Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang

1. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay, người ta đã biết sử dụng nguồn xenluloza sẵn có trong tự nhiên cũng như phế thải của các ngành công, nông, lâm nghiệp để sản xuất nấm đem lại lợi ích to lớn. Đặc biệt trong những năm gần đây những nghiên cứu về công nghệ nuôi trồng nấm ăn phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh những chủng loại nấm quen thuộc đã được đưa vào sản xuất để phục vụ người tiêu dù

doc110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như một nguồn thực phẩm, người ta còn nghiên cứu khá sâu về khả năng phòng, chống bệnh của nhiều loại nấm đã được nghiên cứu. Đặc biệt là tác dụng phòng, chống viruts, khối u, ung thư và các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protin chỉ đứng sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng, axit amin không thể thay thế, các vitamin A, B, C, D,… và không chứa các độc tố. Nấm được coi là một loại “rau sach”, “thịt sạch”, mặc rù hàm lượng đạm cao nhưng nấm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây ra hậu quả bất lợi như đạm động vật, đương hay tinh bột của thực vật. Công nghệ sản xuất nấm không phức tạp, nấm sinh trưởng nhanh, nguyên liệu để sản xuất chủ yếu là xenlulô và hêmixinlulô, các phế thải của ngành sản xuất nông, công, lâm nghiệp dễ kiếm, dễ sử dụng. Chính vì thế mà nghề trồng nấm trên thế giới đã được hình thành và phát triển từ nhiều năm nay ở quy mô công nghiệp hiện đại, cũng như quy mô hộ gia đình ở nhiều nước như: Hà Lan, Pháp, ý, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc… ở nước ta, nấm ăn cũng đã được biết đến từ lâu. Tuy nhiên, việc sản xuất chưa được mở rộng do điều kiện trồng nấm chưa thuận lợi. Mặc dù vậy chỉ trong vòng mười lăm năm trở lại đây, với sự chuyển giao công nghệ và việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nghề trồng nấm đã phát triển rất mạnh. Khi đó , nghề sản xuất nấm ăn mới được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy mà hầu hết các tỉnh thành trong cả nước ta đều có nghề trồng nấm. Yên Dũng là huyện trồng nấm ăn nhiều nhất trong năm huyện của tỉnh Bắc Giang. Cùng với việc thu được sản lượng lương thực, hàng năm người dân còn thu được khối lượng rơm rạ lớn, với lượng rơm rạ dồi dào đó bà con trong huyện đã tận dụng để làm nguyên liệu rất tốt cho nhu cầu phát triển nghề trồng nấm. Cũng như những những ngành sản xuất mới ra đời khác, việc trồng nấm cũng đòi hỏi nhiều vấn đề cần giải quyết kể cả là trước mắt hay lâu dài. Đối vớ sản xuất nấm ăn huyện Yên Dũng thì các chính sách khuyến khích sản xuất, vấn đề chuyển giao cộng nghệ, tiêu thụ sản phẩm… đang là vấn đề rất cần thiết. Tuy nhiên, tình hình sản xuất ở Yên Dũng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy việc nghiên cứu phát triển sản xuất để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nấm ăn là vấn đề cần được nghiên cứu một cách cẩn trọng. Với lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm (Thực phẩm) ăn của các tác nhân trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nhanh sản xuất và tiêu thụ nấm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và tực tiễn của phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn. - Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Dũng. - Phân tích nguyên nhân hạn chế đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Dũng. - Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn ở các hộ, các HTX và các đơn vị kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn gồm: nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò và nấm mộc nhĩ. - Phạm vi về không gian: Các xã đang sản xuất nấm ăn tại huyện Yên Dũng gồm: Đồng Việt, Đông Phúc, Tư Mại, Yên Lư, Nham Sơn, Trí Yên, Tân An và Tiến Dũng. - Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu năm 2006 – 2007 – 2008; nghiên cứu và hoàn thành luận văn từ tháng 9/2008 - tháng 8/2009; dự kiến phát triển đến 2015. 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Phát triển và lý thuyết phát triển 2.1.1.1 Khái niệm về phát triển Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển: phát triển là quá trình là tăng thêm năng lực của con người hoặc môi trường để đáp ứng nhu cầu của con người hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Sản phẩm của sự phát triển là con người được khỏe mạnh, được chăm sóc sức khỏe tốt, có nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, được tham gia vào hoạt động sản xuất theo chuyên môn đào tạo và được hưởng thụ các thành qủa của quá trình phát triển. Như vậy phát triển không chỉ bao hàm việc khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và bán sản phẩm mà còn bao gồm các hoạt động không kém phần quan trọng như chăm óc sức khỏe, an ninh xã hội, đặc biệt là an ninh con người, bản tồn thiên nhiên,… phát triển là một tổ hợp các hoạt động, một số mục tiêu xã hội, một số mục tiêu kinh tế, dựa trên tài nguyên thiên nhiên, vật chất, trí tuệ nhằm phát huy hết khả năng của con người, được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu trung lại các ý kiến đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị , văn hóa xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân. Khái niệm về phát triển bền vững đã được ủy ban môi trường và phát triển thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giầu môi trường sinh thái. Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho thế hệ mai sau. Theo chúng tôi khái niệm về phát triển bền vững của ủy ban môi trường thế giới là đầy đủ. Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải đặc biệt chú ý đến tính bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn định. 2.1.1.2 Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. tăng trưởng kinh tế được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế 9tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đố là mức phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn. Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. 2.1.2 Lý thuyết phát triển trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 2.1.2.1 Khái niệm sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất 2.1.2.1.1 Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giưa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất: Q = f(X1, X2,…, Xn) Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2,…., Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất. Chúng ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm + Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị bằng đơn vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là lớn nhất. + Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia tổng sản phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một yếu tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi. 2.1.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất + Vốn sản suất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị , các phương tiện vận tải, kho tang, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật. + Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có trìmh độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao động quyết đinh kết quả và hiệu quả sản xuất. + Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. Đất đai là yếu tố cố đinh lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất. + Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng đượclao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội. + Ngoài ra còn một số yếu tố khác: quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm… cũng có quyết định tới quá trình sản xuất. 2.1.2.2 Tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 2.1.2.2.1 Khái niệm tiêu thụ + Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa. Qua quá trình tiêu thụ thì hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành. + Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất. Do đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố sau: * Chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua. * Đối tượng là sản phẩm hàng hóa tiền tệ. * Thị trường là nơi gặp gỡ giữa những người bán và mua. 2.1.2.2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thong qua thị trường, thị trường được coi là một nơi mà ở đó người bán và người mua tự tìm đế với nhau để thỏa mãn những nhu cầu của hai bên. Chức năng của thị trường: Chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa, dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết hoặc kích thích sản xuất và tiêu dùng xã hội; cchức năng thông tin. Các quy luật của thị trường: Quy luât giá trị; quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh; quy luật giá trị thặng dư. 2.1.3 Phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 2.1.3.1 Đặc điểm sản xuất nấm ăn Sản xuất nấm ăn ở nước ta nói chung và các địa phương có những đặc điểm cơ bản sau: a) Đặc điểm nguyên liệu đầu vào sản xuất nấm Sản xuất nấm là tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp như: rơm rạ, than lõi ngô, thân cây gỗ, bong phế loại ở các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đườn làm nguyên liệu để sản xuất nấm mang lại giá trị kinh tế cao. b) Đặc điểm trình độ quản lý và khoa học công nghệ Hộ gia đình là các đơn vị cơ bản của sản xuất nấm ở các cơ sở, với nguồn nhân lực là các thành viên trong gia đình trong lúc nông nhàn và cơ sở hạ tầng sẵn có. Trong quá trình sản xuất từ công đoạn đầu co đến ra sản phẩm và tiêu thụ đa phần do hộ gia đình đảm nhận, chưa co sự chuyên môn hóa. Việc quy hoạch và định hướng phát triển tại các cơ sở định hướng chưa rõ rang, chưa có cơ quan quản lý chặt chẽ và đầy đủ. Chính hình thức tổ chức và quản lý sản xuất đơn lẻ ơ quy mô hộ gia đình đã tạo điều kiện khó khăn cho chính quyền địa phương trong quản lý, cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt khó khăn hơn cả là việc quản lý lượng chất thải, thải vào môi trường của mỗi hộ sản xuất nấm. Quy trình công nghệ nuôi trồng, bảo quản chế biến ngày càng đơn giản, dễ áp dụng, mọi lứa tuổi đều có thể tham gia sản xuất nấm được. c) Vốn đầu tư và sử dụng lao động Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn và đấu vào chủ yếu là công lao động nông nghiệp ( chiếm khoảng 30 – 40% giá thành 1 đơn vị sản phẩm) trong khi đó Việt Nam đang dư thừa hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn. Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho người lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiên nay có mức thu nhập từ 700.000 – 900.000đ/tháng. Chỉ cần số vốn đầu tư ban đầu khoảng 5 triệu đồng và 100 m2 diện tích đất để làm lán trại. Nếu so với các ngành công nghiệp khác phải xây dựng nhà máy, xí nghiệp, chúng ta phải đầu tư trên 100 triệu đồng/1 người công nhân mới có việc làm. d) Vấn đề môi trường trong các cơ sở sản xuất nấm Phát triển nghề sản xuất nấm ăn còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, môi sinh. Phần lớn lượng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh rạch, sông ngòi gây tắc nghẽn dòng chảy. Đây là nguồn tài nguyên rất lơn nhưng chưa được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra sản phẩm có giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm chuyển sang làm phân hữu cơ tạo thêm độ phì cho đất. Trong thực tế, nhiều cơ sở trồng nấm hiện nay sử dụng phế loại sau thu hoạch nấm làm phân bón cho lúa, rau đã tăng năng suất cao hơn từ 15-20% so với tập quán canh tác cũ [19]. e) Thị trường tiêu thụ sản phẩm Vấn đề tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế như mới chỉ tập trung vào việc cung cấp cho các khu dân cư cao cấp, các nhà hàng, khách sạn. Sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. 2.1.3.2 Tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn a) Tiềm năng phát triển sản xuất nấm Việt Nam là một trong những nước có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nấm. Điều này được thể hiện trên mấy phương diện của đặc thù của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nấm nói riêng như sau: Một là:Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm với bốn mùa được phân bố đều trong năm. Đây chính là điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nấm ăn, đối với các nước chậm phát triển bởi mọi hoạt động sản xuất đều phải phụ thuộc vào thời tiệt chưa làm chủ và điều tiết được các yếu tố ngoại cảnh tác động đến sản xuất thông qua thiết bị máy móc. Hai là: Nguyên liệu trồng nấm ăn rất sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa, than cây gỗ, than lõi ngô, bong phế thải ở các nhà máy rệt, bã mía ở các nhà máy đường. Ước tính cả nước có khoảng 40 triệu tấn nguyên liệu nói trên, chỉ cần sử dụng khoảng 10 – 15% số nguyên liệu này đem nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và 100 ngàn tấn phân hữu cơ/năm. Ba là: Lực lượng lao động của nước ta ở vùng nông thôn chiếm tới hơn 80% dân số và đang dư thừa hàng triệu lao động với gía nhân công rẻ, nhất là thời điểm nông nhàn. Bốn là: Vấn đề khoa học và công nghệ nuôi trồng, chế biến nấm trong những năm gần đây đã có những chú trọng và bước tiến bộ hơn. Nhiều đơn vị nghiên cứu ở các Viện, Trường, trung tâm đã chon được một số loại giống nấm ăn có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam, cho năng suất khá, chất lượng tốt. Các tiến bộ về kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến nấm ngày càng được hoàn thiện. Kinh nghiệm sản xuất của người nông dân được nâng cao, năng suất trung bình các loại nấm ăn đang nuôi trồng hiện nay cao gấp 1,5 – 2 lần so với 10 năm trở về trước. Năm là: Sự hỗ trợ của nhà nước về phát triển ngành nghề, đặc biệt là cơ chế chính sách thúc đẩy, tạo mối liên kết “4 nhà” trong quá trình sản xuất nấm ăn. Đây cũng chính là những giải pháp quan trọng nhằm đưa ngành sản xuất nấm của nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, nhất là khi chúng ta đã trở thành viên chính thức của WTO. Sáu là: Thị trường tiêu thụ các loại nấm ăn ngày càng mở rộng. Giá bán nấm tươi ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cao gấp 2-3 lần giá sản xuất. (Nấm mỡ: 30.000đ/kg, nấm sò: 15.000đ/kg, nấm rơm: 35.000đ/kg). Riêng thành phố Hà Nội trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng 40 tấn nấm tươi các loại. Nhu cầu nấm ăn của nhân dân trong nước ngày càng tăng do nhiều người đã hiểu được giá trị dinh đưỡng của nấm. Trong tình hình giá cả các loại thực phẩm thông dụng như hiện nay như thịt, cá rau có nhiều biến động tăng vọt về giá thì nấm ăn là nguồn thực phẩm càng được người tiêu dùng chú trọng. Thị trường xuất khẩu nấm mỡ, nấm rơm, muối, sấy khô, đóng hộp của Việt Nam ra nước ngoài, có thể nói chúng ta chưa đáp ứng đủ. Nếu chúng ta sản xuất được 1 triệu tấn nấm mỡ, nấm rơm để chế biến xuất khẩu/năm thì riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD/năm, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước mà không phải bỏ một đồng ngoại tệ nào để nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị như các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. b) Lợi thế của phát triển sản xuất nấm ăn Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein (đạm thực vật) chỉ sau thịt ca, rất giàu chất khoáng và các axit amin không thay thế, các Vitamin (A, B, C, K, D, E,…), không có độc tố. Có thể coi nấm ăn như một loại “rau sạch”, “thịt sạch”. Ngoài giá trị về dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính về biệt dược, có khả năng phòng chữa bệnh như làm hạ đường huyết, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về y học xem nấm như là một loại thuốc có khả năng phòng chống bệnh ung thư. Với những lợi thế về giá trị của nấm, đồng thời phát huy những tiềm năng sẵn có. Việt Nam là một trong những nước có đầy đủ các yếu tố về phát triển sản xuất với đa rang chủng loại nấm khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng miền và khí hậu của từng mùa vụ như: nấm rơm trồng vào các tháng mùa hè năng nóng hay là trồng ở các tỉnh miền Trung trở vào miền Nam; mùa đông ở miền Bắc trồng nấm mỡ, nấm sò chịu lạnh; mùa xuân và mùa thu mát mẻ thích hợp cho phát triển của nấm sò, mộc nhĩ, linh chi, trà tân… Sản xuất nấm ăn ngoài việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, lao động nhàn rỗi, từng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn thì sản xuất nấm còn có lợi thế về xuất khẩu đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Dựa vào phương pháp xác định lợi thế của sản phẩm xuất khẩu bằng việc tính và phân tích hệ số bải hộ danh nghĩa của sản phẩm do các nhà kinh tế lập ra như sau: Hb = Pd Pb ì S Trong đó: Hb: hệ số bảo hộ danh nghĩa càng nhỏ hơn 1 thì càng thể hiện lợi thế của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại trên thế giới. Pd: giá sản phẩm trên nội địa. Pb: giá sản phẩm cùng loại ở biên giới (tính bằng ngoại tệ). S: tỷ giá hối đoái Dựa trên phương pháp này ta tính được hệ số bảo hộ danh nghĩa của nấm mỡ năm 2008, đây là loại nấm có thế mạnh của Việt Nam: giá nấm muối trong nước là 12.500đ/kg, giá nấm muối tại cảng Hải Phòng là 1,3 USD/kg, tỷ gia hối đoái là 1USD = 16045 đồng. Hb = 12.500 = 0,59 1.30 ì16.045 Như vậy trị số Hb của nấm mỡ = 0,59 chứng tỏ là rất có lợi thế xuất khẩu cần được khuyến khích phát triển ở nước ta. 2.1.4 Vai trò và ý nghĩa của ngành sản xuất nấm ăn 2.1.4.1 Nấm ăn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein chỉ sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng và các axit amin không thay thế, các loại vitamin A, B, C, D…[2, tr.5] và không có độc tố.[10, tr11]. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính biệt dược, có khả năng phòng và chữa bệnh như làm hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột… Hàm lượng protein trong 1kg nấm mỡ tương đương với 2kg thịt lợn nạc, cao hơn 1kg thịt bò, trong nấm ăn tươi protein có khoảng 4%, so với rau và quả tươi thì cao gấp 12 lần [9]. Nấm ăn thơm ngon là do trong protein gồm nhiều axit amin tự do và chất tạo hương vị đặc biệt, trong đó có tới 9 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nấm ăn lại nghèo về năng lượng. Các loại nấm ăn giàu vitamin, nhất là vitamin B1 (thiamin), B2, C, PP, B6, axit folic, B12, caroten. Trong nấm rơm, hàm lượng vitamin C đạt 206,27mg/100g tươi [9]. Trong nấm ăn chất khoáng có khoảng 3 - 10%, trong khoáng thì hàm lượng kali, photpho và natri nhiều, còn canxi và sắt thì ít hơn. Nấm ăn chứa hàm lượng xenlulo nhất định, bình quân là 8% [9]. Do có giá trị về mặt dinh dưỡng nên trên thị trường thế giới có nhu cầu rất lớn về nấm ăn, sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi, nấm đóng hộp và làm thuốc bổ. Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của một số nấm ăn so với trứng gà Chỉ tiêu Trứng gà Nấm mỡ Nấm rơm Nấm sò Độ ẩm (%) 74 89 90 91 Protein (% so với chất khô) 13 24 21 30 Lipit (% so với chất khô) 11 8 10 2 Tro (% so với chất khô) 0 8 11 9 Hydratcacbon 1 60 59 58 Calo 156 381 369 354 Axit nicotinic (mg/100g chất khô) 0,1 42,5 91,9 108,7 Ribôflavin (mg/100g) 0,31 3,7 3,3 4,7 Thiamin (mg/100g) 0,4 8,9 1,2 4,8 Axit ascobic (mg/100g) 0 26,5 20,2 0 Sắt (mg/100g chất khô) 2,5 8,8 17,2 15,2 Canxi (mg/100g chất khô) 50 71 71 33 Phot pho (mg/100g) 210 912 677 1348 Lizin (mg/100g chất khô) 913 527 384 321 Theonin (mg/100g chất khô) 616 366 607 390 Lơxin (mg/100g chất khô) 1193 580 312 390 Nguồn: [2, tr.6, tr.7] 2.1.4.2 Sản xuất nấm ăn góp phần tận dụng nguồn phế phụ phẩm to lớn của ngành nông nghiệp và thu hút nguồn lao động dồi dào trong nông thôn. Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm ăn là rơm rạ, thân cây ngô, bã mía, mùn cưa…những thứ này lại rất sẵn có ở mọi vùng quê. Nếu tính trung bình một tấn thóc cho ra 1,2 tấn rơm rạ khô thì tổng sản lượng rơm rạ trong cả nước đạt khoảng vài chục triệu tấn/năm. Chỉ cần sử dụng 10% số nguyên liệu trên để làm nấm thì sản lượng nấm đã có thể đạt vài trăm ngàn tấn/năm [7, tr.14] [8], [22]. Đó là chưa kể đến khoảng 2,5 triệu tấn bã mía thải ra từ 40 nhà máy đường trong cả nước, cùng hàng nghìn tấn mùn cưa, cây thân gỗ… đều có thể dùng làm nguyên liệu trồng nấm [16]. Hàng năm, ở nước ta số lượng lao động trong nông nghiệp tiếp tục tăng. Theo đánh giá của các nhà xã hội học và kinh tế nông nghiệp thì hiện nay nông dân (chưa tính lao động phụ) chỉ mới có công ăn việc làm trong 30 - 40% quỹ thời gian trong năm [7, tr.14], [16]. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập thấp và tình trạng đói nghèo trong nông thôn. Do đó, cùng với quá trình phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi cũng như các ngành thủ công nghiệp dịch vụ ở nông thôn thì ngành trồng nấm cũng ra đời. ở thành phố Đà Lạt sau khi công ty liên doanh sản xuất nấm ăn ra đời đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Tỉnh Thái Bình các chi nhánh nấm đã thu hút được nhiều lao động [14, tr.12]. 2.1.4.3 Sản xuất nấm ăn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở nước ta là một vấn đề rất cấp bách, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta đang có những chuyển biến đáng kể. Đặc biệt là đã tạo ra được nhiều giống cây trồng và con gia súc cho năng suất và phẩm chất tốt, nhanh chóng đưa nông nghiệp nước ta thành một ngành sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, trong nông thôn cũng đang phát triển thêm nhiều ngành nghề mới như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ làm cho cơ cấu nông nghiệp nông thôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những ngành nghề được nhắc đến nhiều là nghề trồng nấm - một ngành có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trồng nấm là nghề được bà con nông dân tiếp thu nhanh chóng và phát triển rộng khắp cả nước, tuy sản lượng xuất khẩu chưa thật sự nhiều. Khi giá trị và sản lượng của ngành trồng nấm tăng lên thì đã làm cho cơ cấu sản lượng, sản phẩm xuất khẩu trong nông nghiệp thay đổi. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. 2.1.4.4 Sản xuất nấm ăn nhằm cải thiện môi trường sinh thái Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con người sử dụng rất nhiều loại thuốc hóa học. Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, còn gây ô nhiễm môi trường nước, huỷ hoại môi trường đất và không khí. Với đặc trưng của ngành trồng nấm là không trồng trên đất, không phun thuốc trừ sâu, không bón phân, thời gian trồng và thu hoạch nhanh nên các sản phẩm dễ dàng đạt tiêu chuẩn “rau sạch”. Sản xuất nấm còn góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái vì sau khi thu hoạch nấm thì tạo ra một khối lượng phân hữu cơ rất lớn từ nguyên liệu trồng, đây cũng là yếu tố làm tăng năng suất cây trồng. Vì ngành sản xuất nấm ăn có ý nghĩa lớn cho cả chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương phát triển ngành trồng nấm ăn ở Việt Nam [21]. Chính phủ có công văn số 241/CP - NN ngày 14/03/2000 chỉ thị cho các bộ, ngành và các địa phương tích cực đầu tư để phát triển rộng rãi việc sản xuất nấm ăn, tạo ra ngành nghề mới có chỗ đứng xứng đáng trong ngành nông nghiệp. Trong đó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp & PTNT giành một phần kinh phí từ nguồn vốn đầu tư và sự nghiệp khoa học của năm 2000 để hỗ trợ đầu tư cho việc nghiên cứu và lai tạo giống ở Trung ương và địa phương, đảm bảo có đủ giống tốt để phục vụ cho bà con nông dân. Chương trình phát triển nấm ăn của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã thể hiện rõ trong cuộc hội thảo ngày 17/01/2001 tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật. Phó Thủ tướng và một số đồng chí lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNT đã nhấn mạnh Việt Nam phấn đấu sản xuất 1 triệu tấn/năm trong đó 50% tiêu thụ nội địa và 50% xuất khẩu [8]. 2.1.5 Kênh phân phối sản phẩm + Khái niệm: kênh phân phối sản phẩm là sự kết hợp qua lại với nhau giữa người sản xuất và người trung gian để thực hiện việc chuyển giao hàng hóa một cách hợp lý nhất, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. + Các loại kênh phân phối sản phẩm * Kênh trực tiếp Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, không không thông qua khâu trung gian. Người sản xuất kiêm luôn bán hàng, họ cố hệ thống cửa hàng, siêu thị để bán các sản phẩm sản xuất ra. * Kênh gián tiếp Người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống trung gian. Kênh 1 cấp: gồm một người trung gian gần nhất với người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường, người trung gian thường là người bán lẻ. Kênh 2 cấp: gồm hai người trung gian trên thị trường tiêu dùng, thành phấn trung gian có thể là nhà bán buôn hoặc bán lẻ. Kênh này có thể áp dụngvới một số nhà bán buôn hoặc bán lẻ. Kênh 3 cấp: bao gồm ba người trung gian, kênh này dễ phát huy tác dụng tốt nếu người sản xuất kiểm soát được và các thành phần trong kênh chia sẻ lợi ích một cách hợp lý (xem sơ đồ 1). Kênh trực tiếp Người tiêu dùng Người sản xuất Kênh một cấp Người tiêu dùng Người sản xuất Người bán lẻ Kênh 2 cấp Người tiêu dùng Người sản xuất Người buôn bán Người bán lẻ Kênh 3 cấp Người tiêu dùng Người sản xuất Người bán lẻ Người bán buôn Đại lý Sơ đồ 1. Các kênh tiêu thụ hàng hóa sản phẩm 2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm + Sản xuất Muốn tiêu thụ được thuận lợi thì khâu sản xuất phải đảm bảo số lượng một cách hợp lý, chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ và được cung ứng đúng thời gian. + Thị trường tiêu thụ Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được mục đích đó thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được mặt hàng của mình sản xuất ra trên thị trường. Do đó thị trường tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và còn ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Giá cả mặt hàng Giá cả được xem như là một tín hiệu đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường giá cả là một tín hiệu phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán, giữa các nhà sản xuất kinh doanh và thị trường xã hội. + Chất lượng sản phẩm hàng hóa Chất lượng sản phẩm hàng hóa là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. + Hành vi của người tiêu dùng Mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hóa độ thỏa dụng, vì thế trên thị trường người mua lựa chọn sản phẩm hàng hóa xuất phát từ sở thích, quy luật cầu và nhiều nhân tố khác. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thì hành vi người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn. + Chính sách của nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Các chính sách trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường Mức độ canh tranh phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh mặt hàng đó. Vì vậy, doanh nghiệp phải có đối sách phù hợp trong cạnh tranh để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Việt Nam Việc nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ăn ở nước ta bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20. Năm 1984 thành lập Trung tâm nghiên cứu nấm ăn thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1985 tổ chức FAO tài trợ và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai-Hà Nội. (Nay là công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội). Năm 1986 ở thành phố Hồ Chí Minh thành lập xí nghiệp chế biến nấm. Một số tỉnh thành khác cũng đã thành lập n._.hững công ty hoặc xí nghiệp sản xuất và chế biến nấm như công ty nấm Thanh Bình (Thái Bình), các công ty lien doanh sản xuất và chế biến nấm ở Miền Nam… Năm 1992 – 1993, công ty nấm Hà Nội nhập thiết bị chế biến đồ hộp và nhà trồng nấm công nghiệp của Italia. Thành phố Hà Nội, Unimex Quảng Ninh, tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, Hải Hưng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thái Bình…đã đầu tư hang tỷ đồng cho nghiên cứu và sản xuất nấm ăn. Phong trào trồng nấm mỡ trong các năm 1988 – 1992 đã mở rộng hầu hết các tỉnh phía Bắc. Tổng sản lượng nấm mỡ được nuôi trồng trong những năm qua ở các tỉnh miền Bắc chủ yếu được chế biến thành nấm mỡ muối để xuất khẩu. Khoảng 20% nấm tươi được tiêu dùng nội địa. Từ năm 1988 trở về trước lượng nấm mỡ muối đạt khoảng 30 tấn. Năm 1993 đạt khoảng 250 tấn, năm 1999 đạt khoảng 5000 tấn. Năm 2000 đạt khoảng 10.000 tấn. Ngoài nấm mỡ ra còn có những loại thức ăn khác như: Nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ, …được nuôi trồng ngày càng tăng (đối với các tỉnh phía Bắc) và chủ yếu là tiêu dùng nội địa. Ước tính trung bình mỗi năm đạt khoảng 10.000 tấn nấm tươi các loại. Đối với các tỉnh phía Nam sản xuất nấm hầu hết ở các tỉnh từ Đà Lạt trở vào. Sản lượng hang năm đạt khoảng 1000 tấn nấm muối. Hiện nay phong trào trồng nấm rơm đang phát triển nhanh trong các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long. Sản lượng tăng lên nhiều, trước năm 1990 mới đạt khoảng vài trăm tấn/năm, đến năm 2000 – 2001 đạt khoảng 40.000 tấn/năm. Mộc nhĩ cũng được nuôi trồng phổ biến, chỉ còn nấm mỡ và nấm sò là sản lượng không đáng kể. Nấm ăn được sản xuất tại Việt Nam nhất là nấm mỡ và nấm rơm chủ yếu dùng cho xuất khẩu sang các thị trường như Nhật , Đài Loan, Hồng Công, ý, Đức. Thị trường tiêu thụ nấm rơm của Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2000 là ý, Đưc, Nhật, Pháp, úc. Có tới 3 vùng tiêu thụ 70% nguyên liệu nấm rơm muối để đóng hộp xuất khẩu sang nước thứ ba là Malaysia, Đài Loan, Thái Lan. Từ năm 2002 các nhà máy đống hộp tại Việt Nam đã xuất nấm rơm hộp vào thị trương châu Mỹ. Các tỉnh phía Nam đã xuất khẩu nấm rơm muối và đóng hộp với số lượng hàng ngàn tấn/năm. Các tỉnh phía Bắc xuất khẩu nấm mỡ muối và đóng hộp sang thị trường Nhật, Đài Loan, Đức với số lượng chưa đáng kể. Thị trường tiêu thụ trong nước đối với nấm hương khô, nấm mỡ đóng hộp hiện nay chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Các tỉnh miền Trung và Nam bộ tiêu thụ nấm rơm tươi sản xuất trong nước khoảng ngàn tấn/năm. Các tỉnh phía Bắc tiêu thụ nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm tươi tăng nhanh trung bình mỗi năm đạt khoảng 100 tấn. 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới Năm 1990, tổng lượng nấm ăn toàn thế giới là 3.763.000 tấn, trong đố nấm mỡ 1.424.000 tấn, nấm hương 393.000 tấn. Năm 1994, tổng sản lượng nấm trên thế giới là 4.909.000 tấn, trong đó nấm mỡ là 1.846.000 tấn (37,6%), nấm hương 826.200 tấn (16,8%), nấm rơm 798.800 tấn (6,1%), nấm kim vàng 229.800 tấn (4,7%), mộc nhĩ trắng 156.200 tấn (3,2%), nấm chân cơ 54.800 tấn (1,1%), nấm trơn 27.000 tấn (0,6%), nấm hoa cây xám 14.200 tấn (0,3%), các loài nấm khác 238.8000 tấn (4,8%). So sánh năm 1994/1990 thì nấm mỡ, nấm rơm, nấm hương, nấm kim vàng, nấm hoa cây xám đều tăng mạnh. Các nước sản xuất nấm chủ yếu năm 1994 là: Trung Quốc 2.850.000 tấn (trong đó Đài Loan 71.800 tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng, Hoa Kỳ 393.000 tấn (7,61%), Nhật Bản 360.100 tấn (7,34%), Pháp 185.000 tấn, Hà Lan 88.500 tấn, ý 71.000 tấn, Canada 46.000 tấn, Anh 28.500, Indonesia 118.800 tấn, Hàn Quốc 92.000 tấn. Sản lượng nấm của các nước chủ yếu là nấm mỡ, còn nấm hương thì Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất là chính. Hiện tại Trung Quốc là nước sản xuất nhiều nấm nhất trế giới. Năm 1995, sản lượng nấm của Trung Quốc là 3.000.000 tấn, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới, riêng Phúc kiến 800.000 tấn, chiếm 26,67% cả nước, 6,4% toàn thế giới. Thập kỷ 80 của thế kỷ 20, tổng khối lượng nấm ăn giao dịch trên thị trường thế giới là 300.000 đến 350.000 tấn. Bình quân mỗi người dân Âu mỹ tiêu dùng 2 – 3kg, người Nhật Bản, người Đức tiêu thụ 4 kg; tính bình quân lượng tiêu thụ nấm ăn theo đầu người toàn thế giới tăng trưởng 3,5%. Thị trường châu Âu chủ yếu là nấm mỡ, giá ổn định ở 4 mác/kg. Gần đây, nhu cầu nấm mỡ giảm đi nhưng nấm rơm đa chiếm lĩnh thị trường với mức trên 10%. Hàng ngày ở thị trường NewYorK, bình quân tiêu thụ nấm rơm, nấm hương tươi, nấm mộc nhĩ tươi đứng hàng thứ hai sau rau. Mỗi năm, Phúc Kiến xuất sang Mỹ 23.000 – 26.000 tấn nấm mỡ đóng hộp, Hồng Công là nơi tập trung chuyển nấm hương khô cho toàn cầu, năm 1995 tới 10.643 tấn, chủ yếu là nấm hoa (một loại nấm hương), nấm rơm tươi 3.000 – 4.200 tấn. Nhật Bản là một trong những nước sản xuất và tiêu tthụ nấm lớn nhất trên thế giới; năm 1994 nhập khẩu 7.804 tấn nấm hương khô và hàng năm tiêu thụ 25.000 – 30.000 tấn nấm mỡ, phần lớn nhập của Trung Quốc. Phúc Kiến hàng năm bán sang Nhật 11.000 – 13.000 tấn nấm mỡ đóng hộp, trị giá 15.000.000 USD 2.2.3 Kinh nghiệm phát triển nghề sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới và Việt Nam + Trên thế giới Sản xuất nấm ăn trên thế giới, đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ và châu Âu theo phương pháp công nghiệp. Những “nhà máy” sản xuất nấm có công suất từ 200 – 1000 tấn/năm, [16, tr.69], [17, tr.21]. năng suất nấm trung bình đạt từ 40 – 60% so vời nguyên liệu ban đầu (nấm mỡ). Nghề trồng nấm ăn ở một số nước châu Âu, Bắc Mỹ đã đạt trình độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa rất cao, từ khâu xư lý nguyên liệu, sản xuất giá thể đến việc xư rdụng các thiết bị hiện đại điều chỉnh nhiệt độ, độ âme, ánh sáng trong nhà nuôi trồng[33, tr.30]. ngoài ra còn sử dụng nhiều chế phẩm sinh học khác để có thể điều chỉnh quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của nấm mỡ để có thể thu hái cùng một lúc với kích cỡ nấm tương đối đồng đều. Với phương pháp sản xuất này thì sản lượng nấm thu được tương đối cao giá thành hạ, sử dụng những phương pháp chế biến hiện đại làm tăng chất lượng của nấm. Trong năm 1969, ở Pháp công ty Balarehaud đã dùng phương pháp khô lạnh nấm để chế biến nấm. Phương pháp này tương đối nhanh trong khoảng từ 12 – 16h hàm lượng nước mất đi khoảng 90% trọng lượng tươi[25, tr.7]. ở các nước Pháp, Mỹ, Hà Lan chế biến theo phương pháp đông lạnh nấm, nấm đông lạnh có chất lượng và mùi vị như nấm tươi. Việc chế biến nấm đóng hộp cũng được phát triển ở nhiều nước để vừa tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Chủ yếu tiêu thụ nấm đã qua chế biến (nấm đông lạnh, nấm đóng hộp). Khu vực châu á (Nhật Bản, Đài loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…) triển khai sản xuất nấm theo quy mô trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt nghề trồng nấm ăn tại Trung Quốc thực sự đi vào từng hộ nông dân. ở châu á trồng nấm theo phương pháp thủ công dựa trên nền tảng của điều kiện tự nhiên, năng suất chưa cao những sản xuất gia đình với số đông nên tổng sản lượng rất lớn. Với phương pháp cải tiến hệ thống nhà kín lợp bằng lá gồi, lá cọ và bọc polyetylen, cùng với hệ thống nhà vòm được đưa vào sử dụng rộng rãi để tạo năng suất nấm cao hơn với phương pháp thủ công. Tiêu thụ nấm trong nước và tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài đang phổ biến ở các nước này nhất là Trung Quốc. + Việt Nam Hầu hết các tỉnh trong cả nước hiện nay đều đã bắt đầu phát triển sản xuất nấm ăn, song chủ yếu vẫn ở quy mô hộ gia đình, mang tính chất nhỏ lẻ với năng lực dao động từ 1- 6 tấn nguyên liệu/vụ. Các hộ thường sử dụng công nghệ sản xuất thủ công, tận dụng các thiết bị tự sản xuất không đồng bộ, nên năng suất nấm thấp, giá thành cao, có nhiều khó khăn trong tiêu thụ và chế biến. Các cơ sở sản xuất tập trung thì lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất còn ít, khả năng rủi ro cao hơn so với trồng nấm quy mô hộ gia đình. Những mô hình trang trại nấm và làng nấm hiện nay chưa phát triển như ở các nước châu á. Mới chỉ có tỉnh Vĩnh Phúc thử nghiệm và đang triển khai mô hình đó với kết quả khả quan. Vấn đề chế biến hiện nay (nấm muối, nấm sấy khô) đa phần chế biến tại gia đình chất lượng không đảm bảo, sản phẩm nấm đóng hộp ít. Trong sản xuất thì chất lượng giống chưa đảm bảo, khâu hướng dẫ kỹ thuật nuôi trồng, chế biến nấm muối để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến từng hộ không đầy đủ. Nhìn chung sản xuất nấm ăn ở nước ta chưa thể đáp ứng số lượng sản phẩm các hợp đồng xuất khẩu, mặt khác chất lượng còn kém nên mất lòng tin với khách hàng. Hiện tượng tranh mua, tranh bán trong xuất khẩu nấm đã diên ra ở một số đơn vị làm công tác xuất nhập khẩu. Thị trường tiêu thụ nội địa hiện nay vẫn đang bỏ ngỏ, chưa có sự chú trọng đúng mức. Ngành sản xuất nấm ăn ở nước ta thật sự là một nghề mới, việc tăng trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm trong những năm qua, cần phải nghiên cứu khoa học mới đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng phát triển của nó. Trên cơ sở đó tiếp tục phát triển một ngành có nhiều triển vọng trong nền nông nghiệp nước nhà. 2.2.4 Tình hình tiêu thụ nấm ăn ở Việt Nam Thị trường tiêu thụ trong nước đối với nấm hương khô hiện nay chủ yếu từ Trung Quốc đưa sang. Mộc nhĩ khô được thu hái tự nhiên và nuôi trồng. Các tỉnh miền Trung và Nam Bộ tiêu thụ nấm rơm đã đên con số hàng ngàn tấn/năm. Các tỉnh phía Bắc tiêu thụ nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, nấm rơm tươi tăng nhanh, trung bình một năm đạt khoảng 50.000 tấn. Thành phố Hà Nội có ngày cao điểm đã tiêu thụ hết trên 30 tấn nấm mỡ và nấm sò. Nấm mỡ đóng hộp đang có mặt tại thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố, thị xã là từ Trung Quốc chuyển sang. Số liệu chính xác không thống kê nổi nhưng hầu hết các khách sạn lớn, quầy bán đồ hộp ở Hà Nội đều có nấm mỡ của Trung Quốc. Khả năng trong thời gian tới nếu làm tốt công tác tuyên truyền, giá bán 1kg nấm tươi hợp lý (khoảng 15.000 - 30.000 đ/kg) thì lượng tiêu thụ nấm tươi tại thị trường Hà Nội sẽ tăng vọt [17]. 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 21.337,68 ha. Toàn huyện có 23 xã và 02 thị trấn. Dân số đến năm 2006 là 165.631 người. Ngoài tiềm năng phát triển nông nghiệp, thủy sản, với vị trí nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long(Quảng Ninh), Thái Nguyên, Thành Phố Bấc Giang, Bắc Ninh; trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, huyện Yên Dũngđược xác định là một trong 04 huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Trên địa bàn có 01 khu công nghiệp của tỉnh là KCN Song Khê - Nội Hoàng và một số cụm công nghiệp. Trên địa bàn huyện còn có di tích văn hóa nổi tiếng là chùa Vĩnh Nghiêm (Chùa Đức La) được xây dựng từ cuối thế kỷ XIII. Là địa phương có nguồn lao động dồi dào, nông dân có trình độ canh tác khá, diện tích đất nông nghiệp lớn nên một số năm gần đây, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) dành nhiều ưu tiên xây dựng các mô hình kinh tế mới, chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những loại nông sản có giá trị kinh tế cao như nấm, ớt, dưa hấu, gấc, thủy sản…vào sản xuất. Yên Dũng đang xây dựng hạ tầng để ngành nông nghiệp “cất cánh”. * Khí hậu thời tiết Khí hậu của huyện Yên Dũng là khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu điển hình của Việt Nam. Mùa hè nóng và mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trong mùa đông đầu mùa thường hanh khô, cuối mùa thì mưa phùn ẩn ướt kéo dài. Chính sự phân hóa theo mùa đã hình thành các vụ sản xuất trong huyện thành vụ đông xuân và vụ mùa. Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23,50c đến 24,50c, đặc biệt trong mùa hè có những ngày nhiệt độ cao lên tới 380c, mùa đông nhiệt độ có thời điểm xuống thấp đến 80 c. Sự biến đổi nhiệt độ trong các mùa và sự chênh lệch ngày và đêm ở đây không lớn. Bảng 1: Nhiệt độ trung bình các tháng qua các năm (00c) Tháng Năm 2006 2007 2008 1 12.9 15.7 16.2 2 17.3 17.9 17.5 3 20.2 18.4 21.4 4 23.7 23.3 25.6 5 25.8 28.5 28.6 6 28.8 30.1 29.7 7 28.7 29.5 28.9 8 28.4 28.4 28.8 9 27.1 27.8 28.1 10 24.6 25.5 25.7 11 22.1 21.2 22.5 12 18.5 17.6 18.4 Cả năm 23.2 23.7 24.3 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng [12] Về mùa hè nhiệt độ thích hợp cho nấm rơm phát triển, đặc biệt là các tháng 6,7,8 và nửa đầu tháng 9. Những ngày mùa đông, do chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa đông bắc nên nhiệt độ nhiều khi xuống thấp dưới 150c, ngoài ra lại kèm theo mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1,2 năm sau. Chính điều này ảnh hưởng không tốt đến các loại cây trồng nhưng lại tạo điều kiện cho loại nấm ăn ưa lạnh sinh trưởng và phát triển đặc biệt là nấm mỡ và nấm sò tím. Độ ẩm Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 84% đến 86%. Đặc biệt cuối những tháng cuối mùa đông độ ẩm trung bình có thể lên tới 90%, không khí trở nên ẩm ướt. Bảng 2: Độ ẩm không khí trung bình (%) Tháng Năm 2006 2007 2008 1 78 92 86 2 79 90 89 3 98 87 83 4 90 89 88 5 87 85 86 6 80 78 80 7 82 83 84 8 89 87 90 9 88 87 89 10 79 83 83 11 82 88 87 12 79 78 76 Cả năm 84.3 85.6 85 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng [12] Nhìn chung độ ẩm không khí trong các mùa, trong các năm đều phù hợp với yêu cầu về sinh trưởng và phát triển của các loại nấm ăn. ánh sáng và lượng mưa Bảng 3: Số giờ nắng trung bình (giờ) Tháng Năm 2006 2007 2008 1 17.3 67.3 71.4 2 12.9 36.7 36.2 3 33.6 62.5 43.4 4 78.1 61.7 102.4 5 194.4 142.6 151.6 6 125.4 161.1 150.8 7 198.5 166.2 198.8 8 137.1 145.7 169.7 9 152.5 162.3 158.9 10 112.8 121.2 123.6 11 129.4 134.5 146.2 12 60.3 73.6 102.1 Cả năm 1,252.3 1,335.4 1,455.1 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng [12] Nhìn chung số giờ nắng trung bình cả năm từ 1250-1450h, những ngày mùa hè số giờ nắng rất cao, đặc biệt trong các tháng 6,7,8 có số giờ nắng cao dao động trong khoảng từ 150-195h. Trong thời gian này phù hợp cho nấm rơm phát triển. Về mùa đông số giờ nắng trong ngày tương đối thấp, mây mù bao phủ, trời âm u kéo dài nêm các loại sâu bệnh phát triển đặc biệt là tháng 12 và tháng 1,2 năm sau. Nhưng thời kỳ này lại rất thich hợ cho nấm mỡ phát triển. Bảng 4: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (mm) Tháng Năm 2006 2007 2008 1 14.9 67.3 71.4 2 38.7 36.2 35.3 3 33.8 46.2 63.9 4 24.2 30.1 49.4 5 58.8 71.5 150.1 6 152.6 139.3 156.8 7 258.6 201.7 215.4 8 310.3 307.1 360.5 9 26.8 52.9 102.6 10 155.2 154.2 136.6 11 58.4 58.2 102.1 12 56.1 49.8 92.3 Cả năm 1,188.4 1,214.5 1,536.4 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng [12] Lượng mưa hàng năm là từ 1.300 mm đến 17.000 mm, nhưng phân bố không đồng đều trong năm. Mùa đông chủ yếu là mưa phùn nên lượng mưa tương đối thấp. Mùa hè thì lượng mưa chiếm tới 70% trong cả năm, có thể gây nên lũ lụt gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây lúa, đồng thời ảnh hưởng đến lượng nguyên liệu trồng nấm. Đất đai Địa hình huyện Yên Dũng chia thành 3 phần rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng đất bằng và vùng trũng. - Vùng 9 xã gồm trung tâm huyện và các xã phía Tây Bắc huyện có địa hình đất chân vàn cao và đồi núi. - Vùng 7 xã nằm ở phía Đông Nam huyện, địa hình tương đối bằng phẳng, cơ bản là đất chân vàn và đất bằng. - Vùng 8 xã và 1 thị trấn phí Đông Bắc huyện, địa hình chủ yếu là đất chân vàn cao và đất trũng. Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên ha 21,377.7 21,377.7 21,377.7 100.0 100.0 100.0 I. Đất nông nghiệp, thủy sản ha 10,833.3 10,881.7 10,962.2 100.4 100.7 100.6 1. Đất trồng cây hàng năm ha 10,308.3 10,310.1 10,283.4 100.0 99.7 99.9 Lúa ha 9,942.4 9,941.3 9,915.5 100.0 99.7 99.9 Hoa mầu và cây công nghiệp ha 365.9 368.8 367.9 100.8 99.8 100.3 2. Đất vườn tạp ha 369.7 357.2 350.6 96.6 98.2 97.4 3. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản ha 155.3 214.4 328.2 138.1 153.1 145.6 II. Đất chuyên dùng ha 3,427.6 3,536.8 3,551.3 103.2 100.4 101.8 III. Đất khu dân cư ha 1,971.6 1,969.7 1,973.4 99.9 100.2 100.0 IV. Đất chưa sử dụng ha 5,145.2 4,989.5 4,890.8 97.0 98.0 97.5 V. Tổng diện tích gieo trồng lúa ha 16,902.1 16,900.2 16,856.4 100.0 99.7 99.9 VII. Hệ số sử dụng đất trồng lúa Lần 1.7 1.7 1.7 100.0 50.0 * Chỉ tiêu tính toán 1. Đất nông nghiệp/ khẩu NN m2 654.1 657.0 661.8 100.4 100.7 100.6 2. Đất canh tác/ khẩu NN m2 622.4 622.5 620.9 100.0 99.7 99.9 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng [12] Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Dũng là 21.377,7 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn khoảng 85%, nó có xu hướng tăng lên, do huyện đã đưâ một số diện tích đất chưa sử dụng để tiến hành nuôi trồng thủy sản. Qua số liệu điều tra ta thấy tổng diệnt tích cây trồng hàng năm thì diện tích cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn và dao động từ 96,42% đến 96,45% còn lại là cây công nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng huyện Yên Dũng cây lúa vẫn là cây chủ lực trong nông nghiệp, do đó nguồn nguyên liệu dồi dào cho nuôi trồng nấm ăn tại địa phương. Đây chính là lợi thế so sánh của vùng trong quá trình phát triển nghề trồng nấm, tận thu phế phụ phẩm trong nông nghiệp, tạo ra lượng hàng hóa có giá trị kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác. 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.2.1 Dân số và lao động Bảng 6: Tình hình dân số và lao động Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ I. Tổng dân số Người 165,631 166,657 167,633 100.6 100.6 100.6 Chia theo giới tính 1. Nam Người 81,822 82,413 82,827 100.7 100.5 100.61 2. Nữ Người 83,809 84,244 84,806 100.5 100.7 100.59 II. Tổng số hộ Hộ 38,109 38,654 38,932 101.4 100.7 101.07 Trong đó: Hộ nông nghiệp Hộ 36,580 36,947 37,012 101 100.2 100.59 III. Tổng số lao động Người 84,100 85,589 86,481 101.8 101 101.41 1. Lao động nông, lâm, thủy sản Người 65,590 65,981 66,167 100.6 100.3 100.44 2. Lao động công nghiệp, xây dựng Người 9,371 9,854 10,325 105.2 104.8 104.97 3. Lao động TM, dịch vụ Người 9,139 9,754 9,989 106.7 102.4 104.57 IV. Một số chỉ tiêu + Nhân khẩu NN/hộ NN Người 4.52791 4.510705 4.52915 99.62 100.4 100.01 + Lao động NN/hộ NN Người 1.79306 1.785828 1.78772 99.6 100.1 99.851 + Đất NN/lao động NN m2 ##### ##### #DIV/0! + Đất trồng lúa/lao độg NN m3 ##### ##### #DIV/0! Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng [12] Dân số và lao động là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, là một trong những nguồn lực tác động tới quá trình sản xuất xã hội. Nguồn lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng cũng là lượng tiêu thụ mọi sản phẩm sản xuất ra. Mặc dù vậy nếu dân số tăng quá nhanh sẽ kéo theo nhiều hậu quả xấu như diện tích đất ở, đất sản xuất giảm, vấn đề giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế, điều kiện về giáo dục và y tế không được đảm bảo. Năm 2008 dân số toàn huyện là 167.633 người, trong đó nam: 82.827 người chiếm 49,40%; nữ: 84.806 người chiếm 50,60%. Số lao động của huyện tính đến năm 2008 có 86.481 người chiếm 51,58% dân số toàn huyện. Lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là 66.167 người, chiếm tới 76,51% lao động. Còn lại lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại. Tình hình dân số và lao động của huyện thể hiện qua biểu số 6. Năm 2006 dân số huyện Yên Dũng là 165.631 người đến năm 2008 dân số trong huyện là 167.633 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân 0,5% năm. Với tỷ lệ tăng dân số như trên là một thành tích rất to lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Dũng về chiến lược dân số. Nguyên nhân của tỉnh hình trên là do huyện áp dụng nhiều biện pháp kế hoach hóa gia đình, đồng thời nhân dân trong huyện cũng đã nhận thức tốt được nguy cơ vấn đề bùng nổ dân số. ………………………………. 3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng Bảng 7: Cơ sở hạ tầng của huyện Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 1. Hệ thống giao thông Km + Quốc lộ Km 4 4 4 + Tỉnh lộ Km 34 34 34 + Huyện lộ Km 60 60 60 + Đường thôn, xã Km 184 184 184 - Phân theo chât lượng + Đường nhựa Xã 8 8 8 + Đường bê tông Xã 25 25 25 + Đường gạch Xã 5 5 5 + Đường cấp phối Xã 25 25 25 2. Thủy lợi a. Trạm bơm nhà nước quản lý Cái 16 16 16 + Số máy Cái 297 297 297 + Công xuất m3/h 316.000 316.000 316.000 b. Trạm bơm cục bộ (dân quản lý) Cái 53 53 53 + Số máy Cái 80 89 89 + Công xuất m3/h 64.00 73.00 73.00 + Tổng số máy (a+b) Cái 377 386 386 + Tổng công suất m3/h 380.000 389.000 389.000 c. Hồ chứa nước Cái 11 11 11 3. Hệ thống điện + Số trạm biến áp Cái 72 78 78 + Số máy biến áp Cái 72 78 78 + Số xã dùng điện Xã 25 25 25 4. Thông tin bưu điện + Số máy điện thoại trên địa bàn Cái 2987 3421 3689 3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện 3.1.3.1 Phương hướng sản xuất nông nghiệp của huyện 3.1.3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2006 – 2008) Bảng 8: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện ( Bảng ngang) 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Khái quát về phương pháp sử dụng trong nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để xem xét, phân tích các vấn đề một cách khoa học, khách quan, trong đề tài còn sử dụng phương pháp: - Phương pháp thống kê kinh tế Dùng trong quá trình thu thập số liệu điều tra, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê về thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn một cách khoa học. Đồng thời, trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu có thể phản ánh đầy đủ và khách quan tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của các hộ nông dân trong thời gian qua. - Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp chuyên gia, chuyên khao. - Tóm lại, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu nêu trên không tách tời nhau mà tùy thuộc vào nội dung, mục tiêu cần giải quyết mà có sự kết hợp hài hòa nhiều phương pháp nghiên cứu để có những kết luận chính xác nhất. 3.2.2 Vận dụng các phương pháp trong nghiên cứu đề tài 3.2.2.1 Chọn địa bàn nghiên cứu Huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang là huyện có phong trào trồng nấm ăn từ những năm 2002. Hiện nay ngành sản xuất nấm ăn vẫn đang được duy trì và phát triển ở Yên Dũng. Vì lý do đó chúng tôi lựa chọn địa bàn huyện Yên Dũng làm địa bàn nghiên cứu của đề tài. Trên địa bàn huyện thì nấm ăn được tập trung tại 5 xã: Đồng Việt, Đồng Phúc, Tân An, Trí Yên, Tư Mại, ngoài ra còn một số xã đang từng bước phát triển với quy mô còn nhỏ lẻ và phân tán. Để thấy được tốc độ phát triển cũng như kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong nông hộ, chúng tôi tiến hành khảo sát trong phạm vi 5 xã, các xã này đã sản xuất nấm lâu nhất trong huyện với quy mô số hộ, sản lượng, hệ thống dịch vụ phụ trợ tốt và tương đối ổn định ít nhất trong 3 năm vừa qua. 3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu + Thu thập số liệu thứ cấp Các tài liệu tổng kết các công trình nghiên cứu của Trung tâm công nghệ sinh học thực vật, các công trình liên quan đến đề tài nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng. Thu thập số liệu qua các nguồn sách, báo, tạp trí và các cơ quan liên quan: Sở NN & PTNT Bắc Giang, phòng thống kê huyện, phòng nông nghiệp, phòng địa chính huyện, UBND huyện Yên Dũng bằng các báo cáo thống kê và niên giám thống kê. Các tài liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập như sau: STT Số liệu cần điều tra Nơi thu thập 1 Thông tin chung về nấm ăn: - Giá trị dinh dưỡng, giá trị xuất khẩu - Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới và Việt Nam. - Các quy trình công nghệ nuôi trồng nấm cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nấm. - Sách báo, tạp chí, tài liệu hội thảo về nấm ăn. - Tài liệu kỹ thuật của Trung tâm công nghệ sinh học thực vật. - Báo cáo thống kê của các cơ sở trồng nấm 2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Sở NN&PTNT - Niên giám thống kê huyện, tỉnh. - Các phòng: Nông nghiệp, địa chính, thống kê. 3 Tình hình phát triển sản xuất nấm ăn qua các năm - Phòng Nông nghiệp huyện - Một số báo cáo tại các hội nghị 4 Tình hình tiêu thụ nấm ăn - Phòng Nông nghiệp huyện - Các cơ sở thu mua, chế biến nấm 5 Chủ trương phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong những năm tới UBND huyện qua các báo cáo hàng năm và nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: thông qua tài liệu điều tra - Chọn mẫu điều tra Bằng phương pháp chọn mẫu điển hình, căn cứ vào thực tế sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn, chúng tôi tiến hành điều tra một số điểm như sau: + Xã Đồng Việt: 40 hộ; + Xã Đồng Phúc: 30 hộ; + Xã Tân An: 30 hộ; + Xã Trí Yên: 10 hộ; + Xã Tư Mại: 20 hộ. Tất cả các hộ điều tra tại các xã đều là những hộ có thời gian sản xuất nấm nhiều năm liên tục và tương đối ổn định ít nhất trong 3 năm trở lại đây. Số hộ điều tra được dựa trên quy mô của từng làng và được chia làm 3 loại khác nhau. Loại thứ nhất quy mô sản xuất nhở từ 3 – 5 tấn nguyên liệu, loại thứ 2 từ 5 – 10 tấn nguyên liệu, loại thứ 3 là từ 10 tấn nguyên liệu/năm trở lên. Số liệu điều tra được tính từ năm 2006 cho đến nay. Khảo sát thị trường tiêu thụ nấm ăn: Thông qua các tổ chức kinh tế tham gia tiêu thụ nấm ăn trong huyện: Trung tâm giống nấm Bắc Giang, 5 điểm thu mua của 5 xã, 20 quán ăn nhà hàng trong huyện, tỉnh. Điều tra ngẫu nhiên về đối tượng tiêu dùng sản phẩm nấm ăn trong huyện (100 người) tại những điểm bán nấm của các xã. - Phiếu điều tra: xây dụng để có thông tin chung về nhân khẩu, lao động, giới tính, độ tuổi,…, những chỉ tiêu về tình hình chi phí đầu tư, chế biến, cơ cấu chủng loại, kết quả sản xuất cũng như tiêu thụ từng loại nấm ăn trong hộ. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sản xuất nấm ăn; các đối tượng tiêu dùng sản phẩm nấm; một số chuyên gia Sở NN & PTNT; Phòng Nông nghiệp để có những thông tin cụ thể hơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong vùng. 3.2.2.3 Phương pháp xử lý thông tin Với hệ thống các câu hỏi đã được điều tra, phỏng vấn xong, chúng tôi tiến hành thu thấp các số liệu cần thiết, tổng hợp và sử lý thông tin bằng chương trình máy tính EXCEL. Trong quá trình tổng hợp đó chúng tôi tiến hành phân bổ hộ dân theo quy mô sử dụng nguyên liệu vào sản xuất nấm, phân tổ theo chủng loại nấm được nuôi trồng trong các hộ (nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ và nấm mộc nhĩ), phân tổ các hộ áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật khác nhau, phân tổ theo năng suất nấm tính trên một tấn nguyên liệu. 3.2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá bằng phương pháp phân tổ thống kê với các tiêu thức: Quy mô nguyên liệu sử dụng trồng nấm, cơ cấu và sản lượng từng chủng loại nấm, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật thông qua năng suất nấm trên một tấn nguyên liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, mô tả hiện tượng, so sánh đối chiếu để biết được sự biến động của hiện tượng qua các năm đi tới kết luận chung. 3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài 3.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển sản xuất nấm ăn - Lượng nguyên liệu sử dụng trong trồng nấm - Số lao động được đào tạo nghề trồng nấm - Số lao động sản xuất nấm bao gồm sản xuất, chế biến và tiêu thụ - Số lao động hoạt động cho dịch vụ sản xuất nấm - Trình độ công nghệ trong sản xuất và chế biến nấm - Đầu tư chi phí cho sản xuất - Năng suất nấm tươi bình quân trên 1 tấn nguyên liệu sản xuất - Sản lượng nấm hàng năm gồm: nấm tươi và nấm sơ chế - Giá trị sản xuất các loại nấm ăn 3.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ - Chỉ tiêu phản ánh cung, cầu nấm ăn - Chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước - Chỉ tiêu phản ánh qua các kênh tiêu thụ sản phẩm 3.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất nấm ăn - Giá trị sản xuất tính trên một đông chi phí trung gian - Giá trị nấm hàng hóa - Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí trung gian - Tỷ suất hàng hóa nấm - Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian - Lợi nhuận tính trên một đồng chi phí trung gian - Giá trị sản xuất tính trên một ngày – người lao động - Giá trị gia tăng tính trên một ngày – người lao động - Thu nhập hỗn hợp tính trên một ngày – người lao động - Lợi nhuận tính trên một ngày – người lao động. Dùng các chỉ tiêu cho một tấn nguyên liệu với nấm tươi và cho sản xuất một tấn sản phẩm nấm đã qua sơ chế. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1 Tình hình phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện 4.1.1 Sơ lược chung về quá trình phát triển sản xuất nấm ăn của huyện ở Bắc Giang nghề trồng nấm đã xuất hiện từ những năm 1989 – 1990 nhưng chủ yếu là tự phát, chưa chủ động được kỹ thuật và chưa có thị trường ổn định nên năng suất và hiệu quả chưa cao. Phong trào trồng nấm đã có lúc phát triển mạnh nhưng sau đó lại lắng xuống và tan dã do người sản xuất chưa nắm bắt được công nghệ tiên tiến, nguồn nguyên liệu chủ yếu là thân gỗ mít, số lượng ít và giá thành cao, năng suất thấp nên không đem lại hiệu quả cho người trồng nấm. Từ năm 1999 chương trình phát triển nghề trồng nấm đã được Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bắc Giang tiếp thu công nghệ do bộ môn vi sinh trường đại học Tồng hợp Hà Nội và Trung tâm công nghệ sinh sinh học thực vật Hà Nội chuyển giao. Trung tâm đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ gia đình và xây dựng với quy mô nhỏ và vừa. Cùng với thời gian này nghề trồng nấm cũng vào với huyên Yên Dũng, song người dân vẫn sản xuất mang tính manh mún nhỏ lẻ phát triển chậm. Đến năm 2003, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nông dân phát triển nghề nấm trông qua chương trình khuyến nông, khuyến lâm, cùng với sự hỗ trợ của huyện Yên Dũng. Khi đó, HTX dịch vụ nông nghiệp Trí Yên (xã Trí Yên) đã triển khai trồng ba loại nấm gồm: nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò và đã cho kết quả cao. Với kết quả đã đạt được, phong trào trồng nấm của huyện Yên Dũng từng bước hồi sinh trở lại và phá._.ịa bàn huyện 4.5.2.1 Hoàn thiện việc bố trí sản xuất nấm ăn trong huyện Để ngành sản xuất nấm ăn trở thành ngành sản xuất hàng hóa, việc phân bố cơ cấu sản xuất nấm ăn trong các xã hiện nay là chưa thực sự hợp lý. Bởi vì phát triển nấm ăn hiện nay ở Yên Dũng với quy mô hộ gia đình đang ở tình trạng tự phát, hầu hết là dân đang sản xuất đơn lẻ. Vì vậy thời gian từ nay đến năm 2010 phải có sự điều chỉnh lại để sản xuất nấm ăn đi vào ổn định nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Tập trung ưu tiên phát triển những loại nấm ăn sử dụng nguyên liệu là rơm rạ như nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm. Theo chúng tôi nên bố trí sản xuất các loại nấm ăn tập trung trong một số xã được chọn làm xã điểm. Những xã đó phải có diện tích gieo trồng lúa và sản lượng lúa tương đối lớn, đã có số hộ làm nấm nhiều. Điển hình là các xã Đồng Việt, Đồng Phúc, Tân An,… Cần xây dựng và phát triển sản xuất nấm tập trung trong ở những xã đó, các xã khác vẫn tổ chức sản xuất với hình thức quy mô hộ gia đình là chủ yếu. Ngoài ra phải có kế hoạch tổ chức sản xuất từng loại nấm ăn thật cụ thể cho từng xã, vì đối với mỗi loại nấm có xã phát triển mạnh, xã khác lại không thực hiện nuôi trồng. Trong các xã điểm nên nuôi trồng cả ba lọai nấm ăn sử dụng nguồn nguyên liệu là rơm rạ, đồng thời tổ chức sản xuất thêm mộc nhĩ. Do đó việc phát triển tổng hợp các loại nấm ăn trên địa bàn các xã điểm là điều kiện cần thiết để không ngừng nâng cao sản lượng nấm ăn chung của huyện. 4.5.2.2 Đẩy mạnh việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn Việc thực hiện các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong huyện cần phải đựợc tiến hành thường xuyên, toàn diện và đồng bộ. Song quan trọng nhất là công tác giống, công nghệ sản xuất và vấn đề chuyển giao công nghệ, vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất và tiêu thụ. Công tác giống Giống được coi là yếu tố quyết định để nâng cao năng suất cũng như chất lượng và hiệu qủa của sản xuất nấm ăn. Một số giống nấm ăn đã và đang nuôi trồng tại địa phương, một số giống mới của Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật thực tế phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu ở đây. Vì vậy hiện nay Trung tâm giống nấm Bắc Giang nên tổ chức nhân giống tại địa phương với sự giúp đõ của Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật, để từng bước đưa ra sản xuất đai trà các giống có ưu thế là năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Mặt khác Trung tâm Giống nấm phải được đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường biện pháp kỹ thuật trong nhân giống để nâng cao chất lượng các loại giống nấm. Đảm bảo đủ giống cung cấp kịp thời cho yêu cầu sản xuất của địa phương, giống sản xuất ra có tỷ lệ nhiễm nấm bệnh và tạp và thấp nhất. Phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh sử dụng những giống nấm ăn mới được chọn và khảo nghiệm cho năng suất cao và phẩm chất tốt, giá thành hạ. Công nghệ và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất Trong tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay và cả trên thế giới thì khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp, giữ vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và sự phát triển của các ngành kinh tế riêng biệt. Ngành sản xuất nấm ăn nước ta mới được phát triển trong thời gian chưa lâu, trong khi các nước trên thế giới đã có nghề nấm phát triển, đã đi xa về lĩnh vực công nghệ và đạt trình độ tiên tiến, nhất là các nước Mỹ, Nhật, Đức và một số nước Châu Âu. ở một số nước Châu á như Trung Quốc, Thái Lan đều có những công nghệ sản xuất cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Nước ta với sự nghiên cứu của các Trung tâm khoa học đặc biệt là Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật đã ứng dụng một cách thành công công nghệ của nước ngoài và cải tiến phù hợp với điều kiện trong vùng nông thôn Việt Nam, trong đó có Yên Dũng. Kết quả là chúng ta đã có công nghệ sản xuất một cách chủ động và đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên hiện nay việc áp dụng công nghệ sản xuất trong hộ nông dân không phải chỉ trong một thời gian ngắn là có thể phổ cập toàn bộ kiến thức công nghệ nuôi trồng, bảo quản và chế biến các loại nấm ăn được. Vì vậy đối với kinh tế hộ nông dân để không ngừng nâng cao trình độ cho người lao động trong quá trình sản xuất nấm thì đỏi hỏi việc chuyển giao công nghệ phải được tiến hành theo các bước một cách chắc chắn. Trên địa bàn huyện chúng tôi đề nghị chuyển giao công nghệ theo các bước sau: + Phòng Nông nghiệp phối hợp cùng với Trung tâm giống nấm Bắc Giang tổ chức tập huấn rộng rãi cho người nông dân về công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến nấm ăn do Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật đã nghiên cứu. Tập huấn cho nông dân về công nghệ trồng nấm ăn trên mọi loại cơ chất có thể áp dụng được trong nông thôn. + Phổ biến quy trình bằng các nguồn tài liệu do Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật tiến hành đến tận địa phương nơi có người sản xuất (các làng, xã) Thực hiện thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kỹ thuật và công nghệ sản xuất nấm ăn trong từng thôn xóm và làng xã. + Tổ chức và xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất, bảo quản và chế biến nấm ăn tại Trung tâm giống nấm và tại các xã để kết hợp lý thuyết và thực hành. + Huyện và các cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ giúp đỡ hộ nông dân những điều kiện ban đầu trong quá trình thực hiện công nghệ. + Tận tình tư vấn cho hộ nông dân, giải quyết những băn khoăn vướng mắc về kỹ thuật trong quá trình sản xuất do Trung tâm giống nấm và phòng Nông đảm nhiệm. Trong quá trình tập huấn cho dân thì kinh phí do huyện hỗ trợ, đồng thời có hỗ trợ tiền giống nấm khoảng 30%để khuyến khích nông hộ tham gia. Chúng tôi dự kiến trong năm 2010 và các năm tiếp theo nên tổ chức khoảng 40-45 khóa học /năm cho dân với số người tham gia mỗi khóa chừng 50-60 người. Trong quá trình học cứ học một buổi lý thuyết thì kết hợp với thực hành ngay tại địa điểm để hộ nông dân nắm bắt kiến thức nuôi trồng một cách dễ dàng nhất. Trong quá trình chuyển giao công nghệ cho dân thì phải chú ý đến một số vấn đề sau: - Lựa chọn nguyên liệu sản xuất Rơm rạ phải phơi khô, có màu vàng sáng và có mùi thơm, không sử dụng rơm rạ còn tươi, mốc và mủn, và phải có kế hoạch tích trữ rơm dùng dần. Dođó phòng Nông nghiệp huyện phải có trách nhiệm trong việc hướng dẫn các xã và HTX nông nghiệp phổ biến cho dân thu gom rơm rạ phơi khô và đánh đống để dùng dần. Những hộ nào không trồng nấm thì có thể bán rơm rạ cho hộ trồng nấm. Tránh tình trạng dân đốt rơm ngoài đồng tràn lan gây ô nhiễm môi trường Nếu nguyên liệu là bông phế thải thì cũng phải thật khô và không mốc, nguyên liệu là mùn cưa thì phải là mùn cưa không có tinh dầu. - Nhà nuôi trồng nấm ăn Khuyến khích nông dân thực hiện nuôi trồng nấm theo kiểu “Nhà chữ A” tiết kiệm chi phí và hiệu quả sản xuất lại cao Hộ nông dân tận dụng nhà hiện có để sản xuất nhưng phải có cửa để điều chỉnh ánh sáng, và độ thông thoáng. Hầu hết nông dân trong huyện xây dựng mới lán trại còn rất ít, chỉ là tận dụng những gian nhà bỏ không để làm nấm. Có hộ trong quá trình ươm sợi của nấm sò đưa cả nấm vào trong nhà-Nấm sống chung với người. Điều này không tốt cho sức khỏe người sản xuất. - Chế biến nguyên liệu Đảm bảo theo quy trình công nghệ đã được chuyển giao và tư vấn cho hộ nông dân: luôn đảm bảo độ pH của nguyên liệu, hạn chế đến mức thấp nhất sự nhiễm mầm bệnh từ nguyên liệu. Nhìn chung trong quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng mặc dù đã được tập huấn công nghệ nhưng nông dân cứ làm theo cảm tính, chưa tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật nên tỷ lệ nhiệm bệnh đối với nấm sò, nấm rơm còn khá nhiều. - Vấn đề chăm sóc thu hái và chế biến Việc chăm sóc nấm ăn là việc đơn giản và dễ làm nhưng phải chú ý để điều khiển nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng cho thích hợp với từng loại nấm. Do đó phải khuyến cáo nông dân chú ý đến điều này nếu không năng suất rất thấp. Nấm mỡ khi nhiệt độ lên cao thì nấm hay bị vàng và thối, do vậy phải che kín phòng và tạo độ thông thoáng theo hướng thoát của chiều gió. Nhìn chung hộ nông dân ít chú ý vì vậy hầu như cứ nắng lên có gió đông nam là nấm mỡ bị hỏng hàng loạt, lúc này nấm trên thị trường lại thực sự khan hiếm. Nấm rơm nếu nhiệt độ xuống quá thấp do bị mưa trong mùa hè mà không che phủ mô nấm thì nấm cũng bị chết, vụ nấm 2003 do hộ chưa có kinh nghiệm nên năng suất nấm rơm rất thấp. Đối với nấm mỡ, nấm rơm và nấm sò khi đạt tiêu chuẩn kích cỡ là phải thu hái ngay, nhiều khi nông hộ do bận việc nên thu hái khi nấm đã quá già ảnh hưởng đến phẩm chất và thu nhập của hộ. Khi thu hái làm nhiều đợt, đối với nấm mỡ thì phải ép luống nấm mỡ xuống cho sợi nấm ăn sâu vào nguyên liệu và bổ xung đất phủ đến đó vì thiếu đất phủ sẽ làm quả thể nấm xốp và nhẹ. Với nấm sò thu hái xong phải ngắt sạch sẽ gốc nấm còn sót và tưới nước chuẩn bị cho những đợt nấm tiếp theo. Với nấm rơm thu hái xong một đợt thì cần nhặt sạch sẽ gốc nấm và để khô, sau đó chờ nấm lên tưới nước và thu hái đợt hai là kết thúc. Thu hái xong thì phải vận chuyển kịp thời cho tiêu thụ tươi, nếu không thì phải chế biến. Vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn Trong vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất nấm ăn hiện nay có đặt ra nhưng chỉ ở những Trung tâm nghiên cứu khoa học. Đây thực chất là nuôi trồng nấm theo phương pháp công nghiệp. Nhưng nếu áp dụng với hộ nông dân thì chưa có điều kiện về vốn cũng như mặt bằng tổ chức sản xuất. Các hộ nông dân và cơ sở sản xuất tập trung cần có phương thức bảo quản nấm tươi sau khi thu hái để tiêu thụ tươi mà không làm giảm chất lượng của nấm. Vấn đề này chúng tôi đề nghị các Trung tâm nghiên cứu như Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật, Trung tâm vi sinh thuộc trường Đại học quốc gia cần lưu tâm cho nông dân. Có thể tham khảo phương pháp bảo quản nấm rơm và nấm sò tươi như sau: Nấm rơm tươi cho vào dụng cụ chứa như thùng gỗ hay sọt tre (có lót lưới nhựa) bảo quản bằng đá khô. Nấm sò tươi cho vào túi PE có nồng độ CO2 cao trên 25%[48,Tr 97]. 4.5.2.3 Thực hiện xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nấm ăn Thực tế cho thấy sản xuất nấm ăn đang đem lại hiệu quả kinh tế và đang phát triển ở cả hai loại hình: hình thức tập trung và hình thức kinh tế hộ gia đình. Hình thức sản xuất tập trung có hiệu quả kinh tế cao hơn so với kinh tế hộ. Tuy nhiên kinh tế hộ vẫn có lợi thế nhất định đo đó xu hướng phát triển và chiếm vị trí chủ yếu trong sản xuất vẫn là kinh tế hộ. Vì sản lượng nấm ăn tăng lên cũng do số hộ sản xuất ngày càng nhiều. Tuy nhiên muốn phát triển mạnh để trở thành ngành sản xuất hàng hóa thì phải kết hợp cả hai lọai hình với nhiều mô hình sản xuất khác nhau. Với thực trạng tình hình sản xuất nấm ăn tại Yên Dũng, kết hợp với kết quả nghiên cứu của Chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc về xây dựng mô hình tổ chức sản xuất nấm và đã khảo nghiệm thành công tại Vĩnh Phúc. Chúng tôi cho rằng Yên Dũng nên học tập theo các mô hình của Vĩnh Phúc và có cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế tạo địa phương[6] . Theo chúng tôi Yên Dũng cũng cần có những mô hình sản xuất nấm ăn sau: + Mô hình sản xuất nấm gia đình quy mô nhỏ Đặc điểm: Thực chất đây là mô hình mang tính chất tận dụng nguyên liệu rơm rạ sẵn có dư thừa và lao động phụ. Mục đích: Sản xuất tự tiêu trong gia đình và địa phương Quy mô sản xuất: làm ba lứa nấm trong một năm(sò, rơm và mỡ), diện tích lán trại chỉ chừng khoảng 10m² chủ yếu là tận dụng gian nhà còn để không, số rơm rạ sử dụng dưới 1000kg/năm. Mỗi đợt trồng sử dụng khoảng 300-500kg nguyên liệu. Số ngày-người lao động sử dụng cần 25-30, và mỗi đợt chỉ cần 7-10 ngày-người. Như vậy số tiền cần để làm vốn khoảng 150-200nghìn đồng Sản phẩm tiêu thụ: Nấm tươi là chủ yếu để phục vụ cho gia đình ăn thay rau trong những lúc giáp hạt rau. Đồng thời sản lượng nấm tươi thu được khoảng 200kg, mỗi đọt chỉ khoảng 50-100kg. Tổng thu khoảng 1,0-1,2 triệu đồng, tổng chi khoảng 500-700nghìn đồng, lãi khoảng 500 nghìn đồng. + Mô hình sản xuất nấm trang trại Đặc điểm: Sản xuất hàng hóa, ngoài nguyên liệu của gia đình phải thu gom thêm. Mục đích: Sản xuất nấm hàng hóa để tiêu dùng nội địa và tiến tới có thể thực hiện xuất khẩu, tiêu thụ tươi khoảng 70% với nấm sò, chế biến khoảng 30%, còn nấm rơm và nấm mỡ đang tiêu thụ tươi. Quy mô: Làm 4-5 lứa nấm trong một năm cũng có thể chuyên doanh một loại nấm hoặc trồng cả 3 loại nấm. Sử dụng từ 15-30 tấn nguyên liệu mỗi năm, diện tích lán trại khoảng 300m². Vốn đầu tư chừng 5-10 triệu đồng. Sử dụng từ 500-700 ngày –người lao động. Vốn lưu động cần có để quay vòng trồng nấm khoảng 5 triệu đồng Sản lượng tiêu thụ: Tiêu thụ tươi vẫn đang là chủ yếu, tổng thu khoảng 24-50 triệu đồng, sản lượng nấm tươi thu được khoảng 5-11 tấn. Lãi khoảng 10-20 triệu đồng. + Mô hình làng nấm Đặc điểm: Sản xuất nấm hàng hóa tập trung như một làng nghề thực hiện kinh doanh nấm nội địa và tiến tới xuất khẩu. Quy mô: Có tới trên 100 hộ gia đình tham gia trồng nấm thường xuyên với quy mô trên 200-500 tấn nguyên liệu mỗi năm. Sản lượng nấm tươi đạt 50-100 tấn và khoảng 10-20 tấn chế biến. Tổng doanh thu về nấm đạt 0,5-1 tỷ đồng. Yên Dũng trong những năm tiếp theo nên sản xuất theo các mô hình đó, vì hiện nay cũng đã có hình thức của các loại mô hình nhưng chưa rõ nét. Bên cạnh đó thì cũng phải chú ý đến mô hình tiêu thụ sản phẩm, Yên Dũng nên tổ chức theo các mô hình sau: + Trung tâm giống nấm Bắc Giang đóng vai trò là đầu mối thu gom và tiêu thụ nấm ăn cho nông hộ, trung tâm phải tích cực tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, phải tổ chức ký kết hợp đồng trực tiếp với từng hộ sản xuất để gắn trách nhiệm và quyền lợi của người sản xuất và người tiêu thụ. Đảm bảo cùng có lợi cho cả hai bên, có như thế trong những năm tiếp theo mới có khả năng sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng được. Do vậy Trung tâm phải được đầu tư nâng cấp về các thiết bị máy móc bảo quản và chế biến sản phẩm nấm ăn. + Trong các nông hộ theo chúng tôi cũng nên hình thành các dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tức là dân tự tổ chức trong thôn xóm khoảng 10-15 hộ, sản xuất theo từng đầu mối. Giao cho một hộ có tay nghề hiểu biết về kỹ thuật trồng nấm, giúp các hộ khác về kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch và chế biến nấm. Hộ đó có trách nhiệm thu gom nấm tươi, nấm chế biến bán lại cho Trung tâm nấm và người lại đại lý sẽ được trung tâm nấm trả hoa hồng. Hình thành các đại lý tiêu thụ sản phẩm nấm ăn trong dân, tạo điều kiện cho công tác tiêu thụ của cả vùng phát triển. Dân hình thành đầu mối tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua một người làm đại lý có thể bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng đã ký, giá nấm đảm bảo theo giá sàn. Do vậy khi giá nấm xuống thấp thì người nông dân sẽ không bị thiệt thòi. + Mặt khác hiện nay theo ý kiến của chúng tôi thì HTX nông nghiệp nên đứng ra là dịch vụ bao tiêu sản phẩm nấm ăn cho nông hộ giống như đối với các dịch vụ trong nông nghiệp. Điều này có thể gắn kết quyền lợi của người sản xuất với HTX hơn nữa. HTX nên vươn lên đóng vai trò chủ đạo giúp nông hộ trong quá trình tiêu thụ nấm ăn. 4.5.2.4 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ăn Tổ chức thị trường sản phẩm nấm ăn trong vùng phù hợp với xu thế phát triển kinh tế. Cụ thể là khuyến khích việc xây dựng các chợ trong vùng, và tạo điều kiện cho người dân tham gia thị trường. Muốn làm được điều này thì công tác tuyên truyền phải được làm thật tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như trên những tờ rơi để người dân trong vùng hiểu rõ lợi ích kinh tế của việc sản xuất nấm ăn. Đồng thời cùng với các đoàn thể và hiệp hội tuyên truyền về giá trị và cách sử dụng các loại sản phẩm nấm ăn. Tạo cho dân trong vùng một tập quán ăn nấm tươi và nấm chế biến. Đặc biệt hệ thống khách sạn nhà hàng hiện nay tại Yên Dũng và Bắc Giang chưa có nhu cầu sử dụng nấm ăn do vậy phải có cách tuyên truyền và giới thiệu các sản phẩm nấm ăn đến với đối tượng này. Trung tâm giống nấm Bắc Giang cần giới thiệu sản phẩm đến từng khách sạn, nhà hàng. Trong tương lai đối tượng này sẽ tiêu dùng một khối lượng nấm ăn đáng kể trong vùng. Theo ý kiến chúng tôi trước mắt nên mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa với các tỉnh bạn, thực hiện ký kết hợp đồng, liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất và kinh doanh nấm ăn ở ngoài vùng để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm qua các đầu mối đó. Một hướng tiêu thụ sản phẩm nữa là tìm kiếm thị trường nước ngoài để có thể xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm nấm ăn, thông qua việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên để có những hợp đồng đó thì sản lượng sản xuất phải không ngừng nâng cao. Trước mắt có thể tìm kiếm thị trường khu vực Châu á sau đó tiếp tục tiếp cận đến các thị trường khác. Tăng cường hoạt động marketing xúc tiến tiêu thụ: Bằng các phương pháp như quảng cáo, kích thích tiêu thụ nấm ăn, tuyên truyền cho nấm ăn ở Yên Dũng. Để thu hút khách hàng ở nơi khác phải thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài…(Trung tâm giống nấm Bắc Giang thực hiện), đưa nấm ăn đến các cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp. Kích thích tiêu thụ bằng việc phổ biến mẫu mã bao gói, chiết khấu và trình diễn hội chợ. Trung tâm giống nấm Bắc Giang nên chủ động đặt sản xuất các loại bao gói sản phẩm nấm ăn nhất là nấm chế biến. Bao gói nhãn mác phải đẹp, hấp dẫn và có đầy đủ địa chỉ nơi sản xuất và tiện lợi cho vận chuyển đi xa. Để tiếp cận với thị trường nước ngoài có thể tích cực tham gia triển lãm hàng nông sản quốc tế để người tiêu dùng biết đến sản phẩm nấm ăn Yên Dũng 4.5.2.5 Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất và tiêu thụ nấm ăn Muốn cho vùng sản xuất nấm ăn phát triển vững chắc thì phải có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Trước hết phải tăng cường đầu tư xây dựng Trung tâm giống nấm Bắc Giang thành trung tâm hiện đại có máy móc trong sản xuất và nhân giống nấm phục vụ cho hộ trong tỉnh. Như vậy trung tâm phải có thiết bị chuyên dùng đảm bảo điều kiện vô trùng trong sản xuất giống, đầu tư các thiết bị bảo quản và chế biến nấm. Việc tổ chức sản xuất nấm ăn trong nông hộ phải chú ý đầu tư hợp lý để sử dụng có hiệu quả nhà xưởng. Tùy theo quy mô sản xuất mà các hộ xây dựng lán trại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tránh lãng phí. Huyện chú trọng đến việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn. Vấn đề này cần có sự giúp sức của Nhà nước. 4.5.2.6 Chính sách đầu tư và khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn Tạo điều kiện cấp đất cho các hộ làm trang trại nấm đã có tờ trình lên UBND huyện, phòng Nông nghiệp, để các hộ có thể xây dựng các trang trại. Hộ sản xuất với quy mô lớn từ 1000-3000m² thì cho thuê đất với thời gian lâu dài khoảng 30 năm. Những hộ sản xuất quy mô vừa(100-300m²) thì cho phép hộ chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp đã giao theo nghị định 64/CP của Chính phủ để hộ xây dựng trang trại nấm. Có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nấm trên địa bàn huyện: Huyện cần hỗ trợ cho các hộ sản xuất nấm xây dựng lán trại, sửa chữa lán trại, đồng thời hỗ trợ tiền mua giống nấm cho hộ nông dân. Hộ hoàn trả sau khi đã thu hoạch xong vụ nấm. Chính sách hỗ trợ cho hộ nông dân vay vốn sản xuất nấm: Ngân hàng Nông nghiệp nên tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn để phát triển trồng nấm, ưu tiên cho những hộ có quy mô lớn phát triển trang trại. Giành nguồn vốn ưu tiên với lãi suất thấp từ các chương trình mục tiêu quốc gia cho hộ nông dân sản xuất nấm. Vốn phải được cho vay đúng đối tượng, đối với hộ có khả năng thế chấp thì ngân hàng nhanh chóng làm thủ tục cho vay. Đối với hộ nghèo nếu có nhu cầu vay thì chính quyền phải đứng ra bảo lãnh. Ngoài hình thức cho vay đến hộ cần áp dụng cho vay đến từng nhóm hộ (5-6người) để có sự bảo lãnh lẫn nhau để cộng đồng chịu trách nhiệm về sử dụng vốn vay và trả nợ bằng hình thức trả góp. Ngoài ra ngân hàng cũng nên cho tư thương và đơn vị làm nhiệm vụ thu gom và tiêu thụ có nhu cầu vay vốn để tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa. 5. Kết luận và kiến nghị 1. Yên Dũng là vùng có lợi thế trong phát triển sản xuất nấm ăn. Có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để cung cấp cho các vùng khác và thực hiện xuất khẩu. Yên Dũng có tiềm năng lớn trong phát triển sản xuất nấm ăn do có điều kiện khí hậu thời tiết phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của các loại nấm. Mặt khác huyện có nguồn nguyên liệu dồi dào là rơm rạ cùng với lực lượng lao động nhàn dỗi cao. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất nấm ăn. 2. Qua khảo sát nghiên cứu, chúng tôi có thể nêu lên thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của huyện Yên Dũng trong thời gian qua. + Về quy mô sản xuất : Quy mô sản xuất đã được mở rộng, thể hiện ở số hộ tham gia sản xuất nấm ăn tăng lên qua các năm (tăng từ 108 hộ lên 466 hộ)và phát triển hầu khắp các xã trên địa bàn huyện. Đã thành lập …cơ sở sản xuất nấm ăn tập trung. Đối với hộ quy mô sử dụng nguyên liệu ngày càng tăng, trung bình từ 3000kg trở lên trong một vụ sản xuất. + Năng suất và sản lượng các loại nấm ăn tăng dần qua các năm. Năm 2008 đã đạt sản lượng 809,75 tấn nấm tươi các loại, trong đó: nấm sò 477,3tấn, nấm mỡ 36,4 tấn, nấm rơm 6,25 tấn, các loại nấm ăn khác 289,8 tấn. Sản phẩm nấm ăn phát triển đa dạng gồm nấm tươi, nấm khô và nấm muối. + Giá trị sản xuất của nấm ăn bằng 0,53% so với tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong năm 2008. +Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngày càng được chú trọng về các mặt nhất là công tác giống, công nghệ và chuyển giao công nghệ cho hô nông dân. + Về tiêu thụ sản phẩm nấm ăn: Lượng sản phẩm tiêu thụ tăng dần qua các năm. Nấm sò tươi số lượng tiêu thụ tăng từ 44,06 tấn lên 253,34 tấn. Trong năm 2008 đã tiêu thụ được 20 tấn nấm sò khô, 2,3 tấn nấm mỡ muối, 5,62 tấn nấm rơm tươi. Nấm mỡ tươi lượng tiêu thụ tăng từ 3,6 tấn lên 30,94 tấn. Sản phẩm được tiêu thụ thông qua hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng và thông qua trung gian. Xu hướng chung là giảm dần tỷ lệ sản lượng sản phẩm tiêu thụ trực tiếp, tăng tỷ lệ sản lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua trung gian. Giá bán sản phẩm ít biến động qua các năm và thấp hơn so với các địa phương khác. Nhìn chung sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ hết. + Một vấn đề cơ bản và quan trọng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là tỉnh đã thành lập được Trung tâm giống nấm. Trung tâm đã cung ứng giống kịp thời cho sản xuất, đảm bảo chất lượng, thực hiện tập huấn công nghệ cho hộ. Đồng thời trung tâm cũng là đầu mối khơi thông thị trường tiêu thụ sản phẩm trong huyện, tỉnh. 3. Hiệu quả sản xuất + Sản xuất và tiêu thụ nấm ăn đã đảm bảo cho người sản xuất có lãi. ở hình thức sản xuất tập trung thu được lợi nhuận cao hơn so với hộ. Tính trung bình sản xuất một tấn nguyên liệu hộ lãi với nấm sò tươi từ 820300đ-888200đ, nấm mỡ tươi từ 322200đ-532800đ, nấm rơm tươi 84400đ. Sản xuất và chế biến một tấn nấm sò khô hộ lãi 6592000đ, + Nếu so với một số ngành khác như sản xuất lúa và nuôi lợn thì sản xuất nấm có lợi hơn nhiều + Thực tế sản xuất nấm ăn đã mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm cho người lao động và còn làm lành mạnh hóa môi trường sinh thái. 4. Tuy vậy trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện cũng còn một số khó khăn và tồn tại cần giải quyết + Năng suất nấm rơm và nấm mỡ thấp so với định mức kinh tế kỹ thuật và so với một số địa phương khác. Phân vùng sản xuất tập trung chưa rõ nét. + Thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định, hình thức tiêu thụ còn ở cấp độ thấp, người dân trong vùng chưa có thói quen và tập quán ăn nấm. 5. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có một số yếu tố ảnh hưởng chính đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện. Mỗi một yếu tố tác động ở một mức độ nhất định. + Kỹ thuật và công nghệ: Có ảnh hưởng tương đối lớn đến năng suất và phẩm chất các loại nấm ăn. Vì vậy người sản xuất phải tuân thủ các khâu kỹ thuật một cách nghiêm ngặt, lựa chọn nguyên liệu sản xuất cho phù hợp. + Giống nấm: Có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của nấm, vì vậy công tác tổ chức cung ứng giống phải kịp thời và lựa chọn giống tốt cho sản xuất. + Thời vụ: Muốn nói lên ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến năng suất các loại nấm ăn, hiện nay vấn đề này chưa khống chế được, chỉ bằng cách nuôi trồng đúng thời vụ. + Thu hái và chế biến: ảnh hưởng đến chất lượng của nấm ăn. + Quy mô sản xuất: ảnh hưởng đến vấn đề kết quả và hiệu quả sản xuất, tăng quy mô và tăng hiệu quả. + Đầu tư chi phí : ảnh hưởng đến năng suất nấm, chủ yếu là nấm mỡ + Trình độ người lao động: thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau đưa đến kết quả và hiệu quả khác nhau. + Thị trường tiêu thụ: ảnh hưởng lớn đến số lượng sản phẩm tiêu thụ 6. Trên cơ sở định hướng chung là phấn đấu để ngành sản xuất nấm ăn trở thành ngành sản xuất chính trong huyện, phấn đấu đến năm 2010 có thể sản xuất được trên 7000 tấn nấm thương phẩm. Đồng thời tăng cường tiêu thụ sản phẩm đã qua chế biến. Chúng tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện. + Hoàn thiện việc bố trí sản xuất nấm ăn: tập trung phát triển loại nấm sử dụng nguyên liệu là rơm rạ. Nên tập trung phát triển nấm ăn ở một số xã như Đồng Việt, Đồng Phúc, Tư Mại, Trí Yên,…... Đồng thời có kế hoạch sản xuất cho các cơ sở tập trung. + Đẩy mạnh việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn: Chú ý đặc biệt đến công tác giống, công nghệ và chuyển giao công nghệ, vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất và tiêu thụ nấm. Đây là những vấn đề có tính chất then chốt trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn. + Thực hiện xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nấm ăn: Trong sản xuất nên bố trí theo các mô hình đã được khảo nghiệm thành công tại Vĩnh Phúc. Đó là mô hình sản xuất nấm gia đình quy mô nhỏ, mô hình sản xuất nấm trang trại, mô hình làng nấm. Trong tiêu thụ sản phẩm cần có các mô hình như: Trung tâm giống nấm Bắc Giang bao tiêu sản phẩm, mô hình sản xuất và tiêu thụ trong dân, mô hình HTX nông nghiệp bao tiêu sản phẩm. + Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ăn: Mở rộng thị trường địa phương, mở rộng thị trường với các tỉnh khác, chú trọng đến hệ thống khách sạn và nhà hàng trong vùng, tìm kiếm thị trường nước ngoài, đồng thời phải tăng cường hoạt động marketing xúc tiến tiêu thụ. + Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng: Tăng cường đầu tư cho Trung tâm giống nấm để có khả năng sản xuất giống đảm bảo chất lượng. Củng cố hệ thống giao thông nông thôn. + Có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn: Tập trung vào chính sách cấp đất, cho thuê đất làm trang trại nấm. Chính sách hỗ trợ cho phát triển sản xuất, hỗ trợ cho vay vốn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 5.2 Kiến Nghị Về chính sách Nhà nước cần có cơ chế và chính sách thích hợp để hỗ trợ cho việc sản xuất và tiêu thụ nấm trong nước Tỉnh Bắc Giang cần có văn bản chính thức về phát triển sản xuất nấm ăn trong địa bàn tỉnh, phân vùng cho các huyện sản xuất, tránh tình trạng tự phát sản xuất nấm như hiện nay. Sản xuất nấm nếu quy mô nhỏ thì không cần lượng vốn nhiều nhưng sản xuất với quy mô lớn thì cần đầu tư vốn, nông hộ và cơ sở sản xuất sẽ thiếu vốn, cần có nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để họ đi vào sản xuất mang tính chất thâm canh, quy mô lớn. Có chính sách khuyến khích nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất nấm, để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh với các mặt hàng của nước khác. Về tổ chức kỹ thuật Nhà nước nên hỗ trợ địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông để thúc đẩy việc lưu thông sản phẩm trong vùng . Nhà nước cần cho thành lập hiệp hội những người sản xuất nấm ăn để tạo điều kiện cho các cơ sở, các đơn vị phối hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó Tài liệu tham khảo Phụ lục Tài liệu tham khảo Phụ lục Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ----------eờf---------- nguyễN đình an Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang Luận văn thạc sĩ KINH Tế Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyễn phúc thọ Hà Nội - 2009 Lời cam đoan - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Đình An Lời cảm ơn Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2008 Tác giả Nguyễn Đình Anh Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng vi Danh mục bảng STT Tên bảng Trang Bảng 1: Nhiệt độ trung bình các tháng qua các năm (00c) 25 Bảng 2: Độ ẩm không khí trung bình (%) 26 Bảng 3: Số giờ nắng trung bình (giờ) 27 Bảng 4: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (mm) 28 Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai 29 Bảng 6: Tình hình dân số và lao động 31 Bảng 7: Cơ sở hạ tầng của huyện 33 Bảng 8: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện ( Bảng ngang) 34 Bảng 9: Phân bố cơ cấu sản lượng các loại nấm 41 Bảng 10 : Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm sò tươi trong nông hộ 43 Bảng: 11 Tình hình đầu tư chí phí sản xuất nấm mỡ tươi trong nông hộ 45 Bảng 12: Tình hính đầu tư chi phí sản xuất nấm rơm tươi trong nông hộ 46 Bảng 13 Chi phí sản xuất, chế biến một tấn nấm sò khô trong nông hộ năm 2008 47 Bảng 14. Chi phí sản xuất, chế biến một tấn nấm mỡ muối 48 Bảng 15. Sản lượng và giá trung bình của nấm sò tươi Trong nông hộ 52 Bảng 16: Kết quả và hiệu quả xản xuất nấm sò tươi của các nhóm hộ theo quy mô nguyên liệu khác nhau năm 2008 58 Bảng 17: Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm mỡ tươi của các nhóm hộ theo quy mô nguyên liệu khác nhau năm 2008 59 Bảng 18: Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm tươi của các nhóm hộ theo quy mô nguyên liệu khác nhau năm 2008 60 Bảng 19. Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm sò tươi của nông hộ 66 Bảng 20 Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm mỡ tươi của nông hộ 68 Bảng 21. Hiệu qủa kinh tế sản xuất nấm rơm tươi của nông hộ năm 2008(tính cho một tấn nguyên liệu) 70 Bảng 22. Hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến nấm sò khô của nông hộ và Trung tâm nấm 2008 72 Bảng 23. Hiệu quả kinh tế 74 Bảng 24. Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện 84 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09068.doc
Tài liệu liên quan