BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Định
NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY HOÀNG LAN
(CANANGA ODORATA (LAMK.) HOOK.F. &
THOMSON)
Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VỚI CÁC CHẾ
ĐỘ BÓN PHÂN KHÁC NHAU
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN NGỌT
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- TS. Phạm Văn Ngọt, người Thầy đáng kính, đã hết lòng chỉ bả
105 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sự sinh trưởng của cây hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f. & Thomson) ở giai đoạn vườn ươm với các chế độ bón phân khác nhau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o, hướng dẫn và
truyền đạt những kiến thức về chuyên môn, những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu
khoa học. Thầy đã luôn quan tâm, động viên, chia sẽ những khó khăn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn này.
- Các Thầy Cô đã giảng dạy tôi trong suốt 3 năm học, những người đã truyền đạt kiến
thức và luôn giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như tài liệu tham khảo.
- Các Thầy Cô phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học đã giúp đỡ cho tôi về mọi
mặt trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
- Các Thầy Cô phòng thực hành Di truyền – thực vật đã tạo điều kiện cho tôi tiến
hành nghiên cứu và học tập.
- Các bạn trong lớp Sinh thái học – K.17 luôn quan tâm, động viên và chia sẽ những
khó khăn trong suốt thời gian học và thực hiện đề tài.
- Chú Phạm Nguyễn ở ấp Phú Trị - xã Châu Hòa – huyện Giồng Trôm – tỉnh Bến Tre
đã tận tình giúp đỡ tôi thu mẫu để có nguồn hạt hoàng lan giống tiến hành thí nghiệm.
- Gia đình và bạn bè đã kịp thời động viên, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu để luận văn được hoàn thành.
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
được tôi trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác”.
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
DANH MỤC
CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
CS: Che sáng
ĐC: Đối chứng
NT: Nghiệm thức
S.cây: Số cây
TN: Thí nghiệm
TB: Trung bình
h: Chiều cao của cây hoàng lan
h: Gia tăng chiều cao trung bình/tháng
d: Đường kính thân cây
d: Gia tăng đường kính thân trung bình/tháng
L: Số lá trung bình của cây hoàng lan
L: Gia tăng số lá trung bình/tháng
S: Diện tích lá trung bình/cây
S: Gia tăng diện tích lá trung bình/tháng
C: Số cành cấp I trung bình/cây
C: Gia tăng số cành cấp I trung bình/tháng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta đang trên đà khôi phục và phát triển mạnh mẽ với việc đầu tư và
khai thác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc đưa cây lấy tinh dầu vào trồng và khai thác trên
phạm vi qui mô sản xuất hàng hóa đã mở ra nhiều triển vọng mới: tạo thêm việc làm cho
người dân, nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa, cải tạo đất, phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ
môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái, …
Điều kiện khí hậu nước ta thuộc vùng nhiệt đới nên rất thuận lợi cho việc trồng và
khai thác các loài cây trồng cho tinh dầu. Tiềm năng về sản xuất tinh dầu tại Việt Nam là rất
lớn. Hiện nay nước ta có khoảng 657 loài thực vật có tinh dầu, tuy nhiên chúng ta chỉ mới
trồng và khai thác được khoảng 20 loại cây cho tinh dầu, tỉ lệ này còn rất thấp so với tổng số
loài cho tinh dầu mà chúng ta có. Những loài cây được trồng và khai thác chủ yếu hiện nay
là sả (Cymbopogon sp.), bạc hà (Mentha arvensis), hương nhu (Ocimum gratissimum), húng
quế (Osimum basilicum), thông (họ Pinaceae), … Nhận thấy được vai trò và vị trí quan
trọng của cây có dầu trong việc phát triển kinh tế đất nước, chính phủ đã đầu tư và khuyến
khích người dân trồng và khai thác các loại cây có tinh dầu. Việc tìm kiếm và đưa những
cây tinh dầu có giá trị cao vào sản xuất là việc làm hết sức cần thiết, nhằm đa dạng hóa các
loại tinh dầu xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ mới dừng lại ở mức xuất khẩu tinh dầu thô,
chất lượng còn thấp, số lượng và chủng loại còn ít, chưa tập trung. Chính vì vậy, việc xây
dựng một vùng nguyên liệu và chế biến tinh dầu – hương liệu có chiến lược lâu dài để đạt
hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa về kinh tế và xã hội là rất quan trọng. Liên kết ứng dụng
khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư tạo vùng nguyên liệu trọng điểm để sản
xuất tinh dầu với số lượng lớn và chất lượng, đa dạng về chủng loại sẽ góp phần vào việc
xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước, hạn chế nhập khẩu tinh dầu hương liệu. Bên cạnh,
cần đầu tư nghiên cứu sâu về các điều kiện sinh thái, môi trường sống, giống, kỹ thuật
trồng, chăm sóc, … các loại cây có dầu để nâng cao về chất lượng và sản lượng tinh dầu sản
xuất.
Tinh dầu hoàng lan (ylang – ylang oil) có giá trị trên thị trường khá cao, tùy thuộc
vào chất lượng mà 1kg tinh dầu thay đổi trong khoảng 81 – 97 USD [28], được trồng và
khai thác nhiều ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Madagasca,
Guam, … tinh dầu này được dùng để xoa bóp thư giãn, giúp hạ huyết áp, điều tiết các chất
bã nhờn trên da, sát khuẩn, …mùi tinh dầu hoàng lan pha trộn khá tốt với phần lớn các loại
mùi cây cỏ, hoa quả và gỗ.
Ở Việt Nam, cây hoàng lan chưa được quan tâm nghiên cứu và trồng với qui mô sản
xuất hàng hóa, mà chỉ được trồng rộng rãi ở các công viên, trường học, nhà dân để lấy bóng
mát và làm cảnh. Tinh dầu hoàng lan có giá trị cao và rất có triển vọng để trồng và khai thác
ở nước ta. Vì thế, việc nghiên cứu sự sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm với các
chế độ bón phân khác nhau, nhằm tìm ra một chế độ bón phân thích hợp nhất, nghiên cứu
các điều kiện sinh thái, đặc điểm sinh học của cây hoàng lan, chuyển giao và cung cấp giống
cây trồng cho các địa phương, tiến tới trồng đại trà ở các vùng miền khác nhau của nước ta
để tạo nguồn nguyên liệu lấy tinh dầu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu là
rất cần thiết.
Từ những lý do trên nên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sự sinh trưởng của
cây hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook. f. & Thomson) thuộc họ Na
(Annonaceae) ở giai đoạn vườn ươm với các chế độ bón phân khác nhau”.
2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu sự sinh trưởng của cây hoàng lan trồng trong túi bầu với các nghiệm thức
bón phân khác nhau, từ đó tìm ra nghiệm thức bón phân thích hợp nhất đối với sự sinh
trưởng, phát triển của cây hoàng lan trong giai đoạn vườn ươm, cung cấp nguồn cây giống
khỏe mạnh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự sinh trưởng của cây con hoàng lan trong 6 tháng với các nghiệm
thức khác nhau về bón phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố về các chỉ số chiều cao cây, đường
kính thân cây, số cành cấp I, số lá, diện tích lá, chiều dài rễ và sinh khối cây.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau đến sự sinh trưởng của
cây con hoàng lan.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên phạm vi đề tài chỉ khảo sát sự sinh trưởng của cây con hoàng
lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook. f. & Thomson) thuộc họ Na (Annonaceae).trong 6
tháng với các nghiệm thức khác nhau về bón phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố và các mức độ
che sáng khác nhau.
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
Tìm ra nghiệm thức bón phân và che sáng thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng của
cây con hoàng lan ở giai đoạn vườn ươm, từ đó tạo cơ sở cho việc phát triển nguồn cây
giống nhằm cung cấp cho các địa phương có nhu cầu trồng cây hoàng lan.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm
của hạt giống, được thực hiện trên nhiều đối tượng khác nhau. Phần lớn các nhà nghiên cứu
đều xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm là phẩm chất hạt, điều kiện môi
trường và hoạt động sinh lý trong hạt.
Về phẩm chất hạt, đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến tỉ lệ
nảy mầm của hạt. Hạt giống có phẩm chất tốt là hạt có phẩm chất di truyền và phẩm chất
gieo ươm tốt. Phẩm chất di truyền là cơ bản, quyết định chiều hướng phát triển của cá thể
thực vật sau này, nhưng lúc đầu phải thông qua phẩm chất gieo ươm thì mới thể hiện được.
Phẩm chất gieo ươm tốt thì mới cho sản lượng và chất lượng cây con cao.
* Sự biến đổi các chất dự trữ trong hạt:
Trong quá trình phát triển, các hợp chất cacbon do quá trình quang hợp tạo ra được
vận chuyển tới hạt dưới dạng đường saccarose. Trong hạt, đường biến đổi sang nhiều hợp
chất, nhưng phần lớn chuyển sang chất dự trữ carbohydrate, lipid, protein (Bewley & Black,
1994). Nhiều loài hạt có nhiều dạng chất dự trữ hơn, song thường chỉ có một dạng ưu thế.
Theo Korstian (1927), hiện tượng miên trạng của nhóm sồi đen liên quan đến hàm
lượng lipid cao trong hạt, quá trình ủ hạt cần thiết để làm biến đổi lipid thành dạng
carbohydrate thuận lợi hơn cho việc nảy mầm. Theo Vozzo và Young (1975) thì sự biến đổi
đó được thực hiện trong thời gian ủ hạt, nhưng lại không có sự kết nối tới trạng thái ngủ đã
hình thành. Cũng có một số loài có hàm lượng giàu lipid (Catalpa bignonindes Walt) không
thể hiện trạng thái ngủ, trong khi đó một số loài có hàm lượng hydratecarbon cao như Celtis
laevigata Will và Juniperus virginiana L. lại luôn ở trạng thái ngủ. [13] [16]
Riêng về lĩnh vực cây tinh dầu thì đã có các công trình nghiên cứu về chất lượng hạt
giống và nhân tố chi phối nảy mầm trên bạc hà (Mentha arvensis), húng quế (Osimum
basilicum), hương lau (Vertiveria zizinoides), tràm trà (Melaleuca alternifolia), …và đề tài
nghiên cứu về khả năng nảy mầm của hạt hoàng lan (Cananga odorata) với các nghiệm
thức khác nhau. [2]
1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố khoáng lên sinh trưởng cây con giai
đoạn vườn ươm
Sinh trưởng và phát triển là những đặc điểm quan trọng trong vòng đời của cây
chịu ảnh hưởng môi trường sống rất rõ rệt. Trong tự nhiên có rất nhiều nhân tố dinh dưỡng
khoáng thiết yếu cần cho sự sinh trưởng của cây, trong đó quan trọng nhất là N, P, K. Sinh
trưởng của cây phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, đất đai, giống, công tác bảo vệ thực
vật, kỹ thuật canh tác, …khi các điều kiện trên được đảm bảo thì sinh trưởng của cây phụ
thuộc đặc biệt vào phân bón. Phân bón có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển
của cây con, và sự sinh trưởng đó có sự khác biệt rất lớn khi bón đơn độc, bón phối hợp các
yếu tố dinh dưỡng. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con
được nghiên cứu trên rất nhiều đối tượng khác nhau. Với các cây tinh dầu thì phần lớn các
công trình tập trung nghiên cứu bón phối hợp N, P, K trên sả (Cympobogon sp.), bạc hà
(Mentha spicata), …hay bón N, P, K đơn độc trên cây hoàng lan (Cananga odorata). [2]
Nitơ là thành phần quan trọng trong cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ trong tế bào như
acid nucleic, protein. Ngoài ra còn tham gia vào thành phần của các hợp chất indol (chất
sinh trưởng), gốc nitrit – alkaloid, nhiều vitamin, enzyme và diệp lục tố. Thực vật đồng hóa
nitơ dưới dạng anion NO2- và NO3-, cation NH4+, cũng như dưới dạng các acid amin và của
các hợp chất hữu cơ khác. Thiếu nitơ cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển sang
vàng theo quy luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.
Thừa nitơ thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đỗ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám
đen, cây khó ra hoa.
Phospho cũng là một thành phần rất quan trọng trong việc cấu thành các phân tử acid
nucleic, adenozinphosphat. Phospho cũng hình thành những este phosphoric của đường và
những hợp chất khác, giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang phosphoryl
hóa. Trong cây phospho thường gặp ở dạng ion của acid octophosphoric, được cây hút từ
đất không chỉ ở dạng vô cơ mà cả ở dạng hữu cơ (dạng este phosphoric của đường, rượu,
acid). Thiếu lân cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, màu xanh đậm; rễ không trắng sáng mà chuyển
màu xám đen, không ra hoa. Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và
xấu, cây mất sức rất nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu
kẽm, sắt, mangan.
Kali trong cây tồn tại dạng ion, liên kết không bền vững với chất nguyên sinh, một
phần dưới dạng acid hữu cơ. Nhờ có tính linh động cao nên kali hầu như được rút hoàn toàn
ra khỏi mô sống của cây bằng nước lạnh. Sự rửa trôi kali khỏi lá do mưa trong thời gian
mưa rào kéo dài đôi khi làm cây thiếu kali. Kali làm tăng độ chứa nước của chất nguyên
sinh, tăng khả năng giữ nước và tính thấm của chất nguyên sinh, ảnh hưởng tốt đến sự tổng
hợp các chất trùng hợp (tinh bột, protein, chất béo). Trong cây kali là chất đối kháng của
magie, nhưng lại giúp làm tăng quá trình hút và sử dụng phospho, đạm, sắt. Tác dụng sinh
lý của kali thường liên quan đến tính phóng xạ của nó, hoạt tính phóng xạ của kali thường
chiếm hơn một nửa tổng số phóng xạ tự nhiên trong cây. Kali trong cây được đồng hóa dễ
dàng từ các muối di động như clorua, sulfate, cacbonat, nitrat, …kali có vai trò cấu trúc nên
các coenzyme, thực hiện các phản ứng trao đổi chất và có vai trò trong điều hòa hoạt động
cơ thể thực vật. Thiếu kali cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép và chóp lá, sau lan
dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa,
hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ bị dập nát. Thừa kali thân, lá không mỡ màng, lá nhỏ,
đồng thời dẫn đến thiếu magie và canxi. [31] [32]
1.3. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của ánh sáng lên sinh trưởng cây con ở giai đoạn
vườn ươm
Ánh sáng đóng một vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của thực vật,
nhất là quá trình quang hợp và hút khoáng ở thực vật. Những cây ưa sáng thì ánh sáng là
nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên, trong
suốt vòng đời thì ở những giai đoạn khác nhau của cây nhu cầu ánh sáng cũng khác nhau.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa quang hợp với cường độ,
thành phần quang phổ của ánh ánh sáng. Các nhà khoa học đã xác định được cường độ ánh
sáng tối thiểu, tức là cường độ ánh sáng ở đó cây bắt đầu quang hợp. Cường độ ánh sáng
này rất thấp, ngang với ánh sáng của đèn dầu hay ánh sáng trăng, ánh sáng của buổi hoàng
hôn. Khi tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp cũng tăng theo nhưng chỉ tăng
đến mức giới hạn, đây chính là điểm bão hòa ánh sáng, nếu tiếp tục tăng cường độ ánh sáng
thì cường độ quang hợp sẽ giảm. Điểm bão hòa ánh sáng này thay đổi tùy theo cây ưa sáng
hay cây ưa bóng. [33]
Trong điều kiện tự nhiên, cơ thể thực vật chịu điều kiện chiếu sáng rất khác nhau.
Người ta thấy rằng phần bức xạ sinh lý dùng cho quang hợp trong các điều kiện chiếu sáng
khác nhau thì khác nhau rất nhiều. Trong ánh sáng trực xạ, bức xạ sinh lý chiếm 35%, trong
khi đó ở ánh sáng khuếch tán, bức xạ sinh lý chiếm 50 – 90% và sự hấp thụ ánh sáng của lá
cây ở vùng bức xạ sinh lý (400 – 720nm) tương đối ổn định đối với phần lớn các loài cây và
vào khoảng 80%. [33]
Người ta cũng dùng ánh sáng để giúp cây trồng tăng năng suất thông qua quá trình
quang hợp hay dùng ánh sáng để điều khiển quá trình ra hoa của cây. Bằng cách thay đổi
quang kỳ thì sự trổ hoa của các cây cha mẹ được kiểm soát. Những năm 1950, Viện Nghiên
Cứu và Nhân Giống Mía ở Coimbatore, Tamil Nadu đã sử dụng ánh sáng để kiểm soát sự
trổ hoa của cây mía (Saccharum officinarum L.). Trong điều kiện ngoài đồng, người ta lắp
đặt hệ thống đèn để thay đổi quang kỳ. Mục đích là để gây cảm ứng trổ hoa ở những giống
không trổ hoa, trì hoãn sự trổ hoa ở những giống trổ hoa sớm và thúc đẩy sự trổ hoa sớm
hơn ở những giống trổ hoa trễ.
Ánh sáng cũng có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự hút khoáng. Nếu để cây ngô (Zea
mays L.) trong tối 4 ngày thì nó sẽ không còn khả năng hấp thụ P và khả năng này được
phục hồi dần dần khi đưa cây ngô ra ngoài ánh sáng. Ánh sáng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sự hấp thụ NH4+ hơn là với NO3-. Đối với cây lúa (Oryza sativa L.) khi tăng cường độ ánh
sáng, thấy sự hấp thụ NH4+, SO42- tăng mạnh, trong khi đó sự hấp thụ Ca, Mg ít thay đổi.
Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ chiếu sáng đến sự hấp thụ K+, NH4+,
NO3-, PO43-, SO42- các anion halogen và các nguyên tố vi lượng Co, Cs, …ở nhiều giống cây
trồng khác. [33]
Nói chung, sự tác động của ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp,
hút khoáng, trao đổi nước, tính thẩm thấu của chất nguyên sinh ở cây. Đối với thực vật
trong giai đoạn vườn ươm, sức đề kháng còn yếu nên sự tác động của các nhân tố môi
trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cây.
1.4. Tình hình nghiên cứu cây hoàng lan trên thế giới và ở Việt Nam
Về tên gọi cây hoàng lan thì ở mỗi địa phương cũng có nhiều tên gọi khác nhau như:
- Canang odorant (French)
- Ilang ilang-ilang, alang alang-ilang (Guam, CNMI)
- Moso’oi (Samoa)
- Sa’o (Solomon Islands: Kwara’ae)
- Ylang ylang, Perfume tree, Cananga (English)
- Apurvachampaka, Chettu sampangi, Karumugai (India)
- Ilang-ilang, alang-ilang (Philippines)
- Kadatngan, Kadatnyan (Myanmar)
- Kernanga (Indonesia)
- Kenanga, Chenanga, ylang-ylang (Malaysia) [32]
Ở Việt Nam, cây hoàng lan cũng được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như ngọc lan
ta, công chúa, ngọc lan tây, ylang-ylang. Một số nhà khoa học giải thích rằng tên gọi ylang-
ylang là xuất phát từ tiếng Tagalog đọc từ chữ ilang-ilang có nghĩa là hoa của các loài hoa.
Nguyên do là hoa hoàng lan có mùi thơm đặc biệt gồm mùi của rất nhiều loài hoa khác hợp
lại mà thành, nó vừa có mùi của hoa nhài và tinh dầu cam đắng (Citrus aurantium), vừa có
mùi của hoa hồng, vừa có mùi dịu dàng của hoa thủy tiên và dạ lan hương. Đây là loài cây
có nguồn gốc từ các nước Ấn Độ, Malaysia, Philippines, các đảo Thái Bình Dương. [6] [17]
Theo Stone thì năm 1970 hoàng lan được đưa vào trồng nhiều ở Philippines và đảo
Guam. Năm 1985 thì du nhập vào các nước châu Mỹ như Costa Rica (Mackee). Năm 1992
thì trồng phổ biến ở quần đảo Mariana (Saipan, Guam, Rota) (Merlin). Năm 1991, một số
nước ở châu Âu bắt đầu trồng thử nghiệm cây hoàng lan (Whistler). Năm 1993, hoàng lan
được quần đảo Solomon chọn làm cây công nghiệp xuất khẩu chủ yếu về tinh dầu
(Thaman).
Ngoài tên địa phương đang được các nước sử dụng thì hoàng lan còn có nhiều tên gọi
theo tên khoa học nhưng không được sử dụng rộng rãi:
- Canangium fruticosum Craib
- Canangium odoratum (Lam.) Baill. ex King
- Canangium scortechinii King
- Uvaria odorata Lam. [36]
1.4.1. Trên thế giới
Trong quyển “Species Profiles for Pacific Island Agroforestry”, Harley I. Manner
and Craig R. Elevitch miêu tả về đặc điểm hình thái, phân bố của cây hoàng lan và công
dụng của cây hoàng lan. Về sinh trưởng thì cây sinh trưởng nhanh khi gặp điều kiện thuận
lợi, có thể đạt 2m chỉ trong 1 năm. Cây thường phân bố ở những vùng đất thấp hoặc những
rừng tái sinh có độ cao 800m – 1200m so với mực nước biển, những vùng này thường có
lượng mưa lớn bình quân 700 – 5000mm/năm và có nhiều ánh sáng. Độ pH thích hợp cho
cây là thường ở mức trung tính hơi ngã sang acid yếu, không được trồng cây ở những nơi ô
nhiễm mặn với nồng độ muối cao. Cây có thể chịu đựng nhiệt độ thấp nhất 10 – 180C, nhiệt
độ cao nhất là 28 – 350C, nhiệt độ thích hợp trung bình là 18 – 280C sẽ giúp cho cây sinh
trưởng phát triển tốt nhất. Đất trồng cây thường thích hợp nhất với đất cát, sét chứa nhiều
mùn hoặc sét, ngoài ra còn thấy rằng cây thích hợp với đất đỏ bazan có nguồn gốc từ nham
thạch núi lửa, đất cát màu mỡ có nhiều mùn. [36]
Về sản lượng thu hoạch, ở Madagasca, vùng Nosy Bé người ta trồng 500 ha thu được
800 tấn hoa và sau khi chưng cất thu được 20 tấn tinh dầu ylang-ylang. Còn ở quần đảo
Comoros, mỗi 1 ha người ta thu hái 900 – 1500 kg hoa và chưng cất được 18 – 30 kg tinh
dầu ylang-ylang loại thượng hạng (MweziNet, 2000). [39]
1.4.2. Ở Việt Nam
Vũ Ngọc Lộ (1996) nghiên cứu về kỹ thuật khai thác, chế biến và những ứng dụng
của cây tinh dầu có đề cập đến kỹ thuật chưng cất tinh dầu hoàng lan bằng phương pháp
chưng cất nhờ hơi nước và tách ra thành các cấp khác nhau (extra; 1; 2; 3) tương ứng với
khoảng thời gian chưng cất. [23]
Lã Đình Mỡi và cộng sự (2002) cho biết ở nước ta chi Hoàng lan (Cananga) có 2
loài là Hoàng lan (C. odorata Hook.f. & Thomson) và Ngọc lan lá rộng (C. latifolia
(Hook.f. & Thomson) Fin. & Gagnep.) cùng 1 thứ là Hoàng lan lùn (C. odorata Hook.f. &
Thomson var. fruticosa (Craib) Sinel). Tất cả các giống hoàng lan trồng thuộc loài Hoàng
lan (C. odorata) thường được xếp thành 2 nhóm:
Nhóm Cananga ( Group Cananga - forma macrophylla Steenis) có các cành mọc
ngang gần như vuông góc với thân cây, lá có kích thước lớn (10 x 20 cm), được trồng
tại đảo Java, đảo Fiji và Samoa. Tinh dầu chưng cất từ hoa của các giống thuộc nhóm
này có chất lượng thấp và được gọi là “cananga oil” trên thương trường.
Nhóm Ylang-ylang (Group Cananga - forma genuina Steenis) có các cành rủ xuống, lá
nhỏ, có nguồn gốc từ Philippines, được trồng rộng rãi tại khắp các khu vực thuộc vùng
nhiệt đới. Tinh dầu từ hoa của các giống thuộc nhóm này có chất lượng cao và được
gọi tinh dầu hoàng lan (ylang-ylang oil).
Các giống hoàng lan hiện được trồng rãi rác ở các vườn hoa, công viên, các đường phố
nhiều nơi trên đất nước ta đều thuộc vào nhóm Ylang-ylang. Chúng sinh trưởng, phát triển
nhanh, có tính chống chịu khỏe, cây ra hoa vào tháng 5 – 7, có quả vào tháng 8 – 10.
Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001, 2002) cũng cho biết thành phần các chất của tinh dầu
hoàng lan trồng rãi rác ở công viên và nhà dân ở ven Hồ Tây, Hà Nội, trong đó thành phần
chính tạo ra mùi thơm của hoàng lan là methyl anthranilat. Tinh dầu hoàng lan có công
dụng trong ngành dược như chế tạo thuốc chữa bệnh về tim mạch, viêm loét, tiêu hóa, điều
trị xoa bóp, dưỡng da chống lão hóa, tăng khả năng kích dục. [26] [27]
Nhóm tác giả Phan Minh Giang, Nguyễn Diệu Hương, Phan Tống Sơn (2001) cũng
đã phân tích thành phần hóa học của tinh dầu hoàng lan. [9]
Về nghiên cứu sự nảy mầm của hạt hoàng lan có công trình của Trương Mai Hồng
và cộng sự (2004) đã nghiên cứu sự phát triển và già chín của hạt hoàng lan (Cananga
odorata (Lam) Hook. F. et Thoms)” từ một cây hoàng lan 10 tuổi, cao 17m, đường kính
thân (D1,3) 8,8cm được trồng ở trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và thu được một số kết
quả như sau:
- Ước lượng một cây hoàng lan cho hơn 30.000 hạt
- Số hạt/quả khoảng 6 – 12 hạt
- Xác định thời điểm chín thu hoạch là 98 ngày sau hoa nở.
- Hạt hoàng lan là một loại hạt tỏ ra khó nảy mầm, hạt có miên trạng đáng kể. Nghiên
cứu sự nẩy mầm của hạt hoàng lan trên giấy thấm hút ẩm cho thấy: khi thu hoạch hạt từ
những quả già chín (84 ngày sau hoa nở) gieo ngay trên giấy thấm thì chỉ có 1% hạt nẩy
mầm; thu hạt từ quả chín nâu đen 98 ngày sau hoa nở (ẩm độ hạt 25%) gieo ngay trên giấy
thấm thì hạt hoàng lan có tỉ lệ nảy mầm chỉ đạt 17%, còn khi rút độ ẩm hạt xuống. Khi rút
khô độ ẩm hạt còn 10%, 7,4% và 4,7% thì tỉ lệ nảy mầm của hạt tăng tương ứng là 26%,
31% và 51%. Khi phơi nắng hạt trong 3 ngày thì hạt có tỉ lệ nẩy mầm 27%. Kết quả nghiên
cứu sự nẩy mầm của hạt với các độ ẩm khác nhau cho thấy hạt hoàng lan không có bản chất
tồn trữ phản tính (ưa ẩm) mà có thể có bản chất tồn trữ chính thống (ưa khô) [8]. Nguyễn
Thị Minh Nguyệt (2002) về “Khảo sát quá trình phát triển và già chín của hạt trên 4 loài
cây: móng bò tím (Bauhinia purpurea), lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC) K.
Heyne), hoàng lan (Cananga odorata (Lam) Hook F. et Thoms) và viết (Mimusops elengi.
L)”. [16]
Theo Phạm Phương Bình (2007) [2] nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt với các tác
động khác nhau và ở các điều kiện bảo quản khác nhau thì: tác động với H2SO4 và dung
dịch GA thì hạt có tỉ lệ nảy mầm cao nhất (trên 80%). Hạt hoàng lan sau khi thu hoạch phơi
3 nắng rồi đem gieo liền thì có tỉ lệ nảy mầm cao hơn so với hạt để lâu hơn và trong những
điều kiện bảo quản khác nhau. Về tác động của phân bón N, P, K đến cây hoàng lan trong
giai đoạn vườn ươm thì N và P có ảnh hưởng tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây hoàng lan trong giai đoạn vườn ươm; đối với K thì không mang lại hiệu quả cho quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây hoàng lan trong giai đoạn vườn ươm.
Về công dụng tinh dầu chúng tôi nhận thấy nhiều tác giả có những nhận xét sau:
hương thươm ngào ngạt, sang trọng hơi giống hương thơm của hoa thủy tiên và dạ lan
hương. Có tác dụng khuấy động cảm xúc con người, giúp cân bằng rối loạn cơ thể, mang
đến cảm giác ấm áp và bình yên. Tinh dầu này rất tốt cho những người hay lo âu và căng
thẳng. Ngoài ra, ylang-ylang rất hiệu quả trong điều kiện và chăm sóc da, giúp làm dịu viêm
sưng da, làm giảm huyết áp cao, làm giảm sự căng cơ và tác dụng kích thích hưng phấn tình
dục.
Về cách sử dụng tinh dầu hoàng lan: pha với các loại tinh dầu khác để massage, dùng
cho đèn xông hương tạo ẩm, dùng cho xông hơi ướt, xông hơi khô, tắm, gội, …tinh dầu
không gây nhờn mà dễ dàng thấm qua da, có thể hòa lẫn trong cồn hoặc trong dầu thực vật.
Nên kết hợp tinh dầu với một loại sản phẩm khác không màu, không mùi hoặc thông thường
nhất là pha với nước. Nên kết hợp nhiều loại tinh dầu với nhau trong một lần sử dụng. Tránh
pha quá loãng và không sử dụng nước lạnh vì sẽ làm mất hoàn toàn tác dụng của tinh dầu.
Nên dùng nước ấm hoặc nóng. Tinh dầu được đưa vào cơ thể qua hai con đường chính là:
qua hô hấp và qua da. Qua hô hấp, dùng đèn xông hương tạo ẩm: nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu
nguyên chất vào đèn xông hương tạo ẩm, tinh dầu khuếch tán vào không khí cùng với hơi
nước. Phương pháp xông hơi: nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu vào 1/4 lít nước sôi, dùng hơi nóng để
xông mặt và hít thở đều 10 – 15 phút. Tác dụng se lỗ chân lông, giảm độ nhờn và kích thích
tuần hoàn máu (dùng trong các phòng xông hơi, sauna, …). Qua da, trộn 1 – 2 giọt tinh dầu
và dầu massage (dầu thực vật) hoặc pha với các loại tinh dầu khác, thoa nhẹ toàn thân,
chống mệt mỏi, giảm căng thẳng. Dùng để tắm bằng cách pha vào bồn nước ấm từ 15 – 30
giọt tinh dầu, ngâm mình trong nước khoảng 15 – 30 phút để thư giãn hoàn toàn và có một
làn da mịn màng. Có thể sử dụng như một loại dầu xả hoàn hảo: cho từ 1 – 2 giọt vào nước
ấm, thoa đều lên tóc sau khi gội đầu. [47]
Nhìn chung, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu hay đề cập đến sự ảnh
hưởng của hỗn hợp phân bón N, P, K 3 yếu tố lên cây hoàng lan trong giai đoạn vườn ươm.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây hoàng lan (còn gọi là ngọc lan tây,
cây công chúa, ylang-ylang, …) (Cananga odorata (Lamk.) Hook. f. & Thomson)
thuộc họ Na (Annonaceae).
- Vị trí của cây hoàng lan trong hệ thống phân loại:
+ Giới: Plantae
+ Ngành: Magnoliophyta
+ Lớp: Magnoliopsida
+ Bộ: Magnoliales
+ Họ: Annonaceae
+ Chi: Cananga
+ Loài: Cananga odorata (Lamk.) Hook. f. & Thomson
Theo Nguyễn Tiến Bân (1997) và Phạm Hoàng Hộ (1999, 2006) họ Na
(Annonaceae) có khoảng 1000 loài (80 chi), đa số sống ở vùng nhiệt đới (chỉ trừ
Asimina là gặp ở vùng Bắc Mỹ), xuất hiện đầu tiên vào kỷ phấn trắng. Gồm những
cây đại mộc (Canangium, Polyalthia), tiểu mộc (Popowia, Annona,...) có khi trườn
(Desmos, Artabotrys). Ở nước ta có khoảng 26 chi với 128 loài, phần lớn là cây
mọc hoang dại ở các rừng thứ sinh. Đa số các loài trong họ này có công dụng đặc
biệt như Xylopia aethiopica – hạt được dùng làm gia vị, hạt của Unona có thể thay
thế tiêu, còn hạt của Monodora myristica thay thế nhục đậu. Một số loài có phì quả
ngọt và ăn được như Uvaria, Asimina,...nhưng chỉ có giống Annona là cho trái
ngon nhất. Hoa của Cananga odoratum rất thơm do có chứa tinh dầu với thành
phần là linalol và geraniol, hoa của Artabotrys odoratissimus cũng rất thơm. [3]
[12] [13]
- Đặc điểm: cây gỗ thường xanh, cao 6 – 15m, đường kính thân khoảng 30 –
40cm, không có bạnh gốc, cành lớn mọc ngang dễ gãy, cành non rũ xuống. Lá đơn,
mọc cách, xếp thành hai hàng trên cành nhỏ dễ rụng, hình trái xoan dài, dài 15 –
20cm, rộng 5 – 8cm, mép có lượn sóng, đầu thon, mặt trên không có lông, mặt dưới
hơi có lông, gân phụ 9 – 10 cặp, cuống 1 – 2cm. Cây ra hoa quanh năm, hoa màu
xanh vàng đến màu vàng, mọc cụm ở trên các cành ngắn không có lá, mỗi chùm từ
2 – 7 hoa, 3 lá dài hình trứng hoặc hình tam giác nhỏ hợp nhau ở gốc, có lông màu
vàng nhạt, 6 cánh tràng lượn sóng, hình giải, đầu thuôn nhọn, gốc tròn xếp làm 2
vòng, có gân song song. Bộ nhụy lá noãn rời, gồm 8 – 10 lá noãn, bầu nhụy hơi có
lông, vòi rõ và núm nhụy phình rộng hình đinh ghim cụt. Nhị nhiều, ngắn, trung đới
thành mũi cao. Có 7 – 9 quả rời đính trên cuống ngắn. Quả còn non màu xanh, hình
trứng ngược hới dài, kích cỡ 15 – 25mm x 8 – 10mm, nhẵn không có lông, vỏ quả
dày khoảng 2mm, khi chín vỏ màu xám tro nhạt dần chuyển sang nâu đen, thịt vỏ
màu vàng nhạt, mỗi quả chứa 3 – 12 hạt. Hạt dẹp, lúc non nhỏ mềm, màu trắng đến
khi chín hạt cứng, màu nâu, dài khoảng 0,5 – 0,7cm.
- Đặc điểm sinh thái: Cây ưa sáng mọc nhanh, thích đất thoát nước, thường
được trồng quanh nhà, trong công viên, không thấy mọc tự nhiên.
- Đặc điểm phân bố: Cây có nguồn gốc Đông Nam Á đã được nhập trồng ở
Ấn Độ, Trung Quốc, Comoros, một số nước châu Phi và châu Mỹ. [6] [9]
- Giá trị: Gỗ nhẹ, màu vàng nhạt, thớ mịn dùng tiện khắc, làm văn phòng
phẩm, dễ gia công, chế biến nhưng kém chịu đựng, dễ nứt nẻ, mối mọt, chủ yếu làm
củi. Hoa rất thơm cho tinh dầu có giá trị kinh tế cao (ylang – ylang oil). Tinh dầu
hoàng lan được dùng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất nước hoa theo phong cách
phương Đông, là thành phần chính để sản xuất nước hoa Chanel N05. Mùi hoàng
lan pha trộn khá tốt với mùi cây cỏ, hoa quả và gỗ. Tinh dầu hoàng lan tạo cho cơ
thể một cảm giác thoải mái, tâm trí thanh thản và được coi như một loại thuốc tốt
làm dịu đi sự mệt mỏi của cơ thể. Tinh dầu hoàng lan còn giúp điều tiết các chất bã
nhờn đối với các vấn đề về da, làm giảm huyết áp cao, làm giảm sự căng cơ và tác
dụng kích thích hưng phấn tình dục, được dùng chữa chứng nhịp tim nhanh, bệnh
sốt rét, bệnh đường ruột, viêm gan,...[6] [17]
Hình 2.1: Cây, hoa và quả hoàng lan
(Cananga odorata (Lamk.) Hook. F. & Thomson)
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Các thí nghiệm nghiên cứu về sự sinh trưởng của cây con thuộc loài hoàng
lan với các nghiệm thức bó._.n phân khác nhau được tiến hành tại vườn ươm thuộc xã
Mỹ Chánh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Nam
Bắc
Ξ
Θ
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre [48]
Ξ: Địa điểm thu mẫu
Θ: Địa điểm nghiên cứu
2.2.2. Đặc điểm khí hậu vùng nghiên cứu
Các số liệu về nhiệt độ không khí, độ ẩm, lượng bốc hơi, số giờ nắng, lượng
mưa của tỉnh Bến Tre được trình bày ở bảng 2.1.
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại
nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm,
chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng
11 dương lịch, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Lượng
mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa, vào các tháng
mùa khô thì lượng mưa rất thấp và hầu như không mưa. Lượng mưa thấp nhất là
vào tháng 01, 02 năm 2009, chỉ rải rác vài nơi và không đáng kể. Lượng mưa cao
nhất trong các tháng tiến hành thí nghiệm là tháng 11 năm 2008 đạt 286,6
mm/tháng. Lượng mưa thay đổi sẽ dẫn đến những nhân tố môi trường còn lại như
nhiệt độ, độ ẩm,…cũng thay đổi theo.
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, lượng mưa, lượng bốc hơi, số
giờ nắng ở Bến Tre
Nhiệt độ (0C)
Tháng Trung
bình
Thấp
nhất
Cao
nhất
Độ ẩm
trung
bình
(%)
Lượng bốc
hơi trung
bình
(mm/ngày)
Số giờ nắng
trung bình
(giờ/ngày)
Lượng mưa
(mm)
07/2008 26,9 24,0 32,0 85 2,8 6,2 250,0
08/2008 26,5 23,5 31,8 89 2,0 4,2 247,6
09/2008 26,2 23,6 31,4 88 2,1 4,1 150,0
10/2008 27,7 24,4 32,9 86 2,1 6,0 215,0
11/2008 26,5 23,5 31,2 85 2,4 5,1 286,6
12/2008 26,0 23,0 30,9 85 2,4 4,6 40,0
01/2009 24,6 19,6 31,4 84 2,5 6,8 1,7
02/2009 27,3 23,0 33,8 82 4,1 6,6 6,6
03/2009 27,9 23,8 34,0 80 4,5 7,5 20,6
04/2009 28,8 24,2 34,2 79 4,9 9,2 24,0
05/2009 28,4 24,0 34,0 83 3,8 6,9 111,8
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre) [48]
Trị số trung bình về nhiệt độ không khí trong các tháng nghiên cứu vào
khoảng 270C. Tháng nóng nhất là tháng 4 và 5, cho nên nhiệt độ trung bình vào
khoảng 28 – 290C. Tháng ít nóng nhất là 12 và tháng 01, trung bình khoảng 24 –
250C. Chênh lệch giữa tháng ít nóng nhất và tháng nóng nhất là khoảng 40C. Nhiệt
độ trung bình nhỏ nhất của các tháng tiến hành thí nghiệm là 23,30C, nhiệt độ trung
bình cao nhất qua các tháng tiến hành nghiên cứu là 32,50C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt
đối trong các tháng tiến hành thí nghiệm là 19,60C xảy ra vào tháng 01, nhiệt độ tối
cao tuyệt đối trong các tháng tiến hành nghiên cứu là 34,20C, có khi lên đến 360C
xảy ra vào tháng 4. Biên độ dao động nhiệt ngày đêm giữa các tháng mùa mưa
khoảng 80C và mùa khô lên đến 120C.
Về độ ẩm không khí và lượng nước bốc hơi, độ ẩm không khí tương đối cao,
nhất là khoảng tháng 8 – 10/2008 (từ 86% đến 89%) do các tháng này lượng bốc
hơi thấp (2,0mm – 2,1mm/ngày). Những tháng từ tháng 02 – 4/2009 lượng nước
bốc hơi cao thì độ ẩm không khí trung bình thấp, nguyên nhân là những tháng này
vào mùa khô lượng mưa giảm nên ảnh hưởng nhiều lên lượng hơi nước bốc hơi từ
đất. Lượng nước bốc hơi cao nhất là vào tháng 4/2009 (4,9mm/ngày), lượng nước
bốc hơi thấp nhất là vào tháng 8/2008 (2mm/ngày) do tháng 4/2009 nhiệt độ tăng
cao, số giờ nắng cao làm nước bốc hơi nhiều; còn lượng nước bốc hơi thấp là do độ
ẩm cao, nhiệt độ và số giờ nắng cũng thấp nên giảm lượng nước bốc hơi. Độ ẩm
trung bình qua các tháng nghiên cứu là 84,2%, lượng nước bốc hơi trung bình qua
các tháng nghiên cứu là 3,1mm/ngày.
Về ánh sáng, do ở vĩ độ thấp nên Bến Tre tiếp nhận được ánh nắng dồi dào,
độ dài ban ngày lớn, bức xạ và nhiệt độ cao, thích hợp cho sự phát triển của cây
trồng. Tổng số giờ nắng trong năm đạt trên dưới 2.630 giờ, số giờ nắng bình quân
qua các tháng thí nghiệm là khoảng 6,1 giờ/ngày. Số giờ nắng trong ngày phụ thuộc
nhiều vào lượng mây, do đó những tháng mùa khô luôn có số giờ nắng nhiều hơn so
với những tháng mùa mưa. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 4/2009 (9,2
giờ/ngày), tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 9/2008 (4,1 giờ/ngày).
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 07/2008 đến 07/2009
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu quả chín ngoài thực địa
Chúng tôi tiến hành thu hái các quả chín của loài hoàng lan được trồng
chung quanh các nhà dân ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Quả
được thu hái từ những cây cao khoảng 10 – 15 m, đường kính thân cây ở vị trí 1,3m
là 9 – 13 cm. Sau đó bóc vỏ quả và thu lấy những hạt chắc, đem phơi ngoài nắng 3
ngày.
Hình 2.3: Các cây hoàng lan trồng ở huyện Giồng Trôm được thu hái quả.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu sự sinh trưởng của cây với các chế độ bón
phân khác nhau
2.3.2.1. Bố trí thí nghiệm
Hình 2.4: Túi bầu chuẩn bị gieo ươm hạt hoàng lan
Gieo các hạt hoàng lan vào các túi bầu nilông có đục lỗ để tránh úng nước
gây hư hạt, kích thước túi bầu nilông là 10x18 cm với thể nền là đất tribat (Công ty
TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh, 127 – Nguyễn Trọng Tuyển – phường
15 – quận Phú Nhuận sản xuất) (150g/túi bầu). Sau khi hạt nảy mầm, cây con được
hai lá mầm hoàn chỉnh thì tiến hành thí nghiệm sinh trưởng với các chế độ bón phân
N, P, K hỗn hợp ba yếu tố.
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của đất tribat
pH Mùn
(%)
Nts (%) P2O5ts
(%)
K2Ots (%) Chất hữu
cơ (%)
CEC
(meq/100g)
5,8 – 6,5 14,45 0,90 0,30 0,73 24,91 44,69
Chuẩn bị túi bầu nilông có kích thước 15x30 cm, cũng tiến hành đục lỗ như
chuẩn bị túi gieo ươm, cho vào túi bầu đất lấy ở tại địa phương rồi trộn phân N, P,
K vào theo tỉ lệ của các nghiệm thức khác nhau sao cho đất trộn, đất tribat (túi bầu
cũ) và phân là 1000g. Sau đó chuyển cây con cùng với đất tribat sang túi bầu có đất
đã trộn phân. Đất trước khi trộn phân là đất lấy ở vùng bờ kênh – ruộng tại xã Mỹ
Chánh, huyện Ba Tri và đem phân tích tại phòng thí nghiệm Hóa – Lý và Sinh học
đất – bộ môn Khoa học đất và quản lý đất đai – khoa Nông nghiệp và sinh học ứng
dụng – trường đại học Cần Thơ về một số chỉ tiêu: pH, lượng chất hữu cơ (mùn), N
tổng số, P tổng số, K tổng số, NH4+, NO3-, P dễ tiêu, K dễ tiêu. Kết quả phân tích
mẫu đất cho vào túi bầu để ươm cây hoàng lan được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của đất vùng bờ kênh – ruộng
pHH2O
(1:2,5)
Mùn
(%C)
Nts
(%N)
Pts
(%P2O5)
Kts
(%K)
NH4-N
mg/kg
NO3-N
mg/kg
PBray2
mgP/kg
Kdt
(meq/100g)
5,07 2,31 0,17 0,07 1,632 42,37 12,23 2,51 0,71
Qua các số liệu ở bảng 2.3 cho thấy đất vùng bờ kênh - ruộng hơi chua,
thành phần dinh dưỡng trung bình.
- Ngày gieo hạt vào túi bầu có đất tribat: 15/7/2008
- Ngày chuyển cây hoàng lan sang túi bầu lớn có các tỉ lệ phân bón khác
nhau: 01/9/2008
Sử dụng phân ure, phân super phosphat và phân KCl phối trộn lại theo các
nghiệm thức theo bảng 2.3 để theo dõi sự sinh trưởng của cây hoàng lan trong giai
đoạn vườn ươm.
+ Có 3 mức bón phân ure: 0,5%N, 1%N, 1,5%N (tương ứng 5g ure/1000g
trọng lượng túi bầu có đất và phân, 10g ure/1000g túi bầu, 15g ure /1000g túi bầu).
+ Có 3 mức bón phân super lân: 1%P, 2%P, 3%P (tương ứng 10g super
lân/1000g túi bầu, 20g super lân/1000g túi bầu, 30g super lân/1000g túi bầu).
+ Có 3 mức bón phân KCl: 0,5%K, 1%K, 1,5%K (tương ứng 5g KCl/1000g
trọng lượng túi bầu có đất và phân, 10g KCl/1000g túi bầu, 15g KCl /1000g túi
bầu).
Bảng 2.4: Tỉ lệ phân bón trong túi bầu ở các nghiệm thức khác nhau
Nghiệm
thức N% - P% - K%
Tổng số phân
N-P-K (gam)
Đất tribat
(gam)
Đất địa phương
(gam)
1 0,5 – 1 – 0,5 20 150 830
2 0,5 – 1 – 1 25 150 825
3 0,5 – 1 – 1,5 30 150 820
4 0,5 – 2 – 0,5 30 150 820
5 0,5 –2 – 1 35 150 815
6 0,5 – 2 – 1,5 40 150 810
7 0,5 – 3 – 0,5 40 150 810
8 0,5 – 3 – 1 45 150 805
9 0,5 – 3 – 1,5 50 150 805
10 1 – 1 – 0,5 25 150 825
11 1 – 1 – 1 30 150 820
12 1 – 1 – 1,5 35 150 815
13 1 – 2 – 0,5 35 150 815
14 1 – 2 – 1 40 150 810
15 1 – 2 – 1,5 45 150 805
16 1 – 3 – 0,5 45 150 805
17 1 – 3 – 1 50 150 800
18 1 – 3 – 1,5 55 150 795
19 1,5 – 1 – 0,5 30 150 820
20 1,5 – 1 – 1 35 150 815
21 1,5 – 1 –1,5 40 150 810
22 1,5 – 2 – 0,5 40 150 810
23 1,5 – 2 – 1 45 150 805
24 1,5 – 2 –1,5 50 150 800
25 1,5 – 3 – 0,5 50 150 800
26 1,5 – 3 – 1 55 150 795
27 1,5 – 3 – 1,5 60 150 790
28 Đối chứng 0 150 850
Tổng 1000 (gam)
Mỗi nghiệm thức có 15 cây, lặp lại 3 lần. Chúng tôi tiến hành bố trí ngẫu
nhiên giữa các nghiệm thức thí nghiệm đối với các tỉ lệ phân bón khác nhau. Tưới
nước cho cây mỗi ngày một lần vào buổi sáng, tưới bằng bình tưới, đảm bảo tưới
đều và không bị ngập úng.
2.3.2.2. Phương pháp đo chiều cao cây
- Tiến hành đo các chỉ số sinh trưởng của cây mỗi tháng một lần vào ngày
đầu tiên của tháng. Lần đo đầu tiên là ngày 30/8/2008 (trước khi tiến hành chuyển
túi bầu), để tính chiều cao trung bình ban đầu của cây con hoàng lan.
- Chiều cao cây được tính từ gốc cây đến gốc chồi ngọn.
Tăng trưởng chiều cao: h
h = Hn + 1 – Hn
Hn: chiều cao cây đo lần thứ n
Hn + 1: chiều cao thân cây đo lần thứ n+1
2.3.2.3. Phương pháp đo đường kính thân
- Đo cùng ngày với đo chiều cao cây, dùng thước kẹp có đơn vị đo là 0,1mm
để đo.
- Vị trí đo cách 2 lá mầm đầu tiên 1,5 cm.
Tăng trưởng đường kính thân: d
d = Dn + 1 - Dn
Dn: đường kính thân đo lần thứ n
Dn + 1: đường kính thân đo lần thứ n+1
2.3.2.4. Phương pháp đo chiều dài rễ
- Sau khi chuyển bầu được 6 tháng, chúng tôi nhổ các cây lên và tiến hành đo
chiều dài rễ của cây hoàng lan ở các nghiệm thức.
- Chiều dài rễ được tính từ gốc đến đầu mút của rễ trụ.
2.3.2.5. Thống kê số lá trung bình/cây
Đếm tất cả số lá có trên cây vào mỗi tháng, cùng ngày với đo chiều cao cây
và đường kính thân. Tính số lá trung bình qua mỗi tháng thí nghiệm, từ đó tính
được tăng trưởng số lá trung bình ở mỗi tháng.
Tăng trưởng số lá trung bình: L
L = Ln + 1 - Ln
Ln: số lá trên cây đếm lần thứ n
Ln + 1: số lá trên cây đếm lần thứ n+1
2.3.2.6. Tính diện tích lá trung bình trên cây
- Tiến hành đo và tính diện tích lá 2 tháng một lần, đo và tính diện tích vào
các tháng 2, 4, 6.
- Chọn 10 cây có chiều cao và đường kính trung bình và đếm tất cả số lá của
10 cây đó cho mỗi lô.
- Chọn 3 lá bánh tẻ ở mỗi cây và vẽ 30 lá lên giấy kẻ li.
- Tính diện tích trung bình của 1 lá và diện tích lá trung bình/cây:
+ Diện tích trung bình 1 lá (cm2) = [Tổng diện tích 30 lá (cm2)/30]
+ Diện tích lá trung bình/cây (cm2) = [Diện tích 1 lá x (Tổng số lá 10
cây/10)]
2.3.2.7. Thống kê số cành cấp I/cây
Thống kê số cành cấp I có trên cây cùng với ngày đo chiều cao và đường
kính thân cây, đếm tất cả các cây sau đó tính trung bình mỗi tháng. Từ số cành
trung bình mỗi tháng, chúng tôi tiến hành tính tăng trưởng số cành cấp I theo công
thức:
Tăng trưởng số cành cấp I: C
C = Cn + 1 - Cn
Cn: số cành trên cây đếm lần thứ n
Cn + 1: số cành trên cây đếm lần thứ n+1
2.3.2.8. Phương pháp tính sinh khối
Sau 6 tháng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành nhổ 5 cây con trong mỗi nghiệm
thức thí nghiệm và phân thành các bộ phận: lá, thân, rễ, cành cấp I. Dùng cân điện
tử cân trọng lượng tươi của từng bộ phận, sau đó đem các bộ phận trên sấy khô dần
ở 800C cho đến khi trọng lượng không đổi, rồi tiến hành tính sinh khối các bộ phận
trung bình của 1 cây ứng với các nghiệm thức bón phân.
2.3.3. Sự tác động của ánh sáng đến cây hoàng lan giai đoạn vườn ươm
Bố trí thí nghiệm với các mức độ che sáng khác nhau: che sáng 100%, 75%,
50%, 25% và không che sáng. Mỗi nghiệm thức có 15 cây, lặp lại 3 lần, được tiến
hành trong cùng một thời gian. Theo dõi sự sinh trưởng trong 6 tháng với các chỉ số
cũng giống như thí nghiệm bón phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng toán thống kê và phần mềm Excel 2003, SGWIN 3.0 để xử lý các số
liệu thu được.
- Tính trị số trung bình:
n
i
Xi
n 1
1
Trong đó: - : giá trị trung bình
- n: số mẫu đo đếm
- Xi: trị số đo đếm
- Độ lệch tiêu chuẩn: phản ánh độ sai lệch hoặc độ dao động của các giá trị
với giá trị trung bình.
2*1/1 XXnS i với i = 1…n
Trong đó:
- n là tổng số mẫu quan sát (n > 30)
- S: độ lệch chuẩn
- Xi: trị số đo đếm
- : giá trị trung bình
- Giới hạn sai số bình quân tổng thể:
n
S96,1 (n > 30)
- So sánh trung bình 2 mẫu:
Tính
2
2
2
1
2
1
21
nn
U
ss
XX
Nếu /U/ > 1,96 thì sự sai khác giữa X1 và X2 là rõ rệt.
- Phân tích phương sai 1 nhân tố (Anova): Gọi A là nhân tố biến động do
phân bón gây nên:
CXnV ii
a
iA
2
1
.
Trong đó: iX là trung bình của mỗi cấp nhân tố A.
[10] [20] nXC ij
ni
j
a
i
/)( 2
11
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hình thái hạt và hình thái nẩy mầm của hạt cây hoàng lan
3.1.1. Hình thái hạt cây hoàng lan
Chúng tôi tiến hành thu hạt từ những cây mẹ được trồng ở huyện Giồng
Trôm, tỉnh Bến Tre. Trên cây cùng một thời điểm thường có tới 3 – 4 giai đoạn phát
triển của quả, có cả hoa và quả đã chín đen. Thông thường phải mất đến 14 tuần từ
giai đoạn quả mới hình thành đến khi cho quả chín sinh lý, dấu hiệu nhận biết quả
chín là có màu nâu đen, quả mềm và có mùi rất hanh.
Quả thường chín rộ vào tháng 6 và tháng 10, hạt trong quả chín cứng và dễ
tách. Hạt hoàng lan hầu như không bị phá hoại bởi sâu bệnh, chỉ có một số ít hạt bị
lép. Hạt lép thường nhẹ nên có thể dễ dàng loại bỏ. Hạt được lấy từ những quả chín
(có màu nâu đen) còn ở trên cây hay vừa mới rụng xuống đất có hình thái như hình
3.1.
Hạt hoàng lan dẹt, hình tròn nhọn một đầu gần giống hạt dưa hấu, có màu
nâu khi chín. Trên một đầu của hạt có một thẹo đó là nơi đính vào giá noãn, người
ta gọi là tễ. Tễ ở hạt hoàng lan nhỏ nhưng nhìn rõ, vỏ ngoài của hạt nhăn nheo. Hạt
có kích thước không bằng nhau, tùy thuộc vào trạng thái dinh dưỡng, vỏ hạt cứng từ
tuần thứ 13 và 14. Trước khi chín sinh lý hạt phải trải qua một quá trình hình thành
kéo dài khoảng 14 tuần, ban đầu hạt có màu trắng sữa, mềm, kích thước nhỏ, sau đó
chất dinh dưỡng mới dần tích tụ và hình thành lớp vỏ bao bên ngoài.
* Nhận xét:
Kích thước hạt cây hoàng lan tương đối nhỏ, vỏ hạt dầy nên khả năng nảy
mầm chịu nhiều ảnh hưởng của vỏ hạt. Vỏ hạt là một lớp bì bao bên ngoài, nếu nó
quá cứng sẽ ngăn cản quá trình thấm hút nước (trương hạt), làm giảm quá trình hô
hấp trong hạt, dẫn đến giảm khả năng nẩy mầm của hạt. Lớp bì không cho oxygen
ngấm vào làm hạt dễ bị thối úng.
Thành phần nước trong hạt rất quan trọng đến hiện tượng chín sinh lý và các
phản ứng trong hạt, lượng nước chứa trong hạt: ảnh hưởng rất lớn đến cường độ,
tính chất của quá trình hô hấp, sự chuyển hóa chất hữu cơ trong hạt và hoạt động
của vi sinh vật trên bề mặt hạt.
Lượng nước trong hạt tươi thường chiếm tỉ lệ lớn, sau khi phơi nắng 3 ngày
chúng tôi nhận thấy lượng nước trong hạt giảm đi khoảng 43% [2]. Lượng nước
trong hạt giảm sẽ làm giảm hoạt động của enzym trong hạt, từ đó làm giảm hoạt
động sinh lý nẩy mầm của hạt. Lượng nước trong hạt giảm theo quá trình chín của
hạt, hạt càng chín thì lượng nước giảm càng nhiều (có thể giảm còn 25% tính theo
trọng lượng hạt).
Hình 3.1: Quả và hạt hoàng lan (Cananga
odorata (Lamk.) Hook. F. & Thomson.
A. Quả xanh B. Quả chín C. Hạt
3.1.2. Hình thái nẩy mầm của hạt
Hình thái nẩy mầm của hạt được thể hiện ở các hình 3.2, 3.3, 3.4.
Quá trình nảy mầm của hạt có thể mô tả qua các giai đoạn sau:
A
B
C
- Giai đoạn trương hạt: khi cho hạt vào trong túi bầu hoặc khay có bông ẩm,
quá trình hút nước của vỏ hạt xảy ra làm cho hạt trương nước, độ ẩm môi trường
tăng lên và hạt chuyển từ trạng thái “ngủ sinh lý” sang trạng thái hoạt động, môi
trường ẩm sẽ giúp hạt tăng hấp thu nước và làm tăng quá trình hô hấp trong hạt.
Trong giai đoạn này hạt sẽ thải ra nhiều khí cacbonic nên môi trường đất quá chặt
sẽ làm giảm trao đổi khí, gây độc cho hạt, giai đoạn này thường kéo dài [13]. Qua
theo dõi chúng tôi thấy hạt hoàng lan ở giai đoạn hút nước, phù và trương bì của hạt
chiếm trung bình khoảng 25 ngày. Trong quá trình tưới nước, chúng tôi tưới nước
định kỳ và tránh làm cho hạt bị úng nước, khi lượng nước dư thừa sẽ làm hạt bị thối
đen, không nẩy mầm được.
- Giai đoạn nứt nanh: từ cực có vết lỗ noãn của hạt (đầu nhọn của hạt nơi có
mấu lồi) vỏ hạt bị nứt ra và rễ mầm mọc ra. Về hình thái nẩy mầm, hạt hoàng lan
nẩy mầm thượng địa, rễ mầm xuất hiện từ cực có vết lỗ noãn và dài dần ra (hạt nứt
nanh). Rễ mầm phát triển theo hướng địa động thuận, lông hút từ rễ mọc dài ra, khi
rễ mầm dài khoảng 2cm thì thân mầm phát triển, ban đầu thân mầm cong, sau đó
đứng thẳng dậy. Phần từ cổ rễ đến mấu mang lá mầm là trục hạ diệp, đây không
phải là thân cây. Trục dưới lá mầm mọc dài ra, sau đó loại bỏ lớp vỏ hạt giải phóng
2 lá mầm. Hai lá mầm sẽ héo dần và rụng đi khi cây mầm được khoảng 4 – 5 lá
mầm, lúc này trục thượng diệp đã hình thành thân sơ cấp. Ở cây hoàng lan, sau khi
gieo hạt khoảng 29 -32 ngày thì rễ mầm chui ra khỏi vỏ hạt, đến ngày thứ 3 (sau khi
mọc rễ mầm) thì cây con đâm lên mặt đất, mang vỏ hạt và lá mầm. Sau đó đến ngày
thứ 7 (sau khi mọc rễ mầm) thì sự nảy mầm hoàn chỉnh.
Như vậy, trong điều kiện khí hậu và chăm sóc bình thường thì quá trình nẩy
mầm của cây hoàng lan kéo dài trung bình khoảng 45 ngày (tính từ lúc gieo ươm
đến khi hình thành 2 lá mầm) – phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Phương
Bình [2].
Hình 3.2: Hình thái nẩy mầm của hạt hoàng lan
A. Thân mầm cong B. Thân mầm thẳng
Hình 3.3: Tách vỏ hạt khỏi lá mầm
A B
Hình 3.4: Cây con giai đoạn 2 lá mầm và hình thành lá mầm đầu tiên
3.2. Tỉ lệ sống của cây hoàng lan qua các tháng thí nghiệm với các chế độ bón
phân khác nhau
Khi cây hoàng lan con được 2 lá mầm hoàn chỉnh và bắt đầu hình thành lá
đầu tiên (khoảng 45 ngày sau khi gieo hạt) thì chúng tôi bắt đầu chuyển cây sang túi
bầu lớn có kích thước 15cm x 30cm với các tỉ lệ phân bón khác nhau, mỗi nghiệm
thức 15 cây, lặp lại 3 lần.
Tỉ lệ sống của cây hoàng lan qua các tháng thí nghiệm ở các nghiệm thức
khác nhau được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tỉ lệ sống % của cây hoàng lan qua các tháng thí nghiệm với các chế
độ bón phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố khác nhau
1 tháng TN 2 tháng TN 3 tháng TN 4 tháng TN 5 tháng TN 6 tháng TN
NT
Ban
đầu S.cây % S.cây % S.cây % S.cây % S.cây % S.cây %
ĐC 45 43 95,6 43 95,6 42 93,3 41 91,1 39 86,7 37 82,2
1 45 39 86,7 38 84,4 37 82,2 37 82,2 37 82,2 37 82,2
2 45 37 82,2 35 77,8 35 77,8 35 77,8 35 77,8 35 77,8
3 45 35 77,8 32 71,1 31 68,9 31 68,9 31 68,9 31 68,9
4 45 40 88,9 38 84,4 38 84,4 38 84,4 38 84,4 38 84,4
5 45 39 86,7 37 82,2 37 82,2 37 82,2 37 82,2 37 82,2
6 45 37 82,2 34 75,6 33 73,3 33 73,3 33 73,3 33 73,3
7 45 41 91,1 39 86,7 39 86,7 39 86,7 38 84,4 38 84,4
8 45 40 88,9 38 84,4 38 84,4 38 84,4 38 84,4 38 84,4
9 45 38 84,4 35 77,8 34 75,6 34 75,6 34 75,6 33 73,3
10 45 40 88,9 39 86,7 39 86,7 39 86,7 38 84,4 38 84,4
11 45 38 84,4 36 80 36 80 36 80 36 80 36 80
12 45 37 82,2 34 75,6 34 75,6 33 73,3 33 73,3 33 73,3
13 45 42 93,3 41 91,1 40 88,9 40 88,9 40 88,9 40 88,9
14 45 40 88,9 39 86,7 39 86,7 39 86,7 39 86,7 39 86,7
15 45 39 86,7 36 80 34 75,6 34 75,6 34 75,6 34 75,6
16 45 43 95,6 42 93,3 42 93,3 41 91,1 41 91,1 41 91,1
17 45 41 91,1 40 88,9 40 88,9 39 86,7 39 86,7 39 86,7
18 45 40 88,9 37 82,2 36 80 36 80 35 77,8 35 77,8
19 45 33 73,3 30 66,7 29 64,4 29 64,4 29 64,4 29 64,4
20 45 32 71,1 29 64,4 28 62,2 28 62,2 28 62,2 28 62,2
21 45 30 66,7 26 57,8 26 57,8 25 55,6 25 55,6 25 55,6
22 45 34 75,6 31 68,9 31 68,9 31 68,9 31 68,9 31 68,9
23 45 33 73,3 29 64,4 29 64,4 29 64,4 29 64,4 29 64,4
24 45 32 71,1 28 62,2 28 62,2 27 60 27 60 27 60
25 45 35 77,8 32 71,1 32 71,1 32 71,1 32 71,1 32 71,1
26 45 34 75,6 31 68,9 31 68,9 31 68,9 31 68,9 31 68,9
27 45 34 75,6 30 66,7 30 66,7 30 66,7 30 66,7 30 66,7
* Nhận xét:
- Sau khi chuyển bầu được 1 – 2 ngày thì một số cây hoàng lan có dấu hiệu
héo lá, thân bị thối, ngả về một bên và chết. Các tháng sinh trưởng tiếp theo thì tỉ lệ
cây chết rất thấp, sinh trưởng và phát triển bình ở các nghiệm thức có tỉ lệ phân N,
P, K thích hợp.
- Các số liệu ở bảng 3.1 cho thấy sau 6 tháng thí nghiệm thì nghiệm thức đối
chứng có tỉ lệ cây sống 82,2%, thấp hơn các nghiệm thức 4, 7, 8, 10, 13, 14, 16 và
17 với tỉ lệ (84,4 – 91,1%). Ở nghiệm thức 19 – 27 có tỉ lệ cây sống thấp (55,6 –
71,1%) .
- Số tháng thí nghiệm càng cao thì tỉ lệ cây chết ở nghiệm thức đối chứng
càng tăng. Do không gian sinh trưởng chật hẹp, cây thiếu dinh dưỡng.
- Ở các nghiệm thức mà hàm lượng N, P không đổi thì số cây chết càng tăng
khi K càng lớn (như nghiệm thức 1, 2, 3). Điều này chứng tỏ K đã làm chết cây
hoàng lan trong giai đoạn vườn ươm, sự chết của cây hoàng lan tỉ lệ thuận với sự
tăng hàm lượng K trong hỗn hợp phân bón N, P, K 3 yếu tố. Kết quả nghiên cứu
phù hợp với Phạm Phương Bình (2007) khi cho rằng bón K một yếu tố không mang
lại hiệu quả cho cây hoàng lan, trái lại làm cho cây sinh trưởng kém, vàng lá, rụng
lá và chết nhiều. [2]
- Khi mà hàm lượng N ổn định, P và K thay đổi thì hàm lượng P tăng sẽ có
tác dụng tương tác với N và K giúp giảm tỉ lệ cây chết ở các nghiệm thức, dù sự
tương tác này là không đáng kể. Trong các nhóm nghiệm thức 1 – 9, 10 – 18 và 19
– 27 đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Như vậy, hàm lượng P không ảnh hưởng đến
sự chết của cây, P càng nhiều thì cây phát triển càng tốt.
- N cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sống và sinh trưởng của cây hoàng lan
trong giai đoạn vườn ươm, khi hàm lượng N trong hỗn hợp phân bón N, P, K 3 yếu
tố thay đổi thì sự ảnh hưởng càng rõ rệt. Ở nhóm nghiệm thức 19 – 27 hàm lượng
N là 1,5%, đây là nhóm nghiệm thức có tỉ lệ cây sống thấp nhất. Như vậy, hàm
lượng N 1,5% và K càng cao thì tỉ lệ cây chết càng tăng.
Như vậy, ở những nghiệm thức có hàm lượng K càng cao thì cây chết càng
nhiều, N chỉ làm chết nhiều cây ở hàm lượng 1,5% và P thì không ảnh hưởng đến
sự chết của cây. Nghiệm thức tác động phân bón có tỉ lệ cây sống cao nhất là ở
nghiệm thức 16 (91,1%), trong khi đó nghiệm thức 21 là nghiệm thức có tỉ lệ cây
sống thấp nhất với 55,6%.
Hình 3.5: Cây hoàng lan ngay sau khi chuyển bầu
Hình 3.6: Cây hoàng lan sau khi chuyển bầu được 2 ngày
Hình 3.7: Cây hoàng lan bị chết sau khi chuyển vào túi bầu có N-P-K
3.3. Sự sinh trưởng của cây con hoàng lan trong giai đoạn vườn ươm với các
chế độ bón phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố
3.3.1. Sự sinh trưởng về chiều cao cây
Sinh trưởng và phát triển của cây có hoa là một hiện tượng vô cùng phức tạp,
có thể xem chu trình của cây có hoa bắt đầu từ quá trình nẩy mầm của hạt, tiếp sau
đó là một loạt các quá trình biến đổi về hình thái và sinh lý. Trong suốt quá trình
sinh trưởng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cây, một mặt cây chịu tác động của cơ
chế di truyền, mặt khác chịu nhiều tác động từ môi trường sống. Cơ thể thực vật
như một chỉnh thể thống nhất, hài hòa mang tính toàn vẹn, được biểu hiện thông
qua sự sinh trưởng giữa các bộ phận trong cây. Kết quả sinh trưởng là sự tương tác
rõ rệt giữa các cơ quan bộ phận. Chiều cao của cây là một tiêu chuẩn hàng đầu để
đánh giá kết quả sinh trưởng và mức độ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan.
Thông qua các số liệu thu được từ sinh trưởng về chiều cao, chúng ta có thể đánh
giá môi trường sống của cây.
Chiều cao trung bình của các cây hoàng lan trước khi chuyển bầu ở các
nghiệm thức, sự sai khác về chiều cao là không đáng kể, từ 4,83cm – 4,86cm. Qua 6
tháng thí nghiệm, sự tăng trưởng về chiều cao cây hoàng lan với bón phân N, P, K
hỗn hợp 3 yếu tố ở các nồng độ khác nhau được trình bày trong bảng 3.2 và hình
3.8.
Hình 3.8: Đồ thị về tăng trưởng chiều cao cây hoàng lan qua các tháng thí nghiệm
với các nghiệm thức bón phân khác nhau
0
10
20
30
40
50
60
70
1 2 3 4 5 6
Tháng
C
hi
ều
c
ao
(c
m
) Đối chứng
NT1
NT7
NT13
NT16
NT21
Bảng 3.2: Chiều cao trung bình và gia tăng chiều cao (cm) cây hoàng lan với
các chế độ bón phân khác nhau (n = 15, lặp lại 3 lần)
1 tháng TN 2 tháng TN 3 tháng TN 4 tháng TN 5 tháng TN 6 tháng TN
NT
h h h h h h h h h h h h
ĐC 7,76
0,199
2,93
15,64
0,248
7,88
22,31
0,579
6,67
30,95
0,439
8,64
34,08
0,529
3,13
37,49
0,533
3,41
1
8,42
0,117
3,59
15,16
0,295
6,74
24,05
0,446
8,89
35,03
0,361
10,98
44,83
0,424
9,8
49,03
0,483
4,2
2
8,32
0,137
3,48
15,13
0,297
6,81
21,76
0,525
6,63
33,32
0,49
11,56
44,33
0,38
11,01
48,3
0,557
3,97
3
8,28
0,155
3,42
15,07
0,329
6,79
21,74
0,69
6,67
33,31
0,515
11,57
43,85
0,519
10,54
47,42
0,427
3,57
4
8,46
0,128
3,6
16,23
0,335
7,77
24,12
0,507
7,89
35,13
0,479
11,01
44,83
0,503
9,7
49,69
0,387
4,86
5
8,39
0,139
3,54
16,03
0,299
7,64
22,95
0,453
6,92
34,14
0,547
11,19
44,35
0,434
10,21
48,97
0,466
4,62
6
8,31
0,134
3,47
15,98
0,336
7,67
21,98
0,427
6,0
33,61
0,527
11,63
44,25
0,43
10,64
48,66
0,448
4,41
7
8,53
0,144
3,7
17,05
0,213
8,52
25,38
0,433
8,33
35,36
0,654
9,98
45,06
0,461
9,7
50,01
0,353
4,95
8
8,49
0,113
3,65
16,88
0,251
8,39
24,08
0,461
7,2
35,15
0,498
11,07
44,79
0,358
9,64
49,57
0,26
4,78
9
8,46
0,14
3,6
16,45
0,255
7,99
23,25
0,684
6,8
34,39
0,398
11,14
44,57
0,357
10,18
49,34
0,32
4,77
10
8,41
0,129
3,57
16,63
0,292
8,22
24,13
0,478
7,5
35,27
0,432
11,14
44,89
0,46
9,62
49,16
0,369
4,27
11
8,31
0,179
3,46
16,52
0,261
8,21
23,83
0,462
7,31
35,18
0,416
11,13
5
44,77
0,475
9,59
48,67
0,427
3,9
12
8,29
0,142
3,44
16,47
0,298
8,18
23,31
0,447
6,84
34,89
0,255
11,58
44,25
0,452
9,36
48,63
0,44
4,38
13
8,55
0,142
3,72
19,24
0,602
10,69
29,81
0,469
10,57
38,66
0,556
8,85
46,14
0,377
7,48
53,42
0,724
7,28
(tiếp theo bảng 3.2.)
1 tháng TN 2 tháng TN 3 tháng TN 4 tháng TN 5 tháng TN 6 tháng TN
NT
h h h h h h h h h h h h
14
8,49
0,144
3,63
19,21
0,555
10,72
29,18
0,568
9,97
38,25
0,437
9,07
46,05
0,394
7,8
53,05
0,713
7,0
15
8,46
0,166
3,62
19,17
0,58
10,71
28,86
0,686
9,69
38,13
0,558
9,27
46,01
0,447
7,88
52,93
0,84
6,92
16
8,63
0,145
3,8
21,42
0,583
12,79
32,31
0,478
10,89
41,9
0,573
9,59
48,89
0,309
6,99
57,76
0,571
8,87
17
8,46
0,139
3,62
19,87
0,56
11,41
30,33
0,793
10,46
39,95
0,438
9,62
47,83
0,286
7,88
55,72
0,578
7,89
18
8,45
0,148
3,6
18,75
0,669
10,3
30,22
0,641
11,47
38,69
0,481
8,47
46,07
0,407
7,38
54,89
0,473
8,82
19
7,14
0,267
2,28
11,13
0,402
3,99
17,76
0,313
6,63
26,33
0,355
8,57
33,42
0,483
7,09
38,93
0,592
5,51
20
7,09
0,32
2,24
11,06
0,473
3,97
17,74
0,466
6,68
26,1
0,348
8,36
33,1
0,505
7,0
38,33
0,388
5,23
21
7,06
0,236
2,23
11,04
0,276
3,98
17,23
0,349
6,19
26,03
0,396
8,8
32,8
0,45
6,77
37,48
0,413
4,68
22
7,47
0,27
2,63
12,2
0,456
4,73
18,14
0,312
5,94
27,06
0,307
8,92
34,92
0,642
7,86
39,9
0,357
4,98
23
7,33
0,183
2,5
12,11
0,399
3,78
18,13
0,382
6,02
26,95
0,559
8,82
34,78
0,373
7,83
39,45
0,454
4,67
24
7,23
0,24
2,39
12,07
0,428
4,84
17,77
0,357
5,7
26,69
0,419
8,92
34,47
0,433
7,78
39,4
0,319
4,93
25
7,69
0,227
2,85
13,57
0,336
5,88
19,33
0,344
5,76
29,55
0,408
10,2
2
37,16
0,421
7,61
41,04
0,618
3,88
26
7,49
0,209
2,64
13,47
0,514
5,98
19,16
0,416
5,69
28,82
0,372
9,66
36,2
0,505
7,38
40,49
0,452
4,29
27
7,33
0,234
2,47
13,39
0,415
6,06
18,98
0,463
5,59
27,18
0,34
8,2
35,6
0,344
8,42
39,23
0,448
3,63
Qua các số liệu ở bảng 3.2 và hình 3.8 cho thấy:
- Chiều cao cây hoàng lan ở các nghiệm thức tăng theo thời gian thí nghiệm
và có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Ở tháng thứ 6 thì tốc độ của cây giảm ở tất cả
các nghiệm thức thí nghiệm. Cây có chiều cao thấp nhất là nghiệm thức đối chứng
(37,49cm) và nhóm nghiệm thức từ 19 – 27 (37,48 – 41,04cm). Đây là nhóm
nghiệm thức có hàm lượng N 1,5%, kết hợp với thành phần P (1 – 3%) và K (0,5 –
1,5%). Điều này cho thấy hàm lượng N cao có ảnh hưởng không tốt đến sự sinh
trưởng về chiều cao của cây hoàng lan trong giai đoạn vườn ươm. Nồng độ N cao
kết hợp với hàm lượng K cao làm cho sự sinh trưởng của cây diễn ra rất chậm, được
biểu hiện cụ thể ở nghiệm thức 21 (37,48cm).
- Hàm lượng P càng cao sẽ giúp cho sự sinh trưởng của cây hoàng lan tốt
hơn, trong nhóm nghiệm thức này được biểu hiện rõ nhất ở nghiệm thức 25
(41,04cm). Cây có chiều cao lớn nhất là ở nghiệm thức 16 (57,76cm), các nghiệm
thức mà cây có chiều cao dao động gần với nghiệm thức 16 là các nghiệm thức 13,
14, 15, 17 và 18 (52,93 – 55,72cm). Các nghiệm thức này có hàm lượng N 1% và P
(2 – 3%), K (0,5 – 1,5%). Đây là nhóm nồng độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng
của cây con hoàng lan trong giai đoạn vườn ươm.
- Riêng nồng độ K càng cao thì sự sinh trưởng của cây hoàng lan càng giảm.
Nồng độ N, P, K tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây con hoàng lan là ở nghiệm
thứ._.or D - Type III Sums of Squares:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-------------------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:NT 0,139881 5 0,0279761 10,29 0,0000
B:Thang 2,53631 5 0,507263 186,58 0,0000
RESIDUAL 0,0679694 25 0,00271878
-------------------------------------------------------------------------------------------
TOTAL
(CORRECTED) 2,74416 35
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Table of Least Squares Means for D with 95,0 Percent Confidence Intervals:
--------------------------------------------------------------------------------------
Stnd, Lower Upper
Level Count Mean Error Limit Limit
--------------------------------------------------------------------------------------
GRAND MEAN 36 0,643056
NT
0 6 0,58 0,0212868 0,536159 0,623841
1 6 0,648333 0,0212868 0,604492 0,692174
7 6 0,681667 0,0212868 0,637826 0,725508
13 6 0,691667 0,0212868 0,647826 0,735508
16 6 0,715 0,0212868 0,671159 0,758841
21 6 0,541667 0,0212868 0,497826 0,585508
Thang
1 6 0,241667 0,0212868 0,197826 0,285508
2 6 0,415 0,0212868 0,371159 0,458841
3 6 0,603333 0,0212868 0,559492 0,647174
4 6 0,703333 0,0212868 0,659492 0,747174
5 6 0,85 0,0212868 0,806159 0,893841
6 6 1,045 0,0212868 1,00116 1,08884
--------------------------------------------------------------------------------------
* Multiple Range Tests for D by NT:
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
NT Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
21 6 0,541667 X
0 6 0,58 X
1 6 0,648333 X
7 6 0,681667 XX
13 6 0,691667 XX
16 6 0,715 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0 - 1 *-0,0683333 0,0620008
0 - 7 *-0,101667 0,0620008
0 - 13 *-0,111667 0,0620008
0 - 16 *-0,135 0,0620008
0 - 21 0,0383333 0,0620008
1 - 7 -0,0333333 0,0620008
1 - 13 -0,0433333 0,0620008
1 - 16 *-0,0666667 0,0620008
1 - 21 *0,106667 0,0620008
7 - 13 -0,01 0,0620008
7 - 16 -0,0333333 0,0620008
7 - 21 *0,14 0,0620008
13 - 16 -0,0233333 0,0620008
13 - 21 *0,15 0,0620008
16 - 21 *0,173333 0,0620008
--------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 6: Sự gia tăng số lá cây hoàng lan qua từng tháng ở các nghiệm thức bón
phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố khác nhau.
NT 1 tháng TN
2 tháng
TN
3 tháng
TN
4 tháng
TN
5 tháng
TN
6 tháng
TN
ĐC 6,31 10,62 13,4 16,42 18,42 20,93
1 6,33 10,42 13,54 16,73 20,16 23,43
2 6,27 10,37 13,51 16,66 19,86 23,31
3 6,23 10,34 13,45 16,58 19,55 23,1
4 6,43 10,44 13,66 16,79 20,29 23,5
5 6,31 10,43 13,62 16,7 20,16 23,3
6 6,27 10,41 13,61 16,67 20,09 23,09
7 6,46 10,67 13,69 16,85 20,89 23,74
8 6,38 10,53 13,61 16,82 20,42 23,55
9 6,32 10,49 13,59 16,71 20,15 23,52
10 6,38 10,54 13,64 16,74 20,34 23,58
11 6,34 10,5 13,56 16,69 20,17 23,42
12 6,3 10,47 13,5 16,64 20,09 23,33
13 6,43 10,63 13,7 17,05 20,65 24,28
14 6,4 10,62 13,64 16,79 20,38 24,26
15 6,38 10,58 13,59 16,71 20,29 24,15
16 6,47 10,71 14,14 17,07 21,54 24,29
17 6,41 10,63 14,13 16,82 21,46 24,23
18 6,38 10,62 13,92 16,75 21,12 24,14
19 6,15 10,07 12,45 16,14 19,9 23,24
20 6,09 9,93 11,57 15,86 19,86 23,18
21 6,07 9,77 11,5 15,68 19,8 23
22 6,21 10,13 12,71 16,23 20,23 23,52
23 6,15 10,07 12,59 16,14 20,14 23,38
24 6,09 9,93 12,14 15,89 20,19 23,33
25 6,29 10,34 13,56 16,47 20,66 23,66
26 6,21 10,13 13,42 16,35 20,23 23,45
27 6,21 10,07 13,27 16,27 20,17 22,86
Phụ lục 7: Kiểm tra ý nghĩa sai khác về sự gia tăng số lá cây hoàng lan ở các nghiệm
thực: Đối chứng, 1, 7, 13, 16, 21.
* Analysis of Variance for L - Type III Sums of Squares:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-------------------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:NT 10,5211 5 2,10422 5,49 0,0015
B:Thang 1181,4 5 236,281 617,00 0,0000
RESIDUAL 9,5737 25 0,382948
-------------------------------------------------------------------------------------------
TOTAL
(CORRECTED) 1201,5 35
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Table of Least Squares Means for L with 95,0 Percent Confidence Intervals:
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd, Lower Upper
Level Count Mean Error Limit Limit
--------------------------------------------------------------------------------
GRAND MEAN 36 15,0497
NT
0 6 14,35 0,252635 13,8297 14,8703
1 6 15,1017 0,252635 14,5814 15,622
7 6 15,3833 0,252635 14,863 15,9036
13 6 15,4567 0,252635 14,9364 15,977
16 6 15,7033 0,252635 15,183 16,2236
21 6 14,3033 0,252635 13,783 14,8236
Thang
1 6 6,345 0,252635 5,82469 6,86531
2 6 10,47 0,252635 9,94969 10,9903
3 6 13,3283 0,252635 12,808 13,8486
4 6 16,6333 0,252635 16,113 17,1536
5 6 20,2433 0,252635 19,723 20,7636
6 6 23,2783 0,252635 22,758 23,7986
--------------------------------------------------------------------------------
* Multiple Range Tests for L by NT:
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
NT Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
21 6 14,3033 X
0 6 14,35 X
1 6 15,1017 X
7 6 15,3833 X
13 6 15,4567 X
16 6 15,7033 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0 - 1 *-0,751667 0,735835
0 - 7 *-1,03333 0,735835
0 - 13 *-1,10667 0,735835
0 - 16 *-1,35333 0,735835
0 - 21 0,0466667 0,735835
1 - 7 -0,281667 0,735835
1 - 13 -0,355 0,735835
1 - 16 -0,601667 0,735835
1 - 21 *0,798333 0,735835
7 - 13 -0,0733333 0,735835
7 - 16 -0,32 0,735835
7 - 21 *1,08 0,735835
13 - 16 -0,246667 0,735835
13 - 21 *1,15333 0,735835
16 - 21 *1,4 0,735835
--------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 8: Sự gia tăng diện tích lá cây hoàng lan qua từng tháng ở các nghiệm thức
bón phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố khác nhau.
NT Ban đầu 2 tháng TN 4 tháng TN 6 tháng TN
ĐC 3,3 115,28 340,56 545,61
1 3,3 108,29 359,83 644,18
2 3,2 103,94 353,75 634,36
3 3,1 101,80 347,58 624,19
4 3,2 110,31 368,59 653,91
5 3,1 107,00 357,79 638,59
6 3,3 105,06 353,27 627,92
7 3,3 118,11 378,18 666,18
8 3,2 114,15 372,29 658,40
9 3,2 111,73 366,25 650,74
10 3,1 112,40 366,66 657,22
11 3,1 110,46 361,81 648,86
12 3,3 108,65 357,42 640,54
13 3,3 118,58 389,61 681,90
14 3,3 116,48 376,66 677,56
15 3,1 114,11 369,52 670,28
16 3,3 128,10 399,68 689,45
17 3,3 125,26 391,45 679,53
18 3,2 123,83 384,50 673,37
19 3,3 98,95 340,06 613,26
20 3,1 96,68 330,23 606,82
21 3,3 94,11 325,76 598,61
22 3,2 103,02 348,75 628,13
23 3,3 101,57 342,24 623,06
24 3,2 98,80 334,57 613,94
25 3,1 110,38 359,85 636,31
26 3,3 106,44 353,05 627,49
27 3,2 103,86 347,29 607,64
Phụ lục 9: Kiểm tra ý nghĩa sai khác về sự gia tăng diện tích lá cây hoàng lan ở các
nghiệm thực: Đối chứng, 1, 7, 13, 16, 21.
* Analysis of Variance for S - Type III Sums of Squares:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-------------------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:NT 10134,1 5 2026,82 2,99 0,0455
B:Thang 1,43669E6 3 478898,0 706,42 0,0000
RESIDUAL 10168,8 15 677,921
-------------------------------------------------------------------------------------------
TOTAL
(CORRECTED) 1,457E6 23
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Table of Least Squares Means for S with 95,0 Percent Confidence Intervals:
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd, Lower Upper
Level Count Mean Error Limit Limit
--------------------------------------------------------------------------------
GRAND MEAN 24 280,076
NT
0 4 251,187 13,0185 223,438 278,935
1 4 278,901 13,0185 251,152 306,649
7 4 291,445 13,0185 263,697 319,193
13 4 298,349 13,0185 270,6 326,097
16 4 305,131 13,0185 277,383 332,879
21 4 255,446 13,0185 227,698 283,194
Thang
0 6 3,3 10,6295 -19,3563 25,9563
2 6 113,745 10,6295 91,0891 136,402
4 6 365,605 10,6295 342,948 388,261
6 6 637,655 10,6295 614,999 660,311
--------------------------------------------------------------------------------
* Multiple Range Tests for S by NT:
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
NT Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0 4 251,187 X
21 4 255,446 XX
1 4 278,901 XXX
7 4 291,445 XX
13 4 298,349 X
16 4 305,131 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0 - 1 -27,714 39,2419
0 - 7 *-40,2584 39,2419
0 - 13 *-47,162 39,2419
0 - 16 *-53,9444 39,2419
0 - 21 -4,25919 39,2419
1 - 7 -12,5444 39,2419
1 - 13 -19,4481 39,2419
1 - 16 -26,2305 39,2419
1 - 21 23,4548 39,2419
7 - 13 -6,90368 39,2419
7 - 16 -13,6861 39,2419
7 - 21 35,9992 39,2419
13 - 16 -6,7824 39,2419
13 - 21 *42,9029 39,2419
16 - 21 *49,6853 39,2419
--------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 10: Sự gia tăng số cành cấp I của cây hoàng lan qua từng tháng ở các
nghiệm thức bón phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố khác nhau.
NT 1 tháng TN
2 tháng
TN
3 tháng
TN
4 tháng
TN
5 tháng
TN
6 tháng
TN
ĐC 0,84 2,02 2,51 3,42
1 0,89 2,32 2,78 3,54
2 0,86 2,26 2,6 3,46
3 0,81 2,19 2,55 3,1
4 0,08 0,97 2,32 2,82 3,63
5 0,03 0,92 2,27 2,65 3,51
6 0,88 2,24 2,64 3,39
7 0,13 1,08 2,69 2,92 3,74
8 0,08 1,05 2,61 2,92 3,66
9 1 2,59 2,88 3,58
10 0,9 2,49 2,82 3,63
11 0,86 2,39 2,81 3,53
12 0,82 2,33 2,79 3,48
13 0,34 1,13 2,63 3,4 4,23
14 0,23 1,1 2,59 3,38 4,21
15 0,11 1,06 2,53 3,38 4,15
16 0,48 1,19 2,88 3,44 4,39
17 0,38 1,12 2,69 3,41 4,36
18 0,24 1,11 2,67 3,43 4,37
19 0,34 1,24 2,45 3,24
20 0,29 1,18 2,36 3,18
21 0,27 1,16 2,2 3,2
22 0,61 1,52 2,81 3,61
23 0,59 1,48 2,72 3,52
24 0,57 1,44 2,67 3,48
25 0,84 1,91 3,19 3,91
26 0,81 1,9 3,13 3,9
27 0,75 1,63 3 3,86
Phụ lục 11: Kiểm tra ý nghĩa sai khác về sự gia tăng số cành cấp I của cây hoàng lan
ở các nghiệm thực: Đối chứng, 1, 7, 13, 16, 21.
* Analysis of Variance for C - Type III Sums of Squares:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-------------------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:NT 3,4499 5 0,68998 10,80 0,0000
B:Thang 71,01 5 14,202 222,32 0,0000
RESIDUAL 1,597 25 0,06388
-------------------------------------------------------------------------------------------
TOTAL
(CORRECTED) 76,0569 35
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Table of Least Squares Means for C with 95,0 Percent Confidence Intervals:
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd, Lower Upper
Level Count Mean Error Limit Limit
--------------------------------------------------------------------------------
GRAND MEAN 36 1,66167
NT
0 6 1,465 0,103183 1,25249 1,67751
1 6 1,58833 0,103183 1,37582 1,80084
7 6 1,76 0,103183 1,54749 1,97251
13 6 1,955 0,103183 1,74249 2,16751
16 6 2,06333 0,103183 1,85082 2,27584
21 6 1,13833 0,103183 0,925824 1,35084
Thang
1 6 0,0 0,103183 -0,212509 0,212509
2 6 0,158333 0,103183 -0,0541758 0,370842
3 6 0,9 0,103183 0,687491 1,11251
4 6 2,28333 0,103183 2,07082 2,49584
5 6 2,875 0,103183 2,66249 3,08751
6 6 3,75333 0,103183 3,54082 3,96584
--------------------------------------------------------------------------------
* Multiple Range Tests for C by NT:
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
NT Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
21 6 1,13833 X
0 6 1,465 X
1 6 1,58833 X
7 6 1,76 XX
13 6 1,955 XX
16 6 2,06333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0 - 1 -0,123333 0,300533
0 - 7 -0,295 0,300533
0 - 13 *-0,49 0,300533
0 - 16 *-0,598333 0,300533
0 - 21 *0,326667 0,300533
1 - 7 -0,171667 0,300533
1 - 13 *-0,366667 0,300533
1 - 16 *-0,475 0,300533
1 - 21 *0,45 0,300533
7 - 13 -0,195 0,300533
7 - 16 *-0,303333 0,300533
7 - 21 *0,621667 0,300533
13 - 16 -0,108333 0,300533
13 - 21 *0,816667 0,300533
16 - 21 *0,925 0,300533
--------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 12: Chiều dài rễ cây hoàng lan (cm) sau 6 tháng tuổi ở các nghiệm thức bón
phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố khác nhau.
NT Tháng thứ 6 NT Tháng thứ 6 NT Tháng thứ 6
ĐC 15,05 10 18,26 19 15,44
1 18,08 11 18,04 20 15,23
2 17,69 12 17,89 21 14,78
3 17,06 13 20,13 22 15,92
4 18,6 14 20,05 23 15,88
5 18,02 15 19,53 24 15,69
6 17,15 16 21,96 25 16,22
7 19,07 17 21,57 26 16,14
8 18,74 18 21,38 27 15,09
9 18,53
Phụ lục 13: Kiểm tra ý nghĩa sai khác về chiều dài rễ cây hoàng lan sau 6 tháng tuổi
ở các nghiệm thực: Đối chứng, 1, 7, 13, 16, 21.
* Analysis of Variance for R - Type III Sums of Squares:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-------------------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:NT 24,7351 5 4,94702
RESIDUAL 0,0 0
-------------------------------------------------------------------------------------------
TOTAL
(CORRECTED) 24,7351 5
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Table of Least Squares Means for R with 95,0 Percent Confidence Intervals:
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd, Lower Upper
Level Count Mean Error Limit Limit
--------------------------------------------------------------------------------
GRAND MEAN 6 17,7683
NT
0 1 18,05
1 1 18,08
7 1 18,63
13 1 18,73
16 1 19,72
21 1 13,4
--------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 14: Chiều cao cây hoàng lan (cm) qua từng tháng thí nghiệm ở các nghiệm
thức che sáng khác nhau.
NT 1 tháng TN
2 tháng
TN
3 tháng
TN
4 tháng
TN
5 tháng
TN
6 tháng
TN
0% 8,63 21,42 32,31 41,9 48,89 57,76
25% 8,73 23,52 34,58 43,14 49,42 58,36
50% 8,51 21,44 32,36 42,18 48,91 56,64
75% 8,35 21,05 32,11 40,29 46,07 54,55
100% 8,25 20,53 31,34 38,79 44,58 52,54
Phụ lục 15: Kiểm tra ý nghĩa sai khác về chiều cao cây ở các nghiệm thức che sáng
khác nhau.
* Analysis of Variance for H - Type III Sums of Squares:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-------------------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:NT 46,7475 4 11,6869 13,28 0,0000
B:Thang 7621,64 5 1524,33 1732,23 0,0000
RESIDUAL 17,5996 20 0,879981
-------------------------------------------------------------------------------------------
TOTAL
(CORRECTED) 7685,98 29
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Table of Least Squares Means for H with 95,0 Percent Confidence Intervals:
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd, Lower Upper
Level Count Mean Error Limit Limit
--------------------------------------------------------------------------------
GRAND MEAN 30 34,5717
NT
0 6 35,1517 0,382967 34,3528 35,9505
25 6 36,2917 0,382967 35,4928 37,0905
50 6 35,0067 0,382967 34,2078 35,8055
75 6 33,7367 0,382967 32,9378 34,5355
100 6 32,6717 0,382967 31,8728 33,4705
Thang
1 5 8,494 0,419519 7,6189 9,3691
2 5 21,592 0,419519 20,7169 22,4671
3 5 32,54 0,419519 31,6649 33,4151
4 5 41,26 0,419519 40,3849 42,1351
5 5 47,574 0,419519 46,6989 48,4491
6 5 55,97 0,419519 55,0949 56,8451
--------------------------------------------------------------------------------
* Multiple Range Tests for H by NT:
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
NT Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
100 6 32,6717 X
75 6 33,7367 X
50 6 35,0067 X
0 6 35,1517 X
25 6 36,2917 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0 - 25 *-1,14 1,12975
0 - 50 0,145 1,12975
0 - 75 *1,415 1,12975
0 - 100 *2,48 1,12975
25 - 50 *1,285 1,12975
25 - 75 *2,555 1,12975
25 - 100 *3,62 1,12975
50 - 75 *1,27 1,12975
50 - 100 *2,335 1,12975
75 - 100 1,065 1,12975
--------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 16: Đường kính thân cây hoàng lan (cm) qua từng tháng thí nghiệm ở các
nghiệm thức che sáng khác nhau.
NT 1 tháng TN
2 tháng
TN
3 tháng
TN
4 tháng
TN
5 tháng
TN
6 tháng
TN
0% 0,26 0,47 0,64 0,76 0,97 1,19
25% 0,26 0,48 0,65 0,77 0,98 1,21
50% 0,25 0,47 0,63 0,76 0,97 1,18
75% 0,25 0,47 0,62 0,75 0,95 1,16
100% 0,24 0,46 0,61 0,74 0,93 1,15
Phụ lục 17: Kiểm tra ý nghĩa sai khác về đường kính thân cây ở các nghiệm thức che
sáng khác nhau.
* Analysis of Variance for D - Type III Sums of Squares:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-------------------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:NT 0,00475333 4 0,00118833 21,09 0,0000
B:Thang 2,78686 5 0,557371 9894,17 0,0000
RESIDUAL 0,00112667 20 0,0000563333
-------------------------------------------------------------------------------------------
TOTAL
(CORRECTED) 2,79274 29
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Table of Least Squares Means for D with 95,0 Percent Confidence Intervals:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Stnd, Lower Upper
Level Count Mean Error Limit Limit
-------------------------------------------------------------------------------------------
GRAND MEAN 30 0,707667
NT
0 6 0,715 0,00306413 0,708608 0,721392
25 6 0,725 0,00306413 0,718608 0,731392
50 6 0,71 0,00306413 0,703608 0,716392
75 6 0,7 0,00306413 0,693608 0,706392
100 6 0,688333 0,00306413 0,681942 0,694725
Thang
1 5 0,252 0,00335659 0,244998 0,259002
2 5 0,47 0,00335659 0,462998 0,477002
3 5 0,63 0,00335659 0,622998 0,637002
4 5 0,756 0,00335659 0,748998 0,763002
5 5 0,96 0,00335659 0,952998 0,967002
6 5 1,178 0,00335659 1,171 1,185
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Multiple Range Tests for D by NT:
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
NT Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
100 6 0,688333 X
75 6 0,7 X
50 6 0,71 X
0 6 0,715 X
25 6 0,725 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0 - 25 *-0,01 0,00903919
0 - 50 0,005 0,00903919
0 - 75 *0,015 0,00903919
0 - 100 *0,0266667 0,00903919
25 - 50 *0,015 0,00903919
25 - 75 *0,025 0,00903919
25 - 100 *0,0366667 0,00903919
50 - 75 *0,01 0,00903919
50 - 100 *0,0216667 0,00903919
75 - 100 *0,0116667 0,00903919
--------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 18: Sự gia tăng số lá cây hoàng lan qua từng tháng ở các nghiệm thức che
sáng khác nhau.
NT 1 tháng TN
2 tháng
TN
3 tháng
TN
4 tháng
TN
5 tháng
TN
6 tháng
TN
0% 6,47 10,71 14,14 17,07 21,54 24,29
25% 6,77 11,6 14,62 18,41 22,22 24,98
50% 6,44 10,74 14,12 17,22 21,61 23,83
75% 6,37 10,55 13,9 17,2 21,32 23,15
100% 6,33 10,48 13,24 17,05 20,88 22,76
Phụ lục 19: Kiểm tra ý nghĩa sai khác về sự gia tăng số lá cây ở các nghiệm thức che
sáng khác nhau.
* Analysis of Variance for L - Type III Sums of Squares:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-------------------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:NT 5,68628 4 1,42157 17,09 0,0000
B:Thang 1070,53 5 214,107 2573,27 0,0000
RESIDUAL 1,66408 20 0,083204
-------------------------------------------------------------------------------------------
TOTAL
(CORRECTED) 1077,88 29
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Table of Least Squares Means for L with 95,0 Percent Confidence Intervals:
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd, Lower Upper
Level Count Mean Error Limit Limit
--------------------------------------------------------------------------------
GRAND MEAN 30 15,667
NT
0 6 15,7033 0,11776 15,4577 15,949
25 6 16,4333 0,11776 16,1877 16,679
50 6 15,66 0,11776 15,4144 15,9056
75 6 15,415 0,11776 15,1694 15,6606
100 6 15,1233 0,11776 14,8777 15,369
Thang
1 5 6,476 0,128999 6,20691 6,74509
2 5 10,816 0,128999 10,5469 11,0851
3 5 14,004 0,128999 13,7349 14,2731
4 5 17,39 0,128999 17,1209 17,6591
5 5 21,514 0,128999 21,2449 21,7831
6 5 23,802 0,128999 23,5329 24,0711
--------------------------------------------------------------------------------
* Multiple Range Tests for L by NT:
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
NT Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
100 6 15,1233 X
75 6 15,415 XX
50 6 15,66 X
0 6 15,7033 X
25 6 16,4333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0 - 25 *-0,73 0,347391
0 - 50 0,0433333 0,347391
0 - 75 0,288333 0,347391
0 - 100 *0,58 0,347391
25 - 50 *0,773333 0,347391
25 - 75 *1,01833 0,347391
25 - 100 *1,31 0,347391
50 - 75 0,245 0,347391
50 - 100 *0,536667 0,347391
75 - 100 0,291667 0,347391
--------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 20: Sự gia tăng diện tích lá cây hoàng lan qua từng tháng ở các nghiệm thức
che sáng khác nhau.
NT Ban đầu 2 tháng TN 4 tháng TN 6 tháng TN
0% 3,2 128,1 399,68 689,45
25% 3,3 141,58 443,29 725,69
50% 3,1 127 399,97 671,76
75% 3,3 123,68 395,51 647
100% 3,2 122,05 389,07 633,32
Phụ lục 21: Kiểm tra ý nghĩa sai khác về sự gia tăng diện tích lá cây ở các nghiệm
thức che sáng khác nhau.
* Analysis of Variance for S - Type III Sums of Squares:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-------------------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:NT 4119,0 4 1029,75 3,77 0,0329
B:Thang 1,34006E6 3 446687,0 1634,47 0,0000
RESIDUAL 3279,5 12 273,292
-------------------------------------------------------------------------------------------
TOTAL
(CORRECTED) 1,34746E6 19
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Table of Least Squares Means for S with 95,0 Percent Confidence Intervals:
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd, Lower Upper
Level Count Mean Error Limit Limit
--------------------------------------------------------------------------------
GRAND MEAN 20 302,683
NT
0 4 305,132 8,26577 287,123 323,142
25 4 328,465 8,26577 310,455 346,475
50 4 300,507 8,26577 282,498 318,517
75 4 292,373 8,26577 274,363 310,382
100 4 286,935 8,26577 268,925 304,945
Thang
0 5 3,3 7,39313 -12,8083 19,4083
2 5 128,482 7,39313 112,374 144,59
4 5 405,504 7,39313 389,396 421,612
6 5 673,444 7,39313 657,336 689,552
--------------------------------------------------------------------------------
* Multiple Range Tests for S by NT:
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
NT Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
100 4 286,935 X
75 4 292,373 X
50 4 300,507 X
0 4 305,132 XX
25 4 328,465 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0 - 25 -23,3325 25,4694
0 - 50 4,625 25,4694
0 - 75 12,76 25,4694
0 - 100 18,1975 25,4694
25 - 50 *27,9575 25,4694
25 - 75 *36,0925 25,4694
25 - 100 *41,53 25,4694
50 - 75 8,135 25,4694
50 - 100 13,5725 25,4694
75 - 100 5,4375 25,4694
--------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 22: Sự gia tăng số cành cấp I của cây hoàng lan qua từng tháng ở các
nghiệm thức che sáng khác nhau.
NT 1 tháng TN
2 tháng
TN
3 tháng
TN
4 tháng
TN
5 tháng
TN
6 tháng
TN
0% 0 0,48 1,18 2,88 3,44 4,39
25% 0 0,55 1,31 3,15 3,59 4,83
50% 0 0,48 1,21 2,9 3,46 4,39
75% 0 0,43 1,14 2,61 3,44 4,27
100% 0 0,43 1,12 2,56 3,39 4,22
Phụ lục 23: Kiểm tra ý nghĩa sai khác về sự gia tăng số cành cấp I của cây ở các
nghiệm thức che sáng khác nhau.
* Analysis of Variance for C - Type III Sums of Squares:
-------------------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-------------------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:NT 0,2969 4 0,074225 6,73 0,0013
B:Thang 78,1541 5 15,6308 1416,99 0,0000
RESIDUAL 0,22062 20 0,011031
-------------------------------------------------------------------------------------------
TOTAL
(CORRECTED) 78,6716 29
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Table of Least Squares Means for C with 95,0 Percent Confidence Intervals:
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd, Lower Upper
Level Count Mean Error Limit Limit
--------------------------------------------------------------------------------
GRAND MEAN 30 2,06167
NT
0 6 2,06167 0,0428777 1,97223 2,15111
25 6 2,23833 0,0428777 2,14889 2,32777
50 6 2,07333 0,0428777 1,98389 2,16277
75 6 1,98167 0,0428777 1,89223 2,07111
100 6 1,95333 0,0428777 1,86389 2,04277
Thang
1 5 0,0 0,0469702 -0,0979783 0,0979783
2 5 0,474 0,0469702 0,376022 0,571978
3 5 1,192 0,0469702 1,09402 1,28998
4 5 2,82 0,0469702 2,72202 2,91798
5 5 3,464 0,0469702 3,36602 3,56198
6 5 4,42 0,0469702 4,32202 4,51798
--------------------------------------------------------------------------------
* Multiple Range Tests for C by NT:
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
NT Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
100 6 1,95333 X
75 6 1,98167 X
0 6 2,06167 X
50 6 2,07333 X
25 6 2,23833 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0 - 25 *-0,176667 0,126489
0 - 50 -0,0116667 0,126489
0 - 75 0,08 0,126489
0 - 100 0,108333 0,126489
25 - 50 *0,165 0,126489
25 - 75 *0,256667 0,126489
25 - 100 *0,285 0,126489
50 - 75 0,0916667 0,126489
50 - 100 0,12 0,126489
75 - 100 0,0283333 0,126489
--------------------------------------------------------------------------------
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5151.pdf