Tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM ĂN Ở HUYỆN YÊN KHÁNH - TỈNH NINH BÌNH
Họ và tên : Phạm Thị Hoa
Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp
Lớp : KTA – K50
Niên khóa : 2006 – 2009
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đinh Văn Đãn
HÀ NỘI, 2009
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân và tập... Ebook Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình
113 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3025 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ của các thầy giáo cô giáo khoa KT& PTNT, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là sự quan tâm, tận tình chỉ dẫn của Tiến sĩ Đinh Văn Đãn, là người hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Yên Khánh, Phòng nông nghiệp huyện Yên Khánh cùng toàn thể nhân dân huyện Yên Khánh đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ động viên của bạn bè, gia đình người thân trong suốt thời gian qua.
Xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2009
Tác giả
Phạm Thị Hoa
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm ăn(so với trứng gà) 9
Bảng 2 So sánh giá xuất khẩu một vài loại nấm với một số nông sản khác vào thời điểm tháng 5/2006 10
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai ở huyện Yên Khánh 25
Bảng 4 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2006-2008) 26
Bảng 5 Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Khánh 28
Bảng 6 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Yên Khánh (2006 -2008) 30
Bảng 7 Tình hình hộ nông dân sản xuất nấm ăn qua 3 năm (2006 – 2008) 39
Bảng 8 Tình hình sản xuất và cơ cấu các loại nấm ăn huyện Yên Khánh 41
Bảng 9 Giá trị sản xuất của nấm ăn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện qua 3 năm (2006 – 2008). 43
Bảng 10 Phân bố cơ cấu sản lượng nấm ăn huyện Yên Khánh 3 năm (06 -08) 45
Bảng 11 Các giống nấm ăn mới đã được nuôi trồng ở huyện Yên Khánh trong những năm qua 48
Bảng 12 Quy mô sản xuất, cơ cấu nấm ăn chế biến trong sản lượng nấm ăn tươi 50
Bảng 13 Chi phí sản xuất các loại nấm ăn tươi trong nông hộ điều tra năm 2008 52
Bảng 14 Kết quả sản xuất, chế biến nấm ăn trong các nông hộ điều tra 54
Bảng 15 Tình hình phân phối kết quả sản xuất nấm ăn của huyện qua 3 năm (2006-2008) 56
Bảng 16 Tình hình tiêu thụ nấm ăn của Huyện qua 3 năm (2006-2008) 57
Bảng 17 Cơ cấu sản lượng tiêu thụ các loại nấm ăn trên thị trường qua 3 năm (2006-2008) 59
Bảng 18 Tình hình tiêu thụ nấm ăn trong các nông hộ điều tra năm 2008 60
Bảng 19 Sản lượng tiêu thụ và giá trung bình của các loại nấm 65
Bảng 20 Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm ăn của nông hộ trồng nấm ăn qua điều tra 67
Bảng 21 Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện đến năm 2010 88
Bảng 22 Dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ một số loại nấm ăn của huyện đến năm 2010 89
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1a Kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá 6
Sơ đồ 1b Kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa 7
Sơ đồ 1 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Huyện 63
Sơ đồ 2 Sản lượng tiêu thụ và giá trị trung bình của các loại nấm trong nông hộ 2008 66
Sơ đồ 3 Sản xuất và cung cấp giống nấm ăn tại huyện Yên Khánh 73
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
CC
CPTG
TNHH
GTGT
GTSX
GTSXNN
HTX
NN
NL
NXB
UBND
ĐVT
đ
Tr.đ
SL
LN
LĐNN
DT
CNH – HĐH
HQSX
CPSX
NSBQ
NLSD
HTXNN
Bình quân
Cơ cấu
Chi phí trung gian
Thu nhập hỗn hợp
Giá trị gia tăng
Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất nông nghiệp
Hợp tác xã
Nông nghiệp
Nguyên liệu
Nhà xuất bản
Uỷ ban nhân dân
Đơn vị tính
Đồng
Triệu đồng
Sản lượng
Lâm nghiệp
Lao động nông nghiệp
Diện tích
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hiệu quả sản xuất
Chi phí sản xuất
Năng suất bình quân
Nguyên liệu sử dụng
Hợp tác xã nông nghiệp
PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Do đặc tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp vào thành một giới riêng. Ở Việt Nam việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn mới bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước. Trong mấy chục năm qua nghề nuôi trồng nấm có nhiều bước thăng trầm. Tuy nhiên những năm gần đây kết quả nghiên cứu đã gắn liền với sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và những công nghệ phù hợp. Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành một hệ thống khá đồng bộ từ khâu nghiên cứu đến khâu nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên nghề nuôi trồng nấm ở Việt Nam nói chung và huyện Yên Khánh nói riêng còn nhiều bất cập:
Tổ chức sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ mang tính chất tận dụng nhà xưởng, nguyên liệu và lao động. Trang thiết bị rất nghèo nàn, giá thành sản phẩm còn cao do năng suất lao động thấp. Việc thu gom sản phẩm để sơ chế, chế biến và tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn vì chưa hình thành vùng chuyên canh lớn, chưa có những làng nghề sản xuất nấm tạo nguồn sản phẩm tập trung và liên tục trong cả năm.
Trình độ nhận thức và tiếp thu khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất nấm của các hộ nông dân Việt Nam nói chung và của huyện Yên Khánh nói riêng còn rất thấp.
Phương pháp sản xuất nấm còn thủ công, máy móc, thiết bị còn lạc hậu nên năng suất còn rất thấp, công nghệ chế biến nấm còn đơn giản chủ yếu muối và sấy khô tự nhiên.
Cơ cấu chủng loại nấm đưa vào nuôi trồng theo quy mô hàng hóa còn ít chưa tạo ra một lượng hàng hóa đủ lớn tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới – Theo Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, 2002, “Kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn – nấm dược liệu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật 1996 – 2001”, Hội thảo tiềm năng và hướng phát triển nghề sản xuất nấm ăn Việt Nam ngày 16 – 17/5/2002, Hà Nội.
Ngoài các nguyên nhân trên ở nước ta nói chung và các địa phương nói riêng chưa có cơ chế chính sách khuyến khích nghề trồng nấm. Trong quá trình tổ chức sản xuất chưa có sự thống nhất về tiêu chí phát triển sản xuất nấm chuyên môn hóa trong các địa phương, làng như một số ngành nghề khác phát triển theo làng nghề. Mặc dù trong quá trính phát triển sản xuất nấm nhiều địa phương đã có những giải pháp để phát triển sản xuất nấm nhưng mới chỉ là tình thế chưa mang tính hệ thống và đồng bộ. Để giải quyết những vấn đề khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm đồng thời phát huy những lợi thế của vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để cho sản xuất nấm theo lối sản xuất hàng hóa. Tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn huyện Yên Khánh, rừ đó đưa ra được các giải pháp thiết thực để đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH – HĐH.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn của phát triển sản xuất - tiêu thụ nấm nói chung và của nấm ăn nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh. Từ đó phát hiện những yếu tố làm hạn chế đến sự phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của huyện trong mấy năm gần đây.
- Định hướng và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh trong tương lai.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc phạm vi sản xuất và tiêu thụ nấm ăn. Chủng loại nấm ăn nghiên cứu bao gồm là: Nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò, nâm mộc nhĩ.
- Phạm vi về không gian: Một số xã điển hình trên địa bàn huyện Yên Khánh.
- Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thu thập: Số liệu nghiên cứu từ năm 2006 – 2008, khảo sát năm 2008 (điều tra, phỏng vấn) hoặc mấy tháng đầu năm 2009.
- Thời gian thực tập: 09/01/2009 – 20/05/2009.
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Như chúng ta đã biết có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển. Raaman Weitz cho rằng: “ Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn, đó là: “ Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng….Lưu Đức Hải cho rằng: Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa,…Bùi Ngọc Quyết có khái niệm: Phát triển ( Development) hay nói một cách đầy đủ hơn là phát triển kinh tế xã hội(Socio – Economic development) của con người là phát triển nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa.
Tuy có rất nhiều những quan điểm khác nhau về sự phát triển, nhưng tóm chung lại các ý kiến đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân
2.1.1.2 Sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất
- Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra (Mai Ngọc Cường, 1997). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng các đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm số sản xuất:
Q = f(X1,X2,X3…..,Xn)
Trong đó: Q là số lượng một loại sản phẩm nhất định;
X1,X2,X3…..,Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
+ Vốn sản xuất: Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi khi tăng tổng số vốn sẽ dẫn tới tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa.
+ Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng trong nghành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đàu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.
+ Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…cũng có tác động đến quá trình sản xuất.
2.1.1.3 Tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
- Khái niệm về tiêu thụ
+ Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa chuyển dịch từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và vòng chuyển vốn được hình thành.
+ Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất (Trần Đình Đằng, Nguyễn Hữu Ngoan, 2003).
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thông qua thị trường, thị trường được coi là một nơi mà ở đó có người bán người mua tự tìm đến nhau để thỏa thuận nhu cầu của cả hai bên.
Chức năng của thị trường: chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa, dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết kích thích sản xuất và tiêu dùng xã hội; chức năng thông tin.
Các quy luật của thị trường: quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luạt cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư.
- Kênh phân phối sản phẩm:
* Kênh trực tiếp
Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, không thông qua khâu trung gian. Người sản xuất kiêm luôn bán hàng. Họ có hệ thống các cửa hàng, siêu thị để bán các sản phẩm sản xuất ra.
Kênh trực tiếp (Sơ đồ 1a)
Người tiêu dùng
Người sản xuất
Sơ đồ 1a Kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
* Kênh gián tiếp (Sơ đồ 1b)
Kênh một cấp
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người sản xuất
Kênh cấp hai
Người tiêu dùng
Người
bán lẻ
Người bán buôn
Người
sản
xuất
Kênh ba cấp
Người
Tiêu
dùng
Người
Bán
Lẻ
Người
Bán
buôn
Đại lý
Người
Sản
Xuất
Sơ đồ 1b Kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
+ Sản xuất: muốn tiêu thụ được thuận lợi khâu sản xuất phải đảm bảo số lượng một cách hợp lý, cơ cấu sản phẩm thích hợp với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm cao, giá cả sản phẩm hạ và phải được cung ứng đúng thời gian.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: thị trường tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác nó còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Giá cả các mặt hàng: giá cả là sự thể hiện bằng tiền của giá trị, trong nền kinh tế thị trường giá cả là một tín hiệu phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán, giữa các nhà sản xuất kinh doanh và thị trường xã hội. Đối với doanh nghiệp, giá cả được xem là một tín hiệu đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường.
+ Chất lượng sản phẩm hàng hóa: chất lượng sản phẩm hàng hóa là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện thận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời góp phần tăng cường uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Hành vi của người tiêu dùng: mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hóa độ thỏa dụng, vì thế trên thị trường người mua lực chọn sản phẩm hàng hóa xuất phát từ sở thích, quy luật cầu và nhiều nhân tố khác. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
+ Chính sách của nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: các chính sách trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng cấc doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng đó. Do đó từng doanh nghiệp phải có đối thủ cạnh tranh, bởi vậy các doanh nghiệp phải có những đối sách phù hợp trong cạnh tranh để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình.
2.2 Phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
2.2.1 Vai trò và ý nghĩa của ngành sản xuất nấm ăn
2.2.1.1 Nấm ăn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao
Ngày nay, với sự đổi mới trong quan niệm về kiểu dinh dưỡng, sự dinh dưỡng hợp lý là phải sử dụng nguồn dinh dưỡng sinh học có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp cho con người gia tăng hoạt động trí tuệ. Trong các nguồn dinh dưỡng này thì nấm ăn có vai trò quan trọng (Trịnh Tam Kiệt, Vũ Mai Liên, Đoàn Văn Vệ, 1986)
Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein chỉ sau thịt,cá, rất giàu chất khoáng và các axit amin không thay thế, các loại vitamin A,b,C,D,E….Có thể xem nấm ăn như một loại “rau sạch” (Đường Hồng Dật, 2002)
Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính biệt dược, có khả năng phòng và chữa bệnh như làm hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột….
Hàm lượng protein trong 1kg nấm mỡ tương đương với 2kg thịt lợn nạc, cao hơn 1kg thịt bò, trong nấm ăn tươi protein có khoảng 4%, so với rau và quả tươi thì cao gấp 12lần (Nguyễn Hữu Đồng, Đinh Xuân Linh, 2002)
Do có giá trị về mặt dinh dưỡng nên trên thị trường có nhu cầu rất lớn về nấm ăn, sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi, nấm đóng hộp và làm thuốc bổ.
Bảng 1 Giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm ăn(so với trứng gà)
Chỉ tiêu
Trứng gà
Nấm mỡ
Nấm sò
Nấm rơm
Độ ẩm(%)
74,01
89,0
91,0
90,0
Protein(% so với chất khô)
13,0
24,0
30,0
21,0
Lipit(% so với chất khô)
11,0
8,0
2,0
10,
Tro(% so với chất khô)
0,0
8,0
9,0
11,0
Hydrat cacbon(% so với chất khô)
1,0
60,0
58
59,0
Axit nico- tinic(mg/100g chất khô)
0,1
42,5
108,7
91,9
Riboflta- vin(mg/100g chất khô)
0,3
3,7
4,7
3,3
Thia- min(mg/100 chất khô)
0,4
8,9
4,8
1,2
Axit asco- bic(mg/100g chất khô)
0,0
26,5
0,0
20,2
Sắt(mg/100g chất khô)
2,5
8,8
15,2
17,2
Canxi(mg/100g chất khô)
0
71
33
71
Photpho(mg/100g chất khô)
210
912
1348
677
Lizin(mg/100g chất khô)
913
527
321
384
Histi- din(mg/100g chất khô)
295
179
87
187
Argi- nin(mg/100g chất khô)
790
446
306
366
Thre- onin(mg/100g chất khô)
616
366
390
607
Nguồn: Đường Hồng Dật(2002), kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ, nấm sò , nấm hương và nấm mộc nhĩ, NXB Hà Nội.
Ngoài giá trị dinh dưỡng nấm ăn còn có tác dụng phòng và chữa một số bệnh như hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối u (Mai Anh, 2000). Bên cạnh đó nấm ăn là mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Tính trung bình theo giá trị thường xuất khẩu một tấn mỡ muối có giá bán khoảng 1000- 1200USD, cũng có khi có giá bán cao hơn với nấm rơm, nấm mỡ từ 1200- 1300USD/tấn nấm muối, các loại nấm khác như mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm giá dao động 20 phẩm khác như lúa lạc thì nấm có giá bán cao hơn nhiều.
Bảng 2 So sánh giá xuất khẩu một vài loại nấm với một số nông sản khác vào thời điểm tháng 5/2006
Loại nông sản
Giá xuất khẩu(USD/tấn)
Nấm hương khô
12.000 - 13.000
Nấm sò khô
6.000 - 7.000
Nấm mộc nhĩ khô
3.500 - 4.300
Nấm rơm muối
1.200 – 1.300
Hạt sen tươi
2.205
Cà phê
1.911
Cà tím muối
630
Thanh long
25
Lạc sấy
504
Gạo trắng hạt dài
320
Nguồn:Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh(1999), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
Do có giá trị về mặt dinh dưỡng nên trên thị trường thế giới có nhu cầu rất lớn về nấm ăn, sản phẩm nấm tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi ngoài ra còn có nấm đóng hộp, làm thuốc. Ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu tiêu thụ nấm nhiều nhất (2-3kg/người trong 1 năm). Giá 1kg nấm tươi (nấm mỡ) bao giờ cũng cao hơn 1kg thịt bò (Nguyễn Hữu Đồng, 2001).
Như vậy, phát triển sản xuất nấm ăn có thể tạo ra một khối lượng hàng hóa xuất khẩu thu về một lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
2.2.1.2 Phát triển sản xuất nấm ăn góp phần tận dụng nguồn phế phẩm to lớn của nông nghiệp và sử dụng được nguồn lao động dồi dào trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân
Với việc nuôi trồng nấm ăn là một nghề mới dựa trên cơ sở của công nghệ sinh học. Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm là rơm rạ, mùn cưa, bã bía, bông phế phẩm, thân cây ngô…những thứ này lại rất có sẵn trong mọi vùng quê. Người ta ước tính chỉ cần dùng 10% rơm rạ để sản xuất nấm ăn trong tổng số 1 tấn rơm rạ thu được của cả nước, thì lúc này sản lượng nấm ăn có thể đạt vài trăm ngàn tấn/năm (Nguyễn Hữu Đồng, 2002).
Bên cạnh đó số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục gia tăng. Vì vậy cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi cũng như các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, thì ngành trồng nấm cũng ra đời và đã thu hút được lượng lao dộng dồi dào trong nông thôn,tăng thu nhập cho nông dân.
2.2.1.3 Phát triển sản xuất nấm ăn góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Xem xét việc đất nông nghiệp bình quân đầu người càng giảm: năm 2005 bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 795,012m2 đến năm 2006 bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ là 786,712m2, trong khi trồng nấm lại có thể sử dụng được diện tích các loại đất trồng, đất bạc màu(đất nghèo bùn chiếm khoảng 25,6%) để xây dựng nhà xưởng.
2.2.1.4 Bảo vệ môi trường, góp phần cải tạo đất và thâm canh nông nghiệp
- Sản xuất nấm sử dụng phế phụ phẩm làm sạch đồng ruộng
Trong thực tế, nhiều cơ sở trồng nấm hiện nay sử dụng phế loại sau thu hoạch nấm làm phân bón cho lúa, rau đã làm tăng năng suất cao hơn từ 10 – 20% so với tập quán canh tác cũ. Như Hà Lan, Đài Loan đã chế biến và xuất khẩu loại “Phân hữu cơ từ bã nấm” sang nước khác. Với việc này giảm khâu xử lý rác thải, tránh ôi mốc.
- Sản xuất nấm cung cấp sản phẩm sạch
Hiện nay công nghệ phát triển gắn liền với thị trường sôi động có rất nhiều nông dân sản xuất rau quả với mục đích thu lời cao, nên một số loại rau xanh không đủ cung cấp cho người tiêu dùng, trong khi đó nấm ăn lại cung cấp đầy đủ. Vì vậy, nấm ăn được xem như một loại “rau sạch và thịt sạch”.
Như vây, ta thấy hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường sản xuất nấm ăn ở Việt Nam cũng như ở Ninh Bình là rất lớn, đặc biệt có ý nghĩa đối với nhiều vùng nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang thiếu việc làm và có thu nhập thấp.
2.2.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
2.2.2.1 Đặc điểm kinh tế của sản xuất nấm ăn
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là nguồn tư liệu sản xuất không thể thiếu mà diện tích lại đang bị thu hẹp. Để nông dân có thu nhập không chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp thuần túy mà còn có nguồn thu khác từ các chế phụ phẩm rẻ tiền, tác dụng không gian không sử dụng vào sản xuất trồng trọt (như đồi trọc, đất đá…), nhà kho bỏ trống để làm nhà xưởng nuôi trồng có giá trị kinh tế cao. Cùng với nguyên liệu dồi dào các cơ sở vật chất của hộ nông dân và các tổ chức kinh tế có khả năng về vốn vẫn có thể đầu tư thêm lán trại để mở rộng sản xuất. Những đầu tư ban đầu cho sản xuất nấm không lớn như những ngành nghề khác, thời gian quay vòng vốn ngắn nên dễ dàng được người sản xuất chấp nhận đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. Đặc điểm kinh tế đáng chú ý nhất là trong sản xuất nấm, việc chế biến nấm thành mặt hàng xuất khẩu rất đơn giản, dễ làm, phù hợp với trình độ và điều kiện sản xuất ở nông thôn. Chính vì những đặc điểm kinh tế quan trọng trên đây người sản xuất luôn chủ động tìm biện pháp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, đem lại lợi nhuận và thu nhập cho nông dân.
2.2.2.2 Đặc điểm kỹ thuật các loại nấm ăn
+ Nấm mỡ
Nấm mỡ có nguồn gôc từ các nước ôn đới. Quả thể của cây nấm rắn chắc gồm phần mũ và cuống rõ rệt. Đến giai đoạn phát triển thì màng bao bị rách và bào tử phát tán từ phiến nấm, nấm nở như một chiếc ô. Nguyên liệu để trồng là rơm rạ, thân cây ngô,,trấu, bã bông và phải trộn thêm các phụ gia (phân hữu cơ, phân vô cơ) để tạo môi trường cho nấm phát triển gọi là Compost. Môi trường thích hợp để nấm mỡ phát triển là pH từ 7-8 (môi trường trung tính đến kiềm yếu). Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn hệ sợi phát triển là 24-250C (Nguyễn Hữu Đồng, 2001). Quả thể nấm được hình thành ởi nhiệt độ thích hợp là 16-18oC (Nguyễn Hữu Đồng, 2002).
+ Nấm sò
Loại nấm này thích hợp với thời tiết mát trồng vào tháng 4 – 5 và tháng 9 -10. Nấm được trồng trên các thân gỗ, các loại cây lá rộng và nhựa trắng đều có thể sử dụng trồng nấm sò tốt, cũng có thể trồng trên mùn cưa, rơm rạ, bông phế thải dạng hạt.
Trồng nấm sò đạt hiệu suất sử dụng rơm rạ và bông phế phẩm dạng hạt rất cao, phổ biến đến mức 80 – 90%. Chu kỳ sản xuất thường 35 – 40ngày, biên độ nhiệt độ dao động khá rộng.
Ở Ninh Bình có thể trồng nấm sò quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch hàng năm. Để trồng nấm sò có hiệu quả thì độ ẩm cơ chất (giá thể trồng) từ 65 – 70%, độ ẩm không khí >=80%, pH =7( trung tính). Về ánh sáng, không cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi. Khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán. Độ thông gió rất cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi, khi nấm mọc lên thông thoáng vừa phải. Nếu thay đổi đột ngột môi trường, quá lạnh hoặc quá nóng hoặc trong quá trình xử lý nguyên liệu không đúng quy trình khi cây giống nấm dễ chết.
+ Nấm rơm
Nguyên liệu để trồng nấm rơm là rơm rạ, các phế thải của ngành nông nghiệp giàu chất xenlulo đều có thể dùng trồng nấm rơm. Nguyên liệu được xử lý qua dung dịch nước vôi và đem ủ đống, với thời gain từ 6 đến 8 ngày. Độ ẩm nguyên liệu khoảng 65-70%. Tùy thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu mà nấm rơm ra nhiều hay ít. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của nấm rơm là từ 30-320C. Bào tử nảy mầm tốt nhất là 400C, còn sợi nấm mọc tốt nhất ở 320C nhiệt độ cao quá hay thấp quá cũng có ảnh hưởng đến tốc độ mọc của sợi nấm. Nấm rơm phát triển tốt nhất ở môi trường pH=7, có khả năng thích ứng với môi trường kiềm cao hơn môi trường Axit. Nấm rơm yêu cầu độ ẩm không khí xung quanh luống nấm vào khoảng 80-90%. Độ thông thoáng quyết định rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm, nấm rơm ưa thoáng khí vì vậy nhà nuôi trồng phải có cửa để không khí lưu thông.
+ Nấm mộc nhĩ
Nhiệt độ thích hợp từ 28-320C, độ ẩm nguyên liệu từ 65-70%, độ ẩm không khí từ 90-95%.
Nguyên liệu: là tất cả những loại gỗ có nhựa, mủ màu trắng, thân xốp, không độc, không có tinh dầu đều làm nguyên liệu làm mộc nhĩ được (Nguyễn Hữu Đồng, 2002).
2.2.3 Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
2.2.3.1 Phát triển sản xuất nấm ăn
Phát triển sản xuất nấm ăn được hiểu là:
- Quá trình tăng lên về quy mô, bao gồm: tăng về sản lượng; tăng giá trị sản xuất nấm; tăng về năng suất nấm ăn; tăng về diện tích nuôi trồng nấm ăn.
- Quá trình thay đổi cơ cấu:
+ Cơ cấu theo loại sản phẩm nấm ăn: những loại sản phẩm nấm ăn chủ yếu và thích hợp nhất được tăng lên để đem lại lợp ích lớn nhất.
+ Cơ cấu theo kỹ thuật, công nghệ sản xuất: muốn phát triển sản xuất nấm ăn tốt nhất là phải tìm ra được công nghệ sản xuất nấm phù hợp cho từng vừng, địa phương để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể cho vùng, địa phương đó. Kiểu mô hình theo hộ gia đình, mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn (trang trại nấm, làng nấm, HTX, doanh nghiệp). Hiện nay phổ biến nhất là tổ chức sản xuất theo hộ gia đình trên cơ sở tập trung phế phẩm của ngành nông nghiệp tạo ra sản phẩm vừa để ăn và vừa để bán. Mô hình tổ chức tập trung quy mô lớn hiện nay còn hạn chế.
+ Phối hợp các yếu tố trong sản xuất: trong phát triển sản xuất nấm ăn thì các yếu tố như vốn, lao động tư liệu sản xuất theo mô hình phù hợp.
- Quá tình nâng cao chất lượng sản phẩm nấm ăn: người tiêu dùng ngày càng có xu thế đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng tốt nhất (ăn ngon mặc đẹp). Vì vậy trong quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong quá trình công nghệ sản xuất.
Quá trình trên góp phần nâng cao tăng hiệu quả sản xuất nấm ăn bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả môi trường.
2.2.3.2 Phát triển tiêu thụ nấm ăn
Quá trình phát triển tiêu thụ nấm ăn cũng là một quá trình thể hiện sản phẩm ngày càng được tiêu thụ với số lượng lớn và hoàn thiện hơn về cơ cấu tiêu thụ cho thích hợp với nhu cầu của thị trường. Do đó phải đặc biệt chú ý đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển tiêu thụ là tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .
- Đặc điểm của thị trường tiêu thụ nấm ăn.
+ Thị trường tiêu thụ nấm ăn được coi là cầu nối giữa người sản xuất nấm ăn và người tiêu dùng nấm ăn.
+ Cung về sản phẩm nấm ăn được hiểu là khả năng ngành sản xuất nấm ăn có thể cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm nấm ăn trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Cung về sản phẩm nấm ăn do những nguồn sau: sản xuất trong nước, nhập từ nước ngoài.
Khối lượng sản phẩm nấm ăn hàng hóa cung cấp cho thị trường phụ thuộc vào: Khối lượng tổng sản phẩm nấm ăn và tốc độ tăng lên của nó. Trình độ chuyên môn hóa của sản xuất nấm ăn. Những giải pháp về thị trường, vốn công nghệ. Các nhân tố về cơ chế chính sách, về sản xuất và lưu thông sản phẩm nấm ăn của Chính phủ trong từng thời kỳ và hiệu lực của nó.
+ Cầu về sản phẩm nấm ăn: cầu về sản phẩm nấm ăn được hiểu là nhu cầu các loại sản phẩm nấm ăn của xã hội. Nhu cầu này có thể bao gồm các loại khác nhau, nhu cầu về các loại sản phẩm nấm ăn làm thực phẩm ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại không chỉ dừng lại ở sản phẩm tươi sống mà còn cả những sản phẩm đã qua chế biến, nhu cầu cho tiêu dùng trong nước, nhu cầu sản phẩm nấm ăn cho xuất khẩu….
+ Nhân tố giá cả: giá cả các loại nấm ăn khác nhau có tác động đến người sản xuất và người tiêu dùng, người sản xuất muốn cung ra thị trường những loại sản phẩm nấm ăn có giá trị và giá bán cao trên thị trường.
Giá cả nấm ăn khác nhau trong từng loại hình kênh phân phối sản phẩm trên thị trường, giá cả nấm ăn các loại kênh phân phối trực tiếp là cao hơn đối với người sản xuất, so với quá trình phân phối theo kênh gián tiếp. Tuy nhiên, phân phối theo kênh gián tiếp người sản xuất tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, có điều kiện tăng doanh thu và thu nhập.
+ Thị trường sản phẩm nấm ăn xét về khía cạnh cung: khối lượng sản phẩm nấm ăn đưa ra thi trường tuy có thay đổi nhưng không thể có biến đổi lớn trong một thời gian nhất định. Không phải cứ có nhu cầu tiêu dùng và giá đắt là người sản xuất muốn cung ngay một khối lượng sản phẩm ra thị trường được vì sản phẩm nấm ăn còn tùy vào tính thời vụ.
+ Thị trường sản phẩm nấm ăn có tính thời vụ: nhất là những sản phẩm nấm rơm,nấm mỡ. Chính vì vạy mà cung và cầu về sản phẩm nấm ăn trên thi trường thường không cân bằng về thời gian và không gian.
+ Sự hình thành và phát triển của thị trường sản phẩm nấm ăn gắn chặt với việc sử dụng các yếu tố sinh học và có quan hệ chặt chẽ với việc duy trì sức khỏe và đời sống con người.
+ Sự hình thành và phát triển của thị trường sản phẩm nấm ăn gắn chặt với việc khai thác và sử dụng lời thế so sánh các điều kiện tự nhiên, khí hậu và thời tiết..
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
2.3.1 Mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
Giữa sản xuất và tiêu thụ nấm ăn có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít không tách rời, trong đó sản xuất quyết định đến quá trình tiêu thụ. Vì sản xuất tạo ra khối lượng sản phẩm cho quá trình tiêu thụ. Sản xuất nấm ăn phải đảm bảo đủ số lượng cho các hợp đồng tiêu thụ lớn, nhất là trong xuất khẩu, thế mới lấy được lòng tin của nước nhập khẩu. Ngược lại tiêu thụ nấm ăn lại có tác động trở lại với quá trình tiêu thụ nấm ăn. Chỉ mới tiêu thụ được sản phẩm thì mới quyết định c._.ó nên sản xuất nữa hay không? quy mô bao nhiêu? việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nấm ăn hiện nay cũng rất quan trọng bởi vì tiêu thụ nấm ăn nhiều, giá bán hợp lý sẽ kích thích sản xuất phát triển. Quan hệ giữa chuyên môn hóa và tập trung hóa với sản xuất tự cấp tự túc: để thỏa mãn một phần nhu cầu về dinh dưỡng người nông dân bất cứ ở đâu cũng có thể sản xuất nấm ăn để tiêu dùng. Hiện vấn đề sản xuất nấm ăn với khối lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu là một vấn đang đặt ra, cần tìm hướng giải quyết. Do vậy, phải hết sức quan tâm đến xây dựng các vùng sản xuất nấm ăn mang tính chất chuyên môn hóa cao, quy mô lớn ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
2.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất nấm ăn
a. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
- Điều kiện khí hậu thời tiết, dịch hại và sâu ,môi trường
b. Nhóm nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nguyên liệu, hệ thống chính sách của Nhà nước
c. Nhóm nhân tố về tổ chức và kỹ thuật
- Giống và cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật và công nghệ, quy mô sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất.
- Trình độ người lao động , đầu tư chi phí
2.3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ nấm ăn
- Nhân tố sản xuất, thị trường tiêu thụ nấm, giá cả sản phẩm nấm ăn, chất lượng sản phẩm, hành vi người tiêu dùng, sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường, chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
2.4 Cơ sở thực tiễn
2.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới
Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay trên thế giới là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và các nước Châu Âu…Tổng lượng nấm ăn trên thị trường thế giới vào khoảng hơn 20 triệu tấn sản phẩm/năm và đang có xu hướng tăng. Mức tiêu thụ bình quân tiêu thụ theo đầu người của Châu Âu, Mỹ có khoảng 2,5 – 3, 5kg/năm; Nhật Bản khoảng 4kg/năm. Dự kiến mức tiêu thụ này trong tương lai sẽ tăng lên với tốc độ 3,5%/năm. Trên thị trường Châu Âu, nấm mỡ chiếm khoảng 80 – 95%, mộc nhĩ khoảng 10% thị phần. Thị trường Mỹ trong thập niên 80 của thế kỷ 20 tiêu thụ khoảng 50% tổng lượng nấm mỡ của thị trường thế giới. Nước xuất khẩu nấm nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Trung Quốc với khoảng 1,5 triệu tấn sản phẩm/năm. Giá nấm mỡ tươi trung bình 600 – 1000USD/tấn, cao hơn 1,2 – 1,5 lần so với thịt bò. Nấm mỡ muối có giá trị bán khoảng 1.000 – 2.000USD/tấn. Các loại sản phẩm nấm khác như mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm…cũng có giá dao động trong khoảng 1.700 – 6.500USD/tấn. Do có khó khăn về nguyên liệu và giá nhân công ở các nước phát triển nên trong thời gian gần đây thị trường nấm thế giới đang mở rộng cửa đối với các sản phẩm Việt Nam. Các tỉnh phía Nam có thể xuất khẩu nấm rơm muối đóng hộp với số lượng hàng ngàn tấn/năm sang thị trường các nước Đài Loan, Hồng Koong, Thái Lan…Các tỉnh phía Bắc cũng có khả năng xuất khẩu nấm mỡ muối, nấm hộp sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan,Đức, Nga…với số lượng tương tự. Theo đánh giá chưa đầy đủ năm 2004, các loại nấm xuất khẩu của nước ta đã đạt khoảng 40.000 tấn, kim ngạch đạt khoảng 40 triệu USD(Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm công nghệ sinh học Thực vật, 2002, Hội thảo Workshop Tiềm năng và hướng phát triển ngành sản xuất nấm ăn Việt Nam).
2.4.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Việt Nam
Nhu cầu nấm ăn của nhân dân trong nước ngày càng tăng do nhiều người đã hiểu giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của nấm. Riêng thành phố Hà Nội trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng 40 tấn nấm tươi các loại. Tại thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ hơn 30 tấn nấm tươi tại chợ đầu mối là chợ rau Mai Xuân Thường Quận 6. Trong tình hình giá cả các loại thực phẩm thông dụng hiện nay như thịt, cá, rau biến động tăng vọt về giá và đặc biệt là nạn dịch cúm gà thì nấm ăn là nguồn thực phẩm càng được người tiêu dùng chú trọng.
Nhu cầu xuất khẩu hiện nay là rất lớn, từ năm 1997 đến năm 2007 bình quân mỗi năm hơn 10 công ty xuất nhập khẩu và 13 nhà máy đóng hộp chuyên đóng hộp nấm trong năm đã xuất khẩu sản lượng 30.000 tấn nấm thành phẩm/năm với lượng nguyên liệu là 60.000 tấn, giá bán như sau(Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm công nghệ sinh học Thực vật, 2002, Hội thảo Workshop Tiềm năng và hướng phát triển ngành sản xuất nấm ăn Việt Nam): Nấm muối(8000USD/tấn), nấm đóng hộp(1.200USD/tấn). Thu kim ngạch 30 triệu USD/năm.
Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt khoảng trên 100.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 40 triệu USD/năm.
Việc nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu nói chung hiện nay rất phù hợp với người nông dân Việt Nam bởi vì nguồn nguyên liệu trồng nấm sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa…vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là công lao động nông nghiệp. Trong khi đó Việt Nam đang dư thừa hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn. Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho một người lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay mức thu nhập 600.000 – 800.000/tháng. Chỉ cần vốn đầu tư ban đầu khoảng 5 triệu đồng và 100m2 diện tích để làm lán trại. Nếu so với các ngành công nghiệp khác phải xây dựng nhà máy, xí nghiệp và phải đầu tư trên 100 triệu lao động/1 người công nhân mới có việc làm.
2.4.1.3 Những bài học kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới và ở Việt Nam
- Trên thế giới
Nghề trồng nấm ăn ở một số nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ đã đạt trình độ CNH-HĐH rất cao, từ khâu xử lý nguyên liệu,sản xuất giá thể đến việc sử dụng các thiết bị hiện đại điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trong nhà nuôi trồng (Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, 2004). Sử dụng các phương pháp chế biến hiện đại làm tăng chất lượng nấm. Ở các nước Pháp, Mỹ, Hà Lan chế biến theo phương pháp đông lạnh nấm, nấm đông lạnh có mùi vị và chất lượng như nấm tươi. Việc chế biến nấm hộp cũng được khá nhiều nước phát triển để tiêu dùng trong nước và thực hiện xuất khẩu. Chủ yếu tiêu thụ nấm đã qua chế biến(nấm đông lạnh, nấm hộp).
Khu vực châu Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc..) triển khai sản xuất nấm theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt nghề trồng nấm ăn tại Trung Quốc thực sự đã đi vào từng hộ nông dân. Ở châu Á trồng nấm theo phương pháp thủ công dựa trên nền tảng của điều kiện tự nhiên, năng suất chưa cao nhưng sản xuất gia đình với số đông nên tổng sản lượng rất lớn. Tiêu thụ nấm trong nước và tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài đang phổ biến ở các nước này nhất là Trung Quốc.
- Ở Việt Nam
Nhìn chung hầu hết các tỉnh trong nước hiện nay đều phát triển sản xuất nấm ăn, song vẫn chủ yếu là sản xuất ở quy mô hộ, mang tính chất đơn lẻ với năng lực dao động từ 1- 6 tấn nguyên liệu một vụ. Các hộ thường sử dụng công nghệ sản xuất thủ công, tận dụng các thiết bị tự sản xuất, không đồng bộ, nên sản xuất nấm thấp, giá thành cao, có nhiều khó khăn trong tiêu thụ và chế biến (Nguyễn Hữu Ngoan, 1996)
Các cơ sở sản xuất tập trung còn tiến hành sản xuất nấm ở mức thấp, khả năng rủi ro cao hơn so với trồng nấm ở quy mô hộ. Những mô hình trang trại nấm và làng nấm hiện nay chưa phát triển được như các nước châu Á. Vấn đề chế biến hiện nay (nấm muối, nấm sấy khô) đa phần chế biến tại gia đình chất lượng không đảm bảo, sản phẩm nấm đóng hộp ít.
Trong sản xuất chất lượng giống chưa đảm bảo, khâu hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, chế biến nấm muối để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến từng hộ chưa đầy đủ.
Nhìn chung sản xuất nấm ăn ở nước ta cứa thể đáp ứng được số lượng sản phẩm theo các hợp đồng xuất khẩu, mặt khác chất lượng còn kém nên mất lòng tin với khách hàng. Hiện nay tranh mua và tranh bán trong xuất khẩu nấm đã diễn ra ở một số đơn vị làm công tác xuất khẩu nhập khẩu. Thị trường tiêu thụ nội địa hiện vẫn còn bỏ ngõ, chưa được chú trọng đúng mức.
Ngành sản xuất nấm ăn ở nước ta thực sự là một nghề mới, việc tăng trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn trong những năm qua, cần phải nghiên cứu khoa học mới đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng phát triển của nó. Trên cơ sở đó tiếp tục phát triển một ngành có nhiều triển vọng nền nông nghiệp nước nhà.
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIẾN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Yên Khánh là một huyện đồng bằng châu thổ Sông Hồng nằm ới phía Nam của tỉnh Ninh Bình với địa thế chạy dọc theo quốc lộ 10 nôi thị xã Ninh Bình với huyện Kim Sơn; phía Bắc giáp thị xã Ninh Bình, phía Đông giáp tỉnh Nam Định ngan cách bởi sông Đáy với con đê dài 37 km,phía Tây giáp huyện Yên Mô ngăn cách bởi sông Vạc chạy dài bao bọc quanh huyện với con đê dài 70 km, phía Nam giáp huyện Kim Sơn. Có thể nói với vị trí thuận tiện cẩ đường thủy và đường bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu với các vùng phụ cận trong và ngoài tỉnh. Hệ thống Sông Đáy và Sông Vạc tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, đặc biệt là sản xuất lúa và ngô; đây là vùng nguyên liệu dồi dào cho phát triển trồng nghề nấm.
Huyện Yên Khánh có 20 dơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 xã và một thị trấn.
- Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, mang tính chất đặc trưng của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, và phân thành 2 vùng nông nghiệp. Khu vực 9 xã phía Nam giáp Kim Sơn là vùng đất thịt, khu vực các xã phía Bắc là vùng đất cát và đất cát pha. Đất giàu chất dinh dưỡng tạo thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Khí hậu thời tiết
Yên Khánh là một tiểu vùng của đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu ở đay mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu điển hình của Việt Nam. Mùa hè nóng và mưa nhiều từ tháng 4 đến 10, mùa đông lạnh từ tháng 11 cho đến 3 năm sau. Trong mùa đông đầu mùa thường hanh khô, cuối mùa thì ẩm ướt do mưa phùn kéo dài. Chính sự phân hóa theo mùa đã hình thành các vụ sản xuất trong huyện thành vụ đông xuân và vụ mùa.
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23,50C đến 24,50C, đặc biệt trong thời gian gần đây có những ngày mùa hè nhiệt độ cao nhất lên tới 390C, mùa đông nhiệt độ có thể những thời điểm xuống thấp đến 80C. Sự biến đổi nhiệt độ trong các mùa và sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm ở đây không lớn.
Sự biến thiên nhiệt độ theo mùa đã chi phối tới công tác xây dựng kế hoạch mùa vụ như: vào mùa hè nhiệt độ cao thích hợp để phát triển các loại nấm rơm và nấm sò trắng, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp,chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc và có mưa phùn kéo dài thích hợp cho nấm sò và nấm mỡ phát triển.
+ Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là từ 83-85%. Đặc biệt có những tháng cuối đông độ ẩm có thể lên tới 91%, không khí trở nên ẩm ướt.
* Độ ẩm trung bình cả năm 83%, dao động qua các tháng từ 78-91%.
* Thời kỳ khô nhất từ tháng 10 dến tháng 1 độ ẩm 75- 80%.
* Trong mùa mưa độ ẩm khoảng 85-90%.
Nhìn chung độ ẩm không khí các mùa là phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển các loại nấm ăn.
+ Ánh sáng và lượng mưa
Nhìn chung số giờ nắng trung bình cả năm là từ 1100-1600h,những ngày hè số giờ nắng rất cao phù hợp cho nấm rơm phát triển. Về mùa đông số giờ nắng trong ngày tương đối thấp, mây mù bao phủ, trời âm ủ kéo dài nên các loại sâu bệnh phát triển đặc biệt là các tháng 1,2. Nhưng thời kỳ này lại rất thích hợp cho nấm mỡ phát triển.
Lượng mưa trung bình trong các năm là từ 1500 đến 1800mm nhưng lại phân bố không đồng đều qua các tháng trong năm.
* Lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng5 đến tháng9 chiếm 80-85% lượng mưa cả năm. Riêng tháng 7, 8 thường có bão và áp thấp nhiệt đới, có lượng mưa lớn chiếm 55-70% lượng mưa cả năm.
Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết của Yên Khánh là thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi, thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại nấm ăn. Do đó bên cạnh phát triển các loại cây trồng trong vụ đông xuân và vụ mùa để tận dụng hết diện tích canh tác,huyện còn có khả năng phát triển ngành sản xuất nấm ăn dể tận dụng nguồn gốc lao đọng nhàn rỗi ở nông thôn, sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, sử dụng nguồn phế liệu dồi dào trong nông nghiệp. Tuy nhiên điều kiện khí hậu của vùng cũng có những diến biến phức tạp gây ảnh hưởng bất lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng nấm ăn nói riêng.
- Tình hình sử dụng đất đai
Tiềm năng đất đai của huyện phong phú và đa dạng (Bảng 3). Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14050,24 ha, năm 2008 diện tích đất nông nghiệp là 9626,03ha, chiếm khoảng 68,51 % tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 4167,36ha, chiếm khoảng 29,66% , đất chưa sử dụng là 256,85ha chiếm1,83% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đất nông nghiệp đất dành cho sản xuất nông nghiệp năm 2008 là 5797,11ha, chiếm khoảng 60,22% (trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm chiếm 88,96%), đất lâm nghiệp là 3729,73 ha, chiếm khoảng 38,75%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn 1,38 % với 132,88ha.
Qua 3 năm có sự biến động khá lớn về đất đai theo xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp để phục vụ phát triển các khu công nghiệp cho huyện. Diện tích đất nông nghiệp giảm 1,37% bằng 470,98ha, đất phi nông nghiệp tăng 6,53% bằng 495,19 ha. Xu hướng biến động đất đai của huyện thể hiện sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế của huyện để đạt được mục tiêu trở thành huyện trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2009 - 2010.
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai ở huyện Yên Khánh
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh (%)
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC (%)
07/06
08/07
BQ
Tổng DT tự nhiên
14.050,24
100,00
14.050,24
100,00
14.050,24
100,00
100,00
100,00
100,00
I. Đất NN, thủy sản
10.097,01
71,86
9.886,47
70,37
9.626,03
68,51
99,91
97,37
98,63
1. Đất SXNN
6.171,9
61,13
5.982,48
60,51
5.797,11
60,22
96,93
96,90
96,91
1.1 Đất trồng cây hàng năm
5.530,29
89,60
5.340,87
89,23
5.156,86
88,96
96,57
96,55
96,55
- Đất trồng lúa
5.519,04
99,80
5.329,62
99,79
5.145,61
99,78
96,57
96,55
96,55
- Đất dùng vào chăn nuôi
11,25
0,20
11,25
0,21
11,25
0,22
100,00
100,00
100,00
1.2 Đất trồng cây lâu năm
641,61
10,40
641,61
10,72
640,25
11,04
100,00
99,79
99,89
2. Đất LN
3.790,86
37,54
3.769,74
38,13
3.729,73
38,75
99,44
98,94
99,19
3. Đất nuôi trồng thủy sản
134,25
1,33
134,25
1,36
132,88
1,38
100,00
98,98
99,49
II. Đất phi NN
3.672,17
26,14
3.891,17
27,69
4.167,36
29,66
105,96
107,10
106,53
III. Đất chưa sử dụng
281,05
2,00
272,59
1,94
256,85
1,83
96,99
94,23
95,60
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh
3.1.2 Điều kiện KT – XH
- Dân số và lao động
Bảng 4 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tốc độ phát triển(%)
07/06
08/07
BQ
Tổng dân số
Người
143.814
144.678
145.546
100,60
100,60
100,6
Nam
Người
73.345
73.932
74.671
100,80
101
100,90
Nữ
Người
70.469
70.746
70.875
100,39
100,18
100,28
Thành thị
Người
7.241
8.037
9.242
111
115
112,98
Nông thôn
Người
136.573
136.641
136.304
100,05
99,75
99,90
Tổng hộ
Hộ
27.134
27.822
28.538
102,54
102,57
102,55
Hộ NN
Hộ
22.762
22.965
23.024
100,89
100,26
100,57
Nhân khẩu NN/hộ NN
Người
6,0
5,95
5,92
99,17
99,50
99,33
LĐNN/hộ NN
Người
2,6
2,52
2,49
96,92
98,81
97,86
Đất NN/LĐNN
m2
180,2
176,4
170,1
97,89
96,42
97,15
Đất lúa/LĐNN
m2
142,8
140,5
134,3
98,39
95,59
96,98
LĐ
Người
81.874
82.177
82.379
100,37
100,25
100,31
NN
Người
58.201
57.934
57.336
99,54
98,97
99,25
Khác
Người
23.773
24.243
25.043
17,85
103,30
42,94
Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Khánh năm 2008
Dân số và lao động hay thường gọi là nguồn nhân lực con người là một trong những yếu tố rất quan trọng của mọi hoạt động, nó có tác động trực tiếp tới quá trình vận động của xã hội. Nguồn lực này cũng là nhân tố tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng cũng là nhân tố tiêu thụ mọi sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên chúng ta cần phải kết hợp hài hòa giữa hai vấn đề này nếu không sẽ dẫn đến mâu thuẫn rất khó khắc phục được đó là tốc độ tăng dân số quá nhanh sẽ kéo theo nhiều hậu quả xấu như diện tích đất ở , đất sản xuất giảm, vấn đề giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế, điều kiện về mọi mặt giáo dục và y tế không được đảm bảo.
Qua 3 năm trở lại đây tốc độ tăng dân số của huyện đã có chiều hướng ổn định là 0,6% Tổng số dân của huyện 2006 là 143.814 người,năm 2007 là 144.678 người, năm 2008 là 145546 người.
- Cơ sở hạ tầng
Để có nền kinh tế phát triển bền vững thì phải có cơ sở hạ tầng vững chắc. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc…Nhóm cơ sở hạ tầng gián tiếp phục vụ cho sản xuất như các cơ sở y tế, giáo dục, dịch vụ, thư viện…Thông qua bảng ta thấy toàn cảnh cơ sở hạ tầng của huyện trong những năm qua.
Đến năm 2007 và 2008 đã có đường nhựa đến trung tâm xã và thị trấn. Năm 2007 trên địa bàn huyện là 20 nhà trẻ, 20 nhà mẫu giáo….Hệ thống điện thoại đã đảm bảo thông tin liên lạc từ trên xuống, 100% số xã đã có hệ thống điện, 100% số xã đã phủ sóng truyền thanh, truyền thanh.
Bảng 5 Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Khánh
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2006
2007
2008
1.Đường ô tô đến trung tâm xã
- Số xã, thị trấn đã có
Xã
20
20
20
+ Đường nhựa
Xã
20
21
21
+ Đường đá
0
0
0
2.Công trình thủy lợi
- Cống
Cái
52
52
64
- Trạm bơm điện(trạm/máy)
Trạm/máy
25/95
25/95
29/135
- Trạm bơm dầu(trạm/máy)
Trạm/máy
2/12
3/12
0
3.Máy phục vụ nông nghiệp
- Máy kéo
Cái
355
357
375
+ Máy kéo trên 12CV
Cái
65
68
73
+ Máy kéo dưới 12CV
Cái
290
289
302
- Máy bơm nước
Cái
391
455
389
- Máy tuốt lúa
Cái
365
372
395
- Máy nghiền thức ăn gia súc
Cái
210
265
277
- Máy phun thuốc sấu có động cơ
Cái
5
4
2
4. Công trình phúc lợi
- Nhà trẻ
Trường
20
20
20
- Mẫu giáo
Trường
20
20
20
- Tiểu học
Trường
21
21
21
- Trung học cơ sở
Trường
20
20
20
- Trung học phổ thông
Trường
3
3
4
- Trạm y tế
Trạm
20
20
20
- Bệnh viện, phòng khám khu vực
Cơ sở
2
2
2
- Trung tâm văn hóa
Cơ sở
1
1
1
- Thư viện, phòng đọc sách
Cơ sở
2
2
2
5. Số xã đã có điện
Xã
20
20
20
6. Số xã đã phủ sóng truyền hình
Xã
20
20
20
7. Số máy điện thoại có trên địa bàn
Xã
20
20
20
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh năm 2008
3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện
- Phương hướng sản xuất nông nghiệp của huyện
Thực hiện Nghị quyết của trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Huyện đã xhur trương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện phát triển toàn diện kinh tế nông thôn. Tập trung vào sản xuất lương thực với việc bố trí giống và trà lúa hợp lý trong các vụ. Thực hiện một số mô hình lúa- cá với một số xã vùng trũng. Huyện tiếp tục phát triển một số diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao, phát triển cây công nghiệp và hoa màu. Trong đó, huyện có tổng kết mô hình và đúc rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng về trồng các loại nấm ăn như nấm mỡ, nấm rơm,nấm sò.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm gần đây(2006-2008)
Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng liên tục qua các năm, năm 2007 tăng 24,08% so với năm 2006, năm 2008 tăng 12,73% so với năm 2007,trung bình mỗi năm tăng 18,27%. Tốc độ tưng trưởng kinh tế của huyện là khá cao.
Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GTSX, giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế của huyện. Cụ thể: năm 2006 chiếm 43,91%, năm chiếm 42,32% và năm 2008 chiếm 40,98%.GTSX của các ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng thứ hai, năm 2008 chiếm 25,65%. Các ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ và đều có xu hướng tăng mỗi năm.
GTSX bình quân đầu người tăng, GTSXNN trên lao động nông nghiệp và giá trị sản xuất nông nghiệp trên khẩu nông nghiệp có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của huyện có sự tăng trưởng và chất lượng cuộc sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Bảng 6 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Yên Khánh (2006 -2008)
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh (%)
SL (tr.đ)
CC (%)
SL(tr.đ)
CC (%)
SL (tr.đ)
CC (%)
07/06
08/07
BQ
I
Tổng GTSX
2141428,00
100,0
2931175,0
100,0
3525026,0
100
136,88
120,26
128,30
1
GTSX nông – lâm - thuỷ sản
271937,0
12,07
313624,0
10,70
320853,0
9,10
115,33
102,30
108,62
- Trồng trọt
149691,0
55,05
166944,0
53,23
155892,0
48,59
115,53
93,38
102,05
- Chăn nuôi - thuỷ sản
108674,0
39,96
129671,0
41,35
144977,0
45,18
119,32
111,80
1115,50
- Lâm nghiệp
3325,0
1,22
3466,0
1,11
3241,0
1,01
104,24
93,51
98,73
- Dịch vụ nông nghiệp
10247,0
3,77
13543,0
4,32
16743,0
5,22
132,17
123,63
127,83
2
GTSX công nghiệp -TTCN
1722537,0
80,44
2458925,0
83,89
2953292,0
83,78
142,75
120,11
130,94
3
GTSX TMDV
146954,0
6,86
158626,0
5,41
250881,0
7,12
107,94
158,16
130,66
II
Chi tiêu bình quân
1
GTSX/nhân khẩu
14,89
20,26
24,22
136,06
211,25
169,54
2
GTSX/LĐ
26,12
35,67
42,79
136,56
172,34
153,41
3
GTSX/LĐNN
36,84
50,60
61,48
137,35
121,50
129,18
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Yên Khánh năm 2008
3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
Qua quá trình nghiên cứu đặc điểm về khí hậu, thời tiết, đất đai, lao động cư sở hạ tầng và các hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm trên địa bàn huyện Yên Khánh kết hợp tìm hiểu công nghệ sản xuất nấm ăn. Chúng tôi nhận thấy phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở địa phương có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Những thuận lợi trong quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
- Yên Khánh là một dịa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố nguồn lực lợi thế phục vụ cho sản xuất nấm ăn:
+ Là vùng sản xuất lúa nước thuộc Đồng bằng Sông Hồng, hàng năm có lượng nguyên liệu trên địa bàn huyện có hàng trăm nghìn tấn rơm rạ sau thu hoạch lúa. Đây chính là lợi thế cho sản xuất nấm ăn.
+ Dân số sống tập trung(trên 95%dân số) trong nông thôn nhất là lao động nông nhàn không có nghề phụ.
+ Nhìn chung cơ sở hạ tầng trong toàn huyện tương đối tốt từ giao thông đến các cơ sở công cộng khác. Đặc biệt tereen địa bàn huyện đã hình thành và phát triển Doanh nghiệp Hương Nam chuyên nhân giống, đào tạo, chuyển giao công nghệ kỹ thuật nuôi trồng, thu mua, chế biến và phục vụ cả xuất khẩu các loại nấm ăn và nấm dược liệu.
+ Các điều kiện tự nhiên khác như khí hậu, thời tiết đều phù hợp cho các loại nấm sinh trưởng và phát triển(nhưng yếu tố này chỉ là tương đối).
- Phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Yên Khánh góp phần vào giải quyết việc làm tại chỗ nhất là lao động nông nhàn chiếm đại bộ phận dân số của địa phương. Đồng thời tạo ra lượng sản phẩm chất lượng cao và có giá trị xuất khẩu, từng bước tăng thu nhập cho nông hộ cải thiện đời sống vật chất cũng như nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho cộng đồng, vì sức khỏe cộng đồng, phát triển vì cộng đồng, cho cộng đồng.
- Nâng cao trình độ,kỹ năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và tạo ra sự lành nghề mới ở nông thôn.
- Thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu thu nhập, việc làm và lao động nông thôn. Gắn kết giữa sản xuất, chế biến, xuất khẩu và giữa khoa học công nghệ với sản xuất.
* Một số khó khăn và tồn tại
- Mặt bằng dân trí nói chung còn thấp, khả năng tiếp cận khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế.
- Tập quán sản xuất của người dân còn tùy tiện chưa tuân thủ nghiêm ngặt khoa học công nghệ.
- Tổ chức sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, phân tán không tập trung thiếu sự quy hoạch đồng bộ từ phía chính quyền địa phương.
- Sự hỗ trợ của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương chưa kịp thời, đặc biệt là vấn đề khoa học công nghệ, công nghệ hóa chưa đáp ứng được đại bộ phận là lao động thủ công.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trong mấy năm gần đây nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh về số hộ, đặc biệt là trên địa bàn huyện Yên Khánh, nó đã tạo thành phong trào rộng khắp trong các xã, thị trấn trong toàn huyện, phong trào đã có những bước khởi sắc từ việc cung cấp nguyên liệu đầu vào (rơm rạ,mùn cưa,…) đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm và bước đầu đã hình thành các làng nghề quy mô, lượng nấm hàng hoá cung cấp cho thị trường.
Chọn 3 xã điển hình để đánh giá tốc độ phát triển cũng như kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong nông hộ.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
a. Thu thập số liệu thứ cấp
Các tài liệu tổng kết các công trình nghiên cứu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật, các công trình liên quan đến đề tài nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng. Thu thập các số liệu thông qua sách báo, tạp chí và các cơ quan liên quan thuộc phòng nông nghiệp huyện Yên Khánh (phòng thống kê, phòng kinh tế, phòng tài nguyên và môi trường và các báo cáo hàng năm của UBND huyện).
Tiến hành điều tra chuyên khảo hẹp về một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về nấm ăn, kết hợp với phương pháp chuyên gia.
Số liệu
Nơi thu thập
Thông tin chung về nấm ăn: Giá trị dinh dưỡng, giá trị xuất khẩu nấm ăn, tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới và ở Việt Nam, một số chỉ tiêu kỹ thuật của nấm ăn.
Sách báo, tạp chí, tài liệu hội thảo về nấm ăn. Tài liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật, Viện Di truyền Nông nghiệp và một số địa phương như Hà Nam. Bắc Giang…
Tình hình cơ bản của địa bàn
Niên giám thống kê huyện, thông qua phòng thống kê
Tình hình phát triển sản xuất nấm ăn qua các năm.
Phòng kinh tế huyện Yên Khánh
Một số báo cáo trong hội thảo về nấm ăn
Tình hình tiêu thụ nấm ăn.
Phòng kinh tế huyện Yên Khánh
Các hộ sản xuất- tiêu thụ, tư thương, nhà hàng.
Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong những năm tới.
UBND huyện Yên Khánh, qua các báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội.
b. Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua biểu mẫu điều tra
+ Chọn mẫu điều tra
Bằng phương pháp chọn mẫu điển hình, căn cứ vào thực tế sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn, chúng tôi tiến hành điều tra một số hộ như sau:
Khu vực xã Khánh Công: điều tra 30 hộ
Khu vực xã Khánh Trung: điều tra 30 hộ
Khu vực xã Khánh Thành: điều tra 30 hộ
Những hộ điều tra tại các xã này là thường là những hộ tham gia sản xuất nấm có thời gian dài và tương đối ổn định trong 3 năm trở lại đây và vẫn tiếp tục sản xuất. Các xã khác nhau có số hộ điều tra khác nhau cũng dựa trên mức dộ ổn định và thời gian được công nhận trở thành làng nấm.
Khảo sát thị trường tiêu thụ nấm ăn: thông qua các tổ chức kinh tế, nhà hàng, tư thương tham gia tiêu thụ nấm ăn trong huyện. Điều tra ngẫu nhiên về các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm nấm ăn.
+ Phiếu điều tra: được xây dựng để có thông tin chung về nhân khẩu, lao động, giới, tuổi..., những chỉ tiêu về tình hình đầu tư chi phí sản xuất cũng như tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện của từng hộ. Hoặc thông tin về tình hình sản xuất, chế biến tiêu thụ nấm ăn của các hộ kiêm trên dịa bàn.
Các phiếu điều tra khảo sát tình hình tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện bao gồm các thông tin:số lượng nấm ăn (theo từng chủng loại) đã được tiêu thụ trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện, cũng như những yêu cầu về chất lượng sản phẩm nấm ăn…
Xây dựng những phiếu điều tra để điều tra về đối tượng tiêu dùng sản phẩm nấm ăn tại huyện Yên Khánh, chủ yếu là những câu hỏi gợi mở để đối tượng phát biểu ý kiến riêng mình về sự tiêu dùng sản phẩm nấm ăn tại huyện Yên Khánh.
+ Phương pháp điều tra
Trong quá trình điều tra chủ yếu sử dụng là phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất nấm ăn, các đối tượng tiêu dùng sản phẩm nấm ăn.
Phỏng vấn một số cán bộ chuyên môn ở Phòng Kinh tế huyện, Trạm BVTV nơi trực tiếp triên khai chương trình nấm ăn Ninh Bình để có thông tin cụ thể hơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong vùng.
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Với hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị trước ghi trong phiếu điều tra, chúng tôi thu thập số liệu cần thiết, tổng hợp và xử lý thông tin bằng chương trình máy tính Excel. Trong quá trình tổng hợp số liệu của các hộ snr xuất và tiêu thụ nấm ăn chúng tôi thực hiện phân tổ hộ nông dân theo quy mô sử dụng nguyên liệu; phân tổ theo từng loại nấm: nấm rơm, nấm mỡ,nấm sò, nấm mộc nhĩ; phân tổ theo trình độ người lao động thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau; phân tổ theo năng suất nấm tính trên một tấn nguyên liệu.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Trên cơ sở số liệu đã th thập được, tiến hành tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá bằng phương pháp phân tổ thống kê. Số hộ sản xuất được phân tổ theo các tiêu thức: Quy mô nguyên liệu sử dụng trong năm, ,trình độ thực hiện các biện pháp kỹ thuật thông qua năng suất nấm tính trên một tấn nguyên liệu, theo sản phẩm nấm ăn từng loại.
Dùng phương pháp thống kê mô tả và so sánh để tiến hành mô tả hiện tượng, so sánh, đối chiếu biết được sự biên động của hiện tượng qua các năm đi tới kết luận. Tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất nấm ăn.
Qua thực hiện phân tổ,so sánh được các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản về quy mô sử dụng nguyên liệu khác nhau trong các nông hộ. So sánh trình độ người lao động trong thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau ảnh hưởng đến năng suất nấm trong hộ.
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển sản xuất nấm ăn
- Chỉ tiêu biểu hiện quá trình tăng về quy mô
Lượng nguyên liệu sử dụng, năng suất, đầu tư chi phí, sản lượng, số hộ tham gia sản xuất nấm ăn,giá trị sản xuất nấm ăn.
- Chỉ tiêu biểu hiện quá trình thay đổi cơ cấu
Cơ cấu chủng loại nấm ăn, các hình thức tổ chức sản xuất nấm ăn, các yếu tố trong quá trình sản xuất nấm ăn.
- Chỉ tiêu biểu hiện nâng cao chất lượng lao động: là các chỉ tiêu thuộc về các thông số kỹ thuật của các chủng loại nấm ăn.
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ nấm
- Chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước
- Chỉ tiêu phản ánh kênh tiêu thụ nấm
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất nấm ăn
- Giá trị sản xuất tính trên 1 đồng ch._.ụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. Trong đó cần làm tốt việc hợp đồng tiêu thụ nấm tươi được đăng ký giữa các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu với người sản xuất ngay từ đầu vụ để người sản xuất yên tâm.
4.8.2.3 Công tác cung cấp giống nấm
- Phải xây dựng hệ thống sản xuất giống nấm từ tỉnh đến cơ sở sản xuất nấm. Hệ thống giống này phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất nấm hàng năm của tỉnh, huyện mà xây dựng kế hoạch cung ứng giống nấm cho phù hợp với số lượng, chủng loại và thời vụ sản xuất nấm. Tránh tình trạng thừa thiếu làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của từng cơ sở.
- Việc tổ chức hệ thống sản xuất và cung cấp giống nấm trong những năm qua được chia làm 3 cấp( thể hiện ở sơ đồ).
Người sản xuất là nơi tiêu thụ giống cấp 2 và 3. Do tình hình tổ chức sản xuất giống nấm chưa hợp lý và thiếu vốn nên HTX nấm Khánh Phúc chưa đáp ứng được phần nào về chất lượng giống nấm. Mặt khác, do không ước lượng được chính xác nguồn rơm rạ sử dụng cho sản xuất nên có hộ thừa giống, hộ thiếu giống làm tăng chi phí sản xuất.
Do vậy, phương pháp chủ lực là phải hoàn toàn chủ động trong khâu sản xuất giống nấm có chất lượng tốt trong tỉnh. Đây là giải pháp hàng đầu có tính quyết định khi sản xuất nấm quy mô lớn. Tỉnh cần đầu tư nâng cấp xưởng sản xuất giống nấm, tiếp nhận công nghệ sản xuất giống nấm, gắn chặt kế hoạch trồng nấm với kế hoạch sản xuất nấm và cung ứng giống nấm.
Giống tốt có sức chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại là một trong những giải pháp tốt để nâng cao năng suất, sản lượng nấm hàng năm.
Thực hiện đưa giống nấm đến với người dân với việc tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân để nông dân có điều kiện sản xuất nấm đạt sản lượng cao.
4.8.2.4 Về nuôi trồng nấm
- Cần phải xác định đây là một nghề sản xuất kinh doanh thực hiện xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, ngoài việc phát động phong trào trồng nấm, mặt khác phải đưa nấm ra trồng thực tiễn, xây dựng “làng nấm” và hộ trồng nấm với quy mô sản xuất cụ thể như sau:
Phát huy phong trào trồng nấm sâu rộng trong nhân dân để có khoảng 1.000 hộ trồng nấm, với quy mô diện tích từ 60 – 150m2/hộ.
Xây dựng khoảng 500 hộ trồng nấm với quy mô diện tích tối thiểu khoảng 250m2/hộ.
Hình thành khoảng 5 làng nghề sản xuất nấm với quy mô diện tích khoảng 2,5ha trở lên cho một làng nấm. Bố trí đất sản xuất với diện tích từ 2,5 – 4ha cho một làng nghề sản xuất nấm, các hộ được chia đất theo lô từ 250 – 350m2/hộ, được xây dựng lán trại tập trung, được xây dựng cơ sở hạ tầng, được hỗ trợ vốn theo quy định.
Để thực hiện việc phát triển sản xuất nấm với quy mô sản xuất lớn, đề nghị tỉnh có chính sách chuyển đổi ruộng đất sang sản xuất nấm, đồng thời phải có sự hỗ trợ đầu tư về vốn về cơ sở hạ tầng, lán trại…
4.8.2.5Về nguyên liệu sản xuất nấm
Với mục tiêu phát triển sản xuất thành “làng nấm”, với giải pháp đưa nấm ra đồng và sản xuất nấm hiện nay thì cần phải xây dựng chiến lược về nguyên liệu sản xuất nấm. Về nguồn rơm rạ trong huyện đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất nấm, về mùn cưa và bã mía sẽ thu mua từ các cơ sở chế biến gỗ trong huyện và các huyện lân cận vì vậy nguồn nguyên liệu trong huyện đáp ứng yêu cầu sản xuất nấm trong tỉnh.
Cần nghiên cứu tạo ra các nguồn nguyên liệu mới để trồng nấm cho năng suất và chất lượng cao có giá thành rẻ, nhu hiện nay ở Tân Phú – An Giang người dân đã sử dụng nguyên liệu trồng nấm mới đó là cây “lục bình(bèo tây)” vừa có thể làm nấm vừa có thể làm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Hiện nay cây lục bình trở thành cây “xoá đói giảm nghèo” ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hình thành “chợ rơm” chợ đầu mối thu gom nguyên liệu cho các hộ sản xuất nấm. Chợ rơm hình thành không những giải quyết vấn đề về nguyên liệu cho các hộ sản xuất nấm mà còn giải quyết lượng rơm rạ dư thừa, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân. Hiện nay ở nước ta đã hình thành một số chợ rơm như ở Đồng bằng sông Cửu long(chợ rơm Đồng Tháp). Đây có thể được coi là chợ rơm điển hình của cả nước. Hình thành chợ rơm này tạo thành một “dây truyền sản xuất” rất chặt.
4.8.2.6 Xây dựng quy mô - kỹ thuật sản xuất
Cuối những năm 80, việc trồng nấm gặp rất nhiều thăng trầm, từ kinh nghiệm rút ra kết hợp với một số nước(nhất là kinh nghiệm của Trung Quốc), qua đó đưa ra được các giải pháp:
- Phải làm chủ công nghệ mới trong sản xuất và chế biến nấm, chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho các hộ sản xuất, coi trọng việc nâng cao năng suất.
- Đào tạo thêm hàng ngàn hộ nông dân về kỹ thuật trồng nấm và các kỹ thuật viên cho cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở, gắn việc tập huấn với trình diễn kỹ thuật trồng nấm.
Ở nước ta hiện nay đã áp dụng một số công nghệ tiên tiến của Đài Loan, Trung Quốc thành công, và đã được triển khai rộng rãi. Nhưng phải áp dụng những công nghệ mới cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
4.8.2.7 Về khoa học công nghệ
Cần tăng cường nghiên cứu, hoàn chỉnh các công nghệ thích hợp cho tưng loại nấm ăn, phù hợp với điều kiện địa phương từng vùng, áp dụng cái mới để chuyển giao tận tay đến người sản xuất. Cần tập trung hoàn thiện công nghệ nuôi trồng các loại nấm ăn phổ biến hiện nay:nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ, nấm mộc nhĩ.
Cần hoàn thiện các công nghệ và thiết bị trong các khâu xử lý nguyên liệu, chăm sóc và thu hái nấm, cách phòng trừ sâu bệnh cho nấm.
Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất nấm ở quy mô hộ trồng nấm có diện tích lán trại lớn và “làng sản xuất nấm”, tiến tới sản xuất nấm với trình độ và công nghệ cao.
Nuôi trồng nấm cũng không phải là đã tồn tại lâu dài ở huyện Yên Khánh, vì vây cần phải nghiên cứu thực tiễn các mô hình sản xuất mới, công nghệ mới đang được áp dụng phát huy hiệu quả ở các tỉnh bạn.
Tập huấn kỹ thuật trồng nấm và chế biến nấm, tổ chức nhiều hội nghị tại thực tế ở nhiều mô hình sản xuất khác nhau ở các địa phương trong tỉnh để người dân hiểu và làm theo.
Cần phải nghiên cúư các phương pháp trồng nấm mới vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện địa phương từng vùng. Hiện nay một phương pháp trồng nấm rơm vừa đơn giản, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao chưa từng thấy đã xuất hiện ở Đak Ha(KonTum) Anh Nguyễn Tiến Hải, trú tại thôn 7 xã Đak La, Đak Ha đã áp dụng phương pháp lạ này: đắp rơm đã ủ trực tiếp xuống vườn nhà, cấy giống rơm vào đấy, giữ độ thích hợp cho rơm, nấm sẽ xuất hiện và phát triển. Với thời gian chỉ mới hơn 1 tháng gia đình anh đã có thu nhập trên 7 triệu đồng trên diện tích gần 800m2. Một con số không nhỏ đối với gia đình làm nông,mà trong thời gian ngắn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang,20/15/2005).
4.8.2.8 Về chế biến
a. Hình thành hệ thống thu mua sản phẩm nấm tươi cho nông dân
Trong cơ cấu tổ chức của các tổ chức đơn vị chế biến nấm phải hình thành được tổ chức thu mua sản phẩm nấm tươi. Điều này sẽ thuận tiện cho việc sản xuất của nông dân, kích thích phát triển nấm (liên kết giữa nhà nông vói nhà doanh nghiệp).
Tổ chức thu mua này do các cơ sở chế biến thành lập ra để phục vụ đảm bảo nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của đơn vị. Do đó cần đẩy mạnh công tác chế biến sản phẩm nấm mới có điều kiện thu mua hết nấm tươi cho người sản xuất.
b. Công tác chế biến
Cần phải tổ chức được các cơ sở chế biến từ các cụm sản xuất nấm đến chế biến ở các cơ sở tập trung. Các ngành chức năng của tỉnh cần nghiên cứu chuyển giao các công nghệ chế biến nấm sấy khô, nấm muối… với các quy mô, công suất khác nhau để các cơ sở chế biên lựa chọn.
4.8.2.9 Công tác thị trường và tiêu thụ
Trong nhiều năm qua, huyện Yên Khánh chưa làm mạnh công tác tiếp thị, tìm đầu ra cho cây nấm. Hiện nay trung tâm Sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đang giúp đỡ tỉnh Ninh Bình về nhiều mặt như đào tạo cho nông dân về kỹ thuật và công nghệ trồng nấm,trong đó có cả việc xây dựng mô hình sản xuất nấm với công nghệ cao. Trung tâm công nghệ sinh học thực vật và thị trường ở Hà Nội là thị trường trong nước tin cậy. Từ thị trường này sẽ giúp cho tỉnh Ninh Bình tiếp cận với thị trường thế giới để ký kết các hợp trực tiếp với nước ngoài.
Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh giao cho Sở thương mại nhiệm vụ xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường xuất khẩu nấm để tạo kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh Ninh Bình.
Cần phải tham gia vào các hôi chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản nấm chế biến và nấm tươi của địa phương mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay công nghệ thông tin rất phát triển, mạng internet đã được phổ cập đến mọi người, một số sản phẩm nông nghiệp như Bưởi Năm Roi, bò Củ Chi…đã kinh doanh trên mạng thì nấm ăn Ninh Bình tại sao không?
Một vấn đề nữa đó là việc bao tiêu sản phẩm của các hộ sản xuất ra thì cần các trang trại, hay hộ sản xuất lớn đứng ra bao tiêu sảnm phẩm cho các hộ nông dân sản xuất nấm với điều kiện sản phẩm phải đạt chất lượng cao có khả năng xuất khẩu. Các trang trại, hộ sẽ ký kết hợp đồng với cơ sở chế biến hoặc trực tiếp với đối tác nước ngoài tiêu thụ nấm tươi..
4.8.2.10 Về chính sách
Từ trước đến nay tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chính sách phù hợp với việc phát triển nghề trồng nấm. Đến nay huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình là một trong những huyện có khả năng phát triển nấm tốt. Vì vậy, trong thời gian tới cần đề ra một số cơ chế chính sách đồng bộ hơn nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng nấm và chế biến nấm cụ thể là:
Chính sách khuyến nông
Đây là một nghề mới, là ngành công nghệ sinh học thuộc lĩnh vực công nghệ cao vì vậy, trước hết phải nhanh chóng xây dựng và tổ chức hệ thống khuyến nông nghề trồng nấm từ TW đến địa phương đủ mạnh nhằm:
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các cấp các ngành và hộ nông dân về ý nghĩa, lợi ích của nghề trồng nấm.
- Huấn luyện đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ chỉ đạo sản xuất và hộ nông dân nắm được các yêu cầu kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến nấm.
- Xây dựng các mô hình điển hình nghề trồng nấm.
- Nghiên cứu, tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ mới nhằm chuyển giao nhanh chóng đến tận tay người sản xuất.
- Có chính sách khen thưởng động viên, khuyến khích những đơn vị, nguời làm việc tốt.
- Vốn khuyến nông tập trung ở năm đầu, giảm dần những năm sau.
Chính sách ưu đãi
Cần xây dựng chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các hộ nông dân trồng nấm để các hộ nông dân có khả năng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao được kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế.
Cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển những công nghệ sản xuất mới, công nghệ chế biến gắn với việc phát triển thị trường trong nước và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu trực tiếp sản phẩm nấm ra thị trường nước ngoài.
Có chính sách hỗ trợ đào tạo trong đó kể cả tập huấn kỹ thuật cho trồng nấm, cho cơ sở chế biến và các cơ sở xuất khẩu.
4.8.3 Dự kiến kết quả đến năm 2010
* Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện
Chủ trương của tỉnh Ninh Bình từ năm 2008 đến 2010 chuyển dịch nhanh và mạnh cơ cấu kinh tế trong đó khuyến khích phát triển đa dạng hóa các ngành nghề trong nông thôn làm phá vỡ thế độc canh cây lúa, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn – cơ cấu nông – công nghiệp, dịch vụ có tỷ trọng hàng hóa lớn, hiệu quả kinh tế cao, góp phần đắc lực vào quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện chủ trương của tỉnh Ủy – UBND tỉnh Ninh Bình, huyện Yên Khánh đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. Trong đó xác định nghề trồng nấm là một trong các giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Thông qua việc phát triển nghề trồng nấm đã không ngừng tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông hộ. Trên cơ sở tổng kết các mô hình và rút kinh nghiệm triển khai sản xuất, phấn đấu trong 20 xã và thị trấn thì xã nào cũng có hộ trồng nấm, trung bình mỗi năm sản xuất được 2.000 đến 2.500 tấn thương phẩm các loại. Trong những năm tiếp theo của thời kỳ CNH – HĐH phấn đấu sử dụng 40% sản lượng nguyên liệu rơm rạ trong năm, cùng với các nguyên liệu khác có thể tạo ra trên 7.000 tấn nấm thương phẩm các loại từ năm 2010 trở đi. Phấn đấu tạo nguồn nguyên liệu ổn định để thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến nấm và các mặt hàng nông sản khác. Chiến lược phát triển nghề trồng nấm của huyện hoàn toàn có thể thực hiện được, do các lợi thế có sẵn của huyện. Mặt khác khoa học công nghệ về giống và công nghệ nuôi trồng đã được cải tiến tạo bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng nấm khi tham gia vào thị trường nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (xem chi tiết bảng 21 ).
Với kế hoạch sản xuất nấm trong bảng thấy rằng: Lượng nguyên liệu sử dụng vào nuôi trồng nấm mỡ, nấm rơm tăng nhanh bởi đây là lợi thế của vùng sản xuất lúa của Đồng bằng Sông Hồng, hơn thế nữa thị trường tiêu thụ rất lớn nhất là cho xuất khẩu; riêng nấm sò số lượng nguyên liệu giảm do thị trường tiêu thụ có giới hạn chỉ tập trung vào thị trường nội tiêu. Riêng mộc nhĩ do huyện không có lợi thế về vùng nguyên liệu là mùn cưa phải phụ thuộc vào việc cung cấp từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình hoặc các xưởng cưa trong tỉnh nên mức độ phát triển chưa ổn định mặc dù thị trường tiêu thụ nội tiêu và xuất khẩu có nhu cầu rất lớn. Đến năm 2010, sản lượng nấm đạt trên 7.000 tấn, giải quyết được hàng vạn lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông hộ. Trong đó nấm mỡ có sản lượng cao nhất và đạt 3.000 tấn/năm, nấm rơm đạt 840 tấn/năm, mộc nhĩ đạt 2001 tấn/năm, nấm sò giảm về sản lượng chỉ đạt 1.008 tấn/năm.
Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch sản xuất ra trong chiến lược huyện Yên Khánh cũng đã đề ra phương án tiêu thụ sản phẩm từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo. Trước mắt duy trì việc cung ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến của Trung Quốc tại khu công nghiệp Nam Sách tỉnh Hải Phương. Nhà máy chế biến nông sản Vạn Đắc Phúc, Công ty Đồng Giao…mặt khác tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm nấm ăn trong và ngoài tỉnh nhằm tạo sự thu hút thị trường tiêu thụ cho huyện tiến tới khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nấm ăn và các mặt hàng nông sản khác ngay trên địa bàn huyện
Loại nấm
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
NLSD(tấn)
NSBQ tươi(kg/tấnNL)
Sản lượng nấm tươi(tấn)
NLSD(tấn)
NSBQ tươi(kg/tấnNL)
Sản lượng nấm tươi(tấn)
NLSD(tấn)
NSBQ tươi(kg/tấnNL)
Sản lượng nấm tươi(tấn)
Nấm sò
175,9
817
143,7.103
1.785
600
1.071
1.600
630
1.008
Nấm mỡ
2111,5
300,9
635,35.035
1.000
251
251
12.000
250
3.000
Nấm rơm
407
197,2
80,2.604
421
140
58,940
6.000
140
840
Mộc nhĩ
2004
1104
2.212,416
855
800
684
2.300
870
2.001
Cộng
4698,4
11.365,89.944
2.277,785
684.311,011
13.800
6.849
Bảng 21 Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện đến năm 2010
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Yên Khánh năm 2008
Ghi chú: Sản lượng quy khô mộc nhĩ = 68,8 tấn
Bảng 22 Dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ một số loại nấm ăn của huyện đến năm 2010
ĐVT (tấn)
Loại nấm
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
09/08
10/09
BQ
1. Nấm mỡ
Tổng sản lượng tươi
195,33
1.071
1.008
548,30
94,12
227,17
Tiêu dùng nội bộ
4,96
1001
100
20181,45
9,99
449,01
Tiêu thụ tươi
190,37
19
97
9,98
510,53
71,38
Tiêu thụ qua chế biến
0
51
811
-
1590,20
-
2. Nấm rơm
Tổng sản lượng tươi
112,56
251
3.000
222,99
1195,22
516,26
Tiêu dùng nội bộ
4,00
200
2184
5000
1092
165227
Tiêu thụ tươi
108,56
7
15
6,45
214,29
37,18
Tiêu thụ qua chế biến
0
44
801
-
1820,45
-
3. Nấm sò
Tổng sản lượng tươi
361,44
58,940
840
16,31
1425,18
152,46
Tiêu dùng nội bộ
15,96
27,76
561
173,93
2020,89
592,87
Tiêu thụ tươi
255,41
19
11
7,44
57,89
20,75
Tiêu thụ qua chế biến
90,07
12,18
268
13,52
2200,33
172,48
Nguồn: Dự kiến của người viết có tham khảo ý kiến của các chuyên gia Huyện
Phương hướng tiêu thụ nấm ăn trong những năm tiếp theo
Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm nấm ăn trong huyện Yên Khánh giai đoạn 2007cho đến 2010 chúng tôi cho rằng nên đi theo hướng tổ chức tốt thị trường trong vùng là huyện và tỉnh sau đó tiếp cận và mở rộng thị trường khu vực phía Bắc. Trong đó, quan trọng là thị trường Hà Nội và các thành phố ở các tỉnh, đồng thời tích tìm kiếm thị trường thế giới, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tiến tới trong những năm 2010 có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. Đồng thời tăng cường tiêu thụ sản phẩm đã qua chế biến.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, với năng lực sẵn có tại địa phương, chúng tôi dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ 3 loại nấm ăn chính trong 3 năm 2007,2008, 2010 của huyện Yên Khánh như ở bảng 20 trên.
PHẦN V KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
- Yên Khánh là huyện có lợi thế trong tổ chức sản nấm ăn. Yên Khánh có tiềm năng lớn trong tổ chức sản xuất nấm ăn do nơi đây có điều kiện khí hậu thời tiết phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của các loại nấm ăn. Hơn thế nữa, huyện có nguồn nguyên liệu dồi dào là rơm rạ cùng với lực lượng lao động nhàn rỗi khá nhiều. Có thể nói đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất nấm ăn. Qua đó, huyện có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn cho các vùng khác và trong tương lai thực hiện xuất khẩu.
- Qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh trong thời gian qua có thể thấy:
Về phát triển:
Quy mô sản xuất ngày càng tăng, ngày càng được mở rộng, năng suất và sản lượng các loại nấm ăn tăng dần qua các năm với tổng sản lượng năm 2008 đạt mức 11.365,89.944 tấn. Giá trị sản xuất nấm ăn tăng dần qua các năm và chiếm 139,60% trong ngành sản xuất nông nghiệp.
Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất ngày càng được chú trọng nhất là công nghệ, chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân.
Về tiêu thụ sản phẩm nấm ăn: sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ kịp thời thông qua hai kênh tiêu thụ là kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp. Giá cả tương đối ổn định và liên tục tăng qua các năm đảm bảo cho người nuôi trồng nấm ăn có lãi hơn so với việc trồng các loại sản phẩm nông nghiệp khác.
Hiệu quả kinh tế:
Sản xuất và tiêu thụ nấm ăn đã đảm bảo cho hộ sản xuất có lãi và yên tâm sản xuất. Quy mô sản xuất càng lớn hiệu quả kinh tế càng cao, tính trung bình sản xuất một tấn nguyên liệu TNHH của hộ đạt 8.370.000 đ đối với nấm sò tươi, 1.781.000đ đối với nấm mỡ tươi, 1.496.768đ đối với nấm rơm tươi và 1.576.070đ đối với nấm sò khô cho một tấn nấm sấy khô. Ngoài ra, việc sản xuất nấm ăn đã tạo thêm nhiều việc làm mới trong nông thôn, mang lại hiệu quả xã hội và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện cũng còn có những một số khó khăn cần được giải quyết:
Giống nấm: chưa có đơn vị sản xuất và cung ứng giống nấm trên địa bàn để đảm bảo chất luợng giống và thời điểm cung ứng.
Năng suất nấm rơm thấp hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn kỹ thuật và thấp hơn so với các vùng sản xuất nấm khác.
Thị truờng tiêu thụ chưa thực sự ổn định, hình thức tiêu thụ ở cấp độ thấp, nguời dân trong vùng còn chưa có thói quen sử dụng nấm ăn đặc biệt là nấm mỡ vào những bữa ăn hàng ngày.
- Qua nghiên cứu, nhận thấy một số yếu tố ảnh huởng chính đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện.
Kỹ thuật, công nghệ: Có ảnh huởng tưong đối lớn đến năng suất và phẩm chất nấm ăn. Vì vậy nguời sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các khâu kỹ thuật, lựa chọn nguyên liệu cho phù hợp.
Giống nấm: Cũng có ảnh huởng lớn đến năng suất và phẩm chất nấm ăn. Vì vậy truớc mắt cần tổ chức cung ứng giống kịp thời và lựa chọn giống tốt cho sản xuất, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm sản xuất giống nấm ăn tại địa phuơng để chủ động nguồn cung ứng giống sau này.
Thời vụ nuôi trồng: Đây là yếu tố khách quan tác động kết quả sản xuất nấm ăn. Vì vậy, cần tăng cường công tác dự phòng, dự báo và yêu cầu nguời sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ.
Quy mô sản xuất: ảnh huởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất nấm ăn, tăng quy mô sản xuất đồng nghiã với việc tăng hiệu quả sản xuất.
Trình độ người lao động: thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau thì đem lại kết quả và hiệu quả khác nhau.
Thị truờng tiêu thụ: ảnh huởng lớn đến sản luợng tiêu thụ, ảnh huởng đến giá cả, thu nhập của người lao động.
- Trên cơ sở định huớng chung về phát triển sản xuất nấm ăn đến năm 2010, thì các giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện:
Hoàn thiện việc bố trí sản xuất nấm ăn: khuyên cáo hộ nên tận dụng hết nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có để giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc đốt rơm rạ mang lại. Đẩy nhanh công tác di dời cơ sở sản xuất nấm ăn tại nhà ra khu vực quy hoạch tập trung.
Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn: chú ý công tác giống, nhanh chóng hoàn thành và đưa trung tâm sản xuất giống nấm của huyện vào hoạt động, vấn đề công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Mở rộng thị truờng tiêu thụ sản phẩm nấm ăn:mở rộng thị truờng trong tỉnh, đặc biệt là Hà Nội, chú trọng tới khách sạn nhà hàng trong tỉnh, từng bước tiếp cận với thị trường nước ngoài, tăng cường các hoạt động marketing.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:Xây dựng trung tâm sản xuất giống nấm, quy hoạch khu vực sản xuất nấm tập trung, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cơ sở chế biến và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn.
5.2 Kiến nghị
Đối với nhà nước
Nhà nước cần có cơ chế và chính sách thích hợp để hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ nấm trong nước. Tạo cơ chế thông thoáng trong hoạt động vay vốn mở rộng sản xuất, phát triển công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm tránh cơ chế xin cho vẫn tồn tại hiện nay.
Nhà nước cần đầu tư để thực hiện việc huấn luyện miễn phí cho nông dân về kỹ thuật trồng nấm, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về nấm.
Đối với địa phương
Sớm chủ động nguồn giống tốt cung cấp cho người sản xuất trên địa bàn huyện. Trong sản xuất chủ yếu tập trung phát triển, mở rộng các mô hình đã được thử nghiệm. Khuyến khích đầu tư các cơ sở chế biến và tiêu thụ nấm. Tăng cường công tác tập huấn,chuyển giao công nghệ để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nấm ăn.
Đối với người sản xuất
Người sản xuất cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất nấm ăn, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, liên doanh, liên kết trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ nấm ăn.
Người chế biến, người thu gom: để có thể tồn tại mối quan hệ lâu dài từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, đòi hỏi người chế biến, thu gom cần có các hợp đồng chặt chẽ với người sản xuất và hợp đồng giữa người chế biến và ngưòi thu gom với nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mai Anh (2000), Đôi điều về nấm, Báo Nông nghiệp Việt Nam số 32 (922) ngày 15/03/2000.
Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Fedirico (2001), nấm ăn- cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh (2002), “kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sẩn xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn-nấm dược liệu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật 1996-2001”, hội thảo tiềm năng và hướng phát triển ngành sản xuất nấm ăn Viêt Nam 16-17/5/2002, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Fedirico (2005), nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đường Hồng Dật(2002), kĩ thuật nuôi trồng nấm mỡ, nấm sò, nấm hương và mộc nhĩ, NXB Hà Nội.
Trần Đình Đằng, Nguyễn Hữu Ngoan (2003), kĩ thuật nuôi trông nấm mơ, nấm rơm, nấm sò, NXB Nông nghiệp, TP HCM.
Phòng thống kê huyện Yên Khánh 2007
Phòng nông nghiệp huyện Yên Khánh-báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn năm 2006, 2007, 2008.
Mai Ngọc Cường (1995), các học thuyết kinh tế-lịch sử phát triển tác giả và tác phẩm NXB thống kê Hà Nội.
Trịnh Tam Kiệt, Vũ Mai Liên, Đoàn Văn Vệ (1986), sinh học và kĩ thuật trồng nấm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phòng thống kê huyện Yên Khánh, Niên giám thống kê huyện Yên Khánh (2006), Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình.
Sở NN& PTNT tỉnh Ninh Bình (2000), “báo cáo kết quả thực hiện thử nghiệm dự án nấm sạch Ninh Bình.
Đặng Văn Tiến (1996) nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau sạch ở Hà Nội, luân văn thạc sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học Noongh nghiệp I Hà Nội.
UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình (2008), báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn huyện năm 2008.
Chi cục BVTV Ninh Bình (2001), “tiềm năng và giải pháp phát triển nghề trông nấm ở Ninh Binh.
Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Xuân Linh (1992), “Kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn – nâm dược liệu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật 1996 – 2001”. Hội thảo tiềm năng và hướng phát triển nghề sản xuất nấm ăn Việt Nam ngày 16 -17/5/2002, Hà Nội.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (1999), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Sản xuất thử nấm ăn và hoàn thiện công nghệ trồng nấm”.
Nguyễn Hữu Ngoan (1996), một số vấn đề kinh tế tổ chức sản xuất nấm mỡ xuất khẩu ở vùng Đồng bằng Sông Hồng hiện nay, luận án PTS khoa học kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Huỳnh Thị Dung (2003), nuôi trồng và sử dụng nấm ăn, nấm dược liệu, NXB Nghệ An, Nghệ An.
UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình (2008), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Khánh giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình, Đề án phát triển các mô hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh.
Phòng nông nghiệp và địa chính huyện Yên Khánh – Báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn năm 2006,2007,2008
PHỤ LỤC
A. PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT NẤM ĂN
Ngày phỏng vấn:…………………………………………………………
I. Thông tin chung về chủ hộ
1.Họ tên chủ hộ:………………………………Giới tính:…..
Đã được tập huấn công nghệ nuôi trồng nấm ăn (Đánh dấu vào ô tương ứng )
Đã được đào tạo: Chưa được đào tạo:
2. Địa chỉ:……………………………………………………………
3. Số nhân khẩu trong hộ:……………………………………………
4. Số lao động trong gia đình:……………………………………….
- Số lao động trong độ tuổi:…………………………………………
- Số lao động ngoài tuổi:……………………………………………
II. Tài sản chủ yếu dùng cho sản xuất và sinh hoạt của hộ
1. Tình hình đất đai:
Tổng diện tích đất gia đình đang sử dụng:…………………………
- Đất thổ cư:………………………………………………….
- Đất dùng cho sản xuất nông nghiệp:……………………….
* Đất trồng cây hàng năm:…………………………….
+ Lúa:…………………………………………..
+ Các loại cây hoa màu lương thực:……………
* Đất trồng cây lâu năm:………………………………
* Các loại đất khác:……………………………………
2. Vốn và tình hình sử dụng vốn
Tổng số vốn dùng cho sản xuất và sinh hoạt:………………………
Trong đó dùng cho nuôi trồng nấm ăn:……………………………..
Tiền dùng cho xây dựng lán trại, mua thiết bị và dụng cụ nuôi trồng nấm ăn:………………………………………………………………………………
Tiền mua giống nấm:……...................................................................................
Tiền mua các loại hóa chất phục vụ nuôi trồng nấm ăn:……………………….
Tiền thuê lao động trong quá trình nuôi trồng nấm ăn:………………………
Các loại chi phí khác:………………………………………………………….
3. Thu nhập của nông hộ trong năm
Từ trồng trọt:…………………………………………………………………..
Từ chăn nuôi gia súc và gia cầm:……………………………………………..
Từ nuôi trồng nấm ăn:…………………………………………………………
Từ ngàng nghề khác:………………………………………………………….
III. Thông tin về sản xuất nấm ăn trong hộ
1.Hình thức nuôi trồng:
Ngoài trời:……………………………………………………………………..
Trong nhà:……………………………………………………………………...
Nguyên liệu để sản xuất một số loại nấm ăn chính;
- Rơm rạ:………………………………………………………………..
- Mùn cưa:………………………………………………………………
- Bông phế thải:…………………………………………………………
- Các loại nguyên liệu khác;……………………………………………
2. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm ăn
Tình hình đầu tư chí phí sản xuất các loại nấm ăn tươi trong nông hộ điều tra năm 2008
( Tính cho 1 tấn nguyên liệu)
Chỉ tiêu
ĐVT
Nấm sò
Nấm mỡ
Nấm rơm
SL
Đơn giá
(1000đ)
TT
(1000đ)
SL
Đơn giá
(1000đ)
TT
(1000đ)
SL
Đơn giá
(1000đ)
TT
(1000đ)
1. Chi phí NVL
Nguyên liệu
Giống
Tấn
Túi nilong
Kg
Dây chun buộc
Gói
Vôi bột
Kg
Đạm Sunfat
Kg
Bột nhẹ
Kg
Lân
Kg
Nilong quây đống
Kg
2. Công cụ lao động
3.Lao động
Ng - ng
4.Khấu hao TSCĐ
5.Chi phí khác
Gia đình có thuê LĐ thường xuyên không?
Có Không
Vấn đề chế biến nấm ăn trong nông hộ
Các loại nấm ăn cần chế biến trong nông hộ:………………………………..
Gia đình có chế biến nấm ăn không?
Có Không
Nếu có thì chế biến nấm tươi ra sản phẩm gì?
Nấm muối Nấm sấy khô
3. Kết quả sản xuất và chế biến trong năm
Sản phẩm nấm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
NLSD
(Tấn)
SL
(Tấn)
NSBQ tươi
(kg/tấn NL)
NLSD
(Tấn)
SL
(Tấn)
NSBQ tươi
(kg/tấn NL)
NLSD
(Tấn)
SL
(Tấn)
NSBQ tươi
(kg/tấn NL)
1.Nấm rơm
2Nấm mỡ
Tươi
3.Nấm sò
Tươi
Khô
4.Mộc nhĩ
Khô
Tươi
IV. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm nấm ăn hiện nay trong nông hộ
Gia đình có hợp đồng chính thức hoặc không chính thức để thực hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn nào không?
Có Không
Trong quá trình vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ thì dùng phương tiện nào là chủ yếu………………………………………………………………………...
Ông bà có thường xuyên bán nấm ăn ở chợ không?
Có Không
Ông bà có vừa lòng với giá bán nấm ăn không?
Có Không
Ông bà có thường xuyên nắm được thông tin giá cả sản phẩm nấm ăn không?
Có Không
Ông bà bán sản phẩm nấm ăn theo kênh tiêu thụ nào khác không?
- Tiêu thụ theo hợp đồng
- Tiêu thụ qua hệ thống người thu gom
- Tiêu thụ qua hệ thống nhà hàng khách sạn
V. Hướng giải quyết sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong nông hộ
1. Ý kiến của hộ về phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn.
Các vấn đề
Thuận lợi
Khó khăn
Điều kiện khí hậu thời tiết
Vốn đầu tư
Công nghệ và kỹ thuật
Giống nấm
Thị trường tiêu thụ
Cơ chế chính sách
2. Đánh giá của hộ về nuôi trồng nấm ăn so với lĩnh vực sản xuất khác
Tốt hơn Ngang bằng Không bằng
3. Định hướng của hộ sản xuất nấm ăn
Thu hẹp quy mô sản xuất:……………………………………………………
Giữ nguyên quy mô sản xuất:…………………………………………………
Mở rộng quy mô sản xuất:……………………………………………………
Tiêu thụ theo hình thức nào là chủ yếu:………………………………………
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp chỉnh sửa_Hoa.doc