Mở đầu
Như chúng ta đã biết, các nguồn nguyên liệu hoá thạch để sản xuất năng lượng ngày càng bị cạn kiệt, hơn nữa sản phẩm của nguyên liệu này đã và đang gây ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới như gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn làm trái đất nóng dần lên, các khí thải như H2S, SOX… làm mưa axit. Do vậy việc nghiên cứu các nguồn năng lượng thay thế các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường đang được các nước trên thế giới rất quan tâm, Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó.Chúng ta
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu quá trình tổng hợp Biodiesel từ dầu cọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã tìm ra các dạng năng lượng mới như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học… để thay thế năng lượng truyền thống gây ô nhiễm từ nhiên liệu hoá thạch. Trong số các dạng năng lượng mới này thì nguyên liệu sinh học được quan tâm hơn cả vì nó được sản xuất từ nguyên liệu là dầu của các loại cây trồng và rất ít khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay động cơ diesel có tỉ số nén cao do đó trên thế giới đang có xu hưóng diesel hoá động cơ nên nhiên liệu biodiesel được quan tâm hơn cả.Biodiesel được coi là một loại nhiên liệu sinh học, khi trộn với diesel theo một tỉ lệ thích hợp làm cho nhiên liệu diesel giảm đáng kể lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường mà ta không phải cải tiến động cơ. Biodiesel
được sản xuất từ các loại dầu thực vật, mỡ động vật, thậm chí từ các loại dầu thải…
Trên thế giới đã có rất nhiều nước nghiên cứu sản xuất và sử dụng biodiesel như là phụ gia cho nhiên liệu diesel tiêu biểu như Đức, Mỹ, Pháp… Việt Nam là một nước nông nghiệp (70% dân số làm nông nghiệp) do vậy có nguồn thực vật phong phú, việc sử dụng chúng trong sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ có giá trị thực tiễn rất lớn.
Chính vì những lý do trên nên trong bản đồ án tốt nghiệp này em xin được đề cập tới vấn đề:Nghiên cứu quá trình tổng hợp biodiesel từ dầu cọ.
Chương I: tổng quan lý thuyết
I.tổng quan về nhiên liệu diesel truyền thống.
I.1 Những nét chung về nhiên liệu diesel
Năng lượng nói chung và nhiên liệu dùng cho giao thông vận tải (GTVT) nói riêng đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Năng lượng có thể ví như đầu tàu kéo cho sự tăng trưởng kinh tế. An ninh quốc gia an ninh kinh tế luôn gắn liền với an ninh năng lượng. Vì vậy chính sách năng lượng luôn được đặt lên hàng đầu của mỗi Quốc gia trong chiến lược phát triển bền vững.
Các nguồn năng lượng đang được sử dụng hiện nay trên thế giới chủ yếu là nguồn năng lượng hoá thạch như than, dầu mỏ và nguồn năng lượng thuỷ điện, hạt nhân… Trong đó nguồn năng lượng dầu mỏ quan trọng nhất chiếm 65% năng lượng sử dụng trên thế giới trong khi đó than đá chiếm 20- 22%; 5-6% từ năng lượng nước và 8-12,5% từ năng lượng hạt nhân.
Ta thấy rằng dạng năng lượng hoá thạch dần dần sẽ bị cạn kiệt. Theo như dự báo của tập đoàn BP thì trữ lượng dầu mỏ đã thăm dò trên toàn cầu là 150 tỷ tấn. Năm 2003 lượng dầu mỏ tiêu thụ trên toàn thế giới là 3,6 tỷ tấn, do vậy nếu như không phát hiện ra mỏ dầu mới nào trên toàn thế giới thì nguồn dầu mỏ này sẽ bị cạn kiệt trong vòng 41 năm trong khi đó thì lượng tiêu thụ dầu mỏ ngày càng tăng cùng với sự bùng nổ dân số và sự phát triển liên tục của các phương tiện giao thông dự kiến đến năm 2050 trên toàn thế giới sẽ có khoảng 1 tỉ ô tô các loại. Tất cả các lý do trên làm đẩy giá dầu lên cao, hiện nay giá dầu thô trên thế giới đang dao động từ 65-75$ một thùng.
Mặt khác nguồn dầu mỏ lại tập trung ở những khu vực bất ổn về chính trị như Trung Đông( chiếm 2/3 trữ lượng dầu mỏ của thế giới ),Trung á,Trung Phi,Venezuyla. mỗi khi có cuộc khủng hoảng về dầu mỏ trên thế giới thì kéo theo nó là nền kinh tế nhiều nước cũng bị khủng hoảng trầm trọng đặc biệt là các nước nghèo, các nước không có nguồn tài nguyên dầu mỏ . Các khảo sát của các tổ chức quốc tế cho hay tốc độ phát triển công nghiệp toàn cầu đang suy giảm do giá dầu tăng như ở Mỹ, EU và các nước Châu á. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài số đó.
Việt Nam là một nước có tiềm năng dầu khí không lớn, trong vài năm gần đây đã khai thác và xuất khẩu dầu thô còn các sản phẩm dầu vẫn phải nhập khẩu. Năm 2003 tiêu thụ năng lượng thương mại ở nước ta là 205 kg/người, chỉ bằng 20% mức bình quân trên thế giới. Xăng dầu của chúng ta dùng cho giao thông vận tải chiếm 30% nhu cầu năng lượng cả nước ta vẫn phải nhập khẩu.
Trong tương lai với sự xuất hiện của ba nhà máy lọc dầu LD1( Dung Quất);LD2(Nghi Sơn); LD3 huy vọng sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng cho đất nước.
Cơ cấu sản phẩm nhiên liệu
( Viện Chiến Lược Phát Triển- Bộ KHKT)
Sản phẩm
LD-1
(2008)
LD-2
(2011-2012)
LD-3
(2017-2018)
Tổng số trước năm 2020
Xăng
2.000
2.100
2.100
6.200
Diesel
3.400
2.180
2.180
7.760
Kerosen
0
200
200
400
JA1
280
200
200
680
FO
120
270
270
660
Tổng số xăng dầu
5.800
4.950
4.950
15.700
Tổng số xăng,diesel
5.400
4.280
4.280
13.960
Nhà máy LD-3 chưa có số liệu, ước tính có cơ cấu sản phẩm như LD-2
theo bảng trên đến trước năm 2020 khi cả 3 nhà máy lọc dầu với tổng công suất 20-22 triệu tấn dầu vào hoạt động sẽ cung cấp 15-16 triệu tấn xăng,diesel trong tổng nhu cầu khoảng 27-28 triệu tấn. Như vậy khi cả 3 nhà máy đi vào hoạt động thì ta vẫn còn thiếu đáng kể.
Cân đối nhiên liệu xăng, diesel đến 2020
(Viện Chiến Lược Phát Triển- Bộ KHKT)
Sản phẩm
2001
2005
2008
2010
2012
2015
2018
2020
Dân số
(triệu người)
82.93
88.24
93.13
99.38
Tổng nhu cầu
5.143
8.629
12.896
16.230
19.564
Khả năng cung cấp trong nước
700
condensat
5.400
LD-1
6.100
4.280
LD-2
10.380
4.280
LD-3
14.660
Thiếu(-)
5.143
100%
7.929
92%
6.796
52,7%
5.850
36%
4904
25%
Tiêu dùng
nguời/năm
(kg/ng/năm)
104
146
174
196
Khi sử dụng các nguồn nhiên liệu hoá thạch thì gặp phải một vấn đê lớn nữa đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là một vấn đề mà các nước trên thế giới đang quan tâm, nước ta cũng không nằm ngoài vấn đề đó
Sử dụng nhiên liệu hoá thạch gây tác động lớn đến môi trường toàn cầu như gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng dần lên( do nhiên liệu hoá thạch thải nhiều khí CO2), gây lên mưa axit( thải khí SOx ) và các khí độc hại với sức khoẻ con người như hydro cacbon thơm, CO …Do vậy, việc nâng cao chất lượng các sản phẩm nhiên liệu giảm lượng khí thải và tìm kiếm nhiên liệu mới đang được quan tâm.
Đối với động cơ xăng người ta dùng phương pháp hydro hóa làm sạch hoặc pha trộn cồn tạo nhiên liệu sạch…
Đối với động cơ diesel do có tỉ số nén cao hơn động cơ xăng, giá thành diesel lại rẻ hơn nhiều so với động cơ xăng do vậy trên thế giới đang có su hướng diesel hoá động cơ diesel. Do vậy vấn đề làm sạch diesel đang được quan tâm. Có bốn phương pháp được đưa ra sau đây để nâng cao chất lượng của nhiên liệu diesel :
Phương pháp hydro hoá làm sạch: phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả làm sạch rất cao, các hợp chất phi hydrocacbon được giảm xuống rất thấp nên nhiên liệu diesel rất sạch. Tuy nhiên phương pháp này ít được lựa chọn vì vốn đầu tư khá cao khoảng 60 đến 80 triệu đô la cho một phân xưởng hydro hoá.
Phương pháp pha trộn: đó là sử dụng việc pha trộng giữa nhiên liệu diesel sạch với nhiện liệu diesel bẩn hơn để thu được nhiện liệu diesel đủ sạch. Phương pháp này có hiệu quả kinh tế khá cao, có thể pha trộn với các tỷ lệ khác nhau để có nhiên liệu diesel thoả mãn yêu cầu. Tuy nhiên trên thế giới có rất ít dầu mỏ chứa ít thành phần phi hydrocacbon cao. Vì vậy, phương pháp này cũng không phải là phương pháp khả thi.
Phương pháp nhũ hoá nhiên liệu diesel: đưa nước vào nhiên liệu diesel và tạo nhiên liệu dạng nhũ tương. Loại nhiên liệu này có nồng độ oxy cao hơn nên quá trình cháy sạch hơn. Phương pháp này nếu thực hiện được thì không những giảm được ô nhiễm môi trường, mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Nhưng phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu phòng thí nghiệm.
Phương pháp thứ tư: là đưa các hợp chất chứa oxy vào nhiên liệu diesel gọi là nhiên liệu sinh học. Dạng nhiên liệu diesel này có nồng độ oxy cao hơn, thêm vào đó nhiện liệu sinh học lại ít có các tạp chất, vì vậy quá trình cháy sạch, ít tạo cặn.
Trong bốn phương pháp trên thì phương pháp thư tư là phương pháp được nhiều nước quan tâm nhất và tập trung nghiên cứu nhiều nhất vì đây là phương pháp lấy từ nguồn nguyên liệu sinh học, đó là một nguồn nguyên liệu vô tận, tái sử dụng được, hơn nữa nhiên liệu này khi cháy tạo rất ít các khí thải như COX; SOX; H2S; hydro cacbon thơm …các khí này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, mật độ phương tiện giao thông cao vì vậy mà việc sử dụng nguyên liệu sạch là rất lớn. Việc nghiên cứu tìm ra nguyên liệu sạch cho động cơ đã được thực hiện từ lâu. Hiện nay,việc sử dụng nhiên liệu sạch như xăng pha cồn, diesel pha biodiesel rất phổ biến ở các nước này. Đặc biệt, trong những năm gần đây việc sử dụng biodiesel cho nhiên liệu diesel đã tăng mạnh ở Mỹ, Pháp, Đức, Austria…
Tại Việt Nam việc nghiên cứu nhiên liệu sạch đã được quan tâm và phát triển. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề nhiên liệu sạch cho động cơ như công trình nghiên cứu xăng pha cồn đã được công bố, còn đề tài nghiên cứu sử dụng biodiesel pha lẫn diesel vẫn còn đang được nghiên cứu.
I.2 Các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu diesel
Phải có tính tự cháy phù hợp : Tính chất này được đánh giá qua trị số xetan.
Trị số xetan là đơn vị đo quy ước đặc trưng cho khả năng tự bắt lửa của nhiên liệu diesel là một số nguyên, có giá trị đúng bằng giá trị của hỗn hợp chuẩn có cùng khả năng tự bắt cháy. Hỗn hợp chuẩn này gồm hai hydrocacbon: n-xetan (C16H34) quy định là 100, có khả năng tự bắt cháy tốt và a-metyl naphtalen (C11H10) quy định là 0, có khả năg tự bắt cháy kém.
Trị số xetan được xác định theo tiêu chuẩn ASTM- D 613. Trị số xetan cao quá hoặc thấp quá đều gây nên những vấn đề không tốt cho động cơ.
Có khả năng tạo hỗn hợp cháy tốt: Bay hơi tốt và phun trộn tốt được đánh giá qua thành phần phân đoạn, độ nhớt, tỷ trọng, sức căng bề mặt.
+ Thành phần chưng cất phân đoạn: Thành phần chưng cất phân đoạn có ảnh hưởng rất lớn đối với tính năng của động cơ diesel, đặc biệt là các động cơ trung bình và tốc độ cao, chúng có ảnh hưởng đến tính an toàn. Thành phần cất được xác định theo tiêu chuẩn ASTM- D 86
- Nhiệt độ sôi 10% đặc trưng cho phần nhẹ dễ bốc hơi của nhiên liệu. Nhiệt độ sôi này cao quá sẽ gây ra hiện tượng động cơ khó khởi động.
- Nhiệt độ sôi 50% là chỉ tiêu hay dùng nhất để đánh giá nhiên liệu diesel, đặc trưng cho khả năng thay đổi tốc độ của động cơ.
- Nhiệt độ sôi 90% và nhiệt độ sôi cuối đặc trưng cho khả năng cháy hoàn toàn của nhiên liệu.
+ Độ nhớt động học: Độ nhớt của nhiên liệu diesel rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng bơm và phun trộn nhiên liệu vào buồng đốt. Độ nhớt của nhiên liệu có ảnh hưởng lớn đến kích thước và hình dạng của kim phun. Độ nhớt động học được xác định ở 400C theo phương pháp thử ASTM- D 445.
Tính lưu biến tốt: để đảm bảo khả năng cấp liệu liên tục.Yêu cầu này được đánh giá bằng nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ vẩn đục, tạp chất cơ học, hàm lượng nước, nhựa.
+Điểm đông đặc : là nhiệt độ thấp nhất mà nhiên liệu vẫn giữ được tính chất của chất lỏng. Điểm đông đặc được xác định theo phương pháp ASTM – D 97.
+Nước và tạp chất cơ học: Đây là một trong những chi tiêu quan trọng của nhiên liệu diesel. Nước và cặn có ảnh hưởng đến chất lượng , tồn chứa và sử dụng. Nước và tạp chất trong diesel được xác định theo phương pháp ASTM - D 1796.
+Hàm lượng nhựa thực tế: Sau khi ra khỏi nhà máy lọc dầu, nhiên liệu không tránh khỏi việc tiếp xúc với nước và không khí có thể tạo nhựa và cặn bẩn làm tắc bầu lọc, bẩn buồng đốt, tắc hệ thốn phun nhiên liệu. Vì vậy hàm lượng nhựa thực tế phải được quy định dưới mức giới hạn cho phép và nó được xác định theo phương pháp ASTM- D381.
Điểm sương: Đây là một chỉ tiêu quan trọng , nó xác định nhiệt độ tại đó các tinh thể sáp xuất hiện trong nhiên liệu ở điều kiện thử nghiệm xác định. Điểm sương được xác định theo phương pháp ASTM-D 2500.
ít tạo cặn : phụ thuộc vào thành phần phân đoạn, đánh giá qua đô axit, lưu huỳnh, độ ăn mòn lá đồng, mercaptan…
+ Hàm lượng lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh trong diesel tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: mercaptan, sulfat, thiophen…Các hợp chất lưu huỳnh trong diesel đều là thành phần có hại. Hàm lượng lưu huỳnh càng thấp càng tốt. Hàm lương lưu huỳnh có thể xác được xác định theo phương pháp ASTM-D 129.
+ Độ ăn mòn lá đồng: Nhằm xác định có tính chất định tính độ ăn mòn của nhiên liệu diesel đối với các chi tiết chế tạo tự động và được xác định theo phương pháp ASTM-D 130.
+ Hàm lượng tro: là lượng tro còn lại sau khi đốt diesel đến cháy hết, được tính bằng % khối lượng của lượng tro so với lượng mẫu ban đầu. Hàm lượng tro được xác định theo phương pháp ASTM- D482 (hoặc TCVN 2690-1995). Nói chung hàm lượng tro của nhiên liệu diesel càng thấp càng tốt và được quy định ở dưới mức giới hạn cho phép.
An toàn về cháy nổ và không gây ô nhiễm môi trường : được đánh giá qua nhiệt độ chớp cháy.
Nhiệt độ chớp cháy: nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ( ở điều kiện áp suất không khí) mẫu nhiên liệu thử nghiệm hầu như bắt cháy khi ngọn lửa xuất hiện và tự lan truyền một cách nhanh chóng trên bề mặt mẫu. Nhiệt độ chớp cháy cốc kín được xác định theo phương pháp ASTM-D 93.
ít ăn mòn, có khả năng bảo vệ: đánh giá qua trị số axit, hàm lượng lưu huỳnh, độ ăn mòn lá đồng, hàm lượng mercaptan.
Trị số axit: Được xác định theo phươnhg pháp ASTM-D974 (hoặc TCVN 2695-1997). Trị số axit là thước đo đánh giá hàm lượng các chất vô cơ và axit tổng của nhiên liệu. Nó giúp đánh giá mức độ ăn mòn của các chi tiết kim loại khi tiếp xúc với nhiên liệu.
Để đảm bảo động cơ hoạt động một cách hiệu quả thì nhiên liệu diesel phải có các tính chất phù hợp. Vì vậy chất lượng diesel là rất quan trọng cần qui định cụ thể thành tiêu chuẩn và theo từng chỉ tiêu chất lượng sao cho phù hợp với yêu cầu của động cơ. Các chỉ tiêu quan trọng để đáng giá chất lượng của nhiên liệu diesel: trị số cetane, thành phần cất, nhiệt độ bốc cháy , hàm lượng lưu huỳnh, hàm lượng tro, hàm lượng nhựa và nước , tỷ trọng, nhiệt trị, trị số axit…
Có thể tham khảo các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu diesel theo tiêu chuẩn Mỹ (ASTM) như bảng sau:
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhiên liệu diesel theo ASTM
STT
Tính chất
Phương phápB
N0 1D
N0 2D
N0 4D
1
Điểm chớp cháy, 0C, min
D 93
38
52
55
2
Nước và cặn, % vol, max
D 1796
0.05
0.05
0.5
3
Nhiệt độ sôi 90% vol, 0C
D 86
Max 288
282-338
-
4
Độ nhớt động học ở 400C, cStD
D 445
1.3-2.4
1.9-4.1
5.5-24.0
5
Cặn cacbon trong 10% còn lại, % KL
D 524
Max 0.15
0.35
0.1
6
Hàm lượng tro,%KL, max
D 482
0.01
0.01
2.00
7
Hàm lượng lưu huỳnh, %KL, maxE
D 129
0.50
0.50
-
8
Độ ăn mòn lá đồng, 3h, 500C, max
D 130
N3
N3
-
9
Trị số xetan, minF
D 613
40 G
40 G
30 G
10
Điểm sương, 0C, max
D 2500
H
H
H
Nhiên liệu diesel chủ yếu được lấy từ hai nguồn chính là quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ và quá trình cracking xúc tác. Các thành phần phi hydrocacbon trong nhiên liệu diesel cao như các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, nhựa, asphanten. Các thành phần này không những gây nên các vấn đề về động cơ, mà còn gây ô nhiễm môi trường rất mạnh. Đặc biệt xu hướng hiện nay là diesel hóa động cơ thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng mạnh. Các loại khí thải chủ yếu là SO2, NOx, CO, CO2, hydrocacbon, vật chất dạng hạt…Khí SO2 không những gây ăn mòn mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người, gây mưa axit…Khí CO2 là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Khí CO được tạo ra do quá trình cháy không hoàn toàn của nhiên liệu. Không giống như những khí khác khí CO không có mùi, không màu, không vị và không gây kích thích da, nhưng nó rất nguy hiểm đối với con người. Lượng CO khoảng 70 ppm có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn. Lượng CO khoảng 150 đến 200 ppm gây bất tỉnh, mất trí nhớ và có thể chết. Các thành phần hydrocacbon trong khí thải của nhiên liệu diesel đặc biệt là các hợp chất thơm rất có hại cho con người là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Các vật chất dạng hạt có lẫn trong khí thải cũng gây ô nhiễm không khí mạnh, chúng rất khó nhận biết, là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch.
Các nước trên thế giới hiện nay đều quan tâm đến vấn đề về hiệu quả kinh tế và môi trường, vì vậy xu hướng phát triển chung của nhiên liệu diesel là tối ưu hoá trị số xetan, tìm mọi cách để giảm hàm lượng lưu huỳnh xuống, mở rộng nguồn nhiên liệu, tạo nhiên liệu sạch ít gây ô nhiễm môi trường. Việc đưa biodiesel vào nhiên liệu diesel có thể nói là phương pháp hiệu quả nhất trong xu thế phát triển của nhiên liệu diesel hiện nay, nó vừa có lợi về mặt kinh tế, hoạt động của động cơ, vừa có lợi về mặt môi trường.
II. tổng quan về dầu thực vật.
II.1Sử dụng dầu thực vật
Dầu thực vật là một trong những nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Hàng năm trên thế giới có một lượng lớn ấn phẩm về các công trình nghiên cứu về ứng dụng của dầu thực vật được công bố. ậ nước ta, trong vòng hơn mười năm trở lại đây mới có một số đề tài nghiên cứu về dầu thực vật được công bố, chủ yếu trong công nghiệp sơn, hương liệu mỹ phẩm, nhựa, chất hoạt động bề mặt trong ngành dệt nhuộm, công nghiệp ngoài một số loại dầu trơn và phụ gia, dung dịch khoan, nhiên liệu,…Tuy nhiên ngoài một số loại dầu có giá trị thực phẩm như: dầu thầu dầu, dầu hạt cải, dầu đậu tương, dầu hướng dương,… được sử dụng nhiều. Các loại dầu khác cũng rất có khả năng ứng dụng nhưng mới bắt đầu được nghiên cứu như: dầu trẩu, dầu hạt cao su, dầu sở, dầu bông, dầu dừa, dầu cọ,…
II.2 Giới thiệu một số loại dầu thực vật thông dụng
Dầu đậu nành: Dầu đậu nành tinh khiết có màu vàng sáng, thành phần axit béo chủ yếu của nó là linoleic (50%-57%), oleic (23%-29%). Dầu đậu nành được dùng nhiều trong mục đích thực phẩm. Ngoài ra, dầu đậu nành đã tinh luyện được dùng làm nguyên liệu để sản xuất macgaric. Từ đậu nành có thể tách ra được lextin dùng trong dược liệu, trong sản xuất bánh kẹo. Dầu nành còn được dùng để sản xuất sơn, vecni, xà phòng … và đặc biệt là có thể dùng để sản xuất biodiesel (nhiên liệu sinh học).
Dầu dừa: Dừa là một loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở vùng Đông Nam á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh. ở Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở Thanh Hoá , Nghĩa Bình, Phú Khánh, Nam Trung Bộ… Dừa là cây sinh trưởng lâu năm, thích hợp với khí hậu nóng ẩm có thể trồng được ở các nơi nước mặn, lợ, chua… Trong dầu dừa có chứa các axit béo lauric (44%-52%), myristic (13%-19%), pannitic (7,5%-10,5%) . Hàm lượng các chất béo không no rất ít. Dầu dừa được sử dụng nhiều cho mục đích thực phẩm, có thể sản xuất macgarin và cũng là nguyên liệu rất tốt để sản xuất xà phòng và biodiesel.
Dầu cọ: Cọ là một loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở Chilê, Gana, Tây châu Phi, một số nước ở châu Âu và một số nước ở châu á. Từ cây cọ có thể sản xuất được 2 loại dầu khác nhau: dầu nhân cọ và dầu cùi cọ. Dầu nhân cọ có màu trắng và dầu cùi có màu vàng. Thành phần axit béo của chúng cũng rất khác nhau. Dỗu cùi cọ là loại thực phẩm tốt dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành bơ, mỡ thực vật. Dỗu cùi cọ có chứa nhiều caroten nên được dùng để sản xuất chất tiền sinh tố A. Dầu xấu có thể dùng để sản xuất xà phòng hoặc dùng trong ngành luyện kim. Dầu nhân cọ có công dụng trong ngành thực phẩm bánh kẹo và xà phòng . Cả hai loại dầu này đều có thể làm nguyên liệu rất tốt để sản xuất biodiesel.
Dầu sở: Cây sở là một loại cây lâu năm được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. ậ nước ta, sở được trồng nhiều ở các tinh trung du và miền núi. Thành phần axit béo của dầu sở bao gồm axit oleic (>60%), axit linoleic (15-24%) và axit pamitic (15%-26%). Dỗu sở sau khi tách saponin dùng làm dầu thực phẩm rất tốt. Ngoài ra, dầu sở còn được dùng rộng rãi trong công nghiệp xà phòng, mỹ phẩm . Dầu sở cũng có thể làm nguyên liệu để sản xuất biodiesl.
Dầu bông: Bông là loại cây trồng một năm. Trong dầu bông có sắc tố carotenoit và đặc biệt là gossipol và các dẫn xuất của nó làm cho dầu bông có màu đặc biệt: màu đen hoặc nâu sẫm. Gossipol là một độc tố mạnh. Hiện nay dùng phương pháp tinh chế bằng kiềm hoặc axit antranilic có thể tách được gossipol chuyển thành dầu thực phẩm. Do trong dầu bông có chứa nhiều axit béo no palmitic nên ở nhiệt độ phòng nó đã ở thể rắn. Bằng cách làm lạnh dầu người ta có thể tách được palmitic dùng để sản xuất macgarin và xà phòng . Dầu bông cũng là nguyên liệu rất tốt để sản xuất biodiesl.
Dầu hướng dương: Hướng dương là loại cây hoa một năm và hiện nay được trồng nhiều ở xứ lạnh như châu âu, châu Mỹ, châu á, và đặc biệt là Liên Xô (chiếm 90% sản lượng của thế giới). Đây là loại cây có hàm lượng dầu cao và đem lại sản lượng cao. Dầu hướng dương có mùi vị đặc trưng và có màu từ vàng sáng tới đỏ. Dầu hướng dương chứa nhiều protein nên là sản phẩm rất quý nuôi dưỡng con người . Ngoài ra, dầu hướng dương cũng là nguyên liệu rất tốt để sản xuât biodiesl.
Dầu thầu dầu: Dầu thầu dầu hay còn gọi là dầu ve được lấy từ hạt quả của cây thầu dầu. Cây thầu dầu được trông nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. Những nước sản xuất thầu dầu là Brazin (36%), ấn Độ (6%), Trung Quốc, Liên Xô cũ, Thái Lan. Tại Việt Nam, thầu dầu được trồng ở nhiều vùng trung Bắc Bộ, Thanh hoá, Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, hiện nay dầu thầu dầu ở Việt Nam vẫn phải nhập nhiều từ Trung Quốc. Dầu thầu dầu là loại dầu không khô, số iot từ 80-90, tỷ trọng lớn, tan trong ankan, không tan trong xăng và dầu hoả. Hơn nữa, do độ nhớt cao của dầu thầu dầu so với các loại dầu khác nên từ đầu đã được sử dụng trong công nghiệp dầu mỡ bôi trơn. Hiện nay, dầu vẫn là loại dầu nhờn cao cấp dùng trong động cơ máy bay, xe lửa và các máy có tốc độ cao, trong dầu phanh. Dỗu thầu dầu được dùng trong nhiều lĩnh vực như: trong y tế được dùng làm thuốc tẩy, nhuộm tràng, trong công nghệ hương liệu và mỹ phẩm, trong công nghiệp chất dẻo, làm giấy than, giấy in và mực in, trong công nghiệp dệt nhuộm, thuộc da, công nghiệp sơn và công nghiệp bôi trơn .
Nói chung, các quá trình hoá học và ứng dụng có khác biệt đối với từng loại dầu thực vật. Nhưng hầu như tất cả các loại dầu thực vật đều có thể là nguyên liệu để sản xuất biodiesl pha trộn với nhiên liệu diesel làm giảm đáng kể các khí độc hại trong khí thải như SO2, NOx, các hydrocacbon thơm, CO… đồng thời có thể tiết kiệm đáng kể nhiên liệu khoáng. ậ nước ta rất thích hợp với các loại cây lấy dầu này, vốn đầu tư lại ít, rất thuận lợi cho ngành sản xuất dầu thực vật. Ngành sản xuất các loại dầu thực vật phát triển, cung cấp sản lượng lớn và ổn định sẽ cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho quá trình sản xuất biodiesl rất có ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường, kinh tế.
II.3 Thành phần hoá học của dầu thực vật
Các loại dầu khác nhau thì có thành phần hoá học khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu của dầu thực vật là các glyxerit, nó là este tạo thành từ axit béo có phân tử lượng cao và glyxerin (chiếm 95- 97%). Công thức cấu tạo chung của nó là:
(Công thức)
R1, R2, R3 là các gốc hydrocacbua của axit béo, khi chúng có cấu tạo giống nhau thì gọi là glyxerit đồng nhất, nếu khác nhau thì gọi là glyxerit hỗn tạp. Các gốc R có chứa từ 8 đến 22 nguyên tử cacbon. Đại bộ phận dầu thực vật có thành phần glyxerit dạng hỗn tạp.
Thành phần khác của dầu thực vật đó là các axit béo. Các axit béo có trong dầu thực vật đại bộ phận ở dạng kết hợp trong glyxrit và một lượng nhỏ ở trạng thái tự do.
Thường axit béo sinh ra từ dầu mỡ có thể vào khoảng 95% so với trọng lượng dầu mỡ ban đầu. Về cấu tạo, axit béo là những axit cacboxylic mạch thẳng có cấu tạo khoảng 6-30 nguyên tử cacbon {35,62-70}. Các axit lúc này có thể no hoặc không no.
Các thành phần axit béo của các mẫu dầu thực vật {35}
%
Loại dầu
C16:0
C16:1
C18:0
C18:1
C18:2
C18:3
Khác
Dầu bông
28.7
0
0.9
13.0
57.4
0
0
Dầu hướng dương
6.4
0.1
2.9
17.7
72.9
0
0
Dầu cọ
42.6
0.3
4.4
40.5
10.1
0.2
1.1
Dầu thầu dầu
1.1
0
3.1
4.9
1.3
0
89.6
Dầu đậu nành
13.9
0.3
2.1
23.2
56.2
4.3
0
Dầu lạc
11.4
0
2.4
48.3
32.0
0.9
4.0
Dầu dừa
9.7
0.1
3.0
6.9
2.2
0
65.7
Dầu sở
13-15
-
0,4
74-87
10-14
-
-
Một thành phần nữa trong dầu thực vật là glyxerin, nó tồn tạo ở dạng kết hợp trong glyxerit. Glyxerin là rượu ba chức, trong dầu mỡ, lượng glyxerin thu được khoảng 8-12% so với trọng lượng dầu ban đầu.
Ngoài các hợp chất chủ yếu ở trên trong dầu thực vật còn chứa một lượng nhỏ các hợp chất khác như các photphatit, các chất sáp, chất nhựa, chất nhờn, các chất màu, các chất gây mùi, các tiền tố và sinh tố {4}…
II.4 Một số tính chất quan trọng của dầu thực vật
Để biểu thị phần nào tính chất và cấu tạo của từng loại dầu, người ta thống nhất quy định một số chỉ tiêu có tính chất đặc trưng cho dầu thực vật. Nhưng chỉ số này có thể sơ bộ giúp ta đánh giá phẩm chất của dầu mỡ, đồng thời cũng giúp ta tính toán trong sản xuất được thuận lợi .
Chỉ số xà phòng hoá: là số mg KOH cần thiết để trung hoà và xà phòng hoá hoàn toàn 1g dầu. Thông thường, dầu thực vật có chỉ số xà phòng hoá khoảng 170-260. Chỉ số này càng cao thì dầu càng chứa nhiều axit béo phân tử lượng thấp và ngược lại.
Chỉ số axit: là số mg KOH cần thiết để trung hoà hết lượng chất béo tự do có trong 1g dầu. Chỉ số axit của dầu thực vật không cố định, dầu càng biến chất thì chỉ số axit càng cao.
Chỉ số iot: là số gam iot tác dụng vớ 100g dầu mỡ (Is). Chỉ số iot biểu thị mức độ không no của dầu mỡ, chỉ số này càng cao thì mức độ không no càng lớn và ngược lại.
Các tính chất vật lý và hoá học của dầu thực vật
Tên dầu
KV
CR
CN
HHV
AC
SC
IV
SV
Dầu bông
33.7
0.25
33.7
39.4
0.02
0.01
113.20
207.71
Dầu nho
37.3
0.31
37.5
39.7
0.006
0.01
108.05
197.07
Dầu hướng dương
34.4
0.28
36.7
39.6
0.01
0.01
132.32
191.70
Dầu vững
36.0
0.25
40.4
39.4
0.002
0.01
91.76
210.34
Dầu lanh
28.0
0.24
27.6
39.3
0.01
0.01
156.74
188.71
Dầu thầu dầu
33.1
0.24
38.1
39.6
0.006
0.01
69.82
220.78
Dầu lạc
24.0
0.21
52.9
39.8
0.01
0.02
98.62
197.63
Dầu cọ
34.2
0.22
34.5
39.8
0.01
0.01
102.35
197.56
Trong đó:
KV: Độ nhớt động học, mm2/s tại 311K
CR: Cặn cacbon,% khối lượng
CN: Trị số cetane
HHV: Nhiệt trị, MJ/kg
AC: Hàm lượng tro, % khối lượng
SC: Hàm lượng lưu huỳnh, % khối lượng
IV: Chỉ số iốt, cgI/g dầu
SV: Chỉ số xà phòng, mgKOH/g dầu
II.5Các phản ứng hoá học của dầu thực vật
Thành phần hóa học của dầu thực vật chủ yếu là ester của axit béo với glyxerin do vậy chúng có đầy đủ tính chất của một ester:
*Phản ứng xà phòng hoá:
Trong những điều kiện thích hợp dầu mỡ có thể thuỷ phân ( to, áp suất, xúc tác).
Phản ứng
C3H5(OCOR)3 + 3H2O 3 RCOOH + C3H5(OH)3
Phản ứng qua các giai đoạn trung gian tạo thành các diglyxerit và monoglyxerit.
Nếu trong quá trình thuỷ phân có mặt các loại kiềm (NaOH, KOH), thì sau quá trình thủy phân, axit béo sẽ tác dụng với kiềm tạo thành xà phòng:
RCOOH + NaOH RCOONa + H2O
Tổng quát hai quá trình trên :
C3H5(OCOR)3 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Đây là phản ứng cơ bản trong quá trình sản xuất xà phòng và glyxerin từ dầu thực vật.
*Phản ứng cộng hợp :
Trong điều kiện thích hợp, các axit béo không no sẽ cộng hợp với một số chất khác:
+Phản ứng hydro hoá : là phản ứng được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ, áp suất và có mặt của xúc tác Niken
+Trong những điều kiện thích hợp , dầu có chứa các axit béo không no có thể cộng hợp với các halogen.
*Phản ứng trao đổi este (rượu phân):
Các glyxerit trong điều kiện có mặt của xúc tác vô cơ như các xúc tác axit H2SO4, HCl hoặc các xúc tác bazơ NaOH, KOH có thể tiến hành este hoá trao đổi với các rượu bậc một như metylic, etylic… tạo thành các alkyl este axit béo và glyxerin:
C3H5(OCOR)3 + 3CH3OH 3RCOOCH3 + C3H5(OH)3
Phản ứng này có ý nghĩa thực tế rất quan trọng vì người ta có thể sử dụng các alkyl este axit béo làm nhiên liệu giảm một cách đáng kể lượng khí thải độc hại ra môi trường, đồng thời cũng thu được một lượng glyxerin sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm và vật dụng, sản xuất nitro glyxerin làm thuốc nổ…
+ Phản ứng oxi hoá:
Dầu thực vật có chứa nhiều các loại axit béo không no dễ bị oxi hoá, thường xảy ra ở nối đôi trong mạch cacbon. Tuỳ thuộc vào bản chất của chất oxi hoá và điều kiện phản ứng mà tạo ra các sản phẩm oxi hoá không hoàn toàn như peroxyt, xetoaxit,…hoặc các sản phẩm đứt mạch có phân tử lượng bé. Dầu thực vật tiếp xúc với không khí có thể xảy ra quá trình oxi hoá làm biến chất dầu mỡ.
*Phản ứng trùng hợp:
Dầu mỡ có chứa nhiều axit không no dễ phát sinh phản ứng trùng hợp tạo ra các hợp chất cao phân tử.
III. Nhiên liệu sinh học.
Trong các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng nhiên liệu diesel thì phương pháp sử dụng nhiên liệu sinh học là phương pháp có hiệu quả nhất và được sử dụng nhiều nhất. Nhiên liệu sinh học được định nghĩa là bất kỳ loại nhiên liệu nào nhận được từ sinh khối. Chúng bao gồm bioethanol, biodiesel, biogas, ethanol-blended fuels,dimethyleter sinh học và dầu thực vật. Nhiên liệu sinh học hiện nay được sử dụng trong giao thông vận tải là ethanol sinh học, diesel sinh học và xăng pha ethanol. Có thể so sánh giữa nhiên liệu dầu mỏ với nhiên liệu sinh học như sau:
So sánh nhiên liệu sinh học với nhiên liệu khoáng
Nhiên liệu khoáng
Nhiên liệu sinh học
Sản xuất từ dầu mỏ
Sản xuất từ nguyên liệu thực vật
Hàm lượng lưu huỳnh cao
Hàm lượng lưu huỳnh cực thấp
Chứa hàm lượng chất thơm
Không chứa hàm lượng chất thơm
khó phân hủy sinh học
Có khả năng phân hủy sinh học cao
Không chứa hàm lượng oxy
Có 11% oxy
Điểm chớp cháy cao
Điểm chớp cháy cao
Như vậy, việc phát triển nhiên liệu sinh học có lợi về nhiều mặt như giảm đáng kể các khí độc hại như SO2, CO, CO2 – khí nhà kính, các hydrocacbon, giảm cặn buồng đốt… mở rộng nguồn năng lượng, đóng góp vào an ninh năng lượng giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận và việc làm cho người dân…
IV. Tổng quan về biodiesel
IV.1 Giới thiệu chung về biodiesel
Trước đây, kể từ khi động cơ diesel được phát minh ra thì nhiên liệu mà người ta sử dụng đầu tiên chính là dầu thực vật. Nhưng nguyên liệu dầu thực vật đã không được lựa chọn làm nhiên liệu cho động cơ diesel vì giá của dầu thực vật đắt hơn giá của diesel khoáng. Gần đây, với sự tăng giá của nhiên liệu khoáng và sự hạn chế về số lượng của nó, nên nhiên liệu dầu thực vật ngày càng được quan tâm và có khả năng thay thế cho nguyên liệu dầu khoáng trong tương lai gần, vì những lợi ích về môi trường và khả năng tái sinh của dầu thực vật.
Việc sử dụng dầu thực vật như một nhiên liệu thay thế để cạnh tranh với dầu mỏ đã được bắt đầu từ những năm 1980, vì những thuận lợi của các loại ._.dầu thực vật so với nhiên liệu diesel là chất lỏng dễ di chuyển, sẳn có, có khả năng tái sinh được, nhiệt lượng cao hơn, hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn, hàm lượng chất thơm ít hơn, khả năng dễ bị vi khuẩn phân hủy, độ nhớt cao hơn. khả năng bay hơi thấp hơn. Vấn đề chính liên quan đến việc hạn chế sử dụng trực tiếp dầu thực vật là độ nhớt . Dầu thực vật có độ nhớt rất cao, lớn gấp 10 lần đến 20 lần nhiên liệu diesel N02D, gây cặn trong động cơ. Dầu thầu dầu còn có độ nhớt gấp 100 lần nhiên liệu diesel N02D. Vì vậy sự pha loãng,nhũ hóa nhiệt phân, cracking xúc tác và metyleste hóa là các kỹ thuật được áp dụng để giải quyết vấn đề độ nhớt cao của nhiên liệu :
Pha loãng dầu thực vật . Độ nhớt của dầu thực vật có thể được làm thấp xuống bằng việc trộn lẫn với ethanol tinh khiết, hoặc hỗn hợp 25% dầu hướng dương và 75% dầu khoáng thông thường thu được nhiên liệu như nhiên liệu diesel. Độ nhớt của nó là 4,88 cSt tại 313 độ Kenvil, trong khi theo tiêu chuẩn ASTM, giá trị lớn nhất là 4,0 cSt tại 313 độ Kenvil. Hỗn hợp này không phù hợp cho tính sử dụng lâu dài của động cơ đốt trong.
Sử dụng dạng nhũ hóa dầu thực vật. Để giảm độ nhớt cao của dầu thực vật , nhũ hóa dầu thực vật với các chất lỏng không thể hòa tan được như ethanol, methanol đã được nghiên cứu
Nhiệt phân dầu thực vật : nhiệt phân là phân hủy các phân tử dầu thực vật bằng nhiệt không có mặt của oxy, kết quả tạo ra các ankan, ankadien, các axit cacboxylic, hợp chất thơm và lượng nhỏ các sản phẩm khí. Quá trình nhiệt phân các hợp chất béo đã được thực hiện cách đây hơn 100 năm đạc biệt ở nhiều nơi trên thế giới có ít hoặc không có dầu mỏ.
Cracking xúc tác dầu thực vật: tạo ra các ankan, cycloankan, alkylbezen,…Tuy nhiên việc đầu tư cho một dây chuyền cracking xúc tác rất tốn kém.
Chuyển hóa este tạo biodiesel: quá trình này tạo ra các alkyl este axit béo (biodiesel là tên gọi các alkyl este axit béo này khi chúng được dùng làm nhiên liệu) có trọng lượng phân tử và độ nhớt thấp hơn nhiều so với các phân tử dầu thực vật ban đầu. Các este này có trọng lượng phân tử bằng một phần ba khối lượng phân tử của dầu thực vật và có độ nhớt rất thấp (xấp xỉ bằng diesel khoáng). Vì vậy, biodiesel thu được có tính chất phù hợp như là một nhiên liệu sử dụng cho động cơ diesel.
Trong các phương pháp trên, phương pháp chuyển hóa este tạo biodiesel là sự lựa chọn tốt nhất, vì các đặc tính vật lý của các metyl este rất gần với nhiên liệu diesel thông thường và các quá trình này cũng tương đối đơn giản, chi phí không cao. Hơn nữa, các alkyl este có thể cháy trong động cơ mà không cần phải thay đổi các chi tiết của động cơ với sự tạo cặn thấp.
Biodiesel là các mono ankyl este mạch thẳng được điều chế bởi
phản ứng trao đổi este giữa các loại dầu thực vật và mỡ động vật với các loại rượu mạch thẳng (methanol, ethanol,…)
R1COOCH2
R2COOCH
R3COOCH2
R1COOR
R2COOR
R3COOR
CH2 – OH
CH – OH
CH2 – OH
+
+ 3ROH
Dầu thực vật Rượu mạch thẳng Glyxerin Biodiesel
Biodiesel là một nhiên liệu sinh học điển hình, nó được điều chế từ dầu thực vật( dầu dừa, dầu bông, dầu hạt hướng dương, dầu cọ, dầu đậu nành, dầu sở…) hoặc là mỡ động vật sạch hoặc phế thải. Đây là những nguyên liệu không độc hại, có khả năng phân huỷ sinh học,có thể trồng trọt và chăn nuôi được. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất biodiesel , có tạo ra sản phẩm phụ là glyxerin, đây cũng là một chất có giá trị kinh tế cao, chúng được sử dụng trong các ngành dược, mỹ phẩm….
Biodiesel rất sạch, đây là một nguồn nhiên liệu thay thế tốt nhất cho động cơ trong tương lai khi mà nguồn nguyên liệu khoáng bị cạn kiệt, không làm suy yếu các nguồn tự nhiên, có lợi về mặt sức khoẻ và môi trường. Việc sản xuất biodiesel từ dầu thực vật, mỡ động vật và phế thải không những giúp cân bằng môi trường sinh thái mà còn làm đa dạng hoá các dạng năng lượng cung cấp cho con người, đóng góp vào đảm bảo an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu khoáng, đồng thời đem lại lợi nhuận và việc làm cho người dân.
Biodiesel có tính chất vật lý rất giống với dầu diesel. Tuy nhiên,
tính chất phát khí thải thì biodiesel tốt hơn dầu diesel. Tính chất vật lý của biodiesel so với nhiên liệu diesel được thể hiện ở bảng sau.
So sánh tính chất của nhiên liệu diesel với biodiesel
Các chỉ tiêu
Biodiesel
Diesel
Tỷ trọng
0.87 á 0.89
0.81 á 0.89
Độ nhớt động học ở 400C, cSt
3.7 á 5.8
1.9 á 4.1
Trị số xetan
46 á70
40 á 55
Nhiệt lượng tỏa ra khi cháy, cal/g
37000
43800
Hàm lượng lưu huỳnh,%
0.0 á 0.0024
0.5
Điểm vẩn đục, 0C
- 11 á 16
-
Điểm rót, 0C
- 15 á 13
- 25 á -15
Chỉ số iot
60 á 135
8.6
Sản phẩm cháy của biodiesel sạch hơn nhiều so với nhiên liệu diesel
khoáng, riêng B 20 (20% biodiesel 80% diesel khoáng) có thể được sử dụng trong các động cơ diesel mà không cần phải thay đổi kết cấu của động cơ, thực tế các động cơ diesel sẽ chạy tốt hơn B 20.
Ưu điểm của biodiesel :
Trị số xetan cao: trị số xetan là một đơn vị đo khả năng phản ứng bắt cháy của nhiên liệu diesel . Trị số xetan của diesel càng cao thì sự mồi lửa và sự cháy càng tốt, động cơ chạy đều đặn hơn. Nhiên liệu diesel thông thường có trị số xetan từ 50 đến 52 và 53 đến 54 đối với động cơ cao tốc. Biodiesel là các alkyl este mạch thẳng do vậy nhiên liệu này có trị số xetan cao hơn diesel khoáng, trị số xetan của biodiesel thường từ 56 đến 58. Với trị số xetan như vậy biodiesel hoàn toàn có thể đáp ứng dễ dàng yêu cầu của những động cơ đòi hỏi nhiên liệu chất lượng cao với khả năng tự bắt cháy cao mà không cần phụ gia tăng trị số xetan.
Hàm lượng lưu huỳnh: trong biodiesel hàm lượng lưu huỳnh rất ít, khoảng 0.001%. Đặc tính này của biodiesel rất tốt cho quá trình sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel , vì nó làm giảm đáng kể khí thải SO2 gây ăn mòn thiết bị và gây ô nhiễm môi trường.
Quá trình cháy sạch: do trong nhiên liệu biodiesel chứa khoảng 11% oxy, nên quá trình cháy của nhiên liệu xảy ra hoàn toàn. Vì vậy với những động cơ sử dụng nhiên liệu biodiesel thì sự tạo muội, đóng cặn trong động cơ giảm đáng kể.
Khả năng bôi trơn giảm mài mòn: Biodiesel có khả năng bôi trơn bên trong rất tốt. Các cuộc kiểm tra đã chỉ ra rằng. biodiesel có khả năng bôi trơn tốt hơn diesel khoáng. Khả năng bôi trơn của nhiên liệu được đặc trưng bởi giá trị HFRR (high-frequency receiprocating rig), nói chung giá trị HFRR càng thấp thì khả năng bôi trơn của nhiên liệu càng tốt. Diesel khoáng đã xử lý lưu huỳnh có giá trị HFRR ³ 500 khi không có phụ gia, nhưng giới hạn đặc trưng của diesel là 450. Vì vậy, diesel khoáng yêu cầu phải có phụ gia để tăng khả năng bôi trơn. Ngược lại, giá trị HFRR của biodiesel khoảng 200. Vì vậy, biodiesel rất phù hợp như là một phụ gia rất tốt đối với nhiên liệu diesel thông thường. Khi thêm vào với tỷ lệ thích hợp sự hoạt động của động cơ có thành phần biodiesel , sự mài mòn động cơ được giảm đáng kể. Thực nghiệm đã chứng minh sau khoảng 15000 giờ làm việc, sự mài mòn vẫn không được nhận thấy.
Khả năng thích hợp cho mùa đông: Biodiesel phải được phù hợp cho tính chất sử dụng vào mùa đông ở nhiệt độ –200C (đo ở giá trị CFPP tương tự cho cách đo của diesel khoáng). Cả các nhiên liệu chấp nhận phụ gia phải đảm bảo điều này. Sự kết tinh (tạo parafin) xảy ra trong nhiên liệu diesel gây trở ngại cho các đường ống dẫn nhiên liệu , bơm phun. Nếu điều này xảy ra thì quá trình làm sạch là rất cần thiết. Còn biodiesel thì chỉ bị đông đặc lại khi nhiệt độ tăng, và nó không cần thiết phải làm sạch hệ thống nhiên liệu .
Giảm lượng khí thải độc hại: Theo các nghiên cứu của một trường đại học ở Califonia, sử dụng biodiesel tinh khiết thay cho diesel khoáng có thể giảm 93.6% nguy cơ mắc bệnh ung thư từ khí thải của diesel , do biodiesel có chứa rất ít các hợp chất thơm, chứa rất ít lưu huỳnh, quá trình cháy của biodiesel triệt để hơn nên giảm được nhiều các hydrocacbon trong khí thải.
An toàn cháy nổ: Biodiesel có nhiệt độ chớp cháy trên 1100C cao hơn so với diesel vì vậy tính chất nguy hiểm của nó thấp hơn, an toàn hơn trong tồn chứa và vận chuyển.
Có thể trồng trọt dễ dàng: Tạo ra nguồn năng lượng độc lập với dầu mỏ, không làm suy yếu các nguồn năng lượng tự nhiên, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường.
Nhược điểm chủ yếu của biodiesel là:
Giá thành khá cao: biodiesel thu được từ dầu thực vật đắt hơn so với nhiên liệu diesel thông thường. Ví dụ như ở Mỹ 1 gallon dầu đậu nành giá xấp xỉ bằng 2 đến 3 lần 1 gallon diesel thông thường. Nhưng trong quá trình sản xuất biodiesel có thể tạo ra sản phẩm phụ là glyxerin là một chất có tiềm năng thương mại lớn có thể bù lại phần nào giá cả cao của biodiesel.
Biodiesel cũng có những nhược điểm là thải ra nhiều khí NOx : chúng thải khí NOX hơn so với diesel. Lượng khí này tăng lên khi sử dụng biodiesel với tỷ lệ pha trộn biodiesel /diesel cao. Tuy nhiên cũng có thể giảm NOx bằng cách sử dụng bộ tuần hoàn khí thải, hoặc lắp hộp xúc tác ở ống xả của động cơ.
Tính kém ổn định của biodiesel : biodiesel bị phân huỷ rất nhanh.
Phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu : cần phải quy hoạch tốt vùng nguyên liệu.
Quá trình sản xuất biodiesel không đảm bảo: rửa diesel không sạch thì khi sử dụng vẫn gây ra các vấn đề về ô nhiễm: do vẫn còn xà phòng, kiềm dư, methanol, glyxerin tự do là những chất gây ô nhiễm mạnh. Vì vậy phải có các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chất lượng của biodiesel .
Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của biodiesel được cho trong bảng sau:
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng biodiesel theo ASTM – D6751
STT
Chỉ tiêu đánh giá
Giá trị
1
Tỷ trọng
0.8 – 0.9
2
Độ nhớt (400C, mm2/s)
1.9 – 6.0
3
Nhiệt độ chớp cháy, 0C
Min 130
4
Hàm lượng nước, % thể tích
Max0.05
5
Glyxerin tự do, % khối lượng
Max0.02
6
Hàm lượng lưu huỳnh sulfat, % khối lượng
0.02
7
Hàm lượng lưu huỳnh, % khối lượng
Max 0.05
8
Hàm lượng phốt pho, % khối lượng
Max 0.001
9
Chỉ số axit, mg KOH/g nhiên liệu
Max 0.8
10
Độ ăn mòn đồng (3h/500C)
< N03
11
Trị số xetan
>47
12
Cặn cacbon, % khối lượng
<0.05
13
Tổng lượng glyxerin, % khối lượng
Max 0.24
IV.2 các quá trình chuyển hoá este tạo biodiesel.
Biodiesel có thể được sản xuất bởi nhiều công nghệ este hóa khác nhau. Về phương diện hóa học quá trình chuyển hóa este (hay còn gọi là quá trình rượu hóa) có nghĩa là từ một phân tử glyxerit hoặc các axit béo, trung hòa các axit béo tự do, tách glyxerin và tạo ra các alkyl este. Rượu được sử dụng trong các quá trình này thường là các rượu đơn chức chứa khoảng từ một đến tám nguyên tử cacbon: metanol, etanol, butanol, và amylalcol. Metanol và etanol là hay được sử dụng nhất. Etanol có ưu điểm là sản phẩm của nông nghiệp, có thể tái tạo được, dễ bị phân hủy sinh học, ít ô nhiễm môi trường hơn, nhưng metanol lại được sử dụng nhiều hơn do giá thành thấp hơn, cho phép tách đồng thời pha glyerin, do nó là rượu mạch ngắn nhất và phân cực. Phản ứng tương tự sử dụng etanol phức tạp hơn vì nó yêu cầu lượng nước trong rượu và trong dầu rất thấp. Ngoài ra, metyl este có năng lượng lớn hơn etyl este, khả năng tạo cốc ở vòi phun thấp hơn. Có ba phương pháp cơ bản để sản xuất biodiesel từ dầu thực vật và mỡ động vật là:
Phương pháp siêu tới hạn: Đây là phương pháp mới không cần sử dụng xúc tác nhưng nhiệt độ và áp suất tiến hành phản ứng rất cao (áp suất trên 100Mpa và nhiệt độ 850K). Phương pháp này cho độ chuyển hóa cao, thời gian phản ứng ngắn nhất, quá trình tinh chế sản phẩm đơn giản nhất vì không sử dụng xúc tác, nhưng đòi hỏi chế độ công nghệ cao, phức tạp.
Phương pháp chuyển hóa dầu thành axit, và sau đó este hóa thành biodiesel . Phương pháp này phải trải qua hai giai đoạn, hiệu quả của quá trình này không cao nên ít được sử dụng.
Phương pháp trao đổi este có sử dụng xúc tác. Có ba loại xúc tác hay được sử dụng đó là
+Xúc tác axit: Chủ yếu là axit Bronsted như H2SO4, HCl…xúc tác đồng thể trong pha lỏng. Phương pháp xúc tác đồng thể này đòi hỏi nhiều năng lượng cho quá trình tinh chế sản phẩm. Các xúc tác này cho độ chuyển hóa thành este cao, nhưng phản ứng chỉ đạt độ chuyển hóa cao khi nhiệt độ cao trên 1000C và thời gian phản ứng lâu hơn, ít nhất trên 6 giờ mới đạt độ chuyển hóa hoàn toàn. Ví dụ như sử dụng xúc tác H2SO4 nồng độ 1% với tỷ lệ metanol/ dầu đậu nành là 30/1 tại 650C mất 50 giờ mới đạt độ chuyển hóa 99%. Xúc tác axit dị thể được sử dụng trong quá trình này như là SnCl2, zeolite USY-292, nhựa trao đổi anion Amberlyst A26, A27…Xúc tác này có ưu điểm là quá trình tinh chế sản phẩm đơn giản , không tốn nhiều năng lượng, nhưng ít được sử dụng vì nó có độ chuyển hóa thấp.
+Xúc tác bazơ: Xúc tác bazơ được sử dụng trong quá trình chuyển hóa este dầu thực vật có thể là xúc tác đồng thể trong pha lỏng như: KOH, NaOH, K2CO3, CH3ONa hoặc xúc tác dị thể như: MgO, nhựa trao đổi cation Amberlyst 15, titanium silicate TIS…Xúc tác đồng thể CH3ONa cho độ chuyển hóa cao nhất, thời gian phản ứng ngắn nhất, nhưng yêu cầu không được có mặt của nước vì vậy không thích hợp trong các quá trình công nghiệp. Còn xúc tác dị thể có hoạt tính cao nhất là MgO nhưng hiệu suất sản phẩm thu được khi sử dụng xúc tác này thấp hơn khoảng 10 lần so với NaOH hay KOH.
Kết quả thử nghiệm đối với các loại xúc tác khác nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ là 600C , thời gian phản ứng là 8 giờ, cùng một loại dầu, cùng một tác nhân rượu hóa, tỷ lệ mol rượu/dầu như nhau .
Độ chuyển hóa của sản phẩm metyl este được điều chế bởi phản ứng trao đổi este với các loại xúc tác khác nhau.
Xúc tác
Độ chuyển hóa
NaOH
100,0
Amberlyst A26
0,1
Amberlyst A27
0,4
Amberlyst 15
0,7
TIS
0,6
SnCl2
3,0
MgO
11,0
USY-292
0,2
Từ bảng số liệu trên ta thấy: độ chuyển hóa đạt cao nhất khi sử dụng xúc tác kiềm, còn các loại xúc tác dị thể cho độ chuyển hóa rất thấp, cao nhất cũng chỉ đạt 11% với xúc tác MgO.
+Xúc tác enzym: gần đây có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến khả năng ứng dụng của xúc tác vi sinh trong quá trình sản xuất biodiesel. Các enzym nhìn chung là xúc tác sinh học có đặc tính pha nền, đặc tính nhóm chức và đặc tính lập thể trong môi trường nước. Cả hai dạng lipaza ngoại bào và nội bào đều xúc tác một cách có hiệu quả cho quá trình trao đổi este của triglyxerit trong môi trường hoặc nước hoặc không nước. Các phnả ứng trao đổi este sử dụng xúc tác enzym có thể vượt qua được tất cả các trở ngại gặp phải đối với quá trình chuyển hóa hóa học trình bày ở trên. Đó là những sản phẩm phụ như: metanol và glyxerin có thể được tách ra khỏi sản phẩm một cách dễ dàng mà không cần bất kỳ một quá trình nào phức tạp, đồng thời các axit béo tự do có chứa trong dầu mỡ sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành metyl este. Sử dụng xúc tác enzym có ưu điểm là độ chuyển hóa cao nhất, thời gian phản ứng ngắn nhất, quá trình tinh chế sản phẩm đơn giản, nhưng xúc tác này chưa được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp vì xúc tác enzym có giá thành rất cao. Để có thể sử dụng xúc tác enzym lặp lại nhiều lần, người ta đã mang enzym lipaza trên chất mang xốp (có thể là vật liệu vô cơ, cũng có thể là nhựa anionic,…). Việc dễ dàng thu hồi xúc tác đẻ sử dụng nhiều lần đã làm giảm rất nhiều chi phí của quá trình, tạo tiền đề cho việc ứng dụng của công nghệ vi sinh trong quá trình sản xuất biodiesel
So sánh các điều kiện công nghệ của quá trình sản xuất biodiesel theo phương pháp xúc tác kiềm và xúc tác enzym
Xúc tác sử dụng
Các thông số công nghệ
Xúc tác kiềm
Xúc tác sinh học
Nhiệt độ phản ứng
60 á 700C
30 á 400C
Các axit béo tự do trong nguyên liệu
Sản phẩm xà phòng hóa
Metyl este
Nước trong nguyên liệu
Tham gia vào phản ứng
Không ảnh hưởng
Hiệu suất metyl este
Cao
Rất cao
Thu hồi glyxerin
Khó
Dễ
Làm sạch metyl este
Rửa nhiều lần
Không cần rửa
Giá thành xúc tác
Rẻ tiền
Khá đắt
Qua bảng số liệu trên ta thấy sử dụng xúc tác enzym sẽ cho hiệu suất cao hơn, các điều kiện của nguyên liệu cũng được mở rộng hơn (cho phép nguyên liệu có chỉ số axit, có lẫn nước…) và các yêu cầu công nghệ cũng không phức tạp như khi sử dụng xúc tác bazơ. Nhưng trong công nghiệp thì xúc tác kiềm vẫn được ưu tiên số một do giá thành rẻ hơn.
IV.3 Qúa trình chuyển hoá este sử dụng xúc tác bazơ.
Hiện nay, trên thế giới biodiesel được sản xuất theo phương pháp sử dụng xúc tác trực tiếp bazơ. Do sử dụng xúc tác này hiệu xuất chuyển hoá cao. Dầu thực vật hoặc mỡ động vật sẽ được lọc và sử lý trước để loại bỏ nước và tạp chất. Nếu nguyên liệu của ta còn hàm lượng axit béo lớn thì ta có thể sử lý theo cách sau:
Phương pháp tách axit béo tự do bằng cách rửa bằng dung dịch sô đa (Na2CO3) 10% sau đó rửa sạch sô đa bằng nước nóng 80-90oC.
Phương pháp chuyển hoá các axit béo thành biodiesel bằng cách sử dụng các công nghệ tiền sử lý đặc biệt. Có nghĩa là axit béo tự do trong dầu thực vật kết hợp với metanol trong môi trường axit để tạo ra biodiesel .
Sau khi dầu đã qua xử lý được trộn lẫn với metanol và chất xúc tác thường là NaOH hoặc KOH. Các phân tử dầu glyxerit bị bẻ gẫy và chuyển hoá thành este và glyxerin. Theo tính toán một tấn dầu thực vật và 100 kg metanol sẽ cho chúng ta khoản 1 tấn biodiesel và 100 kg glyxerin . Sản phẩm thu được sẽ tách thành hai pha este và glyxerin . Metanol chưa phản ứng hết và chất xúc tác phân tán trong cả hai pha. Glyxerin có tỷ trọng nặng hơn( d=1.261) nên lắng xuống dưới và được tách ra ở đáy tháp. Pha giàu biodiesel sẽ được lấy ra ở trên sau đó este được rửa bằng nước ( để loại bỏ metanol chưa phản ứng và tách chất chất xúc tác và vết glyxerin ) sau đó sấy chân không và lọc
Quá trình sản xuất biodiesel có thể được thực hiện theo sơ đồ sau đây:
Metanol
Xúc tác
Dầu thưc vật
Khuấy trộn
Chuyển hoá este
Thu hồi metanol từ biodiesel
Tách pha
Trung hoà xúc tác của pha glyxerin
Trung hoà
Thu hồi metanol
Glyxerin đã tinh chế
Tinh chế glyxerin
Rửa nước
Làm khan
Biodiesel đã tinh chế
Sơ đồ công nghệ sản xuất biodiesel
Phương trình tổng quát của quá trình chuyển hoá este sản xuất biodiesel như sau: R1COOCH2
R2COOCH
R3COOCH2
CH2OH
+ CH OH
CH2OH
+ 3ROH
R1COOCR
R2COOCR
R3COOCR
Đây là phản ứng thuận nghịch vì vậy muốn đạt độ chuyển hoá cao thì phải dùng dư rượu. Thường tỷ lệ mol rượu /dầu từ 5/1 tới 9/1.
*Cơ chế của phản ứng được mô tả như sau:
Đầu tiên là phản ứng của phân tử rượu với xúc tác bazơ tạo thành alkoxide:
ROH + B RO- + BH+ (1)
Sau đó gốc RO- sẽ tấn công vào nhóm cacbonyl của phân tử glyxerit tạo thành hợp chất trung gian:
R1COOCH2
R1COOCH
H2C-O-C-R3
O
R1COOCH2
R1COOCH (2)
H2C-O-C - R3
O-
+OR-
Hợp chất trung gian này không bền tiếp tục tạo một anion và một alkyl este tương ứng:
R1COOCH2
R1COOCH
H2C-O-C-R3
O-
+RCOOCR3 (3)
R1COOCH2
R1COOCH
H2C-O-
Cuối cùng là sự hoàn nguyên lại xúc tác theo phương trình (4):
R1COOCH2
R1COOCH
H2C-O-
R1COOCH2
R1COOCH
H2C-OH
+ BH+
+ B (4)
Xúc tác B lại tiếp tục phản ứng với các diglyxerit và monoglyxerit giống như cơ chế trên, cuối cùng tạo ra các alkyl este và glyxerin.
IV.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi este.
Có rất nhiều các thông số ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng này như nhiệt độ, thời gian phản ứng, tốc độ khuấy, các thông số của nguyên liệu vào, tỷ lệ nguyên liệu…. Sau đây là các thông số ảnh hưởng tới phản ứng này:
- ảnh hưởng của ẩm và các axit béo tự do.
Wright và các cộng sự đã thấy rằng nguyên liệu cho quá trình este hoá glyxerit với xúc tác kiềm cần phải thoả mãn một vài yêu cầu: Glyxerit cần phải có trị số axit thấp hơn một và tất cả các nguyên liệu phải được làm khan hoàn toàn vì trị số axit lớn hơn một thì cần phải sử dụng lượng xúc tác lớn hơn để trung hoà axit béo tự do. Nước cũng gây xà phòng hoá làm tiêu tốn xúc tác và giảm hiệu quả của xúc tác. xà phòng hoá sinh ra làm tăng độ nhớt tạo thành gel và làm quá trình tách glyxerin rất khó khăn.
Như vậy hàm lượng nước và axit béo tự do trong nguyên liệu có ảnh hưởng rất mạnh đến hiệu suất chuyển hoá của quá trình trao este. Do vậy công nghệ sản xuất biodiesel phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu. Với nguyên liệu có hàm lượng nước và axit béo tự do cao thì nhất thiết phải qua công đoạn tiền sử lý nguyên liệu trước khi đưa vào thiết bị phản ứng.
- ảnh hưởng của nhiệt độ:
Phản ứng este hoá có thể tiến hành ở các nhiệt độ khác nhau phụ thuộc vào loại dầu sử dụng. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng tăng nhanh. đối với loại dầu thông dụng thì nhiệt độ thích hợp thường nằm trong khoang 55- 70oC. vì nhiệt độ cao tốc độ phản ứng xà phòng hoá sẽ tăng lên, và nhiệt độ sôi của metanol là 64oC nên nhiệt độ cao làm bay hơi metanol làm độ chuyển hoá của phản ứng sẽ giảm xuống .
- ảnh hưởng áp suất:
Không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ phản ứng . phản ứng thường tiến hành ở áp suất khí quyển.
-ảnh hưởng của tốc độ khuấy :
Do phản ứng tồn tại trong hai pha khác biệt nên tốc độ khuấy đóng vai trò quan trọng. Có nhiều nghiên cứu đã chưng minh rằng: với cùng điều kiện phản ứng nêu tốc độ khuấy là 300 vòng/phút thì sau 8 h hiệu suất chuyển hoá đạt 12%. Nhưng nếu tốc độ khuấy 600 vòng/phút thì trong 2 h độ chuyển hoá đạt 97%.
- ảnh hưởng của lượng metanol dư:
Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu suất este là tỷ lệ mol giữa ancol và glyxerit. Tỷ lệ đẳng hoá học đối với phản ứng trao đổi este đồi hỏi 3 mol ancol và 1 mol triglycerit để tạo thành 3 mol este của axit béo và 1 mol glyxerin . tuy nhiên do phản ứng này là phản ứng thuận nghịch do vậy để tăng hiệu suất chuyển hoá thì ta phải dùng lượng metanol dư . đối với quá trình chuyển hoá sử dụng xúc tác kiềm thì tỷ lệ mol metanol/ dầu là 5 đền 7.25.
- ảnh hưởng của thơi gian phản ứng;
Thời gian phản ứng có ảnh hưởng nhiều tới độ chuyển hoá của phản ứng. Thời gian phản ứng càng dài thì tốc độ chuyển hoá càng tăng. thời gian phản ứng thường từ 1 – 8 h. thấp hơn thì độ chuyển hoá chưa xảy ra hoàn toàn còn cao quá thì không hiệu quả trong sản xuất công nghiệp.
V. Pha trộn biodiesel với diesel
Mặc dù trọng lượng riêng của biodiesel là nhẹ hơn so với nhiên liệu diesel khoáng nhưng cả hai loại nhiên liệu này lại có thể pha trộn với nhau theo các tỷ lệ khác nhau vì cấu trúc hóa học của chúng tương tự nhau. Vấn đề về tỷ lệ pha trộn giữa biodiesel và diesel sẽ trở nên rất quan trọng trong tương lai. Phải xem xét tới mức độ yêu cầu ngặt nghèo về khí thải của mỗi nước để quy định tỷ lệ pha trộn sao cho phù hợp.
Thực tế có thể pha trộn biodiesel với diesel theo các tỷ lệ khác nhau mà không thể tách chúng ra khỏi nhau bằng các phương pháp cơ học. Các tỷ lệ khác nhau hay được sử dụng là B5, B20, B50, B75, thậm chí cả B100. ở Pháp, tất cả các loại nhiên liệu diesel đều được trộn với 2- 5 % biodiesel. Đối với các loại dầu khác nhau có cùng một tỷ lệ pha trộn thì hiệu quả giảm khí thải là khác nhau. Lượng khí thải của B100 là thấp nhất rồi đến nhiên liệu có pha trộn biodiesel và diesel là có lượng khí thải nhiều nhất.
Tỷ lệ pha trộn nhỏ hơn hoặc bằng B20 là tỷ lệ hay được áp dụng nhất vì nó làm giảm đáng kể lượng khí thải độc hại ra ngoài môi trường mà không cần có sự thay đổi nào về động cơ.
Cũng có thể sử dụng B100 đối với các động cơ được chế tạo từ trước những năm 1994. Đối với một số động cơ chỉ cần phải thay đổi một chút về cấu tạo, nhưng hầu hết là không phù hợp với các loại động cơ được chế tạo vào những năm gần đây. Việc sử dụng B100 có ưu điểm là giảm rất nhiều lượng khí thải độc hại vào môi trường, giảm khoảng 70% lượng khí thải, giảm 93,6% khả năng mắc bệnh ung thư của con người so với nhiên liệu diesel thông thường. Khí thải chủ yếu của nó chỉ là khí cacbonic, không có khí SO2, rất ít các hợp chất thơm, quá trình cháy rất sạch, an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng B100 có nhiều nhược điểm như các vấn đề về động cơ, vấn đề về vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu, đòi hỏi phải có sự quản lý đặc biệt. Đặc biệt là vấn đề về kinh tế, việc sử dụng B100 giá cao hơn nhiều so với sử dụng diesel thông thường, sử dụng B100 rất không kinh tế.
Chương II: thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Hữu cơ - Hoá dầu, bộ môn hữu cơ- hoá dầu, Khoa công nghệ Hoá Học, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
I. Phân tích các tính chất của dầu thực vật
I.1 Phân tích thành phần axit béo của dầu thực vật
Thành phần các axit béo của dầu thực vật được xác định bằng cách chuyển hoá chúng thành metyl este của dầu thực vật sau đó dùng phương pháp sắc ký khí khối phổ để xác định. Quá trình điều chế metyleste được trình bày cụ thể ở phần sau.
Thành phần các axit béo của dầu thực vật
Dầu thực vật
Axit palmitic
C16:0 (%)
Axit stearic
C18:0(%)
Axit linoleic
C18:1(%)
Axit linolenic
C18:2(%)
Axit linolenic
C18:3(%)
Các axit no khác (%)
Bông
23,1
2,2
17,8
55
0,2
1,1
Dầu dừa
16
4
14
4
-
Axit lauric:29
Axit miristic:20
Axit Octanoic:5
Axit Decanoic:5,7
Dầu sở
13-15
0,3-0,4
74-84
10-14
-
-
Dầu hướng dương
6-9
2-6
25-35
55-65
-
1
Cùi cọ
41
9
47
1-2
-
2,8
Đậu tương
6-10
2-5
25-32
50-60
4-8
0,5-1
I.2 Xác định các chỉ số cơ bản của dầu thực vật
Chúng tôi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hoá lý quan trọng của các loại dầu thực vật được trình bày trong luận văn như chỉ số axit, chỉ số iốt, chỉ số xà phòng hoá, độ nhớt, nhiệt độ chớp cháy, tỷ trọng,… theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) và tiêu chuẩn ASTM.
I.2.1 Xác định chỉ số axit (TCVN 6127, 1996)
Chỉ số axit là số mg KOH cần dùng để trung hoà hết lượng axit có trong 1g dầu thực vật.
Nguyên tắc chuẩn độ: Hoà tan phân mẫu thử trong một dung môi hỗn hợp, sau đó chuẩn độ axit béo tự do với dung dịch KOH trong etanol.
Cách tiến hành: Cân 3-5 g mẫu vào bình nón, thêm vào đó 500ml dung môi hỗn hợp gồm hai phần ete etylic và một phần etanol đã được trung hoà, lắc mạnh cho tan đều. Trong trường hợp dầu không tan hết phải vừa lắc vừa đun nhẹ trên bếp cách thuỷ rồi làm nguội đến nhiệt độ 200C. Sau đó cho vào bình 5 giọt chỉ thị phenolphtalein (với dầu thẫm màu, dùng thimolphtalein) và chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,1N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt, bền trong 30 giây.
Tính kết quả:
Chỉ số axit được xác định theo công thức:
X=
Trong đó:
V- Số ml dung dịch KOH 0,1N đã dùng để chuẩn độ
C- Nồng độ chính xác của dung dịch chuẩn KOH đã sử dụng, mol/l
m- Lượng mẫu thử, tính bằng gam
Mỗi mẫu được xác định hai lần, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai lần thử. Chênh lệch giữa hai lần thử không lớn hơn 0,1 mg đối với dầu chưa tinh chế và 0,06 mg đối với dầu đã tinh chế.
I.2.2 Xác định độ nhớt động học (TCVN 3171-1995, ASTM-D 445)
Độ nhớt động học là tỷ số giữa độ nhớt động lực và mật độ của chất lỏng. Nó là số đo lực cản chảy của một chất lỏng dưới tác dụng của trọng lực.
Nguyên tắc:
Đo thời gian tính bằng giây của một thể tích của chất lỏng chảy qua một mao quản của nhớt kế chuẩn dưới tác dụng của trọng lực ở nhiệt độ xác định. Độ nhớt động học là tích số của thời gian chảy đo được và hằng số hiệu chuẩn của nhớt kế. Hằng sô của nhiệt kế nhận được bằng cách chuẩn trực tiếp với các chất chuẩn đã biết độ nhớt.
Tiến hành:
Sử dụng nhớt kế kiểu Pinkevic.
Chuẩn bị đồng hồ bấm giây và lắp dụng cụ.
Điều chỉnh nhiệt kế tiếp xúc để có nhiệt độ cần đo.
Chọn nhớt kế đã có hằng số C chuẩn: nhớt kế phải khô và sạch, có miền làm việc bao trùm độ nhớt của dầu cần xác định, thời gian chảy không ít hơn 200 giây.
Nạp mẫu sản phẩm vào nhớt kế bằng cách hút hoặc đẩy để đưa mẫu đến vị trí cao hơn vạch đo thời gian đầu tiên khoảng 5 mm trong nhánh mao quản của nhớt kế. Khi mẫu chảy tự do, đo thời gian chảy bằng giây từ vạch thứ nhất đến vạch thứ hai.
Tính kết quả:
Độ nhớt động học được xác định theo công thức:
v=
Trong đó:
v- Độ nhớt động học được tính bằng St, hoặc cSt.
C- Hằng số của nhớt kế, mm2/s2.
t- Thời gian chảy, giây.
Tiến hành đo hai lần lấy kết quả trung bình, sai lệch không quá 1,2 đến 2,5% so với kết quả trung bình.
I.2.3 Xác định nhiệt độ chớp cháy cốc kín (TCVN 2693-1995, ASTM-D 93)
Nhiệt độ chớp cháy cốc kín là nhiệt độ thấp nhất (đã được hiệu chỉnh về áp suất khí quyển 760mmHg hoặc 101,3 KPa) mà ở đó hỗn hợp hơi của mẫu và không khí trên mặt mẫu trong cốc bị chớp lửa khi đưa ngọn lửa thử qua mặt cốc, dưới điều kiện thử nghiệm và lập tức lan truyền khắp mặt thoáng của mẫu.
Nguyên tắc:
Mẫu được đun nóng trong cốc với tốc độ chậm đều và khuấy liên tục. Mở lỗ trên nắp và đưa ngọn lửa nhỏ qua mặt cốc với khoảng thời gian nhất định và đông thời ngừng khuấy. Điểm chớp lửa là nhiệt độ thấp nhất mà ở đó hỗn hợp hơi của mẫu và không khí trên bề mặt mẫu chớp lửa và ngay lập tức lan truyền khắp mặt thoáng khi có ngọn lửa đưa qua.
Tiến hành:
Rửa sạch, sấy khô các bộ phận của cốc trước khi bắt đầu thử nghiệm để loại bỏ hết dung môi dùng để rửa thiết bị được bảo đảm đúng. Đổ mẫu cần kiểm tra vào cốc thử đến mức quy định. Đậy nắp và đặt cốc của bếp vào máy. Lắp nhiệt kế.
Châm ngọn lửa thử và điều chỉnh nó sao cho dạng của ngọn lửa gần với hình cầu có đường kính là 4 mm. Sử dụng ngọn lửa bằng cách vặn bộ phận trên nắp để điều khiển cửa sổ và que đốt sao cho ngọn lửa được quét qua hỗn hợp hơi trên mặt cốc trong 0,5 giây, để ở vị trí đó một vài giây rồi nhanh chóng nhấc lên vị trí cao hơn đồng thời ngừng khuấy mẫu.
Chế độ cấp nhiệt và tốc độ gia nhiệt: Cấp nhiệt ngay từ đầu với tốc độ tăng nhiệt độ của mẫu từ 5-60C/phút ở nhiệt độ thấp hơn điểm chớp lửa dự đoán là 15-250C, đồng thời bật máy khuấy tốc độ 90-120 vòng/phút,cánh khuấy hướng xuống phía dưới. Tiến hành châm lửa thử khi nhiệt độ thử cách điểm chớp lửa dự đoán từ 17-280C. Nếu điểm chớp lửa của sản phẩm dưới 1100C thì cứ sau mỗi lần tăng thêm 10C tiến hành châm lửa 1 lần. Nếu điểm chớp lửa của sản phẩm trên 1100C thì cứ sau mỗi lần tăng 20C tiến hành châm lửa 1 lần.
Quan sát và ghi lại áp suất môi trường trong phòng thí nghiệm tại thời điểm kiểm tra và hiệu chỉnh tại điểm chớp lửa.
Điểm chớp lửa được hiệu chỉnh:
FP = C + 0,25(101,3-P1)
FP = C + 0,033(760-P2)
P1: kPa
P2: mmHg.
I.2 .4 Xác định tỷ trọng (ASTM-D1298).
Tỷ trọng là đại lượng đặc trưng cho độ nặng nhẹ, đặc chắc của nhiên liệu được đo bằng khối lượng trên một đon vị thể tích nhiên liệu.
Có ba phương pháp xác định tỷ trọng là:
Dùng phù kế.
Phương pháp dùng cân thuỷ tĩnh.
Phương pháp dùng picomet.
Chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp xác định tỷ trọng dùng phù kế.
Nguyên ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH1758.DOC