Nghiên cứu sự gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley và biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học

Tài liệu Nghiên cứu sự gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley và biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học: ... Ebook Nghiên cứu sự gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley và biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4043 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sự gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley và biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- ®µo tuÊn anh NGHIÊN CỨU SỰ GÂY HẠI CỦA NHỆN GIÉ Steneotarsonemus spinki Smiley VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG THUỐC HOÁ HỌC LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật  Mã số : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn ĐÀO TUẤN ANH LỜI CÁM ƠN Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - GS. TS. NGƯT Nguyễn Văn Đĩnh - Viện trưởng viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà nội đã giúp đỡ tôi rất tận tình và chu đáo. Thầy đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học. - Tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng, Bệnh cây, Cây lương thực, Thực vật - Khoa Nông học, Viện đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà nội đã giúp đỡ và có những góp ý quý báu trong thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài. Các đồng chí lãnh đạo thị trấn Trâu Quỳ, Phòng Kế hoạch - Đầu tư và Phát triển nông nghiệp nông thôn huyện Gia Lâm, bà con nông dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài ở địa phương. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả luận văn Đào Tuấn Anh MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cám ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng vi Danh mục hình vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Khối lượng hạt trên bông của giống Khang dân ở các mức lây nhện khác nhau 37 4.2 Khối lượng hạt trên bông của giống Khang dân ở các giai đoạn lây nhện khác nhau 38 4.3 Diễn biến mật độ nhện gié trên các giống lúa vụ mùa năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội 40 4.4 Diễn biến mật độ nhện gié trên giống Khang Dân 18 ở các chân đất khác nhau tại Gia lâm vụ mùa năm 2009. 42 4.5 Diễn biến mật độ nhện gié trên giống Khang Dân 18 theo các mức phân bón khác nhau tại Gia lâm vụ mùa năm 2009 44 4.6 Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học ở mức 1 đối với trứng của nhện gié trong phòng thí nghiệm 47 4.7 Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học ở mức 1 đối với nhện non không di động của nhện gié trong phòng thí nghiệm 48 4.8 Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học ở mức 1 đối với nhện trưởng thành trong phòng thí nghiệm 49 4.9 Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học ở mức 2 đối với pha trứng của nhện gié trong phòng thí nghiệm 50 4.10 Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học ở mức 2 đối với nhện non không di động của nhện gié trong phòng thí nghiệm. 52 4.11 Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học ở mức 2 đối với nhện trưởng thành trong phòng thí nghiệm. 53 4.12 Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học ở mức 3 đối với pha trứng của nhện gié trong phòng thí nghiệm 54 4.13 Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học ở mức 3 đối với nhện non không di động trong phòng thí nghiệm 55 4.14 Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học ở mức 3 đối với nhện trưởng thành trong phòng thí nghiệm 57 4.15 Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học đối với nhện gié trên giống lúa Khang dân 18 tại Đa Tốn - Gia Lâm – Hà Nội vụ mùa 2009 58 4.16 Ảnh hưởng của thuốc hoá học phòng trừ nhện gié đến năng suất lúa vụ mùa 2009 tại Gia Lâm – Hà Nội 60 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Nhện gié ở các pha phát dục 4 3.1. Ô thí nghiệm nhân nuôi nhện gié 21 3.2. Lam kính 1 24 3.3. Đặt 1 lớp giấy thấm lên lam kính 1 25 3.4. Đặt tiếp 1 lớp giấy đa năng, và 1 đoạn lá lúa 25 3.5. Đậy lam thủng và kẹp chặt bằng 2 kẹp sắt, mặt trên của lam thủng có dán băng dính xung quanh 25 3.6. Dùng bút lông chuyển nhện 25 3.7. Đậy lên trên lam thủng 1 lam kính thứ 2 26 3.8. Bộ kẹp – lam – lá lúa có nhện 26 3.9. Nhúng thuốc hoá học trong 5 giây 26 3.10. Thấm dung dịch thuốc bằng giấy thấm 26 3.11. Ruộng thí nghiệm hiệu lực thuốc hoá học 28 4.1. Triệu chứng gây hại của nhện gié trên gân mặt dưới lá 30 4.2. Triệu chứng gây hại của nhện gié ở mặt trên lá 30 4.3. Triệu chứng gây hại trong gân lá 31 4.4. Triệu chứng phía ngoài bẹ lá lúa 32 4.5. Triệu chứng trong bẹ lá lúa 33 4.6. Triệu chứng trên thân lúa 34 4.7. Triệu chứng của nhện gié hại trên bông 35 4.8. Triệu chứng bên trong hạt lúa 35 4.9. Diễn biến mật độ nhện gié trên các giống lúa vụ mùa năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội 41 4.10. Diễn biến mật độ nhện gié trên giống Khang Dân 18 ở các chân đất khác nhau tại Gia lâm vụ mùa năm 2009. 43 4.11. Diễn biến mật độ nhện gié trên các mức bón phân urê khác nhau. 45 4.12. Hiệu lực của 4 loại thuốc với pha trứng trong phòng thí nghiệm 47 4.13. Hiệu lực của 4 loại thuốc với pha nhện non không di động trong phòng thí nghiệm 49 4.14. Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học đối với nhện trưởng thành trong phòng thí nghiệm 50 4.15. Hiệu lực của 4 loại thuốc với pha trứng của nhện gié trong phòng thí nghiệm 51 4.16. Hiệu lực của 4 loại thuốc với nhện non không di động của nhện gié trong phòng thí nghiệm 52 4.17. Hiệu lực của 4 loại thuốc với nhện trưởng thành trong phòng thí nghiệm 54 4.18. Hiệu lực của 4 loại thuốc với pha trứng của nhện trong phòng thí nghiệm 55 4.19. Hiệu lực của 4 loại thuốc với nhện non không di động của nhện gié trong phòng thí nghiệm 56 4.20. Hiệu lực của 4 loại thuốc với nhện non trưởng thành của nhện gié trong phòng thí nghiệm 57 4.21. Hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học đối với nhện gié trên giống lúa Khang dân 18 tại Đa Tốn - Gia Lâm – Hà Nội vụ mùa 2009 59 4.22. Năng suất lúa ở 4 công thức thuốc tại Trâu Quỳ - Gia Lâm- Hà Nội 60 4.23. Lúa của thí nghiệm so sánh hiệu lực 4 loai thuốc hoá học trong phòng trừ nhện gié 61 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Lúa là cây lương thực quan trọng của Việt Nam. Từ một nước hàng năm phải nhập 0,5 triệu tấn lương thực vào thập kỷ 80 thế kỷ trước đến nay Việt Nam đã có thể sản xuất tới 37 triệu tấn thóc trên diện tích 7,2 triệu ha lúa. Ngoài việc tự cung cấp đủ lương thực, Việt Nam còn có thể xuất khẩu 4, 5 triệu tấn vào năm 2008 và trở thành nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới sau Thái Lan…(Tổng Cục thống kê, 2008) [9]. Tuy nhiên trên lúa có nhiều loại côn trùng gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa như sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu, bọ xít và nhện một loài dịch hại gần đây mới được để ý đến và đang trở thành đối tượng quan trọng cần được chú ý phòng trừ. (Trung tâm BVTV phía Bắc, 2008) [10] Việc sử dụng thuốc hóa học gốc Pyethroid trên lúa để trừ sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu… ngày một gia tăng ở Việt Nam. Năm 1990 chỉ có 1 loại (Desis) thì đến năm 2009 đã có tới 95 loại thuốc nằm trong nhóm này được đăng ký sử dụng trừ sâu trên lúa (Bộ Nông nghiệp PTNT, 2009) [1]. Đây có thể là một yếu tố quan trọng làm tăng khả năng phát triển, gây hại của nhện nói chung và nhện gié nói riêng. Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2001) [5] cho biết việc sử dụng thuốc BVTV gốc Pyethroid như Cypermethrin đã làm kích thích sự phát triển, gây hại của nhện đỏ hại chè. Trung tâm BVTV phía Bắc (2008) [10] cũng cho rằng việc sử dụng thuốc hoá học không hợp lý đã phá vỡ cân bằng sinh thái, làm bùng phát số lượng một số loài thứ yếu trong đó nhện gié hại lúa có xu hướng ngày càng tăng và trở thành dịch hại nguy hiểm ở miền Bắc. Ở Việt Nam việc nghiên cứu về nhện nói chung và đặc biệt là nhện gié hại lúa nói riêng chưa nhiều. Do vậy đã có trường hợp nhầm lẫn về triệu chứng xảy ra như nhện lông nhung trên vải thiều do lầm tưởng là bệnh do nấm hay nhện gié gây hại trên lúa lại nhầm lẫn với bệnh do nấm gây nên như bệnh lem lép hạt (tập hợp nấm và vi khuẩn gây nên). Điều này dẫn đến việc dùng thuốc BVTV phòng trừ không đạt kết quả cũng như chưa thấy được mức độ nguy hại do nhện gây nên, đặc biệt là đối với lúa. Chính vì vậy nghiên cứu đặc điểm sinh học để nhận biết triệu chứng, mức độ gây hại và tìm ra biện pháp phòng trừ nhện gié hại lúa bằng thuốc hoá học có hiệu quả là một việc cấp thiết mang lại lợi ích thực tế trong nghiên cứu và chỉ đạo phòng trừ phục vụ bảo vệ sản xuất lúa tại Việt Nam. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley và biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học ”. 1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Xác định được mức độ gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley và hiệu lực của một số loại thuốc hoá học đối với nhện gié từ đó đề xuất biện pháp phòng chống chúng hợp lý trên lúa vụ mùa tại vùng Đồng bằng sông Hồng. 1.2.2 Yêu cầu - Điều tra sự gây hại của nhện gié hại S. spinki tại vùng Gia Lâm - Hà Nội. - Đánh giá mức độ gây hại và thiệt hại do nhện gié gây ra trên lúa vụ mùa năm 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội. - Tìm hiểu ảnh hưởng về hiệu lực của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến khả năng phòng trừ nhện gié hại lúa Steneotarsonemus spinki. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊNCỨU 2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. Nhện gié có tên khoa học Steneotarsonemus Spinki Smiley thuộc ngành chân đốt (Arthroppoda), lớp nhện (Arachnida), bộ ve bét (Acarina), họ Tarsonemidae, giống Steneotarsonemus, loài Steneotarsonemus Spinki Smiley (Smiley, R. 1967) [39]. Ngoài ra một tên khác đồng nghĩa được biết đến là Steneotarsonemus madecassus Gutierrez (Tseng 1978) [41]. 2.1.1 Hình thái nhện gié lúa Vòng đời của nhện gié trải qua các pha phát triển như trứng, nhện non di động, nhện non không di động và nhện trưởng thành. Trong đó, nhện non không di động đóng vai trò quan trọng như pha nhộng của bộ cánh cứng vì mọi sự chuyển hoá về chất trong cơ thể giúp nhện non lột xác hoá trưởng thành đều diễn ra ở giai đoạn này. Nhện non không di động lột xác hoá trưởng thành tương tự các loài khác thuộc họ Tarsonemidae [43] Tác giả Cho và cộng sự (1999) [14] đã chụp được ảnh của nhện gié bằng kính hiển vi điện tử và mô tả đặc điểm của chúng với sự khác nhau về kính thước giữa con đực và con cái. Con đực dễ dàng phân biệt so với con cái vì chúng có kích thước nhỏ hơn và có đôi chân sau biến dạng nhiều. Mầu sắc nhện thay đổi từ trắng trong đến tái xám, sự thay đổi mầu này phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và giai đoạn phát triển khác nhau. Trứng có mầu trắng trong, hình quả trứng thon dài, kích thước bằng 1/2 nhện trưởng thành. Nhện non có cùng kích thước bằng trứng và có mầu trắng trong. Nhện non không di động cũng có mầu trắng trong, con cái non được vận chuyển bởi con cái đã trưởng thành giống như hầu hết các loài thuộc họ Tarsonemidae. Trưởng thành đực có cơ thể thon dài và rộng nhất tại vùng phía trước của bộ phận thân sau, trong khi trưởng thành cái cũng có cơ thể thon dài và rộng nhất tại bộ phận thân sau. Nhện gié lúa được xác định là một trong những loài nhỏ nhất của họ Starsonemid [Chow et al, 1980] [15] mắt thường khó nhìn thấy. Khi còn non chúng có 3 đôi chân, khi trưởng thành có 4 đôi chân nhưng đôi chân thứ 4 đã biến thành vuốt dài ở con cái, còn ở con đực thì biến thành dạng kẹp (Smikey, 1967) [39] - Nhện non có màu trắng, nhện trưởng thành có màu vàng nhạt. Trưởng thành cái có kích thước dài 272 mm, rộng 109 mm, trong khi trưởng thành đực có kích thước nhỏ hơn dài 217mm, rộng 120mm (Ramos và Rodriguez, 2001) [32]. - Hình thái của nhện trưởng thành có sự thay đổi khác biệt kể từ khi hoá trưởng thành đến khi giao phối xong và đẻ trứng. Tại Trung quốc nghiên cứu cho thấy sau khi giao phối xong bụng nhện cái phình to, lồi lõm không bằng phẳng và có màu trắng vàng (Xu et al, 2001) [43]. 2.1.2 Đặc tính sinh học của nhện gié Nhện gié có thể được vận chuyển theo hạt thóc từ nơi này sang nơi khác vì chúng sống bên trong lớp vỏ trấu của hạt. Việc phơi thóc khô để chế biến có thể trừ diệt được nhện sống trong vỏ hạt thóc do nhiệt độ cao và không còn đủ ẩm để nhện hút nước sinh sống (Nappo, 2009) [26]. Tác giả Ochoa (2004a) [28] tin rằng việc vận chuyển nhện gié theo các hạt thóc nhiễm nhện là hoàn toàn cò thể xảy ra vì nhện non có thể sống 1-2 tuần trong điều kiện ẩm độ thấp. Nhện có tính năng động cao, chúng được quan sát thấy di chuyển mạnh trên mặt lá lúa. Nhện gié thuộc loài sinh sản đơn tính nghĩa là nhện cái mẹ không cần giao phối mà có thể sản sinh ra thế hệ con đực, sau đó nhện cái mẹ giao phối với các con đực này để đẻ ra trứng. Trung bình một con cái có thể đẻ ra 55 quả trứng trong suốt cuộc đời của chúng. Theo dõi trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 86oF nhện sống được 3 ngày còn ở nhiệt độ 68oF chúng sống dài hơn tới 20 ngày. Nếu nuôi ở trong phòng thí nghiệm khống chế nhiệt độ ở 17,6oF trong vòng 72 giờ thì hầu hết các con nhện đều bị chết. Điều kiện thời tiết với nhiệt độ cao và ít mưa thuận lợi cho sự phát triển gây hại của nhện gié trên đồng ruộng. Việc gieo cấy liên tục giữa các vụ lúa trên cùng một cánh đồng tạo điều kiện cho nhện luôn có đủ thức ăn để sinh sôi, nảy nở phát triển quần thể (Nappo, 2009) [26]. Nhện gié lúa có khả năng lây lan nhanh trong điều kiện sinh thái thích hợp. Vòng đời của chúng trải qua 4 giai đoạn: trứng, nhện non di động, nhện non không di động và nhện trưởng thành. Thời gian phát dục của nhện gié phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nhất là nhiệt độ. Theo tác giả Lo và Ho (1979) [24], thì thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành diễn ra rất nhanh ở nhiệt độ 30oC, trong khi đó ở nhiệt độ 20oC thời gian phát dục này dài tới 20 ngày. Cũng liên quan đến vấn đề này tác giả Xu và cộng sự (2001) [43] cho biết ở Trung Quốc thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của nhện gié lúa xảy ra ngắn hơn ở Cu Ba tới 45% trong cùng điều kiện nhiệt độ giống nhau. Cụ thể: ở nhiệt độ 30oC là 8,5 ngày, ở nhiệt độ thấp hơn 28oC là 9,9 ngày còn ở nhiệt độ 25oC thời gian cần tới 13,6 ngày. Cũng giống như thời gian phát dục vòng đời của nhện cái dài ngắn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. ở 25oC con cái sống tới 31,6 ngày, trong khi ở nhiệt độ cao hơn 28oC con cái chỉ sống được 26,4 ngày, còn ở 30oC thì thời gian sống của nó chỉ còn 23,6 ngày. (Xu et al, 2001) [43]. Nhện gié hại lúa có khả năng đẻ trứng cao và tập trung. Tại Trung Quốc một con cái có thể đẻ tới 78 trứng trong vòng từ 5 – 32 ngày tuỳ theo điều kiện sinh thái (Chen et al , 1979) [13]. Số trứng được đẻ ra trong tuần đầu tiên sau khi giao phối chiếm tới 52,7% tổng số trứng (Xu et al, 2001) [43]. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tác giả Navia và cộng sự (2006) [27] cũng cho thấy nhện gié lúa hoàn thành vòng đời dài ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ 24oC là 7 ngày, còn ở nhiệt độ cao hơn 30oC thì vòng đời rút ngắn xuống còn 3 ngày. Liên quan đến khả năng hoàn thành vòng đời của nhện các tác giả này cho biết nhện gié chỉ có thể hoàn thành được vòng đời ở nhiệt độ trên 16oC, còn ở nhiệt độ thấp dưới 16oC thì chỉ thấy phôi phát triển. Tại Đài Loan tác giả Lo và cộng sự (1979) [24] cho biết số lượng trứng do nhện cái đẻ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Ở nhiệt độ 30oC số trứng đẻ ra là 59,5 trứng/ 1 con, trong khi đó ở nhiệt độ thấp hơn, 20oC thì số lượng trứng đẻ ra chỉ còn 20 trứng/ 1 con. Tỷ lệ sinh sản ra nhện cái và nhện đực không cân bằng nhau. Thường thì tỷ lệ nhện cái và đực là 3 : 1, có khi cao nhất tỷ lệ này tới 8 con cái: 1 con đực. Cũng theo tác giả này nhện gié lúa cũng có thể sống sót trong mùa đông ở rơm rạ, chau lúa và các dảnh lúa mọc lên sau khi thu hoạch ở vụ trước (Lo và Ho, 1980) [23]. 2.1.3 Triệu chứng gây hại và khả năng lan truyền của nhện gié lúa Nhện gié là loài sinh vật rất nhỏ bé không nhìn thấy được bằng mắt thường vì vậy muốn quan sát chúng cần phải dùng kính lúp. Việc điều tra phát hiện sự gây hại của nhện chủ yếu dựa vào triệu chứng do chúng gây ra trên các bộ phận của cây lúa. Triệu chứng này thay đổi tuỳ theo từng quốc gia. Tại ấn Độ cho thấy khi bông lúa bị hại thì chúng không trỗ thoát ra được. Trên các bẹ lá bị chết hoại tìm thấy nhiều nhện sống ở phần giữa bẹ và thân cây. Tại Hàn Quốc lúa bị nhện hại có các biểu hiện bông và hạt lúa bị biến dạng, các vết hại xuất hiện ở mặt trong của bẹ lá. Đồng thời trên vỏ hạt thóc xuất hiện các vết mầu nâu. Tại Đài Loan ngoài việc gây hại trực tiếp nhện còn hội tụ với nấm bệnh gây hại cho lúa như nấm gây hại thối bẹ lá (Sarocladium oryzae) chúng gây nên các điểm mầu hơi nâu trên bẹ lá và hạt thóc. Hậu quả của sự gây hại này làm cho hạt thóc bị lép (Cho M.R et al, 1999) [14]; (Tseng Y.H, 1978) [41]. Nhện gié tập trung sống ở phần giữa bẹ lá và thân cây lúa. Khi cây lúa phát triển có thể tìm thấy nhiều nhện ở phần bông lúa. Khi lúa chín sữa là giai đoạn bị hại mạnh nhất bởi nhện gié. Triệu chứng gây hại của nhện gié thường thấy ở các bộ phận cấu tạo nên cơ quan sinh thực của cây lúa. Chúng làm cho các hạt thóc và bông lúa bị biến dạng, các mô cây bị mất nước, chết hoại cũng như làm biến mầu của vỏ hạt thóc. Hậu quả của việc gây hại bởi nhện là làm giảm chất lượng hạt thóc, làm cho hạt thóc bị lép. Triệu chứng trên bẹ lá đòng là các vết mầu nâu quế đến thâm đen, làm cho bông lúa không chỗ thoát ra được, triệu chứng này rất giống và dễ bị nhầm lẫn với bệnh thối bẹ do nấm gây nên. Theo tác giả Ramos và Rodiriguez (2001) [32] triệu chứng gây hại của nhện là các điểm hoặc giải mầu nâu được phát hiện trên hạt và bẹ lá. Mật độ của nhện tập trung trên các bộ phận này của lúa nhiều khi rất cao tới trên 450 con/ cm2... Nhện gié có khả năng lan truyền tới các vùng trồng lúa mới. Chúng có thể truyền được từ hạt thóc đến cây lúa con (Rao et al, 2000) [35]. Nhện lan truyền theo hạt thóc vận chuyển từ nơi này sang nơi khác đã được phát hiện thấy ở 26 lô hàng thóc nhập khẩu tại các cửa khẩu của Mỹ (PIN - 309, 2004) [31]. Nhện gié lúa còn có khả năng lan truyền qua gió theo một khoảng cách từ gần đến xa; nhện có thể lan truyền qua chim, côn trùng, tàn dư thực vật trôi theo dòng nước và các dụng cụ máy móc làm đồng (Navia et al, 2006)[27]. Tại ban Texas, Mỹ tác giả Ochoa (2007) [30] đã quan sát thấy nhện đực nổi trên mặt nước bơi tìm nhện cái và quan sát thấy nhện cái chủ động thả mình từ trên cây xuống nước để tìm nhện đực. Ngoài ra tác giả này còn nhận thấy có một số lượng lớn nhện gié tập trung ở cống nơi dẫn nước ra vào đồng ruộng (Ochoa, 2007a) [30] 2.1.4 Phân bố và tác hại của nhện gié lúa Nhện gié được phát hiện thấy đầu tiên vào năm 1960 qua việc phân loại mẫu của một loại rầy hại thân lúa – Sogata oryzicola thu thập được tại Louisana, Mỹ (Smiley, 1967) [39], (Ramos và Rodriguez, 2001) [32]. Theo Ochoa và cộng sự (2004a) [28] thì sự xuất hiện đầu tiên của nhện gié chắc chắn là ở vùng Đông Nam Á, tuy nhiên sự phát hiện đầu tiên là ở Trung Quốc, Philipine và ở Đài Loan (Smiley et al, 1993) [40], ở Ấn Độ và Kenya (Rao và Das, 1997) [36], ở Cuba (Ramos và Rodriguez, 2001) [32], cộng hoà Dominica (Ramos et al, 2001) [33], ở Nhật Bản (Shikata et al, 1984) [38]. Hàn Quốc (Cho et al, 1999) [14], (Schall, 2004) [37]. Tại Mỹ nhện gié được phát hiện vào tháng 11 năm 2004 trong khi điều tra tìm hiểu nguyên nhân gây hạt thóc bị lép trong khi gieo trồng thí nghiệm (Wang, 2004) [42] và gần đây nhất đã phát hiện nhện gié ở Haiti và Colombia (Castro et al, 2006) [12]. Ký chủ của nhện gié là các loại lúa Oryza sativa và Schoenoplactus (Chen et al 1979) [13], (Ho.CC.and K.C. Lo, 1979) [19], (Rao and Praskash 2002) [34]. Ngoài ra còn có nhiều loại ký chủ khác kể cả một số loại cỏ dại như cỏ gà (Cynodon dactylon), cỏ lác (Cyperus iria), cỏ lồng vực (Echinochloa colora) và cỏ chỉ (Digitaria sp) và các giống lúa dại khác (oryza sp) cũng bị gây hại nặng bởi loài nhện này (Ochoa, 2007a) [30]. Nhện gié có khả năng gây hại cho rất nhiều giống lúa khác nhau. Loài S. spinki và Tarsonemus talpae có thể gây hại trên 335 giồng lúa lai. Nước cộng hòa Đôminica có 4 giống lúa ở các điều kiện sinh thái khác nhau: ISA-40, JUMA-57, Prosedoca-97 và Prosequisa-4 chúng có mức độ nhiễm nhện gié khác nhau. Giống ISA-40 và JUMA-57 có khả năng nhiễm cao, còn hai giống Proedoca-97 và Prosequisa-4 nhiễm nhện gié ở mức độ thấp hơn. Ở các giai đoạn thí nghiệm từ khi lúa đẻ nhánh, phân hóa đòng, trỗ, hai giống ISA-40 và JUMA-57 bị thiệt hại khá cao do nhện gié gây ra, hai giống còn lại tỏ ra không nhiễm (Zhang et al,1995) [44]. Ở Châu Á và vùng Caribe thiệt hại đáng kể đến lúa do nhện kết hợp với các loại nấm hại như Pyricularia, Rhynchosporium, Rhizoctonia, Fusarium moniliform, Curvularia lunata, Alternaria padwickii, Pseudomanas glumae (Cho et al, 1999) [14]. Nhện gié lúa có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây lúa. Sự gây hại gián tiếp của nhện đó là khi chích hút vào cây nó đã truyền độc tố hoặc lây nhiễm các bào tử nấm bệnh cho cây lúa như bệnh thối bẹ (Saroclarium oryzac), bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzac), bệnh bỏng lá (Rhynchosporium sp), bệnh khô vằn (Rhizoctonia solany), bệnh lúa von (Fusarium moniliforme) v.v... (Naria et al, 2006) [27]. Tại Cu Ba nhện gié gây hại kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp làm giảm năng suất lúa từ 30 – 60% (Ramos và Rodriguez, 2001) [32]. Tại các vùng có khí hậu ôn đới của Mỹ sự gây hại của nhện gié đối với lúa là không lớn (Schall, 2004) [37] vì chúng không thể qua đông tại các vùng trồng lúa này (Ochoa, 2004a) [28]. Trong khi đó tại Puerto Rico thì thiệt hại do nhện gié gây nên đối với lúa là rất đáng kể (Schall, 2004) [37]. Năm 2003 và 2004 nhện gié làm giảm năng suất lúa ở Trung Mỹ, Costa Rica, Panama, Nicaragua lên tới 40 đến 60%. Năm 2005 nhện gié gây thiệt hại kinh tế đáng kể tại Colombia, Hoduras và Guatemala (Castro et al, 2006) [12]. Ở Đài Loan nhện gié gây thiệt hại diện tích 17.000 ha vào năm 1976 và 19.000 ha vào năm 1977, thiệt hại do chúng gây ra ước tính 9.2 triệu đô la Mỹ (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004 dẫn) [2]. Những năm 70 vùng Giang Tây, Trung Quốc nhện gié làm giảm 30% sản lượng lúa (Trần Thị Thu Phương, 2006 dẫn) [8]. Những năm 1970, những thông báo về thiệt hại do nhện gié gây ra được công bố ở Trung Quốc và Đài Loan làm giảm năng suất trung bình 5-20%, một số nơi bị hại nặng lên đến 70-90%. Tại Cộng hòa Đôminica, Haiti, Nicaragua, Costa Rica và Panama nhện gié làm thiệt hại trung bình khoảng 30% năng suất lúa. Ở ấn Độ thiệt hại do nhện gié gây ra biến động từ 1 đến 20% diện tích. Mật độ nhện khác nhau gây ra mức độ thiệt hại khác nhau. Mật độ biến động 7 đến 600 con/bẹ tương ứng với mức giảm 4 đến 90% năng suất (Nguyễn Thị Nhâm dẫn, 2009) [7]. Tại Brasil thiệt hại do nhện gié gây ra là rất lớn bởi vì đây là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất tại vùng Nam Mỹ, với sản lượng lúa hàng năm là 12,7 triệu tấn thóc, thiệt hại do nhện gié gây nên khoảng 30 – 70% do vậy hàng năm Brasil bị mất tới 3,8 – 8,9 triệu tấn thóc. Ngoài ra nước này còn phải chi ra một số lượng tiền lớn để tiến hành các biện pháp phòng trừ loài nhện gié này (Ramos và Rodriguez, 2001) [32]. Tại Trung Quốc tác giả Xu và cộng sự (2001) [43] cho biết Trung Quốc là nước chịu thiệt hại rất lớn do nhện gié gây ra với cây lúa, theo các tác giả này thiệt hại có thể gây ra làm giảm từ 30 – 40% năng suất. 2.1.5 Phòng trừ nhện gié lúa Các nghiên cứu về phòng trừ nhện gié lúa đã được tiến hành bao gồm cả các biện pháp về sinh học, hoá học, canh tác, giống chống chịu kiểm dịch thực vật v.v... Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp này một cách hữu hiệu để phòng trừ chúng thì khác nhau ở từng nơi. Tại Mỹ chưa có các luật lệ quản lý chặt chẽ khi loại nhện này được phát hiện thấy tại một nhà lưới của trường Đại học tại Ohio (Harrison, 2004) [18]. a. Biện pháp sinh học: Lo và Ho (1980) [23] cho biết, việc nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học như sử dụng thiện địch, nhện bắt mồi (Amblyserius taimanicus) đã được sử dụng. Những nghiên cứu cho thấy ở các vùng nhiệt đới có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae, đây sẽ là biện pháp sinh học hiệu quả nếu tỷ lệ nhện bắt mồi/ mật độ nhện hại thích hợp. Các loài nhện trong họ Phytoseiidae, bộ ve bét Acarina có khả năng khống chế được nhện gié S.spinki (Lo & Ho, 1979) [24]. Theo Navia và cộng sự (2006) [27] cho biết rất nhiều các tác nhân sinh học đã được nghiên cứu để phòng trừ nhện gié đặc biệt là sử dụng các loài nhện ăn thịt như Lasioserius parberlesei, Aceodromus asternalis, Asia pineta, Hypoaspis sp, Lasioseius sp, Proctolaelaps bickleyi, Galendromimus alveodromus, Galendromus longipilus, Galendromus sp, Neoseiulus parabensis, N baraki, N. paspalivorus, Proprioseiopsis asetus, Typholodromus sp, Hirsutella nodulosa và Enthomophtora sp. Tuy nhiên hiệu quả của biện pháp này chưa được đánh giá, kết luận cụ thể so với biện pháp hóa học để trừ nhện. b. Biện pháp dùng thuốc hóa học: Do nhện gié sống bên trong giữa bẹ lá và thân cây lúa nơi dung dịch nước thuốc khó thấm vào được cho nên vịêc dùng thuốc hoá học tốt nhất là các loại thuốc có tính nội hấp. Lo và cộng sự (1981) [25] cho biết dùng thuốc Parathion và Dicofol đạt hiệu quả trừ nhện 97 – 99,9%. Trong hai loại thuốc này theo họ nên dùng thuốc Dicofol vì nó ít độc hại đối với động vật máu nóng và các thiên địch chân đốt so với thuốc Parathion. Thuốc Dimethoat 30EC được dùng ở nồng 0,04% phun vào thời điểm lúa đang đẻ nhánh mạnh có thể làm giảm số lượng nhện hại lúa tới 88,49% (Ghosh et al 1998) [17]. Tại Trung Quốc tác giả Jiang và cộng sự (1994) [21] báo cáo cho biết nếu dùng thuốc Isoprocarb, DDVP và Thiopharate mang lại hiệu quả cao trong việc trừ nhện. Cụ thể chúng làm giảm vết bệnh gây hại màu nâu trên bẹ lúa và làm tăng năng suất lúa tới 24,27%. Tại Đài Loan việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu trong phòng trừ nhện gié đã làm tăng khả năng kháng thuốc của chúng. Trước thực trạng đó, các nhà bảo vệ thực vật đã tiến hành các nghiên cứu cần thiết nhằm giảm bớt lượng thuốc hóa học, dư lượng thuốc để bảo vệ môi trường. Kết quả cho thấy việc lựa chọn và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ mới có thể làm giảm tính kháng thuốc của nhện cũng như giảm thiệt hại do chúng gây nên đồng thời tiết kiệm khoảng 50% số lượng thuốc sử dụng (Fang H.C 1980)[14], (Ho, 1999) [20] Theo Navia và cộng sự (2006) [27] biện pháp hoá học chỉ là biện pháp sau cùng được sử dụng đối với những trường hợp khẩn cấp. Các loại thuốc có tác dụng tốt phòng trừ nhện gié là Triarophos, Bomopropilato, Dicofol, Diafenthiuron, Edifenphos, Abamectin, Bromite, Endosulfan và Benomyl 5pm + TMTD (Thiram). Tại Úc, tác giả Beard (2007) [11] cho biết đã thành công trong việc phòng trừ nhện gié lúa bằng phương pháp khử trùng xông hơi với thuốc Phosphin (Bekaphos). Đây được coi như là một biện pháp xử lý sử dụng xen kẽ với các biện pháp khác để phòng trừ sự lây lan của nhện gié qua hạt thóc bảo quản trong kho. c. Biện pháp canh tác: Về biện pháp canh tác hai tác giả Ho và Lo (1979) [24] đã nghiên cứu và đề xuất biện pháp diệt trừ lúa chét, thu gom tàn dư rơm rạ trên ruộng rồi để hoang hoá ruộng trong vòng 2 tuần, không gieo cấy liên tục lúa sau khi thu hoạch vụ đầu tiên. Cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây lúa sau thu hoạch để làm mất nguồn sinh sống lan truyền của nhện sang vụ sau. Ngoài ra cần vệ sinh máy móc công cụ làm đồng trước khi chuyển sang làm ở các cánh đồng mới. Sử dụng các hạt giống đảm bảo chất lượng, kết hợp gieo trồng thưa và khống chế mực nước trong ruộng thấp cũng là những biện pháp hữu hiệu làm giảm tác hại của nhện gié đối với lúa (Natia et al 2006) [27]. d. Biện pháp sử dụng giống chống chịu: Tại Trung Quốc tác giả Zhang và cộng sự (1995)[45] cho biết có một số giống có thể chịu được đối với sự gây hại của nhện gié . Ở Costa Rica một số giồng được giới thiệu có khả năng kháng nhện gié FEDEAROZ 50, CFX 18 và CR 4477. Ở Cu Ba, Yudith cho biết một số giống chống chịu nhện gié là IACuba - 28, IACuba - 29, IACuba - 30, IACuba - 21. Nước cộng hòa Đôminica có 2 giống kháng với nhện gié là Prosedoca - 97 và Prosequisa - 4. Hai giống này chỉ bị nhiễm nhẹ vào giai đoạn mẫn cảm của lúa, giai đoạn trỗ với tỷ lệ hại 33%, mật độ nhện 0.26 con/dảnh (Prosequisa - 4). Ngoài ra các nghiên cứu khác về sử dụng giống chống chịu đối với nhện gié cũng đang được tiến hành tại Costa Rica và Cu Ba (Navia et al, 2006) [27]. e. Biện pháp kiểm dịch thực vật: Biện pháp kiểm dịch thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn, bao vây và trừ diệt sự lây lan gây hại của nhện gié. Tại Mỹ cơ quan kiểm dịch đã phát hiện và ngăn chặn 26 trường hợp nhện gié nhiễm trong các lô thóc giống nhập khẩu (PIN 309, 2004) [31] Khi phát hiện nhện gié xuất hiện tại khu nhà lưới tại trường Đại học thuộc bang Texas, Mỹ, các biện pháp bao vây nghiêm ngặt đã được thực hiện để tiêu diệt loại nhện này như : tiêu huỷ toàn bộ các cây lúa bị nhiễm nhện, vệ sinh sát trùng toàn bộ khu nhà lưới. Các chậu lúa cần thiết phục vụ cho công việc nghiên cứu tiếp diễn được đặt dưới sự quản lý nghiêm ngặt về mặt kiểm dịch của cơ quan cục nông nghiệp và lương thực bang Califonia. Tất cả các chậu lúa này phải được bọc trong các bao ni lông, vận chuyển bằng các xe tải kín đến một nơi có các phương tiện nghiên cứu cách li thích hợp đến các nơi gieo trồng cho đến khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch toàn bộ rơm rạ, tàn dư cây lúa bị tiêu huỷ. Thóc được tiệt trùng để diệt trừ hết nhện, làm giống cho các nghiên cứu về sau. Ngoài lúa, các cây trồng khác ở trong khu nhà lưới này cũng bị tiêu huỷ. Nhà lưới sau khi được tiệt trùng bằng nhiệt và áp lực cao phải để cách ly trong vòng 30 ngày mới được trồng lúa trở lại (Kuehn, S. W, 2007) [22]. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.1 Thành phần nhện gié lúa Nghiên cứu về thành phần nhện gié hại trên lúa tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Đĩnh (2005) [2] cho thấy trong số các loài nhện gié được phát hiện ở Việt Nam thì loài Steneotarsonemus spiki Smiley là loài nguy hiểm nhất. Kích thước của loài nhện này là rất nhỏ 0,1-0,3mm, cơ thể và chân sau có lông mỏng và thưa. Đặc biệt ở chân trước đốt cuối có nhiều lông rậm và lông chuyên cảm giác với hình dạng và kích thước khác nhau. Kết quả điều tra của Trần Thị Thu Phương (2006) [8] cho thấy có 9 loài nhện nhỏ gây hại trên lúa vụ mùa năm 2006 tại Gia Lâm - Hà Nội, trong đó có họ Eriophyidae có hai loài, họ Tarsonemidae có 3 loài, họ Tetranychidae có 4 loài. Có 3 loài gây hại phổ biến đã xác định được tên khoa học là loài nhện cà rốt bẹ lá Aceria tulipae Kernel, nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley và nhện bánh xe Schizotetranychus oryzae Rossi. Các loài còn lại gây hại không nghiêm trọng và mức độ phổ biến thấp. 2.2.2 Hình thái nhện gié lúa Theo Nguyễn Văn Đĩnh và Vương Tiến Hùng (2007) [4] nhện cái trưởng thành có hình ô van hai đầu thon nhọn mầu trắng hoặc trắng vàng. Kích thước con cái 0.25 + 0.03mm. Con cái có 4 đôi chân, đôi chân thứ tư ở đốt bàn phần cuối có hai lông dài ở giữa có một lông ngắn hơn. Trưởng thành đực cũng có hình ô van nhưng ._.ngắn hơn con cái, màu trắng đến trắng vàng, kích thước 0.23 + 0.02mm, đôi chân thứ tư có đốt đùi rất to, khỏe và đệm chân rất phát triển thành vuốt lớn, nên đôi chân thứ tư trông giống như một đôi càng cua. Trứng có hình bầu dục mầu trắng trong đến trắng sữa, trơn bóng thường được để tập trung thành cụm hoặc đôi khi để rải rác. Nhện thuộc họ Tarsonemidae có tính dị hình rõ rệt. Con đực phía cuối có cấu tạo đặc thù được gọi là u lồi sinh dục hay đĩa sinh dục. Trong đĩa này có dương cụ hình kim. Con cái có cấu tạo đặc trưng, hình chùy được gọi là lỗ thở giả nằm giữa đốt háng thứ I và II. Theo các tác giả Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Thu Phương (2006) [3]. 2.2.3 Đặc tính sinh học Về đặc tính sinh học hai tác giả này cho biết nhện gié có vòng đời ngắn, trung bình 9,22 ngày ở 24,6oC và 5,83 ngày ở 29,9oC. Điều kiện thời tiết nóng khô thích hợp cho nhện gié phát triển gây hại. Trong vụ hè thu nhện gié thường phát triển vào tháng 5, tháng 6 lúc lúa có đòng đến trỗ (Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Thu Phương, 2006) [3]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhâm (2009) [7] khả năng chịu lạnh của nhện gié ở các pha khác nhau thì khác nhau. Cụ thể ở 16oC tỷ lệ nhện gié chết cao nhất ở pha nhện non di động là 100%, tiếp đến trưởng thành 80%, trứng 40% còn nhện non di động tỷ lệ chết chỉ 10%. Trong khi đó ở nhiệt độ thấp 10oC thì các tỷ lệ chết tương ứng là 100%, 100%, 90% và 83%. Cũng theo tác giả này nhện gié có thể lây lan qua các vết thương cơ giới, qua dòng nước và qua con đường gió thổi. Nhện có thể sống trên lúa chét để truyền sang vụ sau kể cả vụ xuân lẫn vụ mùa. Nhện cái được phát hiện thấy ở trên 2 mặt lá lúa nhưng tập trung chính ở trong bẹ lá lúa. Tại đây chúng đục mặt trong bẹ tạo thành đường hầm để sinh sống và đẻ trứng. Do đó chúng tạo nên triệu chứng gây hại trên bẹ lá lúa với các vết mầu xám nhạt hoặc đen dài vài centimet. Nếu nặng lúa không trỗ được hoặc trỗ được thì hạt biến màu méo mó, vỏ trấu mầu xám trắng. Trên lá vết nhện hại ban đầu có một lỗ đục nhỏ 0,3 - 0,5cm xung quanh mầu trắng vàng. Sau đó vết hại có hình chữ nhật dài màu trắng vàng đến vàng nâu. Kích thước vết hại 0,2 - 15cm. Chúng đục thông các khoang mô và tạo ra mùn. Nghiên cứu về thời gian phát dục của nhện gié ở nhiệt độ 25-30oC Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (2008) [10] cho biết: nhiệt độ càng cao thời gian phát dục của nhện gié càng ngắn. Liên quan giữa nhiệt độ và thời gian đẻ trứng tại Trung tâm này cũng cho thấy ở nhiệt độ cao thời gian kết thúc đẻ trứng ngắn. Cụ thể ở nhiệt độ 25oC nhện đẻ trứng kéo dài 11 ngày nhưng ở 30oC nhện kết thúc đẻ trứng ở ngày thứ 9. Ở nhiệt độ 25oC một con cái có thể đẻ 23,27 + 5,57 trứng/1 con và ở nhiệt độ 30oC là 26,14 + 6,27 trứng/ 1 con. 2.2.4 Triệu chứng gây hại Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (2008) [10] triệu chứng gây hại của nhện trên lúa chưa thấy xuất hiện sau 5 ngày lây nhiễm. Sau 10 ngày lây nhiễm triệu chứng bắt đầu xuất hiện trên bẹ lá lúa với các vết bệnh có màu vàng nâu. Sau 20 ngày lây nhiễm vết bệnh chuyển sang mầu nâu tươi và sau 30 ngày lây nhiễm vết hại do bệnh gây nên chuyển sang mầu nâu thẫm. Cũng theo các nghiên cứu này cho thấy nhện cư trú chủ yếu trên gân chính và cuống của lá lúa. Vết hại ban đầu thường có hình chữ nhật rõ rệt "giống như vết cạo gió" màu nâu tươi sau đổi dần thành màu nâu đen và cuối cùng chuyển sang mầu nâu đậm. Chiều dài của vết hại khoảng từ 0,2 -14,5cm. Gân lá bị hại nặng có thể làm cho lá bị gẫy gập xuống tại vết hại của nhện. Triệu chứng gây hại trên bẹ lá: Nhện đục lỗ và chui vào bên trong khoang của lá lúa để sinh sống và gây hại. Khi quần thể tăng, chúng đục sang các khoang kế tiếp, vì khoang của mô bẹ có hình chữ nhật nên vết nhện hại biểu hiện ra bên ngoài thường có hình chữ nhật tương đối đặc trưng. Vết hại cứ to dần lên khi bị nặng hình chữ nhật của vết hại không còn nữa. Độ dài ban đầu của vết hại chỉ là 0,2 - 0,5cm sau lan ra toàn bẹ lá giống như những thân mía tím. Mầu sắc vết hại từ nâu vàng sang nâu thẫm và cuối cùng chuyển sang nâu đen. Vết hại do nhện gây nên trên bông và hạt: Nhện gié gây hại khi bông lúa còn nằm trong bẹ lá đòng, nhện hại nặng làm cho bông lúa khó trỗ thoát, hình dáng bông lúa vặn vẹo, cuống gié và hạt bị nhện hại có mầu nâu đen hoặc thâm đen. Đối với bông lúa đã trỗ thoát nhện chui vào hạt để phá hoại đài hoa, bao phấn làm cho hạt không thụ phấn được dẫn đến lép hoàn toàn, hạt biến dạng méo mó, màu sắc vỏ trấu có màu nâu đen. Giai đoạn chín sữa nhện gây hại làm cho vỏ trấu có màu xám nâu, xám đen, hạt bị lép lửng. 2.2.5 Thiệt hại do nhện gié gây nên đối với lúa Nghiên cứu về tác hại của nhện gié ở trong nước tác giả Ngô Đình Hòa (1992) [6] cho biết tại Thừa Thiên Huế năm 1992 diện tích lúa bị nhện gié gây hại là 40 ha và 15% hạt bị lép. Triệu chứng gây hại chủ yếu trên bẹ lá là vết thâm, xám hoặc đen nhạn dài vài centimet. Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (2008) [10] cho biết cả 3 giống lúa khang dân 18, bắc thơm số 7 và nếp cái hoa vàng đều bị nhện gié gây hại trong vụ mùa 2008 tại tỉnh Hưng Yên. Nhện gây hại chủ yếu ở giai đoạn đứng cái đến làm đòng, trỗ và chín. Trong 3 giống trên giống khang dân 18 bị hại nặng nhất với tỷ lệ hại là 39,4% so với hai giống bắc thơm và nếp cái hoa vàng tỷ lệ hại tương ứng là tương đương nhau từ 30 - 31%. 2.2.6 Phòng trừ nhện gié Về biện pháp phòng trừ nhện gié Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (2008) [10] cho thấy trong 4 loại thuốc hóa học được khảo nghiệm đều có hiệu lực trừ nhện gié. Hiệu lực của các loại thuốc này đạt cao nhất vào 7 ngày sau khi phun thuốc, 14 ngày sau thì hiệu lực giảm đang kể. Trong 4 loại thuốc trên thuốc Kinalux 25EC liều 0.2 lít/ha có hiệu lực trừ nhện gié cao nhất, tiếp đến là Angun 5WDG liều 1.5 lít/ha, thấp nhất là thuốc Comite 75EC liều 0.55 lít/ha. Để phòng trừ nhện gié có hiệu quả, nên luân canh lúa với một loại cây họ đậu nhằm cắt đứt nguồn ký chủ, đồng thời tăng độ phì cho đất nhất là ở những vùng trồng 3 vụ lúa một năm. Chú ý sau vụ đông xuân, rải rơm đều trên ruộng rồi đốt, cảy ải phơi đất, vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nguồn nhện ban đầu. Đặc biệt chú ý giữ nước trong ruộng đầy đủ vì ruộng khô là điều kiện thích hợp cho nhện gié phát triển. Có thể kết hợp phun thuốc hóa học để phòng nhện gié. Ngoài đồng ruộng, hiệu lực phòng trừ nhện gié của thuốc Kinalux 25EC là cao nhất (86.62%) thứ hai là Padan 95SP (84.08%) và thấp nhất là Vertimec 1.8EC (63.03%) (Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Thu Phương, 2006) [3]. Thí nghiệm nhúng nhện gié trực tiếp vào dung dịch thuốc trong phòng thí nghiệm cho thấy ở nồng độ 0,063% hoạt chất, thuốc Kinalux 25EC đạt hiệu quả trừ nhện cao nhất 95%, tiếp đến là thuốc Padan 95SP ở nồng độ 0,95% hoạt chất đạt 94,3% còn của thuốc Vertimec 1.8EC ở nồng độ 0,01% hoạt chất là 89,7% (Trần Thị Thu Phương, 2006) [8]. 3. VẬT LIỆU,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu - Đối tượng: Nhện gié Steneotarsonemus spinki hại lúa vụ mùa năm 2009 - Thời gian: Tháng 6/2009 - 11/2009 - Địa điểm: Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Trâu Quỳ và xã Đa Tốn , Gia Lâm, Hà nội - Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu: + Vật liệu: giống lúa Khang dân 18. + Dụng cụ thí nghiệm trong phòng bao gồm: Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi, kính hiển vi, đĩa Petri, lam kính, lamen, dao, kéo, panh, kim côn trùng, bút lông, bông giữ ẩm, ống nghiệm tủ, định ôn, kim côn trùng số 00, pince thường, pince nhọn, kính lúp cầm tay, cồn 70o, miếng mika thủng. + Dụng cụ thí nghiệm trong nhà lưới bao gồm: Chậu vại, khay tôn, cuốc, xẻng, nilông cách ly, lưới chắn côn trùng. + Dụng cụ thí nghiệm ngoài đồng ruộng: Dây, cột, biển cắm thí nghiệm, nilông chắn gió. 3.2 Nội dung - Điều tra đánh giá mức độ gây hại của nhện gié trên các giống lúa khác nhau, các trà lúa khác nhau, các chân đất khác nhau, trên các mức phân bón khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội. - Thí nghiệm xác định triệu chứng, sự gây hại và thiệt hại do nhện gié gây ra. - Thí nghiệm xác định hiệu lực phòng trừ nhện gié bằng thuốc hoá học trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập mẫu nhện gié. * Phương pháp điều tra mức độ gây hại của nhện gié trên các giống lúa khác nhau: Trên mỗi giống chọn 1 ruộng điều tra điển hình, cùng chân đất vàn cao, cùng ngưỡng phân bón, cùng trà lúa chính vụ, cùng thời gian điều tra. Trên mối ruộng tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m2, trên mỗi điểm điều tra 10 khóm lúa, trên mỗi khóm điều tra 1 dảnh. Lấy toàn bộ dảnh lúa về phòng sau đó đếm số nhện trưởng thành trên 1cm bẹ là sát dưới bẹ lá đòng (1cm bẹ lá có triệu chứng). * Phương pháp điều tra mức độ gây hại của nhện gié trên các chân đất khác nhau: Trên mỗi chân đất chon 1 ruộng điều tra điển hình, cùng giống Khang Dân 18, cùng ngưỡng phân bón, cùng trà lúa chính vụ, cùng thời gian điều tra. Trên mối ruộng tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m2, trên mỗi điểm điều tra 10 khóm lúa, trên mỗi khóm điều tra 1 dảnh. Lấy toàn bộ dảnh lúa về phòng sau đó đếm số nhện trưởng thành trên 1cm bẹ là sát dưới bẹ lá đòng(1cm bẹ lá có triệu chứng). 3.3.2 Phương pháp điều tra mức độ gây hại của nhện gié ở các ngưỡng phân bón khác nhau: Trên mỗi ngưỡng phân bón chọn 1 ruộng điều tra điển hình, cùng giống Khang Dân 18, cùng chân đất vàn cao, cùng trà lúa chính vụ, cùng thời gian điều tra. Trên mối ruộng tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m2, trên mỗi điểm điều tra 10 khóm lúa, trên mỗi khóm điều tra 1 dảnh. Lấy toàn bộ dảnh lúa về phòng sau đó đếm số nhện trưởng thành trên 1cm bẹ là sát dưới bẹ lá đòng(1cm bẹ lá có triệu chứng). 3.3.3 Phương pháp nhân nuôi quần thể nhện gié làm thí nghiệm - Trồng lúa trong ô diện tích 20m2 và trong chậu vại đường kính 25cm làm thức ăn cho nhện gié như sau: + Lấy đất, phơi khô để xử lý đất, trộn đều với phân NPK tổng hợp.Cho đất vào trong ô thí nghiệm và chậu vại, đổ ngập nước và ngâm trong 5 ngày. + Ngâm thóc giống Khang dân 18 trong nhiệt độ khoảng 54oC (3 sôi, 2 lạnh) trong 1 ngày và 1 đêm để xử lý mầm bệnh. Đem ủ 1 ngày trong điều kiện phòng cho mọc mầm rồi đem gieo vào khay mạ. Khi mạ được 15 ngày tuổi đem cấy với khoảng cách 15 x 15cm vào trong ô thí nghiệm và 3 khóm, mỗi khóm 3 dảnh vào chậu vại. - Lây nhện vào lúa đã trồng: Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh là thời điểm thích hợp cho lây nhện nhện gié. Dùng bút lông chuyển 10 cặp nhện đực cái vào các đoạn bẹ lá lúa sạch dài khoảng 3- 5 cm, sau đó kẹp các đoạn bẹ này vào nách lá lúa. Mỗi dảnh kẹp 1 mẩu bẹ lá lúa như vậy, sau 2 tuần tiến hành lây nhện lần 2, làm tương tự như lây lần 1. - Theo dõi khả năng lây lan và triệu chứng gây hại của nhện gié sau khi lây nhiễm 3.3.4 Thí nghiệm xác định mức độ gây hại của nhện gié Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới. Tiến hành lấy đất và xử lý, chia đều lượng đất cho các chậu vại, ngâm nước 5 - 7 ngày. Bón phân NPK Việt Nhật tỷ lệ 10N: 16 P: 6K dành cho lúa. Bón 1 lần trước khi cấy lúa 1 ngày với liều lượng 10g/1vại. Khi bón phân, tiến hành trộn đất và phân trong vại cho nhuyễn và đều. Để qua một đêm, sáng hôm sau tiến hành cấy lúa. Phương pháp lây nhện gié vào lúa như sau: lấy mẩu lá cắt 1/3 chiều dài gân lá, dùng bút lông lấy cho vào mỗi lá số cá thể nhện theo công thức. Lây nhiễm bằng cách cài mẩu lá trên vào nách lá. Các công thức lây nhện bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD). - Thí nghiệm đánh giá mức độ gây hại trên giống lúa KD18. Mỗi giống tiến hành 4 công thức thí nghiệm với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại tương ứng với 1 chậu vại, mỗi chậu cấy 2 khóm lúa. Các lần nhắc lại được cách ly với nhau bằng nilon CT1: Không lây nhện CT2: Lây 5 nhện cái đang đẻ trứng trên 1 lần nhắc lại CT3: Lây 10 nhện cái đang đẻ trứng trên 1 lần nhắc lại CT4: Lây 20 nhện cái đang đẻ trứng trên 1 lần nhắc lại Các công thức thí nghiệm đều có chung chế độ nước, phân bón, ánh sáng,… - Thí nghiệm đánh giá giai đoạn gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất trên giống KD18 với 3 công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại tương ứng với 1 chậu vại, mỗi chậu cấy 2 khóm lúa và đều lây 10 nhện cái đang đẻ trứng/1 lần nhắc lại. CT1: Đối chứng không lây nhện, CT2: Lây nhện khi lúa kết thúc đẻ nhánh, CT3: Lây nhện khi lúa đứng cái làm đòng. Sau khi lây nhện vào lúa, theo dõi triệu chứng qua các ngày, thu hái bông lúa, tuốt hạt. Mỗi khóm lấy 3 bông. Phơi hạt khô, đem cân trên cân điện tử độ chính xác 0,01g. Tính và so sánh mức độ thiệt hại ở từng công thức khác nhau. Xử lý thống kê so sánh các công thức. Từ đó, xác định được mức độ thiệt hại. 3.3.5 Phương pháp khảo nghiệm hiệu lực 4 loại thuốc hoá học trong phòng thí nghiệm Thí nghiệm khảo nghiệm hiệu lực thuốc trong phòng được tiến hành ở 3 mức liều lượng sử dụng thuốc khác nhau. + Mức 1: là mức 100% nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc + Mức 2: là mức 80% nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc + Mức 3: là mức 50% nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc Cả 3 mức đều tiến hành thí nghiệm trên 3 pha phát dục là trứng, nhện non không di động, nhện trường thành cái đang đẻ trứng. Sử dụng 4 loại thuốc hoá học tương ứng với 4 CT, CT 5 là CT đối chứng không phun thuốc. CT 1: Kinalux 25EC CT 2:Virtako 40WG CT 3: Abamectin 8,4SC CT 4: Pegasus 500SC CT 5: Đối chứng không phun thuốc Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp là nhúng trong dung dịch thuốc trong 5 giây. Phương pháp nhúng trong dung dịch thuốc Các bước thí nghiệm nhúng thuốc nhện gié trong phòng thí nghiệm như sau - Bước 1: Chuẩn bị + Các pha phát dục của nhện gié + Dụng cụ thí nghiệm: lam, lam thủng, bút lông, giấy thấm, giấy đa năng, kẹp sắt, lá lúa, thuốc trừ sâu …. Các bước tiến hành: - Bước 2: Bố trí thí nghiệm (theo các hình dưới từ 3.2 đến 3.10) + Đặt trên lam 1 lớp giấy thấm, rồi đặt tiếp lên trên 1 lớp giấy đa năng, tiếp sau đặt đoạn lá 5-7 cm đã cắt mỏng phần gân lá ở 2 đầu, để lại ở giấy 1 đoạn gân lá 1cm làm chỗ cư trú cho nhện, đặt lam thủng và kẹp chặt bằng kẹp sắt (hình3.2 đến hình 3.5) - Bước 3: Chuyển nhện Dùng bút lông chuyển 10 cá thể nhện gié(trứng, nhện non không di động, trưởng thành cái đang đẻ trứng) vào bộ kẹp – lam – lá lúa (hình 3.6) + Sau khi bắt đủ 10 cá thể nhện dùng 1 lam kính thứ 2 đậy lên trên lam thủng để giữ nhện - Bước 4: Nhúng thuốc + Đưa toàn bộ bộ kẹp – lam – lá lúa có nhện nhúng (trong dung dịch thuốc hoá học đã được pha theo đúng nồng độ khuyến cáo) ngập đến lớp giấy thấm trong 5 giây + Sau khi nhúng xong đưa bộ kẹp – lá lúa có nhện đặt lên tờ giấy thấm (hình 3.10) nhằm thấm sạch dung dịch thuốc hoá học - Bước 5: Theo dõi thí nghiệm + Theo dõi số nhện chết và số nhện sống sau 24h và 48h Hình 3.10. Thấm dung dịch thuốc bằng giấy thấm - Hiệu lực thuốc tính theo công thức Abbott: Trong đó: H là hiệu lực của thuốc (%) Ca: Số trứng nở (số nhện sống) ở công thức đối chứng không xử lý thuốc Ta: Số trứng nở (số nhện sống) ở công thức thí nghiệm 3.3.6. Phương pháp khảo nghiệm hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học trên đồng ruộng - Các CT thí nghiệm CT 1: Kinalux 25EC CT 2:Virtako 40WG CT 3: Abamectin 8,4SC CT 4: Pegasus 500SC CT 5: Đối chứng không phun thuốc - Giống lúa thí nghiệm: Khang dân 18 - Bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD). Mỗi CT nhắc lại 3 lần. Diện tích ô thí nghiệm là 10m2, dải bảo vệ và rãnh rộng 1m, khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 0,5 m. - Tiến hành bao cách li bằng nilon các công thức thí nghiệm. - Trước khi phun 1 ngày điều tra mật độ nhện gié của ruộng thí nghiệm. - Tiến hành phun thuốc trước khi lúa trỗ 7 ngày với nồng độ khuyến cáo. - Tiến hành điều tra mật độ nhện gié ở các công thức phun thuốc và ở đối chứng sau 5 ngày, 8 ngày, 15 ngày phun. Hiệu lực thuốc được tính theo công thức Henderson – Tilton: Trong đó: H: là hiệu lực thuốc tính theo phần trăm. Ca: Lượng cá thể nhện sống ở công thức đối chứng sau xử lý. Cb: Lượng cá thể nhện sống ở công thức đối chứng trước xử lý. Ta: Lượng cá thể nhện sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý. Tb: Lượng cá thể nhện sống ở công thức thí nghiệm trước xử lý. - Thu hoạch và tính toán năng suất: Trên mỗi ô thí nghiệm thu 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm thu 1 m2. Tính năng suất trên 1m2 rồi qui ra năng suất trên ha. Dải bảo vệ (rộng 1m) Đ/C 1 0,5m Pegasus 2 Pegasus 3 Abamectin 3 Kinalux 3 0,5m Kinalux 1 Abamectin 1 Đ/C 2 Virtako1 Đ/C 3 Kinalux 2 Virtako 2 Abamectin 2 Pegasus 1 Virtako3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.4 Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsolf Excel và phần mềm IRRSTAT 4.0. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Triệu chứng và mức độ gây hại của nhện gié S. spinki Để kiểm tra và đánh giá sự gây hại của nhện gié trên lúa, đồng thời trả lời câu hỏi nhện gié có thực sự gây hại trên lúa làm ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng lúa và các vết hại đó là do nhện gié tạo ra hay không? Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới để theo dõi sự gây hại của nhện gié đồng thời điều tra trên đồng ruộng. Kết quả điều tra và thí nghiệm trong phòng cho thấy nhện gié gây hại chủ yếu trên lúa sau cấy và ít gây hại trên mạ. Chúng tôi đã lây nhiễm trên mạ và theo dõi sau 7, 10, 15, 20 ngày, nhưng quan sát thấy ít xuất hiện triệu chứng cũng như nhện gié trên mạ. Có thể do đặc điểm nông sinh học của mạ không phù hợp cho nhện gié sống và phát triển. Đặc điểm cơ bản về triệu chứng gây hại của nhện gié được mô tả dưới đây là những triệu chứng trên lúa qua các khoảng thời gian lây nhiễm khác nhau. 4.1.1 Triệu chứng gây hại của nhện gié Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm theo dõi sự gây hại của nhện gié trong vụ mùa năm 2009 trên các giống lúa trồng phổ biến ở huyện Gia Lâm - Hà Nội. Kết quả theo dõi cho thấy hầu như tất cả các mẫu đều nhiễm nhện gié; tuy mức độ nhiễm ở các giống khác nhau nhưng triệu chứng gây hại thì cơ bản giống nhau. Triệu chứng gây hại của nhện xuất hiện ở hầu như tất cả các bộ phận của cây lúa như lá, gân lá, bẹ lá, thân, bông và hạt. Một đặc điểm dễ phân biệt vết hại do nhện gié và vết hại do nấm hay vi khuẩn hại lúa là vết hại có hình chữ nhật dài và có một lỗ đục nhỏ. 4.1.1.1 Triệu chứng trên lá Quan sát triệu chứng từ bên ngoài, triệu chứng xuất hiện rõ nhất trên gân lá. Màu sắc và kích thước vết triệu chứng thay đổi theo thời gian. Khi mới đục vào trong gân lá khoảng 3 - 5 ngày, vết đục là một hình tròn nhỏ kích thước khoảng 0,3 - 0,5mm, xung quanh lỗ đục có màu trắng bạc (hình 4.1). Sau 10 ngày, vùng xung quanh vết đục chuyển sang màu trắng vàng, có hình chữ nhật dài khoảng 1 - 2cm và vết chỉ có thể nhìn thấy từ một bên của gân lá. Sau 25 ngày, vết hại chuyển sang màu vàng, chiều dài 3 - 5cm. Sau 35 ngày, vết hại có màu vàng nâu, chiều dài khoảng 10cm, vết có thể nhìn rõ cả hai bên gân lá. Sau 55 đến 70 ngày, vết hại kéo dài toàn bộ gân lá và có màu nâu đến nâu đen. Chúng tôi đã tiến hành dùng dao cắt phần gân lá có triệu chứng của nhện gié và quan sát phía trong vết hại. - Vết hại nhỏ 2 - 3mm tương ứng với 2 - 3 ô khoang mô gân lá, số lượng nhện trưởng thành cái trong vết thường khoảng 2 - 5 con và 10 -15 trứng. Các vách ngăn giữa các khoang mô vẫn còn nguyên vẹn, có màu trắng, sáng bóng. - Vết hại có kích thước 1 - 2,5cm, quần thể nhện gié phía trong có đủ tất cả các pha phát dục: trứng, nhện non và nhện trưởng thành. Trứng và nhện non chiếm khoảng 80%, nhện trưởng thành 20%. Tỷ lệ đực cái trong các vết hại này thường là 3 con cái 1 con đực. Triệu chứng khác nhiều so với khi vết hại dài 2 - 3mm. Các khoang mô gân lá hầu như được thông với nhau bằng các lỗ đục, vách ngăn giữa các khoang vẫn còn, vết có màu trắng vàng, mùn đục có màu trắng. - Vết hại dài 5 - 10cm, mật độ quần thể nhện rất cao. Số lượng nhện và trứng lớn khoảng 25 con/1cm dài (ứng với một quang trường với độ phóng đại 22,5 lần). Tỷ lệ đực cái khoảng 4 con cái 1 con đực. Các khoang mô gân lá gần như thông với nhau hoàn toàn. Phía trong đường đục thường cứng lại và khô, vách ngăn hoá mùn và mùn đục nhiều có màu thâm nâu. - Vết hại kéo dài toàn bộ gân lá có màu nâu đen, nhện hầu như đã di chuyển sang vị trí gây hại mới. Mật độ quần thể nhện rất thấp và hầu như chỉ còn một vài trưởng thành. Vết hại khô cứng, màu nâu đen, mùn đục rất nhiều màu đen và thông hoàn toàn với nhau từ đầu vết đến cuối vết. 4.1.1.2. Triệu chứng trên bẹ lá Triệu chứng trên bẹ cũng tương tự như trên gân lá. Tuy nhiên, mức độ phát triển của nhện gié trong bẹ nhanh hơn trong gân lá. Kích thước vết hại thường lớn hơn vết hại trên gân lá vì kích thước khoang mô trong bẹ lá dài và rộng hơn, vách ngăn khoang mô bẹ lá mềm hơn và xốp hơn. - Vết hại sau 10 ngày lây nhiễm có kích thước 1 - 2 cm, màu trắng vàng. Sau 25 - 30 ngày lây nhiễm, vết hại có kích thước 10 - 15cm và màu vàng. Sau 50 - 70 ngày lây nhiễm, vết hại có màu vàng nâu đến nâu đen chiếm toàn bộ bẹ lá và lan sang các bẹ kế tiếp. Chúng tôi đã mổ bẹ lá quan sát triệu chứng bên trong: - Vết hại có kích thước 1 - 2cm, quần thể nhện hại có đầy đủ các pha phát dục và tỷ lệ con nhện pha tĩnh 60%, nhện non và trứng 20% và trưởng thành chiếm 20%. Tỷ lệ đực cái khoảng 3 con cái 1 con đực. Vách ngăn giữa các khoang mô còn nguyên vẹn và màu trắng sáng, một vài vách ngăn có màu vàng, lượng mùn đục ít, khoang mô bẹ sạch và bóng. - Vết hại 5 - 7cm, quần thể nhện gié đủ các pha phát dục. Trứng và nhện non chiếm 30 - 40%, nhện trưởng thành 60 - 70%. Tỷ lệ đực cái khoảng 8 cái: 1 đực. Vết hại có màu vàng, các vách ngăn giữa các khoang mô bẹ có thông với nhau bằng các lỗ đục, khoang mô có mùn đục nhiều và có màu trắng. - Vết hại dài 10 - 15cm, quần thể nhện gié rất đông đúc. Mật độ quần thể rất cao 70 - 80 con/1cm dài (ứng với một quang trường mức phóng đại 22,5 lần). Tỷ lệ đực cái khoảng 9 - 10 con cái 1 con đực. Khoang mô có màu nâu và thông hoàn toàn với nhau, các vách ngăn giữa các khoang mô nát, mùn đục có màu nâu bẩn và nhiều hơn. Khi mổ vết hại kéo dài ra phần không có triệu chứng, số lượng trứng và nhện non rất lớn, số lượng con cái thấp, trung bình 2 - 3 con/1cm và nhện trưởng thành đực hầu như không có. - Vết hại có màu đen dù có kích thước nhỏ hay lớn thì mật độ nhện trong vết rất thấp khoảng 2- 3 con/cm dài, nhện chủ yếu là trưởng thành đực. Vết hại phía trong hoàn toàn thông với nhau và có màu nâu đen, vách xung quanh đen và khô cứng; bẹ hoàn toàn chết và hết dinh dưỡng ở vị trí này. Đây là lý do tại sao chúng di chuyển đi sang ví trí khác để gây hại. 4.1.1.3. Triệu chứng trên thân Triệu chứng trên thân có màu sắc tương tự như trên bẹ nhưng mật độ quần thể nhện gié thấp hơn rất nhiều, vì nhện gié gây hại vào đến thân cũng là lúc điều kiện dinh dưỡng trong cây lúa giảm dần, giai đoạn lúa chín sữa - chín sáp. Mật độ quần thể thấp 10 - 15 con/dảnh. Tỷ lệ đực cái giảm xuống khoảng 2 con cái 1 con đực, số lượng trứng và nhện non ít. 4.1.1.4. Triệu chứng trên bông và hạt - Trên bông Trên bông, cổ bông có màu thâm đen và trổ không thoát nếu trỗ thoát thì hạt lép, bông dễ bị gẫy gập xuống khi có gió, mưa. Nếu mật độ nhện cao, bông bị nghẹn, bạc hoàn toàn. Nếu bông trỗ thoát, hạt bị biến dạng, vặn vẹo, hạt lép. Nếu hạt đang giai đoạn chín sữa, chúng làm hạt ngừng tích luỹ dinh dưỡng, hạt lửng có màu nâu đen. Nếu hạt đang chín sáp, chúng làm cho tinh bột của hạt lúa bị mủn và màu trắng bạc, vỏ lụa của hạt có màu nâu, vỏ trấu có màu nâu đen. - Trên hạt Nhị, nhuỵ và đài hoa bị nhện hại hoàn toàn có màu vàng nâu và teo khô lại. Hạt lúa bị nhện hại có triệu chứng lép, biến dạng vặn vẹo, vỏ trấu màu vàng nhạt. Thành phần quần thể nhện gié trong hạt cũng đầy đủ các pha phát dục. Chúng thường tập trung vào vùng gốc đài hoa và trích hút dinh dưỡng tại đó . Qua thí nghiệm và quan sát triệu chứng gây hại, chúng tôi kết luận rằng nhện gié thực sự là đối tượng gây hại nguy hiểm trên lúa. Chúng hại các bộ phận của cây như lá, bẹ lá, thân, gốc, bông và hại ngay trong hạt lúa, chúng gây hại nặng nhất trong bẹ lá, bông, hạt và sự gây hại ở các vị trí này ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng lúa. Vết hại của nhện gié hoàn toàn khác so với vết của vi sinh vật gây bệnh trên lúa. 4.1.2 Mức độ gây hại của nhện gié Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự gây hại và mức độ gây hại của nhện gié trên đồng ruộng và trong nhà lưới. Chúng tôi chia mức độ gây hại của nhện gié theo cấp bệnh khô vằn hại lúa làm 9 cấp: 0; 1; 3; 5; 7; 9 (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2001) [1]. Cấp 0: Cây hoàn toàn không bị hại, Cấp 1: < 1/4 diện tích bẹ lá bị hại, Cấp 3: 1/4 - 1/2 diện tích bẹ lá bị hại, Cấp 5: 1/4 - 1/2 diện tích bẹ lá, cộng lá thứ 3, 4 bị hại nhẹ, Cấp 7: > 1/2 - 3/4 diện tích bẹ lá và lá phía trên bị hại, Cấp 9: > 3/4 diện tích bẹ lá và lá bị hại, một số cây chết. Đồng thời với việc tính diện tích của vết hại, cần phải căn cứ vào màu sắc để đánh giá mức độ gây hại sao cho chính xác và sát thực nhất. Màu của vết hại biến đổi từ màu trắng vàng - vàng - vàng nâu - nâu - nâu đen. Ứng với mỗi màu sắc, mật độ quần thể và tỷ lệ giữa các pha phát dục là khác nhau, khả năng di chuyển của nhện cũng khác nhau. Đặc biệt là tỷ lệ đực cái trong đó ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và phát triển quần thể nhện gié trong thời gian tiếp sau. Một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá mức độ gây hại của nhện gié là vị trí gây hại. Vị trí gây hại khác nhau mức độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa là khác nhau. Trong các vị trí gây hại gân lá, bẹ lá, thân, bông, hạt, cần quan tâm nhất vẫn là ở vị trí thân, bông và hạt. Khi nhện đã gây hại đến các vị trí này thì khả năng phòng trừ gần như không còn hiệu quả. Trên bẹ lá và gân lá, chúng ta có thể phát hiện sớm để xác định hướng tiến hành phòng trừ bằng thuốc hoá học hoặc biện pháp sinh học. 4.1.3 Mức độ thiệt hại Để đánh giá mức độ gây hại của nhện gié trên lúa, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới, cấy lúa trong chậu vại. Thí nghiệm trên giống KD18 gồm 4 công thức, 3 lần lặp lại bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên và lây nhiễm sau khi cấy lúa 20 ngày vào giai đoạn đẻ nhánh rộ. Kết quả đánh giá mức độ thiệt hại do nhện gié gây ra được tính theo khối lượng hạt trên bông được trình bày trong bảng . Bảng 4.1. Khối lượng hạt trên bông của giống Khang dân ở các mức lây nhện khác nhau Công thức Khối lượng hạt trên bông (gam) Tỉ lệ (%) giảm so với đối chứng Đối chứng 2,87d 0,00 Lây 5 nhện 2,54c 11,50 Lây 10 nhện 2,13b 25,78 Lây 20 nhện 1,42a 50,52 LSD0,05 0,148 CV% 3,5 Ghi chú: dung lượng mẫu n =72 Các số liệu có hệ số khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05 Qua bảng 4.1 cho thấy các công thức lây nhện khác nhau có khối lượng hạt trên bông là khác nhau. Công thức đối chứng không lây nhện khối lượng hạt trên bông trung bình là 2,87 g. Công thức lây 20 nhện, khối lượng chỉ còn 1,42 g. Công thức lây 5 nhện, 10 nhện có khối lượng hạt trên bông tương ứng là 2,54 g, 2,13 g. Từ đó, chúng tôi thấy rằng lúa bị nhiễm mật độ nhện càng lớn thì mức độ thiệt hại càng cao. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ nhện gié khác nhau dẫn đến mức độ thiệt hại khác nhau. Tính theo khối lượng hạt trên bông, công thức lây 20 nhện có mức gây thiệt hại nặng nhất, giảm 50,52% so với đối chứng. Công thức lây 10 nhện có mức gây hại cũng tương đối lớn: 25,78% so với đối chứng. Công thức lây 5 nhện, mức gây hại của là 11,50% so với đối chứng. Song song với thí nghiệm đánh giá mức độ thiệt hại ở các mức lây nhện khác nhau, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nhằm xác định giai đoạn nào của lúa bị nhện gié làm giảm năng suất và chất lượng lúa. Thí nghiệm trên giống KD18, gồm 3 công thức và 3 lần nhắc lại, tất cả các công thức đều lây ở mức 10 nhện cái đang đẻ trứng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Khối lượng hạt trên bông của giống Khang dân ở các giai đoạn lây nhện khác nhau Công thức Khối lượng hạt trên bông (gam) Tỉ lệ (%) giảm so với đối chứng Đối chứng 2,89b 0,00 Lây sau cấy 20 ngày 2,13a 26,30 Lây sau cấy 50 ngày 2,76b 4,50 LSD0,05 0,149 CV% 2,9 Ghi chú: dung lượng mẫu n = 54 Các số liệu có hệ số khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05 Bảng 4.2 cho thấy lây nhện vào các giai đoạn khác nhau thì mức độ gây hại khác nhau. Ở công thức không lây nhện, khối lượng hạt trên bông trung bình của giống Khang dân 18 là 2,89 g. Khối lượng hạt trên bông ở công thức lây nhện sau cấy 50 ngày là 2,76 g. Công thức lây nhện sau cấy 20 ngày, giai đoạn đẻ nhánh rộ, khối lượng hạt trên bông là 2,13 g . Ở giai đoạn 20 ngày - giai đoạn đẻ nhánh rộ, mức thiệt hại tính theo khối lượng hạt trên bông là 26,30%. Trong khi lây nhiễm vào giai đoạn 50 ngày sau cấy, mức độ thiệt hại chỉ có 4,5%. Điều này chứng tỏ lúa bị nhiễm nhện càng sớm thì mức độ thiệt hại càng lớn và ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng hạt càng lớn. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng khi lúa bị nhiễm nhện gié sớm cần điều tra theo dõi diễn biến mật độ để đưa ra phương hướng và biện pháp phòng trừ hợp lý nhằm ngăn chặn sự gia tăng mật độ quần thể cũng như giảm mức độ gây hại để bảo vệ năng suất và chất lượng lúa. 4.2 Tình hình nhện gié trên lúa vụ mùa năm 2009 tại Hà Nội Tình hình nhện gié hại lúa vụ mùa năm 2009 là hết sức nghiêm trọng. Hầu hết các tỉnh Miền Bắc đều bị nhện gié phá hại. Từ các tỉnh Đồng Bằng như: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây cho đến các tỉnh Trung du miền núi như: Thái Nguyên, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu,… (Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Bắc, 2009). Theo trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Bắc nhện gié gây hại đặc biệt nặng cả về diện tích và năng suất lúa tại 1 số tỉnh như Hà Nam, Nghệ An, Thanh Hoá. Hầu hết các vùng bị nhện gié đều gây thiệt hại về năng suất rất lớn. Tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội: Nhện gié gây hại trên diện rộng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất. Hiện nay, những hiểu biết của bà con nông dân và đặc biệt là các cán bộ BVTV về nhện gié còn hạn chế. Hầu hết tại các nơi chúng tôi điều tra, bà con nông dân đều cho đó là một một loại bệnh và những vết đen tím trên thân được coi là bệnh do nấm từ xưa đến nay. Chính vì vậy việc bà con nông dân sử dụng thuốc trừ nấm bệnh để trừ nhện gié là điều rất dễ hiểu. Về phía cán bộ BVTV tại các chi cục, các trạm một số nơi đã có những hiểu biết sơ bộ về nhện g._. VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .617781 .154445 21.83 0.000 2 * RESIDUAL 10 .707463E-01 .707463E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .688527 .491805E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 21/10/** 16:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hieu luc sau 24h voi pha truong thanh MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.582367 virtako 3 0.491433 abamectin 3 0.409067 pegasus 3 0.272733 control 3 0.333339E-04 SE(N= 3) 0.485614E-01 5%LSD 10DF 0.153019 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 21/10/** 16:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hieu luc sau 24h voi pha truong thanh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.35113 0.22177 0.84111E-01 24.0 0.0001 - Sau 48h xử lý thuốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 21/10/** 16:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hieu luc sau 48h xu ly voi pha nhen truong thanh VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 1.24810 .312025 56.16 0.000 2 * RESIDUAL 10 .555556E-01 .555556E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1.30366 .931183E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 21/10/** 16:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hieu luc sau 48h xu ly voi pha nhen truong thanh MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.833300 virtako 3 0.722233 abamectin 3 0.444433 pegasus 3 0.444433 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.430332E-01 5%LSD 10DF 0.135599 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 21/10/** 16:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hieu luc sau 48h xu ly voi pha nhen truong thanh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.48888 0.30515 0.74536E-01 15.2 0.0000 b. Thí nghiệm với 80% nồng độ khuyến cáo * Thí nghiệm với pha trứng - Sau 24h xử lý thuốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 28/10/** 8:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hluc sau 24h voi pha trung nong do 80% VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .740793 .185198 112.43 0.000 2 * RESIDUAL 10 .164724E-01 .164724E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .757265 .540904E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 28/10/** 8:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hluc sau 24h voi pha trung nong do 80% MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.666700 virtako 3 0.518533 abamectin 3 0.444400 pegasus 3 0.407367 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.234325E-01 5%LSD 10DF 0.738366E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 28/10/** 8:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hluc sau 24h voi pha trung nong do 80% F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.40740 0.23257 0.40586E-01 10.0 0.0000 - Sau 48h xử lý thuốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 28/10/** 9:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hluc sau 48h voi pha trung o nong do 80% khuyen cao VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 1.20908 .302269 53.28 0.000 2 * RESIDUAL 10 .567328E-01 .567328E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1.26581 .904149E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 28/10/** 9:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hluc sau 48h voi pha trung o nong do 80% khuyen cao MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.826100 virtako 3 0.695633 abamectin 3 0.565233 pegasus 3 0.434800 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.434867E-01 5%LSD 10DF 0.137028 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 28/10/** 9:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hluc sau 48h voi pha trung o nong do 80% khuyen cao F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.50435 0.30069 0.75321E-01 14.9 0.0000 * Xử lý pha nhện non không di động - Sau 24h xử lý thuốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 28/10/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hl sau 24h voi pha nhen non ko di dong lan thÝ nghiem 1 ndo 80% VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .699663 .174916 53.12 0.000 2 * RESIDUAL 10 .329301E-01 .329301E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .732593 .523281E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 28/10/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hl sau 24h voi pha nhen non ko di dong lan thÝ nghiem 1 ndo 80% MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.629667 virtako 3 0.518533 abamectin 3 0.407367 pegasus 3 0.296267 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.331311E-01 5%LSD 10DF 0.104397 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 28/10/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hl sau 24h voi pha nhen non ko di dong lan thÝ nghiem 1 ndo 80% F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.37037 0.22875 0.57385E-01 15.5 0.0000 - Sau 48h xử lý BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 28/10/** 15:55 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 sau 48h xu ly voi nhen non ko di dong o ndo 80% lan thi nghiem 1 VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 1.08836 .272091 66.68 0.000 2 * RESIDUAL 10 .408030E-01 .408030E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1.12917 .806548E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 28/10/** 15:55 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 sau 48h xu ly voi nhen non ko di dong o ndo 80% lan thi nghiem 1 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.809500 virtako 3 0.619033 abamectin 3 0.523800 pegasus 3 0.428600 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.368795E-01 5%LSD 10DF 0.116209 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 28/10/** 15:55 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 sau 48h xu ly voi nhen non ko di dong o ndo 80% lan thi nghiem 1 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.47619 0.28400 0.63877E-01 13.4 0.0000 * Xử lý pha trưởng thành - Sau 24h xử lý BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 28/10/** 16:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hl sau 24h voi pha nhen truong thanh o ndo 80% lan thÝ nghiem 1 VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .691868 .172967 30.49 0.000 2 * RESIDUAL 10 .567327E-01 .567327E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .748600 .534715E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 28/10/** 16:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hl sau 24h voi pha nhen truong thanh o ndo 80% lan thÝ nghiem 1 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.652167 virtako 3 0.434800 abamectin 3 0.260867 pegasus 3 0.391300 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.434867E-01 5%LSD 10DF 0.137028 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 28/10/** 16:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hl sau 24h voi pha nhen truong thanh o ndo 80% lan thÝ nghiem 1 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.34783 0.23124 0.75321E-01 21.7 0.0000 - Sau 48h xử lý thuốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 28/10/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hl sau 48h voi nhen truong thanh o ndo 80% VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 1.22983 .307458 113.00 0.000 2 * RESIDUAL 10 .272082E-01 .272082E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1.25704 .897886E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 28/10/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hl sau 48h voi nhen truong thanh o ndo 80% MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.857100 virtako 3 0.666667 abamectin 3 0.476200 pegasus 3 0.571400 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.301154E-01 5%LSD 10DF 0.948948E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 28/10/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hl sau 48h voi nhen truong thanh o ndo 80% F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.51427 0.29965 0.52161E-01 10.1 0.0000 c. Thí nghiệm với 50% nồng độ khuyến cáo *Thí nghiệm với pha trứng - Sau 24h xử lý thuốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 28/11/** 16:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 HiÖu lùc sau 24h lÇn thÝ nghiÖm 1 VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .595022 .148755 104.25 0.000 2 * RESIDUAL 10 .142692E-01 .142692E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .609291 .435208E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 28/11/** 16:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 HiÖu lùc sau 24h lÇn thÝ nghiÖm 1 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.586200 virtako 3 0.482800 abamectin 3 0.379300 pegasus 3 0.310367 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.218092E-01 5%LSD 10DF 0.687215E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 28/11/** 16:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 HiÖu lùc sau 24h lÇn thÝ nghiÖm 1 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.35173 0.20862 0.37775E-01 10.7 0.0000 - Sau 48h thí nghiệm BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 28/11/** 16:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Sau 48h thÝ nghiÑm lan thÝ nghiem 1 pha trung VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 1.14101 .285252 62.88 0.000 2 * RESIDUAL 10 .453617E-01 .453617E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1.18637 .847406E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 28/11/** 16:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Sau 48h thÝ nghiÑm lan thÝ nghiem 1 pha trung MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.695633 virtako 3 0.521767 abamectin 3 0.391300 pegasus 3 0.347800 control 3 -.130433 SE(N= 3) 0.388852E-01 5%LSD 10DF 0.122529 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 28/11/** 16:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Sau 48h thÝ nghiÑm lan thÝ nghiem 1 pha trung F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.36521 0.29110 0.67351E-01 18.4 0.0000 * Thí nghiệm với nhện non ko di động - Sau 24h BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 28/11/** 22:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hieu luc sau 24h , lan thÝ nghiem 1, pha nhen non ko di dong VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .587737 .146934 89.20 0.000 2 * RESIDUAL 10 .164724E-01 .164724E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .604209 .431578E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 28/11/** 22:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hieu luc sau 24h , lan thÝ nghiem 1, pha nhen non ko di dong MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.555600 virtako 3 0.518533 abamectin 3 0.333300 pegasus 3 0.296267 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.234325E-01 5%LSD 10DF 0.738366E-01 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 28/11/** 22:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hieu luc sau 24h , lan thÝ nghiem 1, pha nhen non ko di dong F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.34074 0.20774 0.40586E-01 11.9 0.0000 Sau 48h thí nghiệm BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 28/11/** 23:23 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 sau 48h, lan thÝ nghiÑm 1, nhen non ko di dong VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .896473 .224118 63.14 0.000 2 * RESIDUAL 10 .354970E-01 .354970E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .931970 .665693E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 28/11/** 23:23 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 sau 48h, lan thÝ nghiÑm 1, nhen non ko di dong MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.730733 virtako 3 0.576933 abamectin 3 0.423100 pegasus 3 0.384633 control 3 -.333339E-04 SE(N= 3) 0.343982E-01 5%LSD 10DF 0.108390 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 28/11/** 23:23 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 sau 48h, lan thÝ nghiÑm 1, nhen non ko di dong F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.42307 0.25801 0.59579E-01 14.1 0.0000 *Thí nghiệm với nhện trưởng thành - Sau 24h BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 29/11/** 0: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hluc sau 24h lan thÝ nghiÖm1, nhÖn trëng thµnh VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .458333 .114583 36.67 0.000 2 * RESIDUAL 10 .312500E-01 .312500E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .489583 .349702E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 29/11/** 0: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hluc sau 24h lan thÝ nghiÖm1, nhÖn trëng thµnh MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.500000 virtako 3 0.416667 abamectin 3 0.208333 pegasus 3 0.333333 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.322748E-01 5%LSD 10DF 0.101699 -------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 29/11/** 0: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hluc sau 24h lan thÝ nghiÖm1, nhÖn trëng thµnh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.29167 0.18700 0.55902E-01 19.2 0.0000 - Sau 48h BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 29/11/** 0: 8 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hl sau 48h lan thÝ nghiÖm 1, pha trëng thµnh VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .783647 .195912 71.95 0.000 2 * RESIDUAL 10 .272272E-01 .272272E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .810874 .579196E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 29/11/** 0: 8 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hl sau 48h lan thÝ nghiÖm 1, pha trëng thµnh MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 0.666667 virtako 3 0.571400 abamectin 3 0.380967 pegasus 3 0.428600 control 3 0.000000 SE(N= 3) 0.301260E-01 5%LSD 10DF 0.949280E-01 -------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 29/11/** 0: 8 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hl sau 48h lan thÝ nghiÖm 1, pha trëng thµnh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 0.40953 0.24066 0.52180E-01 12.7 0.0000 3. Khảo nghiệm hiệu lực thuốc ngoài đồng ruộng Hiệu lực thuốc sau 5 ngày xử lý BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 18/11/** 17:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hl sau 5 ngay xu ly thuoc VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 8204.88 2051.22 22.46 0.000 2 * RESIDUAL 10 913.114 91.3114 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 9117.99 651.285 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 18/11/** 17:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hl sau 5 ngay xu ly thuoc MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 66.5600 virtako 3 60.5867 abamectin 3 40.2333 pegasus 3 45.3133 control 3 -.113333 SE(N= 3) 5.51699 5%LSD 10DF 17.3842 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 18/11/** 17:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hl sau 5 ngay xu ly thuoc F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 42.516 25.520 9.5557 22.5 0.0001 Hiệu lực sau 8 ngày xử lý BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 18/11/** 23:17 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 sau 8 ngay phun VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 9921.49 2480.37 61.49 0.000 2 * RESIDUAL 10 403.365 40.3365 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 10324.9 737.490 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 18/11/** 23:17 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 sau 8 ngay phun MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 70.8567 virtako 3 66.1967 abamectin 3 50.2533 pegasus 3 59.8267 control 3 -.150000 SE(N= 3) 3.66681 5%LSD 10DF 11.5542 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 18/11/** 23:17 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 sau 8 ngay phun F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 49.397 27.157 6.3511 12.9 0.0000 Hiệu lực sau 15 ngày phun BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE HIEU LUC 18/11/** 23:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 hluc sau 15 ngµy VARIATE V003 HL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 14112.2 3528.06 147.68 0.000 2 * RESIDUAL 10 238.892 23.8892 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 14351.1 1025.08 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEU LUC 18/11/** 23:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 hluc sau 15 ngµy MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL kinalux 3 89.1500 virtako 3 75.7433 abamectin 3 61.1267 pegasus 3 62.6100 control 3 -.210000 SE(N= 3) 2.82189 5%LSD 10DF 8.89187 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEU LUC 18/11/** 23:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 hluc sau 15 ngµy F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL 15 57.684 32.017 4.8877 8.5 0.0000 Năng súât lúa tại các công thức thí nghiệm BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSUAT FILE NANGSUAT 18/11/** 23:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 nang suat lóa VARIATE V003 NSUAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 422.827 105.707 20.70 0.000 2 * RESIDUAL 10 51.0667 5.10667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 473.893 33.8495 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NANGSUAT 18/11/** 23:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 nang suat lóa MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSUAT kinalux 3 54.1333 vitako 3 57.2000 abamectin 3 47.5333 pegasus 3 45.8667 control 3 42.9333 SE(N= 3) 1.30469 5%LSD 10DF 4.11113 -------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NANGSUAT 18/11/** 23:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 nang suat lóa F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NSUAT 15 49.533 5.8180 2.2598 4.6 0.0001 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan