Nghiên cứu phòng trừ một số bệnh nấm hại vùng rễ cây khoai tây, cây lạc bằng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride tại Lạng Giang, Bắc Giang năm 2008 - 2009

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------ — µ – ---------- ĐỖ DUY ĐÔNG NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ MỘT SỐ BỆNH NẤM HẠI VÙNG RỄ CÂY KHOAI TÂY, CÂY LẠC BẰNG CHẾ PHẨM NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA VIRIDE TẠI LẠNG GIANG, BẮC GIANG NĂM 2008 - 2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN VIÊN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số li

doc114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phòng trừ một số bệnh nấm hại vùng rễ cây khoai tây, cây lạc bằng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride tại Lạng Giang, Bắc Giang năm 2008 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đỗ Duy Đông LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Viên đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình dìu dắt trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ Viện đào tạo sau đại học và bộ môn Bệnh cây - Nông dược, khoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám đốc, các cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, công nhân lao động Xí nghiệp Giống cây trồng Phi Mô - Lạng Giang - Bắc Giang, Đội sản xuất Giống cây trồng Tân Dĩnh - Lạng Giang - Bắc Giang và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lạng Giang - Bắc Giang, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi tiến hành đề tài được thuận lợi. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân luôn bên cạnh động viên để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2009 Tác giả luận văn Đỗ Duy Đông MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Từ viết vắt BVTV Bảo vệ thực vật CPB Cây phát bệnh CS Cộng sự CT Công thức HLPT Hiệu lực phòng trừ TLB Tỷ lệ bệnh R. solani Rhizoctonia solani S. rolfsii Sclerotium rolfsii F. oxysporum Fusarium oxysporum T. viride Trichoderma viride F. solani Fusarium solani A.niger Aspergillus niger GĐST Giai đoạn sinh trưởng CTV Công tác viên Phân HC Phân hữu cơ MĐPB Mức độ phổ biến CP Chế phẩm DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 4.1 Thành phần bệnh nấm hại trên cây khoai tây vụ đông năm 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang 31 4.2 Diễn biến bệnh lở cổ rễ (R. solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang 33 4.3 Thành phần bệnh nấm hại cây lạc L14 vụ xuân 2009 tại vùng Lạng Giang - Bắc Giang 35 4.4 Diễn biến bệnh lở cổ rễ (R. solani), bệnh héo gốc mốc trắng (S. rolfsii) và bệnh thối thân (F. solani) hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang 38 4.5 Khả năng phát triển của nấm T. viride trên một số giá thể nuôi cấy khác nhau 40 4.6 Khả năng hình thành bào tử của nấm T. viride trên một số giá thể nuôi cấy khác nhau ở các ngày sau khi cấy 41 4.7 Khả năng phát triển của nấm T. viride trên giá thể thóc nghiền nhỏ được trộn với các lượng nước khác nhau 42 4.8 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với bệnh lở cổ rễ (R. solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với củ giống) 45 4.9 Hiệu lực phòng trừ của nấm T. viride đối với bệnh lở cổ rễ (R.solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với củ giống và tưới ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) 47 4.10 Hiệu lực phòng trừ của nấm T.viride đối với bệnh lở cổ rễ (R.solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang (tưới chế phẩm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) 48 4.11 Hiệu lực phòng trừ của nấm T. virride đối với lở cổ rễ (R.solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với phân hữu cơ bón vào đất) 50 4.12 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với bệnh lở cổ rễ (R.solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với phân hữu cơ bón vào đất, tưới ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) 52 4.13 Năng suất khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang khi sử dụng chế phẩm nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh nấm hại vùng rễ bằng các phương pháp khác nhau 54 4.14 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với hạt giống) 56 4.15 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với hạt giống và tưới ở các giai đoạn sinh trưởng) 58 4.16 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (tưới chế phẩm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) 59 4.17 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với phân hữu cơ bón vào đất) 61 4.18 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với phân hữu cơ và tưới ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) 62 4.19 Năng suất khô của lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang khi sử dụng chế phẩm nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh nấm hại vùng rễ bằng các phương pháp khác nhau 64 DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1 Diễn biến bệnh lở cổ rê (R. solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang 33 4.2 Diễn biến bệnh lở cổ rễ (R. solani), bệnh héo gốc mốc trắng (S. rolfsii) và bệnh thối thân (F. solani) hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang 38 4.3 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với bệnh lở cổ rễ (R. solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với củ giống) 45 4.4 Hiệu lực phòng trừ của nấm T. viride đối với bệnh lở cổ rễ (R.solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với củ giống và tưới ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) 47 4.5 Hiệu lực phòng trừ của nấm T.viride đối với bệnh lở cổ rễ (R.solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang (tưới chế phẩm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) 49 4.6 Hiệu lực phòng trừ của nấm T.virride đối với lở cổ rễ (R.solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với phân hữu cơ bón vào đất) 50 4.7 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với bệnh lở cổ rễ (R.solani) và bệnh héo vàng (F. oxysporum) hại khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với phân hữu cơ bón vào đất, tưới ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) 52 4.8 Năng suất khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang khi sử dụng chế phẩm nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh nấm hại vùng rễ bằng các phương pháp khác nhau 55 4.9 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với hạt giống) 56 4.10 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với hạt giống và tưới ở các giai đoạn sinh trưởng) 58 4.11 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (tưới chế phẩm ở các giai đoạn sinh trưởng) 60 4.12 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với phân hữu cơ bón vào đất) 61 4.13 Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với phân hữu cơ và tưới ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) 63 4.14 Năng suất khô của lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang khi sử dụng chế phẩm nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh nấm hại vùng rễ bằng các phương pháp khác nhau 65 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cùng với tình hình phát triển chung của đất nước, nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Những cây trồng có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao hiện nay đang được các vùng sản xuất nông nghiệp quan tâm và phát triển là cây lạc (Arachis hypogaea L.) và cây khoai tây (Solanum toberosum L.). Theo Tổng cục thống kê (2005) [24], tổng diện tích trồng lạc của cả nước là 269.600 ha, tổng sản lượng đạt 489.300 tấn. Dự kiến đến 2010 đưa diện tích trồng lạc lên 330.000 ha, sản lượng đạt 550.000 - 560.000 tấn. Sản xuất lạc của cả nước đã khẳng định sự thích nghi của cây lạc với điều kiện thổ nhưỡng của nước ta, tập quán canh tác của nông dân, dễ trồng và chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, thu hoạch cho năng suất cao, đồng thời còn có khả năng cố định đạm do rễ lạc có sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium vigna có khả năng cố định nitơ từ khí quyển thành đạm cung cấp cho cây và để lại trong đất từ 40 - 60 kg N/ha có tác dụng cải tạo đất rất tốt [3], [35]. Bên cạnh cây lạc thì cây khoai tây hiện nay ở Việt Nam cũng đã và đang được quan tâm phát triển mạnh. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Đến nay, ở Việt Nam diện tích trồng khoai tây là 35.000 - 37.000 ha và sản lượng 420.000 - 450.000 tấn, năm 2010 diện tích trồng cây khoai tây cả nước sẽ tăng lên thành 50.000 ha [17]. Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất tự nhiên là 382.200 ha, trong đó có 123.000 ha đất sản xuất nông nghiệp [1] trên diện tích đất canh tác này trồng khá phổ biến các loại cây họ đậu, đặc biệt là cây lạc phân bố khắp 10 huyện thị trong tỉnh. Cây lạc được trồng chủ yếu ở vụ xuân, vụ hè thu và vụ thu đông, đây là một trong những cây trồng chủ lực của nhóm cây công nghiệp ngắn ngày và được đặc biệt coi trọng trong chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của tỉnh. Bắc Giang còn là địa bàn cung cấp giống lạc vụ xuân cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung và xuất khẩu thương phẩm sang Trung Quốc. Diện tích và sản lượng lạc của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2006 - 2008, đều tăng. Diện tích năm 2006 là 9.694 ha, sản lượng đạt 16.638 tấn, đến năm 2008 đạt 10.000 ha và sản lượng tăng lên 20.000 tấn (Cục Thống kê Bắc Giang, 2008) [6]. Cây lạc đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Dự kiến phát triển lạc của tỉnh Bắc Giang năm 2010 có 11.155 ha, sản lượng 24.541 tấn, năm 2020 có 13.470 ha, sản lượng 33.675 tấn (UNBD tỉnh Bắc Giang, 2006) [26]. Ở tỉnh Bắc Giang, khoai tây cũng được coi là cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và có giá trị kinh tế cao góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo và là một trong những cây trồng theo chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh, theo “Quyết định Phê duyệt đề án phát triển sản xuất khoai tây tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2010” (UBND tỉnh Bắc Giang, 2007) [27] thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm cây trồng, xây dựng những vùng chuyên sản xuất khoai tây hàng hóa ổn định, bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao, xây dựng hệ thống kho lạnh bảo quản khoai tây giống đảm bảo cung ứng giống chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2010, nâng diện tích khoai tây toàn tỉnh Bắc Giang lên 6.000 ha; trong đó, diện tích khoai tây chất lượng cao chiếm 2.400 ha vượt hơn hẳn so với năm có diện tích cao nhất (năm 2003) là 800 ha; năng suất 160 tạ/ha; sản lượng 96.000 tấn. Từng bước đưa hệ thống sản xuất và cung ứng giống khoai tây trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động có nề nếp từ khâu sản xuất, kiểm định chất lượng và lưu thông. Phấn đấu đến năm 2010, từ việc sản xuất tại chỗ sẽ đáp ứng được 35 - 40% nhu cầu giống khoai tây sạch bệnh, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình sản xuất khoai tây và lạc ở tỉnh Bắc Giang gặp một số vấn đề về bệnh hại, đặc biệt là bệnh nấm trong đất gây hại như bệnh lở cổ rễ, héo gốc mốc trắng, héo vàng, thối thân... ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất, chất lượng sản phẩm của cây. Vấn đề phòng trừ các loại bệnh hại đang được các cấp, các ngành của tỉnh rất chú trọng. Biện pháp sử dụng thuốc hoá học đã và đang được áp dụng nhưng hiệu quả phòng trừ chưa đạt như mong muốn, vì vậy vó thể nghiên cứu đến việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ các loại nấm bệnh này. Hiện nay, việc phân lập, nghiên cứu và sử dụng các vi sinh vật đối kháng như là các loại nấm đối kháng đang được nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu trong nước đặc biệt quan tâm. Trong tự nhiên nấm Trichoderma spp luôn có mặt trong đất và là một loại vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Chúng có khả năng phân giải các chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và còn là một tác nhân sinh học đối kháng lại các loại nấm gây bệnh cho cây trồng tồn tại trong đất như Rhizoctonia solani, Fusarium, Sclecrotium rolfsii, Verticillium, Botrytis… (Nguyễn Đăng Diệp và CS , 2006) [8]. Các chế phẩm được tạo ra từ nấm đối kháng Trichoderma spp hiện nay đã, đang được ứng dụng và sử dụng khá phổ biến ở trong nước cũng như trên thế giới đối với việc phòng trừ một số nấm bệnh gây hại cây trồng. Trong đó có nấm đối kháng Trichoderma viride (T. viride). Để nghiên cứu ứng dụng chế phẩm T. viride góp phần hạn chế thiệt hại do bệnh nấm gây hại vùng rễ cây lạc và cây khoai tây tại Bắc Giang, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phòng trừ một số bệnh nấm hại vùng rễ cây khoai tây, cây lạc bằng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride tại Lạng Giang, Bắc Giang năm 2008 - 2009”. 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Nhằm phòng trừ một số bệnh hại vùng rễ cây khoai tây, cây lạc bằng chế phẩm nấm đối kháng T. viride đạt hiệu quả tốt. 1.2.2 Yêu cầu - Điều tra tình hình bệnh nấm và diễn biến một số bệnh nấm hại chính vùng rễ cây khoai tây vụ đông 2008 và cây lạc vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang. - Nghiên cứu khả năng phát triển của nấm đối kháng T. viride trên một số giá thể (môi trường) nuôi cấy và làm chế phẩm để sử dụng. - Khảo sát hiệu lực phòng trừ, phương pháp sử dụng nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh nấm hại vùng rễ cây khoai tây vụ đông 2008 và cây lạc vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài nhằm xác định hiệu lực của nấm đối kháng T. viride đối với việc phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây khoai tây vụ đông 2008 và cây lạc vụ xuân 2009, cụ thể là xác định liều lượng và phương pháp sử dụng chế phẩm nấm đối kháng T. viride nhằm đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả, hạn chế một số bệnh nấm chính hại vùng rễ cây khoai tây và cây lạc của Bắc Giang, đồng thời nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người nông dân trong việc phòng trừ bệnh hại bằng biện pháp sinh học, áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế khoai tây và lạc. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Theo Lesster, W.Burgess và CS (2001) [28] cho rằng “Nấm là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng, có khoảng 100 nghìn loài nấm đã được miêu tả trong đó có trên 8 nghìn loài là nguồn gây bệnh hại cây trồng vì thế còn rất nhiều loài chưa được quan tâm và nghiên cứu. Nguồn nấm tồn tại trên các tàn dư cây trồng, trong đất, trong không khí, trong nước, trên quả, hạt hay trong các dụng cụ bảo quản bởi chúng sống không phụ thuộc vào ánh sáng, chúng có thể tồn tại và phát triển trong bóng tối giống như ngoài ánh sáng”. Trên cây lạc và cây khoai tây, nấm bệnh gây hại vùng rễ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng cây trồng. Đối với các nấm gây bệnh có nguồn gốc trong đất việc sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ bệnh là rất khó khăn thường không đem lại hiệu quả như mong muốn thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ các loại bệnh nấm này. 2.1.1 Một số bệnh hại vùng rễ cây khoai tây và cây lạc 2.1.1.1 Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn) Là loại bệnh phổ biến xuất hiện ở khắp các vùng trồng trọt trên thế giới. Loài nấm này có phạm vi ký chủ rộng, hại trên 32 họ cây trồng khác nhau và 20 loài cỏ dại thuộc 11 họ. Chỉ tính riêng ở Mỹ đã có khoảng 550 loài cây khác nhau thuộc phạm vi ký chủ của nấm R. solani [47]. Nấm R. solani Kuhn là một trong những loại nấm có nguồn gốc trong đất điển hình. Nấm được mô tả đầu tiên bởi Kuhn vào năm 1858. [43]. Nấm R. solani thuộc bộ nấm trơ Mycelia sterilia, lớp nấm bất toàn Fungi imperfecti [47]. Sợi nấm R. solani được sinh ra tạo thành các nhánh bên và hợp với sợi chính tạo thành một góc xiên. Sợi nhánh thắt lại một đoạn ngắn ở phần gốc, thường có 1 vách ngăn ở gần gốc sợi nhánh. Nấm R. solani cũng sinh sợi đặc biệt, các tế bào kết lại với nhau thành thể thống nhất được gọi là tế bào Monilioid. Những tế bào Monilioid hòa lẫn với nhau tạo ra cấu trúc dày đặc được gọi là hạch nấm để chống lại điều kiện môi trường bất thuận, đảm bảo nấm sống sót trong điều kiện bất lợi [65]. Nấm R. solani phân bố rộng, là nguyên nhân gây bệnh hại gốc, rễ của một số loại cây trồng. Nấm này có khả năng hoại sinh nhưng mức độ khác nhau tuỳ theo chủng. Nấm R. solani có giai đoạn hữu tính (giai đoạn này đã được xác định ở một số nước) hình thành đảm và bào tử đảm, thuộc lớp nấm đảm [14]. Nấm R. solani là một loại nấm hoại sinh điển hình, có thể tồn tại trong 3 tháng, thậm chí đến 9 tháng khi vắng mặt cây ký chủ, nấm tồn tại trong đất và bảo tồn trong những hợp chất hữu cơ, sự phát triển của nấm phụ thuộc vào nhiệt độ, pH và sự cạnh tranh vi sinh vật trong đất. Quần thể nấm thường tồn tại và sinh trưởng trong độ sâu 10 cm, bảo tồn dưới dạng hạch nấm và sợi nấm khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát sinh và gây hại, nấm gây bệnh có khả năng phân giải mô tế bào bởi các enzym, sự phát triển của nấm còn liên quan tới tiềm năng lây nhiễm. Triệu chứng gây bệnh của nấm thường thấy sau khi cây con mọc nấm bắt đầu xâm nhiễm gây hại. Tại gốc cây sát mặt đất chỗ bị bệnh có vết màu thâm đen hoặc màu nâu nhạt bao quanh làm cho mô tế bào cây bị hủy hoại mềm nhũn, giai đoạn cây con thường bị gãy gục và chết [43]. Bệnh có thể xuất hiện ngay trên thân sau khi mầm nhú lên khỏi mặt đất, làm chết cây con, làm giảm mật độ trồng, nấm gây bệnh còn có thể phát triển trên các vết nứt gây hiện tượng thối thân ở cây con, vết bệnh có màu nâu đen hoặc đỏ nhạt, bệnh phát triển bao quanh thân và làm cho cây bị chết, sự phát triển của bệnh phụ thuộc vào điều kiện đất đai và sự phá huỷ của độc tố nấm vào mô cây, nấm bệnh còn gây ra hiện tượng làm cho bó mạch trong thân bị tắc hoặc chỗ vết bệnh trên thân lở loét, cuối cùng làm cho cây đổ và chết. Nấm R. solani gây hại ở tất cả các vụ trong năm, những cây bị nhiễm bệnh mà còn sống sót trên đồng ruộng thì cho năng suất rất thấp. Nhiều nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm chú ý đến các bệnh hại gây ra bởi nấm R. solani. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp miền Nam Ausralia cho biết nấm R. solani là loài nấm có nguồn gốc trong đất, chúng có phổ ký chủ rộng, sự đa dạng của nấm R. solani được chia thành 12 nhóm phân biệt được gọi là các nhóm liên hợp (AG). Nấm R. solani có thể sản sinh ra nhiều hạch trong mô cây ký chủ, hạch nấm này tồn tại trong đất, trên tàn dư cây ký chủ và sẽ được nảy mầm khi được kích thích bởi những dịch gỉ ra từ cây ký chủ bị nhiễm bệnh hoặc từ việc bổ sung chất hữu cơ vào đất (Khetmalas.M.B et al. 1984) [62]. Ở Philippines, hạch nấm có thể sống được vài tháng ở trong đất, sau khi gieo hạt ở giai đoạn cây con mới hình thành nấm gây bệnh ở rễ, gốc thân sát mặt đất tạo ra những vết bệnh màu nâu hoặc màu xám, gốc thân bị teo thắt lại nên mềm yếu, cây gục xuống và chết. Bệnh hại nặng nhất ở giai đoạn cây con (ZK. Punju và A. Damiami. 1966) [74]. Theo Barush Sneh (1998) [43], ở Srilanca đã khảo sát sự tồn tại của hạch nấm dưới các điều kiện khác nhau ở trong phòng, trên đất khô và đất ẩm. Hạch nấm sống ít nhất là 130 ngày trong đất khi ngâm ở độ sâu 2,54 cm, trong nước máy hạch nấm sống được 224 ngày. Các loài nấm Rhizoctonia đa nhân bao gồm: R. solani, R. reae, R. oryzae. Trong đó loài nấm R. solani có 12 nhóm liên hợp (AG) từ 1-11 và BI. Trong số các nhóm liên hợp (AG) của nấm R. solani nhóm AG1 được coi là nhóm nguy hiểm nhất có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng [43], [47]. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh do nấm R. solani, nhiều tác giả đã đưa ra các biện pháp phòng trừ bảo vệ cây trồng như chọn tạo giống chống bệnh, phương pháp lai tạo chọn lọc cá thể, biện pháp canh tác, biện pháp hóa học, dùng thuốc sinh học như sử dụng cây mù tạt để hạn chế sự phát triển của nấm R. solani (Nishimura - N, Kudo - K., 1989) [64], [39]. 2.1.1.2 Bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Saccardo) Nấm S. rolfsii gây bệnh héo gốc mốc trắng trên 500 loài nhiều loại cây trồng thuộc nhiều họ thực vật ở khắp các vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới, được Peter Henry Rolfsii phát hiện và nghiên cứu đầu tiên vào năm 1892. Bệnh phổ biến ở Nam Mỹ, Argentina, Brazil, Canada. Bệnh được phát hiện nhiều ở vùng có khí hậu ấm áp và đặc biệt là trên những cây trồng thuộc họ cà, bầu bí, đậu đỗ và một số cây trồng luân canh với cây họ đậu (CAB International, 2006) [48]. Ở Nepan, theo Jayaswal M.L et al. (1998) [61], bệnh héo gốc mốc trắng là bệnh hại rất nguy hiểm, nguồn nấm tồn tại trong đất từ năm này sang năm khác và gây thiệt hại nhiều loại cây trồng cạn của vùng. Nấm S. rolfsii thuộc bộ nấm trơ Myceliales. Sợi nấm đa bào trong suốt phân nhánh rất mảnh và phát triển thành sợi nấm màu trắng, từ sợi nấm hình thành hạch nấm có dạng hình cầu, đường kính từ 1-2 mm, lúc đầu hạch màu trắng sau chuyển thành màu nâu (Purseglove J.W.1968) [66]. Hạch nấm có thể tồn tại lâu dài trong đất từ năm này sang năm khác ở tầng đất mặt, tầng đất canh tác (Gulshan L và CS, 1992) [60]. Hạch nấm và sợi nấm có thể tồn tại lâu dài trong đất và trong tàn dư cây bệnh. Nấm S. rolfsii gây bệnh có thể sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng, nấm sản sinh ra axit oxalic và men phân hủy mô tế bào ký chủ. Theo Mc.Carter S.M [48], nấm S. rolfsii thuộc loại vi sinh vật hảo khí, thích hợp phát triển trong điều kiện có nhiệt độ và ẩm độ cao. Nấm S. rolfsii có khả năng sinh trưởng và hình thành hạch ở hầu hết các loại đất khác nhau và pH của đất khác nhau trên các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Đối với đất có nhiều mùn và độ pH 7,96 thì nấm sinh trưởng và phát triển kém. Giai đoạn cây con, nấm S. rolfsii thường xâm nhập vào bộ phận cổ rễ, gốc thân sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu đen, trên vết bệnh mọc ra lớp nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc làm mô cây thối mục, cây khô chết (Gulshan L và CS, 1992) [60]. Nấm S. rolfsii phát triển trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 25 - 300C, ở điều kiện nhiệt độ 400C nấm ngừng sinh trưởng [48]. Sự thiệt hại do bệnh gây ra tùy thuộc vào nhiệt độ không khí và độ ẩm đất, nấm thường phát sinh và phá hại nặng ở đất cát pha, tỷ lệ bệnh có thể giảm nếu bón canxi, nguồn bảo tồn là hạch nấm, hạch nấm có thể lây lan qua quá trình làm đất và chăm sóc, hạch nấm cũng là nơi bảo tồn nguồn bệnh, nấm bệnh sản sinh ra các men như enzym, axit oxalic đồng thời giết chết mô tế bào. 2.1.1.3 Bệnh thối thân (Fusarium solani (Mart) Appel & Wollned) Nấm F. solani gây hại nhiều loại cây trồng khác nhau, chúng gây hại từ khi cây con có 1 lá thật đến khi thu hoạch. Bệnh trên hạt thường có màu trắng đến màu kem, sợi nấm mảnh và xốp, khi có mặt của giọt nước thì nó chứa đầy các bào tử phân sinh trên các nhánh dài của cành bào tử phân sinh, giọt nước mang bào tử không màu, trong suốt không có hình dạng nhất định. Theo Denis C.McGee (1991) [55], khả năng nhiễm nấm F. solani trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm là 29% (Barnet, H.L. và CS, 1998) [40]; CD Room (2002) [51]; Elis M.B. (1991) [59]). 2.1.1.4 Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum (Schlechtend) Snyder) Bệnh héo vàng do nấm F. oxysporum gây hại là một trong những bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho rau, củ, quả ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Ý, Anh, Nam Phi, Ấn Độ, Australia,... Bệnh này có phạm vi kí chủ rộng, xuất hiện và gây hại ở nhiều nơi nhất là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [14]. Nấm F. oxysporum có sợi đa bào, màu sắc tản nấm màu trắng phớt hồng, sinh sản vô tính tạo ra hai loại bào tử lớn và bào tử nhỏ. Bào tử lớn cong nhẹ một đầu thon nhọn, một đầu thon gẫy khúc dạng hình bàn chân nhỏ, thường có 3 ngăn ngang. Bào tử nhỏ đơn bào hình trứng, bầu dục dài hoặc hình quả thận được hình thành trong bọc giả trên cành bào tử không phân nhánh, trong khi đó bào tử lớn hình thành từ cành bào tử phân nhánh nhiều, xếp thành tầng. Nấm còn sinh ra bào tử hậu hình cầu, màng dày màu nâu nhạt, kích thước bào tử lớn 35 - 50 x 3,5 - 5,5 nm và bào tử hậu từ 9 – 10 mm. [14]. Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 - 300C. Bệnh phá hại nặng trong điều kiện ấm và ẩm. Trong điều kiện nhiệt độ đất 25 - 300C và ẩm độ đất quá cao kết hợp với cây sinh trưởng yếu là điều kiện để nấm xâm nhập gây bệnh. Nấm F. oxysporum là loại nấm sống trong đất và phân bố rộng rãi trong các loại đất trồng trọt và đất cỏ, loài nấm này bao gồm hơn 100 dạng chuyên hoá và chủng nấm gây bệnh héo đối với nhiều loại rau, chuối, hồ tiêu, cây họ dưa và nhiều cây cảnh khác (Nelson và CS, 1981) [14], [49]. Nguồn bệnh của nấm ở trong đất là dạng bào tử hậu, sợi nấm và bào tử lớn phân bố tập trung ở tầng canh tác. Nấm F. oxysporum có sẵn trong đất và rễ cây. Trong môi trường nuôi cấy PDA, nấm F. oxysporum phát triển nhiều dạng khuẩn lạc. Nhìn chung, sợi nấm khi sinh ban đầu có màu trắng, sau đó thay đổi trạng thái màu sắc khác nhau từ màu tím đến màu tía hoặc có màu cá hồi và xanh nhạt có sắc đỏ, hay màu cá hồi đến màu da cam, tuỳ thuộc vào chủng hay dạng đặc biệt của nấm F. oxysporum. Đường kính khuẩn lạc sau cấy 3 ngày ở nhiệt độ 25oC - 30oC có thể đạt từ 2,5 cm đến 4,0 cm. Nấm F. oxysporum sản sinh ra 3 loại bào tử vô tính đó là tiểu bào tử, đại bào tử và bào tử hậu. Các bào tử hậu thường có dạng hình tròn, có thành bào tử dày do các sợi nấm tạo thành loại bào tử này thường có 1 đến 2 ngăn, chúng được sinh ra trong các đại bào tử hoặc xen giữa các sợi nấm già. Tiểu bào tử là các bào tử có 1 hay 2 ngăn, có hình trứng, hình bầu dục, đây là dạng bào tử có nhiều nhất và được sản sinh trong tất cả các điều kiện, thường được sinh ra trong các mạch dẫn của cây bị bệnh. Đại bào tử là các bào tử có từ 3 đến 5 ngăn. Đại bào tử có hình bán nguyệt, hình lưỡi liềm. Đại bào tử có thể tồn lưu trong đất lâu đến 30 năm và nó chính là nguồn lan truyền bệnh cho các năm sau và các cây chủ khác [49]. 2.1.1.5 Bệnh héo gốc mốc đen (Aspergillus niger van Tieghem) Nấm A. niger thuộc họ Moniliaceae, bộ Hyphales, lớp Hyphomycetes. Các loài thuộc giống Aspergillus có đặc điểm cành không phân nhánh, không màu, đỉnh cành phình to, mang các cụm bào tử phân sinh hình cầu [46]. Khi nuôi cấy A. niger trên môi trường Czapek's agar bào tử phân sinh có đặc điểm màu đen. Cụm bào tử phân sinh có dạng hình cầu, kích thước từ 500 - 600 mm. Cành bào tử phân sinh không màu, đỉnh cành phình to mang các cụm bào tử phân sinh dày đặc và đâm tia, kích thước đầu cành bào tử phân sinh khoảng 75 mm. Cụm cành bào tử phân sinh có dạng 2 lớp: Lớp thứ nhất (nguyên thủy ban đầu) có kích thước trung bình 30 - 50 × 8 - 11 mm (nhưng cũng có thể dày 70 - 80 mm) và lớp thứ hai có kích cỡ không thay đổi và ngắn hơn (7-10 × 2,3 mm). Bào tử phân sinh màu nâu đậm, có dạng hình cầu, hầu hết có kích thước 4 - 5 mm và nhám hoặc có gai rất nhỏ. Về cơ bản hệ sợi nấm có màu trắng [46]. Hầu hết các loài Aspergillus spp là những loài nấm hoại sinh nhưng lại ảnh hưởng rất lớn, đóng vai trò tác nhân gây bệnh cơ hội (lá chết hoặc thối phôi mầm hạt) làm mất sức nảy mầm của hạt. Chúng hợp thành nhóm nấm hoại sinh quan trọng đối với các nước nhiệt đới và cây trồng chịu nhiệt. Ký chủ chính của nấm gồm hành, tỏi, lạc, chanh, khoai sọ, khoai mỡ, củ từ, cà chua, đậu tương, ngô, cọ, xoài. Ký chủ phụ khoảng gần 100 loài cây trồng khác nhau. Chúng phân bố rộng khắc các vùng trên thế giới như châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ [46]. Bào tử nấm A. niger tồn tại chủ yếu trong đất và trong không khí của các vùng có khí hậu nóng [46]. Theo tác giả Bonner (1948) [46], độ ẩm không khí thích hợp cho sự nảy mầm của bào tử nấm A. niger là 93% và nhiệt độ dưới 400C và bào tử sẽ nảy mầm chậm ở nhiệt độ 38 - 430C. Khi nhiệt độ trên 470C thì bào tử mất sức nảy mầm, cũng như ẩm độ không khí 6% bào tử không còn khả năng nảy mầm. Bào tử nảy mầm sau 15 giờ ở điều kiện ẩm độ không khí 78 - 81%, khi ẩm độ cao hơn thì chỉ mất có vài giờ. Trên cây lạc nấm A. niger gây triệu chứng thối đen cổ rễ, nấm thường xuyên hại phần rễ và phần thân dưới hai lá mầm và giai đoạn hạt giống nảy mầm ở điều kiện nhiệt độ trên 300C, gây hiện tượng thối xung quanh vùng rễ. Ngoài ra nấm còn gây thối hạt và chết mầm, bệnh thường xuất hiện rất nhanh sau khi hạt nảy mầm và triệu chứng quan sát được thường thấy ở vùng cổ rễ, trên vết bệnh có các sợi nấm và cành bào tử phân sinh trên đó có các bào tử phân sinh đính thành chuỗi màu đen [46]. 2.1.2 Sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma spp trên thế giới để phòng trừ bệnh nấm hại vùng rễ cây trồng Sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ nhiều loại bệnh hại cây trồng nông nghiệp đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó việc sử dụng các vi sinh vật đối kháng để phòng trừ bệnh hại là một trong những hướng chính của biện pháp sinh học. Theo Elad và CS (1980) [58] thì hiện tượng đối kháng là rất phổ biến đối với các vi sinh vật đất, chúng là các loài vi khuẩn, nấm đối kháng. Theo Martin và CS (1985) [63] khi nghiên cứu về vi sinh vật đất cho thấy loài nấm Trichoderma sp. là một trong những loài nấm đứng đầu của hệ vi sinh vật đất, nó có tính đối kháng cao và đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Có rất nhiều nấm đối kháng với các loài nấm gây bệnh, nấm đối kháng có thể kìm hãm, ức chế sự sinh trưởng, phát triển của các nấm gây bệnh. Các loài nấm Penicilium oxalicum, P. frequentans, P. nigir._.icaus, P. chrysogetum là những loài nấm đối kháng của nấm Pythium sp., R. solani, S. cepivorum, Verticillum alboatrum. Người đầu tiên đề xuất sử dụng loài nấm đối kháng Trichoderma sp. để phòng trừ nguồn bệnh hại cây trồng là Weidling. Tác giả đã đề nghị dùng nấm Trichoderma sp. để trừ nấm hại nấm Rhizoctonia sp. gây bệnh thối lở cổ rễ cây con mới mọc từ hạt của cam quýt. Từ đó các nghiên cứu về loài nấm Trichoderma sp. nhằm sử dụng chúng để phòng trừ bệnh hại cây trồng đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay đã có khoảng 30 nước nghiên cứu và sử dụng nấm Trichoderma sp. để phòng trừ bệnh hại cây trồng như ở Nga, Mỹ, Anh, Đức, Hungari, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines… Cơ chế đối kháng của nấm T. viride với nấm gây bệnh hại cây trồng (S. rolfsii và R. solani) chủ yếu là cơ chế ký kinh tiêu diệt sợi nấm gây bệnh. (I. Bar, 1996), (Dubey S.C, 1995) [56]; hoặc là cơ chế kháng sinh, cạnh tranh. Nấm T. viride đã sinh ra một số chất kháng sinh như: Gliotoxin, Viridin, U-21693, Trichoderlin và Dermalin... các chất kháng sinh này ở dạng bay hơi và không bay hơi khi được tiết ra đều ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh ở những mức độ khác nhau. Dung dịch chứa 50% dịch nuôi cấy nấm T. viride (có kháng sinh không bay hơi) có hiệu quả ức chế được 61,1% sự phát triển của tản nấm R. solani trên môi trường nhân tạo (D’Ercole và CS, 1998) [53], (Dubey, 1995) [56], (Wu. W.S., 1983) [71]. Loài Trichoderma sp. biểu hiện tính đối kháng cao đối với nấm R. solani. Dung dịch chứa 50% dịch nuôi cấy nấm T. viride (có kháng sinh không bay hơi) có hiệu quả ức chế được 61,1% sự phát triển của tản nấm R. solani trên môi trường nhân tạo (Decma và CS, 1991) [54], (D’ercole và CS, 1983) [52], (Dubey, 1995) [56], (Wu W.S, 1983) [71]. Việc sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma sp. (từ loài nấm Trichoderma lignorum) trên cây bông đã làm giảm từ 15 - 20% bệnh héo do nấm Verticillium sp. và làm tăng năng suất từ 3 - 9 tạ bông/ha. Sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma sp. cũng làm giảm 2,5 - 3 lần bệnh thối rễ cây con thuốc lá và rau màu. Ở Nhật Bản đã nghiên cứu nấm Trichoderma lignorum để trừ bệnh thối thân thuốc lá do nấm Corticium rolfsii. Theo Yang Hetong và CS (1996) [73], Wang W. và CS (1996) [70], nấm Trichoderma sp. có hiệu lực đối kháng mạnh với các loài nấm gây bệnh lở cổ rễ, héo vàng, thối xám trên cây cà chua và dưa chuột trong nhà kính. Ở Thái Lan người ta sử dụng nấm đối kháng Trichoderma harzianum và Macozeb (180 mg/lít) để phòng trừ nấm S. rolfsii trong nhà kính trên cây cà chua và cây lạc cho hiệu quả đến 90% và ở ngoài đồng đạt tới 88,9% [67]. Theo Anderens và CS (1983) [38], Barros và CS (1996) [42], Bhard Waj và CS (1990) [44] cho biết, khi quả táo được xử lý bằng nấm T. viride đã làm giảm được 20 - 40% tỷ lệ thối quả do nấm Botrytis cinerea, Alternaria tenuis. Theo Dubos và CS (1979) [57], ở Pháp người ta đã thí nghiệm nấm T. viride có hiệu quả phòng trừ bệnh thối xám quả nho giảm 70% so với đối chứng. Theo Sing R.S và CS (1995) [68] thì nấm T. viride có thể ức chế sự phát triển của bệnh hại khoai tây do loài R. solani gây nên, hiệu quả ức chế tối đa là 83,4%. Theo Buimistru (1979) [45], Elad và CS (1980) [58], Udaidulaev và CS (1979) [69], Wu.W.S (1996) [71] dùng chế phẩm Trichoderma sp. có tác dụng phòng trừ bệnh hại cây trồng, làm giảm tỷ lệ cây bị bệnh rõ rệt, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma sp. có thể giúp cây khỏe hơn, tăng sức đề kháng với vi sinh vật gây bệnh, tác dụng kích thích sinh trưởng đối với cây. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.1 Một số nghiên cứu về bệnh nấm hại cây trồng Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển nhưng cũng là điều kiện thích hợp cho các loài dịch hại phát sinh phát triển và gây hại. Các loại nấm trong đất gây hại như (Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Sclerotium sp., ...) thường xuyên xuất hiện và gây hại làm thiệt hại đáng kể về kinh tế. Theo Hà Minh Trung và CS (1993) [16] trong 4 năm (1979 - 1982) đã điều tra trên đồng ruộng và phát hiện thấy loài R. solani hại trên 19 loại cây trồng và là loại nấm gây bệnh nguy hiểm trên đồng ruộng. Nghiên cứu của Phan Thị Nhất (2000) [15], các loài cây trồng như cây họ cà, họ đậu đỗ, hoa thập tự, bầu bí trồng trên đất thịt nặng, đất bị úng nước nhiều vụ thường bị bệnh lở cổ rễ hại nặng hơn các chân đất cao và thoát nước. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng và ẩm của miền Bắc Việt Nam S. rolfsii là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho những cây trồng cạn như lạc, cà chua, bầu bí, ngô, đậu tương... (Nguyễn Kim Vân và CS, 2000) [29]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly và CS (2000) [21] đã xác định bệnh héo gốc mốc trắng trên cây lạc do nấm S. rolfsii là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất. Ở vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ bệnh từ 8 - 10%, miền Bắc Việt Nam có những vùng bị hại cục bộ tỷ lệ bệnh lên đến 20 - 25%. Bệnh héo vàng do nấm F. oxysporum còn phổ biến ở khắp các vùng trồng khoai tây của nước ta. Tỷ lệ bệnh bình quân từ 1 - 3%, cá biệt có nơi thiệt hại tới 40% năng suất khoai tây (Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 2001) [14]. Nấm S. rolfsii là loài nấm đa thực có phạm vi ký chủ rất rộng phá hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau như thuốc lá, khoai tây, cà chua, đậu đỗ... nguồn bệnh của chúng là sợi nấm và hạch nấm không chỉ tồn tại trong đất mà còn tồn tại trên tàn dư cây trồng (Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 2001) [14]. Ở Việt Nam, bệnh héo gốc mốc trắng do nấm S. rolfsii xuất hiện và gây hại trên nhiều loại cây trồng và vùng sinh thái khác nhau và cũng làm thiệt hại đáng kể đến năng suất của cây trồng. Trên cây lạc, bệnh héo gốc mốc trắng thường có xu hướng tăng từ khi cây ra hoa đến khi hình thành quả, trong khi đó ở giai đoạn này bệnh lở cổ rễ, bệnh héo gốc mốc đen, héo vàng lại có xu hướng giảm. Tỷ lệ bệnh héo gốc mốc trắng trên các vùng sinh thái khác nhau cũng khác nhau như đất đồi trồng 1 vụ lạc tỷ lệ bệnh là 3,7%, trên đất cát là 6,31% và đất nội đồng là 3,24% (Lê Như Cương, 2004) [7]. Nguyễn Thị Mai Chi và CS (2005) [4] khi nghiên cứu về thành phần bệnh hại lạc trên đồng ruộng vụ thu đông tại vùng đồng bằng sông Hồng từ 2000 - 2004 đã phát hiện được 20 loại bệnh thuộc 8 tỉnh. Hai bệnh thối gốc mốc trắng (S. rolfsii) và thối đen cổ rễ (A. niger) là những bệnh bắt gặp phổ biến nhất và là những đối tượng gây hại quan trọng ở những vùng điều tra. Theo Đỗ Tấn Dũng (2006) [10] nghiên cứu về bệnh héo gốc mốc trắng (S. rolfsii Sacc) hại một số cây trồng vùng Hà Nội và phụ cận cho biết bệnh phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng cạn khác nhau. Tỷ lệ bệnh héo gốc mốc trắng cao nhất ở thời điểm sau trồng 58 - 72 ngày. Các isolate của nấm S. rolfsii phân lập trên cây lạc, đậu tương, cà chua, đậu xanh, dưa chuột đều có thể lây nhiễm chéo cho nhau. Theo Lê Lương Tề (2007) [18] khảo sát thấy ở Bắc bộ và Nghệ An bệnh héo gốc mốc trắng là do nấm S. rolfsii Sacc gây ra. Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây nhưng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng mức độ bệnh khác nhau, giai đoạn chớm hoa, củ non thì bị bệnh héo rũ nặng hơn nhiều, phần lớn là héo gốc mốc trắng, nhất là đối với lạc xuân và lạc vụ thu, kể cả bệnh gây hại trên một số cây trồng khác như khoai tây, cà chua vụ thu đông và vụ xuân muộn ở đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An. Nấm A. niger là một trong những loài nấm mốc gây hại nhiều loài cây trồng khác nhau, theo Lê Lương Tề (2007) [18] nghiên cứu cho thấy trong tập đoàn nấm mốc gây hại cây lạc có nấm A. niger, chúng gây hại hầu hết mọi thứ vật chất trong đất, phân, nước, cây cối xác thực vật, hoa quả, hạt, thực phẩm lương thực. 2.2.2 Ứng dụng chế phẩm nấm đối kháng T. viride trong phòng trừ bệnh hại cây trồng ở Việt Nam Ở Việt Nam trong những năm 90 việc nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại còn hạn chế nhưng cũng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ngày nay việc nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học đã được rất nhiều người quan tâm từ các nhà khoa học đến các nhà quản lý, doanh nghiệp và người sản xuất. Chế phẩm sinh học ứng dụng để phòng trừ sâu bệnh nói chung và bệnh nấm nói riêng cũng rất nhiều và rất đa dạng về chủng loại, trong các chế phẩm đó nấm đối kháng Trichoderma sp.. Theo Phạm Văn Lầm (1995) [13] các loài nấm thuộc giống Trichoderma có tính đối kháng với nhiều loài nấm gây bệnh cho cây trồng như R. solani, S. rolfsii, Fusarium sp., Pythium sp.,.... Cũng theo Trần Thị Thuần (1997) [22]; cho rằng cơ chế dối kháng của nấm Trichoderma viride đối với một số bệnh nấm hại cây trồng là cơ chế canh tranh, cơ chế kháng sinh, tác động của men và cơ chế ký sinh. Việc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride ở nồng độ thấp còn có tác dụng kích thích sự nảy mần của hạt giống, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cây làm tăng năng suất cây trồng. Theo tác giả Nguyễn Văn Viên và Vũ Triệu Mân (1998) [34], khi sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride ở nồng độ 109 bào tử/g cơ chất có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii. Theo Trần Thị Thuần, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Văn Dũng (2000) [21] khi sử dụng chế phẩm nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh nấm lở cổ rễ hại lạc, đậu tương kết quả cho thấy khi xử lý nấm T. viride vào đất trước khi trồng đã hạn chế được bệnh, hiệu quả đạt từ 41,25 - 55,48 %. Trong đó hiệu quả của nấm Trichcoderma sp. đã hức chế, hạn chế nấm bệnh Sclerotium solfsii gây bệnh héo gốc mốc trắng đạt 91,7% trong điều kiện thí nghiêm chậu vại. Các thí nghiệm tìm hiểu tính kháng của nấm đối kháng trong những năm gần đây cũng đã được khá nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất quan tâm. Tại Bộ môn bệnh cây - Viện Bảo vệ thực vật Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu nấm đối kháng đối với việc phòng chống bệnh khô vằn trên ngô, lúa và một số cây rau màu khác. Kết quả cho thấy việc sử dụng chế phẩm nấm đối kháng đạt hiệu quả làm giảm bệnh 50% (Nguyễn Văn Tuất và CS, 2001) [25]. Xử lý hạt giống được coi là khâu quan trọng trong biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng nói chung và bệnh hại nói riêng, hạt giống được xử lý trước khi đem gieo trồng nhằm hạn chế nguồn dịch hại hạt giống, giúp cây con khỏe, sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, đôi khi xử lý hạt giống lại kích thích sự nảy mầm của hạt. Có 3 phương pháp xử lý hạt giống: Xử lý ướt; xử lý bán khô và xử lý khô (Trần Quang Hùng, 2001 [12]), tùy từng loại hạt giống, loại thuốc xử lý khác nhau, lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp: Hạt cây ngũ cốc thường sử dụng phương pháp xử lý ướt như: Lúa, ngô… hạt cây lấy dầu như: Hạt đậu tương, lạc…thường xử dụng phương pháp xử lý khô hoặc bán ướt, có thể xử lý bằng nước nóng ở 540C hoặc dùng nhiệt độ, kết hợp xử lý nước nóng với nước muối, hoặc sử dụng thuốc hóa học, chế phẩm sinh học, chế phẩm nấm đối kháng T. viride (đặc biệt là các thuốc trừ nấm bệnh). Cơ chế đối kháng của nấm T. viride là biểu hiện tính đối kháng với nấm gây bệnh thông qua cơ chế ký sinh và kháng sinh, cơ chế ký sinh biểu hiện ở sự xoắn quanh sợi nấm gây bệnh làm cho sợi nấm teo đi và chết, còn cơ chế kháng sinh biểu hiện ở sự ức chế nấm gây bệnh khi chúng không tiếp xúc với nhau, ngoài ra nấm T. viride còn sinh ra chất kháng sinh bay hơi gây ức chế hình thành hạch. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp xử lý hạt giống để phòng trừ bệnh trên hạt giống lúa, ngô, đậu tương, lạc, rau cho thấy phương pháp xử lý hạt bằng chế phẩm sinh học (vi sinh vật đối kháng Trichoderma sp.) có hiệu quả cao phòng trừ các loài nấm bệnh trên hạt so với đối chứng Nguyễn Kim Vân và CS (2004) [30]. Theo Nguyễn Đăng Diệp, Võ Màu (2006) [8], nấm Trichoderma spp là một tác nhân sinh học đối kháng lại các loại nấm gây bệnh cho cây trồng tồn tại trong đất như Rhizoctonia solani, Fusarium, Sclecrotium rolfsii. Nấm Trichoderma có ít nhất 33 giống, mỗi giống có các đặc tính riêng. Kết quả nghiên cứu của Ngô Bích Hảo và CS (2006) [11], khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm T. viride phòng trừ bệnh héo gốc mốc trắng hại lạc trên môi trường PGA và trong điều kiện chậu vại nghiên cứu cho thấy nấm đối kháng T. viride có khả năng ức chế S. rolfsii trên môi trường PGA, thể hiện rõ sau nuôi cấy 3 ngày đường kính tản nấm đạt 87,8 mm hơn 1,7 lần so với nấm S. rolfsii và sau 4 ngày nuôi cấy đường kính tản nấm của T. viride là 57,8 mm bằng 2,6 lần so với tản nấm S. rolfsii, hiệu lực ức chế đạt 75,2%. Trong điều kiện chậu vại T. viride có khả năng ức chế, kìm hãm sự phát triển gây hại của S. rolfsii. ở các công thức có xử lý T. viride tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh đều thấp hơn công thức đối chứng. Hiệu lực ức chế cao nhất là 88,43% khi T. viride có mặt trước nấm S. rolfsii 3 ngày và thấp nhất khi xử lý T. viride sau khi lây nhiễm S. rolfsii 3 ngày là 34,42%, sự có mặt của T. viride trước nấm bệnh cho khả năng ức chế nấm bệnh tốt nhất nhờ khả năng phát triển nhanh, mạnh đã cạnh tranh, lấn chiếm được sự phát triển của nấm bệnh ngay từ đầu nên hiệu quả ức chế cao, ngược lại khi T. viride có mặt cùng hoặc sau thì nấm bệnh có cơ hội phát triển cùng hoặc đã phát triển được một thời gian, do đó khả năng ức chế nấm bệnh kém hơn. Vì thế để nâng cao hiệu lực của nấm đối kháng thì nên xử lý trước khi trồng cây như xử lý hạt giống, ủ với phân chuồng trước khi bón vào đất. Theo nghiên cứu của Nguyễn Kim Vân và CS (2006) [31], đối với nấm Aspergillus niger phương pháp tưới chế phẩm sinh học Trichoderma viride vào gốc cây lạc trước nấm gây bệnh Aspergillus niger 3 ngày cho hiệu lực cao nhất trong việc phòng chống nấm gây bệnh hại lạc ở điều kiện nhà lưới. Như vậy sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride không những có tác dụng ức chế nguồn nấm gây bệnh trên hạt giống mà còn hạn chế nguồn nấm bệnh trong đất trên đồng ruộng. Theo nghiên cứu của Đỗ Tấn Dũng (2006) [9], khi khảo sát hiệu lực của nấm T. viride với các isolate nấm S. rolfsii trên môi trường nhân tạo thì thấy rằng khi nấm T. viride có mặt trước nấm gây bệnh thì bản thân nó có khả năng chiếm chỗ, cạnh tranh, ức chế và tiêu diệt nấm S. rolfsii và trong điều kiện chậu vại nấm đối kháng T. viride có thể sử dụng để phòng trừ bệnh héo gốc mốc trắng do nấm S. rolfsii hại cây trồng cạn hiệu quả phòng trừ bệnh cao, đạt tới 86,5% (trên cây lạc) và 94,4% (trên cây đậu tương). Cũng theo Đỗ Tấn Dũng (2007) [10], nấm đối kháng T. viride có tác dụng hạn chế sự phát sinh phát triển của nấm bệnh tùy thuộc vào phương pháp xử lý phòng trừ bệnh, khi xử lý hạt (cà chua, dưa chuột) bằng nấm đối kháng T. viride trước nấm bệnh R. solani thì hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ cà chua đạt 85,9% và bệnh lở cổ rễ hại dưa chuột đạt 77,8%, nhưng khi nấm đối kháng có mặt cùng hoặc sau nấm bệnh lở cổ rễ thì hiệu lực phòng trừ bệnh thấp hơn. Theo Nguyễn Văn Vinh (2008) [37], môi trường thích hợp để cho T. viride sản sinh xenlulaza theo Mandels và Sterberg. T. viride có thể tổng hợp xenlulaza rất tốt khi nuôi cấy trên hỗn hợp cám tiểu mạch: mùn cưa (tỷ lệ 2:1) đã được axit hóa và làm ẩm, nuôi cấy ở 25-30oC trong 3-4 ngày. 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu và đối tượng nghiên cứu - Chế phẩm nấm đối kháng T. viride 5 x 107CFU/g. - Giống lạc L14 (giống được trồng chủ yếu ở tất cả các vùng trong tỉnh Bắc Giang). - Giống khoai tây Solara (hiện đang được trồng và phát triển mạnh ở Bắc Giang) - Nấm bệnh hại vùng rễ cây khoai tây, cây lạc - Môi trường dùng nuôi cấy: trấu cám, thóc nguyên hạt ninh nhừ, thóc nghiền nhỏ. 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ 15/10/2008 đến 20/6/2009. - Địa điểm: Lạng Giang - Bắc Giang và Bộ môn Bệnh cây, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 3.3 Nội dung nghiên cứu 1. Điều tra, xác định thành phần bệnh nấm hại và diễn biến một số bệnh nấm chính hại vùng rễ cây khoai tây, cây lạc năm 2008 - 2009 tại Lạng Giang, Bắc Giang. 2. Nghiên cứu khả năng phát triển của nấm đối kháng T. viride trên một số giá thể và làm chế phẩm nấm T. viride. 3. Đánh giá hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh nấm hại vùng rễ trên cây khoai tây và cây lạc năm 2008 - 2009 tại Lạng Giang, Bắc Giang. 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp điều tra diễn biến bệnh hại Áp dụng phương pháp điều tra, phát hiện bệnh hại theo “Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại đồng ruộng” của Cục Bảo vệ thực (1995) [5]. * Trên cây khoai tây: Mỗi ô thí nghiệm, đếm tổng số cây của ô, đếm số cây bị bệnh của từng loại, tính tỷ lệ bệnh. * Trên cây lạc: Mỗi ô thí nghiệm, điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 50 cây cố định. Đếm tổng số cây điều tra và tổng số cây từng bị bệnh của từng loại, tính tỷ lệ bệnh. Điều tra định kỳ 7 ngày và bổ sung theo giai đoạn sinh trưởng hay thời kỳ xung yếu của cây. 3.4.2 Phương pháp nuôi cấy nấm T. viride trên các giá thể 3.4.2.1 Xác định khả năng phát triển của nấm đối kháng T. viride trên một số giá thể (môi trường) khác nhau * Cách tiến hành: - Lấy 10 g giá thể thóc nguyên hạt đem ninh chín, để dóc nước, hấp khử trùng, để nguội trộn đều với 1g nấm đối kháng T. viride rồi đưa vào các túi nilon buộc kín. Tổng số 35 túi. - Lấy 10 g giá thể thóc nghiền nhỏ trộn với 20 ml nước rồi đưa vào các túi nilon, hấp vô trùng, để nguội sau đó đem trộn đều với 1 g nấm đối kháng T. viride. Tổng số 35 túi. Lấy 10 g cám, 10 g trấu với 20 ml nước đưa vào các túi nilon, hấp khử trùng, để nguội sau đó đem trộn với 1g chế phẩm nấm đối kháng T. viride. Tổng số 35 túi. Thí nghiệm gồm 3 công thức (CT), mỗi công thức nhắc lại 5 lần, mỗi lần 7 túi. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). - CT1: 1 g T. viride + 10 g thóc nguyên hạt ninh nhừ. - CT2: 1 g T. viride + 10 g thóc nghiền nhỏ + 20 ml nước. - CT3: 1 g T. viride + 10 g cám + 10 g trấu + 20 ml nước. * Chỉ tiêu theo dõi: Ngày sợi nấm mọc, ngày bắt đầu hình thành bào tử, ngày sợi nấm mọc kín túi và ngày bào tử hình thành cả túi, khả năng hình thành bào tử/g cơ chất của T. viride ở các công thức thí nghiệm sau thời gian cấy 3, 5, 7, 9,11, 13, 15 ngày. 3.4.2.2 Xác định khả năng phát triển của nấm đối kháng T. viride trên giá thể thóc nghiền được trộn với các lượng nước khác nhau * Cách tiến hành: Lấy 10 g giá thể thóc nghiền nhỏ hấp khử trùng, để nguội trộn đều với 1 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride và nước vô trùng (nước cất) với các công thức có lượng nước khác nhau từ 10, 15, 20, 25 và 30 ml, đưa vào các túi nilon buộc kín. - Thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 5 lần, mỗi lần 7 túi. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). - CT1: 1 g T. viride + 10 g thóc nghiền + 10 ml nước. - CT2: 1 g T. viride + 10 g thóc nghiền + 15 ml nước. - CT3: 1 g T. viride + 10 g thóc nghiền + 20 ml nước. - CT4: 1 g T. viride + 10 g thóc nghiền + 25 ml nước. - CT5: 1 g T. viride + 10 g thóc nghiền + 30 ml nước. * Chỉ tiêu theo dõi: Ngày sợi nấm mọc, ngày bắt đầu hình thành bào tử, ngày sợi nấm mọc kín túi và ngày bào tử hình thành cả túi, số lượng bào tử/g cơ chất. 3.4.3 Phương pháp xác định hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh nấm hại khoai tây, lạc năm 2008 - 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang 3.4.3.1 Phương pháp xác định hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại vùng rễ khoai tây vụ đông 2008 * Xử lý củ giống khoai tây bằng chế phẩm nấm đối kháng T. viride trước khi trồng Dùng chế phẩm nấm đối kháng T. viride có 5×107 CFU/g với các mức khác nhau là 2,5 g; 5 g; 7,5 g và 12,5 g, mỗi công thức trộn đều với 2 kg củ giống khoai tây đem trồng cho diện tích là 25 m2. Thí nghiệm gồm 5 công thức (CT), mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần (ô) thí nghiệm 25 m2. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). - CT1: 2,5 g T. viride/2 kg củ/25 m2. - CT2: 5,0 g T. viride/2 kg củ/25 m2 . - CT3: 7,5 g T. viride/2 kg củ/25 m2. - CT4: 12,5 g T. viride/2 kg củ/25 m2. - CT5 (đối chứng): Không xử lý T. viride. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%). * Xử lý củ giống khoai tây bằng chế phẩm nấm đối kháng T. viride trước khi trồng và tưới chế phẩm nấm đối kháng T. viride ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây khoai tây Trộn 2,5 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride 5×107 CFU/g với 2 kg củ giống khoai tây rồi đem trồng cho ô thí nghiệm 25 m2, sau đó tưới 7,5 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride trên ô thí nghiệm ở các công thức. Khi cây mọc đều, sau trồng 30 ngày, sau trồng 45 ngày. Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần (ô) thí nghiệm 25 m2. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). - CT1: Trộn 2,5 g T.viride/2 kg củ/25 m2 + tưới 7,5 g T.viride/25 m2 khi khoai tây mọc đều. - CT2: Trộn 2,5 g T.viride/2 kg củ/25 m2 + tưới 7,5 g T.viride/25 m2 sau trồng 30 ngày. - CT3: Trộn 2,5 g T.viride/2 kg củ/25 m2 + tưới 7,5 g T.viride/25 m2 sau trồng 45 ngày. - CT (đối chứng) :Không xử lý T. viride. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%). * Tưới chế phẩm nấm đối kháng T. viride ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây khoai tây Dùng 7,5 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride có 5×107 CFU/g tưới cho ô thí nghiệm 25 m2 trồng khoai tây ở công thức: cây mọc đều, sau trồng 30 ngày, sau trồng 45 ngày. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần (ô) thí nghiệm 25 m2. - CT1: Tưới 7,5 g T. viride/25 m2 khi cây mọc đều. - CT2: Tưới 7,5 g T. viride/25 m2 sau trồng 30 ngày. - CT3: Tưới 7,5 g T. viride/25 m2 sau trồng 45 ngày. - CT4 (đối chứng): Không tưới T. viride. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%). * Trộn chế phẩm nấm đối kháng T. viride với phân hữu cơ bón vào đất trước khi trồng khoai tây Phân hữu cơ được ủ hoai mục, dùng chế phẩm nấm đối kháng T. viride có 5×107 CFU/g với các công thức có khối lượng khác nhau 2,5 g; 5 g; 7,5 g; 12,5 g trộn với 25 kg phân hữu cơ đem bón vào đất cho ô thí nghiệm 25 m2 trồng khoai tây. Thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần (ô) thí nghiệm 25 m2. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). - CT1: (2,5 g T. viride + 25 kg phân hữu cơ)/25 m2. - CT2: (5,0 g T. viride + 25 kg phân hữu cơ)/25 m2. - CT3: (7,5 g T. viride + 25 kg phân hữu cơ)/25 m2. - CT4: (12,5 g T. viride + 25 kg phân hữu cơ)/25 m2. - CT5 (đối chứng): Chỉ bón phân hữu cơ. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%). * Trộn chế phẩm nấm đối kháng T. viride với phân hữu cơ bón vào đất trước khi trồng khoai tây, tưới chế phẩm nấm đối kháng T. viride ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây khoai tây Dùng 2,5 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride 5×107 CFU/g trộn với 25 kg phân hữu cơ hoai mục bón vào đất cho ô thí nghiệm 25m2 trồng khoai tây, sau đó tưới 7,5 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride cho cây khoai tây ở các công thức: khi mọc đều, sau trồng 30 ngày, sau trồng 45 ngày. Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần (ô) thí nghiệm 25 m2. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). - CT1: Trộn 2,5 g T. viride/25 kg phân hữu cơ/25 m2 + tưới 7,5 g T. viride/25 m2 sau khi khoai tây mọc đều. - CT2: Trộn 2,5 g T. viride/25 kg phân hữu cơ/25 m2 + tưới 7,5 g T. viride/25 m2 sau trồng 30 ngày. - CT3: Trộn 2,5 g T. viride/25 kg phân hữu cơ/25 m2 + tưới 7,5 g T. viride/25 m2 sau trồng 45 ngày. - CT4 (đối chứng): Chỉ bón phân hữu cơ. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%). 3.4.3.2 Phương pháp xác định hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại vùng rễ cây lạc vụ xuân 2009 * Xử lý hạt giống lạc bằng chế phẩm nấm đối kháng T. viride trước khi gieo Dùng chế phẩm nấm đối kháng T. viride có 5×107 CFU/g với các mức khác nhau là 2,5 g; 5 g; 7,5 g và 12,5 g, mỗi công thức trộn đều với 0,45 kg hạt giống lạc rồi đem gieo cho diện tích là 25 m2. Thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần (ô) thí nghiệm 25 m2. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). - CT1: 2,5 g T. viride/0,45 kg hạt/25 m2. - CT2: 5,0 g T. viride/0,45 kg hạt/25 m2 . - CT3: 7,5 g T. viride/0,45 kg hạt/25 m2. - CT4: 12,5 g T. viride/0,45 kg hạt/25 m2. - CT5 (đối chứng): Không xử lý T. viride. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%). * Xử lý hạt giống lạc bằng chế phẩm nấm đối kháng T. viride trước khi gieo hạt và tưới chế phẩm nấm đối kháng T. viride ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lạc Trộn 2,5 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride 5×107 CFU/g với 0,45 kg hạt giống lạc rồi đem gieo cho ô thí nghiệm 25 m2, sau đó tưới 7,5 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride trên ô thí nghiệm trồng lạc ở các công thức: khi cây mọc đều, cây ra hoa và có củ non. Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần (ô) thí nghiệm 25 m2. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). - CT1: Trộn 2,5 g T.viride/0,45 kg hạt/25 m2 + tưới 7,5 g T.viride/25 m2 khi lạc mọc đều. - CT2: Trộn 2,5 g T.viride/0,45 kg hạt/25 m2 + tưới 7,5 g T.viride/25 m2 khi lạc ra hoa. - CT3: Trộn 2,5 g T.viride/0,45 kg hạt/25 m2 + tưới 7,5 g T.viride/25 m2 khi lạc có củ non. - CT4 (đối chứng): Không xử lý T. viride Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%). * Tưới chế phẩm nấm đối kháng T. viride ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lạc Dùng 7,5 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride có 5×107 CFU/g tưới cho ô thí nghiệm 25 m2 trồng lạc ở công thức thí nghiệm: cây mọc đều, cây ra hoa và có củ non. Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần (ô) thí nghiệm 25 m2. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). - CT1: Tưới 7,5 g T. viride/25 m2 khi cây mọc đều. - CT2: Tưới 7,5 g T. viride/25 m2 khi lạc ra hoa. - CT3: Tưới 7,5 g T. viride/25 m2 khi lạc có củ non - CT4 (đối chứng): Không tưới T. viride. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%). * Trộn chế phẩm nấm đối kháng T. viride với phân hữu cơ bón vào đất trước khi gieo lạc Phân hữu cơ được ủ hoai mục, dùng chế phẩm nấm đối kháng T. viride có 5×107 CFU/g với các công thức có khối lượng khác nhau 2,5 g; 5 g; 7,5 g; 12,5 g trộn với 25 kg phân hữu cơ đem bón vào đất cho ô thí nghiệm 25 m2 trồng lạc. Thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần (ô) thí nghiệm 25 m2. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). - CT1: (2,5 g T. viride + 25 kg phân hữu cơ)/25 m2. - CT2: (5,0 g T. viride + 25 kg phân hữu cơ)/25 m2. - CT3: (7,5 g T. viride + 25 kg phân hữu cơ)/25 m2. - CT4: (12,5 g T. viride + 25 kg phân hữu cơ)/25 m2. - CT5 (đối chứng): Chỉ bón phân hữu cơ. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%). * Trộn chế phẩm nấm đối kháng T. viride với phân hữu cơ bón vào đất trước khi gieo lạc và tưới chế phẩm nấm đối kháng T. viride ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lạc Dùng 2,5 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride 5×107 CFU/gam trộn với 25 kg phân hữu cơ hoai mục bón vào đất cho ô thí nghiệm 25m2 trồng lạc, sau đó tưới 7,5 g chế phẩm nấm đối kháng T. viride cho cây lạc ở các công thức: khi mọc đều, khi lạc ra hoa và khi lạc có củ non. Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần (ô) thí nghiệm 25 m2. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). - CT1: Trộn 2,5 g T. viride/25 kg phân hữu cơ/25 m2 + tưới 7,5 g T. viride/25 m2 sau khi lạc mọc đều. - CT2: Trộn 2,5 g T. viride/25 kg phân hữu cơ/25 m2 + tưới 7,5 g T. viride/25 m2 khi cây lạc ra hoa. - CT3: Trộn 2,5 g T. viride/25 kg phân hữu cơ/25 m2 + tưới 7,5 g T. viride/25 m2 khi lạc có củ non. - CT4 (đối chứng): Chỉ bón phân hữu cơ. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%). 3.5 Phương pháp tính và xử lý số liệu * Điều tra ngoài đồng: TLB: tỷ lệ bệnh (%) N: số cây bị bệnh T: tổng số cây điều tra. * Hiệu lực (HL%) của nấm đối kháng T. viride tính theo công thức Abbott. Trong đó: C: TLB% công thức đối chứng T: TLB% công thức thí nghiệm * Phương pháp tính năng suất khoai tây, lạc: - Đối với khoai tây: cân trọng lượng củ tươi có đường kính 2cm trở lên của toàn bộ ô thí nghiệm sau khi thu hoạch, tính giá trị trung bình và quy đổi năng suất ra tạ/ha. - Đối với cây lạc: thu hoạch về phơi riêng từng ô thí nghiệm đến khô (ẩm độ 12%), loại bỏ quả lép không có nhân và cân khối lượng quả khô từng lần nhắc lại, tính giá trị trung bình (tạ/ha). Số liệu thu thập được xử lý thống kê trong Excel và chương trình IRRISTAT. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả điều tra thành phần bệnh nấm hại, diễn biến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây khoai tây vụ đông 2008 và cây lạc vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang 4.1.1 Thành phần bệnh nấm hại và diễn biến một số bệnh nấm hại vùng rễ cây khoai tây vụ đông 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang Vụ đông năm 2008 trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trồng khá phổ biến giống khoai tây Solara trên các chân đất trồng màu đây là một trong những giống khoai tây đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, bệnh hại trên cây khoai tây đang là vấn đề nan giải nhất là đối với một số bệnh nấm hại có nguồn gốc trong đất, chúng gây hại suốt quá trình sinh trưởng của cây. Mặt khác thành phần bệnh nấm hại khoai tây cũng đa dạng. Việc giám định thành phần bệnh hại góp phần xác định được đối tượng bệnh hại chính trên cây khoai tây. Chúng tôi đã tiến hành điều tra theo dõi và xác định thành phần bệnh nấm hại trên cây khoai tây vụ đông năm 2008 trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1. Qua kết quả điều tra, giám định chúng tôi thu được 5 loài nấm gây bệnh hại thuộc 4 bộ, 4 họ khác nhau, chúng gây ra các triệu chứng đốm, héo, chết,... và gây hại suốt cả quá trình sinh trưởng của cây khoai tây từ khi mọc đến khi hình thành củ và thu hoạch. Trong đó bệnh lở cổ rễ (R. solani), bệnh mốc sương và bệnh héo vàng (F. solani) gây hại nặng hơn cả, các bệnh nấm khác gây hại ở mức độ nhẹ. Bảng 4.1. Thành phần bệnh nấm hại trên cây khoai tây vụ đông năm 2008 tại Lạng Giang - Bắc Giang TT Bệnh nấm hại Tên khoa học Họ Bộ Bộ phận bị hại MĐPB 1 Mốc sương Phytophthora infestans (Mont) de Bary Peronosporales Lá, cành ++ 2 Đốm vòng Alternaria solani (Ell & Mart) Dematiaceae Moniliales Lá, thân + 3 Héo gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Saccardo Moniliaceae Hyphales Rễ, thân + 4 Lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kuhn Sterilales Mycelia sterilla Rễ, thân ++ 5 Héo vàng Fusarium oxysporum Schelecht Tuberculeriaceae Moniliales Rễ, thân +._.----------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL_RHZ HL_FOS HL_SCLE CT1 3 51.3500 48.7200 48.1500 CT2 3 48.6500 46.1500 40.7400 CT3 3 35.1400 33.3300 37.0400 SE(N= 3) 1.62368 2.14277 1.42297 5%LSD 4DF 6.36448 8.39920 5.57774 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HTHANH7 21/ 8/** 6:37 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi hat giong va tuoi o cac giai doan sinh truong khac nhau) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HL_RHZ 9 45.047 7.8136 2.8123 6.2 0.7795 0.0059 HL_FOS 9 42.733 7.7809 3.7114 8.7 0.5204 0.0161 HL_SCLE 9 41.977 5.2973 2.4647 5.9 0.5624 0.0146 8) Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (tưới chế phẩm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL_RHZ FILE HT_16 21/ 8/** 6:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tuoi che pham o cac giai doan sinh truong khac nhau) VARIATE V003 HL_RHZ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 101.691 50.8457 6.13 0.062 3 2 CT$ 2 309.967 154.984 18.67 0.011 3 * RESIDUAL 4 33.2041 8.30103 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 444.863 55.6079 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL_FOS FILE HT_16 21/ 8/** 6:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tuoi che pham o cac giai doan sinh truong khac nhau) VARIATE V004 HL_FOS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 142.301 71.1507 9.43 0.032 3 2 CT$ 2 512.377 256.188 33.95 0.005 3 * RESIDUAL 4 30.1872 7.54680 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 684.865 85.6082 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL_SCLE FILE HT_16 21/ 8/** 6:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tuoi che pham o cac giai doan sinh truong khac nhau) VARIATE V005 HL_SCLE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 7.80167 3.90083 1.90 0.263 3 2 CT$ 2 96.0000 48.0000 23.41 0.008 3 * RESIDUAL 4 8.20334 2.05083 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 112.005 14.0006 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_16 21/ 8/** 6:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tuoi che pham o cac giai doan sinh truong khac nhau) MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS HL_RHZ HL_FOS HL_SCLE 1 3 41.9533 38.5967 31.3333 2 3 46.0000 43.4667 33.3167 3 3 37.7667 33.7267 31.3500 SE(N= 3) 1.66343 1.58606 0.826808 5%LSD 4DF 6.52030 6.21703 3.24091 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL_RHZ HL_FOS HL_SCLE CT1 3 48.5700 47.3700 36.0000 CT2 3 42.8600 39.4700 32.0000 CT3 3 34.2900 28.9500 28.0000 SE(N= 3) 1.66343 1.58606 0.826808 5%LSD 4DF 6.52030 6.21703 3.24091 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_16 21/ 8/** 6:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tuoi che pham o cac giai doan sinh truong khac nhau) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HL_RHZ 9 41.907 7.4571 2.8812 6.9 0.0618 0.0113 HL_FOS 9 38.597 9.2525 2.7471 7.1 0.0324 0.0046 HL_SCLE 9 32.000 3.7417 1.4321 4.5 0.2628 0.0080 9) Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với phân hữu cơ bón vào đất) BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL_RHZ FILE HTHANH8 21/ 8/** 6:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi phan huu co bon vao dat) VARIATE V003 HL_RHZ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 14.9058 7.45290 1.38 0.322 3 2 CT$ 3 1506.64 502.214 93.04 0.000 3 * RESIDUAL 6 32.3882 5.39804 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1553.94 141.267 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL_FOS FILE HTHANH8 21/ 8/** 6:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi phan huu co bon vao dat) VARIATE V004 HL_FOS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 96.8750 48.4375 9.05 0.016 3 2 CT$ 3 1218.75 406.250 75.88 0.000 3 * RESIDUAL 6 32.1250 5.35417 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1347.75 122.523 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL_SCLE FILE HTHANH8 21/ 8/** 6:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi phan huu co bon vao dat) VARIATE V005 HL_SCLE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 26.0866 13.0433 7.41 0.024 3 2 CT$ 3 1186.85 395.617 224.81 0.000 3 * RESIDUAL 6 10.5587 1.75978 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1223.50 111.227 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HTHANH8 21/ 8/** 6:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi phan huu co bon vao dat) MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS HL_RHZ HL_FOS HL_SCLE 1 4 39.8650 36.8750 27.3650 2 4 38.5000 34.3750 26.5975 3 4 41.2300 30.0000 23.9250 SE(N= 4) 1.16168 1.15695 0.663283 5%LSD 6DF 4.01845 4.00209 2.29440 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL_RHZ HL_FOS HL_SCLE CT1 3 24.3200 20.0000 11.5400 CT2 3 35.1400 30.0000 23.0800 CT3 3 45.9500 37.5000 30.7700 CT4 3 54.0500 47.5000 38.4600 SE(N= 3) 1.34140 1.33594 0.765894 5%LSD 6DF 4.64011 4.62121 2.64935 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HTHANH8 21/ 8/** 6:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi phan huu co bon vao dat) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HL_RHZ 12 39.865 11.886 2.3234 5.8 0.3218 0.0001 HL_FOS 12 33.750 11.069 2.3139 6.9 0.0160 0.0001 HL_SCLE 12 25.962 10.546 1.3266 5.1 0.0244 0.0000 10) Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride đối với một số bệnh hại lạc L14 vụ xuân 2009 tại Lạng Giang - Bắc Giang (trộn chế phẩm với phân hữu cơ và tưới ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau) BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL_RHZ FILE HTHANH9 21/ 8/** 6:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi phan huu co va tuoi o cac giai doan sinh truong khac nhau) VARIATE V003 HL_RHZ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 16.5336 8.26680 1.19 0.394 3 2 CT$ 2 306.666 153.333 22.08 0.009 3 * RESIDUAL 4 27.7732 6.94330 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 350.973 43.8716 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL_FOS FILE HTHANH9 21/ 8/** 6:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi phan huu co va tuoi o cac giai doan sinh truong khac nhau) VARIATE V004 HL_FOS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 23.2221 11.6110 5.26 0.077 3 2 CT$ 2 97.0472 48.5236 21.97 0.009 3 * RESIDUAL 4 8.83333 2.20833 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 129.103 16.1378 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL_SCLE FILE HTHANH9 21/ 8/** 6:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi phan huu co va tuoi o cac giai doan sinh truong khac nhau) VARIATE V005 HL_SCLE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 1.28807 .644033 0.21 0.817 3 2 CT$ 2 88.7042 44.3521 14.62 0.016 3 * RESIDUAL 4 12.1362 3.03404 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 102.128 12.7661 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HTHANH9 21/ 8/** 6:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi phan huu co va tuoi o cac giai doan sinh truong khac nhau) MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS HL_RHZ HL_FOS HL_SCLE 1 3 44.2867 41.2800 38.0000 2 3 45.9467 42.5333 38.4633 3 3 47.6067 45.1367 38.9267 SE(N= 3) 1.52133 0.857969 1.00566 5%LSD 4DF 5.96327 3.36305 3.94196 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HL_RHZ HL_FOS HL_SCLE CT1 3 51.3500 47.3700 42.3100 CT2 3 48.6500 42.1100 38.4600 CT3 3 37.8400 39.4700 34.6200 SE(N= 3) 1.52133 0.857969 1.00566 5%LSD 4DF 5.96327 3.36305 3.94196 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HTHANH9 21/ 8/** 6:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc phong tru cua nam doi khang T. viride voi benh hai lac L14 vu xuan 2009 tai Lang Giang, Bac Giang (tron che pham voi phan huu co va tuoi o cac giai doan sinh truong khac nhau) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HL_RHZ 9 45.947 6.6236 2.6350 5.7 0.3939 0.0087 HL_FOS 9 42.983 4.0172 1.4860 3.5 0.0769 0.0088 HL_SCLE 9 38.463 3.5730 1.7418 4.5 0.8174 0.0164 FILENAME : DONG 11-2 TITLE : NANG SUAT KHOAI TAY VU DONG 2008 A N A L Y S I S O F V A R I A N C E RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN REPLICATION (S) = 3 TREATMENT : CT (R) = 4 R1 = CT1 R2 = CT2 R3 = CT3 R4 = CT4 NS KHOAI TAY KHI TUOI TV (tan/ha) NLI NLII NLIII R1 16.80 17.60 17.20 R2 17.60 17.60 17.20 R3 16.30 17.60 16.80 R4 16.80 16.40 17.20 REP TOTALS 67.50 69.20 68.40 REP MEANS 16.87 17.30 17.10 ANALYSIS OF VARIANCE FOR NS KHOAI TAY KHI TUOI TV =========================================================================== SV DF SS MS F =========================================================================== NL (S) 2 0.36166667 0.18083333 <1 CT (R) 3 0.82250000 0.27416667 1.32 ns ERROR 6 1.24500000 0.20750000 --------------------------------------------------------------------------- TOTAL 11 2.42916667 =========================================================================== cv = 2.7% ns = not significant TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS KHOAI TAY KHI TUOI TV (tan/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ R1 17.20 0.40 ns R2 17.47 0.67 ns R3 16.90 0.10 ns R4 (CONTROL) 16.80 - ------------------------------------------ MEAN 17.09 ------------------------------------------ ns = not significant Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.37 0.91 1.38 TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS KHOAI TAY KHI TUOI TV (tan/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT RANKS MEANS ------------------------------------------ CT1 3 17.20 a CT2 4 17.47 a CT3 2 16.90 a CT4 1 16.80 a ------------------------------------------ MEAN 17.09 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. *** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN *** FILENAME : DONG 11-3 TITLE : NANG SUAT KHOAI TAY VU DONG 2008 A N A L Y S I S O F V A R I A N C E RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN REPLICATION (S) = 3 TREATMENT : CT (R) = 4 TRON TV VOI CU DONG THOI TUOI TV (tan/ha) NLI NLII NLIII R1 20.40 19.20 19.20 R2 18.80 20.00 18.80 R3 19.20 18.80 18.00 R4 16.80 17.20 16.80 REP TOTALS 75.20 75.20 72.80 REP MEANS 18.80 18.80 18.20 ANALYSIS OF VARIANCE FOR TRON TV VOI CU DONG THOI TUOI TV =========================================================================== SV DF SS MS F =========================================================================== NL (S) 2 0.96000000 0.48000000 1.59 ns CT (R) 3 12.42666667 4.14222222 13.71 ** ERROR 6 1.81333333 0.30222222 --------------------------------------------------------------------------- TOTAL 11 15.20000000 =========================================================================== cv = 3.0% ** = significant at 1% level; ns = not significant TABLE OF CT (R) MEANS FOR TRON TV VOI CU DONG THOI TUOI TV (tan/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ R1 19.60 2.67 ** R2 19.20 2.27 ** R3 18.67 1.73 ** R4 (CONTROL) 16.93 - ------------------------------------------ MEAN 18.60 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.45 1.10 1.66 TABLE OF CT (R) MEANS FOR TRON TV VOI CU DONG THOI TUOI TV (tan/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT RANKS MEANS ------------------------------------------ CT1 4 19.60 b CT2 3 19.20 b CT3 2 18.67 b CT4 1 16.93 a ------------------------------------------ MEAN 18.60 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.45 1.10 1.66 TRON TV VOI PHAN HUU CO DONG THOI TUOI TV (tan/ha) NLI NLII NLIII R1 19.60 19.20 18.40 R2 19.20 19.60 19.20 R3 19.60 18.40 18.80 R4 17.20 16.40 17.20 REP TOTALS 75.60 73.60 73.60 REP MEANS 18.90 18.40 18.40 ANALYSIS OF VARIANCE FOR TRON TV VOI PHAN HUU CO DONG THOI TUOI TV =========================================================================== SV DF SS MS F =========================================================================== NL (S) 2 0.66666667 0.33333333 1.47 ns CT (R) 3 10.92000000 3.64000000 16.06 ** ERROR 6 1.36000000 0.22666667 --------------------------------------------------------------------------- TOTAL 11 12.94666667 =========================================================================== cv = 2.6% ** = significant at 1% level; ns = not significant TABLE OF CT (R) MEANS FOR TRON TV VOI PHAN HUU CO DONG THOI TUOI TV (tan/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ R1 19.07 2.13 ** R2 19.33 2.40 ** R3 18.93 2.00 ** R4 (CONTROL) 16.93 - ------------------------------------------ MEAN 18.57 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.39 0.95 1.44 TABLE OF CT (R) MEANS FOR TRON TV VOI PHAN HUU CO DONG THOI TUOI TV (tan/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT RANKS MEANS ------------------------------------------ CT1 3 19.07 b CT2 4 19.33 b CT3 2 18.93 b CT4 1 16.93 a ------------------------------------------ MEAN 18.57 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.39 0.95 1.44 *** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN *** FILENAME : DONG 12-1 TITLE : NANG SUAT CUA LAC KHI TRON TV+ HAT,TV+P.HC A N A L Y S I S O F V A R I A N C E RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN REPLICATION (S) = 3 TREATMENT : CT (R) = 5 NS lac khi tron TV voi hat giong (ta/ha) NLI NLII NLIII R1 48.17 47.67 47.50 R2 48.00 48.50 48.33 R3 50.33 50.67 50.83 R4 51.17 50.83 51.00 R5 46.17 46.67 45.83 REP TOTALS 243.84 244.34 243.49 REP MEANS 48.77 48.87 48.70 ANALYSIS OF VARIANCE FOR NS lac khi tron TV voi hat giong =========================================================================== SV DF SS MS F =========================================================================== NL (S) 2 0.07300000 0.03650000 <1 CT (R) 4 48.20150667 12.05037667 114.20 ** ERROR 8 0.84413333 0.10551667 --------------------------------------------------------------------------- TOTAL 14 49.11864000 =========================================================================== cv = 0.7% ** = significant at 1% level TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS lac khi tron TV voi hat giong (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ R1 47.78 1.56 ** R2 48.28 2.05 ** R3 50.61 4.39 ** R4 51.00 4.78 ** R5 (CONTROL) 46.22 - ------------------------------------------ MEAN 48.78 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.27 0.61 0.89 TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS lac khi tron TV voi hat giong (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT RANKS MEANS ------------------------------------------ CT1 2 47.78 b CT2 3 48.28 b CT3 4 50.61 c CT4 5 51.00 c CT5 1 46.22 a ------------------------------------------ MEAN 48.78 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.27 0.61 0.89 NS lac khi tron TV +Phan huu co (ta/ha) NLI NLII NLIII R1 47.22 47.57 47.68 R2 47.58 47.73 47.45 R3 48.67 49.00 49.50 R4 50.83 49.67 51.17 R5 46.27 46.15 46.40 REP TOTALS 240.57 240.12 242.20 REP MEANS 48.11 48.02 48.44 ANALYSIS OF VARIANCE FOR NS lac khi tron TV +Phan huu co =========================================================================== SV DF SS MS F =========================================================================== NL (S) 2 0.47905333 0.23952667 1.48 ns CT (R) 4 32.63942667 8.15985667 50.48 ** ERROR 8 1.29321333 0.16165167 --------------------------------------------------------------------------- TOTAL 14 34.41169333 =========================================================================== cv = 0.8% ** = significant at 1% level; ns = not significant TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS lac khi tron TV +Phan huu co (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ R1 47.49 1.22 ** R2 47.59 1.31 ** R3 49.06 2.78 ** R4 50.56 4.28 ** R5 (CONTROL) 46.27 - ------------------------------------------ MEAN 48.19 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.33 0.76 1.10 TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS lac khi tron TV +Phan huu co(ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT RANKS MEANS ------------------------------------------ CT1 2 47.49 b CT2 3 47.59 b CT3 4 49.06 c CT4 5 50.56 d CT5 1 46.27 a ------------------------------------------ MEAN 48.19 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.33 0.76 1.10 *** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN *** FILENAME : DONG 12-2 TITLE : NANG SUAT CUA LAC KHI TUOI TV A N A L Y S I S O F V A R I A N C E RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN REPLICATION (S) = 3 TREATMENT : CT (R) = 4 NS cua lac khi tuoi TV (ta/ha) NLI NLII NLIII R1 47.97 47.78 47.57 R2 47.43 47.67 47.87 R3 46.67 46.50 46.48 R4 46.30 45.25 46.12 REP TOTALS 188.37 187.20 188.04 REP MEANS 47.09 46.80 47.01 ANALYSIS OF VARIANCE FOR NS cua lac khi tuoi TV =========================================================================== SV DF SS MS F =========================================================================== NL (S) 2 0.18195000 0.09097500 <1 CT (R) 3 7.37889167 2.45963056 22.79 ** ERROR 6 0.64758333 0.10793056 --------------------------------------------------------------------------- TOTAL 11 8.20842500 =========================================================================== cv = 0.7% ** = significant at 1% level TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS cua lac khi tuoi TV (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ R1 47.77 1.88 ** R2 47.66 1.77 ** R3 46.55 0.66 * R4 (CONTROL) 45.89 - ------------------------------------------ MEAN 46.97 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level * = significant at 5% level Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.27 0.66 0.99 TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS cua lac khi tuoi TV (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT RANKS MEANS ------------------------------------------ CT1 4 47.77 c CT2 3 47.66 c CT3 2 46.55 b CT4 1 45.89 a ------------------------------------------ MEAN 46.97 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.27 0.66 0.99 *** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN *** FILENAME : DONG 12-3 TITLE : NANG SUAT LAC KHI TRON TV+HAT+TUOI, TV+P.HC+TUOI A N A L Y S I S O F V A R I A N C E RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN REPLICATION (S) = 3 TREATMENT : CT (R) = 4 NS lac khi tron TV+hat va tuoi TV (ta/ha) NLI NLII NLIII R1 50.07 50.75 51.80 R2 49.88 49.66 50.12 R3 48.18 48.23 48.32 R4 46.13 46.60 46.48 REP TOTALS 194.26 195.24 196.72 REP MEANS 48.57 48.81 49.18 ANALYSIS OF VARIANCE FOR NS lac khi tron TV+hat va tuoi TV =========================================================================== SV DF SS MS F =========================================================================== NL (S) 2 0.76686667 0.38343333 2.33 ns CT (R) 3 34.56830000 11.52276667 70.00 ** ERROR 6 0.98760000 0.16460000 --------------------------------------------------------------------------- TOTAL 11 36.32276667 =========================================================================== cv = 0.8% ** = significant at 1% level; ns = not significant TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS lac khi tron TV+hat va tuoi TV (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ R1 50.87 4.47 ** R2 49.89 3.48 ** R3 48.24 1.84 ** R4 (CONTROL) 46.40 - ------------------------------------------ MEAN 48.85 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.33 0.81 1.23 TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS lac khi tron TV+hat va tuoi TV (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT RANKS MEANS ------------------------------------------ CT1 4 50.87 d CT2 3 49.89 c CT3 2 48.24 b CT4 1 46.40 a ------------------------------------------ MEAN 48.85 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.33 0.81 1.23 NS lac khi tron TV + P.HC va tuoi TV (ta/ha) NLI NLII NLIII R1 49.53 50.02 50.18 R2 49.80 49.65 49.90 R3 49.63 49.58 49.85 R4 46.60 46.05 45.98 REP TOTALS 195.56 195.30 195.91 REP MEANS 48.89 48.83 48.98 ANALYSIS OF VARIANCE FOR NS lac khi tron TV + P.HC va tuoi TV =========================================================================== SV DF SS MS F =========================================================================== NL (S) 2 0.04685000 0.02342500 <1 CT (R) 3 28.96589167 9.65529722 119.18 ** ERROR 6 0.48608333 0.08101389 --------------------------------------------------------------------------- TOTAL 11 29.49882500 =============================================================================== cv = 0.6% ** = significant at 1% level TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS lac khi tron TV + P.HC va tuoi TV(ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ R1 49.91 3.70 ** R2 49.78 3.57 ** R3 49.69 3.48 ** R4 (CONTROL) 46.21 - ------------------------------------------ MEAN 48.90 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.23 0.57 0.86 TABLE OF CT (R) MEANS FOR NS lac khi tron TV + P.HC va tuoi TV(ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ CT RANKS MEANS ------------------------------------------ CT1 4 49.91 b CT2 3 49.78 b CT3 2 49.69 b CT4 1 46.21 a ------------------------------------------ MEAN 48.90 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-R means 0.23 0.57 0.86 *** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN *** ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan