BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
LÊ THỊ LÝ
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRÊN CÁC NỀN PHÂN BÓN KHÁC NHAU TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN TẠI HUYỆN VĨNH TƯỜNG – TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ ĐÌNH CHÍNH
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung
129 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5926 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau trong điều kiện vụ xuân tại huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Lê Thị Lý
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Đình Chính, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học; Khoa Nông học, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Cây công nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội); các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn cán bộ huyện Vĩnh Tường, các hộ dân ở các xã trong địa bàn huyện đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt các thí nghiệm tại địa phương .
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Lê Thị Lý
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
Viết đầy đủ
CT
Công thức
TGST
Thời gian sinh trưởng
Đ/C
Đối chứng
ĐVT
Đơn vị tính
TGST
Thời gian sinh trưởng
NSCT
Năng suất cá thể
NSLT
Năng suất lý thuyết
NSTT
Năng suất thực thu
NSTB
Năng suất trung bình
DTTN
Diện tích đất tự nhiên
SL
Sản lượng.
DT
Diện tích
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1 Diện tích, năng suất sản lượng đậu tương trên thế giới 10
2.2 Diện tích, năng suất sản lượng đâu tương của 4 nước sản xuất đậu tương chủ yếu trên thế giới 12
2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam từ năm 2000 - 2008 15
4.1 Nhiệt độ, ẩm độ, tổng lượng bốc hơi nước, tổng số giờ nắng vụ xuân 2009 ở Vĩnh Phúc 40
4.2 Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường 43
4.3 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương huyện Vĩnh Tường (1999 – 2008) 44
4.4 Các yếu tố hạn chế sản xuất đậu tương của huyện Vĩnh Tường 47
4.5 Thời gian mọc và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương trên các nền phân bón 49
4.6 Thời gian sinh trưởng của của các giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau 53
4.7 Chiều cao thân chính, chiều cao đóng quả, số đốt hữu hiệu của các giống đậu tương trên các nền phân bón 57
4.8 Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương thời kỳ bắt đầu ra hoa 59
4.9 Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương thời kỳ hoa rộ 61
4.10 Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương thời kỳ quả mẩy 62
4.11 Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các giống đậu tương 64
4.12 Diện tích lá của các giống trên các nền phân bón (dm2 lá/ cây) 66
4.13 Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương trên các nền phân bón qua các thời kỳ (m2 lá/ m2 đất) 68
4.14 Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương trên các nền phân bón qua từng thời kỳ (g/cây) 70
4.15 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau 72
4.16 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau 75
4.17 Năng suất của các giống trên các nền phân bón khác nhau 79
4.18 Chi phí và thu nhập thuần của các giống đậu tương ĐT22, AK06, D140 trên các nền phân bón khác nhau 81
4.19 Chi phí sản xuất và thu nhập thuần của các giống đậu tương AK06, D912, Đ9804 trên các nền phân bón khác nhau 82
4.20 Hàm lượng Protein và Lipit của các giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau 83
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1 Nhiệt độ và độ ẩm trung bình từ tháng 1 đến tháng 6 40
4.2 Tổng lượng mưa và tổng số giờ nắng từ tháng 1 đến tháng 6 40
4.3 Chiều cao thân chính của các giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau 58
4.4 Năng suất thực thu của các giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau 80
4.5 Hàm lượng Protein của các giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau 84
4.6 Hàm lượng Lipit của các giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau 84
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày, có tác dụng nhiều mặt trong đời sống xã hội như: Cung cấp thực phẩm cho con người, làm thức ăn cho gia súc, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cải tạo đất.
Hạt đậu tương chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, trong đó protein chiếm 38- 40%. Có những chế phẩm của đậu tương mang tới 90-95% protein, đây là nguồn protein thực vật có giá trị cao cung cấp cho con người. Trong hạt đậu tương còn chứa chất sắt, canxi, phot pho và các thành phần chất xơ tốt cho tiêu hoá. Vitamin trong đậu tương có nhiều nhóm B đáng kể là vitamin B1, B2, B6.
S Lipit trong hạt đậu tương chiếm 18- 24% cao hơn so với các loại đậu khác. Hydratcacbon chiếm khoảng 30- 40%. Thành phần có trong đậu tương có lợi nhiều cho sức khoẻ con người gồm Phytosterol, lecithin, isoflavin và phytoestogen và những sản phẩm giúp ức chế quá trình phân huỷ protein.
Ngoài ra, cây đậu tương còn có khả năng cố định Nitơ tự do nhờ sự cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium Japonicum. Sau mỗi vụ trồng, đậu tương đã cố định và bổ sung vào đất từ 60-80 kg N/ha, tương đương 300-400 kg đạm sunphat [47]. Do vậy, cây đậu tương ngoài giá trị kinh tế còn là cây cải tạo đất rất tốt.
Nhờ những ưu điểm nổi bật trên mà cây đậu tương đã trở thành một trong những cây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong đời sống xã hội nhiều nước trên thế giới. Hạt đậu tương là mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia. Nhiều nước đã tập trung nghiên cứu và sản xuất cây đậu tương với số lượng lớn như Mỹ, Brazil, Achentina …
Ở Việt Nam diện tích và sản lượng đậu tương trong những năm gần đây liên tục tăng. Đến nay cây đậu tương đã trở thành cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của nhiều vùng sản xuất ở nước ta.
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây cây đậu tương đã trở thành cây trồng không thể thiếu trong công thức luân canh, tăng vụ (lúa xuân sớm – lúa mùa - đậu tương đông hay đậu tương xuân – lúa mùa – cây vụ đông) do đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên sản xuất đậu tương tại Vĩnh Tường còn nhiều hạn chế vì diện tích sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện đang bị thu hẹp; chưa có bộ giống đậu tương thích hợp, công tác giống chưa được chú trọng đúng mức; canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đầu tư thâm canh còn hạn chế, chưa chú ý đến việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Do đó diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương toàn huyện chưa đồng đều và kém ổn định. Năm 2008, trên toàn huyện diện tích đậu tương đạt 3.408 ha (giảm 1.499 ha so với năm 2005), năng suất đạt 15,52 tạ/ha (giảm 1,36 tạ/ha so với năm 2005), sản lượng đạt 2.964 tấn (giảm 2.788 tấn so với năm 2005)[Bảng 4.3: Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Vĩnh Tường].
Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của sản xuất nông nghiệp, làm tăng năng suất đậu tương trên một đơn vị diện tích, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và trên toàn huyện Vĩnh Tường nói riêng, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Đình Chính, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau trong điều kiện vụ xuân tại huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất một số giống đậu tương tốt, năng suất cao và xác định mức phân bón phù hợp cho đậu tương xuân trên đất huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, mức độ chống chịu và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ xuân trên đất Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nền phân bón đến sinh trưởng, phát triển, mức độ chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ xuân tại huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định các giống đậu tương phù hợp với điều kiện vụ xuân tại huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xác định được mức phân bón hợp lý cho một số giống đậu tương trong vụ xuân tại huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm các thông tin, các dữ liệu khoa học về cây đậu tương làm tài liệu khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung các giống đậu tương tốt, năng suất cao, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất đậu tương trong vụ xuân tại huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc.
- Góp phần xây dựng quy trình thâm canh đậu tương nhằm nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của việc sản xuất đậu tương tại huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương có triển vọng như AK06, D912, D140, ĐT22 và Đ9804 trong điều kiện vụ xuân trên địa bàn huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề tài giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống đậu tương AK06, D912, D140, ĐT22 và Đ9804 trong điều kiện vụ xuân huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Đậu tương được đánh giá là cây có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao (hàm lượng protein trung bình khoảng từ 38 - 40%, lipit từ 18 - 20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng). Protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số các protein của thực vật - Hàm lượng protein từ 38 - 40% là cao hơn cả ở cá, thịt và cao gấp hai lần hàm lượng protein có trong các loại đậu đỗ khác. Hàm lượng của các axit amin có chứa lưu huỳnh như methionin, sistein, sixtin ... của đỗ tương rất gần với hàm lượng của các chất này của trứng. Hàm lượng cazein, đặc biệt là lozin rất cao, gần gấp đôi so với trứng gia cầm. Protein của đậu tương dễ tiêu hoá hơn thịt và không có các thành phần tạo thành cholesteron, không có các dạng axit uric... Ngày nay, người ta mới biết thêm hạt đậu còn chứa chất lexithin, có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, sung sức, làm tăng thêm trí nhớ và tái sinh các mô, làm cứng xương và tăng sức đề kháng của cơ thể. [43].
Đậu tương còn có khả năng tích luỹ đạm của khí trời để tự túc và làm giàu đạm cho đất nhờ vào sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum ở bộ rễ. Trong điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn nốt sần này có thể tích luỹ được một lượng đạm tương đương từ 20 - 25 kg urê/ha. Vì vậy đậu tương có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Mặt khác, đậu tương lấy đi từ đất chất dinh dưỡng không nhiều. Theo tác giả Chu Thị Thơm và cs cho rằng: một tấn hạt đậu tương cùng với thân lá lấy đi từ đất 81 kg N, 17 kg P2O5, 35 kg K2O[45].
Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất kỳ một yếu tố nào đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Cây đậu tương yêu cầu một lượng dinh dưỡng khá lớn. Để đạt sản lượng 3.000 kg hạt/ha cây đậu tương cần 285 kg Đạm, 170 kg P2O5 , 85 kg K2O, 65 kg CaO, 52 kg MgO,... và nhiều nguyên tố vi lượng khác. [10].
Đạm: là nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết cho cây đậu tương. Đạm tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin khác.
Giai đoạn đầu khi mới mọc, cây còn bé thì dựa chủ yếu vào nguồn đạm sẵn có trong đất và lượng đạm bón vào khi gieo. Khoảng ba tuần lễ sau khi mọc, khi mà các nốt sần ở bộ rễ đó được hình thành và các vi sinh vật cố định đạm bắt đầu hoạt động thu hút đạm từ khí trời thì cây có thêm nguồn đạm này. Hoạt động cố định đạm của vi sinh vật cũng sẽ đạt hiệu quả cao nhất vào thời kỳ cây ra hoa, kết quả nên sẽ rất thuận lợi cho việc cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Lân: là yếu tố có vai trò quan trọng trong đời sống của cây đậu tương. Lân tham gia vào quá trình hình thành các bộ phận mới của cây. Lân có trong thành phần các enzym, các protein, đồng thời tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin.
Lân thường được bón lót trước khi gieo hạt để tăng cường sự phát triển của bộ rễ, làm cho rễ ăn sâu và lan rộng tạo điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít bị đổ. Giai đoạn từ sau khi mọc đến khi ra hoa nếu thiếu lân cây sẽ sinh trưởng kém, giảm khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận như hạn, rét, sâu bệnh...
Kali: Kali có vai trò quan trọng trong việc trao đổi đạm, chuyển hoá Gluxit, cân bằng nước, tổng hợp Protein, tăng cường tính chống chịu cho cây... Sau dinh dưỡng đạm, kali là nguyên tố được hấp thu đứng thứ hai về số lượng ở cây đậu tương. Cây hút Kali nhiều nhất vào thời kỳ ra hoa. Theo T.S Lê Xuân Đính, trung bình có khoảng 20 kg K2O trong 1 tấn hạt đậu[15].
Đậu tương là loại cây ngắn ngày, các giống đậu tương ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 70 - 75 ngày, các giống dài hơn khoảng 120 ngày. Vì vậy đây là cây trồng không thể thiếu trong các công thức luân canh tăng vụ. Cây đậu tương có khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ở nhiều vụ trong năm, là cây có thể trồng luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Với rất nhiều những ưu điểm và hiệu quả kinh tế đem lại thì cây đậu tương cần được đầu tư đúng mức và hợp lý nhằm thúc đẩy ngành sản xuất đậu tương của nước ta tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong những năm qua do diện tích canh tác bị thu hẹp, do người dân chưa nhận thức được vai trò đầy đủ của cây đậu tương nên cây đậu tương chưa được đầu tư đúng mức cả về giống, chế độ bón phân, chăm sóc ... Do đó diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của Việt Nam nói chung, của huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng còn rất thấp. Để khắc phục vấn đề này chúng ta cần phải có các biện pháp giải quyết đồng bộ, đó là:
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khảo nghiệm để có được bộ giống tốt, năng suất cao, thích hợp với cơ cấu mùa vụ.
- Cần có các biện pháp kỹ thuật, canh tác phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu của vùng.
- Nghiên cứu và đề xuất được lượng phân bón đủ cân đối, góp phần nâng cao năng suất cây đậu tương.
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương
* Yêu cầu về nhiệt độ
Cây đậu tương có nguồn gốc ôn đới, nhưng không phải là cây trồng chịu rét. Tuỳ theo giống chín sớm hay muộn mà tổng tích ôn của cây đậu tương biến động từ 1.888 – 2.7000C[39].
Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng, phát triển và các quá trình sinh lý khác của cây đậu tương.
Theo Lowell, nhiệt độ tối thấp sinh học cho sự sinh trưởng sinh dưỡng của hạt đậu tương từ 8-120C, cho sinh trưởng sinh thực từ 15-180C; còn nhiệt độ cần thiết cho sự ra hoa của đậu tương từ 25-290C[62].
Nhiệt độ tối thiểu và tối đa cho đậu tương ở thời kỳ nảy mầm nằm trong phạm vi từ 10-400C. Dưới 100C thì sự vươn dài của trục mầm dưới lá bị ảnh hưởng. Muốn mọc được cần có nhiệt độ từ 10-120C. Càng ấm thì hạt càng dễ mọc và mọc nhanh. ở nhiệt độ từ 10-120C, muốn mọc được phải cần đến 15-16 ngày, nhưng nếu có nhiệt độ 150C chỉ cần 9-10 ngày và nếu ở 200C thì chỉ mất 6-7 ngày. Nếu nhiệt độ lên quá 400C hạt cũng không mọc được.
Theo Delouche (1953) thì hạt giống đậu tương có thể nảy mầm ở nhiệt độ của môi trường từ 5-400C, nhưng nảy mầm nhanh nhất ở 300C.
Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến ra hoa kết quả. Nhiệt độ 100C ngăn cản sự phân hoá hoa. Dưới 180C có khả năng làm cho quả không đậu.
Nhiệt độ cao trên 400C ảnh hưởng sâu sắc đền hoàn thành đốt, sinh trưởng lóng và phân hoá hoa.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự cố định Nitơ của đậu tương. Vi khuẩn nốt sần Rhizobium japonicum bị hạn chế bởi nhiệt độ trên 330C. Nhiệt độ 25-27oC hoạt động của vi khuẩn là tốt nhất[5]
Theo Lê Song Dự (1988) thì sự vận chuyển các chất trong cây càng chậm khi nhiệt độ càng thấp và ngừng lại ở nhiệt độ 2-30C[12]
* Yêu cầu về ẩm độ
Nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi tuỳ vào điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng. Cả quá trình sinh trưởng của cây đậu tương cần lượng mưa từ 350 – 600 mm. Hệ số sử dụng nước từ 1.500 – 3.500 mm3 để hình thành một tấn hạt [23].
Thời kỳ mọc: yêu cầu đất đủ ẩm. Khô hạn kéo dài làm hạt thối. Nhu cầu nước tăng dần khi cây lớn lên, sự mất nước do thoát hơi nước trong ngày trường vượt quá lượng nước do rễ hút.
Thời kỳ quả mẩy yêu cầu lượng nước cao nhất. Hạn vào thời kỳ hoa và quả mẩy gây rụng hoa, rụng quả nhiều, do đó làm giảm năng suất đáng kể.
Đậu tương có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây màu khác như cây ngô. Sau khi hạn, được lấy nước trở lại , đậu tương tiếp tục ra hoa ở các đốt kế tiếp và đậu quả [39].
* Yêu cầu về ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái cây đậu tương, làm thay đổi thời gian nở hoa và chín, do đó ảnh hưởng đến chiều cao cây, diện tích lá, năng suất hạt.
Đậu tương là cây ngày ngắn có phản ứng với độ dài ngày nhưng có rất ít giống không nhạy cảm với quang chu kỳ[10].
Sự tác động của ánh sáng ngày ngắn mạnh nhất là vào những giai đoạn trước khi cây ra hoa, lúc này ánh sáng ngày ngắn sẽ làm cho cây rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm giảm chiều cao cây, số đốt cũng như độ dài của các lóng. Nếu chất lượng của ánh sáng kém như ánh sáng yếu sẽ làm cho các lóng vươn dài, có xu hướng leo như trường hợp trồng dày quá, trồng xen chẳng hạn, làm ảnh hưởng đến năng suất. Đậu tương là cây C3, bão hoà ánh sáng ở cường độ 23.680 lux. Cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm cho cây sinh trưởng khoẻ, cho năng suất cao. Cường độ ánh sáng giảm 50% so với bình thường có thể làm giảm 50% năng suất [12][39].
* Yêu cầu về đất đai
Cây đậu tương có tính thích ứng rất rộng. Có thể trồng đậu tương trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, thịt pha cát, đất cát nhẹ, đất sét... Nhìn chung đất trồng màu hoặc đất hai vụ lúa thoát nước tốt thì trồng đậu tương tốt.
Trên đất thịt nặng đậu tương khó mọc nhưng sau khi mọc lại thích ứng tốt hơn so với các loại cây màu khác. Trên đất cát đậu tương cho năng suất không ổn định. Đất có độ pH từ 6-7 thích hợp cho cây sinh trưởng và hình thành nốt sần [39].
2.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và việt nam
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương được con người biết đến cách đây khoảng 5000 năm và được trồng từ thế kỷ XI Trước Công Nguyên.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất sản lượng đậu tương trên thế giới
STT
Năm
Diện tích (Triệu ha)
Năng suất (Tạ/ha)
Sản lượng (Triệu tấn)
1
1985
54,07
17,25
88,25
2
1995
61,96
20,26
125,53
3
1996
63,18
20,84
131,67
4
1997
69,39
21,99
152,59
5
1998
71,66
22,30
159,80
6
1999
72,19
21,80
157,37
7
2000
75,05
22,30
167,36
8
2001
76,13
23,21
176,70
9
2002
77,35
23,34
180,53
10
2003
83,61
22,67
189,52
11
2004
91,61
22,64
206,46
12
2005
91,42
23,45
214,35
13
2006
91,72
23,91
218,42
14
2007
94,90
22,78
216,14
Nguồn FAOSTAT, July, 2008
Cây đậu tương chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy dầu quan trọng của thế giới: đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ dầu. Do vậy đậu tương được trồng phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất ở các nước Châu Mỹ chiếm tới 73,0% tiếp đó là các nước thuộc khu vực Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ) chiếm 23,15% [17].
Do khả năng thích ứng rộng nên hiện nay đậu tương đã được trồng ở nhiều nước trên khắp các châu lục. Hàng năm trên thế giới trồng khoảng 54 - 56 triệu ha đậu tương (thời gian 1990 - 1992) với sản lượng khoảng 220,18 triệu tấn.
Trong những năm 70, diện tích trồng đậu tương trên thế giới tăng ít nhất 2 lần so với những cây lấy dầu khác. Trong các cây lấy dầu của thế giới sản lượng đậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50% vào những năm 1980. Ngược lại sản lượng của lạc lại giảm từ 18% xuống còn 11% trong cùng thời kỳ (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [10].
Theo tổ chức nông lương thế giới FAO (2005) diện tích đậu tương toàn thế giới năm 2005 là 91,42 triệu ha, tăng 37,75 triệu ha so với năm 1985.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2006 diện tích đạt 91,72 triệu ha so với năm 1985 là 54,07 triệu ha (tăng gần 1,7 lần). Đạt tốc độ tăng trưởng 3,5%/năm về diện tích và 1,7%/năm về năng suất.
Tổng sản lượng đậu tương thế giới năm 2006 sẽ đạt 220,18 triệu tấn tăng nhẹ so với năm 2005. Cùng với việc mở rộng diện tích, năng suất đậu tương cũng có sự tăng trưởng đáng kể, năm 2005 năng suất đậu tương là 23,45 tạ/ha tăng 6,20 tạ/ha so với năm 1985.
Đậu tương được trồng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên bốn nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới là Mỹ, Braxin, Achentina và Trung Quốc chiếm khoảng 90-95% tổng sản lượng lương thực thế giới.
Mỹ là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới. Năm 2005 diện tích đậu tương của Mỹ đạt 28,88 triệu ha, năng suất đạt 29,10 tạ/ha; sản lượng đạt 84,00 triệu tấn. Năm 2006 diện tích đậu tương của Mỹ đạt 30,19 triệu ha; năng suất 29,04 tạ/ha (giảm nhẹ so với năm 2005); sản lượng đạt 87,57 triệu tấn, tăng 3,57 triệu tấn so với năm 2005. Năm 2007, diện tích sản xuất đậu tương của Mỹ đạt 30,56 triệu ha, năng suất đạt 23,14 tạ/ha (giảm 6,9 tạ/ha so với năm 2006); sản lượng đạt 70,71 triệu tấn, giảm 6,86 triệu tấn so với năm 2006. Mỹ là nước xuất khẩu đậu tương sang EU, Nhật, Tây Ban Nha, Tây Âu...
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất sản lượng đâu tương của 4 nước sản xuất đậu tương chủ yếu trên thế giới
Năm
Mỹ
Braxin
Achentina
Trung Quốc
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
2000
29,32
24,60
82,22
13,60
25,10
34,20
8,58
24,70
21,20
8,18
17,50
14,29
2001
29,30
26,50
75,06
13,97
27,90
39,00
10,40
26,70
27,77
9,20
16,70
15,36
2002
29,54
26,60
78,58
15,90
27,40
43,57
11,30
26,10
29,49
9,10
17,00
15,47
2004
29,94
28,60
85,74
21,47
22,90
49,21
13,95
22,90
32,00
10,58
16,80
17,75
2005
28,88
29,10
84,00
22,00
25,00
55,00
15,00
27,00
40,50
9,50
18,10
17,20
2006
30,19
29,04
87,57
22,05
23,8
52,46
15,10
26,8
40,47
9,10
17,03
15,50
2007
30,56
23,14
70,71
20,64
28,20
58,20
16,10
28,26
45,50
8,90
17,53
15,60
(Nguồn: WAP, Jun 2006; Oilseeds: WM&T, jun 2006)
Mỹ là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới. Năm 2005 diện tích đậu tương của Mỹ đạt 28,88 triệu ha, năng suất đạt 29,10 tạ/ha; sản lượng đạt 84,00 triệu tấn. Năm 2006 diện tích đậu tương của Mỹ đạt 30,19 triệu ha; năng suất 29,04 tạ/ha (giảm nhẹ so với năm 2005); sản lượng đạt 87,57 triệu tấn, tăng 3,57 triệu tấn so với năm 2005. Năm 2007, diện tích sản xuất đậu tương của Mỹ đạt 30,56 triệu ha, năng suất đạt 23,14 tạ/ha (giảm 6,9 tạ/ha so với năm 2006); sản lượng đạt 70,71 triệu tấn, giảm 6,86 triệu tấn so với năm 2006. Mỹ là nước xuất khẩu đậu tương sang EU, Nhật, Tây Ban Nha, Tây Âu...
Nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới là Braxin. Bắt đầu từ năm 1960 do nhiều yếu tố tác động cũng như lợi ích từ sản xuất đậu tương mang lại mà diện tích đậu tương của nước này tăng với tốc độ cao và trở thành nước sản xuất đậu tương lớn thứ 2 thế giới. Năm 2005 diện tích đậu tương của Braxin đạt 22,0 triệu ha, năng suất đạt 25,00 tạ/ha, sản lượng đạt kỷ lục 55 triệu tấn. Năm 2007, diện tích sản xuất đậu tương của nước này đạt 20,64 triệu ha (giảm so với năm 2006); năng suất đạt 28,2 tạ/ha, tăng 4,4 tạ/ha so với năm 2006; sản lượng đạt 58,2 triệu tấn, tăng 5,74 triệu tấn so với năm 2006.
Nước sản xuất đậu tương lớn thứ 3 là Achentina. Năm 2005 diện tích đậu tương của Achentina đạt 15,00 triệu ha, năng suất đạt rất cao 27,0 tạ/ha và sản lượng 40,50 triệu tấn, tăng 91% so vơí năm 2000. Năm 2007, diện tích đậu tương của Achentina đạt 16,10 triệu ha, năng suất đạt 28,6 tạ/ha(cao hơn so với năm 2005, 2006) và sản lượng 45,50 triệu tấn.
Tại Châu Á, Trung Quốc đứng đầu Châu Á và đứng thứ 4 thế giới về sản xuất đậu tương. Năm 2000 diện tích đậu tương của Trung Quốc là 8,18 triệu ha, sản lượng: 14,29 triệu tấn, đến năm 2004 diện tích đã đạt 10,58 triệu ha, sản lượng đạt 17,75 triệu tấn. Năm 2005 diện tích giảm xuống còn 9,50 triệu ha, nhưng năng suất đạt 18,10 tạ/ha (tăng 1,30 tạ/ha) nên sản lượng giảm không đáng kể vẫn đạt 17,20 triệu tấn. Đến năm 2007, diện tích đạt 8,90 triệu ha; năng suất đạt 17,53 tạ/ha, tăng so với năm 2006 nhưng giảm so với năm 2005 và sản lượng đạt 15,6 triệu tấn, giảm hơn so với năm 2005.
Ngoài 4 nước nói trên thì Pháp, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng là những nước sản xuất đậu tương lâu đời
Tại Nhật Bản cây đậu tương tuy đã được đưa vào khoảng 200 năm trước và sau công nguyên, nhưng phải đến năm 1960 cây đậu tương mới được chú ý phát triển. Diện tích đậu tương của Nhật Bản năm 1960 là 340 ngàn ha, năng suất 78,5 tạ/ha cao nhất thế giới với giống Miyagishironma, năm 1997 diện tích đạt tới 832 ngàn ha (Nguyễn Văn Luật (1979)[34].
Đậu tương là cây trồng được chú ý phát triển khá mạnh ở Ấn Độ. Năm 1997 Ấn Độ có diện tích đậu tương là 5,1 triệu ha, năng suất 10,5 tạ/ha, sản lượng 5,35 triệu tấn. Trong những năm gần đây Ấn Độ đã áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh nên năng suất bình quân đã tăng gấp 2,5 lần đạt 26,7 tạ/ha.
Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của Châu Á còn thấp, chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu dùng của châu lục, do vậy hàng năm các nước Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia, Malaixia phải nhập khẩu một lượng lớn đậu tương từ Mỹ, Braxin, Achentina....
Một số nước Đông Âu cũng có nhu cầu nhập khẩu đậu tương lớn chủ yếu từ Mỹ và Braxil như: Hà Lan nhập 5,06 triệu tấn; Đức nhập 3,9 triệu tấn; Tây Ban Nha nhập trên 3 triệu tấn (Ngô Thế Dân, 1999)[10].
2.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây đậu tương được biết đến từ rất sớm. Từ thế kỷ XVI, đậu tương đã được trồng ở khu vực Bắc Bộ nước ta. Đến nay cây đậu tương giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta. Đậu tương cung cấp Prôtêin làm thức ăn cho người và gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp dầu thực vật cho đời sống và phục vụ cho xuất khẩu.
Ở Châu Á, Việt Nam xếp thứ 6 về sản xuất đậu tương sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên và Thái Lan.
Năm 2000, diện tích đậu tương của nước ta là 122,3 ngàn ha; năng suất đạt 11,6 tạ/ha và đạt sản lượng 141,9 ngàn tấn. Đến năm 2007, diện tích đậu tương của cả nước là 190,1 ngàn ha, năng suất đạt 14,6 tạ/ha, sản lượng đạt 277,5 ngàn tấn.
Ở miền Bắc nước ta hiện nay đã hình thành 3 vụ đậu tương trong một năm, đó là:
+ Vụ xuân: gieo tập trung từ 10/2 – 10/3. Vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có thể gieo sớm hơn từ 20/1 – 10/2 để tránh gió Tây cuối tháng 4, vùng Tây Bắc Bộ (Sơn La, Lai Châu…) gieo muộn hơn từ 1/3 – 20/3.
+ Vụ hè: Gieo từ 25/5 – 20/6. Một số tỉnh có tập quán gieo đậu tương hè vào giữa 2 vụ lúa thì kết thúc gieo trước 8/6 và sử dụng các giống ngắn ngày.
+ Vụ đông: Gieo 15/9 – 5/10
Ở các tỉnh phía Nam thường chỉ có 2 vụ đậu tương/năm.
Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Vụ 1 gieo tháng 4,5 thu hoạch tháng 7,8; Vụ 2 gieo tháng 7,8 và thu hoạch tháng 10,11.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Vụ 1 gieo tháng 12 thu hoạch tháng 2,3; Vụ 2 gieo cuối tháng 2 đầu tháng 3 thu hoạch tháng 5[39]
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam từ năm 2000 - 2008
Năm
Diện tích
(1.000ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1.000 tấn)
2000
122,3
11,6
141,9
2001
140,3
12,6
176,8
2002
158,5
12,7
201,4
2003
165,6
13,3
220,2
2004
183,8
13,4
245,9
2005
203,6
14,3
291,5
2006
185,6
13,9
258,1
2007
190,1
14,6
277,5
Nguồn: Tổng Cục thống kê năm 2008
Về công tác chọn tạo giống đậu tương đã được tiến hành ở các cơ sở nghiên cứu theo hướng khác nhau. Những năm qua rất nhiều giống đậu tương được nhập nội, tuyển chọn và lai tạo và đưa vào sản xuất tạo nên bộ giống đậu tương khá phong phú.
Theo Nguyễn Chí Bửu, Phạm Đồng Quảng, Nguyễn Thiên Lương, Trịnh Khắc Quang (2005)[6] cả nước năm 2003 có 78 giống đậu tương được gieo trồng, trong đó có 13 giống chủ lực với diện tích gieo trồng trên 1.000 ha được phân bố như sau: DT84, Bông Trắng (> 10.000 ha); MTĐ176, DT99, 17A (5.000 - 10.000 ha); AK03, ĐT12, Nam Vang, ĐH4, V74, AK05, VX93 (1.000 - 5.000 ha).
Tuỳ theo đất đai, mùa vụ, cơ cấu cây trồng của từng địa phương mà sử dụng giống thích hợp.
+ Các giống thích hợp cho vụ xuân: VX93, AK06, D140, ĐT2000, DT96...
+ Các giống thích hợp cho vụ hè: DT84, M103, ĐT93, ĐT12, ĐT80...
+ Các giống thích hợp cho vụ đông, thu đông: DT84, DN42, DT96, ĐT93, VX93...
+ Bộ giống của các tỉnh phía Nam: MTĐ176, HL92, G87-1, ...[47].
Theo Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản cả nước đến 2010 và tầm nhìn 2020 nêu rõ: “Đến năm 2010 diện tích đậu tương khoảng 400.000 ha, trong đó trồng trên đất chuyên màu là 200.000 ha, còn lại bố trí luân canh trên đất 2 vụ lúa, 1 lúa - 1 màu. Định hướng năm 2020 khoảng 430 ngàn ha. Bố trí chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên”. Như vậy định hướng đã rõ ràng, cây đậu tương đã và đang được Nhà nước nhìn nhận đúng vai trò và vị trí.
2.4. Một số nghiên cứu về đậu tương trên thế giới và việt nam
2.4.1. Một số nghiên cứu về đậu tương trên thế giới
2.4.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn giống đậu tương
Nghiên cứu và đánh giá vật liệu khởi đầu là bước rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Đã có rất nhiều thành tựu trong công tác nghiên cứu của các nhà khoa học về đánh giá vật liệu khởi đầu.
Nguồn gen đậu tương hiện nay được lưu giữ ở nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu là các nước: Mỹ, Trung Quốc, Australia, Pháp, Nigienia, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan và Liên Xô (cũ)... với tổng số 45.038 giống (Trần Đình Long, 1991) [28].
Tại trung tâm phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ thống đánh giá (Soybean - Evaluation trial - Aset) giai đoạn 1 phân phát được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 quốc gia nhiệt đới và á nhiệt đới. Kết quả đánh giá giống đậu tương của Aset đã đưa vào mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 1994) [50]. Ví dụ AK03 bắt nguồn từ giống đậu tương nhập nội._. G2261 được đưa vào sản xuất năm 1998 ở Việt Nam, giống Kaosung N3 năm 1991 tại Đài Loan, giống KPS 292 năm 1992 tại Thái Lan [21].
Hai nước Mỹ và Canada rất chú trọng đến chọn tạo giống đậu tương. Trong đó, Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương nhờ các phương pháp chọn lọc, nhập nội, gây đột biến và chuyển gen. Hiện nay, đã đưa vào sản xuất trên 100 dòng, giống đậu tương và lai tạo được một số giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh Phytopthora và thích ứng rộng như: Amsoy71, Lec 36, Clark 63, Herkey 63... Hướng chủ yếu trong công tác nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ là sử dụng các tổ hợp lai phức tạp, cũng như nhập nội để làm phong phú thêm quỹ gen chọn lọc, chọn tạo ra những giống có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, có hàm lượng protein cao (Johnson H.W. and Bernard R.L, 1967)[57].
Công tác chọn giống đậu tương ở Braxil cũng rất được coi trọng. Từ 1976 đến nay Trung tâm nghiên cứu quốc gia đã chọn từ 1.500 dòng đậu tương từ những giống thích hợp. Nhiều giống tốt đã được tạo ra như: DoKo, Numbaira, Cristalina… Thời gian tới Braxil chọn giống đậu tương theo hướng thời gian sinh trưởng 107-120 ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh [69].
Ở Thái Lan, sự phối hợp giữa hai Trung tâm MOAC và CGPRT nhằm cải tiến giống có năng suất cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính như gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn..., đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, chịu được hạn hán và ngày ngắn... (Judy W.H and Jackobs J.A., 1979)[59].
Năm 1961, Viện khoa học Nông nghiệp Đài Loan đã bắt đầu tiền hành chương trình chọn tạo giống và đã đưa vào sản xuất giống Kaosing3, Tainung3, Tainung4... Các giống được xử lý Nơtron và tia X cho các giống đột biến Tainung. Tainung1 và Tainung2 có năng suất cao hơn giống khởi đầu và vỏ quả không bị nứt. Các giống này đã được sử dụng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhau như Trạm khí tượng Marjo (Thái lan), Trường đại học Philippin (Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự, 1995)[20].
Năm 1985, Gings và Chandhary đã xác định được 6 giống có năng suất cao, ổn định là HM93, PK73-92, PK73-94, PK321, Bragg và SH1 [56].
Johnson và cộng sự (1955) xác định giữa năng suất và thời gian sinh trưởng, khối lượng hạt và tính chống tách hạt có tương quan di truyền chặt [58].
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tương quan di truyền và kiểu hình của 7 tính trạng trong 3 quần thể đậu tương ở thế hệ F2, Weber và Moorthey (1952) kết luận rằng: năng suất hạt có tương quan thuận với ngày chín, chiều cao cây và trọng lượng hạt. Trong khi đó Kwon và cộng sự (1972) lại cho rằng: năng suất hạt có tương quan nghịch với thời gian sinh trưởng và giai đoạn từ gieo đến ra hoa [61].
Mối tương quan giữa năng suất hạt với số quả trên cây, chiều cao cây, thời gian ra hoa, đặc biệt là giai đoạn 50% cây ra hoa và thời gian sinh trưởng đã được Kaw và Menon (1972) khẳng định là mối tương quan chặt [60].
Asadai and Darman, A.Arsyad, 1992 [51], nghiên cứu về tương quan giữa các đặc tính sinh trưởng, chiều cao cây có tương quan thuận với năng suất (r = 0,665 và 0,662), thời gian ra hoa và thời gian sinh trưởng có hệ số tương quan r = 0,500, giữa thời gian ra hoa với chiều cao cây r = 0,602, số lượng nốt sần với chiều cao cây r = 0,660.
Sản xuất đậu tương chiếm một vị trí quan trọng ở châu Á. Tại đây đã có nhiều cơ quan nghiên cứu về đậu đỗ như Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC), ICRISAT, TARI, Viện Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế IITA. Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á đã chọn tạo ra các giống đậu tương có tiềm năng năng suất cao trên 70 tạ/ha như G2120, trong đó giống có năng suất cao nhất thế giới trong những năm 1970 là Miyagishiroma (Nhật Bản) với năng suất đạt 78 tạ/ha [52].
Nước đứng thứ nhất về sản xuất đậu tương tại châu Á là Trung Quốc. Trung Quốc đã tạo ra hàng loạt các giống mới có năng suất cao, chất lượng và tính chống chịu với điều kiện bất thuận vượt trội, điển hình là các giống: CN001, CN002, YAT12, HTF18, có năng suất đạt 34-42 tạ/ha trên diện rộng [56].
Theo Bản tin Nông nghiệp Giống công nghệ cao của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung Quốc đã chọn tạo ra giống đậu tương Thẩm Tiên số 1 giàu Protein, ăn ngon, thời gian sinh trưởng 65 ngày, năng suất quả tươi đật 15 tấn/ha, tỷ lệ quả 3 hạt đạt 70%. Đây là hướng chọn tạo mới, theo hướng ăn tươi, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng [4].
Một trong những nước ở châu Á cũng rất chú trọng đến phát triển đậu tương là Ấn Độ. Ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phương và nhập nội tại trường đại học tổng hợp Pathaga năm 1963, đến năm 1967 thành lập chương trình đậu tương toàn Ấn Độ với nhiệm vụ lai tạo và thử nghiệm giống mới, họ đã tạo ra được một số giống có triển vọng như Birsasoil, DS 74-24-2, D 373-16. Tổ chức AICRPS (The All Indaisia Cusordrated Research Proseet on Soybean) và NRCS (Nationad Research Center for Soybean) đã tập trung nghiên cứu về gen Otype, đã phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với khí hậu nhiệt đới, đồng thời phát triển những giống chống chịu cao với bệnh kháng Virut (Brown D. M, 1960) [54] [55]
2.4.1.2. Một số nghiên cứu về phân bón trên cây đậu tương trên thế giới
Bên cạnh công tác nghiên cứu về giống thì trên thế giới, nhiều quốc gia, nhiều nhà Khoa học đã dành thời gian để nghiên cứu về phân bón cho cây đậu tương. Việc nghiên cứu về chế độ phân bón, chế độ trồng, chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt và phát huy hết tiềm năng của giống là vấn đề rất quan trọng.
N: Là yếu tố quan trọng nhất đối với cây đậu tương. Tuy nhiên nhu cầu đạm của đậu tương không lớn vì rễ cây sống cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium japonicum nên cây có khả năng cố định đạm và cung cấp cho đất một lượng đạm khá lớn.
Theo Harper (1974) thấy rằng việc cố định N2 và sử dụng Nitrate (NO3) có tầm quan trọng để thu được năng suất tối đa. Ông thấy nếu NO3- dư thừa có hại tới năng suất vì lúc đó sự cố định N2 bị ức chế. Bón đạm quá nhiều hoặc bón không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình thành, phát triển và hoạt động của vi khuẩn nốt sần.
Bón đạm sẽ không có tác dụng làm tăng năng suất đậu tương nếu dinh dưỡng trong đất đã cung cấp đủ nhu cầu NO3 cho cây (Porter và cộng sự, 1981). Tuy nhiên, trên đất nghèo chất hữu cơ, kém thoát nước thì bón đạm với lượng 50-110 kg/ha có tác dụng làm tăng năng suất.
Ngoài yếu tố đạm thì lân là yếu tố rất có ý nghĩa với cây đậu tương. Khi cây được cung cấp lân đầy đủ sẽ giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả, tăng tỷ lệ đậu quả, tỷ lệ quả chắc từ đó làm tăng năng suất rõ rệt.
Tại Australia, Dickson và cộng sự, (1987) [55] đã tiến hành những thí nghiệm về bón phân lân cho các cánh đồng tại vùng Queen- Sland đã chỉ ra rằng: năng suất đậu tương được tăng lên đáng kể khi được bón phân lân, sự mẫn cảm của đậu tương đối với phân lân phụ thuộc vào độ chua của đất, hàm lượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới đất.
Tại Indonexia, bón phân cho đất có hàm lượng lân dễ tiêu dưới 18ppm đã làm tăng năng suất đậu tương đáng kể, thiếu lân dễ tiêu thường gắn liền với đất chua, hàm lượng Al, Fe, Mn cao gây trở ngại cho sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất (Salesh và Sumarno (1993))[67].
Trong đất chua khả năng giữ lân thường cao vì tỷ lệ Fe, Al cao, gây thiếu lân nghiêm trọng làm hạn chế khả năng hấp thu các yếu tố dinh dưỡng của cây đậu tương. Việc bón vôi sẽ làm tăng pH đất, từ đó tăng hàm lượng lân dễ tiêu giúp cho cây có thể hút được lân dễ dàng. Ngoài ra, cần kết hợp các yếu tố N, K, phân hữu cơ sẽ nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phân lân.
Ngoài các yếu tố N, P thì Kali là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao năng suất của cây đậu tương. Khi bón lân làm tăng năng suất của cây đậu tương thì nhu cầu về kali cũng tăng lên.
Theo Hinson K. Và E.E. Hartwig (1977), trên những đất có mức kali ban đầu thường được đánh giá là đủ nhưng lượng kali vốn có đã hao hụt nhanh do vụ đậu tương cao sản gây ra.
Nigieria (1990-1991) nghiên cứu về hiệu quả tác động của việc kết hợp giữa phân khoáng N, P, K đã kết luận rằng: hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở công thức: 60 tấn phân chuồng + 200 kg N, P, K (15:15:15)/ha và bón vào thời kỳ phân cành của cây đậu tương.
2.4.2. Một số nghiên cứu về đậu tương ở Việt Nam
2.4.2.1. Một số nghiên cứu về giống đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm qua công tác chọn tạo giống đậu tương liên tục được phát triển. Đặc biệt từ năm 1986, sau khi Nhà nước có chủ trương khuyến khích công tác nghiên cứu, chọn giống nói chung và công tác nghiên cứu về đậu đỗ nói riêng từ đó các nghiên cứu về đậu tương, đậu xanh, lạc được phát triển mạnh mẽ hơn.
Ở Việt Nam, công tác chọn giống và phát triển sản xuất đậu tương đang tập trung vào các hướng chính sau đây (Trần Đình long, 2000)[31]:
- Tiếp tục nhập nội các nguồn gen quý hiếm trên thế giới.
- Sử dụng các phương pháp chọn tạo giống truyền thống (chọn lọc, lai tạo, xử lý đột biến).
- Đối với đậu tương còn cần tập trung chọn tạo giống có hàm lượng dầu cao (chiếm 22-27% khối lượng hạt).
Trong những năm qua đã có rất nhiều giống đậu tương được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính như: D140, ĐT92, VX93, Đ96-02, ĐT80, ... Lai hữu tính là phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp phục vụ cho chọn lọc. Phương pháp này có thể phối hợp được các đặc tính và tính trạng có lợi, những ưu điểm tốt nhất của bố mẹ để tạo ra con lai với mục đích khác nhau.
Hai mươi năm qua chương trình nghiên cứu đậu đỗ thông qua các đề tài đã thu thập, nhập nội trên 5.000 mẫu giống đậu tương. Trong đó đã khảo sát đánh giá trên 4.000 mẫu chủ yếu nhập từ Viện nghiên cứu cây trồng trên toàn Liên Bang Nga (VIR), một số mẫu nhập từ Trung tâm nghiên cứu phát triển rau màu Châu Á (AVRDC), Úc, Nhật và Viện cây trồng nhiệt đới Quốc tế (IITA). Các nhà khoa học đã phân lập các dòng giống có tính trạng đặc biệt khác nhau như thời gian sinh trưởng, tính chịu rét, tính chịu hạn, khả năng kháng bệnh gỉ sắt... phục vụ cho công tác chọn giống [33].
Vũ Đình Chính (1995) khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương đã phân lập các chỉ tiêu làm 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất hạt. Nhóm thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu không tương quan chặt với năng suất (r 0,6) gồm 15 chỉ tiêu như số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, khối lượng 1000 hạt ...; nhóm thứ 3 gồm các chỉ tiêu tương quan nghịch với năng suất, gồm 5 chỉ tiêu đó là tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virus, tỷ lệ bệnh đốm vi khuẩn, và tỷ lệ sâu đục quả [7].
Trần Đình Long và cộng sự đã thử nghiệm 56 giống bộ EV01, 20 giống bộ PA01 và 90 giống nhập từ Úc từ năm 1999 đến năm 2002 trong các vụ tại các tỉnh trong cả nước cho thấy:
+ Có nhiều giống năng suất cao thích hợp cho vụ xuân tại nhiều vùng sinh thái khác nhau như 95389, CM60, MSBR22, 94137-3-1-2, MSBR20 ... năng suất đạt từ 1,9 – 3,5 tấn/ha.
+ Một số giống thích hợp cho vụ hè: SJ4, LO-75-1558, năng suất từ 2,2 – 2,8 tấn/ha.
+ Một số giống thích hợp cho vụ đông: 95389 Empoga 304... năng suất đạt từ 1,5 – 2,2 tấn/ha.
+ Một số giống thích hợp cho cả 3 vụ: MSBR20, CLS2111, CM60, 95389 năng suất đạt từ 2,5 – 3,5 tấn/ha.
+ Một số giống cho Đồng Bằng Sông Cửu Long: 95389, CM60, MSBR20, CLS2111, Emgopa
+ Một số giống cho vùng núi phía Bắc: SJ14, LO-75-1558, 95389...
+ Một số giống thích hợp cho vùng Đồng Bằng Sông Hồng: 95389,CM60, MSBR20, MSBR22...[30].
Năm 2000, giống ĐT12 có thời gian sinh trưởng cực ngắn, thích hợp cho vụ hè 72-78 ngày, năng suất 14-23 tạ/ha, đã được Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc[47].
Cũng trong năm 2000, tập thể các tác giả: Tạ Kim Bính, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Bình đã chọn lọc cá thể mẫu giống GC00138 (nhập nội từ AVRDC) liên tục trong năm 1997-1998, kết quả tạo ra giống ĐT2000. Giống ĐT2000 có thời gian sinh trưởng 100-110 ngày, khả năng cho năng suất cao ở những chân đất giàu dinh dưỡng, thích hợp ở vụ xuân. ĐT2000 có khả năng chống đổ tốt, kháng bệnh gỉ sắt, phấn trắng cao. Thân của ĐT2000 có nhiều đốt, cứng cây, thân to, ít đổ, thích hợp cho việc thâm canh tăng năng suất. Giống ĐT2000 có số quả/cây khá cao 29,7 – 37,7 quả/cây, số quả 3 hạt cao (62%). Từ đó, ĐT2000 đạt năng suất 19,5 – 30,5 tạ/ha cao hơn đối chứng V74[2].
Năm 1987 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn được giống AK03 từ dòng G2261 nhập nội có thời gian sinh trưởng 80 – 85 ngày, năng suất bình quân 13-16 tạ/ha, thích hợp cho vụ đông và cũng từ dòng G2261 chọn được giống AK05 có thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, năng suất 15-18 tạ/ha, kháng bệnh gỉ sắt, thích hợp vụ đông ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Khi nghiên cứu biến động của một số tính trạng số lượng của các giống đậu ăn hạt qua các đợt gieo trồng ở đồng bằng sông Hồng, Vũ Tuyên Hoàng và Đào Quang Vinh (1984) cho biết sự biến động theo giống thấp hơn sự biến động theo đợt trồng. Các tính trạng như số đốt trên thân, số đốt mang quả có hệ số biến động theo giống tương đương hệ số biến động theo đợt trồng và chọn theo những tính trạng trên cho hiệu quả chọn lọc cao hơn. Các tác giả cho biết giữa năng suất và các tính trạng số lượng có mối quan hệ với nhau. Đây là kết quả quan trọng trong việc xác định được phương hướng tác động hợp lý để nâng cao năng suất. Đối với những tính trạng tương quan chặt với năng suất nhưng biến động nhiều theo điều kiện trồng trọt thì nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác động, những tính trạng tương đối ổn định có thể làm căn cứ khi chọn giống[19].
Khi nghiên cứu đậu tương bằng phương pháp lai hữu tính, Vũ Tuyên Hoàng và ctv (1983) cho biết: các tính trạng khác nhau có hệ số biến dị và di truyền khác nhau. Các tính trạng như chiều cao cây, số lá trên thân có hệ số biến dị thấp, hệ số di truyền cao, các tính trạng như số quả chắc/cây và khối lượng hạt/cây thì ngược lại có hệ số biến dị cao và hệ số di truyền thấp. Một số tính trạng có hệ số tương quan chặt như số đốt mang quả r = 0,53; và tương quan rất chặt với năng suất là trọng lượng hạt/cây (r= 0,94)[18].
Bằng phương pháp lai hữu tính tác giả Vũ Đình Chính đã lai tạo giống đậu tương D140 từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4[7]. Năm 1995, D140 được đưa vào thí nghiệm so sánh giống chính quy. Kết quả giống D140 có khả năng thích ứng rộng, có thể gieo trồng ở cả 3 vụ trong năm, thời gian sinh trưởng 90 – 100 ngày, khối lượng 1000 hạt lớn, màu sắc đẹp và cho năng suất cao đạt 15 – 27 tạ/ha.
Bộ môn Cây công nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam năm 1996 đã chọn từ tổ hợp lai (dòng 821x134 Nhật Bản) tạo giống ĐT93, thích hợp cho vụ hè và đạt năng suất 15 – 18 tạ/ha. Hiện nay giống đang được phát triển rộng rãi trong sản xuất ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Theo Nguyễn Tấn Hinh, Vũ Tuyên Hoàng và ctv (1999)[16]: bằng phương pháp lai hữu tính đã tạo ra tổ hợp lai D95, VX93 đã chọn tạo thành công giống TL57 (A57) và giống D96-02 (Tổ hợp lai ĐT74xĐT92) có năng suất cao, khả năng chống rét tốt, thích hợp với điều kiện gieo trồng vụ đông và vụ xuân.
Ngoài ra, còn các giống như ĐT80 do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn từ tổ hợp V70 x vàng Mộc Châu thích hợp cho vụ hè ở miền núi. Giống ĐT92 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn từ tổ hợp lai ĐH4 x TH84 thích hợp cho vụ xuân vùng đồng bằng sông Hồng.
Ngoài công tác chọn giống bằng con đường tuyển chọn từ tập đoàn nhập nội, lai hữu tính thì chọn giống bằng xử lý đột biến trong những năm qua cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Một trong những người đầu tiên thành công về chọn tạo giống đậu tương bằng phương pháp xử lý đột biến là Viện sỹ. TSKH. Trần Đình Long. Năm 1978, tác giả dùng tia γ và các loại hoá chất gây đột biến tác động vào vật liệu từ đó phân lập các dòng, đánh giá lựa chọn được một số giống có năng suất cao, chịu được khí hậu nóng. Đáng chú ý nhất là giống M103 chọn tạo từ dòng đột biến của giống V70 năm 1987 thích hợp cho vụ hè và hè thu [10].
Trần Tú Ngà (1994)[37] khi nghiên cứu ứng dụng đột biến thực nghiệm trong chọn giống đậu tương đã dùng phương pháp gây đột biến để chọn ra một số dòng đậu tương có triển vọng.
Cũng bằng phương pháp xử lý đột biến dùng tia γ, nguồn Co60 năm 1985 tác giả Mai Quang Vinh và cộng sự[47] đã tạo ra giống DT8 từ dòng lai 8-33. DT84 có thời gian sinh trưởng 80-85 ngày, năng suất đạt 15-20 tạ/ha, trồng được 3 vụ/năm, thích hợp cho vụ hè. Hiện nay DT84 là một trong 10 giống đậu tương đang được trồng với diện tích lớn nhất.
Bằng phương pháp gây đột biến Viện Di truyền Nông nghiệp cũng đã chọn tạo ra các giống đậu tương có năng suất cao như DT90 (đột biến từ K7002/Cọc chùm F2), DT96 (đột biến từ DT90/DT84).
Theo Trần Đình Long (2003), trong giai đoạn 1991 – 1995 đã cải tiến được nhiều giống đậu tương thích hợp cho các vùng sinh thái, các vụ gieo trồng khác nhau. Các giống: M103, ĐT80, VX92, DT84, AK05 và HL2 đã được công nhận là giống quốc gia, năng suất các giống đạt từ 2,4 – 2,5 tấn/ha. Hàng loạt các giống khác được công nhận là giống khu vực như: G87-1, G87-5, G87-8, VX91, DT90, AK04, ĐT93 và V74. Tính từ năm 1997-2002, có 19 giống đậu tương mới, tuy nhiên so với thế giới và các nước trong khu vực thì năng suất đậu tương Việt Nam chỉ bằng 65% (17 tạ/ha).
Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần xác định bộ giống thích hợp cho từng vùng, từng vụ sản xuất. Nghiên cứu để hoàn thiện quy trình thâm canh, nâng cao năng suất cho từng giống ở mỗi thời vụ, nhằm phát huy tiềm năng của giống ở mức cao nhất.
2.4.2.2. Một số nghiên cứu về phân bón cho đậu tương ở Việt Nam
Nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng khác nhau là khác nhau. Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng sẽ phát huy tốt tiềm năng năng suất. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất cho cây đậu tương thì phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, ngoài việc xác định bộ giống thích hợp cho từng vùng, từng vụ sản xuất thì việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình bón phân nâng cao năng suất cho từng giống ở mỗi thời vụ và điều kiện đất đai khác nhau là hết sức cần thiết nhằm phát huy tiềm năng của giống ở mức cao nhất.
Cây đậu tương cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm. Tuy nhiên trên thực tế do có khả năng sống cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium Japonicum nên lượng phân đạm bón cho đậu tương không nhiều, bởi nguồn đạm cộng sinh đáp ứng tới 40 – 60% nhu cầu đạm của cây. Sau khi cây có 2-3 lá thật cây đậu tương có khả năng cố định đạm để cung cấp cho hoạt động sống của mình. Nguồn đạm này được tăng dần khi cây có 3 lá kép (nốt sần bắt đầu được hình thành) và đạt tối đa khi cây ra hoa, làm quả sau đó giảm dần.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2001)[5]: nếu chỉ bón riêng đạm cho đậu tương thì năng suất đạt 1,4 tạ/ha. Trong khi đó cũng lượng đạm như vậy trên nền có bón lân cho năng suất đậu tương đạt 2,3 tạ/ha.
Các yếu tố đa lượng có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ nhau trong việc cung cấp dinhh dưỡng cho cây đậu tương, thiếu một trong các yếu tố này đều làm cho cây sinh trưởng, phát triển không bình thường, năng suất thấp.
Theo Vũ Đình Chính (1998) [8] cho rằng: bón kết hợp N, P trên đất bạc màu nghèo dinh dưỡng với mức 90 kg P2O5/ha trên nền 40 kg N/ha làm tăng số lượng nốt sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt. Theo tác giả thì trong điều kiện vụ hè trên đất bạc màu (Hiệp Hoà - Bắc Giang) bón cho giống đậu tương Xanh lơ Hà Bắc thích hợp nhất là 20 kg N: 90 kg P2O5: 90 kg K2O.
Tác giả Lê Đình Sơn (1988) cho rằng: lân và đạm có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau trong việc làm tăng số các cành cho quả, số quả/cây[41].
Tác giả Trần Danh Thìn (2001)[44] cho biết: khi bón kết hợp N, P, Ca có tác dụng rõ rệt trong việc khắc phục hạn chế của các yếu tố dinh dưỡng đất, nâng cao năng suất đậu tương và lạc. Việc bón kết hợp cả 3 yếu tố N, P, K cho năng suất cao nhất ở cả 2 nền phân cao và thấp. Đối với đất chua, nghèo dinh dưỡng bón 100N: 150P2O5: 800Ca: 50 K2O đã cho hiệu quả kinh tế của lạc và đậu tương cao.
Theo Trần Thị Trường, Trần Thanh Bình (2005) tỷ lệ sử dụng phân đạm, lân, kali thích hợp nhất cho đậu tương là 1:2:2. Đạm và Kali là hai yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất của cây đậu tương. Nếu bón riêng rẽ kali cho bội thu 1,4 tạ/ha; trên nền đạm cho bội thu 4,3 tạ/ha. Nếu bón riêng rẽ đạm cho bội thu 1,4 tạ/ha; trên nền có lân cho 2,3 tạ/ha; trên nền có kali cho 3,1 tạ/ha; trên nền có kali và lân cho năng suất 5,4 tạ/ha.[48].
Dựa vào kết quả phân tích lân ta có thể đánh giá sự thiếu hụt lân trong đất, đó là cơ sở rất quan trọng để xây dựng lượng phân lân cần bón cho cây cũng như đánh giá khả năng cung cấp kali cho cây trồng của đất cần dựa vào hàm lượng kali dễ tiêu.
Sổ tay phân bón của Viện Thổ nhưỡng nông hóa, NXB NN 2005 đã chia thành các thang phân cấp đối với 3 yếu tố dinh dưỡng như sau:
Phân cấp đối với đạm:
Phân cấp
Đối với NTS (%)
Đối với đạm thuỷ phân (mg/100 g đất)
Nghèo
Trung bình
Giàu
< 0,1
0,1 – 0,2
> 0,2
< 4
4 – 6
> 6
b) Phân cấp lân dễ tiêu: mg P2O5/100 g đất theo Olsen như sau:
Phân cấp
Lân dễ tiêu (mg P2O5/100 g đất )
Nghèo
Trung bình
Giàu
< 1,2
1,2 – 1,5
> 1,5
c) Phân cấp kali dễ tiêu theo hàm lượng kali trao đổi rút bằng CH3COONH4
Phân cấp
K2O trao đổi (mg/100 g đất)
Đất cát
Đất trung bình
Đất nặng
Rất thiếu kali
Thiếu trung bình
Không thiếu
< 3,5
3,5 – 7,5
> 7,5
< 4,5
4,5 – 9,0
> 9,0
< 9,0
9,0 – 18,0
> 18,0
d) Đối với chất hữu cơ:
Phân cấp
Chất hữu cơ (%)
Rất nghèo
Nghèo
Trung bình
Khá
Giàu
< 1
1,0 – 2,0
2,0 – 3,0
3,0 – 5,0
> 5,0
Võ Minh Kha (1996) đã khẳng định: trên đất đồi chua hàm lượng Fe3+, Al3+ cao nên bón lân và đạm có tác dụng nâng cao năng suất đậu tương rõ rệt [25]. Diện tích đất canh tác của nước ta hiện nay nghèo lân vì diện tích đất phèn, đất bạc màu khá nhiều. Riêng ở miền Bắc, trong hơn 2 triệu ha đất canh tác thì có hơn 1 triệu ha là đất chua pH(KCl) = 4-4,5. Hàm lượng Fe, Al di động trong đất có khi lên tới 20-25 mg/100g đất, còn ở miền Nam có tới 2 triệu ha đất nghèo lân.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến năng suất và khả năng cố định đạm của đậu tương trên đất đồi trung du phía Bắc Việt Nam, Trần Văn Điền (2001) đã kết luận: bón lân cho đậu tương tăng lên, với giống đậu tương không có nốt sần thì hầu như không có phản ứng gì; còn với giống đậu tương có nốt sần thì có tác dụng tăng năng suất hạt và thân lá rõ rệt[14].
Khi nghiên cứu mức phân cho các giống đậu tương triển vọng các tác giả đã đưa ra một số kết luận sau:
Giống AK06 phát huy hết tiềm năng năng suất ở mật độ 30-35 cây/m2 và cho hiệu quả kinh tế cao ở công thức bón phân: 30 kg N: 60 kg P2O5: 60 kg K2O + 10 tấn phân chuồng[38].
Tập thể các tác giả Tạ Kim Bính, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Bình [2]đã nghiên cứu về công thức bón phân cho giống đậu tương ĐT2000 và kết luận: ở vụ xuân với mức bón 30 kg N: 60 kg P2O5: 40 kg K2O và vụ đông với mức bón: 40 kg N: 60 kg P2O5: 40 kg K2O thì hiệu quả phân bón đạt cao nhất và ĐT2000 cho năng suất cao nhất.
Theo Nguyễn Văn Lâm (2005), trong vụ xuân, giống Đ9804 cho năng suất cao nhất ở thời vụ 20/02, mật độ 30 cây/m2 và cho năng suất cao nhất ở mức phân bón: 40 kg N: 60 kg P2O5: 40 kg K2O[27].
2.5. Một số yếu tố hạn chế đến năng suất đậu tương ở Việt Nam
Đậu tương là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ làm, hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất rất tốt, thích hợp cho việc luôn canh tăng vụ (sản xuất 3 vụ trong năm). Nhưng hiện nay sản xuất đậu tương ở nước ta chưa ổn định về diện tích, năng suất đậu tương còn thấp so với thế giới, năng suất đậu tương trung bình của Việt Nam chỉ bằng khoảng 60% so với năng suất bình quân chung của thế giới; sản lượng đậu tương mới đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu nguyên liệu đậu tương của công nghiệp chế biến thực phẩm, dầu ăn và thức ăn gia súc. Thực trạng trên là do nhiều yếu tố tác động, trong đó chủ yếu là các yếu tố hạn chế sau:
2.5.1. Yếu tố kinh tế, xã hội
Điều kiện kinh tế, tập quán canh tác, nhận thức của con người về vị trí mỗi loại cây trồng trong hệ thống nông nghiệp đều có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây trồng đó trong sản xuất đại trà, trong đó có cây đậu tương.
Đảng và Nhà nước đã chủ trương tập trung phát triển cây lúa, cây ngô để giải quyết vấn đề an ninh lương thực Quốc gia dẫn đến việc nhận thức về vai trò và vị trí của cây đậu tương trong hệ thống cây trồng và trong đời sống xã hội chưa được chú trọng. Đậu tương bị coi là cây trồng phụ, người dân ít đầu tư thâm canh.
Mặc dù trong những năm qua chúng ta đã chọn tạo được bộ giống đậu tương có tiềm năng năng suất cao (20 giống), song do công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất đại trà còn chậm, do vậy rất nhiều diện tích trồng đậu tương hiện nay vẫn đang sử dụng các giống đậu tương cũ, năng suất thấp và không ổn định, chất lượng kém, khả năng thích ứng không cao. Cũng do công tác tuyên truyền, chuyển giao TBKT còn yếu nên nhiều địa phương sản xuất mang tính nhỏ lẻ, thiếu tập trung, chưa hình thành được vùng sản xuất giống tại chỗ.
Việc sản xuất và cung ứng hạt giống đậu tương cho sản xuất ở nước ta còn yếu. Hạt đậu tương không thể bảo quản qua nhiều vụ, dễ mất sức nảy mầm. Sản xuất giống đậu tương thường không đảm bảo quy cách, không đúng tiêu chuẩn, hầu hết giống đậu tương trong sản xuất đều do người nông dân tự để giống từ vụ này qua vụ khác, do đó hạt giống dễ bị thoái hoá và năng suất giảm dần qua từng vụ.
Hiện nay sản xuất đậu tương ở nước ta chủ yếu là thủ công, chưa áp dụng được những cải tiến mới trong lao động nên năng suất lao động thấp do đó chưa khuyến khích được người dân đẩy mạnh sản xuất.
Trong lai tạo giống đậu tương chúng ta chưa có được những giống đậu tương có năng suất cao vượt trội như lúa lai, ngô lai nên hiệu quả sản xuất đậu tương chưa thuyết phục.
2.5.2. Các yếu tố nông, sinh học
Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu ở nước ta thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, ở mỗi thời vụ sản xuất đậu tương có những khó khăn riêng về điều kiện thời tiết.
Trong vụ xuân, ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ thời điểm gieo đậu tương thường gặp khô hạn (lượng mưa trung bình khoảng 20-30 mm), nhiệt độ thấp (trung bình tháng dưới 20oC) làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm, khả năng sinh trưởng của cây đậu tương; đến khi thu hoạch thường gặp mưa lớn, lụt tiểu mãn làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng hạt. Ngoài ra, các đối tượng sâu hại trên cây đậu tương trong vụ xuân cũng rất nhiều và diễn biến phức tạp, gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất đậu tương. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến vụ đậu tương không được coi là vụ chính trong năm qua.
So với vụ xuân thì điều kiện thời tiết khí hậu trong vụ hè thuận lợi hơn, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, do đó sản xuất đậu tương hè gặp nhiều thuận lợi và cho năng suất cao. Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung nên thường gây úng cục bộ, đất dí, chặt đã ít nhiều ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng đậu tương hè.
Vụ đông có điều kiện mở rộng diện tích đậu tương trên đất 2 lúa ở những nơi chủ động tưới tiêu, trên đất thịt nhẹ. Sau khi thu hoạch lúa mùa, nên gieo đậu tương đông trước 05/10 để cây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện thuận lợi về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm mới cho năng suất cao. Việc chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ là một chơng trình dài nên không phải địa phương nào cũng thực hiện được. Do vậy, việc mở rộng diện tích đậu tương đông cũng gặp nhiều khó khăn. Trong vụ đông, thời kỳ trỗ hoa của đậu tương thường gặp hạn và rét làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, đây được đánh giá là vụ có tiềm năng mở rộng diện tích, nhiều địa phương đã xây dựng vụ đậu tương đông thành vụ sản xuất chính trọng năm.
Ngoài các yếu tố về điều kiện thời tiết, khí hậu thì sâu bệnh cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sản xuất đậu tương ở nước ta. Sâu hại nguy hiểm nhất là dòi đục quả, sâu đục quả, bọ xít, sâu xanh... Còn bệnh hại chủ yếu là bệnh gỉ sắt, lở cổ rễ, sương mai, nấm phấn trắng, đốm chấm vi khuẩn... nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất đậu tương, thậm chí một số nơi còn bị thất thu.
Tóm lại, nhìn chung sản xuất đậu tương trên thế giới những năm qua đã có những bước tăng trưởng đáng kể về diện tích và sản lượng. Cùng với tăng trưởng sản xuất thì nhu cầu sử dụng đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương cũng tăng lên không ngừng.
Ở Việt Nam, đậu tương là cây trồng truyền thống và có nhiều tiềm năng trong sản xuất. Tuy nhiên, do chưa có sự quan tâm đúng mực cho phát triển cây đậu tương, do quy trình sản xuất đậu tương chưa hoàn chỉnh, quy trình bón phân cho từng loại đất chưa được xây dựng cụ thể, thiếu bộ giống tốt thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ. Ngoài ra, sự hạn chế về đầu tư phân bón, vật tư, kiến thức đồng ruộng của người sản xuất, thị trường không ổn định đối với sản xuất đậu tương. Vì vậy, cần có những nghiên cứu xác định giải pháp khắc phục nhằm mở rộng diện tích cũng như nâng cao năng suất của đậu tương.
Đã có nhiều nghiên cứu về đậu tương trên thế giới và Việt Nam trong đó nổi bật là những nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, phân bón. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như: ít giống có năng suất cao và thích ứng rộng, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phân bón trên nhiều loại đất nên có nhiều loại đất không có công thức bón phân phù hợp.
Huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc là huyện thuần nông, có nhiều tiềm năng phát triển cây đậu tương. Để góp phần xác định, bổ sung một số giống đậu tương tốt, thích hợp cho vụ xuân, đề xuất kỹ thuật bón phân hợp lý cho một số giống đậu tương mới trên địa bàn huyện Vĩnh Tường chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau trong điều kiện vụ xuân tại huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc”.
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1.Vật liệu nghiên cứu
* Giống: Gồm 5 giống:
- Giống AK06(Đ/C): do Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến.
- Giống D140: do Bộ môn Cây công nghiệp – Trường Đại học ._.nhập nội", Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1994 - 1995.
II. Tài liệu tiếng Anh
Asadai and Darman, A. Arsyad (1992), “Perfomance of indroduced varieties and National Breedasing lines of soybean on wetland after Rice in Indonesia”, Food legume coarse grain newleter N0 22 October 1992 pp. 3 - 4.
AVRDC (2003), Soybean in Asia, pp.173-218
Baihaki A. Stucker, R.E. and Lambert, J.W.(1976), Association of genotype environments interaction with performance level soybean lines in preliminary yield tests, Crop. Sci, 16(5), pp. 718 -721.
Brown D.M.(1960), “Soybean ecology. I. Development - temperature relationships from controlled environment studasies”, Agron.J, pp. 493-496.
Dickson, T.P.; W. Moody and G.F. Haydon (1987), “ Soil tests for Predicting Soybean phosphorus and potasium requirement”, Soybean in tropical and subtropical cropping systems, pp. 309 – 311
FAO (2003), Regional expert consultation on the Asia soybean network, Bangkok and ChangMai, Thailand, 20 - 26 February 2003.
Johnson H.W. and Bernard R. L.(1967), Genetics and breeding soybean (the soybean genetics, breeding, physiology, nutrition, management, New York – London, pp 5 – 52.
Johnson, H.W.; H.F. Robinson and R.E. Comstock (1995), "Genotype and phenotypic correlations in soybean and their implications in selection", Agronomic Journal, (57), pp.477- 483.
Judy, W.H & Jackobs, J.A., (1979), Irrigated soybean production in Arid and semi-Arid region, Proceeding of conference held in Cairo Egypt, 31 Aug-6 Sep, 1999
Kaw, R.N. and P. Menon (1972), Association between yield and components in soybean, India.
Kwon, S.H; K.H. Im; J.R. Kim and H.S. Song (1972), Variances for several agronomic traits and interrelationships among characters of Korean soyben landraces (Glycine max (L.) Merr.), Korean.
Loweell D.H.(1975), World soybean rerseach (Proceeding of International symposium on soybean), Held in Illinois USA, Aug - 1975.
Malhotra R. S.; Singh K. B. And Dhaliwal, H. S (1972), Correlation and path coefficient analysis in soybean (Glycine max (L.) Merr.), Indian J. of Agr. Sci.,42.
Morse W.J. (1950), History of soybean production, In: Markley, K.S, Soybean and Soybean products, Vol. L. Interscience Publishers, Inc, New York - London.
Norman A. G (1967), The Soybean. Geneties, Breeding, physology, Nutrition, Management Academics press, New York - London.
Ricke P.L.& Morse, W. J.(1948), The correct botanichal name for the soybean, Jour. Amer. Soc. Agron., (40), pp.190 – 191.
Salesh, N. and Sumarno (2002), Soybean in Asia, AVRDC, pp 173-218.
Shanmugasundaram and Rong Y. M. Institutional Report. FAO Proc (1993). “Soybean in Asia (chomchalow, N. and Laosuwan, P. eds.)”, RAPA, Bangkok, Thailand.
Soybean in tropical and subtropical cropping systems, Proceedings of a symposium Tsukuba, Japan 26/ 9 – 1/10- 1993.
Talekar N. S. (1987), “Insects damaging soybean in Asia, In R. K. Singh, K.O Rachi and K. E Dashield eds”, Soybean for the tropics, New York, USA John Wiley Va. Sons, pp. 25 – 45.
Taylor H. M (1980), “Soybean growth and yield as affected by row spacing and by seasonal water supply”. Agron. J.72.
Wang Z. C.,Reddy V.R.A, Cock M. C.(1998), “Testing for early photoperiod insensitivity in soybean”, Agronomy Journal 90 (3),
Weber C. R. and Moorthy B. R (1952), “Heritable and nonheritable relationships and variability of oil content and agronomic characters in the F2 generation od Soybean crosses”. Agron. J., 44.
Whinhham, D.K (1983), Soybean – Potential productivity of field Crop under differrent enviroments, International Rice Research, Intitute, pp205-225.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC SỐ 1
Chi phí cho 1 ha đậu tương trên nền phân bón 1 (N1)
STT
Chi phí
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(đ)
Thành tiền
(đ)
1
Giống
kg
50
15.000
750.000
2
Phân bón
3.200.000
Phân chuồng
tấn
8
400.000
3.200.000
Đạm
kg
0
0
0
Lân
kg
0
0
0
Kali
kg
0
0
0
3
Vôi bột
kg
300
800
240.000
4
Thuốc BVTV
556.000
5
Công lao động
công
180
40.000
7.200.000
Tổng chi
11.946.000
PHỤ LỤC SỐ 2
Chi phí cho 1 ha đậu tương trên nền phân bón 2 (N2)
STT
Chi phí
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(đ)
Thành tiền
(đ)
1
Giống
kg
50
15.000
750.000
2
Phân bón
4.685.000
Phân chuồng
tấn
8
400.000
3.200.000
Đạm
kg
30
8.000
240.000
Lân
kg
90
4.500
405.000
Kali
kg
60
14.000
840.000
3
Vôi bột
kg
300
800
240.000
4
Thuốc BVTV
556.000
5
Công lao động
công
200
40.000
8.000.000
Tổng chi
14.231.000
PHỤ LỤC SỐ 3
Chi phí cho 1 ha đậu tương trên nền phân bón 3 (N3)
STT
Chi phí
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(đ)
Thành tiền
(đ)
1
Giống
kg
50
15.000
750.000
2
Phân bón
5.427.500
Phân chuồng
tấn
8
400.000
3.200.000
Đạm
kg
45
8.000
360.000
Lân
kg
135
4.500
607.500
Kali
kg
90
14.000
1.260.000
3
Vôi bột
kg
300
800
240.000
4
Thuốc BVTV
556.000
5
Công lao động
công
200
40.000
8.000.000
Tổng chi
14.974.000
Kết quả xử lý IRRISTAST
DIện tích lá
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTL FILE DTL 14/ 9/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V004 DTL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .217778E-01 .108889E-01 0.12 0.890 6
2 GIONG$ 4 24.1939 6.04847 64.95 0.000 6
3 NL*GIONG$ 8 2.07904 .259880 2.79 0.030 6
4 PB$ 2 36.7155 18.3578 197.12 0.000 6
5 GIONG$*PB$ 8 2.14299 .267874 2.88 0.026 6
* RESIDUAL 20 1.86263 .931316E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 44 67.0158 1.52309
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DTL 14/ 9/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------
NL NOS DTL
1 15 14.8533
2 15 14.8333
3 15 14.8000
SE(N= 15) 0.787958E-01
5%LSD 20DF 0.232445
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS DTL
AK06 9 13.9178
D140 9 14.3811
ÐT22 9 15.0500
D912 9 14.7044
Ð9804 9 16.0911
SE(N= 9) 0.101725
5%LSD 20DF 0.300085
MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
NL GIONG$ NOS DTL
1 AK06 3 13.4900
1 D140 3 14.3400
1 ÐT22 3 15.1833
1 D912 3 14.8667
1 Ð9804 3 16.3867
2 AK06 3 14.0033
2 D140 3 14.2767
2 ÐT22 3 15.0333
2 D912 3 14.9033
2 Ð9804 3 15.9500
3 AK06 3 14.2600
3 D140 3 14.5267
3 ÐT22 3 14.9333
3 D912 3 14.3433
3 Ð9804 3 15.9367
SE(N= 3) 0.176193
5%LSD 20DF 0.519763
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT PB$
-------------------------------------------------------------------------------
PB$ NOS DTL
N1 15 13.7020
N2 15 14.8713
N3 15 15.9133
SE(N= 15) 0.787958E-01
5%LSD 20DF 1.232445
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*PB$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ PB$ NOS DTL
AK06 N1 3 13.0267
AK06 N2 3 13.5467
AK06 N3 3 15.1800
D140 N1 3 13.0733
D140 N2 3 14.8100
D140 N3 3 15.2600
ÐT22 N1 3 13.7633
ÐT22 N2 3 15.0433
ÐT22 N3 3 16.3433
D912 N1 3 13.4267
D912 N2 3 14.8333
D912 N3 3 15.8533
Ð9804 N1 3 15.2200
Ð9804 N2 3 16.1233
Ð9804 N3 3 16.9300
SE(N= 3) 0.176193
5%LSD 20DF 0.519763
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DTL 14/ 9/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|PB$ |GIONG$*P|
(N= 45) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |B$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
DTL 45 14.829 1.2341 0.30517 5.1 0.8900 0.0000 0.0299 0.0000 0.0264
Năng suất lý thuyết
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE NSLT 14/ 9/ 9 8:47
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V004 NSLT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .310015 .155007 3.29 0.057 6
2 GIONG$ 4 28.2186 7.05466 149.64 0.000 6
3 NL*GIONG$ 8 .429832 .537289E-01 1.14 0.381 6
4 PB$ 2 38.4037 19.2019 407.30 0.000 6
5 GIONG$*PB$ 8 3.37479 .421849 8.95 0.000 6
* RESIDUAL 20 .942894 .471447E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 44 71.6799 1.62909
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSLT 14/ 9/ 9 8:47
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------
NL NOS NSLT
1 15 23.8913
2 15 23.8040
3 15 24.0067
SE(N= 15) 0.560623E-01
5%LSD 20DF 0.165382
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS NSLT
AK06 9 23.4433
D140 9 24.4733
ÐT22 9 24.8100
D912 9 24.1778
Ð9804 9 22.5989
SE(N= 9) 0.723761E-01
5%LSD 20DF 1.213507
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
NL GIONG$ NOS NSLT
1 AK06 3 23.4933
1 D140 3 24.3900
1 ÐT22 3 24.6833
1 D912 3 24.3667
1 Ð9804 3 22.5233
2 AK06 3 23.3133
2 D140 3 24.4033
2 ÐT22 3 24.7133
2 D912 3 24.1067
2 Ð9804 3 22.4833
3 AK06 3 23.5233
3 D140 3 24.6267
3 ÐT22 3 25.0333
3 D912 3 24.0600
3 Ð9804 3 22.7900
SE(N= 3) 0.125359
5%LSD 20DF 0.369805
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT PB$
-------------------------------------------------------------------------------
PB$ NOS NSLT
N1 15 22.6587
N2 15 24.8727
N3 15 24.1707
SE(N= 15) 0.560623E-01
5%LSD 20DF 0.565382
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*PB$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ PB$ NOS NSLT
AK06 N1 3 22.5800
AK06 N2 3 24.2067
AK06 N3 3 23.5433
D140 N1 3 23.0600
D140 N2 3 25.5400
D140 N3 3 24.8200
ÐT22 N1 3 23.1367
ÐT22 N2 3 26.2367
ÐT22 N3 3 25.0567
D912 N1 3 22.7233
D912 N2 3 25.2700
D912 N3 3 24.5400
Ð9804 N1 3 21.7933
Ð9804 N2 3 23.1100
Ð9804 N3 3 22.8933
SE(N= 3) 0.125359
5%LSD 20DF 1.369805
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSLT 14/ 9/ 9 8:47
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|PB$ |GIONG$*P|
(N= 45) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |B$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
NSLT 45 23.901 1.2764 0.21713 6.9 0.0572 0.0000 0.3806 0.0000 0.0000
Năng suất thực thu
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NSTT 14/ 9/ 9 8:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V004 NSTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .995099 .497550 1.62 0.222 6
2 GIONG$ 4 106.004 26.5009 86.12 0.000 6
3 NL*GIONG$ 8 4.44645 .555807 1.81 0.135 6
4 PB$ 2 108.506 54.2530 176.31 0.000 6
5 GIONG$*PB$ 8 1.40956 .176195 0.57 0.789 6
* RESIDUAL 20 6.15444 .307722
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 44 227.515 5.17081
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSTT 14/ 9/ 9 8:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------
NL NOS NSTT
1 15 17.2700
2 15 17.6107
3 15 17.5520
SE(N= 15) 0.143230
5%LSD 20DF 0.422523
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS NSTT
AK06 9 15.7933
D140 9 18.8622
ÐT22 9 19.3789
D912 9 17.7078
Ð9804 9 15.6456
SE(N= 9) 0.184909
5%LSD 20DF 1.1545475
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$
NL GIONG$ NOS NSTT
1 AK06 3 15.4000
1 D140 3 19.0067
1 ÐT22 3 18.5667
1 D912 3 18.1233
1 Ð9804 3 15.2533
2 AK06 3 15.9900
2 D140 3 18.7900
2 ÐT22 3 19.9700
2 D912 3 17.4633
2 Ð9804 3 15.8400
3 AK06 3 15.9900
3 D140 3 18.7900
3 ÐT22 3 19.6000
3 D912 3 17.5367
3 Ð9804 3 15.8433
SE(N= 3) 0.320272
5%LSD 20DF 0.944791
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT PB$
-------------------------------------------------------------------------------
PB$ NOS NSTT
N1 15 15.3120
N2 15 18.8760
N3 15 18.2447
SE(N= 15) 0.143230
5%LSD 20DF 0.614523
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*PB$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ PB$ NOS NSTT
AK06 N1 3 13.7800
AK06 N2 3 17.1667
AK06 N3 3 16.4333
D140 N1 3 16.8000
D140 N2 3 20.0400
D140 N3 3 19.7467
ÐT22 N1 3 17.0967
ÐT22 N2 3 20.8500
ÐT22 N3 3 20.1900
D912 N1 3 15.1767
D912 N2 3 19.4500
D912 N3 3 18.4967
Ð9804 N1 3 13.7067
Ð9804 N2 3 16.8733
Ð9804 N3 3 16.3567
SE(N= 3) 0.320272
5%LSD 20DF 1.944791
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSTT 14/ 9/ 9 8:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|PB$ |GIONG$*P|
(N= 45) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |B$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
NSTT 45 17.478 2.2739 0.55473 7.2 0.2223 0.0000 0.1350 0.0000 0.7889
Quả trên cây
BALANCED ANOVA FOR VARIATE QTC FILE QTC 14/ 9/ 9 8:49
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V004 QTC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 6.57778 3.28889 1.92 0.171 6
2 GIONG$ 4 52.1333 13.0333 7.62 0.001 6
3 NL*GIONG$ 8 14.5333 1.81667 1.06 0.427 6
4 PB$ 2 79.6444 39.8222 23.27 0.000 6
5 GIONG$*PB$ 8 4.80000 .600000 0.35 0.934 6
* RESIDUAL 20 34.2222 1.71111
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 44 191.911 4.36162
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE QTC 14/ 9/ 9 8:49
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------
NL NOS QTC
1 15 27.6000
2 15 28.0000
3 15 28.5333
SE(N= 15) 0.337749
5%LSD 20DF 0.996348
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS QTC
AK06 9 26.1111
D140 9 28.6667
ÐT22 9 29.3333
D912 9 28.0000
Ð9804 9 28.1111
SE(N= 9) 0.436032
5%LSD 20DF 1.28628
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
NL GIONG$ NOS QTC
1 AK06 3 26.3333
1 D140 3 27.6667
1 ÐT22 3 29.6667
1 D912 3 26.6667
1 Ð9804 3 27.6667
2 AK06 3 25.6667
2 D140 3 28.6667
2 ÐT22 3 28.3333
2 D912 3 28.6667
2 Ð9804 3 28.6667
3 AK06 3 26.3333
3 D140 3 29.6667
3 ÐT22 3 30.0000
3 D912 3 28.6667
3 Ð9804 3 28.0000
SE(N= 3) 0.755229
5%LSD 20DF 2.22790
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT PB$
-------------------------------------------------------------------------------
PB$ NOS QTC
N1 15 26.2667
N2 15 29.4667
N3 15 28.4000
SE(N= 15) 0.337749
5%LSD 20DF 0.996348
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*PB$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ PB$ NOS QTC
AK06 N1 3 24.6667
AK06 N2 3 27.0000
AK06 N3 3 26.6667
D140 N1 3 26.3333
D140 N2 3 30.3333
D140 N3 3 29.3333
ÐT22 N1 3 27.3333
ÐT22 N2 3 31.3333
ÐT22 N3 3 29.3333
D912 N1 3 26.3333
D912 N2 3 29.3333
D912 N3 3 28.3333
Ð9804 N1 3 26.6667
Ð9804 N2 3 29.3333
Ð9804 N3 3 28.3333
SE(N= 3) 0.755229
5%LSD 20DF 2.22790
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE QTC 14/ 9/ 9 8:49
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|PB$ |GIONG$*P|
(N= 45) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |B$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
QTC 45 28.044 2.0884 1.3081 4.7 0.1708 0.0007 0.4268 0.0000 0.9340
Tích luỹ chất khô
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCK FILE TLCK 14/ 9/ 9 8:50
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V004 TLCK
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .537524 .268762 5.46 0.013 6
2 GIONG$ 4 15.0828 3.77071 76.67 0.000 6
3 NL*GIONG$ 8 .297742 .372178E-01 0.76 0.644 6
4 PB$ 2 20.8674 10.4337 212.14 0.000 6
5 GIONG$*PB$ 8 .549970 .687463E-01 1.40 0.257 6
* RESIDUAL 20 .983658 .491829E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 44 38.3192 .870890
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLCK 14/ 9/ 9 8:50
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------
NL NOS TLCK
1 15 19.8973
2 15 20.0187
3 15 20.1647
SE(N= 15) 0.572613E-01
5%LSD 20DF 0.168919
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS TLCK
AK06 9 20.0311
D140 9 19.6389
ÐT22 9 20.8300
D912 9 19.1878
Ð9804 9 20.4467
SE(N= 9) 0.739241E-01
5%LSD 20DF 0.518074
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
NL GIONG$ NOS TLCK
1 AK06 3 19.8500
1 D140 3 19.5200
1 ÐT22 3 20.7000
1 D912 3 19.0400
1 Ð9804 3 20.3767
2 AK06 3 20.0700
2 D140 3 19.7667
2 ÐT22 3 20.6733
2 D912 3 19.1500
2 Ð9804 3 20.4333
3 AK06 3 20.1733
3 D140 3 19.6300
3 ÐT22 3 21.1167
3 D912 3 19.3733
3 Ð9804 3 20.5300
SE(N= 3) 0.128040
5%LSD 20DF 0.377715
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT PB$
-------------------------------------------------------------------------------
PB$ NOS TLCK
N1 15 19.1900
N2 15 20.8580
N3 15 20.0327
SE(N= 15) 0.572613E-01
5%LSD 20DF 1.168919
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*PB$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ PB$ NOS TLCK
AK06 N1 3 19.2600
AK06 N2 3 20.7633
AK06 N3 3 20.0700
D140 N1 3 18.9933
D140 N2 3 20.5067
D140 N3 3 19.4167
ÐT22 N1 3 19.9633
ÐT22 N2 3 21.5967
ÐT22 N3 3 20.9300
D912 N1 3 18.2467
D912 N2 3 20.1567
D912 N3 3 19.1600
Ð9804 N1 3 19.4867
Ð9804 N2 3 21.2667
Ð9804 N3 3 20.5867
SE(N= 3) 0.128040
5%LSD 20DF 1.377715
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLCK 14/ 9/ 9 8:50
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|PB$ |GIONG$*P|
(N= 45) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |B$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
TLCK 45 20.027 0.93322 0.22177 6.1 0.0127 0.0000 0.6441 0.0000 0.2566
SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 1 NĂM 2009
Ngày
Ttb
Tmax
Tmin
Utb
Umin
RRR
BH
Nắng
1
163
177
147
67
63
-
25
20
2
165
200
147
57
49
-
39
15
3
158
196
136
69
61
-
20
10
4
163
216
126
75
55
-
17
46
5
187
218
168
83
76
-
14
00
6
202
250
175
81
70
-
20
46
7
175
212
159
76
65
-
24
02
8
145
159
138
78
69
-
21
00
9
153
200
127
72
45
-
24
43
10
139
204
100
66
31
-
28
84
11
132
200
77
63
44
-
29
87
12
140
213
96
66
49
-
27
83
13
143
203
106
67
44
-
25
78
14
138
197
98
67
47
-
25
75
15
134
200
91
70
47
-
28
81
16
147
223
97
68
50
-
27
84
17
163
230
111
73
54
-
25
84
18
169
188
162
93
73
08
05
00
19
195
245
170
85
73
-
12
30
20
201
232
181
86
78
03
14
23
21
209
259
190
79
60
-
20
48
22
184
217
166
70
56
-
24
18
23
127
196
168
87
74
25
09
00
24
132
175
123
75
72
-
25
00
25
112
128
103
71
69
-
18
00
26
110
118
104
92
92
-
05
00
27
134
167
114
77
57
-
14
00
28
135
144
127
84
75
-
13
12
29
147
204
131
89
80
16
06
00
30
155
231
107
80
59
-
24
34
31
176
222
142
75
59
-
20
82
T.số
4884
2341
627
1091
TB
158
76
20
SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 2 NĂM 2009
Ngày
Ttb
Tmax
Tmin
Utb
Umin
RRR
BH
Nắng
1
179
197
166
76
72
-
21
00
2
174
188
167
94
76
1,2
04
00
3
195
230
176
86
77
-
09
06
4
210
247
182
84
66
-
13
47
5
206
229
193
85
76
2,9
12
01
6
211
263
179
75
54
-
27
89
7
204
237
177
78
66
-
24
22
8
197
246
175
83
74
-
13
14
9
206
260
170
78
60
-
21
61
10
212
270
168
77
59
-
23
90
11
221
279
186
80
66
-
24
49
12
228
270
198
81
65
-
23
38
13
254
316
216
77
58
-
27
81
14
248
305
214
79
59
-
31
78
15
240
291
215
81
67
-
29
39
16
253
300
232
81
60
-
29
62
17
251
289
228
79
71
-
30
12
18
241
277
224
84
75
-
26
20
19
248
286
224
83
70
-
16
07
20
226
255
194
83
75
-
20
00
21
190
208
175
92
76
-
10
00
22
217
239
194
96
91
15
03
00
23
238
265
224
92
82
15
05
00
24
245
275
232
88
81
-
12
00
25
246
270
234
90
82
-
12
00
26
239
251
232
93
90
04
06
00
27
246
278
232
86
71
41
16
00
28
223
243
205
92
89
11
08
00
T.số
6248
2353
127
494
726
Trung bình
223
84
SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 3 NĂM 2009
Ngày
Ttb
Tmax
Tmin
Utb
Umin
RRR
BH
Nắng
1
175
205
163
85
77
03
15
00
2
159
169
153
91
88
03
10
00
3
162
176
146
89
83
-
06
00
4
176
198
159
92
82
02
06
00
5
188
205
174
90
68
15
06
00
6
175
199
157
86
75
-
10
00
7
174
191
159
64
61
04
32
00
8
168
178
147
83
75
-
11
00
9
189
236
162
77
54
-
23
51
10
193
225
168
81
75
-
17
00
11
210
235
191
90
80
-
10
00
12
224
243
214
95
88
14
05
00
13
220
255
181
87
64
77
10
00
14
175
222
139
58
48
01
38
78
15
174
225
133
70
57
-
28
68
16
186
215
161
82
72
-
14
00
17
214
242
187
84
72
-
18
00
18
224
249
205
88
79
-
11
00
19
241
269
225
89
82
-
09
00
20
240
256
235
94
92
20
05
00
21
257
300
232
85
69
-
17
61
22
263
308
240
84
68
-
20
43
23
268
313
242
80
67
-
21
58
24
253
282
246
85
80
-
14
00
25
224
247
202
84
79
308
22
00
26
217
247
196
88
75
-
13
02
27
237
301
209
86
64
80
22
76
28
260
313
227
80
61
-
24
84
29
255
283
235
75
58
-
39
56
30
226
255
216
77
65
02
25
00
31
198
218
192
80
73
06
22
00
T.số
6525
2581
523
574
Trung bình
210
83
17
SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 4 NĂM 2009
Ngày
Ttb
Tmax
Tmin
Utb
Umin
RRR
BH
Nắng
1
195
230
180
84
75
02
17
14
2
185
200
167
91
83
305
06
01
3
219
253
180
89
77
11
09
13
4
244
265
216
88
79
18
10
20
5
233
248
190
86
67
260
10
01
6
208
247
183
78
60
-
23
44
7
216
256
185
75
66
-
23
54
8
222
250
202
83
72
-
21
15
9
236
277
215
87
75
-
15
25
10
244
276
224
87
77
02
17
23
11
237
272
228
92
89
139
08
17
12
256
300
233
83
63
04
22
71
13
265
300
243
85
76
-
23
46
14
259
295
217
84
71
165
21
58
15
259
290
241
86
75
08
18
37
16
270
314
239
84
73
-
20
65
17
261
288
243
86
77
-
19
01
18
271
316
245
87
74
-
16
28
19
295
246
257
77
69
-
30
83
20
283
321
239
73
61
118
33
75
21
276
321
240
70
56
-
39
93
22
272
308
239
75
66
-
38
61
23
275
306
246
85
72
129
21
33
24
286
332
256
84
67
-
28
58
25
252
298
229
75
61
61
31
25
26
250
297
231
69
53
-
30
90
27
240
278
216
79
60
-
30
21
28
237
254
227
88
70
30
17
00
29
235
253
224
94
90
37
03
00
30
239
253
225
91
85
34
09
00
T.số
2379
2495
1323
607
1072
Trung bình
246
SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 5 NĂM 2009
Ngày
Ttb
Tmax
Tmin
Utb
Umin
RRR
BH
Nắng
1
250
276
234
85
76
01
17
09
2
252
288
225
79
61
-
20
14
3
260
310
230
75
58
-
17
73
4
259
313
220
76
57
-
36
81
5
261
308
228
79
62
-
36
73
6
252
270
238
84
78
-
27
00
7
256
264
236
87
79
146
18
02
8
243
264
237
95
91
767
12
00
9
250
261
240
92
91
11
12
00
10
264
291
243
91
82
15
17
01
11
271
316
238
87
75
16
21
31
12
268
314
253
88
77
85
20
57
13
270
314
246
87
73
34
16
69
14
261
302
251
91
88
92
17
44
15
270
310
240
87
72
199
21
46
16
279
320
254
87
74
-
24
29
17
282
330
251
86
72
197
23
73
18
272
299
255
87
72
66
17
07
19
275
317
246
84
72
01
24
40
20
270
306
240
82
69
93
28
49
21
272
309
249
78
64
-
25
44
22
281
320
254
81
66
-
28
63
23
284
335
247
79
64
29
30
78
24
296
345
263
74
58
-
38
106
25
295
344
260
77
61
-
45
103
26
295
337
263
77
64
-
42
76
27
294
340
263
82
67
10
25
56
28
294
325
272
83
73
-
33
15
29
234
302
226
92
82
1372
14
00
30
264
304
234
75
59
-
34
42
31
279
326
246
77
60
-
32
70
T.số
8353
2584
3134
779
1351
Trung bình
269
SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 6 NĂM 2009
Ngày
Ttb
Tmax
Tmin
Utb
Umin
RRR
BH
Nắng
1
285
333
255
78
63
-
39
85
2
296
346
270
83
69
10
27
66
3
255
301
223
83
77
705
22
48
4
269
339
223
75
58
-
39
107
5
286
339
236
75
56
-
35
71
6
281
343
255
81
63
93
34
69
7
307
366
273
76
59
-
40
83
8
328
386
280
67
46
-
61
108
9
320
367
285
73
53
15
52
95
10
319
369
285
75
57
-
51
73
11
293
332
268
80
69
03
37
20
12
302
349
260
78
66
-
31
69
13
299
342
250
78
64
43
44
80
14
306
350
286
82
72
-
39
44
15
290
350
268
81
70
61
33
29
16
265
288
252
82
89
387
10
04
17
280
327
252
85
73
-
20
45
18
300
340
273
80
62
-
30
53
19
321
376
278
72
55
-
46
118
20
330
384
292
71
55
-
53
101
21
330
376
294
73
60
-
57
98
22
325
366
294
75
62
-
46
78
23
303
338
261
81
70
110
38
85
24
310
353
284
77
69
-
39
54
25
300
334
278
82
71
-
32
09
26
259
317
253
89
81
170
20
00
27
277
325
252
86
75
01
19
18
28
297
346
276
82
63
79
25
19
29
298
345
273
79
64
-
37
69
30
306
350
277
76
59
-
43
46
T.số
3025
2365
1677
1099
1814
Trung bình
299
79
110
60
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHTT09072.doc