Đặt vấn đề
Trẻ tàn tật về trí tuệ khá phổ biến: trẻ chậm phát triển tinh thần, một phần đáng kể trẻ bị bại não và các dạng tàn tật khác ở trẻ em. ở VN, số trẻ có KK về học chiếm khoảng 20% số trẻ tàn tật, số trẻ có khó khăn về nghe nói cũng chiếm một tỷ lệ tương đương [9]. Số trẻ có rối loạn phát âm và nói ngọng chiếm 29% khó khăn về giao tiếp ở trẻ tàn tật, trong đó, nói ngọng do khe hở vòm miệng xấp xỉ 9%. Còn ở Mỹ, tỷ lệ trẻ em tàn tật có khó khăn về giao tiếp là 26%. Trong một điều tra khác
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sự phát triển âm vị học của trẻ em bình thường độ tuổi 31 - 36 tháng ở địa bàn nội thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở Mỹ, người ta thấy 3% trẻ em tuổi học đường bị rối loạn phát âm, 4% bị nói lắp, các bệnh lý về giọng chiếm 6% và khoảng 7% có khó khăn về nghe [Hội Ngôn ngữ trị liệu Mỹ 1984].
Sự phát triển về ngôn ngữ, lời nói của trẻ gắn liền với mức độ phát triển của tư duy và nhận thức và hoạt động của cơ quan phát âm. Để xác định những khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ rất cần có những số liệu về mức độ ngôn ngữ lời nói của trẻ em theo độ tuổi của chúng. ở Việt nam đã có một số nghiên cứu về lĩnh vực này [14,24], nhưng đề cập chủ yếu đến các lĩnh vực khác của ngôn ngữ như từ vựng, cấu trúc câu, loại từ … mà chưa đi sâu về âm vị học. Do vậy, nghiên cứu này nhằm xác định các mốc phát triển bình thường về âm vị học làm cơ sở cho việc chẩn đoán các bệnh lý về lời nói ở trẻ em.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu độ dài trung bình của phát ngôn của độ tuổi 31-36 tháng.
Nghiên cứu sự hoàn chỉnh về âm vị học trong độ tuổi 31-36 tháng ở trẻ em nội thành Hà nội.
Chương 1
Tổng quan tài liệu
Chức năng giao tiếp (ngôn ngữ- phát âm). [9,28,32]
Quá trình giao tiếp được thực hiện nhờ những chức năng được phân tích một cách riêng rẽ thành: giọng nói, cấu âm, ngôn ngữ, ngữ điệu và nghe.
Giao tiếp
Giọng nói
Âm sắc
Cường độ
Cấu âm
Âm thanh
Âm tiết
Ngôn ngữ
Hình thái
Nối kết
Ngữ nghĩa
Sử dụng
Độ lưu loát
Nói dễ, trôi chảy
Kiến thức
Nhịp điệu
Nghe
Tiếp nhận lời nói
Thể hiện lời nói
Sơ đồ 1. Các chức năng riêng rẽ của quá trình giao tiếp
Giọng nói là một trong những yếu tố cơ bản của giao tiếp bằng lời nói. Giọng nói con người có khả năng biến hoá đa dạng trong giao tiếp phản ánh các sắc thái tình cảm và đạo đức. Âm sắc và cường độ giọng khác nhau ở mỗi người và mỗi ngữ cảnh, nó mang thêm nhiều nghĩa ngoài nội dung của phát ngôn. Nguồn gốc tạo âm thanh của lời nói là thanh quản với các dây thanh. Sự dao động và đóng mở đều đặn của dây thanh khiến giọng nói êm ái và bình thường.
Giao tiếp cũng có thể thực hiện dưới hình thức ngôn ngữ không lời. Như vậy, khái niệm ngôn ngữ rộng hơn lời nói. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu được mã hoá một cách võ đoán sử dụng để giao tiếp. Ngôn ngữ bao gồm các thành tố như: hình thái học, nối kết, ngữ nghĩa và dụng học.
Hình thái học nghiên cứu cấu trúc của từ, nó mô tả các từ được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn (hình vị) như thế nào. Hình vị là đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ. Ví dụ trong tiếng Anh, từ go có một hình vị, còn từ going gồm hai hình vị. Thêm hình vị ing từ go đã thay đổi nghĩa ban đầu. Hình vị là đơn vị dưới từ, cấu tạo nên từ, là đơn vị hai mặt. Ví dụ trong tiếng Việt hình vị “ma” một mặt chỉ đơn thuần là một hình vị được tạo nên từ 2 âm vị “m” và “a”; mặt khác nó là một từ nghĩa là ma (ma quái).
Nối kết là sự sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định để tạo thành câu có nghĩa. Nối kết cũng là tập hợp các quy tắc xác định cách thức và trật tự mà các từ kết hợp với nhau để tạo câu. Nối kết nghĩa là nối với nhau, đặt vào với nhau. Nếu hình thái học là một mặt của ngữ pháp thì nối kết là mặt thứ hai của ngữ pháp. Các ngôn ngữ đều có luật nối kết riêng.
Ngữ nghĩa nghiên cứu ý nghĩa của từ, phát ngôn và của câu mà nó chuyển tải. Có một số quan niệm khác nhau về ngữ nghiã của từ, phát ngôn và câu. Đứng về phía các nghiên cứu sự thụ đắc ngôn ngữ của trẻ, Gleason 1989 [31], Owens 1992 [35] đã nhấn mạnh ý nghĩa của từ nằm trong các dạng khác nhau của từ. Ví dụ, trẻ nói “dép của con” có nghĩa là trẻ hiểu được khái niệm về sở hữu; “mẹ gặt lúa” cho thấy trẻ học được khái niệm về một nhân vật...
Dụng học nghiên cứu khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh xã hội, xem trẻ học nói gì và nói khi nào, cách trẻ giao tiếp có lần lượt, cách duy trì chủ đề, biết kể chuyện…
Độ lưu loát được đặc trưng bởi cả lời nói và ngôn ngữ. Nói lưu loát là nói dễ dàng, mượt mà, thở đều và không gắng sức. Nói lưu loát đặc biệt là khi mang nghĩa thường phản ánh người có năng lực cao. Ngược lại nói không lưu loát không nhất thiết là người kém hiểu biết.
Một lĩnh vực còn lại của giao tiếp là khả năng nghe. Nghe là cơ sở quan trọng cho giao tiếp bằng lời nói. Cơ quan giúp cho chức năng nghe là tai và não.
Phạm vi của đề tài giới hạn trong nghiên cứu sự phát triển ngữ âm học- âm vị học ( liên quan đến chức năng cấu âm) của trẻ nên luận văn chỉ dừng lại mô tả tương đối chi tiết hơn chức năng này.
Giao tiếp hàng ngày thường được thực hiện bằng hình thức ngôn ngữ lời nói. Lời nói được phân tích ra thành các âm thanh, mối liên quan của chúng với nhau, và cách thức kết hợp của chúng thành âm tiết và từ. Những vấn đề này là đối tượng nghiên cứu của môn âm vị học. Đối tượng nghiên cứu của âm vị học là các âm vị. Âm vị là các đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói có mang nghĩa. Ví dụ: hai từ “cát” và “ tát” có nghĩa khác nhau là bởi hai âm vị “c”* và “t” đứng ở vị trí đầu mỗi âm tiết. Những thành phần còn lại của hai âm tiết đều giống nhau. Một âm vị, ví dụ âm “k” trong các ngôn ngữ khác nhau, với mỗi người hoặc trong mỗi ngữ cảnh được tạo ra khác nhau. Nhưng người nghe vẫn nhận ra đó là âm “k”. ở đây có hai khái niệm cần được phân biệt: âm vị học và ngữ âm học. Ví dụ: khi nói về âm /k/ một cách lý tưởng và tượng trưng là nói về âm vị /k/, còn khi mô tả một âm /k/ trong một từ của một người nói nào đó là nói đến âm /k/ về phương diện ngữ âm học. Số lượng các âm vị của một ngôn ngữ không giống nhau. Khi luận văn nói đến một âm nào đó của lời nói là nói đến một âm vị.
Các âm vị được phân loại vào các lớp khác nhau thành nguyên âm, phụ âm. Chân dung các âm vị được xác định bằng các nét khu biệt của chúng.Ví dụ các nguyên âm được xác định bằng các nét: cao, vừa, thấp, trước, giữa, sau; còn các phụ âm là các nét liên quan đến vị trí, phương thức tạo nên chúng. Điều này sẽ được mô tả kỹ hơn ở phần tiếp theo dưới đây.
1.2. Về ngữ âm tiếng Việt. [9,16,19,21]
Lời nói được cấu tạo từ các phát ngôn. Mỗi phát ngôn được cấu tạo từ các âm tiết. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, nghĩa là mỗi âm tiết đồng thời là một từ, trái với ngôn ngữ đa âm tiết, mỗi từ được cấu tạo từ hơn một âm tiết. Số lượng âm tiết tiếng Việt thống kê được vào khoảng 6800 âm tiết. Trong đó trên 90% các âm tiết là các âm tiết thực, nghĩa là những âm tiết mang nội dung nghĩa nhất định. Cũng do đặc điểm là ngôn ngữ đơn âm tiết mà các âm tiết tiếng Việt có khả năng rất lớn, chúng có thể có vai trò của một từ, một câu hay một phát ngôn. Cấu tạo âm tiết được mô tả bằng sơ đồ dưới đây.
1.2.1.Cấu tạo âm tiết tiếng Việt [9,19,20]
Sơ đồ cấu tạo âm tiết Tiếng Việt
Âm tiết
Phụ âm đầu
Vần
Âm đệm
Nguyên âm
Phụ âm cuối
Thanh điệu
1.2.1.1. Các kiểu kết hợp của âm tiết:
+ Cấu trúc âm tiết mở:
Nếu biểu thị nguyên âm là V (vowel)
Phụ âm là C (consonant), C1 phụ âm đầu, C2 (phụ âm cuối)
Thanh điệu là T(tone)
Bán âm “i” là j
Gồm các dạng âm tiết sau (kết thúc bằng nguyên âm)
1. VT ví dụ: “à”
2. wVT “oà”
3. C1VT “tà”
4. C1wVT “toà”
+ Loại âm tiết nửa mở (kết thúc bằng bán âm “i” hoặc “y”)
5. C1VjT “tài”
6. C1 wVjT “toài”
+ Âm tiết nửa đóng (kết thúc bằng các phụ âm mũi- “m, n, nh, ng”)
7. C1VC2 T “tàn”
8. C1wVC2T “toàn”
+ Âm tiết đóng ( kết thúc bằng các phụ âm “p,t, ch, k”)
9. C1VC2T “tát”
10. C1w VC2 T “toát”
1.2.1.2. Các phụ âm Việt :
Phụ âm là những âm thanh được tạo ra có sự nghẽn tắc của luồng hơi đi ra trong cơ quan phát âm, sự tắc nghẽn của luồng không khí được diễn ra với những mức độ khác nhau, đúng hơn là những cách khác nhau và ở những bộ phận khác nhau của bộ máy phát âm. Hai yếu tố xác định chân dung phụ âm là vị trí và phương thức cấu âm - âm được tạo ra ở đâu và theo cách nào
+ Phương thức cấu âm :
Có 3 cách cơ bản để tạo nên các phương thức cấu âm của phụ âm.
Âm tắc: Sự nghẽn tắc hoàn toàn của luồng hơi đi ra. Sức căng cơ của mô lớn, sức nén của luồng hơi tăng dần đến mức phá vỡ sự cản trở để vượt qua, tạo thành âm tắc giống như một tiếng nổ. Thời gian nghẽn tắc ngắn. Ví dụ : /p, b, t, d/...
Với phương thức tắc trong hoạt động cấu âm còn có loại hình phụ âm bật hơi /th / khi cấu âm không khí chẳng những phá vỡ sự cản trở gây nên tiếng nổ nhẹ mà đồng thời khi thoát ra cũng gây một tiếng cọ xát ở khe giữa hai mép dây thanh và loại hình phụ âm mũi, là phụ âm phát sinh do luồng không khí từ phổi lên đi qua mũi mà thoát ra chứ không qua miệng, và ở đây âm do dây thanh tạo nên nhận được sự cộng hưởng của khoang mũi vì vậy còn được gọi là phụ âm vang.
Âm xát: Sự nghẽn tắc không hoàn toàn của luồng hơi phải lách qua một khe hở nhỏ và trong khi thoát ra như vậy cọ xát vào thành của bộ máy phát âm. Sự tắc nghẽn diễn ra trong một thời gian tương đối dài. Sức căng cơ tương đối và áp lực của dòng khí vừa phải. Ví dụ, /f, v, s, z./.
Bán âm: Âm mang đặc tính trung gian giữa nguyên âm và phụ âm là mang đặc tính cận kề. Ví dụ trong tiếng Việt như [l], [-w-], [-j].
+ Vị trí cấu âm ( bộ vị)
Là vị trí mà các bộ phận cấu âm vận động và tiếp xúc với nhau tạo thành âm thanh. Các âm được phân loại theo bộ vị gồm :
Âm môi: [m, b, p...]
Âm răng: [t, t', d...]
Âm vòm cứng: [n, c]
Âm lợi- vòm cứng: âm quặt lưỡi (Retroflexive)
Đặc trưng quặt lưỡi là tính theo bộ vị cấu âm. Về mặt âm học chúng là các âm có sức căng cơ mạnh, áp suất đi ra từ phổi lớn.
Ví dụ : [t , s , z ] quy ước được biểu thị bằng [T , S , Z]
Âm vòm mềm: [h, k, x, g...]
Âm họng: âm tắc họng [? ], âm xát họng [h]
Từ góc độ ngữ âm học có thể mô tả các phụ âm tiếng Việt trong bảng dưới đây
Bảng 1.1. Các phụ âm đầu tiếng Việt *
Bộ vị
Ph.thức
môi
môi-răng
Bật hơi
lợi
lợi-
v.cứng
vòm cứng
vòm mềm
họng
Tắc
Mũi
m
n
n
h
Miệng
p b
t
t d
t
c
k
?
Xát
f v
s z
s z
x g
h
Bên
l
Bán âm
j
w
* Các phụ âm được ghi theo phiên âm quốc tế
Theo bảng này: phụ âm đứng ở vị trí đầu âm tiết là 23, ở vị trí cuối âm tiết là 8 (“p,t.ch.k” và “m,n,nh,ng”). Tất cả những phụ âm tắc và xát đi với nhau thành từng cặp: vô thanh - hữu thanh. Tất cả các âm tắc mũi là những âm đơn nhất, được cấu tạo một cách phổ niệm là âm hữu thanh. Nếu trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới, cạnh các âm tắc và xát là loạt các âm tắc xát (affricatives); còn ở tiếng Việt lại có loạt âm quặt lưỡi (r,tr) - những âm này chỉ xuất hiện trong tiếng Việt miền Trung [22]. Âm /l/ theo truyền thống được coi là một âm xát bên. Nhưng xét về bản chất âm học đó là một âm có độ vang rất lớn. Nó là âm có bản chất giữa nguyên âm và phụ âm.
1.2.1.3. Nguyên âm tiếng Việt :
Nguyên âm là những âm được cấu tạo theo nguyên tắc cộng hưởng, do luồng hơi đi ra không bị nghẽn tắc. Để tạo nguyên âm có 2 yếu tố :
Hình dạng khoang miệng
Dung tích khoang miệng
Hình dạng của khoang miệng phụ thuộc vào vị trí của lưỡi nhích ra trước hoặc lui về sau . Dung tích khoang miệng phụ thuộc vào độ mở của miệng hay độ nâng của lưỡi. Dung tích của miệng và tỷ lệ giữa nó với dung tích hộp thanh quản sẽ xác định nguyên âm đó là nguyên âm nào. Dưới đây các nguyên âm được sắp xếp theo vị trí mà ở đó nó được cấu tạo
Bảng 1.3. Các nguyên âm đơn cơ bản
Trước
Giữa
Sau
Cao
i
u
u
Vừa
e
ả
o
Thấp
e
a
Trên đây là 9 nguyên âm đơn cơ bản [9,19,20], Tiếng Việt có 2 nguyên âm nữa là /ă/ và /â/ còn gọi là 2 nguyên âm ngắn. Tiêu chí khu biệt các đơn vị âm vị học về nguyên âm trong tiếng Việt gồm:
Độ nâng của lưỡi : cao, vừa, thấp.
Vị trí của lưỡi: trước, giữa, sau.
Ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên âm đôi: “iê, uô” và “ươ”. Nguyên âm đôi âm vị học là tổ hợp hai nguyên âm bền vững không tách biệt nhau trong mọi trường hợp, có chức năng khu biệt như một âm vị. Các nguyên âm đôi đều bắt đầu bằng một yếu tố thuộc bậc thanh lượng nhỏ rồi chuyển sang một yếu tố khác cùng loại âm sắc, ở bậc thanh lượng lớn hơn: /i/→/e/, /u/→/ô/, /ư/→/ơ/. (xem hình vẽ)
Trong quá trình phát triển, sự hoàn chỉnh các nguyên âm đôi xảy ra muộn hơn, đặc biệt khi các nguyên âm đôi này kết hợp với các phụ âm cuối khác nhau. Do vậy các nguyên âm đôi là đối tượng khảo sát chính về nguyên âm.
** Từ những phần sau để cho thuận tiện các âm vị sẽ nói đến được thể hiện dưới dạng chữ viết ghi.
1.2.1.4 Thanh trong tiếng Việt :[6,19,21]
Thanh là yếu tố siêu đoạn của âm tiết, thể hiện diễn biến về mặt cao độ của một âm tiết. Cao độ của âm tiết phụ thuộc vào tần số dao động của dây thanh tính bằng chu kỳ dao động trong một giây. Nếu đơn vị thời gian là giây thì tần số giao động là hertz (Hz). Tiếng Việt có 6 thanh: ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Tuổi và giới ảnh hưởng trực tiếp đến tần số dao động của dây thanh: ở trẻ em cao hơn so với người lớn, phụ nữ cao hơn nam giới một octave. Thanh điệu trong tiếng Việt là đơn vị khu biệt có ý nghĩa quan trọng. Thanh điệu tham gia vào việc cấu tạo từ, làm chức năng phân biệt ý nghĩa của từ và làm dấu hiệu phân biệt từ. Thanh điệu có chức năng như một âm vị, nó gắn liền với âm tiết và biểu hiện trong toàn âm tiết.
ma
mã
má
mạ
mà
mả
(ms)
50
(Hz)
170
Sơ đồ biến thiên của các thanh tiếng Việt theo thời gian có dạng sau.
Biểu đồ. Các thanh trong tiếng Việt [6,9,21]
Tiêu chí khu biệt thanh điệu tiếng Việt là:
Cao độ: điểm giữa hay cuối của một thanh (cao/ thấp)
Đường nét: bằng/ trắc
Phẩm chất giọng: bình thường/ thở/ gãy.
Trong quá trình phát triển âm vị học, về nguyên tắc các thanh trắc (gãy) như thanh hỏi và thanh ngã được tạo phức tạp hơn, cần có cử động khéo léo hơn của cơ quan phát âm, nên sẽ hoàn thiện muộn hơn.
1.2.2. Cấu tạo và cơ chế của hoạt động phát âm: [9,15,23,32,40]
Theo thuyết khí động học về sự hình thành lời nói của Van den Berg 1959 lời nói là kết quả sự hoạt động tương hỗ, thứ tự của các quá trình sau :
+ Phần tạo ra luồng khí ban đầu gồm các bộ phận dưới hai dây thanh như: lồng ngực, các cơ hô hấp, hai phổi và cây phế quản cùng phế quản gốc.
+ Phần sinh âm gồm hộp thanh quản và hai dây thanh
+ Phần cấu âm : các bộ phận tạo nên khoang miệng như môi, hàm, vòm cứng, vòm mềm, lưỡi , mô mềm khoang miệng, răng.
+ Các khoang cộng hưởng: hộp thanh quản, khoang miệng, khoang mũi, các xoang.
1.2.1.1.Cấu tạo của bộ phận sinh âm
Thanh quản phía trên tiếp giáp với họng, phía dưới với khí quản, có dạng nón, được cấu tạo từ sụn giáp và sụn nhẫn ở phía trước. Nhờ các cơ và dây chằng, thanh quản được nối với họng và lồng ngực. ở lối vào có nắp thanh quản, hình lá. Khi nghiêng ra trước, nắp thanh quản làm thay đổi cao độ của giọng, còn với các âm thấp, nó ngả hết mức về phía thanh quản.
Ngay dưới nắp thanh quản là hai dây thanh, được cấu tạo từ các cơ giáp - phễu, bên trên được phủ bởi lớp niêm mạc dày. Cơ này gồm nhiều bó sợi nằm theo nhiều hướng khác nhau, khởi đầu ở mép và kết thúc ở sâu trong cơ. Với cấu tạo đặc biệt như vậy, dây thanh có thể dao động bằng toàn bộ hay một phần các bó sợi cơ tuỳ theo tần số âm. Độ dài ngắn của dây thanh có thể điều chỉnh được, nhờ vậy cao độ của giọng có thể thay đổi. Bình thường ở nam giới, dây thanh dài 17mm, ở nữ dài 12 mm. Dây thanh càng dài, tiếng càng trầm; ngược lại dây thanh càng ngắn, tiếng càng cao.
Chi phối thần kinh của thanh quản và dây thanh là đám rối họng nhận các nhánh từ dây thiệt hầu và dây phế vị.
1.2.2.2. Giải phẫu chức năng của bộ phận cấu âm
Trong cấu âm có các bộ phận động như môi lưỡi, vòm mềm và các mô mềm khác của khoang miệng. Ngoài ra, các phần cố định khác như vòm cứng, răng, các amiđan ...
Lưỡi là cơ quan được cấu tạo từ cơ. Các cơ ngoài lưỡi như các cơ cằm - lưỡi, trâm - lưỡi, dưới lưỡi- lưỡi, vòm - lưỡi và cơ trong lưỡi như: cơ dọc trên, cơ dọc dưới, cơ ngang và cơ thẳng đứng. Thần kinh chi phối cảm giác của lưỡi là dây mặt và dây thiệt hầu. Chi phối vận động là dây dưới lưỡi. Chức năng của lưỡi trong cấu âm gồm: thay đổi kích thước lưỡi kéo theo thay đổi kích thước khoang miệng làm thay đổi độ cộng hưởng, đặc biệt ảnh hưởng đến tạo nguyên âm. Mặt khác khi thay đổi
vị trí tiếp xúc của lưỡi sẽ ảnh hưởng đến tạo phụ âm. Chức năng quan trọng nhất của vòm mềm là ngăn cách khoang miệng và thanh quản, tham gia vào hoạt động nói, nuốt và thở. Cơ của vòm mềm gồm 2 nhóm: nhóm đầu gồm cơ nâng vòm, cơ thắt thanh quản trên, cơ vòm - hầu có chức năng ngăn cách giữa khoang miệng và thanh quản. Nhóm thứ hai gồm cơ căng vòm, cơ thiệt hầu tham gia vào phát âm. Chi phối cảm giác của vòm mềm là dây tam thoa, thiệt hầu và phế vị. Chi phối vận động là dây thiệt hầu và dây phế vị.
Môi: được cấu tạo từ các cơ vòng môi, cùng với các cơ của mặt, khi cử động làm thay đổi độ lớn của khẩu hình, dung tích của khoang miệng, ảnh hưởng trực tiếp đến các nguyên âm và phụ âm môi.
Răng và vòm cứng: khuyết răng hay thiểu sản hàm trên, hoặc hở vòm cứng sẽ trở ngại trong việc tạo các phụ âm răng và phụ âm vòm cứng.
1.2.2.3. Các khoang cộng hưởng
Gồm khoang thanh quản, miệng, mũi và các xoang; tạo nên sự cân bằng về độ cộng hưởng của lời nói .
1.3. Cơ chế hoạt động của bộ máy phát âm : [9,15,23]
Cơ chế thuyết phục nhất là thuyết Khí động học của Van den Berg 1959 [9]. Theo đó, hoạt động của bộ máy phát âm là kết quả phối hợp nhiều quá trình: điều chỉnh luồng khí từ phổi ra, quá trình sinh âm (phonation) và cấu âm (articulation) và cộng hưởng âm (resonance).
* Luồng hơi ra từ phổi :
ở thì thở ra, một phần nhỏ lượng khí tham gia vào quá trình tạo âm. Lượng khí được điều chỉnh bằng 2 van : đầu tiên là khe giữa 2 dây thanh, qua thanh quản tới khoang miệng. ở đó, van 2 là lưỡi gà cùng vòm mềm khi buông sẽ để khí qua mũi một phần tạo âm mũi. Để tạo các âm khác, vòm mềm sẽ chạm tới thành sau họng, ngăn khoang miệng với khoang mũi
* Quá trình sinh âm :
Âm thanh được tạo ra ở hộp thanh quản nhờ cử động rung các dây thanh. Âm sinh ra là âm vô thanh (ví dụ: âm “x”, “t”) thì dây thanh không rung, còn nếu đó là âm hữu thanh (ví dụ: âm “v”, “d”) thì dây thanh rung. Thuyết hình thái niêm mạc của Svend (Đan mạch) và Valencien (Pháp) [23] cho rằng niêm mạc phủ trên dây thanh có vai trò quan trọng trong sinh âm. Khi phát âm, người ta có thể quan sát được những dao động hình sóng của niêm mạc phủ, ngay cả khi cơ giáp phễu bị liệt, dây thanh vẫn rung. Như vậy, vấn đề cơ chế của phát âm vẫn còn đang được nghiên cứu.
* Cấu âm :
Đó là cử động của các cơ quan cấu âm : lưỡi, vòm mềm, môi, răng, các mô mềm của khoang miệng để làm cho âm thanh lời nói được rõ ràng.
* Cộng hưởng : Nhờ sự cân bằng về cộng hưởng giữa các khoang thanh quản, miệng và mũi và lời nói của mỗi người có độ cộng hưởng nhất định khiến mỗi người có giọng nói đặc trưng.
1.4. Sự phát triển của trẻ bình thường:[1,2,3,10,15,17,25,38]
Biểu đồ phát triển của trẻ được chia theo các mốc nhất định, trong phạm vi của luận văn này chỉ giới thiệu mốc phát triển của độ tuổi 31-36 tháng.
1.4.1. Các mốc phát triển về vận động:
Đi lên xuống cầu thang với từng chân, đi lên từng bậc. Đi được trên đầu ngón chân, đứng một chân trong thời gian ngắn, nhảy được qua một vật thấp.
1.4.2. Các mốc phát triển về kỹ năng chơi:
- Bắt đầu chơi đóng kịch và chơi tưởng tượng (tạo sự tin tưởng giả vờ), chơi tượng trưng.
- Bắt đầu cảm thấy thú vị khi chơi phối hợp – chơi với người khác trong nhóm nhỏ, sẵn lòng chờ đến lượt mình.
- Thú vị khi chơi kết hợp các đồ vật với nhau, xây tháp 9 tầng, cùng đặt 4 phần đồ chơi lắp ghép, xếp 5 hoặc nhiều hơn những vòng tròn vào cọc đúng với vị trí của kích cỡ, cất đồ chơi cùng với người lớn.
-Bắt chước vẽ nhứng đường thẳng nằm ngang, những đường tròn.
1.4.3. Các mốc phát triển về kỹ năng sinh hoạt hàng ngày:
-Tự xúc cơm ăn được bằng thìa, tự biết lúc nào cần đi vệ sinh.
-Biết được giới tính của mình và sự khác nhau. Biết trong/trên/dưới, biết to/nhỏ, tìm được màu tương tự. Biết được những chỉ dẫn nguy hiểm thông thường như đường cầu thang, động vật.
- Bắt đầu có hoạt động phức tạp, chuỗi hoạt động hằng ngày theo thói quen (VD: thời gian ngủ, ăn ) – không thích thay đổi (thời điểm ban đầu/nhận thức về sự liên tiếp).
1.4.4. Các mốc phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp:
- Dùng 500 từ người có thể hiểu được, hiểu được 1000 từ.
- Trả lời được 6-7 câu hỏi hành động “cái gì chạy?”
- Trả lời được các câu hỏi đơn giản “ai, tại sao, ở đâu, bao nhiêu?”
- Trả lời được 1 trong 3 câu hỏi: “Cháu làm gì khi đói, lạnh, buồn ngủ?”
- Xuất hiện câu hỏi có/không – “Có phải cô giáo dạy cháu hát không?”
- Biết phân biệt bằng ngôn ngữ các màu sắc, các khối lượng (to, nhỏ ...)
- Ngôn ngữ thành khung hẳn hoi và bát đầu có ngữ pháp (tuy đơn giản) có chủ từ, động từ, bổ từ: mẹ mua cho cháu.
- Nhắc lại câu có 6-7 âm tiết một cách chính xác, hát những bài hát ngắn
1.5. Phương pháp nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em bình thường.
1.5.1. Mô tả cắt ngang:
Thường được tiến hành với số lượng trẻ được tính đủ cho cỡ mẫu. Dựa trên kết quả ghi âm thu được bằng hai cách:
- Hội thoại tự do: Ghi âm hội thoại tự do của trẻ ở trong các bối cảnh tự nhiên của trẻ : ở nhà, ở trường và với những người quen thuộc với trẻ. Nội dung phát ngôn không chủ định được trước. Phương pháp cho phép đánh giá được khả năng ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, dụng học...). Tuy nhiên do kết quả không dự báo trước nên phần đánh giá về âm vị học có thể bị hạn chế nếu lượng thông tin thu được ở mức độ hạn chế.
- Dựa vào bảng từ thử: Người thử dùng những bảng từ được thiết kế sẵn có lựa chọn những từ đích để thử.
Phương pháp nghiên cứu trong trường hợp này là mô tả cắt ngang với số lượng trẻ được chọn vừa đủ, cho phép đánh giá một cách tin cậy sự phát triển của độ tuổi đó tại thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, nó không cho biết được quá trình phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp của từng cá thể.
1.5.2. Theo dõi dọc:
Trong phương pháp này, chỉ có một số trẻ nhất định được theo dõi dọc trong suốt quá trình phát triển. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đánh giá chi tiết và đầy đủ các lĩnh vực ngôn ngữ và ngữ âm trong quá trình phát triển. Ngược lại nhược điểm của nó là số lượng trẻ ít nên không mang tính đại diện, không có giá trị thống kê. Những thông tin ở đây chỉ có tính chất tham khảo.
1.6. các nghiên cứu về ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em.
1.6.1. Các nghiên cứu về ngôn ngữ và giao tiếp trên thế giới
-Theo Department of Health and Human Services [42] trẻ từ 31-36 tháng các phụ âm /m/, /h/, /w/, /p/, /b/ được dùng với độ chính xác cao ở hầu hết các trẻ, đến 37-42 tháng tuổi thì những âm này mới được hoàn thiện.. Vẫn có một số phụ âm bị thay thế và bị lẫn với nhau. Trẻ hiểu được 80% vốn từ chúng sử dụng.
- Theo M.N.Hegde [32] nghiên cứu dọc trên 1 hoặc vài trẻ cho biết:
+ Nguyên âm được dùng trước phụ âm. Trước 3 tuổi trẻ dùng hầu hết các nguyên âm (không phải là tất cả).
+ Trong số các phụ âm, các phụ âm mũi có được sớm nhất, chúng thường được hoàn thiện từ 3-4 tuổi.
+ Âm tắc được hoàn thiện sớm hơn âm xát. Phần lớn âm tắc được hoàn thiện từ 3-4.5 tuổi, trong số đó âm p có thể được hoàn thiện sớm nhất.
+ Bán âm /w/, /j/ cũng được hoàn thiện sớm hơn âm xát, trong khoảng 2 đến 4 tuổi.
+ Âm rung lưỡi được hoàn thiện tương đối muộn ở 3-5 tuổi.
+ Âm xát được hoàn thiện muộn hơn âm tắc và âm mũi. Âm xát /f/ được hoàn thiện sớm hơn các âm xát khác (xung quanh 3 tuổi ). Các âm /th/, /đ/, /dz/, /s/, /z/ được hoàn thành sau (từ 3 đến 6 tuổi).
+ Cụm phụ âm (như /tr/) được dùng muộn nhất so với phụ âm khác.
- Theo nghiên cứu cắt ngang của Wellman, Case, Mengurt, và Brather (1931) [43] các phụ âm đầu /m/, /n/, /h/, /f/, /w/, /b/ được hoàn thiện khi trẻ 3 tuổi, các phụ âm /j/, /k/, /g/, /l/ được hoàn thiện khi trẻ 4 tuổi, các phụ âm /d/, /t/, /s/, /r/, /ch/, /v/, /z/ được hoàn thiện khi trẻ 5 tuổi.
- Nghiên cứu cắt ngang của Poole (1943) [36] cho kết quả: các phụ âm /m/, /h/, /p/, /w/, /b/ hoàn thiện ở 3-6 tuổi, các phụ âm /n/, /ng/, /j/, /k/, /g/, /t/ hoàn thiện ở 4-6 tuổi, các phụ âm khác hoàn thiện ở trẻ 5-6-7 tuổi.
- Templin (1957) [41] cho biết các phụ âm đầu /m/, /n/, /h/, /p/, /f/, /ng/ hoàn thiện ở trẻ 3 tuổi, /b/, /j/, /g/, /d/, /r/ hoàn thiện ở trẻ 4 tuổi, các âm khác hoàn thiện trong khoảng 4 đến 7 tuổi.
- Theo Sander (1972) [39] các phụ âm đầu /m/, /n/, /h/, /p/, /w/, /b/ hoàn thiện trước 2 tuổi, /ng/, /k/, /g/, /l/, /d/, /t/ hoàn thiện khi trẻ được 2 tuổi, các phụ âm /f/, /s/, /r/, /j/ hoàn thiện khi trẻ 3 tuổi, các âm khác hoàn thiện khi trẻ 4-5-6 tuổi.
-Theo Prather và cộng sự (1975) [37] thì các phụ âm đầu /m/, /n/, /h/, /p/, /ng/ hoàn thiện khi trẻ 2 tuổi, các âm /f/, /j/, /k/, /g/, /l/, /d/ hoàn thiện ở độ tuổi 2 đến 4, các âm /w/, /b/, /t/, /ch/, /sh/ hoàn thiện ở trẻ từ 3 đến 8 tuổi, các phụ âm /v/, /z/, /th/, /dz/, /đ /hoàn thiện ở trẻ 4 tuổi.
1.6.2. Các nghiên cứu về ngôn ngữ và giao tiếp ở Việt nam:
- Lưu Thị Lan [14] nghiên cứu dọc trên 2 trẻ là con của tác giả cho biết trẻ 2-3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh và các âm vị của Tiếng Việt đẫ lần lượt được xuất hiện trong các từ đó. Tuy nhiên về mặt phát âm, các phụ âm đầu, nguyên âm, phụ âm cuối, âm đệm, thanh điệu ở trẻ từ 2-3 tuổi còn chưa đúng hoàn toàn, số lượng các âm vị được định vị còn ít.
Nghiên cứu này chưa nói rõ âm vị nào chưa được hoàn thiện, âm vị nào còn biến đổi và biến đổi như thế nào.
- Trong đề tài nghiên cứu “Sự phát triển ngôn ngữ trẻ em trước tuổi mẫu giáo ở nồi thành Hà Nội” do Lưu Thị Lan làm chủ đề tài [24] cho biết số lượng từ, số lượng, tỷ lệ các loại từ, nội dung, ý nghĩa được phản ánh trong vốn từ và bảng từ thường dùng của trẻ 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi và về ngữ pháp của các trẻ ở lứa tuổi trên. Đề tài này cũng không đi vào vấn đề hoàn thiện âm vị.
chương 2
Đối tượng và Phương pháp
2.1. Đối tượng:
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn:
Trẻ em bình thường đang học tại các nhà trẻ, mẫu giáo ở các trường nội thành Hà nội. Trẻ phải phát triển bình thường về thể chất và tinh thần. Có các lĩnh vực sau được đánh giá để chọn, và ứng với mỗi độ tuổi các kỹ năng này trẻ phải đạt được theo mốc tương ứng: (xin tham khảo thêm phụ lục1)
+ Phát triển về vận động
+ Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày
+ Kỹ năng chơi
+ Kỹ năng giao tiếp
Tiêu chuẩn loại trẻ:
+ Chậm phát triển hoặc về tinh thần hoặc về thể chất.
+ Có các dị tật bẩm sinh của cơ quan phát âm: sứt môi, hở hàm ếch,...
+ Trẻ bị bệnh, bị suy dinh dưỡng có ảnh hưởng đến phát triển toàn diện.
Trẻ em được chia theo các nhóm tuổi:
12 - 18 th 37 - 48 th
19 - 24 th 49 - 60 th
25 - 30 th 61 - 72 th
31 - 36 th
2.1.2. Cỡ mẫu: tính theo công thức:
Z1-a/2 . p .(1- p )
n = ----------------------------
d2
Za/2 : là giá trị tới hạn của phân bố chuẩn, ứng với mức ý nghĩa hai phía của sai lầm a đã ấn định. Với a = 0,05 thì Za/2 = 1,96
p Tỷ lệ ước tính từ mẫu nghiên cứu
d Sai lệch giữa tỷ lệ ước tính từ mẫu nghiên cứu so với tỷ lệ thật trong quần thể nghiên cứu
Do nhiều chỉ số nghiên cứu chưa có trong các nghiên cứu liên quan sẵn có, công thức tính cỡ mẫu tối đa với p = 1- p = 0.5 sẽ được áp dụng với mẫu sai lệch chung là 6%. Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu sẽ là:
N = 1.96 2 . 0.5 . (1 – 0.5 ) . = 196 trẻ
0.072
Số trẻ của mỗi độ tuổi nghiên cứu là: 196 : 7 = 28
Luận văn này nghiên cứu trên 30 trẻ ở độ tuổi từ 31-36 tháng.
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn:
Trẻ phát triển bình thường về thể chất và tinh thần:
Trẻ được chọn trong độ tuổi 31 đến 36 tháng đã có các hoạt động sau:
Vận động: Đi lên cầu thang với từng chân, đi lên từng bậc. Đi được trên đầu ngón chân, đứng một chân trong thời gian ngắn, nhảy được qua một vật thấp.
Tự chăm sóc: Trẻ có thể tự xúc cơm ăn bằng thìa. Biết khi nào muốn đi vệ sinh, có thể tự đi vệ sinh. Biết giơ tay, chân khi mặc quần áo. Bắt chước người lớn làm một số việc
Vui chơi: Chơi đóng kịch và chơi tưởng tượng,chơi tượng trưng. Biết tự cất đồ chơi sau khi chơi. Chơi cùng nhóm với các trẻ em khác, kết hợp các đồ chơi với nhau. Xem phim hoạt hình trên tivi.
Giao tiếp: Tự gọi tên mình, gọi tên những đồ vật hoặc con vật thân thuộc. Chỉ các bộ phận trên cơ thể khi được hỏi. Trả lời được các câu hỏi đơn giản “ai, tại sao, ở đâu, bao nhiêu?” Xuất hiện câu hỏi có/không. Yêu cầu một điều gì đó cho mình như:uống nước, đi ngủ, ...Chơi với những đứa trẻ khác trong lớp học, tuân theo chuỗi hoạt động hằng ngày theo thói quen (thời gian ăn, ngủ, chơi).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Là nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.1. Thu thập tư liệu: bằng hai hình thức
+ Hỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc (giáo viên, người trông trẻ) điền phiếu hỏi: tên, tuổi( tính bằng tháng), điạ chỉ, nghề nghiệp của bố mẹ… và các thông tin liên quan đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
+ Ghi âm hội thoại tự do của trẻ: người nghiên cứu nói chuyện về các chủ đề tự do và gợi ý trẻ nói chuyện càng nhiều càng tốt. Ghi âm hội thoại tự do của trẻ trong các hoàn cảnh khác nhau như: hội thoại giữa các trẻ với nhau, giữa trẻ và giáo viên, giữa trẻ với người nhà (bố, mẹ, người chăm sóc...) với mục đích thu được phong phú các phát ngôn của trẻ. Băng ghi âm mỗi trẻ có thời gian trung bình từ 25 đến 30 phút.
+ Ghi âm phát ngôn của trẻ theo từ thử hoặc câu mẫu: Bảng từ gợi ý được cấu tạo từ các cấu trúc khác nhau của âm tiết (xem phụ lục 2). Bảng từ thử được dùng để hỗ trợ khi hội thoại tự do thu được thông tin không đầy đủ. Hạn chế của bảng từ thử là những phát ngôn mà trẻ nhắc lại sau khi được gợi ý sẽ chính xác hơn so với những phát ngôn trẻ tự nói.
Các hình thức hội thoại tự do hoặc trẻ nói theo bảng từ có sẵn đều được ghi âm lại bằng máy và băng ghi âm.
2.2.2. Phân tích tư liệu
* Phân tích tư liệu nghe được của mỗi trẻ:
Mỗi trẻ có một bảng ghi lại kết quả phân tích những nội dung phát âm. Trong đó ghi lại:
+ Kết quả tạo các phụ âm đầu: tổng số mỗi phụ âm đầu trong tất cả các phát ngôn của trẻ, số lần tạo âm đúng, các phụ âm sai trong trường hợp nào và cách biến đổi của mỗi phụ âm khi bị sai.
Trong khi đánh giá phụ âm đầu vì người dân Hà Nội không phân biệt rõ khi phát âm các âm /ch/ và /tr/, /s/ và /x/, /d/ và /r/ nên trong nghiên cứu này không đánh giá các phụ âm đầu /tr/, /x/, /r/.
+ Tạo vần:
Nguyên âm đôi: 3 nguyên âm đôi là /iê/, /uô/, /ươ/, mỗi nguyên âm đôi được chia ra khi nó ở trong các kiểu âm tiết khác nhau là: mở, nửa mở, nửa đóng và đóng. Trong kiểu âm tiết nửa đóng và đóng được khảo sát khi nguyên âm đôi đó kết hợp với từng phụ âm cuối khác nhau.
Âm đệm: được chia ra trong các dạng kết hợp /wa/, /we/, /wê/, /wi/.
Âm tròn môi: trong các dạng kết hợp /aw/ (ao, au, âu), /ew/ (eo, êu), /iw/ (iu, ưu, iêu, ươu).
Bán nguyên âm /i/: có các dạng kết hợp /._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0144.doc