Nghiên cứu thành phần bọ phấn hại cây có múi, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance và biện pháp phòng chống vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Gia Lâm và Từ Liêm, Hà Nội

Tài liệu Nghiên cứu thành phần bọ phấn hại cây có múi, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance và biện pháp phòng chống vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Gia Lâm và Từ Liêm, Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu thành phần bọ phấn hại cây có múi, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance và biện pháp phòng chống vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Gia Lâm và Từ Liêm, Hà Nội

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3811 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thành phần bọ phấn hại cây có múi, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance và biện pháp phòng chống vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Gia Lâm và Từ Liêm, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TRẦN ĐÌNH DƯƠNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ PHẤN (HỌ ALEYRODIDAE: HOMOPTERA) HẠI CÂY CÓ MÚI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI BỌ PHẤN ĐEN VIỀN TRẮNG Aleurocanthus spiniferus Quaitance VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009 TẠI GIA LÂM VÀ TỪ LIÊM, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HÀ QUANG HÙNG Hà Nội - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả luận văn Trần Đình Dương LỜI CẢM ƠN Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: GS. TS. NGƯT. Hà Quang Hùng, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn này. Tập thể các thầy cô giáo bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, luôn giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài. Các bạn sinh viên, những người đã luôn tích cực cùng tôi tham gia, tiến hành thực hiện đề tài. Bà con nông dân, nơi tôi tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu khoa học đã luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Trần Đình Dương MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BPGĐ: Bọ phấn gai đen BVTV: Bảo vệ thực vật CAQCM: Cây ăn quả có múi CTV: Cộng tác viên GĐST: Giai đoạn sinh trưởng IPM: Intergrated pest management MĐPB: Mức độ phổ biến MQH: Mối quan hệ TB: Trung bình DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae: Homoptera hại cây có múi vụ Đông - Xuân 2008 - 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội 35 4.2. Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae: Homoptera hại cây có múi vụ Đông - Xuân 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội 36 4.3. Thành phần ong ký sinh trên bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có múi vụ Đông - Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội 45 4.4. Thành phần ong ký sinh trên bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có múi vụ Đông - Xuân 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội 46 4.5. Diễn biến mật độ bọ phấn A. spiniferus dưới ảnh hưởng của kỹ thuật trồng độc canh bưởi và xen canh vụ Đông - Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội 51 4.6. Diễn biến mật độ bọ phấn A. spiniferus trên cam Canh và bưởi Diễn vụ Đông - Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội 53 4.7. Diễn biến mật độ bọ phấn A. siniferus Quaintance trên bưởi Diễn dưới ảnh hưởng của tuổi cây vụ Đông - Xuân 2008 – 2009 tại Từ Liêm – Hà Nội 55 4.8. Kích thước các pha phát dục của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance 61 4.10. Khả năng đẻ trứng của bọ phấn A. spiniferus Quaintance 64 4.11. Tỷ lệ trứng nở của bọ phấn A. spiniferus Quaintance 64 4.12. Kích thước trưởng thành ong ký sinh E. opulenta Silvestri 68 4.13. Thời gian phát dục của ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri 69 4.14. Thòi gian sống của trưởng thành ong Encarsia opulenta với thức ăn bổ sung khác nhau ở nhiệt độ 240C và ẩm độ 80% 70 4.15. Tỷ lệ ký sinh trong phòng của ong ký sinh Ecarsia opulenta 71 4.16. Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh trên bọ phấn A. spiniferus ngoài đồng ruộng vụ Đông – Xuân 2008 - 20009 tại Gia Lâm – Hà Nội 72 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Cấu tạo kẹp nuôi sâu 29 3.2. Vị trí kẹp lồng nuôi sâu trên cây bưởi 29 4.1. Trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance 39 4.2. Trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby. 40 4.3. Trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus sp. 42 4.4. Trưởng thành bọ phấn trắng (Dialeurodes citri Ashmead) 43 4.5. Trưởng thành bọ phấn trắng (Bemisia tabaci Gennadius) 44 4.6. Ong kí sinh Encarsia opulenta Silvestri 47 4.7. Ong kí sinh Encarisa fomosa Gahan 48 4.8. Ong kí sinh Eretmocerus sp. 48 4.9. Ong kí sinh Encarsia sp1. 49 4.10. Ong kí sinh Coccophagus sp. 49 4.11. Ong kí sinh Encarsia sp2. 50 4.12. Ong ký sinh Signophora sp. 50 4.13. Diễn biến mật độ bọ phấn A. spiniferus dưới tác động của yếu tố kỹ thuật trồng xen canh và độc canh cây bưởi vụ Đông - Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội 52 4.14. Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus dưới ảnh hưởng của điều kiện giống cây trồng khác nhau vụ Đông - Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội 54 4.15. Diễn biến mật độ bọ phấn A. spiniferus trên bưởi diễn dưới ảnh hưởng của tuổi cây vụ Đông - Xuân 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội 56 4.16. Trứng bọ phấn A. spiniferus Quaintance 57 4.17. Sâu non tuổi 1 bọ phấn A.spiniferus Quaintance (mới nở) 58 4.18. Sâu non tuổi 1 bọ phấn A.spiniferus Quaintance (hình thành diềm) 58 4.19. Sâu non tuổi 2 của bọ phấn A. spiniferus Quaintance 59 4.20. Sâu non tuổi 3 của bọ phấn A. spiniferus Quaintance 59 4.21. Nhộng bọ phấn A.spiniferus Quaintance 60 4.22. Trưởng thành bọ phấn A. spiniferus Quaintance 60 4.23. Trứng E. opulenta Silvestri 65 4.24. Sâu non tuổi 1 E. opulenta Silvestri 66 4.25. Sâu non tuổi 2 E. opulenta Silvestri 66 4.26. Sâu non tuổi 3 E. opulenta Silvestri 67 4.27. Nhộng của ong ký sinh Encarsia opulenta 67 4.28. Trưởng thành ong ký sinh Encarsia opulenta 68 4.29. Tỷ kệ ký sinh của ong E. opulenta Silvestri trong phòng 71 4.30. Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh trên bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. 73 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với tình hình mới. Người nông dân Hà Nội hiện nay không chỉ biết cấy lúa, trồng rau mà còn tập trung phát triển nhiều loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao như hoa, cây cảnh, cây ăn quả… Với mục tiêu tăng tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, trong đó cây ăn quả có múi chiếm vai trò quan trọng. Cây có múi được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để ăn tươi, vắt lấy nước uống, lấy mùi vị, chế biến thức ăn, làm mứt, chế biến nước giải khát, làm hương liệu… Ngoài ra trong sản xuất công nghiệp, người ta sử dụng vỏ và hạt của cây có múi để tách chiết tinh dầu, bã tép để sản xuất pectin có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh về tim mạch, đường ruột củng như chống ung thư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005)[1]. Theo dự báo của FAO, năm 2000 tổng sản lượng quả của cây có múi đạt trên 85 triệu tấn với tăng trưởng hàng năm 2,85% (Hoàng Ngọc Thuận, 2005)[5]. Khu vực trồng cam quýt tập trung ở các nước có khí hậu Á nhiệt đới, ở các vĩ độ cao hơn 20 – 220 Nam và Bắc bán cầu có khi lên đến 40 vĩ độ Nam và Bắc bán cầu (Trần Thế Tục, 1998)[15]. Ở nước ta, trước đây người dân chủ yếu trồng để phục vụ cho bản thân, nhưng kể từ năm 1990 trở lại đây mức sản xuất cây có múi đã được tăng lên, nhiều hộ dân đã sản xuất với quy mô lớn để kinh doanh. Theo Niên giám thống kê năm 1994 và ước tính diện tích trồng cam quýt của cả nước khoảng 60.000 ha, sản lượng gần 200.000 tấn. Cây có múi trồng nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh long, Tiền Giang… có khoảng 35.000 ha chiếm 57,86% diện tích trồng cây có múi của cả nước, sản lượng 124.548 tấn chiếm 76.04% (Hoàng Ngọc Thuận, 2005)[5]. Ở các tỉnh Đông Nam Bộ trồng nhiều cây có múi chủ yếu là bưởi đường da láng, đường lá cam (Tân Uyên), bưởi Tân Triều (Biên Hòa-Đồng Nai). Diện tích cây bưởi, cam, quýt ở Bình Dương có chiều hướng phát triển ở các xã Bạch Đằng, Lạc An, Tân Mỹ,Thường Tân, Uyên Hưng, Trừ Văn Thố, Cây Trường, Lai Uyên… vào năm 2006 với diện tích 1470 ha chiếm tỉ lệ 13,54% diện tích cây ăn quả cả tỉnh (Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, 2005)[1]. Các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng là những địa phương có nhiều tiềm năng cho việc phát triển cây có múi. Tuy vậy, do điều kiện khí hậu của nước ta thích hợp cho nhiều loại dịch hại phát triển gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất cây có múi. Ngày nay, do đầu tư thâm canh và sản xuất chuyên canh đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh mẽ, diễn biến phức tạp. Biện pháp phòng chống sâu hại nói chung và sâu hại cây ăn quả có múi nói riêng ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào thuốc hoá học. Sự lạm dụng thuốc trừ sâu không những không tiêu diệt được sâu hại mà còn làm cho sâu hại quen với thuốc hoá học, ảnh hưởng tới sự tích luỹ số lượng của thiên địch, làm cho một số loài có điều kiện bùng phát số lượng. Theo thống kê của Viện BVTV hiện nay trên cây có múi ở nước ta đã phát hiện hơn 80 loại sâu hại (côn trùng, nhện hại, ốc sên…) và khoảng 40 loại bệnh hại (nấm, vi khuẩn, virus). Trong số các côn trùng hại cây có múi thì đông nhất là các loài thuộc bộ cánh đều Homoptera. Trong bộ cánh đều thì loài bọ phấn thuộc họ Aleyrodidae gây hại đặc biệt quan trọng. Chúng vừa chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây khô héo, vừa là môi giới truyền bệnh. Bên cạnh đó, dịch bài tiết của chúng còn làm môi trường cho nấm muội đen phát triển gây hại (Viện Bảo vệ thực vật, 1997-1998)[20]. Những năm gần đây, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đang được khuyến cáo áp dụng rộng rãi và đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta các biện pháp phòng chống sâu hại nói chung và bọ phấn nói riêng trên cây có múi vẫn sử dụng nhiều biện pháp hoá học là chủ yếu. Điều này không những gây tốn kém về kinh tế mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, môi trường, làm mất cân bằng sinh thái và giảm giá trị thương phẩm. Để khắc phục nhược điểm trên và góp phần hạn chế tác hại của bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance trên cây có múi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thành phần bọ phấn (họ Aleyrodidae: Homoptera) hại cây có múi, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance và biện pháp phòng chống vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Gia Lâm và Từ Liêm, Hà Nội” 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích của đề tài Trên cở sở điều tra xác định thành phần bọ phấn gây hại trên cây có múi, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance, từ đó đề xuất biện pháp phòng chống chúng một cách hợp lý. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài Điều tra xác định thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có múi và thành phần thiên địch của chúng ở vùng nghiên cứu. Xác định đặc điểm sinh học của bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance. Điều tra biến động mật độ và tỷ lệ gây hại của bọ phấn đen viền trắng dưới ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái (giống, tuổi cây, trồng xen). Xác định hình thái, sinh học của loài ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri có ý nghĩa trong điều hoà số lượng bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaitance. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng chống bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaitance. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả điều tra góp phần bổ sung thành phần bọ phấn hại cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi...). Bổ sung những dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học và biến động số lượng của loài bọ phấn chính. Những dẫn liệu này giúp người sản xuất nhận biết những loài bọ phấn gây hại trên cây có múi cũng như vai trò của các loài thiên địch. Trên cơ sở kết quả điều tra, nghiên cứu, bước đầu đề xuất biện pháp khích lệ và bảo vệ thiên địch và ong kí sinh trong phòng chống bọ phấn. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu C©y cã mói (cam, chanh, b­ëi…) Bä phÊn h¹i vµ thiªn ®Þch cña chóng. Ph¹m vi nghiªn cøu: Gia L©m, Từ Liêm, Hµ Néi. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trên cây ăn quả nói chung đặc biệt là nhóm Citrus (cam, chanh, bưởi, quất) nói riêng đều có các loại sâu bệnh gây hại hết sức nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản phẩm. Trong thành phần những loài sâu bệnh hại thì loài bọ phấn đen là đối tượng rất đáng quan tâm. Chúng thường tụ tập và chích hút gây hại ở mặt dưới của lá cây có múi. Cả trưởng thành và sâu non đều chích hút và tạo ra những giọt mật là môi trường cho nấm muội đen phát triển, đồng thời chúng có khả năng truyền bệnh cho cây có múi. Cây bị phá hại trở lên yếu ớt do bị mất nhựa sống và sự phát triển của nấm mốc màu đen che phủ trên bề mặt. Con người đã và đang sử dụng rất nhiều loại thuốc hoá học để phòng chống chúng, đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu có độ độc cao và sử dụng một cách không hợp lý, do đó đã làm ảnh hưởng đến thiên địch của nhiều loài sâu bệnh, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng. Việc nghiên cứu tìm hiểu về biến động số lượng, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống bọ phấn đen Aleurocanthus spiniferus Quaitance là công việc cần thiết và cấp bách. Đây là một vấn đề hết sức nan giải không chỉ đối với các nhà khoa học mà cả với các nhà làm vườn, cần phải được tìm hiểu trước về chúng để có những biện pháp phòng chống đạt hiệu quả kinh tế và môi trường. 2.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài 2.2.1. Thành phần bọ phấn Bọ phấn là loại côn trùng có kích thước nhỏ, thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn đặc biệt có trải qua pha nhộng giả. Các pha phát dục của bọ phấn bao gồm: trứng, sâu non tuổi 1, sâu non tuổi 2, sâu non tuổi 3, nhộng và trưởng thành. Chúng là loài chích hút rất nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây có múi. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về bọ phấn họ Aleyrodidae: Homoptera. Theo Ryoichi Takahashi (1956)[56], năm 1931 giáo sư Kuwana đã mô tả loài Aleurocanthus palauensis, đây là loài đầu tiên được ghi nhận. Tác giả cũng đã ghi nhận thêm được 6 loài dựa trên cơ sở những bộ sưu tập mẫu của giáo sư T. Esaki và năm 1943 Sampson xây dựng nên chi Metaleyroides cho loài Aleyroides oceanica Takahashi. Tác giả đã xác định được 8 loài gồm: Dialeurodes kirkaldyi, Metaleyrodes oceanica, Bemisia gossypiperda, Aleurocanthus esakii, S. A. palauensis, A. spiniferus, Xenaleyrodes artocarpi, Neomaskellia bergii. Trong số những loài được biết đến thì có 4 loài là đa thực. Những loài còn lại gồm 4 loài Aleurocanthus palauensis Kuwana, A. esahi Takahashi, Xenaleyrodes artocarpi Takahashi, và Metaleyrodes oceanica (Takahashi) thì bị giới hạn thức ăn và là những loài bản địa. L. J. Dumbleton (1961)[42] nghiên cứu về thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Đã thu thập được 10 loài bọ phấn là các loài Aleurodicus holmesii (Maskell), Aleurocanthus calophylii (Kotinsky), Aleurotrachelus trachoides (Back), Bemisia leakii (Peal), Dialeurodes fijiensis (Kotinsky), Dialeurodes kirkaldyi (Kotinsky), Neomaskellia bergii (Signoret), Neomaskellia comata (Maskell), Orchamoplatus mammaeferus (Quaintance and Baker), Orchamoplatus calophylli Russell. Trong đó loài Aleurodicus holmesii (Maskell) thuộc họ phụ Udamoselinae và loài Aleurocanthus calophylii (Kotinsky) thuộc họ phụ Aleyrodinae. Tại phía Nam nước Mỹ, Gregory S. Hodges (2005)[34] đã thu thập được 74 loài bọ phấn trắng thuộc 2 họ phụ là họ Aleyrodinae và họ Aleurodicinae. Nghiên cứu tại Ấn Độ, R. Sundarajai (2004)[48] cho biết: trong khoảng 1420 loài bọ phấn trên thế giới thuộc họ Aleyrodidae thì có tới 290 loài xuất hiện Ấn Độ, thuộc 57 chi và chúng chiếm khoảng 29,66%. Trên thế giới đã xác định được hai loài bọ phấn họ Aleyrodidae: Homoptera hại chính trên cây có múi đó là Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby (Dan Smith và cộng sự, 1997)[23]. 2.2.2. Phân bố của hai loài bọ phấn chính Aleurocanthus spiniferus Quaitance và Aleurocanthus woglumi Ashby Loài bọ phấn hại cam, Aleurocanthus spiniferus Quaitance và Aleurocanthus woglumi Ashby là những loài côn trùng gây hại bản địa trên cây có múi ở vùng Châu Á nhiệt đới. Loài Aleurocanthus spiniferus Quaitance phân bố rộng rãi trong vùng Châu Á cận nhiệt đới và nhiệt đới, lan sang Châu Phi và Thái Bình Dương. Loài Aleurocanthus woglumi Ashby tuy có phân bố khá rộng nhưng không thấy xuất hiện ở lục địa Châu Mỹ. [27] Bọ phấn đen viền trắng có gai (Aleurocanthus spiniferus Quaintance) phân bố ở châu Phi, Australia, Caribe và các đảo trong Thái Bình Dương (Nguyen và cộng sự, 1993)[53]. Ở quần đảo Caribe, Gowdey (1922)[33] đã công bố bọ phấn đen viền trắng có gai là côn trùng gây hại không thường xuyên đối với cây có múi ở Jamaica. Đối với các đảo trong Thái Bình Dương, lần đầu tiên nó được công bố ở Guam vào năm 1951 nơi mà chúng được theo dõi kĩ lưỡng không những trên cây có múi mà còn cả trên hoa hồng, nho, đào, lê và ổi (Peterson, 1955)[9]. Bọ phấn đen viền trắng có gai lần đầu tiên được khám phá trên lá hoa hồng ở Honolulu, Oahu vào năm 1974. Sau đó các nghiên cứu kế tiếp đã khám phá ra chúng ở ruộng cam, quất, quýt và lê, nhưng sự phá hại đã được báo cáo chậm (USDA, 1974)[62]. Ở châu Phi, dịch hại này được công bố đầu tiên vào năm 1987 ở Xoadilen và năm 1988 ở Nam Phi (Van den Berg, 1997)[63]. Sự thiết lập quần thể bọ phấn đen viền trắng có gai vẫn chưa thấy xảy ra ở lục địa nước Mỹ (Jamba và cộng sự, 2007)[38]. Bọ phấn đen (Aleurocanthus woglumi Ashby) là dịch hại nghiêm trọng có nguồn gốc châu Á (Dietz và Zetek, 1920)[24], được tìm thấy ở phía tây bán cầu vào năm 1913 ở Jamaica. Nó lan sang Cuba năm 1916, Mexico năm 1935 (Smith và cộng sự, 1964)[58] và được khám phá ra ở Key West, Florida năm 1934. Chúng bị tiêu diệt ở Key West vào năm 1937 (Newell và Brown, 1939)[46]. Chúng được phát hiện lại ở Ft. Lauderdale, Florida năm 1976 (Dowell và cộng sự, 1981)[25], bọ phấn đen đã được tìm thấy ở các hạt Palm Beach và hạt Dade vào năm 1977; hạt Lee, Highlands và Brevard vào năm 1979; hạt Manatee vào năm 1986; hạt Polk vào năm 1989; hạt Marion và Volusia vào năm 1991; và hạt Alachua vào năm 1992. Hiện nay, bọ phấn đen lan rộng ở trung và nam Florida, từ Cross Creek đến Key West (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53]. 2.2.3. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaitance và Aleurocanthus woglumi Ashby Aleurocanthus spiniferus Quaintance Hình thái: Pha trứng: Trứng có hình trái xoan, thon dài, kích thước nhỏ khoảng 0.2×0.1mm, màu vàng nhạt, được đặt trong một khuôn hình xoắn ốc rất điển hình, gắn vào mặt dưới của lá bởi một cuống nhỏ và ngắn. Khi phôi thai phát triển, trứng dần chuyển thành màu nâu và đen. [27] Pha sâu non: Sâu non có hình elip hoặc ovan, màu nâu đen và có một diềm sáp ngắn bao quanh cơ thể của mỗi cá thể. Bọ phấn đen viền trắng có gai phát triển đến thời kì nhộng cố định Tuổi 1: có 6 chân, thon dài, kích thước 0.3x0.15mm, màu mờ tối, có 2 gai dài và một vài gai ngắn hơn, có dạng toả tia. Tuổi 2: không có chân, dạng trứng lồi, kích thước 0.4x0.2mm, màu nâu tối với những điểm vàng, dễ dàng phân biệt các tia. Tuổi 3: dạng trứng, kích thước 0.74-0.87mm, cơ thể nói chung màu đen, các đốt bụng được phân biệt rõ hơn các đốt ngực, ở phía trên lưng có một hàng gồm 8 đốt bụng và 6 đốt ngực chắc khỏe, ở giữa lưng của cơ thể có những xương sống chắc khỏe. Pha nhộng: Nhộng có hình trái xoan, màu đen nhánh, lồi, kích thước khoảng 1.88×1.23mm với cột sống khỏe màu đen sẫm. Mép của các ống sáp sản xuất ra một diềm bóng, ngắn, chắc mềm, nó xuất hiện ở mép nhộng. Giai đoạn nhộng của bọ phấn đen viền trắng có gai cũng tương tự như một loài bọ phấn ngoại lai khác, loài mà được công nhận là đang hiện hành ở Florida, Aleurocanthus woglumi Ashby (bọ phấn đen). Sự khác nhau đặc trưng chính giữa bọ phấn đen viền trắng có gai với bọ phấn đen là tua sáp màu trắng bao quanh mép thời kì nhộng của bọ phấn đen nhìn chung rộng gấp hai lần so với bọ phấn đen viền trắng có gai (Jamba và cộng sự, 2007)[38]. Pha trưởng thành: Con cái dài khoảng 1.7mm, con đực khoảng 1.35mm. Cơ thể trưởng thành bọ phấn đen viền trắng có gai màu xanh xám (Jamba và cộng sự, 2007)[38]. Sinh học: Trong điều kiện nhiệt đới, mọi giai đoạn của Aleurocanthus spiniferus Quaitance đều được tìm thấy quanh năm, nhưng sự sinh sản chỉ thấy xuất hiện trong những thời kỳ thời tiết lạnh [27]. Trứng được đẻ hình xoắn ốc ở mặt dưới của lá, trứng nở trong vòng 4-12 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện. Trứng nở ra loại bò sát 6 chân hoạt động có dạng dẹt, màu đen. Chúng phân tán trong thời gian ngắn, hoạt động chủ yếu ở mặt dưới của lá để tránh ánh sáng mặt trời. Những con sâu non sau đó đưa phần phụ miệng của chúng vào trong lá cây và bắt đầu hút nhựa sống của cây. Chúng lột xác, mất chân trong quá trình hoàn thiện, cơ thể mỏng dẹt, hình oval để tấn công lá cây bằng phần phụ miệng của chúng. Những giai đoạn chưa trưởng thành thường sống tập trung một số lượng lớn khoảng vài trăm cá thể trên một lá đơn. Sau hai lần lột xác sẽ hình thành trưởng thành. Cả con đực và con cái đều có cánh và chúng sống bằng cách hút nhựa cây. Mỗi con cái có thể đẻ 35-100 trứng hay nhiều hơn trong suốt vòng đời. Tuỳ thuộc vào điều kiện, vòng đời nói chung của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaitance dao động khoảng từ 2-4 tháng nhưng có thể có từ 3-6 đợt phát sinh gối lên nhau trong 1 năm. [27] Thời gian phát dục của từng pha: Pha trứng: 11 – 22 ngày Sâu non tuổi 1: 7 – 11 ngày Sâu non tuổi 2: 5 – 7 ngày Sâu non tuổi 3: 7 – 13 ngày Pha nhộng giả: 7 – 34 ngày (Jamba và cộng sự, 2007)[38] Bọ phấn có 6 giai đoạn phát triển: trứng, giai đoạn tiền sâu non (tuổi 1), giai đoạn sâu non (tuổi 2 và 3), giai đoạn nhộng (tuổi 4) và trưởng thành. Đặc điểm nhận dạng lớn nhất của Aleyrodidae là đặc điểm của giai đoạn nhộng (tuổi 4). Thời gian sinh trưởng, vòng đời và số lứa trong năm của bọ phấn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu thời tiết. Nhiệt độ ấm áp và ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của bọ phấn. Trong 1 năm bọ phấn có khoảng 4 thế hệ theo báo cáo ở Nhật Bản (Kuwana và cộng sự, 1927)[41] trong khi đó các báo cáo ở Guam đưa ra có khoảng 5-6 thế hệ trong 1 năm (Peterson, 1955)[9]. Nhiều nhất là 7 thế hệ đã được phát hiện ra trong điều kiện phòng thí nghiệm (Kuwana và cộng sự, 1927)[41] ở Nhật Bản đã chỉ ra được sự biến đổi lớn trong vòng đời của bọ phấn,đặc biệt là giữa tuổi 3 và 4 (Jamba và cộng sự, 2007)[38]. Ký chủ: Giống cam quýt các loại là ký chủ chính có ý nghĩa kinh tế quan trọng của bọ phấn, tuy nhiên loài Aleurocanthus spiniferus Quaitance còn gây hại trên nhiều loài cây trồng khác, ví dụ như cây nho (Vitis vinifera), ổi (Psidium guajava), lê (Pyrus spp.), đào (Diospyros kaki) và hoa hồng (Rosa spp.). Loài sâu hại này hầu hết được tìm thấy trên lá cây hay cành cây bị cắt, tuy nhiên cũng có thể tìm thấy chúng trên quả tươi. [29] Triệu chứng: Những pha tiền trưởng thành thường phát triển tập trung đông đúc ở mặt dưới của lá cây, trưởng thành bay ngay lập tức khi bị đánh động. Lá và quả có những đốm dẻo dính, dịch ngọt trong suốt, sau đó nó sẽ được phủ 1 lớp nấm màu đen bồ hóng. Sự tàn phá nặng có thể khiến cả cây gần như hoàn toàn màu đen. [27] Phương thức di chuyển và phân tán: Trưởng thành loài Aleurocanthus có khả năng bay theo chiều gió, nhưng đây không phải là phương thức chủ yếu của việc lan trưyền đi xa. Loài bọ phấn trắng di chuyển sang các nước khác nhau trên các vật liệu giống cây trồng có múi hay trên những loài ký chủ khác, thậm chí là trên quả tươi. Loài Aleurocanthus tồn tại trên những cây ký chủ mà chúng phá hoại và được vận chuyển trong thương mại quốc tế. [27] Aleurocanthus woglumi Ashby Hình thái: Pha trứng: Trứng được đẻ theo hình xoắn ốc ở mặt dưới của lá, hình oval (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53]. Pha sâu non: Sâu non tuổi 1: Cơ thể hình ovan thuôn dài, có màu nâu cùng với hai sợi nhỏ màu thủy tinh uốn cong trên cơ thể, kích thước cơ thể trung bình khoảng 0.3×0.15mm (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53]. Sâu non tuổi 2: Cơ thể hình ovan hơn và lồi hơn tuổi 1, màu nâu tối, trên cơ thể có nhiều gai bao phủ trên cơ thể, kích thước cơ thể trung bình khoảng 0.4×0.2mm (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53]. Sâu non tuổi 3: Cơ thể lồi hơn và dài hơn nhiều so với tuổi 2, màu đen bóng sáng cùng với những gai chắc và nhiều hơn ở tuổi 2, kích thước cơ thể trung bình khoảng 0.87×0.74mm (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53]. Pha nhộng giả: Cơ thể hình trái xoan, màu đen bóng sáng với một diềm sáp bao quanh cơ thể, giới tính dễ phân biệt, con cái có kích thước cơ thể trung bình khoảng (1.24×0.71)mm, con đực có kích thước cơ thể trung bình khoảng (0.99×0.61)mm (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53]. Pha trưởng thành: Trưởng thành đẻ trứng theo hình xoắn ốc, mỗi con cái đẻ từ 2 – 3 vòng trứng trong suốt thời gian sống. Vào lúc mới lột xác cơ thể có màu vàng nhạt, chân có màu trắng và mắt có màu nâu đỏ. Trong vòng 24 giờ sau khi lột xác cơ thể được bao phủ một lớp bột đẹp làm cho phiến màu xuất hiện (Dietz và Zetek, 1920)[24], (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53]. Sinh học: Tương tự như loài Aleurocanthus spiniferus Quaitance, loài Aleurocanthus woglumi Ashby cũng phát triển ở mặt dưới của lá cây, chúng dùng phần phụ miệng để chích hút nhựa cây làm thức ăn nuôi sống cơ thể. [28] Sự phát triển của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp 20-340C (tối ưu 25.60C) và ẩm độ tương đối từ 70-80%. Loài này không thể sống sót ở mức dưới nhiệt độ đóng băng và không tìm thấy được ở những vùng có nền nhiệt độ trên 430C. Thời gian phát dục của từng pha: Thời tiết ôn hoà với độ ẩm tương đối cao là điều kiện lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của bọ phấn A. woglumi Ashby. Pha trứng: 7 – 10 ngày Sâu non tuổi 1: 7 – 16 ngày Sâu non tuổi 2: 7 – 30 ngày Sâu non tuổi 3: 6 – 20 ngày Pha nhộng giả: 16 – 50 ngày Pha trưởng thành: 10 – 14 ngày (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53] 2.2.4. Mức độ gây hại của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaitance và Aleurocanthus woglumi Ashby Loài bọ phấn đen được coi là mang nguồn gốc châu Á (Aleurocanthus woglumi Ashby) này đã tràn vào phá hoại hơn 300 loại cây trồng, nhưng cây có múi là loại cây thích hợp nhất cho sự phát triển của chúng về số lượng. Chúng phá hoại cây có múi bằng cách hút dịch lá cây làm cho cây suy yếu dần. Đồng thời chúng tiết ra dịch có vị ngọt tạo điều kiện cho nấm mốc đen phát triển phủ lên bề mặt lá, làm cản trở quá trình quang hợp và hô hấp của cây, làm cho cây dần mất sức sống (Ru Nguyen và cộng sự, 1993)[53]. Theo trung tâm cây có múi, trước đây bọ phấn đen viền trắng đã bùng nổ ở các vườn cây ăn quả của Valley vào năm 1955 và 1971. Lần đầu tiên chúng đã bị hạn chế trên vườn cây có múi ở Brownsville nơi tập trung nhiều cây có múi nhưng đã lan rộng ra các vườn cây thương phẩm ở Cameron năm 1974 [40]. Dịch hại đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền sản xuất cũng như chất lượng cây có múi, dịch hại đó đã tìm thấy ở Florida. Nó làm cho cây bị phá hại trở lên yếu ớt do bị mất nhựa sống và sự phát triển của nấm mốc màu đen che phủ trên bề mặt. Những bộ phận cây bị hại thường bị nấm mốc màu đen bao phủ. Quá trình di chuyển vật liệu vườn ươm và quả bị hại từ nơi này sang nơi khác đã làm phát tán nguồn bọ phấn đen viền trắng làm cho khu phân bố của chúng rộng hơn. Ở Florida bọ phấn đen cũng được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với các loài cây khác nhau [38]. Còn đối với bọ phấn đen viền trắng có gai Aleurocanthus spiniferus Quaintance là dịch hại mang tính địa phương của cây có múi ở khu vực châu Á nhiệt đới. Vào đầu năm 1920, dịch hại bùng phát và gây hại ở nhiều mức độ. Về cơ bản thì bọ phấn đen viền trắng có gai tấn công vật chủ bằng cách hút nhựa cây, đồng thời còn tiết ra những giọt dịch có vị ngọt, đây chính là điều kiện kích thích sự phát triển của nấm mốc màu đen, và thức ăn của chúng chính là giọt dịch bọ phấn đã tiết ra, giọt dịch không chỉ do bọ phấn mà còn do những côn trùng chích hút khác nữa như rệp hay loài bọ phấn khác. Đây là nguyên nhân chính mà lớp nấm mốc màu đen che phủ hoàn toàn bề mặt của lá cây có múi, ảnh hưởng rất lớn đên việc quang hợp của lá [38]. Dan Smith và cộng sự (1997)[23] cho rằng bọ phấn (whiteflies) là những loài cỡ nhỏ dài khoảng 1,5 – 2mm, chúng thường tụ tập và chích hút gây hại ở mặt dưới của lá cây có múi (cam, chanh, bưởi...). Sâu non có dạng hình ovan cả trưởng thành và sâu non đều chích hút và tạo ra những giọt mật là môi trường cho nấm muội đen phát triển, đồng thời chúng có khả năng truyền bệnh cho cây có múi. Đối với cây có múi ở châu Á nhiệt đới thì bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance là một dịch hại thường xuyên xuất hiện, dịch hại này thường bùng phát với tốc độ khá nhanh. Trước hết bọ phấn gây hại trên cây trồng bằng cách chúng hút nhựa cây tạo ra vết thương tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập vào trong mô lá, nhưng cùng với những loài sâu hại khác như sâu ăn lá, rệp ...là nguyên nhân gián tiếp tạo ra môi trường cho nấm muội đen phát triển trên những giọt dịch được tiết ra từ các bộ phận của cây [38]. Theo tác hại của chúng không những chích hút nhựa cây, làm giảm chất lượng cũng như mẫu mã nông sản, mà nguy hiểm hơn là chúng có khả năng truyền nhiều loại bệnh virus cho cây trồng. Theo tác giả Jonh (2003)[39], bọ phấn là vecto truyền hơn 100 loại virus thực vật, mà điển hình là các giống virus Begomovirus thuộc nòi Gemeniviridea, giống Crinivirus thuộc nòi Clostero-viridae và giống Carlavirus thuộc nòi Potyviridae. 2.2.5. Một số biện pháp phòng trừ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aeurocanthus woglumi Ashby * Biện pháp hóa học Nói chung, biện pháp hoá học chưa cho thấy sự hiệu quả trong việc phòng trừ bọ phấn có gai hại cây có múi hay những loài bọ phấn khác trong các hệ trống cây trồng. [38] Loài bọ phấn có thể được kiểm soát bằng việc phun xịt những loại chủ yếu để điều khiển những loài sâu có vảy. Có một điều quan trọng cần ghi nhớ rằng việc phun với đồng để điều khiển những loại nấm bệnh gây hại cũng sẽ ngăn chặn sự phát triển của những loài nấm thân thiện, chính việc này đã dẫn đến việc tăng số lượng bọ phấn. Cũng như vậy, nếu phun hơn 1 lần lưu huỳnh trong 1 năm có thể có những hiệu ứng đối lập trên ký sinh. Dầu phun có một số thuộc tính trừ sâu, nhưng chủ yếu được dùng để loại bỏ lớp muội đen bám chắc vào quả và lá cây. [53] Theo Mulla và cộng sự (1986)[44]; Hatakoshi (1992)[35] thì Pyriproxyfen được biết đến như một loại hoạt chất có khả năng phòng trừ nhiều loài côn trùng bao gồm: rệp, bọ phấn, muỗi. Theo EPPO/CABI (1996)[26], nhóm hoá chất có tiềm năng nhất trong phòng trừ bọ phấn đó là nhóm thuốc điều hoà sinh trưởng (IRGs), đây là những loại thuốc._. được sử dụng để trừ những loại sâu đã chống các nhóm lân hữu cơ, clo hữu cơ, carbamat và pyrethroit. * Biện pháp vật lý Tại Ấn Độ Murugan (2001)[45] đã sử dụng bẫy dính màu vàng đặt trên những ruộng trồng những giống bông khác nhau trong thời gian 17 tuần (mùa đông) và 16 tuần (mùa hè) kết quả bẫy dính màu vàng đã làm giảm mật độ bọ phấn trên các ruộng trồng bông. * Biện pháp canh tác Theo United States Department of Agriculturre (1994)[61] đã khuyến cáo để hạn chế sự gây hại của bọ phấn đối với những cây trồng mẫn cảm cần phải tiến hành luân canh cây trồng trước khi bọ phấn có thể lan rộng. Trong trường hợp bị nhiễm nặng thì đây là một biện pháp tốt nhằm thay đổi cây ký chủ. * Biện pháp sinh học Mặc dù những ứng dụng của thuốc trừ sâu có thể giúp đỡ tạm thời giảm bớt những thiệt hại do loài bọ phấn hại cây có múi gây ra, tuy nhiên có những mối nguy hiểm ảnh hưởng đến môi trường, con người vật nuôi và những đại diện kiểm tra sinh học hiện hữu. [49] Ở Florida, đại diện hiệu quả nhất cho việc kiểm soát bọ phấn đen là ong kí sinh Encarsia opulenta Silvestri và Amitus hespridum Silvestri (Hart và cộng sự, 1978)[36]. Ong cái Encarsia opulenta Silvestri đẻ trứng trên cả 3 pha sâu non của bọ phấn và được ưu tiên cho pha thứ nhất. Sâu non cái của bọ phấn đen là ký chủ cho 2 và ngẫu nhiên 3 hoặc 4 vật kí sinh, trong khi mỗi sâu non đực của bọ phấn đen chỉ là ký chủ cho 1 vật kí sinh mà thôi. Sự phát triển của Amitus hespridum Silvestri được đồng bộ hóa với vật chủ của nó – vật kí sinh cái trưởng thành sẵn sàng đẻ trứng khi nhạy cảm với thời kì sâu non của bọ phấn đen ở hiện tại. Mỗi vật kí sinh cái có thể sản sinh ra 70 con trong vòng 4 – 5 ngày một cách tương xứng với vật chủ có sẵn. Tuy nhiên, vật kí sinh này có khả năng tìm kiếm nghèo nàn và vòng đời ngắn ngủi. Amitus hespridum Silvestri thích hợp nhất với quần thể bọ phấn đen đông đúc, đặc biệt là trong thời tiết mát mẻ và những mùa có ẩm độ cao. Một quần thể Amitus hespridum Silvestri sẽ sớm kết thúc sự tồn tại của quần thể bọ phấn đen (Nguyen và cộng sự, 1983)[52]. Encarsia opulenta Silvestri có khả năng sinh sản chậm hơn so với Amitus hespridum Silvestri, nhưng khả năng tìm kiếm tốt hơn. Con cái có thể sống trên 6 tuần. Nhìn chung, Amitus hespridum Silvestri có thể duy trì một quần thể bọ phấn đen ở mức độ thấp hơn so với Encarsia opulenta Silvestri. Những con Encarsia opulenta cái đẻ 1 quả trứng lưỡng bội trong bất kì thời kì sâu non của vật chủ, mặc dù thời kì sâu non tuổi 2 xuất hiện thích hợp hơn. Trứng này sẽ sản sinh ra vật kí sinh cái. Con cái đẻ trứng không cần sự thụ tinh, nó có thể đẻ 1 quả trứng đơn bội ở sâu non của một con Encarsia opulenta cái đã phát triển hoàn toàn và trứng này sẽ sản sinh ra vật kí sinh đực, giới tính được phân chia theo tỉ lệ 1 đực : 7 cái (Ru Nguyen và Hamon, 1993)[53]. Nhật Bản đã sử dụng loài thiên địch Prospaltella smithi Silv và Crytognatha sp. từ Trung Quốc vào năm 1925 và đã đạt được kết quả rất khả quan đó là tiêu diệt hơn 74% của số lượng bọ phấn gây hại (Kuwana. I, Ishii T, 1927)[41]. Ở Guam, người ta cũng đã sử dụng loài thiên địch Prospaltella smithi Silv và Amitus hesperidium Silvestri giảm được 80-95% tác hại của bọ phấn. Tuy nhiên hiệu quả đạt được như trên vẫn không tốt bằng so với trên hoa hồng và trên nho, theo báo cáo theo dõi của Ấn độ (Jamba và cộng sự, 2007)[38]. Phương pháp sinh học dùng để ổn định mật độ bọ phấn trên đồng ruộng bằng cách nhân thả loài ong ký sinh Encarsia smithi (Hymenoptera: Aphelinidae) trong vòng 8 tháng ở vườn cây ăn quả thương mại của miền nam Châu Phi đã ghi nhận giảm tỷ lệ gây hại khoảng 72,9% (Van den Berg, 1997)[63].Điều đó cũng đã mang lại lợi nhuận cao (Jamba và cộng sự, 2007)[38]. Encarsia opulenta Silvestri là một trong những loài thiên địch ký sinh trên bọ phấn hại cây có múi có hiệu quả cao. Nó đã được Silvestri tìm thấy ở Văn Phú -Việt Nam năm 1927 (Silvestri F, 1927)[57]. Vào năm 1950, Encarsia opulenta Silvestri từ Saharanpur (Ấn độ) đã được đưa tới để quản lý mật độ bọ phấn tại Mexico (Flanders SE, 1969)[30]. Loài thiên địch này sau đó đã được tìm thấy ở Texas năm 1971 (Summy KR, Gilstrap FE và cộng sự, 1983)[60] và ở Florida năm 1976 (Hart và cộng sự, 1978)[36] để ngăn chặn và duy trì sự gây hại của bọ phấn ở dưới ngưỡng kinh tế (Ru Nguyen, 2001)[54]. Theo Mark Hoddle (2008)[43], Encarsia formosa Gahan đã được phân loại và mô tả năm 1924 trong nhà kính ở Idaho - Mỹ (Gahan, 1924)[31]. Đặc điểm hình thái của tất cả các pha phát dục đã được mô tả đầy đủ bởi Speyer (1927)[59]. Chính vì nhân thả ở tất cả các nơi trồng nhà kính trên thế giới nên Encarsia formosa Gahan đã được phân bố ở trên toàn thế giới và có thể đã trở thành những loài địa phương. Encarsia formosa Gahan được sử dụng rộng rãi trong điều khiển thương mại bọ phấn trên cây trồng trong nhà kính. Việc thương mại hoá được bắt đầu vào năm 1920 nhưng đến năm 1945 mới được mở rộng và phát triển. Sau năm 1970 chúng đã được sử dụng và mở rộng với diện tích trên 100 hecta trên cây trồng trong nhà kính và tới 4.800 hecta vào năm 1993 (Van Lenteren và cộng sự, 1988)[64], (Hoddle và cộng sự, 1998)[37]. Theo Gillian Ferguson và cộng sự (2003)[32] có 4 loài thiên địch đã được sử dụng trong biện pháp sinh học đối với bọ phấn, 2 loài ký sinh Encarsia formosa Gahan và Eretmocerus eremicus, là loài ong đen nhỏ, và 2 loài bắt mồi ăn thịt đó là Delphastus pusillus và Dicyphus hesperus. Encarsia lahorensis Howard là loài ký sinh đặc biệt trên bọ phấn hại cây có múi, Dialeurodes citri Ashmead. Loài thiên địch ký sinh này được phát hiện ra trên bọ phấn hại cây có múi bởi R.S.Woglum vào năm 1911 trong khi đang nghiên cứu kẻ thù tự nhiên ở Ấn Độ (Woglum, 1913)[66]. Encarsia lahorensis Howard đã được phát hiện ra ở Ấn Độ và Pakistan (Woglum, 1913)[66], và sau đó đã được áp dụng ở California vào năm 1966 (Rose và DeBach, 1981)[50], Floria năm 1977 (Nguyen và Sailer, 1979)[51], Italia (Viggiani và Mazzone, 1978)[65], và một số nơi khác trong điều khiển mật độ bọ phấn trên cây có múi (Ru Nguyen, 2001)[55]. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 2.3.1. Thực trạng tình hình sâu bệnh hại cây có múi Theo thống kê của những đợt điều tra cơ bản về côn trùng, nấm bệnh hại cây trồng do các cơ quan nhà nước tiến hành vào các năm 1967 - 1968 và sau ngày miền Nam giải phóng, cũng như do các nhóm cán bộ khoa học thực hiện dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa học trong mấy chục năm qua, thì trên cây có múi ở nước ta đã phát hiện hơn 80 loài sâu hại và khoảng 40 loài bệnh hại. Trong số các loài côn trung hại cam, quýt thì đông nhất là các loài thuộc bộ cánh đều Homoptera. Chúng dùng vòi chích hút trên các bộ phận như lộc non, nụ, hoa, quả… ức chế tốc độ sinh trưởng của cành lá, làm rụng lá, hoa, quả. Đối với quả, chúng làm quả bị chua, vỏ ngoài quả nám đen xấu mã, làm giảm giá trị thương phẩm. Tiếp theo là những loài thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera. Nhiều loài thì sâu non gây hại như sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu cuốn lá… song cũng có loài thì chính trưởng thành làm tổn thất đáng kể cho cam quýt như bướm đêm chích hút quả chín, gây rụng quả hàng loạt, tới 9-10% sản lượng. Những loài thuộc bộ cánh cứng Coleoptera như sâu non xén tóc, châu chấu, sâu nhớt… đều gây tác hại nghiêm trọng, đặc biệt là sâu đục cành, đục thân. Trong số các loài thuộc bộ cánh nửa Hemiptera có bọ xít xanh vai nhọn, gây rụng quả suốt từ mùa xuân đến cuối vụ thu, tức là từ khi quả còn non cho đến lúc chín. Số loài hại cam quýt của bộ hai cánh Diptara tuy ít song tác hại lại rất nghiêm trọng, tiêu biểu là loài ruồi Phương đông hay ruồi vàng. Ruồi cái đẻ trứng vào quả bắt đầu chín, sau đó giòi nở ra và chui vào các múi để sống và làm quả rụng. Năng suất thiệt hại tới 7 - 8% (Vũ Khắc Nhượng, 2005)[21]. 2.3.2. Thành phần bọ phấn hại cây có múi Từ trước tới nay, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về bọ phấn gây hại trên cây có múi. Tuy nhiên, số công trình đó vẫn còn tản mạn. Theo kết quả điều tra côn trùng 1967-1968 của Viện BVTV cho thấy: trên cây cam quýt mới thu thập xác định được một loài bọ phấn đen viền trắng có gai Aleurocanthus spiniferus Quaintance [18]. Theo kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại ở các tỉnh miền Nam năm 1977-1978 của Viện BVTV đã xác định được loài bọ phấn đen Aleurocanthus woglumi Ashby và bọ phấn đen viền trắng có gai Aleurocanthus spiniferus Quaintance [19]. Lê Thị Tuyết Nhung (2008)[9] đã thu thập được 6 loài bọ phấn thuộc họ phụ Aleyrodinae trên các cây ăn quả có múi, rau họ hoa thập tự, lúa nước. Đã giám định được tên khoa học cho 4 loài là: Aleurocanthus spiniferus, Dialeurolonga rusostigmoides gây hại trên cam; Aleurocybotus indicus gây hại trên lúa nước; Aleyrodes proletella trên cây rau súp lơ. Trong đó, 2 loài Aleyrodes proletella, Dialeurolonga rusostigmoides lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Nghiên cứu về thành phần bọ phấn hại cam, chanh, bưởi, Lê Quang Khải, Hà Quang Hùng (2007)[5] đã thu thập và xác định được thành phần bọ phấn hại trên cây có múi vùng Gia Lâm gồm 4 loài thuộc họ Aleyrodidae là các loài: Aleurocanthus spiniferus Quaitance, Aleurocanthus woglumi Ashby, Aleurocanthus sp1, Orchamophatus citri Takahashi. Trong đó 2 loài bọ phấn: Aleurocanthus spiniferus Quaitance và Aleurocanthus woglumi Ashby là gây hại chủ yếu trên cây có múi. Trần Đình Phả và cộng sự (2008)[11] nghiên cứu về sự phân bố của bọ phấn trắng Bemicia tabaci nhận định rằng: mật độ trưởng thành bọ phấn ở vùng đồng bằng cao nhất, thứ hai là trung du và ở miền núi là thấp nhất. 2.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của bọ phấn Để khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của côn trùng đến năng suất, phẩm chất và giá trị kinh tế của cây có múi, các nhà khoa học Việt Nam đã điều tra xác định loài dịch hại nói chung, sâu hại chủ yếu nói riêng, đồng thời nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu hại chính trên cây có múi, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về chúng và qua đó đề xuất biện pháp thích hợp để phòng và trừ chúng. Trần Đình Phả, Viện Bảo vệ thực vật (2005)[12] khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ phấn Trialeurodes vaporariorum Westwood (Homoptera: Aleyrodidae) và ong ký sinh Encarsia formosa Gahan (Hymenoptera: Aphelinidae) trong điều kiện ở Hàn Quốc có nhận xét: Bọ phấn Trialeurodes vaporariorum Westwood là loài sâu hại nhiều loại cây cảnh và cây rau trong nhà lưới trên khắp thế giới. Bọ phấn không những gây hại trực tiếp mà còn truyền bệnh virus cho cây trồng. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của bọ phấn Trialeurodes vaporariorum Westwood ở pha trứng và ấu trùng là 250C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bọ phấn. Nhiệt độ không đổi 250C và nhiệt độ dao động trong phòng 18,6-29,40C là tối ưu cho tỷ lệ sống của bọ phấn ở pha trứng, ấu trùng, “nhộng giả”. Lê Thị Liễu, Trần Đình Chiến (2005)[8] khi nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng Bemisia tabaci đã đưa ra kết luận: các pha phát dục của bọ phấn hoàn toàn ở mặt sau của lá cây, gây hại ở các pha sâu non và trưởng thành. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến các pha của bọ phấn. Cũng nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng Bemisia tabaci, Trần Đình Phả [11] nhận xét: thời gian phát dục bọ phấn ở các giai đoạn trước trưởng thành kéo dài 19,75 ngày. Khả năng sinh sản của bọ phấn trắng trung bình qua 3 đợt nuôi là 89,7 trứng/cái. Thời gian đẻ trứng kéo dài trung bình 6,7 ngày. Khả năng sống sót của giai đoạn trước trưởng thành là 81,25%. Lê Quang Khải (2008)[5] khi nghiên cứu về loài bọ phấn đen, đã chỉ ra đặc điểm sinh học của loài bọ phấn: Vòng đời trung bình của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance là 68.21±1.61ngày ở nhiệt độ là 24.5 oC và ẩm độ là 81%.Nhiệt độ và ẩm độ càng tăng lên thì vòng đời của bọ phấn lại giảm đi. Cũng ở mức nhiệt độ là 24.5 oC và ẩm độ là 81% thì số trứng TB/con cái là 65.97±4.53quả và tỉ lệ nở là 84.89%. Vòng đời Trung bình của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby là 66.26±1.84 ngày ở nhiệt độ là 24.5 oC và ẩm độ là 81%.Nhiệt độ và ẩm độ càng tăng lên thì vòng đời của bọ phấn lại giảm đi. Cũng ở mức nhiệt độ là 24.5 oC và ẩm độ là 81% thì số trứng TB/con cái là 102.89±5.78 quả và tỉ lệ nở là 77.17%. Theo Lê Thị Tuyết Nhung (2008)[9], việc giám định tên loài và đặc điểm nhận dạng loài là rất quan trọng. Tác giả cũng đã đưa ra đặc điểm nhận dạng của 4 loài bọ phấn: Aleurocanthus spiniferus: ấu trùng và nhộng có màu tối đen, ấu trùng thường có tuyết tiết chất sáp ở mép cơ thể. Mặt lưng có tuyến lông mập, lông ở đốt bụng thứ I phân bố khá dầy, phần mép ngoài và trên lưng có cấu trúc hình đĩa xếp thành hàng. Lỗ miệng dạng mạch gần giống hình trái tim, bao bọc lấy nắp mang và thuỳ lưỡi. Gần mép cơ thể có 11 đôi lông nhọn xếp thành hàng, mép ngoài cơ thể có hình răng cưa. Aleurocanthus indicus: nhộng thon dài, trong mờ có màu hơi vàng, mép có hình răng cưa. Đốt bụng VII tiêu giảm nhẹ ở phần giữa, gần mép ngoài cơ thể và mép lưng có 15 đôi lông dạng lưỡi mác hoặc gai xếp thành hàng. Lỗ miệng dạng mạch hình trái tim. Aleyroides proletella: Aleyroides Latreille là giống được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam. Lớp cutin có màu nhạt đến tối mờ, trên lưng có đường vân nhỏ, mép cơ thể có hình răng cưa nông, nhìn rõ lỗ cơ thể ở mép ngực. Đường khớp nối cơ ngang không tiến đến mép cơ thể, có lông ở đốt bụng I, VIII và phần đuôi cơ thể, gần mép cơ thể có một hàng lông mảnh đôi khi có những đôi lông lớn ở cả trên mép lưng. Đốt bụng thứ VII không thu hẹp ở giữa. Lỗ miệng dạng mạch hình tam giác hơi tròn đến hình trái tim, nắp mang hình thang chiếm ½ diện tích của lỗ miệng, thuỳ lưỡi tương đối đậm màu, phần đầu có gai tương đối rõ, có 1 đoói lông dài ở phía ngoài lỗ miệng, nếp nhăn ở phần cuối đuôi của cơ thể không có hoặc rất mờ. Dialeurolonga rusostigmoides: lớp cutin màu vàng nhạt, cơ thể hình oval rộng, rộng nhất là phần ngực sau, có lông ở phần trước và phần sau cơ thể, có vết lõm hình lỗ ở phần đuôi và lỗ thở ở mép ngực cơ thể. 2.3.4. Nghiên cứu về thiên địch của bọ phấn Nguyễn Văn Liêm, Viện Bảo vệ thực vật (2008)[7] đã nghiên cứu về thành phần và vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng mật độ bọ phấn gai đen Aleurocanthus spiniferus Quaintance hại cây ăn quả có múi. Kết quả nghiên cứu trên cam Canh và bưởi Diễn tại vùng Từ Liêm, Hà Nội cho thấy: Bọ phấn gai đen thường xuyên có mặt gây hại trên cam và bưởi trong tất cả các kỳ điều tra nhưng có mật độ không cao. Các nghiên cứu còn cho thấy bọ phấn gai đen là đối tượng rất phổ biến trên cam, bưởi và sự gây hại của chúng rất đáng kể. Do vậy, cần phải có biện pháp phòng trừ thích hợp trong những trường hợp cần thiết. Nguyễn Văn Liêm, Viện Bảo vệ thực vật (2008)[7] cũng đã tìm thấy kẻ thù tự nhiên của bọ phấn gai đen gồm có 7 loài: Bọ rùa nhỏ (Scymnus sp.), họ Coccinellidae: Coleoptera Ruồi bắt mồi, họ Syrphidae: Diptera Bọ mắt vàng (Chrysopa sp.), họ Chrysopidae: Neuroptera Ong đen (Prospaltella sp.), họ Encyrtidae: Hymenoptera Ong đen nhỏ (Ablerus sp.), họ Aphelinidae: Hymenoptera Nấm vàng mắt cua (Aschersonia confuens Henn), họ Nectrioidaceae: Sphaeropsidales Nấm vàng mắt cua (Aschersonia flava Petch), họ Nectrioidaceae: Sphaeropsidales. Tỷ lệ BPGĐ bị ký sinh trên cam Canh và bưởi Diễn vùng Từ Liêm – Hà Nội: Các loài ong ký sinh trên BPGĐ gây hại trên cam và bưởi cũng thường xuyên có mặt tuy tỷ lệ ký sinh không cao, trên cam tỷ lệ này biến động từ 6,0 đến 28,62% còn trên bưởi là từ 10,0 đến 48,56% [7]. Diễn biến mật độ một số loài bắt mồi ăn thịt của BPGĐ trên cam Canh và bưởi Diễn ở vùng Từ Liêm, Hà Nội Kết quả điều tra diễn biến mật độ của bọ rùa nhỏ Scymnus sp. và bọ mắt vàng Chrysopa sp. ăn thịt BPGĐ trên cam Canh và bưởi Diễn ở vùng Từ Liêm, Hà Nội cho thấy: Mặc dù bọ mắt vàng và bọ rùa nhỏ là các loài bắt mồi hay gặp trên trên quần thể BPGĐ trên cam và bưởi nhưng mật độ của chúng thường rất thấp. Bọ mắt vàng chỉ đạt 0,02 đến 0,23 con/chồi, bọ rùa nhỏ chỉ đạt từ 0,02 đến 0,45 con/chồi và trong nhiều kỳ điều tra không ghi nhận sự hiện diện của chúng (Nguyễn Văn Liêm, Viện Bảo vệ thực vật, 2008)[7]. Trần Đình Phả (2005)[12] đã nghiên cứu về ong Encarsia formosa Gahan ký sinh trên bọ phấn Trialeurodes vaporariorum. Ong Encasia formosa là ong ký sinh sâu non của bọ phấn. Thời gian phát triển của ong ký sinh từ khi trứng được đẻ vào vật chủ đến khi vật chủ trở thành xác đen kéo dài 10-11 ngày ở nhiệt độ 250C & 300C. Thời gian này đạt tới 14,5 ngày ở nhiệt độ 200C và 28,9 ngày ở nhiệt độ 150C. Khi nuôi nhân hàng loạt ong E. fomosa được tiến hành trong điều kiện phòng có điều hòa nhiệt độ ở nhiệt độ phòng không đổi 250C. Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ký sinh của ong E. fomosa. Số lượng xác đen (sâu non bọ phấn bị ong ký sinh) thu được nhiều nhất ở nhiệt độ 250C. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy một ong trưởng thành cái có khả năng ký sinh được từ 8,7 đến 35,0 sâu non bọ phấn. Trong thí nghiệm đã quan sát thấy hiện tượng ong ký sinh còn ăn thịt cả ký chủ bọ phấn trắng. Như vậy, ong Encarsia fomosa Gahan vừa là ký sinh vừa là loài ăn thịt bọ phấn trắng. Ảnh hưởng của mật độ ấu trùng bọ phấn đến tỉ lệ ký sinh của ong Encasia formosa được tiến hành thí nghiệm với công thức thả ong ký sinh với tỉ lệ 1 ong ký sinh trên 50 ký chủ cho tỷ lệ ong ký sinh thu được là 9,9% và tỷ lệ trưởng thành bọ phấn thu được là 7,4%.. Ong E. formosa vừa là ký sinh lại vừa là bắt mồi ăn thịt. Bởi vậy trong nuôi nhân ong ký sinh hàng loạt thường dùng công thức thả 1 ong trên 100 ký chủ. Công thức này cho tỷ lệ sâu non bị ong ký sinh thu được cao và cho tỷ lệ bọ phấn trắng xuất hiện dưới 50%, tỷ suất nhân đạt 26,2%. Như vậy, thành phần thiên địch của BPGĐ ở vùng Từ Liêm, Hà Nội tương đối nghèo nàn. Trong đó, loài ong và loài bọ rùa nhỏ là những thiên địch phổ biến hay bắt gặp nhất trên quần thể BPGĐ (Trần Đình Phả, Viện Bảo vệ thực vật, 2005)[12]. 2.3.5. Nghiên cứu biện pháp hoá học phòng trừ bọ phấn Với việc phát triển mạnh mẽ, biện pháp hoá học đã kéo theo nhiều hậu quả không mong muốn như ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người, gây ô nhiễm môi trường, phát triển tính chống thuốc của dịch hại, tiêu diệt thiên địch, phá vỡ mối cân bằng sinh thái, gây ra sự bùng phát về số lượng dịch hại (Nguyễn Đình Thông, 2006)[13]. Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người, động vật và môi trường. Chi phí bảo vệ thực vật tăng làm giảm hiệu quả sản xuất, năng suất cây trồng bị đe doạ thường xuyên (Nguyễn Đình Thông, 2006)[13]. Năm 2003, Viện Bảo vệ thực vật [20] đã hợp tác với Trường Đại học Tây Sydney nghiên cứu sử dụng dầu khoáng trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây ăn quả có múi ở Việt Nam. Trong đó nêu ra kỹ thuật dầu khoáng phòng trừ bọ phấn gai đen Aleurocanthus spiniferus. Phun kỹ thuật dầu khoáng với nồng độ 70 – 100ml dầu trong 10 lít nước, nếu không dùng các dầu phun khác. Phun 2 tháng một lần. Mặt khác có thể dùng 40 – 50ml dầu khoáng trong 10 lít nước. Lê Thị Liễu, Trần Đình Chiến (2005)[8] nghiên cứu phòng trừ bọ phấn Bemisia tabaci bằng thuốc hoá học. Thuốc Pegasus 500SC, dầu khoáng SK EN 99 nồng độ 0,1% và 0,2% đều trừ được bọ phấn ở thời kỳ sâu non, nhộng và trưởng thành. Sử dụng dầu khoáng SK EN 99 nồng độ 0,2% hiệu lực trừ bọ phấn cao tương đương với sử dụng thuốc Pegasus 500SC nồng độ 0,1%. Nguyễn Thị Thu Cúc (2002)[2] đưa ra khuyến cáo: việc sử dụng thuốc hợp lý nhằm bảo vệ thiên địch của bọ phấn trắng là yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý bọ phấn trắng trên cam quýt. Khi sự thiệt hại trở nên đáng kể, có thể sử dụng các loại thuốc như Supracide, Sherpa, Sevin, Trebon, Sagomycin, Confidor, Selecron... để phòng trị. Tốt nhất là sử dụng dầu khoáng để phòng trị. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2008 đến tháng 06/2009. 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm điều tra tại các vườn trồng cây có múi ở Gia Lâm, Từ Liêm, Hà Nội. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của bọ phấn và loài ong chính trong phòng thí nghiệm của Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 3.1.3. Đối tượng nghiên cứu Cây có múi tại địa điểm nghiên cứu: cam canh, cam Vinh, bưởi Diễn. Bọ phấn họ Aleyrodidae và ong ký sinh chúng. 3.1.4. Vật liệu nghiên cứu Dụng cụ thu mẫu: túi nilon đựng mẫu, hộp nhựa đựng mẫu loại lớn (20x20x10) cm, lọ đựng mẫu, cồn 700, bút lông, kéo. Dụng cụ nuôi sinh học: hộp nuôi sâu (loại lớn, nhỏ), kẹp nuôi sâu, xốp cắm hoa khoảng 3x3x1.5cm, bông y tế, ống nghiệm, giấy thấm nước, bút lông, bút và sổ ghi số liệu, kính lúp, kính hiển vi, thước đo, ôn ẩm kế theo dõi nhiệt ẩm độ trong phòng. Cấu tạo kẹp nuôi sâu: Kẹp được cấu tạo gồm 2 phần: Phần trụ lớn và phần trụ nhỏ được làm bằng ống nước nhựa, ghép giữa phần trụ lớn và nhỏ bằng một loại kẹp sắt. Phần đáy của trụ lớn được dán lưới với mắt lưới rất nhỏ. 3.2. Nội dung nghiên cứu Điều tra xác định thành bọ phấn (họ Aleyrodidae: Homoptera) hại trên cây có múi và ong ký sinh chúng tại vùng nghiên cứu. Xác định đặc điểm hình thái, sinh học và biến động mật độ của loài bọ phấn chính (Aleurocanthus spiniferus Quaintance) hại cây có múi. Xác định đặc điểm sinh học sinh thái học của ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri. Bước đầu đề xuất biện pháp bảo vệ, khích lệ ong kí sinh Encarsia opulenta trong phòng chống bọ phấn. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra ngoài ruộng 3.3.1.1. Phương pháp điều tra, thu thập mẫu, bảo quản mẫu được tiến hành theo qui định tiêu chuẩn Việt Nam năm 2002 và Viện Bảo vệ thực vật năm 1997 Phương pháp thu thập mẫu bọ phấn và thiên địch của chúng. Thu thập bọ phấn và thiên địch của chúng đặc biệt là ong kí sinh Encarsia opulenta có mặt trực tiếp trên lá cây, cho vào túi nilon (đối với bọ phấn), cho vào lọ nhựa nhỏ đối với ong kí sinh Encarsia opulenta mang về phong thí nghiệm. Mẫu thu được cho vào lọ đựng mẫu chứa cồn 70o, ngoài lọ có nhãn ghi đầy đủ các thông tin: Thời gian thu mẫu, địa điểm thu mẫu, giống cây trồng, ngày thu mẫu. Sau đó đem giám định phân loại dưới sự hướng dẫn của GS. TS. NGƯT. Hà Quang Hùng. Thu ong kí sinh bằng ống hút về nuôi sinh học trên giá thể trong phòng thí nghiệm. 3.3.1.2. Phương pháp điều tra tình hình gây hại và biến động mật độ của bọ phấn (họ Aleyrodidae: Homoptera) hại cây có múi và tình hình kí sinh của ong Encarsia opulenta Điều tra định kì 7 ngày 1 lần, tại mỗi khu vực nghiên cứu tiến hành điều tra trên 3 khu vườn cây có múi cố định, mỗi khu vườn điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm lấy một cây, mỗi cây điều tra theo 3 tầng, 4 hướng, mỗi hướng lấy một cành ngẫu nhiên, mỗi cành lấy 10 lá ngẫu nhiên. Đếm trực tiếp số lá có bọ phấn và ong kí sinh. Số lượng bọ phấn và ong kí sinh cần nghiên cứu ghi nhận vào bảng điều tra. 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng 3.3.2.1. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quan sát đặc điểm hình thái ở các pha phát dục của bọ phấn dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi, đo kích thước của từng pha phát dục với số lượng (n≥30). 3.3.2.2. Nhân nuôi bọ phấn Aleurocanthus spiniferus làm kí chủ cho nghiên cứu ong kí sinh Encarsia opulenta Lấy mẫu bọ phấn ngoài ruộng, sau đó để ẩm cho trưởng thành bọ phấn vũ hoá, bắt một cặp trưởng thành bọ phấn (gồm 1 đực và 1 cái) thả vào kẹp nuôi có bổ sung mật ong nguyên chất. Sau khi trưởng thành cái đẻ trứng, tiếp tục nuôi trong lồng cho đến khi trứng nở, sâu non tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, nhộng để làm kí chủ cho ong kí sinh Encarsia opulenta. Nuôi cá thể: Sau khi trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus spiniferus đẻ trứng trong kẹp nuôi sâu thì giữ lại 1 trứng để nuôi tiếp ra sâu non tuổi 1, tiếp tục ra tuổi 2, 3, nhộng và trưởng thành. Nuôi tập thể: Sau khi trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus spiniferus đẻ trứng giữ nguyên số trứng trong kẹp nuôi sâu và tiếp tục nuôi đến tuổi 1, 2, 3, nhộng và trưởng thành. Cũng có thể lấy mẫu sâu non bọ phấn Aleurocanthus spiniferus ngoài ruộng về sau đó để ẩm trong hộp nuôi sâu và theo dõi chúng. 3.3.2.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của ong kí sinh Encarsia opulenta Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài ong kí sinh Encarsia opulenta. Quan sát tập tính hoạt động của ong kí sinh bọ phấn trên cây có múi trong giá thể nuôi trong phòng thí nghiệm. Nuôi sinh học loài ong kí sinh của bọ phấn chính trên cây có múi (cam, bưởi) ở điểm nghiên cứu, với nhiệt độ của phòng thí nghiệm (n≥30). Xác định thời gian phát dục của pha trứng: Nuôi trưởng thành ong kí sinh trong kẹp nuôi sâu có bổ sung mật ong, mỗi kẹp có 1 cái và 1 đực, kẹp được kẹp lên phần lá có sẵn thức ăn (sâu non bọ phấn). Mổ sâu non bọ phấn để xác định thời gian phát dục của pha trứng và tỷ lệ kí sinh của ong, đồng thời quan sát đặc điểm của trứng ong kí sinh Encarsia opulenta. Xác định thời gian phát dục của pha sâu non: Tiếp tục mổ sâu non bọ phấn của những ngày tiếp theo để xác định thời gian phát dục của pha sâu non tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3. Quan sát hình thái, hoạt động sâu non ong kí sinh Encarsia opulenta . Xác định thời gian phát triển của pha nhộng: Tiếp tục mổ sâu non bọ phấn bị kí sinh trong những ngày tiếp theo, xác định thời gian phát dục của pha nhộng. Tiếp tục theo dõi sâu non bọ phấn của những ngày tiếp theo để xác định thời gian vũ hóa của ong kí sinh Encarsia opulenta . Xác định thời gian sống của trưởng thành: Trưởng thành được chuyển vào kẹp có sâu non bọ phấn mới, bổ sung mật ong làm thức ăn thêm. Theo dõi ngày trưởng thành chết từ đó tính được thời gian sống của trưởng thành. Xác định tỷ lệ kí sinh đối với từng pha sâu non bọ phấn. Tiếp ong Encarsia opulenta vào những kẹp nuôi sâu có bổ sung mật ong ở những pha sâu non bọ phấn khác nhau: Tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, và nhộng. Theo dõi tỷ lệ kí sinh của bọ phấn, từ đó xác định được tuổi nào sâu non bọ phấn bị ong kí sinh Encarsia opulenta nhiều hơn. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Mức độ phổ biến Tần suất xuất hiện của loài bọ phấn Tần suất xuất hiện (%) = Tổng điểm có loài bọ phấn cần xác định x 100 Tổng số điểm điều tra Tần suất xuất hiện của ong ký sinh Tần suất xuất hiện loài A(%) = Tổng điểm có loài A x 100 Tổng số điểm điều tra Mức độ phổ biến: được tính dựa vào tần suất xuất hiện. + + + : Rất phổ biến (TSXH > 50%) + + : Phổ biến (TSXH từ 20-50%) + : Ít phổ biến (TSXH từ 5-20%) - : Rất ít phổ biến (TSXH từ <5%) 3.4.2. Mật độ bọ phấn Mật độ bọ phấn (con/lá) = Tổng số cá thể bọ phấn điều tra (con) Tổng số lá điều tra trên 1 cây (lá) 3.4.3. Kích thước trung bình từng pha phát dục của bọ phấn (mm) = X1+X2+……….+Xn N X1, X2......, Xn kích thước của từng cá thể (mm) N: Tổng số cá thể theo dõi Thời gian phát dục của cá thể ở từng pha phát dục của bọ phấn (mm) = X1+X2+……….+Xn N X1,X2,……,Xn: Thời gian phát dục của từng cá thể của từng pha (ngày) N: Tổng số cá thể theo dõi Tỷ lệ nở của trứng bọ phấn: Tỷ lệ trứng nở (%) = n: Số quả trứng nở N: Số quả trứng theo dõi Vòng đời trung bình của bọ phấn: X = X1+X2+……….+Xn X: Vòng đời trung bình của bọ phấn X1,X2,…….,Xn: Thời gian phát dục trung bình của từng pha Quan sát đặc điểm hình thái ở từng pha phát dục của bọ phấn dưới kính hiển vi, đo kích thước của từng pha phát dục với n≥30. Tỷ lệ hại: Tỷ lệ hại (%) = Tổng số lá bị hại x 100 Tổng số lá điều tra Tỷ lệ kí sinh của ong: Tỷ lệ kí sinh (%) = n x 100 N 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu sẽ được tính toán và xử lí theo chương trình Excel 2003 và IRRISTAT 4.0 S = q ở độ tin cậy 95% = Trong đó: : Sai số ước lượng t: Tra bảng Student ở mức tin cậy 95%, bậc tự do N-1 N: Dung lượng mẫu thí nghiệm S: Độ lệch chuẩn Tính sai số theo công thức: X = 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có múi vụ đông xuân 2008-2009 tại Gia Lâm, Từ Liêm, Hà Nội 4.1.1. Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có múi vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội Trong vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội, chúng tôi đã thu thập và xác định được 5 loài bọ phấn hại trên cam Vinh, cam Canh và bưởi Diễn. Kết quả thu thập được ghi lại ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae: Homoptera hại cây có múi vụ Đông Xuân 2008 - 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội STT Tên khoa học Vị trí gây hại MĐPB 1 Aleurocanthus spiniferus Quaintaince Lá bánh tẻ, lá già + + + 2 Aleurocanthus woglumi Ashby Lá bánh tẻ, lá già + + 3 Aleurocanthus sp. Lá bánh tẻ , lá già + 4 Dialeurodes citri Ashmead Lá non, lá bánh tẻ + + 5 Bemisia tabaci Gennadius Lá non, lá bánh tẻ + Mức độ phổ biến: + + + : Rất phổ biến (Tần suất xuất hiện > 50%) + + : Phổ biến (Tần suất xuất hiện từ 20 – 50%) + : Ít phổ biến (Tần suất xuất hiện từ 5 – 19%) - : Rất ít phổ biến ( Tần suất xuất hiện < 5%) Kết quả bảng 4.1 cho thấy: bọ phấn họ Aleyrodidae có xu hướng sống ở tầng giữa (lá bánh tẻ) và tầng dưới (lá già). Chúng thích sống trong điều kiện râm mát, nhiệt độ ôn hoà ánh sáng tán xạ và độ ẩm tương đối cao. Trong 5 loài bọ phấn thì loài Aleurocanthus spiniferus Quaintaince và loài Aleurocanthus woglumi Ashby là phổ biến hơn cả. Còn loài Dialeurodes citri Ashmead chúng xuất hiện rất phổ biến mỗi khi có đợt lộc mới, chúng rất thích sống ở những lá còn non. Qua quá trình điều tra khuyến cáo nông dân chú ý phòng trừ bọ phấn ở tầng giữa và tầng dưới. 4.1.2. Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây có múi vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội Kết quả điều tra tại các vườn trồng cây có múi vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội đã thu thập 4 loài bọ phấn họ Aleyrodidae phổ biến nhất là loài Aleurocanthus spiniferus Quaintance, loài này xuất hiện nhiều vào các tháng 3, tháng 4, tháng 5. Loài bọ phấn trắng Dialeurodes citri Ashmead xuất hiện chủ yếu vào tháng 2 và tháng 6. Loài Aleurocanthus woglumi Ashby xuất hiện chủ yếu vào tháng 5 và tháng 6. Bảng 4.2. Thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae: Homoptera hại cây có múi vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội STT Tên Việt Nam Tên khoa học MĐPB qua các tháng T2 T3 T4 T5 T6 1 Bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus Quaintance - + +++ +++ ++ 2 Bọ phấn đen Aleurocanthus woglumi Ashby - - + ++ +++ 3 Bọ phấn trắng lớn Bemisia tabaci Gennadius ++ - - - ._.blackfly in southern Texas”. Florida entomologist 87(2), Texas A&I university, USDA-ARS, TAEX, Weslaco, Texas. June 2004, pp 186-193. Kuwana.I, Ishii T. (1927), “On Prospaltella smithi Silv., and Cryptognatha sp., the enemies of Aleurocanthus spiniferus Quaintance, imported from Canton, China”. Review of Applied Entomology 15:463 L. J. Dumbleton (1961), Entomology division, department of scientific and industrial research, Chrischurch. “Aleyroddidae (Hemiptera: Homoptera) from the south pacific”. Reprinted from the New Zealand journal of science, vol.4, no.4, december 1961. Mark Hoddle (2008), “Biological Control: A guide to natural Enemies in North America”. Department of Entomology, University of California, Riverside. Mulla M.S., H.A.Darwazeh, B.Kennedy and D.M. Dawson (1986), “Evaluation of insect growth regulators against mosquitoes with notes on nontarget organisms”. Journal Am Mosq Control Assoc No 2, pp 314-320. Murugan M. and Uthamasamy S.(2001), “Yellow sticky trap monitored whitefly, Bemisia tabaci (Gennadius) population on cotton cultivars”. Madras Agricultural Journal, No.88, pp126-128. Newell, W., and A.C.Brown (1939), “Eradication of the citrus blackfly in Key West, Fla”. Journal Economic Entomology 32:680-682. Peterson GD (1955), “Biological control of the orange spiny whitefly”. Guam Journal of Economic Entomology.48: 681- 683. R. Sundararaj (2001), “Species diversity of whiteflies (Aleyrodidae: Homoptera) in India”. Wood biodegradation division institute of wood science and techology bangalore – 560 – 003. Ronald A. Heu and Walter T. Nagamine (2001), “Citrus blackfly, Aleurocanthus woglumi Ashby (Homoptera: Aleyrodidae)”. Department of agriculture, State of Hawaii. New pest advisory No. 90-03, June 2001 (revision). Rose M, DeBach P. (1981), “Citrus whitefly parasites established in California”. California Agriculture 35:21-23. Ru Nguyen, Sailer RI. (1979), “Colonization of a citrus whitefly parasite, Prospaltella lahorensis, in Gainesville, Florida”. Florida Entomologist 62:59-65. Ru Nguyen, Brazzel JR, Poucher C. (1983), “Population density of the citrus blackfly, Aleurocanthus woglumi Ashby (Homoptera:Aleyrodidae), and its parasites in urban Florida in 1979-1981”. Environmental Entomology 12:878-884. Ru Nguyen and A vas B Hamon (1993), “Citrus Blackfly, Aleurocanthus woglumi Ashby”. University of Florida.IFAS Extension. Ru Nguyen (2001), “Featured Creatures, Citrus whitefly parasitoid – Encarsia lahorensis (Howard)”. University of Florida Institute of Food and Agricultural Sciences. Department of Entomology and Nematology. Ru Nguyen (2001), “Citrus Blackfly Parasitoid, Encarsia opulenta (Silvestri) (Hymenoptera: Aphelinidae)”. University of Florida.IFAS Extension. Ryoichi Takahashi (1956), “Insect of micronesia (Homoptera: Aleyrodidae)”. Osaka prefectural University Kurovama, Osaka-fu, Japan. Vol.6, no.1, 1956. Silvestri F. (1927), “Contribuzione alla conoscenza degli Aleurodidae (Insecta:Hemiptera) viventi su citrus in Extremo Oriente e dei loro parasiti”. Boll.Lab.Zool.Portici.21:1-60 Smith, H.D., H.L. Maltby, and E.J.Jimenez (1964), “Biological control of the citrus blackfly in Mexico”. USDA-ARS, Technical Bulletin No.1311:1-30. Speyer, E.R. (1927), “An important parasite of the greenhouse whitefly (Trialeurodes vaporariorum Westwood)”. Bulletin of Entomological Research 17:301-308. Summy KR, Gilstrap FE, Hart WG, Caballero JM, Saenz I. (1983), “Biological control of citrus blackfly (Homoptera: Aleyrodidae) in Texas”. Environmental Entomology 12 : 782-786 United States Department of Agricultural (1994), “Sweet potato whitefly knowledgebase software”. University of Florida Gainesville. FL. USDA (1974), “New United States records-orange spiny whitefly Aleurocanthus spiniferus Quaintance – Hawai”. Coperative economic Insect Report 24:30,585 Van den Berg MA, Greenland J. (1997), “Classical biological control of Aleurocanthus spiniferus (Hem: Aleyrodidae), on citrus in Southern Africa”. Entomophaga 42:459-465. Van Lenteren J.C. and J.Woets (1988), “Biological and integrated control in greenhouses”. Ann.Rev.of Ent.33:239-269. Viggiani G, Mazzone P. (1978), “Morfologia, biologia e utilizzazione di Prospaltella lahorensis How. (Hym: Aphelinidae), a parassita esotico introdotto in Italia per la lotta biologia al Dialeurodes citri (Ashm)”. Boll. Lab. Entomol. Agro.”F. Silvestrie” Portici.35:99-161. Woglum RS.(1913), “Report of a trip to India and theOrient in search of the natural enemies of the citrus whitefly”. USDA Bureau of Entomology Bulletin 120:1-58 PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ I. SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - HOÀI ĐỨC - HÀ NỘI 2009 1. Nhiệt độ không khí (t0C) Ngày Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 1 15.5 17.9 16.6 18.4 24.6 2 15.9 17.4 15.0 17.1 24.9 3 15.4 19.5 15.6 20.5 25.6 4 15.4 20.4 16.8 23.3 25.8 5 18.7 20.2 18.4 21.9 25.9 6 19.8 20.8 17.8 20.4 25.2 7 17.1 19.8 16.4 21.4 25.7 8 14.3 19.8 16.5 22.0 24.5 9 15.1 20.0 18.6 23.2 24.8 10 12.7 20.7 19.5 24.5 26.6 11 13.1 22.1 20.4 23.9 27.1 12 13.3 22.6 22.3 25.4 27.6 13 12.5 25.1 21.8 26.4 26.1 14 12.8 25.1 16.9 25.6 26.3 15 12.8 23.8 17.2 25.7 25.9 16 14.7 24.9 18.9 26.8 27.1 17 15.5 25.0 21.4 29.4 27.9 18 16.4 24.2 22.6 26.8 26.0 19 19.9 24.7 24.5 29.3 27.1 20 20.1 22.1 24.1 27.9 25.5 21 20.0 19.3 24.4 27.0 26.8 22 18.5 21.9 25.8 26.9 27.5 23 17.4 23.6 26.4 27.7 28.5 24 12.4 24.6 24.3 28.7 29.5 25 10.9 24.3 21.8 24.3 29.3 26 11.0 23.8 20.9 24.4 28.9 27 12.9 24.3 23.9 24.0 29.1 28 13.9 22.7 26.1 23.4 28.7 29 14.8 25.1 23.3 23.3 30 15.6 22.2 23.8 25.9 31 17.5 19.1 27.1 2. Ẩm độ không khí (RH%) Ngày Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 1 60 75 86 85 89 2 56 96 91 89 81 3 72 88 95 92 77 4 83 79 99 91 82 5 85 83 92 88 80 6 83 72 57 58 80 7 66 76 55 66 82 8 50 75 88 83 97 9 54 87 75 88 97 10 67 81 81 90 89 11 71 82 95 95 89 12 62 82 99 85 85 13 56 81 84 87 93 14 58 74 56 86 90 15 63 80 67 88 91 16 68 78 80 85 92 17 79 75 84 88 86 18 96 80 88 89 98 19 79 82 91 72 87 20 81 88 96 67 80 21 74 95 88 58 76 22 53 98 86 69 83 23 88 95 86 81 79 24 63 89 96 81 73 25 60 94 97 79 73 26 79 97 93 68 78 27 74 86 82 76 78 28 85 91 78 94 83 29 86 84 97 87 30 82 78 94 80 31 68 79 78 3. Lượng mưa (mm) Ngày Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 1 - - 0.3 0.0 0.4 2 - 1.2 0.2 12.2 - 3 - 0.0 0.1 0.7 - 4 - 2.0 2.1 - - 5 - 0.0 1.3 19.6 - 6 - 0.0 - 0.3 7 - - 0.0 1.1 7.4 8 - - 1.6 - 135.6 9 - - 0.1 7.2 10 - - 0.1 0.9 11 - - 0.4 9.3 0.8 12 0.0 - 2.0 0.0 7.2 13 0.0 - 2.5 - 9.8 14 0.0 - 0.0 24.3 54.7 15 - - - 64.1 16 0.0 - - 1.3 17 0.0 - - 9.9 18 0.0 - 0.0 30.1 19 - - 0.0 - 1.4 20 - 1.3 3.3 - 15.6 21 0.0 0.2 - - 22 - 0.9 - - 23 2.0 0.0 0.3 0.0 24 - 0.0 0.4 0.8 - 25 - 0.4 12.1 8.4 - 26 0.5 1.1 0.3 - 1.0 27 - 0.1 2.4 - - 28 - 0.2 0.3 1.6 13.0 29 1.5 0.0 10.7 47.3 30 0.1 0.0 2.4 - 31 0.1 0.3 - II. SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRÊN IRRISTAT 4.0 1. Vòng đời của bọ phấn A. spiniferus Quaitance (đợt nuôi 1) BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGPD FILE TGPDBP 1 10/ 8/** 2:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Vong doi cua bo phan A. spiniferus Quaitance (dot nuoi 1) VARIATE V003 TGPD LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PHA$ 5 6656.87 1331.37 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 174 133.932 .769727 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 179 6790.80 37.9374 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TGPDBP 1 10/ 8/** 2:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Vong doi cua bo phan A. spiniferus Quaitance (dot nuoi 1) MEANS FOR EFFECT PHA$ ------------------------------------------------------------------------------- PHA$ NOS TGPD Trung 30 17.8333 SN tuoi 1 30 7.93333 SN tuoi 2 30 5.93333 SN tuoi 3 30 7.26667 Nhong 30 19.0000 Truong thanh 30 2.83333 SE(N= 30) 0.160180 5%LSD 174DF 0.447045 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TGPDBP 1 10/ 8/** 2:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Vong doi cua bo phan A. spiniferus Quaitance (dot nuoi 1) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PHA$ | (N= 180) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TGPD 180 10.133 6.1593 0.87734 8.7 0.0000 2. Vòng đời của bọ phấn A. spiniferus Quaitance (đợt nuôi 2) BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGPD FILE TGPDBP 2 10/ 8/** 4: 0 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Vong doi cua bo phan A. spiniferus Quaitance (dot nuoi 2) VARIATE V003 TGPD LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PHA$ 5 7678.38 1535.68 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 174 128.568 .738894 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 179 7806.95 43.6142 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TGPDBP 2 10/ 8/** 4: 0 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Vong doi cua bo phan A. spiniferus Quaitance (dot nuoi 2) MEANS FOR EFFECT PHA$ ------------------------------------------------------------------------------- PHA$ NOS TGPD Trung 30 19.1667 SN tuoi 1 30 9.96667 SN tuoi 2 30 8.13333 SN tuoi 3 30 9.03333 Nhong 30 21.7000 Truong thanh 30 2.90000 SE(N= 30) 0.156939 5%LSD 174DF 0.438000 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TGPDBP 2 10/ 8/** 4: 0 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Vong doi cua bo phan A. spiniferus Quaitance (dot nuoi 2) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PHA$ | (N= 180) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TGPD 180 11.817 6.6041 0.85959 7.3 0.0000 3. Vòng đời của ong ký sinh E. opulenta Silvestri (đợt nuôi 1) BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGPD FILE ONG1 10/ 8/** 7:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Vong doi cua ong E. opulenta (dot 1) VARIATE V003 TGPD LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PHA$ 4 10525.3 2631.32 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 95 43.4547 .457418 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 99 10568.7 106.755 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ONG1 10/ 8/** 7:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Vong doi cua ong E. opulenta (dot 1) MEANS FOR EFFECT PHA$ ------------------------------------------------------------------------------- PHA$ NOS TGPD Trung 20 4.85000 SN tuoi 1 20 3.55000 SN tuoi 2 20 2.20000 SN tuoi 3 20 3.55000 Truong thanh 20 29.1000 SE(N= 20) 0.151231 5%LSD 95DF 0.424549 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ONG1 10/ 8/** 7:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Vong doi cua ong E. opulenta (dot 1) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PHA$ | (N= 100) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TGPD 100 8.6500 10.332 0.67633 7.8 0.0000 4. Vòng đời của ong ký sinh E. opulenta Silvestri (đợt nuôi 2) BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGPD FILE ONG2 10/ 8/** 7:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Vong doi cua ong E. opulenta (dot 2) VARIATE V003 TGPD LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PHA$ 5 11600.4 2320.07 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 174 106.504 .612090 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 179 11706.9 65.4015 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ONG2 10/ 8/** 7:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Vong doi cua ong E. opulenta (dot 2) MEANS FOR EFFECT PHA$ ------------------------------------------------------------------------------- PHA$ NOS TGPD Trung 30 3.50000 SN tuoi 1 30 3.80000 SN tuoi 2 30 4.86667 SN tuoi 3 30 3.93333 Nhong 30 5.90000 Truong thanh 30 25.8333 SE(N= 30) 0.142839 5%LSD 174DF 0.398649 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ONG2 10/ 8/** 7:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Vong doi cua ong E. opulenta (dot 2) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PHA$ | (N= 180) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TGPD 180 7.9722 8.0871 0.78236 9.8 0.0000 5. Ảnh hưỏng của thức ăn tới thời gian sống của trưởng thành ong BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGIAN FILE THUC AN 10/ 8/** 8: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Anh huong thuc an toi thoi gian song truong thanh VARIATE V003 TGIAN Thoi gian song cua truong thanh LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 T.AN$ 2 4890.43 2445.22 544.66 0.000 2 * RESIDUAL 57 255.899 4.48946 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 5146.33 87.2260 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THUC AN 10/ 8/** 8: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Anh huong thuc an toi thoi gian song truong thanh MEANS FOR EFFECT T.AN$ ------------------------------------------------------------------------------- T.AN$ NOS TGIAN Mat ong nguy 20 18.8000 Chat thai bo 20 23.9500 Nuoc la 20 2.75000 SE(N= 20) 0.473786 5%LSD 57DF 1.34161 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THUC AN 10/ 8/** 8: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Anh huong thuc an toi thoi gian song truong thanh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T.AN$ | (N= 60) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TGIAN 60 15.167 9.3395 2.1188 14.0 0.0000 III. SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRÊN EXCEL 2003 1. Kích thước ong ký sinh 1a. Đợt nuôi 1 Ong đực Chiều dài Chiều rộng Mean 0.750667 Mean 0.344 Standard Error 0.001656 Standard Error 0.001028 Median 0.75 Median 0.34 Mode 0.75 Mode 0.34 Standard Deviation 0.009072 Standard Deviation 0.005632 Sample Variance 8.23E-05 Sample Variance 3.17E-05 Kurtosis -0.12413 Kurtosis 0.176208 Skewness -0.7315 Skewness 1.042104 Range 0.03 Range 0.02 Minimum 0.73 Minimum 0.34 Maximum 0.76 Maximum 0.36 Sum 22.52 Sum 10.32 Count 30 Count 30 Largest(1) 0.76 Largest(1) 0.36 Smallest(1) 0.73 Smallest(1) 0.34 Confidence Level(95.0%) 0.003387 Confidence Level(95.0%) 0.002103 Ong cái Chiều dài Chiều rộng Mean 1.093667 Mean 0.484 Standard Error 0.001312 Standard Error 0.001322 Median 1.095 Median 0.48 Mode 1.1 Mode 0.48 Standard Deviation 0.007184 Standard Deviation 0.00724 Sample Variance 5.16E-05 Sample Variance 5.24E-05 Kurtosis -0.6989 Kurtosis 4.953832 Skewness -0.69179 Skewness 2.126422 Range 0.02 Range 0.03 Minimum 1.08 Minimum 0.48 Maximum 1.1 Maximum 0.51 Sum 32.81 Sum 14.52 Count 30 Count 30 Largest(1) 1.1 Largest(1) 0.51 Smallest(1) 1.08 Smallest(1) 0.48 Confidence Level(95.0%) 0.002683 Confidence Level(95.0%) 0.002703 1b. Đợt nuôi 2 Ong đực Dài Rộng Mean 0.744667 Mean 0.349333 Standard Error 0.002075 Standard Error 0.001511 Median 0.745 Median 0.35 Mode 0.73 Mode 0.34 Standard Deviation 0.011366 Standard Deviation 0.008277 Sample Variance 0.000129 Sample Variance 6.85E-05 Kurtosis -1.38828 Kurtosis -1.52971 Skewness 0.012524 Skewness 0.12916 Range 0.03 Range 0.02 Minimum 0.73 Minimum 0.34 Maximum 0.76 Maximum 0.36 Sum 22.34 Sum 10.48 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.004244 Confidence Level(95.0%) 0.003091 Ong cái Dài Rộng Mean 0.991967 Mean 0.496233 Standard Error 0.055886 Standard Error 0.001822 Median 1.09 Median 0.5 Mode 1.1 Mode 0.5 Standard Deviation 0.306101 Standard Deviation 0.009978 Sample Variance 0.093698 Sample Variance 9.96E-05 Kurtosis 6.302265 Kurtosis -0.91894 Skewness -2.80703 Skewness -0.34468 Range 1.02 Range 0.03 Minimum 0.08 Minimum 0.48 Maximum 1.1 Maximum 0.51 Sum 29.759 Sum 14.887 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.1143 Confidence Level(95.0%) 0.003726 2. Kích thước các pha phát dục của bọ phấn Trứng Dài Rộng Mean 0.207533333 Mean 0.100233333 Standard Error 0.001046871 Standard Error 0.001476002 Median 0.207 Median 0.1 Mode 0.21 Mode 0.11 Standard Deviation 0.005733948 Standard Deviation 0.008084397 Sample Variance 3.28782E-05 Sample Variance 6.53575E-05 Kurtosis 0.327279251 Kurtosis -1.08625287 Skewness 0.752138564 Skewness -0.308791245 Range 0.02 Range 0.025 Minimum 0.2 Minimum 0.085 Maximum 0.22 Maximum 0.11 Sum 6.226 Sum 3.007 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.002141091 Confidence Level(95.0%) 0.003018763 SN tuổi 1 Dài Rộng Mean 0.3107 Mean 0.1522 Standard Error 0.00131232 Standard Error 0.001227464 Median 0.31 Median 0.153 Mode 0.32 Mode 0.16 Standard Deviation 0.007187873 Standard Deviation 0.006723095 Sample Variance 5.16655E-05 Sample Variance 0.0000452 Kurtosis -1.288444957 Kurtosis -1.166733065 Skewness -0.043348248 Skewness -0.3859784 Range 0.02 Range 0.02 Minimum 0.3 Minimum 0.14 Maximum 0.32 Maximum 0.16 Sum 9.321 Sum 4.566 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.002683996 Confidence Level(95.0%) 0.002510445 SN tuổi 2 Dài Rộng Mean 0.400266667 Mean 0.2509 Standard Error 0.008984653 Standard Error 0.001129897 Median 0.4095 Median 0.251 Mode 0.41 Mode 0.26 Standard Deviation 0.04921097 Standard Deviation 0.006188699 Sample Variance 0.00242172 Sample Variance 3.83E-05 Kurtosis 28.84958797 Kurtosis -0.833236347 Skewness -5.323529811 Skewness -0.093485566 Range 0.278 Range 0.02 Minimum 0.142 Minimum 0.24 Maximum 0.42 Maximum 0.26 Sum 12.008 Sum 7.527 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.018375678 Confidence Level(95.0%) 0.002310898 SN tuổi 3 Dài Rộng Mean 0.726933333 Mean 0.4775 Standard Error 0.019289145 Standard Error 0.003345524 Median 0.75 Median 0.48 Mode 0.7 Mode 0.5 Standard Deviation 0.105650998 Standard Deviation 0.018324188 Sample Variance 0.011162133 Sample Variance 0.000335776 Kurtosis 22.96579464 Kurtosis -1.492582443 Skewness -4.510574732 Skewness -0.006755283 Range 0.6 Range 0.05 Minimum 0.2 Minimum 0.45 Maximum 0.8 Maximum 0.5 Sum 21.808 Sum 14.325 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.03945073 Confidence Level(95.0%) 0.006842364 Nhộng Dài Rộng Mean 1.257667 Mean 0.865 Standard Error 0.006893 Standard Error 0.006228 Median 1.265 Median 0.87 Mode 1.3 Mode 0.9 Standard Deviation 0.037755 Standard Deviation 0.034114 Sample Variance 0.001425 Sample Variance 0.001164 Kurtosis -1.39086 Kurtosis -0.94361 Skewness -0.31255 Skewness -0.58347 Range 0.1 Range 0.1 Minimum 1.2 Minimum 0.8 Maximum 1.3 Maximum 0.9 Sum 37.73 Sum 25.95 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.014098 Confidence Level(95.0%) 0.012739 Trưởng thành Dài Rộng Mean 1.148 Mean 1.101 Standard Error 0.006855 Standard Error 0.004657 Median 1.15 Median 1.11 Mode 1.1 Mode 1.12 Standard Deviation 0.037545 Standard Deviation 0.025509 Sample Variance 0.00141 Sample Variance 0.000651 Kurtosis -1.53453 Kurtosis -0.7381 Skewness 0.154635 Skewness -0.69368 Range 0.1 Range 0.08 Minimum 1.1 Minimum 1.05 Maximum 1.2 Maximum 1.13 Sum 34.44 Sum 33.03 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.01402 Confidence Level(95.0%) 0.009525 3. Tỷ lệ ký sinh của ong Tuổi 1 Tuổi 2 Mean 5.550333 Mean 26.93833 Standard Error 0.145037 Standard Error 0.943072 Median 5.375 Median 27.77 Mode 4.69 Mode 26.4 Standard Deviation 0.794401 Standard Deviation 5.165418 Sample Variance 0.631072 Sample Variance 26.68155 Kurtosis 0.659863 Kurtosis -0.59608 Skewness 0.851157 Skewness -0.11897 Range 3.35 Range 19.15 Minimum 4.26 Minimum 17.35 Maximum 7.61 Maximum 36.5 Sum 166.51 Sum 808.15 Count 30 Count 30 Largest(1) 7.61 Largest(1) 36.5 Smallest(1) 4.26 Smallest(1) 17.35 Confidence Level(95.0%) 0.296634 Confidence Level(95.0%) 1.928799 Tuổi 3 Nhộng Mean 22.99233 Mean 16.92667 Standard Error 0.513117 Standard Error 0.526642 Median 22.505 Median 16.78 Mode 21.36 Mode 15.6 Standard Deviation 2.810459 Standard Deviation 2.884537 Sample Variance 7.898681 Sample Variance 8.320554 Kurtosis -0.07605 Kurtosis 0.14675 Skewness 0.323016 Skewness 0.238616 Range 12.11 Range 13.1 Minimum 17.89 Minimum 11.2 Maximum 30 Maximum 24.3 Sum 689.77 Sum 507.8 Count 30 Count 30 Largest(1) 30 Largest(1) 24.3 Smallest(1) 17.89 Smallest(1) 11.2 Confidence Level(95.0%) 1.049443 Confidence Level(95.0%) 1.077104 4. Thời gian phát dục của bọ phấn 4a. Đợt 1 Trứng SNt1 Mean 17.83333 Mean 7.933333 Standard Error 0.144503 Standard Error 0.158537 Median 18 Median 8 Mode 17 Mode 7 Standard Deviation 0.791478 Standard Deviation 0.868345 Sample Variance 0.626437 Sample Variance 0.754023 Kurtosis -1.309 Kurtosis -1.69205 Skewness 0.314623 Skewness 0.134422 Range 2 Range 2 Minimum 17 Minimum 7 Maximum 19 Maximum 9 Sum 535 Sum 238 Count 30 Count 30 Largest(1) 19 Largest(1) 9 Smallest(1) 17 Smallest(1) 7 Confidence Level(95.0%) 0.295543 Confidence Level(95.0%) 0.324245 SNT2 SNT3 Mean 5.933333 Mean 7.266667 Standard Error 0.158537 Standard Error 0.203042 Median 6 Median 7 Mode 5 Mode 6 Standard Deviation 0.868345 Standard Deviation 1.112107 Sample Variance 0.754023 Sample Variance 1.236782 Kurtosis -1.69205 Kurtosis -1.30665 Skewness 0.134422 Skewness 0.234707 Range 2 Range 3 Minimum 5 Minimum 6 Maximum 7 Maximum 9 Sum 178 Sum 218 Count 30 Count 30 Largest(1) 7 Largest(1) 9 Smallest(1) 5 Smallest(1) 6 Confidence Level(95.0%) 0.324245 Confidence Level(95.0%) 0.415268 Nhộng TT Mean 19 Mean 2.833333 Standard Error 0.15162 Standard Error 0.136317 Median 19 Median 3 Mode 18 Mode 3 Standard Deviation 0.830455 Standard Deviation 0.74664 Sample Variance 0.689655 Sample Variance 0.557471 Kurtosis -1.55357 Kurtosis -1.09461 Skewness 0 Skewness 0.286014 Range 2 Range 2 Minimum 18 Minimum 2 Maximum 20 Maximum 4 Sum 570 Sum 85 Count 30 Count 30 Largest(1) 20 Largest(1) 4 Smallest(1) 18 Smallest(1) 2 Confidence Level(95.0%) 0.310097 Confidence Level(95.0%) 0.2788 4b. Đợt 2 Trứng SNT1 Mean 17.83333 Mean 7.933333 Standard Error 0.144503 Standard Error 0.158537 Median 18 Median 8 Mode 17 Mode 7 Standard Deviation 0.791478 Standard Deviation 0.868345 Sample Variance 0.626437 Sample Variance 0.754023 Kurtosis -1.309 Kurtosis -1.69205 Skewness 0.314623 Skewness 0.134422 Range 2 Range 2 Minimum 17 Minimum 7 Maximum 19 Maximum 9 Sum 535 Sum 238 Count 30 Count 30 Largest(1) 19 Largest(1) 9 Smallest(1) 17 Smallest(1) 7 Confidence Level(95.0%) 0.295543 Confidence Level(95.0%) 0.324245 SNT2 SNT3 Mean 5.933333 Mean 7.266667 Standard Error 0.158537 Standard Error 0.203042 Median 6 Median 7 Mode 5 Mode 6 Standard Deviation 0.868345 Standard Deviation 1.112107 Sample Variance 0.754023 Sample Variance 1.236782 Kurtosis -1.69205 Kurtosis -1.30665 Skewness 0.134422 Skewness 0.234707 Range 2 Range 3 Minimum 5 Minimum 6 Maximum 7 Maximum 9 Sum 178 Sum 218 Count 30 Count 30 Largest(1) 7 Largest(1) 9 Smallest(1) 5 Smallest(1) 6 Confidence Level(95.0%) 0.324245 Confidence Level(95.0%) 0.415268 Nhộng TT Mean 19 Mean 2.833333 Standard Error 0.15162 Standard Error 0.136317 Median 19 Median 3 Mode 18 Mode 3 Standard Deviation 0.830455 Standard Deviation 0.74664 Sample Variance 0.689655 Sample Variance 0.557471 Kurtosis -1.55357 Kurtosis -1.09461 Skewness 0 Skewness 0.286014 Range 2 Range 2 Minimum 18 Minimum 2 Maximum 20 Maximum 4 Sum 570 Sum 85 Count 30 Count 30 Largest(1) 20 Largest(1) 4 Smallest(1) 18 Smallest(1) 2 Confidence Level(95.0%) 0.310097 Confidence Level(95.0%) 0.2788 5. Thời gian phát dục ong 5a. Đợt 1 Trứng  Tuổi 1  Mean 4.85 Mean 3.55 Standard Error 0.166623 Standard Error 0.114133 Median 5 Median 4 Mode 5 Mode 4 Standard Deviation 0.74516 Standard Deviation 0.510418 Sample Variance 0.555263 Sample Variance 0.260526 Kurtosis -1.04281 Kurtosis -2.18261 Skewness 0.256526 Skewness -0.21769 Range 2 Range 1 Minimum 4 Minimum 3 Maximum 6 Maximum 4 Sum 97 Sum 71 Count 20 Count 20 Largest(1) 6 Largest(1) 4 Smallest(1) 4 Smallest(1) 3 Confidence Level(95.0%) 0.348746 Confidence Level(95.0%) 0.238883 Tuổi 2 Tuổi 3 Mean 2.2 Mean 3.55 Standard Error 0.091766 Standard Error 0.114133 Median 2 Median 4 Mode 2 Mode 4 Standard Deviation 0.410391 Standard Deviation 0.510418 Sample Variance 0.168421 Sample Variance 0.260526 Kurtosis 0.698529 Kurtosis -2.18261 Skewness 1.624466 Skewness -0.21769 Range 1 Range 1 Minimum 2 Minimum 3 Maximum 3 Maximum 4 Sum 44 Sum 71 Count 20 Count 20 Largest(1) 3 Largest(1) 4 Smallest(1) 2 Smallest(1) 3 Confidence Level(95.0%) 0.192069 Confidence Level(95.0%) 0.238883 Trưởng thành Mean 29.6 Standard Error 0.544832 Median 29.5 Mode 30 Standard Deviation 2.436564 Sample Variance 5.936842 Kurtosis 12.69222 Skewness 3.163972 Range 12 Minimum 27 Maximum 39 Sum 592 Count 20 Largest(1) 39 Smallest(1) 27 Confidence Level(95.0%) 1.140347 5.2. Đợt 2 Trứng SNT1  Mean 3.5 Mean 3.8 Standard Error 0.092848 Standard Error 0.147001 Median 3.5 Median 4 Mode 3 Mode 3 Standard Deviation 0.508548 Standard Deviation 0.805156 Sample Variance 0.258621 Sample Variance 0.648276 Kurtosis -2.14815 Kurtosis -1.33313 Skewness 8.2E-18 Skewness 0.390719 Range 1 Range 2 Minimum 3 Minimum 3 Maximum 4 Maximum 5 Sum 105 Sum 114 Count 30 Count 30 Largest(1) 4 Largest(1) 5 Smallest(1) 3 Smallest(1) 3 Confidence Level(95.0%) 0.189895 Confidence Level(95.0%) 0.30065 SNT2 SNT3 Mean 4.866667 Mean 3.896552 Standard Error 0.157081 Standard Error 0.151713 Median 5 Median 4 Mode 4 Mode 3 Standard Deviation 0.860366 Standard Deviation 0.816999 Sample Variance 0.74023 Sample Variance 0.667488 Kurtosis -1.61984 Kurtosis -1.46602 Skewness 0.270205 Skewness 0.199231 Range 2 Range 2 Minimum 4 Minimum 3 Maximum 6 Maximum 5 Sum 146 Sum 113 Count 30 Count 29 Largest(1) 6 Largest(1) 5 Smallest(1) 4 Smallest(1) 3 Confidence Level(95.0%) 0.321266 Confidence Level(95.0%) 0.31077 Nhộng Trưởng thành Mean 5.9 Mean 25.83333 Standard Error 0.146609 Standard Error 0.15225 Median 6 Median 26 Mode 5 Mode 25 Standard Deviation 0.803012 Standard Deviation 0.833908 Sample Variance 0.644828 Sample Variance 0.695402 Kurtosis -1.406 Kurtosis -1.48669 Skewness 0.188367 Skewness 0.33271 Range 2 Range 2 Minimum 5 Minimum 25 Maximum 7 Maximum 27 Sum 177 Sum 775 Count 30 Count 30 Largest(1) 7 Largest(1) 27 Smallest(1) 5 Smallest(1) 25 Confidence Level(95.0%) 0.299849 Confidence Level(95.0%) 0.311386 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan