phần 1
I.Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới các hợp tác xã (HTX) đã hình thành hơn 150 năm. ở nhiều nước có thể chế độ chính trị xã hội khác nhau, hiện nay các hợp tác xã vẫn tồn tại và một số nước đang có xu hướng mở rộng.
ở Việt Nam, trong quá trìn0h thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khơi xưởng và lãnh đạo, cơ chế quản lý tập trung bao cấp từng bước bị xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hình thành và ngày càng được hoàn thiện để điều tiết các quan hệ kinh tế trong n
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xa kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, các HTX tổ chức theo mô hình cũ đối mặt với khó khăn và thác thức nghiêm trọng vì không thích ứng được với cơ chế kinh tế mới. Đại bộ phận các HTX tồn tại một cách hình thức, không có phương hướng và nội dung hoạt động dẫn đến nhiều hợp tác xã đã tan rã.
Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế Nhà nước đã ban hàng nhiều chủ trương chính sách nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Chính sách đất đai đã quy định : Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê và được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất bị thu hồi. Sự biến đổi về quan hệ ruộng đất cũng đã tạo ra cơ sở và động lực cho sự tự chủ của người nông dân, trên cơ sở đó góp phần dân chủ hóa đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện các chính sách khác như phát triển các thành phần kinh tế, chính sách thị trường, chính sách đầu tư và nhiều mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân đã có những thay đổi cơ bản, tạo cơ sở và động lực phát triển lực lượng sản xuất (LLSX), chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhờ vậy, nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn của nước ta trong hơn thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu nổi bật, tạo ra những bước chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.
Cả nước nói chung và huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nói riêng từ khi các hợp tác xã kiểu cũ được tiến hành chuyển đổi thành lập các HTX kiểu mới hoạt động theo luật thi các ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã có sự chuyển biến lớn, tạo thuận lợi để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá. Trong khi điều kiện huyện mới được thành lập sau một năm bắt đầu thực hiện luật HTX. Từ đó cho đến nay nền kinh tế của huyện đã đạt được kết quả khả quan. Đặc biệt là HTX nông nghiệp ngoài ra còn có HTX khác cũng đang trên đà tiến chuyển.
Tuy nhiên kết quả bước đầu đã đạt được như vây. Song để cho quá trình hoạt động của HTX trong các bước tiếp theo mang lại hiệu quả kinh tế cao cả về số lượng và chất lượng và theo cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước thì việc nghiên cứu một số nội dung, điều kiện chuyển đổi và phát triển các hình thức hợp tác và tổ hợp tác trong nông thôn là rất có ý nghĩa và mang tính cấp thiết. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài : "Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xa kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định".
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Để góp phần giải quyết vấn đề bức xúc cấp thiết trên, đề tài nhằm vào các mục đích sau:
- Nghiên cứu đặc điểm, điều kiện hình thành các hình thức hợp tác và tổ hợp tác trước khi áp dụng luật HTX ở huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
- Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các hình thức hợp tác và tổ hợp tác qua ba năm từ khi áp dụng luật hợp tác xã ở huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
- Góp phần đề xuất phương hướng phát triển các mô hình HTX ở huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
III. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình HTX ở huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn, với khả năng và thời gian có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển một số mô hình HTX vận tải (HTXVT), HTX nông nghiệp (HTXNN). Trên cơ sở lý luận về HTX trước khi chuyển đổi, trong, sau chuyển đổi và quá trình phát triển của nó để từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển KTHT ở huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
Phần II
Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu của việc nghiên cứu đổi mới HTX
Việt nam đã trải qua hơn 10 năm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, trên cơ sở xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Kinh tế gia đình đã phát triển với nhiều loại hình hợp tác trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, thực chất là sự trở lại tư tưởng của những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa và và những học giả khác trong lịch sử về chế độ HTX. Điều đó xuất phát từ nhu cầu cấp bách phải cải tổ, đổi mới mô hình kinh tế quốc dân cũng như đổi mới chế độ hợp tác trong nông nghiệp.
I. Những luận điểm cơ bản về kinh tế hợp tác và HTX
1. Một số khái niệm HT, HTX và HTXNN.
- Hợp tác (HT) được mô tả như là một nhóm người cùng nhau làm việc và hướng về một mục đích và lợi ích chung.
- Hợp tác xã (KTX) là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) là tổ chức kinh tế tự chủ do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh ngành nghề ở nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã
HTX là sản phẩm của lịch sử. Nó có từ trước khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời. Lúc đầu khi phê phán nghiên cứu các nhà CNXH không tưởng, Mác và Ăngghen chưa thấy được vai trò to lớn của HTX đối với hình thái kinh tế xã hội. Sơ dĩ như vậy là do hai ông cho rằng có thể chuyển trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH mà không cần có những bước quá độ trung gian. Nhưng từ giữa thập kỷ 60 chú ý đến thực tiễn của lịch sử về sự hình thành của các "HTX công nhân".
Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Châu Âu (1848 - 1894). Mác và Ăngghen đã dần thấy được triển vọng của chế độ HTX trong xã hội tương lai. Trong tuyên ngôn độc lập hội liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I) Mác và Ăngghen đã đi đến thống nhất vai trò to lớn của HTX sau khi giai cấp công nhân giành chính quyền. Vào năm 1886, Mác và Ăngghen khẳng định rõ "khi chuyển sang nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa hoàn toàn chúng ta phải ứng dụng rộng rãi nền sản xuất hợp tác hoá (HTH) làm khâu trung gian".
Tư tưởng HTH của các nhà kinh điển bao trùm tất cả đời sống kinh tế xã hội mới, trong đó nông nghiệp có những nét đặc thù nào? vấn đề này còn xem xét sự phát triển của tư tưởng của Mác, Ăngghen và LêNinh trong quá trình xã hội hóa nền nông nghiệp.
Thấy được vai trò to lớn của "Nông trại gia đình" đối với "nghề nông hợp lý" song điều đó không có ý nghĩa là Mác tuyệt đối hóa tính chất bền vững của nền kinh tế tiểu nông. Mác nhận thấy rằng đối với "Nghề nông hợp lý" phải có "bàn tay của người tiểu nông sống bằng lao động của mình" hoặc là phải có "Sự kiểm soát của những người sản xuất có liên kết với nhau". Đây là cơ sở đầu tiên về một chế độ hợp tác trong nông nghiệp mà Mác chưa kịp hoàn chỉnh. Hơn nữa, đối với nông dẫn, Cac Mác và Ăngghen đều tỏ một thái độ hết sức thận trọng. Chính vì thế mà Ăngghen nêu luận điểm "Cần để cho người nông dẫn suy nghĩ trên luống cày của họ". Ăngghen đã khẳng định một điều kiên quyết rằng khi giai cấp vô sản giành được chính quyền thì tuyệt đối không được tước đoạt những người tiểu nông dù bất kỳ dưới hình thức gì nhưng buộc phỉa làm đối với những chủ đâtài sản lớn. Nhà nước vô sản phải bằng những biện pháp hết sức tỷ mỉ, khuyến khích họ "Liên hợp kinh tế của họ với hiệp hội, mà trong đó có thể ngày càng giảm bớt sự bóc lột làm thuê, những hiệp hội đó dần dần sẽ chiếm được đa số áp đảo trong những bộ phận cấu thành của hiệp hội sản xuất toàn xã hội vĩ đại với quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng.
Chính sự phát triển LLSX của kinh tế hộ nông dân đã dẫn đến nhu cầu hợp tác phong phú và đa dạng. Kế thừa các tổ chức HTX truyền thống đã ra đời hàng thế kỷ trước. Ngày nay ở hầu hết các nước TBCN phát triển, các hình thức kinh tế hợp tác (KTHT) giữa nông hộ, nông trại vẫn được duy trì, phát triển và ngày càng phát huy tác dụng tích cực trong "Nghề nông hợp lý" ở trình độ cao.
Bằng phương pháp biện chứng Macxit và bằng hoạt động thực tiễn của mình Lenin đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển những luận điểm của Mác và Ăngghen. Năm 1908 khi bàn về việclựa chọn con đường phát triển của nông nghiệp nước Nga, Lênin đã nhận thấy rằng : Không thể phát triển nông nghiệp theo con đường CNTB, CNTB phổ vì đó là kiểu phát triển kém hiệu quả mà phải là kiểu "Một chủ trại tự do trên mảnh đất tự do, nghĩa là mảnh đất đó được dọn sạch tàn tích trung cổ. Đó là kiểu Mỹ".
Lenin cho rằng : Causky đã đặt vấn đề rất chính xác và đúng đắn khi nói rằng nông nghiệp không phát triển theo cùng một kiểu với chủ nghĩa. Thực cho đến ngày nay càng khẳng định sự thắng thế của con đường khác với kiểu "Nông trại kỹ nghệ ở Anh" hoặc điền trang "kiểu phổ" mà Mác, Lênin phê phán ở nhiều nước, trong đó có những nước thuộc khu vực chúng ta.
Lênin nhìn nhận những hình thức hợp tác như vậy có vai trò gì trong chế độ mới? Điều này có liên quan đến quan niệm về mô hình kinh tế mới qua sự phát triển về lý luận của từng người trong từng giai đoạn lịch sử.
Trong hệ thống kinh tế mới (NEP), Lênin đã thừa nhận rằng: "Những HTX, với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập, hạch toán kinh tế, gắn sự trao đổi là một trong những hình thức kinh tế hết sức quan trọng của Nhà nước TBCN". Điều này đã được khẳng định rõ hơn khi Lênin thừa nhận kinh tế HTX - Nhà nước. Năm 1921, Lênin lo ngại rằng những HTX như vậy "Sẽ nhất định sinh ra những quan hệ tư bản, tiểu tư sản, góp phần phát triển những quan hệ ấy, đẩy những nhà tư bản lên hàng đầu và mang lại cho họ những lợi ích lớn nhất". Sở dĩ như vậy Lênin cho rằng việc sử dụng những quan hệ hàng hoá - tiền tệ nhất định sẽ nảy sinh ra các quan hệ sản xuất TBCN.
Theo Lênin, HTX là thiết chế kinh tế xã hội nhờ đó kinh tế nông dân hoạt động trong mạng lưới của nền kinh tế xã hội, thực hiện quá trình xã hội hóa nền kinh tế của họ. Lênin cũng cho rằng, đây là khâu trung gian mà Nhà nước vô sản cầm nắm lấy để chuyển nông dân từ chỗ là người nông dân riêng lẻ vào quỹ đạo của CNXH. Lênin cho rằng HTX của nông dân là con đường tất yếu, uyển chuyển dễ chấp nhận đối với nông dân để đưa họ lên CNXH.
Trong HTH phải giải quyết mối quan hệ giữa ba lợi ích (lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân) mà nổi cộm lên là lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, tất yếu phát sinh của nền kinh tế hàng hoá, đó là quan hệ CNTB, các HTX mang tính chất TBCN. Trái lại, trong Nhà nước vô sản HTX là hình thức CNTB - Nhà nước. Lênin cho rằng: "Chế độ của những xã viên HTX văn minh là chế độ CNXH" và khả năng này thông qua kiểu tổ chức kinh tế đó để Nhà nước giúp đỡ, kiểm soát và hướng dẫn nông dân xây dựng chế độ kinh tế mới. Kiểu tổ chức HTX như vậy đem lại khả năng kết hợp được những nguyên tắc dường như trái ngược nhau giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội đảm bảo cho "lợi ích cá nhân" phục tùng "lợi ích chung", điều mà trước đây nan giải đối với CNXH. Trong sự kết hợp đó không được xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân về vật phẩm tiêu dùng và TLSX của nông dân. Nhà lý luận HTX Nga - Tchayanoy (1889 - 1939) đã có nhiều công trình nghiên cứu về nông thôn - nông nghiệp được Lênin đánh giá cao. Ông đã nghiên cứu tỉ mỉ sự gắn bó, dung hợp, tác động qua lại lẫn nhau giữa kinh tế hộ nông dân với kinh tế HTX. Năm 1927, ông đã đưa ra định nghĩa về HTX như sau: "HTX là hiệp hội các hộ nông dân. HTX chỉ là xã hội hóa một phần sản xuất, chính phần của sản xuất lớn có ưu thế hơn sản xuất nhỏ. Quá trình này có thể thực hiện mà không phá hoại nông dân lao động, bằng cách tổ chức các ngành và hoạt động mà sự liên hiệp lại trên nguyên tắc sao cho có hiệu quả kinh tế. HTH là một quá trình xã hội hóa từng bước kinh tế nông dân, kinh tế HTX ra đời và phát triển không phá vỡ kinh tế gia đình nó tách dần một số lĩnh vực và một số công việc và nếu làm ở gia đình không có lợi bằng HTX là sự bổ sung cho kinh tế hộ nông dân, phục vụ cho nó, mà vì thế thiếu kinh tế nông nghiệp thì HTX không có ý nghĩa gì cả". Sự tách rời này diễn ra trước hết và phổ biến ở những khâu những quá trình cách xa công việc trực tiếp của người nông dân với sinh vật. Ông đề xuất tập chung hóa tối thiểu ở những quá trình sinh học, dần dần từng bước tập trung ở những lĩnh vực có liên quan từ gần đến xa từ những khâu trong quá trình lưu thông, chế biến nông sản dịch vụ kỹ thuật…
Sự tách rời và kết hợp lại như vậy sẽ biến đổi dần nền kinh tế nông dân, tạo ra những nhân tố của nền sản xuất XHCN. Con đường đó sẽ từng bước chuyển nền kinh tế nông dân biệt lập sang hình thức cao nhất của sản xuất xã hội. Sự chuyển biến đó dài hay ngắn còn tùy thuộc vào trình độ phát triển của LLSX. Sự tích tụ trong sản xuất nông nghiệp đi liền với sự phát triển của những hình thức HTH theo chiều từ dưới lên trên. Sự hình thành phát triển chế độ HTX như thế là quá trình tự nguyện của kinh tế hộ nông dân.
Nhà lý luận về HTX Mỹ - Rmelianov (1942) cho rằng HTX không phải là một doanh nghiệp tập thể. HTX có điểm giống như công ty cổ phần vì vốn do nhiều người góp lại. HTX có thể có cổ phần ở đây chỉ có nghĩa là các xã viên cùng góp một số vốn vào để cùng hoạt động. Cổ phần mang tính chất cá nhân rõ rệt chứ không phải mang tính vô danh như trong các công ty cổ phần mang tính chất hạn chế. Các hộ nông dân tham gia vẫn giữ được tính độc lập của họ. Do hộ nông dân tham gia vào HTX với những phần không đều nhau nên phải đảm bảo tính công bằng của phần dịch vụ phí không sử dụng (lãi) phải chia theo số lượng dịch vụ mà HTX đã thực hiện cho các hộ, nghĩa là doanh số dịch vụ.
Về nguyên tắc: HTX đã được 28 người thợ dệt ở Rochdadale (Anh) thành lập HTX tiêu thụ đầu tiên năm 1844 đề ra trong đó có nguyên tắc :Tự do gia nhập; kiểm soát quản lý dân chủ, thể nhiện bằng quy tắc mỗi người một phiếu; trả lãi dịch vụ phí thừa tỉ lệ với doanh số do HTX thực hiện… Những nguyên tắc này đã được thử thách thực tế ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Vấn đề này, Mác và Ăngghen đều tỏ thái độ hết sức thận trọng đối với nông dân, coi đây là phương hướng, nguyên tắc của HTX.
Từ Đại hội VIII, Đảng cộng sản Nga, tháng 3 năm 1919, Lênin đã phê phán gay gắt "ở đây dùng bạo lực thì có nghĩa là làm nguy hại đến toàn bộ sự nghiệp. ở đây cần phải làm công tác giáo dục lâu dài… và không được dùng mệnh lệnh". "Chỉ những HTX do những người nông dân điều hành theo sáng kiến của họ và lợi ích của các HTX ấy được kiểm nghiệm trên thực tế mới có giá trị".
Những luận điểm cơ bản trên đây cũng như lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin được chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc và vận dụng thành công trong hoạt động thực tiễn ở Việt Nam. Người cho rằng khi xem xét vấn đề nông dân phải kết hợp chặt chẽ vấn đề chính trị với vấn đề gốc rễ là vấn đề kinh tế nông nghiệp. Việc quan tâm hàng đầu của người khi giành chính quyền là độc lập dân tộc là người cày có ruộng. Trong "Đường cách mệnh" (1927), Hồ Chí Minh viết : "Đảng cộng sản cầm quyền tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh phát đất cho nông dân người cày có ruộng… ra sức tổ chức kinh tế mới". Trong giai đoạn phát triển kinh tế đất nước, lợi ích của nhân dân và nông dân được đặt lên hàng đầu. Chính trị là sự biểu hiện trong luận điểm "Nếu nước độc lập mà dân không hướng mục đích tự do thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì". Trong thời kỳ đất nước khôi phục và phát triển kinh tế nhiều thành phần, bắt đầu từ nông nghiệp đã có thắng lợi to lớn để chứng minh tư tưởng ấy. Người đã tiếp cận tư tưởng Mác về "Nghề nông hợp lý", đã đóng góp hoàn thiện và áp dụng trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Người đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm to lớn của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH. Hồ Chí Minh đã hiểu rõ sức mạnh của sự hợp tác, liên kết, nhưng làm thế nào để tổ chức ra sự tổ chức và liên kết đó, nhất là trong nông thôn lạc hậu, nông nghiệp manh mún ở nước ta. Theo người "Sửa chữa cái xã hội ấy mấy ngàn năm (trì trệ, lạu hậu nhân dân không có ruộng, canh tác manh mun…), làm xã hội mới XHCN ấy mới là khó khăn. Nhưng biết làm đồng tâm hợp lực thì chắc chắn làm được".
Về mục đích: Của các tổ hợp tác tuy cách làm thì khác nhau rất nhiều nhưng mục đích thì nước nào cũng như nhau, đó là mưu lợi của những người tham gia HTX, giúp đỡ tương trợ nhau, hạn chế bóc lột CNTB và đế quốc.
Về lý luận: Người sử dụng ngay tục ngữ Việt nam "Nhóm lại thành giầu chia ra thành khổ"… Người nói: "Muốn làm hòn núi cao phải vào tổ đổi công và HTX vì nhiều người hợp lại thì sẽ làm được nhiều và tốt hơn".
Về loại hình: Người đưa ra bốn loại hình HTX: Một là HTX tín dụng, hai là HTX mua bán, ba là HTX sản xuất, bốn là HTX vận tải. Và giải thích HTX khác với hội buôn vì hội buôn lợi riêng, HTX lợi chung và tuy HTX là để giúp đỡ nhau nhưng không giống các hội buôn từ thiện. Theo Người, ngoài nguyên tắc chung của HTX là tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ, còn mang tính tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và chống sự bóc lột. HTX tín dụng là ngân hàng của dân, là nơi cung cấp vốn cho sản xuất và đời sống hoạt động phải có hiệu quả và tạo được uy tín tín dụng trong nông thôn. Vai trò tác dụng của mua bán là mang tính chất hợp tác nhằm có lợi cho nông dân đi mua bán, chứ chưa nhấn mạnh tính chất kinh doanh thuần túy. Đối với HTX sản xuất Người đưa ra ví dụ: "Người trồng bông khôn gcó bàn đánh bông, không có đồ kéo sợi, cho nên phải bán bông rẻ. Nếu góp nhau làm HTX, mua đủ đồ ra mà làm thì ít công mà lợi nhiều". Có thể nói thiên tài của Người không chỉ đưa ra một lý thuyết về kinh tế hợp tác mà còn thể hiện tầm nhìn xa, với một tinh thần thân ái, nhân văn sâu sắc đối với người nông dân. Có lẽ vậy, ngay từ khi viết "Đường cách mệnh" để tuyên truyền tư tưởng cách mạng giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị con đường phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp - nông thôn là HTX.
Về phương châm: Theo Người chỉ cần phát triển đổi công từng vụ việc tiến tới đổi công thường xuyên mùa này sang mùa khác.
Về nguyên tắc : Một là, không được cưỡng bức ai hết; hai là, làm sao cho những gia đình trong tổ đổi công đều có lợi; ba là, quản trị phải dân chủ và phương pháp tổ chức đổi công là: không nên làm ham, làm mau, làm rầm rộ, mà phải đi bước nào vững chắc bước ấy; phải thiết thực; phải làm từ nhỏ đến lớn. Tư tưởng này cho thấy, Người đã vận dụng khéo léo các nguyên tắc HTH của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực trạng nông thôn Việt Nam lúc đó. Theo người muốn xây dựng tổ đổi công và HTX được tốt, phải đoàn kết, phải làm cho mọi người tham gia và phải bàn bạc dân chủ và tính toán cho công bằng hợp lý.
Về quy mô : Theo Người không nhất thiết phải làm theo địa giới hành chính. Việc lập một hay nhiều HTX tùy thuộc vào yêu cầu và các điều kiện cụ thể từng nơi. Đây là tư tưởng liên hiệp HTX, vừa là kết quả vừa là tiền đề tất yếu về mặt tổ chức trong sự phát triển HTHT trong nông thôn, trên cơ sở đa dạng hóa nền kinh tế nhiều thành phần.
Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, kinh tế hợp tác và HTX không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Hồ Chí Minh đã thấy được trình độ non yếu trong công tác quản lý của cán bộ ta, nhất là tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí trong việc phát triển KTHT ở nông thôn. Hồ Chí Minh nói "Nông dân cần trông thấy lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc. Cho nên việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh". Mục đích của việc xây dựng và phát triển của HTX là nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tóm lại, các luận điểm cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học về chế độ kinh tế môi trường và HTX tập trung chủ yếu vào vấn đề sau:
Do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp kiểu tổ chức trang trại gia đình có hiệu quả cao, ưu việt hơn những trang trại có quy mô lớn và không thể tổ chức theo kiểu xí nghiệp công nghiệp.
HTX chỉ là phương tiện đưa nông dân đến sự ấm no, văn minh, chống sự bóc lột và cũng là con đường đơn giản nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân trong quá trình xây dựng chế độ mới.
Sự ra đời của chế độ hợp tác p;hải dựa vào trên cơ sở tự nguyện của người tham gia, theo yêu cầu sản xuất của người kinh doanh , cũng từ đó sẽ đảm bảo được các nguyên tắc HTH và HTX hoạt động có hiệu quả hơn. các quan hệ hợp tác nẩy sinh trên cơ sở của nhu cầu kinh tế gia đình, kinh tế nông trại, dù bất kỳ hình thức nào cũng không được dùng mệnh lệnh cưỡng bức nông dân vào HTX hoặc tước đoạt TLSX của nông dân.
Chế độ KTHT và HTX phải giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích giữa nông dân với xã hội và giữa hộ nông dân với các tổ chức kinh tế hợp tác và HTX.
2. Hợp tác hóa nhìn từ kinh nghiệp của các nước trên thế giới.
2.1. Hợp tác xã nông nghiệp ở Trung Quốc
ở Trung Quốc, sau cách mạng năm 1919, ở nông thôn do nhu cầu sản xuất đã thể hiện các hình thức hợp tác đơn giản; đổi công, tương trợ, các HTX cấp thấp về sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển, tín dụng… Từ năm 1955 đến năm 1957 có 87% hộ nông dân và 800.000 HTX, thực tế đó là các công xã nhân dân với quy mô cao nhất là tập trung cao độ về ruộng đất và lao động phân phối theo ngày công. Hình thức tổ chức HTX ở đây áp dụng hình thức công xã giống như trong quân đội. Đội sản xuất là đơn vị cấp cơ sở gồm 30 hộ trở nên với diện tích canh tá từ 15 đến 20 ha. Trên đội sản xuất là đại đội, mỗi đại đội gồm 10 đội, trên đại đội là trung đoàn sản xuất bao gồm khoảng 10 đại đội. Nhiệm vụ của các trung đoàn là xây dựng các kết cấu hạ tầng cơ sở, thủy lợi, xưởng thủ công và xí nghiệp nông thôn. Trên trung đoàn là công xã gồm khoảng 50.000 lao động, nhiệm vụ chủ yếu làm chức năng hành chính. Sản phẩm của công xã nộp cho Nhà nước (thuế, giá bán do Nhà nước quy định…) sau đó Nhà nước phân phối lại theo chế độ khẩu phần. Trong công xã, những gia đình nghèo được phân phối không theo kết quả lao động. Thực chất tổ chức mô hình công xã như vậy là xóa bỏ quan hệ hàng hoá tiền tê, thực hiện chế độ bao cấp gần như hoàn toàn. Trong sản xuất mọi sáng kiến và động lực cá nhân không được khuyến khích đã kìm hãm sản xuất. Trước tình hình đó từ năm 1978 các công xã sản xuất bị giải thể, thực hiện giao khoán dài hạn cho hộ nông dân tổ chức sản xuất theo từng hộ gia đình và đang phát triển các hình thức liên kết kinh tế mới, các hình thức HTX dịch vụ cho các nông hộ.
2.2. Hợp tác xã nông nghiệp ở Thái Lan.
ở Thái Lan, HTX đầu tiên được thành lập từ năm 1916 với 16 thành viên, mục đích của HTX là giúp đỡ nông dân trang trải những món nợ và bảo vệ quyền canh tác trên ruộng đất đi thuê. Do hoạt động có hiệu quả cao cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước nên chỉ 2 năm sau đã có hơn 60 HTX nông nghiệp được thành lập ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Cho đến nay HTX nông nghiệp ở Thái Lan vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống HTX cả nược. Hoạt động của các HTX nông nghiệp rất đa dạng, có thể kể đến một số hoạt động chính của HTX như : cho xã viên vay vốn, nhận tiền gửi tiết kiệm của xã viên, thu mua nông sản của xã viên để kinh doanh, cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp, hạt giống cho xã viên, cung ứng các loại dịch vụ cho xã viên.
Hệ thống tổ chức HTX nông nghiệp theo 3 cấp : HTX cấp huyện, tỉnh và quốc gia. HTX cấp huyện do một ban thường trực quản lý, thành viên của ban này gồm đại diện của tất cả các Hiệp hội nông dân cấp xã trong phạm vi huyện, để giúp đỡ các HTX có một ban cố vấn bao gồm chủ yếu là các quan chức Nhà nước do người đứng đầu huyện làm chủ tịch, ba hoặc nhiều HTX cấp huyện hợp thành HTX cấp tỉnh. Các HTX nông nghiệp ở Thái Lan được hình thàn từ những người nông dân tự nguyện liên kết lại với nhau. Cơ quan quyền lực cao nhất của HTX là đại biểu đại hội xã viên hay đại hội đại biểu xã viên, đại hội bầu ra hội đồng ban quản trị, hội đồng ban quản trị chỉ định chủ nhiệm, chủ nhiệm lập và điều hanh bộ máy quản lý HTX.0
2.3. Hợp tác xã nông nghiệp ở Liên Xô.
ở Liên Xô cũ, do nền sản xuất hàng hoá TBCN phát triển chậm hơn nên các hình thức HTX cũng phát triển muộn hơn so với các nước TBCN. Các hình thức HTX trong nông nghiệp phát triển chủ yếu vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các HTX được hình thành một cách tự nguyện của những hộ nông dân trong các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tín dụng…
Cách mạng tháng 10 thành công, Nhà nước Sô Viết thực hiện khẩu hiệu "Người cày có ruộng". Sau đó trong những năm nội chiến (1918 - 1920), về cơ bản nông nghiệp nước Nga vẫn là cá thể. Cũng trong giai đoạn này, tư tưởng tả khuynh nảy nở. Họ cho rằng tập thể hóa (TTH) và HTX càng nhanh càng sớm thì càng nhanh có chủ nghĩa xã hội, từ đso kinh tế tiểu nông đã bị xóa bỏ, đưa nông dân vào các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước và cho đó là làm ăn lớn. Tiến hành phong trào TTH tuyệt đối đại bộ phận nông dân trong vòng 3 đến 4 năm để hoàn thành cải tạo CNXH và áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Nội chiến kết thúc, với chính sách kinh tế mới (NEP) và những tư tưởng mới về HTH đã chỉ ra biện chứng của quá trình phát triển : phục hồi củng cố và phát triển kinh tế tiểu nông vào cuộc xây dựng CNXH. Khả năng đó chính là nhờ con đường HTH tự nguyện, vì lợi ích của nông dân, thông qua lợi ích của họ để gắn bó với lợi ích xã hội, chứ không phải con đường TTH cưỡng bức phi kinh tế. Nhờ đó mà nước Nga thoát khỏi khủng hoảng và có bước phát triển mạnh trong thời kỳ 1921 - 1928. Tuy nhiên, sau khi Lênin mất, phong trào HTH lại tiếp diễn và ngày càng gay gắt hơn.
Sau này, những nhà lãnh đạo Liên Xô, những nhà khoa học và kể cả những người dân đều thấy rõ bản chất mô hình trang trại tập thể. Viện sỹ V.Tikhonov khi nói về quá trình TTH cưỡng bức như sau: "Sau bài học đẫm máu ấy, người nông dân trở thành thế nào? Bị tách khỏi ruộng đất khỏi sự phân phối sản phẩm, anh ta tđã từ chỗ làm chủ trở thành người thừa hành các công việc". Và kết luận sự ngu dốt về mặt lý luận và do đó sự bất lức trong chính sách quản lý. Đó là một tệ hại nặng nhất mà đất nước phải gánh chịu. Chính vì vậy những năm 1980, Liên Xô đã phải thi hành cải tổ căn bản lĩnh vực nông nghiệp. Đã xuất hiện một cách tự nguyện các HTX sản xuất cung tiêu, dịch vụ với quy mô nội dung khác nhau ở trong và ngoài nông trường quốc doanh và nông trường tập thể, nông trại gia đình đã hình thành và hoạt động có hiệu quả.
2.4. HTX nông nghiệp ở Nhật Bản
Khác với các nước Đông Âu - nơi phát triển mạnh các HTX chuyên ngành, ở Nhật Bao bìả lại phổ biến phát triển các HTX tổng hợp chiếm tới 99,2% số nông trại. Hệ thống HTX ở Nhật Bản gồm 3 cấp : cấp Trung wong hình thành liên hiệp toàn quốc gia HTX Nhật Bản (AZENOH) bao gồm các hiệp hội, liên đoàn toàn quốc về ngân hàng tín dụng nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, xuất bản thông tin nông nghiệp. Sau cấp Trung ương là cấp quận thành phố (KRZALEN) làm nhiệm vụ cung ứng trực tiếp cho các nông trại vốn tín dụng, dịch vụ kỹ thuạt mua nông sản. Liên hiệp HTX nông nghiệp quận với 10.000 hộ xã viên thường có 500 đến 600 cơ sở cấp xã, thị trấn và các HTX cơ sở, các HTX cơ sở tập hợp 99,2% số nông trại tham gia. Nhìn chung quy mô các HTX ngày càng tăng lên và số HTX giảm đi.
ở NHật Bản, các hợp tác xã không làm nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý trực tiếp đất đai, lao động hoạt động sản xuất của các nông trại mà chỉ làm các dịch vụ cho sản xuất như là ấp trứng, xưởng chế biến, xưởng sửa chữa công cụ máy móc. Ngoài ra còn một số cơ sở phục vụ sinh hoạt như nhà văn hóa, cửa hàng ăn uống, hệ thống thông tin liên lạc… quy mô đất canh tác của các HTX ở các vùng trồng lúa thường nhỏ còn quy mô canh tác ở các HTX trồng loại cây trồng khác và chăn nuôi bò thường lớn hơn. Bên cạnh hình thức HTX tổng hợp, ở Nhật Bản còn phát triển các HTX chuyên ngành như: Nuôi ong, nuôi lợn, gia cầm, nghề vườn và các HTX thủ công nghiệp.
Tóm lại, qua tóm tắt sơ lược về quá trình HTH là HTX nông nghiệp ở một số nước trên thế giới cho thấy : HTX là một hình thức tổ chức kinh tế có khả năng thu hút số đông người tham gia nhằm giải quyết những mục đích, nhu cầu chung cả về kinh tế và xã hội. HTX hỗ trợ giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các thành viên, đồng thời bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ nhất là trong cơ chế thị trường.
Cơ sở cho sự hình thành và phát triển kinh tế HTX nông nghiệp là kinh tế hộ nông dân hay kinh tế trang trại. HTX không phải là mục tiêu cuối cùng của tổ chức sản xuất mà chỉ là một hình thức và biện pháp nhằm thúc đẩy và phát triển sản xuất nông nghiệp và nó là con đường xã hội hóa nền nông nghiệp.
Đa số các HTX được hình thành không phải trên cơ sở tập thể hóa mà bằng góp vốn và phân chia lợi ích, do vậy không đụng chạm đến quyền sở hứu của từng hộ, nông trại. Mặt khác nó lại tạo điều kiện làm tăng thêm năng lực sản xuất và lợi ích của từng hộ, nông trại. Do vậy hội nông dân dễ dàng chấp nhận và tham gia một cách hoàn toàn tự nguyện.
3. Hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam và những vấn đề cần đặt ra khi đổi mới hiện nay.
3.1. Hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
Kinh tế HTX ở nước ta hình thành từ những năm 1950 và phát triển mạnh trong những namư (1960- 1962) ở miền Bắc và năm (1976 - 1980) ở miền Nam. Trong thời gian dài, nhất là trong những năm kháng chiến chống Mỹ, phong trào HTX ở miền Bắc đã góp phần tích cực tạo công ăn việc làm, góp sức người sức của cho thắng lợi trên cả hai miền đất nước. Năm 1987 là năm đạt tới đỉnh cao nhất của sự phát triển về số lượng HTX, tiếp đó là giai đoạn có nhiều biến đổi lớn nhất là từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đến cuối năm 1987 cả nước có 17.022 HTX nông nghiệp và có 36.352 tập đoàn sản xuất nông nghiệp, (thực cất là HTX bậc thấp có quy mô ở các tỉnh Nam Bộ cũ) đã thu hút 93% số hộ vào làm ăn tập thể. Từ khi tiến hành đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng CNXH. Việc đổi mới HTX trở thành một yêu cầu khách quan và bức xúc. Nghị quyết 10 của bộ chính trị (khóa VI) ngày 5 tháng 4 năm 1998 và các nghị quyết tiếp theo của Trung ương đã xác định : hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ kinh tế hợp tác có nhiều hình thức từ thấp đến cao, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức, được quản lý theo nguyên tắc dân chủ không phân biệt quy mô, mức độ tập thể hóa TLSX. Nghị quyết ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (Khóa VII ngày 10 tháng 6 năm 1993) chủ trư._.ơng : "Tiếp tục đổi mới HTX theo hướng phát huy tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng lâu dài của kinh tế hộ xã viên, đồng thời làm tốt quy hoạch hướng dẫn sản xuất phát triển kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mà từng hộ xã viên không làm được hoặc làm không có hiệu quả, cùng với chính quyền địa phương chăm lo sự nghiệp phúc lợi xã hội. Thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi".
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, các HTX nông nghiệp đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản để phát huy vai trò tự chủ của hộ xã viên. Đến nay ruộng đất và hều hết các TLSX cơ bản đã khác và đã có chủ cụ thể hóa về ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản, HTX chỉ giữ lại những cơ sở vật chất kỹ thuật có liên quan trực tiếp đến đời sống chung của xã viên và cũng giao khoán cho các hộ nhóm lao động hoặc người lao động quản lý sử dụng như các công trình thủy lơi, đường điện trạm biến thế, các cơ sở dịch vụ máy móc lớn… phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; phần lớn các tài sản còn lại đã hóa giá bán cho hộ xã viên hoặc hóa giá và chuyển sang UBND xã quản lý để phục vụ chung cho của xã ví dụ: Qua điều tra 360 HTX ở tỉnh Hải Hưng, giá trị bình quân mỗi hợp tác xã là 411.276.000 đồng, Hợp tác xã giữ lại chỉ chiếm 21,2%; chuyển nhượng cho hộ cá nhân 39,9%; chuyển giao sang UBND xã 40,9%.
Hiện nay các HTX đã và đang tiếp tục giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ xã viên HTX rút dần sự can thiệp trực tiếp vào quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho hộ xã viên. Hộ xã viên tự quyết định việc sản xuất kinh doanh của hộ xã viên, tự do mua vật tư, thuê dịch vụ, bán sản phẩm. HTX và hộ xã viên quan hệ bình đẳng thông qua hợp đồng kinh tế, việc thu quỹ cho hợp tác xã về cơ bản đã được xóa bỏ. Chính quyền không giao chỉ tiêu pháp lệnh cho kế hoạch sử dụng của hợp tác xã, bỏ việc giao nghĩa vụ bán nông sản đối với xã viên giảm bớt những công việc HTX phải làm thay cho chính quyền và những khoản đóng góp khác.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, HTX chuyển sang kinh doanh dịch vụ cho hộ xã viên và hướng dẫn sản xuất cho kinh tế hộ cá nhân phát triển, phải cạnh tranh trong cơ chế thị trường nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng hoá, nhiều HTX không có khả năng trụ vững đã phải giải thể. Từ năm 1988 đến năm 1994 đã có 2.958 HTX tự giải thể chiếm 17,4% tổng số HTX v có 33.804 tập đoàn sản xuất như tỉnh An Giang, Minh Hải, Cần Thơ, Trà Vinh, Cao Bằng. Một số khá đông HTX tồn tại chỉ là hình thức chiếm 43,3% những HTX này đang là lực cản nặng nề đối với kinh tế hộ xã viên. Việc chuyển những HTX loại này sang hình thức hợp tác khác còn đang lúng túng và không ít những HTX chỉ hoạt động được vài khâu, vài việc nhưng mức độ và kết quả thấp. Một số ít HTX đổi mới đã có kết quả. Theo báo cáo của các tỉnh đến cuối năm 1994 số lượng HTX đã đổi mới có kết quả là 2.560 HTX chiếm 16,3% tổng số nhưng trên thực tế tỷ lệ này chỉ vào khoảng 10% và đang có xu hướng giảm. Các HTX đổi mới có kết quả đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ, giúp cho kinh tế hộ xã viên phát triển; tổ chức thêm ngành nghề mới hoặc khôi phục ngành nghề truyền thống để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho xã viên; hướng dẫn xã viên tiếp cận thị trường chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới cho các hộ chăm lo xây dựng cơ sở hạ tầng, phát huy việc làm tình nghĩa thực hiện một số phục lợi xã viên; có quy chế quản lý thích hợp như khoán vốn cho chủ nhiệm HTX, tổ chức dịch vụ.
ở nhiều nơi HTX nông nghiệp cũ giải thể hoặc tuy còn nhưng vai trò bị lu mờ, các hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ đã xuất hiện nhu cầu HTX mới nên nhiều nơi nông dân đã tự nguyện lập ra các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng như:
Các tổ dẫn nước xuất hiện nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ trên cùng một cánh đồng rủ nhau bỏ công sức làm chung một đường dẫn nước.
Các tổ liên gia giúp nhau vay vốn ngân hàng
Các hội nghề nghiệp làm vườn, nuôi tôm, nuôi hươu… giúp nhau tiếp cận với khoa học, công nghệ mới, kinh nghiệm làm ăn giao dịch tiêu thụ sản phẩm …
Các hình thức góp vốn góp sức xây dựng cơ sở hạ tầng như đường điện, kênh dẫn nước, giao thông…
Những tổ hợp tác mới có khi chỉ hình thành trong một thời gian nhất định nhưng xu hướng đang hình thành đơn vị kinh doanh có đủ tư cách pháp nhân hoạt động thực sự theo cơ chế HTX. Hiện nay nhìn chung các tổ hợp tác kiểu mới có quy mô nhỏ trên dưới 10 hộ tổ chức gọn nhẹ, nội dung hoạt động còn đơn giản nhưng thiết thực, phân chia lợi ích công bằng, cùng có lợi nên được nông dân đồng tình hưởng ứng; Nhiều tổ hợp tác kiểu mới xuất hiện ngay trong HTX kiểu cũ. Ngoài sự xuất hiện những HTX kiểu mới đã một số HTX trên cơ sở hợp nhất một số tập đoàn sản xuất nông nghiệp một cách tự nguyện thành lập HTX để tập trung vốn, tổ chức hoạt động dịch vụ cho xã viên tốt hơn.
3.2. Những vấn đề đặt ra khi đổi mới HTX hiện nay.
Nền kinh tế nước ta xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ lạc hầu, sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần tham gia theo cơ chế thị trường, phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác trong đó có HTX. Đây cũng là thời gian chuẩn bị cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước, thì hàng loạt các vấn đề mới lại nảy sinh yêu cầu cần phải giải quyết. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn vẫn là một trong xí nghiệp chiến lược phát triển kinh tế xã hội chủ yếu của nước ta cho nên việc giải quyết những mẫu thuận để cho kinh tế hộ và kinh tế HTX phát triển dựa trên kinh tế hộ tự chủ làm cho hai nhân tố này trở thành những nhân tố cộng sinh. Do vậy trong tình trạng hiện nay, việc tạo điều kiện thuận lợi để cho kinh tế hợp tác ra đời và phát triển mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng là việc tháo gỡ những mâu thuẫn vướng mắc và những yêu cầu đặt ra mà mức chủ yếu là :
Cần lựa chọn các hình thức hợp tác thích hợp. Mọi hình thức hợp tác kiểu mới phải xuất phát từ lợi ích kinh tế của người nông dân, người lao động. Lợi ích kinh tế là mục tiêu đồng thời là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của chế độ hợp tác. Bất kỳ hình thức kinh tế hợp tác nào, ngành nào lựa chọn nếu không tôn trọng lợi ích của người nông dân thì người nông dân cũng sẽ từ chối hoặc thờ ơ vì quyền lợi kinh tế đóng vai trò quyết định "Cần phải nêu cao tính hơn hẳn của HTX bằng những kết quả thiết thực là làm cho thu nhập của xã viên được tăng thêm, làm cho xã viên sau khi vào HTX thu hoạch nhiều hơn hẳn kho còn ở ngoài. Như thế xã viên sẽ phấn khởi gắn bó chặt chẽ với HTX của mình".
Biểu 1: So sánh đặc trưng giữa mô hình HTX nông nghiệp kiểu cũ và mô hình HTX kiểu mới
STT
Tiêu thức
HTX NN kiểu cũ
HTX kiểu mới
1
Cơ sở ra đời
Theo chủ trương của cấp trên
Từ nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ
2
Mức độ tự nguyễn
Thấp
Cao
Hình thức tổ chức
Lớn, đơn giản, gần với địa giới hành chính thôn xã một người chỉ tham gia một HTX
Nhỏ, đa dạng, không lệ thuộc vào ranh giới hành chính một người có thể tham gia vào người HTX với các ngành khác nhau
4
Chủ thể tham gia
Người lao động xã viên
Hộ, cổ đông
5
Cơ sở kinh tế tham gia
Ruộng đất và tư liệu sản xuất chủ yếu được tập thể hóa
Chủ yếu là sở hữu riêng sử dụng chung
6
Tính chất vốn tài sản
Ruộng đất và tư liệu sản xuất chủ yếu được tập thể hóa
Chủ yếu là đóng góp cổ phần
7
Nội dung kinh doanh
Chủ yếu là sản xuất thuần nông, tự cấp
Chủ yếu làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho kinh tế hộ
8
Cơ chế quản lý
Chủ yếu là hiện vật bao cấp
Kinh doanh theo cơ chế thị trường
9
Tính chất hoạt động
Để phát triển kinh tế tập thể của chính bản thân mỗi HTX và thay thế căn bản hoạt động kinh tế mỗi hộ
Vì yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi hộ có thành viên đã góp cổ phần góp sức để thành lập HTX nên nó vì kinh tế hộ chứ không phải thay thế kinh tế hộ
10
phân phối
Đề ra theo lao động nhưng còn mang nặng tính bình quân
Theo lao động vốn cổ phần và mức độ sử dụng
11
Mục đích thành lập
Đưa nông dân vào làm ăn tập thể và phát triển kinh tế tập thể
Không coi lợi nhuận là mục tiêu tối cao mà vì sự phát triển và hiệu quả của kinh tế hộ.
Biểu 2: So sánh đặc trưng giữa mô hình hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
STT
Tiêu thức
Tổ hợp tác
HTX nông nghiệp kiểu mới
1
Bản chất kinh tế và nguyên tắc tổ chức hoạt động
Căn bản giống HTX
Theo luật HTX quy định
2
Quy mô
Nhỏ
Tối thiểu có 7 xã viên
3
Tính chất pháp lý
Không có tư cách pháp nhân thực hiện theo luật dân sự
Có tư cách pháp nhân thực hiện theo luật HTX hiện hành.
4
Mức độ định
Mang tính chất tạm thời
ổn định lâu dài
5
Tài sản
Không có tài sản độc lập
Có tài sản độc lập tự chịu trách nhiệm về các hoạt động bằng tài sản của HTX
6
Tổ chức
Chưa có bộ máy tổ chức chặt ché
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý chặt chẽ
7
Cơ sở hoạt động
Hợp đồng giữa các tổ viên
Theo luật và điều lệ của HTX
8
Hướng phát triển
HTX
Tổ chức kinh tế. Từ với quy mô ngày càng lớn (liên hiệp liên minh với các HTX NN)
Trong mấy năm gần đây hàng vạn tổ chức hợp tác với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tổ nhóm hợp tác từng vụ, từng việc và HTX từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất. HTX kinh doanh tổng hợp đã được các hộ nông dân xây dựng ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó phần lớn các tổ chức hợp tác đơn giản. Những dạng hợp tác đó mang mở ra triển vọng trên con đường phát triển ở nông thôn. Chúng ta không phủ nhận việc chuyển đổi HTX kiểu cũ sang kiểu mới, nhưng việc mở rộng xu hướng đó một cách ồ ạt theo phong trào sẽ không đem lại kết quả thiết thực.
ở những vùng nông nghiệp có trình độ sản xuất hàng hoá cao, để gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, để bảo vệ lợi ích của mình trong nền kinh tế thị trường nông dân dễ nhận thấy động cơ lợi ích và tham gia một cách tự nguyện tổ chức HTX tại những vùng nông nghiệp hàng hoá có môi trường thuận lợi và có nội dung để hoạt động. Có thể hình thành những HTX đa ngành (kinh doanh tổng hợp), HTX chuyên ngành hoặc các HTX thực hiện một vài công đoạn của sản phẩm trong quá trình sản xuất hoặc dịch vụ. Cần khuyến khích hình thành và phát triển các dạng HTX đơn giản như tổ, nhóm hợp tác từng khâu, từng việc của quá trình sản xuất hoặc dịch vụ để tiến tới hình thành và phát triển của các hợp tác xã chuyên ngành hoặc HTX đa ngành.
Đối với những vùng sản xuất hàng hoá chưa phát triển, chủ yếu là sản xuất tự cấp tự túc thì nên lựa chọn các hình thức hợp tác thấp để giải quyết một số khó khăn của hộ nông dân trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm và đời sống. Hình thức hợp tác có thể là tổ, nhóm hợp tác với quy mô nhỏ, hoạt động trong một số khâu làm đất, cung cấp giống… Cùng với sự phát triển sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất hàng hoá, những hình thức đơn giản trên sẽ phát triển, từ đó hình thành các HTX. Trước mắt ở những vùng này không nên đưa nông dân vào các hình thức hợp tác bậc cao hoặc chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới một cách nhanh chóng khi trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém. Bước đi trên đây là hợp quy luật, sẽ đưa phong trào HTX ở nước ta đi từng bước vững chắc để tiếp tục đổi mới và phát triển
Phần III
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Vụ Bản là 1 trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Nam Định. Một tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Vụ Bản nằm ở phía tây bắc của tỉnh Nam Định, có trung tâm huyện lỵ (thị trấn Gôi) cách thành phố Nam Định (Trung tâm tỉnh Ninh Bình) là 13 km, có đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 10A chạy qua với 13 km, có 2 tỉnh lộ và tỉnh lộ 12 và 56 cắt vuông góc chạy qua huyện.
- Phía Đông giáp thành phố Nam Định.
- Phía Nam giáp sông Đào.
- Phía Tây và Tây nam giáp huyện ý Yên.
- Phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Bình Lục (Hà Nam) và 1 phân của huyện ý Yên.
Với vị trí địa lý như trên Vụ Bản rất thuận lợi để giao lưu kinh tế - văn hóa, tập trung các nguồn lực cho phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng
2. Địa hình.
Nhìn chung Vụ Bản có địa hình tương đối bằng phẳng, phía Bắc vùng thượng huyện đất hơi thấp và được cao dần lên ở phía Nam (Phần giáp quốc lộ 10).
Từ đất đai, địa hình và các tiêu chí khác, người ta chia Vụ Bản thành hai tiểu vùng sinh thái kinh tế khác nhau:
- Vùng thượng huyện có 8 xã: Minh Thuận, Tân Khánh, Hiền Khánh, Hợp Hưng, Minh Tân, Cộng Hoà, Trung Thành, Đại An.
- Vùng miền hạ huyện có 9 xã và 1 thị trấn: Gôi, Tam Thanh, Liên Minh, Liên Bảo, Kim Thái, Quang Trung, Vĩnh Hào, Đại Thắng, Thành Lợi và Tân Thành.
3. Khí hậu thời tiết, thủy văn
Vụ Bản mang đặc trưng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Đông lạnh, mùa Hè nóng, ẩm, mưa nhiều của vùng đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,70C từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ không khí trung bình < 210C tháng giêng là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,70C với nhiệt độ trên Vụ Bản có thể trồng 3 vụ /1 năm với 2 cây trồng nhiệt đới và 1 cây trồng ôn đới trong vụ đông.
* Độ ẩm: ẩm độ không khí trung bình năm khá cao (trê 80%) sự chênh lệch giữa các tháng không lớn (3- 8%), ẩm độ tương đối có cực đại vào tháng 3, 4 và cực tiểu vào tháng 11 , 12.
* Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình của năm là 1757 mm, mặc dù có lượng mưa khá cao nhưng lại phân bố không đều, cường độ mưa dao động lớn. Mùa mưa, lượng mưa tới 1465 mm (chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm). Tháng 9 là tháng có mưa lớn nhất (397 mm), trong khi đó tháng 1 lại thường có mưa ít nhất là 27,7 mm).
* Lượng bốc hơi có cực đại là vào tháng 7 với 104,7 mm và cực tiểu là tháng 3 có 39,4 mm. Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 835,89 mm ằ 1/2 lượng mưa cả năm.
* Nắng: Tổng số giờ trung bình trong năm là 1670,3 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là các tháng 2, 3 tháng có giờ cao nhất là tháng 7.
* Gió: Mùa Đông có gió thịnh hành Đông Bắc, mùa Hè có hướng gió thịnh hành là Đông Nam.
Từ đặc điểm khí hậu trên cho thấy Vụ Bản nằm trong vùng khí hậu có thể cho phép đa dạng hóa cây trồng.
4. Đặc điểm thuỷ văn.
- Vụ Bản có sông Đào là nhánh của sông Hồng chảy qu (Ranh giới giữa Vụ Bản và Nam Trực) với chiều dài của sông là 15 km. Ngoài ra còn có sông Sắt (Nằm trong hệ tiêu của vùng 6 trạm bơm lớn của Nam Hà trước đây) là sông nhỏ hơn với chiều dài chạy dọc biên giới Vụ Bản, ý Yên, Bình Lục (Hà Nam) là 20 km ngoài 2 sông chính trên, trực tiêu Tiên Hương, Hùng Vương là 1 số sông tiêu nhỏ khác nằm trong huyện cũng liên quan tác động đến đặc điểm thủy văn của Vụ Bản.
5. Đặc điểm về đất đai.
Đất đai với tư cách vừa là đối tượng của sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt, nhưng vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng.
Biểu 3: Kết quả sử dụng đất đai của huyện Vụ Bản
qua 3 năm 1999 - 2001
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
14766,23
100
14766,23
100
14766,23
100
I. Đất nông nghiệp
10562,15
71,55
1058,92
71,51
10524,23
71,28
1. Đất canh tác
9724,27
92,07
9721,88
92,07
9689,1
92,07
Đất 1 vụ
1029,27
10, 59
1027,38
10,57
1015,63
10,48
Đất 2 vụ
7248,65
74,54
7251,33
74,59
7237,7
74, 7
Đất 3 vụ
426,25
4,38
425,81
4,38
421,96
4,35
Đất chuyên mạ
903,18
9,29
902,85
9,29
901,89
9,31
Đất chuyên mầu
101,46
1,04
99,32
1,02
96,86
1,0
Đất chuyên rau
15,19
0,16
15,19
0,15
15,06
0,16
2. Đất trồng cây lâu năm
12,57
0,12
12,54
0,12
11,92
0,11
3. Đất mặt nước
527,36
4,99
526,82
4,99
527,03
5,1
4. Đất vườn tạp
297,95
2,82
297,68
2,82
296,67
2,82
II. Đất lâm nghiệp
12,0
0,08
12,0
0,08
12,0
0,08
III. Đất chuyên dùng
2332,11
15,79
2333,0
15,8
2352
15,93
IV. Đất ở
707,71
4,79
710,34
4,81
729,74
4,94
V. Đất chưa sử dụng
1152,23
7,81
1151,97
7,8
1146,99
7,77
(Nguồn: Phòng thống kế huyện Vụ Bản)
Qua bảng 1 cho thấy tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.766,23 ha, thì diện tích đất nông nghiệp là 10.588,92 ha, chiếm 71,51% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đến năm 2001 thì diện tích đất nông nghiệp là : 10.524,72 ha, chiếm71,82%.
Trong đất nông nghiệp thì đất canh tác trồng cây hàng năm chiếm diện tích chủ yếu, tiếp đến là diện tích đất mặt nước, đất vườn tạp và cuối cùng ít nhất là diện tích trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp ổn định qua các năm với diện tích là 12 ha, chiếm 0,08 %, cây lâm nghiệp được trồng chủ yếu trên diện tích các đồi núi như Núi Gôi, Núi Ngăm, Núi Tiên Hương để bảo vệ đất, chống xói mòn, tạo cảnh quan và môi trường, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Diện tích đất chuyên dùng và đất ở (thổ cư) lại tăng qua các năm, nhằm giải quyết các vấn đề xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ cho sản xuất, đời sống của nhân dân trong huyện. Năm 1999, diện tích đất ở chiếm 707,71 ha = 4,79% và đất chuyên dùng là 2332,1 ha = 15,79%. Đến năm 2001 diện tích đất ở là 710,34 ha, chiếm 4,81 % và đất chuyên dùng là 2333 ha, chiếm 15,8%.
Diện tích đất chưa sử dụng giảm qua các năm, năm 1999 có 1152,23 ha, chiếm 7,81 % đến năm 2001 có 1146,99 ha, chiếm 7,77%, nguyên nhân giảm là đưa vào canh tác sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại: Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Vụ Bản cho thấy Vụ Bản có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là sản xuất ngành trồng trọt.
II. Điều kiện kinh tế xã hội
1. Tình hình biến động dân số và lao động xã hội
Tình hình biến động dân số và lao động xã hội của Vụ Bản qua 3 năm (1999 - 2000) được biểu hiện qua bảng số 4:
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của huyện Vụ Bản qua 3 năm (1999 - 2001)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số người
Cơ cấu (%)
Số người
Cơ cấu (%)
Số người
Cơ cấu (%)
1. Tổng số nhân khẩu
người
128.579
100
129.947
100
131.391
100
- Nam
-
60.589
47,12
61.386
47m24
62.112
47,28
- Nữ
-
68.008
52,88
68.561
52,76
69.269
52,72
2. Tổng số hộ
hộ
32.026
100
32.064
100
32.288
100
- Hộ nông nghiệp
hộ
30.452
95,09
30.476
95,05
30.500
94,46
3. Tổng số lao động
LĐ
58.702
100
59.327
100
59.530
100
a. Chia theo ngành nghề
- LĐ nông nghiệp
LĐ
51.092
87,09
51.454
86,73
51.391
86,33
- LĐ phi nông nghiệp
LĐ
7.610
12,96
7.873
13,27
8.139
13,67
b. Chia theo độ tuổi
- Trong tuổi LĐ
người
51.417
87,59
51.965
87,59
52.230
87,74
- Ngoài tuổi LĐ
người
7.285
12,41
7.362
12,41
7.300
12,26
4. Một số chỉ tiêu khác
- Bình quân khẩu/ hộ
người
4,015
4,053
4,07
- Bình quân LĐNN/hộ
-
1,595
1,60
1,59
- BQ đất canh tác/hộ
m2
3.040
3030
3.000
- BQ đất canh tác/LĐ
m2
1.660
1640
1.628
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Vụ Bản)
Qua bảng 2 cho thấy dân số Vụ Bản tăng lên mỗi năm. Năm 1999 nhân khẩu toàn huyện là 128.597 người, đến năm 2000 có 129,947 người, đến năm 2001 thì tổng nhân khẩu toàn huyện là 131,391 người.
Tổng số hộ trong huyện cũng tăng lên qua các năm, một phần do dân số tăng song chủ yếu là tăng do tách hộ. Năm 1999 có 32.026 hộ, đến năm 2001 đã có 32.288 hộ.
Tổng số lao động của Vụ Bản cũng tăng lên qua các năm, năm 1999 tổng số lao động có 58,702, trong đó có 51.092 lao động trong sản xuất nông nghiệp, chiếm 87,04%, đến năm 2001 có tổng số lao động là 59,530 người, trong đó lao động sản xuất nông nghiệp là 51,391, chiếm 86,33%. Như vậy lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm. Lý do là chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp.
Điều đáng lưu ý ở đây là bình quân đất canh tác trên hộ và trên lao động là có giảm nhưng vẫn khá cao. Năm 1999 mỗi hộ có 3040 m2 đất canh tác đến năm 2001 có 3000 m2, giảm 40 m2 / hộ. Đất canh tác / lao động năm 1999 có 1660 m2, đến năm 2001 có 1628 m2 giảm 32 m2/ lao động. Tuy nhiên trong sản xuất lao động lại mang tính thời vụ cao, thời gian tập trung cho sản xuất nông nghiệp ở 2 vụ chính chiếm khoảng trên 4 tháng. Nếu không phát trển sản xuất vụ Đông và mở mang dịch vụ trong nông thôn, thì lao động nhàn rỗi vẫn lớn. Mặt khác nếu sản xuất nông nghiệp không đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao chắc chắn sẽ không tăng thu nhập cho nông dân. Đời sống nhân dân sẽ kém được cải thiện.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước. Đặc biệt với chủ trưởng phải đẩy nhanh tiến độ của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong nông nghiệp và nông thôn. Huyện Vụ Bản đã tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, bộ mặt nông thôn của Vụ Bản ngày càng được đổi mới. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ngày càng được tăng cường. Kết quả trên được biểu hiện qua bảng số 5:
Bảng 5: Cơ sở vật chất kỹ thuạt của huyện năm 2001
(Tính đến thời điểm 31/12/2001)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
số lượng
1. Giao thông
Đường quốc lộ
km
13
Đường tỉnh lộ
km
26
Đường liên xã, liên thôn
km
44
Xã có đường ôtô đến trung tâm xã
%
100
2. Thủy lợi
- Trạm bơm tưới tiêu
cái
4
- Trạm bơm tiêu
cái
1
- Trạm bơm di động
cái
42
- Trạm bơm cố định HTX
cái
116
- Diện tích được tưới tiêu do HT thủy lợi
ha
8038,68
- Số km kênh được kiên cố
km
55,00
3. Hệ thống điện
- Số trạm biến áp
trạm
54
- Xã có điện
xã
18
- Số hộ dùng điện
%
100
4. Công trình phúc lợi
- Xã có bưu điện văn hóa xã
xã
11
- Xã có chợ nông thôn
xã
15
* Trường học
- Cấp I
trường
26
- Cấp II
trường
19
- Cấp III
trường
2
- Mẫu giáo, mầm non
trường
19
- Bệnh viện
cái
1
- Phòng khám khu vực
cái
2
- Trạm xá
cái
18
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Vụ Bản)
- Về giao thông: Là huyện cửa ngõ phía Tây của thành phố Nam Định, lại là trung điểm của hai trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bìn. Có tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 10A chạy dọc theo hướng đông tây xuyên qua trung tâm huyện. Đường tỉnh lộ, đường huyện và đường liên thôn, liên xã đã cơ bản được rải nhựa, đổ bê tông, gạch, đá dăm nước, do vậy chất lượng và năng lực phục vụ cho phát triển kinh tế cũng như phục vụ đời sống dân sinh cho Vụ Bản là khá tốt, hầu hết các thôn xóm có đường ôtô đến tận nơi.
- Về hệ thống điện: Mạng lưới hệ thống điện gồm các trạm biến áp và đường dây điện (Cao thế - Trung thế và Hạ thế) đã được hoàn thiện từ lâu và ngày càng được nâng cấp, làm mới để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Tất cả các hộ đều dùng điện sinh hoạt, tỷ lệ hộ dùng điện cho sản xuất kinh doanh các ngành, nghề TTCN, dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm.
- Hệ thống thủy lợi, thủy nông:
Do đặc điểm là một huyền vùng trũng, cốt đất thấp, là huyện nằm trong vùng 6 trạm bơm lớn của tỉnh Nam Hà trước đây. Do vậy hệ thống thuỷ nông của huyện đã được quy hoạch và xây dựng đã lâu để đáp ứng cho yêu cầu sản xuất.
+ Hệ thống tiêu: Tiêu qua trạm bơm Cốc Thành và trạm bơm sông Chanh là chủ yếu, kết hợp từng thời điểm điều tiết qua cống Cánh Gà tiêu qua hệ thống tiêu Vĩnh Trụ (ý Yên), sông tiêu chính là sông Tiên Hương, sông Sắt, sông Hùng Vương và các sông tiêu như T3, T4, T5, T6, T8, T10….
Hệ số tiêu của trạm bơm Cốc Thành là 4,1/s.ha, tuy nhiên do lâu ngày không được nạo vét, do vậy dòng tiêu bị ùn tắc do bùn bồi lắng.
+ Hệ thống tưới: Kênh tưới cấp I (3 kênh) có chiều dài 29,285 km hiện tại đã được kiên cố hóa 13 km(kênh Nam hệ Cốc Thành).
Kênh tưới cấp II (25 kênh) có chiều dài là 70,503 km - hiện tại đã được kiên cố hóa 11 km.
Kênh tưới cấp III (560 kênh) có chiều dài là 470,260 km, đã kiên cố được 31 km.
Hệ số tưới theo năng lực thiết kế của công trình là 0,82 l/s/ha.
+ Hệ thống các trạm bơm:
Có 1 trạm bơm lớn và trạm bơm Cốc Thành 7 máy x 32.000 m3/hoặc phục vụ tiêu cho Vụ Bản và 1 phần thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc.
Có 1 trạm bơm vừa với 34 máy x 4.000 m3/h
Có 1 trạm bơm trung bình có 7 máy x 2.500 m3/h
Có 1 trạm bơm nhỏ với 21 máy x 10003/h
Ngoài ra còn có 116 trạm bơm điện của các HTX với công suất là từ 540 m3/hoặc đến 2.500 m3/h. Tổng công suất của các trạm bơm trong địa bàn huyện vào khỏng 406.100 m3/h.
Do có sự quan tâm đầu tư rất lớn của Nhà nước các cấp, đặc biệtlà sự đóng góp của nhân dân trong những năm gần đây, hệ thống thủy lợi, thủy nông của Vụ Bản đã và đang tiếp tục được cải tạo, nâng cấp. Diện tích được phục vụ nước tưới, tiêu được nâng lên từ 7651 ha năm 1999 đến năm 2001 đã lên tới ằ 8.000 ha.
Trong đó: Diện tích chủ động là 3.900 ha
Diện tích chủ động 1 phần là 1.500 ha
Diện tích tạo nguồn là 2.600 ha
Nét nổi bật nhất là sự huy động đóng góp của nhân dân để làm kiên cố hóa kênh mương, bước đầu đã đem lại kết quả đáng phấn khởi.
III. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện trong 3 năm qua (1999 - 2001)
Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (1999 - 2001)
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số lượng (triệu đ)
Cơ cấu (%)
Số lượng (triệu đ)
Cơ cấu (%)
Số lượng (triệu đ)
Cơ cấu (%)
I. Tổng giá trị sản xuất
443.436
100,00
427.739
100,00
478.664
100,00
1. Ngành N.L. Thủy sản
276.156
62,28
314.969
66,63
318.988
66,64
a. Nông nghiệp
270.709
98,03
309.471
98,25
313.462
98,27
b. Lâm nghiệp
570
0,21
627
0,20
652
0,20
c. Thủy sản
4.877
1,76
4.871
1,55
4.874
1,53
2. Ngành CN - TTCn
96.939
14,42
48.149
10,18
49.330
10,31
3. Ngành T. nghiệp - dịch vụ
103.314
23,3
109.621
23,19
110.346
23,05
II. Các chỉ tiêu bình quân
1. Lương thực BQ/năm (kg)
618
730
735
2. BQ thu nhập người/năm (tr.đ)
1,93
2,14
2,31
(Nguồn: Phòng thống kế huyện Vụ Bản)
Qua bảng 6 cho thấy giá trị sản xuất năm 1999 đạt 443.436 triệu đồng, đến năm 2001 đạt 472.664 triệu đồng (tăng 6,61%). Bình quân trong 3 năm tăng 3,9%/năm. Trong tổng giá trị sản xuất thì giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản hiện chiếm tỷ trọng cao. Năm 1999 chiếm 62,28%, năm 2001 chiếm 66,64%. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN chiếm tỷ lệ thấp (Namư 1999 chiếm 04,4242%, năm 2001 chiếm 10,31%). Giá trị sản xuất ngành Thương nghiệp - Dịch vụ năm 1999 chiếm 23,19%, năm 2001 chiếm 23,05%. Nhìn chung qua 3 năm giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản có tốc độ tăng đáng kể (7,48%). Trong khi ngành Thương nghiệp -Dịch vụ chỉ tăng 3,33%, riêng ngành TTCN - CN lại giảm (21,17%). Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Trong Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản thì giá trị ngành Nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 1999 nông nghiệp có giá trị sản xuất chiếm 98,03%, năm 2000 có giá trị sản xuất chiếm 98,27%.
Như vậy xét trên góc độ tổng thể các điều kiện tự nhiên (Đất - Nước - Khí hậu - Thủy văn) là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội nói chung cho thấy Vụ Bản là một huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế nói chung - đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất ngành trồng trọt nhưng vẫn chưa được quản lý, khai thác - sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó các hạn chế, khó khăn cũng không ít trở ngại. Vấn đề cốt lõi hiện nay là Vụ Bản phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực đó.
iv.Phương pháp nghiên cứu.
1. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu.
Mỗi môn khoa học đều nghiên cứu phạm vi điều kiện nhất định xảy ra trong tự nhiên và trong xã hội. Trong quá trình nghiên cứu người ta phải sử dụng các phương pháp khác nhau, đặc đỉem của phương pháp bắt nguồn từ tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Tổng thể các phương pháp nhằm nhận thức hiện tượng nghiên cứu. Như vậy, phương pháp bắt nguồn từ thực tiễn khách quan, phản ánh các quy luật của khác quan của đối tượng mình nghiên cứu. Tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu là phản ánh và thực tiễn một công cụ có hiệu quả để nghiên cứu cải tạo thế giới quan. Chính vì thế chúng tôi đã chọn phương pháp sau để nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình HTX kiểu mới ở huyện Vụ Bản - Nam Định".
- Phương pháp thống kế kinh tế : là phương pháp nghiên cứu mặt lượng (của các hiện tượng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và sản xuất) trong mối liên hệ với mặt chất của số lớn các hiện tượng kinh tế xã hội xảy ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu điển hình.
- Phương pháp điều tra và đánh giá phát triển nông thôn và một số phương pháp khác.
2. áp dụng các phương pháp nghiên cứu.
áp dụng phương pháp trên vào nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành giải quyết các vấn đề sau:
a. Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu của phòng kế hoạch, thống kê kinh tế của UBND huyện Vụ Bản như tình hình cơ bản, báo cáo tổng kết của các HTX, tài liệu nói về kinh tế hợp tác và HTX qua sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.
- Thu thập tài liệu sơ cấp: các báo cáo tổng kết của các HTX được nghiên cứu cụ thể, các thông tin về HTX từ ban quản lý xã viên của HTX và các hộ nông dân trước, trong và sau khi chuyển đổi HTX theo luật
Thu thập các quan điểm và ý kiên đánh giá của các chuyên gia và cán bộ trực tiếp chỉ đạo côg tác này.
b. Tổng hợp tài liệu và phân tích tài liệu
- Dùng phương pháp thống kê kinh tế để phân tích tài liệu tổng hợp và phân loại các loại chỉ tiêu so sánh như tốc độ tăng trưởng và so sánh các ngành giữa các mô hình…
- Dùng phương pháp duy vật biện chức và duy vật lịch sử để xem xét các hiện tượng, phân tích và đánh giá sự phù hợp của việc đổi mới sang mô hình HTX kiểu mới với quy luật phát triển cũng như chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Dùng phương pháp điều tra đánh giá phát triển nông thôn nhằm vào các mục tiêu sau:
+ Đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp - nông thôn và phát triển chung của cộng đồng. Từ đó xem xét tính phù hợp và những thành tích đạt được của mô hình HTX kiểu mới bên cạnh đó tìm ra những tồn tại và vấn đề mới nảy sinh để tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.
+ Xác định các vấn đề cần ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu nhu cầu phát triển của nó.
+ Đánh giá khả năng thực hiện (theo tiêu chuẩn kinh tế, xã hội và kỹ thuật) của sự can thiệp đổi mới có kế hoạch.
+ Xác định các điểm cần ưu tiên trong quá trình hoạt động của các mo hình HTX kiểu mới.
+ Tiến hành các hoạt động chính thức cũng như phụ trợ để các mô hình HTX kiểm mới phát triển tốt hơn.
+ Có kế hoạch giám sát các hoạt động phát triển ở những mô hình HTX kiểu mới để kịp._.mới đạt kết quả nhất thiết phải phân loại HTX để có những biện pháp cụ thể cho từng loại. Dựa theo khả năng đảm nhận và sự phát huy tác dụng của HTX đối với hộ nông dân qua các khâu dịch vụ đồng thời xem xét đến tính độc lập tương đối tổ chức HTX với sự điều hành quản lý của chính quyền địa phương tạm thời phân loại HTX nông nghiệp làm 3 loại (Biểu 16)
Biểu 16: Kết quả phân loại HTX nông nghiệp ở huyện
Diễn giải
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Tổng số HTX
32
100,0
32
100,0
32
100,0
Số HTX yếu
6
23,5
5
20,6
4
17,6
Số HTX trung bình
12
35,3
12
35,3
10
29,5
Số HTX khá
14
41,2
15
41,4
18
52,9
Theo biểu 16 ta thấy trong tổng số 32 HTX nông nghiệp trong huyện đã và đang chuyển đổi theo cơ chế mới, theo đánh giá của phòng nông nghiệp huyện năm 2001 số HTX yếu là 4 HTX, số HTX trung bình là 10 HTX và HTX khá là 18 HTX so với năm 1999 và năm 2000 thì số HTX yếu đã giamr đi cụ thể là: Năm 1999 số HTX là 6, năm 2000 là 5 HTX giảm 12,5% so với năm 1999 và năm 2001 giảm 14,3% so với năm 2000. Năm 1999 - 2000 số HTX trung bình không thay đổi là 12 HTX, năm 2001 giảm 16,7% so với năm 1999 và năm 2000. Năm 1999 số HTX khá là 14 HTX, năm 2000 là 15 HTX tăng 7,2% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 20% so với năm 2000. Như vậy qua đây ta thấy đa số những HTX khá là những đơn vị có bộ máy ổn định, hoạt động độc lập với chính quyền, đảm bảo được hầu hết các khâu dịch vụ phục vụ hộ nông dân. Ngoài ra HTX còn biết sử dụng vốn quỹ của mình vào kinh doanh dịch vụ.Những HTX trung bình là những HTX hầu hết cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn thấp hoạt động kinh doanh dịch vụ chỉ đảm nhận được 1 đến 2 khâu, vốn quỹ hạn chế, vai trò của HTX với kinh tế hộ còn yếu. Những HTX yếu hầu như chỉ hoạt động trên danh nghĩa tài sản, vốn quỹ không còn, bộ máy quản lý mất hiệu lực hoàn toàn.
Về kết quả hoạt động dịch vụ của các HTX trong huyện: Mặc dù các HTX mới được chuyển đổi sang mô hình mới với những điều kiện thực tế còn gặp nhiều khó khăn song nhìn chung nội dung hoạt động của các HTX đã tập trung vào những khâu công việc đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân do vậy các HTX đã tổ chức tốt các khâu dịch vụ cho người nông dân trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt.
Trong quá trình hoạt động các HTX đã bám sát phương án sản xuất kinh doanh được đại hội xã viên thông qua, do vậy các HTX đã tổ chức tốt các khâu dịch vụ phục vụ hộ nông dân.Từng bước khẳng định vai trò vị trí của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội điều này được chiứng minh qua biểu 17: theo số liệu phòng nông nghiệp huyện cho thấy trong tổng số 32 HTX có 31 HTX làm dịch vụ bảo vệ thực vật và dịch vụ điện chiếm 97%, 18 HTX làm dịch vụ cung ứng giống chiếm 54,4% và 32 HTX làm dịch vụ thủy lợi đạt 100% còn lại là chiếm dưới 50% như dịch vụ vật tư, dịch vụ làm đất và dịchvụ thú y. Đa số các HTX mới làm dịch vụ nhưng chất lượng dịch vụ đã được nâng lên qua các năm, mức độ đáp ứng yêu cầu cho hộ nông dân ở một số dịch vụ khá cao đặc biệt là dịch vụ điện, dịch vụ thủy lợi là 468,6 triệu đồng, dịch vụ BVTV là 124,8 triệu đồng và dịch vụ điện là 819,2 triệu đồng.
Qua đây ta thấy rõ đây là một sự chuyển biến tích cực của các HTX trong huyện nhất là từ khi huyện mới được thành lập cho đến nay mặc dù về cơ sơ vật chất còn gặp nhiều khó khăn.
VI. Đánh giá chung về quá trình chuyển đổi và kết quả đổi mới tổ chức quản lý HTX theo luật HTX ở huyện Vụ Bản.
1. Những mặt đã đạt được
Do cơ chế chính sách thay đổi đặc biệt là chính sách về ruộng đất dẫn đến những biến đổi cơ bản và sâu sắc trong nông nghiệp nông thôn huyện Vụ Bản. Trong đó, kinh tế hộ được xác lập là đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước chuyển giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài, được vay vốn và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về sản phẩm của mình làm ra và làm chủ quá trình phân phối, tiêu dùng. ý thức được tác động của cơ chế và hệ thống chính sáhc kinh tế mới, một số HTX nông nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức quản lý, chuyển đổi từ hình thức điều hành tập trung sang hoạt động dịch vụ sản xuất tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. Sau 3 năm tiến hành thực hiện đổi mới tổ chức quản lý HTX nông nghiệp theo luật HTX, mỗi năm thực hiện chỉ thị 05/CT-TU của ban thường vụ tỉnh ủy cho ến nay đã đạt được kết quả khả quan.
Về quy mô: Các HTX nông nghiệp vẫn tiếp tục củng cố và phát triển, bộ máy quản lý HTX số HTX yếu và HTX trung bình giảm đi, số HTX khá tăng nên so với trước chuyển đổi.
Về năng lực hoạt động: Các HTX từng bước được nâng cao, HTX nông nghiệp ngày càng thể hiện rõ vai trò tổ chức sản xuất, hợp tác liên kết, hỗ trợ kinh tế hộ, kết hợp tính chủ động sáng tạo của hộ nông dân với định hướng kế hoạch của Nhà nước, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hoá, từ khi Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, xác lập vai trò tự chủ của kinh tế hộ, đến nay các HTx nông nghiệp trong huyện đã đổi mới cơ bản từ mô hình cũ sang mô hình mới. HTX vừa đảmbảo quyền chủ động của hộ xã viên vừa giữ được vai trò điều hành sản xuất theo kế hoạch tập trung, thống nhất thông qua công tác điều hành chung và hoạt động dịch vụ của HTX. Đây là yếu tố cơ bản giữ vững vai trò kinh tế của HTX theo định hướng XHCN.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Hầu như các HTX đã tăng cường củng cố phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất, đặc biệt là công trình phục vụ sản xuất nhiều HTX đã cải tạo nâng cấp cơ bản hệ thống điẹn, hệ thống tưới tiêu. Nhiều HTX với vốn tự có và vốn góp của xã viên đã cải tạo cơ bản hệ thống đường giao thông liên thôn. Vốn quỹ của HTX được quản lý và sử dụng ngày càng có hiệu quả.
Về xã hội : Các HTX đã giữ vững vai trò là một chủ thể vững mạnh ở nông thôn, được xã viên tin cậy có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, góp phần ổn định và phát triển nông thôn.
Về công tác chỉ đạo: Quá trình đổi mới từ cơ chế HTX điều hành tập trung sang cơ chế kinh tế hộ xã viên tự chủ là quá trình thử thách đối với cả nước nói chung và huyện Vụ Bản nói riêng gặp không ít khó khăn song những năm qua huyện Vụ Bản luôn giữ được vai trò vị trí của mình trên nhiều lĩnh vực. Đảng bộ, hội đồng nhân dân, UBND huyện và xã viên luôn tập chung sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với những HTX với mục tiêu xác định đứng đắn phương hướng nội dung đổi mới vận dụng sáng tạo trong các bước đi phù hợp, có quyết tâm cao trong chỉ đạo thực tiễn, đảm bảo cho các HTX ổn định và phát triển, củng cố quan hệ sản xuất, tăng cường lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, góp phần to lớn vào những thắng lợi trong mặt trận sản xuất nông nghiệp.
2. Những vấn đề còn tồn tại
Cho đến hiện nay một số HTX vẫn còn duy trì phương thức quản lý cũ, không còn phù hợp với hình thức tổ chức và nội dung hoạt động, thậm chí hoạt động còn mang tính chất hình thức, mờ nhạt, xã viên không còn gắn bó với kinh tế HTX. Bước đầu thực hiện đổi mới theo luật HTX, còn một số nội dung tổ chức quản lý trong nội bộ HTX chưa thật sự phù hợp với luật HTX biểu hiện ở một số nội dung sau:
Về công tác hạch toán : Bên cạnh những HTX đã thanh toán tới hộ xã viên, cũng không ít các HTx hai cấp biểu hiện ở mức độ khác nhau
- Xây dựng phương án thanh toán tới hộ xã viên nhưng khi quyết toán dừng lại ở cấp đội.
- HTX xây dựng phương án với đội sản xuất và thanh toán tới cấp đội. Do thanh toán qua đội, cùng với việc điều hành dịch vụ thiếu hiệu quả dẫn đến hiện tượng một số cán bộ đội đã thu các khoản đóng góp của xã viên nhưng không nộp về cho HTX (vốn HTX bị chiếm dụng), đơn giá dịch vụ vượt mức kế hoạch của HTX, hình thành các loại quỹ ở đội. Tất cả những biểu hiện đó không những HTX bị mất nguồn thu, bị chiếm dụng vốn mà còn mất niềm tin của xã viên với ban quản lý HTX dẫn đến hiện tượng thắc mắc kiện cáo.
Điều lệ HTX nông nghiệp xây dựng còn chung chung chủ yếu dựa vào hướng dẫn chung của phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, chưa cụ thể hóa tới địa phương mình do vậy chưa đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh mọi hoạt động của HTX.
Việc phân định chức năng kinh tế xã hội trong HTX chưa rõ ràng hạn chế khả năng chuyển đổi của HTX.
Chưa HTX nào thực hiện chế độ góp vốn với xã viê, tổ dịch vụ nhất là với các HTX hết vốn lưu động hoạt động. Hoạt động dịch vụ của các HTX còn nhiều hạn chế, chất lượng chuyển đổi một số HTX còn hạn chế, tình trạng nợ đọng sản phẩm mỗi ngày một tăng chưa có biện pháp giải quyết.
* Nguyên nhân của những tồn tại
Công tác lãnh đạo chỉ huy của cấp ủy, chính quyền đối với HTX nông nghiệp chưa được tăng cường đúng mức. Nghị định 02 của Chính phủ về chức năng quản lý Nhà nước đối với HTX chưa được triển khai toàn diện. Công tác lãnh đạo, chỉ huy quy hoạch sản xuất đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông thông và cơ sở vật chất như thủy lợi, điện còn hạn chế. Việc huy động cao sức dân xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng nhất định đến khả năng thanh toán dịch vụ của hộ xã viên. Công việc triển khai các HTX chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn tình trạng buông lỏng kiểm tra nhất là kiểm tra tài chính HTX công tác đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý HTX chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức của một số cán bộ các cấp, các ngành, các cán bộ xã viên về luật HTX chưa đầy đủ, có tư tưởng đọi chờ, những ảnh hưởng của cách nghĩ, cách làm còn tương đối nặng nề. Các chính sách hỗ trợ kinh tế HTX chưa được thực hiện đồng bộ như chính sách cho HTX vay vốn chưa phù hợp, chính sách ưu đãi 50% kinh phí đào tạo cán bộ HTX theo Nghị định 15/CP của chính phủ về khuyến khích phát triển HTx chưa được thực hiện.
VII. Phương hướng mục tiêu và một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý HTX theo luật HTX
1. Phương hướng mục tiêu
Quán triệt thông báo số 94/TB-TU ngày 25/1/2000 của Ban thường vụ tỉnh ủy về việc tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý HTX theo luật HTX. Phương hướng và một số giải pháp đặt ra cho những năm tới là.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự phối hợp của các đoàn thể, tiếp tục chuyển đổi HTX cònlại theo luật HTX. Đẩy nhanh tốc độ nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển đổi. Đây là nhân tố quan trọng đưa phong trào HTX phát triển đúng hướng và ổn định. Bổ sung, hoàn thiện điều lệ từng HTX đưa mọi hoạt động của HTX theo đúng điều lệ và luật HTX. Tiếp tục thực hiện tốt 2 chức năng: Hướng dẫn kế hoạch sản xuất và điều hành sản xuất thông qua hệ thống dịch vụ của HTX.
- Chuyển hẳn hoạt động của HTX sang hạch toán kinh doanh dịch vụ tiếp tục thực hiện chuyển các công việc không thuộc chức năng của HTx như thanh toán thuế sử dụng đất nông nghiệp, các quỹ sang cho ủy ban nhân dân xã. Tập trung điều hành có hiệu quả các dịch vụ chăm lo phúc lợi cho xã viên HTX, chấm dứt tình trạng bao cấp quá khả năng.
- Tăng cường năng lực dịch vụ cũng như mở rộng các dịch vụ của HTX bao gồm năng lực về vốn, năng lực cán bộ, cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ, cơ chế quản lý phân phối. Tiếp tục làm tốt các dịch vụ giống cây trồng hướng mạnh sang dịch vụ chăn nuôi, ngành nghề tiêu thụ sản phẩm, mở rộng dịch vụ để phục vụ bà con xã viên với mức dự kiến qua biểu 20
- Không thu quỹ theo diện tích, thực hiện hạch toán kinh doanh đúng, đầy đủ các chi phí sản xuất (kể cả chi phí quản lý, lãi định mức) vào các hoạt động thiết yếu của HTX.
- Tập trung giải quyết các HTX yếu, tăng độ đồng đều của các HTx.
- Thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ kinh tế HTX, kinh tế hộ xã viên và các chính sách đào tạo cán bộ, tín dụng, đất đai…
2. Một số giải pháp
- Tiếp tục công tác tuyên truyền phổ biến luật HTX, điều lệ mẫu HTX, gắn với tổng kết thực hiện tùy từng HTX, thông qua sơ kết tổng kết tập huấn ở các đội sản xuất, lớp tập huấn đại hội xã viên, hệ thống thông tin đại chúng.
- Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HTX công tác quy hoạch cán bộ HTX, trước mắt là cán bộ hoạt động trong nhiệm kỳ 2002 - 2005. ủy ban nhân dân xã giúp các HTX giải quyết những trường hợp cố tình khê đọng sản phẩm, tạo điều kiện cho HTX có vốn hoạt động. Đây là một trong xí nghiệp băn khoăn lớn mà không chỉ riêng HTX giải quyết được.
- Chủ động đầu tư chỉ đạo xây dựng các mô hình tổ chức quản lý HTX, mô hình kinh doanh dịch vụ.
- Tăng cường quản lý của Nhà nước đối với HTX theo đúng nội dung Nghị định 02/CP của Chính phủ về chức năng quản lý Nhà nước đối với HTX cụ thể là: bổ sung các văn bản hướng dẫn đối với HTX nông nghiệp, phòng nông nghiệp phát triển nông thôn tăng cường công tác hướng dẫn kiểm tra đặc biệt là đối với HTX yếu kém. Đối với HTX chưa chuyển đổi nên tiếp tục chuyển đổi HTX này theo luật HTX, huyện cần tập trung giúp đỡ HTX chuyển đổi bằng cách:
Ban trù bị chuyển đổi giúp HTX tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản vốn quỹ trong HTX. Căn cứ vào hồ sơ chứng từ để kiểm kê đủ số lượng trên sổ sách và giá trị thực tế. Trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý đối với từng loại tài sản. Làm rõ các tài sản phúc lợi công cộng, tài sản phục vụ sản xuất, xác định tài sản không chia, tài sản được chia. Chỉ phân bổ giá trị tài sản được chia cho xã viên sau khi đã cân đối, giải quyết các khoản phải thu, phải trả từ đó định ra vốn góp cho xã viên HTX.
Về công nợ; xác định rõ nợ phải trả gồm các khoản HTX nợ ngân hàng, nợ các đơn vị tổ chức Nhà nước, các đối tượng khác và nợ nội bộ xã viên HTX, phải làm rõ nguồn gốc nợ, số nợ và tính chất nợ để xử lý theo tinh thần các quy định của Nhà nước và quyết định của đại hội xã viên.
Đối với nợ phải thu; cần có xác nhận nợ và cam kết trả nợ của xã viên, và xác định những khoản nợ HTX, miễn giảm cho xã viên do đại hội xã viên quyết định.
Xác định xã viên cũ, phân bổ số vốn cho xã viên. Việc phân bổ vốn có thể căn cứ vào số hộ, số lao động hiện tại hoặc số lao động ở các mốc khác nhau có tính đến sự đóng góp của xã viên.
Chuẩn bị thành lập HTX mới ban trù bị chuyển đổi trình bày dự thảo phương án hoạt động sản xuất kinh doanh và điều lệ dự thảo của HTX mới để mọi người bàn bạc, đăng lý xã viên mới và tổ chức đại hội xã viên.
Chuẩn bị hồ sơ để xin cấp đăng ký kinh doanh. Sau đại hội xã viên, ban trù bị cùng ban kiểm soát mới tiến hành hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ để đăng ký kinh doanh theo luật HTX.
- Vai trò của Nhà nước đối với HTX là rất quan trọng, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các HTX phát triển cụ thể là: cho các HTX vay vốn và tạo điều kiện để HTX vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Giúp các HTX thanh toán các khoản nợ phải trả và có vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ; ưu đãi về thuế kinh doanh dịch vụ cho HTX ở những khâu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu thụ nông sản của hội nông dân; thực hiện chính sách khuyến nông đối với HTX, giúp các HTX làm tốt công tác khuyến nông đối với hộ nông dân; đầu tư vốn cho việc xây dựng trường lớp đào tạo bồi dưỡng xã viên HTX.
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý HTX, cán bộ trong các bộ phận chức năng của HTX bằng cách: trước hết về đối tượng đào tạo cần tập trung vào những cán bộ đương nhiệm, đặc biệt là chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng, sau đó có kế hoạch đào tạo cho cả những xã viên có triển vọng trở thành nhà quản lý. Nội dung đào tạo gồm: những nội dung cơ bản của luật HTX; sự khác nhau giữa HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới và quan điểm phát triển HTX kiểu mới; nội dung cơ bản của thị trường nông nghiệp, nông thôn; phương pháp và nội dung lập dự án sản xuất kinh doanh; các chính sách của NHà NưÍC trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hsoa nông nghiệp nông thôn; quản trị kinh doanh HTX; tài chính kế toán HTX… Với hình thức đào tạo không chỉ là tập trung mà gồm cả tham quan, hội thảo trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để không ngừng nâng cao trình độ đưa HTX phát triển.
- Tăng cường nguồn vốn, hỗ trợ cho các HTX có đủ điều kiện và năng lực hoạt động dịch vụ: Vốn kinh doanh của HTX được hình thành từ nhiều nguồn như vay ngân hàng, huy động vốn góp của xã viên, vốn kinh doanh, vốn tích luỹ của HTX riêng nguồn vốn huy động của xã viên thì các HTX căn cứ trước hết về mức độ huy động, HTX căn cứ vào nhu cầu vốn của từng loại dịch vụ để định ra mức vốn huy động. Trên cơ sở mức vốn được chia ra thành các suất, mỗi suất là một khẩu phần để huy động. Mỗi xã viên có thể góp nhiều cổ phần ở một khâu dịch vụ. Số lượng khống chế tối đa số cổ phần của một xã viên, của một khâu dịch vụ do điều lệ HTX quy định. Người đóng góp cổ phần được tham gia phân phối lãi dịch vụ mà người đó tham gia và được ưu tiên tham gia cả khâu dịch vụ đó. Nguyên tắc sử dụng vốn, huy động vốn phải hạch toán để đảm bảo quyền lợi của người góp vốn.
- Tăng cường liên kết giữa HTX với các tổ chức kinh tế phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. HTX đóng vai trò là cầu nối giữa các tổ chức kinh tế với hộ nông dân, tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước. Thực hiện liên doanh, liên kết trên cơ sở hai bên cùng có lợi dưới các hình thức: Đại lý, bao tiêu sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật… tạo thành một hệ thống dịch vụ đồng bộ.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ và kinh tế hợp tác.
- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân.
- Tăng cường công tác tín dụng; giúp nông dân nghèo có vốn sản xuất, những hộ có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các hộ vay đáp ứng yêu cầu sản xuất. Khôi phục mở mang ngành nghề, chế biến khuyến khích phát triển chăn nuôi.
- Đảm bảo thị trường giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất của hộ xã viên và các hàng hoá khác.
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghị định 15/CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển HTX trước mắt trên một số mặt như: Chính sách ưu đãi thuế kinh doanh để khuyến khích HTX làm dịch vụ hỗ trợ xã viên…
Phần V: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
ở Việt Nam nói chung, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nói riêng từ sau thực hiện chuyển đổi HTX nông nghiệp đến nay, hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyền cần một số vấn đề phải quan tâm làm cho hoạt động của nó là đích thực, đúng theo luật. Song nhìn chung có những bước chuyển biến tích cực đáng khích lệ: cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, giảm được cán bộ gián tiếp, giảm mức thu cho hộ nông dân, mặt khác việc công khai mức thu dịch vụ trên cơ sở thoả thuận, xã viên được bàn và quyết định mức thu dịch vụ trên cơ sở thỏa thuận, xã viên được bàn và quyết định mức thu dịch vụ đã góp phần mở rộng dân chủ, củng cố lòng tin cho mọi người. Tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi HTX theo luật không gây xáo trộn trong nông thôn.
- HTX nông nghiệp cũ trước đây hoạt động kém hiệu quả khi bước sang thời kỳ đổi mới kinh tế. Vì vậy HTX chuyển đổi sang mô hình hoạt động dichụ vụ theo luật HTX là cần thiết và đã được thực hiện thành công kết quả là các HTX trong huyện đã ra đời và bước đầu hoạt động đạt kết quả cao.
- Hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp đã tạo được niềm tin trong dân, chất lượng dịch vụ tốt thời vụ đảm bảo … các hộ nông dân và xã viên yên tâm sản xuất thúc đẩy sản xuất ở địa phương ngày càng phát triển, HTX vừa là sản phẩm, vừa là tác nhân phát triển của nền kinh tế thị trường trong nông nghiệp cũng như các ngành vận tải, thương mại ở nông thôn. HTX trở thành một lực lượng kinh tế của đất nước vừa mang tính chất thời vụ cho kinh tế hộ vừa mang tính chất kinh doanh.
2. Kiến nghị
Tiếp tục đổi mới tổ chức HTX quản lý HTX nông nghiệp theo luật HTX là một chủ trương có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước để phát triển nông nghiệp nông thôn. Đây là một quá trình phức tạp và lâu dài. Vì vậy cần phải có sự chỉ đạo tập trung kiên quyết của cấp chính quyền từ huyện xuống cơ sở. Tuy nhiên có nhiều vấn đề đang đòi hỏi bức xúc giải quyết tháo gỡ kịp thời sẽ tiếp tục giải phóng được năng lực sản xuất, ổn định an ninh nông thôn góp phần phát triển kinh tế xã hội, đưa nông thôn ngày càng tiến lên văn minh, hiện đại.
- Nhà nước cần quan tâm tới nông dân về giá cả thị trường nông sản thực phẩm.
- Nhà nước quan tâm tới chế độ dãi ngộ của những người cán bộ HTX đã phục vụ lâu năm trên lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo công bằng xã hội.
- Tỉnh cần xem xét hướng dẫn tạo cơ chế thuận lợi cho các HTX nông nghiệp và hộ nông dân vay vốn sản xuất kinh doanh.
Trích ngân sách Nhà nước trợ giúp HTX đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình phục vụ sản xuất (hệ thống mương máng, trạm bơm)
- Xã viên cần thực hiện tốt hơn nữa các quyền và nghĩa vụ của mình
- Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng giá điện hợp lý đối với khu vực nông thôn.
- Nhà nước cần có chính sách khuyến nông đối với HTX, giúp các HTX làm tốt công tác khuyến nông đối với hộ nông dân.
- Nhà nước cần có chính sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ xã viên HTX.
Tài liệu tham khảo
V.I. Lênin toàn tập, NXB tiến bộ Matxcơva.
Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng về "khoán sản phẩm cuối cùng đến nhòm và người lao động".
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về "đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp"
Tài liệu về đổi mới tổ chức quản lý HTX trong nông nghiệp nông thôn. Nguồn thư viện huyện Vụ Bản.
Các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ (1999 - 2001), phương hướng nhiệm vụ kỳ (2000 - 2003).
Tài liệu hội nghị sơ kết một năm thực hiện chỉ thị 05/Công ty-TU của Ban thường vụ tỉnh ủy, phương hướng, nội dung giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý HTXNN theo luật HTX Vụ Bản tháng 3 năm 200.
Luật HTX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1996.
C.Mac - Ph.Ănghen toàn tập, NXB sự thật Hà Nội năm 1963.
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB sự thật Hà Nội (1980 - 1984).
Nghị định 43/CP của Chính phủ.
Hợp tác hóa nông nghiệp - tình hình và kinh nghiệm nước ngoài, các tạp chí nghiên cứu kinh tế năm 2000.
Tài liệu về phát triển đổi mới quản lý HTX theo luật HTX. Nguồn thư viện huyện Vụ Bản.
Biểu 9: Kết quả hoạt động dịch vụ điện của hai HTX kiểu mới ở huyện.
Diễn giải
ĐVT
HTX Duy Tân
HTXNN Trùng Khánh
1999
2000
2001
2000/99
01/2000
1999
2000
2001
2000/99
01/2000
1. Tổng số hộ
hộ
1713
1850
2000
108
108,1
1530
1538
1545
100,5
100,5
- Số hộ sử dụng điện
hộ
1713
1850
2000
108
108,1
1530
1538
1545
100,5
100,5
- Mức độ đáp ứng yêu cầu
%
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
2. Doanh thu về điện
trđ
351,2
426
447,2
121,3
105
243
273,6
302,9
112,6
110,7
- Điện sinh hoạt
-
278,8
310,8
336
108
108,1
231,4
258,4
258,6
111,7
100,1
+ Đơn giá
đ/kw
700
700
700
100
100
700
700
700
100
100
- Điện sản xuất, kinh doanh
trđ
63,4
115,2
115,2
181,7
100
11,6
15,2
17,3
131,1
113,8
+ Đơn giá
-
1200
1200
1200
100
100
1200
1200
1200
100
100
3. Chi về điện
-
330,5
397,4
417,2
120,2
105
228
255,4
280,1
112,1
109,7
- Nộp Nhà nước
-
293,5
362,4
384
123,5
106
179,5
209,6
243,6
116,8
116,2
- Khấu hao
-
2
2
2
100
100
178
1,8
1,8
100
100
- Sửa chữa thường xuyên
-
15
15
15,5
100
103,4
14,5
14
14,2
96,6
101,4
- Chi khác
-
20
18
15,7
90
87,3
32,2
30
20,5
93,2
68,4
4. Lãi (2-3)
-
20,7
28,6
30
138,2
104,9
15
18,2
22,8
121,4
125,3
Biểu 10: Kết quả hoạt động dịch vụ thủy lợi của 2 HTX kiểu mới ở huyện
Diễn giải
ĐVT
HTX Duy Tân
HTXNN Trùng Khánh
1999
2000
2001
2000/99
01/2000
1999
2000
2001
2000/99
01/2000
I. Tổng diện tích gieo trồng
ha
430
430
430
100
100
631
631
631
10
100
1. Diện tích tưới tiêu
ha
405
420
426
103,7
101,4
620
623
628
100,5
100,8
2. Mức độ đáp ứng yêu cầu
%
94,2
97,6
99
103,6
101,4
98,2
98,7
99,5
100,5
100,8
II. Doanh thu
trđ
148,2
158,1
179,3
106,6
113,4
227
234,5
264,2
103,3
112,7
- Vụ xuân
-
76,5
79,3
90,5
103,7
114,4
117,2
117,7
133,4
100,4
113,3
- Mức thu
kg/s
8,5
8,5
8,5
100
100
8,5
8,5
8,5
100
100
- Vụ mùa
trđ
71,7
78,8
88,8
109,9
112,7
109,8
116,8
130,8
106,4
112
+ Mức thu
kg/s
7,5
7,5
7,5
100
100
7,5
7,5
7,5
100
100
III. Chi phí
trđ
141,7
149,6
167,7
105,6
112,1
218,5
224
249,2
102,5
111,2
- Trả công ty thủy nông
-
46,4
49,7
56,2
107,1
113,1
71,1
73,5
82,8
103,4
112,7
- Khấu hao tài sản cố định
-
2
2
2,5
100
125
2,5
3
3
120
100
- Chi khác
-
93,3
97,9
109
104,9
111,3
144,9
147,5
163,4
101,8
110,8
IV. Lãi (II - III)
-
6,5
8,5
11,6
130,8
136,5
8,5
10,5
15
123,5
142,9
Biểu 11: Kết quả hoạt động dịch vụ làm đất của 3 HTX kiểu mới ở huyện
Diễn giải
ĐVT
HTX Duy Tân
HTXNN Trùng Khánh
HTXNN Nam Thái
2000
2001
2001/2000
2000
2001
2001/2000
2000
2001
2001/2000
I. Tổng diện tích gieo trồng
ha
430
430
100
631
631
100
510
510
100
1. Diện tích đất được làm
ha
330
420
127,3
546
626
114,7
420
500
119,1
2. Mức độ đáp ứng yêu cầu
%
76,7
97,6
127,4
86,5
99,2
114,7
82,3
98
119,1
II. Doanh thu
trđ
110
116,8
106,2
182
191,2
105,1
128,4
138,8
108,1
- Vụ xuân
-
55
58,4
106,2
91
95,6
105,1
64,2
69,4
108,1
+ Mức thu
kg/sào
12.000
10.000
83,4
12.000
11.000
83,4
11.000
10.000
90,9
- Vụ mùa
trđ
55
58,4
106,2
91
95,6
105,1
64,2
69,4
108,1
+ Mức thu
kg/sào
12.000
10.000
83,4
12.000
11.000
83,4
11.000
10.000
90,9
III. Chi phí
trđ
104,4
108,7
104,1
166,5
171,6
103,1
121,4
129,9
106,1
- Chi quản lý điều hành
-
12,8
17,5
136,7
25,8
26,1
101,2
11,7
13,8
117,9
- Khấu hao + Sửa chữa lớn
-
27,5
35
127,3
30,3
55,6
183,5
32,7
41,7
127,5
- Chi khác
-
64,1
55,7
86,9
110,4
89,9
81,4
77
73,3
95,2
IV. Lãi (II - III)
-
5,6
8,5
151,8
15,5
19,6
126,5
7
10
142,9
Biểu 12: Kết quả hoạt động dịch vụ vật tư của 2 HTX kiểu mới ở huyện
ĐVT
HTX Duy Tân
HTXNN Trùng Khánh
1999
2000
2001
2000/99
01/2000
1999
2000
2001
2000/99
01/2000
I. Chỉ tiêu hiện vật
1. Số lượng cung cấp
tấn
23,3
33,5
50,2
143,8
149,9
73,7
98,2
110,5
132,2
112,5
2. Mức độ đáp ứng
%
15
20
30
133,4
150
30
40
45
133,4
112,5
II. Giá trị thực hiện
1. Doanh thu
trđ
46,6
67
100,4
143,8
149,9
147,4
196,4
220,9
133,2
112,5
- Tiêu thụ bán hàng
-
46,6
67
100,4
143,8
149,9
147,4
196,4
220,9
133,2
112,5
2. Chi phí
-
46,6
65
97,9
139,5
150,6
138,4
184,4
203,1
131,8
113,1
- Giá vốn hàng bán
-
42,9
60,3
90,3
140,6
149,8
131,7
176,8
193,6
134,2
112,5
- KHTX DV (nhà kho)
-
0,5
0,5
0,5
100
100
0,5
0,5
0,5
100
100
- Chi khác
-
3,2
4,2
7,1
131,3
169,1
6,2
7,1
9
126,7
87,8
3. Lãi (1 - 2)
-
0
2
2,5
0
125
9
12
17,8
133,4
148,4
Biểu 13: Kết quả hoạt động dịch vụ giống năm 2001 của 4 HTX kiểu mới ở huyện
Diễn giải
ĐVT
HTXNN Duy Tân
HTXNN Trùng Khánh
HTXNN Nam Thái
HTXNN Bắc Thái
I. Chỉ tiêu hiện vật
1. Số lượng cung cấp
kg
16722,3
31550,04
24791,76
14733,36
2. Mức độ đáp ứng
%
20
30
25
20
II. Giá trị thực hiện
1. Doanh thu
trđ
83,6
157,8
123,9
73,7
- Thu tiền bán giống
-
83,6
157,8
123,9
73,7
2. Chi phí
-
80,2
151,3
118,7
70,9
- Giá vốn hàng bán
-
78,6
148,2
116,5
69,2
- Công KT bảo quản
-
1
2,1
1,5
1,2
- Chi khác
-
0,6
1
0,7
0,5
3. Lãi (1 - 2)
-
3,4
6,5
5,2
2,8
Biểu 14: Kết quả hoạt động bảo vệ thực vật của 2 HTX NN kiểu mới ở huyện
Diễn giải
ĐVT
HTX Duy Tân
HTXNN Trùng Khánh
1999
2000
2001
2000/99
01/2000
1999
2000
2001
2000/99
01/2000
I. Tổng diện tích gieo trồng
ha
430
430
430
100
100
631
631
631
100
100
1. Diện tích được BVTV
ha
250
300
350
120
116,7
350
500
520
142,9
104
2. Mức độ đáp ứng yêu cầu
%
58,2
69,8
81,4
119,9
116,6
55,5
79,3
82,4
142,9
103,9
II. Doanh thu
trđ
7,1
8,8
10,2
123,9
116
10,3
14,7
15,2
142,7
103,4
- Vụ xuân
-
3,2
3,8
4,3
118,8
113,2
4,4
6,3
6,5
143,2
103,2
- Mức thu
kg/s
0,5
0,5
0,5
100
100
0,5
0,5
0,5
100
100
- Vụ mùa
trđ
3,9
5
5,9
128,2
118
5,9
8,4
8,7
142,4
103,6
+ Mức thu
kg/s
0,6
0,6
0,6
100
100
0,6
0,6
0,6
100
100
III. Chi phí
trđ
7,1
8
9,2
112,7
115
8,8
12,2
12,4
138,6
101,6
- Mua thuốc BVTV
-
3,6
4,3
5,3
119,4
123,3
3,8
7,2
7,4
189,5
102,8
- Công kỹ thuật quản lý
-
2,7
2,7
2,7
100
100
4
4
4
100
100
- Chi khác
-
0,8
1
1,2
125
120
1
1
1
83,4
100
IV. Lãi (II - III)
-
0
0,8
1
0
125
1,5
2,5
2,8
166,7
112
Biểu 15: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý HTXNN ở huyện
Diễn giải
Trước chuyển đổi năm 1996
Sau chuyển đổi năm 2001
Tổng số
Trình độ VH
Trình độ NV
Tổng số
Trình độ VH
Trình độ NV
Cấp 2
Cấp 3
TC
Đại học
Cấp 2
Cấp 3
TC
Đại học
I. Tổng số cán bộ
638
280
257
81
20
618
217
296
71
74
1. Ban quản trị
59
19
22
11
7
52
9
11
18
14
- Chủ nhiệm
34
10
12
7
5
34
8
9
10
7
- Phó chủ nhiệm
25
9
10
4
2
18
1
2
8
7
2. Ban kiểm soát
65
6
28
25
6
68
9
26
25
8
3. Cán bộ nghiệp vụ
64
5
7
45
7
56
7
9
28
12
- Kế toán trưởng
34
2
3
25
4
34
4
5
19
6
- Kế hoạch + thống kê
30
3
4
20
3
22
3
4
9
6
4. Đội trưởng sản xuất
450
250
200
0
0
442
192
250
0
0
II. Lao động trực tiếp
998
498
500
0
0
986
456
530
0
0
Biểu 17: Kết quả hoạt động dịch vụ của các HTX kiểu mới ở huyện năm 2001
STT
Loại dịch vụ
Kết quả thực hiện
Doanh thu (Triệu đồng)
Lãi
Số HTX có tham gia HĐDV
% so với tổng số 32 HTX
Mức độ đáp ứng yêu cầu (%)
Tổng số (triệu đồng)
Bình quân 1 HTX
(triệu đồng)
1
Dịch vụ thủy lợi
32
100
92
7.524,7
468,6
14,2
2
Dịch vụ bảo vệ thực vật
31
97
70
696,4
124,8
3,9
3
Dịch vụ thú y
6
18,2
55
898,4
15
2,5
4
Dịch vụ điện
31
97
98,9
9.692,6
819,2
25,6
5
Dịch vụ làm đất
9
28,2
80
1.450
162
18
6
Dịch vụ cung ứng giống
18
54,5
60
4.730,5
99
5,5
7
Dịch vụ vật tư
13
39,4
50
4.881,6
75,4
5,8
8
Tổng
1.982,8
71,1
Biểu 18: Dự kiến mở rộng dịch vụ của các HTX NN kiểu mới ở huyện.
STT
Loại dịch vụ
Số HTX tham gia dịch vụ
So sánh
2001
2002
2005
Tăng (+)
Giảm (-)
1
Dịch vụ BVTV
30
31
31
+1
0
2
Dịch vụ thú y
6
18
25
+12
+7
3
Dịch vụ điện
32
32
32
0
0
4
Dịch vụ làm đất
27
32
32
+5
0
5
Dịch vụ cung ứng giống
18
20
32
+2
+12
6
Dịch vụ vật tư
13
20
32
+7
+12
7
Dịch vụ thủy lợi
32
32
32
0
0
8
Dịch vụ khuyến nông
0
10
20
+10
+10
9
Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm
0
5
15
+5
+15
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5248.doc