giảm đi vô hạn mà được điều hoà bởi các yếu tố vô sinh như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa…và các yếu tố hữu sinh như cây trồng, thiên địch…trong đó có cả tác động của con người ( Dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995 [17]; Vũ Quang Côn, 1990 [3], 1998 [4]; Phạm Bình Quyền, 1994 [24]. Trồng cây trong nhà lưới có mái che (NLCMC) còn gọi là nhà màn, nhà lưới là tiến bộ kỹ thuật hiện đang được áp dụng ở nhiều nơi do những ưu điểm như giảm tác hại của mưa bão, giảm sự gây hại của bệnh, của nhóm sâu ăn lá nên giảm hẳn việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, chủ động trồng các loại cây con giống, rau ăn lá nhất là rau trái vụ. Bước đầu, NLCMC đã chứng minh có hiệu quả cao khi sản xuất rau cao cấp và rau trái vụ (Nguyễn Văn Đĩnh,2004)[8]. Mặc dù có những ưu điểm như trên, nhưng NLCMC cũng có nhược điểm như màn lưới nhanh hỏng, cần sự đầu tư cao và liên tục làm cho người sản xuất không đủ nguồn lực đầu tư lưới bao. Ngoài ra, nhiệt độ trong NLCMC cao hơn bên ngoài …Như vậy, điều kiện tiểu khí hậu trong NLCMC đã thay đổi nhiều so với trên đồng ruộng có thể kéo theo hàng loạt yếu tố khác như sự sinh trưởng và phát triển của cây rau đặc biệt là tình hình sâu bệnh hại và kỹ thuật phòng trừ chúng. Đông Xuân là vụ có chủng loại rau phong phú nhất tất cả các mùa trong đó rau HHTT thường có diện tích lớn nhất. Do đó, chúng thường bị các loại sâu hại tấn công nhiều nhất. Đây chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu xác định thành phần sâu hại và những biến đổi mật độ của chúng, biện pháp phòng trừ… trên rau HHTT trồng trong NLCMC tại Mỹ Đức-An Lão -Hải Phòng. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến đề tài 2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2.2.1.1. Thành phần sâu hại rau HHTT Rau họ hoa thập tự là loại cây trồng quan trọng và được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Số lượng các loài côn trùng phát hiện trên rau HHTT có rất nhiều nhưng chỉ một số loài gây hại phổ biến và nghiêm trọng tuỳ theo mỗi quốc gia. Tuỳ theo từng loại rau và từng vùng sinh thái, đối tượng chính hại rau cũng khác nhau. Ở vùng đảo Thái Bình Dương sâu tơ là đối tượng gây hại phổ biến nhất. Các loài khác như: Crocidolomia binotalis, Hellula rogatalis,Hellula undalis cũng khá phổ biến ở vùng này nhưng ít quan trọng hơn so với sâu tơ (Waterhouse, 1992 [66] ). Ở Jamaica có 17 loài sâu hại trong đó có 7 loài sâu hại chính, riêng sâu tơ Plutella xylostella L. và sâu khoang Spodiptera litura F. có tỷ lệ gây hại từ 74 - 100 % năng suất cây cải bắp (Alam, 1992 [48]); ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1987 - 1990 đã ghi nhận có 6 loài gây hại chủ yếu trên cải bắp ( Avciu, 1994 [49]); ở Canada có 3 loài sâu hại chính (Harcourt, 1985 [56]); ở Mỹ có 4 loài (Shelton et al., 1982 [63], 1990 [64]); Nhật Bản có 5 loài (Koshihara, 1985 [57]); Trung Quốc có 7 loài ( Chang et al., 1983 [50]; Liu et al.,1995 [59]); ở Indonesia có 7 loài ( Lim et al.,1984 [58]). Tuy số loài gây hại chủ yếu có khác nhau nhưng sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy đều được coi là đối tượng gây hại quan trọng ở hầu hết các nước. Các kết quả nghiên cứu về sinh học của sâu tơ cho thấy vòng đời của sâu tơ có khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường. Ở Canada 14 - 21 ngày (Harcourt, 1963) [55]; vùng Tây Bắc ấn Độ: 24 - 35 ngày (Chelliah và Srrinivasan, 1986) [51]; Brazil: 35 ngày (Salinas, 1985) [62]. Nhiệt độ không khí càng cao thì vòng đời của sâu tơ càng ngắn. Theo Koshihara (1985) [57] đã chỉ ra rằng ở nhiệt độ 200C thì vòng đời của sâu tơ là 23 ngày, nhưng khi nhiệt độ tăng lên 250C thì vòng đời của sâu tơ rút ngắn chỉ còn 16 ngày. Về ký chủ của sâu tơ theo Ooi (1985) [60] thì sâu tơ là côn trùng ăn hẹp (Oligophagous), chúng chỉ sống và phá hại trên rau họ hoa thập tự. Theo Liu et al. (1995) [59], Zhu et al. (1996) [67], Duodu and Biney (1982) [52] sức ăn của sâu non sâu khoang gấp 85,4 lần so với sâu non sâu tơ và gấp 3,9 lần so với sâu non sâu xanh bướm trắng. 2.2.1.2. Thành phần thiên địch Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm, nghiên cứu về thiên địch của sâu hại và thấy rằng thành phần của chúng khá phong phú bao gồm các loài như ong ký sinh, côn trùng và nhện bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus. Việc xác định thành phần thiên địch, đánh giá vai trò của chúng là cơ sở khoa học trong việc sử dụng chúng trong việc phòng trừ dịch hại. Tuỳ vùng sinh thái khác nhau mà số lượng các loài thiên địch được phát hiện cũng khác nhau. Thompson (1946) [65] đã ghi nhận ở Anh có 40 loài thiên địch của sâu tơ, 20 loài thiên địch của sâu khoang. Goodwin (1979) [53] cho biết có 90 loài ong ký sinh trứng, sâu non và nhộng của sâu tơ. Tuy nhiên chỉ có 60 loài là quan trọng gồm 6 loài ký sinh trứng, 38 loài ký sinh sâu non và 13 loài ký sinh nhộng. Nhiều loài ký sinh sâu non của sâu tơ có hiệu quả cao thuộc về hai giống chính là Diadegma và Cotesia (Apanteles), một số thuộc giống Diadromus, phần lớn trong nhóm này thuộc ký sinh nhộng và là tác nhân có hiệu quả. Ở Moldavia (Rumani), người ta đã ghi nhận sự có mặt của 25 loài ký sinh và chúng chiếm tới 80-90% ký sinh trên sâu tơ [65]. Tại Châu âu, thành phần thiên địch của sâu hại cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Fitton et al. (1992) [70] đã cho biết thành phần thiên địch trên rau HHTT ở Anh gồm 41 loài ong ký sinh, 6 loài nấm và 6 loài virus. Mustata (1992) [61] đã phát hiện tại Rumani tập đoàn ong ký sinh sâu tơ gồm 25 loài thuộc họ Ichneumonidae và braconidae. Tại Châu Á, ở Ấn Độ, Chelliah và Srinnivansan (1986) [51] cho biết sâu tơ thường bị ký sinh bởi Brachymeria excrinata với tỷ lệ 59,0% và Tetratichus sokolowskii với tỷ lệ 18,2%. Theo Lim et al. (1984) [58] ở Malaysia tỷ lệ ký sinh sâu tơ do A.plutellae là 78,7%. 2.2.1.3 Sâu hại và thiên địch của chúng trên rau sản xuất trong NLCMC Có rất nhiều loại cây trồng hiện đang được sản xuất trong điều kiện bảo vệ như trồng trong nhà kính, nhà màn …Đây là biện pháp canh tác mà cây được trồng trong những cấu trúc được che phủ tinh vi và sự trợ giúp của máy tính kiểm soát môi trường. Trên thế giới ước tính sẽ có 400.000 ha đất trồng cây trong điều kiện bảo vệ vào năm 1998 với tổng giá trị sản xuất trên 200 tỷ USD. Trồng cây trong điều kiện bảo vệ được áp dụng rộng rãi ở miền Bắc Châu Âu (41.000ha) và cho đến nay biện pháp này đã lan rộng sang rất nhiều quốc gia khác đặc biệt là khu vựcTrung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Ontario. Florida sản xuất khoảng 500 loài cây có giá trị trên 350 triệu USD. [74] Sự đa dạng của cây trồng trong NLCMC kéo theo rất nhiều loài sâu bệnh hại sinh trưởng phát triển trong đó rệp, bọ phấn, bọ trĩ, ruồi đục lá, sâu tơ, ốc, sâu bướm, ve bét…và trên rau HHTT có một số loại sâu như: sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy, rệp, …chúng không những gây hại trực tiếp cho cây trồng mà còn là vectơ truyền bệnh virus cho cây.Về thành phần sâu hại trong NLCMC thấp hơn đôi chút so với ngoài đồng ruộng và chúng thiên về các loại sâu hại có kích thước nhỏ và mật độ của chúng có thấp hơn. Tuy nhiên với điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và nguồn thức ăn tương đối ổn định của NLCMC thì lại là điều kiện thuận lợi cho sâu hại tồn tại trong đó phát triển nhanh, nhiều và nặng hơn so với bên ngoài đồng thời nó còn có tính chất “mãn tính”. [72] Thiên địch là một phần quan trọng trong biện pháp quản lý sinh học. Chúng bao gồm các loại như ong ký sinh, nhện bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus…Tuy nhiên, mật độ các loại thiên địch trong NLCMC không cao nên chúng thường được nhân nuôi mang tính chất công nghiệp bên ngoài theo những đơn đặt hàng sau đó thả vào NLCMC ngay sau khi sâu hại xuất hiện. [69 ]. 2.2.1.4. Biện pháp phòng chống sâu hại rau HHTT trong NLCMC sản xuất RAT Sâu bệnh hại là một thách thức lớn để sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn thế giới. Trong NLCMC thì IPM là công cụ quan trọng trong việc phòng trừ dịch hại tổng hợp. Mục tiêu chính của IPM là nhằm tối ưu hoá việc kiểm soát dịch hại một cách kinh tế và bảo vệ môi trường nhất.[70] Kiểm soát thành công dịch sâu hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó tác phong làm việc và ý thức trách nhiệm là yếu tố quan trọng có thể làm giảm thiểu cơ hội xâm nhập của sâu hại. Phát hiện sớm,dự báo dịch hại cũng như việc lựa chọn thuốc, thời kỳ dùng thuốc hoá học…là chìa khoá để quản lý dịch hại. Một số côn trùng như bọ phấn, bọ trĩ… còn là vectơ truyền bệnh, do đó trong một số trường hợp các bệnh phải được quản lý sớm thông qua quản lý côn trùng.[70] Sâu hại được đưa vào NLCMC thông qua nhiều con đường trong đó con người, cửa ra vào, màn thông và nguồn cây mới đưa vào là chủ yếu với một nhà NLCMC hiện đại.[73] Do vậy, nguyên tắc làm việc là điều hết sức phải lưu tâm đối với người làm việc tại nhưng khu NLCMC bao gồm: - Kiểm tra kỹ lưỡng cây trồng mới đưa vào để ngăn chặn nguồn bệnh từ cây giống - Giữ cửa ra vào, màn hình, ventilator trong điều kiện bảo vệ an toàn - Luôn luôn vệ sinh dụng cụ làm việc - Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ lưỡng sau mỗi chu kỳ trồng. Một cách lý tưởng là tàn dư cây trồng phải được thu sạch sẽ trước khi bắt đầu vụ kế tiếp - Người làm việc tránh mặc quần áo màu vàng - một màu có sức hấp dẫn côn trùng tránh lây lan sâu hại sang các khu khác nhau…. Phát hiện và dự báo sớm tình hình sâu hại trong NLCMC cho phép kiểm soát tốt sự bùng phát dịch hại. Đó là việc tiến hành thật tốt công việc kiểm tra hàng tuần trên cây trồng theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên sao cho 1% số cây được kiểm tra giám sát trên mỗi lần điều tra. Công việc này tiến hành nhiều hơn khi sâu hại đã được phát hiện. Thiết bị chủ yếu cho công tác này là các thẻ vàng hấp dẫn rệp có cánh, bọ phấn trắng, bọ trĩ, ruồi đục lá… thẻ xanh cũng có tác dụng với bọ trĩ…Thẻ được treo trên cây và thay đổi hàng tuần, thẻ cho ta biết về sự xuất hiện của côn trùng và nơi trú ẩn của chúng.[68] Giấy Ribbons là một loại giấy được hung kính trong suốt có tác dụng dính thu hút con trùng trưởng thành như phấn trắng, ruồi đục lá, bọ trí, rệp cánh…Đây là một phương tiện được sử dụng với mục đích đánh bắt côn trùng làm giảm bớt số lượng côn trùng. Ribbons khác với thẻ vàng, thẻ xanh là chỉ để dùng để phát hiện sự có mặt của côn trùng.[71] Thiên địch là một công cụ trong quản lý sinh học. Vì đây là những sinh vật sống nên nó đòi hỏi nhiều thời gian hơn thuốc trừ sâu do vậy nó được tiến hành ngay sau khi sâu hại được phát hiện trong NLCMC.[69] Trồng RAT trong NLCMC thì không có nghĩa là không có sâu hại và khi có sâu thì cũng không có nghĩa là không được sử dụng thuốc hoá học. IPM cho phép việc sử dụng thuốc hoá học khi mật độ sâu hại lên cao. Tuy nhiên các loại thuốc phải được sử dụng đúng thời kỳ sâu hại mẫn cảm tránh hại cho cây, cho người sử dụng không bị hại [69]. 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.1.1 Sâu hại rau HHTT Tại Việt Nam, khi nghiên cứu về sâu hại trên rau họ hoa thập tự Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành điều tra ở các tỉnh phía Bắc và xác định có 23 loài sâu hại thuộc 13 họ và 6 bộ. Kết quả điều tra năm 1977 - 1979 ở các tỉnh phía Nam cũng đã phát hiện một số loài sâu hại tương tự ( Nguyễn Văn Cảm và ctv, 1979) [2]. Tuy nhiên, mật độ và thời gian phát sinh của từng loài có khác nhau rõ rệt ở phía Nam và phía Bắc. Trong 23 loài gây hại ở các tỉnh phía Bắc thì chỉ có 14 loài gây hại chủ yếu và 12 loài thứ yếu. Theo Mai Văn Quyền và ctv (1994) [25] xác định ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có 3 đối tượng sâu hại nghiêm trọng là: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và sâu đo. Kết quả điều tra 3 năm 1995 - 1997 ở vùng đồng bằng sông Hồng của Lê Văn Trịnh (1997) [23] đã xác định được 31 loài côn trùng gây hại trên rau họ hoa thập tự với mức độ khác nhau, trong đó có 12 loài gây hại rõ rệt và quan trọng nhất là 3 đối tượng: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang. Hồ Khắc Tín (1982) [28]; Hồ Thu Giang (1996, 2002) [9] [10]; Hoàng Anh Cung và ctv (1997) [6]; Lê Thị Kim Oanh (1997) [22] đều cho biết tại khu vực phía Bắc số lượng loài sâu hại là khá phong phú trong đó một số loài gây hại quan trọng là: sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, rệp xám…Một vài năm gần đây dòi đục lá Liriomyza sativae B. với khả năng ăn tạp cao đã trở thành một trong những đối tượng gây hại quan trọng không chỉ trên rau họ hoa thập tự mà còn trên nhiều loại rau màu khác. Theo Trond Hofsvang (2002) (dẫn theo tài liệu của Lê Thị Kim Oanh) [23] thì trước năm 1970, loài sâu hại này chưa từng xuất hiện ở Châu á. Đến năm 1992 loài sâu hại này đã xuất hiện ở Thái Lan, năm 1994 xuất hiện ở Trung Quốc, năm 2000 xuất hiện phổ biến ở Malaysia, Indonesia, Philippine và Việt Nam gây hại hầu hết trên các loại rau mầu. Các nghiên cứu của Hà Quang Hùng (2001) [40], Trần Thị Thiên An (2000) [1], Nguyễn Thị Nhung và ctv (2000) [21], Cục BVTV (1999) [5] cũng có những nhận định tương tự. Theo Phạm Thị Nhất (1993) [19], trưởng thành bọ nhảy có chiều dài từ 2 -4 mm, có tính giả chết, ưa thời tiết khô, ấm. Bọ nhảy xuất hiện quanh năm, nhưng phá hại mạnh nhất vào tháng 3 trên cây họ hoa thập tự. Mật độ trưởng thành trên đồng ruộng có sự giao động rất lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây, có khi mật độ lên tới 1000 con/m2, làm giảm năng suất chất khô, giảm năng suất thương phẩm thậm chí làm thất thu hoàn toàn cho người trồng rau. Theo Hồ Khắc Tín và cộng sự (1980) [27] bọ nhảy trưởng thành có kích thước cơ thể dài 1,8-2,4 mm, hình bầu dục, toàn thân màu đen bóng. Trên cánh có hai vân sọc hình vỏ củ lạc màu trắng. Thời gian sống của trưởng thành bọ nhảy rất dài, có thể tới 1 năm, giai đoạn từ khi vũ hoá đến đẻ trứng phụ thuộc vào nhiều điều kiện môi trường có thể từ 15-79 ngày. Ở hầu hết các nước như Việt Nam, sâu tơ gây hại nặng trên các loại rau thuộc nhóm cải bắp (Brassica oleracea) như cải bắp, súp lơ, su hào. Số lứa sâu tơ trên đồng ruộng cũng khác nhau giữa các nước. Theo tác giả Nguyễn Đình Đạt (1980) [7] thì trên cải bắp trồng tại Hà Nội từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau có khoảng 9 lứa sâu tơ phát sinh gây hại. Theo tác giả Nguyễn Duy Nhất (1970) [18] đã chỉ ra rằng ở Việt Nam, với nhiệt độ không khí là 200C thì thời gian phát dục của sâu khoang bị kéo dài, còn ẩm độ dưới 78% thì quá trình phát dục của sâu bị ảnh hưởng nhất là sâu tuổi 1 - 2. Điều kiện thích hợp nhất cho phát dục của sâu khoang là 28 - 300 C và ẩm độ không khí là 85 - 92 %. Độ ẩm thích hợp cho sự hoá nhộng là 20%. Theo tác giả Lê Văn Trịnh ( 1997) [33], vòng đời của sâu khoang từ 22 - 30 ngày, trong đó giai đoạn trứng của trưởng thành từ 1 - 3 ngày. Tiềm năng sinh sản của sâu khoang cũng rất lớn. Lượng trứng đẻ của trưởng thành cái là 125 - 1542 trứng tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và lượng thức ăn cho sâu non. 2.2.1.2 Thiên địch của sâu hại rau HHTT Ở nước ta những nghiên cứu về côn trùng bắt mồi ăn thịt được tiến hành trong nhiều năm. Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng năm 1976 của viện BVTV [38] thấy có 75 loài thuộc họ bọ xít ăn sâu ( Reduvidae), 67 loài thuộc họ chân chạy (Carabidae), 20 loài thuộc họ hổ trùng (Ciccindelidae). Thiên địch của sâu khoang bao gồm các loại nhện, ong kén nhỏ Braconidae, nấm ký sinh (Beauveria) và bệnh chết nhũn. Đáng chú ý là nấm ký sinh trên sâu non và nhộng vào tháng 1,2 và tháng 3 hàng năm với tỷ lệ cao từ 2,0 - 50%, cao nhất là đầu tháng 2 tới 100%. Tỷ lệ sâu non sâu khoang bị ký sinh cao nhất trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, kết hợp bệnh chết nhũn phát sinh trong mùa mưa nóng gây chết hàng loạt sâu non đã góp phần đáng kể làm giảm các lứa sâu trong tháng 7, 8 (Lê Văn Trịnh, 1997) [17]. PTS Nguyễn Công Thuật, 1995 đã thống kê trên những thiên địch thường thấy ở sâu hại cải bắp. Nhóm côn trùng kí sinh có 6 loài, nhóm côn trùng và nhện ăn thịt có 21 loài, nhóm vi sinh vật gây bệnh có 4 loài [30]. Theo báo cáo khoa học về cải tiến công tác BVTV ở Việt Nam giai đoạn 1990-1995 đã thu thập được 16 loài thiên địch trên rau ở ngoại thành Hà Nội gồm có 9 loài bắt mồi ăn thịt, 4 loài nhện và 3 loài ong kí sinh [19]. Theo PTS Nguyễn Duy Trang (1996) do trình độ dân trí về bảo vệ thực vật quá thấp, không nắm được tình hình phát sinh của sâu, không hiểu hết tác dụng cũng như tác hại của thuốc, không hiểu biết kỹ thuật sử dụng nên thường phun thuốc tự do, phun theo định kỳ, tập quán phun thuốc theo nhau, phun theo ý muốn chủ quan nên thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, rất nhiều loài thiên địch của nhiều loại sâu hại quan trọng đã bị biến mất. Trên rau qua điều tra ở những khu vực không hoặc ít thuốc cũng có nhiều kí sinh bắt mồi [32]. Tác giả Bùi Tuấn Việt cho rằng do việc sử dụng thuốc hoá học một cách quá mức đã làm cho thành phần kí sinh nhộng trong sinh quần rau rất nghèo nàn so với sinh quần lúa, đồng thời gây nên sự xuất hiện chậm trễ của kí sinh trên sinh quần rau, làm giảm vai trò của kí sinh trong việc điều chỉnh các loài sâu hại [37]. PTS Phạm Văn Lầm và ctv 1995 [17] đã ghi nhận có 19 loài kí sinh và ăn thịt bị chết do phun thuốc trừ sâu, trong đó các loài nhện lớn ăn thịt và bọ rùa đỏ bị chết nhiều nhất. Hồ Thị Thu Giang (1996) [9] đã thu thập 29 loài côn trùng bắt mồi, 18 loài nhện bắt mồi, 6 loài côn trùng ký sinh, (2002) [18] 77 loài côn trùng ký sinh, côn trùng bắt mồi và nhện bắt mồi. Một số loài thiên địch được nghiên cứu như bọ rùa 6 vằn, bọ rùa 2 mảng đỏ, ruồi ăn rệp (Hồ Thị Thu Giang, 1996) [9]. Đây là lực lượng thiên địch có vai trò trong việc hạn chế số lượng nhiều loài sâu hại rau HHTT. Lê Thị Kim Oanh năm 1997 [22] đã thu thập ở Song Phượng- Hoài Đức - Hà Tây 37 loài thiên địch, trong đó có 18 loài côn trùng bắt mồi, 5 loài côn trùng kí sinh và 14 loài nhện bắt mồi trên rau họ hoa thập tự. Những nghiên cứu cơ bản về thành phần, đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài thiên địch chính, của việc sử dụng các tác nhân sinh học được coi là biện pháp quan trọng trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp sâu hại rau họ hoa thập tự nói chung và sâu tơ, bọ nhảy nói riêng. Ở nước ngoài đã được nghiên cứu nhiều và tương đối đầy đủ. Trong khi đó ở nước ta những nghiên cứu về các loài thiên địch cũng như các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự còn chưa nhiều (Phạm Văn Lầm,1995) [17]. Vì vậy, việc nghiên cứu về các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu hại trên rau cũng như việc đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài thiên địch đều rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có tính cấp thiết đối với bảo vệ cây rau họ hoa thập tự. Năm 1990, Hà Quang Hùng và Vũ Quang Côn thực hiện thống kê nguồn gen côn trùng có ích vùng Hà Nội đã điều tra thành phần côn trùng ký sinh gồm 29 loài ong ký sinh trứng, 67 loài ong ký sinh sâu non, 67 loài ong ký sinh nhộng trên những sâu hại chính của những cây trồng chủ yếu vùng Hà Nội ( dẫn theo Lê Thị Kim Oanh, 1997) [23] Theo dõi thiên địch của sâu tơ trên cải bắp Nguyễn Quý Hùng và ctv (1994) [14] phát hiện có một loài ong ký sinh (C. plutellae), một nấm ký sinh, 2 loài nhện, một loài bọ ba khoang (O. phionae sp). Ong ký sinh C. plutellae xuất hiện phổ biến từ 12 trở đi và mật độ đạt tới 6,2 - 8,4 kén / cây vào cuối vụ cải bắp muộn. 2.2.1.3 Sâu hại và thiên địch của chúng trên rau sản xuất trong NLCMC Trồng rau trong nhà lưới có mái che (NCMC) còn gọi là nhà màn, nhà lưới. Đây là tiến bộ kỹ thuật hiện đang được áp dụng ở nhiều nơi như Đà Lạt (Lâm Đồng), một số huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng…Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 5 năm qua diện tích NCMC tăng lên hơn 6 lần, từ 3 ha năm 1999 lên 20,5 ha năm 2004 (Nguyễn Văn Đĩnh,2004)[8]. Xu thế chung là diện tích NCMC ngày một tăng lên do những ưu điểm như hạn chế tác hại của mưa, bão giảm sự gây hại của bệnh, của nhóm sâu ăn lá nên giảm hẳn việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, chủ động các loại cây con giống, rau ăn lá trái vụ và bước đầu NCMC đã chứng minh được hiệu quả khi sản xuất rau cao cấp, rau trái vụ. Theo Trần Khắc Thi, 2009) [29] so sánh năng suất một số loại rau trồng trong nhà lưới và ngoài nhà lưới, năm 2003 tính cho 1000 m2/1 vụ như sau (số sau là năng suất ngoài nhà lưới): húng quế -2,29 T/1,38T; cải thìa - 1,82 T/1,09T; xà lách - 2,08 T/1,25 T. đặc biệt một số rau trước đây không thể trồng vào mùa mưa như ngò rí, tần ô thì nay trồng mang lại hiệu quả cao, tần ô đạt 0,9 T/1000 m2/vụ và ngò rí đạt 0,67 T/1000 m2/vụ. Tương tự, các thí nghiệm của Chi cục BVTV Sóc Trăng cũng cho những kết quả tốt đẹp - cải bông:1,9/1,1 T, tần ô: 2,9/1,9 T, cải xanh: 3.5/3,1 T, cải rổ: 2,9/2,2 T, cải thảo: 1,2/1,0 T, cải ngọt: 1,8/1,4 T xà lách: 2,1/1,9T. Theo Nguyễn Văn Đĩnh, 2004 [8] thì thành phần sâu hại và nhện hại phổ biến trên rau trồng trong NCMC không khác so với trên ruộng sản xuất, chúng gồm 10 loài, trong đó có 9 loài sâu hại và 1 loài nhện hại tương ứng cho các loại rau HHTT, bí ngô và dưa chuột là 6,4 và 5 loài. Các loại rau như rau rền, cải cúc mồng tơi chỉ có 1 loài sâu hại phổ biến. Mật độ sâu hại phổ biến trên rau trồng trong NLCMC thường thấp hơn ruộng sản xuất. Theo các nhà nghiên cứu kết cấu của sản xuất trong nhà lưới khác với ngoài tự nhiên, bản thân nó tự thoả mãn một số vấn đề của IPM như nước tưới, các biện pháp canh tác…Bên cạnh đó trong nhà lưới thành phần sâu hại ít hơn._. ngoài đồng đồng thời cũng ít thiên địch hơn do môi trường trong nhà lưới là môi trường nhân tạo hoàn toàn khác với môi trường tự nhiện - một hệ sinh thái nông nghiệp hoàn chỉnh [47] Việc trồng rau trong nhà lưới nhiều nơi vấn đề bệnh quan trọng hơn sâu. Sâu hại chủ yếu là trưởng thành có thể lọt vào trong song với lượng không đáng kể và chúng ta rễ ràng quản lý được. Song với nguồn bệnh từ nước, hạt giống thì với một chu kỳ sinh trưởng cực kỳ ngắn lượng bào tử sẽ tăng lên nhanh chóng tồn tại trong nhà lưới gây hại cho cây trồng. [43 ] Tác giả Nguyễn Thơ (2005)[46] khẳng định “…trong nhiều chương trình sản xuất rau an toàn chúng ta trồng rau cách ly trong nhà lưới tuy năng suất cao hơn nhưng thực chất trong điều kiện nhiệt đới ẩm như nước ta, nhà lưới không cách ly được côn trùng một cách triệt để, nhất là đối với côn trùng chích hút nhỏ bé. Trong nhiều trường hợp chính trong nhà lưới mật độ sâu bệnh trên cây trồng lại cao hơn bên ngoài...” 2.2.1.4 Biện pháp phòng chống sâu hại rau HHTT trong NLCMC sản xuất RAT Ở Việt Nam chủ yếu dùng biện pháp hoá học để trừ bọ nhảy, mấy năm gần đây mới mở rộng nghiên cứu để sử dụng các biện pháp khác. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực trừ bọ nhảy của một số thuốc như sau: Regent 800WG nồng độ sử dụng là 0,01% có hiệu lực trừ bọ nhảy cao nhất 98,2% tại thời điểm sau phun 5-7 ngày, tiếp đến là Padan 95SP với nồng độ 0,25% (86,2-88,2%). Thuốc trừ sâu sinh học Delfin WG nồng độ 0,1% cho hiệu lực thấp dưới 50% đồng thời gian tác động ngắn (theo Nguyễn Thị Hoa, 2002).[12] Theo Vũ Thị Hiển (2002) [11] ở vùng Gia Lâm - Hà Nội vụ đông năm 2001 người nông dân đã sử dụng 11 loại thuốc để phòng trừ bọ nhảy hại cải ngọt, trong đó không có một thuốc nào là thuốc trừ sâu sinh học. Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết việc nhân nuôi và sử dụng bọ xít bắt mồi, nhện bắt mồi để phòng trừ các loài gây hại có triển vọng ở Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ của người dân. Vai trò của chúng đặc biệt quan trọng đối với cây trồng trong nhà lưới, nhà kính vì môi trường đó có rất ít kẻ thù tự nhiên của nhện và bọ trĩ hại cây. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhiều loại kẻ thù tự nhiên của các loại sâu hại khác phục vụ cho các chương trình trồng rau an toàn trong nhà lưới cách ly.[45] Hiện nay, chưa có quy trình cho việc phòng trừ sâu hại rau HHTT trong nhà lưới sản xuất RAT. Các công trình nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp sản xuất rau ăn lá chất lượng cao. Vừa qua, đề tài ''Nghiên cứu SX rau ăn lá (cải xanh, cải ngọt) an toàn và chấ lượng cao'' của Viện Bảo Vệ Thực Vật đã được Hội đồng Khoa Học Công Nghệ (Bộ NN- PTNT) nghiệm thu, đánh giá cao và cho phép áp dụng vào sản xuất [42]. Trong quy trình tác giả cũng chỉ đề cập đến một số biện pháp phòng trừ như: + Xen canh, luân canh với cây trồng khác nhằm làm gián đoạn nguồn thức ăn và xua đuổi sâu hại, thí dụ xen rau họ hoa thập tự với thì là hoặc cà chua (trồng trước rau HHTT) hạn chế được 30-50% mật độ sâu tơ trên đồng ruộng… + Bẫy cây trồng: Trồng xen với cây trồng khác không thu hoạch trên diện tích nhỏ để hấp dẫn sâu hại và tập trung phun thuốc tiêu diệt như cây cải dại, cải mù tạt… + Biện pháp thủ công: Ngắt ổ trứng, dùng bẫy dính màu vàng… +Sử dụng giống chống chịu, biện pháp sinh học, hoá học… 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009. 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại: - Trung tâm Giống và Phát triển Nông - Lâm nghiệp Công nghệ cao Hải Phòng 3.2 Đối tượng , vật liệu nghiên cứu 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu + Sâu hại: một số loại sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự như sâu tơ (Plutella xylostella L.), sâu khoang (Spodoptera litura F.), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.), bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata F.), rệp xám (Brevicoryne brassicae L.)… + Thiên địch: một số loại thiên địch chính của sâu hại rau họ hoa thập tự trong nhóm côn trùng bắt mồi, nhện bắt mồi và ong ký sinh… 3.2.2 Vật liệu nghiên cứu Cây trồng: cải bắp (Brassica oleraceae), su hào (Brassica canlorapa Pasq), cải xanh ngọt (Brassica juncea Cosson), Cải chíp ( Brassica. sp)…trồng ở địa điểm nghiên cứu. 3.2.3 Các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác nghiên cứu - Các vật liệu phục vụ công tác điều tra thu thập mẫu: vợt, kính lúp, panh, kéo, ống nghiệm, túi nilon,… - Vật liệu phục vụ công tác nuôi và theo dõi ký sinh trong phòng. - Vật liệu thu thập mẫu khác: máy ảnh… 3.3 Nội dung nghiên cứu Theo mục đích và yêu cầu của đề tài, nội dung của đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: 3.3.1. Điều tra xác định thành phần các loại sâu hại và thiên địch của chúng trên rau HHTT trồng trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân 2008-2009 tại địa điểm thực hiện đề tài. 3.3.2. Điều tra diễn biến mật độ của một số loại sâu gây hại chính trên rau HHTT trồng trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân 2008-2009. 3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu hại chính trên rau HHTT trồng trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức An Lão Hải Phòng. 3.3.4. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng chống sâu hại chính trên rau HHTT trồng trong nhà lưới có mái che để đạt hiệu quả kinh tế và môi trường. 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập mẫu Việc điều tra thu thập mẫu để xác định thành phần các loại sâu hại và thiên địch trên rau HHTT được diễn ra trên đồng ruộng tại các vùng trồng rau. Toàn bộ các mẫu vật phát hiện trong quá trình điều tra được thu thập vào các ống nghiệm, hộp Petry đưa về phân loại trong phòng. Việc phân loại và định tên khoa học của các loại sâu hại và thiên địch hại rau HHTT được tiến hành dựa theo các tài liệu khoa học đã được công bố. Ngoài ra, để giám định chính xác thành phần các loại sâu hại và thiên địch chúng tôi còn nhờ vào sự giúp đỡ của các cán bộ Viện bảo vệ thực vật và các thầy cô giáo bộ môn Côn trùng, khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 3.4.2 Phương pháp điều tra thành phần, mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch của chúng trên rau HHTT Để điều tra tiến hành điều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng trên rau HHTT chúng tôi tiến hành điều tra tự do ngẫu nhiên từ khi trồng đến khi thu hoạch. Việc điều tra mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch được thực hiện theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 cây, các điểm điều tra cách bờ 0.5m. Trong mỗi điểm điều tra, chúng tôi tiến hành thu thập và đếm số lượng cá thể của từng loài sâu hại và thiên địch của chúng trên cây trồng. Đối với một số loài côn trùng và nhện bắt mồi có khả năng di chuyển nhanh sẽ sử dụng thêm vợt côn trùng, bẫy hố và bắt bằng tay để thu mẫu giám định xác định thành phần loài. Toàn bộ các mẫu vật phát hiện trong quá trình điều tra được thu thập vào các ống nghiệm, hộp Petri, bảo quản trong dung dịch cồn 700 và đưa về phòng thí nghiệm để phân loại. Với những loài như rệp muội tiến hành làm tiêu bản lam cố định mẫu bằng dung dịch keo Hoyer còn với các mẫu nghi bị ký sinh đem về phòng bảo quản để nở ra ký sinh tiến hành thu bắt ký sinh. Lọ đựng mẫu để riêng từng đợt điều tra, mỗi lọ mẫu có ghi ngày điều tra, tên khoa học của các loài sâu hại và thiên địch hại rau họ hoa thập tự . Mức độ phổ biến của các loài sâu hại và thiên địch trên đồng ruộng được đánh giá bằng chỉ tiêu tần suất bắt gặp: Số lần bắt gặp cá thể của mỗi loài *Tần suất bắt gặp (%)= x 100 Tổng số lần điều tra. Trong đó: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 - 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); - : rất ít gặp (tần suất bắt gặp < 5%). Cá thể ký sinh ở từng pha * Tỷ lệ ký sinh(%) = x100 Tổng số cá thể điều tra ở từng pha Trong đó: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 - 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); : rất ít gặp (tần suất bắt gặp < 5%). 3.4.3 Điều tra diễn biến mật độ của một số loài sâu hại chính Đối với diện tích trồng cải bắp, su hào tiến hành điều tra định kỳ 5 ngày/1lần từ khi trồng đến khi thu hoạch. Điều tra bằng cách đếm số lượng sâu sống ở mọi lứa tuổi khác nhau và đếm số lượng bọ nhảy trưởng thành trên cây. Tiến hành điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 cây. Đối với diện tích trồng cải xanh, tiến hành điều tra định kỳ 5 ngày 1 lần từ khi gieo đến khi thu hoạch. Tiến hành điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 1 khung 40 x 50 cm. Mật độ từng loài sâu hại và thiên địch điều tra trên đồng ruộng được tính theo công thức: Tổng số sâu điều tra được (con) *Mật độ sâu( con/ cây) = Tổng số cây điều tra (cây) Với những loài sâu hại có kích thước nhỏ như rệp thì tiến hành điều tra xác định tỷ lệ (%) cây bị hại và phân cấp hại: Cấp 1: tỷ lệ rệp < 25 %. Cấp 2: tỷ lệ rệp > 25 - 50%. Cấp 3: tỷ lệ rệp > 50%. Tổng số cây bị hại * Tỷ lệ cây bị hại (%) = x 100 Tổng số cây điều tra 3.4.4 Phương pháp nuôi sinh học bọ nhảy (P.striolata) Thu bắt trưởng thành bọ nhảy ở ngoài đồng bằng ống hút côn trùng đem về phòng nuôi tiếp trong lồng mika. Hằng ngày thay thức ăn cho nó bằng một bó cải xanh ngọt, dưới gốc được bao bọc bởi một lớp giấy thấm nước để giữ ẩm cho cây được tươi. Sau một ngày lấy bó cải ra thu trứng ở mặt sau của lá, ở gốc của bẹ lá, đánh dấu vị trí từng quả trứng sau đó dùng kéo cắt phần có quả trứng bọ nhảy cho vào hộp petri có chứa một lớp đất tơi xốp, đủ ẩm dày khoảng 2-3 cm. Bố trí thí nghiệm với 30 hộp petri. Khi sâu non vừa nở thì dùng bút lông mềm nhẹ nhàng chuyển sâu non mới nở có chứa đất ẩm, tơi xốp và có sẵn cải xanh sạch làm thức ăn. Hàng ngày thay thức ăn, bổ sung nước và theo dõi sự lột xác chuyển tuổi của sâu non. Khi hoá nhộng thì dùng bút lông chuyển nhộng vào chậu đất khác, phía trên được bịt bằng lớp vải thưa. Trưởng thành vừa vũ hoá lại được chuyển sang nuôi tiếp trong lồng mika, thay thức ăn hàng ngày bằng bó cải xanh ngọt, ghi lại nhiệt độ, ẩm độ hàng ngày ở phòng nuôi sâu trong suốt thời gian làm thí nghiệm. 3.4.5 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học và sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata 3.4.5.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái Phyllotreta striolata Quan sát mô tả, đo đếm kích thước từng pha phát dục P. striolata với số lượng đo ở từng pha phát dục n≥30 - Pha trứng: Đo chiều dài và nơi rộng nhất của quả trứng. - Pha sâu non: Đo chiều dài cơ thể và chiều rộng của đầu. - Pha nhộng và pha trưởng thành: đo chiều dài và nơi rộng nhất của cơ thể. Kích thước trung bình tính theo công thức: X = ±∆ Trong đó: - Xi là giá trị kích thước trung bình của cá thể thứ i - n là số cá thể theo dõi (n = 30) Tính sai số theo công thức: . tra bảng Student - Fisher với độ tin cậy P = 0, 95 độ tự do √ =n-1 S: là độ lệch chuẩn. N: là tổng số cá thể theo dõi. 3.4.5.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của Phyllotreta striolata Fabricius. a/ Thời gian phát dục trung bình của 1 cá thể: Trong đó: : Thời gian phát dục trung bình Xi : Thời gian phát dục của cá thể thứ i N : Tổng số cá thể theo dõi ni : Tổng số cá thể phát dục ở ngày thứ i b. Nghiên cứu khả năng sinh sản của bọ nhảy trên cây cải xanh ngọt trong điều kiện nuôi - Gieo cây cải xanh ngọt thành nhiều đợt. Sử dụng cây ở giai đoạn 5 lá để cho bọ nhảy trưởng thành đẻ trong phòng thí nghiệm, mỗi chậu trồng một cây và đặt trong phòng cách ly. Thả mỗi cặp trưởng thành đực cái mới vũ hoá vào mỗi cây (thí nghiệm làm với 15 cặp trưởng thành đực cái). Tiến hành thay cây hàng ngày sau khi phát hiện thấy trưởng thành bắt đầu đẻ. Đếm số lượng trứng đẻ ra hàng ngày của cặp trưởng thành cho tới khi cặp trưởng thành cuối cùng ngừng đẻ. Tổng số trứng đẻ (quả) Tổng số trứng đẻ TB/ 1con cái = (qủa/ con cái Tổng số con cái (con) Tổng thời gian đẻ của các trưởng thành cái theo dõi (ngày) Tổng thời gian đẻ = (ngày/con cái) Tổng sổ trưởng thành cái theo dõi (con) Tổng số trứng đẻ của các cá thể cái thí nghiệm trong ngày/quả Số trứng đẻ TB/ 1 ngày = Tổng số cá thể cái theo dõi (con) c/ Nghiên cứu tỷ lệ trứng nở, vũ hoá của nhộng và tỷ lệ chết tự nhiên của sâu non loài Phyllotretra striolata Fabr trong phòng thí nghiệm Bố trí 50 cá thể của từng pha ( trứng, sâu non và nhộng) trên 1 đĩa petri có lá cải xanh tươi. Thí nghiện nhắc lại 5 lần.Thay lá tươi và theo dõi hàng ngày. Tổng số trứng nở (quả) Tỷ lệ trứng nở(%) = x 100 Tổng số trứng theo dõi (quả) Tổng số sâu non chết - Tỷ lệ chết tự nhiên của SN (%) = x 100 Tổng số sâu theo dõi Tổng số nhộng vũ hoá - Tỷ lệ vũ hoá của nhộng (%)= x 100 Tổng số nhộng theo dõi 3.4.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm trong NLCMC phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata trên cải xanh 3.4.6.1 Thí nghiệm 1: Sử lý đất bằng thuốc hoá học trong nhà lưới trước khi trồng Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành 4 công thức trên nền đất khô và trên cây cải xanh, các công thức thí nghiệm bố trí theo kiểu RCB và nhắc lại 3 lần. Đất trước khi trồng 7 đến 10 ngày được cày lật, phơi khô sau đó làm đất kết hợp với sử lý đất trước khi trồng cây cải xanh. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2 (chia làm 2 luống kéo dài- Sơ đồ trang 26) - Vibam 6.5G là loại thuốc dạng xông hơi, vị độc, độ độc II, dạng hạt màu trắng đục mùi hắc của phân lân. Thuốc được sử dụng với lượng 1kg/sào Bắc bộ trộn với cát với tỷ lệ 1:3 rắc xuống đất trước khi trồng cây. - Cafudan 3G là thuốc tiếp xúc vị độc, độ độc II, dạng viên màu nâu đất và có khẻ năng nhả mùi dần dần. Thuốc được sử dụng với lượng 1kg/sào Bắc bộ trộn với cát với tỷ lệ 1:3 rắc xuống đất trước khi trồng cây. *Điều tra 5 điểm chéo góc qua các giai đoạn phát triển của cây(bén rễ, 5-6lá, 7-8 lá,9-10 lá, thu hoạch), mỗi điểm điều tra 5cây/1 công thức/1 lần nhắc lại. *Chỉ tiêu theo dõi: +Tỷ lệ cây chết do bọ nhảy gây hại ở từng giai đoạn của cây, ở từng công thức. Số cây chết(cây) Tỷ lệ cây chết do bọ nhảy (%) = x100 Tổng số cây điều tra Mật độ trưởng thành ở từng công: Tổng cá thể bọ nhảy trưởng thành (con) - Mật độ bọ nhảy (con/cây)= số cây điều tra (cây) 3.4.6.2 Thí nghiệm II: Đánh giá hiệu lực phòng trừ bọ nhảy của 4 loại thuốcphòng trừ bọ nhảy trên cải xanh trong NLCMC Thí nghiệm được tiến hành trên 5 công thức, các công thức thí nghiệm bố trí theo kiểu RCB và nhắc lại 3 lần. CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT5 CT4 CT3 CT2 CT1 CT3 CT2 CT5 CT4 CT1 Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2 chia làm 2 luống kéo dài (sơ đồ T28) S CT1 CT2 CT3 CT4 CT4 CT3 CT1 CT2 CT2 CT1 CT3 CT4 Sơ đồ thí nghiệm: Sử lý đất bằng thuốc hoá học trong nhà lưới trước khi trồng Sơ đồ thí nghiệm: Đánh giá hiệu lực phòng trừ bọ nhảy của 4 loại thuốc phòng trừ bọ nhảy trên cải xanh trong NLCMC - Chỉ tiêu theo dõi: theo dõi trưởng thành bọ nhảy trước và sau thí nghiệm 1,3,5,7 ngày thử nghiệm. Tính hiệu quả theo công thức Henderson - Tilton: Trong đó: HL: hiệu lực thuốc. Ta là số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau khi sử lý. Tb là số cá thể sống ở công thức thí nghiệm trước khi sử lý. Ca là số cá thể sống ở công thức đối chứng sau khi sử lý. Cb là số cá thể sống ở công thức đối chứng trước khi sử lý. Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm BVTV Công thức Tên thương mại Tên hoạt chất Liều lượng dùng Thí nghiệm I: :Khảo nghiệm thuốc khử trùng đất trong nhà lưới CT1 Vipami 6.5 G Cartap 27 kg/ ha CT2 Cafudan 3G Carbosulfan 27 kg/ha CT3 Vôi bột Canxicacbonat 450kg/ha CT4 Đối chứng 0 0 Thí nghiệm II: : Khảo nghiệm thuốc phun trừ bọ nhảy trong nhà lưới CT1 Amate 15 EC Indoxacarb 250 - 300ml thuốc/ha 400 - 600 lít nước CT2 Arimarx 3.6 EC Abamectin 250 - 300ml thuốc/ha 400 - 600 lít nước CT3 Kinalux 25 EC Quinlaphos 450-500 ml thuốc/ha 400 - 500 lít nước CT4 Cadione560 EC Chlorpiryphos Ethrin 450-500 ml thuốc/ha 400 - 500 lít nước CT5 Đối chứng 0 0 Các số liệu điều tra, nghiên cứu sẽ được tính toán và xử lý theo chương trình thống kê IRRISTAT 4.0 và EXCEL. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu Trung tâm Giống và Phát triển Nông - Lâm nghiệp Công nghệ cao Hải Phòng là đơn vị đi đầu của thành phố Hải Phòng trong lĩnh vực sản xuất RAT áp dụng công nghệ tiên tiến của ISAREL. Trung tâm có 7000m2 nhà kính và 9.589m2 nhà lưới có mái che trồng các loại rau ăn lá và rau ăn quả chất lượng cao cung cấp cho nhu cầu sử dụng rau an toàn cho toàn thành phố đặc biệt là các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể của các công ty, nhà trẻ…Do vậy, các nhà lưới của đơn vị được sử dụng trồng rau một cách tối đa. Vụ Đông Xuân là thời điểm Trung tâm có chủng loại rau HHTT rất phong phú và diện tích trồng cao nhất. IPM là biện pháp bảo vệ cây trồng xuyên suốt trong công tác BVTV trên các loại RAT. Sau mỗi vụ canh tác toàn bộ nhà lưới được khử trùng bằng dầu khoáng và các loại thuốc như: Confidon, Actara...Dung dịch khử trùng được phun xung quanh mặt đất, mặt lưới và sau 1 tuần có thể canh tác được. Mỗi loại rau đưa vào canh tác theo quy trình sản xuất RAT nhất định dựa trên quy định điều kiện sản xuất RAT của Sở NN-PTNT Hải phòng. Thiết kế cụ thể của các nhà lưới, diện tích trồng RHHTT và quy trình kỹ thuật trồng chúng được trình bày cụ thể ở phần phụ lục. 4.2 Thành phần sâu hại chính và thiên địch trên rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng 4.2.1 Thành phần sâu hại chính và mức độ phổ biến của chúng trên rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng Thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự tại Trung tâm Giống và Phát triển Nông - Lâm nghiệp Công nghệ cao Hải Phòng khá phong phú. Qua kết qua điều tra sâu hại rau HHTT trong nhà lưới chúng tôi đã thu thập được trong vụ rau Đông Xuân có 15 loài sâu hại thuộc 5 bộ và 8 họ khác nhau. Kết quả được trình bày tại bảng 4.1. Bảng 4.1. Thành phần sâu hại và mức độ phổ biến của chúng trên rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng STT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên Bộ/Họ Vị trí gây hại Mức độ phổ biến I Bộ cánh cứng Coleoptera 1 Bọ bầu vàng Aulacophora femoralis Motschulsky Chrysomelidae Hại lá - 2 Bọ nhảy sọc thẳng Phyllotreta rectilinear Chen Chrysomelidae Hại lá + 3 Bọ nhảy đen Colaphellus bowringi Baly Chrysomelidae Hại lá,rễ + 4 Bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata Fabricius Chrysomelidae Hại lá,rễ +++ II Bộ hai cánh Diptera 5 Ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard Agromyzidae + III Bộ cánh nửa Hemiptera 6 Bọ xít xanh Nezara virridula Linnaeus Pentatomidae Hại lá - IV Bộ cánh đều Homoptera 7 Rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus Aphididae Chích hút lá + 8 Rệp đào Myzus persicae Sulzer Aphididae Chích hút lá + 9 Bọ phấn Bemisia tabaci Kuway. Aleurodidae Chích hút lá + V Bộ cánh vẩy Lepidoptera 10 Sâu đo xanh Plusia eriosoma Doubleday Noctuidae Hại lá + 11 Sâu khoang Spodoptera litura Fabricius Noctuidae Hại lá + 12 Sâu keo da láng Spodoptera exigua Hubner Noctuidae Hại lá - 13 Sâu xám Agrotis ypsilon Rottemberg Noctuidae Hại lá, thân - 14 Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus Pieridae Hại lá ++ 15 Sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus Yponomeutidae Hại lá + Ghi chú: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 - 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); - : rất ít gặp (tần suất bắt gặp < 5%). Trong các loài sâu hại đã phát hiện được, chúng tôi thấy sâu hại trong nhà lưới không nhiều như ngoài đồng cả về chủng loại cũng như số lượng. Tuy nhiên trong nhà lưới nổi lên một số loài có mức độ gây hại nhiều và phổ biến như bộ Lepidoptera có sâu xanh bướm trắng, bộ Coleoptera có bọ nhảy sọc cong. Các đối tượng sâu hại khác có xuất hiện trên nhưng mật độ và mức độ gây hại thấp hơn. Theo kết quả điều tra của Chi cục BVTV Hải Phòng vụ Đông Xuân năm 2008-2009 tại Hải phòng nói chung có 22 loài sâu hại trên rau HHTT với 7 bộ và 13 họ trong đó nhiều nhất là các loài thuộc bộ cánh vảy. Sâu hại chính trên rau HHTT trồng ngoài đồng ruộng là sâu tơ, sâu khoang và bị nhảy. Sâu tơ và sâu khoang xuất hiện từ đầu đến cuối vụ còn bọ nhảy sọc cong xuất hiện với mật độ cao vào giai đoạn cuối vụ. Như vậy so với ngoài đồng ruộng sâu hại trên rau HHTT trồng trong NLCMC tại Mỹ Đức An Lão Hải Phòng là ít hơn về thành phần và khác nhau về chủng loại sâu hại chính. Bảng 4.2. Tỷ lệ thành phần loài sâu hại rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng STT Tên Việt Nam Tên Bộ Số lượng loài Tỷ lệ % 1 Bộ cánh cứng Coleoptera 4 26,67 2 Bộ hai cánh Diptera 1 6,67 3 Bộ cánh nửa Hemiptera 1 6,67 4 Bộ cánh đều Homoptera 3 20,00 5 Bộ cánh vẩy Lepidoptera 6 40,00 Hình 1: Tỷ lệ thành phần loài sâu hại rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng Qua bảng 4.2 và hình 1 cho thấy trong số các loài sâu hại rau họ hoa thập tự thì bộ cánh vảy (Lepidoptera) có số lượng loài lớn nhất và gây hại khá nặng trong nhà lưới. Trong nhà lưới bộ cánh vảy gồm có 3 họ (chiếm 37,5%) và 6 loài (chiếm 40 %). Trong đó có nhiều loài xuất hiện phổ biến và gây hại nặng như sâu xanh bướm trắng, sâu khoang...Chúng xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rau họ hoa thập tự. Trong điều kiện thời tiết năm nay, ở đầu vụ (T10 - T11) xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus ), đã xuất hiện và gây hại trên rau HHTT. Đây là đối tượng cần phải quan tâm phòng trừ. Sâu tuổi lớn có thể ăn cụt ngọn, nõn cải bắp. Sâu xanh bướm trắng xuất hiện và gây hại ngay từ đầu vụ và các loài sâu này thường xuất hiện trên cải bắp nhiều hơn cải xanh, chúng chủ yếu gây hại ở lá. Bộ cánh cứng (Coleoptera) trong nhà lưới gồm 1 họ (12,5 %) và 4 loài (26,67%).Trong đó bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata Fabr) xuất hiện rất phổ biến ngay từ lúc mới gieo trồng cho đến lúc thu hoạch và gây hại nghiêm trọng ở cả cải xanh, cải bắp su hào và cải chíp. Do đặc tính di chuyển nhanh, phát tán rộng nên khả năng gây hại của chúng nhanh và mạnh làm giảm đáng kể đến diện tích quang hợp và ảnh hưởng đến chất lượng của rau. - Các loài khác thuộc bộ cánh cứng như bọ nhảy đen, bọ bầu vàng xuất hiện rải rác và khả năng gây hại ít hơn nhiều. Tiếp đến là Bộ cánh đều (Homoptera ) trong nhà lưới với 2 họ (25 %) và 3 loài (20%). Tuy nhiên các loài trong bộ này ít gây hại trong nhà lưới, chúng xuất hiện và gây hại chủ yếu là ngoài đồng đặc biệt là vào các tháng 11, tháng 12. Các loài này gây hại bằng cách chích hút nhựa trên các bộ phận non và các lá dưới của cây. Ngoài ra, bộ cánh nửa (Hemiptera) chiếm 6,67%, Bộ hai cánh (Diptera) trong nhà lưới cũng chỉ có 6,67%. Các loài sâu hại thuộc 2 bộ này tuy có xuất hiện nhưng mật độ thấp và mức độ gây hại không cao. Như vậy, trên rau họ hoa thập tự tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng trên rau họ hoa thập tự trồng trong nhà lưới vụ đông xuân 2008-2009 đã xuất hiện nhiều loài sâu hại. Tần suất xuất hiện và khả năng gây hại tuỳ thuộc vào từng loài sâu, vào điều kiện thời tiết, khí hậu và phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây rau. 4.2.2 Thành phần thiên địch và mức độ phổ biến của chúng trên rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà số lượng của các loài sâu hại trên đồng ruộng. Thế nhưng hiện nay trong thực tế sản xuất lực lượng có ích này ít được quan tâm đến, có thể là do các loài thiên địch có kích thước nhỏ và người không phải ai cũng biết được tập tính hoạt động của chúng. Vì vậy việc điều tra thành phần thiên địch là một điều rất cần thiết giúp ích cho việc đề xuất biện pháp phòng chống sâu hại rau họ hoa thập tự. Qua đợt điều tra này chúng tôi thấy thành phần thiên địch trên rau họ hoa thập tự vụ Đông Xuân năm 2008 trồng trong NLCMC 9 loài thuộc 3 bộ và 6 họ khác nhau được thể hiện qua bảng 4.3. Trong đó có 8 loài côn trùng bắt mồi ăn thịt (chiếm 88,89) và 1 côn trùng kí sinh (chiếm 11,11%).Tần suất xuất hiện của chúng trên đồng ruộng tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây rau cũng như điều kiện thức ăn. Bảng 4.3. Thành phần thiên địch và mức độ phổ biến của chúng trên rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng STT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên họ/bộ Vật chủ Mức độ phổ biến I Bộ cánh cứng Coleoptera 1 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius Coccinellidae Rệp,trứng,sâu non - 2 Bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabricius Coccinellidae Rệp, trứng - 3 Bọ chạy ba khoang Ophionea indica Thunberg Carabidae Rệp, sâu non + 4 Chân chạy nâu nhỏ Chlaenius naeviger Morawitz Carabidae Sâu non - 5 Bọ cánh cộc đỏ Paederus fuscipes Curtis Staphyllinidae Rệp, sâu non + II Bộ hai cánh Diptera 6 Ruồi ăn rệp bụng nâu vàng Episyrphus baltearus De Geer Syrphidae Rệp - 7 Ruồi ăn rệp vân bụng đen Ischiodon scutellaris Fabricius Syrphidae Rệp - III Bộ cánh màng Hymenoptera 8 Ong đen kén trắng Cotesia plutellae Kurdjumov Braconidae Sâu non + 9 Kiến đỏ Camponotus sp. Formicidae Sâu non, trứng + Ghi chú: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 - 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); - : rất ít gặp (tần suất bắt gặp < 5%). Trong tổng số các loài thiên địch thu thập được thì chúng tôi thấy tập trung nhiều côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) với 5 loài khác nhau (55,56%). Tiếp đến là bộ cánh màng (Hymenoptera) và bộ hai cánh (Diptera) có 2 loài (22,22%). Bảng 4.4. Tỷ lệ thành phần loài thiên địch (CTKS, CT và nhện bắt mồi)của sâu hại rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng. STT Tên Việt Nam Bộ/ Họ Số lượng loài Tỷ lệ % 1 Bộ cánh cứng Coleoptera 5 55,56 2 Bộ hai cánh Diptera 2 22,22 3 Bộ cánh màng Hymenoptera 2 22,22 Hình 2: Tỷ lệ thành phần loài thiên địch (CTKS, CT và nhện bắt mồi)của sâu hại rau họ hoa thập tự trồng trong NLCMC vụ đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng. Qua bảng 4.4 và hình 2 ta thấy bộ cánh cứng trong NLCMC có số loài là nhiều nhất. Thức ăn chủ yếu của các loài này là rệp muội, trứng, sâu non tuổi nhỏ. Hoạt động săn mồi của chúng diễn ra dưới gốc cây và trên mặt đất. Trong nhóm này thì loài cánh cộc đỏ (Paederus fuscipes Curt ) và bọ chạy ba khoang (Ophionea indica Thunber) thấy xuất hiện nhiều hơn trong suốt quá trình điều tra, Chúng bò rất nhanh dưới mặt đất, dưới gốc cây. Loài bọ cánh cộc nâu nhỏ (Stenus sp.), bọ rùa... tần xuất xuất hiện không cao. Nhóm ruồi ăn rệp trong bộ hai cánh (Diptera) xuất hiện muộn vào giữa vụ (T11- T12) và chúng có mật độ cao khi trên đồng ruộng xuất hiện nhiều rệp. Sâu non của ruồi ăn rệp (dòi) có sức ăn lớn nên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế số lượng rệp hại rau. Bộ cánh màng (Hymenoptera) có 2 loài trong đó loài ong đen kén trắng (Cotesia Plutellae Kurdjumov) có khả năng gây chết sâu non của sâu tơ khá rõ rệt. Vật mồi chủ yếu của các loài ong kí sinh là sâu non Bộ cánh vảy (sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng) và rệp. Ngoài ra còn có nhiều loại thiên địch khác tuy tần suất xuất hiện không cao nhưng chúng góp phần quan trọng làm đa dạng thành phần thiên địch tăng khả năng khống chế sâu hại và chúng ta cần có biện pháp bảo vệ và khích lệ tất cả các loại thiên địch phát triển. 4.3 Diễn biến mật độ của một số loài sâu gây hại chính trên rau HHTT trồng trong NLCMC vụ Đông Xuân 2008-2009. Kết quả điều tra tại trên rau HHTT trồng trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân năm 2008 tại Mỹ Đức - An Lão - Hải Phòng cho thấy trên rau họ hoa thập tự thường xuyên xuất hiện một số đối tượng sâu hại gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và chất lượng rau. Trong đó sâu xanh bướm trắng và bọ nhảy sọc cong được coi là hai đối tượng gây hại nguy hiểm, bởi sâu xanh bướm trắng là một loài có khả năng phát triển nhanh và bọ nhảy là đối tượng khó phòng trừ nên gây khó khăn rất lớn cho nghề trồng rau. Chính vì vậy, việc điều tra diễn biến mật độ của hai đối tượng này trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc dự tính dự báo sự phát sinh, phát triển của chúng, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp phòng trừ thích hợp. 4.3.1 Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong (P. striolata) trên rau HHTT trồng trong NLCMC vụ Đông Xuân 2008-2009. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rau họ hoa thập tự có nhiều loài sâu xuất hiện, gây hại. Trong đó bọ nhảy sọc cong (P. striolata) là một loài nguy hiểm, thường xuyên xuất hiện, làm giảm năng suất và chất lượng rau do bọ nhảy sọc cong gây hại cho rau ở cả 2 pha phát dục và chúng có giai đoạn sâu non sống trong đất gây ảnh hưởng lớn đến rễ cây. Kết quả điều tra định kì 5 ngày 1 lần đối bọ nhảy trên rau HHTT trồng trong nhà lưới có mái che vụ Đông Xuân năm 2008 thể hiện qua các bảng sau: Bảng 4.5. Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của bọ nhảy sọc cong (P. striolata) trên rau cải xanh trong NLCMC vụ Đông xuân 2008-2009 tại Mỹ Đức-An Lão- Hải Phòng. NĐT GĐST Mật độ TB (Con/cây) Tỷ lệ % cây bị hại 25/11/2008 BRHX- 4lá 1,44 60 30/11 6lá 5,84 72 5/12 8 lá 12,88 88 10/12 10 lá 14,32 92 15/12 12 lá (thu cải) 12,56 100 Nhiệt độTB (oC) 19,11±0,67 Ẩm độ TB (% ) 75±3,1 Ghi chú: NĐT: ngày điều tra GĐST: giai đoạn sinh trưởng BRHX: bén rễ hồi xanh TB: Trung bình Bảng 4.1 cho thấy mật độ bọ nhảy (P. striolata) xuất hiện sớm và gây hại khá nặng trên cải xanh. Trưởng thành có thể cắn thủng lá thậm chí cắn đứt cả thân cây. Qua điều tra chúng tôi thấy bọ nhảy sọc cong xuất hiện ngay từ khi cây mới trồng chủ yếu là do bọ nhảy trưởng thành từ ruộng khác nhảy vào. Ở giai đoạn cây con nếu mật độ bọ nhảy cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thậm chí bị mất trắng khi không có biện pháp phòng trừ kịp thời. Mật độ bọ nhảy trưởng thành tăng nhanh về số lượng từ lúc trồng đến giai đoạn cây được 10 lá với mật độ trung bình cao nhất là 14,32 con/cây nguyên nhân có thể do nguồn sâu non và nhộng đã tích luỹ sẵn trong đất phát triển lên, sau đó mật độ bọ nhảy giảm dần c._.ta hại rau cải ngọt vùng Gia Lâm - Hà Nội. Luận án thạc sĩ KHNN, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 2002. 12. Nguyễn Thị Hoa và ctv (2002), Tìm hiểu qui luật phát sinh, gây hại của sâu bệnh chính trên rau vụ xuân hè, các giống dưa leo và xây dựng qui trình PTTH, Báo cáo kết quả đề tài khoa học. 13. Nguyễn Thị Hồng (2001), Sâu hại rau họ hoa thập tự và biện pháp phòng trừ vụ Đông Xuân năm 2000-2001 tại Lạng Sơn, Luận án thạc sĩ KHNN, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 2001. 14. Nguyễn Quý Hùng, Lã Phạm Lân, Huỳnh Công Hà (1994), “Kết quả nghiên cứu phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm. 15. Trần Văn Lài, Lê Thị Hà (2003), Cẩm lang trồng rau, NXB Mũi Cà Mau. 16. Đỗ Hồng Khang (2005), tình hình gây hại, diễn biến số lượng của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự vụ xuân hè năm 2005 ở huyện Đông Anh, Hà Nội và biện pháp phòng trừ, Luận án thạc sĩ KHNN, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 2005. 17. Phạm Văn Lầm (1995), Biện pháp sinh học trong phòng chống sâu hại nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Nguyễn Duy Nhất (1970), “Đặc tính sinh vật học, qui luật phát sinh và những yếu tố ảnh hưởng đến mật độ sâu khoang trên đồng ruộng vùng Hà Nội”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp ( số 6), Tr. 674-697. 19. Phạm Thị Nhất (1993), Sâu bệnh hại cây thực phẩm và biện pháp phòng trừ. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 20. Đoàn Thị Bích Ngọc (2007), Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt GAP cho các hợp tác xã sản xuất RAT ở khu vực ngoại thành Hà Nội, Luận án thạc sĩ KHNN, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 2007. 21. Nguyễn Thị Nhung, Phạm Văn Lầm (2000), “Kết quả nghiên cứu bước đầu về ruồi đục lá trên các loại cây thực phẩm ở vùng ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí bảo vệ thực vật, (số 5), Tr. 7 - 11. 22. Lê Thị Kim Oanh (1997), Nghiên cứu sử dụng một số thuốc phòng trừ sâu hại rau họ thập tự vμ an toàn đối với thiên địch của chúng tại vùng Song Phương, Hoài Đức, Hà Tây vụ Đông xuân 1996 - 1997, Luận án Thạc sỹ KHNN, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 23. Lê Thị Kim Oanh (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến diễn biến số lượng quần thể, đặc điểm sinh học của một số loài sâu hại rau họ hoa thập tự và thiên địch của chúng ở ngoại thành Hà Nội và phụ cận, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 24. Phạm Bình Quyền (1994), Sinh thái học côn trùng, Nhμ xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 25. Mai Văn Quyền và ctv (1994), Sổ tay trồng rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Phòng kiểm soát cục môi trường.“ Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường, các văn bản pháp quy liên quan”. Hội thảo khoa học Hà Nội 29-30/9/1998. 26.27. Hồ Khắc Tín và cộng sự (1980), Sâu hại rau họ hoa thập tự, giáo trình côn trùng nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, T106-125. 28. Hồ Khắc Tín (1982), Giáo trình côn trùng nông nghiệp, tập 2, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Trần Khắc Thi, Nguyễn Thị An và Trần Ngọc Hùng (2009), Kết quả nghiên cứu kỹ thuật sản xuất rau an toàn, rau trái vụ bằng vòm che, Tạp chí Trái đất xanh, (số 28), Tr. 10 - 13. 30. Nguyễn Công Thuật (1995). “Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng- nghiên cứu và ứng dụng”. NXB nông nghiệp Hà Nội. 31.Nguyễn Thơ (2005), Suy nghĩ về một số biện pháp sinh học và IPM trên cây trồng đang được áp dụng, Báo Nông nghiệp Việt Nam ( số 218 ra ngày 4 tháng 5 năm 2005). 32. Nguyễn Duy Trang (1996). “Báo cáo tại hội thảo quản lý chất lượng rau quả 16/7/1996 tại Hà Nội”. 33. Lê Văn Trịnh (1997), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của một số sâu hại rau họ thập tự vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án TS Nông nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 34. Bộ môn côn trùng (2004), Giáo trình côn trùng chuyên khoa, NXB Nông nghiệp, T117-127. 35. Sở NN và PT nông thôn Hải Phòng( 2007), Quy trình sản xuất rau an toàn, NXB Quân Khu 36. Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng ( 2006), Ứng dụng kỹ thuật canh tác trong nhà kính của ISAREL sản xuất RAT, Hồ sơ đánh giá nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm, T28-45 37. Bùi Tuấn Việt (1993). “Nghiên cứu các loài kí sinh nhộng của sâu hại bộ cánh vảy ( Lepidoptera) ở vùng Hà Nội”. Tạp chí bảo vệ thực vật số 2 trang 13. 38. Viện bảo vệ thực vật (1976). “Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968”. NXB nông nghiệp, Hà Nội. 39. Viện Môi trường nông nghiệp (2009) , Ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học BVTV để xây dựng vùng sản xuất RAT, Hồ sơ đánh giá nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm, T1-20. 40. Viện khoa học nông nghiệp Miền Nam (1997). “Báo cáo tình hình sâu bệnh hại rau”. Bộ môn bảo vệ thực vật. 41. / Phương pháp s ản xuất rau ăn lá chất lượng cao 42. Kỹ thuật trồng rau sạch 43. Nông thôn đổi mới 44. Rau trái vụ 45. / Thay thuốc trừ sâu bằng nhện và bọ xít bắt mồi 46. Một số suy nghĩ về biện pháp sinh học và IPM trên cây trồng đang được áp dụng 47. / Nông nghiệp công nghệ cao. II. Nước ngoài: 48. Alam M. (1992), “Diamond back moth and its nutural enemies in Jamaica and some other Caribean islands ”, In: Talekar N.S. and Griggs T.D. (eds.). Management of Diamond back moth and other crucifur pest, Proceeding of the second International Workshop, AVRDC, Shanhua Taiwan, AVRDC, pp. 233 - 244. 49.Avciu, Ozbeck H. (1994), “Lepidopterous cabbage pest and their parasitoids in Erzirum”, In: Review of Agricultural, Entomology, 82 (6), pp.620. 50. Chang H. Wang B.S. (1983), “Occurence patteen of Agrotis ipsilon in Heilonggang” (Hebei, China), Rev. Appl. Ent. Vol. 71. 2441, pp. 289. 51. Chelliah S. And K. Srinivasan (1986), “Bio ecology and management of iomand bach moth in India”, Proceeding of the first International Workshop, pp.63. 52. Duodu Y.A. and Biney F.F (1982), “Growth, food consumption and food utilisation of Spodoptera litoralis” (Boisd) (Lepidoptera: Noctuidae) on four food plants. Rev. Apl. Ent. Series. Vol. 70. 3418, pp.418. 53. Goodwin S. (1997), “Changes in numbers in the parasitoid complex associated with the Diamond back moth Plutella maculipennis (curt.), Sensory relationship of ovipositor of the adult female”, Entomo. Exp. April.3, pp. 305 - 314. 54. Ha Quang Hung (2001), “Morphological, biological and ecological characteristics of Dacnusa sibirica Telanga (Hym Braconidae) Parasitizing Liriomyza sativa Blanchard (Dipt: Agromyzidae) on vegetable and Legumes in Hanoi Region”, Proceedings Biological Control of Crop Pests,Vietnames Norwegian Workshop 2001,pp.13-18. 55. Harcourt D.G. (1963), “Major mortality factors in the population dynamics of the Diamond bach moth, P. Maculipennis (Lepidoptera, Plutellidae)”, Can.Ent. Soc. Mem. 32, pp. 55-56. 56. Harcourt D.G. (1985), “Population dynamics of the Diamond back moth in Southern Ontario”. Proc.1st . Inter. Worshop, Shaunhua, Taiwan. AVRDC, pp. 3 - 15. 57. Koshihara T. (1985), “Diamond back moth and its control in Japan”, Proc.1st. Inter. Workshop, shanhua, Taiwan, AVRDC, pp. 43 - 45. 58. Lim et al. (1984), “Intergrated pest management concept: Perception and implication in Malaysia”, IPM in Malaysia, MAPPS, pp. 19 - 35. 59. Liu et al. (1995), “Intergrated pest management in Brassica vegettable crops”. ACIAR workshop report.Hangzhou, China, CRC-TPM, pp.1-69. 60. Ooi P.A.C. (1985), “Diamond back moth in Malaysia”, Proc. 1st Inter. Workshop. Shanhua, Taiwan, AVRDC, pp. 26 - 34. 61. Mustata G. (1992), “Role of parasitoid complex in limiting the population of Diamond back moth in Moldonia, Romania”, In Talekar, N.S.ed: Management of Diamond back moth and other crucifer pests, Proceeding of the second International Workshop, Taiwan,pp.203 - 21 62. Salinas P.J. (1985), “Studiets on Diamond back moth in Venezuela with reference to other Latin - American countries”, Proc. 1st. Inter. Workshop. Shanhua, Taiwan, AVRDC, pp.18-24. 63. Shelton A.M. and Andaloro J.T. (1982), “Effect of Lepidoptera larvae populations on processed cabbage grades”, Rev. Apl. Ent. Series A. Vol. 70 (10). 6072, pp.748) 64. Shelton A.M.,J.A. Wyman (1990), “Insecticide resistance of Diamond back moth in North American”, Proccedings of the second international workshop, Tainan, Taiwan, 10 - 14 December 1990, pp. 447 - 454. 65.Thompson, W.R. (1946), “A catalogue of the parasites predators of insect pest”. Imperial parasite service, Belleville, Canada, CIA. London, Section 1, part 8: 386 - 523. 66. Waterhouse D.F. (1992), “Biology control of Diamond back moth management. Taleka, N.S. (ed.). Diamond back moth and other crucifur Pests”. Proceedings of the second international Worshop. Tainan, Taiwan, 10 - 14 Dec. 1992, The Asian vegetable research and development centre, publication, pp. 213 - 221. 67. Zhu S., Lu Z.Q. and Chen L.F., “Injury equivalence system of leaf feeding insects on cabbages and thresholds for their combined control”, Rev. Agr. Ent. Vol. 84. 1730, pp.197. 68. www.springerlink.com/index/H436M224531R7108.pdf/ Performance of two triclogramma Brassicae strains under greenhouse 69. www.ca.uky.edu./.../ent 60.htm/ ENT-60: Greenhouse insect management 70. edis-ifas.ufl.edu/TOPIC-greenhouse-pest-insect./ Greenhouse pest insects 71. www. aaagreenhouse.com/inset-screen.htm/ Insect screen greenhouse suplies. 72. www.alibaba.com/.../insect-net-greenhouse-XS-IN4000Ms.html./ Insect net greenhouse XS 73. trnog.en.alibaba.com/…/ insect-net-greenhouse.html/ Insect net greenhouse manufacturer expoting direet from Fujnan chine 74. doi.wiley.com/10.1046/j.1570-7458.2003.00075.X./ Effets of mass releases of triclogramma Brarssicae on predatory insect in maize PHỤ LỤC I. Cấu trúc nhà lưới Kiểu dáng và kích cỡ: - Kiểu dáng: dạng vòm - Kích cỡ: + Chiều dài: 61m + Chiều rộng: 52,4m + Chiều cao: 2,2m + Kết cấu: Tuýp mạ kẽm nóng đường kính 27, dày 2,2 mm dạng vòm + Cáp lụa đường kính 5 + các bộ phận liên kết căng cáp, cóc cáp, V10… + Khoảng cách giữa các hàng, cột 5m x 5m + Đường công vụ rộng 1,5m, dài 52m* Mặt trước nhà lưới: 12 nhịp x 5m = 60 + 2 đường biên x 0,5m = 61m Mặt bên nhà lưới : 10 nhịp x 5m = 50 + 2 đường biên x 1,2m = 52,4m + Cửa ra vào + cánh mở 1800. - Che phủ bằng lưới cước 48 ô/cm2, chống côn trùng, cắt nắng, xé nhỏ hạt mưa. Hệ thống tưới Tưới phun mưa: - Khoảng cách các dãy vòi tưới 8m x 8m - Vòi tưới cách mặt đất 80cm Hạt tưới nhỏ Độ đồng đều cao Chống tắc, dễ dàng làm sạch. Vòi có độ bền cao Dễ dàng lắp đặt, có sự lựa chọn rộng các loại đầu nối Hệ thống cấp nước tưới sạch - Máy bơm áp lực 3 pha, công suất 2,6 kW - Hệ thống lọc nước: bằng lọc đĩa, 180 mà tại ngay sau máy bơm chính - Ống dẫn chính VPC đường kính 60 C3 trôn ngầm dọc theo các hành lang, có van cấp nước trên mặt đất - Van tưới có độ bền cao, được bố trí nổi trên mặt đất, vận hành bằng tay theo khu vực - Ống nhánh PE đường kính 25 dày 2,2. Danh mục và diện tích rau HHTT tại địa điểm nghiên cứu Chủng loại Thời gian trồng- kết thúc trồng Giống Tỷ lệ diện tích(%) Cải xanh Quanh năm Hai mũi tên đỏ, cải Pháp, Tosakal… 25 Cải canh Quanh năm Giống địa phương, Trung quốc.. 6 Cải chíp Tháng 9- tháng 4 Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản… 13 Cải thảo (cải bao) Tháng 10 - tháng 2 Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản… 7 Cải cúc Tháng 10- tháng 4 Địa phương, Trung Quốc.. 5 Cải ngồng Tháng 11- tháng 4 Trung quốc… 5 Bắp cải Tháng 10 - tháng 2 Lạng sơn, Phù đổng, NS cross, KY cross… 14 Su hào Tháng 10 - tháng 2 Nhật Bản, B40… 10 Spinack Tháng 9- tháng 4 S. Prance.. 3 Cây trồng khác Quanh năm 12 Quy trình trồng RAT trong nhà lưới tại điểm nghiên cứu *Quy trình kỹ thuật sản xuất su hào an toàn trong nhà lưới + Thời vụ: - Vụ sớm gieo từ tháng 6 - 7 trồng tháng 8 - 9 - Chính vụ gieo từ tháng 9- 10 trồng tháng 10- 11 - Vụ muộn gieo tháng 11 trồng tháng 12 + Nhà ươm cây con: Cây con đươc ươm trong nhà có lưới chắn côn trùng, hạt su hào gieo trên các khay giá thể, giá thể gieo cây là bột sơ dừa + NPK tổng hợp và được khử trùng bằng foonmon. + Làm đất trồng cây: Đất được làm kỹ san phẳng, luống rộng 0,8-0,9m, cao 0,3m rãnh rộng 0,3m.Bón lót bằng phân hữu cơ vi sinh 2700-3000 kg/ha. Mật độ trồng 30x40. + Bón phân: Loại phân Tổng lượng phân bón Bón lót (%) Bón thúc Kg/ha Kg/sào Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân hữu cơ vi sinh 2700-3000 100-110 100 - - - Đạm Urê 195-235 7-9 30 15 25 30 Lân supe 550-700 20-25 100 - - - Kaliclorua 195-235 7-9 50 10 20 20 Bón thúc: - Lần 1: Khi cây hồi xanh - Lần 2: sau trồng 20-25 ngày - Lần 3:sau trồng 35-40 ngày. + Tưới nước bằng hệ thống phun mưa tự động ngày 0-3 lần, thời gian phun mỗi lần 2-4 phút tuỳ theo điều kiện thời tiết.. + Phòng trừ sâu bệnh Cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, nên có chế độ luân canh hợp lý: cày lật đất sớm có thời gian phơi ải để diệt sâu non, nhộng của sâu khoang, sâu tơ, sâu xám...; luân canh với rau muống nước; thường xuyên phát hiện sâu bệnh, ngắt bỏ ổ sâu non tuổi 1,2 và phòng trừ kịp thời. Từ 15 đến 20 ngày sau trồng nếu có sâu tơ rộ tuổi 1 - 2, cần phun 1-2 lần thuốc BT. Nếu sâu bệnh phát triển thành dịch có thể dùng các loại thuốc hoá học cho phép để phòng trừ và làm đúng chỉ dẫn của thuốc, phun kỹ ướt đều hai mặt lá. Kết thúc phun các loại thuốc trước 10 ngày trước khi thu hoạch. Nếu trên ruộng xuất hiện sâu xanh bướm trắng hay rệp nên kết hợp khi phòng trừ sâu tơ. + Thu hoạch: Khi củ đạt tiêu chuẩn thu hoạch: đủ to, không có sơ, không bị sâu bệnh, da phẳng, không dập nát...được thu về sơ chế đựng trong bao bì sạch đưa đi tiêu thụ. *Quy trình kỹ thuật sản xuất bắp cải an toàn trong nhà lưới + Thời vụ: - Vụ sớm gieo từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 - Chính vụ gieo từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 - Vụ muộn gieo tháng 11 đến giữa tháng 12 + Nhà ươm cây con: Cây con đươc ươm trong nhà có lưới chắn côn trùng, hạt cải bắp gieo trên các khay giá thể, giá thể gieo cây là bột sơ dừa + NPK tổng hợp và được khử trùng bằng foonmon. + Làm đất, trồng cây: Đất được làm kỹ san phẳng, luống rộng 1-1,2m, cao 0,3m rãnh rộng 0,3m.Bón lót bằng phân hữu cơ vi sinh 2700-3000 kg/ha. Mật độ trồng 40x60. + Bón phân: Thời gian bón Lượng bón Phân nguyên chất (kg/ha) Phân thương phẩm (kg/sào) 1. Bón lót 90P2O5+30N+25K2O 20 Supelân+2,2 Urê+1,8Kali 2.Bón thúc - Cây hồi xanh 35N 2,5Urê - Trải lá nhỏ 40N 3,0Urê -Trải lá bàng 40N+25K2O 3,0Urê+2,5Kali - Chuẩn bị cuộn 30N 2,0Urê - Cuộn (trước thu 20 ngày) 30N+15K2O 2,5Urê+1 Kali + Tưới nước bằng hệ thống phun mưa tự động ngày 3 lần, thời gian phun mỗi lần 2-4 phút tuỳ theo thời tiết + Phòng trừ sâu bệnh Sâu hại: bao gồm tất cả các loại sâu hại trên rau HHTT trong đó có các loại chính như: - Sâu tơ (Plutella xylostella): là loại sâu hại nguy hiểm nhất. Chúg phát sinh gây hại từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.Sâu tơ rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp: Khu vục trồng cây con phải được cách ly cẩn thận, giá thể trồng cây con phải được khử trùng bằng foocmon 10% Khi cây lớn nếu bị sâu tơ gây hại phải sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc: thuốc sinh học (BT, Delfin WP (32 BIU), Dipel 3,2WP, Aztron 700 DMBU, Xentary 35 WDG...), thuốc hoá học (Sherpa 20EC, Atabron 5 EC, Regent 800WG, Pegasus 500 SC...) và thảo mộc (HCĐ 95 BTN, Rotenone, Neembon A-EC Nimbecidin 0,03EC...)với nồng độ đúng như khuyến cáo... Phải kết thúc phun thuốc trước thu hoạch ít nhất 10 ngày. Trong thời gian này nếu sâu còn gây hại nặng thì chỉ dùng nhóm thuốc sinh học hoặc thảo mộc. Trồng luân canh giữa cây cải bắp với cây rau muống nước hoặc nhóm rau khác họ ( cà, đậu). Trên cùng ruộng có thể ttrồng xen canh rau HHTT với cà chua để hại chế gây hại của sâu tơ. - Các loại sâu khác như: sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera liture), rệp (Aphips sp.)…thường được phòng trừ kết hợp với sâu tơ. Khi sử dụng phải theo đúng hướng dẫn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly không dưới 10 ngày. + Thu hoạch lúc bắp cuốn chặt, loại bỏ lá già, lá bệnh, không ngâm nước. *Quy trình kỹ thuật sản xuất cải xanh và cải chíp an toàn trong nhà lưới + Thời vụ: - Vụ xuân hè gieo từ tháng 2 đến tháng 6 - Vụ thu đông gieo tháng 8 đến tháng 11 Có thể dùng các biện pháp che phủ để trồng cải xanh quanh năm. + Nhà ươm cây con: Cây con đươc ươm trong nhà có lưới chắn côn trùng, hạt cải gieo trên các khay giá thể, giá thể gieo cây là bột sơ dừa + NPK tổng hợp và được khử trùng bằng foonmon. + Làm đất, trồng cây: Đất được làm kỹ san phẳng, luống rộng 1m, cao 0,3m rãnh rộng 0,3m.Bón lót bằng phân hữu cơ vi sinh 2700-3000 kg/ha. Mật độ trồng 20x20 hoặch 20x25 tuỳ theo mùa. + Bón phân: Loại phân Tổng lượng phân bón Bón lót (%) Bón thúc (%) Kg/ha Kg/sào Lần 1 Lần 2 Phân hữu cơ vi sinh 2700-3000 100-110 100 - - Đạm Urê 155 5,5 30 40 30 Lân supe 310-420 11-15 100 - - Kali sunphat 70 2,5 50 30 20 ( Bón thúc lần 1 sau bén rễ hồi xanh, lần 2 lúc15-20 ngày sau trồng) + Tưới nước bằng hệ thống phun mưa tự động ngày 0-3 lần, thời gian phun mỗi lần2-4 phút tuỳ theo điều kiện thời tiết + Phòng trừ sâu bệnh Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau: rệp các loại, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn khi có độ ẩm cao. Cần dùng các loại thuốc sâu bệnh cho phép để phun phòng trừ như Sherpa 25EC 0,15-0,20% hoặc thuốc trừ sâu sinh học BT 3% để phun, cần kết hợp với biện pháp phòng trừ tổng hợp khác như vệ sinh đồng ruộng, có chế độ luân canh hợp lý... + Thu hoạch: Khi thu cần loại bỏ lá già, lá bệnh, rủa bằng dung dịch khử trùng Anonit. Đóng gói đưa đi tiêu thụ. KẾT QUẢ SỬ LÝ SỐ LIỆU HIỆU LỰC 4 LOẠI THUỐC HÓA HỌC PHÒNG TRỪ BỌ NHẢY TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KNT 14/ 8/** 8:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS 3H SAU P 1NSP 3NSP 5NSP 1 3 64.0233 73.1200 77.3567 78.6900 2 3 27.7767 31.9867 37.3567 43.0833 3 3 80.4000 84.9500 85.4967 89.7133 4 3 87.1467 93.1133 96.8100 97.6600 SE(N= 3) 1.73995 1.70431 2.59418 1.56421 5%LSD 6DF 6.01875 5.89549 8.97369 5.41085 CT$ NOS 7NSP 1 3 57.2500 2 3 59.5833 3 3 81.8467 4 3 90.5833 SE(N= 3) 1.28503 5%LSD 6DF 4.44511 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL$ ------------------------------------------------------------------------------- NL$ NOS 3H SAU P 1NSP 3NSP 5NSP 1 4 64.4625 69.6500 75.1975 74.6525 2 4 64.8775 69.8925 73.0925 77.1325 3 4 65.1700 72.8350 74.4750 80.0750 SE(N= 4) 1.50684 1.47598 2.24663 1.35464 5%LSD 6DF 5.21240 5.10565 7.77145 4.68593 NL$ NOS 7NSP 1 4 70.8100 2 4 73.0325 3 4 73.1050 SE(N= 4) 1.11286 5%LSD 6DF 3.84958 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KNT 14/ 8/** 8:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 3H SAU P 12 64.837 24.117 3.0137 4.6 0.0000 0.9463 1NSP 12 70.793 24.693 2.9520 4.2 0.0000 0.3083 3NSP 12 74.255 23.643 4.4933 6.1 0.0001 0.8047 5NSP 12 77.287 22.006 2.7093 3.5 0.0000 0.0780 7NSP 12 72.316 15.028 2.2257 3.1 0.0000 0.3232 KẾT QUẢ SỬ LÝ SỐ LIỆU MẬT ĐỘ BỌ NHẢY TRÊN CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM XỬ LÝ ĐẤT TRƯỚC KHI TRỒNG TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE MDKT 6/ 8/** 10:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS BRHX 5LA 7LA 9LA 1 3 1.34667 4.92000 10.7333 14.7467 2 3 2.09333 6.42667 12.8800 16.3600 3 3 2.36000 7.16000 16.8667 19.2000 4 3 2.34667 7.69333 19.0000 19.0933 SE(N= 3) 0.983568E-01 0.331573 0.261762 0.902236 5%LSD 6DF 0.340232 1.14696 0.905478 3.12098 CT$ NOS THU 1 3 4.06667 2 3 7.74667 3 3 7.57333 4 3 8.28000 SE(N= 3) 0.392749 5%LSD 6DF 1.35858 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL$ ------------------------------------------------------------------------------- NL$ NOS BRHX 5LA 7LA 9LA 1 4 2.05000 6.54000 14.8600 17.4000 2 4 1.96000 6.72000 13.6000 18.0500 3 4 2.10000 6.39000 16.1500 16.6000 SE(N= 4) 0.851795E-01 0.287151 0.226693 0.781359 5%LSD 6DF 0.294650 0.993300 0.784167 2.70285 NL$ NOS THU 1 4 6.91000 2 4 6.87000 3 4 6.97000 SE(N= 4) 0.340131 5%LSD 6DF 1.17657 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KHU1 6/ 8/** 10:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | BRHX 12 2.0367 0.45270 0.17036 8.4 0.0014 0.5388 5LA 12 6.5500 1.1775 0.57430 8.8 0.0054 0.7328 7LA 12 14.870 3.5750 0.45339 3.0 0.0000 0.0009 9LA 12 17.350 2.3651 1.5627 9.0 0.0335 0.4704 THU 12 6.9167 1.8116 0.68026 9.8 0.0014 0.9795 BẢNG SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG11/ 2008 Trạm Phù Liễn- Hải Phòng Ngày Nhiệt độ không khí (C0) Độ ẩm (%) Bốc hơi (mm) Lượng mưa (mm) Nắng (giờ) TB Cao nhất Thấp nhất 1 26 27.9 24.5 97 0.6 25.4 0.3 2 24.8 26.7 22.3 98 0.3 9.6 0.5 3 21.1 24.2 19.3 95 0.7 2.8 1.8 4 21.4 23.4 20.5 95 1.3 0 0 5 24.1 29 21.5 93 0.7 0 2.5 6 24.5 27 23 96 0.8 7.3 2.1 7 24.5 28.4 22 94 0.8 2.6 2.3 8 20.5 25 17.5 89 1.9 8..7 4.1 9 20.4 25 14.7 86 4.9 0 9.7 10 20.1 24 16.3 71 4.7 0 9.6 11 19.9 25.6 15.5 74 3.3 0 8.5 12 20.2 25.7 16.3 74 3.7 0 9.4 13 21 26.3 16.7 74 3.5 0 9.3 14 21 26.5 16.2 80 3.2 0 7.3 15 22.3 26 19.6 82 2.3 0 4 16 23.6 28 21.3 88 1.7 0 4.3 17 23.8 29 21.2 87 2.2 0 5.1 18 22.2 25.3 20 87 1.9 0 2.1 19 19.2 22.2 17.4 78 3.2 0 6 20 18.2 23 15 74 3.2 0 6.3 21 18.3 19.6 16.5 81 1.9 0 0 22 20.4 25 17.4 83 1.8 0 0.5 23 22 26.5 19 88 1.6 0 2.4 24 20.6 25.6 17.2 77 3.2 0 8.1 25 20.6 25.2 16.3 77 2.8 0 2.8 26 21.4 26.3 19 75 3.7 0 8.2 27 21.3 24 19.7 63 5.9 0 7.3 28 18.4 23 15 66 4.8 0 9.4 29 16.9 22.4 11.8 66 5.2 0 9.6 30 18 24.7 12.8 64 5.5 0 9.6 Tổng số 636.7 760.5 545.5 2452 81.3 47.7 153.1 TB 20.54 24.53 17.60 79.10 2.62 1.54 4.94 BẢNG SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 12/ 2008 Trạm Phù Liễn- Hải Phòng Ngày Nhiệt độ không khí (C0) Độ ẩm (%) Bốc hơi (mm) Lượng mưa (mm) Nắng (giờ) TB Cao nhất Thấp nhất 1 18.4 24.4 13.5 71 4.8 0 9.2 2 18.7 24.5 14.1 76 3.2 0 9.6 3 19.8 24.7 16.3 81 2.9 0 8 4 21.4 265 17.6 83 2.9 0 7 5 19.6 22.2 17.6 73 3.6 0 7.3 6 17.1 19.8 14.4 71 3.2 0 2.6 7 17.5 21 15.6 71 3.5 0 2.9 8 17.4 21.7 14.8 71 2.3 0 6.5 9 17.2 22.7 12.7 74 1 0 8.6 10 19.2 24.5 15 83 2.6 0 8.4 11 19.5 24 15.3 82 2.2 0 8.5 12 20 25.3 16.8 83 2.8 0 8.7 13 20.2 26 16.8 85 2.6 0 4.9 14 20.4 24.7 17.6 80 3.1 0 5.1 15 18.4 23 15 80 2.7 0 5.4 16 17.9 23.3 14.2 79 2.8 0 6.4 17 18.3 24 14.5 82 2.3 0 6.7 18 17.8 25 15 79 3.6 0 7.8 19 19.2 25.6 14.3 69 4.6 0 7.1 20 20.2 24.7 16.8 76 3.2 0 2.4 21 20.6 24.6 18.3 92 1.1 0 0.5 22 20.4 24.3 17.4 83 22 0 1.3 23 14.4 15.6 12.8 80 2.1 0 0 24 13.7 16.6 11.8 84 1.7 0 0 25 15.5 20.5 13 82 1.8 0 1.2 26 16.1 18.4 14.5 87 1.1 0.1 0 27 15.8 16.3 15.1 99 0.1 27.7 0 28 17.6 19.5 16.2 100 0.1 5.2 0 29 19.4 23 17.4 93 0.8 0 2 30 17.5 19 15.9 96 0.8 1.6 0 31 14.5 16 12.3 92 0.7 1.9 0 Tổng số 563.7 929.9 472.6 2537 92.2 36.5 138.1 TB 18.18 30.00 15.25 81.84 2.97 1.18 4.45 BẢNG SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 1/ 2009 Trạm Phù Liễn- Hải Phòng Ngày Nhiệt độ không khí (C0) Độ ẩm (%) Bốc hơi (mm) Lượng mưa (mm) Nắng (giờ) TB Cao nhất Thấp nhất 1 15.4 18.5 13.6 77 2.9 0 1.4 2 15.4 19 12 75 3.7 0 2.1 3 16 19.2 13.6 74 2.6 0 0.5 4 16.4 21.3 14 78 1.8 0 2.5 5 18.1 23.5 15.1 87 1.4 0 2.6 6 19.4 24 16.8 87 1.6 0 7.2 7 17.5 20.2 15 86 1.3 0 0.8 8 14.8 16.7 13.6 81 2.3 0 0 9 14.6 18.4 12 64 4.1 0 4.9 10 14.4 19.6 10.8 52 4.8 0 9.7 11 14.5 20.3 10.5 59 4.2 0 9.3 12 15.2 21 10 65 4.1 0 9 13 14.9 20 11.5 59 4.4 0 8.5 14 14.2 19.5 10.5 68 3.4 0 8.1 15 14.6 20.4 11 66 3.9 0 8.6 16 15.5 21.2 11.9 74 3.8 0 9 17 16.6 22.3 13 82 2.5 0 3.4 18 17.7 21.5 14.5 93 1.7 0 0.5 19 18.8 24.5 16.2 94 1 0 6.3 20 19.1 24.3 16.5 94 1.1 0 1.8 21 20.2 26.2 17.9 91 1.1 0 7.5 22 17.1 20.1 15.5 90 1.8 0 0.9 23 17.5 20.8 16.2 89 2 0 0 24 12 12.7 10 88 1.7 0.5 0 25 11.1 14.1 9.3 84 1.1 0 0 26 11.2 12.5 10 92 0.7 1.2 0 27 12.3 18 9.8 80 3 0 4.2 28 13.5 16 11.6 86 1.7 0 0 29 14.2 16.7 12.6 92 0.8 0.9 0 30 16.4 23.1 12.8 88 2 0 7.9 31 16.7 21.7 13.3 86 2.3 0 8.7 Tổng số 485.3 617.3 401.1 2481 74.8 2.6 125.4 TB 15.65 19.91 12.94 80.03 BẢNG SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 2/ 2009 Trạm Phù Liễn- Hải Phòng Ngày Nhiệt độ không khí (C0) Độ ẩm (%) Bốc hơi (mm) Lượng mưa (mm) Nắng (giờ) TB Cao nhất Thấp nhất 1 16.2 18 14.5 94 0.4 0.2 0 2 18.3 23.1 16.4 96 1.7 0 1.6 3 18.9 24.6 16.3 93 2.1 0 5.2 4 18.7 22.8 16 95 0.7 0 3.4 5 18.8 23.7 16.5 94 0.9 0 2 6 19.3 25 15.7 91 1.5 0 9 7 19.3 24 16.4 90 2.1 0 6.7 8 19 23.8 16.9 93 1.2 0 1.8 9 19.5 24 16.5 92 1.2 0 1 10 20.7 26.5 17.1 92 1.5 0 5.9 11 20.8 26 17.8 93 1.4 0 9.8 12 20.7 23.3 19 95 1.7 0 0.4 13 23.1 29.5 20.5 93 1.6 0 9.5 14 23 27.5 20.8 92 1.5 0 9 15 22.2 25.3 20.5 96 1.2 0 0.3 16 23.2 26.5 21.7 93 1.1 0 2.4 17 23 27.3 21 93 2.4 0 4.1 18 22 25.3 20.6 94 0.9 0 0.8 19 22 25 20.5 96 0.7 0 0 20 21.8 24 20 95 0.8 0.1 0.1 21 18.8 20.5 17 98 0.3 1.1 0 22 21.5 22.2 20.2 99 0 0.2 0 23 22.8 24.3 21.6 96 0.7 0 0 24 23.8 27.7 22.2 93 1.1 0 6.5 25 23.3 24.3 22.7 95 0.6 0.2 0 26 23.6 26 22.2 93 1.3 0 0.3 27 23.9 28.2 22 90 1.9 3.7 2.1 28 21.9 24.5 21 97 0.6 1.8 0 Tổng số 590.1 692.9 533.6 2631 33.1 7.3 81.9 TB 21.08 24.75 19.06 93.96 BẢNG SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 3/ 2009 Trạm Phù Liễn- Hải Phòng Ngày Nhiệt độ không khí (C0) Độ ẩm (%) Bốc hơi (mm) Lượng mưa (mm) Nắng (giờ) TB Cao nhất Thấp nhất 1 19.3 20 18.4 97 0.4 1.1 0 2 16.3 17 15 100 0 6.6 0 3 16.1 17.7 14.5 100 0.2 1.9 0 4 17.6 18.8 17 100 0.1 3.4 0 5 19.5 21.5 17.5 100 0 3.4 0 6 16.1 17.5 14.7 94 0.5 0.3 0 7 15.4 17 14.1 90 1.6 0 8 16.6 20.2 14.7 91 0.9 0 9 18.1 23.1 14.5 91 2.1 1.4 0 10 18.8 21.5 16.8 91 1.6 1.7 11 20.1 22 18.8 100 0.3 1.3 0 12 22.2 22.6 21.6 99 0.2 1.6 0 13 21.5 24.5 21.5 89 1 22.3 0 14 16.1 21 12.4 66 5.3 0 15 16.8 22 12.7 76 3.2 7.1 16 18.8 22.5 16.5 92 1.1 7.4 17 20.4 23.2 19.2 96 0.5 0 0.1 18 21.4 23.4 20 98 0.4 0 0 19 22.5 26.5 20.8 97 0.5 0 0 20 22.3 23.5 21.7 98 0.5 1.4 0.4 21 23.7 28 21.5 97 0.3 0.3 0 22 23.2 24.5 22.6 98 0.6 0 0.4 23 24 27.6 22.5 96 1 0 24 23.9 25.8 22.8 96 0.5 0 1.5 25 21.5 23.3 19.2 95 0.7 31.1 0 26 19.9 22 18.7 97 0.3 0.3 0 27 22.8 29.5 19.9 93 0.8 0.1 0 28 23.9 30.1 21.4 93 1.5 0.6 29 24.1 28.6 22.6 89 1.5 7.8 30 21.5 23 19.8 88 1.9 0.1 4.2 31 18.6 20.4 17.3 95 0.6 0.2 0 Tổng số 623 708.3 570.7 2902 30.1 76.8 40.2 TB 20.1 22.8 18.4 93.6 Nghiệt độ và ẩm độ trong phòng tại T T Giống và PT Nông Lâm Nghiệp CNC Hải Phòng Ngày Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Nhiệt độ ẩm độ Nhiệt độ ẩm độ Nhiệt độ ẩm độ Nhiệt độ ẩm độ 1 22.5 73 20 76 23.8 94 20 99 2 22.8 77 20.5 76 22.8 96 19.8 100 3 23.9 82 21.1 75 22.6 95 21.3 99 4 25.5 83 21.5 78 22.7 92 23.2 99 5 23.7 74 23.2 88 23.5 91 19.8 94 6 21.2 71 24.5 88 23.5 94 19.1 92 7 21.9 72 22.6 87 23.2 93 20.3 92 8 21.8 71 19.9 82 23.7 93 21.8 92 9 21.6 75 19.7 77 24.9 94 22.5 91 10 23.6 84 19.5 65 25 96 23.8 100 11 23.9 83 19.6 72 24.9 94 25.9 98 12 24.4 84 20.3 78 27.3 93 25.2 88 13 24.6 85 20 72 27.2 91 19.8 67 14 24.8 80 19.3 81 26.4 94 20.5 77 15 22.8 81 20.6 76 27.4 94 22.5 91 16 22.3 80 21.7 80 27.2 95 24.1 99 17 22.5 83 22.8 90 26.2 97 24.2 98 18 22 80 23.9 91 26.2 96 25.3 97 19 23.2 70 24.6 92 26 95 25.1 98 20 24.8 76 25.7 91 23 100 26.5 98 21 25.2 92 22.6 90 25.7 97 26 97 22 25 83 23 89 27 95 26.8 96 23 19 80 18.5 90 28 96 26.7 96 24 18.3 84 17.6 85 27.5 94 24.3 97 25 20.1 82 17.7 89 27.8 91 22.7 94 26 20.7 87 18.8 82 28.1 98 25.6 94 27 20.4 99 20 87 26.1 98 26.7 90 28 22.2 100 19.7 89 23 100 26.9 89 29 24 93 21.9 87 24.3 88 30 22.1 96 22.2 86 21.4 96 31 19.1 92 21.7 97 94.8 22.7 Tổng số 699.9 2552 654.7 2586 710.7 2656 796.9 2828.7 TB 22.5774 82.3226 21.1194 83.4194 25.3821 94.8571 25.7065 91.2484 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.DOC
Tài liệu liên quan