Tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI
KHOA KT & PTNT
PHẠM THỊ HOA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỊ NẤM ĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH - TỈNH NINH BÌNH.
Hà Nội, 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI
KHOA KT & PTNT
PHẠM THỊ HOA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỊ NẤM ĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH - TỈNH NINH BÌNH.
Họ và tên : Phạm Thị Hoa
Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp
Lớp : KT... Ebook Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình
120 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – K50
Niên khóa : 2006 – 2009
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đinh Văn Đãn
Hà Nội, 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan ràng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực.
Tôi xin cam đoan ràng mọi sự gúp đỡ đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ dẫn nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng….năm 2009
Tác giả
Phạm Thị Hoa
Lời cảm ơn
Hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ của các thầy giáo cô giáo khoa KT& PTNT, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là sự quan tâm, tận tình chỉ dẫn của Tiến sĩ Đinh văn Đãn, là người hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Yên Khánh, Phòng nông nghiệp huyện Yên Khánh cùng toàn thể nhân dân huyện Yên Khánh đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ động viên của bạn bè, gia đình người thân trong suốt thời gian qua.
Xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2009
Tác giả
Phạm Thị Hoa
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm ăn(so với trứng gà) 18
Bảng 2 So sánh giá xuất khẩu một vài loại nấm với một số nông sản khác vào thời điểm tháng 5/1996 19
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai 43
Bảng 4 Tình hình dân số và lao động của huyện (2006-2008) 44
Bảng 5: Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Khánh 45
Bảng 7 Tình hình hộ nông dân sản xuất nấm ăn qua 3 năm 56
Bảng 8 Tình hình sản xuất và cơ cấu các loại nấm ăn huyện Yên Khánh 57
Bảng 9 Giá trị sản xuất của nấm ăn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện qua 3 năm (2006 – 2008). 59
Bảng 10 Phân bố cơ cấu sản lượng nấm ăn huyện Yên Khánh 3 năm (06 -08) 61
Bảng 11 Các giống nấm ăn mới đã được nuôi trồng ở huyện Yên Khánh trong những năm qua 65
Bảng 12 Quy mô sản xuất, cơ cấu nấm ăn chế biến tong sản lượng nấm ăn tươi 67
Bảng 13 Chi phí sản xuất các loại nấm ăn tươi trong nông hộ điều tra năm 2008 70
Bảng 14 Kết quả sản xuất nấm ăn của nông hộ trồng nấm ăn qua điều tra 72
Bảng 15 Tình hình phân phối kết quả sản xuất nấm ăn của huyện qua 3 năm (2006-2008) 74
Bảng 16 Tình hình tiêu thụ nấm ăn của Huyện qua 3 năm (2006-2008) 75
Bảng 17 Cơ cấu sản lượng tiêu thụ các loại nấm ăn trên thị trường (2006-2008) 77
Bảng 18 Tình hình tiêu thụ nấm ăn trong các nông hộ điều tra năm 2008 79
Bảng 19 Sản lượng tiêu thụ và giá trung bình của các loại nấm trong nông hộ năm 2008 83
Bảng 21 Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện đến năm 2010 99
Bảng 22 Dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ một số loại nấm ăn của huyện đến năm 2010 100
Phần I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Do đặc tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp vào thành một giới riêng. Ở Việt Nam việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn mới bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước. Trong mấy chục năm qua nghề nuôi trồng nấm có nhiều bước thăng trầm. Tuy nhiên những năm gần đây kết quả nghiên cứu đã gắn liền với sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và những công nghệ phù hợp. Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành một hệ thống khá đồng bộ từ khâu nghiên cứu đến khâu nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên nghề nuôi trồng nấm ở Việt Nam nói chung và huyện Yên Khánh nói riêng còn nhiều bất cập:
Tổ chức sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ mang tính chất tận dụng nhà xưởng, nguyên liệu và lao động. Trang thiết bị rất nghèo nàn, giá thành sản phẩm còn cao do năng suất lao động thấp. Việc thu gom sản phẩm để sơ chế, chế biến và tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn vì chưa hình thành vùng chuyên canh lớn, chưa có những làng nghề sản xuất nấm tạo nguồn sản phẩm tập trung và liên tục trong cả năm.
Trình độ nhận thức và tiếp thu khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất nấm của các hộ nông dân Việt Nam nói chung và của Huyện Yên Khánh nói riêng còn rất thấp.
Phương pháp sản xuất nấm còn thủ công, máy móc, thiết bị còn lạc hậu nên năng suất còn rất thấp, công nghệ chế biến nấm còn đơn giản chủ yếu muối và sấy khô tự nhiên.
Cơ cấu chủng loại nấm đưa vào nuôi trồng theo quy mô hàng hóa còn ít chưa tạo ra một lượng hàng hóa đủ lớn tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới – Theo Nguyễn hữu Đống, Đinh Xuân Linh, 2002, “Kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn – nấm dược liệu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật 1996 – 2001”, Hội thảo tiềm năng và hướng phát triển nghề sản xuất nấm ăn Việt Nam ngày 16 – 17/5/2002, Hà Nội.
Ngoài các nguyên nhân trên ở nước ta nói chung và các địa phương nói riêng chưa có cơ chế chính sách khuyến khích nghề trồng nấm. Trong quá trình tổ chức sản xuất chưa có sự thống nhất về tiêu chí phát triển sản xuất nấm chuyên môn hóa trong các địa phương, làng như một số ngành nghề khác phát triển theo làng nghề. Mặc dù trong quá trính phát triển sản xuất nấm nhiều địa phương đã có những giải pháp để phát triển sản xuất nấm nhưng mới chỉ là tình thế chưa mang tính hệ thống và đồng bộ. Để giải quyết những vấn đề khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm đồng thời phát huy những lợi thế của vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để cho sản xuất nấm theo lối sản xuất hàng hóa. Tôi lực chọn và nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn huyện Yên Khánh, rừ đó đưa ra được các giải pháp thiết thực để đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH – HĐH.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn của phát triển sản xuất - tiêu thụ nấm nói chung và của nấm ăn nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh. Từ đó phát hiện những yếu tố làm hạn chế đến sự phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của huyện trong mấy năm gần đây.
- Định hướng và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh trong tương lai.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc phạm vi sản xuất và tiêu thụ nấm ăn. Chủng loại nấm ăn nghiên cứu bao gồm là: Nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò, nâm mộc nhĩ
- Phạm vi về không gian: Một số xã điển hình trên địa bàn huyện Yên Khánh.
- Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thu thập: Số liệu nghiên cứu từ năm 2006 – 2008, khảo sát năm 2008 (điều tra, phỏng vấn) hoặc mấy tháng đầu năm 2009.
- Thời gian thực tập: 09/01 – 25/05/2009
Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Như chúng ta đã biết có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển. Raaman Weitz cho rằng: “ Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” [ 42 ,tr.15]. Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn, đó là: “ Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chiinhs trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng….[42,tr.5]. Lưu Đức Hải [43 ] cho rằng: Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa,…Bùi Ngọc Quyết [ ] có khái niệm: Phát triển ( Development) hay nói một cách đầy đủ hơn là phát triển kinh tế xã hội(Socio – Economic development) của con người là phát triển nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa.
Tuy có rất nhiều những quan điểm khác nhau về sự phát triển, nhưng tóm chung lại các ý kiến đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân [46 ], [,tr.41].
Khái niệm "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai....."[], Re: Vấn đề Phát triển bền vững
« Trả lời #5 vào lúc: 2006-05-19, 12:59:01]
Trái ngược với hiểu biết phổ biến, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên.
Phát Triển Bền Vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi xã hôi bước vào thế kỉ 21. Vấn để ô nhiễm môi trường từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống được nâng dần lên cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong khi đó khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng tăng lên rõ rệt.
Vì vậy phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.
Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản : Môi trường bền vững, Xã Hội bền vững, Kinh tế bền vững
Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất
Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năngbản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
2.1.1.2 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
+ Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm về quy mô sản lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định [],[].
+ Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên( hay tăng tiến ) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) về sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội [],[15],[].
- Các chỉ tiêu dùng tính toán và đánh giá sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Các chỉ tiêu dùng tính toán và đánh giá sự tăng trưởng kinh tế: Gồm 2 chỉ tiêu cơ bản là tổng sản phẩm quốc dân(GNP) và tổng sản phẩm quốc nội(GDP)
GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng
Thu nhập tài sản ròng: là phần chênh lệch giữa thu nhập nước ngoài gửi về với thu nhập gửi ra nước ngoài.
Ngoài ra còn sử dụng một số chỉ tiêu như: GNP(GDP)bình quân đầu người.
Để phản ánh nhịp độ tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu tỉ lệ tăng GNP hoặc GDP(GNP, GDP thực tế) thời kỳ sau so với thời kỳ trước.
+ Các chỉ tiêu phản ánh sự biến động về cơ cấu kinh tế - xã hội [40,tr.27].
* Các chỉ tiêu xã hội của phát triển
* Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế
* Chỉ số phát triển con người(HDI)
2.1.1.3 Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển
Theo các nhà kinh tế, lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển là các học thuyết và mô hình lý luận về tăng trưởng kinh tế với hai đại diện tiêu biểu là A.Smith và D.Ricacdo[12].
+ A.Smith là nhà kinh tế học người anh, lần đầu tiên nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách có hệ thống nhất. Với tác phẩm “Bàn về của cải” Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình quân đầu người, đồng thời đã mô tả các nhân tố tăng trưởng kinh tế như sau:
Y= F(K,L,N,T)
Trong đó: Y là tổng sản phẩm xã hội;
K là khối lượng tư bản được sử dụng;
L là lượng lao động;
N là đất đai và các điều kiện tự nhiên được huy động vào sản xuất;
T là tiến bộ kỹ thuật;
+ D.Ricacdo là nhà kinh tế học người Anh, đã thừa kế một cách xuất sắc A.Smith. Ông có hàng loạt các lý thuyết kinh tế như: lý thuyết về giá trị lao động, lý thuyết về địa tô, lợi nhuận, tiền lương, lý thuyết tư bản,…
- Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Harrod- Domar
Dựa vào tư tưởng của Keynes, hai nhà kinh tế học người Mỹ là Harrod và Domar đã cùng đưa ra một mô hình. Mô hình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn. Mô hình chỉ ra sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế[40,tr.75].
- Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của W.Rostow
Theo ông quá trình phát triển kinh tế phải trải qua 5 gai đoạn:
* Giai đoạn xã hội truyền thống: đặc trưng cơ bản của gai đoạn này là sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, năng suất lao động thấp.
* Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: giai đoạn xuất hiện các điều kiện cần thiết để cất cánh.
* Giai đoạn cất cánh: những yếu tố cơ bản, cần thiết cho sự cất cánh là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư tăng từ 5- 10%; xây dựng các ngành công nghiệp và nông nghiệp có khả năng phát triển nhanh, giữ vai trò đầu tàu; phải xây dựng bộ máy chính trị - xã hội để tạo điều kiện phát huy năng lực của các khu vực hiện đại và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại.
* Giai đoạn trưởng thành: có nhiều ngành công nghiệp mới phát triển hiện đại, nông nghiệp được cơ giới hóa đạt năng suất lao động cao. Tỷ lệ đầu tư chiếm 10-20% trong GNP.
* Giai đoạn mức tiêu dùng cao[40,tr.87]
- Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài”
Lý thuyết này do nhiều nhà kinh tế học tư sản, trong đó có Samuelson đưa ra. Theo lý thuyết này để tăng trưởng kinh tế nói chung phải có bốn nhân tố là nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật. Nhìn chung ở các nước đang phát triển thì bốn nhân tố đều khan hiếm. Để phát triển phải có “cú huých từ bên ngoài” nhằm phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn” ở nhiều điểm. Điều này có nghĩa là phải có đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển[],[,tr.67].
2.1.2 Lý thuyết phát triển trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1 Sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất
- Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra [,tr.12]. Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng các đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm số sản xuất:
Q = f(X1,X2,X3…..,Xn)
Trong đó: Q là số lượng một loại sản phẩm nhất định;
X1,X2,X3…..,Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
+ Vốn sản xuất: vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi khi tăng tổng số vốn sẽ dẫn tới tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa.
+ Lực lượng lao động : là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng trong nghành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đàu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.
+ Khoa học và công nghệ: quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…..cũng có tác động đến quá trình sản xuất.
2.1.2.2 Tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
- Khái niệm về tiêu thụ
+ Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa chuyển dịch từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và vòng chuyển vốn được hình thành.
+ Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trính sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất [54].
Do đó, hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố sau:
* Chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua
* Đối tượng là sản phẩm hàng hóa tiền tệ
* Thị trường nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thông qua thị trường, thị trường được coi là một nơi mà ở đó có người bán người mua tự tìm đến nhau để thỏa thuận nhu cầu của cả hai bên.
Chức năng của thị trường: chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa, dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết kích thích sản xuất và tiêu dùng xã hội; chức năng thông tin.
Các quy luật của thị trường: quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luạt cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư.
- Lý thuyết cầu – cung và sự hình thành giá cả
+ Lý thuyết cung
* Khái niệm: Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán các mức giá khác nhau tại một thời gian nhất định[16,tr.49].
* Quy luật của cung: thể hiện mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả hàng hóa. Quy luật này phản ánh mối quan hệ thuận giữa giá cả và lượng hàng hóa cung ứng( trừ một số trường hợp đặc biệt).
* Các yếu tố xác định cung và hàm số cung
Các yếu tố xác định cung bao gồm: giá của bản thân hàng hóa, công nghệ, giá của các yếu tố sản xuất(đầu vào); chính sách thuế; số lượng người sản xuất; các kỳ vọng của khách hàng.
Hàm số của cung: là hàm số phản ánh mối quan hệ của cung và của các yếu tố xác định cung.
Qsx,t = f(Px,t; Pt; T; Ns; E)
Trong đó: Qsx,t là lượng cung của hàng hóa x trong thời gian t;
Px,t là giá hàng hóa x trong thời gian t;
T là công nghệ;
Ns là số người sản xuất;
E là các kỳ vọng cuat khách hàng;
+ Lý thuyết cầu
* Khái niệm: cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng hoặc sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định[16, tr.39].
* Quy luật cầu: số lượng hàng hóa và dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi cho giá cả của giá cả hay dịch vụ giảm và ngược lại. Quy luật này phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và lượng cầu cảu hàng hóa, dịch vụ.
*Các yếu tố xác định cầu và hàm số cầu
Các yếu tố xác định cầu boa gồm: giá cả của bản thân hàng hóa và dịch vụ; thu nhập của người tiêu dùng; giá cả của các loại hàng hóa có liên quan; dân số; thị hiếu ; các kỳ vọng.
Hàm số cầu:
Qsx,t = f(Px,t; Pt; T; Ns; E)
Trong đó: Qsx,t là lượng cung của hàng hóa x trong thời gian t;
Px,t là giá hàng hóa x trong thời gian t;
T là công nghệ;
Ns là số người sản xuất;
E là các kỳ vọng của khách hàng;
+ Lý thuyết cầu
* Khái niệm: cầu là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau tong một thời gian nhất định[16,tr.39].
* Quy luật cầu: số lượng hàng hóa và dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá cả của hàng hóa hay dịch vụ giảm và ngược lại. Quy luật này phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu hàng hóa, dịch vụ.
* Các yếu tố xác định cầu và hàm số cầu:
Các yếu tố xác định cầu bao gồm: giá cả cảu bản thân hàng hóa dịch vụ; thu nhập của người tiêu dùng; giá cả của các loại hàng hóa có liên quan; dân số; thị hiếu; các kỳ vọng.
Hàm số cầu:
Qdx,t = f( Px,t; Yt; N; T; E )
Trong đó: Qdx,t là lượng cầu hàng hóa x trong thời gian t;
Px,t là giá hàng hóa x trong thời gian t;
Yt là thu nhập của người tiêu dùng;
N là dân số;
T là thị hiếu của người tiêu dùng;
E là kỳ vọng.
+ Sự hình thành giá cả trên thị trường
Sự hình thành giá cả phản ánh mối quan hệ cung cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Khi giá bán khác giá cân bằng, bằng các hành động của người bán và người mua sẽ đẩy nó về vị trí cân bằng.
- Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Mục tiêu người tiêu dùng là tối đa hóa lợi ích. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích phụ thuộc vào nhiều yếu tố ràng buộc khác nhau. Cơ sở để giải thích sự lựa chọn của người tiêu dùng là lý thuyết về lợi ích v à quy luật cầu.
Căn cứ vào lý thuyết lợi ích cần tính toán lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hóa đó nữa.
Lợi ích cận biên phản ánh mức độ hài lòng tăng thêm(hay giảm đi) do tiêu dùng thêm một lượng hàng hóa mang lại[24,tr.18].
Trong tiêu dùng, lợi ích cận biên tuân thủ theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở trong một thời kỳ nhất định[24,tr.19].
- Kênh phân phối sản phẩm:
+ Khái niệm: kênh phân phối sản phẩm là sự kết hợp qua lại với nhau giữa người sản xuất và người trung gian để thực hiện việc chuyển giao hàng hóa một cách hợp lý nhất, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng[].
+ Các loại kênh phân phối sản phẩm(sơ đồ 2.1)
* Kênh trực tiếp
Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tieu dùng cuối cùng, không thông qua khâu trung gian. Người sản xuất kiêm luôn bán hàng. Họ có hệ thống các cửa hàng, siêu thị để bán các sản phẩm sản xuất ra.
Ưu điểm của kênh này là đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, đảm bảo cho sự giao tiếp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo tín nhiệm của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh, doanh nghiệp thường thu lợi nhuận cao hơn. Song cũng có nhiều hạn chế như: chi phí khấu hao bán hàng tăng, chu chuyển vốn chậm, quản lý phức tạp.
Kênh trực tiếp
Người tiêu dùng
Người sản xuất
Kênh một cấp
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người sản xuất
Kênh cấp hai
Người tiêu dùng
Người
bán lẻ
Người bán buôn
Người
sản
xuất
Kênh ba cấp
Người
Tiêu
dùng
Người
Bán
Lẻ
Người
Bán
buôn
Đại lý
Người
Sản
Xuất
Sơ đồ 2.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
* Kênh gián tiếp
Người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống trung gian.
- Kênh một cấp: Gồm một người trung gian gần nhất với người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường, người trung gian này thường là người bán lẻ.
Kênh này có nhiều điểm tương đồng với kênh tiêu thụ trực tiếp. Tuy nhiên là có hạn chế quy mô lưu thông hàng hóa còn ít, phân bố trong kênh chưa cân đối hợp lý.
- Kênh cấp hai: Gồm hai người trung gian trên thị trường tiêu dùng, thành phần trung gian có thể là nhà bán buôn hoặc bán lẻ. Kênh này có thể áp dụng đối với một số nhà bán buôn hoặc bán lẻ.
Kênh này có ưu điểm là do mua bán theo từng đoạn nên có tổ chức kênh chặt chẽ, quy mô hàng hóa lớn và quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên có nhiều rủi ro do phải trải qua các khâu trung gian.
- Kênh ba cấp: Gồm ba người trung gian, kênh này dễ phát huy tác dụng tốt nếu người sản xuất kiểm soát được và các thành phần trong kênh chia sẻ lợi ích một cách hợp lý(xem sơ đồ 2.1).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
+ Sản xuất: muốn tiêu thụ được thuận lợi khâu sản xuất phải đảm bảo số lượng một cách hợp lý, cơ cấu sản phẩm thích hợp với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm cao, giá cả sản phẩm hạ và phải được cung ứng đúng thời gian.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: thị trường tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác nó còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Giá cả các mặt hàng: giá cả là sự thể hiện bằng tiền của giá trị, trong nền kinh tế thị trường giá cả là một tín hiệu phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán, giữa các nhà sản xuất kinh doanh và thị trường xã hội. Đối với doanh nghiệp, giá cả được xem là một tín hiệu đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường.
+ Chất lượng sản phẩm hàng hóa: chất lượng sản phẩm hàng hóa là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện thận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời góp phần tăng cường uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Hành vi của người tiêu dùng: mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hóa độ thỏa dụng, vì thế trên thị trường người mua lực chọn sản phẩm hàng hóa xuất phát từ sở thích, quy luật cầu và nhiều nhân tố khác. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
+ Chính sách của nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: các chính sách trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng cấc doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng đó. Do đó từng doanh nghiệp phải có đối thủ cạnh tranh, bởi vậy các doanh nghiệp phải có những đối sách phù hợp trong cạnh tranh để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình.
2.1.2.3 Lý thuyết phát triển trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Phát triển sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với mức độ lao động để tạo ra sản phẩm. Như vậy phát triển sản xuất được coi là một quá trình tăng tiến về quy mô(sản lượng) và hoàn thiện về cơ cấu.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, tong đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trương chấp nhận.
Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến mọi nguồn tài nguyên.
- Phát triển tiêu thụ
Phát triển tiêu thụ được coi là một quá trình, trong đó lượng sản phẩm tiêu thụ càng ngày càng tăng về số lượng, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ được hoàn thiện dần theo hướng có lợi nhất cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy các doanh nghiệp phải có chiến lược tiêu thụ sản phẩm sao cho tốt và đạt hiệu quả nhất. Phải có phương thức bán hàng phù hợp nhất, có chính sách yểm trợ cho tiêu thụ sản phẩm, xác định thương hiệu sản phẩm và phương thức thanh toán phù hợp. Đặc biệt chú đến việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Chú ý thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng và thị trương ngách.
Trong phát triển tiêu thụ phải chú đến giá cả của các loại sản phẩm. Giá cả khác nhau có giá trị khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển sản xuất. Mặt khác giá cả của các loại sản phẩm phân phối trên thị trường theo các kênh cũng khác nhau. Trong đó phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng thì nhà sản xuất có lợi hơn cả, nhưng chỉ tiêu thụ được một khối lượng sản phẩm nhỏ, do đó phải phân phối hệ thống sản phẩm theo kênh gián tiếp. Cần chú trọng chất lượng sản phẩm và thị hiếu khách hàng trong quá trình phát triển tiêu thụ sản phẩm.
2.2 Phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
2.2.1 Vai trò và ý nghĩa của ngành sản xuất nấm ăn
2.2.1.1 Nấm ăn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao
Ngày nay, với sự đổi mới trong quan niệm về kiểu dinh dưỡng, sự dinh dưỡng hợp lý là phải sử dụng nguồn dinh dưỡng sinh học có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp cho con người gia tăng hoạt động trí tuệ. Trong các nguồn dinh dưỡng này thì nấm ăn có vai trò quan trọng[17,tr.6].
Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein chỉ sau thịt,cá, rất giàu chất khoáng và các axit amin không thay thế, các loại vitamin A,b,C,D,E….Có thể xem nấm ăn như một loại “rau sạch”[,tr.15].
Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính biệt dược, có khả năng phòng và chữa bệnh như làm hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột….
Hàm lượng protein trong 1 kg nấm mỡ tương đương với 2 kg thịt lợn nạc, cao hơn 1 kg thịt bò, trong nấm ăn tươi protein có khoảng 4%, so với rau và quả tươi thì cao gấp 12 lần[8]. Nấm ăn thơm ngon là do trong protein gồm nhiều axit ami tự do và chất tạo hương vị đặc biệt, trong đó có tới 9 laoij axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nấm ăn là loại nghèo về năng lượng. Các loại nấm ăn giàu vitamin, nhất là vitamin B1(thiamin), B2,C,PP,B6, axit folic,B12,caroten. Trong nấm rơm,hàm lượng vitamin C đạt 206,27mg/100g tươi[8]. Trong nấm ăn chất khoáng có khoảng 3-10%, trong khoáng thì hàm lượng kali, photpho và natri nhiều, còn canxi và sắt thì ít hơn. Nấm ăn chứa hàm lượng xenlulo nhất định, bình quân là 8%[8].
Do có giá trị về mặt dinh dưỡn._.g nên trên thị trường có nhu cầu rất lớn về nấm ăn, sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi, nấm đóng hộp và làm thuốc bổ.
Bảng 1 Giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm ăn(so với trứng gà)
Chỉ tiêu
Trứng gà
Nấm mỡ
Nấm sò
Nấm rơm
Độ ẩm(%)
74,01
89,0
91,0
90,0
Protein(% so với chất khô)
13,0
24,0
30,0
21,0
Lipit(% so với chất khô)
11,0
8,0
2,0
10,
Tro(% so với chất khô)
0,0
8,0
9,0
11,0
Hydrat cacbon(% so với chất khô)
1,0
60,0
58
59,0
Axit nico- tinic(mg/100g chất khô)
0,1
42,5
108,7
91,9
Riboflta- vin(mg/100g chất khô)
0,3
3,7
4,7
3,3
Thia- min(mg/100 chất khô)
0,4
8,9
4,8
1,2
Axit asco- bic(mg/100g chất khô)
0,0
26,5
0,0
20,2
Sắt(mg/100g chất khô)
2,5
8,8
15,2
17,2
Canxi(mg/100g chất khô)
0
71
33
71
Photpho(mg/100g chất khô)
210
912
1348
677
Lizin(mg/100g chất khô)
913
527
321
384
Histi- din(mg/100g chất khô)
295
179
87
187
Argi- nin(mg/100g chất khô)
790
446
306
366
Thre- onin(mg/100g chất khô)
616
366
390
607
Nguồn : [, tr.15], [,tr.15], [3,tr.12], [,tr.18]
Hàm lượng Protein trong 1 kg nấm mỡ tương đương với 2 kg thịt nạc, trong nấm ăn tươi Protein có khoảng 4%, so với rau quả tươi thì gấp 12 lần []. Nấm ăn thơm ngon là do trong Protein gồm nhiều axit min tự do và chất tạo hương vị đặc biệt, trong đó có tới 9 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên nấm ăn lại nghèo về năng lượng. Các loại nấm ăn giàu Vitamin, nhất là Vitamin B1(Thiamin), B2, C, PP(niacin), B6, axit folic, B12, caroten. Trong nấm rơm hàm lượng vitamin C đạt 206,27mg/100g tươi. Trong nấm ăn chất khoáng chiếm khoảng 3- 10%, trong khoáng chất hàm lượng kali, photpho và natri nhiều, còn canxi và sắt thì thấp hơn. Nấm ăn chứa hàm lượng xenlulo nhất định, bình quân là 8% []. Ngoài giá trị dinh dưỡng nấm ăn còn có tác dụng phòng và chữa một số bệnh như hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối u [1],[]. Nhìn chung trên thị trường rất cần các loại nấm ăn về mặt số lượng mà hiện nay Việt Nam chưa đử khả năng đáp ứng. Bên cạnh đó nấm ăn là mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Tính trung bình theo giá trị thường xuất khẩu một tấn mỡ muối có giá bán khoảng 1000- 1200USD[2], cũng có khi có giá bán cao hơn với nấm rơm, nấm mỡ từ 1200- 1300USD/tấn nấm muối [2], các loại nấm khác như mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm giá dao động 20 phẩm khác như lúa lạc thì nấm có giá bán cao hơn nhiều.
Bảng 2 So sánh giá xuất khẩu một vài loại nấm với một số nông sản khác vào thời điểm tháng 5/1996
Loại nông sản
Giá xuất khẩu(USD/tấn)
Nấm hương khô
12000-13000
Nấm sò khô
6000-7000
Nấm mộc nhĩ khô
3500-4300
Nấm rơm muối
1200-1300
Hạt sen tươi
2205
Cà phê
1911
Cà tím muối
630
Thanh long
25
Lạc sấy
504
Gạo trắng hạt dài
320
Nguồn:[22,tr.12],[24,tr.12]
Do có giá trị về mặt dinh dưỡng nên trên thị trường thế giới có nhu cầu rất lớn về nấm ăn, sản phẩm nấm tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi ngoài ra còn có nấm đóng hộp, làm thuốc. Trên chương trình thời sự lúc 19h00 trên kênh VTV1 ngày 16/04/2009 có đưa tin về sự kết hợp nhiều loại nấm và lá trà xanh chữa bệnh về tóc, một công trình của giáo sư người Hàn Quốc. Qua đó ta thấy nấm có vai trò quan trọng như thế nào. Ở các nước Bắc Mỹ, Tâu Âu tiêu thụ nấm nhiều nhất(2-3kg/người trong 1 năm).Giá 1 kg nấm tươi(nấm mỡ)bao giời cũng cao hơn 1 kg thịt bò [, tr.16], [3,tr.13].
Như vậy, phát triển sản xuất nấm ăn có thể tạo ra một khối lượng hàng hóa xuất khẩu thu về một lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
- Ngoài ra, với ngành sản xuất nấm ăn góp phần tận dụng nguồn phế phẩm của ngành nông nghiệp và thu hút nguồn lao động dồi dào trong nông thôn.
Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm ăn là rơm rạ, thân cây ngô, bã mía, mùn cưa….những thứ này lại rất có sẵn ở các vùng quê. Nếu tính trung bình 1 tấn thóc cho ra 1,2 tấn rơm rạ khô thì tổng sản lượng rơm rạ trong cả nước đạt khoảng vài chục triệu tấn/năm. Chỉ cần sử dụng 10% số nguyên liệu tên để làm nấm thì sản lượng nấm đã đạt vài trăm ngàn tấn/năm [3,tr.14], [,tr.18]. Đó là chưa kể đến khoảng 2,5 triệu tấn bã mía thải ra từ 40 nhà máy mía đường trong cả nước, cùng hàng ngàn tấn mùn cưa, cây thân gỗ…đều có thể dùng làm nguyên liệu trồng nấm[].
Hàng năm lượng lao động trong nông nghiệp tiếp tục gia tăng. Theo đánh giá của các nhà xã hội học và kinh tế nông nghiệp thì hiện nay nông dân(chưa tính lao động phụ) chỉ mới có công ăn việc làm trong 30- 40% quỹ thời gain trong năm[,tr.14],[]. Đây là nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và tình tạng nghèo đói trong nông thôn. Do đó, cùng với quá trình phát triển của ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi cũng như các ngành thủ công nghiệp khác thì ngành trồng nấm cũng ra đời. Ở thành phố Đà Lạt sau khi công ty liên doanh sản xuất nấm ăn ra đời đã giải quyết hàng ngàn công ăn việc cho người dân…
- Sản xuất nấm ăn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Một trong những ngành nghề được nhắc đến nhiều trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta là nghề trồng nấm – một ngành có vai vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trồng nấm là nghề được bà con nông dân tiếp thu nhanh chóng và phát triển rộng khắp trong cả nước, tuy sản lượng xuất khẩu chưa thực sự nhiều. Khi giá trị và sản lượng nấm của nghề trồng nấm tưng lên thì đã làm cho cơ cấu sản lượng , sản phẩm xuất khẩu trong nông nghiệp thay đổi.Từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Sản xuất nấm ăn nhằm cải thiện môi trường sinh thái.
Với đặc trưng của ngành trồng nấm ăn không phun thuốc, thời gian trồng và thu hoạch nhanh nên các sản phẩm dễ dàng đạt tiêu chuẩn “rau sạch”.
Sản xuất nấm còn góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái vì sau khi thu hoạch nấm thì tạo ra một khối lượng phân hữu cơ rất lớn từ nguyên liệu trồng, đây cũng là yếu tố làm tăng năng suất cây trồng.
Vì ngành sản xuất nấm ăn còn có ý nghĩa lớn cho cả chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương phát triển ngành trồng nấm ăn ở Việt Nam[30].
2.2.1.2 Phát triển sản xuất nấm ăn góp phần tận dụng nguồn phế phẩm to lớn của nông nghiệp và sử dụng được nguồn lao động dồi dào trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân
Với việc nuôi trồng nấm ân là một nghề mới dựa trên cơ sở của công nghệ sinh học. Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm là rơm rạ, mùn cưa, bã bía, bông phế phẩm, thân cây ngô…những thứ này lại rất có sẵn trong mọi vùng quê. Người ta ước tính chỉ cần dùng 10% rơm rạ để sản xuất nấm ăn trong tổng số 1 tấn rơm rạ thu được của cả nước, thì lúc này sản lượng nấm ăn có thể đạt vài trăm ngàn tấn/năm[2],[3,tr.14],[],[9]. Đó là còn chưa kể đến các nguồn nguyên liệu khác như bã mía, bã bông, mùn cưa…đều có thể làm nguyên liệu nuôi trồng nấm[18].
Bên cạnh đó số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục gia tăng. Vì vậy cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi cũng như các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, thì ngành trồng nấm cũng ra đời và đã thu hút được lượng lao dộng dồi dào trong nông thôn,tăng thu nhập cho nông dân.
Tỉnh Ninh Bình sau khi phê duyệt “ Dự án phát triển nấm sạch..?...cho đến nay đã giải quyết thêm việc làm cho hàng ngàn lao động tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các nông hộ. Lúc này nghề trồng nấm đã trở thành nghề sản xuất chính mang lại thu nhập cho nhiều nông hộ tham gia trồng nấm trên địa bàn tỉnh.
2.2.1.3 Phát triển sản xuất nấm ăn góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta là một ván đề hết sức cần thiết và quan trọng với chủ trương CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Cùng với sự với sự phát triển của khoa học và công nghệ kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống cây trồng và con gia súc có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng cảu địa phương, vì thế nhanh chóng đưa nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó trong nông thôn cũng phát triển thêm nhiều ngành nghề mới như tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ngày càng được hoàn thiện.
Trong sự phát triển của các ngành nghề không thể không thể không kể đến nghề trồng nấm , một ngành có vai trò quan trọng trong sự phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đặc biệt vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là lao động nông nghiệp(chiếm khoảng 30-40% giá thành 1 đơn vị sản phẩm) trong khi đó Việt Nam đang dư thừa hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn. Và nghề trồng nấm dã được người dân tiếp thu nhanh chóng và phát triển rộng khắp trên cả nước, tuy sản lượng sản xuất chưa nhiều. Với điều kiện nước ta hiện nay, thì nấm ăn trở thành một loại sản phẩm, một ngành sản xuất như các ngành chè, cà phê, hạt tiêu…và khi giá trị sản lượng của ngành trồng nấm đã làm cơ cấu sản lượng, sản phẩm xuất khẩu trong nông nghiệp thay đổi. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa
2.2.1.4 Phát triển sản xuất nấm ăn với vấn đề môi trường sinh thái
Phát triển nghề sản xuất nấm ăn còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, môi sinh.Phần lớn lượng rơm rạ au khi thu hoạch lúa ở một số địa phương đều bị đốt đỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh rạch, sông ngòi gây tắc nghẽn dòng chảy. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng chưa được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm làm phân bón cho lúa, rau đã làm tăng năng suất cao hơn từ 15-20% so với tập quán cũ [].
Do sản xuất nấm ăn không trồng trên đất( trừ nấm sò), không bón phân, không phn thuốc sâu, thời điểm trồng và thu hoạch nhanh nên các sản phẩm nấm dẽ dàng đạt tiêu chuẩn “rau sạch”.
Sản xuất nấm ăn còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Vì sau khi thu hoạch sản phẩm chính là nấm còn tạo ra khối lượng phân hữu cơ rất lớn(từ nguyên liệu trồng), góp phần tăng năng suất cây trồng.
Do ngành sản xuất nấm ăn có ý nghĩa lớn cho cả chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nên Đảng và Nhà nước ta đã cso những chủ trương phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn tại Việt Nam.
Chính phủ có công văn số 241/CP-NN ngày 14/03/2000 chỉ thị cho các bộ, ngành và các địa phương tích cực đầu tư để phát triển rộng rãi việc sản xuất nấm ăn, tạo ra ngành nghề mới có vị trí xứng đáng trong ngành nông nghiệp. Trong đó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Bộ NN&PTNT giành một phần kinh phí từ nguồn vốn đầu tư và sự nghiệp khoa học của năm 2000 để hỗ trợ đầu tư cho việc nghiên cứu và lai tạo giống ở TW và địa phương, đảm bảo có đủ giống tốt phục vụ bà con nông dân.
Chương trình phát triển nấm ăn của Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 đã thể hiện rõ trong cuộc hội thảo ngày 17/01/2001 tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật. Phó Thủ tướng Chính phủ và một số đồng chí lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ khoa học công nghệ và môi trường đã nhấn mạnh Việt Nam phấn đấu sản xuất một triệu tấn nấm trong đó 50% tiêu thụ nội địa, 50% xuất khẩu.
2.2.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất nấm ăn
2.2.2.1 Một số vấn đề chung về nấm
Do đặc tính khác với thực vật và động vật về kjhar năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp thành một giới riêng[14],[13],[],[23]…chúng đa dạng về hình dáng, màu sắc, gồm nhiều chủng loại và sống ở khắp nơi. Nấm không có đời sống tự dưỡng như thực vật, không có sự phân hóa thành rễ, thân, rễ, lá, không có hoa và phần lớn không chứa xenluloza trong thân tế bào.
Sự tồn tại của nấm có quan hệ mật thiết với con người. Nấm có thể phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, nó có thể đồng hóa các chất đơn giản thành phức tạp, do đó nấm là nhân tố quan trọng làm tang độ phì trong đất. Trong một số loài nấm còn chứa các đọc tố (nấm dộc), đáng kể có các độc tố cholin, muscarin, faloirin…bên cạnh đó lại có một số loại nấm ăn, được con người sử dụng làm thực phẩm như nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, nấm hương, mộc nhĩ….Ngoài ra phải kể đến một số loài nấm gây hại cho người, động vật và thự vật như nấm làm chết cây, mục gỗ, gây bệnh cho một số cây trồng và gia súc cũng như con người.. Tuy vậy, lại có một số loại nấm có thể dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người cũng như gia súc. Một số nấm có chứa chất kháng sinh như nấm pennicillinum sản xuất ra chất kháng sinh, nấm ngân nhĩ làm thuốc chống lão hóa.
2.2.2.2 Đặc điểm kinh tế của sản xuất nấm ăn
Sản xuất nấm sử dụng một lượng rất ít đất nông nghiệp, với một diện tích nhỏ vẫn tiến hành nuôi trồng được nấm. Chẳng hạn nấm rơm trồng ngoài trời, năng suất thấp nhất là 1kg nấm tươi/1m2. Nếu với phương pháp trồng trông nhà có sử dụng dàn kệ(5 tầng) thì 1m2 đất có thể thu hoạch từ 7-10kg nấm tươi [,tr.11]. Vì vậy,mà mỗi gia đình với diện tích lớn hay nhỏ đều có thể tiến hành sản xuất nuôi trồng nấm để ăn và bán được.
Nấm ăn được coi là sản phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp có chu kỳ nuôi trồng tương đối ngắn: nấm rơm 25-30 ngày; nấm sò,mộc nhĩ từ 2,5-3 tháng. Do đó khi gặp điều kiện thời tiết không phù hợp hoặc sự biến đổi của thị trường(giá cả không ổn định) thì người sản xuất vẫn kịp dừng sản xuất và chuyển hướng canh tác.
Nguồn nguyên liệu sản xuất nấm ăn tương đối nhiều, rẻ tiền và sẵn có ở nông thôn. Chẳng hạn với 1 tấn nguyên liệu là rơm rạ trồng nấm(ngoài tiền mua nguyên liệu, dụng cụ, công lao động, vật tư, xây nhà xưởng) cần chuẩn bị thêm từ 100.000đ đến 500.000đ[3,tr.37]. Sau khi thu hoạch xong vụ nấm người sản xuất lại có thể sử dụng nguyên liệu đó làm phân bón tăng năng suất cây trồng.
Cơ sở vật chất và các phương tiện cho trồng nấm ăn không quá khắt khe,người nông dân có khả năng làm được như xây dựng các lán trại, tận dụng những nhà kho, gian nhà chứa đồ…đều có thể sử dụng để trồng các loại nấm ăn một cách có hiệu quả.
Trong sản xuất nấm ăn với quá trình chế biến tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, nấm muối, nấm sấy khô là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. quy trình chế biến tương đối đơn giản và có thể tiến hành trong các hộ nông dân hoặc ở những cơ sở sản xuất tập trung. Do đó người sản xuất luôn phải tìm mọi biện pháp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm nấm ăn để từ đó nâng cao thu nhập,cải thiện đời sống.
2.2.2.3 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất nấm ăn
- Đặc kiện sản xuất nấm ăn
+ Nhà xưởng
Yêu cầu chung về nhà xưởng trồng nấm ăn là phải hệ thống cửa để đảm bảo độ thông thoáng cần thiết, sạch sẽ, mát mẻ.
Nhà xưởng có 2 loại: nhà chữ A thích hợp cho trồng nấm mỡ, và nấm rơm; kiểu nhà bình thường dùng trồng nấm mỡ hoặc nấm sò.
+ Tủ và phòng cấy giống nâm nếu trồng nấm sò trên mùn cưa.
+ Các dụng cụ, vậy tư khác: khuôn gỗ trồng nấm rơm, bình bơm ô doa, bình phun sương, máy bơm, cào sắt để đảo rơm, xe cải tiến vận chuyển nguyên liệu, rổ rá, dao, dụng cụ muối nấm, than củi, bếp đun và nồi để chần nấm, nhiệt kế, ẩm kế, giấy quỳ, muối ăn và axitcitric, bể bơm rơm rạ, kệ lót đống ủ, cọc tre và gỗ, nguồn nước tưới sạch có độ pH trung bình.
+ Nguyên liệu: tất cả các loại phế phẩm của ngành nông nghiệp giàu chất xenlulo đều là những nguyên liệu chính dùng để trồng nấm.
+ Giống nấm phải đảm bảo chất lượng.
+ Lao động và vốn đầu tư trồng nấm
- Nguyên lý chung của sản xuất nấm [6], gồm các giai đoạn:
* Một là,chế biến nguyên liệu thành thứ gọi là giá thể trồng nấm;
* Hai là, sử dụng giống nấm đủ tiêu chuẩn chất lượng;
* Ba là, chăm sóc giai đoạn phát triển sợi nấm;
* Bốn là, chăm sóc ở các giai đoạn phát triển quả thể nấm và thu hái;
* Năm là, thu hái nấm;
* Sáu là, chế biến và tiêu thụ.
- Đặc điểm kỹ thuật trong sản xuất một số loại nấm ăn chủ yếu: nấm mỡ,nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ.
+ Nấm mỡ
Nấm mỡ có tên khoa học là Agaricus gồm các loại A.bisporus và A.bitorquis màu trắng hoặc màu nâu. Nấm mỡ có nguồn gôc từ các nước ôn đới. Quả thể của cây nấm rắn chắc gồm phần mũ và cuống rõ rệt. Đến giai đoạn phát triển thì màng bao bị rách và bào tử phát tán từ phiến nấm, nấm nở như một chiếc ô. Nguyên liệu để trồng là rơm rạ, thân cây ngô,,trấu, bã bông và phải trộn thêm các phụ gia(phân hữu cơ, phân vô cơ) để tạo môi trường cho nấm phát triển gọi là Compost. Môi trường thích hợp để nấm mỡ phát triển là pH từ 7-8(môi trường trung tính đến kiềm yếu). Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn hệ sợi phát triển là 24-250C,[3,tr.38]. Quả thể nấm được hình thành ởi nhiệt độ thích hợp là 16-18oC[,tr.99]. Nấm mỡ yêu cầu nghiêm khắc là cần che tối từ khi bắt đầu đến khi ra quả nấm. Nấm mỡ yêu cầu độ thông thoáng vừa phải, nồng độ CO2 cần thiết có những phòng trồng để mọc sợi là 0,03%[17,tr.74]. Nếu nồng độ CO2 cao hơn sẽ kéo dài giai đoạn sợi mọc. Đến giai đoạn quả để phát triển phải tăng cường độ thông thoáng trong phòng nuôi trồng[3,tr.45].
+ Nấm sò
Nấm sò có tên khoa học là Pleurotus, thường có nhiều loại khác nhau trong đó có hai nhóm chính: nhóm “ôn hòa” chịu lạnh – P.ostreatus và nhóm ưa nhiệt và đây là nhóm có nhiều loài được nuôi trồng nhất(P.florida).
Nấm có dạng phễu lệch mọc thành cụm tập trung gồm 3 phần: mũ, phiến và cuống. Phiến mang bào tử kéo dài xuống chân, cuống nằm gốc có lớp lông mịn.
Nguyên liệu để trồng nấm sò phổ biến nhất là rơm rạ, bông phế thải và mùn cưa. Nấm sò là loại nấm có thể sử dụng xenlulo một cách trực tiếp, ta có thể phối trộn thêm chất phụ gia giàu chất đạm và vitamin trong quá trình xử lý nguyên liệu. Nấm sò mọc được ở biên độ nhiệt độ tương đối rộng với hai nhóm nấm chính. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nhóm chịu lạnh từ 13- 200C, thích hợp cho nhóm chịu nhiệt là từ 24-28oC, chính vì vậy nấm sò có thể được trồng quanh năm ở Việt Nam, nhưng thích hợp nhất cho là từ tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau. Môi trường thích hợp cho nấm sò sinh trưởng và phát triển là độ pH phải bằng 7(môi trường trung tính). Nấm sò yêu cầu độ ẩm cơ chất(giá thể trồng) là từ 65-70%, độ ẩm không khí từ 80% trở lên [3,tr.50]. Trong thời kỳ tưới đón nấm độ ẩm không khí không được dưới 70%, tốt nhất là từ 70-95%. Yếu tố ánh sáng không cần thiết trong quá trình nuôi sợi(pha sợi), nhưng khi nấm hình thành quả thể lại rất cần ánh sáng khuếch tán(ánh sáng phòng), tốt nhất là khoảng 2000lux. Đặc biệt trong quá trình nảy mầm của bào tử và tăng trưởng tơ nấm sò có liên quan đến nồng độ CO2 cao(22%), nhưng khi nấm lên thì nồng độ CO2 phải giảm và lượng Oxi phải tăng. Do đó khi nấm lên ta cần tăng cường độ thông thoáng trong nhà nuôi trồng bằng cách mở cửa từ 1-2 lần/ngày.
+ Nấm rơm
Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella gồm nhiều loại khác nhau, có loại màu sám trắng, xám, xám đen, xám giống đen quả nho và có dạng hình trứng và răn trắng(ký hiệu Vt) nó chịu nhiệt tốt hơn, kích thước cây nấm to hay nhỏ tùy từng loại.
Nguyên liệu để trồng nấm rơm là rơm rạ, các phế thải của ngành nông nghiệp giàu chất xenlulo đều có thể dùng trồng nấm rơm. Nguyên liệu được xử lý qua dung dịch nước vôi và đem ủ đống, với thời gain từ 6 đến 8 ngày. Độ ẩm nguyên liệu khoảng 65-70%. Tùy thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu mà nấm rơm ra nhiều hay ít. Năng suất nấm rơm có liên quan đến hai thành phần quan trọng là C và N. Tỷ lệ giữa hai thành phần này là 50(C/N=50) giúp nấm rơm sinh trưởng và phát triển tốt.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của nấm rơm là từ 30-320C. Bào tử nảy mầm tốt nhất là 400C, còn sợi nấm mọc tốt nhất ở 320C nhiệt độ cao quá hay thấp quá cũng có ảnh hưởng đến tốc độ mọc của sợi nấm. Nấm rơm phát triển tốt nhất ở môi trường pH=7, có khả năng thích ứng với môi trường kiềm cao hơn môi trường Axit. Nấm rơm yêu cầu độ ẩm không khí xung quanh luống nấm vào khoảng 80-90%. Độ thông thoáng quyết định rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm, nấm rơm ưa thoáng khí vì vậy nhà nuôi trồng phải có cửa để không khí lưu thông. Trong quá trình phát triển, nấm rơm cần ánh sáng yếu trong pha nuôi sợi, ánh sáng khuếch tán trong pha ra quả thể[3, tr.59].
+ Nấm mộc nhĩ
Mộc nhĩ có nhiều loại khác nhau: loại cánh mỏng(Auricula), lạo cánh dày(potricha),…có nhiều màu sắc khác nhau như màu hồng, màu đen.
Nhiệt độ thích hợp từ 28-320C, độ ẩm nguyên liệu từ 65-70%, độ ẩm không khí từ 90-95%.
Nguyên liệu: là tất cả những loại gỗ có nhựa, mủ màu trắng, thân xốp, không độc, không có tinh dầu đều làm nguyên liệu làm mộc nhĩ được[,tr.5].
2.2.3 Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
2.2.3.1 Phát triển sản xuất nấm ăn
Phát triển sản xuất nấm ăn được hiểu là:
- Quá trình tăng lên về quy mô, bao gồm: tăng về sản lượng; tăng giá trị sản xuất nấm; tăng về năng suất nấm ăn; tăng về diện tích nuôi trồng nấm ăn.
- Quá trình thay đổi cơ cấu:
+ Cơ cấu theo loại sản phẩm nấm ăn: những loại sản phẩm nấm ăn chủ yếu và thích hợp nhất được tăng lên để đem lại lợp ích lớn nhất.
+ Cơ cấu theo kỹ thuật, công nghệ sản xuất: muốn phát triển sản xuất nấm ăn tốt nhất là phải tìm ra được công nghệ sản xuất nấm phù hợp cho từng vừng, địa phương để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể cho vùng, địa phương đó. Kiểu mô hình theo hộ gia đình, mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn(trang trại nấm, làng nấm, HTX, doanh nghiệp). Hiện nay phổ biến nhất là tổ chức sản xuất theo hộ gia đình trên cơ sở tập trung phế phẩm của ngành nông nghiệp tạo ra sản phẩm vừa để ăn và vừa để bán. Mô hình tổ chức tập trung quy mô lớn hiện nay còn hạn chế.
+ Phối hợp các yếu tố trong sản xuất: trong phát triển sản xuất nấm ăn thì các yếu tố như vốn, lao động tư liệu sản xuất theo mô hình phù hợp.
- Quá tình nâng cao chất lượng sản phẩm nấm ăn: người tiêu dùng ngày càng có xu thế đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng tốt nhất (ăn ngon mặc đẹp). Vì vậy trong quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong quá trình công nghệ sản xuất.
Quá trình trên góp phần nâng cao tăng hiệu quả sản xuất nấm ăn bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả môi trường.
2.2.3.2 Phát triển tiêu thụ nấm ăn
Quá trình phát triển tiêu thụ nấm ăn cũng là một quá trình thể hiện sản phẩm ngày càng được tiêu thụ với số lượng lớn và hoàn thiện hơn về cơ cấu tiêu thụ cho thích hợp với nhu cầu của thị trường. Do đó phải đặc biệt chú ý đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển tiêu thụ là tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .
- Đặc điểm của thị trường tiêu thụ nấm ăn.
+ Thị trường tiêu thụ nấm ăn được coi là cầu nối giữa người sản xuất nấm ăn và người tiêu dùng nấm ăn.
+ Cung về sản phẩm nấm ăn được hiểu là khả năng ngành sản xuất nấm ăn có thể cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm nấm ăn trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Cung về sản phẩm nấm ăn do những nguồn sau: sản xuất trong nước, nhập từ nước ngoài.
Tùy theo điều kiện của từng nước mà tỷ trọng của những sản phẩm nấm ăn hàng hóa lưu thông trên thị trường là không giống nhau. Việc xác định số lượng cung căn cứ vào diễn biến của tình hình thực tế sản xuất, việc xác định khả năng cung cho thị trường thì căn cứ vào khối lượng sản phẩm nấm ăn hàng hóa.
Khối lượng sản phẩm nấm ăn hàng hóa cung cấp cho thị trường phụ thuộc vào: Khối lượng tổng sản phẩm nấm ăn và tốc độ tăng lên của nó. Trình độ chuyên môn hóa của sản xuất nấm ăn. Những giải pháp về thị trường, vốn công nghệ. Các nhân tố về cơ chế chính sách, về sản xuất và lưu thông sản phẩm nấm ăn của Chính phủ trong từng thời kỳ và hiệu lực của nó.
+ Cầu về sản phẩm nấm ăn: cầu về sản phẩm nấm ăn được hiểu là nhu cầu các loại sản phẩm nấm ăn của xã hội. Nhu cầu này có thể bao gồm các loại khác nhau, nhu cầu về các loại sản phẩm nấm ăn làm thực phẩm ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại không chỉ dừng lại ở sản phẩm tươi sống mà còn cả những sản phẩm đã qua chế biến, nhu cầu cho tiêu dùng trong nước, nhu cầu sản phẩm nấm ăn cho xuất khẩu….
+ Nhân tố giá cả: giá cả các loại nấm ăn khác nhau có tác động đến người sản xuất và người tiêu dùng, người sản xuất muốn cung ra thị trường những loại sản phẩm nấm ăn có giá trị và giá bán cao trên thị trường.
Giá cả nấm ăn khác nhau trong từng loại hình kênh phân phối sản phẩm trên thị trường, giá cả nấm ăn các loại kênh phân phối trực tiếp là cao hơn đối với người sản xuất, so với quá trình phân phối theo kênh gián tiếp. Tuy nhiên, phân phối theo kênh gián tiếp người sản xuất tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, có điều kiện tăng doanh thu và thu nhập.
+ Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hành thành và phát triển của thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ăn:
* Chủng loại và chất lượng sản phẩm nấm ăn.
* Quan hệ cung cầu về sản phẩm nấm ăn và kết cấu sản phẩm tiêu dùng.
* Giới hạn khả năng có thể sản xuất một loại sản phẩm nấm ăn nào đó và cũng như giới hạn tiêu thụ loại sản phẩm nấm ăn đó.
* Giá cả sản phẩm nấm ăn hàng hóa trên thị trường.
* Sức mua hay nhu cầu có khă năng thanh toán của người tiêu dùng.
* Phương thức tiêu thụ của sản phẩm nấm ăn.
* Thị hiếu và phong tục tập quán của sản phẩm nấm ăn.
* Sự phát triển của thương mại quốc tế và khả năng hòa nhập các loại sản phẩm nấm ăn trên thị trường thế giới.
* Các chính sách về sản xuất, tiêu dùng và lưu thông hàng hóa của Nhà nước tong từng thời kỳ.
* Trình độ tập trung chuyên môn hóa trong sản xuất nấm ăn.
* Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nấm ăn.
* Sự hoàn thiện của kết cấu hạ tầng và mức sống dân cư.
* Sự phát triển các nhu cầu tự nhiên của người tiêu dùng.
+ Thị trường sản phẩm nấm ăn xét về khía cạnh cung: khối lượng sản phẩm nấm ăn đưa ra thi trường tuy có thay đổi nhưng không thể có biến đổi lớn trong một thời gian nhất định. Không phải cứ có nhu cầu tiêu dùng và giá đắt là người sản xuất muốn cung ngay một khối lượng sản phẩm ra thị trường được vì sản phẩm nấm ăn còn tùy vào tính thời vụ.
+ Thị trường sản phẩm nấm ăn có tính thời vụ: nhất là những sản phẩm nấm rơm,nấm mỡ. Chính vì vạy mà cung và cầu về sản phẩm nấm ăn trên thi trường thường không cân bằng về thời gian và không gian.
+ Sự hình thành và phát triển của thị trường sản phẩm nấm ăn gắn chặt với việc sử dụng các yếu tố sinh học và có quan hệ chặt chẽ với việc duy trì sức khỏe và đời sống con người.
+ Sự hình thành và phát triển của thị trường sản phẩm nấm ăn gắn chặt với việc khai thác và sử dụng lời thế so sánh các điều kiện tự nhiên,khí hậu và thời tiết.
- Cấu trúc của thị trường tiêu thụ nấm ăn
+ Thị trường trong nước: tiêu thụ tươi và chế biến thông qua các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp và gián tiếp.
+ Thị trường nước ngoài: tiêu thụ thông qua hình thức xuất khẩu.
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
2.3.1 Mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
Giữa sản xuất và tiêu thụ nấm ăn có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít không tách rời, trong đó sản xuất quyết định đến quá trình tiêu thụ. Vì sản xuất tạo ra khối lượng sản phẩm cho quá trình tiêu thụ. Sản xuất nấm ăn phải đảm bảo đủ số lượng cho các hợp đồng tiêu thụ lớn, nhất là trong xuất khẩu, thế mới lấy được lòng tin của nước nhập khẩu. Ngược lại tiêu thụ nấm ăn lại có tác động trở lại với quá trình tiêu thụ nấm ăn. Chỉ mới tiêu thụ được snr phẩm thì mới quyết định có nên sản xuất nữa hay không? quy mô bao nhiêu? việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nấm ăn hiện nay cũng rất quan trọng bởi vì tiêu thụ nấm ăn nhiều, giá bán hợp lý sẽ kích thích sản xuất phát triển. Quan hệ giữa chuyên môn hóa và tập trung hóa với sản xuất tự cấp tự túc: để thỏa mãn một phần nhu cầu về dinh dưỡng người nông dân bất cứ ở đâu cũng có thể sản xuất nấm ăn để tiêu dùng. Hiện vấn đề sản xuất nấm ăn với khối lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu là một vấn đang đặt ra, cần tìm hướng giải quyết. Do vậy, phải hết sức quan tâm đến xây dựng các vùng sản xuất nấm ăn mang tính chất chuyên môn hóa cao, quy mô lớn ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
2.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất nấm ăn
a. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
- Điều kiện khí hậu thời tiết: khí hậu, thời tiết,thủy văn có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của từng chủng loại nấm ăn. Vì mỗi loại nấm ăn đều đòi hỏi những giới hạn nhất định về nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng…và khả năng chịu đựng những bất lợi về điều kiện thời tiết. Vì vậy, phải không ngừng nghiên cứu tự nhiên, tìm hiểu những giải pháp của nó những biện pháp phù hợp nhất.
- Dịch hại và sâu bệnh: là yếu tố làm tổn hại lớn về năng suất và phẩm chất của mỗi loại nấm ăn. Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh, đảm bảo cho nấm ăn không bị nhiễm bệnh.
- Môi trường: không khí, nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm ăn.
b. Nhóm nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số: dân số tạo ra nhu cầu lớn và đa dạng các sản phẩm của ngành nấm ăn đồng thời cung cấp lao động cho quá trình sản xuất nấm ăn. Đây là một trong những nhân tố kích thích để cho ngành nấm ăn không ngừng phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng các chủng loại nấm ăn và cải tiến phương thức tổ chức tiêu thụ để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: trong sản xuất nấm ăn muốn đạt năng suất cao và phẩm chất tốt phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để thực hiện nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp. Hiện nay ở nước ta vấn đề này chưa thực hiện được.
- Nguồn nguyên liệu: nguyên liệu sẵn có và cung ứng kịp thời tạo điều kiện cho sane xuất nấm ăn phát triển,đặc biệt với vùng nông thôn.
- Hệ thống chính sách của Nhà nước: bao gồm chinh sách đầu tư của Nhà nước, chính sách thuế, chính sách giá cả đều có những ảnh hưởng nhất định đối với quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn.
c. Nhóm nhân tố về tổ chức và kỹ thuật
- Giống và cơ cấu mùa vụ: trong sản xuất nấm ăn giống là yếu tố kỹ thuật quan trọng để không ngừng tăng năng suất và sản lượng. Sự tiến bộ jtrong công tác giống nấm tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mùa vụ ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm, vì vậy phải bố trí thích hợp về thời từng thời vụ cho từng loại nấm ăn.
- Kỹ thuật và công nghệ:làm thay đổi bản chất của quá trình sản xuất nấm ăn truyền thống nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất nấm.
- Quy mô sản xuất: có tác động đến phát triể._.riển.
Vấn đề hiện nay là lực chọn chủng loại giống nấm nào trong quá trình phát triển phù hợp với địa phương, nhất là điều kiện thời tiết. Theo nghiên cứu thử nghiệm đã giống nấm tương đối tốt: Nấm mỡ A2, A11, giống này cho năng suất đạt từ 20-30% so với nguyên liệu. Nấm sò trắng (F) cho phép sản xuất quanh năm v.v…
4.4.3 Thời vụ
Việc lựa chọn cũng rất quan trọng đối với nghề trồng nấm. Trồng đúng mùa vụ tận dụng được điều kiện khí hậu phù hợp tạo điều liện cho quá trình sinh trưởng, phát triển của nấm được thuận lợi, làm đúng thời vụ kết hợp với trình độ kỹ thuật công nghệ tốt thì năng suất tăng lên rất nhiều.
4.4.4 Thu hái và chế biến
Trong sản xuất nấm ăn muốn thành công phải luôn chú ý đến quá trình thu hái và chế biến vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nấm. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề thu hái và chế biến nấm đang có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm, các sản phẩm đem chế biến do không kịp tươi nên chất lượng nấm chế biến không đảm bảo chất lượng.
4.4.7 Vốn sản xuất
Trong các hộ có điều kiện đất đai, lao động không mở rộng được quy mô sản xuất là do thiếu vốn. Trong quá trình điều tra có tới 50% số hộ cho rằng việc mở rộng quy mô sản xuất với họ là vô cùng cần thiết nhưng lại thiếu vốn đầu tư, đặc biệt là ở xã Khánh Công là một xã nghèo của huyện Yên Khánh. Vì vậy cần có biện pháp thông thoáng hơn cho các đối tượng thiếu vốn sản xuất.
4.4.8 Thị trường tiêu thụ
Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ăn trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Tuy nhiên khi sản xuất ngày càng phát triển thì càng phải mở rộng thị trường hơn nũa, cần khuyến khích phát triển các cửa hàng, đại lý tiêu thụ nấm trong tỉnh và ngoài tỉnh, đặc biệt là Hà Nội, có hợp đồng giữa người sản xuất và người thu mua để ổn định giá cả cũng như số lượng và chất lượng sản phẩm.
4.4.9 Giá cả sản phẩm
Giá cả những năm qua liên tục tăng và ở mức người sản xuất có lãi hơn so với các sản phẩm nông nghiệp khác. Tuy nhiên giá các thời điểm khác nhau cớ sự chênh lệch đáng kể. Vào chính vụ giá hạ làm cơ sở cho tư thương ép giá ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất, chẳng hạn giá nấm sò năm 2008 lúc cao nhất lên tới 7500đ/kg nhưng vào chính vụ giá chỉ có 4200đ/kg, các sản phẩm khác cũng có biến động tương tự. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô nguyên liệu trong nông hộ.
Mặt khác giá cả cũng ảnh hưởng đến số lượng người tiêu dùng. Với mức giá như hiện nay người đan địa phương chỉ tiêu thụ tốt nhất nấm sò còn nấm mỡ và nấm rơm chỉ những hộ có thu nhập khá mới tiêu dùng nhiều.
4.4.10 Kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ trong vùng đang phát triển theo chiều hướng giảm dần tỷ lệ tiêu thụ trực tiếp và tăng cường tiêu thụ qua mạng lưới trung gian(chủ yếu là người thu gom). Nhìn chung kênh tiêu thụ hiện nay chi phối lượng sản phẩm bán ra trên thị trường theo sự biến động của giá cả.
Hiện nay đang tồn tại kênh tiêu thụ sau:
- Kênh trực tiếp
Hộ nông dân
Người tiêu dùng
Kênh này là kênh quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm nấm ăn, sản lượng kênh này tiêu thụ tới 35,2% sản lượng nấm sò tươi; 26,6% sản lượng nấm sò khô; 25,8% nấm mỡ tươi; 48% nấm rơm tươi trong tổng số sản lượng nấm tiêu thụ trên thị trường.
- Kênh 1 cấp
Hộ nông dân
Người thu gom, cửa hàng
Người tiêu dùng
Kênh này tiêu thụ mang lại hiệu quả lớn hơn trong tiêu thụ nấm ăn nhất là sản lượng sản phẩm sò tươi, nấm sò khô và nấm tươi khô. Hộ nông dân tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 20,8% sản lượng nấm sò khô và nấm rơm tươi; 36,6% sản lượng nấm sò khô trên thị trường.
- Kênh 2 cấp
Đại lý bán buôn,cửa hàng
Hộ nông dân
Người thu gom
Người tiêu dùng
Kênh này phát huy hiệu quả trong hầu hết các loại nấm nấm ăn trong huyện. Hiện nay kênh này tiêu thụ tới 60% số lượng nấm mỡ tươi; 31,3% nấm rơm tươi; 43,5% nấm sò tươi; 36,9% nấm sò khô.
4.4.11 Hành vi của người tiêu dùng
Thu nhập tăng, nhu cầu tiêu dùng tâng lên cả về số lượng và chất lượng . Đối với những sản phẩm nấm ăn, người thu nhập cao có xu hướng tăng tiêu dùng nấm mỡ và nấm rơm, còn những người có thu nhập trung bình thì thường tiêu thụ nấm sò hơn, tuy nhiên không phải là họ không thể tiêu dùng được 2 loại nấm kia.
4.4.12 Công tác quảng cáo và tiếp thị
Hầu như công việc này còn đang bỏ ngỏ, chưa có một đơn vị hoặc cá nhân nào thực hiện việc quảng cáo cho sản phẩm của mình. Do vậy các nơi khác cũng như các vùng khác ít biết đến sản phẩm nấm ăn ở Yên Khánh. Do đó gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong việc tìm kiếm thị trường và bạn hàng.
4.5 Những định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn
4.5.1 Cơ sở khoa học của định hướng và giải pháp
4.5.1.1 Khí hậu thời tiết Yên Khánh phù hợp cho sản xuất nấm ăn
Những đặc điểm về tự nhiên, nhất là điều kiện khí hậu thời tiết tạo cho Yên Khánh có một khả năng rất tốt để phát triển một số loại nấm ăn chủ yếu. Khí hậu thời tiết ở đây từ khoảng tháng 11 trở đi có sự chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông, nhiệt độ giảm dần và bắt đầu rét vào cuối tháng 11 cho đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Khi lập xuân trời ấm hơn, nhưng có kèm theo các đợt mưa phùn ẩm ướt, sau đó đến tháng 8 trời lại dịu mát dần chuẩn bị sang thu. Sự biến đổi của thời tiết khí hậu đã tạo thành quy luật chi phối sự hình thành của các mùa vụ trong quá trình sản xuất nông nghiệp, cũng như trong sản xuất nấm ăn. Hộ nông dân đã dựa hoàn toàn vào tự nhiên để sản xuất nấm ăn, vì vậy những năm thời tiết thuận lợi thì năng suất và sản lượng nấm ăn các loại cũng tương đối cao. Tất nhiên loại trừ những biến đổi bất thường của thời tiết đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và việc trồng nấm ăn nói riêng.
4.5.1.2 Nguồn nguyên liệu dồi dào tạo ra khả năng để phát triển nấm ăn
Nguồn nguyên liệu sản xuất ở Yên Khánh rất dồi dào không những từ khối lượng lớn rơm rạ và mùn cưa ở địa phương mà cả nguồn bông phế thải nhập từ các địa phương khác cũng rất dễ dàng. Vì vậy, trong sản xuất nấm ăn hộ vẫn sử dụng cả hai nguồn nguyên liệu là rơm rạ và bông phế thải để sử dụng để sản xuất nấm rơm và nấm sò, nhưng do việc chủ động rơm rạ không thường xuyên còn phải phụ thuộc vào việc trồng nấm, mà để việc trồng nấm ăn được diễn ra theo đúng mùa vụ thì hiện nay các hộ sử dụng bông phế thải là chủ yếu thay cho rơm rạ trong lúc không tự túc được, chi phí cho bông phế thải lại thấp, trồng nấm lại mang lại năng suất cao hơn. Còn mùn cưa hiện nay không được dùng làm trồng mục nhĩ do hiệu quả kinh tế mang lại quá thấp.
4.5.1.3 Lực lượng lao động còn nhàn rỗi nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nấm ăn
Trong sản xuất nấm ăn người lao động quyết định năng suất cũng như sản lượng nấm ăn rất là cao. Lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trên 75% trong tổng số lao động của Yên Khánh. Huyện Yên Khánh phần đa dân sống bằng nghề trồng lúa nước, thời gian nông nhàn rất nhiều nên để cải thiện thêm nguồn thu nhập khác từ việc trồng lúa nước thì nghề trồng nấm đáp ứng đủ nhu cầu đó của người dân trong huyện, tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, tránh các tai tệ nạn, giúp người dân có thêm một nghề mới.
4.5.1.4 Phát triển nấm ăn hiện nay khai thác một cách có hiệu quả khả năng sản xuất của hộ nông dân trong huyện
Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Khánh hầu hết là sản xuất nấm ăn theo quy mô nông hộ. Theo cách sản xuất này người sản xuất đã tận dụng được nhà kho,chuồng trại bỏ trống để thực hiện nuôi trồng, điều đó đã giảm được vốn đâu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho trồng nấm, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cho người dân đấu thầu những mảnh đất bỏ hoang với giá rất rẻ. So với một số ngành sản xuất khác vốn đầu tư cho sản xuất nấm ăn thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện, các hộ còn được tư vấn về giống được Viện di truyền nông nghiệp, DN nấm Hương – Nam chuyển giao kỹ thuật công tác cho các hộ nuôi nấm, hỗ trợ giống cho các hộ. Mặt khác trong một không gian nhất định người lao động có thể tổ chức và quản lý một cách chặt chẽ quy trình công nghệ, vật tư kỹ thuật và tiết kiệm chi phí. Có thể tận dụng lao động nhàn rỗi một cách có hiệu quả trong sản xuất. Kỹ thuật trồng không phức tạp và lại phù hợp với trình độ của nông hộ. Các tác nghiệp chủ yếu trong quá trình nuôi trồng nấm ăn là: ngâm ủ rơm rạ (bông phế thải), ủ nguyên liệu, vào khuôn với nấm rơm, đóng bịch với nấm sò, lên luống với nấm mỡ,cấy giống, tưới ẩm, phủ đất với nấm mỡ, treo và rạch bịch với nấm sò, tác nghiệp thu hái và chế biến nấm. Những tác nghiệp trên đều đơn giản , dễ làm không chỉ với lao động chính mà cả những lao động phụ cũng hỗ trợ gia đình trong việc nuôi trồng nấm. Mặt khác nấm ăn có chu kỳ sản xuất ngắn nên hộ nông dân có thể hạn chế được rủi ro và chuyển hướng canh tác dễ dàng. Với những đặc điểm đó phát triển sản xuất nấm rất phù hợp với tiềm năng sản xuất trong kinh tế hộ.
4.5.1.5 Thị trường tiêu thụ nấm đã mở rộng trong nội địa cũng như xuất khẩu ra nước ngoài là điều kiện quyết định cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Yên Khánh
Thị trường tiêu thụ nấm ăn trong nước và trên thế giới đang tăng nhanh do sự phát triển chung của xã hội về sản phẩm nấm ăn và do tình trạng dân số tăng nhanh. Thị trường trong nước đang trở nên sôi động hơn khi người tiêu dùng đã quen thuộc hơn với ăn là nấm giàu dinh dưỡng. Các khách sạn, nhà hàng lớn đã trở nên quen thuộc đối món ăn từ nấm.
Là một tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là một tỉnh có thế mạnh phát triển thành thành phố du lịch, Ninh Bình đang có kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển lĩnh vực này. Trong lĩnh vực dịch vụ đáng chú ý là Ninh Bình chủ trương khôi phục lại các làng nghề truyền thống nấm cũng là một chủ trương đang được thực hiện. Như vậy việc xây dựng mô hình sản xuất nấm tập trung không những để sản xuất tốt hơn mà cả phát triển thị trường và quảng bá thương hiệu sản phẩm trong ngày gần đây nhất, đó là mong muốn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những hộ trồng nấm.
4.5.2 Những quan điểm – định hướng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
*Những quan điểm phát triển chủ yếu
- Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này thì sản xuất kinh doanh nấm ăn được coi là một hệ thống chặt chẽ gồm 3 khâu chính:
+ Sản xuất: Ta phải lựa chọn vùng tổ chức sản xuất nấm sao cho ít bị ảnh hưởng của thời tiết, gần vùng dân cư, gần đường để có thể tiêu thụ một cách nhanh chóng nhất. Đồng thời phải lựa chọn công nghệ sản xuất như là giống, chuyển giao công nghệ để nấm ăn cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Chế biến: Phải chọn sản phẩm nấm ăn để chế biến sao cho đạt kết quả cao, công nghệ chế biến phải phù hợp. Đồng thời địa điểm chế biến và hợp đồng thu mua nguyên liệu phải thật thuận lợi.
+ Tiêu thụ : Phải tìm kiếm thị trường, bạn hàng, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để khi sản phẩm làm ra, chế biến xong phải tiêu thụ được nhanh, được nhiều.
Với một trình tự như trên thì việc sản xuất kinh doanh nấm ăn bắt đầu bằng việc nuôi trồng nấm (khâu sản xuất), tiếp theo là khâu chế biến công nghiệp các sản phẩm về nấm ăn, khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định thành bại của sản xuất. Cái chính của khâu này là tìm thị trường và bạn hàng ổn định lâu dài. Đồng thời tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng cũng rất quan trọng, làm tốt điều này để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Quan điểm sản xuất hàng hóa
Khi nền kinh tế thị trường phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng tỉ mỉ, năng suất lao động trong nông nghiệp được nâng lên thì việc sản xuất nấm ăn từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đây là xu thế có tính quy luật của sự phát triển. Vì vậy, việc sản xuất nấm ăn trong huyện muốn đạt hiệu quả cao thì nhất định phải chú ý đến vấn đề này. Như vậy, trong quá trình phát triển phải có những chính sách và giải pháp đúng đắn, hợp lý từng bước cho việc hình thành các trang trại…chỉ có như vậy thì mới có thể đưa những tiến bộ kỹ thuật vào, làm tăng một cách đáng kể năng suất và sản lượng nấm ăn hàng hóa.
- Quan điểm hiệu quả: Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN. Trong điều kiện đó thì việc giao lưu kinh tế giữa các địa phương ngày càng phát triển và được Nhà nước khuyến khích nhất là trong việc thu mua bán trao đổi những sản phẩm của nông nghiệp như sản phẩm nấm ăn. Mặt khác, việc giao lưu về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng mở mang và phát triển nhanh chóng[,tr.103]. Trong điều kiện mua bán trao đổi một loại sản phẩm đã trở nên bình thường thì một điều tất yếu là sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội.
Việc sản xuất nấm ăn phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, tức là sản xuất phải đạt được lợi nhuận cao/ một ngày công lao động, / 1 tấn nguyên liệu, / 1 đồng vốn bỏ ra.
Việc sản xuất , chế biến và tiêu thụ nấm ăn phải góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn.
+ Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái: Bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm vì hiện nay việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi đã làm hủy hoại môi sinh một cách nghiêm trọng. Mặt khác,việc lựa chọn hóa chất không khoa học (thuốc trừ sâu, sử dụng phân bón hóa học quá nhiều) đã làm cho nguồn nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Sản xuất nấm ăn không sủ dụng hóa chất, không nuôi trồng trực tiếp trên đất (trừ nấm mỡ) nên có thể tạo sản phẩm sạch, tạo ra lượng phân hữu cơ cho đồng ruộng, góp phần vào bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển một nền nông nghiệp sạch, bền vững.
* Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện
Chủ trương của tỉnh Ninh Bình từ năm 2008 đến 2010 chuyển dịch nhanh và mạnh cơ cấu kinh tế trong đó khuyến khích phát triển đa dạng hóa các ngành nghề trong nông thôn làm phá vỡ thế độc canh cây lúa, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn – cơ cấu nông – công nghiệp, dịch vụ có tỷ trọng hàng hóa lớn, hiệu quả kinh tế cao, góp phần đắc lực vào quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện chủ trương của tỉnh Ủy – UBND tỉnh Ninh Bình, huyện Yên Khánh đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. Trong đó xác định nghề trồng nấm là một trong các giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Thông qua việc phát triển nghề trồng nấm đã không ngừng tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông hộ. Trên cơ sở tổng kết các mô hình và rút kinh nghiệm triển khai sản xuất, phấn đấu trong 20 xã và thị trấn thì xã nào cũng có hộ trồng nấm, trung bình mỗi năm sản xuất được 2.000 đến 2.500 tấn thương phẩm các loại. Trong những năm tiếp theo của thời kỳ CNH – HĐH phấn đấu sử dụng 40% sản lượng nguyên liệu rơm rạ trong năm, cùng với các nguyên liệu khác có thể tạo ra trên 7.000 tấn nấm thương phẩm các loại từ năm 2010 trở đi. Phấn đấu tạo nguồn nguyên liệu ổn định để thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến nấm và các mặt hàng nông sản khác[ ]. Chiến lược phát triển nghề trồng nấm của huyện hoàn toàn có thể thực hiện được, do các lợi thế có sẵn của huyện. Mặt khác khoa học công nghệ về giống và công nghệ nuôi trồng đã được cải tiến tạo bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng nấm khi tham gia vào thị trường nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (xem chi tiết bảng ).
Với kế hoạch sản xuất nấm trong bảng thấy rằng: Lượng nguyên liệu sử dụng vào nuôi trồng nấm mỡ, nấm rơm tăng nhanh bởi đây là lợi thế của vùng sản xuất lúa của Đồng bằng Sông Hồng, hơn thế nữa thị trường tiêu thụ rất lớn nhất là cho xuất khẩu; riêng nấm sò số lượng nguyên liệu giảm do thị trường tiêu thụ có giới hạn chỉ tập trung vào thị trường nội tiêu. Riêng mộc nhĩ do huyện không có lợi thế về vùng nguyên liệu là mùn cưa phải phụ thuộc vào việc cung cấp từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình hoặc các xưởng cưa trong tỉnh nên mức độ phát triển chưa ổn định mặc dù thị trường tiêu thụ nội tiêu và xuất khẩu có nhu cầu rất lớn. Đến năm 2010, sản lượng nấm đạt trên 7.000 tấn, giải quyết được hàng vạn lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông hộ. Trong đó nấm mỡ có sản lượng cao nhất và đạt 3.000 tấn/năm, nấm rơm đạt 840 tấn/năm, mộc nhĩ đạt 2001 tấn/năm, nấm sò giảm về sản lượng chỉ đạt 1.008 tấn/năm.
Loại nấm
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Nguyên liệu sử dụng(tấn)
Năng suất BQ tươi (kg/tấnNL)
Sản lượng nấm tươi (tấn)
Nguyên liệu sử dụng (tấn)
Năng suất BQ tươi (kg/tấnNL)
Sản lượng nấm tươi (tấn)
Nguyên liệu sử dụng (tấn)
Năng suất BQ tươi (kg/tấnNL)
Sản lượng nấm tươi (tấn)
Nấm sò
1.855
621
1.151,955
1.785
600
1.071
1.600
630
1.008
Nấm mỡ
1.000
250
250
1.000
251
251
12.000
250
3.000
Nấm rơm
400
250
100
421
140
58,940
6.000
140
840
Mộc nhĩ
860
800
688
855
800
684
2.300
870
2.001
Cộng
3.115
2.189,955
2.277,785
684.311,011
13.800
6.849
Bảng 21 Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện đến năm 2010
ĐVT: (tấn)
Nguồn : Các báo cáo đánh giá tình hình sản xuất các năm 2007; 2008 và kế hoạch sản xuất năm 2010
Ghi chú: Sản lượng quy khô mộc nhĩ = 68,8 tấn
Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch sản xuất ra trong chiến lược huyện Yên Khánh cũng đã đề ra phương án tiêu thụ sản phẩm từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo. Trước mắt duy trì việc cung ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến của Trung Quốc tại khu công nghiệp Nam Sách tỉnh Hải Phương. Nhà máy chế biến nông sản Vạn Đắc Phúc, Công ty Đồng Giao…mặt khác tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm nấm ăn trong và ngoài tỉnh nhằm tạo sự thu hút thị trường tiêu thụ cho huyện tiến tới khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nấm ăn và các mặt hàng nông sản khác ngay trên địa bàn huyện[ ].
Bảng 22 Dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ một số loại nấm ăn của huyện đến năm 2010
ĐVT (tấn)
Loại nấm
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Nấm mỡ
Tổng sản lượng tươi
1.151,955
1.071
1.008
Tiêu dùng nội bộ
114,902
1001
100
Tiêu thụ tươi
129
19
97
Tiêu thụ qua chế biến
908,053
51
811
2. Nấm rơm
Tổng sản lượng tươi
250
251
3.000
Tiêu dùng nội bộ
17
200
2184
Tiêu thụ tươi
199
7
15
Tiêu thụ qua chế biến
34
44
801
3. Nấm sò
Tổng sản lượng tươi
100
58,940
840
Tiêu dùng nội bộ
55
27,76
561
Tiêu thụ tươi
19
19
11
Tiêu thụ qua chế biến
26
12,18
268
Nguồn: Dự kiến của người viết có tham khảo ý kiến của các chuyên gia Huyện
Phương hướng tiêu thụ nấm ăn trong những năm tiếp theo
Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm nấm ăn trong huyện Yên Khánh giai đoạn 2007 cho đến 2010 chúng toi cho rằng nên đi theo hướng tổ chức tốt thị trường trong vùng là huyện và tỉnh sau đó tiếp cận và mở rộng thị trường khu vực phía Bắc. Trong đó, quan trọng là thị trường Hà Nội và các thành phố ở các tỉnh, đồng thời tích tìm kiếm thị trường thế giới, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tiến tới trong những năm 2010 có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. Đồng thời tăng cường tiêu thụ sản phẩm đã qua chế biến.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, với năng lực sẵn có tại địa phương, chúng tôi dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ 3 loại nấm ăn chính trong 3 năm 2007,2008, 2010 của huyện Yên Khánh như ở bảng 20 trên.
4.5.3 Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện
- Hoàn thiện việc bố trí sản xuất nấm ăn trong huyện
Để ngành sản suất nấm ăn trở thành ngành sản xuất hàng hóa, việc phân bố cơ cấu sản xuất nấm ăn trong các xã hiện nay là chưa thực sự hợp lý. Vì vậy, từ nay đến năm 2010 phải có sự điều chỉnh lại để sản xuất nấm ăn đi vào ổn định nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Ưu tiên phát triển các loại nấm ăn sử dụng nhiều nguyên liệu là rơm rạ như nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, khôi phục phát triển nấm mộc nhĩ đặc biệt ở Khánh Nhạc để tận dụng lượng mùn cưa từ trong các xưởng mộc thải ra.
Bố trí lại sản xuất ở các làng nấm theo hướng giảm mật độ giảm mật độ hộ trồng nấm tại nhà, chuyển dần sang khu vực sản xuất tập trung. Phát triển them một số làng nghề nấm mới ở các xã có điều kiện và nhu cầu nhằm tăng quy mô sản xuất nấm ăn trên địa bàn theo kế hoạch phát triển của huyện đến năm 2010.
- Đẩy mạnh việc áp dụng những kỹ thuật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
Với việc thực hiện các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong huyện cần phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện đồng bộ. Song quan trọng nhất hiện nay là chủ yếu vẫn là công tác giống, công nghệ sản xuất và vấn đề chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
Công tác giống: Giống được coi là một yếu tố quyết định nâng cao năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm và thực sự nó quy định hiệu quả kinh tế cao hay thấp trong việc trồng nấm ăn. Một số giống được cung cấp hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ Trung tâm giống Chi cục BVTV tỉnh Ninh Bình, DN Hương – Nam, Viện di truyền sinh học. Đây là những cơ sở rất thuận lợi tạo điều kiện cho huyện chủ động được giống phục tốt cho công tác sản xuất nấm ăn. Huyện cần phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền và kiểm tra nguồn gốc giống để tránh trường các hộ nông nuôi trồng giống không đảm bảo ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Phấn đấu đến năm 2010 toàn huyện sử dụng những giống nấm đã được chọn tạo và đã được khảo nghiệm cho năng suất cao và phẩm chất tốt, giá thành hạ.
Công nghệ và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất: Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia lực lượng khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất nấm ăn trực tiếp, giữ vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và các ngành kinh tế khác nói riêng.
Ngành sản xuất ở nước ta phát triển cũng chưa được lâu nhưng khi các nước có nghề nấm đã phát triển đi xa về lĩnh vực công nghệ và đạt trình độ tiên tiến. Chính vì vậy được thừa hưởng những thành quả đó thì nghề trồng nấm ăn của nước ta đã phát triển mạnh, đã ứng dụng những tiến bộ sản xuất phù hợp với điều kiện ở Việt Nam trong đó có thành quả của DN Hương – Nam. Tuy nhiên việc áp dụng này không mang tính giai đoạn mà phải liện tục, lâu dài trên cả ba mặt là nuôi trồng, bảo quản, tiêu thụ nấm ăn.
Phần V KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Anh (2000), Đôi điều về nấm, Báo Nông nghiệp Việt Nam số 32 (922) ngày 15/03/2000.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), “thực trạng và giải pháp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn”, Hội nghị Triển khai sản xuất và chế biến nấm, măng ngày 23/3/2003, Hà Nội:
3. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Fedirico (2001), nấm ăn- cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh (2002), “kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sẩn xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn-nấm dược liệu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật 1996-2001”, hội thảo tiềm năng và hướng phát triển ngành sản xuất nấm ăn Viêt Nam 16-17/5/2002, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Fedirico (2005), nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Đường Hồng Dật(2002), kĩ thuật nuôi trồng nấm mỡ, nấm sò, nấm hương và mộc nhĩ, NXB Hà Nội.
6. Trần Đình Đằng, Nguyễn Hữu Ngoan (2003), kĩ thuật nuôi trông nấm mơ, nấm rơm, nấm sò, NXB Nông nghiệp, TP HCM.
7. Phòng thống kê huyện Yên Khánh 2007
8. Phòng nông nghiệp huyện Yên Khánh-báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn năm 2006, 2007, 2008.
9. Viết Liên (1997), nghề trông nấm ăn đang phục hồi báo Hà Nội mới số 10095 ngày 13/3/1997.
10. văn phòng chính phủ (2000), về việc hỗ trợ phát triển sản xuất nấm rơm, công văn số 24/CP-NN & PTNT ngày 14/3/2000.
11. Trung tâm chuyển giao KH & CN Thạch Hà,Hà Tĩnh 2004, “báo cáo kết quả thực hiện mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu”, hội thảo và phát triển nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu 14/2/2004, Ninh Bình.
12. Mai Ngọc Cường (1995), các học thuyết kinh tế-lịch sử phát triển tác giả và tác phẩm NXB thống kê Hà Nội.
13. Nguyễn Lân Dũng(2001), công nghệ nuôi trông nấm tập 1,NXB Nông nghiệp Hà Nội.
14. Văn Mĩ Dung (179) kĩ thuật nuôi trồng một số loại nấm ăn thông dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Duy Gia (2002), bàn về mâu thuẫn và định hướng phát triển trong quản lý phát triển” nghiên cứu kinh tế, 9(9), tr 10- 12.
16. Ngô Đình Giao (1996), kinh tế học vi mô NXB Hà Nội.
17. Trịnh Tam Kiệt, Vũ Mai Liên, Đoàn Văn Vệ (1986), sinh học và kĩ thuật trồng nấm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Thảo Lan (2003) “nghề trông nấm ở Việt Nam, tiền năng và triển vọng, báo lao động và xã hội, tr 15- 16.
19. Phòng thống kê huyện Yên Khánh, Niên giám thống kê huyện Yên Khánh (2006), Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình.
20. Sở NN& PTNT tỉnh Ninh Bình (2000), “báo cáo kết quả thực hiện thử nghiệm dự án nấm sạch Ninh Bình.
21. Lê Hữu Tầng (1997), về động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2000), sổ tay hướng dẫn trồng nấm NXB Nông nghiệp TP HCM.
23. Lê Duy Thắng (2001), kĩ thuật trồng nấm và nuôi trông một số loại nấm ăn thông dụng ở Vieetn Nam, NXB Nông nghiệp TP HCM.
24. Đặng Văn Tiến (1996) nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau sạch ở Hà Nội, luân văn thạc sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học Noongh nghiệp I Hà Nội.
25. Trung tâm công nghệ sinh học thực vật 2004, nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quí ở Việt Nam, đề tài độc lập cấp nhà nước.
26. UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình (2008), báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn huyện năm 2008.
27. Chi cục BVTV Ninh Bình (2001), “tiềm năng và giải pháp phát triển nghề trông nấm ở Ninh Binh.
28. Viện chiến lược và phát triển (2001), Việt Nam hướng tới 2010.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
29. Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Xuân Linh (2992), “Kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn – nâm dược liệu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật 1996 – 2001”. Hội thảo tiềm năng và hướng phát triển nghề sản xuất nấm ăn Việt Nam ngày 16 -17/5/2002, Hà Nội.
30.Văn phòng chính phủ (2000), Về việc hỗ trợ phát triển phát triển sản xuất nấm rơm, Công văn số 241/CP- NN ngày 14/3/2000.
31.Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (1999), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Sản xuất thử nấm ăn và hoàn thiện công nghệ trồng nấm”.
32. Nguyễn Công Tạn (2001), “ Nghề sản xuất ở Phúc Kiến – Trung Quốc”, hội nghị phát triển nấm ăn và nấm dược liệu nagyf 17/2001.
33. Tổng cục thống kê(1996), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm đổi (185 -1995),NXB Thống kê, Hà Nội.
34.Lê Thụ (1996), Đánh giá và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
35. Trung tâm công nghệ sinh học thực vật (2003), Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống nấm ăn và nấm dược liệu, Báo cáo tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm, Hà Nội.
36. Trung tâm Khóa học xã hội & Nhân văn (2000), Tư duy mới về phát triển cho thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Viện kinh tế nông nghiệp (2000), Báo cáo khoa học đề tài “Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghệ nhằm nâng cao và đa dạng hóa thu nhập cho nông hộ gia đình ở khu vực nông thôn vùng nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng”, Hà Nội.
38. Bộ NN & PTNT(1999), Dự án phát triển nấm xuất khẩu, Đề án phát triển rau quả 1999 – 2010.
39. Bộ NN & PTNT (2005), Báo cáo tóm tắt “Ba năm thực hiện Nghị quyết 15 – NQTW (khóa IX) về đẩy nhanh công nghệ hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn Việt Nam,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi.
40. Bộ môn kinh tế phát triển – Đại học kinh tế quốc gia (1997), Kinh tế học phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội.
41. Các lý thuyết kinh tế học phương tây hiện đại(1993), NXB Khoa học và ê
42. Phạm xuân Phương (2003), Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ Đông bắc Bắc bộ, Luận án TS kinh tế, trường đại học nông nghiệp hà nội.
43. Lưu Đức Hải , Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho phát triển bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
44. Bùi Ngọc Quyết (2000), Giáo trình kinh tế môi trường, NXB Tài chính Hà Nội.
45. Ngô Doãn Vinh, (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển xã hội ở Việt Nam – Học hỏi và sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (2000), tư duy mới về phát triển cho thê kỷ 21,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
47.Lê Hữu Tầng (1997), về động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Tổng cục thống kê (1996), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm đổi mới (1986 – 1995), NXB Thống kê, Hà Nội.
49. Viện chiến lược và phát triển (2001), Việt Nam hướng tới 2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Trần Văn Chử (2000), Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
51. Vũ Thị Ngọc Phùng và tập thể tác giả (2005), Kinh tế phát triển NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
52. Bộ môn kinh tế phát triển – Đại học kinh tế quốc dân (1997),Kinh tế học phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội.
53. Ngô Đình Giao (1996), ,kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục, hà Nội.
54. Lê Thụ (1993), Định giá và tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
55. Đặng Thanh Hà (2002), Hội nhập thị trường, an ninh lương thực và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số làng vùng cao, Đại học Nông lâm, TP.HCM
56. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh (2004), “Báo cáo tham luận”, Hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, ngày 14/02/2004, Ninh Bình.
57. Nguyễn Hữu Ngoan (1996), một số vấn đề kinh tế tổ chức sản xuất nấm mỡ xuất khẩu ở vùng Đồng bằng Sông Hồng hiện nay, luận án PTS khoa học kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
58. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Huỳnh Thị Dung (2003), nuôi trồng và sử dụng nấm ăn, nấm dược liệu, NXB Nghệ An, Nghệ An.
59.UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình (2008), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Khánh giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
60. UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình, Đề án phát triển các mô hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh.
61.Lao Thị Nga (1987), kỹ thuật sản xuất nấm men bánh mì và một số loài nấm ăn, NXB TP.HCM, TP.HCM
62. Phòng nông nghiệp và địa chính huyện Yên Khánh – Báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn năm 2006,2007,2008
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34. Luận văn tốt nghiệp _Hoa.doc