TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
LÊ BÙI HOÀNG THƯƠNG
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT
PECTINMETHYLESTERASE TỪ
Aspergillus oryzae
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 08
Người hướng dẫn
LÝ NGUYỄN BÌNH
NĂM 2008
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
i
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn thầy Lý Nguyễn Bình
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sản xuất Pectinmethylesterase từ Aspergillus oryzae, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô
Bộ môn Công nghệ Thực phẩm đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức cũng như những kinh nghiệm bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng thí nghiệm của Bộ môn Công nghệ Thực
phẩm đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Cảm ơn các bạn lớp Công nghệ Thực phẩm khoá 29 đã giúp đỡ, góp ý và cùng tôi học
tập, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong khoảng thời gian 5 năm học tập tại
trường.
Chân thành cảm ơn!
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
ii
TÓM LƯỢC
Nhờ khả năng phân cắt pectin mà enzyme pectinmethylesterase được ứng dụng nhiều
trong ngành thực phẩm, với mục tiêu nghiên cứu để tìm ra những điều kiện thích hợp
để sản xất PME từ nguồn vi sinh vật.
Đề tài thực hiện “Nghiên cứu sản xuất pectinmethylesterase từ Aspergillus
oryzae” được tiến hành khảo sát:
- Thí nghiệm 1: Khảo sát thành phần môi trường và thời gian nuôi cấy thích
hợp để nấm mốc Aspergillus oryzae có khả năng tổng hợp PME mạnh nhất, tiến hành
với 2 lần lặp lại
- Thí nghiệm 2: Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy như
nhiệt độ nuôi cấy, độ ẩm, pH để thu được chế phẩm có hoạt tính cao nhất, tiến hành
với 2 lần lặp lại
- Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ pectin đến hoạt tính xúc tác
của enzyme để xác lập phương trình Michaelis-Menten tiến hành với 2 lần lập lại.
Qua quá trình thí nghiệm đã cho các kết quả như sau:
- Thành phần môi trường: 70% cám + 25% trấu + 5% vỏ bưởi
- Thời gian thu nhận chế phẩm thích hợp: 42 giờ
- Nhiệt độ nuôi cấy: 37oC
- Độ ẩm môi trường nuôi cấy: 55%
- pH môi trường nuôi cấy: 5,5
- Vmax = 1,9592 ± 0,0356 và Km= 0,8523 ± 0,0835.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM LƯỢC................................................................................................................... ii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. vii
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1 Giới thiệu chung....................................................................................................... 3
2.1.1 Enzyme pectinmethylesterase............................................................................... 3
2.1.2 Nguồn tổng hợp pectinmethylesterase................................................................. 3
2.1.3 Giới thiệu về pectin............................................................................................... 4
2.2 Cấu trúc, tính chất và cơ chế hoạt động thủy phâncủa pectinmethylesterase.......... 6
2.2.1 Cấu trúc ................................................................................................................. 6
2.2.2 Tính chất ............................................................................................................... 6
2.2.3 Cơ chế hoạt động thủy phân ................................................................................. 7
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng hoạt tính xúc tác của pectinmethylesterase.......................... 8
2.3.1 Ảnh hưởng của nồng độ enzyme .......................................................................... 8
2.3.2 Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất ........................................................................... 9
2.3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ ...................................................................................... 10
2.3.4 Ảnh hưởng của pH đến phản ứng enzyme.......................................................... 11
2.3.5 Ảnh hưởng của các chất kìm hãm....................................................................... 12
2.3.6 Ảnh hưởng của chất hoạt hoá.............................................................................. 13
2.4 Sản xuất pectinmethylesterase từ nấm mốc ........................................................... 14
2.4.1 Môi trường nuôi cấy............................................................................................ 14
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
iv
2.4.2 Giống vi sinh vật ................................................................................................. 15
2.4.3 Phương pháp nuôi cấy......................................................................................... 17
2.4.4 Thu nhận enzyme ................................................................................................ 18
2.4.5 Kỹ thuật sản xuất pectinmethylesterase.............................................................. 19
a. Quy trình kỹ thuật sản xuất enzyme PME ............................................................... 19
b. Thuyết minh quy trình.............................................................................................. 20
2.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp hoạt tính của PME..................... 21
2.5 Một số ứng dụng của pectinmethylesterase ........................................................... 22
2.5.1 Trong sản xuất nước quả và rượu vang............................................................... 22
a. Tăng hiệu suất ép, thu nhận dịch quả ....................................................................... 23
b. Làm trong................................................................................................................. 26
c. Cải thiện cấu trúc...................................................................................................... 27
2.5.2 Trích ly dược liệu................................................................................................ 27
2.5.3 Trong chăn nuôi .................................................................................................. 28
2.5.4 Những bất lợi khi sử dụng chế phẩm enzyme..................................................... 28
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...................... 29
3.1 Phương tiện thí nghiệm.......................................................................................... 29
3.1.1 Địa điểm, thời gian.............................................................................................. 29
3.1.2 Vật liệu................................................................................................................ 29
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 29
3.1.4 Thiết bị, hoá chất................................................................................................. 29
3.1.5 Môi trường nuôi cấy............................................................................................ 31
3.2 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................ 31
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường và thời gian nuôi
cấy khác nhau đến sự tổng hợp pectinmethylesterase ................................................. 31
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ, pH môi trường đến sự
tổng hợp pectinmethylesterase..................................................................................... 33
3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ cơ chất (pectin) đến hoạt tính
của pectinmethylesterase để xác lập phương trình Michaelis-Menten ....................... 35
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
v
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................... 36
4.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường khác nhau và thời gian
nuôi cấy đến sự tạo thành pectinmethylesterase .......................................................... 36
4.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng điều kiện môi trường đến sự tạo thành enzyme
pectinmethylesterase .................................................................................................... 41
4.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ pectin đến khả năng hoạt động của
pectinmethylesterase. ................................................................................................... 48
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 50
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 50
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 52
PHỤ LỤC.................................................................................................................... viii
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1. Sự phân cắt pectin của PME bắt đầu từ nhóm carboxyl ....... Error! Bookmark not
defined.
Hình 2. Cấu tạo pectin ........................................................................................................... 4
Hình 3. Cấu tạo acid α-D-galacturonic.................................................................................. 4
Hình 4. Cấu trúc bậc II của PME cà chua và cà rốt ............................................................. 6
Hình 5. Phản ứng thuỷ phân pectin dưới sự xúc tác của PME.............................................. 7
Hình 6. Trung tâm hoạt động của PME từ cà rốt. Cơ chất là đơn vị acid methyl-ester
D-galacturonic được gắn vào trung tâm hoạt động........................................................ 8
Hình 7. Ảnh hưởng của nồng độ enzyme đến tốc độ phản ứng ............................................ 9
Hình 8. Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến hoạt tính enzyme ........................................... 9
Hình 9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đến tốc độ phản ứng của enzyme............................ 10
Hình 10. Ảnh hưởng của pH đến hoạt động của enzyme................................................... 11
Hình 11. Hình dạng nấm sợi................................................................................................ 16
Hình 12. Tác dụng của PME trong quá trình làm trong nước quả ...................................... 27
Hình 13. Cấu trúc của pectate calcium................................................................................ 27
Hình 14. Máy phân tích ẩm ................................................................................................. 30
Hình 15. Máy đo pH............................................................................................................ 30
Hình 16. Máy chuẩn độ acid-bazơ 785 TITRINO .............................................................. 30
Hình 17. Đồ thị hoạt tính PME riêng theo kiểu môi trường và thời gian nuôi ................... 38
Hình 18. Đồ thị hoạt tính PME tổng theo thời gian nuôi và kiểu môi trường nuôi ............ 40
Hình 19. Đồ thị biểu diễn hoạt tính PME riêng theo nhiệt độ, độ ẩm, pH.......................... 44
Hình 20. Đồ thị biểu diễn hoạt tính PME tổng theo nhiệt độ, độ ẩm, pH........................... 47
Hình 21. Đồ thị Michaelis-Menten về mối quan hệ [pectin]-PME.................................... 49
Hình 22. Phản ứng thuỷ phân pectin của PME .................................................................. viii
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1. Hàm lượng pectin của một số loại quả và dịch quả ................................................. 5
Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng của cám........................................................................... 14
Bảng 3. Các nguồn vi sinh vật để sản xuất enzyme ............................................................ 15
Bảng 4. Một số ví dụ về ứng dụng của enzyme trong ngành sản xuất thực phẩm.............. 22
Bảng 5. Hiệu quả xử lý nước táo và nước quả vả bằng chế phẩm enzyme pectinase......... 24
Bảng 6. Hoạt tính PME riêng theo ảnh hưởng của thành phần môi trường và thời gian nuôi
cấy ................................................................................................................................ 37
Bảng 7. Hoạt tính PME tổng theo ảnh hưởng của thành phần môi trường và thời gian nuôi
cấy ................................................................................................................................ 39
Bảng 8. Hoạt tính PME riêng trung bình theo nhiệt độ môi trường nuôi cấy..................... 41
Bảng 9. Hoạt tính PME riêng trung bình theo pH môi trường nuôi cấy ............................. 42
Bảng 10. Hoạt tính PME riêng trung bình theo độ ẩm môi trường nuôi cấy...................... 42
Bảng 11. Hoạt tính pectinmethylesterase riêng theo nhiệt độ, độ ẩm, pH.......................... 43
Bảng 12. Hoạt tính PME tổng trung bình theo nhiệt độ môi trường nuôi cấy.................... 44
Bảng 13. Hoạt tính PME tổng trung bình theo pH môi trường nuôi cấy ............................ 45
Bảng 14. Hoạt tính PME tổng trung bình theo độ ẩm môi trường nuôi cấy ....................... 45
Bảng 15. Hoạt tính pectinmethylesterase tổng theo nhiệt độ, độ ẩm, pH ........................... 46
Bảng 16. Hoạt tính PME riêng trung bình theo nồng độ pectin......................................... 48
Bảng 17. Hoạt tính PME riêng trung bình theo nồng độ pectin dựa trên phương trình
Mischaelis-Menten....................................................................................................... 48
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Ứng dụng enzyme để hỗ trợ cho quá trình sản xuất trong chế biến thực phẩm đã trở
nên phổ biến và quen thuộc. Bản chất của enzyme là những chất protein. Chúng được
sản xuất ra bởi tế bào sống (động vật, thực vật, và vi sinh vật), là chất xúc tác cho các
phản ứng sinh học. Một chức năng chính của enzyme trong hoạt động sống là xúc tác
sự hình thành và cắt đứt các liên kết hóa học.
Nghiên cứu, sản xuất enzyme và ứng dụng enzyme được phát triển rất mạnh từ đầu
thế kỷ thứ XX đến nay. Công nghệ sản xuất enzyme đã đem lại những thuận lợi rất
lớn. Việt Nam là một trong nhiều nước có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng enzyme.
Ngày nay, do ưu thế về nhiều mặt vi sinh vật trở thành nguồn thu enzyme chủ đạo.
Tùy mục đích sử dụng mà người ta sản xuất nhiều dạng chế phẩm: enzyme thô,
enzyme bán tinh khiết, enzyme tinh khiết. Sản xuất enzyme từ vi sinh vật so với từ
động vật và thực vật có rất nhiều ưu điểm như:
- Tốc độ sinh sản của vi sinh vật rất mạnh
- Enzyme thu nhận từ vi sinh vật có hoạt tính rất cao
- Vi sinh vật là giới sinh vật rất thích hợp cho sản xuất theo qui mô công nghiệp
- Nguồn nguyên liệu dùng sản xuất enzyme theo qui mô công nghiệp rẻ tiền và
dễ kiếm
- Vi sinh vật có thể sinh tổng hợp cùng một lúc nhiều loại enzyme khác nhau.
Enzyme pectinmethylesterase (PME) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành
thực phẩm đặc biệt là đối với các sản phẩm từ rau quả và trong công nghệ sản xuất
nước quả nhất là sản xuất nước quả trong. PME phân cắt nhóm methoxyl của pectin,
có tác dụng làm trong dịch chiết ép, tăng hiệu suất ép, hiệu suất trích ly các chất trong
tế bào thực vật, đảm bảo quá trình lọc diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, trong sản xuất rau
quả đóng hộp, PME cùng với sự hiện diện những cation hóa trị 2 (như: Ca++) sẽ tạo
nên sự cứng chắc cho sản phẩm.
Với những thuận lợi và sự cần thiết sản xuất enzyme, đề tài được thực hiện để nghiên
cứu sản xuất enzyme pectinmethylesterase từ nấm mốc Aspergillus oryzae. Bởi những
ứng dụng ngày càng rộng rãi của PME thì việc sản xuất ra enzyme này sẽ góp phần
đưa công nghệ enzyme ngày càng phát triển, góp phần hạ giá thành chế phẩm enzyme,
tạo điều kiện để mở rộng sản xuất enzyme trong thực tế, cải thiện được qui trình sản
xuất, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong điều kiện nuôi cấy với cơ chất và môi trường thích hợp từ nấm sợi Aspergillus
oryzae có thể thu nhận được chế phẩm enzyme pectinmethylesterase. Do khả năng
tổng hợp, hoạt tính enzyme phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong khi nuôi cấy. Đề tài thực
hiện thí nghiệm để khảo sát:
- Ảnh hưởng của thành phần môi trường và thời gian nuôi cấy đến quá trình tổng
hợp pectinmethylesterase
- Điều kiện môi trường nuôi cấy (nhiệt độ, pH, độ ẩm) ảnh hưởng đến sự sản sinh
ra enzyme pectinmethylesterase
- Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến hoạt tính PME.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
3
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Enzyme pectinmethylesterase
Pectinmethylesterase (PME) (pectin pectylhydrolase, EC 3.1.1.11) là enzyme xúc tác
sự thủy phân các polymer pectin. Enzyme này thường tấn công vào các nhóm ester
methyl của đơn vị galacturonate nằm kề đơn vị không bị ester hóa, phân cắt các nhóm
methoxyl (– OCH3) đứng cạnh các nhóm – COOH tự do, tạo thành acid pectinic hoặc
acid pectic và methanol. Hiệu suất thủy phân pectin của enzyme này rất cao, có thể đạt
98%. Emzyme này còn có tên khác là pectinesterase (PE).
Sự thủy phân pectin trong tự nhiên thường xảy ra khi trái cây chín. Những enzyme
này vì vậy có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình bảo quản trái cây và rau
quả. Enzyme PME cũng được ứng dụng nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm, đặc
biệt là khả năng làm trong nước quả. Việc kiểm soát hoạt động của enzyme cũng có
thể điều chỉnh được độ nhớt của sản phẩm (Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004).
2.1.2 Nguồn tổng hợp pectinmethylesterase
PME có thể tổng hợp từ nguồn thực vật và vi sinh vật.
+ Thực vật
PME có nhiều trong hầu hết các loại trái cây. Đặc biệt có nhiều trong cà chua, chuối,
cam, táo,…PME ở thực vật thường tồn tại dạng đồng phân, tỷ lệ giữa các dạng đồng
phân thay đổi theo sự tăng trưởng của quả. Ví dụ: ở cà chua tồn tại 2 dạng đồng phân
là PME1 và PME2. Khi quả trong giai đoạn trái bắt đầu chín, PME1 và PME2 đều
tăng nhưng ở giữa giai đoạn chín thì PME1 giảm xuống, PME2 tiếp tục tăng đến cuối
quá trình chín.
+Vi sinh vật
Hình 1. Sự phân cắt pectin của PME bắt đầu từ nhóm carboxyl
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
4
Nguồn giàu enzyme pectinase là nấm mốc, nấm men và vi khuẩn.
- Nấm mốc: Aspergillus niger, Aspergillus awamori, Aspergillus terrus,
Aspergillus saitoi, Penicillium glaucum, Penicillium chrysogenum, Penicillium
expanam, Penicillium Cilrimim, Fusarium monniliforme,…
- Nấm men: Saccharomyces fragilis
- Vi khuẩn: Bacillus polymyxa, Flavobacterium pectinovorum, Klebsiella
aerogenes, Erwinia,…
Thông thường, pectinase được tạo ra từ nấm mốc thủy phân pectin mạnh hơn
pectinase từ thực vật.
2.1.3 Giới thiệu về pectin
Pectin là polimer của α-D-galacturonic acid nối với nhau nhờ liên kết α-1,4. Trong đó
các nhóm acid của acid galactose bị ester hóa một phần bằng rượu metylic. Tùy thuộc
vào nguồn pectin mà pectin có khối lượng phân tử từ 80000-200000. Pectin không hòa
tan trong rượu và các dung môi hữu cơ khác. Pectin hoà tan trong nước, ammoniac,
dung dịch kiềm, carbonate natri và trong glycerine nóng.
Hình 2. Cấu tạo pectin Hình 3. Cấu tạo acid α-D-galacturonic
Pectin là tên chung được gọi cho các hỗn hợp chứa các thành phần rất khác nhau,
trong đó acid pectinic là thành phần chủ yếu. Các pectin tự nhiên định vị trong thành
tế bào có thể liên kết với các cấu trúc polysaccharide và protein để tạo thành các
protopectin không tan. Có thể phân hủy để làm cho pectin tan trong nước bằng cách
đun nóng pectin trong môi trường acid. Vì thế, các pectin tan thu nhận được là kết quả
của sự phân hủy phân tử pectin không tan và chúng không đồng dạng với nhau.
Pectin phân bố rộng rãi trong nhiều loại thực vật và tồn tại ở cả 3 dạng: pectin hoà tan,
acid pectinic và protopectin. Pectin có trong vách tế bào thực vật, là một phức hệ sợi
nhỏ trong tự nhiên. Độ bền của pectin cao nhất tại pH 3÷4.
- Pectin hòa tan là ester methylic của acid polygalacturonic pectin, trong tự nhiên có
khoảng 2/3 số nhóm carboxyl của acid polygalacturonic được ester hoá bằng
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
5
methanol. Pectin được ester hoá cao sẽ tạo gel đặc trong dung dịch acid và trong dung
dịch đường có nồng độ 65%.
- Acid pectinic là acid polygalacturonic có một phần nhỏ các nhóm carboxyl được
ester hóa bằng methanol. Pectinate là muối của acid pectinic. Acid pectic là acid
polygalacturonic đã hoàn toàn giải phóng khỏi nhóm methoxyl, tức là trong đó có
chứa một nhóm carboxyl tự do trên một đơn vị acid galacturonic. Pectate là muối của
acid pectic.
- Protopectin tạo độ cứng cho quả xanh, không tan trong nước và có cấu tạo hoá học
phức tạp. Trong thành phần pectin có các phân tử pectin, các phân tử cellulose và các
ion Ca2+, Mg2+, các gốc acid phosphoric, acid acetic và đường. Protopectin khi bị thủy
phân bằng acid thì giải phóng pectin hòa tan.
Bảng 1. Hàm lượng pectin của một số loại quả và dịch quả
( Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004)
Stt Nguồn
pectin
Pectin (%) Chất ester
hoá (%)
Stt Nguồn
pectin
Pectin (%) Chất ester
hoá (%)
1 Nho 0,2-1 10-65 6 Vỏ chanh 32,0 50-65
2 Dịch nho 0,01-0,09 - 7 Thịt chanh 25,0 -
3 Táo 0,5-1,6 70-90 8 Vỏ cam
Vỏ lụa
Dịch quả
20,0
29,0
16,0
4 Dịch táo 20,0 - 9 Củ cải
đường
30,0
5 Khối nghiền
nho đen
1,6 -
Các chất protein có trong bào tương, màng tế bào và gian bào. Pectin chứa
polygalacturonic acid, araban và galactan. Trong đó lượng acid polygalacturonic
chiếm tới 40-60%. Khi thủy phân, pectin tách thành hai phần:
- Phần trung tính-phức chất galactanoaraban
- Phần acid-acid pectic.
Trong bào tương, pectin nằm ở dạng hoà tan. Trong màng tế bào và gian bào, chúng
nằm ở dạng không hòa tan gọi là protopectin. Protopectin ở màng gian bào có chứa
lượng kim loại khá cao và một lượng nhóm methoxyl đủ để làm protopectin bền vững.
Còn protopectin ở màng tế bào chứa một lượng kim loại không nhiều, có độ methoxyl
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
6
hoá cao. Vì thế, tế bào thực vật có khả năng trương nở tốt (Nguyễn Đức Lượng và ctv,
2004).
Pectin thương mại có hàm lượng acid galacturonic thường hơn 75% và độ ester hóa từ
30 – 80 %.
2.2 Cấu trúc, tính chất và cơ chế hoạt động thủy phâncủa pectinmethylesterase
2.2.1 Cấu trúc
PME có 2 dạng cấu trúc bậc I và bậc II. Ở cấu trúc bậc I, PME là một chuỗi acid amin
cao. Trung tâm hoạt động cố định gồm các acid amin: 2 acid aspartic, arginine, 2
glutamine và các acid amin có nhân thơm liên kết với khớp phản ứng. Cấu trúc bậc II
của PME là dạng cấu trúc β-helix. Đây là cấu trúc dạng vòng xoắn có gấp nếp β-helix
theo hướng phải, bao gồm 3 chuỗi β-sheet song song và có những đoạn dạng vòng
được kéo ra từ lõi của vòng xoắn, nó tạo ra một vùng sâu giống như khe nứt. Khe nứt
thường tạo nên bởi những gốc có vòng thơm và 2 gốc aspartate, tương ứng với trung
tâm hoạt động của PME (Jenkins et al., 2001; Johansson et al., 2002; D’Avino et al.,
2003).
Hình 4. Cấu trúc bậc II của PME cà chua và cà rốt
2.2.2 Tính chất
Enzyme PME thủy phân cắt liên kết ester giữa methanol và nhóm carboxyl của acid
galacturonic. Pectinmethylesterase sẽ thủy phân trước nhất là nhóm methylester nằm
giữa 2 nhóm carboxyl tự do. Và sau đó sẽ thủy phân lần lượt các liên kết ester dọc
theo phân tử pectin. Kết quả là tạo thành acid pectinic, acid pectic và methanol.
PME cà chua PME cà rốt
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
7
Hình 5. Phản ứng thuỷ phân pectin dưới sự xúc tác của PME
PME có tính đặc hiệu cao đối với nhóm methylester của acid polygalacturonic. Các
ester khác chỉ bị tấn công rất chậm, còn các nhóm methylester của acid polymanuronic
thì không hề bị tấn công. PME nguồn gốc thực vật khử ester của pectin từ đầu khử
hoặc không khử, hoặc gần với nhóm carboxyl tự do và tiến dọc theo phân tử bằng cơ
chế chuỗi đơn, tạo ra các khối acid galacturonic không bị ester hoá rất mẫn cảm với
calcium.
Pectinesterase thu được từ các nguồn khác nhau có giá trị pH khác nhau. Nếu enzyme
thu được từ nguồn vi sinh vật thì pH tối ưu là 4,5-5,5, còn nếu là nguồn thực vật thì có
pH tối ưu là 5,0-8,5. PME thường được hoạt hóa bởi các ion Ca++ và Mg++.
2.2.3 Cơ chế hoạt động thủy phân
Enzyme PME thủy phân các liên kết ester của các đơn vị ester galacturonic tạo thành
polymer mang điện tích âm và methanol. Khi enzyme hoạt động không phải toàn bộ
cấu trúc enzyme tham gia hoạt động xúc tác mà chỉ có trung tâm hoạt động của
enzyme tham gia phản ứng. Trung tâm hoạt động của enzyme do cấu trúc của enzyme
tạo ra.
Ví dụ: Ở cà rốt trung tâm hoạt động của PME nằm ở vùng lõm với 2 gốc acid ở trung
tâm, Asp136 và Asp157. Từ cấu trúc của nó, cơ chế hoạt động là như sau: Asp157 có
liên kết hydro gắn với cả oxy và Arg225. Arg225 được xem là một phần tử ái điện tử
tấn công chủ yếu vào nhóm carbon từ carboxymethyl và carbonyl của pectin. Asp136
liên kết với Phe160, có tính acid trong giai đoạn đầu phản ứng và methanol được tách
ra. Tiếp theo, Asp 136 có khả năng phản ứng như một base tách hydro của một phân
tử nước để cắt liên kết hóa trị giữa cơ chất và Asp157 và phục hồi lại trung tâm hoạt
động cho enzyme.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
8
Hình 6. Trung tâm hoạt động của PME từ cà rốt. Cơ chất là đơn vị acid methyl-ester
D-galacturonic được gắn vào trung tâm hoạt động
* Pectinase thương mại
Enzyme thương mại là các chế phẩm enzyme của nấm mốc, được điều chế chủ yếu từ
các loài Aspergillus. Chúng thường là hỗn hợp của các PE, PG và PL, hemicellulase
và endo-β-glucanase (C-x-cellulase). Các enzyme pectinase đóng vai trò quan trọng
trong quá trình chế biến nước ép trái cây.
Một số chế phẩm được sử dụng trong chế biến ra và quả: Pectinex Ultra SP-L,
Pectinex 3XL và Pectinex AR, Visscozyme120L. Sử dụng chế phẩm enzyme có thể
xem là một trong những phương hướng tiến bộ có triển vọng nhất của sản xuất nước
quả và nước uống không cồn. Khi ấy cần phải lựa chọn các chế phẩm enzyme có chứa
một lượng nhất định các phức hợp enzyme. Ngoài ra, chế phẩm enzyme sử dụng cũng
cần phải thỏa mãn các yêu cầu công nghệ sản xuất từng loại sản phẩm cụ thể không
chỉ về dạng phản ứng xúc tác mà cả điều kiện tác dụng tức là pH, nhiệt độ, độ ổn định
và một số yếu tố khác.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng hoạt tính xúc tác của pectinmethylesterase
2.3.1 Ảnh hưởng của nồng độ enzyme
Khi có đầy đủ cơ chất thì vận tốc của phản ứng enzym tỷ lệ thuận với nồng độ
enzyme. Ta có thể biểu diễn sự liên hệ giữa vận tốc phản ứng và nồng độ enzyme
bằng biểu thức sau:
V= k[E]
Trong đó: V : Tốc độ phản ứng
[E] : Nồng độ enzyme
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
9
Hình 7. Ảnh hưởng của nồng độ enzyme đến tốc độ phản ứng
Nồng độ enzyme càng lớn bao nhiêu thì lượng cơ chất bị biến đổi càng nhiều bấy
nhiêu. Cũng có trường hợp khi nồng độ enzyme quá lớn, vận tốc phản ứng chậm.
2.3.2 Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất
Phản ứng khi có enzyme xảy ra ba giai đoạn:
• Giai đoạn đầu: enzyme sẽ tương tác với cơ chất tạo thành phức hợp ES. Ở giai đoạn
này, nếu nồng độ cơ chất thấp thì tốc độ phản ứng V phụ thuộc tuyến tính với nồng độ
cơ chất.
E + S ES
• Giai đoạn 2: phức hợp ES sẽ được tách ra, tốc độ phản ứng cực đại và nó hoàn toàn
không phụ thuộc vào nồng độ cơ chất.
• Giai đoạn 3: enzyme sẽ được giải phóng và hoạt động tự do. Hiện tượng này được
xem xét trên cơ sơ phản ứng chỉ có một cơ chất duy nhất.
Hình 8. Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến hoạt t._.ính enzyme
0
Tố
c
độ
ph
ản
ứn
g
(V
)
Nồng độ [E]
Tố
c
độ
ph
ản
ứn
g
(V
)
Nồng độ cơ chất 0 Km
2
1 Vmax
V
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
10
2.3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng enzyme. Cũng như các phản ứng hoá học
thông thường, vận tốc phản ứng enzyme tăng khi nhiệt độ. Tuy nhiên, do enzyme có
bản chất là protein nên nó kém bền với nhiệt độ cho nên tốc độ phản ứng enzyme
không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với nhiệt độ phản ứng. Tốc độ phản ứng chỉ tăng
đến một giới hạn nhiệt độ nhất định. Vượt quá nhiệt độ đó, tốc độ phản ứng enzyme sẽ
giảm dần và dẫn đến mức triệt tiêu. Đa số enzyme bị mất hoạt tính ở nhiệt độ trên
70oC.
Người ta thường sử dụng hệ số nhiệt Q10 để biểu thị ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc
độ phản ứng. Nhiệt độ tương ứng với tốc độ phản ứng enzyme cao nhất được gọi là
nhiệt độ tối thích của enzyme. Phần lớn enzyme hoạt động mạnh nhất ở nhiệt độ 40-
50oC. Nhiệt độ tối ưu của những enzyme khác nhau thì hoàn toàn khác nhau tuỳ thuộc
vào nguồn gốc của chúng. Một số enzyme có nhiệt độ tối ưu ở 60oC, một số khác lại
có nhiệt độ tối ưu ở 70oC. Enzyme pectinesterase từ nấm mốc có nhiệt độ tối ưu là 30-
45oC và bị vô hoạt ở 55-62oC (Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004).
Nếu đưa nhiệt độ cao hơn mức nhiệt độ tối ưu, hoạt tính enzyme sẽ bị giảm. Khi đó
enzyme không có khả năng phục hồi lại hoạt tính. Ngược lại, ở nhiệt độ 0oC enzyme
bị hạn chế hoạt động rất mạnh, nhưng khi đưa nhiệt độ lên từ từ hoạt tính enzyme sẽ
tăng dần đều đến mức tối ưu. Nhiệt độ tối ưu của enzyme phụ thuộc rất nhiều vào sự
có mặt của cơ chất, kim loại, pH.
Hình 9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đến tốc độ phản ứng của enzyme
Đối với enzyme phần lớn enzyme PME thì khoảng nhiệt độ tối thích là 35-60oC, hoạt
động mạnh ở 45-50oC. Khi nhiệt độ vượt quá 70oC thì enzyme này sẽ bất hoạt.
Tố
c
độ
ph
ản
ứn
g
(V
)
Nhiệt độ oC
0
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
11
Khi nhiệt độ cao thường gây cho enzyme mất hoạt tính. Phản ứng vô hoạt của enzyme
dưới tác dụng của nhiệt độ thường biểu diễn theo phương trình bậc một.
ln [ ][ ]0E
E
= - kt
Trong đó:
K: hằng số tốc độ phản ứng
E: nồng độ enzyme hoạt động ở thời gian t
E0: nồng độ ban đầu của enzyme hoạt động
Người ta thường sử dụng yếu tố nhiệt độ để điều khiển hoạt động của enzyme và tốc
độ phản ứng trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
2.3.4 Ảnh hưởng của pH đến phản ứng enzyme
Enzyme rất nhạy cảm đối với sự thay đổi pH của môi trường, mỗi enzyme chỉ hoạt
động mạnh nhất ở một vùng pH xác định gọi là pH tối thích. pH môi trường thường
ảnh hưởng đến mức độ ion hóa cơ chất, enzyme và đặc biệt là ảnh hưởng đến độ bền
của enzyme. Chính vì thế pH có ảnh hưởng rất mạnh đến phản ứng của enzyme.
Hình 10. Ảnh hưởng của pH đến hoạt động của enzyme
Các enzyme từ các nguồn gốc khác nhau thì có pH tối thích khác nhau. Nhiều enzyme
hoat động rất mạnh ở pH trung tính. Tuy nhiên, cũng có nhiều enzyme hoạt động ở pH
acid yếu. Một số khác lại hoạt động mạnh ở pH kiềm và cả pH acid. Enzyme
pectinesterase của Aspergillus có điểm đẳng điện và pH tối ưu nằm trong khoảng acid,
hoạt động của PE đạt tối đa ở pH 4,5 và nhiệt độ 40oC. Khi pH > 7, pectin tự khử
nhóm ester và tăng cường độ hoạt động của PME. Đối với pectinase có nguồn gốc từ
nấm mốc, pH hoạt động tối thích nằm trong khoảng 3-5 (Nguyễn đức Lượng và ctv,
2004).
Tố
c
độ
ph
ản
ứn
g
0 pH
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
12
PME thực vật có pH tối thích khoảng 6,0-8,0. Ở pH này, có sự tương tác mạnh mẽ
giữa enzyme tích điện dương và nhóm carboxyl tự do của polygalacturonic là sản
phẩm của quá trình thủy phân pectin.
Người ta thường sử dụng ảnh hưởng của pH để điều hòa phản ứng trong bảo quản, chế
biến lương thực, thực phẩm, trong tuyển chọn giống vi sinh vật,…
2.3.5 Ảnh hưởng của các chất kìm hãm
Chất kìm hãm là chất có khả năng làm yếu hoặc làm chấm dứt hoàn toàn tác dụng của
enzyme. Các chất kìm hãm có thể là các ion kim loại, các anion, các hợp chất hữu cơ
có phân tử nhỏ hoặc protein. Các chất kìm hãm có khả năng kìm hãm thuận nghịch
hoặc không thuận nghịch. Trong trường hợp các chất kìm hãm thuận nghịch, phản ứng
giữa enzyme và chất kìm hãm sẽ nhanh chóng đạt được trạng thái cân bằng:
E+ I EI
Trong đó :
E: enzyme
I: chất kìm hãm
K1, K-1: hằng số tốc độ phản ứng thuận nghịch
Tùy thuộc vào bản chất tạo phức EI, bản chất của chất kìm hãm, người ta chia ra
những chất kìm hãm sau:
Các chất kìm hãm cạnh tranh: các chất kìm hãm cạnh tranh là những chất có cấu
trúc tương tự như cấu trúc của cơ chất. Chúng thường là những chất kìm hãm thuận
nghịch. Chúng có khả năng kết hợp với trung tâm hoạt động của enzyme. Khi đó,
chúng sẽ chiếm vị trí của cơ chất trong trung tâm hoạt động thì cơ chất sẽ không còn
cơ hội tiếp cận với trung tâm này. Cơ chế loại trừ lẫn nhau của chất kìm hãm và cơ
chất làm giảm số lượng của các enzyme kết hợp với cơ chất. Do đó, cơ chất mất một
phần khả năng tương tác, làm cho tốc độ phản ứng không tăng. Phản ứng trong trường
hợp có chất cạnh tranh của phản ứng enzyme sẽ như sau:
E + S ES E + P
E + I EI
Các chất kìm hãm không cạnh tranh: chất kìm hãm không cạnh tranh kết hợp với
enzyme ở vị trí khác với trung tâm hoạt động, làm thay đổi cấu trúc không gian của
phân tử enzyme, làm giảm hoạt động xúc tác của nó dẫn đến giảm vận tốc phản ứng.
K1
K
-1
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
13
Như vậy, phức hợp EI này sẽ làm thay đổi hướng không có lợi cho hoạt động xúc tác
của enzyme. Sau khi kết hợp với chất kìm hãm để tạo thành phức hợp EI, enzyme vẫn
có khả năng kết hợp với cơ chất để tạo thành một phức hợp EIS như phản ứng sau:
E + S ES E + P
E + I EI
ES + I EIS
EI + S EIS
Kìm hãm bởi sản phẩm của phản ứng: các sản phẩm phản ứng có thể đóng vai trò
như chất kìm hãm không cạnh tranh. Nếu như phản ứng xảy ra do chất A và chất B, có
sự tham gia của enzyme để tạo thành sản phẩm P1 và P2 thì enzyme có ái lực với cả P1,
P2 và cả chất A và chất B. Khi đó, sản phẩm P1 và P2 được xem như chất kìm hãm của
enzyme.
Kìm hãm do thừa cơ chất: Trong một số trường hợp cơ chất bị thừa lại trở thành
chất kìm hãm phản ứng. Giả sử ta có phản ứng
E + S ES E + P
Nếu có cơ chất thứ hai tham gia và nó có khả năng đính vào một vị trí nào đó trên
phức hệ ES (ngoài vùng xúc tác) làm cho enzyme không hoạt động, khi đó cơ chất thứ
hai này coi như chất kìm hãm.
ES + S ESS
2.3.6 Ảnh hưởng của chất hoạt hoá
Các chất có tác dụng làm tăng hoạt tính enzyme gọi là các chất hoạt hoá enzyme.
Những chất hoạt hóa có tác dụng làm cho enzyme từ trạng thái không hoạt động trở
thành hoạt động, từ hoạt động yếu trở thành hoạt động mạnh hơn. Các chất hoạt hóa
thường có bản chất hóa học rất khác nhau, chúng có thể là:
- Các chất hữu cơ phức tạp làm nhiệm vụ chuyển nhóm, chuyển gốc hóa
học
- Những chất có tác dụng phục hồi những nhóm hoạt động của trung tâm
hoạt động enzyme
- Những chất có khả năng phá vỡ một số liên kết trong phân tử
proenzyme làm loại bỏ một vài đoạn peptid, tạo điều kiện cho các nhóm chức xích lại
gần nhau để hình thành trung tâm hoạt động
- Ngoài ra, một số cation kim loại có bán kính từ 0,34 - 1,65 Ao ( Na+, K+,
Ca2+, Mg2+ ) và các anion Cl-, Br-, I- cũng có tác dụng hoạt hóa enzyme. Trong quá
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
14
trình hoạt hóa, các ion kim loại có thể tham gia tạo thành trung tâm hoạt động, làm
cầu nối giữa enzyme với cơ chất hoặc làm nhiệm vụ ổn định cấu trúc không gian cần
cho sự xúc tác của enzyme.
Đối với PME, ion kim loại phản ứng với nhóm mang điện tích âm (nhóm carboxyl) để
enzyme tấn công liên kết ester. Ở nồng độ cao, ion kim loại ức chế hoạt động của
enzyme. Ion Na+, Ca++, các loại muối NaCl, KCl, CaCl2 hoạt hóa enzyme này, các ion
hóa trị 3 và 4 thì kìm hãm hoạt tính của chúng (Jans.Tkacz, 2004). Với NaCl, nồng độ
tối ưu cho hoạt động PME là 0,2M. Và trong những ion hóa trị 2, Calci là một trong
những ion quan trọng nhất. Ion Calcium làm tăng khả năng hoạt động của PME khi ở
nồng độ thấp 5-25nM, còn khi lên đến nồng độ cao sẽ làm tốc độ phản ứng giảm có
thể do hình thành gel pectate. Hoạt động PME đạt tối đa khi CaCl2 ở nồng độ 20nM.
2.4 Sản xuất pectinmethylesterase từ nấm mốc
2.4.1 Môi trường nuôi cấy
• Nguyên liệu
Môi trường sử dụng nuôi cấy vi sinh vật để thu nhận enzyme thường là cám gạo, hay
cám mì, bã củ cải hoặc thóc nảy mầm. Trong các loại nguyên liệu trên thì cám gạo,
cám mì thường được sử dụng nhiều hơn cả. Hai loại cám này có đầy đủ chất dinh
dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển. Mặt khác, khi tạo môi trường, chúng thường
có tính chất vật lý rất thích hợp để vừa đảm bảo khối kết dính cần thiết, vừa đảm bảo
lượng không khí lưu chuyển trong khối nguyên liệu. Nguồn dinh dưỡng bổ sung
thường là các muối ammonium, phosphat,…(Nguyễn Đức Lượng, 2001).
Trong nhiều trường hợp, để tạo khả năng thoáng khí tốt hơn, người ta thường cho thêm
trấu với lượng khoảng 20-25%. Thực chất, việc cho trấu vào là làm tăng độ xốp của
môi trường, tạo nên những khoảng trống để không khí có thể lưu thông trong lòng môi
trường. Khi nuôi cấy vi sinh vật để thu nhận enzyme pectinase, thường cho vào môi
trường bột cà rốt (bột cà rốt chứa nhiều pectin) như chất cảm ứng để làm tăng quá
trình tổng hợp enzyme này.
Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng của cám
( Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004)
1
2
3
4
5
6
Năng lượng
Nước
Protein thô
Lipid
Glucid tổng số
Cellulose
350 – 426 KCal
12 – 14%
10 – 12,2%
20 – 22,7%
40,3 – 42%
6,3 – 7%
7
8
9
10
11
Tro
Calcium
Phospho
Sắt
Vitamin B1
6,0 – 6,5%
30 – 32 mg%
4,5 – 4,6 mg%
10 –14 mg%
0,96 –1 mg%
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
15
• Chuẩn bị môi trường nuôi cấy
Trong quá trình chuẩn bị môi trường, điều quan trọng nhất là tạo được độ ẩm thích
hợp. Độ ẩm thích hợp cho nhiều vi sinh vật khi nuôi cấy trong môi trường cám là
60%W. Độ ẩm vượt quá 60%W thường tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn phát triển,
khi đó dễ xảy ra nhiễm vi sinh vật lạ. Nếu độ ẩm < 60%W (thường 45-50%W) thường
gây hiện tượng tạo nhiều bào tử ở nấm sợi, và như vậy thì enzyme thu sẽ giảm hoạt
tính rất mạnh.
Sau khi chuẩn bị xong môi trường, ta tiến hành thanh trùng môi trường để tiêu diệt
các vi sinh vật nhiễm vào môi trường mà có thể ức chế sự phát triển của giống vi sinh
vật mà ta sẽ nuôi cấy. Thông thường, môi trường sẽ được thanh trùng bằng hơi nước
nóng ở 121oC trong thời gian 15-30 phút.
Môi trường nuôi cấy sẽ được trải đều vào các khay và tiến hành trộn giống vi sinh vật
vào khối môi trường sao cho thật đều. Thời gian nuôi cấy nấm sợi để thu nhận enzyme
vào khoảng 36-60 giờ.
2.4.2 Giống vi sinh vật
Bảng 3. Các nguồn vi sinh vật để sản xuất enzyme
Nguồn nấm mốc Enzyme
Aspergillus melleus Protease
A. niger
Alpha-Amylase
Endoarabinase
Glucoamylase
Hemicellulase
Pectinase
Xylanase
Cellulase
A. oryzae Alpha-Amylase
Cellulase
Glucoamylase
Hemicellulase
Lipase
Pectinase
Protease
Penicillium emersonii Cellulase
Glucanase
Xylanase
P. funiculosum Cellulase
Cellobiase
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
16
Glucosidase
Dextranase
Glucanase
Glucoamylase
Pectinase
Xylanase
Rhizopus niveus Glucoamylase
Trichoderma harzianum Cellulase
Glucanase
Glucosidase
Hemicellulase
Xylanase
Enzyme pectinmethylesterase từ vi sinh vật được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau
như dạng thô, dạng tinh khiết, dạng tinh thể. Tuy nhiên, chúng đều được sản xuất bằng
hai phương pháp nuôi cấy bề mặt và nuôi cấy bề sâu. PME có thể sản xuất từ nhiều
nguồn nấm mốc và vi khuẩn.
Trong luận văn này, chọn giống VSV là nấm sợi Aspergillus oryzae với các cơ chất
nuôi cấy thích hợp để sản xuất enzyme PME. Asp. oryzae thuộc lớp nang khuẩn
Ascomycetes, bộ cúc khuẩn Plectascales, họ Aspergillaceae, giống Aspergillus là nấm
mốc sinh sản vô tính bằng cách tạo thân quả hoặc cuống bào tử đính. Bào tử đính là
tập hợp của những khuẩn ty cao xuất phát từ một tế bào lớn. Các nang quả phình to ở
nang trên, chổ phình to có dạng hình cầu, hình bầu dục hoặc hình chùy được gọi là túi
định. Xung quanh túi định có vô vàn những mầm nhỏ gọi là thể bình mọc ra khắp mọi
hướng, ở phần cuối của các mầm này gọi là các bào tử đính. Aspergillus oryzae có bào
tử đính màu vàng hoa cau (Nguyễn Văn Mùi, 2001).
Hình 11. Hình dạng nấm sợi
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
17
2.4.3 Phương pháp nuôi cấy
Để nuôi cấy nấm Aspergillus oryzae sản xuất enzyme PME ta lựa chọn phương pháp
nuôi cấy bề mặt với môi trường rắn. Phương pháp nuôi cấy bề mặt là phương pháp tạo
điều kiện cho vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường hay trên bề mặt vật liệu
rắn, xốp, ẩm.Thông thường, môi trường dạng rắn với nguyên liệu chín là bột cám mì,
bã củ cải, bột bắp nghiền, hạt thóc nẩy mầm, trấu và bổ sung thêm một số chất dinh
dưỡng khác (amon sulfat, amon clorua, amon phosphat). Phương pháp này phát triển
rất mạnh từ những năm 1970 đến nay. Những ưu điểm cơ bản của phương pháp nuôi
cấy bề mặt:
- Dễ thực hiện, quy trình công nghệ đơn giản
- Lượng enzyme được tạo thành từ nuôi cấy bề mặt thường cao hơn rất nhiều so
với nuôi cấy chìm
- Sản phẩm enzyme thô sau khi thu nhận rất dễ sấy khô và dễ bảo quản
- Khi bị nhiễm sinh vật lạ, ta rất dễ dàng xử lý.
Quá trình phát triển của nấm mốc trong môi trường rắn khi nuôi cấy bằng phương
pháp bề mặt trãi qua các giai đoạn sau:
• Giai đoạn 1: Giai đoạn này kéo dài 10-14 giờ kể từ thời gian bắt đầu nuôi cấy, lúc
này bào tử bắt đầu trương nở và hô hấp. Ở giai đoạn này có xảy ra nhiều biến đổi.
+ Nhiệt độ tăng rất chậm
+ Sợi nấm bắt đầu hình thành và có màu trắng hoặc màu sữa
+ Thành phần dinh dưỡng bắt đầu có sự thay đổi
+ Khối môi trường còn rời rạc
+ Enzyme mới bắt đầu được hình thành.
• Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 14-18 giờ. Trong giai đoạn này có những
thay đổi cơ bản sau:
+ Toàn bộ bào tử đã phát triển thành sợi nấm và sợi nấm bắt đầu phát triển rất
mạnh, có thể nhìn rõ được sợi nấm
+ Môi trường được kết lại khá chặt
+ Độ ẩm môi trường giảm dần
+ Nhiệt độ môi trường sẽ tăng nhanh có thể đạt tới 40-45oC
+ Các chất dinh dưỡng bắt đầu giảm nhanh, do sự đồng hóa mạnh của nấm sợi
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
18
+ Các enzyme được hình thành và enzyme nào có cơ chất cảm ứng trội hơn sẽ
được tạo ra nhiều hơn
+ Lượng oxy trong không khí giảm và CO2 sẽ tăng dần, do đó trong giai đoạn này
cần phải được thông khí mạnh là tốt nhất.
• Giai đoạn 3: Giai đoạn này kéo dài khoảng 10-12 giờ. Lúc này nhiệt độ khối môi
trường sẽ giảm dần, cường độ hô hấp giảm dần một cách rõ rệt. Màu sắc của sợi nấm
bắt đầu thay đổi và thể hiện màu đặc trưng (Nguyễn Đức Lượng, 2001).
2.4.4 Thu nhận enzyme
Kết thúc quá trình nuôi cấy ta thu nhận được chế phẩm enzyme. Chế phẩm này được
gọi là chế phẩm thô vì ngoài thành phần enzyme ra chúng còn chứa sinh khối vi sinh
vật, thành phần môi trường và nước có trong môi trường. Tùy theo mục đích sử dụng,
ta có thể dùng chế phẩm thô này ngay không cần qua quá trình tinh sạch. Trong những
trường hợp cần thiết khác, ta phải tiến hành làm sạch enzyme. Khi enzyme được tách
hết nước, sinh khối vi sinh vật và thành phần môi trường và chúng ở dạng tinh thể, ta
thu được chế phẩm enzyme sạch.
Để thu nhận được chế phẩm enzyme PME tinh khiết thì chế phẩm enzyme thô phải
được trích ly bằng phương pháp kết tủa nhờ dung môi hữu cơ hay muối ammonium
sulfat.
Dung môi hữu cơ sử dụng để kết tủa enzyme PME có thể là ethanol. Dung môi hữu cơ
có tác dụng làm giảm hệ số điện môi của môi trường thì protein và enzyme bị kết tủa.
Khi kết tủa bằng ethanol thì lượng ethanol sử dụng phải gấp 3-4 lần dịch chiết
enzyme, nên khuấy đều để phân phối ethanol trong dung dịch. Khi có kết tủa thì lọc
hoặc ly tâm để thu kết tủa, rửa kết tủa bằng rượu đậm đặc 2-3 lần để tách bớt nước
trong kết tủa và sau đó đem sấy kết tủa.
Ngoài ra, cũng có thể dùng muối trung tính là amon sulfat để kết tủa enzyme vì độ hoà
tan của muối rất cao, sự kết tủa không phụ thuộc vào nhiệt độ, không làm biến tính
enzyme, enzyme thu được có hoạt tính cao hơn so với các enzyme thu được bằng
phương pháp sử dụng dung môi hữu cơ. Tuy nhiên, khi sử dụng muối trung tính cũng
có nhược điểm là lượng dung dịch dùng gấp 5-6 lần dịch chiết enzyme và không thể
tái thu hồi được dung môi.
Để đảm bảo chế phẩm enzyme thu được không mất hoạt tính nhanh, người ta thường
sấy khô chế phẩm enzyme đến một độ ẩm thấp. Độ ẩm cần đạt sau khi kết thúc quá
trình sấy là <10 %W. Để đảm bảo hoạt tính enzyme không thay đổi, ta thường sấy
enzyme ở nhiệt độ 38-40oC. Ở nhiệt độ này phần lớn enzyme ít bị biến đổi. Còn nếu ta
sấy ở nhiệt độ cao quá 40oC, enzyme rất dễ bị biến tính.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
19
2.4.5 Kỹ thuật sản xuất pectinmethylesterase
a. Quy trình kỹ thuật sản xuất enzyme PME
Trích ly bằng nước
Asp. oryzae
Trộn giống vi sinh
vật
Lọc
Kết tủa
Ly tâm
Sấy kết tủa
Chế phẩm enzyme
Nghiền và bảo quản
Nguyên liệu môi
trường
Hấp thanh trùng
Làm nguội
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
20
b. Thuyết minh quy trình
Môi trường nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy bề mặt của vi sinh vật tạo enzyme pectinmethylesterase gồm 60
-70% là bột cám, 20-25% trấu, nguyên liệu chứa cơ chất cảm ứng tổng hợp enzyme
pectinase tương ứng là 5 % bột cà rốt hoặc vỏ bưởi và bổ sung amon sulfat và amon
clorua 1%, amon phosphat 2%. Độ ẩm môi trường là 60-65% . Đem môi trường thanh
trùng ở 121oC trong vòng 15 phút. Sau khi thanh trùng, môi trường được làm nguội và
bắt đầu cấy giống vi sinh vật là Aspergillus oryzae vào môi trường đã được trộn đều,
trãi mỏng trên khay.
Tiến hành nuôi nấm sợi trong tủ úm ổn định ở nhiệt độ khoảng 37oC. Trong khoảng
36 giờ thì kết thúc quá trình nuôi. Khi nấm sợi bắt đầu chớm tạo ra bào tử là thời gian
enzyme được tạo ra nhiều nhất. Ta nên thu nhận chế phẩm enzyme thô ở giai đoạn này
(Nguyễn Đức Lượng, 2003).
Trích ly enzyme
Chiết tách enzyme từ môi trường rắn người ta thường dùng nước, các dung dịch muối
trung tính,… có thể chiết tách được 90- 95% và trong nước chiết không chứa tạp chất
không tan. Để tránh tạp nhiễm nên thêm vào một ít focmalin hoặc chất sát trùng khác.
Chiết tách enzyme người ta dùng nước (25-28oC) và lọc, sau đó tủa enzyme bằng
ethanol. Khi cho dung môi vào dung dịch enzyme làm giảm khả năng tan của nước
bao quanh enzyme. Dung môi hữu cơ này làm giảm hằng số điện môi của môi trường,
đẩy một lượng nước lớn. Vì vậy các enzyme, cũng như các chất có phân tử thấp trong
hệ dung dịch nước dung môi sẽ tủa và lắng xuống. Độ hòa tan của enzyme vào dung
dịch cồn-nước phụ thuộc vào nồng độ cồn, nhiệt độ, pH, lực hút ion của dung dịch và
tính chất enzyme của protein.
Để tránh mất hoạt tính của enzyme, tất cả phải làm lạnh xuống 3-5oC. Khi trộn phải
khuấy mạnh, khi các enzyme kết tủa lắng xuống phải ly tâm ngay. Dùng ethanol kết
tủa có nồng độ 60-70% hoặc có thể dùng aceton 60% và giữ pH 5,5-5,6 bằng
(NH4)2SO4 (600g/lít).
Khi kết tủa bằng ethanol, chế phẩm enzyme thu được có độ tinh khiết khoảng 90%,
còn nếu dùng muối thì độ tinh khiết đạt khoảng 75%. Khi kết tủa bằng ammonium
sulfat có độ bão hòa bằng 0,2 thì sẽ thu được chế phẩm chỉ chứa pectinesterase và
pectintranseliminase, khi độ bão hòa là 0,9-1 thì sẽ thu được chế phẩm chỉ chứa
pectintranseliminase và exopolygalacturonase.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
21
Ly tâm
Là quá trình tách vật rắn ra khỏi dung dịch. Trong công nghệ enzyme, phương pháp ly
tâm thường được ứng dụng khá rộng rãi để thu nhận enzyme, dung dịch này chứa
enzyme ngoại bào. Phần lớn enzyme ngoại bào (exoenzyme) là những enzyme hòa
tan.
Như vậy, khi tiến hành ly tâm, dung dịch tách khỏi các thành phần rắn là dung dịch
enzyme thô vì ngoài enzyme trong dung dịch còn có nước, protein không hoạt động và
các chất hòa tan khác. Để tránh hiện tượng biến tính của enzyme, thường tiến hành ly
tâm lạnh (3- 5oC) (Nguyễn Đức Lượng, 2001).
Sấy kết tủa
Dịch enzyme sau khi ly tâm, ở trạng thái này enzyme rất dễ biến tính vì còn nhiều
nước. Để dễ bảo quản, ta tiến hành sấy kết tủa enzyme ở nhiệt độ < 40oC cho đến khi
độ ẩm cuối cùng đạt 5- 8%.
Nghiền và bảo quản
Sau khi sấy, enzyme được nghiền mịn thành dạng bột cho vào bao bì kín (chai lọ hoặc
túi polyetylen), bảo quản ở nhiêt độ lạnh.
Chế phẩm enzyme này gọi là chế phẩm dạng rắn thô. Muốn có chế phẩm tinh khiết
phải qua giai đoạn tinh chế.
2.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp hoạt tính của PME
• Độ ẩm
Độ ẩm cao ảnh hưởng đến độ thoáng khí, thấp quá sẽ kìm hãm sự sinh trưởng và phát
triển của nấm sợi cũng như khả năng tạo enzyme.
• Nhiệt độ nuôi
Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
nấm sợi, kéo theo sự giảm hoạt lực của enzyme.
• Thời gian nuôi
Thời gian nuôi để thu được lượng enzyme lớn thường được xác định bằng thực
nghiệm. Sự tạo bào tử là hiện tượng không mong muốn vì thường làm giảm hoạt tính
enzyme. Đối với nấm sợi Aspergillus oryzae, sự tạo enzyme cực đại thường kết thúc
khi nấm bắt đầu sinh đính bào tử (Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004).
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
22
• pH
Khi nuôi cấy bằng phương pháp bề mặt thường ít ảnh hưởng do môi trường có dung
dịch đệm cao và hàm ẩm thấp, pH không thay đổi trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, pH
ban đầu của môi trường có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nấm sợi và sự
tạo thành enzyme.
Đa số nấm sẽ phát triển tốt và tạo ra enzyme trong môi trường acid yếu, nên có thể
dùng HCl, H2SO4 và acid lactic làm ẩm môi trường.
2.5 Một số ứng dụng của pectinmethylesterase
2.5.1 Trong sản xuất nước quả và rượu vang
Bảng 4. Một số ví dụ về ứng dụng của enzyme trong ngành sản xuất thực phẩm
(Phạm Thị Trân Châu, Phan Tuấn Nghĩa, 2007)
Ngành sản xuất
thực phẩm
Enzyme sử dụng Ghi chú
Chế biến quả, SX
dịch quả
Các enzyme phân giải thành tế
bào:
pectin lyase,
pectin methylesterase,
polygalacturonase, arabanase,
các hemicellulase,
các amylase acid của nấm mốc và
glucoamylase
Các enzyme này đều tách từ
Aspergillus.
Sử dụng các pectinase làm
tăng chất lượng, năng suất,
tạo được nhiều loại sản phẩm
mới từ quả, kéo dài thời gian
bảo quản, giữ màu bền.
Bánh nướng α-amylase, xylanase,
protease, lipase,
và một số oxidoreductase,
transglutaminase
Các enzyme nhằm đảm bảo
chất lượng bột nhão dùng
làm bánh, cải thiện mùi vị và
màu sắc của sản phẩm.
Làm phomat Enzyme làm đông sữa, chủ yếu là
các asparticprotease như:
chymosin, mucorpepsin,
endo thiapepsin,
Ngoài ra còn dùng lipase,
lysozyme
Lipase, lysozyme cũng có
vai trò làm chín phomat, tăng
hương vị, chất lượng
phomat.
Chế biến sữa β-galactosidase thuỷ phân lactose
trong sữa thành glucose và
galactose. Hai đường này có độ
ngọt lớn hơn lactose.
- Sản xuất sữa không có
lactose cho những người
thiếu lactase bẩm sinh.
- Làm tăng độ ngọt của các
loại nước uống từ sữa, sữa
chua.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
23
Trong sản xuất nước quả và rượu vang, việc sử dụng enzyme là một tiến bộ khoa học
lớn. Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thành lập chất có hại trong nước
trái cây và rượu vang là do sự hiện diện các hợp chất pectic đặc biệt là pectin, các chất
này nằm ở thành tế bào được phóng thích khi trái cây bị nghiền nhão. Các chế phẩm
enzyme sử dụng trong sản xuất nước quả có tác dụng làm trong dịch chiết ép (nhất là
đối với những quả có nhiều pectin, độ nhớt cao), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
cô đặc dịch quả, làm tăng hiệu suất ép, hiệu suất trích ly các chất trong tế bào thực vật.
Việc thu nhận nước quả từ trước đến nay chủ yếu bằng phương pháp ép. Nếu pectin
còn nhiều sẽ theo vào nước quả gây ra hiện tượng nước quả bị đục, có độ keo cao và
rất khó lọc trong.
a. Tăng hiệu suất ép, thu nhận dịch quả
Trong tế bào của quả nước chiếm khoảng 90-95%. Nếu ta chỉ nghiền sau đó ép thì ta
chỉ có thể thu nhận được khoảng 60-70% là tối đa. Bởi vì khi nghiền ép, trong phần
nước quả thu được sẽ kéo theo lượng lớn thịt quả, chủ yếu là pectin. Pectin là thành
phần quan trọng của vách tế bào có nhiệm vụ bảo vệ các thành phần bên trong tế bào,
giữ dịch bào trong tế bào không thoát ra.
Khi ta cho enzyme pectinase vào, hiệu suất ép sẽ tăng 15-30% vì PME sẽ thuỷ phân
pectin tách động lên vách tế bào làm dịch bào thoát ra. Lúc đầu PME sẽ phân cắt
nhóm methyl của pectin tạo điều kiện cho hoạt động của enzyme polygalacturonase
(PG). Polygalacturonase sẽ phân cắt chuỗi pectin thành các đoạn ngắn hơn. Nhiều
trường hợp, hiệu suất ép tăng đến 50%.
Pectin cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho dịch quả có tính nhớt. Độ
nhớt dịch quả cao là trở ngại lớn cho quá trình lọc hay ly tâm. Vì vậy việc sử dụng
enzyme để cắt pectin thành những phần tử nhỏ hơn sẽ góp phần đáng kể làm giảm độ
nhớt của dịch quả. Dịch quả thu được khi xử lý bằng pectinase sẽ trong hơn, khả năng
lọc sẽ tốt hơn và hiệu quả kinh tế rất rõ.
Liều lượng enzyme được sử dụng được tạo lập tuỳ theo loại quả và điều kiện công
nghệ (nhiệt độ, thời gian tác dụng, loại hình ép). Thường chúng được dùng với liều
lượng 100-150 g/tấn thịt quả. Hoặc dùng liều lượng chế phẩm enzyme tinh khiết cho
vào là 0,03-0,05%, chế phẩm thô là 0,5-2%. Nhiệt độ duy trì cho quá trình thủy phân
là 43-45oC. Thời gian thủy phân là 4-8 giờ.
Trong sản xuất nước quả từ nho, do nho là loại quả chứa nhiều dịch và đường , trong
thịt quả có chứa nhiều pectin vì vậy dễ gây đục hoặc nếu thu nhận dịch quả trong
thường không có hiệu suất cao. Chính vì thế người ta phải xử lí nước nho bằng chế
phẩm enzyme. Lượng enzyme sử dụng trong trường hợp làm nát nho là 0,2% so với
khối lượng nho trong sản xuất. Còn sau khi nho đã làm nát, người ta cũng xử lí
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
24
enzyme với liều lượng 0,2% so với khối lượng nho. Thời gian xử lí bằng enzyme là 3
giờ ở nhiệt độ 45oC. Bằng phương pháp xử lí này người ta đã làm tăng hiệu suất thu
nhận dịch nho từ 65,9 lên 77,3% đối với nho trắng và từ 66 lên 82,2% đối với nho đỏ
(Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004).
Còn trong sản xuất nước táo và nước quả vả, sử dụng enzyme sẽ làm tăng hiệu suất
tách dịch quả lên 20-25%. Hoạt động chính của enzyme endo-polygalacturonase,
pectimetylesterase và pectin lyase giúp quá trình ép là thủy phân các khung xương
chính của pectin, phá vỡ thành tế bào làm các tế bào khó liên kết lại với nhau và thịt
quả dễ dàng bị mềm ra. Khi xử lý nước quả bằng enzyme đối với nước táo, người ta
thường cho thêm ascorbic acid vào để chống quá trình oxy hoá. Trong sản xuất nước
táo, khi sử dụng chế phẩm pectinase đã mang lại hiệu quả cao.
Bảng 5. Hiệu quả xử lý nước táo và nước quả vả bằng chế phẩm enzyme pectinase
( Nguyễn Đức Lượng và ctv, 2004)
Stt Loại nước quả Hiệu
suất
nước
quả
(%)
Hàm
lượng
chất
khô
(%)
Độ
acid
chẩn
(%)
Pectin
(%)
Chất
chát
(%)
Đường
(%)
Điểm
đánh
giá
cảm
quan
1 Nước quả từ táo
a-Không chế phẩm enzyme
b-Có chế phẩm enzyme
71,2
78,8
10,2
11,5
0,53
0,62
0,33
0,15
0,04
0,02
6,7
8,0
4,5
4,8
2 Nước quả vả
a-Không chế phẩm enzyme
b-Có chế phẩm enzyme
49,2
72,4
8,5
10,2
0,91
1,16
0,26
0,12
0,09
0,16
5,62
7,4
3,8
4,3
Bên cạnh việc sử dụng enzyme để thuỷ phân pectin làm tăng hiệu suất thu hồi khi ép
lấy dịch quả thì sự thuỷ phân một phần tế bào bởi enzyme cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tách chiết các chất màu, chất thơm và góp phần cải thiện chất lượng cảm
quan của dịch quả. Hoạt động thủy phân pectin bởi enzyme đã được ứng dụng trong
việc làm giảm độ nhớt nước trái cây vì thế làm tăng nồng độ các thành phần chất chiết
đến các giá trị Brix cao hơn như bình thường có thể.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
25
Khi sử dụng PME cần lưu ý là hoạt động của PME cũng sẽ bị ức chế bởi nồng độ cao
của đường. Khi nước ép cô đặc đến 60oBx enzyme sẽ không hoạt động nhưng lại có
thể hoạt động sau khi hoàn nguyên (pha loãng trong nước).
Sơ đồ công nghệ thu nhận dịch quả có ứng dụng enzyme
Quả
Rửa
Nghiền nát
Th._.ngoài nồng độ pectin đến hoạt tính xúc tác của PME nên tôi xin đề
nghị thêm:
- Nghiên cứu để bảo quản chế phẩm enzyme PME : sấy lạnh,…
- Sử dụng chế phẩm enzyme vào chế biến thực phẩm: nước quả trong, nước
giải khát, rau quả đóng hộp,…
- Nghiên cứu sản xuất pectinmethylesterase từ vi khuẩn hay loại nấm mốc
khác
- Nghiên cứu sự tổng hợp PME trên các nguyên liệu khác: cám ngô, cám mì,
bã củ cải,…
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố: nhiệt độ, pH, nồng độ enzyme, …
đến khả năng hoạt động xúc tác của PME.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bùi Hữu Thuận, Dương Thị Phương Liên, Bùi Thị Quỳnh Hoa (2004), Bài giảng sinh hóa thực
phẩm.
Chiêm Thị Bích Vân ( 2007), Nghiên cứu sản xuất amylase từ Aspergillus oryzae, luận văn tốt
nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ Thực phẩm, Đại học Cần Thơ.
Đặng Thị Thu và ctv, Công nghệ enzyme, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
Hà Thanh Toàn (2002), Bài giảng kỹ thuật các quá trình sinh học.
Nguyễn Đức Lượng (2002), Vi sinh vật học công nghiệp, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Nguyễn Đức Lượng và ctv (2004), Công nghệ enzyme, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Nguyễn Đức Lượng (2001), Công nghệ sinh học, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Nguyễn Thị Như Phương (2003), Khảo sát ảnh điều kiện hoạt động của chế phẩm enzyme
pectinase đến chất lượng sản phẩm nước chuối trong, luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công
nghệ Thực phẩm, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hoá sinh học, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.
Phạm Thị Trân Châu, Phan Tuấn Nghĩa, Enzyme và ứng dụng, NXB Giáo Dục.
Phạm Thế Dương Thanh Thảo (2007), Nghiên cứu chế biến và bảo quản chế phẩm Koij nếp than,
luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ Thực phẩm, Đại học Cần Thơ.
Trần Minh Tâm (2000), Công nghệ vi sinh ứng dụng, NXB Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Tiếng Anh
Jans.Tkacz (2004), Advances in Fungal Biotechnology for Industry, Agriculture and Medicine,
NewYork, pp 237-283.
Ly Nguyen B. (2004), The combined pressure temperature stability of plant pectin methylesterase
and their inhabitor, Docteraasproefschrift Nr. 630 aan de Faculteit Bio-
ingenieurswetenschappen van de KU. Leuven.
2k40tcpgpmo.alexandra.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
viii
PHỤ LỤC
Phương pháp đo hoạt tính PME
+ Nguyên tắc: Hoạt tính PME được xác định dựa vào quá trình giải phóng nhóm -
OCH3 của phân tử pectin tạo ra acid polygalacturonic và methanol. Lượng acid sinh ra
được đo bằng phương pháp chuẩn độ acid-base bằng chuẩn độ acid-base tự động 785-
Titrino.
Hình 22. Phản ứng thuỷ phân pectin của PME
Đơn vị hoạt độ của PME là lượng enzyme cần dùng cho phản ứng phân cắt pectin để
tạo ra 1µmol nhóm -OCH3 trong thời gian một phút.
+ Dung dịch pectin, hoá chất và dịch chiết enzyme
- Pha dung dịch pectin (3,5g/l) để xác định hoạt tính PME: lấy 3,425g NaCl pha vào
400ml nước cất. Đun sôi và khuấy đều trên máy khuấy từ. Cho 1,75g pectin theo dòng
cồn 90 độ vào dung dịch nước muối này. Tiếp tục khuấy đều dung dịch khoảng 1 phút
sau đó tiến hành làm nguội. Dung dịch sau khi làm nguội sẽ được điều chỉnh về thể
tích là 500ml bằng nước cất rồi chỉnh pH dung dịch về 7,0. Pectin sau khi pha được
giữ ở tủ mát và sử dụng tối đa trong vòng 1 tuần.
- Pha dung dịch pectin ở các nồng độ khác nhau dùng cho thí nghiệm 3: tương tự cân
7g pectin để cho vào 40ml nước muối đun sôi. Ta được dung dịch pectin với nồng độ
15g/l. Muốn được pectin với các nồng độ nhỏ hơn ta sẽ dùng nước muối (6,85g/l) để
pha loãng các dung dịch pectin thu được pectin ở các nồng độ (12,5-10-7,5-5-4-3,5-
2,5-1,5-1)g/l.
- Dung dịch NaOH 0,01N: được pha từ dung dịch NaOH 0,1N.
- Dung dịch HCl 0,1N
- Dung dịch đệm HCl ở pH bằng 4,5, 5 và 5,5: sử dụng HCl 0,1N điều chỉnh sử dụng
máy đo pH.
PME
2H2O
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
ix
- Dịch chiết enzyme: Cân 20g môi trường thu được sau nuôi cấy chuyển toàn bộ vào
cốc 250ml, bổ sung 100ml nước cất. Khuấy đảo định kì trong thời gian 1 giờ. Trích
lấy dịch chiết enzyme.
+ Tiến hành: Lấy 30 ml dung dịch pectin (nồng độ 3,5 g/l có chứa 0,117 M NaCl, pH
7,0) cho vào cốc phản ứng; khởi động thiết bị chuẩn độ tự động, sau khi có tín hiệu,
cho tiếp vào cốc chuẩn độ một 1ml enzyme PME cần xác định hoạt tính. Hoạt tính của
enzyme PME được máy xác định thông qua việc ghi liên tục thể tích NaOH chuẩn
dùng để trung hòa lượng carboxyl được giải phóng trong dung dịch.
+ Kết quả:
Bảng số liệu và đồ thị về thể tích NaOH sử dụng được xuất ra ở máy tính sau khi thiết
bị chuẩn độ có tính hiệu dừng.
- Từ đồ thị và bảng số liệu tìm hệ số góc bước nhảy thay đổi thể tích NaOH.
- Nhân với 60 ta được hoạt tính của enzyme PME.
Lưu ý: khi đồ thị không thể hiện được sự thay đổi của thể tích NaOH thì cần thay đổi
tốc độ bơm NaOH về lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
- Cách thu nhận vỏ bưởi dùng làm cơ chất: vỏ bưởi tươi được gọt bỏ phần vỏ xanh
chứa nhiều tinh dầu bên ngoài sau đó đem sấy khô rồi xây nhuyễn để dùng làm cơ
chất trong quá trình nuôi nấm mốc để tạo PME.
Phương trình Michaelis-Menten
Tìm phương trình biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ pectin đến hoạt tính PME dựa vào
phương trình Michaelis-Menten
[ ]
[ ]SK
SVV
m +
×
=
max
Trong đó:
V: Hoạt tính enzyme (đv/g)
Vmax: Hoạt tính cực đại
Km: Hằng số Michaelis-Menten (hằng số nhạy cảm)
[S]: Nồng độ cơ chất (pectin)
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
x
Kết quả thống kê thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường khác nhau và thời
gian nuôi cấy đến sự tạo thành pectinmethylesterase
Hoạt tính pectinmethylesterase riêng
Analysis Summary
Dependent variable: Hoat tinh PME rieng
Factors:
Thanh phan moi truong
Thoi gian
Number of complete cases: 24
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME rieng by Thanh phan moi truong
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
A1 8 0.9095 X
A2 8 1.16337 XX
A3 8 1.381 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
A1 - A2 -0.253875 0.292506
A1 - A3 *-0.4715 0.292506
A2 - A3 -0.217625 0.292506
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Analysis of Variance for Hoat tinh PME rieng - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Thanh phan moi t 0.891001 2 0.445501 7.03 0.0095
B:Thoi gian 4.50869 3 1.5029 23.73 0.0000
INTERACTIONS
AB 0.635604 6 0.105934 1.67 0.2110
RESIDUAL 0.760053 12 0.0633378
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 6.79535 23
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xi
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME rieng by Thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Thoi gian Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
30 6 0.505667 X
48 6 1.03517 X
36 6 1.40767 X
42 6 1.65667 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
30 - 36 *-0.902 0.337756
30 - 42 *-1.151 0.337756
30 - 48 *-0.5295 0.337756
36 - 42 -0.249 0.337756
36 - 48 *0.3725 0.337756
42 - 48 *0.6215 0.337756
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Analysis Summary
Dependent variable: Hoat tinh PME rieng
Factor: Thanh phan MT_thoi gian
Number of observations: 24
Number of levels: 12
ANOVA Table for Hoat tinh PME rieng by Thanh phan MT_thoi gian
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 6.0353 11 0.548663 8.66 0.0004
Within groups 0.760054 12 0.0633378
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 6.79535 23
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME rieng by Thanh phan MT_thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
A1_30 2 0.093 X
A2_30 2 0.6385 XX
A3_30 2 0.7855 X
A1_48 2 0.943 XX
A2_48 2 1.0215 XXX
A1_36 2 1.0415 XXX
A3_48 2 1.141 XXXX
A2_42 2 1.347 XXX
A3_36 2 1.535 XXX
A1_42 2 1.5605 XXX
A2_36 2 1.6465 XX
A3_42 2 2.0625 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xii
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
A1_30 - A1_36 *-0.9485 0.548343
A1_30 - A1_42 *-1.4675 0.548343
A1_30 - A1_48 *-0.85 0.548343
A1_30 - A2_30 -0.5455 0.548343
A1_30 - A2_36 *-1.5535 0.548343
A1_30 - A2_42 *-1.254 0.548343
A1_30 - A2_48 *-0.9285 0.548343
A1_30 - A3_30 *-0.6925 0.548343
A1_30 - A3_36 *-1.442 0.548343
A1_30 - A3_42 *-1.9695 0.548343
A1_30 - A3_48 *-1.048 0.548343
A1_36 - A1_42 -0.519 0.548343
A1_36 - A1_48 0.0985 0.548343
A1_36 - A2_30 0.403 0.548343
A1_36 - A2_36 *-0.605 0.548343
A1_36 - A2_42 -0.3055 0.548343
A1_36 - A2_48 0.02 0.548343
A1_36 - A3_30 0.256 0.548343
A1_36 - A3_36 -0.4935 0.548343
A1_36 - A3_42 *-1.021 0.548343
A1_36 - A3_48 -0.0995 0.548343
A1_42 - A1_48 *0.6175 0.548343
A1_42 - A2_30 *0.922 0.548343
A1_42 - A2_36 -0.086 0.548343
A1_42 - A2_42 0.2135 0.548343
A1_42 - A2_48 0.539 0.548343
A1_42 - A3_30 *0.775 0.548343
A1_42 - A3_36 0.0255 0.548343
A1_42 - A3_42 -0.502 0.548343
A1_42 - A3_48 0.4195 0.548343
A1_48 - A2_30 0.3045 0.548343
A1_48 - A2_36 *-0.7035 0.548343
A1_48 - A2_42 -0.404 0.548343
A1_48 - A2_48 -0.0785 0.548343
A1_48 - A3_30 0.1575 0.548343
A1_48 - A3_36 *-0.592 0.548343
A1_48 - A3_42 *-1.1195 0.548343
A1_48 - A3_48 -0.198 0.548343
A2_30 - A2_36 *-1.008 0.548343
A2_30 - A2_42 *-0.7085 0.548343
A2_30 - A2_48 -0.383 0.548343
A2_30 - A3_30 -0.147 0.548343
A2_30 - A3_36 *-0.8965 0.548343
A2_30 - A3_42 *-1.424 0.548343
A2_30 - A3_48 -0.5025 0.548343
A2_36 - A2_42 0.2995 0.548343
A2_36 - A2_48 *0.625 0.548343
A2_36 - A3_30 *0.861 0.548343
A2_36 - A3_36 0.1115 0.548343
A2_36 - A3_42 -0.416 0.548343
A2_36 - A3_48 0.5055 0.548343
A2_42 - A2_48 0.3255 0.548343
A2_42 - A3_30 *0.5615 0.548343
A2_42 - A3_36 -0.188 0.548343
A2_42 - A3_42 *-0.7155 0.548343
A2_42 - A3_48 0.206 0.548343
A2_48 - A3_30 0.236 0.548343
A2_48 - A3_36 -0.5135 0.548343
A2_48 - A3_42 *-1.041 0.548343
A2_48 - A3_48 -0.1195 0.548343
A3_30 - A3_36 *-0.7495 0.548343
A3_30 - A3_42 *-1.277 0.548343
A3_30 - A3_48 -0.3555 0.548343
A3_36 - A3_42 -0.5275 0.548343
A3_36 - A3_48 0.394 0.548343
A3_42 - A3_48 *0.9215 0.548343
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xiii
Hoạt tính của pectinmethylesterase tổng
Analysis Summary
Dependent variable: Hoat tinh PME tong
Factors:
Thanh phan moi truong
Thoi gian
Number of complete cases: 24
Analysis of Variance for Hoat tinh PME tong - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Thanh phan moi t 4517.26 2 2258.63 5.64 0.0187
B:Thoi gian 20272.1 3 6757.37 16.88 0.0001
INTERACTIONS
AB 2897.5 6 482.916 1.21 0.3668
RESIDUAL 4802.55 12 400.212
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 32489.4 23
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME tong by Thanh phan moi truong
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
A1 8 62.8051 X
A2 8 82.6111 XX
A3 8 96.2194 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
A1 - A2 -19.806 21.794
A1 - A3 *-33.4142 21.794
A2 - A3 -13.6082 21.794
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xiv
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME tong by Thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Thoi gian Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
30 6 39.179 X
48 6 69.9535 X
36 6 96.387 X
42 6 116.661 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
30 - 36 *-57.208 25.1655
30 - 42 *-77.4823 25.1655
30 - 48 *-30.7745 25.1655
36 - 42 -20.2743 25.1655
36 - 48 *26.4335 25.1655
42 - 48 *46.7078 25.1655
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Analysis Summary
Dependent variable: Hoat tinh PME tong
Factor: Thanh phan MT_thoi gian
Number of observations: 24
Number of levels: 12
ANOVA Table for Hoat tinh PME tong by Thanh phan MT_thoi gian
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 27686.9 11 2516.99 6.29 0.0018
Within groups 4802.55 12 400.212
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 32489.4 23
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME tong by Thanh phan MT_thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
A1_30 2 6.892 X
A2_30 2 50.5775 X
A3_30 2 60.0675 XX
A1_48 2 62.4075 XX
A2_48 2 71.2235 XXX
A1_36 2 71.5975 XXX
A3_48 2 76.2295 XXX
A2_42 2 97.3965 XX
A3_36 2 106.317 XX
A1_42 2 110.324 XX
A2_36 2 111.247 XX
A3_42 2 142.264 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xv
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
A1_30 - A1_36 *-64.7055 43.5879
A1_30 - A1_42 *-103.432 43.5879
A1_30 - A1_48 *-55.5155 43.5879
A1_30 - A2_30 *-43.6855 43.5879
A1_30 - A2_36 *-104.355 43.5879
A1_30 - A2_42 *-90.5045 43.5879
A1_30 - A2_48 *-64.3315 43.5879
A1_30 - A3_30 *-53.1755 43.5879
A1_30 - A3_36 *-99.4245 43.5879
A1_30 - A3_42 *-135.372 43.5879
A1_30 - A3_48 *-69.3375 43.5879
A1_36 - A1_42 -38.726 43.5879
A1_36 - A1_48 9.19 43.5879
A1_36 - A2_30 21.02 43.5879
A1_36 - A2_36 -39.6495 43.5879
A1_36 - A2_42 -25.799 43.5879
A1_36 - A2_48 0.374 43.5879
A1_36 - A3_30 11.53 43.5879
A1_36 - A3_36 -34.719 43.5879
A1_36 - A3_42 *-70.6665 43.5879
A1_36 - A3_48 -4.632 43.5879
A1_42 - A1_48 *47.916 43.5879
A1_42 - A2_30 *59.746 43.5879
A1_42 - A2_36 -0.9235 43.5879
A1_42 - A2_42 12.927 43.5879
A1_42 - A2_48 39.1 43.5879
A1_42 - A3_30 *50.256 43.5879
A1_42 - A3_36 4.007 43.5879
A1_42 - A3_42 -31.9405 43.5879
A1_42 - A3_48 34.094 43.5879
A1_48 - A2_30 11.83 43.5879
A1_48 - A2_36 *-48.8395 43.5879
A1_48 - A2_42 -34.989 43.5879
A1_48 - A2_48 -8.816 43.5879
A1_48 - A3_30 2.34 43.5879
A1_48 - A3_36 *-43.909 43.5879
A1_48 - A3_42 *-79.8565 43.5879
A1_48 - A3_48 -13.822 43.5879
A2_30 - A2_36 *-60.6695 43.5879
A2_30 - A2_42 *-46.819 43.5879
A2_30 - A2_48 -20.646 43.5879
A2_30 - A3_30 -9.49 43.5879
A2_30 - A3_36 *-55.739 43.5879
A2_30 - A3_42 *-91.6865 43.5879
A2_30 - A3_48 -25.652 43.5879
A2_36 - A2_42 13.8505 43.5879
A2_36 - A2_48 40.0235 43.5879
A2_36 - A3_30 *51.1795 43.5879
A2_36 - A3_36 4.9305 43.5879
A2_36 - A3_42 -31.017 43.5879
A2_36 - A3_48 35.0175 43.5879
A2_42 - A2_48 26.173 43.5879
A2_42 - A3_30 37.329 43.5879
A2_42 - A3_36 -8.92 43.5879
A2_42 - A3_42 *-44.8675 43.5879
A2_42 - A3_48 21.167 43.5879
A2_48 - A3_30 11.156 43.5879
A2_48 - A3_36 -35.093 43.5879
A2_48 - A3_42 *-71.0405 43.5879
A2_48 - A3_48 -5.006 43.5879
A3_30 - A3_36 *-46.249 43.5879
A3_30 - A3_42 *-82.1965 43.5879
A3_30 - A3_48 -16.162 43.5879
A3_36 - A3_42 -35.9475 43.5879
A3_36 - A3_48 30.087 43.5879
A3_42 - A3_48 *66.0345 43.5879
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xvi
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng điều kiện môi trường đến sự tạo thành PME
Hoạt tính PME riêng theo nhiệt độ, pH, độ ẩm
Analysis Summary
Dependent variable: Hoat tinh PME rieng
Factors:
Nhiet do
pH
Do am
Number of complete cases: 54
Analysis of Variance for Hoat tinh PME rieng - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet do 4.74282 2 2.37141 23.28 0.0000
B:pH 0.4229 2 0.21145 2.08 0.1450
C:Do am 2.72912 2 1.36456 13.40 0.0001
INTERACTIONS
AB 0.168164 4 0.0420409 0.41 0.7979
AC 0.88384 4 0.22096 2.17 0.0995
BC 0.908825 4 0.227206 2.23 0.0922
ABC 0.223941 8 0.0279927 0.27 0.9688
RESIDUAL 2.74994 27 0.10185
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 12.8295 53
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME rieng by Nhiet do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
32 18 1.12956 X
42 18 1.33194 X
37 18 1.8345 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
32 - 37 *-0.704944 0.218273
32 - 42 -0.202389 0.218273
37 - 42 *0.502556 0.218273
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xvii
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME rieng by pH
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
pH Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
5.5 18 1.32094 X
4.5 18 1.43756 X
5 18 1.5375 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
4.5 - 5 -0.0999444 0.218273
4.5 - 5.5 0.116611 0.218273
5 - 5.5 0.216556 0.218273
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME rieng by Do am
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Do am Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
50 18 1.15633 X
60 18 1.43267 X
55 18 1.707 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
50 - 55 *-0.550667 0.218273
50 - 60 *-0.276333 0.218273
55 - 60 *0.274333 0.218273
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Analysis Summary
Dependent variable: Hoat tinh PME rieng
Factor: Nhiet do_pH_do am
Number of observations: 54
Number of levels: 27
ANOVA Table for Hoat tinh PME rieng by Nhiet do_pH_do am
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 10.0796 26 0.387677 3.81 0.0005
Within groups 2.74994 27 0.10185
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 12.8295 53
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xviii
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME rieng by Nhiet do_pH_do am
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
32_4.5_50 2 0.682 X
42_4.5_50 2 0.86 XX
32_5_50 2 0.8625 XX
32_5.5_50 2 0.8935 XXX
32_5.5_60 2 1.022 XXXX
32_5.5_55 2 1.1505 XXXX
37_5.5_60 2 1.16 XXXX
42_5_50 2 1.1785 XXXXX
42_5.5_55 2 1.26 XXXXXX
32_4.5_55 2 1.275 XXXXXX
42_5.5_50 2 1.2785 XXXXXX
32_5_60 2 1.325 XXXXXX
37_4.5_50 2 1.3305 XXXXXX
32_4.5_60 2 1.39 XXXXX
42_5.5_60 2 1.4 XXXXX
42_5_60 2 1.4065 XXXXX
42_4.5_60 2 1.4815 XXXXXX
42_5_55 2 1.5225 XXXXX
32_5_55 2 1.5655 XXXX
42_4.5_55 2 1.6 XXXX
37_5_50 2 1.66 XXXX
37_5.5_50 2 1.6615 XXXX
37_5_60 2 1.825 XXXX
37_4.5_60 2 1.884 XXXX
37_5.5_55 2 2.0625 XXX
37_4.5_55 2 2.435 XX
37_5_55 2 2.492 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xix
Hoạt tính PME tổng theo nhiệt độ, pH, độ ẩm nuôi cấy
Analysis Summary
Dependent variable: Hoat tinh PME tong
Factors:
Nhiet do
pH
Do am
Number of complete cases: 54
Analysis of Variance for Hoat tinh PME tong - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet do 11294.7 2 5647.34 9.56 0.0007
B:pH 3331.98 2 1665.99 2.82 0.0772
C:Do am 24527.6 2 12263.8 20.77 0.0000
INTERACTIONS
AB 1384.66 4 346.166 0.59 0.6754
AC 2667.65 4 666.913 1.13 0.3636
BC 4397.58 4 1099.4 1.86 0.1462
ABC 1230.86 8 153.857 0.26 0.9734
RESIDUAL 15944.8 27 590.548
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 64779.9 53
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME tong by Nhiet do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
32 18 89.0011 X
42 18 97.5879 X
37 18 123.059 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
32 - 37 *-34.0579 16.6207
32 - 42 -8.58683 16.6207
37 - 42 *25.4711 16.6207
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xx
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME tong by pH
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
pH Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
5.5 18 94.3049 X
4.5 18 101.927 XX
5 18 113.416 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
4.5 - 5 -11.4889 16.6207
4.5 - 5.5 7.62222 16.6207
5 - 5.5 *19.1112 16.6207
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME tong by Do am
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Do am Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
50 18 73.1063 X
60 18 117.097 X
55 18 119.445 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
50 - 55 *-46.3384 16.6207
50 - 60 *-43.9906 16.6207
55 - 60 2.34783 16.6207
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Analysis Summary
Dependent variable: Hoat tinh PME tong
Factor: Nhiet do_pH_do am
Number of observations: 54
Number of levels: 27
ANOVA Table for Hoat tinh PME tong by Nhiet do_pH_do am
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 48835.1 26 1878.27 3.18 0.0020
Within groups 15944.8 27 590.548
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 64779.9 53
Luận văn Tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
xxi
Multiple Range Tests for Hoat tinh PME tong by Nhiet do_pH_do am
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
32_4.5_50 2 47.0385 X
42_4.5_50 2 57.4895 XX
32_5_50 2 58.2115 XXX
32_5.5_50 2 64.091 XXXX
42_5_50 2 73.554 XXXXX
37_4.5_50 2 78.1115 XXXXX
42_5.5_50 2 81.743 XXXXX
32_5.5_60 2 86.383 XXXXXX
32_5.5_55 2 86.8675 XXXXXX
37_5.5_60 2 88.5225 XXXXXX
42_5.5_55 2 93.569 XXXXXX
37_5.5_50 2 98.0845 XXXXX
32_4.5_55 2 98.204 XXXXX
37_5_50 2 99.6335 XXXXX
42_4.5_55 2 107.608 XXXXX
42_5_55 2 112.56 XXXX
42_5.5_60 2 115.928 XXX
32_5_60 2 116.29 XXX
42_5_60 2 116.635 XXX
42_4.5_60 2 119.205 XXXX
32_4.5_60 2 121.944 XXXX
32_5_55 2 121.981 XXXX
37_5.5_55 2 133.555 XXX
37_4.5_60 2 135.649 XXX
37_4.5_55 2 152.096 XX
37_5_60 2 153.317 XX
37_5_55 2 168.562 X
--------------------------------------------------------------------------------
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0235.PDF