Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiêm điều trị bệnh viêm đường hô hấp của chó nghiệp vụ

Bộ giáo dục và đào tạo Tr−ờng đại học nông nghiệp I Phạm văn khuông Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp của chó nghiệp vụ Luận Văn thạc sĩ nông nghiệp Hà nội - 2005 Bộ giáo dục và đào tạo Tr−ờng đại học nông nghiệp I - Hà nội phạm văn khuông nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp của chó nghiệp vụ Luận

pdf120 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiêm điều trị bệnh viêm đường hô hấp của chó nghiệp vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: Thú Y Mã số: 60.62.50 Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thanh Hà nội - 2005 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và ch−a hề đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Phạm Văn Khuông Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi thành thật bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy h−ớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Thanh đã tận tình h−ớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên trong Khoa Chăn nuôi Thú y, Bộ môn Ngoại - Sản, Bệnh viện Thú y, Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm - Bệnh lý cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên khuyến khích tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu Chó nghiệp vụ Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I và nhân dân vùng phụ cận Hà nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Nhân dịp này cho phép tôi đ−ợc gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình đã tận tình giúp đỡ tôi v−ợt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận văn. Hà nội, tháng 09 năm 2005 Phạm Văn Khuông Mục lục Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 2. Tổng quan tài liệu 3 2.1. Một số t− liệu về loài chó 3 2.1.1. Nguồn gốc của loài chó 3 2.1.2. Một số giống chó đang đ−ợc nuôi ở Việt Nam 4 2.2. Một số hiểu biết về bệnh viêm đ−ờng hô hấp của loài chó 8 2.2.1. Cấu tạo chức năng của hệ hô hấp 8 2.2.1.1. Cấu tạo hệ hô hấp 8 2.2.1.2. Chức năng sinh lý và chức năng bảo vệ của bộ máy hô hấp 8 2.2.2. Một số quá trình bệnh lý th−ờng gặp ở hệ hô hấp 11 2.2.2.1. Sơ l−ợc tình hình bệnh hô hấp ở chó 11 2.2.2.2.Nguyên nhân gây bệnh đ−ờng hô hấp 11 2.2.3. Một số chỉ tiêu phi lâm sàng 16 2.2.4. Một số bệnh viêm đ−ờng hô hấp do vi khuẩn th−ờng gặp ở chó 17 2.2.4.1. Bệnh viêm mũi 17 2.2.4.2. Bệnh viêm thanh quản cấp 18 2.2.4.3. Bệnh viêm phế quản 19 2.2.4.4. Bệnh phế quản phế viêm 20 2.2.4.5. Bệnh viêm phổi hóa mủ 20 2.2.4.6. Bệnh viêm phổi truyền nhiễm 21 2.2.4.7. Bệnh viêm màng phổi (tích n−ớc) 21 2.2.5. Một số vi khuẩn th−ờng gặp trong đ−ờng hô hấp của chó 22 2.2.5.1. Nhóm vi khuẩn cố định 23 2.2.5.2. Nhóm vi khuẩn không cố định 27 2.2.6. Hiện t−ợng kháng thuốc ở vi khuẩn 29 2.2.6.1. Khái niệm 29 2.2. 6. 2. Phân loại hiện t−ợng kháng thuốc 29 2.2.6.3. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn 30 3. Đối t−ợng, địa điểm, nguyên liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 32 3.1. Đối t−ợng nghiên cứu 32 3.2. Địa điểm nghiên cứu 32 3.3. Nguyên liệu 32 3.3.1. Các môi tr−ờng nuôi cấy và phân lập vi khuẩn 32 3.3.2. Thuốc kháng sinh dùng để thử độ mẫn cảm của vi khuẩn 33 3.3.3. Dung dịch và dụng cụ thí nghiệm 35 3.4. Nội dung nghiên cứu 35 3.5. Ph−ơng pháp nghiên cứu 36 3.5.1. Quan sát tổng thể 36 3.5.2. Ph−ơng pháp kiểm tra các chỉ tiêu lâm sàng của chó nghiệp vụ bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp 36 3.5.3. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh và mắc theo lứa tuổi của chó nghiệp vụ bằng ph−ơng pháp điều tra 36 3.5.4. Ph−ơng pháp lấy mẫu, xác định số loại vi khuẩn và phân lập vi khuẩn 37 3.5.4.1. Lấy mẫu và xử lý mẫu 37 3.5.4.2. Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn 38 3.5.5. Xác định độ mẫn cảm của vi khuẩn phân lập đ−ợc với các thuốc 40 hoá học trị liệu bằng cách làm kháng sinh đồ: 3.5.6. Các chỉ tiêu phi lâm sàng 40 3.6. Lập phác đồ thử nghiệm điều trị 40 3.7. Ph−ơng pháp xử lý số liệu 40 4. Kết quả và thảo luận 41 4.1. Khảo s tá tỷ lệ mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp ở đàn chó nghiệp vụ 41 4.2. Theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng ở chó nghiệp vụ mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp 44 4.3. Kết quả phân lập vi khuẩn trong dịch mũi chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp 56 4.4. Kết quả kiểm tra độ mẫn cảm của vi khuẩn với các thuốc ho áhọc trị liệu 62 4.5 Kết quả xác định một số chỉ tiêu máu 79 4.6. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp trên đàn chó nghiệp vụ 90 5. Kết luận và đề nghị 96 5.1. Kết luận 96 5.2. Đề nghị 97 Tài liệu tham khảo 98 Phụ lục 103 Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu AMO : Amoxycillin CHL : Chloramphenicol COL : Colistin CO-TY: Coli-Tylo DOX : Doxycolison-F ERY : Erythromycin GEN : Gentamycin KAN : Kanatialin NIT : Nitrofuran PEL : Penicilin POL : Polymycin B RIF : Rifamycin STR : Streptomycin TET : Tetracilin TIA : Tiamulin MC : Mẫn cảm d.t : dẫn theo Danh mục các bảng Số thứ tự Tên bảng Trang Bảng 4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp trên đàn chó nghiệp vụ. 41 Bảng 4.2. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch đập của chó nghiệp vụ ở trạng thái bình th−ờng 47 Bảng 4.3. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số mạch đập của chó nghiệp vụ mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp cấp tính 49 Bảng 4.4. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số mạch đập của chó nghiệp vụ mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp thể mạn tính 51 Bảng 4.5. Thành phần, tỷ lệ các loại vi khuẩn có trong dịch mũi của chó nghiệp vụ bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp thể cấp tính 57 Bảng 4.6. Thành phần, tỷ lệ các loại vi khuẩn có trong dịch mũi của chó nghiệp vụ bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp thể mạn tính 59 Bảng 4.7. Kết qủa kiểm tra độ mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dịch mũi chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp thể cấp tính với các thuốc hoá học trị liệu 63 Bảng 4.8. Kết qủa kiểm tra độ mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dịch mũi chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp thể mạn tính với các thuốc hoá học trị liệu 67 Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dịch khí quản, phổi, hạch hàm của chó nghiệp vụ bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp với thuốc hoá học trị liệu 77 Bảng 4.10. Số l−ợng, thể tích, nồng độ và hàm l−ợng Hb trung bình của hồng cầu ở chó bình th−ờng và chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp 82 Bảng 4.11. Số l−ợng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn, bạch cầu có hạt của chó khoẻ và chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp 87 Bảng 4.12. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp trên đàn chó nghiệp vụ. 92 Danh mục các hình Số thứ tự Tựa đề của minh hoạ Trang Biểu đồ 1 Tỷ lệ mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp trên đàn chó nghiệp vụ. 43 Biểu đồ 2 Thân nhiệt của chó nghiệp vụ ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh 53 Biểu đồ 3 Tần số hô hấp của chó nghiệp vụ ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh 54 Biểu đồ 4 Tần số tim đập của chó nghiệp vụ ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh 55 Biểu đồ 5 Thành phần, tỷ lệ các loại vi khuẩn có trong dịch mũi của chó nghiệp vụ bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp thể cấp, mạn tính 61 Biểu đồ 6a Độ mẫn cảm của Streptococus và Staphylococcus với các thuốc kháng sinh 70 Biểu đồ 6b Độ mẫn cảm của Salmonella và Pasteurella với các thuốc kháng sinh 71 Biểu đồ 6c Độ mẫn cảm của E.coli và Diplococcus với các thuốc kháng sinh 72 Biểu đồ 7 Tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dịch khí quản, phổi, hạch hàm của chó nghiệp vụ bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp với thuốc hoá học trị liệu 78 Biểu đồ 8a Số l−ợng hồng cầu của chó ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh 83 Biểu đồ 8b Nồng độ Hb trung bình trong hồng cầu của chó ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh 84 Biểu đồ 9a Số l−ợng bạch cầu của chó ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh 88 Biểu đồ 9b Tỷ lệ bạch cầu có hạt của chó ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh 89 Biểu đồ 10 Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp trên đàn chó nghiệp vụ. 95 1. Mở đầu 1.1. Đặt Vấn Đề Chó là loài động vật thông minh, gần gũi và là ng−ời bạn trung thành nhất của con ng−ời. Bằng những phẩm chất tinh khôn, mũi thính và chung thành với chủ, loài chó đã chiếm đ−ợc vị trí quan trọng trong đời sống của con ng−ời. Với mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình, con ng−ời đã không ngừng tác động vào loài chó làm cho chúng ngày càng tăng tr−ởng về số l−ợng và phong phú về chủng loại. Những con chó sau khi đ−ợc huấn luyện thực hiện đ−ợc những nhiệm vụ mà con ng−ời giao phó thì đ−ợc gọi là chó nghiệp vụ. Chó nghiệp vụ đ−ợc sử dụng vào nhiều lĩnh vực bảo vệ, chăn nuôi gia súc, săn bắt chuột bảo vệ mùa màng, đánh hơi phát hiện gia súc cái động dục, truy tìm tội phạm, phát hiện ma tuý, chó phòng chống lâm tặc…Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, sự tăng tr−ởng về kinh tế, phong trào nuôi chó nghiệp vụ phục vụ an ninh quốc phòng cũng nh− đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung đang phát triển mạnh mẽ. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều giống chó quý hiếm nh−: Chó Phú quốc, chó mèo…nhiều giống chó nhập nội nh−: Rottweiler, Béc giê, Setter, Mastif, Great dane…Tuy nhiên hiện nay một trong những vấn đề khó khăn làm ảnh h−ởng đến hiệu quả công tác nuôi d−ỡng, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ đó là bệnh viêm đ−ờng hô hấp của chó. Bệnh viêm đ−ờng hô hấp của chó không những làm giảm tỷ lệ nuôi sống mà điều quan trọng nữa là nó làm tổn th−ơng cơ quan khứu giác – một trong những cơ quan quan trọng nhất của chó nghiệp vụ, làm giảm hiệu quả làm việc đặc biệt làm mất khả năng đánh hơi của chó nghiệp vụ. Chính các vấn đề nêu trên cho thấy: Việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và các biện pháp phòng và trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp của chó nghiệp vụ là việc làm cần thiết. Với mục đích góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh viêm đ−ờng hô hấp gây ra ở đàn chó nghiệp vụ đồng thời bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu về chó nghiệp vụ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp của chó nghiệp vụ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác định đ−ợc sự thay đổi về một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học của chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp. - Đ−a ra đ−ợc biện pháp phòng và trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp của chó nhằm ứng dụng hiệu quả trong sản xuất. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Một số t− liệu về loài chó 2.1.1. Nguồn gốc của loài chó Chó đ−ợc xếp vào ngành có x−ơng sống (Vertebrata), lớp có vú (Classmammalia), bộ ăn thịt (Order carnivora), họ canidae (Famly canidea), giống canis (Genus canis), loài chó (Canis familiaris). Trong giống canis có thể gặp một số loài. Theo Hart (1995), chó nuôi (Canis familiaris) là loài có vú đ−ợc biết có đa dạng nhất về ngoại hình và có khác biệt về độ lớn hết sức cách biệt từ chó tí hon Chihuahua chỉ một vài kg đến giống chó khổng lồ là Great Dane có thể đạt 60 kg. Sự khác nhau về tính khí và sinh lý cũng rất đáng kể. Theo Darwin, tính đa dạng cao ở chó có thể do có nhiều hơn một loài. Lịch sử tiến hoá của chó và sự quan hệ của nó với những loài ăn thịt khác có thể xác định bằng cách nghiên cứu từ di truyền phân tử. Những số liệu từ di truyền sinh học cho rằng chó đ−ợc thuần d−ỡng từ chó sói (Carnis lupus) qua nhiều thời kỳ, bắt đầu từ khoảng 100.000 năm nay, [d.t 6]. Những họ loài ăn thịt (Canisvorre) có nguồn gốc cách đây khoảng hơn 40 – 50 triệu năm (Flynn and Galiano, 1982). Họ chó (Canid) thuộc những dòng, giống cổ x−a với tất cả 36 loài đang tồn tại đều có quan hệ rất gần, dựa trên dãy AND của ti thể (mitochondrial) ng−ời ta có thể phân ra thành 3 nhóm trong họ Canidae, bao gồm họ chó giống nh− Cáo đỏ (Rex fox - like canid), Cáo Nam Mỹ (South American fox) và Chó giống sói (Wolf - life canids) bao gồm Chó nhà (Dometic dog), [d.t 6]. Nguồn gốc các vật nuôi ít đ−ợc ghi nhận đầy đủ. Nguồn gốc về số l−ợng, thời điểm, địa lý, những sự kiện có liên hệ có thể rất khó xác định về mặt khảo cổ học. Vấn đề này càng rõ hơn đối với sự thuần d−ỡng loài chó mà nó đ−ợc cho là có nguồn gốc xuất phát từ hai h−ớng, một là đơn thuần từ sói xám (Gray wofl), khuynh h−ớng khác cho là cả sói xám và còn thêm golden jackal (Olsen, 1985). Do đó tính đa dạng di truyền chó hết sức phong phú. Có rất nhiều tranh luận về việc thuần d−ỡng chó nhà về ph−ơng diện nơi chốn cũng nh− thời điểm d−ợc thuần d−ỡng. Những ghi nhận về khảo cổ học cho thấy rằng chó đ−ợc thuần d−ỡng đầu tiên ở Trung Đông khoảng 12.000 đến 14.000 năm tr−ớc. Tuy vậy ng−ời ta vẫn tìm thấy những hài cốt chó rất xa x−a ở Châu Mỹ cũng nh− Châu á, (d.t [6]). Trần Bá Hoành, 1979 [11] cho rằng trên thế giới có khoảng 350 giống chó. 2.1.2. Một số giống chó đang đ−ợc nuôi ở Việt Nam 2.1.2.1. German shapher (Chó Béc giê) - Nguồn gốc: Đức - Loại lông: dài, ngắn. - Màu lông: có rất nhiều màu - Trọng l−ợng: 34-43kg - Chiều cao: 57-62cm - Mục đích sử dụng: bảo vệ, đánh hơi - Bản tính: rất thân thiện con ng−ời, dễ làm quen. 2.1.2.2. Chó Phú Quốc - Nguồn gốc: miền đông Thái Lan - Loại lông: ngắn dày và sát thân - Màu lông: có rất nhiều màu - Trọng l−ợng: 15kg - Chiều cao: 45 - 48cm - Mục đích sử dụng: săn thú, giữ nhà - Bản tính: thân thiện với chủ, rất dễ làm quen. 2.1.2.3. Chihuahua - Nguồn gốc: Mexico - Loại lông: m−ợt, dài. - Màu lông: sữa, xanh xám - Trọng l−ợng: 0,9 – 2,7kg - Chiều cao: 15 - 23cm - Mục đích sử dụng: làm chó cảnh - Bản tính: trung thành, sợ lạnh, kém ăn. 2.1.2.4. Dachsund - Nguồn gốc: Đức - Loại lông: mềm - Màu lông: đen hay hổ phách - Trọng l−ợng: 8,2kg - Chiều cao: 12,5 – 23cm - Mục đích sử dụng: chó săn - Bản tính: trung hành. 2.1.2.5. Pekingese (Chó xù lùn Bắc Kinh) - Nguồn gốc: Trung Quốc - Loại lông: xù, dài - Màu lông: đa sắc - Trọng l−ợng: 5kg - Chiều cao: 15 - 23 cm - Mục đích sử dụng: chó cảnh, chó đồng hành. - Bản tính: dễ mến, cứng đầu. 2.1.2.6. Boxer - Nguồn gốc: Đức - Loại lông: ngắn - Màu lông: trắng sẫm - Trọng l−ợng: 30kg - Chiều cao: 58,5 – 61cm - Mục đích sử dụng: giữ nhà - Bản tính: xốc vác đa cảm. 2.1.2.7. Dalmatian - Nguồn gốc: Nam T− (cũ) - Loại lông: ngắn - Màu lông: trắng đen lốm đốm - Trọng l−ợng: 25kg - Chiều cao: 58,5 – 61cm - Mục đích sử dụng: dùng làm chó cảnh. - Bản tính: rất tình cảm, thân thiện với con ng−ời. 2.1.2.8. Irish-Setter - Nguồn gốc: Ireland - Loại lông: dài, m−ợt - Màu lông: hạt dẻ – nâu - Trọng l−ợng: 18,2 – 25kg - Chiều cao: 53,5 - 61cm - Mục đích sử dụng: chó săn, chó thể thao, chó cảnh. - Bản tính: dễ gần, hiền lành. 2.1.2.9. Dobermann (Doberman Pinscher) - Nguồn gốc: Đức - Loại lông: ngắn - Màu lông: đen, nâu, hung - Trọng l−ợng: 30- 36kg - Chiều cao: 68,5cm - Mục đích sử dụng: giữ nhà, làm việc - Bản tính: rất hung hăng nếu ch−a đ−ợc huấn luyện. 2.1.2.10. Rottweiler - Nguồn gốc: Đức - Loại lông: ngắn - Màu lông: đen vàng, nâu - Trọng l−ợng: 50kg - Chiều cao: 63,5 – 68,5cm - Mục đích sử dụng: bảo vệ, giữ nhà - Bản tính: trung thành với gia đình, thân thiện với trẻ con. 2.1.2.11. Great Dane - Nguồn gốc: Đức - Loại lông: ngắn - Màu lông: đa sắc - Trọng l−ợng: 54,4kg - Chiều cao: 76cm - Mục đích sử dụng: làm việc lao động, bảo vệ - Bản tính: hơi vụng về, bản chất hiền lành 2.2. Một số hiểu biết về bệnh viêm đ−ờng hô hấp của loài chó 2.2.1. Cấu tạo chức năng của hệ hô hấp 2.2.1.1. Cấu tạo hệ hô hấp + Xoang mũi là phần đầu của đ−ờng hô hấp, gồm 2 xoang nằm 2 bên bức sụn ngăn cách giữa mũi. Đầu tr−ớc thông ra ngoài bởi lỗ mũi. Đầu sau thông với yết hầu. Xoang mũi nằm trên và cách xoang miệng bởi vòm khẩu cái. Trong xoang mũi có các đôi x−ơng ống cuộn có tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc với không khí. Niêm mạc mũi chia làm 2 vùng: Vùng hô hấp chứa nhiều mao mạch và tuyến nhày, nằm ở phía tr−ớc. Vùng khứu giác ở phía sau nhẵn và hẹp, chứa nhiều tế bào khứu giác. + Thanh quản là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, d−ới x−ơng thiệt cốt, gồm có một cốt sụn và các cơ niêm mạc thanh quản có nhiều vết sần sùi là nơi chứa nhiều tuyến nhờn có tác dụng giữ lại các bụi bặm trong không khí và đẩy ra ngoài nhờ sự vận động của lớp tế bào tiêm mao trên niêm mạc mũi. + Khí quản là ống dẫn không khí từ thanh quản đến rốn phổi, gồm nhiều vòng sụn kế tiếp nhau. Đến rốn phổi khí quản chia thành 2 phế quản. Các nhánh phế quản nhỏ lại chia thành những ống nhỏ hơn gọi là ống phế bào. Tận cùng những phân nhánh của ống phế bào đ−ợc nối với phế bào thành phế nang. Nhiều phế nang tạo thành lá phổi. 2.2.1.2. Chức năng sinh lý và chức năng bảo vệ của bộ máy hô hấp Tất cả các cơ thể sống đều hô hấp. Đối với động vật, nhu cầu về không khí cần thiết và cao hơn cả nhu cầu về thức ăn. Con chó có thể nhịn ăn đ−ợc 3 tuần, nhịn uống đ−ợc 3 ngày nh−ng chỉ nhịn thở đ−ợc 3 phút. Cơ quan hô hấp là bộ phận quan trọng nhất đối với mỗi cơ thể sống. Đảm nhiệm chức năng dẫn oxy từ ngoài vào tiếp xúc trực tiếp với máu. Sự tiếp xúc này không phải là sự gặp nhau đơn giản. Do cơ quan hô hấp có cấu tạo thích nghi cho sự chọn lọc nên không khí tr−ớc khi vào máu sẽ đ−ợc lọc sạch, s−ởi ấm, tẩm −ớt. Bên cạnh đó, cơ quan hô hấp còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt. Quá trình trao đổi khí giữa máu và không khí đ−ợc diễn ra ở phế bào. Mỗi lần thở, một phần trong tổng số thể tích khí phế nang đ−ợc thay đổi. Cơ quan hô hấp đặc biệt là đ−ờng hô hấp trên là nơi tiếp xúc trực tiếp với không khí, với các tác nhân gây ô nhiễm (vi khuẩn, bụi, khí H2S, NH3, CO,....). Khi cơ thể thực hiện động tác hít vào, đặc biệt chó th−ờng hay đánh hơi, hít, các tác nhân gây hại sẽ theo không khí vào bộ máy hô hấp. D−ới tác dụng của dịch nhờn trên niêm mạc đ−ờng hô hấp chúng đ−ợc giữ lại và tống ra ngoài bằng tác nhân đại cơ giới và tiểu cơ giới. Tác nhân đại cơ giới dựa vào phản xạ hắt hơi và ho, mỗi lần ho tống ra ngoài không khí 10.000 – 20.000 vi khuẩn. Tác động tiểu cơ giới đ−ợc thực hiện bằng hoạt động của các chất nhầy và các nhung mao. Các bộ phận của đ−ờng hô hấp đ−ợc bao bọc bởi một lớp niêm mạc có chứa các tuyến bài tiết chất nhầy. Chất nhầy và nhung mao giữ lại những mảnh nhỏ đã theo không khí hít vào, không cho chúng vào sâu trong phổi và chuyển chúng ra ngoài. Những rung động của nhung mao sẽ chuyển về hầu miệng các chất nhầy và các mảnh nhỏ đã hít phải với tốc độ 4-15 mm/phút. Tuỳ theo vị trí trên bộ máy hô hấp mà sự vận chuyển và loại trừ kết thúc bằng phản xạ nuốt hay ho ra ngoài. Ngoài ra bộ máy hô hấp còn đ−ợc bảo vệ bằng phản ứng miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu: thông qua dịch thể can thiệp bằng các kháng thể, kháng thể IgA của các chất bài tiết cục bộ, kháng thể IgM và IgG của máu trên bề mặt đ−ờng hô hấp. Miễn dịch không đặc hiệu: các tế bào thực bào tiết ra các enzym nh− lizozim, đảm bảo tiết dịch các vi khuẩn. Những vật thể lạ họăc các vi khuẩn nếu qua đ−ợc hàng rào bảo vệ các niêm mạc sẽ bị tiêu diệt bởi các đại thực bào. Ngoài các enzym ra, các chất intecferon do các tế bào của bộ máy hô hấp sản sinh hoặc do máu tuần hoàn đ−a lại làm tăng sức đề kháng của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Cuối cùng, chất bổ thể của huyết thanh có thể làm tăng c−ờng chức năng bảo hộ chống nhiễm trùng của bộ máy hô hấp (Vũ Triệu An, 1978 [1]). Ph−ơng thức hô hấp Gia súc khỏe mạnh bình th−ờng hô hấp nhờ cơ hoành và cơ gian s−ờn gọi là ph−ơng thức hô hấp ngực bụng. Trong tr−ờng hợp gia súc có chửa, bị viêm ruột dạ dày, ... gia súc hô hấp bằng ph−ơng thức hô hấp ngực. Ph−ơng thức hô hấp bụng do tác dụng của cơ hoành là chủ yếu chỉ gặp ở gia súc mắc bệnh về tim, phổi, hoặc xoang ngực bị tổn th−ơng, gia súc thở bằng ph−ơng thức bụng là chủ yếu (Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1998) [15]. Vì thế trong chẩn đoán lâm sàng việc quan sát ph−ơng thức hô hấp cũng có tác dụng nhất định. Tần số hô hấp: là số lần thở/phút. Mỗi loài hoặc giống gia súc có một tần số hô hấp nhất định. Tần số hô hấp có thể thay đổi, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nh−: c−ờng độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, ... ở trạng thái sinh lý bình th−ờng, gia súc đực thở chậm hơn gia súc cái, gia súc non có tần số hô hấp cao vì c−ờng độ trao đổi mạnh hơn gia súc tr−ởng thành và gia súc già. Gia súc có thể vóc bé, thở nhanh hơn gia súc có thể vóc lớn. Gia súc nhập nội thở nhanh hơn gia súc địa ph−ơng. Trong cùng một năm, mùa hè nóng ẩm gia súc thở nhanh hơn mùa đông lạnh và khô. Trong một ngày, buổi tr−a gia súc thở nhanh hơn ban đêm. Khi gia súc làm việc nặng, h−ng phấn thì nhịp thở tăng hơn bình th−ờng. ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tần số hô hấp giảm gặp trong các bệnh làm hẹp diện tích và thể tích của phổi, bệnh làm mất đàn hồi của phổi nh− phổi khí thũng, bệnh làm hạn chế phổi hoạt động hô hấp nh− đầy hơi ruột. Giảm tần số hô hấp trong tr−ờng hợp hẹp thanh khí quản, các tr−ờng hợp ức chế thần kinh nặng nh−: U não, viêm não, chảy máu não, bại liệt sau khi đẻ, các tr−ờng hợp sắp đẻ, khi bị lạnh, khi năng l−ợng dự trữ trong cơ thể bị hao mòn... Tần số hô hấp tăng khi bị bệnh viêm phổi, rối loạn hoạt động của các cơ hô hấp, khi hẹp các đ−ờng dẫn khí (phù nề và có khối u ở phế quản), khi nhiệt độ cơ thể tăng. Tần số hô hấp tăng gặp trong các tr−ờng hợp: gia súc bị bệnh truyền nhiễm cấp tính, ký sinh trùng, thiếu máu nặng, bệnh ở cơ tim và cơ năng tim làm tuần hoàn rối loạn. Ngoài ra còn do bệnh ở hệ thần kinh, lúc quá đau đớn. (Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan, 1996 [24]). 2.2.2. Một số quá trình bệnh lý th−ờng gặp ở hệ hô hấp 2.2.2.1. Sơ l−ợc tình hình bệnh hô hấp ở chó Bệnh hô hấp của gia súc nói chung và của loài chó nói riêng là một bệnh khá phổ biến và nghiêm trọng. Bệnh th−ờng phát ra vào tất cả các tháng trong năm, nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa thu - đông, thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Gia súc phải hoạt động tối đa cộng với việc vệ sinh, chăm sóc nuôi d−ỡng kém, làm giảm sức đề kháng của cơ thể chúng. Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm đ−ờng hô hấp phát sinh và phát triển. Bên cạnh đó, việc phòng và điều trị ch−a đem lại kết quả cao nên hàng năm tỷ lệ chó chết do bệnh viêm đ−ờng hô hấp rất cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Theo Boiton A.M, Cloud P and Heap P (1985) [30], thì tổn thất do bệnh đ−ờng hô hấp giao động t−ơng đối giữa các gia súc và các mùa. Sự tổn thất theo mùa do bệnh viêm phổi gây ra là hơn 30%. 2.2.2.2.Nguyên nhân gây bệnh đ−ờng hô hấp Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đ−ờng hô hấp. Các nguyên nhân đó ảnh h−ởng và tác động qua lại lẫn nhau. Gia súc sống trong một môi tr−ờng nhất định, đ−ờng hô hấp lại th−ờng xuyên tiếp xúc với môi tr−ờng bên ngoài, do đó khi điều kiện môi tr−ờng sống thay đổi sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đến bộ máy hô hấp, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật khác xâm nhập và gây bệnh. Nguyên nhân gây bệnh đ−ờng hô hấp là đa yếu tố (sự truyền nhiễm, môi tr−ờng, sự quản lý, di truyền, thể chất gia súc...) + Sự thông gió Trong chuồng nuôi do hoạt động hô hấp nên hàm l−ợng CO2 cao và O2 th−ờng giảm. Đồng thời quá trình bài tiết của gia súc làm xuất hiện một số khí độc nh−: NH3, H2S, CO, CH4,… Đây là những khí chỉ thị ô nhiễm môi tr−ờng không khí chuồng nuôi. Sự tồn tại các chất khí này trong chuồng nuôi do kém thông thoáng là nguyên nhân rất lớn gây bệnh hô hấp. Trong không khí, hàm l−ợng NH3 cao sẽ ảnh h−ởng đến sức khỏe gia súc, làm tăng khả năng mắc bệnh hô hấp lên gấp bội lần. Hàm l−ợng NH3 tập trung từ 50 - 100ppm ảnh h−ởng rõ nét đến chức năng chung của cơ thể: gây co thắt phế quản, phế nang làm hẹp lòng khí quản, phế quản, trúng độc thần kinh. Bình th−ờng trong chuồng nuôi hàm l−ợng NH3 cho phép khoảng 0,026ml/l không khí. Đặc biệt vào mùa hè do độ ẩm cao, nhiệt độ môi tr−ờng cao, sự thông gió kém làm cho tình hình bệnh càng trở nên trầm trọng (Phạm Ngọc Thạch, 2004) [22]. Để tránh ô nhiễm không khí hàng loạt và duy trì độ ẩm vừa phải thì ở trại chăn nuôi phải chú ý đến vấn đề thông gió. Diện tích cho mỗi gia súc càng thấp thì sự trao đổi khí càng tăng. Trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam hiện tại vấn đề này ch−a đ−ợc quan tâm và đầu t− đúng mức, chuồng trại vẫn còn tạm bợ không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nên hàng năm số l−ợng gia súc bị bệnh hô hấp do vấn đề không khí gây ra rất lớn. Bình th−ờng khi số l−ợng nuôi nhốt gấp đôi thì tỷ lệ thông gió gấp 10 để duy trì sự sạch sẽ trong không khí (Wathes C.M, 1993)[47]. Hệ thống thông gió làm cho không khí trong phòng trộn lẫn với không khí sạch. Sự hoà trộn khí góp phần vào việc lan rộng các mầm bệnh lây qua đ−ờng hô hấp. Đây cũng là một nguyên nhân làm bệnh hô hấp lan rộng. Theo Hunneman W.A, Voets M.T, School A.C.M and Verlogen F.A.P (1986) [38] cho biết: Bệnh hô hấp có thể đ−ợc kiểm soát tốt hơn trong nhà d−ới áp suất thông gió, không khí ô nhiễm bị đẩy ra và đ−ợc thay bằng không khí sạch. + Khí hậu Khí hậu có ảnh h−ởng rất rõ nét đến sức sống, sự phân bố và sức đề kháng của gia súc. Đồng thời quyết định sự tồn tại, phát triển của các hệ vi sinh vật cho nên khí hậu cũng là một tác nhân lớn gây bệnh hô hấp cho gia súc đặc biệt là gia súc non. Bille N, Larsen J.L, Svendsen J and Niensel N.C (1975) [29], tìm thấy nguy cơ mắc bệnh viêm phổi của lợn sữa ở các tháng mùa đông cao hơn nhiều so với các tháng mùa hè. Theo dữ liệu của các lò mổ ở Đan Mạch cho thấy: sự phổ biến tối đa của bệnh viêm màng phổi trong mùa hè cao hơn 25% so với mức tối thiểu xảy ra trong mùa đông. Sự phổ biến tối đa của bệnh viêm đ−ờng hô hấp trên xảy ra ở mùa thu cao hơn 75% so với mức tối thiểu xảy ra ở mùa xuân. Mức độ trao đổi khí cao th−ờng tạo ra l−ợng n−ớc cục bộ và gây lạnh cho súc vật, sự rét đột ngột do n−ớc gây ra dẫn đến sự nhiễm trùng hô hấp. Theo Kelley K.W (1980) [40] n−ớc lạnh (n−ớc trong cơ thể) và sự chênh lệch về nhiệt độ giữa cơ thể và môi tr−ờng hạn chế khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó làm tăng khả năng mắc bệnh. Sự tập trung cao của hàm l−ợng Amoniac (NH3) trong không khí có thể ảnh h−ởng rõ nét đến sức khoẻ gia súc, tăng khả năng mắc bệnh hô hấp lên gấp bội. Hàm l−ợng NH3 tập trung từ (50 – 100)ppm ảnh h−ởng rõ nét đến chức năng chung của cơ thể: gây co thắt phế quản, phế nang làm hẹp lòng khí quản, phế quản, trúng độc thần kinh trung −ơng. Bình th−ờng trong chuồng nuôi hàm l−ợng NH3 cho phép khoảng 0,026ml/lít không khí. Tuy nhiên những nghiên cứu mới đây cho thấy nguy cơ nhiễm bệnh hô hấp cao nhất với sự tập trung cao nhất khí NH3 trong không khí. + Thể chất gia súc Thể chất của gia súc có ảnh h−ởng rất lớn đến quá trình mắc bệnh hô hấp nhất là khi gia súc đ−ợc nuôi theo đàn. Bệnh có thể xảy ra khi đ−a một gia súc ốm vào đàn gia súc khỏe mạnh hoặc ng−ợc lại nếu không có sự đề phòng để chống lại sự nhiễm trùng hô hấp... (Phạm Ngọc Thạch, 2004) [22]. + Đợt chăn nuôi liên tiếp Khi gia súc đ−ợc chăn nuôi theo từng đàn, sự phân cách không rõ ràng giữa các lứa tuổi với nhau sẽ tồn tại sự lan truyền vi khuẩn liên tiếp từ con già sang con non do sự tồn tại và phát triển của mầm bệnh trong đàn. Những yêu cầu không giống nhau về khí hậu của các nhóm tuổi khác nhau có thể là một nhân tố thuận lợi. Ng−ợc lại, sự chuyển vào tất cả và chuyển ra tất cả gia súc trong trại với thiết bị ngăn cách hợp lý sẽ bảo vệ đ−ợc những con non không mắc phải mầm bệnh có sẵn trong những nhóm gia súc già hơn. Linquist T (1974) [41]; Bọckstro”m L and Bremer H (1978) [28]; Tielen et. al (1978) [46] đã cho thấy sự tiện lợi của việc chăn nuôi theo hình thức nhập vào tất cả và xuất ra tất cả so với chăn nuôi liên tục, đã giảm đi về nguy cơ mắc bệnh đ−ờng hô hấp. + Môi tr−ờng - Quản lý Các yếu tố ảnh h−ởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc có yếu tố môi tr−ờng - quản lý. Bộ máy hô hấp duy trì hoạt động tốt ở cấp độ đàn hay cá thể chủ yếu là giữ vững sự cân bằng giữa sức đề kháng của cơ thể và các mầm bệnh hô hấp. Nhân tố môi tr−ờng - quản lý ảnh h−ởng rất lớn đến cân bằng này. Sự khác nhau, có thể thấp ở cá thể này, đàn này nh−ng lại cao ở cá thể kia, đàn kia, thậm chí có cùng một loại vi sinh vật hay nhiều nguyên nhân gây bệnh nói chung .... Nhân tố môi tr−ờng - quản lý tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau do đó không thể tách rời chúng khi nghiên cứu bệnh hô hấp, bởi nó ảnh h−ởng trực tiếp đến sức đề kháng của gia súc cũng nh− tồn tại hay không tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh. Điều kiện môi tr−ờng thay đổi có ảnh h−ởng rất lớn đến sự quản lý môi tr−ờng thể chất tồn tại ở đó. + Số l−ợng con trong một đàn, hay trong một chuồng có ảnh h−ởng rất lớn đến việc phát sinh bệnh, nhất là bệnh hô hấp. Đa phần các nghiên cứu về bệnh lây lan chứng tỏ rằng nguy cơ mắc bệnh hô hấp tăng đáng kể so với sự gia tăng của kích cỡ đàn (Aalund et al, 1976) [27]; Bọckstro”m L, Bremer H (1976) [49]; Flesja K.L and Solberg I (1985) [36]; Mehlborn G and Hoy S (1985) [42]. Số l−ợng vật nuôi trong cùng một khoảng trống ảnh h−ởng rất lớn đến nguy cơ mắc bệnh, thậm trí cả những nơi chăn nuôi chăn nuôi theo kiểu nhập vào, xuất ra tất cả. Linquist T (1974) [41], Tielen at. al (1978) [46] cho biết vấn đề hô hấp rất khó kiểm soát nếu nh− 200 - 300 con nhốt cùng một chuồng. Về lý thuyết, gia súc cùng chung một khoảng không nguy cơ mắc bệnh hô hấp tăng lên đáng kể. Tác động t−ơng tự cũng đ−ợc thấy nếu hạ thấp diện tích sàn cho mỗi con lợn. + Sự nhiễm trùng Do đặc điểm cấu tạo và chức năng, đ−ờng hô hấp có rất nhiều điều kiện thuận lợi, cho sự tồn tại, khu trú của nhiều loài vi sinh vật. Đồng thời đó là con đ−ờng thuận lợi nhất cho sự thâm nhập cũng nh− thích ứng đầu tiên của nhiều loài vi khuẩn (Nguyễn Vĩnh Ph−ớc, 1970) [17]; I.A.B.A Khulop. Makarop, (1980) [12]. Càng đi sâu vào trong, số l−ợng cũng nh− chủng loại càng ít. ._.Trong điều kiện sinh lý bình th−ờng, giữa cơ thể vật chủ và vi sinh vật cũng nh− giữa các nhóm vi sinh vật khác với nhau trong tập đoàn của chúng ở trong điều kiện cân bằng. Do một nguyên nhân bất lợi nào đó hỗ trợ sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, trạng thái cân bằng bị phá vỡ. Một hoặc một số vi sinh vật có điều kiện phát triển, tăng nhanh về số l−ợng, độc lực gây bệnh. Hậu quả là cơ thể rơi vào trạng thái bệnh lý. Carte (1954,1955) [32], [31]; Collier J.K and Rossow C.F (1964) [34]; Nguyễn Vĩnh Ph−ớc (1978, 1986) [19], [18]. Cho nên dù ở hình thức chăn nuôi nào: riêng lẻ hay tập trung, sự nhiễm trùng đ−ờng hô hấp là rất phổ biến, đặc biệt là hình thức chăn nuôi tập trung theo từng đàn lớn + Các yếu tố khác Nếu gia súc bị ốm vì một hay nhiều nguyên nhân nào đó cũng làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân do vi khuẩn có sẵn trong đ−ờng hô hấp của gia súc trỗi dậy và gây bệnh làm ảnh h−ởng lớn về kinh tế. 2.2.3. Một số chỉ tiêu phi lâm sàng - Hồng cầu: Năm 1673, Leenwenhook - ng−ời phát minh ra kính hiển vi đã phát hiện ra một khối hình cầu nhỏ trong máu ng−ời. Hai trăm năm sau, William Henson thừa nhận rằng những phần tử có màu đỏ là hồng cầu và chúng có vai trò to lớn trong cơ thể. Các tế bào dòng hồng cầu đ−ợc biệt hoá từ nguyên bào máu của tuỷ x−ơng và phát triển kế tiếp nhau, nó là kết quả của một quá trình phân bào phức tạp. Căn cứ vào hình thái các giai đoạn phát triển của hồng cầu, ng−ời ta đã phân định một cách rõ ràng nh−ng thay đổi của mỗi thời kỳ, danh pháp ứng với mỗi thay đổi mà các tác giả đã mô tả. Ehrlich đã chia hồng cầu non ra 2 loại chính: + Hồng cầu bình th−ờng: có ở ng−ời và mọi gia súc khoẻ mạnh. + Hồng cầu khổng lồ chỉ thấy ở bệnh nhân và bệnh súc thiếu máu ác tính hoặc thời kỳ bào thai. Mỗi loài gia súc có một số l−ợng hồng cầu nhất định. Lợn: 6-8 triệu, ngựa: 7-10 triệu, chó: 6-8 triệu…( Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996) [24]. Số l−ợng hồng cầu trong một cơ thể gia súc thay đổi theo giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh d−ỡng, trạng thái cơ thể và sinh lý… Số l−ợng hồng cầu phản ánh phẩm chất con giống. Số l−ợng hồng cầu càng nhiều thì sức sống con vật càng tốt. Vì vậy việc xác định số l−ợng hồng cầu của mỗi gia súc có nghĩa rất quan trọng. Khi hồng cầu giảm đột ngột là biểu hiện một số bệnh nh− sốt rét ở ng−ời, bệnh lê dạng trùng, tiên mao trùng, biên trùng ở gia súc…hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt. - Hemoglobin (Hb) là thành phần chủ yếu của hồng cầu chiếm 90% vật chất khô của hồng cầu và đảm nhiệm chức năng của hồng cầu. Hàm l−ợng Hb trong máu các loài gia súc thay đổi tuỳ theo giống tuổi, tính biệt, trạng thái dinh d−ỡng, bệnh tật…Mỗi loài gia súc có một hàm l−ợng Hb (g%) trong máu khác nhau nh− trâu: 6,5 - 10; ngựa: 13; dê: 10,7…(Tài liệu của bộ môn SLGS. Đại học Nông nghiệp I – Hà nội). - Bạch cầu là những tế bào máu có nhân và bào t−ơng, kích th−ớc thay đổi từ (5 - 20) micromet, có khả năng di động nh− kiểu amip. ở trạng thái bình th−ờng, cơ thể khoẻ mạnh mỗi loài gia súc có một số l−ợng bạch cầu nhất định: Trâu 13nghìn/mm3 máu, bò 8,2 nghìn/mm3, ngựa 8nghìn/mm3, chó 9,4 nghìn/mm3…(Tài liệu của bộ môn SLHGS, ĐHNNI – Hà nội). Số l−ợng bạch cầu th−ờng ít ổn định và phụ thuộc vào trạnh thái sinh lý của cơ thể. Số l−ợng bạch cầu th−ờng tăng sau khi ăn, khi đang vận động, khi con vật có thai…, giảm khi tuổi tăng lên. trong tr−ờng hợp bệnh lý, bạch cầu tăng mạnh khi bị viêm nhiễm có sự xâm nhập của vi khuẩn, vật lạ…giảm khi bị suy tuỷ, bị nhiễm phóng xạ. Vì vậy xác định số l−ợng các loại bạch cầu có nghĩa lớn trong chẩn đoán. 2.2.4. Một số bệnh viêm đ−ờng hô hấp do vi khuẩn th−ờng gặp ở chó Hô hấp là cửa ngõ quan trọng của trao đổi chất. Cơ quan hô hấp của động vật có vú gồm có: Đ−ờng dẫn khí và phổi. Đ−ờng dẫn khí gồm: Mũi, họng, hầu, khí quản, phế quản, các phế quản phân bố nhỏ dần đi khắp phổi. 2.2.4.1. Bệnh viêm mũi Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc mũi, viêm tiết nhiều dịch, dịch mới đầu lỏng và trong sau đó đặc lại và xanh. Gia súc non và gia súc già hay mắc. Nếu điều trị không kịp thời và triệt để, bệnh dễ kế phát sang xoang mũi, viêm họng hay viêm thanh khí quản. Nguyên nhân: - Do khí hậu, thời tiết thay đổi hoặc do gia súc bị cảm cúm. - Do chuồng trại chật hẹp, bẩn thỉu, thiếu ánh sáng, nhiễm nhiều khí độc nh−: H2S, amoniac… - Do chăm sóc nuôi d−ỡng kém, gia súc phải làm việc quá sức. - Do ngoại vật đâm vào: cây cỏ, que…hay do ký sinh trùng bám vào: đỉa, vòi, vắt… - Do kế phát một số bệnh: viêm màng mũi thối loét, bệnh carre… - Do viêm lan từ d−ới lên: viêm màng mũi, viêm họng… Triệu chứng: - Thể cấp tính: chủ yếu là các triệu chứng cục bộ + Gia súc chảy nhiều n−ớc mũi: n−ớc mũi bắt đầu lỏng và trong sau đó đặc lại và xanh. + Gia súc hắt hơi nhiều và có hiện t−ợng ngứa mũi do dịch viêm luôn kích thích vào niêm mạc mũi. + Th−ờng có dử mũi bám quanh lỗ mũi. + Khi kiểm tra niêm mạc mũi thấy niêm mạc xung huyết hoặc có những mụn n−ớc, mụn mủ nh− hạt tấm hoặc đậu xanh, thậm chí có những nốt loét. + Khi dử mũi nhiều và đặc làm cho lòng lỗ mũi hẹp lại dẫn đến gia súc có hiện t−ợng ngạt mũi khó thở. - Thể mạn tính + Khi kiểm tra niêm mạc mũi thấy niêm mạc màu trắng bệch, có các vết sẹo. + N−ớc mũi chảy ít nh−ng khi khí hậu thời tiết thay đổi hay khi gia súc phải làm việc nhiều thì n−ớc mũi lại chảy nhiều. 2.2.4.2. Bệnh viêm thanh quản cấp Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc thanh quản, gia súc ho nhiều. Bệnh th−ờng xảy ra vào vụ đông xuân. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh: cảm lạnh, hít phải khí độc (H2S, NH3, Cl2,.... ) kế phát từ một số bệnh cúm, lao, tụ huyết trùng, do viêm lan từ một số khí quan bên cạnh nh− viêm họng, viêm khí quản, viêm mũi..... Biểu hiện bệnh là sốt nhẹ, ăn uống bình th−ờng. Con vật ho nhiều đặc biệt vào ban đêm, buổi sáng hoặc khi gia súc vận động nhiều. Dùng tay ấn nhẹ lên vùng thanh quản gia súc có phản xạ đau. Khi nghe vùng thanh quản lúc đầu mới viêm nghe tiếng ran khô, sau đó nghe tiếng ran −ớt. Nếu thanh quản s−ng to thì nghe thấy tiếng rít, con vật khó thở. Kiểm tra hạch lâm ba d−ới hàm thấy hạch s−ng to. 2.2.4.3. Bệnh viêm phế quản Quá trình viêm xảy ra trên mặt niêm mạc hoặc d−ới niêm mạc của phế quản. Bệnh th−ờng xảy ra khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, th−ờng cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân. Nguyên nhân do một số loài vi khuẩn gây bệnh viêm đ−ờng hô hấp nh−: Streptococcus, Staphylococcus, Klepsiella Pneumoniae, Bordetella bronchiseptica... Ngoài ra còn do kế phát từ một số bệnh ký sinh trùng ở phổi, Carre hoặc do thời tiết thay đổi, nhiễm lạnh, hít phải khí độc, chăm sóc nuôi d−ỡng kém hoặc do thức ăn n−ớc uống sặc xuống đ−ờng hô hấp (V−ơng Đức Chất, Lê Thi Tài 2004) [3]. Nếu quá trình viêm xảy ra trên phế quản lớn, con vật không sốt hoặc sốt nhẹ. Tần số hô hấp không tăng, 3 - 4 ngày đầu ho khan sau đó tiếng ho −ớt và kéo dài. N−ớc mũi chảy nhiều, lúc đầu trong về sau đặc dần có màu vàng, dính ở 2 bên khoé mũi. Kiểm tra đờm thấy có tế bào th−ợng bì, hồng cầu, bạch cầu. Nếu quá trình viêm xảy ra ở phế quản nhỏ, con vật sốt cao hơn bình th−ờng 1 - 20C, con vật thở nhanh và khó. N−ớc mũi không có hoặc ít. Nếu có hiện t−ợng khí phế thì sự trở ngại hô hấp càng lớn, kiểm tra niêm mạc mắt thấy niêm mạc mắt tím bầm, mạch nhanh và yếu. Ho khan, tiếng yếu và ngắn, sau khi ho con vật thở khó và mệt. Nghe phổi thấy có âm ran −ớt, đôi khi nghe thấy tiếng âm vò tóc. ở những nơi khí quản bị tắc thì vùng đó không nghe thấy âm phế nang, những vùng xung quanh nó lại nghe thấy âm phế nang. Nếu hiện t−ợng viêm lan sang viêm phổi dẫn đến gia súc có triệu chứng của viêm phế quản phế viêm. Gõ phổi: Nếu có hiện t−ợng khí phế thì gõ có âm đục phân tán từng vùng ở phổi. Nếu có hiện t−ợng viêm lan sang phổi thì có âm đục phân tán từng vùng ở phổi. Viêm phế quản mãn tính th−ờng không sốt nh−ng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy. Bệnh tích: Niêm mạc phế quản và phế quản nhỏ bị viêm. Trong xoang có chứa dịch nhầy hoặc bọt. Động tác ho của chó là giúp đẩy chất dịch nhầy ra khỏi đ−ờng hô hấp (Trần Minh Châu, Hồ Đình Trúc, Lê Thanh Hải, Phạm Sỹ Lăng, Đào Hữu Thanh, D−ơng Công Thuận, 1988) [2]. 2.2.4.4. Bệnh phế quản phế viêm Đ−ợc gọi là viêm phế quản phổi hay viêm phổi đốm. Bệnh th−ờng xảy ra vào vụ đông xuân, ở gia súc non và gia súc già. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh: cảm lạnh, hít phải khí độc, tổn th−ơng cơ giới, kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (cúm, lao, viêm màng mũi thối loét, ....), bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa hoặc do lây lan từ các cơ quan khác. Có triệu chứng ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, sốt cao có quy luật, n−ớc mũi ít, đặc có màu xanh dính ở 2 bên lỗ mũi, tần số hô hấp tăng, tần số tim mạch lúc đầu tăng sau đó yếu dần. 2.2.4.5. Bệnh viêm phổi hóa mủ Phổi là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp, là nơi trao đổi O2 từ không khí vào máu đồng thời là nơi thải khí CO2 từ máu ra ngoài không khí. Bệnh viêm phổi hoá mủ do vi khuẩn nh−: Staphylococcus, Streptococcus, Diplococcus xâm nhập theo không khí vào và gây bệnh. Khi bị viêm ở các bộ phận, dịch viêm từ đó vào máu đến tim lên phổi gây viêm phổi hóa mủ. Mổ khám thấy phổi bị viêm một vùng thùy lớn, hình thành những bọc mủ, xung quanh có vách ngăn liên kết ngăn với tổ chức lành, th−ờng kết hợp với viêm phế mạc. Nếu vi trùng gây mủ theo đ−ờng tuần hoàn vào phổi thì bệnh sẽ phát ra kịch liệt, nhanh chóng. Gia súc sốt cao, không theo quy luật, mệt mỏi, kém ăn, thở khó. N−ớc mũi ít, có màu xanh và không thối. 2.2.4.6. Bệnh viêm phổi truyền nhiễm Bệnh do Mycoplasma gây nên - bệnh mạn tính. ít gây chết nh−ng gây thiệt hại về kinh tế đáng kể do tăng trọng chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn, giảm khả năng làm việc. Bình th−ờng trong phổi có thể có mặt của Mycoplasma Hyopneumoniae. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ làm cho vi khuẩn khác phát triển mạnh gây nhiễm khuẩn thứ phát. Vi khuẩn thứ phát th−ờng gặp trong viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae là: Pasteurella multocida, Streptococcus, Staphylococcus, Klebsiella, Samonella,...(Đào Trọng Đạt, 2004) [7]. Bệnh có thể lây lan trực tiếp do tiếp xúc, hoặc do mẹ truyền sang con. Triệu chứng khó thở, ho khan, tần số hô hấp tăng. Bệnh th−ờng kéo dài 1 - 2 tháng và chó giảm cân nghiêm trọng. 2.2.4.7. Bệnh viêm màng phổi (tích n−ớc) Nguyên nhân: - Do ảnh h−ởng của điều kiện ngoại cảnh làm cơ thể suy yếu: do thời tiết thay đổi lạnh, do trong quá trình vận chuyển... - Do kế phát các bệnh đ−ờng hô hấp khác. Triệu chứng: - Thể cấp tính + ấn tay vào khe x−ơng s−ờn con vật có biểu hiện đau, rên, có phản xạ lùi lại. + Hô hấp nông và thở thể bụng. + Nghe vùng phổi thấy có tiếng cọ màng phổi (Phạm Ngọc Thạch, 2004) [22], đôi khi nh− tiếng gãy soàn soạt hay răng rắc, nếu thể tích chất lỏng nhiều trong xoang ngực thì không nghe thấy tiếng cọ sát nữa và giữa các lớp phổi cũng tách ra. + Thân nhiệt tăng cao: 40 - 41,50C. + Con vật bị bệnh th−ờng nằm cho dễ thở và cho tim hoạt động dễ hơn.. + Ăn kém, thậm trí bỏ ăn, cơ thể gầy nhanh, mệt mỏi, uể oải, kém hoạt động. - Thể mạn tính: màng phổi dầy ra, nghe vùng phổi không nghe thấy tiếng gõ, tiếng cọ sát. 2.2.5. Một số vi khuẩn th−ờng gặp trong đ−ờng hô hấp của chó Trong đ−ờng hô hấp, ở điều kiện sinh lý bình th−ờng luôn có hệ vi sinh vật c− trú, giữa cơ thể và hệ sinh vật đang ở trạng thái cân bằng sinh học. Số l−ợng và chủng loại của các loài vi sinh vật không ổn định mà th−ờng xuyên biến động theo mùa, vùng theo từng loài động vật khác nhau và trong vị trí khác nhau trong đ−ờng hô hấp. Chẳng hạn nh−: Mycoplasma hyorchinis và Haemophilus những loại này thuộc cùng một nhóm vi sinh vật, có thể th−ờng xuyên đ−ợc phân lập không chỉ ở đ−ờng hô hấp trên mà cả trong các phế quản. Ganter M, Kipper S and Hensel A (1990) [37] đã kiểm tra vi khuẩn trong lợn sống và khoẻ mạnh nặng 20 -30kg thấy rằng: Streptococcus, Staphylococcus, Escherichia coli, Klebsiella, Corrrynebacterium, M.haemophilus parasuit rất hay thấy còn Bordetellabronchiseptica rất hiếm khi phân lập đ−ợc. Pasteurella Multocida không bao giờ có thể phân lập đ−ợc ở trong phế quản lợn khoẻ. Năm 1951 rất nhiều tác giả đã công bố phân lập đ−ợc nhóm vi khuẩn thuộc nhóm P.P.L.O: Mysuipneumonia hoặc M. Hyopneumonia. Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác cũng đ−ợc phân lập ở đ−ờng hô hấp nh−: Bordetela bron Chiseptia, Pasteurella.sp, Corynebacterium pyogenes, Escherichica coli, Staphylococcus, Haemophilus influenza suis ( Nguyễn Vĩnh Ph−ớc, 1986) [18] Theo Thomson R.G and Gilka F (1974) [45] nhiều vi khuẩn đ−ợc phát hiện đ−ợc ở đ−ờng hô hấp nh−: Pasteurella.sp, Mycoplasma sp. Streptococcus sp. Corynebacterium pyogenes, Escherichica coli, Staphylococcus, Corilebacterium bovis, Sphaero phorunecro phorus, Haemophilus Somnus. New house. M et al (1976) [43]; Cohen A.V, Gold W.N (1975) [33] cho biết, một số vi khuẩn tìm thấy ở đ−ờng hô hấp gồm: Pasteurella; Mycoplasma, sp; Haemophilus pleuro pneumonia; Bordetela bron Chiseptia; Salmonella Cholesraesuis; Streptoccocus; Escherichia Coli; Actinobacillus, Pneumocytis carnii; Corynebacterium equi; Anthrax. Nhiều loại vi khuẩn thông th−ờng đ−ợc phát hiện ở miệng, mũi, họng nh−: Haemophilus Influenza, Staphylococcus, Klepsiella, Pneumonia, Streptococcus pyogenes, Neisseria meningitadis, các loại Bacteroides, Moracell Catarrhalis. Mặc dù số l−ợng, chủng loại các loài vi sinh vật khu trú trong đ−ờng hô hấp là rất lớn nh−ng không phải lúc nào cũng có mặt. Dựa vào sự có mặt và không có mặt th−ờng xuyên của vi khuẩn trong đ−ờng hô hấp của chó có thể chia vi khuẩn thành hai nhóm chính: Nhóm vi khuẩn cố định là những vi khuẩn th−ờng gặp trong đ−ờng hô hấp của chó nh−: Pasteurella, Staphylococcus, Streptococcus, Diplococcus pneumoniae. Nhóm vi khuẩn không cố định là những vi khuẩn ít gặp trong đ−ờng hô hấp của chó: Salmonella, E.coli. 2.2.5.1. Nhóm vi khuẩn cố định * Pasteurella multocida - Đặc điểm hình thái: Là loại cầu trực khuẩn nhỏ, hình trứng hoặc hình bầu dục, hai đầu tròn, kích th−ớc 0,25 - 0.4 * 0,4 - 1,5 àm, vi khuẩn không có lông, không di động, không hình thành nha bào, gram âm. Trong cơ thể gia súc bị bệnh có hình thành giáp mô nh−ng nhuộm xem khó trông thấy. Trong canh khuẩn già, vi khuẩn suy yếu, thay đổi hình thái nh− hình gậy dài, kích th−ớc có thể từ 2 - 3 àm hay dài hơn nữa (Nguyễn Vĩnh Ph−ớc, 1976) [20]. - Đặc tính nuôi cấy: Vi khuẩn này hiếu khí tuỳ tiện có thể nuôi cấy ở nhiệt độ 13 - 380C (tốt nhất là 370C), pH: 7,2 - 7,4. - Môi tr−ờng n−ớc thịt: Nuôi cấy sau 24h/370C canh khuẩn đục vừa. Lắc vẩn lên nh− s−ơng mù rồi mất, đáy ống có cặn nhầy, mặt môi tr−ờng có màng mỏng. - Môi tr−ờng thạch th−ờng: Vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc dạng S nhỏ, trong suốt nh− giọt s−ơng, mặt vồng. Để vài ngày sau khuẩn lạc có màu trắng ngà, dính vào mặt thạch. - Môi tr−ờng thạch máu: Vi khuẩn không làm dung huyết thạch máu, mọc tốt hơn so với môi tr−ờng thạch th−ờng. - Môi tr−ờng thạch huyết thanh huyết sắc cầu tố: Dùng để phân lập, giám định và xác định độc lực của vi khuẩn Pasteurella Multocida. Trong môi tr−ờng này vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc tròn, gọn, có hiện t−ợng dung quang. Tuỳ độc lực của vi khuẩn mà khuẩn lạc có màu sắc huỳnh quang khác nhau. Hiện t−ợng dung quang rõ nhất sau 24h nuôi cấy, để sau 72h hiện t−ợng dung quang sẽ mất. Cách xem này chỉ áp dụng cho pasteurella của lợn và của trâu bò không áp dụng cho pasteurella của gia cầm. - Môi tr−ờng gelatin: không làm tan chảy gelatin. - Đặc tính sinh hoá: Pasteurella multocida có khả năng lên men nh−ng không sinh hơi đ−ờng glucoza, saccaroza, mannit. Không lên men đ−ờng lactoza, maltoza. *Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) - Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu: Là những vi khuẩn hình cầu, đ−ờng kính 0,7 - 1àm, không có lông, không di động, không sinh nha bào, th−ờng không có vỏ, bắt màu gram d−ơng. Trong bệnh phẩm, Staphylococcus th−ờng xếp thành từng đôi, từng đám nhỏ hình chùm nho. Trong canh khuẩn, tụ cầu xếp thành từng đám giống hình chùm nho. - Đặc tính nuôi cấy: Staphylococcus sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp : 32 - 370C, pH: 7,2 - 7, 6. - Môi tr−ờng n−ớc thịt: Sau khi nuôi cấy 5 - 6h, vi khuẩn làm đục môi tr−ờng, sau 24h môi tr−ờng đục rõ hơn và lắng cặn, không có màng. + Môi tr−ờng thạch th−ờng: Sau khi cấy 24h, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S, mặt hơi −ớt, bờ đều nhẵn. Màu sắc của khuẩn lạc là do vi khuẩn sinh ra. Màu vàng thẫm là S.aureas, có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật. Màu trắng hoặc màu vàng chanh là S. citreus, không có độc lực và không gây bệnh. + Môi tr−ờng thạch máu: Sau khi cấy 24h, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S. Nếu là tụ cầu gây bệnh sẽ có hiện t−ợng dung huyết. + Môi tr−ờng Sapman: Là môi tr−ờng dùng để nuôi cấy và phân lập tụ cầu khuẩn. Nếu là tụ cầu gây bệnh sẽ lên men đ−ờng Mannit làm pH thay đổi (pH = 6,8) và môi tr−ờng có màu vàng. Ng−ợc lại, pH = 8,4, môi tr−ờng có màu đỏ. + Môi tr−ờng Gelatin: Cấy theo đ−ờng trích sâu, nuôi cấy ở nhiệt độ 200C, sau 2 - 3 ngày, Gelatin bị tan chảy trông giống dạng cái phễu. - Đặc điểm sinh hoá: Chuyển hoá đ−ờng: Tụ cầu có khả năng lên men đ−ờng: Glucoz, Lactoz, Levuloz, Mannoz. Mannit, Saccaroz. Không lên men đ−ờng Galactoz. Các phản ứng sinh hoá:Phản ứng Catalaz d−ơng tính * Streptococcus (liên cầu khuẩn) - Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu: Streptococcus có hình cầu hoặc hình bầu dục, đ−ờng kính < 1àm, đôi khi có vỏ, không di động, bắt màu gram d−ơng. ở bệnh phẩm liên cầu có hình chuỗi ngắn (6 - 8 đơn vị có khi d−ới hình thái song cầu). ở môi tr−ờng lỏng liên cầu có chuỗi dài 10 - 100 đơn vị. ở môi tr−ờng đặc liên cầu có chuỗi ngắn. - Đặc tính nuôi cấy: Streptococcus sống hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp: 370C. + Môi tr−ờng n−ớc thịt: Vi khuẩn hình thành dạng hạt hoặc dạng bông, rồi lắng xuống đáy ống nghiệm. Vì vậy, sau 24h nuôi cấy, môi tr−ờng trong, đáy ống có cặn. + Môi tr−ờng thạch th−ờng: Hình thành khuẩn lạc dạng S, nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám. + Môi tr−ờng thạch máu: Dựa vào tính chất dung huyết, thấy Streptococcus có 3 typ Typ beta (β): Độc lực cao Typ anpha (α): Độc lực không cao Typ gamma (γ): Không có khả năng gây dung huyết, th−ờng là vi khuẩn không gây bệnh - Đặc tính sinh hoá: Chuyển hoá đ−ờng: Có khả năng lên men đ−ờng: Glucoz, Lactoz, Saccaroz, Salixin, Trêhalô. Không lên men đ−ờng: Mannit, Inulin Các phản ứng sinh hoá khác: Indol: âm tính H2S: âm tính Không làm đông vón huyết t−ơng * Diplococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn) - Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu: Phế cầu là những vi khuẩn hình cầu, một đầu giống nh− ngọn lửa nến, th−ờng xếp thành đôi, ít khi đứng riêng lẻ. Trong môi tr−ờng nuôi cấy, phế cầu th−ờng đứng riêng hay tập hợp thành đôi, thành chuỗi ngắn, không có lông, không di động, không sinh nha bào, không hình thành giáp mô, bắt màu gram d−ơng. Trong bệnh phẩm hay trong môi tr−ờng có nhiều albumin, phế cầu có thể hình thành giáp mô. - Đặc tính nuôi cấy: Phế cầu sống hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp: 370C, pH: 7,2 - 7,5. Mọc tốt trong môi tr−ờng có nhiều chất dinh d−ỡng. + Môi tr−ờng n−ớc thịt có huyết thanh: Sau 24h nuôi cấy, môi tr−ờng đục nhẹ, có khi có ít cặn ở đáy. + Môi tr−ờng thạch huyết thanh: Sau 24h nuôi cấy, hình thành khuẩn lạc tròn, đ−ờng kính 1 - 2mm, trong suốt nh− giọt s−ơng. + Môi tr−ờng thạch máu: Sau 48h khuẩn lạc phát triển nhiều, trong suốt, lồi bóng nh− giọt s−ơng, xung quanh khuẩn lạc có vòng tan máu typ anpha hoặc typ bêta. + Môi tr−ờng thạch th−ờng: khuẩn lạc khô, xù xì, nhỏ. - Đặc tính sinh hoá: Chuyển hoá đ−ờng: lên men không sinh hơi đ−ờng: Glucoz, Lêvulo, Saccaroz, Mantoz, Galactoz. Lactoz, Rafino, Inulin. (Sự lên men Inulin là đặc tính quan trọng để giám định phế cầu) Phản ứng Catalaz: âm tính Phế cầu bị phân ly bởi mật hoặc muối mật. 2.2.5.2. Nhóm vi khuẩn không cố định * Salmonella - Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu: Salmonella có hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích th−ớc 0,4 - 0,6 * 1 - 3àm, không hình thành giáp mô và nha bào, có khả năng di động (trừ S. gallinarum- pullorum), bắt màu gram âm. - Tính chất bắt màu: Salmonella hiếu khí và kỵ khí không bắt buộc, nhiệt độ thích hợp: 370C (có thể phát triển đ−ợc từ 6 - 420C), pH: 7,6 ( 6 - 9) + Môi tr−ờng n−ớc thịt: Cấy sau vài giờ đã đục nhẹ, sau 18h đục đều, nuôi lâu đáy ống nghiệm có cặn, trên mặt môi tr−ờng có màng mỏng. + Môi tr−ờng thạch th−ờng: Mọc thành khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc của E.coli. + Môi tr−ờng Macconkey - agar: Khuẩn lạc dạng S, màu trắng xanh. + Môi tr−ờng Brilliant - green - agar: Khuẩn lạc dạng S, màu đỏ. - Đặc tính sinh hoá: Chuyển hoá đ−òng: Phần lớn loài Salmonella lên men sinh hơi đ−ờng: Glucoz, Mannit, Mantoz, Galactoz, Levuloz, ARabinoz. Không lên men đ−ờng Lactoz, Saccaroz. * Escherichia coli - Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu: Là cầu trực khuẩn hình gậy ngắn, kích th−ớc 2 – 3 * 0,6àm. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Có khi trong môi tr−ờng nuôi cấy thấy có trực khuẩn dài 4 - 8àm, những loại này th−ờng gặp trong canh khuẩn già. Phần lớn E.coli di động do có lông xung quanh thân, nh−ng một số không thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô, bắt màu gram âm. - Đặc tính nuôi cấy: Escherichia coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp là 370C (5 - 400C), pH: 7,2 - 7,4 (5,5 - 8). + Môi tr−ờng thạch th−ờng: Sau 24h hình thành những khuẩn lạc tròn, −ớt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi đ−ờng kính 2 - 3 mm. Nuôi lâu, khuẩn lạc có màu gần nh− nâu nhạt và mọc (lan) rộng ra, có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R và M. Môi tr−ờng n−ớc thịt: Môi tr−ờng rất đục, có cặn màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi tr−ờng, có mùi phân thối. Môi tr−ờng Mule Kopman (Muller Kauffman), môi tr−ờng lục Malasit (malachite): E.coli không mọc, môi tr−ờng Endo E.coli có khuẩn lạc màu đỏ, môi tr−ờng EMB có khuẩn lạc màu tím đen, môi tr−ờng thạch SS có khuẩn lạc đỏ, còn trong môi tr−ờng Vinson - Blai E.coli bị ức chế. Môi tr−ờng Macconkey: Khuẩn lạc dạng S, màu đỏ Môi tr−ờng Brillian t- green - agar: Khuẩn lạc dạng S, màu vàng chanh - Đặc tính sinh hoá: Lên men sinh hơi đ−ờng: Glucoz, Galactoz, Mantoz, Lactoz. Không lên men hoặc có thể lên men đ−ờng Saccaroz. 2.2.6. Hiện t−ợng kháng thuốc ở vi khuẩn Sự ra đời của thuốc kháng sinh và liệu pháp kháng sinh đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đấu trang chống lại bệnh nhiễm khuẩn ở nhân y cũng nh− thú y. Nh−ng nó cũng thể hiện những mặt xấu, đặc biệt là hiện t−ợng kháng thuốc của vi khuẩn làm cho các thuốc tr−ớc đây có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn rất mạnh đối với vi khuẩn, nay đã hoàn toàn không có tác dụng nữa. Hay một số thuốc mới ra đời tỏ ra tính −u việt nh−ng chẳng bao lâu chúng đã bị vi khuẩn kháng lại. Từ thông báo này đã h−ớng nhiều nhà nghiên cứu trong n−ớc: Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1978) [10]; Nguyễn Văn Dịp (1997) [4]; Bùi Thị Tho (1996) [25], đã quan tâm tìm hiểu hiện t−ợng kháng thuốc của vi khuẩn. 2.2.6.1. Khái niệm Hiện t−ợng kháng thuốc ở vi khuẩn: Một cá thể hoặc một loài vi khuẩn thuộc một loài nhất định đ−ợc gọi là đề kháng nếu có thể sống và sinh sản trong môi tr−ờng có nồng độ kháng sinh cao hơn nồng độ ức chế sự sinh sản của phần lớn những cá thể khác trong cùng một canh khuẩn hoặc những nòi cùng loài (Nguyễn Vĩnh Ph−ớc, 1976) [20]. 2.2. 6. 2. Phân loại hiện t−ợng kháng thuốc Dựa vào nguồn gốc, chia hiện t−ợng kháng thuốc làm 2 loại: - Kháng thuốc tự nhiên là hiện t−ợng kháng thuốc của bản thân vi khuẩn vốn bình th−ờng đã có sẵn những men hay một chất x nào đó có khả năng chống lại tác dụng của chất kháng sinh hoặc có thể tồn tại vi khuẩn đó có vị trí công kích, điểm tác động của kháng sinh. - Kháng thuốc thu đ−ợc là hiện t−ợng kháng thuốc phát sinh do sự tiếp xúc nhiều lần với kháng sinh hoặc lây truyền từ vi khuẩn đề kháng sang vi khuẩn mãn cảm. Kháng thuốc thu đ−ợc bao gồm: Đột biến kháng và kháng thuốc lây lan. Đột biến kháng là đột biến xuất hiện d−ới ảnh h−ởng của tác nhân chọn lọc ở đây tác nhân gây đột biến là các thuốc hoá học trị liệu. Các tác nhân này đã gây nên những biến đổi ở bộ máy di truyền của tế bào vi khuẩn. Kháng thuốc lây lan: Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã thấy rõ dạng kháng thuốc đột biến, tác dụng liên quan với những biến đổi trên thể nhiễm sắc của vi khuẩn. Sau này các nhà nghiên cứu đã tìm ra bản chất ngoại sinh của nhân tố di truyền đảm nhận khả năng lây truyền cao của tập hợp các dấu hiệu đề kháng. Đó là hiện t−ợng trong plasma ngoài nhiễm sắc thể của tế bào. Đơn vị di truyền này gọi là plasmid. 2.2.6.3. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn: có ba ph−ơng thức mà vi khuẩn có thể truyền gen kháng thuốc theo chiều ngang là: - Sự biến nạp (transdution): Một đoạn AND trần đ−ợc truyền từ tế bào cho đ−ợc một tế bào nhận khác plasmid cũng có thể truyền qua màng mỏng tế bào vi khuẩn thông qua các lỗ hổng trên màng. Thông th−ờng trong tự nhiên, phải có những điều kiện nhất định, một số vi khuẩn mới có khả năng thu nhận AND của plasmid qua con đ−ờng này. Điều kiện cơ bản là phải có nồng độ ion Ca2+ cao, chủ yếu là tăng tính bán thấm màng và tạo nhiều lỗ hổng cho AND plasmid chui qua. - Tải nạp (transformation): sự truyền một đoạn AND từ tế bào này cho sang tế bào nhận, thông qua một thể thực khuẩn (Bacteriophage) plasmid cũng có thể truyền AND của mình thông qua vai trò trung gian của các phagiơ hoặc chuyển nạp vào tế bào(transformation) trong quá trình xâm nhiễm của phagiơ vào tế bào vi khuẩn và trong quá trình nhân lên tạo phagiơ mới, plasmid đã gài đ−ợc AND của mình vào trong vỏ phagiơ, rồi sau đó phagiơ sẽ đem plasmid vào tế bào vi khuẩn khác. - Sự tiếp hợp (conjugation): là sự truyền đạt một đoạn ADN từ tế bào này sang tế bào khác, do có sự liên kết với nhau giống nh− sự giao phối của hai tế bào. Có hai đặc tr−ng của plasmid kháng thuốc đã giúp chúng hình thành sự kháng thuốc mà gieo rắc sự kháng thuốc trong tự nhiênlà: khả năng tiếp hợp của plasmid và sự có mặt của transposon trong bộ gen của plasmid. Trong ba ph−ơng thức kể trên thì ph−ơng thức tiếp hợp đ−ợc coi là ph−ơng thức quan trọng nhất. Quá trình này bao gồm quá trình truyền các phiên bản của plasmid từ tế bào này sang tế bào khác. Vai trò quan trọng của tiếp hợp là nhiều gen kháng thuốc nằm trên cùng một plasmid chúng đ−ợc gọi là những nhân tố R (factors R). 3. nội dung, ph−ơng pháp, Đối t−ợng, địa điểm và nguyên liệu nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu - Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi. - Tỷ lệ mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp cấp tính, mãn tính. - Theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của chó nghiệp vụ ở trạng thái sinh lý và trạng thái bệnh lý. - Lấy dịch mũi phân lập vi khuẩn. - Lấy hạch hàm, tổ chức phổi, dịch khí quản phân lập vi khuẩn. - Xác định độ mẫn cảm của một số loại vi khuẩn phân lập đ−ợc với các thuốc hoá học trị liệu. - Xác định độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn phân lập đ−ợc với các thuốc ho á học trị liệu. - Xác định một số chỉ tiêu phi lâm sàng của chó khoẻ và chó bị bệnh. - Điều trị thử nghiệm. 3.2. Ph−ơng pháp nghiên cứu 3.2.1. Quan sát tổng thể Quan sát trạng thái bình th−ờng của chó khoẻ mạnh, chó có biểu hiện viêm đ−ờng hô hấp (đứng, ăn uống, g−ơng mũi, khoé mũi, nghe phổi,...) 3.2.2. Ph−ơng pháp kiểm tra các chỉ tiêu lâm sàng của chó nghiệp vụ bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp: Tiến hành đo thân nhiệt, tần số tim mạch, tần số hô hấp vào các buổi sáng từ 6h30 - 7h30, tr−ớc khi chó vận động và ăn uống. Buổi chiều đo từ 4h - 5h. (Đỗ Hiệp, 1994) [9]. - Thân nhiệt (0C): dùng nhiệt kế, đo ở trực tràng của chó. Thời gian đo trong 3 -5 phút. - Tần số hô hấp (lần/phút): Dùng ống nghe, nghe nhịp hô hấp ở phổi hoặc dùng mắt để quan sát sự lên xuống của lồng ngực hoặc quan sát sự phập phồng của cánh mũi, đếm trong thời gian là 1 phút. Kiểm tra 3 lần rồi tính trung bình. - Tần số mạch đập (lần/phút): Dùng tai nghe hoặc tay đặt vào vị trí mỏm tim của chó, đếm số lần tim đập trong thời gian là 1 phút. Kiểm tra 3 lần rồi tính trung bình. 3.3.3. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh và mắc theo lứa tuổi của chó nghiệp vụ bằng ph−ơng pháp điều tra: - Tỷ lệ mắc bệnh chung: Số con mắc (%) chó mắc bệnh = Tổng số chó theo dõi X 100 - Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi: Số chó mắc (từng lứa tuổi) (%) chó mắc bệnh = Tổng số chó theo dõi x 100 - Tỷ lệ chó mắc bệnh theo từng thể: Số con mắc (từng thể) (%) chó mắc bệnh = Tổng số chó theo dõi x 100 3.3.4. Ph−ơng pháp lấy mẫu, xác định số loại vi khuẩn và phân lập vi khuẩn Để nghiên cứu, chúng tôi dùng các ph−ơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật xét nghiệm, phân lập vi khuẩn theo các tác giả Nguyễn Phú Quý, Phùng Đắc Cam, L−ơng Ngọc Trân (1991) [21], Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thanh Hiền, Lê Đình L−ơng, Đoàn Xuân M−ợn, Phạm Văn Ty (1978) [5] và Entiere Levy Lambert (1978) [8]. 3.3.4.1. Lấy mẫu và xử lý mẫu - Ph−ơng pháp lấy mẫu: + Lấy dịch mũi: Dùng n−ớc sinh lý rửa sạch hai bên lỗ mũi của chó. Sử dụng tăm bông vô trùng cho vào sâu trong lỗ mũi để ngoáy và thấm dịch, rồi đặt vào ống nghiệm vô trùng. + Lấy dịch khí quản, tổ chức phổi và hạch hàm khi chó chết: tiến hành mổ khám và lấy mẫu ngay (không để quá 6 giờ). Đối với khí quản dùng pank kéo vô trùng cắt ngang ống khí quản, lấy tăm bông vô trùng thấm dịch nhầy trong ống khí quản sau đó ._.ng ức chế vi khuẩn đạt 30% đó là thuốc Doxycolison-F ở dịch khí quản và phổi có số chủng vi khuẩn mẫn cảm và đ−ờng kính vòng vô khuẩn trung bình là: 14,25mm; 14,57mm nhỏ hơn đ−ờng kính vòng vô khuẩn tiêu chuẩn là (≥ 17mm). Vậy không dùng thuốc này trong điều trị. Đặc biệt thuốc Penicillin bị các vi khuẩn ở dịch khí quản, phổi và hạch hàm kháng hoàn toàn nên cần phải loại bỏ thuốc này trong phác đồ điều trị. Vậy thuốc dùng để điều trị trong tr−ờng hợp viêm khí quản, phổi có thể dùng: Tiamulin, Colistin, Coli-tylo. Thuốc dùng để điều trị trong tr−ờng hợp viêm khí quản có thể dùng: Polymycin B. Thuốc dùng để điều trị trong tr−ờng hợp viêm phổi có thể dùng: Nitrofuran, Erythromycin, Kanatialin, Streptomycin. Để khẳng định việc chọn các thuốc kháng sinh dùng điều trị, qua ph−ơng pháp làm kháng sinh đồ trong phòng thí nghiệm có hiệu quả hay không? Chúng tôi tiến hành dùng các thuốc kháng sinh đã chọn để điều trị những chó bệnh ngoài thực tế. Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dịch khí quản, phổi, hạch hàm của chó nghiệp vụ bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp với thuốc hoá học trị liệu Dịch khí quản n = 6 Phổi n = 6 Hạch hàm n = 5 TT Cơ quan Kháng sinh MC % xmX ± MC % xmX ± MC % xmX ± 1 Amoxycillin 5 83,33 10,52 ± 0,50 4 66,67 27,31 ± 0,82 4 80,00 13,28 ± 0,78 2 Tetracilin 0 0 0 3 50,00 14,72 ± 0,48 0 0 0 3 Tiamulin 4 66,67 17,73 ± 0,88 5 83,33 13,45 ± 0,60 3 60,00 15,82 ± 0,95 4 Penicilin 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Streptomycin 0 0 0 2 33,33 14,51 ± 0,38 0 0 0 6 Nitrofuran 0 0 0 3 50,00 24,0 0 0 0 7 Polymycin B 3 50,00 17,23 ± 0,68 0 0 0 0 0 0 8 Erythromycin 0 0 0 3 50,00 23,12 ± 0,06 0 0 0 9 Colistin 4 66,67 14,51 ± 0,69 4 66,67 16,03 ± 0,53 4 80,00 16,92 ± 0,98 10 Coli-Tylo 4 66,67 16,23 ± 0,96 5 83,33 18,92 ± 1,04 3 60,00 16,38 ± 0,58 11 Kanatialin 0 0 0 2 33,33 19,91 ± 0,72 0 0 0 12 Doxycolison-F 2 33,33 14,25 ± 0,14 3 50,00 14,57 ± 0,15 0 0 0 Ghi chú: MC: Mẫn cảm 010 20 30 40 50 60 70 80 90Tỷ lệ (%) Amo Tet Tia Pen Str Nit Poly Ery Coli Co-Ty Kan Dox Thuốc kháng sinh Dịch khí quản Phổi Hạch hàm Biểu đồ 7. Tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dịch khí quản, phổi, hạch hàm của chó nghiệp vụ bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp với thuốc hoá học trị liệu 4.5. Kết quả xác định một số chỉ tiêu máu Máu có vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ thể sống. Việc nghiên cứu sự thay đổi các thành phần trong máu sẽ là căn cứ cho việc đánh giá tình trạng sức khoẻ của cơ thể và có ý nghĩa chẩn đoán bệnh. Khi l−ợng máu và thành phần của máu thay đổi so với bình th−ờng, chứng tỏ cơ thể đang phải chịu một quá trình bệnh lý nào đó. Để đánh giá sự biến đổi các chỉ tiêu máu, chúng tôi tiến hành xét nghiệm máu chó ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp trên máy Hema Screm 18. Kết quả thu đ−ợc, đ−ợc trình bày ở bảng 4.10. Bảng 4.10 cho thấy: Số l−ợng hồng cầu của chó ở trạng thái bình th−ờng là 7,23 ± 0,42 triệu/mm3 máu, dao động trong khoảng 6,26 – 8,0 triệu/mm3 máu. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của: Đại học Cần Thơ, Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang (2004) [6]; Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan, 1996 [24]; J Robert Duncan, D.V.M.Ph.D and Keith W Prasse, D.V.M.Ph.D (1998) [39]... cho rằng: ở chó khoẻ mạnh bình th−ờng, hồng cầu dao động từ 6 -8 triệu/mm3. Theo Đỗ Đức Việt, Trịnh Thị Thơ Thơ (1997) [16] nghiên cứu trên giống chó Béc giê nhập nội tại Trung tâm Nghiên cứu chó nghiệp vụ, Khoa Chăn nuôi thú y, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I – Hà nội, số l−ợng hồng cầu trung bình là 5,92 ± 0,10 triệu/mm3, dao động từ 4,41 – 6,74 triệu/mm3 máu. So sánh với kết quả của chúng tôi thì kết quả của chúng tôi cao hơn. Khi chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp cấp tính thì số l−ợng hồng cầu giảm xuống trung bình còn 7,10 ± 0,30 triệu/mm3 máu, dao động trong khoảng 6,34 – 7,46 triệu/mm3 máu. ở thể mạn tính số l−ợng hồng cầu giảm đi rõ dệt cụ thể là: 2,77 ± 0,35 triệu/mm3, dao động trong khoảng 2,01-3,37 triệu/mm3 máu. Theo chúng tôi nguyên nhân dẫn đến số l−ợng hồng cầu giảm là do bệnh kéo dài, dùng nhiều kháng sinh trong điều trị. Mặt khác khi bị bệnh kéo dài, chó th−ờng ăn ít hoặc bỏ ăn dẫn đến thiếu nguyên liệu để tạo máu nh−: sắt, Protein, Vitamin C, Vitamin B12. làm cho cơ thể ngày càng suy kiệt, làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến khả năng sản sinh hồng cầu thấp. + Thể tích trung bình của hồng cầu đ−ợc tính bằng tổng thể tích của hồng cầu chia cho số l−ợng hồng cầu. Chúng tôi tiến hành đo thể tích trung bình của hồng cầu bằng máy Hema Screm 18. Xét nghiệm 30 chó chúng thu tôi thu đ−ợc kết quả nh− sau: ở trạng thái sinh lý bình th−ờng thì thể tích trung bình của hồng cầu là 81,23 ± 0,10àm3 dao động trong khoảng 81 - 81,40àm3. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Schalm O.W, Jain N.C, Carroll E.J (1975) [44] cho rằng thể tích trung bình của hồng cầu của chó là 81,72àm3. ở thể cấp tính, thể tích trung bình của hồng cầu là: 81,31 ± 0,08àm3 dao động trong khoảng 81,20 - 81,50àm3 tăng hơn ở trạng thái bình th−ờng nh−ng không đáng kể chứng tỏ rằng trong cơ thể bắt đầu có hiện t−ợng thiếu máu. ở thể mạn tính, thể tích trung bình của hồng cầu là 79,83 ± 0,09àm3 dao động trong khoảng 79,70 - 79,90àm3 giảm nhiều so với chó ở trạng thái bình th−ờng. Tổng thể tích hồng cầu giảm, số l−ợng hồng cầu giảm dẫn đến thể tích trung bình của hồng cầu giảm. + Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (g%) đ−ợc tính dựa trên l−ợng huyết sắc tố của hồng cầu và hematocrit. Căn cứ vào nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu để xác định con vật thiếu máu −u sắc, đẳng sắc hay nh−ợc sắc. Kết quả đo nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu trên 10 con chó khoẻ bằng máy Hema Screm 18 là: 32,33 ± 0,73g%, dao động trong khoảng 30,70 - 33,60 g%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của J Robert Duncan, D.V.M.Ph.D and Keith W Prasse, D.V.M.Ph.D (1998) [39] nồng độ huyết sắc tố trung bình là 32,20 g%. ở thể cấp tính và mạn tính, nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu giảm hơn so với trạng thái bình th−ờng. Theo chúng tôi ở hai thể này số l−ợng hồng cầu giảm dẫn đến nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu cũng giảm theo. + L−ợng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu đ−ợc tính theo công thức: huyết sắc tố g/l = Số l−ợng hồng cầu T/l (Nguyễn Thế Khanh, Phạm Tử D−ơng, 2001 [13]) Qua bảng 10 cho thấy: l−ợng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở chó khoẻ là 22,3 ± 0,50 pg dao động trong khoảng 21,10 - 23,00 pg. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của: Ewing G.O, Schalm O.W and Smith R.S (1970) [35], J Robert Duncan, D.V.M.Ph.D and Keith W Prasse, D.V.M.Ph.D (1998) [39], ở chó khoẻ bình th−ờng thì l−ợng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu là 22,4pg. Chó mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp ở thể cấp tính, l−ợng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu là 21,65 ± 0,30 pg dao động trong khoảng 21,00 - 22,00pg. So với chó ở trạng thái bình th−ờng thì ở thể cấp tính l−ợng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu giảm ít. Còn thể mạn tính thì l−ợng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu giảm nhiều 17,40 ± 0,65 pg. . Bảng 4.10. Số l−ợng hồng cầu, thể tích, nồng độ và hàm l−ợng Hb trung bình của hồng cầu ở chó bình th−ờng và chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp Số l−ợng hồng cầu (triệu/mm3) Thể tích bình quân của hồng cầu (àm3) Nồng độ Hb bình quân trong hồng cầu (g%) L−ợng Hb trung bình trong 1 hồng cầu (pg) Chỉ tiêu Đối t−ợng Số l−ợng nghiên cứu (con) xmX ± Dao động xmX ± Dao động xmX ± Dao động xmX ± Dao động Chó bình th−ờng 10 7,23 ± 0,42 6,26 - 8,00 81,23 ± 0,10 81,00 - 81,40 32,33 ± 0,73 30,70 - 33,60 22,30 ± 0,50 21,10 - 23,00 Chó bị bệnh cấp tính 10 7,10 ± 0,30 6,34 - 7,46 81,31 ± 0,08 81,20 - 81,50 29,65 ± 0,74 29,50 - 29,80 21,65 ± 0,30 21,00 - 22,00 Chó bị bệnh mạn tính 10 2,77 ± 0,35 2,01 - 3,37 79,83 ± 0,09 79,70 - 79,90 28,35 ± 0,74 28,20 - 28,50 17,40 ± 0,65 16,40 - 19,00 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 7.23 7.1 2.77 0 1 2 3 4 5 6 7 8 (triệu/mm3) Chó bình th−ờng Chó bị bệnh cấp tính Chó bị bệnh mãn tính Đối t−ợng Biểu đồ 8a. Số l−ợng hồng cầu của chó ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh 32.33 29.65 28.35 26 27 28 29 30 31 32 33 (g%) Chó bình th−ờng Chó bị bệnh cấp tính Chó bị bệnh mãn tính Đối t−ợng Biểu đồ 8b. Nồng độ Hb trung bình trong hồng cầu của chó ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh + Số l−ợng bạch cầu (nghìn/mm3) Bạch cầu có khả năng bảo vệ cơ thể bằng nhiệm vụ thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Việc kiểm tra số l−ợng bạch cầu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán cũng nh− kiểm tra tình trạng sức khoẻ của chó. Chúng tôi tiến hành lấy máu của 30 con chó (10 con khỏe mạnh bình th−ờng, 10 con viêm đ−ờng hô hấp cấp tính và 10 con viêm đ−ờng hô hấp mãn tính), xét nghiệm trên máy Hema Scren 18. Kết quả thu đ−ợc nh− sau: số l−ợng bạch cầu của chó ở trạng thái bình th−ờng là 14,7 ± 0,47nghìn/mm3dao động trong khoảng 14,11 - 15,19 nghìn/mm3. Theo Schalm (1975) [44]; J Robert Duncan, D.V.M.Ph.D and Keith W Prasse, D.V.M.Ph.D (1998) [39], số l−ợng bạch cầu của chó là 14,31 ± 2,276 nghìn/mm3. Nh− vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. ở thể cấp tính, số l−ợng bạch cầu là: 29,60 ± 0,62 nghìn/mm3 dao động trong khoảng 29,00 - 31,20 nghìn/mm3. So với trạng thái bình th−ờng thì số l−ợng bạch cầu ở thể cấp tính tăng lên nhiều Sở dĩ số l−ợng bạch cầu tăng lên là do chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể, khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì các cơ quan đáp ứng miễn dịch, cơ quan tạo máu bị kích thích sản sinh nhiều bạch cầu để tiêu diệt mầm bệnh giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. ở thể mạn tính, số l−ợng bạch cầu giảm nhiều so với trạng thái cơ thể bình th−ờng. Số l−ợng bạch cầu ở thể này là 3,29 ± 0,06 nghìn/mm3 dao động trong khoảng 3,60 - 4,60 nghìn/mm3. Nguyên nhân làm giảm số l−ợng bạch cầu theo chúng tôi đó là do cơ thể suy kiệt khả năng sản sinh bạch cầu giảm mặt khác do dùng nhiều kháng sinh trong điều trị bệnh cũng dẫn tới số l−ợng bạch cầu giảm. Song song với việc nghiên cứu bạch cầu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn bằng máy Hema Screm 18. Kết quả thu đ−ợc nh− sau: ở chó khoẻ mạnh, bình th−ờng thì tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn là 5,35 ± 0,60% dao động trong khoảng 5,00 - 7,00%. Kết quả của chúng tôi t−ơng tự nh− kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996) [24]. ở thể cấp tính và mãn tính tỷ lệ bạch cầu đơn nhân tăng nh−ng không đáng kể. Cụ thể, ở thể cấp tính: 7, 25 ± 0,73 % dao động trong khoảng (7,10 - 7,36) %; thể mạn tính: 7,79 ± 0,35% dao động trong khoảng 7,71 - 7,85%. Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn tăng trong giai đoạn hồi phục và giảm trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính thời kỳ đầu Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc nh− Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1986) [24], J Robert Duncan, D.V.M.Ph.D and Keith W Prasse, D.V.M.Ph.D (1998) [39]... khi nghiên cứu về tỷ lệ bạch cầu có hạt đều phân ra thành 3 loại đó là bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu trung tính. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng máy Hema Screm 18 để phân tích kết quả, các bạch cầu có hạt đ−ợc máy tính chung trong một chỉ tiêu. Kết quả thu đ−ợc cho thấy tỷ lệ bạch cầu có hạt giảm theo mức độ bệnh, cụ thể: chó ở trạng thái bình th−ờng thì tỷ lệ bạch cầu có hạt là 10,4 ± 0,05% dao động từ 10,30 -10,50%. ở thể cấp tính thì tỷ lệ này giảm xuống là 7,90 ± 0,45% dao động từ 7,30 – 9,00% và thấp nhất ở thể mạn tính 6,90 ± 0,41% dao động từ 6,10 - 7,60%. Bảng 4.11. Số l−ợng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn và bạch cầu có hạt của chó khoẻ và chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp Số l−ợng bạch cầu (nghìn/mm3) Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn (%) Tỷ lệ bạch cầu cầu có hạt (%) Chỉ tiêu Đối t−ợng Số l−ợng nghiên cứu (con) xmX ± Dao động xmX ± Dao động xmX ± Dao động Chó bình th−ờng 10 14,70 ± 0,47 14,10 - 15,90 5,35 ± 0,60 5,00 - 7,00 10,4 ± 0,05 10,30 - 10,50 Chó bị bệnh cấp tính 10 29,60 ± 0,62 29,00 - 31,20 7,25 ± 0,73 7,10 - 7,36 7,90 ± 0,45 7,30 - 9,00 Chó bị bệnh mạn tính 10 3,92 ± 0,26 3,60 - 4,60 7,79 ± 0,35 7,71 - 7,85 6,90 ± 0,41 6,10 - 7,60 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 14.7 29.6 3.92 0 5 10 15 20 25 30(nghìn/mm 3) Chó bình th−ờng Chó bị bệnh cấp tính Chó bị bệnh mãn tính Đối t−ợng Biểu đồ 9a. Số l−ợng bạch cầu của chó ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh 10.4 7.9 6.9 0 2 4 6 8 10 12Tỷ lệ (%) Chó bình th−ờng Chó bị bệnh cấp tính Chó bị bệnh mãn tính Đối t−ợng Biểu đồ 9b. Tỷ lệ bạch cầu có hạt của chó ở trạng thái bình th−ờng và khi bị bệnh 4.6. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh viêm đ−ờng hô hấp trên đàn chó nghiệp vụ Từ những kết quả thu đ−ợc về các chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học, chúng tôi điều trị thử nghiệm 80 con chó bị viêm đ−ờng hô hấp , trong đó gồm: 40 con chó bị viêm đ−ờng hô hấp cấp tính, 40 con chó bị viêm đ−ờng hô hấp mãn tính, bằng 4 phác đồ điều trị với 4 loại thuốc kháng sinh: Coli- Tylo, Gentamycin, Tiamulin và Colistin. Phác đồ 1: - Thuốc kháng sinh: Coli- tylo - Thuốc trợ sức, trợ lực, tăng c−ờng sức đề kháng. + Vitamin C 500mg: 0,5 -1g/con/ngày, tiêm tĩnh mạch. + Vitamin B1 2,5%: 0,5 - 2 ml/con/ngày, tiêm bắp hoặc d−ới da. + Vitamin B12 0,05%: 0,5 - 1 ml/con/ngày, tiêm bắp hoặc d−ới da. + CaCl2 10%: 0,25 – 1ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch. - Tr−ờng hợp vật ốm nặng, bỏ ăn, gầy còm, kiệt sức, dùng dung dịch đ−ờng Glucoza 5%: 20 - 40ml/1kg thể trọng, truyền tĩnh mạch. - Nếu vật ho nặng, khó thở, dùng thuốc giảm ho, giãn phế quản, trợ tim mạch: + Ephedrin: 1 - 2 ml/2 lần/ ngày/con + Spactein (hoặc Cafein) - Trong tr−ờng hợp vật sốt cao, dùng thuốc giảm sốt: Analgin 30%: 0,5 - 2ml/con/ngày, tiêm bắp. - Tr−ờng hợp vật bị ốm nặng, nhiều dịch tiết, gây khó thở, sốt cao, dùng thuốc làm giảm tiết dịch Atropin 0,1%: 0,15 – 0,6 ml/10kg thể trọng, tiêm d−ới da. Kết hợp với dùng dầu nóng xoa bóp vùng ngực của con vật, ngày 2 - 3 lần. Phác đồ 2: - Kháng sinh: Gentamycin. - Thuốc trợ sức, trợ lực và thuốc điều trị triệu chứng t−ơng tự nh− phác đồ 1. Phác đồ 3: - Thuốc kháng sinh: Tiamulin. - Thuốc trợ sức, trợ lực và thuốc điều trị triệu chứng t−ơng tự nh− phác đồ 1. Phác đồ 4: - Thuốc kháng sinh: Colistin. - Thuốc trợ sức, trợ lực và thuốc điều trị triệu chứng t−ơng tự nh− phác đồ1. - Thời gian điều trị ở bệnh ở thể cấp tính là 3 - 5 ngày, thể mạn tính là 5 - 7 ngày. Kết quả điều trị đ−ợc chúng tôi trình bày ở bảng 4.12. Qua bảng 4.12 cho thấy: kết quả điều trị đạt khá cao. Với tổng 80 chó điều trị thử nghiệm thì có 71 con khỏi, đạt tỷ lệ 88,75%. Trong đó thể cấp tính, chúng tôi tiến hành điều trị 40 con , có 37 con khỏi, đạt tỷ lệ 92,50%, thể mạn tính điều trị 40 con thì có 34 con khỏi, đạt tỷ lệ 85,00%. ở 4 phác đồ điều trị thì phác đồ 1 có tỷ lệ khỏi cao nhất, tiếp đến là phác đồ 3, phác đồ 2 và thấp nhất là phác đồ 4. Cụ thể là: Phác đồ 1: tiến hành điều trị 20 con, trong đó 10 con viêm đ−ờng hô hấp thể cấp tính và 10 con viêm đ−ờng hô hấp thể mạn tính đều đạt tỷ lệ khỏi bệnh 100%. Phác đồ 3: tiến hành điều trị cho 20 chó thì có 18 con khỏi, đạt tỷ lệ 90,00%. Trong đó thể cấp tính và mạn tính, mỗi thể điều trị 10 con, đều khỏi 9 con, đạt tỷ lệ 90,00%. Bảng 4.12. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh viêm đ−ờng hô hấp trên đàn chó nghiệp vụ. Thể cấp tính Thể mạn tính Phác đồ Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) 1 20 20 100 10 10 100 10 10 100 2 20 17 85,00 10 9 90,00 10 8 80,00 3 20 18 90,00 10 9 90,00 10 9 90,00 4 20 16 80,00 10 9 90,00 10 7 70,00 Tổng hợp 80 71 88,75 40 37 92,50 40 34 85,00 Phác đồ 2: điều trị thử nghiệm trên 20 chó bệnh (10 con bị bệnh ở thể cấp và 10 con ở thể mạn), có 17 con khỏi, đạt tỷ lệ 85,00%. Trong đó thể cấp điều trị 10 con thì 9 con khỏi đạt tỷ lệ 90,00% và mạn tính điều trị 10 con thì khỏi 8 con khỏi, đạt tỷ lệ 80,00%. 2 con chết do tr−ớc đó dùng rất nhiều loại kháng sinh điều trị. Phác đồ 4: điều trị 20 con thì 16 con khỏi, đạt tỷ lệ điều trị khỏi 80,00%. Thể mạn tính điều trị 10 con thì 7 con khỏi đạt tỷ lệ 70,00%. ở thể mạn tính chết 2 con do thể lực quá suy kiệt, 1 con không khỏi. Nh− vậy, so sánh giữa 2 thể bệnh thì thể cấp tính có tỷ lệ khỏi (92,50%) cao hơn thể mãn tính (85,00%). Theo chúng tôi có lẽ là ở thể mạn tính, quá trình viêm kéo dài làm biến đổi cấu trúc đ−ờng hô hấp mặt khác do các vi khuẩn có hiện t−ợng nhờn thuốc cho nên tỷ lệ khỏi của thể mạn tính thấp hơn thể cấp tính, do vậy thời gian điều trị bệnh kéo dài và tỷ lệ khỏi thấp hơn. Trong 4 phác đồ điều trị, phác đồ 1 có tỷ lệ chó khỏi cao nhất, vì thuốc này mới đ−ợc đ−a vào điều trị nên khả năng kháng thuốc ít. Phác đồ 2, 3 và 4, có tỷ lệ khỏi thấp hơn phác đồ 1 vì thuốc này đã đ−ợc sử dụng t−ơng đối nhiều. Tuy nhiên, thuốc dùng điều trị lại rất an toàn cho động vật, bán rộng rãi trên thị tr−ờng, giá cả vừa phải. Vì thế, ta có thể dùng Gentamycin và Tiamulin, Colistin trong điều trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp cho chó. Để thấy rõ hơn hiệu quả của các phác đồ điều trị, chúng tôi thể hiện ở biểu đồ 10. Nh− vậy, để việc điều trị bệnh có hiệu quả, khi phát hiện con vật có triệu chứng viêm đ−ờng hô hấp thì phải cho chó nghỉ tập luyện, giữ ấm cho vật, cách ly chó ra môi tr−ờng trong sạch. Khi điều trị bệnh, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh: phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và chính xác nguyên nhân bệnh, sử dụng kháng sinh đúng, tác dụng tốt, sử dụng liều cao ngay từ đầu, đúng liệu trình, kết hợp với việc chăm sóc hộ lý tốt và tăng c−ờng trợ sức, trợ lực cho vật. Nếu cơ sở có điều kiện thì th−ờng xuyên phân lập vi khuẩn, làm kháng sinh đồ thử độ mẫn cảm của thuốc, từ đó chọn ra loại kháng sinh điều trị hiệu quả nhất. Trong quá trình theo dõi đàn chó tại Trung tâm nghiên cứu Chó nghiệp vụ và vùng phụ cận Hà Nội, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp rất cao chủ yếu mắc vào vụ đông xuân, điều kiện vệ sinh chuồng trại bẩn, chế độ dinh d−ỡng, chăm sóc kém .. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đ−a ra biện pháp phòng bệnh sau: Phòng bệnh - Chuồng trại sạch sẽ, khô ráo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Độ ẩm, độ ô nhiễm trong chuồng nằm trong giới hạn cho phép. - Mật độ nuôi chó trong chuồng thích hợp. - Lịch tiêm phòng đầy đủ. - Không cho chó ăn thức ăn dạng bột vì dễ gây sặc. - Chăm sóc, nuôi d−ỡng tốt: thức ăn phải đầy đủ chất dinh d−ỡng. - Khi chó bị bệnh phải cách ly ra một khu riêng, cách xa nơi nhốt chó khoẻ, không cho chó bệnh tiếp xúc với những con khoẻ. - Thức ăn n−ớc uống thừa của cho bệnh, không đ−ợc cho chó khoẻ ăn, uống. - Điều trị sớm kịp thời, liên tục, đúng liệu trình. - Th−ờng xuyên xét nghiệm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ, xác định tính mẫn cảm và kháng thuốc của vi khuẩn từ đó chọn ra những thuốc điều trị hiệu quả nhất. 100 100 90 80 90 90 90 70 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 Phác đồ Thể cấp tính Thể mãn tính Biểu đồ 10. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp trên đàn chó nghiệp vụ. 5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận Từ những kết quả theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm đ−ờng hô hấp của chó nghiệp vụ tại Trung tâm nghiên cứu Chó nghiệp vụ và vùng phụ cận, chúng tôi rút ra những kết luận sau: 1. Đàn chó nghiệp vụ mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp với tỷ lệ khá cao (27,66%). Trong đó thể cấp tính chiếm 18,66%, thể mạn tính chiếm 9,00%. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp theo lứa tuổi khác nhau là khác nhau. Cao nhất là chó nhóm tuổi III (31,52%) và thấp nhất là chó nhóm tuổi I (20%). 2. Khi chó bị viêm đ−ờng hô hấp ở thể cấp tính thì các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số mạch đập tăng cao hơn hẳn so với trạng thái sinh lý bình th−ờng. Chó ở nhóm tuổi từ 0 ngày tuổi đến 20 ngày tuổi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng kịch liệt nhất. Ng−ợc lại chó mắc bệnh viêm đ−ờng hô hấp thể mạn tính thì các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số mạch đập tăng lên hoặc giảm xuống không đáng kể. 3. Trong dịch mũi của chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp, có 6 loại vi khuẩn, bao gồm: Streptococcus, Staphylococcus, Pasteurella, Salmonella, E.coli, Diplococcus. Trong đó thể cấp tính: Streptococcus chiếm tỷ lệ cao nhất (60,00%). Tiếp đến lần l−ợt là: Staphylococcus (50,00%), Salmonella, Pasteurella (30,00%), E.coli (20,00%) và Diplococcus (16,66%). Tỷ lệ vi khuẩn xuất hiện trong dịch mũi chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp thể mạn tính là Streptococcus (53,33%), Staphylococcus (44,66), Pasteurella (36,66%), Salmonella (33,33%), E.coli (23,33%), Diplococcus (20,00%). 4. Tập đoàn vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dịch mũi chó bị viêm đ−ờng hô hấp thể mạn tính kháng thuốc mạnh hơn thể cấp tính. 5. Số l−ợng hồng cầu, nồng độ Hemoglobin, l−ợng Hemoglobin trong 1 hồng cầu ở thể cấp tính và mạn tính giảm hơn so với chó ở trạng thái bình th−ờng. Thể tích bình quân của hồng cầu của chó ở thể cấp tính 81,31 ± 0,08àm3 tăng hơn chó ở trạng thái bình th−ờng 81,23 ± 0,10 àm3. ở thể mạn tính giảm xuống 79,83 ± 0,09 àm3. 6. Thể cấp tính, số l−ợng bạch cầu 29,60 ± 0,62 nghìn/mm3 tăng hơn nhiều so với chó ở trạng thái bình th−ờng 14,7 ± 0,47 nghìn/mm3. Còn ở thể mãn tính số l−ợng bạch cầu giảm xuống rất thấp 3,92 ± 0,26 nghìn/mm3. Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn ở thể cấp tính và mạn tính tăng hơn chó ở trạng thái bình th−ờng. Ng−ợc lại tỷ lệ bạch cầu có hạt ở thể cấp tính và mạn tính lại giảm hơn so với chó ở trạng thái bình th−ờng. 7. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh viêm đ−ờng hô hấp t−ơng đối cao khi dùng một trong những loại thuốc kháng sinh: Coli-Tylo, Gentamycin, Tiamulin và Colistin kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực, giải độc và việc hộ lý, chăm sóc tốt. 5.2. Đề nghị ở đề tài này, chúng tôi mới chỉ tiến hành phân lập đ−ợc những vi khuẩn hiếu khí trong đ−ờng hô hấp của chó bị bệnh viêm đ−ờng hô hấp, các chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng của chó ở trạng thái bình th−ờng và khi bị viêm đ−ờng hô hấp cấp, mạn tính. Vì vậy, chúng tôi đề nghị: - Xác định số l−ợng vi khuẩn ở trạng thái cơ thể khoẻ mạnh và khi bị bệnh. - Xác định vai trò của từng loại vi khuẩn trong quá trình phát sinh và phát triển của bệnh viêm đ−ờng hô hấp. Cần xác định độc lực của từng loại đối với động vật thí nghiệm để khẳng định vai trò của từng loại vi khuẩn. Tài liệu tham khảo I. Tài liệu tiếng việt 1. Vũ Triệu An (1978), Đại c−ơng sinh lý bệnh học, NXB Y học. 2. Trần Minh Châu, Hồ Đình Trúc, Lê Thanh Hải, Phạm Sỹ Lăng, Đào Hữu Thanh, D−ơng Công Thuận (1988), Bệnh th−ờng thấy ở chó và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp. 3. V−ơng Đức Chất, Lê Thị Tài (2004), Bệnh th−ờng gặp ở chó, mèo và cách phòng trị. NXB Nông nghiệp. 4. Nguyễn Văn Dịp (1997) ”Kết quả thực nghiệm loại trừ plasmid đề kháng với kháng sinh của Staphylococcus aureus invivo” Tạp chí thú y thực hành số 3, Trang 2-3. Bộ Y tế xuất bản. 5. Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thanh Hiền, Lê Đình L−ơng, Đoàn Xuân M−ợn, Phạm Văn Ty (1978), Một số ph−ơng pháp nghiên cứu vi sinh vật học – tập 3, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 6. Đại học Cần Thơ, Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang (2004), Báo cáo tổng kết Điều tra, nghiên cứu bảo tồn nguồn gen động vật: Chó Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ , tháng 3 năm 2004. 7. Đào Trọng Đạt (2004), Những bệnh th−ờng gặp ở chó và cách phòng trị, NXB Hà Nội. 8. Entiere levy – lambert (1978), Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm (Nguyễn Viết Thọ, Nguyễn Xuân Thiều dịch), NXB y học. 9. Đỗ Hiệp (1994), Chó cảnh nuôi dạy và chữa bệnh, NXB Hà nội. 10. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1978), ”Kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli gây bệnh ở lợn con”, Hội nghị Công tác khoa học kỹ thuật năm 1976 - 1978, Tr−ờng ĐHNNI. 11. Trần Bá Hoành (1979), Học thuyết tiến hoá, NXB Giáo dục Hà Nội. 12. I.A.B.A. Khulop. Makarop (1980), Ph−ơng pháp phòng chống các loại bệnh do virus của các súc vật, NXB Nông nghiệp. 13. Nguyễn Thế Khanh, Phạm Tử D−ơng (2001), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, NXB Y học. 14. Kudlay D.G, V.F. Chubukow (1975), Vi sinh vật học (tuyển tập) tập II (Lê Đình L−ơng dịch), NXB khoa học kỹ thuật. 15. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1998), Bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp. 16. Đỗ Đức Việt, Trịnh Thị Thơ Thơ (1997), “Một số chỉ tiêu huyết học chó”, Tập san khoa học, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 17. Nguyễn Vĩnh Ph−ớc (1970), Vi sinh vật thú y tập I, II, III, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 18. Nguyễn Vĩnh Ph−ớc (1986), “Dịch viêm phổi địa ph−ơng một tai hoạ với kiểm soát động vật”, Thông tin Chi cục Thú y. 19. Nguyễn Vĩnh Ph−ớc (1978), “Phân lập Serotyp vi khuẩn tụ huết trùng trâu bò ở các tỉnh phía nam”, Vet - Scien. 20. Nguyễn Vĩnh Ph−ớc (1976), Vi sinh vật học thú y, tập III, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. 21. Nguyễn Phú Quý, Phùng Đắc Cam, L−ơng Ngọc Trân (1991), Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học, NXB văn hoá. 22. Phạm Ngọc Thạch (2004), Bệnh ở đ−ờng hô hấp, Bài giảng cao học chuyên ngành thú y, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 23. Nguyễn Nh− Thanh (1974), Giáo trình thực tập vi sinh vật học, NXB Nông nghiệp. 24. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Giáo trình sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 25. Bùi Thị Tho (1996), Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hoá học trị liệu và phytoncid đối với E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng, Luận án phó tiến sỹ khoa học, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 26. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, NXB Hà Nội. II. Tài liệu tiếng Anh 27. Aalun et.al (1976), “Lung lesions at alaugher, Association to factors in the pig herd”, Nord Vet. Med, 28, pp. 487 – 495. 28. Bọckstro”m L and Bremer H (1978), “The relationship betwen disea enviromenttal factors in herds”, Nord Vet. Med, 30, pp. 526 - 533. 29. Bille N, Larsen J.L, Svendsen J and Niensel N.C (1975), ”Prewaning mortality in pig.6.Incidense and causes pneumonia”, Nord Vet. Med, 27, pp. 282 - 495. 30. Boiton A.M, Cloud P and Heap P (1985), “Enzotic pneumonia of pigs in South Australia - factors relating to incidence of disease”, Austr Vet, 62, pp. 98 - 101. 31. Carter (1955), “Observation on the pathology and Bacteriology of Shipping in Canada”, Canada. J. Comp. Med. A.J.V.R ,16. 32. Carter (1954), “Observation on the pathology and Bacteriology of Shipping in Canada”, Canada. J. Comp. Med, 18, pp. 359 - 363. 33. Cohen A.V, Gold W.N (1975), “Defense Mechanism of lung” A.Re.V.Physiol, 37, p. 325. 34. Collier J.K and Rossow C.F (1964), “Microflora of Apparently healthy lung tissue of cattle” A.J.V.R, 25, pp. 391 - 392. 35. Ewing G.O, Schalm O.W and Smith R.S (1970), Hematologic Valuse of normal Basenji dogs, Califonia Veterinary University 36. Flesja K.L and Solberg I (1985), “Pathological lessions in swine at slaughter”, Acta Vet. Acand, 22, pp. 272 - 282. 37. Ganter M, Kipper S and Hensel A (1990), “Brouchoscoppy and brouchoalveola lauage of live anaesthetized pigs”, Proc int pig Vet Soc, Lausanne, p.190. 38. Hunneman W.A, Voets M.T, School A.C.M and Verlogen F.A.P (1986), “Hemophilus pleuropneumonia infection in fattening pig. Effect of sup clinically infeced breeding herds and diffirent ventilation system”, Proc.Int, pig Vet Soc.Barcelona, p. 276. 39. J Robert Duncan, D.V.M.Ph.D Keith W Prasse, D.V.M.Ph.D (1998), Department of veterinary Pathology, college of veterynary Medicine University of Gocigla, Athona Georgia, (Vetterinary Laboratory Medicine), The Iowa state univercity press, Ames Iowa. 40. Kelley K.W (1980), “The Swiss health service (PHS)”, Proc Int pig Vet Soc, Dio janciro, p. 334. 41. Lindquist T (1974), “Animal health and enviroment in the production fattening pigs”, Acta vet Scand [suppl], 51, pp. 1 - 78. 42. Mehlborn G and Hoy S (1985), “Influence of endogenic and exogenic factors on the prevalence rate of lung lessions of fattening pig and sows”, Proc 5th int Congs Auim Hyg, Septemper 1985, Hanover, pp. 313 - 319. 43. New housse. M et al (1976), “Lung defense Mechannisms”, N.EngI.J.Med, 295, pp. 990 - 1045. 44. Schalm O.W, Jain N.C, Carroll E.J (1975), Veterinary Hematology, Philadenphia, pp. 87 – 109. 45. Thomson R.G and Gilka F (1974), “A brief review of pulmonary clearance of bacterial acroso emphasizing aspects of particular, relavance to veterinary Medicin”, Can Vet.J, pp. 15 - 99. 46. Tielen et. al (1978), “Conditions of management and the construction of pigeries in pig fattening famrms as in the incidence of diseases of the lung and liver of slaughtered pigs”, Tijdschr Diergenceskd, 103, pp. 1153- 1165. 47. Wathes C.M (1993), “Ventilation, airhygiene and animal health”, Vet.Rec, 113, pp. 861-869. 48. WHO (1986), Antibiotic susceptibility testing, BioMericux. III. Tài liệu tiếng Tiệp Khắc 49. Bọckstro”m L, Bremer H (1976), Sjukdoms - registreringar pa svin vid Slaktbesiktning - Ett Hjọl pmedel ifửrebyggaande svinnhọlsovard.I, Svensk vet tidn, 28, 312 - 336. Một số hình ảnh triệu chứng, bệnh tích chó bị viêm phổi m∙n tính và hình ảnh kháng sinh đồ Triệu chứng chó viêm phổi mãn tính Phổi có những vùng hoại tử Phổi viêm, xuất huyết Ph ổi viêm dính thành ngực Khí quản xuất huyết Phổi khí thũng Phổixuất huyết Streptococcus Staphylococcus E.coli Mẫu tổng hợp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2099.pdf
Tài liệu liên quan