Nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt giai đoạn vỗ béo trong nông hộ

1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống chủ yếu ở nông thôn. Nguồn thu nhập chính của nông dân là sản phẩm của chăn nuôi và trồng trọt. Trong đó chăn nuôi trâu bò đã và đang góp phần quan trọng làm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao nguồn thu nhập cho người chăn nuôi. Ngày nay, với việc cơ khí hoá sản xuất nông nghiệp nhưng chăn nuôi trâu bò vẫn chiếm một vị trí quan trọng. Bởi vậy, chăn nuôi trâu bò ngoài cung cấp sức kéo và

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3712 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt giai đoạn vỗ béo trong nông hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, chúng còn cung cấp thực phẩm quý cho xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế của xã hội, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, nhu cầu của người dân về thịt, sữa tăng là cơ hội thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu bò phát triển... Vấn đề quan trọng để phát triển chăn nuôi trâu bò là phải đáp ứng đầy đủ lượng thức ăn thô xanh quanh năm và cân bằng dinh dưỡng. Nguồn thức ăn thô xanh chính cung cấp cho đàn bò nước ta chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự nhiên và cỏ trồng, trong khi đó nhu cầu sản xuất lương thực cùng với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao làm cho diện tích đồng cỏ tự nhiên, đất đai trồng cỏ và chăn thả trâu bò bị thu hẹp. Vào mùa đông ở miền Bắc cũng như mùa khô ở miền Nam thường khan hiếm thức ăn thô xanh làm cho ngành chăn nuôi trâu bò gặp nhiều khó khăn, trong khi đó ngoài nguồn thức ăn là cỏ thì nguồn phụ phẩm nông nghiệp của nước ta rất dồi dào. Vì vậy, việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho trâu bò trở nên quan trọng trong các mùa vụ mà cỏ tự nhiên kém phát triển, không đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng cho đàn gia súc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò (Nguyễn Xuân Trạch, 1998; Bùi Quang Tuấn và cộng sự, 1999; Vũ Duy Giảng và công sự, 2001; Phạm Kim Cương và cộng sự, 2001)... đã đem lại những kết quả khách quan, song việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật này trong thực tế còn hạn chế. Đứng trước thực tế này đã có nhiều nước đang phát triển (lương thực chưa dồi dào, đất đai hạn chế, dân số tăng nhanh) đang quan tâm đến vấn đề nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở vùng nhiệt đới và nguồn phụ phẩm nông nghiệp, để tăng nguồn thức ăn gia súc. Do thấy được hiệu quả của việc sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi trâu bò nên tổ chức FAO hết sức khuyến khích và giúp đỡ cho công tác nghiên cứu cách chế biến, bảo quản sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi. Một trong những nguồn phụ phẩm nông nghiệp còn ít được nghiên cứu sử dụng cho chăn nuôi đó là thân lá lạc sau thu hoạch củ. Khi thu hoạch củ, thân lá cây lạc còn khá xanh và giàu các chất dinh dưỡng. Một số tác giả nước ngoài khi nghiên cứu thân lá cây lạc như: Suriyajantratong và Senakas - 1985 [71]; Gohl -1993 [10]; đều nhận thấy thân lá cây lạc lúc thu hoạch củ có hàm lượng protein khá cao và đề nghị nên nghiên cứu chế biến, dự trữ các sản phẩm phụ của cây lạc làm nguồn thức ăn cho gia súc. Hàng năm tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Hiệp Hòa nói riêng có diện tích trồng lạc lớn, tập trung chủ yếu vụ đông xuân. Việc thu hoạch lạc vụ đông xuân thường vào tháng 6-7 hàng năm, đây là thời điểm thường có mưa nhiều nên việc chế biến thân lá lạc bằng phương pháp phơi khô gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó người dân còn chưa được biết nhiều về việc chế biến thân lá lạc làm thức ăn cho gia súc, vì vậy thân lá lạc thường được bỏ tại ruộng để làm phân bón. Xuất phát từ thực tế trên để phát triển đàn bò thịt dựa trên cơ sở tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt giai đoạn vỗ béo trong nông hộ" 1.2 Mục đích của đề tài - Đánh giá khả năng bảo quản thân lá lạc bằng phương pháp ủ chua. - Xác định công thức ủ chua thân lá lạc thích hợp làm thức ăn cho trâu bò. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề tài góp phần cung cấp thông tin cần thiết, không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. - Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm sẵn có, dễ áp dụng tại địa phương, thông qua đó cung cấp cho người chăn nuôi cách chế biến bảo quản thân lá lạc làm thức ăn dự trữ cho trâu bò, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. - Từ đó phổ biến rộng rãi và chuyển giao quy trình kỹ thuật ủ chua thân lá lạc và cách ủ chua các loại phụ phẩm nông nghiệp khác, để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc, nhất là vào thời điểm khan hiếm thức ăn. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm về tiêu hoá ở gia súc nhai lại Trong chăn nuôi gia súc nhai lại, sự lên men thức ăn ở dạ cỏ nhờ vào hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Quá trình lên men thức ăn và sản phẩm cuối cùng từ quá trình nên men là những yếu tố quan trọng trong việc cải thiện dinh dưỡng cho bò. Sự cân bằng các sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men trong dạ cỏ phù hợp với sinh lý gia súc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong khẩu phần cũng như năng suất của vật nuôi. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đóng một vai trò quan trọng cho quá trình nên men thức ăn trong dạ cỏ. Do đó những hiểu biết về hệ vi sinh vật dạ cỏ giúp chúng ta phương pháp điều chỉnh khẩu phần ăn để sao cho sản phẩm cuối cùng của quá trình nên men trong dạ cỏ đáp ứng được nhu cầu của gia súc. 2.1.1 Hệ vi sinh vật dạ cỏ Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần ăn. Tính từ năm 1941 những công trình nghiên cứu đầu tiên về sinh vật dạ cỏ đến nay đã có tới hơn 200 loài vi sinh vật dạ cỏ được mô tả và ít nhất có 20 loài protozoa đã được xác định. Vi sinh vật dạ cỏ bao gồm: Vi khuẩn, nấm, protozoa, mycoplasma, các loại vi rút và thể thực khuẩn. Mycoplasma, virus và thể thực khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá xơ. Quần thể vi sinh vật dạ cỏ có sự biến đổi theo thười gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn. Mật độ vi khuẩn, protozoa và nấm biến động theo thứ tự trong khoảng 109 - 1010, 105 - 106, 103 -105 trong 1 ml dịch dạ cỏ. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là vi sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình nên men các chất dinh dưỡng. Gia súc nhai lại được thoả mẫn nhu cầu dinh dưỡng nhờ vào các sản phẩm của quá trình nên men trong dạ cỏ tế bào vi sinh vật; axit béo bay hơi (AXBBH) và trong một số trường hợp từ các chất dinh dưỡng thoát qua. Thành phần của tế bào vi sinh vật dạ cỏ tương đối ổn định: * Protein thực: 32-42% * Các phân tử nhỏ chứa nitơ: 10% * Axit nucleic: 8% * Lipid: 11-15% * Polysaccharide: 17% * Khoáng: 13% , thức ăn chính của động vật nhai lại là cỏ xanh giàu carbohydrate dễ hoà tan cũng như cellulose và hemicellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật. Tác nhân chính lên men tinh bột, đường cũng như chất xơ là Bacteria, nấm yếm khí và Protozoa (Preston và Leng -1987)[63]. Bacteria: là vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại thường chiếm số lượng lớn nhất trong vi sinh vật dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình tiêu hoá xơ. Tổng số vi khuẩn trong dạ cỏ thường là 109 -1011 tế bào/g chất chứa dạ cỏ (Nguyễn Xuân Trạch - 2003)[31] Bacteria là tác nhân chính phân huỷ chất xơ (là thành phần bền vững của tế bào thực vật). Chúng có mặt trong dịch dạ cỏ, trên bề mặt các mẩu thức ăn, cũng như sống trong các nếp gấp biểu mô và bám vào Protozoa. Trong quá trình tiêu hoá, thức ăn liên tục dời khỏi dạ cỏ nên Bacteria bám vào các mẩu thức ăn liên tục đi xuống dạ múi khế và bị tiêu hoá. Chúng trở thành nguồn protein có giá trị sinh học cao cho gia súc nhai lại. Theo Cheng và cộng sự (trich từ tài liệu của Preston và Leng -1987)[63] thì vi khuẩn Bacteria cần bám vào các mẩu thức ăn để tiêu hoá xơ nhưng cũng có một số loại có khả năng tiết ra ngoài men tiêu hoá cellulose, các men đó có dạng bọc, chúng phân huỷ cellulose; cellobiose gồm 2 phân tử glucose. Cellobiose lại được tiếp tục lên men để tạo thành các axit béo bay hơi. Những loại Bacteria quan trọng nhất tiêu hoá xơ là: Ruminococcus; Butyrivibrio; Selenomonas; Bacteroides (Shirley - 1986,[69]; Butterworth - 1972,[47]). Nấm yếm khí: Mới được tìm thấy trong những năm gần đây, nhưng chúng cũng có một vai trò quan trọng. Chúng là sinh vật đầu tiên xâm nhập và công phá cấu trúc các mô bào thực vật. Chúng làm giảm độ bền vững thành tế bào thực vật nhờ các khuẩn nấm phát triển cắm sâu vào các mô bào thực vật. Chính sự phá vỡ thành tế bào thực vật của nấm cho phép Bacteria bám vào và tiếp tục tiêu hoá cellulose (Akin và cộng sự -1985) trích tài liệu của Preston và Leng - 1987,[63]. Nấm chỉ phá vỡ phức chất Hemicellulose - lignin chứ thực tế chúng không phân huỷ được lignin. Như vậy, xơ được bảo vệ bởi lignin chỉ được lên men bởi Bacteria (Shirley -1986,[69]; Butterworth - 1972,[47]; Preston và Leng -1987,[63]). Rõ ràng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa nấm và các loài vi sinh vật khác trong dạ cỏ. Sự hoạt động của các loại Bacteria trong dạ cỏ cũng có sự phối hợp lẫn nhau. Loại Bacteria này sử dụng sản phẩm nên men của các loài khác và sản phẩm cuối cùng là các axit béo bay hơi, CH4, CO2 và nước. Protozoa: Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật thô. Trong dạ cỏ Protozoa có số lượng ít hơn Bacteria, Protozoa có số lượng khoảng 105 - 106 tế bào/gam chất chứa dạ cỏ. Người ta đã tìm thấy 2 nhóm Protozoa chính trong dạ cỏ. Nhóm thứ nhất phát triển mạnh khi gia súc ăn khẩu phần có nhiều xơ cùng với tinh bột. Nhóm thứ 2 phát triển mạnh khi gia súc ăn khẩu phần có nhiều xơ nhưng bổ sung rỉ mật hoặc cỏ non. Protozoa tiêu hoá tinh bột, đường với tốc độ rất nhanh. Do đó tránh cho tinh bột, đường không bị vi khuẩn nên men để biến thành các axit béo bay hơi. Vì lý do đó mà Protozoa góp phần làm ổn định pH dạ cỏ. Protozoa còn ăn và tiêu hoá các Bacteria do đó sẽ làm giảm số lượng Bacteria bám vào các mẩu thức ăn (Shirley - 1986,[69]; Preston và Leng -1987,[63]). Những số liệu của Soetanto -1986 cho biết khi loại bỏ Protozoa khỏi dạ cỏ cừu đã làm tăng số lượng Bacteria và tăng tỷ lệ tiêu hoá chất khô lên thêm 18%. (Preston và Leng - 1991)[64]. Rõ ràng sự hoạt động của các vi sinh vật không phải là độc lập mà có sự tác động tương hỗ lẫn nhau. Quá trình tương hỗ đó đã thúc đẩy quá trình tiêu hoá xơ và các chất dinh dưỡng khác, tạo ra các sản phẩm dễ hấp thu cho vật chủ đó là axit béo bay hơi. 2.1.2 Quá trình tiêu hoá thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ của động vật nhai lại Quá trình tiêu hoá thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ được Preston và Leng - 1991,[59] đưa mô hình tổng quát như sau: Tinh bột, đường, xơ Protein Peptides Axit amin Vi sinh vật AXBBH + CO2 + CH4 + NH3 Sơ đồ 2.1: Con đường tiêu hóa Protein và carbohydrate trong dạ cỏ Thức ăn ăn vào dạ cỏ là nguồn cơ chất cho quá trình nên men bởi vi sinh vật, phần không được lên men sẽ chuyển qua dạ tổ ong, múi khế, một phần tiềm tàng cho quá trình lên men được thoát qua quá trình nên men dạ cỏ. Lượng thức ăn thoát qua tuỳ thuộc vào mức độ nuôi dưỡng, chúng được tăng lên khi lượng thức ăn ăn vào tăng và kích thước thức ăn nhỏ. Tốc độ chuyển rời thức ăn trong dạ cỏ tăng lên ở thức ăn dạng lỏng hơn thức ăn dạng cứng. Những thức ăn không bị lên men ở dạ cỏ được gọi là các chất dinh dưỡng “thoát qua”. Thuật ngữ protein thoát qua (là chỉ những protein không bị phân giải ở dạ cỏ mà được tiêu hóa ở dạ múi khế và ruột non). Ngoài protein “thoát qua” còn có hydratcarbon “thoát qua”. Nguồn chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với gia súc có năng suất cao. Động thái sự lên men ở dạ cỏ được Preston và Leng - 1987, [63] tóm tắt như sau: Thức ăn ADP ATP Dạ cỏ YATP MATP NH3 Peptids ADP + nhiệt Nhiệt Axit amin Khoáng Đơn chất khác NH3 + nhiệt Thức ăn không bị lên men Vi sinh vật VFA Hấp thụ Luân chuyển + CH4 ợ hơi thải ra Dạ múi khế Sơ đồ 2.2: Động thái lên men của dạ cỏ Vì sự vắng mặt ôxy trong các dạ trước, nên vi sinh vật có thể giải phóng một lượng năng lượng nhỏ từ thức ăn, khoảng 4 - 5 phân tử ATP từ quá trình nên men 1 phân tử glucoza. Sự phát triển vi sinh vật không chỉ cần năng lượng mà chúng còn cần nguồn nitơ, khoáng… cho quá trình tổng hợp sinh khối. Các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm: Carbohydrates, hợp chất chứa nitơ và lipit. Các quá trình trao đổi chất trong thành phần dinh dưỡng được tổng hợp như sau: * Tiêu hoá carbohydrates (CHO) Carbohydrates chiếm khoảng 70 - 80% vật chất khô trong khẩu phần gia súc nhai lại và được phân chia thành CHO cấu trúc và CHO phi cấu trúc của vách tế bào thực vật (Van Soest, 1994)[72]. Loại CHO không có cấu trúc bao gồm: đường, tinh bột và pectins. Các loại đường tự do hoặc là carbohydrates hoà tan là những đường đơn hay đường đa chứa 2 - 6 phân tử glucoza. Pectin là phần liên kết với vách tế bào thực vật nhưng không liên kết với phần đã lignin hoá ở vách tế bào. Carbohydrates cấu trúc bao gồm: xenluloza, hemixenluloza và phenolic lignin. Những thành phần này nằm ở vách tế bào thực vật và không hoà tan trong dung dịch trung tính. Carbohydrates cấu trúc bao gồm phần không hoà tan có thể tiêu hoá và phần không thể tiêu hoá được. Quá trình lên men carbohydrates cấu trúc bắt đầu sau pha chậm. Trong pha chậm này vi khuẩn bám chặt vào các thành phần không hoà tan của thức ăn và các men được tổng hợp. Một lượng nhỏ carbohydrates hoà tan trong khẩu phần có vai trò thúc đẩy quá trình phân giải carbohydrates không hoà tan bằng cách thúc đẩy sự tăng sinh khối vi khuẩn. Carbohydrates phi cấu trúc không đòi hỏi pha chậm và quá trình lên men với tốc độ nhanh, diễn ra ngay sau khi ăn vào. Đường tự do được xem như lên men ngay lập tức. Mặc dù tỷ lệ phân giải tiềm tàng cao, nhưng một số carbohydrates như là tinh bột, fructoans được thoát qua dạ cỏ. Nhìn chung xenluloza, hemixenluloza, pectic và đường tự do tiêu hoá được phân giải ở dạ cỏ, phần còn lại được tiêu hoá ở túi mù. AXBBH là sản phẩm chính của quá trình nên men ở động vật nhai lại. Theo Proston và Leng – 1987, [63] thì có tới 60% năng lượng tiêu hoá của thức ăn ở dạng AXBBH và khoảng 30% từ các chất dinh dưỡng chứa trong tế bào vi sinh vật. Nếu ta thừa nhận vi sinh vật được tiêu hoá với tỷ lệ 80% và tế bào vi sinh vật có thành phần như sau: 60% protein, 20% axit nucleic, 10% polysacharide và 10% lipid, thì axit béo bay hơi hấp thu được và các chất dinh dưỡng từ tế bào vi sinh vật có thể đóng góp theo tỷ lệ sau: axit béo bay hơi 60-70%; axit amin 20%; carbohydrate 4%; lipid 8% vào khẩu phần (Preston và Leng - 1987)[63]. Ngoài ra còn phải kể đến một số axit béo mạch dài có trong khẩu phần và một lượng protein cũng như tinh bột “thoát qua” dạ cỏ trong các khẩu phần khác nhau. AXBBH được hấp thu bằng cách khuếch tán qua thành dạ cỏ. Khoảng 25% được hấp thu ở phần sau dạ cỏ vì lượng này rời khỏi dạ cỏ cùng với thức ăn. Phần lớn dịch ở dạ tổ ong chưa có biến đổi gì và chuyển thẳng xuống dạ múi khế qua nếp gấp của dạ lá sách (Hill - 1993)[55]. Các AXBBH sản sinh trong quá trình nên men ở dạ cỏ được hấp thu vào máu qua vách dạ cỏ. Là nguồn năng lượng cho động vật nhai lại, chúng cung cấp khoảng 70 - 80% tổng số năng lượng được hấp thu bởi gia súc nhai lại. ATP cũng được hình thành trong quá trình nên men carbohydrates. Sự sinh trưởng của VSV dạ cỏ phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp năng lượng này. * Sự chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ Hợp chất chứa nitơ trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm: protein thực và nitơ protein (NPN). Protein thô có thể được phân thành loại hoà tan và loại không hoà tan. Cũng giống như carbohydrates, protein thô loại hoà tan được phân giải hầu như hoàn toàn và ngay lập tức sau khi ăn vào. Loại protein không hoà tan chứa cả phần được phân giải và phần không được phân giải tại dạ cỏ. Theo NRC, (2001)[61] protein thô có thể chia thành 3 thành phần như sau: protein hoà tan, protein có tiềm năng phân giải và protein không phân giải trong dạ cỏ (RUP). Protein hoà tan và protein có tiềm năng phân giải trong dạ cỏ là khác nhau về đặc điểm phân giải nhưng có thể được xếp vào một nhóm là protein phân giải dạ cỏ (RDP). Như vậy sẽ có loại phân giải nhanh, trung bình và chậm. Tốc độ phân giải tuỳ thuộc vào đặc điểm của thức ăn, hoạt động phân giải của VSV và môi trường dạ cỏ. Cả vi khuẩn, protozoa, nấm dạ cỏ đều tham gia vào quá trình phân giải các chất chứa nitơ. Tuy vậy, vi khuẩn dạ cỏ là thành phần quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá. Khoảng 30-50% loài vi khuẩn được phân lập từ dạ cỏ là có khả năng phân giải protein và đóng góp hơn 50% hoạt động phân giải protein trong dạ cỏ. Khả năng phân giải protein của protozoa cao hơn vi khuẩn, song chỉ có khoảng 10-20% protozoa hoạt động phân giải protein (Nugent và Mangan - 1981)[62]. Quá trình chuyển hoá các chất chứa nitơ trong dạ cỏ của gia súc nhai lại được tóm tắt qua sơ đồ sau 1.4 Thức ăn Protein NPN Protein không Protein bị NPN Urê bị phân giải phân giải Nước bọt Peptit Dạ cỏ A.amin Amoniac Urê Gan Protein Vi sinh vật Urê Tiêu hoá trong Thận ruột non Nước tiêu Sơ đồ 2.3: Sự chuyển hoá các chất chứa nitơ trong dạ cỏ Một số loại protein có nguồn gốc từ thức ăn không bị phân giải bởi VSV dạ cỏ và được tiêu hoá ở ruột. Trong loại này có thành phần dễ bị phân giải song do có tốc độ chuyển rời nhanh, không đủ thời gian cho VSV tấn công. *Quá trình chuyển hoá lipid trong dạ cỏ Lipid trong thức ăn của gia súc nhai lại thường có hàm lượng thấp. Trong các loại cỏ và các loại hạt ngũ cốc hàm lượng lipid chỉ có khoảng 4-6%. Tuy nhiên, trong nhiều loại hạt chứa dầu cao làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại có hàm lượng lipid cao tới 36% như hạt lanh (Bo Gohl - 1975)[48]. Các dạng lipid là triglycerid, galactolipid (thành phần chính của lipid trong các loại thức ăn xơ) và photpho lipid. Enzyme của cây cỏ và vi khuẩn đều liên quan đến các quá trình phân giải lipid. Có nhiều bằng chứng rõ ràng của quá trình trao đổi lipid diễn ra ở dạ cỏ là phản ứng phân giải lipid, quá trình hydrogen hoá của các axit béo không no nhanh chóng bị hydrogen hoá trước để tạo thành phân tử monoenoic axit và cuối cùng tạo thành stearic axit. Quá trình này được thực hiện bởi vi khuẩn (Jenkins - 1993)[53] Nếu hàm lượng lipid cao trong khẩu phần của gia súc nhai lại làm giảm quá trình tiêu hoá vách tế bào thực vật thì nó tạo ra ảnh hưởng âm tính đến khu hệ VSV dạ cỏ, quá trình thuỷ phân lipid và quá trình no hoá các axit béo. Có nhiều ý kiến cho rằng trong khẩu phần có hàm lượng lipid cao có thể gây ngộ độc cho protozoa trong dạ cỏ. (Armentano và cộng sự - 1993)[45] 2.1.3 Quá trình tổng hợp vi sinh vật trong dạ cỏ Protein VSV trong dạ cỏ có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng gia súc nhai lại. Chúng chứa khoảng 50-75% protein thực được hấp thu ở ruột non vì vậy chúng cung cấp một lượng lớn amino axit cho vật chủ (Preston và Leng - 1991)[64] Quá trình sinh tổng hợp protein VSV dạ cỏ được tóm tắt qua sơ đồ 1.5 Nguồn cung cấp năng lượng NH3 Sản phẩm Khung carbon Các chất khoáng nên men ATP P, S, Mg... Vi sinh vật Protein VSV Sơ đồ 2.4: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc tổng hợp VSV dạ cỏ Như vậy, protein VSV cung cấp cho vật chủ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: hiệu quả tổng hợp tế bào VSV, lượng chất hữu cơ bị phân giải ở dạ cỏ, lượng VSV trôi xuống phần sau của ống tiêu hoá. Hiệu xuất sinh tổng hợp cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường lý, hoá dạ cỏ như tốc độ pha loãng, áp xuất thẩm thấu, pH, khả năng đệm ( Satter - 1986)[66] Quá trình tổng hợp protein của VSV dạ cỏ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: *Ảnh hưởng của hợp chất chứa nitơ đến sinh tổng hợp protein của VSV Nguồn nitơ chính trong quá trình sinh tổng hợp protein VSV có trong dạ cỏ là ammonia, để đảm bảo nồng độ ammonia thích hợp trong dạ cỏ, cung cấp nguồn nitơ cho sinh trưởng của VSV được xem là ưu tiên số một nhằm tối ưu hoá quá trình nên men thức ăn. Ammonia có thể là nguồn nitơ duy nhất cho sinh tổng hợp protein và các hợp chất chứa nitơ khác ở vi khuẩn dạ cỏ (Nolan và Leng - 1972)[60]. Vi khuẩn có khả năng tổng hợp tất cả các axit amin từ sản phẩm cuối cùng và sản phẩm trao đổi trung gian của quá trình phân giải carbohydrates, protein hoặc NPN. Nhiều tài liệu cho rằng 80 - 82% các loại vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ amoniac (Maeng và cộng sự, 1976)[56]. Nồng độ NH3 trong dạ cỏ ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phân giải và tổng hợp sinh khối VSV. Các loài phân giải xenluloza có thể sử dụng ammoniac cho quá trình tổng hợp amino axit, tuy nhiên đòi hỏi một số axit mạch nhánh *Ảnh hưởng của năng lượng đến sinh tổng hợp protein VSV Giống như các VSV khác, VSV dạ cỏ cũng cần năng lượng cho duy trì và sinh trưởng. Trong dạ cỏ nguồn năng lượng ở dạng ATP là sản phẩm của quá trình nên men carbohydrates. Quá trình tăng sinh khối VSV dạ cỏ cần nguồn năng lượng và nguyên liệu ban đầu cho các phản ứng sinh hoá tổng hợp nên các đại phân tử. Trong đó quan trọng nhất là protein, axitnucleic, polysaccarides và lipid. Các vật chất ban đầu và năng lượng cho quá trình phát triển của VSV được sinh ra từ quá trình phân giải vật chất trong dạ cỏ. Sự phát triển của khu hệ VSV dạ cỏ tuỳ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng sẵn có như ATP cho các phản ứng sinh hoá. Vì vậy, hiệu suất sinh trưởng VSV được diễn đạt bằng gam VCK vi sinh vật hoặc protein VSV/đơn vị năng lượng sẵn có. *Ảnh hưởng của sự đồng bộ cung cấp năng lượng và protein đến quá trình sinh tổng hợp protein vi sinh vật Nhiều báo cáo cho rằng ảnh hưởng của sự đồng bộ năng lượng và nitơ cung cấp cho sinh trưởng VSV. Sumsel và cộng sự, 1994)[70]; Sinclair và cộng sự, (1995)[67] quan sát thấy rằng sự đồng bộ giữa năng lượng và protein trong dạ cỏ đã làm tăng sản lượng protein VSV từ 11-12% Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hiệu quả tổng hợp protein VSV dạ cỏ phụ thuộc rất lớn vào nguồn carbohydrates dễ nên men. Ngoài ra việc sử dụng các đoạn peptid cho sinh tổng hợp protein vi sinh vật cũng phụ thuộc vào nguồn carbohydrates dễ lên men có sẵn. Smith và Oldham, (1983)[68] cho rằng một lượng tinh bột nhỏ trong khẩu phần ăn là rất cần thiết để tối ưu hiệu suất sinh trưởng của VSV. Lượng carbohydrates dễ nên men này nhằm cung cấp năng lượng cho các phản ứng sinh hoá trong quá trình tổng hợp nên đại phân tử protein VSV. 2.1.4 Ảnh hưởng của các yếu tố thức ăn đến chất lượng thức ăn ăn được Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào, trong đó mùi thức ăn là yếu tố quan trọng nhất. Các loại cỏ không hợp khẩu vị có lẽ toả ra các chất bay hơi vì thế gia súc không thích ăn. Thức ăn chứa nhiều bụi làm gia súc chảy nước mắt, nước mũi và cũng làm giảm lượng ăn vào. Nếu làm ẩm thức ăn loại này, lượng ăn vào sẽ tăng, ứng dụng này rất có ý nghĩa ở các nước đang phát triển. Cắt thái thức ăn ngắn cũng làm tăng lượng ăn vào. Nghiền và làm thành viên rơm rạ cũng làm tăng lượng ăn vào, song ít được ứng dụng ở các nước đang phát triển, vì cần nhiều năng lượng và tốn kém. + Các yếu tố chủ yếu làm giảm lượng ăn vào. Preston và Leng – 1991,[64] có 3 yếu tố kích thích cơ bản liên quan đến tiêu hoá và trao đổi chất; các yếu đó hoặc kết hợp hoặc đơn độc ức chế trung tâm ăn vào của Hypothalamus và do đó ức chế lượng ăn vào, các yếu tố đó là: - Hấp thu và trao đổi các chất dinh dưỡng: Khi sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hoá không cân đối, nên không đáp ứng được nhu cầu của một chức năng sản xuất cụ thể, gia súc sẽ thường giảm lượng ăn vào, nhất là ở những nơi nóng nực. - Sự mệt mỏi: Gia súc nhai lại bị mệt mỏi trong tìm kiếm, thức ăn trong quá trình nhai lại và nhào trộn thức ăn trong dạ cỏ, khi thức ăn quá nhiều xơ, số lần nhào trộn thức ăn dạ cỏ tăng gấp đôi, làm cho dạ cỏ mỏi mệt. Lượng ăn vào phụ thuộc cả vào thời gian lưu lại và tiêu hoá thức ăn ở dạ cỏ. - Đối với gia súc nuôi bằng khẩu phần quá nhiều năng lượng, tốc độ hấp thu các axit béo bay hơi ở dạ cỏ có ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào. Với khẩu phần thức ăn tinh, hàm lượng acetate trong dạ cỏ là nhân tố chính khống chế lượng ăn vào. 2.2 Ủ chua thức ăn 2.2.1 Nguyên lý ủ chua thức ăn Ủ chua là phương pháp bảo quản thức ăn xanh cho gia súc đã có từ lâu. ở Châu Âu và ở Mỹ, ủ chua thức ăn cho gia súc đã được tiến hành cách đây hơn 100 năm (Moran, Kaiser và Stokdale -1989)[58]. Theo thời gian, phương pháp ủ chua liên tục được cải tiến về mặt kỹ thuật. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, phương pháp ủ chua với quy mô lớn phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu. Cho tới nay phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Ngày nay, người ta thừa nhận rằng, ngay ở cả các nước nhiệt đới, bốn mùa tràn dầy ánh nắng mặt trời, cũng cần ủ dự trữ thức ăn xanh cho mùa khô. Thức ăn ủ ngoài cung cấp năng lượng còn cung cấp cho gia súc vitamin và chất khoáng. Ủ chua rất cần thiết trong chăn nuôi, chúng không chỉ dự trữ thức ăn thô xanh để điều hòa lượng thức ăn trong các mùa vụ, thời tiết bất lợi cho trồng trọt mà còn để chế biến, dự trữ thức ăn có nguồn gốc động vật như các phụ phẩm của hải sản, hay các lò mổ gia súc. Như vậy, ủ chua thức ăn thô xanh là hình thức nén chặt thức ăn thô xanh vào hố kín không có không khí, trong quá trình ủ chua xảy ra quỏ trỡnh sinh hoỏ và sinh vật diễn ra một cỏch mạnh mẽ kết quả của cỏc quỏ trỡnh này là các vi khuẩn tham gia phân giải đường dễ tan như: Glucoza, sacaroza, fructoza... thành axit lactic và các axit hữu cơ khác, đưa giá trị pH của hố ủ nhanh chóng giảm xuống thấp 3,8 - 4,5. Ở độ pH này hầu hết các loài vi khuẩn và enzym của thực vật đều bị ức chế. Tất cả cỏc chất sinh ra, tạo thành một chất hỗn hợp bảo vệ và ngăn ngừa thức ăn không bị hư hỏng. Vì vậy, thức ăn khi ủ chua có thể bảo quản được trong thời gian dài. Khi ủ chua diễn ra các quá trình sau: - Hô hấp hiếu khí Quá trình đầu tiên của sự biến đổi khi ủ chua là hiện tượng nhiệt độ tăng lên do các tế bào thực vật còn sống sử dụng oxy không khí trong hố ủ cho quá trình hô hấp tế bào. Bình thường sự hô hấp hiếu khí chỉ bị dừng lại khi hố ủ bị sử dụng hết oxy. Đường bị sử dụng làm giảm giá trị của thức ăn. C6H12O6 + 6 O2 6 CO2 + 6 H2O + 674 Kcal Đây là quá trình hô hấp sinh nhiệt, nước và CO2 phân giải từ các chất hữu cơ đặc biệt các cacbonhydrat, do đó làm thức ăn tổn thất về giá trị dinh dưỡng. Dấu hiệu chính trong giai đoạn này là nhiệt độ hố ủ tăng lên. Vì vậy để giảm tổn thất trong giai đoạn này cần hạn chế tối đa sự hô hấp của tế bào thực vật. Nguyễn Xuân Trạch và Trần Thị Uyên – 1997, [34] cho biết 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả ủ chua đó là tỷ lệ nước trong thức ăn, mức độ nén thức ăn để loại trừ không khí và tốc độ đưa thức ăn vào ủ. Do đó để thức ăn ủ chua đạt kết quả tốt chúng ta cần loại trừ các nguyên nhân tạo điều kiện cho quá trình hô hấp hiếu khí. - Hô hấp yếm khí Khi sử dụng hết oxy trong hố ủ, tế bào thực vật không bị chết ngay mà chúng vẫn tiếp tục sống thêm một thời gian nữa. Trong quá trình này đường trong thức ăn tiếp tục bị phân giải cho ra rượu và axit hữu cơ C6H12O6 3C2H5OH + 3CO2 + 25 Kcal 2C2H5OH + 5O2 2C2H4O6 + 2H2O Trong quá trình này thức ăn đem ủ càng nhiều thì hô hấp yếm khí xảy ra càng lâu. Nhưng số lượng các axit hữu cơ sản sinh trong quá trình này còn ít không đủ lớn để bảo quản thức ăn. - Phân giải protein Trong thức ăn đem ủ 70 - 90% nitơ tổng số tồn tại ở dạng protein. Sau khi thu hoạch, protein bị phân giải làm hàm lượng protein có thể bị giảm tới 50% sau vài ngày phơi. Khi thức ăn đem ủ, quá trình phân giải protein vẫn tiếp tục xảy ra, sản phẩm của quá trình này là các axit amin và peptit có độ dài ngắn khác nhau. Quá trình biến đổi liên tục đối với axit amin tạo ra NH3 vì sự có mặt của VSV và các enzym thực vật. NH3 sinh ra làm tăng pH trong hố ủ, làm giảm chất lượng thức ăn ủ chua. - Lên men vi sinh vật Cùng với quá trình hô hấp tế bào là quá trình biến đổi do sự hoạt động của vi sinh vật trong hố ủ chủ yếu là vi khuẩn lactic, axetic, butyric và các loài vi khuẩn khác. Vi khuẩn lactic được chia làm hai nhóm là homolactic và heterolactic. Nhóm homolactic hoạt động mạnh hơn và có thể biến đổi từ một phân tử hexo thành 2 phân tử lactic mà không sinh khí trong khi đó các vi khuẩn heterolactic ngoài tạo ra axit lactic còn giải phóng CO2 và NH3. Vi khuẩn acetic không có vai trò gì lớn trong quá trình ủ, các vi khuẩn butyric sản xuất ra butyric và giải phóng CO2, NH3, một số các axit amin. Nguyên liệu chủ yếu cho vi khuẩn lactic hoạt động là hydratcacbon, vi khuẩn acetic là hydratcacbon và rượu, còn vi khuẩn lên men thối là hydratcacbon, axit lactic và protein. Như vậy, muốn ủ xanh tốt cần tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn lactic hoạt động vì chỉ có các loại vi khuẩn này mà độ pH mới hạ thấp nhanh và làm giảm tổn thất dinh dưỡng cho phụ phẩm đem ủ. 2.2.2 Kỹ thuật ủ chua 2.2.2.1 Hố ủ Địa điểm đặt hỗ ủ phải cao ráo tránh đọng nước, thuận tiện trong quá trình sử dụng. có nhiều dạng hố ủ tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế ở mỗi gia đình mà người chăn nuôi lựa chọn hình thức hố ủ thích hợp. + Hố ủ xây bằng gạch Tuỳ theo vùng và mức nước bề mặt mà có thể xây hố ủ theo hình thức: hố chìm, hố chìm một nửa hoặc nổi hoàn toàn trên mặt đất. Trong chăn nuôi hộ gia đình như hiện nay với hố ủ có thể tích 2 m3 có thể chứa được từ 700-800 kg thức ăn ủ chua là thích hợp. + Dùng túi chất dẻo Nên chọn túi có màu sẫm, bền và có độ dầy lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm. Ưu điểm của chúng đơn giản, chi phí thấp, dễ làm, dễ buộc kín. Nhưng chúng có nhược điểm dễ rách, khó nén chặt trong quá trình ủ nên thức ăn ủ chua thường không đạt được kết quả như mong muốn. + Dùng thùng phi Nên dùng loại có dung tích 200 lít. Phương pháp này nên tránh để lượng dịch sinh ra trong quá trình lên men tích tụ lại ở đáy thùng. 2.2.2.2 Nguyên liệu ủ Thân lá lạc sau khi thu hoạch được đem ủ làm thức ăn cho trâu bò, lúc này thân lá lạc còn xanh giàu protein, tỷ lệ nước cao khi thu hoạch thường vào mùa mưa nên nhanh chóng bị hư hỏng không thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc được nếu không được chế biến dự trữ thích hợp. Mặt khác thân lá lạc khi phơi khô do tác động của các tia bức xạ dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm mất hầu hết lượng caroten (80-90%) cũng như một số vitamin khác sẽ làm giảm chất lượng thức ăn rõ rệt (Baimer-1967) (Trích tài liệu của Dương Hữu Thời, Dương Thanh Liêm và cộng sự-1982)[4]. Quá trình làm khô còn làm giảm đáng kể tỷ lệ tiêu hoá các chất hữu cơ, tăng chi phí năng lượng trong quá trình tiêu hoá đối với gia súc và cuối cùng làm giảm lượng chất khô ăn vào, làm cho hiệu quả sử dụng thức ăn không cao. Mặt khác, phơi khô còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết và không ổn định, nên ủ chua thân lá lạc là một biện pháp cần thiết. Căn cứ vào thành phần hoá học của thân lá lạc trước khi ủ mà chúng ta có thể cần bổ sung lượng bột đường dễ tan để nên men hạ nhanh độ pH. 2.2.2.3 Ưu nhược điểm của phương pháp ủ chua Nhiều tác giả nghiên cứu về ủ chua thức ăn thô xanh cho thấy: + Dự trữ thức ăn thô xanh ._.theo phương pháp ủ chua có nhiều ưu điểm như sau: - Giá thành rẻ, ít hao hụt các chất dinh dưỡng, thích hợp với nhiều nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới (Gohl -1993)[10]. Các phụ phẩm nhiều nước, giàu protein, thu hoạch vào mùa mưa vẫn có thể chế biến dự trữ bằng phương pháp ủ chua. - Thức ăn ủ chua tổn thất dinh dưỡng tương đối ít, lại giữ được hoạt tính vitamin, thường đạt được 1/3 so với dạng tươi (Gohl -1993)[10]. - Ủ chua thức ăn không đòi hỏi thiết bị tốn kém nên giá thành sản phẩm hạ, dễ áp dụng trong điều kiện chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại. - Nâng cao được tỷ lệ tiêu hóa thức ăn. + Nhược điểm của phương pháp ủ chua - Quá trình ủ chua các loại thức ăn giàu chất bột đường bị tổn thất một phần nhỏ do sự lên men phân giải đường tạo thành các axit hữu cơ dễ bay hơi. Đối với protein ít bị tổn thất, nhưng dễ bị biến dạng làm giảm giá trị sinh học của protein trong thức ăn đối với gia súc dạ dày đơn và gia cầm. - Hàm lượng vitamin trong cùng một loại cỏ sau khi ủ chua thường thấp hơn so với sau khi được làm khô. (Dương Hữu Thời, Dương Thanh Liêm và cộng sự -1982)[28]. - Nếu ủ chua không đúng quy cách dễ dẫn đến thức ăn bị hư hỏng (thức ăn ủ chua chuyển thành màu đen và nhũn nát), không thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc. 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn ủ chua - Thành phần nguyên liệu + Hàm lượng vật chất khô Do giá trị pH của thức ăn ủ chua phụ thuốc rất lớn vào lượng VCK ban đầu. Khi lượng VCK cao quá hay thấp quá đều làm thay đổi pH theo chiều hướng không có lợi cho quá trình ủ chua. Khi ủ chua thân lá lạc, chúng ta thường phơi tái thân lá lạc trước khi đưa vào ủ. + Hàm lượng đường Lượng đường (12% tính theo VCK), hàm lượng đường rất quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động của vi khuẩn lactic hình thành axit lactic làm giảm pH là yếu tố đảm bảo trong quá trình ủ chua. + Lượng protein Lượng protein trong thức ăn đem ủ liên quan đến lượng axit lactic. Hàm lượng protein càng cao, càng cần nhiều axit lactic vì protein và những sản phẩm phân huỷ từ protein chống lại sự giảm pH. - Các yếu tố kỹ thuật + Thời gian ủ Thao tác ủ càng nhanh càng tốt, khi thao tác ủ quá lâu để thức ăn tiếp xúc nhiều với không khí thì hiện tượng hô hấp vẫn tiếp tục, điều này làm mất chất dinh dưỡng, sinh nhiệt làm hỏng thức ăn. Trước khi ủ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và vật liệu ủ để quá trình ủ được tiến hành liên tục cho đến khi hoàn tất quá trình ủ. + Độ kín khí Trong hố ủ càng kín khí thì thời gian hô hấp hiếu khí càng ngắn, khả năng sinh nhiệt ngắn. Khi đó thức ăn giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng, không bị thối hỏng. + Nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp trong hố ủ từ 20 - 60oC, trong mấy ngày đầu nếu nhiệt độ tăng cao là do hố ủ không được nén chặt hay không được kín. Nhiệt độ hố ủ cao sẽ làm hỏng thức ăn ủ chua. 2.2.4 Hệ vi sinh vật trong thức ăn ủ chua Vi sinh vật xuất hiện trong thức ăn ủ chua ngay từ khi cho thức ăn vào ủ. Trên bề mặt của những cây thức ăn thường có những loại vi sinh vật khác nhau, số lượng các vi sinh vật này phụ thuộc vào điều kiện khí hậu (độ ẩm, nhiệt độ không khí), nơi sinh trưởng, khoảng cách từ chuồng nuôi gia súc đến khu dân cư... Giữa các loại vi sinh vật, có những loại có ảnh hưởng tốt và cần thiết cho ủ chua, có những loại có hại cho ủ chua. Trong thành phần hệ vi sinh vật của thực vật mới thu hoạch, số lượng vi khuẩn lactic ít hơn hẳn so với vi khuẩn gây thối. Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999)[11] số lượng vi khuẩn lactic chỉ chiếm 1% tổng số vi khuẩn bám trên bề mặt cây cỏ, chúng phát triển trong điều kiện yếm khí và sự phát triển của chúng quyết định chất lượng của thức ăn ủ chua. Mỗi một nhóm vi sinh vật đều có khả năng sinh sản và phát triển trong điều kiện khắt khe nhất định như: độ ẩm, nhiệt độ, độ axit của môi trường, cũng như nguồn dinh dưỡng năng lượng và nitơ cần thiết cho chúng. Khi bắt đầu ủ, người ta tìm thấy trong thức ăn đem ủ có đủ loại vi sinh vật, cả có ích và có hại (Rodriguez, Poppe và Hanna Meler -1989)[65], trong đó quan trọng nhất là mấy nhóm sau: - Nhóm vi khuẩn lên men tạo axit lactic: Vi khuẩn lactic thường có trong cây cỏ đang sinh trưởng với số lượng ít, nhưng chúng tăng nhanh sau khi thu hoạch, đặc biệt là cây cỏ bị chặt nhỏ hay làm nát. Khi ủ chua, vi khuẩn lactic tiếp tục tăng, chúng lên men phân giải hydratcacbon dễ hoà tan trong cây cỏ để tạo thành các axit hữu cơ và chủ yếu là axit lactic, dẫn đến làm giảm độ pH của môi trường. Trong quá trình ủ chua, qúa trình thuỷ phân hemixenluloza cũng xảy ra, giải phóng đường pentoza và đường này cũng có thể được lên men để tạo ra axit lactic và axit axetic. Steptococcus lactis, Latobacterium lactis… loại hình cầu có khả năng lên men ở cả giai đoạn hiếu khí và yếm khí, nhiệt độ thích hợp 52 - 540C. Loại hình gậy chỉ lên men trong điều kiện yếm khí với pH > 4,5 nhiệt độ 27 - 350C. Trong quá trình ủ chua có 3 yếu tố giúp cho vi khuẩn lactic phát triển nhanh là: môi trường yếm khí của hố ủ, lượng đường trong nguyên liệu ủ và số lượng vi khuẩn lactic trên bề mặt nguyên liệu ủ. - Nhóm vi khuẩn lên men tạo axit axetic: Trong thức ăn mới ủ chua, nhóm vi khuẩn Coli phát triển đầu tiên, chuyển đường của thực vật thành axit formic, axetic, alcohol, CO2, axit lactic và một lượng nhỏ axit butyric… các vi khuẩn này thuộc họ Enterobacteria. Nhóm vi khuẩn này được coi là các vi khuẩn lên men axetic với sản phẩm lên men chính của chúng là axit axetic. Môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nhóm vi khuẩn này là môi trường gần trung tính (pH > 5). Sự phát triển của chúng ảnh hưởng bởi nhiệt (chúng phát triển tốt ở 20 - 40oC, không phát triển ở nhiệt độ từ 50oC trở lên) và cũng ảnh hưởng bởi độ pH môi trường (pH < 4,5 không phát triển). Vì vậy, chúng thường hoạt động ở giai đoạn đầu của quá trình ủ chua, sau đó hoạt động yếu dần và bị ức chế khi pH đạt 4,5 – 3,8. Những vi khuẩn dạng Coli cũng có khả năng phân huỷ protein bằng các phản ứng khử amin và khử cacboxyl của các axit amin (Bùi Văn Chính và cộng sự, 1995)[3]. Enterobacteria: Enterobacteria thường có số lượng rất ít trong cây cỏ. Chúng là những vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện và có khả năng phân giải đường dễ tan để tạo ra axit axetic, ethanol và hydro: Glucoza → a. axetic + ethanol + 2CO2 + 2H2 Ngoài ra, cũng giống như Clostridia, chúng có khả năng khử cacboxyl và khử amin các axit amin, sản xuất ra một số lượng lớn amoniac. pH thích hợp cho sự sinh trưởng của enterobacteria là 7,0 và thường chỉ hoạt động mạnh ở các giai đoạn lên men đầu tiên. Hoạt động trong môi trường hiếu khí, pH > 4,5 nhiệt độ 27 - 350C. Lên men glucose tạo thành sản phẩm cuối cùng chủ yếu là axit lactic và axit axetic. - Nhóm vi khuẩn lên men sinh axit butyric: Chủ yếu là các nhóm vi khuẩn Clostridia. Chúng phân giải axit lactic, chất bột đường, protein, các axit amin tạo lên axit butyric và NH3. Vi khuẩn Clostridia có mặt trong cây cỏ dưới dạng bào tử và chỉ phát triển dưới điều kiện yếm khí. Clostridia phân giải axit lactic tạo thành axit butyric làm tăng giá trị pH, là do trong qúa trình ủ chua protein bị phân huỷ thành amoniac... tạo ra môi trường kiềm, do đó làm pH của môi trường tăng lên, thức ăn dễ bị thối hỏng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua, đồng thời do hàm lượng axit butyric tăng lên làm giảm tính ngon miệng của gia súc. Clostridia rất nhạy cảm với nước và đòi hỏi thức ăn phải rất ẩm mới hoạt động tốt. Khi thức ăn quá ẩm (VCK < 15%), thậm chí pH hạ xuống dưới 4 vẫn có thể không ức chế được chúng. Để hạn chế mặt không có lợi của nhóm vi khuẩn Clostridia cần phải khống chế tỷ lệ chất khô trong nguyên liệu ủ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lên men lactic phát triển và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Clostridia. Vi khuẩn butyric và vi khuẩn gây thối phát triển chuyển hoá đường thành axit butyric, axetic, CO2, H2. Vi khuẩn butyric cũng sử dụng luôn cả axit axetic để hình thành axit butyric. Vi khuẩn butyric phát triển tốt ở nhiệt độ 20 - 50oC. Nhiệt độ 35oC là nhiệt độ thích hợp nhất cho vi khuẩn butyric phát triển với pH 4,2. Nếu pH < 4,2 vi khuẩn này sẽ chết (Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn, 1999)[11] đây là nhóm không có lợi. - Nhóm vi khuẩn gây thối: Gồm trực khuẩn có nha bào, không có nha bào, chủ yếu sống trong điều kiện hiếu khí, nhiệt độ thích hợp trên 500C. Nhóm này tham gia phân giải protein, amin thành các chất độc, ngoài ra trong thức ăn xanh đem ủ còn có một số loại nấm mốc và các vi sinh vật khác. 2.2.5 Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong quá trình ủ chua Sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật phụ thuộc vào tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong thức ăn đem ủ, cũng như nhiệt độ, ẩm độ, pH, áp suất thẩm thấu và sự có mặt các chất ức chế. Trong môi trường phù hợp, tế bào vi khuẩn sinh trưởng và phân chia với tốc độ nhanh theo cấp số nhân. Nếu số lần phân chia là n (số thế hệ) thì số tế bào sau n thế hệ là 2n. Thực tế số tế bào ban đầu được coi là n0 nên N1= N0 x 2n (N1 số lượng vi sinh vật có sau n thế hệ) (Nguyễn Đường, Nguyễn Như Thanh và cộng sự - 1990)[9]. Vi sinh vật cấy vào môi trường thích hợp có thời gian thế hệ là 30 phút ( Nghĩa là số lượng tăng lên gấp đôi sau 30 phút). Nhưng không phải VSV tăng lên không ngừng, vì sau một thời gian nhất định tốc độ sinh sản của chúng sẽ bị ngưng lại do nhiều nguyên nhân như pH, ẩm độ, áp suất thẩm thấu, môi trường dinh dưỡng... do vậy đồ thị diễn biến số lượng tế bào vi sinh vật theo thời gian là một đường cong. Quá trình sinh sản của vi sinh vật theo 4 pha như sau: Pha lag (pha mở đầu hay pha tiềm tàng), pha log (pha lũy thừa hay pha logarit), pha ổn định (Phase stationair), pha tử vong (phase desdeclin). Pha mở đầu phụ thuộc vào sự thích ứng của vi sinh vật với điều kiện môi trường. Ở Pha log, vi sinh vật sinh trưởng theo lũy thừa. Trong pha ổn định số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào cũ chết đi. Trong pha tử vong số lượng tế bào có khả năng sống giảm theo lũy thừa, pha này chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh như pH, áp suất thẩm thấu, độ ẩm... Theo Nguyễn Vĩnh Phước - 1970,[24] thì áp lực thẩm thấu của vi sinh vật có thể chịu đựng được trong khoảng 20 - 30 atm tương ứng với nồng độ muối < 2% và nồng độ đường 20 - 30%. Filomeno - 1953,[52] cho biết đặc điểm của thức ăn ủ chua đạt chất lượng tốt khi tinh bột, đường được lên men tạo thành các axit béo bay hơi làm cho thức ăn ủ có độ pH cao 4,5 - 4. Khi pH đạt 4,5 - 4 thì nồng độ axit butyric thường nhỏ nhất còn axit lactic và axit acetic là cao nhất, mặt khác các sản phẩm được thủy phân của protein là các axit amin rất ít bị phân hủy. Điều kiện cần thiết là thường xuyên đảm bảo yếm khí trong hố ủ, để tạo điều kiện yếm khí trong quá trình nên men. Sự thay đổi về giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ phụ thuộc vào kỹ thuật ủ chua. Trong thức ăn ủ chua hàm lượng axit lactic khá cao, axit hữu cơ này có tác dụng tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn như sau: - Kích thích tiết dịch tiêu hóa khi gia súc ăn thức ăn ủ chua. - Trung hòa lượng kiềm có trong nước bọt, giữ pH tương đối thấp góp phần làm tăng độ axit chung trong dạ dày, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu thức ăn. (Castillo và Gerpacio - 1983)[49]. 2.2.6 Quá trình lên men vi sinh vật trong ủ chua Trong quá trình ủ chua quá trình nên men của vi sinh vật được chia làm ba pha như sau: Pha I là sự lên men hỗn tạp, bắt đầu một cách đồng thời từ khi đưa thức ăn vào bể chứa và kết thúc quá trình khi hình thành môi trường yếm khí, quá trình này giúp phần axit hóa thức ăn ủ là không lớn. Trong giai đoạn này được đặc trưng bằng sự phát triển tích cực của hỗn hợp hệ vi sinh vật. Các tế bào thực vật kéo dài hô hấp đến khi sử dụng hết nguồn oxy không khí sau đó chúng chết. Trong pha này cùng với sự phát triển của các vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn lactic và nấm men) có khả năng có sự phát triển không có lợi của một số vi khuẩn hiếu khí (vi khuẩn gây thối và nấm mốc). Vi khuẩn lên men butyric phát triển trong môi trường yếm khí và sự phát triển của men axit butyric bị ức chế trong điều kiện hiếu khí. Khi thời gian ủ kéo dài và đầm nén thức ăn không chặt thì qúa trình lên men của pha I bị kéo dài hơn, do đó thức ăn ủ mất nhiều chất dinh dưỡng và chất lượng thức ăn ủ chua sẽ giảm, thức ăn nén không chặt sẽ bị nóng lên nhanh. Khi nhiệt độ hầm ủ thức ăn tăng lên trên 40oC thì protein và các axit amin sẽ tham gia vào phản ứng hóa học với đường, kết quả tạo ra melanoid – là một phức chất phức tạp và bền vững, làm giảm tiêu hoá protein trong thức ăn ủ chua. Kết quả tác động giữa protein và đường tạo ra chất thơm thuộc các loại sau: Fufurola (C4H3O.COH); Oxymetyl – fufurola; alđehyt valeria; những hợp chất này mang lại cho thức ăn ủ chua có hương vị táo, mùi mật ong hay mùi bánh mỳ đen. Thức ăn ủ chua có nhiệt độ trên 40oC thường có màu da lươn hoặc màu nâu, gia súc thích ăn loại thức ăn này, song tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng giảm nhiều (Bacanov - 1989)[46]. Vì vậy, muốn có thức ăn ủ chua tốt cần tiến hành quá trình ủ trong thời gian ngắn, che đậy kín tạo môi trường yếm khí, làm quá trình lên men lactic nhanh. Để rút ngắn quá trình lên men hỗn hợp cần rút ngắn thời gian ủ chua, đầm nén kỹ thức ăn ủ và tạo môi trường yếm khí - nhằm hạn chế mất mát các chất dinh dưỡng trong hầm ủ, là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế (Bùi Văn Chính và cộng sự - 1995)[3]. Pha II của qúa trình ủ chua thức ăn là tạo môi trường yếm khí và sự lên men lactic mạnh mẽ, từ đó thức ăn được axit hoá, sự phát triển của một số vi khuẩn có hại bị ức chế. Trong giai đoạn này cũng có sự phát triển của nấm men, một phần đường được chuyển hoá thành rượu (Bacanov - 1989)[46]. Pha III của ủ chua thức ăn là sự kết thúc của quá trình lên men cơ bản. Việc tích tụ trong thức ăn ủ chua các axit hữu cơ và việc giảm pH xuống 4,0 – 4,2 làm ức chế nhóm vi khuẩn lactic. Thức ăn ủ chua tốt thì tỷ lệ axit lactic/axit axetic nằm trong khoảng 3 – 4 (Bacanov, 1989)[46]. Khi ủ chua thức ăn có độ ẩm cao, giàu protein và nghèo đường; kết quả là quá trình axit hóa diễn ra chậm hoặc không đủ hàm lượng axit cần thiết đưa pH xuống 4,2 – 3,8; thường xảy ra quá trình lên men butyric không có lợi và làm giảm chất lượng thức ăn ủ chua. Trong qúa trình ủ chua thức ăn cần quan tâm tới việc giảm tối đa sự mất mát các chất dinh dưỡng trong quá trình lên men. Việc sử dụng năng lượng của đường trong nguyên liệu ủ ở các dạng lên men khác nhau cũng khác nhau. Trên quan điểm về dinh dưỡng gia súc thì các quá trình lên men lactic sử dụng đường có hiệu quả kinh tế cao hơn cả so với các quá trình lên men tạo các chất hữu cơ khác. Sự mất mát năng lượng đường trong quá trình lên men lactic không vượt quá 1,5 – 4 (Bacanov - 1989)[46]. 2.2.7 Điều kiện để ủ chua -Yếm khí: Là điều kiện số 1, quyết định sự thành bại trong quá trình ủ chua. - Điều kiện về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng phát triển của vi khuẩn trong đống ủ: thành công của ủ chua thức ăn thực vật phụ thuộc vào hàm lượng đường chứa trong đó, hàm lượng đường này được vi khuẩn lactic sử dụng trong hoạt động sống và được chuyển hoá thành axit lactic làm thay đổi pH môi trường hố ủ.(Bacanov - 1989)[46] - Ẩm độ: Vi sinh vật chỉ có thể phát triển trong môi trường có độ ẩm xác định. Độ ẩm tối ưu để vi khuẩn lactic phát triển là 65 – 75%, do đó độ ẩm tối ưu của thực vật ủ chua nằm trong khoảng 65 – 75%. Độ ẩm nguyên liệu có vai trò rất quan trọng trong quá trình ủ chua, khi nguyên liệu ủ có độ ẩm tối ưu từ 65 – 75% thì lượng axit lactic trong thức ăn chiếm từ 2/3 đến 4/5 tổng lượng axit sinh ra. Hàm lượng chất khô của nguyên liệu ủ chua nằm trong khoảng 30 – 45% thì kể cả những thức ăn giàu protein vẫn có khả năng ủ chua tốt. Khi độ ẩm của nguyên liệu dưới 60% thì vi khuẩn lactic khó phát triển, còn khi độ ẩm dưới 45% vi khuẩn này không thể phát triển được lúc này chỉ có nấm mới có thể phát triển và sinh sản trong độ ẩm nguyên liệu dưới 45%. Khi độ ẩm nguyên liệu thấp, quá trình ủ nén không chặt tạo điều kiện cho vi khuẩn gây thối và nấm mốc phát triển. Độ ẩm nguyên liệu trên 75% ảnh hưởng xấu đến chất lượng thức ăn ủ chua. Điều này được giải thích như sau: do độ ẩm thấp việc hình thành số lượng axit lactic cần thiết cho quá trình ủ chậm, còn số lượng axit butyric tăng. Mặt khác, khi độ ẩm quá cao thì khi đầm nén các chất dinh dưỡng bị mất đi cùng nước dịch chảy ra ngoài hố ủ (trong đó có một lượng đáng kể đường dễ lên men). Độ ẩm của một số loại thức ăn ủ chua trong giai đoạn thu hoạch thường cao hơn độ ẩm tối ưu, nếu đem ủ chua ngay thỡ thức ăn ủ chua không đạt chất lượng cao. Để giảm độ ẩm của nguyên liệu trước khi ủ chua cần phải phơi héo, song thời tiết không phải lúc nào cũng thuận lợi cho việc thực hiện theo biện pháp này. Một trong các biện pháp làm giảm độ ẩm của nguyên liệu ủ là bổ sung vào nguyên liệu ủ những thức ăn có độ ẩm thấp, chẳng hạn như rơm. Trong ủ chua nguyên liệu ủ có độ ẩm cao thỡ thụng thường thức ăn sẽ bị quá chua (pH = 3,5 – 3,8) và có mặt của axit butyric. Trong trường hợp này để thức ăn ủ chua có chất lượng cao, cần bổ sung 1 lượng rơm khô đó đó cắt nhỏ là 10 – 15% vào cựng với nguyờn liệu ủ chua, nhằm hạn chế độ ẩm cao trong nguyên liệu ủ. Kỹ thuật ủ chua như sau (đối với qui mô ủ lớn); đáy của hầm ủ lót một lớp rơm (đó cắt nhỏ) dày 80 – 100 cm, trờn lớp rơm là lớp nguyên liệu ủ dày 30 – 40 cm tiếp là rơm 10 – 20 cm, ... lớp trên cùng là lớp nguyên liệu ủ. Hố ủ được nèn chặt và dồn hết không khí ra, tạo môi trường yếm khí. Rơm dùng trong ủ chua phải là rơm tốt, không được thối mốc (Nguyễn Văn Hải, 2006)[20]. Điều kiện về nhiệt độ: Giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các chủng loại vi sinh vật trong hố ủ thì yếu tố nhiệt độ được ứng dụng để điều khiển hướng lên men có lợi nhất. Nhiệt độ thức ăn ủ chua phụ thuộc vào mức độ hô hấp của tế bào thực vật và vi khuẩn hiếu khí, những vi khuẩn này hấp thu oxy của không khí thải ra khí CO2, H2O và nhiệt lượng. Quá trình hô hấp ngừng sau khi các tế bào thực vật chết, điều này liên quan đến việc sử dụng hết oxy trong hố ủ. Nén chặt nguyên liệu và đẩy hết được không khí ra khỏi hố trong quá trình ủ thì quá trình hô hấp của các tế bào sẽ ngừng sau 6 – 8 giờ sau khi kết thúc ủ. Tuân theo đúng qui trình ủ chua thi nhiệt độ của hố ủ không vượt quá 350C. Trong quá trinh ủ nén không kỹ và không dồn hết không khí thì nhiệt độ hố ủ có thể lên đến 60 – 700C; điều đó dẫn đến mất mát một lượng lớn các chất dinh dưỡng. Do nhiệt độ của hố ủ tăng cao nên protein và các axit amin tham gia vào phản ứng với đường tạo ra các phức chất khó tiêu hoá đối với gia súc. Nhiệt độ cao trong hố ủheodcaoy thiai d______________________________________________________________________________________________________________ làm phân huỷ caroten, do đó chất lượng thức ăn ủ chua sẽ giảm. Theo kết quả nghiên cứu của Nehring - 1955, thì nhiệt độ hố ủ thay đổi làm thay đổi kiểu lên men vi sinh vật. Nhiệt độ tối ưu của các loại vi sinh vật lên men thức ăn được mô tả như sau: (Trích từ tài liệu của Dương Hữu Thời, Dương Thanh Liêm và cộng sự -1982)[28] 500C 450C Vi khuẩn lactic chịu nhiệt 400C 350C Vi khuẩn butyric 300C Vi khuẩn sản sinh axit axetic 250C Cầu khuẩn lactic lên men lạnh 200C Vi khuẩn lactic hình gậy lên men lạnh 150C 100C Sơ đồ 2.5: Nhiệt độ tối ưu của các loại vi sinh vật lên men thức ăn Dựa vào nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển vi khuẩn ta có sự tác động vào hố ủ để làm sao hạn chế thời gian ở nhiệt độ thuận lợi cho vi khuẩn Butyric phát triển càng thấp càng tốt. 2.2.8 Sự biến đổi protein trong hố ủ Thông thường trong cây cỏ tươi hàm lượng nitơ ở dạng protein biến động từ 75 - 90% tổng nitơ có trong thực vật. Phần lớn nitơ ở dạng phi protein nằm trong các axit amin tự do. Sau khi thu cắt cây cỏ thì nguồn dinh dưỡng cung cấp cho chúng không còn nữa các tế bào dần bị chết, lúc này men phân huỷ protein có trong tế bào thực vật phân huỷ protein thành các axit amin tự do. Bởi vậy, hàm lượng nitơ phi protein trong thực vật được tăng lên, nhờ vậy mà vi khuẩn lactíc có điều kiện phát triển nhanh. Trong quá trình ủ chua các vi khuẩn Clostridia có trong đống ủ cũng đồng thời phân huỷ các axit amin bằng các phản ứng decarboxyl và deamin tạo ra amoniac, CO2; keto axit và axit béo... Khi pH của hố ủ đạt 4 - 3,8 và ẩm độ dưới 80% thì các vi khuẩn Clostridia phân huỷ protein sẽ bị ức chế và protein trong hố ủ không tiếp tục bị biến đổi nữa. Như vậy, trong quá trình ủ chua, để thức ăn ủ đạt chất lượng tốt bằng mọi cách phải đưa trị số pH của hố ủ hạ càng nhanh càng tốt. Nghĩa là phải tạo được điều kiện tối ưu cho sự phát triển của vi khuẩn lên men lactic và acetic. 2.2.9 Các giai đoạn tạo thành các axit hữu cơ - Giai đoạn tạo thành axit acetic Sau giai đoạn sinh nhiệt do hô hấp ngoại bào, các vi sinh vật trong nguyên liệu ủ phát triển mạnh, trước hết là sự phát triển nhanh của nhóm vi khuẩn loại E. Coli mà đại diện của chúng là Escherichia và Klebsella. Chúng hoạt động mạnh trong môi trường trung tính và hiếu khí sản phẩm chính sinh ra là axit acetic. Ngoài ra những vi khuẩn E. Coli tiêu thụ oxy tạo ra môi trường yếm khí, kích thích vi khuẩn lên men tạo ra axit lactic phát triển mạnh. Khi pH giảm xuống đến 4,5 thì nhóm vi khuẩn E.Coli bị ức chế, vi khuẩn lên men butyric, nấm mốc và nấm men tuy chịu được pH thấp nhưng lại không chịu được môi trường yếm khí do đó chỉ phát triển ở bề mặt hố ủ nơi có không khí có thể lọt vào. (Filomeno -1953)[52]. - Giai đoạn lên men tạo axit lactic Các hydratcacbon dễ hòa tan được các nhóm vi khuẩn yếm khí lên men để tạo thành sản phẩm chính là axit lactic và một phần axit hữu cơ khác. Có 2 dạng lên men lactic là: Lên men lactic cùng loại và lên men lactic khác loại. Trong quá trình lên men lactic cùng loại thì glucose sẽ được chuyển hóa theo chu trình Embden – Meyerhof để cuối cùng tạo thành 2 pyruvic và NAD-H+ sau đó axit pyruvic sẽ được khử thành axit lactic. C6H12O6 2CH3COCOOH + 4 H CH3COCOOH 2CH3CHOHCOOH Như vậy quá trình lên men homonferment chỉ tạo ra sản phẩm cuối cùng là axit lactic. Lên men lactic heterferment của vi sinh vật là quá trình lên men không chỉ tạo ra axit lactic mà còn sản sinh ra các sản phẩm phụ khác như rượu, axit axetic, CO2.... Ví dụ: 1 glucose 1 axit lactic + 1 ethanol + 1 CO2 Điều kiện tối ưu để lên men sinh axit lactic là: + Yếm Khí + Nhiệt độ 25 -350C + pH < 4,5 + Ẩm độ 75 -80% Theo (Filomeno -1953, [52]) - Giai đoạn đình chỉ mọi sự lên men Là giai đoạn cuối cùng của quá trình lên men trong thức ăn ủ chua. Số lượng vi sinh vật trong thức ăn ủ chua liên tục giảm xuống do trị số pH giảm, trong điều kiện yếm khí, đa số các vi sinh vật bị chết. Tuy nhiên do enzim trong tế bào của chúng vẫn tiếp tục hoạt động, làm cho nồng độ axit lactic vẫn còn tăng sau một vài ngày. Lúc này có thể coi quá trình lên men đã kết thúc và các loài vi sinh vật hầu như không hoạt động, do đó các chất dinh dưỡng trong thức ăn ủ không bị phân huỷ. Tuy nhiên nếu đống ủ bị nước rửa trôi, làm mất các axit hữu cơ, lúc này chỉ số pH sẽ tăng lên trên 4,5 nhóm vi khuẩn Clostridium sẽ hoạt động và nhóm vi khuẩn này sẽ phân huỷ axit lactic thành axit butylic. Chúng còn phân huỷ protein để tạo thành amoniac làm cho trị số pH của môi trường tăng lên (càng gần đến trung tính). Vì vậy, khi đã kết thúc quá trình lên men của thức ăn ủ chua, vẫn cần giữ cho môi trường yếm khí và chống nước rửa trôi các axit hữu cơ trong thức ăn ủ chua. 2.2.10 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua Sau khi ủ được một thời gian thường phải kiểm tra chất lượng thức ăn ủ chua có đảm bảo chất lượng hay không. Để kiểm tra chất lượng thức ăn ủ chua thường dùng 2 phương pháp sau: + Giám định trực tiếp: Là cách giám định trực quan của người giám định thông qua một số chỉ tiêu cảm quan. - Màu sắc: Nếu thức ăn có màu sắc xanh tươi như thức ăn chưa ủ là tốt nhất, còn nếu thức ăn chuyển sang màu vàng đó là thức ăn đã bị mất nhiều caroten, còn thức ăn chuyển sang màu đen hay tối sẫm thì thức ăn ủ đó đã hỏng hay không còn giá trị sử dụng nữa. - Mùi: Thức ăn ủ chua có chất lượng tốt phải có mùi của hoa quả chín, mùi thơm do có nhiều axit lactic. Còn thức ăn ủ chua có chất lượng kém có rất nhiều mùi khác nhau như: Mùi chua như dấm thì trong thức ăn có nhiều axetic, mùi mỡ lòng thì trong thức ăn có nhiều axit butyric, mùi thối thì trong thức ăn có nhiều vi khuẩn gây thối hoạt động. - Độ cứng: Thức ăn ủ có chất lượng tốt phải có độ cứng tương đương với cỏ tươi còn nếu thức ăn ủ chua mềm nhũn hay bết ra chứng tỏ thức ăn ủ đã bị thối hỏng không còn khả năng sử dụng nữa. + Phân tích thành phần hoá học trong phòng thí nghiệm Để đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua dựa vào độ pH; hàm lượng các axit hữu cơ mạch ngắn, dễ bay hơi, hàm lượng amoniac, hàm lượng nước. - Độ pH của thức ăn ủ chua: Độ pH được coi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng ủ chua. Khi pH = 4,5 đến 3,8 xếp loại tốt nhất pH = 5 đến 4,5 xếp loại trung bình pH > 5 xếp loại kém. (Filomeno - 1953,[52]; Rodriguez, Poppe, Meler - 1984,[65]; Mc Donald, Greenhalgh - 1991,[57]). - Các axit hữu cơ mạch ngắn dễ bay hơi: Thường đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua theo hàm lượng 3 axit hữu cơ sau: axit lactic, axit acetic và axit butyric. Hàm lượng axit lactic càng cao chất lượng thức ăn ủ càng tốt. Cây ngô ủ chua có chất lượng tốt thường có hàm lượng axit lactic biến động từ 30 - 80 g trong 1 kg chất khô; lượng axit acetic không quá 30% tổng lượng axit béo bay hơi; axit butyric không đáng kể (McDonald, Greenhalgh - 1991)[57]. - Lượng amoniac: Hàm lượng amoniac càng cao chất lượng thức ăn càng kém. Thức ăn ủ chua tốt thì lượng amoniac không quá 0,01 - 0,05% (Rodriguez, Poppe, Meler - 1989,[65]; McDonald, Greenhalgh - 1991,[57]). 2.3 Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại Trong nhiều năm gần đây nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu chế biến, làm tăng giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm nông nghiệp, dự trữ và sử dụng chúng làm thức ăn cho gia súc nói chung và trâu bò nói riêng, đặc biệt vào mùa khan hiếm thức ăn thô xanh. Rất nhiều nghiên cứu về chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc đem lại kết quả tốt như: Chế biến rơm lúa bằng urê, ủ chua thân cây ngô già, thân lá cây lạc, ngọn lá sắn, bã sắn… Lê Xuân Cương -1994 [4] nghiên cứu xử lý rơm làm tăng giá trị thức ăn nuôi bò, xác định thành phần hoá học của rơm sau khi ủ với urê từ 2-4%. Nguyễn Viết Hải cà cộng sự - 1994 [14] nghiên cứu xử lý rơm bằng urê và NaOH. Nguyễn Thị Tịnh và Lê Minh Lịch -2001 [30] thử nghiệm nhiều mức bổ sung urê khác nhau, các tác giả đều có nhận xét chung khi xử lý rơm với mức 4% cho hiệu quả tốt hơn. Đối với Lê Viết Ly và cộng sự-1991, (Trích Lê Xuân Cương, 1994)[4], nghiên cứu rơm ủ theo tỷ lệ 2% urê + 5% vôi + 0,5% muối, lượng tiêu thụ rơm ủ urê của bò tăng lên 42,9%, làm cho mức tăng trọng tăng 31%. (Victor J. Clarle, Lê Bá Lịch và Đỗ Kim Tuyên -1997)[39] tiến hành nghiên cứu vỗ béo bò Laisind sử dụng khẩu phần ăn được phối hợp trên nền bột sắn với 70% chất khô trong khẩu phần và 10% bột ngô. Với khẩu phần này cho năng lượng trao đổi là 2899 Kcal/1kg chất khô và cho tăng trọng trung bình từ 895,5 gam/con/ngày đến 925 gam/con/ngày. Lại Thị Nhài - 2005, [22] sử dụng lõi ngô nghiền trong khẩu phần vỗ béo bò Laisind sau 84 ngày đạt 0.53kg/con/ngày đến 0.6 kg/con/ngày. Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn - 2006, [32] sử dụng khẩu phần rơm tươi ủ urê vỗ béo bê Laisind, kết quả tăng trọng bình quân 357,3 gam/con/ngày. Nguyễn Xuân Trạch và cộng sự - 2000, [35] tiến hành thí nghiệm nuôi bê đang sinh trưởng cho thấy khả năng tăng trọng và lượng thức ăn thu nhận rơm tăng lên khi bê dược nuôi bằng rơm xử lý 3% vôi, 4% urê hoặc 4% urê + 3% vôi. So với rơm không xử lý được phun trực tiếp 4% urê. Nguyễn Thị Tú và Nguyễn Trọng Tiến - 2001, [59] thông báo rằng cho bò ăn bã mía xử lý urê tăng trọng thấp hơn bò ăn rơm và thân cây ngô xử lý urê. Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Phạm Hùng Cường - 2004, [7] vỗ béo bò Laisind bằng khẩu phần thân lá dâu tằm thay thế cho hạt bông với 4 mức lá dâu tằm khác nhau: khẩu phần 1 là bột sắn, rỉ mật, hạt bông, đậu tương, rơm khô, urê và khoáng; ở khẩu phần 2,3,4 tương ứng bổ sung lá dâu tằm là 5,10,15 kg cho kết quả rất tốt: ở khẩu phần 1 tăng trọng đạt được cả kỳ vỗ béo là 554 g/con/ngày, các lô 2, lô 3, lô 4 đạt kết quả tương ứng là 583 gam/con/ngày; 565 gam/con/ngày; 568 gam/con/ngày Các nghiên cứu trên đều cho thấy việc tận dụng các phụ phẩm cho chăn nuôi bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế. Khi nghiên cứu sử dụng bột lá dứa đã lấy sợi làm thức ăn cho bò, các tác giả Naseeven và Harrson - 1981 (trích từ tài liệu của Preston và Leng -1987, [63] nhận thấy khi sử dụng cho bò ăn thời gian dài, bò sẽ bị nhiễm độc do axit và không cho tăng trọng. Các tác giả cho rằng trở ngại khi sử dụng bột lá dứa và bã làm thức ăn cho gia súc nhai lại liên quan phần lớn đến hàm lượng các axit hữu cơ, mà cơ bản là axit lactic và Oxalic, phốt pho và một số khoáng khác cũng thiếu trầm trọng so với nhu cầu của gia súc. Những nghiên cứu tiếp theo của Rodriguez - 1983 (trích tài liệu của Preston và Leng - 1987)[63] tại Mexico đã cho kết luận: Khi sử dụng bột thịt lá cây dứa sợi làm thức ăn cho loài nhai lại, trước tiên phải chú ý đến việc tối ưu hoá hệ sinh thái dạ cỏ và sau đó khắc phục tỷ lệ protein/ năng lượng và các protein thoát qua. Chỉ sau 2 bước đó, các khoáng bổ xung mới có thể hấp thu được. Hall, Nagy và berry - 1975, [54] cũng đã tiến hành thí nghiệm xác định lợi ích của việc sử dụng nguồn lá sắn thường bị bỏ phí làm thức ăn cho bò. Tác giả cho biết khi hỗn hợp lá sắn với rơm lúa trong khẩu phần bò thịt đã làm tăng lượng vật chất khô ăn vào/100 kg thể trọng so với lô đối chứng ăn toàn rơm (2,6 kg với lô đối chứng ăn rơm lúa không băm thái so với 3,1 kg của lô thí nghiệm ăn hỗn hợp rơm và lá sắn). Không những thế tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô cũng tăng lên từ 46,6% tăng lên 53% các chất dinh dưỡng khác như mỡ thô, protein thô, năng lượng đều tăng lên rõ rệt. Ở Việt Nam điều kiện thời tiết khí hậu cho phép trồng nhiều vụ lạc trong năm, tuy nhiên năng suất củ đạt cao nhất là vụ đông xuân (Miền nam trồng tháng 12, tháng 1 và thu hoạch vào tháng 3, tháng 4. Miền Bắc vụ lạc chính trồng vào tháng 2, thá._.chua có bổ sung bột ngô 6% đạt 0,03 còn thân lá lạc ủ chua không bổ sung bột ngô đạt 0,06. Do đó, thân lá lạc ủ chua có bổ sung bột ngô tỷ lệ càng cao thì hàm lượng axit lactic và axit acetic càng lớn còn hàm axit butyric thì ngược lại. Như vậy, việc bổ sung bột ngô ủ chua thân lá lạc đã làm tăng số lượng axit có trong công thức, chứng tỏ sự có mặt của bột ngô đã làm cho quá trình lên men diễn ra mạnh hơn. 4.5 Kết quả thí nghiệm nuôi dưỡng bò Các loại cỏ hoà thảo, cây họ đậu phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Mùa mưa tốc độ sinh trưởng rất nhanh, ngược lại mùa khô chúng phát triển chậm, thậm chí còn ngừng phát triển. Điều này đã gây lên sự thiếu hụt nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi trâu bò ở mùa khô, làm giảm năng suất vật nuôi và phần nào hạn chế việc phát triển quy mô đàn trâu bò. Để tạo sự cân bằng trong quan hệ cung cầu đối với những thức ăn truyền thống, ngoài việc tìm kiếm các biện pháp kỹ thuật chế biến, dự trữ thích hợp thì việc nghiên cứu sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẵn có để phát triển chăn nuôi đang là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Song song với việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp, nhiều nước đang chú trọng sử dụng các phụ phẩm cây trồng đặc biệt là các cây họ đậu có hàm lượng protein cao làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Ngoài ra, chúng còn chứa các chất dinh dưỡng giới hạn khác như lipit, khoáng, vitamin và một số hợp chất thực vật tăng cường hoạt động của hệ sinh thái dạ cỏ. Sự tăng sinh trưởng của VSV lên men sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá xơ, tăng sản phẩm propionate và cuối cùng khi VSV đó rời khỏi dạ cỏ trở thành nguồn thức ăn giàu protein cho gia súc nhai lại. Để thấy được sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn thân lá lạc ủ chua ở các công thức khác nhau tới sự sinh trưởng của bò, chúng tôi tiến hành thí nghiệm sử dụng thân lá lạc ủ chua theo 3 công thức: không bổ sung bột ngô, bổ sung 3% và 6% bột ngô để nuôi bò thịt trong giai đoạn vỗ béo. 4.5.1 Lượng thức ăn thu nhận Khả năng sản xuất của gia súc nhai lại được xác định bằng nhiều yếu tố, nhưng nhân tố quan trọng nhất là chúng ăn thức ăn gì và ăn được bao nhiêu? Như tất cả gia súc khác, gia súc nhai lại có sự lựa chọn và sở thích các loại thức ăn khác nhau. Chất dinh dưỡng mà chúng ăn vào sẽ làm cân bằng khẩu phần thiếu hụt cho gia súc. Khi thức ăn có mùi mốc gia súc có thể loại bỏ thức ăn này hoặc miễn cưỡng ăn với lượng rất ít. Khả năng sử dụng khẩu phần còn phản ánh sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Gia súc nhai lại có khả năng điều hoà tốc độ hấp thu axit béo bay hơi trong dạ cỏ và sử dụng axit béo này trong quá trình trao đổi chất, hiện tượng tiêu thụ hết axetat có liên quan chặt chẽ với lượng ăn vào. Việc cân đối khẩu phần trên các lô dựa trên các chỉ tiêu về năng lượng, vật chất khô và protein thô. Thức ăn thu nhận hàng ngày của bò được chúng tôi trình bày ở bảng 4.11 Bảng 4.11: Thức ăn thu nhận hàng ngày Chỉ tiêu Lô thí nghiệm Lô 1 Lô 2 Lô 3 VCK ăn vào (kg/con/ngày) 5,46a 5,37b 5,05c Thân lá lạc ủ chua (kg/con/ngày) 1,50 1,47 1,37 Rơm khô (kg/con/ngày) 0,60 0,54 0,32 Cỏ tự nhiên (kg/con/ngày) 1,22 1,22 1,22 Thức ăn tinh (kg/con/ngày) 2,14 2,14 2,14 Chất khô ăn vào (%khối lượng) kg 2,78 2,53 2,49 Protein thô (kg/con/ngày) 0,44 0,45 0,47 NLTĐ (Mcal/con/ngày) 9,90 10,03 10,31 Các số liệu có chữ cái trong cùng hàng không mang chữ số giống nhau có ý nghĩa thống kê Lô 1: Bò ăn khẩu phần thân lá lạc ủ chua không bổ sung bột ngô+0,5%NaC Lô 2: Bò ăn khẩu phần thân lá lạc ủ chua bổ sung 3% bột ngô+0,5%NaCl Lô 3: Bò ăn khẩu phần thân lá lạc ủ chua bổ sung 6% bột ngô +0,5%NaC Từ kết quả bảng trên cho thấy: lượng vật chất khô ăn vào trong khẩu phần dao động từ 5,05 đến 5,46 kg/con/ngày, lớn nhất ở lô 1 là 5,46 kg/con/ngày, thấp nhất ở lô 3 là 5,05 kg/con/ngày. Lượng VCK ăn vào giữa các lô bò thí nghiệm ăn khẩu phần ủ chua có bổ sung tỷ lệ bột ngô khác nhau và không bổ sung bột ngô có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Ngược lại protein và năng lượng ở lô 3 đạt cao nhất và lô 1 đạt thấp nhất. Điều này có thể giải thích do lô 3 ăn thức ăn thân lá lạc ủ chua có bổ sung 6% bột ngô nên trong khẩu phần giàu năng lượng và protein hơn. Kết quả này phù hợp với chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của bò thịt. (Căn cứ vào tiêu chuẩn của NRC-1982, [73] chúng tôi tính được nhu cầu các chất cho bò thịt là VCK: 5,00 - 600 kg VCK/con/ngày; protein: 0,403 kg/con/ngày; NLTĐ là: 10,21 Mcal/con/ngày). 4.5.2 Tăng trọng tuyệt đối Để đánh giá ảnh hưởng của các công thức ủ chua thân lá lạc có bổ sung tỷ lệ bột ngô khác nhau và không bổ sung bột ngô đến tăng trọng của bò, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi bò thịt theo 3 công thức ủ chua khác nhau, sau ba tháng thí nghiệm tăng trọng của bò được trình bày ở bảng 4.12 Bảng 4.12: Khối lượng và tăng trọng tuyệt đối Lô thí nghiệm Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Se Số con 4 4 4 Khối lượng bò (kg) Ban đầu 196,6 212,7 202,5 3,67 Tháng thứ 1 209,5 226,0 217,7 3,89 Tháng thứ 2 225,7 243,3 235,3 4,02 Tháng thứ 3 240,3 259,3 251,6 3,84 Tăng trọng (kg/con/ngày) Tháng thứ 1 0,46a 0,48a 0,54b 0,02 Tháng thứ 2 0,58a 0,62ab 0,63b 0,02 Tháng thứ 3 0,52a 0,57ab 0,58b 0,03 Trung bình 0,52a 0,56ab 0,58b 0,02 Tiêu tốn thức ăn(kgVCK/kg tăng trọng) 12,65a 11,36b 10,69c 0,35 Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng một hàng không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê với mức P<0,05 Từ kết quả ở bảng 4.12 cho thấy, khối lượng bò của các lô khi bắt đầu thí nghiệm tương đối đồng đều. Khi kết thúc thí nghiệm khối lượng bò ăn khẩu phần có thân lá lạc ủ chua không bổ sung bột ngô và bổ sung 3%; 6% bột ngô tương ứng là: 240,0 kg; 259,3 kg và 251,6 kg. Nhìn chung, tăng trọng của bò tương đối tốt trong thời gian thí nghiệm, sau một tháng thí nghiệm cho kết quả tăng trọng trung bình là 0,46 kg/con/ngày; 0,48 kg/con/ngày và 0,54 kg/con/ngày, tương ứng với các công thức ủ chua thân lá lạc không bổ sung bột ngô và bổ sung 3%; 6% bột ngô. Ở tháng thứ nhất tăng trọng giữa lô 1 và lô 2 có sự sai khác không đáng kể (P>0,05), nhưng tăng trọng của lô 3 so với lô 1 và lô 2 có sự sai khác rõ rệt với mức (P<0,05). Kết thúc tháng thứ hai, tăng trọng của bò cao hơn tháng thứ nhất cụ thể: lô1 cho tăng trọng thấp nhất 0,58 kg/con/ngày, sau đến lô 2 cho tăng trọng 0,62 kg/con/ngày và cao nhất lô 3 là 0,63 kg/con/ngày. Sự sai khác về tăng trọng ở lô 1 và lô 2, lô 2 và lô 3 không rõ ràng (P>0,05) nhưng giữa lô 1 và lô 3 có sự sai khác thống kê với mức (P<0,05). Những kết quả trên cho thấy trong các khẩu phần thân lá lạc ủ chua bổ sung 3%; 6% bột ngô phát huy tác dụng nâng cao giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần. Vì vậy, khi bò ăn khẩu phần thân lá lạc ủ chua có bổ sung bột ngô cho kết quả tăng trọng tương đối tốt. Tháng thứ ba tăng trọng ở tất cả các lô thí nghiệm đều thấp hơn tháng thứ hai, tuy nhiên tăng trọng của bò ở lô 1 và lô 2; lô2 và lô 3 không có sự sai khác về thống kê (P>0,05), chỉ có tăng trọng tuyệt đối của bò thí nghiệm ở lô 3 và lô 1 là khác nhau có ý nghĩa thống kê với mức (P<0,05). Tóm lại, sau khi kết thúc thí nghiệm: lô 3 cho kết quả tăng trọng trung bình cao nhất 0,58 kg/con/ngày, tiếp đến lô 2 là 0,56 kg/ con/ngày và lô 1 cho kết quả thấp nhất 0,52 kg/con/ngày. Kết quả tăng trọng này tương đương với kết quả nghiên cứu vỗ béo bò bằng phụ phẩm nông nghiệp của Vũ Văn Nội và cộng sự - 1999, [23] đều cho tăng trọng 510 -580 g/con/ngày. Đỗ Thị Thanh Vân và cộng sự -2008, [37] sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần nuôi bò thịt tại Quảng Trị bằng thân lá lạc ủ chua có bổ sung 5% bột ngô, cho cho thấy sự tăng trọng của bò đạt từ 0,49 - 0,58 kg/con/ngày. Như vậy, tăng trọng trung bình của bò ở lô 1 và lô 2; lô 2 và lô 3 có mức tăng trọng khác nhau không đáng kể (P>0,05), còn tăng trọng trung bình của bò ở lô 1 và lô 3 có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Để thấy rõ sự ảnh hưởng của các công thức ủ chua thân lá lạc đến kết quả tăng trọng của các lô bò thí nghiệm khi sử dụng khẩu phần thân lá lạc ủ chua có bổ sung tỷ lệ bột ngô khác nhau và không bổ sung bột ngô và sự tăng trọng khác nhau về thời gian nuôi, chúng tôi thể hiện trong biểu đồ 4.3. Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của bò sử dụng thân lá lạc ủ chua Từ biểu đồ 4.3 cho thấy, bò tham gia thí nghiệm cho tăng trọng liên tục trong 3 tháng thí nghiệm và tăng trọng của bò ở tháng 2 đạt cao nhất, sau đến tháng 3 và thấp nhất ở tháng thứ nhất. Đó là do bò đưa vào thí nghiệm vẫn trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển nên bò cho tăng trọng ở tháng 2 đạt cao nhất và tăng trọng ở tháng thứ nhất đạt thấp nhất. Ở các thí nghiệm khác, nhất là thí nghiệm vỗ béo trên đối tượng bò loại thải, khối lượng bò thường tăng cao ở tháng thứ nhất sau mức tăng trọng giảm dần ở tháng thứ 2 và giảm mạnh ở tháng thứ 3 là do bò trước khi đưa vào thí nghiệm bị thiếu dinh dưỡng nên tăng trọng ở tháng thứ nhất là kết quả của “quá trình phát triển bù” sau một thời gian cơ thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, còn các tháng sau đó khả năng tăng trưởng bù mất đi và khả năng tăng khối lượng của bò thí nghiệm giảm mạnh. Ở biểu đồ 4.3 ta thấy, lô bò được nuôi bằng khẩu phần thân lá lạc ủ chua có bổ sung 6 % bột ngô cho tăng trọng cao nhất, sau đến lô bò sử dụng thân lá lạc ủ chua bổ sung 3% bột ngô và thấp nhất là lô bò được nuôi bằng thân lá lạc ủ chua không bổ sung bột ngô. Như vậy, trong quá trình ủ chua thân lá lạc có bổ sung bột ngô làm tăng tỷ lệ sử dụng đường tự của VSV có trong các công thức ủ chua tạo điều kiện thuận lợi cho VSV lên men lactic phát triển, hạn chế sự thất thoát protein thô trong công thức ủ chua nên tốc độ tăng trọng của bò bằng thân lá lạc ủ chua có bổ sung 6% bột ngô đạt kết quả cao nhất. Ngược lại, khi nuôi bò bằng thân lá lạc ủ chua không bổ sung bột ngô đã hạn chế sự phát triển của VSV lên men lactic làm chất lượng protein thô có trong thân lá lạc ủ chua thấp, vì vậy tăng trọng của bò khi khi sử dụng thân lá lạc ủ chua không bổ sung bột ngô đạt kết quả thấp nhất. Như vậy, khi nuôi bò cho ta thấy ở tháng thứ 2 cho tăng trọng cao nhất sau đó ổn định hoặc giảm không đáng kể ở tháng thứ 3 và thấp nhất ở tháng đầu. Kết quả tăng trọng ở tháng đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi gia súc, thể trạng gia súc. Nếu tuổi gia súc càng già, thiếu dinh dưỡng thì tăng trọng ở tháng đầu là cao, chúng sẽ giảm dần ở tháng 2 và giảm mạnh ở tháng 3. Nếu tuổi gia súc non và thể trạng đầy đủ chất dinh dưỡng thì tăng trọng tháng đầu của bò thấp hơn tháng 2 không đáng kể. Căn cứ vào đặc điểm trên để khi tiến hành vỗ béo bò chúng ta có hướng lựa chọn thức ăn phù hợp trong chăn nuôi . Kết quả thu được ở các nhóm bò ăn khẩu phần trên cho thấy: tiêu tốn chất khô/kg tăng trọng của bò trong thí nghiệm có sự sai khác không đáng kể (P>0,05). Kết quả này cao hơn tiêu chuẩn của AFRC – 1993, [43]; ARC -1984, [44]; INRA - 1989, [50]; dao động trong khoảng 7,1-10,42 kg CK/kg tăng trọng. Điều này có thể do bò khi đưa vào thí nghiệm bị thiếu dinh dưỡng nên trong quá trình vỗ béo chất dinh dưỡng vừa được sử dụng để tổng hợp mô cơ và năng lượng được dùng để tích luỹ mỡ cho cơ thể nên năng lượng dùng trong quá trình vỗ béo bò cao. 4.5.3 Hiệu quả kinh tế khi vỗ béo bò Trong chăn nuôi nói chung, nuôi bò thịt nói riêng người chăn nuôi luôn hướng tới mục đích cuối cùng có đem lại hiệu quả kinh tế hay không? Để giải đáp vấn đề này chúng tôi tiến hành phân tích các kết quả của việc nuôi bò thịt bằng thân lá lạc ủ chua và thức ăn sẵn có ở địa phương Thống kê chi phí tại thời điểm tiến hành thí nghiệm và được chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian làm thí nghiệm kết quả được trình bày ở bảng 4.13 Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm TT Chỉ tiêu Đơn giá (đồng/kg) Lô 1 Lô 2 Lô 3 SL Tiền (1000đ) SL Tiền (1000đ) SL Tiền (1000đ) 1 Rơm khô 500 360 180 324 162 252 126 2 Cỏ tự nhiên 300 1800 540 1800 540 1800 540 3 Thân lá lạc 500 2520 1260 2520 1260 2520 1260 4 Bột ngô 3500 76 266 152 532 5 Muối 1000 11,7 11,7 11,7 11,7 11,7 11,7 6 Tinh hỗn hợp 3000 672 2016 672 2016 672 2016 7 Công chăm sóc 25000 30 750 30 750 30 750 8 Công ủ 30000 3 90 3 90 3 90 9 Dụng cụ 30 30 30 10 Premix khoáng-vitamin 100000 5 500 5 500 5 500 11 Chi mua thuốc thú y 20 20 20 12 Túi nilong 30000 4 120 4 120 4 120 I Tổng chi phí 5517,7 5765,7 5995,7 II Doanh thu 35000 174,8 6118 186,4 6524 196,4 6874 III Lợi nhuận 600,3 758,3 878,3 Từ bảng 4.13 cho thấy chi phí ở lô 3 lớn nhất (5.995.700 đồng), ở lô 1 chi phí thấp nhất (5.517.700 đồng). Tuy nhiên sau 3 tháng vỗ béo kết quả cho thấy, tăng trọng của bò ở lô 3 đạt cao nhất (196,4 kg), bò ở lô 1 thấp nhất (174,8 kg). Khi thí nghiệm kết thúc, chúng tôi tính giá bán thịt bò hơi theo giá tại địa phương (35.000 đ/kg P) cho thấy lợi nhuận lần lượt như sau: lô 1 là 600.300 đồng, lô 2 là 758.300 đồng, lô 3 là 878.300 đồng. Như vậy, sau 90 ngày thí nghiệm mỗi bò cho lãi khoảng: 150.000 đồng, 190.000 đồng và 220.000 đồng tương ứng với các bò vỗ béo bằng khẩu phần thân lá lạc ủ chua không bổ sung bột ngô và bổ sung 3%; 6% bột ngô. Khi so sánh lợi nhuận giữa 3 lô thí nghiệm cho thấy sự chênh lệch về lợi nhuận giữ lô 2/ lô 1 là: 40.000 đ/con, thấp hơn lô 3/ lô 1 (70.000 đ/con). Sự chênh lệch giữa lô 3 và lô 2 không đáng kể 30.000đ/con, đó là do kết quả giữa các lô bò sử dụng khẩu phần ăn thân lá lạc ủ chua khác nhau nên việc thu nhận rơm khô giữa các lô khác nhau làm chi phí khác nhau. Như vậy, khi nuôi bò thịt bằng thân lá lạc ủ chua có bổ sung bột ngô sẽ cho hiệu quả kinh tế hơn. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận - Sản lượng thân lá lạc ở huyện Hiệp Hòa Bắc Giang là rất lớn, khoảng 14.578 tấn, song việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chế biến bảo quản thức ăn còn hạn chế. - Ủ chua thân lá lạc với 3 công thức: 0,5% NaCl; 0,5% NaCl + 3% bột ngô; 0,5%NaCl +6% bột ngô đều cho kết quả ủ chua tốt. - Thân lá lạc ủ chua có mùi thơm đặc trưng, pH thấp (4,1-4,4) cho phép bảo quản thân lá lạc ủ chua trong thời gian dài. - Kết quả tăng trọng của bò ở lô thí nghiệm sử dụng khẩu phần thân lá lạc ủ chua có bổ sung 6% bột ngô là cao hơn lô thí nghiệm sử dụng khẩu phần bổ sung 3% bột ngô và cao hơn lô thí nghiệm không bổ sung bột ngô. - Lô thí nghiệm sử dụng thân lá lạc ủ chua bổ sung 6% bột ngô cho hiệu quả cao nhất và lô thí nghiệm sử dụng khẩu phần ăn thân có thân lá lạc ủ chua không bổ sung bột ngô cho hiệu quả thấp nhất. 5.2 Đề nghị - Đề nghị chuyển giao kỹ thuật ủ chua thân lá lạc vào thực tiễn. - Chuyển giao quy trình ủ thân lá lạc với tỷ lệ bổ sung 6% bột ngô tới nông dân áp dụng trong chăn nuôi, để nâng cao khả năng tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp nói chung và thân lá lạc nói riêng làm thức ăn cho trâu bò. - Tiếp tục nghiên cứu các công thức ủ chua thân lá lạc có bổ sung tỷ lệ bột sắn hoặc cám gạo từ 6% trở nên để tìm ra công thức ủ chua thân lá lạc phù hợp với từng địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bùi Xuân An, Sử dụng hợp lý dây đậu phộng làm thức ăn cho gia súc nhai lại trên vùng miền Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sỹ, TPHCM, 1998 2. Nguyễn Xuân Ba (1997) Sử dụng rơm xử lý urê làm thức ăn cho loài nhai lại, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và kinh tế nông nghiệp 1967-1997, trường Đại học Nông Lâm Huế, NXB Nông nghiẹp, Hà Nội. 3. Bùi Văn Chính và cộng sự (1995), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà xuất bản nụng nghiệp, Hà Nội. Tr 85 – 90. 4. Lê Xuân Cương (1994), Biến rơm cỏ thành thịt sữa, NXB Nông nghiệp – Hà Nội. 5. Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Thành Trung, McCrabb. G(1999): Nghiên cứu sử dụng hàm lượng rỉ mật cao để vỗ béo bò. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi 1999. 6. Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Thành Trung (2001)Nghiên cứu sử dụng rơm lúa trong khẩu phần bò thịt, Các báo cáo khoa học của đề tài KHCN 08-05. Trang 174-187. 7. Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, phạm Hùng Cường (2004), Ảnh hưởng của việc thay thế hạt bông bằng dâu tằm trong khẩu phần vỗ béo bò thịt, báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, NXB Nông nghiệp – Hà Nội tháng 12/2004, tr 42-46. 8. Lê Văn Doãn (1975), Hoá sinh thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 122-125. 9. Nguyễn Đường, Nguyễn Như Thanh, và cộng sự Vi sinh vật học Đại Cương. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội -1990. 10. Gohl, B. (1993). Thức ăn gia súc nhiệt đới. Người dịch: Diệu Bình., Nguyễn Dinh., Đào Văn Huyên., Nguyễn Văn Thưởng. NXB Hà Nội 1993. 11. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1999), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà xuất bản nụng nghiệp, Hà Nội. Tr 162 – 167. 12. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương, Nguyễn Hữu Văn (2008), Dinh dưỡng và thức ăn cho bò. NXB Nông nghiệp Hà Nội 13. Nguyễn văn Hải (2006), Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn ủ chua trên thế giới và ở Việt Nam cho gia súc nhai lại. Chuyên đề, Viện chăn nuôi. 14. Nguyễn Viết Hải, Lê Viết Ly và Lê Hồng Sơn (1994), Ảnh hưởng của xử lý rơm bằng ure, NaOH đến thành phần hóa học, tiêu hóa trao đổi chất dạ cỏ ở bò, Báo cáo khoa học phần đại gia súc, Hà Nội 7/1994, tr 1-9 15.Trần Quang Hạnh (2003), Đánh giá tiềm năng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò nuôi tại Đắc Lắc, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, trường Đaị học nông nghiệp I Hà Nội. 16. Lê Viết Ly, Nguyễn Thiện, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Văn Niêm (1995), Tổng hợp kết quả nghiên cứu bò lai hướng thịt, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969 -1995), NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 216 -223. 17. Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Diện (1994), Kết quả lai kinh tế bò thịt tại các tỉnh phía Nam, Báo cáo khoa học phần đại gia súc – Hà Nội tháng 7/1994, trang 31-41. 18.Lê Viết Ly và Vũ Văn Nội (1995), Kết quả nghiên cứu bò lai hướng thịt, Nuôi bò thịt và những kết quả bước đầu ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp – Hà Nội, trang 54 – 61 19. Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt (1996), Nuôi bê lai hướng thịt bằng thức ăn bổ sung từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại miền Trung. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994-1995. NXB Nông nghiệp , trang 135-140 20.Nguyễn Bá Mùi (2001), Nghiên cứu phụ phẩm dứa ủ chua làm thức ăn gia súc. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. tr 67-72 21.Nguyễn Bá Mùi (2004), “Ảnh hưởng của việc thay thế cỏ xanh trong khẩu phần bằng bó dứa ủ chua đến khả năng sản xuất của bũ thịt”, Tạp chí KHKTNN – Trường ĐHNN Hà Nội, Tập II, số 3/2004, Tr, 196 – 200. 22. Lại Thị Nhài (2006), Sử dụng lõi ngô nghiền trong khẩu phần vỗ béo bò thịt, Báo cáo tốt nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội. 23. Vũ văn Nội, Phạm Kim Cương và Đinh Văn Tuyền (1999), Sử dụng phế phụ phẩm và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để vỗ béo bò. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Huế 28-30/6/1999. Trang 25-29 24. Nguyễn Vĩnh Phước. Vi sinh vật thú y. Tập 1 và tập 2. Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội -1970. (Trang 95-241) 25. Nguyễn Hữu Tào (1996) Nghiên cứu nuôi dưỡng bò sữa và lợn thịt bằng khẩu phần ăn của thân lá lạc chế biến, dự trữ sau thu hoạch. Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp Tr 67-102 26. Nguyễn Hữu Tào, Bùi Văn Chính (1996) Kết quả nghiên cứu tận dụng thân lá lạc chế biến và dự trữ làm thức ăn cho gia súc, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôI, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr 204-205. 27. Lê Khắc Thận (1974) Giáo trình sinh học động vật, NXB Nông thôn, tr 101-102 28. Dương Hữu Thời, Dương Thanh Liêm., Nguyễn Văn Uyển. Cây họ đậu nhiệt đới làm thức ăn gia súc. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 1982 29. Nguyễn Trọng Tiến, Mai Thị Thơm (1996), Bài giảng chăn nuôi trâu bò (Dùng cho các lớp sau đại học) Trường đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. 30. Nguyễn Thị Tịnh, Lê Minh Lịch (2001), Nghiên cứu hiệu quả của các phương thức bổ sung ure khác nhau trong khẩu phần ăn cho bò, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 -2000, TP. Hồ Chí Minh tháng 4/2001, tr 93-101. 31. Nguyễn Xuân Trạch (2003) Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 32. Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn (2006). Ảnh hưởng của ủ kiềm hóa rơm tươi với urê đến khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng của bê sinh trưởng. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp số 3/2006. 33. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2006), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội. 34. Nguyễn Xuân Trạch và Trần Thị Uyên (1997), Một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của rơm khi xử lý bằng urê, Tạp trí thông tin khoa học và kỹ thuật nông nghiệp số 2 -29, Trường ĐHNN I, Hà Nội. 35. Nguyễn Xuân Trạch và cộng sự (2000), Đánh giá hiệu quả của rơm xử lý urê, Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp,1, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr 105-111. 36. Bùi Quang Tuấn (2007), Điều tra tình hình sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi. Đề tài khoa học. trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, 2007. 37. Đỗ Thị Thanh Vân, Nguyễn Thành Trung, Vũ Chí Cương, Lê Văn Hùng và Phạm Bảo Duy Nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần nuôi bò thịt tại Quảng Trị (Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi – Số 18 –Tháng 6- 2009). 38. Nguyễn Văn Vinh, Phạm Tấn Thảo, Hoàng Văn Trường và cộng sự (2000), Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại miền Trung và Tây nguyên để vỗ béo bò, Chuyên san gia súc ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam, tr 198 39. Victor J. Clarke, Lê Bá Lịch và Đỗ Kim Tuyên (1997), Kết quả chuyển giao kỹ thuật vỗ béo bò bằng khẩu phần cao năng lượng dựa trên nền bột sắn với 3% urê, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996 -1997 (phần chăn nuôi gia súc), Hà Nội, 1997, tr 240 -248. 40. Viện chăn nuôi Quốc gia (1995), Thành phần giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội TÀI LIỆU TIẾNG ANH 41. AOAC (1975), Association of official Analytical Chemists, Offcicial methods of Analysis, 12th Edition, AOAC, Washington, D.C. 42. AOAC (1997), Association of Official Analytical Chemists, Official methods of Analysis, 15th edn, Vol 1, AOAC, Washington,DC. 43. AFRC (1993), Energy and Protein Requirements for Ruminants. University press, Cambridge, UK. 44. ARC (1984), The Nutrient Requirements for Ruminant Livestock. Suppl 1, Commonwealth Agricultural Bureau, Sloagh, UK 45. Armentano, L. E., Swain, S.M. and Ducharme, G.A. (1993), Lactation response to ruminally protected methionnine and lysine at two amounts of ruminally available nitrogen, J Dairy Sci 46. Bacanov (1989), Dinh dưỡng thức ăn gia súc. Nhà xuất bản “Agroprom” Mockva. Tr 167 – 195. 47. Butter worth, M.H. Beef cattle nutrition and tropical pastures. Long man, New york -1972. P: 103-145 48. Bo Gohl, (1975), Tropical Feed, FAO, Rome. 49. Castillo L.s., and Gerpacio A.L. Nutrient composition of some Philippine feeds. Tech. bull. No. 21, College of Agriculture, University of the pjilippines. 1976.P: 114 50. INRA (1989), Ruminant Nutrition recommended allowance and Feed Tables, INRA, Paris, France. 51. FAO. Non-Conventional feed resources in Asia and the Pacific. FAO/APHCA Publication. Printed in Bang Kok -1988. 52. Filomeno, M. The value of water hyacinth as sillage. The pilippine agric. (1953) P: 5 -55 53. Jenkins, T.C. (1993), Lipid metabolism in the rumen, J. Dairy Sci, 76: 3851-3863 54. Hall, B. T., Nagy, S. and Berry, R. E. Leaves for food: Protein and amino acid contents of leaves from 23 tropical and subtropical plants. Proc. Florida State Hort. Soc., 88., 1975. P: 486-490 55. Hill J. and Leaver, J.D. The intake, digestibility and rate of passage of whole crop wheat and grass silage by growing heifers. Animal production 56; 1993. P: 443 56. Maeng, W.J., Van Nevel, C.J., Baldwin, R.L. and Morris,J.G., (1976), Rumen microbial growth and yields: Effect of amino acids and protein, Journal of Dairy Sciênc, 59: 68-79 57. Mc Donald.,P. Greenhalgh J.F.D. Animal nutrition. Longman, New York. 1991 58. Moran J. B., Kaiser A. G., and Stockdale C.R. Milk and meat from maize sailage in Astralia. Recent Advances in Animal Nutrition in Australia 1989. The University of New England. P: 1-12 59. Nguyen Thi Tu and Nguyen Trong Tien (2001) Use of urea treated bagasse as the sole roughage for growing cross- bred calves, Workshop on improved utilization of by – products for animal feeding in Viet nam, Marrch, 2001, Ha Noi, Vietnam,pp. 28-30 60. Nolan, J.V. and Leng, R.A. (1972), Dynamic aspects of ammonia and urea metabolím in sheep, Br.J. Nutr, 27:177-194. 61. NRC, (2001), Ruminant Nitrogen Usage, National Academy Press. Washington, D.C. 62. Nugent, J.H.A. and Mangan, J.L. (1981), Characteristic of the rumen proteolysis of fraction I (18S) leaf protein from lucerne ( Medicago sativa L, Br.J.Nutr, 46: 39-58 63. Preston, T. R., and Leng, R.A. Matching Ruminant production systems to available feed resourcesin developing countries. Addis Ababa, ILCA (in press). 1987 64. Preston, T.R., and Leng,R.A. “Matching Ruminant Production Systems With Available Resourcer” The Tropics and Penambul Books Armidale, 1991 65. Rodriguez J.A., Poppe S., and Hanna Meler. The influence of wilting on the quality of tropical grass, Silage in Cuba. Areg. Anim. Nutr., Berlin 39 (1989); P: 789 -792 66. Satter, L.D. (1986), Protein supply from undegraded dietary protein, J. Dairy Sci.,69 2734-2749 67. .Sinclair, L.A., Garnsworthy, P.C., Newbold, J.R., and Buttery, P.J. (1995), Effects of synchronizing the rate of dietary energy and nitrogen release in diets with a similar carbohydrate composition on rumen fermentation and microbial protein synthesis in sheep, J. Agric. Sci., 124:463-472. 68. .Smith R.H. and Oldham, J. D. (1983), Rumen metabolism and recent developments, Tn: Nuclear Techniques for Assessing and Improving Ruminant Feeds, IAEA, Vienna, Australia. pp. 1-24. 69. Shirley, R.L. U, Nitrogen and Energy Nutrition of ruminants. Orlando. Florida, USA. 1986. P:9-77 70. Sumsel, P., Stefanon, B., Plazzotta, E., Spanghero, M., and Mills,C. R. (1994), The effect of energy and protein intake on the excretion of purine derivatives, J Agric. Sci. Camb., 123:257-265 71. Suriyajantratong, Ư. And Senakas, U. Yield and nutrition value of groundnut vines at poc havesting stage. Relerance of crop residues as Animal feed in Developing Contries., 1985 – Bankok.1985. P: 53 – 70 72. Van Soest, P., Stefanon, B., Plazzotta, E., Spanghero, M., and Mills, C.R. (1994), The effect of energy and protein intake on the excretion of purine derivatives, J. Agric. Sci. Camb., 123: 257-265 73. NRC, (1982), Nutrient,Requirements of Ruminants in develcping Countries, Leonard C. Kearl. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THƯỞNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÂN LÁ LẠC Ủ CHUA NUÔI BÒ THỊT GIAI ĐOẠN VỖ BÉO TRONG NÔNG HỘ LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI Mã ngành : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI THỊ THƠM HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thưởng LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Mai Thị Thơm đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cặn kẽ đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập thể các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng Thuỷ sản, Viện sau đaị học, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn chăn nuôi chuyên khoa, phòng phân tích thức ăn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện chăn nuôi Quốc gia đã trực tiếp đóng góp và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê,Trạm Khuyến nông, Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Hiệp Hoà Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và người thân đã động viên tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này. Một lần nữa xin chân thành cám ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thưởng MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADF Acid Detergent Fibre Xơ còn lại sau thuỷ phân bằng dung dịch axit AXBBH axit béo bay hơi CC Cơ cấu CHO Tiêu hoá carbohydrates CP Protein thô DT Diện tích KTS Khoáng tổng số NDF Nentral Detergent Fibre Xơ còn lại sau thuỷ phân bằng dung dịch trung tính NLTĐ Năng lượng trao đổi NPN nitơ protein TB Trung bình VSV Vi sinh vật VCK Vật chất khô DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Đặc điểm khí hậu của huyện Hiệp Hoà 50 4.2. Đặc điểm sử dụng đất của huyện Hiệp Hòa qua 3 năm 52 4.3. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2006 - 2008) 53 4.4. Tình hình chăn nuôi huyện Hiệp Hòa 56 4.5. Quy mô chăn nuôi bò (con/hộ) 57 4.6. Sản lượng thân lá lạc 58 4.7. Kết quả sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi 61 4.8. Thành phần hoá học của thân lá lạc ủ chua theo các công thức khác nhau 63 4.9. Một số tính chất của các công thức ủ chua 66 4.10. Giá trị pH và axit hữu cơ 68 4.11. Thức ăn thu nhận hàng ngày 71 4.12. Khối lượng và tăng trọng tuyệt đối 72 4.13. Hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm 76 DANH MỤC HÌNH STT Tên biểu đồ Trang 2.1. Con đường tiêu hóa Protein và carbohydrate trong dạ cỏ 7 2.2. Động thái lên men của dạ cỏ 8 2.3. Sự chuyển hoá các chất chứa nitơ trong dạ cỏ 11 2.4. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc tổng hợp VSV dạ cỏ 13 2.5. Nhiệt độ tối ưu của các loại vi sinh vật lên men thức ăn 30 4.1. Diễn biến diện tích và sản lượng thân lá lạc 59 4.2. So sánh dinh dưỡng của thân lá lạc ủ chua dùng cho bò với cỏ Stylo - hamata và cây ngô non 65 4.3. Tăng trọng tuyệt đối của bò sử dụng thân lá lạc ủ chua 74 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docluan van.doc1.11.doc
  • docluan van.doc 17.11.doc
Tài liệu liên quan