Tài liệu Nghiên cứu rủi ro về sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên: ... Ebook Nghiên cứu rủi ro về sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên
145 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu rủi ro về sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néi
---------------
®ç v¨n cêng
Nghiªn cøu rñi ro sö dông tiÒn ®Òn bï vµ viÖc lµm cña hé n«ng d©n bÞ thu håi ®Êt giao cho khu c«ng nghiÖp phè nèi b - hng yªn
luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ
Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp
M· sè: 60.31.10
Ngêi híng dÉn khoa häc: gs. ts. ®ç kim chung
Hµ néi – 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo về một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Đỗ Văn Cường
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn khoa học GS. TS. Đỗ Kim Chung – Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Người thầy đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Khoa sau đại học, Bộ môn Phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Yên Mỹ, các phòng chức năng của Huyện, UBND xã Nghĩa Hiệp, các hộ dân ở Xã, Ban quản lý KCN Phố Nối và các doanh nghiệp đã hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu cho đề tài
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên, khích lệ từ phía gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quí báu đó.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đỗ Văn Cường
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên Bảng
Trang
Bảng 3.1:
Các công ty đầu tư vào KCN Phố Nối B – Hưng Yên
34
Bảng 3.2:
Đất đai của xã Nghĩa Hiệp
35
Bảng 3.3:
Nhân khẩu và lao động của xã Nghĩa Hiệp năm 2007
37
Bảng 3.4:
Cơ cấu kinh tế của xã Nghĩa Hiệp năm 2007
38
Bảng 4.1:
Nhân khẩu và lao động của nhóm hộ mất đất năm 2007
48
Bảng 4.2:
Thực trạng đất đai của nhóm hộ mất đất năm 2007
50
Biểu 4.3:
Thực trạng thu hồi đất của nhóm hộ điều tra
53
Bảng 4.4:
Thực trạng việc làm của nhóm hộ điều tra
55
Bảng 4.5:
Thu nhập của nhóm hộ mất đất năm 2007
60
Bảng 4.6:
Thực trạng sử dụng tiền đền bù của nhóm hộ mất đất phân theo mục đích sử dụng
68
Bảng 4.7:
Thực trạng sử dụng tiền đền bù của hộ mất đất phân theo mục đích sử dụng lĩnh vực đầu tư
70
Bảng 4.8:
Thực trạng rủi ro sử dụng tiền đền bù của nhóm hộ bị mất đất phân theo mục đích sử dụng
78
Bảng 4.9:
Thực trạng rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ bị mất đất phân theo số hộ, mục đích sử dụng và lĩnh vực đầu tư
81
Bảng 4.10:
So sánh rủi ro sử dụng tiền của hộ bị mất đất và hộ không bị mất đất
86
Bảng 4.11:
Thực trạng việc làm của nhóm hộ điều tra
94
Bảng 4.12:
Thực trạng việc làm các lao động của các hộ điều tra
98
Bảng 4.13:
Thực trạng rủi ro việc làm của nhóm hộ bị mất đất phân theo nhóm hộ
102
Bảng 4.14:
Thực trạng rủi ro việc làm của hộ bị mất đất phân theo lĩnh vực chịu rủi ro
106
Bảng 4.15:
So sánh rủi ro việc làm của nhóm hộ mất đất và nhóm hộ không mất đất
108
Bảng 4.16:
So sánh rủi ro việc làm trước khi mất đất và sau khi mất đất của nhóm hộ mất đất
110
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu
Tên Biểu
Trang
Biểu 1:
Cơ cấu sử dụng tiền đền bù đúng mục đích bình quân của nhóm hộ mất đất
71
Biểu 2:
Cơ cấu sử dụng tiền đền bù đúng mục đích của hộ mất ít đất
71
Biểu 3:
Cơ cấu sử dụng tiền đền bù đúng mục đích của hộ mất đất trung bình
72
Biểu 4:
Cơ cấu sử dụng tiền đền bù đúng mục đích của hộ mất nhiều đất
72
Biểu 5:
Bình quân rủi ro trong việc đã sử dụng tiền đền bù đúng mục đích của các nhóm hộ mất đất phân theo lĩnh vực đầu tư
83
Biểu 6:
Rủi ro trong việc đã sử dụng tiền đền bù đúng mục đích của các nhóm hộ mất đất phân theo lĩnh vực đầu tư
84
Biểu 7:
Mức độ rủi ro việc làm của hộ bị mất đất
104
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KCN
CNH
HĐH
UBND
Khu công nghiệp
Công nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Ủy ban nhân dân
PHẦN 1:
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Ổn định đời sống cho người dân nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu về vấn đề này đã có nhiều đề tài và nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi không nằm ngoài chủ trương trên nhưng hướng tiếp cận của đề tài là những khó khăn, rủi ro xảy ra đối với hộ nông dân.
Thực tế cho thấy, rủi ro có thể xẩy ra đối với mọi người, mọi gia đình. Nông dân là những người sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp, điều kiện sống khó khăn nên rủi ro xảy ra với đối với họ thường nghiêm trọng và nhiều hơn. Đối với nhóm hộ bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp (phục vụ cho chủ trương Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá đất nước) bị giảm một phần hoặc toàn bộ đất nông nghiệp, đứng trước nguy cơ phải thay đổi ngành nghề truyền thống, đối mặt với hàng loạt vấn đề về thay đổi môi trường sống,… thì rủi ro họ gặp phải sẽ phức tạp hơn. Những con số sau phần nào nói lên điều đó: khoảng 2,5 triệu dân bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất, 70% tiền đền bù sử dụng không có hiệu quả, chỉ có hơn 29% người dân có đời sống tốt hơn trước khi nhận tiền đền bù. Chính vì vậy, nhóm hộ này cần được quan tâm.
Hưng Yên có nhiều khu công nghiệp(KCN) đã và đang mọc lên, là tỉnh có số hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp khá nhiều(theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố ngày 14/7/2007 thì Hưng Yên có 31.033 hộ bị thu hồi đất, đứng thứ 4 cả nước sau Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Bắc Ninh). KCN Phố Nối B là khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, với diện tích rộng, số hộ bị thu hồi đất nhiều,… nên hộ dân bị thu hồi đất bị ảnh hưởng rất lớn và cần được nghiên cứu để giúp họ hạn chế khó khăn. Vấn đề lớn đặt ra đối với hộ bị mất đất đất là sử dung tiền đền bù và việc làm sau khi mất đất, vì vậy cần phải nghiên cứu vấn đề này.
Nhằm tìm hiểu về rủi ro sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm của hộ nông dân bị mất đất giao cho KCN. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu rủi ro về sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Qua nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN. Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế những rủi ro này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết một số mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống được cơ sở lý luận về rủi ro sử dụng tiền đề bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho KCN.
- Đánh giá được thực trạng rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho KCN Phố Nối B – Hưng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN Phố Nối – Hưng Yên.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN Phố Nối B – Hưng Yên. Tuy nhiên, để có những nhận định khách quan, đề tài có nghiên cứu những rủi ro của những hộ nông dân không bị thu hồi đất, nhằm làm cơ sở so sánh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu ở những xã của tỉnh Hưng Yên có KCN Phố Nối B nằm trên. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quát hơn, đề tài có quan sát những nơi khác có KCN.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu rủi ro của những hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN trong những năm gần đây và đặt trọng tâm chủ yếu năm 2007 .
PHẦN 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO SỬ DỤNG TIỀN ĐỀN BÙ VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
GIAO CHO KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm về sự không chắc chắn
Sự không chắc chắn là tình trạng không thể gắn xác suất với sự kiên xảy ra. Sự không chắc chắn có thể đem lại cơ hội cho người dân nhưng cũng có thể đem lại khó khăn cho họ. Đối với hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN thì ngoài việc gặp những sự không chắc chắn thông thường, họ còn gặp phải một số dạng không chắc chắn sau:
- Không chắc chắn trong việc làm: sau khi bị “mất đất” họ sẽ phải tìm cách sinh sống, một trong những cách phổ biến đó là vào các KCN để làm việc. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với vấn đề, sẽ có việc làm nếu như họ thích nghi tốt được với cuộc sống công nghiệp, với cách làm việc công nghiệp vốn khác xa với cách làm nông nghiệp truyền thốngcủa họ hoặc sẽ là thất nghiệp nếu như họ không thích nghi được. Như vậy, sau khi bị “mất đất” họ đứng trước cơ hội việc làm mới hoặc thất nghiệp. Đây chính là sự không chắc chắn trong việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất.
- Không chắc chắn trong tiết kiệm: sau khi bị thu hồi đất, họ nhận được một khoản tiền đền bù. Khoản tiền này, có hộ đã tìm cách tiết kiệm (gửi ngân hàng, cho vay, mua vàng hoặc tiền tệ mạnh,…) như vậy họ phải đối mặt với vấn đề lạm phát. Có thể đồng tiền của họ sẽ “tăng giá” nếu như không hoặc xảy ra lạm phát ở mức thấp, nhưng cũng có thể đồng tiền đó của họ bị “giảm giá” nếu như xảy ra mức lạm phát cao. Hoặc họ phải đối mặt với việc lên xuống hàng ngày của các đồng tiền mạnh, vàng,…
Như vậy, khi tiết kiệm tiền họ đứng trước cơ hội sẽ có thêm tiền hoặc sẽ bị “mất tiền”. Đây chính là sự không chắc chắn trong tiết kiệm của hộ nông dân bị thu hồi đất.
- Không chắc chắn trong đầu tư: đây là sự không chắc chắn phổ biến nhất đối với hộ dân bị mất đất. Sau khi thu bị thu hồi đất, họ thiếu phương tư liệu sản xuất, vì vậy họ phải tìm cách đầu tư sang lĩnh vực khác. Do sự thiếu hiểu biết các thông tin về lĩnh vực đầu tư mới, cộng với việc xa lạ với những môi trường không phải là nông nghiệp, hoặc môi trường không quen thuộc với họ nên họ đứng trước điều không chắc chắn về thành công. Họ có thể thành công trong lĩnh vực mới, nếu được định hướng và trợ giúp từ phía cộng đồng, nhưng họ cũng dễ bị thất bại nếu như thiếu sự quan tâm trợ giúp. Đây chính là sự không chắc chắn trong đầu tư của hộ.
2.1.2. Khái niệm rủi ro
Ngày nay có rất nhiều khái niệm về rủi ro do những trường phái và tác giả khác nhau đưa ra. Nhưng nhìn chung, chúng ta có thể chia làm hai trường phái lớn sau:
Trường phái truyền thống: có một số định nghĩa như sau:
Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến.
Rủi ro là sự không may.
Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát, hư hại.
Rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn, hoặc điều không chắc chắn,…
Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
Theo cách định nghĩa trên thì: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.[15]
Trường phái trung hòa: có một số khái niệm của trường phái như sau:
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được
Rủi ro là sự bất trắc có liên quan đến việc xuất hiện những biến không mong đợi
Rủi ro là những ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây lên sự bất định. Nguy cơ dẫn đến rủi ro phát sinh bất cứ khi nào mọi hoạt động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước.
Theo các định nghĩa của trường phái trung hòa thì: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.[15]
Phân biệt giữa rủi ro và sự không chắc chắn
Từ các khái niệm về rủi ro và sự không chắc chắn ta thấy:
Rủi ro có thể đề cập tới nhiều kết quả, mỗi kết quả lại có khả năng xảy ra khác nhau và có thể tính toán được khả năng xảy ra của một kết quả là bao nhiêu. Tức là rủi ro có thể định lượng được.
Không chắc chắn cũng đề cập tới nhiều kết quả và không biết được rằng khả năng xảy ra của một kết quả là bao nhiêu. Như vây, sự khác nhau lớn nhất giữa rủi do và không chắc chắn chính là việc có xác định được khả năng xảy ra kết quả hay không.
2.1.3. Khái niệm rủi ro sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm của hộ nông dân bị mất đất cho khu công nghiệp
2.1.3.1. Khái niệm rủi ro của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiêp
Như chúng ta đã biết: rủi ro là sự thiệt hại mất mát xảy ra đối với con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra khái niệm về rủi ro của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN như sau: rủi ro của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho KCN là những mất mát, thiệt hại do việc mất đất đem đến cho họ, những thiệt hại đó có thể đo lường được.
Để đo lường được rủi ro của hộ nông dân do bị mất đât thì trước tiên cần phải được ghi chép một cách tỷ mỉ những sự kiện xảy ra đối với người dân, sau đó chắt lọc, phân loại ra những rủi ro nào là do việc mất đất gây nên. Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu sâu nghiên cứu rủi ro trong sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm của hộ nông dân khi họ bị mất đất.
2.1.3.2. Khái niệm rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
Khi bị thu hồi đất, hộ nông dân sẽ nhận được một khoản tiền đền bù. Khoản tiền này có thể coi là tư liệu sản xuất thay thế cho ruộng đất mà hộ bị mất. Vì vậy, hộ phải tìm cách để sử dụng hiệu quả, đảm bảo cho cuộc sống của hộ sao cho mức đảm bảo ít nhất cũng phải bằng mức đảm bảo của số lượng đất mà hộ bị mất. Tất cả mọi cách thức sử dụng mà không đảm bảo được điều đó, trong đề tài này chúng tôi coi là rủi ro trong sử dụng tiền đền bù của hộ. Do đó, với quan niệm như trên, chúng tôi đưa ra khái niệm sau: rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ là sự mất mát, thiệt hại số tiền doanh nghiệp đền bù cho hộ, do hộ sử dụng vào mục đích nào đó. Sự thiệt hại đó có thể lượng hóa được.
Việc lượng hóa rủi ro này của hộ được tính theo số lượng tiền và theo đơn vị của tiền tệ hoặc theo tỷ lệ .
Khi bị mất đất hộ được nhận một số tiền, trong đó gồm nhiều khoản: tiền đền bù thiệt hại hoa mầu, tài sản; tiền hỗ trợ chuyển đổi việc làm; tiền bồi thường đất đai,…Trong đề tài này chúng tôi không tách bạch các khoản, mà chúng tôi coi tiền đền bù là tổng số tiền mà hộ nhận được do bị mất đất.
2.1.3.3. Khái niệm rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
Sau khi bị thu hồi đất hộ dân sẽ bị giảm một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Lúc này, cùng số lượng lao động như cũ, nhưng hộ lại chỉ sản xuất trên quy mô diện tích nhỏ hơn, số công lao động cần cho quy mô diện tích sản xuât giảm đi, trong khi đó số lượng lao động không đổi. Điều này, đồng nghĩa với việc lao động của hộ sẽ bị tăng thời gian thất nghiệp nếu không có biện pháp tạo việc làm cho hộ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra khái niệm sau: rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp là sự mất việc làm đối với lao động của hộ (trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn) và sự mất việc này có thể lượng hóa được.
Lượng hóa rủi ro này được tính bằng số lượng lao động, số ngày công lao động của hộ, số tháng lao động, hoặc có thể là tỷ lệ của những đơn vị trên.
2.2. Phân loại rủi ro sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
2.2.1. Phân loại rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
Có nhiều cách để phân loại rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiêp. Trong nghiên cứu này chúng tôi phân loại như sau:
2.2.1.1. Theo mục đích sử dụng tiền đền bù
Khi nhận được tiền đền bù, hộ sẽ sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau. Tất cả những mục đích sử dụng đó, đều có thể đem đến rủi ro đối với khoản tiền đền bù của hộ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhóm các cách sử dụng tiền của hộ và phân loại những rủi ro thành 2 loại chính như sau:
* Rủi ro trong việc đã sử dụng tiền đúng mục đích: là rủi ro xảy ra trong phương án đầu tư đúng mục đích của hộ như: đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đầu tư cho vay, tiết kiệm,… làm thiệt hại, mất mát tiền đền bù mà hộ đã đầu tư.
Có một số cách sử dụng và gặp rủi ro như sau :
- Hộ sử dụng số tiền được đền bù vào việc đầu tư cho phương án sản xuất cũ của mình và gặp rủi ro làm cho như:
+ Đầu tư vào việc mua sắm các phương tiện sản xuất: máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, … phục vụ cho việc sản xuất của mình. Nhưng do những điều kiện nào đó, những phương tiện sản xuất này không được sử dụng đúng theo công suất mong muốn nên sẽ bị tổn thất trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh.
+ Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh: mua đất nông nghiệp tiếp tục sản xuất, tăng quy mô chăn nuôi,…hoặc mở rộng kinh doanh dịch vụ mà mình đang làm và gặp rủi ro
- Hộ sử dụng số tiền đền bù được vào phương án sản xuất kinh doanh mới, thông thường là kinh doanh dịch vụ mới hoặc chuyển sang nghề mới. Ở phương án sử dụng tiền đền bù này hộ cũng vẫn có thể gặp rủi ro như ở phương án cũ. Nhưng họ cũng gặp rủi ro khác do nhiều nguyên nhân, đặ biệt là do thiếu hiểu biết về ngành nghề kinh doanh mới.
- Hộ đầu tư vào cho vay, gửi tiết kiệm và gặp rủi ro như: đầu tư tiền đền bù vào gửi tiết kiệm và bị rủi ro do lạm phát cao, do đối tượng vay không có khả năng trả nợ;….
* Rủi ro do đã sử dụng tiền đền bù chưa đúng mục đích: khi nhận được tiền đền bù hộ không sử dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh, tiết kiệm, cho vay,…; mà đã sử dụng số tiền đó cho những mục đích khác ngoài sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tất cả những việc sử dụng không có khả năng sinh lời tiền đền của hộ đó, đều làm giảm số tiền được đền bù của hộ và được coi là rủi ro của hộ. Việc sử dụng tiền này có thể nhằm vào một số mục đích chính sau:
-Hộ sử dụng tiền để xây nhà ở, xây dựng các công trình gia dụng, xây dựng mồ mả,...
- Hộ sử dụng tiền để mua sắm các vật dụng sử dụng trong gia đình
- Hộ sử dụng tiền để tiêu dùng sinh hoạt trong gia đình
- Hộ sử dụng tiền để đi chơi, du lịch, cờ bạc, lô đề,…
- Hộ sử dụng tiền để chữa bệnh, khắc phục hậu quả tai nạn,…
2.2.1.2. Theo mức độ thiệt tiền đền bù
Khi gặp rủi ro, số tiền đền bù của hộ sẽ gặp thiệt hại. Căn cứ vào mức độ thiệt hại, đề tài phân loại thành những loại sau:
* Thiệt hại nhiều tiền đền bù: rủi ro làm cho tiền đền bù của hộ bị thiệt hại nặng, mất đi phần lớn số tiền đền bù của hộ (nhiều hơn 50% số tiền đền bù của hộ). Rủi ro này sẽ làm cho hộ gặp rất nhiều khó khăn, trong nhiều trường hợp sẽ làm kiệt quệ kinh tế của hộ và khả năng khắc phục rủi ro là rất ít.
* Thiệt hại tiền đền bù ở mức trung bình: rủi ro làm thiệt hại số tiền đền bù của hộ, mức độ thiệt hại từ 30% đến 50% số tiền đền bù của hộ. Với mức thiệt hại như vậy, hộ tuy có gặp khó khăn, nhưng vẫn còn nhiều khả năng để khắc phục.
* Thiệt hại ít: rủi ro gây ra thiệt hại không nhiều đến tiền đền bù của hộ, khoảng dưới 30%. Với mức thiệt hại này, hộ có đôi chút khó khăn, nhưng khả năng khắc phục rất lớn.
2.2.1.3. Theo nguyên nhân gây ra rủi ro
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong việc sử dụng tiền đền bù của hộ. Trong đề tài này, chúng tôi nhóm lại và phân ra thành những loại nguyên nhân chủ yếu sau:
* Nguyên nhân chủ quan: nhóm nguyên nhân này xuất phát từ phía con người hoặc các tổ chức của con người gây ra, bao gồm:
- Nguyên nhân xuất phát từ chính hộ và lao động của hộ: chất lượng, trình độ, tâm lý,…lao động của hộ quyết định rất nhiều trong việc sử dụng tiền đền bù của hộ hiệu quả. Mà như chúng ta đã biết, lao động ở khu vực nông thôn trình độ và chất lượng thường không được tốt. Điều đó đã làm cho việc sử dụng tiền ở hộ kém hiệu quả, tức là tăng them rủi ro cho hộ
- Nguyên nhân xuất phát chính quyền địa phương: các chính sách, các thủ tục, các hoạt động của chính quyền địa phương,…
- Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: doanh nghiệp cũng góp phần đáng kể trong việc tạo ra rủi ro đối với tiền đền bù của hộ, đặc biệt là trong việc hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ
* Nguyên nhân khách quan: nhóm nguyên nhân này, con người khó kiểm soát như: các hiện tượng tự nhiên, sự thay đổi của các đồng tiền mạnh, sự tăng giá của các loại tài nguyên, đặc biệt là các nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của hộ. Các rủi ro thuộc nhóm này thường nghiêm trọng và khó lường, thiệt hại từ các loại rủi ro này thường rất nhiều.
2.2.2. Phân loại rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
Có nhiều cách phân loại rủi ro việc làm đối với hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân loại theo những cách sau:
2.2.2.1. Theo ngành nghề
Theo cách phân loại này, sẽ căn cứ vào tính chất của các loại hình công việc và nhóm lại với nhau thành từng loại có những tính chất chung, cơ bản giống nhau, bao gồm những loại như sau:
* Rủi ro đối nông nghiệp: là những rủi ro xảy ra đối với hộ tham gia vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp làm cho lao động của hộ bị mất việc. Nhóm rủi ro này thường do các điều kiện thiên nhiên gây ra. Ví dụ: đầu tư vào chăn nuôi và gặp dịch bệnh, đầu tư vào trồng trọt và bị mất mùa,…làm thiệt hại trực tiếp đến việc đầu tư của hộ, làm giảm quy mô đầu tư, điều này đồng nghĩa với việc sự mất việc của lao động của hộ tăng lên
* Rủi ro đối với ngành nghề: là loại rủi ro xảy ra đối với những hộ làm các ngành nghề như: thủ công mỹ nghệ, nề, mộc, thuộc da, … làm cho lao động của hộ bị mất việc.
* Rủi ro đối với kinh doanh dịch vụ: là rủi ro xảy ra đối với hộ tham gia vào kinh doanh dịch vụ. Ví dụ: Đầu tư xây dựng nhà trọ, nhà nghỉ,… và các dịch vụ khác gặp rủi ro có thể là không có người thuê. Điều này đồng nghĩa với số công làm dịch vụ của lao động của hộ sẽ giảm đi và như vậy có nghĩa là rủi ro tăng lên.
2.2.2.2. Theo thời gian chịu rủi ro
* Rủi ro làm thất nghiệp trong thời gian rất dài: là nhứng rủi ro làm cho lao động của hộ bị mất việc trên 6 tháng trong năm. Đối với lao động của hộ, nếu mất việc làm trong thời gian 6 tháng thì thu nhập của họ sẽ bị hạn chế rất nhiều, làm cho cuộc sống của họ trở lên khó khăn rất nhiều, thậm trí có thể dẫn họ tới nghèo đói.
* Rủi ro làm thất nghiệp trong thời gian dài: là những rủi ro làm cho lao động của hộ mất việc từ 3 tháng tới 6 tháng trong năm. Với thời gian mất việc như vậy, lao động của hộ sẽ gặp khó khăn nhiều trong cuộc sống, trong thời gian mất việc này, họ không những không kiếm được thêm mà họ lại còn phải tiêu đi những đồng tiền trong thời gian họ có việc làm. Như vậy, sau khi đi làm phải rất khó khăn họ mới bù đắp được cho những thời gian bị mất việc.
* Rủi ro làm thất nghiệp trong thời gian trung bình: là rủi ro làm cho lao động của hộ mất việc từ 1 tháng đến dưới 3 trong năm. Với thời gian này, tuy lao động của hộ có gặp khó khăn nhưng sau khi đi làm thì khả năng khắc phục hậu quả của những ngày bị mất việc tương đối cao.
* Rủi ro làm thất nghiệp trong thời ngắn: là rủi ro làm cho lao động bị mất việc dưới 1 tháng trong năm. Với thời gian mất việc như vậy, tuy có ảnh hưởng đến lao động của hộ, nhưng mức ảnh hưởng không lớn và sau khi đi làm thì khả năng bù đắp cho những thời gian bị mất việc rất cao.
2.2.2.3. Theo mức độ xuất hiện rủi ro
Theo cách phân loại này thì có 2 loại chính:
* Rủi ro xảy ra một lần trong năm: ở loại này, lao động của hộ sẽ bị mất việc liên tiếp rong một khoảng thời gian sau lại có việc trong khoảng thời gian còn lại của năm
* Rủi xảy ra nhiều lần trong năm: ở loại rủi ro này lao động của hộ sẽ bị mất việc nhiều lần trong một năm, khoảng thời gian mất việc và có việc sẽ xen kẽ lẫn nhau trong năm.
22.2.4. Theo nguyên nhân gây ra rủi ro
Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro việc làm cho lao động của hộ. Trong nghiên cứu này chúng tôi phân loại thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau:
* Nguyên nhân chủ quan: nhóm nguyên nhân này xuất phát từ phía con người hoặc các tổ chức của con người gây ra, bao gồm:
- Nguyên nhân xuất phát từ chính hộ và lao động của hộ: chất lượng, trình độ, tâm lý,…lao động của hộ quyết định rất nhiều đến khả năng tìm kiếm, tạo và làm việc. Nếu chất lượng, trình độ và khả năng làm việc tốt thì cơ hội việc làm cho lao động của hộ sẽ cao và ngược lại. Nhưng chúng ta đều biết, lao động của nông hộ thường có trình độ kém điều này sẽ làm cho rủi ro về việc làm sẽ gia tăng nếu không có những giải pháp hợp lý để khắc phục.
- Nguyên nhân xuất phát chính quyền địa phương: rủi ro này xuất hiện do sự thay đổi các chính sách, các thủ tục, các hoạt động của chính quyền địa phương,… đặc biết là các chính sách hướng nghiệp, dạy nghề. Cũng có thể rủi ro này xuất phát từ việc thực hiện các chính sách của chính quyền địa phương.
- Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: doanh nghiệp góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động của hộ. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết với địa phương về giải quyết việc làm cho lao động địa phương, không nỗ lực tìm kiếm cơ hội kinh doanh, không hoạt động hiệu quả thì sẽ làm gia tăng rủi ro việc làm cho lao động địa phương.
* Nguyên nhân khách quan: nhóm nguyên nhân này, bao g ốm đau, bệnh tật,… làm cho lao động của hộ giảm khả năng làm việc, đồng nghĩa với việc thất nghiệp sẽ tăng.
2.3. Vai trò của việc nghiên cứu rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
Nghiên cứu rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất có vai trò rất quan trọng. Bởi vì:
* Nghiên cứu này đóng góp một phần quan trọng trong lý luận về rủi ro của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp.
* Nghiên cứu này là tiền đề để phát triển các nghiên cứu tiếp theo, nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả nhất trong sử dụng tiền đền bù và giải quyết việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN
* Nghiên cứu này chỉ được thực trạng rủi ro trong sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm mà hộ nông dân bị thu hồi đất gặp phải và nguyên nhân gây ra những rủi ro đó. Từ đó, có những giải pháp hợp lý giúp họ hạn chế những rủi ro đó
2.4. Đặc điểm rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
2.4.1. Đặc điểm rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
Như trên đã trình bày, rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN là sự mất mát, thiệt hại tiền đền bù của hộ. Do đó, ta có thể thấy những đặc điểm chủ yếu như sau:
- Giảm tiền đền bù tuyệt đối: là sự giảm trực tiếp số tiền đền bù của hộ theo số tuyệt đối, và ta có thể dễ dàng quan sát trực tiếp được. Ví dụ: hộ nông dân nhận được tiền đền bù, hộ đã sử dụng tiền đó đi chơi cờ bạc, đi du lịch,…làm giảm trực tiếp lượng tiền đó.
- Giảm tiền đền bù tương đối: sự giảm này chúng ta khó quan sát trực tiếp được, bởi vì: số lượng tiền đền bù của hộ không bị giảm đi, nhiều khi có thể tăng lên, nhưng sự tăng này không bù đắp được sự trượt giá của tiền. Vì vậy, mặc dù lượng tiền đền bù của hộ không giảm trực tiếp, nhưng giá trị của lượng tiền đền bù đó không bằng trước được, tức là lượng tiền của hộ bị giảm. Ta có thể nhận biết được sự giảm này, thông qua sự so sánh giữ mức tăng của tiền đền bù với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc lạm phát. Ví dụ: hộ nông dân nhận được tiền đền bù, họ đem gửi ngân hàng với một tỷ lệ lãi suất nào đó, nhưng tỷ lệ lạm phát lại cao hơn tỷ lãi suất. Như vậy, mặc dù tiền đền bù của hộ vẫn tăng về số lượng nhưng thực tế lại bị giảm.
2.4.2. Đặc điểm rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
Chúng ta đã biết, rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiêp là sự mất việc làm của hộ. Chính vì vây, rủi ro này sẽ có đặc điểm chủ yếu là lao động của hộ bị thất nghiệp. Đặc điểm này cho thấy: lao động của hộ có thể bị thất nghiệp trong thời gian ngắn; hoặc có thể mất việc trong thời gian dài. Sự mất việc này có thể có hai biểu hiện: thứ nhất, mất việc liên tục trong một khoảng thời gian. Ví dụ: Hộ có việc làm liên tục trong 9 tháng liên tiếp, sau đó lại bị mất việc trong thời gian 3 tháng còn lại của năm; thứ hai, khoảng thời gian mất việc xen kẽ với có việc. Ví dụ: lao động có việc trong 2 tháng và bị mất việc 3 tuần, tiếp đó lại có việc, sau lại mất việc và cứ xen kẽ như vậy trong năm.
2.5. Nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nêu ra một số nhân tố chủ yếu sau:
2.5.1. Trình độ văn hóa của chủ hộ và lao động
Như chúng ta đã biết, ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các hộ nông dân, chủ hộ là người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi hoạt động của hộ, chủ hộ sẽ gần như đóng vai trò quyết định tới mọi phương án sản xuất kinh doanh của hộ. Chính vì vậy, trình độ văn hóa của chủ hộ là nhân tố quan trọng trong việc ra quyết định sử dụng tiền đền bù của hộ. Nếu trình độ văn hóa của chủ hộ tốt, họ sẽ nhận thức tốt hơn về sử dụng tiền đền bù có hiệu quả, nhận thức tốt hơn về các loại rủi ro mà họ có thể gặp phải, từ đó có những quyết định đúng đắn và có những phương án chuẩn bị nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Chủ hộ có ảnh hướng lớn tới mọi thành viên tron gia đình. Một trong những ảnh hưởng đó chính là việc định hướng việc làm cho lao động của hộ. Vì vậy, nếu nhận thức của chủ hộ tốt, họ sẽ nhìn nhận được tốt hơn vấn đề thất nghiệp của lao động của hộ khi bị mất đất. Từ đó, sớm có định hướng về việc làm cho lao động của hộ, nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp cho lao động.
Bên cạnh nhận thức của chủ hộ, phải kể đến, trình độ văn hóa lao động của hộ. Bởi vì, hơn ai hết, lao động của hộ là người thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh của hộ, là người trực tiếp tham gia vào sản xuất và tham gia vào các nhà máy. Vì vậy, nếu trình độ văn hóa của họ kém, mọi sự nhìn nhận về công việc của họ sẽ hạn chế, thậm chí có những nhìn nhận sai lầm về việc làm của hộ. Điều này, ảnh hưởng lớn tới việc xảy ra rủi ro đối với họ.
2.5.2. Kỹ năng làm việc của lao động
Kỹ năng làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc, kỹ năng làm việc của lao động của hộ tốt thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn và ngược lại.
Nếu lao động làm việc tại hộ, thì kỹ năng làm việc tốt sẽ góp làm cho công việc ở hộ sớm hoàn thành, góp phần tăng hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh của hộ. Từ đó làm tăng tính tích cực trong sản xuất của hộ. Kỹ năng làm việc của lao động ở hộ tốt, sẽ giúp hộ hạn chế những rủi ro do đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề mới.
Nếu lao động của hộ làm việc trong các doanh nghiệp, kỹ năng làm việc của họ có vai trò quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ làm ra, Điều này, đồng nghĩa với việc quyết định đến thu nhập và sự ổn định việc._. làm của họ. Chính vì vậy, kỹ năng làm việc của lao động tốt sẽ giúp lao động của hộ tăng thu nhập và hạn chế được khả năng mất việc của họ ở các doanh nghiệp.
2.5.3. Kinh tế của hộ
Kinh tế của hộ là nhân tố có ảnh hưởng nhiều tới việc ra quyết định sản xuất kinh doanh của hộ. Nếu kinh tế của hộ hạn hẹp sẽ khiến hộ rụt rè hơn trong đầu tư sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ làm cho hộ đánh mất nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh tốt. mặt khác nếu kinh tế của hộ hạn hẹp sẽ làm cho khả năng chịu đựng rủi ro của hộ kém, nên khi có rui ro xảy ra hộ sẽ rất khó khắc phục. Hơn nữa, kinh tế của hộ hạn hẹp sẽ hạn chế nhiều việc giao lưu của hộ với bên ngoài. Điều này sẽ làm cho hộ khó có khả năng tiếp cận được với những cách đầu tư hiệu quả, các mô hinh đã được làm thành công ở những địa phương khác và các kinh nghiệm phòng chống rủi ro. Vì vậy, khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh hộ sẽ bị gặp rủi ro nhiều hơn và khi gặp rủi ro thì việc chống chịu với những rủi ro đó sẽ khó khăn hơn.
Kinh tế của hộ hạn hẹp còn ảnh hưởng tới việc đầu tư học tập cho các thành viên của hộ, học nghề cho lao động của hộ. Điều này, sẽ làm cho trình độ văn hóa của hộ kém, làm cho kỹ năng làm việc của lao động của hộ kém. Như vậy, sẽ làm gia tăng rủi ro cho lao động của hộ.
2.5.4. Công tác quy hoạch, thu hồi, đền bù và giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương
Nhân tố này ảnh hưởng nhiều tới việc xuất hiện rủi ro đối với hộ và khả năng khắc phục rủi ro của hộ.
Khi tiến hành quy hoạch KCN, nếu có sự tham gia đóng góp của người dân địa phương thì sẽ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hơn vì hơn ai hết, người dân địa phương sẽ là người nắm rõ tường tận mọi vấn đề tốt, xấu trên địa phương của họ, đặc biệt là trên những mảnh đất họ đang sản xuất. Vì vậy, khâu lập quy hoạch khu công nghiệp càng có nhiều người dân đại phương tham gia thì sẽ hạn chế được nhiều hơn những điều không tốt xảy đến, nói cách khác sẽ hạn chế được rủi ro cho họ.
Khâu thu hồi, đền bù và giải phóng mặt bằng cũng là nhân tố làm ảnh hưởng tới rủi ro của hộ nông dân bị thu hồi đất. Bởi vì: hình thức đền bù đất như thế nào? Quá trình đền bù được tiến hành ra sao? Nhanh hay chậm? một lần hay nhiều lần?... đều ảnh hưởng tới việc sử dụng tiền đền bù của hộ và như thế sẽ ảnh hưởng tới rủi ro sử dụng tiền của hộ và ảnh hưởng tới việc làm của hộ.
Quá trình giải phóng mặt bằng tiến hành nhanh hay chậm? sẽ ảnh hưởng nhiều tới việc làm của lao động của hộ mất, vì: nếu quá trình giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh chóng, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ sớm có đất để tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ sớm đi vào hoạt động. Điều này, đồng nghĩa với việc lao động của hộ sẽ sớm được vào các doanh nghiệp làm, giảm thời gian phải chờ đợi doanh nghiệp từ đó giảm được rủi ro về việc làm do phải chờ đợi doanh nghiệp.
2.5.5. Các công tác tuyên truyền ở địa phương
Các hoạt động tuyên truyền ở địa phương, đặc biệt là công tác tuyên truyền vê sử dụng tiền đền bù và định hướng việc làm cho hộ có ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng tiền và học nghề của hộ. Nếu các công tác đó tốt sẽ góp phần định hướng cho hộ sử dụng tiền đền bù đúng mục đích hơn, hiệu quả hơn; giúp cho hộ và lao động của hộ có định hướng đúng đắn về việc làm và học nghề. Nếu công tác tuyên truyền mà chưa tốt sẽ làm có ảnh hưởng ngược lại.
2.5.6.Công tác thẩm định, giám sát doanh nghiệp của chính quyền địa phương
Trước khi đồng ý cho doanh nghiệp vào KCN hoạt động, chính quyền địa phương sẽ tiến hành thẩm định tính khả thi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khâu thẩm định nếu tốt sẽ lựa chọn được các doanh nghiệp làm ăn đúng đắn, có khả năng sản xuất kinh doanh tốt, từ đó sẽ giúp giải quyết được việc làm cho lao động địa phương, đặc biệt là lao động bị mất đất. Nếu khâu thẩm định chưa tốt, sẽ có ảnh hưởng ngược lại, làm tăng rủi ro cho lao động của hộ. Sau khi thẩm định, khâu giám sát hoạt động của doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong việc phát hiện các doanh nghiệp làm ăn không nghiêm túc, từ đó có những can thiệp kịp thời nhằm hạn chế tình trạng mất việc đối với lao động của hộ, đặc biệt là hộ mất đất.
2.5.7. Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động của các doanh nghiệp
Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn tới rủi ro việc làm của lao động mất đất. Nếu doanh nghiệp sử dụng lao động ít, chưa đúng cam kết sử dụng lao động của hộ, thì đương nhiên một bộ phận lao động của hộ bị mất đất sẽ gia tăng khả năng thất nghiệp. Nếu doanh nghiệp tuyển dụng lao động với đòi hỏi cao về trình độ tay nghề, trong khi lao động của hộ chưa kịp đáp ứng thì đồng nghĩa với việc lao động của hộ sẽ ít có khả năng được vào doanh nghiệp làm việc, hay chính là tăng khả năng thất nghiệp cho lao động của hộ. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng lao động của của doanh có nhiều thủ tục rườm rà, khiến cho lao động của hộ cảm thấy khó khăn và một bộ phận lao động vì thế mà ngại không tiếp tục dự tuyển, đồng nghĩa với việc họ sẽ bị tăng khả năng thất nghiệp.
2.5.8. Các nhân tố khác
Bên cạnh các nhân tố trên, còn nhiều nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ như: chính sách, lạm phát, tự nhiên,…
2.6. Nội dung nghiên cứu rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu nghiệp
Nghiên cứu về hộ nông dân và rủi ro của hộ nông dân đã có nhiều nghiên cứu thực hiện, nghiên cứu này tập trung vào các nội dung chính đó là: thông tin về tình hình đất đai, nhân khẩu và lao động, thu nhập hiện tại của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp; Rủi ro sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp.
2.6.1. Nội dung nghiên cứu rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
Để nghiên cứu rủi ro này, đề tài tập trung làm rõ các nội dung sau:
* Thực trạng sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
* Thực trạng rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp, bao gồm:
- Rủi ro trong trương hợp đã sử dụng tiền đền bù đúng mục đich như: đầu tư vào phương án sản xuất cũ và găp rủi ro; đầu tư vào chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh mới và gặp rủi ro; đầu tư cho vay, tiết kiệm và gặp rủi ro.
- Rủi ro sử dụng tiền đền bù chưa đúng mục đích như: mua và xây dựng nhà cửa; mua sắm vật dụng gia đình; ăn, tiêu, lô đề, cờ bạc,...; khám chữa bênh; chia cho con cháu, bị mất,…
* Rủi ro trong sử dụng tiền của nhóm hộ nông dân không bị mất đất.
* Nguyên nhân gây ra rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp, bao gồm 3 nhóm chính: nguyên nhân xuất phát từ phía hộ và lao động của hộ; nguyên nhân xuất phát từ phía chính quyền địa phương, nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp.
* Giải pháp hạn chế rủi ro sử dụng tiền đên bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN.
2.6.2. Nội dung nghiên cứu rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
Để nghiên cứu rủi ro này, đề tài tập trung làm rõ các nội dung sau:
* Thực trạng việc làm của nhóm hộ điều tra
* Thực trạng việc rủi ro làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp, bao gồm:
- Thực trạng rủi ro việc làm của hộ trước khi bị thu hồi đất
- Thực trạng rủi ro việc làm của hộ sau khi bị thu hồi đất
* Thực trạng rủi ro việc làm của nhóm hộ không mất đất
* Nguyên nhân gây ra rủi ro việc làm của hộ nông dân dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp, bao gồm 3 nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân xuất phát từ phía hộ và lao động của hộ; nguyên nhân xuất phát từ phía chính quyền địa phương; nguyên nhân từ phía doanh nghiệp
* Giải pháp hạn chế rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN
2.7. Chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và đô thị hoá ở Việt Nam[13]
Việt Nam là nước có gần 80% số dân sống bằng nông nghiệp và sống ở nông thôn, do vậy, các chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng trực tiệp đến thái độ, tâm trạng, tính tích cực hoạt động của nông dân.
Về vấn đề đất đai, giải pháp đối với hộ nông dân không còn đất sản xuất, cần giải quyết một số chính sách, biện pháp cụ thể sau đây:
Một là, trước tình trạng nông dân thiếu đất sản xuất ngày càng có xu hướng tăng, việc giao đất không chỉ dừng lại ở việc ưu tiên cho người hộ khẩu trong vùng, khu vực, địa phương, mà có thể mở rộng cho các đối tượng nghèo không có ruộng trong cả nước với những biện pháp quản lý chặt chẽ về mặt pháp lý. Đối với vùng đất rừng, đồi núi, tiện đường giao thông, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt, nên giao cho hộ nông dân chưa có ruộng đất. Hội Nông dân các cấp tiếp tục vận động hội viên, nông dân nâng cao nhận thức và thi hành luật pháp nói chung và luật đất đai nói riêng. Hội chủ động phối hợp với chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở địa phương để hoà giải, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong nông thôn, nhất là những vấn đề về đất đai.
Hai là, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không sinh sôi nảy nở thêm. Vì vậy, phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao độ phì của đất, bồi bổ đất, để đất ngày càng có hiệu quả kinh tế cao. Phải sử dụng đất tiết kiệm, hạn chế sử dụng đất 2 vụ lúa vào xây dựng khu công nghiệp, đô thị. Quy hoạch khu công nghiệp và đô thị vào đất đồi, bãi đầm lầy (đất địa tô chênh lệch thấp), nơi xa đô thị, xa trung tâm thì mở đường giao thông và chuyển các dịch vụ về gần với nông thôn, nông dân hơn. Thật cần thiết mới sử dụng đến đất tốt, đất trồng cây lương thực.
Quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới cần thông báo sớm, một cách công khai để cho nhân dân được biết. Các cấp uỷ, chính quyền, các đơn vị nhận đất cần phối hợp với các đoàn thể nhân dân, trong đó Hội Nông dân các cấp là nòng cốt để tiến hành các thủ tục cần thiết và tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước về đất đai, nhằm hạn chế việc khiếu kiện trong nhân dân. Việc thu hồi đất nên theo nguyên tắc: nhu cầu đất đến đâu thì thu hồi đất đến đó. Đền bù, giải phóng mặt bằng theo giá của Nhà nước quy định và tính đến yếu tố giá cả thị trường trong từng thời điểm nhất định, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, cho người có đất bị thu hồi.
Ba là, tổ chức tốt việc tái định cư cho hộ nông dân sau khi thu hồi đất đến ở các vùng xen kẽ với các hộ dân trong làng, xã (nếu còn quỹ đất sản xuất), tạo cơ hội cho họ có đất đồi rừng hoặc một phần đất sản xuất của nông dân khác nhường lại, giúp họ yên tâm sản xuất. Các khu tái định cư cũng nên gần làng quê, dòng họ của các hộ nông dân đã sống, gắn bó nhiều đời.
Bốn là, Đối với hộ nông dân không còn đất sản xuất, hoặc ít đất, không đủ để sản xuất ra các sản phẩm bảo đảm cho cuộc sống gia đình, các cấp uỷ, chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân cần quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện cho họ có việc làm mới để có thu nhập ngay trên địa bàn như: chuyển nghề mới, cho họ vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp ngay trên mảnh đất họ đã giao cho Nhà nước hoặc trong vùng với phương châm: “Ly nông bất ly hương”. Nhà nước giao cho Hội Nông dân chủ trì phối hợp với các ngành để đào tạo nghề mới miễn phí cho nông dân, để họ có thể chuyển sang lao dộng trong lĩnh vực khác. Cải cách chính sách cho vay vốn ưu đãi để họ chuyển nghề ưu tiên con cái họ về học tập, công ăn, việc làm sau khi ra trường. Hội nông dân cấn phối hợp với chính quyền, các doanh nghiệp được giao đất vận động nông dân dùng tiền đền bù đất tham gia đóng góp cổ phần vào xí nghiệp, nhà máy trên vùng đất của họ trước đây hoặc giúp đỡ, hỗ trợ họ sử dụng vốn hiệu quả, đầu tư sản xuất vào nghề mới. Các hộ nông dân có nhu cầu tới các vùng quê khác, cần có chính sách hỗ trợ trong việc di dân, định canh, định cư. Hội Nông dân Việt Nam, đại diện lợi ích thiết thực của giai cấp nông dân cần tham gia tích cực để vận động, tư vấn, giúp đỡ hội viên, nông dân nói chung và hộ nông dân thiếu đất hoặc không còn đất nói riêng, nhằm tạo cơ hội tốt cho nông dân tham gia tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn .
2.8. Một số kinh nghiệm quản lý rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp
2.8.1. Thất nghiệp ở Vĩnh Phúc năm 2005 và biện pháp khắc phục
Theo Báo điện tử VietNamNet(http//:www.vnn.vn) ngày 05/5/2005 thì: Thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc, tính đến tháng 3 năm 2005, tỉnh này đã có hơn 18 nghìn hộ nông dân với gần 48 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và công trình công cộng. Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 2.415 ha.
Thống kê cũng cho biết, mặc dù tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra các chính sách chuyển đổi ngành nghề, yêu cầu các doanh nghiệp thu nhận lao động địa phương bị thu hồi đất sau khi xây dựng nhà máy, nhưng do tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp nên người dân mất đất rất khó tìm được việc làm. Ngược lại doanh nghiệp dù muốn cũng khó tuyển được lao động tại địa phương khi không đáp ứng đủ các yêu cầu. Điển hình như xã Quang Minh (huyện Mê Linh) đã bị thu hồi 650 ha đất cho phát triển công nghiệp (chiếm 73% diện tích đất nông nghiệp), nhưng mới chỉ có hơn 900 lao động tại chỗ được nhận vào làm việc (chiếm 11,4%). Hiện còn trên 7.000 người khác đang thất nghiệp do mất đất.
Để giải quyết tình trạng trên, Vĩnh Phúc đã đề ra chính sách, nếu doanh nghiệp sử dụng lao động chưa qua đào tạo tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí với mức 500 nghìn đồng/người. Bên cạnh đó là hỗ trợ các đơn vị dạy nghề và người lao động học nghề vào làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh theo chế độ mỗi lao động thuộc hộ có đất chuyển đổi mục đích sử dụng đi làm việc ở các tỉnh phía Bắc được hỗ trợ 300 nghìn đồng, đi miền Trung 500 nghìn đồng và đi miền Nam là 700 nghìn đồng.
Với những biện pháp trên, Vĩnh Phúc hy vọng mỗi năm sẽ giải quyết việc làm mới cho khoảng 20 nghìn lao động/năm. Đảm bảo cân bằng giữa thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và đời sống nông dân bị thu hồi đất.
2.8.2. Khó khăn của hộ dân bị mất đất ở Hà Nội và giải pháp khắc phục
Theo http//:saigonhouses.com, trích từ VNN ngày 03/5/2008 thì: Trong 8 năm qua, TP.Hà Nội đã triển khai 2.818 dự án đầu tư liên quan đến thu hồi đất, bình quân trên 300 dự án/năm. Bình quân một năm, TP đã giải phóng mặt bằng gần 1.000ha, trong đó trên 80% là đất nông nghiệp, liên quan đến 178.205 hộ dân và bố trí tái định cư cho 13.044 hộ. Theo báo cáo của UBND TP.Hà Nội, các cơ chế chính sách của T.Ư và TP về hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người dân nông nghiệp bị thu hồi đất chưa đồng bộ và hiệu quả, dẫn tới nguy cơ về mất việc làm, thất nghiệp rất lớn. Một bộ phận hộ gia đình nông dân sau khi bị thu hồi đất trên 30% đã trở thành hộ nghèo. Chính sách bồi thường, hỗ trợ mới quan tâm đến thiệt hại vật chất và được chi trả trực tiếp cho người dân, khiến người dân sử dụng khoản tiền này chưa hợp lý, ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm để đảm bảo ổn định cuộc sống khi Nhà nước thu hồi đất. Kết quả điều tra của Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho thấy, người dân được đền bù sử dụng số tiền để xây nhà chiếm 57,5%; mua đồ dùng 8,72%; đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp 1,27%; gửi tiết kiệm 18% và học nghề 2,55%.
Trước thực trạng đó, TP.Hà Nội đã đưa ra các giải pháp thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế đi liền với chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển nông thôn, ổn định đời sống cho nhân dân vùng thu hồi đất:
Giải pháp đầu tiên được đưa ra là việc thành lập Quỹ Hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP.Theo đó, ngân sách TP cấp ban đầu là 50 tỉ đồng; trích 50% nguồn kinh phí hỗ trợ của các nhà đầu tư cho TP khi được giao đất; kêu gọi, vận động đóng góp của chủ đầu tư được giao đất sản xuất kinh doanh, dịch vụ... TP hỗ trợ trong 3 năm tiền học phí và tiền đóng góp cơ sở vật chất trường học cho học sinh ở độ tuổi phổ cập phổ thông ; hỗ trợ 100% kinh phí bảo hiểm y tế cho người trên 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi với nữ; trợ cấp khó khăn cho người già, cô đơn có hoàn cảnh đặc biệt, mức tương đương 30kg gạo/người/tháng. Ngoài ra, TP sẽ hỗ trợ học nghề một lần kinh phí đào tạo một nghề cho người trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề, nhưng không chi trực tiếp cho người học, với mức tối đa không quá 6 triệu đồng/thẻ.
Các giải pháp còn lại được UBND TP thực hiện là: Xây dựng, ban hành quy chế ưu tiên đấu thầu kinh doanh dịch vụ tại các khu đô thị, KCN dịch vụ mới hình thành; xã hội hoá các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị và KCN khi xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi được tham gia kinh doanh, ưu tiên cho lao động trong các hộ bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp được giao; có cơ chế về đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn tại các khu vực thu hồi nhiều đất nông nghiệp (trên 30%) để tạo điều kiện kinh doanh dịch vụ, phục vụ các khu công nghiệp, đô thị, giải quyết việc làm tại chỗ, đồng thời đảm bảo sự gắn kết hạ tầng của khu đô thị và công nghiệp hiện đại với vùng dân cư cũ (thôn, xã, tổ dân phố, phường).
2.8. 3. Quảng Nam tạo việc làm cho nông dân lớn tuổi
Theo http//:www.nongdan.vn, thứ hai, 06/03/2006 thì: huyện Điện Bàn hiện có hàng ngàn hộ nông dân thuộc diện bị thu hồi đất sản xuất cho các dự án trong khu công nghiệp. Nông dân trẻ còn có cơ hội tìm việc làm trong khu công nghiệp, nhưng nông dân trên 40 tuổi rất khó khăn để chuyển đổi nghề. Công ty giày Ricker Việt Nam, đóng tại khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc đã có cách làm mới để tạo việc làm tại nhà cho số l nào động này bằng cách đưa một số công đoạn gia công về các hộ gia đình…Với cách làm này vừa tạo việc làm cho nông dân lớn tuổi, vừa đem lại thu nhập cho họ. “Trung bình mỗi đôi giày may gia công, người làm sẽ được trả công 4.000 đồng/đôi. Bất cứ nông dân nào cũng có thể làm được trong lúc rảnh rỗi. Mỗi ngày làm được 4-5 đôi là đã có thêm được 20-30 ngàn đồng”.
Sử dụng mô hình Nông dân dạy nông dân: Mô hình đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân của Công ty giày Ricker Việt Nam khá hiệu quả. Công ty này phối hợp với Ban quản lý KCN Điện Nam - điện Ngọc mở các lớp tập huấn kỹ thuật may giày cho 70 nông dân nòng cốt vốn là các trưởng thôn, bí thư đoàn, hội trưởng nông dân, phụ nữ... Các chuyên gia của Công ty hướng dẫn rất kỹ lưỡng và đưa ra những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật may giày xuất khẩu. Khi những "nòng cốt" này vững tay nghề, họ sẽ về địa phương truyền nghề lại cho những nông dân có nhu cầu. Với cách dạy nghề dây chuyền như thế, đến nay đã có hàng trăm nông dân học được cách may mũ giày vào đế- công đoạn gia công quan trọng nhất.
Việc đưa một phân đoạn sản xuất ra ngoài cho nông dân thực hiện... đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro trong trường hợp nông dân làm chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật vốn rất khắt khe đối với việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Thế nhưng đây là một cách hiệu quả nhất để tạo việc làm cho những nông dân lớn tuổi bị thu hồi đất nông nghiệp.
2.8.4. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất của Trung Quốc [18]
Trung Quốc là một quốc gia có điều kiện về tự nhiên và nhân văn tương đối giống Việt Nam. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, với trên 1,3 tỷ dân nhưng gần 70% dân số vẫn còn ở khu vực nông thôn, hàng năm có tới hơn 10 triệu lao động đến độ tuổi tham gia vào lực lượng lao động xã hội nên yêu cầu giải quyết việc làm trở nên gây gắt. Trước đòi hỏi bức bách của thực tế, ngay từ năm 1978, sau khi cải cách và mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc thực hiện phương châm: “ Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành” thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp Hưng Trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Coi việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết vấn đề việc làm.
Từ năm 1978 đến năm 1991, Trung Quốc có tới 19 triệu xí nghiệp Hưng Trấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng lao động ở nông thôn, tạo ra giá trị tổng sản lượng 1.162 tỷ Nhân Dân Tệ chiếm 60% giá trị sản phẩm khu vực nông thôn, 1/3 giá trị sản lượng công nghiệp, 1/4 GDP cả nước. Nhờ phát triển công nghiệp nông thôn mà tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm từ trên 70% năm 1978 xuống dưới 50% năm 1991. Bình quân trong 10 năm từ 1980 đến 1990, mỗi năm các xí nghiệp Hưng Trấn của Trung Quốc thu hút khoảng 12 triệu lao động dư thừa từ nông nghiệp .
Từ thực tiễn phát triển công nghiệp và giải quyết việc làm ở nông thôn Trung Quốc thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
– Thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn phát triển sản xuất nông nghiệp và mở mang các hoạt động phi nông nghiệp. Đây là nhân tố quan trọng nhất tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút lao động vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp khác nhau ở nông thôn.
– Tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp nông thôn phát triển. Vào giai đoạn đầu của quá trình CNH – HĐH nông thôn, nhà nước thực hiện bảo hộ sản xuất hàng trong nước, hạn chế ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, qua đó tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho doanh nghiệp nông thôn.
– Nhà nước thực hiện chính sách hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng nên lao động bị bó chặt ở nông thôn. Việc hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng đã làm cho các doanh nghiệp ở nông thôn có vị trí độc quyền
trong việc trả lương, khai thác về lương giữa nông thôn và thành thị cũng như những chênh lệch về năng suất lao động giữa sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp phi nông nghiệp nông thôn.
2.9. Các nghiên cứu có liên quan
Tác phẩm “ Quản trị rủi ro và khủng hoảng” – Đoàn Thị Hồng Vân đã nêu lên được một số khái niệm về rủi ro và một số cách phân loại rủi ro. Tuy nhiên, tác phẩm mới chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.[10]
Phạm Thị Mỹ Dung – “Rủi ro trong nông nghiệp và một số biện pháp khắc phục”. Nghiên cứu đã có những đóng góp quý báu trong vấn đề lý luận về rủi ro, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức chung về lĩnh vực nông nghiệp.[5]
Bùi Thị Minh Nguyệt – “ Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi Lương Sơn – Hòa Bình”. Trong nghiên cứu đã đóng góp được một số lý luận về rủi ro và đưa ra được môt số giải pháp quản lý rủi ro của hộ nông dân ở miền núi.[16]
Hoàng Tuấn Lâm – “ Nghiên cứu tác động của Khu công nghiệp Bắc Vinh tới việc làm và thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi đất ở xã Hưng Đông, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”. Nghiên cứu đã chỉ ra được tác động tích cực, tác động tiêu cực của KCN tới việc làm của hộ dân bị thu hồi đất. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa cụ thể được rủi ro của họ trong việc sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm[17]
Hà Văn Cơ - “Nghiên cứu thực trạng việc làm và thu nhập của những hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Thị trấn Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm - Hà Nội”. Trong nghiên cứu, mới chỉ ra được các thực trạng về thu nhập và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất.[18]
Tóm lại, các nghiên cứu đó chưa đi sâu vào tìm hiểu rủi ro sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm của hộ nông dân bị mất đất cho KCN. Chính vì vậy, nghiên cứu về vấn đề này là một nghiên cứu mới mà trước đây chưa được nghiên cứu đầy đủ.
PHẦN 3:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vài nét về Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên
3.1.1. Vị trí địa lý
Nằm kề cận phía nam Quốc lộ 5, bên trục đường 39A, cách trung tâm Hà Nội 32 km, cách cảng Hải Phòng 70 km.
Tổng diện tích mặt bằng 340 ha thuộc địa phận các xã: Nghĩa Hiệp, Liêu Xá (Yên Mỹ) và Dị Sử (Mỹ Hào).
3.1.2. Sự hình thành
- Ban đầu, năm 2004 UBND tỉnh cấp phép hoạt động cho Công ty Phát triển hạ tầng Dệt May Phố Nối - Tổng Công ty Dệt May Việt Nam làm chủ đầu tư với quy mô diện tích giai đoạn I là 25 ha. Thi công chủ trên xã Nghĩa Hiệp.
- Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều chỉnh KCN Phố Nối B lên 155 ha nằm trên diện tích các xã: Nghĩa Hiệp, Liêu Xá (Yên Mỹ) và Dị Sử (Mỹ Hào).
- Năm 2007, KCN này tiếp tục được điều chỉnh từ 155 ha lên 260 ha, vẫn nằm trên địa bàn 4 xã như trên.
- Năm 2008, KCN Phố Nối B – Hưng Yên đã được điều chỉnh diện tích lên 340 ha, gồm 2 KCN là: KCN dệt may Phố Nối B với 120 và KCN Thăng Long II với 240 ha, được đặt trên địa bàn 2 huyện và 4 xã nêu trên.
Cho đến nay, KCN Phố Nối B đã hoàn thành được giai đoạn I và đã tiến hành cho các doanh nghiệp thuê đất. Giai đoạn II được dự kiến hoàn thành vào năm 2009.
Qua bảng 3.1 ta thấy, tổng cộng KCN Phố Nối B đã có 8 công ty vào đầu tư, với ngành nghề SXKD chủ yếu liên quan đến may mặc. Số lượng lao động đã và đang tham gia vào làm tại đây là 3.170 lao động
Bảng 3.1: Các công ty đầu tư vào KCN dệt may Phố Nối B – Hưng Yên
STT
Tên Công ty
Ngành nghề SXKD chính
SL lđ
(lđ)
Ghi chú
1
C.ty TNHH Khải Hoàn
May mặc
500
2
C.ty C.O.T.A.S Phong Phú
SX chỉ may
600
3
C.ty CP Hưng Phú
SX chỉ may
350
4
C.ty TNHH dệt kim Phố Nối
Dệt kim
400
5
C.ty Gỗ CONTRE
SXKD gỗ
200
6
C.ty Polyme
SXKD nhựa
120
7
C.ty Han Sung
May mặc
500
8
C.ty CP nhuộm Yên Mỹ
Nhuộm nguyên, phụ liệu may mặc
500
Tổng cộng
3.170
(Nguồn: Ban quản lý các KCN Hưng Yên)
Một góc KCN Phố Nối B
3.2. Đặc điểm xã Nghĩa Hiệp
3.2.1. Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp xã Liêu Xá và xã Ngọc Long
- Phía Tây giáp huyện Mỹ Hào (Quốc lộ 5)
- Phía Nam giáp xã Giai Phạm
- Phía Bắc giáp xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào
3.2.2. Điều kiện tự nhiên
Nhìn vào Bảng 3.2 ta thấy, tổng diện tích tự nhiên của xã là 322,79 ha, trong đó: đất nông nghiệp 152,21 ha chiếm 47,15%, đất phi nông nghiệp 168,97 ha chiếm 52,35 ha, đất chưa sử dụng của xã là 1,61 ha chiếm 0,5%.
Bảng 3.2: Đất đai của xã Nghĩa Hiệp
ĐVT: ha
STT
Loại đất
Số lượng
Cơ cấu
Tổng diện tích đất tự nhiên
322,79
100,00
I
Đất nông nghiệp
152,21
47,15
1
Đất trồng cây hàng năm
140,71
92,44
2
Đất trồng cây lâu năm
3,00
1,97
3
Đất nuôi trồng thủy sản
8,50
5,58
II
Đất phi nông nghiệp
168,97
52,35
1
Đất chuyên dùng
125,48
74,26
Đất phát triển công nghiệp
78,49
62,55
2
Đất ở
28,06
16,61
3
Đất phi nông nghiệp khác
15,43
9,13
III
Đất chưa sử dụng
1,61
0,50
(Nguồn: Ban thống kê – xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
Trong cơ cấu đất nông nghiệp, diên tích đất trồng cây hàng năm là chủ yếu, với 140,71 ha chiếm 92,44%; đất nuôi trồng thủy sản 8,5 ha chiếm 5,58%, diện tích này chủ yếu là các trang trại mới chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Trong diện tích đất nông nghiệp của xã, diện tích đất chuyên dung khá lớn 125,48 ha chiếm 74,26%, phần lớn diện tích đất chuyên dung là đất phát triển công nghiệp với 79,48 ha chiếm 62,55% diện tích đất chuyên dung.
3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.3.1. Dân số và lao động
Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy: cho tới năm 2007, toàn xã có 4.806 khẩu, trong đó: nam 2.290 khẩu chiếm 47,65%, nữ 2.516 khẩu chiếm 52,35%. Tỷ lệ nữ cao hơn nam khá nhiều 4,7%. Tổng lao động của xã 2.265 lao động, trong đó: nam 1.088 chiếm 48,04%, nữ 1.177 chiếm 51,96%.
Lao động của xã chủ yếu là lao động nông nghiệp 1.615 lao động, chiếm 71,30%, lao động phi nông nghiệp của xã cũng khá nhiều 650 lao động chiếm 28,70%.
Toàn xã có 1.185 hộ, trong đó: hộ nông nghiệp là chủ yếu với 800 hộ, chiếm 67,51%, các nhóm hộ khác (hộ phi nông nghiệp) 385 hộ chiếm 32,49%.
Nhìn vào các chỉ tiêu, ta thấy: Bình quân nhân khẩu/hộ 4,06 người/hộ, trong khi đó bình quân lao động/ hộ 1,91%. Điều này có nghĩa, một lao động phải làm ra của cải vật chất để nuôi mình và nuôi thêm hơn 2 người nữa (nếu coi những người không thuộc tuổi lao động là không làm ra của cải ).
Bình quân lao động phi nông nghiệp/ hộ rất thấp chỉ có 0,55 người/ hộ. Nghĩa là cứ 2 hộ thì mới có hơn 1 lao động phi nông nghiệp.
Bảng 3.3: Nhân khẩu và lao động của xã Nghĩa Hiệp năm 2007
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Số lượng
Cơ cấu
I
Tổng dân số
Người
4.806
100,00
Nữ
Người
2.516
52,35
Nam
Người
2.290
47,65
II
Tổng lao động
Lao động
2.265
100,00
Nữ
Lao động
1.177
51,96
Nam
Lao động
1.088
48,04
1
Lao động nông nghiệp
Lao động
1.615
71,30
2
Lao động phi nông nghiệp
Lao động
650
28,70
III
Tổng số hộ
Hộ
1.185
100,00
1
Hộ nông nghiệp
Hộ
800
67,51
2
Hộ khác
Hộ
385
32,49
IV
Một số chỉ tiêu phân tích
1
Bình quân nhân khẩu của hộ
người/hộ
4,06
2
Bình quân lao động của hộ
lđ/hộ
1,91
3
Bình quân lđ phi nông nghiệp/ hộ
lđ/hộ
0,55
(Nguồn: Ban thống kê – xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
3.2.3.2. Tình hình kinh tế
Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy: tổng giá trị sản xuất của xã Nghĩa Hiệp năm 2007 đạt 39 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế 14%.
* Ngành nông nghiệp:
+ Trồng trọt giá trị sản xuất đạt 10,53 tỷ đồng, chiếm 27% tổng giá trị sản xuất. Diện tích gieo trồng lúa của xã là 375 mẫu, được gieo trồng cả hai vụ mùa và chiêm, tổng sản lượng lúa của 2 vụ đạt 15.795 tấn lương thực. Sản lượng hoa màu của xã quy đổi đạt hơn 100 tấn.
+ Chăn nuôi: Tổng đàn trâu bò của xã có 65 con, đàn lợn có 3270 con, gia cầm có 6430 con. Sản lượng cá đạt 24.840 kg. Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của xã ước tính khoảng 4.510 triệu đồng.
Bảng 3.4: Cơ cấu kinh tế của xã Nghĩa Hiệp năm 2007
ĐVT: tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
Giá tị sản xuất
Cơ cấu
1
Nông nghiệp
10,53
27,00
2
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
12,09
31,00
3
Thương mại và dịch vụ
16,38
42,00
Tổng giá trị sản xuất
39,00
100,00
(Nguồn: Ban thống kê – xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: giá trị sản xuât đạt 12,09 tỷ đồng chiếm 31% tổng giá trị sản xuất của xã. Đến nay, xã đã có 13 doanh nghiệp vào hoạt động, thu hút 607 lao động._.ất việc từ 3 - 6 tháng
14
15,56
3
5,77
4
Mất việc trên 6 tháng
4
4,44
0
-
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)
Xét mức độ rủi ro:
Mất việc dưới 1 tháng: ước khi mất đất có 28 lao động, chiếm 53,85% và chiếm 16,77% tổng số lao động; chỉ tiêu này sau khi mất đất là 34 lao động, chiếm 37,78% và chiếm 18,68% tổng số lao động. Chỉ tiêu này sau khi mất đất có tăng 4 lao động so với trước mất đất, đây là vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, nếu nhìn vào số tương đối ta thấy trước khi mất đất, tỷ lệ này xét trên số lao động gặp rủi ro cao hơn so với sau khi mất đất. Điều đó phần nào cho ta thấy được tình hình mất đất đã ảnh hưởng mạnh tới chuyển đổi ngành nghề của hộ nông dân, do đó đã thay đổi phần nào tỷ lệ thất nghiệp thuần nông vốn có của hộ trước khi mất đất. Tuy nhiên nếu xét trên tổng lao động của hộ thì tỷ lệ này sau khi mất đất tăng 1,91%. Điều này phần nào cho ta thấy được việc do mất đất đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp cho lao động của hộ.
Mất việc từ 1-3 tháng: ước khi mất đất có 21 lao động, chiếm 43,38% và chiếm 12,57% tổng số lao động lúc đó; sau khi mất đất có 38 lao động, chiếm 42,22% và chiếm 20,88%. Chỉ tiêu này sau khi mất đất tăng so với trước khi mất đất cả số tuyệt đối và số tương đối. Điều này, cho ta thấy tác động của việc mất đất đã làm cho lao động của hộ thất nghiệp từ 1-3 tháng nhiều hơn, cụ thể tăng 8,31% trong tổng số lao động, về số tuyệt đối thì tăng 13 lao động.
Mất việc từ trên 3 tháng đến 6 tháng: Trước khi mất đất chỉ có 3 lao động gặp rủi ro, chiếm 5,77% số lao động gặp rủi ro và chiếm 1,8% trong tổng số lao động lúc đó. Sau khi mất đất số lao động gặp rủi ro này là 14 lao động, chiếm 15,56% và chiếm 7,69% tổng số lao động của hộ. Như vậy, sau khi mất đất, số lao động mất việc từ 3-6 tháng của hộ tăng rất nhiều so với trước mất đất, cụ thể tăng 5,89% trong tổng số lao động của hộ. Điều này, chứng tỏ mất đất có tác động mạnh tới thất nghiệp của lao động trong hộ bị mất đất.
Mất việc trên 6 tháng: Trước khi mất đất không có lao động nào, sau khi mất đất có 4 lao động, chiếm 4,44% và chiếm 2,2% tổng số lao động.
Tóm lại, qua việc phân tích tình trạng thất nghiệp của nhóm hộ bị mất đất, theo tiêu chí trước và sau khi mất đất, chúng ta thấy: do việc mất đất đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp cho lao động của hộ lên khá cao. Đặc biệt làm cho tỷ lệ thất nghiệp từ 3-6 tháng tăng 5,89%; đáng chú ý hơn cả là đã làm xuất hiện tỷ lệ lao động thất nghiệp trên 6 tháng 2,2%.
4.3.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro việc làm của hộ bị mất đất
4.3.3.1. Nguyên nhân xuất phát từ phía hộ và lao động của hộ
Hộp số 4: Công việc là như vậy, biết làm gì bây giờ
Bà Nguyễn Thi Chúc, Thanh Xá – Nghĩa Hiệp: Tôi bán hàng quần áo ởđây, có thời điểm phải đóng cửa hàng cả tháng vì không có người mua,… chán lắm nhưng đành phải chịu vì mình đã chót đầu tư vào làm rồi, công việc chỉ có vậy, có khách thì bán, không có thì nghỉ.
Bà Nguyễn Thị Doanh, Thanh Xá – Nghĩa Hiệp: Nhà tôi chỉ làm nông nghiệp, hết mùa vụ thì nghỉ, đợi đến thời vụ thì làm, chứ bây giờ biết làm gì
Trình độ lao động của hộ kém nên việc nhận thức về rủi ro của họ hạn chế, điều này ảnh hưởng tới sừ chuẩn bị những phương án đề phong rủi ro của hộ gần như không có. Khi được trả lời câu hỏi: Tại sao lao động của hộ bị mất việc? Đối với những lao động làm việc cố định, đa số họ trả lời là do họ không làm việc được ở các doanh nghiệp phải nghỉ việc trong lúc doanh nghiệp không có nhu cầu; đối với lao động làm cố định tại hộ, họ cho rằng công việc của họ chỉ có vậy, khi làm hết việc thì chơi
Lao động của hộ ít được đào tạo nghề, nên họ chưa biết làm gì. Ngay cả khi đã được vào các doanh nghiệp làm thì họ vẫn bị thiệt rất nhiều: khi các doanh nghiệp gặp vấn đề nào đó trong việc sản xuất kinh doanh(thậm chí tính mùa vụ của hàng hóa), nhu cầu sử dụng lao động của ít hơn, đương nhiên, những lao động có tay nghề kém phải nghỉ để chờ việc, bởi doanh nghiệp không đủ kinh phí để trả công cho các lao động.
Tâm lý lao động của hộ rất hay giao động: khi vào làm các doanh nghiệp, họ thường ít gắn bó, đặc biệt là các lao động trẻ. Họ thường có tâm lý “ đứng núi này trong núi nọ” Chính vì thế, họ hay bị mất; Khi họ tham gia sản xuất tại địa phương cũng vậy, khi có mô hình nào đó đầu tư mà họ cho rằng có hiệu quả là họ sẽ bỏ mô hình cũ đi làm mô hình mới. Họ không biết rằng, làm mô hình mới sẽ gặp những bất lợi gì. Vì thế, họ thường gặp rủi ro và như vậy đồng nghĩa với một bộ phận lao động bị mất việc.
Lao động của hộ đã nhiều tuổi (>35 tuổi), bộ phận lao động này rất khó vào làm ở các doanh nghiệp, trong khi đó họ lại bị mất nhiều ruộng đất và lại ít được đào tạo nghề. Vì vậy, thất nghiệp sẽ là tất yếu.
Sản xuất và thực hiện sản xuât của hộ manh mún, không chuyên nghiệp, nên họ rất khó có thể kết hợp được với doanh nghiệp để cùng ký kết làm ăn. Thực tế ở địa phương đã có một số hộ liên kết với các doanh nghiệp thực hiện một số công đoạn của sản xuất, nhưng không đạt yêu cầu và phải hủy bỏ.
4.3.3.2. Nguyên nhân xuất phát từ phía chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong định hướng việc làm cho hộ và lao động của hộ. Chính vì vậy, mọi hành động của chính quyền địa phương sẽ ảnh hưởng lớn tới việc làm của hộ.
Qua điều tra phỏng vấn chúng tôi thấy: Ngoài các hoạt động về khuyến nông, chính quyền địa phương ở đây ít quan tâm tới việc định hướng các ngành nghề khác như cho hộ. Vì vậy, rất nhiều hộ ở đây đã đàu tư vào nhiều hình thức mà họ cho rằng sẽ tốt đẹp, nhưng họ lại không lường trước được rủi ro xảy ra đối với họ.
Chính quyền địa phương ít định hướng cho lao động của hộ học nghề, nên đối với những lao động lớn tuổi, họ rất khó tòm được việc làm, còn đối với những lao động có khả năng vào các doanh nghiệp làm thì họ gặp rất nhiều hạn chế do chưa có tay nghề.
Công tác truyền thông của địa phương ở đây về các vấn đề lao động việc làm còn yếu kém, họ chưa thực sự quan tâm vấn đề này. Các buổi tuyên truyền thường hay tập trung vào sức khỏe, sinh sản, phong trào đoàn thanh niên. Chính vì vậy, lao động của hộ ít hiểu biết về các lĩnh vực mà mình sẽ đầu tư học nghề, ít hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia vào các doanh nghiệp. Như vây, nguy cơ về rủi ro của họ đã gia tăng.
Bên cạnh đó, công tác giải quyết các thủ tục hành chính của chính quyền địa phương còn hạn chế nên ảnh hưởng không ít đến lao động của hộ.
4.3.3.3. Nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp
Doanh nghiệp về địa phương hoạt động có tác dụng rất lớn tới giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đặc biệt là lao động của các hộ bị mất đất. Qua điều tra chúng tôi thấy, phần lớn doanh nghiệp ở KCN Phố Nối B là doanh nghiệp liên quan đến may mặc xuất khấu, hoặc gia công cho may mặc xuất khẩu. Họ thường nhận hợp đồng theo tính mùa vụ, nên lao động của các doanh nghiệp thường không có việc làm đều, gây ra tình trạng thất nghiêp tạm thời cho một số lao động (chủ yếu là lao động tay nghề kém) trong đó có lao động của hộ mất đất.
Doanh nghiệp có vai trò đào tạo việc làm cho lao động địa phương để phù hợp với ngành nghề sản xuất của mình. Tuy nhiên, qua điều tra chúng tôi thấy, các doanh nghiệp ở KCN Phố Nối B không hề mở lớp học nghê cho lao động của hộ. Họ tuyển dụng vào làm theo như tinh thần cam kết sử dụng lao động với địa phương. Nếu lao động nào có khả năng học hỏi và làm được việc thì cơ hội ở lại làm việc cho doanh nghiệp còn cao, nếu lao động nào không chịu khó thì rất rễ đối mặt với thất nghiệp khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ít lao động.
4.4. Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro
4.4.1. Giải pháp cho người dân
* Trau dồi thông tin, kiến thức
Tích cực học hỏi, trau dồi những kiến thức mới về rủi ro, về ngành nghề của mình đã, đang và sẽ đầu tư. Việc trau dồi kiến thức sẽ giúp hộ có cái nhìn tôt hơn về về rủi ro của các ngành nghề mình sẽ tham gia đầu tư. Từ đó sẽ có những sự chuẩn bị trước cho những rủi ro có thể xảy ra đối với mình. Đặc biệt việc trau dồi kiến thức sẽ giúp cho hộ hiểu được mình nên sử dụng tiền đền bù như thế nào cho hợp lý, tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích và giúp cho hộ có thể đối mặt với rủi ro tốt hơn khi chúng xảy ra.
Tích cực trau dồi kiến thức, giúp cho lao động của hộ nhìn nhận tốt hơn về sản xuất kinh doanh của hộ. Đặc biệt, đối với những lao động đi làm thuê cho doanh nghiệp, việc làm này sẽ giúp họ nhìn nhận đúng đắn hơn các vấn đề của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ khi tham gia làm cho doanh nghiệp, góp phần hạn chế rủi ro đáng tiếc xảy ra.
* Tham gia bảo hiểm: Bảo hiểm sẽ giảm khó khăn và mất mất khi rủi ro xảy ra:
Bảo hiểm y tế sẽ giảm bớt khó khăn cho hộ khi bị ốm đau, bệnh tật.
Bảo hiểm trong sản xuất kinh doanh sẽ giúp hộ hạn chế được sự rụt rè, sợ mất mát,… Từ đó giúp cho hộ yên tâm, mạnh dạn hơn để đầu tư sản xuất kinh doanh, yên tâm áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Tuy nhiên, thông thường bảo hiểm thường hay tốn kém, thủ tục rắc rối đối với hộ nông dân. Vì vậy các công ty bảo hiểm cũng cần xem xét hình thức bảo hiểm của mình sao cho đơn giản, ít tốn kém, quyền lợi rõ rang, thủ tục nhanh chóng,… nhằm khuyến khích hộ dân tham gia.
* Đa dạng hóa sản xuất kinh doanh:
Thực hiện đa dạng hóa sản xuất kinh doanh: để giảm rủi ro các hộ nên đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; đa dạng hóa sản phẩm sản xuất kinh doanh của hộ để khi gặp rủi ro đối với sản phẩm này thì còn có sản phẩm khác gánh đỡ. Tuy nhiên, bản thân từng hộ cần xác định cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với từng điều kiện của mình nhằm tận dụng nguồn lực, phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh.
*Thực hiện liên doanh, liên kết:
Để hạn chế được rủi ro các hộ cần liên doanh, liên kết với nhau, hợp sức lại để giải quyết những khó khăn mà một hộ khó có thể giải quyết. Thực hiện liên doanh liên kết trong sản xuất nông nghiệp của hộ giúp họ giải quyết được các vấn đề máy móc, lao động lúc chính vụ, … Liên doanh liên kết trong các hộ sản xuất phi nông nghiệp sẽ giúp hộ tránh được tình trạng yếu thế do nhỏ bé.
* Đối với lao động của hộ:
Cần tham gia học nghề để tránh tình trạng thất nghiệp hoặc có việc nhưng lương thấp do chưa có tay nghề. Cần phải tích cực làm việc cả trong doanh nghiệp và ở tại hộ để luôn luôn có được công suất tốt nhất cho công việc hiệu quả hơn, từ đó sẽ giảm được phần nào rủi ro đến với mình.
Đối với những lao động đã quá 35 tuổi của hộ, cần phải tham gia các lớp học nghề, các lớp tập huấn,… để có kiến thức trong sản xuất và kinh doanh. Từ đó sẽ tự tạo ra việc làm cho mình, thay đổi ngành nghề, hoặc nhận gia công cho các khâu có thể cho các doanh nghiệp.
4.4.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương
* Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ cho các hộ dân
Tuyên truyền về các loại rủi ro sử dụng tiền đền bù, để họ có thể hiểu và cân nhắc trong việc gia quyết định sử dụng số tiền đền bù của họ, nhằm hạn chế rủi ro.
Tăng cường các hoạt động khuyến nông để trang bị cho hộ những kiến thức, khoa học kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Tăng cường các buổi hội thảo về các lĩnh vực: đời sống, xã hội, … để người dân thêm hiểu biết. Đặc biệt cần tăng cường các buổi hội thảo về tiền đền bù và sử dụng tiền đền bù. Tại các cuộc hội thảo nên giới thiệu những mô hình, cá nhân sử dụng tiền đền bù hiệu quả để người dân tham gia có cơ hội học hỏi, giao lưu, nhằm hạn chế rủi ro.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về luật lao động(quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động), nhằm giúp người dân thêm hiểu biết hơn về luật lao động, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra đối với lao động của hộ
Nếu có thể thì thành lập tổ tư vấn về sử dụng tiền đền bù, tư vấn việc làm, học nghề,…. Cao hơn, có thể thành lập trung tâm tư vấn cho cả vùng.
Cần khuyến cáo cho người dân về rủi ro khi thấy họ có những động thái có thể gây nên rủi ro.
* Phối hợp với các ngành chức năng
Giám sát, quá trình thỏa thuận, trả tiền đền bù của lao động với hộ dân.
Giám sát các hoạt động tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, tránh tình trạng hứa suông của các doanh nghiệp.
Giám sát quá trình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Nhằm tránh hiện tượng, khi cần thì ép lao động làm tăng giờ quá mức, khi không cần thì lao động lại thất nghiệp.
Trên hết là cần giám sát, thẩm định năng lực của các doanh nghiệp trước khi vào địa phương sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới giải quyết được tận gốc hiện tượng, doanh nghiệp ảo, doanh nghiệp thu hồi đất để cho thuê.
Phối hợp với các ngành chức năng trưng cầu ý kiến dân về việc quy hoạch khu công nghiệp, lắng nghe những ý kiến của người dân, từ đó cố vấn cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hoạch định khu công nghiệp. Từ đó có thể tránh được hiện tượng đem “bờ xôi ruộng mật” của nông dân vào làm khu công nghiệp.
Phối hợp với các ngành chức năng để có những ưu tiên nhất định trong việc giải quyết thủ tục hành chính đối với những hộ dân, đặc biệt là những hộ mất đất. Nhất là về các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký tham gia bảo hiểm,… Bởi với trình độ còn thấp, khi gặp những tình huống khó khăn về thủ tục hành chính, hộ sẽ cảm thấy rắc rối và sẽ rụt rè trong đầu tư.
* Định hướng cho hộ nông dân:
Định hướng và khuyến khích các hộ thành lập các tổ, nhóm, hợp tác xã làm việc theo kiểu mới. Nhằm giúp họ liên kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau khắc phục khó khăn, rủi ro có thể xảy ra. Hơn thế nữa, giúp họ có sức mạnh, có uy tín để tham gia ký kết những hợp động lớn. Tuy nhiên để làm được điều đó, ban đầu chính quyền phải đứng ra chịu trách nhiệm, bảo lãnh cho các tổ chức của hộ.
4.4.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp
* Cần phải thực hiện đúng những cam kết về đền bù đất, về tuyển dụng và sử dụng lao động của hộ
* Luôn luôn tìm kiếm cơ hội kinh doanh, chuẩn bị trước các giải pháp cho các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong sản xuât kinh doanh, nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp mình. Từ đó nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro về việc làm và thu nhập của lao động của hộ.
* Tích cực đào tạo nghề lao động cho hộ để có những người lao động có tay nghề nhằm phục vụ tốt cho doanh nghiệp và cũng là đảm bảo sự gắn bó lâu dài giữa doanh nghiệp với lao động của hộ. Đối với giải pháp này, cần xây dựng những người lao động lòng cốt, từ đó họ sẽ dạy lại những lao động khác.
* Bàn giao những khâu sản xuất có thể cho lao động của hộ
Sau khi đào tạo được đội ngũ nông dân lòng cốt, doanh nghiệp nên kết hợp vớ chính quyền địa phương bàn giao một số khâu sản xuất mà hộ có thể làm được để có thể giải quyết việc làm cho những lao động lớn tuổi trong hộ, tăng thu nhập cho hộ, hạn chế các tệ nạn xã hội.
PHẦN 5:
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Luận đã làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị mất đất giao cho khu công nghiệp.
Đối với hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp Phố Nối B, tỉnh Hưng Yên. Luận văn đã chỉ ra được:
Vể rủi ro sử dụng tiền đền bù
Mức độ rủi ro của nhóm hộ mất đất nghiêm trọng:
- Rủi ro sử dụng tiền của hộ mất đất 63,12% số tiền sử dụng của hộ, tăng so với hộ không mất đất 28,73%.
- Số tiền đền bù của hộ mất đất bị thiệt hại do rủi ro khá cao chiếm 63,83% tổng số tiền đền bù của loại hộ
Số tiền đền bù của nhóm hộ bị mất đất, phần lớn là do sử dụng không đúng mục đích chiếm 85,80% số tiền đền bù bị thiệt hại do rủi ro gây ra và chiếm 54,77% tổng tiền đền bù của nhóm hộ. Trong đó, chủ yếu là xây dựng nhà cửa chiếm 72,12%.
Trong việc đã đầu sử dụng đúng mục đích, tiền đền bù của hộ tiền đền bù của hộ bị thiệt hại do rui ro gây ra chiếm 14,20% số tiền bị rủi ro của nhóm hộ. Trong đó, bị thiệt hại lớn nhất trong chuyển đổi ngành nghề chiếm 51,87%, tiếp đến là đầu tư vào phương án sản xuất cũ chiếm 33,92%. Trong cơ cấu rủi ro phân theo lĩnh vực đầu tư, tiền đền bù bị thiệt hại lớn nhất trong việc đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề, tiếp đến là kinh doanh dịch vụ, nông nghiệp cũng góp phần đáng kể.
Trong các nhóm hộ điều tra:
Hộ mất đất bị rủi ro nhiều và nghiêm trọng hơn hộ không mất đất.
Hộ mất nhiều đất bị rủi ro nặng nề hơn cả.
Rủi ro về việc làm
* Tỷ lệ rủi ro của hộ mất đất rất cao chiếm 86,67% số hộ điều tra của loại hộ tăng so với tỷ lệ này ở hộ không mất đất 43,34% và tăng so với chính hộ khi chưa mất đất 49,29%.
* Tỷ lệ lao động bị rủi ro của hộ mất đất cao chiếm 49,45% số lao động điều tra của loại hộ tăng 25,64% so với tỷ lệ này ở hộ không mất đất và tăng 18,31% so với chính hộ 18,31%.
* Rủi ro xảy ra đối với lao động làm việc cố định của hộ mất đất chiếm 74,59% số lao động điều tra của nhóm hộ. Trong đó:
Lao động làm cố định tại doanh nghiệp gặp rủi ro 43,70%: trong đó, lao động làm làm tại KCN Phố Nối B – Hưng Yên bị rủi ro nhiều hơn cả
Lao động làm có định tại hộ chiếm 56,30%: trong đó, lao động làm nông nghiệp gặp rủi ro nhiều nhất chiếm 48,68% tiếp đến là lao động làm dịch vụ 35,53%, làm ngành nghề 15,79%.
* Thời gian chịu rủi ro của lao động ở các nhóm hộ mất đất xét trên số lao động gặp rủi ro, tỷ lệ lao động bị mất việc dưới 1 tháng 37,78%, từ 1-dưới 3 tháng 42,42%, từ 3 – dưới 6 tháng 15,55% và trên 6 tháng 4,44%.
* Hộ mất đất càng nhiều thì rủi ro xảy ra đối với hộ càng nặng nề hơn
Giải pháp giảm thiểu rủi ro cho hộ nông dân:
Đề tài đã nêu lên 3 nhóm giải pháp cụ thể cho lao động của hộ, cho chính quyền địa phương, cho doanh nghiệp.
- Đối với hộ nông dân cần: trau dồi thông tin, kiến thức; tích cực tham gia bảo hiểm; tăng cường liên doanh, liên kết; đa dạng hóa sản xuất kinh doanh.
- Đối với chính quyền địa phương cần: tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ cho các hộ nông dân; Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng; định hướng cho người dân
- Đối với doanh nghiệp cần: thực hiện đúng cam kết với địa phương; luôn luôn tìm kiếm cơ hội kinh doanh; tích cực đào tạo nghề cho lao động; bàn giao những khâu sản xuất có thể cho hộ nông dân.
5.2. Khuyến nghị
5.2.1. Đối với những hộ nông dân bị thu hồi đất.
Đề tài đã nêu ra các giải pháp cho hộ dân. Vì vậy các hộ dân cần phải vận dụng linh hoạt các giải pháp sao cho phù hợp với điều kiện của hộ mình, tận dụng những lợi thế,… để hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. Cần chú ý tới giải pháp nâng cao nhận thức của hộ về rủi ro để có thể sử dụng hiệu quả hơn tiền đền bù của mình, cũng như lường trước được những rủi ro xảy ra để có những giải pháp đề phòng hợp lý.
5.2.2. Đối với chính quyền các của tỉnh Hưng Yên
Cần phải phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và doanh nghiệp, cùng nhau triển khai các giải pháp một cách hiệu quả để hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro cho hộ nông dân. Đáng chú ý là giải pháp giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp và giải pháp tăng cường tuyên truyền cho hộ dân về rủi ro và sử dụng tiền đền bù.
5.2.3. Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp là nguyên nhân, là trung tâm của những vấn đề xảy ra đối với hộ. Vì vậy doanh nghiệp phải có những giải pháp để hạn chế rủi ro xảy ra cho hộ nông dân nói chung và hộ nông dân bị mất đất đất nói riêng. Do đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc những cam kết về đền bù và sử dụng lao động của địa phương. Cần chú ý hơn đến giải pháp xây dựng lao động nòng cốt và bàn giao một số khâu có thể cho lao động của hộ. Điều này vừa giảm chi phí cho doanh nghiệp, vừa tạo thêm công việc cho lao động của hộ, đặc biệt là lao động đã lớn tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Bộ luật dân sự(1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Bộ luật lao động(1994), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Đỗ Kim Chung (1997), Bài giảng Kinh tế hộ, ĐH nông nghiệp – Hà Nội
Đỗ Kim Chung(2003), Giáo trình dự án phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp Hà Nội
Phạm Thị Mỹ Dung (1994), “Rủi ro trong nông nghiệp và một số biện pháp khắc phục”, Tạp chí lao động và xã hội, số 04, trang 23.
Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Trần Đình Đằng, Đinh Văn Đán (1996), Kinh tế hộ nông dân, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Định (2002), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê Hà Nội.
Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đoàn Thị Hồng Vân (2002): Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Thống kê, Hà Nội.
Từ điển Tiếng Việt (1995) NXB từ điển học, Hà Nội.
Từ Tiến Mỹ (1994), “Bảo hiểm mùa màng – một số biện pháp tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn”, Tạp chí lao động và xã hội, số 04, trang 26.
Vò Ngäc Kú, “VÊn ®Ò ®Êt ®ai vµ vÊn ®Ò ®Êt s¶n xuÊt cña n«ng d©n”, T¹p chÝ Céng s¶n th¸ng 3/2005, tr 43 – 47
Trường Đại học Nông nghiệp I (1998), Nghiên cứu thực trạng rủi ro và xây dựng đề án bảo hiểm cho vải thiều huyện Lục Ngạn – Bắc Giang, Đề tài hợp tác giữa Tổ chức trao đổi nguồn lực Quốc tế với khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn.
Viện Khoa học xã hội Việt nam, Trung tâm nghiên cứu phát triển vụ viện Trung Quốc, Hội thảo Quốc tế - Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc
Bùi Thị Minh Nguyệt, Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - Luận văn Thạc sỹ kinh tế, năm 2004
Hoàng Tuấn Lâm, Nghiên cứu tác động của xây dựng khu công nghiệp Bắc Vinh tới việc làm và thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ, năm 2006
Hà Văn cơ, Nghiên cứu thực trạng việc làm và thu nhập của những hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Thị trấn Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm - Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Đại học – KT48A – ĐH Nông nghiệp Hà Nội
UBND huyện Yên Mỹ, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên năm 2006, 2007.
Phòng tài nguyên và môi trường huyện Yên Mỹ, Báo cáo về tình hình quy hoạch đất đai của huyên Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên tới năm 2010
UBND xã Nghĩa Hiệp, Báo cáo tính hình kinh tế xã hội của xã Nghĩa Hiệp năm 2006, 2007.
Tài liệu tiếng Anh
Gertrud Bucherieder, Frank Heihues, Pham Thi My Dung, Vulnerable livelihoods and coping with Risks in Farm Households in Northem Vietnam, F2.2. Subproject, Upland Prrograms (7/2003 – 6/2006)
Isabel Fischer (2004), Questionnare on Risk Management of Farm Hpuseholds in Northem Vietnam. F2.2. Subproject.
Jock R. Anderson, Jonh L. Dillon (1992), Risk analysis in dryland farming systems, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome.
III. Website
tienphong.vn
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
ĐỀ TÀI:
“ NGHIÊN CỨU RỦI RO SỬ DỤNG TIỀN ĐỀN BÙ VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT GIAO CHO KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI B – HƯNG YÊN”
Xã: Nghĩa Hiệp
Huyện: Yên Mỹ
Tỉnh: Hưng Yên
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Họ và tên người được hỏi:………………………………………………Tuổi:……….
1.2. Gia đình ta có mấy khẩu? (chỉ kể những người ăn chung): .................... người
Cụ thể là: (bắt đầu từ chủ hộ)
STT
Họ và tên
Giới tính
Tuổi
Học vấn
Trình độ chuyên môn
Công việc hiện nay
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
+ Hiện trạng việc làm: 1. Đang học; 2. Có việc làm; 3. Không có việc làm; 4.Chưa đến tuổi lao động đã bỏ học; 5. Hết tuổi lao động; 6. Mất khả năng lao động
1.3. Tài sản của hộ
Ông (bà) cho biết các các thông tin về tài sản của gia đình?
STT
Tên tài sản
Số lượng
Giá trị
Mục đích sử dụng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Tổng cộng
+ Tên tài sản: Ô tô, xe máy, xe đạp, tivi, tủ lạnh,…
+ Mục đích sử dụng: 1. Cho công việc SXKD, dịch vụ ; 2. Không cho công việc
1.4. Đất đai của hộ ? (đơn vị m2)
Ông bà cho biết các thông tin về tình hình đất đai của hiện tại của gia đình?
STT
Loại đât
Diện tích
Cơ cấu
Ghi chú
1
Đất nông nghiệp
2
Đất thổ cư
3
Đất khác
Tổng cộng
1.5. Thu nhập của hộ
Ông (bà) cho biết năm vừa qua (2007) gia đình ta thu nhập từ các nguồn nào sau đây? Số lượng bao nhiêu?
STT
Nguồn thu
Số lượng
Giá trị
Ghi chú
I
Nông nghiệp
1
Trồng trọt
- Trồng lúa
- Hoa màu
2
Chăn nuôi
II
Phi nông nghiệp
1
CN – TTCN (ngành nghề)
2
Kinh doanh dịch vụ
3
Tiền lương, công làm thuê
III
Thu khác
II. QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT
Ông(bà) cho biết quá trình thu hồi đất diễn ra thế nào?
2.1. Gia đình có nhận được thông báo về đất bị quy hoạch không?
1. Có 2. Không
2.2. Cơ quan, đơn vị nào thông báo cho gia đình biết?
2.3. Sau khi nhận được thông báo, gia đình có được tham gia vào quá trình đàm phán đền bù đất đai, hoa màu không?
1. Có 2. Không
2.4. Quá trình bồi thường đất đai hoa màu diễn ra thế nào?
Lần gặp
Làm việc với ai
Nội dung làm việc
Kết quả
1
2
3
4
5
2.5. Gia đình có bằng lòng với quyền sử dụng được bồi thường không?
1. Có 2. Không
Nếu không, xin cho biết lý do? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.7. Gia đình có nhận được sự cam kết hỗ trợ nào từ phía doanh nghiệp hoặc chính quyền địa phương?
1. Đào tạo nghề mới 2. Cam kết tuyển dụng lao động
3. Cấp cho đất khác 4. Hỗ trợ khác
III. THÔNG TIN VỀ SỬ DỤNG TIỀN ĐỀN BÙ VÀ RỦI RO SỬ DỤNG TIỀN ĐỀN BÙ
3.1. Diện tích đất và giá trị bồi thường đất đai hoa mầu của gia đình?
STT
Lần thu hồi
Diện tích thu hồi
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
Thu hồi lần 1
2
Thu hồi lần 2
3
Thu hồi lần 3
Tổng cộng
3.2. Ngoài tiền đền bù đất đai, tài sản, hoa màu gia đình có nhận được sự giúp đỡ nào khác không?
1. Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề
- Bằng hiện vật hoăc tiền - Bằng các khóa học nghề
2. Hỗ trợ cho vay vốn
3. Hỗ trợ kỹ thuật
2.3. Thông tin về tình hình sử dụng tiền và rủi ro sử dụng tiền của hộ
Ông(bà) cho biết gia đình ta sử dụng tiền như thế nào? Có gặp rủi ro hay không? Rủi ro đó là gì? Làm thiệt hại số tiền bao nhiêu? Cụ thể như sau:
STT
Lĩnh vực đầu tư
Số tiền
đền bù
Số tiền huy động của hộ
Loại rủi ro
Số tiền
đền bù bị rủi ro
Số tiền huy động của hộ bị rủi ro
Ghi chú
I
Đúng mục đích
1
Đầu tư vào các phương án SXKD cũ
a
Nông nghiệp:
Trông trọt:
Chăn nuôi:
b
Ngành nghề
CN-TTCN:
Thủ công, mỹ nghệ:
c
Kinh doanh dịch vụ
Thương mại:
Dịch vụ:
2
Đầu tư vào phương án SXKD mới
a
Nông nghiệp:
Trông trọt:
Chăn nuôi:
b
Ngành nghề
CN-TTCN:
Thủ công, mỹ nghệ:
c
Kinh doanh dịch vụ
Thương mại:
Dịch vụ:
3
Cho vay, tiết kiệm
a
Cho các tổ chức vay:
b
Cho các cá nhân vay:
II
Chưa đúng mục đích
1
Mua và xây dựng nhà cửa để ở
2
Mua sắm đồ gia dụng
3
Chia cho con cháu, bị mất
4
Chữa bệnh
5
Ăn chơi, lô đề, cờ bạc,…
Tổng số
+ Hộ không mất đất ghi toàn bộ ở cột tiền huy động của hộ:
+ Các thông về lĩnh vực đầu tư cần ghi đầy đủ, chi tiết: ví dụ, đầu tư trồng trọt (lúa, cây ăn quả,…), chăn nuôi (lợn, gà, cá,…)
+ Các loại rủi ro cần ghi cụ thể: ví dụ, đầu tư vào chăn nuôi gà bị dịch bệnh, đầu tư cho cá nhân vay bị rủi ro họ vỡ nợ,…
4.4. Theo ông (bà) để hạn chế rủi ro trên thì cần phải làm gì?
1. Chính quyền địa phương: …………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Gia đình: ……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
IV. VIỆC LÀM VÀ RỦI RO VIỆC LÀM CỦA HỘ
4.1. Thông tin về việc làm của lao động của hộ
STT
Họ và tên
Trước khi thu hồi đất
Hiện nay
Việc làm
Tình trạng
Nơi làm việc
Việc làm
Tình trạng
Nơi làm việc
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng cộng
+ Việc làm: 1. Nông nghiệp, 2. Kinh doanh dịch vụ, 3. Ngành nghề, 4. Công nhân, 5. Khác (ghi rõ)
+ Tình trạng: 1. Cố định; 2. Không cố định
+ Nơi làm việc: 1. Tại hộ; 2. Tại doanh nghiệp; 3. Tại KCN Phố Nối B – Hưng Yên
4.2. Thông tin về số ngày làm việc của lao động của hộ
Số ngày làm việc của từng lao động của hộ theo tháng
Họ và tên
Tháng
Trước thu hồi đất
Hiện nay
Trước thu hồi đất
Hiện nay
Trước thu hồi đất
Hiện nay
Trước thu hồi đất
Hiện nay
Trước thu hồi đất
Hiện nay
Trước thu hồi đất
Hiện nay
Trước thu hồi đất
Hiện nay
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cộng
4.3. Ông(bà) cho biết lý do lao động của hộ không có việc làm
STT
Họ và tên
Trước khi thu hồi đất
Hiện nay
Thời gian không có việc làm
Lý do
Thời gian không có việc làm
Lý do
1
2
3
4
5
6
7
4.4. Theo ông (bà) để hạn chế thời gian không có việc làm thì cần phải làm gì?
1. Chính quyền địa phương: …………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Gia đình: ……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xin cám ơn ông (bà)!
HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI PHỎNG VẤN
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luanvan.thay.doc