Tài liệu Nghiên cứu tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại một số xã huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc: ... Ebook Nghiên cứu tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại một số xã huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
144 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại một số xã huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
----------eêf----------
nguyÔn thÞ trung
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG SỰ ĐÓNG GÓP CỦA DÂN TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN TẠI MỘT SỐ XÃ HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC
LuËn v¨n th¹c sÜ KINH TÕ
Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp
M· sè: 60.31.10
Ngêi híng dÉn khoa häc: GS.TS. ®ç kim chung
Hµ Néi - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Thị Trung
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại một sô xã của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy GS.TS Đỗ Kim Chung, người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thục hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn UBND huyện Yên Lạc, Phòng Kinh tế huyện Yên Lạc; UBND xã Tam Hồng, UBND xã Yên Đồng huyện Yên Lạc đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân, đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Thị Trung
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục đồ thị viii
Danh mục ảnh ix
Danh mục hộp x
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. CSHT : Cơ sở hạ tầng
2. BQL : Ban quản lý
3. GTNT : Giao thông nông thôn
4. HĐND : Hội đồng nhân dân
5. NSNN : Ngân sách nhà nước
6. KT-XH : Kinh tế - xã hội
7. PTNT : Phát triển nông thôn
8.PRA : Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
9.UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1 Hiện trạng đất đai của các xã nghiên cứu Năm 2005 19
3.2 Tình hình dân số lao động của các xã nghiên cứu năm 2005 20
3.3 Giá trị sản xuất của các xã nghiên cứu năm 2005 21
3.4. Tình hình cơ sở hạ tầng của các xã nghiên cứu năm 2005 21
4.1. Kết quả đầu tư các công trình phát triển chợ, đường giao thông và thuỷ lợi tại các xã. 35
4.2. Ý kiến của người dân về mức độ tham gia của họ các công trình phát triển thuỷ lợi. 39
4.3. Ý kiến của người dân về sự tham gia của họ và các công trình phát triển đường giao thông. 41
4.4. Hiện trạng hệ thống đường giao thông và thuỷ lợi của các xã. 42
4.5. Hiện trạng hệ thống đường giao thông và thuỷ lợi của các xã năm 2005. 43
4.6. Diện tích một số loại đất của hộ. 47
4.7. Tài sản của hộ gia đình trước năm 2000 49
4.8. Tỷ lệ và thu nhập bình quân của hộ gia đình từ một số nguồn chủ yếu trước năm 2000. 50
4.9. Địa điểm bán hàng hoá của hộ gia đình (%) 51
4.10. Tỷ lệ hộ đã tham gia các lớp tập huấn. 55
4.11. Nguồn thu nhập chủ yếu của hộ gia đình năm 2000 và 2005. 58
4.12 Nhà ở của hộ gia đình năm 2000 và 2005 61
4.13. So sánh thu nhập của hộ gia đình năm 2000 và 2005. 64
4.14. Tác động của đường giao thông đối với một số nông sản hàng hoá của hộ gia đình. 65
4.15. Thay đổi mức sống của hộ gia đình trong thời gian qua 67
4.16. Tác động của công trình thuỷ lợi đối với nguồn vốn tự nhiên của hộ gia đình 72
4.17. Diện tích canh tác tăng thêm do tác động của các công trình thuỷ lợi. 73
4.18. Tiết kiệm chi phí sản xuất lúa của các hộ gia đình (n=83) 75
4.19. Thu nhập từ nuôi cá, thuỷ cầm. 75
DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT
Tên đồ thị
Trang
3.1 Cơ cấu lao động 20
4.1 Ý kiến người dân về các khoản đóng góp 38
4.2. Nguồn cung cấp thông tin sản xuất, thị trường 46
4.3. Nhà ở của hộ gia đình năm 2000 49
4.4. Số hộ phân theo hình thức bán sản phẩm chủ yếu năm 2000 51
4.5. Số hộ gia đình phân theo mức độ đáp ứng nhu cầu lương thực năm 2000 52
4.6. Nguồn cung cấp thông tin về hộ gia đình 57
4.7. Tiết kiệm của hộ gia đình năm 2005 60
4.8. Tài sản của hộ gia đình 62
4.9. Nơi bán sản phẩm của hộ gia đình 66
4.10. Quan niệm của hộ gia đình về thay đổi mức sống năm 2005 so với 2000 67
4.11. Số hộ gia đình theo mức độ đáp ứng nhu cầu lương thực 68
DANH MỤC ẢNH
STT
Tên ảnh
Trang
Ảnh 1. (Trụ sở UBND xã Tam Hồng) 36
Ảnh 2.(Truờng trung học cơ sở Tam Hồng) 54
Ảnh 3. Đường giao thông liên thôn khu Đông Mẫu xã Yên Đồng 71
Ảnh 4. Kênh Đồng Giếng xã Yên Đồng 74
DANH MỤC HỘP
STT
Tên hộp
Trang
4.1. Dân biết, dân bàn 32
4.2. Công khai tài chính 33
4.3. Vì tương lai con cái 38
4.4. Nên giảm bớt các khoản đóng góp 38
4.5. Khá lắm mới đi học đến lớp 9. 44
4.6. Cán bộ cũng chẳng hơn gì dân cả. 44
4.7. Nhà cửa tuyềnh toàng, trống trơn 48
4.8. Tiêu chí phân loại hộ gia đình của người dân trước năm 2000 53
4.9. Giờ thì tốt lắm 54
4.10. Cố gắng dành dụm. 60
4.11. Cuộc sống đã đổi thay 70
4.12. Có đường, tốt thật 72
4.13. Năng suất lúa sau khi có công trình thuỷ lợi 74
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Xác định phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, đại hội X của Đảng đã khẳng định: “ hiện nay và trong nhiều năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”. Nông nghiệp, nông thôn được coi là địa bàn chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước [1]
Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách để phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn trong đó có chính sách huy động sự đóng góp của dân vào phát triển hạ tầng ở nông thôn. Đây là một chủ trương nhằm thực hiện, huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực hiện có của xã hội cho sự phát triển chung của đất nước. Qua nhiều năm thực hiện rất nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng đã được xây dựng tạo nên nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc, đảm bảo cho các hoạt động của nền kinh tế diễn ra một cách thuận lợi. Tuy nhiên trong việc huy động sự đóng góp của dân nổi cộm vấn đề: các khoản đóng góp của nông dân hiện nay còn qua nhiều (trên 40 khoản - theo Cục HTX và PTNT).[34]
Thực hiện nghị quyết hội nghị TW lần thứ 4 ban chấp hành trung ưong Đảng (khoá X); cần tổ chức, rà soát lại các khoản đóng góp của nông dân hiện nay để có chính sách phù hợp với các đối tượng, các vùng nhằm tạo điều kiện cho nông dân cải thiện đời sống, hạn chế và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.[1]
Trên cơ sở đó và mong muốn được góp một phần vào việc tìm ra những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách huy động sự đóng góp của dân của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại một số xã huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách huy động sự đóng góp của người dân trong phát triển hạ tầng ở nông thôn
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của chính sách huy động sự đóng góp của người dân vào phát triển hạ tầng ở nông thôn.
- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách (Bối cảnh của chính sách, nội dung thực hiện chính sách, những kết quả đạt được của chính sách huy động sự đóng góp của người dân vào phát triển hạ tầng ở nông thôn); Đánh giá được những tác động của chính sách huy động sự đóng góp của người dân vào phát triển hạ tầng ở nông thôn.
- Đề xuất được những giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách và thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hộ nông dân và cộng đồng hưởng lợi từ chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Những tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT có liên quan đến đường giao thông, các công trình thủy lợi, chợ đối với sinh kế của người dân và phát triển hệ thống CSHT nông thôn.
- Về thời gian: Từ năm 2000- 2005
Nghiên cứu này sẽ thu thập các thông tin từ năm 2000 đến năm 2005. Năm 2000 là năm chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn được thực thi sau luật NSNN năm 1998 sửa đổi bổ sung một số điều của luật NSNN 1996 với những văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể luật NSNN, do vậy những số liệu của năm này có thể coi là những số liệu phản ánh thực trạng kinh tế, trước khi có chính sách. Các số liệu này làm cơ sở để so sánh với các số liệu, chỉ tiêu kinh tế, năm 2005. Từ đó rút ra được những tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn đối với sinh kế của người dân với sự gia tăng hệ thống CSHT.
- §Þa ®iÓm nghiªn cøu: Hai x· cña huyÖn Yªn l¹c tØnh VÜnh Phóc.
®ã lµ hai x· Tam Hång vµ x· Yªn §ång . Hai x· nµy ®Òu lµ x· thuÇn n«ng vµ ®«ng d©n cña huyÖn Yªn L¹c đồng thời cũng là hai xã có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triên của huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc. x· Tam Hång vèi 13 000 d©n, x· Yªn §ång víi h¬n 10 000 d©n.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG SỰ ĐÓNG GÓP CỦA DÂN TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN.
2.1. Cơ sở lý luận về tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
2.1.1. Khái niệm về tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn
2.1.1.1. Khái niệm về chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Như chúng ta đã biết: Chính sách kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế khách quan nhằm điều chỉnh và hướng hoạt động đó vào mục tiêu đã định. Sự can thiệp đó có lợi cho ai? Ai được hưởng lợi đó, ai là người bị thiệt hại do sự can thiệp của nhà nước bằng chính sách kinh tế [35].
Chính sách nông nghiệp, nông thôn là tổng thể các biện pháp có liên quan đến nông nghiệp và nông thôn nhằm điều tiết hoặc đảm bảo những cân bằng nhất định theo những mục tiêu đã định[35].
Sự tác động của nhà nước vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn theo những mục tiêu nhất định có thể bằng nhiều biện pháp, nhiều hướng khác nhau với việc ứng dụng các công cụ khác nhau vào nhiều khâu khác nhau trong hệ thống nông nghiệp nông thôn.[35]
Đất nước ta trải qua 30 năm chiến tranh nền kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém. Nói về vấn đề này đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã kết luận “…đến nay, chúng ta đã tạo ra được những cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển trong giai đoạn tới. Nhưng những cơ sở đố còn ở trình độ thấp, thời gian tới còn cần nâng cấp một cách đồng bộ hơn để hoàn thiện những tiền đề cần thiết cho giai đoạn thực sự đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”và đưa ra quan điểm “…xóa bỏ mọi trở lực để khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân, cổ vũ mọi người dân ra sức làm giàu cho đất nước…”[1]
Nhà nước ra đời và tồn tại cần phải có nguồn tài chính cần thiết để chi tiêu, trước hêt chi cho việc duy trì và củng cố bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở, cho những công việc thuộc chức năng của nhà nước như: an ninh quốc phòng, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng…, nguồn tài chính đó chỉ có thể lấy từ việc động viên một phần thu nhập xã hội do các tầng lớp dân cư trong xã hội trực tiếp sản xuất ra.
Có ba cách động viên một phần thu nhập xã hội;
- Quyên góp
- Vay của dân
- Dùng quyền lực của nhà nước buộc dân phải đóng góp (Thuế)
Cần phân biệt thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp dân để xây dựng cơ sở hạ tầng. Xét trên góc độ pháp lý thì tất cả các khoản trên đều là các khoản thu gắn với quyền lực của nhà nước.
Thuế là khoản thu mang tính chất pháp lý cao nhất vì nó có tác động toàn diện trên tát cả các lĩnh vực kinh tế- chính trị.
Thuế do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành sửa đổi, bổ sung dưới dạng luật hoặc cơ quan hành pháp cao nhất ban hành dưới dạng pháp lệnh.
Phí và lệ phí: tính chất pháp lý ở mức độ thấp hơn vì chỉ liên quan đến phạm vi hẹp; Phí và lệ phí do cơ quan hành pháp ban hành sửa đổi dưới hình thức pháp lệnh, nghị định.[37]
Các khoản đóng góp của dân tính pháp lý mang tính định hướng, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, quỹ đầu tư dựa trên sự đóng góp tự nguyện.
Các khoản đóng góp để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn làm tăng thu nhập của nhà nước, làm giảm thu nhập của nông dân, nó dựa trên khả năng đóng góp của dân cư và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của từng địa phương cụ thể. [38]
Từ nguyên lý này Đảng và nhà nước đã vận dụng sáng tạo trong từng điều kiện, từng hoàn cảnh để thực hiện chức năng của nhà nước là bảo vệ và xây dưng đất nước[38]
Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của bộ tài chính quy định các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân là quỹ công chuyên dùng của xã, thị trấn trong trường hợp HĐND xã quyết định không đưa vào NS xã.
Diện và mức huy động đóng góp tự nguyện để tạo lập quỹ chuyên dùng cho đầu tư cơ sở hạ tầng ở mỗi xã do chính quyền và nhân dân xã đó tự quyết định. Thông thường được tiến hành theo phương pháp và trình tự sau: Căn cứ vào tổng mức tối đa huy động đóng góp của nhân dân, các đối tượng được xét miễn giảm do HĐND cấp tỉnh quy định, căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng của công trình, nhu cầu vốn cần huy độnh đóng góp cho công trình, UBND xã xác định các đối tượng huy động và mức huy động đối với từng đối tượng huy động để nhân dân bàn bạc và quyết định.
Nguồn huy động đóng góp tự nguyện của dân được sử dụng để bổ sung vào vốn đầu tư cho các mục đích xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng của xã và công trình hạ tầng cơ sở liên thôn trong xã (gọi chung là công trình cơ sở hạ tầng của xã) gồm:
- Công trình điện
- Công trình giao thông
- Trường học
- Trạm xã xã
- Công trình văn hoá thể thao
- Hệ thống nước sạch, kênh mương nội đồng
- Các công trình công ích khác.
Trách nhiệm của UBND xã trong quản lý quỹ đầu tư dựa trên sự đóng góp tự nguyện.
- Xác định các đối tượng huy động và mức huy động đối với từng đối tượng huy động để nhân dân bàn bạc và quyết định.
- Quy định việc quy đổi ngày công và hiện vật do nhân dân đóng góp thành tiền để hạch toán trên cơ sở dự kiến quy đổi do nhân dân bàn bạc nhất trí.
- Lập dự toán thiết kế công trình và các hồ sơ có liên quan gủi UBND cấp huyện để thẩm định và tổ chức để nhân dân bàn, quyết định.
- Thành lập ban quản lý công trình của xã để thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức, theo dõi thi công; quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư; quyết toán công trình.
- Tổ chức nghiệm thu công trình và bản giao công trình cho người quản lý và sử dụng.
- Công khai tài chính đối với việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho từng công trình và hạng mục công trình theo đúng chế độ quy định.
Ban tài chính xã có trách nhiệm:
- Tham mưu cho xã về dự toán công trình, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp của nhân dân theo đúng chế độ hiện hành.
- Tiếp nhận, quản lý, hạch toán kế toán quá trình thu và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo đúng các quy định của chế độ quản lý NSX và chế độ kế toán NSX hiện hành.
- Quyết toán số thu và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, tính toán xác định số chênh lệch giữa số thực thu với số thực chi cho công trình.[38]
Như vậy huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng thuộc hình thức huy động quyên góp nhưng ở một số địa phương cán bộ quản lý nhà nước cấp xã cứng nhắc, tính động viên, thuyết phục của biện pháp huy động giảm dần .Các khoản đóng góp để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn làm tăng thu nhập của nhà nước, làm tăng thu nhập của nông dân trong tương lai nhưng trước mắt nó làm giảm thu nhập của nông dân tại thời điểm họ đóng góp, nó dựa trên khả năng đóng góp của dân cư và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của từng địa phương cụ thể
Chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm phát huy sự tham gia đầy đủ của người dân vào tất cả các giai đoạn của sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn[36]
2.1.1.2. Khái niệm về tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Tác động chính sách: Tác động của chính sách là ảnh hưởng của các mục tiêu chính sách ở các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, sản xuất và tiêu dùng…Cần thiết biết được quy mô, xu hướng tác động trên các lĩnh vực trên.
Nói cách khác: Tác động của chính sách là những thay đổi sẽ diễn ra sau khi chính sách được thực hiện, tác động của chính sách góp phần thực hiện được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của chính sách.
Chính sách có tác động nhiều chiều cả tích cực và tiêu cực chỉ ra được nguyên nhân của tác động đó[36]
Mục tiêu của chính sách là tác động của các kết quả mà chính sách mang lại[36]
2.1.2.Vai trò của đánh giá tác động của chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn
Trên cơ sở đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng chính sách làm cơ sở hoàn thiện chính sách, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chính sách của chính phủ, làm cho nông thôn phát triển bền vững đồng thời giúp chính phủ ra các quyết định phù hợp. [36]
2.1.3. Khung đánh giá tác động
Sơ đồ tác động
Nguồn lực
Chính sách
Kết quả
Tác động
Tích cực
≈10.000 tỷ đồng đã được
huy động để xây dựng
CSHT nông thôn[34]
Huy động sự
đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn
- Vốn
- Nhân
lực
Tiêu cực
Tác động tích cực:
- Công trình phục vụ sản xuất tăng
- Huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực hiện có của xã hội cho sự phát triển sản xuất chung của đất nước.
- Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Hạ giá thành sản xuất sản phẩm
- Tăng thu nhập của hộ nông dân
- Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng
- Giảm tỷ lệ đói nghèo
- Tăng tính tự lập của cộng đồng cư dân nông thôn
Tác động tiêu cực:
- Nông dân phải đống góp do đó ảnh hưởng đến thu nhập
- Sự đóng góp không đồng đều giữa các thành phần kinh tế
- Công tác quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng thất thoát,chiếm dụng vốn.
- Việc công khai hóa chưa thực hiện tốt
- Xây dựng công trình chưa gắn với lợi ích thiết thực của dân
2.1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu khi đánh giá tác động của chính sách
Về chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là việc chính phủ huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư nông thôn nhằm Huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực hiện có của xã hội cho sự phát triển sản xuất chung của đất nước. Trên thực tế cho thấy việc triển khai thực hiện chính sách đã mang lại những hiệu quả kinh tế to lớn nhằm phat triển kinh tế vùng nông thôn đồng thời còn tác động đến sự phát triển nông thôn trên các khía cạnh, nhất là khía cạnh làm tăng khả năng sinh kế của người nông dân.
a, Tác động về mặt kinh tế
Chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tác động đến kinh tế nông thôn. Sự tác động này nó sẽ cụ thể hóa tác động đến những lĩnh vực sau: Tài sản sinh kế của người dân và điều kiện sinh sống của người dân, nguồn vốn sinh kế của người dân; Cơ cấu kinh tế; Thu nhập và mức sống dân cư.
b, Tác động về mặt xã hội
Ngoài tác động về mặt kinh tế,Chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tác động đến kinh tế nông thôn có tác động lớn đến lĩnh vực xã hội nông thôn như:
Số lượng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng tăng lên; Giảm tỷ lệ nghèo đói trong nông thôn; Trình độ văn hóa, giáo dục; nâng cao sự công bằng trong nông thôn; Nâng cao tính tự lập của cộng đồng dân cư trong nông thôn.
2.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến tác động kinh tế - xã hội của chính sách
Chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nguồn huy động đóng góp tự nguyện của dân được sử dụng để bổ sung vào vốn đầu tư cho các mục đích xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng của xã và công trình hạ tầng cơ sở liên thôn trong xã (gọi chung là công trình cơ sở hạ tầng của xã).
Như vậy huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng thuộc hình thức huy động quyên góp nhưng ở một số địa phương cán bộ quản lý nhà nước cứng nhắc, tính động viên, thuyết phục của biện pháp huy động giảm dần. Xuât phát từ bối cảnh đó vấn đề vận động người dân Tự nguyện ủng hộ ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng( là hình thức đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân, là một trong những nguồn thu của xã, phường) được quy định của Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ngân sách nhà nước năm 1996. Có thể nói nội dung và mục đích của việc thu tự nguyện ủng hộ ngân sách xã để xây dựng cơ sở hạ tầng là một chủ trương đúng đắn đã được xác định rõ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước song vấn đề đặt ra ở đây là cách làm như thế nào để bảo đảm được nguồn thu vừa đúng theo quy định của pháp luật mà không ảnh hưởng quyền dân sự, trách nhiệm hành chính, không gây phiền hà, khó khăn, trở ngại cho tổ chức, cá nhân khi giải quyết giấy tờ về thủ tục hành chính theo mục tiêu Chương trình tổng thể cải cách hành chính của nhà nước hiện nay.
Nếu bộ máy chính quyền cấp xã thực hiện đúng chủ trương đường lối trong việc triển khai thực hiện chính sách thì sự tác động cuả chính sách mang tính tích cực đời sống của dân được cải thiện nâng cao giúp nhau xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ khuyến học, xây nhà tình nghĩa; khơi dậy được sức mạnh của cộng đồng với những việc làm hết sức thiết thực ở địa bàn dân cư.
Như vậy chính quyền nhân dân cấp xã phải được phân cấp quản lý về:
- Xác định nhu cầu
- Xác định mục tiêu
- Phân bổ nguồn lực đã có cho mục tiêu
- Tổ chức thực hiện
- Giám sát kiểm tra
- Quản lý vận hành duy tu
- Phát huy sự tham gia của cộng đồng
- Công khai cho dân xác định yêu cầu, lựa chọn mục tiêu
- Công khai quản lý nguồn lực và quyền lợi, nghĩa vụ
- Dân được tham gia vào tổ giám sát
Nếu bộ máy chính quyền cấp xã vận dụng không đúng, cứng nhắc sẽ có tác động không tốt vì ở một số địa phương thu nhập của dân còn thấp tất cả trông vào hạt lúa ngoài đồng vận động không khéo dẫn đến tình trạng chính quyền xã lạm dụng sự đóng góp của dân cho dù thu vào mục đích gì cũng phải lựa vào sức của dân , bởi nếu cứ chia đều hết khó khăn cho nông dân có thể sẽ là chia đều sự đói nghèo. Mà cái đói nghèo sẽ là triệt tiêu động lực phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nếu thu quá sức dân, biện pháp vận động tuyên truyền không hiệu quả, không phát huy tính dân chủ, nông dân bức xúc, không tin tưởng vào chính quyền cơ sở lúc đó tác động của chính sách sẽ theo chiều ngược lại.
Sự kiện Thái Bình năm 1997 đã chứng tỏ điều đó
2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối về huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn
Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đảng và chính phủ Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều những chủ trương và chính sách nhằm mục tiêu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
Ngay từ những ngày đầu của quá trình đổi mới, Đảng ta đã có những chủ trương và biện pháp nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển cơ sở hạ tầng. Trong tất cả các văn kiện đại hội Đảng đều có những chủ đề phân tích và đưa ra những định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Đảng ta cũng có những chủ trương riêng nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đó cũng ưu tiên đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. Nghị quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương Đảng (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 cho rằng để nông nghiệp nông thôn phat triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì một trong những chủ trương lớn đề đạt được là cần phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong đó “Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, áp dụng các công nghệ tiên tiến , công nghệ tưới tiêu tiết kiệm nước trong việc xây dựng và quản lý công trình thủy lợi. Phát triển các tổ chức hợp tác dùng nước và quản lý thủy nông của nông dân. Phát triển mạnh mẽ mạng lưới giao thông trong cả nước , nhà nước có chính sách hỗ trợ thỏa đáng, cùng với các địa phương và đóng góp của nhân dân để phát triển nhanh hệ thống giao thông nông thôn; nâng cấp các tuyến đường đã có, từng bước cứng hóa mặt đường, xây dựng cầu cống vĩnh cửu và xóa bỏ “cầu khỉ”, phục vụ cho vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân”[1]
Như vậy chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phat triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được lồng ghép đan xen trong chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội và nó đã được cụ thể hóa dưới dạng các thông tư, nghị định cụ thể của chính phủ
Kể từ khi chính sách huy động đóng góp của dân vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các địa phương trong cả nước đã triển khai thực hiện tùy theo đặc điểm và điều kiện cụ thể của mình .
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, diện mạo nông thôn ở tỉnh ta đã có nhiều khởi sắc. Nơi vùng quê thanh bình, yên ả, đời sống của bà con nông dân đã được nâng cao đáng kể. Nhiều công trình phúc lợi khang trang, kiên cố mọc lên đã tô thêm vẻ đẹp cho bức tranh đổi mới sau lũy tre làng.
Để có các công trình phúc lợi phục vụ bà con nông dân, ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước còn phải kể đến sự đóng góp rất lớn của người dân.
Về việc huy động đóng góp trong nhân dân Các tầng lớp nhân dân đều đã có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp cùng với nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công và làm công tác từ thiện của xã hội.
2.2.2. Kinh nghiệm triển khai thực hiên chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở một số địa phương..
Sóc Trăng
Trong 5 năm (1996 - 2000), các ngành, các địa phương đã huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là 422 tỷ đồng, trong đó từ quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 107 tỷ đồng, nhân dân đầu tư trực tiếp bằng tiền 173 tỷ đồng, ngày công động lao động qui tiền là 142 tỷ đồng (chiếm gần 30 % tổng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong một số lĩnh vực của toàn tỉnh); bao gồm: Huyện Long phú 158 tỷ 336 triệu; Kế sách 73 tỷ 315 triệu; Thạnh Trị 50 tỷ 762 triệu đồng; thị xã Sóc Trăng 43 tỷ 719 triệu; Mỹ Tú 40 tỷ 252 triệu, Vĩnh Châu 24 tỷ 063 triệu đồng, còn lại các Sở, Ban ngành tỉnh.
Bằng nguồn vốn trên các địa phương đã đầu tư xây dựng công trình: Giao thông nông thôn 184 tỷ 014 triệu (chiếm 44%);
Thuỷ lợi 112 tỷ 693 triệu (chiếm 27 %);
Điện 72 tỷ 063 triệu (chiếm 17%);
Xây dựng 26 tỷ 827 triệu (chiếm 6%);
Y tế 395 triệu (chiếm 0,1 %);
Giáo dục 4 tỷ 341 triệu (chiếm 1,03 %);
Nước sinh hoạt nông thôn 3 tỷ 537 triệu (chiếm 0,84 %);
Các công trình khác 18 tỷ 272 triệu (chiếm 4%)[2]
Lâm Đồng
Trong khi chờ đợi Chính phủ ban hành các Quy chế về thành lập Qũy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và Quỹ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để áp dụng chung trong cả nước, Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm đồng nhất trí tán thành chủ trương của ủy ban nhân dân tỉnh Lâm đồng về "Huy động sự đóng góp của nhân dân và các đơn vị kinh tế để tăng cường các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội tại Lâm đồng". theo các mục tiêu và yêu cầu chủ yếu sau đây:
Mục tiêu:
Tiếp tục thực hiện đầy đủ và có hiệu qủa các khoản huy động sự đóng góp của dân và huy động sức dân theo quy định hiện hành của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh:
- Huy động nghĩa vụ lao động công ích.
- Huy động đóng góp lập Quỹ phòng chống lụt bão.
- Phụ thu tiền điện, tiền nước để đầu tư cải tạo lưới điện và mạng cấp thoát nước.
Soát xét lại các khoản huy động sự đóng góp của dân theo quy định hiện hành của UBND tỉnh (do Chính phủ cho phép), để tổ chức thực hiện chặt chẽ việc huy động và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả:
- Huy động đóng góp để tham gia xây dựng trường học, lớp học.
- Huy động đóng góp xây dựng qũy bảo trợ trật tự - an toàn xã hội.
Tổ chức lại việc huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng các công trình công cộng và phúc lợi xã hội tại các khu vực dân cư, thực hiện phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát huy tính tích cực tự giác của nhân dân, đưa việc huy động và quản lý sử dụng nguồn vốn huy động này vào nề nếp và nâng cao hiệu qủa sử dụng.
Thanh hóa
Hàng năm UBND huyện, thành, thị giành cho xã từ 3-5 ngày công lao động công ích (tính theo số người trong độ tuổi lao động) để xã huy động xây dựng các công trình phúc lợi của xã. Nếu UBND xã không huy động bằng nhân lực mà huy động bằng tiền hoặc bằng thóc mỗi công tính bằng 3 kg thóc để ghi thu cho NSX.
- Thu các khoản dân đóng góp
Nếu xã có nhu cầu vận động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất như: Trường học, trạm xá..v.v. thì tuỳ theo tình hình cụ thể mà UBND xã quyết định mức thu cho phù hợp.
- Bằng các nguồn vốn ngân sách (trung ương, tỉnh, địa phương), nguồn vốn do nhân dân đóng góp và nguồn vốn khác, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng làm thay đổi rõ nét cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn.
- Về giao thông nông thôn, trước năm 1996 chỉ có 58 xã, phường có đường cho ô tô đi đến trung tâm vào mùa khô, thì đến nay đã có 74/98 xã phường có đường cho ô tô đi đến trung tâm xã; trên 70% các đường hẻm trong nội ô thị xã và trung tâm một số xã đã được bê tông hoá.
- Về lĩnh vực thuỷ lợi, trên 1.000 km kênh thuỷ lợi nội đồng được đào mới và trung bình hàng năm nạo vét trên 790 km kênh nội đồng, đã góp phần cùng với hệ thống thuỷ lợi do ngân sách đầu tư đảm bảo tưới cho 147.000 ha và ngăn mặn cho 187.000 ha ...
- Trong lĩnh vực điện khí hoá nông thôn, năm 1995 chỉ có 40/81 xã có điện và 39.581/220.320 hộ có điện với tỷ lệ 17, 97 % thì đến nay đã có 81/81 xã có điện với 100.975 hộ sử._. dụng từ lưới điện quốc gia, đạt tỷ lệ 45,83 % và dự kiến đến hết năm 2000 có thể đạt tỷ lệ 50,98 % hộ có điện. Ngoài ra nguồn vốn của nhân dân đóng góp còn được đầu tư ở một số lĩnh vực khác như xây dựng phố chợ, nước sinh hoạt nông thôn, giáo dục, y tế ..v.v..
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Lựa chọn địa điểm nghiên cứu trước hết dựa vào mục tiêu của đề tài là: Đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp nâng hoàn thiện chính sách huy động sự đóng góp của người dân trong phát triển hạ tầng ở nông thôn. Do dó, địa điểm nghiên cứu phải là các xã thuần nông ở các huyện dân chủ yêu sản xuất nông nghiệp có hệ thống CSHT nông thôn được tạo dựng từ sự đóng góp của dân tương đối phát triển, đời sống kinh tế, xã hội tương đối phát triển.
Huyện Yên lạc tỉnh Vĩnh phúc là huyện đồng bằng và đông dân của tỉnh vĩnh phúc cũng là huyện có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, hai xã Tam Hồng,Yên Đồng là hai xã tiêu biểu của huyện về phát huy tinh thần dân chủ trong vấn đề xây dựng và phát triển nông thôn và có những đặc điểm riêng . Xã Tam Hồng giàu hơn do có kết hợp buôn bán, xã Yên Đồng thuần nông và có thêm nghề phụ. Do vậy lựa chọn hai xã nêu trên để nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của đề tài.
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Xã Tam Hồng là một xã đồng bằng , nằm ở trung tâm huyện Yên Lạc, có địa giới hành chính:
- Phía Đông giáp: Thị trấn Yên Lạc
- Phía Tây giáp: Xã Yên Đồng
- Phía Nam giáp: Xã Yên Phương, Xã Liên Châu
- Phía Bắc giáp : Xã Trung Nguyên, Xã Tề Lỗ
Tam Hồng có tổng diện tích đất tự nhiên là 914, 16 ha. Trong đó đất nông nghiệp là ; 650,9 ha.
Xã Yên Đồng phía Đông Nam giáp xã Tam Hồng, Tây nam giáp xã Đại Tự, phía Bắc giáp xã Tề Lỗ, phía tây giáp huyện Vĩnh Tường có tổng diện tích đát tự nhiên là 764,09 ha, trong đó đất nông nghiệp là 602,13 ha
Như vậy là cả hai xã Tam Hồng và Yên Đồng đều nằm ở phía nam của huyện Yên Lạc cách trung tâm huyện khoảng 5km, có 2 tuyến đường huyện lộ chạy qua, cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 18km, đây là một thuận lợi rất lớn cho trao đổi và mua bán các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của các hộ gia đình trên địa bàn 2 xã.
Về địa hình cả hai xã đều bằng phẳng diên tích chủ yếu là cây hàng năm và đất hồ, đầm; xã Tam hồng có tổng diện tích đất tự nhiên lớn hơn xã Yên Đồng; Xã Tam Hồng có chợ Lầm đã được hình thành từ rất lâu đời tạo điều kiện cho bà con nông dân 2 xã giao lưu hàng hóa nông phẩm.
Bảng 3.1 Hiện trạng đất đai của các xã nghiên cứu Năm 2005
ĐVT: ha
Chỉ tiêu
Tam Hồng
Yên Đồng
Tổng diện tích đất tự nhiên
914,16
764,09
1. Đất nông nghiệp
602,3
650,9
Trong đó: Đất cây hàng năm
588
602,13
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất chuyên dùng
311,86
113,9
Nguồn[23]
3.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Theo bảng 3.2, tổng số nhân khẩu của Tam Hồng là 12.760 (trong đó lao động chiếm 57,48%).Yên Đồng là 9.125(trong đó lao động chiếm 59,79%) chủ yếu là dân tộc kinh, tỷ lệ lao động nữ trên tổng số lao động: Tam Hồng 45,17%; Yên Đồng 43,71%. Đây là lực lượng lao động nòng cốt của các hộ gia đình, trong lúc nông nhàn đàn ông tập hợp thành các đội thợ xây đi xây dựng các công trình ở các thành phố thị xã, chị em ở nhà cáng đáng hầu hết công việc đồng áng, chợ búa, nuôi dạy con cái học hành.
Bảng 3.2 Tình hình dân số lao động của các xã nghiên cứu năm 2005
Chỉ tiêu
ĐVT
Tam Hông
Yên Đồng
1. Tổng số khẩu
Người
12.760
9.125
Trong đó nữ
6.300
4.580
2.Tổng số hộ
Hộ
3.026
2.116
3. Tổng số lao động
Người
7.334
5.456
Trong đó nữ
3.313
2.385
4. Tỷ lệ hộ đói nghèo
%
8,8
9.1
Theo UBND xã Tam Hồng, Yên Đồng
Qua đồ thị 3.1 ta thấy tỷ lệ cơ cấu lao động của hai xã tương đương nhau, Tam Hồng tỷ lệ lao động nông nghiệp là 64%, phi nông nghiệp là 36%. Yên Đồng tỷ lệ lao động nông nghiệp là 66%, phi nông nghiệp là 34%. Như vậy lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu mặc dù bà con đã biết làm dịch vụ và phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Đồ thị 3.1 Cơ cấu lao động
Theo bảng 3.3, thì giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các xã(Tam Hồng là 46,73%, Yên Đồng là 56,54%).
Vì cả 2 xã đều gần trung tâm huyện Yên Lạc bà con nông dân đã biết tổ chức sản xuất dịch vụ qua bảng 3.3 ta thấy tỷ trọng giá trị dịch vụ cũng tương đối cao(xã Tam Hồng là 29,68% và Yên Đồng là 27,21%)
Mặc dù vậy trong 2 xã vẫn còn những hộ nghèo bởi lý do trong gia đình họ có người mắc bệnh hiểm nghèo làm được bao nhiêu chi tiêu hết cho thuốc men, bệnh viện. Theo đánh giá của UBND các xã nếu tính theo chuẩn nghèo mới (Thu nhập dưới 200.000đ/người/tháng) thì tỷ lệ hộ nghèo tại xã Tam Hồng là 8,8%, Yên Đồng là 9,0%
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất của các xã nghiên cứu năm 2005
Chỉ tiêu
ĐVT
Tam Hồng
Yên Đồng
1. Tổng Giá trị sản xuất
Triệu đồng
6829
6208
Nông Nghiệp
nt
3191
3510
Dịch vụ
nt
2027
1689
Tiểu thủ công nghiệp xây dựng
nt
1611
1009
2. Tỷ lệ hộ đói nghèo
%
8,8
9,0
3.1.4. Kết cấu hạ tầng
Bảng 3.4. Tình hình cơ sở hạ tầng của các xã nghiên cứu năm 2005
Chi tiêu
ĐVT
Tam Hồng
Yên Đồng
1. Đường nhựa /bê tông
km
16
12,4
2. Đường cấp phối
km
9
11,6
3. Đường đất
km
-
-
4.Mương gạch /bê tông
km
7
8
5. Mương đất
km
3
3,5
6. Trường học cấp II trở lên
m²
2000
2000
7. Trường học cấp IV
m²
200
200
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
Các số liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ 2 nguồn bao gồm các số liệu đã được công bố và các số liệu chưa được công bố. Các tài liệu đã công bố được thu thập thông qua uỷ ban nhân dân huyện Yên Lạc, UBND các xã Tam Hồng, Yên Đồng. Các tài liệu đã công bố được chúng tôi thu thập có thể tóm tắt trong bảng sau:
Loại tài liệu
Thời điểm
Nguồn
Trước
Sau
1. Báo cáo phát triển KT- XH của các xã trong các năm 2000 đến 2005.
X
X
UBND các xã
2. Bản đồ hành chính đất đai của các xã.
X
X
UBND huyện, UBND xã
3. Niên giám thông kê xã, huyện
X
X
UBND xã, Phòng thống kê huyện.
4. Các báo cáo, đánh giá về tình hình
KT- XH của các cá nhân, tổ chức khác.
X
X
UBND các xã.
Ngoài những tài liệu được công bố như đã trình bày ở trên thì các số liệu chưa công bố cũng được chúng tôi tiến hành thu thập. Các số liệu chưa công bố bao gồm hệ thông các chỉ tiêu đo đạc, hiện trạng, sinh kế của hộ gia đình, tác động của các công trình chợ đường giao thông, công trình thuỷ lợi đối với kinh tế, xã hội, môi trường. Các tài liệu chưa công bố cũng bao gồm những đánh giá, nhận xét về tác động của các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, công trình thuỷ lợi, chợ đối với kinh tế, xã hội, môi trường của lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước hay chính người dân được hưởng lợi từ các công trình đó. Các tài liệu chưa công bố được thu thập có thể tóm tắt ở bảng sau:
Thông tin cần có
Thời điểm
Nguồn
Trước
Sau
Diện tích và cơ cấu các loại đất
X
X
Hộ gia đình
Số lượng và chất lượng lao động
X
X
Hộ gia đình; nhóm hộ.
Các khoản thu nhập thường xuyên, các khoản tiết kiệm của hộ gia đình, chi phí sản xuất kinh doanh
X
X
Hộ gia đình, nhóm hộ, cá nhân.
Các loại tài sản sinh hoạt và sản xuất của hộ
X
X
Hộ gia đình.
Các khoản phí và lệ phí đóng góp hàng năm
X
X
Hộ gia đình; UBND xã.
Các mối quan hệ với tổ chức cá nhân bên ngoài
X
X
Hộ gia đình; nhóm hộ gia đình.
Những khoản thu phí và lệ phí không cần thiết nên bãi bỏ
X
X
Hộ gia đình; nhóm hộ gia đình
Tổng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo đói, số tháng thiếu ăn.
X
X
Hộ gia đình; nhóm hộ.
Số lượng sản phẩm hàng hoá, địa điểm bán, chi phí sản xuất
X
X
Hộ gia đình; nhóm hộ.
Số lượng lao động được đào tạo, di chuyển lao động; trình độ học vấn văn hoá của lao động
X
X
Hộ gia đình; nhóm hộ, cá nhân
Số lượng và chất lượng phương tiện vận chuyển sản xuất
X
X
Hộ gia đình
Nguồn thông tin về thị trường, kỹ năng sản xuất
X
X
Nhóm hộ gia đình
Thuỷ lợi phí, thời gian cho lấy nước
X
X
Hộ gia đình; nhóm hộ.
Để đảm bảo tính đại diện cho các tài liệu chưa công bố, chúng tôi tiến hành chọn mẫu nghiên cứu. Nguyên tắc cơ bản cuả chọn mẫu là phải đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu . Để đảm bảo tính đại diện của mẫu , chúng tôi tiến hành chọn mẫu theo phương pháp nhiều bậc.
Bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên chúng tôi sẽ chon ra 6 thôn nghiên cứu từ tổng thể là 21 thôn của hai xã. Để chọn đươc 6 thôn nghiên cứu, một danh sách các thôn sẽ đựợc thiết lập và đánh số thứ tự từ 01 cho đến 21. từ danh sách này chúng tôi sử dụng lệnh Randbetween (01,21) trong Excel để tìm được danh sách các thôn nghiên cứu một cách ngẫu nhiên. Sau khi đã lựa chọn được 6 thôn, một danh sách có đánh số thứ tự các hộ gia đình thuộc 6 thôn sẽ được lập.Và dựa trên danh sách này chúng tôi cũng lựa chọn một cách ngẫu nhiên ra các mẫu nghiên cứu bằng cách sử dụng lệnh Randbetween. Số lượng mẫu cần nghiên cứu chúng tôi tính toán theo công thức sau:
T2 1-α/2.p(1- p)
n =
Δp2
n: số mẫu điều tra, t: là độ tin cậy; P: tỷ lệ ước đoán, (Δ ): độ chính xác mong muốn.
Trong nghiên cứu này chúng tôi mong muôn độ tin cậy của các kết quả phải đạt 90%. Với độ tin cậy 90% ta có:t1-α/2 = 1, 65. Để đảm bảo độ chính xác khi nghiên cứu mẫu thì các kết quả phải đảm bảo không được sai số vượt quá 5% ( Δp =0,05). Ước tính có 80% số người được hỏi cho rằng các công trình hạ tầng cơ sở có tác động đến sinh kế của họ => p = 0, 8. Với những giả định trên số mẫu cần thiết cho nghiên cứu của chúng tôi sẽ là:
1,65 2 0,8(1-0,8)
n =
=
174
0,052
Trong số 174 mẫu nghiên cứu được tính toán trên chúng tôi dự kiến tiến hành điều tra 150 hộ gia đình để thu nhập các số liệu mang tính định lượng, 9 phỏng vấn nhóm người dân hưởng lợi, không hưởng lợi từ công trình và 15 phỏng vấn cá nhân được thực hiện với lãnh đạo UBND huyện Yên Lạc. Lãnh đạo UBND xã Tam Hồng, Yên Lạc và các hộ gia đình hưởng lợi từ các công trình đem lại.
Để tiến hành thu thập tài liệu cho nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). Các công cụ PRA sẽ giúp thu thập được đầy đủ và chính xác những chỉ tiêu, thông tin nghiên cứư đặc biệt là các chỉ tiêu phân tích thời điểm trước khi có chính sách đóng góp của người dân trong phát triển cơ sở hạ tầng về đường giao thông, chợ và công trình thuỷ lợi. Để thu thập được thông tin trước khi có chính sách (năm 2000) thì khó khăn rất lớn là do thời gian đã lâu nên người dân khó nhớ chính xác các thông tin về sinh kế trong thời điển này. Để khắc phục khó khăn này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp thu thập thông tin mang tính định tính như phỏng vấn nhóm hộ gia đình, phỏng vấn cá nhân lãnh đạo, người dân, sơ đồ đi lại và một số các công cụ khác.
Các phỏng vấn nhóm sẽ giúp kiểm tra tính xác thực của các thông tin thu nhận được ngay do sự thảo luận, và gợi nhớ của một nhóm những người dân về chủ đề liên quan đến sinh kế. Một người thì khó nhớ hết được các thông tin, và nhớ không chính xác do vậy, phỏng vấn nhóm người sẽ giúp chúng tôi lấy được các thông tin đầy đủ và chính xác hơn.Bên cạnh đó thì, một loạt các cuộc phỏng vấn cá nhân được thực hiện với cán bộ HĐND tỉnh, UBND huyện, UBND xã, người dân về các chủ đề nghiên cứu cũng được thực hiện. Bằng những công cụ thu nhập thông tin này chúng tôi đã có được bức tranh tổng quát về sinh kế của người dân trước và sau khi có chính sách .
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp so sánh một số chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản để đánh giá sự tác động chủa chính sách đối với kinh tế, xã hội, môi trường của các xã
3.2.1 Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu phân tích.
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng tôi hình thành các nội dung nghiên cứu. Dựa trên nhũng nội dung nghiên cứu chúng tôi xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu. Hệ thông các chỉ tiêu nghiên cứu và Phuong pháp nghiên cứu có thể mô tả tóm tắt như sau:
1) Các chỉ tiêu phân tích kết quả sinh kế của người dân:
- Tổng thu nhập: là tổng thu từ tất cả các nguồn của hộ gia đình sau khi trừ đi chi phí, không bao gồm các chi phí do hộ tự bỏ.
- Số tháng thiếu ăn: là thời gian mà hộ gia đình phải đi vay ăn, mua chịu, cầm cố tài sản để có lương thực
- Hộ nghèo: là những hộ có mức thu nhập bình quân /người /tháng thấp hơn 200 nghìn đồng.
2) Các chỉ tiêu phân tích tài sản tài chính:
- Tiền tiết kiệm: là các khoản tiết kiệm bằng tiền mặt, gửi ngân hàng, vàng.
3) Các chỉ tiêu phân tích tài sản tự nhiên:
- Đất một vụ: là diện tích đất chỉ có khả năng gieo trồng được 1 vụ/năm.
- Đất 2 vụ: là diện tích đất chỉ có khả năng gieo trồng được ít nhất 2 vụ/năm.
- Diện tích tưới tiêu chủ động: là diện tích đất trồng trọt được tưới tiêu chủ động không phụ thuộc và các điều kiện thời tiết.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: là diện tích được các hộ gia đình sử dụng để chăn nuôi cá.
- Đất trồng cây ăn quả: là diện tích đât của hộ gia đình được sử dụng để trồng các loại cây ăn quả.
4) Các chỉ tiêu phân tích tài sản vật chất;
- Đường nhựa /bê tông: là loại đường mà mặt được trải bê tông hoặc hỗn hợp đá và nhựa đường.
- Đường cấp phối: là loại đường làm bằng đất, ôtô đi được, mặt đường được trải sỏi đá dăm.
- Đường đất: là loại đường làm bằng đất, có khả năng đi được bằng ôtô
- Mương gạch bê tông: là chiều dài của hệ thống kênh, mương dẫn nước được xây dựng từ gạch hoặc bê tông.
- Mương đất: là loại kênh mương dẫn nước hoàn toàn bằng đất.
- Nhà kiên cố: là loại nhà được xây bằng gạch, mái bê tông.
- Nhà bán kiên cố: là loại nhà có tường bằng gạch, mái ngói, blô xi măng hoặc nhà gỗ chắc chắn.
- Nhà tạm: là loại nhà có tường bằng đất, mái tranh, thấp, tối.
5) Chỉ tiêu phân tích tài sản con người.
- Số lao động: Là những người trong gia đình có độ tuổi từ 18-60
- Số trẻ em trong độ tuổi đến trường: Là số lượng các em nhỏ trong gia đình có độ tuổi từ 6-8 tuổi.
- Trình độ văn hoá của chủ hộ: Là cáp học cao hất của chủ hộ gia đình.
- Trình độ văn hoá của người trả lời: Là cấp học mà người trả lời đã học qua.
6) Các chỉ tiêu phân tích tài sản tài chính:
- Thu nhập từ trồng trọt: Là thu nhập của các hộ gia đình từ trồng trọt sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, không bao gồm các khoản chi phí mà gia đình bỏ ra như lao động, phân chuồng.
- Thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp: Là thu nhập từ các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của hộ gia đình sau khi trừ đi các loại chi phí sản xuất.
- Thu nhập từ lương: Là thu nhập của hộ gia đình có được nhờ có người làm thuê bên ngoài, lương của công chức, các khoản trợ cáp thường xuyên của hộ gia đình.
7) Các chỉ tiêu phân tích tác động của chính sách huy động sự đóng góp của người dân đối với sinh kế của người dân:
- Số lao động mới di cư đến
- Số lao động đi làm bên ngoài
- Thời gian di chuyển của người dân đến các một số địa điểm cụ thể:
Là thời gian dành cho người dân di chuyểntừ nhà đến các địa điểm cụ thể được tính bằng giờ.
- Phương tiện đi lại trên /di chuyển: Loại phương tiẹn được người dân sử dụng khi di chuyển
- Tần xuất di chuyển: Số lượng lần di chuyển trung bình của hộ đến một số địa điểm trong tháng.
- Nơi bán sán phẩm nông nghiệp: Là địa điểm mà người dân đem nông sản, hàng hoá dịch vụ đến bán
- Nơi khám chữa bệnh: Là địa điểm mà người dân đến khám, chữa bệnh khi các thành viên trong gia đình bị ốm
8) Chỉ tiêu phân tích tác động của chợ đối với sinh kế của người dân:
- Nguồn cung cấp thông tin về thị trường, khoa học kỹ thuật sản xuất: Là những cá nhân /tổ chức /cơ quan cung cấp cho người dân các thông tin liên quan đến thị trường, khoa học kỹ thuật sản xuất.
- Giá nông sản: Là giá bán các sản phẩm sản xuât ra của hộ gia đình như thóc, lợn, trâu bò, gà, vịt, cá.
- Địa điểm mua hàng hoá sinh hoạt: là nơi mà hộ gia đình thường xuyên đến mua các loại hàng hoá tiêu dùng trong gia đình.
9) Chỉ tiêu phân tích tác động của các khoản đóng góp /năm của người dân:
- Đóng góp xây dựng đường trong thôn.
- Đóng góp xây dựng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Tiền thuỷ lợi phí.
- Đóng các quỹ an ninh, quỹ khuyến học
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập tại hiện trường sẽ được chúng tôi xử lý trên phần mếm SPSS 12.0 và Excel 2003.
Phương pháp phân tổ thống kê sẽ được xử dụng để xử lý thông tin. Tiêu chí phân tổ dựa trên các chỉ tiêu về địa bàn nghiên cứu, dân tộc, nam nữ. Và tuỳ theo những nội dung cụ thể có thể sẽ có cách phân tổ khác nhau đảm bảo quá trình xử lý số liệu cung cấp thông tin chính xãc kịp thời.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình thực hiện chính sách cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Tam Hồng, Yên Đồng.
4.1.1. Phổ biến chính sách chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn.
Nhiệm vụ của UBND xã tổ chức họp dân, phổ biến luật NSNN 1996, Luât NSNN1998, Nghị định của chính phủ số 04/1999/NĐ - CP ngày 30 tháng 01 năm 1999 về phí, lệ phí thuộc NSNN chính phủ; Nghị quyết số 72b/2002/NQ - HĐND ngày 30 tháng 7 năm 2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về nhiệm vụ KT - XH 6 tháng cuối năm 2002 về thực hiện kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn; nghị quyết số 34 ngày 05/8/2002 của HĐND tỉnh về đề án phát triển đường giao thông nông thôn, Nghị dịnh só 79/2003/NĐ- CP của chính phủ ban hành quy chế dân chủ ở xã
4.1.2 Vận động tuyên truyền chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn.
Tiến hành họp dân để vận động tuyên truyền khơi dậy lòng tự tôn và ý thức cộng đồng.Tuyên truyền là khâu then chốt để nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, sự nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là của dân, do dân và vì dân;
4.1.3 Triển khai thực hiện chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn.
Mỗi công trình xây dựng đều thực hiện: “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”
Tăng cường công tác quản lý xây dựng và chất lượng công trình
- Từ những bài học kinh nghiệm trong quản lý đầu tư XDCB của những năm trước. Dưới sự chỉ đạo của ban chỉ đạo giao thông huyện,UBND xã đã quan tâm chỉ đạo đúng theo hướng dẫn nghị định: 52/CP-88/CP của chính phủ, các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành và hướng dẫn của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể như sau:
- Về thủ tục hồ sơ, mỗi công trình đều đúng nguyên tắc thủ tục XDCB quy định. Được các phòng chức năng của huyện xét duyệt thẩm định và hướng dẩn, được chủ tịch UBND huyện quyết định đầu tư và cho phép khởi công xây dựng.
- Trong quá trình thi công song song với mỗi công trình, tuyến đường việc tổ chức chỉ đạo thi công , ban giám sát kỹ thuật nghiệm thu, thanh quyết toán công trình bàn giao đưa vào sử dụng hồ sơ giám sát chặt chẽ đúng quy định cuả mỗi công trình được khởi công xây dựng và hoàn thành đều được công khai dân chủ rộng dãi trong các tổ chức và toàn thể nhân dân được biết.
- Về quản lý kỹ thuật chất lượng công trình. Ban chỉ đạo xây dựng GTNT xã đặc biệt quan tâm đến chất lượng công trình. Mỗi đoạn đường giao thông UBND đều mời cán bộ chuyên viên phòng giao thông về trực tiếp hướng dẫn chuyên môm nghiệp vụ tập huấn kỹ thuật cho ban quản lý và ban giám sát công trình, kết quả mọi người đã nâng cao về sự hiểu biết. Người trực tiếp giám sát là hội cựu chiến binh, các đồng chí cán bộ đảng viên có uy tín được nhân dân các thôn trực tiếp bầu ra. Ngoài ra còn có các đồng chí cách mạng lão thành, cán bộ cao cấp tuy tuổi đã cao không trực tiếp tham gia song hàng ngày vẫn theo sát quá trình thực hiện, kịp thời đóng góp nhưng ý kiến quý báu chính vì vậy chất lượng các công trình điều đạt yêu cầu, đủ về số lượng, chất lượng đảm bảo theo yêu cầu, thiết kế dự toán được nhân dân ghi nhận và tin tưởng.
Kinh nghiệm huy động sự đống góp của dân để xây dựng trạm xá thôn xã Yên Đồng. Yên Đồng là 1 xã đông dân, nhu cầu khám chữa bệnh, sinh nở rất cao.
Trước tình hình trên, tháng 6/2000, HĐND xã Yên Đồng đã họp và ra nghị quyết về việc ưu tiên xây dựng trạm xá xã nhằm chăm lo sức khoẻ cho đồng bào trong xã. Nghị quyết này đã được gửi lên HĐND và UBND huyện Yên Lạc và được lãnh đạo huyện đồng ý cấp kinh phí từ nguồn vốn ngân sách Chính phủ để xây dựng trạm xá xã theo mẫu thiết kế của tỉnh. Tuy nhiên, từ đường trục của xã vào nơi dự kiến xây dựng trạm chỉ có con đường mòn nhỏ hẹp dài khoảng 150m nên phải mở rộng khổ đường lên 2m mới có thể sử dụng để đưa trạm vào hoạt động được. UBND huyện yêu cầu UBND xã huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để , san lấp thùng đấu mở rộng con đường vào trạm trước khi huyện đầu tư xây dựng. Chủ tịch UBND xã Yên Đồng sẽ triển khai thực hiện việc mở đường vào trạm xá xã theo yêu cầu của huyện như thế nào?
Hộp 4.1. Dân biết, dân bàn
UBND xã Yên Đồng cần lập dự toán công trình mở đường vào trạm xá, ước tính với khổ đường rộng 2m, dài 150m thì việc đào, đắp, sa lấp cần bao nhiêu m3 đất đá, cần bao nhiêu lao động làm việc trong một ngày và để làm xong con đường thì thời gian cần là bao nhiêu ngày; sau đó quy ra tổng số ngày công lao động để dự tính việc huy động nhân dân ở các thôn trong xã đóng ngày công tham gia làm đường
Việc xác định mức quy đổi các khoản đóng góp bằng hiện vật, ngày công lao động ra tiền phải căn cứ vào mức giá quy đổi đã được nhân dân bàn bạc, nhất trí hoặc thông qua HĐND xã quyết định và lập sổ kế toán để theo dõi riêng.
Căn cứ vào chủ trương và mức huy động đã được phê duyệt, chủ tịch UBND xã Yên Đồng chỉ đạo trưởng thôn, phối hợp với ban công tác mặt trận tại các thôn để tổ chức vận động nhân dân tham gia làm đường theo thời gian lao động theo xã ấn định trên cơ sở và nghĩa vụ đóng góp của từng lao động
- Với những đối tượng đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật, xã thông qua Trưởng thôn, Trưởng thôn có trách nhiệm thông báo cho nhân dân về thời hạn đóng góp, địa điểm đóng góp, mức đóng góp đối với từng đối tượng huy động. Tinh thần chung là vận động nhân dân đóngóp bằng ngày công lao động để họ trực tiếp tham gia làm đường; trừ trường hợp người dân không thể tham gia trực tiếp thì để họ đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật.
- Với những đối tượng đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật, xã thông qua Trưởng thôn, Trưởng thôn có trách nhiệm thông báo cho nhân dân về thời hạn đóng góp, địa điểm đóng góp, mức đóng góp đối với từng đối tượng huy động.
Phỏng vấn sâu chủ tịch UBND xã Yên Đồng
Hộp 4.2. Công khai tài chính
Ban tài chính xã có trách nhiệm thu các khoản đóng góp này; Thực hiện công tác kế toán quá trình thu, quản lý sử dụng các khoản đóng góp theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ kế toán NSX hiện hành; sau đó, sử dụng khoản đóng góp cho việc thuê lao động là người địa phương để hoàn thành công trình
- Sau khi kết thúc thi công công trình, UBND xã Yên Đồng có trách nhiệm quyết toán việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình và phải tuân theo các quy định hiện hành về quyết toán vốn xây dựng cơ bản. tỉnh về đề án phát triển đường giao thông nông thôn để bổ sung vào phần thiếu so với số thu cần có trong việc làm đường vào trạm y tế xã. - Sau khi quyết toán công trình, UBND xã Yên Đồng lập báo cáo quyết toán tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để báo cáo lên huyện và công khai cho nhân dân biết.
Trường hợp có phát sinh chênh lệch thu - chi:
+ Nếu phát sinh số thu lớn hơn chi thì việc sử dụng số chênh lệch thừa này do nhân dân bàn và quyết định thông qua HĐND xã. + Nếu phát sinh số thu nhỏ hơn chi, thì phải tổ chức cho nhân dân bàn và quyết định các phương án bổ sung phần chênh lệch thiếu theo hướng: hoặc huy động các nguồn kinh phí khác như ngân sách nhà nước các cấp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước... hoặc huy động đóng góp bổ sung của nhân dân.
Phỏng vấn: trưởng ban tài chính xã
Tuy nhiên, công trình làm đường vào trạm xá xã Yên Đồng chỉ là công trình nhỏ và thuộc dạng đường giao thông nông thôn nên UBND xã Yên Đồng cần áp dụng Quy chế quản lý đầu tư xây dựng và phát triển đường giao thông nông thôn do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành; nếu số thu nhỏ hơn số chi (tức là số ngày công lao động đóng góp của nhân dân không đủ để làm đường) thì có thể làm dự toán xin UBND huyện cấp vốn bổ sung từ nguồn vốn ngân sách của chính phủ hoặc vốn do kinh phí đống góp của cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn mỗi người hai ngày lương/năm theo nghị quyết số 34 ngày 05/8/2002 của HĐND tỉnh về đề án phát triển đường giao thông nông thôn để bổ sung vào phần thiếu so với số thu cần có trong việc làm đường vào trạm y tế xã.
4.2. Kết quả thực hiện chính sách.
4.2.1. Số lượng và giá trị công trình đã thực hiện được từ chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn giai đoạn 2000-2005.
a) Giao thông
Với chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua huyện Yên Lạc đã huy động được nhiều nguồn vốn (nhà nước, vốn từ đất, đóng góp của dân…) nên nhiều tuyến đường giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn được xây dựng, cải tạo, mở rộng và phân bố khá đồng đều trên địa bàn làm tiền đề cho phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu với bên ngoài.
Đường liên xã liên thôn: tổng chiều dài 35km đều đã được bê tông hoá hoặc lát gạch. Tam Hồng là 18km, Yên Đồng là 17 km
Trong 5 năm (2000-2005) 2 xã Tam Hồng, Yên Đồng đã đóng góp được hơn 12 tỷ đồng làm được, 15km đường bê tông và 25km đường lát gạch.[7], [30]
b) Thuỷ lợi
Tính đến năm 2005 trên địa bàn huyện có 8 trạm bơm do các tổ thủy nông do các thôn quản lý 800 – 1000 m3/h. Toàn bộ chiều dài kênh tưới cấp 3 là 38km trong đó có khoảng 25km đã được kiên cố hoá.
c) Hệ thống cấp điện
Hệ thống cấp điện bao gốm 12 trạm biến áp khu vực với tổng công suất 4.080KVA, trong đó loại trạm biến áp 35KVA có 2 máy với tổng công suất 1850KVA, loại trạm biến áp 10KVA có 74 máy với tổng công suất 1260KVA.
Đường dây 35KV chiều dài 16.87 km.
Đường dây 10KV chiều dài 43,1 km.
Tổng chiều dài đường dây hạ thế là 227km.
Hệ thống trạm và đường dây về cơ bản đáp ứng được nhu cầu phụ tải điện hiện tại.
Theo bảng 4.1. trong 5 năm thực hiện chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn.
ở xã Tam Hồng, Yên Đồng đã có hơn 10 công trình đựơc thực hiện có liên quan đến giao thông, thuỷ lợi và chợ với tổng giá trị thực hiện 43.000.000.000đ trong đó số vốn huy động sự đóng góp của dân là 12.855.000.000đ (chiếm 30%) [7], [30].
Bảng 4.1. Kết quả đầu tư các công trình phát triển chợ, đường giao thông và thuỷ lợi tại các xã.
Tên công trình
Địa điểm
Giá trị (1000đ)
Nắm bắt đầu
- Kênh Man Để
Tam Hồng
365.930,25
2002
- Kênh tưới nước đồng giếng
Yên Đồng
372.966,49
2002
- Đường giao thông nông thôn
Yên Đồng
244.711,0
2001
- Trạm bơm và kênh tưới Lâm Xuyên
Tam Hồng
307.320,74
2002
- Chợ trung tâm - Chợ Lầm
Tam Hồng
622.719,61
2001
- Đường giao thông xóm 4 đi xóm 6
Yên Đồng
488.603,25
2002
- Uỷ ban nhân dân xã Tam Hồng
Tam Hồng
1.668.000
2002
-Đường vào trạm xá thôn Yên Đồng
Yên Đồng
1.050.000.
2001
-Trường tiểu học
Yên Đồng
2.000.000
2003
- Thư viện Tam Hồng
Tam Hồng
1.000.000
2003
v…v
Tổng
12.855000
Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn của xã Tam Hồng và Yên Đồng.
Các công trình phát triển cơ sở hạ tầng nói trên sau khi hoàn thành đều đã được bàn giao lại cho HTX và các thôn quản lý và sử dụng. Mặc dù vậy, sau khi đi vào sử dụng các công trình nảy sinh một số vấn đề về quản lý, sử dụng. Không có người chịu trách nhiệm quản lý một cách rõ ràng, nguồn vốn tài chính sử dụng trong duy tu, bảo dưỡng không có, không ai có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ những tài sản này. Toàn bộ những tài sản phát triển cơ sở hạ tầng đựơc người dân coi như là các tài sản công theo đúng nghĩa. Mà khi đã tài sản công thì sẽ chịu tình trạng “cha chung không ai khóc dẫn đến nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, hạn chế những tác động do chính sách này đem lại đối với sinh kế của người dân.
Ảnh 1. (Trụ sở UBND xã Tam Hồng)
Ngoài kết quả số lượng CSHT tăng lên tác động tích cực đến sinh kế của người dân. Nếu cán bộ xã thực hiên dân biết, dân ,dân kiểm tra người dân sẽ tích cực đóng góp để xây dựng xóm làng.
4.2.2. Số lượng và giá trị công trình đã thực hiện được từ chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn 2006-2008.
Ngay từ năm 2006, Huyện ủy, HĐND huyện Yên Lạc đã có Nghị quyết chuyên đề về công tác GTNT; thành lập Ban chỉ đạo và 8 cụm chỉ đạo do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm trưởng ban, các Phó bí thư làm phó ban và thành viên là lãnh đạo HĐND, UBND, các trưởng, phó các ban của Đảng, đoàn thể và các phòng ban của huyện. 100% các xã, thị trấn trong huyện cũng có Nghị quyết chuyên đề về GTNT, xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng GTNT
Thực hiện Nghị quyết số 11/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chương trình phát triển GTNT của tỉnh giai đoạn 2007-2010, các xã trong huyện trong đó có Tam Hồng, Yên Đồng đã tổ chức nhiều đợt phát động phong trào làm GTNT đến tất cả các thôn, các thôn đều thực hiện vượt kế hoạch đề ra. Chỉ trong 2 năm (2007- 2008), Tam Hồng đã thực hiện được 3 km đường trục xã, trục thôn, đường ra đồng; 5 km đường ngõ xóm; 4 km đường nội đồng với tổng giá trị thực hiện hơn 1,5 tỷ đồng.Yên Đồng đã thực hiện được 2.5 km đường trục xã, trục thôn, đường ra đồng; 4 km đường ngõ xóm; 3,5 km đường nội đồng với tổng giá trị thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng.
4.2.3. Quan điểm và nhận thức của người dân về chính sách huy động sự đóng góp của dân trong phát triển CSHT nông thôn.
Do thực hiện dân chủ “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” cho nên đa số người dân đều hiểu và ý thức được việc đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mỗi người, đa số người dân đều cho rằng cuộc sống của họ đã đổi thay sau khi có các công trình phát triển CSHT mà họ tham gia đóng góp công sức tiền của để xây dựng. Nhờ các công trình này mà người dân có cơ hội được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về sản xuất, thị trường hơn so với trước đây, đồng thời qua các công trình thì các mối quan hệ của cộng đồng với các tổ chức, cá nhân ở bên ngoài cũng nhiều hơn từ đó mà các cơ hội về thị trường, sản xuất đến với cộng đồng cũng nhiều hơn trước.
Tuy nhiên do trình độ và điều kiện sống không đồng đều cho nên số người kêu ca phàn nàn, đề nghị bỏ các khoản đóng góp để xây dựng cơ sở hạ ._.YỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THU PHÍ, LỆ PHÍ
VÀ CƠ QUAN THUẾ
Điều 14. Cơ quan, tổ chức được phép thu phí, lệ phí có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức thu phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật và thông báo công khai các quy định của pháp luật về phí, lệ phí tại nơi thu phí, lệ phí;
2. Thông báo cho đối tượng nộp phí, lệ phí về số tiền phí, lệ phí phải nộp, thời hạn nộp theo đúng quy định; nếu đối tượng không nộp tiền phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật thì có quyền không phục vụ công việc hoặc đáp ứng lợi ích tương ứng mà đối tượng đó yêu cầu; đối tượng cố tình trốn nộp phí, lệ phí thì ngoài việc phải thu đủ số tiền phí, lệ phí theo quy định, còn bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo pháp luật;
3. Đăng ký, kê khai phí, lệ phí cho cơ quan Thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính;
4. Nộp đầy đủ, đúng hạn tiền phí, lệ phí và các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của cơ quan Thuế;
5. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; cung cấp các tài liệu, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, hoá đơn, chứng từ có liên quan đến việc quản lý phí, lệ phí theo yêu cầu của cơ quan Thuế và cơ quan có thẩm quyền.
Điều 15. Cơ quan Thuế ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 14 Nghị định này đối với những loại phí, lệ phí giao cho cơ quan Thuế trực tiếp tổ chức thu, còn có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan thu phí, lệ phí thực hiện việc kê khai, thu, nộp, sổ sách, chứng từ kế toán và quyết toán phí, lệ phí theo đúng quy định của Nghị định này;
2. Thông báo cho cơ quan thu phí, lệ phí về số tiền phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định; nếu quá thời hạn nộp ghi trên thông báo mà cơ quan thu phí, lệ phí chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số tiền phí, lệ phí phải nộp và số tiền phạt chậm nộp theo quy định tại khoản 3, Điều 19 của Nghị định này; nếu cơ quan thu phí, lệ phí vẫn không nộp đủ số tiền phí, lệ phí và tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4, Điều 19 của Nghị định này để bảo đảm thu đủ số tiền phí, lệ phí và tiền phạt; nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà cơ quan thu phí, lệ phí vẫn không nộp đủ số tiền phí, lệ phí, tiền phạt thì chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, thu, nộp, sử dụng và quyết toán phí, lệ phí của cơ quan thu phí, lệ phí bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật;
4. Xử lý vi phạm hành chính về phí, lệ phí và giải quyết khiếu nại về phí, lệ phí theo thẩm quyền;
5. Yêu cầu đối tượng nộp phí, lệ phí và cơ quan thu phí, lệ phí cung cấp sổ kế toán, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính và nộp phí, lệ phí;
6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà đối tượng nộp phí, lệ phí và cơ quan thu phí, lệ phí cung cấp theo chế độ quy định.
CHƯƠNGV: GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG
Điều 16. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp phí, lệ phí trong việc khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phí, lệ phí quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí có quyền khiếu nại và tố cáo cán bộ thu phí, lệ phí hoặc cơ quan thu phí, lệ phí theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo đối với những hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này.
Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp phí, lệ phí vẫn phải thực hiện theo thông báo của cơ quan thu phí, lệ phí.
2. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 17 Nghị định này mà chưa giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân hoặc khởi kiện đến toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thu phí, lệ phí trong việc giải quyết khiếu nại:
1. Cơ quan thu phí, lệ phí khi nhận được đơn khiếu nại về phí, lệ phí phải xem xét, giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn đó có thể kéo dài nhưng không được quá ba mươi ngày; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại;
2. Cơ quan thu phí, lệ phí nhận đơn khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thu phí, lệ phí có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại;
3. Cơ quan thu phí, lệ phí phải thoái trả số tiền phí, lệ phí, số tiền phạt thu không đúng cho đối tượng nộp phí, lệ phí trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
4. Nếu phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn nộp phí, lệ phí hoặc nhầm lẫn về phí, lệ phí, cơ quan thu có trách nhiệm truy thu tiền phí, lệ phí, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền phí, lệ phí trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn nộp phí, lệ phí hoặc nhầm lẫn về phí, lệ phí; riêng trường hợp cơ quan thu phí, lệ phí có thu phí, lệ phí nhưng không kê khai, nộp phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước, thời hạn truy thu tiền phí, lệ phí, tiền phạt được áp dụng kể từ khi cơ quan thu bắt đầu thu phí, lệ phí;
5. Thủ trưởng cơ quan cấp trên của cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại về phí, lệ phí đối với cơ quan thu phí, lệ phí cấp dưới.
Điều 18. Xử lý vi phạm đối với đối tượng nộp phí, lệ phí
1. Tổ chức, cá nhân không nộp đủ số tiền phí, lệ phí theo quy định thì không được phục vụ công việc hoặc đáp ứng lợi ích như quy định của pháp luật đối với loại dịch vụ đó;
2. Tổ chức, cá nhân cố tình trốn nộp phí, lệ phí thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, còn bị xử phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một đến ba lần số tiền phí, lệ phí trốn nộp; trốn nộp phí, lệ phí với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành chế độ thu phí, lệ phí sẽ quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 19. Xử lý vi phạm đối với cơ quan thu phí, lệ phí
Cơ quan thu phí, lệ phí vi phạm các quy định của Nghị định này thì bị xử lý như sau:
1. Đình chỉ thi hành ngay khi bị phát hiện văn bản quy định thu phí, lệ phí trái thẩm quyền hoặc tổ chức thu loại phí, lệ phí không đúng quy định của Nghị định này và các văn bản liên quan. Số tiền phí, lệ phí đã thu sai phải hoàn trả cho đối tượng nộp; trường hợp không xác định được đối tượng nộp thì phải nộp hết vào ngân sách nhà nước (điều tiết 100% cho ngân sách trung ương); tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
2. Không thực hiện đúng những quy định về kê khai, nộp ngân sách, quyết toán phí, lệ phí, chế độ kế toán, sử dụng và lưu giữ chứng từ, hoá đơn theo quy định tại Điều 13, Điều 14 của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
3. Nộp chậm tiền thu phí, lệ phí, tiền phạt vào ngân sách nhà nước so với ngày quy định phải nộp hoặc theo quyết định xử lý về phí, lệ phí thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền phí, lệ phí, số tiền phạt phải nộp, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp; tiền gửi của cơ quan thu phí, lệ phí tại Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng bị trích ra để nộp phí, lệ phí, nộp phạt.
Ngân hàng, Kho bạc và tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan thu phí, lệ phí để nộp tiền phí, lệ phí, tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan Thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ.
4. Khai man và trốn nộp tiền thu phí, lệ phí thì ngoài việc phải nộp vào ngân sách Nhà nước toàn bộ số tiền đã man khai, trốn nộp; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến ba lần số tiền phí, lệ phí gian lận; trốn nộp phí, lệ phí với số lượng lớn hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Xử lý đối với cán bộ thu phí, lệ phí và cá nhân khác vi phạm quy định về quản lý phí, lệ phí
1. Cán bộ thu phí, lệ phí thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây thiệt hại cho người nộp phí, lệ phí thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
2. Cán bộ thu phí, lệ phí và cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tiền phí, lệ phí, tiền phạt hoặc cố ý không xử lý gây thiệt hại cho nhà nước thì phải bồi thường cho nhà nước toàn bộ số tiền phí, lệ phí, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm đoạt hoặc làm thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
3. Cán bộ thu phí, lệ phí và cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người vi phạm pháp luật về phí, lệ phí hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Thẩm quyền xử lý các vi phạm về phí, lệ phí
1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về phí, lệ phí quy định tại Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định cụ thể của chế độ thu từng loại phí, lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về phí, lệ phí quy định tại Điều 19 Nghị định này thực hiện theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Điều 22. Cơ quan thu phí, lệ phí và cán bộ thu phí, lệ phí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tổ chức, cá nhân có công phát hiện những hành vi vi phạm Nghị định này thì được khen thưởng theo quy định của Chính phủ.
CHƯƠNGVI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Bãi bỏ Quyết định số 276/CT ngày 28 tháng 7 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí và các quy định khác về phí, lệ phí trái với Nghị định này.
Điều 24. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp tổ chức và chỉ đạo thực hiện ngay các việc sau đây:
1. Kiểm kê, soát xét toàn bộ các loại phí, lệ phí thuộc ngành, địa phương mình đang thu để phân loại và xử lý như sau:
a) Đình chỉ thi hành ngay những loại phí, lê phí không do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này ban hành. Cơ quan, tổ chức thu các loại phí, lệ phí này phải quyết toán, kê khai số tiền đã thu được và nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Đối với những loại phí, lệ phí đã được ban hành theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này thì phải quản lý thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định này.
2. Đề xuất, phối hợp với Bộ Tài chính và ủy ban nhân dân tỉnh để nghiên cứu, soạn thảo các chế độ thu phí, lệ phí thuộc ngành, địa phương mình tổ chức thu;
3. Bộ Tài chính và ủy ban nhân dân tỉnh khẩn trương nghiên cứu, soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chế độ thu phí, lệ phí theo đúng quy định của Nghị định này trong năm 1999.
Điều 25. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này, quy định việc thông báo công khai chế độ thu phí, lệ phí và phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội trong việc vận động nhân dân thực hiện và giám sát các cơ quan, cán bộ làm công việc thu phí, lệ phí.
Điều 26. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc thi hành Nghị định này.
DANH MỤC PHÍ, LỆ PHÍ ĐƯỢC ÁP DỤNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 1999 của Chính phủ)
TT
Danh mục phí, lệ phí
Cơ quan quy định chế độ thu, nộp và sử dụng
1
2
3
I
Các loại phí
1
Phí giao thông
Chính phủ
2
Phí qua cầu thuộc nhà nước quản lý (trừ cầu do các tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng để kinh doanh)
- Bộ Tài chính quy định đối với cầu do trung ương quản lý;
- UBND tỉnh quy định đối với cầu địa phương quản lý
3
Phí qua phà thuộc nhà nước quản lý (trừ phà hoạt động kinh doanh)
- Bộ Tài chính quy định đối với phà trung ương quản lý;
- UBND tỉnh quy định đối với phà địa phương quản lý
4
Phí sử dụng đường bộ thuộc nhà nước quản lý (trừ đường tự đầu tư xây dựng để kinh doanh)
- Bộ Tài chính quy định đối với đường trung ương quản lý;
- UBND tỉnh quy định đối với đường địa phương quản lý
5
Phí sử dụng đường sông, phí sử dụng cầu, bến cảng sông do Nhà nước quản lý.
- Bộ Tài chính quy định đối với đường sông trung ương quản lý;
- UBND tỉnh quy định đối với đường sông địa phương quản lý
6
Phí sử dụng cơ sở hạ tầng đường sắt
Bộ Tài chính
7
Phí bảo đảm hàng hải
Bộ Tài chính
8
Phí bay qua bầu trời và vùng thông báo bay
Bộ Tài chính
9
Phí sử dụng đất công, bến, bãi, mặt nước thuộc nhà nước quản lý
UBND tỉnh
10
Phí trọng tải tàu, thuyền cập cảng biển, cảng biển sông, cảng song
Bộ Tài chính
11
Phí sử dụng và bảo vệ tần số vô tuyến điện
Bộ Tài chính
12
Phí giám định y khoa, pháp y, giám định cổ vật, tài liệu và các giám định khác theo yêu cầu
Bộ Tài chính
13
Phí y tế dự phòng
Bộ Tài chính
14
Phí phòng dịch bệnh cho người, động vật, thực vật
Bộ Tài chính
15
Phí bảo vệ môi trường
Chính phủ
16
Phí đánh giá tác động môi trường
Bộ Tài chính
17
Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc công trình văn hoá thuộc nhà nước quản lý
- Bộ Tài chính quy định đối với tài sản thuộc trung ương quản lý;
- UBND tỉnh quy định đối với tài sản thuộc địa phương quản lý
18
Phí khai thác, sử dụng tài liệu thuộc nhà nước quản lý
Bộ Tài chính
19
Học phí trường công thuộc nhà nước quản lý
Chính phủ
20
Viện phí tại bệnh viện công thuộc nhà nước quản lý
Chính phủ
II
Các loại lệ phí
1
Lệ phí trước bạ
Chính phủ
2
Lệ phí cấp giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
3
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
4
Lệ phí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Bộ Tài chính
5
Lệ phí địa chính
Bộ Tài chính
6
Lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; chuyển đổi hợp đồng thuê nhà thuộc nhà nước quản lý
Bộ Tài chính
7
Lệ phí bảo vệ và kiểm dịch thực vật, động vật, y tế theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
8
Lệ phí cảng vụ theo quy định của pháp luật (bao gồm cảng biển, cảng sông, cảng hàng không)
Bộ Tài chính
9
Lệ phí đăng ký và cấp biển số xe máy, ô tô, tàu (tàu thuỷ, tàu hoả, tàu bay), thuyền và các phương tiện phải đăng ký khác theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
10
Lệ phí cấp giấy phép lắp ráp, cải tạo, hoán cải ôtô, tàu thuỷ, tàu bay, tàu hoả theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
11
Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ lái xe, lái tàu và các loại bằng, chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
12
Lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận được hoạt động trên tàu thuỷ, tàu bay và các loại phương tiện khác theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
13
Lệ phí cấp giấy phép kiểm định kỹ thuật ôtô, tàu thuỷ, tàu bay, và các phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư khác theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
14
Lệ phí kiểm nghiệm và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, thiết bị, vật tư, nguyên liêu, điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu
Bộ Tài chính
15
Lệ phí cấp giấy phép được hoạt động trong một số ngành, nghề nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
16
Lệ phí cấp hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
17
Lệ phí cấp bản quyền tác giả
Bộ Tài chính
18
Lệ phí độc quyền hoạt động trong một số ngành, nghề theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
19
Lệ phí quản lý hành chính nhà nước tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
Bộ Tài chính
20
Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy chứng nhận cho công dân Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú
Bộ Tài chính
21
Lệ phí qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng
Bộ Tài chính
22
Lệ phí cấp giấy phép cho người Việt Nam ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam
Bộ Tài chính
23
Lệ phí về giải quyết các việc về quốc tịch Việt Nam
Chính phủ
24
Lệ phí toà án
Chính phủ
25
Lệ phí chứng thư
Bộ Tài chính
26
Lệ phí công chứng nhà nước
Bộ Tài chính
27
Lệ phí cấp giấy phép đặt và hoạt động của văn phòng đại diện các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam
Bộ Tài chính
28
Lệ phí thẩm định theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
29
Lệ phí Hải quan
Bộ Tài chính
30
Lệ phí cấp giấy phép lắp đặt các công trình ngầm theo yêu cầu
Bộ Tài chính
31
Lệ phí tham gia đấu thầu, đấu giá theo yêu cầu
- Bộ Tài chính quy định đối với lệ phí do cơ quan trung ương tổ chức thu;
- UBND tỉnh quy định đối với loại lệ phí do cơ quan địa phương tổ chức thu
32
Lệ phí cấp giấy phép sử dụng các chất nổ, các phương tiện nổ, vũ khí, khí tài theo quy định của pháp luật
Bộ Tài chính
33
Lệ phí quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội
Bộ Tài chính
34
Hoa hồng chữ ký (dầu khí...)
Bộ Tài chính
35
Lệ phí thi
Bộ Tài chính
BỘTÀICHÍNH********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 85/1999/TT-BTC
Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 1999
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 85/1999/TT-BTC NGÀY 7 THÁNG 07 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ TỔ CHỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN CỦA NHÂN DÂN ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CÁC XÃ, THỊ TRẤN
- Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16-4-1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn. Nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc dân chủ, tự nguyện trong việc huy động đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các xã, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã); huy động phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng có hiệu quả, minh bạch các khoản đóng góp đó, Bộ Tài chính hướng dẫn một số quy định về đối tượng huy động, hình thức đóng góp, mức huy động và quá trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư cho công trình cơ sở hạ tầng như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG HUY ĐỘNG, HÌNH THỨC ĐÓNG GÓP VÀ MỨC HUY ĐỘNG:
1/ Xác định đối tượng huy động:
Căn cứ vào tổng mức tối đa huy động đóng góp của nhân dân, các đối tượng được xét miễn giảm do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định, căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng của công trình, nhu cầu vốn cần huy động đóng góp cho công trình, Uỷ ban Nhân dân xã xác định các đối tượng huy động và tính toán mức huy động đối với từng đối tượng huy động. Việc tính toán mức đóng góp cho từng đối tượng theo hộ gia đình và căn cứ vào một trong các tiêu thức sau:
- Số nhân khẩu;
- Diện tích đất canh tác;
- Các tiêu thức khác.
Việc chọn ra tiêu thức hợp lý cho việc tính mức đóng góp của từng đối tượng do nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
2/ Hình thức đóng góp:
2.1. Căn cứ vào tính chất thi công và tình hình thực tế của mỗi công trình, nhân dân có thể thực hiện việc đóng góp theo các hình thức bằng: tiền, hiện vật và ngày công lao động.
2.2. Phương thức quy đổi ra giá trị để hạch toán:
Việc xác định mức quy đổi các khoản đóng góp bằng hiện vật, ngày công lao động ra tiền để hạch toán phải căn cứ vào mức giá quy đổi đã được nhân dân bàn bạc, nhất trí.
Đối với các khoản đóng góp bằng hiện vật, ngày công lao động, các xã phải lập sổ kế toán để theo dõi riêng.
2.3. Trường hợp giá cả hiện vật, ngày công lao động tại thời điểm đóng góp có chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn 20% so với giá quy đổi thì Uỷ ban Nhân dân xã phải tổ chức nhân dân bàn bạc, thống nhất về giá cả để quy đổi thành tiền đối với hiện vật và ngày công lao động.
3/ Xác định mức đóng góp đối với từng đối tượng:
Xác định nhu cầu vốn cần huy động đóng góp:
a/ Việc xác định nhu cầu vốn cần huy động và mức huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân phải căn cứ vào thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân.
b/ Nhu cầu vốn cần huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã được xác định bằng tổng nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng công trình (dự toán công trình đã được nhân dân bàn và quyết định trực tiếp) trừ đi tổng các nguồn vốn khác cho đầu tư xây dựng công trình như:
- Ngân sách nhà nước: hỗ trợ từ Ngân sách cấp trên, từ ngân sách xã;
- Tài trợ, ủng hộ trực tiếp của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài cho đầu tư xây dựng công trình;
- Các nguồn vốn khác.
3.2. Tính toán mức đóng góp của từng đối tượng: Việc tính toán, xác định mức đóng góp cho từng đối tượng cụ thể được thực hiện như sau:a/ Tính tổng nhu cầu vốn cần huy động đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình theo điểm b, khoản 3.1.
b/ Xác định nhu cầu vốn cần huy động trong từng giai đoạn phù hợp với tiến độ thi công và tiến độ huy động cho đầu tư xây dựng công trình. Việc xác định dựa trên các căn cứ sau:
- Tiến độ thực hiện thi công công trình (căn cứ vào dự toán thi công công trình và tình hình thực tế thi công);
- Tình hình thực tế huy động, tồn quỹ, tồn kho vật liệu và vốn cho đầu tư xây dựng công trình.
c/ Xác định mức miễn, giảm cho các đối tượng: Căn cứ vào các đối tượng được miễn, giảm theo quy định của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban Nhân dân xã tính toán mức giảm với từng đối tượng để nhân dân bàn và quyết định.
d/ Việc tính toán, xác định mức đóng góp cụ thể của từng đối tượng phải được thực hiện công khai, dân chủ và đảm bảo công bằng, hợp lý. Căn cứ theo tiêu thức phân bổ nêu tại Mục I, khoản 1; các đối tượng được miễn, giảm, mức giảm cho các đối tượng, các xã dự kiến cách thức tính và mức đóng góp của từng đối tượng để nhân dân bàn bạc và quyết định.
II. TỔ CHỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN ĐỂ ĐẦU TƯ CHO CÔNG TRÌNH:
1/ Tổ chức huy động:
1.1. Căn cứ chủ trương và mức huy động đã được phê duyệt, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã chỉ đạo Trưởng thôn, Trưởng bản phối hợp với Ban công tác mặt trận tại các thôn, bản để tổ chức vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở xã.
Các xã có trách nhiệm thông báo cho nhân dân về thời hạn đóng góp, địa điểm đóng góp, mức đóng góp đối với từng đối tượng trong từng lần huy động.
1.2. Ban Tài chính xã có trách nhiệm thu; thực hiện công tác kế toán quá trình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho xây dựng công trình theo đúng các quy định pháp luật về chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành và các quy định hướng dẫn quản lý ngân sách xã của Bộ Tài chính như: Thông tư số 01/1999/TT -BTC ngày 4 tháng 1 năm 1999 hướng dẫn quản lý thu chi ngân sách xã, thị trấn, phường; Thông tư số 76 TC/ĐTPT ngày 1 tháng 11 năm 1997 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện, xã; Thông tư số 47/1999/TT-BTC ngày 5 tháng 5 năm 1999 hướng dẫn quản lý, cấp phát vốn đầu tư cho dự án hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.
1.3. Trường hợp Uỷ ban Nhân dân xã uỷ quyền cho các Trưởng thôn, Trưởng bản thu các khoản đóng góp của nhân dân:
- Trưởng thôn, Trưởng bản nhận biên lai thu từ Ban Tài chính xã để thực hiện thu các khoản đóng góp của nhân dân; Ban Tài chính xã có trách nhiệm hướng dẫn cho các Trưởng thôn, Trưởng bản về việc quản lý và sử dụng biên lai, chứng từ thu;
- Trưởng thôn, Trưởng bản có trách nhiệm nộp các khoản thu đóng góp của nhân dân cho Ban Tài chính xã ngay trong ngày có phát sinh số thu để Ban Tài chính xã kịp thời hạch toán các khoản đóng góp của nhân dân.
1.4. Sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận các khoản đóng góp của nhân dân, Ban Tài chính xã có trách nhiệm nộp vào kho bạc Nhà nước số tiền đóng góp của nhân dân để cấp phát kịp thời cho đầu tư xây dựng công trình.
2/ Quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thị trấn phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
3/ Các chi phí cho việc mời thầu, thuê thiết kế công trình, tổ chức thẩm định công trình, tổ chức nghiệm thu công trình và một số chi phí khác đã được nhân dân bàn và nhất trí được hạch toán vào giá trị công trình. Việc dự toán, quản lý và sử dụng các chi phí này phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành đồng thời phải được nhân dân bàn bạc và nhất trí.
4/ Bồi thường thiệt hại, đền bù giải phóng mặt bằng:
Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình, nếu có phát sinh các trường hợp gây thiệt hại về tài sản của nhân dân như hoa màu, đất đai..., Uỷ ban Nhân dân xã có trách nhiệm:
4.1. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần chúng vận động nhân dân coi những thiệt hại đó là khoản tự nguyện ủng hộ việc thi công công trình vì lợi ích chung;
4.2. Trong trường hợp mức thiệt hại lớn, Uỷ ban Nhân dân xã cần phải tính toán đền bù cho nhân dân và tính vào dự toán công trình để tính chung trong tổng nhu cầu vốn cần huy động và phân bổ cho tất cả các đối tượng đóng góp.
4.3. Đối với những công trình có thể có nguồn thu khi đưa vào sử dụng, Uỷ ban nhân dân xã xây dựng phương án sử dụng nguồn thu để bồi thường, đền bù cho những người bị thiệt hại trên cơ sở có sự thoả thuận, nhất trí của những người được đền bù.
5/ Quyết toán công trình:
5.1. Sau khi kết thúc thi công công trình, các xã có trách nhiệm tiến hành quyết toán việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình và phải tuân theo các quy định hiện hành về quyết toán vốn xây dựng cơ bản: Thông tư số 76 TC/ĐTPT ngày 1 tháng 11 năm 1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện, xã; Thông tư số 47/1999/TT-BTC ngày 5 tháng 5 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, cấp phát vốn đầu tư cho dự án hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.
5.2. Trường hợp có phát sinh chênh lệch thu-chi:
a/ Nếu phát sinh số thu lớn hơn chi, thì việc sử dụng số chênh lệch thừa này do nhân dân bàn và quyết định.
b/ Nếu phát sinh số thu nhỏ hơn chi, thì phải tổ chức cho nhân dân bàn và quyết định các phương án bổ sung phần chênh lệch thiếu theo hướng:
- Huy động các nguồn kinh phí khác: ngân sách Nhà nước các cấp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước...
- Huy động đóng góp bổ sung của nhân dân.
6/ Thực hiện báo cáo và công khai tài chính:
6.1. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết toán công trình được duyệt, Uỷ ban Nhân dân xã lập báo cáo tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân gửi cho Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, đồng thời trình ra Hội đồng nhân dân xã trong kỳ họp gần nhất. Các báo cáo gồm:
a/ Báo cáo tài chính về tình hình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp cho công trình (theo Biểu số 1, phụ lục đính kèm).
b/ Báo cáo tình hình chấp hành dự toán thiết kế và dự toán thi công của công trình.
c/ Biên bản nghiệm thu và báo cáo đánh giá chất lượng của công trình;
d/ Báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động của công trình.
6.2. Trong quá trình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp cho đầu tư xây dựng công trình, các xã phải thực hiện công khai tài chính theo các quy định tại Thông tư số 29/1999/TT-BTC ngày 19 tháng 3 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân và các quy định khác của pháp luật hiện hành về thực hiện công khai tài chính.
7/ Đối với trường hợp nhân dân trong phạm vi một thôn, xóm, ấp bản hoặc một cộng đồng dân cư (theo tôn giáo, dòng họ) của xã tự nguyện đứng ra tổ chức huy động, tự quản lý việc đầu tư xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng dân cư đó, Uỷ ban Nhân dân xã có trách nhiệm hướng dẫn việc lập dự toán công trình, thanh quyết toán công trình, thực hiện công khai tài chính; lập báo cáo lên cấp trên để ghi nhận và tổng hợp việc nhân dân đã đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1/ Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2/ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện các quy định của Thông tư này.
3/ Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Trần Văn Tá
(Đã ký)
PHỤ LỤC
BIỂU SỐ 1:
- Xã:...............................
- Tên công trình:............
- Thời gian: Thực hiện từ ngày......tháng......năm..... đến ngày .....tháng.... năm....
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CHO CÔNG TRÌNH.
(Đơn vị tính: .........đồng)
Các khoản thu
Số tiền
Sử dụng nguồn thu
Số tiền
Phản ánh theo từng mục đích thu cụ thể:1- Thu các khoản hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước các cấp cho đầu tư xây dựng công trình;2- Thu các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho đầu tư xây dựng công trình;3- Thu các khoản huy động đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình;4- Thu khác._____________Tổng thu:
Phản ánh theo từng mục đích chi cụ thể:1- Các khoản chi cho đầu tư xây dựng công trình (ghi theo từng mục đích chi cụ thể)2- Chi khác (nếu có)._____________Tổng chi:
Chênh lệch
Chênh lệch
Ngày..... tháng...... năm...TM. Uỷ ban Nhân dân xã
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHKT09008.doc