Tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số loại thức ăn xanh nuôi Đà Điểu thịt từ 0-12 tháng tuổi tại trạm nghiên cứu chăn nuôi Đà Điểu Ba Vì: ... Ebook Nghiên cứu sử dụng một số loại thức ăn xanh nuôi Đà Điểu thịt từ 0-12 tháng tuổi tại trạm nghiên cứu chăn nuôi Đà Điểu Ba Vì
119 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số loại thức ăn xanh nuôi Đà Điểu thịt từ 0-12 tháng tuổi tại trạm nghiên cứu chăn nuôi Đà Điểu Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------
LÊ VĂN THỰC
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN XANH
NUÔI ðÀ ðIỂU THỊT TỪ 0- 12 THÁNG TUỔI TAI TRẠM
NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI ðÀ ðIỂU BA VÌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG ðỨC TIẾN
HÀ NỘI - 2009
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và
chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2009
Tác giả luận văn
Lê văn thực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu và hoàn thành luận
văn, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính
trọng sâu sắc tới:
Ban giám ñốc Trung tâm NC gia cầm Thuỵ Phương - Viện Chăn
nuôi, Ban lãnh ñạo Trạm NC ðà ñiểu Ba Vì và tập thể CBCNV của
Trạm.
Ban giám hiệu, Khoa sau ñại học, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng
thuỷ sản, Bộ môn Thức ăn - Vi sinh - ðồng cỏ - Trường ðại học Nông
Nghiệp Hà Nội.
ðặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến Thầy hướng dẫn:
TS. Phùng ðức Tiến, người hướng dẫn khoa học ñã giành nhiều thời
gian hướng dẫn, giúp ñỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi ñã nhận ñược sự quan tâm, ñộng viên, tạo ñiều kiện và giúp ñỡ
tận tình của gia ñình, của các nhà khoa học và bạn bè ñồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp ñỡ quý
báu ñó.
Ba vì, ngày 30 tháng 10 năm 2009
Tác giả
Lê văn Thực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. iii
MỤC LỤC
1. MỞ ðẦU........................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài............................................................................ 1
1.2 Mục ñích của ñề tài................................................................................... 2
1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài ................................................... 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
2.1 Nguồn gốc và phân loại ñà ñiểu............................................................... 3
2.2 Cấu tạo và ðặc ñiểm tiêu hoá hấp thu của ñà ñiểu ................................... 6
2.3 Mối quan hệ giữa thức ăn tinh và thô xanh ............................................. 13
2.3.1 ðặc ñiểm và phân loại thức ăn tinh cho ñà ñiểu ..................................... 13
2.3.2 ðặc ñiểm một số loại thức ăn xanh và sự phân giải xơ............................ 16
2.4 Sự cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho ñà ñiểu....................... 23
2.4.1 Cơ sở của sự cân bằng dinh dưỡng............................................................ 23
2.4.2 Ý nghĩa của việc cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần...................... 26
2.5 Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ......................................................... 30
2.6 Khả năng cho thịt và chất lượng thịt ñà ñiểu........................................... 34
2.6.1 ðặc ñiểm khả năng cho thịt của gia cầm và ñà ñiểu................................. 34
2.6.2 Chất lượng thịt ñà ñiểu và một số chỉ tiêu ñánh giá ................................. 35
2.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................. 37
2.7.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 37
2.7. 2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi ñà ñiểu ở Việt Nam ........................ 39
3. ðỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 43
3. 1 ðối tượng nghiên cứu ........................................................................... 43
3. 2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 43
3. 3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 43
3.4.1 Phương pháp lấy mẫu thức ăn ................................................................... 43
3.4..2 Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn...................... 43
3.4.3 Kết quả phân tích thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm........... 109
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. iv
3. 4. 4 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 44
3. 4. 5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp ñánh giá ..................................... 45
3. 4. 6 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu .................................................. 49
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................. 53
4.1 ðà ñiểu 0 – 3 tháng tuổi......................................................................... 53
4.1.1 Tỷ lệ nuôi sống của ñà thí nghiệm.............................................................. 53
4.1.2 Khối lượng cơ thể của ñà ñiểu thí nghiệm................................................. 55
4.1.3 Sinh trưởng tuyệt ñối và sinh trưởng tương ñối ........................................ 58
4.1.4 Lượng thức ăn thu nhận của ñà ñiểu thí nghiệm....................................... 64
4.1.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn ........................................................................... 66
4.1.6 hiệu quả sử dụng protein của ñà ñiểu từ 0 - 3 tháng tuổi ........................ 68
4.1.7 Chi phí thức ăn .............................................................................................. 69
4.1.8 Hiệu quả của việc sử dụng các loại TA xanh nuôi ñà ñiểu 0 – 3 tháng
tuổi............................................................................................................................ 70
4.2 ñà ñiểu 4 – 12 tháng tuổi........................................................................ 72
4.2.1 Tỷ lệ nuôi sống của ñà ñiểu thí nghiệm giai ñoạn 4–12 tháng tuổi ........ 72
4.2.3 Sinh trưởng tuyệt ñối và sinh trưởng tương ñối ........................................ 77
4.2.4 Lượng thức ăn thu nhận của ñà ñiểu nuôi thí nghiệm .............................. 82
4.2.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn ............................................................................ 84
4.2.6 hiệu quả sử dụng protein của ñà ñiểu từ 4 - 12 tháng tuổi...................... 86
4.2.7 Chi phí thức ăn .............................................................................................. 87
4.2.8 Hiệu quả của việc SD các loại TĂ xanh nuôi ðð thịt từ 4–12 tháng tuổi
................................................................................................................................... 88
4.2.9 Khả năng cho thịt và chất lượng thịt lúc 12 tháng tuổi .......................... 90
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................................. 98
5.1 Kết luận ................................................................................................. 98
5.2 ðề nghị .................................................................................................. 99
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Lợi thế về giá trị dinh dưỡng của thịt ñà ñiểu ........................................... 5
Bảng 3.1 Kết quả phân tích TPHH của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm.............. 109
Bảng 3.2 Kết quả phân tích TPHH thức ăn xanh (Tính trong VCK) ................... 109
Bảng 3.3 Khẩu phần ñã phối trộn cho ñà ñiểu thí nghiệm................................... 110
Bảng 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của ñà ñiểu thí nghiệm giai ñoạn 0–3 tháng tuổi............ 53
Bảng 4.2 Khối lượng cơ thể ðð 0 - 3 TT (AH của tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh) .......... 55
Bảng 4.3 Khối lượng cơ thể ðð 0 - 3 TT (AH của các loạiTĂ xanh) .................. 57
Bảng 4.4 Sinh trưởng tuyệt ñối của ðð 0 - 3 TT (AH của tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh)59
Bảng 4.5 Sinh trưởng tuyệt ñối ðð 0 - 3 TT (AH của các loạiTĂ xanh) ............. 60
Bảng 4.6 Sinh trưởng tương ñối của ðð 0 - 3 TT (AH của tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh)62
Bảng 4.7 Sinh trưởng tương ñối của ðð 0 - 3 TT (AH của các loạiTĂ xanh) ..... 63
Bảng 4.8 Lượng thức ăn thu nhận của ñà ñiểu từ 0 - 3 tháng tuổi .......................... 65
Bảng 4.9 Hiệu quả sử dụng thức ăn của ñà ñiểu 0 - 3 tháng tuổi........................... 66
Bảng 4.10 Hiệu quả sử dụng protein của ñà ñiểu 0 - 3 tháng tuổi .......................... 68
Bảng 4.11 Chí phí thức ăn cho ñà ñiểu thí nghiệm 0 - 3 tháng tuổi........................ 69
Bảng 4.12 Hiệu quả của việc SD các loại TĂ xanh nuôi ðð 0 -3 tháng tuổi ......... 71
Bảng 4.13 Tỷ lệ nuôi sống của ñà ñiểu thí nghiệm giai ñoạn 4-12tháng tuổi.............. 72
Bảng 4.14 Khối lượng cơ thể ðð 4 -12 TT (AH của tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh) ....... 74
Bảng 4.15 Khối lượng cơ thể ðð 4 - 12 TT (AH của các loại TĂ xanh) ............. 76
Bảng4.16Sinh trưởng tuyệt ñối của ðð 4 - 12 TT(AH của tỷ lệ TĂ tinh/thôxanh)77
Bảng 4.17 Sinh trưởng tuyệt ñối ðð 4 - 12 TT (AH của các loại TĂ xanh) ........ 78
Bảng4.18 Sinh trưởng tương ñối của ðð 4-12 TT(AH của tỷ lệ TĂ tinh/thôxanh)…....80
Bảng 4.19 Sinh trưởng tương ñối của ðð 4 - 12 TT (AH của các loại TĂ xanh). 81
Bảng 4.20 Lượng thức ăn thu nhận của ñà ñiểu từ 4 - 12 tháng tuổi ...................... 83
Bảng 4.21 Hiệu quả SD thức ăn của ñà ñiểu từ 4 - 12 tháng tuổi ........................... 85
Bảng 4.22 Hiệu quả sử dụng protein của ñà ñiểu 4 - 12 tháng tuổi ........................ 86
Bảng 4.23 Chi phí thức ăn cho ñà ñiểu TN - 12 tháng tuổi ................................... 88
Bảng 4.24 Hiệu quả của việc SD các loại TĂ xanh nuôi ðð thịt từ 4-12 tháng tuổi (n =6) ....89
Bảng 4.25 Kết quả mổ khảo sát ñà ñiểu 12 tháng tuổi .......................................... 91
Bảng 4.26 Màu sắc thịt ñà ñiểu ............................................................................. 93
Bảng 4.27 ðộ dai của thịt ñà ñiểu ........................................................................ 94
Bảng 4.28 Tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến của thịt ñà ñiểu TN..................... 95
Bảng 4.29 ðộ pH của thịt ñà ñiểu thí nghiệm........................................................ 96
Bảng 4.30 Thành phần hoá học của thịt ñà ñiểu 12 tháng tuổi ............................... 97
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. vi
DANH MỤC BIỂU ðỒ VÀ ðỒ THỊ
ðồ thị 4.1 Khối lượng cơ thể ñà ñiểu 0 - 3 tháng tuổi ................................... 59
Biểu ñồ 4.1 Sinh trưởng tuyệt ñối của ñà ñiểu 0 - 3 tháng tuổi.......................61
ðồ thị 4.2 Sinh trưởng tương ñối của ñà ñiểu 0 - 3 tháng tuổi ..................... 64
ðồ thị 4.3 Khối lượng cơ thể ñà ñiểu 4 - 12 tháng tuổi..................................76
Biểu ñồ 4.2 Sinh trưởng tuyệt ñối của ñà ñiểu 4 - 12 tháng tuổi.....................79
ðồ thị 4.4 Sinh trưởng tương ñối của ñà ñiểu 4 - 12 tháng tuổi.................... 82
DANH MỤC SƠ ðỒ
Sơ ñồ 3.1. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm 1 (Giai ñoạn 0-3 tháng tuổi) ……………46
Sơ ñồ 3.2. Sơ ñồ bố trí nhí nghiệm 2 (Giai ñoạn 4-12 tháng tuổi) ………….46
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Dạ dày tuyến và mề ñà ñiểu ........................................................... 10
Hình 2.2 Khoang bụng ñà ñiểu ..................................................................... 11
ảnh 3.1 ðà ñiểu 1 ngày tuổi .......................................................................... 51
ảnh 3.2 ðà ñiểu thí nghiệm 1,5 tháng tuổi (Lô 9) ......................................... 51
ảnh 3.3 ðà ñiểu thí nghiệm 5 tháng tuổi (Lô 7) ............................................ 52
ảnh 3.4 ðà ñiểu thí nghiệm 7 tháng tuổi (Lô 7) ............................................ 52
ảnh 3.5 Cân ñà ñiểu thí nghiệm 8 tháng tuổi (Lô 7) ...................................... 53
ảnh 3.6 Mổ khảo sát ñà ñiểu lúc 12 tháng tuổi .............................................. 53
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. vii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Ctv : Cộng tác viên
Cs : Cộng sự
Ca : Canxi
ðVT : ðơn vị tính
HQSD : Hiệu quả sử dụng
KL : Khối lượng
ME : Năng lượng trao ñổi
TB : Trung bình
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
TNTĂGð : Thu nhận thức ăn giai ñoạn
TĂ : Thức ăn
TBGð : Trung bình giai ñoạn
T.C.V.N : Tiêu chuẩn Việt Nam
TTĂGð : Tổng thức ăn giai ñoạn
TN : Thí nghiệm
TPHH : Thành phần hoá học
VCK : Vật chất khô
VSV : Vi sinh vật
P : Photpho
Lyz : Lyzin
Met : Methionin
SD : Sử dụng
~ : Xấp xỉ ( gần bằng)
> : Lớn hơn
< : Nhỏ hơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 1
1. MỞ ðẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
ðà ñiểu thuộc lớp chim nhưng có khả năng tiêu hóa chất xơ, chúng có
thể tiêu hóa ñược 38 - 60% chất xơ trong khẩu phần ñồng thời cung cấp tới
70% tổng năng lượng trao ñổi (Chambers J.R,1990) [58]. Các nghiên cứu về
tiêu hoá ở ñà ñiểu cho thấy khả năng tiêu hoá Ligirin ñạt 47%, Hemocelluloz
66%, Celluloz 39% (Angel, C.R, 1994) [50]. Sự hấp thụ của các sản phẩm cuối
cùng từ Celluloz chiếm 76% nhu cầu năng lượng trao ñổi ở ñà ñiểu. Thức ăn
xanh ủ chua hoặc các loại cỏ khác ngày càng trở nên thông dụng ñược sử dụng
nuôi ñà ñiểu từ 6 tháng với số lượng 1,2- 1,5 kg/con/ngày (FAO, 1999) [101].
Sản phẩm của chúng khá phong phú và có giá trị kinh tế cao. Thịt ñà
ñiểu giàu protein (21-22%) song hàm lượng mỡ và cholesteron rất thấp
(0,2%; 58-60mg/100 gam thịt). Ngoài ra, các sản phẩm khác như da, lông, vỏ
trứng ñều ñược dùng ñể sản xuất các vật dụng cao cấp, ñồ trang sức ñắt tiền,
trang phục thời thượng và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Nghiên cứu về dinh dưỡng nhằm mục ñích nâng cao hiệu quả sử dụng
protein trong khẩu phần (Chambers J.R,1990) [58], tiết kiệm ñược các loại
thức ăn giàu protein ñắt tiền, giảm giá thành thức ăn trong chăn nuôi.Thức ăn
thô xanh cũng quan trọng trong phẩu phần nuôi ñà ñiểu thịt, nó bổ sung một
lượng xơ cần thiết cũng như bổ sung các vitamin như tiền vit A, D, E, ngoài
ra thức ăn xanh còn bổ sung thêm một phần năng lượng cũng như các loại
khoáng cho ñà ñiểu.
Ở Việt Nam, sau 13 năm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi ñà ñiểu ñã
có kết quả khả quan, ñặt tiền ñề cho một ngành chăn nuôi mới. Tuy mhiên,
với khoảng thời gian ngắn các ñề tài nghiên cứu về thức ăn dinh dưỡng còn
hạn chế, việc ñưa cỏ xanh phối trộn trong khẩu phần cũng như việc ủ chua
chưa ñược tiến hành mà mới chỉ sử dụng riêng rẽ từng loại thức ăn tinh và
thức ăn xanh. Mặt khác, chưa xác ñịnh ñược tỷ lệ thích hợp giữa thức ăn tinh và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 2
thức ăn thô xanh trong khẩu phần nuôi ñà ñiểu thịt các lứa tuổi. Ở các ñịa
phương có rất nhiều loại cỏ có thể dùng làm thức ăn thô xanh cho ñà ñiểu. Với
mục ñích tìm nguồn thức ăn thô xanh và xác ñịnh ñược tỷ lệ thức ăn tinh/thô
xanh nuôi ñà ñiểu thịt từ 0 - 12 tháng tuổi có hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài “Nghiên cứu sử dụng một số loại thức ăn xanh nuôi ñà ñiểu thịt từ
0- 12 tháng tuổi tại Trạm nghiên cứu chăn nuôi ñà ñiểu Ba Vì”.
1.2 MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI
- Xác ñịnh nguồn thức ăn xanh nuôi ñà ñiểu 0-12 tháng tuổi
- Xác ñịnh tỷ lệ thức ăn tinh/thô xanh thích hợp nuôi ñà ñiểu 0-12 tháng tuổi
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
ðây là một trong những nghiên cứu ñầu tiên xác ñịnh nguồn thức ăn
xanh và tỷ lệ thức ăn tinh/thô xanh nuôi ñà ñiểu thịt 0-12 tháng tuổi
Kết quả thí nghiệm ñã ñưa ra loại rau xanh và tỷ lệ thích hợp nuôi ñà
ñiểu từ 0 - 3 tháng tuổi là: chè ñại, rau muống, rau lấp với tỷ lệ tinh/thô xanh
là: 1/0,7 ñối với chè ñại và 1/1 ñói với rau muống và rau lấp. Giai ñoạn 4 - 12
tháng tuổi sử dụng ñược các loại cỏ VA06, bèo tây và cỏ voi với tỷ lệ tinh/thô
xanh là: 1/1,3 và giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi.
Cung cấp thêm một số chỉ tiêu kỹ thuật về ảnh hưởng của các nguồn
thức ăn xanh và tỷ lệ thức ăn tinh/thô xanh ñến khả năng sinh trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn của ñà ñiểu 0 - 12 tháng tuổi.
Kết quả thí nghiệm góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi ñà ñiểu
từ 0 - 12 tháng tuổi, là những tư liệu cần thiết cho nghiên cứu khoa học và
giảng dạy ngành chăn nuôi - thú y.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI ðÀ ðIỂU
Thông qua các mẫu hoá thạch người ta ñã khẳng ñịnh rằng ñà ñiểu bắt
nguồn từ loài chim chạy (Horbanczuk, 2002)[76]. Có năm loài ñà ñiểu hoá
thạch ñã ñược phát hiện, loài sớm nhất xuất hiện cách ñây từ 50 - 60 triệu
năm. Từ dấu tích các bộ xương và mảnh vỏ trứng có thể thấy các loài ñà ñiểu
này lớn hơn so với các loài hiện nay (Shanawany và John, 1999)[93]. Quá
trình tiến hoá của dạng tiền sử này ñã dẫn tới hình dạng chúng trong suốt kỷ
Plioxen (12 triệu năm trước) thuộc dòng chim to lớn, cao khoảng 4 m phân
bố phía Bắc tới Mông Cổ, phía Tây tới Châu Âu và phía nam tới Châu Á. Sau
ñợt tiến hoá này kích thước cơ thể của chúng giảm dần so với hai triệu năm
trước và ñã giống với loài ñà ñiểu ngày nay. Cracraft (1974) dẫn theo
Horbanczuk (2002)[76] cho rằng loài ñà ñiểu có nguồn gốc từ ñại lục ñịa
trước khi bị ñứt gãy. Theo giả thuyết của ông thì trung tâm phát tán chính ở
Nam Mỹ; tổ tiên loài Kiwi và Moa di chuyển qua vùng mà ngày nay chính là
Nam cực vào New Zealand rồi sau ñó New Zealand bắt ñầu tách khỏi Nam
cực. Aepyornithidae, loài chim quái bạc (gần ñây mới bị tuyệt chủng) ñã di
chuyển qua Châu Phi rồi vào vùng mà nay chính là Madagasca sau ñó mới
tách ra khỏi Châu Phi vào nửa sau kỷ Phấn trắng. Các mẫu hóa thạch của các
loài liên quan ñã ñược tìm thấy tại quần ñảo Canary càng làm phong phú hơn
ý tưởng trung tâm phát tán từ Nam Mỹ. Tổ tiên loài Emu và Cassowary di
chuyển qua Bắc Nam cực vào Australia ở thời ñiểm cuối thời kỳ Eocene khi
Australia tách rời khỏi Nam cực. Cuối cùng sau khi Nam Mỹ và Châu Phi rạn
nứt vào cuối kỷ Phấn trắng (Turonian) thì loài ñà ñiểu phân thành Rhea ở
Nam Mỹ và ñà ñiểu ở Châu Phi.
Khoảng vài nghìn năm trước ñà ñiểu sinh sống tại các vùng ñồng cỏ
bán sa mạc vùng Cận ðông và Châu Phi ñến sát các nước Châu Âu xung
quanh vùng ðịa Trung Hải. Tuy nhiên, các loài này lại là nạn nhân của hiện
tượng thay ñổi về thời tiết mà khoảng sáu nghìn năm trước ñã biến vùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 4
Sahara thành sa mạc (Shanawany,1999)[93]. Sau thập niên 40 – 50 của thế kỷ
20, ñà ñiểu Arabian (S.c. syriacus) bị tuyệt chủng, con cuối cùng bị giết chết
và ăn thịt gần ñường ống dẫn dầu phía bắc Bahrein khoảng năm 1945. Hiện
nay gia ñình ñà ñiểu chỉ còn lại duy nhất 1 loài Struthio camelus và ñược chia
làm 4 phân loài chính gồm ñà ñiểu Bắc Phi, ñà ñiểu Massai, ñà ñiểu Nam Phi
và ñà ñiểu Somali.
ðà ñiểu Bắc Phi (Struthio camelus camelus) - trải dài phía Nam dãy
Atlas bao gồm Senegal, Nigeria, Sudan và Ethiopia. Trên ñầu có lông tơ bao
phủ, tròng mắt nâu. Cổ có 1 ít lông phủ phía dưới và màu ñỏ tươi. Bắp ñùi
con trống có màu ñỏ tươi ñến hồng xẫm với bộ lông màu ñen xẫm.
ðà ñiểu Massai (Struthio camelus massaicus) - trải dài từ Kenya và một
phần Tanzania. ðầu có lông màu trắng, tròng mắt nâu. Cổ có lông tơ mọc
ngược màu hồng nhạt hơn, lông con trống có màu nâu ñen.
ðà ñiểu Nam Phi (Struthio camelus Australis) - trải dài từ phía Nam
sông Zambezi bao gồm Namibia, Botswana, Zimbabwe. ðỉnh ñầu thường có
nhiều lông hơn, tròng mắt nâu, mỏ thường không có vành ñỏ, từ cẳng chân
xuống ngón cái có màu ñỏ phía trước, cổ và ñùi có màu xám tro nhạt,
Kreibich, Sommer(1995) [79].
ðà ñiểu Somali (Struthio camelus molybdophanes) - trải dài ở ðông Phi
chủ yếu ở Somali và Ethiopia. Loài này nhỏ hơn so với loài Nam Phi, trên ñầu
có mảng trụi cứng, da màu xám với tròng mắt nâu, mỏ có viền màu ñỏ sáng,
ñùi và cổ con trống màu xanh xám (Holtzhausen A., Koetze M, 1995) [73]
Do sự lai tạp giữa các phân loài trên, hình thành loài thứ năm ñược gọi
là ñà ñiểu nhà (Struthio camelus Domesticus) hiện ñược nuôi rất rộng ở Nam
phi (Việt Chương, Nguyễn Việt Thái, 2003) [3].
Như vậy, trong hệ thống phân loại ñộng vật vị trí phân loại của ñà ñiểu
(ñà ñiểu) thuộc lớp chim (Aves), bộ Struthioniformes, phụ bộ Struthiones, họ
Struthionidae, chủng Struthio, loài Struthio Camelus và có 4 phân loài gồm ñà
ñiểu Bắc Phi (Struthio Camelus Camelus); ñà ñiểu Somali (Struthio Camelus
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 5
Molybdophanes); ñà ñiểu ðông Phi (Struthio Camelus Masaicus) và ñà ñiểu
Nam Phi (Struthio Camelus Autralis).
Sau nhiều năm thuần hóa, ñà ñiểu ngày nay không còn là ñộng vật
hoang dã nữa. Sau khoảng 150 năm phát triển chăn nuôi ñà ñiểu những sản
phẩm của ngành chăn nuôi này ñã ñược ñánh giá cao bởi ngày càng nhiều
người ưa chuộng. Các sản phẩm như da, thịt, lông, trứng, mỡ và xương ñà
ñiểu có thể ñược sử dụng sản xuất ra hàng trăm loại sản phẩm khác nhau.
* Lợi thế về giá trị dinh dưỡng của thịt ñà ñiểu
Thịt ñà ñiểu là loại thịt ñỏ, tương tự như thịt bò nhưng mềm hơn, mùi vị
ngon hơn. ðiểm vượt trội của của thịt ñà ñiểu là hàm lượng mỡ, cholesterol,
năng lượng thấp nhưng lại giàu protein. Về thành phần khoáng chất, hàm lượng
Natri trong thịt ñà ñiểu (43 mg/100g) thấp hơn thịt bò (63 mg) hoặc thịt gà (77
mg/100g) và là lợi thế ñối với người tiêu dùng có chế ñộ ăn kiêng Natri và hữu
ích ñối với những người muốn có lượng muối giảm trong khẩu phần ăn. Hàm
lượng sắt, và ñồng trong thịt ñà ñiểu cao hơn ở thịt bò và gà, FAO (1999) [102]
Bảng 2.1 Lợi thế về giá trị dinh dưỡng của thịt ñà ñiểu
Chỉ tiêu ðVT ðà ñiểu Bò Gà
Mỡ G/100g 2,0 16,3 3,6
Cholesterol mg/100g 58 84 85
Năng lượng Kcal/100g 114 256 185
Protein G/100g 21,9 20,0 21,4
Canxi mg/100g 5,2 9,0 13,0
Natri mg/100g 43 63 77
Sắt mg/100g 2,3 2,2 0,9
ðồng mg/100g 0,1 0,08 0,05
Kẽm mg/100g 2,0 4,4 1,5
Nguồn: - FAO, 1999 ostrich production systems.
- Jaroslawolav Horbanczuk- Ostrich- Warsaw( 2002) [74].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 6
* Lợi thế so sánh về da, lông
Da ñà ñiểu là một sản phẩm có giá trị cao. Mặc dù, ñầu tiên ñược chăn
nuôi ñể lấy lông nhưng hiện nay da có tỷ trọng cao trong sản phẩm của ñà ñiểu.
Da ñà ñiểu ñược xem là loại da có chất lượng cao bởi những ñặc tính:
mềm mại, khả năng chống nước tốt, không bị các luật lệ quốc tế áp ñặt vào
loại quý hiếm cần ñược bảo vệ và ñặc thù có những nang chân lông ñặc biệt
to như cỡ hạt thóc chiếm 40% diện tích tấm da, các vết chân lông to chiếm
60% và còn lại có những ñường vân giống như phần da ở lòng bàn tay người.
Hơn nữa, da chân của ñà ñiểu với các lớp vảy bò sát tạo cho chúng một ñặc
thù khác biệt các loại da khác. Các nhà thiết kế lành nghề thường kết hợp các
hoa văn và ưu thế này với nhau trong các ñồ bằng da ñà ñiểu. Hiện không có
loại da nào khác có nhiều ứng dụng hơn da ñà ñiểu.
Lông ñà ñiểu gần như là nổi tiếng nhất trong tất cả các sản phẩm từ ñà
ñiểu với chất lượng tốt. Thậm chí cả công nghệ mới nhất cũng không thể làm
giống ñược vẻ ñẹp mượt mà tự nhiên của ñà ñiểu. Chưa từng có một loại chất
liệu nào khác có thể dùng làm các ñồ phủi bụi hiệu quả như lông ñà ñiểu.
Lông ñà ñiểu có thể ñược tẩy trắng hoặc nhuộm thành nhiều màu. Những
lông tốt nhất dùng vào phụ kiện thời trang, các loại lông khác dùng ñể phủi bụi
cho máy móc, trang thiết bị tinh vi và dùng ñể trang trí. Các kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng chất lượng lông của ñà ñiểu ñược nuôi ở Châu Âu và Bắc Mỹ
khác với ñà ñiểu nuôi ở Châu Phi.
2.2 CẤU TẠO VÀ ðẶC ðIỂM TIÊU HOÁ HẤP THU CỦA ðÀ ðIỂU
Theo Horbanczuk (2000) [75] ñà ñiểu thuộc lớp chim vì thế về mặt giải
phẫu học của hệ thống tiêu hoá của chúng có những ñặc ñiểm chung của gia
cầm nhưng vẫn có những nét ñặc trưng riêng.
ðà ñiểu thuộc loài dạ dày ñơn, chúng không có diều mà chỉ có thực
quản phình to. Thực quản bắt ñầu từ phần sau của miệng, sau ñó kéo xuống
cổ ở vị trí giữa bên phải khí quản và tĩnh mạch cánh phải. Nó bắt ñầu ở giữa
cổ, sau ñó dịch gần tâm phải, sau ñó ñi qua ñốt sống 2 - 4 ñến ñầu vào của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 7
ngực rồi lại quay trở lại vị trí trung tâm. Sau khi ñi vào ngực, thực quản ñi
qua giữa các mạch chủ của tim và vượt qua hoặc ñến sát gan và kết thúc ở
ñiểm nối với dạ dày tuyến trong khoang ngực. Thực quản là một loại cơ hình
ống rất linh hoạt. Cơ quan này co bóp rồi chuyển những vật tiêu hóa từ miệng
ñi xuống dạ dày tuyến. ðối với ñà ñiểu trống thì thực quản ñược bơm ñầy khí
khi thoát ra thì tạo tiếng kêu trong mùa sinh sản. Thành thực quản có hệ thống
cơ vòng rất chắc, biểu mô có rất nhiều tuyến.
Dạ dày của ñà ñiểu bao gồm phần dạ dày tuyến và phần dạ dày cơ.Dạ
dày tuyến là một cơ quan ñơn bắt ñầu từ sự chuyển tiếp phình to của ñầu thực
quản, dạ dày tuyến kết thúc ở khớp nối với mề. ðối với ñà ñiểu, dạ dày tuyến
nằm ở ngực và bụng, mặt lưng của gan và ñuôi của mề.
Dạ dày tuyến là dạ dày thứ nhất và cũng là dạ dày thuộc tuyến. Nó bọc
lấy chất tiêu hóa bằng enzyme tiêu hóa, co bóp ñể nhào trộn, lưu giữ thức ăn,
ñồng thời cũng có thể giãn nở và tiết các enzyme tiêu hóa. ðây là một dải rất
rộng gồm các tuyến tiết dịch nằm trên phần mặt lưng kéo dài xuống khúc
quẹo lớn hơn. Dạ dày tuyến là vùng co bóp hỗn loạn nhất ñẩy hoàn toàn chất
tiêu hóa thẳng vào mề, (Horbanczuk , 2002) [76].
Mề là dạ dày thứ hai và cũng là dạ dày cơ, chịu trách nhiệm nghiền
những chất tiêu hóa to hơn và cứng hơn như hạt, quả hoặc cỏ cứng. Chất tiêu
hóa ra khỏi mề ñi qua van môn vị và ñi vào trong tá tràng của ruột non,
(Horbanczuk, 2002) [76].
Khác với hầu hết các loài chim, chức năng tiêu hoá của men hay dịch vị
nằm trong giới hạn một vùng ở trên bờ cong lớn của mề. Diện tích vùng này
là 1 x 5 x 24 cm, chiếm 25% diện tích bên trong. Vùng dạ dày tuyến có chứa
300 ống tuyến, tuyến này tiết ra axít clohydric và men pepxin. Trong phần
tuyến, tiêu hoá thức ăn phụ thuộc vào hoạt ñộng của các enzyme tiêu hoá (pH
= 2,8 trong cơ quan này) trong khi ñó ở dạ dày cơ thức ăn ăn vào ñã bị tiêu
hoá một phần, tiếp tục ñược nghiền nhờ áp lực khá lớn do sự co bóp của dạ
dày cơ cùng với các viên sỏi mà chúng ñã nuốt vào. Dạ dày của ñà ñiểu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 8
trưởng thành có thể chứa ñược 1,5 kg sỏi (Horbanczuk , 2002) [76]. Dạ dày
cơ của ñà ñiểu có ñộ dày tới 92 mm, gồm chủ yếu là các cơ dạ dày và ñược
bao bọc bởi lớp biểu mô có các nếp gấp sâu (Kreibich, 1994) [78].
Ở ñà ñiểu, mề có hình tròn hơn và nằm hoặc ở cuối ngực hoặc ngay sau
xương sườn và xương ức bên trái. Mề nằm ngay ở trước dạ dày tuyến. Van
môn vị trong mề phát triển rất mạnh, có một cơ thắt rất nhạy cảm và hạn chế
ñối với diện tích các loại vật chất cho phép ñi qua vào tá tràng. Các vật chất
nhỏ như thức ăn, ngũ cốc, cát và nước sẽ dễ dàng ñi qua còn những hạt lớn
hơn 1 cm thì phải có thời gian khó khăn hơn ñể ñi qua ñược miệng van và
những hạt > 4 cm thì khó có thể vượt qua ñược mề. Cấu trúc này bắt buộc các
chất tiêu hóa lớn như hạt và cỏ sẽ phải nghiền ñều ñể có thể tiêu hóa và sử
dụng ñược trong ruột. Trong ñiều kiện nuôi nhốt, chúng thường ăn quá nhiều
cỏ, cát, ñá… nên ñể nghiền thành những mảnh nhỏ thì dạ dày ñã bị ứ lại và
ñường lưu thông thức ăn giảm xuống hoặc ngừng trệ gây nên hiện tượng ứ dạ
dày, ở con non, ñây là tình trạng rất nguy hiểm do ñói nhanh và vi khuẩn phát
triển mạnh nhưng rất nhiều con trưởng thành lại vượt qua ñược hầu hết các
trường hợp bị ứ do tích trữ ñược năng lượng ñể có thời gian tiêu hóa các vật
chất này. Quá nhiều ñá là hiện tượng thường thấy ở ñà ñiểu chăn nuôi. ðiều
này là do ñá ăn vào bụng quá cứng mà mề không thể nghiền nổi thành các
mảnh nhỏ. Kết quả là chúng bị tích lại trong dạ dày khi ngày càng có nhiều ñá
bổ sung vào. Dạ dày tuyến và mề một con trưởng thành có thể chứa ñược hơn
1 kg ñá, ñà ñiểu hiếm khi bị ứ hoặc ăn quá nhiều ñá nếu chúng ñược cung cấp
ñầy ñủ loại ñá mềm như ñá vôi, ñá cát có thể dễ dàng nghiền ñược ở trong
mề.
Tá tràng là ñoạn ruột non thứ nhất, tá tràng bắt ñầu từ nơi nó nối với
van môn vị bên phải của mề và kéo dài ñến ruột chay. Tá tràng ñi qua cả bên
phải và trái của bụng. Gan và tuyến tụy tiết các enzyme tiêu hóa vào tá tràng
lần lượt qua ống mật và ống tụy. Tá tràng là khu vực chủ yếu tập trung tiêu
hóa protein, chất béo và carbonhydrate.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 9
Tá tràng có màu hồng ñến màu tía với một bề mặt nhẵn và tạo thành
một vòng tá tràng mà ở ñó là vị trí của tuyến tụy. Ở ñà ñiểu, có một vòng tá
tràng thứ cấp ở cuối chi. Tá tràng gồm 2 ñoạn, ñoạn cuộn tròn có tuyến tuỵ
nằm ở giữa, ñoạn còn lại gấp khúc nằm phía bên trái (từ giữa bụng tới phần
cuối bụng). ðà ñiểu có ñôi manh tràng khá dài (mỗi chiếc dài 50 - 100 cm),
gấp xoáy trôn ốc, niêm mạc có nhiều nếp gấp khiến cho quá trình nhào trộn
chất chứa ñược thực hiện tốt, ñồng thời kích thích quá trình lên men, Lerner
(1988) [80]
Ruột chay là ñoạn ruột non thứ hai, là ñoạn nối tiếp của tá tràng. Giữa
hai cơ quan này không có sự thay ñổi gì về kiểu hình. Hầu hết ruột chay ñều
cuộn vòng lại và ở vị trí mặt lưng trái và phải bụng của ñà ñiểu.
Ruột chay là khu vực hấp thu chất dinh dưỡng, có màu hồng nhạt và bề
mặt nhẵn. Ruột chay, theo lý thuyết, kết thúc ở ñiểm ngoại biên tiếp nối với
ruột tịt.
ðoạn ruột thứ ba và cũng là cuối cùng của ruột non là ruột hồi, ruột hồi
bắt ñầu nơi ñiểm ngoại biên của ruột tịt nối với ruột non và kết thúc ở ñiểm
nối ruột hồi - tịt nơi có ñầu gần hoặc ñiểm xuất phát của ruột tịt. Ruột hồi là
nơi tiêu hóa và hấp thu các chất tiêu hóa. Nó có màu hồng ñến nâu vàng với
bề mặt nhẵn.
Ruột tịt là các cơ quan cân xứng và cũng là một phần của ñường ruột,
x._.uất hiện ở ñiểm nối ruột hồi - tịt giữa ruột hồi và ruột già. Theo lý thuyết, thì
xa hơn nữa sẽ là ruột già. Ruột tịt chạy lên phía trước và nối dọc theo ruột hồi
bằng dây chằng ruột hồi với ruột tịt. Chúng là những chiếc túi kín giúp tiêu
hóa xơ, hấp thụ nước và một số chức năng nhỏ khác.
Ruột tịt ở ñà ñiểu rất phát triển, thành mỏng, rất dài và có các cạnh bề
mặt tương ứng với các nếp màng nhầy, ruột tịt bắt ñầu từ bụng phải, chạy
sang phần giữa trái của dạ dày tuyến, chuyển hướng cuối mặt lưng dọc theo
ñường cong cuối của dạ dày tuyến phía bên trái sau ñó trở vào bụng giữa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 10
Ruột tịt sẽ thu thập các chất tiêu hóa lớn mà ở bộ phận trước không tiêu
hóa hết như cỏ, rơm, ñá và cát. Ruột tịt thường bị ứ ñầy cát và sỏi dẫn ñến
hiện tượng không hấp thụ ñược và mất cân bằng lượng vi khuẩn.
Ruột già của ñà ñiểu rất dài, chức năng ñầu tiên của ruột già là hấp thu
nước. Ở con mới nở, chiều dài của ruột già và ruột non là bằng nhau nhưng
ruột già kéo dài gấp ñôi ruột non khi ñà ñiểu trưởng thành. Khi mổ khám, căn
cứ vào tỷ lệ chiều dài mà có thể ước tính ñược ñộ tuổi của con non và trưởng
thành < 6 tháng tuổi. Ruột già gần có thành rất mỏng và trong suốt với các nếp
hoặc túi màng, mỏng, dài. Nó là một vùng bổ sung ñể tiêu hóa và lên men các
chất tiêu hóa ñặc biệt là chất xơ. Giữa ruột già gần và ngoại biên dần dần có sự
thay ñổi về hình dạng. Chiều dài các ñoạn ruột vẫn như nhau, ñoạn ngoại biên
có xu hướng chuyển ñổi tương tự như ruột chay về màu sắc và kích thước.
Ruột già của ñà ñiểu cuộn thành nhiều ñoạn gấp khúc nằm ở phần bên
phải của phần dưới bụng (gần ñuôi) dài khoảng 10 - 12 m. Ngoài chức năng
hấp thụ nước thì còn xảy ra quá trình lên men tương tự như ở manh tràng.
Nhờ sự có mặt của các vi sinh vật nên chất xơ cũng ñược tiêu hoá và hình
thành nên các axít béo không no (chủ yếu là acetic, propionic, butyric và
valeric). Các axít béo này có thể cung cấp khoảng 76% nhu cầu năng lượng
duy trì cho ñà ñiểu (Horbanczuk , 2002) [76].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 11
Hình 2.1 Dạ dày tuyến và mề ñà ñiểu
Chiều dài ñường tiêu hoá của ñà ñiểu khá dài.Trung bình ở ñà ñiểu trưởng
thành có khối lượng từ 105 - 131 kg, chiều dài ñường tiêu hoá lên tới 24 m (tính
cả chiều dài thực quản và hai phần của manh tràng). Ở ñà ñiểu non, chiều dài
ñường tiêu hoá ngắn hơn rất nhiều và khác nhau theo tuổi cũng như khối lượng
cơ thể. Chiều dài ñường tiêu hoá (không có thực quản) của ñà ñiểu có khối
lượng cơ thể 7kg là 1.090 cm; 21 kg là 1.236 cm và 46 kg là 1.562 cm
(Horbanczuk 2002) [76]. Ruột non là phần dài nhất chiếm khoảng 50% tổng
chiều dài ñường tiêu hoá. Angel và cs (1995) [52] ñã so sánh tỷ lệ phần trăm
của chiều dài ruột già tính cả ñôi manh tràng với chiều dài ñường tiêu hoá chỉ
tính từ ruột non ở ñà ñiểu, Emu và gà tương ứng là 64%, 11,5% và 10%. ðà ñiểu
45 kg có chiều dài ruột non là 5,4 m, ruột già là 8,6 m, chiều dài ñôi manh tràng
là 1,29 m.
Dạ dày
tuyến
Dạ
dày cơ
Thực quản
Tá tràng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 12
Hình 2.2 Khoang bụng ñà ñiểu
Theo Horbanczuk (1998) [74], sinh lý tiêu hoá của ñà ñiểu dường như
không giống với các loài gia cầm khác. ðà ñiểu có thể tiêu hoá tới 60% chất
xơ trong khẩu phần. Khả năng tiêu hóa xơ phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ và
thành phần chất xơ trong thức ăn. Mặc dù ñường tiêu hóa của ñà ñiểu không
tự sản sinh ra các enzyme tiêu hóa chất xơ nhưng chúng có khả năng tiêu hóa
tốt thành phần này là do quá trình lên men vi sinh vật trong ruột già, chủ yếu
là manh tràng.
Tụy
Tá tràng
Ruột già
Ruột non
Nếp gấp rốn
Dạ dày tuyến
Dạ dày cơ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 13
Theo Cilliers và cs (1995) [62] thì hiệu quả sử dụng protein của ñà ñiểu
tốt hơn ở gà broiler. Các tác giả cũng cho biết ñà ñiểu trưởng thành có khả
năng tiêu hoá mỡ cao hơn ở con non.
2.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA THỨC ĂN TINH VÀ THÔ XANH
2.3.1 ðặc ñiểm và phân loại thức ăn tinh cho ñà ñiểu
Thức tinh cho ăn ñà ñiểu bao gồm các loại chất dinh dưỡng thiết yếu như:
Nước, Protein, Gluxit, Lipid, Khoáng, Vitamin, Horbanczuk J.O (2002) [76].
Ngoài nước ra, các chất dinh dưỡng trong thức ăn phải ñáp ứng ñủ về số
lượng, ñảm bảo cho nhu cầu sinh trưởng cao nhất và có hiệu quả sử dụng tốt
nhất. Nếu một loại dinh dưỡng nào ñó thiếu hụt sẽ lập tức trở thành yếu tố giới
hạn ñối với cơ thể ñà ñiểu, vì sự thiếu hụt ñó không thể bù ñắp bởi số lượng lớn
các chất dinh dưỡng khác cho nên sẽ gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng.
Không ñáp ứng ñủ thức ăn, ñà ñiểu sẽ nhanh chóng bộc lộ những thụt
giảm thông qua tốc ñộ sinh trưởng, số lượng trứng, tỷ lệ phôi và các khả năng
sản xuất khác nói chung. Sau ñó ñà ñiểu sẽ biểu hiện các dấu hiệu về các loại
bệnh thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Khi thiếu hụt một phần các chất dinh
dưỡng nghĩa là bị giới hạn. Các triệu chứng sẽ xuất hiện ñầu tiên nhanh nhất
là sinh trưởng hoặc là ở những ñà ñiểu có sản lượng trứng cao bởi vì những
nhu cầu dinh dưỡng của chúng lớn hơn so với ñà ñiểu bình thường,
Horbanczuk J.O (2002) [76].
* Nước
ðà ñiểu sau khi nở, cơ thể chiếm khoảng 75 - 80% là nước. Khi lớn lên,
tỷ lệ này thay ñổi dần nhưng nhu cầu về nước vẫn giữ nguyên. Không có chất
dinh dưỡng nào quan trọng như nước vì nhiều vai trò tất yếu của nó ñối với
cơ thể, ñặc biệt trong quá trình trao ñổi chất, duy trì thân nhiệt và vận chuyển
các chất dinh dưỡng và khoáng chất trong máu. Nhu cầu nước bị thiếu thì sức
sản xuất sẽ giảm, Horbanczuk J.O (2002) [76]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 14
Mọi nguyên liệu thức ăn ñều chứa nước nhưng vẫn không ñủ cho nhu
cầu của ñà ñiểu. Mặc dù nước là loại nguyên liệu sẵn có và rẻ nhất nhưng nó
phải ñược cung cấp thường xuyên và ñầy ñủ lượng. Người ta phải cung cấp
nước liên tục vào nơi tất cả các ñà ñiểu non dễ dàng tiếp nhận ñược. Nước
không ñược có nhiều các loại muối và khoáng có hại, không có nhiều loại vi
khuẩn gây hại và nói chung là chất lượng phù hợp với việc sử dụng cho ñà
ñiểu uống.
Sau khi nở nhu cầu nước của ñà ñiểu non lớn hơn nhu cầu thức ăn vì
con non có thể tiêu hoá phần còn lại của túi lòng ñỏ trong vòng 7- 10 ngày
ñầu. ðà ñiểu cần 2,3 gam nước/ mỗi gam VCK ăn vào. Lượng nước tiểu của
ñà ñiểu có thể cho ta biết ñược tình trạng bệnh tật hay thiếu nước. ðà ñiểu có
thể sống ñược rất lâu trong tự nhiên mà không cần ñến nước bằng cách uống
một lượng nước rất lớn ñể dự trữ. Hạn chế nguồn cung cấp nước cho ñà ñiểu
trong chăn nuôi thâm canh sẽ giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Trong quá
trình nuôi dưỡng và ñặc biệt nuôi thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp thì
phải ñảm bảo liên tục nguồn nước sạch, mỗi lần cho ăn phải thay nước 1 lần.
Máng nước cho ñà ñiểu uống cần ñược ñể trong bóng râm ñể bảo ñảm
nước luôn mát vì ñà ñiểu sẽ không uống nước quá ấm. Ngoài ra cấu trúc và vị
trí của máng uống phải hạn chế ñược việc ñà ñiểu ỉa ñái vào, rác rưởi và các
vật lạ khác có thể rơi vào.
* Protein
Có nhiều loại protein khác nhau nhưng tất cả ñều bao gồm các thành
phần ñơn giản ñược biết ñến tương ứng là Alfa axit amin và ñơn giản hơn là
các axit amin. Các axit amin là ñơn vị tạo nên sự phát triển của mô. Chất
lượng của protein dựa vào 2 yếu tố chính là (thành phần các axit amin trong
thức ăn và thành phần axit amin thông qua tiêu hoá ở ruột sau của ñà ñiểu.
Một vài loại axit amin ñược gọi là thiết yếu vì chúng là ñộng vật dạ dầy ñơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 15
nên không thể tạo ra các axit amin trong cơ thể chúng mà phải ñược cung cấp
từ thức ăn ăn vào.
ðể cung cấp ñầy ñủ các loại axit amin thiết yếu thì các loại nguyên liệu
thức ăn giàu protein phải ñược phối chế từ hai nguồn ñộng vật và thực vật.
Mặc dù thức ăn có nguồn gốc ñộng vật giàu protein hơn thực vật nhưng thành
phần thức ăn ñộng vật cũng chỉ cung cấp (ñáp ứng) ñủ về lượng các axit amin
mà không ñủ về các loại axit amin như thức ăn có nguồn gốc thực vật, ví dụ
như Lizin, Methionine.
Nguồn thức ăn giàu protein ñộng vật chính là bột thịt và bột máu (sản
phẩm của các lò giết mổ), bột cá và sữa. Nguồn thức ăn thực vật cung cấp
protein như khô dầu ñậu tương (soybean), khô lạc nhân (peanut), khô vừng
(sesame), khô dầu bông hạt và bột hạt hoa hướng dương (sunflower
seedmeal), tất cả các sản phẩm ñó ñều từ ngành công nghiệp hoá dầu.
* Năng lượng
Năng lượng ñược coi là yêu cầu quan trọng nhất ñứng trên quan ñiểm
chung về giá trị và số lượng thức ăn cho ñà ñiểu. Như một nguyên tắc chung.
ñà ñiểu ăn ñể thoả mãn nhu cầu về năng lượng. Suy cho cùng, mật ñộ năng
lượng trong phẩu phần thức ăn quyết ñịnh (xác ñịnh) những giới hạn cho phép
số lượng thức ăn chim tiêu thụ bao gồm cả protein, khoáng và vitamin chứa
trong thức ăn. Thức ăn phối chế cao carbonhydrate chiếm phần lớn trong thức
ăn nuôi ñà ñiểu, carbonhydrate là nguồn năng lượng chính cung cấp cho ñà
ñiểu. Nguồn cung cấp carbonhydrate chủ yếu là lúa, ngô, mỳ, lúa mạch và
yến mạch. Chất tinh bột là chất cơ bản cung cấp năng lượng cho cơ thể ñà
ñiểu, loại chất này có nhiều trong ngũ cốc (ngô, khoai, lúa, sắn, cao lương…)
Lipit (dầu và mỡ) ñược sử dụng như một loại dinh dưỡng vì nó sử dụng
vào một mục ñích ñặc biệt. Dầu mỡ có giá trị năng lượng cao, nhưng chỉ sử
dụng với một mức tương ñối thấp vì mỡ ñộng vật là nguồn chủ yếu, mặc dù
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 16
dầu thực vật cũng ñược sử dụng. Lipit ñược ñưa vào khẩu phần thức ăn nhằm
giảm bụi và nâng cao tính ngon miệng.
* Khoáng và Vitamin
Khoáng là những nguyên tố hoá học vô cơ có nhiều chức năng lớn ñối
với cơ thể ñà ñiểu. Thành phần các nguyên tố khoáng ñược tìm thấy ở tất cả
các mô, việc thiếu hụt một loại khoáng nào ñó thì các cơ quan và mô trong cơ
thể chim không thể thực hiện ñược các chức năng, kết quả là sức khoẻ và sự
sinh trưởng, sức sản xuất không ñược duy trì. Chất khoáng-quan trọng cho
hình thành phát triển bộ xương. Chất khoáng gồm canxi, phốt pho, muối ăn
và các nguyên tố vi lượng Mn, Cu, Zn, Fe, Co... Xây dựng khẩu phần 3 nhóm
thức ăn này sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho nhau. Theo các kết quả nghiên
cứu khoa học và kinh nghiệm thực tế, tỷ lệ hợp lý giữa các nhóm thức ăn giàu
tinh bột thức ăn giàu ñạm và thức ăn bổ sung trong khẩu phần ăn của ñà ñiểu
có thể ñược ước tính, khi xây dựng khẩu phần, cần chú ý ñến gới hạn tối ña
của từng giai ñoạn tuổi và nguyên liệu dùng trong hỗn hợp. Mặc dù hầu hết
các khoáng ñều quan trọng ñối với ñà ñiểu song canxi và photpho ñóng vai
trò ñặc biệt quan trọng vì chúng là nguyên liệu tạo xương và vỏ trứng.
Vitamin ñược phân ra thành loại, tan trong dầu mỡ (A, D, E và K) và tan
trong nước (Bcomlex và C). ðà ñiểu cần các loại Vitamin A, Vitamin nhóm
B, Vitamin D,E. Một số vitamin có trong rau xanh, Một số vitamin phải bổ
sung từ ngoài vào. Thức ăn tinh nên ñược tổng hợp từ nhiều loại nguyên liệu
khác nhau ñể nhằm giảm sự sinh hơi nhanh, Horbanczuk J.O (2002) [764]
2.3.2 ðặc ñiểm một số loại thức ăn xanh và sự phân giải xơ
2.3.2.1 ðặc ñiểm thức ăn xanh
Thức ăn xanh bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá, ngọn non của các loại
cây bụi, cây gỗ ñược sử dụng trong chăn nuôi. Thức ăn xanh chứa 60-85%
nước, ñôi khi cao hơn. Chất khô trong thức ăn xanh có hầu hết các chất dinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 17
dưỡng cần thiết cho ñộng vật và dễ tiêu hóa. Gia súc nhai lại có thể tiêu hóa
trên 70% các chất hữu cơ trong thức ăn xanh. Thức ăn xanh chứa hầu hết các
chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc. Chúng chứa protein dễ tiêu hóa, giàu
vitamin, khoáng ña lượng, vi lượng ngoài ra còn chứa nhiều hợp chất có hoạt
tính sinh học cao.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây
trồng, ñiều kiện khí hậu, ñất ñai, kỹ thuật canh tác, giai ñoạn sinh trưởng. Cây
ñược bón nhiều phân nhất là phân ñạm thì hàm lượng prtein thường cao,
nhưng chất lượng protein giảm vì làm tăng nitơ phi - protein như nitrat, amit,
thức ăn xanh ở nước ta rất phong phú và ña dạng (Bùi Văn Chính, Bùi Thị
Oanh 1995) [1]
2.3.2.2 ðặc ñiểm một số loại thức ăn xanh
* Rau muống
Rau muống sinh trưởng nhanh trong mùa mưa, kém chịu lạnh, ñược sử
dụng rộng rãi trong chăn nuôi (nhất là chăn nuôi lợn) trong ñiều kiện thuận lợi
về thời tiết, ñủ phân, rau muống có năng suất và chất lượng cao. Hàm lượng
chất khô ở rau muống trung bình 100g/kg rau tươi.Trong 1 kg chất khô có
2450- -2500 kcal( 10,3 10,5 MJ) năng lượng trao ñổi; 170- 250g protein thô;
130- -200g ñường; 100- 120g khoáng tổng số nên gia súc rất thích ăn. Có hai
giống rau muống chính: rau muống trắng và rau muống ñỏ. Rau muống trắng
có thể trồng cạn và gieo bằng hạt. Giá trị dinh dưỡng của rau muống ñỏ cao
hơn rau muống trắng, (Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh 1995) [1].
* Rau lấp
Rau lấp trồng ở ñất nhiều bùn, sinh trưởng nhanh trong ñiều kiện lạnh
(10-20oC) có khả năng chịu ñựng ñược sương giá. Rau lấp là thức ăn chủ yếu
của lợn và ngỗng trong vụ ñông. Giá trị dinh dưỡng của rau lấp tương tự như
rau muống nhưng chất khô thấp hơn (83g/kg thức ăn) protein thô cũng thấp
(140-170g/kg chất thô) ở các tỉnh phía Bắc, rau lấp và bèo dâu (vụ ñông) cùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 18
với muống (vụ hè) tạo nên cơ cấu cây thức ăn xanh quanh năm cho lợn ở
vùng trung du và ñồng bằng, (Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh 1995) [1].
* Cỏ voi (Pennisetum purpureum)
Cỏ voi là loại cỏ thân ñứng, lá dài và nhân giống chủ yếu bằng ñoạn
thân hay bụi. Cỏ voi thuộc nhóm cây tổng hợp chuỗi 4 Cacbon (C4) có khả
năng thâm canh cao. Trong ñiều kiện thuận lợi có thể ñạt 25-30 tấn chất khô
trên 1ha trong 1 năm với 7-8 lứa cắt. ðôi khi có thể ñạt năng suất cao hơn nếu
ñáp ứng ñủ phân bón và nước. Hàm lượng protêin thô ở cỏ voi trung bình
100g/kg chất khô. Lượng ñường ở cỏ voi trung bình 70-80g/kg chất khô.
Thường thì cỏ voi thu hoạch 28-30 ngày tuổi làm thức ăn xanh cho lợn và thỏ;
khi sử dụng cho bò có thể thu hoạch ở 40-45 ngày tuổi; trong trường hợp làm
nguyên liệu ủ chua có thể cắt ở 50 ngày tuổi. Ở Việt Nam thường sử dụng các
giống cỏ voi thân mềm như cỏ voi ðài Loan, Selection I, các giống King
Grass, Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh (1995) [1]
*Cỏ varime số 06 ( VA06)
Cỏ VA06 là giống cỏ ñược lai tạo giữa giống cỏ voi và cỏ ñuôi sói của
châu Mỹ, ñược ñánh giá là “ Vua của các loài cỏ”
VA06 dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, mọc thẳng,
năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mầm, có hàm lượng dinh dưỡng
cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt cho các loại
các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ. Trong cỏ VA06 có nhiều loại
axit amin và nhiều vitamin, Hàm lượng protein thô ở cỏ VA06 trung bình
18,46% trong vật chất khô. Lượng ñường ở cỏ VA06 trung bình 8,3% trong
vật chất khô. Thường thì cỏ VA06 thu hoạch 40-45 ngày tuổi, năng suất 350-
400 tấn/ha/năm (TB 360 tấn), làm thức ăn xanh cho lợn và thỏ; khi sử dụng
cho bò có thể thu hoạch ở 50-60 ngày tuổi (Hoàng Chung, Nghiêm Văn
Cường, 2008) [2]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 19
*Bèo tây
Bèo tây cũng như bèo tấm, nó tồn tại tự nhiên ở các mặt nước ao, hồ,
ñầm. Bèo tây có lá to vươn cao trên mặt nước, ñồng thời cũng có bộ rễ khá
phát triển. Bèo tây có vật chất khô thấp (6-7%) nhiều xơ (trên 200 g/kg chất
khô), giàu khoáng 180-190g/kg chất khô và giá trị năng lượng thấp (1800-
1900 kcal/kg vật chất khô, hay 7,6 - 8,0 MJ/kg chất khô). Bèo tây thường
ñược tận dụng làm thức ăn xanh cho lợn khi thức ăn khan hiếm (Bùi Văn
Chính, Bùi Thị Oanh 1995) [1]
* Chè ñại (Trichantera gigantea)
Cây chè ñại là cây thức ăn phổ biến ở Colombia cuối năm 1990. là cây
bụi nhỏ, sống lâu năm, thân mọc thẳng, có nhiều mấu nhỏ, phân bố thẳng
hàng theo thân. Khi còn non thân mềm, mọng nước, sau 6 tháng sinh trưởng
thân hoá gỗ cứng, phía ngoài mầu nâu, phía trong mềm, hoá bấc. Lá Gigantea
có màu xanh sẫm, mọc ñối chữ thập. Khi khô lá ngả mầu ñen, Gigantea có
khả năng ra rễ từ gốc ñến ngọn (Nguyễn Thị Mùi và ctv, 2001) [17]
Một năm cắt ñược 3- 4 lứa, năng suất xanh ñạt xanh 70- 80
tấn/ha/năm. Mặc dù năng suất xanh không cao, nhưng sự phân bố sinh khối
ñều trong năm, ñặc biệt có tỷ lệ cao vào lúc giáp vụ nên Gigantea là cây thức
ăn trong vụ ñông xuân.
Dê, thỏ, lợn ñều rất thích ăn, trâu bò cần phải tập ăn, lợn rất thích ăn
Gigantea tươi, nhưng ăn nhiều lợn ñi ngoài, phân lỏng, ngừng ăn lợn trở lại
bình thường. Có thể sử dụng Gigantea như loại thuốc chữa bệnh táo bón ở gia
súc mà không gây hại (Nguyễn Thị Mùi và ctv, 2001) [17]
2.3.2.3 ðặc ñiểm về thành phần và cấu trúc các loại thức ăn giàu xơ
Xơ có thể thấy ở tất cả các sản phẩm ñộng thực vật trừ dầu mỡ. ðiều
quan trọng là nó cung cấp lượng lớn chất xơ trong phẩu phần ñể kích thích
tiêu hoá và làm khuôn dạng, nhu ñộng thức ăn trong dường tiêu hoá. Khác với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 20
ñộng vật nhai lại, ñà ñiểu có hệ cơ quan tiêu hoá không phải chuyên biệt ñể
tiêu hoá thành phần chất xơ (A. A Agana và ctv, 1999) [39].
Có nhiều nguồn xơ có thể dùng trong khẩu phần ăn cho ñà ñiểu như
trấu, lõi ngô và các sản phẩm giàu cellulose khác như cỏ ñinh lăng (alfalfa or
luceme) và các loại rau cỏ thái nhỏ. Xơ trong khẩu phần có tác dụng ñặc biệt
làm giảm hiện tượng mổ lông ở ñà ñiểu nuôi nhốt (D. J. Farrell, P.B Kent và
M.Schermer 1995) [42]
Có thể chia vật chất khô ra làm hai phần là phần nội bào và vách tế bào.
Phần nội bào chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chứa các chất dễ hoà tan và dễ lên men
như ñường và tinh bột (ORSKOV E.R, 2005) [47]. Tác giả cũng cho biết ở
ñộng vật nhai lại vách tế bào gồm phần xơ bị lignin hoá (NDF), một lớp keo
thực vật (pectin) và một lớp glycoprotein. Thành phần pectin dễ ñược lên men
trong dạ cỏ. Mức ñộ phân giải xenluloza và hemixenluloza của vách tế bào
phụ thuộc vào mức ñộ lignin hoá. Vi sinh vật dạ cỏ không phân giải ñược
lignin và hàm lượng của nó càng cao (khi thực vật già hoá) thì tỷ lệ tiêu hoá
nói chung sẽ bị hạn chế.
Cấu trúc vách tế bào phức tạp bao gồm chủ yếu là xenluloza,
hemixenluloza và lignin (ORSKOV E.R, 2005), [47].
- Xenluloza là cấu trúc chủ yếu của tế bào thực vật, chiếm khoảng 32-
47% VCK của thức ăn thô. Xenluloza là chuỗi cacbonhydrat ñơn giản, phân
tử mạch thẳng, ñược tạo bởi β-D-glucoza bằng liên kết β-1,4-glucozit. Mỗi
phân tử có thể lên tới hàng vạn ñơn vị. Trong tự nhiên xenluloza tồn tại dưới
dạng chuỗi tinh thể. Xenluloza bao gồm nhiều chuỗi thẳng liên kết với nhau
thành bó dài nhờ mạch nối hydrogen tạo thành các sợi xenluloza bền vững
(microfibril) ñược bao bọc bởi các thành phần khác của vách tế bào. Các
microfibril tập hợp lại tạo thành các macrofibril.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 21
- Hemixenluloza là những heteropolisaccarit ñược cấu tạo từ các loại
ñường thuộc nhóm hexoza (glucoza, manoza, galactoza) và nhóm pentoza
(xyloza, arabinoza). Hemixenluloza bao bọc xung quanh các microfibril cựng
với một số thành phần khác như pectin và glycoprotein. Có thể coi
hemixenluloza cùng với pectin và glycoprotein như là vữa ñể gắn kết các
microfibil lại trong macrofibrin. Hemixenluloza thường liên kết với các cấu
trúc phenolic bao quanh các sợi xenluloza. Hemixenluloza không hoà tan
trong nước nhưng hoà tan trong dung dịch kiềm và bị thuỷ phân bởi axit dễ
dàng hơn so với xenluloza.
- Lignin là hetero-polyme vô ñịnh hình của các loại rượu phenolic.
Lignin không hoà tan trong nước, dung môi hữu cơ bình thường trong axit
ñậm ñặc và rất bền với các enzym VSV dạ cỏ. Nhưng dưới tác dụng của dung
dịch kiềm, bisulfitnatri hay axit sulfurơ một phần lignin bị phân giải và
chuyển vào dung dịch. Lignin hoá là giai ñoạn cuối cùng của sự phát triển ở
tế bào thực vật. Thực vật càng già thì hàm lượng lignin càng cao.
Các tác giả Cù Xuân Dần và Nguyễn Xuân Trạch (1999) [5] cho biết
mức ñộ lignin hoá cao làm cho thành tế bào thực vật trở nên cứng và bền
vững, có ý nghĩa lớn ñối với các cơ quan chống ñỡ ở thực vật nhưng lại gây
khó khăn trong việc tiêu hoá xơ ở dạ cỏ loài nhai lại. Trong vách tế bào lignin
liên kết với hemixenluloza/xenluloza bằng các mạch nối ester và hydrogen.
Ngoài ra, lignin cũng liên kết với protein bằng các mạch nối hoá trị. Ngoài
các phân tử lignin trong vách tế bào cũng có các monome phenolic tồn tại ở
dạng tự do. Các phân tử phenolic tự do này có ảnh hưởng ức chế ñối với VSV
dạ cỏ và các enzym của chúng.
2.3.2.4 ðặc ñiểm phân giải thức ăn xơ thô.
Ở ñộng vật nhai lại thức ăn xơ thô ñược phân giải bởi VSV dạ cỏ. Các
VSV này bám vào các tiểu phần thức ăn và thuỷ phân từng phần xenluloza và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 22
hemixenluloza nhờ enzym xelulaza của chúng. Quá trình thuỷ phân này sinh
ra các loại ñường (glucoza, xyloza, v.v.). Những phân tử ñường này là các sản
phẩm trung gian và ñược lên men tiếp theo bởi các VSV dạ cỏ, quá trình này
sản sinh ra năng lượng dưới dạng ATP và các axit béo bay hơi cho vật chủ.
ðó là các axit axetic, propionic và butyric theo một tỷ lệ tương ñối khoảng
70:20:8 cùng với một lượng nhỏ izobutyrric, izovaleric và valeric, (Cù Xuân
Dần và cs, 1999) [5], (Nguyễn Xuân Trạch và Bùi ðức Lũng, 2004) [24].
Quá trình phân giải vách tế bào ñòi hỏi VSV dạ cỏ phải bám vào các
tiểu phần thức ăn ñể cho các enzym tiết ra có thể xâm nhập vào bên trong cấu
trúc xơ của vách tế bào, các loại phụ phẩm ngũ cốc và thức ăn xơ thô chất
lượng thấp có vách tế bào bị lignin hoá cao ñộ với những cấu trúc rất phức tạp
Xenluloza và hemixenluloza nếu ở dạng tinh khiết ñều dễ tiêu hoá nhưng khi
chúng liên kết với lignin tạo thành các phức chất bền vững thì rất khó tiêu
hoá. Các liên kết hoá học trong các phức hợp ñó bền trong môi trường pH của
dạ cỏ. Hơn nữa lignin cũng làm thành hàng rào ngăn chặn về mặt vật lý phía
ngoài cản trở VSV dạ cỏ và các enzym của chúng tiếp xúc với hemixenluloza
và xenluloza của vách tế bào. Sự kết hợp chặt chẽ giữa lignin với
hemixenluloza tạo thành các phức chất ligno-hemixenluloza không những cản
trở sự tiêu hoá hemixenluloza về mặt hoá học ở phần ngoài vách tế bào mà
còn cản trở rất lớn về mặt vật lý (tạo hàng rào chắn) ñối với sự phân giải lõi
xenluloza ở phía trong (ORSKOV E.R, 2005) [47].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 23
Sơ ñồ 2.1: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp VSV dạ cỏ
2.4 SỰ CÂN BẰNG DINH DƯỠNG TRONG KHẨU PHẦN ĂN CHO ðÀ ðIỂU
2.4.1 Cơ sở của sự cân bằng dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng trong thức ăn phải ñáp ứng ñủ về số lượng, ñảm
bảo cho nhu cầu sinh trưởng cao nhất và có hiệu quả sử dụng tốt nhất. Nếu
một loại dinh dưỡng nào ñó thiếu hụt sẽ lập tức trở thành yếu tố giới hạn ñối
với cơ thể ñà ñiểu, vì sự thiếu hụt ñó không thể bù ñắp bởi số lượng lớn các
chất dinh dưỡng khác cho nên sẽ gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng (A. A
Agna v à cs 1999 [39].
Dinh dưỡng ñầy ñủ là yếu tố cần thiết ñối với năng suất thành công của
ñà ñiểu và một phương thức cung cấp các loại chất dinh dưỡng cần thiết hiệu
quả là bằng cách sử dụng hiệu quả chuyển hoá. Các tác giả ñồng ý công trình
trước ñây cho rằng những khẩu phần ñạt sấp xỉ hàm lượng dinh dưỡng sau ñây
là ñủ cho ñà ñiểu: 16- 20% protein; 10% mỡ, 10% xơ; ~ 2,5% canxi và ~ 1,5%
photpho Shanawany M.M và John Dingle (1999) [49]. ðến 10 tháng tuổi, tỷ lệ
chuyển hoá thức ăn của ñà ñiểu là 6,5 kg thức ăn/ kg tăng khối lượng.
Cơ chất chứa
năng lượng
Các sản phẩm
lên men
VSV
Khung các bon
ATP
Nitơ
Khoáng
(P, S, Mg,...)
Protein VSV
VSV
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 24
Theo Horbanczuk, 2000 [75], khẩu phần dành cho con sinh sản không
cân bằng có thể xẩy ra những hiện tượng sau:
- Kém ăn (nếu con non không ăn hợp lý trong tuần ñầu tiên, thì xẽ xuất
hiện những vấn ñề sức khoẻ cùng với tiêu thụ túi lòng ñỏ, thường dẫn ñến
chết trong 3 tuần ñầu) và thường biểu biện
- Tỷ lệ chuyển hoá thức ăn tăng trưởng kém
- Mọc lông chậm hoặc rụng lông
- Xảy ra vấn ñề về chân từ 01 tuần ñến 03 tháng tuổi
- Hệ miễn dịch giảm và mức ñộ stress tăng
Hàm lượng dinh dưỡng cho con non phù hợp là vấn ñề quan trọng bởi
chúng rất dễ bị tổn thương cho ñến tháng tuổi thứ 3. Dinh dưỡng sinh sản mất
cân bằng gây ra hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng ña diện trong phôi, là
nguyên nhân gây viêm túi lòng ñỏ (Xin Nan Deng, 1995) [43].
Horbanczuk, 2000 [75] cho rằng khẩu phần thức ăn tiền khởi ñộng nên
cho ăn từ 01 ngày tuổi ñến 8 tuần tuổi khi con non nặng xấp xỉ 18 kg và khẩu
phần ñó phải có hàm lượng năng lượng cao với ~ 55% ngũ cốc và ~ 22%
protein, và tính toán năng lượng và protein mỗi cá thể thu nhận ñược từ việc tiêu
hoá một loại thức ăn ñặc thù nào ñó. Smith, D.J.v.Z (1963) [95] khẳng ñịnh rằng
nên có ñầy ñủ số lượng các axit amin thiết yếu như lysine, methionin, arginine,
cytine và trionine. Nhưng ông không ñề cập ñến số lượng ñủ là bao nhiêu.
Sthmit cho biết ở ñộ tuổi này không nên cho ăn xơ. Tuy nhiên, bổ sung xơ cũng
là yếu tố quan trọng ñể tránh bị tắc ruột và nên lấy từ nguồn cỏ có chất lượng cao
như cỏ linh lăng băm nhỏ. Smith gợi ý rằng vào lúc 8 tuần tuổi ta nên cho ăn
khẩu phần khởi ñộng cho ñến 16 tuần tuổi (ñạt khối lượng 45 kg). Khẩu phần
này phải có năng lượng cao (~ 50% ngũ cốc) và bổ sung ~ 20% protein. Do dộ
tuổi này tiêu thụ thức ăn lớn nên bổ sung 20% cỏ trong thức ăn. Nên cho ăn theo
khẩu phần tăng trưởng lúc 4 tháng tuổi và tiếp tục ñến 6 tháng tuổi (ñạt khối
lượng 65 kg). Khẩu tăng trưởng nên có năng lượng cao (~ 40% ngũ cốc) và bổ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 25
sung ~ 16% protein ñể có thể tối ña hoá tốc ñộ tăng trưởng của cơ thể. Khẩu
phần kết thúc cho ăn vào lúc 10 tháng tuổi và (ñạt khối lượng 95 kg), khẩu phần
này nên có mức năng lượng trung bình ñến thấp gồm có ~ 25% ngũ cốc và bổ
sung ~ 14% protein, cỏ bổ sung ~ 70%
Khẩu phần thiếu vitamin A thường biểu hiện chảy nước mắt, kém ăn và
tăng trưởng chậm (Van Heerden và cs,1983) [97] cũng liên hệ thiếu vitamin
E và selen với hiện tượng suy thoái cơ ở những con non cho ăn khẩu phần
toàn ngô. Ta nên bổ sung vitamin A trong khẩu phần thức ăn của những con
trưởng thành, ñặc biệt là những con không ăn cỏ xanh.
Thiếu vitamin B ảnh hưởng tới các biểu mô và gây quăn lông cũng như
trai hoá miệng và mỏ. Thiếu riboflanvin gây ra triệu chứng ñối với ñàn gia
cầm thường gọi là “ tật cong ngón” (Van Heerden và cs,1983) [97]. Dấu hiệu
trên ở ñà ñiểu non cũng có thể có quan hệ với việc thiếu riboflanvin. Tuy
nhiên, thiếu nguyên tố này gây ra hiện tượng dị tật thần kinh dưới chân của gia
cầm và không phù hợp với sai số ở ñà ñiểu (Van Nieker, B.D.H, 1997) [98].
ðộ lệch ngón chân ở ñà ñiểu có thể do di truyền hoặc do nhiệt ñộ thấp trong
quá trình ấp nở (Xin Nan Deng, 1995) [43].
Khẩu phần thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/photpho thấp ñược cho là
nguyên nhân gây ra lệch xương dài ở ñà ñiểu, Shanawany .M.M và John
Dingle (1999) [49] gợi ý rằng duy trì canxi ở 2 -2,5% và photpho 1,0 - 1,5%
trong khẩu phần .
Mức canxi 2 -2,5% trong khẩu phần thường ñược khuyến cáo, nhưng
1,65% vật chất khô trong khẩu phần xẽ cho năng suất trứng cũng như tỷ lệ
phôi cao. Lượng canxi cao làm giảm thu nhận kẽm và mangan. Thiếu mangan
sẽ dẫn ñến hội chứng khoèo chân và xốp xương( Angel. C.R, 1993) [50].
Thiếu vitamin D3 là dễ xảy ra nhất khi tỷ lệ mỡ trong khẩu phần quá cao,
bởi vì vitamin này là loại hoà tan trong mỡ, vì vậy bị giới hạn do dư mỡ trong
khẩu phần gây ra hiện tượng hấp thụ không hợp lý từ ñường ruột, dư mỡ trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 26
khẩu phần cũng sẽ kết canxi thành một loại saponin không tiêu hoá. Hàm
lượng mỡ >10% có thể ñược coi là ñã dư thừa trong khẩu phần thức ăn cho ñà
ñiểu bởi vì nó có thể gây ra những bệnh về xương rồi chết. Hiện tượng này
cũng có thể xảy ra do thiếu vitamin A và E (Angel C.R, 1993) [50]. Vitamin E
là thành phần thiết yếu trong chăn nuôi ñà ñiểu bởi vì nó là một chất kháng oxy
sinh học và giúp làm tăng hệ miễn dịch. Vitamin B ñược các vi sinh vật trong
ruột cùng tổng hợp, vì vậy nên cho ăn cỏ linh lăng hoặc bổ sung ñể tránh thiếu
hụt và ñồng thời nâng cao hệ miễn dịch (Angel C.R,1993) [50].
Tốc ñộ tăng khối lượng nhanh và thiếu vận ñộng là hai yếu tố bổ sung
vào hiện tượng xoắn và xốp xương dài ở ñà ñiểu. Khẩu phần cao về năng
lượng và protein sẽ cho tốc ñộ tăng khối lượng nhanh, xảy ra những vấn ñề
sức nặng của cơ thể dồn lên xương sụn của chân dẫn ñến hiện tượng bệnh về
xương khớp, Aganga và U. J. Omphinle (1999) [39]
Các tác giả cũng gợi ý rằng ñể giảm thiểu hiện tượng khoèo chân ñối
với ñà ñiểu non, ta có thể hạn chế tỷ lệ tăng khối lượng bằng cách hạn chế
lượng protein trong khẩu phần xuống dưới mức khuyến cáo cho giai ñoạn
khởi ñộng và bằng cách sử dụng khẩu phần xơ cao.
2.4.2 Ý nghĩa của việc cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần.
Nước là loại chất dinh dưỡng thiết yếu nhất, nó chiếm > 50% khối
lượng cơ thể. Nó ñóng vai trò làm chất nền cho rất nhiều các phản ứng hóa
học trong cơ thể, ñồng thời cũng là chất dung môi cho quá trình vận chuyển
các hợp chất hóa học và dinh dưỡng. Nước cũng ñóng nhiều vai trò quan
trọng trong quá trình bôi trơn bề mặt các khớp và dịch não ._.t 31,85%, mái là 32,87%,
tỷ lệ xương trống, mái là 18,59%, 16,8%.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 92
Theo Horbanczuk J.O (2002) [76] cho biết ở Mỹ, tỷ lệ thịt xẻ trung
bình của ñà ñiểu giết mổ lúc 10 - 14 tháng tuổi với khối lượng 95 kg là
58,5%. Trong khi ở Châu Âu từ 60,1 ñến 60,7; tuy nhiên khối lượng ñà ñiểu
giết mổ cũng giao ñộng từ 85 - 120 kg. Theo số liệu của Trường ðại học
Texax-Mỹ Horbanczuk J.O, Sales J và cs, 1998)[74] thì tỷ lệ thịt trong thân thịt
ñà ñiểu là 62,5%, xương 26,9%, và mỡ 9,2%. Horbanczuk J.O (2000) [75] cho
rằng ở ñà ñiểu, khi khối lượng cơ thể sống vượt quá 115 - 120 kg thì tỷ lệ thịt
trong thân thịt giảm trong khi ñó mỡ lại cao có khi ñến 20%. Theo tác giả
Shanawany (1999) [49] một ñà ñiểu 12 tháng tuổi nặng 100kg lúc sống thì sau
khi mổ bỏ các bộ phận còn khoảng 60 kg. Tuỳ thuộc vào ñộ tuổi giới tính và các
tiêu chuẩn chăn nuôi mà tỉ lệ thịt xẻ thay ñổi từ 56% - 64%. Con ñực có tỉ lệ thịt
xẻ nhiều hơn con cái khoảng 1,5% và ñưa ra tỉ lệ hao hụt là 36 ñến 44%.Các tác
giả Trần Công Xuân và ctv (2002)[26] khi nghiên cứu khả năng cho thịt ở ñà
ñiểu Châu Phi lúc 10 tháng tuổi có cho biết khối lượng ñà ñiểu khi ñưa vào
giết mổ trung bình 93 kg, tỷ lệ thịt xẻ trung bình 72,84%, tỷ lệ thịt tinh/khối
lượng sống 38,01%, tỷ lệ thịt ñùi/khối lượng sống 33,63%, tỷ lệ mỡ/khối
lượng sống: 9,45%, tỷ lệ xương/khối lượng sống: 19,72%.
4.2.9.2 Chất lượng thịt ñà ñiểu lúc 12 tháng tuổi
* Màu sắc của thịt ñà ñiểu
Thịt ñà ñiểu có màu ñỏ, màu sắc ñỏ của thịt ñà ñiểu có thể một phần
ñược giải thích do lượng sắc tố cao (Trần Công Xuân, Nguyễn Thiện 1999)
[27]. Lượng sắc tố giữa các cơ trong bắp là khác nhau. Kết quả nghiên cứu
màu sắc của thịt ñà ñiểu tại các thời ñiểm bảo quản ñược thể hiện ở bảng 4.26
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 93
Bảng 4.26 Màu sắc thịt ñà ñiểu
(n =5)
Thức ăn xanh 1 Thức ăn xanh 2 Thức ăn xanh 3
Thời ñiểm
X ± m x
Cv
(%)
X ± m x
Cv
(%)
X ± m x
Cv
(%)
L* (ðộ sáng)
24 gìơ 41,47 ± 1,26 6,00 43,66 ± 0,91 3,21 42,04 ± 0,98 4,30
72 gìơ 33,47 ± 0,44 2,16 35,75 ± 1,23 4,38 33,86 ± 1,52 6,82
a* (ðộ ñỏ)
24 gìơ 24,67 ± 0,59 6,86 26,44 ± 0,59 5,68 23,81 ± 1,00 12,67
72 gìơ 21,08 ± 0,41 4,98 22,75 ± 0,36 3,33 20,7 ± 0,71 9,00
b* ðộ vàng)
24 gìơ 8,59 ± 0,40 9,66 10,9 ± 0,52 9,02 8,71 ± 0,78 14,22
72 gìơ 7,72 ± 0,65 12,51 6,62 ± 0,41 7,14 6,51 ± 0,64 11,72
*Ghi chú
- Thức ăn xanh 1: Sử dụng cỏ VA06 với tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh là 1/1,3
- Thức ăn xanh 2: Sử dụng bèo tây với tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh là 1/1,3
- Thức ăn xanh 3: Sử dụng với tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh là 1/1,3
Giữa hai thời ñiểm 24 giờ và 72 giờ sau bảo quản thì ñộ sáng của thịt
ñà ñiểu giảm ñi, nguyên nhân là do trong quá trình bảo quản xảy ra sự phân
giải yếm khí glycogen trong cơ làm cho protein bị biến tính. Sự biến tính của
protein tế bào làm giảm cường ñộ màu sắc của thịt
Ở 24 giờ sau bảo quản, ñộ sáng của thịt khảo sát tại các lô thí nghiệm khi
sử dụng các loại cỏ khác nhau với tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh là 1/1,3 (L*) ñạt từ 41,47
ñến 43,66; ở 72 giờ, ñộ sáng của thịt ñà ñiểu gảm xuống còn 33,47 ñến 35,75.
Ở 24 giờ ñộ ñỏ (a*) của thịt ñà ñiểu cao nhất ở lô sử dụng bèo tây
(26,44), tiếp ñến là lô sử dụng cỏ VA06 (24,57) và thấp nhất là lô sử dụng cỏ
voi, trong khi a* ở 72 giờ sau bảo quản của các lô ñều giảm xuống
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 94
ðộ vàng (b*) của thịt ñà ñiểu bảo quản ở 24 giờ và 72 giờ ở các lô ñều
giảm. Giảm nhiều nhất ở lô sử dụng thức ăn xanh là bèo tây (từ 10,9 xuống
6,22); tiếp ñến là lô sử dụng cỏ voi (từ 8,71 xuống 6,51) và giảm it nhất là lô
sử dụng cỏ VA06 (từ 8,59 xuống 7,72)
Như vậy bảo quản thịt ñà ñiểu trong thời gian dài (72 giờ sẽ làm cho
màu thịt sáng hơn, giảm ñộ ñỏ và ñộ vàng so với thịt ñà ñiểu bảo quản trong
thời gian ngắn (24 giờ). Giữa các lô thí nghiệm không có sự sai khác rõ rệt về
chỉ tiêu này (P ≥ 0,05).
* ðộ dai của thịt ñà ñiểu
Kết quả nghiên cứu ñộ dai của thịt ñà ñiểu tại các thời ñiểm bảo quản
ñược thể hiện ở bảng 4.27
Bảng 4.27 ðộ dai của thịt ñà ñiểu
(n =5, ðVT: Newton)
Thức ăn xanh 1 Thức ăn xanh 2 Thức ăn xanh 3 Thời
ñiểm X ± m x
Cv
(%)
X ± m x
Cv
(%)
X ± m x
Cv
(%)
24 gìơ 48,4 ± 1,26 6,00 37,5 ± 0,91 3,21 39,5 ± 0,98 4,30
72 gìơ 29,5 ± 0,44 2,16 33,2 ± 1,23 4,38 31,9 ± 1,52 6,82
- Thức ăn xanh 1: Sử dụng cỏ VA06 với tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh là 1/1,3
- Thức ăn xanh 2: Sử dụng bèo tây với tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh là 1/1,3
- Thức ăn xanh 3: Sử dụng cỏ voi với tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh là 1/1,3
Qua bảng 4.27 cho thấy ñộ dai giữa các mẫu thịt của các lô thí nghiệm
sử dụng các nguồn cỏ khác nhau trong cùng một nhóm nghiên cứu tại các thời
ñiểm nghiên cứu khác nhau thì có ñộ dai khác nhau. ðộ dai của thịt ñà ñiểu ở
thời ñiểm 24 giờ cao hơn ở thời ñiểm 72 giờ, ñiều ñó cho thấy ñộ dai của thịt
sẽ giảm dần theo thời gian bảo quản.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 95
ðộ dai tại thời ñiểm 24 giờ của thịt ñà ñiểu ở lô sử dụng cỏ VA06, bèo
tây và cỏ voi lần lượt là 48,4; 37,5 và 39,5 (Newton), tại thời ñiểm 72 giờ, ñộ
dai lần lượt là 29,5; 33,2 và 31,9 (Newton)
Như vậy, sử dụng các loại cỏ khác nhau nuôi ñà ñiểu thịt từ 4 - 12 tháng tuổi
với tỷ lệ TĂ tinh/xanh là 1/1,3 không ảnh hưởng tới ñộ dai của thịt (P > 0,05)
* Tỷ lệ mất nước của thịt ñà ñiểu
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mất nước của thịt ñà ñiểu lúc bảo quản và chế
biến tại các thời ñiểm ñược thể hiện ở bảng 4.28
Bảng 4.28: Tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến của thịt ñà ñiểu TN
(n = 5, ðVT:%)
Thức ăn xanh 1 Thức ăn xanh 2 Thức ăn xanh 3 Thời
ñiểm X ± m x
Cv
(%)
X ± m x
Cv
(%)
X ± m x
Cv
(%)
Bảo quản
24 gìơ 1,52 ± 0, 14 12,6 1,86 ± 0, 15 8,15 1,10 ± 0,27 4,16
72 gìơ 2,96 ± 0,15 11,4 3,13 ± 0,15 2,47 1,84 ± 0,28 11,10
Chế biến
24 gìơ 17,35 ± 0,59 6,86 18,99 ± 0,59 5,68 18,27 ± 1,00 12,67
72 gìơ 21,60 ± 0,41 4,98 19,32 ± 0,36 3,33 20,74 ± 0,71 9,00
Qua bảng 4.28 cho thấy tỷ lệ mất nước của thịt ñà ñiểu ở các lô thí
nghiêm lúc bảo quản và chế biến tại các thời ñiểm ñều tăng lên.
Tỷ lệ mất nước của thịt lúcbảo quản 24 giờ cao nhất ở lô sử dụng bèo
tây (1,86%), tiếp ñến là lô sử dụng cỏ VA06 (1,52%) và thấp nhất là lô sử
dụng cỏ voi (1,1%). Bảo quản ở 72 giờ, tỷ lệ mất nước từ 1,84 ñến 3,3%
Tỷ lệ mất nước của thịt lúc chế biến 24 giờ cao nhất vẫn ở lô sử dụng
bèo tây (18,99%), Tiếp ñến là lô sử dụng cỏ voi (18,27%) và thấp nhất là lô
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 96
sử dụng cỏ VA06 (17,35%). Tại thời ñiểm 72 giờ, tỷ lệ mất nước sau chế biến
từ 19,32 ñến 21,6%
Khi so sánh tỷ lệ mất nước của thịt ñà ñiểu giữa các lô thí nghiệm tại
các thời ñiểm chúng tôi nhận thấy sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P>0,05 )
*. ðộ pH của thịt ñà ñiểu
Kết quả nghiên cứu ñộ pH của thịt ñà ñiểu tại các thời ñiểm ñược thể
hiện ở bảng 4.29
Bảng 4.29: ðộ pH của thịt ñà ñiểu
Thức ăn xanh 1 Thức ăn xanh 2 Thức ăn xanh 3
Thời ñiểm
X X X
24 giờ 5,85 5,84 5,85
72 giờ 5,89 5,90 5,74
Qua bảng 4.29 cho thấy ñộ pH thịt ñà ñiểu ở các lô thí nghiệm khảo sát
tại thời ñiểm 24 giờ ñạt tương ñương nhau (5,84 ñến 5,85). Khảo sát tại thời
ñiểm 72 giờ ñộ pH thịt ñà ñiểu từ 5,74 ñến 5,90
So sánh giữa các thời ñiểm khảo sát và các lô thí nghiệm. ðộ pH thịt
không có sự sai khác (P > 0,05). ðiều ñó có nghĩa: Sử dụng các loại thức ăn
xanh không ảnh hưởng ñến pH thịt, pH của thịt ñà ñiểu phân vào loại thịt
trung gian giữa thịt bình thường và thịt khô.
* Thành phần hóa học của thịt ñà ñiểu
Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt ñà ñiểu 12 tháng tuổi
ñược thể hiện ở bảng 4.30
Kết quả bảng 4.30 cho thấy tỷ lệ vật chất khô ở thịt ñà ñiểu từ 24 ñến
24,28%, tỷ lệ protein thô 21,18 ñến 21,7%, tỷ lệ mỡ thô 0,94 ñến 1,32%, các
thành phần hoá học khoáng tổng số, hàm lượng canxi, Hàm lượng photpho,
hàm lượng sắt ñạt cao ở lô cho ăn bèo tây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 97
Bảng 4.30 Thành phần hoá học của thịt ñà ñiểu 12 tháng tuổi
Chỉ tiêu ðVT TĂ xanh 1 TĂ xanh 2 TĂ xanh 3
Tỷ lệ vật chất khô % 24,0 24,28 24,15
Tỷ lệ protein thô % 21,22 21,18 21,7
Tỷ lệ mỡ thô % 1,32 0,94 1,13
Tỷ lệ khoáng tổng số % 1,41 1,58 1,49
Hàm lượng canxi % 0,01 0,01 0,01
Hàm lượng photpho % 0,05 0,07 0,06
Hàm lượng sắt mg/ kg 30,18 30,30 30,04
Theo Sales và cs 2000 (dẫn theo Horbanczuk J.O, 2002)[76] thành
phần hoá học trung bình của thịt ñà ñiểu là vật chất khô 26,6%, khoáng tổng
số 1,14%, protein thô là 20,9%, hàm lượng mỡ là 0,48%.
Kết quả phân tích thành phần hoá học thịt ñùi ñà ñiểu trong thí nghiệm
tương ñương với kết quả thông báo của các tác giả, riêng hàm lượng sắt,
photpho và mỡ cao hơn.
So sánh thành phần hoá học thịt ñà ñiểu với thịt bò, thịt gà chúng tôi thấy
thịt ñà ñiểu có thành phần hoá học gần tương ñương với thịt bò, song hàm lượng
mỡ trong thịt ñà ñiểu thấp hơn 5,3 lần thịt bò. Nhìn chung, hàm lượng sắt và
khoáng tổng số trong thịt ñà ñiểu cao hơn hẳn ở thịt gà (tương ứng gấp 2,5 và 1,3
lần). Hàm lượng mỡ trong thịt ñà ñiểu thấp hơn 3 lần so với thịt gà.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 98
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu sử dụng các loại thức ăn xanh và tỷ lệ TĂ
tinh/thô xanh khác nhau nuôi ñà ñiểu từ 0- 3 và 4 - 12 tháng tuổi, chúng tôi
rút ra kết luận sau:
1. Các loại rau muống, chè ñại và rau lấp ñều sử dụng tốt ñể nuôi ñà
ñiểu con từ 0 – 3 tháng tuổi. ðối với rau muống và rau lấp sử dụng TĂ
tinh/thô xanh là 1/1và 1/0,7 ñối với chè ñại cho tỷ lệ nuôi sống cao (91,67 -
100%), khối lượng cơ thể ñạt 18,28 ñến 18,59 kg; tiêu tốn thức ăn tinh và
xanh từ 1,64 - 2,62 và 1,35 - 2,62 kg TĂ/kg tăng khối lượng. Mức sai khác
không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Sử dụng rau muống với tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh là 1/1 cho chi phí thức
ăn thấp nhất và hiệu quả chăn nuôi cao nhất
2. Sử dụng cỏ VA06; bèo tây và cỏ voi nuôi ñà ñiểu thịt trong giai ñoạn
4 - 12 tháng tuổi có ảnh hưởng ñến khả năng tăng khối lượng (P < 0,05). Tỷ
lệ TĂ tinh/thô xanh là 1/1; 1/1,3 và 1/tự do không ảnh hưởng ñến tỷ lệ nuôi
sống và khả năng tăng khối lượng của ñà ñiểu (P > 0,05). Lô sử dụng cỏ
VA06 với tỷ lệ TĂ tinh/thô xanh là 1/1,3 cho chi phí thức ăn thấp nhất, hiệu
quả chăn nuôi cao nhất với tỷ lệ nuôi sống 100%, khối lượng cơ thể ñạt
107,56 kg/con, tiêu tốn thức ăn tinh 4,32 kg và 4,68 kg thức ăn xanh /kg tăng
khối lượng
3. Giết mổ ñà ñiểu lúc 12 tháng tuổi ở lô sử dụng cỏ VA06, bèo tây và
cỏ voi với tỷ lệ thức ăn tinh/thô xanh 1/1,3 cho kết quả cao nhất ở lô cho ăn
cỏ VA06. Khối lượng sống 121,5 kg, tỷ lệ thân thịt và tỷ lệ thịt tinh so với
khối lượng sống ñạt 69,02% và 35.03%.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 99
4. Sử dụng các loại thức ăn xanh khác nhau nuôi ñà ñiểu thịt từ 4 - 12
tháng tuổi, không ảnh hưởng ñến thành phần hóa học, màu sắc, ñộ dai, ñộ pH
của thịt. Nhưng tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến tại các thời ñiểm có có
khuynh hướng khác nhau, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống
kê. Tỷ lệ mất nước thấp nhất ở lô sử dụng cỏ VA06 với tỷ lệ TĂ tinh/ thô
xanh là 1/1,3.
5.2 ðỀ NGHỊ
Khuyến cáo sử dụng các loại: rau muống, rau lấp chè ñại làm thức ăn
xanh cho ñà ñiểu giai ñoạn 0-3 tháng tuổi với tỷ lệ tinh/xanh là 1/1 ñối với rau
muống và rau lấp, 1/0,7 ñối với chè ñại và sử dụng cỏ VA06, bèo tây và cỏ
voi cho ñà ñiểu giai ñoạn 4 - 12 tháng tuổi với tỷ 1/1,3 ñể nuôi ñà ñiểu thịt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6.1. Tài liệu trong nước
1. Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn
gia súc - gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 1995.
2. Hoàng Chung, Nghiêm Văn Cường, 2008. Tập ñoàn cỏ trồng Mộc châu và
hiệu quả của các mô hình thức ăn. Tạp chí khoa học chăn nuôi- Số 1 [116]-
2008
3. Việt Chương, Nguyễn Việt Thái, Kỹ thuật nuôi ñà ñiểu, NXB tổng hợp
TP, Hồ Chí Minh, 2003.
4. Vũ Chí Cương (2004). Nuôi bò sữa ở các trang trại gia ñình miền Bắc Việt
Nam. NXB Lao ñộng- xã hội, Hà Nội, 2004.
5. Cù Xuân Dần và Nguyễn Xuân Trạch (1999). Biến ñổi thành phần hoá
học của rơm lúa khi sử lý urê và vôi. Kết quă nghiên cứu khoa học kỹ
thuật khoa chăn nuôi thú y (1996- 1998), nhà xuất bản nông nghiệp Hà
Nội, 1999 trang 27- 30
6. Nguyễn Huy ðạt (1991), Nghiên cứu một số tính trạng sản xuất của các
dòng thuần bộ giống gà Leghorn trắng trong ñiều kiện Việt Nam. Luận án
PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam.
7. Nguyễn Huy ðạt, Nguyễn Thanh Sơn, ðoàn Xuân Trúc, Nguyễn Thị San,
Hà ðúc Tĩnh, Nguyễn Văn Trung, Cao Xuân ðạm (1996) “Nghiên cứu so
sánh một số chỉ tiêu năng suất của gà thương phẩm thịt thuộc 4 giống gà
AA, Lohmann, Isavedette và Avian nuôi trong cùng ñiều kiện như nhau”.
Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986 - 1996,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Vũ Duy Giảng, Tôn Thất Sơn, Bùi Quang Tuấn( 1999). Nghiên cứu sử
dụng urê ñể xử lý rơm và thân cây ngô làm thức ăn cho bò tơ và bò cái vắt
sữa. Báo cáo hội nghị tổng kết dự án NUFU 1996- 2000.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 101
9. ðào Lệ Hằng (2007) “Một số giải pháp thức ăn hiệu quả cho ngành chăn
nuôi Việt Nam”. Tạp chí khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, tháng 4 năm 2007,
trang 25- 27.
10. Nguyễn Thị Hoà (2006), Nghiên cứu mức protein và một số axit amin
quan trọng trong khẩu phần nuôi ñà ñiểu sinh sản. Luận văn thạc sỹ. Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
11. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Nguyễn Thuý Mỵ, ðào Văn Khanh,
Nguyễn Quang Tuyên (1998), Chăn nuôi gia cầm, giáo trình thực hành.
ðại học Nông-Lâm Thái Nguyên.
12. Nguyễn Duy Hoan, Bùi ðức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, ðoàn Xuân Trúc
(1999) Chăn nuôi gia cầm, giáo trình dùng cho cao học và NCS ngành
chăn nuôi, NXB Nông nghiệp.
13. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu ðoàn, Nguyễn Thị Mai
(1994), Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. ðặng Quang Huy (2001) “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, khả
năng sinh trưởng và cho thịt của ðà ñiểu Châu Phi thế hệ I nuôi tại Ba
Vì”. Luận văn thạc sỹ. Trường ðH Nông lâm Thái Nguyên
15. Nguyễn ðức Hưng, Nguyễn ðăng Vang (1999), “Khả năng cho thịt của một
số giống gà ñịa phương ñang nuôi tại Thừa Thiên - Huế”, Báo cáo khoa học
chăn nuôi thú y 1998 - 1999, Phần chăn nuôi gia cầm, Bộ Nông Ngiệp và
PTNT.
16. Nguyễn Thị Mai (2007), Chăn nuôi gia cầm. Giáo trình dùng trong các
trường trung học chuyên nghiệp. NXB Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Mùi, Ngô Tiến Dũng, ðinh Văn Bình, ðỗ Thị Thanh Vân,
Mullen B. F và Gutteridge R. C, (2001). Khả năng sản xuất và giá trị thức ăn
của cây Gigantea trồng tại miền Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học Viện Chăn
Nuôi
18. Nguyễn Văn Thiện (1995) Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn
nuôi, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 102
19. Nguyễn Thị Thu (1998), Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, tính năng
sản xuất của Ngỗng xám và con lai của chúng với Ngỗng Rheiland ở miền
Bắc Việt Nam”. Luận án TS Nông nghiệp, Viện khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam.
20. Phùng ðức Tiến (1996), Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà Broiler giữa các
dòng gà hướng thịt giống Ross-208 và Hybro HV 8, luận án PTS khoa học
Nông nghiệp, 1996, tr. 28-112.
21. Phùng ðức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Trần Công Xuân và ctv (2003),
“Nghiên cứu khả năng sản xuất của các dòng ñà ñiểu nhập nội và thăm dò
một số công thức lai giữa trống dòng Zim, Black, Bue và mái dòng Aust”
Báo cáo khoa học, 2003. Viện Chăn nuôi.
22. Phùng ðức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Bạch Mạnh ðiều
(2004), Kỹ thuật chăn nuôi ñà ñiểu. NXB Nông nghiệp.
23. Nguyễn Xuân Trạch (2004). Sử dụng phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc
nhai lại. NXB Nông nghiệp, 2004
24. Nguyễn Xuân Trạch và Bùi ðức Lũng( 2004). Hệ thống nông nghiệp và sử
dụng phụ phẩm làm thức ăn gia súc. Tạp chí chăn nuôi, số 4- 2004, trang 21-
23
25. Nguyễn ðăng Vang (1983), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của ngỗng
Rheinland”, Thông tin KHKT chăn nuôi, số 3, 1983
26. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Phùng ðức Tiến, Nguyễn ðức Vực,
Nguyễn Khắc Thịnh, ðặng Quang Huy, Nguyễn ðức Toàn, ðỗ Văn Hoan
(1999), “Kết quả nuôi thử nghiệm thích nghi ñà ñiểu Châu Phi ở trung du
phía Bắc Việt Nam” kết quả bước ñầu nghiên cứu nuôi dưỡng ñà ñiểu nhập
từ Australia”; Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, tr
248-263.
27. Trần Công Xuân, Nguyễn Thiện (1999), ðà ñiểu, vật nuôi của thế kỷ XXI,
NXB Nông nghiệp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 103
28. Trần Công Xuân, Phùng ðức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn ðăng Vang,
Nguyễn ðức Vực, Bạch Thị Thanh Dân, ðặng Quang Huy, Nguyễn ðức
Toàn, Nguyễn Khắc Thịnh, Nguyễn Quý Khiêm, ðỗ Văn Hoan (2002),
“Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sinh sản của ñà ñiểu Châu
Phi (Ostrich) nhập nội nuôi tại Việt nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu
khoa học chăn nuôi ñà ñiểu chim câu và cá sấu tr 65-71.
29. Phùng ðức Tiến; Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Khắc Thịnh, Bạch Mạnh ðiều,
Nguyễn Thị Hòa “Nghiên cứu mức năng lượng và protein nuôi ñà ñiểu
sinh sản và lấy thịt”. Báo cáo khoa học, 2003. Viện chăn nuôi, tr 186-194
30. Phùng ðức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Bạch Mạnh ðiều, ðặng Quang Huy,
Nguyễn Khắc Thịnh, Nguyễn ðức Toàn, Nguyễn Thị Hòa (2004) “Nghiên
cứu mức protein, năng lượng thích hợp nuôi ñà ñiểu sinh sản”. Tuyển tập
công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi ñà ñiểu chim câu và cá sấu tr
95-100
31. Trần Công Xuân, Phùng ðức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Khắc Thịnh,
Bạch Mạnh ðiều, ðặng Quang Huy, Nguyễn ðức Toàn, Nguyễn Thị Hòa
(2004) “Nghiên cứu mức năng lượng, protein thích hợp nuôi ñà ñiểu lấy
thịt”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi ñà ñiểu chim
câu và cá sấu tr 100-108
32. Cẩm nang chăn nuôi gia giúc- gia cầm. Hội chăn nuôi Việt Nam, tập III.
NXB Nông nghiệp, 2000.
33. Viện Chăn Nuôi quốc gia (2001) Thành phàn và giá trị dinh dưỡng thức
ăn gia súc- gia cầm Việt Nam. NXB nông nghiệp Hà Nội, 2001.
34. Tiêu chuẩn Việt Nam. TCVN 2005
35. Tiêu chuẩn Việt Nam. TCVN 43.26-86
36. Tiêu chuẩn Việt Nam. TCVN 43.27-86
37. Tiêu chuẩn Việt Nam. TCVN 43.28-86
38. Tiêu chuẩn Việt Nam. TCVN 43.31-86
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 104
6.2. Tài liệu Dịch
39. A. A Agana, A. O. Aganga và U. J. Omphinle( 1999). “Thức ăn và dinh
dưỡng Ostrich”. Khoa khoa học và sản xuất nông nghiệp, ðại học nông
nghiệp Botswana Private Bag, 1999.
40. Brandsch, H. và Biichel, H. (1978), “Cơ sở sinh học của nuôi dưỡng và
nhân giống gia cầm”. Người dịch: Nguyễn Chí Bảo, NXB khoa học và kỹ
thuật, tr. 129-191.
41. Cormier, M.R. Lefrancois và R. Bergeron, 1994. ảnh hưởng của các mức
protein ñối với tính năng và ñặc ñiểm thân thịt của OSTRICH.
42. D..J.Farrell, P.B Kent và M.Schermer, 1995. Nhu cầu dinh dưỡng của
OSTRICH trong ñiều kiện chăn nuôi trang trại.
43. Xin Nan Deng (1995). Nghiên cứu về kỹ thuật nâng cao tỷ lệ nở Ostrich ở
châu Phi tại trang trại Ostrich Guang Dong Gaomingshi.
44. Lý Hồng ðức, Lâm Triết Huy (1995). Phương pháp nuôi dưỡng ñà
ñiểu,Tài liệu dịch Trung Quốc
45. Kushner K.F (1974), Các cơ sở di truyền học của sự chọn lọc giống gia
cầm. Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp, số (141). Phần thông tin
khoa học nước ngoài, tr 222 - 227.
46. Kushner K. F (1978), Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế
lai trong chăn nuôi, người dịch: Nguyễn Ân, Trần Cừ, Nguyễn Mộng
Hùng, Lê ðình Lương. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr 248
- 262.
47. ORSKOV E.R.(2005). Nuôi dưỡng gia súc nhai lại, những nguyên lý cơ
bản và thực hành. Người dịch : Phạm Kim Cương, Nguyễn Mạnh Dũng.
NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2004.
48. R,G. Cooper , J.O. Horbanck, 1995. Dinh dưỡng OSTRICH - ñiểm báo
trong bối cảnh ZIMBABWE,
49. Shanawany .M.M và John Dingle (1999), Kỹ thuật nuôi ñà ñiểu, Người
dịch: Trương Tố Trinh - NXB Hà Nội, 2002
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 105
6.3. Tài liệu nước ngoài
50. Angel C.R. (1993), research update, Age changes in the digestibility of
nutrients in ostriches and nutrient profiles of the hen and chick, Proc. Ass.
Of Avian ve terinarians, pp. 275-281.
51. Angel C.R, 1994- Ostrich nurtition research. Ostrich Update 1,41-46.
52. Angel C.R. Scheideles, S. and Sell, J. (1995), ostrich nutrition, in ostrich
odyssey Proc. OfFifth Aust, Ost. Assoc. Conf., 4-6 Aug., pp.15-24.
53. Anonymus 1994 - Ostrich meat tastes like beef. World Poultry pp 8,19
54. Baker, D.H., Amino acid nutrition of pigs and poultry, 1993: 245 - 258
55. Baker, D.H. and Y. Han, Ideal amino acid profile for chicks during the
first three weeks posthatching. Poult. Sci. 1994, 73: 1441 - 1447.
56. Bezuidenhout, A. and Burger, W.P. (1993), “The incidence of tibiotasal
rotation in the ostrich (Struthio camelus)”, Journal south Africa Veterinari
Association, 64, PP. 159-161
57. Bonstein, S. and Lipstein (1975), The replacement of some so bean meal by
the first limiting amino acid in practical broiler diets, British poultry Sci.
58. Chambers J.R (1990), Genetic of growth meat produciton in checken. Poultry
breeding and genetics. R.D. Cawford, Amsterdam, Holland, pp 589 - 643.
59. Chnetzler, E.F. (1936), “Heritance of rate of growth in barred Plymouth
Rock”, poultry Science, 15, pp. 369-376.
60. Chris Tuckwell, (1997), “Cost analysis of ostrich farming-crucial
budgeting criteria”, proceeding: Look beond our Shores, Australia.
61. Cilliers, S.C. and Van Schalkwyk, S.J. (1994), Volstruis produksie [ostrich
Production] Technical Booklet, Little Karoo Agricultural Development
Centre, Oudtshoorn Experimental Farm, P.O. Box 313, Oudtshoorn 6620.
South Africa.
62. Cilliers S.C (1995) Feedstuffs evaluation in ostrich (Struthio camelus), Ph.
D. Thesis, University of Stellenbosch, South Africa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 106
63. Cilliers, S.C., Hayes, J.P. (1996), In: Improving our Understanding of
Ratitens in a Farming Environment, (Ed. D.C. Deeming), March 27th- 29th,
1996, University of Manchestes, England, pp. 85-92.
64. Cilliers, S.C.,Hayes, J.P, Chawalibog, A., du Preez, J.J.and Sale, J. (1997).
British Poultry Science, 38, pp.96-100.
65. Cook R.E, Chursk T.B. Bumber R.S and Cunigham C.J (1956),
Correlation between broiler qualities the heritability estimates of these
qualities and the use of selection indexes in checken, Poultry, Science 35,
pp 1137 - 1138 (Abstract).
66. Deeming D.C (1991), “Incubation hatching and rearing articles. Keeping
cool the importance of embryonic”. Temperaturs during incubation of rate
eggs, USA, 10/1991
67. Du Preez, J.J., Javis, M.J.F., Capates, D., de kock, J. (1992), Animal
Production, 54, pp. 150-152.
68. Flieg, G.M. (1973), Nutitionnal problems of Young Ratites, Internationnal
Zoo Yearbook, (13), London, pp.158-163.
69. Hammond, J (1952): Ojektive test fur die Quaslitats des Fleisches (Engl).
Ann.de la Nutrit et Aliment Paris, IV, C, P. 119.
70. Harpper, A.E., (1964). Amino acid toxxicities and imbolances mamalian protein
metabolism V.II: 87 -131. Academic press NewYork and London.
71. Hasting, M.Y. (1991), ostrich Farming, University of England Printery
Amidale, N.S.W.,2351, pp. 42.
72. Hicks, K. (1993), In: Research Round-upL ostrich chick survival presents
chellenge, JAVMA 203, pp.637- 643.
73. Holtzhausen A., Koetze M., 1995 - The ostrich. C.P. Nel. Museum,
Oudtshoorn, South Africa.
74. Horbanczuk J., Sales J., 1998 - ipid and cholesterol content and fatty acid
composition of meat obtained from ostriches reared on a commercial farm.
Animal Science Papers and Reports 16(1), 51-55.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 107
75. Horbanczuk J.0., 2000 - Dane nieopublikowane.
76. Horbanczuk J.O (2002), The Ostrich - Warsaw, 2002.
77. Jaap, R.G, and Morris, L. (1937), “Genetically differences in eight week
feathering” Poutry Science, pp.44-48.
78. Kreibick A., Sommer M., 1994 - traubenhaltung - Lanswritschaftsverlag GmbH.
Munster - Hiltrup, 2, Auflage.
79. Kreibick A., Sommer M, 1995 ostrich farm management.
Landwirtschaftsverlag GmbH. Munster - Hiltrup.
80. Lerner, I. M. and Asmundson, V.S. (1938), “Genetics of growth constants
in domestic fowl”, Poultry Science, 17, pp. 286-294.
81. Moran, E.T.Jr., and Bilgili, S.F, Processing losses, carcass quality and
meat yield of broiler chicken receiving diets marginally deficient to
dequate in lysine prior to marketing. Poultry science. 1990.
82. Narracott, D.K (1996), The wowld ostrich market. Proceedings of the World
Ostrich Congress. Hengelo, The Netherlands november 1416, pp.98, 112.
83. Niekerk B.D.H. Muller U.T, 1996 - aximising growth of the otrich for
slaughter. Proceedings of the world Ostrich Congress. Hengelo, The
Netherlands. November 14-16, pp. 53-60.
84. North M.O. Bell P.D (1990), Commercial chicken production manual
(Fourth edition). Van Nostrand Reinhold, NewYork.
85. Osterhoff, D.R. (1979), ostrich farming in Sout Africa, World Review of
Animal Production, 15, (2).pp.19-30.
86. Paleari M.A., Camisasca S., Beretta G., Renon D., Corsico P., Bertolo G.,
Crivelli G., 1998 -Ostrich meat: physico- chemiscal characteris-tics and
comparision with turkey and bovine meat. Meat Science 48, 205-210.
87. Peters, L.J. (1989), An Overview of the 1989 Hatch, The ostrich News,
Annual 2nd Edition, pp. 99-100.
88. Rae, M. (1992), “ Degenerative myophathy in ratites”, Proc. Of Avian
Vetarinarians Annual Conference, pp. 328-335.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 108
89. Richard O. Kellems and D.C. Church, 1998) Livestock feeds and feeding..
Fourth edition, Prentice Hall, upper sadlle river, New Jersey 07458 -USA,
1998, 391 -410.
90. Robert A. Swick, Soybean meal quality. ASA Technical bulletin, 1994, Vol 11.
91. Rose, S.P. (1997) Pinciples of poultry science - cab International
Wallingforrd Oxon 108 DE, U.K. pp 277-298.
92. Reiner G., Dorau H.P., Dzapo V., 1995 - holesterol content, nutrients and
fatty acid profiles of ostrich (Struthio camelus) eggs. Archiv fur
Geflugelkinde 59,65-68.
93. Shanawany (1999), Ostrich Production systems.
94. Sibbald, I.R. and Woynetz, M.S. True and apparent metabolizable energy.
British Poultry science, 1987, 28(4); 782 -784.
95. Smith, D.J.v.Z. (1963), ostrich Farming in the Little Karoo, Printed in the
Republic of South Africa by Heer Printing Co. (Pty.) Ltd, Pretoria, South
Africa.
96. Swart, D. (1987), Studies on the Hatching, Growth and Energy Metabolis,
of ostrich, Dissertation presented for the Degree of Doctor of Agricultural
Science at the University of Stellenbocch.
97. Van Heerden, J., Heyes, S.C. and William, M.C. (1983), Suspected
vitamin E- Selenium deficiency in two ostriches, Journal of the South
African Veterinary Association, Mach,pp.53-54.
98. Van Nieker, B.D.H. (1997), “Feeding ostrich for maximum meat
production”, Proceedings: Look beyond our shores, Australia.
99. Vorter, B.J. (1984), Vleckspiersiekte in,n broeisel vonstruiskuikens. Jounal
of South Africa Veterinary Association. p. 39-40, 55.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 109
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TPHH CỦA THỨC ĂN THÍ NGHIỆM.
Bảng : Kết quả phân tích TPHH của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm
Chỉ tiêu
Nguyên liệu
Protein
thô
(%)
Xơ
(%)
Ca
(%)
P
(%)
Lyz
(%)
Met
(%)
Proconco C20 45,00 2,40 3,00 1,20 1,82 0,92
Proconco C210 35,00 6,00 8,70 1,00 2,31 0,68
Proconco C62 20,00 5,00 1,20 0,50 0,73 0,29
Proconco C64 18,0 6,0 3,4 0,4 1,0 0,4
Q LC662 16,0 5,0 0,64 0,375 1,0 0,5
Ngô 8,55 1,80 0,09 0,30 0,26 0,07
Thóc 7,22 9,17 0,15 0,37 0,27 0,16
Khô ñỗ tương 46,02 6,62 0,26 0,67 3,52 0,44
Bảng : Kết quả phân tích TPHH thức ăn xanh
( Tính trong VCK)
Chỉ tiêu
Nguyên liệu
VCK
(%)
Protein
Thô (%)
Xơ
(%)
Lipit
(%)
Ca
(%)
P
(%)
Rau muống 10,6 17,9 1,6 0,7 0,12 0,05
Chè ñại 13,65 19.5 1,8 0,36 0,79 0,04
Rau lấp 8,3 14.5 1,5 0,3 0,08 0,04
Cỏ VA06 17,48 17.1 4,84 0,72 0,17 1,11
Bèo tây 7,6 15.2 1,5 0,3 0,16 0,15
Cỏ voi 15,8 13.7 4,79 0,51 0,07 0,15
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 110
Bảng : Khẩu phần ñã phối trộn cho ñà ñiểu thí nghiệm
Khẩu phần ðð thí nghiệm .
Nguyên liệu ðVT 0-3 tháng tuổi 4-7 tháng tuổi 8-12 tháng tuổi
C25 kg - 21 12
C20 kg 20,5 - -
C62 kg 15,6 - -
C64 kg - 19 19
QLC662 kg - 19 20
Khô ñỗ kg 9 - -
Ngô kg 45,5 25 26
Thóc kg 7,5 15,6 22,6
Bột ñá kg 1 - -
Dicanxiphotphat kg 0,5 - -
PremixVTM kg 0,2 0,2 0,2
Lyzin kg 0,1 0,1 0,1
Methionin kg 0,1 0,1 0,1
Tổng kg 100 100 100
Giá trị dinh dưỡng
ME kcal/kg 2900,0 2700,0 2700,0
Protein thô % 21,0 18,0 15,1
Xơ thô % 3,4 4,7 5,1
Mỡ % 4,0 3,9 3,7
Ca % 1,3 1,5 1,2
P % 0,6 0,7 0,5
Lyz % 1,0 1,2 1,0
Met % 0,4 0,6 0,5
ðơn giá ñồng 5938,5 5704,4 5421,6
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………. 111
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỨC ĂN XANH CHO ðÀ ðIỂU
Ảnh: Bèo tây
Ảnh Cỏ VA06 45 ngày ngày tuổi
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH3029.pdf