Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
-----------------------------
Đoàn Trần Aùi Thy
NGHIÊN CỨU SỰ TIẾP NHẬN SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 5 0 4 3 3
Thành phố Hồ Chí Minh - 2005
1
Mục Lục
Mục lục ........................................................................................................... 1
Mở đầu.......................................................
145 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5195 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sự tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................................................... 2
CHƯƠNG 1: SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG SỰ
TIẾP NHẬN CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trước Cách mạng tháng Tám......................................................... 17
1.1.1 Người Pháp đối với truyện Lục Vân Tiên và Nguyễn Đình Chiểu 17
1.1.2 Nguyễn Đình Chiểu và sáng tác của ông trong sự nhìn nhận
của các học giả người Việt................................................................... 20
1.2 Từ sau Cách mạng đến 1975 ........................................................... 25
1.2.1 Việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu ở miền Nam trước ngày
giải phóng............................................................................................. 26
1.2.2 Những bước tiến mới trên con đường nghiên cứu
Nguyễn Đình Chiểu ở miền Bắc ......................................................... 49
1.3 Từ ngày đất nước thống nhất đến nay ............................................ 65
1.3.1 Năm 1982 ..................................................................................... 66
1.3.2 Năm 1998 ..................................................................................... 81
1.3.3 Thành tựu nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu từ sau ngày
đất nước thống nhất ............................................................................. 83
1.4 Tiểu kết ........................................................................................... 84
CHƯƠNG 2: SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG SỰ
TIẾP NHẬN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC VIẾT
2.1 Nội dung nhiều mặt của văn hóa truyền thống, văn học
dân gian trong Lục Vân Tiên ............................................................... 86
2.2 ảnh hưởng của Lục Vân Tiên đối với ca dao, dân ca, câu đố........... 90
2.2.1 Ca dao, dân ca .............................................................................. 90
2.2.2 Đồng dao, thơ rơi, thơ bắt quàng, câu đố...................................... 97
2
2.3 ảnh hưởng của Lục Vân Tiên đến văn học viết ............................. 102
2.3.1 Lục Vân Tiên trong các kịch bản sân khấu, các bài diễn ca,
các bài ca............................................................................................ 102
2.3.2 Lục Vân Tiên và thơ ca hiện đại ................................................. 107
2.3.3 Thơ, điếu họa, cảm tác về con người và cuộc đời Đồ Chiểu..... 111
2.4 Tiểu kết ......................................................................................... 114
KẾT LUẬN................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 121
3
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài - mục đích nghiên cứu
Tác phẩm văn học sáng tác ra phải được thưởng thức, tiếp nhận, vậy
mà một thời gian dài trước đây lý luận văn học chủ yếu chỉ tập trung nghiên
cứu khâu sáng tác, hoặc nghiên cứu sáng tác tách rời với các qui luật tiếp
nhận. Việc nghiên cứu người đọc, nghiên cứu tiếp nhận mới thực sự được các
nhà lý luận văn học hàng đầu thế giới quan tâm tìm hiểu từ hơn 40 năm gần
đây.
Thời điểm lý luận tiếp nhận thực sự hình thành là vào những năm 60,
70 của thế kỷ XX với trường phái “Mỹ học tiếp nhận” ở Konstanz (Đức).
Trước đó chỉ là những ý kiến đơn lẻ. Lý luận tiếp nhận văn học xem mối
quan hệ giữa tác phẩm và người đọc là vấn đề trung tâm nghiên cứu của
mình. Trong đó, tác phẩm là một quá trình, tồn tại qua nhiều giai đoạn: ý đồ,
tưởng tượng, văn bản, sự khách thể hóa ý đồ trong một cấu trúc có tính ký
hiệu, sự cảm thụ của người thưởng thức. Còn người đọc, với tư cách là chủ
thể của sự tiếp nhận, trong quá trình tiếp nhận “bằng tiềm năng đọc của mình
và những kinh nghiệm xã hội và nghệ thuật của mình xây dựng lại thế giới
nghệ thuật mà nhà văn đã xây dựng nên bằng hình tượng, tư tưởng và cấu
trúc ngôn ngữ, giải mã những điều mà nhà văn đã mã hóa trong tác phẩm,
tạo lại cái nghĩa mà tác giả đã đưa vào cấu trúc nghệ thuật của mình, biến
một văn bản “tự nó” thành một tác phẩm “cho mình”, biến tác phẩm ở dạng
khả năng thành ra hiện thực” [Huỳnh Vân, 150].
Tính năng động sáng tạo của người đọc có vai trò quan trọng như thế
nào trong quá trình tiếp nhận tác phẩm? Vấn đề này liên quan đến khái niệm
tầm đón nhận của H.R.Jauss. Theo Jauss, tầm đón nhận là tiền đề tiếp nhận
tác phẩm của người đọc, bao gồm ba yếu tố: 1) Sự hứng thú và đòi hỏi đối
với hình thức, phong cách, thi pháp của tác phẩm, gắn liền với những hình
4
thức thể loại đã biết; 2) Năng lực cảm nhận, trình độ lý giải gắn với một môi
trường lịch sử văn học cụ thể (có sự tác động của điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội); 3) Sự đối lập của tưởng tượng và thực tại, của các chức năng thực tế
và chức năng nghệ thuật của ngôn ngữ.
Nói một cách dễ hiểu, tầm đón nhận chính là tầm văn hóa của người
đọc do điều kiện lịch sử – xã hội và thời đại qui định, tồn tại dưới dạng
những qui chuẩn thẩm mỹ được biểu hiện ra trong quá trình lý giải, đánh giá,
tiếp thụ giá trị tác phẩm. Mỗi người đọc, mỗi thế hệ người đọc có một tầm
đón nhận riêng, nghĩa là một cách đọc tác phẩm riêng, khiến cho sự tiếp
nhận tác phẩm phần nào phản ánh nội dung thời đại mà tác phẩm được tiêp
nhận. Quyết định số phận sáng tác mỗi thời đại là tầm đón nhận của công
chúng văn học, thế hệ người đọc.
Giao thoa với tầm đón nhận là động cơ tiếp nhận. Đây cũng là một yếu
tố quan trọng góp phần vào sự phong phú của đời sống, làm nên những loại
người đọc và cách đọc khác nhau. Ngoài ra, tâm thế tiếp nhận, môi trường
tiếp nhận cũng rất có ý nghĩa trong sự tiếp xúc với tác phẩm ...
Như vậy, người đọc - tác phẩm, hai thành tố đều có vai trò quan trọng
trong tiếp nhận văn học. Trong tiếp nhận văn học, nếu không có cái này thì
cũng không có cái kia. Tác phẩm văn học – “đề án” tiếp nhận ấy chỉ được
mở ra, được thực hiện trong thước đo của người đọc, với tính sáng tạo của anh
ta. Bản thân “đề án” ấy phải thực sự có giá trị, chứ không phải là một cái “cớ
tiếp nhận vu vơ”. Và người đọc trong khi mở “đề án” ấy cũng không có
quyền tự do vô hạn trong tiếp nhận, bởi vì thành tố của tác phẩm tự nó mang
chuẩn mực để cắt nghĩa nó. Tác phẩm – người đọc thể hiện mối quan hệ giữa
sáng tác và tiếp nhận, chúng tác động qua lại và phần nào qui định lẫn nhau.
Mối quan hệ này là vấn đề trung tâm của nghiên cứu tiếp nhận.
5
ở Việt Nam, trong vòng 20 năm trở lại đây, việc nghiên cứu tiếp nhận
văn học cũng đã được nhiều nhà lý luận văn học quan tâm. Có thể kể tên các
nhà nghiên cứu phê bình đã có ít nhiều đề cập đến tiếp nhận văn học như:
Nguyễn Văn Hạnh, Hoàng Trinh, Huỳnh Văn Vân, Mai Quốc Liên, Huỳnh
Như Phương, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Dân, Phương Lựu v.v...
Có thể xem, người đầu tiên đề cập đến vấn đề tiếp nhận văn học là
Nguyễn Văn Hạnh. Năm 1971, trên Tạp chí văn học số 4, khi bàn về quan
điểm thực tiễn trong nhận thức luận của Lê – nin, Nguyễn Văn Hạnh đã đưa
ra yêu cầu đối với nhà nghiên cứu về việc phải chú ý đến phản ứng của
người đọc. Đặc biệt, Nguyễn Văn Hạnh đã mạnh dạn đưa ra một ý kiến váo
thời đó được xem là rất mới: giá trị tác phẩm văn học có liên quan với phạm
vi “thưởng thức” của người đọc. ông nhận thấy, giá trị của một tác phẩm văn
học không chỉ đóng khung trong phạm vi sáng tác, mà còn lan rộng đến phạm
vi thưởng thức, và chính ở khâu thưởng thức, tác phẩm mới có ý nghĩa xã hội
thực tế của nó. Đưa ra nhận xét trên, tác giả đã phần nào hình dung được giá
trị của một tác phẩm được đánh giá không chỉ dựa vào quá trình sáng tác, ở
bản thân tác phẩm mà còn được qui định bởi lịch sử tiếp nhận của nó. ông
còn nhận thấy “trong khâu sáng tác, giá trị là cố định và ở trong thế khả
năng; ở trong khâu “thưởng thức”, trong quan hệ với quần chúng, giá trị mới
là hiện thực và biến đổi” [44, 96]. Quan điểm đánh giá nghiên cứu tác phẩm
văn học như Nguyễn Văn Hạnh nêu ra tất yếu sẽ dẫn đến những tiêu chuẩn
mới để đánh giá tác phẩm và sẽ dẫn đến một phương pháp nghiên cứu mới.
Tiêu chuẩn mới, phương pháp mới này buộc người nghiên cứu trong khi
đánh giá tác phẩm không thể chỉ dừng lại ở việc đối chiếu cái được phản ánh
và cái phản ánh, ở sự phân tích cấu trúc bên trong của tác phẩm, mà phải chú
ý đến sức sống của tác phẩm qua thời gian, chú ý đến tác dụng thực tế của
tác phẩm, phản ứng của người đọc đối với nó, cơ sở xã hội lịch sử và tâm lý
6
của sự tiếp thu v.v... Khi khẳng định: “ở trong khâu thưởng thức, trong quan
hệ với quần chúng, giá trị mới là hiện thực và biến đổi”, Nguyễn Văn Hạnh
đã hình dung được giá trị phong phú mà tác phẩm có được khi viễn du qua
không gian và thời gian, do người đọc đem đến. Và nói như vậy, ông đồng
thời cũng lưu ý nhà văn phải chú ý đến độc giả.
Vào những năm 70, trong khi ở nhiều nước trên thế giới lý thuyết tiếp
nhận mới bắt đầu được quan tâm nghiên cứu, vấn đề mà Nguyễn Văn Hạnh
đề cập đến thật sự có ý nghĩa thời sự và nó chứng tỏ tác giả là người rất nhạy
cảm. Chính những nhìn nhận mang tính thời sự này đã làm cho nghiên cứu
văn học ở nước ta không quá lạc hậu so với thế giới, và nó cũng có ý nghĩa
mở bước ngoặt trong việc nghiên cứu tác phẩm văn học một cách toàn diện,
sâu sắc hơn. Tuy nhiên, những gợi ý mà Nguyễn Văn Hạnh đưa ra vẫn chưa
được mọi người hưởng ứng ngay, phải mất một thời gian dài sau đó, hướng
nghiên cứu này mới được các nhà nghiên cứu quan tâm áp dụng.
Tiếp theo Nguyễn Văn Hạnh, các nhà nghiên cứu văn học: Huỳnh
Vân, Hoàng Trinh, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Văn Dân, Trần Đình Sử...,
đã dịch hoặc viết bài đăng trên báo và tạp chí, nói về các phương diện liên
quan đến nghiên cứu tiếp nhận văn học.
Có thể nói, cho đến nay, giới nghiên cứu Việt Nam đã nắm bắt được
phần nào những vấn đề cơ bản của tiếp nhận văn học và họ đã đạt được
những thành tựu nhất định trong nghiên cứu về tiếp nhận. Họ thực sự quan
tâm đến ngành khoa học mới mẻ này và họ thực sự hứng thú, say mê khi
đánh giá, nghiên cứu tác phẩm văn học, các hiện tượng văn học theo hướng
tiếp nhận. Các nhà nghiên cứu thống nhất ở sự thừa nhận: lý thuyết tiếp nhận
là một trong những lý thuyết có tính hiệu quả cao trong nghiên cứu văn học.
Qua những vấn đề trình bày ở trên, chúng ta càng khẳng định nghiên
cứu tiếp nhận văn học có một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển
7
của văn học nói chung và trong số phận của từng tác phẩm nói riêng. Nó
giúp cho việc đánh tác phẩm một cách toàn diện, khách quan. Nó cho phép
đánh giá tác phẩm trong sự tồn tại hiện thực, trong cảm nhận của người đọc
mà mỹ học sáng tác không thể nào bao quát được. Đặc biệt, với những tác
phẩm lớn, với sự nghiệp văn chương của những nhà văn tầm cỡ, thì việc
nghiên cứu giá trị của chúng qua nghiên cứu sự tiếp nhận chúng sẽ đầy đủ,
thú vị hơn nhiều.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu có một vị trí
quan trọng và đặc biệt. Quan trọng vì ông là nhà văn có nhiều đóng góp lớn
lao cho sự phát triển của văn học dân tộc. Đặc biệt không phải chỉ bởi ông là
người có tâm đức và tài năng vượt lên sự giới hạn của bệnh tật. Mà đặc biệt
còn bởi tác phẩm của ông là một sự kết hợp độc đáo của các đặc trưng văn
học viết với những đặc trưng văn học dân gian, có ảnh hưởng mạnh mẽ và
tác dụng sâu rộng trong sáng tác dân gian cũng như trong sinh hoạt tinh thần
của nhân dân nói chung, được nhân dân yêu mến và trân trọng giữ gìn như
những bài học quý giá về đạo làm người chân chính. Cả cuộc đời và sự
nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu đã cuốn hút, làm say mê bao thế
hệ người Việt, và cả người nước ngoài, suốt gần hai thế kỷ.
Việc nghiên cứu những chặng đường tiếp nhận sáng tác của Nguyễn
Đình Chiểu trong giới phê bình nghiên cứu văn học, trong dân gian ở từng
hoàn cảnh lịch sử cụ thể vừa có ý nghĩa tích cực về mặt quan điểm, phương
pháp luận nghiên cứu di sản văn học quá khứ nói chung; vừa là một phương
diện của nghiên cứu tiếp nhận văn học. Nghiên cứu sự tiếp nhận sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu cũng sẽ góp phần làm rõ hơn những giá trị tiềm ẩn
trong sáng tác của ông và những đóng góp của ông vào diễn trình phát triển
tư tưởng văn hoá Việt Nam.
8
Với những lý do nói trên, chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu sự tiếp
nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu làm luận văn tốt nghiệp Cao học của
mình.
Kế thừa thành tựu của những người đi trước, kết hợp với việc vận dụng
những vấn đề chung về tiếp nhận văn học, luận văn của chúng tôi hướng đến
những mục đích sau:
1. Lần đầu tiên thử khái quát tương đối toàn diện việc tiếp nhận sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu kể từ khi tác phẩm của ông ra đời cho đến nay.
2. Từ mối quan hệ giữa tác phẩm với người đọc, đi tìm nguyên nhân
dẫn đến việc người đọc thích thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và lý giải vì sao
sáng tác của ông lại được nhân dân tiếp đón nồng nhiệt như vậy.
3. Tìm hiểu những ảnh hưởng của sáng tác Nguyễn Đình Chiểu đối với
các sinh hoạt văn hóa dân gian và với một số ngành nghệ thuật khác.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này sẽ đi vào khái quát sự tiếp nhận sáng tác của Nguyễn
Đình Chiểu ở hai lĩnh vực chính:
1. Sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu phê bình
2. Sự tiếp nhận trong dân gian và trong văn học viết.
ở lĩnh vực đầu tiên, luận văn sẽ tìm hiểu, phân tích, lý giải các ý kiến,
các bài viết, các công trình nghiên cứu phê bình sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Luận văn sẽ đề cập đến cách phân
tích, lý giải, đánh giá giá trị trong những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
dưới tác động của các quan điểm văn học, triết học, chính trị xã hội và của
điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể đó.
Có không ít công trình nghiên cứu, bài viết về sáng tác của Nguyễn
Đình Chiểu ở nước ngoài, nhưng do chưa có điều kiện sưu tập nên ở luận văn
9
này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến việc tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu ở Việt Nam.
ở lĩnh vực thứ hai, luận văn sẽ nghiên cứu sự tiếp nhận sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu trong ca dao, dân ca, câu đố và trong thơ ca hiện đại.
Luận văn sẽ chỉ ra phương thức biểu hiện của dân gian Nam Bộ đậm nét
trong thơ văn ông, lý giải vì sao tiếp nhận thơ văn ông trong dân gian, song
song với cách đọc qua văn bản, vẫn phổ biến và hấp dẫn công chúng hơn cả
là thông qua diễn xướng của người nói, người kể.
Có một số tác giả đã chuyển truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu sang kịch bản điện ảnh, nhưng do chưa có điều kiện tìm hiểu nên ở
luận văn này chúng tôi sẽ không bàn đến.
III. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kể từ khi bản in chữ nôm Lục Vân Tiên ra đời (1865) đến nay đã có
hàng trăm bài báo và rất nhiều chuyên luận, công trình nghiên cứu qui mô về
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Những bài viết, công trình nghiên cứu của
các học giả thuộc nhiều thế hệ, qua từng giai đoạn, đã có những đóng góp
quý báu, từng bước một làm sâu sắc hơn và mở rộng hơn nữa các góc độ
nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu.
nghiên cứu từng tác phẩm, từng thể loại sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu cũng như mối quan hệ giữa sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với cuộc
đời của ông đã có nhiều học giả làm. Nhưng nghiên cứu sự tiếp nhận sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu trên cả hai phương diện: với các nhà phê bình và
trong dân gian, trong văn học viết chỉ ở dạng khái quát sơ lược. Vấn đề
thường chỉ được xem xét một cách riêng lẻ.
- Về nghiên cứu, phê bình:
Có thể xem công trình đầu tiên đề cập ít nhiều đến việc nghiên cứu sự
tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là cuốn “Mấy vấn đề về cuộc đời
10
và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” (1964). Đây là tập kỷ yếu do Tổ Văn học cổ
đại và cận đại thuộc Viện Văn học sưu tầm, giới thiệu những kết quả nghiên
cứu tiêu biểu về con người và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Trong lời
giới thiệu của tập sách, tập thể tác giả biên soạn đã điểm qua việc nghiên
cứu tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Thời Pháp thuộc, việc nghiên cứu về
Nguyễn Đình Chiểu còn bị nhiều hạn chế và vướng mắc. “Hầu như người ta
chỉ biết có truyện Lục Vân Tiên (...) phần văn thơ yêu nước chống Pháp của
Nguyễn Đình Chiểu thì thực dân Pháp đã cố tình dìm đi không cho phổ biến
[156, 6]
Dưới tiêu đề bài báo “Nguyễn Đình Chiểu và những người cầm bút ở
thành thị miền Nam” (1972), Thạch Phương đã đề cập đến tình hình nghiên
cứu Nguyễn Đình Chiểu ở miền Nam dưới thời Mỹ ngụy (đến thời điểm tác
giả viết bài này). Tình hình nghiên cứu đó được tác giả rút ra mấy điểm
chính sau: 1. Phần đông những người viết theo chủ trương của ngụy quyền
Sài Gòn thì hoặc xuyên tạc cuộc đời, tư tưởng của nhà thơ, hoặc cố tình xoáy
sâu vào những mặt còn hạn chế trong tư tưởng, nghệ thuật của tác giả; 2.
Nhiều nhà trí thức khác đã biết gắn liền việc nghiên cứu nhà thơ với những
vấn đề nước sôi lửa bỏng của đất nước, của dân tộc. Nhân việc nghiên cứu
Nguyễn Đình Chiểu, họ đã vạch trần luận điệu xuyên tạc, lừa bịp của ngụy
quyền tay sai.
Nhân việc đưa ra những gợi ý nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu trong
thời gian tới, Vũ Đức Phúc trong bài “Mở rộng việc nghiên cứu Nguyễn Đình
Chiểu” (1972) cũng đã điểm qua tình hình, kết quả nghiên cứu về Nguyễn
Đình Chiểu trong thời gian qua ở các mặt: tiểu sử, cuộc đời, quá trình sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu, nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Nguyễn Đình
Chiểu...
11
Năm 1973, một năm sau lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh của cụ Đồ
Chiểu, tập sách “Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ
thuật” được nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành. Tập sách đã tập hợp và
hệ thống lại một số thành tựu chính trong việc nghiên cứu thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểu, trong đó có cả bài viết của hai học giả nước ngoài
N.Niculin (Nga) và Hoàng Giật Cầu (Trung Quốc).
ở phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu trong giáo trình “Văn học Việt
Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX”, sau khi nói về cuộc đời,
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, về tác phẩm Lục Vân Tiên và
mảng thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Lộc cũng đã đề
cập qua việc nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Trong đó, ông
nhấn mạnh “Trước Cách mạng người ta biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả
truyện Lục Vân Tiên, còn thơ văn yêu nước của ông, ít người biết đến” [85,
662]. Theo Nguyễn Lộc thì “Phải đến sau Cách mạng tháng Tám, nhất là sau
khi hòa bình lập lại, trên miền Bắc, chúng ta có điều kiện sưu tầm rộng rãi
thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, những công trình nghiên cứu về
Nguyễn Đình Chiểu theo quan điểm mác xít lần lượt ra đời, thì địa vị của nhà
thơ trong văn học mới dần dần được xác định đúng mức” [85, 663].
Năm 1979, sau ngày đất nước thống nhất chưa lâu, nhưng thời gian
cũng đủ để hai tác giả Vũ Quang Vinh và Tôn Thảo Miên “Điểm lại tình
hình nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu ở miền Nam trước ngày giải phóng”.
Dựa trên nguồn tư liệu thu thập được, hai tác giả chia việc nghiên cứu
Nguyễn Đình Chiểu ở miền Nam những năm trước giải phóng theo ba
khuynh hướng: Khuynh hướng lợi dụng danh nghĩa Nguyễn Đình Chiểu để
thực hiện mục đích chính trị đen tối; Khuynh hướng tô đậm, thổi phồng những
hạn chế trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu; Khuynh hướng tiến bộ,
khách quan trong khi tìm hiểu và đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu.
12
Lê Trí Viễn, một trong những tên tuổi có những đóng góp nổi bật trong
việc nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu, trong chuyên luận “Nguyễn Đình
Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng” (1982) đã đưa ra một cái nhìn tóm lược
đối với những ý kiến, nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm của ông
từ khi Pháp xâm lược cho đến năm 1945 trong cả nước, và từ 1946 đến 1975
ở vùng tạm chiếm. Theo ông Lê Trí Viễn, trong những năm trước Cách
mạng, đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm của ông có hai phía rõ
rệt. Một số rất ít người ca ngợi ý chí chiến đấu và thơ văn “đâm mấy thằng
gian bút chẳng tà” của Nguyễn Đình Chiểu. Những ý kiến khác ca ngợi đạo
đức của ông nhưng lại nhấn mạnh là đạo đức Nho giáo. Tác giả của chuyên
luận cũng cho thấy, từ năm 1946 đến 1975, nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu
tập trung chủ yếu vào hai lần kỷ niệm ngày sinh của cụ Đồ (1963, 1972). ở
chặng này, có sự khác biệt trong nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu trên hai
địa bàn khác nhau (miền Bắc sau hoà bình lập lại và vùng địch tạm chiếm).
Đây là một trong số ít chuyên luận viết công phu về Nguyễn Đình
Chiểu. Cùng với những phát hiện mới về cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp và
đóng góp của Cụ Đồ, tác giả chuyên luận đã đưa ra một cái nhìn sơ lược về
việc nhìn nhận đánh giá tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu từ khi Pháp sang đến
1975 với những ý kiến của mình về sự tiếp nhận đó. Do không có ý định
nghiên cứu về sự tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong giới
nghiên cứu phê bình nên chỉ nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu và
cũng chỉ nói về việc nghiên cứu ấy những năm trước 1975.
Trình bày đầy đủ, hệ thống về lịch sử nghiên cứu tiếp nhận sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu trong giới nghiên cứu phê bình là bài viết “ Nguyễn
Đình Chiểu – tấm gương yêu nước, biểu tượng đẹp của tâm hồn và bản sắc
văn hóa dân tộc” của Nguyễn Ngọc Thiện trong tuyển tập “Nguyễn Đình
Chiểu về tác gia và tác phẩm” (1998). Tác giả bài viết đã tổng kết và phân
13
kỳ lịch sử nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu qua 4 cột mốc: 1) Từ
trước Cách mạng; 2) Năm 1963, năm kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn
Đình Chiểu; 3) Năm 1972, năm kỷ niệm 150 năm ngày sinh của cụ Đồ diễn
ra trong bối cảnh phong trào chống Mỹ cứu nước trên toàn quốc; 4) từ năm
1982, năm kỷ niệm 160 năm ngày sinh của nhà thơ.
Nhìn chung, những nhận định về việc nghiên cứu quá trình tiếp nhận
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu không nhiều và tương đối thống nhất.
Thống nhất ở chỗ các tác giả đều nhận thấy việc nghiên cứu về Nguyễn Đình
Chiểu tập trung, nở rộ vào những dịp kỷ niệm năm sinh, năm mất của nhà thơ
và càng về sau việc nghiên cứu càng mở ra nhiều triển vọng, đạt được nhiều
thành tựu, càng được đẩy mạnh và nâng cao hơn. Thống nhất về cơ bản
nhưng ở một số điểm, ý kiến của các tác giả khác nhau.
- Về ảnh hưởng của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu trong sáng tác dân
gian và trong sinh hoạt tinh thần của nhân dân
Lĩnh vực thứ hai này, tuy không được quan tâm nhiều nhưng cũng đã
có những bài viết khá công phu đề cập đến ảnh hưởng của sáng tác Nguyễn
Đình Chiểu, đặc biệt là truyện Lục Vân Tiên đối với một số thể loại văn học
dân gian.
Sớm nhất là bài viết “ Truyện thơ Lục Vân Tiên với văn hóa dân gian”
của Nguyễn Quang Vinh trên Tạp chí Văn học (1972). Cùng với việc chỉ ra
những dấu vết truyền thống tự sự và trữ tình dân gian trong truyện thơ Lục
Vân Tiên, tác giả thừa nhận tác phẩm Lục Vân Tiên đã để lại nhiều dấu ấn
trong hàng loạt hoạt động văn học nghệ thuật dân gian, trong tư duy hình
tượng, trong tâm lý, trong khẩu ngữ và trong cả hành vi đạo đức của nhân
dân.
“Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc đời” (1982) do Thạch Phương chủ
biên là bộ sưu tập chưa phải đã đầy đủ nhưng khá công phu và phong phú về
14
những sáng tác chịu ảnh hưởng từ tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu. Trong đó
tác giả thừa nhận tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu có một cuộc sống vinh
quang, là một hiện tượng kỳ diệu. Nó vinh quang, kỳ diệu vì nó sinh ra trong
nền văn hóa dân gian và sau đó nó lại sống và sinh sản trước tiên trong chính
nền văn hóa ấy. Và tác giả cho thấy Lục Vân Tiên là bằng chứng thuyết phục
cho việc đánh giá tác phẩm văn chương một cách toàn diện không chỉ dựa
vào chính tác phẩm mà phải nghiên cứu tác phẩm trong quan hệ với người
đọc.
Cuốn sách đã sưu tầm tuyển chọn những sáng tác lấy đề tài, cảm hứng
từ tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu thành các nhóm: ca dao, dân ca, câu
đố; thơ, điếu họa, cảm tác; phóng tác; kịch bản sân khấu.
Trong “ Nguyễn Đình Chiểu với văn hóa Việt Nam” (1983), bài viết “
Hiện tượng Nguyễn Đình Chiểu trong văn hóa Việt Nam” của Cao Tự Thanh
đã thừa nhận, Lục Vân Tiên là tác phẩm có sức sống kỳ lạ trong lòng người
đọc, đặc biệt là nông dân Nam Bộ. Một trong những nguyên nhân của hiện
tượng trên là do nội dung tư tưởng của tác phẩm xây dựng trên một căn bản
lý tưởng nhân nghĩa đạo đức tiến bộ của người sáng tác. Một lý tưởng đạo
đức không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ cương thường của đạo lý nho gia. Mà
Nguyễn Đình Chiểu đã dung hòa hệ tư tưởng nho giáo với đời sống tinh thần
của nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân lao động miền Nam.
Cũng trong cuốn sách nói trên, Huỳnh Ngọc Trảng có bài “ Truyện thơ
Lục Vân Tiên với văn hóa dân gian”. Tác giả đã chia mối quan hệ giữa
truyện thơ Lục Vân Tiên với văn hóa truyền thống làm hai phần. Phần thứ
nhất, chỉ ra những ảnh hưởng ở mức độ sâu sắc của các hiện tượng văn học
và văn hóa truyền thống đối với truyện Lục Vân Tiên. Phần thứ hai, tác giả
chỉ ra những ảnh hưởng của truyện thơ Lục Vân Tiên với các tác phẩm văn
học thuộc các thể loại văn học viết (thơ, tuồng,...) và văn học dân gian (ca
15
dao, dân ca, câu đố,...) và khẳng định, sự ảnh hưởng đó không ngừng tăng lên
mạnh mẽ theo thời gian.
Một điều dễ thấy là sự ảnh hưởng của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu
trong dân gian và trong văn học viết chủ yếu là tác phẩm Lục Vân Tiên. Nên
nhìn chung, ở lĩnh vực thứ hai này, những bài viết, các công trình của các tác
giả đều tập trung nói đến sự tiếp nhận tác phẩm Lục Vân Tiên, ít đề cập đến
những tác phẩm khác.
Nhìn chung, các bài viết, các chuyên luận, các công trình nêu trên, dù
khác nhau về góc nhìn, về qui mô nghiên cứu, trực tiếp hay không trực tiếp
đã gợi mở, giúp chúng tôi những ý tưởng thực hiện luận văn này.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích của luận văn,
chúng tôi thực hiện đề tài theo những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử chức năng: nghiên cứu sự tiếp nhận sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu là nghiên cứu mối quan hệ giữa tác phẩm và người đọc,
qua mỗi thời kỳ lịch sử sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được tái sinh và
nhìn nhận như thế nào trong các thế hệ người đọc, ý nghĩa của các tác phẩm
có tác dụng gì đối với đời sống... Điều này thuộc về chức năng của văn học.
Vì vậy, vấn đề được xem xét bằng phương pháp lịch sử chức năng.
- Để có thể đi đến kết luận về tình hình tiếp nhận sáng tác của Nguyễn
Đình Chiểu ở cả hai góc độ: trong phê bình nghiên cứu, trong văn học dân
gian và văn học viết; chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh cũng sẽ rất cần thiết cho việc nghiên cứu sự vận
động của đời sống những sáng tác Nguyễn Đình Chiểu trong lòng người đọc.
Hơn nữa, qua so sánh mọi vấn đề sẽ được nhìn nhận rõ nét, cụ thể hơn.
- Quá trình tiếp nhận tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu khá phong phú và
phức tạp. Chúng tôi cố đưa ra một cái nhìn hệ thống về sự tiếp nhận đó để
16
thấy rõ hơn sức sống, giá trị, ý nghĩa từ những sáng tác của Đồ Chiểu đối với
sự phát triển của lịch sử văn học dân tộc. ảnh hưởng của những sáng tác ấy
đối với văn học dân gian và văn học viết lại thể hiện trong cấu trúc của đối
tượng. Vì vậy chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc. Và để làm
được những việc này, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp thống kê.
V. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống và phân tích đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử cụ thể tiếp
nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Qua đó góp phần khẳng định giá trị
đặc biệt trong những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu từ góc độ nghiên cứu
tiếp nhận.
- Bước đầu khảo sát sự tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
trong ca dao, dân ca, câu đố và trong văn học viết.
- Bước đầu khái quát mối quan hệ giữa sự tiếp nhận của người đọc và
sự vận động của ý nghĩa của những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Từ đó
rút ra những kết luận có tính qui luật về tiếp nhận tác phẩm.
VI. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn này
gồm có hai chương:
Chương I: Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trong sự tiếp nhận của các
nhà nghiên cứu.
Chương II: Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trong sự tiếp nhận của
dân gian và văn học viết.
17
CHƯƠNG 1:
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
TRONG SỰ TIẾP NHẬN CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU
Nguyễn Đình Chiểu không có nhiều đầu sách, nhưng với ba tác phẩm
lớn: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp; và một số
thơ văn tập hợp thành một bộ phận quan trọng: Thơ văn yêu nước chống
Pháp, đã tạo nên sự nghiệp sáng tác vẻ vang và danh tiếng của ông. Ngoài ra
ông còn viết một số văn thơ lẻ như bức thư khuyên em. Theo Trương Vĩnh
Ký, ông còn soạn Tứ thư, Ngũ kinh, Gia huấn ca. Sáng tác tuy không đồ sộ
nhưng tư tưởng thì thật vĩ đại. Sự nghiệp đó đã làm say mê cuốn hút bao thế
hệ độc giả, kể cả người nước ngoài suốt gần hai thế kỷ qua.
Viết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu có rất nhiều.
Đó là những bài viết, những tham luận đánh giá, nhận xét về một tác phẩm
hoặc là nói về đóng góp, vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học
dân tộc được trình bày trong dịp lễ kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của ông,
hoặc được đăng rải rác trên các báo, tạp chí. Lớn hơn là những công trình
nghiên cứu công phu, toàn diện về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu, về mảng truyện thơ nôm, về văn thơ yêu nước chống Pháp của nhà
thơ. Các bài viết, những công trình này đã đề cập đến nhiều vấn đề về sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu trên nhiều phương diện, ở các cấp độ khác nhau:
thân thế sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu, đặc điểm thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu, giá trị những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, giá trị đạo đức trung,
hiếu, tiết, hạnh v.v... Những đánh giá về sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
trong từng giai đoạn lịch sử tuy không đối lập nhau hoàn toàn nhưng không
phải tất cả đều thống nhất. Nghiên cứu về sự tiếp nhận sáng tác của Nguyễn
Đình Chiểu trong giới nghiên cứu chúng tôi chia làm ba giai đoạn: những
18
năm trước Cách mạng, và khi đất nước bị chia cắt, sau khi đất nước thống
nhất đến nay.
1._..1 Trước Cách mạng tháng Tám
Từ khi tác phẩm đầu tay Lục Vân Tiên phát hành năm 1865 (do Duy
Minh Thị sao lục ấn hành ở Chợ Lớn), đã có một số học giả cuối thế kỷ XIX
và đầu thế kỷ XX, gồm cả học giả người Việt và người Pháp (Trương Vĩnh
Ký, G.Aubaret, A.Michels) viết bài về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục
Vân Tiên. Những bài báo ấy ít nhiều ghi nhận Nguyễn Đình Chiểu là một tài
năng và Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu thời kỳ đầu của nhà thơ cả về
giá trị nội dung luân lý đạo đức cũng như về nghệ thuật diễn tả tâm lý tình
cảm nhân vật, có tính chất phổ cập, gần gũi và đại chúng. Tuy nhiên những
nhận định này còn hết sức chung chung và sơ lược. Có thể tạm chia đối tượng
quan tâm đến Nguyễn Đình Chiểu và sáng tác của ông thành hai nhóm:
người Pháp và người Việt.
1.1.1 Người Pháp đối với truyện Lục Vân Tiên và Nguyễn Đình Chiểu
Với một cốt truyện cảm động, hình thức thể hiện và lưu truyền đặc
biệt, ngay từ đầu Lục Vân Tiên không chỉ được đông đảo người dân Nam Bộ
ưa chuộng mà còn gợi sự hiếu kỳ nơi nhiều người Pháp mới đến Nam Kỳ,
những người đang nóng lòng muốn biết rõ phong tục tập quán cũng như đời
sống của người dân nơi đây. Một số trong nhiều người ấy đã thể hiện sự quan
tâm của mình về tác phẩm Lục Vân Tiên qua việc dịch tác phẩm, viết lời tựa,
nói lên suy nghĩ cảm nhận của mình trên một số tờ báo...
Năm 1864, Gabriel Aubaret – lãnh sự Pháp ở Thái Lan, lần đầu tiên
dịch Lục Vân Tiên ra tiếng Pháp và trong bài tựa đã có lời tán dương: “ nhận
thấy ở tác phẩm đó những tính căn bản của một dân tộc mà chúng tôi đã
chung sống rất lâu, khiến chúng tôi đã luôn luôn đó là một trong những sản
phẩm của trí tuệ con người đạt được cái ưu điểm hiếm có tiêu biểu được một
19
cách trung thành tình cảm của cả một dân tộc (...) Dụng ý của chúng tôi lần
này chỉ trình bày một tác phẩm của một nền văn học mà chúng tôi tưởng ở
châu Âu chưa ai biết đến” [dẫn theo 130, 624]
Hai năm sau, báo Courrier de Saigon số 14, ra ngày 20/7/1866 đã hoan
nghênh việc làm của ông Aubaret cùng với sự khen ngợi tác phẩm Lục Vân
Tiên: “tập thơ nhỏ trong ấy ta thấy vẻ tươi sáng cứng cỏi của những tình cảm
xứng đáng với các dân tộc tiên tiến” và “danh phẩm này đã diễn tả rất khéo
léo những phong tục và tư tưởng của một dân tộc rất đáng để ý về mọi
phương diện” [dẫn theo 130, 626].
Lời nhận xét về Lục Vân Tiên của Gabriel Aubaret và báo Courrier de
Saigon cho thấy thực chất của việc bọn thực dân quan tâm đến Lục Vân Tiên
là vì tác phẩm đã đáp ứng phần nào cho bọn thực dân trong việc tìm hiểu tính
cách, tâm lý, quan niệm của người dân nơi đây. Tìm hiểu Lục Vân Tiên, thực
dân Pháp muốn có thêm kinh nghiệm về đời sống văn hóa, phong tục tập
quán của nhân dân Nam Bộ để có những chiến lược cai trị hiệu quả.
Chưa dừng lại ở đó, năm 1873, G.Jeanneau đã ấn hành tác phẩm Lục
Vân Tiên bằng chữ quốc ngữ. Việc làm này cũng đã góp phần phổ biến
truyện Lục Vân Tiên cũng như chữ quốc ngữ sâu rộng trong nhân dân. Năm
1866, Eugène Bajot dịch thi phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ra thơ Pháp theo
thể thập nhị âm. Bản dịch tuy không lột tả hết tinh thần của nguyên tác
nhưng cũng đã chuyển tải được nội dung cốt truyện.
Sự phổ biến và ảnh hưởng của truyện Lục Vân Tiên trong nhân dân
cũng đã làm cho Michel Ponchon, quan chủ tỉnh Bến Tre người Pháp hết sức
ngạc nhiên. Trong một bài viết đăng trên báo I Indépendant de Saigon, số 17
ngày 16 /11/1883, ông đã nói về sự phổ biến tác phẩm Lục Vân Tiên thú vị
ấy. Và ông đã liên hệ, so sánh Nguyễn Đình Chiểu với nhà văn Hy Lạp
Homère: “Người thì ngâm vịnh trong trường học, người thì ca hát trên đường
20
đời đầy gió bụi, những khúc hành ngâm, những thiên anh hùng ca để cùng
kiến tạo cho cả hai nước một lâu đài thứ nhất về văn học quốc gia” [106,
160].
Những lời nhận xét của người Pháp về tác phẩm Lục Vân Tiên như đã
nói ở trên chưa thật chính xác, đầy đủ và có chỗ hơi cường điệu, nhưng cũng
cho thấy có nhiều người Pháp biết tác phẩm Lục Vân Tiên, quan tâm đến nó
và viết về nó. Sự quan tâm của nhiều người Pháp đối với Lục Vân Tiên là
bằng chứng gián tiếp cho ta thấy tiếng vang của tác phẩm của Nguyễn Đình
Chiểu là rất lớn. Sự quan tâm ấy có thể không chỉ đơn thuần là sự yêu thích
văn chương nghệ thuật mà còn liên quan đến những động cơ chính trị khác.
Lục Vân Tiên là tác phẩm thể hiện sâu sắc quan niệm sống, tư tưởng tình cảm
của người dân Nam Bộ và nó cũng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống
của người dân nơi đây. Ngay từ khi bước chân lên đất Sài Gòn – Gia Định,
người Pháp đã thấy được sức sống mãnh liệt của truyện thơ này trong nhân
dân. Họ hiểu rằng cần phải lợi dụng nó ngay trên bước đường xâm lược, thì
mới hy vọng chinh phục được dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường, xa lạ này.
Người Pháp cũng ý thức rằng muốn có được cảm tình từ người dân Nam Bộ
trước hết phải thể hiện sự yêu chuộng và kính trọng tác phẩm và tác giả của
nó, dù đó là giả dối. Hơn nữa, Lục Vân Tiên cũng góp phần giúp những người
Pháp mới sang Việt Nam hiểu tâm lý, tình cảm của người dân mà họ định cai
trị.
ý kiến của những người Pháp cho thấy sự tác động to lớn của Lục Vân
Tiên trong dân chúng. Vai trò, vị trí, chức năng đạo đức, thẩm mỹ của nó rất
quan trọng. Người Pháp cũng bị ảnh hưởng bởi sự hâm mộ của dân chúng.
Nên họ đánh giá nhà thơ và tác phẩm của ông cho phù hợp với dư luận trong
nhân dân, rồi lái nó sang hướng khác có lợi cho họ.
21
Cùng với việc tìm hiểu truyện Lục Vân Tiên, nhiều người Pháp cũng
thể hiện sự quan tâm và bày tỏ lòng khâm phục, ái mộ tác giả của nó. Họ
thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu có uy tín và có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân
dân Nam Bộ. Cả Lục Vân Tiên và tác giả của nó đều là những điểm nhạy
cảm nên khi đề cập đến, người Pháp tỏ ra rất thận trọng và khôn khéo. Họ
bày trò kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu long trọng nhưng vẫn không dấu được
cái dã tâm cướp nước đã rõ. Chủ ý của người Pháp trong việc tổ chức lễ kỷ
niệm Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rất rõ trong bài diễn văn của quan
thống đốc Hoeffel, rằng muốn “gây dựng lại cái nền luân lý quí báu kia”và
“mong thiệt hành cái chủ nghĩa Phục Hưng của Quốc Trưởng”. Quan thống
đốc Hoeffel cho rằng: “... Cụ soạn ra quyển Lục Vân Tiên, cốt yếu là để giáo
huấn bọn môn sanh sau nữa là để răn đòi khuyên chúng, cho nên từ đầu chí
cuối, cụ đem cái học thuyết Khổng Mạnh và cái luật nhân quả báo ứng ra mà
phô diễn”, rồi ông khuyên thanh niên “nên dùng quyển Lục Vân Tiên làm
kinh nhựt tụng, mỗi ngày đem ra thiệt hành... đem tinh thần như thế phụng sự
gia đình, xã hội và quốc gia, thì cái cao vọng Pháp – Việt phục hưng sẽ hoàn
toàn kết quả” [106, 78]
Có người viết về tiểu sử cụ Đồ, người khác viết lên suy nghĩ của mình
về con người, nhân cách Nguyễn Đình Chiểu. ông Michel Ponchon tìm mọi
cách để gặp cho được tác giả của Lục Vân Tiên. ông đã có bài đăng báo nói
về cuộc gặp gỡ ấy. Theo ông M. Ponchon, Nguyễn Đình Chiểu là người
“thanh cao và rất mực khiêm tốn”.
Văn tài, đạo đức Nguyễn Đình Chiểu không chỉ chinh phục riêng ông
Ponchon, mà cả ông Pillet, một nhà thực nghiệp lâu năm ở Bến Tre. ông
Pillet đọc Lục Vân Tiên và cũng tìm hiểu về Nguyễn Đình Chiểu để viết bài
đăng báo. Có người bức xúc khi thấy một nhà thơ lớn của Việt Nam phải
sống trong cảnh đạm bạc.
22
Những bài báo của các quan chức người Pháp nói trên cũng có tác
động ít nhiều đến chính quyền thực dân ở Nam Bộ. Họ đã tổ chức lễ kỷ niệm
55 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu. Trong bài diễn văn của lễ kỷ
niệm này, thống đốc Heffel đã có lời khen ngợi Nguyễn Đình Chiểu là “một
tài năng của đất nước Việt Nam” và Lục Vân Tiên là “ một quyển phong hoa
tạp giải rất linh hoạt”. Khen đức trung hiếu tiết nghĩa là chủ trương của cụ
Đồ, mà cũng là nền tảng của xã hội Việt Nam. Khen ngợi để cuối cùng lái
câu chuyện sang một hướng khác theo âm mưu chúng đã định trước: chủ
trương Pháp Việt phục hưng, ru ngủ và đánh lạc hướng thanh niên xa rời các
phong trào yêu nước.
Nếu người Pháp chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu qua Lục Vân
Tiên thì các học giả Việt Nam biết về Nguyễn Đình Chiểu có phần phong
phú hơn.
1.1.2 Nguyễn Đình Chiểu và sáng tác của ông trong sự nhìn nhận của
các học giả người Việt
Trước cách mạng tháng Tám, có nhiều bài viết về Nguyễn Đình Chiểu
và tác phẩm của ông. Nhiều nhất là vào năm 1943, năm kỷ niệm 55 năm
ngày mất của nhà thơ. Các bài viết đều xoay quanh nói về xuất thân, con
người, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và một số sáng tác của ông. Nghiên cứu
về Nguyễn Đình Chiểu giai đoạn này tập trung ở mấy điểm chính sau:
- Về con người – cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
Nói về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu lộ vẻ tay sai thực dân nhất là ý
kiến của ông Nguyễn Ngọc Chỉ trên báo Nam Phong năm 1923, cho rằng ông
nhận thấy “Tân trào có lòng nhân” và “lượng khoan hồng” nên “lần mò” về
dạy học. Nhiều ý kiến khác ca ngợi đạo đức của ông, nhưng lại nhấn mạnh là
đạo đức Nho giáo nhằm phục vụ chủ trương “Pháp Việt phục hưng” của thực
dân những năm 1940 – 1944. Bên cạnh những người viết theo chủ trương và
23
dưới áp lực của thực dân, vẫn có người dám nói sự thật về nhân cách, ý chí,
tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu, nhưng nói thật khéo léo, vừa hở vừa kín.
Qua viết về “Tiểu sử Cụ Nguyễn Đình Chiểu”, Lê Thọ Xuân đã nói đến việc
Nguyễn Đình Chiểu đã “đàm luận” “đáp lời” những “bạn đồng chí” như Đốc
Là, Quản Định và “làm mười bài liên hoàn ai điếu” Phan Ngọc Tòng, người
đã “vì việc nước ra cầm đầu nghĩa quân”. Quang Đức thì lại khẳng định
Nguyễn Đình Chiểu “chẳng những là một nhà văn, một nhà đạo đức, một
nhà chí sĩ, mà lại còn là một nhà chiến sĩ nữa đấy”. Và ông có ý mỉa mai các
nhà kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu, ông cho rằng “chúng ta có tìm hiểu nỗi
lòng của người cũng chỉ là gắng gượng thử làm, chớ chắc gì đã hiểu được bao
lăm” [25, 8].
- Về sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
Với sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, các bài viết tập trung nói nhiều
về truyện Lục Vân Tiên, về sự tương đồng giữa cuộc đời và thơ văn của nhà
thơ. Họ thường dẫn những câu thơ Nguyễn Đình Chiểu viết về cuộc đời nhân
vật Lục Vân Tiên để minh họa cho tính cách và những chặng đường trong
cuộc đời ông. Trước Cách mạng tháng Tám, do áp lực của Thực dân Pháp và
do chủ trương của chúng, trong phạm vi cả nước, đối với tác phẩm của Cụ Đồ
Chiểu, sách trong nhà trường thực dân, Văn học Việt Nam do Dương Quảng
Hàm soạn chỉ được phép nêu ra: Lục Vân Tiên, một bài bát cú Viếng cụ Phan
Thanh Giản, một bài lục bát Thà đui mà không nói trích từ đâu. Các tác phẩm
Dương Từ Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp thì chỉ được nhắc đến tên. Sách
báo ngoài đời, trừ cuốn Nỗi lòng Đồ Chiểu của Phan Văn Hùm, cũng chỉ nói
nhiều đến Lục Vân Tiên chứ ít nói đến thơ văn khác. Tác phẩm Dương Từ Hà
Mậu được nhắc đến với nhận xét khá đơn giản, là quyển thơ bênh vực đạo
nho, kịch liệt công kích đạo phật và đạo chúa. Còn cuốn Ngư Tiều y thuật
vấn đáp được xem là cuốn sách chuyên về y thuật để chữa bệnh xác thịt.
24
- Về nội dung yêu nước
Về nội dung yêu nước trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, hoặc
người viết hoàn toàn không muốn biết đến; hoặc có đề cập nhưng lại kín đáo
thành chung chung: “Đã buồn cho thân thế lại buồn thêm về cảnh non sông”,
“con mắt mờ...bao phen đã phải nhỏ...lụy khóc kẻ anh hùng” [Ngô Quang
Lý, 88]; hoặc dưới dạng một tâm sự u buồn giống như Khuất Nguyên, Đỗ
Phủ [Thu Hoài, 52]... Suốt trong thời kỳ Pháp thuộc, mặc dù bọn thực dân và
tay sai cố làm ra vẻ trân trọng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nhưng chúng đã
cố tình bưng bít mảng thơ văn yêu nước, phần quý nhất trong văn thơ của
ông. Người đọc chỉ biết đến Nguyễn Đình Chiểu qua tác phẩm Lục Vân Tiên
là chính, nhưng Lục Vân Tiên cũng đã bị bọn chúng giải thích theo quan điểm
đạo đức phong kiến lạc hậu để mong nô dịch tinh thần nhân dân Việt Nam.
- Về tác phẩm Lục Vân Tiên
Khi nói về Lục Vân Tiên, chúng cố tình xuyên tạc ý nghĩa chính của
truyện, vừa lờ đi cái giá trị nhân đạo chủ nghĩa của Lục Vân Tiên, vừa ra sức
tuyên truyền khía cạnh trung, hiếu, tiết, nghĩa, đặc biệt là cái “tình nghĩa
thầy trò” trong truyện, để thực hiện một thủ đoạn xảo quyệt là bắt nhân dân
ta liên hệ đến công ơn khai hóa của chúng. Chúng lái nội dung của truyện
Lục Vân Tiên sang phục vụ chủ trương phục hưng những tư tưởng, đạo đức
phong kiến, đẩy bật mọi người ra khỏi nhiệm vụ cứu nước đang sôi nổi lúc
bấy giờ. Những nội dung, thủ đoạn này chúng ta có thể đọc được trong bài
diễn văn của thống đốc Hoeffel, trong bài viết của Trúc Hà, lời của tòa sọan
tờ Nam Kỳ Tuần Báo... Tuy nhiên, có thể là do ý thức hoặc là do tác động của
phong trào đấu tranh, mà con người yêu nước và nội dung yêu nước trong thơ
văn Nguyễn Đình Chiểu vẫn ít nhiều được đề cập đến, mặc dù còn trừu
tượng.
- Nhận định về thơ văn của ông
25
Nhiều ý kiến đã ca ngợi đạo đức trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
nhưng lại nhấn mạnh là đạo đức Nho giáo phục vụ chủ trương khôi phục, duy
trì những tư tưởng lạc hậu tiêu cực của Nho giáo nhằm nô dịch tinh thần nhân
dân ta. Lạc Quan Nhơn khi nói về thế giới nhân vật trong Lục Vân Tiên đã
khẳng định: “ Lục Vân Tiên là hiện thân của hai chữ trung, hiếu. Kiều
Nguyệt Nga là hiện thân của hai chữ tiết, hạnh”. ông cũng cho rằng Lục Vân
Tiên là “quyển luân lý giáo khoa”, Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên
“không có mục đích làm việc văn chương và chỉ muốn giảng cầu luân lý”
[100]. Ngay cả Lê Thọ Xuân, người đã dám nói sự thật nhưng rất khéo léo,
kín đáo về bản lĩnh, chí khí của Nguyễn Đình Chiểu trong bài “Tiểu sử cụ
Nguyễn Đình Chiểu” trên Nam Kỳ tuần báo cũng không tránh khỏi việc xem
Lục Vân Tiên là tác phẩm trước sau chỉ đinh ninh ở chỗ: Trai thời trung hiếu
làm đầu / Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”.
- Về nghệ thuật
Người ta cũng chỉ nói đến Lục Vân Tiên trong đó có cả khen lẫn chê.
Lời khen rất nhiều nhưng cũng rất mập mờ: “Cái hay riêng của văn cụ khó
mà giải đặng”. Cũng có lời chê Lục Vân Tiên là tác phẩm chỉ có giá trị luân
lý, là “tầm thường”, “nông nỗi”, “lạc lẽo”, “vụng về”. Tuy nhiên vẫn có
người bênh vực Nguyễn Đình Chiểu và truyện Lục Vân Tiên với những lý lẽ
thật hồn nhiên cảm tính qua việc so sánh xuất thân, hoàn cảnh sáng tác của
hai nhà thơ Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu. Trường Sơn Chí đã nhận
định: Nguyễn Đình Chiểu do lớn lên ở Nam Kỳ, thuở ấy hoang vu lầy lội,
phong cảnh không mấy hữu tình như cảnh sông Lam, núi Hồng của Nguyễn
Du; hơn nữa ông phải làm thơ trong cảnh mù lòa nên câu chữ không được gọt
giũa...
Trong số các học giả người Việt viết về Nguyễn Đình Chiểu có thể
xem Phan Văn Hùm là người nghiên cứu sâu, kỹ nhất trên cơ sở tư liệu đầy
26
đủ.Và ông cũng có những nhận định về Nguyễn Đình Chiểu, về sáng tác của
nhà thơ có phần khách quan, đúng đắn hơn cả. Trong chuyên luận Nỗi lòng
Đồ Chiểu, tác giả không những ca ngợi trực tiếp ý chí chiến đấu của ông:
“không cầm thương lên ngựa được” thì chọn cho mình thứ vũ khí lợi hại
“đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” mà còn phơi trần tội ác của giặc Pháp
“nay công phá...mai khắc phục...đạn nhiễu lâm râm, máu rơi lấm tấm...” .
Với chuyên luận Nỗi lòng Đồ Chiểu, Phan Văn Hùm là người Việt
Nam đầu tiên đứng ở góc độ khoa học văn học, thử lý giải mối quan hệ giữa
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với cuộc đời của ông. Lần đầu tiên, những
tư liệu quý về thân thế và tâm sự của nhà thơ được trình bày khá tỉ mỉ. Trong
đó, nhiều chi tiết Phan Văn Hùm có được do Nguyễn Đình Chiêm, con trai
Nguyễn Đình Chiểu cung cấp. Với sự giúp đỡ của con trai Nguyễn Đình
Chiểu, phần trích lục tác phẩm của nhà thơ đã được Phan Văn Hùm tiếp cận
và giới thiệu được những văn bản đáng tin cậy so với các dị bản khác.
Là một người Tây học, thức thời, có nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật
biện chứng, lại mở rộng giao lưu với những người cấp tiến, tả khuynh, khi
đứng trên lập trường của chủ nghĩa dân tộc và tinh thần yêu nước, Phan Văn
Hùm biết trân trọng di sản tinh thần của ông cha, nhìn thấy tác phẩm của Đồ
Chiểu là sự ký thác đầy tâm huyết của một nhân cách nhà nho lớn, vượt lên
cái không thuận của hoàn cảnh riêng, chú mục, thao thức về những vấn đề
trọng đại của vận mệnh đất nước. “Chính ở điểm này, tác phẩm của Nguyễn
Đình Chiểu vẫn không cũ, nó vẫn hiện diện và đồng hành với cuộc đấu tranh
cho công lý, cho độc lập, tự do” [130, 15].
Trước Cách mạng tháng Tám, có khoảng vài chục bài báo và công
trình viết về Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra còn có các tiểu luận, bài tựa in
trên đầu các tác phẩm của ông. Những bài báo, công trình này thường đề cập
tổng quát về cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, và có xu hướng
27
viết về tiểu sử, con người nhà thơ nhiều hơn là viết về tác phẩm của ông. Nói
về con người, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu ở những bài viết này rất chung
chung: “ đã buồn cho thân thế lại buồn thêm về cảnh non sông”, “con mắt
mờ bao phen đã phải nhỏ... lụy khóc kẻ anh hùng” [Ngô Quang Lý, 88]. Tác
phẩm được nhắc đến cũng chỉ có Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu. Sở dĩ các
bài viết chỉ tập trung nói về tiểu sử mà ít nói đến tác phẩm là vì vào thời
điểm đó, tác phẩm của nhà thơ yêu nước bị coi là hàng “quốc cấm”, không
được phổ biến, ít được đề cập, ngoại trừ Lục Vân Tiên đã đi vào lòng người
dân, được nhân dân tiếp đón nồng nhiệt từ trước đó rất lâu.
Có thể thấy rõ, so với các thời kỳ sau, những nhận định về Nguyễn
Đình Chiểu và sự nghiệp của ông những năm trước Cách mạng khá khiêm
tốn, tập trung nhiều nhất là vào dịp lễ kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu năm
1943 tại Sài Gòn. Việc tiếp nhận tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu những năm
trước Cách mạng trong giới nghiên cứu phê bình chưa thực sự toàn diện, sâu
sắc xứng đáng với tầm vóc, giá trị mà tác phẩm của ông chứa đựng. Những ý
kiến nhận xét, phát biểu về tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu còn bị chi phối
nhiều bởi áp lực của thực dân Pháp và chủ trương “Pháp Việt phục hưng”
của chúng. Có thể xem Nỗi lòng Đồ Chiểu, chuyên luận của Phan Văn Hùm,
tuy không đồ sộ nhưng đã cắm một cái mốc theo định hướng đúng, nhiều
triển vọng trong lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu cả về tư tưởng
học thuật cũng như về phương pháp văn bản học.
1.2 Từ sau Cách mạng đến năm 1975
Sau năm 1945, dưới ánh sáng của Cách mạng tháng Tám thành công,
việc sưu tập thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mới được chú ý hơn trước một bước.
ở giai đoạn này, có nhiều tranh luận về thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
Nhất là vào dịp lễ kỷ niệm một trăm bốn mươi năm (1962) và một trăm năm
mươi năm (1972) ngày sinh của cụ Đồ Chiểu. Trong những dịp lễ này, bài
28
viết về tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu phong phú và diện nghiên cứu
cũng được mở rộng. Có vấn đề được đi sâu, có ý kiến tranh luận qua lại. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu ở hai miền đất nước có sự khác
biệt đáng kể.
1.2.1 Việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu ở miền Nam trước ngày giải
phóng.
Do chủ nghĩa thực dân mới tinh ranh hơn, nó khoác áo quốc gia dân tộc
độc lập, nó cho phép nói đến con người yêu nước và nội dung yêu nước. Và
chủ nghĩa thực dân mới cũng lợi dụng nhà nho yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
với nội dung yêu nước trong thơ văn của ông để phục vụ cho mục đích chính
trị đen tối của mình. Chúng đã bày trò kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của cụ
Đồ Chiểu thật rình rang. Chúng đã phát động chiến dịch đề cao Nguyễn Đình
Chiểu ầm ĩ với qui mô rộng và trong thời gian dài. Tất cả những hoạt động
đó tuy khác nhau về bề ngoài nhưng đều cùng dụng ý che đậy và tô vẽ để
lừa bịp nhân dân. Chúng dùng lời lẽ xa xôi bóng gió khi hướng vào mục đích
tuyên truyền ăn khớp với hàng loạt chủ trương lập lờ đại loại như “trở về
nguồn”, “trở về mẹ Việt Nam với mái tranh nghèo”, “ văn nghệ tình
thương”... Những âm mưu và thủ đoạn ấy đã làm cho không ít nhà nghiên
cứu phê bình, giáo viên và sinh viên đại học do không phân biệt được chân,
giả nên đã bị cuốn hút theo. Tuy nhiên, trong tình hình đó, lực lượng cách
mạng cũng ngày càng dâng cao. Cách mạng đã chuyển từ thế thủ sang thế
tấn công liên tục và mạnh mẽ. Phong trào đô thị bùng lên như đợt sóng dâng
trào. Tinh thần dân tộc của tầng lớp trí thức thành thị vùng bị tạm chiếm đang
trên đà thức tỉnh. Cho nên, bên cạnh những người viết xuyên tạc vẫn có
những người trí thức thành thị miền Nam yêu nước dám nói sự thật và vạch
trần âm mưu luận điệu của chúng. Vì vậy, nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu
ở miền Nam trong giai đoạn này, giữa bao tiếng nói xô bồ vô lý vẫn chen
29
vào đó lanh lảnh tiếng nói chân chính, dựa trên quan điểm đúng đắn và dám
liên hệ tố cáo một cách sắc bén. ở đây chúng tôi chia việc nghiên cứu
Nguyễn Đình Chiểu thành hai khuynh hướng chính, xuất phát từ những lý do,
động cơ khác nhau, có lúc đối lập nhau hoàn toàn.
1.2.1.1 Nguyễn Đình Chiểu được nghiên cứu theo chủ trương của chính
quyền Sài Gòn
Chính quyền Mỹ ngụy đã tìm mọi cách để che đậy hành vi cướp nước
và bán nước của chúng. Để chứng tỏ với quần chúng nhân dân rằng mình
cũng là những người yêu nước, những người đồng cảnh đồng lòng với nhà thơ
trung trực năm xưa, bọn đứng đầu của chính quyền Sài Gòn đã bày ra những
ngày lễ kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu thật rình rang. Năm 1962, Ngô Đình
Nhu lúc bấy giờ là chủ tịch cái gọi là “mặt trận văn hóa quốc gia” cũng đã
dấy lên một cuộc kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu khá lớn. Mấy năm sau đó,
ngụy quyền Sài Gòn, đại diện là Mai Thọ Truyền đã tổ chức khá ồn ào
“ngày giỗ thứ 83 thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu từ trần”... Hưởng ứng các đợt phát
động rầm rộ đó là sự ra đời của nhiều cuốn sách về Nguyễn Đình Chiểu,
nhiều cuộc du lịch hành hương về quê nhà thơ, nhiều đợt sưu tầm thơ văn của
ông... Đặc biệt hơn, đã có hàng loạt bài báo viết về Nguyễn Đình Chiểu
trong những dịp này. Không kể những tờ báo chuyên hoặc quan tâm đến văn
học như Văn, Bách khoa, Sáng tạo, Hiện đại, Văn hóa tập san... mà cả những
tờ không dính dáng gì đến văn học như Phụ nữ diễn đàn, Thanh niên tiền
phong, Khoa học đời nay... cũng đề cập đến Nguyễn Đình Chiểu. Trong đó có
người viết nhiều bài, có người chỉ một vài bài nhưng mục đích viết thì rất
giống nhau. Đó là những bài viết nhằm phục vụ cho những chủ trương lừa bịp
đã được vạch sẵn, theo những nội dung xuyên tạc đã được định trước. Có thể
nói trắng ra đó là những bài viết theo “đơn đặt hàng” của bọn cầm quyền.
30
Người đọc dễ dàng nhận ra những bài viết theo kiểu nói trên cùng nhằm thực
hiện những mục đích sau:
- Lợi dụng danh nghĩa Nguyễn Đình Chiểu để thực hiện mục đích chính
trị đen tối. Gán cho nhà thơ một thứ chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng không
phân biệt địch ta, không phân biệt chính tà..
Những người viết bài theo hướng này tìm mọi cách đề cao, rất cao
Nguyễn Đình Chiểu. Người đề cao mặt này, người ca ngợi mặt khác. Họ ca
ngợi Nguyễn Đình Chiểu như một vị “thánh sống”. Doãn Quốc sĩ đã muợn
lời của một tác giả ngoại quốc thay cho lời phát biểu trực tiếp của mình, coi
Nguyễn Đình Chiểu là “một thứ tinh thần kết tinh của nhiều thế hệ chống
đối”. Hồ Hữu Tường đã từng tổ chức cả một cuộc hành hương về quê
Nguyễn Đình Chiểu để sưu tầm tài liệu, có viết hai bài nghiên cứu khá dài
về Nguyễn Đình Chiểu với một mục đích như trên.
Có thể thấy rõ, Mỹ ngụy nhiệt tình tổ chức lễ kỷ niệm Nguyễn Đình
Chiểu và nhiều người hưởng ứng đã ca ngợi nhà thơ có phần quá đáng như
vậy cũng chỉ nhằm mục đích chính trị đen tối chứ không phải với dụng ý tốt.
Ca ngợi nhà thơ yêu nước, bọn họ tay sai muốn chứng tỏ với quần chúng
nhân dân rằng chúng cũng là những người yêu nước, cùng cảnh đồng lòng
với nhà thơ trung trực ấy. Bên cạnh việc đề cao Nguyễn Đình Chiểu, bọn họ
cũng đề cao những tên làm tay sai cho giặc Pháp như Hoàng Cao Khải, Tôn
Thọ Tường, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh... Theo họ, Hoàng Cao Khải,
Phạm Quỳnh, Tôn Thọ Tường cũng có lòng yêu nước như Nguyễn Đình
Chiểu, có khác chăng là giữa họ và Nguyễn Đình Chiểu chỉ là “cách yêu
nước khác nhau mà thôi”. Như vậy, họ đã cố tình đánh đồng nhà yêu nước
chân chính Nguyễn Đình Chiểu với những người cam tâm làm tay sai cho
giặc. Người đọc có thể nhận ra những âm mưu đen tối đằng sau việc vồ vập
nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu. Chính quyền Mỹ ngụy muốn qua việc ca
31
ngợi Nguyễn Đình Chiểu để nói tới tình hình chính trị trước mắt. Chúng
muốn nói với mọi người rằng: không phải chỉ những người tham gia chống
Mỹ mới là yêu nước mà những kẻ trong chính quyền ngụy cũng có lòng yêu
nước. Bằng việc làm đó, chính quyền tay sai muốn dùng Nguyễn Đình Chiểu
làm tấm bình phong che dấu dã tâm bán nước xấu xa hèn nhát của mình.
Nhưng những trò bịp ấy chỉ có thể gạt được một số ít người nhẹ dạ cả tin, còn
phần đông quần chúng rất phẫn nộ trước thái độ đê tiện của bọn tay sai bồi
bút. Không ai lầm lẫn cho rằng ngụy quyền Sài Gòn đề cao Nguyễn Đình
Chiểu là do tinh thần dân tộc, vì nếu có tinh thần dân tộc thì chúng chẳng
cam tâm làm tay sai cho giặc.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhân cách sáng ngời đáng được đề cao và
cần phải được đề cao. Nhưng phải là sự ca ngợi chân thực và đúng với những
khía cạnh mang giá trị cao cả trong cuộc đời nhà thơ. Còn sự đề cao quá mức
nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu với dụng ý đen tối nói trên là đã hạ thấp ông. Sự
đề cao giả dối ấy là một sự xúc phạm nhà thơ mù, một chiến sĩ yêu nước đã
chiến đấu chống kẻ thù xâm lược bằng cây bút gần suốt cuộc đời mình.
Bên cạnh việc tán dương quá đáng về Nguyễn Đình Chiểu, có một số
tác giả đã gán cho nhà thơ những tư tưởng nhân đạo trừu tượng, không phân
biệt địch ta, không phân biệt chính tà. Đại biểu cho xu hướng này là bài
“Thông điệp của một thi nhân”, bài mở đầu của tờ Văn đàn, số đặc biệt kỷ
niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả Phạm Đình Tân hầu
như chỉ nhằm khai thác một số khía cạnh rất phiến diện trong chủ đề tư tưởng
của tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một tác phẩm viết cuối đời của
Nguyễn Đình Chiểu và từ đó gán cho nhà thơ một tư tưởng “bác ái” khá xa lạ
với tư tưởng của ông.
Tác giả bài báo nói trên đã hiểu không đúng ý nghĩa cơ sở thế giới
quan của Nguyễn Đình Chiểu khi nhà thơ nói “trời đất ở trong mình người ta”
32
là một quan điểm của Dịch học. Để rồi từ đó tác giả suy diễn ra rằng “ông
vâng theo định mệnh, bởi vì ông biết cái gì cũng ở nơi mình, điều gì cũng do
mình mà ra”. Từ chỗ gán tư tưởng định mệnh cho Nguyễn Đình Chiểu, Phạm
Đình Tân còn nói “ngay cái mục tật, ông cũng không cho là một tai họa”.
Tác giả nói thêm “có lẽ đời đã quá xấu xa, nên trời không cho ông thấy nữa
để đỡ bận lòng”. Và vì đời đã quá xấu xa, nên Nguyễn Đình Chiểu đã đi học
thuốc để “ không những chữa bệnh thể xác, mà còn chữa bệnh tinh thần”.
“Phải biết rằng thân thể bị bệnh, xã hội bị loạn đều do mình không có lòng
thương, không có sự bác ái”. Tác giả bài báo tự cho mình có quyền thay mặt
Nguyễn Đình Chiểu để kêu gọi: “mọi người hãy tùy theo phương tiện của
mình mà biểu lộ lòng thương yêu... Được như thế thì chắc chắn quốc gia, xã
hội sẽ không còn rối loạn, mọi người sẽ được an vui” [123].
Rõ ràng, những lý lẽ suy nghĩ trên đều hết sức xa lạ với một Nguyễn
Đình Chiểu có lòng yêu nước và có lòng căm thù giặc sâu sắc, càng xa lạ
hơn với một Nguyễn Đình Chiểu luôn luôn biết nhìn nhận thực tế một cách
rất cụ thể. Lý lẽ đó cũng hết sức xa lạ với một Nguyễn Đình Chiểu mà suy tư
lúc nào cũng gắn liền với những vấn đề nước sôi lửa bỏng của đất nước.
Không cần vạch ra người đọc cũng có thể thấy được luận điệu tuyên
truyền của những cây bút phản động đằng sau những bài viết về Nguyễn
Đình Chiểu. Viết “Thông điệp của một thi nhân”, tác giả của nó đã muốn
nhân danh một cách sai trái uy tín của nhà thơ để nhằm đạt đến một mục đích
chính trị mà tác giả theo đuổi: “ Nhờ trời soi sáng, người ta sẽ biết nhận ra
nhân vị mình, biết bổn phận, biết trách nhiệm, tóm lại biết giữ trật tự ở giữa
muôn loài” và “Ngày xưa thánh Thomas đã nói: ...bình an là sự bình tĩnh của
trật tự. Mà thật đúng vậy. Trời đất ở đúng ngôi, muôn vật sẽ được nuôi
dưỡng. Con người biết ở đúng chỗ, trật tự sẽ không đảo lộn, người ta sẽ được
an vui hạnh phúc” [Phạm Đình Tân, 123].
33
Đây là một thứ lập luận nhằm ru ngủ con người, lừa phỉnh mọi người
hãy khoanh tay ngồi yên vị trước sự bài bố của Thượng đế ! Trong hoàn cảnh
này, cũng có nghĩa là hãy ngoan ngoãn chịu kiếp sống nô lệ mất nước, mất
chủ quyền cho bọn đến quốc xâm lược. Viết về Nguyễn Đình Chiểu với
những tư tưởng như vậy thì đây quả là một sự xuyên tạc quá lộ liễu. Bên
cạnh việc gán cho Nguyễn Đình Chiểu tư tưởng bác ái định mệnh, nhân vị sai
trái nói trên, việc gán cho nhà thơ có tư tưởng chủ yếu là tư tưởng trung hiếu
tiết hạnh theo cái nghĩa bảo thủ nhất của Nho giáo là điều thường thấy ở
nhiều bài báo.
Một xu hướng khác cũng phổ biến trong nghiên cứu về Nguyễn Đình
Chiểu ở những cây bút tay sai là xuyên tạc cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu, nhấn mạnh quá mức những mặt hạn chế trong sáng tác của ông, coi
đó như những đỉnh cao thần thánh mà không nhà văn đương thời nào vươn tới
được.
- Nhấn mạnh những hạn chế trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu,
đồng thời đề cao ông chính những điểm cần phê phán.
Xu hướng này phát triển khá phổ biến vì ở đây bọn tay sai có thể che
đậy kỹ hơn sự dối trá của mình. Thái Thịnh Hoàng cho rằng Nguyễn Đình
Chiểu là người luôn bi quan, bất mãn trong cuộc đời, nên ông phải tìm cách
“mai danh ẩn tích”, hay lánh mình về nơi thôn dã, chính tư tưởng đó đã tạo
nên vần thơ bi thương trong Văn tế vong hồn dân mộ nghĩa ở Cần Giuộc, Văn
tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh. Thái Thịnh Hoàng viết: “ Cuộc đời phụ bạc hất
hủi thì Chiểu tất phải buồn, mà buồn thì tất phải đi ẩn đi náu. Đi rồi lại càng
buồn hơn. Tất cả cái nhục, cái buồn ấy được đúc lại, được trút cả vào mấy
bài Văn tế vong hồn dân mộ nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong
lục tỉnh” [dẫn theo 159, 12]. Tùy tiện, xuyên tạc trong khi nghiên cứu
Nguyễn Đình Chiểu, Thái Thịnh Hoàng nói riêng, một số người khác nói
34
chung đã tỏ._., chúng ta sẽ thấu rõ con người, nhìn vào cuộc đời để hiểu thêm
những trang văn giá trị. Cả hai mặt: văn và đời của Nguyễn Đình Chiểu đều
128
biểu hiện cho một tấm lòng cao cả, một nhân cách lớn, một tài năng vĩ đại,
một tấm gương sáng cho mọi người ở mọi thời đại noi theo.
129
KẾT LUẬN
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa của
dân tộc. ở ông, có sự kết hợp thống nhất, hài hòa, như là một thiên bẩm trời
phú giữa nhà giáo đức cả với người thầy thuốc thương dân và nhà thơ yêu
nước tha thiết, nhà văn hóa chăm lo giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền
thống đạo nghĩa. Cuộc đời khí tiết của Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho đời
một tấm gương sáng về đạo đức làm người chân chính và đã làm nên một sự
nghiệp văn chương vẻ vang. Một sự nghiệp văn chương tuy không đồ sộ
nhưng giá trị mà nó chứa đựng thì thật lớn lao, cao cả. Sự nghiệp văn chương
ấy không chỉ gắn liền với cuộc đời, con người nhà thơ, mà nó còn gắn bó sâu
sắc với ước mơ, nguyện vọng của quần chúng, với những vấn đề liên quan
đến vận mệnh của đất nước, dân tộc; Nó không chỉ thể hiện chân thực quá
trình hình thành và phát triển tư tưởng nhân nghĩa yêu nước nơi nhà thơ, mà
còn thể hiện sống động cuộc chiến đấu chống ngoại xâm gian khổ và sự hy
sinh anh dũng của quần chúng lao động...
Chính cuộc đời cao quý và sự nghiệp văn chương giá trị đó đã có sức
lôi cuốn và cảm hóa mạnh mẽ đối với nhân dân, với người đọc thuộc nhiều
thế hệ Trong đó, có những người đương thời với nhà thơ, có cả những thế hệ
sau này, sau tác phẩm đầu tay của nhà thơ hàng trăm năm.
Suốt gần hai thế kỷ qua, kể từ khi tác phẩm đầu tay của ông được ấn
hành, bạn đọc, giới nghiên cứu phê bình đã không ngớt tìm hiểu, nghiên cứu
về sự nghiệp văn chương phong phú giàu giá trị ấy. Hầu như nhà nghiên cứu
phê bình văn học nào cũng có ý kiến về con người và tác phẩm của ông. Có
thể kể những tên tuổi sau đây có những đóng góp nổi bật qua một chặng
đường nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu: Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn,
Nguyễn Khánh Toàn, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Trần Văn Giàu,
130
Nguyễn Đổng Chi, Vũ Khiêu, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Nguyễn Đình
Chú, Cao Huy Đỉnh, Bảo Định Giang, Nguyễn Lộc,... (Việt Nam) và Hoàng
Giật Cầu (Trung Quốc) và N.Niculin (Nga). Chúng ta có thể tìm thấy ở công
trình, bài viết của những nhà nghiên cứu này nhiều ý kiến sâu sắc, giá trị.
Việc nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong suốt hơn một
thế kỷ qua thường được tập trung đẩy mạnh vào những đợt kỷ niệm trọng thể
năm sinh hoặc năm mất của nhà thơ. Việc nghiên cứu ấy có những khác biệt
trong từng thời kỳ lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, về cơ bản, việc nghiên cứu
Nguyễn Đình Chiểu không phải chuyên sâu, do không xuất phát từ nhu cầu
khoa học hay sự yêu thích, cũng không nhằm mục đích khám phá tác phẩm
mà từ mục đích chính trị. Cho nên sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chỉ được
nghiên cứu ở một bộ phận nhỏ, thơ văn yêu nước dường như không được
nhắc tới, và nội dung cũng như nghệ thuật của những tác phẩm được đề cập
đến cũng thường bị hiểu sai do chủ trương thâm độc của thực dân. Đánh giá
về tác phẩm Đồ Chiểu ở giai đoạn đầu này có nhiều sai biệt so với nội dung
mà tác phẩm chứa đựng và nhìn chung, các ý kiến cũng không hoàn toàn
thống nhất. Dưới thời Mỹ ngụy, ở miền Nam, việc nghiên cứu tác phẩm Đồ
Chiểu cũng không nằm ngoài chủ trương “ trở về nguồn” của chính sách văn
hóa ngụy dân tộc đầy đen tối, thâm độc và bịp bợm của bọn cướp nước và tay
sai. Bên cạnh những cây bút bán rẻ lương tâm và nhân cách của mình để viết
theo kẻ thù thì cũng có những người dũng cảm, nhân đó mà vạch ra những
ngón bịp bợm và động cơ phản động của chúng.
Từ khi đất nước thống nhất đến nay, việc nghiên cứu tác phẩm
Nguyễn Đình Chiểu đã ngày càng được đẩy mạnh và nâng lên tầm cao mới.
Việc nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu đã được tiến hành ở
nhiều phương diện, dưới nhiều góc độ. Bằng việc kết hợp phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành khi nghiên cứu, các khía cạnh trong
131
thơ văn Cụ Đồ cũng đã được soi tỏ thấu đáo hơn. Từ chỗ lúc đầu chỉ biết tập
trung vào các truyện thơ của ông cùng với một vài bài thơ lẻ được biết, dần
dần toàn bộ sáng tác của nhà thơ được hiện ra đầy đủ cùng với những cố
gắng khảo sát để có được văn bản tác phẩm chính xác, trung thực với bản
gốc. Giá trị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã được nhìn nhận một cách
rộng rãi, trong đó nổi bật là mảng sáng tác dồi dào giá trị của chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa nhân văn gắn với đặc điểm văn hóa của con người miền
Nam, vùng Nam Bộ, đậm đà chất liệu rút từ văn học truyền thống và văn học
dân gian, mang tính giản dị và phổ cập sâu rộng.
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu vốn bắt nguồn từ nền văn hóa dân gian,
đến lượt nó đã có tác động ngược lại hết sức sâu sắc đến chính nền văn hóa
đó, không chỉ ở thời đại tác giả sống mà xuyên suốt qua nhiều thế hệ. Từ
những trang đời, trang văn, nhân cách của một ngòi bút lớn cùng với những
hình tượng nhân vật tiêu biểu mà nhà thơ đã xây dựng bằng niềm tin, tâm
huyết của mình đã đi vào trái tim người đọc, người nghe, sống tiếp cuộc đời
của nó. Những thế hệ người đọc khác nhau, tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn
Đình Chiểu, tìm thấy ở đó nguồn cảm hứng lớn lao để sáng tạo ra bao câu ca,
điệu hò, lời thơ bay bổng. Họ cũng tìm thấy ở đó bao nhiêu đề tài cho những
cảm tác, phóng tác, kịch bản sân sấu và gia thoại. Qua những sáng tác ấy,
một lần nữa, những nhân vật và tác phẩm lại nhập thân và hóa thân vào đời
sống tinh thần của nhân dân, thể hiện những khát vọng cháy bỏng, những tin
yêu và đau khổ, ý chí chiến đấu vì chính nghĩa và lẽ phải của con người và
cuộc đời.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu con người cũng như sự nghiệp văn chương
cao quý, giàu giá trị của Nguyễn Đình Chiểu; người đọc càng nhận thấy cuộc
đời nhà thơ là một tấm gương sáng về tinh thần làm việc kiên cường và khí
tiết yêu nước bất khuất. Sự nghiệp văn chương đó cũng không dành để nói về
132
những nỗi riêng tư vụn vặt, hay những chuyện phù phiếm giả tạo; mà luôn
gắn liền với những vấn đề nước sôi lửa bỏng của đất nước, dân tộc, chứa
chan tình người và chân lý của cuộc đời. Nội dung mang nhiều giá trị từ sự
nghiệp văn chương ấy lại được thể hiện dưới một hình thức mộc mạc, bình dị
nhưng tràn đầy cảm xúc và chứa chan hơi thở của cuộc sống, chân thực và
hồn nhiên lạ thường. Tuy mộc mạc, bình dị nhưng sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu lại có sức sống lâu bền và mãnh liệt, có ảnh hưởng sâu rộng. Những
sáng tác ấy có sức sống bền bỉ vượt thời gian bởi một lẽ thật giản dị: tác giả
của nó là một tấm gương sáng, một nghệ sĩ lớn, người phát ngôn cho những
tình cảm, đạo đức, cho chính nghĩa và đạo lý của cuộc đời. Mang những nội
dung ấy, sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sẽ không già đi theo thời gian, mà
hứa hẹn trẻ mãi. Các thế hệ sau sẽ còn khám phá nơi cuộc đời và sự nghiệp
của Đồ Chiểu nhiều bài học thú vị.
Nghiên cứu sự tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chính là hệ
thống lại những khám phá về Nguyễn Đình Chiểu qua các thời kỳ lịch sử,
đồng thời cũng tìm hiểu và lý giải về sự cắt nghĩa khác nhau trong sự tiếp
nhận sáng tác của nhà thơ ở từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Lý thuyết tiếp nhận văn học không vì đề cao người đọc và xem nhẹ vai
trò của tác phẩm. Chân lý và giá trị tác phẩm phải là kết quả của sự trùng
hợp giữa kinh nghiệm sáng tác và kinh nghiệm cảm thụ. Sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu có sức sống mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng trong quần
chúng trước hết là nhờ tài năng của nhà thơ. Nhà thơ không chỉ phản ánh
sống động hoàn cảnh xã hội mình sống mà còn lồng vào đó tình cảm, ước
mơ, nguyện vọng, quan niệm sống của đông đảo quần chúng nhân dân. Nên
người nâng niu giữ gìn, và phổ biến tác phẩm của ông, làm cho nó biến hóa
phong phú trong cuộc đời không ai khác cũng chính là nhân dân.
133
Sẽ là thiếu sót nếu chúng ta nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu mà chỉ
quan tâm đến cuộc đời nhà thơ hay bản thân những sáng tác của ông. Nghiên
cứu Nguyễn Đình Chiểu ở góc độ tiếp nhận sẽ vừa khắc phục được những
thiếu sót trong nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu, vừa đưa ra một cái nhìn
mang tính hệ thống về con người và sự nghiệp văn chương ấy. Nghiên cứu về
sự tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu làm cho việc đánh giá tác
phẩm và tác giả phong phú và có thêm chiều sâu mới, bình diện mới – bình
diện tiếp nhận. Từ đó những giá trị mà tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu chứa
đựng được thừa nhận sẽ khách quan, thuyết phục hơn. Nghiên cứu sự tiếp
nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu vừa có ý nghĩa tích cực về mặt quan
điểm, phưong pháp luận nghiên cứu di sản văn học quá khứ; vừa góp phần
làm rõ hơn những giá trị tiềm ẩn trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và
những đóng góp của ông vào diễn trình phát triển tư tưởng văn hóa Việt
Nam.
Qua nghiên cứu sự tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, chúng
ta lại một lần nữa khẳng định, về con người cũng như về sự nghiệp, ở phương
diện nào Nguyễn Đình Chiểu cũng đứng vào vị trí tiên phong. Cả cuộc đời và
sự nghiệp của nhà thơ là một đóng góp lớn cho dân tộc. Cuộc đời và sự
nghiệp ấy thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, làm
nên một tấm gương sáng, là nguồn suy nghĩ và học tập không bao giờ vơi cạn
cho thế hệ mai sau.
134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Anh – Hồ Sĩ Hiệp (1990), “Nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc”,
Những danh sĩ miền Nam, Nxb Tổng hợp, Tiền Giang.
2. Bùi Thanh Ba (1963), “Qua “Ngư Tiều vấn đáp”, tìm hiểu thế giới
quan Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn học, (1), tr. 38 – 45.
3. Bùi Thanh Ba (1972), “Hiện thực trữ tình trong “Ngư Tiều vấn đáp””,
Tác phẩm mới, (20), tr. 91 – 94.
4. Thái Bạch (1957), Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), Nxb Sống mới,
Sài Gòn.
5. Vũ Bằng (1971), “Ba thời kỳ, ba nhận xét về truyện Lục Vân Tiên”,
Tạp chí Văn học, Sài Gòn, (133).
6. Nguyễn Duy Cần (1971), “Con người toàn diện của Nguyễn Đình
Chiểu”, Văn hóa tập san, (3,4).
7. Hoàng Giật Cầu (1972), “Lược khảo về hai tên sách “Truyện Tây
Minh” và “Truyện Tam Công”, Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu
nước và lao động nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Đổng Chi (1972), “Thử xác định nguồn gốc và quá trình hình
thành chủ nghĩa anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, Hà Nội, (145), tr. 23 – 36.
9. Nguyễn Huệ Chi (1972), “Con đường thơ của Nguyễn Đình Chiểu”,
Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Trường Sơn Chí (1943), “Người Pháp đối với quyển Lục Vân Tiên và
cụ Nguyễn Đình Chiểu”, Nam kỳ tuần báo, (số đặc biệt), Sài Gòn.
11. Nguyễn Ngọc Chỉ (1923), “Một nhà thi sĩ trứ danh nước ta”, Nam
Phong, (76).
12. Nguyễn Đình Chú (1972), “Từ lý tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu
nước”, Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ
thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Mai Cao Chương (1984), “Tìm hiểu quan điểm văn học của Nguyễn
Đình Chiểu và sự vận dụng quan điểm đó vào thực tiễn sáng tác của
ông”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học về Nguyễn Đình Chiểu, Sở văn hóa
thông tin và Hội văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre xuất bản.
135
14. Ngọc Cung (1963), “Nguyễn Đình Chiểu với nghệ thuật cải lương”,
Báo Thống nhất, (314), tr. 11,15.
15. Nguyễn Văn Dân, Trần Đình Sử...(1991), Văn học nghệ thuật và sự tiếp
nhận, Viện Thông tin KHXH, Hà Nội.
16. Xuân Diệu (1963), “Mấy cảm nghĩ về cụ Đồ Chiểu: Đâm mấy thằng
gian bút chẳng tà”, Báo Thống nhất, (314),tr. 13,15.
17. Xuân Diệu (1972), “Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, Tác phẩm
mới, (20).
18. Võ Văn Dung (1971), “Nguyễn Đình Chiểu, chiến sĩ”, Tạp chí Văn
học, (133), tr.30 – 58.
19. Thùy Dương (1962), “Tôi đọc Lục Vân Tiên”, Văn đàn, (37, 38).
20. Văn Dương (1933), “ Giá trị cuốn “Lục Vân Tiên” và cuốn “ Kim Vân
Kiều” hơn kém nhau thế nào ?”, Văn học tạp chí, (14).
21. Trần Trọng Đăng Đàn (1981), “Văn hóa văn nghệ thực dân mới tại
miền Nam”, Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, (166).
22. Cao Huy Đỉnh (1972), “Đồ Chiểu với sự chuyển mình của văn hóa dân
tộc”, Tạp chí văn học, (4), tr.49-54.
23. Phạm Văn Đồng (1963), “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn
nghệ của dân tộc”, Tạp chí văn học, (1). In lại trong Mấy vấn đề về
cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, (in lần 1) Nxb Khoa học, Hà
Nội.
24. Hà Minh Đức chủ biên (1998), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
25. Quang Đức (1943), “Bạn của Đồ Chiểu”, Hạnh phúc, (54), tr. 7 – 8.
26. Hải Đường - Chim Hải Yến (1949), “Theo vân Tiên tìm Đồ Chiểu”,
Tập Kỷ yếu hội khuyến học, Sài Gòn, janvier.
27. E. Hoeffel (1943), “Đức trung hiếu, tiết, nghĩa của Nguyễn Đình
Chiểu”, Đại Việt tạp chí, (19), tr. 5 – 6. In lại trong Nguyễn Đình Chiểu
về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục.
28. Bảo Định Giang (1963), “Một tấm gương yêu nước lớn, một nhà thơ
lớn”, Tuần báo Văn nghệ, (10). In lại trong Mấy vấn đề về cuộc đời và
thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Khoa học, Hà Nội, tr. 61 – 72.
29. Bảo Định Giang (1972), “Hình ảnh người chiến sĩ giết giặc, cứu nước
chói ngời trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, Quân đội nhân dân,
(4001), tr. 3.
136
30. Bảo Định Giang (1972), “Một ngòi bút lớn, một tấm gương lớn”, Tạp
chí Học tập, (số tháng 7), tr. 69 – 75.
31. Bảo Định Giang (1990), Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học
Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
32. Bảo Định Giang, Vũ Đình Liên, Nguyễn Sỹ Lâm (1963), Thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu, (in lần 1), Nxb Văn học.
33. Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị
(1984), Ca dao – dân ca Nam Bo,. Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
34. Bảo Định Giang (1987), Nhớ về đôi mắt, Sở văn hóa thông tin Bến Tre
xuất bản.
35. Nguyễn Thạch Giang chủ biên (1980), Nguyễn Đình Chiểu toàn tập,
tập I, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
36. Nguyễn Thạch Giang chủ biên (1982), Nguyễn Đình Chiểu toàn tập,
tập II, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
37. Hà Huy Giáp (1972), “Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn yêu nước
chống xâm lăng, một tâm hồn vằn vặc nhân nghĩa, một tấm gương kiên
trung và bất khuất”, Tạp chí văn học, (4), tr.2-14.
38. Trần Văn Giàu (1963), “Nhân nghĩa trong văn chương Nguyễn Đình
Chiểu”, Báo Văn nghệ, (10).
39. Trần Văn Giàu (1963), “Tình bạn trong văn chương Nguyễn Đình
Chiểu”, Báo Thống nhất, (314), tr. 11.
40. Trần Văn Giàu (1963), “Vì sao tôi thích đọc Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp
chí văn học, (1).
41. Trần Văn Giàu (1983), Nguyễn Đình Chiểu, đạo làm người, Sở Văn hóa
thông tin Long An xuất bản.
42. Dương Quản Hàm (1939), Văn học Việt Nam, Nxb Nam Ký, Hà Nội.
43. Dương Quản Hàm (1943), “Ai sửa lại quyển Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu”, Tri Tân (105), tr 2- 21.
44. Nguyễn Văn Hạnh (1971), “ý kiến của Lê – nin về mối quan hệ giữa
văn học với đời sống”, Tạp chí Văn học, (4), tr. 91 -99.
45. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học vấn đề
và suy nghĩ, Nxb Giáo dục.
137
46. Phan Trọng Hiền (1998), “Xin đừng xuyên tạc ý người xưa, hay:
Nguyễn Đình Chiểu chê hay khen Phan Thanh Giản ”, Văn nghệ TP.
Hồ Chí Minh, (24).
47. Nguyễn Trung Hiếu (1972), “Cái nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu và
tấm lòng, ý chí Việt Nam”, Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và
lao động nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Nguyễn Trung Hiếu (1982), “Để hiểu Đồ Chiểu rõ hơn về mặt nghệ
thuật”, Tạp chí Văn học (4), tr.7-13.
49. Mai Huỳnh Hoa (1935), “Tiểu sử cụ Đồ Chiểu”, Tân văn, (27).
50. Mai Huỳnh Hoa (1982), “Tâm đạo của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu”,
Tạp chí Văn học, (4), tr.24-26.
51. Nguyễn Kim Hoa (1994), “Thưởng thức – Tiếp nhận văn học”, Tạp chí
Khoa học xã hội, (21/III), tr. 89 – 93.
52. Thu Hoài (1943), “Đồ Chiểu với thi sĩ Tàu”, Hạnh phúc, (52), tr. 8 – 9.
53. Nguyễn Văn Hoàn (1972), “Từ Lục Vân Tiên đến Dương Từ – Hà
Mậu”, Tạp chí Văn học, (4), tr.66-78.
54. Phan Văn Hùm (1957), Nỗi lòng Đồ Chiểu, (in lần 2) Nxb Tân Việt,
Sài Gòn.
55. Phan Văn Hùm (1943), “Bịnh của Lục Vân Tiên”, Hạnh phúc, (53), tr
5.
56. Phan Văn Hùm (1944), “Một bài thi của Đồ Chiểu”, Tri Tân, (135), tr 6
– 21.
57. Phan Văn Hùm sao lục và hiệu đính (1952), Ngư Tiều vấn đáp y thuật,
Nxb Tân Việt, Sài Gòn.
58. Phan Văn Hùm sao lục và hiệu đính (1964), Dương Từ – Hà Mậu Nxb
Tân Việt.
59. Nguyễn Thị Thanh Hương (1992), “Về cách tiếp nhận văn chương trên
phương diện các phạm trù ý”, Tạp chí Văn học, (1), tr. 75 – 82.
60. Nguyễn Thị Thanh Hương (1995), “Vai trò của kinh nghiệm thẩm mỹ
trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 4-
6.
61. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,
Nxb Văn hóa thông tin.
138
62. Lê Hữu (1998), “Để có một văn bản Lục Vân Tiên gần với nguyên
tác”, Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, (22), tr.7.
63. Đỗ Văn Hỷ (1982), “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua ý thơ của Miên
Thẩm và Mai Am”, Tạp chí Văn học, (4), tr.40-48.
64. Ngô Huy Khanh (1998), “Nguyễn Đình Chiểu, nhà văn hóa lớn”, Văn
hóa nghệ thuật, (7).
65. Lư Khê (1944), “ Hội “ Alexandre De Rhodes” sẽ dựa bản Lục Vân
Tiên nào ?”, Tri Tân, (155), tr. 12 – 17.
66. Lê Kinh Khiên (1980), “Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ
văn học dân gian – văn học viết”, Tạp chí văn học, (1), tr. 69 – 81.
67. Vũ Khiêu (1972), “ Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu trong văn học Việt
Nam”, Báo Văn nghệ,(455), tr.1-7.
68. Vũ Khiêu (1972), “ Người trí thức Việt Nam trước vận mệnh của dân
tộc”, Thông báo triết học,(24), tr. 3-37.
69. Vũ Khiêu, Nguyễn Đức Sự (1982), Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
của người trí thức Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
70. Nguyễn Khoa (1960), “ Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ ái quốc”, Văn hóa
á – Châu, (23 và 24). In lại trong Sưu tập những bài báo về Nguyễn
Đình Chiểu, Nxb Phủ quốc vụ khanh, đặc trách văn hóa, Sài Gòn, tr.
189 – 200.
71. Trần Khuê (1985), “Tìm hiểu hai bài thơ Nguyễn Đình Chiểu điếu
Phanh Thanh Giản”, Nghiên cứu và tranh luận, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
72. Lê Đình Kỵ (1987), Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ ngụy, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
73. Lê Đình Kỵ(1995), Trên đường văn học, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
74. Vũ Ký (1971), Việt văn toàn thư, Nxb á châu, Sài Gòn.
75. ái Lan (1971), “Người phụ nữ trong thi phẩm Lục Vân Tiên”, Văn hóa
tập san, Sài Gòn, (3,4).
76. Võ Lang (1964), “Tìm hiểu Đồ Chiểu qua Lục Vân Tiên”, Văn hóa
nguyệt san, tập XIII. Q.2. In lại trong Sưu tập những bài báo về Nguyễn
Đình Chiểu, Phủ quốc vụ khanh, đặc trách văn hóa xuất bản, tr. 139 –
161.
77. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Quyển hạ, Nxb
Trình bày, Sài Gòn.
139
78. Bàng Bá Lân (1971), “Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ bình dân lớn của
miền Nam”, Tạp chí Văn học, (133).
79. Vũ Đình Liên (1955), Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ yêu nước miền Nam,
Nxb Minh Đức – Thời Đại, Hà Nội.
80. Vũ Đình Liên (1958), Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), Nxb Văn
hóa, Hà Nội.
81. Vũ Đình Liên (1963), “Tưởng nhớ Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ tôi
kính yêu, Báo Thống Nhất, (314).
82. Vũ Đình Liên (1972), “Từ nhân sinh quan đến thẩm mỹ quan của
Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn học, (4), tr. 79-85.
83. Vũ Đình Liên (1972), “Nguyễn Đình Chiểu với quan niệm trường kỳ
kháng chiến”, Tuần báo Văn nghệ, (455), tr. 4.
84. Mai Quốc Liên (1998), “Người đọc”, Văn nghệ (17), tr 21.
85. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế
kỷ XIX, (in lần 3) Nxb Giáo dục.
86. Đặng Văn Lung (1982), “Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân gian”,
Tạp chí Văn học, (4), tr.49-57.
87. Phương Lựu (1996). “Suy nghĩ thêm về tiếp nhận văn học”, Diễn đàn
văn nghệ Việt Nam, (7).
88. Ngô Quang Lý (1943), “Nguyễn Đình Chiểu thi sĩ”, Nam Kỳ tuần báo,
(số đặc biệt),
89. Đặng Thai Mai (1965), “Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ yêu nước lớn của
nhân dân Việt Nam”, Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, tr. 75 – 80.
90. Trần Thanh Mại (1963), “Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của nền thơ
văn yêu nước thời kỳ cận đại”, Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Khoa học, Hà Nội, tr. 73 – 98.
91. Trần Thanh Mại (1963), “Nguyễn Đình Chiểu, một tấm gương nghị lực
chói lòa, một tâm hồn bất khuất lẫm liệt”, Thống nhất, (314), tr.8 – 10.
92. Nguyễn Phong Nam (1992), “Hình tượng thời gian trong các truyện thơ
Nôm của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 43-46.
93. Nguyễn Phong Nam (1995), “Để làm rõ điều nghi vấn về truyện Lục
Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn học, (2).
140
94. Nguyễn Phong Nam (1998), Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
95. Trần Nghĩa (1963), “Thử bàn về nguồn gốc truyện Lục Vân Tiên”,
Tạp chí Văn học, (1).
96. Trần Nghĩa (1972), “Mấy ý kiến về công tác văn bản nhân đọc cuốn
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn học, (4), tr.86-95.
97. Trần Nghĩa (1963), “Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)”, Báo
Thống Nhất, (314), tr. 14,16.
98. Phan Ngọc (1982), “Tính nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí
Văn học, (4), tr.14-22.
99. Bùi Mạnh Nhị chủ biên (1999), Văn học dân gian những công trình
nghiên cứu, Nxb Giáo dục.
100. Lạc Quang Nhơn (1943), “Xứng nhau mà chẳng gặp nhau”, Nam Kỳ
tuần báo, (số đặc biệt), tr. 22.
101. Nao - man, Man- fơ- rét (1978), “Song đề của mỹ học tiếp nhận”
(Huỳnh Vân dịch), Tạp chí Văn học, (4), tr. 120 – 135.
102. N. Niculin (1972), “Nhà thơ thân yêu của miền Nam Việt Nam”, (Lê
Sơn dịch), Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ
thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
103. Vũ Ngọc Phan (1971), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
104. Thuần Phong Ngô Văn Phát (1966), “Nguyễn Đình Chiểu với văn tế”,
Đồng Nai văn tập, (7) tr. 4- 23, (8) tr. 132 – 148, (9) tr. 51 – 61.
105. Thuần Phong Ngô Văn Phát (1966), “Xuân với Đồ Chiểu”, Đồng Nai
văn tập, (9), tr. 94 – 103.
106. Phủ Quốc Vụ Khanh, Đặc Trách Văn Hóa (1971), Sưu tập những bài
báo về Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Phủ quốc vụ khanh, đặc trách văn hóa,
Sài Gòn.
107. Vũ Đức Phúc (1972), “Mở rộng nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp
chí Văn học, (4).
108. Vũ Đức Phúc (1982), “ Đạo Nho và các nhân vật trí thức trong sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn học, (4), tr.20-30.
109. Châu Anh Phụng (1982), “Vài nét về cụ bà Nguyễn Đình Chiểu tục
danh Lê Thị Điền”, Tạp chí Văn học, (4),tr.27-29.
141
110. Thạch Phương (1972), “Nguyễn Đình Chiểu và những người cầm bút ở
các thành thị miền Nam”, Tạp chí Văn học, (4), tr.96-102.
111. Thạch Phương chủ biên (1982), Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc đời, Ty
văn hóa và thông tin Bến Tre xuất bản.
112. Thạch Phương, Ngô Quang Hiển (1999), Ca dao Nam Trung Bộ, Nxb
KHXH.
113. Kiều Thanh Quế (1943), “Lục Vân Tiên dẫn giải của Đinh Xuân Hội”,
Tri Tân, (106), tr. 6 – 19.
114. Vương Hồng Sển (1966), “ Câu chuyện bắt quàng từ tác phẩm của cụ
Đồ Chiểu đến dĩa “ Mó rận”, Đồng Nai văn tập, (7), tr. 81 – 92.
115. Thiếu Sơn (1971), “Bài học Đồ Chiểu”, Dân chủ mới, (371).
116. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn.
117. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
118. Trần Đình Sử (1997), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học lớp 9,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
119. Nguyễn Đức Sự (1972), “Quan điểm triết học trong y học và chủ nghĩa
yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu”, Thông báo triết học, (24), tr.65-93.
120. Nguyễn Đức Sự (1978), “Sự vận dụng Nho giáo trên lập trường nhân
dân của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Triết học, (3).
121. P.H.T (1963), “Gặp những người nghệ sĩ sân khấu cải lương”, Báo
thống nhất, (314), tr. 12,14.
122. Phạm Đình Tân (1961), “Nguyễn Đình Chiểu hiện thân nỗi đau khổ
của dân chúng”, Văn đàn, (37,38).
123. Phạm Đình Tân (1962), “Thông điệp của một thi nhân”, Văn đàn,
(37,38).
124. Văn Tân (1972), “Nguyễn Đình Chiểu, một nhà trí thức yêu nước nồng
nàn, một nhà thơ lỗi lạc của dân tộc Việt Nam”, Nghiên cứu lịch sử,
(143), tr.1-10.
125. Hoài Thanh (1964), “Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một tấm
gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam”, Mấy vấn
đề về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Khoa học, tr. 19 –
44.
142
126. Hoài Thanh (1972), “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – một trong những bài
văn hay nhất của chúng ta”, Báo Văn nghệ, (455), tr.4.
127. Cao Tự Thanh – Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Nguyễn Đình Chiểu với
văn hóa Việt Nam, Sở Văn hóa thông tin Long An xuất bản.
128. Nguyễn Q. Thắng (1990), “Nguyễn Đình Chiểu và các bài văn tế”,
Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nxb Tổng hợp An Giang, tr. 110 – 128.
129. Chương Thâu (1972), “Nguyễn Đình Chiểu qua một số báo chí Sài
Gòn”, Thông báo Triết học, (24), tr. 94 – 111.
130. Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn và giới thiệu (1998), Nguyễn Đình
Chiểu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
131. Ca Văn Thỉnh (1943), “Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu”,
Đại Việt tạp chí, (19), Sài Gòn, tr. 1 – 4.
132. Ca Văn Thỉnh (1972), “Truyền thống quật cường Nam Bộ và Việt Nam
với tinh thần đấu tranh của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn học, (4),
tr.31-48.
133. Nguyễn Văn Thọ (1962), “Số mạng và vinh quang của nhà thơ Nguyễn
Đình Chiểu”, Văn đàn, (37,38).
134. Nguyễn Đăng Thục (1955), “Tinh thần truyền thống với Lục Vân
Tiên”, Văn nghệ tập san, (7), tr. 1- 21. In lại trong Sưu tập những bài
báo về Nguyễn Đình Chiểu, Phủ quốc vụ khanh, đặc trách văn hóa
xuất bản, tr. 111- 128.
135. Phan Hữu Thụy, Tôn Thất Bình chủ biên (1992), Văn học dân gian
Quảng Trị, Sở văn hóa thông tin thể thao và thư viện Quảng Trị xuất
bản.
136. Nhất Tiếu (1998), “Chỉ tại Vương Tử Trực noi gương Khổng - Nhan”,
Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, (29),tr.13.
137. Nguyễn Khánh Toàn (1972), “Nguyễn Đình Chiểu, nhà trí thức miền
Nam yêu nước vĩ đại”, Tạp chí Văn học, (4),tr.15-19.
138. Nguyễn Khánh Toàn (1982), “Nguyễn Đình Chiểu, người chiến sĩ yêu
nước nổi hồi trống xuất trận đầu tiên của nhân dân Nam Bộ đánh đuổi
quân giặc cướp nước phương Tây”, Tạp chí Văn học, (4), tr.1-6.
139. Nguyễn Quang Tô (1971), “Nguyễn Đình Chiểu, một chiến sĩ văn
nghệ”, Văn hóa tập san, (3,4).
140. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
143
141. Hoàng Trinh (1980), “Văn học so sánh và tiếp nhận văn học”, Tạp chí
Văn học (4), tr. 88-93.
142. Hoàng Trinh (1986). “Giao tiếp trong văn học”, Tạp chí Văn học (4),
tr.9-22
143. Cao Đức Trường (1998), “Đôi điều suy gẫm thêm về hai bài thơ điếu
Phan Thanh Giản của cụ Đồ Chiểu”, Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh, (22).
144. Hoàng Tuệ (1955), “ Nhân dân tính trong thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu”, Tập san Đại học Sư phạm, Hà Nội, (2).
145. Đông Tùng (1971), “Nguyễn Đình Chiểu, chiến sĩ văn nghệ bình dân”,
Điện tín, (số ra ngày 20/7).
146. Thục Uyên (1971), Niên biểu Nguyễn Đình Chiểu, Tạp chí Văn học,
Sài Gòn, (133).
147. Hoàng Lạc Uyển (1998), “ Chung quanh hai từ ngữ của cụ Đồ Chiểu”,
Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, (27), tr.6.
148. Hoài Văn (1964), “Nguyễn Đình Chiểu và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc”, Minh Tân, (20).
149. Huỳnh Vân (1990), “ Nhà văn, bạn đọc và hàng hóa sách hay văn học
và sự dị trị”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 10 – 15.
150. Huỳnh Vân (1990), “ Quan hệ văn học – hiện thực và vấn đề tác động,
tiếp nhận và giao tiếp thẩm mỹ”, Văn học và hiện thực, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, tr. 200 – 228.
151. Huỳnh Vân (1974), “ Về cái gọi là “phê bình cơ cấu” ở Sài Gòn”, Tạp
chí Văn học, (6), tr. 125 – 134.
152. Lê Trí Viễn (2002), Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao càng nhìn càng sáng,
Nxb Giáo dục tái bản.
153. Lê Trí Viễn (1997), “Lời bình Ngóng gió đông”, Đến với thơ hay, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
154. Viện Văn học (1964), Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu, (in lần 1) Nxb Khoa học, Hà Nội.
155. Viện Văn học (1965), Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu, (in lần 1) Nxb Khoa học, Hà Nội.
156. Viện Văn học (1973), Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao
động nghệ thuật, (in lần 1) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
144
157. Khuông Việt (1943), “Cuộc hội kiến Nguyễn Đình Chiểu và Michel
Ponchon”, Nam Kỳ tuần báo, (số đặc biệt), Sài Gòn.
158. Nguyễn Quang Vinh (1972), “Truyện thơ Lục Vân Tiên với văn hóa
dân gian”, Tạp chí Văn học, (4), tr.55-65.
159. Vũ Quang Vinh, Tôn Thảo Miên, “Điểm lại vài nét về tình hình
nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu ở miền Nam trước ngày giải phóng”,
Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, (62), tr. 6, 12, 13.
160. Trần Ngọc Vương (1992), “Những đặc điểm mang tính quy luật của sự
phát triển văn học qua sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn
học, (3). In lại trong Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm, Nxb
Giáo dục, tr. 305 – 312.
161. Lê Thọ Xuân (1943), “ Tiểu sử cụ Nguyễn Đình Chiểu”, Nam Kỳ tuần
báo, (96).
162. Lê Thọ Xuân (1943), “ ý kiến tôi”, Hạnh phúc, (52), tr. 5.
163. Lê Thọ Xuân (1943), “Trả cho Đồ Chiểu”, Tri Tân, (96), tr. 10 – 11.
164. Lê Thọ Xuân (1944), “ Lại một bài thơ của Đồ Chiểu”, Tri Tân, (141),
tr. 12 – 21.
165. Nguyễn Văn Xuân (1961), “ Đại danh từ và các tiếng xưng hô trong “
Truyện Kiều” và “Lục Vân Tiên”, Văn hữu, (10), tr. 74 – 91, Sài Gòn.
166. Ngạc Xuyên (1943), “ Thơ Lục Vân Tiên, thử xem những chỗ dị đồng
trong vài bản sách”, Nam Kỳ tuần báo, (Số đặc biệt).
167. Chim Hải Yến (1953), “Chữ “tình” trong Lục Vân Tiên và một quan
niệm về tình”, Sưu tầm những bài báo về Nguyễn Đình Chiểu, Phủ quốc
vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, tr.129 -138.
168. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học, tập I, tập II, Nxb KHXH, Hà
Nội.
169. Nhiều tác giả (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
170. Nhiều tác giả (1984), Nguyễn Đình Chiểu (Kỷ yếu Hội nghị khoa học
về Nguyễn Đình Chiểu, nhân kỷ niệm lần thứ 160 ngày sinh của nhà
thơ), Sở Văn hóa và thông tin và Hội văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu
Bến tre xuất bản.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7159.pdf