Tài liệu Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của nhóm rầy hại thân trên lúa thuần, lúa lai vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Văn Lâm - Hưng Yên: ... Ebook Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của nhóm rầy hại thân trên lúa thuần, lúa lai vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Văn Lâm - Hưng Yên
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3308 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của nhóm rầy hại thân trên lúa thuần, lúa lai vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Văn Lâm - Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
= = = = * * * = = = =
NGUYỄN DANH ĐỊNH
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA NHÓM RẦY HẠI THÂN TRÊN LÚA THUẦN, LÚA LAI VỤ XUÂN 2009 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TẠI TRUNG TÂM BẢO VỆ THỰC VẬT PHÍA BẮC, VĂN LÂM, HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN ĐÌNH CHIẾN
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ cha ®îc sö dông vµ c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nghiªn cøu nµo kh¸c.
Mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®îc c¸m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®· ®îc chØ râ nguån gèc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Danh Định
LỜI CẢM ƠN
§Ó hoµn thµnh luËn v¨n nµy, ngoµi sù nç lùc cña b¶n th©n, t«i lu©n ®îc sù gióp ®ì vµ chØ b¶o tËn t×nh cña thÇy híng dÉn TS. TrÇn §×nh ChiÕn, Bé m«n C«n trïng, Khoa N«ng häc, Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi.
T«i còng xin bÇy tá lßng biÕt ¬n ch©n thµnh ®èi víi sù quan t©m cña thÇy híng dÉn, sù gióp ®ì nhiÖt t×nh vµ ®éng viªn cña c¸n bé Trung t©m B¶o vÖ thùc vËt phÝa B¾c - V¨n L©m - Hng Yªn.
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n gia ®×nh, ngêi th©n, b¹n bÌ ®· lu«n quan t©m, gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh lµm ®Ò tµi,
Mét lÇn n÷a t«i xin göi lêi c¶m ¬n s©u s¾c, lßng biÕt ¬n tíi c¸c thÇy c« gi¸o vµ c¸c c¬ quan ®oµn thÓ vµ ngêi th©n, b¹n bÌ ®ång nghiÖp.
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Danh Định
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vii
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Thời gian phát sinh các lứa rầy cám từ năm 1995, vụ xuân 2009 5
2.2. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng ở các tỉnh phía Bắc từ năm 1995-2009 14
4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa thuộc Bộ cánh đều Homoptera vụ xuân năm 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 26
4.3. Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens) trên một số giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 31
4.4. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) trên một số giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 32
4.5. Ảnh hưởng của giống lúa đến diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens) trên giống lúa lai, thuần vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên 35
4.6. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng ( Sogatella furcifera ) trên giống lúa lai, lúa thuần vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 36
4.7. Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ (Laodelphax striatellus) trên hai giống lúa lai, lúa thuần vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên 37
4.8. Ảnh hưởng của chân đất đến diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên (giống Khang dân) 40
4.9. Diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng trên các mật độ cấy khác nhau vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 42
4.10. Tỷ lệ rầy cánh ngắn, cánh dài trên 4 giống lúa vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên 45
4.11. Diễn biến mật độ một số loài thiên địch bắt mồi phổ biến của nhóm rầy hại thân vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 47
4.12. Diễn biến số lượng thiên địch phổ biến của nhóm rầy hại thân trên các chân đất khác nhau vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên ( giống lúa Khang dân 18 ) 49
4.13. Khả năng ăn rầy nâu của thiên địch bắt mồi ăn thịt 50
4.14. Ảnh hưởng của một số loại thuốc hoá học đến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng trên giống lúa Q5 51
4.15. Hiệu lực trừ rầy của thuốc hóa học 51
4.16. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên giống lúa Q5 vụ xuân 2009 53
4.17. Hiệu quả kinh tế ở các công thức thí nghiệm (3 mật độ cấy) 53
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 27
4.2. Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân năm 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 28
4.2. Các loài thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 29
4.3. Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens) trên một số giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 32
4.4. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) trên một số giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 33
4.5. Phun thuốc trừ rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2 33
4.6. Quần thể nhóm rầy hại thân lúa trên giống Nếp thơm vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 34
4.7. Cháy rầy trên giống lúa Bắc thơm số 7 vụ xuân 2009 34
4.8. Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens) trên giống lúa lai, lúa thuần vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên 36
4.9. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) trên giống lúa lai, lúa thuần vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên 36
4.10. Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ (Laodelphax striatellus) trên giống lúa lai, lúa thuần vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên 37
4.11. Quần thể rầy nâu, rầy lưng trắng trên giống lúa thuần, lúa lai 38
4.12. Ảnh hưởng của chân đất đến diễn biến mật độ rầy nâu vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên (giống Khang dân) 40
4.13. Ảnh hưởng của chân đất đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên ( giống Khang dân) 41
4.14. Diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng trên các mật độ cấy khác nhau vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 43
4.15. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các mật độ cấy khác nhau vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 43
4.16. Tỷ lệ cánh ngắn trên giống lúa thuần, lúa lai vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên 45
4.17. Tỷ lệ cánh dài trên giống lúa thuần, lúa lai vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên 45
4.18. Diễn biến mật độ một số loài thiên địch bắt mồi phổ biến của nhóm rầy hại thân vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên 47
4.19. Bông lúa bị thâm đen do rầy nâu nhỏ gây hại trên giống lúa Nếp thơm (Laodelphax striatellus Fallen) 48
4.20. Trứng rầy xám (Laodelphax striatellus Fallen) 48
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa được coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: Lúa mỳ, lúa và ngô. Trong đó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số trên thế giới (Giáo trình cây lương thực) [3].
Để đảm bảo tính ổn định và nâng cao năng suất, phẩm chất lúa, ngoài các yếu tố khác như giống, kỹ thuật canh tác điều kiện thời tiết khí hậu…, sâu bệnh là một yếu tố hết sức quan trọng, nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, phẩm chất và sản lượng lúa.
Cây lúa bị rất nhiều loài sinh vật gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, chuột…, trong đó rầy nâu là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm nhất vì ngoài việc chích hút gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus cho lúa như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Theo Reissig Henrichs (1993) [23], sự gia tăng về số lượng và thành phần nhóm rầy hại thân do nguyên nhân, mở rộng diện tích trồng lúa, tạo điều kiện cho rầy pháp tán và lây lan trên diện rộng. Tăng số vụ lúa trong năm tạo điều kiện cho rầy phát triển thành dịch, cơ cấu giống thường xuyên được thay đổi, thay thế các giống chống chịu tốt năng xuất thấp thay bằng các giống cho năng xuất cao nhưng ngược lại tính chống chịu sâu, bệnh lại kém. Trồng nhiều giống mới thay giống liên tục làm phát sinh nhiều loài rầy mới gây hại mạnh hơn. Ngoài ra, rầy lưng trắng và rầy xám cũng thường xuyên xuất hiện trên các giống lúa đặc biệt trên các giống nhiễm cùng với rầy nâu và được coi là những dịch hại quan trọng đối với trồng lúa nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tái phát, song chủ yếu sử dụng thuốc hoá học quá nhiều, lại không đúng liệu lượng, cũng có thể không đúng cách,… (Trần Quang Hùng, 1999) [9].
Ở Việt Nam, vào năm 1958 rầy nâu phát sinh thành dịch phá hại lúa chiêm xuân giai đoạn trỗ - chín ở các tỉnh phía Bắc. Ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển khu 5 và Thừa Thiên Huế. Năm 1974 diện tích lúa bị rầy nâu hại ở các tỉnh phía Nam lên tới 97.860 ha, đặc biệt từ tháng 11/1977, trong suốt 3 tháng 11-1, rầy nâu gây thành dịch trên diện tích rộng 200.000 ha. Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), trong những năm 1999 - 2003, diện tích lúa bị hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra trong cả nước là 408.908,4 ha trong đó miền Bắc là 213.208,8 ha, miền Nam là 195.699 ha. Năm 2006 tại các tỉnh thành phía Nam, tổng diện tích nhiễm rầy nâu toàn vụ là 200.039 ha chiếm 12,8% diện tích gieo trồng. Như vậy, diện tích lúa bị hại và hại nặng do rầy nâu gây ra xếp hàng thứ ba trong chín loài dịch hại lúa chủ yếu. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây đa số các giống đang gieo trồng chủ yếu các giống mẫn cảm với rầy nâu ở nước ta.
Ngày nay nhóm rầy hại thân đang được sự quan tâm của các nhà bảo vệ thực vật. Để khắc phục tình trạng trên việc đi sâu nghiên cứu về nhóm rầy hại thân và tìm ra biện pháp phòng chống chúng hợp lý, góp phần tích cực cho công tác bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao, đồng thời đưa ra được những khuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu giống cây trồng hợp lý để giảm áp lực của dịch hại, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và lượng thuốc độc trên đơn vị diện tích là việc cần thiết.
Để góp phần làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo và biện pháp phòng chống nhóm rầy chích hút thân lúa một cách thích hợp và có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của nhóm rầy hại thân trên lúa thuần, lúa lai vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Văn Lâm - Hưng Yên”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở xác định sự phát sinh phát triển rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại trên giống lúa thuần và lúa lai, diễn biến mật độ rầy nâu và rầy lưng trắng và thiên địch của chúng để tìm ra biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả kinh tế, an toàn về môi trường.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2009 trên lúa thuần và lúa lai tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Văn Lâm, Hưng Yên.
- Theo dõi diễn biến mật độ của rầy nâu, rầy lưng trắng trên hai giống lúa thuần, lúa lai theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
- Điều tra thành phần thiên địch của rầy nâu.
- Khảo sát một số loại thuốc hoá học để phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại thân lúa.
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Điều tra nhóm rầy hại thân trên hai giống lúa thuần và lúa lai đánh giá được thực trạng của giống lúa nhiễm rầy trong các điều kiện trồng trọt nhất định của chân đất khác nhau, mật độ cấy khác nhau; nắm được tập tính sinh sống và quy luật phát sinh gây hại của nhóm rầy hại thân lúa để có biện pháp phòng chống kịp thời khi mật độ vượt quá ngưỡng kinh tế.
- Số liệu điều tra diễn biến mật độ của nhóm rầy hại thân lúa, giúp chúng ta tìm hiểu thêm được các mối liên quan giữa các loài hại thân lúa, giữa chúng với thiên địch, nhằm xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp nhóm rầy hại thân lúa nói chung và rầy nâu hại nói riêng.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu biến động của nhóm rầy hại thân lúa trên nhiều hình thức canh tác khác nhau, mật độ khác nhau từ đó đánh giá mức độ gây hại của chúng góp phần xây dựng hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sơ khoa học của đề tài
Trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong toàn bộ xã hội cũng như trong đời sống của mỗi người dân. Nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội quan trọng đã được giải quyết, tuy nhiên về vấn đề lương thực vẫn còn là mối quan tâm thường xuyên của nhiều người. Hàng năm trên thế giới bị thất thu trên 210 triệu tấn thóc bị mất vì sâu bệnh, cỏ dại gây ra. Sâu hại là nguyên nhân quan trọng nhất trong những nguyên nhân trên 26,7% sản lượng thóc bị mất vì sâu hại. Trong các loài sâu hại lúa ở Đông Nam Á, từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước trở lại đây, rầy nâu Nilaparvata lugens Stal đã dần dần dẫn đến vị trí quan trọng hàng đầu. Rầy nâu đã xuất hiện trên tất cả các nước trồng lúa vùng Đông Nam Á, đã gây ra nhiều thiệt hại rất nghiêm trọng trên diện rộng mà điển hình là cháy rầy. Ngoài gây, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh hại mạ bệnh hại cỏ lúa. Do cháy rầy hoặc bị bệnh do rầy truyền bệnh gây ra, nhiều diện tích đã bị mất trắng và gây hại nặng đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học nông nghiệp (Nguyễn Xuân Hiển và CTV, 1979) [8].
Qua nhiều năm theo dõi quy luật phát sinh gây hại của rầy nâu và rầy lưng trắng thường một năm có 7 lứa rầy phát sinh gây hại, thời gian phát sinh các lứa sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và sinh trưởng của cây trồng và thời vụ gieo cây. Trong năm rầy nâu và rầy lưng trắng gây hại cả hai vụ, mức độ gây hại ở vụ mùa cao hơn vụ xuân (Báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc).
Nhằm giúp cho công tác dự tính dự báo, chỉ đạo bảo vệ sản xuất phòng trừ sâu hại nói chung và rầy nâu, rầy lưng trắng nói riêng đạt hiệu quả và đưa ra khuyến cáo ngưỡng mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng bao nhiêu con/m2 ở giai đoạn nào là cần phải phun trừ mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 2.1. Thời gian phát sinh các lứa rầy cám từ năm 1995, vụ xuân 2009
Lứa
Năm
Lứa 1
Lứa 2
Lứa 3
Lứa 4
Lứa 5
Lứa 6
Lứa 7
1995
25/3-5/4
29/4-10/5
25/5-5/6
5-20/7
5-20/8
5-15/9
2-15/10
1996
30/3-15/4
15-25/5
15-25/6
15-25/7
10-20/8
5-15/9
1-10/10
1997
10-20/3
10-20/4
10-20/5
20-30/6
5-15/8
29/8-13/9
1-13/10
1998
5-15/3
5-15/4
5-15/5
5-15/7
5-15/8
30/8-15/9
1-15/10
1999
5-20/3
5-15/4
30/4-15/5
3-15/7
3-15/8
27/8-10/9
25/9-5/10
2000
10-20/3
10-20/4
5-22/5
10-25/6
27/7-5/8
20/8-5/9
20/9-5/10
2001
5-20/3
5-18/4
2-20/5
10-28/6
25/7-5/8
18/8-4/9
15-30/9
2002
18/3-3/4
15-30/4
10-25/5
12-25/6
25/7-5/8
20/8-5/9
18/9-2/10
2003
15-25/3
15-22/4
10-20/5
12-22/6
22/7-2/8
20-30/8
20-30/9
2004
18-25/3
19-27/4
17-27/5
18-28/6
25/7-5/8
25/8-5/9
23/9-3/10
2005
23/3-3/4
23/4-3/3
22/5-2/6
20/6-2/7
27/7-7/8
27/8-7/9
25/9-5/10
2006
20/3-1/4
20/4-3/5
18-28/5
20/6-4/7
24/7-4/8
20/8-1/9
15/9-25/9
2007
15-28/3
15-25/4
15-25/5
15/6-30/6
25/7-5/8
23/8-3/9
17/9-27/9
2008
25/3-5/4
25/4-5/5
25/5-3/6
1-15/7
10-20/8
5-15/9
1-10/10
2009
7-17/3
18-28/4
15-25/5
(Số liệu tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc)
Vì vậy, hiểu biết về hệ sinh thái nông nghiệp sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp thâm canh, bảo vệ được cho những vùng trồng lúa, tránh được những mất mát do dịch hại gây ra, để đản bảo năng suất, bảo vệ môi trường góp phần giữ cân bằng sinh thái.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho công tác bảo vệ thực vật dự tính dự báo nhóm rầy hại thân góp phần xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại lúa gây ra.
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.2.1 Vị trí phân loại, triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của nhóm rầy hại thân lúa
* Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.)
Rầy nâu được coi là một trong những đối tượng nguy hiểm gây hại trên lúa. Rầy nâu còn được gọi là muội nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal. thuộc giống Nilaparvata, họ rầy Delphacidae, bộ nhỏ Fulgoromorpha, bộ phụ Auchenorrhyncha, bộ cánh đều Homoptera.
Nilaparvata lugens được Stal đặt tên đầu tiên vào năm 1854 là Dephax lugens Stal. Sau đó được đổi loài này được đổi tên giống thành Nilaparvata bởi Muir và Giffard năm 1924. Tại Sri Lanka, Nilaparvata lugens được biết đầu tiên dưới tên Nilaparvata greeni Distant (Fernando et al., 1979) [37]. Tại Đoài Loan, nó là Liburnia oryzae Matsumra (Fukuda, 1934) [43], sau đó là Nilaparvata oryzae Matsumra (Anon, 1944; Wang, 1957) [57] và trở thành Nilaparvata lugens Stal. (Lin, 1958; Tao, 1966; Chiu, 1970) [44], [30], [47].
Phân bố và phạm vi của rầy nâu rộng khắp ở phía Nam và Đông Nam châu Á, Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương. Trên thế giới phạm vi phân bố của rầy nâu rất rộng. Theo Mochida, (1979) [51], rầy nâu phân bố ở hầu hết các nước trồng lúa nước vùng Đông Nam châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Bangladesh, Indonesia, Srilanca, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam,… Ký chủ rầy nâu chủ yếu là cây trồng và cây dại thuộc họ hoà thảo. Lúa nước là ký chủ chính của rầy nâu do đó thời gian không trồng lúa hoặc để ruộng nghỉ không có lúa chét có thể làm giảm số lượng rầy. Lúa chét có thể góp phần làm tăng số lượng rầy khi lúa gần chín, có thể là chỗ thích hợp để rầy nâu sinh sản. Thí nghiệm ở Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế cho thấy, cỏ dại ở ruộng lúa có thể góp phần làm tăng số lượng rầy khi lúa gần chín, có thể do đã tạo được môi trường có thảm cây rậm rạp. Tuy nhiên, có một số tác giả khác cho rằng, các ký chủ không phải là lúa chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của rầy nâu (Hinekly, 1963) [26].
Rầy nâu đã từng là loài dịch hại thứ yếu trên lúa trong những năm 1960 ở nhiều khu vực nhiệt đới châu Á (Pathak và Dhaliwal, 1981) [45].
Theo Dale (1994) [32], rầy nâu có thể hại ở tất cả những giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt giai đoạn mạ, làm đòng, trỗ và chín. Ở giai đoạn lúa làm đòng . Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá phía dưới có thể bị héo, hạt lúa bị lửng lép. Bị hại nặng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Nếu gặp mưa lúa bị hại có thể bị thối nhũn. Năng suất có thể bị giảm tới 50% hoặc mất trắng.
* Nghiên cứu về rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath)
Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath thuộc họ Delphacidae, bọ Homoptera, Ngoài ra, còn có 17 tên khác như 1899 - Delphax furcifera Horvath, 1905 - Liburnica albolineosa Fowler, 1912 - Sogata distinctant Distant, 1917 - Megamelut furcifera Muir,…1963 - Sogatella furcifera Horvath. Rầy lưng trắng phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước trồng lúa vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Việt Nam…và một số nước ở châu Mỹ và một số nước ở châu Úc và đảo Thái Bình Dương, Hills S. Dennish (1983) [55].
So với rầy nâu thì khả năng gây thành dịch và mức độ phổ biến của rầy lưng trắng ít hơn.
Ký chủ chính của rầy lưng trắng là lúa, ngoài lúa ra rầy lưng trắng còn hoàn thành pha phát dục của mình trên một số cây khác như ngô, cỏ đuôi phượng, cỏ lồng vực cạn, cỏ chác và lúa chít.
Reissig H. et al., (1993) [23], khi mật độ rầy cao hiện tượng cháy rầy xảy ra khi khóm lúa bị vàng đỏ và cây lúa thụt đi khi mật độ rầy cao và có thể lan nhanh, điển hình tại các vùng Assam Ấn Độ, tháng 5 - 6 năm 1985 có hơn 8.000 ha lúa IR8 đã bị cháy rầy lưng trắng.
* Rầy xám (Laodelphax striatellus Fallen)
Rầy xám Laodelphax striatellus Fallen có 11 tên đồng danh khác như: 1826 - Delphax striatella Fallen, 1854 - Delphax notula Stal., 1900 - Liburnia devatans Matsumra….So với rầy lưng trắng, những nghiên cứu về rầy xám ở trong và ngoài nước không nhiều vì mức độ phổ biến thấp và hầu như khả năng cháy rầy là không xảy ra.
Theo tác giả Hill S. Dennish (1983) [55] cho rằng sự chích hút của rầy xám non và trưởng thành là phương thức truyền bệnh lùn sọc đen, bệnh sọc do virus và tồn tại dưới dạnh môi giới truyền bệnh trong suốt đời sống của nó sau khi chích hút một cây bị nhiễm virus.
Phạm vi phân bố các môi trường trồng lúa từ những vùng trồng lúa vùng khí hậu ôn đới, đặc biệt các vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philipines, Triều Tiên, Siberia và một số nước châu Âu.
Ký chủ bao gồm lúa, mía, lúa mì, ký chủ trung gian đặc biệt trong mùa đông của rầy xám là lúa đại mạch, lúa mỳ, lúa, cỏ túc hình Alopecurus, Lodium.
2.2.2 Đặc điểm sinh học sinh thái của nhóm rầy hại thân lúa
* Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.):
Trứng rầy mới đẻ có màu vàng nhạt, trong suốt, trước khi nở đầu nhọn có một điểm đỏ vàng sau thành nâu đỏ, trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ổ có từ 1 - 30 quả, trứng thường đẻ trong bẹ hoặc gân lá, quá trình đẻ từ 7-9 ngày, mỗi con cái đẻ khoảng 50-100quả (đối với rầy nâu cánh dài), 300 quả (đối với rầy cánh ngắn). Theo Mochida và Okata (1976) [52] số lượng trứng của rầy nâu biến động từ 100-500 quả/con cái.
Ấu trùng có 5 tuổi, khi mới nở có màu nâu sáng hoặc trong suốt dài 0,6 mm, sau đó biến thành màu nâu, đến tuổi 5 dài 3 mm, giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 12 - 13 ngày (Hill S. Dennish, 1983) [55].
Trưởng thành có 2 dạng rầy nâu cánh ngắn và rầy nâu cánh dài, con đực có kích thước nhỏ hơn con cái, vòng đời nếu nuôi ở nhiệt độ ổn định 250C là 23-32 ngày tuổi (Hill S.Dennish, (1983) [55].
Theo các tác giả Mochida và Dyck (1976) [50], Staley (1976) [44], rầy nâu trưởng thành cánh dài xuất hiện và gây hại trên ruộng lúa từ 20-30 ngày sau cấy. Sau đó lứa rầy nâu bắt đầu xuất hiện phát triển thành 2 dạng rầy cánh ngắn và cánh dài.
Theo Sogawa và CS (1986) [42], ở giai đoạn nhập cư quần thể rầy nâu bắt đầu xuất hiện với số lượng ít của rầy trưởng thành cánh dài vào 3 tuần sau cấy. Những lứa rầy phát sinh nhiều đều có tỷ lệ rầy cánh ngắn cao hơn, mặt khác rầy cái cũng chiếm số lượng rất đông. Số lượng trứng trong một ổ và vị trí đẻ trứng phụ thuộc vào thời kỳ phát triển của cây lúa. Khi có nhiều rầy trưởng thành, có nhiều trứng ở phần trên cây lúa. Giai đoạn trứng ở nhiệt đới dài khoảng 7-11 ngày, giai đoạn rầy non 10-15 ngày. Thời kỳ trước đẻ trứng trung bình 3-4 ngày đối với rầy cánh ngắn và 3-8 ngày đối với rầy cánh dài. Trên đồng ruộng, mỗi rầy cái đẻ khoảng 100-150 trứng. khi mật độ rầy rất cao trên 500 con/khóm, chúng tụ tập thành đám, cả ở lá đòng, cổ bông và trục bông. Vòng đời của rầy phụ thuộc vào nhiệt độ và môi trường.
Theo Litsinger (1986) [58] Sự có mặt của lúa chét trên ruộng giữa 2 vụ lúa cũng làm tăng mật độ của rầy nâu.
Cấy dầy, gieo vãi với mật độ cao, nước đầy đủ cũng làm tăng tác hại của rầy nâu (Pathak M.D và Dyck V.A, 1973) [61].
Một số giống có tác dụng hạn chế sự phát triển và gây hại của rầy nâu, mức kháng khác nhau đối với rầy nâu đã được nghiên cứu tại IRRI vao năm 1963 có 7 gen đã được khẳng định tác động, chống chịu với rầy nâu (Heinrichs E.A., 1994) [34].
Ngoài ra việc sử dụng phân bón hoá học đặc biệt là phân đạm cũng làm gia tăng mật độ quần thể của rầy nâu.
Việc dùng thuốc hoá học không đúng sẽ tiêu diệt các thiên địch của rầy nâu và gây nên hiện tượng kháng thuốc của rây nâu (Kulshreshtha J.E et al., 1997) [38].
* Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath):
Theo Hill S. Dennish (1983) [55] rầy lưng trắng cũng như rầy nâu, trứng được đẻ ở phần mô bẹ lá hoặc gân lá chính của lá, đẻ thành từng ổ, trứng có hình dạng và kích thước tương tự như rầy nâu nhưng mũi trứng dài hơn, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 300 - 500 trứng, đẻ tập trung trong 3- 6 ngày và kéo dài khoảng 10 - 15 ngày.
Ở Ấn Độ với điều kiện nhiệt độ trong tháng 9 cao nhất 32,70C, cực tiểu 25,30C, ẩm độ khoảng 83-85% thời gian trứng của rầy lưng trắng là 6 ngày.
Rầy non có 5 tuổi, khi mới nở có màu trắng sữa, sau chuyển thành lấm chấm màu xám sẫm hoặc màu đen và trắng xen kẽ (Suennaga H., 1963) [37].
Trưởng thành rầy lưng trắng cũng có hai dạng cánh ngắn và cánh dài tương tự rầy nâu, tất cả con đực đều có cánh dài, con cái có hai dạng cánh ngắn và cánh dài.
Theo Ram P. (1986) [57], quần thể rầy lưng trắng trong mùa mưa cao hơn mùa khô và có ít nhất 3 thế hệ. Mặc dù số lượng nhập cư ban đầu của rầy lưng trắng cao hơn rầy nâu nhưng tốc độ quần thể lại thấp, chỉ tăng được 4 lần trong thế hệ trong khi quần thể rầy nâu tăng 8 lần ở mối thế hệ. Do tốc độ tăng trưởng thấp nên rầy lưng trắng hiếm khi đạt tới số lượng có thể gây thiệt hại cho kinh tế đối với cây lúa.
Theo Zhu (1985) [59], ở Yiang Trung Quốc rầy lưng trắng có 5 thế hệ một năm, cao điểm mật độ quần thể từ giữa đến cuối tháng 7. Ở Hiroshima (Nhật Bản) trong một năm rầy lưng trắng có 2 thế hệ trên lúa và ba thế hệ trên cỏ hoà thảo Graminae. Quần thể rầy lưng trắng đạt đỉnh cao vào thế hệ thứ 2 khi trưởng thành di chuyển khỏi đồng lúa.
Sự di chuyển của rầy lưng trắng cũng giống như rầy nâu, rầy lưng trắng cũng di chuyển hàng loạt, được phản ánh như một “Hội chứng bay sinh trứng” của quá trình tiền sinh sản của rầy di cư. Sự di chuyển của rầy lưng trắng liên quan đến cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Hoạt động di chuyển của rầy lưng trắng có liên quan đến tuần trăng
Theo Kisimoto (1971) [54], có 5 đợt rầy di cư ở Trung Quốc từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 nhờ gió nam và tây nam, có 3 đợt di cư hướng tây nam vào giữa và cuối tháng 8, cuối tháng 10. Ở bán đảo Triều Tiên việc du nhập qua biển đông của rầy nâu và rầy lưng trắng vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 và các đảo miền trung của Nam Triều Tiên là cuối tháng 7.
Ngoài ra, cũng như rầy nâu, rầy lưng trắng còn có sự di cư giữa các vụ lúa với khoảng cách từ 6-30 km sau khi cất cánh vào buổi tối trong mùa khô ở các vùng nhiệt đới (Shingh Phaliwal et al., 1986) [39].
Theo Zhang (1991)[60], Ho Liu (1996) [33], ở Trung Quốc rầy lưng trắng trưởng thành vào cuối tháng 6 đầu tháng 7.
Bón nhiều đạm, cấy dầy, được tưới nước thường xuyên và mật độ ký sinh thấp làm bùng phát số lượng rầy lưng trắng (Gao et al., 1994) [46].
Việc gieo trồng các giống lúa kháng rầy đã làm giảm số lượng rầy lưng trắng trên đồng ruộng.
Ở Trung Quốc có 41 trong 218 bộ giống lúa có tính chống chịu đối với rầy lưng trắng. Theo Jiang J.Y và CS (1989) [40], cho rằng rầy ăn trên các giống kháng ít đẻ hơn, cơ thể nhỏ hơn và tỷ lệ sống sót của rầy non thấp, thời gian rầy on kéo dài, tốc độ của quần thể phát triển chậm hơn.
Theo Lui và CS (1995) [36] sự giảm ăn của rầy lưng trắng trên giống kháng có thể do sự có mặt của chất ức chế trong cây lúa.
Thuốc hóa học có ảnh hưởng đến quần thể và số lượng rầy lưng trắng. Ở Pakistan (1991), các loại thuốc Chlopyriphos và carbosulphal có hiệu lực cao và kéo dài trong 5 ngày đối với rầy lưng trắng, ngoài ra dầu xoan, dầu luyn cũng có tác dụng trừ rầy lưng trắng, chỉ có Phosphamilon 0,05 % có khả năng diệt trứng, ngòai ra Phosphamilon 0,05 % và Fenvalirate 0.045 % có tác dụng làm giảm sinh sản của rầy cái.
* Rầy xám Laodelphax striatellus Fallen):
Trứng mới nở có màu trắng trong, khi gần nở có màu chấm đỏ ở đầu trứng. Theo Hill S. Dennish (1983) [55], mỗi con cái đẻ khoảng 50-200 quả trứng.
Rầy non có kích thước nhỏ hơn rầy nâu và rầy lưng trắng. Rầy non cũng có 5 tuổi có màu nâu nhạt đến nâu đậm.
Trưởng thành có hai dạng cánh ngắn và cánh dài, trưởng thành đầu tiên bay đến ruộng lúa vào mùa xuân từ cỏ dại, lúa mỳ hoặc lúa mạch, thường 5 % trưởng thành đầu tiên mang vius sọc, con trưởng thành bị bẫy đèn và bẫy màu vàng thu hút mạnh (Hill S. Dennish, 1983) [55].
Rầy xám mức độ phổ biến không nhiều trên đồng ruộng và phạm vi gây hại không lớn so với rầy nâu và rầy lưng trắng. Rầy xám có mật độ cao nhất ở khu vực nhiệt đới rầy truyền bệnh lúa lùn, sọc đen.
Theo Mueller (1983) [14], ở các vùng cận nhiệt đới châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản rầy xám phát sinh phát triển mạnh làm xuất hiện những trận dịch bệnh lùn sọc đen và bệnh sọc do virut.
So với rầy nâu và rầy lưng trắng thì rầy xám ít di cư hơn, dưới áp lực của việc dùng thuốc hóa học ở các nước cận nhiệt đới châu Á thì tốc độ phát triển tính kháng thuốc của rầy xám xảy ra nhanh (Nashu, 1969) [48].
Việc sử dụng các giống lúa kháng rầy xám đã được thử nghiệm và tiến hành ở Triều Tiên, Nhật Bản, trong đó giống ASD7 được ghi nhận là giống chống chịu cao đối với rầy xám (Heinrichs E.A, 1994) [34].
Theo Nagata và Masuda (1980) [56], những loại thuốc trừ rầy nâu và rầy lưng trắng đều có tác dụng trừ rầy xám. Tuy nhiên, số lượng và mật độ quần thể rầy xám không quyết định đến mức độ gây hại mà tỷ lệ rầy xám mang nguồn bệnh virus. Ở Nhật Bản, trong 10 năm từ 1961 - 1971 có 3 nhóm thuốc Clo hữu cơ, lân hữu cơ, Carbamat đã được thay đổi luân phiên để sử dụng phòng trừ rầy lưng trắng và rầy xám.
2.2.3 Những nghiên cứu về thiên địch của nhóm rầy hại thân
Rầy nâu có 83 loài thiên địch, trong số này 43 loài ảnh hưởng đến sự thay đổi số lượng rầy (25 loài ký sinh trong đó có 19 loài ký sinh trứng và 6 loài ký sinh rầy non và rầy trưởng thành, 10 loài sâu và nhện ăn thịt, 1 hoặc 2 loài giun tròn ký sinh ở rầy non và rầy trưởng thành, 7 loài sinh vật gây bệnh), ngoài ra còn kể đến cả kiến, cóc ếch, nhái, chim, vịt,…chúng ta vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về thành phần loại của hệ thiên địch này, chưa đánh giá được tỷ lệ ký sinh hoặc sức ăn rầy của các loài thiên địch trong từng hoàn cảnh cụ thể . Từ đó cũng khó xác định được mối quan hệ giữa thiên địch và diễn biến của rầy nâu, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh của môi trưởng và thiên địch cũng có sự ảnh hưởng lớn đến số lượng rầy nâu.
Thiên địch của rầy nâu rất phong phú và đa dạng. Ở Đài loan tuỳ điều kiện từng vụ lúa trứng rầy nâu bị một số loài ong ký sinh từ 3,3-31,8%. Ở Thái Lan, tỷ lệ trứng bị ký sinh thấp là 11% cao nhất là 100%. Ở Nhật Bản, tỷ lệ ký sinh dao động từ 45-69% (Hokyo, 1975; Lin, 1976; Otake, 1977) [49], [31], [25].
Trên động ruộng các loài nhện có vai trò quan trọng việc kìm hãm mật độ quần thể của rầy nâu (Sherpard B.M et al., 1987) [29].
Các loài bắt mồi ăn thịt có vai trò đáng kể trong việc hạn chế số lượng rầy lưng trắng. Theo Lin và CS (1976) [31] trong các loài bắt mồi thì các loài bọ xít và nhện là những thiên địch quan trọng. Tytthus và Cyrtorhinus đặc biệt thích ứng với trứng và rầy non tuổi nhỏ của rầy họ Delphacidae. Theo Hinekley A.D. (1963) [27] và Shamsul A. (1969-1970) [28] ở Fiji bọ xít mù xanh đã hạn chế được số lượng rầy lưng trắng có hiệu quả.
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.3.1 Phân bố và tác hại của nhóm rầy hại thân
* Rầy nâu, rầy lưng trắng
Rầy nâu từ lâu được coi là một trong những loài sâu hại quan trọng ở các tỉnh phía Bắc nước ta, năm 1958 rầy nâu phát sinh thành dịch phá hại lúa chiêm từ thời kỳ trỗ - chín ở các tỉnh phía Bắc. Vụ mùa 1962 và 1971, rầy nâu đã gây hại thiệt hại lớn cho lúa ở Nghệ An.
Ở nước ta rầy nâu, rầy lưng trắng phân bố rộng từ Bắc vào Nam, song cây lúa là cây ký chủ của rây nâu và rầy lưng trắng, những ký chủ phụ xen kẽ như cỏ míc, cỏ môi, cỏ chân vịt…
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật từ năm 1985-2000, rầy nâu gây hại mỗi năm khoảng 650.000 ha, đặc biệt trong năm 1991, rầy nâu phá hại 1.394.910 ha và gây cháy ở hầu hết các vụ trồng lúa trong cả nước.
Vụ đông xuân năm 2005-2006 tại các tỉnh phía Nam tổng diện tích nhiễm rầy nâu toàn vụ là 200.039 ha chiếm 12,8% diện tích gieo trồng, mật độ rầy phổ biến 1.000-1.500 con/m2 nơi mật độ cao 3.000 con/m2 xuất hiện trên diện tích 9.008 ha. Vụ ._.đông xuân năm 2006 tại đồng bằng sông Cửu Long, rầy nâu bộc phát thành dịch trên diện rộng làm thiệt hại ước tính lên đến trên 600 tỷ đồng. Vụ hè thu cao điểm rầy vào giữa tháng 7 năm 2006 với tổng diện tích nhiễm rầy 96.708 ha. Mật độ rầy phổ biến 2.000-3.000 con/m2 nơi cao lên đến 5.000 con/m2 với tổng diện tích nhiễm 10.797 ha tập trung tại một số tỉnh như Long An, Sóc trăng, Lâm Đồng… Vụ thu đông năm 2006 tổng diện tích nhiễm rầy là 148.098 ha bị nhiễm rầy nâu trong đó có 3.259 ha bị nhiễm nặng. Vụ mùa năm 2006, diện tích nhiễm rầy là 31.100 ha trong đó 964 ha bị nhiễm nặng (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006) [1].
Bảng 2.2. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng ở các tỉnh phía Bắc từ năm 1995-2009
Vụ
Năm
Diện tích nhiễm vụ xuân (ha)
Diện tích nhiễm vụ mùa (ha)
Diện tích nhiễm
Diện tich nặng
Diện tích mất trắng
Diện tích nhiễm
Diện tich nặng
Diện tích mất trắng
1995
113.760
21.950
28
117.120
23.310
0
1996
43.300
7.250
0
186.500
23.650
0
1997
55.270
3.030
0
96.980
5.470
0
1998
102.430
14.580
1,3
2.330
11
0
1999
83.510
6.410
10
81.210
20.840
0
2000
208.220
65.950
14
29.940
2.040
0
2001
95.185
3.859
0
20.404
443,5
0
2002
25.410
1.630
0
33.490
5.440
0
2003
52.200
11.400
0
28.415
295
0
2004
40.184
3.115
2,5
15.500
1.040
0
2005
26.900
5.428
0
50.572
6.376
55
2006
47.008
6.169
17,6
83.892
12.506
74,8
2007
137.140
28.691
35
14.965
131
0
2008
295.178
47.752
4,2
187.004
40.563
98,2
2009
166.556,83
14.742,5
24,78
(Số liệu Trung tâm BVTV phía Bắc)
Trong những năm gần đây rầy nâu, rầy lưng trắng là đối tượng dịch hại nguy hiểm. Theo số liệu tổng kết báo cáo công tác bảo vệ thực vật năm 2006 của Cục Bảo vệ thực vật [4] cho thấy rầy nâu, rầy lưng trắng có xu hướng phát triển tăng lên về mật độ và diện phân bố, riêng năm 2006 cả nước có diện tích rầy nâu,. rầy lưng trắng là 605.593 ha (3,2 lần so với năm 2005), trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 48.876 ha (tăng 4,6 lần so với năm 2005), có 51,8 ha bị cháy rầy phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng Đồng bằng bắc Bộ.
Ở các tỉnh miền Bắc có 141.190 ha bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng, tăng 28,6% so với năm 2005, trong đó diện tích nhiễm nặng khoảng 20.000ha, tăng 1,8 lần so với năm 2005.
Nhận xét:
Vụ xuân năm 2009 mật độ rây nâu, rầy lưng trắng từ đầu vụ cao, rầy gây hại chủ yếu ở lứa 2 và lứa 3, lứa 2 hại vào đầu tháng 3 - trung tuần tháng 3 và lứa 3 vào giữa tháng 4- cuối tháng 4, mật độ phổ biến 500-1.000 con/m2 cao 2.000-4.000 con/m2 cá biệt trên vạn con/m2 và gây cháy ổ ở một số tỉnh như: Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Nội. Diện tích nhiễm toàn vùng vụ xuân năm 2009 166.556,83 ha, nặng 14.742,5 ha, mất trắng 24,78 ha. Diện tích nhiễm thấp hơn năm trước.
* Rầy xám
Theo Nguyễn Đức Khiêm (1995) [11], rầy xám phân bố ở khắp nước vùng trồng lúa châu Á... ngoài tác hại trực tiếp rầy xám còn môi giới truền bệnh sọc đen lùn lúa cây còi cọc kém phát triển.
2.3.2 Đặc điểm sinh vật học nhóm rầy hại thân lúa
* Rầy nâu
Nhiều nghiên cứu đi sâu vào vào nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rầy nâu, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rầy nâu đẻ trứng thành từng ổ trong mô ở phần dưới của cây lúa. Chủ yếu ở bẹ lá và một phần ở gân lá.
Theo Nguyễn Đức Khiêm (1995) [11], thời gian phát dục của rầy nâu trong vụ mùa nhiệt độ từ 25 - 290C thì thời gian trứng khoảng 6,5 ngày, rầy non khoảng 13,5 - 16 ngày, trưởng thành 6-9 ngày, trước đẻ trứng 2,5 - 3 ngày, vòng đời 26 - 30 ngày. Tỷ lệ rầy cánh ngắn và cánh dài phụ thuộc vào nguồn thức ăn và mật độ trong ruộng lúa. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và chín chủ yếu rầy cánh dài xâm nhập vào ruộng lúa và sau đó giảm dần ở giai đoạn đòng - trỗ đỏ đuôi rầy tăng nhanh về số lượng, tỷ lệ rầy cánh ngắn chiếm chủ yếu. Rầy trưởng thành có xu thế bay vào đèn mạnh. Đây là một đặc tính dùng trong việc dự tính dự báo rầy nâu.
Theo Trần Huy Thọ và Nguyễn Công Thuật (1989) [21], tùy theo sinh trưởng của cây lúa mà rầy trưởng thành có thể đẻ vào bẹ hoặc gân chính của lá lúa. Rầy trưởng thành đẻ trứng ở vụ đông xuân nhiều hơn vụ mùa. Tuy nhiên, số ổ trứng phụ thuộc vào giống lúa và nguồn thức ăn.
Hình thức gây hại của rầy nâu Nilaparvata lugens có thể được coi là loài sâu hại quan trọng nhất trên lúa ở châu Á, chúng hại tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt giai đoạn mạ, làm đòng - trỗ - chín. Nếu bị hại nặng cây lúa bị héo, yếu đi có thể gây nên triệu chứng “cháy rầy” làm giảm năng suất hoặc không cho thu hoạch. Ở Việt Nam, hiện tượng này đã được khẳng định (Nguyễn Công Thuật, 1991) [17].
* Rầy lưng trắng
Rầy lưng trắng trong điều kiện nhiệt độ 28,8 - 29,80C và ẩm độ từ 93 -94% thời gian phát dục trứng rầy lưng trắng là 6,4 - 6,7 ngày ở nhiệt độ 24,9 - 26,40C và ẩm độ 93 - 93,4% tỷ lệ nở của trứng rầy lưng trắng là 47,8%. Ở nhiệt độ 26,1 - 29,80C và ẩm độ 93 - 93,9% thời gian phát dục của rầy non rầy lưng trắng là 12,5 - 12,9 ngày. Nuôi trong diều kiện nhiệt độ 25 - 26,60C và ẩm độ 92 - 93,8%, vòng đời của rầy lưng trắng là 22 ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 1995) [11]
Theo tác giả Nguyễn Đức Khiêm (1995) [11], Đinh Văn Thành (1998) [16], mô tả đặc điểm rầy lưng trắng có dải trắng dễ nhận thấy ở mảnh lưng giữa, mình màu nâu vàng, cánh trước có mặt cánh đen hoặc nâu xám. Rầy đực dài 2,6 mm, không có dạng cánh ngắn, rầy cái dài 2,9 mm, mảnh lưng uốn cong không sâu phía dưới. Rầy trưởng thành di chuyển nhiều hơn so với rầy nâu. Rầy lưng trắng có 5 tuổi, tuổi 1 có màu trắng sữa cho đến khi xuất hiện nền trắng và xám ở tuổi 3, tuổi 5 mảnh lưng và bụng đồng vàng, có các vết vằn trắng, xám trên nền trắng mịn, chiều dài thân thay đổi từ 0,8 - 2,1 mm. Trứng đẻ thành từng ổ từ 2 - 7 quả, thường đẻ trong mô bẹ hoặc gân lá chính của lá tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng của lá. Khi mới đẻ trong suốt không màu dài từ 0,96 mm, rộng 0,2 mm, 3 ngày sau khi đẻ đầu trứng xuất hiện điểm màu đỏ, cuối trứng có nmột đốm màu vàng đục. Thời gian phát dục của rầy lưng trắng thay đổi theo điều kiện nhiệt độ và ẩm độ từ 23,8 - 29,80C, độ ẩm 93 - 94% thời gian phát dục của trứng là 6,4 - 6,7 ngày, rầy non là 12,5 - 12,9 ngày, vòng đời 23,6 - 20,4 ngày.
* Rầy xám
Rầy xám trưởng thành có hai dạng, cánh ngắn và cánh dài, khi đẻ trứng con cái đẻ thành từng ổ trên gân chính của lá lúa.
Rầy non có kích thước nhỏ hơn rầy nâu, rầy lưng trắng cùng tuổi. Rầy non có 5 tuổi có màu nâu đậm, vào mùa đông rầy non tuổi 4, 5 nằm tiền sinh trên cây ký chủ trung gian.
Ở điều kiện nhiệt độ từ 23,8 - 29,80C, ẩm độ 93 - 94% thời gian phát dục của trứng rầy xám là 6,7 - 7,5 ngày, tỷ lệ nở 42,4% thời gian phát dục của rầy non 13,1 - 14,3 ngày, vòng đời 24 ngày. Ở nhiệt độ 26,1 - 29,8 0C và ẩm độ 93 - 93,9% thì gian phát dục của rầy non là 13,1 - 14,3 ngày.
Nuôi trong điều kiện nhiệt độ 25 -26,60C và ẩm độ 92 - 93,8% và vòng đời rầy xám 24 ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 1995) [11].
2.3.3 Đặc điểm sinh thái học của nhóm rầy hại thân lúa
* Rầy nâu
Theo tác giả Trần Huy Thọ, Nguyễn Công Thuật (1989) [21], Nguyễn Công Thuật (1991) [22] Hoàng Phú Thịnh và CTV (1995) [20], thời kỳ du nhập của rầy trưởng thành có mật độ rất thấp, trong thời kỳ này rầy tích lũy một số lượng quần thể mật độ tăng nên nhanh qua các lứa, hệ số tích lũy lứa 1 và 2 khoảng 11 lần, lứa 1 và 3 khoảng 130 lần làm cho quần thể cỏ thể lên cao gây ra hiện tượng cháy rầy.
Theo tác giả Trần Huy Thọ, Nguyễn Công Thuật (1989) [21] ở miền Bắc Việt Nam vào vụ lúa đông xuân có mùa đông lạnh làm hạn chế sự phát sinh phát triển của rầy nâu, mật độ rầy nâu ở đầu vụ bao giờ cũng thấp. Vụ mùa nhiệt độ cao các lứa rầy nâu sẽ phát triển sớm hơn. Trong điều kiện nước ta mỗi một vụ lúa quần thể rầy nâu cao vào giai đoạn lúa trỗ bông, ngậm sữa và thường gây cháy rầy ở giai đoạn này.
Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu: Ở Việt Nam rầy nâu tồn tại quanh năm, rầy phát sinh phát triển nhiều sau mưa kéo dài, ẩm ướt, nhiệt độ tăng lên hoặc những năm khô hạn và những năm mưa lớn tới 160 mm, nhiệt độ 23 - 260C, ẩm độ 81 - 87% (Nguyễn Công Thuật, 1991) [22].
Những năm mưa kéo dài xen kẽ với những ngày nắng gắt là điều kiện cho rầy nâu phát sinh phát triển. Tuy nhiên có mưa to gió lớn hoặc nhiệt độ đột ngột hạ thấp có thể làm hạn chế rầy nâu phát triển hoặc gây chết cho rầy (Nguyễn Đức Khiêm, 1995) [21].
Theo Nguyễn Công Thuật, (1991) [17] cho rằng việc giao cấy tập trung hay kéo dài đều có ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển gây hại của rầy, cấy dầy làm ăng mật độ rầy nâu trong ruộng, bón nhiều phân đạm cũng cho thấy mật độ rầy nâu tăng dần theo mức bón.
Ảnh hưởng của giống kháng và tính kháng của rầy: ở nước ta từ những năm 1989 trở lại đây việc đánh giá và tuyển chọn những giống kháng rầy đã được tiến hành ở nhiều nơi. Ở miền Bắc đã xác định được 332 giống lúa và dòng lai có tính kháng rầy nâu trong số 905 giống và dòng lai được đánh giá (6; 18).
Miền Nam được đánh giá 78 dòng lai có tính kháng với rầy nâu trong số 1134 giống và dòng lai được đánh giá (19).
Ảnh hưởng của thuốc hoá học hệ thiên địch của rầy: Theo Cục BVTV, Nguyễn Văn Hành (1991) [7], thuốc trừ sâu ít nhiều có tác dụng xấu đến quần thể thiên địch, gián tiếp hay trực tiếp hạn chế khả năng tích cực của chúng vì vậy rầy nâu sẽ phát sinh số lượng nhanh hơn nếu sử dụng thuốc không hợp lý và sự tái bộc phát rầy nâu sẽ xẩy ra hiện tượng cháy rầy.
Ảnh hưởng của thiên địch: Trên ruộng lúa ở Việt Nam, trong số 38 loài sâu bệnh được theo dõi, đã phát hiện khoảng 300 loài thiên địch, trong đó có 167 loài là côn trùng ăn thịt, khoảng 100 loài là côn trùng ký sinh, 29 loài nhện lớn bắt mồi, 4 loài vi sinh vật và 1 loài tuyến trùng ký sinh trên sâu. Chỉ riêng đối với rầy nâu, đã xác định được 58 loài thiên địch (Phạm Văn Lầm, 1992) [14].
* Rầy lưng trắng
Ở nước ta nhiệt độ thấp trên ruộng mạ vẫn thấy rầy lưng trắng, tỷ lệ rầy non tuổi lớn chiếm ưu thế, nhiệt độ thấp kéo dài thời gian phát dục, lượng mưa và chế độ nước có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của quần thể rầy lưng trắng. Trong vụ xuân ít mưa, ngược lại trong vụ mùa lượng mưa nhiều thì mật độ trên ruộng chân cao lại cao hơn chân ruộng trũng thường xuyên có mưa nước cao [16].
Theo Nguyễn Đức Khiêm (1995) [13], mức độ nhiễm rầy lưng trắng của tập đoàn giống lúa của Bộ môn Giống, Khoa Trồng trọt, Trường ĐHNNI , Hà Nội như sau: Nếp 451, Mộc tuyền, U17, Ch, KV, mật độ rầy lưng trắng cao nhất lúc lúa đứng cái làm đòng, còn giống CR 203 là giống kháng được rầy lưng trắng, rầy nâu, rầy xám.
Ảnh hưởng của thuốc hoá học: Các kết quả thí nghiệm của Trần Đình Chiến (1994) [5], cho thấy những loại thuốc độc có hiệu quả đối với rầy nâu thì cũng có hiệu lực đối với rày lưng trắng như Bassa 50 EC, Mipsin... Tuy nhiên, các loại thuốc này đều gây chết cao đối với thiên địch của nhóm rầy.
Ảnh hưởng của thiên địch: Trong tự nhiên rầy lưng trắng cũng có nhiều thiên địch và vai trò điều tiết quần thể của chúng đã được nhiều tác giả công nhận. Theo Đinh Văn Thành (1998) [16], vùng Hà Nội có 18 loại thiên địch của rầy lưng trắng, trong đó nhóm bắt mồi gồm 5 loại nhện, 3 loại bọ rùa, 2 loại bọ xít , 1 loại bọ 3 khoang và 1 bọ cánh ngắn. Nhóm kí sinh gồm 4 loại kí sinh trứng và 1 loại kí sinh rầy non, 1 loại là bọ cánh cuốn.
* Rầy xám
Rầy xám mức độ phổ biến không nhiều trên đồng ruộng và phạm vi gây hại không lớn so với hại loại rầy nâu và rầy lưng trắng.
Rầy xám thích nghi với thời tiết mát mẻ, vòng đời dài hơn so với rày nâu và rầy lưng trắng. Số thế hệ của rầy xám trong 1 năm chỉ khoảng 3 - 4 thế hệ, mỗi vụ chỉ có 1 - 2 lứa. Vào mùa xuân nhưnn con trưởng thành cánh dài từ các ký chủ phụ bay đến nương mạ hoặc những ruộng lúa mới cấy, rầy xám qua đông ở dạnh tuổi 4 tuổi 5 trên các cây ký chủ trung gian.
Rầy nâu nhỏ cũng như rầy nâu, rầy lưng trắng có thể bị các thiên địch tấn công ở các giai đoạn, trứng rầy xám bị ong họ Trichogrammatidae kí sinh và là mồi của bọ xít mù xanh.
Rầy non và trưởng thành của rầy xám thường bị bọ cánh cứng thuỷ sinh sống trong nước và chuồn chuồn chưa trưởng thành ăn thịt, ngoài ra còn bị các loài nhện và bọ xít nước ăn thịt [15].
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Vụ xuân 2009 (15/1/2009 - 6/2009)
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Trung tâm BVTV phía Bắc, Văn Lâm, Hưng Yên.
+ Hợp tác xã Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên
3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Sâu hại: Rầy nâu (Nilaparvata lugens), Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera), Rầy nâu nhỏ (Laodelphax striatellus).
- Thiên địch: Nhóm bắt mồi phổ biến (nhóm nhện lớn, bọ rùa đỏ, bọ cánh cứng cánh ngắn, bọ xít mù xanh…).
3.3 Vật liệu nghiên cứu
- Các giống lúa trồng phổ biến tại Văn Lâm, Hưng Yên.
+ Giống lúa lai: Nhị ưu 838, TH 3-3.
+ Giống lúa thuần: Bắc thơm số 7, Kang dân 18.
- Dụng cụ nghiên cứu: khay kích thước (20 x 20 x 5 cm), ống hút côn trùng, ống nghiệm thuỷ tinh, vợt côn trùng đường kính 30 cm, cán dài 1 m, lọ đựng mẫu, giá đựng ống nghiệm, kính lúp cầm tay, bút lông, pince, foocmon môn, cồn, sổ ghi chép, bút chì, thước, bình bơm đeo vai 10 lít, ống đong 20 cc.
3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra xác định thành phần nhóm rầy hại thân lúa trên giống lúa thuần, lúa lai ở vụ xuân 2009 tại Trung tâm BVTV phía Bác.
- Theo dõi diễn biến mật độ của rầy nâu, rầy lưng trắng trên giống lúa thuần, lúa lai theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
- Điều tra thành phần thiên địch của rầy nâu.
- Khảo sát một số loại thuốc để trừ nhóm rầy hại thân lúa.
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1Phương pháp điều tra nhóm rầy gây hại trên giống lúa thuần, lúa lai vụ xuân 2009 tại Trung tâm BVTV phía Bắc, Văn Lâm, Hưng Yên
- Điều tra ngẫu nhiên để xác định thành phần nhóm rầy hại thân lúa trên giống lúa thuần, lúa lại mức độ được phân bố theo quyết định 82/2003/QĐ/BNN về phương pháp điều tra dịch hại cây trồng của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều tra diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân định kỳ 7 ngày/lần theo quyết định 82/2003/QĐ/BNN về phương pháp điều tra dịch hại cây trồng của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với nhóm rầy hại thân: Dùng khay (20 x 20 x 5 cm) dưới đáy khay có lớp dầu mỏng. Đặt nghiêng 1 góc 450 với khóm lúa rồi đập 2 đập, đếm số rầy vào khay rồi nhân với hệ số 2, nhân với số khóm trên 1m2 (nếu mật độ thấp có thể đập liền vài khóm rồi đếm).
3.4.2.2 Điều tra thiên địch
- Điều tra thành phần thiên địch trên giống lúa thuần, lúa lai theo từng giai đoạn sinh trưởng.
- Quan sát khả năng bắt mồi, ký sinh của thiên địch trên nhóm rầy hại thân lúa.
- Thu thập các thiên địch bắt mồi ăn thịt của chúng bằng vợt, ống hút côn trùng, bắt bằng tay mang về bảo quản trong lọ mẫu đưa đi giám định.
3.4.2.3 Theo dõi diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái
- Giống: Khang dân 18, Bắc thơm số 7, TH3-3, Nhị ưu 838, Q5.
- Mật độ cấy: 25 khóm/m2, 35 khóm/m2, 45 khóm/m2.
- Chân đất: cao, vàn, trũng.
3.4.2.4 Khảo nghiệm một số loại thuốc hoá học trừ rầy
- Thí nghiệm diện hẹp gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại: Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB).
- Diện tích mỗi ô: 30 m2, dải bảo vệ 2 m, rãnh 0,6 m, mỗi công thức 1 loại thuốc.
+ CT1: Thuốc ACTARA 25 WP liều lượng 80 g/ha.
+ CT2: Thuốc PENALTY GOLD 50 EC liều lượng 1.000 ml/ha.
+ CT3: Thuốc ADMIRE 200 OD liều lượng 200 ml/ha.
+ CT4: Đối chứng: không phun thuốc.
- Phương pháp xử lý: Phun thuốc bằng bình bơm tay đeo vai.
- Lượng nước thuốc phun 600 lít/ha.
- Phun thuốc 1 lần vào giao đoạn lúa trỗ - phơi màu khi rầy đa số tuổi 1- 2.
- Thời gian điều tra: Điều tra trước phun 1 ngày và sau phun 3; 7; 14 ngày.
- Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton.
- Phương pháp điều tra: dùng khay có kích thước 20 x 20 x 5 cm có tráng dầu để xác định mật độ rầy. Mỗi ô điều tra 5 điểm không cố định trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 4 khóm. Đặt khay sát thân lúa, nghiêng góc 450, mỗi khóm đập 2 đập, đếm tổng số rầy có trong khay.
- Phương pháp tính toán:
Tổng số rầy điều tra
Mật độ rầy (con/m2) = ---------------------------- x số khóm/m2 x 2
Tổng số khóm điều tra
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Dải bảo vệ 2 mét
CT1
CT4
CT2
CT2
CT3
CT1
- 2m-
- 2m -
CT4
CT2
CT3
CT3
CT1
CT4
Dải bảo vệ 2 mét
3.4.2.5 Bảo quản và xử lý mẫu vật
Các thiên địch bắt về cho vào lọ mẫu đựng cồn 700 mang đi giám định tại Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
3.4.2.6 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán
* Bảng thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch bắt mồi của chúng vụ xuân 2009 tại Văn Lâm- Hưng Yên.
* Mức độ phổ biến của các loài rầy và thiên địch bắt mồi ăn thịt được lượng hoá theo tần suất bắt gặp như sau:
Số điểm có rầy/thiên địch
Tần suất bắt gặp (%) = ---------------------------------------- x 100
Tổng số m2 điều tra
- : Rất ít (<10 % số lần bắt gặp ).
+ : Ít (11 - 20 % số lần bắt gặp).
++ : Trung bình (21- 50 % số lần bắt gặp ).
+++ : Nhiều ( >50 % số lần bắt gặp).
Tổng số rầy/Thiên địch bắt găp (con)
* Mật độ rầy/thiên địch (con/m2) = -----------------------------------------------
Tổng số m2 điều tra
* Tỷ lệ số lượng từng loài (%):
Na
Tỷ lệ loài (%) = ---------------------- x 100
N
Trong đó:
Na: số lượng cá thể từng loài (theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa).
N: Tổng số cá thể hại thân điều tra.
* Hiệu lực thuốc được tính theo công thức: Henderson - Tilton.
Ta x Cb
E (%) = (1- -------------------------- ) x 100
Ca x Tb
Trong đó: Ta: số cá thể rầy sống ở ô xử lý thuốc sau khi phun.
Tb: số cá thể rầy sống ở ô xử lý thuốc trước khi phun.
Ca: số cá thể rầy sống ở ô đối chứng sau khi phun.
Cb: số cá thể rầy sống ở ô đối chứng trước khi phun.
3.4.2.7 Xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê trong chương trình Microsoft Excel. Số liệu khảo nghiệm thuốc được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT (version 4.0).
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch phổ biến của chúng vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên
4.1.1 Thành phần nhóm rầy hại thân lúa
Nhóm rầy là nhóm sâu hại chích hút nguy hiểm đối với các vùng trồng lúa không những ở Việt Nam, mà trên nhiều vùng trồng lúa có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Tác hại của chúng không những chỉ làm khô héo cây lúa, làm giảm năng suất hoặc mất trắng khi nhiễm rầy nặng, mà còn là môi giới truyền bệnh vius lúa vàng lùn, lùn xoắn lá. Để xác định thành phần nhóm rầy hại thân lúa trong điều kiện vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa thuộc Bộ cánh đều Homoptera vụ xuân năm 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên
TT
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Họ
Mức phổ biến
1
Rầy nâu
Nilaparvata lugens (Stal)
Delphacidae
+++
2
Rầy lưng trắng
Sogatella furcifera (Horvath)
Delphacidae
+ ++
3
Rầy nâu nhỏ
Laodelphax striatellus (Fallén)
Delphacidae
+
Ghi chú: +: Xuất hiện ít (<30% tần suất bắt gặp)
++: Xuất hiện trung bình (từ 31-60% tần suất bắt gặp)
+++: Xuất hiện nhiều (>61% tần suất bắt gặp).
Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy, nhóm rầy hại thân lúa xuất hiện cả 3 loài (rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ) thuốc họ Delphacidae, bộ cánh màng Homoptera Trong đó rầy nâu, rầy lưng trắng là loài có mức phổ biến cao, còn rầy nâu nhỏ xuất hiện với mức độ thấp hơn. Điều này thể hiện sự thuận lợi về các yếu tố sinh thái cho rầy nâu, rầy lưng trắng hại thân lúa phát sinh phát triển đối với những vùng trồng lúa. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với những kết quả điều tra thành phần nhóm rầy hại thân lúa trước đây của (Nguyễn Đức Khiêm, 1995) [11]
4.1.2 Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa
Trong tự nhiên có những cân bằng về sinh học như cân bằng giữa các thiên địch và sâu hại lúa là một ví dụ bên cạnh những côn trùng có hại còn có côn trùng có ích đã mang lại lợi ích cho người nông dân. Để tìm hiểu thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên lúa vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên. Kết quả bảng 4.2.
Bảng 4.2. Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân năm 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên
TT
Tên
Việt Nam
Tên khoa học
Bộ/Họ
Thời gian và mức độ phổ biến
T3
T4
T5
T6
I
Bộ cánh cứng Coleoptera
1
Bọ cánh ngắn
Paederus fuscipes Curt
Staphylinidae
+
++
++
++
2
Bọ 3 khoang
Ophionea indica Thunbr
Carabidae
+
++
++
++
3
Bọ rùa đỏ
Micrarpis discolor Fabr.
Coccinellidae
++
++
++
++
4
Bọ rùa 8 chấm
Harmonia octomaculata Fabr.
Coccinellidae
+
+
+
++
II
Bộ cánh nửa Hemiptera
5
Bọ xít nước
Microvelia sp.
Veliidae
+
+
+
+
6
Bọ xít mù xanh
Cyrtorhinus lividipennis Reuter
Miridae
+
++
++
+++
7
Bọ xít ăn thịt
Cavelerius sacchiricvorus Okajima
Lygaeidae
-
+
+
+
8
Bọ xít gọng vó
Limnogonus fossarum Fabricius
Gerridae
+
+
+
+
III
Bộ nhện lớn Araneae
9
Nhện lưới
Agiope catnulata Doles chall
Araneidae
+
+
+
+
10
Nhện sói vân đinh ba
Lycosa pseudoannulata Boes. et Str.
Lycosidae
++
++
++
++
11
Nhện gập lá lúa
Clubiona japonicolla Boes. et Str.
Clubionidae
+
+
+
+
12
Nhện lùn
Atypena sp.
Linyphiidae
+
+
+
+
13
Nhện nhảy vằn lưng
Bianor hottingchiehi Schenkel
Salticidae
+
+
+
+
14
Nhện linh miêu
Oxypes javanus Thorell
Oxyopidae
++
++
++
++
15
Nhện chân dài hàm to
Lycosa pseudoannulata Boes. et Str.
Tetragnathidac
+
+
+
+
Ghi chú: Mức độ phổ biến của các thiên địch:
- : Rất ít ( <10 % số lần bắt gặp).
+ : Ít (11 - 20 % số lần bắt gặp).
++ : Trung bình (21- 50 % số lần bắt gặp).
+++ : Nhiều ( >50 % số lần bắt gặp).
Qua kết quả số liệu điều tra (bảng 4.2) chúng tôi thấy: Về côn trùng có bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ cánh nửa (Hemiptera). Trong đó, bộ cánh cứng (Coleoptera) có 4 loài chiếm 26,70%, bộ cánh nửa (Hemiptera) có 4 loài chiếm 26,70. Lớp nhện có 1 bộ nhện lớn (Araneae)có 4 họ chiếm 46,70%.
Về mức độ phổ biến có bọ đỏ Micrarpis discolor Fabr, bọ cánh ngắn Paederus fuscipes Curt, bọ 3 khoang Ophionea indica Thunbr, bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter và nhện linh miêu Oxypes javanus Thorell, NhÖn sãi v©n ®inh ba Lycosa pseudoannulata Boes. et Str là các loài xuất hiện phổ biến nhất từ tháng 3 cho đến tháng 6. Còn lại các loài khác với mức độ phổ biến thấp.
Như vậy, thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên khá phong phú.
4.2 Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên
4.2.1 Diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng hại thân lúa trên một số giống được trồng phổ biến vụ xuân 2009 tại Giai Phạm - Văn Lâm - Hưng Yên
Chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật rầy nâu, rầy lưng trắng trên một số giống được trồng phổ biến vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên. Kết quả thu được ở bảng 4.3 và 4.4.
Qua số liệu điều tra ở bảng 4.3, bảng 4.4, hình 4.3 và 4.4 nhận xét:
Vụ xuân 2009 chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi rầy nâu, rầy lưng trắng hại thân trên các giống được trồng phổ biến ngoài sản xuất tại Văn Lâm, Hưng Yên. Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy mật độ rầy nâu xuất hiện muộn hơn so với rầy lưng trắng (vào giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ), nhưng ở giai đoạn lúa trỗ - ngậm sữa mật độ rầy nâu lại tăng nhanh về số lượng, giai đoạn trỗ ở các giống mật độ từ 512 - 2141 con/m2 ; giai đoạn lúa ngậm sữa ở các giống mật độ 862 - 2540 con/m2.
Trưởng thành rầy nâu, rầy lưng trắng cánh dài bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn cây lúa hồi xanh đến đẻ nhánh. Mật độ rầy lưng trắng thấp ở giống Q5 đạt 7,3 con/m2 thấp hơn giống Nếp thơm là 56,2 con/m2 lúa giai đoạn đẻ nhánh. Mật độ rầy lưng trắng cao nhất vào giai đoạn ngậm sữa đạt 3650 con/m2, sau đó giảm dần vào giai đoạn chắc xanh còn 1421 con/m2.
Diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng, trên các giống được trồng phổ biến tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên, có mật độ rây nâu cao như giống Nếp thơm, Nhị ưu 838, Tạp giao, Bắc thơm số 7, D. ưu 527 và Q5.
Nhìn chung, trong các giống đang được trồng tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên đều bị nhiễm rầy tuy nhiên mật độ cao hay thấp tuỳ thuộc vào chân đất và chế độ canh tác cũng như giữ mực nước trong ruộng và theo từng địa hình sinh thái khác nhau, trong quá trình điều tra chúng tôi thấy giống Q5 có mật độ thấp nhất, giống Nếp thơm là giống có mật độ rầy nâu và rầy lưng trắng cao nhất ở giai đoạn ngậm sữa là 2540 - 3650 con/m2.
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens) trên một số giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Giai đoạn sinh trưởng
Giống lúa, mật độ rầy nâu (con/m2)
Nhị ưu 838
Q5
Tạp giao
D. ưu 572
Nếp thơm
Bắc thơm số 7
Đẻ nhánh
3,0
0
14,5
5,7
38,2
7,2
Đứng cái
235
83
258
245
451
260
Làm đòng
753
387
785
652
1254
854
Trỗ
1224
521
1102
1098
2141
1101
Ngậm sữa
1120
862
1205
983
2540
989
Chắc xanh
975
613
961
812
1542
902
Trung bình
718,33
411,00
720,92
632,62
1327,70
685,53
Hình 4.3. Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens) trên một số giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Bảng 4.4. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) trên một số giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Giai đoạn sinh trưởng
Giống lúa, mật độ rầy lưng trắng (con/m2)
Nhị ưu 838
Q5
Tạp giao
D. ưu 572
Nếp thơm
Bắc thơm số 7
Đẻ nhánh
21,4
7,3
32,5
11,7
56,2
13,8
Đứng cái
352
134
288
20
598
250
Làm đòng
997
486
875
324
1920
912
Trỗ
1311
712
1340
784
2420
1220
Ngậm sữa
1200
987
1120
1210
3650
1211
Chắc xanh
1042
764
1002
986
1421
964
Trung bình
820,57
515,05
776,25
555,95
1677,53
761,80
Hình 4.4. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) trên một số giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên
4.2.2 Ảnh hưởng của giống lúa thuần, lúa lai đến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên vụ xuân 2009
Vụ xuân 2009 thí nghiệm tại Giai Phạm, Văn Lâm chúng tôi điều tra theo dõi diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân trên giống lúa lai và lúa thuần. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5, 4.6 và 4.7.
Qua bảng 4.5, 4.6, 4.7 và hình 4.8, 4.9, 4.10 chúng tôi có nhận nhận xét sau: Rầy nâu, rầy lưng trắng xuất hiện từ giữa tháng 3 trên giống lúa thuần và lúa lai, nhưng mật độ rầy còn thấp, mật độ tăng nhanh từ cuối tháng 4 - tháng 5 cuối vụ mật độ lại giảm. Còn rầy xám xuất hiện vào cuối tháng 4 với mật độ thấp.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của giống lúa đến diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens) trên giống lúa lai, thuần vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/m2)
Khang dân 18
Bắc thơm số 7
TH 3- 3
Nhị ưu 838
5/3/09
Đẻ nhánh
0
0
0
0
11/3/09
Đẻ nhánh
0
0
0
0
18/3/09
Đẻ nhánh
1,3
3,3
2,3
7,6
24/3/09
Đẻ nhánh rộ
1,4
5,7
3,6
10,2
31/3/09
Đẻ nhánh rộ
1,5
17,4
57
47,5
8/4/09
Đẻ nhánh rộ
22
123
126
134
15/4/09
Cuối đẻ
78
134
174
186
22/4/09
Đứng cái
145
346
391
421
28/4/09
Đứng cái
232
534
724
754
5/5/09
Làm đòng
321
739
902
985
12/5/09
Đòng già
345
867
1042
1119
19/5/09
Trỗ bông
498
1132
1321
1354
27/5/09
Ngậm sữa
798
1100
1165
1231
3/6/09
Chắc xanh
678
876
956
1006
Trung bình
222,94
419,81
490,28
518,24
Hình 4.8. Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens)trên giống lúa lai, lúa thuần vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên
Bảng 4.6. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng ( Sogatella furcifera )trên giống lúa lai, lúa thuần vụ xuân 2009 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/m2)
Khang dân 18
Bắc thơm số 7
TH 3- 3
Nhị ưu 838
5/3/09
Đẻ nhánh
0
0
0
0
11/3/09
Đẻ nhánh
0
0
0
0
18/3/09
Đẻ nhánh
1,3
19,4
4
3,4
24/3/09
Đẻ nhánh rộ
3,4
54
27
21
31/3/09
Đẻ nhánh rộ
7,3
102
87
78
8/4/09
Đẻ nhánh rộ
54
178
206
145
15/4/09
Cuối đẻ
89
283
451
245
22/4/09
Đứng cái
156
345
679
467
28/4/09
Đứng cái
373
812
912
768
5/5/09
Làm đòng
534
965
1012
986
12/5/09
Đòng già
656
1138
1237
1097
19/5/09
Trỗ bông
797
1221
1450
1430
27/5/09
Ngậm sữa
901
1218
1351
1265
3/6/09
Chắc xanh
673
907
1034
879
Trung bình
303,21
517,31
603,57
527,46
Hình 4.9. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) trên giống lúa lai, lúa thuần vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên
Bảng 4.7. Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ (Laodelphax striatellus) trên hai giống lúa lai, lúa thuần vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/m2)
Khang dân 18
Bắc thơm số 7
TH 3- 3
Nhị ưu 838
5/3/09
Đẻ nhánh
0
0
0
0
11/3/09
Đẻ nhánh
0
0
0
0
18/3/09
Đẻ nhánh
0
0
0
0
24/3/09
Đẻ nhánh rộ
0
7,3
4,2
1,2
31/3/09
Đẻ nhánh rộ
4,4
12,5
7,2
4,4
8/4/09
Đẻ nhánh rộ
8,5
16,2
12,5
6,2
15/4/09
Cuối đẻ
14,3
22,3
18,4
14,4
22/4/09
Đứng cái
18,2
18,7
21,3
12,3
28/4/09
Đứng cái
20,3
25,2
23,5
16,5
5/5/09
Làm đòng
21,3
27,5
30,2
28,4
12/5/09
Đòng già
24,3
31,2
35,5
32,1
19/5/09
Trỗ bông
28,5
45,3
42,2
37,5
27/5/09
Ngậm sữa
14,2
57,5
60,2
71,2
3/6/09
Chắc xanh
29,3
68,2
64,3
79,3
Trung bình
13,09
23,71
22,82
21,68
Hình 4.10. Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ (Laodelphax striatellus) trên giống lúa lai, lúa thuần vụ xuân 2009 tại Giai Phạm, Văn Lâm, Hưng Yên
Hình 4.11. Quần thể rầy nâu, rầy lưng trắng trên giống lúa thuần, lúa lai
Nguồn: Nguyễn Danh Định (5/2009)
Trong vụ xuân chúng tôi tiến hành làm trên giống lúa lai và lúa thuần gồm lúa Khang dân 18, Bắc thơm số 7 và giống lúa lai TH 3 - 3 và Nhị ưu 838 qua điều tra chúng tôi thấy trên 2 giống lúa lai TH 3 - 3 và Nhị ưu 838 xuất hiện nhóm rầy sớm hơn và mật độ cao hơn giống lúa thuần (kì điều tra 19/5/2009 mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng đạt từ 1200 - 1500 con/m2 giai đoạn lúa trỗ bông - ngậm sữa). Mật độ rầy nâu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc