BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Thảo Sương
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VI SINH VẬT
PHÂN HỦY XÁC CÁ TRA ĐỂ CHẾ BIẾN
THÀNH PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC PHỤC
VỤ NÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Thảo Sương
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VI SINH VẬT
PHÂN HỦY XÁC CÁ TRA ĐỂ CHẾ BIẾN
THÀNH PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC PHỤC
VỤ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Vi sinh vật
Mã số
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật phân hủy xác cá tra để chế biến thành phân hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 604240
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
0BLỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những số liệu
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả của luận
văn do tác giả thực hiện nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào.
Lê Thị Thảo Sương
Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Đăng Nghĩa,
người thầy luôn quan tâm hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và
động viên tôi trong những lúc khó khăn nhất. Tuy có lúc
Thầy rất nghiêm khắc nhưng tôi vẫn luôn coi đó là động lực
để tôi phấn đấu hơn nữa.
Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn TS. Đồng Thị
Thanh Thu, tuy cô không phải là người hướng dẫn cho tôi
nhưng cô đã chỉ bảo tôi rất nhiều khi tôi gặp khó khăn trong
quá trình thực nghiệm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thanh Thủy và các
Cô thuộc phòng thí nghiệm trường Đại học sư phạm TPHCM
cùng các anh chị học viên Cao học K.18, K.19 đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành các bước thí nghiệm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình anh Nguyễn Tiến
Thành, tổ 6B, Khu phố 3, phường Thới An, Quận 12 đã nhiệt
tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực nghiệm đề tài.
Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những
người luôn động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá
trình học tập cũng như làm đề tài nghiên cứu.
1BMỤC LỤC
2TLỜI CAM ĐOAN2T ............................................................................................................. 3
2TMỤC LỤC2T ........................................................................................................................ 4
2TDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN2T ................................................... 7
2TMỞ ĐẦU2T........................................................................................................................... 8
2TChương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU2T ............................................................................ 10
2T1.1.Phân bón và vai trò của phân bón trong phát triển nông nghiệp2T .................................................... 10
2T1.1.1.Khái niệm phân hữu cơ sinh học2T ........................................................................................... 10
2T1.1.2.Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế cân đối dinh dưỡng trong nông nghiệp2T ....... 10
2T1.1.3.Giá trị của phân bón hữu cơ sinh học2T .................................................................................... 11
2T1.1.4.Một số phân hữu cơ sinh học đã được sản xuất2T ..................................................................... 11
2T1.1.4.1 Phân hữu cơ vi sinh vật 2T ................................................................................................ 11
2T1.1.4.2 Phân lân vi sinh2T ............................................................................................................ 14
2T1.1.5 Một số vấn đề về sản xuất và ứng dụng phân bón vi sinh tại Việt Nam2T ................................. 14
2T1.2. Chế phẩm EM2T ............................................................................................................................. 15
2T1.2.1.Lịch sử nghiên cứu2T ............................................................................................................... 15
2T1.2.2.Thành phần vi sinh vật trong chế phẩm EM2T .......................................................................... 15
2T1.2.3.Một số ứng dụng của chế phẩm EM2T...................................................................................... 16
2T1.2.3.1 Ứng dụng trong chăn nuôi2T ............................................................................................. 16
2T1.2.3.2 Ứng dụng trong bảo vệ môi trường2T ............................................................................... 17
2T1.2.3.3 Ứng dụng trong sản xuất phân bón2T ................................................................................ 18
2T1.2.4 Một số chế phẩm EM được sản xuất tại Việt Nam2T ................................................................ 20
2T1.32T 2TMột số hiểu biết về thành phần dinh dưỡng của cá Tra2T .............................................................. 22
2T1.3.1.Vị trí phân loại2T ..................................................................................................................... 22
2T1.3.2.Phân bố:2T ............................................................................................................................... 23
2T1.3.3.Đặc điểm sinh học2T ................................................................................................................ 23
2T1.3.4 Thành phần dinh dưỡng2T ........................................................................................................ 24
2T1.4.Thực trạng nuôi cá Tra ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long2T ........................................ 25
2T1.4.1.Con giống:2T............................................................................................................................ 25
2T1.4.2.Diện tích nuôi cá Tra2T ............................................................................................................ 26
2T1.4.3.Vấn đề ô nhiễm môi trường:2T ................................................................................................. 27
2T1.4.4.Một số biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đã và đang áp dụng hiện nay2T ............................ 29
2T1.4.4.1 Biện pháp kỹ thuật cao2T .................................................................................................. 29
2T1.4.4.2 Biện pháp Thuỷ sinh thực vật2T ........................................................................................ 29
2TChương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2T ................................ 31
2T .1.Đối tượng2T .................................................................................................................................... 31
2T .2.Nội dung nghiên cứu:2T................................................................................................................... 31
2T .3.Phương pháp nghiên cứu:2T............................................................................................................. 31
2TChương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN2T .................................................................... 32
2T3.1.Tỷ lệ và thành phần hóa học của cá Tra2T ........................................................................................ 32
2T3.2.Đánh giá hiệu lực của các chế phẩm EM đến khả năng phân hủy xác cá tra2T.................................. 32
2T3.2.1. Ảnh hưởng của EM tới sự thay đổi trạng thái cảm quan của các mẫu thủy phân xác cá Tra2T.. 33
2T3.2.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học2T ............................................................................ 36
2T3.2.2.1.Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm tổng số2T .......................................... 36
2T3.2.2.2 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm formol2T ........................................... 38
2T3.2.2.3.Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm NHR3R2T .............................................. 40
2T3.2.2.4.Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm amin2T .............................................. 41
2T3.3.Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón sinh hóa hữu cơ lên cây cải ngọt.2T .......................... 45
2T3.3.1. Đánh giá cảm quan2T .............................................................................................................. 46
2T3.3.2.Ảnh hưởng của phân bón lên sự tăng chiều cao của cây2T ........................................................ 47
2T3.3.3.Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất của cây2T .................................................................... 48
2TKẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ2T ............................................................................................ 51
2T1.Kết luận:2T ......................................................................................................................................... 51
2T .Đề nghị:2T .......................................................................................................................................... 52
2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T ............................................................................................. 53
2TPHỤ LỤC2T ....................................................................................................................... 57
2BDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
EM : effective microorgannic
HTX: hợp tác xã
KH & CN: Khoa học và công nghệ
VSV: vi sinh vật
PHCVS: phân hữu cơ vi sinh
PHCVSVCN: phân hữu cơ vi sinh vật chức năng
HCSH: hữu cơ sinh học
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
CT: công thức
ĐC: đối chứng
TBKH: tiến bộ khoa học
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
3BMỞ ĐẦU
Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh
cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và
các loại nông dược nhằm mục đích khai thác, chạy theo năng suất và sản lượng. Chính vì
vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân
đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các
chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến
phát sinh một số dịch hại không dự báo trước.
Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử
dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng
chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Việc sử dụng phân bón hữu cơ (hữu
cơ truyền, hữu cơ sinh học, hữu cơ-khoáng, hữu cơ vi sinh) không những giải quyết được
các vấn đề về thoái hóa đất, tránh được ô nhiễm môi trường mà còn mang lại năng suất
kinh tế cao cho nền kinh tế nông nghiệp và là tiền đề để có thể “phát triển bền vững”.
Trước thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật phân hủy xác cá Tra để
chế biến thành phân hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp” là cần thiết để góp phần
trong việc xử lý ô nhiễm môi trường đồng thời tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế để phục
vụ cho nông nghiệp.
Qua đề tài này, chúng tôi hy vọng có thể mở ra một hướng mới trong việc phát triển
dòng phân bón hữu cơ sinh học để ứng dụng vào trong phát triển nông nghiệp.
UÝ NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Khắc phục hiện trạng ô nhiễm trong quá trình nuôi thâm canh cá Tra. Khai thác và
tận thu các phế phụ phẩm trong nuôi và chế biến để sản xuất phân hữu cơ sinh học
phục vụ nông nghiệp.
Tiết kiệm được ngoại tệ từ việc góp phần giảm lượng phân bón hóa học nhập khẩu.
Góp phần xử lý ô nhiễm môi trường do sử dụng chất thải trong nuôi trồng và chế
biến thủy sản. Giảm nguồn lây lan dịch bệnh do việc thu gom và xử lý xác cá chết
trong các ao nuôi.
Chế phẩm phân hữu cơ sinh học được sử dụng tại địa phương làm tăng độ phì nhiêu
cho đất, phục vụ cho các qui trình canh tác theo tiêu chuẩn GAP, tăng hiệu quả sản
xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
UMỤC TIÊU ĐỀ TÀI
• UMục tiêu chungU:
- Sử dụng các chế phẩm Vi sinh hữu hiệu để phân hủy xác cá Tra tạo thành sản
phẩm phân bón hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp. Góp phần tái sử dụng
các phế phụ liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng
nông sản.
• UMục tiêu cụ thểU:
- Sử dụng một số chế phẩm EM để phân hủy xác cá Tra trong điều kiện háo
khí.
- Xác định được loại chế phẩm phù hợp cho hiệu quả phân hủy cao trong điều
kiện háo khí.
- Xây dựng qui trình chế biến xác cá Tra thành phân bón hữu cơ sinh học chất
lượng cao phục vụ canh tác cây trồng.
- Khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của phân bón chế biến từ xác cá Tra sau
phân hủy trên cây rau ăn lá
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
- Thời gian: tháng 1/2009 đến tháng 7/2011
- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao
TBKT Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, số
12 Nguyễn Chí Thanh, phường 2, quận 10, TP/ Hồ Chí Minh.
4BUChương 1:U TỔNG QUAN TÀI LIỆU
10B .1.Phân bón và vai trò của phân bón trong phát triển nông nghiệp
2B1.1.1.Khái niệm phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón sử dụng quá trình lên men vi sinh vật để hoạt
hóa than bùn (rác thải) rồi trộn với các phân bón hóa học (N, P, K), các nguyên tố vi
lượng, trung lượng cùng các chất điều hòa kích thích tăng trưởng cho cây trồng.[1]
23B1.1.2.Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế cân đối dinh dưỡng trong nông
nghiệp
Trên thế giới, lịch sử nghiên cứu và sử dụng phân bón đã có từ rất lâu đời và được
bắt đầu từ phân hữu cơ. Tại Trung Quốc, 1.500 năm trước công nguyên, người ta đã sử
dụng cỏ, thân lá cây đậu và sau đó là phân chuồng để bón ruộng. Đến tận thế kỷ 18 loài
người vẫn cho rằng cây hút thức ăn từ mùn trong đất vì vậy chỉ cần bón phân hữu cơ cho
cây. [2]
Ở Châu Âu, ngay đầu thế kỷ thứ nhất đã có nhiều nghiên cứu về phân bón. Một số
học giả đã đưa ra các thuyết khác nhau về “nguồn thức ăn”cho cây, trong đó có thạch cao,
muối, nước, đất, mùn, không khí,…
Đến năm 1840, nhà bác học người Đức - Liebig đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng
“Hóa học áp dụng trong ngành canh tác và sinh lý”, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế
giới. Học thuyết của Liebig bác bỏ thuyết mùn mà khẳng định vai trò của muối khoáng
trong dinh dưỡng thực vật, đồng thời đề ra lý thuyết cần thiết phải bón trả lại tất cả những
chất khoáng mà cây trồng đã lấy đi mới đảm cho thu hoạch mùa màng. Việc khẳng định
phân hữu cơ không cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây mà phải gián tiếp qua các chất
khoáng - sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ đã tạo ra tiền đề vững chắc cho
các công trình nghiên cứu sau này, làm bùng nổ nền công nghiệp phân bón hóa học trên
toàn thế giới. Theo FAO, nhu cầu sử dụng phân hóa học tăng lên với tốc độ vũ bão. [2]
Năm 1905, cả thế giới mới sử dụng 1,4 triệu tấn NPK thì đến các năm 1990 lượng
phân hóa học đã sử dụng tới 138 triệu tấn, năm 2000 là 144 triệu tấn, năm 2005 là 150
triệu tấn và hiện nay nhu cầu sử dụng phân hóa học của thế giới lên tới 200 triệu tấn. [2]
24B1.1.3.Giá trị của phân bón hữu cơ sinh học
Sử dụng phân hữu cơ sinh học nghĩa là cùng lúc đưa vào đất canh tác 3 loại
phân: phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh. Ngoài ra nó còn được bổ sung đầy đủ
các nguyên tố, các hoạt chất quan trọng mà cây trồng và đất thiếu, từ đó điều chỉnh
được hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng trên mỗi vùng đất canh
tác khác nhau.[1]
Ngoài ra, việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học có thể duy trì và tăng độ phì
nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn, giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả
của sản xuất nông nghiệp gây ra [1]
Như vậy, có thể thấy rằng, việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học vừa đảm bảo
nhu cầu phát triển bền vững trong khi vẫn đảm bảo khả năng duy trì năng suất cây
trồng
25B1.1.4.Một số phân hữu cơ sinh học đã được sản xuất
4B1.1.4.1 Phân hữu cơ vi sinh vật
Trên thế giới, các loại phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) được sử dụng ngày càng nhiều
do làm tăng năng suất, giảm chi phí phân khoáng, cải thiện độ phì nhiêu đất và đặc biệt
làm tăng chất lượng nông sản.
PHCVS là loại phân bón mà thành phần chủ yếu là chất hữu cơ và có chứa một
hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống có ích ở mật số trên 10P6P CFU/gam phân. Ở những nước
có nền nông nghiệp tiến bộ, xu hướng hiện nay là sử dụng những loại PHCVS vừa có
hàm lượng hữu cơ cao vừa chứa nhiều chủng VSV có ích để đồng thời giải quyết được
nhiều mục tiêu trong nền nông nghiệp hiện đại. Ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc
đã nghiên cứu sản xuất được những loại PHCVS cao cấp, thành phần chính ngoài chất
hữu cơ có chất lượng cao, nhiều chủng vi sinh vật (VSV) có ích còn giàu dinh dưỡng,
chất kháng sinh và các hoạt chất sinh học (NPK, trung lượng, vi lượng và các hoạt chất
sinh học).[2]
Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và được đặt
tên là Nitragin. Sau đó phát triển sản xuất tại một số nước khác như ở Mỹ (1896), Canada
(1905), Nga (1907), Anh (1910) và Thụy Điển (1914). [45]
Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn Rhizolium do Beijerink phân lập năm
1888 và được Fred đặt tên vào năm 1889 dùng để bón cho các loại cây thích hợp họ đậu.
Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng việc
sản xuất các loại phân bón vi sinh cố định nitơ mà thành phần còn được phối hợp thêm
một số vi sinh vật có ích khác như một số xạ khuẩn cố định nitơ sống tự do Frankia spp,
Azotobacter spp, các vi khuẩn cố định nitơ sống tự do Clostridium, Pasterium,
Beijerinkiaindica, các xạ khuẩn có khả năng giải cellulose, hoặc một số chủng vi sinh vật
có khả năng chuyển hóa các nguồn dự trữ phospho và kali ở dạng khó hoà tan với số
lượng lớn có trong đất mùn, than bùn, trong các quặng apatit, phosphoric v.v... chuyển
chúng thành dạng dễ hoà tan, cây trồng có thể hấp thụ được. [45]
Ở Việt Nam, phân VSV cố định đạm cây họ đậu và phân VSV phân giải lân đã
được nghiên cứu từ năm 1960. Đến năm 1987, phân Nitragin trên nền chất mang than bùn
mới được hoàn thiện. Năm 1991 đã có hơn 10 đơn vị trong cả nước tập trung nghiên cứu
phân vi sinh vật. Các nhà khoa học đã phân lập được nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm
và một số VSV phân giải lân [44]
Hiện nay, nhiều loại phân hữu cơ vi sinh đã được nghiên cứu sản xuất và được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Theo ước tính của
Cục Trồng trọt, lượng phân hữu cơ vi sinh sản xuất trong năm 2008 có trên 100 loại với
khoảng 1,2 triệu tấn, bước đầu tham gia vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Thị trường cho các sản phẩm dạng này đang dần được mở rộng, trong đó ứng dụng nhiều
nhất là các vùng đất cơ giới nhẹ, các vùng trồng rau tập trung như Lâm Đồng, vùng ven
Hà Nội và những vùng trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, thanh
long. Có thể ví dụ một kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KC.04.04, được công
nhận là tiến bộ kỹ thuật, cho phép ứng dụng trong sản xuất theo Quyết định số
2421/QĐ/BNN-KHCN ngày 17/8/2004. Sản phẩm của đề tài có tên là Phân hữu cơ vi
sinh vật chức năng (PHCVSVCN). PHCVSVCN được sản xuất theo một quy trình chặt
chẽ từ nguyên liệu là hữu cơ động vật, phụ phế phẩm của công nghiệp chế biến cà phê
với tổ hợp vi sinh vật chức năng đậm đặc (mật độ VSV hữu hiệu từ 10P6P-10P7P VSV/g phân),
gồm các VSV cố định đạm, VSV phân giải lân, VSV tổng hợp chất kích thích sinh trưởng
thực vật và VSV đối kháng vi khuẩn và nấm bệnh vùng rễ cây trồng. Các kết quả nghiên
cứu đã kết luận sử dụng PHCVSVCN cung cấp N, P cho cây, tăng khả năng trao đổi chất
trong cây, tiết kiệm được phân khoáng, cải thiện độ phì nhiêu đất, giảm đầu tư phân hoá
học và hạn chế rõ rệt một số bệnh vùng rễ do nấm và vi khuẩn gây ra, đặc biệt là bệnh do
Phytophthora.[2]
- Công ty Donall từ năm 1989 đã sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh phân sinh
học trên nền than bùn với thương hiệu là Komic.
Các loại phân được sản xuất chuyên dùng cho cây mía, cà phê, cao su được bán
rộng rãi trên thị trường [4]
* Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh lên năng suất và chất lượng cây trồng
- Tính toán hiệu quả kinh tế từ một số nghiên cứu ban đầu cho các vùng trồng tiêu ở
Đông Nam Bộ cho thấy sử dụng PHCVSVCN với lượng từ 2-4 kg/nọc sẽ giảm được 25-
40 kg N, 25-35 kg PR2ROR5R, giảm tỷ lệ bệnh héo rũ từ 16,5% xuống còn 5%, năng suất tiêu
tăng hơn so với chỉ bón phân hoá học từ 7-15%, lợi nhuận 12,3 triệu đồng đối với cà
phê.[2]
- Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KC.04.04 thì sử dụng PHCVSVCN có hiệu
quả rõ rệt với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây cà phê ở Đông Nam Bộ.[ 2]
- Kết quả nghiên cứu bón PHCVSVCN cho thấy: trên cây khoai tây bón
PHCVSVCN bằng 1/10 lượng phân chuồng nhưng năng suất khoai tây tăng 16,67%-
19,27%, đồng thời giảm tỷ lệ bệnh héo xanh từ 21,45% xuống dưới 10%. Trên cây cà
chua (tại Vĩnh Phúc) bón PHCVSVCN, năng suất cà chua tăng 20,5%, tỷ lệ bệnh héo
xanh giảm từ 33,5% xuống còn 24,1%. Trên cây lạc tại tỉnh Hòa Bình, bón PHCVSVCN
thay thế được 20% lượng đạm, năng suất vẫn cao hơn đối chứng đồng thời giảm rõ rệt tỷ
lệ cây bị bệnh. [2]
- Năng suất trái dưa leo trồng tại Thốt Nốt biến động trong khoảng 15,2 – 19,8
tấn/ha. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh bã bùn mía, kết hợp nấm Trichoderma-ĐHCT
(BBM-Trico) 15 tấn/ha kết hợp tưới dung dịch N cấp II vẫn giữ được năng suất không
khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức nông dân mặc dù nông dân sử dụng rất nhiều
lượng phân hoá học. Mặc dù năng suất có thấp hơn nhưng các nghiệm thức sử dụng
hoàn toàn phân hữu cơ vi sinh mang lại kết quả trong thực tế sản xuất cho vùng thâm
canh rau màu là rất lớn, giúp giảm 300 kg Urê, 1000 kg Super P và 250 kg KCl so với
bón phân vô cơ theo nông dân. Với kết quả này cho thấy hiệu quả rõ ràng về hiệu quả
và tiềm năng của việc sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ vi sinh (BBM-Trico) kết hợp với
dung dịch vi khuẩn cố định đạm Gluconacetobacter diazotrophicus vào sản xuất rau
màu là có triển vọng trong việc nâng cao năng suất cũng như phẩm chất do hoàn toàn
không sử dụng phân hóa học. [7]
45B1.1.4.2 Phân lân vi sinh
Hàm lượng lân tổng số trong nhiều loại đất Việt Nam khá cao, nhất là đất đỏ bazan,
nhưng hầu hết các đất lại nghèo lân dễ tiêu. Các nguồn lân hữu cơ trong đất và lân vô cơ
bón vào đều cần thiết có sự tham gia phân giải của VSV mới trở lên hữu dụng. VSV phân
giải lân vô cơ khó tan thường gặp là Pseudomonas, Agrobacterium, Micrococus,… Hiện
nay, nhiều phòng thí nghiệm VSV trong nước đã phân lập được một số chủng VSV phân
giải lân có hoạt lực cao ứng dụng trong sản xuất phân lân vi sinh. Tuy nhiên có thể nguồn
phân lân vô cơ trong nước khá dồi dào và giá không cao nên nông dân chưa thực sự quan
tâm đến phân lân vi sinh bằng các loại phân VSV khác. [2]
26B1.1.5 Một số vấn đề về sản xuất và ứng dụng phân bón vi sinh tại Việt Nam
Phân bón có vai trò hết sức quan trọng đối với tăng năng suất cây trồng, phẩm
chất nông sản, góp phần quan trọng về bảo đảm an ninh lương thực, tăng sản phẩm
trồng trọt để xuất khẩu. Do vậy giải pháp tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí
là rất quan trọng. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp, tuỳ theo đất, mùa vụ và cây
trồng, phân bón chiếm tỷ lệ từ 30-50% giá thành sản phẩm trồng trọt. Do vậy, việc tăng
cường chỉ đạo hướng dẫn sử dụng hiệu quả phân bón thông qua các biện pháp tăng
hiệu suất sử dụng phân bón cho cây trồng sẽ góp phần tích cực vào việc hạ giá thành
sản xuất, góp phần cải thiện chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản và hạn
chế ô nhiễm môi trường. Với định hướng này, phát triển sản xuất phân bón VSV có
chất lượng cao nhằm thay thế từ 20-30% lượng phân vô cơ là cần thiết và khả thi.
Mặc dù hiện tại đã có khá nhiều sản phẩm phân vi sinh sản xuất ở trong nước,
nhưng một mặt do nông dân ưa sử dụng phân hóa học, mặt khác máy móc thiết bị, điều
kiện và nhân lực nghiên cứu còn hạn chế nên chất lượng phân vi sinh sản xuất trong
nước thiếu ổn định, chưa mở rộng được quy mô ứng dụng. Vì vậy đầu tư cho chương
trình ứng dụng những tiến bộ mới về công nghệ sinh học nói chung và trong sản xuất
phân vi sinh vật nói riêng sẽ tạo ra bước đột phá trong chiến lược quản lý dinh dưỡng
cây trồng tổng hợp, tăng sức cạnh tranh các nông sản có chất lượng cao trên thị trường
quốc tế. [2]
1B .2. Chế phẩm EM
27B1.2.1.Lịch sử nghiên cứu
Chế phẩm EM (effective microorgannic) đã được bắt đầu nghiên cứu bởi Giáo sư
Tiến sĩ Teruo Higa (người Nhật Bản) vào những năm 1970. Ông đã phân lập, nuôi cấy
trộn lẫn các vi sinh vật có ích được tìm thấy trong môi trường và được sử dụng rộng rãi
trong công nghiệp và thực phẩm. Ông đã kiên trì đấu tranh cho quan điểm mở rộng các
chế phẩm sinh học, giảm thiểu tiến tới đẩy lùi việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ
sâu, thuốc trừ bệnh bằng hoá học. Ông và các cộng sự sau khi nghiên cứu thành công đã
đảm nhiệm phân lập, nhân giống và cung cấp công nghệ, kỹ thuật, xây dựng các Trung
tâm nghiên cứu công nghệ EM và tham gia xây dựng nhà máy sản xuất chế phẩm EM tại
nhiều nước trên thế giới. [15]
Hiện nay có khoảng 100 nước ứng dụng chế phẩm sinh học EM trong sản xuất nông
nghiệp và xử lý môi trường. Chế phẩm EM được chính thức đưa vào Việt Nam từ tháng
4 năm 1997.
28B1.2.2.Thành phần vi sinh vật trong chế phẩm EM
Chế phẩm EM được tạo ra không phải bằng kỹ thuật di truyền và cũng không
chứa các loài vi sinh vật được tạo ra bởi kỹ thuật di truyền. EM rất an toàn, rẻ, và ứng
dụng có hiệu quả, cải thiện tốt môi trường. Thành phần chính của chế phẩm chủ yếu là
các khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ COR2 Rvà HR2RO, vi khuẩn cố định Nitơ (sử
dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển Nitơ trong không khí thành các hợp
chất Nitơ), xạ khuẩn (sản sinh các kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải
chất hữu cơ), vi khuẩn Lactic (chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu hoá),
nấm men (sản sinh các vitamin và các axít amin). Các vi sinh vật tạo ra một môi trường
sinh thái đồng nhất, sản sinh ra nhiều sản phẩm khác nhau cùng sinh trưởng, phát triển.
Mỗi loại vi sinh vật trong chế phẩm EM có chức năng năng hoạt động riêng của chúng.
Các vi sinh vật này đều là những vi sinh vật có lợi chung sống trong cùng một môi
trường, chúng sống cộng sinh với nhau, cùng hỗ trợ nhau do vậy hiệu quả họat động
tổng hợp của chế phẩm tăng lên rất nhiều. Trong đó loài vi khuẩn quang hợp đóng vai
trò chủ chốt, sản phẩm của quá trình quang hợp là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các
loài khác trong chế phẩm EM.[20]
Việc sản xuất vi sinh vật từ phụ phẩm khá đơn giản và dễ thực hiện: xử lý thô
nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và các nhà máy chế biến, phối
trộn với chế phẩm EM gốc và một vài phụ liệu khác như đạm, kali, rỉ mật…, độ ẩm cuối
cùng của hỗn hợp cần đạt từ 45-50%. Nguyên liệu dùng để sản xuất chế phẩm là tận
dụng các loại phế phẩm nông nghiệp như: bột bắp, bột cám, vỏ trấu, lõi bắp, vỏ điều,
mùn cưa,… với giá thành thấp, nhưng hiệu quả của sản phẩm mang lại giải quyết được
nhiều vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay [20]
29B1.2.3.Một số ứng dụng của chế phẩm EM
46B1.2.3.1 Ứng dụng trong chăn nuôi
- Làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với
các điều kiện ngoại cảnh
- Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn.
- Kích thích khả năng sinh sản, tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi.
- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi.
- Chế phẩm EM có tác dụng đối với mọi vật nuôi, bao gồm các loại gia súc gia cầm và các
loài thủy hải sản.
- Tác động trực tiếp đến người sản xuất, làm thay đổi phương thức, thói quen tập quán sản
xuất dựa vào hóa chất, từng bước áp dụng những công nghệ sinh học, kỹ thuật mới vào
sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.
- Đây là con đường tái sử dụng các chất hữu cơ bằng công nghệ vi sinh vừa xử lý được
ô nhiễm nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, vừa tạo ra phân bón bổ sung có hiệu quả
cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản.
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi.[20]
* Một số công trình ứng dụng sử dụng EM trong chăn nuôi:
- 2000, TS. Nguyễn Văn Kiệm, Đại học nông nghiệp Hà Nội, thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu thử nghiệm chế phẩm EM trong việc phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở gia súc”,
trong đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ EM trong
lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường” [12]
- 2010, Ths. Trần Quang Khánh Vân Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm Huế thực hiện đề
tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của việc sử dụng chế phẩm
sinh học trong ao nuôi tôm sú xã Quảng Công”. [25]
- 2011, triển khai ứng dụng chế phẩm sinh học tại HTX Quang Trung, HTX Tử Mạc, xã
Yên Trung (Ý Yên, Nam Định) đã đạt hiệu quả cao. Các trang trại sử dụng chế phẩm
sinh học này trong thời gian 3 tháng đều không có hiện tượng con nuôi mắc bệnh, đặc
biệt là cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở lợn, trâu bò; tốc độ tăng trọng của vật
nuôi tại các trang trại có bổ sung chế phẩm EM trong thức ăn và nước uống tăng 5-7%
so với vật nuôi tại các trang trại khác.[20]
- Triển khai ứng dụng chế phẩm EM trong xử lý nguyên liệu trồng nấm, xử lý nền đáy và
môi trường nước nuôi tôm sú theo hình thức bán thâm canh và quảng canh cải tiến tại
các xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc), Nam Dương (Nam Trực) và các huyện Nghĩa Hưng, Hải
Hậu, Giao Thủy.[20]
47B1.2.3.2 Ứng dụng trong bảo vệ môi trường
Có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi thối (sinh ra các loại khí HR2RS, SOR2R,
NHR3R,…), nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, toa lét, chuồng trại chăn nuôi,.. sẽ
khử được mùi hôi một cách nhanh chóng. Đồng thời số lượng ruồi, muỗi, ve, các loại
côn trùng bay khác giảm hẳn số lượng. Chức năng phân hủy rác thải hữu cơ tiêu diệt
các vi sinh vật gây thối, làm tốc độ hóa mùn diễn ra nhanh hơn chỉ sau một ngày.[20]
Chế phẩm EM có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các emzyme phân hủy như
lignin peroxidase, có khả năng phân hủy các hóa chất nông nghiệp tồn dư, môi trường
được cải thiện. Đây là sản phẩm thân thiện môi trường phù hợp với xu hướng của xã
hội hướng đến thay thế thuốc hóa học bằng chế phẩm sinh học. [20]
- Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã sản xuất chế phẩm vi sinh: DW03, DW04
và DW06 từ hỗn hợp 10 chủng thuộc các chi Actinomyces và Bacillus đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5722.pdf